Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 3 November 2016

CHARLOT= TIỀN TỆ VIỆT NAM =TRUYÊN THẾ GIAN

GÓC TỐI HỀ CHARLOT

Sinh thời, Charlie Chaplin đã tìm mọi cách phong tỏa thông tin về cuộc sống phía sau màn ảnh của mình. Tuy vậy, những bí mật về “vua hề Sác-lô” vẫn dần được hé lộ theo thời gian.


15-95a21
Nhân vật “The Tramp” ra đời như thế nào?
Có lần được giao đóng vai một người say hồi năm 1914, Chaplin đã bị thu hút bởi chiếc quần rộng thùng thình của một nam diễn viên. Chaplin bắt đầu hình dung về một nhân vật hội tụ tất cả những điểm đối lập - “quần rộng, áo chật, mũ nhỏ, giày to”. Vậy là nhân vật “The Tramp” ra đời, thể hiện cách nhìn của Chaplin đối với những người đàn ông trung lưu.
Chiếc mũ quả dưa thể hiện lòng tự trọng, dù nghèo khó, vất vả, nhưng vẫn luôn đội mũ để thể hiện mình là con người có văn hóa ứng xử; bộ ria thể hiện sự phù phiếm, muốn theo đuổi một chút lịch lãm của những người đàn ông thượng lưu; cây gậy hướng đến sự đỏm dáng khi xuất hiện trước phụ nữ. Đó chính là ý niệm mà Chaplin gửi gắm vào nhân vật hài kinh điển.
16-a0e76
“Vua hề” trên màn ảnh, “quái vật” khắc nghiệt trên phim trường
Sinh thời, Charlie Chaplin đã phải dày công che giấu cách làm việc của mình trên phim trường. Thường khi một nghệ sĩ lao động nghệ thuật nghiêm túc, đó là niềm tự hào và họ sẽ không ngần ngại chia sẻ với người hâm mộ.
Nhưng trong trường hợp của Chaplin, ông lao động nghệ thuật một cách khắc nghiệt, với chính mình và với đoàn phim, đến mức trở thành nỗi ám ảnh của những người cộng tác. Đối với mỗi cảnh phim, Chaplin không ngần ngại quay đi quay lại tới cả chục lần, và khi phim đã đóng máy, Chaplin lại không mệt mỏi biên tập đi, biên tập lại cho tới tận sát thời điểm phim ra rạp…
Đối với một diễn viên hài - người luôn mang lại tiếng cười sảng khoái cho khán giả, nếu để lộ khía cạnh khắc nghiệt, đáng sợ của mình, sự nghiệp “gây cười” sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, Chaplin đã bằng mọi cách giấu kín cuộc sống phía sau màn ảnh.
Chaplin không cho phép phóng viên, thợ ảnh, được xuất hiện trên phim trường của ông. Chỉ có những người bạn nhiếp ảnh gia được ông tin cậy mới được phép mang máy ảnh tới phim trường bởi ông hiểu họ sẽ biết phải làm gì với những góc máy và sẽ không ba hoa, nhiều lời.
Dù Chaplin có viết tự truyện, nhưng ông đề cập rất ít tới quá trình thực hiện các bộ phim kinh điển của mình. Chaplin đã cố gắng phong tỏa những thông tin bất lợi, nhưng một khi đã vươn tới đẳng cấp của ngôi sao quốc tế, việc đó gần như bất khả thi.
17-fb601
Quay một cảnh… 360 lần
Trong phim “City Lights” (1931), có một cảnh nhân vật “The Tramp” lần đầu gặp cô gái mù đứng bán hoa trên phố, Chaplin đã yêu cầu nữ diễn viên đóng cặp với mình đóng đi đóng lại cảnh này tới 360 lần trong ròng rã 10 tháng.
Ban đầu, Chaplin dự định hoàn tất việc quay phim “City Lights” trong vài tuần nhưng rồi cuối cùng, ông đã thực hiện bộ phim trong 179 ngày kéo dài từ năm 1928 đến 1930 một cách không liên tục. “City Lights” là bộ phim quay lâu nhất trong sự nghiệp của Chaplin.
18-7f361
Ăn giày… 64 lần
Trong phim “The Gold Rush” (1925), khi “The Tramp” và một anh bạn (nam diễn viên Mach Swain thủ vai) bị kẹt vì bão tuyết trong hành trình đào vàng, họ đã buộc phải ăn giày chống đói. Chaplin yêu cầu cả mình và bạn diễn đều phải… ăn giày. Một người thợ chuyên làm bánh mứt kẹo được đặt hàng thực hiện 20 đôi giày làm bằng cam thảo.
Để thực hiện cảnh này, Chaplin yêu cầu quay đi quay lại 64 lần. Bản thân Chaplin về sau nghĩ lại vẫn cảm thấy tội nghiệp cho nam diễn viên Mach Swain: “Ông ấy bị tiêu chảy trong 2 ngày quay cuối và đã rên lên: Tôi không thể ăn thêm bất kỳ cái giày chết tiệt nào nữa đâu”.
19-b582d
Huyền thoại diễn xuất - “Bố già” Marlon Brando gọi “vua hề” Chaplin là “quái vật”
Trong ảnh trên, nam diễn viên “Bố già” Marlon Brando, ngồi ngoài cùng bên phải, cạnh nữ diễn viên Sophia Loren; Chaplin ngồi ngoài cùng bên trái. Họ cùng xuất hiện trong bộ phim cuối cùng của Chaplin - “A Countess From Hong Kong” (1967).
Ý tưởng của Chaplin là Brando sẽ nhại theo lối diễn xuất của mình, nhưng đối với một cá tính diễn xuất như Brando, yêu cầu như vậy không khác nào đánh đố. “Brando rõ ràng không phù hợp với vai diễn đã nhận, Brando và Chaplin liên tục đối đầu. Ngày qua ngày, không khí trên phim trường càng trở nên căng thẳng” - nữ diễn viên Sophia Loren từng chia sẻ.
Nhớ lại kỷ niệm đóng phim chung với “vua hề”, Brando từng nói: “Chaplin không phải là người phù hợp để làm đạo diễn. Ông ấy là một tài năng đáng nể nhưng là một con người quái vật”.
20a-c6878
Khắc nghiệt với người lớn, dịu dàng với trẻ nhỏ
Tuy là một con người khắc nghiệt trên phim trường nhưng trong những giờ nghỉ giải lao, dù rất mệt mỏi, Chaplin vẫn luôn “tấu hài” phục vụ cho đoàn phim và những trẻ em nghèo háo hức “lân la” quanh phim trường. Có lẽ đó là cách “vua hề” đền bù cho những lúc căng thẳng với đoàn phim.
20b-945a1
Một điều lạ là Chaplin làm việc rất suôn sẻ với trẻ em, như với cậu bé Jackie Coogan xuất hiện trong phim “The Kid” (1921). Lý giải về điều này, Chaplin cho rằng: “Những đứa trẻ có thể đóng đi đóng lại một cảnh mà không mất đi sự vui vẻ, hứng thú. Tôi đã thấy những em bé diễn một cảnh tới cả chục lần nhưng sự chú tâm và niềm háo hức vẫn còn nguyên vẹn”.
21-2e04e
Tuổi thơ đầy bi kịch
Chaplin sinh ra trong nghèo khó ở London, Anh năm 1889. Mẹ ông không có nghề nghiệp ổn định và đã có lúc mấy mẹ con phải sống vất vưởng trên hè phố. Mẹ của Chaplin có cuộc sống khá rắc rối, bà có ba người con với… ba người đàn ông, từng phải ra vào trại tâm thần và cuối cùng phải đưa các con vào trại tế bần.
Nói về tuổi thơ của mình, Charlie Chaplin chia sẻ: “Nếu ai muốn đong đếm hàm lượng đạo đức trong gia đình tôi bằng cách đem áp dụng những chuẩn mực thông thường, điều đó sẽ sai lầm giống như đem nhiệt kế nhúng vào nồi nước sôi”.
Tuổi thơ của Chaplin bị ông coi như đã kết thúc từ năm lên 7, khi đó, ông phải vào trại tế bần. Thực tế, đây là cú sốc mà không bao giờ Chaplin có thể vượt qua: “Tôi hầu như chẳng bao giờ biết thế nào là khủng hoảng bởi tôi đã luôn sống trong khủng hoảng từ khi còn là một cậu bé. Tôi tự cho phép mình thoát ra khỏi mọi rắc rối bằng cách lãng quên chúng”.
22b-8fe70
“Giấc mơ Mỹ” của Charlie Chaplin
Ngay từ nhỏ, Chaplin đã bắt đầu tham gia biểu diễn trong những vở kịch vui để kiếm sống. Năm 1910, chàng thanh niên Chaplin cùng đoàn kịch có chuyến lưu diễn đầu tiên sang Mỹ. Khi thuyền sắp tới Mỹ, tất cả mọi người đều lên boong để được nhìn thấy nước Mỹ từ xa.
Khi đó, Chaplin một chân ghếch lên thanh chắn an toàn, hai tay dang rộng và tuyên bố: “Nước Mỹ, ta tới đây để chinh phục! Tất cả đàn ông, phụ nữ, trẻ nhỏ rồi sẽ phải nhắc tới tên ta!”. Sau này, giây phút “tiên đoán” của Chaplin đã được nam diễn viên hài Stan Laurel - một đồng nghiệp cùng có mặt trên boong tàu lúc đó - kể lại.
22-13195
Ngay năm sau, ở tuổi 25, vận may bắt đầu mỉm cười với Chaplin khi nhân vật “The Tramp” ra đời và được khán giả Mỹ yêu mến. Một thập kỷ sau, Chaplin đã trở thành người giàu có, nổi tiếng và thế lực ở Hollywood. Cho tới giờ, Chaplin vẫn được coi là “kỳ quan của điện ảnh”. Ông tin vào sự hoàn hảo và mỗi bộ phim của Chaplin đều là bằng chứng của tài năng.
23-bdbe8
“Hitler đã sao chép ria mép của tôi”
Chaplin từng chia sẻ nửa đùa nửa thật rằng: “Khi lần đầu tiên nhìn thấy Hitler, tôi đã nghĩ ông ta sao chép hình ảnh của tôi, lợi dụng thành công của tôi”. Đối với Đức Quốc xã, Chaplin là cái gai trong mắt, phim của Chaplin bị cấm lưu hành.
Khi căng thẳng gia tăng ở Châu Âu, Chaplin nảy ra ý tưởng rằng sự tương đồng giữa “The Tramp” và Hitler về mặt ngoại hình sẽ là một cơ hội để đả kích trùm Phát-xít. Bộ phim đã khiến các đối tác của Chaplin lo lắng vì động chạm quá sâu vào chính trị. Chỉ tới khi Tổng thống Mỹ Roosevelt “bật đèn xanh” cho Chaplin, bộ phim “The Great Dictator” mới được xúc tiến.
24-86440
Chaplin “trêu ngươi” Đức Quốc xã
Sau khi nhận được sự ủng hộ của Tổng thống, “The Great Dictator” (1940) được xúc tiến thực hiện hoàn toàn bằng tiền của Chaplin. Đức Quốc xã gọi đây là “bộ phim chống Đức một cách hốt hoảng” bởi thoạt tiên phim bị “ế” khi ra rạp. Tuy vậy, càng về sau, phim càng trở nên ăn khách, đặc biệt ở thời điểm sau khi Thế chiến II kết thúc.
Phim cũng đánh dấu mốc quan trọng đối với Chaplin. Đây là bộ phim đầu tiên Chaplin có sử dụng lời thoại, trước đây, nhân vật của ông chỉ im lặng “tấu hài”. Đồng thời, đây cũng là lần cuối cùng “The Tramp” xuất hiện trên màn ảnh và là thành công sau chót của nhân vật này.
3 cuộc hôn nhân bi kịch
Trong cuộc đời mình, Chaplin trải qua 4 cuộc hôn nhân. 3 cuộc hôn nhân tan vỡ là 3 cơn ác mộng đối với những người trong cuộc. Chaplin luôn bị những người phụ nữ buộc tội là độc ác, tàn nhẫn, hành hạ họ về tâm lý và đôi khi còn khá bạo lực. Người vợ đầu của Chaplin từng nói về ông rằng: “Chaplin là một thiên tài, và một thiên tài thì không bao giờ nên kết hôn”.
Cuộc hôn nhân đầu tiên của Chaplin “xảy đến” vì bạn gái ông giả vờ có bầu. Cuộc hôn nhân thứ hai cũng khởi đầu vì một… “tai nạn” tương tự. Cuộc hôn nhân thứ ba tan vỡ vì vợ ông không chịu nổi tính cách áp đặt của chồng.
25-67f65
Chaplin và người vợ thứ 4. Họ đã sống hạnh phúc bên nhau 18 năm cho tới khi Chaplin qua đời và có 8 người con.
Khi hai cuộc hôn nhân đầu tan vỡ, Chaplin đã bị vợ cũ bóc mẽ. Đối với người có thói quen phong tỏa mọi thông tin bất lợi như Chaplin, đây là cú sốc khó vượt qua, ông đã suýt tự tử nhưng được ngăn cản kịp thời. Trải qua 3 lần đổ vỡ, ở cuộc hôn nhân thứ 4, Chaplin cuối cùng đã may mắn tìm thấy hạnh phúc đích thực.

