Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday 12 November 2016

THẾ GIỚI * THIỀN *

TIN THẾ GIỚI

 





Bắc Kinh không úp mở : Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc

media


Trong một cuộc họp báo ngày 08/03/2015 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Vương Nghị đã bác bỏ thẳng thừng những phản đối của nước khác về việc Trung Quốc đang đẩy mạnh các công trình bồi đắp đảo nhân tạo tại vùng quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp với các láng giềng trong đó có Việt Nam. Ông Vương Nghị đã không ngần ngại khẳng định : Biển Đông là « nhà » và là « sân » của Trung Quốc.

Dựa theo câu hỏi của Tân Văn Xã (China News Service) - hãng tin chính thức thứ hai tại Trung Quốc sau Tân Hoa Xã - theo đó phải chăng là hoạt động bồi đắp các bãi đá và rạn san hô của Trung Quốc ở Biển Đông báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông và thậm chí đối với cả các láng giềng, ông Vương Nghị đã tại khẳng định là chính sách Trung Quốc không thay đổi.

Vấn đề là Ngoại trưởng Trung Quốc đã nhân dịp này đả kích các nước đã phản đối Trung Quốc và nói thẳng Bắc Kinh có quyền làm tất cả những gì mình muốn trong vùng lãnh thổ thuộc về mình. Giới quan sát đặc biệt ghi nhận lời khẳng định rằng khu vực đang xây dựng là « nhà » và « sân » của Trung Quốc.
Theo bản tin tiếng Anh trên trang web của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Vương Nghị  nói nguyên văn : « Chúng tôi không giống như một số quốc gia khác đã xây dựng trái phép trong nhà của người khác. Và chúng tôi không chấp nhận những lời chỉ trích từ người khác khi mà chúng tôi chỉ xây dựng các cơ sở trên sân riêng của chúng tôi. »

Tuyên bố không úp mở của Ngoại trưởng Trung Quốc, tại một cuộc họp báo quốc tế, về quan điểm từng bị tố cáo là Bắc Kinh muốn biến Biển Đông thành ao nhà của mình, đã làm dấy lên nhiều chỉ trích. Trả lời phỏng vấn nhanh của RFI qua email, Giáo sư Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc. không che giấu thái độ sửng sốt trước một tuyên bố vừa « thô bạo - brazen », vừa « ngạo mạn - arrogant », vừa phản lịch sử vì chính Trung Quốc mới là nước chiếm đóng nhà của người khác.
Thayer : "Tôi vô cùng kinh ngạc khi đọc thấy ý kiến ​​của Ngoại trưởng (Trung Quốc). Đưa ra (vài hôm) trước ngày kỷ niệm 27 năm cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc vào tàu hậu cần Việt Nam ở khu vực quanh Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) ngày 14 tháng 3 năm 1988. Nhận xét của ông Vương Nghị vừa thô bạo, vừa ngạo mạn.
Cần phải nhớ lại rằng, vào thời điểm đó, không có sự hiện diện của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. Hành động của Trung Quốc tấn công và tàn sát 64 thủy thủ Việt Nam phải bị coi là một hành vi xâm lược trắng trợn nhưng lại không bị cộng đồng quốc tế trừng phạt. Tàu chiến Trung Quốc khi ấy đã được phái đến nơi cùng với một hạm đội nhỏ mà nhiệm vụ trên danh nghĩa là thiết lập một trạm quan sát nhân danh Ủy ban Liên chính phủ về Hải dương học của UNESCO.
Sau trận hải chiến, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng các rạn san hô và bãi ngầm khác trong quần đảo Trường Sa, một hành động được tiếp tục cho đến ngày nay. Có tin là chỉ huy của đội tàu Trung Quốc đã bị khiển trách vì sử dụng võ lực mà không được lệnh. Tuy nhiên, Trung Quốc đã hoàn toàn sẵn sàng khẳng định chủ quyền trên các thực thể mà họ đã chiếm bằng vũ lực, vi phạm luật lệ quốc tế. Trong thực tế, Trung Quốc đã chiếm « nhà của người khác ».
Tuyên bố của ông Vương Nghị là một ví dụ về việc Trung Quốc sử dụng chiến tranh thông tin nhằm bóp méo sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế".
RFI : Đây có phải là lần đầu tiên mà một quan chức Trung Quốc cao cấp như vậy cho rằng Biển Đông là « nhà » và « sân » - hay nói cách khác là « ao nhà » - của Trung Quốc ?
Thayer : "Nếu tôi nhớ không lầm thì đây là lần đầu tiên Trung Quốc mô tả các thực thể địa lý ở Biển Đông như là « nhà » của họ. Cách dùng từ ngữ này cho thấy là Trung Quốc đã leo thang trong hành động biện minh cho các hành động của họ, chuyển từ việc khẳng định « chủ quyền lịch sử » đối với các đảo và « vùng biển tiếp giáp », sang việc tuyên bố quyền sở hữu không hơn không kém đối với với các thực thể như đảo đá, rạn san hô hay các bãi ngầm khác".
RFI : Với kiểu khẳng định như kể trên, liệu Trung Quốc có sẽ chủ động hơn trong các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông COC với ASEAN hay không ? Bởi vì điều đó có nghĩa chấp nhận « luật nước ngoài » trên sân riêng của mình ?
Thayer : "Dĩ nhiên Trung Quốc sẽ tiếp tục lôi kéo ASEAN vào một chuỗi các cuộc đàm phán vô tận về một Bộ Quy tắc Ứng xử. Trung Quốc vẫn khăng khăng cho rằng Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) phải được thực hiện tốt theo như ý của Bắc Kinh trước đã. (Có điều) là Bản Hướng dẫn thực thi DOC đã được thông qua từ 4 năm rồi, nhưng chưa hề có một hoạt động hợp tác nào được chấp thuận hay bắt đầu.
Lời lẽ thô bạo của Ngoại trưởng Trung Quốc là nhằm mục đích cô lập Philippines và Việt Nam, và hù dọa các thành viên ASEAN khác để buộc họ phục tùng. Trung Quốc hy vọng là các thành viên « nhút nhát hay lo » của ASEAN sẽ khuyên nhủ là phải tự kiềm chế, và việc tham khảo sẽ tiếp tục bất tận.
Thời gian đang đứng về phía Trung Quốc, với từng gàu cát lấy từ biển lên cho phép họ mở rộng diện tích các đảo nhân tạo và tăng cường năng lực kiểm soát – và cưỡng chế nếu cần - của Trung Quốc. Trung Quốc đang thay đổi « thực tế trên hiện trường », qua đó làm cho bất kỳ quyết định nào của Tòa án Trọng tài về đơn kiện của Philippines trở nên vô nghĩa".
 http://vi.rfi.fr/20150309-tq-bien-dong//



Đại sứ Mỹ tại Việt Nam chống việc Bắc Kinh cải tạo thực trạng Biển Đông

media 

Ông Ted Osius trước khi được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.@US embassy Jakarta
Trong bài nói chuyện vào hôm qua, 06/03/2015 tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã phác họa triển vọng tốt của quan hệ Mỹ-Việt vào lúc hai nước chuẩn bị kỷ niệm 20 năm bình thường hóa bang giao. Hồ sơ Biển Đông đương nhiên đã được gợi lên khi Đại sứ Mỹ nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt của Washington chống lại việc dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền. Các hành động của Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo cũng bị nêu bật.
Trong bài phát biểu được Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội công bố, Đại sứ Ted Osius đã giành nguyên một đoạn để đề cập đến Biển Đông, từ ngữ được ông dùng ngay bên cạnh tên gọi quốc tế tiếng Anh là South China Sea. Ông khẳng định : « Cũng như Việt Nam, Hoa Kỳ mong muốn có hoà bình và ổn định trong khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông ».
Đại sứ Mỹ đã nhắc lại tuyên bố mới đây của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF), theo đó : « Việc đe doạ, cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực bởi bất kỳ bên tuyên bố chủ quyền nào… là điều không thể chấp nhận được ».
Các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo do Trung Quốc rốt ráo tiến hành trong thời gian gần đây tại vùng Trường Sa đã được ông Ted Osius đặc biệt nhấn mạnh, dù không nêu đích danh Bắc Kinh. Đại sứ Mỹ đã « kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền thực hiện tự kiềm chế - đặc biệt là về các hoạt động cải tạo thực địa quy mô lớn để biến đổi các bãi đá và bãi ngầm thành những tiền đồn có thể dễ dàng quân sự hoá ».
Về một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp, Đại sứ Mỹ cho rằng Hiệp hội Đông Nam Á ASEAN và Trung Quốc « cần sớm hoàn tất một bộ Quy tắc Ứng xử có ý nghĩa tại Biển Đông ».
Phát biểu của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam là phản ứng mới nhất của Chính quyền Mỹ sau khi một loạt thông tin với ảnh vệ tinh làm bằng chứng cụ thể được tiết lộ, cho thấy quy mô to lớn và tốc độ nhanh chóng của công việc Trung Quốc đang tiến hành ở vùng Trường Sa : bồi đắp 7 bãi ngầm đang chiếm đóng thành đảo nhân tạo lớn hơn gấp bội, bên trên xây dựng những loại cơ sở bị cho là có thể dùng vào mục tiêu quân sự.
Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên thăm Mỹ
Trong bài phát biểu của mình, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam còn xác nhận hai chuyến công du quan trọng của lãnh đạo Việt Nam qua Mỹ trong năm nay.
Trước hết là chuyến công du của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng mà theo ông Ted Osius, là « theo lời mời của phía Hoa Kỳ ».
Giới phân tích từng nhấn mạnh rằng ông Trọng sẽ là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên đi thăm Hoa Kỳ, phản ánh đà tăng cường quan hệ nhanh chóng giữa hai bên, đặc biệt là sau vụ Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 vào cắm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế vào tháng Năm 2014.
Một chuyến thăm khác cũng quan trọng được Đại sứ Mỹ tiết lộ, chuyến công du của Tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng bộ Công an Việt Nam, nhưng thời điểm chưa được xác định.
Ông Ted Osius tuy nhiên khẳng định rằng Bộ trưởng Công an Việt Nam sẽ « gặp gỡ các quan chức cao cấp Hoa Kỳ để trao đổi ý kiến về một loạt các vấn đề, trong đó có vấn đề nhân quyền ».
Hồ sơ nhân quyền được cho là cản lực quan trọng nhất trong tiến trình xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington.
 http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150307-dai-su-my-tai-viet-nam-chong-viec-bac-kinh-cai-tao-thuc-dia-tren-bien-dong/



Vì an ninh quốc gia, Manila tẩy chay chuyên gia Trung Quốc

media 

Yêu sách của Bắc Kinh Biển Đông khiến người Philippines cảnh giác với Trung Quốc.REUTERS/Romeo Ranoco

Phủ Tổng thống Philippines vào hôm nay 28/02/2014, đã chính thức lên tiếng bảo vệ quyết định mới đây của Bộ Năng lượng nhằm đình chỉ sự tham gia của kỹ thuật viên Trung Quốc vào sự phát triển và vận hành của màng lưới điện quốc gia Philippines. Lý do được nêu lên là vấn đề an ninh quốc gia, nhưng giới quan sát cũng gắn liền quyết định này với tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila về Biển Đông.
Theo báo chí Philippines, trên một đài phát thanh địa phương, Phó Phát ngôn viên của Tổng thống Aquino, bà Abigail Valte khẳng định rằng : Khi quyết định không triển hạn công tác cho 16 cán bộ kỹ thuật Trung Quốc đang làm việc tại Tập đoàn Lưới điện Quốc gia Philippines NGCP, Bộ Năng lượng Philippines đã có nghiên cứu kỹ lưỡng về những ưu và khuyết điểm của vấn đề.
Bà Valte đã tuyên bố như trên sau khi Bắc Kinh lên tiếng đòi Manila phải xử sự công bằng đối với Tập đoàn NGCP – có 40% vốn Trung Quốc – vào việc xây dựng màng lưới điện toàn quốc của Philippines. Theo Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, thì tập đoàn này đã có nhiều đóng góp quan trọng, và Manila phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp của tập đoàn đó.
Tranh cãi đã nẩy sinh từ hôm thứ Tư, 25/02 khi Bộ Năng lượng Philippines loan báo là sẽ chấm dứt công việc của số cán bộ kỹ thuật Trung Quốc đang làm việc trong hệ thống điện toàn quốc, vì những lý do đặc biệt về an ninh quốc gia.

Phát biểu với hãng tin Pháp AFP, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Jericho Petilla xác nhận là 16 kỹ thuật viên Trung Quốc đang công tác tại Tập đoàn Lưới điện Quốc gia Philippines NGCP sẽ không được triển hạn visa vào tháng 7 tới đây và sẽ phải hồi hương.
Là một công ty tư nhân Philippines, NGCP có tới 40% phần hùn đến từ Tập đoàn Lưới điện Nhà nước Trung Quốc, tập đoàn quốc doanh đang quản lý hệ thống phân phối điện tại Trung Quốc.
Khi được hỏi là phải chăng vấn đề an ninh quốc gia bị đe dọa đã khiến cho chính quyền Manila quyết định như trên, vị Bộ trưởng Philippines đã xác nhận rằng vấn đề đó « hiển nhiên là một mối quan tâm ».

Đối với chính quyền Manila, màng lưới điện quốc gia Philippines phải do chính người Philippines điều hành và người Philippines hiện có đủ năng lực chuyên môn để đảm trách phần việc do người Trung Quốc thực hiện.
Ngoài lý do an ninh nói trên, một số nhà quan sát đã gắn liền quyết định không cho chuyên gia Trung Quốc tiếp tục làm việc trong màng lưới điện quốc gia Philippines với hồ sơ tranh chấp Biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh.
Các hành vi lấn lướt của Trung Quốc nhắm vào Philippines trong những năm gần đây, từ vụ giành quyền kiểm soát thực tế trên bãi cạn Scarborough Shoal, cho đến vụ phong tỏa đường tiếp tế cho lính Philippines đồn trú trên bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), đã làm quan hệ song phương xấu hẳn đi.
Theo báo chí Philippines, hôm thứ tư vừa qua, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Philippines cũng thừa nhận rằng tranh chấp Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc đã tạo nên mối quan ngại về sự có mặt của chuyên gia Trung Quốc trong một tập đoàn chiến lược như tập đoàn lưới điện NGCP.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20150228-vi-an-ninh-quoc-gia-manila-tay-chay-chuyen-gia-trung-quoc/
 
 

THIỀN ĐỊNH

Thiền định và Khoa học thần kinh
***
 
Trong các ngành khoa học, rất có thể  khoa học thần kinh (neurosciences) sẽ là ngành phát triển mạnh và gây nhiều ảnh hưởng nhất trong những thập niên tới. Đó là nhận định của hai nhà khoa học lớn của thế kỷ XX, Francis Crick (giải Nobel Y học1962) và François Jacob (giải Nobel Y học 1965).
Theo François Jacob, "Thế kỷ vừa qua quan tâm nhiều đến acid nucleic và protein. Thế kỷ sắp tới sẽ tập trung vào ký ức và sự ham muốn. Liệu chúng ta sẽ trả lời được những câu hỏi đó chăng?".
Francis Crick còn khẳng định một cách rõ rệt hơn: "Thế kỷ XX là thế kỷ của di truyền học, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của khoa học thần kinh". Điểm đặc biệt là chính ông, người đã cùng với James Watson năm 1953 gây nên một cuộc cách mạng sinh học khi khám phá ra mật mã gen qua cấu trúc của ADN, đã 30 năm sau chuyển hướng nghiên cứu sang khoa học thần kinh cho đến tận cuối đời.
Lý do có lẽ là, trong mọi sự vật có mặt trong vũ trụ, còn có gì phức tạp, tinh vi và kỳ diệu hơn là hệ thần kinh con người? Còn công trình nào được kiến tạo công phu, rốt ráo hơn trong suốt lịch sử tiến hóa của các loài vật? Và đối với con người, còn điều gì hệ trọng hơn là hiểu biết được sự vận hành tâm não của chính mình, với bao nhiêu hậu quả trên đời sống cá nhân, gia đình và xã hội?
Từ lâu, sợi dây bí mật nối liền tâm thức và thần kinh, linh hồn và thể xác, cái mà Schopenhauer gọi là "chiếc nút của thế giới", đã được con người mải mê tìm kiếm, nhưng vẫn còn bị bao phủ bởi một màn sương mù dầy đặc.
Ngay từ thời kỳ Cổ đại, con người đã tìm hiểu về tâm thức, khi tâm lý học (psychologie) bắt đầu tách rời khỏi triết học, tuy rằng những hiểu biết về tâm lý còn hết sức sơ sài. Nhưng phải đợi tới thế kỷ XVI, thần kinh học (neurologie) mới xuất hiện, với các mô tả giải phẫu học bởi André Vésale, và cuối thế kỷ XVIII, y học tâm thần (psychiâtrie) mới chính thức ra đời, khi Philippe Pinel cho phép tháo bỏ gông cùm của những kẻ "điên" và bắt đầu xếp loại các bệnh tâm thần.
Cuối cùng, khoa học thần kinh (neurosciences) mới thực sự nổi lên từ vài chục năm nay, nhờ những tiến bộ vượt bực của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng. Não không còn là một chiếc "hộp đen" đóng kín, không nhìn thấy gì từ bên ngoài, mà đã trở thành một bộ phận có thể quan sát và đo lường được, trong lúc hoạt động một cách bình thường hay rối loạn vì bệnh tật.
Những tiến triển này còn ở trong giai đoạn ban đầu, nhưng mỗi ngày một gia tăng tốc độ, đồng thời được thúc đẩy bởi các áp dụng công nghệ, phối hợp người máy (robot) và trí thông minh nhân tạo, như máy móc hay xe lăn điều khiển bằng tư tưởng, v.v.
Trong các đề mục nghiên cứu, thiền định đã được đặc biệt chú ý bởi các nhà khoa học thần kinh. Nơi truyền thống ngàn năm đó, đặc biệt phát triển trong đạo Phật, họ đã tìm thấy một phương pháp tập luyện tâm não có khả năng điều trị một số bệnh tật và rối loạn tâm thần, bằng cách thay đổi lâu dài một số chức năng về nhận thức cũng như về cảm xúc.
Song song với các công trình nghiên cứu khoa học, đã có một phong trào xuất hiện tại Tây phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, bắc cầu giữa các ngành khoa học thần kinh và đạo Phật. Viện"Tâm thức và Sự sống" (Mind and Life Institute) được thành lập năm 1987, hội tụ một số chuyên gia về khoa học thần kinh và tâm lý học chung quanh đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso, với những hội thảo thường niên về các vấn đề tâm não, tâm linh và đạo đức xã hội.
Mở đầu hội thảo đầu tiên, năm 1987, đức Đạt Lai Lạt Ma đã có lời nhắn nhủ: "Trước hết, xin quí vị hãy nghiên cứu về những tác dụng tích cực của thiền định. Nếu thấy kết quả tốt, xin hãy dậy lại điều đó cho xã hội, trong tinh thần hoàn toàn thế tục, để cho mọi người đều lợi lạc". Ngài còn bổ túc thêm: "Đây không phải là một vấn đề đức tin và tín ngưỡng, mà đúng hơn là một ưu tư về đạo đức và luân lý. Trách nhiệm làm người thúc đẩy chúng ta phải dùng trí tuệ để hiểu biết thiên nhiên và sự vận hành của tâm thức".
Trong tinh thần đó, đã có một số đóng góp tích cực của các tăng sĩ, thiền sư vào các thí nghiệm khoa học, như ghi và đo hoạt động các vùng não trong khi thiền định, bằng những máy móc tối tân như điện não đồ (EEG) đa điện cực, cắt lớp phát positons (PET-scan) và cộng hưởng từ chức năng (fMRI).
Những trao đổi, cộng tác này đã đưa tới những kết quả, tuy còn hạn hẹp vì mới tiến hành từ khoảng hai chục năm nay, nhưng rất thực tiễn và đầy triển vọng. Đồng thời hai bên cũng không tránh khỏi gây nên tương quan ảnh hưởng lẫn nhau, đạo Phật trên khoa học cũng như khoa học trên đạo Phật.
Trong bài này, chúng ta sẽ lần lượt xem xét:
1- Định nghĩa của neurosciences và một vài từ gần cận.
2- Tổng quan về sự hình thành và tổ chức của hệ thần kinh.
3- Tầm quan trọng của cảm xúc trong đời sống thường nhật.
4- Những điểm tương đồng và những khác biệt giữa đạo Phật và khoa học thần kinh.  
5- Những kết quả nghiên cứu về tác động của thiền định trên sự vận hành của tâm não.     
6- Chiều hướng nghiên cứu trong tương lai về thiền định. 

 
I. Neurosciences là gì ?
Đáng lẽ ra, neurosciences phải dịch ra tiếng Việt là thần kinh học, nhưng vì từ này đã thường được dùng cho neurologie, cho nên từ thích hợp nhất có lẽ là khoa học thần kinh.
Trên nguyên tắc, khoa học thần kinh bao gồm tất cả những môn học liên quan tới hệ thần kinh, như:
- Giải phẫu học thần kinh (neuroanatomie),
- Sinh hóa học thần kinh (neurobiochimie),
- Sinh lý học thần kinh(neurophysiologie),
- Nội tiết học thần kinh (neuroendocrinologie),
- Thần kinh học tế bào (neurosciences cellulaires),
- Thần kinh học phân tử (neurosciences moléculaires), v.v.
Nhưng thông thường người ta dùng từ neurosciences để gọi tắt thần kinh học nhận thức (neurosciences cognitives), một môn học xuất hiện vào cuối thập niên 70 tại Hoa Kỳ, để đánh dấu sự kết hợp giữa hai môn sinh học thần kinh (neurobiologie) và tâm lý học (psychologie), với mục đích tìm hiểu trực tiếp sự vận hành của tâm não bằng các phương pháp khoa học (như lý, hóa, v.v.).
Trước đó, phong trào khoa học nhận thức (sciences cognitives) được ra đời vào cuối thập niên 50, đi ngược lại với phong trào tâm lý học ứng xử (psychologie béhavioriste), thuộc tâm lý học thực nghiệm(psychologie expérimentale) thống trị tại Tây phương từ cuối thế kỷ XIX, cho rằng mọi quá trình tâm lý phức tạp đều có thể đo được bằng thí nghiệm và sự quan sát ứng xử.
Trong thập niên 60, môn tâm não học  (neuropsychologie) được thành lập, nhằm nghiên cứu những chức năng cao của não bộ sau các thương tổn, nhưng cũng không mấy khác biệt với neurosciences.
Gần đây, một ngành mới được tách ra là thần kinh học tình cảm (neurosciences affectives), đặt trọng tâm vào cảm xúc và tình cảm. Ngoài ra, từ thần kinh học mặc niệm (neurosciences contemplatives) cũng được dùng để chỉ ngành khoa học thần kinh chuyên sâu về thiền định.
Hiện nay, những tiến bộ của khoa học thần kinh không khỏi gây ảnh hưởng mạnh trên tâm lý học và đặc biệt phân tâm học (psychanalyse) đang bị lung lay đến tận gốc rễ.
Chúng ta cũng không nên quên rằng chính Sigmund Freud, người cha đẻ của phân tâm học, cũng đã khởi đầu bằng con đường nghiên cứu giải phẫu học thần kinh, và đã từng tuyên bố năm 1914: "Chúng ta phải nhớ rằng tất cả những ý kiến tạm thời của chúng ta về tâm lý học sẽ có thể tìm thấy một ngày kia một cấu trúc hữu cơ (organique) làm nền tảng".
Có người đã đưa ra giả thuyết là, nếu vào thời đó đã có những phát triển đáng kể về thần kinh học, thì Freud đã không chuyển hướng sang y học tâm thần và đã không sáng lập ra phân tâm học...      
 
