Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 3 November 2016

VIỆT CỘNG = BIỂN ĐÔNG

Saturday, September 26, 2015


GIA MINH * VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ?

VN cần làm gì để giữ chủ quyền trước những tuyên bố mới của TQ?

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2015-09-25



VN cần làm gì để giữ chủ quyền trước những tuyên bố mới của TQ?

000_Was8963948-622.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại công ty Microsoft ở Redmond, Washingtonđang, Hoa Kỳ hôm 23/9/2015.
AFP PHOTO / POOL / TED S. WARREN


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang công du chính thức Hoa Kỳ. Trong dịp này ông có những phát biểu liên quan hoạt động xây đảo nhân tạo mà Bắc Kinh gấp rút tiến hành gần đây và bị cộng đồng quốc tế lên án. Trước những tuyên bố mới của cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc như thế, phía Việt Nam có những động thái ra sao và cần phải tiếp tục đấu tranh thế nào để giữ vững chủ quyền biển đảo của đất nước.

Những tuyên bố mới

Tờ The Wall Street Journal vào ngày 22 tháng 9 vừa qua cho đăng bài phỏng vấn chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong đó khi đề cập đến vấn đề Biển Đông, người đứng đầu đảng cộng sản và chính phủ Trung Quốc nói rằng nước ông có chủ quyền tại khu vực Biển Đông, theo cách gọi của họ là Nam Hải, kể từ thời cổ đại.
Lập luận này từng được Bắc Kinh sử dụng lâu nay. Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải của hải quân Trung Quốc, phó đô đốc Viên Dự Bách hồi ngày 14 tháng 9 ở London cũng lên tiếng tại một hội nghị về quốc phòng rằng Biển Đông là thuộc Trung Quốc vì trong tên tiếng Anh gọi là South China Sea.
Tuy nhiên theo giới chuyên gia quốc tế thì những lập luận của Trung Quốc không có cơ sở, mà có thể gọi đó chỉ là lối ngụy biện của một nước lớn.
Tư liệu kể cả của Việt Nam cũng như của Pháp, hoặc tư liệu xưa kia của các nhà truyền giáo vào thế kỷ trước cách đây mấy trăm nay họ đều nhìn nhận vùng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thậm chí còn đươc ghi nhận trên bản đồ thế kỷ thứ 16,17… Tôi nghĩ rằng tất cả những điều đó chính xác hơn sự ngụy biện của TQ.
-Nhà văn Nguyễn Viện
Nhà văn Nguyễn Viện từ thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến về những tuyên bố gần đây của giới lãnh đạo Trung Quốc đối với chủ quyền tại Biển Đông:
“Thực ra người Trung Quốc xưa nay họ vẫn lập luận theo cách như là ‘ngụy biện’. Tôi nghĩ Việt Nam về chứng cử chủ quyền ở Biển Đông có đầy đủ tư liệu, rất đầy đủ. Tư liệu kể cả của Việt Nam cũng như của Pháp, hoặc tư liệu xưa kia của các nhà truyền giáo vào thế kỷ trước cách đây mấy trăm nay họ đều nhìn nhận vùng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thậm chí còn đươc ghi nhận trên bản đồ thế kỷ thứ 16,17… Tôi nghĩ rằng tất cả những điều đó chính xác hơn sự ngụy biện của Trung Quốc hiện nay mà theo tôi nghĩ là phát xuất từ tham vọng về đường lưỡi bò.”

Động thái của truyền thông Việt Nam

Vào hai tối 22 và 23 tháng 9 vừa qua, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, HTV, phát chương trình nói đến việc Trung Quốc cho cải tạo, bồi đắp xây dựng những đảo nhân tạo tại Trường Sa.
Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc nói về chương trình đó như sau:

dinh-kim-phuc-305.jpg
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc tại hội thảo biển và hải đảo Việt Nam năm 2009

“Trước lời tuyên bố về chủ quyền một cách trắng trợn, mà cụ thể là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - Tập Cận Bình phát biểu trên báo chí Mỹ vào ngày 22 tháng 9 vừa qua, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trong hai đêm liên tiếp 22 và 23 tháng 9 phát hai bộ phim tài liệu nhằm tố cáo Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp và tôn tạo 7 đảo trên trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo tôi đây là những bộ phim tài liệu rất có giá trị vì đã phỏng vấn và được các học giả nghiên cứu về Biển Đông trên khắp thế giới trả lời, chỉ rõ rat ham vọng lãnh thổ của Trung Quốc từ xưa cho đến nay, đặc biệt trong 20 năm gần đây.
Tôi nghĩ rằng việc HTV phát hai bộ phim tài liệu để giới thiệu cho công chúng thấy được tham vọng của nhà cầm quyền Bắc Kinh, đó là một điều hết sức đáng hoan nghênh, một điều hết sức nhạy bén trước phát biểu của chủ tịch Tập Cận Bình tại Mỹ.”
Nhà văn Nguyễn Viện có đánh giá về chương trình nói về hoạt động tôn tạo, xây dựng đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành tại Biển Đông được HTV trình chiếu vào hai đêm 22 và 23 tháng 9 như sau:
“Tôi thấy HTV đã  làm một hành động mà tôi cho là dũng cảm khi mà lên một chương trình khẳng định về tính bá quyền của Bắc Kinh, gọi đích danh những kẻ mang tham vọng đó. Tôi nghĩ đây là cách thể hiện gần như mạnh bạo hơn cách mà họ đã làm trước đây. Thái độ dứt khoát hơn, mãnh liệt hơn.”

Chứng cứ và lập trường của Việt Nam

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ, cho rằng lập trường của Việt Nam về Biển Đông từ trước đến nay không có gì thay đổi cả. Theo ông tùy thực tế tình hình mà Hà Nội có những bước đi linh hoạt khác nhau. Ông phát biểu:
“Lập trường của chúng tôi, của người Việt Nam từ trước đến nay không có gì thay đổi, luôn khẳng định rằng nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền tại hai quần đảo này từ thế kỷ thứ 17 khi còn là đất vô chủ. Chúng tôi quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó, mặc dù trong thực tế hiện nay Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và dùng vũ lực đánh chiếm một số điểm trên quần đảo Trường Sa. Hiện nay họ đang bồi lấp, cải tạo thành căn cứ quân sự.
Việc Trung Quốc vẫn có lập trường cứng rắn thì người Việt Nam hiểu rất rõ, chứ không phải chúng tôi bị bất ngờ hay có gì khác cả. Việt Nam sẽ cùng các nước trong khu vực và quốc tế phải tìm mọi cách để đấu tranh, ngăn chặn tất cả những bước đi nguy hiểm của họ.
-Tiến sĩ Trần Công Trục
Chúng tôi luôn có những tuyên bố về mặt nguyên tắc chúng tôi phản đối những hành động đó.
Đương nhiên (như các bạn thấy) cũng tùy theo tình hình mà chúng tôi nghĩ rằng để có thể thu hút, lôi kéo tất cả các bên và Trung Quốc ngồi lại để bàn bạc, giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp, xây dựng COC- qui tắc ứng xử làm thế nào kiềm chế, khống chế cho được những mầm mống những tranh chấp có thể xảy ra làm nguy hại đến hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới. Chúng tôi phải có những bước đi rất mềm mỏng, luôn kiên nhẫn, cố gắng hết sức mình để tranh thủ sự giải quyết hòa bình các tranh chấp đó. Chứ không phải chúng tôi có thay đổi thái độ. Lần này, việc Trung Quốc vẫn có lập trường cứng rắn thì người Việt Nam hiểu rất rõ, chứ không phải chúng tôi bị bất ngờ hay có gì khác cả. Việt Nam sẽ cùng các nước trong khu vực và quốc tế phải tìm mọi cách để đấu tranh, ngăn chặn tất cả những bước đi nguy hiểm của họ.”
Trong khi đó thì nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nêu ra một số việc mà chính quyền Hà Nội cần phải làm trong tình thế hiện nay:
“ Nếu như từ trước đến nay vấn đề tranh chấp lãnh thổ, thì việc khẳng định chủ quyền từ ngàn xưa đối với hai quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa chỉ là phát biểu của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, của các tướng lĩnh Trung Quốc hoặc cấp chính phủ; ta thấy đây là lần đầu tiên người giữ chức vụ cao nhất của đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc đã chính thức phát biểu như thế. Tôi thấy rằng đối với lãnh đạo Việt Nam: tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng phải đáp lại để lật ra tất cả những chứng cứ mà Việt Nam đã từng tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam để phản bác lại những lời phát biểu vu vơ, vô căn cứ làm cho thế giới không hiểu rõ bản chất của việc tranh chấp hiện nay trên Biển Đông.
Vấn đề thứ hai nữa theo tôi thấy Tập Cận Bình đã phát biểu công khai trên báo chí Mỹ về cái gọi là Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc, thì đây là dịp may để cho các vị lãnh đạo của Việt Nam thách thức Trung Quốc ra tòa án quốc tế để phân xử chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc ai. Tôi thấy đây là một cơ hội ‘ngàn năm có một’ mà các nhà lãnh đạo Việt Nam phải tận dụng cơ hội này để đấu trí với Trung Quốc.
Tôi cho rằng hiện nay trong tất cả các giải pháp thì giải pháp dùng đến pháp lý quốc tế, đó là giải pháp ưu tiên nhất mà Việt Nam phải tiến hành.”
Khi Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào hoạt động trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều người cũng cho rằng đó là cơ hội tốt để Hà Nội tỏ rõ thái độ với Bắc Kinh và đưa vụ việc ra tòa án quốc tế để phân xử. Tuy nhiên đến nay biện pháp đó vẫn chưa được tiến hành như mong mỏi của nhiều người.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-becomes-bolder-pointing-out-cn-aggressive-activities-e-s-gm-09252015081847.html

HỒNG QUÂN * GIA ĐÌNH TRỊ



Từ hạt giống đỏ đến gia đình trị?

