Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 3 November 2016

VƯƠNG ĐỨC LỆ =NGÔ ĐÌNH NHU GẶP PHẠM HÙNG =

NGUYỄN THỤY LONG * VƯƠNG ĐỨC LỆ ĐÃ CHẾT

VƯƠNG ĐỨC LỆ ĐÃ CHẾT
NGUYỄN THỤY LONG
Tôi và Vương Đức Lệ quen biết nhau từ rất lâu. Nay nghe anh qua đời từ vùng đất xa xôi, tôi thật bàng hoàng. Anh là bạn đồng nghiệp với tôi, anh làm thơ, tôi viết văn làm báo từ thuở trước ngày 30.4.1975. Sau  năm 1975 chúng tôi không ai bảo ai đều treo bút, không sống bằng nghề cầm bút nữa. Đi tù cộng sản về làm bao nhiêu thứ nghề khác để sinh sống, và dù cho có muốn sống bằng nghề cầm bút cũng chẳng ai cho, tuy rằng chế độ cộng sản vẫn tuyên bố con đường văn nghệ luôn luôn rộng mở cho tất cả những văn nghệ sĩ, không phân biệt một thành phần, một đối tượng nào. Nhưng nói vậy không phải vậy, có trong chăn mới biết chăn có rận, ai đã sống trong nghề đều rõ. Tốt hơn là tạm quên đi thứ đam mê mình có từ thuở thiếu thời, sở dĩ tôi nói thuở thiếu thời vì thời gian đã xa rồi, thuở đó chúng tôi chỉ là những chú nhóc mười mấy tuổi đầu, còn đi học và ăn bám cha mẹ...

Tôi nhận được tin Vương Đức Lệ (1) qua đời tại Mỹ quả bất ngờ, anh trút hơi thở cuối cùng hồi 2 giờ chiều ngày chủ nhật 19.1.2008, tin vắn tắt có thế thôi, không nói anh bệnh tật gì, và chết tại Bệnh viện Fairfax, Virginia. Tôi nghĩ đến anh, sau cuộc di cư năm 1954 từ Bắc vào Nam, chúng tôi được đi học và đời sống người Bắc di cư khá ổn định, ngoài việc học hành, chúng tôi có cái đam mê riêng là văn nghệ, sáng tác văn thơ, chơi với nhau, lập thành nhiều thi văn đoàn, qui tụ nơi tờ Văn Nghệ Học Sinh thường gặp gỡ họp nhau mỗi sáng chủ nhật. Tuần báo này do anh Lê Bá Thảng làm chủ nhiệm và nhà văn Giang Tân làm tổng thư ký. Báo qui tụ những anh em văn nghệ thuộc loại tuổi nhóc chúng tôi gồm đủ Bắc, Trung, Nam, ở nhiều trường học khác nhau. Ai yêu văn nghệ đến đó tha hồ thảo luận.


Tôi gặp Vương Đức Lệ ở đó, tên thật anh là Lê Đức Vượng. Chúng tôi gọi anh bằng bút hiệu, như độc giả gọi Thế Lữ mà không gọi ông là Thứ Lễ. Vương Đức Lệ thuở ấy giống như cậu công tử mặt trắng môi hồng, đôi mắt có vẻ thơ mộng nên trông vẻ thi sĩ ra phết, không đầu bù rối như thời trang của các thi sĩ ngày ấy, luôn luôn chải chuốt như thi sĩ Đinh Hùng.

Khi vào họp, anh thường ngồi một mình trên khung cửa sổ nhìn ra hàng cây xanh mướt trên đường Phan Đình Phùng. Anh chỉ nghe và rất ít phát biểu hay tranh luận, thời đó những cuộc tranh luận sôi nổi nhất là vụ án Nhân Văn Giai Phẩm ở miền Bắc. Thủ lãnh của nhóm là các nhà văn nhà thơ Phan Khôi, Trần Dần, Phùng Quán, Văn Cao, Nguyễn Tuân, Hoàng Cầm…nhiều người đã phải treo bút, đi tù nhiều năm.:

  Tôi bước đi không thấy phố thấy nhà
  Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ
                      (Trần Dần).

Các vị ấy tranh đấu cho tự do, nhất là tự do sáng tác trong văn nghệ. Không chịu tuân theo giáo điều của xã hội chủ nghĩa đặt ra. Tác phẩm Nhân Văn Giai Phẩm được“Mặt trận bảo vệ tự do văn hóa” ở miền Nam xuất bản và phổ biến rộng rãi. Chúng tôi chuyền tay nhau đọc rồi bình luận, tranh luận hăng say dù rằng hồi ấy kiến thức chúng tôi còn non nớt, chưa uyên bác, thâm sâu của nhà phê bình, nhưng cũng thấy ghê tởm cái nghề làm đồ giả khi đọc “Ông Năm Chuột” của Phan Khôi, thấy“Ông Bình Vôi” của Phan Khôi bị bít mất vòi, dân làng mang thờ ở gốc cây đa đầu đình, “Con ngựa già của Chúa Trịnh” của Phùng Cung bị bịt hai mắt chỉ còn nhìn thấy một phía đằng trước thành thói quen cho đến khi hết thời, chết đi vẫn chỉ có một hướng đi được chủ chỉ định. Những điều được diễn tả đó chính là chủ nghĩa cộng sản.

Những bài thơ than khóc số phận con người trong cuộc cải cách ruộng đất làm chết oan hàng triệu người, để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam. Tất cả những kiếp nạn của người dân miền Bắc thời ấy được tái hiện qua phim “Chúng Tôi Muốn Sống” mà tài tử điện ảnh nổi tiếng một thời Lê Quỳnh (2) đóng vai chính. Đám anh em văn nghệ nhóc con chúng tôi thường đưa nhau về nhà chơi, nếu ai nào có nhà, không phải tạm trú trong trại học sinh Phú Thọ, dành riêng cho các học sinh di cư vào miền Nam một mình hoặc côi cút. Tôi đưa các bạn văn nghệ về nhà tôi chơi ở con hẻm bùn lầy nước đọng. Chúng tôi tụ nhau bàn luận hoặc khoe nhau những bài thơ hoặc những bài văn mới sáng tác, trên căn gác gỗ đường Phát Diệm, gọi là sở rác Nguyễn Tấn Nghiệm.

Một buổi sáng chủ nhật Vương Đức Lệ đưa chúng tôi về nhà anh chơi sau khi họp ở tòa báo “Văn Nghệ Học Sinh”. Nhà anh ở trong trại lính thuộc Quân Khu Thủ Đô, cha anh là một sĩ quan cao cấp thời ấy nên được ở công ốc, nhà khá khang trang, nhìn ra cái sân rộng có những cây cổ thụ. Chúng tôi không được gặp hai bác, chỉ gặp mấy cô em gái của Vương Đức Lệ, hình như là các nữ sinh Trưng Vương, đời sống khép kín trong một gia đình nề nếp.

Tuổi thiếu thời của chúng tôi qua đi, lớp người lên đại học, lớp phải ra đời sớm để kiếm sống, lớp lên đường nhập ngũ. Sau một thời gian ở quân ngu khi xuất ngũ tôi trở thành phóng viên chiến trường. Tết Mậu Thân, cộng quân Bắc Việt đánh phá nhiều tỉnh thành miền Nam, gọi là cuộc“Tổng Tiến Công Mậu Thân 1968”. Tôi mất đi một số bạn bè ở Huế, Quảng Trị và nhiều mặt trận khác. Tôi cũng vài lần chết hụt trên những mặt trận lúc đi săn tin. Tôi được tin Vương Đức Lệ bị thương hỏng một mắt khi anh làm Quản đốc Đài phát thanh ở Long An. Sau năm 1975 hầu như mọi gia đình đều có người đi tù, tôi sưu tầm được một bài thơ của anh viết về thời kỳ đó

        CÔ ĐỘC
  Phòng giam hai bệ ngủ
  Quanh quất một mình ta!
  Chợt thèm hơi thở nhỏ
  Dẫu tiếng thở dài xa
  Mờ mờ ô của gió
  Chân ai bước lại qua
  Trừng trừng đôi mắt đỏ
  Soi mói, rợn da gà...
  Xủng xẻng xâu chìa khóa
  Dừng lại phòng riêng ta
  Am ầm khuôn cửa mở
  Đêm đen bỗng vỡ òa.
           (Vương Đức Lệ)

Chúng tôi, những người thuộc chế độ miền Nam trước năm 1975 bị ghép tội thuộc thành phần phản động. Tất cả bị đưa đi gọi là“cải tạo”, tôi và một số anh em di chuyển chuyển lên trại Z 30A ở Xuân Lộc, Đồng Nai.

Vào một đêm giao thừa Xuân 1978, hàng ngàn trại viên chúng tôi chiếm trại, giành lấy ba ngày Tết Nguyên Đán tự do. Ba ngày ấy chúng tôi sống thật thoải mái, chào quốc kỳ vàng in trên chai bia Quân Tiếp Vụ, ăn uống, ca hát tất cả những bài hát cũ nào còn nhớ được. Những bài hát thật hay, có những bài hát gây nhiều xúc động. Nhắc lại thuở còn tự do. Tôi ngồi cạnh anh Ma Xuân Đạo, từng là giáo sư dạy văn nổi tiếng, chúng tôi lặng người khi nghe lời hát của một người bạn tù cất lên:“Chiều nay đi nhận xác chồng, quay đi để thấy...Chiều nay đi nhận xác anh cuồng si thuở ấy...Cao nguyên hoang lạnh ơ hơ, như một thiếu phụ nhạt nhòa nét son... Tình ta không vẹn cũng tròn quay đi để thấy không còn người yêu...”

Bài hát đã kết thúc nhưng dư âm của nó bàng bạc làm cho người nghe bồi hồi xúc động về những lời than khóc của người vợ đi nhận xác chồng chết trận, những lời rên xiết vỉ van của người thiếu phụ, khi nhớ lại những“cuồng si”, những yêu thương của người lính, trong niềm khát khao cháy bỏng ấy, mùi nhang khói làm nàng tưởng đến hơi hướng người chồng, dường tưởng như còn đang nằm trong vòng tay người yêu dấu.

Tôi buột miệng nói:
  -Bài hát hay quá.
Anh Ma Xuân Đạo bèn tiếp lời:
  -Bài thơ của con Ý đấy! Được phổ nhạc.
Tôi hỏi:
  -Ý nào?
  -Ý là em gái Vương Đức Lệ.
Tôi ngạc nhiên:
  -Không ngờ thơ Vương Đức Lệ đã hay, mà thơ của cô em gái cũng không kém. Thuở thiếu thời Trần Dạ Từ có lần nói với tôi khi đọc thơ của Vương Đức Lệ: Thơ thằng này lạ quá! Trong thơ nó có đủ cả, kể cả tiếng chuông chùa...boong!
  -Mỗi lần tới nhà anh Văn Quang chơi tôi lại gặp Vương Đức Lệ. Tôi nhớ mãi hình ảnh Vương Đức Lệ vẫn cái dáng lười biếng thuở nào, nằm dài trên ghế sa lông tán dóc với anh em, vẫn tính cách ít nói, miệng luôn mỉm cười, luôn luôn đeo kính đen mang đầy vẻ bí ẩn như điệp viên 007. Sau này tôi nghe tin anh đi định cư ở nước ngoài. Nay đã nghìn trùng xa cách... Vương Đức Lệ đã thật sự ra đi, để lại sự thương tiếc trong lòng bạn bè...Cầu cho anh khi dời cõi tạm được dạo chơi miền tiên cảnh.

[1]-Nhật Thịnh & Khuê Dung, Trong Xóm Ngoài Làng, Đất Đứng số 285, thứ Sáu 25.1.2007, tr. 31.
[2]-Nhật Thịnh & Khuê Dung, Trong Xóm Ngoài Làng, Đất Đứng số 283, thứ Sáu 11.1.2008,

THƯ GỬI TRƯƠNG TẤN SANG

'Thật đáng xấu hổ...' - Thư của Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal gởi chủ tịch Trương Tấn Sang
DÂN BIỂU QUỐC HỘI LIÊN BANG HOA KỲ ALAN LOWENTHAL
Bản dịch thư gửi Chủ Tịch Nước CHXHCNVN Trương Tấn Sang
v/v Trả tự do cho Tù Nhân Lương Tâm nhân dịp “Quốc Khánh 2/9”
------------------------------------------------------------
Ngày 2 tháng 9, 2015
Ngài Trương Tấn Sang
Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
c/o Đại Sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ
1233 20th Street NW, Suite 400
Washington, DC 20036
Kính gửi Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang,

Trong lúc Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ân xá cho hơn 18,000 tù nhân để chào mừng “Kỷ Niệm 70 Năm Ngày Quốc Khánh”, tôi vô cùng thất vọng khi thấy không có một nhà hoạt động chính trị hoặc tù nhân lương âm nào có tên trong số những tù nhân được nhận ân xá. Tôi xin kêu gọi Ngài hãy lập tức trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, bao gồm Mục Sư Nguyễn Công Chính, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, nhạc sĩ Việt Khang, blogger Tạ Phong Tần và Trần Huỳnh Duy Thức, nhà đấu tranh dân oan Trần Thị Thúy, và những nhà hoạt động trẻ như Đinh Nguyên Kha, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, và Nguyễn Đặng Minh Mẫn.
Thật là đáng xấu hổ khi những công dân Việt Nam đã chọn thực thi những quyền căn bản của họ như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do lập hội sẽ phải tiếp tục bị giam cầm bởi Chính Phủ Việt Nam trong khi đó những người đã bị kết án tội phạm hình sự thì được nhận ân xá. Đây là một chính sách không công bằng và coi thường quyền con người của công dân Việt Nam. Nếu Việt Nam muốn xây dựng quan hệ với cộng đồng quốc tế và nhận được quy chế thương mại thuận lợi qua Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì chính quyền Việt Nam cần phải chứng tỏ sự nghiêm túc trong việc tôn trọng các định mức và giá trị con người của quốc tế.
Việt Nam không thể tiếp tục bắt giữ và giam cầm những công dân của mình chỉ vì họ thực thi những quyền căn bản của họ trong khi chính quyền tiếp tục tuyên bố tôn trọng nhân quyền. Một lần nữa, tôi trân trọng kêu gọi Ngài hãy lập tức trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm và cảm ơn sự quan tâm của Ngài đến vấn đề này.
Trân trọng,
(đã ký)
Alan Lowenthal
Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ
http://www.ijavn.org/2015/09/that-ang-xau-ho-thu-cua-dan-bieu-lien.html

MINH VÕ * NGÔ ĐÌNH NHU GẶP PHẠM HÙNG

Ông Cao Xuân Vỹ Kể Việc Ông Ngô Đình Nhu Bí Mật Gặp Ông Phạm Hùng Ở Khu Rừng Tánh Linh Bình Tuy


Ô. Cao Xuân Vỹ, TT. Ngô Đình Diệm & Ô. Ngô Đình Nhu



Như đã hứa, (1) ông Cao Xuân Vỹ, sau ba lần vào cấp cứu và điều trị tại bệnh viện, đã vui lòng dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn để cống hiến bạn đọc một số hồi ức và kỷ niệm của ông trong thời gian đi theo Việt Minh kháng chiến rồi về hợp tác với chính phủ Ngô Đình Diệm với tư cách là người phụ tá thân cận của ông Ngô Đình Nhu, bào đệ và là cố vấn chính trị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.


1. Hỏi: Thưa ông, nghe nói ông cùng quê Nghệ An với ông Hồ Chí Minh?


Đáp: Phải. Tôi người làng Thịnh Mỹ, phủ Diễn Châu ở về phía biển, còn ông Hồ ở xã Kim Liên huyện Nam Đàn về phía núi.


