Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 14 November 2016

TRUYỆN TÙ& VƯỢT BIÊN *NGUYỄN TRỌNG VĨNH *

Wednesday, December 31, 2014


NGUYỄN THIẾU NHẪN * NỤ CƯỜI NGƯỜI TỬ TỘI


 
NỤ CƯỜI NGƯỜI TỬ TỘI

NGUYỄN THIẾU NHẪN

 
Đó là một buổi chiều ảm đạm vào khoảng tháng Sáu năm 1977 ở trại giam Suối Máu thuộc thành phố Biên Hòa. Vậy mà đã mười năm.

Mười năm xuôi ngược bên trời
Xót thân tơ liễu, xót đời bể dâu.
Mười năm hoa lá ưu sầu
Vàng tan, ngọc nát nhìn nhau ngậm ngùi
Mười năm vật đổi, sao dời
Em sầu thiếu phụ ngậm ngùi lòng ta.
Mười năm cánh vạc bay qua
Mười năm biết mấy xót xa đoạn trường

Mười năm lệ xối xả tuôn
Có bao thiếu phụ thành hòn vọng phu?
Mười năm một mảnh trăng lu
Trăng soi đâu tỏ nỗi sầu nhân gian.
Mười năm mắt lệ ngỡ ngàng
Lòng đâu muốn khóc lệ tràn quanh mi.
Mười năm ai hát biệt ly
Để cho núi cắt, biển chia lối về.



Tôi biết dù mười năm hay nhiều hơn nữa, tôi cũng chẳng bao giờ quên được nụ cười của Nguyễn Ngọc Trụ - người tù dũng cảm ngay trong ngục tù cộng sản đã nói lên những sự thực và mỉm cười bước vào cõi hư vô.


Vào khoảng tuần lễ cuối tháng Ba năm 1977, Trung đoàn 775 tổ chức đợt học tập chính trị cho toàn thể trại viên Suối Máu. Giảng viên là tên Trung tá Chính ủy với khuôn mặt xương xương, cặp mắt láo liên, đôi môi xám xịt che kín hàm răng ám khói thuốc lào. Năm ngày đầu tuần với những lên lớp, xuống lớp, thảo luận, thu hoạch làm cho những tù binh mệt mỏi, đầu óc trống rỗng. Những luận điệu một chiều cũ rích: "Ta nhất định thắng, địch nhất định thua. Lao động là vinh quang. Bàn tay ta làm nên tất cả. Với sức người sỏi đá cũng thành cơm" lúc bổng, lúc trầm mà chính người nói cũng không hiểu mình định nói cái gì. Nhưng mà có cần gì, bởi lẽ tên Trung tá Chính ủy cũng chỉ là một con ốc trong cái guồng máy Cộng sản sắt máu.


Ngày cuối tuần là ngày giải đáp thắc mắc về bài học vùng kinh tế mới. Dưới cái nóng hầm hập phả ra từ mái tôn, các tù binh mệt mỏi ngồi im như những pho tượng, mặc tình tên chính ủy múa may hò hét, khoa tay khoa chân. Với điệu bộ lấc cấc, gương mặt đầy vẻ tự mãn, tên chính ủy nhìn xuống đám đông qua chiếc kính đeo trễ gọng trên sóng mũi, rồi cất giọng the thé:


-Thế này nhé: Trong thời gian gần hai mươi tháng qua các anh đã được Đảng và Nhà nước khoan hồng tạo điều kiện cho các anh học tập, lao động cải tạo, các anh cũng đã được gia đình thăm viếng, mỗi ngày các anh được xem "ti-di", sách báo. Nói tóm lại các anh đã được tiếp xúc và đã biết được phần nào về Chủ nghĩa Xã hội tốt đẹp. Là ngụy quân, các anh đã lớn lên và sống trong chế độ Tư bản xấu xa thối nát của miền Nam. Nay qua các bài học, các anh đã được sáng mắt, sáng lòng. Nếu anh nào còn có điều gì thắc mắc nêu lên tôi sẽ giải đáp.


Toàn thể hội trường im phăng phắc. Tên chính ủy thụp xuống chiếc bục. Mọi người nghe rõ tiếng sòng sọc của chiếc nõ cầy. Khói thuốc bay lên mù mịt. Tên chính ủy đứng lên cho lệnh giải lao. Một sợi khói thuốc lào còn sót bay qua kẽ răng lúc y nói.


Qua giờ thứ hai, khi lớp học tập hợp xong, bỗng từ phía cuối hội trường có tiếng xầm xì. Tên chính ủy đứng trên bục giảng, gương mặt rạng rỡ như cô gái giang hồ đêm khuya ế khách bỗng chợp được một khách làng chơi say rượu thèm tình, y ngúc ngúc cái đầu với vẻ tự đắc:


-Anh nào có gì thắc mắc thì cứ tự do phát biểu. Thế mới dân chủ bàn bạc. Tôi cho phép các anh nêu thắc mắc về mọi vấn đề ngoài bài học.


Y đưa tay chỉ thẳng vào một người tù đang đưa tay che mũi:
-Anh gì đấy, có gì thắc mắc cứ đưa thẳng tay lên xin phát biểu, có gì mà phải rụt rè thế. Nào, thắc mắc gì thì cho biết?
Người tù vừa được nói tới lúng túng đứng dậy, gương mặt anh ta nhăn nhó rất là khó coi:


-Thưa cán bộ tôi không có gì thắc mắc. Nhưng...
Tên chính ủy khuyến khích:
-Cứ mạnh dạn phát biểu, chả ai bắt tội anh đâu.
Người tù đưa tay gãi gãi đầu, khịt khịt mũi, nói:
-Thưa cán bộ thiệt tình là tôi không có điều gì thắc mắc. Nhưng tôi có điều muốn trình bày nếu cán bộ cho phép.


Tên chính ủy cười hể hả:
-Cứ nói đi, có gì mà phải phép tắc.
Người tù lại gãi gãi đầu:
-Thưa cán bộ, tôi nghĩ là cán bộ hiểu lầm tôi đưa tay xin phát biểu ý kiến. Sự thực là tôi đưa tay che mũi vì không biết có anh nào chột bụng hay sao đã đánh rắm thối quá, chịu không nổi.


Cả hội trường cười một cái rần. Tên chính ủy tẽn tò nhưng y cũng không nín được cười. Y lầm bầm: "Thật chẳng ra làm sao cả." Đợi hội trường yên lặng, anh ta lại hát bài hát cũ:


-Thế nào? các anh chẳng có gì thắc mắc cả sao? Sĩ quan cả, có ăn học cả, chắc chắn các anh phải biết phân biệt tốt xấu giữa hai chế độ. Đảng ta là đảng chủ trương dân chủ bàn bạc. Các anh cứ nêu những ý kiến, thắc mắc. Giải đáp được tôi sẽ giải đáp. Không giải đáp được tôi sẽ trình lên trên. Cần thiết tôi sẽ gặp đồng chí Lê Duẫn xin ý kiến để giải đáp cho các anh. Với danh dự của một người cộng sản, tôi xin hứa sẽ không có sự trù ếm, trả thù.


Mặc y lải nhải, cả hội trường vẫn im phăng phắc. Tên chính ủy vừa định ngồi thụp xuống bục gỗ kéo điếu thuốc lào, bỗng từ cuối hội trường một người đứng dậy và một giọng nói cất lên:
-Tôi xin có ý kiến.
Mọi người đều quay lại nhìn người vừa lên tiếng. Tên chính ủy thở phào như người vừa trút xong gánh nặng:


-Thế chứ. Thế nào, mời anh lên đây phát biểu.
Người tù chậm rải tiến lên bục hội trường với vẻ mặt tự tin. Anh ta nhìn tên chính ủy, nhìn khắp hội trường, rồi quay sang nhìn tên chính ủy:


-Tôi xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Ngọc Trụ, Tiến sĩ Công pháp Quốc tế, cấp bậc: Trung úy, chức vụ: giảng viên trường Võ bị Quốc Gia Đà Lạt, một vợ, hai con, thân sinh tôi là một Trung tá trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hiện đang bị tù cải tạo tại miền Bắc.


Anh ta ngừng nói. Cả hội trường im phăng phắc. Tên chính ủy nhìn anh ta gật gù:
-Anh có ý kiến gì cứ nêu lên. Với danh dự của một người cộng sản tôi xin hứa là sẽ không bắt tội anh đâu, dù là tôi không trả lời được những ý kiến, thắc mắc của anh.


Nói xong, y quay về đám đông:
-Thế mới dân chủ chứ, phải không nào?
Cả hội trường vẫn im phăng phắc trong cái im lặng đầy bất trắc.
Nguyễn Ngọc Trụ hắng giọng, lên tiếng. Giọng nói của anh rõ ràng, mạch lạc:


-Như cán bộ đã trình bày, cá nhân tôi đã sống và lớn lên trong sự cưu mang của chế độ Tư bản miền Nam. Tôi cũng đồng ý với cán bộ là xã hội miền Nam đầy dẫy những xấu xa, bất công, thối nát, những kẻ lãnh đạo bất tài tham quyền cố vị...


Nguyễn Ngọc Trụ ngừng nói. Cả hội trường vẫn im phăng phắc. Tên chính ủy gật gù với ý nghĩ trong đầu: "Có thế chứ!"
Giọng nói của người tù trên bục lại vang lên:
-Cũng như cán bộ đã trình bày, qua gần hai mươi tháng, tôi đã tiếp xúc với Xã hội Chủ nghĩa miền Bắc. Tôi đã được gia đình thăm nuôi nên biết được phần nào đời sống thực tế bên ngoài. Tôi cũng đã được đọc sách báo, được xem vô tuyền truyền hình. Thậm chí, tôi còn được sống gần gũi với những con người của Chủ nghĩa Xã hội miền Bắc là các cán bộ...


Cả hội trường vẫn im phăng phắc. Những người ngồi kế bên như nghe rõ tiếng nín thở của người bên cạnh. Tên chính ủy bắt đầu đi qua, đi lại. Giọng nói rõ ràng, mạch lạc của người tù trên bục giảng vang lên như một mũi dao nhọn xoáy vào một vết thương đang sưng tấy:


-Qua tiếp xúc giữa hai chế độ, tôi thấy chế độ Xã hội chủ nghĩa miền Bắc cũng không tốt đẹp gì hơn chế độ Tư bản miền Nam...
Tên chính ủy há hốc mồm. Cả hội trường im phăng phắc, sững sờ.
Giọng nói người tù trên bục giảng lại vang lên:


-Tôi không tin tưởng là đất nước sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội với những cái gọi là cách mạng giáo dục đi dôi với cách mạng khoa học kỹ thuật.
Anh ta nhìn thẳng vào mặt tên chính ủy:


-Tôi xin tạm mượn một hình ảnh để thí dụ: Con ngựa và chiếc xe. Người đánh xe đã tước đoạt mất tự do của con ngựa. Ông ta đã đóng móng vào chân ngựa, đã bịt mắt ngựa, tra hàm thiếc vào miệng ngựa, buộc ngựa vào xe và dùng roi quất vào mông ngựa để ra lệnh kéo cái xe. Chúng tôi và những người dân bây giờ cũng giống như những con ngựa. Đó là ý kiến của tôi về hai chế độ. Xin hết.


Tên chính ủy xanh mặt. Y thọc mạnh hai bàn tay đang run lên vì tức giận vào hai túi quần màu cứt ngựa. Y nghiến răng lẩm bẩm một điều gì đó không phát ra thành tiếng.
Cả hội trường có tiếng xì xào, rì rầm.


Nguyễn Ngọc Trụ bình tĩnh trở về chỗ ngồi. Một người nào đó nói nhỏ với anh ta:
-Anh nói làm chi những điều như vậy.
Nguyễn Ngọc Trụ mỉm cười trả lời:
-Tôi phải nói những Sự Thật dù biết là sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mình.
Tên chính ủy ra lệnh giải tán lớp học mặc dù còn phải hai giờ nữa mới hết giờ. Y hấp tấp quảy cái sắc-cốt lên vai, đi như chạy ra khỏi hội trường với cái dáng đi hai hàng của y.


*


Ngay sáng hôm sau, Nguyễn Ngọc Trụ được hai tên vệ binh có võ trang vào gọi anh lên trình diện Bộ Chỉ huy Trung Đoàn. Và ngay buổi chiều hôm đó anh bị biệt giam vào conex.
Ba tháng sau. Vào một buổi chiều, một vài người tù đang thơ thẩn ở sân cát cạnh hàng rào kẽm gai bỗng kêu lên:
-Thằng Trụ ra kìa.


Tin tức lan nhanh. Mọi cắp mắt đều đổ xô về chiếc conex. Nguyễn Ngọc Trụ đôi mắt trũng sâu trên đôi má hóp, tóc phủ ót, phủ mang tai, râu ria tua tủa. Hai ống chân ốm tong teo chỉ còn da bọc xương, đứng không nổi phải vịn tay vào thành conex.
Tên chính ủy quảy cái sắc-cốt, bên hông lủng lẳng khẩu K.54, đứng hỏi Nguyễn Ngọc Trụ những điều gì đó rất lâu. Kế bên là hai tên vộ binh cầm súng trong tư thế nhả đạn.


Có lúc Trụ ngã xuống rồi lại cố gắng vịn thành conex đứng lên. Mọi người đều thấy sau mỗi lần tên chính ủy hỏi một điều gì đó Trụ lại lắc đầu. Những câu trả lời chỉ là những cái lắc đầu.
Tên chính ủy có vẻ hằn học, quay lại ra lệnh gì đó với hai tên vệ binh và bỏ đi với cái dáng đi hai hàng của y. Trụ nhích từng bước, từng bước rồi khuất hẳn vào conex. Một tên vệ binh đóng sầm cửa conex, khoá lại rồi cũng bỏ đi.


*


Sáng hôm sau kẻng báo động, còi tập hợp vang lên. Ban chỉ huy trại ra lệnh tập hợp tất cả tù nhân ở hội trường. Người chủ tọa không phải là tên Trung tá Chính ủy mà là tên Thiếu tá Chính trị viên Tiểu đoàn. Y nhe răng cười một cách rất vô duyên rồi đi thẳng vào vấn đề:


-Các anh biết đó, hôm nay trại mời các anh lên về chuyện của anh Nguyễn Ngọc Trụ. Thực hết biết anh này. Trung tá Chính ủy đã nhiều lần thuyết phục, yêu cầu anh ta nhận những điều phát biểu trong buổi học là sai. Vậy mà anh ta vẫn khăng khăng không nhận. Anh ta nhất định giữ vững ý kiến và không chịu ra trước mặt anh em nhận là mình sai lầm. Cái chết là anh ta đã nói những điều đó trước mặt anh em để tuyên truyền. Phải chi anh ta chỉ trình bày những ý kiến đó với chúng tôi thì cũng còn được đi.


