Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 1 November 2016

CÁNH CÒ = HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA

CÁNH CÒ * ĐẢNG TRỊ &GIA ĐÌBNH TRỊ

Từ đảng trị tới gia đình trị: cặp đôi hoàn hảo.


Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đến nay, một cách nhất quán, Đảng luôn tự phong là giai cấp lãnh đạo, là ngọn đuốc soi đường cho mọi thế hệ, là văn minh và ngay trong hiến pháp của đất nước Đảng cũng “tiếp thu” và chễm chệ trên ấy với điều 4 vững vàng và kiên định.
Mặc những phản đối, những lập luận đưa ra chống lại sự kiên trì đảng trị ấy, trong khi người dân tiếp tục lăn lóc kiếm từng đồng tiền mang dấu ấn của Mỹ dưới ánh sáng Mác Lê, Đảng vẫn như từ lúc mới sinh vẫn oe oe tiếng khóc đòi được bú dòng sữa Xã hội chủ nghĩa, thứ sữa không biết mua đâu mới có.
Tính chất đảng trị được ngay các đảng viên sừng sỏ nhất chấp nhận và đôi lúc, đôi nơi những tuyên bố của họ nhấn mạnh đến vai trò không thể thay đổi của Đảng Cộng sản mà chính họ là người đại diện mang chữ “trị” trên ve áo. Dùng quyền lực của một tập thể hơn ba triệu đảng viên để khống chế đất nước, Đảng được chia nhỏ cho từng con người trong Đảng. Vị trí trong Đảng càng lớn thì mức độ “trị” càng cao.
Có ăn thì có làm là điều hiển nhiên của xã hội thế nhưng việc làm của mỗi đảng viên lại không rõ ràng minh bạch để chứng minh cho đồng tiền mà họ được “ăn”. Từ Tổng bí thư cho tới một chị đảng viên mới tuyên thệ, không ai biết đích xác mình sẽ làm gì trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Thủ tướng hay Chủ tịch nước đều có việc làm cụ thể và vì vậy chịu trách nhiệm cụ thể, còn Tổng bí thư được đặt ra suốt ngày cầm quyển kinh của Đảng để tụng niệm những câu chữ vô hồn và “công tác” duy nhất mà ông ấy giữ là ôm chặt điều 4 hiến pháp.
Đảng lấy tiền ngân sách, ngân sách thu từ dân và tài nguyên của đất nước. Tài nguyên ấy suy cho cùng cũng thuộc về người dân bởi đất nước nhiều lúc chỉ là một huyễn từ rất dễ bị lạm dụng. Mọi của cải vật chất chạy vào túi ngân sách và cái túi ấy có ống thông sang cái túi của Đảng. Mồ hôi nước mắt người dân đang đổ ra để nuôi Đảng và bù lại Đảng đã cố gắng làm điều gì đó cho người dân thấy Đảng cũng có việc làm.
Một trong những việc làm quan trọng nhất mà Đảng chưa bao giờ xao nhãng là bồi đắp và giữ gìn tình hữu nghị Việt Trung, mối tình tuy cay đắng cho dân tộc nhưng lại ngọt ngào giữa hai đảng anh em không gì thay thế được.
Đảng cố hàn gắn những rạn vỡ với Bắc Kinh sau các cuộc chiến tranh nhưng cố gắng nào cũng bị người dân ném đá. Những viên đá nho nhỏ, những cằn nhằn len lén và không được cả nước nghe nên Đảng vẫn bình yên tiếp tục công tác cao cả giữ Đảng của mình: “Giữ nước không quan trọng bằng giữ Đảng”. Đảng “cụ” Phùng Quang Thanh vừa công khai nói trước quốc hội như thế.
Đảng trị xem ra đang bị cạnh tranh, “dòng chủ lưu” ấy có cái tên chính thức là “gia đình trị”.
Hình như số trời đang nhỏ xuống cho dân tộc khi bùng lên một loạt hiện tượng lãnh đạo từ cao tới thấp mang con cái vào chiếm ghế trong chính quyền lẫn trong Đảng. Chính quyền lệ thuộc Đảng là điều hiển nhiên vì Đảng ban chức và lấy lại tiền lại quả từ các chức vụ ấy. Chỉ có Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước là … tương đối ngang hàng với Đảng và có lẽ do vậy họ mới mạnh tay ký những quyết định mang con của mình vào những chức vụ “kế thừa”.
Nếu Nông Quốc Tuấn mờ nhạt và bất tài không kham nổi tham vọng của Nông Đức Mạnh thì Nguyễn Thanh Nghị có vẻ được chuẩn bị kỹ lưỡng từng bước để tiến lên thay thế cho ông Dũng. Em Nguyễn Minh Triết tuy non nớt và yếu đuối thể chất nhưng sẽ là một lãnh chúa miền Trung trong tương lai. Nguyễn Thanh Phượng với tấm lưng hộ pháp của Henry Bảo và danh hiệu McDonalds sẽ là thế lực thứ hai sau khi ông Dũng về hưu lo “trồng cây gì, nuôi con gì” như truyền thống dễ thương của người làm cách mạng.
Ông Dũng và gia đình không làm cách mạng, gia đình này đang tiến vững chắc từng bước vào khuôn mẫu “gia đình trị” song song với Đảng để cai trị, chứ không phải điều hành, đất nước.
Mặc dù báo chí đang dẫn thông tin không vui về khuôn mặt kinh tế lem luốc của Việt Nam hôm nay nhưng gia đình ông Dũng có lẽ là nơi duy nhất không thấy có liên quan gì đến họ.
Thứ nhất, chính phủ chỉ còn 45 ngàn tỷ để chi tiêu trong năm nay, số tiền này chỉ là muối bỏ biển so với bộ máy ngốn tiền của Thủ tướng. Thứ hai trong năm qua việc tăng lương chỉ là bánh vẽ vì suốt năm không có đồng nào trong ngân sách được sử dụng vào việc này.
Báo chí dẫn lời chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng ngân sách hiện nay không còn tiền để đầu tư và đây là điều nguy hiểm. Ngân sách khó khăn đến mức "tận diệt" doanh nghiệp chứ không phải là tận thu nữa, nhiều doanh nghiệp không còn sức để làm ăn.
Hình như cảm động việc khó khăn của doanh nghiệp sắp bị tận diệt nên chính phủ xin phát hành 3 tỷ đô la trái phiếu để bù vào ngân sách, tuy nhiên món nợ 16 tỷ mà ngân sách phải trả trong hai năm sắp tới vẫn chưa biết cấu véo vào đâu để có.
Mà cũng có thể do tình trạng khẩn cấp này mà gia đình Thủ tướng được chú ý hơn chăng? Ai cũng biết Thanh Phượng giàu nức đố đổ vách cộng với tương lai đầy “hứa hẹn” khi Phú Quốc thành nơi ăn chơi số một dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của anh Nghị thì có gì mà gia đình này làm không được?
Có thể họ sẽ bỏ tiền riêng ra vực dậy kinh tế Việt Nam trong vài lãnh vực nào đó để lấy điểm, trước khi lấy tiền từ các món đầu tư béo bở?
Có điều đáng buồn: đảng trị hợp với gia đình trị trở thành một cặp đôi hoàn hảo và chúng ta tiếp tục bị “chúng trị” không biết đến bao giờ.

