Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 1 November 2016

TUẤN KHANH * THÔNG ĐIÊP SƠ HÃI

Thông điệp sợ hãi


 Câu chuyện cậu bé Ahmed Mohamed bị bắt vì chiếc đồng hồ điện tử tự chế của mình, đã có một kết cục dường như sáng sủa hơn khi được tổng thống Mỹ Obama gửi lời mời vào Nhà trắng để giới thiệu sản phẩm của mình. Kịch bản giải quyết khủng hoảng của ông Obama thật sự khéo léo và kịp thời trước khi những điều xấu nhất có thể bùng nổ. Nhưng cũng từ đó, bất kỳ ai cũng có thể thấy thông điệp của sợ hãi đang tràn ngập cả thế giới này, không chừa một điều gì.
Ngày 16/9, trên tất cả các trang tin tức, hầu như ai cũng thấy được gương mặt ngạc nhiên và sợ hãi của em học sinh người Mỹ gốc Trung Đông khi bị cô giáo hiểu lầm chiếc đồng hồ điện tử tự chế của em là bom hẹn giờ. Cha của em, ông Mohamed Elhassan Mohamed nói với báo giới rằng "Ngày 11/9 đã biến tất cả những ai có họ hay được đặt tên là Mohamed trở thành kẻ sai lầm". Tờ Gawker ngay trong ngày đó cũng có bài viết, cho biết trong cùng khoảng thời gian, có 7 học sinh ở đủ các nơi, từ North Carolina cho đến Florida mang đồng hồ điện tử tự ráp đến trường nhưng không hề gặp bất kỳ khó khăn gì, đơn giản vì các em không mang họ Mohamed.
Phản ứng của ông Obama nhanh đến chừng nào, người ta lại cảm nhận được sự sợ hãi của ông lớn đến chừng đó, về một viễn cảnh nước Mỹ sẽ xung đột và nội loạn từ câu chuyện này. Người ta giải quyết mọi chuyện thật nhanh vì nỗi sợ hãi âm ỉ trong tim mình, nên cũng đã biến các thầy cô giáo ở trường trung học MacArthur thành vật hy sinh, như những kẻ tệ hại, mắc sai lầm với chính học sinh của mình.
Nhưng đừng quên, các thầy cô giáo tội nghiệp ở trường trung học đó cũng sợ hãi, vì trách nhiệm mang nặng với hàng trăm học sinh khác đang ở trong ngôi trường của họ, nên đã phản ứng bằng cách cầu viện cảnh sát, cho một trường hợp mà họ không có kinh nghiệm gì ngoài những suy nghĩ mà thế giới thật luôn cảnh báo, và bị sự sợ hãi chiếm hữu.
Thế giới của chúng ta đang đầy sợ hãi như vậy đó. Con người không tin vào con người. Con người sẳn sàng thô bạo hay chà đạp con người chỉ vì sự sợ hãi của bản thân mình. Không chỉ riêng nước Mỹ mà bất cứ nơi đâu cũng vậy. Việt Nam cũng chắc chắn không là ngoại lệ.
Đã bao lâu rồi chúng ta không còn nhớ sự thanh thản và vô hoài nghi với đời sống? Rất nhiều người đi ngang những người ăn xin nơi đô thị, do dự thương hại vì không biết mình có bị rơi vào một mẻ lừa hay không? Có bao nhiêu người gọi một thằng bé đánh giày ở vỉa hè nhưng không căn vặn về giá cả, không lo lắng mình có thể gặp phải kẻ vòi vĩnh tiền bạc?
Chỉ vì sợ hãi lối nhận xét ngang ngược về trang phục của phụ huynh, mà một nhà trường có thể đuổi học đứa trẻ. Cách phản ứng đầy quyền lực và vô văn hoá đó cũng có thể nhìn thấy tận sâu thẳm của nó là sự sợ hãi và tham vọng khép kín sự kiện.
Với các nhà nước độc tài trên thế giới, người ta cũng nhìn thấy sự sợ hãi bất tận trước dòng chảy của sự sống. Dù họ được trang bị cảnh sát, quân đội, vệ binh... Và trấn áp liên tục bằng bạo lực lên chính nhân dân họ, thì đó của là một hiển số về mức độ sợ hãi cho sự tồn vong của chính họ. Bắc Triều Tiên là một điển hình cho hình thái toàn trị sợ hãi đó. Cuba đổi mới hiện nay cũng là sự thức tỉnh từ sợ hãi. Tháng 3/2014, Raul Castro nói với báo chí trong rằng "thay đổi là cơ hội cuối cùng của chúng ta", nếu đó không phải là một thông điệp vọng lên từ đáy sợ hãi, thì là gì?