II. Tổng quan về sự cấu tạo và tổ chức của hệ thần kinh
Trước khi đề cập tới những tương quan giữa khoa học thần kinh và đạo Phật, chúng ta hãy xét lại một số điểm căn bản về sự cấu tạo và tổ chức của hệ thần kinh.
1) Hệ thần kinh, trên mọi động vật, là kết quả của một qui hoạch gen.
Mỗi phôi có một bộ gen (génome), gồm những nhiễm sắc thể (chromosomes), trên đó có gắn các gen. Trong suốt thời gian phát triển phôi thai, bộ gen kiểm soát sự tăng trưởng tế bào, qui định vị trí, kích thước, hình dạng các bộ phận, và riêng đối với não, những liên kết (connexions) giữa các vùng não.
Tổ chức chung của cơ thể, sự xếp đặt các bộ phận theo một trật tự rõ rệt được điều hành bởi các gen kiến trúc Hox, chung cho tất cả mọi động vật có xương sống, trong khi sự cấu tạo của não được kiểm soát bởi các gen phát triển.
Điều này giải thích vẻ đồng nhất trong sự tổ chức tổng thể của hệ thần kinh, đồng thời những khác biệt lớn lao về giải phẫu học não bộ giữa các loài khác nhau. Ngược lại, trong một loài, những cơ cấu trong não (như các nhân và bó sợi) đều giống nhau.
2) Ở loài người, khi mới sinh ra não chưa trưởng thành và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm đầu, dưới ảnh hưởng mỗi ngày một quan trọng hơn của môi trường, gia đình và xã hội.
Trọng lượng não của trẻ sơ sinh chỉ bằng 30 % trọng lượng não người lớn (trong khi ở loài khỉ là 75 %), nhưng gia tăng rất nhanh, gần bằng não người lớn sau 4 năm. Lý do không phải là sự gia tăng của số nơ ron (có phần giảm đi), mà là những liên kết nơ ron mỗi ngày một thêm đông đảo, rậm rạp.
3) Những đặc điểm của não loài người so với các động vật khác :
- Điểm thứ nhất, về trọng lượng cũng như thể tích, não loài người lớn nhất trong các loài (so với cơ thể). Ngoài ra, não cũng là bộ phận chuyển hóa (métabolisme) cao nhất, tiêu thụ 20 % oxy và các chất dinh dưỡng, trong khi trọng lượng não chỉ bằng 2 % của trọng lượng toàn thân.
- Điểm thứ hai, vỏ não (cortex) là phần phát triển mạnh nhất, đặc biệt tại thùy trán (lobe frontal), chiếm 1/3 diện tích của vỏ não.
Trong quá trình tiến hóa của các loài, não không ngừng gia tăng, từ các loài không xương sống, loài cá, loài bò sát, loài chim, rồi các loài có vú, bậc thấp (như chuột, mèo), rồi bậc cao (như các loài khỉ), cuối cùng tới loài người, là loài xuất hiện cuối cùng trên chiếc thang tiến hóa.
Ngay khi so sánh sọ của các loài trước người (préhominiens) và loài người, người ta cũng thấy thể tích của sọ tăng rất nhanh, từ Australopithecus (3 triệu năm, khoảng 500 cm3), tới Homo erectus (800 ngàn năm, khoảng 1000 cm3), và cuối cùng tới loài người Homo sapiens (200 ngàn năm, khoảng 1400 cm3).
Sự gia tăng đó mạnh nhất là ở vỏ não trước trán (cortex préfrontal), chiếm 3,5 % diện tích vỏ não ở loài mèo, 7 % ở loài chó, 11,5 % ở loài khỉ Rhesus, 17 % ở loài tinh tinh (chimpanzé), và 29 % ở loài người.
Như vậy, có thể nói rằng chính vỏ não, và đặc biệt vỏ não trước trán, là đặc điểm làm cho loài người vượt trội lên so với các loài động vật khác. Điều đó cũng không làm chúng ta ngạc nhiên, vì khả năng trí tuệ một phần lớn nằm ở vỏ não trước trán.
4) Đơn vị căn bản của não là nơ ron (neurone), tế bào thần kinh
Não loài người có khoảng 100 tỉ nơ ron, tổ chức rất chặt chẽ thành những mạng lưới (réseaux) nơ ron, thông tin với nhau bằng tín hiệu điện-hóa (signaux électro-chimiques) tại các xinap (synapses).
Trong quá trình tiến hóa của các loài động vật, số nơ ron không ngừng gia tăng: trong khi giun C. elegans chỉ có 300 nơ ron, sên biển có 20 ngàn, ruồi 250 ngàn, ong 850 ngàn, chuột 40 triệu. Voi và cá voi có đến 200 tỉ nơ ron, nhưng so với trọng lượng cơ thể thì vẫn còn thua loài người rất xa.
5) Vai trò quan trọng của xinap trong hoạt động của não
Xinap chính là nơi các nơ ron liên kết với nhau: dưới một sự kích thích, thế điện màng (potentiel de membrane) của một nơ ron trở thành thế điện tác dụng (potentiel d'action) truyền qua sợi trục (axone) tới một xinap. Tại đây, nó làm các túi (vésicules) chứa đựng các chất truyền thần kinh (neuro-transmetteurs) thả ra các chất này trong không gian xinap (espace synaptique). Các chất này gây nên, nơi nơ ron sau, một thế điện tác dụng tiếp tục truyền qua các nơ ron khác.
Mỗi nơ ron có từ 1000 đến 10000 xinap, như vậy tổng cộng não một con người có hơn 1 triệu tỉ xinap.
Đặc điểm của các xinap là có khả năng nhân lên hay tự hủy một cách vô cùng nhanh chóng, gây nên những thay đổi liên kết giữa các mạng lưới nơ ron, và giải thích tính chất mềm dẻo của não (neuroplasticité). Các xinap được dùng thường xuyên sẽ tồn tại và mạnh hơn, trong khi các xinap ít dùng sẽ yếu dần và tự hủy, theo nguyên tắc "dùng thì phát triển, không dùng thì bị loại bỏ" (use it, or loose it), một loại thuyết Darwin áp dụng cho hệ thần kinh. Điều đó giải thích vì sao người ta có thể phục hồi chức năng nhờ kiên trì tập luyện, sau khi một phần não đã bị hủy diệt bởi một cơn tai biến mạch máu chẳng hạn.
Như vậy, mỗi con người sanh ra với một bộ não tổ chức giống nhau, một cách hết sức chính xác do bộ gen qui định, nhưng ngay từ khi mới sanh ra đã bắt đầu có những liên kết, những xinap khác biệt, do những hoạt động của não khác nhau, do sự tương tác với thế giới chung quanh, do ảnh hưởng giáo dục, văn hóa, môi trường.
Mỗi người chúng ta là một cá nhân đặc biệt, với một bộ não duy nhất. Theo Joseph Ledoux, một nhà nghiên cứu chuyên về cảm xúc, "Chúng ta là những xinap của chúng ta" (We are our synapses).
6) Vai trò quan trọng và phức tạp của các chất truyền thần kinh (neuro-transmetteurs) và các hormon
Mỗi chất truyền thần kinh, còn gọi là thần kinh trung gian (neuro-médiateurs) như: acétylcholine, adrénaline, noradrénaline, dopamine, sérotonine, glutamate, GABA, endorphines, v.v., bài tiết bởi một số cơ cấu của não, có một cơ quan nhận (récepteur) riêng biệt. Chúng tác động trên các vùng não khác nhau và có những chức năng khác nhau.
Noradrénaline, endorphines, endocannabinọdes và nhất là dopamine, đóng một vai trò quan trọng trong sự ban thưởng và sự thích thú. Sérotonine có một ảnh hưởng quyết định trong sự điều hòa tính khí, trong bệnh trầm cảm, sự lo lắng, sự thèm ăn và bạo động. Đối chọi lại với hệ thống làm gia tăng sự thích thú, có một hệ thống gây nên sự khó chịu (déplaisir), hai hệ thống này ngăn chặn nhau, giữ thăng bằng với nhau.
Hệ thần kinh cũng đóng một vai trò thiết yếu trong sự điều hòa bài tiết các hormon, qua các nhân vùng hạ đồi (hypothalamus) và tuyến yên (hypophyse). Mặt khác, chính những hormon này cũng có ảnh hưởng đến hoạt động của não, trong sự điều hòa các chức năng sinh tồn (fonctions vitales) và một số cảm xúc.
7) Những phương tiện hình ảnh chức năng mới
Trước kia, cho đến những năm 1970, sự hiểu biết về khoa học thần kinh chủ yếu dựa trên giải phẫu bệnh trên tử thi, thí nghiệm trên động vật, và sự kích thích các vùng não trong khi mổ.
Từ thập niên 70, với sự xuất hiện của chụp cắt lớp vi tính (CT scanner), rồi cộng hưởng từ (MRI), các vùng não đã có thể quan sát được trên người sống. Từ thập niên 80 và nhất là thập niên 90, thăm dò chức năng đã có những bước tiến khổng lồ, đưa tới một cuộc cách mạng trong sự hiểu biết về sự vận hành của não, đặc biệt về các hoạt động nhận thức cao.
Các phương pháp hình ảnh chức năng thần kinh (neuro-imagerie fonctionnelle) này có thể chia ra làm 2 loại:
- a/ Đo lưu lượng máu cục bộ (débit sanguin local) bằng PET-scan (cắt lớp phát positons, positons emission tomography), và fMRI (cộng hưởng từ chức năng, functional magnetic resonance imaging). Vùng nào lưu lượng máu càng cao, thì vùng đó hoạt động càng mạnh.
- b/ Đo điện trường (champ électrique) bằng EEG (điện não đồ, electroencephalo-graphy), hoặc từ trường (champ magnétique) bằng MEG (từ não đồ, magnetoencephalo-graphy), phát ra do sự hoạt động của những mạng lưới nơ ron. Hoặc đo thế điện gây nên (ERP, event related potential) bởi một sự kích thích hay một hành động.
Những ưu, khuyết điểm của các phương pháp hình ảnh chức năng đó là:
PET-scan: độ phân giải thấp (4-8 mm); thời gian đo khá lâu (1 phút - 1 phút rưỡi); không dùng được nhiều lần (vì tiêm chất phóng xạ vào cơ thể).
fMRI: độ phân giải cao (1 mm), càng cao khi nam châm càng mạnh; thời gian đo tuy ngắn (1 giây) nhưng vẫn là dài so với hoạt động nơ ron.
EEG: độ phân giải rất thấp; tín hiệu rất nhanh so với hoạt động nơ ron (vài chục ms). Muốn tăng độ phân giải, thì phải tăng số điện cực (124 - 256), và dùng một phần mềm "định vị nguồn" (localisateur de source), nhằm đo sâu hơn trong não.
Các nghiên cứu thường được thực hiện tại một số ít phòng thí nghiệm được trang thiết bị đầy đủ, dùng nhiều phương pháp phối hợp với nhau.
Việc khai thác các dữ liệu nhận được không phải là đơn giản, bởi vì thường có nhiều vùng não hoạt động cùng một lúc. Mỗi mạng lưới chức năng bao gồm nhiều vùng não, đồng thời mỗi vùng có thể dùng trong nhiều mạng lưới khác nhau.      
 
III. Tầm quan trọng của cảm xúc trong đời sống thường nhật. Trong các hoạt động của não, cảm xúc đóng một vai trò quan trọng, vì chúng ảnh hưởng lên toàn bộ sự vận hành của não. Cảm xúc có một ảnh hưởng quyết định, đôi khi mạnh hơn lý trí, trong sinh hoạt thường nhật của con người.
Không có cảm xúc thì sẽ không có động cơ thúc đẩy hành động, không có sáng tác, không có thi vị, con người sẽ không là con người...
Và sở dĩ con người khác máy vi tính, khác người máy, cũng chính là nhờ có cảm xúc. Người ta có thể lập chương trình cho người máy biểu hiện cảm xúc, biết khóc, cười, giận hờn, yêu ghét, v.v., nhưng đó không phải là cảm xúc thực sự, cảm nhận bởi tâm thức con người. Hiện nay, phẫu thuật đã có thể thay nhiều bộ phận cơ thể bằng bộ phận giả : từ răng, vú, thủy tinh thể, háng, đầu gối, cho tới thận, tim nhân tạo... nhưng có thể nào một ngày kia thay não bằng não giả, với những cảm xúc giả? Đã có thể ghép thận, ghép tim, ghép phỏi, ghép gan..., nhưng có thể nào ghép não, mà sau đó người nhận vẫn là chính mình?
Nhưng dĩ nhiên, cảm xúc cũng đặt nhiều vấn đề, khi chúng trở thành tiêu cực, phá hủy, hay lấn áp, không kiểm soát nổi.
Đối với đạo Phật, cảm xúc chính là đầu mối, là trung tâm của các vấn đề đặt ra cho con người. Khổ là gì, nếu không phải là một cảm xúc? Và trong "tam độc", thì ít ra "tham" và "sân" cũng đều thuộc về cảm xúc...
Đối với nhà khoa học thần kinh cũng vậy, một phần lớn các bệnh tâm thần là do rối loạn cảm xúc, từ lo lắng (anxiété), trầm cảm (dépression), cho tới bệnh tâm thần phân liệt (schizophrénie).
1) Các vùng não liên quan đến cảm xúc
Cũng như mọi chức năng cao phức tạp khác, cảm xúc không phụ thuộc vào một vùng não duy nhất, mà là vào nhiều vùng, hoạt động một cách tương ứng, phối hợp với nhau.
Tại não bộ, những vùng thường được kích hoạt trong cảm xúc là (Hình 1):
- Vỏ não trước trán (cortex préfrontal), đặc biệt vùng bụng giữa (ventro-médian),
- Hồi đai (gyrus cingulaire) trước và sau,   
- Thùy đảo (insula),  
- Hạ đồi (hypothalamus),
- Trung não (mésencéphale) và     
- Cầu não (pont).

Hình 1 : Sơ đồ mặt cắt dọc não
1: trung não ; 2: cầu não ; 3: hành não ; 5: đồi thị ; 6: hạ đồi
Ngoài ra còn có hai vùng đặc biệt quan trọng đối với cảm xúc:
Amiđan hay hạnh nhân (amygdale), là một nhân hình hạnh nhân, nằm hai bên sâu trong não, về phía nền. Amiđan đóng một vai trò thiết yếu trong một số cảm xúc tiêu cực, đặc biệt sự là sợ hãi.
Hải mã (hippocampe) là một cơ quan hình dài nằm ngay phía sau amiđan, liên quan tới trí nhớ. Hải mã cần thiết cho cảm xúc, vì nó cho phép nhận ra bối cảnh của sự vật.
Những bất thường của hải mã có thể gây nên rối loạn cảm xúc, đặc biệt là trầm cảm và stress sau chấn thương (stress post-traumatique). Người ta đã nhận thấy trong các trường hợp đó một sự teo hẹp của hải mã, có thể ngăn ngừa được bằng thuốc chống trầm cảm.
Những vùng đó thuộc đường vòng viền (circuit limbique), đóng một vai trò quan trọng trong cảm xúc (Hình 2).

Hình 2 : Sơ đồ đường vòng viền
Amygdala (hạnh nhân) ; Hippo

- Varela F., Thompson E., Rosch E., L'inscription corporelle de l'esprit - Sciences cognitives et expérience humaine, Seuil, Paris, 1993
- Vincent JD., Voyage extraordinaire au centre du cerveau, Odile Jacob, Paris, 2007
- What is consciousness ?, The Brain from Top to Bottom
***
Thiền Định Phật Giáo Và Khoa Học Hiện Đại

Tác Giả: Dalai Lama, Tenzin Gyatso


    Bài báo này dựa vào bài nói chuyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại phiên họp thường niên của Hội Khoa Học Thần Kinh ngày 12- 11- 2005 ở Washington D.C.
     Trong một vài thập niên vừa qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều tiến bộ lớn lao trong việc tìm hiểu một cách khoa học về não bộ và cơ thể con người nói chung. Hơn nữa, với sự xuất hiện của ngành di truyền học hiện đại, kiến thức của khoa thần kinh học về hoạt động của những cơ cấu sinh học giờ đây đã đạt đến mức độ vi tế nhất của các di truyền tử riêng biệt. Điều này đã mang lại kết quả trong những khả năng kỹ thuật chưa từng thấy dùng để vận dụng những mã số của sự sống, từ đó phát sinh tiềm năng sáng tạo ra những thực thể hoàn toàn mới mẻ cho nhân loại nói chung.
 Ngày nay, vấn đề tương giao giữa khoa học với toàn thể nhân loại không còn là chuyện được giới hàn lâm chú ý mà thôi, vấn đề phải được coi là khẩn cấp đối với những ai quan tâm đến số phận của hiện hữu con người. Vì thế tôi cảm thấy một cuộc đối thoại giữa khoa thần kinh học và xã hội có thể mang lại những lợi ích sâu xa ở chỗ nó có thể giúp chúng ta đào sâu những hiểu biết cơ bản về ý nghĩa của hiện hữu con người và trách nhiệm của chúng ta đối với thế giới tự nhiên mà chúng ta chia sẻ với những loài hữu tình khác. Như một phần của mối tương giao rộng lớn này, tôi rất vui mừng ghi nhận rằng hiện nay các nhà thần kinh học ngày càng quan tâm đến việc tham gia đối thoại sâu sắc hơn với ngành Thiền học của Phật giáo. 
 
     Mặc dù sở thích về khoa học của tôi bắt đầu bằng tính tò mò của một cậu bé hiếu động lớn lên từ Tây Tạng, dần dần tôi đã nhận ra tầm quan trọng lớn lao của khoa học và kỹ thuật trong việc tìm hiểu thế giới hiện đại. Không những tôi tìm cách nắm được những tư tưởng khoa học đặc biệt mà tôi còn cố gắng khám phá ra những hàm ý rộng lớn hơn của những tiến bộ mới trong kiến thức nhân loại và sức mạnh của kỹ thuật do khoa học đem lại. 

Những lãnh vực khoa học đặc biệt mà tôi đã tìm hiểu nhiều nhất trong những năm qua là ngành vật lý hạ-nguyên-tử, vũ trụ học, sinh học và tâm lý học. Đối với những hiểu biết giới hạn của tôi về những lãnh vực đó, tôi rất biết ơn các nhà khoa học Carl Von Weizacker và cố giáo sư David Bolm đã dành thời giờ quý báu để chia sẻ với tôi, tôi xem hai vị này là bậc thầy cuả tôi về ngành cơ học lượng tử; và trong lãnh vực sinh học, nhất là khoa thần kinh học thì có cố giáo sư Robert Livingstone và Francis Varela.

 Tôi cũng rất biết ơn nhiều nhà khoa học xuất chúng mà tôi có được đặc ân tham gia những cuộc đối thoại với họ dưới sự bảo trợ của Viện Nghiên Cứu Tâm Thức và Đời Sống, nơi đã khởi xướng các cuộc hội nghị về Tâm Thức và Đời Sống bắt đầu từ năm 1987 tại trú xứ của tôi tại Dharamsala ở Ấn Độ. Những cuộc đối thoại này vẫn còn tiếp diễn trong nhiều năm, và thật ra cuộc đối thoại mới nhất của Viện Nghiên Cứu Tâm Thức và Đời Sống vừa mới kết thúc tại đây ở Washington ngay trong tuần này. 


     Có lẽ một số người tự hỏi “ Nhà sư Phật giáo này làm gì mà lại quan tâm đến khoa học như thế? Có thể có liên hệ nào giữa Phật giáo, một truyền thống tâm linh và triết lý của Ấn độ cổ đại, với khoa học hiện đại? Có thể có lợi ích gì cho một ngành khoa học như là khoa thần kinh học trong việc tham gia đối thoại với Phật giáo?”
    Mặc dù truyền thống Thiền định Phật giáo và khoa học hiện đại đã xuất phát từ nhiều nguồn gốc văn hóa, nhận thức và lịch sử khác nhau, tôi tin rằng trong cốt lõi, cả hai đều chia sẻ những điểm giống nhau đáng kể, nhất là trong quan điểm triết học cơ bản và phương pháp học. Về phương diện triết học, cả Phật giáo lẫn khoa học hiện đại đều chia sẻ mối nghi ngờ sâu xa đối với bất cứ một ý niệm nào về sự tuyệt đối, dù được khái niệm hóa như một thực thể siêu nhiên, một nguyên lý bất biến vĩnh cửu như linh hồn, hoặc như một nền tảng cơ bản của thực tại. Cả Phật giáo lẫn khoa học đều muốn giải thích sự tiến hóa và xuất hiện của vũ trụ và đời sống theo mối tương quan phức tạp của các định luật nhân quả tự nhiên. Từ góc độ phương pháp nghiên cứu, cả hai truyền thống đều nhấn mạnh đến vai trò của chủ nghĩa thực nghiệm. 
Ví dụ, trong truyền thống nghiên cứu của Phật giáo, giữa ba nguồn kiến thức được công nhận - kinh nghiệm, lý luận và bằng chứng - thì kinh nghiệm thực tại đứng hàng đầu, kế đến là lý luận và cuối cùng là bằng chứng. Điều này có nghĩa là trong cuộc khảo cứu thực tại của Phật giáo, ít nhất là trên nguyên tắc, kinh nghiệm thực tại phải vượt trên lý thuyết kinh điển, cho dù kinh điển được sùng kính đến đâu đi nữa. Ngay cả trong trường hợp kiến thức xuất phát từ lý luận hay suy diễn, cuối cùng giá trị của nó phải được rút ra từ những thực chứng kinh nghiệm đã được quan sát. Vì lập trường phương pháp nghiên cứu này, tôi thường lưu ý các đồng nghiệp Phật giáo của tôi rằng những kiến thức đã được minh chứng trong thực tế về vũ trụ học và thiên văn học hiện đại bắt buộc chúng ta bây giờ phải điều chỉnh, hoặc trong môt vài trường hợp, phải bác bỏ nhiều phương diện của khoa vũ trụ học như đã được tìm thấy trong văn bản kinh điển Phật giáo. 
     Bởi vì động lực trước tiên thúc đẩy việc khảo sát thực tại của Phật giáo là cuộc tìm kiếm cơ bản để vượt thoát khổ đau và toàn thiện điều kiện sống của con người, cho nên định hướng sơ khởi của truyền thống nghiên cứu Phật giáo là hướng đến sự hiểu biết về tâm thức con người và các chức năng của nó. Ở đây, chúng tôi nhận định rằng, bằng cách đạt được những hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người, chúng ta có thể tìm ra những phương cách để chuyển hóa tư tưởng, tình cảm và những khuynh hướng tiềm ẩn để có thể tìm ra một lối sống toàn thiện và trọn vẹn hơn. Chính trong bối cảnh này mà truyền thống Phật giáo đã đặt ra một bảng phân loại phong phú về các trạng thái tinh thần cũng như các kỹ thuật Thiền định để rèn luyện những phẩm chất tinh thần đặc biệt. 