NGUYỄN THIÊN THỤ * HỒI KÝ CHÍNH TRỊ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA

 

HỒI KÝ CHÍNH TRỊ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA

NGUYỄN THIÊN THỤ
                                                              PHẠM BÁ HOA

                                                 HỒI KÝ CHÍNH TRỊ 1963 - 1975


Phạm Bá Hoa, sinh năm 1930 tại làng Đại Ngãi, quận Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Nhập ngũ ngày 12 tháng 5 năm 1954 vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, thuộc tài nguyên sĩ quan trừ bị khóa 5. Vì không đủ cơ sở, được gởi lên học Trường Võ Bị Liên Quân/Đà Lạt. Trở về Thủ Đức dự lễ tốt nghiệp khóa Vì Dân cuối tháng 1 năm 1955, với cấp bậc Thiếu Úy. Tháng 9 năm 1969. Tthăng đại tá, chức Cục Trưởng Cục Mãi Dịch.Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Đại tá đã viết Bút ký Trong Tù và Hồi Ký Chính trị 1963-1975.

HỒI KÝ CHÍNH TRỊ 1963 - 1975 gồm 10 chương,, viết tại Houston, Texas, Hoa Kỳ., xong ngày 15 tháng 8 năm 1994. Bổ túc lần 8, mùa hè 2011, in lần thứ tư July 2007. Đăng bạ tại Thư viện Quốc hội, Library of Congress Registration No: Txu 1-364-153. Copyright (c) 1994,1995, 1998, 2007 and 2009, Tác phẩm này cũng có tên là Đôi Dòng Ghi Nhớ.
Nội dung tác giả trình bày sự kiện lịch sử Miền Nam Việt Nam từ 1963 đến 1975 .



Thông thường hồi ký là truyện kể. Cũng như Hồi ký của đại tướng Cao Văn Viên, Hồi ký của đại tá Phạm Bá Hoa cũng là truyện kể những việc xảy ra ở giai đoạn cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa (1963-1975). Nhưng bên truyện kể, đại tá còn có những phê phán và những giả thuyết. Đó là điểm đặc sắc của ông .

A . NHỮNG PHÊ PHÁN

1. Ngô Đình Diệm (1901-1963)

-Đàn áp Phật giáo
-Gia đình trị. Ông tố cáo ông bà Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện .

Với một tình hình như vậy, hầu hết các nước trong khối Tự Do, kể cả Hoa Kỳ là quốc gia ủng hộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm mạnh mẽ nhất, đều phản đối chính sách tôn giáo trong hành động đàn áp bắt giữ các chức sắc Phật Giáo và Phật tử Việt Nam.(Ch.I)

Có lẽ ông cho rằng cái chết của hai anh em ông Diệm là lẽ tự nhiên của thân phận cái pháo của Nguyễn Hữu Chỉnh: :

Xác không vốn những cậy tay người,
Bao nả công trình, tạch cái thôi
Kêu lắm lại càng tan tác lắm,
Thế nào cũng một tiếng mà thôi.


Phạm Bá Hoa viết:
"Cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống Diệm được một số vị Tướng Lãnh Việt Nam thực hiện dưới bàn tay đạo diễn của Hoa Kỳ hay ít ra cũng được Hoa Kỳ đồng ý. Cho dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng nhận ra được sự kiện ông Ngô Đình Diệm "lên ngôi" là do Hoa Kỳ từ đằng sau, và cũng bởi Hoa Kỳ mà ông Diệm bị "hạ bệ". (Ch. I)

2. Dương Văn Minh

Ông cho rẳng việc giết hai anh em ông Diệm là tàn nhẫn nhưng ông hiểu hoàn cảnh của Miền Nam và Dương Văn Minh lúc đó nếu nhẹ tay với anh em ông Diệm sẽ gặp nhiểu hiểm nguy.
Việc hai ông Diệm Nhu trốn khỏi dinh Gia Long làm cho các tướng lãnh lo ngại. Dù đảo chánh có thành công mà hai ông chạy thoát được thì tình hình chính trị ra sao đây? Chẳng những không có sự ổn định trong tương lai, mà sẽ có một sự chia rẽ có thể dẫn tới tranh chấp quyền lực, nếu không muốn nói là nội chiến ngay tại miền nam Việt Nam! Và nỗ lực chống cộng sản sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nhất là đến giờ này, Tướng Huỳnh Văn Cao ở Vùng IV Chiến Thuật chưa chịu tuyên bố chánh thức trên đài phát thanh đứng về phía Hội Đồng, mặc dầu được yêu cầu nhiều lần.


Do đó, từ quyết định ôn hòa, đã có một số không ít thành viên trong Hội Đồng bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn và quyết liệt hơn, nhất là Trung Tướng Dương Văn Minh, linh hồn của cuộc đảo chánh. Ông không muốn thấy ngày 11/11/1960 tái diễn (11/11/1960 là ngày Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đảo chánh thất bại phải vượt thoát lưu vong. PBH). Chúng ta phải thấy được trách nhiệm nặng nề của người chỉ huy cuộc hành quân đảo chánh lúc bấy giờ, mới biết được mức độ lo âu nóng ruột của Trung Tướng Dương Văn Minh như thế nào. Từ đó mới thấy thái độ của Trung Tướng Minh qua đề nghị của Trung Tướng để Hội Đồng lấy quyết định về trường hợp cá nhân của ông Ngô Đình Nhu, dứt khoát, không thể do dự hay yếu mềm được." (Ch.I)


Ông nhận xét về khả năng của Dương Văn Minh:

Đại Tướng Dương Văn Minh là một nhân vật dễ tạo cảm tình với nhiều người nhiều giới, nhưng là nhân vật không thích hợp với vai trò lãnh đạo chính trị, lại càng không thích hợp với một tình thế như vậy, vì ông không phải là người tháo vát, nhanh nhẹn, và dũng lược. (Ch.VIII- Những Tháng Cuối Cùng)


Ông đã nhận xét về lời tuyên bố của tướng Dương Văn Minh trong ngày làm tổng thống:

Về lời nói đầu tiên của tân Tổng Thống Dương Văn Minh, thì bất cứ người dân bình thường nào cũng hiểu rằng, kế hoạch hòa bình của ông nếu được cộng sản Hà Nội chấp nhận, chẳng qua là họ chấp nhận đầu hàng theo từng bước. Bước đầu là hòa giải hòa hợp và chỉ cần bước kế tiếp là toàn cõi Việt Nam trở thành cộng sản thôi. (Ch.VIII)


Một số chỉ trich Dương Văn Minh đầu hàng, ông nhận xét về vai trò của Dương Văn Minh trong ngày cuối cùng của Miền Nam:
Ông là vị Tướng can đảm nhất khi tình nguyện nhận chức Tổng Thống, nhưng ông cũng là vị Tướng nhục nhã nhất khi tuyên bố đầu hàng cộng sản. Nhưng không biết người dân Việt Nam Cộng Hòa chúng ta nói chung và thị dân Sài Gòn nói riêng, có nên cám ơn ông hay không, vì “nhờ” ông đầu hàng mà Sài Gòn không bị tàn phá bởi hỏa tiển và đạn đại bác của cộng sản? Nhưng chẳng lẽ ông “tình nguyện” giành chức Tổng Thống để đầu hàng sao? Nếu mục đích chỉ có như vậy thì đâu cần đến vị Tướng mà lại là Tướng 4 sao nữa chớ! Chắc không phải vậy. Nhưng điều nhục nhã đó đã xảy ra như vậy, biết giải thích sao đây! (Kết)