Saturday, August 15, 2015


TRẦN QUANG * TIỀN TỆ VIỆT NAM

Nguy cơ Việt Nam đối diện từ hệ quả Bắc Kinh phá giá đồng Nhân dân tệ

Trần Quang (Danlambao) - Bắc Kinh đã phá giá đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm qua. Hành động phá giá này đã gây chấn động thị trường thế giới, ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế khu vực và thế giới. Riêng với Việt Nam, một nước chư hầu của Tàu cộng, những ảnh hưởng tiêu cực sẽ rất nặng nề.
1. Đồng nhân dân tệ rẻ hơn kéo đến tình trạng hàng hóa của Tàu cộng càng rẻ hơn. Điều này sẽ gây tổn thương đến hàng hoá nội địa vốn đã từ lâu ngất ngư vì không cạnh tranh nổi với hàng Tàu.
2. Hàng hoá Tàu rẻ đi và phía sản xuất của Tàu có nhu cầu gia tăng số lượng hàng hoá. Dó đó, hàng hoá Tàu sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam. Một trong những nguy cơ lớn nhất là sự gia tăng ồ ạt hàng lậu được chuyển sang từ biên giới hay các cửa biển.
3. Khi giá cả hàng hoá giảm thì số lượng nhập siêu sẽ tăng. Năm 2014 Việt Nam nhập siêu của Tàu khoảng 18 tỷ đô. Trong 7 tháng đầu năm 2015, Việt Nam nhập siêu từ Tàu lên gần 20 tỷ đô. Theo "đà tiến hoá" của đồng nhân dân tệ bị phá giá, hàng hoá Tàu rẻ mạt, hàng nội địa bị giết chết, nhập siêu của Tàu có thể lên đến hơn 30 tỷ đô vào năm tới.
4. Tỉ giá tiền tệ bị rớt xuống theo đồng nhân dân tệ. Tiền đồng Việt Nam đã giảm giá 1%, tuột xuống mức 1 USD đổi được 22.040 đồng.
5. Việt Nam phải đối diện với việc cạnh tranh xuất cảng mặt hàng với hàng hoá của Tàu lẫn của các nước khác vì hàng hoá của họ cũng bị hạ giá theo khi đồng tiền của họ bị rớt theo với đồng nhân dân tệ.
Trước những nguy cơ đối mặt, phía nhà nước Việt Nam làm gì?
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã biểu lộ "bản lãnh" điều hành đất nước của mình bằng khả năng yêu cầu:
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tăng cường phối hợp để có đối sách ứng phó phù hợp, phát huy những tác động tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc phá giá đồng nhân dân tệ đến nền kinh tế Việt Nam.
Và các bộ của ông Dũng sẽ đối phó nguy cơ bằng cách căng mắt ra để: 
Tiếp tục theo sát diễn biến tình hình thế giới, khu vực và trong nước để có đánh giá tác động, ảnh hưởng đến từng lĩnh vực, nhất là thị trường ngoại tệ, chứng khoán, vàng cũng như việc xuất nhập khẩu, đầu tư...
Trong khi ông Dũng ngồi chỉ tay năm ngón yêu cầu và các bộ trưởng dưới quyền ông ngồi xem tình hình biến chuyển thì hàng hoá Tàu đã ào ạt vượt biên tràn ngập thị trường Việt Nam và nền sản xuất cũng như thị trường nội địa Việt Nam đang lâm vào tình trạng báo động đỏ.

ĐẠI HỘI RUỒI XII

Báo nguy: Sẽ không có ai được đề cử vào TƯĐ và BCT trong đại hội 12!!!


Bạn đọc Danlambao - Nguyễn Đức Hà - vụ trưởng, ban tổ chức TƯ vừa hé lộ một số điểm được cho là mới của quy định bầu cử trong đảng. Qua những gì ông này trình bày cho thấy "đảng ta" có thể đang lâm vào tình trạng... thậm chí nguy!!!

1. Lựa chọn những đảng viên ưu tú nhất, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, uy tín và năng lực công tác tham gia cấp ủy nhiệm kỳ tới...
Cho đến nay, đảng đã cử thằng mỏ đi gõ khắp thôn làng. Chưa tìm ra một đứa cộng sản nào có phẩm chất, đạo đức, uy tín và năng lực. Hỏi các cụ trong làng thì các cụ chỉ ra ngoài nghĩa trang: "mấy đứa cộng sản chỉ có thể có phẩm chất, đạo đức khi nó đã chết, không còn phá làng phá xóm và áp dụng đạo đức của Hồ Chí Minh nữa... có điều năng lực của tụi nó thì không thay đổi, chết cũng giống như sống". 
2. Cấp ủy viên phải là người tuyệt đối trung thành với mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; có ý thức tổ chức, kỷ luật, gắn bó mật thiết với nhân dân và được nhân dân tín nhiệm; có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao... 
Khi đưa điều kiện này ra, tin tức nội bộ cho biết toàn bộ 16 UVBCT, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng đã chui xuống gầm bàn và ngồi trốn dưới đó 3 ngày không chịu thò đầu ra. 
Thằng mỏ của đảng sau đó đã vén... váy Đình Bảng buông chùng cửa võng.. thẩn thơ đi tìm... đồng chiều, cuống rạ, bu shịt bu shịt nghe đây... Đứa nào tìm được Lá Diêu bông, em Tòng Thị Phóng xin lấy làm chồng. 
Riêng Nguyễn Tấn Dũng, đang núp dưới gầm bàn khi nghe đến điều lệ: 
Có phong cách công tác khoa học, dân chủ, sâu sát, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có thái độ nghiêm túc trong việc khắc phục, sửa chữa kịp thời những khuyết điểm đã được kết luận sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng. 
đã đội bàn cầu nhảy ra và rống lên rằng: đứa nào viết câu đó, bây đâu!? cho nó đi về nhậu với Bá Thanh!!! 
Riêng Vũ Đức Đam thì cứ lẩm nhẩm, lải nhải: tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo!? tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo!? tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo!? tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo!? tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo!?...

TRUYÊN THẾ GIAN



 



3 x 8 = 23.

Nhan Uyên ham học hỏi, tính tình tốt bụng, là một đệ tử đắc ý của Khổng Tử. Một ngày nọ, trên đường đi làm việc, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải. Anh bước đến hỏi, mới biết là đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải.

Chỉ nghe người mua hét lớn: “Ba nhân tám là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?”
Nhan Uyên đến trước mặt người mua, lễ phép nói:
“Vị đại ca này, ba nhân tám là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”.


Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói: “Ai cần ngươi phân xử hay sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng phu tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt! Đi, ta hãy tìm ông ấy để phân xử!”

Nhan Uyên đáp: “Được. Nếu Khổng phu tử nói anh sai, vậy xử lý sao?”
Người mua nói: “Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Nhà ngươi sai thì sao?”
Nhan Uyên trả lời: “Nếu tôi sai, tôi sẽ từ quan”. Hai người đánh cuộc với nhau như thế, cũng đã tìm gặp được Khổng Tử.


Khổng Tử hỏi rõ tình huống, rồi quay sang Nhan Uyên cười nói:
“Ba nhân tám là 23 đó! Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ quan xuống đem cho người ta đi!”
Nhan Uyên trước giờ chưa bao giờ cãi lại sư phụ.
Nghe Khổng Tử nói mình sai, anh đành tháo mũ xuống giao cho người mua kia. Người mua nhận mũ, đắc ý rời đi.

Đối với lời phân xét của Khổng Tử, Nhan Uyên biểu hiện là tuân theo, nhưng trong tâm lại không phục. Anh cho rằng Khổng Tử già rồi đâm ra hồ đồ, liền không muốn ở lại học tập Khổng Tử nữa.
Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay lại lấy cớ nhà có việc muốn xin nghỉ học…


Khổng Tử rất rõ tâm tư Nhan Uyên, nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý.
Trước khi đi, Nhan Uyên quay lại cáo biệt Khổng Tử. Khổng Tử muốn Nhan Uyên trở về nhà bình an, cũng dặn dò hai câu:
“Ngàn năm cổ thụ không náu thân, sát nhân không rõ chớ động thủ”.
Nhan Uyên đáp lại một câu: “Con xin ghi nhớ”, rồi rời đi.

Trên đường về, gió thổi mây dâng, sấm rung chớp giật, trời muốn đổ mưa to.
Nhan Uyên tiến đến một cây đại thụ mục rỗng bên ven đường, muốn tránh mưa.
Anh đột nhiên nhớ lại lời Khổng Tử đã nói: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân”…
Nghĩ thầm, sư đồ nhất tràng, anh nghe theo lời sư phụ, tránh xa khỏi cái cây rỗng.
Vừa rời đi không xa thì nghe một tiếng sấm, sét đã đánh tan cây cổ thụ kia.
Nhan Uyên kinh ngạc: “Câu đầu sư phụ nói đã ứng nghiệm sao! Chẳng lẽ ta còn có thể sát nhân ư?”


Khi về tới nhà thì trời cũng đã khuya. Không muốn kinh động người nhà, Nhan Uyên dùng bảo kiếm mang theo bên người để đẩy chốt cửa phòng nơi thê tử của anh đang ngủ.
Đến bên giường, sờ lại thấy hai người nằm hai bên giường. Nhan Uyên vô cùng tức giận, giơ kiếm định chém, lại nghĩ đến câu nói thứ hai của Khổng Tử: “Sát nhân không rõ chớ động thủ”, bèn đốt đèn lên xem, hóa ra một người là thê tử, người kia là muội muội của anh.
Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay trở lại, thấy Khổng Tử liền quỳ xuống nói:

“Sư phụ, hai câu người nói đã cứu ba người là con, vợ con và muội muội của con đó! Sao người lại biết trước chuyện sẽ xảy ra vậy?”
Khổng Tử đỡ Nhan Uyên dậy và nói: “Ngày hôm qua thời tiết khô nóng, đoán chừng sẽ có cơn dông, nên ta nhắc nhở con: “ngàn năm cổ thụ không ai náu thân”, con lại mang khí bực trong người, trên thân đeo bảo kiếm, cho nên ta khuyên con “sát nhân không rõ chớ động thủ”!”


Nhan Uyên vừa vái lạy vừa nói: “Sư phụ liệu sự như thần, đệ tử mười phần kính nể!”
Khổng Tử lại nói tiếp: “Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là mượn cớ, thật ra cho rằng ta đã già nên hồ đồ rồi, không muốn học ta nữa. Con nghĩ xem, ta nói ba nhân tám bằng 23 là đúng, con thua, bất quá là thua cái mũ quan kia, nếu ta nói ba nhân tám bằng 24 mới đúng, người mua kia thua, đây là một mạng người đó! Vậy con nói xem, chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?”


Nhan Uyên bỗng nhiên tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa:“Sư phụ trọng đại nghĩa coi nhẹ tiểu tiết, đệ tử còn tưởng rằng Sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn, đệ tử hổ thẹn vạn phần!”
Từ đó về sau, bất luận Khổng Tử đi đến đâu, Nhan Uyên theo đến đó không rời sư phụ.