20 Tha 2011 09:10 GMT
Ông Nguyễn Thanh Nghị, bên trái, con trai của Thủ tướng Nguyế̃n Tấn Dũng

Chỉ còn vài ngày nữa (3/2), Đảng Cộng Sản cầm quyền ở Việt Nam, với hơn 3,6 triệu đảng viên sẽ kỷ niệm 81 năm thành lập.
Cái lạnh giá chết trâu chết bò từ Phương Bắc tràn về không làm cho câu chuyện về Đại Hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng CSVN bớt nóng.
Từ Đại Hội tới Đại Hội, thành công lại tiếp tục thành công. Những cụm từ mà khi chưa tổ chức người ta đã sử dụng và biết chắc chắn rằng nó sẽ được nói ra khi Đại Hội kết thúc.
Trong cuộc họp báo đầu tiên ngay sau khi kết thúc Đại Hội (ngày 19/1), tân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, nói với các phóng viên trong nước và quốc tế rằng Đại Hội đã thành công rực rỡ. Có một vài trục trặc nhỏ nhưng không đáng kể.
Ông Trọng không nhắc đến cụ thể sự trục trặc đó là cái gì nhưng có thể hiểu một trong số đó là danh sách đề cử mà Trung Ương Đảng CSVN khóa X trình Đại Hội đã có 7 trường hợp không được bầu.

Trong đó đáng chú ý nhất là trường hợp của Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm cùng với một số vị bộ trưởng khác.

Bí mật thông tin

Người dân không được biết các thông tin và câu chuyện nội bộ của Đại Hội. Các nhà báo theo dõi cũng vô cùng ít thông tin về các cuộc họp bên trong.
Vì thế thông tin ông Trọng đưa ra về việc danh sách Trung Ương trình đã bị Đại Hội thay đổi làm cho người nghe cảm thấy vui vui và có những ý nghĩ lạc quan về không khí dân chủ của Đại Hội.
Nhiều người còn nghĩ đến một tương lai dân chủ hơn ngoài xã hội. Nhiều đại biểu có học thức, có chính kiến riêng và việc họ làm không phải hoàn toàn theo ý kiến chỉ đạo trước.
Tuy nhiên, chuyện những người không trúng cử rồi sẽ qua đi. Nhiều vị sẽ nghỉ hưu và sẽ không còn ảnh hưởng gì đến nền chính trị Việt Nam trong tương lai.
Nhưng điều sẽ còn lại và quyết định việc đưa con thuyền Việt Nam đến bến bờ nào là danh sách của những người tái cử và những người trúng cử.
Đại Hội đã bầu được 200 người vào Ban Chấp Hành Trung Ương.
200 con người được gọi là hiền tài của đất nước ấy là những ai? Già trẻ ra sao? Họ đến từ những nơi nào? Đại diện cho thành phần xã hội nào?
Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thì đại diện của họ trong Trung Ương là những ai? Có bao nhiêu người xuất thân từ lao động?...
Và nhiều câu hỏi nữa mà người dân Việt Nam với dân số gần 90 triệu người rất muốn biết nhưng sẽ chẳng bao giờ có cơ hội để biết.

Câu hỏi không có trả lời

Ngay như Bộ Trưởng Xây Dựng Nguyễn Hồng Quân cũng không hề biết được người vừa trúng cử ủy viên dự khuyết ngồi cạnh mình, ông Trần Sỹ Thanh, Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Đắk Lắk là ai thì nói gì đến các đại biểu khác hay dân thường ngoài xã hội?
Ông Trần Sỹ Thanh, sinh năm 1972, là Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Đắk Lắk.
Trước khi được bầu giữ chức Phó Bí Thư cuối năm 2010 vừa rồi, ông làm Phó Tổng Giám Đốc Kho Bạc Nhà Nước Việt Nam và luân chuyển vào giữ chức Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đắk Lắk, một địa bàn kinh tế chính trị giàu có quan trọng ở Tây Nguyên.
Ông là cháu ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ Tướng Chính Phủ, người vừa tái cử thêm một nhiệm kỳ nữa và nghe đồn sẽ thay thế ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ Tịch Quốc Hội vào tháng 7 tới.

Trường hợp ông Trần Sỹ Thanh có thể ít người biết đến nhưng ba trường hợp nổi bật khác cũng trúng vào Trung ương lần này, hay ba ‘hoàng tử đỏ” khác, thì khá là nổi tiếng.
Đó là ông Nông Quốc Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, con trai Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá IX và X Nông Đức Mạnh.
Trường hợp thứ hai là ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Kiến Trúc Thành Phố Hồ Chí Minh, con trai đương kim Ủy Viên Bộ Chính Trị, Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Trường hợp thứ ba là ông Nguyễn Xuân Anh, Bí Thư Quận Ủy Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, con trai Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kiểm tra Trung Ương khoá 10 Nguyễn Văn Chi.

Không thể phủ nhận là trong số các ủy viên trung ương lần này cũng có nhiều người là con cái cán bộ lão thành -- những người được coi như khai quốc công thần, hy sinh cả cuộc đời mình cho cách mạng Việt Nam; nhưng dường như sự thành đạt của họ trên chính trường khó có thể nhận thấy sự can thiệp dìu dắt của cha họ.
Thậm chí nhiều người yêu mến còn cho rằng họ phải rất vất vả để vượt qua cái bóng của cha mình như Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, con trai cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Tướng Thanh đã hy sinh vài chục năm nay, khi ông Vịnh còn là trẻ con.
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh là con trai cố Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch nhưng nhiều người thậm chí còn không biết họ là cha con.
Đứng sau Phạm Bình Minh trong danh sách trung ương có Trần Bình Minh, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền Hình Việt Nam.

Ông Minh nổi tiếng là một nhà báo tài năng, hoạt ngôn và rất thông minh chứ ít được biết đến như con trai nguyên Tổng Giám Đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Trần Lâm, người đã treo cờ tổ quốc ở Nhà Hát Lớn Hà Nội trong ngày 19/8/1945.
Hay một trường hợp khác là bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Y Tế.
Bà Tiến bắt đầu nổi tiếng khi được nhắc đến là Viện Trưởng Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh khi dịch cúm gia cầm xảy ra ở Việt Nam cách đây vài năm chứ ít được biết đến với tư cách cháu ngoại cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập.

Chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa gia đình trị?

Còn bao nhiêu ‘hạt giống đỏ’ trong Trung Ương lần này? Bao nhiêu người là con cán bố lão thành, những người sẽ tiếp nối sự nghiệp cách mạng của cha ông mình ở Việt Nam?
Và bao nhiêu người là con cán bộ đương chức?
Nếu như trường hợp của ông Vịnh, bà Tiến và hai ông Minh không có gì để bàn luận nhiều thì trường hợp của ông Tuấn, ông Nghị và ông Xuân Anh đã được dân chúng râm ran bàn luận trước khi đại hội diễn ra.
Trước đó vài tháng ở Bắc Hàn, con trai út của nhà lãnh đạo Kim Yong-il là Kim Jong-un, 27 tuổi, được phong hàm đại tướng, mở đường cho một sự nối ngôi của gia đình độc tài họ Kim này.
Liệu có sự liên tưởng nào giữa hai đất nước có cùng hệ tư tưởng cộng sản Marxism - Leninism này không?
Ông Nông Quốc Tuấn thuộc thế hệ 6X.
Về tuổi tác ông không hẳn là trẻ nhưng chưa chứng minh được bản thân trong khi bị chỉ trích là bất tài, năng lực thuộc loại yếu.
Ông không có học hành đến nơi đến chốn mà bắt đầu bằng việc đi xuất khẩu lao động ở Đức.
Sau khi cha của ông chuyển công tác từ tỉnh miền núi Bắc Thái về Hà Nội và thăng tiến nhanh ở thủ đô, ông Tuấn gia nhập cơ quan Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, nơi cung cấp cán bộ cho Đảng.
Ông nhanh chóng được đề bạt đến chức bí thư trung ương Đoàn, một cấp hàm tương đương thứ trưởng.
Sau một hồi luân chuyển lòng vòng, nay ông là người đứng đầu một tỉnh phía bắc và có tên trong Trung Ương Ủy Viên.
Khác với ông Tuấn, hai ông Xuân Anh và ông Nghị thuộc thế hệ 7X. Họ còn rất trẻ và được học hành tử tế.
Họ được chuẩn bị để tiếp tục có vị trí cao hơn trong Đảng Cộng Sản vào nhiệm kỳ tới.

Điều này đã được nhiều doanh nhân ở Sài Gòn nhận định rằng, về mặt hình thức, Việt Nam vẫn tuyên bố đi theo chủ nghĩa cộng sản để tiến tới chủ nghĩa xã hội, một xã hội công hữu về tư liệu sản xuất.
Nhưng thực tế thì một số nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đang hành động theo cách ngược lại, là tư hữu hoá mọi thứ có thể cho gia đình mình.
Họ sẽ đưa đất nước theo hướng được điều hành bởi một nhóm gia đình quyền lực về kinh tế và chính trị, trong đó việc đưa con trai mình vào trung ương lần này càng khẳng đình rõ quan điểm cho rằng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đưa đất nước theo hướng đó và gia đình ông là một trong những gia đình điều hành đất nước Đông Nam Á này.
Nếu như ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, Phó Chủ Tịch Trung Quốc cho rằng đất nước nên được điều hành bởi con cái của những nhà cách mạng tiền bối thì ở Việt Nam, quan điểm này đang bắt đầu có cơ sở.
Trước khi đại hội 11 diễn ra, Tổng Biên Tập Báo Nhân Dân Đinh Thế Huynh cho rằng chỉ Đảng Cộng Sản là người lãnh đạo thành công nhiều cuộc chiến tranh cho nên chỉ có Đảng Cộng Sản mới có quyền lãnh đạo đất nước.
Nhưng việc con cái các nhà lãnh đạo được chuẩn bị để tiến tới điều hành đất nước sẽ đưa đất nước này đi về đâu?
Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả, hiện sống ở Hà Nội.
Quý vị bấm vào đây để đóng góp ý kiến.