3 . Trần Văn Hương:


Theo đúng Hiến Pháp, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương đã tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống hai ngày sau đó. Và trên làn sóng đài phát thanh Hà Nội, cộng sản nêu yêu sách và có vẻ như Hoa Kỳ đồng lỏa với họ để gây áp lực buộc tân Tổng Thống Trần Văn Hương giao chức vụ này cho nhân vật không dự liệu trong Hiến Pháp 1967. Đó là Đại Tướng Dương Văn Minh. Và điều lạ là Đại Tướng Minh sẳn sàng nhận chức Tổng Thống không hợp hiến từ tay Tổng Thống hợp hiến Trần Văn Hương. Tân Tổng Thống Trần Văn Hương là một nhà giáo mẫu mực, liêm khiết, một nhà chính trị với tất cả nhiệt tình vì quốc gia dân tộc, nhưng ông không thể tự mình chuyển giao chức vụ như vậy được, vì Hiến Pháp không dự liệu điều khoản nào cho trường hợp tương tự.


4. Nguyễn Khánh
Đảo Chánh ngày 19 tháng 2 năm 1965 do Thiếu Tướng Lâm Văn Phát và trung tá Phạm Ngọc Thảo lãnh đạo mục đich là hạ Nguyễn Khánh”. Lúc ấy Đại Tướng Trần Thiện Khiêm đang là Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ. Còn ông Thảo, tức Trung Tá Phạm Ngọc Thảo, trước kia ông Thảo bên hàng ngũ cộng sản hồi chánh, được các linh mục giúp đỡ và ông Diệm tin cậy cho làm tỉnh trưởng Kiến Hòa, rồi làm việc ở tòa đại sứ Việt Nam tại Mỹ với ông Khiêm. Hội Đồng Quân Đội lúc ấy có Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Thiếu Tướng Nguyễn Chánh Thi quyết định Thiếu Tướng Phát phải lui quân. Và các vị lại họp tiếp và quyết định trục xuất Trung Tướng Khánh ra khỏi Hội Đồng Quân Đội, cách chức Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và buộc lưu vong. Ngày 25/02/1965, Đại Tướng Nguyễn Khánh rời Việt Nam tự đi làm "đại sứ lưu động" ở đâu đó. Đại tá Hoa không tin Đại Tướng Khiêm phái Trung Tá Thảo về đây tổ chức đảo chánh, Sau này ông Phát qua Mỹ và trả lời thật ngắn là “Mỹ xúi”. (Ch.IV-Đảo Chánh ngày 19 tháng 2 năm 1965 )

Đại tá Hoa nhận xét về tướng Nguyễn Khánh:
Trường hợp Đại Tướng Khánh trong 4 chức vụ lãnh đạo cao nhất với những quyền uy tột đỉnh của đất nước Việt Nam: Quốc Trưởng + Thủ Tướng + Tổng Trưởng Quốc Phòng + Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, ông đã gây tổn hại tinh thần, tổn hại nền nếp kỹ cương của quân đội, tổn hại uy tín quốc gia trên chính trường quốc tế, kể cả kẻ thù từ quốc gia phía bắc vĩ tuyến 17!
Theo tôi, giá mà Đại Tướng Nguyễn Khánh giữ những chức vụ lãnh đạo quân đội, điều binh khiễn tướng ở chiến trường thì thích hợp với ông hơn là nắm giữ chức vụ lãnh đạo quốc gia. Thật ra, Đại Tướng Khánh có phong cách và cái uy của vị Tướng xông pha trận mạc.[…]. Tiếc thay, chỉ hơn một năm cầm đủ thứ quyền trong tay, Đại Tướng Khánh đã làm rối loạn nền nếp sinh hoạt chính trị lẫn kỷ cương quân đội. Phải công nhận Đại Tướng Khánh làm được nhiều việc, nhưng cái cốt lõi của vai trò lãnh đạo là đem lại sự đoàn kết mọi thành phần trong xã hội thành một khối để toàn dân một lòng gìn giữ quê hương, thì kết quả ngược lại.
(Ch.IV-Đảo Chánh ngày 19
tháng 2 năm 1965 )


5 . Nguyễn Văn Thiệu
Ông phê phán Nguyễn Văn Thiệu như sau: Nguyễn Văn Thiệu đã vì lý do gì đó như bị một áp lực từ hậu trường chính trị chẳng hạn, nên ông đưa ra lời cáo buộc để sang tay cho vị kế nhiệm khi thấy con đường chiến đấu phía trước đầy chông gai nguy hiểm, rồi ung dung bỏ chạy và lại là chạy sớm ra ngoại quốc nữa chớ! Chẳng lẽ Tổng Thống Thiệu nói là bị Mỹ áp lực mà ông phải từ chức thì nghe không ổn, vì ông là Tổng Thống, là vị lãnh đạo quyền lực và quyền uy nhất nước! Nhưng nếu thật sự ông nghĩ hay ông tuyên bố như vậy, thì liệu trong 10 năm trên ngôi vị lãnh đạo quốc gia, có phải thật sự ông người lãnh đạo đất nước Việt Nam hay Hoa Kỳ là người lãnh đạo? Hay là ông chạy trốn trách nhiệm? (Ch. IX- Trước giờ thứ 25.)





Trước khi ra đi, ông oán trách Hoa Kỳ nhưng lại mong Hoa Kỳ trở lại viện trợ. Kiếu nói đó chứng tỏ ông loạn trí , loạn tâm. Ông Hoa nhận định: Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ngay trước khi tuyên bố từ chức Tổng Thống vào đêm 21 tháng 4 năm 1975, đã “cáo buộc” Hoa Kỳ phản bội đồng minh Việt Nam, bỏ rơi Việt Nam, ... và ông hy vọng sự từ chức của ông, Việt Nam Cộng Hòa sẽ được Hoa Kỳ tái viện trợ quân sự ... Qua hệ thống truyền thông công cộng trong nước cũng như trên thế giới trong những tháng đầu năm 1975, và đặc biệt là trong 2 tháng cuối cùng của cuộc chiến, họ cung cấp cho khán thính giả trên toàn thế giới -trong đó có chúng ta- hiểu rằng, Hoa Kỳ đang lật trang cuối cùng về sự can dự của họ vào cuộc chiến tranh giữa tự do với độc tài trên lãnh thổ Việt Nam, trong ý nghĩa bại trận về phía Việt Nam Cộng Hòa chúng ta. Thế mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại “hy vọng” Mỹ sẽ vẫn tiếp tục viện trợ quân sự sau khi ông từ chức! Chắc chắn là Tổng Thống Thiệu thừa hiểu điều đó hơn ai hết, vì ông là Tổng Thống cho dù Tổng Thống cũng chỉ là một con người, nhưng nhất thiết con người Tổng Thống phải hơn hẳn những người khác chớ, nếu không như vậy thì hóa ra “đồng hạng” sao (Ch.IX- Trước giờ thứ 25.)