Tất cả mọi tù nhân ở hội trường đều sững sờ trước sự gian trá, lật lọng của tên Thiếu tá Chính trị viên nhưng không một ai dám lên tiếng. Và mọi người đều đau nhói khi nghe tên chính trị viên tiểu đoàn tuyên bố:
-Vì anh Nguyễn Ngọc Trụ tiếp tục ngoan cố, chống đối lại Đảng và Nhà Nước nên Bộ Tự Lệnh Quân Khu quyết định xử tử hình anh ấy. Lệnh sẽ được thi hành chiều nay.


*


Đó là một buổi chiều tháng Sáu ảm đạm. Nguyễn Ngọc Trụ bị bịt mắt, miệng bị nhét chanh trái, hai tay trói ké ra sau, hai tên vệ binh kéo thốc anh ra pháp trường.
Anh ngã quỵ xuống khi được tháo băng bịt mắt, cởi dây trói và lấy quả chanh ra khỏi miệng. Viên sĩ quan Việt Cộng phụ trách việc hành quyết hỏi anh có điều gì yêu cầu không, anh chỉ nói:


-Tôi đã nói lên những Sự Thực và không còn có điều gì yêu cầu.
Anh quay lại mỉm cười với các tù nhân bên trong hàng rào kẽm gai:
-Vĩnh biệt anh em!
Và bình tĩnh chờ dợi.
Mười hai tên vệ binh nhắm mắt bắn xối xả những tràng đạn AK vào người Nguyễn Ngọc Trụ - người tù dũng cảm - người đã dám nói lên Sự Thực ngay trong ngục tù cộng sản và mỉm cười bước vào cõi hư vô.

NGUYỄN THIẾU NHẪN
Des Moines tháng 6-1987

LÊ NHƯ ĐỨC * CÔNG TỬ VƯỢT BIÊN

 
CÔNG TỬ VƯỢT BIÊN
LÊ NHƯ ĐỨC 
Sàigòn, vào những năm 1977, 78, nếu có ai lỡ lời nói hai chữ vượt biên thì mọi người đều e dè,sợ sệt. Chỉ cần lỡ lời vài ba câu có dính líu đến hai chữ vượt biên là có thể cải tạo mút mùa. Vậy mà y lại có cái biệt danh thật là ngộ nghĩnh và hết sức ngang tàng: Công tử vượt biên.
Tôi biết y rất rành, rành hơn bất cứ người bạn thân thiết nào của y, là vì một lý do rất đơn giản. Nhà tôi là chỗ trú chân đầu tiên của y mỗi lần vựơt biên thất bại, trốn về Sàigòn chờ móc nối chuyến kế. Mỗi lần như vậy, nhiệm vụ của tôi là đạp xe tới nhà y báo cho gia đình chuyến đi lại thất bại, cần thêm tiền chi tiêu và không quên nhắn thêm câu:
"Ba Má, tìm cho con mối khác".
Mỗi lần thất bại như vậy, tôi lại càng thấy rõ sự trưởng thành và quyết tâm của y. Bẩy lần vượt biên không làm y nản chí mà trái lại càng làm y thêm kinh nghiệm và mưu lược hơn. Trong cuộc đời tôi, y là người bạn tôi mến phục và học hỏi được nhiều nhất. Người bạn mà có lẽ khó kiếm được trong lúc sống dưới chế độ mà "cái cột đèn nếu có chân nó cũng vượt biên".
Tôi không biết được tình bạn ngày xưa đối xử giữa Bá-Nha và Tử-Kỳ như thế nào. Riêng tôi, lúc nào khi nghĩ tới y tôi đều nhủ thầm. Một trong những cái may mắn nhất trong đời tôi là được quen y. Tôi gặp y vào năm cuối cùng của trung học, trường Nguyễn Bá Tòng, Gia-định, lớp 12C1.
Tôi còn nhớ ngày đầu tiên gặp y trong sân trường Nguyễn Bá Tòng. Y là học sinh duy nhất chuyển từ trường tư Lasan Taberd tới. Chúng tôi thì ngược lại, phần lớn chuyển từ trường công Hồ Ngọc Cẩn qua. Sáu chúng tôi, băng con nhà nghèo hiếu học, đang đứng chơi trước cửa lớp, thì thấy y.
Y tuy tới một mình nhưng rất là tự nhiên và tự tin. Trong khi đó băng chúng tôi thì lại e dè, ngại ngùng khi đối mặt. Có lẽ là vì tại Tường, một người bạn trong đám chúng tôi khi thấy y, nói nhỏ:
"Cái thằng đó học sinh trường Tây. Ông già nó giầu có tiếng trong xóm tao đó. Chị tao ngày xưa làm thợ dệt cho nhà nó. Nó con út, số bọc điều. Giầu tiền xài không hết. Tao nghe nói nhà nó bị kiểm kê tài sản đến hai ba lượt rồi. Vậy mà nó vẫn phây phây như thường".
Minh, người học sinh giỏi nhất trong đám tôi nhìn Tường hỏi:
"Thế nó học cừ không?"

"Tao không biết. Nhưng mà mấy thằng Tây con chắc chẳng học hành gì đâu. Tối ngày đi chọc gái rồi mút xúc-cù-là."
Tôi nhìn y từ trên xuống dưới để cố tìm xem có chất xúc-cù-là trong người y như Tường nói không. Cảm tưởng đầu tiên của tôi về y là giữa hai chúng tôi là hai thái cực. Y dáng dong dỏng cao, mái tóc bồng bềnh, quăn tự nhiên. So với chiều cao của người Việt Nam, thì y bỏ xa.
Tôi thì ngược lại. Bạn bè thường gọi là "Lùn Mã tử". Tóc tôi lại thưa, loại rễ tre, xỉa thẳng đứng lên trời. Y đẻ trong gia đình giầu có, nhà tôi thì lại thiếu ăn hàng ngày. Tôi con cả, y con út. Có lẽ chúng tôi chỉ có một điều giống nhau. Học tầm thường, chả có gì đặc biệt. Tôi nhủ thầm như vậy trước khi bước vào lớp học đầu tiên của niên khóa 1978-79.
Không những tôi lầm, mà cả Tường cũng lầm luôn. Sự học vấn và kiến thức của y làm ngạc nhiên không những chúng tôi mà cả thầy chủ nhiệm Vật Lý Nguyễn văn Lành. Tôi còn nhớ thầy có nói:
"Em rất có khiếu về Vật lý. Sau này có cơ hội nhớ theo ngành này. Em nhé".
Chỉ trong hai tuần lễ học, bọn chúng tôi phần lớn chuyển từ Hồ Ngọc Cẩn qua, đã phải bầu y nắm một chức vụ quan trọng nhất trong lớp, đó là trưởng ban học tập.
Sở dĩ chức này quan trọng là vì trưởng lớp do chi đoàn chỉ định, trưởng ban học tập do học sinh bầu. Trưởng ban học tập phải là tay cự phách. Nó đòi hỏi không những thầy cô tin yêu mà anh em nể phục. Trưởng lớp phải là chi đoàn hay cảm tình đoàn. Trưởng ban học tập không cần nhưng phải là tay chiến, dám đối mặt với cả thầy cô lẫn chi đoàn. Y không những không chi đoàn mà còn lại là thành phần chế độ bất dung- tư sản mại bản.
Có lẽ y chiếm được hết cảm tình của lớp chúng tôi qua cách đối xử đặc biệt đầu tiên với cô giáo Hóa-Học Nguyễn thị Hoàng-Hoa, phó chủ nhiệm lớp. Sau một tuần lễ học, cô khảo bài bốn học sinh trong lớp. Tất cả đều không thuộc bài. Cô tức giận đỏ mặt, hét ầm ầm. Cả lớp im lặng. Y bỗng nhiên đưa tay lên xin phát biểu. Cô gật đầu. Y nói:
"Thưa cô, chúng em không thuộc bài thật là không đúng. Nhưng thái độ của cô đối xử với chúng em cũng không được hoàn toàn đúng lắm".
Cả bọn chúng tôi đều trố mắt nhìn y như một con quái vật. Cô nổi tiếng là dữ nhất trường. Thầy giám hiệu cũng phải kiêng. Cô đẹp, giỏi, hơi lớn tuổi, chưa lập gia đình nên ... chẳng sợ ai. Tôi nhớ: mặt cô đang từ đỏ chuyển sang tái xanh. Cô vừa nói vừa thở:

"Em nói rõ tôi nghe chỗ nào tôi đối xử không đúng?"
Y ung dung trả lời:
"Chúng em không thuộc bài, cô la thì đúng nhưng không vì vậy mà cô tức giận, nhăn nhó. Cô sẽ mau già, đau tim, chết sớm. Chúng em không thuộc bài,
cô có quyền la nhưng không có quyền tự hành hạ thân thể mình như vậy!!"
Cô nhìn y một lúc rồi không nhịn được phải phì cười. Cả lớp chúng tôi phá lên cười theo.
Đời cô từ đó cũng thay đổi nhiều vì học được một nhân sinh quan mới từ y.
Y học giỏi không chỉ một vài môn mà đặc biệt ở tất cả các môn học. Từ Toán, Lý, Hóa, cho đến Luận văn, Anh văn, Sinh vật, và cả ...Chính trị nữa.
Thầy Khải dân tập kết, chuyên dậy môn Chính Trị học, có lần ngạc nhiên hỏi:
"Kiến thức em về bác Hồ thật là uyên bác. Có nhiều chuyện về bác không hiểu em đọc từ đâu mà thầy cũng chưa từng nghe tới bao giờ".
Sau này, Tường có kể tôi nghe y nói y lấy những lời nói của những danh nhân và lãnh tụ nổi tiếng trên thế giới rồi cứ việc sửa George Washington, Charles De Gaule.... thành Giặc Hồ nói.
Không mời mà y tự nhiên coi như đã nhập vào băng chúng tôi. Không những thế mà thái độ y như đứng đầu băng chỉ huy anh em.
Minh ức lắm. Vì y bị giáng chức, xuống thứ hai. Minh có biệt danh là đại tướng vì tên họ là Dương văn Minh. Một trong những đại tướng có quyết định rất lớn đến sự sụp đổ của miền Nam Việt-nam. Phạm Tất Đồng tự thủ tướng đứng thứ ba. Kế tới là Tường Kiếm Hiệp, Khánh Khổ, Sáu Luận và tôi "Lùn Mã Tử".
Chúng tôi thường gọi y là Công Tử. Sau vài lần vượt biên hụt, đổi thành Công Tử Vượt Biên. Biệt danh của Sáu Luận sau bị Công Tử đổi thành Luận Bò. Lần đầu nghe, tôi thích lắm vì nghĩ Công Tử giống tôi, cho sức học của tôi hơn nó. Công Tử giải thích:
"Không đâu, nó vẫn hơn mày, nhưng tại nó cứ hay cãi bậy với tao. Nó biết sai vẫn cãi cối. Nên là con bò rừng."
Luận Bò hình như rất thích cái biệt danh này hơn. Được có tiếng hay tranh cãi với Công Tử là một vinh hạnh. Tôi buồn bã trở lại vị thứ bẩy của mình. Tuy đứng cuối trong nhóm nhưng vẫn là thứ bẩy của lớp. Tôi vẫn đứng trên nhiều người lắm, trên cả thằng chi đoàn trưởng lớp. Công Tử, dĩ nhiên đứng đầu lớp.
Một lần Tường Kiếm Hiệp khám phá ra trường Lê Văn Duyệt có một cô học sinh rất mi nhon, hay đạp xe ngang qua trường tôi đi học. Hôm đó cả bọn ở lại trễ chờ. Cô bé tuyệt vời, nhỏ nhắn, xinh đẹp thật vừa xứng với kích thước… của tôi.
Tôi đang ngây ngất ngắm thì bỗng Công Tử phán:
"Con nhỏ này, tưởng gì chứ cho tao ba ngày là tao sẽ ẵm em đi học ngay."
Cả bọn nhao lên, chửi bới um sùm. Công Tử nói:
"Tụi bay dám cá không, nếu tao làm được thì từ đây sẽ là đại ca nhóm. Còn không, bao tụi mày một chầu. Đi đâu ăn cũng được."
Chúng tôi đồng ý.
Ba ngày sau, Công Tử đạp xe chở nàng ngang qua trường chúng tôi. Tôi nhìn nàng ôm eo ếch của Công Tử thật tự nhiên và tình tứ !! Phải chi trong đời tôi được một lần đạp xe chở nàng đi học nhỉ? Từ đó tất cả đều phục tùng tuy rằng sau này khám phá ra cô bé là em họ của Công Tử !!
Chuyến vượt biên đầu tiên của Công Tử vào cuối tháng mười một năm đó. Chúng tôi được tin, hùn tiền, đãi Công Tử bữa tiệc cuối cùng tại vườn nhà Tường Kiếm Hiệp vào chiều thứ bẩy. Sở dĩ nhà Tường được chọn là vì ở cuối xóm dưới. Chung quanh nhà là ruộng rau muống. chúng tôi tha hồ nói năng phản động tới chế độ mà không sợ sự soi mói của mấy tên công an phường.
Căn nhà Tường nhỏ ba gian, vá víu bằng đủ mọi loại vật liệu kiếm được. Mái nửa lá nửa tôn, thỉnh thoảng chen vài viên ngói mẻ, vách chỗ gạch chỗ đất, có chỗ vá cả bằng miếng các tông bự. Tường sống với ba và chị. Ba Tường và Tường chuyên môn cắt, bó rau muống để chị Tường đem bán ngoài chợ nhỏ. Trước khi mất nước, chị Tường làm thợ dệt cho nhà Công Tử.
Ba Tường phải kiêm luôn việc bán rau. Giữa nhà đặt một cái bàn nước cọc cạch, mấy cái ghế xiêu vẹo và hai tấm phản hai bên để ngủ và ngơi. Đặc biệt chung quanh vách nhà là những giá sách với đầy áp sách...kiếm hiệp. Bố con Tường mê đọc chuyện kiếm hiệp và ...cắt rau muống. Đặc biệt dù nghèo cũng không muớn, mà chỉ mua chuyện về đóng thành sách, trưng khắp nhà.
Hôm đó chúng tôi đãi công tử bằng một con gà luộc, một đĩa dồi chó và ba chai bia quốc doanh. Thủ Tướng nói phải cho công tử ăn món quê hương để suốt đời nhớ ...bọn Việt cộng!!
Công tử ở lại nhà Tường mãi tới đêm khuya để nói chuyện với ba Tường. Tôi tưởng họ đang bàn chuyện đất nước hoặc kinh tế thế giới. Sau nghe mới biết họ đang nói chuyện ...kiếm hiệp!!
Tối Chủ nhật hôm sau, công tử đáp chuyến xe lửa đi Nha-Trang rồi xuống ghe ra khơi. Ngày thứ hai kế là ngày dài nhất của bọn chúng tôi. Ngồi nhìn chỗ trống của Công Tử trong lớp, bọn chúng tôi lúc bồi hồi, lúc phập phồng, lúc lo lắng. Chúng tôi phải báo cáo láo với thầy Lành là công tử bị ốm nặng.
Qua sáng thứ năm, công tử lù lù bước vào lớp, cả bọn nửa buồn nửa vui. Buồn vì công tử đi chưa được, vui vì lại gặp được người mình ưa thích.
Giờ ra chơi, cả bọn bu lại hỏi. Công Tử kể:
"Tao xuống ghe nhỏ để ra ghe lớn. Đợi tới gần sáng chả thấy ghe mẹ gì mới biết bị lừa, nên về thăm tụi mày lại."
Tháng sau, Công Tử lại từ gĩa chúng tôi để đi Phan-Thiết. Mặc dù tài chánh eo hẹp, chúng tôi cũng cố gắng tổ chức lại một bữa tiệc tiễn tại vườn nhà Tường. Lần này thiếu món dồi vì nghe nói thịt chó ăn xui.
Hình như thịt gà cũng xui nên công tử lại trở về đi học lại. Hai lần sau đó, chúng tôi chỉ đãi uống chứ không ăn. Khánh Khổ than với tôi:
"Khổ quá, công tử chưa tới Mỹ thì mình đã phải khai phá sản".
Lúc nào y cũng có thể than khổ.
Lần thứ năm Công Tử đi ở Vũng-Tầu thì bị bắt và đưa vào Bình-Ba cải tạo lao động. Chúng tôi không thể giấu được trường mãi. Lúc đó thầy trò trong cả trường mới biết tới một nhân vật có biệt danh "Công Tử Vượt Biên".
Chi đoàn họp liên tục, phê bình, kiểm điểm sáng tối. Bọn chúng tôi thủ khẩu như bình. Huyền thoại về công tử được mọi người mọi lớp truyền tụng hơn cả huyền thoại về ...Hồ Chí Minh.
Mỹ-Ngọc, hoa khôi của trường tuyên bố sẵn sàng ra đi với công tử bất cứ lúc nào dù là đi ... kinh tế mới.
Bích-Huyền, Bích-Ca, hoa hậu song sinh đều đồng ý cùng nâng một khăn, sửa một áo nếu công tử có... sức.
Thầy chủ nhiệm bị giám hiệu gọi lên khiển trách vì để công tử nghỉ ốm nhiều mà không báo cáo. Cô Hồng-Hoa thỉnh thoảng trong lúc giảng bài đi xuống ngồi vào chỗ trống của Công Tử, đăm chiêu nghĩ ngợi thương nhớ về một người học trò ưu tú của mình.
Bốn tháng sau, bố mẹ Công Tử tìm được mối chạy năm cây vàng để công an thị xã Vũng-Tầu lén chở Công Tử về Sàigòn.
Sợ phường khóm gây rắc rối cho nhà mình, công tử tới nhà tôi trú ngụ vì bố tôi là tổ trưởng tổ dân phố có thể biết trước ngày nào phường khóm tới khám nhà.
Công Tử, tôi và đứa em kế chia nhau căn gác lửng cuối nhà. Căn gác nhỏ chỉ kê vừa hai cái bàn học và trải cái chiếu gai. Vậy mà Công Tử ở đó hơn nửa năm.
Trong năm đó công tử vượt biên hụt hai lần nữa. Lần sau nhờ có kinh nghiệm nên không bị tó. Tôi trở thành người đưa tin giữa công tử và gia đình. Mỗi lần sang nhà công tử nhắn tin, tôi đều ghé lại nhà Luận Bò để cho tin tới mọi người trong nhóm.
Đối diện nhà Luận có một bông hoa biết nói mà Luận theo đuổi từ hồi mặt mới mọc mụn. Luận thường tự hào gọi nàng là
"Thiên hạ đệ nhất Niên".
Niên thường ngồi cạnh cửa sổ nhà để xếp hàng mà nhà Niên dệt mướn. Thỉnh thoảng cuồng chân, nàng đi dạo vài vòng trước nhà. Lúc nào Niên cũng mặc áo vàng in bông cúc nổi và quần xa tanh bóng đen. Tôi thắc mắc, Luận thật tình trả lời:
"Hỏi công tử đó. Tao tốn cả đời theo đuổi không thành. Công tử chỉ nhập nhóm ca với em mấy ngày là em mê tít. Mẹ kiếp, giọng công tử Bắc kỳ the thé vậy mà mắt em cứ lim dim, phê giọng trầm và ấm !!".
Đó là lần đầu tiên tôi mới hiểu tại sao Luận hay so đo, ghen tương với công tử.
Niên dáng thanh và cao. Nếu mang guốc cao gót, tôi chắc Luận chỉ đứng tới tai Niên.
Công tử đứng với Niên thật là xứng đôi, như Rồng với Phượng.
Niên đứng với Luận như Phượng với ...Ngưu.
Tôi chắc chính Luận cũng biết vậy. Khi tôi về là Luận vội chạy qua nhà Niên để cho tin và cũng để...chiêm người đẹp.
Chiều hôm ấy tôi cố tình nói chuyện về Luận rồi đưa đẩy tới Niên. Tôi có hỏi sao Công Tử không tìm cách liên lạc với Niên. Công tử trả lời:
"Mày nghĩ tao đang nghỉ hè hay sao mà thăm với viếng. Việt cộng biết chuyện giữa tao và Niên. Tao chắc nó bám Niên kỹ lắm. Nếu tao gặp Niên là sẽ gặp ...Bác ngay.
Cuộc đời có những cái mình phải hiểu để sống. Số tao sinh ra là để vượt biên, đi Mỹ học, số Niên là ở đây ca hát ...xây dựng chủ nghĩa.
Hai đường đi hai nẻo, phải dứt khoát thì mới làm được cái mình muốn".
Rồi công tử kể tôi nghe chuyện tình với Niên. Câu chuyện tình đầy tính chất ...xã hội chủ nghĩa.
Mùa hè năm trước, tất cả các học sinh trong phường phải đăng ký sinh hoạt đoàn thể. Như thường lệ công tử ra trình diện trễ hai ngày. Tên Việt Cộng ủy viên thanh niên thấy gai mắt, cho công tử đứng chờ chơi.
Đang lúc đó thì Niên tới phàn nàn là tổ ca của nàng thiếu Nam, chỉ toàn mấy em gái choai choai mười hai mười ba thôi. Công tử kể:
"Tên ủy viên nghe xong, sực nhớ tới tao, nó đưa hàm răng vàng ố, ám khói thuốc lào ra cười hô hố chỉ tao nói:
"Đồng chí xung phong vô tổ ca ngồi kia kìa".

Tao đứng dậy tính phản đối, thấy Niên quay qua nhìn, tao gật đầu ngay."
Cũng như mọi chàng trai đất Việt, lần đầu tiên gặp người đẹp, công tử bỡ ngỡ nói một câu hết sức ...lãng mạn cách mạng.
"Dân Việt nam ăn toàn bo bo không, sao lại có người như Niên, xinh đẹp như vậy"?.
Niên đỏ mặt, đổi đề tài, hỏi nhà Công Tử ở chỗ nào trong phường để nàng biết, tới gọi đi họp khi cần. Công tử kể tiếp:
"Tao chỉ nhà, Niên không tin nói nhà tao chỉ đến bà chị kế tao là hết. Tao nói ông gìa anh mới nhận anh làm con nuôi tối qua."
Hôm sau Niên đi hỏi dò sự thật trong xóm mới biết công tử là con út trong nhà, ít khi ra đường nên phần lớn mọi người không biết tới. Gặp công tử, Niên hỏi:
"Anh làm gì mà tối ngày cứ ru rú ở trong nhà không?".
Công tử đáp:
"Tại chưa gặp Niên nên không muốn ra ngoài, bây giờ thì lúc nào cũng nằm ngoài đường."
Từ đó phường 7, quận Phú-Nhuận có chuyện tình để mọi người kháo cho qua những tháng ngày vô vị dưới chế độ ba khoan. Khoan sống, khoan hưởng và khoan yêu.
Họ nhìn Công Tử và Niên để ước sao cho cuộc tình được êm đẹp và thành tựu. Hình như Công Tử và Niên cũng thấy. Họ lúc nào cũng quyến luyến và ước mơ.
Mùa hè chấm dứt, chị phụ trách sinh hoạt phường, tổ ca, Quách thị Cẩm-Niên đặt bút phê vào sổ sinh hoạt của Công Tử:
"tiên tiến vượt chỉ tiêu".
Tên ủy viên thanh niên phường gầm gừ phản đối ngầm.
Một ngày cuối đông năm 1979, công tử đưa tiền cho đứa em gái tôi dặn ra chợ Phú-Nhuận mua sôi và thịt vịt. Hôm đó nhà chúng tôi được thưởng thức một món mà mọi người ưa thích. Tôi có linh cảm xa nhau thật nhiều. Tối hôm đó công tử nói:
"Bố mẹ tao đóng tiền bán chính thức xong rồi. Ngày mai em họ tao tới đón tao xuống Rạch-Gía."
Công tử đưa tôi xem thẻ căn cước mới có tên Tầu là Lý Phu Trình. Tôi nói:
"Công tử Vượt Biên giờ trở thành Cái Nị Dượt Piên".
Chúng tôi cười nói nhiều tới khuya.
Ba tháng sau, không thấy tin tức gì của công tử, tôi ghé qua nhà hỏi. Bà mẹ Bắc-Kỳ, thật Việt Nam, thấy tôi bà ôm mừng khóc:
"Nó đã tới được Mã Lai rồi con ạ."
Tôi từ gĩa vội để chạy qua nhà Luận báo tin.
Mọi lần thì khác, nhưng lần này vừa thấy chiếc xe đạp Mỹ mà công tử để lại cho tôi đậu trước nhà Luận, Niên có linh cảm tin mừng, chạy vội băng qua đường.
Đó là lần đầu tiên tôi giáp mặt Niên. Niên có gương mặt trái soan. Cặp mắt không to không nhỏ, rất đi đôi với khuôn mặt. Mũi Niên hơi cao, có sóng, không tẹt như mũi người Việt nam. Mái tóc dài ngang lưng, không dầy không thưa nhưng đen nhánh như hai hàng lông mi của nàng. Da Niên trắng tựa như người sinh đẻ ở Gia-Nã-Đại.
Mái tóc đen dài, gương mặt trái soan, làn da trắng, chiếc áo vàng in hình bông cúc nổi, cái quần xa tanh bóng đen, những thứ ấy tương xứng, đối chọi làm Niên đã đẹp càng đẹp thêm. Không chỉ đẹp, dáng Niên cao cao trông sang và quyền qúi. Phải nói Niên là một kỳ công tuyệt mỹ của tạo hóa.
Bây giờ tôi mới hiểu hết câu nói đầu tiên, ngớ ngẩn của Công Tử khi gặp Niên.
"Dân Việt Nam ăn toàn bo bo không, sao lại có người như Niên, xinh đẹp như vậy."
Niên bước vào nhà Luận, căn nhà tự nhiên như sáng hẳn ra. Không hiểu từ mái tóc Niên hay từ thân thể Niên, cũng có thể từ sự tưởngtượng của tôi, tôi như thấy một mùi thơm ngọt dịu thoảng qua. Niên không để ý gì cả, chỉ hỏi vội:
"Có tin gì của ảnh, chưa anh?"
Tôi gật đầu đáp:
"Tới Mã Lai rồi".
Chưa đầy một phút sau, hai dòng nước mắt vui mừng đã chảy dài trên gương mặt xinh đẹp của Niên. Tôi cảm động cũng không cầm được nước mắt. Luận Bò cũng khóc. Chúng tôi nhìn nhau, khóc vui mừng thật dễ dàng.
Chín tháng sau tôi mới nhận được lá thư đầu tiên của Công Tử gửi từ một nơi có cái tên lạ hoắc của tiểu bang Texas. College Station.
Thủ tướng gật gù giải thích:
"Thì đúng rồi, Công tử phải ở chỗ những người giỏi của nước Mỹ. College Station là chỗ của những người ít nhất phải có bằng Đại học ở."
Chúng tôi đều nhất trí.
Tôi mang thư qua nhà công tử khoe. Hai ông bà nhìn tôi một lúc rồi khẽ nói:
"Hai bác có chuyện muốn nói với cháu. Trước khi nó đi, hai bác có đóng thêm một chỗ, phòng nếu đi không xong sẽ có mối khác cho nó. Lúc nó đi có nói nếu trót lọt thì để dành cho cháu để cám ơn gia đình cháu đã giúp nó. Tiền bác đã đóng rồi, lấy về cũng không được. Cháu về thưa với bố mẹ, rồi sang cho hai bác hay."
Trên đường về, tôi bàng hoàng như người bị say sóng. Bố tôi nghe xong nói:
"Trời Phật thương gia đình mình rồi con ơi. Cơ hội ngàn vàng con đừng bỏ. Con phải đi để cứu các em con và cứu cả Bố Mẹ thoát khỏi chế độ Cộng Sản này...
Con đi Bố chỉ mất chức... tổ trưởng là cùng. Chức cái quái gì, toàn là làm không công cho tụi nó không. Đã vậy chúng còn phê bình Bố là không quản lý tốt."
Hai tuần sau, tầu tôi cập bến Mã Lai. Tôi cũng được chuyển qua đảo Pulau Bidong như Công Tử.
Vì thuộc diện chờ nước Mỹ hốt rác nên tôi ở đảo gần hai năm. Sau khi bị từ chối bởi Úc, Pháp, Ý và Thụy Sĩ, tôi mới được Mỹ hốt. Tôi tới Houston vào cuối đông năm 82. Trời năm đó lạnh và u ám.
Công tử ra đón tôi ở phi trường. Vẫn phong thái và kiểu nói của năm xưa, tôi thấy trời đất chuyển ấm và sáng dần.
"Lùn Mã Tử, tao trốn mày gần nửa vòng trái đất, vậy mà mày cũng bám theo. Làm sao tao có thể dứt mày được đây?"
Tôi trả lời:
"Khánh Khổ nói số mày đẻ bọc điều, sinh ra để sống trong nhung lụa. Số tao với nó là số khổ, do đó tao phải bám sát mày. Chỉ cần một tí cái bọc điều của mày, là hưởng suốt đời không hết."
Đúng như đại tướng đoán trước, chương trình học bốn năm của đại học Mỹ, Công Tử chỉ tốn ba năm hơn. Tôi vào trường được hơn một năm, Công Tử tốt nghiệp kỹ sư cơ khí và chuyển lên Fort Worth làm cho một hãng máy bay quốc phòng nổi tiếng.
Ngày tôi ra trường, Công Tử lái xe về mừng. Gặp tôi, Công Tử thành thật:
"Tao tính mua tặng mày một món quà thật lớn. Nhưng tuần sau tao xong Cao học, mày lại phải trả nợ, mua đồ mừng tao. Do đó đổi ý không mua gì cả. Mày mới ra trường chưa có nhiều tiền, chơi cái trò tư bản này không xong đâu."
Tôi có hỏi Công Tử có tiếp tục học lên Tiến Sĩ không? Công Tử trả lời:
"Phải ngưng một thời gian, Ba Má tao nói ngưng học, đi lấy vợ học mới...thông ra thêm. Ông Bà cũng gìa rồi, tao tính về thăm một chuyến, tiện thể tính bề gia thất."
Ngập ngừng một lúc tôi mới nói Công Tử một điều mà tôi đã giấu hơn sáu năm nay:
"Niên đã lấy chồng lâu rồi, chắc giờ con cũng đã lớn."
Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi thấy mặt Công Tử đổi sắc. Công Tử nhìn tôi một lúc như muốn hỏi điều gì, nhưng rồi thôi, chỉ quay đi nhìn về một hướng xa xa.
Tôi hiểu Công Tử muốn hỏi gì nên khẽ đáp:
"Luận Bò."
Houston, đầu Đông...
Lê Như Đức

BONDAR ALEXANDR * ÁC GIẢ ÁC BÁO

 



Bondar Aleksandr
Ác giả ác báo
KIỀU DIỆP (dịch từ tiếng Nga)
Đoàn tàu chuyển bánh. Những ánh điện từ nhà ga Sochi nhấp nháy ngoài cửa sổ. Nikolai Petrovitch Sokolovski đặt chiếc vali nhỏ màu đen của mình vào trong góc, rồi xếp nó lên ngăn hành lý phía trên.


