Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 3 November 2016

TIN QUỐC TẾ = HOA KỲ = TRUNG CỘNG

THONG TIN & BìNH LUẬN

 

Nghĩ về tấm bia căm thù

Uyên Vũ, thông tín viên RFA
2015-09-11
45c61642-620
Bia căm thù trước tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại Sài Gòn.
RFA photo
Tròn 14 năm trước ngày 11/9/2001, Hoa Kỳ và thế giới tự do bàng hoàng rúng động bởi vụ đánh bom tòa tháp đôi World Trade Center. Vâng, thế giới tự do của những người yêu chuộng tự do mới bàng hoàng, còn tại các nước cộng sản và độc tài thì không hẳn như vậy, nếu không muốn nói là ngược lại.
Xin miễn bàn về các nước đang nuôi dưỡng và chứa chấp bọn khủng bố. Tại Trung Quốc, tướng Lưu Á Châu kể lại: "Nước ta (tức Trung Quốc) có một đoàn đại biểu, lúc đó đang ở thăm nước Mỹ, lúc xem tòa nhà thương mại thế giới bị máy bay bọn khủng bố đâm vào, những người trong đoàn tham quan liền không kìm được cảm xúc, đứng dậy vỗ tay hoan hô." (!)
"Tôi ở Bộ tư lệnh Không quân đóng tại quân khu Bắc Kinh, vào những ngày đó có bộ đội tới thăm, tôi đều hỏi họ có cái nhìn như thế nào về vụ 11 tháng 9? Họ đều có một câu đáp án như nhau “Khủng bố đánh rất tốt”. Sau đó tôi nói “chuyện này rất bi thảm. Nếu như những người này yêu Trung Quốc, thì còn ai có thể cứu được Trung Quốc?"
Còn ở Việt Nam, khi sự kiện 11/9 vừa được các hãng thông tấn lớn loan tải, lúc đó muốn vào mạng xem tin tức chỉ có cách ra những quán cafe internet để theo dõi. Tại một diễn đàn online lớn nhất Việt Nam khi ấy là diễn đàn ttvnol (Trí Tuệ Việt Nam Online) mà thành viên đa số là những trí thức, sinh viên sống ở Hà Nội. Khi nhìn qua màn hình computer thấy cảnh tòa nhà World Trade Center bị đổ sụm do chiếc phi cơ đâm vào nhiều sinh viên đã rú lên vì sung sướng, thế rồi họ truyền tin cho nhau với thái độ đắc chí. Họ đua nhau bình phẩm và chờ đợi sự "giãy chết" của Hoa Kỳ. Lạ một điều, những sinh viên ấy hầu hết lớn lên khi chiến tranh đã chấm dứt. Hàng ngày họ vẫn uống Coke, vẫn chuộng những chiếc quần Jeans hiệu Levi's và săn lùng những hàng hóa "made in USA" từ chiếc computer cho đến đôi giày thể thao.
camthu.jpg
Một trong những tấm bia căm thù. RFA photo\
Vậy tại sao họ có thái độ khó hiểu như vậy? Thực ra, nếu sống trong lòng một đất nước cộng sản thì cũng không thấy điều đó có gì khó hiểu. Những sinh viên này đều đã trải qua nhiều năm tháng học một thứ giáo dục nhồi sọ. Ở đó, trong sách giáo khoa lẫn trên bục giảng, từ một trẻ nhỏ chập chững bước vào trường tiểu học cho đến một tân khoa cử nhân đều phải học những bài học lịch sử được viết lại cho thuận ý nhà cầm quyền. Những bài học lịch sử bịa đặt, thêm thắt và tràn ngập những căm thù. Nước Mỹ là kẻ thù mà họ huênh hoang là đã "chiến thắng vinh quang", Hồ Chí Minh còn chơi chữ: "Mỹ nhưng mà xấu", những bài toán cộng của học sinh tiểu học đã là những bài toán cộng của những xác lính Mỹ chết.
Giới trẻ Việt Nam chuộng hàng hóa Mỹ nhưng thâm tâm vẫn cứ nghĩ "của bọn tư bản xấu xa bóc lột". Cũng không khó kiếm những tượng đài to lớn kỷ niệm cái gọi là "chiến thắng 30/4" cũng như thật dễ nhìn thấy những tấm "bia căm thù". Tại Sài Gòn, ngay trên đoạn vỉa hè phía trước tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ là một tấm "bia căm thù" như thế và khói hương, hoa đèn vẫn được cung kính tưởng niệm tại tấm bia này. Chính vì thế, những người trẻ lớn lên, mũi chưa từng ngửi thấy mùi thuốc súng, mắt chưa từng thấy những tử thi không nguyên vẹn trông những bộ quân phục... Họ vẫn âm ỉ sâu kín trong lòng mối căm thù.
Tôi không biết các viên chức ngoại giao Hoa Kỳ nghĩ gì khi nhìn thấy tấm "bia căm thù" án ngữ cơ quan ngoại giao của họ, họ nghĩ gì khi vào những dịp lễ lạt, từng đoàn người mang hoa nến, nhang đèn đến công khai bày tỏ lòng căm thù đối với đất nước Hoa Kỳ của họ. Có lẽ họ sẽ cảnh giác với một dân tộc luôn nuôi dưỡng ý chí căm thù, nhưng cũng có lẽ họ sẽ tặc lưỡi bỏ qua. Tôi nhớ, nhà thơ Phan Nhiên Hạo đã viết lại cảm nghĩ khi đứng trước cảnh đỗ vỡ hoang tàn của tòa nhà World Trade Center, ông viết: "Tôi tìm mãi không thấy một tấm "bia căm thù" nào được dựng lên để lên án bọn khủng bố. Thay vào đó, tôi thấy một trái tim màu xanh thật lớn được vẽ trên tường của tòa cao ốc sát bên".
Hoa Kỳ đã trải qua nhiều cuộc chiến, số người chết vì chiến tranh luôn được tưởng niệm và vinh danh nhưng với các địch thủ. họ không hề được dạy là phải căm thù. Có lẽ chính vì thế mà Hoa Kỳ cứ lớn mạnh. Một dân tộc lớn bởi vì không nuôi dưỡng những thù hằn nhỏ. Mới đây, tôi có hỏi một trí thức người Việt sống lâu năm tại Nhật Bản là dân Nhật có căm thù nước Mỹ vì đã thả hai trái bom nguyên tử làm hàng trăm ngàn người Nhật chết hay không, ví dụ về dịp kỷ niệm 70 năm tại Hiroshima vừa qua. Câu trả lời là nước Nhật vẫn tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân chết vì bom nguyên tử nhưng không hề căm thù Hoa Kỳ.  Nhật Bản đã vươn lên từ đống tro tàn phát xít để trở thành cường quốc thế giới, phải chăng vì họ biết quên đi thù hận mà chỉ dồn nỗ lực vào việc tái thiết quốc gia?
Hoa Kỳ cũng sẽ tưởng niệm biến cố 911, vì biến cố ấy đã làm thay đổi đất nước họ. Các gia đình có người thiệt mạng trong sự kiện bi thảm ấy chắc sẽ chẳng bao giờ quên. Nhưng ngay chính nơi tòa tháp World Trade Center đã mọc lên một tòa tháp mới, lộng lẫy, tráng lệ hơn. Trong tòa tháp ấy có lẽ cũng chẳng dành một chỗ nào cho tấm bia căm thù, dù nhỏ nhoi.\
 
 Du khách Trung Quốc chôm kim cương và nuốt vào bụng
TTO - Cảnh sát Thái Lan ngày 14-9 cho biết đã thu hồi viên kim cương trị giá hàng trăm ngàn USD do một du khách Trung Quốc ăn cắp tại Hội chợ nữ trang và đá quý Bangkok, rồi nuốt vào bụng.
Nữ du khách Khương Tô Liên sau khi được phẫu thuật lấy viên kim cương ăn cắp tại hội chợ triển lãm nữ trang và đá quý Bangkok ở tỉnh Nonthaburi - Ảnh: Bangkok Post

Nữ du khách Khương Tô Liên sau khi được phẫu thuật lấy viên kim cương ăn cắp tại hội chợ triển lãm nữ trang và đá quý Bangkok ở tỉnh Nonthaburi - Ảnh: Bangkok Post
Báo Bangkok Post cho biết nữ du khách Khương Tô Liên, 39 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, đã tráo một viên kim cương giả để lấy viên kim cương thật nặng 6 cara, với giá khoảng 10 triệu baht (khoảng 280.000 USD).
Sau đó nữ du khách này đã nuốt viên kim cương trên vào bụng.
Dù đã dùng nhiều biện pháp liên quan đến "nhuận trường" để lấy lại viên kim cương được cho là nằm trong bụng Khương nhưng cảnh sát đồn Pak Kret ở tỉnh Nonthaburi vẫn không tài nào thu hồi được.
Cho đến ngày 14-9, đại tá cảnh sát tỉnh Nonthaburi -Sanit Mahathavorn cho biết đã chuyển Khương cho các bác sĩ Bệnh viện Cảnh sát phẫu thuật lấy viên kim cương, cuộc phẫu thuật kéo dài 12 phút với sự đồng ý của nghi phạm.
Hiện nữ nghi phạm này đang được hồi sức ở bệnh viện dưới sự canh phòng của cảnh sát, trước khi bị đưa về tạm giam ở tòa án Nonthaburi.
Chuyên gia đá quý thẩm định viên kim cương được lấy ra từ trong bụng của nghi phạm Khương - Ảnh: Bangkok Post