CON ÔNG CHÁU CHA


'Con ông cháu cha' - các góc nhìn

  • 23 tháng 9 2015
Image copyright AFP
Image caption Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị Đại hội toàn quốc dự kiến nhóm vào đầu năm 2016.

Để quan hệ gia đình trở thành tác nhân trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự ở các cấp là một hiện tượng 'đáng buồn' và đồng thời là 'buồn cười', trong lúc xã hội có thể cảm thấy bất lực 'bó tay', theo ý kiến của nhà phân tích chính trị - xã hội Việt Nam.
Nhân việc mới đây xuất hiện một số vụ tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo ở một số tỉnh, thành trực thuộc trung ương, kể cả ở một số địa phương, được dư luận cho là các nhân sự 'con ông, cháu cha' ngay trước thềm đại hội Đảng CSVN lần thứ 12, TS Hà Hoàng Hợp, từ Singapore, bình luận:
"Đúng là con thưa cha, cháu thưa ông nơi cửa quan nó buồn cười thật," nghiên cứu viên cao cấp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), nói.
Và Tiến sỹ Hợp nêu quan điểm về một số tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm lãnh đạo các cấp, mà theo ông Việt Nam lẽ ra nên áp dụng.
Ông nói: "Nguyên tắc chọn người để làm lãnh đạo hay cấp nào cũng thế, phải đảm bảo những nguyên tắc căn bản.
"Một là năng lực, hai là đạo đức, ba là kinh nghiệm, bốn rồi mới đến tuổi tác.
"Có một nguyên tắc quan trọng nhất là quá trình để tuyển chọn hoặc bổ nhiệm phải được xảy ra một cách công khai, minh bạch, rõ ràng, công bằng.
"Không thấy việc đó một cách thường xuyên ở Việt Nam, đấy là điều đáng buồn. Nếu để xảy ra việc con thưa bố, cháu thưa ông, thì chuyện ấy sẽ thành rất buồn cười."
Nhận định được đưa ra hôm 23/9/2015, khi có tin ông Lê Phước Hoài Bảo, 30 tuổi, vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Quảng Nam.
Ông Bảo, sinh năm 1985, là con trai cả của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh. Ông được cho là giám đốc sở Kế hoạch - Đầu tư trẻ nhất Việt Nam.

'Không minh bạch'

Cũng hôm thứ Tư, từ Hà Nội, một nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, đưa ra bình luận với BBC về hiện tượng này.
"Việc bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo trong bộ máy chính quyền thì rõ ràng là chúng ta (Việt Nam) đã có luật, cũng phải tổ chức thi tuyển v.v....
"Và nó có những quy trình rất rõ ràng...," PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện này nói.
"Cá nhân tôi nhận thấy rằng bộ máy nhà nước sẽ mạnh nếu với những con người lãnh đạo của các cấp khác nhau trong bộ máy hành chính mà đều được thi tuyển,
"Thì việc chúng ta sẽ lựa chọn được những người có phẩm chất, có năng lực, có ý tưởng, để mà phục vụ cho tốt và qua đó, bộ máy công quyền mạnh lên.
"Đó là câu chuyện xảy ra cách đây vài tháng.
"Thế nhưng mà đến gần đây thì rất tiếc thông tin đại chúng lại cho thấy rằng là có văn bản yêu cầu dừng việc thi tuyển.
"Như vậy là vào các vị trí lãnh đạo là không thi tuyển nữa, mà theo cất nhắc bổ nhiệm ở bên trong.
"Mà quá trình này rõ ràng là nhân dân không được biết và cũng không có tiêu chí gì cụ thể cả, thì đánh giá việc đưa người này vào vị trí kia lãnh đạo... nó hoàn toàn không minh bạch."

Xã hội bó tay?

Được hỏi Việt Nam có thể làm được gì và xã hội có thể phản ứng ra sao trước khuynh hướng 'thi tuyển' bị dừng lại, trong khi 'bổ nhiệm kín' có dấu hiệu 'quan hệ thân tộc, gia đình', mà trong dư luận lâu nay gọi là 'con ông cháu cha' hoặc mới đây gọi là 'con thưa cha, cháu thưa ông' này gia tăng, nhà nghiên cứu nói:
"Câu chuyện này là câu chuyện hệ thống rồi, ở đây chúng tôi nghĩ rằng khó mà bàn... Tôi nghĩ là xã hội bó tay, anh nào vào vị trí nào là phải chịu sự quyết định về nhân sự của đảng. Cái đó là khẳng định thực tiễn ở xã hội, hệ thống chính trị Việt Nam là như vậy," ông Hoàng Ngọc Giao nói với BBC.
Dư luận trong ngoài nước thời gian qua từng quan tâm một số trường hợp con của lãnh đạo cao cấp được bổ nhiệm.
Mới đây, ông Lê Trương Hải Hiếu vào chức vụ Chủ tịch Quận 12, kiêm Phó Bí thư quận thuộc TP. HCM.
Năm nay ông Hiếu 34 tuổi. Ông là lãnh đạo quận huyện trẻ nhất của TP. HCM tại thời điểm hiện nay. Cha ông, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là Bí thư Thành ủy TP. HCM từ 2006 tới nay.
Hồi tháng 3/2014, ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai đầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã được Bộ Chính trị luân chuyển về tỉnh Kiên Giang làm Phó bí thư Tỉnh ủy.

 
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/09/150925_erba-cycles-raises-grass-fed-steers_vert_aut

KEN WYSOCKY * XE ĐẠP TRE

Tre Việt Nam trong chiếc xe đạp Mỹ

  • 25 tháng 9 2015

Image copyright z
Image caption Xe đạp Erba sử dụng chất liệu tre nhập từ Georgia, Florida và Việt Nam

Tên họ của Randall Levere có âm hưởng gần giống với “Revere"- một âm ăn theo chữ Revolution - cách mạng Mỹ vốn bắt nguồn từ quê nhà của ông ở Boston, bang Massachusetts. Và hôm nay, tại Boston, dường như lại có một cuộc cách mạng mới.
Randall Levere là một thợ thủ công lành nghề có tính cách độc lập, mạnh mẽ.
Trong một thế giới bị ám ảnh với các sản phẩm giá rẻ sản xuất đại trà, Levere – vốn đam mê xe đạp từ lâu và là người sáng lập Erba Cycles – lại làm thủ công các mẫu xe đạp rất sành điệu, thân thiện với môi trường.
Ông là một trong một số ít những người ở Mỹ, châu Âu và châu Á chuộng vật liệu tre và đang tiên phong đem đến những thay đổi lớn lao cho ngành sản xuất xe đạp.
"Tôi nhìn vào một thương hiệu như Tesla và muốn nghĩ về công việc của mình theo cách đó," Levere, từng tốt nghiệp ngành kỹ sư kết cấu tại Đại học Bách khoa Worcester, bang Massachusetts, nói.
"Tesla sản xuất ra những chiếc ô tô điện đẹp đẽ, thân thiện với môi trường và đem lại cảm giác rất thoải mái cho người dùng. Tôi muốn tạo ra phiên bản cực nhỏ của loại xe hơi đó."

Image copyright Erba Cycles
Giới sản xuất xe đạp tre hiện khá hạn hẹp.
Craig Calfee, chủ công ty Calfee Design đóng tại California đồng thời là người tiên phong trong việc làm khung xe bằng sợi carbon siêu nhẹ, đang sản xuất xe đạp tre. Ông cũng hướng dẫn người dân Ghana cách làm, đồng thời lập một công ty để bán các sản phẩm, xe đạp tre Bamboosero.
Panda Bicycles và Boo Bikes ở Fort Collins, Colorado; Stalk Bicycles tại Oakland, California; và WebbWorks ở Greenville, South Carolina là những cơ sở sản xuất xe đạp tre hiếm hoi đặt tại Mỹ.
Tại các nơi khác trên thế giới, giới sản xuất xe đạp tre gồm có Bambolution ở Hà Lan, Bamboocycles ở Mexico, Bambike Company ở Philippines và Bamboobee ở Singapore.
Cho dù số lượng các nhà sản xuất vẫn rất ít trong một thị trường xe đạp rộng lớn, Levere, người ra mắt mẫu xe đầu tiên vào năm 2010, thấy rằng người tiêu dùng ngày đang nhận thức rõ ràng hơn về loại sản phẩm này.

Image copyright Erba Cycles
"Số lượng truy cập vào trang web của chúng tôi đang tăng từ từ trong ba năm qua và tôi có thể nói rằng giờ đây người dùng đã sử dụng từ khoá 'tre' hoặc 'xe đạp tre' khi tìm kiếm,” ông nói.
“Ba, bốn năm trước đây, thậm chí họ còn chẳng biết tới việc tìm kiếm xe đạp tre.”
Thật là một cuộc lấn sân tuyệt vời! Một sự kết hợp đầy quyến rũ giữa sức mạnh, độ bền và vẻ đẹp. Tre vốn rất nhẹ, nhưng có độ đàn hồi bền hơn thép, đồng thời giảm xóc và chống rung tốt hơn.
"Tôi dùng loại tre ba tuổi, do vậy nó khá dày," Levere nói. Ông thường nhập tre từ Georgia, Florida và Việt Nam.