Trên các trang mạng Việt Nam, rất dễ tìm thấy, người ta dặn dò nhau đừng giúp ai ở đoạn đường ấy, vì có thể bị đưa vào kịch bản cướp giật, trấn lột. Hoặc đừng đi lối đó, có thể sẽ mất tiền cho những kẻ vô lương tâm...v.v bên cạnh những lời cảnh báo, thường là những bình luận tức giận và nguyền rủa rất nặng nề. Sự sợ hãi dừng như cũng kích thích và thúc đẩy phần dữ tợn và bạo lực nhất của con người.
Chỉ vài năm trước đây thôi, chuyện trừng phạt kẻ cắp thường không diễn ra đáng sợ như lúc này. Người ta giới thiệu - một cách lạnh lùng - những hình ảnh một người bị tâm thần ăn cắp vặt bị đánh hội đồng đến máu me bê bết, chỉ còn đủ sức quỳ sụp xuống thẩn thờ. Hoặc mới đây, một cụ già khó khăn đi trộm gà bị đánh, trói và bắt quỳ với con gà buộc phải ngậm nơi miệng. Bao vây cụ là những người trẻ tuổi, có thể gọi cụ bằng ông. Người Việt sợ hãi cho tiền của, sợ hãi sự bất an của xã hội nên trút giận vào những gì mà họ có thể chà đạp được. Thậm chí miền Nam giàu có sản vật, miếng ăn được mời, thức uống được cho cũng đang dần khép lại, mở ra một khung cảnh mới đầy sợ hãi và bạo lực.
Những con đường dẫn đến Hungary đầy người tỵ nạn đáng thương và sợ hãi hôm qua, thì giờ đây đã trở thành nơi bạo động vì họ không còn được chấp nhận nữa. Từ nỗi sợ hãi chạy trốn khỏi loạn lạc, những người tỵ nạn biến nỗi sợ hãi vì không được chấp nhận của họ thành bạo lực, thành một cuộc chiến. Hình ảnh này nhắc cho chúng ta nhớ về những điều rất gần là hàng trăm ngàn công nhân Việt Nam tội nghiệp đang sống nghèo khó, bữa ăn bị đánh tráo bằng những tạp phẩm tồi tệ. Sự bất an và sợ hãi về tương lai của họ luôn có khả năng dẫn đến giận dữ và bạo lực.
Đây chỉ là một vài ghi chú của tôi. Về phần mình, bạn có thể ngồi xuống và gạch ra những ví dụ của riêng mình về thế giới này, đang đầy những thông điệp của sự sợ hãi?     


TÙY BÚT VÕ PHIẾN

Tùy Bút Võ Phiến – Rụp Rụp


Võ Phiến (1925 - 2015)
L.T.Đ: Từ California, nhà văn Phạm Xuân Đài vừa cho biết một tin buồn:
“ Võ Phiến đã qua đời vào lúc 7 giờ tối ngày 28 tháng Chín, 2015, tại Advanced Rehab Center of Tustin, Santa Ana, thọ 90 tuổi...
Nhà văn Võ Phiến là một tác giả quan trọng của văn học Việt Nam từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Trước 1975 ông là công chức thuộc bộ Thông Tin của Miền Nam, và đã cộng tác với tạp chí Bách Khoa cho đến 1975 với bút danh Tràng Thiên (một bút danh chung cho nhiều tác giả, nhưng từ sau 1965 hầu như chỉ dành cho một mình ông). Ông sang Hoa Kỳ từ 1975 và làm việc cho tòa Hành Chánh quận Los Angeles, California cho đến ngày về hưu. Tại hải ngoại, ông vẫn tiếp tục viết sách và cộng tác với các tạp chí văn học. Từ cuối thập niên 1970 ông đã chủ trương tờ Văn Học Nghệ Thuật, là tiền thân của tạp chí Văn Học sau này.
