Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 10 November 2016

THÀNH PHẦN THỨ BA * KỸ THUẬT * TTP *

RFA* THÀNH PHẦN THỨ BA

Thành phần thứ ba là ai trong chiến tranh Việt nam?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-04-20

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tất cả lực lượng cộng sản tiến vào Saigon đều cầm cờ Mặt trận giải phóng
Tất cả lực lượng cộng sản tiến vào Saigon đều cầm cờ Mặt trận giải phóng
Files photos

Khi chiến tranh Việt nam gần kết thúc, người ta có nói đến những người được gọi là Thành phần thứ ba với khả năng đứng ra làm cầu nối cho việc thương lượng kết thúc chiến tranh. Thực sự họ là ai? Giáo sư Nguyễn Văn Trung là người từng được gọi là thuộc Thành phần thứ ba trên công luận tại miền nam trước năm 1975, và hiện nay sống tại Canada. Ông dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn về câu chuyện này. Đầu tiên ông cho biết về thành phần thứ ba như sau:
GS Nguyễn Văn Trung: Bản thân tôi tôi lúc nào cũng chủ trương là không tham gia vào bất cứ thứ chính quyền nào, dù là đối lập hay tham chính. Vì tôi muốn giữ tư thế độc lập của một người trí thức dấn thân, nhưng mà dấn thân với tư cách tư tưởng chứ không phải tham gia tổ chức hay đoàn thể gì. Nói về thành phần thứ ba thì tôi biết nhưng tôi không phải là một nhân vật hay hoạt động gì ở trong đó, mặc dầu có vẻ xét về nguyên tắc tôi chẳng đứng với bên nào thì xếp vào thành phần thứ ba là đúng rồi, tôi không phải chính quyền, tôi không phải đối lập. Mà lúc đó có nhiều tổ chức thành phần thứ ba chứ không chỉ có một.
Kính Hòa: Giáo sư có nhớ cái ý tưởng về thành phần thứ ba ra đời như thế nào không ạ?
GS Nguyễn Văn Trung: Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng biết là lúc đấy ở VN có chính quyền, có đối lập, và có những người không phải chính quyền, cũng không phải đối lập thì họ đứng vào thành phần thứ ba, nhưng trong thành phần thứ ba đó có nhiều tổ chức. Tôi thì xét về một mặt nào đó tôi cũng có thiện cảm với thành phần thứ ba. Nhưng tôi không dính vào tổ chức nào trong đó. Tôi chỉ là một người trí thức dấn thân thôi, dấn thân vào thời cuộc, và cả chính trị nữa nhưng không thuộc tổ chức chính trị nào, nhưng với tư cách là người có quan tâm đến thời cuộc, đến chính trị. Tôi cũng có thành lập những tổ chức nhưng không mang một áp lực chính trị nào. Cuộc đời tôi nó như vậy.
Kính Hòa: Bây giờ đứng từ ngoài nhìn vào, đứng ở chổ 40 năm sau thì Giáo sư có thấy là thành phần thứ ba có hoạt động nào không hay là họ chỉ có tiếng nới như vậy chứ không có thực lực gì? Vì rằng cuộc chiến tranh đã kết thúc bằng vũ lực!
Giáo sư Nguyễn Văn Trung: Cho tới bây giờ thì tôi thấy là thành phần thứ ba thì có nhưng không có thực lực gì. Nó vẫn có đó, nhưng mà không có một tổ chức gì có thống nhất hay là sức mạnh về chính trị. Nó có tiếng như vậy thôi, cũng có lúc họ cũng dính vào tổ chức nọ tổ chức kia, rồi cũng như tôi, dính vào thấy cũng … nên lại rút ra. Nó rất là linh động và không có thực lực lâu dài. Có những người cũng dính vào rồi nhưng mà… vì bản thân họ không thích chính trị cho nên họ dính vào rồi lại thấy không đi tới đâu, họ nghĩ là mình có thể làm được cái gì đó, sau họ chán rồi lại bỏ.
Kính Hòa: Giáo sư nhận xét gì về Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam?
Giáo sư Nguyễn Văn Trung: Tôi ở Việt nam đến năm 1994 tôi mới đi cho nên tình hình lúc năm 1975 tôi biết hết. Những người Mặt trận giải phóng miền Nam cũng là những người có thiện tâm thiện chí, nhưng sau năm 1975 thì họ thấy họ chỉ là con bài của miền Bắc thôi. Rồi có người họ rút ra, có người vẫ ở lại đó nhưng không làm gì cả. Tôi thấy họ cũng tự trọng. Họ không chống đối, họ biết họ sai lầm, nhưng họ cũng không nói ra, thế thôi, rồi mọi thứ tan biến cả.
Nhóm nhân sĩ trí thức đang chờ để được Bộ Ngoại Giao mời vào làm việc về hành động bành trướng của Trung Quốc
Nhóm nhân sĩ trí thức đang chờ để được Bộ Ngoại Giao mời vào làm việc về hành động bành trướng của Trung Quốc
Kính Hòa: Giai đoạn sau 1975 Giáo sư sống dưới chế độ của những người cộng sản cầm quyền thì Giáo sư cảm thấy thế nào?
Giáo sư Nguyễn Văn Trung: Trước 1975 tôi bị mang tiếng là người cấp tiến hay là thân cộng, có những tổ chức nọ kia mời tôi vô ủy ban cải thiện chế độ lao tù chẳng hạn. Nhưng khi mà họ về cầm quyền thì họ thấy tôi không phải là người của họ, và họ rất sợ, sợ tôi là thành phần nằm vùng của phe quốc gia. Họ sợ nên bắt tôi bỏ tù hết sáu tháng ở cái trại giam trong Sở công an. Sau họ thấy là không phải thì họ lại thả tôi ra. Tôi là một cái người mà tiếng Pháp gọi là ambigue, rất hàm hồ, tức là người ta đứng ở đâu thì người ta nhìn ra tôi theo cái quan điểm của họ.
Kính Hòa: 40 năm rồi Việt nam cũng có nhiều hay đổi, hiện nay trong nước cũng có nhiều trí thức người ta lên tiếng, người ta chỉ trích những cái làm không đúng của nhà cầm quyền. Giáo sư có nhận xét rằng giới trí thức ở Việt nam bây giờ họ đã mạnh dạn hơn không ạ?
Giáo sư Nguyễn Văn Trung: Tôi rời Việt nam đã 20 năm rồi, dù có về một lần nhưng mà cũng khó cho tôi để nói. Nhưng tôi thấy chưa có dấu hiệu gì làm thay đổi chế độ trong nước bây giờ. Cái này tôi thấy cái này  khó hiểu lắm. Nước Việt nam ở cái vị thế mà các thế lực bên ngoài lúc thì lợi dụng lúc thì không. Những người ở trong nước họ có cái hoàn cảnh của họ, những người bạn của tôi hay những người trẻ hơn mà tôi biết thì đều không tạo được một thế đứng nào rõ ràng cả.
Kính Hòa: Người ta nói là chiến tranh đã kết thúc 40 năm rồi nhưng dường như chuyện hòa hợp hòa giải dân tộc vẫn chưa hoàn tất, Giáo sư có thấy như vậy không?
Giáo sư Nguyễn Văn Trung: Có chứ. Tôi gặp cả những người đảng viên từ ngoài Bắc vào, những người Sài gòn cũ, rồi những ông chống cộng, trong những buổi gặp gỡ như vậy ai cũng nói là thấy có thể làm những cái gì đó, nhưng rồi thì… Theo tôi thì những yếu tố đó không còn là Việt nam nữa, vì Việt nam dường như vẫn bị các cường quốc dù là Trung quốc, hay Nga, hay Mỹ lợi dụng theo cái quan điểm của họ.
Những người Việt nam cũng ý thức được chuyện đó nhưng ngồi với nhau rồi thì cũng chưa dẫn tới được cái gì. Bây giờ nói ví dụ như những người cộng sản, tôi có biết họ, họ cũng chán lắm rồi, nhưng cũng không ra khỏi tổ chức của họ, rồi những ông chống cộng cũng vậy thôi.
Kính Hòa: Cám ơn Giáo sư đã dành thì giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.

Friday, April 10, 2015


DAI LOAN

Hoa Hướng Dương sẽ thay đổi Đài Loan?

  • 9 tháng 4 2015


Bữa ăn sáng tại gia đình họ Vương vào hôm Chủ Nhật: đó là bài học về những thái độ ứng xử ở Đài Loan đối với Trung Quốc đã thay đổi ghê gớm qua ba thế hệ.
Cha mẹ của Josephine từ Trung Quốc chạy sang Đài Loan sau khi Quốc dân đảng thua cuộc trước Đảng Cộng sản hồi cuối thập niên 1940. Họ tin rằng Trung Hoa Dân Quốc, tên chính thức hiện nay của Đài Loan, và Trung Hoa đại lục thuộc về cùng một quốc gia, và đó là những gì bà Josephine được dạy bảo.
Chồng bà, Clyde, đã làm việc nhiều năm trong cơ quan chuyên quảng bá thương mại Đài Loan, hoạt động cả với Trung Quốc. Hai ông bà tin rằng Đài Loan phải có quan hệ tốt với đối tác lớn nhất và là cựu thù của mình, tuy đối tác này luôn muốn Đài Loan đến một ngày sẽ về với Trung Quốc thành một mối. Họ không ủng hộ việc nhập về với Trung Quốc, cũng không ủng hộ việc độc lập, mà muốn giữ nguyên trạng như hiện nay.
Nhưng Kevin, con trai họ, 30 tuổi, thì mạnh mẽ tin rằng Đài Loan là một quốc gia riêng rẽ và phải khẳng định sự độc lập của mình, nếu không muốn bị Trung Quốc nuốt chửng.
"Cha mẹ tôi vẫn nghĩ rằng chúng tôi là người Trung Quốc. Tại trường đại học, tôi bắt đầu nghi ngờ về những điều mình được dạy bảo," Kevin nói. "Nay thì tôi tin rằng Đài Loan bằng mọi cách có thể phải độc lập.
"Chính phủ hiện thời ở Đài Loan vẫn chưa thoát ra được cách nghĩ chúng tôi là một phần của Trung Quốc, cho nên chúng tôi cần phải cắt cái dây nhau đó đi."
Những người như Kevin đã tham gia vào một phong trào được gọi là Phong trào Hoa hướng dương, hồi năm ngoái đã chiếm đóng quốc hội trong 24 ngày, làm dấy lên cuộc biểu tình chống Trung Quốc lớn nhất trong nhiều năm qua.
Họ đã chặn việc cơ quan lập pháp chuẩn thuận một thỏa thuận thương mại gây tranh cãi với Trung Quốc và buộc chính phủ phải đồng ý ra luật mới, cho phép người dân theo dõi nhiều hơn các đàm phán với Bắc Kinh.

'Bảo vệ bản sắc'

Tuy các hoạt động hồi tháng Ba năm ngoái diễn ra tương đối nhỏ gọn và tòa nhà quốc hội đã lại thuộc về các nhà lập pháp, nhưng nơi này còn lâu mới trở lại hoạt động bình thường.
Phong trào này khiến nhiều người nghĩ rằng họ, chứ không phải là chính phủ hay đảng đương quyền, Quốc Dân Đảng, phải có tiếng nói về mối quan hệ giữa Đài Loan với Trung Quốc.

Lin Fei-fan nói điều then chốt là phải bảo vệ được bản sắc Đài Loan
Phong trào cũng góp phần đáng kể dẫn tới sự thất bại của đảng cầm quyền vốn có đường lối thân Trung Quốc trong các cuộc bầu cử địa phương hồi tháng Mười Một.
Nếu như nó thổi bùng thêm nữa các nỗi sợ hãi về Trung Quốc và sự bất bình với Quốc Dân Đảng, thì điều đó rất có thể sẽ giúp Đảng Dân tiến theo đường lối độc lập giành chiến thắng trong cuộc đua ghế tổng thống vào năm tới.
Đồng thời, nó giúp thúc đẩy những cải tổ trong luật trưng cầu dân ý ở Đài Loan.
Các lãnh đạo của phong trào Hoa Hướng Dương nói điều này sẽ thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa ở Đài Loan và bảo vệ chủ quyền qua việc để người dân trực tiếp quyết định các vấn đề, gồm cả bản sắc riêng và quan hệ với Trung Quốc.
"Bảo vệ được việc công nhận bản sắc Đài Loan sẽ giúp bảo vệ hơn nữa quyền tự chủ của Đài Loan. Điều này vô cùng quan trọng đối với chúng tôi," lãnh đạo Hoa Hướng Dương Lin Fei-Fan nói.
Nhưng không phải ai cũng ủng hộ phong trào này.
Tuy đã có nhiều thỏa thuận được ký với Trung Quốc trong những năm gần đầy, gồm cả một số thỏa thuận được nhiều người coi là có lợi cho Đài Loan, nhưng những thỏa thuận có thể ký tiếp nay đều đang bị tạm ngưng vô thời hạn.
Điều này gây quan ngại không chỉ từ phía các doanh nghiệp như ngân hàng, vốn muốn tiếp cận nhiều hơn nữa vào thị trường Trung Quốc, mà cả những ai khác muốn có quan hệ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc, nhất là các quan hệ kinh tế.
Trong số này có Jen-Hsuan Hsieh, mới tốt nghiệp đại học. "Cả thế giới đang muốn hiểu rõ về Trung Quốc. Chúng tôi cũng phải làm vậy," cô nói.
"Kể cả khi có coi họ là kẻ thù, thì bạn cũng phải hiểu rõ kẻ thù của mình."
Làm nghề phiên dịch tự do, cô đang tìm việc làm ở Trung Quốc, nơi có nhiều cơ hội hơn, và lương cũng tốt hơn.
Cô không phải là người duy nhất. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy một phần ba người Đài Loan ở độ tuổi 20 đến ngoài 30 muốn làm việc tại Trung Quốc, cao hơn so với những năm trước.


Điều đó khiến người ta đặt câu hỏi, liệu thời gian đang đem lại ưu thế cho phía Trung Quốc hay Đài Loan.
Với thời gian, kinh tế và cuộc sống của người dân Đài Loan có thể sẽ trở nên gắn bó hơn với Trung Quốc, khiến cho Bắc Kinh dễ xoay sở hơn trong việc thúc đấy thống nhất.
Nhưng với thời gian, người Đài Loan có thể càng mạnh mẽ hơn trong ý định giữ độc lập. Một cuộc khảo sát hồi năm ngoái do một công ty địa phương, China Youth Corps, thực hiện cho thấy gần 90% học sinh, sinh viên coi mình là người Đài Loan chứ không phải người Trung Quốc.

'Cách thức hòa bình'

Một số người cho rằng nếu Trung Quốc trở nên dân chủ hơn và mức sống trung bình đạt được mức của Đài Loan, thì những khác biệt giữa hai bên sẽ bị mờ nhạt đi, và nếu người Trung Quốc hiểu hơn về Đài Loan thì quan điểm của họ trong chuyện thống nhất về một mối có thể sẽ nhẹ bớt đi, khiến cho việc tranh luận về chủ đề này sẽ trở thành không cần thiết.
Vào lúc này, Bắc Kinh đang theo dõi chặt chẽ Phong trào Hoa Hướng Dương. Tuy nhiên, Trung Quốc có lẽ chưa rõ là mình nên phản ứng ra sao, một phần bởi hiện Bắc Kinh không còn phải đối phó với chỉ một đảng phái chính trị nào nữa, mà là nhiều nhóm dân sự, các cá nhân trong phong trào này.
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu nói việc ông theo đuổi mối quan hệ tốt đẹp hơn với Trung Quốc là hướng đi đúng đắn và nói khi ông lên nắm quyền hồi 2008, quan hệ hay bên rất căng thẳng khiến Washington lo lắng.
Trở lại gia đình nhà họ Vương, các thành viên tránh bàn luận về vấn đề chủ quyền của Đài Loan hay việc Kevin tham gia phong trào cho tới khi họ được hỏi.
Cha mẹ anh chấp nhận rằng thế hệ của Kevin rốt cuộc sẽ quyết định tương lai đất nước. Họ chỉ mong là thế hệ đó đưa ra những qhttp://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2015/04/150409_taiwan_sunflower_movementuyết định đúng đắn.

THÔNG CÁO CHUNG VIỆT TRUNG

Việt Nam - Trung Quốc ra thông cáo chung công nhận bất đồng trên biển


mediaTàu hải cảnh Trung Quốc chạy sát tàu cảnh sát biển Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa - REUTERS/Nguyen Minh
Cũng liên quan đến Biển Đông, nhưng trong quan hệ Việt Nam Trung Quốc, nhân chuyến công du của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, sẽ kéo dài cho đến ngày mai, vào hôm qua, 08/04/2015, hai bên đã công bố bản Thông cáo chung về chuyến thăm. Giới quan sát đặc biệt chú ý đến kết luận liên quan đến Biển Đông.
Nội dung bản thông cáo nhắc lại những vấn đề quen thuộc trong quan hệ song phương, nhắc lại những quan điểm cố hữu như tình hữu nghị rất tốt giữa hai nước, các trọng tâm hợp tác trong mọi mặt …
Riêng về vấn đề được mọi người chú ý là hồ sơ Biển Đông, trong đoạn 5 của bản Thông cáo, hai bên đã công nhận rằng đây là một vấn đề gây bất đồng, nhưng đều cam kết là sẽ giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở chú ý đến đại cục, tức là không để cho Biển Đông gây tổn hại cho các lãnh vực hợp tác khác.
Giới phân tích đặc biệt chú ý đến phần hai bên cam kết là sẽ giải quyết tranh chấp bằng cách « kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển ».
Khái niệm trên đây đã lập lại một chủ trương từng được Bắc Kinh thúc đẩy là « nên tạm gác tranh chấp để cùng phát triển », một ý tưởng từng khiến Việt Nam dè dặt vì rất có lợi cho Trung Quốc.
Đoạn thứ hai gián tiếp công nhận bất đồng trên vấn đề Biển Đông khi hai bên xác định : « Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển…, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh… ». Đoạn này mang ý nghĩa đặc biệt sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào cắm sâu trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, gây sóng gió trong quan hệ song phương.
Đoạn cuối của phần liên quan đến Biển Đông đưa ra một số biện pháp, nhưng gợi lại ý của Trung Quốc là hai bên nên « tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm » « tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển ».

ĐỒNG HỒ THỤY SĨ

Đồng hồ Thụy Sĩ, võ khí mới nhất trong cuộc xung đột Biển Đông

Những chiếc đồng hồ của công ty Candono mang dòng chữ Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
Những chiếc đồng hồ của công ty Candono mang dòng chữ Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Liêm, trong những năm qua, đã mua vài chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ, nhưng chiếc mà ông mới mua đặc biệt nổi bật so với những chiếc khác trong bộ sưu tập của ông. Trên mặt đồng hồ mới này có dòng chữ “Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam,” và mặt sau là hình bản đồ quê hương của ông - Việt Nam.
Hoàng Sa và Trường Sa, những quần đảo ở Biển Đông đang là vấn đề tranh chấp quốc tế giữa Việt Nam, Trung Quốc và 4 nước khác. Trong bối cảnh cuộc tranh chấp đang diễn ra chiếc đồng hồ này là một trong những sản phẩm mới nhất để người dân Việt bày tỏ lòng yêu nước của mình.
Ông Liêm, một thương gia 32 tuổi nói, “Bản đồ Việt Nam thiệt là đẹp, chiếc đồng hồ này thực sự khác với mấy chiếc khác của tôi.”
Trong khi chiến đấu với đối thủ lớn hơn mình rất nhiều về chủ quyền các hòn đảo, Việt Nam đã tìm nhiều cách để thách đố Trung Quốc. Việt Nam khước từ hộ chiếu, sách giáo khoa cũng như các tạp chí in các bản đồ Việt Nam không có những quần đảo này. Người Việt Nam tẩy chay hàng hóa bán qua biên giới phía bắc và ủng hộ chiến dịch mua hàng “Sản xuất tại Việt Nam.” Người Việt Nam quyên tiền tặng các ngư dân và những người khác sống trên các đảo. Và giờ đây họ mua những chiếc đồng hồ biểu trưng lòng ái quốc.
Phó giáo sư Alexander Vuving thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ở Hawaii, nói rằng những chiếc đồng hồ này là một cách cho các công ty nắm bắt lợi thế về cuôc xung đột. Ông nói:
“Đối với tôi dường như lòng yêu nước thể hiện trong vụ Biển Đông đã trở thành một thanh thế tốt hiện nay ở Việt Nam,” Ông Vuving dùng từ ngữ mà người Việt Nam vẫn thích hơn là cụm từ Biển Nam Trung Hoa. “Nhưng Trung Quốc có thể có thể cũng bắt chước Việt Nam và một số người ở 2 nước có thể dự phần trong một cuộc chiến về lãnh thổ ở Biển Đông.”