Ông ta kiểm tra các ổ khóa vali, và để cho yên tâm ông ta còn giật giật các ổ khóa vài lần; lấy cái áo mưa của mình phủ lên chiếc vali; sau đó đến ngồi bên cửa sổ. Một tiếng đồng hồ trôi qua, quang cảnh ven biển chạy dài qua ô cửa sổ làm Sokolovski chán ngấy, ông ta quyết định bước ra ngoài. Nhìn ra cửa sổ hóa ra là một nhà ga lớn. Đoàn tàu bắt đầu giảm tốc. “Nhà ga Lazarevski” - Sokolovski đọc. Bondar Aleksandr sinh năm 1972 tại Krasnodar, Nga; đã học khoa báo chí Trường đại học tổng hợp Kuban và khoa tiếng Nga và văn học tại Trường đại học Nhân văn Moskva, sau đó học hai năm văn học Nga tại Trường đại học tổng hợp Toronto, Canada.

 Bondar Aleksandr từng làm phóng viên cho báo Krasnodar và báo Sochi, nhưng từ năm 1995 anh chuyển đến sống ở Canada. Anh viết nhiều truyện ngắn, truyện vừa (Những đứa con trai của thành phố chết, Trên những tàn tích thành cổ, Những kẻ báo thù xấu xa...), tiểu thuyết (Thời gian của mặt trăng đen, Đĩ đực...) và nhiều tác phẩm khác. Tác phẩm của anh được đăng tải trên các báo và tạp chí của Nga và ở Bắc Mỹ như Thiên Nga (Boston), Ngôn từ tiếng Nga Mới (New York).

Từ năm 2003 anh trở thành hội viên Hội Nhà văn Bắc Mỹ. Truyện Ác giả ác báo được lấy từ tạp chí Xamizdat (Nga), tạp chí trên mạng đăng tải khá đầy đủ những tác phẩm của Bondar Aleksandr. Đoàn tàu dừng lại, Sokolovski bắt đầu quan sát sân ga, ông ta đã đi qua ga đây nhiều lần nhưng chưa lần nào rẽ xuống nhà ga này. “Hẳn là một nhà ga đẹp - lần nào ông ta cũng thầm nghĩ vậy - Giá mà được sống ở đây thì hay biết mấy”. Bỗng nhiên ông ta nhìn thấy một người còn khá trẻ, xuống mua thứ gì đó trong một kiôt của nhà ga và bước rất nhanh trở lại tàu. - Sergei! - Sokolovski gọi và vẫy vẫy tay. Người ấy ngẩng đầu lên nhìn.


- Anh Sokolovski phải không? Đúng lúc đó đoàn tàu lại bắt đầu chuyển bánh. Sergei nhảy thật nhanh lên bậu cửa toa tàu, hai tay bám vào hai mép cửa. Đoàn tàu chuyển bánh. Sergei bước vào bên trong toa. - Cậu cũng đi trên chuyến tàu này à? - Sokolovski ngạc nhiên hỏi, khi Sergei tiến gần lại chỗ mình. Sergei còn trẻ, trông vẻ ngoài khoảng 30 tuổi, mái tóc đen cắt ngắn, mặc một bộ quần áo với đường may cắt khéo. Một thời gian anh ta từng làm việc dưới quyền Sokolovski trong công ty của ông. Từ đó đến nay cũng vài năm trôi qua, hình như ba hay bốn năm gì đó Sokolovski không nhớ rõ. Bây giờ họ đang đứng đây và nhìn nhau ra chiều thú vị. Sergei mỉm cười, giang tay ra. - Đúng là quả đất tròn phải không. -
 Cậu cũng về Moskva à? -


Thì còn đi đâu nữa! - Nghỉ ở Sochi à? Sergei gật đầu. - Còn anh? - Tôi đi công tác. Ký được một hợp đồng nên tôi có thời gian để nghỉ ngơi. Mà nói chung tôi thường đi nghỉ ở Hi Lạp hoặc ở đảo Cyprus... Sergei gật đầu, mỉm cười. - Mỗi người mỗi cảnh... - Cậu muốn vào buồng tôi không - Sokolovski mời - Chúng ta cùng ngồi... Mà ngồi không trên tàu thật chán. - Sẵn sàng. Họ quyết định uống để mừng cuộc hội ngộ. Trên bàn trong buồng của Sokolovski có một chai vodka Smirnov và hai chiếc cốc nhựa nhỏ. Cũng có một chút đồ nhắm. Họ bắt đầu chuyện trò. Họ nói về nhiều chủ đề: về các cuộc bầu cử tổng thống trong tương lai, về Chesnia, về Nam Tư. Khi chai rượu đã vơi phân nửa, Sokolovski quan tâm hỏi: - Thế giờ cậu làm gì? Sergei hơi bối rối, đưa mắt nhìn cái cốc không và lấy các ngón tay xoay xoay nó. -

Tôi làm ở Bộ Tài chính, giữ một vị trí nhỏ thôi. - Vị trí gì? Sergei gãi gãi tai. - Xin lỗi anh, công việc của tôi rất bí mật, tôi không thể tiết lộ cho anh biết được... Rồi anh ta nhìn Sokolovski không chớp mắt. Ông này khoát tay ra chiều hiểu biết. - Không sao. Bản thân Sokolovski cũng từng làm ăn rất mờ ám, nên ông ta chân thành mến mộ những người kín tiếng. Sergei với tay lấy chai rượu và không vội rót rượu vào cốc. - Cậu đợi tôi chút nhé - Sokolovski đứng dậy - Tôi phải ra ngoài một lát. Ông ta do dự trong một giây, sau đó gỡ tấm áo mưa ra, với tay lấy chiếc vali trên ngăn để đồ rồi bước nhanh ra ngoài. Khoảng năm phút sau thì Sokolovski quay trở vào.

Vẻ mặt ông ta trông rất bình thản và yên tâm. Sergei vẫn ngồi đợi và đang chăm chú nhìn ra ngoài cửa sổ. - Anh Sokolovski - anh ta đăm chiêu nói - tôi muốn hỏi ý kiến anh một việc. Anh ta đút chai rượu vào trong góc và ngả người về phía trước, khi nhìn qua cửa sổ thấy các bờ biển tối đen, chỗ thì như thể chạng vạng, chỗ thì sang sáng dưới ánh trăng tháng tám. Sokolovski đặt chiếc vali vào đúng chỗ cũ, và lại lấy áo mưa của mình phủ lên nó. Sau đó ông ta ngồi xuống đối diện với Sergei, hơi ngả người ra và đặt hai tay trước bụng. - Anh là người năng động, giàu kinh nghiệm - Sergei bắt đầu - tôi coi trọng ý kiến của anh. Tôi muốn anh cho tôi một lời khuyên. Đơn giản là một lời khuyên. Sokolovski gật đầu và tỏ ý sẵn sàng lắng nghe. -

 Trong công việc của tôi, tôi thường buộc phải làm những gì mà tôi không muốn làm. Nói thế nào cho anh hiểu bây giờ... - Sergei nhún vai - Lương tâm tôi cắn rứt... Thế mà tôi vẫn buộc phải làm... Anh có hiểu tôi không? Sokolovski gật đầu. Sergei lục tìm trong các túi và lấy ra một bao Marlboro. Anh ta rút ra một điếu và đưa lên miệng. Sau đó, sực nhớ ra là ở đây cấm hút thuốc, anh ta bỏ điếu thuốc xuống mặt bàn. - Điều quan trọng - Sokolovski nói - là kiếm được tiền. Tiền phân biệt một người đàn ông với một con đực. Tiền khiến ta trở nên tự do và độc lập. Bởi vì, cái nghèo ấy mà, là điều đáng sợ nhất trong cuộc sống này. Cái nghèo biến cậu thành kẻ yếu đuối mà người ta tha hồ chèn ép và ấn đầu ấn cổ.

Tiền lại nâng cậu lên đỉnh cao của thế giới, làm cậu trở nên tự do. Bởi, tự do là gì? Là quyền hành đối với những người khác. Loài người là những con mãnh thú và những con sói núi độc ác. Chúng liếm giày và ăn thịt những kẻ yếu hơn mình. Không thể có bình đẳng giữa những người bình đẳng. Sự ngu ngốc tràn ngập. Tự do... tự do vì thế chính là khi những người khác phủ phục dưới chân cậu. Mà tiền lại cho cậu cái tự do này. Điều quan trọng là thế đấy. Còn tội lỗi... tội lỗi cũng chạy vào nhà thờ làm vấy bẩn nhà thờ. Cậu cần gì nghĩ đến tội lỗi. Và còn nữa... Cậu phải hiểu một điều quan trọng nhất trong cuộc sống này cậu cần phải hiểu, nếu muốn sống và sống một cách bình thường. Đó là loài người trên thế giới này được chia thành hai phần bất bình đẳng: những người tháo vát và những kẻ ngù ngờ.

Tự cậu hãy quyết định xem cậu muốn trở thành ai. Những người tháo vát sống, còn những kẻ ngù ngờ tồn tại. Nó đã là như thế và sẽ là như thế. Đạo đức, danh dự, lương tâm đều do những người tháo vát nghĩ ra hết. Sergei chăm chú lắng nghe. Sokolovski tiếp tục: - Họ còn nghĩ ra cả tôn giáo. Cần phải giải thích cho những kẻ ngù ngờ biết vì sao chúng sẽ không bao giờ được sống như những con người và chúng cần phải thỏa hiệp với điều này. Sergei bối rối. - Nhưng chúng ta có lẽ không nên làm rối tung tôn giáo lên ở đây thì tốt hơn? Sokolovski xua tay. - Nhưng xin lỗi cậu. Không ai có thể trở về từ thế giới bên kia, mà cũng chẳng ai nhìn thấy Chúa Trời cả. Hay có thể là tôi nói không đúng? Sergei nhún vai. - Có lẽ anh nói đúng. - Thế đấy - Sokolovski căng thẳng cởi các khuy áo bên trên - ông ta cảm thấy ngột ngạt -

Tất cả các ông vua, các nhà quí tộc, những người thống trị đều là những người tháo vát, còn những người phục vụ họ, những đầy tớ, những nông nô, những nô lệ, là những kẻ ngù ngờ. Những người tháo vát nghĩ ra luật pháp. Họ nghĩ ra cho những kẻ ngù ngờ vốn muốn nghe theo tôn giáo. Luật pháp luôn luôn và ở khắp mọi nơi bảo vệ cho những người tháo vát và bảo vệ họ khỏi những kẻ ngù ngờ. Những kẻ ngù ngờ không thích tất cả điều này, và chúng tạo ra các cuộc lật đổ mà rốt cuộc cũng quay trở về với cái máng lợn của ông lão đánh cá. Nhưng một số kẻ thông minh hơn trong số đó đã vươn mình lên cao và trở thành những người tháo vát. Tất cả lại trở về như trước. - Nhưng nghệ thuật, văn học - Sergei cố gắng phản bác - lại luôn luôn dạy rằng cái ác cuối cùng tất bị trừng trị, và người ta nên hành động theo lương tâm... -


 Nghệ thuật cũng là một phát minh của những người tháo vát - Sokolovski đứng dậy khỏi chỗ ngồi - Nó còn là một cái bẫy giăng ra cho những kẻ ngù ngờ. Cậu hãy tự nhìn xem: nghệ thuật, luật pháp, tôn giáo tất cả đều chỉ nói về một điều: hãy làm điều tốt và đừng làm việc xấu. Kẻ nào làm việc xấu tất sẽ bị trừng trị. Tôn giáo cảnh báo, luật pháp đe dọa, đạo đức răn dạy, nghệ thuật rao giảng. Tất cả chỉ về một điều: đừng giết chóc, đừng trộm cắp, đừng lừa đảo. Đúng thế hay không?

 Nhưng cậu nhìn chung quanh xem: ở bất kỳ đất nước nào, bất kỳ thời đại nào, những kẻ nắm quyền cũng đều ăn cắp, giết người và lừa đảo. Họ sống sung túc và sẽ sống sung túc cho đến chừng nào thế giới này còn tồn tại. Mà ai tuân thủ những giới luật của họ, người đó sẽ luôn ngốn cả phân. Người tháo vát sẽ chùi nó khỏi gót giày và thuyết giáo cũng như tuân thủ tất cả những gì mà chính anh ta không định tuân thủ. Sokolovski ngả người về phía trước.

Ông ta mệt nhoài nhưng hài lòng với cái mớ quan điểm bất khả xuyên thủng của mình. Sergei cau mày. Anh ta muốn phản bác nhưng không hiểu sao lại thôi, chỉ buồn bã gật đầu. - Tự cậu phải quyết định - Sokolovski kết luận - rằng cậu sẽ thuộc hạng người nào. Nếu cậu không muốn làm một kẻ ngù ngờ, hãy quên “danh dự” và “lương tâm” đi. Đó là ảo tưởng.