Image copyright Erba Cycles
"Ở châu Á, người ta làm giàn giáo bằng tre và nó có thể cao tới 60 tầng. Trong các lần thử nghiệm sản phẩm, tôi chưa từng thấy tre bị gẫy bao giờ."
Tre là loại cây trồng mọc nhanh nhất thế giới, với một số loài cao thêm tới khoảng 90cm trong vòng 24 giờ. Cho nên tre là thứ cho nguồn cung cấp gần như vô tận. Tre lại tự mọc sau khi được thu hoạch mà chẳng cần phải mất công trồng lại.
Đối với các nhà chế tạo xe đạp, điều này rất có lợi bởi để làm một cái khung xe đạp người ta chỉ cần một vài thân cây tre là đủ.
"Tôi dùng sợi gai dầu hoặc sợi lanh để làm các khớp nối," Levere giải thích.
"Đầu tiên là dùng nhựa epoxy làm ẩm tre và bọc ra ngoài theo một cách đặc biệt; Tôi phải mất tới hơn một năm để hoàn thiện cách bọc này. Nhựa epoxy được làm từ phụ phẩm bột giấy và giấy, vì vậy khung xe có thể coi là ‘xanh’ gần như tuyệt đối."

Image copyright Erba Cycles
Levere không ảo tưởng gì về tác động của sản phẩm trong vấn đề môi trường. “Nó sẽ chẳng thể bảo vệ được hành tinh,” ông thừa nhận, “nhưng là một bước đi nhẹ nhàng theo hướng đó – cộng với việc đó là một chiếc xe đạp tốt.”
Chiếc xe Erba cũng nhắm đến sự cân bằng cũ-mới: một chút hoài cổ nhưng nhưng khoẻ khoắn, trông hợp lý nhưng cũng rất sành điệu. Nó hướng tới dân thành thị hơn là những đội đạp xe cuối tuần đầy hăm hở - nhóm người yêu thích và sẵn sàng trả tiền cho sự khác biệt.
Dòng xe có mức giá khiêm tốn nhất – kiểu xe đi trong thành phố, cũng là loại bán chạy nhất của Erba – có giá khởi điểm là 3.000 đô la tại Mỹ. Tuy nhiên, như triết gia Thomas Paine từng nói, thì tiền nào của ấy.
"Xe này không phải là hàng dành cho số đông," Levere thừa nhận. "Như so chuyện mua một cái thuyền gỗ với thuyền sợi thuỷ tinh vậy, ta phải nhìn vào giá trị và những nét đặc biệt, nổi trội của nó.”
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Autos.
 http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/09/150925_erba-cycles-raises-grass-fed-steers_vert_aut

TS. LÊ ĐƯC TÙNG * GIÁO SƯ ĐẠI HỌC

Ai nên được phong giáo sư đại học?

  • 23 tháng 9 2015

Image copyright
Image caption Hoàng tử William và các giáo sư Đại học Cambridge, Anh Quốc

Đọc qua rất nhiều báo trên mạng tôi thấy cái quan niệm Giáo sư ở nhà mình vẫn còn cứng nhắc quá: Giáo sư là phải thế này, phải thế nọ, phải qua hội đồng thẩm định chất lượng, phải có bao nhiêu bài báo khoa học, phải học thuật, phải, phải…
Cũng biết rằng cái gì ở Việt Nam thì phải phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, nhưng thật sự mà nói tôi cũng cảm thấy thật là rắc rối.
Tôi đã ở rất nhiều nước với các hệ thống khác nhau: chẳng hạn Hà Lan, một lab chỉ có một số ông bà giáo sư cố định, nếu đủ rồi, thì có giỏi mấy vẫn phải xếp hàng chờ một ông đi nơi khác hoặc về hưu mới lên giáo sư được.
Ở Anh và Mỹ tương đối giống nhau, không có giới hạn, trường tự bổ nhiệm, tất nhiên cũng có công thức (dựa vào esteem factor, grant income, publications, invited talks….) nhưng thực ra mà nói rất nhiều trường hợp là flexible mục đích cuối cùng chỉ là trả lời câu hỏi:
"Bổ nhiệm một người X là giáo sư thì có lợi cho trường hay không?"
Nếu câu trả lời là “có” thì thực ra mà nói chả cần mấy cái công thức, họ vẫn bổ nhiệm.
Ví dụ bổ nhiệm cho ông hiệu trưởng là một nhà quản lý, doanh nhân, nếu ông ta thấy cần có cái danh giáo sư ấy và cái danh giáo sư ấy có lợi cho trường.
Có nhiều tranh luận về sự khác nhau về khái niệm hay nội hàm, theo mình đấy hoàn toàn là một sự tranh luận logic thuần tuý về mặt toán học.

Đưa đại học đi lên


Image copyright
Image caption Giáo dục đại học tại Việt Nam là chủ đề dư luận rất quan tâm
Khái niêm có thể khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng thì học hàm giáo sư hay chức danh giáo sư dù là bổ nhiệm, đề bạt hay gì gì đi nữa thì cuối cùng cũng chỉ là chung một mục đích: Giáo sư là đầu tàu trong khoa học để đưa đại học và viện nghiên cứu đi lên.
Đại học ở Liên hiệp Vương quốc Anh (United Kingdom) là một đơn vị hành chính độc lập tự quyết định thu chi và mọi việc liên quan đến mình, trong đó có bổ nhiệm giáo sư.
Không phải ngẫu nhiên mà UK là nước có GDP ngang với Pháp và kém xa Nhật, Đức, Mỹ, nhưng về mặt giáo dục trong 10 trường đại học đứng đầu thế giới (theo QS), UK chiếm tới bốn trường, USA có sáu trường.
Nguồn thu của Đại học UK bao gồm: funding body grants (30%) Tuition fees and education contracts (35%), Reasearch grants and contracts (16%), Endownment and investment income (1%), other income (18%) (số liệu năm 2011-2012).
Nguồn chi: trả lương, các chi phí office, research, thiết bị, điện, nước, hoá chất, máy tính…
Các đại học UK đều phải cân đối thu chi, hiển nhiên là không thể để bị thâm hụt (deficit) được.

Giáo sư ở UK có mức lương tối thiểu cỡ 60 nghìn bảng Anh một năm, còn tối đa thì không có, còn hiệu trưởng thì lương trên 200 bảng là bình thường.
Chỉ riêng mức lương tối thiểu này đã làm cho đại học UK không thể bổ nhiệm bừa bãi giáo sư được, vì ai cũng là giáo sư cả thì tiền đâu mà trả?
Còn về một mặt khác giáo sư cũng là người mang lại tiền cho khoa, trường theo ba cách chính sau:
  1. Danh tiếng của giáo sư mang lại danh tiếng cho trường và thu hút sinh viên đến học, đấy chính là tiền.
  2. Tiền xin được qua chính phủ cho các dự án nghiên cứu; Ở UK thì khoảng ít nhất 40% tiền đi vào cái gọi là economic costing, như vậy một giáo sư ở đây xin được một triệu USD thì trường bỏ túi ít nhất 400 nghìn USD;
  3. Và đặc trưng riêng của UK là qua Reasearch Excellence Framework (REF). Hàng năm chính phủ UK giành khoảng 2 tỷ bảng Anh cho 154 trường đại học. Theo chu kỳ 6 năm chính phủ Anh làm cái gọi là REF để đánh giá từng giảng viên trong mỗi trường đại học qua nhiều tiêu chí esteem factor, grant funding, publications, invited talks…

Image copyright Getty
Image caption Dự án 64 triệu bảng được công bố tại Royal Society, London
Chất lượng cán bộ được phân thành bốn loại: 4* (world leading) 3*(internationally excellent) 2*(recorgnised internationally) 1*(recorgnised nationally). 80% số tiền của 2 tỷ sẽ giành cho cán bộ 4*, 20% giành cho 3*. 2* và 1* không được đồng nào. Với kết quả của REF hiện nay có thể thấy là mỗi giảng viên đạt 4* trường sẽ được chính phủ cho cỡ £100,000/năm, 3* khoảng 20000 bảng/năm.
Chính vì yếu tố người giỏi mang lại nguồn lợi rất lớn cho trường (cụ thể là tiền), nên xảy ra cạnh tranh rất mạnh trong các trường đại học ở Anh Quốc để lôi người giỏi về, có những người thực ra luôn được sự mời gọi của các trường khác về làm giáo sư mà chả qua công thức gì cả.
Hiển nhiên một mặc định là một người kiếm được vài triệu tiền grant, thì cũng không phải tự nhiên mà được, cái này thì chả cần công thức, không bổ nhiệm họ làm giáo sư, họ đi nơi khác mang hết cả vài triệu đi theo.
Ở đây rõ ràng việc phong GS là theo nghĩa “đôi bên cùng có lợi” cụ thể GS được tăng lương, có văn phòng tốt, có phòng thí nghiệm rộng rãi nhưng lại cũng mang tiền về cho trường, vấn đề là hai cái đấy có bù trừ được cho nhau không.
Tóm lại, thay bằng những thuật ngữ về mặt khoa học như học thuật, phải này phải kia, đơn giản nhất hãy để kinh tế thị trường quyết đinh việc này.
Bản thân nó đã là cách điều tiết tốt nhất và chỉ có người giỏi thực sự mới có thể leo lên mức thang giáo sư mà thôi.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả từ London. Bài đã đăng trên trang Facebook riêng của tác giả.