2. Hỏi: Ông có thể cho biết gia đình ông có liên hệ gì với gia đình ông Hồ không?


Đáp: Tôi được biết ông cố tôi là cụ Cao Xuân Dục, thượng thư bộ học thuộc triều đình Huế có giúp đỡ thân phụ ông Hồ là Nguyễn Sinh Sắc về tài chính và khuyến khích, giúp đỡ ông ấy nhiều trong việc học hành để có thể đi thi và đậu phó bảng. Một phần vì ông Nguyễn Sinh Sắc là bạn học với ông nội tôi là Cao Xuân Tiếu. Đây là hình căn nhà ông nội tôi cho ông cử Sắc. (Ông Vỹ đưa xem hình căn nhà.)


3. Hỏi: Có tài liệu của phía Cộng Sản, như của Sơn Tùng và Nguyễn Đắc Xuân nói, khi thấy ông Nguyễn Sinh Sắc thi hỏng khoa Ất Mùi, (năm 1895), ông Cao Xuân Dục đã giúp cho ông Nguyễn Sinh Sắc được vào Huế, để có phương tiện và đủ sách vở hầu tiếp tục việc học và có thể thành đạt. Điều này có đúng không?


Đáp: Đúng. Ông cố tôi còn can thiệp để cho ông Nguyễn Sinh Sắc, dù không phải là con quan cũng được vào học ở Quốc Tử Giám. Đến khoa thi năm Tân Sửu (1901) chánh chủ khảo Cao Xuân Dục thấy khóa sinh Sắc không trúng tuyển đã cho lệnh xét lại bài thi của 4 thí sinh để rồi xin vua Thành Thái cho ông ta đậu phó bảng. Khóa ấy có 9 tiến sĩ, 13 phó bảng. Ông Sắc đậu phó bảng thứ 11.


4. Hỏi: Hồi còn nhỏ ông có biết về hoạt động của Cộng sản ở quê nhà và có chứng kiến các cuộc nổi dậy của Cộng Sản thường được gọi là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh không?


Đáp: Có. Phong trào này mạnh nhất ở hai huyện Nam Đàn và Thanh Chương. Nhiều người bị chết oan. Cộng Sản đã giết hai tri phủ. Vì thế phản ứng của chính quyền bảo hộ cũng rất quyết liệt. Pháp đem bom thả cũng giết nhiều người, trong số ấy có cả Cộng Sản lẫn thường dân. Cha tôi có kể lại rằng để đối phó với phong trào này, ông Nguyễn Hữu Bài, thượng thư bộ Lại của Triều Đình Huế, (tương đương với chức thủ tướng thời nay), đã cho áp dụng một kế hoạch chiêu dụ Cộng Sản khá thành công. Lúc ấy ông cố tôi cùng ở trong nội các Nguyễn Hữu Bài.


5. Hỏi: Khi Việt Minh cướp chính quyền ông ở đâu? và có ủng hộ họ không?


Đáp: Lúc ấy tôi đang học ở Hà Nội. Tôi nhớ là mấy tháng trước khi Việt Minh cướp chính quyền, thanh niên sinh viên Hà Nội chúng tôi rất hăng hái ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, vì là chính phủ của Việt Nam độc lập đầu tiên, dù phải nhờ có người Nhật lật đổ người Pháp. Nhưng chúng tôi rất phấn khởi và đã ủng hộ hết mình. Tiếc rằng bỗng nhiên chính phủ này từ chức ngày 7 tháng 8 (1945). Thật khó hiểu. Tuy từ chức nhưng chính phủ Trần Trọng Kim vẫn xử lý theo lệnh nhà vua. Khi mà Việt Minh tới trám vào chỗ trống chính trị này thì chúng tôi đã đi theo Việt Minh. Chúng tôi không biết Việt Minh là Cộng Sản. Thực ra lúc ấy chả mấy người biết Việt Minh là Cộng Sản.





6. Hỏi: Ông có gặp ông Hồ bao giờ không?


Đáp: Có. Hồi ấy tôi ở trong phong trào thanh niên sinh viên tranh đấu. Chúng tôi được hai ông Hoàng Minh Giám và Phan Mỹ giới thiệu để gặp ông Hồ ở Bắc Bộ Phủ. Lúc ấy ông ấy có cái vẻ bề ngoài rất ân cần và dễ mến. Về sau tôi mới hiểu tại sao ông ấy đã chiêu dụ được nhiều người đi theo ủng hộ Việt Minh. Cho đến giờ này tôi vẫn nghĩ ông ta thật là thông minh và xảo quyệt. Lại được tay Võ Nguyên Giáp cũng rất thông minh trợ tá đắc lực. Tôi học với Võ Nguyễn Giáp 4 năm, Tôi biết ông ta rất rõ. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã tỏ ra sắc sảo và quả đoán… Rất “độc tài”. Nhưng dầu sao Võ Nguyên Giáp không thể sánh được với Ngô Đình Nhu. Còn Phạm Văn Đồng thì không đáng là học trò Ngô Đình Nhu.


7. Hỏi: Rồi tại sao ông lại bỏ Việt Minh?


Đáp: Vì chúng tôi kết án ông Hồ đã ký thỏa ước mồng 6 tháng 3, nhượng bộ Pháp quá nhiều. Hơn nữa họ đã hãm hại nhiều người yêu nước bất đồng chính kiến. Chúng tôi chạy sang phía Việt Cách của các ông Nguyễn Hải Thần và Nghiêm Kế Tổ…


8. Hỏi: Khi nào thì các ông rời Hà Nội?


Đáp: Liền khi cuộc chiến giữa Việt Minh và Pháp bùng nổ ngày 19-12-46. Lúc ấy ông Hồ và đại bộ phận Việt Minh chạy lên Việt Bắc kháng chiến. Thì chúng tôi gồm 36 nhà trí thức và thanh niên sinh viên tranh đấu chạy vào khu Tư, gồm Thanh Nghê Tĩnh, để cùng với một số Việt Minh ôn hòa lập một phòng tuyến mới phi Cộng Sản chống thực dân và giúp dân mở mang về kinh tế và văn hóa. Có thể nói Liên Khu Tư lúc ấy như là một khu tự trị.


9. Hỏi: Ông có thể cho biết tên một số trong 36 nhà trí thức mà ông bảo đã rời Hà Nội vào Liên Khu Tư sau kháng chiến bùng nổ không?


Đáp: Tôi còn nhớ chẳng hạn có Luật Sư Trần Chánh Thành, các ông Trần Hữu Dương, Hồ Đắc Điềm, Phạm Thành Vinh, sau này trở thành rể của ông Hồ Đắc Điềm, ông Nguyễn Duy Quang, người của ông Bảo Đại, ông Phan Huy Xương, anh của bác sĩ Phan Huy Đán tức Phan Quang Đán, ông Tôn Thất Trạch v.v… Các ông này về sau đã hợp tác với thủ tướng Ngô Đình Diệm. Ông Trần Chánh Thành từng là bộ trưởng phủ thủ tướng, với ông Tôn Thất Trạch là đổng lý văn phòng. Ngoài ra, về phía thường dân tôi nhớ còn có bà Hòa Tường là một thương gia giầu có ở phố Hàng Đào cũng đi theo.


Tôi xin nói thêm ông biết điều này, là những vị này và tôi hồi đầu theo Việt Minh. Nhưng tất cả đều không phải Cộng Sản. Và ngay từ 1930 thì đã có hai phe cùng chống Pháp một bên là Đảng Cộng Sản, lúc ấy chưa có Việt Minh. Một bên là các nhân vật và tổ chức quốc gia phi Cộng Sản trong đó ngoài những người như ông Ngô Đình Diệm đã bắt đầu hoạt động từ đó, còn có các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng, mà đảng trưởng là Nguyễn Thái Học và 13 đồng chí đã bị Pháp xử bắn.

ông Ngô Đình Nhu


10. Hỏi: Khi nào ông rời Liên Khu Tư vào Sài Gòn và gặp ông Ngô Đình Nhu?


Đáp: Chúng tôi rời Liên Khu Tư ra Hà Nội. Chứ chưa vào Sài Gòn. Lúc ấy là vào khoảng đầu năm 1953. Ông Hồ Chí Minh theo lệnh Stalin và Mao Trạch Đông khỉ sự chuẩn bị mở chiến dịch Giảm Tô và cải cách ruộng đất. Có người thân trong Việt Minh cho chúng tôi biết. Nên tìm đường chạy trước. Về sau trong họ tôi có nhiều người có chút tư điền bị đem ra đấu tố. Chị ruột tôi cũng bị giết. Tôi “dinh Tề” qua ngả Phúc Nhạc, Phát Diệm là khu an toàn tự trị dưới quyền trông coi của giám mục Lê Hữu Từ. Khó khăn lắm mới tới được Hà Nội. Hà Nội lúc ấy đang sống an bình dưới chính quyền Bảo Đại. Tôi đi thoát được là nhờ có người chú họ ở trong tổ chức Việt Minh cấp cho một giấy thông hành. Ở Hà Nội tôi gặp lại các ông Đặng Văn Sung, Phan Huy Quát từng hoạt động chung với chúng tôi thời 1945.


Trong thời gian còn ở Liên Khu Tư chúng tôi nghe biết cán bộ Cộng Sản trong tổ chức Việt Minh chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cán bộ Trung Cộng. Sau khi Mao Trạch Đông chiếm trọn lục địa vào cuối năm 1949, ông ta đã bắt Hồ Chí Minh gửi một số lớn cán bộ Việt Cộng sang Tầu để tẩy não, cải tạo tư tưởng, bắt học tập chủ nghĩa Mao-ít. Vì cái chủ nghĩa này mà các chiến dịch giảm tô và cải cách ruộng đất đã đẫm máu với những vụ con tố cha, vợ tố chồng và nông dân tàn sát lẫn nhau thật rùng rợn. Làng tôi có ông hàn Lương biết mình sắp bị đưa ra đấu tố đã nhảy xuống giếng tự tử, vậy mà đội cải cách đã lôi xác ông lên để đấu cái thây ma. Chúng đánh nát bấy cái thây ấy. Tôi mong có người thâu thập những tin tức khắp nước về cuộc Cải Cách Ruộng Đất thời gian đó để cho mọi người biết Cộng Sản dã man chừng nào.


11. Hỏi: Khi nào thì ông gặp ông Ngô Đình Nhu?


Đáp: Cuối năm 1953. Tôi vào Sài Gòn thì gặp lại ông Trần Chánh Thành. Ông Thành giới thiệu tôi với ông Nhu. Ông Thành vào Sài Gòn năm 1952 cùng một lượt với phần lớn trong số 36 nhà trí thức đã vào Liên Khu Tư để kháng chiến chống Pháp nhưng bất hợp tác với Việt Minh. Lúc gặp lại tôi thì ông Thành đang làm cho tờ báo Xã Hội của ông Nhu, đồng thời tập sự luật sư với Luật Sư Trương Đình Du…


12. Hỏi: Theo chỗ chúng tôi biết thì ông Ngô Đình Nhu từng có 5 nhiệm vụ quan trọng: một là dân biểu Quốc Hội, hai là Cố Vấn Chính Trị của Tổng Thống, ba là thủ lãnh Thanh Niên Cộng Hòa, bốn là Tổng Bí Thư đảng Cần Lao Nhân Vị, và sau hết vào năm cuối cùng ông còn là chủ tịch ủy ban liên bộ về Ấp Chiến Lược. Vậy ông ấy có một lực lượng nhân sự nào đáng kể để giúp thi hành chừng ấy nhiệm vụ không? Ví dụ ông ấy có mấy văn phòng? Có bao nhiêu nhân viên được ăn lương?


Đáp: Ông ấy chỉ có một mình thiếu tá Phạm Thu Đường làm chánh văn phòng, thường được gọi là chánh văn phòng ông Cố Vấn. Và dưới quyền thiếu tá Đường chỉ có 5 nhân viên, hầu hết tự túc. Không có ngân khoản nào dành cho ông Cố Vấn. Và phải nói thực khó hiểu là chính chức Cố Vấn này cũng chẳng được một văn kiện nào bổ nhiệm hay quy định nhiệm vụ. Thực tế ông Nhu chỉ giúp việc cho riêng ông Diệm với tư cách là phụ tá cho Tổng Thống. Người ta thấy việc ông làm thì gọi ông là Cố Vấn vậy thôi. Vì thế ông không có quyền hạn và nhiệm vụ gì chính thức.


Còn về thủ lãnh Thanh Niên Cộng Hòa, thì ông chỉ thị cho chúng tôi, phải tự túc. Mọi đoàn viên đều tự nguyện và tự túc theo tinh thần cách mạng. Cho nên cũng chẳng có quyền lợi gì.


Về văn phòng dân biểu, ông cũng không có. Thực ra ông ấy rất ít đi họp Quốc Hội. Chỉ khi nào có vấn đề chính sách quan trọng như Ấp Chiến Lược chẳng hạn, hay vấn đề “Giáo Dục nhân bản”, vấn đề “kinh tế tư hữu cơ bản” v.v.. thì ông mới tới trình bày mà thôi. Cho nên mọi thứ một mình ông cáng đáng. Tôi thật phục sức làm việc của ông Nhu.


13. Hỏi: Thế còn chức chủ tịch ủy ban liên bộ về Ấp Chiến Lược thì sao? Có văn thư nào quy định không?


Đáp: Chức này thì có. Nhưng cũng chỉ là một thông tư của phủ Tổng Thống gửi đến các bộ, để việc ông chủ tọa các phiên họp Ủy Ban Liên Bộ được danh chính ngôn thuận. Ông Nhu quan niệm chương trình Ấp Chiến Lược là một cuộc cách mạng xã hội và chính trị, chứ không phải chỉ là một chiến lược để đối phó với sự xâm nhập và khủng bố của Cộng Sản mà thôi. Ông thúc đẩy các tỉnh trưởng khai hóa người dân quê theo tinh thần tam túc, nghĩa là tự túc về tư tưởng, tự túc về tổ chức và tự túc về kỹ thuật, để có thể làm chủ cuộc đời mình, làm chủ được xã hội, không bị lệ thuộc vào bên ngoài, vào ngoại bang.

Ông để rất nhiều thì giờ đích thân soạn những bài thuyết trình có tính lý luận cao dành cho các cấp lãnh đạo chính phủ và cán bộ cao cấp, chỉ cho họ cách thức đưa những tư tưởng cao vào đầu óc thường dân qua những hình ảnh và ngôn ngữ bình dân dễ hiểu. Mục đích của ông là tiến dần tới một xã hội có tổ chức cao, có đầy đủ các phương tiện truyền thông, giao tế, kinh tế, văn hóa cao trong đó mỗi con người, “mỗi nhân vị”, đều được quan tâm đồng đều, chứ không biến con người thành những “cái đinh, con ốc” trong một guồng máy xã hội theo kiểu Cộng Sản. Ông tin tưởng rằng phương pháp đó về lâu về dài sẽ làm cho CS phải đầu hàng. Chứ không phải chỉ dựa vào những hàng rào giây kẽm gai. Dĩ nhiên ban đầu thì việc rào ấp là cần thiết để giữ cho Ấp Chiến Lược được an toàn trước sự phá hoại và tấn công của du kích CS. Quốc sách Ấp Chiến Lược mà thành công thì Cộng Sản sẽ thành cá bị tát ra khỏi ao, nằm trên đất.