Cậu sẽ có danh dự khi cậu có tiền và cậu có thể mua được tất cả. Lương tâm... lương tâm... đó là hãy làm những gì cậu thấy có lợi cho mình và luôn biện hộ cho mình. Sergei gật đầu tuyệt vọng. - Sokolovski, anh đã thuyết phục được tôi - anh ta đứng dậy khỏi chỗ - Thành thật mà nói, tôi những muốn tìm lý do để phản đối... nhưng chẳng tìm thấy lý do nào cả... Nhưng dù sao đi nữa thì vẫn phải có những ngoại lệ nào chứ? Có thể có những điều mà tốt hơn là ta không nên làm? Phải có những giới hạn chứ?... - Sergei - Sokolovski lắc đầu - tôi không biết cậu làm gì ở Bộ Tài chính và tôi cũng không cần biết.

Cậu hãy thản nhiên làm công việc của mình. Hãy làm những gì miễn là cậu có tiền. Hãy làm và quên béng lương tâm đi. Nếu cậu là người thông minh, hãy quên đi. - Được thôi - Sergei rút trong túi ra một khẩu súng lục có thiết bị giảm thanh - Được thôi - Anh ta ngắm mục tiêu - Tôi không làm trong Bộ Tài chính, Sokolovski ạ. Mà điều này thì quan trọng gì. Sokolovski từ từ há hốc mồm. - Chắc anh đi Sochi để ký một hợp đồng đặc biệt? - Sergei, cậu làm gì thế?.. - Thế thì tôi biết rằng trong vali của anh, chiếc vali mà anh giữ cẩn thận đến mức đi vệ sinh cũng mang theo người có gì rồi... - Sergei, việc này không tốt đâu. Vì chúng ta biết nhau đã lâu... - Thế “không tốt” là gì? Không tốt - đó là khi không có tiền trong túi. Anh chả đã nói thế còn gì?..


. Mở vali ra ngay! Sokolovski đứng dậy lấy vali xuống. - Tôi không biết mã khóa - ông ta nói một cách kiên quyết. Nhưng Sergei lắc đầu. - Tôi đếm đến ba. Một... - Được, tôi mở. Sokolovski mở hai ổ khóa vali bằng những ngón tay run rẩy và khó bảo. Sergei đã không nhầm. Trong vali đầy những đồng đôla.

Sokolovski hơi run khi nhìn thấy nòng súng lơ lửng trong không trung, cách trán ông ta 3cm. Ông ta đã hiểu chuyện gì đang xảy ra. - Sergei - ông ta lắp bắp - Cậu không sợ Chúa sao... - Chúa nào, Sokolovski? Anh đã bảo không ai nhìn thấy Chúa. Và không ai còn trở về từ thế giới bên kia... Đầu Sokolovski xoay mòng mòng với những suy nghĩ đầy mâu thuẫn. Cần phải nói điều gì đó, cần phải nói ngay nhưng... nói gì đây? Vì ông ta đã nói tất cả trước đó rồi!
Truyện ngắn của BONDAR ALEKSANDR
KIỀU DIỆP (dịch từ tiếng Nga)
meocon - LBC
Nguồn: TTCT
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 8 tháng 10 năm 2006


Truyện ngắn Phở Hách Hà Thúc Sinh Hiệu phở nằm như một thách thức trong khu phố phần lớn hàng quán là của người Mỹ. Bên ngoài mặt tiền xập xệ, không tô điểm sơn phết gì nhiều, nhưng tấm bảng hiệu viết vài chữ đơn sơ có chạm nọc lắm bạn đồng nghiệp trong vùng: PHỞ HÁCH Mở 9 giờ sáng, đóng 4 giờ chiều. Chẳng rõ có bí quyết gia truyền gì mà đi tới đâu mở phở hiệu của lão Hách luôn luôn đắt khách. Điều này nếu có ai tò mò cũng vô phương tìm biết. Người ở đây chỉ biết sau ngày hoàng phái rủi thua xích phái, lão Hách cũng bỏ hết cơ ngơi -- một xe phở nức tiếng đường Công Lý -- chạy giạt sang Mỹ. Dĩ nhiên sang đây lão không thể tiếp tục chiếm một góc phố, chơi một xe phở, sáng trưa chiều tối ngụp lặn trong khói phở thơm lừng để vừa đẩy những đường dao thiện nghệ vào khúc thịt bò mềm mại vừa nhai vài câu Kiều lẩy cho nổi bật thêm phần cá tính; hoặc có lúc tự tin chõ mồm góp vài nhận định thời cuộc với đám thực khách thường toàn giới cổ cồn cà vạt, thừa quyền lực xã hội đến ho một cái đời lão đã có thể mềm ra như sợi bánh phở. Nhưng điều kiện mở hiệu ăn nơi xứ Mỹ văn minh quả có rất nhiều điểm xâm phạm nghiêm trọng đến quy luật, đến văn phạm phở. Phòng máy lạnh được trần thiết sang trọng, bàn ghế đều và đẹp như lính duyệt binh, thảm trải trong ngoài như dinh quốc khá
Xem thêm: http://diendanlequydon.com/viewtopic.php?f=151&t=320863

SƠN TRUNG * CHỦ TỊCH CÁO VÀ TRIỀU ĐẠI HỒ LY




CHỦ TỊCH CÁO VÀ TRIỀU ĐẠI HỒ LY
 
SƠN TRUNG
 

Lúc bấy giờ toàn thể loài vật đã đi theo cuộc cách mạng của triết gia Sói, quyết tâm tranh đấu chống lại loài người đã tàn sát loài vật và phá hoại rừng núi là tổ quốc thiêng liêng của loài vật. Gà nhà Trống Tía bấy giờ nghe theo gà rừng, ly khai loài người và bố mẹ anh em mà vào chiến khu kháng chiến. Đảng đã giáo dục Gà Tía tinh thần cách mạng, biết hy sinh bản thân để phục vụ cho quyền lợi loài vật trên trái đất.
 
Tổ chức đã khôn khéo cho một ả gà rừng đi theo gà Trống tía để theo dõi mọi hành vi của Gà trống tía, và cũng để dùng mỹ nhân kế, cột gà trống tía với tổ chức. Tại khu rừng Bảo Lâm, chủ tịch Cáo Đỏ đứng đầu triều đình, Gà trống tía đuợc phong thứ trưởng quốc phòng, Mèo được phong chủ tịch Mặt trận Đoàn kết, Chó được phong bộ trường Quốc Phòng, Vịt đưọc phong bộ trưởng kinh tế, Diều hâu là bộ trưởng không quân, cá là bộ trưởng hải quân. . .
 
Tất cả đều bình đẳng, bình quyền và tuyên thệ " Loài vật phải thương yêu nhau. Loài vật không ăn thịt loài vật". Gà là loài nhỏ mà được phong thứ trưởng nên rất " hồ hởi, phấn khởi". Một năm sau, Gà Trống tía kết hôn với gà mái rừng và sinh được 20 trứng nhưng thỉnh thoảng bị mất một trứng cho nên lượt đó, gà chỉ nở được 10 con.
Gà phải đi về đồng bằng công tác nhưng mỗi lần trở về thì mất một hai con gà con. . . Gà mái rừng sinh lần thứ hai và việc mất trứng, mất con vẫn xảy ra. Gà đem việc này trình bộ công an nhưng không có kết quả.

Một hôm, Gà trống tía được lệnh vào bái yết chủ tịch Cáo đỏ. Trên đường, Gà thấy có những đám đất mới. Gà quen chân bới lên thì thấy dưới đó là lông các loài vật như lông gà, lông vịt, lông thỏ, xương các loại và vỏ trứng các loại. . .Trong khi bươi đất như vậy thì gà bị công an Chó mực bắt trói lại và đem nhốt nhà lao.
Hôm sau, gà được Cáo đen, Giám đốc nhà lao tra hỏi.
-Tại sao mày vào triều?
-Tôi được lệnh của chủ tịch Cáo Đỏ.
-Tại sao mày phá hoại đất đai triều đình?
-Tôi chỉ tò mò.
-Mày biết mày phạm tội gì không?
 
-Tôi chẳng có tội gì. Các anh mới là kẻ có tội. Các anh tuyên bố loài vật đoàn kết, loài vật không ăn thịt loài vật, tại sao bọn các anh giết con tôi và các loài thú vật khác cùng trong tổ chức ?
-Anh ngu quá. Phải phục vụ tốt lãnh đạo. Lãnh đạo có ăn ngon mặc đẹp thì mới phục vụ toàn thể loài vật trên thế giới. Anh đã tuyên thệ hy sinh bản thân cho tổ chức. Nếu tổ chức cần anh thì anh phải hy sinh " Đâu cần thì Loài vật có; đâu khó, có Loài vật".

Đó không phải là khẩu hiệu chủ tịch Cáo Đỏ đã đề ra cho các anh em, đồng chí ta hay sao? . Anh làm cách mạng thì phải bỏ tình cảm cá nhân nhỏ nhen, tình cảm gia đình thấp hèn để tiến lên chủ nghĩa đại đồng.
Gà tức giận, muốn đối chất với chủ tịch Cáo Đỏ.
 
 
Giám đốc Cáo Đen cười mà bảo:
-Chủ tịch Cáo Đỏ bận tiếp các lãnh đạo thế giới, nếu không thì nghiên cứu chủ nghĩa Mác Dao, đâu có thì giờ mà tiếp bọn phản động như ngươi. Ngươi tưởng là ngươi giỏi lắm sao? Sở dĩ ngươi được phong thứ trưởng là vì chủ tịch Cáo thích thịt Gà.
 
Giám thị Chó Mực nhẹ nhàng bảo Gà:
-Tội anh nặng lắm. Bây giờ anh làm bản tự kiểm, nhìn nhận các tội lỗi thì may ra chủ tịch Cáo Đỏ khoan hồng. Anh phải nghĩ đến vợ con mà thú nhận mọi tội lỗi.
Gà cương quyết không chịu cung khai nhưng bị đánh tả tơi nên cuối cùng phải đặt bút ký bản thú tội.
Hôm sau, mọi loài vật nghe tin Gà trống đã bị xử tử vì tội làm gián điệp cho loài người. Gà trống và vợ con đều bị đem làm món Gà chiên bơ cho chủ tịch Cáo Đỏ nhậu với các đồng chí trong bộ chính trị.
 
 

Tuesday, December 30, 2014


YÊU SÁCH “ĐƯỜNG 9 ĐOẠN” -


YÊU SÁCH “ĐƯỜNG 9 ĐOẠN” - NGUY CƠ ĐỐI VỚI TỰ DO, AN NINH, AN TOÀN HÀNG HẢI Ở BIỂN ĐÔNG


 
BienDong.Net: Biendong.net tiếp tục giới thiệu đến quý độc giả ý kiến của chính giới và các chuyên gia quốc tế về nguy cơ đối với hoà bình ổn định và tự do, an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông do yêu sách “đường 9 đoạn” tạo ra:

Ông Richard Cronin, Giám đốc chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Stimson: “Hiện tại, tác động của “đường 9 đoạn” tới sự ổn định của khu vực là rất đáng kể. Đường 9 đoạn chính là nguồn gốc của hầu hết các căng thẳng quan trọng ở Đông Nam Á. Về dài hạn, nó cũng sẽ tác động đến tự do hàng hải”.

Erik Franckx, thành viên Toà Trọng tài thường trực, Trưởng Khoa Luật Quốc tế và Châu Âu, Đại học Vrije, Brussel, Bỉ: “Tôi nghĩ yêu sách này (yêu sách đường 9 đoạn) sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tự do, an toàn hàng hải vì các nước không biết Trung Quốc muốn gì. Khi bạn đang đánh bắt cá ở một khu vực nào đó, bỗng nhiên tàu tuần duyên Trung Quốc đi tới yêu cầu bạn dừng lại và bạn không hiểu tại sao họ lại làm thế. Việc này sẽ tạo ra một tình huống phi an ninh hàng hải và gây ra nhiều căng thẳng không cần thiết trong khu vực”.

Tiến sĩ Chris Robert, Giảng viên cao cấp về Chính trị và an ninh Châu Á, Quyền Phó Giám đốc trường An ninh quốc gia, Đại học quốc gia Úc: “Cách Trung Quốc xử lý vấn đề này, như là công khai “đường 9 đoạn” và các hành động của Trung Quốc. Điều này đã làm tăng mức độ quả quyết trong cách hành xử của Trung Quốc trong những năm gần đây, cũng tạo ra yếu tố gây mất an ninh và ngờ vực giữa các quốc gia và sự mở rộng của nó làm tổn hại khá nhiều tới chính sách ngoại giao mềm mỏng của Trung Quốc bởi vì sự thiếu tin cậy và nghi ngờ không chỉ ở các nước có yêu sách mà còn tới các nước láng giềng trong khu vực, như là đất nước của tôi - nước Úc”.

Ông Gregory Poling, Nghiên cứu viên, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Mỹ: “Xuất phát từ sự mập mờ của “đường 9 đoạn” (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) cũng như những vi phạm rõ ràng của đường này đối với luật pháp quốc tế, bao gồm cả luật điều ước và luật tập quán, tôi coi “đường 9 đoạn” như một mối đe dọa đối với an ninh dầu mỏ của toàn khu vực Châu Á nói chung. Có thể nhận thấy rõ ràng rằng “đường 9 đoạn” là mối đe dọa cho các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách tại Biển Đông, nguyên nhân phần lớn là vì “đường 9 đoạn” được nhìn nhận như một “tín hiệu” cho thấy Trung Quốc có vẻ không muốn tuân thủ luật quốc tế. Tôi nghĩ, đối với các nước ASEAN có yêu sách cũng như Mỹ hay các cường quốc khác, “đường 9 đoạn” là sự khẳng định ý đồ của Trung Quốc muốn trở thành một siêu cường trong thế kỷ 21. Những gì chúng ta nhìn thấy hiện tại đó là Trung Quốc đang mong muốn biến “đường đoạn” trở thành căn cứ pháp lý duy nhất, đáp ứng được những lợi ích của mình nhưng đồng thời cũng cho phép Trung Quốc bỏ qua luật pháp quốc tế. Đó rõ ràng không phải là cách thức để có được sự ổn định”.

Giáo sư Stein Tonesson, Viện Nghiên cứu hoà bình Oslo, Nauy: “Vấn đề là ở chỗ hầu hết người dân Trung Quốc nghĩ rằng mọi thứ nằm trong “đường 9 đoạn” đều thuộc về họ. Và, dĩ nhiên, điều này tạo ra sự khiêu khích đối với các nước láng giềng khác tại Biển Đông. Không may là cách suy nghĩ này, điều hiểu lầm này cũng tồn tại cả trong các ban, ngành, lực lượng của Trung Quốc. Vì vậy, các tàu khảo sát của Trung Quốc, lực lượng hải quân Trung Quốc hay các đơn vị khác đều đang cố gắng để đòi hỏi quyền tài phán tại các khu vực mà rõ ràng thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Ma - lai - xia, Bru - nây và Phi - líp - pin”.