Chuyên gia đá quý thẩm định viên kim cương được lấy ra từ trong bụng của nghi phạm Khương - Ảnh: Bangkok Post
Trước đó, Khương và Hà Ứng, nam tòng phạm 34 tuổi, bị cảnh sát Cục Xuất nhập cảnh Thái Lan bắt giữ ở sân bay Suvarnabhumi đêm 10-9 khi đang làm thủ tục rời Thái Lan sau khi nhận được tin báo và hình ảnh từ ban quản lý hội chợ.
Các camera an ninh ở tòa nhà Challenger (nơi diễn ra hội chợ) đã ghi lại đầy đủ hình ảnh của cặp đôi người Trung Quốc này.
Ban đầu cả hai bác bỏ mọi cáo buộc của cảnh sát và khăng khăng họ chỉ đơn thuần là những du khách đến Thái Lan du lịch. Để củng cố cáo buộc của mình, cảnh sát Thái Lan đã đưa Khương đi chụp X-quang và phát hiện một vật thể có hình dạng viên kim cương bị mất, nằm trong ruột già của Khương.
Gần đây, du khách Trung Quốc liên tục gây mất thiện cảm với người dân Thái Lan do có những hành vi không đẹp khi đến đất nước Chùa Vàng du lịch dù họ góp phần làm tăng doanh thu du lịch của nước này.
Theo Bangkok Post, bất chấp những cảnh báo của giới chức Thái Lan ban hành ở nơi công cộng, du khách Trung Quốc vẫn đi vệ sinh bừa bãi, khạc nhổ trên đường phố, chen lấn khi xếp hàng tại sân bay hay đá chân vào chuông chùa cổ linh thiêng, rửa chân trên bồn rửa mặt khi đến các điểm du lịch ở Thái Lan.
MỸ LOAN


 Các thách thức kinh tế của Trung Quốc vẫn tồn tại
Nhà đầu tư nhìn vào bảng điện tử hiển thị thông tin chứng khoán tại một trung tâm giao dịch ở Thượng Hải.
Nhà đầu tư nhìn vào bảng điện tử hiển thị thông tin chứng khoán tại một trung tâm giao dịch ở Thượng Hải.

Bill Ide

Trung Quốc xem việc công bố những dữ liệu tiêu cực về sản lượng nhà máy hồi cuối tuần là tin xấu hơn cho nền kinh tế đã có những dấu hiệu chật vật trong mấy tháng vừa qua. Nhưng bất kể những hàng đầu tin tức tiêu cực và thị trường chứng khoán bấp bênh, một số các chuyên gia phân tích vẫn nhìn thấy các cơ hội. Thông tín viên VOA Bill Ide tường thuật từ Bắc Kinh.
Sự lành mạnh của nền kinh tế Trung Quốc ngày càng là một mối quan ngại cho toàn thế giới. Nhưng một số người cho rằng các chính sách cứng rắn của chính phủ và việc chi tiêu rộng rãi cuối cùng sẽ ngăn chặn đà tuột dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Kinh tế gia Raymond Yeung có nhận định:
“Một vài dao động ta thấy vào lúc này trong thị trường chứng khoán và cả trong thị trường hối đoái sẽ lắng xuống trong thời gian 3 hay 6 tháng.”
Thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng nền kinh tế sẽ không suy thoái nặng. Và ngay cả khi các thắc mắc kéo dài về việc liệu Trung Quốc có đạt được chỉ tiêu tăng trưởng trong năm nay hay không, một số nhà phân tích vẫn nhìn thấy những điểm sáng.
Số bán tại các quầy bán lẻ rất chạy trong năm nay và khu vực dịch vụ đang đóng góp ngày càng nhiều vào nền kinh tế. Người Trung Quốc cũng ngày càng đi du lịch nước ngoài nhiều hơn, bất kể những lo ngại về an ninh, như vụ đánh bom vừa rồi ở Bangkok.
Ông Reuben Mondejar, thuộc trường Đại học Thành phố Hong Kong, nói:
“Làm như một quả bom ở Bangkok sẽ ngăn chặn họ. Ta đã thấy rằng không phải như vậy. Cuộc diễu hành khổng lồ ở Trung Quốc, 3 ngày nghỉ lễ, các du khách Trung Quốc đi đâu? Điểm đến hàng đầu là Nhật Bản, đích xác là mục tiêu của cuộc diễn binh. Dân chúng Trung Quốc nay tự mình đưa ra quyết định.”
Giáo sư môn kinh doanh Reuben Mondejar nói ông hy vọng nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng bởi vì nếu không sẽ có những rủi ro lớn.
“Lý do chính khiến đảng Cộng sản Trung Quốc còn tồn tại là vì đảng có khả năng đem lại các thành quả kinh tế. Nếu đảng ngưng làm việc này, thì điều ta thấy trong vụ khủng hoảng di trú ở châu Âu sẽ gần chẳng thấm tháp gì. Nếu Trung Quốc thất bại, ta sẽ tháy hàng trăm triệu người rời khỏi Trung Quốc. Đó mới là vấn đề thực sự cho cả thế giới.”
Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận thức được các rủi ro đó và đã kiên quyết theo đuổi những cải cách để mở ra những con đường mới cho tăng trưởng. Nhưng các biện pháp đến sau khi các thị trường chứng khoán bấp bênh của Trung Quốc đã làm sứt mẻ tiếng tăm của chính phủ trong việc quản lý một cách khôn ngoan một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
 http://www.voatiengviet.com/content/cac-thach-thuc-kinh-te-cua-trung-quoc-van-ton-tai/2962971.html

Thủ tướng TQ thừa nhận kinh tế đối mặt ‘một số khó khăn’

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm nay, 10/9, nói rằng nền kinh tế nước này đang đối mặt với “một số khó khăn và áp lực suy giảm”, nhưng bày tỏ lạc quan rằng nước ông sẽ không phải trải qua điều ông gọi là một “cú hạ cánh cứng”.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Đại Liên, Trung Quốc, ông Lý cho rằng nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm là một thách thức đối với mức tăng trưởng của Trung Quốc. Dẫu vậy, ông cho rằng nền kinh tế Trung Quốc “vẫn nằm trong phạm vi hợp lý”.
Ông cũng bày tỏ tự tin rằng Trung Quốc sẽ đạt được các mục tiêu chính về kinh tế trong năm nay.
Các lo ngại về tỷ lệ tăng trưởng chậm của nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã gây tác động đối với các thị trường chứng khoán toàn cầu trong vòng vài tháng qua. Chỉ số tổng hợp Thượng Hải của nước này giảm 40% kể từ tháng Sáu.
Trung Quốc tháng trước đã bất ngờ phá giá đồng nội tệ. Bắc Kinh nói rằng động thái đó nhằm giúp cho đồng nhân dân tệ có định hướng thị trường hơn, nhưng lại có quan ngại rằng điều đó cho thấy sự lo lắng của giới lãnh đạo Trung Quốc về mức tăng trưởng chậm.
Ngoài ra, bước đi đó cũng gây ra những lời chỉ trích rằng Trung Quốc đang thao túng đồng nhân dân tệ.
Nói về điều này hôm nay, ông Lý cho biết rằng Trung Quốc sẽ giữ tỷ giá “ổn định ở mức hợp lý và cân bằng”.
Thủ tướng Lý Khắc Cường còn nói rằng Trung Quốc “chắc chắn sẽ không bao giờ hậu thuẫn một cuộc chiến tiền tệ”.
 -tuong-tq-thua-nhan-kinh-te-doi-mat-mot-so-kho-khan/2955677.html



Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục xuống dốc lâu dài


media 

Một căn nhà bị đập bỏ để nhường chỗ cho các dự án địa ốc ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, trong khi nhiều căn hộ mới xây vẫn chưa có người mua.REUTERS/Stringer/Files
Nhà kinh tế Jean-Pierre Petit trên báo Le Monde nhận định « Tại Trung Quốc, thách thức của thị trường sẽ còn kéo dài ». Cuộc khủng hoảng vừa qua đã làm tăng thêm sự nghi ngại của các nhà đầu tư ngoại quốc và cả người Trung Quốc. Bản thân tâm trạng ngờ vực này bản thân nó cũng là một nhân tố bổ sung cho viễn cảnh bấp bênh của kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán, trong những năm tháng tới. Tác giả đưa ra năm lý do căn bản.
Trước hết, khủng hoảng đã tạo nên cảm giác chính quyền Trung Quốc có thể không còn kiểm soát được tình hình kinh tế vĩ mô. Không phải Bắc Kinh thiếu sáng suốt, nhưng đơn giản là các diễn biến mới đây khiến các công cụ của chính quyền trở nên ít hiệu quả. Tác động hạn chế của các biện pháp tiền tệ và ngân sách do vấp phải những khó khăn rất lớn : trọng lượng khối nợ, sản xuất thừa, nợ xấu ngân hàng tăng, tín dụng đen phát triển… Nền kinh tế tuột khỏi tầm tay Bắc Kinh vì đã trở nên phức tạp hơn, toàn cầu hóa hơn trước đây.


Thứ hai, các mục tiêu của chính quyền mâu thuẫn lẫn nhau. Các biện pháp tái thúc đẩy ngắn hạn làm tăng thêm sự mất cân bằng : việc giảm lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc chỉ thổi phồng thêm các bong bóng chứng khoán và địa ốc, với nguy cơ gây ra những vụ sụp đổ mới. Giảm hối suất cũng làm chậm lại các nỗ lực chấn chỉnh của doanh nghiệp và sự chuyển đổi mô hình kinh tế.
Thứ ba, thị trường tỏ ra nghi ngờ sự khả tín của các con số thống kê do Bắc Kinh đưa ra. Cục Thống kê Trung Quốc (NBS) rõ ràng là không độc lập với quyền lực trung ương, và ai cũng biết rằng chính quyền các địa phương có xu hướng khai lố các hoạt động. Một số chuyên gia dựa trên các dữ liệu như sản lượng thép và điện, lượng hàng vận chuyển, nguyên vật liệu nhập khẩu, tiêu thụ điện…để khẳng định Trung Quốc đang hard landing (hạ cánh cứng), tỉ lệ tăng trưởng thực sự chỉ từ 0 đến 3% tùy theo cách định nghĩa.