14. Hỏi: Về đảng Cần Lao Nhân Vị, nó thành hình ra sao, và ai là những đồng chí cốt cán nhất của ông Nhu?


Đáp: Hai người cùng với ông Nhu sáng lập ra đảng Cần Lao Nhân Vị là các ông Trần Quốc Bửu và Huỳnh Hữu Nghĩa. Nhưng ban đầu các ông không gọi tên đảng là Cần Lao mà gọi là đảng Công Nông. Nhưng vì không muốn gợi ý về cái liên minh công nông của Cộng Sản, nên về sau các ông đổi ra là Cần Lao. Còn vế Nhân Vị thì sau nữa mới thêm vào theo đề nghị của ông Nhu. Ông Bửu, chủ tịch Liên Đoàn Lao Công có kinh nghiệm về đấu tranh nghiệp đoàn, đã quen ông Nhu khi còn ở bên Pháp.

Và ông Huỳnh Hữu Nghĩa một tín đồ Cao Đài, là cố vấn chính trị của tướng Trình Minh Thế. Ông Nghĩa đã giúp ông Nhu chinh phục được tướng Thế, chứ không phải như có người Mỹ cho rằng ông Nhu có được ông Thế là nhờ đại tá Edward Lansdale. Ông Lansdale có can thiệp để quân của tướng Thế được hợp thức hóa và trả lương như Quân Đội Quốc Gia thì đúng. Người nào bảo Lansdale dùng tiền mua Tướng Thế là cố tình xuyên tạc để hạ uy tín của một vị tướng kiên cường anh dũng, thanh liêm mà anh em ông Diệm rất quý trọng. Khi nghe tin tướng Thế tử trận Tổng Thống Diệm đã ngất xỉu. Điều này tướng Lansdale có ghi trong hồi ký.


Văn phòng Tổng Bí Thư đảng Cần Lao cũng do một mình Thiếu Tá Phạm Thu Đường quán xuyến, kiêm nhiệm.



TT. Ngô Đình Diệm


15. Hỏi: Ông Ngô Đình Diệm có giữ vai trò gì trong đảng Cần Lao không?
Đáp: Không. Ông ấy hoàn toàn ở ngoài và trên đảng Cần Lao. Với ông Diệm chỉ có Tổ Quốc và Quốc Dân. Tôi còn nhớ khoảng năm 1956, Tổng Thống gọi tôi vào bảo tôi lên cao nguyên đèo heo hút gió để quan sát nghiên cứu tìm ra những địa điểm thích hợp để lập các khu dinh điền, hòng đưa người kinh lên trấn giữ địa điểm mà ông bảo là vô cùng quan trọng về mặt chiến lước. Tôi thấy mình đi thì ông Nhu thiếu một trợ lý. Lại cũng hơi ngán cảnh cô đơn ở nơi xa lạ. Tôi bèn thưa với Tổng Thống: Công tác đoàn thể của ông Cố Vấn đang thiếu người. Tổng Thống nói: Đoàn thể gì. Dẹp. Tuy nhiên rồi ông cũng đấu dịu. Cứ đi đi. Thỉnh thoảng tôi sẽ lên với anh… Cũng cần thêm rằng ông Diệm rất quan tâm đến vùng cao nguyên. Ông thường nói: giữ được cao nguyên thì giữ được miền Nam. Và ông tìm cách đưa nhiều cán bộ và những người dân có kinh nghiệm với Cộng Sản lên đó lập nghiệp.
16. Hỏi: Ông nghĩ gì về việc chính phủ Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý truất phế ông Bảo Đại?
Đáp: Nhiều người chê ông Diệm, là nhà Nho mà bất trung, không giữ lời thề trung thành với cựu hoàng. Nhưng tôi thấy không đúng. Trước hết chính cựu hoàng bảo ông Diệm chỉ thề trước Thánh Giá trung thành với Tổ Quốc. Thứ nữa, khi cựu hoàng triệu ông sang Pháp, ông Diệm đã sẵn sàng lên đường, dù biết sang đó sẽ mất chức thủ tướng.
Nhưng chính nhóm liên khu Tư chúng tôi đã thuyết phục ông, gần như làm áp lực với ông, để ông bỏ ý định sang Cannes . Chúng tôi xúm vào yêu cầu ông ở lại lấy cớ tình hình không cho phép vắng mặt. Chúng tôi phải nói với thủ tướng rằng nếu Cụ bỏ chúng tôi lại mà đi một mình thì sinh mệnh chúng tôi ai sẽ lo? Chúng tôi đã bỏ tất cả vào đây là vì cụ, vì tin cụ sẽ bảo vệ phần đất tự do còn lại này, bảo vệ chúng tôi. Nay cụ nỡ lòng nào bỏ chúng tôi, bỏ đất nước này cho Thực dân, Cộng Sản? Rồi nhiều đoàn thể họp nhau lại đặt ông Diệm trước sự việc đã rồi là tự ý hạ bệ ông Bảo Đại. Cuộc trưng cầu dân ý của chính phủ Ngô Đình Diệm tổ chức sau đó chỉ là để hợp pháp hóa hành động của chúng tôi.
17. Hỏi: Có sử gia Mỹ bảo ngày 22 tháng 8 năm 1963, Thanh Niên Cộng Hòa đã tấn công chùa Xá Lợi cùng với Cảnh Sát và Lực Lượng Đặc Biệt. Điều này có đúng không?
Đáp: Hoàn toàn bịa đặt. Tổ chức này không phải để dùng vào những việc như vậy. Nó là tổ chức phi vũ trang mà.
18. Hỏi: Sử gia Mark Mayor viết trong tác phẩm Triumph Forsaken rằng gần ngày đảo chính, tỉnh trưởng Định Tường báo cáo với ông Nhu rằng đại tá Có là phụ tá của tướng Đính rủ ông ta làm đảo chính. Ông Nhu hỏi lại tướng Đính, thì tướng Đính xin đi chém đầu Có. Ông có biết vụ này không?
Đáp: Không cần tỉnh trưởng Định Tường báo cáo thì ông Nhu đã biết rồi. Nhưng ông muốn cứ để vậy để theo dõi.
19. Hỏi: Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai người họ bàn chuyện gì không?
Đáp: Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm soát. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương trình Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là một chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp…

Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng Thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn:
– Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.– Rồi cho dân qua lại tự do– Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn đinh cư sang bên kia nếu muốn– Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.– Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương.– Và sau cùng là tổng tuyển cử.
Có lần ông Nhu tính với chúng tôi: Ông dự đoán rằng, nếu cho dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở miền Nam. Vì vậy “mình” phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế thì chắc mình sẽ thắng.
20. Hỏi: Lần ông tháp tùng ông Nhu đi dự lễ đăng quang của quốc vương Ma-rốc năm 1962, ông có cho biết là sau đó các ông đến Paris gặp ông Pinay, đại diện Tổng Thống Charles De Gaulle, bàn chuyện hiệp thương với ông Hồ. Lúc ấy có mặt giáo sư Bửu Hội không?
Đáp: Dĩ nhiên là có. Vì Giáo sư Bửu Hội là đại sứ của VNCH ở Ma-rốc, và là bạn học với ông Nhu ở bên Pháp. Ông Bửu Hội lại từng là cố vấn cho Hồ Chí Minh. Nên trong việc này, có thể nói vai trò của ông Bửu Hội cũng quan trọng không kém ông Nhu. Ông Nhu và chúng tôi ở khách sạn Grillon cả tháng. Cuộc tiếp xúc xảy ra nhiều lần mà hầu như lần nào cũng có sự hiện diện của giáo sư Bửu Hội. Ông Nhu cho biết lúc ấy ông Hồ Chí Minh đã nhờ ông Jean Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle giúp. Ông Hồ biết là ông De Gaulle đang có chủ trương trung lập Đông Dương, lại hận Mỹ đã “hất cẳng” Pháp. Ông Hồ nhờ Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle can thiệp để tiếp xúc với Sài Gòn. Tổng Thống Pháp rất sốt sắng trong việc này. Sau chuyến đi này ít tháng thì xảy ra vụ ông Nhu “đi săn cọp” ở Tánh Linh.
21. Hỏi: Gần ngày đảo chính đại sứ Cabot Lodge có điện đàm với Tổng Thống Diệm. Lúc đó ông có ở bên cạnh Tổng Thống không?
Đáp: Không.
22. Hỏi: Trong cuốn Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cựu đại tá Nguyễn Hữu Duệ viết rằng ông ta xin phép Tổng Thống đem xe tăng thiết giáp lên bộ tổng Tham Mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng Thống không cho. Ông có biết chuyện này không?
Đáp: Lúc ấy tôi đang ở bên Tổng Thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Chính tôi nghe điện thoại của ông Duệ và trình lên Tổng Thống.
Tổng Thống la tôi: Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Dân Nghệ An các anh chỉ thích làm loạn. Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?
Tôi thưa: Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng Thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?
Ông quát lên: Chết thì đã sao.
Đúng, đối với ông chết thì đã sao. Nhưng đối với chúng ta thì cái chết của ông là cái chết dần của miền Nam. Ông còn nói quân đội là để bảo vệ tổ quốc chứ không phải để bảo vệ cá nhân Tổng Thống.
Ông bảo tôi liên lạc với ông Trương Vĩnh Lễ, chủ tịch Quốc Hội yêu cầu cho triệu tập Quốc Hội để ông ra từ chức trước Quốc Hội, hòng tránh cảnh đổ máu. Nhưng tôi gọi ông Lễ 4 lần không được.
Lúc ấy không phải chỉ có Lữ Đoàn xin lên tấn công tổng hành dinh của nhóm đảo chính. Mà còn có cả một đại đội biệt kích thuộc Lực Lượng Đặc Biệt đi hành quân ở Tây Ninh vừa về đến Sài Gòn cũng báo cáo là lực lượng phòng vệ của các tướng đảo chính ở Tổng Tham Mưu rất yếu, đại đội biệt kích xin phối hợp với 2 tiểu đoàn của Lữ Đoàn Phòng Vệ phủ Tổng Thống để đột kích vào bắt hết các tướng đảo chính. Tướng Nguyễn Văn Phú, lúc ấy còn là Thiếu Tá đã tiếp xúc với tôi về việc này. Nhưng như vừa nói. Tổng Thống không chấp thuận.
Viên đại úy đại đội trưởng Biệt Kích đề nghị cho lực lượng của Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống có xe bọc thép dẫn đầu tiến tới bao vây bộ Tổng Tham Mưu, còn đại đội của anh ta sẽ đột kích bọc hậu từ phía sân vận động vào bắt sống các tướng. Tôi rất buồn bực và lấy làm khó hiểu tại sao ông cụ lại không cho đánh. Ông Nhu ngồi cạnh đó cũng chẳng nói gì.
23. Hỏi: Theo ông trong số các tướng lãnh lúc ấy ai có khả năng nhất?
Đáp: Tôi hầu như không tiếp xúc với các tướng. Ngay cả Phó Tổng Thống cũng vậy. Hầu như chẳng bao giờ gặp. Nhưng tôi có nghe ông Nhu nói ông Nguyễn Văn Thiệu, lúc ấy mang lon đại tá, là một tư lệnh (sư đoàn 5) giỏi nhất. Ông Nhu có nhận xét đó sau khi nghe ông Thiệu thuyết trình ở hội trường Suối Lồ Ồ.
Còn các tướng thì rất sợ Tổng Thống Diệm mỗi khi phải thuyết trình cho ông về tình hình an ninh. Bởi vì ông nắm vững tình hình và nhất là địa hình địa vật… địa lý của từng vùng. Kiến thức về quân sự của ông cũng rất uyên bác. Tôi được biết, khi mới về nước làm thủ tướng, ông đã yêu cầu tổng lãnh sự ở Hồng Kông mua cho ông tất cả tác phẩm của Mao Trạch Đông, Chu Đức, Lâm Bưu, Bành Đức Hoài để đọc và bắt ông Nhu phân tích nghiên cứu trình lên.
24. Hỏi: Nghe nói ông bà Nhu có một biệt thự đẹp lắm ở Đà Lạt. Ông có tới đó bao giờ không?
Đáp: Ông nói đến cái biệt thự này, tôi lại nhớ tới cái ông luật sư Trương Phú Thứ ở Seattle . Ông ấy muốn tìm cách phỏng vấn bà Ngô Đình Nhu mà không sao được. Chẳng rõ tại sao ông ta biết nhà tôi, tìm đến xin tôi giới thiệu với bà Nhu. Tôi biết đã từ lâu bà ấy ẩn dật không muốn báo chí nhắc tới. Nhưng tôi biết bà ấy hãy còn quyến luyến ngôi nhà hai phòng ngủ của một người Pháp, bỏ hoang đã lâu mà anh em chúng tôi hùn tiền mua cho ông bà ấy vào khoảng năm 1960, mà không đủ tiền sửa chữa, cho nên đến khi ông Nhu bị sát hại và bà Nhu sống lưu vong, cũng mới chỉ sửa được phần nửa.
Tôi bảo ông Thứ hãy về Việt Nam, lên Đà Lạt chụp ảnh ngôi nhà ấy rồi mang theo sang Pháp, tìm cách đưa tấm hình đó tận tay bà Nhu thì may ra bà ấy cho gặp. Thì quả thật chắc ông đã biết, ông Thứ đã viết một bài cho tờ Văn Nghệ Tiền Phong nói về bà Nhu ở tuổi gần bát tuần sống như một nhà tu ở Paris. Tôi mong ông Thứ có dịp phổ biến tấm hình này để độc giả thấy cái “ngôi biệt thự xinh đẹp” của ông bà Nhu.
25. Hỏi: Thống tướng Maxwell Taylor, Đại sứ Frederick Nolting và nữ ký giả Marguerite Higgins đều nói được Tổng Thống Diệm tiếp hơn kém khoảng 5 giờ đồng hồ. Ông có biết điều đó và có ý kiến gì không?
Đáp: Lúc ấy nhiều người nói tổng thống tiếp khách lâu quá. Tôi có trình ông, bảo người ta phê bình tổng thống độc thoại!
Ông cười. Ông bảo: Người Mỹ họ ít hiểu về dân tôc mình về lịch sử của nước mình. Mình phải lợi dụng lúc họ chịu nghe để nói cho họ hiểu chứ. Mấy người này đều chăm chú nghe tôi và đặt nhiều câu hỏi. tôi phải trả lời cho họ chứ.
26. Hỏi: Gần ngày đảo chính Tổng Thống có mời ông bà Đại Sứ Mỹ lên Đà Lạt nghỉ tại biệt điện của Tổng Thống và dự dạ tiệc thân mật. Ông có biết họ thảo luận về việc gì không?
Đáp: Tôi có biết và nhớ là Tổng Thống đề nghị chính phủ Mỹ thông cảm những khó khăn của miền Nam và đừng ép ông phải cải cách gấp rút. Ông cũng hứa sẽ xem xét những đề nghị của chính phủ Mỹ một cách nghiêm chỉnh. Nhưng cần phải có thời gian. Phía ông Lodge thì nằng nặc đòi Tổng Thống phải đưa ngay ông Nhu ra ngoại quốc. Nhưng dĩ nhiên không bao giờ Tổng Thống nhượng bộ điều này được.
27. Hỏi: Xin ông tha lỗi, ông là Phật tử chứ ạ? Và trong vụ Phật Giáo có ai nhờ ông làm trung gian để thương lượng giàn xếp giữa chính quyền và bên Phật Giáo đấu tranh không?
Đáp: Phải, tôi là Phật tử đã quy y… – Ông vào phòng lấy ra một cuộn giấy mở cho tôi thấy tờ PHÁI QUY Y rồi nói tiếp – Tôi quy y với thầy Thích Minh Châu. Khi vụ Phật Giáo xảy ra tôi có ra Huế gặp thầy Thích Trí Thủ để nhờ thầy can thiệp với Thượng Tọa Thích Trí Quang… nhưng Hòa Thượng Trí Thủ nói bây giờ các thầy trẻ học thức nhiều, họ có đường lối riêng, các sư già chúng tôi nói họ không nghe. Nên không kết quả. Nhiều người khác cũng can thiệp nhiều ngả khác, cũng không hơn gì. Hồi ấy còn cả một ủy ban của chính phủ gồm nhiều Phật tử đứng đầu là phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ cố gắng dàn xếp. Nhưng bên Phật Giáo tranh đấu chỉ muốn lật đổ chính phủ thôi. Nên họ cố đưa ra những yêu sách không cách nào làm được. Tôi rất ân hận là không giúp gì được với tư cách là một Phật tử.
28. Hỏi: Theo ông thì ai cố ý giết hai ông?
Đáp: Theo tôi thì người ra lệnh trực tiếp là tướng Dương Văn Minh. Còn ông Minh có nhận lệnh ở trên nào không thì không biết. Sở dĩ tôi dám quả quyết ông Minh, là vì chính ông Minh sai cận vệ của ông ta là đại úy Nguyễn Văn Nhung cùng đi với tướng Mai Hữu Xuân, để “thi hành nhiệm vụ”(!). Và Nhung đã leo lên xe bọc thép trong đó có hai anh em Tổng Thống. Nhung là một tay giết người không gớm tay, y còn khắc dấu vào cán dao găm mỗi lần giết được một người. Ngay tối mồng hai y còn khoe “con dao lịch sử” của y với con của tướng Đôn cơ mà. Đó là theo chính lời của tướng Đôn thuật lại trong Việt Nam Nhân Chứng. Còn tướng Xuân thì khi “đi đón ông cụ” về và ông cụ đã chết rồi, đã tới trước Dương Văn Minh giơ tay làm dấu, miệng nói: “Mission accomplie” (Nhiệm vụ hoàn thành). Cứ theo những lời trên của tướng Đôn, thì không nghi ngờ gì người chủ trương và ra lệnh giết hai ông là tướng Big Minh.
29. Hỏi: Thời gian quấy rầy ông đã quá dài. Nhất là trong lúc ông còn bịnh nhiều. Xin cám ơn ông đã mất công trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Và nếu có thể được xin ông cho một cảm tưởng chung về Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu.
Đáp: Tôi cũng xin cám ơn ông đã tốn công đi từ xa đến để cho tôi được có dịp nói lên vài điều trong số những gì mình còn nhớ được về thời gian dài phục vụ Đất Nước bên cạnh hai nhân vật lịch sử mà tôi hằng kính mến. Cứ mỗi lần nhớ đến hai cụ, tôi đều ngậm ngùi xót xa. Nhất là đối với cụ Diệm. Ông quá ngay thẳng, quá quân tử, quá rộng lượng, lúc nào cũng nghĩ tới làm cho dân được ấm no hơn. Vậy mà người ta nỡ hãm hại ông. Không phải chỉ có những ngày giỗ hai ông tôi mới khóc.
Cụ Vỹ dằn cơn xúc động bắt tay tôi khi tôi từ biệt ra về…