Image copyright Getty
 http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/09/150923_giao_su_dai_hoc_uk_view


Friday, September 25, 2015


PHAM CAO PHONG * CHÍNH SÁCH LÝ LỊCH

Con người có đuôi và chính sách lý lịch

  • 24 tháng 9 2015
Image copyright Hulton Archive Getty Images
Image caption Ông Albert Speer (thứ hai từ trái sang) là người sát cánh cùng Adolf Hitler


Nước Đức có hai Albert Speer. Cùng nổi tiếng, cùng họ, cùng tên. Hơn nữa chính là cha và con.
Đầu tiên nói về người cha.
Nhắc đến Đế chế Đức phát xít không thể không nhắc đến người bạn đồng hành của thủ lĩnh Quốc xã Adolf Hitler này. Albert Speer cha gia nhập Đảng phát xít ngay từ năm 1931 khi Đảng này còn chưa lên nắm quyền, đồng thời là một trong những người cuối cùng không bỏ Hitler trong bão lửa của đại pháo, xe tăng cùng hai triệu quân Nga đang rùng rùng nghiền nát Berlin tháng 4/1945.
Mô hình khổng lồ về việc thiết kế một Đại Berlin, một Berlin của Germania hùng vĩ cho xứng tầm một cường quốc hùng mạnh đặt chính giữa văn phòng quốc trưởng Đức là sáng tạo của Albert Speer. Những trại tù được thiết kế lại cũng do những đề xuất của Speer...
Về chức vụ Albert Speer cha không chỉ là một kiến trúc sư thông thường. Ông đảm nhận vị trí rất quan trọng về phía Đức trong cuộc Đại chiến thế giới thứ hai - Bộ trưởng Bộ trang bị và cung cấp chiến tranh. Nôm na là nạp đạn từ khẩu tiểu liên MP 40, đến cung cấp thủy lôi cho tầu ngầm, đại bác Krupp, hoàn thiện máy bay, tên lửa.
Bộ máy chiến tranh phát xít vận hành cỗ máy khổng lồ hủy diệt nhân loại nhờ người chăm sóc, tra dầu mỡ Albert Speer tận tụy. Tại toà án Nuremberg 1945, Speer bị kết án 20 năm tù. Bản án khiến nhiều người ngạc nhiên cho đó là quá nhẹ. Bốn năm Đại chiến cỗ máy này giết chết 9 triệu người Đức và 57 triệu binh lính và dân thường tại các nước có chiến sự.
Sau đó Albert Speer bị nhốt ở nhà tù Spandau cẩn mật nhất nước Đức, thuộc phạm vi kiểm soát của Anh phía Tây Berlin cùng với Rudolf Hese. Speer chỉ được tự do vào năm 1966. Không một chút ân xá hay giảm án.
Quyển sách của Albert Speer "Trong trái tim Đế chế thứ ba" có những dòng rất thẳng thắn: "Tôi làm tất cả cho con người vĩ đại chinh phục địa cầu."
Ngay tại Toà án Nuremberg kết tội diệt chủng tướng lĩnh và thành viên quốc xã, Albert Speer đã nói về chuyến viếng thăm ngày 22.4.1945 và tâm tình Hitler bộc bạch sẽ tự tử để không rơi vào tay Nga và mong muốn thân thể sẽ được hoả thiêu.
Speer nói: "Tôi nhận thấy nghĩa vụ của mình lúc đó là không thể đào thoát như một kẻ hèn nhát... ".
Rất nhiều nhân chứng đã viết Hiler tiễn Albert Speer với những giọt lệ trong khoé mắt. Một tuần sau cuộc gặp Albert Speer, Hitler tự tử.

Người dựng kỳ đài

Albert Speer cũng được tặng thưởng Huy chương danh dự với nhành liễu vàng trong trọng trách đứng đầu Đoàn Thanh niên Hitler.
Năm 1937 cũng chính Hitler tự tay trao tặng Biểu tượng vàng của Đảng quốc xã cho Albert Speer.
Nguyên soái Đức phát xít Erhard Milch có viết trong hồi ký thuật lại chính Speer đã nói: "Quốc trưởng (chỉ Hitler) ôm đít tao này này", khi nhận lệnh của thủ lĩnh quốc xã thúc giục đẩy nhanh guồng máy chiến tranh. Văng tục, phạm húy vua mà không bị trảm.

Albert Speer cha chính là người dựng kỳ đài Nuremberg được mô tả như " Thánh đường của ánh sáng" cho biểu diễu hành lịch sử với 340.000 đảng viên của Đảng quốc xã dễ dàng thấy trong bộ phim tài liệu của Leni Riefenstahl.
Ở ta có Nguyễn Hữu Đang cũng là người dựng kỳ đài ngày Tuyên Ngôn độc lập 2/9 năm 1945. Ông Hồ Chí Minh đã nói: "Việc này khó mới giao cho chú. "
Speer bị người chiến thắng nhốt tù. Nguyễn Hữu Đang thì bị chính đồng chí với mình kết án. Xem ra cái chuyện xây xiếc những cái tương tự chẳng mang phúc.
Nguyễn Hữu Đang tài nhưng hậu vận xấu cũng như Speer. Ai đời xây cái lễ đài cao chót vót cho người ngoài ngẩn cổ ngắm, phận mình về già cúi mặt nhặt vỏ bao thuốc lá để đổi con rắn, con nhái trẻ con kiếm về sống qua ngày.
Không biết khi cái loa truyền thanh treo đầu cành đa vang vang "cờ pha máu chiến thắng mang hồn nước ..." của Văn Cao, Nguyễn Hữu Đang có rơi nước mắt không?

Lý lịch và hộ khẩu

Kể chuyện người vì muốn nói chuyện ta. Gần đây có chuyện Bùi Kiều Nhi lúc đầu không được nhận vào Học viện Chính trị Công An nhân dân mặc dù thi đạt kết quả 29 điểm cho ba môn. Việt Nam vẫn áp dụng thang điểm 10, khác với nhiều nước châu Âu chấm theo bảng số 20/20.
Kiều Nhi khẩn nài, viết thư lên Bộ Công An hứa hẹn mang tài học phục vụ nước nhà. Báo chí trong nước bàn ra, bàn vào. Cuối cùng cũng đâu vào đấy với chữ "chiếu cố".
Đếm các chuyện kể trên đời, khó chuyện nào tỉ dụ sâu sắc và buồn bã về những luận điểm và chính sách vẫn còn đeo ở Việt Nam như vậy. Chính sách Hộ khẩu có từ thời Tần Thủy Hoàng 210 năm trước Công Nguyên hiện chỉ còn áp dụng tại Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam. Chính sách ấy thực chất là buộc chân người dân. Cộng với chính sách lý lịch thì tất cả những câu đại loại "mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc" chỉ là sáo rỗng.
Nếu chỉ vì một "lỗi lầm" của một người cha 20 năm trước, "lỗi lầm" của một người mẹ phải giấu con vì thẹn một cái lý lịch, cái thẳng lưng quá không luồn cửa sau với anh công an hộ tịch để chạy một cái khuyên son như thời phong kiến thì công đèn sách cũng chỉ công cốc. Con sãi ở chùa lại quét lá đa. Đời này con người vẫn còn thích đầy đọa nhau, đẩy nhau vào chốn dối trá, dồn nhau vào cái thấp hèn van xin, khóc lóc?
Chắc người Việt ai chẳng biết Nguyễn Du và thân phận trôi nổi nàng Kiều lầu xanh phiêu bạt 15 năm có lẻ. Có ai làm cha, làm mẹ muốn con phải bán mình chuộc cha trong một xã hội "đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi"? Chẳng có và muôn đời chẳng có. Cái tên Kiều Nhi nhắc điều gì?
?
Image copyright SPL
Image caption Nhiều nước châu Âu có tượng Nữ thần công lý
Một danh tài như Nguyễn Du, chết không khép được mắt, ra đi với câu trăng trối:" Ba trăm năm nữa ai người khóc Tố Như ?". Oan khiên đập vào mắt, nuốt oan trái vào lòng, ra đi gói trọn dăm chữ ấy của danh nhân dân tộc lẽ nào không gợn lên chút suy nghĩ cho những thế hệ này và những thế hệ mai sau ở Việt Nam?
Cái án 9 tháng tù treo của cha em Kiều Nhi - cô Kiều bé nhỏ - có công bằng và thuyết phục? Người Việt vốn hiền, chẳng dẫm vào chân ít ai nổi đoá. Vậy cái tội "chống lại người thi hành công vụ" nguồn căn thế nào ? Ông Đoàn Văn Vươn kháng cự lại những cảnh sát, công an cưỡng chế là do đâu? Nguồn sống bị chặn, đường ra không có, không khơi sông, cấm chợ dân sống làm sao?
Một trong những người chịu trách nhiệm phá án lại là em ruột của tội đồ Dương Trí Dũng, kẻ hiện còn thụ án tột khung vì ăn cắp tài sản đất nước. Ông em vừa lên chức sau vụ Đoàn Văn Vươn lại bị lọt lon, vào tù nhanh như đi thang máy vì bất chấp pháp luật, bất chấp lệnh truy nã cố tình giúp anh đào tẩu.
Biểu tượng Thần công lý là người phụ nữ bịt mắt với cái cân dùng đo việc đời không theo cái tình mà quên phép nước ai mà tin? Chính những người cộng sản đã dùng hình tượng "tức nước vỡ bờ" cho phong trào đấu tranh chống thực dân của dân tộc Việt Nam.
Vậy cái thang nấc về lý lịch, loại bỏ đến nhiều loại người trong xã hội không được học các trường Đại học lớn, không được ra nước ngoài…chẳng khác dành sẵn mỗi người một cũi cùng với tờ khai sinh.
Biết rằng chỉ người tài mới dùng được người tài. Song đến bây giờ cứ tù mù thế, bao giờ mới khá. Vẫn chỉ là chọn cái tròn trĩnh, cái cúi đầu, cái ngậm miệng, cái bè, cái đảng. Đến khi nào mới hình thành cơ chế xét chọn bình đẳng, biết dùng người tài để thay đổi đất nước, để mà hé ra cạnh tranh với đời. Để câu truyền miệng trong dân "Thằng khôn thì đã vượt biên, chỉ còn một lũ vừa điên vừa khùng" chỉ còn thoảng một nụ cười thời xa vắng.