6. Cao Văn Viên:

Đại Tướng Viên nhận chức Tổng Tham Mưu Trưởng ngày 15 tháng 10 năm 1965, đến ngày 27 tháng 4 năm 1975 Ông rời khỏi Việt Nam. Trong hai năm sau cùng của hơn 9 năm rưỡi trong chức vụ đứng đầu quân đội, Đại Tướng tự lái trực thăng đi làm. Tôi muốn nhấn mạnh điểm này để thấy quyền lực của vị Tổng Tham Mưu Trưởng. Nhưng khi đất nước thật sự lâm nguy thì Ông xin giải ngũ, với lý do đơn giản là Ông không phục Đại Tướng Dương Văn Minh sắp sửa nhận chức Tổng Thống. Giữa trách nhiệm lãnh đạo quân đội đang chiến đấu chống quân cộng sản ngay trong sân nhà, với lý do không phục vị Tổng Thống tương lai. Một bên là quốc gia đại sự, một bên là chuyện cá nhân, xin hỏi “bên nào là cốt lõi của lựa chọn (Ch.VIII)


-“Khi dự đại hội cựu quân nhân tại Dallas, Đại Tướng Viên có nói với cử tọa rằng, quốc gia hưng vong thất phu hữu trách. Mất nước là trách nhiệm chung của mọi người mà Ông là một trong số đó, sao lại đổ trách nhiệm cho Ông?”


Nghe xong tôi quá đổi ngạc nhiên. Ngạc nhiên, vì đâu có người dân nào có quyền hạn như Đại Tướng, cũng không có vị Tướng nào đương nhiệm trong quân đội mà có quyền hạn như Đại Tướng cả, ..v..v.. nhưng trách nhiệm sao lại chia đều như vậy! Quí vị quí bạn nghĩ sao
? (Ch.VIII)

7 . Nguyễn Chánh Thi


Ông chỉ trích Nguyễn Chánh Thi làm sai nguyên tắc khi nắm chức Đại biểu Chính phủ tại Miền Trung. Hội đồng quân lực. nêu lên về lời tuyên bố cũng như hành động của Trung Tướng Thi, trước đây báo chí đã đăng tải khi những sự kiện đó xảy ra. Chẳng hạn như Trung Tướng Thi nhân danh Đại Biểu Chánh Phủ, đã ấn định giá biểu từ Huế vào Sài Gòn cho chi nhánh Hàng Không Việt Nam tại Huế và Đà Nẳng. Theo giá biểu này thì thấp nhiều so với giá biểu do Tổng Nha Hàng Không Việt Nam qui định. Đến chuyện Trung Tướng Thi tự ý bổ nhiệm Thiếu Tá Nghĩa (dường như là họ Nguyễn) vào chức vụ Tỉnh Trưởng tỉnh Quảng Tín, sau khi trung ương không chấp nhận đề nghị này. Dĩ nhiên là Thủ Tướng Kỳ vẫn bác bỏ quyết định đó của Trung Tướng Thi. Và v.. v.. (Ch.VI)


Đại tá Hoa viết như sau: Theo tôi, Trung Tướng Thi hoàn toàn sai. Quyết định bổ nhiệm Tỉnh Trưởng là quyền của Thủ Tướng tức Thiếu Tướng Kỳ, Đại Biểu Chánh Phủ chỉ có quyền đề nghị mà thôi. Trung Tướng Thi đôi lần đã tuyên bố với báo chí rằng, "các Tướng Lãnh cầm quyền ở trung ương có hành động tham nhũng".


Sự kiện đúng hay sai cần phải viện dẫn đầy đủ bằng cớ, chớ Trung Tướng Thi không thể căn cứ vào điều ông nghĩ mà ông tự ý hành động vượt quyền như vậy được. Nếu Trung Tướng Thi cho là các vị Tướng cầm quyền tham nhũng, ông cứ đưa ra tòa với những bằng cớ rành rành thì quan tòa làm sao bao che được. Với lại nếu lời tố cáo của Trung Tướng Thi được minh chứng xác thật với bằng cớ, chắc chắn dư luận -nhất là các cơ quan truyền thông- chẳng ngại ngùng gì mà không lên tiếng ủng hộ, như vậy là sự kiện này càng thêm thuận lợi cho Trung Tướng Thi cũng như thuận lợi cho phiên tòa xét xử.


Hoặc Trung Tướng Thi phản đối trung ương bằng cách từ chức là cách hay nhất mà ông có thể làm được. Thậm chí, Trung Tướng Thi có thể đứng ra lãnh đạo cuộc đảo chánh để thành lập một chánh phủ trong sạch lãnh đạo quốc gia, vì đảo chánh không phải là điều xa lạ cũng không phải là điều khó khăn đối với Trung Tướng Thi. Còn trong khi đang tại chức với cấp bậc Trung Tướng, mà ông tự tách mình ra khỏi trung ương để chống đối trung ương thì còn gì là kỹ luật quân đội, còn gì là một chánh quyền thống nhất để bảo vệ quốc gia dân tộc đang bị cộng sản xâm lăng
! (Ch.VI)


Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ lập kế bắt Nguyễn Chánh Thi rồi đưa ra Đại Hội Đồng Quân Lực"xét xử. Nguyễn Chánh Thi thản nhiên, cứng cỏi, tác giả viết : Có thể thừa nhận là Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi có dũng khí của người làm Tướng, điều mà không phải vị Tướng nào cũng có được như ông. Ông chê chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận khóc lóc, hèn nhát (Ch.VI)


Sau đó it lâu, Nguyễn Chánh Thi phải lưu vong sang Mỹ.

8. Các tướng lãnh di tản


Đại tá Hoa phê phán các tướng lãnh di tản trong đó có ông Thiệu, ông Khiêm. …Trong những năm chiến tranh chưa đến hồi khốc liệt và được viện trợ đầy đủ, Tổng Thống, Thủ Tướng, sát cánh với quân đội và toàn dân chiến đấu chống cộng sản, nhưng khi tổ quốc thật sự lâm nguy thì hai vị lãnh đạo cao nhất nước, đã kế tiếp nhau chuyển giao chức vụ cho hai vị khác trước cơn dầu sôi lửa bỏng của đất nước nhỏ bé và bất hạnh triền miên này! Sau đó, hai vị đã âm thầm bỏ tổ quốc Việt Nam, nơi mà quí vị được sinh ra và lớn lên. Quí vị bỏ quân lực Việt Nam Cộng Hòa, một quân đội đã từng đưa quí vị lên tột đỉnh quyền uy danh vọng. Và quí vị bỏ gần 20 triệu đồng bào mà chính Họ đã từng bỏ phiếu bầu một trong hai vị vào chức vụ Tổng Thống trong hai nhiệm kỳ để lo bảo vệ đất nước, lo chăm sóc người dân. Nói chung là quí vị bỏ lại đằng sau tất cả, để rồi quí vị lặng lẽ rời khỏi Việt Nam trong đêm tối trước ngày dân tộc Việt Nam bị cộng sản độc tài cai trị! Còn gì để nói đây!