Vì thế một cuộc trao đổi đích thực những kiến thức và kinh nghiệm đã được tích lũy giữa Phật giáo và khoa học hiện đại về một số vấn đề rộng lớn liên hệ đến tâm thức con người, từ tri thức và tình cảm đến sự hiểu biết khả năng chuyển hóa bẩm sinh nơi não bộ con người, sẽ vô cùng hấp dẫn và có tiềm năng mang lại nhiều lợi ích lớn lao. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, tôi cảm thấy kiến thức mình phong phú hơn rất nhiều nhờ những cuộc đàm thoại với các nhà thần kinh học và tâm lý học về một số vấn đề như là bản chất và vai trò của những tình cảm tích cực và tiêu cực, sự chú ý, khả năng tượng hình, cũng như tính nhu nhuyến của não bộ. Bằng chứng có sức thuyết phục cao từ khoa thần kinh học và y khoa về vai trò then chốt của sự xúc chạm thể chất đơn giản đối với việc phát triển sinh lý của não bộ thai nhi trong vài tuần đầu tiên đã minh chứng hùng hồn cho sự liên quan mật thiết giữa lòng từ bi và hạnh phúc con người. 


     Từ lâu Phật giáo đã tranh luận về tiềm năng chuyển hóa lớn lao hiện hữu tự nhiên nơi tâm thức con người. Với cứu cánh này, truyền thống Phật giáo đã phát triển một loạt những kỹ thuật hành thiền, hay Thiền tập, đặc biệt nhắm đến hai mục tiêu – nuôi duỡng lòng từ bi và tu tập khả năng quán chiếu sâu xa vào bản chất của thực tại, thường được đề cập đến như là sự kết hợp của từ bi và trí tuệ. Trọng tâm của các phương pháp thiền tập có hai kỹ thuật chính yếu, một mặt là tinh luyện sức chú ý và duy trì nó trong một thời gian dài, mặt khác là việc điều hành và chuyển hóa tình cảm. 


Trong cả hai trường hợp, tôi cảm thấy có thể có tiềm năng lớn lao để hợp tác nghiên cứu giữa truyền thống Thiền định Phật giáo và khoa thần kinh học. Ví dụ, khoa thần kinh học hiện đại đã phát triển sự hiểu biết phong phú về cơ cấu não bộ liên kết với sự chú ý và tình cảm. Mặt khác, nếu xét đến lịch sử lâu dài chú trọng đến việc rèn luyện tâm linh thì truyền thống Thiền định Phật giáo cung cấp những kỹ thuật thực tiển để tinh luyện sự chú ý và điều hành và chuyển hóa tình cảm. Vì vậy, cuộc gặp gỡ của khoa thần kinh học và ngành Thiền học Phật giáo có thể đưa đến khả năng nghiên cứu tác động của các sinh hoạt tinh thần có chủ đích trên các kinh mạch của não bộ vốn đã được nhận diện là rất thiết yếu cho các tiến trình hoạt động tinh thần đặc biệt. Ít nhất thì cuộc gặp gỡ liên ngành như vậy có thể giúp nêu lên những vấn đề quan trọng trong nhiều lãnh vực chủ yếu. 


Ví dụ, có phải mỗi cá nhân có khả năng cố định để điều hành tình cảm và sự chú ý, hoặc, như truyền thống Phật giáo tranh luận, khả năng điều hành những tiến trình tinh thần đó có thể dễ dàng thay đổi, như vậy sẽ đưa đến gợi ý là có thể có một mức độ thay đổi tương tự trong hệ thống não bộ và cách ứng xử liên kết với các chức năng đó? Một lãnh vực mà truyền thống Thiền định Phật giáo có thể có sự đóng góp quan trọng là những kỹ thuật thực tiển mà họ đã phát triển để rèn luyện lòng từ bi. Đối với việc rèn luyện tâm thức và điều hành sự chú ý và tình cảm, tôi thấy cũng rất quan trọng khi đặt vấn đề không biết có những kỹ thuật đặc biệt nào mà hiệu năng của nó mang tính nhạy cảm với thời gian, để người ta có thể thiết kế những phương pháp điều chỉnh thích hợp với nhu cầu tuổi tác, sức khỏe, và các yếu tố đổi thay khác. 


     Tuy nhiên, có một điều cần phải lưu ý. Khi hai truyền thống nghiên cứu cực kỳ khác nhau như Phật giáo và khoa thần kinh học ngồi lại với nhau trong một cuộc đối thoại liên ngành, điều này sẽ liên hệ đến những vấn đề thường hay gặp phải do việc trao đổi xuyên biên giới văn hóa và chuyên ngành. Ví dụ, khi chúng ta nói về “ khoa học Thiền định” chúng ta cần phải nhạy cảm đối với ý nghĩa đích thực của từ ngữ này. Về phía các nhà khoa học, tôi cảm thấy cần phải nhạy cảm trước những ý nghĩa khác nhau của một từ quan trọng như là “ Thiền định” trong bối cảnh truyền thống của nó.

    Ví dụ, trong bối cảnh truyền thống, thì từ ‘Thiền’ theo tiếng Phạn (Sancrit) là ‘bhavana’ hoặc là ‘gom’ theo tiếng Tây tạng. Tiếng Phạn mang ý nghĩa về sự tu tập, như là tu tập một thói quen hay một cách thế hiện hữu đặc biệt nào đó, trong lúc từ ‘gom’ của Tây tạng mang ý nghĩa tu tập sự quen thuộc với một đối tượng. Vì vậy, nói một cách ngắn gọn, trong bối cảnh truyền thống của Phật giáo, Thiền định có nghĩa là một hoạt động tinh thần có chủ đích, liên quan đến việc tu tập sự quen thuộc với một đối tượng, dù đó là một đối tượng được lựa chọn, một sự kiện, một chủ đề, một thói quen, một quan điểm hay một cách thế hiện hữu. 

Nói rộng ra, có hai kiểu Thiền tập - một kiểu tập trung vào việc làm tỉnh lặng tâm, và kiểu kia tập trung vào các phương pháp quán chiếu để hiểu biết sâu xa về một đối tượng. Cả hai được đề cập đến như là (i) thiền chỉ và (ìi) thiền quán. Trong cả hai trường hợp, thiền tập có thể có nhiều hình thái khác nhau. Ví dụ, Thiền có thể mang hình thái là dùng một cái gì đó như là một đối tượng để hành giả quán chiếu, như là thiền về tính hay thay đổi của chính mình. Hay Thiền có thể mang hình thái tu tập một trạng thái tinh thần đặc biệt, như là lòng từ bi, bằng cách làm phát triển lòng vị tha, thành tâm ước mong loại trừ khổ đau cho kẻ khác. Hoặc, thiền có thể mang hình thái tưởng tượng, để khám phá tiềm năng con người trong việc làm phát sinh những ảnh tượng tinh thần có thể được dùng bằng nhiều cách khác nhau để nuôi dưỡng niềm an lạc tinh thần. Vì vậy, tôi thấy rất cần biết rõ những hình thái Thiền định đặc biệt nào mà con người có thể khảo sát khi tham gia vào việc hợp tác nghiên cứu, để cho các hình thái Thiền tập phức tạp được sử dụng trong nghiên cứu phù hợp với tính chất tinh tế của công trình nghiên cứu khoa học. 

     Một lãnh vực khác đòi hỏi các nhà khoa học phải nhìn vấn đề từ một góc độ rất quan trọng, đó là khả năng phân biệt những khía cạnh thực nghiệm của của tư tưởng Phật giáo và Thiền tập và những nhận định siêu hình và triết lý liên kết với những phương pháp Thiền tập đó. Nói cách khác, trong phương pháp khoa học, chúng ta phải phân biệt giữa những giả định lý thuyết, những quan sát thực tại dựa trên thí nghiệm và các diễn giải sau đó; cũng quan trọng như vậy trong việc phân biệt những nhận định lý thuyết, những biểu hiện của trạng thái tinh thần có thể xác minh bằng thực nghiệm, và những diễn dịch mang tính triết lý trong Phật giáo. 


Bằng cách này, cả hai phía trong cuộc đối thoại có thể tìm thấy điểm chung đối với các sự kiện về tâm thức con người có thể quan sát thực nghiệm, mà không bị lôi cuốn vào việc rút gọn khuôn khổ của ngành này vào ngành kia. Mặc dù có thể có sự khác nhau giữa hai truyền thống nghiên cứu về những tiền đề triết lý và cách diễn dịch những khái niệm ấy, đối với vấn đề liên quan đến sự kiện thực tại, thì thực tại bao giờ cũng là thực tại, cho dù người ta có chọn chúng để mô tả bằng cách nào đi nữa. Cho dù sự thật về bản chất chung cuộc của ý thức là gì đi nữa – cho dù cuối cùng bản chất ấy có thể được giảm thiểu thành những tiến trình vật lý hay không – tôi tin rằng có thể chia sẻ những hiểu biết về thực tại kinh nghiệm đối với nhiều khía cạnh khác nhau của tri giác, tư tưởng và tình cảm của chúng ta. 


     Với những suy xét thận trọng này, tôi tin rằng một sự hợp tác chặt chẽ giữa hai truyền thống nghiên cứu có thể thực sự đóng góp vào việc mở rộng hiểu biết của con người về thế giới phức tạp của kinh nghiệm chủ quan nội tại mà chúng ta gọi là tâm thức. Những lợi ích của sự hợp tác như vậy đang bắt đầu được thể hiện. Theo các phúc trình sơ khởi, kết quả của việc rèn luyện tâm thức, như là việc thực tập đều đặn phép tỉnh thức đơn giản, hay là việc cố gắng tu tập lòng từ bi như đã được triển khai trong Phật giáo, đang đem lại những thay đổi có thể quan sát được trên não bộ con người, tương ứng với những trạng thái tinh thần tích cực có thể đo lường được. Những khám phá gần đây của khoa thần kinh học đã chứng tỏ tính nhu nhuyến bẩm sinh của não bộ, gồm cả việc nối kết giữa các tế bào thần kinh lẫn việc sản sinh những tế bào thần kinh mới,

 như là kết quả của sự tiếp nhận những kích thích bên ngoài, chẳng hạn tự nguyện luyện tập thể dục và được sống trong một môi trường phong phú hơn. Truyền thống Thiền định Phật giáo có thể giúp mở rộng lãnh vực nghiên cứu khoa học này bằng cách đề nghị những kiểu rèn luyện tâm thức có thể liên hệ đến tính nhu nhuyến của não bộ. Như truyền thống Phật giáo đã gợi ý rằng việc rèn luyện tinh thần ảnh hưởng đến những đổi thay của tế bào thần kinh có thể quan sát được ở não bộ, điều này có thể mang nhiều hàm ý rộng lớn. Kết quả của những công trình nghiên cứu ấy sẽ không chỉ giới hạn vào việc mở rộng hiểu biết của chúng ta về tâm thức con người, mà có lẽ quan trọng hơn là chúng có thể mang ý nghĩa lớn lao đối với hiểu biết của chúng ta về vấn đề giáo dục và sức khỏe tinh thần. Cũng vậy, như truyền thống Phật giáo đã tuyên bố, nếu việc tu tập lòng từ bi có thể dẫn đến sự thay đổi lớn lao trong quan điểm của mỗi người, đưa đến việc mở rộng lòng xót thương đồng cảm đối với người khác, thì điều này có ý nghĩa rộng lớn đối với xã hội nói chung. 


     Cuối cùng, tôi tin rằng sự hợp tác giữa khoa thần kinh học và truyền thống Thiền định Phật giáo có thể làm sáng tỏ vấn đề rất quan trọng về mối tương giao giữa đạo đức và khoa thần kinh học. Không kể đến bất cứ khái niệm nào con người có thể có về mối quan hệ giữa đạo đức và khoa học, trong thực tế, trước tiên khoa học đã phát triển như một ngành học thực nghiệm với lập trường trung lập, không chịu ảnh hưởng của các giá trị đạo đức. Bản chất của khoa học đã được xem như là một phương pháp tìm tòi nghiên cứu để đạt được những hiểu biết chi tiết về thế giới thực tại và những định luật cơ bản của thiên nhiên. Trên quan điểm khoa học thuần túy, việc phát minh vũ khí nguyên tử là một thành quả đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, vì việc phát minh này có tiềm năng tạo nên nhiều khổ đau với sự chết chóc và tàn phá không thể tưởng tượng được, chúng tôi xem đó là thứ vũ khí huỷ diệt. Chính sự đánh giá về đạo đức sẽ quyết định cái gì là tích cực và cái gì là tiêu cực. Mãi cho đến gần đây, phương pháp tách rời đạo đức và khoa học hình như đã thành công khi cho rằng khả năng con người suy nghĩ về đạo đức phát triển song song với kiến thức của nhân loại.
     Ngày nay, tôi tin rằng nhân loại đang đứng trước một khúc quanh quan trọng. Những tiến bộ lớn lao trong khoa thần kinh học và đặc biệt là ngành di truyền học vào cuối thế kỷ thứ 20 đã dẫn đến một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại. Kiến thức của chúng ta về não bộ và cơ thể con người xét ở mức độ tế bào và di truyền tử, cùng với việc cung cấp những khả năng kỹ thuật tương ứng để vận dụng các tế bào, đã đạt đến một giai đoạn làm nẩy sinh những thách thức đạo đức nghiêm trọng đối với những tiến bộ khoa học ấy. Rõ ràng là những suy nghĩ về đạo đức của chúng ta không thể nào bắt kịp với những tiến bộ nhanh chóng trong việc tiếp thu kiến thức và sức mạnh kỹ thuật. Tuy nhiên hậu quả của những khám phá mới và việc áp dụng chúng đã quá rộng lớn đến nỗi chúng liên hệ đến chính cái khái niệm về bản chất con người và việc bảo tồn chủng loại con người. 


Vì thế, chúng ta thấy không còn thích hợp khi chấp nhận quan điểm cho rằng trách nhiệm của chúng ta như một xã hội chỉ là cứ tiến xa hơn trong lãnh vực kiến thức khoa học và nâng cao sức mạnh của kỹ thuật, còn việc lựa chọn phải làm gì với kiến thức và sức mạnh này nên đặt vào tay của từng cá nhân. Chúng ta phải tìm ra một phương cách để đưa những suy xét cơ bản về đạo đức và nhân đạo vào hướng phát triển khoa học, nhất là trong các ngành khoa học về đời sống. Bằng cách viện dẫn những nguyên tắc đạo đức cơ bản, tôi không cổ xúy cho việc sáp nhập đạo đức tôn giáo vào việc nghiên cứu khoa học. 

Đúng hơn là tôi đang nói về cái mà tôi gọi là “ “đạo đức thế gian”, bao gồm những nguyên tắc đạo đức cơ bản, như là lòng từ bi và bao dung, một thái độ ân cần, biết quan tâm đến kẻ khác, và việc sử dụng kiến thức và sức mạnh với tinh thần trách nhiệm - những nguyên tắc vượt qua ranh giới của những người có đức tin và những người không có đức tin, tín đồ của tôn giáo này hay tôn giáo khác. Riêng cá nhân tôi, tôi thích tưởng tượng tất cả sinh hoạt của con người, kể cả khoa học, giống như những ngón tay của cả bàn tay. Bao lâu mà mỗi ngón tay vẫn còn được nối kết với lòng bàn tay của vị tha và bác ái căn bản của con người, chúng sẽ tiếp tục phục vụ cho lợi ích của nhân loại. 


Thật sự chúng ta đang sống trong cùng một thế giới. Kinh tế, truyền thông điện tử, du lịch quốc tế, cũng như những vấn đề môi sinh hiện đại, tất cả nhắc nhở chúng ta hằng ngày rằng thế giới ngày nay đã tương quan mật thiết với nhau như thế nào. Các cộng đồng khoa học đóng một vai trò quan trọng trong thế giới tương quan này. Cho dù vì bất cứ lý do lịch sử nào đi nữa, ngày nay các khoa học gia được hưởng sự kính trọng và tín nhiệm lớn lao trong xã hội, lớn hơn nhiều so với ngành triết lý và tôn giáo của chúng tôi. Tôi kêu gọi các khoa học gia đưa vào công tác chuyên môn của họ những mệnh lệnh của các nguyên tắc đạo đức cơ bản mà tất cả mọi người chúng ta đều cùng nhau chia sẻ.

    
Kết Thúc (END)

NGUYỄN LÝ TƯỞNG * TRẠI NAM HÀ


ĐÊM GIAO THỪA TẾT BÍNH DẦN (1986) TẠI TRẠI NAM HÀ (BẮC VN)
Nguyễn Lý-Tưởng
Tháng 3-1983, sau bảy năm bị giam giữ tại trại Hà Tây (tỉnh Hà Sơn Bình), chúng tôi được chuyển về trại Nam Hà (tỉnh Hà Nam Ninh). Tôi vừa bị kỷ luật cùm một chân cả tháng trời kể từ ngày 25 tháng 9 năm 1982 vì lý do tổ chức đường giây gởi thư “chui” từ trong trại ra ngoài mà không qua sự kiểm duyệt của Công An, sức khỏe chưa bình phục thì lại chuyển đến trại Nam Hà là một trại ở miền núi, khí hậu khắc nghiệt.
Trại nằm trên vùng núi đá vôi, nơi đó thường gọi là cao nguyên Chi-Nê và dưới chân núi là vùng đầm lầy, có cái tên rất nổi danh “Đầm Đùn”. Danh từ “Chi-Nê Đầm Đùn” đã được mọi người biết đến vào thời Việt Minh, trước 1954, vì đây là chiến khu cũ của chúng. Đây cũng là xã Khả Phong, một địa danh đã có từ thời Đinh Tiền Hoàng với những huyền thoại “cờ lau” mà khi chúng tôi vừa đến nơi đã thấy trên núi rất nhiều cây lau mọc trắng xóa.
Từ xa trông lên, địa thế rất hùng vỹ: những lớp vôi mềm bị nước xói mòn, cuốn trôi đi, còn lại đá cứng lởm chởm, hình thế kỳ dị; chỗ thì giống như rồng nằm, chỗ thì giống như cọp ngồi; nơi thì giống hình con rùa đang leo lên giốc. Dưới chân núi, có con sông và cánh đồng rộng lớn, 5 ngọn núi mọc lên giữa đồng bằng trông như năm hòn đảo nhỏ, có miếu Ba Cô, có đền Liễu Hạnh Công Chúa...Mùa mưa, nước mênh mông như cái hồ lớn hay biển, thuyền bè có thể đến được, dân đánh cá tập trung ở đây. Mùa khô, nước rút đi hết chỉ còn một lạch sông, dân quanh vùng canh tác chỗ đất cao để trồng lúa, trồng rau. Đi sâu vào rừng, những chỗ đất bằng phẳng hay dọc theo sườn núi, đều có trồng chuối, sắn, khoai, bắp, đậu, bí bầu, rau v.v. đặc biệt có một khu vực trồng cây mơ là loại cây quý, trái chín thơm ngon dùng làm rượu mơ.
Khu vực quanh trại nơi gọi là “hiện trường lao động”, mỗi ngày công an và cảnh vệ (võ trang) dẫn tù ra đây làm việc, tăng gia sản xuất để tự túc. Ngoài ra cũng có những nhóm tù làm nghề mộc, xẻ gỗ làm bàn ghế, tủ giường, đồ đạc hay làm nhà ở; có những nhóm đi làm thợ nề, xây nhà, xây tường; có những nhóm thợ rèn sản xuất dao, rựa, cuốc, xẻng, làm khung cửa, làm đinh và các thứ cần dùng khác; một nhóm đập đá làm gạch xây tường, lấy đá vôi làm hồ, làm vữa thay cho xi-măng; có số anh em đi trồng cói để làm chiếu, làm bao bị lác; có anh em đi nuôi cá, nuôi heo, nuôi trâu, bò, gà vịt v.v. Cách trại chừng nămbảy cây số, sâu vào trong rừng có làng của người bị bệnh phong cùi, họ sống với nhau ở đó và không được đi ra khỏi vùng này. Họ cũng phải chăn nuôi, trồng trọt để tự túc.

Năm 1976, những anh em đầu tiên được đưa từ miền Nam ra đây gồm có số tù tại trại Long Thành, Thủ Đức và khoảng mấy trăm thanh niên, sinh viên “Phục Quốc” là những người hoạt động chống lại chế độ CSVN sau 30-4-1975. 
Lúc đầu họ ở trong những lều vải hay những nhà làm tạm bằng tranh tre, sau đó họ phải đi chặt cây, xẻ gỗ làm nhà, dùng mìn phá đá làm gạch để xây tường. Hàng ngàn, hàng vạn người, năm này đến năm khác đã xây dựng nên khoảng hai chục dãy nhà chiều dài khoảng 30 mét, chiều ngang khoảng 6 mét, cao 4-5 mét...san bằng những chỗ đất đá gồ ghề để làm sân, xây bệnh viện, nhà kỷ luật, nhà kho, nhà bếp, đào hàng chục cái giếng trên núi và vĩ đại nhất là xây một bức tường thành bằng đá bao quanh trại chu vi đến mấy cây số. Bên trong trại, cứ mỗi khu, mỗi buồng lại có tường ngăn nữa. Trên tường thành rào kẽm gai và có bắt điện ban đêm để phòng tù trốn ra khỏi trại. Từ xa nhìn lên núi trông như một khu lâu đài với tường xây và mái ngói đỏ chót.
Vị trí Trại Nam Hà phía Nam giáp Thanh Hóa, phía Tây là Lào, phía Bắc là Hòa Bình. Cách trại chừng vài chục cây số là vùng chùa Hương rất danh tiếng nằm cạnh con sông, nước trong veo, thấy suốt đáy sâu nên gọi là sông Đáy. Cách trại chừng 5 cây số là vùng Ba Sao, và đi xa hơn chục cây số nữa là ga xe lửa Phủ Lý.
Vừa đến trại Nam Hà thì nghe anh em rỉ tai nhau: “chúng mình sẽ được tha về và sẽ được cho định cư với gia đình hoặc cho tỵ nạn chính trị tại nước ngoài”. Nam Hà cũng có hội cầu cơ gọi là “Thi Đàn Tùng La” và nghe đâu cụ Phan Đình Phùng có giáng bút nhiều bài thơ tiên doán về thời cuộc. Một số anh em rất tin tưởng. Nhiều người không hiểu hai chữ “Tùng La” có nghĩa gì. Tôi có hỏi một anh bạn quê ở Hà Tĩnh, anh cho biết đó là làng Tùng Ảnh và sông La giang là hai địa danh thuộc quê hương của cụ Phan Đình Phùng. Sông La ở Hà Tĩnh khác với sông Lam ở Nghệ An.
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã từng được vua Quang Trung mời hợp tác với nhà Tây Sơn cũng lấy tên La giang, La Sơn làm biệt hiệu.
Anh em cũng truyền tụng câu:
“Bao giờ tường đá nở hoa;
Nam Hà tụ hội thì ta ra về”.