Tác giả hoan nghênh các chuyên gia khác ở Paris, Luân Đôn, cho rằng đánh giá tăng trưởng của một đất nước khổng lồ và phức tạp như thế không dễ dàng. Nhưng dù sao đi nữa, sự hoài nghi về số liệu Trung Quốc sẽ còn tăng lên trong tương lai, vì nguy cơ hard landing đang rất lớn.
Lý do thứ tư : thông tin mù mờ là một nhân tố gây thêm ngờ vực. Sự thay đổi tỉ giá hối đoán vốn gần như bất biến hôm 11/8 là một ví dụ cụ thể, với việc phá giá đồng nhân dân tệ ba lần trong ba ngày liên tiếp, trong khi Nhà nước tuyên bố đây chỉ là một biện pháp kỹ thuật đột xuất.
Cuối cùng, sau 35 năm tăng trưởng hầu như liên tục, Trung Quốc đang lâm vào một tình hình chưa từng thấy. Các nhà đầu tư không quên các thời kỳ hard landing ở Hoa Kỳ hay châu Âu, nhưng khó thể tưởng tượng với Trung Quốc.


Trước đây tỉ lệ tăng trưởng chỉ sụt giảm vào năm 1989 (4,2%, sau vụ thảm sát Thiên An Môn) và năm 1999 (7,6%, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á), nhưng thời đó Trung Quốc chỉ chiếm 3,2% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu, còn nay là 13,5%. Thế nên các nhà đầu tư khó thể đánh giá nổi tác động dây chuyền của cú sốc Trung Quốc lên phần còn lại của thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia mới nổi.
Nhập cư : Sự ích kỷ của một số nước làm mất ý nghĩa Liên hiệp Châu Âu
Nhìn sang châu Âu đang bối rối trước cuộc khủng hoảng di dân, nhật báo Le Monde có bài xã luận mang tựa đề « Châu Âu với những ích kỷ quốc gia ». Tờ báo chỉ trích, trước những thảm kịch diễn ra ngay trước cửa ngõ, Liên hiệp Châu Âu (EU) đã không có được một hành động chung cho toàn khối.
Đức và Pháp đã thất bại trong việc đạt được một thỏa thuận theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu : phân bổ hạn ngạch 120.000 người tị nạn chiến tranh từ Syria, Irak và Afghanistan hiện đang có mặt ở Hy Lạp, Ý và Hungary, lập ra các cơ quan đăng ký người tị nạn và di dân kinh tế ở các nước biên giới châu Âu, thống nhất các quy định về tị nạn chính trị.
Các nước Trung Âu và Đông Âu đã ngăn trở sự ra đời của thỏa thuận có thể coi là câu trả lời chung của châu Âu về vấn đề nhập cư. Họ nhất quyết không chấp nhận nguyên tắc phân bổ, dù có bàn bạc chung, coi đây là vấn đề chủ quyền. Đức hôm qua đe dọa trừng phạt tài chính, và theo Le Monde, thì Berlin có lý.
Sự bất đồng này không chỉ tượng trưng cho một châu Âu đóng cửa trước những bi kịch diễn ra ngay trước mắt, mà còn đặt lại vấn đề về ý nghĩa của Liên hiệp Châu Âu. Được cho là có một chính sách ngoại giao chung, bảo vệ các giá trị toàn cầu, là mẫu mực cho dân chủ, EU nay có vẻ chỉ đơn giản là một khối tự do mậu dịch. Trước thử nghiệm đầu tiên này, EU phản ứng như một tổ hợp các Nhà nước liên kết với nhau chỉ bằng một hiệp ước thị trường chung. Theo tờ báo, đây là một sự thụt lùi so với tham vọng lúc ban đầu thành lập, và là lời thú nhận cho một sự tê liệt tập thể đầy nguy hiểm.


Dán nhãn tị nạn hay nhập cư ?
Cũng về hồ sơ nhập cư, nhật báo công giáo La Croix kể ra một loạt từ ngữ : người tị nạn, di dân, nhập lậu, lưu vong…Người ta muốn dán một cái nhãn lên mỗi một người trong số nửa triệu con người đi vào không gian Schengen từ đầu năm nay. Những ai có quyền đi vào châu Âu hoặc không, ai chạy loạn chiến tranh, ai đi tìm việc… một bên là tị nạn chính trị và bên kia là di cư vì lý do kinh tế.
Theo La Croix, có thể hiểu được tầm quan trọng của việc ưu tiên bảo vệ những người đang gặp nguy hiểm đến tính mạng, và do đó cần tách biệt với những đối tượng khác. Tuy nhiên các nguyên nhân di cư trộn lẫn nhau và phức tạp, việc phân biệt người tị nạn và di dân rất tế nhị, nhiều khi may rủi. Tờ báo cho rằng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng mọi hồ sơ. Dù được cho nhập cư hay không, họ cần được đối xử nhân đạo, và phải cân nhắc từng trường hợp cụ thể.
Syria và tên đao phủ ở Damas
Một trong những nguyên nhân gây nên dòng người nhập cư đông đảo, là tình trạng loạn lạc ở vùng Trung Cận Đông. Pháp đã quyết định can thiệp vào Syria, mở đầu là các chuyến bay trinh sát. Libération cho rằng « Tấn công Syria, xin đừng quên tên đao phủ ở Damas ».
Đi vào không phận Syria, được bảo vệ bởi hệ thống phòng không hiện đại do Nga thiết lập, cần phải có sự mặc nhiên chấp nhận của chế độ Damas và một sự phối hợp, ít nhất là gián tiếp. Người Mỹ đã chơi trò này từ một năm qua, còn Pháp từ chối với lý do không muốn tăng cường sức mạnh cho nhà độc tài Assad. Ngoại trưởng Laurent Fabius mùa hè 2011 đã nhấn mạnh, ưu tiên là phải lật đổ « con người không có chỗ đứng trên Trái đất này ». Nhưng chiến lược của Pháp đã thất bại.
Một bộ phận cánh hữu đòi hỏi cần chọn lựa giải pháp ít tệ hại nhất, như hồi Đệ nhị Thế chiến đã phải liên kết với Stalin để chống lại Hitler. Đối với Mỹ và Anh, trước hết cần chiến đấu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), còn sự ra đi của Bachar Al Assad sau đó có thể đạt được qua tiến trình thương lượng, kể cả với Nga, thậm chí Iran. Tổng thống Hollande đã nhận ra thế cờ mới, nhưng thử thách thực sự là xác định được một chiến lược vừa chống lại được cả IS lẫn chế độ tàn bạo đã làm cho hàng triệu người Syria phải bỏ trốn khỏi đất nước.

Nga can thiệp vào Syria để triệt thánh chiến Kapkaz
Cũng về Syria, chuyên gia Thomas Gomart trên trang diễn đàn của Le Figaro phân tích các nguyên nhân khiến điện Kremli tăng cường sự hiện diện quân sự tại nước này.
Bối cảnh hiện nay hoàn toàn khác với hai năm trước : xuất hiện tổ chức Nhà nước Hồi giáo, hàng triệu người tị nạn sang các nước lân cận và hàng ngàn người chạy sang châu Âu, cuộc xung đột Yemen, hiệp định nguyên tử Iran và trừng phạt Nga do vấn đề Ukraina. Nhưng có một thứ không hề thay đổi, đó là sự ủng hộ của Kremli dành cho chế độ Damas.
Cuộc chiến ở Syria và Irak hiện đang giúp Nga xuất khẩu quân thánh chiến trên lãnh thổ mình, vốn thiện chiến hơn số thánh chiến từ châu Âu. Chuyển từ trợ giúp sang can thiệp quân sự, Nga đã giao phó cho Damas và liên minh chống IS giải quyết giúp lực lượng thánh chiến từ Nga, vùng Kapkaz và Trung Á – điều mà người ta gọi là realpolitik (chính trị thực dụng).


Gian lận bầu cử địa phương Nga
Cũng liên quan đến Nga nhưng trên lãnh vực chính trị, Le Figaro cho biết « Đối lập Nga tố cáo những gian lận trong cuộc bầu cử địa phương », khi đảng Nước Nga Thống nhất của ông Putin tiểp tục thống lĩnh trong cuộc bầu cử hôm 13/9.
Trong số gần 92.000 ghế gồm thống đốc, đại biểu vùng, hội đồng địa phương…tại 84 tỉnh của Liên bang Nga, không có chiếc ghế nào lọt được vào tay Liên minh Dân chủ tập hợp nhiều khuôn mặt và đảng phái đối lập. Không hề có ảo tưởng về cơ hội thắng cử, đối lập trước đó đã kêu gọi xuống đường tại Matxcơva ngày 20/9.
Hiệp hội Golos chuyên giám sát bầu cử tố cáo vô số dấu hiệu của một « cuộc bầu cử gian trá » : từ hệ thống tài chính « mờ ám », « gian lận trực tiếp » từ thùng phiếu, viết lại biên bản cho đến « gián tiếp » qua việc mua phiếu, gây áp lực lên cấp trên của ứng cử viên, quảng cáo bất hợp pháp.
Ông Ilia Iachine, thân cận với nhà đối lập Boris Nemtsov bị ám sát hồi tháng Hai tại Matxcơva, cho biết đảng RPR-Parnasse của ông ngày nào cũng bị bôi xấu trên ti-vi. Hàng tuần, thành phố tràn ngập những tờ báo vô danh, còn cuộc tiếp xúc cử tri của ông bị những kẻ khiêu khích xông vào vu cáo các nhà đối lập nhận tiền của Mỹ, muốn làm một « cuộc cách mạng Maidan mới » trên đất Nga.