Nếu sau này quí vị có nói gì với dân tộc Viêt Nam khốn khổ này, xin quí vị đừng nói rằng quí vị từ chức chỉ vì Hoa Kỳ không còn viện trợ nên không đủ phương tiện để tiếp tục chống cộng sản nữa! Tôi nghĩ, quí vị đừng nói gì cả thì vấn đề sẽ không tệ thêm, vì quí vị là những người lãnh đạo quốc gia!
( Ch. IX)


9 . Các lớp lãnh đạo miền Nam.
Phạm Bá Hoa có cái nhìn chính xác về các lớp lãnh đạo Miền Nam. Trong khi cộng sản tàn ác quỷ quyệt, các lớp lãnh đạo miền Nam lại vô trí, bất tài.Ông chê các ông giáo sư, bác sĩ, kỹ sư Phan Khắc Sửu, Phan Huy Quát, Trần Văn Hương. Về Trần Văn Hương, ông nhận xét: Thủ Tướng là nhà giáo kỳ cựu, có tiếng là thanh liêm, nhiệt tình, chống cộng sản không khoan nhượng, nhưng có dáng vẻ và phong cách của một công chức cần mẫn hơn là nhà hoạt động chính trị (Ch.III-Biểu Dương Lực Lượng) Ông chỉ trích sự xung đột giữa Phan Khắc Sửu và Phan Huy Quát:


Từ ngày lên cầm quyền, gần như chẳng mấy khi giữa Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu với Thủ Tướng Phan Huy Quát đồng quan điểm về chính sách quốc gia. Không biết trước kia giữa hai vị có điều gì bất hòa nhau hay không, mà trong giai đoạn hai vị là người lãnh đạo cao nhất nước, đang gánh vác trách nhiệm quản trị quốc gia trong thời chiến, nhưng có vẻ như đang quay lưng vào nhau. Thật là đáng buồn! (Ch.V- Quân Đội Lãnh Đạo Quốc Gia)


Ông chán các ông trí thức, ông cũng nản về các ông nhà binh thượng cấp của ông: Nếu cứ cái đà tranh giành như thế này hoài thì bất cứ vị Tướng vị Tá nào có tính liều mạng hay bốc đồng, cũng có thể lên cầm quyền chơi mỗi người mấy tháng nếu được vài đơn vị ủng hộ. Để rồi khi bị đẩy ra khỏi chiếc ghế lãnh đạo cũng còn hi vọng vớt vát cái chức “Đại Sứ tại chỗ” hoặc “Đại Sứ lưu động” chớ có thua thiệt gì đâu. Sự thua thiệt là ở những ai tha thiết với tổ quốc dân tộc, và hơn nửa triệu quân nhân dưới cờ là thua thiệt nhất, vì ngày đêm Họ miệt mài với chiến trận để ngăn chận quân cộng sản xâm lăng, trong khi trung ương thì thường xuyên trong tình trạng rối ren do giành giựt! (Ch.V)


Lời của đại tá Hoa thật chí lý.Trong lúc đất nước nguy vong, chúng ta mới hiểu được tấm lòng cao cả của Trần Hưng Đạo vì nước quên thù nhà. Người ta bảo các tướng sĩ là bọn “ hữu dõng vô mưu” xem ra bọn trí thức, chính trị gia, nhà tu hành lại vô dõng vô mưu và đại tham sân si! Các bậc đại trí thức như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Văn Hương không biết trí khôn họ bỏ đâu mà trong chính trị đã hóa thành những tên đầy tớ khờ khạo! Một số quân nhân cao cấp là cọp beo gầm thét , còn một số chính trị gia, trí thức cũng là ruổi nhặng vo ve. . Tuy nhiên phải công nhận cuộc tranh giành của họ còn it nhiều tình người, chưa đến nỗi vu cáo, hãm hại và tàn sát quyết liệt như các “đồng chí “ cộng sản.


10. Nước Pháp.

Nước Pháp đã thua trận trước đối thủ Việt Minh cộng sản được đánh dấu bởi Hiệp Định Đình Chiến ký ngày 20 tháng 7 năm 1954 tại thành phố Genève, Thụy Sĩ. Sau đó đoàn cố vấn Hoa Kỳ vào Việt Nam thì quân đội Pháp triệt thoái toàn bộ khỏi Việt Nam trong những tháng đầu năm 1956. Đến đầu năm 1964, quí vị Tướng Lãnh Việt Nam có khuynh hướng thân Pháp đều bị gạt khỏi vai trò lãnh đạo quân đội từ sau cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 thành công. Và bây giờ, trong tình thế Hoa Kỳ đang như "thua trận" trước đối thủ Việt Nam cộng sản, nước Pháp muốn đưa ảnh hưởng của họ trở lại chính trường Việt Nam với bước đầu là đảm nhiệm "vai trò con thoi" giữa tân Tổng Thống sắp nhận chức Dương Văn Minh với cộng sản Hà Nội. Người thay mặt nước Pháp tại Việt Nam Cộng Hoà trong vai trò đi tìm một giải pháp chính trị khả dĩ hai bên có thể chấp nhận được là Ông Đại sứ Mérillon. Nhưng đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, mới vở lẽ rằng, nước Pháp đã bị cộng sản Hà Nội lừa, vì họ nhất quyết đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa chớ không nhằm mục đích tìm giải pháp gì cả. Những toan tính đầu môi của Hà Nội là loại chính sách "ngoại giao hàng tôm hàng cá" mà họ thường áp dụng trong bang giao quốc tế, ấy vậy mà nước Pháp -một trong những cường quốc Âu Châu- bị họ qua mặt dễ dàng. Đó là "một cái tát đau" mà cộng sản Việt Nam tặng Pháp quốc. Liệu có nên chia xẻ "cái đau" ấy với cường quốc Âu Châu này đã hơn 80 năm đô hộ Việt Nam mình hay không? (Ch.IX- Tổng Thống Hương bàn giao cho Đại Tướng Minh )


11 . Mỹ

Ông trình bày những trò tiểu xảo của Mỹ:

(1). Đó là những ngày hạ tuần tháng 4 năm 1975, có những chuyến phi cơ vận tải C.130 và C.141 lác đác đáp phi trường Tân Sơn Nhất, mang theo một số đại bác 105 ly đã dùng rồi, một số mũ sắt không đồng bộ, nghĩa là chỉ có mũ nhựa bên trong mà không có mũ sắt bên ngoài, vài trăm túi cứu thương cá nhân,..... mà báo chí gọi là Hoa Kỳ vẫn viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa!
Thật ra, đó chỉ là những chuyến phi cơ đến Sài Gòn với nhiệm vụ chính là chuyên chở những tài liệu và máy móc quan trọng của Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam.(Ch.IX- Tổng Thống Thiệu từ chức.)

\(2). Sau khi Phước Long vào tay quân cộng sản, một phiên họp mật được tổ chức tại phòng họp số 2 của Bộ Tổng Tham Mưu, thường gọi là phòng họp "Tân Sinh Nông Thôn". Tham dự, về phía Việt Nam có: (1) Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. (2) Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng Phòng 3/Bộ Tổng Tham Mưu, với 5 sĩ quan tham mưu của Phòng 3. (3) Đại Tá Phạm Kỳ Loan, Tổng Cục Phó Tổng Cục Tiếp Vận. (4) Tôi, Đại Tá Phạm Bá Hoa, Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, và 3 sĩ quan nữa của bộ tham mưu chúng tôi.