TRANH LUẬN
Câu chuyện này gợi cho tôi nhớ tới ca từ trong một bài hát tuyệt vời của Khắc Lý Lâm:
“Nếu như mất đi bạn, được cả thế giới cũng để làm gì?”
Cũng như vậy,Đôi khi bạn tranh đấu giành được điều bạn cho là lẽ phải,Nhưng điều mất đi có lẽ còn quan trọng hơn;
Luôn luôn phân rõ sự tình nặng nhẹ”.
Đừng gắng sức tranh giành, rồi sau hối hận không kịp!


Rất nhiều chuyện không cần tranh giành,
Lùi một bước biển rộng trời cao.
Hơn thua với khách hàng, thắng ấy cũng là thua (khi sản phẩm mới cần đổi mẫu, bạn sẽ biết)
Hơn thua với ông chủ, thắng ấy cũng là thua (cuối năm lúc đánh giá thành tích, bạn sẽ biết)
Hơn thua với người già, thắng ấy cũng là thua (người ta không để ý tới bạn đâu, bạn vẫn phải tự mình làm thôi)

Hơn thua với bằng hữu, thắng ấy cũng là thua (làm không tốt sẽ mất đi một người bạn)
Lá trà nhờ nước sôi mới có thể tỏa ra mùi hương thơm ngát,

Sinh mệnh vượt qua bao trắc trở, mới để lại tiếng thơm cho đời…
Hiểu được điều đó sẽ luôn luôn cảm ơn cuộc đời… vậy là hạnh phúc nhất đấy.



TRANH CÃI





Theo từ điển tiếng Việt, tranh cãi là bàn cãi để phân rõ phải trái, đúng sai một vấn đề để đi đến thống nhất ý kiến.
Nhưng để đi đến thống nhất thì ta mất nhiều ơn được.
Tranh cãi với khách hàng —-> Bạn thắng —-; Khách hàng đi mất
Tranh cãi với đồng nghiệp —-> Bạn thắng—-t; Đồng nghiệp xa dần
Tranh cãi với sếp —–Rất sợ điều này, dễ bị đào thải, ghét v.v….


Tranh cãi với bạn nhậu —–; Thắng hay thua đều có thể mất bạn hoặc tệ là bị thương, giết.
Tranh cãi với người thân —- Bạn thắng —; Tình thân biến mất
Tranh cãi với bạn hữu —-; Bạn thắng —-; Bạn hữu dần xa
Tranh cãi với vợ (chồng) —; Bạn thắng —-> Tình cảm nhạt phai


……………….. Dù tranh cãi với bất kỳ ai?…….. Bạn thắng thì đã sao ?
Bạn nghĩ rằng bạn đã thắng ?
Nhưng ………. Thật ra bạn THUA nặng và mất tất cả !
Ngẫm và Nghĩ , Nghĩ và Ngẫm




CÁC THỨ ME


Rất đồng ý với những lời giải thích về trái me gồm có hai loại: me không dốp ( rốp ) và me dốp (rốp). Tuy nhiên cụm từ Me Dốt cũng có điển tích của nó không phải tự dưng mà phát sinh cũng như các cụm từ Me Mỹ, Me Tây, Me Tàu, Me Đủ thứ, hay Me gì gì nữa cũng được....v..v.. Theo sự hiểu biết thô sơ của chúng tôi thì hàm ý của các cụm từ Me Mỹ, Me Tây, Me Tàu, Me Đủ thứ, hay Me....là do xã hội truyền thống của người Việt Nam luôn luôn chê cười và nhạo báng những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng người nước ngoài. Nhưng riêng đối với tâm hồn và tư duy của chúng tôi, chúng tôi nhận thấy sự phát sinh ra cụm từ Me Mỹ, Me Tây, Me Tàu v...v.. rất là hay và rất có ý nghĩa bởi vì chỉ có dân tộc Việt Nam mới có những ý tưởng độc đáo như thế. Tự nhiên như không lại muốn làm mẹ của người Mỹ, làm mẹ của người Tây, làm mẹ của người Tàu v..v.. Thế rồi chúng tôi cũng có thể hiểu một cách rộng lớn hơn đó là làm mẹ cả nước Mỹ, làm mẹ cả nước Tây ( đủ các nước thuộc về Tây Âu chứ không chỉ riêng dành cho nước Phú Lang Sa hay còn được gọi là nước Pháp ), làm mẹ cả nước Tàu rộng lớn đang muốn bá quyền với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ v..v..v. Thật là quá ĐÁO ĐỂ phải không quý vị? Chúng tôi cảm thấy rất thích thú khi sử dụng cụm từ Me Mỹ, Me Tây, Me Tàu nhất là khi phải dịch ra tiếng Mỹ hay tiếng Tây cho người ngoài quốc hiểu một cách rạch ròi cái hàm ý của những cụm từ trên.


Còn cụm từ Me Dốt từ đâu mà có và tại sao có thể phát sinh và phát sinh trong thời điểm nào?
Cụm từ Me Dốt hiện hữu trên các Diễn Đàn từ hơn 10 năm qua do chúng tôi phát tán qua một mẫu chuyện kể từ một cô bạn thân của chúng tôi. Bởi vì là một mẫu chuyện kể có thật cho nên chúng tôi biết rất tường tận về xuất xứ của cụm từ Me Dốt. Cô bạn thân của chúng tôi tên thật là TNK, một trong những ái nữ của cụ Á Nam Trần Tuấn Khải. Chúng tôi thường hay tâm sự và kể cho nhau nghe về những ngày mà cô bạn thận của chúng tôi còn kẹt ở lại với chế độ mới sau ngày cộng sản miền Bắc xâm chiếm miền Nam và chế độ Cộng Hòa miền Nam sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.




Vào năm 1975 TNK chỉ độ vào lứa tuổi 23-24. Sống trong chế độ Cộng Hòa miền Nam Việt Nam các cô gái ở vào lứa tuổi đó vẫn còn rất nghịch ngợm và phá phách. Đấy là sự nghịch ngợm và phá phách kéo dài của tuổi học trò cho đến tuổi đôi mươi. TNK tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Saigon và được bổ nhiệm làm giáo viên tại một trường Trung Học cấp 3 trước ngày 30-4-1975. Đến khi đoàn quân xâm lăng miền Bắc xuất hiện tại miền Nam, nhất là tại Saigon thì công việc đầu tiên của đoàn quân này là gởi ngay các cán bộ chuyên gia về giáo dục vào Saigon để ổn định tình hình giáo dục có nghĩa là duy trì và mở cửa các trường học để cho các học sinh được tiếp tục đi học. Do đó các giáo viên của chế độ Cộng Hòa miền Nam được lưu giữ cho

tới khi có lệnh mới. Trong thời gian chuyển tiếp đó TNK và nhóm bạn giáo viên của TNK từ trước năm 1975 thường tụ tập với nhau sau những giờ đứng lớp ( ngôn ngữ mới của đoàn quân xâm lăng ) có nghĩa là sau những tiết dạy học. Bởi vì không ngửi được lối ăn nói hổn xược sống sượng và vô văn hóa như dùi đục chấm mắm nêm của mấy ả giáo viên của đoàn quân xâm lược từ miền Thượng du Bắc Việt tràn vào thành phố Saigon, cho nênTNK và nhóm bạn của một thời thuộc xã hội văn minh của thành phố Saigon tự biết thân phận bất phùng thời, không muốn có liên hệ với những người “Khỉ” của chế độ mới. Thế rồi một ngày kia những nam giáo viên, những người “ Khỉ “ của chế đô mới mon men tới gần TNK và nhóm bạn cùng thời đang

ngồi tán gẫu với nhau và cười bò ra qua những mẫu chuyện oái oăm và cười ra nước mắt dưới thời cộng sản. Những nam giáo viên này không hiểu vì sao các cô gái này lại có thể cười bò ra với nhau trong những giờ giải lao như thế. Những người “ Khỉ “ này mở đầu câu chuyện:

Này các em, có chuyện gì mà cười vui như pháo Tết thế kia, cho chúng anh nghe ké với?
Những mẫu chuyện của chúng em là những mẫu chuyện mà các anh không thể nghe được. TNK nghiêm mặt trả lời.
Muốn làm khó chúng anh đấy phỏng? Một người “ Khỉ “ liếc mắt nói.
Chúng em nào dám. TNK cũng không vừa nói ngay.
Chúng anh thật tình muốn có quan hệ lâu dài với các em. Một người “ Khỉ “ khác nói thêm vào.
Ối giời ơi! Không thể nào. Xã hội truyền thống của chế độ miền Nam của chúng em không cho phép. TNK trả treo.

Tại sao không thể? Một người “ Khỉ “ khác trố mắt hỏi.
Rất dể hiểu. Ngày xưa khi những cô gái như chúng em có quan hệ với người Mỹ, người Tây, người Tàu, hay bất cứ một người ngoài quốc nào ..v..v.. thì xã hội truyền thống của chế độ miền Nam của chúng em luôn luôn gọi những cô gái đó là: Me Mỹ, Me Tây, Me Tàu ..v..v. Bây giờ mà chúng em có quan hệ với các anh, thì chúng em hãi sợ lắm. TNK đáp trơn tru.

Tại sao phải hãi sợ? Chúng anh rất hiền hòa đấy. Một người “ Khỉ “ khác mỉm cười nói.
Không đơn giản như thế. Chúng em hãi sợ là có lý do rất chính đáng: đó là xã hội truyền thống của Việt Nam sẽ gọi chúng em là một đám Me Dốt nếu chúng em có quan hệ với các anh.




Tiếng kẻng liên hồi thúc dục chấm dứt giờ giải lao và mọi người lục tục kéo nhau trở về lớp để tiếp tục những tiết dạy học trong ngày.
Ngu, kịch cỡm, hàng tháng ngửa tay ra ăn tiền của Mỹ nhưng vẫn làm ra vẻ ta đây người Việt Nam, ngon lành hơn Mỹ thì những hạng người đó gọi là ME MỸ.



RƯỢU VANG
  - Phạm Thái





Cách đây đã lâu nhờ trang mạng Facebook mà tôi liên lạc được với một người bạn học thuở xa xưa trước năm 1975 hiện sống ở Paris. Sau đó chúng tôi thường xuyên trao đổi email với nhau, để rồi mùa đông năm sau đó gia đình người bạn cùng hai con gái bay sang Los Angeles thăm chúng tôi. Một buổi tối đã hơn 10 giờ bạn tôi tên Thọ hỏi:


"Gần nhà có tiệm bán rượu nào không toa""
Tôi chở Thọ đến tiệm Pharmacy CVS và bạn tôi đã mua một chai rượu vang nhỏ rồi cười nói:
"Moa quen rồi, trước khi đi ngủ moa phải nốc một ly rượu vang mới ngủ ngon được."
Và Thọ nói thêm:


"Toa nên tập uống thứ loại rượu nầy đi, sẽ thấy hiệu quả ích lợi của nó."
Rồi Thọ ép tôi:
"Uống một tí với moa cho vui nhe."


Chìu lòng bạn ở xa đến thăm mình, tôi thử nhâm nhi một chút thôi và cảm thấy có chút vị ngọt nên không khó uống gì cả. Và tôi đã bắt đầu uống rượu vang từ khi gia đình người bạn trở về Paris và chắc chắn tiếp tục uống loại rượu vang hiện tại vì hiệu quả quá tốt của nó. Hiệu rượu vang tôi đang uống có tên là Carlo Rossi. Hiệu rượu vang nầy có ba màu trắng, đỏ và hồng đựợc chứa vào trong hai loại chai, chai lớn 4 lít và chai nhỏ chỉ 1.5 lít và tôi chọn uốn loại chai lớn màu đỏ. Hiệu rượu vang Carlo Rossi có nhiều loại rượu khác nhau, như là Burgundy, Paisano, Chianti, Merlot và Sangria. Về sự khác biệt của các loại rượu vang trên, theo sự hiểu biết của tôi do bởi sự pha chế chất cồn(Alcoholic) và các vị ngọt(Sugar) nhiều hay ít. Tôi đã uống thử qua tất cả các loại rượu vang trên và sau cùng tôi chọn uống loại Burgundy chứa chất cồn 12% vì hợp với khẩu vị với tôi nhất. Các loại rượu vang nầy đều có bán tại các pharmacy và các market của Mỹ. Tôi hay mua chai rượu vang Carlo Rossi loại Burgundy ở market Food4Less vì bán giá rẻ hơn các nơi khác, một chai rượu vang loại 4 lít bán khoảng 8 đô la, trong khi các nơi khác bán trên 10 đô la. Chai rượu 4 lít nầy không cần phải để trong tủ lạnh và tôi uống gần ba tuần mới hết.