Công ty Hải Minh phân phối những chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ giá 400 đôla của nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ Candino. Ông Bùi Tuấn Minh, giám đốc công ty Hải Minh, nói ông thúc giục công ty sản xuất loạt đồng hồ này với số lượng hạn chế, chẳng hạn như chỉ 1.888 chiếc bán ra. Ông nói:

“Nhất là trong tình hình đất nước hiện nay, bất cứ một biểu hiện cảm thông nào từ bạn bè quốc tế của chúng ta đều là món quà tặng trân quý đối với tất cả chúng ta.”
Là nhà sản xuất từ một quốc gia nổi tiếng về lập trường trung lập trên chính trường thế giới, công ty Candino đã làm một số người hơi ngạc nhiên khi dấn bước trong trận bão Biển Đông. Có thể số lượng đồng hồ sản xuất theo phiên bản này không nhiều cho một thị trường nhỏ và không có tiếng tăm đến mức công ty không cho rằng gây nhiều sóng gió.

Ông Vuving nói nếu Candino chỉ đơn thuần kiếm tiền từ việc bán loại đồng hồ này, họ sẽ không ngạc nhiên là công ty bán thứ sản phẩm mà người Việt Nam thích:
“Nếu quý vị cho là các công ty Thuỵ Sĩ nên đặt Thuỵ Sĩ lên trước tiên, thì đây là chuyện lạ, vì họ nên giữ thế trung lập. Những nếu quý vị nghĩ đây là một công ty tư, và họ có thể làm vì lợi nhuận cũng như quan điểm cá nhân, thì không có gì lạ nữa.”

Công ty Candino chưa bình luận gì về việc này. Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội từ chối yêu cầu phỏng vấn của đài VOA.

Công ty Hải Minh đã từng quảng bá những đợt đồng hồ Thuỵ Sĩ  với số lượng giới hạn chẳng hạn như bộ sưu tập đánh dấu 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Thuỵ Sĩ hay những chiếc đồng hồ kỷ niệm 1000 năm của thủ đô - 1000 năm Thăng Long.
Ông Phạm Minh Vũ làm việc tại một cửa hàng nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh bán đồng hồ của công ty Hải Minh và của các nhà phân phối khác cho biết:
“Chúng tôi thường có những chiếc đồng hồ cho những dịp đặc biệt.”
Vừa kéo chiếc găng tay đen để cầm hàng hoá, ông Vũ giải thích là cửa hàng của ông có những khách hàng quen thường xuyên mua hàng cũng như khách hàng từ nước ngoài:
“Người ngoại quốc cũng mua những chiếc đồng hồ này, có lẽ là vì họ yêu Việt Nam,” ông Vũ nói về những chiếc đồng hồ có hình các hòn đảo. “Họ nói họ thích các chi tiết và lá cờ trên chiếc đồng hồ.”
 http://www.voatiengviet.com/content/dong-ho-thuy-si-vo-khi-moi-nhat-trong-cuoc-xung-dot-bien-dong/2700341.html

TRỐNG TRẬN BIỂN ĐÔNG

uss-fitzgerald

"Vạn sa Trường thành": vẳng nghe trống trận đâu đây

Việt-Long - RFA
2015-04-09

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Khu trục hạm USS Fitzgerald, một trong hai chiến hạm Mỹ thao dượt với hải quân Việt Nam, tháng tư 2015
PACOM photo

Ra ngoài cầu hòa, ở nhà tập võ

Việt Nam và Trung Quốc vừa ký kết những thỏa ước hợp tác quan trọng tại Bắc Kinh, trong khi hải quân Việt-Mỹ vừa bắt đầu cuộc thao dượt hoạt động chung hằng năm, và Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đã đến Tokyo, đang bay qua Hàn quốc trong chuyến đi Đông Á đầu tiên của ông.
Sự trùng hợp về thời gian của những sự kiện này hoàn toàn là ngẫu nhiên. Tuy nhiên sự trùng hợp về mục đích của những hoạt động ngoại giao-quân sự đó lại bắt nguồn từ những hành động bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông.
uss-captain-vietnam-
Hạm Trưởng và sĩ quan chiến hạm USS Fort Worth gặp đối tác phía Việt Nam, chuẩn bị cuộc thao dượt Tháng 4-2015
Tại Bắc Kinh Việt Nam và Trung Quốc cam kết "duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung", ký kết kế hoạch hợp tác trong 5 năm tới, đồng thời cam kết sẽ tìm ra giải pháp hoà bình cho vấn đề tranh chấp ở biển Đông. TBT Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhắc lại  ý hướng hòa bình của Việt Nam trong mối giao hảo với Trung Quốc. Nhưng ở ngoài khơi Đà Nẵng, hai chiến hạm US Fitzgerald và USS Fort Worth của Hoa Kỳ cùng hải quân Việt Nam đang tập luyện thực hành những "Quy tắc hành động trong tình huống đụng độ bất ngờ trên biển", và thao dượt kế hoạch cứu cấp dưới mặt biển, tức là cứu hộ cho những trường hợp nguy cấp liên quan đến tàu ngầm.
Trong khi ông TBT bày tỏ ý hướng tôn xưng "16 chữ vàng và 4 tốt" ở Bắc Kinh thì ngoài khơi Đà Nẵng, Quảng Ngãi, nơi tàu cá Việt Nam thường bị cướp phá, hải quân Việt Nam vẫn chuẩn bị đề phòng chiến tranh.  Những tình huống nguy cấp đối với tàu ngầm thường xảy ra trong chiến tranh nhiều hơn là trong hoà bình, tuy rằng tai nạn tàu ngầm trong thời bình không phải là không có. Bên cạnh đó, những cuộc thao dượt thực hiện "quy tắc hành động khi đụng độ bất ngờ" trên biển, mà trên lý thuyết nói là để giảm nhẹ nguy cơ leo thang xung đột, thực chất là để chuẩn bị đối phó với nguy cơ xung đột quân sự hay an ninh trên biển.

Cảnh cáo "vạn sa trường thành"

Phía Hoa Kỳ, trước khi lên đường đi Tokyo, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ một lần nữa đã xác định quyết tâm của Hoa Kỳ trong chính sách tái quân bình lực lượng hướng về châu Á Thái Bình Dương. Nói chuyện tại đại học Arizona, Bộ trưởng Ashton Carter cho biết Hoa Kỳ đã chuyển vũ khí, tái phối trí quân đội và thi hành nhiều kế hoạch khác để hiện đại hóa tầm vóc quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực, mặc dù những xung đột diễn ra ở Trung Đông, Ukraine và nhiều cuộc khủng hoảng khác đòi hỏi sự quan tâm của những người lập chính sách.
Bộ trưởng Carter nói thế lực của Trung Quốc không tranh giành được những quyền lợi của Hoa Kỳ và đồng minh:
"Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải đồng minh, nhưng không cần phải đối nghịch. Mối quan hệ song phương sẽ trở nên phức tạp vì hai phía vừa hợp tác, vừa cạnh tranh." và ông nói thêm: "Mỹ và các đồng mình đều quan ngại sâu xa trước tính cách thiếu minh bạch của Trung Quốc về  các chi phí quốc phòng, những hoạt động liên quan đến không gian ảo và những nỗ lực phô trương sức mạnh trong những hải phận tranh chấp xa khỏi bờ biển Trung Quốc."
Tại Tokyo hôm thứ tư, Bộ trưởng Ashton Carter cao giọng nói thẳng với Trung Quốc là đừng thay đổi hiện trạng ở biển Đông, quân sự không phải là giải pháp cho những cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải.
Dường như đây là lần đầu tiên một Bộ trưởng quốc phòng Mỹ nói đến "phản ứng mạnh mẽ" của Hoa Kỳ đối với bất kỳ quốc gia nào muốn sử dụng quân sự trong những cuộc tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Trước nay giới lãnh đạo Hoa Kỳ chỉ ôn tồn kêu gọi các bên hành xử ôn hòa trong khi cùng nhau tìm giải pháp hoà bình qua thương lượng. Người Mỹ hầu như chưa bao giờ hay rất hiếm khi nói đến phản ứng quân sự của Hoa Kỳ và đồng minh ở châu Á, đặc biệt là ở biển Hoa Đông và biển Đông.  
us-japan-secs-defense
Hai Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Nhật họp báo tại Tokyo, 8 tháng 4, 2015
Những lời phát biểu mạnh mẽ như vậy dường như nằm trong một lập trường chung của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, vừa được tô vẽ lại cho rõ ràng trong một tình hình mới.

Mỹ-Úc phối hợp tác chiến

Tại hội nghị hàng hải ở Canberra, thủ đô Australia, vào cuối tháng ba, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ lần đầu tiên chỉ trích công khai, trực tiếp và mạnh mẽ việc Trung Quốc đang bồi đắp những rạn san hô, đá chìm ở Trường Sa thành những đảo nhân tạo kiên cố dùng vào mục đích quân sự.
Đô đốc Harry Harris gọi đó là hành động chưa từng có của Trung Quốc, đang kiến tạo  một bức 'Trường thành bằng cát", gây nghi vấn về ý hướng của Trung Quốc là đối đầu hay hợp tác với các cường quốc khác trong khu vực. Đô đốc Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương đồng thời chỉ trích cả "đường Chín đoạn" do Trung Quốc áp đặt để giành chiếm chủ quyền biển Đông, mà theo ông nói là trong bối cảnh bất cân xứng sâu xa giữa sức mạnh của Trung Quốc so với các nước láng giềng nhỏ bé hơn.
Sự kiện này cho thấy giới quốc phòng và quân sự của Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho một kế hoạch nhằm xác định dứt khoát chính sách của Hoa Kỳ ở châu Á Thái Bình Dương là phải đương đầu với chính sách bành trướng quân sự của Trung Quốc ở biển Đông cũng như biển Hoa Đông, nếu không Trung Quốc sẽ bành trướng xa hơn nữa.
Tại hội nghị Canberra Đô đốc Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương cũng nhấn mạnh quyết tâm tái quân bình lực lượng Mỹ cho châu Á Thái Bình Dương, cho biết ông đang thực hiện kế  hoạch phối trí 60% lực lượng hải quân Mỹ vào Hạm đội Thái Bình Dương trước thời hạn năm 2020. Các cấp chỉ huy hải quân của Mỹ và Úc đã thảo luận cặn kẽ và sôi nổi về khả  năng phối hợp tác chiến giữa các loại chiến hạm nổi của hai nước ở Thái Bình Dương. Đặc biệt các tướng lãnh Mỹ Úc còn thảo luận về học thuyết chiến tranh mới, tạm gọi là "Gây tổn thất đồng loạt" (Distributed Lethality) nhắm tăng cường và phân bố đều lực lượng tàu nổi của hải quân để có thể cùng lúc tấn công tiêu diệt nhiều mục tiêu ở khắp nơi.
Điều đáng chú ý ở hội nghị Canberra là hải quân Australia rất quan tâm tới khả năng hoạt động phối hợp của các chiến hạm Úc với hải quân Mỹ trong vùng biển tây Thái Bình Dương, bao gồm vùng biển bao bọc Trung Quốc ở phía đông, phía nam, trải rộng qua phía đông Philippines, và xuôi nam qua biển Java, qua tới tận Ấn Độ Dương. Tin tức về hội nghị này còn cho hay Lầu Năm Góc đang nghiên cứu một kế hoạch theo đó các chiến hạm Mỹ thường xuyên đi qua vùng biển châu Úc, và mở rộng những cuộc tập trận hải quân bao gồm Úc và Ấn Độ.  Tin này về hội nghị Canberra không nói tới Nhật Bản, nhưng kế hoạch thao dượt hải quân bốn nước Mỹ Nhật Úc Ấn đã được nói tới từ hai ba năm nay.  
hmas -cruiser
Tuần dương hạm Australia HMAS Canberra
Thêm vào đó, khi báo chí ở Tokyo hỏi cuộc tập trận chung của Mỹ và Philippines sắp diễn ra vùng biển Trường Sa có phải để phản ứng với hành động của Trung Quốc không, Bộ trưởng Ashton Carter trả lời rằng Mỹ và Philippines chia sẻ với nhau quyền lợi chung trong  khu vực này, hai nước muốn bảo đảm rằng không ai có thể thay đổi hiện trạng bằng sức mạnh, và cuộc tranh chấp lãnh hải không biến thành xung đột quân sự.
Dấu hỏi ở đây là Mỹ và Philippines thường tố cáo Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng ở biển Đông, nay cuộc tập trận Mỹ-Philippines làm sao để "bảo đảm không ai thay đổi hiện trạng"?  Mục đích của các cuộc thao dượt hải quân tại Việt Nam cũng như Philippines nhắm tránh xung đột là mục đích được nói công khai. Đằng sau đó, mục tiêu đích thực của nó đã không được ai nói ra.
Với bức "Vạn sa Trường thành" như người Mỹ mô tả, Trung Quốc đã tỏ ra nhất quyết và công khai thực hiện chiến lược bành trướng về địa chính trị và quân sự, làm căn cứ tiến hành kế hoạch chiếm giữ toàn bộ hải phận Trường Sa rồi tiến tới công bố vùng nhận dạng phòng không, sau đó sẽ là toàn thể hải phận biển Đông.

Tiếng trống trận?

Diễn đàn này từng nói tới mùi thuốc súng phảng phất trên biển Đông vì chính sách bành trướng cả quân sự lẫn kinh tế của Trung Quốc để giành chiếm thị trường châu Á, đụng đầu trực tiếp với chính sách của Hoa Kỳ.
Nay vào khi Bắc Kinh tung ra kế hoạch tài chính mới, AIIB, để giành thị trường vốn với Hoa Kỳ, giữa lúc thế giới nghi ngờ khả năng đối phó của Mỹ cùng một lúc với những cuộc khủng hoảng vì quân ISIS, tình hình Yemen, châu Phi, Afghanistan, Ukraine, thì tiếng trống trận từ Washington dường như đang văng vẳng đâu đây.
Ngày thứ năm, tiếp sau những lời cảnh cáo của giới quân sự Mỹ về những "nỗ lực phô trương sức mạnh trong những hải phận tranh chấp xa khỏi bờ biển Trung Quốc", từ Bắc Kinh phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh công bố kế hoạch chi tiết về hoạt động cải tạo các bãi đá và rạn sạn hô tại khu vực tranh chấp quần đảo Trường Sa.
Bắc Kinh công khai nhìn nhận những nơi cải tạo sẽ được sử dụng vào mục đích quốc phòng, nhưng không tiết lộ chi tiết, mà nói thêm những căn cứ hải đảo cạnh nhau đó đồng thời cũng cung ứng những dịch vụ dân sự mà Bắc Kinh cho rằng có lợi cho nước khác. Họ Hoa cho biết Trung Quốc đang xây dựng những nơi trú ẩn, hỗ trợ hoạt động của tàu thuyền, cũng như cung cấp các dịch vụ tìm kiếm- cứu nạn, dự báo khí tượng biển, dịch vụ về ngư nghiệp cùng những dịch vụ hành chính khác cho chính Trung Quốc cũng như các nước láng giềng và tàu thuyền tư nhân đi trên Biển Đông.
Phát ngôn viên họ Hoa vẫn khẳng định các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền của Bắc Kinh, đó là hoạt động công bằng, hợp lý và hợp pháp, không ảnh hưởng và không nhắm vào nước nào, không thể nào chỉ trích được!
Giới quan sát quốc tế cho rằng những căn cứ đảo nhân tạo này sẽ không làm đảo ngược ưu thế của Hoa Kỳ trong khu vực; trong khi công binh Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng những cảng, trạm tiếp liệu, cùng với  hai đường băng mà giới chuyên gia cho là sẽ giúp Bắc Kinh tạo thế lực sâu vào trung tâm hàng hải của khu vực Đông Nam Á.
Câu trà lời của Bắc Kinh cho biết Trung Quốc đã thấy rõ Hoa Kỳ một lần nữa mạnh mẽ xác định chính sách quyết giữ châu Á trong vòng ảnh hưởng của mình.
Không ai mong chiến tranh; nhưng rõ ràng Hoa Kỳ muốn chứng tỏ đang thực sự chuẩn bị đối phó và khống chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc, ngay ở ngưỡng cửa đại lục, là các hải phận biển Đông và biển Hoa Đông. Liệu Trung Quốc sẽ bước lui, hay tiến tới?
 

KHOA HỌC

1 SV Gốc Việt Chế Ra Tủ Lạnh Khỏi Xài Điện, Giữ Lạnh 12 Giờ


BOSTON -- Tuổi trẻ gốc Việt tuyệt vời: một sinh viên gốc Việt đã chế tạo ra kiểu tủ lạnh không cần điện, và hy vọng phát minh này sẽ cải thiện đời sống của 1 tỷ người.Bản tin CNN cho biết Quang Truong, một sinh viên MIT, suy nghĩ vê số lượng rau quả bị hư thối vì nóng của nông dân các nước nghèo.

Tại các nước đang phát triển, khoảng 470 triệu nông trại nhỏ mất trung bình 15% thu nhập vì thực phẩm bị hư thối.

Vấn đề là tủ lạnh. Điện thì đắt giá, điện cũng bất thường trồi sụt, làm tủ lạnh có khi trở thành một khối sắt vô dụng.

Truong cùng với Spencer Taylor thiết lập Evaptainers, một công ty vì lợi nhuận bản doanh ở Boston.

Máy lạnh anh chế ra chỉ chạy bằng mặt trời và nước.
Hơi nóng từ trong tủ Evatainers bị hút ra các tấm aluminium dẫn nhiệt cao, các tấm này nối với loaị vải đặc biệt được giữ ẩm, và thế là bên trong tự nhiên mát lạnh.

Máy lạnh này cần 6 lít nước để chạy, và giữ lạnh đươc 12 giờ đồng hồ.

Tủ lạnh này sẽ bán giá từ 10 đôla tới 20 đôla, có sức chứa dung lượng 60 lít rau.
Cụ thể tủ lạnh này chứa khoảng 150 quả cà chua lớn.
Khi nông dân dùng tủ lạnh này, sẽ giữ thưc phẩm khỏi hư và sẽ tăng lợi tức.

Truong nói, chương trinh mới thử nghiệm ở Morocco vài tuần nay, dự kiến giúp nông dân tăng lợi tức 25% nhờ tủ lạnh không cần điện này.
 


Những lợi ích không ngờ khi uống nước nóng mỗi ngày


a>Chúng ta đều nghe các chuyên gia khuyên mỗi ngày nên uống 8 ly nước. Nhưng không phải ai cũng biết rằng nước nóng có những lợi ích riêng mà khi uống nước lạnh không có được.

Sau đây là 10 lợi ích khi uống nước nóng mà bạn không ngờ tới:
1. Giảm cân
Nước nóng rất tốt để duy trì sự trao đổi chất hiệu quả, điều mà bạn cần nếu đang cố gắng giảm một vài ký. Cách tốt nhất để làm điều này là khởi động quá trình trao đổi chất vào sáng sớm bằng một cốc nước chanh nóng. Ngoài ra, nước nóng giúp bạn phá vỡ các mô mỡ (hay còn gọi là chất béo) trong cơ thể bạn.
2. Chữa tắc nghẽn Chữa tắc nghẽn mũi, họng
 


Uống nước nóng có nhiều lợi ích hơn bạn tưởng
Uống nước nóng là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để chữa cảm lạnh, ho và đau họng. Nước nóng giúp làm tan đờm và loại bỏ nó khỏi đường hô hấp. Như vậy nước nóng giúp loại bỏ đau họng và nghẹt mũi.
3. Giảm đau bụng kinh
Nước nóng cũng hỗ trợ trong việc giảm bớt đau bụng kinh. Độ nóng của nước giúp làm dịu và dễ chịu các cơ bụng, giúp chữa các cơn đau bụng kinh.
4. Giải độc cơ thể
Nước nóng giúp giải độc cơ thể một cách tuyệt vời. Khi bạn uống nước nóng, nhiệt độ cơ thể của bạn tăng và tiết mồ hôi. Bạn sẽ thích vậy vì nó giúp giải độc và làm sạch cơ thể đúng cách. Để đạt kết quả tối ưu, hãy thêm một lát chanh vào trước khi uống.
5. Ngăn ngừa lão hóa sớm
Nước ấm giúp làm lành các tế bào da, làm tăng tính đàn hồi của da và làm giảm ảnh hưởng của các gốc tự do. Sau đó, làn da bị tổn thương của bạn sẽ trở nên mịn màng hơn.
6. Ngăn ngừa mụn trứng cá và mụn nhọt
Lợi ích của nước cho da bạn vẫn còn. Nước nóng giúp làm sạch sâu cơ thể bạn và loại bỏ nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá.
7. Giúp tóc chắc khỏe và đầy sức sống
Uống nước nóng là cách tốt để có được mái tóc mềm mại và bóng mượt. Nước nóng tiếp thêm sinh lực cho dây thần kinh trong chân tóc và khiến chúng hoạt động. Điều này giúp ích cho việc có được mái tóc bóng mượt tự nhiên và chắc khỏe.
Ngoài ra uống nước ấm còn có tác dụng kích thích sự phát triển của chân tóc. Nước ấm thúc đẩy hoạt động của chân tóc và giúp tóc nhanh mọc.
Nước nóng cũng giúp da đầu bạn ngậm nước và giúp chống lại da đầu khô và gàu.
8. Tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy hệ thần kinh khỏe mạnh
Một lợi ích khác của việc uống nước nóng là nó tăng cường lưu thông máu, điều quan trọng đối với cơ bắp và hoạt động thần kinh. Ngoài ra, nó giữ hệ thần kinh khỏe mạnh bằng cách phá hủy chất béo xung quanh.
9. Quá trình tiêu hóa
Nước nóng có lợi ích đặc biệt cho quá trình tiêu hóa. Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước lạnh trong và sau khi ăn có thể làm đông cứng dầu trong thức ăn tiêu thụ. Điều này dẫn đến tích tụ chất béo trong đường ruột và cuối cùng có thể dẫn đến ung thư ruột.
Tuy nhiên, nếu thay một ly nước lạnh bằng một ly nước nóng, bạn có thể tránh được vấn đề này. Ngoài ra, nước nóng có lợi cho tiêu hóa, bạn nên uống sau bữa ăn.
10. Biến động đường ruột
Nước nóng giúp hoạt động của đường ruột nhịp nhàng, khỏe mạnh và bớt đau đớn. Mất nước có thể gây ra táo bón mãn tính. Vì phân bị tích lũy trong ruột của bạn, nên ruột hoạt động chậm hơn.
Người ta khuyên nên uống một ly nước nóng đầy vào mỗi buổi sáng khi dạ dày còn trống. Nó phân hủy bất kỳ thực phẩm còn sót lại và làm cho chuyển động của chúng nhẹ nhàng, ít đau đớn khi qua ruột.

vnn mũi, họng



 

Thursday, April 9, 2015


CAO HUY HUÂN * THÁNG TƯ BUỒN

Blog / Cao Huy Huân

Tháng Tư mãi là nỗi buồn!