Phía Hoa Kỳ tham dự, có: (1) Thiếu Tướng Smith, Trưởng Văn Phòng Tùy Viên Quốc Phòng Hoa Kỳ tại Việt Nam. (2) Đại Tá Pelosky, Phụ Tá Thiếu Tướng Smith về Tiếp Vận, và 2 sĩ quan tham mưu của họ.


Mục đích buổi họp là Văn phòng Tùy Viên Quốc Phòng Hoa Kỳ trình bày kế hoạch tái tổ chức Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (!) với quân số 472.000 người, và Hoa Kỳ dự trù viện trợ duy trì đội quân này mỗi năm là 600.000.000,00 mỹ kim. Họ yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nghiên cứu lại các bảng cấp số của từng loại đơn vị để quân số tham gia tác chiến được 65%. Tất nhiên là buổi họp còn thảo luận nhiều chi tiết nữa.

Xin được nhấn mạnh là họ đã có kế hoạch rút chân ra khỏi Việt Nam trước một tình hình cực kỳ nguy hiểm -bằng chứng là lời của Thiếu Tướng Smith đã nói trong bữa ăn tối nhân Giáng Sinh năm 1974- mà họ lại ra cái điều vẫn quan tâm đến tương lai Việt Nam khi họ đưa ra kế hoạch tái tổ chức quân đội, nghiên cứu kế hoạch viện trợ bổ sung. Ngôn ngữ chính trị là như vậy đó! Nói vậy, nhưng không nhất thiết là như vậy đâu, mà tùy thuộc nhiều yếu tố khác nhau để hiểu loại ngôn ngữ này.(Ch.VIII)


(3). Ngày 29/4/1975 ,Tổng thống Dương Văn Minh gửi công văn yêu cầu Đại sứ Mỹ Martin cho cơ quan Viện trợ quân sự Mỹ rời khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ để giải quyết hòa bình ở Việt Nam. Ngày 15 tháng 11 năm 1991, Đại Tá Nguyễn Linh Chiêu kể cho các bạn trong bữa ăn tại nhà ông ở Orange County, Nam California là nhân chuyến ông sang Paris đầu năm 1991, ông có mời cựu Tổng Thống Dương Văn Minh và cựu Trung Tướng Trần Văn Đôn dùng cơm, để giúp giải tỏa mối bất hòa giữa hai vị mà cả hai vị đều là bạn thâm giao của cựu Đại Tá Chiêu. Đại Tá Chiêu hỏi cựu Tổng Thống Dương Văn Minh :


Tại sao anh mới nhận chức Tổng Thống mà anh ra lệnh đuổi Mỹ về nước?


"Moa" không đuổi Mỹ. Bản văn đuổi Mỹ là do Đại Sứ Martin (Hoa Kỳ) đưa cho "Moi" và yêu cầu "Moi" phổ biến”. (Ch.X- Giờ thứ 25)


Ông cho biết sau khi văn bản được dọc trên đài phát thanh, quân Mỹ ào ạt vào yểm trợ cuộc di tản. Vậy mục đich của văn bản là di tản.


B. GIẢ THUYẾT


Điểm rất đặc biệt là đại tá Hoa đưa ra nhiều giả thuyết.Tác phẩm của ông có nhiều chữ “ Mỹ xúi giục”. Ông cho rằng mọi biến cố ở Việt Nam đều có Mỹ ở đàng sau. Điều này thì ông nói đúng và đa số nhân dân miền nam cũng nghĩ như vậy. Miền Nam ta biết ta là tiểu quốc, phải trông cậy vào Mỹ để chống Nga Sô, Trung Cộng và Việt Cộng trong khi người miền Bắc không biết rằng họ cũng là nô lệ của Liên Sô, Trung Quốc. Ho theo lời ba hoa dối trá của ông Hồ cho họ với Liên Sô, Trung Quốc là đồng chí anh em, Họ không biết ông Hồ là tay sai Nga, Trung Cộng. Mọi việc ông Hồ và đảng Cộng sản Việt Nam làm là theo lệnh Liên Xô, Trung Quốc. Việc đánh Điện Biên Phủ, chiếm Miền Nam, việc CCRĐ đều do ông Hồ nhận lệnh Stalin và Mao Trạch Đông. Họ là một thứ lính đánh thuê nhưng lại tự hào anh hùng như Lê Duẩn huyênh hoang một cách ngu ngốc”Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”.


Ông Hoa nêu ra nhiều giả thuyết cho các sự kiện lịch sử của Miền Nam từ 1963 đến 1975.
Sau đây là một đoạn mà ông cho rẳng mọi sự do Mỹ giật dây đàng sau, và tất cả đều có một hệ thống, liên hệ với nhau chặt chẽ:

Đại tá Hoa viết:

Xin lược lại vài sự kiện gần như có mối liên hệ với nhau để dẫn đến tình hình vừa nêu.
Thứ nhất, là sau ngày lực lượng chống đối nêu yêu sách đòi tiến đến sinh hoạt dân chủ mà bước đầu là bầu cử Quốc Hội Lập Hiến để soạn thảo Hiến Pháp, thì Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia tuyên bố chấp nhận tổ chức bầu cử quốc hội vào tháng 9/1966. Tôi nghĩ, chắc là Hoa Kỳ có ảnh hưởng nếu không nghĩ là họ áp lực đến quyết định này.


Thứ hai, là Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, trước đó ông không có ý kiến gì về những quyết định của những vị lãnh đạo quốc gia, nhưng bất ngờ ông đưa đề nghị biện pháp quân sự và cuộc hành quân đã diễn ra thật tốt đẹp. Đúng ra khi nói đến hành quân phải nói đến chiến thắng, nhưng tôi thấy không ổn nếu dùng chiến thắng để chỉ cuộc hành quân này, vì “phe ta đánh phe mình” với lại “bất chiến tự nhiên thành”. Về đề nghị của Trung Tướng Viên, liệu ông có biết là đèn xanh cho phía chống đối đã tắt và đèn đỏ đã bật lên chăng? Cho dù các câu hỏi có đặt ra hay không thì những sự kiện cùng những quyết định nói trên đã diễn tiến rất nhịp nhàng, và những ai quan tâm đến đất nước, có thể đã tự hỏi như vậy, hay hơn thế nữa.


Và thứ ba, cũng có thể là vị nào đó, khi thấy Trung Tướng Thi bị cách chức liền nhập cuộc với những thành phần ủng hộ Trung Tướng Thi, và dần dần nắm quyền lãnh đạo cuộc chống đối trung ương, từng bước đòi hỏi tiến đến xây dựng cơ cấu dân chủ trong sinh hoạt quốc gia, khi được trung ương chấp nhận bầu cử Quốc Hội Lập Hiến thì xem như mục tiêu đấu tranh đạt được nên ra lệnh chấm dứt chăng?


Và tôi cũng tự hỏi: “Liệu từ cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963 của Trung Tướng Dương Văn Minh, cuộc Chỉnh Lý ngày 30/1/1964 của Trung Tướng Nguyễn Khánh với Trung Tướng Trần Thiện Khiêm, rồi cuộc Biểu Dương Lực Lượng ngày 13/9/1964 của Trung Tướng Dương Văn Đức, đến Thiếu Tướng Lâm Văn Phát đảo chánh Trung Tướng Nguyễn Khánh ngày 19/2/1965, rồi quân đội nhận trách nhiệm lãnh đạo quốc gia ngày 19/6/1965, và cuộc khủng hoảng này từ ngày 9/3/1966, có liên quan với nhau trong một chuỗi biến cố chính trị, hay chỉ là những sự kiện riêng lẽ?