Tỉ phú Trump khiến phe Cộng hòa Mỹ bối rối
Còn tại Hoa Kỳ, La Croix nhận định « Hiện tượng Trump gây bối rối cho phe Cộng hòa ». Tối nay nhà tỉ phú ồn ào này sẽ có mặt bên cạnh mười ứng cử viên tổng thống Mỹ khác, trong cuộc tranh luận trên truyền hình lần thứ nhì. Hôm thứ Hai, trước nhiều ngàn người ủng hộ ờ Dallas, Texas, ông Donald Trump thích thú tuyên bố : « Có vẻ như tất cả sẽ cố gắng tấn công tôi. Tôi chẳng quan tâm ».
Trên 24 triệu người Mỹ đã theo dõi cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên, một con số kỷ lục so với bốn năm trước, ứng cử viên Mitt Romney chỉ thu hút được có 3 triệu khán giả. Nhưng ngoài sức hút hiện nay, ông Trump chỉ gây lúng túng cho phe Cộng hòa mà thôi, trước hết là trong trường hợp ông thất bại ở cuộc bầu cử sơ bộ.


Con người siêu ích kỷ này sẽ tiếp tục tranh cử với tư cách cá nhân ? Cần nhớ rằng năm 1992, một doanh nhân khác là Ross Perot đã tặng món quà hết sức giá trị cho một khuôn mặt Dân chủ ít tên tuổi là Bill Clinton, khi tranh cử bằng tư cách ứng viên độc lập.
Nhưng nếu thành công, cựu chủ nhân cuộc tranh tài Hoa hậu Mỹ quốc cũng vẫn gây quan ngại : liệu ông Trump có thắng nổi phe Dân chủ trong năm tới, khi đến lúc phải đối thoại với toàn bộ cử tri Mỹ chứ không chỉ những người Cộng hòa đang giận dữ ? Một chuyên gia cho rằng hiện tượng Trump là tin tức tốt lành cho…bà Hillary Clinton. Nhà tỉ phú đang gây lo sợ cho ba giới cử tri : phụ nữ, những người nói tiếng Tây Ban Nha và cánh trung.


Tựa chính báo Pháp : Nhập cư và an sinh xã hội
Vấn đề nhập cư tiếp tục là mối quan tâm chính của báo Pháp. Le Figaro chạy tựa « Bà Angela Merkel đang chơi trò gì ? ». Chính sách của Thủ tướng Đức về cuộc khủng hoảng di dân, được đánh dấu với những cam kết mạnh mẽ rồi lại thay đổi khiến các nước châu Âu bối rối hoặc tức giận. Le Monde đề cập đến việc « Berlin đe dọa trừng phạt những nước không muốn đón tiếp di dân » : hôm qua Bộ trưởng Nội vụ Đức đòi giảm ngân khoản của quỹ châu Âu cho các nước phản đối quota nhập cư. La Croix đưa tít trang nhất « Người tị nạn hay nhập cư, tình thế lưỡng nan trong việc tiếp nhận». Trước số lượng di dân tăng vọt, châu Âu muốn dành ưu tiên cho những người nào đang gặp nguy hiểm nhất, nhưng sự chọn lựa này đặt ra nhiều câu hỏi.
Về thời sự nước Pháp, Libération cho rằng « Ông Hollande thách thức giới công nhân » khi gắn bó với chủ trương tuần làm việc 35 giờ, do dự trước các tiêu chuẩn về phúc lợi xã hội…Theo cuộc điều tra của tờ báo, thì chính sách của chính phủ đang làm chia rẽ cánh tả Pháp. Còn nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến « Quỹ an sinh xã hội thâm thủng trầm trọng », khi Viện Thẩm kế dự báo quỹ sẽ không cân bằng được trước năm 2021.

  Người Mỹ gốc Á hứng thú với các khu nhà nghỉ dưỡng cho người cao niên:

Một góc Á đông trong khu nhà nghỉ dưỡng dành cho người cao niên Aegis Gardens ở ngoại ô Seatle, bang Washington, Mỹ.
Một góc Á đông trong khu nhà nghỉ dưỡng dành cho người cao niên Aegis Gardens ở ngoại ô Seatle, bang Washington, Mỹ.
Tom Banse
Một vấn nạn mà nhiều gia đình Mỹ phải đối phó, đó là khi nào phải hỏi mẹ hay bố xem họ đã sẵn sàng rời nhà riêng để dọn vào ở trong một cộng đồng cho những người về hưu, hay cơ sở sinh hoạt được hỗ trợ. Với những người mới nhập tịch Mỹ, chính khái niệm này thường xung đột với những kỳ vọng về văn hóa.
Đó là lý do vì sao thành công của dự án công trình ở thành phố Seattle trong tiểu bang Washington nhắm vào khối người cao niên gốc Hoa có thể gây bất ngờ. Nhưng những nhà phát triển địa ốc nói nhu cầu về gia cư này phản ánh các thái độ đang thay đổi nơi các gia đình di dân về cách thức cung cấp và tiếp nhận sự chăm sóc lúc tuổi già.
Khu nhà ở sang trọng dành cho người cao niên
Aegis Living, một hệ thống hoạt động sinh lời cung cấp gia cư cho người cao niên đang đầu tư hàng triệu đô-la để phát triển một cộng đồng nghỉ hưu tại một khu đất hiện đang bỏ trống ở vùng ngoại ô Seattle. Với hy vọng thu hút người Mỹ gốc Hoa và di dân Trung Quốc, Aegis Gardens, tên định đặt cho khu gia cư, sẽ bao gồm một khu vườn Thiền, một phòng để chơi mạt chược, các y tá nói nhiều thứ tiếng, chương trình tập khí công, một phòng uống trà và một thực đơn dồi dào thức ăn Á châu. Người sáng lập và là trưởng ban quản trị của công ty, ông Dwayne Clark, nói để đảm bảo sự đo lường công ty của ông đã đưa một cố vấn phong thủy để duyệt lại các kế hoạch cho địa điểm.
Nghiên cứu dân số cho thấy một thị trường khổng lồ cho việc chăm sóc người cao niên phù hợp với văn hóa của họ ở khu vực Seatlle. Ông Clark nói: “Có 92.000 người Mỹ gốc Hoa trong vòng 25 dặm. Có 30.000 người trong vòng 7 dặm. Ông Clark kể lại phản ứng khi biết điều ấy: “Tôi đã nói: 'Bạn có đùa không, Tôi không thể tin được'”.
Khu Aegis Gardens sẽ đòi các vị cao niên phải đóng từ 15.000 đến 60.000 để dọn vào ở, tiền thuê hàng tháng để ở các căn hộ sang trọng sẽ lên tới 8.000 đô-la.
Một đường lối phi lợi nhuận
Bên kia Hồ Washington, ở khu đông nam Seattle, công trình xây dựng cũng đang được xúc tiến. Một tổ chức phi lợi nhuận có tên là Kin On đang chi ra 7 triệu đô-la để mở rộng nhà dưỡng lão của tổ chức thành một khu lớn hơn. Khi hoàn tất, cơ sở này sẽ cung cấp nhiều chọn lựa về gia cư cho di dân cao niên gốc Á, phần lớn hội đủ điều kiện được chính phủ tài trợ.
Ông Sam Wan đã làm giám đốc của Kin On ngay từ ban đầu, cách đây 30 năm. Các hành lang nay vang vọng những lời đối thoại bằng tiếng Quảng Đông hay Quan thoại, nhưng ông Wan nhớ lại những nghi ngại lúc đầu về việc liệu các gia đình người Hoa có chịu đưa người già của họ vào nhà dưỡng lão hay không.
Người sáng lập và là trưởng ban quản trị Aegis Gardens, ông Dwayne Clark (trái), và Giám đốc Phát triển Brian Palmore.Người sáng lập và là trưởng ban quản trị Aegis Gardens, ông Dwayne Clark (trái), và Giám đốc Phát triển Brian Palmore.
x
Người sáng lập và là trưởng ban quản trị Aegis Gardens, ông Dwayne Clark (trái), và Giám đốc Phát triển Brian Palmore.
Người sáng lập và là trưởng ban quản trị Aegis Gardens, ông Dwayne Clark (trái), và Giám đốc Phát triển Brian Palmore.
“Những di dân mới hơn sẽ xem xét việc để cho ông bà cha mẹ già ở lại trong nhà. Họ sống chung với nhau, cả ba thế hệ. Hiện tượng nhà dưỡng lão là một hình thức văn hóa mang nhiều tính Tây phương”.
Quan điểm đó mô tả các kỳ vọng đặt vào hai chị em bà Pam Tsai. Hai phụ nữ này đã nhận chăm sóc bà mẹ già. Nhưng khi bà mẹ, không nói được tiếng Anh, cần có sự chăm sóc chuyên nghiệp của y tá, thì họ đã quay ra nhờ cậy vào Kin On.
Bà Tsai nói: “Mẹ tôi, bà thích đồ ăn Tàu, bà nói tiếng Quảng. Bà thích ở đây”. Bởi vì Kin On đáp ứng các nhu cầu ấy, gia đình cảm thấy có thể chấp nhận được.
Ở đầu kia của thành phố, Chủ tịch ban Quản trị Aegis Living, ông Clark nhắc lại những câu đối đáp tương tự. “Tôi nhớ đã gặp người phụ nữ này làm công tác quản trị trong ngành kỹ thuật cao. Bà nói: “Ông Dwayne biết đó. Tôi đã phải bỏ ra gần 200.000 đô-la để đi học lấy bằng tốt nghiệp trường Stanford và bằng quản trị kinh doanh. Tôi không biết tôi có muốn ở nhà chăm sóc bà mẹ chồng của tôi hay không. Tôi muốn sử dụng bằng cấp của tôi. Tôi nghĩ đây là một khái niệm đã đến thời điểm của người nào”.
Một mái ấm gia đình tốt hơn ở xa gia đình
Cái khó khăn của những nhà phát triển địa ốc trong các cộng đồng mới này là làm sao cho cuộc sống trong cơ sở của họ tốt hơn là sống ở nhà. Họ hợp tác với các khu nhà nghỉ hưu hay những khu nhà sinh hoạt có hỗ trợ “có tính cách cạnh tranh về văn hóa” dành cho người cao niên gốc Á trong thành phố, kể cả Seattle Keiro, mở cửa năm 2976 cho người cao niên Nhật Bản, và Nhà Di sản toàn Á, hoạt động từ năm 1998.
Mặc dầu là nơi sinh cư của một cộng đồng lớn người gốc Á, khu vực Tây bắc Thái Bình Dương không phải lúc nào cũng rào đón. Ông Clark giải thích rằng ông nội của vợ ông là người Mỹ gốc Á làm công việc khuân vác ngoài bến cảnh ở Seattle, mà tục truyền trong gia đình đã thắng giải câu cá hồi thập niên 1940, nhưng lại không được trao giải nhất vì lý do sắc tộc của ông.
Nhưng vùng này đã được tiếng tốt hơn nhiều khiến nhà phát triển địa ốc của khu nhà Aegis Gardens dự kiến cơ sở có thể trở thành “điểm đến” cho những người nghỉ hưu. Ông dự đoán: “Tôi nghĩ chúng tôi sẽ có một khối lượng lớn những người xuất thân từ Trung Quốc”, cũng như những địa điểm gần hơn với các khối dân lớn người Hoa như Portland và Vancouver ở Canada.
 http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-my-goc-a-hung-thu-voi-cac-khu-nha-nghi-duong-cho-nguoi-cao-nien/2960454.html