Bão tố qua rồi, biển lặng tanh,
Trời chìm đáy nước một màu xanh.
Núi rừng bao bọc như thành quách,
Nhà cửa trùng trùng tợ hỗ tranh.
Cao ngất mặt hồ nhiều đảo nhỏ,
Cánh buồm xuôi gió vẫn trôi nhanh.
Tiều phu xuống núi, gà xa gáy,
Bến cũ mây hồng hướng lộ trình.
Tháng Ba năm 1983, trời rét quá, nhà cửa trống trải, tôi nằm gần cửa, mưa gió hắt vào lạnh thấu xương. Do ảnh hưởng của hai lần bị cùm chân trong nhà kỷ luật và gần bảy tháng biệt giam tại nhà giam Hỏa Lò (Hà Nội) nên mới về đây chưa được mấy tuần thì tôi bị bệnh nặng phải vào cấp cứu tại Bệnh xá của trại.  Giây thần kinh bị kẹt giữa hai đốt xương sống nên rất đau và không đi lại được, tôi phải nằm một chỗ trên giường. 
Bác sĩ Trương Văn Quýnh là một anh em tù được cho vào làm việc tại bệnh xá, đã hết lòng giúp đỡ săn sóc cho tôi,nhưng vì ăn uống thiếu thốn, thuốc men không có nên sức khỏe khó phục hồi nhanh được. Thầy Khuê, Đại Đức Tuyên Úy Phật Giáo, trước đây là huấn luyện viên võ thuật tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, đã dùng phương pháp riêng của một võ sư để chữa trị cho tôi và Bác sĩ Trương Văn Quýnh đã 14 lần chích thuốc Novocain vào đốt xương sống của tôi. 
Anh em nghe tin tôi bị đau nặng, mỗi ngày sau khi đi lao động về, thường ghé vào bệnh xá thăm và tìm cách giúp đỡ.  Trong thời gian đó, Thượng Tọa Thích Thanh Long (sau nầy là Hòa Thượng ở chùa Giác Ngạn), nguyên Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo trong Quân Đội VNCH cũng bị bệnh nằm bệnh xá nên thường đến thăm và trò chuyện với tôi. Anh Nguyễn Tường Ánh, con trai của nhà văn Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), bị bệnh nằm chung phòng với tôi, là người giúp đỡ săn sóc cho tôi mỗi ngày, vì tôi không thể ngồi dậy và đi lại được.
Trong khi tôi nằm bệnh xá, thì một số anh em được lệnh chuyển trại vào miền Nam và một số ở trại C, trại Mễ gần đó được tập trung về trại A Nam Hà. Nghe tin đó, chúng tôi rất hy vọng được chuyển về Nam, khí hậu ấm áp, được gần gia đình, sẽ được gặp vợ con dễ dàng hơn. Nhưng sau đợt chuyển trại đó, từ tháng 4-1983 đến tháng 2-1986, không thấy có biến chuyển nào khác ngoài một vài người được tha về có tính cách nhỏ giọt. Tên Thắng Chuột (mặt như mặt chuột) là sĩ quan An Ninh trại rình mò, theo dõi anh em thường xuyên, không khí ngột ngạt, căng thẳng. Công An thường tổ chức kiểm tra đồ đạc, lục xét giấy tờ, sách vở, ghi chép của anh em tù; nhiều người bị tra vấn, khó dễ đủ điều. Mỗi lần có thân nhân trong Nam ra thăm, anh em nhận được những tin tức phấn khởi từ bên ngoài đưa vào lại phổ biến cho nhau biết.
Tháng 12 năm 1985, anh em tổ chức hát thánh ca, bí mật họp nhau cầu nguyện khi nơi nầy nơi khác vào ban đêm hay ngày nghỉ. Có lần tại Buồng 4 khu A, anh Lương Việt Cương (Giáo Sư, thuộc Lực Lượng Phục Quốc) và anh Trần Văn Hưởng (Trung Ương Tình Báo), sau khi tổ chức mừng Lễ Giáng Sinh xong, vẫn còn để lại cây Thông trong buồng. Bất thình lình có phái đoàn Bộ Nội Vụ ở Hà Nội đến thanh tra trại, và sau đó cả hai anh “bị kêu lên làm việc với cán bộ”...Các anh đã khai là sắp đến Tết nên có sáng kiến làm “cây nêu” chơi cho vui... Hai anh bị cán bộ bắt làm kiểm điểm.


Trước Tết, có một cuộc họp gồm đại diện các buồng, các đội và Ban Giám Thị Trại để phổ biến về tổ chức vui chơi cũng như ăn uống dành cho anh em tù trong ba ngày Tết. Trại có bán rượu mơ là loại rượu do trại sản xuất và một số bánh kẹo, trà, mứt v.v.

theo tiêu chuẩn cho từng buồng. Các thứ hàng đó, phẩm chất rất kém, nhưng hoàn cảnh tù mà có được các thứ đó thì cũng là quý rồi.

chương trình đón giao thừa thì tôi quá buồn và đắp chăn nằm ngủ. Nhưng bạn bè, có người hiểu hoàn cảnh tôi, đã khuyên tôi nên tham dự với anh em, không nên tỏ ra quá buồn phiền.
Hôm đó, hai anh Nguyễn Trí Tuệ (Trung Tá Hải Quân) và Phạm Duy Tuệ (Dân Biểu) làm MC. Anh Trí Tuệ giới thiệu chương trình còn anh Duy Tuệ thì kể chuyện tiếu lâm. Các anh Vũ Văn Quý (Dân Biểu) đàn Hạ Uy Cầm, anh Nguyễn Mạnh Đĩnh (Đại Tá) chơi đàn Tây Ban Cầm , anh Nguyễn Xuân Thảo (Thiếu Tá CTCT), vừa đàn vừa hát. Các anh Vĩnh Biểu (Đại Tá), anh Chín Nỉ (sĩ quan Cảnh sát), Bùi Bằng Đoàn (Phục Quốc) và một số các bạn khác, lâu ngày tôi không nhớ tên vừa hát vừa kể chuyện hoặc ngâm thơ...Số người trong buồng khoảng 60 người, tôi còn nhớ một vài người như Thượng Tọa Thích Minh Tâm (trụ trì chùa Thới Hòa gần Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, Tuyên Úy Phật Giáo tại Biệt Khu Thủ Đô Sài Gòn), Ông Chu Tử Kỳ (VNQDĐ), Ông Trần Văn Quá (Nghị sĩ), một số Đại Tá như Phan Trong Thiện, Bùi Đức Tài, Trần Hữu Độ, Phạm Văn Phô, Phạm Văn Thuần, Huỳnh Thanh Sơn, Trần Văn Việt...các anh Phan Văn Phương (Hải quân), Lê Thanh Phước (Cảnh sát), Nguyễn Đình Thanh (Thám Sát), Sơn (điếc), Huỳnh Chí Tài, Nguyễn Văn Khuôn v.v.
Bọn võ trang vẫn đi tuần tra bên ngoài thỉnh thoảng đến gần cửa sổ nhìn vào, anh em cũng có mời nước trà, thuốc lá v.v. Nhưng sau đó, vì anh em ham nghe ca hát nên không chú ý mời mọc gì chúng hết. Đúng giờ giao thừa, tôi tung chăn vùng dậy, mang mặt nạ ra đứng giữa buồng, tay cầm một miếng giấy trắng, không có chữ gì trên đó và bắt đầu đọc “Sớ Táo Quân”. Đọc xong một đoạn thì anh Nguyễn Trí Tuệ cầm cái đĩa nhôm đánh ba tiếng “phèng, phèng, phèng” và anh em vỗ tay hoan hô... Đọc xong tôi liền trở về chỗ, nằm trùm chăn như trước...
Chừng một giờ đồng hồ sau, trong lúc anh em đang ca hát, kể chuyện, ăn uống với nhau thì công an đến gọi buồng trưởng là anh Bùi Đức Tài (Đại Tá Tỉnh Trưởng Tây Ninh) ra và hỏi:
           Anh nào vừa làm ông táo đó ?
           
            Anh Tài trả lời rất nhỏ, chỉ những người ở gần mới nghe được:
           Anh Nguyễn Lý-Tưởng.
           
            Tên cán bộ công an:
• Các anh trách móc nhà nước đã hành hạ các anh, bắt các anh phải chịu đói, chịu rét, bắt các anh đi lao động khổ sai,

Đêm giao thừa (8-2-1986), sau khi cán bộ đóng cửa buồng và đi xa rồi thì anh em bắt đầu nấu nước sôi pha trà, cà phê và ai có thức gì thì đem ra để trên cái bàn nhỏ đặt giữa buồng cùng vui Tết với nhau. Nơi đó cũng có một cành mai giả do anh em tự trang trí với những cánh thiệp chúc Tết, tràng pháo (giả), bánh chưng, câu đối và có một hình ông Táo ốm o, gầy còm, rách rưới do anh Quát (Trung Ương Tình Báo) vẽ... Một số anh em biết đánh đàn thì mang đàn ra chơi, một số anh em hát, kể chuyện vui để cùng nhau đón giao thừa.
Mọi năm, tôi có làm một bài Sớ Táo Quân, đợi đến giờ giao thừa thì đọc cho anh em nghe. Tôi cũng bí mật chuyển cho bạn bè ở các buồng khác để phổ biến cho anh em trong giờ đó. Nhưng năm nay, mẹ tôi qua đời ngày 30-10-1985 tại Long Khánh mà hơn ba tháng sau, tôi mới nhận được tin vào những ngày gần Tết, nên tôi rất buồn và không muốn vui chơi. Chiều 30 Tết, anh Trần Văn Hưởng đến nài ép tôi làm cho một bài Sớ Táo Quân, tôi đọc cho anh ấy chép và dặn phải cẩn thận vì bọn “chó vàng” (tức bọn công an mặc áo vàng) đang theo dõi...Tôi chỉ đọc thuộc lòng chứ không viết ra giấy. Khi anh em bắt đầu

cướp đi cuộc sống của các anh...Các anh phát ngôn bừa bãi, tư tưởng phản động...gây ảnh hưởng xấu cho anh em trong buồng. Ngày mai các anh sẽ ra “làm việc với cán bộ...” Anh là buồng trưởng, anh phải chịu trách nhiệm, anh phải báo cáo lại rõ ràng diễn tiến nội vụ...
           
            Anh Bùi Đức Tài chỉ dạ dạ, vâng vâng cho qua chuyện...Anh em trong buồng im lặng, dọn dẹp đồ đạc và đi ngủ. Lúc đó cũng vào khoảng 2,3 giờ sáng rồi. Tôi liền đứng dậy nói với anh em trong buồng:
           Tôi vừa có tang mẹ, mấy năm nay không có thân nhân đến thăm nên quá buồn. Cả đời tôi không hề uống rượu, vừa rồi có uống chút rượu mơ, bị say rượu, tôi đã nói gì cũng không nhớ. Tôi xin chịu trách nhiệm về hành động và lời nói của tôi. Tôi thành thật xin lỗi anh em. Xin anh em cứ sự thật như vậy mà khai báo với cán bộ.
           
            Mọi người im lặng không ai nói thêm điều gì. Anh em đều hiểu ý của tôi là phải đồng lòng nhau khai như vậy, chỉ một mình








cờ, tôi được trở về buồng với anh em đúng vào ngày kỷ niệm của tôi. Tôi tin rằng đó là nhờ Thánh Bổn Mạng của tôi phù hộ...
Sau ba lần bị cùm và gần 13 năm trong nhà tù cải tạo của Cộng Sản VN, sức khỏe tôi suy yếu cho đến nỗi ngày về (13-2-1988) tôi không đủ sức leo lên tàu, phải nhờ anh Nguyễn Văn Tăng (Trung Tá) dìu đi. Nhưng tinh thần tôi vẫn không hề nao núng, tôi tin tưởng một cách tuyệt đối rằng anh em chúng tôi sẽ được cứu thoát và sẽ đến đất tự do. Trong những thư “chui” viết về cho vợ con, tôi vẫn luôn luôn tin tưởng như vậy. Ngày hôm nay, niềm tin đó đã thành sự thật, tôi và gia đình đã thoát khỏi chế độ CSVN và được định cư ở Hoa Kỳ. Anh em có mặt tại Buồng 5 khu A trại Nam Hà vào đêm giao thừa Tết Bính Dần (đêm 8 qua ngày 9-2-1986) hiện nay mỗi người một nơi, có người đã qua đời, nhưng không một ai quên được hình ảnh “ông Táo” với niềm tin “chính nghĩa quốc gia sẽ thắng Cộng Sản”. Tôi xin gởi đến các bạn cũ cùng chung hoạn nạn lời cầu chúc “Năm Mới bình an, hạnh phúa”.
Sau đây tôi xin chép lại “SỚ TÁO QUÂN” mà tôi đã sáng tác và đọc trong đêm 8 qua ngày 9-2-1986 tại trại Nam Hà nhân dịp Tết Bính Dần, để quý vị cùng thưởng thức.
SỚ TÁO QUÂN
Ngọc Hoàng Vạn Tuế !
Ngọc Hoàng Vạn Tuế !
(Thùng,thùng, thùng...)
*
Muôn tâu Ngọc Hoàng,
Thần Táo Việt Nam,
Nam Hà chi trại,
Buồng 5, Khu A,
Tháng Chạp 23,
Xin về bái yết...
(Thùng, thùng, thùng...)
*
Vậy xin tâu hết,




Khổ ơi là khổ !
(Thùng thùng thùng...)
*
Lạ người, lạ chỗ,
Lạ nước, lạ non,
Lòng những mỏi mòn,
Cũng đành chịu vậy.
Trông ra phía Tây,
Mấy ông rồng nằm,
Trông ra phía Đông,
Năm ông hổ phục,
Trông ra phía Bắc,
Núi cao chất ngất,
Mây trôi lãng đãng.
Trông ra phía Nam,
Rùa chưa tới đỉnh...
(thùng, thùng, thùng...)
*
Từ lúc bình minh,
Đến khi chiều xuống,
Gánh phân ra ruộng,
Đập đá làm vôi,
Vượt thác trèo đồi,
Vào rừng đốn củi,
Áo quần rách rưới,
Bụng đói cồn cào,
Ai có thuốc lào,
Cho hít một hơi,
Ốm như ma trơi,
Khổ ơi là khổ !
(Thùng, thùng, thùng...)
*
Tiền ghi vào sổ,
Giữ đó không xài,
Ăn thì sắn khoai,
Chan thêm nước muối,



Mấy năm ở đó,
Chẳng gặp vợ con,
Bệnh hoạn từng cơn,
Không có thuốc men,
Khổ ơi là khổ !
(Thùng, thùng, thùng...)
*
Nghe đồn buồng nọ,
Có gởi thư chui,
Tính tới tính lui,
Cũng liều một nước.
Nếu chúng bắt được,
Thì phải bị cùm,
Trong nhà kỷ luật,
Khổ hơn súc vật,
Chẳng khác chó heo,
Nghĩ phận tù nghèo,
Khổ ơi là khổ !
(Thùng, thùng, thùng)
*
Nghe đồn thầy số,
Đã đoán Tử Vi,
Chắc chắn năm ni,
Anh em về hết.
(Thùng, thùng, thùng...)
*
Qua mấy lần Tết,
Chẳng thấy hơi tăm.
Có người đến thăm,
Đem tin: ở Mỹ,
Đã có hội nghị,
Cam kết đôi bên:
“Về cho đi liền”,
Anh em phấn khởi.

Xây lại cuộc đời,
Yên phận làm người,
Thảnh thơi đôi chút !
(Thùng, thùng,thùng...)
*
Thân tù côi cút,
Dại dột tâu lên,
Thượng Đế Thương Tình,
Hoàn thành ý nguyện.
(Thùng, thùng, thùng...)
*
Chỉ bấy nhiêu chuyện,
Báo cáo đã xong,
Từ giã Ngọc Hoàng,
Thần xin trở xuống.
Bai, Bai.(By, By)
Thùng thùng thùng.....
N.L.T.



TƯỞNG NĂNG TIẾN * HOA THÔT NỐT

Hoa Thốt Nốt & Đàn Ta Lư


S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến

Gùi trên vai súng đạn ra hoả tuyến
Gạo ngàn cân em gùi ra chiến trường

Huy Thục
Tôi lạc bước qua tuốt Cambodia. Nhìn quanh, thấy thiên hạ xếp hàng nườm nượp đi thăm Đế Thiên – Đế Thích nên tôi cũng đi luôn cho nó... giống với người ta. Tới nơi mới biết, té ra, hồi đầu thế kỷ XX, học giả Nguyễn Hiến Lê đã tìm đến nơi này rồi. Ông ghi nhận:
“Người Miên ưa đục hình trên đá. Ở điện Angkor Vat có trên 12.000 thước vuông đá đục hình về đời các vị thần thánh. Ở đền Bayon, hình diễn lại đời sống hàng ngày và phong tục đương thời. Ở Sân Voi tại Angkor Thom, trên bốn trăm thước chiều dài, hiện lên hình những loài vật lớn bằng vật thiên nhiên.”
Qua đầu thế kỷ XXI thì nhiếp ảnh gia NgyThanh cũng đã vác máy đến đây, và thu vào ống kính của ông nhiều hình ảnh tuyệt vời. Xin coi (chơi) một cái:
Angkok bình lặng. Ảnh: NgyThanh
Tôi không có thói quen mang thước và máy ảnh theo người nên không biết Đế Thiên – Đế Thích dài/rộng cỡ nào, và kỳ vỹ ra sao. Chỉ nhớ mình vừa qua khỏi cổng chính là đã thấy... mấy mợ hàng rong. Họ chào mời du khách mua nước thốt nốt ướp lạnh. 
Tôi cũng muốn thử chơi một ly cho biết nhưng ngần ngừ một lát rồi tiếp tục đi. (Mới ực hai lon bia Cambodia xong, còn chưa biết W.C chỗ nào, ngu sao mà uống nữa). Vừa đi, vừa nhớ tới một anh bạn cũ: Hà Trung Liêm.
Gần 30 năm trước (lúc cả Khmer Rouge và lính Việt Nam đều còn hiện diện ở Cambodia) tôi và Liêm cũng đã lén chui từ tỉnh Aranyaprathet (Thái Lan) sang Poipet để “tham quan” Xứ Chùa Tháp mấy lần rồi.
Có lần, đang nằm võng giữa rừng thì Liêm móc trong ba lô ra tờ báo Quân Đội Nhân Dân, rồi chỉ cho tôi xem một đoạn thư tình của một anh lính bộ đội gửi (từ chiến trường phía Tây) về cho người yêu bé bỏng ở hậu phương Hà Nội: “Anh muốn cài lên tóc em một cành hoa thốt nốt...”
Hoa thốt nốt. Nguồn ảnh: tuelan.com
Hai thằng cười lăn, cười lộn thiếu điều muốn đứt võng luôn. Hơn một phần tư thế kỷ đã qua, tôi không còn nhớ được tên tác giả bức thư tình (“bất hủ”) nói trên nhưng vẫn còn giữ nguyên ấn tượng về sự liều lĩnh (quá cỡ) của tác giả.
Ông ấy chưa bao giờ nhìn thấy cây thốt nốt nên mới dám có ý nghĩ dại dột cài nguyên một buồng hoa (dám nặng cỡ chục kí lô) lên mái tóc của người yêu bé bỏng. Con nhỏ mà gẫy cổ là vô tù về tội ngộ sát (hay cố sát) như không, chớ đâu phải chuyện giỡn chơi – cha nội?
Sau này, có dịp nghe Huy Thục tâm sự tôi mới biết là ông nhạc sĩ này còn liều lĩnh và ẩu tả hơn nhiều: “Đi cùng các đơn vị chiến đấu ở Cam Lộ, Khe Sanh, hình ảnh các cô gái Vân Kiều gùi trên vai những quả đạn pháo, tên lửa nặng trĩu, vẫn với chiếc đàn Ta Lư đeo trước ngực, cất tiếng ca mừng các anh giải phóng quân đã làm tôi xúc động viết nên những nốt nhạc đầu tiên cho Tiếng đàn Ta Lư.” (“Nhạc Sĩ Huy Thục Và Những Bài Ca Đi Cùng Năm Tháng” – Đỗ Sâm, Công An Nhân Dân, 09/12/2004).
Tôi bảo đảm là đại tá nhạc sĩ Huy Thục cũng chưa bao giờ nhìn thấy một cái tên lửa. Thằng chả chỉ “suy đoán” rằng “tên lửa” và “tên tre” đều là tên cả, và chỉ khác nhau (xíu xiu) về kích thước và trọng lượng thôi nên mới dám “bắt” đám con gái Vân Kiều “gùi trên vai nặng trĩu” như thế. Đã thế, trước ngực mỗi cô còn đeo lủng lẳng chiếc đàn ta lư, và vừa đi vừa hát nữa chớ.
Thiệt là quá đã, và quá đáng!
Huy Thục nổi tiếng với hai bản nhạc cách mạng: “Tiếng Đàn Ta Lư” và “Cô Gái Pa Kô.” Ông cũng nhận được nhiều bổng lộc cùng khen thưởng: giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1993, 1995), giải thưởng Bộ Quốc Phòng (1994), giải thưởng Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (1980), cùng với cả đống huy hiệu hay huy chương gì đó - ngó mà hoa mắt!
Thế còn còn mấy cô gái Vân Kiều và cô gái Pa Kô thì sao? Câu trả lời có thể tìm được qua một bài phóng sự (“Người Dân Tộc Thiểu Số Vân Kiều Và Pa –Kô”) của Nhóm Phóng Viên Tường Trình Từ Việt Nam, nghe được qua RFA, hôm 18 tháng 10 năm 2013. Xin trích dẫn một đoạn ngắn:
“Có thể nói rằng đời sống của bà con đồng bào thiểu số Vân Kiều và Pa – Kô khổ cực không còn gì để nói. Đi dọc theo đường 9 Nam Lào từ thành phố Đông Hà lên cửa khẩu Lao Bảo, qua khỏi những dãy nhà ngói đỏ chói của thành phố chừng 10km, đến đoạn sông Dakrong chảy dọc đường 9 Nam Lào, nhìn sang bên kia sông là những mái nhà lụp xụp nằm lặng lẽ trên đồi, nhìn lại bên cánh rừng dọc đường 9 cũng nhiều mái nhà sàn lợp tranh nhỏ xíu, tuềnh toàng gió lộng nằm giữa các nương sắn hoặc giữa các ngọn đồi trọc. Cảnh nghèo đói hiện ra xác xơ, tiều tụy.
Thi thoảng, trên đường đi, bắt gặp vài cụ già gùi củi trên lưng khom người đi bộ, cố lê chân từng bước một, bước đi vô hồn, nghe có cả âm thanh réo sôi của bụng đói và nỗi buồn tuổi già bóng xế trong tiếng chân bước. Không những thế, có nhiều cụ bà già 60, 70 tuổi phải gùi củi, măng, bắp chuối đi từ 6 đến 9km từ nhà đến trung tâm thương mại Việt – Lào – Thái hoặc chợ Khe Sanh để bán.”
Cô gái Vân Kiều ngày nay. Ảnh: RFA
Mấy “bà già gùi củi trên lưng khom người đi bộ, cố lê chân từng bước một, bước đi vô hồn, nghe có cả âm thanh réo sôi của bụng đói” trên “đường 9 Nam Lào từ thành phố Đông Hà lên cửa khẩu Lao Bảo” hôm nay chính là những cô gái Vân Kiều hay Pa Kô mấy chục năm về trước. Chớ còn ai vô đó nữa?
Ngày trước:
Gùi trên vai súng đạn ra hoả tuyến.
Gạo ngàn cân em gùi ra chiến trường
Để bộ đội chúng ta ăn no mà đánh thắng giặc Mĩ
...
Ngày nay họ “gùi củi, măng, bắp chuối đi từ 6 đến 9km” để mang đi bán kiếm tiền độ nhật. Và đời sống thường nhật của họ được thiên hạ mô tả là “khổ cực không còn gì để nói.”
Nghe như thế người ta rất dễ có cảm tưởng (hay hiểu lầm) rằng Chính Quyền Cách Mạng là cái đồ ăn cháo đá bát, hoặc cái thứ bạc nghĩa vô ơn.
Không dám “vô ơn bạc nghĩa” đâu!
Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines) cho biết, sẽ triển khai Quy định ưu tiên đối với người có công với cách mạng khi làm thủ tục lên máy bay.
Cụ thể, thực hiện Chỉ thị số 30/CT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 25/12/2014 về việc bổ sung đối tượng hành khách được ưu tiên phục vụ là người có công với Cách mạng tại các Cảng hàng không Việt Nam.
Căn cứ Thông báo Kết luận 58/TB-CHK của Cục Hàng không VN ngày 7/1/2015 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị; Vietnam Airlines cho biết từ ngày 1/2/2015 sẽ triển khai bổ sung quy định ưu tiên đối với hành khách là người có công với cách mạng.
Theo đó, đối với Dịch vụ làm thủ tục của người có công sẽ được nhân viên thủ tục nhận biết và hướng dẫn vào quầy làm thủ tục ưu tiên; được ưu tiên làm thủ tục tại quầy dành cho khách hàng thường xuyên và các tiêu chuẩn dịch vụ khác theo hạng vé đã mua.
Ưu tiên tại khu vực soi chiếu an ninh, khách được ưu tiên sử dụng lối đi riêng dành cho khách hạng thương gia hoặc khách hàng thường xuyên.
Dịch vụ ra tàu bay khách ra tàu bay trước cùng với các khách ưu tiên khác.
Hành khách là người có công với cách mạng cần xuất trình đầy đủ giấy tờ xác nhận đi kèm (bản sao không cần chứng thực) để được ưu tiên phục vụ.”
Coi: chỉ qua một bản tin ngắn ngủi, vỏn vẹn chỉ có 258 chữ mà cụm từ “người có công với cách mạng” được lập đi lập lại tới năm lần lận. Vậy còn muốn đòi hỏi gì hơn nữa chớ?
Còn bằng cách nào mấy bà già Vân Kiều, Pa Kô lọt vô được sân bay để các “hãng hàng không ưu tiên phục vụ đối tượng người có công với cách mạng theo quy định của nhà nước” thì lại là chuyện khác. Chuyện này nhà nước hoàn toàn vô can. Tui cũng vậy.
Mới đi thăm quần thể Đế Thiên – Đế Thích về, lội bộ muốn rã cẳng luôn. Mệt thấy mẹ. Viết được bi nhiêu cũng đã muốn ứ hơi rồi. Thôi tui đi ngủ nha. Chuyện (dài) của mấy má Pako và mấy má Vân Kiều xin để lại bữa sau, hoặc kiếp sau, đi. Good night & good luck!