Ông Probal Kumar Ghosh, Tiến sĩ, nghiên cứu viên cao cấp Quỹ Nghiên cứu quan sát Ấn Độ bày tỏ: “Nói thật, tôi hơi hoài nghi về giá trị pháp lý của “đường 9 đoạn” bởi vì yêu sách này đòi hỏi 80% diện tích Biển Đông, do đó, từ góc độ pháp lý, tôi không nghĩ yêu sách này có cơ sở pháp lý. Yêu sách này hơi thái quá bởi vì Trung Quốc muốn yêu sách các đường giao thông huyết mạch trên biển nối liền với Ấn Độ Dương, do vậy, tôi cực kỳ lo ngại đối với tự do hàng hải ở đây. Tại vì sao? Bởi vì hiện nay Trung Quốc đang yêu sách 80% diện tích Biển Đông, điều này rất ngược đời, bởi vì, nếu Trung Quốc yêu sách như vậy thì vấn đề tự do hàng hải qua các đường giao thông huyết mạch trên biển đó và cả những người sử dụng các đường giao thông đó thì sao. Tôi cảm thấy khá là ngạc nhiên. Về quan điểm của Ấn Độ, Ấn Độ rất quan ngại về đường yêu sách này, lý do rất đơn giản: 50% thương mại của Ấn Độ đi qua khu vực này, vậy điều gì sẽ xảy ra với vấn đề tự do hàng hải ở đó? Trước đây Ấn Độ đã tuyên bố rằng Ấn Độ đầu tư rất lớn vào khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản một cách hợp pháp ở đây”.

Tiến sĩ Christophe Eck, Tổng Giám đốc điều hành Công ty luật Gide Loyrette Nouel, Pháp: “Chúng ta đang ở trong tình huống là chúng ta có luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các luật lệ khác điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đột nhiên đưa ra yêu sách “đường 9 đoạn” gây ra nhiều nhiễu loạn bởi vì không ai biết được cơ sở pháp lý của nó. Cơ sở và nguồn gốc của yêu sách đó không hề rõ ràng. Và phía Trung Quốc cũng chưa bao giờ nêu cụ thể cả. Các giải thích mà cộng đồng quốc tế có được từ phía Trung Quốc cũng không rõ ràng, và không hề có sự đồng thuận nào về mục đích của đường 9 đoạn.

 Có thể “đường 9 đoạn” thể hiện một yêu sách về chủ quyền, nhưng yêu sách đó dựa trên cơ sở gì lại không rõ ràng. Điều này gây khó khăn cho các quốc gia khác. Nếu chúng ta có được một tuyên bố rõ ràng, thì chúng ta có thể tranh cãi và thảo luận về nó. Nhưng ở đây, chúng ta không có tranh cãi hay lập luận nào cả vì chúng ta thậm chí còn không thể biết được câu hỏi là gì. Hệ quả dễ thấy nhất, đó là yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc đang làm rối cộng đồng quốc tế và làm yếu đi mối quan hệ của các quốc gia trong khu vực. Các lợi ích hàng hải, kể cả lợi ích về mặt kinh tế có thể không bị tranh chấp nếu các quốc gia cứ tuân thủ và áp dụng đúng luật pháp quốc tế”.

Phỏng vấn Giáo sư John Norton Moore - Giám đốc Trung tâm Luật và Chính sách biển - Đại học Luật Virginia: “‘Đường 9 đoạn’, được hiểu là giới hạn tuyên bố chủ quyền trên biển của Trung Quốc, trên thực tế không thể được luật pháp quốc tế ủng hộ. Luật pháp quốc tế công nhận tuyên bố chủ quyền đối với vùng nước lịch sử, nhưng chỉ giới hạn rất hẹp trong phạm vi vùng nước nội thủy và vùng lãnh hải gắn liền với 1 quốc gia, chứ không thể công nhận khái niệm vùng nước lịch sử nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa 200 hải lý. Và do đó, việc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển nằm trong “đường 9 đoạn” này là hoàn toàn không có cơ sở luật pháp quốc tế. Chúng ta cần ủng hộ các nỗ lực giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Luật pháp quốc tế là nền tảng mang tính toàn cầu. Mọi quốc gia cần phải tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, mà Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển là luật quốc tế được cả thế giới công nhận”.

Ông Ian Storey, Biên tập Tạp chí Đông Nam Á đương đại, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore: “Tôi ngày càng tin rằng “đường 9 đoạn” là điểm mấu chốt cho vấn đề ở Biển Đông. Tôi nói như vậy là vì, theo tôi, “đường 9 đoạn” là vật cản trên con đường đi đến giải pháp để giải quyết tranh chấp cũng như hợp tác cùng phát triển. Theo phía Trung Quốc, quan điểm của họ là chủ quyền đối với các đảo là không thể đàm phán, không thể tranh cãi trong ngôn ngữ của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa rằng, đây là một rào cản không thể vượt qua để đi đến đàm phán về chủ quyền đảo.


Tôi cũng cho rằng “đường 9 đoạn” gây trở ngại cho triển vọng hợp tác cùng phát triển, vì một số nước như Phi - líp - pin và Việt Nam đã từng nói hợp tác cùng phát triển chỉ có thể diễn ra tại những khu vực thực sự có tranh chấp. Và chúng ta không biết những khu vực nào là những khu vực thực sự có tranh chấp cho đến khi Trung Quốc làm rõ yêu sách của mình, việc mà cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa hề làm. Vì vậy, tôi nghĩ nếu chúng ta hướng đến khả năng hợp tác, kiềm chế xung đột và cuối cùng là giải pháp cho vấn đề Biển Đông, thì “đường 9 đoạn” thực sự đang nằm trên con đường đó”.

Ông Carlyle Cathayer, Giáo sư Học viện quốc phòng Úc: “Trung Quốc cho rằng có yêu sách từ năm 1947, và Trung Quốc gia nhập Công ước năm 1992, do đó, yêu sách của Trung Quốc có trước luật quốc tế, trước khi có quy chế về vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc không ngừng nhắc đến luật quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, nhưng chưa bao giờ nói cho chúng ta biết thực sự yêu sách đó là như thế nào. Hôm nay chúng ta có nghe ở hội thảo rằng các quyền lịch sử không thể là cơ sở cho yêu sách “đường lưỡi bò” được. Các vịnh lịch sử hay các chế độ đặc biệt khác không hề có cơ sở trong luật. Đó chỉ là một kiểu nguỵ trang cho yêu sách rất mập mờ mà Trung Quốc mong muốn”.

Ông Peter Dutton, Giáo sư nghiên cứu chiến lược, Giám đốc Viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc tại Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ: “Trung Quốc duy trì vô số các yêu sách tham lam, không tuân thủ các tiêu chuẩn, và một yêu sách không rõ ràng về lịch sử và các quyền khác trong phạm vi “đường 9 đoạn”, yêu sách không hề có cơ sở theo UNCLOS”. Ông Peter Dutton cho rằng: “Bộ Ngoại giao Mỹ nên đưa ra một tuyên bố công khai và chính thức thách thức quyền của Trung Quốc trong việc sử dụng “đường 9 đoạn” làm cơ sở cho việc vạch biên giới biển với các nước. Không phải lịch sử, không phải sức mạnh mà là luật quốc tế mới là chuẩn mực”.

Tại Hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức tại Washington DC năm 2012, Thượng nghị sỹ Mỹ Joe Liberman, Chủ tịch Uỷ ban An ninh Nội địa và các vấn đề của Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng: “Rõ ràng, những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là quá rộng. Đó là hành động gây hấn khiến các nước khác buộc phải hành động. Tôi hy vọng Trung Quốc cần phải dừng lại, không có thêm hành động nào thì mới có thể giúp giải quyết được các tranh chấp hiện nay”.

Ngày 05/02/2014, phát biểu tại cuộc điều trần của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã lần đầu tiên phê phán trực diện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông: “Có một mối quan ngại ngày càng lớn về mô thức ứng xử tại Biển Đông thể hiện nỗ lực ngày càng tăng của Trung Quốc nhằm khẳng định quyền kiểm soát đối với khu vực nằm trong cái gọi là “đường 9 đoạn”, bất chấp sự phản đối của các quốc gia láng giềng và bất chấp sự thiếu hụt lời giải thích hoặc cơ sở rõ ràng theo luật quốc tế liên quan đến chính phạm vi của yêu sách này. Sự thiếu rõ ràng của Trung Quốc liên quan đến các yêu sách của nước này tại Biển Đông đã tạo nên sự không chắc chắn, bất an và bất ổn tại khu vực.

 Điều này làm hạn chế triển vọng đạt tới một giải pháp tất cả đều có thể chấp nhận được hoặc những dàn xếp khai thác chung công bằng giữa các bên có yêu sách. Tôi muốn nhấn mạnh quan điểm rằng theo luật quốc tế, các yêu sách về vùng biển tại Biển Đông phải xuất phát từ các cấu trúc đất. Việc sử dụng “đường 9 đoạn” của Trung Quốc nhằm yêu sách các quyền trên biển không dựa trên các yêu sách cấu trúc đất là không phù hợp với luật pháp quốc tế. Cộng đồng quốc tế sẽ hoan nghênh nếu Trung Quốc làm rõ hoặc điều chỉnh “đường 9 đoạn” của mình nhằm đưa yêu sách này phù hợp với luật biển quốc tế”.

Qua các ý kiến trên đây có thể thấy cộng đồng quốc tế hết sức bất bình trước yêu sách “đường 9 đoạn”. Yêu sách phi lý này chính là nguyên nhân gây tình hình căng thẳng ở Biển Đông và đang trở thành mối lo ngại chung của cả thế giới./.

BDN

BIỂN ĐÔNG MỘT NĂM NHÌN LẠI


BIỂN ĐÔNG MỘT NĂM NHÌN LẠI





BienDong.Net: Năm 2014 đã đi qua với đầy những biến động trên trường quốc tế, trong đó tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp để lại mối lo ngại chung cho cả cộng đồng quốc tế. Nhằm hiện thực hóa yêu sách phi lý “đường lưỡi bò”, trong năm 2014, Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động hiếu chiến, gây tình hình căng thẳng ở Biển Đông.

Điển hình là việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, đồng thời đưa hàng trăm tàu các loại, có lúc lên đến gần 150 tàu đến hỗ trợ cho hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan Hải Dương 981.

Các tàu của Trung Quốc hung hăng chủ động đâm va, phun vòi rồng công suất lớn vào các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam đang thực thi pháp luật trên biển, thậm chí tàu Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Hành động sai trái của Trung Quốc đã vấp phải sự phê phán mạnh mẽ nhất của cộng đồng quốc tế trong nhiều năm trở lại đây. Các nước ASEAN bày tỏ lo ngại trước hành vi này của Trung Quốc bằng việc ra một Tuyên bố riêng về tình hình Biển Đông tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN tháng 5/2014 giữa lúc mà tình hình ở khu vực giàn khoan Hải Dương hoạt động trái phép đang hết sức căng thẳng do những hoạt động hung hăng của các tàu Trung Quốc. Nhiều tổ chức quốc tế và khu vực lên tiếng phê phán hành động sai trái của Trung Quốc, kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Liên hợp quốc, Hội đồng Châu Âu, Hội nghị các nước G7, NATO và nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế đã bày tỏ sự lo ngại trước những diễn biến ở Biển Đông và sự bất bình trước hành động sai trái, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Từ đầu năm 2014, Trung Quốc đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các đảo Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa, trong đó có việc nâng cấp sân bay trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Đáng chú ý là Trung Quốc ồ ạt lấn biển mở rộng quy mô lớn các vị trí Trung Quốc đánh chiếm bằng vũ lực năm 1988 tại quần đảo Trường Sa, biến chúng thành những đảo nhân tạo rộng hàng chục héc ta. Những hành vi này của Trung Quốc đang phá vỡ nguyên trạng ở Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng DOC, làm phức tạp và trầm trọng thêm tranh chấp ở Biển Đông. Hành động của Trung Quốc đã làm thay đổi cân bằng lực lượng ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Trước những hành động bá quyền ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã tỏ thái độ ngày càng mạnh mẽ hơn trên vấn đề Biển Đông, chủ động đưa ra sáng kiến “đông kết” những hành vi có thể làm phức tạp tình hình ở Biển Đông; yêu cầu Trung Quốc dừng các hoạt động lấn biển, mở rộng quy mô lớn các đảo bãi ở Trường Sa. Đặc biệt, ngày 05/12/2014, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo Các giới hạn trên Biển số 143, đưa ra các lập luận bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò”.

Philippines đưa ra Kế hoạch 3 bước, trong đó đề ra những việc mà các bên liên quan không được làm để duy trì nguyên trạng ở Biển Đông. Sáng kiến của Mỹ và đề xuất của Philippines về vấn đề này đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhiều nước trong và ngoài khu vực. Theo đó, các nước ASEAN đang tích cực thúc đẩy Trung Quốc cùng trao đổi để làm rõ những hành vi cụ thể thực hiện Điều 5 DOC, trong đó có cả vấn đề không lấn biển mở rộng các vị trí đang chiếm đóng ở Trường Sa.

Điểm nổi bật trong năm 2014 là Biển Đông đã trở thành một chủ đề được thảo luận rộng rãi tại nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là tại các hội nghị của ASEAN và các hội nghị liên quan trong năm 2014. Sau hai thập kỷ kể từ khi ASEAN lần đầu tiên có Tuyên bố riêng về Biển Đông năm 1995, Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN tổ chức tại Myanmar tháng 5/2014 đã thông qua một Tuyên bố riêng về tình hình Biển Đông. Và tiếp ngay sau đó Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN cũng đã thảo luận sôi nổi về vấn đề Biển Đông và Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị đã bày tỏ lo ngại trước những diễn biến phức tạp, gây tình hình căng thẳng ở Biển Đông.

Tại các hội nghị cấp cao trong khuôn khổ ASEAN trong 2 ngày 12 và 13 tháng 10/2014, vấn đề Biển Đông tiếp tục nổi lên thành một đề tài được bàn thảo rộng rãi. Hầu hết các nước tham gia các hội nghị này đều đề cập đến vấn đề Biển Đông ở những mức độ khác nhau. Các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, coi đây là lợi ích chung của cả các nước trong và ngoài khu vực vì đây là tuyến hàng thông thương quan trọng của thế giới và khu vực; kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Nhiều nước nhấn mạnh nguyên tắc thực hiện kiềm chế không làm phức tạp hoặc gia tăng căng thẳng ở khu vực như quy định tại Điều 5 DOC.

Tổng thống Philippines Aquino và ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam đã nhiều lần phát biểu tại các diễn đàn quốc tế và khu vực tố cáo những hành vi xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN tháng 11/2014 tại Myanmar, ông Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Ðến nay, tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục phức tạp, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm. Những việc làm này trái với quy định của Tuyên bố DOC”, … “Trước hết là Điều 5 của DOC, các bên thực hiện kiềm chế, không mở rộng hoặc gia tăng căng thẳng. Không làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”.