Tin liên hệ


Cây cong hay người cong?

Tuần trước tôi có dịp công tác ở Hà Nội. Trên đường về khách sạn, anh tài xế nghe giọng miền Nam liền huyên thuyên kể chuyện
Bước sang tháng Tư, không khí của những ngày định mệnh lịch sử bắt đầu rộ khắp các tuyến đường, con phố, bờ sông. Năm nay đặc biệt hơn vì đây là cột mốc lần thứ 40. Bởi lẽ, những cột mốc ý nghĩa luôn nhắc người ta nhìn lại quảng đường chúng ta đã đi suốt mấy chục năm ròng.
Sài Gòn những năm 1975, vốn mệnh danh là “hòn ngọc Viễn đông”, từng là giấc mơ của Lý Quang Diệu những ngày đầu thành lập Singapore. Bốn mươi năm sau, các khẩu hiệu treo đầy đường phố nêu cao thông điệp về một Sài Gòn đầy thành tích. Kẻ đứng trên những con số tăng trưởng kinh tế “đầy tranh cãi” sau 40 năm cười “ngặt nghẽo”. Tôi chưa bao giờ phủ nhận một Sài Gòn mở rộng sau 40 năm - nay trở thành trung tâm kinh tế của cả nước, thu hút đầu tư mạnh từ trong và ngoài nước với chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hay các dự án viện trợ chính thức (ODA) khiến nhiều nước khác phải ganh tỵ. Tốc độ phát triển chóng mặt của những con số phát triển GDP Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung luôn khiến giới quan sát, ngay như các vị lãnh đạo cấp bộ trưởng, cũng phải giật mình. Nhưng xin thưa! nếu “gói ghém” thành tích của Sài Gòn, có lẽ cũng chỉ dừng ở chữ “tiềm năng”. Trong khi hàng tá vấn đề cho đến nay, Sài Gòn vẫn loay hoay, bế tắc, và sẽ còn tiếp tục loay hoay, bế tắc, nếu chính quyền vẫn cứ hoạt động một cách luộm thuộm như nhiều năm qua họ vẫn làm.
Trước hết hãy bàn về kết cấu hạ tầng, đô thị - điều khiến mấy chục triệu dân cứ mãi phàn nàn, rồi lại phàn nàn một cách vô vọng. Bốn mươi năm các vị mở rộng Sài Gòn cả về chiều rộng địa lý lẫn về chiều sâu kinh tế - xã hội. Các áp lực dân số, chênh lệch giàu nghèo, môi trường, tệ nạn xã hội, sức ép hạ tầng cơ sở, văn hóa đô thị… là không thể tránh khỏi. Để rồi người dân Sài Gòn – vốn đã “già trước khi giàu” – nay phải quẩn quanh bên một “thành phố ao làng” với hàng loạt các hệ lụy nhức nhối: ngập nước ngày càng nặng; ô nhiễm (khói, bụi, tiếng ồn, nguồn nước) ngày càng trầm trọng hơn; văn hóa tiểu nông, lúa nước lũ lượt kéo nhau vào Sài Gòn, trong khi cái mà các vị lãnh đạo gọi là “văn minh thành phố” lại chính là việc bê-tông hóa các tuyến đường vốn được cây xanh bao phủ, là hầm vượt sông tốn kém nghìn tỷ đồng vốn có thể được thay thế bằng nhiều cây cầu khang trang hơn, là các đề xuất dự án “ăn trước - chặn sau” theo kiểu nhóm lợi ích, ví như học sinh tiểu học phải trang bị máy tính bảng khi đến trường. Để rồi bọn trẻ, dù nhiều gia đình khó khăn cũng phải vét tiền của lo cho con “sang nước ngoài tỵ nạn giáo dục”. Nhà ổ chuột cho dân ở, trong khi nhà cao ốc thì chỉ biết để chuột “định cư” do hệ quả bong bóng bất động sản vỡ…
Mỗi thế hệ lãnh đạo Mỹ, EU, Nhật Bản hay Singapore đều để lại dấu ấn bằng những công trình tầm cỡ phục vụ lợi ích của dân. Tổng thống Mỹ Barack Obama với hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân (dù bị phe nhà giàu tranh cãi), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với cải cách kinh tế Abenomics vực dậy Nhật Bản, đặc biệt sau thảm họa kép 2011. Hay như Lý Quang Diệu với gần 50 năm xây dựng một đảo quốc Singapore bị Malaysia “bỏ rơi” trở thành con rồng châu Á. Trong khi Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung, các vị nhận không biết bao nhiêu vốn ODA đổ vào đầu tư hạ tầng, ưu tiên phát triển cơ sở vật chất phục vụ đời sống hiện đại hóa, để rồi số công trình hạ tầng phục vụ lợi ích cho dân đạt chuẩn quốc tế chỉ nằm trên đầu ngón tay bởi sự đục khoét bằng đủ các kiểu tham nhũng: lót tay, hối lộ, bôi trơn, lại quả. Các nhóm lợi ích thì xem vốn ODA vẫn là thứ tiền phải “giải ngân cho kịp” để “ăn”, trong khi dân phải mang tiếng “xin”, chấp nhận những “cảnh cáo” từ phía đối tác mà mới nhất là Nhật Bản, rằng “còn tham nhũng sẽ cắt tiền ODA”.
Thứ hai, không khỏi xót xa khi nhìn vào các ngành công nghiệp mũi nhọn và các ngành công nghiệp ưu tiên. Trong tầm nhìn chiến lược phát triển công nghiệp từ nay đến năm 2020, Sài Gòn đã xác định ba ngành mũi nhọn của công nghiệp bao gồm: i) Cơ khí chế tạo (ô tô, đóng tàu, thiết bị toàn bộ, máy công nghiệp, cơ điện tử); ii) Thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; iii) Sản phẩm từ công nghệ mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp phần mềm, nội dung số).
Phải khẳng định đây đúng là “ba mũi nhọn” quan trọng, không chỉ Việt Nam, mà nhiều quốc gia khác như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản cũng từng trải qua. Nhưng sau 40 năm giải phóng thì nay là lúc ai cũng hốt hoảng khi chúng ta chỉ còn 5 năm để đạt ba mục tiêu mũi nhọn trên. Nhưng xin thưa, 5 năm là một con số “viển vông và không tưởng” khi hiện tại Sài Gòn đang đứng sau vạch số 0. Nghĩ làm gì đến công nghệ cao siêu khi ngay cả con ốc vít, hay các phụ kiện nhỏ nhất phục vụ ngành công nghiệp lắp ráp, cho đến nay gần như Việt Nam đều phải nhập khẩu. Khái niệm “công nghiệp phụ trợ” – ngành công nghiệp cơ bản của mọi ngành công nghiệp đã được đưa ra thảo luận và đầu tư – ra đời từ hơn chục năm trước ở Việt Nam, nhưng các vị lãnh đạo vẫn để nó dậm chân tại chỗ, mệt mỏi, thoi thóp và rồi chết đứng, nhường chỗ cho hàng hóa tiểu ngạch, chính ngạch của Bắc Kinh.
Xin phép được hỏi các vị “bao nhiêu doanh nghiệp phụ trợ mới có thể làm ra một chiếc xe hơi?” Xin thưa! Trên dưới 200 doanh nghiệp con “trợ sức” từng chi tiết máy mới có một chiếc ô tô mà các vị lãnh đạo ngồi mỗi ngày đến công sở. Cho nên có vị nào dám cam đoan sau 5 năm nữa, khi rào cản thuế quan phải hạ xuống dưới bước chân của gã khổng lồ WTO hay các thể chế mậu dịch tự do tương tự, một chiếc ô tô “lắp ráp in Vietnam” có thể sống trước ô tô ngoại nhập? Báo chí mấy hôm nay đưa tin “ô tô Việt Nam vẫn loay hoay lắp ráp để… chờ chết”, chứ Sài Gòn đừng bàn đến công nghiệp công nghệ cao – chỉ tổ khiến dân chờ, đợi, mỏi mòn và thất vọng.      
Trong khi đó, bảy ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển của Sài Gòn là: dệt may, da dày, nhựa, chế biến nông lâm thuỷ sản, khai thác chế biến nhôm, thép, hoá chất cũng đã và đang hấp hối. Xưa nay, không ít các vị lãnh đạo vẫn cứ sống trong mớ bong bóng “rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu”, cho rằng Sài Gòn có nhân công giá rẻ, gần các khu tài nguyên. Để rồi khi công nghệ cao ngoại nhập khỏa lấp đi sức lực của đôi bàn tay không chỏng chơ, chai sượn của những người dân nghèo khốn khổ, thì các doanh nghiệp nội địa bắt đầu xếp hàng phá sản, đá bể toàn bộ chén cơm của hàng trăm nghìn người thất nghiệp. Hãy nhìn các doanh nghiệp nội địa ngành dệt may, mía đường, sữa,… liên tục “than trời trách đất” trong những năm qua trước áp lực của các doanh nghiệp ngoại đến từ Lào, Campuchia sẽ thấy chúng ta đang yếu đến cỡ nào.
Cuối cùng, xin hãy thẳng thắn nói về môi trường đầu tư. Chỉ chưa đầy một tháng, Việt Nam nhận liên tiếp ba sự kiện “choáng váng”. Một là, Nhật Bản tuyên bố “cắt viện trợ ODA nếu có thêm bất kỳ một dự án tham nhũng nào tại Việt Nam. Hai là, tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) bị điều tra tham nhũng, hối lộ nhà thầu Việt Nam trong các dự án cao tốc giai đoạn 2009-2012. Ba là, Ngân hàng Thế giới (World Bank) tuyên bố cấm hoạt động trong vòng một năm đối với Tập đoàn Louis Berger Group (LBG, Mỹ) vì dính líu đến các hành vi hối lộ trong hai dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ tại Việt Nam. Công ty mẹ của LBG cũng bị hạn chế quyền đấu thầu đối với các dự án của Ngân hàng Thế giới vì không quản lí được các hoạt động “chung chi, hối lộ quan chức” mà LBG đã thực hiện trong hai dự án: Giao thông Nông thôn 3, và Đầu tư Ưu tiên Cơ sợ Hạ tầng Đà Nẵng do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Tất nhiên, không ai điểm mặt chỉ tên Sài Gòn, nhưng những vấn nạn tương tự: thủ tục kinh doanh, đầu tư rườm rà, phức tạp mở đường cho các nghi thức “lót tay”, hay “lại quả”. Đó là chưa kể đến các vụ bê bối về tham nhũng, lừa đảo trong hệ thống ngân hàng; hối lộ trong hệ thống cảnh sát giao thông… Tất cả làm giảm đáng kể tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Sài Gòn.
Một Sài Gòn mà hàng triệu dân mơ ước bất kể phải nếm mật nằm gai trong suốt 40 năm qua phải theo đuổi tám mục tiêu: i) Hệ thống cung cấp nước và vệ sinh môi trường (Water supply and sanitation); ii) Giao thông vận tải (Traffic and transport); iii) Năng lượng (Energy); iv) Chức năng đô thị (Urban functions); v) Kiến trúc (Architecture); vi) Quản lý chất thải (Waste Management); vii) Quy hoạch cảnh quan (Landscape Planning); viii) Hợp tác giữa khối nhà nước và khối tư nhân (Public and private stakeholders).
Nhưng rồi trước mắt họ, con đường từ nhà đến nơi làm việc đang đối diện quá nhiều rủi ro từ hệ lụy tích tụ suốt 40 năm: Đó là một con đường đầy khói bụi, lô cốt dựng khắp nơi, dây điện chằng chịt, nước ngập úng với lượng rác thải khổng lồ. Thỉnh thoảng lại gặp vài ba anh cảnh sát giao thông “nghiêm khắc” rất thích bắt lỗi đèn xi-nhan, lấn tuyến dù con đường nhỏ hẹp và biển báo đánh đố người dân – những kẻ ngoài việc đóng thuế nuôi quan chức phải tự nguyện trả thêm ít tiền “lót tay” nếu không muốn bị “vạch ví” giữa đường. Và cũng trên con đường ấy, những chiếc xe hơi sang trọng, vẫn âm thầm và lạnh lùng lướt qua những mảnh đời cơ cực phải lam lũ đội nắng trên đầu, lội mưa tới bụng và trong hai hốc mắt sâu hoắm vẫn mong chờ bữa ăn chiều có đủ cháo, rau.
Vậy đấy, chẳng biết sau những ngày tiệc tùng mừng 40 năm chiến thắng, có vị quan chức nào giật mình thốt lên “đã 40 năm rồi cơ đấy” khi thấy tại quảng trường độc lập vẫn còn không ít kẻ lang thang nhặt lấy từng chiếc lọ, cái lon để bán kiếm tiền mà quên mất “ngày độc lập phải vui lên”.

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cao Huy Huân

Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.

NGÀY CUỐI VIỆT NAM

Phim tài liệu 'Last Days in Vietnam'

Hoài Vũ, phóng viên RFA
2014-09-22

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_482875605.jpg
Từ trái qua: Mark Famiglio, Bridget Kennedy-Bailey, Rory Kennedy, Jennie Famiglio và Tướng John F. Kelly tại Khai mạc Liên hoan phim Sarasota, Florida với Last Days In Vietnam của Rory Kennedy hôm 4/4/2014.
AFP photo


Phim tài liệu Last Days in Vietnam của đạo diễn Rory Kennedy mô tả lại những giờ khắc cuối cùng trước khi Mỹ rút khỏi Việt Nam miêu tả hàng nghìn người chen lấn trước cửa sứ quán Mỹ ở Sài Gòn; đoàn người rồng rắn lên nóc một toà nhà để lên trực thăng rời khỏi Việt Nam. Sài Gòn hỗn loạn trong 24 giờ trước khi quân đội Bắc Việt tấn công vào Sài Gòn. Bộ phim đã được trình chiếu rộng rãi vài ngày trước đây tại Mỹ.
Tháng 4 năm 1975, những đồn đoán về quân đội Bắc Việt bao vây Sài Gòn khiến nhiều người lo lắng muốn di tản khỏi Việt Nam. Lúc này, quân đội Mỹ đã rút khỏi miền Nam sau khi hiệp định đình chiến Paris được ký kết. Tổng thống Richard Nixon, từng hứa sẽ đưa quân Mỹ tái tham gia chiến tranh nếu miền bắc phá vỡ lệnh ngừng bắn, thì lại từ chức vì bê bối trong vụ nghe lén có tên Water Gate.
Người dân Mỹ lúc này không còn sức để theo đuổi cuộc chiến đã chia rẽ sâu sắc cả đất nước. Quốc hội Mỹ không mặn mà gì trước đề nghị của Tổng thống Gerald Ford về việc cấp hàng chục triệu đôla để di tản người Việt Nam làm việc cho các cơ quan Mỹ.
Trong khi đó, một vài quan sĩ quan trong sứ quán Mỹ tự mình tìm cách đưa những người Việt Nam giữa thời điểm nước sôi nửa bỏng này để di tản. Đạo diễn Rory Kennedy tái hiện những sự kiện trên trong bộ phim tài liệu mới có tên “Last Days in Vietnam”.
Nói với chúng tôi đạo diễn Rory Kenedy chia sẻ cảm nghĩ của bà ngay vào lúc này, khi cuốn phim đã hoàn tất:
Ngay cả bây giờ khi tôi xem phim tôi vẫn nóng ruột không biết điều gì sẽ xảy ra với những người Việt Nam đó: ai sẽ di tản được, ai sẽ phải ở lại. Tôi nghĩ những ký ức đó sẽ đọng lại trong tôi mãi mãi.
Khoảng 11h sáng ngày 29/4/1975 trước khi Sài Gòn bỏ ngõ, đài phát thanh của Mỹ phát đi bản nhạc White Christmas, báo hiệu chiến dịch sơ tán công dân Mỹ khỏi Sài Gòn bắt đầu. Chỉ trong vòng 24 tiếng, những người Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Hơn một trăm nghìn người Việt Nam làm việc cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà được di tản trong đợt này.
Bộ phim Last Days in Vietnam có những cảnh hiếm hoi về tàu khu trục hộ tống USS Kirk tiếp nhận 17 chuyến trực thăng chở người tị nạn Việt Nam. Tàu USS Kirk lúc đó đang đậu gần đảo Côn Sơn. Đạo diễn Rory Kennedy cho biết thêm vê khúc phim này:
Chiếc trực thăng Chinook, chở đầy người Việt Nam và trẻ em không thể hạ cánh vì nó có thể phá huỷ con tàu [USS Kirk]. Vì thế, những người trên trực thăng phải nhảy xuống tàu cách nó nửa mét. Em bé 18 tháng tuổi cũng được thả từ đây.
“Last Days in Vietnam” là phim tài liệu mới nhất của đạo diễn Kennedy, một người trong dòng họ nổi tiếng Kennedy. Ở tuổi 45 tuổi nhưng bà có nhiều duyên nợ với Việt Nam. Bà là cháu của cố tổng thống Mỹ John Kennedy, người ký lệnh đưa những binh sĩ Mỹ đầu tiên tham chiến ở Việt Nam. Bà cũng là người con thứ 11 của cố thượng nghị sĩ Robert Kennedy, người từng đưa ra đề xuất các con đường nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam vào năm 1968.
Chúng ta không mấy trân trọng những gì xảy ra trong những ngày cuối đó mặc dù nó là một chương quan trọng trong lịch sử Mỹ. Tôi cảm thấy có rất nhiều bài học được rút ra từ thời điểm đó, nhất là trong hoàn cảnh chúng ta rút quân khỏi Iraq và Afghanistan và cũng như việc chống lại lực lượng Hồi giáo ISIS hiện nay.
Nguyễn Sơn Tùng, tuy không phải là một nhân vật trong phim nhưng sau khi biết cuốn phim được dựng lại trong bối cảnh ông cũng là một trong những người có mặt ở thời khắc lịch sử ấy đã viết cho trang web của đài Á châu Tự do những giòng sau đây:
Nửa giờ sau đó căn nhà chỉ huy bốc cháy. Chắc người Mỹ đốt cháy căn nhà và các tài liệu trước khi cuộc di tản kết thúc. Một chiếc trực thăng đáp xuống. Chúng tôi nhốn nháo và muốn ra khỏi xe. Khoảng 10 thuỷ quân lục chiến Mỹ cuối cùng bước lên máy bay, tay cầm súng nhằm chĩa vào xe chúng tôi và nói: “Mọi người ngồi im, chúng tôi trước”. Máy bay cất cánh trong khi lính Mỹ luôn chĩa súng vào chúng tôi.
Là một trong một vài trăm người bị bỏ lại trong cuộc sơ tán của Mỹ ông Sơn Tùng kể:
Nếu cuộc rút lui này xét theo nghĩa tháo chạy thì người Mỹ đã hoàn toàn thành công vì họ đã ra đi bình an vô sự. Nhưng nếu xét theo nghĩa một cuộc di tản thì họ đã thất bại vì họ đã bỏ lại một trăm người gồm phụ nữ, trẻ em rất muốn di tản nhưng không được dù hoàn cảnh vô cùng thuận lợi về thời gian, phương tiện vận chuyển, an ninh hầu như tuyệt đối. Sao người Mỹ có thể tự hào về sức mạnh, lòng nhân đạo, lý tưởng tự do, nhân quyền trong một hoàn cảnh nếu như trên!
Bộ phim tài liệu Last Days in Vietnam đang được trình chiếu ở một số rạp khắp nước Mỹ. Quý thính giả của RFA có thể xem trailer giới thiệu phim trên website của chúng tôi tại www.rfa.org/vietnamese.
Trailer phim Last Days in Vietnam


Thai Son

nơi gửi Paris
ngày cuối cùng ở Việt Nam do quân đội mỹ thất bại bỏ chạy để lại tất cả,nhục nhã vô điều kiện đi vào lịch sử.
07/02/2015 17:46