Sáu lý do Trung Quốc có thể đánh chiếm Đài Loan


media 

Quân đội Đài Loan tập trận ngày 04/07/2015.REUTERS
Bộ Quốc phòng Đài Loan vừa trình lên Quốc hội báo cáo năm 2015 về sức mạnh quân sự Trung Quốc, trong đó có nêu ra 6 kịch bản quân đội Trung Quốc tấn công chiếm Đài Loan. Trang web The Diplomat ngày 03/09/2015, có bài viết của Shannon Tiezzi về chủ đề này.
RFI xin giới thiệu :
Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan giải thích vì sao và bằng cách nào quân đội Trung Quốc có thể xâm chiếm Đài Loan.
Hôm qua (02/09/2015), Bộ Quốc phòng Đài Loan đã trình lên Quốc hội bản báo cáo 2015 về bộ máy quân sự của Trung Quốc. Bản báo cáo đã đưa ra nhiều kịch bản mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể xâm chiếm Đài Loan và giải thích chiến lược tấn công mà Bắc Kinh có thể tiến hành.
Theo bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan, các lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh lo ngại cuộc bầu cử Tổng thống tại Đài Loan năm 2016. Bà Thái Anh Văn (Tsai Ing Wen), ứng viên của đảng đối lập Dân Tiến (DPP) hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận và Bắc Kinh có những kỷ niệm không hay ho gì đối với vị Tổng thống trước đây thuộc đảng Dân Tiến, ông Trần Thủy Biển. Bộ Quốc phòng Đài Loan cho rằng các cuộc tập trận gần đây của quân đội Trung Quốc dường như được tiến hành với giả định một cuộc tấn công Đài Bắc, thủ đô Đài Loan và động thái này là hậu quả trực tiếp của những lo lắng của Bắc Kinh.
Bản báo cáo viết, Bắc Kinh có thể quyết định xâm chiếm Đài Loan trong một số trường hợp :
- nếu Đài Loan tuyên bố độc lập hoặc có một số biện pháp hướng tới một nền độc lập đương nhiên (theo luật pháp);
- nếu Đài Loan có vũ khí nguyên tử ;
- nếu quân đội nước ngoài được triển khai trên lãnh thổ Đài Loan ;
- nếu xẩy ra rối loạn nghiêm trọng hoặc hỗn loạn nội bộ tại Đài Loan ;
- nếu thế lực ngoại quốc can thiệp vào công việc của Đài Loan ;
- hoặc nếu Đài Loan trì hoãn các cuộc đàm phán về khả năng thống nhất đất nước.
Năm 2005, lo ngại về khả năng Đài Loan có động thái tiến tới độc lập, dưới thời Tổng thống Trần Thủy Biển, vào lúc đó, Bắc Kinh đã thông qua « Luật chống ly khai » nêu rõ là Bắc Kinh sẽ sử dụng « các phương tiện phi hòa bình » nếu như Trung Quốc cho rằng Đài Loan đang tiến tới độc lập. Luật này cũng cho phép sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan nếu « hoàn toàn không còn có các khả năng thực hiện tái thống nhất hòa bình ». Chính điểm cuối cùng này làm luôn làm cho các lãnh đạo Đài Loan lo ngại – đó là khả năng Bắc Kinh có thể ra lệnh xâm chiếm chỉ vì họ nghĩ rằng các cuộc đàm phán về thống nhất đất nước không đi đến đâu cả.
Về việc Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan như thế nào, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói rằng quân đội Trung Quốc rất có thể kết hợp sử dụng giữa đe dọa quân sự và phong tỏa Đài Loan để hăm dọa hòn đảo này. Rồi Bắc Kinh sẽ chuyển sang sử dụng tên lửa bắn vào các trung tâm quân sự, chính trị của Đài Loan. Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, đệ nhị Binh đoàn Pháo binh quân đội Trung Quốc hiện có 1500 tên lửa được triển khai chống lại Đài Loan. Sau các cuộc tấn công bằng tên lửa, quân đội Trung Quốc có thể huy động cả không quân và các xe lội nước để thực hiện xâm cuộc xâm lăng.
Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, các khoảng cách chênh lệch to lớn giữa ngân sách quân sự của Đài Loan và ngân sách quân sự của Trung Quốc (năm ngoái, lại tăng thêm 10% nữa) đã làm nghiêng cán cân quân sự về phía Bắc Kinh. Tuy nhiên, bản báo cáo nhấn mạnh là quân đội Đài Loan được chuẩn bị để bảo vệ chống lại nguy cơ một cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc. Tuần tới, Đài Loan sẽ tiến hành cuộc tập trận quân sự thường niên Han Kuan, bao gồm một cuộc luyện tập mới với giả định bảo vệ Đài Bắc. Cuộc tập trận mới này mang tên « Phản công chặt đầu » - trong khi đó, cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc với giả định tấn công Khu Văn phòng Tổng thống Đài Loan mang tên « Chiến dịch chặt đầu ».
Ngoài nguy cơ quân đội Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan, báo cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng đề cập đến các hoạt động bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông nhằm mục đích quân sự hóa các tiền đồn này. Báo cáo còn dự báo Trung Quốc sẽ lập khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Theo tài liệu này, các đảo nhân tạo của Trung Quốc đã làm thay đổi sự năng động chiến lược trong vùng có tranh chấp.
Đài Loan chia sẻ các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng lo lắng theo dõi các căng thẳng gia tăng trong khu vực. Hồi tháng Năm, Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-Jeou) đã đưa ra Sáng kiến Hòa bình cho Biển Đông, kêu gọi tất cả các bên tranh chấp hãy tạm gác bất đồng sang một bên và tìm kiếm khả năng cùng khai thác các nguồn tài nguyên. Đồng thời, sáng kiến cũng kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế (đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển) và xây dựng một bộ luật ứng xử để làm giảm các căng thẳng.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20150903-sau-ly-do-trung-quoc-co-the-danh-chiem-dai-loan

VN cần nói 'rõ và thường xuyên' về biển Đông

14 tháng 9 2015 Cập nhật lúc 23:14 ICT
Nhà phân tích chính trị và quan hệ quốc tế, PGS. TS. Jonathan London trao đổi với Hồng Nga của BBC về an ninh trên Biển Đông liên quan tới Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ.
"Đã có những hoạt động ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam rất sôi nổi.
"Chúng ta cũng có thể thấy quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ phát triển rất mạnh, và có thể nói là mạnh hơn những gì chúng ta hiểu được,"ông London nói.
Về thắc mắc đối với phản ứng của Việt Nam trước các động thái của Trung Quốc trên biển Đông, nhà quan sát Việt Nam cho rằng, Việt Nam "không cần phải lên tiếng quá mạnh" nhưng cách làm chưa hiệu quả.
Ông cũng nhắc tới việc Việt Nam theo dõi vụ kiện tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc ở Tòa trọng tài thường trực của Liên Hiệp Quốc tại The Hague.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện nhân dịp học giả ghé thăm ban Việt ngữ tại trụ sở BBC ở London hôm 28/08.

ĐOAN NGHI * NGƯỜI HÀ NỘI NGÀY XƯA


NGƯỜI HÀ NỘI NGÀY XƯA

ĐOAN NGHI


“Vì lợi ích 10 năm, trồng cây. Vì lợi ích 100 năm, trồng người”. Nhưng biết bao nhiêu năm, mới xây dựng được một nền văn hóa ?


Nền văn hóa thanh lịch của Hà nội, được hình thành, phát triển, và củng cố từ mấy trăm năm, qua bao nhiêu thế hệ tiếp nối nhau, vẫn phát huy rực rỡ dưới 80 năm đô hộ của thực dân Pháp , nhưng lại bị yểu tử dưới bàn tay của những người Cộng Sản …


Hơn nửa thế kỷ trước, Hà nội được mệnh danh là đất “ngàn năm văn vật”, nơi đã trải qua “4,000 năm văn hiến”. Hà nội được xưng tụng là “Hà Thành thanh lịch”, đào tạo ra những “trai thanh, gái lịch”. Các “nam thanh, nữ tú” đã làm Hà nội hãnh diện bằng 2 câu thơ:


Chẳng thơm cũng thể hoa nhài.
Dẫu không thanh lịch, cũng người Tràng An


Hà nội xa xưa, chỉ là một thành phố xinh xắn, hiền hòa, với 36 phố phường và 5 cửa ô. Phố xá Hà nội ngắn, gọn, và sạch sẽ, nhà cửa khang trang. Người Hà Nội hầu như quen biết nhau gần hết. Họ chung sống hài hòa, và đối xử với nhau lịch sự tới độ khách sáo. Khoảng cách giữa giàu và nghèo không chênh lệch là mấy.
 