Đáng chú ý là tại Diễn đàn cấp cao Đông Á, các nước Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand… lên tiếng yêu cầu không được bồi đắp các đảo đá, làm thay đổi nguyên trạng; không được sử dụng sức mạnh hoặc cưỡng ép…. Điều này thể hiện rõ sự bất bình và lo ngại của các nước trước việc Trung Quốc đẩy mạnh lấn biển mở rộng các bãi ở Trường Sa, làm thay đổi nguyên trạng ở khu vực, phá vỡ cân bằng chiến lược ở khu vực.

Tại Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 10 tổ chức trong 2 ngày 16 - 17/10/2014 ở Milan, Italy, vấn đề Biển Đông là chủ đề được nhiều nước quan tâm, đề cập. Nguyên thủ các nước lớn như Đức, Anh, Nhật bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông, kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng biên pháp hòa bình, phản đối các hành động hăm dọa. Lần đầu tiên, Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị khẳng định cam kết “bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải hàng không, tự do thương mại”, kiềm chế không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Đặc biệt, trong thời gian Hội nghị cấp cao ASEM 10, Hội nghị cấp cao giữa các nước ASEAN và Liên minh Châu Âu đã lần đầu tiên tổ chức, trong đó một nội dung quan trọng được hai bên thảo luận lả vấn đề Biển Đông. Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu và ASEAN đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc bảo đảm hoà bình, ổn định, an toàn và an ninh hàng hải, tự do hàng hải tại Biển Đông; tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 cũng như các nguyên tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp và nguyên tắc không đe doạ sử dụng hoặc sử dụng vũ lực, đồng thời thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Điều này thể hiện sự lo ngại lớn của các nước Châu Âu trước những hành động hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong năm 2014, các nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ cũng đã dành những khoản tài chính hỗ trợ cho Philippines và Việt Nam (là những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những hành vi gây hấn của Trung Quốc) mua sắm tàu, thiết bị tăng cường năng lực cho các lực lượng thực thi pháp luật để đối phó với mối đe dọa trên biển từ Trung Quốc.

Vấn đề Biển Đông cũng là chủ đề của nhiều hội thảo ở khắp các châu lục từ Châu Á, Châu Mỹ đến Châu Âu, Châu Úc như: Hội thảo với chủ đề “Philippines, Việt Nam và các tranh chấp ở Biển Đông” do Trung tâm Wilson tổ chức tại Washington (ngày 3/6/2014); Hội thảo quốc tế lần thứ hai về Hoàng Sa và Trường Sa với chủ đề “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử” tại Đà Nẵng (20 - 21/6/2014). Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 4 do Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) Mỹ tổ chức tại Washington (ngày 10 - 11/7/2014); Hội thảo khoa học “Phương hướng giải quyết mang tính hòa bình tranh chấp ở Biển Đông” do Trường đại học Youngsan, Hàn Quốc tổ chức (ngày 05/11/2014); Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” do Học viện Ngoại giao, Quỹ hỗ trợ Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức tại thành phố Đà Nẵng (ngày 17 - 18/11/2014). Hội thảo với chủ đề “Xung đột ở Biển Đông” tổ chức tại Đức (ngày 09/12/2014). Nhiều cuộc hội thảo về Biển Đông đã có sự tham gia của hàng trăm học giả và các nhà nghiên cứu quốc tế, luật gia và những chuyên gia hàng đầu thế giới.

Tại cuộc Hội thảo quốc tế lần thứ hai về Hoàng Sa và Trường Sa tháng 6/2014, các đại biểu cho rằng, việc căn cứ vào những chứng cứ pháp lý, lịch sử dựa trên luật pháp quốc tế về quyền thụ đắc lãnh thổ để giải quyết tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo tự do, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Những hành động sử dụng sức mạnh cố ý phá vỡ nguyên trạng, gây bất ổn khu vực, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ nước khác nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông của bất kỳ bên nào đều không thể chấp nhận; hành động của Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và chiếm đóng bất hợp pháp một số bãi ở quần đảo Trường Sa năm 1988 là vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc; đồng thời các đại biểu nhấn mạnh hành động xâm chiếm bằng vũ lực không thể tạo ra chủ quyền.

Tại Hội thảo, nhiều học giả phê phán trực diện yêu sách “đường lưỡi bò” hay còn gọi là “đường 9 đoạn”; nhấn mạnh yêu sách “đường lưỡi bò” là mập mờ, không rõ ràng, hay thay đổi và không có cơ sở pháp lý. Giáo sư Jerome Cohen - Chủ tịch Viện Luật pháp Hoa Kỳ - Châu Á: “Trung Quốc đang thách thức các nước về yêu sách “đường 9 đoạn” trên Biển Đông. Nếu không thể đàm phán với Trung Quốc về “đường 9 đoạn” thì việc tìm đến sự phán xét của một tòa án quốc tế là một phương thức tốt như Philippines đã làm. Cá nhân tôi cho rằng, tuyên bố “đường 9 đoạn” của Trung Quốc là hoang tưởng và mơ hồ. Tôi cho rằng, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý cho yêu sách “đường 9 đoạn” của mình. Dư luận quốc tế đang chờ đợi để Trung Quốc đưa ra lập luận chứng minh yêu sách của họ, nhưng Trung Quốc không làm được điều đó”.

Tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 tổ chức tại Đà Nẵng trong 2 ngày 17 - 18/11/2014, các đại biểu đã bày tỏ lo ngại về những hành động đơn phương hung hăng, gây tình hình căng thẳng, bất ổn ở Biển Đông. Trong bài phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao đã cho rằng năm qua có lẽ là một trong những năm tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ông Quý nhấn mạnh: “Có những vụ việc đã từng xảy ra nhưng được lặp lại với cường độ và nhịp độ lớn hơn nhiều so với trước. Tình hình có lúc căng thẳng tới mức mà các bên liên quan chỉ thiếu sự kiềm chế một chút thôi thì xung đột đã nổ ra”.

Phát hiểu tại Hội thảo, ông Myint Thu, Phó Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao Myanmar - nước Chủ tịch ASEAN năm 2014, nhấn mạnh: “Trong năm chủ tịch của Myanmar, vấn đề Biển Đông luôn là một ưu tiên cao của ASEAN. Lãnh đạo ASEAN đã ra nhiều tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải trong khu vực cũng như tầm quan trọng của việc tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), Tuyên bố nguyên tắc sáu điểm của ASEAN trong vấn đề Biển Đông”.

Năm 2014 cũng là năm có nhiều diễn biến mới xung quanh vụ kiện Biển Đông của Philippines. Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vụ kiện vẫn diễn ra theo đúng các trình tự được quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Philippines đã nộp Bản lập luận về các nội dung kiện theo đúng thời hạn quy định của Tòa Trọng tài vào ngày 30/3/2014. Đáng chú ý ngày 07/12/2014, trước thời hạn Tòa quy định cho Trung Quốc nộp Bản phản biện 1 tuần, Trung Quốc đã đưa ra Văn kiện lập trường bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng tài, sau đó Văn kiện này được chuyển cho các thành viên của Tòa Trọng tài. Tuy nhiên, các lập luận của Trung Quốc không có gì mới và khó có thể bác bỏ được thẩm quyền của Tòa vì những nội dung này đã được Philippines dự đoán và đưa ra các lập luận phản bác trong Bản lập luận của mình.

Liên quan đến vụ kiện, ngày 05/12/2014, Việt Nam đã chuyển đến Tòa Trọng tài một bản Tuyên bố bày tỏ quan điểm của mình và đề nghị Tòa quan tâm đến các quyền và lợi ích của Việt Nam trong quá trình xem xét các nội dung của vụ kiện. Theo một số nguồn tin, Tuyên bố của Việt Nam đã ủng hộ việc Tòa Trọng tài vụ kiện Biển Đông của Philippines có thẩm quyền xem xét các nội dung kiện của Philippines; khẳng định lập trường của Việt Nam bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc; đồng thời bảo lưu quyền của Việt Nam can dự vào vụ kiện của Philippines khi cần thiết. Với những nội dung này, Việt Nam đã đứng về phía Philippines trong vụ kiện.

Một điều nữa gây khó khăn cho Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông của Philippines là Mỹ công bố bản Báo cáo số 143 phản bác yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Đây là một “cái tát” vào mặt của Trung Quốc trước các hành vi hiếu chiến nhằm hiện thực hóa “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.

Tóm lại, năm 2014 được coi là năm mà tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp nhất trong nhiều năm trở lại đây và cũng là năm cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ tỏ thái độ mạnh mẽ nhất trước những hành vi của Trung Quốc. Với tham vọng bành trướng ở Biển Đông không thay đổi của Trung Quốc, năm tới 2015 cũng chưa thể mong đợi có được sóng yên biển lặng trên Biển Đông./.

BDN

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH

29/12/2014


Về chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương Trung Quốc Du Chính Thanh

Nguyễn Trọng Vĩnh
clip_image001
Chừng hơn một tuần trước đây báo, đài đưa tin: "Theo lời mời của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam", Chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương TQ sắp sang thăm nước ta, nhưng khi ông ta đến thì tối ngày 26/12 TV lại đưa tin là: "Theo lời mời của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam".
     Theo cách đưa tin trên thì ông Du Chính Thanh sang thăm, gặp và làm việc với các nhà lãnh đạo quan trọng Việt Nam là chính: ông Lê Hồng Anh, TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm thực hiện các yêu cầu của TQ là chính, dù trước đó có hội đàm với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức tương đương chỉ là phụ và cho phải phép ngoại giao.

      Ông Du Chính Thanh thăm Việt Nam trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đương khẩn trương chuẩn bị Đại hội XII. Nhân dân Việt Nam bất bình về việc TQ lấp đất đá trong cụm bãi đá Gạc Ma cướp của Việt Nam năm 1988 và sắp hoàn thành một căn cứ quân sự có đường băng, có cảng nổi, uy hiếp quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tổng tham mưu trưởng báo cáo trước Quốc hội cảnh giác đối với mưu đồ chiếm trọn Biển Đông của nhà cầm quyền TQ. Việt Nam tổ chức những cuộc triển lãm đầy đủ tư liệu lịch sử, pháp lý về quyền sở hữu của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, còn đưa ra cả bản đồ cũ của TQ xác định biên giới tận cùng của họ chỉ đến đảo Hải Nam. Việt Nam đã nộp hồ sơ lên Tòa án trọng tài quốc tế, đề nghị Tòa án trú trọng đến quyền và lợi ích của Việt Nam khi xét xử vụ Philipine kiện TQ. Tòa án, chấp nhận xem xét đề nghị của Việt Nam và cho biết đương xem xét đề nghị của Hà Nội yêu cầu bảo vệ các quyền lợi của họ trong vụ việc. Việt Nam thăm Philipine, quan hệ tốt với Nga, hợp tác đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ. Mỹ đã đồng ý bán vũ khí sát thương cho Việt Nam...
     Bối cảnh trên đây thôi thúc nhà cầm quyền TQ phải hành động. Họ cử một Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị sang thăm nhằm thực hiện nhiều mục đích.
     Trước hết, thăm dò phương án về đường lối và nhân sự  Đại hội XII của Việt Nam, có cách gợi ý khéo để có đường lối và bố trí nhân sự, nhất là người lãnh đạo chủ chốt hợp với TQ, cảnh giác với Mỹ, đồng thời cũng nói nhỏ với TBT Nguyễn Phú Trọng vốn rất thân TQ ngăn cản bớt những việc làm của phía Việt Nam gây bất lợi cho TQ.
     Thứ 2 là: trấn an Việt Nam đối với việc TQ xây dựng căn cứ trên cụm đảo Gạc Ma, nói rằng việc xây dựng công trình là bình thường, vô hại cũng như các nước có liên quan xây dựng công trình trong vùng đó. TQ rất muốn giữ hòa bình trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), tôn trọng tự do hàng hải, các vấn đề tranh chấp, thông qua đàm phán song phương từng bước giải quyết.
     Ba là: ông Du Chính Thanh phỉnh rằng TQ rất tôn trọng Việt Nam, TQ và Việt Nam "cùng nhau thực hiện 16 chữ và 4 tốt" giữ gìn tình hữu nghị truyền thống nhằm cố níu giữ Việt Nam trong quỹ đạo của TQ.
     Trong tiếp xúc và hội kiến cấp cao, hai bên đều chỉ đề cập "hữu nghị", cố tình quên trận chiến đẫm máu tháng 2/1979 mà ông Đặng Tiểu Bình "dạy cho Việt Nam một bài học" và biết bao hành động ác bá của TQ đối với Việt Nam trên biển từ lâu nay.
     Ông Du Chính Thanh còn nhắc lại TQ và Việt Nam là hai nước láng giềng anh em, hợp tác với nhau trên mọi mặt kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội. Mỉa mai thay! Trên thực tế thì TQ lũng đoạn thị trường Việt Nam, làm nhiều việc phá hoại kinh tế Việt Nam, chi phối Việt Nam về chính trị, chiếm lĩnh hầu hết các vị trí chiến lược sung yếu, uy hiếp Việt Nam về quân sự, đưa rất nhiều người TQ tự do nhập cảnh, lập nhiều cụm, nhiều xóm người TQ cư trú trái phép.
     Gần đây lại có mưu đồ kỳ quặc là đưa 1.000 xe vào "du lịch" nhằm tìm hiểu mọi đường ngang, ngõ tắt của Việt Nam.
     Cần tỉnh táo, chớ vội tin vào những lời hữu nghị giả dối, phải xem những việc nhà cầm quyền TQ làm.
     Mọi người Việt Nam có lương tri, có lòng yêu nước luôn phải cảnh giác với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán chưa bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính Việt Nam.
          Thực hiện dân chủ!
          Xiết chặt khối đại đoàn kết các dân tộc!
          Mọi quyết định của Đại hội đều vì nước, vì dân Việt Nam không cho thế lực nào chi phối!
          Phát huy tình thần tự chủ tự cường!
          Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam!
N.T.V.
Tác giả gửi BVN
 

BỌ LẬP

   

30/12/2014


Cột mốc lịch sử mang tên Bọ Lập

Thục-Quyên
Dù muốn hay không, Bọ Lập đã được hay đã bị trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu cuộc chuyển mình trong xã hội hiện nay.

Khi nhà nước Việt Nam không còn phương cách "thuyết phục thông minh" nào để ngăn chận ý thức Dân tộc, Tự do, Dân chủ đang vươn lớn trong mọi giới, thì trong vòng rối loạn tâm trí, họ chỉ còn biết giở trò "những tưởng là quỉ quyệt" để vu vạ rồi bắt bớ, giam cầm thân xác một con người, vốn đã yếu đuối vì bệnh tật, để bịt mồm ông ta lại. Hôm nay là ngày thứ 22 nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt giữ.