Nguyễn Tấn X

nơi gửi Cà Mau
"Những ngày cuối cùng ở Tổng y viện Cộng Hòa" Sài Gòn 30-4-1975.. Thiên đường Cộng sản , Tội ác của đồng-minh Hoa Kỳ ; đối với Thương bệnh binh quân-đội VNCH !
24/09/2014 22:44

đảng viên CSVN

nơi gửi Hà Nội
Người Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến VN vì tiếp theo đó có hàng chục quốc gia khác đã sụp đổ vì không còn mấy ai tin vào sức mạnh HK, nhất là vùng Trung Đông, kéo dài cho đến ngày hôm nay. TC và CSVN vẫn coi HK là con cọp giấy, không dám đụng đến TC, nhất là không dám can thiệp vào VN về vấn đề nhân quyền.
23/09/2014 11:26

Trần Thị Thương Nhớ

nơi gửi Saigon/VN
-Ai đó đã nói : " Người Mỹ chưa hề thua bất cứ cuộc chiến tranh nào trong lịch sử nước Mỹ : họ chỉ không muốn thắng...!" - Xây dựng nên để sau đó...đập đổ ! Kể cả khi đã tốn không ít "máu xương" vào đó ! Quốc Gia hay con người cũng vậy thôi : quyền lợi là trên hết ! VNCH bị xóa bỏ cũng vì "mục đích" đó ! Ôi đau đớn cho thân phận đã là Dân của một quốc gia nhược tiểu !
23/09/2014 10:45

Ngo thien Ton

nơi gửi Hilton Head
Ngay ay theo cam nghi cua toi Viet Nam buon tham lam. Khi tren troi khong co mot bong phi co dan su nen hinh Anh tung doan ba chief truc thang huyet di chuyen ve de di tan,nguoi duoc di voi tam trang roi bo, nguoi o lai trong lo Lang nhin len troi voi hoc vong cung duoc nhu ho xuat may Ngay nay troi Viet Nam buon,lo, so hien ro tren tung khu on mat Sai Gon noi rieng nu cuoi da tat buon buon lam.
23/09/2014 08:37
Xem tất cả ý kiến.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/last-days-in-vietnam-hv-09222014133037.html

HOÀNG ĐƯC NHÃ * MỸ BỘI ƯƠC

Cựu Tổng trưởng Hoàng Đức Nhã: Đồng minh bội ước

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-04-09

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
Files photos
Cuộc chiến ý thức hệ quốc-cộng ở Việt Nam kết thúc ngày 30/4/1975 với sự chiến thắng của miền bắc cộng sản. Tại sao chế độ VNCH đã đứng vững 21 năm lại nhanh chóng sụp đổ như vậy. Nhân đánh dấu 40 năm ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, Nam Nguyên phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã, cựu tổng trưởng Dân vận Chiêu hồi, cựu bí thư Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để tìm hiểu một số khía cạnh liên quan. Ông Hoàng Đức Nhã 73 tuổi hiện cư trú tại Chicago tiểu bang Illinois Hoa Kỳ.
Nam Nguyên: Cảm ơn ông Hoàng Đức Nhã đồng ý trả lời phỏng vấn  của Đài RFA. Thưa ông sau 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, nhiều tài liệu của Chính phủ Hoa Kỳ đã được giải mật cho thấy Hoa Kỳ đã có ý định không can thiệp vào VNCH nữa từ rất sớm và có mục đích chỉ là để rút lui an toàn. Là người thân cận của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ông nhận định gì khi có ý kiến cho là các nhà lãnh đạo và toàn bộ chế độ VNCH bị động, không chuẩn bị việc tự lực cánh sinh hay phải sớm tìm kiếm một con đường khác để VNCH có thể tồn tại.
Ông Hoàng Đức Nhã: Chính quyền của Tổng thống Thiệu lúc đó hiểu rõ mục đích của Tổng thống Nixon, khi ông ta bắt đầu chính sách gọi là “Việt Nam hóa” có nghĩa là Hoa Kỳ rút và hứa sẽ giúp VNCH trên phương diện quân sự và kinh tế để bảo tồn toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng đất nước. Nói chính quyền VNCH lúc đó bị động là hoàn toàn sai, vì mình đã có rất nhiều thành quả. Những người viết sách về Việt Nam không hề đề cập tới khía cạnh này, Đệ nhị Cộng hòa một mặt chống lại xâm lăng Bắc Việt, một mặt xây dựng đất nước, tạo dựng một chế độ pháp trị có quyền tự do cá nhân. Khi tôi đề cập điểm đó cũng là để nói lên là khi chúng ta chống Bắc việt và người đồng minh dần dần rút đi, họ tìm cách thương thuyết và ký kết một hiệp định trên đầu chúng ta, cũng như người Pháp đã làm hồi 1954… lúc đó chính quyền Đệ nhị Cộng hòa quyết định ngồi vào và tìm đủ mọi cách để tạo những điều kiện tối thiểu để chúng ta tiếp tục cuộc tranh đấu để bảo vệ và phát triển đất nước.
Nam Nguyên: Nhưng VNCH không còn nguồn viện trợ nữa, đạn dược vào tháng 3/1975 như Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên có nói là chỉ còn đủ dùng 30 ngày. Tại nhiều bệnh viện vào lúc đó đến bông băng cũng phải giặt đi xài lại…không có viện trợ…người ta nói bị động là không tìm nguồn viện trợ thay thế mà phải chuẩn bị rất là lâu dài mới có thể đương cự được với làn sóng quân cộng sản được Liên Xô, Trung Cộng hỗ trợ rất nhiều và họ đã đánh xuống. Họ nói bị động là như vậy, xin ông có thể làm rõ chỗ này?
Tôi muốn nhấn mạnh rằng Hiệp định Paris 27/1/1973 không phải là tiền đề đưa tới sự sụp đổ của VNCH. Đó là một căn bản để cho người Mỹ rút quân và VNCH với sự giúp đỡ của người Mỹ tiếp tục công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước
Ông Hoàng Đức Nhã
Ông Hoàng Đức Nhã: Khi mà chúng ta biết Hoa Kỳ đã rút lui, người đồng minh chính đã tài trợ cho chúng ta và giúp chúng ta rất nhiều. Khi VNCH thấy cần thêm, mình đã gởi mấy phái đoàn đi cầu viện ở mấy quốc gia khác, nhưng không có quốc gia nào thậm chí đến mấy quốc gia Đông Nam Á chỉ nói bằng miệng thôi, không bao giờ cho viện trợ quân sự, viện trợ kinh tế không có bao nhiêu, trong khi Liên Xô Trung Cộng giúp đỡ Bắc Việt tích cực. Đó là một thực trạng mà chính quyền VNCH phải đối phó. Ngay cả đối với Hoa Kỳ lúc đó mình biết là không còn sự viện trợ như mấy năm trước. Chúng ta cũng đã đề nghị xin vay, nhưng lúc đó người Hoa Kỳ nhất là chính quyền Nixon bị bối rối và Quốc Hội dưới quyền kiểm soát của Đảng Dân Chủ muốn tránh, muốn chấm dứt các đợt viện trợ.
Nam Nguyên: Hiệp định Paris 27/1/1973 được cho là một tiền đề dẫn tới việc sụp đổ của Nam Việt Nam. Theo ông và trong vai trò của mình là người thân cận của Tổng thống, Bí thư Tổng thống và cựu Tổng trưởng nữa thì ông nghĩ là VNCH sẽ phải đối phó như thế nào, chúng ta đã rút được bài học vừa qua. Tổng thống cũng có nói vào năm 1990 là vì bị lệ thuộc viện trợ mà cuối cùng phải ngồi vào bàn hội đàm. Giả dụ bây giờ lịch sử lập lại, ông nghĩ là VNCH có thể làm gì khác?
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tổng thống Nixon năm 1973
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tổng thống Nixon năm 1973


Ông Hoàng Đức Nhã: Câu hỏi này rất quan trọng đấy, tôi muốn nhấn mạnh rằng Hiệp định Paris 27/1/1973 không phải là tiền đề đưa tới sự sụp đổ của VNCH. Đó là một căn bản để cho người Mỹ rút quân và VNCH với sự giúp đỡ của người Mỹ tiếp tục công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Giả sử mình trong hoàn cảnh lúc đó từ 69 đến 73 và phải ký Hiệp định, thì sẽ phải làm như thế nào? lúc đó mình đâu có thể nào nói với đồng minh là ông tìm cách thương thuyết trên đầu của chúng tôi. Mình đâu thể nói vậy, cũng như anh ra trận đá banh rồi anh nói thôi tôi không chơi nữa vì không thích cái luật lệ, rồi mình lấy trái banh và đi về. Mình phải tiếp tục ngồi vào và tranh đấu để đừng có những điều kiện quá xấu cho tương lai đất nước.  Thành thử lúc đó hành động của chính phủ VNCH, với sự hỗ trợ của tất cả cơ quan lập pháp hiến định, đã tìm mọi cách để đừng có chấp nhận một hiệp định coi như là đầu hàng.
Nói rằng mình sẽ phải làm như thế nào khác. Lúc đó mình biết rằng phải tự lực cánh sinh, phải củng cố. Lúc đó biết rằng tới giai đoạn phải đấu tranh chính trị với cộng sản để thực thi hiệp định, nó có những điều khoản là hai bên phải gặp nhau để nói về tương lai chính trị. Lúc đó VNCH cũng đã cho tất cả các đảng phái quốc gia biết thực trạng đó để chuẩn bị. Đó là điểm thứ hai riêng về chính trị. Điểm thứ ba về xây dựng kinh tế và xây dựng đất nước, mình có rất nhiều chương trình phát triển nông thôn có nhiều thành quả dân trí ấm no phồn thịnh. Nhưng mà những điều đó không ai nói đến, người ta cứ nhìn vấn đề Việt Nam và cho là mình không có làm gì cả, theo tôi đó là sự sai lầm lớn.
Có thể nói là nỗi lòng của mình là quá tin tưởng người đồng minh; thật sự trên phương diện chính trị khi một người Tổng thống của một cường quốc hứa thì sao lại không tin
Ông Hoàng Đức Nhã
Nam Nguyên: Nhưng thưa ông thực trạng lúc đó là không có tiền nữa, không có tiềm lực kinh tế, quân sự súng đạn không có nữa. Ngay Tổng thống lúc đó cũng nhìn nhận là viện trợ giảm đi rất nhanh và rồi thì những mật ước của Tổng thống Nixon… nó chỉ là mật ước trên phương diện pháp lý không có giá trị, có thể nói cũng chỉ là để đánh lừa thôi?
Ông Hoàng Đức Nhã: Cái thực trạng lúc đó là một người đồng minh sau khi hứa mà bội hứa, mình không thể thay đổi thực trạng đó được. Như tôi đã nói mình đã gởi các phái đoàn đi cầu viện các quốc gia khác, thậm chí đến các nước Trung Đông như là vương quốc Saudi Arabia chẳng hạn. Tuy nhiên cái việc có thể nói là nỗi lòng của mình là quá tin tưởng người đồng minh; thật sự trên phương diện chính trị khi một người Tổng thống của một cường quốc hứa thì sao lại không tin. Nhưng mà sau này các tài liệu giải mật cho thấy là vì Hiệp định Paris không được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn nên Quốc hội không bị ràng buộc theo điều khoản của Hiệp định. Đó là thực trạng mà mình không thay đổi được và VNCH tiếp tục chiến đấu đến khi không còn súng đạn.
Nam Nguyên: 40 năm sau khi chấm dứt chiến tranh, ông nghĩ gì về nước Việt Nam hiện tại và khả năng về con đường dân chủ sắp tới?
Ông Hoàng Đức Nhã: Tôi không có hy vọng chế độ cộng sản ở Việt Nam thực thi nền dân chủ đúng như ý nghĩa của chữ dân chủ. Thứ nhất khi mà độc đảng thì làm sao mà có dân chủ được. Điểm thứ nhì, tự do căn bản của con người không được tôn trọng và điểm thứ ba, hố sâu giữa người giàu giữa con ông cháu cha của chế độ và người nghèo nó quá sâu.  Từ 1975 tới giờ tôi chưa về Việt Nam nên không có những dữ kiện chính xác. Tuy nhiên bao nhiêu thống kê của ngân hàng quốc tế, những cơ quan quốc tế cho thấy rõ sự xung đột giữa mức sống và sự phát triển cần thiết của nhân dân mà theo tôi là chưa có được. Dĩ nhiên khi chưa có dân chủ thì không thể san bằng hố sâu giàu nghèo. Cá nhân tôi không thấy dân chủ trong tương lai, ít nhất trong cuộc đời của tôi.
Nam Nguyên: Thưa ông nhiều người đã viết hồi ký, thí dụ ông Nguyễn Tiến Hưng. Về phần ông cũng là một nhân vật của lịch sử, đóng góp rất nhiều vào Đệ nhị Cộng hòa, xin hỏi là ông có định xuất bản hồi ký của mình hay không?
Ông Hoàng Đức Nhã: nói hồi ký thì có vẻ cá nhân quá, tôi đang viết và sẽ xuất bản để nói về cuộc chiến đấu và công cuộc xây dựng dân chủ của Đệ nhị Cộng hòa, trong đó tôi được hân hạnh đóng góp một phần.
Nam Nguyên: Cảm ơn ông Hoàng Đức Nhã, cựu Tổng trưởng Dân vận Chiêu hồi VNCH, cựu Bí thư Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