Minh Võ, San Diego

KIM THANH * NGÔ ĐÌNH LỆ THỦY



Ba Câu Chuyện về 3 Mẹ Con Bà Ngô Đình Nhu


Mais où sont les neiges dantan? (Villon)
Nhưng đâu rồi những cánh tuyết năm xưa?


I. NGÔ ĐÌNH LỆ THỦY, HỒNG NHAN MỆNH YỂU
Tác giả : Kim Thanh


alt

Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương     (Đoạn Trường Tân Thanh)


1. Niên khóa 1962-63, tôi học năm cuối của chương trình Cử Nhân Giáo khoa Văn Chương Pháp tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Còn nhớ cùng lớp tôi lúc ấy có nhạc sĩ Hùng Lân (Hoàng Văn Hương), người hiền lành, dễ mến, như một thầy tu, thỉnh thoảng nổi hứng bất tử ngồi lén ghi nốt nhạc ngay tại chỗ, trong lúc thầy giảng bài. Có bà sơ Phạm Thị Nhâm, mà tôi thường hỏi mượn cua mỗi lần trốn học đi chơi, sau trở thành hiệu trưởng trường Nữ Thánh Tâm Nha Trang, và đã nhận ra tôi ngay khi vừa thấy tôi lò dò đến trường xin dạy.


Có Đặng Tiến, da vàng xanh như người bị sốt rét kinh niên, tóc bờm xờm không chải, trước 1975 ở phòng tùy viên Tòa đại sứ VNCH tại Thụy Sĩ, đào ngũ qua Pháp sống cho đến bây giờ, chuyên viết báo nịnh hót Cộng sản và phê bình gia văn chương tầm cỡ. Có Đại úy Ngô Văn Minh, sau lên chức Đại tá Tham mưu trưỏng Quân Đoàn III, Biên Hòa. Có Wang Seng, cô bạn Tàu, Bùi Thế Cần, Lương Thị Nga, Thái Thị Nhân, Lê Thị Bích, Thái Tuyết Lê, Lê Thị Ngọc Loan, và Irène Công Huyền Tôn Nữ Phụng Tiên –đồng hương Nha Trang và đồng môn trong lớp Latin của ông Le Menn và Michel Piclin



– tất cả đang ở Pháp. Có Nguyễn Nương Minh Châu, sau thành vợ Bác sĩ Đinh Hà, cả hai là cựu JECU (viết tắt của Jeunes Etudiants Catholiques Universitaires, Thanh Sinh Công Đại Học), đang sống rất thầm lặng tại một nơi nào trên đất Mỹ. Học trên chúng tôi là Nguyễn Ngọc Diễm, Phạm Dương Hiển, Lưu Nguyên Đạt, Nghiêm Hồng (con giáo sư Nghiêm Toản), và Nghiêm Ngọc Thúy (con ông Nghiêm Xuân Thiện, sau này làm hôtesse cho Air France).

Đầu niên học, từ lầu ba, tôi và Bùi Thế Cần (học giỏi có thể nhất lớp, con của dân biểu Bùi Tuân, Huế) hay xuống lầu một, vào giảng đường Dự Bị, để tìm người quen giữa đám nai vàng ngơ ngác, hay đúng hơn tuyển mộ tân binh cho JECU.



Lúc ấy, Cần là trưởng JECU Liên Trường, Nguyễn Ánh Tuyết (con trai), thư ký, còn tôi, trưởng Nhóm Văn Khoa Pháp. Một hôm, tôi thấy đứng trước cửa giảng đường một sĩ quan mang ba hoa mai bạc, đầu đội béret đỏ, tay cầm một xấp cua. Ông dáng cao gầy, vẻ tươi cười. Gặp ông, tôi khẽ gật đầu chào, và ông lịch sự chào lại. Có người cho biết, đó là Đại tá Cao Văn Viên. Mấy năm sau, ông lên tướng, trở thành xếp quá lớn của tôi, và lấy bằng Cử Nhân Pháp. Có kẻ xấu mồm nói, ông nhờ người đi học và đi thi thay cho ông. Tôi không tin. Vì ở Văn khoa Pháp, thầy cô không phát cua, phải vào lớp ghi chép hoặc mượn ai, và kỷ luật thi cử lúc bấy giờ khá gắt gao, ít sinh viên, lại phải thi oral, thầy trò biết mặt nhau hết, rất khó gian lận.

Vào trong giảng đường, Cần và tôi ngồi lẫn lộn với đám tân sinh viên, nghe cha Pineau (thay cha Cras) giảng về Socrate và Hégel hay thầy Kiết dịch tiếng Pháp ra tiếng Việt mà phát mệt trở lại. Một hôm, chúng tôi thấy Yvonne Lan Hương, cô bạn trong JECU, học dưới một lớp, đang ngồi trò chuyện với một cô. Bèn sà đến. Yvonne giới thiệu, đây Thủy, Ngô Đình Lệ Thủy. Lần đầu gặp cô, chúng tôi không nói gì hơn ngoài vài câu xã giao thông lệ.

alt

Về sau, khi Lệ Thủy gia nhập JECU Văn khoa Pháp, tôi tiếp xúc với cô thường hơn, nhưng cũng chỉ để thông báo ngày giờ và chương trình họp của Hội. Cô có dáng thanh thanh, vẻ thùy mị, thông minh, ít nói, ít cười, đôi mắt linh hoạt, mặt trái soan, cằm hơi nhọn, tóc dày, cài bandeau trắng hoặc đỏ. Chúng tôi nói tiếng Pháp với nhau, cho nên bây giờ tôi không biết cô nói tiếng Việt ra sao, giọng miền nào. Đó là một điều mà sau gần nửa thế kỷ, già đi, nghĩ lại, tôi thấy “dị hợm”, mắc cỡ, mặc dù do thói quen, giống như các em Việt Nam hiện tại ở Mỹ nói chuyện bằng Anh ngữ, chứ chẳng vì “snobisme”, thời thượng, lòe thiên hạ. Lệ Thủy thường mặc váy đỏ, áo sơ mi trắng đi học, đôi khi cả đồng phục Thanh Nữ Cộng Hòa. Nói chung, cô đẹp, nhưng không lồ lộ, sexy như Irène, không tươi lộng lẫy như Lương Thị Nga. Một sắc đẹp trang nhã, đài các, kín đáo. Tôi để ý, cô ở đâu là luôn luôn có một, hai anh chàng gorilles (hộ vệ), giả dạng sinh viên, ngồi phía dưới, cách cô một dãy bàn, nhìn chòng chọc vào mọi người.

JECU Văn Khoa Pháp lâu lâu ra một tờ Bản Tin (Bulletin), bằng tiếng Pháp, do Bùi Thế Cần, Ánh Tuyết, Minh Châu và tôi viết gần hết, vì không ai gửi bài. Trong đó, thỉnh thoảng có đăng một vài bài thơ tình lẩm cẩm của tôi, không đối tượng, chỉ là gửi gió cho mây ngàn bay, mà bây giờ tôi còn nhớ lõm bõm vài câu:

Je veux tremper mes lèvres
Dans l eau pure de ton coeur
Et émerger frissonnant
D une aube de lumière...
(Tôi muốn nhúng đôi môi
Vào nước tinh tuyền tim em
Và bừng lên run rẩy
Dưới ánh sáng bình minh…)

hay những câu dịch thơ của John Keats, hoặc Tennyson, đại khái:

Ce n est pas toi que je regrette
C est le rêve par toi brisé
(Không phải em mà tôi tiếc nuối
Mà giấc mơ vì em vỡ tan)

Lệ Thủy đọc xong, mày hơi nhíu, bảo tôi, nghiêm trang như một cô giáo la rầy học trò: "Je n savais pas que tu es si romantique. Les poèmes d’amour, ça c’est vraiment beau, mais ils désespèrent aussi" (tôi không biết anh lãng mạn dữ thế. Những bài thơ tình hay thật, nhưng cũng làm người ta tuyệt vọng). Tôi khoát tay, ấp úng chối tội như ăn vụng bị bắt quả tang: "Un peu, oui, j’ ne les ai faits que pour mamuser. Rien de sérieux!" (Chút chút, đúng, tôi chỉ làm để chơi vui thôi mà. Không có gì quan trọng!).

Lệ Thủy không bao giờ đến CLB Phục Hưng để họp, ngoại trừ một lần, tôi nhớ, tham dự thánh lễ đầu tháng cho toàn JECU do cha Pineau cử hành, rồi về ngay sau lễ. Chúng tôi chỉ gặp nhau tại giảng đường Propédeutique, trong giờ nghỉ giải lao, năm sáu đứa ngồi cuối phòng, có khi tại bàn của Lệ Thủy, thảo luận, hay trao đổi vài thông tin cần thiết. Hai anh chàng gorilles, chắc đã được báo trước, đứng xa xa hút thuốc, để chúng tôi yên.

Một ngày thứ bảy, JECU Liên Hội tổ chức đi thăm trại cùi và nhà thương điên Chợ Quán, sau đợt công tác thăm viếng dân lao động nghèo tại Xóm Chùa cách đó mấy tháng. Mỗi người góp mười đồng, làm chi phí lặt vặt, và ăn trưa. Số tiền không nhỏ, hơn ba tô phở vào thời ấy, đối với ngân quỹ khiêm tốn của sinh viên còn lãnh lương cha mẹ. Lệ Thủy đưa cho tôi một trăm đồng, trước mặt Cần, nói là tiền của “maman cho Hội”, nhưng “tiếc là bận việc bên Thanh Nữ Cộng Hòa, không đi với tụi toa được.” Tôi nhận tiền, cám ơn, rồi nói nhỏ vào tai Cần: “Như thế cũng hay. Có Thủy tham gia, hai gorilles phải theo, phiền phức, mà trông ngứa mắt lắm!”


Hôm ấy, tất cả chúng tôi, khoảng bốn chục người, chia nhau lên hai xe buýt, tuyến đường Chợ Bến Thành-Trần Hưng Đạo. Hoặc tự túc, có xe hơi riêng, như hai chị em Anh Thư và Hạp Thư, hay “đại ca” Dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ. Tổ y tế gồm các sinh viên Y khoa, trang bị ống nghe và túi cứu thương, do Đinh Hà hướng dẫn, làm công tác khám bệnh, phát thuốc. Tổ ăn uống do Rosa, sau thành vợ của Nguyễn Ánh Tuyết, và người chị là Rosette, điều động. Tổ văn nghệ gồm một cây guitare và một số ca sĩ mầm non, do các cô bên Dược, tôi nhớ có Yvette Trương Tấn Trung, Tôn Nữ Tâm Thường, và Nguyễn Cẩm Nhung (con của Luật sư Nguyễn Văn Huyền) phụ trách. Bùi Thế Cần làm tổng tư lệnh, Ánh Tuyết phụ tá hành quân.

Đầu tiên chúng tôi thăm nhà thương điên. Toàn đàn ông. Vài ông, tóc dài rũ rượi, biểu diễn nhiều màn rất… điên, như xé áo xé quần, rú lên những tràng cười kinh dị, khiến các cô sợ quá, mặt mày tái mét. Nhưng đa số hiền lành đứng nhìn chúng tôi đi qua, vẻ thẫn thờ, ngây dại. Tôi cười, chào, hỏi thăm, họ vẫn vô cảm. Rồi cả toán chuyển sang thăm trại cùi. Thói quen nghề nghiệp, Đinh Hà phát sẵn mấy chai alcool, để tùy nghi. Bệnh nhân rất đông, sống theo khu, gồm cả con nít, trông rất tội nghiệp. Tôi không lạ với cảnh này, vì gần xóm tôi ở Nha Trang, khu Lạc Thiện, cũng có một trại cùi do các tu sĩ dòng Franciscains sáng lập và đảm nhiệm, nhưng lúc ấy tôi còn nhỏ, chỉ là một khán giả bàng quan, đi ngang tò mò đứng nhìn vào qua những vòng rào kẽm gai dày. Bây giờ, lần đầu tiên có dịp thấy tận mắt những thân hình gầy còm, lở lói, những bàn tay, bàn chân co quắp, hoặc mất ngón, những cặp mắt mờ đục, mù lòa.


Và lòng dâng tràn một niềm cảm thương vô hạn. Tổ y tế bắt đầu khám, phát thuốc cho những bệnh nhân cùi bị cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, do trưởng trại giới thiệu, yêu cầu. Các cô tập họp những cháu bé lại, phát kẹo, tập chúng hát theo nhịp đàn guitare của Ánh Tuyết, vỗ tay, rồi cười lớn tiếng với nhau. Vài cháu chưa bị nhiễm bệnh, mặt mày trông rất sáng sủa, thông minh, phải theo sống chung với cha mẹ.