Quỉ quyệt, vì sau làn sóng bắt bớ những bloggers hay đánh hội đồng những nhà báo tự do, đánh đàn bà chân yếu tay mềm ôm con thơ bên nách, mà không thể làm giảm con số người lên tiếng chống mối nguy Trung Cộng đang xâm chiếm dần đất nước, hoặc ngăn chặn những trao đổi học hỏi của dân với nhau để xây dựng Tự do Dân chủ, thì đối tượng uy hiếp lần này đã được tính toán cần phải là một người bệnh nặng. Để chứng tỏ nhà nước Việt Nam sẵn sàng bất cần sự mất uy tín, mất luôn cả danh dự trước quốc tế, miễn sao tỏ được sự quyết tâm trừng trị mọi người đã cả gan, chẳng cần phải bất đồng ý kiến, mà chỉ cần chuyển tải những tin tức hay tư tưởng không vừa lòng họ.


Nhưng "những tưởng là quỉ quyệt" vì đạn đã đi ngược chiều. Thay vì tạo được khung cảnh khiếp đảm, hãi sợ, để mọi tiếng nói của người dân phải im bặt, thì hiện tượng nhà cầm quyền một quốc gia văn minh ở thế kỷ thứ 21 mà không ngần ngại vượt qua cột mốc của tư cách để đàn áp một người hiển nhiên không có chút khả năng sức lực để tự bảo vệ, nói chi là bạo động, đã trở thành câu hỏi lương tri của tất cả mọi người Việt còn có suy nghĩ, và thúc đẩy họ phải lên tiếng.

Không có con đường đưa đến Tự Do Dân Chủ, chính con đường là Tự Do Dân Chủ (Thiền sư Thích Nhất Hạnh). Tự Do Dân chủ (TDDC) không là một cái đích trọn vẹn xuất hiện từ không có gì và chỉ xuất hiện trong một tương lai xa vời. Nó không phải là một thực thể như một tòa nhà hay một miếng bánh nằm ở một nơi nhất định mà ta phải chạy tới đó mới nắm bắt được. TDDC cũng không phải hoàn toàn không thể có, vì bị một thế lực nào đàn áp, hay có, vì một thế lực nào cho phép, mà tinh thần Tự do đã và đang tiềm ẩn.
Chỉ cần mỗi người dân Việt nhận thức và thể hiện nó theo phương cách của mình.

Vẫn biết tại Việt Nam, hay cả đối với những người Việt tại hải ngoại còn lệ thuộc giấy tờ với nhà cầm quyền đương thời, thể hiện TDDC bằng cách lên tiếng bất kể trong tình huống nào để nói lên sự thật, cũng đòi hỏi phải gạt bỏ chút quyền lợi của những người thương yêu mà mình có bổn phận phải bảo bọc, và của chính mình: chút yên thân mà mọi người có quyền và mong muốn được hưởng. Nhưng đứng trước hành động tận cùng của sự thiếu đạo đức của cái tập thể quyền lực, có còn ai có thể làm lơ ngoảnh mặt, hay nhận chìm Tiếng nói Lương tri của chính mình?

Tại sao lại bắt giam một nhà văn, khi ông ta chỉ viết hoặc chuyển tải những bài viết phản ảnh những sự thật trong xã hội? Nếu muốn buộc tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cứ bắt quả tang và buộc tội chính cái Nhà nước ấy!
Cứ bắt và điều tra ai trong cái Nhà nước ấy đã ký kết buôn nhượng đất, rừng, biển của cha ông theo cách nào cho anh em đồng bọn Trung Cộng của họ? Lợi lạc như thế nào, đang nằm trong túi ai?
Muốn uy hiếp tra hỏi thì cứ tra hỏi xem cái Nhà nước ấy giấu những tài liệu Hội nghị Thành Đô ở đâu?

Bắt ngay đi và điều tra ngay, để thấy họ đã không những tuyên truyền mà còn tích cực làm những hành động cụ thể để Dân không thể nào mù quáng tin tưởng vào sự lãnh đạo của họ được!
22 ngày nay, một blog Quê Choa của Bọ Lập bị xóa bỏ thì vài chục blog khác tới tấp đăng lại những bài đã đăng trong blog của ông để mọi người đọc lại và giới thiệu nhau đọc. Trong khi kẻ chủ mưu thô thiển giả mạo blog mang tên ông hòng đánh lừa người đọc thì chẳng ai ngó ngàng.
Bỏ tù nhà văn Nguyễn Quang Lập không những không bỏ tù được tư tưởng của ông mà ngược lại đã đánh thức lương tri của mọi tầng lớp người dân Việt. Tâm huyết của ông đối với dân tộc đang thức tỉnh mọi người chú tâm vào vấn đề nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội, với những thế hệ tương lai cũng như vấn đề danh dự của nòi giống và chính bản thân mình.

Đã đến tình huống chúng ta không còn có thể nhân danh bất cứ một cái gì để im lặng chịu trận, nhưng cần nhân danh tất cả những gì thiêng liêng cao quí nhất của con người để lên tiếng, bằng cách này hay bằng cách khác.
Có những người đã kêu gọi và hưởng ứng ký tên vào bản yêu cầu trả tự do cho nhà văn Nguyễn Quang Lập; có những người lập nhóm những người bạn của Bọ Lập trên Facebook đòi công lý cho ông; có những người hoạt động Nhân quyền đã báo tin cho các hội nhân quyền thế giới, những đồng nghiệp Việt Nam của nhà văn đã báo tin cho giới nhà văn và truyền thông thế giới, những người hoạt động Dân chủ đã gởi tin tức đến các cơ quan chức năng nơi họ đang sinh sống, có liên quan ngoại giao và mậu dịch với Việt Nam...

Còn nhiều nữa. Sẽ còn nhiều nữa.
Vì chắc hẳn những nhà trí thức, văn nghệ sĩ Việt Nam, đặc biệt là những người đang sống tại hải ngoại và có danh tiếng, cũng tâm đắc với sự suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm nhà bác học Einstein khi xưa chia sẻ với bạn là nhà vật lý và toán học Max Born: “Dù họ có nghe chúng ta hay không, chúng ta không thể chỉ tránh xa sự điên rồ và man rợ, mà phải giải thích và cảnh báo họ. Tôi cũng thích sống cuộc đời về chiều của tôi trong êm ả và chỉ làm những điều thú vị. Nhưng tình hình như vậy không cho phép tôi tìm thấy sự an bình”. (Ob man auf uns hört oder nicht, wir sollten uns von dem Wahnsinn und der Barbarei nicht nur fernhalten, sondern aufklären und warnen. Ich würde auch lieber meinen Lebensabend hier ruhig verbringen und schöne angenehme Dinge treiben. Aber die Situation ist so, dass ich keine Ruhe finde)

Đất nước Việt Nam tuy đang qúa tụt hậu về mặt vật chất, nhưng không thể để thế giới lầm tưởng con người Việt Nam cũng tụt hậu cả về mặt trí tuệ và đạo đức.
Muenchen, 28/12/2014.
T.Q.
Tác giả gửi BVN
 

  

30/12/2014


Nhà văn Nguyễn Quang Lập, một Con Người Chân Chính của năm 2014...

Mai Tú Ân
Các bạn thân mến, năm 2014 sắp kết thúc và nếu chúng ta chọn ra một con người xứng đáng nhất cho lương tâm, cho lương tri và cho những phẩm giá xứng đáng nhất mà mỗi chúng ta đòi hỏi, mỗi người chúng ta mong muốn thì có còn ai xứng đáng hơn con người đang phải chịu đoạ đày bất công trong ngục tối, nhà văn Nguyễn Quang Lập...
Ông là một nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm văn chương thấm đẫm tình yêu quê hương xứ sở, chất chứa bao nỗi nhân văn của con người. Trước vận mệnh của dân tộc, ông đã tự nguyện của rời bỏ những lợi danh, rời bỏ những an nhàn để tiếp bước tiền nhân làm một kẻ rước lấy nợ núi sông, một kẻ mang gông cho đất nước Việt Nam yêu dấu của tất cả chúng ta.
Là một kẻ sĩ dấn thân, một văn nhân mềm dẻo với phương pháp đấu tranh ôn hoà bất bạo động nhưng cũng là một chiến sĩ kiên cường đấu tranh cho dân chủ, công bằng xã hội, cho sự thật... như một người lái đò tận tuỵ hết lòng chuyên chở sự thật đến với tất cả chúng ta...

Trang BoLap QuêChoa của ông có hơn 100 triệu lượt truy cập và là một trang mạng đáng xem bởi ở đó là sự thật, cũng như có nhiều tiếng nói của bao nhiêu trí thức, bao con người, bao tấm lòng nặng nợ với quê hương. Nó còn đáng xem bởi ở đó không có những tiếng chửi bới thô bỉ, không có những sự hằn học, kích động bạo lực chống lại pháp luật hiện hành...
Nguyễn Quang Lập chỉ có một cây bút và một tấm lòng trung trinh với quê hương xứ sở. Ông là một nhà văn không ôm mộng làm chính trị, và như mọi văn nhân dấn thân khác, chỉ mong khi đất nước thanh bình trong tiếng hát của muôn dân hạnh phúc, thì ông sẽ trở về để lại bán chữ để mưu sinh, để dạy học trò kiếm sống...
Tất cả con người Nguyễn Quang Lập chỉ giản dị như thế, và chính vì sự giản dị đến vô cùng như thế của ông mà chúng ta hãy nghĩ đến ông như một con người chân chính, nổi bật nhất, sáng chói nhất của năm 2014 này. Và cũng chẳng cần bầu bán danh hiệu làm gì mà hãy để cho mỗi chúng ta tự cảm nhận, âm thầm vinh danh ông trong trái tim mình. Đó mới chính là điều làm ấm lòng người văn nhân tài hoa đang kiên cường trong ngục tối bất công...
Ông là Một Con Người Chân Chính của tất cả chúng ta!
M.T.A.
Nguồn: https://www.facebook.com/maituansg

Tặng nhà văn Nguyễn Quang Lập


Tôi viết mấy dòng ngắn ngủi này, hôm nay, khi biết tin anh Nguyễn Quang Lập bị bắt.
Xin kể ra đây một chi tiết chỉ có anh Lập và tôi biết. Tôi nghĩ, bây giờ mọi người nên biết.
Ngày 16/3/2014, tôi gửi tác giả của blog Quê Choa bài « Bao giờ anh thôi sống hèn ? », để nhờ anh công bố. Bài đó mở đầu bằng lời mào đầu (chapeau) sau đây :
« Tôi gửi nhà văn Nguyễn Quang Lập, một người đàn ông không hèn mà tôi biết, bài viết này, nhờ anh giới thiệu trên blog Quê Choa. »
Khi đọc bài đăng trên blog của anh, tôi thấy anh đã cắt bỏ lời mào đầu này. Cử chỉ ấy của anh Lập cho tôi biết rằng anh thực sự là một người đàn ông không chấp nhận sống hèn. Quả thật anh Lập là một trong những người đàn ông Việt Nam ít ỏi không hèn mà tôi biết (điều này có nghĩa là còn có những người khác nữa không hèn mà tôi chưa biết).
Vì không chịu sống hèn mà anh bị bắt.
Hết người này rồi người khác vào tù.
Chín mươi triệu người Việt Nam còn ở ngoài nhà tù nhỏ, bao giờ chúng ta quyết định sẽ thôi sống hèn ?
Paris, 6/12/2014
Nguyễn Thị Từ Huy

Dưới đây, xin giới thiệu lại bản đầy đủ của bài « Bao giờ anh thôi sống hèn ? » với cái chapeau có thay đổi chút ít, để nhắn với nhà văn Nguyễn Quang Lập rằng vẫn còn có những người ở bên anh.

Bao giờ anh thôi sống hèn ?
Tặng Nguyễn Quang Lập, một người đàn ông không hèn mà tôi biết

Hôm nay tôi đọc được bài báo « Xem nông dân Hưng Yên kéo bừa thay trâu », ở link này :
http://www.baomoi.com/Xem-nong-dan-Hung-Yen-keo-bua-thay-trau/144/7784090.epi
và thấy những hình ảnh người nông dân, trong thời đại được tuyên bố là công nghiệp hóa, phải dùng sức mình kéo bừa. Và nhất là, phụ nữ phải thay trâu kéo cày, như thế này :


Đàn ông các anh, nhìn cảnh này có nghĩ gì không, có cảm thấy gì không ?
Các anh nói gì khi đặt hình ảnh này cạnh câu khẩu ngôn được treo khắp mọi vùng miền trên đất nước này : « Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, hạnh phúc » ?
Hay là các anh sẽ chẳng nghĩ gì, chẳng cảm thấy gì, chẳng nói gì hết và chẳng làm gì hết? Chẳng làm gì hết trước việc những người phụ nữ của mình bị bán đi làm nô lệ tình dục cho đàn ông nước ngoài, chẳng làm gì hết trước việc những người phụ nữ của mình phải làm cái công việc vốn là của con trâu (than ôi, dưới thời phong kiến phụ nữ không phải kéo cày), chẳng làm gì hết khi những người phụ nữ của mình bị đẩy ra đường, bị bỏ đói, bị đối xử bất công (trường hợp của Nhã Thuyên, của cô Nguyễn Thị Bình còn đang là thời sự đấy thôi). Đa số các anh chẳng làm gì hết, thế nhưng ngày mồng tám tháng ba vẫn còn có thể thốt ra được những lời chúc mừng mỹ miều cho phụ nữ.
Cũng tương tự như việc đa số các anh im lặng, buông xuôi, trước những dấu hiệu rõ rệt, không thể phủ nhận, về sự lệ thuộc của đất nước này vào Trung Quốc.
Cá nhân tôi, từ những gì nhìn thấy và biết được, tôi cho rằng sở dĩ có tình trạng phụ nữ phải kéo cày như thế này, sở dĩ có sự suy thoái toàn diện của xã hội hiện nay, có sự mất độc lập quốc gia hiện nay là vì đa số đàn ông các anh hèn và quá hèn. Không phải các anh không biết, không phải các anh không thấy. Các anh thấy hết, biết hết, nhưng nhắm mắt làm ngơ, lấy im lặng và nhẫn nhục làm mục đích tồn tại.
Tôi muốn hỏi tất cả đàn ông các anh, những người đàn ông của chúng tôi, câu này :
« Bao giờ các anh sẽ thôi tán phét trong các quán nhậu ? Bao giờ các anh quyết định thôi sống hèn ? »
Hậu mồng tám tháng ba
Nguyễn Thị Từ Huy
 nguyenthituhuy's blog
 

No comments:

Post a Comment