Albert Speer con

Ấy "vòng trần ai, ai dễ biết ai" ở cái trời Tây này không rắc rối lắm.
Tôi biết một gia đình. Họ là thế hệ thứ nhất sang lập nghiệp ở Pháp. Người cha sang từ một đất nước cộng sản, nói ngôn ngữ Moliere như lột da. Nhưng con gái ông học rất giỏi, được tự chọn trường, phần chỉ dành cho những em đứng số 1, số 2 và số 3 trong trường. Em đã chọn vào trường Condorcet, nơi có những học sinh được biết đến như vua Bảo Đại, Tổng thống Paul Doumer và rất nhiều tên tuổi nổi danh nước Pháp. Chưa thi hết lớp cuối em đã đỗ kỳ thi năng khiếu của 3 trường Kiến Trúc và đang theo học một trong những trường Đại học này. Mấy ông Tây bà đầm chẳng có câu nào hỏi bố mày làm gì. "Đời cua, cua máy. Đời cáy, cáy đào". Rõ thế.
Và bây giờ hãy nói về thế hệ Albert Speer con.
Albert Speer con sinh năm 1934. Ông đoạt giải kiến trúc Quốc tế 1964, nghĩa là trong khi người cha tai tiếng còn đang ở trong tù. Ông dạy tại Đại Học kiến trúc Kaiserlautern. Nhà mình thế này chắc phán: "Rau nào sâu ấy. Cho nó gõ đầu trẻ thì trao nó quyền làm bố, làm mẹ dạy dỗ con cái chúng tôi theo con đường phản dân hại nước của thằng cha nó à?"
Hội Chợ quốc tế được tổ chức tại Đức năm 2000 là đồ án của Albert Speer con. Hội chợ này có lịch sử từ thế kỷ 19 ở Anh năm 1851 lần đó khai truơng tại Hanover ngay sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Hội chợ mở đầu thiên niên kỷ mới với tiêu chí Eine Neue Welt entsteht, tạm dịch là Một thế giới mới xuất hiện đi cùng với khẩu hiệu hiền lành Con người - Thiên nhiên - Kỹ thuật. Ông cũng được gọi trong các công trình hoành tráng và có uy tín trong kiến trúc như Cite international Shanghai, Thế Vận hội Bắc Kinh.
Ông còn đang hoàn thiện hồ sơ thiết kế cho đồ án khổng lồ chuẩn bị cho thành phố Munchen đăng cai Thế vận hội mùa đông năm 2018. Nước của bà Merkel như thế. Ngay mấy nước nạn nhân phát xít cũng chẳng ai làm cái chuyện "chu di tam tộc", kêu tẩy chay cái ông Albert Speer không đổi cả họ để tránh bị ném đá.

'Tượng vàng Thánh Gióng'

Khi Đài truyền hình Việt Nam còn vinh danh 179 cá nhân, chiến sĩ thi đua, tập thể tiên tiến năm 2015 tôi đọc thấy những dòng được viết ghi lại nguyên văn trên báo Lao Động:
"Họ là những tấm gương thực sự tỏa sáng, có sức lan tỏa sâu rộng với xã hội, xứng đáng là những tập thể, cá nhân được nhân dân, đất nước ghi nhận và có sức lan tỏa lớn."
Băn khoăn thấy cái tên thầy cúng Phan Bá Huỳnh "lan tỏa" và được nhận "tượng vàng Thánh Gióng" trong chương trình "Vinh quang Việt Nam" trong cái năm kỷ niệm 70 năm đất nước ra đời. Đây lại là chương trình do Hội khoa học lịch sử, báo Công an Nhân dân, báo Đại Đoàn kết, Công ty hữu nghị Á Châu và cả báo An Ninh...Nghĩa là phối hợp chặt chẽ, không thể xổng và sai sót.
Chuyện 20 năm trước bố Kiều Nhi còn được rà soát kỹ thế thì chắc những ngôi sao sáng loà mang lên sàn quay lung linh gắn cho chữ Vinh để thiên hạ hãi hãi, nể nể chắc phải kiểm tra quá khứ dám ba đời. Không biết Phan Bá Huỳnh có dây mơ, rễ má với lãnh tụ khởi nghĩa nông dân thời Minh Mạng Phan Bá Vành hay không? Tự an ủi, bây giờ nước mình có người nối nghiệp Cao Biền.
Image caption Tuổi trẻ Việt Nam vẫn gặp phải chủ nghĩa lý lịch 'đóng cũi' tương lai của họ
Nhưng tôi thích Kiều Nhi lên nẫng giải thưởng Con ngựa vàng Phù Đổng từ tay Phan Bá Huỳnh. Tuổi em với tài năng, sức học ấy, mơ màng biết đâu em thổi vào con ngựa lóng lánh vẩy vàng, vẩy bạc cái hồn, cái vía chú bé lên ba xa xưa vùng dậy đòi mẹ cho đi đánh giặc. Ít ra cũng duy vật biện chứng.
Còn đưa cho Bá Huỳnh mang về Đắc Lắc thỉnh chuông hơi âm dương. Trao ngựa vàng vào tay ông "chập chập, cheng cheng con gà sống thiến để riêng cho thầy" mà 10 năm qua nước mình không ai sợ cũng là "nhẫn" thật. Nhẫn nhục, nhẫn nại, nhẫn tâm, chọn chữ nào?
Hưng suy, tươi héo, đầy vơi, chìm nổi, thắng thua của một đất nước đều do những con người chèo chống.
Quang Trung nói: "Cho nước ta thái bình, dân giàu nước mạnh thì 10 năm nữa ta sợ gì nó." Chữ nó ở đây chỉ nước Tàu. Đất nước đã có hơn 40 năm hoà bình, bốn lần hơn con số 10. Cần làm gì nữa đây để được thỏa lòng người anh hùng "mà nay áo vải, cờ đào. Giúp dân xây dựng biết bao công trình."?
Đất nước gần nửa thế kỷ còn loay hoay chưa tìm ra lời giải "tiền đồ" thì học nước người cũng chẳng hổ thẹn gì.
Victor Hugo nói: "Tôi lớn vì tôi biết đứng lên vai một người khổng lồ." Cứ "thấy ai ai ta cũng ai ai, ai ai ấy thì ta cũng ấy" biết đâu lại hay. Lúc ấy chắc sẽ không có người mẹ phải giấu con về lý lịch của cha và không có những giọt nước mắt của một cô Kiều bé bỏng.
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân và cách hành văn riêng của ông Phạm Cao Phong từ Paris, Pháp.

TIN VIỆT NAM

 Việt Nam sẽ mạnh mẽ lên tiếng về biển Đông tại LHQ?

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang hội kiến với Tổng thư ký Ban Ki-moon tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 24/9. Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang hội kiến với Tổng thư ký Ban Ki-moon tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 24/9. <


Chủ tịch Trương Tấn Sang đang có mặt ở New York để dự Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc, trong khi có các ý kiến cho rằng nguyên thủ Việt Nam nên tận dụng dịp đánh dấu 70 năm thành lập tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới này để nêu lên vấn đề biển Đông cũng như vận động sự ủng hộ của các nước.
Ông Sang sẽ lưu lại ở thành phố của Mỹ từ ngày 24 tới 28/9, và sẽ tham gia cũng như phát biểu tại nhiều sự kiện cấp cao.
Tiến sỹ Vũ Quang Việt, cựu quan chức Liên Hiệp Quốc, cho rằng kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc “là diễn đàn lớn nhất để Việt Nam lên tiếng mạnh về biển Đông”.
Tuy nhiên, ông Việt cho rằng Việt Nam cũng cần phải có sáng kiến cụ thể, nếu muốn được lắng nghe.
Chuyên gia gốc Việt này nói: "Thay vì nói rằng tôi phản đối Trung Quốc, phản đối thế này, phản đối thế kia, thì bây giờ sáng kiến là đưa ra một cái mà mọi người có thể hợp tác được. Mà như thế đã rất là khác Trung Quốc vì Bắc Kinh đòi hỏi tất cả các cái đó thuộc về mình".
Việt Nam phải đứng ra vận động cho quan điểm hòa bình đó. Tôi nghĩ rằng nếu mà có quan điểm đó thật sự thì sẽ có nhiều nước ủng hộ, đặc biệt là các nước Tây phương.
Ông Việt nói thêm: "Còn mình đặt vấn đề là cái này có thể chia sẻ để cùng giải quyết, đưa đến hòa bình. Đương nhiên hai ý kiến phản nghịch nhau rồi. Việt Nam phải đứng ra vận động cho quan điểm hòa bình đó. Tôi nghĩ rằng nếu mà có quan điểm đó thật sự thì sẽ có nhiều nước ủng hộ, đặc biệt là các nước Tây phương”.
Ông Việt cho rằng chính quyền Hà Nội cũng nên thực hiện theo cách mà Liên Hiệp Quốc thường làm, đó là cùng thảo luận với một số nước để sau khi Việt Nam phát biểu thì các quốc gia ủng hộ quan điểm “sẽ lặp lại hoặc bày tỏ sự hậu thuẫn”.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch Sang hôm 24/9, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng đề cập tới vấn đề biển Đông.
Tránh gây đụng độ
Thông cáo phát cho báo chí dẫn lời ông Ban “nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp”.
Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc cũng kêu gọi các bên cần phải “tăng cường sự minh bạch cũng như có các hành động dễ đoán định nhằm tránh vô ý gây ra các cuộc đụng độ”.
Trong khi đó, tiến sỹ Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, cũng cho rằng cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 70 này là “một cơ hội lớn cho Việt Nam”.
Khi mà mình nói tới biển Đông, nó có hai vấn đề ở đây. Đó là tranh chấp đảo và an ninh trên biển Đông. Nếu mà chỉ nói tranh chấp đảo như Việt Nam đã đề cập trong rất nhiều năm rằng Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam thì người ta sẽ nói đây là sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, dại gì mà họ đứng ra vì cũng có thể bị Trung Quốc trả thù.
Nhà nghiên cứu về chính trị Đông Nam Á này cho rằng chính quyền Hà Nội cần phải nói rõ vấn đề biển Đông “vì nó không chỉ ảnh hưởng tới Việt Nam mà còn toàn thế giới”.
Ông Long nói: "Khi mà mình nói tới biển Đông, nó có hai vấn đề ở đây. Đó là tranh chấp đảo và an ninh trên biển Đông. Nếu mà chỉ nói tranh chấp đảo như Việt Nam đã đề cập trong rất nhiều năm rằng Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam thì người ta sẽ nói đây là sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, dại gì mà họ đứng ra vì cũng có thể bị Trung Quốc trả thù".
Ông nói thêm: "Nếu mình nói vấn đề biển Đông là vấn đề của thế giới và Việt Nam phải đứng mũi chịu sào trong vấn đề này thì thế giới không những bênh vực Việt Nam vì Việt Nam mà còn bênh vực Việt Nam vì an ninh của toàn khu vực và toàn thế giới. Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng trong vấn đề này. Và Trung Quốc dù muốn, dù không cũng phải nghe thế giới nói gì. Khi Việt Nam vận động và thế giới lên tiếng thì 10, 15 hay 20 chục nước, chứ không cần cả hơn 100 trước, thì cái đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới Trung Quốc, không thể tiếp tục bành trướng như hiện nay”.
'Không nhắm tới ai'
Tham dự kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm nay có hơn 150 nguyên thủ các quốc gia, trong đó có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Đầu tuần này, nhà lãnh đạo Trung Quốc trả lời tờ The Wall Street Journal bằng văn bản rằng, Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa.
Ông Tập Cận Bình nói rằng các hoạt động của Trung Quốc trên một số bãi cạn ở biển Đông Ông Tập Cận Bình nói rằng các hoạt động của Trung Quốc trên một số bãi cạn ở biển Đông "không nên bị diễn giải quá đáng”.
Ông Tập Cận Bình nói rằng các hoạt động của Trung Quốc trên một số bãi cạn ở biển Đông
Ông Tập Cận Bình nói rằng các hoạt động của Trung Quốc trên một số bãi cạn ở biển Đông "không nên bị diễn giải quá đáng”.
Ông nói rằng hoạt động mà Trung Quốc “thực hiện trên một số những hòn đảo và bãi cạn ở quần đảo Nam Sa không ảnh hưởng hoặc nhắm tới bất kỳ quốc gia nào khác”, và “việc này không nên bị diễn giải quá đáng”.
Chính quyền Hà Nội chưa lên tiếng trước tuyên bố mà nhiều nhà quan sát cho là “thẳng thừng” của nguyên thủ Trung Quốc.
VOA Việt Ngữ đề nghị xin phỏng vấn trưởng phái đoàn của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc về một số vấn đề nhưng không được hồi đáp.
Tháng Sáu năm ngoái, khi quan hệ Việt – Trung xuống tới mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ vì giàn khoan dầu gây tranh cãi, Bắc Kinh đã đưa vấn đề này ra Liên Hiệp Quốc, cho rằng Hà Nội “xâm phạm chủ quyền” của họ và “cản trở một cách phi pháp” hoạt động thăm dò của công ty dầu khí Trung Quốc
Thứ bảy, 26/09/2015