Từ lâu tôi đã nghe nói về những lợi ích của việc uống một ly rượu vang mỗi ngày sẽ kéo dài tuổi thọ, giảm thiểu các bệnh ung thư, ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ Alzheimer, chống bệnh béo phì bộc phát, giảm lượng Chelesterol xấu(LDL), giúp ngủ ngon giấc, chống bệnh cảm lạnh ..v..v.. Tôi đã băn khoăn, nghi ngờ cho đây là một sự quảng cáo cho rượu vang mà thôi. Nhưng từ khi bắt đầu uống chỉ nửa ly rượu vang đều đặn mỗi ngày tôi đã thực sự thấy hiệu quả tức thì của nó. Về hiệu quả tốt đẹp thứ nhất tôi nhận thấy một cách rõ rệt là uống chỉ nửa ly rượu vang vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, tôi hoàn toàn không những không bị cảm lạnh khi mùa đông đến, mà cơ thể vững mạnh chống chọi nổi với thời tiết bất chợt đổi thay nóng lạnh, hay với máy lạnh chạy rè rè suốt ngày trong sở làm. Hằng ngày đến sở trong tôi có một chút ngượng ngập và xấu hổ khi cần phải khoác thêm một chiếc áo lạnh bên ngoài, bằng không cơ thể tôi khó lòng chống chọi nổi với máy lạnh tỏa xuống ngay bàn làm việc của mình. 
Có những ngày quên béng vớ lấy áo lạnh quàng sau ghế ngồi mặc vào, bỗng đâu tôi cảm thấy nhức đầu cảm lạnh, phải vội uống vào hai viên thuốc Tylenol 500mg ngay lập tức rồi mới có thể tiếp tục làm việc được. Ngoài chiếc áo lạnh được máng sau chiếc ghế trong sở làm, tôi còn thủ thêm một chiếc áo lạnh nữa trong xe để đề phòng thời tiết nóng lạnh bất chợt thay đổi, bằng không chỉ một khoảnh khắc ngắn khí lạnh xâm nhập vào cơ thể tôi ngay, và sau đó đầu tôi nhức tưng tưng lên liền. Trong khi mọi người ai ai đều nô nức đón chờ mùa đông đến, mùa của nghỉ lễ, mùa của shopping giá rẻ, mùa của tiệc tùng cưới hỏi, mùa của gia đình đoàn tụ, ngược lại thời tiết mùa đông lạnh lẽo khiến tôi chẳng thích mùa đông tí nào hết vì tôi cứ phải bị cảm lạnh thường xuyên, mỗi lần bệnh đến hai ba ngày mới khỏi. Vì vậy tôi thỉnh thoảng nói với ba đứa con tôi rằng tôi muốn về Việt Nam thăm thân nhân, bà con khi mùa đông đến để tránh cái lạnh ở vùng nam California nầy. Hoặc tôi có thể qua thăm người anh họ định cư tại thành phố Sydney rồi đi xem giải Tennis Australia Open, vì mùa đông ở bên Mỹ là mùa hè ở bên Úc. Loại thuốc Thera-Flu có sáu bịch, tôi uống đến bịch cuối cùng mới khỏi bệnh. Còn chai thuốc NiQuil tôi uống gần hết chai bệnh mới tan. Uống mấy loại thuốc trên khiến tôi ngủ li bì nên không thể đi làm được và do đó phải gọi vào sở xin nghỉ vài ba ngày.



Tháng 12 và tháng giêng là hai tháng trong năm tôi hay bị cảm lạnh nhất, do đó tôi bắt buộc phải ở nhà nghỉ bệnh, và không có sự khó khăn nào hết đến với tôi vì trong suốt gần chín tháng từ mùa xuân cho đến cuối mùa thu tôi chưa gọi bệnh lần nào hết. Các đứa con tôi để ý thấy rằng "chiến tranh" thường xảy ra giửa tôi và bà xã mỗi khi mùa đông đến. Bởi sợ cảm lạnh tôi luôn đóng tất cả cửa trong nhà, ngược lại vừa đi làm về việc đầu tiên một cách máy móc bà xã tôi mở tất cả cửa sổ ra với lý do trong nhà hôi mùi thức ăn quá. Nhưng từ khi tôi uống rượu vang nhân viên trong sở hết còn thấy tôi mặc thêm áo lạnh, vì lớp da trên cơ thể tôi nay bỗng nhiên như dầy ra, cứng ra dư sức chống chọi khí lạnh ở mọi nơi. Và giống như mọi người giờ đây tôi thích thú và hoan hỉ đón chờ mùa đông đến, tâm lý sợ hãi tiết trời lạnh lẽo hình như biến mất. Trong mùa đông có dịp đi ra đường vào ban đêm tôi chỉ mặc một chiếc áo sweater mỏng manh chứ chẳng còn mặc hai ba lớp áo lạnh, quàng khăn len trên cổ, trông gần giống như người máy robot! Các con tôi hết còn sống trong không khí "chiến tranh " giữa tôi và bà xã, vì tôi tự động mở các cửa sổ đặng làm vừa lòng má sấp nhỏ.



Suốt cả năm hiếm khi tôi gọi vào sở cáo bệnh, nên giờ nghỉ bệnh của tôi tăng dần theo năm tháng. Ít ai biết mục đích thầm kín của tôi phải cố gắng để dành ngày nghỉ bệnh đặng mai sau nầy tôi sẽ xin về hưu sớm hơn. Sau khi biết nhờ uống rượu vang mỗi ngày khiến tôi không nghỉ bệnh vào mùa đông nữa, bà boss tin ngay lời tôi nói vì hai vợ chồng bà uống rượu vang sau buổi ăn tối, và uống thứ loại rượu khác mạnh hơn và ngọt hơn. Bà còn cho tôi biết loại rượu vang tôi đang uống chẳng phải là loại rượu vang đặc sắc, nhưng bà nói tiếp, nếu loại rượu nầy đang có hiệu quả tốt với tôi thì nên tiếp tục dùng. Thừa dịp nầy tôi đã chân tình hỏi bà boss mình vài câu về việc uống rượu vang:


"Bà có tin rằng uống rượu vang mỗi ngày sẽ ngăn ngừa nhiều chứng bệnh ung thư hay không""


"Chắc chắn rồi. Nhưng có quá nhiều người nghi ngờ và không tin tưởng về sự bổ ích của rượu vang, nên hằng năm chính quyền tốn hàng tỉ bạc để điều trị về bệnh ung thư."
"Còn bệnh béo phì" Tôi nghe nói uống rượu vang ngăn chặn được bệnh nầy phát triển. Cô em vợ tôi càng ngày càng béo ra, tôi có nên khuyên cô ta uống rượu vang chăng"


"Bạn có thấy tôi mập phì không hay trái lại" Về khuyên cô em vợ bạn hảy tập uống rượu vang đi, sức khỏe tốt hơn, nhiều năng lực hơn và rồi sẽ thấy sức nặng của cơ thể giảm đi ngay. Nhưng phải căn dặn cô ta trong thời gian thai nghén cấm dùng rượu vang đó. "
"Tôi còn nghe nói uống rượu vang mỗi ngày không còn lo âu về bệnh nghẽn tim mạch, theo bà điều nầy có chính xác hay không""


"Lâu lắm rồi trong một chương trình phòng sự trên đài truyền hình ABC , tôi không nhớ tên ký giả là gì, nghiên cứu thấy rằng dân Pháp mỗi ngày rất thường dùng phó mát, bơ, sữa, paté, thịt mỡ.. v…v…., nhiều gấp ba lần dân Mỹ, nhưng tỷ lệ dân Mỹ mắc bệnh nghẽn tim mạch gấp ba lần dân Pháp. Sở dĩ có tình trạng nghịch lý nầy do bởi dân Pháp uống rượu vang đỏ thường xuyên và đều đặn mỗi ngày."



Hiệu quả tốt đẹp và lợi ích thứ nhì của việc uống rượu vang khiến tôi không bị bệnh cúm kéo dài gần cả tuần lễ. Vào khoảng giữa tháng chín bạn tôi làm việc trong một tổ hợp y tế thường gọi nhắc nhở tôi đi chích thuốc ngừa bệnh cúm. Nhưng dù có chích thuốc ngừa cúm, tôi vẫn bị bệnh cúm hành hạ suốt gần tuần lễ mới hết. Tôi có hỏi bác sĩ gia đình tại sao đã chích thuốc ngừa bệnh cúm rồi mà vi trùng cúm vẫn xâm nhập được, khiến cơ thể bải hoải tứ chi rũ rượi, nằm bẹp trên giường năm sáu ngày! Ông bác sĩ gia đình của tôi cười cười nói rằng hệ thống miễn nhiễm của tôi yếu quá, nhờ có chích thuốc ngừa bệnh cúm bằng không sự hồi phục còn kéo dài hơn nữa. Thế mà sau khi tôi bắt đầu uống mỗi buổi tối trước khi đi ngủ nữa ly rượu vang, bệnh cúm thôi còn hành hạ tôi và vì vậy tôi hết còn là khách hàng thường xuyên của những hảng thuốc Thera-Flu, NiQuil. Ngày quá hạn ghi trên chai thuốc NiQuil chưa mở ra vào tháng 2-2009 vẫn còn nằm trong tủ thuốc, điều đó chứng tỏ một cách chính xác rằng quanh năm suốt tháng tôi không hề bị cảm cúm gì nữa kể từ khi tôi bắt đầu uống rượu vang.



Và sau cùng hiệu quả ích lợi của việc uống rượu vang là nó thực sự giúp tôi có giấc ngủ ngon và mau chóng. Lúc chưa uống rượu vang mỗi đêm tôi rất khó vỗ giấc ngủ. Những ai bị bệnh mất ngủ hay khó ngủ cảm thấy rất bực bội và khổ sở, đó là lý do ngủ đứng vị trí thứ nhì trong bốn nhu cầu của tứ khoái. Nằm trằn trọc không ngủ được trong đêm tối khiến phát sinh bao nhiêu sự việc trong đầu tôi. Y như "tâm vươn ý mả", ý nghĩ mình như con khỉ chuyền cây. Nghĩ đến chuyện vừa xảy ra trong ngày rồi mơ đến chuyện mai sau, chưa ngủ được; lại nhớ đến chuyện trong quá khứ gần ở quê hương thứ hai là Mỹ quốc, mắt vẫn mở thao tháo; rồi nhớ đến chuyện quá khứ xa ở quê nhà, mắt vẫn chưa khép. Ôi thôi, nằm trăn trở nghe tiếng đồng hồ gỏ trong đêm thanh vắng đến ba lần rồi, cho tôi biết gần một tiếng trôi qua hai mắt tôi vẫn còn tròn xoe chưa ngủ được. Thế mà sau nầy bắt chước người bạn uống phân nửa ly rượu vang trước khi đi ngủ, tôi hoàn toàn chẳng còn nghe gì hết tiếng gõ bon bon của đồng hồ treo tường vang lên, giấc ngủ đến với tôi rất chóng vánh và dễ dàng. Thêm nữa, giấc ngủ tôi không đứt đoạn như trước, tôi ngủ thẳng giấc một cách sảng khoái đến sáng luôn. Đôi khi tôi bị thức giấc vào lúc nửa đêm bởi tiếng điện thoại reo, tôi chịu khó ngồi dậy làm thêm chút ít rượu vang, nằm hít vào thở ra đếm chưa đến số mười tôi thiếp đi ngay lập tức đến sáng.