Tháng Sáu 1963, mãn trường. Bùi Thế Cần, Nguyễn Nương Minh Châu đậu Cử Nhân liền một khi. Tôi rớt oral chứng chỉ Văn chương Quốc âm –bắt buộc cho sinh viên Văn khoa Pháp, Anh– vì trong buổi thi vấn đáp với giáo sư Vương Hồng Sển tôi không nhớ Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị ông nào theo Tây, ông nào chống Tây, và đem thơ ông này cắm vào cằm ông kia. Với giáo sư Bửu Cầm, kết quả còn tệ hơn, tôi không biết chiết tự bốn câu thơ chữ Nôm của thi sĩ Tuy Lý Vương, đứng chịu chết như Từ Hải, nhìn thầy cười cầu tài. Phải thi lại hai môn vấn đáp này. Còn những nàng tiên nga “trong đám xuân xanh ấy”, mà tôi đã kể tên ở trên, chưa có ai “theo chồng bỏ cuộc chơi”, như trong thơ Hàn Mặc Tử, nhưng đã lần lượt lên đường du học Pháp một cách lặng lẽ từ năm thứ hai, thứ ba. Cần ra Huế, tôi về quê Nha Trang, dạy tại Collège français môn Việt văn, cũng nhờ cái chứng chỉ Văn chương Quốc âm khó ác ôn ấy.

Không bao giờ tôi gặp lại Lệ Thủy, đã biến mất, từ ngày cô tặng JECU chúng tôi một trăm đồng. Tôi biết cô cũng đã đậu Propédeutique, qua bản niêm yết dán trước của trường, với tên chính thức, đầy đủ: Anne-Véronique Ngô Đình Lệ Thủy, sinh năm 1945. Chiến sự mỗi ngày leo thang. Khủng hoảng chính trị gia tăng. Sinh viên và Phật tử xuống đường hàng ngày. Cảnh sát dàn chào với dùi cui, lựu đạn cay. Những tờ báo chui chửi thậm tệ chế độ. Làm tôi rất quan tâm vì, qua Lệ Thủy, cảm tình của tôi với cụ Diệm rất sâu nặng, không như một vài bạn JECU lớn tuổi hơn, chẳng hạn Nguyễn Hữu An. Tôi lờ mờ hiểu rằng thế nào bàn tay lông lá của người Mỹ cũng đã nhúng vào nội bộ Việt Nam. Nhưng tôi tin tưởng và cầu mong cụ Diệm sẽ vượt qua hết như lần đảo chánh hụt 1960.

Thời gian sau đó, nhiều biến cố xảy ra, dồn dập. Lựu đạn nổ tại đài phát thanh Huế. Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu. Nữ sinh viên Quách Thị Trang biểu tình bị cảnh sát bắn chết tại chợ Bùng Binh Sài Gòn. Rồi đảo chánh. Ngày 2/11/1963, nghe tin hai anh em cụ Diệm bị giết, ba tôi chảy nước mắt và trong giờ kinh tối ba bắt cả nhà đọc thêm kinh cầu hồn cho hai cụ. Còn tôi tự nhiên thấy buồn vô hạn, suốt mấy bữa, mặc dù chưa hề lãnh được một tí ơn mưa móc nào từ chế độ. Lúc ấy Lệ Thủy đang ở ngoại quốc với mẹ trong chuyến công du giải độc.

Liền sau đảo chánh, các phản tướng chia nhau tiền thưởng của CIA, nhảy đầm thả giàn, phá bỏ các ấp chiến lược. Báo chí, sách vở (của anh chàng Hoàng Trọng Miên nào đó chẳng hạn), hùa theo các ký giả Mỹ, mở chiến dịch bôi nhọ gia đình họ Ngô, và bà Nhu, Lệ Thủy cũng bị dính miểng. Nào là bà Nhu có một chiếc ghế khích dục, trong dinh Độc lập, nhưng sự thật đó chỉ là chiếc ghế làm răng thường thấy trong phòng nha sĩ. Nào là ông Nhu bất lực. Nào là bà Nhu tư tình với cụ Diệm, với ông tướng này, ông tướng nọ. Nào là Lệ Thủy có nhiều bồ, kể cả một anh người Nhật, Lệ Thủy thất tình, học Văn Khoa, chỉ ghi danh, không đến lớp mà cũng có bằng, v.v…

Tôi đọc và thấy buồn nôn. Vô lý quá, vậy mà dân chúng ít học hoặc quá khích vẫn tin, thế mới kỳ lạ. Thì cũng giống như dân quê miền Bắc mười mấy năm sau, đã ném đá vào sĩ quan cải tạo chúng tôi một cách thật tình, nguyền rủa chúng tôi là “quân mọi rợ giết người, ăn thịt con nít, hiếp dâm phụ nữ.”

Công việc và đời quân ngũ làm tôi quên Ngô Đình Lệ Thủy. Kỷ niệm với JECU những ngày có cô cũng dần phai theo thời gian.

2. Cho đến đầu 1967. Bốn năm sau. Tôi được tăng phái cho Tiểu đoàn 4/44 Bộ Binh trong chiến dịch Bình Định Nông Thôn tại quận Thiện Giáo (Ma Lâm cũ), nổi tiếng nguy hiểm, thuộc tỉnh Phan Thiết. Ngày đi hành quân tìm địch, qua các thôn xóm, đêm đóng quân ven rừng, mắc võng giữa hai thân cây nằm nghe tiếng đại bác ầm ì xa xa, nhìn hỏa châu từng hồi loé sáng trên ngọn Tà Dôm, mà thương cho kiếp lính tráng nay đây mai đó, trực diện cái chết cận kề. Một buổi trưa, tôi đang nói chuyện với ông Đại úy Tiểu đoàn Trưởng, một viên đạn rít ngang nón sắt, cách đầu tôi một đường tơ, xuyên ngay cổ binh nhất H., mang máy truyền tin PRC 25 đứng gần đó, làm anh gục chết tại chỗ. Tên du kích bắn sẻ vụt bỏ chạy, bị lính Tiểu đoàn rượt theo và lãnh trọn một tràng carbine, phơi thây. Một người lính, bà con của H., giận dữ chửi thề và muốn xẻo tai tên này để trả thù, tôi phải khuyên ngăn mãi, mới thôi. Cảnh tượng quá thảm cho bên này, bên kia.

Tôi nghĩ thêm, những người lính chiến miền Nam, hơn ai hết, là những người thực sự yêu chuộng hòa bình, và vì yêu chuộng hoà bình họ phải hy sinh mạng sống đánh đuổi giặc xâm lược từ Miền Bắc. Nếu phải chống đối chiến tranh thì họ mới là những người có quyền lên tiếng trước tiên, chứ không phải những anh làm thơ, làm nhạc ấm ớ ở hậu phương, sợ chết, trốn quân dịch, núp bóng các ông sĩ quan văn phòng cao cấp mê văn nghệ, để mà gào thét ngưng chém giết, nối vòng tay lớn, tay nhỏ. Rồi tại sao lại phản chiến một chiều? Tại sao không ra Bắc kêu gọi HCM, Võ Nguyên Giáp ngưng gây hấn và tấn công miền Nam? Tại sao chỉ to mồm lên án miền Nam là nơi đã cho họ cơm ăn, áo mặc, tự do sáng tác, tự do phản bội? Bao nhiêu câu hỏi cứ lẫn quẫn trong tôi, cho mãi đến hôm nay, khi những dòng nhạc dòng thơ góp phần làm mất nước ấy vẫn còn được yêu chuộng, mê man, và các tác giả được thổi bằng ống đu đủ lên tận mây xanh.

Nói tiếp về Ngô Đình Lệ Thủy. Một ngày cuối tuần và cuối tháng 4, 1967, tôi cùng với vài sĩ quan bạn được phép lên Phan Thiết, cách Thiện Giáo khoảng mười lăm cây số, để nghỉ xả hơi qua đêm, và nhậu bia với gà luộc. Tại quán bánh căng “còn ướt sền sệt”, chúng tôi gọi mỗi người hai tô, mỗi tô hai mươi lăm cái, đổ đầy nước mắm, ăn cho bõ những bữa cơm sấy, đồ hộp ngán đến tận óc. Tôi mua một tờ nhật báo, và giật mình đọc tin Lệ Thủy đã chết trong một tai nạn xe hơi tại Pháp, chính xác tại Longjumeau, vùng Essonne, ngoại ô Paris. Chết tại chỗ. Lúc ấy cô vừa hai mươi hai tuổi. Bài báo kể, ban đêm, cô lái xe nhỏ và bị một camion ngược chiều húc thẳng, đầu xe của cô nát bấy. Sau này, đọc trên tờ Time, số Friday April 21, 1967, thấy cũng đăng đúng tin ấy.

Mặc dầu tình cảm của tôi đối với cô, và ngược lại, chưa bao giờ thắm thiết, gắn bó, đong đầy, đủ để những giọt lệ trào dâng chan chứa, như trong mắt nàng kỹ nữ Tầm Dương làm đẫm vạt áo xanh của người Giang Châu Tư Mã thuở trước, tôi vẫn thấy bàng hoàng, xao xuyến. Tôi bỏ dở bữa nhậu đã từ lâu chờ đợi, ngồi thừ người, nghĩ đến những kỷ niệm thời sinh viên, JECU, những buổi họp, những bài thơ tình lẩm cẩm và lời phê bình nặng ký của cô, một trăm đồng “maman cho”. Đêm về, qua cửa sổ khách sạn, tôi nhìn trời xanh thẳm không gợn mây và nửa mảnh trăng mới mọc vàng úa trên núi Tà Dôm mà nhớ câu thơ của Mạc Đĩnh Chi khóc nàng công chúa Tàu:

Y! Vân tán, tuyết tiêu
Hoa tàn, nguyệt khuyết
(Ôi! Mây tản, tuyết tan
Hoa tàn, trăng khuyết).

3. Hai tháng sau, tôi được lệnh thuyên chuyển đi Qui Nhơn. Tôi đáp chuyến bay Air VN đến Sài Gòn trước, dự trù ở chơi vài hôm, rồi về Nha Trang nghỉ phép một tuần, trước khi ra Qui Nhơn đáo nhậm đơn vị mới. Hành trang là túi ba lô và cây carbine đeo vai, cây Colt bên hông, và bộ quân phục mặc trên người. Trong chuyến bay có một số sĩ quan trẻ từ các đơn vị tác chiến về, cũng trang bị tận răng như tôi, báo hại các cô tiếp viên phải gom hết súng lại, đem cất đi một nơi phía sau phi cơ. Tại phi trường Tân Sơn Nhất, đang đứng chờ taxi, tôi bất ngờ thấy Thái Tuyết Lê cũng từ chuyến Air France xuống. Tôi hỏi dồn:

- Tuyết Lê phải không? Toa về từ Pháp? Không ai đón sao?

- Không, moa không báo trước ngày giờ, muốn dành ngạc nhiên cho gia đình.

Tuyết Lê, người Huế, cựu JECU mặc dầu ngoài Công giáo, là em bà chủ tiệm kem Phi Điệp, chợ Bến Thành-Trần Hưng Đạo, du học Pháp từ năm thứ ba Văn Khoa. Tay bắt mặt mừng, tôi mời Tuyết Lê đi chung chuyến taxi vào thành phố. Trong xe, Tuyết Lê nhìn tôi đăm đăm, tấm tắc khen, “toa trông đen, nhưng có vẻ nam nhi, hùng dũng, khác với hồi còn là thư sinh.” “Dĩ nhiên, tôi vênh mặt đáp, bắt chước nghệ sĩ Hùng Cường, lính mà em!” một cách vô duyên. Cả hai cùng cười vui.

Câu chuyện xoay quanh bạn cũ bên đó, bên này, và tôi được biết Irène Phụng Tiên học ở Grenoble, quê hương của Stendhal, tác giả mà tôi yêu mến từ thời còn học tại Jean-Jacques Rousseau. Rồi cái chết của Ngô Đình Lệ Thủy. Đổi sang tiếng Pháp, để tài xế taxi không nghe hiểu, Tuyết Lê kể:

- Tại Paris, tụi moa có đi viếng xác Lệ Thủy và dự lễ cầu hồn và đưa nó ra nghĩa trang. Đầu Lệ Thủy bị kính trước cắt gần lìa cổ. Khi liệm, được khâu lại và quàng bằng chiếc khăn lụa màu thiên thanh, trông mặt nó đẹp quá, thanh thản như một thiên thần. Bà Nhu từ Rome bay sang, ôm xác con mà khóc ngất, khiến tụi moa cũng khóc theo. Chiếc xe bị nạn là chiếc Peugeot còn mới do Tổng giám mục Ngô Đình Thục mua cho Lệ Thủy. Tài xế xe camion không việc gì cả, bị thẩm vấn qua loa, rồi cho về.

Tôi hỏi:

- Lệ Thủy học trường nào ở Paris?
- Trường Luật.
- Tụi toa có gặp Thủy lần nào trước đó?
- Thỉnh thoảng. Thủy vẫn gentille (dễ thương) như trước kia.
Tôi bỗng thở dài:
- Tội nghiệp nó quá! Đúng là hồng nhan bạc phận!

Xe ngừng trước tiệm kem Phi Điệp. Tuyết Lê giành trả tiền, mời tôi vào chơi, ăn kem. Nhưng tôi thoái thác, “thôi, toa mới về, cần gặp gia đình, để dịp khác”, rồi vác túi ba lô và cây súng lững thững bước đi, gọi xích lô chở về nhà ông bác họ ở đường Nguyễn Trãi.

4. Nếu còn sống, năm nay Lệ Thủy cũng đã 66 tuổi. Quá khứ xa rồi, nhưng khi ngồi viết bài này, tôi vẫn thấy lòng bồi hồi, bởi kỷ niệm. Tôi vẫn nhớ lời cô “la rầy” tôi một lần về những bài thơ tình làm tuyệt vọng. Và hôm nay tôi sửa lại câu thơ ngày đó:
C’est bien toi que je regrette
Ce n’est pas le rêve par toi brisé
(Chính em mà tôi tiếc nuối
Không phải giấc mơ vì em vỡ tan)

Nhưng trong một nghĩa nào, vì mang bệnh kinh niên lãng mạn, tôi nghĩ rằng mỹ nhân Ngô Đình Lệ Thủy mất sớm như vậy cũng hay. Để không bao giờ cho thế gian thấy tóc mình bạc màu.

Portland, 1/11/2011


II. BÀ NGÔ ĐÌNH NHU, 50 NĂM CÔ ĐƠN.

Kim 

Thanhalt

   
Tin từ Ngô Đình Trác báo cho ông bạn tôi, Luật sư Trương Phú Thứ, hay rằng Bà quả phụ Ngô Đình Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, đã về Nước Chúa lúc 2 giờ sáng ngày lễ Phục Sinh, 24/4/2011, hưởng thọ 87 tuổi.

Tôi viết bài này gửi các thân hữu, bạn bè, và những người mà tôi biết chắc vẫn còn ái mộ, quý mến –hoặc ít ra không thù ghét– Bà Ngô Đình Nhu, chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, và Tổng thống Ngô Đình Diệm. Không như những phản tướng 1963, tôi chưa hề gặp mặt Bà Nhu, chưa hề nhận ân sủng nào của Bà hay của chế độ, ngoài một trăm đồng Bà gửi tặng Hội JECU (Thanh Sinh Công Đại Học) năm xưa, được Ngô Đình Lệ Thủy trao cho tôi (xin đọc bài “Ngô Đình Lệ Thủy, hồng nhan mệnh yểu”).