Tin tức / Việt Nam

Người Việt biểu tình chống Chủ tịch Trung Quốc tại Mỹ

Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình chào cờ trong buổi tiếp đón ông Tập đến Mỹ ngày 25/9/2015.

Cộng đồng người Việt tại thủ đô Hoa Kỳ và các vùng phụ cận cùng tham gia với các cộng đồng bạn trong cuộc biểu tình trước Tòa Bạch Ốc hôm thứ Sáu chống Chủ tịch Trung Quốc trong lúc ông Tập Cận Bình hội kiến Tổng thống Barack Obama.
Ban tổ chức cho biết cuộc biểu tình diễn ra vào lúc 10 giờ sáng ngày 25/9 (giờ địa phương) tại công viên Lafayette trước khuôn viên Tòa Bạch Ốc khi cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung bắt đầu.
Nhấp vào để nghe phần âm thanh
Sự kiện này dự kiến quy tụ sự tham gia của cộng đồng người Việt sinh sống tại thủ đô Washington DC, Virginia, Maryland, Philadelphia, New Jersey cùng với các cộng đồng của người Hoa theo Pháp Luân Công, cộng đồng người Philippines và Tây Tạng tại Mỹ.
Một thành viên trong ban tổ chức, ông Tạ Cự Hải, Chủ tịch Liên hội Cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa khu vực Hoa Thịnh Đốn và phụ cận, nói với VOA Việt ngữ:
"Cuộc biểu tình được tổ chức từ sáng tới 11 giờ tối. Sáng bắt đầu từ 10 giờ tới 1, 2 giờ trưa trong khoảng thời gian ông Tập Cận Bình tới Tòa Bạch Ốc. Tới tối, ông Tập có buổi dạ tiệc với Tổng thống Obama cho nên tối chúng tôi có sự kiện canh thức thắp nến. Tất cả đều diễn ra tại Lafayette phía trước Tòa Bạch Ốc".
Về mục đích của cộng đồng người Việt khi tham gia cuộc biểu tình này, ông Hải cho biết:
Người Việt chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình trước Tòa Bạch Ốc.Người Việt chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình trước Tòa Bạch Ốc.
x
Người Việt chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình trước Tòa Bạch Ốc.
Người Việt chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình trước Tòa Bạch Ốc.
"Phản đối ông Tập Cận Bình vì muốn bành trướng lãnh thổ bằng cách xâm chiếm Biển Đông của Việt Nam; chống lại chính sách thân thiện giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc; lưu ý cho chính phủ Hoa Kỳ biết rằng Tập Cận Bình có tham vọng Hán hóa vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam".
Những người biểu tình kêu gọi Tổng thống Obama cần có thái độ cương quyết với Trung Quốc nhằm đảm bảo lợi ích và an ninh của Hoa Kỳ cũng như bảo vệ nền dân chủ cho các nước trên thế giới.
Cùng chia sẻ với thông điệp của cộng đồng Việt Nam, các cộng đồng bạn tham gia cuộc biểu tình hôm thứ Sáu cũng muốn bày tỏ sự phản đối trước các động thái giương oai diễu võ của Bắc Kinh tại khu vực cùng điều mà họ gọi là sự cai trị độc đoán và chính sách bách hại tôn giáo, đàn áp nhân quyền của nhà nước Trung Quốc.
Trong số các đề tài gai góc trong cuộc họp thượng đỉnh hôm thứ Sáu của lãnh đạo hai nước Mỹ-Trung có vấn đề Biển Đông, một trong những yếu tố gây bất đồng giữa Washington với Bắc Kinh.
Thời gian gần đây, Trung Quốc ồ ạt tiến hành xây đảo nhân tạo và thiết lập các cơ sở dân sự và quân sự trên các hòn đảo chiếm cứ ở Trường Sa, nơi mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền.
Hoa Kỳ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc ngưng các hoạt động mà Washington cho là không phù hợp với các tiêu chuẩn hành xử quốc tế có thể khơi mào xung đột ở Biển Đông.
Phản đối ông Tập Cận Bình vì muốn bành trướng lãnh thổ bằng cách xâm chiếm Biển Đông của Việt Nam; chống lại chính sách thân thiện giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc; lưu ý cho chính phủ Hoa Kỳ biết rằng Tập Cận Bình có tham vọng Hán hóa vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ash Carter, hôm 16/9 lên án Trung Quốc với các hoạt động trong vùng biển có tranh chấp đã bước ra ngoài các tiêu chuẩn và luật lệ quốc tế cũng như sự đồng thuận trong khu vực ủng hộ giải pháp ngoại giao và phản đối mọi sự uy hiếp.
Phát biểu trước chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Mỹ, người đứng đầu ngành quốc phòng Hoa Kỳ cũng khẳng định rằng Washington ‘sẽ luôn đứng bên các đồng minh và đối tác của mình. Khu vực này cần phải hiểu rằng Mỹ sẽ tiếp tục can dự, tiếp tục đứng lên bênh vực luật quốc tế và các tiêu chí toàn cầu, và giúp cung cấp an ninh và sự ổn định cho Châu Á Thái Bình Dương trong nhiều thập niên sắp tới’.
Lên tiếng với báo Wall Street Journal của Mỹ đầu tuần này, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa.
Trong bài diễn văn hôm thứ Ba tại Hoa Kỳ, ông Tập nhấn mạnh Trung Quốc không muốn đối đầu với các nước và không có ý định hạn chế tự do hàng hải trong khu vực.
Tại cuộc họp với Ngoại trưởng các nước ASEAN hôm 5/8 vừa qua, Ngoại trưởng Vương Nghị của Bắc Kinh tuyên bố Trung Quốc đã ngưng công tác xây dựng ở Biển Đông.
Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh ngày 8/9 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Hoa Kỳ công bố cho thấy Trung Quốc đang xây thêm một đường băng thứ ba trên Đá Vành Khăn, một dấu hiệu chứng tỏ Bắc Kinh thất hứa với cam kết ngưng các hoạt động xây đắp, cải tạo đất trong vùng biển có tranh chấp này.