Cứ mỗi chiều chủ nhật tôi lái xe đến trung tâm Sangha ở thành phố biển Hungtinton Beach nghe thuyết pháp. Tôi thích đi nghe pháp tại đây hơn là các nơi khác dù có xa nhà hơn, bởi vì bên ngoài đậu xe dễ dàng, bên trong ghế ngồi rộng rãi và máy lạnh mát mẻ. Nhưng đôi khi tôi nhìn thấy một số người trên tay có cầm một chiếc áo lạnh, hoăc khoác áo lạnh vào người dù thời tiết đang nắng chói chang. Trông người hôm nay mà nhớ mình hôm xưa, tôi biết họ lo ngại tiết trời thay đổi bất chợt hoặc họ khó chịu với cái máy lạnh, sợ hơi lạnh khiến họ bị nhức đầu sổ mủi, ho hen và cảm lạnh như tôi vài ba năm về trước. Nhờ uống rượu vang quanh năm suốt tháng, mỗi ngày uống chừng nửa ly thôi, cơ thể tôi hoàn toàn khác hẳn với vài ba năm trước. Chính tôi không ngờ được rượu vang tuyệt diệu đến thế! Vì vậy trong lòng tôi rất thầm biết ơn người bạn tôi bên Pháp đã tạo cơ duyên cho tôi làm quen với rượu vang, rồi thì uống rượu vang đều đặn mỗi ngày khiến cơ thể tôi mạnh mẽ không tật bệnh chi suốt gần ba năm qua. Bốn mùa xuân hạ thu đông tôi đi ra đường áo lạnh không cầm tay, bởi vì:
"Rượu vang nửa cốc mỗi ngày
Nhức đầu cúm lạnh xa bay tức thì "
Phạm Thái

TIÊN SƯ CHA

Tiên sư cha thằng già khốn nạn
Từ ngày Đảng giả vờ cởi trói cho người dân, lắm người cũng giả vờ tưởng thật, lâu lâu kiếm cớ chửi đổng vài câu cho đỡ ấm ức trong lòng.



Có một thanh niên Ngụy đứng trước cửa chợ Bến Thành bắc ghế chửi đổng:
- Tiên sư cha nó! Chỉ vì một thằng già khốn nạn mà cả nước khổ sở, lầm than.
Anh ta bị Công an điệu ngay về đồn.
Cán ngố vi xi thẩm vấn:
- Anh chửi ai là thằng già khốn nạn?
- Thưa cán bộ, tôi chửi....Dương văn Minh !



Cán ngố vi xi không vừa:
- Ý anh bảo vì Dương văn Minh đầu hàng nên cả nước mới khổ, phải không?
Anh chàng thanh niên Ngụy thuộc loại lỳ đòn nên cũng bai bãi:
- Không phải. Tôi chửi vì thằng chả giết Ngô Đình Diệm nên cả nước khổ.



Cán ngố cười gằn:
- Anh cho rằng Ngô Đình Diệm với giải pháp Ấp Chiến Lược đủ sức trấn áp lực lượng giải phóng chứ gì? Hay anh cho rằng Ngô Đình Nhu với chính sách Bắc tiến có thể đánh thắng miền Bắc?



Anh thanh niên lắc đầu:
- Không phải vậy. Vì Dương văn Minh giết Ngô Đình Diệm khiến Mỹ đổ quân vào làm cả nước khổ sở.
Cán ngố khe khẽ gật gù:
Nghe cũng tạm được! Cả nước tuy gian khổ nhưng rồi cũng chiến thắng vinh quang. Thôi tha cho anh về. Đừng làm ồn chỗ công cộng nữa. Tôi biết nhiều người cũng ghét Dương văn Minh nhưng chả cần phải làm náo loạn như thế. Vả lại muốn chửi ai phải nêu rõ tên người ấy ra mà chửi kẻo lại có chuyện hiểu lầm lôi thôi. Anh nghe rõ chưa?
Anh thanh niên lễ phép đứng lên:
- Dạ tôi xin nghe lời cán bộ từ nay tôi sẽ chửi rõ là "Địt Mẹ thằng già Minh khốn nạn làm cho dân khổ"



Cán ngố vỗ bàn:
- Anh kia anh lại vừa chửi ai thế?
- Thằng già Minh. Dương văn Minh!
Cán ngố bực quá, gầm lên:
- Anh mang ngay cái thằng già Minh khốn nạn xéo ngay ! Xéo mau!
 

 CUỘC ĐỜI CÁCH MẠNG CỦA BÁC

Nhân ngày 19-5 , một họa sĩ vẽ một bức tranh  Bức tranh vẽ trên hết là  cảnh trời  mây. Dưới đó là một ngôi chùa, dưới nữa là một nhà thờ Thiên chúa giáo, và cuối cùng là ảnh Bác. Không ai hiểu gì cả. Ông họa sĩ giải thích:

Trên cùng là trời có các tiên ở. Trong chùa có các sư, trong nhà thờ có các cha. Như vậy toàn bộ bức tranh này là TIÊN SƯ HỒ CHÍ MINH

PHẠM DUY


NS Phạm Duy và 'cuộc tình trớ trêu' với cô gái trẻ





Những cuộc tình chớp nhoáng


Khi còn sống, nhạc sỹ Phạm Duy từng thừa nhận ông là người "nghiện yêu" và "mỗi bài hát là một cuộc tình". Ông nói rằng, trên đời này, "chưa ai sướng bằng tôi. Sướng ở cái nghĩa người ta lao tới và không bao giờ quên được nhau. Đôi mắt bao giờ cũng còn đuôi, không bao giờ hận tình". Với Phạm Duy "tình yêu đẹp lắm. Người nam và người nữ yêu nhau mới có cuộc đời, còn nếu không yêu, tuyệt giống từ lâu rồi".


Cùng nổi tiếng là đa tình nhưng nếu như tình yêu trong cuộc sống của Trịnh Công Sơn giống như ảo ảnh, mơ mộng, thì tình yêu của Phạm Duy lại rất thật. Ông đã từng so sánh: "Giữa lúc khó khăn, Trịnh tìm tình ru đời vào cõi mộng mị, tôi vẫn phá ra vách tường sương mù để tìm về thực tại".


Phạm Duy thường có những cuộc tình chớp nhoáng, đầy nhục giục và nồng cháy. Trong cuốn hồi ký của mình, ông cũng không ngại nhắc lại những cuộc tình đó.


Theo như Phạm Duy chia sẻ, trong thời gian còn đi hát tại Hà Nội, ông cùng lúc có quan hệ với 2 người phụ nữ. Người thứ nhất là ca sĩ phòng trà Thương Huyền - người "có nụ cười và hàm răng như hoa nở. Tính tình thuộc loại bạt mạng, bất cần đời. Trong buổi họp mặt các văn nghệ sĩ tại nhà của họa sĩ Phạm Văn Đôn trên đường Halais, ở dưới nhà, người ta ngâm thơ và ca hát, ở trên lầu, bất cần mọi người, tôi và Thương Huyền yêu nhau thắm thiết"


Người thứ 2 là vũ nữ Định. Theo Phạm Duy người này là một trong 2 vũ nữ nổi tiếng nhất Hà Nội lúc bấy giờ: "Vũ nữ Định đẹp một cách lộng lẫy, trông như con gái nhà lành. Hơn thế nữa, trông như con nhà quyền quý. Cô vũ nữ có đôi bàn tay rất mọng này lại là con người có tính đồng bóng. Vừa mới ngủ với người tình trong đêm, sáng ra lại trợn mắt hỏi: “Anh là ai?” Tôi soạn cho cô vũ nữ tàng tàng này một bài hát lấy tên là Tình kỹ nữ: “Đêm nay đôi người khách giang hồ. Gặp nhau tình trăng nước…”.


Cũng theo hồi ký của Phạm Duy, khi lên Yên Thế làm nghề trông coi đồn điền, ông cùng lúc có cuộc tình với 2 nàng thôn nữ, một trong số đó đã khiến ông có ý định lấy làm vợ. Tuy nhiên, có lẽ số kiếp không cho ông được hưởng cuộc sống an phận của một người nông dân nên cuộc tình đó cũng nhanh chóng tan vỡ. Sau này, có lần tác giả của Tình ca có quay trở lại tìm người con gái ông muốn lấy làm vợ: "Gặp lại cô gái quê, thấy nàng vẫn chưa lấy chồng, vẫn còn đẹp, vẫn quần quật lao động… Trong mấy ngày ở lại đây, tôi được hưởng những đêm ân ái nồng cháy trên ổ rơm thơm phưng phức bên người đẹp nhà nông có thân hình cứng như… gỗ lim này.







Phạm Duy - một trong những nhạc sĩ vĩ đại của nền âm nhạc Việt Nam



Mối tình thơ nhạc kéo dài 10 năm


Nổi tiếng với hàng loạt mối tình thoáng qua và đầy sự đam mê xác thịt nhưng Phạm Duy cũng có một mối tình rất trong sáng với người con gái tên là Lệ Lan. Ông gọi đó là "mối tình thơ nhạc". Mối tình này dù kéo dài suốt 10 năm. Vợ ông - ca sĩ Thái Hằng - cũng biết tới nhưng có lẽ vì sự trong sáng của mối tình ấy nên bà cũng không ghen.


Mối tình của Phạm Duy với Lệ Lan được mở đầu một cách khá trớ trêu. Khi còn ở độ tuổi 20, chàng thanh niên Phạm Duy đã đem lòng yêu một người con gái Hà Thành. Tuy nhiên, tình cảm của ông không được đáp lại. Người con gái này đã lấy chồng và sau năm 1954 thì vào Nam sinh sống.


Sau này, Phạm Duy có tìm đến thăm. Người phụ nữ này dù rất trân trọng tình cảm của ông nhưng vẫn giữ khoảng cách nhất định. Điều không ai ngờ đã xảy ra khi con gái của người phụ nữ này lại rung động với nhạc sĩ Phạm Duy. Vì sự chênh lệch tuổi tác và hoàn cảnh trớ trêu, tác giả của Kiếp nào có yêu nhau ban đầu cũng có ý định lẩn tránh cô gái trẻ. Tuy nhiên, về sau ông đã xiêu lòng. Mối tình giữa Phạm Duy và Lệ Lan đã kéo dài trong suốt 10 năm. Trong suốt khoảng thời gian đó, bà đã sáng tác 300 bài thơ tình gửi Phạm Duy, một số bài trong đó đã được ông phổ nhạc.


Mặc dù yêu nhau tha thiết nhưng mối tình giữa Phạm Duy và Lệ Lan đã không thành. Trước khi đi lấy chồng, Lệ Lan đã gửi cho nhạc sĩ Phạm Duy một bức thư. Trong đó bà viết: "Mười năm, quá đủ cho một mối tình đẹp và một đời người ngắn ngủi...(...)...Từ đây đến ngày cưới có thể L. sẽ xin gặp chú một, hai lần nữa. Chẳng để làm gì cả. L. chắc chú cũng nghĩ như L. Chẳng có gì bi thảm. Chẳng có gì tiếc hận. Một mối tình đẹp kết thúc một cách êm ái. L. chỉ xin giữ lại một chút dư hương để truyền lại cho các con của L. sau này cho chúng nó cũng có một tâm hồn biết yêu thương đằm thắm".