DAVID SHAMBAUGH * TRUNG QUỐC

09/03/2015


Trung Quốc trên đà suy sụp

Tác giả: David Shambaugh
Phạm Gia Minh dịch từ Wall Street Journal số ra ngày 6/3/2015
Ván bài cuối cùng của ĐCS TQ đã bắt đầu khi mà những biện pháp tàn nhẫn của Tập Cận Bình chỉ có thể đưa đất nước tiến gần tới tình huống nguy kịch.
clip_image002
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình (ngồi hàng đầu ở chính giữa) cùng các lãnh đạo TQ khác đang tham dự lễ khai mạc kỳ họp thứ 3 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc – NPC (Quốc hội), hôm thứ năm mồng 5 tháng 3, 2015 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc kinh. Photo: Xinhua/ Zuma Press.


Hôm thứ năm tuần này Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thường niên vừa nhóm họp theo nghi thức đã trở nên quen thuộc. Ước chừng 3000 đại biểu “được bầu chọn” trên khắp mọi miền đất nước – từ những nhóm thiểu số trang phục sặc sỡ tới các tỷ phú nơi thị thành sẽ gặp mặt trong thời gian một tuần để thảo luận về tình hình đất nước và dường như điều này tạo ra ấn tượng rằng họ đang tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia.

Một số người nhìn nhận cuộc tụ họp đầy ấn tượng này là một chỉ dấu cho sức mạnh của hệ thống chính trị TQ, tuy nhiên thực chất nó lại che dấu những điểm yếu nghiêm trọng. Các chiêu trò chính trị ở TQ xưa nay thường được ngụy trang dưới lớp vỏ đầy kịch tính với những sự kiện dàn dựng trên sân khấu cho thấy dường như Quốc hội trao quyền lực bền vững cho ĐCS TQ. Cán bộ nhà nước cũng như dân thường đều biết rằng họ phải tuân thủ những nghi thức đó, tức là phải vui vẻ tham gia và nhắc lại như vẹt các khẩu hiệu chính thức. Lối hành xử như vậy ở TQ có cái tên là biaotai – bày tỏ quan điểm, thực ra nó có ý nghĩa nhiều hơn là hành động phục tùng mang tính tượng trưng.
Nếu không để ý tới vẻ bên ngoài thì về thực chất ĐCS TQ đang rất suy yếu và không ai biết điều này hơn chính Đảng. Con người đầy quyền lực của Trung Hoa - Tập Cận Bình đang hy vọng rằng các biện pháp trừng trị thẳng tay bất đồng chính kiến và tham nhũng sẽ giúp chống đỡ một sự sụp đổ vai trò lãnh đạo của Đảng. Tập Cận Bình xác định rằng phải tránh trở thành một Gorbachov của Trung Hoa bởi lẽ Gorbachov đã điều hành sự tan rã của Đảng CS LX. Thế nhưng thay vì trở thành nhân vật tương phản với Gorbachov, Tập Cận Bình kết cục có thể lại tạo ra cùng một hậu quả. Sự chuyên quyền của họ Tập gây sang chấn nghiêm trọng toàn bộ hệ thống xã hội TQ và đang đưa đất nước tới gần tình huống nguy kịch.

Dự đoán sự ra đi của các chế độ chuyên chế luôn là việc đầy rủi ro, phi phỏng. Một số chuyên gia Phương Tây nhìn trước sự sụp đổ của Liên Xô trước khi nó xảy ra vào năm 1991; tuy nhiên CIA lại hoàn toàn bỏ qua việc này. Sự tan rã của các quốc gia cộng sản Đông Âu hai năm trước đó cũng đã từng bị chế nhạo như một suy nghĩ mơ mộng của những kẻ chống cộng cho tới khi việc này trở thành hiện thực. Các cuộc “cách mạng màu” trong thời kỳ hậu Liên Xô ở Gruzia, Ucrain và Kyrgyzstan từ năm 2003 tới 2005 cũng như cuộc nổi dậy mùa Xuân Ả Rập năm 2011 đều bùng nổ ngoài mọi dự đoán.

clip_image004

Quảng trường Thiên An môn, nơi đã diễn ra các cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ năm 1989. Photo: National Geographic/ Getty Image

Các nhà quan sát tình hình TQ đang rất để ý tới những dấu hiệu có tính chất làm lộ chân tướng mục ruỗng và suy đồi của chế độ đang diễn ra kể từ khi xảy ra sự kiện trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, khi mà chế độ đã trên bờ suy vong. Từ thời điểm đó đến nay một số nhà Trung Hoa học đã đánh cược uy tín nghề nghiệp của mình khi khẳng định rằng sự sụp đổ của ĐCS TQ trong vai trò lãnh đạo là không thể tránh khỏi. Những người khác thì tỏ ra thận trọng hơn, trong đó có tôi. Thế nhưng thời thế ở TQ đã thay đổi và những phân tích của chúng ta cũng cần bám sát thời cuộc.

Ván bài cuối cùng với sự lãnh đạo của ĐCS TQ đã bắt đầu, tôi tin là như vậy và điều này đã tiến triển xa hơn cái mức mà nhiều người suy nghĩ. Tất nhiên chúng ta không biết con đường đi từ nay cho tới khi nó kết thúc sẽ có hình dạng ra sao. Có thể nó sẽ rất không ổn định và lộn xộn nhưng cho tới khi hệ thống bắt đầu tháo gỡ các nút thắt một cách rõ ràng, rành mạch thì các yếu tố nội tại vẫn tiếp tục đóng vai trò và vì vậy chúng sẽ ảnh hưởng tới bộ mặt của sự ổn định.

Sự cầm quyền của ĐCS TQ khó có thể kết thúc một cách êm ả. Một sự kiện đơn lẻ khó có thể gây nên sự khép lại hòa bình của một chế độ. Điều dễ xảy ra hơn đó là sự ra đi của nó sẽ kéo dài, hỗn độn và bạo lực. Tôi không loại trừ khả năng Tập Cận Bình bị hạ bệ trong cuộc tranh giành quyền lực hoặc bởi một cú đảo chính cung đình (un coup d’état). Chiến dịch chống tham nhũng hăng hái của họ Tập đã trở thành tiêu điểm tuần này của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc cho thấy ông đang dùng quá đà sở đoản của mình và chọc tức một cách sâu sắc các cử tri là những nhân vật chủ chốt trong Đảng, Nhà nước, quân đội và giới kinh doanh.

Người Trung Hoa có câu ngạn ngữ, waiying, neiruan- ngoài cứng, trong mềm. Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo quả thực là mạnh mẽ, tràn đầy sức thuyết phục và tự tin. Thế nhưng nhân cách cứng rắn đó lại đi ngược với hệ thống Đảng và chính trị vốn hết sức mong manh trong nội bộ. Chúng ta hãy cùng xem xét 5 dấu hiệu có tính thuyết phục thể hiện tính dễ tổn thương của chế độ và yếu kém của hệ thống Đảng CS TQ.

clip_image006

Chỉ huy dàn quân nhạc tại lễ khai mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc hôm thứ Năm tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc kinh. Photo: Associated Press
Thứ nhất, giới tinh hoa của nền kinh tế TQ đang đặt một chân bên ngoài cửa nhà và họ luôn sẵn sàng rời bỏ hàng loạt nếu như hệ thống thực sự bắt đầu sụp đổ. Năm 2014 Viện nghiên cứu Hurun ở Thượng hải chuyên theo dõi vấn đề người giàu TQ đã kết luận rằng 64% người có của TQ đã di cư hoặc đang lên kế hoạch di cư khỏi TQ. Người giàu TQ gửi con cái đi học ở nước ngoài với con số kỷ lục ( bản thân sự việc này đã là một cáo trạng về chất lượng của hệ thống Đại học TQ ).

Ngay trong tuần này báo chí đăng tin các đặc vụ Liên bang đã lục soát một số địa điểm ở Nam California nơi mà chính quyền Mỹ khẳng định rằng chúng có liên quan tới loại hình kinh doanh du lịch đạt giá trị nhiều triệu USD nhằm đưa hàng ngàn sản phụ TQ sang sinh con tại Mỹ để rồi sau đó quay trở lại TQ với đứa con là công dân Hoa Kỳ.

Người giàu TQ còn mua bất động sản ở nước ngoài ở quy mô và mức giá kỷ lục, họ chuyển tài sản ra nước ngoài, thường là những nơi được coi là dễ trốn thuế và mượn các công ty làm bình phong.
Trong khi đó, Bắc Kinh đang nỗ lực đưa về nước số lượng lớn những kẻ chạy trốn mang tiền ra sống ở nước ngoài. Một khi mà giới tinh hoa của đất nước – trong đó có nhiều đảng viên CS rời bỏ tổ quốc với số lượng lớn thì chính nó đã cho thấy dấu hiệu xác đáng về sự mất lòng tin vào chế độ và tương lai của đất nước.

Thứ hai, khi lên cầm quyền năm 2012 Tập Cận Bình đã mạnh mẽ tăng cường làn sóng trấn áp chính trị vốn đã được khởi động từ năm 2009 trên khắp TQ. Mục tiêu hay đối tượng được ngắm tới là báo chí, truyền thông xã hội, phim ảnh, văn hóa - nghệ thuật, các nhóm tôn giáo, Internet, các nhà trí thức, người Tây Tạng và Uighur, những nhân vật bất đồng chính kiến, luật sư, các tổ chức phi chính phủ, sinh viên Đại học và lĩnh vực sách giáo khoa. Ban chấp hành Trung ương ĐCS đã ra một chỉ thị hà khắc được biết tới dưới cái tên Văn kiện số 9 phổ biến trong toàn hệ thống ĐCS từ trên xuống dưới năm 2013, yêu cầu mọi đơn vị phải truy tìm cho ra những biểu hiện tán đồng “các giá trị phổ quát của phương Tây” dù còn manh nha, đó là nền dân chủ pháp trị, xã hội dân sự, tự do báo chí và trào lưu Tự do mới trong kinh tế (Neoliberal Economics).
Một nhà nước yên ổn và tự tin sẽ không phải tiến hành trấn áp, cấm đoán như vậy. Đó chính là triệu chứng của sự bất an và lo sợ của lãnh đạo ĐCS.

clip_image008
Người dân kháng nghị bên ngoài tòa nhà nơi vừa khai mạc phiên họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bị cảnh sát xô ngã. Photo: Associated Press
Thứ ba, cho dù nhiều người trung thành với chế độ vẫn hành động xu thời nhưng khó bỏ qua những biểu hiện giả tạo mang tính diễn kịch đang lan khắp bộ máy chính trị trong mấy năm gần đây.

Mùa hè vừa qua, tôi là một trong số ít khách ngoại quốc (và cũng là người Mỹ duy nhất) tham dự cuộc hội thảo về “Giấc mơ Trung Hoa” theo luận thuyết của Tập Cận Bình tại một cơ quan nghiên cứu của ĐCS TQ ở Bắc kinh. Chúng tôi ngồi suốt hai ngày, đầu óc bị tê liệt vì phải nghe liên tục hơn hai chục học giả của Đảng đọc tham luận, tuy nhiên bộ mặt của những người thuyết trình đều lạnh lùng vô cảm, ngôn ngữ cơ thể cho thấy một sự cứng nhắc và nỗi ngán ngẩm của họ rất dễ cảm nhận được từ bên ngoài. Họ làm ra vẻ phục tùng Đảng và những câu thần chú cuối cùng của lãnh đạo nhưng rõ ràng là công tác tuyên truyền đã mất hiệu lực cho nên Hoàng đế bây giờ chẳng còn y phục trên người.

Tháng 12, tôi trở lại Bắc kinh để dự cuộc hội thảo của trường Đảng trung ương, một định chế cao nhất của ĐCS trong việc đưa ra những chỉ đạo mang tính học thuyết. Và một lần nữa các quan chức cao cấp nhất của đất nước cùng các chuyên gia về chính sách đối ngoại lại đọc thuộc lòng kho khẩu hiệu, chính xác tới từng từ.

 Có lần trong bữa trưa, tôi ghé thăm gian hàng sách của trường, một địa chỉ dừng chân quan trọng để biết các cán bộ lãnh đạo TQ ngày nay được đào tạo điều gì. Những cuốn tuyển tập trên giá sách từ “các tác phẩm chọn lọc của Lê Nin” tới hồi ký của cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice và trên bàn ngay cửa ra vào, những cuốn sách nhỏ của Tập Cận Bình quảng bá cho chiến dịch của ông ta về “Công tác quần chúng” - hay mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân được xếp cao chất ngất. Tôi hỏi, “sách này bán thế nào?” Cô bán hàng trả lời “Ô, không bán được nhiều, chúng tôi lại mang chúng đi ấy mà”. Độ cao của chồng sách đã cho thấy khó có thể tin được cuốn sách đó thu hút độc giả.

Thứ tư, nạn tham nhũng làm thối nát bộ máy ĐCS, chính quyền và quân đội cũng đã thâm nhập vào toàn bộ xã hội TQ ngày nay. Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình kéo dài được lâu và cũng khốc liệt hơn những đợt trước đây nhưng không một chiến dịch nào có khả năng loại trừ vấn nạn này vì nó đã bắt rễ một cách ngoan cố vào hệ thống độc Đảng, vào mạng lưới người bảo trợ - khách hàng ( mang tính Mafia – ND ) và một nền kinh tế hoàn toàn thiếu vắng sự minh bạch cùng một bộ máy truyền thông do Nhà nước quản lý không mang tính thượng tôn Pháp luật.

Hơn thế nữa, chiến dịch chống tham nhũng, hối lộ của Tập Cận Bình được đưa ra nhằm thanh lọc có lựa chọn, chủ yếu nhắm vào các đồng sự và chiến hữu của cựu Chủ tịch TQ Giang Trạch Dân. Năm nay đã 88 tuổi họ Giang vẫn được đánh giá như Thái thượng Hoàng trong nền chính trị TQ. Truy quét mạng lưới đặt dưới sự bảo trợ của họ Giang trong khi ông ta còn sống là một sự mạo hiểm lớn đối với Tập Cận Bình, đặc biệt là khi ông có vẻ chưa tập hợp được phe phái gồm những chiến hữu trung thành tới mức đủ mạnh để củng cố quyền lực. Một vấn đề khác nữa là Tập Cận Bình là con trai của thế hệ đầu tiên các nhà cách mạng TQ, là một trong những “ Thái tử” cho nên các mối liên hệ chính trị của ông ta chủ yếu được mở rộng đối với các “Thái tử” khác. Thế hệ thứ 2 này đang bị xỉ vả công khai hiện nay ở TQ.

clip_image010
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại tư dinh Tổng thống Schloss Bellvue trong chuyến thăm Đức, 28/3/2015. Photo: Agence France – Press/ Getty Image
Cuối cùng, nền kinh tế TQ dưới con mắt của phương Tây là một cỗ xe Gia Ga nát không thể dừng lại (thần thoại Ấn độ có chuyện chiếc xe chở vị Thánh tên Giaganat diễu trên phố và những người cuồng tín thường đổ xô vào xe để xe cán chết – ý bóng chỉ lực lượng khủng khiếp đi đến đâu gây chết chóc đến đó – ND).


Nền kinh tế đó đang bị sa lầy trong một chuỗi những cái bẫy mang tính hệ thống mà không dễ thoát ra. Tháng 11/2013 Tập Cận Bình chủ tọa Hội nghị Trung ương 3 ĐCS TQ, Hội nghị đã công bố những chương trình cải cách kinh tế đồ sộ nhưng cho tới nay chúng vẫn còn nằm yên trên bệ phóng. Vâng, các khoản chi cho tiêu dùng có tăng, nạn thảm đỏ có giảm cùng với một số cải cách thuế được thực hiện nhưng nhìn chung các mục tiêu đầy tham vọng của Tập Cận Bình đã chết yểu. Chương trình cải cách đã thách thức các nhóm lợi ích hùng mạnh, cố thủ ở nơi thâm căn cố đế - đó là những doanh nghiệp nhà nước và đội ngũ quan chức Đảng ở địa phương và họ đã không úp mở ngăn cản việc thực thi cải cách.

Năm vết rạn nứt hiển hiện và ngày một gia tăng trong hệ thống quản lý TQ chỉ có thể khắc phục thông qua cải cách chính trị. Cho tới khi và chỉ khi TQ nới lỏng việc quản lý hà khắc hệ thống chính trị, quốc gia này mới có thể trở nên một xã hội sáng tạo và một nền “kinh tế tri thức” như mục tiêu cải cách mà Hội nghị trung ương 3 đã đặt ra. Chính hệ thống chính trị hiện nay mới là trở ngại chủ yếu đối với các cải cách chính trị và xã hội TQ. Nếu như Tập Cận Bình và các lãnh đạo ĐCS TQ không nới lỏng sự kìm kẹp thì họ chắc chắn sẽ phải đối mặt với số phận mà họ không mong muốn.

Trong mấy thập niên sau khi Liên Xô tan rã, giới lãnh đạo của TQ luôn bị ám ảnh bởi sự sụp đổ của người đồng chí cộng sản khổng lồ này. Hàng trăm bài phân tích của giới nghiên cứu TQ đã mổ xẻ các nguyên nhân dẫn tới sự tan rã đó.

“Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình trên thực tế đang cố gắng tránh cơn ác mộng Liên Xô. Vài tháng trước nhiệm kỳ lãnh đạo của mình, họ Tập đã có một bài phát biểu nội bộ về sự sụp đổ của Liên Xô, lên án sự phản bội của Gorbachov và cho rằng Moscow thiếu “một người đàn ông đích thực” có khả năng chống lại người lãnh đạo cuối cùng mang tư tưởng cải tổ đó. Làn sóng đàn áp do Tập Cận Bình khởi xướng và chỉ đạo hiện nay cho thấy ông ta chống lại đường lối cải tổ và minh bạch kiểu Gorbachov. Thay vì cởi mở, Tập Cận Bình lại tăng cường kiểm soát tư tưởng, nền kinh tế và cả những đối thủ cạnh tranh trong nội bộ Đảng.Tuy vậy phản công và đàn áp chưa phải là lựa chọn duy nhất của họ Tập.