Nếu riêng lẽ, thì tại sao trong cuộc “Đảo Chánh” Tổng Thống Ngô Đình Diệm có một người Mỹ (Trung Tá Conein) trong phòng Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, bản doanh của Hội Đồng Quân Nhân lãnh đạo đảo chánh từ lúc bắt đầu đến khi Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu bị giết chết? Tại sao trong cuộc “Chỉnh Lý” của Trung Tướng Nguyễn Khánh, Trung Tướng Trần Thiện Khiêm, và Đại Tá Cao Văn Viên, cũng có một người Mỹ tại bản doanh ngay trong tư dinh của Trung Tướng Nguyễn Khánh từ đầu đến cuối? Tại sao viên chức tình báo tại tòa đại sứ Hoa Kỳ ra lệnh cho Trung Tướng Dương Văn Đức (ngang qua Trung Tá Tạ thành Long), người đứng đầu cuộc “Biểu Dương Lực Lượng” phải rút quân về vị trí? Tại sao Trung Tướng Nguyễn Khánh yêu cầu ông Đại Sứ Taylor giúp đỡ khi bị Thiếu Tướng Lâm Văn Phát “Đảo Chánh” thì ông trả lời là không can thiệp vào nội bộ chính trị của Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời khuyên Trung Tướng Nguyễn Khánh nên ra ngoại quốc? Rồi tại sao Hoa Kỳ chuẩn y không văn bản cho Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ sau khi Tướng Tư Lệnh Không Lực Hoa Kỳ có lời ủng hộ? Và tại sao Hoa Kỳ không giúp không vận và hải vận chuyển quân và chiến cụ ra Đà Nẳng lần thứ nhất trong khi lực lượng chống đối trung ương với khí thế rất mạnh, đến cuộc chuyển quân và chiến cụ lần thứ nhì chỉ cách đó một tháng thì Hoa Kỳ yểm trợ hoàn toàn, cùng lúc với sự tê liệt (hoặc hiểu theo cách nào đó cũng tương đương như vậy) của lực lượng chống đối tại Đà Nẳng cũng như tại Huế?


Hoặc tất cả những sự kiện đó là một chuỗi biến cố chính trị liên quan với nhau? Vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm không đồng ý để Hoa Kỳ thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam theo chiến lược Domino của họ, nên ông bị các Tướng Lãnh của ông lật đổ với ngọn đèn xanh của ông Đại Sứ Hoa Kỳ, nhân chính sách không bình đẳng tôn giáo lên cao điểm. Rồi họ không muốn vương vấn chút ảnh hưởng nào của Pháp trong giới Tướng Lãnh Việt Nam nên nhóm Tướng thân Pháp (Trung Tướng Minh, Trung Tướng Đôn, ...) bị hạ bệ, đồng thời gầy dựng nhóm Tướng cầm quyền thân Mỹ (Trung Tướng Khánh, Trung Tướng Khiêm). Khi Trung Tướng Khánh “lên ngôi”, chỉ thỏa mãn nhu cầu chiến lược Domino mà không thực hiện chế độ dân cử, để rồi cuộc biểu dương lực lượng của Trung Tướng Đức là một cảnh cáo của Hoa Kỳ đối với Trung Tướng Khánh phảng phất tính độc tài.


Tiếp đến là Thiếu Tướng Phát với Sư Đoàn 25 Bộ Binh trong tay nhưng không đủ bản lãnh lật đổ, lại là cơ hội tốt giúp cho Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, đẩy luôn Trung Tướng Nguyễn Khánh lưu vong. Vài tháng sau đó, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, và Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, nhân danh quân đội nhận trách nhiệm lãnh đạo quốc gia theo yêu cầu của chánh phủ dân sự Phan Huy Quát. Đây là lời yêu cầu trên văn bản, nhưng văn bản còn có mặt trái hay không thì tôi không rõ. Nhưng vẫn chưa thực hiện chế độ dân cử (theo tôi, là do yếu tố an ninh hơn là yếu tố độc tài quân phiệt) cho đến khi cuộc “Khủng Hoảng Miền Trung” đòi hỏi mới chấp nhận. Liệu sự chấp nhận bầu cử Quốc Hội Lập Hiến có phải là sự thúc giục của Hoa Kỳ từ phía sau, hay thật sự là do phía chống đối đòi hỏi? Nhưng rõ ràng là đến lúc này thì Hoa Kỳ hài lòng và kết thúc chuỗi biến cố chính trị mà họ điều hướng trong 3 năm qua. Nếu đúng như vậy thì tại sao Hoa Kỳ phải kiên nhẫn
. (ChVIII)


Chúng ta phải công nhận đại tá Hoa có óc suy tư sâu xa. Ông đã dưa ra nhiều nhận định và giả thuyết. Tuy nhiên, nhữn giả thuyết của ông, ý kiến của ông có thể chỉ đúng một phần của sự thật lịch sử, hoặc chưa nói hết sự thật lịch sử.

(1). Ông ca tụng những thành công của chính phủ Ngô Đình Diệm:
-Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ổn định được cuộc sống cho non một triệu người từ miền Bắc chạy trốn chế độ cộng sản theo Hiệp Định đình chiến Genève ngày 20/07/1954.
-Về chính trị. Ông đã thành công đáng kể trong nỗ lực ôn hòa lẫn sử dụng võ lực trong mục đích đem lực lượng võ trang của Bình Xuyên, của Hòa Hảo, và Cao Đài về hợp tác hoặc giải thể. Lực lượng võ trang Phật Giáo Hòa Hảo và Cao Đài, là hai lực lượng chống cộng sản quyết liệt.(Ch.I)

Việc giải thể, tàn sát các lực lượng chống cộng như Cao Đài, Hòa Hảo, Quốc Dân đảng, Đại Việt đảng là một tội lớn đối với chính nghĩa quốc gia, và là những sai lầm nghiêm trọng của Mỹ và họ Ngô trong chiều hướng đẩy dân về phía cộng sản.


(2). Đại tướng Cao Văn Viên và đại tá Phạm Bá Hoa là hai nhân vật quan trong trong quân đội, kề cận các yếu nhân chính phủ. Tuy nhiên tác phẩm của ông và Cao Văn Viên không đề cập đến những sự kiện quan trọng về Tổng thống Ngô Đnh Diệm. Hồi ký của Trần Văn Đôn, Đỗ Mậu và nhiều tài liệu khác nói đến Ngô Đình Nhu bí mật gặp Phạm Hùng, Ngô Đình Nhu tiếp xúc với người Pháp, liên lạc với Hà Nội mưu bắt tay với Việt Cộng, việc Hồ Chí Minh tặng cành đào thì không thấy hai ông nói đến. Nếu các sách nói sai thì hai ông phải đính chính , cớ sao hai ông im lặng?