Bà Ngô Đình Nhu là người nổi tiếng thuộc dòng họ Ngô Đình và người liên hệ trực tiếp với chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa duy nhất còn sống sót vừa ra đi. Dù thương hay ghét Bà, ai cũng phải công nhận Bà là một nữ lưu thông minh, có tài có sắc, một cộng sự viên đắc lực, quả cảm của chồng và anh chồng. Qua hai nền Cộng Hòa, chưa có một phụ nữ tầm cỡ public figure (người của quần chúng) Việt Nam nào làm tôi thấy cảm phục và hãnh diện như Bà Ngô Đình Nhu. Cho dù, dĩ nhiên, Bà chưa hoàn hảo, cũng như bất cứ ai trên đời. Trước và sau vụ đảo chánh 1963, Bà là mục tiêu tấn công của những nhà báo và chính khách Việt Nam và ngoại quốc, nhất là Mỹ, chưa nói Cộng sản đội lốt tôn giáo, đối lập, “cách mạng”, đã không ngần ngại vu khống, xuyên tạc, đổ lỗi, thêu dệt đủ điều, kể cả về đời tư của Bà. Đọc tất cả những tài liệu đã được giải mật, và những sách báo cũ, và những sách báo mới trên các Diễn Đàn Hải Ngoại –những diễn đàn của Đui Chột, của Thù Hận, của Ác Độc– tôi thấy bất nhẫn và buồn nôn trước sự hèn hạ, nhỏ nhen của con người, vì dù sao Bà cũng chỉ là một phụ nữ và không giữ một chức vụ chính thức nào trong chính quyền. Bọn họ, kể cả Mỹ và Tây Phương, không mã thượng, anh hùng đủ, than ôi, để đánh Bà bằng một cành hoa hồng, nhưng đã dùng mọi thứ dao búa. Họ dã man, trên phương diện tinh thần, không khác chi một Gia Long đã hành hình, về thể xác, nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái 16 tuổi bằng cách cho voi dày.

Bà là hiện thân và nạn nhân của Bất Hạnh như một trong những nữ nhân vật chính tuyệt đẹp của những vở bi kịch Hy Lạp. Nhưng khác với họ luôn vùng lên, phản kháng, chất vấn Thượng Đế, Bà đã im lặng, chấp nhận mệnh số nghiệt ngã, và âm thầm chịu đựng tất cả những sầu khổ, oan khiên, bất công, suốt một nửa thế kỷ.

Một điểm nữa, sáng ngời, về con người của Bà, mà tôi tin rằng đến cả kẻ thù cũng không thể phủ nhận. Khi chồng bị thảm sát, Bà còn trẻ đẹp lắm –điều mà báo chí Mỹ thiên vị và ác độc cũng phải ca ngợi. Nhưng Bà ở vậy, thờ chồng, nuôi đàn con còn vị thành niên, không có của chìm của nổi, không lầu son gác tía, nhờ tham nhũng hoặc ăn cắp của công. Nếu có bằng chứng Bà phạm vào hai điều cấm kỵ này, chắc chắn báo chí và công luận Mỹ và Việt Nam, vốn thù nghịch, đã không bao giờ để Bà yên. Bà sống khép kín như một nữ tu tại gia. Không xuất hiện trước đám đông. Không cho nhân gian thấy tóc đổi màu, những dấu chân chim in trên đuôi mắt và những tàn phai bởi thời gian, theo gương những mỹ nhân tự thuở xưa. Không tuyên bố này nọ. "Thời của tôi qua rồi", bà thường nói với những người quen biết, như một lời giã biệt thế gian. Không mang tiếng, không bồ bịch, không bước thêm bước nữa. Không vì tiền bán thân cho tỷ phú. Nếu sống vào thời quân chủ, Bà xứng đáng nhận lãnh bằng khen "Tiết Hạnh Khả Phong".

Bấy nhiêu thôi cũng đủ làm tôi yêu mến Bà như một người mẹ (bà kém mẹ tôi một tuồi). Ca ngợi Bà như một nữ chính khách một thời sáng giá, đảm lược, dám nói dám làm, như chồng Bà, trước vòng vây khốn của thù trong giặc ngoài. Kính trọng Bà như một thần tượng. Làm sao tôi không xúc động khi nghe tin Bà đã bước vào một cuộc hành trình cuối cùng, ngày Chúa chết trên cây thập giá và sống lại, để từ nay vĩnh viễn thuộc về của Tuổi, nói theo Edwin Stanton, belongs to the Ages.

Nhà danh họa thuộc phái ấn tượng Auguste Renoir của những tuyệt phẩm chan hòa ánh sáng và màu sắc, những năm cuối đời, bị bệnh thấp khớp hành hạ, không đứng được nữa, phải ngồi vẽ tranh một cách đau đớn với bàn tay co quắp, nhức buốt. Người học trò của ông, danh họa Matisse, thấy vậy, thương ông, đã hỏi: “Tại sao Thầy phải tiếp tục ngồi vẽ một cách khổ sở như thế?” Renoir ngước nhìn khung vẽ, trả lời: “Đau đớn sẽ qua đi. Cái đẹp sẽ còn lại.”

Tôi muốn nhắc lời của Renoir, để nói về Bà, trong một nghĩa nào. Đau đớn tinh thần của Bà Ngô Đình Nhu sẽ qua đi. Cũng như đau đớn thân xác của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Nhưng vẻ đẹp của Bà sẽ tồn tại. Vĩnh viễn.

Tôi biết những kẻ chống và ghét Bà sẽ khó chịu vì bài viết của tôi. Không sao. Đời mà. Tuy nhiên, xin những kẻ ấy xử sự cao thượng một chút, như một con người. Hãy để Bà yên nghỉ, ít nhất trong thời gian này. Chờ sau ba tháng, một năm, mười năm nữa, rồi hãy chìa ra nanh vuốt, cũng chưa muộn.

Tôi muốn báo tin cho các thân hữu của tôi và xin họ đọc một kinh, cầu nguyện cho linh hồn Bà mau về Cõi Vĩnh Hằng, và tìm được Bình An đích thực. Sau năm mươi năm cô đơn.
Kim Thanh
Ngày Chúa sống lại 8/4/2012

III. BẢN SONATE CHO MỘT NGƯỜI TỬ TẾ, LUCIA NGÔ ĐÌNH LỆ QUYÊN.

Kim Thanh

alt
 

Tin dữ được chuyển đến tôi sáng nay từ một anh bạn phương xa làm tôi rụng rời, như mới đây một người quen, không thân lắm, đột ngột ra đi, dù tuổi lớn và bệnh hoạn. Huống chi Ngô Đình Lệ Quyên rời bỏ dương trần lúc 53 tuổi –còn quá trẻ đối với tôi. Trong một phút giây, tôi mong đó không phải là sự thật. Biết đâu ai đó đã đùa dai tung trễ lên mạng ảo một poisson d’Avril, dù tháng tư sắp hết. Đến khi Luật sư Trương Phú Thứ gọi điện thoại kiểm chứng với Ngô Đình Quỳnh và sau đó tôi lên web thế giới và có trong tay bài báo bằng tiếng Ý và một đoạn băng video, thì chút hy vọng mỏng manh thật sự tan vỡ và nỗi đau buồn trong tôi lên tới tột độ.

Bàng hoàng như mất một người thân thuộc. O mon Dieu, mais pourquoi, pourquoi, pourquoi? Tôi thầm hỏi Thượng Đế và cho riêng tôi như một lời thở than, đột nhiên –như năm xưa khi đọc tin chị cô, Lệ Thủy, người bạn trẻ thuộc Nhóm Thanh Sinh Công, đã chết trong một tai nạn xe hơi cũng thảm khốc, cũng bất ngờ không kém– vẳng lên từ đáy tiềm thức trước nỗi tuyệt vọng khôn cùng. Mặc dù tôi chưa hề một lần gặp gỡ Lệ Quyên, chưa hề thấy một bức hình nào của cô trước kia, chưa hề một lần nghe nhắc đến tên cô, ngoại trừ trong bản thảo hồi ký của mẹ cô, bà quả phụ Ngô Đình Nhu. Cô rời Việt Nam năm 1963, lúc mới bốn tuổi, một tháng sau khi cha và bác bị thảm sát bởi những bàn tay tanh tưởi mùi máu và mùi đô la, nên những người thuộc thế hệ già chúng tôi không để ý lắm. Chỉ hai hôm nay thôi, tôi mới được biết Lệ Quyên đã nhiều năm đặc trách giúp đỡ những người di dân khắp thế giới trong cơ quan Caritas của thành phố Roma, nơi cô đã sống gần nửa thế kỷ thầm lặng dấn thân. Và đã chết trong một khoảnh khắc kinh hoàng. Nằm chết cô đơn giữa dòng xe xuôi ngược, giữa dòng đời như thản nhiên đến vô tình. Chết một cách bi thảm, tức tưởi, trong vô vàn thương tiếc muộn màng của biết bao người không có mặt sáng ấy trên đường Pontina, Roma.

Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

Chúa ơi, tại sao, tại sao, tại sao? Tôi tự hỏi. Có lời giải đáp nào cho sự bí ẩn siêu hình phi lý này không? Nếu người bị nạn không phải là con ông bà Ngô Đình Nhu, em của Ngô Đình Lệ Thủy, cháu của một tổng thống và một tổng giám mục, em họ của một hồng y, nếu cô không thuộc dòng tộc quyền quý, cao sang, nổi tiếng vào bậc nhất của lịch sử Việt Nam cận đại, thì câu hỏi này đâu cần thiết nữa. Có người trả lời, bằng cách so sánh dòng họ Ngô Đình với dòng họ Kennedy –cũng chịu nhiều oan trái tương tự. Phần tôi không nghĩ như thế. John F. Kennedy, những đồng lõa Mỹ và tay sai Việt Nam, năm 1963, rõ ràng là thủ phạm trực tiếp hay gián tiếp giết chết ba anh em nhà Ngô, để sau đó ào ạt đổ quân vào Việt Nam, gây ra những xáo trộn, khủng hoảng chính trị, quân sự, và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của cả Miền Nam, mười hai năm sau. Thủ phạm làm sao có thể đồng hóa với nạn nhân? Rồi nữa, làm sao so sánh ba anh em nhà Kennedy với ba anh em họ Ngô Đình về tư cách và đạo đức cá nhân?

Những kẻ căm ghét chế độ Ngô Đình Diệm, trái lại, ưa trích câu “ác giả ác báo” để giải thích tai nạn xảy ra theo quan niệm tôn giáo và bài học luân lý sơ đẳng, đúng hơn theo thuyết karma (nhân quả) quen thuộc. Tôi cũng không nghĩ như thế. Lệ Thủy, Lệ Quyên, hoặc xa hơn John Kennedy Jr., đã làm gì nên tội, mà bị Trời “phạt” về những lỗi của người lớn, nếu có? Nếu thuyết nhân quả đúng, tại sao Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, hay Staline, Mao Trạch Đông, Pol Pot v.v..., những tên đại gian, đại ác nổi tiếng, đã sát hại biết bao sinh linh lại được chết già an lành, trong khi hàng triệu nạn nhân hiền lành, vô tội bị giết oan, chết thảm? Ông trời quả có mắt thật không? Gần nhất, những tên Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân v.v... tay đã nhúng máu của hàng ngàn đồng bào ở Huế dịp Tết Mậu Thân mà vẫn còn sống nhơn nhơn. Tại sao?

Mới đây, lần đầu được thấy những bức ảnh của Lệ Quyên, với đôi mắt sâu đen thăm thẳm, nét mặt cương nghị, phảng phất một nỗi buồn xa vắng, tôi chợt nhớ đến dáng vẻ kiêu hãnh và sắc đẹp bi thảm (tragique) tương tự của một nữ tài tử Hy Lạp đóng vai nhân vật Antigone trong cuốn phim cùng tên. Antigone (442BC), vở bi kịch bất hủ của nhà soạn kịch Hy Lạp lừng danh, Sophocle, kể những thảm họa phủ xuống Oedipe và gia đình bởi mệnh số khắc nghiệt và độc đoán. Nhân vật Antigone, cũng như Electre, Phèdre của kịch tác gia Euripide, và Hermione, Oreste, Pyrrhus... trong các vở bi kịch khác nữa mà Racine, thế kỷ XVII văn học Pháp, đã mô phỏng, đều là những nạn nhân của định mệnh nghiệt ngã dành cho con người vốn yếu đuối, bất lực trước thần linh, những thế lực siêu hình, hoặc đam mê tàn bạo.




Chỉ có cái chết mới hóa giải mọi oan nghiệt. “Evil strikes at it down the generations wave after wave, like seas that batter a headland...” (Bất hạnh dập xuống qua các thế hệ theo từng đợt sóng tiếp nối, như biển vỗ vào bờ đất cao...” (Sophocle, Antigone). Trong một bối cảnh khác, thi hào Nguyễn Du há đã chẳng viết cho những hồng nhan bạc phận: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” hoặc “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”, và về uy quyền tối thượng của Trời, thế lực trên cao:

Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Người Công giáo xem những bất hạnh trên đời là do sự Quan Phòng (Providence) của Thiên Chúa toàn năng, là thử thách dành cho những người công chính, như ông Job trong Kinh Thánh đã phải chịu trăm bề đớn đau, khổ nhục.

Dù được cắt nghĩa thế nào, cái chết đột ngột của Lệ Quyên làm tôi vừa cảm thương vừa kính phục vừa thấy hãnh diện về cô. Cảm thương, như Thúy Kiều ngày nào bên mộ Đạm Tiên không quen, khéo dư nước mắt khóc người đời xưa. Hãnh diện, vì cô được báo chí ngoại quốc nhắc đến trong tư cách người Việt Nam đến Ý tỵ nạn chính trị từ bé, sau đó giữ chức vụ quan trọng trong Hội Caritas Roma, đã yêu thương, giúp đỡ tha nhân và những người cùng khổ, và hết lòng thờ phượng Chúa. Kính phục, vì dù có bằng tiến sĩ Luật, mà bởi nhất quyết không chịu vào quốc tịch Ý, cô không được đi dạy đại học, và cô cũng chẳng cần. Kính phục,




vì tuy lấy chồng người Ý cô vẫn đặt tên con là Ngô Đình Sơn. Một phụ nữ Việt Nam muốn mãi mãi giữ căn cước và bản chất Việt Nam –xin hiểu VNCH. Còn gì cao đẹp hơn? Cũng như mẹ và hai anh, cô chưa một lần trở về thăm cố hương –bây giờ đang nằm trong nanh vuốt của Hận Thù, của Dối Trá, của Bất Công, của Tàn Bạo. Và cũng như mẹ cô, chưa một lần nói một lời, viết một câu hằn học kết án cá nhân những kẻ đã sát hại cha, bác, chú của mình. Cô đã quên và tha thứ tất cả.

Và như thế, tôi nghĩ rằng, trong bao năm sống kín đáo, khiêm nhường, làm việc, lặng lẽ như một bóng mờ –không còn ai nhắc đến– giữa chốn bụi hồng lao xao, biết đâu cô muốn chống lại, hoặc ít ra xoay đổi, định mệnh khắc nghiệt đè nặng lên gia đình, dòng họ, theo cách riêng của cô. Cũng như Antigone, theo cách riêng của nàng, khi đúng trước vua Créon, cãi lại lệnh cấm không được ai chôn xác người anh nổi loạn, Polynice, và qua đó, thách đố mệnh trời cứ đeo đẳng trừng phạt gia đình Oedipe, cha nàng. Bị kết án tử hình, nàng ngẩng cao đầu và kiêu hãnh “xem cái chết như một điều tốt khi con người sống giữa bao nhiêu điều bất hạnh, khổ đau...” Những tưởng Ngô Đình Lệ Quyên từ nay sẽ được giải thoát khỏi lời nguyền của định mệnh.