HOÀNG HẢI THỦY * TẾT SAIGON

Hoàng Hải Thủy
Sài Gòn Đêm Ba Mươi Tết
“Ngũ đệ… Anh em ta tình thân hơn cốt nhục!…”
Ðó là một câu tôi nhớ trong số những câu tôi nhớ của tiểu thuyết Ðồ Long Ỷ Thiên Kiếm của Kim Dung, tác phẩm tiểu thuyết tôi đọc ở Sài Gòn những năm 1960, thời gian tôi ba mươi tuổi. Ðó là câu Dư Liên Châu nói với Trương Thúy Sơn trên chiếc thuyền lênh đênh giữa biển khi hai anh em đồng môn gặp lại nhau sau mười năm xa cách, khi Trương Thúy Sơn đưa vợ con: Hân Tố Tố và Vô Kỵ, từ Băng Hỏa Ðảo trở về trung thổ, Thúy Sơn sợ Trương Tam Phong, sư phụ của chàng, không cho chàng kết hôn với con gái của Giáo Chủ Bạch Mi Giáo. Chàng được Dư Liên Châu trấn tĩnh
“Ngũ đệ… Anh em ta tình thân hơn cốt nhục…!”
Một câu nói rất thường trong một truyện kiếm hiệp – truyện kiếm hiệp hay nhất trong đời tôi – làm cho tôi xúc động mãi. Khi ngồi trong Nhà Hàng Pagode đêm cuối năm, quanh chúng tôi chỉ còn những chiếc ghế da nâu không người ngồi và nhà hàng sắp đóng cửa – lúc ấy là mười một giờ đêm 28 Tết, còn hai đêm nữa là đêm Giao Thừa – người ta, những người Sài Gòn đi chơi đêm, giờ này đến các tiệm nhẩy, tôi và Quang còn ngồi buồn ở đây.
Nhìn nét mặt đăm chiêu và những nếp nhăn hằn trên trán Quang, tôi chợt nhớ đến lời Dư Liên Châu nói với Trương Thúy Sơn – “Ngũ đệ… Anh em ta tình thân hơn cốt nhục” và tôi xúc động. Tôi muốn nói một lời để an ủi Quang, nhưng tôi im lặng, vì tôi nghĩ trong lúc này, và trong nhiều trường hợp, yên lặng là tiếng nói của Trái Tim.
Tôi tuổi Dậu, Quang cũng tuổi Dậu, nhưng anh sinh trước tôi mười hai năm, tức là một giáp. Như vậy là tôi “ẩn tuổi” Quang; theo kinh nghiệm, các cụ ngày xưa cho rằng nhũng người ẩn tuổi nhau thường hợp nhau, thương mến nhau. Các cụ nói đúng trong trường hợp “ẩn tuổi nhau” của Quang và tôi. Chúng tôi thân mến nhau, thông cảm nhau. Tôi thường đoán trước, biết trước được những điều Quang sắp nói, những việc Quang sắp làm. Ngược lại, Quang cũng biết trước về tôi như tôi biết về anh.
Quang là luật sư. Năm 1950, tôi từ Hà Nội vào Sài Gòn, tôi đi làm phóng viên nhà báo và tới ngụ tại nhà anh trong một thời gian. Ngày ấy, anh đang kiếm ra tiền. Gia đình anh sống trong một vi-la đường Mayer. Tôi sống nhờ trong nhà anh, với gia đình . Vợ chồng anh coi tôi như người trong gia đình. Anh đưa tôi đi ăn chơi, anh là người mở đầu cuộc sống “trăng hoa” của tôi tại Sài Gòn. Vợ anh là gái Hà Nội, hiền, khá đẹp nhưng không có gì xuất sắc. Chị là người không gây thiện cảm mà cũng không gây ác cảm. Năm đó Ngọc lên năm tuổi. Cô bé xinh xắn, nước da hơi nâu, mạnh khỏe, thông minh, có đôi mắt tròn, đen láy, năm ấy cô bắt đầu cắp sách đi học Mẫu giáo. Trường gần nhà, đi bộ qua một con phố. Có những buổi chiều tôi đến trường đón Ngọc về. Thanh niên chưa có vợ, chưa có con thường thích trẻ con và muốn gần bọn trẻ con kháu khỉnh, xinh xắn, sạch sẽ và thông minh. Ngọc là một đứa bé có đủ nết ấy.
Rồi thời gian qua, Quang thành công với nhiều “áp phe” lớn. Ðịa vị của anh ngày một vững, tên tuổi anh nổi sáng. Rồi chiến tranh Ðông Dương kết thúc. Năm 1954, đất nước chia đôi, Quang trở thành một nhân vật lý tài quan trọng, cỡ quốc tế. Ðó là những năm tôi sống trong quân ngũ. Xa Sài Gòn, tôi xa gia đình Quang, cho tới ngày tôi được tin anh gặp tai họa. Những nhân vật của chế độ mới – tức chính quyền Ngô Ðình Diệm – những người cộng tác mật thiết với ông Diệm, ông Nhu, đã giương một cái bẫy để hại Quang và hất anh ra khỏi cái địa vị chuyên gia kinh tế tài chính quốc gia mà anh đang giữ.
Quang bị tù hai năm. Ở tù ra, anh trắng tay. Những người hại anh đã củng cố được một địa vị và thế lực quá vững. Họ tiếp tục làm hại anh bằng cách ngăn cản không cho anh ra mặt làm bất cứ công việc gì. Họ phá không cho anh hành nghề luật sư. Các công ty ngoại quốc không dám mướn anh. Anh phải kiếm sống bằng cách nhận làm riêng cho vài ông luật sư bạn. Những ông này giúp anh bằng cách giao việc cho anh đem về nhà làm.
Và những tai họa theo nhau đến với Quang. Vợ anh bỏ đi – người vợ hiền thục của anh – bỏ chồng con, bỏ nhà đi chung sống với một người đàn ông khác. Hai đứa con được để lại cho Quang nuôi. Quang sống những ngày dài buồn nản trong thất vọng và túng thiếu. Người hào phóng tự tin ở tài năng của mình và thành công ngay từ ngày bước vào đời như Quang, nỗi thất vọng và buồn nản càng nặng nề khi anh đã ngoài bốn mươi tuổi, số tuổi mà những người đàn ông có tài bắt buộc phải có địa vị. Không được phép xuất ngoại, Quang đi lén ra ngoại quốc mấy lần, nhưng không thoát. Bọn mật vụ theo dõi anh, ngăn cản không cho anh đi. Có lần anh đã trốn được xuống một chiếc tầu buôn của Pháp, khi tầu sắp rời bến Sài Gòn, bọn mật vụ mới biết tin và ập xuống tầu lùng xét. Chúng không tìm ra chỗ nấp của anh, nhưng sau đó, ông Thuyền Trưởng đích thân gặp anh, xin anh trở lên bờ để tránh cho tầu của ông gặp khó khăn trong những chuyến sau tầu ghé bến Sài Gòn.
Ðó là những tin, những chuyện về Quang và gia đình của anh tôi được biết trong những năm tôi sống trong quân ngũ. Rồi một người đàn bà khác xuất hiện trong đời Quang. Người đàn bà này đẹp – rất đẹp, nổi tiếng hoa khôi tại Sài Gòn – Nàng thuộc loại “chơi bời quí phái” và nàng có một tài sản đủ cho nàng sống phong lưu suốt đời.
Người đàn bà ấy yêu Quang, nàng chấm dứt cuộc sống cũ để chung sống với Quang, để làm vợ Quang. Họ yêu nhau, họ sống đầy đủ về vật chất nhưng không được hạnh phúc lắm về tinh thần, cả hai người cùng yêu nồng nàn và cùng ghen tuông dữ dội. Quang bị cuộc sống cũ của vợ ám ảnh. Vợ Quang biết nỗi ám ảnh ấy của Quang, nàng sợ một ngày nào đó Quang sẽ khinh nàng, sẽ chán nàng, sẽ yêu một người đàn bà khác trẻ, đẹp, có dĩ vãng trong sạch hơn nàng. Nhưng cả hai người cùng cần có nhau để sống. Theo tôi, Quang là người cần vợ hơn và yếu thế hơn vợ. Người vợ thứ hai của anh – đẹp, sang, được đàn ông say mê, giầu tiền – là một bằng chứng thành công của anh. Ít nhất anh cũng còn thành công với đàn bà. Người vợ trước để lại cho Quang hai đứa con. Một gái, một trai. Thằng bé hãy còn nhỏ được anh gửi bà Nội nó nuôi. Ngọc, đứa con gái lớn được anh gửi vào một trường Nữ Học.
- Tôi đang bối rối không biết phải làm sao thì cậu đến. Có cậu thay tôi lo cho nó mấy ngàyTết này tôi yên tâm. Chắc nó cũng buồn, cũng giận tôi, nhưng nhẹ thôi. Cậu cố giúp tôi. Nói cho nó hiểu. Tôi biết. Cậu từ xa về đây cần phải du hí mấy ngày Tết. Bị vướng cẳng vì một con bé chắc cậu bực mình lắm.
Người cha khổ sở vì không thể đón được đứa con gái yêu từ nhà nội trú của trường ra ăn Tết với mình nhờ tôi lo cho con anh trong mấy ngày Tết. Anh lên Ðà Lạt ăn Tết với vợ. Vợ anh muốn thế, anh không đi không được. Nhưng nếu sáng mai anh đi, chiều mai, không có ai đến trường đón Ngọc, con gái anh, ra trường. Mẹ đi lấy chồng khác, bố có vợ, bố ăn Tết với bà vợ, người thiếu nữ ấy bị bỏ rơi trong ba ngày Tết. Tôi là người thay mặt bố nó để làm cho nó bớt cô đơn, đỡ tủi thân trong mấy ngày đầu năm.
Trước nét mặt khổ não của Quang tôi phải quay mặt đi. Quanh chúng tôi, nhà hàng vắng tanh chỉ còn một cặp Tây Ðầm già đang ngồi như chờ đợi ai ở góc phòng. Tôi cảm thấy thương Quang và lại nhớ đến câu nói của Dư Liên Châu! “Ngũ đệ… Anh em ta tình thân hơn cốt nhục…” Tôi hiểu nỗi khổ tâm của Quang. Anh thương con anh nhưng cùng một lúc, anh cũng yêu vợ. Ngọc là con riêng của anh. Anh không thể “bỏ vợ, hy sinh vợ” trong mấy ngày Tết để gần, để sống với đứa con riêng của anh. Tôi nhận lời giúp anh.
Tôi đã được nghe nói về những nữ sinh của trường nữ trung học này, những chuyện được xếp vào loại “ly kỳ”.
Những chuyện đồn đại, không có bằng chứng. Ðại khái cuộc sống của nhiều nữ sinh trong Internal trường này rất loạn, nhiều nàng chơi trò đồng tính ân ái, nhiều nàng đêm đêm vẫn trốn ra đi chơi, đi nhẩy đầm, bọn vương tôn công tử Sài Gòn đêm đến đậu xe trong một con đường ngách bên trường, đợi các nàng ra, rước đi chơi.. v.v.. Tôi nghe qua những chuyện ấy rồi bỏ ra ngoài tai.
Chiều Ba Mươi Tết, tiếng xe ô tô ngoài đường làm ồn cả phòng đợi. Vào những ngày lễ hội, ngày nghỉ, thủ đô Sài Gòn đông xe hơn ngày thường, đông nhất là buổi chiều gần tối. Ở đây, phụ huynh tấp nập đến đón con ra trường. Nữ sinh người Pháp không còn là bao nhiêu. Nhìn quanh tôi chỉ thấy toàn người Việt Nam.
Tôi trình Thẻ Phụ Huynh, giấy phép được nhân lãnh học sinh. Một bà đầm trung niên – có vẻ là giám thị – ghi mấy dòng chữ vào quyển sổ, rồi nhấc điện thoại gọi vào trong. Bà nói tiếng Pháp.
Tôi ra hiên nhà, đứng hút thuốc lá.
- Chú…!
Tôi quay lại. Năm năm đã qua:
“Chú gặp cháu lần cuối năm 1964. Bố cháu bị bắt… chú đang ở lính. Chắc chú đâu có nhớ cháu, gặp nhau ngoài đường chắc chú không nhận ra cháu, phải không chú?”
Trong phòng lạnh của Restaurant Choeng Nam, trên bát “consommé chaud”, Ngọc mở rộng đôi mắt đen và trong, nói với tôi câu nói gợi lại kỷ niệm. Nàng hỏi:
“Chú có thấy cháu thay đổi nhiều không? Cháu chóng lớn quá, phải không chú…?”
Nàng dơ tay khoát nhẹ nửa vòng trong không khí, điệu bộ nhí nhảnh như cô đào điện ảnh Sandra Dee trong vai thiếu nữ dậy thì, con nhà giàu, ngây thơ, gợi tình. nàng nhắc lại:
“Chú gặp cháu ngoài đường chắc chú không nhận ra cháu. Nếu có ngờ ngợ chắc chú không dám hỏi. Phải không chú? Nhưng cháu nhận ra chú ngay!”
Nàng nheo mắt nhìn tôi đăm đăm như cô giáo nhìn anh học trò quấy phá
“Cháu nhận ra chú ngay! Chú có già đi chút chút, nhưng khuôn mặt, nét mặt vẫn không khác”.
Ánh mắt nàng long lanh, vành môi nàng cười mỉm.
“Tóc chú bạc nhiều rồi.” Tôi nói.
Trong năm năm, Ngọc thay đổi nhiều. Lần tôi đến nhà Ngọc lần cuối, Quang đang nằm trong khám Chí Hòa. Hôm ấy tôi chỉ thấy loáng thoáng bóng hai chị em Ngọc rồi tôi đi ngay, cho tới nay cô cháu ngồi trước mặt tôi giờ đây là một thiếu nữ mười sáu, mười bẩy tuổi, tóc để theo kiểu tóc Jacqueline Kennedy, mặt trái soan, mắt to và sáng, môi hồng mỏng và hai bên mép sa xuống. Ðôi khi, tôi thoáng thấy Ngọc có vẻ chán đời, ngạo đời – vì đôi môi sa xuống hai bên mép. Những người phụ nữ có đôi môi hai bên mép sếch lên, cũng như đuôi mắt sếch lên, thường có vẻ tươi vui – Ngọc bận đầm, đúng thời trang, không hoa hòe, hoa sói mà đẹp, trang trọng và gọn . Áo sơ mi trắng dài tay, váy Tergal xám, có hai dây vắt qua vai, ngực áo thêu hai chữ HN: Hồng Ngọc, bằng chỉ xanh. Một thiếu nữ đang đứng trên ngưỡng cửa cuộc đời. Ðời nàng xấu hay đẹp, mai sau nàng khổ sở hay sung sướng – suốt những năm còn lại, đó mới là cuộc đời, ba mươi năm, bốn mươi năm nữa – tùy thuộc vào vài năm sống sắp tới của nàng. Tôi thấy tôi lo sợ một cách chánh đáng: ai sẽ dẫn dắt cô gái này đi trong mấy năm trời quyết định ấy? Mẹ nàng đi lấy chồng khác, cha nàng có vợ và con riêng, cuộc đời nàng có biết bao nhiêu là cạm bẫy.
Nàng ngước lên, nét buồn vừa qua biến mất:
“Tại tóc chú bạc sớm chớ có phải tại nhiều tuổi đâu? Phải không chú? “
Hàm răng trắng của nàng lộ ra dưới vành môi mỏng.
” Chú kém ba cháu những mười hai tuổi. Năm nay, chú mới ba mươi ba tuổi. Ba cháu bốn mươi nhăm rồi. Tóc ba cháu đã bạc đâu. Có bạc, nhưng không nhiều bằng tóc chú. Hồi này, không hiểu ba cháu có nhuộm tóc không? Sao chú không nhuộm tóc, chú?”
“Chú không thích nhuộm. Chú thích tóc trắng?”
“Sao thế?”
Tôi nhún vai:
“Tại chú thích.”
Nàng cười thành tiếng:
“Tóc bạc như Jeff Chandler…! Cháu biết tại sao chú lại thích rồi!”
“Tại sao?”
” Chú muốn cho các cô phải để ý đến chú vì mái tóc của chú chứ gì? Chú khôn lắm. Cô nào thấy chú hãy còn trẻ măng mà tóc đã bạc trắng thì cũng phải để ý! Chú thấy không… Ðến cháu quen với chú là thế mà vẫn còn phải hỏi nữa là.”.
Tôi làm bộ ngượng vì bị nói trúng tim đen, nàng cười sung sướng.
” Ðã có cô nào nói với chú là… yêu chú vì mái tóc của chú chưa!”
Tôi cau mày:
” Ðừng hỏi bậy!”
” Cháu có hỏi gì quá lố đâu?
Mặt nàng cũng nghiêm lại.
” Chú vẫn… cho là cháu còn con nít? Chú là văn sĩ mà chú chẳng biết tâm lý chút nào! Cháu không dám nói là cháu đã yêu nhưng… cháu có đủ tư cách để nói chuyện về Tình Yêu với chú, với bất cứ ai…!”
Tôi muốn khuyên nàng vài câu. Tôi biết những điều mà nàng biết về tình yêu đó chỉ là những điều nàng đọc được trong tiểu thuyết, nàng nhìn thấy trên màn bạc xi-nê và nàng nghe vài cô bạn thuật lại. Tôi muốn nói cho nàng biết nàng chưa đủ tư cách để nói về bất cứ một chuyện gì, nhất là về Tình Yêu. Nhưng tôi chưa kịp mở miệng. Nàng đã tiếp:
” Cháu học hết năm nay thôi. Sang năm, chú sẽ không còn gặp cháu ở Sài Gòn nữa đâu.”
“Ngọc đi đâu?”
” Cháu đi xa.”
” Xa là tận đâu?”
” Bên kia biển.”
Ðôi mắt nàng mơ màng. Tôi thấy sợ – tôi biết là nàng nói thật – tôi hỏi:
” Ba cháu có biết chuyện cháu sắp đi xa không?”
Nàng lắc đầu:
” Ba cháu chưa biết. Nhưng có biết, chắc ba cháu cũng không ngăn cản cháu được, cháu hy vọng ba cháu sẽ không ngăn. Và cháu tin rằng ba cháu sẽ không ngăn cháu đâu..”
Giọng nàng chợt đổi khác, rất già dặn, đứng đắn:
” Ðến đúng lúc, cháu sẽ cho ba cháu biết chuyện.”
” Ngọc đừng có dại!”
” Không đâu, chú ơi. Chú sẽ thấy là cháu rất khôn. Cháu sẽ có tiền gửi về cho ba cháu, em cháu và cả mẹ cháu nữa. Ở đời này, tiền trên hết chú ạ! Tiền là tất cả. Chú viết truyện ca ngợi tình yêu, nhưng nếu nhà báo không trả tiền chú, chú ngưng viết ngay. Chẳng tình yêu thì đừng. Chú có thể viết truyện ca ngợi tình yêu rất hay, rất… ra rít, với điều kiện là truyện đó chú phải bán được ra tiền…”
Tôi trừng mắt:
” Ðừng nói lảm nhảm. Tôi không muốn nghe Ngọc nói nhảm. Ngọc chưa đến tuổi nói đến tiền, đến tình yêu.”
Nàng xịu mặt và có vẻ sợ:
” Cháu xin lỗi chú.”
Bữa ăn trôi qua trong tẻ nhạt. Chúng tôi trao đổi với nhau những câu hỏi đáp thông thường. Tôi suy nghĩ về những câu Ngọc vừa nói và thấy nàng có lý. Tôi thắc mắc muốn biết rõ về chuyện sắp đi xa của nàng. Nàng sẽ đi đâu? Ði với ai? Nói thật hay quan trọng hóa một sự việc chưa có gì là quan trọng cả?
Nàng buồn và ủ dột một cách lạ thường. Ăn xong, tôi cảm thấy hối hận nên vui vẻ:
” Chú thay mặt ba cháu cho cháu đi chơi đêm Giao Thừa. Cháu muốn đi đâu, chú đưa đi.”
” Cháu muốn chú cho cháu đi coi xi nê, rồi cho vào Dancing nghe nhạc…!”
” Cũng được. Nhưng đi Dancing thì khuya quá. Sau đó, cháu về trên bà nội có tiện không?”
” Ðược chú. Nếu không đi quá nửa đêm sao gọi là đi chơi đêm Giao Thừa được! Với lại… cháu thỉnh thoảng vẫn về bà nội cháu khuya quá nửa đêm, không sao đâu. Nhất là có chú đưa về, “suya” quá rồi!”
Nàng tươi lên khi tôi nhận lời. Ngồi trong rạp xi-nê, nàng chăm chú theo dõi những hình ảnh trên màn bạc, thỉnh thoảng mới thốt ra một câu phê bình truyện phim và lối đóng của các diễn viên, nàng phê bình rất sành, rất đúng.
Vào Dancing, nàng đòi uống Champagne. Ðêm Tất Niên, Grand Monde chật người, hết bàn, không khí thật vui. Tiếng nhạc và người nhẩy thật hào hứng. Nhìn quanh thấy những bộ mặt thỏa mãn ẩn hiện trong bóng tối lờ mờ, tôi chợt nghĩ lẩm cẩm rằng trong số những người ở đây, chắc không có một ai nhớ rằng đất nước này đang có chiến tranh, đang bị tấn công ngày đêm, giờ này, đang có những đồng bào của họ đổ máu và chết.
Tôi gọi Champagne. Chị Cai Gà thấy tôi vào, nhân lúc bồi đến mời uống, chị ghé đến bàn chúng tôi. Chị tủm tỉm cười, ra cái điều thông cảm và ngầm nói với tôi :”Ðêm nay ông anh đưa trẻ đi ăn, đi chơi”, chị kín đáo hỏi nhỏ tôi:
“Anh có cần em nào ngồi bàn, để gọi?”
Tôi lắc đầu:
” Ðêm nay tôi đi với cô cháu, chỉ đến nghe nhạc thôi, cám ơn chị.”
Chị ta nhắc lại:
” Dạ… anh đi mí cô cháu…!”
Không nhìn theo,chị Cai Gà, Ngọc hỏi tôi:
” Bà nào đấy chú? Có phải bà “Chef-Taxi-girl” không chú?”
Tôi gật đầu.
” Bà ấy có vẻ… bồ với chú lắm? Chắc là chú đi nhẩy nhiều nên bà ấy biết chú chứ gì?”
Thời gian càng trôi qua, đêm cuối cùng của năm nay càng gần giờ Giao Thừa, tôi càng thấy khó khăn trong việc trò chuyện với Ngọc. Nàng không còn trẻ con, nhưng cũng chưa hẳn là người lớn Nàng không thuộc loại Nymphet, nữ nhân vật Lolita của Vladimi Nabokov. Tiểu thuyết Lolita của Vladimir Nabokov được người đọc khắp thế giới nhắc đến và đọc từ năm ngoái, năm kia nhưng qua đến giữa năm nay, một vài cuốn tiểu thuyết này mới lọt vào Việt Nam. Chính quyền Ngô Ðình Diệm giữa thời cực thịnh, kiểm soát và cấm đoán gắt gao các loại sách báo và phim ảnh ngoại quốc bi mang tiếng là khiêu dâm. Ngọc không giống Lolita vì thân thể nàng nẩy nở, tròn và đầy hơn là Lolita thon và dài.
Khi nhận lời đến trường đón Ngọc cho đến lúc gặp Ngọc trong trường, tôi vẫn nghĩ rằng Ngọc hãy còn nhỏ, hãy còn là một đứa con gái sợ sệt mà tôi có thể đưa đi ăn kem, đi mua sách vở, mua quà con búp bê. Tôi nghĩ việc tôi đưa cô cháu ấy đi chơi sẽ không gây ra một sự hiểu lầm nào, kể cả những tên bạn lưu manh nhất của tôi cũng không có lý do để nghĩ bậy khi thấy tôi đi với cô cháu. Nhưng trong bữa ăn ở Choeng-Nam tôi thấy tôi nghĩ lầm. Nhìn tôi với Ngọc, chắc không ai cho rằng nàng là cháu tôi.
Và giờ đây, trong vầng ánh sáng mờ mờ của Dancing, rượu Champagne làm đôi mắt Ngọc sáng long lanh, tôi thấy nàng hoàn toàn khác hẳn với cái hình ảnh cháu Ngọc mà tôi vẫn có. Nhìn nàng, tôi hiểu tại sao cõi đời này có những người con gái thích lấy chồng già và chỉ có thể lấy – hoặc chung sống – được với những người đàn ông gấp đôi – hoặc gần gấp đôi tuổi các nàng – như người thiếu nữ mười sáu, mười bảy tuổi đang ngồi trước mặt tôi đây chẳng hạn. Bọn con trai mười sáu, mười bẩy, kể cả hai mươi tuổi, ngộc nghếch như gà tồ, chưa biết tý gì về đời, chưa biết suy nghĩ – như tôi năm tôi mười bẩy tuổi chẳng hạn. Nếu đem xếp Ngọc đứng gần một anh hai mươi tuổi, nàng sẽ phải khóc thét lên vì bực mình.
Thấy tôi không trả lời câu nàng hỏi về chị Cai Gà, nàng mỉm cười.
” Chú có muốn gọi Cave thì cứ gọi, chú nhá – Nhưng nếu chú gọi thì chú gọi cô nào trông “élégante” một chút, nghe chú. Và chú phải nhẩy với cô ấy. Chia ra, với cháu một bản, với người ta một bản..
Tiếng trống vang rền, đèn điện mờ dần rồi tắt. Giờ Giao Thừa. Năm mới đã đến. Trong bóng tối người ta ôm nhau, hôn nhau, chúc tụng nhau năm mới. Tiếng cười, tiếng í e xen tiếng trống rền. Sau một phút như vậy, đèn sáng trở lại; Ngọc lấy được một trái bong bóng màu xanh. Nàng buộc dây bóng vào thành ghế rồi vỗ nhẹ hai bàn tay vào nhau:
“Vui quá. Năm nay, cháu sẽ được sống những ngày thật đẹp và có nhiều thay đổi.”
Tôi đứng dậy đưa nàng ra “pít”.
” Cháu chúc chú năm nay viết được truyện hay, kiếm được nhiều tiền và… chú gặp một người đàn bà yêu chú đủ để chú yêu lại và lấy làm vợ.”
Ban nhạc trình tấu bốn bản liền. Tango rồi Rumba rồi Mambo và Cha Cha Cha. Nhiều cặp phải bỏ cuộc đi vào lúc tiếng nhạc chưa ngừng. Ngọc nhẩy giỏi và đẹp như một vũ nữ nhà nghề. Nàng học nhẩy từ bao giờ? Nàng học nhẩy ở đâu? Với ai? Những câu hỏi ấy chỉ thoáng đến với tôi rồi biến đi ngay. Tôi không còn ngạc nhiên nữa. Tôi biết Ngọc còn dành cho tôi nhiều ngạc nhiên khác nếu tôi muốn tìm ngạc nhiên và việc tập nhẩy đầm không phải là một việc làm lén lút của nàng. Có lẽ trong cái trường Nữ Học nổi tiếng ấy, chỉ có Dì Phước và những nữ sinh thọt chân mới không biết nhẩy đầm. Hai nữa, chất rượu đã bắt đầu ngấm trong cơ thể tôi. Tôi chưa say, nhưng tôi đã nhìn đời bằng một đôi mắt khác.
” Chú với cháu đẹp đôi nhất Dancing đêm nay. “.
Nàng nói bằng một giọng nghiêm trang, đôi mắt nàng nhìn vào mắt tôi. Nếu lúc đó, tôi mỉm cười và gật đầu đồng ý cũng chẳng sao nhưng vì một mặc cảm, tôi nhíu mày:
” Ðừng nói bậy! “
Nàng dẩu môi :
” Nếu không biết rõ chú, cháu đã cho chú là đạo đức giả và… giả dối nữa là khác! “
Như người đàn bà trưởng thành nói chuyện với tất cả sự bình tĩnh, nàng tiếp:
” Nếu chú với cháu đẹp đôi, và biết là chúng ta đẹp đôi, có gì là xấu?… Chúng ta kiêu hãnh vì chúng ta hơn người . Nếu chú lờ khờ, nhà quê, cháu không được hãnh diện vì chú. Cũng như nếu cháu luộm thuộm bê bối, chú cũng không hăng hái lắm khi phải đưa cháu đến những nơi đông người. “
Nàng nói tiếp:
” Cháu không thích những người con trai ngang tuổi cháu hoặc hơn cháu chút ít, cả tụi bạn của cháu cũng vậy. Cháu chỉ có thể yêu được những người đàn ông nhiều tuổi hơn cháu. “
Tôi hỏi:
” Cháu đã yêu bao giờ chưa? “
Nàng cười, đôi mắt sáng lộ rõ vẻ tinh nghịch, hàm răng trắng lấp lánh. Trong bóng tối tôi chỉ trông thấy rõ đôi mắt và hàm răng của nàng:
” Nếu chú thấy cháu có thể nói chuyện với chú về Tình Yêu, cháu sẽ kể chú nghe truỵên tình của cháu, người sắp mang cháu đi… đi xa, là một người bằng tuổi chú…
Tôi nhớ lời nàng nói với tôi khi chúng tôi ăn ở Nhà Hàng Choeng Nam – “Cháu chỉ học hết năm nay thôi. Sang năm cháu sẽ đi xa…” Bây giờ nàng không nói hết lời tôi cũng biết người đàn ông bằng tuổi tôi mà nàng nói là người sẽ mang nàng đi đó là một người Hoa Kỳ.
Chúng tôi trở lại bàn, Ngọc nâng ly chạm ly tôi:
” Năm mới, chúc chú vạn sự như ý, chúc chú gặp người yêu chú đủ để chú cưới về làm vợ. “
Tôi đáp:
” Năm mới, chúc Ngọc vui vẻ, học giỏi và không làm điều gì để những người thương yêu Ngọc phải buồn. “
Nàng uống hết ly rượu:
” Cháu chỉ có ba và em cháu. Má cháu đã đi lấy chồng. Nếu thương cháu, bà đã chẳng bỏ đi như thế, nhất là bỏ đi trong lúc ba cháu gặp tai họa. Ba cháu đã làm lại cuộc đời. Em cháu còn nhỏ chưa biết gì, cháu ra đi nhẹ nhàng. Chú yên trí đi, cuộc đời của cháu – ít nhất trong năm nay – đã được sắp đặt sẵn rồi, chú khỏi phải chúc . “
Tôi gợi chuyện:
” Chú đoán người đàn ông bằng tuổi chú Ngọc nói đó là một người Mỹ? “
Nàng gật đầu:
” Chú nói đúng. “
” Cháu yêu người đó? “
” Cháu chưa biết, phải mười năm nữa cháu mới trả lời được chú câu ấy. Nghĩa là phải mười năm nữa cháu mới biết chắc là cháu có yêu anh ấy hay không. Tình yêu phải được thời gian thử thách. “
” Tên hắn là gì? “
” Sang đến Mỹ, cháu sẽ cho chú sẽ biết tên chồng cháu. Cháu không sợ chú phá cháu đâu, nhưng chú cũng chẳng nên biết sớm. “
Tôi cười:
” Ngọc quên là Ngọc mới mười bẩy tuổi, người Mỹ trọng pháp luật… “
” Chú muốn nói cháu hãy còn là gái vị thành niên và có yêu cháu đến điên cuồng người ta cũng không dám mang cháu đi chứ gì? “
Nàng ngắt lời tôi :
” Chú chưa biết cháu đi sang Mỹ học và cháu có học bổng, hai chánh phủ Mỹ-Việt bằng lòng cho cháu sang bên đó du học, cháu đi do chánh phủ và nhân dân Mỹ quốc đài thọ!
Tôi nhìn nàng và tôi nhớ tới lời nói của một anh bạn. Anh bạn tôi bốn mươi nhăm tuổi, dược sĩ, có tiền, vẫn còn độc thân mặc dầu đã nhiều lần yêu. Mới đây anh nói với tôi :
” Toa phải viết về tình trạng: những cô gái Việt thích lấy chồng Mỹ. Những cuộc nhân duyên ấy không thể bền đẹp. Hiện giờ có quá nhiều gái Việt Nam con nhà tử tế, lấy Mỹ và đi theo chồng sang Hoa Kỳ. Toa nên nhớ trước kia thời Pháp… đa số me Tây đều là bọn gái hạ cấp. Nhưng bây giờ khác, bây giờ có cả con gái nhà tử tế, có thể nói là thượng lưu… cũng ham lấy chồng Mỹ.”
Anh bạn tôi cho rằng người Mỹ gần gái Việt là chỉ để chơi, để giải sầu. Nhưng tôi thấy đa số người Mỹ đến đây khi giao thiệp với gái bản xứ đều yêu và cố kết. Họ kết hôn cả với những cô gái điếm hạ cấp nhất. Tôi thấy tận mắt nhiều em điếm một trăm, sáu chục, hành nghề ở An Nhơn, Gò Vấp trở thành những cô vợ Mỹ rồi thành công dân Hoa Kỳ. Những cuộc hôn nhân ấy có bền và có hạnh phúc hay không ? Ðó là một chuyện khác. Những chuyện đã xảy ra ở Ðại Hàn, ở Nhật Bản, giờ đây không có gì lạ đang xẩy ra ở Việt Nam.
Bỗng dưng tôi thấy buồn. Buồn và nản một cách lạ thường. Tôi nghĩ đến Quang. Anh sẽ nghĩ sao, sẽ nói gì khi con gái anh báo tin nó lấy chồng Mỹ va nó sang ở luôn bên Mỹ. Tôi sẽ không biết nói sao nếu con gái tôi nói với tôi như vậy.
” Nhẩy với cháu nữa đi chú. Sao chú buồn thế? Cháu đã đi mất ngay đâu. Cháu còn ở đây những gần mười hai tháng nữa kia mà! “
Hai giờ sáng, chúng tôi ra khỏi Grand Monde. Nàng say và yêu cầu tôi lái xe đưa nàng ra Cấp. Tôi không thể đưa nàng về nhà bà nội nàng trong lúc nàng say rượu.
Ðêm trên xa lộ, trời tối om. Ðêm Ba Mươi Tết. Nhiều chiếc xe, cũng như xe chúng tôi, vun vút chạy xa Sài Gòn. Trên xe nào cũng có một cặp nhân tình.
Gần hết xa lộ, tôi dừng xe gần một vườn cao su. Tôi xuống xe theo nàng, sương đêm xuống lạnh hai vai áo. Nàng đi vài bước trên con đường vắng, rộng thênh thang, rồi nàng dơ tay thả trái bong bóng bay lên trời. Nàng đứng nghiêng nghiêng, trong chiếc áo lạnh màu trắng sữa, ngửa mặt nhìn theo trái bong bóng bay lên trời cao.
Viết cuối năm 1969 ở Sài Gòn.