Sau nay, khi đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, nhớ lại một thời đã qua, nhạc sỹ Phạm Duy vẫn dànhnhững lời lẽ rất yêu thương cho "mối tình thơ nhạc": "Tôi yêu người phụ nữ ấy lắm. Trong gia tài các nhạc phẩm của tôi, tôi dành tặng bà ấy 40 bài hát là Phạm Duy lúc còn trẻ. Với tôi, có 3 bài hát đánh đấu thời điểm tôi yêu, tôi xa và tôi quên bà ấy như Ngày ấy chúng mình, Ngàn trùng xa cách và Chỉ từng đấy thôi".
(Theo Khám phá)

NAYAN CHANDA * VIỆT NAM TRÊN BÀN CỜ QUỐC TẾ

Việt Nam trên bàn cờ các nước lớn

 NAYAN CHANDA

 

Nayan Chanda là biên tập viên của trang YaleGlobal Online, cựu phóng viên và biên tập viên tờ Far Eastern Economic Review và tác giả cuốn sách Brother Enemy: The War After the War. (Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt). n/vn/tuanvietnam/102989/viet-nam-tren-ban-co-cac-nuoc-lon.html

Những ngày sau khi chiếc máy bay cuối cùng rời khỏi sân bay đại sứ quán Mỹ, bầu trở Sài Gòn trở nên tĩnh lặng và những người chiến thắng hân hoan cắm lá cờ đỏ sao vàng của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam lên cột cờ các tòa công sứ nước ngoài.
Chỉ riêng đại sứ quán kiểu pháo đài của Mỹ không có lá cờ nào của quân giải phóng tung bay. Khi được hỏi về lý do tại sao họ lại để một trường hợp ngoại lệ như vậy, một quan chức tại Hà Nội nở nụ cười và quả quyết rằng: "Người Mỹ sẽ sớm quay trở lại". Ông giải thích: "Người Mỹ e ngại chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc và họ biết, trong lịch sử, Việt Nam luôn là trở ngại lớn nhất ngăn cản Bắc Kinh tiến xuống phía nam".

Đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có chuyến thăm lịch sử tới Vịnh Cam Ranh nổi tiếng đang được đề cập đến rõ ràng trong toan tính chiến lược của người Mỹ. Điều đó không có nghĩa Việt Nam và Mỹ đã tiến gần đến sự hợp tác chiến lược mà người đối thoại với tôi (Nayan Chanda - biên tập viên của trang YaleGlobal Online, cựu phóng viên và biên tập viên tờ Far Eastern Economic Review - người dịch) từng mường tượng ra vào thời điểm năm 1975, nhưng hành trình hòa giải và thiết lập tình hữu nghị đầy giữa hai nước vừa mới đây còn là kẻ thù của nhau vẫn là một câu chuyện đáng quan tâm.


Câu chuyện cũng mang đến những bài học giá trị trong sự tác động qua lại lẫn nhau giữa ba nhân tố - địa chính trị, chủ nghĩa dân tộc, và hệ tư tưởng - biến ảo như kính vạn hoa.
Lịch sử 2 nghìn năm mối quan hệ lúc ấm lúc lạnh của Việt Nam với người khổng lồ láng giềng Trung Quốc, tham vọng quốc gia cùng nỗ lực đảm bảo vai trò cầm quyền có thể giải thích tại sao nó lại mở đường cho cho công cuộc bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ.
Vào thời điểm chiến tranh hoàn toàn chấm dứt năm 1975, phía Việt Nam hân hoan trong chiến thắng lịch sử, háo hức tái thiết đất nước sau những năm bom đạn tàn phá, nhưng cũng đầy âu lo với những dấu hiệu khiêu khích lộ liễu của Trung Quốc. Việt Nam có cơ sở để lạc quan mau chóng khôi phục lại quan hệ với Washington, do những tính toán địa chính trị của cả 2 bên, nhưng cơ sở logic ấy lại dựa trên sự hiểu biết nhầm lẫn về động cơ chính sách của Mỹ.



Ảnh minh họa

Mặc dù Tổng thống Jimmy Carter mong muốn nối lại quan hệ với tất cả các bên từng là kẻ thù ở châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, thì việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vẫn tỏ ra là không thể. Carter không có chung quan điểm dài hạn với Việt Nam và về phần mình, Việt Nam đã đánh giá chưa đúng về vết thương chiến tranh còn hằn sâu những ảnh hưởng tâm lý tại Mỹ.
Trong khi muốn mối quan hệ với Washington sẽ giúp tạo đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc, Việt Nam đã quá tự hào với chiến thắng nên không thể bỏ qua các khoản bồi thường chiến tranh - các khoản viện trợ tái thiết mà Mỹ cam kết theo Hòa ước Paris 1973. Sau khi các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ đổ vỡ vào năm 1978, bối cảnh địa chính trị đã trải qua những thay đổi quan trọng kéo dài gần 2 thập niên không có lợi cho Việt Nam.


Bốn năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh trường kỳ, Việt Nam lại bước vào cuộc chiến mới bảo vệ biên giới phía bắc và phía tây. Năm 1977-1978, các cuộc tấn công của lực lượng Khmer Đỏ dưới sự giật dây của Trung Quốc vào biên giới phía tây đã khiến Việt Nam phải đáp trả, đẩy lùi và đưa quân sang hỗ trợ nhân dân Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng. Trung Quốc đã ngay lập tức có phản ứng với cuộc đổ bộ vào biên giới phía bắc của Việt Nam vào năm 1979 để "trừng phạt". Từ đây, Việt Nam rơi vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế ở trong nước và bị bên ngoài cô lập.
Việt Nam vừa phải chịu áp lực từ liên kết thực tế giữa Mỹ và Trung Quốc cùng sự ủng hộ của họ cho liên minh do Khmer Đỏ dẫn đầu vừa mất đi ủng hộ từ phía Liên Xô do đang tiến hành những cải cách kinh tế, chính trị.
Các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ bị sa lầy bởi Mỹ luôn yêu cầu trách nhiệm đối với tù nhân và những người mất tích (MIA) trong chiến tranh của họ. Những người bảo thủ trong chính quyền và quân đội, không bao giờ "tha thứ" cho Việt Nam vì đã làm nước Mỹ bẽ mặt, họ muốn lấy lại danh dự bằng cách cố gắng đưa trở về hài cốt của các lính Mỹ tử trận và tiếp tục duy trì lệnh cấm vận thương mại áp đặt từ năm 1975 làm tê liệt nền kinh tế Việt Nam.
Để vượt ra khỏi tình trạng khó khăn về kinh tế và sự cô lập ngoại giao của bên ngoài, Việt Nam đã phát động công cuộc đổi mới và bắt đầu lên kế hoạch đến năm 1989 rút hết quân đội khỏi Campuchia.


Đến lúc Việt Nam sắp hoàn tất việc đưa quân về, theo đúng như yêu cầu của phía Mỹ và ASEAN, và bước vào các cuộc đàm phán về tương lai chính trị của Campuchia, bối cảnh địa chính trị lại một lần nữa thay đổi. Việc Trung Quốc và Liên Xô lập lại quan hệ và sự cô lập quốc tế đối với Bắc Kinh sau sự kiện Thiên An Môn không chỉ làm thay đổi môi trường bên ngoài mà còn đặt ra những quan ngại sâu sắc về sự an nguy của chế độ.


Các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Trung Quốc đã kết thúc bằng bạo lực tại Quảng trường Thiên An Môn và sự sụp đổ như một hiệu ứng domino của chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở một loạt các nước Đông Âu diễn ra ngay sau đó đã rung lên hồi chuông báo động ở cả Bắc Kinh - và Hà Nội. Trong hoàn cảnh hết sức cần những sự hỗ trợ và mối quan hệ thương mại với phương Tây, Việt Nam vẫn rất mực cảnh giác với chiến lược "diễn biến hòa bình" và lật đổ hệ thống Xã hội Chủ nghĩa dưới chiêu bài viện trợ. Cái gọi là lộ trình bình thường hóa quan hệ của chính quyền George H.W. Bush bị đặt trong sự hoài nghi sâu sắc. Việc Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch không thể hoàn tất nỗ lực bình thường hóa, dù đã có nhiều nhương bộ trong vấn đề MIA và đã rút quân khỏi Campuchia, đã khiến Việt Nam thay đổi quỹ đạo chống Trung Quốc. Một hội nghị cấp cao bí mật giữa lãnh đạo Đảng hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã đặt nền móng cho sự từng bước xuống thang xung đột của Trung Quốc với Việt Nam và thỏa thuận thành lập một chính phủ liên minh ở Phnom Penh dưới sự bảo đảm của Liên hợp quốc.


Với việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc diễn ra theo chiều hướng thuận lợi, mục tiêu chính của Việt Nam khi tìm kiếm mối quan hệ với Washington là hợp tác kinh tế. Trớ trêu thay, chính quyền đảng Dân chủ dưới thời Bill Clinton tỏ ra gay gắt với Việt Nam hơn chính quyền Cộng hòa. Dưới áp lực của các chính trị gia cánh hữu, chính quyền Clinton đã gây thêm sức ép lên vấn đề MIA và nhân quyền. Giới doanh nghiệp, mặc dù vậy, nhìn thấy cơ hội ở Việt Nam và cuộc vận động chung của họ cuối cùng đã buộc Washington phải đồng ý lập trường mềm mỏng hơn. Tháng 2/1995, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấp vận thương mại đối với Việt Nam, và tháng 7 đi đến tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Vậy là đến ngày 5/8/1995 (tròn 30 năm cuộc chiến tranh kết thúc), Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Warren Christopher đã cắm quốc kỳ nước mình lên đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, mối quan tâm chính của Việt Nam đã thay đổi. Việt Nam không còn hào hứng với một mối quan hệ chiến lược với Mỹ như với việc mở cửa nền kinh tế ra với thế giới, và đặc biệt là, giành chế độ đãi ngộ thương mại quốc gia nữa.


Tình cảm này của Việt Nam đối với việc xây dựng một mối liên kết sâu sắc hơn với Mỹ để đề phòng Trung Quốc thể hiện rõ trong tháng 3/2000. Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen trở thành quan chức nội các Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam, nhưng Hà Nội sau đó đã thẳng thắn tuyên bố không hề đàm phán xây dựng quan hệ chiến lược. Trong cuộc gặp với Clinton, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã giảng giải cho vị Tổng thống Mỹ về lịch sử hào hùng chống ngoại xâm của Việt Nam, nhưng không thảo luận mối quan hệ với Mỹ ở thời điểm hiện tại hay thương lai. Vì lẽ đó, Việt Nam đã phải đợi đến 3 năm sau, cùng với một môi trường bên ngoài đã thay đổi.


Nhiệm kỳ thứ hai của Bush dường như đã từ bỏ thái độ dễ dãi đối với Trung Quốc sau sự kiện máy bay gián điệp EP-3. Ngay cả trước khi căng thẳng liên quan đến chiếc máy bay do thám này xuất hiện, những tiếng nói quan trọng tại Washington cũng đã thể hiện quan ngại về khả năng Trung Quốc sẽ phô trương sức mạnh. Một trong các tác giả viết báo cáo của RAND Corporation  - một tổ chức chuyên nghiên cứu và phân tích chính sách R&D nước Mỹ, Zalmay Khalizad, người sau này trở thành cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ, đã lưu ý rằng Mỹ nên tăng cường sự hiện diện quân sự tổng thể tại châu Á để đối phó với sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra, "điều hợp lý cơ bản là cần phải xây dựng quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để ngăn chặn nỗ lực bá quyền khu vực của Trung Quốc". Khi Washington bắt đầu quan tâm thay đổi cán cân tại Đông Á, lợi ích của Mỹ tại Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược.

Việt Nam cũng lo ngại Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến ra Biển Đông và can dự vào những quốc gia lân bang với Việt Nam. Tại phiên họp toàn thể Ban chấp hành trung ương tháng 6/2003, Đảng đã dự đoán tình hình Đông Á đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi và cần phải cố gắng phát triển mối quan hệ với Mỹ. Khi Việt Nam nói với các quan chức Mỹ, "Tam giác đang mất cân bằng". Quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam đang ở thế yếu trong khi quan hệ với Trung Quốc đã cải thiện rõ rệt và ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực tiếp tục gia tăng. Nhận thức chung này đã dẫn tới cuộc viếng thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đến Washington vào tháng 11/2003. Tiếp sau đó là chuyến dừng chân đầu tiên của tàu Hải quân Mỹ Vandergrift tới thành phố Hồ Chí Minh.