Ngờ đâu, định mệnh không buông tha. Và một sáng, cô đã gục ngã. Đầu hàng, bất lực. Như một nữ nhân vật đích thực trong những vở bi kịch của một Hy Lạp huyễn mơ mà tôi đọc say mê từ ngày còn đi học...

Tôi ca tụng và tiếc thương cô biết mấy cho vừa. Thôi, cô hãy ngủ giấc bình an ngàn năm, tự do từ đây, hỡi Lệ Quyên, Antigone của lòng tôi.


Kim Thanh

Saturday, September 5, 2015

HỒ VĂN ĐỒNG * TRẦN DẠ TỪ

 
 
Hồi ký: Ở Tù Với Trần Dạ Từ Và Bạn Hữu
Sơ lược về người viết: Hồ Văn Đồng là một nhà báo lớn của miền Nam. Sinh tại đất Quảng, học tại Huế, lập nghiệp tại Saigon, ông từng là tổng thư ký, chủ bút, chủ nhiệm nhiều nhật báo danh tiếng của miền Nam. Năm 1950, ông là người sáng lập văn phòng Việt Tấn Xã tại Hà Nội. Những năm sáu mươi, ông là người sáng lập, tổng thư ký Nghiệp Đoàn Ký Giả Nam Việt, chủ tịch Hội Chủ Báo. Ông cũng là nhà báo duy nhất của Việt Nam có hai năm tu nghiệp báo chí tại đại học Stanford, tham gia sinh hoạt báo chí quốc tế và là Phó Chủ Tịch Liên Đoàn Báo Chí Thế Giới đặc trách khu vực châu Á. Sau tháng Tư 1975, ông hai lần bị Cộng Sản bắt giam, cộng chung 12 năm. Năm 1989, sau khi ra khỏi nhà tù cộng sản, ông vượt biển, định cư tại Virginia từ 1989, tiếp tục viết bình luận cho nhiều báo Việt ngữ tại hải ngoại. Bài viết sau đây của ông được trích từ sách “Quê Hương Bạn Hữu Tù Đầy” do Trung Tâm Độc Lập, Stuttgard, Cộng Hoà Liên Bang Đức ấn hành nhân “Ngày Văn Nghệ Sĩ Việt Nam 1990” được tổ chức tại Stuttgard. Nhà báo Hồ Văn Đồng bệnh nặng từ giữa năm 2005 và từ trần sau đó, hưởng thọ 83 tuổi.
Ngày 3 tháng Tư, 1976, khi công an Cộng sản mở chiến dịch hốt gọn văn nghệ sĩ Saigon, tôi đang ở Phan Rang, ngụp đầu trong một cánh đồng mía.
Là một anh nhà báo về già, từ nhiều năm trước 1975, sau khi đóng cửa báo Quyết Tiến, sang nhượng nốt cơ sở nhà in ở đường Võ Tánh cho anh Đặng Văn Bé –chủ nhiệm báo Thách Đố, tôi thực sự về vườn, hiểu cả theo nghĩa đen: Ra Phan Rang, tự tay tổ chức trồng dăm ba mẫu mía, vật lộn với mấy lò nấu đường, mỗi tháng chỉ về thăm nhà ở Saigon vài ngày.
Khi Cộng sản chiếm Saigon, dù có chung tâm sự với anh em làng văn làng báo cũ, tôi vẫn cười cười, biểu họ: “Moa đâu còn là nhà báo. Moa là nông dân. Lê Nin kêu nông dân là liên minh vững chắc của giai cấp tiên phuông. Mao chủ tịch còn sửa lưng cả Lê Nin, kêu nông dân là thành phần cốt cán. Các toa phởn phơ ở thành phố quen hư thân mất nết, ngán đi kinh tế mới. Moa đã tự giác đi kinh tế mới lao động sản xuất từ khuya rồi. Nông dân trăm phần trăm, còn ngán chó gì nữa.”
Ngày 9 tháng 3, khi tôi xách cái bị lát nông dân từ Phan Rang về Saigon thăm nhà, công an Cộng sản đã rình sẵn từ bao giờ, còng tay cái rụp.
Tại sở công an thành phố, trước là trụ sở Nha Cảnh sát đô thành, đường Trần Hưng Đạo, khi cánh cửa sắt nặng nề của phòng giam mở ra, tôi nghe nhiều tiếng cười. Một giọng nói vui vẻ vang lên: “A, Anh Đồng đen đây rồi. Đi đâu giờ này mới chịu mò tới. Nhờ anh tí, bắt anh em chờ mãi.” Vẫn in hệt lối nói quen thuộc trong làng báo miền Nam, thường dành cho anh em tới trễ trong một buổi họp mặt thân mật. Chỉ khác chút xíu: cuộc họp mặt lần này đông đảo chưa từng thấy, mà lại là họp mặt trong nhà tù Cộng sản.
Phòng giam vuông vắn mỗi bề khoảng 5 thước, lố nhố năm sáu chục hình người, gần như nêm cứng, chen chân muốn không lọt.
“Lại đây nè, cha nội. Xớ rớ chi vậy.”
Giọng nói quen thuộc lại vang lên. Một anh chàng thấp lùn phe phẩy quạt giấy, mặt mũi vêu vao, đang ngoác miệng ra cười, vẫy vẫy về phía tôi. Tôi nhận ra anh bạn phóng viên Anh Quân. Bên cạnh là anh Doãn Quốc Sỹ, anh Đằng Giao, anh Trần Dạ Từ … Phòng giam nêm chặt kiểu cá mòi đóng hộp, dưới mái tôn nóng điên người, tất cả đều cởi trần, mồ hôi nhễ nhại. Tôi chào tất cả và nói:
“Đông đảo phe ta cả, vui quá há.”
Đáp lời tôi, anh Doãn Quốc Sỹ cười hiền lành: 
“Vui thật ông ạ. Còn Khô Vinh đại sư nữa kìa.”
Tôi nhìn theo mắt anh Sỹ hướng về một góc phòng. Trên bệ cao cầu tiêu chung trong góc, tôi nhận ra còn có thêm anh Nguyễn Mạnh Côn. Khô Vinh đại sư là tên một nhân vật tiểu thuyết của Kim Dung. Anh em gán cho anh Côn biệt danh này trúng quá vì anh vốn gầy gò, người nhỏ thó, xương xẩu giống hệt một nhà tu khổ hạnh. Ngồi trần trụi trên cầu tiêu, Khô Vinh đại sư nhìn tôi cười cười, ra dấu chào.
Phòng giam chúng tôi ở, được gọi bằng một tên hoa mỹ là “Tập thể hai.” Tại sở công an, còn có khu A, khu B, tập thể một, phòng giam nữ, và các phòng biệt giam… Thời điểm này, không kể khám Chí Hòa, Đề lao Gia Định, trụ sở các phường quận, nghe nói bin đinh Đại Lợi và nhiều cao ốc, nhà cửa khác trong thành phố, cũng đều đã biến thành trại giam. Số văn nghệ sĩ bị giam ở nhiều nơi, nhưng đông nhất vẫn là Đề lao Gia Định cũ, (nay được gọi bằng một bí số: T20) và ngay tại Sở công an.
Ký giả Nguyễn Tú (Nhật báo Chính Luận), đã bị bắt cùng với văn nghệ sĩ Miền Nam trong chiến dịch tổng truy lùng của chính quyền Cộng sản ngày 3 tháng 4 năm 1976. Ông gây tiếng vang trong làng báo quốc tế qua những bài báo viết về cuộc rút lui của quân đội Miền Nam từ những vùng Cao Nguyên trong những ngày tháng cuối cùng của mùa Xuân 1975. Nguyễn Tú bị giam ở nhiều trại tù lao động trong 13 năm, ông được thả vào năm 1989 và sau đó vượt biên sang Hồng kông, và được bảo lãnh sang Hoa Kỳ năm 1990
Khi công an Cộng sản bắt văn nghệ sĩ, nghe kể, họ bắt luôn vợ chồng Đằng Giao – Chu Vị Thủy và cháu nhỏ mới sinh bẩy ngày. Chị Thủy là con gái nhà báo Chu Tử. Có anh em nói, danh sách bắt bớ này phần chính do Vũ Hạnh đề nghị. Vũ Hạnh thời trước, viết phê bình văn nghệ cho báo Bách Khoa theo lối hiện thực xã hội kiểu Cộng sản, rồi nằm trong tờ Điện Tín của nhóm Lý Quí Chung, chuyên viết những truyện kháng chiến đường rừng. Báo Sống của anh Chu Tử có hồi chỉ trích đích danh Vũ Hạnh là Cộng sản nằm vùng.
Khi tôi bị bắt vô sở công an, chị Chu Vị Thủy đã được cho mang cháu nhỏ về quản thúc tại gia. Trong số văn nghệ sĩ nằm tù Cộng sản, chỉ có chị Nhã Ca là phụ nữ duy nhất. Suốt thời kỳ ở sở công an, chị bị nhốt cát sô. Anh Nguyễn Mạnh Côn cười, bảo tôi: “Con mụ dữ quá.” Tuy cười, anh rất quan tâm việc này.
Một bữa, sau buổi “đi làm về”, có nghĩa là bị gọi đi hỏi cung, khi trở về phòng, anh kể với chúng tôi: “Moa bảo họ là bao nhiêu tai to mặt lớn ở miền Nam này, đâu có người nào cách mạng bắt đi tù cả chồng lẫn vợ như trường hợp Trần Dạ Từ và Nhã Ca. Nhốt bà mẹ của 6 đứa con nhỏ, có đứa còn chập chững tập đi, thì vẻ vang gì. Nói thật, bà ta chỉ là một bà viết văn bình thường, chẳng hiểu biết gì về chính trị. Nếu sách bà ta có chống cộng, ấy là do tôi mà có. Thả bà ta về, rồi muốn tôi làm trâu làm chó gì cũng được”.
Tuy Hồ văn Đồng thuật lại rằng “Nhã Ca là phụ nữ duy nhất nằm tù Cộng Sản,” nhà văn Lý Thụy Ý (chủ biên tờ Văn Nghệ Tiền Phong trước 75) cũng bị bắt đi tù lao động ở rừng Bô La 3 năm. Chóe biến bút mực của Lý Thụy Ý thành thập tự trong bức ký họa
Anh Côn hút thuốc phiện lâu năm, đang bị vật lên vật xuống. Nhiều phen phải cấp cứu. Một buổi tối, công an mở cửa kêu anh “đi làm việc.” Vài phút sau đã thấy anh trở vô. Mọi người hỏi sao lẹ vậy, anh đáp: “Tên X. gọi ra. Hắn đưa cho moa một cục, nói là cách mạng chiếu cố. Moa trả lại hắn, bảo tôi không cần nữa. Chỉ có vậy thôi.” Tôi còn nhớ rõ, có người hỏi “cục gì?” Anh Anh Quân, cũng là dân từng nằm bàn đèn thuốc phiện, nháy mắt: “Cái ông này. Cục vàng chớ gì nữa.” Anh Côn bấm vô đầu ngón tay út: “Bằng chừng này này”. Thấy Anh Quân suýt soa tiếc rẻ, tôi nói với anh Côn: “Sao anh không cầm đại vô, rồi cho Anh Quân nó phê cho coi.”
Người tù được cử làm trưởng phòng, anh Hoàng Phú Lâm, gia đình chủ Đệ Nhất Khách Sạn, cũng là một quân nhân trong văn phòng ông Đại tướng Cao Văn Viên ở Tổng tham mưu. Anh Lâm từng chính mắt thấy ông bà Viên kính nể anh Côn như ông thầy, nên rất trọng anh Côn. Cả phòng, đối với mấy anh em nhà văn, đều rất quí mến.
Từ lúc hết bị thuốc phiện hành, anh Côn tươi tỉnh hơn, trò chuyện vui hơn. Các bạn trẻ trong phòng giam thường ngồi quanh anh, để nghe anh kể những truyện khoa học giả tưởng rất hấp dẫn. Trong tù, có gì đâu để ăn, anh cũng nói ăn ngon miệng hơn hồi ở nhà.
Mấy năm trước, Nguyễn Mạnh Côn trở thành nhà thầu khoán có hạng trong quân đội. Anh Trần Dạ Từ đã thu xếp xong từ lâu, việc anh Phạm Duy nhường lại ngôi nhà cũ (một “dinh cơ” đồ sộ trong ngõ Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận) cho gia đình anh Côn. Năm 1975, cùng với Trần Dạ Từ, “nhà thầu” này bao dàn việc ấn loát binh thư cho Tổng cục quân huấn do tướng Nguyễn Bảo Trị làm Tổng cục trưởng. Riêng dịch vụ này đã lên tới cả trăm triệu bạc, lại còn đang khởi công đại tu bổ Nghĩa trang quân đội ở xa lộ. Khi bắt anh Côn và anh Từ, công an cộng sản dùng cả đoàn xe chở đầy nhóc toàn sách binh thư chiến thuật, dạy đủ món, từ thủy lôi tới tổ chức biệt kích. Công an nghe đâu còn thu cả lô quĩ phiếu mấy chục triệu bạc tiền in binh thư chưa kịp lãnh ở nhà anh Trần Dạ Từ, hèn chi họ chả cho là ghê lắm. Các “đồng chí” làm sao tưởng tượng nổi, ở miền Nam, đây chỉ là việc làm ăn bình thường, người thầu khoán vớ vẩn nào cũng có thể như vậy.
Trong tù, nhiều khi vui chuyện có lần anh Nguyễn Mạnh Côn kể: “Một lần hai anh em vô Tổng tham mưu thăm Trung tướng (Nguyễn Bảo) Trị, khi ra tớ bảo Từ hỏng rồi cậu ạ. Một anh thi sĩ, một anh nhà văn, mở miệng ra toàn là thấy tiền với bạc. Xe vô một chỗ thế này thì anh em lính canh phải đứng đón, mở cửa. Vậy thì còn chó gì là thi sĩ với nhà văn nữa. Cứ điệu này, chắc tiêu tùng luôn.”
Anh nói thêm, một cách nghiêm chỉnh:
“Cái vụ anh em mình ai nấy sạch sẽ vô tù, không chừng là vớ bở to đấy các cậu ạ. Tin lời tới đi. Biết đâu, nhờ đó mà nhà văn nhà thơ tái sinh.”
Anh Doãn Quốc Sỹ kết luận:
“ Mèo lại hoàn mèo.”
Chân dung nhà thơ, nhà giáo dục Nguyễn Sỹ Tế (còn có bút hiệu là “Người Sông Thương”). Ông bị giam tù 12 năm ở trại Gia Trung và Hàm Tân. Họa sĩ Chóe phác họa chân dung ông như một tên tù “thâm niên” sống trong thời Trung Cổ ở Âu Châu
Chúng tôi đều cười, mừng cho sự tỉnh táo lạc quan của bạn, khi bạn đã chia tay được với nàng tiên nâu.
Nhưng cũng ngay thời gian ở sở công an, anh Côn bắt đầu nói về cái chết. Một bữa, anh bàn với tôi:
“Lần này, sống mà về được, hai anh em mình phải xuống Thủ Đức, tìm một khu đất riêng, làm sẵn một “sanh phần” cho bọn mình, ông ạ.”
Sanh phần là ngôi mộ làm sẵn. Thấy chúng tôi bàn hoài chuyện trồng cây, đào huyệt cho mình, anh Trần Dạ Từ gạt đi, kêu là thời của bọn đỏ mà tính chuyện vớ vẩn.
Anh Côn nói với anh Từ:
“Không vớ vẩn đâu, cậu ạ. Đỏ đen gì cũng chỉ là nhất thời. Thời của họ cũng chẳng lâu lắt gì. Các cậu sẽ được nhìn thấy nó phải sụp đổ như thế nào. Ở tuổi của Từ, điều này chắc như đinh đóng cột. Thế hệ các cậu, chính cậu, sẽ phải góp phần làm cho nó đổ, rồi rán mà gánh vác lấy việc thu dọn sau đó. Còn tớ với ông Đồng đen, bọn tớ già rồi, xong phần mình rồi. Bọn tớ nhất định cứ đi tìm đất làm sanh phần như thường.”
Anh Nguyễn Mạnh Côn là tác giả cuốn “ Chống Mác xít,” nhiều năm phụ trách phần bình luận phát thanh bằng tiếng Pháp của đài Saigon. Anh rất giỏi toán học, khoa học, anh viết văn, viết báo hình như bằng thứ chữ nghĩa chính xác của nhà toán học nhiều hơn là chữ nghĩa kiểu nghệ sĩ. Sau hiệp định Paris, anh Côn cho phát hành cuôn sách dầy cộm, mang tên “Hòa Bình, nghĩ gì, làm gì?” Những người từng chỉ huy ngành chiến tranh chính trị, cao đẳng quốc phòng, như các tướng Vĩnh Lộc, Trần Văn Trung, Nguyễn Bảo Trị… đều tâm phục anh.
Có ông bạn dược sĩ già, nói là thông gia với gia đình nhà báo Đỗ Quí Toàn, ở tù cùng phòng, không khoái mấy chuyện xây sanh phần, nhưng nghe anh Côn bảo thời của bọn đỏ chẳng lâu lắt gì, thì như người vừa uống xong thuốc bổ, nhất định bắt cả anh Côn lẫn tôi phải xài tiếng Pháp, phân tích thật kỹ cho ông nghe.
Ông bạn dược sĩ già trong buổi truyện trò năm nào hiện đang ở khu Irvine, Nam California. Vợ chồng Trần Dạ Từ ở Thụy Điển. Tôi vừa vượt biển vô được đất Mỹ. Đằng Giao, Anh Quân còn bên nhà. Anh Doãn Quốc Sỹ đang tiếp tục nằm trong nhà tù. Riêng anh Nguyễn Mạnh Côn không còn nữa. Lời xưa anh nói, chỉ hơi sai một chút: Chúng tôi không còn dịp cùng nhau xuống Thủ Đức, tự trồng cây, đào huyệt, lo lấy sinh phần cho mình.
Đúng hai năm sau ngày anh Trần Dạ Từ ra khỏi nhà tù Cộng sản, cũng đúng một năm sau ngày Văn Bút và chính phủ Thụy Điển đón tiếp gia đình anh ở Stockholm, ngày 9.9.1989, bạn hữu văn giới ở Hoa Kỳ đã họp mặt mừng anh tại một nhà hàng ở Nam Cali.
Cùng với các anh Nguyên Sa, Phạm Duy, Mai Thảo, Tạ Tỵ, Viên Linh, Lê Đình Điểu và nhiều anh em khác, tôi đã có dịp nói về chuyện ở tù cộng sản với Trần Dạ Từ và bạn hữu. Tiếc thay, khi chỉ vừa nhắc tới trái chuối, củ khoai hai anh em có lần bẻ cho nhau trong tù, là tôi đã òa khóc ngay trên diễn đàn, không sao nói được thành tiếng nữa. Sức lực tuổi già tệ hại quá. Bao nhiêu năm trong ngục tù, anh em nhà văn nhà báo bên nhau đâu có ai nhìn thấy nhau khóc. Tất cả chúng tôi, ngay trong ngục tù, vẫn ráng tươi cười với nhau.
Tôi thú thật không hề biết gì về văn thơ. Về thơ Trần Dạ Từ cũng vậy. Chỉ biết anh trong nghề làm báo. Tờ nhật báo cuối cùng của anh Từ, trước khi đóng cửa vì luật báo chí VNCH đòi chủ báo thế chân 20 triệu, in trong nhà in của tôi ở đường Võ Tánh.Vị trí làng báo Saigon dành cho Trần Dạ Từ làm tôi ngạc nhiên, cứ tưởng anh phải là một người lớn tuổi hơn. Khi gặp, tôi mới biết anh sinh năm 1940. Thời đệ nhất Cộng Hòa, cả miền Nam chỉ có 9 nhật báo. Năm 1962, anh Trần Dạ Từ đã là Tổng thư ký nhật báo Dân Việt, một tờ báo gốc Thiên Chúa giáo cánh Bắc. Anh Chu Tử viết truyện dài và mục Ao thả Vịt nổi tiếng, là từ báo này. Sau 1964, bộ biên tập bạn hữu của Từ sẽ còn điều khiển các tờ báo có lúc có số bán vượt mức như Sống, Hòa Bình, Độc Lập.
Tú Kếu (tên thật là Trần Đức Uyển), tác giả của 1001 bài thơ trào phúng trước 1975, cũng là chủ biên của tuần báo Sống. Sau 1975 ông bị án tù 18 năm vì tội âm mưu tuyên truyền chống chính quyền, nhưng nhờ tài sửa TV trong tù, ông được thả ra khỏi tù trước khi bản án mãn hạn (ký họa Chóe) 
Sau khi bị cầm tù thời Phật giáo tranh đấu năm 1963, ra tù, Trần Dạ Từ vẫn tiếp tục làm tờ Dân Việt, nay đã đổi tên thành Việt Báo, do anh Phương Linh làm chủ nhiệm.Tôi còn nhớ đây là lúc thịnh thời nhất của Phật giáo miền Trung. Tờ “Lập Trường” do nhóm các anh Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên, Cao Huy Thuần xuất bản ngoài Huế, làm mưa làm gió, tới mức đòi phải thiên đô ra Huế. Bài quan điểm đòi Thủ đô chính trị phải là Huế thì viết rằng gần mực thì đen. Thủ đô chính trị phải là Huế, gần đèn, mới mong rạng được.
Thời ấy, cánh chính khách theo các thầy ngoài Huế đang lên chân. Chủ báo Lập Trường được mời vô Saigon làm Hội đồng Nhân Sĩ. Chính nghĩa chống độc tài quân phiệt rạng ngời, phần lại lo bị chụp mũ cần lao, chế độ cũ, làng báo Saigon êm re.
Chính lúc đó trên tờ Việt Báo xuất hiện loạt bài ký rõ tên Trần Dạ Từ, minh danh “hỏi thăm” anh em nhóm Lập Trường, từng điểm một rành rọt. Tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, phần quan điểm thời cuộc do anh Nguyễn Mạnh Côn, thường viết với bút hiệu Đằng Vân Hầu, gọi việc anh Từ ký rõ tên cho loạt bài này là sự dại dột đáng kính trọng của người làm báo. Còn nhớ, lãnh tụ sinh viên nổi danh thời 1964 là anh Nguyễn Trọng Nho, tuyên bố tán thành các luận cứ của Trần Dạ Từ. Làng báo Saigon bắt đầu hưởng ứng. Báo Lập Trường im, một thời sau, tự đóng cửa. Cao Huy Thuần lấy học bổng đi sang Pháp học. Sau 1975, báo Cộng Sản ở Hà Nội nói Cao Huy Thuần là nhà nghiên cứu, chuyên về tiểu sử Hồ Chí Minh.
Sống với nhau trong tù, nhất là qua anh Côn lúc đầu, biết thêm về anh Trần Dạ Từ, tôi càng ngạc nhiên hơn. Hóa ra anh Từ còn lạ hơn tôi tưởng. Thấy anh hồi ngoài hai mươi tuổi đã làm tổng thư ký một tờ nhật báo công giáo, lại là người đưa hồi ký của Linh Mục Cao văn Luận lên báo Độc Lập, tôi đinh ninh anh phải là công giáo thì anh lại là một Phật tử. Trong bộ biên tập anh Từ điều khiển và bạn hữu anh, nhiều người là đại khoa bảng. Tôi đinh ninh anh phải là người học hành ghê lắm, hóa ra anh chưa học xong tiểu học. Tiếng Tây, tiếng Mỹ bập bẹ, cùng lắm chỉ đủ để đoán mò ra nội dung bản tin viễn ký hàng ngày, trước khi trao cho người phiên dịch trong tòa báo. Thì ra, người bạn đồng nghiệp trẻ của chúng tôi, vốn xuất thân chỉ là cậu bé bán báo, mười hai tuổi đã sống ngoài lề đường.
Tết năm 1955, trước khi người Pháp rời hẳn Việt Nam, đài Pháp Á ở Saigon tổ chức giải thơ, phần thưởng lớn gấp ba đài Saigon. Người tới đòi lãnh giải nhất là một cậu bé 15 tuổi mặc quần sọoc. Chủ sự chương trình Pháp Á là anh Hoàng Cao Tăng phải họp hội đồng giám khảo lôi cậu bé ra thử tài đủ kiểu, buộc anh Hồ Đình Phương, thư ký hội đồng, phải lập biên bản, ký bảo lãnh, mới chịu phát cho cậu bé mấy ngàn bạc tiền trúng giải. Năm 1956, vẫn cậu bé, lại đoạt giải nhất giải truyện ngắn của tuần báo Nhân Loại, do anh Tam Ích coi ban giám khảo. (Người đoạt giải nhì là anh Lê Vĩnh Hòa, sau này là nhà văn liệt sĩ của Mặt Trận Giải Phóng). Anh Hồ Đình Phương phụ trách trang “Bình Thơ” trên báo Văn Nghệ Tiền Phong dành cả 4, 5 kỳ báo bình thơ cậu bé khác thường này.
Bước vô làng báo chuyên nghiệp, cậu bé làm thơ văn ấy phải làm từ việc thầy cò, viết lấp chỗ trống đủ các mục, từ tin cán chó, tới bài quan điểm, rồi mới thành Trần Dạ Từ.
Hồi còn tù ở Sở công an, anh Nguyễn Mạnh Côn có lần nói với tôi: “Có dịp, ông nhớ bắt tên Từ học thêm, phải cho nó thật giỏi tiếng Pháp.” Anh Côn kể từ lâu đã bắt anh Từ học thuộc bản tuyên ngôn của Đảng cộng sản bằng tiếng Tây. Tôi nghe mà phì cười. Học kiểu ấy thì làm sao mà khá cho nổi.
Hồi hai anh em cùng nằm một chiếu ở trại khổ sai Gia Trung, đến phiên tôi dạy anh Từ học thêm tiếng Pháp. Lại có thêm một chuyện buồn cười. Không khá gì hơn ông thầy Nguyễn Mạnh Côn, anh Từ lại phải tộng cho bằng hết toàn văn Lê Nin bằng tiếng Tây, nhờ hình Lê Nin, mà sách gửi được vô trại tù.
Tụng kỹ Lê Nin quá, có lần anh Từ nói: “Có dịp, anh em mình ph đượcải chú giải lại Lê Nin bằng sự việc ông ạ. Tức cười thật, thì ra trí tuệ phương tây bị chữ nghĩa bắt nạt, chả hiểu gì cả.”
Năm 1977, cũng tại Gia Trung, chị Nhã Ca đi cùng vợ tôi lên thăm, sau đó anh Từ cho tôi biết anh Mai Thảo, sau cả năm bị lùng bắt, đang ở trong nhà anh trên đường Tự Do. Tôi với anh Doãn Quốc Sỹ nhìn nhau, không biết nói sao.
Nhà văn Mai Thảo được Chóe vẽ đang ngồi trên xe xích lô đạp (đây là phương tiện giao thông duy nhất của Mai Thảo ở Sàigòn trước 1975). Sau 2 năm lẩn trốn sự truy nã gắt gao của chính quyền Cộng sản, ông vượt biên thành công và sang Mỹ năm 1978, qua đời ở quận Cam năm 1998
Đầu năm 1978, thân nhân anh Mai Văn Lễ (Khoa trưởng luật khoa Huế, nguyên phó chủ tịch Hội đồng kinh tế quốc gia, rất thân quí anh Từ) lên thăm cho hay chị Nhã và lũ nhỏ bị đuổi khỏi nhà, trục xuất khỏi thành phố.
Suốt cả năm không có tin nhà, chả biết vợ con sống chết ra sao, anh Từ không hề hé răng nói một câu lo lắng, vẫn bình tĩnh tụng Lê Nin toàn tập.
Anh Doãn Quốc Sỹ sau này, trong tù, sẽ thay tôi đọc cả chục bài thơ của Trần Dạ Từ, bằng tiếng Tây.
Nói rằng trong tù không hề khóc, với tôi, cũng sai. Tôi đã có hai lần khóc.
Một lần, khi làm việc trực nhật, xuống bếp trại bưng nồi cơm, thấy mấy hạt cơm rơi phía ngoài nồi, trước mặt đông đủ anh em, tiếc của trời, cho là thường, tôi bốc bỏ vô miệng.
Hôm sau, có người báo là bọn cán bộ bảo đội trưởng phải họp đội, mang tôi ra đấu tố vì tội lượm cơm của đội ăn riêng. Anh Từ bảo riêng tôi: “Nó muốn kiếm chuyện, chọc mình cãi lại cho có cớ bêu xấu rồi nhốt. Chuyện không đáng. Đừng dại húc đầu. Anh đừng thèm cãi tiếng nào. Nhận ngay lỗi, tự mình xin chịu biện pháp kỷ luật nặng nhất. Vậy là hết chuyện để nói qua nói lại.”
Phiên họp đội đấu tố được tổ chức. Tôi nói, bao năm rồi tôi vẫn nhớ nguyên từng chữ, như sau: “Tôi xin nhận hết tội lỗi đã bốc cơm của đội và của nhân dân bỏ vô miệng. Năm nay tôi gần 60 tuổi, một người chừng ấy tuổi mà không ra gì, bốc cả đến mấy hạt cơm rơi bỏ vô lỗ miệng, ngay trước mặt bao anh em khác, thật làm tất cả phải xấu hổ. Tôi xin nhận hết tội lỗi to lớn này. Xin các anh em hãy hăng hái phê bình. Xin cán bộ hãy cho tôi hưởng hình phạt nào nặng nhất, như cúp phần ăn hoặc đi kỷ luật, để giúp tôi tự sửa mình. Xin hết.”
Mọi người nhìn nhau, không thấy ai đấu tố. Sau đó cũng không thấy hình phạt. Chúng tôi cũng chỉ lặng lẽ cười với nhau. Ít lâu sau, khi nghe tin anh Nguyễn Mạnh Côn chết, lại nghe kể trước khi chết miệng anh còn kêu cơm cơm. Tự nhiên, tôi bỗng thấy mình khóc.
Tôi còn khóc một lần nữa, khi chuyển trại.
Được rời khỏi đội khổ sai nặng nề nhất trại, bị gọi là đội trừng giới, với nhiều người, là cái may. Với tôi, thì vậy là phải xa anh Từ và bạn hữu. Trong tù, anh Từ là người lặng lẽ, không bao giờ chịu hái một cây rau cọng cỏ hoặc kiếm thêm củ khoai củ sắn, chính tôi vẫn thường lo cho anh.
Gặp nhau lần cuối bên bờ suối, kiếm được trái chuối củ khoai, tôi dúi vội cho anh.
Khi quay đi, một lần nữa, tôi thấy mình lại khóc.
Xin các bạn họp mặt hôm 9.9.1989 chào mừng Trần Dạ Từ tha lỗi cho tôi, đã vì khóc mà bỏ ngang phần phát biểu.
Hoa Thịnh Đốn, tháng 3.1990 
HỒ VĂN ĐỒN

No comments:

Post a Comment