HUY LÂM * KỸ THUẬT

Viết từ Dallas: Thời đại kỹ thuật


Huy Lâm
South by Southwest (viết tắt là SXSW) là tên của một hội chợ được tổ chức hằng năm vào khoảng giữa tháng Ba tại Austin, thủ phủ tiểu bang Texas. Hội chợ SXSW được bắt đầu từ năm 1987 và kể từ đó đến nay mỗi năm mỗi thêm lớn mạnh cả về phạm vi lẫn tầm cỡ. Hội chợ thường kéo dài khoảng 10 ngày, thu hút mấy trăm ngàn khách. Có người tới để xem trình diễn âm nhạc, người khác tới để coi những cuốn phim mới của những tài năng mới sắp được ra mắt công chúng. Nhưng điểm chính của hội chợ là cho trưng bày và giới thiệu những sản phẩm kỹ thuật mới xuất hiện, nhờ vậy hội chợ SXSW được nhiều người biết tới như là nơi tạo điều kiện cho những ý tưởng và những kỹ thuật phát minh mới được đến gần với công chúng.
Năm nay, mặc dù bên trong hội chợ mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường nhưng bên ngoài, ngay từ ngày đầu, người ta thấy có một nhóm người lấy tên “Stop the Robots” quy tụ được vài chục sinh viên đang theo học tại một số trường đại học gần đó vác biểu ngữ biểu tình kêu gọi mọi người hãy quan tâm tới hiểm họa của khoa học kỹ thuật, hay nói rõ hơn là của người máy trong tương lai. Phần lớn những sinh viên này theo học các ngành về khoa học và kỹ thuật, họ không chống lại sự tiến bộ của khoa học nhưng nhắc nhở mọi người nên thận trọng, đừng để bị lệ thuộc quá nhiều vào kỹ thuật và phải tìm cách kiểm soát những thứ máy móc đó. Nhóm người biểu tình tuy nhỏ nhưng gây được sự chú ý của giới truyền thông. Họ được mời phỏng vấn và hình ảnh của họ xuất hiện trên những trang báo của tờ USA Today, TechCrunch, trên trang mạng Yahoo! và trên đài truyền hình Fox News.
Những người trẻ này lo sợ cái xã hội chúng ta đang sống đây đang dần tiến tới gần hơn cái ngày những thứ kỹ thuật mà loài người phát minh ra sẽ quay lại kiểm soát chúng ta. Những nỗi lo lắng cho tương lai cuộc sống của những người trẻ này có lý do chính đáng. Mà không chỉ riêng họ, ngay như những nhà khoa học tiếng tăm trên thế giới cũng đã bày tỏ nỗi lo lắng của họ.
Như ông Elon Musk, người sáng lập công ty Tesla, đã cảnh báo rằng nguy cơ to lớn nhất đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại chính là kỹ thuật trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence). Nỗi lo sợ của ông này là thật chứ không chỉ nói suông, đến nỗi Musk đã hiến tặng $10 triệu cho viện nghiên cứu Future of Life Institute, là trung tâm chuyên nghiên cứu về những hiểm họa cho sự tồn vong của nhân loại, đặc biệt là hiểm họa của sự phát triển quá nhanh của các ngành kỹ thuật.
Tương tự như Musk, nhà khoa học lừng danh Stephen Hawking cũng đã lên tiếng nói rằng nếu nhân loại còn tiếp tục phát triển kỹ thuật trí thông minh nhân tạo thì sớm muộn gì kỹ thuật này cũng sẽ tiêu diệt sự sống của nhân loại. Chuyện nghe tưởng như đùa và có vẻ như nghịch lý từ cửa miệng của một nhà khoa học, là người luôn tìm tòi những phát minh mới của khoa học kỹ thuật. Nhưng chúng ta cần biết Stephen Hawking là người mắc một chứng bệnh về hệ thần kinh ngay từ khi còn trẻ và căn bệnh này đã biến ông thành một người tê liệt và câm. Vì không có khả năng đi đứng cũng như nói chuyện, Hawking phải cần đến nhiều thứ máy móc trợ giúp trong những sinh hoạt hằng ngày của ông. Để đi lại, ông cần một chiếc xe lăn tự động với những thiết bị tối tân nhất. Để giao tiếp với những người xung quanh, ông cần một hệ thống cảm ứng nhỏ (small sensor) gắn trên má để ông có thể “đánh” những mẫu tự vào trong một máy điện toán và những mẫu tự này sau đó chuyển đổi ra thành tiếng nói.
Phải dài dòng như thế để thấy Stephen Hawking hiểu thế nào về tác dụng và ảnh hưởng của kỹ thuật lên đời sống con người khi ông phải tiếp cận và lệ thuộc vào nó mỗi ngày. Và nỗi lo sợ của Stephen Hawking, của Elon Musk và của nhóm người trẻ Stop the Robots là có cơ sở chứ không chỉ vu vơ.
Phần đông những người bình thường chúng ta, nhất là những ai đang làm việc cho những công xưởng, nếu có nghe nói tới kỹ thuật người máy hay trí thông minh nhân tạo, thì điều làm chúng ta lo lắng nhất chính là nỗi lo mất việc. Mà quả thật, càng ngày càng có nhiều công việc trước kia do người đảm trách thì nay những người máy cũng làm được.
Công ty Amazon.com hiện đang sử dụng khoảng 15.000 người máy tại những trung tâm phân phối. Những người máy này có thể làm những công việc như nhận đơn đặt hàng, đi tìm lấy món hàng, đóng hộp, dán nhãn và đem gửi đi. Đây là những công việc mà trước đây chỉ độ hai ba năm vẫn còn cần đến nhiều chục ngàn nhân viên.
Hệ thống nhà hàng Chili’s mới đây vừa cho lắp đặt 45.000 chiếc máy tính bảng (tablets) ở khắp các địa điểm quanh nước Mỹ. Những máy tính bảng này giúp khách hàng gọi món ăn, chơi games trong khi chờ đợi và trả tiền sau khi ăn xong.
Theo tin của tờ New York Times, một khách sạn đang cho thử nghiệm sử dụng nhân viên trực tầng (bellboy) là người máy và người máy này biết mang va-li, giỏ xách, những vật dụng cá nhân cho khách lên tận phòng ngủ mà không cần nhận tiền thưởng. Rồi ở một sân cù cũng tại nước Mỹ đang có những người phục dịch (caddie) người máy làm được những công việc như nhặt bóng, sách túi cho khách chơi golf tại đây y như một caddie thật sự.
Công ty Lowe’s, là hệ thống cửa hàng bán vật dụng sửa nhà và làm vườn, cũng đang thử nghiệm một loại người máy cho đứng ở cửa ra vào chào đón khách hàng cũng như giúp hướng dẫn khách hàng tìm kiếm món hàng mà họ cần mua. Theo tờ Wall Street Journal, trước đây người máy vừa to kềnh càng lại vừa giá cao, nhưng nay thì kích cỡ của loại người máy mới đã nhỏ gọn và giá thành thấp nên nhờ đó nhiều hãng xưởng nhỏ có đủ khả năng mua để sử dụng chúng.
Chúng ta đang sống ở thời đại đang có một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật rất quan trọng. Chỉ vài năm nữa thôi đi đâu người ta cũng thấy “người máy” khắp nơi dưới nhiều hình dạng khác nhau và càng ngày số người máy càng đông. Thế nên, sự lo sợ những người máy kia sẽ lấy đi nhiều công việc của loài người là hợp lý. Tuy nhiên, có một số kinh tế gia và khoa học gia nghĩ rằng khoa học kỹ thuật tạo ra người máy thì từ đó cũng tạo ra những công việc mới. Nhưng chắc chắn là nó cũng lấy đi nhiều công việc cũ trước đây.
Một điều chúng ta dễ nhận ra là loài người muốn cạnh tranh với người máy là không thể. Hãy thử so sánh việc mua một người máy tốn khoảng $25.000, trong khi mướn một nhân viên cũng trả lương khoảng $25.000 một năm. Nhưng người máy thì chỉ phải trả một lần, còn người nhân viên thì lương vẫn cứ phải trả hoài; mà người máy thì có thể làm việc 24 tiếng mỗi ngày, không phải nghỉ giải lao, không phải trả bảo hiểm sức khỏe và không bao giờ nghỉ phép. Thế thì người thật thua người máy là cái chắc.
Có điều chưa ai biết được là cuộc cách mạng kỹ thuật lần này có khác trước hay không, vì trong quá khứ khi những kỹ thuật mới được phát minh thì chúng tạo ra nhiều công việc hơn là chúng làm mất đi. Sự lo sợ kỹ thuật mới sẽ làm nhiều người thất nghiệp thực ra không có gì là mới mẻ hết. Hồi đầu thế kỷ 19 khi châu Âu bắt đầu bước vào thời đại cơ khí, nhiều công nhân bên Anh Quốc vì lo sợ bị lấy mất đi công việc nên đã gây nên một phong trào của những người được gọi là Luddite, họ hô hào phải phá hủy các loại máy móc sử dụng trong hãng xưởng.
Kinh tế gia Timothy Taylor kể lại rằng, năm 1964, vì nhiều người lo lắng kỹ thuật sẽ lấy mất đi nhiều công việc đã buộc Tổng thống Lyndon B. Johnson thành lập một ủy ban nghiên cứu về kỹ thuật tự động. Đến năm 1966, bản phúc trình về cuộc nghiên cứu hoàn tất thì tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ giảm xuống 3,8%. Khi có những kỹ thuật mới xuất hiện thì kinh tế cũng tự thích nghi theo.
Giáo sư Robert J. Samuelson cho rằng lý do là vì những kỹ thuật mới thường giúp làm ra những sản phẩm với giá trị phẩm chất cao mà giá thành lại thấp. Điều này đưa tới nhu cầu tiêu thụ tăng lên. Lấy kỹ nghệ hàng không làm ví dụ. Sau Thế chiến II, ngành hỏa xa lúc ấy vẫn đang chi phối dịch vụ chuyên chở hành khách. Nhưng sau đó kỹ thuật hàng không phát triển: bay nhanh hơn, rút ngắn được thời gian di chuyển và sức chứa hành khách trong một máy bay cũng được nhiều hơn; đặc biệt là sau khi kỹ thuật máy phản lực được áp dụng vào cuối thập niên 1950 thì ngành hàng không phất lên thay thế vị trí của hỏa xa. Trong khi việc di chuyển bằng xe hỏa suy sụp, con số hành khách đường hàng không riêng tại Mỹ đã tăng từ 19 triệu trong năm 1950 lên 737 triệu năm 2012. Năm 2014, ngành kỹ nghệ hàng không ở Mỹ mướn tổng cộng khoảng 590.000 nhân viên đủ loại.
Nói như thế để thấy rằng sự giải thích của giáo sư Samuelson vẫn có thể áp dụng cho thời đại này mặc dù chúng ta đang chứng kiến kỹ thuật ngày càng lấn lướt khả năng của con người. Các công ty vẫn cần những người làm những công việc như thiết kế, lập thảo trình, bảo trì và điều phối người máy và những kỹ thuật khác. Và do đó những công việc mới được tạo ra là điều không thể tránh được.
Cũng thế, cách đây độ mấy thập niên khi những chiếc máy rút tiền tự động ATM lần đầu được đưa vào sử dụng rộng rãi trong công chúng thì nhiều người đã lo sợ rằng công việc của nhân viên thu ngân tại ngân hàng sẽ dần biến mất. Nhưng sự thật là số nhân viên thu ngân làm việc tại các ngân hàng ở Mỹ hiện khoảng 600.000, theo nghiên cứu của Đại học Boston, cao hơn mức năm 1990.
Nỗi lo sợ mất việc vì sự tiến bộ của kỹ thuật là điều thiết thực nhưng có lẽ phần nào đã bị thổi phồng quá đáng. Công việc mới luôn luôn thay thế công việc cũ là một hiện tượng bình thường không ngoại trừ ai. Lẽ tất nhiên là những tiến bộ kỹ thuật cũng sẽ lấy mất đi nhiều công việc, nhưng rồi nó bù lại bằng những công việc mới.
Câu hỏi là con người có thể thích nghi được với thời đại kỹ thuật mới hay không? Nhìn lại quá khứ chúng ta thấy có thể tin tưởng được điều đó.
Huy Lâm