Cao điểm của mối quan hệ đang nồng ấm dần này là vào tháng 6/2005, khi Thủ tướng Phan Văn Khải trở thành nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên được chiêu đãi tại Nhà Trắng. Trong tuyến bố chung, George W.Bush và Thủ tướng Phan Văn Khải cho biết hai người "chia sẻ tầm nhìn hòa bình, thịnh vượng và an ninh tại Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và nhất chí hợp tác song phương cũng như đa phương để thúc đẩy các mục tiêu này". Việc đưa cụm từ "khu vực châu Á - Thái Bình Dương" trong bản tuyên bố chung là tín hiệu công khai duy nhất rằng mối quan hệ sẽ vượt qua phạm vi các quan ngại song phương hay thậm chí cả đa phương - Đông Nam Á. Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký một hiệp định thông tin tình báo với Mỹ cho phép hợp tác trong hoạt động chống rửa tiền và cùng chia sẻ thông tin tình báo với Washington.

Trong tình thế sức mạnh cũng như sự quyết liệt của Trung Quốc bộc lộ rõ trong vấn đề Biển Đông, quan hệ Việt-Mỹ đã ngày một thêm sâu sắc. Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton tới Hà Nội trong một Hội nghị Bộ trưởng ASEAN năm 2010, nơi bà bày tỏ quan ngại của Mỹ đối với cách ứng xử của Trung Quốc trên Biển Đông, đã đánh dấu một mức độ hợp tác mới đối với Việt Nam. Năm sau, Việt Nam và Mỹ bước vào cuộc đàm phán nâng tầm quan hệ song phương lên quan hệ đối tác chiến lược. Quan hệ quân sự cũng phát triển. Trong chuyến viếng thăm của  Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tới Washington năm 2003, hai bên đã tán thành tiến hành các cuộc trao đổi ở cấp tương tự 3 năm một lần. Hai vị lãnh đạo quốc phòng Việt Nam và Mỹ từ đó đã có 4 cuộc gặp gỡ trao đổi. Chuyến thăm của ông Leon Panetta hồi tháng 6/2012 đã thu hút sự quan tâm hơn bình thường do bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi. Panetta cũng có chuyến thăm tới Vịnh Cam Ranh, nơi các tài sản và những máy bay ném bom tầm xa của Hải quân Liên Xô từng đặt tại đây.
Trong khi mối quan hệ này đã và đang có những bước phát triển quan trọng trong thập niên qua, sự tương tác giữa 3 nhân tố như đã nêu ở trên tiếp tục tạo ra những điều chỉnh. Một Trung Quốc mạnh về quân sự sẽ tạo ra mối đe dọa đối với chủ quyền của Việt Nam lớn hơn bất kỳ khi nào trong lịch sử gần đây. Nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng giống như Đảng Cộng sản Trung Quốc đều cảnh giác với mối đe dọa từ phương Tây, và đều tìm kiếm sự hợp tác kinh tế với phương Tây để xây dựng một quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh.


Năm 1978, một nhà ngoại giao Việt Nam đã giải thích logic việc Việt Nam khi vun đắp quan hệ với Moscow: "Trong suốt chiều dài lịch sử, chúng tôi chỉ có được an ninh trước Trung Quốc trong 2 điều kiện. Một là khi Trung Quốc yếu và nội bộ chia rẽ. Hai là khi Trung Quốc bị đe dọa bởi những nguy cơ phương Bắc". Lý do tương tự cũng được áp dụng cho nhu cầu xây đắp mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ ngày nay - một người bạn đủ mạnh để ngăn chặn Trung Quốc trở nên quá hiếu chiến. Như các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn thường nhắc nhở, một quốc gia chỉ có thể chọn bạn bè chứ không thể chọn láng giềng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn từ chối liên minh quân sự với Washington để tránh khiêu khích hành động thù địch từ người khổng lồ láng giềng và tránh bị tổn thương do áp lực từ phía Mỹ trong các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Quá trình nối lại tình hữu nghị giữa hai nước là có thực nhưng cũng còn nhiều hạn chế.
Trâm Anh dịch từ American Review Magazine
n/vn/tuanvietnam/102989/viet-nam-tren-ban-co-cac-nuoc-lon.html


PHẠM TRẦN * ĐẠI HỘI XII

Đại hội đảng XII chưa mở đã nghẽn

Phạm Trần (Danlambao) - Chỉ còn tháng rưỡi nữa, từ ngày 5/10/2015, mọi người sẽ được đọc Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020. Tuy nhiên, căn cứ vào tuyên bố lạc hậu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nội dung sẽ đem ra thảo luận trong chừng 7 ngày Đại hội thì Việt Nam sẽ tụt hậu sâu thêm trong năm năm tới.

Bằng chứng đã diễn ra tại Đại hội X của Hội Nhà báo ngày 9/8 (2015) tại Hà Nội. Trước tiên ông Trọng ngợi khen đội ngũ cán bộ làm báo “Đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...”, đồng thời cũng “Kịp thời phê phán, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, những thói hư tật xấu trong xã hội; phê phán, bác bỏ những thông tin, quan điểm sai trái, âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực phản động, thù địch, góp phần vào
việc củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới.”
Tuy nhiên ông Trọng đã không nói hết sự thật hay chưa biết hết sự thật. 
Một bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) cho biết: “Tại Đại hội toàn quốc lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam đang diễn ra tại Hà Nội (từ 7-9/8), rất nhiều đại biểu trăn trở trước tình trạng ngày càng có nhiều nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, xa rời tôn chỉ, mục đích của báo chí cách mạng Việt Nam.

Bên cạnh sự phát triển lớn mạnh của báo chí về cả số lượng và chất lượng, những đóng góp quan trọng của đội ngũ nhà báo, thì vẫn tồn tại thực tế là một bộ phận người làm báo còn yếu kém về nhận thức, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp.”

Dù chỉ là số ít, nhưng khi nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp sẽ để lại hậu quả rất lớn, ảnh hưởng đến công chúng và bôi nhọ danh dự, uy tín của đội ngũ người làm báo chân chính.”
Nhưng “người làm báo chân chính” Cộng sản nên được định nghĩa như thế nào cho chính xác? Có phải là người biết nghiêm chỉnh thi hành lệnh tuyên truyền là chính của Ban Tuyên giáo Trung ương, dù biết là phải nói sai sự thật để lừa người đọc, người nghe và người xem?
Báo chí Việt Nam đã nhiều lần bị lãnh đạo Tuyên giáo phê bình thông tin qúa liều lượng, không đúng lúc hay vội vã thiếu trung thực. Nhưng khi đụng đến những loại tin được gọi là “nhạy cảm” chạm đến các viên chức đảng, nhà nước, nhất là dính tới láng giềng Tàu cộng ở biên giới hay Biển Đông thì lập tức phải bị “sàng lọc” để tránh gây phức tạp quan hệ ngọai giao hai nước Việt-Tàu!
VOV viết tiếp: “Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Cần Thơ Giang Minh Chánh phân tích, báo chí có nhiều đặc tính như chính xác, kịp thời, thẩm mỹ, định hướng dư luận... Nhưng có 2 đặc tính cần quan tâm số một là tính chính xác và kịp thời. Nếu trong 2 đặc tính này chỉ được chọn một thì phải chọn tính chính xác.”
Nhưng mặt trái của “chính xác” mà phải có lệnh hay phải được lãnh đạo gật đầu, xác minh trước khi lên khuôn thì người làm báo lại biến thành kẻ “nô lệ”. Bởi vì chính xác, cung cấp thông tin kịp thời cho nhà báo còn là bổn phận và trách nhiệm của chính quyền.
Đằng này ở Việt Nam chuyện gì cán bộ cũng phải có phép của thủ trưởng cơ quan, thủ trưởng xin phép lãnh đạo, lãnh đạo hỏi Ban Tuyên giáo cấp cơ sở, cấp này hỏi cấp Tuyên giáo cao hơn xem có vướng mắc gì rồi mới được đưa tin ra ngòai thì còn đâu là “quyền được tiếp cận thông tin” của dân? Tin nhanh hóa ra tin chậm, tin nóng thành tin nguội tanh nguội ngắt thì báo với chí cái gì nữa?
Chuyện gì cũng mật-tối mật
Tệ nạn “cha chung không ai khóc” này đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tiếp cận thông tin trong phiên họp sáng ngày 12/08/015. 
Theo báo chí Việt Nam thì hầu hết “các ý kiến cho rằng việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin là điều kiện cần thiết để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; góp phần nâng cao tính minh bạch của chính sách, nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước.” (báo Điện tử đảng CSVN)
Nhiều đại biểu Quốc hội, tiêu biểu như Phó Chủ tịch Quốc hội Hùynh Ngọc Sơn than phiền: “Tình trạng hội chứng “mật”, khi tài liệu mật, tối mật, tuyệt mật được áp dụng tràn lan, "thậm chí thư mời đi họp cũng ghi là mật... Không ít việc khó hiểu như chuyện sức khoẻ ông Nguyễn Bá Thanh cũng bị coi là mật.”
Bài viết của báo đảng cũng cho biết: “Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhấn mạnh: “Dứt khoát phải rà soát để đưa ra danh mục những loại thông tin không cung cấp được, nhằm bớt đi sự mơ hồ của người dân, đồng thời tăng cường tính trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức với người dân”.
Và: “Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý, đối với việc tiếp cận thông tin thuộc bí mật nhà nước, cần có giới hạn nhất định, nhằm bảo đảm lợi ích của quốc gia, của doanh nghiệp và của công dân. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay do quy định của pháp luật về bí mật nhà nước còn quá chung, chưa cụ thể và việc tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước chưa tốt nên có tình trạng xác định độ mật chưa thống nhất. Điều này đã làm hạn chế quyền tiếp cận thông tin của người dân.”
Từ chuyện “mật” đến “tối mật” rồi “biến mất luôn” thì chuyện thông tin “chính xác” của làng báo CSVN nên được thẩm dịnh bằng cách nào hỡi các “quan Tuyên giáo” chuyên nghề lý thuyết suông? 
Vì vậy mà Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Cần Thơ, ông Giang Minh Chánh mới tát nước theo mưa để phán rằng: “Người làm báo không giữ được đạo đức nghề nghiệp thì rất dễ không coi trọng tính chính xác, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân, thậm chí vi phạm luật pháp, làm báo kiểu chộp giật, lợi dụng để kiếm sống.

“Mỗi nhà báo phải ý thức đầy đủ nghĩa vụ công dân của người làm báo, có bản lĩnh chính trị, phải rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp; đặc biệt là phải dựa trên đúng tôn chỉ, mục đích, công tâm, khách quan trên tất cả các vấn đề, không vì đồng tiền mà bán rẻ danh dự của mình, của tờ báo mình, thậm chí sai với quan điểm của Đảng và báo chí cách mạng Việt Nam”.
Nhưng nhóm chữ “báo chí cách mạng” cũng mơ hồ, lý thuyết viển vông như mỗi lần Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và Truyền thông lên giọng dạy đời bảo người làm báo phải “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Hãy nghe nhà báo Trần Thị Thu Hằng, Phó Tổng biên tập báo Phụ nữ Thủ đô nói: “Thời gian qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã quan tâm nhưng chưa thực sự đi sâu, đi sát, làm tốt việc giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho hội viên, nhất là với các nhà báo trẻ, cũng như chưa quyết liệt xử lý đối với nhà báo vi phạm.