Hà nội còn nổi tiếng về các vùng phụ cận như làng Nhật Tân ven Sông Hồng, nhờ thổ nhưỡng đặc biết đã trồng được loại hoa đào đẹp nhất miền Bắc. Hoa đào Nhật Tân, sắc hồng thắm rực rỡ, cánh kép lâu tàn, nụ hoa chi chít trên cành. Ngày mùng một Tết, đào Nhật Tân nở rộ, những bông hoa tươi thắm còn ngậm sương mai, xen lẫn với các nụ hoa chúm chím, và lất phất những cánh lá non mươn mướt trên cành, trông đẹp vô tả. Theo dòng lịch sử, ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu, khi vừa chiến thắng trận Đống Đa, vua Quang Trung vào thành Thăng Long, và đã tới ngay làng Nhật Tân để chọn một cành đào đẹp nhất, gửi về tặng Bắc Cung Hoàng Hậu, là công chúa Ngọc Hân.


Hà Nội còn nổi danh với khu Khâm Thiên, nơi giải trí của các bậc thức giả phong lưu. Họ đã ngẫu hứng sáng tác ra những bài ca trù, cho các ả đào ngâm nga bên khay rượu. Giọng ngâm thơ, xen lẫn với tiếng trống chầu thưởng, phạt, khen, chê đã nâng cao trình độ nghệ thuật của một thú ăn chơi nửa thanh nửa tục. Nhiều bài hát ả đào đã nổi danh, được lưu truyền trong văn học, và làm phong phú thêm cho nền văn hóa Việt Nam.
 

Hà Nội mang nhiều dấu ấn lịch sử, trải qua nhiều triều đại. Năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư, ra thành Đại La, đột nhiên thấy trên trời hiện ra đám mây mang hình dáng một con rồng đang bay lượn. Vua cho đó là điềm lành, nên đổi tên ra Thăng Long thành. Rồi tới đời vua Minh Mạng, năm 1831, lại đổi tên từ Thăng Long ra Hà Nội.


Hồ Hoàn Kiếm, một danh lam thắng cảnh ở trung tâm Hà nội, ghi lại huyền thoại vua Lê Thái Tổ du ngoạn trên hồ, khi vừa đại thắng quân Minh, năm 1428. Một con rùa vàng trồi lên mặt nước, đòi lại thanh bảo kiếm, đã cho nhà vua mượn diệt giặc. Nhận được thanh kiếm, rùa bèn ngậm vào miệng, và lặn xuống đáy hồ. Vua Lê Thái Tổ bèn đặt tên cho hồ, là Hồ Hoàn Kiếm.


Thăng Long thành còn ghi lại chiến tích oai hùng của trận Đống Đa, khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào ngày mùng 5 Tết năm Kỷ Dậu, 1789, khiến Thái Thú Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự vận, và Tướng giặc Tôn sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín, tháo chạy về Tàu.

 

Đất Hà Thành là đất địa linh nhân kiệt. Người Hà Thành tao nhã, lịch sự từ lời ăn tiếng nói, tới cách phục sức, và giao tế.


Cái văn hóa của người Hà nội xa xưa, là hình ảnh của những người đàn ông phong lưu, lịch lãm, tề chỉnh mỗi khi bước ra khỏi cửa, là các bà nội trợ nề nếp, đảm đang, khăn nhung, áo lụa, khoe tài nữ công gia chánh qua những mâm cỗ thịnh soạn vào các ngày giỗ, ngày Tết, là các cô thiếu nữ duyên dáng, e ấp trong tà áo nhung, tấm khăn quàng, lên chùa lễ Phật buổi đầu năm. Người Hà nội, khi vui không sôi nổi, ồn ào, khi bất bình, giận dữ, biết kiềm chế lời ăn tiếng nói, để tránh xung đột.


Cái thanh lịch của người Hà Nội không phải chỉ tập tành trong một sớm một chiều mà có được. Cái phong thái đó, phải có sẵn trong nếp nhà, từ trước khi đứa trẻ sinh ra đời, để rồi khi lớn lên, đứa trẻ cứ rập khuôn theo cái nếp có sẵn, mà học theo cách cư sử, phép giao tế, lời ăn tiếng nói, nếp sinh hoạt của những bậc trưởng thượng. Thêm vào đó, là sự theo dõi, uốn nắn, dạy dỗ của các bậc phụ huynh, để rồi khi tới tuổi trưởng thành, người con trai trở nên một thanh niên phong lưu, lịch lãm, mạnh dạn bước vào đời, và người con gái trở thành một thiếu nữ đức hạnh, đảm đang, có khả năng quán xuyến một gia đình mới.
 

Có người nhận xét, người Hà nội khéo ăn khéo nói, nhưng không thực lòng, xử sự mềm mỏng nhưng thiếu chân tình, lịch sự, nhã nhặn nhưng ngầm kiểu cách. Có người còn nói, người Hà Nội coi trọng thể diện, giữ gìn mặt mũi, và sợ dư luận, nên họ sống cho người ngoài, nhiều hơn cho chính họ.


Những nhận xét đó, không phải là sai. Ngày tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường nhắc nhở: “ Ở trong nhà thiếu thốn, thì cũng chỉ có mình biết, nhưng bước ra ngoài, mà sử sự hẹp hòi, thì sẽ bị thiên hạ chê cười, làng nước đàm tiếu.” Bởi vậy, các khoản chi tiêu về giao tế như hiếu, hỷ, hay mọi đóng góp, mẹ tôi đều rất hào phóng. Để bù lại, bà thẳng tay cắt xén những khoản chi tiêu trong gia đình, kể cả khoản tiền chợ mỗi ngày. Mẹ tôi còn kể cho tôi nghe rằng ngày bà còn trẻ, trước khi đi ăn giỗ, ăn cưới, bà đều bị bà ngoại tôi ép ăn cơm trưóc ở nhà, để khi tới nơi, không vì đói mà ăn uống thô tục. Con gái của gia đình lễ giáo là phải …khảnh ăn, thanh cao, và đài các.
Tôi đã từng theo mẹ tôi đi tham dự các buổi họp mặt với bạn bè của bà. Vừa ăn xong, là các bà tranh nhau trả tiền, để chứng tỏ rằng mình là người lịch sự, hào phóng, nhưng khi về nhà, thì lại ngồi tiếc tiền. Có lần tôi nghe bà bạn hỏi ý kiến mẹ tôi về cái áo choàng của chồng bà vừa mua tặng từ Hồng Kong. Mẹ tôi hết lời khen ngợi, nhưng khi bà khách vừa ra về, thì mẹ tôi lại nói với ba tôi là cái áo màu mè, coi thiếu thẩm mỹ. Tôi thắc mắc về thái độ này, thì mẹ tôi giải thích rằng: “chiếc áo đã lỡ mua rồi, không thay đổi được, thì can chi làm buồn lòng người khác !”
  
Ngày còn nhỏ, tôi cứ phân vân, không biết những thái độ này là đúng hay sai, nhưng từ khi biết suy nghĩ, tôi lại thấy, có lẽ những cách xử thế này, đã góp phần không nhỏ trong việc kiến tạo cái xã hội thanh lịch của người Hà thành. Vì họ luôn muốn vui lòng người khác, trọng“thể diện”, và sợ tai tiếng, nên họ thận trọng từ lời ăn, tiếng nói, tới cách thức giao tế, và dạy dỗ con cái. Thà là bản thân và gia đình chịu o ép, thiệt thòi, chứ không để cho thiên hạ dị nghị, chê cười.
Đó là những người Hà Nội của hơn nửa thế kỷ trước.
Người xưa nói, “cùng một giống quýt, trồng ở Giang Nam thì ngọt, trồng ở Giang Bắc thì chua”. Như vậy, môi trường đã đóng góp không nhỏ vào việc hình thành phẩm chất của cây trái.
Con người cũng vậy. Bản chất con người cũng thay đổi theo hoàn cảnh và môi trường sống. Sau khi đất nước bị chia đôi năm 1954, miền Bắc được giao cho CS, thì từ cảnh quang, tới con người Hà nội, đều mau chóng….bị phá sản. Nếp sống lễ giáo, gia phong của người Hà nội, bị CS lên án là “phong kiến”, “tiểu tư sản”, và hô hào từ bỏ, để học theo “nếp sống mới”.


 
“Nếp sống mới” khai thác sức lao đông của con người. Nông trường và công trường được thành lập để mọi người tham gia lao động tập thể. Tà áo dài duyên dáng, thướt tha, được thay thế bằng quần đen, áo ngắn, vừa gọn gàng, vừa đỡ tốn vải. Có lao động mới được nhà nước bán cho 15 kí gạo mỗi tháng, đuợc mua nhu yếu phẩm theo giá quy định, và được phân phối 3 mét vải may quần áo mỗi năm. Văn chương, thi phú, và âm nhạc bị kết tôi là văn hóa nô dịch, văn chương tiểu tư sản, ủy mị, ru ngủ con người, nên bị cấm lưu hành và trình diễn. Vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm” năm 1957, đã tận diệt các nhà trí thức, và các văn nghệ sĩ đòi hỏi quyền được tự do sáng tác. Nhà nước nắm quyền chỉ đạo văn hóa, xử dụng cho mục đích tuyên truyền và khích động đấu tranh. Bằng chính sách văn nghệ chỉ huy, CS đã bóp nghẹt tự do ngôn luận, và tước đi cái khả năng sáng tạo của người làm văn nghệ. Tôn giáo cũng bị bài xích, vì cho là thuốc phiện, làm mê muội trí óc.
 