Võ Phiến là một tác giả đa dạng. Ông viết truyện ngắn, truyện dài, tạp luận, tùy bút, lý luận và phê bình văn học. Các tác phẩm đã xuất bản của ông gồm có, về truyện ngắn và tiểu thuyết: Chữ Tình, Người Tù, Mưa Đêm Cuối Năm, Về Một Xóm Quê, Đêm Xuân Trăng Sáng, Giã Từ, Thương Hoài Ngàn Năm, Thư Nhà...; về tùy bút, tạp bút: Tạp bút I, II, III, Đàn Ông, Ảo Ảnh, Phù Thế, Chúng Ta Qua Cách Viết, Đất Nước Quê Hương, Tùy bút I, II, Đàm Thoại v.v... Tại hải ngoại, ông đã bỏ công sức trong nhiều năm trời để soạn bộ Văn Học Miền Nam Tổng Quan nhằm lưu giữ nền văn học miền Nam đã bị Cộng Sản thiêu hủy từ sau 1975.”
Để tưởng niệm một vì sao vừa khuất, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một tuỳ bút tiêu biểu của ông. Bài viết này được trích từ tập Đất Nước Quê Hương, do nhà Lửa Thiêng xuất bản lần vào năm 1973.
Tưởng Năng Tiến
Ông Bình Nguyên Lộc quả quyết rằng trong một bàn ăn mười ba người, gồm mười hai người Việt và một người Hoa, đồng vóc dáng, đồng trang phục, ngồi im không nói, ông cũng phân biệt được kẻ Việt người Hoa.
Như vậy đã là tài, nhưng ông còn đi xa hơn: có thể nhìn hình dáng mà phân biệt được người Tàu Phúc Kiến với người Tàu Quảng Ðông, người Tàu tỉnh này với người Tàu tỉnh khác.(1)
Cũng trong quán ăn, trong khi chờ đợi tô hủ tiếu, tôi có dăm ba lần theo dõi cử chỉ của người làm bếp, và chợt lấy làm ngạc nhiên về một nhận xét. Không phải ngạc nhiên về chuyện suy tưởng nhân chủng ưa liên quan với các tiệm ăn quán nhậu. Mà là vì tôi có cảm tưởng đôi khi có thể nhìn mà phân biệt một người Việt miền Nam với một người Việt miền Trung, tức một đồng bào ở miền ông Bình Nguyên Lộc với một đồng bào ở miền tôi. Nói cách khác, tôi có cảm tưởng mình cũng... tài giỏi như ông Bình Nguyên Lộc: cái mới kỳ cục!
Một buổi trưa, tại Cần Thơ, trong ngôi quán ở đầu một ngõ hẻm gần bến xe Lam, lần đầu tiên tôi chú ý đến điệu bộ có vẻ ngộ nghĩnh của người chủ quán.
Ngôi quán khá chật và tối. Giữa trưa, trong quán vẫn có ngọn điện vàng cạch thả toòng teng trên đầu người chủ. Người này mặc mai-ô quần lính, đầu đội chiếc mũ địa phương quân rộng vành, chân mang đôi giày da đen, không vớ. Tại sao phải giày và mũ trong một chỗ kín như thế? Có thể chỉ là một thói quen, hay chỉ là một trường hợp ngẫu nhiên nào đó, tức một chi tiết không có ý nghĩa gì. Tuy vậy tôi vẫn ghi lại, vì hình ảnh ấy tưởng còn hiển hiện trước mắt tôi lúc này. Hình ảnh một người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, và làm việc hào hứng.
Mỗi người có một cách biểu lộ sự hào hứng. Riêng cái cách của người chủ quán hôm ấy, trời ơi, trông mà mê. Hai tay ông ta thoăn thoắt: chặt khúc xương, xắt lát thịt, gắp mớ ớt, múc vá nước từ trong thùng đổ ra tô, xóc xóc mớ hủ tiếu vừa mới trụng qua nước sôi, rắc một tí tiêu bột v.v. Tất cả bấy nhiêu cử chỉ đều rập ràng, hơi có vẻ nhún nhẩy. Mỗi cái quơ tay, cái nhấc lên hạ xuống đều như có gì quá mức cần thiết một chút. Mỗi cử chỉ bao hàm bảy tám phần cần thiết, lại thêm vài ba phần thừa thãi, chỉ để cho đẹp mắt, để biểu diễn sự thích thú trong công việc. Ðộng tác nghề nghiệp gần chuyển thành sự múa men. Một điệu vũ ca ngợi lao động.
Ðứng bên chủ quán là bà vợ, tôi đã tưởng bà làm công việc chạy bàn. Nhưng không: Lúc một cậu bé gầy gầy cưỡi chiếc xe đạp vụt về trước cửa, xách vào cục nước đá, thì đã rõ đây mới là người chạy bàn chính thức; người đàn bà chỉ tạm thời thay thế cậu ta trong chốc lát.