Những người tiền nhiệm của ông ta như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào lại rút ra những bài học rất khác từ sự sụp đổ của Liên Xô. Từ năm 2000 tới 2008 họ đã thể chế hóa một số chủ trương nhằm nới lỏng và cởi mở hệ thống cùng với việc thực hiện cải cách chính trị một cách thận trọng và có giới hạn. Họ đã củng cố các cấp ủy ở địa phương và đưa vào thử nghiệm việc bầu vị trí bí thư Đảng với nhiều ứng viên.

Hai ông cũng đã thâu nạp nhiều doanh nhân và trí thức vào Đảng, mở rộng hiệp thương giữa Đảng và các nhóm ngoài Đảng đồng thời làm cho các biên bản họp Bộ chính trị thêm minh bạch. Họ đã cải thiện cơ chế phản hồi trong Đảng, thực thi nhiều hơn các tiêu chí tuyển chọn nhân tài để đánh giá và đề bạt, thiết lập hệ thống đào tạo ủy nhiệm cán bộ trung cấp cho toàn bộ 45 triệu người được quy hoạch nguồn. Các ông cũng đã làm cho có hiệu lực những quy chế về hưu trí, luân chuyển công chức và sĩ quan quân đội 2 năm một lần.

Trên thực tế họ Giang và họ Hồ đã suy nghĩ để quản lý sự thay đổi thay vì chống lại nó. Tuy nhiên Tập Cận Bình không chấp nhận một điểm nào cả. Kể từ năm 2009 (khi mà nhà lãnh đạo có đầu óc cởi mở trước đây là Hồ Cẩm Đào đã thay đổi đường lối và bắt đầu chính sách khẩn cấp), chính quyền TQ ngày càng trở nên bất an nên đã cho ngừng thực thi các cải cách chính trị (trừ việc cải cách đào tạo cán bộ).

Những cải cách này đã được một thủ túc chính trị của Giang Trạch Dân đạo diễn, đó là Phó Chủ tịch TQ Zeng Qinghong (Tăng Khánh Hồng). Ông này đã nghỉ hưu từ 2008 nhưng hiện đang bị nghi vấn tham nhũng trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của họ Tập. Điều này cho thấy Tập Cận Bình thù địch với các biện pháp cải cách nhằm giảm nhẹ con bệnh của một hệ thống đang đổ nát.

Một vài chuyên gia cho rằng chiến thuật tàn nhẫn của họ Tập sẽ báo trước một xu hướng cải cách cởi mở hơn trong những năm sau này trong nhiệm kỳ của ông. Riêng tôi thì không đồng tình bởi lẽ nhà lãnh đạo này và chế độ của ông ta luôn quan niệm chính trị là một cuộc chơi có tổng bằng 0 (tức là hoặc thắng hoặc thua chứ không có tình thế cả hai cùng thắng Win- Win – ND). Do vậy nới lỏng sự quản lý theo họ, chắc chắn sẽ là một bước tiến tới sự sụp đổ của cả hệ thống trong đó có họ.

Họ còn có quan điểm theo thuyết âm mưu cho rằng Hoa Kỳ đang nỗ lực hành động nhằm lật đổ sự lãnh đạo của ĐCS TQ. Do vậy không có chỉ dấu nào cho thấy những cải cách sẽ quay trở lại ở TQ.
Chúng ta không thể đoán trước khi nào thì chủ nghĩa cộng sản ở TQ sẽ sụp đổ nhưng cũng không khó để kết luận rằng chúng ta đang làm chứng cho giai đoạn cuối cùng của nó. ĐCS TQ đứng thứ 2 trên thế giới về thời gian cầm quyền (chỉ sau có Bắc Triều Tiên) và không có đảng chính trị nào có thể cầm quyền mãi.

Nhìn về phía trước, những nhà quan sát TQ cần phải tập trung sự chú ý vào các công cụ của chế độ phục vụ việc cai trị và những người được giao phó sử dụng các công cụ đó. Một số lớn công dân và đảng viên CS TQ đã lựa chọn bằng đôi chân để rời bỏ tổ quốc hoặc thể hiện hành động giả dối của mình bằng cách làm ra vẻ tuân thủ các chỉ thị của Đảng.

Chúng ta cần quan sát cái ngày mà những nhân viên tuyên truyền của chế độ và bộ máy an ninh nội bộ sẽ trở nên không nghiêm chỉnh hoặc lỏng lẻo trong việc thực thi các lệnh của Đảng - thảng hoặc khi mà họ bắt đầu trở nên đồng cảm với những kẻ bất đồng chính kiến như nhân viên an ninh Đông Đức trong cuốn phim “Những cuộc đời của người khác” khi anh này thông cảm với chính đối tượng bị theo dõi của mình.
Một khi sự thấu cảm của con người đã manh nha chiến thắng bộ máy cầm quyền cứng nhắc, giáo điều thì ván bài cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản TQ mới thực sự bắt đầu.

· Dr. Shambaugh hiện là Giáo sư về Quan hệ Quốc tế đồng thời giữ chức vụ Giám đốc chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học George Washington, ông cũng là cộng tác viên cao cấp của Viện Brooking. Những cuốn sách của ông về TQ gồm “ĐCS TQ: sự hao mòn và sự thích ứng” và gần đây nhất là cuốn “Trung Quốc toàn cầu hóa: một thế lực cục bộ”.
Thăng long- Hà nội 8 tháng 3 /2015.
Dịch giả gửi BVN

TIN NAM HÀN

'Khi Đại tiểu thư ngã ngựa!
Chu Nguyễn

Nguồn: Thời Báo
Chu Nguyễn - February 20, 2015

Báo chí Đông-Tây hồi đầu tháng 02 năm 2015 đều đăng tin một nữ giám đốc điều hành hãng hàng không nổi tiếng Korean Air vì hách xì xằng đối với thuộc cấp, đuổi nhân viên dưới quyền xuống máy bay, khiến chuyến bay New York-Seoul mà cô là chủ nhân trở ngại.

Dư luận nổi lên công kích thói cậy quyền cậy thế của cô ả và pháp luật phải can thiệp. Mới đây, 12/02/2015, cô ả tự coi là công chúa của vương quốc hàng không đã lãnh bản án một năm tù giam!

Bài học cho những kẻ giàu sang, quyền thế sống ở thế kỷ 21 mà vẫn tưởng mình ở thế kỷ 19, chỉ cần ô dù tiền bạc và quyền hành thì có thể ngồi trên đầu mọi người và bất chấp cả pháp luật.
Đại tiểu thư Cho Hyun-Ah và cơn giận vì hạt mác ca!

Cho Hyun-Ah, gọi theo tiếng Hán Việt là Triệu Hiển Nga, còn theo tiếng Anh là Heather Cho, sinh ra dưới một ngôi sao tốt vào ngày 05 tháng 10 năm 1974. Heather là con gái đầu lòng của nhà siêu tỷ phú Hàn quốc, chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành hãng hàng không thuộc loại lớn bậc nhất xứ Kim chi, ông Cho Yang-ho.
Tiểu thư Heather từ nhỏ đã được nuông chiều, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, dưới trướng có biết bao nô bộc và tỳ nữ vì đồng lương mà phải quỵ lụy hầu hạ cô con gái nhà giàu kiêu ngạo, độc đoán thành tính.

Heather lại được cho sang Mỹ học những trường thương mại danh tiếng để nối nghiệp nhà và đời cô gái Nam Hàn này càng lên hương dù học mãi đến năm 1999 mới lấy được bằng BS về quản lý khách sạn của Đại học Cornell và đến năm 2009 mới giành được MBA về quản lý của Đại học Southern California. Có bằng cấp Mỹ trong tay, đại tiểu thư càng vênh váo và ngổ ngáo hơn đời.

Thang danh vọng đã được bắc sẵn nên Heather gia nhập công ty hàng không của cha và chẳng mấy chốc thăng quan tiến chức. Vào tuổi 40 Heather đã là phó chủ tịch của Korean Air chuyên trách về nhân sự tiếp tân của hãng hàng không và hệ thống khách sạn của đại công ty KAL (Korean Air Lines).

Đại tiểu thư từ ngày nắm trong tay uy quyền đối với giới nhân sự phục vụ các chuyến bay và trong KAL Hotel Network, cô càng tưởng mình là công chúa thực sự có đủ uy quyền “tiền trảm hậu tấu” đối với thuộc cấp, nên ai trông thấy cô cũng đều nhường bước kính cần chào hỏi.

Dù là người phụ nữ giàu có và quyền uy nhất Nam Hàn nhưng với tính tình khó chịu, coi người khác như cỏ rác, cậy của, cậy có chút học vấn, hay bắt bẻ, hay rầy la người yếu thế, nên tình duyên xem ra không như ý. Hơn nữa, nhan sắc lại không mặn mà cho dẫu tối ngày ra vào thẩm mỹ viện, nên Heather Cho không khỏi có mặc cảm tự ty và cố giấu mặc cảm này trong cái vỏ tự kiêu, tự đại, độc tài và sắt máu.

Ở nhà cảm thấy cô độc, cô thường có mặt trên các chuyến bay của KAL và ngồi ởtoa hạng nhất để chỉ huy nhân viên và ai mắc lỗi thì cô ra oai và ra tay trừng phạt để làm vui. Nhân viên dưới quyền, từ tiếp viên trưởng tới các tiếp viên nhỏ, khi thấy cô đều phải nghiêng mình cúi đầu và gọi dạ bảo vâng răm rắp như trong cung vua phủ chúa.

Nhưng làm sao vừa lòng con người kiêu hãnh và ham uy quyền tới mức ngu dại và mê muội như Heather Cho nên rồi cũng có lúc xảy ra “già néo đứt dây” với thuộc hạ.

Vụ tai tiếng này xảy ra trên chuyến bay hồi tháng 12 năm 2014 và được báo chí gọi là “Nut rage” hay là “Cơn giận hạt mác ca”. Hôm ấy trên chuyến bay bình thường từ Mỹ về Hàn, đại tiểu thư ngồi trên ghế VIP buồn miệng, muốn ăn hạt mác ca (macadamia nut) và ra lệnh cho tiếp viên mang lên. Nam tiếp viên Park Chang-jin lớ ngớ không biết đại tiểu thư thích hình thức và quy tắc nên mang gói hạt mác ca lên đưa cho tiểu thư tưởng rằng “cô chủ” hài lòng. Nào ngờ tiểu thư nổi cơn thịnh nộ, vì như cô từng quy định trong cẩm nang tiếp tân là phải cho hạt vào khay đưa cho khách quý chứ không đưa cả bao như đối với khách thường. Cô la mắng Chang-jin nhưng nam tiếp viên tỏ ý cãi lại thì cô càng nổi đóa cho gọi tiếp viên trưởng lại và buộc anh này phải lấy cẩm nang ra đọc lại. Tiếp viên trưởng lúng túng không tìm được cẩm nang thì cô chửi như tát nước vào mặt, rồi tuyên bố sa thải cả hai người này ngay tức khắc và buộc cả hai phải quỳ gối xin lỗi. Cả hai vì miếng cơm manh áo chỉ còn biết khấu đầu xin tiểu thư, mong tiểu thư rộng lượng khoan dung. Đại tiểu thư được thể ra uy, tay cầm cuốn cẩm nang hướng dẫn khoa lên trước mặt “phạm nhân” và dùng gáy cuốn sách đập vào tay Chang-jin nhiều lần như nhắc nhở “phải học cho thuộc bài học tiếp tân”. Cơn giận của bà La-sát chưa thỏa, cô còn bắt phi công cho máy bay trở lại cửa xuất phát ở phi trường JFK để tống cổ Chang-jin xuống sân và để kẻ phạm lỗi mua vé máy bay quay về xứ.

Máy bay KAL cất cánh bình thường dù trễ hơn 10 phút và trên máy bay gần 250 người không biết vì sao có sự chậm trễ này.
Thái độ tức giận quá đáng của Heather Cho khi lắng xuống thì cô ta mới giật mình biết rằng vụ xì-căng-đan này thế nào cũng tới tai báo chí, dư luận và sẽ bất lợi cho hãng máy bay của thân phụ cô cũng như uy tín của Hàn quốc nên bắt đầu run khi về tới Hàn quốc.

Thế là mong có sự dàn xếp ngầm, và nhiều viên chức điều hành Korean Air đã tìm tới tiếp viên Park Chang-jin và dụ dỗ anh ta đổi lời khai, nhận rằng tự anh ta cảm thấy có lỗi nên xin xuống máy bay chứ không bị cô chủ trục xuất. Chang-jin còn chút sĩ khí nên không nghe. Nội vụ từ đó bung ra và dư luận lên tiếng chỉ trích Korean Air dữ dội và thế giới nhìn Hàn quốc như xứ còn giai cấp phong kiến.

Thực ra, Hàn quốc đã trên đà dân chủ hóa từ lâu, sau Chiến tranh Nam-Bắc (1950-1953) và từ một nước nghèo trở thành trù phú nhờ các tay công kỹ nghệ tiền phong có óc sáng tạo và tài ba.

Giai tầng phú quý của thời đại ở Hàn quốc được gọi là Chaebol. Chaebol chỉ những gia đình tinh hoa của Hàn quốc hiện nắm giữ kinh tế toàn quốc. Mặc dù giới kỹ nghệ gia tỷ phú đã mang lại cho Hàn quốc nhiều cải cách và tiến bộ về kinh tế, nhưng càng ngày thế hệ kế tiếp của các ông chủ tiền phong khai sơn phá thạch đã tỏ ra hãnh tiến, ăn tiêu phung phí, coi trời bằng vung và bất chấp pháp luật. Có phạm pháp thì thành phần trong giới này thường được phạt nhẹ và dễ hưởng khoan hồng.

Đa số dân Nam Hàn còn ở trong cảnh nghèo túng, trong khi giới phú quý càng ngày càng lấn áp các giai tầng thấp cổ bé miệng trong xã hội. Do đó, dư luận xưa nay vốn không ưa giới Chaebol, nay có dịp nổi lên đòi tẩy chay Korean Air và mang Heather Cho ra trước vành móng ngựa về tội xâm phạm nhân phẩm, làm hoen ố thanh danh quốc gia, và cản trở phi công làm nhiệm vụ có thể gây nguy hại cho chuyến bay. Korean Air, vì việc này theo luật hàng không, có thể bị phạt 2 triệu Mỹ kim.

Trước tình thế gay go này, ông Cho Yang-ho, thân phụ của Heather Cho, phải ra mặt. Trước hết, ông Cho Yang-ho cách chức cô đại tiểu thư cư xử như kẻ vô học và độc tài khỏi Korean Air Lines, sau đó ông đưa con gái ra trước báo chí và ngỏ lời xin lỗi vì thái độ bạo hành mà ông cho là ngu xuẩn (foolish) của thiên kim tiểu thư, đồng thời ông nhận lỗi là đã không dạy bảo con tới nơi tới chốn trong đạo làm người văn minh và trong quản lý nhân sự. Trong khi ấy, Heather Cho lần đầu tiên bẽn lẽn đứng như khúc gỗ, cúi gầm mặt lí nhí ngỏ lời xin lỗi với nạn nhân, với khách hàng và với dư luận.

Có một hiện tượng bi hài nhờ “Nut rage”. Món hạt mác ca trước đây không mấy thịnh hành ở Hàn cũng như ở Việt nam nhưng nhờ cơn thịnh nộ của nàng Heather mà số lượng tiêu thụ hạt này ở Hàn quốc tăng lên gấp bội. Có công ty bán lẻ như Gmarket cho biết số bán hạt mác ca tăng lên tới 20% trong 6 ngày kể từ vụ tai tiếng “nut rage” được báo chí truyền tải.

Xem ra dư luận bất bình chưa nguôi nên pháp luật vào cuộc Ngày 30 tháng 12 năm 2014, Heather Cho bị bắt về tội làm xáo trộn chương trình bay, bạo hành hai tiếp viên, cưỡng bức họ, và làm gián đoạn công việc của nhân viên hàng không.

Trong phiên tòa ở Seoul ngày 12 tháng 02 năm 2015, dưới quyền chủ trì của chánh án Oh Seong-woo, tòa đã phán bản án một năm tù không được tại ngoại quản thúc cho Heather Cho, mặc dù công tố viên đòi áp dụng bản án nghiêm khắc hơn là ba năm dành cho Heather Cho.

Tòa nhìn nhận hành vi của Heather gây nguy hại cho chuyến bay và thiệt hại tinh thần cho tiếp viên bị ngược đãi bằng ngôn ngữ và hành động, hiện giờ họ còn ở tình trạng khó bắt đầu kiếm sống và tệ hại nhất là vụ xì-căng-đan khiến báo chí thế giới bàn tán làm ô danh Hàn quốc.

Chánh án Oh nhận định: “Nếu bị cáo tỏ ra biết cảm thông với mọi người, nếu bị cáo không coi nhân viên dưới quyền như nô lệ, nếu bị cáo biết khống chế cảm xúc thì vụ đáng tiếc này không xảy ra”. Ông cũng nhìn nhận Heather Cho đã tỏ ra ân hận và hãng hàng không đã cố gắng đền bù cho các nhân viên phi hành bị tổn hại do vụ này, nên sự trừng phạt bị cáo được giảm khinh.

Heather Cho đã đọc lời xin lỗi trước tòa và nhan sắc của cô càng thêm u ám vì lệ sầu tuôn tràn khi cô nghe tuyên án.

Ngoài ra, một viên chức của Korean Air vì khuyên nhân viên nói dối về vụ “nut rage” cũng lãnh án 8 tháng tù

. Nguồn tin mới nhất cho biết, luật sư của Heather Cho đã đệ đơn lên Tòa Thượng thẩm xin giảm án cho Heather nhưng xem ra dù sao đại tiểu thư cũng phải ngồi tù một năm vì thủ tục lên Tòa Thượng thẩm kéo dài nhiều khi tới hai năm mới được tòa chấp nhận tái xử.

Đại tiểu thư vào tù tương lai rất thê thảm vì cô xưa nay ăn trên ngồi chốc, cơm bưng nước rót, lên xe có người mở cửa, xuống xe có người dùng thân cho cô vịn, nay rơi vào nơi tù ngục cho dù được trọng đãi hơn tù bình thường nhưng cũng phải nếm chút mùi cay đắng và còn sợ các tù đàn chị ghét mặt cho một trận nên thân.

Heather Cho trong cái rủi, có cái may nếu biết nghiền ngẫm câu thơ sau đây:

“Giấc nam kha khéo bất bình
Bừng con mắt dậy thấy mình trong lao”

Và hiểu rằng phú quý vinh hoa như giấc mộng, muốn sống hạnh phúc lâu dài thì phải biết đạo cư xử ở đời, biết tiến biết thoái, có cương có nhu, và dự liệu có lúc ngất ngưởng trên yên vàng, đệm gấm thì cũng có lúc ngã xuống bùn nhơ.'

Khi Đại tiểu thư ngã ngựa!
Chu Nguyễn
Nguồn: Thời Báo
Chu Nguyễn - February 20, 2015


Báo chí Đông-Tây hồi đầu tháng 02 năm 2015 đều đăng tin một nữ giám đốc điều hành hãng hàng không nổi tiếng Korean Air vì hách xì xằng đối với thuộc cấp, đuổi nhân viên dưới quyền xuống máy bay, khiến chuyến bay New York-Seoul mà cô là chủ nhân trở ngại.
Dư luận nổi lên công kích thói cậy quyền cậy thế của cô ả và pháp luật phải can thiệp. Mới đây, 12/02/2015, cô ả tự coi là công chúa của vương quốc hàng không đã lãnh bản án một năm tù giam!
Bài học cho những kẻ giàu sang, quyền thế sống ở thế kỷ 21 mà vẫn tưởng mình ở thế kỷ 19, chỉ cần ô dù tiền bạc và quyền hành thì có thể ngồi trên đầu mọi người và bất chấp cả pháp luật.