Tiếp thu Hà nội, CS chào mừng dân chúng bằng “Tuần Lễ Vàng”, kêu gọi mọi người đóng góp vàng và các quý kim, để nhà nước có tiền kiến thiết đất nước. Ban đầu, là tự nguyện, nhưng sau khi “ tuần lễ vàng” kết thúc, cán bộ ngầm tiếp xúc với những gia đình khá giả, rỉ tai hăm dọa và bắt buộc họ đóng góp theo mức ấn định của nhà nước. “Tuần lễ vàng” là hình thức cướp của, và bần cùng hóa nhân dân, giống như những đợt đánh tư sản tại miền Nam, năm 75, sau khi CS cưỡng chiếm.
Ngay khi vừa ổn định, chính quyền CS đã có kế hoạch dồn những người Hà nội ra các vùng phụ cận thành phố, để lấy chỗ cho những người có công với cách mạng, từ các vùng nông thôn Hà Đông, Nam Định, và Ninh Bình vào nhập cư. Những người Hà nội còn sót lại, như cá nằm trên thớt, cố uốn mình để thích nghi theo nếp sống của những người mới nhập cư, mong được yên thân.
Để củng cố thể chế, nhà nước đã đặt tai mắt khắp mọi nơi, mọi chỗ, ngấm ngầm chỉ định những người láng giềng, bạn bè, thân tộc, nhòm ngó, theo dõi lẫn nhau, để báo cáo cho chính quyền. Ngay cả các học sinh, cũng được cán bộ chỉ dẫn về nhà nghe lén những lời trò chuyện trong gia đình, để rồi báo cáo lại với thầy cô, tạo ra một bầu không khí ngột ngạt, bất an, nghi kỵ lẫn nhau trong gia đình và xã hội.
 

Đợt cải cách ruộng đất trời long đất lở, vào những năm 54-56, đảng CS đã phá vỡ cái kỷ cương và lễ giáo của một xã hội đặt nặng đạo đức và nền tảng gia đình, của người dân miền Bắc. Để đạt chỉ tiêu, cán bộ đã bắt buộc, thúc đẩy, hăm dọa, để con cháu đứng lên đấu tố ông bà, cha mẹ, học trò tố khổ thầy, những tay chân thân tín kể tội chủ bằng những câu chuyện bịa đặt, các lời lẽ hỗn hào, thô lỗ, thậm chí “mày tao chi tớ”, “thằng này, con kia” bất kể tới tuổi tác và tôn ty trật tự, ngay trước mặt đám đông.
Nhà nước giữ độc quyền quyết định và phân phối những nhu cầu sống căn bản của người dân như gạo, đường, muối, vải…. Trong thời kỳ kinh tế bao cấp, người dân triền miên sống trong tình trạng thiếu thốn, và trở nên thèm thuồng đủ thứ. Con người dần “biến chất”, trở thành ích kỷ, hẹp hòi, và ty tiện. Đi chơi xa, phải xách theo khẩu phần gạo của mình, nếu không, chỉ được ngồi nói chuyện xuông, nhìn gia đình chủ nhà ăn cơm, vì mỗi người chỉ có đủ khẩu phần gạo cho mình. “Bần cùng sinh đạo tặc”, xã hội nảy sinh ra nhiều tệ trang như tham nhũng, móc ngoặc, cắt xén, phe phẩy. Người ta sẵn sàng bán rẻ bạn bè, thân tộc, vì những quyền lợi vật chất nhỏ nhen. Con người mất hết nhân phẩm.
 
Trong các sinh hoạt công cộng, những buổi học tập chính trị, diễn giả đã không ngần ngại dùng những từ ngữ … thiếu văn hóa “thằng này, con nọ”, “mày, tao, chi, tớ”. để khích động lòng căm thù của người nghe. Thậm chí, đến những câu vè, câu thơ, công cụ tuyên truyền, cũng mang đầy tính chất bạo lực đến… rợn người:
Bún xào thịt giặc mới ngon.
“Cơm chan máu địch cho con no lòng…”
hoặc Giết! Giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Stalin bất diệt“ (1)
 


Được trưởng thành trong một môi trường… vô văn hóa, thiếu nhân bản, và tràn ngập hận thù như vậy, người dân dễ dàng trở nên hiếu động, hung hăng, sẵn sàng đỏ mặt, xăn tay áo gây gổ, mở miệng ra là chửi thề, dùng các danh từ thô lỗ “đéo…” “đếch…” để mở đầu câu chuyện. Xã hội cũng xuất hiện những hàng quán loại “cơm mắng, cháo chửi”, chẳng giống ai. Ở đây, khách hàng không phải là thượng đế, mà bị đối xử tàn tệ hơn cả … con ở. Nhiều người đã lập lại ngôn từ của bà chủ quán: “ Này ! không chờ được thì.. xéo đi, lấy chỗ cho người khác, đừng có đứng đó mà lải nhải…”, hoặc là “Mắt để ở trên trán hay sao mà xớn xác, không chịu nhìn. Nước mắm để ở góc bàn kia kìa…” Điều ngạc nhiên, là mỗi lần nghe chửi mắng, thì thực khách trong quán đã không tức giận, mà lại còn nháy mắt với nhau, và…rú lên cười. Người ta bảo, sở dĩ quán đông khách là vì các món ăn vừa rẻ, vừa ngon. Hóa ra, chỉ vì tham ăn, tục uống mà người Hà Nội bây giờ mất hết cả tư cách.
   


Ăn uống ở Hà nội, thực khách xả rác vô tư. Những xương xẩu, giấy chùi tay, đàm rãi khạc nhổ đều dùng sàn nhà, ngay dưới chân. Cười nói, đùa rỡn quang quác như ở chỗ không người. Ra đường, muốn đi tiểu thì quay đi quay lại, thấy vắng người là vạch quần …xả xú bắp.


Về cảnh quang, Hà nội ngày nay, không còn là một thành phố hiền hòa và sạch sẽ như nửa thế kỷ trước. Cho dù, Hà nội đã có những tòa cao ốc chọc trời, những sân golf trưởng giả, những khách sạn nguy nga, nhưng sự phát triển của Hà nội, là sự phát triển không đồng đều, và thiếu kế hoạch. Khu giàu sang sát ngay bên khu nghèo khó, giống như một cái áo cũ mang nhiều miếng vá khác nhau. Hệ thống thoát nước không được phát triển song hành, nên sau mỗi trận mưa lớn, là thành phố ngập lụt, gây trở ngại giao thông. Cảnh sống tập thể của 5, 7 gia đình trong một căn nhà, đã thường xuyên xảy ra xung đột, xô xát, gấu ó lẫn nhau. Vì cảnh “cha chung không ai khóc”, nên không ai quan tâm tới việc tu bổ hoặc bảo trì nhà cửa. Vôi tường tróc lở, mái ngói rêu phong, cửa nẻo xộc xệch, quần áo phơi kín ban công. Ngoài phố xá, thương buôn ngồi la liệt chật kín vỉa hè, xả rác vô tội vạ, bất chấp khách bộ hành. Trên trời, đường dây điện chằng chịt như bát quái trận đồ. Dưới lòng đường, xe cộ quá tải, bụi bậm mờ mịt, khói xe đầy trời, tạo nên nạn ô nhiễm môi trường.
 

Người Hà nội ngày nay, giàu nghèo cách biệt như hai thái cực. Giai cấp giàu có tụ tập trong những khu sang trọng, ở nhà cửa kiến trúc theo kiểu Âu Mỹ, có bảo vệ giữ an ninh, có xe hơi sang trọng, có con cái ra ngoại quốc du học, và khi đau ốm, thì bay sang các nước tân tiến điều trị. Giai cấp nghèo thì buôn gánh bán bưng, ăn bữa sáng lo bữa tối, sống trong những căn nhà lụp xụp, bên đống rác. Sư cách biệt vật chất, tạo nên tình trạng phân hóa trong xã hội.
Thương buôn ở Hà nội ngày nay đã biết mánh mung, lừa lọc, làm hàng giả, hàng nhái, pha trộn hóa chất vào thực phẩm để trục lợi. Du sinh sang Nhật, móc nối với tiếp viên hàng không, ăn cắp mỹ phẩm trong siêu thị, mang về VN bán kiếm lời. Nữ sinh đánh lộn, xé quần áo, lột trần nhau giữa chốn thanh thiên bạch nhật. Thanh niên giựt bóp, cướp xe ngay giữa ban ngày…
  

Bảy mươi năm trời, vận nước oan khiên đã đưa Hà nội vào vòng tay sắt máu của chế độ CS, khiến Hà nội bị… phá sản, cả về hình thức, lẫn nội dung. Nền văn hóa của Hà nội hiện nay, là loại “văn hóa chợ trời” do cuộc sống sô bồ, chụp giựt. Các nam thanh nữ tú, cũng được thay thế bằng các chị cán bộ cục mịch, dữ dằn, và các anh thanh niên vai u, thịt bắp, chửi thề như …pháo nổ.


Trở về thăm cố hương, những người Hà nội năm xưa, không khỏi ngậm ngùi, tiếc nuối cho một nền văn hóa đã từng vang bóng một thời, và dư âm còn kéo dài cho tới ngày nay. Và rồi đây, nếu chế độ CS còn tồn tại, thì nền văn hóa “Hà Thành thanh lịch” năm nào, sẽ dần đi vào quên lãng với thời gian.


Đoan Nghi

(1) Trăm Hoa Đua Nở trên đất Bắc, trang 37

LÊ ANH HÙNG * TRUNG CỘNG ĐÓNG CHỐT Ở ĐÀ NẴNG

Ai đã ‘rước’ một công ty TQ trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?