PHAN * TIỆC TÙNG

Góc của Phan: Nhìn lại những bữa tiệc…

Đi tiệc thì ai cũng đã từng. Đủ thứ tiệc trong đời sống chúng ta như tiệc đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, tiệc cưới…, tới đám giỗ đương sự là trọn vẹn một thâm tình. Và bốn mươi năm nhìn lại những bữa tiệc của người Việt ở Mỹ đã khác xưa, hồi mới qua. Đặc biệt với người càng trẻ thì sự thay đổi càng nhiều.
Tôi đã nghe nhiều người đến Mỹ sớm, họ kể về những bữa tiệc của ít ỏi người Việt mà lại hiếm hoi có dịp gặp nhau. Những bữa tiệc chan chứa tình đồng hương; tình bạn lính bao nhiêu thì thực phẩm dân tộc nghèo nàn bấy nhiêu. Đơn cử chuyện ông bạn tôi sang Mỹ từ 1975. Định cư ở Hóc bà Tó bên Pennsylvania. Anh kể tôi nghe mãi đến mùa đông năm 1977 anh mới gặp được một người phụ nữ Á đông mà anh nghi, anh nghĩ, là người Việt nhất trong chợ Mỹ. (Sau những đắn đo không biết chị ta là người Việt-mình; hay người Tàu, người Hàn, người Lào…?) Anh ấy liều hỏi đại một câu bằng tiếng Việt, “Chị có phải là người Việt không?”
Chị ấy trả lời bằng dòng nước mắt lăn xuống gò má, đủ biết chị ấy mừng cỡ nào khi nghe một câu tiếng Việt.
Phía chị có chồng là Thủy quân lục chiến và hai con. Thì phía anh là Hải quân, cũng có vợ với một con. Hai gia đình cách nhau hai tiếng lái xe nhưng thành ruột thịt với nhau vì tuần này nhà này thì tuần sau nhà kia. Món ngon nhất của họ vào ngày cuối tuần là được nói tiếng Việt; chứ món ăn kể ra nghe xấu hổ! Chẳng có món gì là Việt cả nên hai ông lính ngồi uống bia, rồi nghĩ ra cái tên Việt để đặt cho những món ăn tự chế – cho đỡ thèm…
Đến năm ’80. Ônh Hải quân tìm được cái nông trại nhưng có mổ heo, gà của người Mỹ. Ông ấy vô mua gà về ăn – và nói xạo với bà chủ, “Bà có thể cho tôi xin chút ít lòng heo được không? Tôi đem về nấu cho mấy con chó săn của tôi ăn…”
Phải nói vậy bà ấy mới cho vì ông Thủy quân lục chiến đã từng vào mua lòng heo (hôm tuần trước), thì bà ấy nói là “không được ăn những thứ dơ bẩn đó! Nên không bán, không cho…”
Vậy là hai khứa lão được bữa cháo lòng sau 5 năm biệt xứ, -ngon tới trào nước mắt.
Rồi cách đây hơn hai mươi năm. Tôi trông cuối tuần có gì lạ trong bữa ăn của gia đình? Ông anh vợ cũng tử tế lắm lắm rồi… là mua pizza về nhà ăn!
Trời ơi! Cái miếng cơm cháy của Mỹ, nó dở hơn miếng cơm cháy mùa nước nổi của người Việt biết chừng nào. Hôm mưa trắng đồng, nước trắng bờ. Trong cái mênh mông sông nước bó chân người. Vậy mà nồi cơm chín tới không màng. Chỉ thích bắc nồi chỉ còn miếng cơm cháy dưới đáy nồi – lên bếp than tàn. Rưới-rắc vài giọt mỡ hiếm hoi nơi đồng không mông quạnh; vài giọt nước mắm cặn; nghe xèo xèo trong nồi đã sướng lỗ tai. Sướng cái thính giác xong thì sướng liền khứu giác với cả gian chòi đã lừng lựng hương thơm – nước bọt tiết ra chân răng không kịp nuốt. Chao ôi! Tớp chung rượu đế cái tót, đưa cay miếng cơm cháy thơm mùi mỡ, mùi nước mắm, mùi khét khét đặc biệt của cơm cháy gạo mới – nó vừa dẻo vừa giòn…
Hỏi sao miếng pizza không lén lén tuôn vô thùng rác!
Tôi thất vọng nhiều cuối tuần khi mới tới Mỹ để hy vọng tắt luôn vào một cuối tuần, bà chị ra thông báo từ tối thứ bảy: “Sáng mai, nhà mình ăn bánh ướt.” Làm tôi thấp thỏm nguyên đêm chờ sáng chủ nhật để được ăn cái món bình dân mà đầu đường xó chợ nào ở Việt nam cũng có.
Nhưng than ôi! Sáng chủ nhật nên chị tôi còn nướng tới nướng lui trong phòng vì cả tuần thức khuya dậy sớm đi làm. Tôi cắn răng, bấm bụng, bởi thân phận mới qua; không ăn nhờ nhưng còn ở đậu nên ngậm miệng!
Mặt trời chậm hơn rùa mà cũng đã bò tới ngọn cột đèn. Chị tôi mở cửa phòng bước ra, làm cha con tôi mừng như gặp Phật bà. Thằng nhỏ hỏi tới, luyên thuyên về bánh ướt. Bà chị vui vẻ (nhờ đẫy giấc) – có ngay, có ngay…
Trời mẹ ơi! Chị tôi luộc bánh hủ tíu khô mà gọi là bánh ướt; cắt khoanh cây xúc xích ra – là chả – đó con. Không biết chị nói với con tôi hay nói với tôi. Chỉ nhớ là cha con tôi… chả!
Nhưng bây giờ thì ẩm thực Việt ở Mỹ đã ngon hơn trong nước, phẩm chất hơn, và hơn hẳn về mặt vệ sinh. Chỉ trừ những món độc, những món cây nhà lá vườn mang tính địa phương như mực một nắng ở cầu Đá-Nha trang; cá nục kho phan Thiết; con tôm khô Bạc liêu ngọt tới làm cho củ kiệu hết chua; ốc mỡ Cần giờ, con xịa ở biển Gò công… Những thứ đặc sản ấy thì trên trời còn không có nói gì ở Mỹ.
Bốn mươi năm nhìn lại ẩm thực của người Việt ở Mỹ đã có đủ hết những thức thường dùng, từ nguyên liệu chánh như tôm cá, thịt tươi; tới các loại gia vị đều có hết. Nhưng cách nấu chỉ thay đổi từ than củi cổ truyền thì bây giờ xài bếp ga, bếp điện. Nhìn lại mới thấy những quán nhậu là cái nôi cho ra đời món mới vì dân nhậu ăn ít nhưng đòi hỏi phải ngon, đặc biệt là lạ. Nhưng món ngon và lạ ở quán nhậu không có tính phổ quát để trở thành món ăn phổ biến của dân tộc. Như tiết canh, bê thui, dê xào lăn, áp chảo, ruột khìa… là những món ngon nhưng không phải món để ăn cơm. Chúng chỉ được xếp vào nhóm món nhậu.
Rồi bốn mươi năm, ngồi nhớ lại, nghĩ về những bữa tiệc của người Việt ở hải ngoại (chủ yếu là ở Mỹ) – có một điều không hề thay đổi là thực khách không bao giờ đến đúng giờ!
Tuy nội dung và hình thức của những bữa tiệc của người Việt ở Mỹ đã có những thay đổi thấy được. Đa số tiệc tùng đã bỏ hẳn những món nấu nướng cực công vì lý do không có thời giờ; chén đũa bằng sứ tráng men làm cho bữa tiệc sang trọng hơn, thích hợp với thực phẩm Việt đa số là ăn nóng thì được thay bằng chén đũa giấy…
Đến dự bữa tiệc ở nhà một người Việt ở Mỹ bây giờ, chẳng ai còn lạ cảnh được mời đến ăn nhưng phải bưng tới một món… thì mới được bưng cái dĩa giấy, xếp hàng đi vòng quanh bàn dài… để gắp chính cái món mình bưng tới!
Nói về những thay đổi trong bữa tiệc của người Việt ở Mỹ thì người khen cũng lắm và kẻ chê cũng nhiều. Thôi thì nồi nào úp vung nấy cho đôi lứa; bè nào sào nấy cho nhóm bạn. Mỗi cá nhân có sự hội nhập riêng theo hoàn cảnh và cá tánh.
Tôi nhớ ngày mới đến Mỹ nên tò mò. Lần đó, thằng bạn người Anh làm chung trong xưởng mời bạn bè Việt nam đi dự đám cưới của nó. Thấy ai cũng từ chối, nên tôi nhận lời, đi cho biết đám cưới Mỹ ra làm sao? Hơn nữa thằng bạn này là người trực tiếp làm việc với mình, tôi cũng thích nó ít nói nhưng để mắt tới tôi hơn những người làm chung khác; nó giúp tôi thực sự hơn những người khai thác sự không biết của mình để lợi dụng vì tôi mới đến Mỹ, và đặc biệt là mới biết đi làm dù tuổi tác đã sắp về hưu…
Nhớ lần đầu lần nhậu với nó theo cách quen của nó, dù lạ với tôi. Nhưng là bước đầu tiếp thu một nền văn hóa mới nên tôi muốn thử. Hôm đó giờ nghỉ, hai thằng ra ngoài hút thuốc. Nó ra xe lấy cho tôi xem chai rượu mà theo nó nói, loại rượu này uống với chocolate trắng thì tuyệt vời! Tao mới mua hết bảy mươi lăm đồng, cộng thuế. Nếu mày muốn thử thì đưa tao bốn chục; với năm đồng tiền chocolate nữa là bốn mươi lăm đồng. Chiều nay, về apartment tao ở. Hai thằng mình nhậu.
Đó là lần đầu tôi nghe uống rượu mà đưa cay bằng chocolate, nên càng tò mò về ai uống rượu mà hảo ngọt bao giờ? Tôi đưa nó năm chục, cho mày năm đồng tip vì mày còn phải rửa ly! Nó khoái chí, cười vang…
Lần đầu tiên tôi nhậu với một thằng bạn mà trên bàn có giấy viết vì tôi nói nhiều câu nó không hiểu, nó nói nhiều câu tôi cũng không hiểu, nhưng viết xuống thì hiểu. Bởi mớ tiếng Anh nhỏ nhoi từ trường lớp Việt nam của tôi đâu có bao nhiêu, còn nó thì người Anh nên nói tiếng Anh… dở ẹt, nó không hiểu tiếng Anh ngoài luồng như mấy thằng bạn Mỹ đen của tôi.
Căn phòng apartment nhỏ gọn, ngăn nắp và sạch sẽ. Mặc thời tiết bên ngoài đang cả trăm độ F, nó mở máy lạnh sáu mươi độ, đóng màn cửa sổ để không gian trong phòng tối hẳn rồi mở ngọn đèn bàn nho nhỏ, trong khi mặt trời mùa hè thì chín giờ tối mới lặn. Nhưng cái ánh sáng gay gắt của mặt trời Texas mùa hạ thật không thích hợp với chai cognac của Ái Nhĩ Lan tuyệt đầm, nhấm miếng white chocolate của Bỉ – không quá ngọt như chocolate của Mỹ, du dương theo tiếng nhạc cổ điển nhè nhẹ. Tôi chưa biết sướng với cái gu Âu tây này dù rất khoái. Tôi chìm vào nỗi nhớ Sài gòn da diết với sự náo nhiệt, ồn ào phố thị; tiếng cụng ly rôm rả của bạn bè như mới hôm qua mà nay đã thành dĩ vãng trong sự tĩnh lặng hiện hữu với người bạn khác chủng tộc; bàn nhậu bên kia bờ đại dương…
Chúng tôi còn đi ăn trưa chung với nhau nhiều lần để nó chỉ tôi vài món Mỹ, tôi chỉ nó vài món Việt. Dĩ nhiên là ai ăn nấy trả cũng như nhậu tiền mình mà phải cảm ơn người mời…
Đã nhiều năm không gặp nhưng ăn chocolate trắng, uống cognac, nghe nhạc không lời là một cách thư giãn đã thấm vào tôi tới hôm nay.
Nhớ về người bạn Ăng-lê này là bài học đầu tiên ở Mỹ. Tôi đi dự đám cưới nó như Vân Trường đơn đao phó hội vì chỉ mình tôi là người Việt. Tôi không biết người ngoại quốc có nhận tiền mừng đám cưới hay không, nên mua cho vợ chồng nó một hộp xì gà tới năm mươi điếu để làm quà vì thấy hai đứa cùng hút loại xì gà nhỏ như chiếc đũa.
Bữa tiệc lớn trong hotel khá sang trọng diễn ra. Nhìn không ra thằng Harry thường ngày cao gầy, tóc dài, bụi bụi… Hôm nay nhìn nó như ca nhạc sĩ với áo đuôi tôm sậm, cà vạt đỏ… Nó gởi gấm tôi cho Tracy, là cô gái Mỹ trắng cũng làm chung, vì cô ấy cũng đi dự đám cưới có một mình.
Tôi với Tracy nhậu một bữa đã đời. Đúng như ông sếp tôi nói về cô ta, “con nhỏ này uống rượu như tao uống coke…” vì ông ấy ghiền coke dữ lắm!
Tôi còn nhớ thằng Harry cảm ơn tôi với món quà cưới mà vợ chồng nó rất thích. Cô dâu vui vẻ, mở quà chia luôn cho bạn bè cùng hưởng. Tôi cảm ơn Tracy đã chỉ tôi vài loại rượu ngon; order cho tôi một bữa ăn rất ngon…
Thằng Harry nghỉ vacation hai tuần sau đám cưới. Hai tuần tôi tha hồ kể về đám cưới Mỹ cho đám Việt nam nghe; kể về rượu lạ với Tracy uống rượu như uống nước…
Cho tới hôm nó đi làm lại, Tracy cầm hóa đơn tính tiền cái bàn table for two của tôi với cô ta, gồm tiền hai phần ăn, tiền rượu mà chúng tôi đã uống. Cô ta nói tự nhiên, “Cái bàn của tao với mày hôm đám cưới thằng Harry là hai trăm đồng. Vậy mày đưa tao một trăm. Tao sẽ đưa nó hai trăm…”
Chuyện ăn rồi, uống rồi, đâu có trả lại được như mua món gì ở Walmart. Tôi âm thầm tìm hiểu, thì ra đi đám cưới bạn Mỹ không cần đi tiền mừng, không cần mua quà cáp gì hết! Nội sự có mặt của mình để chung vui với ngày cưới của bạn đã là quý. Rồi thì ai ăn nấy trả, ai uống nấy lo…
Tôi không biết cô dâu chú rể có trả tiền bàn ăn cho hai cặp cha mẹ của họ không nữa, vì họ mời cha mẹ tới dự đám cưới tụi con chứ không phải cha mẹ đứng ra lo đám cưới cho con cái như người Việt thường làm. Thôi thì đi đứt một tuần lương cho cái đám cưới thằng bạn Ăng-lê để biết đường tránh né những đám cưới của bạn Mỹ làm chung sau đó.
Nhưng về đi đám cưới Việt ở Mỹ thì chán thật! Một phần là tuổi tác đã qua thời bạn bè lập gia đình. Bây giờ có đi đám cưới thì chỉ là đám cưới con của bạn bè. Đám cưới cứ mời rành rành trên giấy nhũ mực in là sáu giờ chiều. Nhưng sáu giờ ở nhà hàng chỉ có nhân viên phục vụ ngáp vặt. Bảy giờ, cô dâu còn đi làm tóc chưa về, vì tám giờ các tiệm nail mới đóng cửa, nên chín giờ khách mời mới giá lâm. Từ đó sự ồn ào của sân khấu ca nhạc làm phiền, làm mất sự trang trọng của đám cưới hơn là giúp vui với những lời ca tiếng hát không phù hợp. Nhưng đám cưới không thuê ban nhạc thì buồn tẻ quá! Người Việt thích ồn. Tôi nghĩ riêng và câm miệng… cho tới hôm gặp ông kia đã nhiều rượu, đám cưới người ta mà ông ấy cứ một hai đòi hát bài tủ để giúp vui… Ban nhạc không chơi thì ông không trả lại micro, nên ông nhạc của chú rể cho phép ông ấy hát; và đúng là ông nhạc vì ông kia hát bài… đồi thông hai mộ!
Nhưng trốn đám cưới đâu dễ vì chỗ bạn bè gả con, cưới dâu, là chuyện lớn của gia đình mà bạn bè lủi trốn thì khó gặp mặt. Nên mới đây, tôi đi đám cưới con gái của ông bạn. Cô dâu chú rể là những người trẻ lớn lên bên đây nên họ tổ chức đám cưới của họ như người Mỹ; mời cha mẹ hai bên đến dự đám cưới tụi con chứ không phải cha mẹ hai bên lo (làm) đám cưới cho hai đứa.
Bắt đầu từ thiệp cưới, có hỏi người được mời là có đi dự đám cưới hay không? Nếu có đi dự thì đi mấy người, (hai vợ chồng hay đi một mình)? Và thậm chí hỏi luôn là mình ăn món gì (trong vỏn vẹn mấy món được nêu ra). Về thức uống thì thiệp mời cũng hỏi rõ là mình có uống rượu bia hay không, để người mời đặt phần rượu bia cho mình với nhà hàng…
Thôi thì dẹp tự ái dân tộc qua một bên để nhập gia tùy tục cho rồi! Nhưng kẹt cái là bạn bè của cha mẹ là người Việt, đi đám cưới đúng giờ thì sợ người ta cười, bộ vợ chồng nhà này đói lắm sao mà mò tới sớm dữ vậy trời? Nhưng đôi trẻ đó chỉ mướn cái phòng lớn trong Hotel để tổ chức đám cưới có 3 tiếng đồng hồ. Sau 3 tiếng, nhà hàng với mấy chục người phục vụ cho một tiệc cưới. Họ nhanh chóng dọn dẹp sạch sẽ, set-up bữa tiệc cưới mới cho đám cưới khác.
Thiệp mời ghi rõ là 3 giờ chiều. Nên tiếng đầu đón khách, chụp hình kỷ niệm. Mọi người chụp hình xong với cô dâu chú rể thì đi uống rượu, trò chuyện với người quen kẻ biết có dịp gặp. Sang tiếng thứ hai, tuyên bố chính thức về ý nghĩa buổi tiệc là tiệc cưới của hai nhân vật chính. Họ chính thức mời mọi người dùng tiệc. Nhà hàng với mấy chục người phục vụ nhanh chóng dọn ăn theo phần (đã đặt trước theo thiệp cưới). Mọi người ăn uống vui vẻ; cô dâu chú rể cũng ngồi bàn ăn riêng với nhau; không lôi thôi bầu đoàn thê tử đi chào bàn gì hết… Họ đặt cái thùng ở cửa vào như thùng phước sương ở chùa, ai cho gì cứ bỏ vào đó. Người nhận đỡ mất thời giờ cảm ơn mà người cho cũng không phải nói những câu chúc tụng đã nhàm…
Sang tiếng thứ ba là cắt bánh cưới, mời mọi người ăn tráng miệng, là xong một bữa tiệc cưới. Giải tán. Để trả phòng cho đám cưới tiếp theo.
Vậy mà trong cái tiếng thứ 3 của đám cưới đó… lai rai những cặp bạn bè của cha mẹ hai bên mới tới. Có người còn kịp thấy dĩa thức ăn của mình đã nguội lạnh, dù không còn kịp giờ để ăn. Có người trễ tới không thấy được phần ăn của mình luôn vì nhà hàng đã trút hết vô thùng rác…
Lạ lùng là những người đến trễ không xin lỗi cô dâu chú rể, mà quay sang trách hai ông sui, hai chị sui là đám cưới gì mà kỳ cục quá vậy? Rồi dỗi hờn, nguay nguảy ra về…
Bốn mươi năm nhìn lại người Việt vẫn coi trọng, quý giá thời giờ của mình hơn thời giờ của người khác. Đi bác sĩ, đi hớt tóc…, đúng giờ, nhưng phải chờ đợi là chửi… lén. Nhưng đi đám cưới trễ thì không xin lỗi, mà cũng chửi lén luôn.
Điều hiển nhiên qua đám cưới con ông bạn là thế hệ bây giờ vô vai ông sui bà sui vẫn thế! Không đi trễ không phải Việt nam. Nhưng mừng cho thế hệ trẻ được sinh ra, hay lớn lên bên Mỹ, họ đã hội nhập đúng đắn là tôn trọng giờ giấc của người khác và tôn trọng giờ giấc của chính họ.
Tôi thấy được khả năng tài chánh của họ là không phải không có khả năng mướn cái hội trường đó 6 tiếng để cho khách Việt (bạn bè của ba mẹ) thường đi trễ! Nhưng họ đã đúng đắn khi cô dâu chú rể có mặt trước người khách đầu tiên để đón tiếp đúng giờ nên không cần thiết lãng phí thời gian và tiền bạc (mướn thêm giờ) với người thiếu tự trọng mình và tôn trọng người khác về giờ giấc.
Nhìn cô dâu chú rể tự nhiên phóng xe đi nhảy đầm, uống rượu với bạn bè ở cái bar nào đó. Họ không có lỗi gì với những cô chú bác không vui, đang cằn nhằn ngoài parking. Tôi hiểu ngày cưới của họ cũng chỉ là ngày có hai mươi bốn tiếng; giờ nào họ dành cho gia đình, giờ nào cho bạn bè, giờ nào cho họ… Bất kể sự đánh cắp nào cũng có tội và sự đánh cắp thời gian của người khác là đáng trách nhất!
Tôi nhìn theo ông bạn mời một số cặp bạn bè đến trễ đi nhà hàng Việt nam, ông ấy đãi. Gặp tôi tôi không đi mà chỉ gởi lời xin lỗi cô dâu chú rể về sự trễ giờ của mình. Nhưng thế hệ tôi lại có nhiều người tìm lại được nụ cười sau lời mời của ông bạn tôi. Và chính ông bạn tôi đã giận tôi là bỏ anh em khi ông ấy cần tôi có mặt trong bữa tiệc muộn để giúp ông ấy chống đỡ sự chỉ trích của bạn hữu là nuông chiều con cái theo Mỹ…
Tôi bỏ bạn hay là tôi cũng Mỹ hóa là lái về nhà chứ không đi nhà hàng tăng hai. Những gì còn lại trong tôi bay biến cho tư duy mới có chỗ đậu vào để nhập gia tùy tục đúng nghĩa là học lấy cái đúng giờ của người Mỹ.
Bốn mươi năm nhìn lại những bữa tiệc mà tôi có mặt. Điều ắt xảy ra đã đến là thế hệ chú bác đã thôi mời vì lý do sức khỏe. Thế hệ tôi đã bớt cuồng nhiệt với tiệc tùng vì tuổi tác đã tới lúc thích một hai người bạn thôi cho đỡ ồn… nhưng vẫn trễ. Điều đáng mừng là thế hệ con em đã hội nhập được với xã hội Mỹ về mặt giờ giấc. Nói cách khác, là họ đã khắc phục được khiếm khuyến của những thế hệ trước. Hy vọng cái đồng hồ xài dây thun của người Việt ra đi mang theo sẽ biến mất trong xã hội coi trọng giao tiếp và giao tiếp coi trọng giờ giấc hơn hết…
Phan

BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG MỸ VÀ TPP

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi chấp thuận hiệp định TPP

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP là một bộ phận quan trọng của chiến lược xoay trục Á Châu.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP là một bộ phận quan trọng của chiến lược xoay trục Á Châu.
Victor Beattie
Trước khi lên đường công du Châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm thứ hai tuyên bố Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP là một bộ phận quan trọng của chiến lược xoay trục Châu Á của chính quyền Obama. Theo tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, ông Carter cũng hô hào cho một mối quan hệ vững mạnh và có tính chất xây dựng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Phát biểu tại Đại học Arizona, người đứng đầu Ngũ giác đài nói rằng khu vực định đoạt tương lai của nước Mỹ là Châu Á Thái Bình Dương, nơi sinh sống của phân nửa dân số thế giới vào năm 2050, nơi cư ngụ của hơn phân nửa những người trung lưu của thế giới vào năm 2030, và là nơi chi tiêu quốc phòng đang trên đà gia tăng. Ông Carter nói với các sinh viên Đại học Arizona rằng đối với thế hệ của họ, thách thức chiến lược lớn nhất là làm thế nào để bảo đảm hoà bình, thịnh vượng và tiến bộ cho khu vực này.
Ông kêu gọi Quốc hội thông qua dự luật Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA), một dự luật có sự ủng hộ của cả hai đảng, ngõ hầu Tổng thống Obama có thể làm cho nước Mỹ đạt được thoả thuận tốt nhất với 11 nước khác trong TPP xét về mặt cạnh tranh công bằng.
"Mục đích này sẽ đạt được qua việc đòi hỏi các nước khác chấp nhận những tiêu chuẩn mà nước Mỹ chúng ta đang tuân theo, như sự minh bạch của chính phủ, những luật lệ bảo vệ quyền tài sản trí tuệ, bảo vệ môi trường và quyền của người lao động. TPP cũng sẽ hạ thấp những rào cản đối với hàng hoá và dịch vụ của Mỹ tại các thị trường tăng trưởng nhanh nhất ở Châu Á Thái Bình Dương."
Bộ trưởng Carter cho rằng TPP là một trong các bộ phận quan trọng nhất của chiến lược tái cân bằng sang Châu Á mà chính phủ của Tổng thống Obama đang tiến hành. Ông nói rằng thông qua hiệp định này cũng quan trọng như bổ sung một chiếc hàng không mẫu hạm cho hạm đội Mỹ trong khu vực.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng không còn nhiều thời gian cho cuộc đàm phán đã kéo dài nhiều năm nay. Ông cho biết các nước trong khu vực đang cắt xẻo những thị trường béo bở với những hiệp định mà trong một số trường hợp là những hiệp định dựa trên áp lực và những sự giàn xếp đặc biệt, chứ không dựa trên nguyên tắc và sự công khai.
Hợp tác
Bộ trưởng Carter sẽ đến thăm Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ ở Hawaii trong những ngày sắp tới. Ông cho biết Hoa Kỳ đang ra sức củng cố các mối quan hệ đồng minh lâu đời trong khu vực, và đồng thời, cũng đang tăng cường quan hệ với Ấn Độ và các nước vùng Đông Nam Á. Ông bày tỏ sự quan tâm đối với ngân sách quốc phòng thiếu minh bạch, những hành động trong không gian mạng và cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là đồng minh, nhưng chúng ta không cần phải là địch thủ của nhau. Một mối quan hệ vững mạnh và có tính chất xây dựng giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc là vô cùng cần thiết cho an ninh và thịnh vượng của thế giới. Quan hệ giữa hai nước sẽ là một mối quan hệ phức tạp trong lúc chúng ta tiếp tục vừa cạnh tranh vừa hợp tác."
Ông Carter nói rằng Washington muốn có một tình trạng trong đó mọi nước đều thắng, và tất cả các nước Châu Á Thái Bình Dương, kể cả Trung Quốc, sẽ tiếp tục hưng thịnh để tiếp nối nhiều thập niên hoà bình và thịnh vượng nhờ vào vai trò mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong khu vực.