LS. NGUYỄN VĂN ĐÀI * XÃ HỘI DÂN CHỦ

Làm thế nào để xây dựng xã hội dân chủ đa đảng trong hòa bình tại Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Văn Đài, viết từ Hà Nội
2015-09-22

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Các lãnh đạo ĐCSVN: ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trong, và ông Trương Tấn Sang
Các lãnh đạo ĐCSVN: ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trong, và ông Trương Tấn Sang
File photo
Đa số Nhân dân đều mơ ước và mong muốn chuyển đổi từ một xã hội độc đảng toàn trị sang một xã hội dân chủ đa đảng. Bởi chỉ có xã hội dân chủ đa đảng mới thực sự đáp ứng các quyền tự do dân chủ, tôn trọng các quyền con người, đem lại bình đảng, công lý cho mọi người dân. Và nó là nền tảng vững trắc để xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh và văn minh.
Đồng thời còn một số ý kiến e ngại rằng khi chuyển sang xã hội dân chủ đa đảng sẽ tạo ra sự tranh chấp quyền lực và dẫn đến bất ổn và rối loạn xã hội.
Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng mọi bất ổn và rối loạn xã hội đều đã được ươm mầm, nuôi dưỡng từ trong xã hội độc đảng toàn trị trong suốt nhiều thập kỷ. Bởi các chế độ toàn trị cai trị xã hội bằng cảnh sát, an ninh, luật rừng và gây ra nỗi sợ hãi trong xã hội.
Các chế độ độc tài, độc đảng tạo hàng trăm ngàn dân oan, hàng ngàn vụ án oan, bóc lột Nhân dân bằng hàng trăm loại thuế, phí hết sức vô lý. Giáo viên bóc lột học sinh, sinh viên bằng học thêm, mua điểm. Bác sĩ bóc lột bệnh nhân bằng phong bì,…. Tham nhũng tràn lan, yếu kém trong quản lý, điều hành đất nước,… Tất cả những điều đó đang dồn nén xã hội. Khi Nhân dân không thể chịu đựng được, cách mạng xã hội sẽ bùng phát. Chế độ độc đảng toàn trị tan dã và sụp đổ. Chế độ dân chủ đa đảng được xây dựng lên. Nhưng người dân và các đảng phái chính trị mới được ra đời chưa được trải nghiệm nền văn hóa chính trị dân chủ. Bởi vậy trong giai đoạn đầu của chế độ dân chủ đa đảng sẽ có những bất ổn.
Vậy làm thế nào để Việt Nam có thể xây dựng được xã hội dân chủ đa đảng đáp ứng được mơ ước và mong muốn của Nhân dân và không gây ra những bất ổn và rối loạn xã hội?
Tôi cho rằng mọi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, các tổ chức tôn giáo và đảng cộng sản cần phải hiểu và cùng thực hiện các giải pháp sau:
1/ Thành lập các tổ chức xã hội dân sự độc lập.
Trong hơn hai năm qua, đã có hơn 20 tổ chức xã hội dân sự(XHDS) ra đời. Mặc dù đã tạo được chỗ đứng và không gian hoạt động. Nhưng hầu hết còn nhỏ bé và chưa đáp ứng và giải quyết được các nhu cầu của xã hội. Bởi vậy các tổ chức XHDS cần phải tìm ra điểm yếu của mỗi tổ chức để khắc phục và phát triển. Các tổ chức XHDS cũng cần phải liên kết, hợp tác với nhau trong việc bảo vệ lợi ích chung cũng như cùng nhau thực hiện các sứ mệnh xã hội.
Còn rất nhiều những khoảng trống và không gian cho các tổ chức XHDS độc lập mới ra đời để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Như các tổ chức bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ học sinh, sinh viên, các tổ chức xã hội nghề nghiệp,…..
Mỗi công dân cần phải ý thức và quyền, lương tâm, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc chuyển đổi từ xã hội phi dân chủ, lạc hậu sang một xã hội dân chủ, văn minh. Bởi vậy mỗi người cần phải tham gia hay cùng nhau xây dựng lên các tổ chức XHDS đáp ứng các nhu cầu của bản thân và cộng đồng xã hội.
Các tổ chức XHDS sẽ đóng vai trò quan trọng cùng với các tầng lớp Nhân dân quản lý và điều hành xã hội từ cấp cơ sở để đảm bảo một tiến trình chuyển đổi từ xã hội độc đảng sang xã hội dân chủ đa đảng một cách hòa bình và ổn định.
2/ Thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị;
Việc xây dựng các tổ chức, đảng phái chính trị là vô cùng cần thiết trong tiến trình thay đổi xã hội. Các tổ chức, đảng phái chính trị đóng vai trò tập hợp, đào tạo ra đội ngũ cán bộ có khả năng quản trị đất nước. Các tổ chức, đảng phái chính trị đưa các cán bộ của mình ra tranh cử với nhau vào các cơ quan dân cử và chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Việc thành lập lên các tổ chức, đảng phái chính trị sẽ tạo điều kiện cho mọi công dân có quyền và cơ hội tham gia hoạt động chính trị. Họ có quyền và cơ hội được phục vụ Nhân dân nếu được Nhân dân quyết định lựa chọn. Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức, đảng chính trị mới với đảng cộng sản. Và Nhân dân cũng có nhiều ứng cử viên, nhiều đảng để đưa ra quyết định lựa chọn thông qua bầu cử.
3/ Vai trò của các tổ chức tôn giáo.
Vai trò của các tổ chức tôn giáo là hết sức quan trong trong tiến trình dân chủ hóa đất nước. Hầu hết các tổ chức tôn giáo đều có số lượng thành viên đông đảo, có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.
Các tổ chức tôn giáo, các chức sắc tôn giáo thì không làm chính trị, nhưng các tổ chức tôn giáo, chức sắc tôn giáo cần phải động viên, khích lệ, ủng hộ các tín đồ, thành viên của mình tham gia vào các tổ chức XHDS, các tổ chức, đảng phái chính trị.
Nền tảng đạo đức, luân lý của các tôn giáo là tài sản quí báu. Nó không nên chỉ được thực hiện trong cộng đồng các tôn giáo, mà cần được ảnh hưởng vào các tổ chức, đảng phái chính trị. Và khi các giá trị đạo đức, luân lý được các chính trị gia thực hiện trong đời sống phục sự quốc gia của họ. Nó sẽ giúp cho nền chính trị minh bạch, trong sáng và giữ được các chuẩn mực đạo đức.
Các tổ chức tôn giáo cùng với các tổ chức XHDS và các tổ chức, đảng phái chính trị sẽ cùng hợp tác với nhau trong tiến trình thay đổi đất nước. Chắc chắn sự chuyển đổi từ độc đảng sang dân chủ đa đảng sẽ diễn ra trong trật tự và hòa bình. Đem lại lợi ích chung cho cả quốc gia, dân tộc.
4/ Vai trò của cộng đồng người Việt ở Hải ngoại.
Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Hải ngoại đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận động cộng quốc tế quan tâm và và gây áp lực với chính quyền Việt Nam về nhân quyền. Đồng thời cộng đồng người Việt Hải ngoại đã và đang trở thành hậu phương vững chắc cho phong trào dân chủ trong nước.
Có thể khẳng định rằng trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai, cộng đồng người Việt Hải ngoại đóng vai trò cực kỳ quan trọng với sự tồn tại và phát triển của phong trào dân chủ trong nước. Bởi vậy, cộng đồng người Việt cần phải nỗ lực hơn nữa hợp tác, ủng hộ, tham gia và giúp đỡ cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức XHDS, các tổ chức, đảng phái chính trị ở trong nước.
5/ Vai trò của đảng cộng sản trong tiến trình dân chủ hóa hòa bình và trật tự.
Một lần nữa, chúng ta cần phải khẳng định lại rằng: mọi sự rối loạn, bất ổn đều được nảy sinh, ươm mầm và ấp ủ trong lòng của chế độ độc đảng toàn trị. Khi chế độ toàn trị vững mạnh, họ sử dụng bạo lực, trấn áp để kiểm soát mọi mâu thuẫn, bất ổn. Nhưng không bao giờ giải quyết được tận gốc, hay xóa bỏ được mâu thuẫn và nguồn gốc, nguyên nhân của bất ổn. Mọi sự bất ổn, mâu thuẫn vẫn được nuôi dưỡng, ấp ủ chờ thời cơ bùng phát.
Chúng ta cũng cần khẳng định thêm rằng: Tiến trình thay đổi từ xã hội độc đảng toàn trị sang xã hội dân chủ đa đảng tại Việt Nam là không thể đảo ngược. Đảng cộng sản chỉ có thể làm chậm đi chứ không thể xóa bỏ được tiến trình này. Đảng cộng sản càng cố cản trở, kìm hãm bao nhiêu thì nguy cơ bùng phát bất ổn và rối loạn càng cao. Nhất là trong giai đoạn hiện nay đảng cộng sản đang rơi vào suy thoái và suy yếu. Nhân dân ngày càng mất niềm tin vào đảng cộng sản. Các mâu thuẫn, bất ổn xã hội đang được tích tụ và dồn nén.
Bởi vậy trong khi còn cơ hội và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi một cách hòa từ độc đảng toàn trị sang dân chủ đa đảng. Đảng cộng sản cần phải thay đổi nhận thức, tôn trọng các quyền con người. Đảng cộng sản cần phải thực hiện những bước đi cụ thể như sau:
a/ Xây dựng luật về hội một rõ ràng, minh bạch tạo điều kiện cho các tổ chức XHDS, các tổ chức, đảng phái chính trị ra đời và hoạt động. Tạo điều kiện có các tổ chức XHDS, đảng chính trị từng bước đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong đời sống xã hội và đời sống chính trị.
b/ Trả lại quyền làm báo chí tư nhân cho công dân, sửa đổi luật báo chí để cho phép các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình,… tư nhân được thành lập.
c/ Sửa đổi luật bầu cử cho phép các tổ chức, đảng phái chính trị tham gia tranh cử ở cấp địa phương, sau đó là quốc hội.
Kết luận:
Việc chuyển đổi một cách hòa bình, ổn định từ chế độ độc đảng toàn trị sang chế độ dân chủ đa đảng hoàn toàn có thể thực hiện. Khi mà mỗi người dân đều có ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng các tổ chức XHDS, các tổ chức, đảng phái chính trị. Cùng với các tổ chức tôn giáo, cộng đồng người Việt Hải ngoại, chắc chắn phong trào dân chủ Việt Nam sẽ lớn mạnh nhanh chóng, tạo đủ áp lực để đảng cộng sản phải thực thi cải cách. Và trong đó có vai trò không thể phủ nhận của đảng cộng sản trong việc chuyển đổi hòa bình hay bất ổn.
Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đài.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

No comments:

Post a Comment