Chẳng hạn, nhiệm kỳ qua, Hội đã phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tuy nhiên việc thực hiện chưa sâu sắc, nhất là chưa có biện pháp kiểm tra, giám sát, triển khai sâu rộng, đồng bộ đến từng chi hội, cơ sở hội nên hiệu quả chưa cao.”
Tại sao chưa cao, bởi vì chuyện học tập này đã bắt đầu trên phạm vi rộng toàn đảng từ Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07-11-2006 của đảng khóa X thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh về “Tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau đó được đảng khoá XI, dưới trướng Nguyễn Phú Trọng, lập lại trong Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/05/2011. Nhưng nay đã 9 năm dài trôi qua mà cán bộ đảng viên có coi lời dạy “cần, kiệm,liêm, chính, chí công vô tư” hay “cán bộ, đảng viên là đầy tớ của nhân dân” của ông Hồ ra gì đâu?
Bây giờ tham nhũng đã ngồi lên đầu đảng và lợi ích nhóm còn cấu kết làm ăn, chia phần với nhau mạnh hơn trằm lần mà Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đấu có làm được gì sau gần 10 năm hoạt động?
Nguyên do vì lãnh đạo đảng nói giỏi hơn làm, hay nói mà không bao giờ làm nên tham nhũng mới sinh sôi nẩy nở như ruơi khắp làng khắp xóm.
Nhiều Đại biểu Quốc hội và đảng viên lão thành thắc mắc tại sao có nhiều cán bộ đảng viên lấy tiền đâu ra mà mua nhiều nhà đất đến thế?
Chuyện này lại dính đến “chuyện dài muốn thuở” kê khai tài sản của các cấp lãnh đạo chưa bao giờ được công khai cho dân biết.
Tướng Thước lên tiếng
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X nói với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ngày 09-08-015: “Việc triển khai trên thực tế hiện nay được cho là nặng tính hình thức, “kê khai tài sản xong rồi bỏ vào trong tủ kính để “tự xem xét” với nhau thì hoàn toàn không có hiệu quả”.
Theo VOV: “Báo cáo mới đây của Viện Khoa học thanh tra - Thanh tra Chính phủ, tính đến 31/5/2015 có gần 1 triệu người kê khai tài sản (đạt 99,6%), tuy nhiên, trong tổng số 1.225 người thuộc diện phải xác minh chỉ phát hiện, kết luận 4 người kê khai không trung thực.”
Ông Thước phê bình: “Nếu đúng như vậy, thì Việt Nam sẽ được đứng đầu sổ về vấn đề minh bạch tài sản?
Đọc con số này, tôi cảm thấy rất buồn! Trong gần 1 triệu người kê khai tài sản mà chỉ có 4 người không trung thực thì tôi cho rằng thanh tra này là thanh tra trên giấy, chỉ nhìn trên hình thức giấy tờ, còn bản chất sự việc chưa làm được đến tận cùng.
Trong khi đó, nói tham nhũng là phổ biến mà không phát hiện ra là vì sao? Vì việc kê khai tài sản không giám sát được. Nếu kê khai tài sản đúng rồi thì lần lượt năm nào cũng làm thì phát hiện được ngay. 4 người không trung thực trong số hơn 1000 người thuộc diện phải xác minh là không đúng. Tôi tin rằng con số thực tế còn cao hơn rất nhiều.”
Tướng Thước nói thêm: “Vừa qua, Bộ Công an đã bắt giữ Giang Kim Đạt-nguyên Trưởng phòng kinh doanh của Công ty TNHH MTV vận tải viễn dương Vinashin, thuộc tập đoàn Vinashin. Cơ quan điều tra phát hiện Giang Kim Đạt chiếm đoạt gần 19 triệu USD và chuyển rất nhiều tiền tham ô, tham nhũng ra nước ngoài. Dư luận đặt câu hỏi là tại sao một chức danh như Giang Kim Đạt mà lại chiếm đoạt được số tiền lớn như vậy?

Tôi không tin rằng, trong vụ này chỉ một mình Giang Kim Đạt chỉ với chức danh trưởng phòng trong bộ máy hệ thống mà làm được như vậy mà đằng sau phải có một nhóm nào đó. Mà nhóm đó, theo tôi không chỉ những người dưới anh Đạt mà cấp trên, có người, có bộ phận dính dáng đến vấn đề này.”

“Như tôi đã nói, nếu chủ quan tự giám sát để bảo vệ “uy tín”, “danh dự” của mình là nguyên nhân dẫn đến thì những vụ tham nhũng thì chắc chắn không chỉ một mình cá nhân đó gây nên. Nếu muốn đi đến tận cùng vụ việc thì phải làm rõ phía sau Giang Kim Đạt là những ai thì mới có giải pháp triệt để. Vì vậy kiểm kê tài sản phải được công khai.”
Chuyện dài tham nhũng và kê khai tài sản hình thức này đã kéo dài hàng chục năm chẳng lẽ không phải là chuyện thông tin và điều tra cho ra trắng đen của “báo chí cách mạng” hay sao?
Tại sao không thấy các Lãnh đạo Tuyên giáo và ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin và Truyền Thông nói năng gì?
Có phải chuyện không dám đụng đến “vấn đề nhạy cảm” này đã phản ảnh tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đang diễn ra trong hàng ngũ 22,000 Hội viên của Hội Nhà báo Việt Nam?
Có nhiều người trong số này đã tự ý xé rào vượt ra khỏi kiểm soát của Ban Tuyên giáo, cơ quan kiểm soát báo chí và uốn nắn dư luận thuận chiều theo lệnh đảng.
Bằng chứng ghi trong nhìn nhận của ông Trọng: “Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, hoạt động báo chí cũng còn bộc lộ không ít hạn chế, khuyết điểm. Còn có những biểu hiện thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng định hướng dư luận, chưa thực hiện tốt tôn chỉ mục đích; còn để lọt thông tin không trung thực, thiếu chính xác, giật gân, câu khách, lộ bí mật; khai thác thông tin nước ngoài thiếu chọn lọc; chưa làm tốt công tác phát hiện, tuyên truyền các điển hình tiên tiến, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước. Một số cơ quan báo chí chậm đổi mới nội dung và hình thức; tuyên truyền thiếu hấp dẫn, chưa làm chủ được thông tin. Còn có cán bộ, phóng viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm pháp luật. Việc xử lý những sai phạm trong hoạt động báo chí còn có trường hợp chưa nghiêm; chưa có những chế tài thích đáng, đủ mạnh để răn đe, khắc phục. Hoạt động của Hội Nhà báo ở một số nơi vẫn còn hình thức, hiệu quả chưa cao.”
Những thiếu sót này của báo chí thấy dưới lăng kính của đảng không mới. Mấy năm gần đây người dân đã bỏ đọc báo đảng vì thông tin chậm, một chiều và thiếu trung thực. Thay vào đó, họ đã chuyển qua đọc tin của các mạng xã hội và tìm đến các nguồn tin từ bên ngoài Việt Nam.
Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin-truyền thông đã cố gắng nhưng thất bại không ngăn chặn được thông tin của các mạng báo xã hội trong và ngoài nước. Có hơn 30 triệu người Việt Nam sử dụng Internet và tương đương số này dùng Facebook để theo dõi tin tức và liên lạc với nhau hàng ngày ở Việt Nam.
Vì vậy, càng gần kề ngày Đại hội đảng XII, ông Tổng Bí thư Trọng càng rối lên khi ông nói với Hội các Nhà báo: “Trong những ngày này, toàn Đảng ta đang tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Để góp phần vào thành công của đại hội, các cơ quan báo chí cần nắm vững yêu cầu, tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đại hội, có kế hoạch tổ chức tuyên truyền sâu đậm sự kiện chính trị quan trọng này. 

Vừa tập trung, cổ vũ các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, vừa tổ chức để các tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện Đại hội. Đây là kênh thông tin quan trọng để phát huy trí tuệ, tinh thần dân chủ, tâm huyết, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng. Đây cũng là dịp để chúng ta khẳng định nhất quán quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng.”
Bên cạnh công tác nói hay, nói tốt cho đảng khóa XI dưới quyền chỉ huy của ông Trọng, làng báo còn được lệnh phải: “Kiên quyết đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch, lợi dụng tự do, dân chủ, đòi "đa nguyên, đa đảng"; lợi dụng chống tham nhũng, tiêu cực, thổi phồng những yếu kém, khuyết điểm của một bộ phận cán bộ, đảng viên để quy kết, bôi xấu chế độ, kích động, làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước ta, gây nghi ngờ, chia rẽ nội bộ.”
Thế là hết chuyện của Đại hội đảng XII, dù ngày khai mạc còn xa đến đầu năm 2016. Ông Trọng đã chận đứng mọi cửa ngõ không cho ai có tư tưởng “đổi mới chính trị” được len chân vào Đại hội. 
Ông cũng đã sử dụng báo chí của đảng để tuyên truyền, hù họa mọi người bằng những con ma cà rồng “diễn biến hòa bình” và “các thế lực thù địch” cùng “những tin xấu” và “tin độc hại” xuất hiện trên báo chí của người Việt Nam ở nước ngòai, hay do các nhóm được Tuyên giáo gọi là “chính trị cơ hội” trong nước tung ra trước thềm Đại hội đảng XII.
Ông Trọng nói với Đại hội của Hội Nhà báo: “Báo chí phải là người đi tiên phong trên mặt trận tư tưởng, tỉnh táo, cảnh giác, lấy chính thực tiễn sinh động của đất nước đổi mới để tấn công, vạch trần những âm mưu thâm độc của các thế lực xấu, thù địch, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.”
Đề phòng đủ thứ
Vì vậy, trong tài liệu gọi là “Hướng dẫn nhân dân thảo luận, góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng”, ban Tuyên giáo đã nói với các cấp Lãnh đạo đảng rằng: “Việc tổ chức thảo luận, lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng phải được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học, vừa phát huy được trí tuệ của các tầng lớp nhân dân, vừa phòng ngừa các thế lực xấu lợi dụng để xuyên tạc, chống phá đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội XII của Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng.”
Đối với Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội XII của Đảng, Ban Tuyên giáo “đề nghị tập trung thảo luận, góp ý kiến về những nội dung chính sau:

- Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI (2011- 2015) và nhìn lại 30 năm đổi mới (1986-2016). 

- Về mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong 5 năm tới (2016 - 2020).

- Về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

- Về hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

- Về phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

- Về phát triển văn hóa, xây dựng con người.

- Về quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

- Về tăng cường quản lý tài nguyên; bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Về tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

- Về nâng cao hiệu quả đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

- Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

- Về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

- Về hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

- Về sáu nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XII phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị.

-- phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức chỉ đạo việc ngăn chặn các trang mạng xã hội, các blog cá nhân có nội dung xuyên tạc các dự thảo văn kiện, chống phá đại hội đảng các cấp và Đại hội XII của Đảng.

-- Ban cán sự Đảng Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài hướng dẫn các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tuyên truyền việc góp ý kiến của người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài vào dự thảo văn kiện Đại hội XII. 

-- Trong thời gian lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, lãnh đạo các cơ quan báo chí cần nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc kiểm duyệt, đăng, phát tin bài, phóng sự để không xảy ra tình trạng thông tin sai lệch, gây bất lợi tới việc chỉ đạo, định hướng thông tin tuyên truyền và dư luận xã hội. 
Bản Hướng dẫn viết tiếp:

Đối với Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, đề nghị tập trung thảo luận, góp ý kiến về các nội dung chính sau:

- Bối cảnh quốc tế, tình hình đất nước trước và sau Đại hội XI, Báo cáo nêu đã sát và phù hợp với tình hình thực tiễn chưa?

- Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém đã đầy đủ và phản ánh sát đúng với thực tế chưa? 

- Những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế, yếu kém trong dự thảo Báo cáo đã đầy đủ và xác đáng chưa?

- Dự báo bối cảnh khu vực, quốc tế, cơ hội, thách thức và tác động đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian tới? 

- Để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, các quan điểm phát triển trong dự thảo Báo cáo đã thể hiện rõ và phù hợp chưa?

- Mục tiêu tổng quát trong dự thảo Báo cáo đã bảo đảm tính bao quát và khả thi chưa?

- Đề nghị cho ý kiến về các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường trong dự thảo Báo cáo.

- Cho ý kiến về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội nêu trong dự thảo Báo cáo.

Công tác lấy ý kiến dân và các tổ chức chính gtrị của đảng dự trù hòan thành “trước ngày 01 tháng 12 năm 2015.”
Với chỉ thị này, Ban Tuyên giáo không những đã tìm mọi cách để sàng lọc các ý kiến trái chiều với chủ trương và đường lối của đảng, nhưng lại dựng lên những hình ảnh xấu xa của điều được gọi là “âm mưu “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị” để giữ cho bằng được “đống giẻ” Cộng sản rách nát đã bị vứt vào sọt rác từ năm 1991 ở nước Nga.
Như vậy thì ông Trọng có học được gì sau chuyến thăm Hoa kỳ lịch sử của mình từ ngày 06 đến 10/07/2015, hay ông sẽ mãi đi vào lịch sử đảng là người lạc hậu và chậm tiến cho đến cuối đời? 
(08/015)

No comments:

Post a Comment