Đại tiểu thư Cho Hyun-Ah và cơn giận vì hạt mác ca!
Cho Hyun-Ah, gọi theo tiếng Hán Việt là Triệu Hiển Nga, còn theo tiếng Anh là Heather Cho, sinh ra dưới một ngôi sao tốt vào ngày 05 tháng 10 năm 1974. Heather là con gái đầu lòng của nhà siêu tỷ phú Hàn quốc, chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành hãng hàng không thuộc loại lớn bậc nhất xứ Kim chi, ông Cho Yang-ho.
Tiểu thư Heather từ nhỏ đã được nuông chiều, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, dưới trướng có biết bao nô bộc và tỳ nữ vì đồng lương mà phải quỵ lụy hầu hạ cô con gái nhà giàu kiêu ngạo, độc đoán thành tính.
Heather lại được cho sang Mỹ học những trường thương mại danh tiếng để nối nghiệp nhà và đời cô gái Nam Hàn này càng lên hương dù học mãi đến năm 1999 mới lấy được bằng BS về quản lý khách sạn của Đại học Cornell và đến năm 2009 mới giành được MBA về quản lý của Đại học Southern California. Có bằng cấp Mỹ trong tay, đại tiểu thư càng vênh váo và ngổ ngáo hơn đời.
Thang danh vọng đã được bắc sẵn nên Heather gia nhập công ty hàng không của cha và chẳng mấy chốc thăng quan tiến chức. Vào tuổi 40 Heather đã là phó chủ tịch của Korean Air chuyên trách về nhân sự tiếp tân của hãng hàng không và hệ thống khách sạn của đại công ty KAL (Korean Air Lines).
Đại tiểu thư từ ngày nắm trong tay uy quyền đối với giới nhân sự phục vụ các chuyến bay và trong KAL Hotel Network, cô càng tưởng mình là công chúa thực sự có đủ uy quyền “tiền trảm hậu tấu” đối với thuộc cấp, nên ai trông thấy cô cũng đều nhường bước kính cần chào hỏi.
Dù là người phụ nữ giàu có và quyền uy nhất Nam Hàn nhưng với tính tình khó chịu, coi người khác như cỏ rác, cậy của, cậy có chút học vấn, hay bắt bẻ, hay rầy la người yếu thế, nên tình duyên xem ra không như ý. Hơn nữa, nhan sắc lại không mặn mà cho dẫu tối ngày ra vào thẩm mỹ viện, nên Heather Cho không khỏi có mặc cảm tự ty và cố giấu mặc cảm này trong cái vỏ tự kiêu, tự đại, độc tài và sắt máu.
Ở nhà cảm thấy cô độc, cô thường có mặt trên các chuyến bay của KAL và ngồi ởtoa hạng nhất để chỉ huy nhân viên và ai mắc lỗi thì cô ra oai và ra tay trừng phạt để làm vui. Nhân viên dưới quyền, từ tiếp viên trưởng tới các tiếp viên nhỏ, khi thấy cô đều phải nghiêng mình cúi đầu và gọi dạ bảo vâng răm rắp như trong cung vua phủ chúa.
Nhưng làm sao vừa lòng con người kiêu hãnh và ham uy quyền tới mức ngu dại và mê muội như Heather Cho nên rồi cũng có lúc xảy ra “già néo đứt dây” với thuộc hạ.
Vụ tai tiếng này xảy ra trên chuyến bay hồi tháng 12 năm 2014 và được báo chí gọi là “Nut rage” hay là “Cơn giận hạt mác ca”. Hôm ấy trên chuyến bay bình thường từ Mỹ về Hàn, đại tiểu thư ngồi trên ghế VIP buồn miệng, muốn ăn hạt mác ca (macadamia nut) và ra lệnh cho tiếp viên mang lên. Nam tiếp viên Park Chang-jin lớ ngớ không biết đại tiểu thư thích hình thức và quy tắc nên mang gói hạt mác ca lên đưa cho tiểu thư tưởng rằng “cô chủ” hài lòng. Nào ngờ tiểu thư nổi cơn thịnh nộ, vì như cô từng quy định trong cẩm nang tiếp tân là phải cho hạt vào khay đưa cho khách quý chứ không đưa cả bao như đối với khách thường. Cô la mắng Chang-jin nhưng nam tiếp viên tỏ ý cãi lại thì cô càng nổi đóa cho gọi tiếp viên trưởng lại và buộc anh này phải lấy cẩm nang ra đọc lại. Tiếp viên trưởng lúng túng không tìm được cẩm nang thì cô chửi như tát nước vào mặt, rồi tuyên bố sa thải cả hai người này ngay tức khắc và buộc cả hai phải quỳ gối xin lỗi. Cả hai vì miếng cơm manh áo chỉ còn biết khấu đầu xin tiểu thư, mong tiểu thư rộng lượng khoan dung. Đại tiểu thư được thể ra uy, tay cầm cuốn cẩm nang hướng dẫn khoa lên trước mặt “phạm nhân” và dùng gáy cuốn sách đập vào tay Chang-jin nhiều lần như nhắc nhở “phải học cho thuộc bài học tiếp tân”. Cơn giận của bà La-sát chưa thỏa, cô còn bắt phi công cho máy bay trở lại cửa xuất phát ở phi trường JFK để tống cổ Chang-jin xuống sân và để kẻ phạm lỗi mua vé máy bay quay về xứ.
Máy bay KAL cất cánh bình thường dù trễ hơn 10 phút và trên máy bay gần 250 người không biết vì sao có sự chậm trễ này.
Thái độ tức giận quá đáng của Heather Cho khi lắng xuống thì cô ta mới giật mình biết rằng vụ xì-căng-đan này thế nào cũng tới tai báo chí, dư luận và sẽ bất lợi cho hãng máy bay của thân phụ cô cũng như uy tín của Hàn quốc nên bắt đầu run khi về tới Hàn quốc.
Thế là mong có sự dàn xếp ngầm, và nhiều viên chức điều hành Korean Air đã tìm tới tiếp viên Park Chang-jin và dụ dỗ anh ta đổi lời khai, nhận rằng tự anh ta cảm thấy có lỗi nên xin xuống máy bay chứ không bị cô chủ trục xuất. Chang-jin còn chút sĩ khí nên không nghe. Nội vụ từ đó bung ra và dư luận lên tiếng chỉ trích Korean Air dữ dội và thế giới nhìn Hàn quốc như xứ còn giai cấp phong kiến.
Thực ra, Hàn quốc đã trên đà dân chủ hóa từ lâu, sau Chiến tranh Nam-Bắc (1950-1953) và từ một nước nghèo trở thành trù phú nhờ các tay công kỹ nghệ tiền phong có óc sáng tạo và tài ba.
Giai tầng phú quý của thời đại ở Hàn quốc được gọi là Chaebol. Chaebol chỉ những gia đình tinh hoa của Hàn quốc hiện nắm giữ kinh tế toàn quốc. Mặc dù giới kỹ nghệ gia tỷ phú đã mang lại cho Hàn quốc nhiều cải cách và tiến bộ về kinh tế, nhưng càng ngày thế hệ kế tiếp của các ông chủ tiền phong khai sơn phá thạch đã tỏ ra hãnh tiến, ăn tiêu phung phí, coi trời bằng vung và bất chấp pháp luật. Có phạm pháp thì thành phần trong giới này thường được phạt nhẹ và dễ hưởng khoan hồng.
Đa số dân Nam Hàn còn ở trong cảnh nghèo túng, trong khi giới phú quý càng ngày càng lấn áp các giai tầng thấp cổ bé miệng trong xã hội. Do đó, dư luận xưa nay vốn không ưa giới Chaebol, nay có dịp nổi lên đòi tẩy chay Korean Air và mang Heather Cho ra trước vành móng ngựa về tội xâm phạm nhân phẩm, làm hoen ố thanh danh quốc gia, và cản trở phi công làm nhiệm vụ có thể gây nguy hại cho chuyến bay. Korean Air, vì việc này theo luật hàng không, có thể bị phạt 2 triệu Mỹ kim.
Trước tình thế gay go này, ông Cho Yang-ho, thân phụ của Heather Cho, phải ra mặt. Trước hết, ông Cho Yang-ho cách chức cô đại tiểu thư cư xử như kẻ vô học và độc tài khỏi Korean Air Lines, sau đó ông đưa con gái ra trước báo chí và ngỏ lời xin lỗi vì thái độ bạo hành mà ông cho là ngu xuẩn (foolish) của thiên kim tiểu thư, đồng thời ông nhận lỗi là đã không dạy bảo con tới nơi tới chốn trong đạo làm người văn minh và trong quản lý nhân sự. Trong khi ấy, Heather Cho lần đầu tiên bẽn lẽn đứng như khúc gỗ, cúi gầm mặt lí nhí ngỏ lời xin lỗi với nạn nhân, với khách hàng và với dư luận.
Có một hiện tượng bi hài nhờ “Nut rage”. Món hạt mác ca trước đây không mấy thịnh hành ở Hàn cũng như ở Việt nam nhưng nhờ cơn thịnh nộ của nàng Heather mà số lượng tiêu thụ hạt này ở Hàn quốc tăng lên gấp bội. Có công ty bán lẻ như Gmarket cho biết số bán hạt mác ca tăng lên tới 20% trong 6 ngày kể từ vụ tai tiếng “nut rage” được báo chí truyền tải.
Xem ra dư luận bất bình chưa nguôi nên pháp luật vào cuộc Ngày 30 tháng 12 năm 2014, Heather Cho bị bắt về tội làm xáo trộn chương trình bay, bạo hành hai tiếp viên, cưỡng bức họ, và làm gián đoạn công việc của nhân viên hàng không.
Trong phiên tòa ở Seoul ngày 12 tháng 02 năm 2015, dưới quyền chủ trì của chánh án Oh Seong-woo, tòa đã phán bản án một năm tù không được tại ngoại quản thúc cho Heather Cho, mặc dù công tố viên đòi áp dụng bản án nghiêm khắc hơn là ba năm dành cho Heather Cho.
Tòa nhìn nhận hành vi của Heather gây nguy hại cho chuyến bay và thiệt hại tinh thần cho tiếp viên bị ngược đãi bằng ngôn ngữ và hành động, hiện giờ họ còn ở tình trạng khó bắt đầu kiếm sống và tệ hại nhất là vụ xì-căng-đan khiến báo chí thế giới bàn tán làm ô danh Hàn quốc.
Chánh án Oh nhận định: “Nếu bị cáo tỏ ra biết cảm thông với mọi người, nếu bị cáo không coi nhân viên dưới quyền như nô lệ, nếu bị cáo biết khống chế cảm xúc thì vụ đáng tiếc này không xảy ra”. Ông cũng nhìn nhận Heather Cho đã tỏ ra ân hận và hãng hàng không đã cố gắng đền bù cho các nhân viên phi hành bị tổn hại do vụ này, nên sự trừng phạt bị cáo được giảm khinh.
Heather Cho đã đọc lời xin lỗi trước tòa và nhan sắc của cô càng thêm u ám vì lệ sầu tuôn tràn khi cô nghe tuyên án.
Ngoài ra, một viên chức của Korean Air vì khuyên nhân viên nói dối về vụ “nut rage” cũng lãnh án 8 tháng tù
. Nguồn tin mới nhất cho biết, luật sư của Heather Cho đã đệ đơn lên Tòa Thượng thẩm xin giảm án cho Heather nhưng xem ra dù sao đại tiểu thư cũng phải ngồi tù một năm vì thủ tục lên Tòa Thượng thẩm kéo dài nhiều khi tới hai năm mới được tòa chấp nhận tái xử.
Đại tiểu thư vào tù tương lai rất thê thảm vì cô xưa nay ăn trên ngồi chốc, cơm bưng nước rót, lên xe có người mở cửa, xuống xe có người dùng thân cho cô vịn, nay rơi vào nơi tù ngục cho dù được trọng đãi hơn tù bình thường nhưng cũng phải nếm chút mùi cay đắng và còn sợ các tù đàn chị ghét mặt cho một trận nên thân.
Heather Cho trong cái rủi, có cái may nếu biết nghiền ngẫm câu thơ sau đây:
“Giấc nam kha khéo bất bình
Bừng con mắt dậy thấy mình trong lao”
Và hiểu rằng phú quý vinh hoa như giấc mộng, muốn sống hạnh phúc lâu dài thì phải biết đạo cư xử ở đời, biết tiến biết thoái, có cương có nhu, và dự liệu có lúc ngất ngưởng trên yên vàng, đệm gấm thì cũng có lúc ngã xuống bùn nhơ.
 

Từ án tù của ‘tiểu thư’ nhà tài phiệt

Khoảng một vài năm trở lại đây, gió đã đổi chiều với các chaebol. Sự phản kháng từ công chúng ngày càng lớn, được hỗ trợ bởi các công cụ mới.Khi bắt máy bay quay về cổng chờ để trừng phạt tiếp viên trưởng do “phục vụ không chu đáo”, có lẽ bà Heather Cho, con gái chủ tịch hãng Korean Air, không ngờ rằng hậu quả lại khủng khiếp như vậy. Sự cố này thổi bùng lên cơn giận dữ âm ỉ của công chúng Hàn Quốc, khiến nhà chức trách phải vào cuộc. Bà Cho bị kết án một năm tù giam vì tội vi phạm an toàn hàng không, hành hung nhân viên và lợi dụng chức quyền để cản trở quá trình điều tra.

Sự việc sẽ không có gì đáng nói nếu đây là một trong những lần hiếm hoi thành viên của một Chaebol phải chịu án tù. Vào năm 2007, một người thuộc chaebol, chủ tịch Hyundai Chung Mong-koo, bị tuyên án ba năm tù tội gian lận nhưng sau đó được thả vì chính phủ coi ông là quá quan trọng với nền kinh tế (1). Đổi lại, ông Chung thực hiện lao động công ích và đóng một tỷ đô la vào quỹ từ thiện.

Chaebol, Hàn Quốc, tập đoàn, Samsung, tài phiệt, độc quyền, mạng xã hội, Park Geun-hye

Heather Cho đã bị kết án một năm tù giam vì những hành động của mình. Ảnh: News1/ Reuters

Quyền lực của chaebol
Korean Air và Hyundai đều được gọi là chaebol, dịch theo nghĩa đen tiếng Hàn Quốc là tài phiệt. Đây là những nhóm tập đoàn theo hướng “gia đình trị”, có ảnh hưởng quyết định đến nền kinh tế xứ Kim Chi. Các tập đoàn này được tổ chức bằng cách gom lại những công ty độc lập trên danh nghĩa, tuy nhiên chịu sự quản lý về mặt hành chính và tài chính của một gia đình. Người đứng đầu chaebol là một chongsu, người quản lý không chính thức và không được bổ nhiệm, nhưng lại có quyền đưa ra những quyết định tối cao (2).


Chaebol có chân rết lan toả khắp mọi ngóc ngách của nền kinh tế, tham gia vào những ngành dường như không có chút liên hệ nào với nhau như công nghiệp nặng cho đến thể thao và giải trí. SK Group, chaebol lớn thứ hai Hàn Quốc, có đến 95 công ty thành viên.
Chaebol ra đời từ những năm 1960, sau chính sách thúc đẩy công nghiệp hoá của tổng thống Park Chung-hee (cha của đương kim tổng thống Park Geun-hye). Chính các chaebol là lực đẩy chính tạo ra “kỳ tích sông Hàn”, đưa quốc gia này từ khốn cùng bởi chiến tranh trở thành cường quốc kinh tế trong khu vực và trên thế giới chỉ sau 30 năm. Hiện tại, 20 chaebol lớn nhất có tài sản tương đương 85% GDP của Hàn Quốc (2).


Thế nhưng, nói như nhà sử học người Anh John Dalberg-Acton, quyền lực tuyệt đối thì sự tha hoá cũng tuyệt đối. Cùng với sức mạnh kinh tế của mình, chaebol nhiều lúc trở thành “kiêu binh”. Về kinh tế, các chaebol nhận được nhiều ưu đãi từ nhà nước như vay với lãi suất thấp, hỗ trợ về thuế và mặt bằng, cũng như hỗ trợ khi mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Trước năm 1997, việc các chaebol bị phá sản là không tưởng, bởi chính quyền luôn là “người cho vay cuối cùng” để cứu vớt các chaebol gặp vấn đề.


Thêm vào đó, do mối quan hệ chặt chẽ giữa của chaebol với chính quyền, cũng như quyền lực tài chính của các tập đoàn này, họ gần như bất khả xâm phạm trước pháp luật. Ví dụ tiêu biểu nhất là scandal của ông Lee Kun-hee, chủ tịch tập đoàn Samsung, chaebol lớn nhất Hàn Quốc, vào năm 2008. Khi đó ông Lee bị buộc tội tham nhũng, hối lộ, và trốn thuế. Công tố viên đề nghị ông chịu án bảy năm tù giam và nộp hơn 300 triệu USD tiền phạt. Tuy vậy, ông được cựu tổng thống Lee Myung-park ân xá chưa đầy một năm sau đó, và chỉ phải nộp phạt khoảng 98 triệu USD (3).


Trong một xã hội có thể chế dân chủ và pháp quyền như Hàn Quốc, những sự việc trên khiến công chúng hết sức bất mãn. Đặc biệt là sau cuộc Khủng hoảng tài chính Đông Á 1997, khi nhiều người cho rằng chính chaebol với hệ thống quản trị không minh bạch và vay nợ nhiều là nguyên nhân chính của khủng hoảng (4), thì tâm lý không hài lòng với chaebol của người dân ngày càng tăng lên. Có ý kiến còn cho rằng nền kinh tế phụ thuộc vào chaebol chính là nhân tố trì trệ khiến Hàn Quốc chững lại trong phát triển (5).
Các vị tổng thống lên nắm quyền từ sau cuộc Khủng hoảng Đông Á (Kim Dae-jung, Roh Moo-hyun, Lee Myung-bak, và Park Geun-hye) đều nỗ lực cải tổ chaebol, nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.


Hoàng hôn của đế chế?
Khoảng một vài năm trở lại đây, gió đã đổi chiều với các chaebol. Sự phản kháng từ công chúng ngày càng lớn, được hỗ trợ bởi các công cụ mới, trong khi chính quyền của tổng thống Park Geun-hye tỏ ra cứng rắn hơn các tiền nhiệm trong việc xử lý vi phạm từ các tập đoàn này.
Nếu như trước đây, những cổ đông nhỏ gần như không có tiếng nói gì trong việc thay đổi các chính sách quản trị của chaebol, thì bây giờ, với internet, họ đã có thể dễ dàng kết nối với nhau nhằm tạo ra sức mạnh lớn hơn.


Ví dụ điển hình trong số đó là cộng đồng 35 nghìn nhà đầu tư thiểu số của Navistock, một công ty nhỏ ở Seoul chuyên vận động thay đổi cách quản trị của chaebol. Kim Jung-hyun, giám đốc của Navistock, từng mất đến 2,8 triệu đô la do đầu tư vào một công ty con của chaebol, mà sau đó bị loại ra khỏi sàn chứng khoán do gian lận kế toán. Ông thành lập công ty này để các nhà đầu tư khác không rơi vào hoàn cảnh như mình (6).


Thêm vào đó, mạng xã hội đã trở thành phương tiện lợi hại để kiềm toả các chaebol. Những vụ lạm dụng quyền lực của lãnh đạo các tập đoàn này được phát tán nhanh chóng trên internet, khiến họ không chỉ “mất mặt” mà nhiều khi còn mất cả ghế.
Ở sự cố Namyang vào năm 2013, một người bán hàng của công ty sữa Namyang Dairy Products lăng mạ và doạ giết một nhà phân phối của hãng, do người này không mua thêm sản phẩm vì hết chỗ. Sự cố này được quay lại và phát lên YouTube, khiến cho khách hàng tẩy chay sản phẩm của công ty. Namyang sau đó buộc phải xin lỗi và sa thải nhân viên nói trên (7).


“Trong quá khứ, những hành vi lạm quyền không được công chúng biết đến do thiếu kênh thông tin. Nhưng hiện tại, điều này thay đổi với việc mạng xã hội cho phép khách hàng chia sẻ đủ loại thông tin và đoàn kết với nhau để chống lại các hành vi sai trái từ các công ty,” Ông Chung Sun-sup, một nhà báo Hàn Quốc cho biết trên Financial Times.


Tại Hàn Quốc, những phong trào như của Navistock, và mạng xã hội được đánh giá sẽ góp phần mang “quyền lực cho kẻ không có quyền lực” tạo nền tảng cho cuộc cải cách “dân chủ hoá kinh tế” mà chính quyền Hàn Quốc đang muốn thực thi. Những áp lực này, cùng với mức độ cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng, đòi hỏi các chaebol phải tự thay đổi chính mình, trước hết là về cách ứng xử với công chúng và pháp luật.
“Có một làn sóng về dân chủ trên mạng xã hội Hàn Quốc rằng chaebol không nên được phép cư xử như đứng trên luật pháp nữa,” Kwon Young-joon, giáo sư thương mại tại ĐH Kyung Hee nói (8).
Có lẽ hơn ai hết, có lẽ bà Heather Cho là người thấm thía nhất nhận định này.
Nguyễn Khắc Giang (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR)
---------
Tài liệu trích dẫn
(1) BBC News (2007). Guilty Hyundai boss escapes jail.
(2) Chang, S. J. (2003). Financial crisis and transformation of Korean business groups: The rise and fall of chaebols. Cambridge university press.
(3) The Verge (2012). King of Samsung: a chairman's reign of cunning and corruption
(4) Murillo, D., & Sung, Y. (2013). Understanding Korean Capitalism: Chaebols and their Corporate Governance. ESADE geo Center for Global Economy and Geopolitics Position Paper, 33.
(5) Bloomberg (2012). Reining In South Korea's Chaebol?. Song Jung-a (2013). Pressure mounts on chaebol chiefs. Financial Times.
(7) Song Jung-a (2013). Chaebol under fire amid South Korean scandals. Financial Times.
(8) Munroe and Kim (2014). Special no more? Holding Korean chaebol to higher account. Reuters.