Hướng về Châu Á
Ông Brad Glosserman, Giám đốc Diễn đàn Thái Bình Dương, một tổ chức nghiên cứu an ninh ở Hawaii, cho biết các nhà lãnh đạo Châu Á xem sự thành công của TPP là yếu tố then chốt của sự tham gia của Mỹ trong khu vực này.
"Yếu tố then chốt ở đây là xem xét và sử dụng từ ngữ chiến lược, bởi vì những gì mà TPP làm là trói buộc và nối kết chúng ta một cách chặt chẽ hơn nữa với các nước trong khu vực, và các mối quan hệ quân sự của chúng ta là nhắm tới mục tiêu làm cho các nước đồng minh tin chắc là chúng ta bị ràng buộc với họ và những địch thủ của chúng ta biết chắc là một vụ tấn công nhắm vào các nước đó sẽ được coi là một vụ tấn công nhắm vào nước Mỹ. Do đó, chúng ta có thể nói là qua việc thật sự nối kết chúng ta một cách hết sức chặt chẽ về mặt kinh tế thông qua TPP và những hoạt động khác trong các lãnh vực kinh tế, kinh doanh, thương mại và chính trị, chúng ta đánh đi một tín hiệu để các đồng minh cũng như các địch thủ của chúng ta biết rõ là chúng ta thật sự đoàn kết với nhau; và vì thế TPP là một bộ phận chiến lược then chốt trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ."
Ông Glosserman cho rằng sự thành công của TPP sẽ tuỳ thuộc vào chính trị quốc nội của Mỹ và sự sẵn sàng của các nhà lập pháp của cả hai đảng để dành cho tổng thống quyền xúc tiến thương mại. Ông nói rằng điều đó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đàm phán đang tiếp diễn giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Dự luật Quyền Xúc tiến Thương mại, nếu được thông qua, sẽ để cho tổng thống thương thuyết các hiệp định thương mại và quốc hội chỉ được quyền hoặc chấp thuận hoặc bác bỏ, chứ không thương thuyết lại các điều kiện trong hiệp định. :

NGUYỄN PHÚ TRỌNG Ở TRUNG QUỐC

Tin tức / Việt Nam

Ông Nguyễn Phú Trọng mưu tìm gì ở Trung Quốc?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 12, 2011. (Ảnh tư liệu).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 12, 2011. (Ảnh tư liệu).
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hôm nay đã đặt chân tới Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 4 ngày, trong khi quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng rơi vào cảnh “cơm không lành, canh không ngọt” vì những hành động hung hãn của quốc gia đông dân nhất thế giới này ở biển Đông.
Tháp tùng ông Trọng lần này có nhiều quan chức cấp cao của Việt Nam như Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Công an, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, và giới quan sát nhận định, điều đó cho thấy Hà Nội vẫn coi trọng mối bang giao với chính quyền Bắc Kinh.
Khi bàn về một chuyện lớn gì thì trước hết, người ta bàn với ông láng giềng ở cạnh, và bản thân ông láng giềng ấy muốn là người có tiếng nói có trọng lượng nhất. Đấy là nỗi đau khổ của một nước nhỏ ở cạnh một nước khổng lồ. Và cái nước khổng lồ ấy luôn muốn những nước chung quanh phải quy về một mối, là thiên tử, là Trung Quốc...Đấy là thông lệ rồi, và vượt ra khỏi thông lệ đó thì đòi hỏi bản lĩnh của cả một dân tộc.
Đây là chuyến công du cấp cao thứ hai của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tới nước lân bang ở phía bắc kể từ năm 2011, và diễn ra trước chuyến thăm đã được thông báo sang Washington.
Giáo sư Tương Lai, một nhà quan sát tình hình chính trị ở trong nước, cho VOA Việt Ngữ biết ông “không bất ngờ” khi ông Trọng sang Trung Quốc trước Hoa Kỳ.
Ông nói: “Khi bàn về một chuyện lớn gì thì trước hết, người ta bàn với ông láng giềng ở cạnh, và bản thân ông láng giềng ấy, ông cũng muốn ông ta phải là người có tiếng nói có trọng lượng nhất. Đấy là nỗi đau khổ của một nước nhỏ ở bên cạnh một nước khổng lồ. Và cái nước khổng lồ ấy luôn luôn muốn những nước chung quanh phải quy về một mối, là thiên tử, là nước Trung Quốc đứng ở giữa. Cái đó nó là từ xa xưa lắm rồi. Đó là một nỗi nhục do vị thế oái ăm về địa chính trị mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng. Đấy là một thông lệ rồi, và vượt ra khỏi thông lệ đó thì đòi hỏi bản lĩnh của cả một dân tộc.”
Nhân dịp này, báo chí của cả hai nước đã đăng tải nhiều bài viết, phân tích về mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Truyền thông trong nước nhận định rằng chuyến công du của ông Trọng nhằm mục đích “tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt – Trung”.
Tân Hoa Xã cũng cho rằng chuyến đi của nhà lãnh đạo đảng của Việt Nam là “cơ hội tốt đẹp để củng cố mối quan hệ hữu hảo trường tồn với thời gian”.

Hãng tin lớn nhất của Trung Quốc bình luận rằng “thật là ngây ngơ” khi nghĩ rằng Việt Nam và Trung Quốc không bao giờ “tranh cãi” hay “đấu đá nhau” cũng như “mối quan hệ đối tác sâu đậm sẽ sụp đổ vì vụ tranh cãi ở biển Đông”.

Theo Tân Hoa Xã, “các ý kiến diễn giải chuyến đi dự kiến của ông Trọng tới Mỹ là nhằm làm đối trọng với Trung Quốc phảng phất mưu kế và chủ nghĩa đối đầu thời Chiến tranh Lạnh mà đáng lẽ đã bị vứt vào sọt rác lịch sử từ lâu”.
Trong khi đó, nhận định với VOA Việt Ngữ, giáo sư Tương Lai cho rằng bây giờ là lúc Việt Nam phải củng cố liên minh với các nước như Mỹ.
Ông nói: “Đây là cơ hội không thể bỏ lỡ để cho Việt Nam vượt ra khỏi cái bóng của Trung Quốc, tức là thoát ra khỏi quỹ đạo kìm kẹp của Trung Quốc. Bộ mặt xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam thì nó quá rõ. Đối với khu vực thì nó cũng quá rõ. Đối với biển Đông thì nó quá rõ. Toàn thế giới đều thấy cả. Bây giờ đây, trong mối quan hệ là Mỹ xoay trục sang châu Á thực ra cũng vì lợi ích của nước Mỹ mà thôi. Cũng vì lợi ích dân tộc mà người Mỹ thấy quá rõ bộ mặt của Trung Quốc. Với việc Mỹ xoay trục sang châu Á như thế, thì lợi ích của nước Mỹ đòi hỏi nước Mỹ gắn kết với một số nước ở vùng Đông Nam Á này. Đây là thời cơ nghìn năm có một Việt Nam phải chớp lấy. Để làm gì? Để chống lại âm mưu của Trung Quốc, để mà thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc”.
Bộ mặt xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam thì nó quá rõ. Toàn thế giới đều thấy cả...Với việc Mỹ xoay trục sang châu Á như thế, thì lợi ích của Mỹ đòi hỏi nước Mỹ gắn kết với một số nước ở vùng Đông Nam Á này. Đây là thời cơ nghìn năm có một Việt Nam phải chớp lấy. Để làm gì? Để chống lại âm mưu của Trung Quốc, để mà thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc”.
Năm ngoái, giáo sư Tương Lai cùng hàng chục các đảng viên lão thành là các nhân sỹ, trí thức có tiếng ở trong nước đã viết một bức thư ngỏ gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó kêu gọi “nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa” của Việt Nam sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình.
Ngoài việc đưa Trung Quốc ra tòa, các đảng viên lão thành còn gợi ý rằng Việt Nam cần chủ động liên kết với các nước khác.
Bức thư viết: “Việt Nam cần chủ động cùng với các nước ven Biển Đông thỏa thuận giải quyết những vướng mắc về chủ quyền trên biển với các đảo, bãi đá; củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia ven biển, trong cuộc đấu tranh chống mọi hành động bành trướng của Trung Quốc muốn độc chiếm vùng biển này thành ao nhà của mình”.
Sau vụ giàn khoan dầu đã đẩy quan hệ giữa hai nước xuống tới mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, Hà Nội và Bắc Kinh đã thực hiện các chuyến thăm cấp thấp để xoa dịu tình hình, và các nhà quan sát cho rằng, chuyến công du của ông Trọng lần này cũng nhằm mục đích đó.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, việc Trung Quốc lấn biển, xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp, tạo nên “Vạn Lý Trường Thành bằng cát” như theo nhận định của quan chức quân sự Mỹ, nhiều khả năng sẽ nằm cao trong nghị trình.

MỸ VÀ BIỂN ĐÔNG

Tin tức / Hoa Kỳ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi tự chế ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo, ngày 8/4/2015.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo, ngày 8/4/2015.
Carla Babb
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter tái khẳng định cam kết của Washington đối với an ninh của Nhật Bản trong lúc kêu gọi tự chế trong những vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo với Trung Quốc. Theo tường thuật của thông tín viên Carla Babb của đài VOA tại Ngũ giác đài, ông Carter phát biểu như vậy ngày hôm nay tại Tokyo trong lúc bắt đầu chuyến công du đầu tiên của ông đến Châu Á.
Vụ tranh chấp giữa Nhật Bản với Trung Quốc về chủ quyền của một quần đảo do Nhật kiểm soát ở Biển Hoa Đông và những hành động gây nhiều tranh cãi của Bắc Kinh ở Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) là bối cảnh của cuộc thảo luận giữa Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani tại Tokyo.
Người đứng đầu Ngũ giác đài phát biểu như sau:
"Như chúng tôi vẫn thường nêu ra, chúng tôi không có một lập trường trong bất kỳ vụ tranh chấp nào trong các vụ tranh chấp lãnh thổ đó. Chúng tôi có một lập trường mạnh mẽ chống lại việc quân sự hoá những vụ tranh chấp đó."
Cuộc họp giữa ông Carter với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani tái khẳng định chiến lược tái cân bằng sang Châu Á của Hoa Kỳ, với nội dung chính là chuyển thêm sức mạnh chính trị và quân sự tới khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Bà Sheila Smith, một chuyên gia về quan hệ Trung-Nhật, cho rằng sự tái cân bằng này hết sức quan trọng.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở vào một thời điểm cực kỳ quan trọng ở Châu Á Thái Bình Dương. Và mọi người, khi nhìn sang Thái Bình Dương, họ trông thấy một nước Trung Quốc mới đang trỗi dậy."
Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã gia tăng với tỉ lệ hai con số trong 5 năm liên tiếp. Hoa Kỳ đang ứng phó với tình hình này qua việc tăng cường các mối quan hệ trong khu vực, nhưng cho biết Washington không muốn ngăn chận sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Bà Smith cho biết những cuộc họp của ông Carter với các giới chức Nhật Bản nhắm tới mục tiêu thiết lập những đường hướng mới của sự hợp tác quốc phòng giữa Washington và Tokyo.
"Tôi nghĩ rằng những văn kiện hướng dẫn này sẽ rất hữu hiệu để bảo đảm là không ai tính toán một cách sai lầm về tầm quan trọng của mối quan hệ đồng minh giữa hai quốc gia chúng ta."
Tại Bắc Kinh, truyền thông nhà nước Trung Quốc tố cáo Nhật Bản lợi dụng sự dựa dẫm ngày càng nhiều của Hoa Kỳ đối với các nước đồng minh ở Châu Á để khích động những mối căng thẳng trong các vấn đề lãnh thổ và lịch sử.
Văn kiện hướng dẫn về hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật sẽ được các giới chức hai nước đúc kết vào cuối tháng này, khi thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Washington.
Công cuộc hợp tác sẽ bao gồm các chương trình hợp tác mới trong không gian và trên mạng cùng với việc tăng cường sự phối hợp hoạt động của lực lượng quân sự của hai nước.http://www.voatiengviet.com/content/bo-truong-quoc-phong-my-keu-goi-tu-che-o-bien-dong/2711082.html

CON ĐƯƠNG TƠ LỤA

Trung Quốc đẩy mạnh sáng kiến Con Đường Tơ Lụa trên biển

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Chủ tịch nước Trung Quốc tiếp đón tại Đại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 7/4/2015.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Chủ tịch nước Trung Quốc tiếp đón tại Đại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 7/4/2015.
Chuyến đi Trung Quốc của Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được giới truyền thông quốc tế chú ý theo dõi và dư luận bàn tán, từ những lễ nghi long trọng dành cho ông Nguyễn Phú Trọng khi ông được Chủ tịch nước Trung Quốc cho trải thảm đỏ tiếp đón tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm qua, cho tới một loạt thoả thuận song phương đã được ký kết, cũng như ý nghĩa đích thực của chuyến đi này.
Hãng tin tài chính Bloomberg hôm nay đăng một bài viết với tựa đề “Vì sao hàn gắn quan hệ với Trung Quốc lại có lợi cho kinh tế Việt Nam?” bài báo lần lượt liệt kê những lý do sau đây để trả lời câu hỏi đó.
Thứ nhất: ngành du lịch Việt Nam đã bị tác động nặng nề vì cuộc tranh chấp giữa hai nước, với số du khách Trung Quốc tới Việt Nam giảm mạnh, xuống 40% trong năm 2014 cho tới quý đầu năm nay, so với tỷ lệ tăng 49% trong cùng kỳ năm trước đó, dựa trên các dữ kiện do Bloomberg ghi nhận. Bloomberg lưu ý rằng Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho kỹ nghệ du lịch Việt Nam, lớn hơn cả Nam Triều Tiên và Nhật Bản cộng lại.
Bloomberg dẫn lời bà Trần thị Việt Hương, quyền quản trị viên tiếp thị và thông tin của Viettravel, một trong các công ty tua du lịch lớn nhất Việt Nam, nói rằng con số du khách Trung Quốc của công ty này giảm 30% trong quý đầu năm nay, so với năm ngoái, ảnh hưởng nặng nề tới thu nhập của công ty.
Lý do thứ nhì được nêu ra là cán cân thương mại bất cân xứng giữa hai bên.
Tờ báo trích số liệu của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế nói rằng từ năm 2007, sau khi qua mặt cả Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Cán cân mậu dịch nghiêng hẳn về phía Trung Quốc, với mức thâm hụt về phía Việt Nam lên tới 20,1 tỉ đôla trong năm 2013, tương đương với khoản thặng dư mậu dịch với đối tác Hoa Kỳ là 20,7 tỉ đôla.
Các số liệu do Bloomberg thu thập từ các nguồn Trung Quốc vốn sử dụng các dữ kiện khác, cho thấy mức thâm hụt trong cán cân mậu dịch Việt Nam với Trung Quốc năm 2013 là 31,7 tỉ đôla, và 43,7 tỉ đôla trong năm 2014.
Lý do thứ ba được Bloomberg nêu ra là sức mua. Về thu nhập trung bình, Trung Quốc đã qua mặt Việt Nam từ năm 1987 dựa trên sự khác biệt về sức mua. Từ đó, Việt Nam không thể nào theo kịp Trung Quốc, với mức thu nhập tính trên đầu người là 11,907 trong năm 2013 ở Trung Quốc, cao hơn gấp đôi mức thu nhập trung bình của Việt Nam trong cùng năm là 5,294 đôla.
Tuy nhiên, tờ báo ghi nhận một điểm sáng là tuy không thể sánh với Trung Quốc với đà tăng trưởng cao gấp đôi, Việt Nam đã khép lại khoảng cách biệt với Philippines, quốc gia gần nhất về mặt dân số với Việt Nam.
Tường trình về cuộc hội kiến giữa lãnh đạo hai Đảng Cộng sản, Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, thừa nhận rằng các cuộc tranh chấp biển đảo là một trở ngại cho sự phát triển quan hệ Việt-Trung, nhưng hãng tin nói thêm rằng các cuộc tranh chấp này không phải là một thách thức không thể nào giải quyết, có nguy cơ làm tan vỡ quan hệ lâu đời giữa hai nước.
Tân Hoa Xã nêu lên sáng kiến do Trung Quốc đề ra liên quan tới việc hình thành Đường Tơ Lụa Trên Biển, là một sáng kiến mà tờ báo nói có khả năng làm giảm căng thẳng giữa hai nước.
Tân Hoa Xã nói Con đường Tơ Lụa trên Biển cho thể kỷ 21 bao phủ nhiều khu vực rộng lớn trong Biển Đông có mục đích cổ vũ cho sự thịnh vượng chung, và là một giải pháp ‘tất cả các bên đều thắng’ cho Châu Á, và xa hơn nữa.
Đường Tơ Lụa Trên Biển Đông trải dài từ bờ biển phía Đông Trung Quốc tới vùng Trung Đông và Châu Âu thông qua Ấn Độ dương. Việt Nam, theo tờ Nikkei Asian Review, có thể là một nối kết thiết yếu trong sáng kiến Con Đường Tơ Lụa Trên Biển, nhờ vị trí địa lý đặc biệt của mình.
Bài viết tường thuật rằng Trung Quốc đã mời Việt Nam tham gia sáng kiến này, và điều đó chứng minh sự thành thực của Bắc Kinh trong việc chia sẻ các cơ hội phát triển với Việt Nam, đồng thời phản ánh nguyện vọng của Trung Quốc muốn khai thác nhiều phương cách để biến Biển Đông, thành một khu vực hợp tác và hòa bình.
Báo The Diplomat hôm 8 tháng 4 dẫn báo Nikkei Asian Review, đề cập tới nội dung cuộc họp giữa ông Nguyễn Phú Trọng ông Tập Cận Bình về con Đường Tơ Lụa Trên Biển. Tờ Nikkei nói hai nhà lãnh đạo đã thoả thuận thành lập các toán đặc nhiệm để thăm dò hợp tác về các dự án cơ cấu hạ tầng và tài chính. Tuy nhiên, theo Tân Hoa Xã, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ nói rằng Việt Nam đang cứu xét việc tham gia Con Đường Tơ Lụa Trên Biển.
Hãng tin Reuters tường trình về cuộc hội kiến giữa lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Việt Nam-Trung Quốc tại Đại sảnh đường Nhân dân, nói rằng ông Tập nói với ông Trọng rằng “Hai nước phải tuân thủ các thoả thuận tương nhượng đạt được với nhau, là cùng quản lý và kiểm soát các cuộc tranh chấp biển, duy trì bức tranh toàn diện về các quan hệ hữu nghị cũng như tình trạng hoà bình và ổn định ở Biển Đông”.
Nguồn: Bloomberg, Xinhuanet, The Diplomat
 http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-day-manh-sang-kien-con-duong-to-lua-tren-bien/2711252.html

No comments:

Post a Comment