Công ty Hoa Tây Trung Quốc đang thực hiện giai đoạn hai của dự án.
Lê Anh Hùng (VOA) - Tháng 6/2006, Bộ Kế hoạch - Đầu tư chính thức cấp giấy phép đầu tư cho dự án khu du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt tại Đà Nẵng cho Công ty Silver Shores, một Cty Mỹ ở California, tổng vốn đầu tư 160 triệu USD.
Với hai giai đoạn đầu tư, Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores, pháp nhân thực hiện dự án, được giao ngót 1km dọc theo bờ biển Sơn Trà – Điện Ngọc, nay là đường Võ Nguyên Giáp. Nếu tính khoảng cách trung bình từ đường Võ Nguyên Giáp đến bờ biển là 300m thì diện tích đất mà chủ đầu tư được giao phải lên tới 30ha.
30ha đất, chạy dọc theo 1km bờ biển, toạ lạc ở trung tâm một thành phố quan trọng bậc nhất như Đà Nẵng, đối diện với sân bay Nước Mặn… rõ ràng đây là một địa điểm hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng.
Ngay từ giai đoạn khởi công, dự án này đã có nhiều khuất tất, mờ ám, khiến dư luận rất lo ngại. Tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát đều do nhà thầu Trung Quốc đảm trách. Người Việt Nam không được phép bén mảng vào trong khu vực thi công; ô tô của người Việt Nam chở vật liệu xây dựng cho công trình cũng phải dừng lại và đổ hàng ở cổng. Các toà nhà được đúc bằng bê tông cực kỳ kiên cố, không phải xây bằng gạch thường.
'Tiểu quốc' Silver Shores của Đại Hán ở Đà Nẵng (ảnh: Lê Anh Hùng)
Hiện nay, “nhà đầu tư” Silver Shores đang thực hiện giai đoạn hai của dự án. Và, giống như giai đoạn 1, tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát cũng đều do người Trung Quốc đảm trách. Nhà thầu thi công là Cty TNHH Hoa Tây Tứ Xuyên, một Cty con của Cty Hoa Tây Trung Quốc
Cty Hoa Tây Trung Quốc đang thực hiện giai đoạn hai của dự án
Người Trung Quốc đang làm gì bên trong bức tường rào và cánh cổng im lìm trên khu đất mặt biển dài 1km và rộng 30ha ngay trung tâm Đà Nẵng?
Không chỉ là chủ đầu tư của dự án hết sức nhạy cảm nói trên, Cty Silver Shores còn nhắm đến nhiều vị trí nhạy cảm khác mà báo chí đã nêu: tham gia góp vốn vào dự án khu nghỉ dưỡng World Shine trên đèo Hải Vân (nay đã tạm dừng trước sự phản đối gay gắt của dư luận); xin thực hiện dự án tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu vực bán đảo Sơn Trà (1 trong 3 vị trí phòng thủ quan trọng nhất khu vực Đà Nẵng là Hải Vân – Sơn Trà – Phước Tường), dự án “Khu ký túc xá cho nhân viên Silver Shores” (nằm giữa hai trận địa pháo phòng không của thành phố), dự án “Khu phức hợp bến cảng du thuyền trên sông Hàn” tại khu vực cảng cá Thuận Phước (cũ) thuộc phường Thuận Phước (quận Hải Châu), dự án “Tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu bán đảo Sơn Trà và mở rộng phạm vi du thuyền 20 hải lý”, dự án “Chuyên canh rau sạch” tại thôn Cẩm Toại Tây (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang; nằm trên đường rút lui chiến lược quốc phòng), v.v.
Một trong những khách sạn của người Trung Quốc nằm đối diện khu du lịch Silver Shores trên đường Võ Nguyên Giáp, Đà Nẵng
Hai bên con đường mang tên Võ Nguyên Giáp, ngay trước mặt sân bay Nước Mặn, đang dần trở thành một “đặc khu Trung Quốc”
Những người lái xe taxi trước sòng bài cho chúng tôi biết, các khu đất đối diện với khu du lịch và sòng bài Silver Shores bên kia đường Võ Nguyên Giáp đều đã được bán cho người Trung Quốc. Trong tương lai, nơi đây sẽ hình thành một khu phố Tàu, hay đúng hơn là một “đặc khu Trung Quốc” giữa lòng thành phố Đà Nẵng.
Đến đây thì có lẽ ngay cả những ai ngây thơ nhất cũng phải đặt câu hỏi: Vậy Silver Shores là Cty của Mỹ hay của Trung Quốc?
Theo trang Bizapedia và trang BusinessesCalifornia thì Silver Shores Ltd. được thành lập ngày 22/11/2004 tại California; địa chỉ: 1440 142Nd Ave,, San Leandro Ca 94578; hiện đã giải thể. Trụ sở chính của Cty: Unit D, 12/F., Seabright Plaza, 9-23 Shell Street, North Point, Hong Kong, China 94578.
Trang California Corporates cho biết Silver Shores Ltd. được đăng ký thành lập ngày 22/11/2004; địa chỉ: 1440 142Nd Ave,, San Leandro Ca 94578; Cty mẹ là Silver Shores Ltd., tại địa chỉ Unit D, 12/F., Seabright Plaza, 9-23 Shell Street, North Point, Hong Kong, China 94578.
Theo trang AMFIBI thì Cty Silver Shores Ltd. ở California có doanh thu hàng năm từ 725.000 – 750.000USD, với số nhân sự dao động từ 1–4 người.
Trang Buzzfile cho biết nhân sự của Silver Shores Ltd. gồm… 2 người.
Như vậy, có thể khẳng định Silver Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ) là một Cty ma của Trung Quốc, không điện thoại, không email, không website, và đã biến mất sau khi hoàn thành “sứ mạng” của mình.
Việc các ông chủ Tàu cố che dấu lai lịch Trung Quốc của Silver Shores rõ ràng là để dễ bề nhắm đến những vị trí nhạy cảm về an ninh - quốc phòng ở Đà Nẵng nhiều năm qua.
Chưa hết, mặc dù từng thành lập chi nhánh ở Mỹ và là chủ đầu tư của những dự án hàng trăm triệu USD ở Việt Nam, song Cty Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông lại không có website riêng cũng như bất cứ thông tin gì trên mạng. Thông tin duy nhất mà chúng tôi tìm thấy liên quan đến cái tên Silver Shores tại Hồng Kông nằm ở trang Hong Kong Company List và trang Hong Kong Company Directory; nhưng đây lại là Silver Shores International Limited., chứ không phải Silver Shores Ltd., và thời điểm đăng ký thành lập là ngày… 26/9/2013. Thông tin đó được hai trang mạng trên lấy từ chuyên trangIntegrated Companies Registry Information System (Hệ thống Thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Hợp nhất) nằm trong website của Companies Registry (Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp) thuộc Đặc khu Hành Chính Hồng Kông:
Ảnh chụp thông tin về Cty “Silver Shores International Limited” trên website của Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp Hồng Kông
Như vậy, Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông (Trung Quốc), Cty mẹ của Silver Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ), cũng là Cty ma nốt. Đằng sau chúng rõ ràng là những bàn tay đạo diễn mờ ám.
Điều tra nguồn gốc một Cty không phải là điều gì đó quá khó khăn, nhất là với một bộ máy quản lý nhà nước khổng lồ, một lực lượng “an ninh nhân dân” hùng hậu mà năng lực điều tra thuộc loại “hàng đầu thế giới” như ở Việt Nam. Vậy nên việc nhà chức trách Việt Nam dễ dàng để lọt lưới một Cty ma, và dĩ nhiên chưa bao giờ hoạt động trong những ngành đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và năng lực quản lý như khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài, là điều hết sức khó hiểu.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Ai là đã “rước” một Cty Trung Quốc trá hình và mờ ám vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?[i] Quan trọng hơn, hiểm hoạ mang tên “Silver Shores” kia cần phải được ngăn chặn và loại trừ như thế nào?
* Ghi chú:
[i] Silver Shores nhận được sự ưu ái đặc biệt không chỉ của chính phủ mà cả lãnh đạo Tp Đà Nẵng.
Dự án này được giao đất sử dụng trong vòng 70 năm, vượt quá 20 năm so với quy định của Luật Đất đai 2003.
Ngày 14/4/2014, trong buổi làm việc với Đảng bộ, chính quyền Tp Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét để Đà Nẵng mở rộng thêm bàn chia bài ở khu du lịch quốc tế Silver Shores. 
Tháng 9/2012, trong một buổi làm việc với Cty Silver Shores, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã “đề nghị UBND Tp Đà Nẵng tổ chức một cuộc họp liên ngành thuế, tài chính và UBND Thành phố, nhằm tìm ra hướng giải quyết tốt nhất” cho khoản nợ thuế lên tới 28 tỷ VNĐ của Silver Shores. Người đứng đầu Tp Đà Nẵng thậm chí còn phát biểu: “Các ngân hàng cứ yên tâm cho Silver Shores vay tiền để họ triển khai thật tốt giai đoạn II. Khi Dự án hoàn thành thêm 1.000 phòng, kết hợp với khu vui chơi có thưởng, khách du lịch sẽ ào ào kéo đến chơi, nghỉ dưỡng…thì sợ gì thiếu tiền để trả.”
Khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài là những ngành kinh doanh có tính đặc thù rất cao. Vì vậy, đằng sau các dự án đầu tư trong các lĩnh vực này thường là những thương hiệu lớn với bề dày kinh nghiệm lâu năm thì mới có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Xem ra, giống như dự án Formosa Hà Tĩnh, một doanh nghiệp Trung Quốc chưa từng sản xuất thép lại được giao một phần lãnh thổ bằng 1,2 lần diện tích Macao ở vị trí cực kỳ xung yếu trong 70 năm để… sản xuất thép, “vũ khí cạnh tranh” quan trọng nhất của Silver Shores ở Việt Nam cũng chính là những quan chức hoặc đã bán linh hồn cho quỷ, hoặc đã mờ mắt vì tiền.

No comments:

Post a Comment