LÃOHỦ * CHUYỆN QUÊNHÀ




CHUYỆN QUÊNHÀ 

Đảng CSVN đang phân hóa 

Theo những tin tức LãoHủ có được thì Đảng Cộng Sản VN đang phân hóa nặng.ít nhất thì trong Đảng cũng có tới ba phe,và phe nàocũng đều có thế lưc mạnh,đó là phe thân Trung Quốc dotổng bí thư Nguyễn Phú Trong đưng đầu,phe thân Mỹ do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu,phe đưng giữa do chủ tịch nước Trương Tấn Sang đứng đầu,Điều ly kỳ là cả ba phe đều có lưc lượng yểmtrợ đằng sau,va phe nào cũng cho mình là mạnh.Chính vì lẽ này mà nội bộ Đảng CSVN đang phân hóa trầm trọng nên phe nào cũng phải tranh thủ hai lưc lương Công An và Quân độivà đã
lợi của mỗi phe 
Vụ nợ công ở VN 
ÔngLê Thanh Hải ủy viên bộ chánh trị bí thư thành ủy TPHCMlên diễn đàn quốc hội nói rằng nặm 2015 ngân sách nhà nước sẽ phảitrích tới 31 phần trămngân sách để trả nợ công,đâu còn tiền để đầutư gì nữa.Dânbiểu Trần Du Lich thì nói rằng VN chưa đến nỗi vỡ nợ nhưng cứ tình trạng vay nợ mớiđể trả nợ cũ thì cái tương lai vỡ nợ không còn xa 
Bộ trưởng chủ nhiệmvăn phòng chính phủ họpbáo tuyên bố nợ côngcóthể leo thang lên tớiđỉnh điểm vào năm 2016,nhưng vào năm 2020thì sẽ xuống thangtừ từ.Đúng là miệng nhà quan có gang có thép 
Bộ trưởng Bùi Quang Vinhđòithay đổithể chế 
Phát biễu trước Quôc Hội bộ trưởng kế hoach đầu tư Bùi Quang Vinh quả quyết nếu VN tăng trưởng từ 8 tới9 phần trămnăm phải 40 nămnữa mớikịpHàn Quôc hômnay trong
khita chỉ tăng trưởng chưa tới 6 phần trăm thì con lâu hơn nhiều.Tốt nhất là phảithay đổithể chế để tăng trưởng kinh tế
Ông Vinh nói vậy ""bạophổi"" thật,thay đổithể chế tức là dẹp chế độ công sản phải không,ông bạomiệng thậtđấy 
Hội nghị Diên Hồng thời đại 2014 
Cuối cùng thì Hội Nghị Diên Hồng Thời Đai cũng đã khai mạc tại Hội trương VNCR -14861 Moran St Wesminter city lúc 10 giờ sáng ngày 2 tháng 11-2014 với ban tổ chưc do bô lãoVõ Toàn 104 tuổi giáosư tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, cùng nhà biên khảoPhạmTrần Anh và các đoàn thể Quốc gia tổ chức.Cái ly kỳ của đai hội này là người khởi xương và góp nhiều công trongviệc tổ chức là nhà văn Chu Tấn chỉ ghi tên trong thiếp mời là liên lạc viên thôi 
Hội Nghị Diên Hồng ThờiĐai đã thống nhât được đường lốisách lưọc chiến lược quang phục Việt Namdướichế độ tưdodân chủvà
vạch ra hướng đisắptới chotổ quốccũng như nhân dân VN,vấn đề còn tồn tại là hành độngnhư thế nàođể thưc hiệnthì vẫn còn bế tắc.Tuy nhiên ngườiquốc gia ngồi lại được với nhau đã là một thắng lợiđang kể rồi
Văn bút quốc tề lên tiếng về trường hợpĐiếu Cầy Nguyễn Văn Hải
Do vận động của nhà thơ Nguyên Hoàng BảoViệt Văn bút quốc tế đã có bản lên tiếng về trường hợp nhà báoĐiếu Cầy Nguyễn Văn Hải phải chịu lưu vong sang Mỹ để được ngừng ở tùtại VN.Văn bút quốc tế đòi nhà cầm quyền Cộng Sản ở Hà nội phải cho phép Điếu Cầy NguyễnVăn Hải được tự do về VN,được trả tự do chứ không phải chỉ ngưng thi hành án và đi lưu vong 
Dương thu Hương quá hay vôtình biếnCông An và Quân độithành yêu tố quyết định thắng 
Trong tiểu thuyết Vô Đề, Dương Thu Hương đã viết một câu bất hủ giải thích tại saoxã hội VN ngày nay xuống cấpthê
thảmLãoHủ xin trich nguyên văn câu đó để hảinội chư vi thưởng lãm""Họ học luân lý Mác Lê.Cướp nhà,cướpvườn cướpruộng nhà ngườita theosách Mác Lê.Lột quần vợ ngườita ra mà ngủ cũng là vì lợi ích đấu tranhgiai cấp"" 
Cuộc đấuđá Nguyễn Tấn Dũng Nguyễn Sinh Hùng đã mở màn 
Quốc hội của Nguyễn Sinh Hùng mới hé lộ ý đồ sẽ đemNguyễnTấn Dũng lên thớt bỏ phiếu tín nhiệmvà đấutố NguyễnTấn Dũng thì Nguyễn Tấn Dũng đã ra tay liềncho lệnh công anbắt Hà văn Thắm chủ tich Hội Đồng Quản trị ngân hàng Đại Dương nguồntiền của NguyễnSinh Hùng vàlộ ý đồ sẽ ""vồ"" luôn emgái Nguyễn Sinh Hùng là bà Nguyễn Hồng Phương cánh tay mặt của Hà Văn Thắm.Hành động của Nguyễn Tấn Dũng khiến cho Nguyễn Sinh Hùng phải chùn bước,mở cuộc đàmphám""chui""với phe NguyễnTấn Dũng nhưng vẫn quyết ănthua đủ với Nguyễn văn Bình thống đốc ngân hàng nhà nướcvì Bình ""ruồi""đã chơixấu Nguyễn Sinh Hùng 
Lê Duẩn Lê Đưc Thọ mưusát hụt Hồ chí Minh năm 1968 như thế nào 
Theo lời kể của Vũ Kỳ vớiSơn Tùng thìLê Duẩn,Lê Đức Thọ quyết định mở cuộc Tổng tấn công và nổidậy TếtMậu Thânđã tổ chức họpBộ Chánh Trị để thông qua quyết định này nhưng Hồ chí Minh và Võ Nguyên Gíapđã không đồng ý và chorằng Tổng tâncông và nổidậy chỉ thí quân thí ngườichẳng điđến đâu,Lê Duẩn Lê Đức Thọ quyết đinh đưa Võ Nguyên Gíapsang Hung Gia lợi chữa bệnh thần kinh và đưa Hồ chí Minhsang Tầu chữa bệnh suy nhược để họ ở nhà Tổng tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân.Gần tết Mậu Thân, Lê Duân và Lê Đức Thọ quyết đinh chotầu bay đón Hồ chí Minh về nước nhưng tổ chức ámsát bằng cách tắt đèn tín hiệuđường băng sân bay Gia Lâmđể phi công láiphi cơ chệch đường băng bị tai nạn không ngờ phi công lái tầu bay cho Hồ chí Minh đã đápxuống đường băng không đèn tín hiệuchính xác nên tai nạn đã không xẩy ra và Hồ chí Minh thoát chết trong gang tấc 
Một sự thật phũ phàng 
Đai biểuquôc hội Nguyễn Đình Quyềnphó chủ tịch Ủy ban tư pháp quốc hộitrong một cuộc tiếpxúc báochí nói về vấn đề kê khai tàisản ở VNđã tuyên bố một câu rât sòng phẳng ở VN nhiều bộ trưởng ,thứ trưởng chủ tịch tỉnh kê khai tàisản không có gì đáng kể nhưng con trai con gái họ thì lại có người là chủ ngân hàng tàisản cả ngàn tỷ nên chuyện kê khaitàisản ở VN chỉ là trò vớ vẩn chẳng điđếnđâu cả 
Kim jong Un "" vua liều"" 
Nhật báo Nhật bản Sankei Shimbun vừa tiết lộ là sau hơn một tháng biệt tích vì vụ bể
mắt cá chân lãnh tụ Băc Triều Tiên Kim Jong Un đã ra chỉ thị mật bắt toàn Đảng toàn dân Băc Triều Tiênphải thuộc nằmlòng câu khẩu hiệu'"" Nhật bản là kẻ thù trămnămTrung Quốc là kẻ thù ngàn nămcủa Bắc Triều Tiên"".[tin nàyđã được Tân Hoa Xã hãng Thông Tấn chính thức của nhà nướcTrung Quốcloan lại]nhà lãnh đao Băc Triều Tiên Kim Jong Un tuy trẻ tuổi mà liều mạng hết biết luôn,LãoHủ xin xá ba xá, tônKim Jong Un là vua liềucủa thế giới hiện đai 
Chính phủ Căm pu chia trở mặt với VN 
Sau khi đámsư sãi và trí thức ngườiCămpu chia thuộc phái Kơme Krom[ NgườiKờ me đang sinh sống tạiVN]biểu tình tại NamVang đốt cờ VN và tố cáo người VN cướpđất của người Cămphu chia ngược đãi ngươiK ờ me đang sinh sống tạiVN,bộ trưởng chánh phủ Căm pu chia phụ trách biên giới bỗng nhiên tuyên bố VN rờinhiều
cột mốc biên giới ở Cămpu chia tạitỉnh Đắc nông để làmđường xâmphạmlãnh thổ Căm pu chia.Đệ tử Cămpu chia bắt đầu ọ ẹ vớiVN,chuyện này chắc có bàn tay Bắc kinh 
Đàitruyền hình ANTV tuyên dương Võ Đai Tôn 
Ngày 22 tháng 10trong mục Những trang vàng truyền thống đài truyền hình ANTV cơ quan ngônluận của bộ Công An VN đã tuyên dương Võ Đai Tôn ngày này thậpniên 80 thế kỷ trước đã vượt biên giớiLào về VN cầmđầu Dân quân phục quốc vànhững người anh em Fulro chống pháchế độ Cộng sản VNđã bị quân độiCộng Sản Làobắt giao cho công an VN
Điều ly kỳ là nay Võ Đai Tôn đang lưu vong ở Úc Đại Lợi và vẫn tiếptục con đường chống Cộng để quang phục lại VN trong chế độ Tư Do Dân Chủ 
Chủ tịch nước TrươngTấnSang ghi sổ tangly kỳ 
Thiên hạ chới với khiđọc những dòng sau đây Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi trong sổ tang bà Võ Thị Thắng""VớiVõ thiThắngkhi nước nhà tao loạn Võ Thi Thắng phận gái mà vẫn hiên ngang đứng lêncầmsúng""sống vĩ đai chết vinh quang"".Khi đất nước thanh bình lý ra Võ Thị Thắng phải được cống hiến công sức mình cho đất nước trong môitrường thuận lợi,nhưng không hẳn được như vậy.Thời nào cũng có kẻ hiểmác giấu mặt đối xử bất nhân nhưng Võ Thị Thắng vẫn hiên ngang ngửng đầu""sống vĩ đại chết vinh quang""
Chủ tịch nước Trương Tấn Sangmuốn nói ai là kẻ hiểmác giấu mặt, hãmhại Võ Thị Thắng thiên hạ đều rõcả,nhưng ngay ông cũng chẳng làmgì đươc kẻ hiểmác giấu mặt thế mới kỳ chứ 
Chuyện câu đối 
Nhân dịpnhà giáoVũ Khiêu mừng thọ trămtuổi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới mừng tặng bức chướng có thêu hai câu đối

Sơn hà linh khí tại
Kimcổ nhất hiền nhân
Mấy ông nhà nho lên mạng bình luận câu
trên là để đi ""'điếu""vìchỉ ngươichết mới 
có linh khí,câu dưới phạmthương vìđể Vũ Khiêu trên Hồ chí Minh Mác lê nin.Mấy nhà Nhodẫn câu thơ Tố Hữu khóc Hồ chí Minh
''""Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác ,Lê nin thế giới người hiền"" 
 Văn chương chữ nghĩa ở đờirắc rốithật 
Cộng sản cho con Võ Phiến đấu tố Võ Phiến 
Báo Văn Nghệ TPHCM vừa cho đăng một bài dài củaThu Tứ[bút hiệu của Đoàn Thế Phúccon traithứ nhà văn Võ Phế Đoàn Thế Nhơn]với tựa đề Trường hợpVõ Phiến đã''đấu tố tới bến"" Võ Phiến luôn khiến choLê Tất Diều với bút danh Kiều Phong phải lêntiếng.Kiều Phong ôn tồn nhỏ nhẹ nói vớiThu Tứrằng Võ Phiến chọn con đường chống Cộngchỉ vì Cộng Sản VN là bọn người,phản dân hại nước,không có nhân tính.Nhờ chọn con đường Chống Cộng mà Võ Phiến nuôi đươc Thu Tứ khôn lớn đưa Thu Tứ đidu học thành nhà khoa học
KiềuPhong viết'""Bài viết của cháu không thuyết phục được ai,như con daocùn,ngườibị đâmkhông thấy đau,chỉ tức cười.Nhưng vị thế của cháu-con trai nhà văn Võ Phiến đươc ủy quyền quản thủgia tài văn chương-cho phép cháu tha hồ phá hoại.Thành tích đã có rồi kiểmduyệt hết những bài những đoạn văn chống Cộng của nhà văn Võ Phiếnđể lậpcông với Đảng và nhà nước.Do đó qua điện thoại chú đã yêu cầu mẹ cháu giúp bố cháu làmthủ tục truất quyền""thừa hưởng và quản thủ tài sản văn chương Võ Phiến của cháu""
""Độc ác ,tàn nhẫn do cố tình hay vì ngu dốt,ngớ ngẩn,tộiấy mới to.Kết quả như nhau cùng dẫntới những hành vi bất nhân bất nghĩa""
Theodư luận thì ngườiđứng đằng sau vụ Thu Tứ đấu tố cha là Vũ Hạnh.
Lý Thụy Ý tố cáoPhạmTiến Duật '""chôm""thơ Lý Thụy Ý 
Nhà thơ Lý Thụy Ý vừa nhờ nhà thơ Trần Mạnh Hảo lên tiếng dùmvề trường hợpmột bàithơ của bà bị đưa vàoTuyển tậpthơ PhạmTiến Duật trong khi bàithơ này đã đươc báoVăn Nghệ TiềnPhong đăng trước ngày 30tháng tư năm 1975.Nhà thơ Trần Mạnh Hảođemchuyện này than phiền với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phó chủ tịch Hội nhà văn VN ông Thiều nói khi Duật còn tại thế,ông có hỏi PhạmTiến Duật chuyện này Duật nói việc đem bài thơ trênvàotuyểntậpcủa ông là lỗi của ban biên tập và người làmtuyển tập,chứ ông không được
hỏi ý kiến,nên ông chỉ tuyên bố ông không phải là tác giả bàithơ trên,tác giả là một người ở miền Nam nàođó ông không biết 
Kỷ niệm 30 năm ngày Đặng Thái Mai qua đời 
Hà nội đang tổ chức hội thảo về nhânvật Đặng Thái Mai dịp ông qua đời đươc ba mươi năm
Cái ly kỳ là nhân vật Đặng TháiMaiđược chính con gái ông là Đặng Anh Đào viết trên báo Văn Nghệ rằng cha bà là bạn thân với chánh mật thám người Pháp tên Marty vàchuyện ông Hoàng Văn Chí viết sách ở Mỹ nói rằng tướng Võ Nguyên Gíaplà con nuôichánh mật thámMarty là xuất phát từ một lá thư của ông Marty gửi ông Đăng ThaiMai gọitướng Giáp là mon enfant tất cả chỉ có vậy,ông Đặng Thái Mai luôn để lá thư này trên bàn làmlá bùa hộ mệnh
Cuối thập niên 50 thế kỷ trước Lão Hủ thường cùng ngươi bạn vong niên là nhà thơ
Gỉan Chi mỗisáng chúa nhật vàoChợ lớn""nhậmsà"" với Sầmtiên sinh nguyên giáo sư Đai học Băc kinh dậy môn ngữ văn tiếng Hán nói chuyện văn chương chữ nghĩa Sầmtiên sinh nói Đăng TháiMai dịch Lỗ Tấn qua Việt ngữ sai bét và bảoGỉan Chi nên dich lại Lỗ Tấn qua Việt ngữ 
Đảng C SVN phổ biến tài liệu về hội nghị Thành Đô 
Hội nghị Thành Đô là cái hội nghị ĐCSVN ký thỏa hiệp với Đảng CSTQ quyết định từ năm 2020 VN sẽ thành một khu tự trị thuộc Trung Quốc với lý do Trung Quốc sẽ lãnh đao khốiXã Hội Chủ Nghĩa,Đảng CSVN cần giũ Đảng hơn giữ nước nên Tổng bí thư Đảng CSVN lúc đó là ông Nguyễn Văn Linh đã quyết định nếu Trung Quôc chịu đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa còn lại thì năm 2020VN sẵn sàng thành khu tự trị của Trung Quốc , và VN đã ký thỏa hiệpThành đô rút quân khỏi Căm phu chia và nhường
nhiều vùng đất vùng trời vùng biển cho Trung Quốc để được Trung Quốc cho bang giao lại. Cáithỏa hiệpThành Đô đã đươc VN dấu kín nhưng Trung Quốc lại tung lên mạng internet,và mọi chuyện đổ bể thế là ban tuyên giáoĐảng CSVNvội vàng tung ra tài liệu nói không làm gì có thỏa hiệp Thành Đô,tuy nhiên hồi ký của thứ trưởng ngoại giao nước CHXHCNVN thờiđó là ông Trần Quang Cơ được tung lên mạng internet đã nói huych toẹt tất cả sự thật 
Cố nhà văn Trương Tửuđươc giảithưởng của Hội Nhà Văn Hà nội 
Cố nhà văn Trương Tửu,không chỉ là nhà văn mà còn là giáo sư đaihọcông được phong đợt đầu tiên của nước VNDCCHcùng đợt với những Đăng TháiMai,NguyễnMạnh Tường nhưng vì dính tới vụ Nhân Văn Giai Phẩmđã bị treo bút và""mất dạy"" từ năm 1956 tới1999 khi ông qua đời nghĩa là gần50 năm.Mới đây Hội nhà văn HàNộido nhà phê bìnhPhạmxuân Nguyên làmchủ tịchđã quyết định traogiảithưởng toàn sự nghiệpcho nhà văn quá cố Trương Tửu,giải về tiền bạc không lớn nhưng lại là sự vinh danh nhà văn quá cố Trương Tửu vì ông là người Hà nội và có sư nghiệpsáng tác cũng như biên khảođáng nể.
Cố nhà vănMaiThảo được nhà văn quốc tế Jan Kats vinh danh 
Nhà văn quốc tế Jan Katz trong cuốn sách Artist in exile-american odysseyviết về các nhà văn lưu vong trên thế giới ở Mỹ,trong số đó có cố nhà vănMai Thảo.Tác giả Jan Katz đã gặpvà phỏng vấn cố nhà vănMai Thảo năm 1980 khi ông lưu vong tạiMỹ ,cố nhà văn Mai Thảođã kể lại chuyện ông đào
thoát khỏi VN gian nan nhưthế nào.Theo lờicố nhà văn MaiThảothì ông đươc anh emtổ chức cho vượt biên tới hai lần mớiđithoát,sau khitrốn chui trốn nhủi hai
nămtrờiở Saigon trong támcăn nhà khác nhau và luôn trong tâmtrạng có thể bị cộng sản bắt bất cứ lúc nào
Bài viết của tác giả Jan Katz về cố nhà văn Mai Thảo đươc in trong sách Artist in exile ,a merican odyssey xuât bản năm 1983 và đươc báoHợp lưu dich lại trang Thằng phảogió của nhà văn Thế Phong trích đănglược bớt những lờicố nhà văn MaiThảo công kích cộng sản và chú thích rằngchính họa sỉ Duy Thanh là người giớithiệu với ngươi Mỹ tên Tucker để ông này ký hợpđồng vớiMai Thao xuất bản một nguyệt san cổ súy cho nền văn học nghệ thuật tư dovà phòng thông tin Mỹ yểmtrợ bằng cách mỗi ký xuât bản mua cho 2000 ấn bảndođó Mai Thảoxuất bản nguyệt san Sáng Tạo,tạora một phong trào văn chương mới ở VN và vì phong trào này Mai Thảo bị Cộng Sản VN ghi vàosổ đen tớisau ngày 30tháng
4 năm 1975 thì bị chúng truy bắt để đưa vàotù nên phải vượt biển đàothoát 
Đôi co 
Đai biểu quôc hội Đỗ Văn Đương ủy viên thường trưc Ủy ban tư phápQuốc hội nước CHXHCNVNnói trước diễn đàn quốc hộirằng thêmvào luât tố tụng hình sưquyền imlăng là vẽ đường cho hươu chạy,luật sư ở VN đa số vì ngườicó tiền.Thế là ông Lê Thúc Anh chủ tịch Liên Đoàn Luât Sư VN""Tác giăng nổigiận'"" làm văn thư gửi chủ tich quốc hội và chủ tịch ủy ban tư pháp quôc hội phải bắt đai biểu Đương rút lại lời tuyên bố trên và xin lổi liên đoàn luật sư nếu không liên đoàn sẽ đưa ông Đương ra tòa vì vu cáo giới luật sư.Đai biểu Đương đã nói với báo chí ông có quyền phát biểu theo hiến định và không có gì phải xin lỗi ai cả,ông Anh và Liên đoàn luật sư muốn làmgì cứ việc làmông ""cóc""sợ

CHUYỆN THẾ GIAN CƯỜI


CHUYỆN THỨ NHẤT

Một vị thiền sư đi ngao du thiên hạ, khi đến một vùng núi nọ thì bị ốm nặng. Ông được một  bà goá là chủ quán trà cứu và đưa về nhà chăm sóc. 

Mặc dù không biết tung tích vị thiền sư, quán nghèo thưa thớt khách, không có tiền nhưng người phụ nữ vẫn tận tình chăm sóc và cứu chữa cho ông.


Hơn 3 tháng ròng vị thiền sư mới bình phục. Cảm động ân tình của bà  chủ quán, vị thiền sư trước khi rời đi dành một tuần liền để đào một cái giếng cạnh quán cho bà goá tiện dùng nước, không phải ra tận suối gánh nữa.
Không ngờ, từ khi dùng nước  giếng mà vị thiền sư đã đào để pha trà  bán, trà của bà goá có mùi thơm thật đặc biệt và vị của trà cũng rất ngon. Ai uống một lần cũng phải quay lại. Tiếng lành đồn xa, quán trà của bà goá khách đến đông nườm nượp. Người đàn bà goá trở nên giàu có
từ đó.

Ít lâu sau, vị thiền sư có dịp ghé qua quán để thăm lại ân nhân của
mình, thấy cơ ngơi khang trang, vị thiền sư rất mừng cho bà goá.



Khi hỏi về giếng nước, bà goá than phiền với thiền sư: “Giếng nước này tốt lắm, có điều nước cạn liên tục, vài ngày mới lại đầy nên tôi chẳng bao giờ đủ để bán cho khách”.

;Vị thiền sư nghe xong lắc đầu, nói: “Không tốn kém gì cả, từ nguồn nước trời cho rồi kiếm ra nhiều tiền mà bà vẫn không thấy hài lòng ư?” .

Ông viết lên tường một câu: “Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế!” rồi lẳng lặng quay đi, không bao giờ quay trở lại quán nữa. Giếng nước từ ấy cũng cạn dần.

Chúng ta phần lớn giống như bà goá kia, không bao giờ hài lòng với cái mình có mà thường đứng núi này trông núi nọ. Chúng ta thường hay so sánh, hay mong ước viển vông mà quên vui hưởng hiện tại của mình.

Hãy nhìn lại để thấy mình đã được may mắn hơn bao nhiêu người chẳng có gì, để biết vui sống, để bớt “lòng tham”, để không phải hối hận về sau.

CHUYỆN THỨ HAI

Một du khách Ngoại Quốc qua thăm Hà Nội, Ông ta muốn đi thăm tất cả những nơi nổi tiếng nhất.
Ông ta tới nhà hàng sang trọng nhất Hà Nội.
Người hầu bàn bảo ông:
    - Thưa ông, nhà hàng hết chỗ trống rồi!
    - Thế anh làm ơn cho tôi đặt cọc 3 bàn, nhưng tôi chỉ cần 1 bàn và một ghế thôi, hai bàn kia anh có quyền xử dụng tùy ý!

Ngay tức khắc, người hầu bàn tìm ra chỗ ngồi cho ông khách hào phóng.



Sau khi thưởng thức một bữa ăn thịnh soạn,có bồi bàn đứng hầu, ông khách quyết định đi xem buổi trình diễn của đoàn ca múa Trung Ương có tiếng ở VN.

Tới trước cửa rạp, người gác của nói:
    - Thưa ông, hội trường đã hết chỗ!
    - Thế anh cho tôi mua mưòi vé, tôi
chỉ xài một, còn chín cái anh muốn làm gì thì làm.
Đúng một phút sau, ông khách có ngay một chỗ ngồi tốt nhất trong rạp.
Vãn hát, ông khách đi tới Ba Đình để vào thăm lăng Hồ chí Minh. Trước lăng, một hàng dài cả trăm người đang phải nối đuôi nhau chờ đợi.
Ông khách nói với đám Công an:
    - Thời gian tôi ở đây rất ngắn, các anh có cách nào giúp tôi vào thăm lăng mà khỏi xếp hàng không?
    - Xin lỗi ông, rất tiếc, ông phải xếp hàng như mọi người khác.

Ông khách mỉm cười rồi nói:
    - Nếu đã vậy thì trong khi chờ đợi, tôi xin mời các anh cùng uống với tôi một ít rượu ngoại quốc.


 
Nói xong, ông khách lôi trong túi ra năm sáu chai Walker, đưa cho mỗi công an một chai.


 
Nhận rượu xong, đám công an vồn vã nói:
    - Thưa ông, bây giờ ông muốn vào thăm lăng "Bác", hay ông muốn chúng tôi bưng "Bác" ra đây cho ông thăm!!!


 






 


No comments:

Post a Comment