Đại tá Hoa không nói rõ nhưng qua đoạn văn sau, ta thấy ông xác nhận hai ông Diệm Nhu muốn sống chung hòa bình với Việt Cộng. Vì họ Ngô đang thương thuyết với Việt Cộng nên không chấp thuận Mỹ đổ quân:


Thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ đã nỗ lực thuyết phục Tổng Thống Diệm, nhưng đã bị Tổng Thống Diệm khước từ một cách cứng rắn. Ông Bùi Tín nói rằng, theo quan điểm của ông thì ông Ngô Đình Diệm thông minh hơn ông Hồ, đạo đức hơn ông Hồ, trong sạch hơn ông Hồ, chỉ riêng cái quyết định không bằng lòng cho Hoa Kỳ sử dụng cảng Cam Ranh, ông Diệm đã nói rằng “nếu để một mảnh đất vào tay Hoa Kỳ, sau này khi có hiệp thương giữa hai miền Nam Bắc thì ông phải giải thích như thế nào với đồng bào.” Câu này do Vũ Ngọc Nhạ thuật lại cho ông Bùi Tín nghe sau ngày chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. (Ch.V)


(3). Việc lập "Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân” thì đại tá Hoa không nói rõ ai chủ trì đàng sau nhưng dư luận thời đó cho là do các tướng Đôn Đính Kim, Xuân muốn tự lập tự cường vì họ biết Mỹ sẽ bỏ rơi Việt Nam.

Đại tá Hoa cho biết Mỹ không bằng lòng Không biết do đâu mà quan điểm này lọt ra ngoài, và phía Hoa Kỳ bắn tiếng xa gần là sẽ không hỗ trợ mục tiêu này nếu như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thực hiện. Rất có thể đây là nguyên nhân thứ hai mà tôi vừa nói ở trên. Hoa Kỳ cho rằng, họ sẽ cung cấp đầy đủ đạn dược với phí tổn nhẹ hơn so với giá thành sản xuất tại Việt Nam. Đúng hay không thì chưa rõ, vì phải nắm được giá thành sản xuất tại Hoa Kỳ mới so sánh được, với lại trong nghiên cứu chiến lược lắm khi những vị lãnh đạo phải chấp nhận phí tổn cao về kinh tế để đạt được mục đích khác cao hơn như mục đích chính trị chẳng hạn. Giả thuyết rằng, một viên đạn sản xuất tại Việt Nam cùng phẩm chất mà giá thành cao hơn giá thành sản xuất tại Hoa Kỳ, chánh phủ vẫn chấp nhận được vì cái cốt lõi của mục đích là khả năng tự lực, còn giá thành không phải là yếu tố quyết định cho dù đó là yếu tố đáng quan tâm. Nhưng điều đó cho phép ta nhận định là Hoa Kỳ không muốn Việt Nam Cộng Hòa dần dần ra khỏi tầm kiểm soát của họ, mà đây là bước đầu Hội Đồng Quản Trị muốn thử nghiệm. Và theo tôi, đây là nguyên nhân thứ hai góp phần dẫn đến quyết định đánh sập Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân, mà lại là quyết định từ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu!(Ch.VII)


Hoa Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu phá hoại kế họach này. Nguyễn Văn Thiêu cử Phó Tổng thống Trần Văn Hương cầm đầu Ủy ban bài trừ tham nhũng, ông Hương cử thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu vào chức vụ Phụ Tá Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng với hàm thứ trưởng, Thiệu đồng ý và xem đây là dịp may để loại Hiếu ra khỏi môi trường quân sự với một chức vụ ngồi chơi xơi nước. để dẹp quỹ tương trợ này và gán cho ban lãnh đạo quỹ Tương Trợ tội trạng tham nhũng.. Ông Hiếu đã lên đài truyền hình thuyết trình kết quả điều tra tố cáo đích danh tướng Nguyễn Văn Vỹ, Bộ trưởng quốc phòng và trung tướng Lê Văn Kim và 7 đại tá “tham nhũng” trước khi báo cáo kết quả này cho TT Thiệu. Nhóm “tham nhũng” bị mất chức buộc giải ngũ
http://nguoidongbang.blogspot.ca/2014/08/cai-chet-bi-cua-thieu-tuong-tu-lenh-pho_19.html


Trong vụ này, ông Hương và ông Hiếu trở thành con rối trong bàn tay của Hoa Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu. Rốt cuộc ông Hiếu bị Nguyễn Văn Toàn giết mà Nguyễn Văn Thiệu cũng bị các linh mục tố cáo tham nhũng!
Ông Hoa cho biết kết quả Hoa Kỳ vui vẻ, và Hoa kiều Chợ Lớn ăn mừng đại thắng ( Ch.VII- Vài Sự Kiện Quan Trọng)


(4). Ông luôn nói thượng cấp của ông, tướng Trần Thiện Khiêm không phải là con người chính trị, cũng không thích dấn thân vào chính trị (Ch.IX- Trước giờ thứ 25)

Không thich chinh trị không có nghĩa là không tham danh lợi, địa vi, quyền lực.Thực tế , ông Khiêm luôn tham gia vào các biến động, và kết quả ông không chiếm hàng đầu thì cũng bậc nhì, b ậc ba. bậc thang danh l ợi,


(5). Về việc đi ở của ông, ông viết : Khi tôi nói "tôi chuẩn bị", tức là tôi chuẩn bị rời khỏi Việt Nam ngay sau khi Tổng Thống Minh tuyên bố trung lập. Nghĩa là tôi và gia đình dự trù rời khỏi Việt Nam nhưng không đi trước khi có giải pháp chính trị, mà ra đi trong lúc giao thời dù chỉ trong ngắn ngủi. » (Ch.X)


Cổ nhân nói « Việc người thì sáng, việc mình thì quáng ». Đại tá Hoa luận sự rất hay nhưng việc bản thân của đại tá xem chừng như có chút lúng túng. Trước tình thế đó, người quốc gia có bốn lựa chọn, nhất là hàng bộ trưởng và tướng tá. Bốn đường đó là :

-Trở mặt làm tay sai cho cộng sản như bọn 30
- Ở lại
-Đào thoát
-Tự tử để giữ danh tiết.


Nếu ông tính thoát khỏi Việt Nam thì đi cho lẹ sao lại chờ « nước đến khu, bù mới nhảy » ?Tại sao phải chờ ông Minh tuyên bố trung lập mới đi ?
Dương Văn Minh tuyên bố trung lập thì có ich lợi gì cho ông và cho đất nước ? Các ông Thiệu, Khiêm, Viên , Khuyên .. .đâu có làm như vậy ?Nếu ông Minh không tuyên bố trung lập thì sao ? Dù ông Minh hay Việt Cộng tuyên bố trung lập mà ông tin sự thể sẽ an bình ư ?


Tập Hồi Ký khá công phu song về thiếu tá Nhung và cái chết của hai ông Diệm Nhu ông viết dài dòng, nói đi, nói lại , không cần thiết.

Nhìn chung, Hồi ký Chính trị của ông chứa đựng nhiều tài liệu hữu ich cho việc tìm hiểu lịch sử chiến tranh Việt Nam. Với Hồi Ký này, ông cao hơn các tác giả khác một cái đầu ở ch ỗ ông biết suy tư và lý luận..

(Trich NGUYỄN THIÊN THỤ .VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ TOÀN THƯ, 6 tâp, gần 5000 trang.
sẽ xuất bản nay mai).

No comments:

Post a Comment