Khi đã đủ một vợ một con bên mình, chủ quán điều động càng hào hứng:
- Bàn trong. Một nhỏ một lớn. Rồi! Bưng.
- Bàn ngoài, số một. Tô lớn, khô. Rồi! Bưng, bàn số một.
- Bàn số ba tính tiền. Tám chục với ba lăm là trăm mười lăm. Trăm mười lăm với tám đồng là trăm hăm ba. Trăm rưởi trừ trăm hăm ba, còn lại...
Bà vợ nhắc:
- Hăm bảy.
- Hăm bảy. Nè!
Ông ta đưa món tiền lẻ, cậu con mang ra cho khách. Rảnh tay, ông ta chặt một miếng cánh gà, nho nhỏ, quăng gọn vào mồm, nhai. Lại nhanh nhẹn chặt luôn miếng khác, trao cho vợ. Người đàn bà thụt né vào sau cánh cửa; ăn xong lại ló ra, sẵn sàng...
- Tô nước, tô khô. Bàn số hai. Rồi!
Cứ thế, chủ quán làm việc, cắt đặt công việc, điều khiển vợ con v.v., điệu bộ vẫn lại cứ như có gì thừa thãi một chút. Bảy tám phần cần thiết, đôi ba phần để bày tỏ sự hài lòng, để biểu diễn sự hoạt động ăn khớp của một tổ chức hoàn hảo, một bộ máy hợp khuôn rập, chạy đều ro ro.
Vừa rồi có lẽ đã có sự lạm dụng: hầu hết mỗi câu nói của người chủ quán đều có một tiếng “rồi”. Nếu tôi ghi nhớ sai, ấy là vì đã quá chú ý đến tiếng đó. Nhưng hay nhất, ngộ nhất lại là cái tiếng “rồi” tưởng tượng phát ra từ mỗi cử chỉ. Mỗi cử chỉ - ngắt cọng rau, xóc mớ hủ tiếu v.v. - đến chỗ sau cùng thường được gằn mạnh. Như thể một tiếng “rồi” phát ra bằng động tác thay vì bằng âm thanh: Một tiếng câm.
Dầu sao lần ấy tôi không có một đối tượng quan sát im lặng như ông Bình Nguyên Lộc; nhưng các lần sau này thì họ im lặng.
Sau buổi trưa ở Cần Thơ, về Sài Gòn những lần vào quán hủ tiếu, tôi sực nhớ hình ảnh nọ, và tò mò nhìn theo chủ quán: thỉnh thoảng lại gặp những điệu bộ ấy. Có khi ở một người đàn bà, có khi ở một người đàn ông đứng tuổi. Họ nhanh nhẹn, mau mắn; nhưng cái đặc biệt là, trong cử chỉ, họ như muốn nhấn mạnh vào tính cách toàn hảo của những hoạt động rập ràng mau mắn ấy.
Những người ấy họ có cung cách làm việc giống nhau. Cung cách ấy, gọi nó ra sao? Tôi tìm một chữ để diễn tả. Tôi loay hoay tìm kiếm... A! Ðây rồi: “Rụp rụp”! Họ làm việc “rụp rụp”.
Chữ nghĩa sao mà thần tình. Lại chính là một tiếng địa phương ra đời ở miền Nam này. Thế mới biết sự xuất hiện của một tiếng nói mới không bao giờ là chuyện ngẫu nhiên, không lý do. Phải có một thực tại mới, đòi hỏi được mô tả sát đúng. Phải có một sự cần thiết réo gọi nó, đích danh nó.
“Rụp rụp” là một đáp ứng tài tình cho một đòi hỏi như thế. Làm rụp rụp không phải chỉ là làm mau mắn, mà còn với một vẻ hứng chí trong sự mau mắn.
- Nhưng tại sao lại bảo đó là của miền Nam? Ðâu phải người nào trong Nam cũng làm việc rụp rụp?
- Tất nhiên đó không phải là tác phong của toàn thể. Cũng không thể nào biết được là tác phong của một tỉ lệ người Nam lớn nhỏ ra sao. Có điều tác phong ấy không gặp thấy ở các miền ngoài. Vả lại, còn có chuyện khác...
- Nào, xem chuyện khác có gì rõ rệt hơn chăng.
Trong một bài tục ca của Phạm Duy, có câu: “Người dân nhìn thoáng hết hồn luôn”, lại có câu: “Lệch đi thì chết, cấm sờ luôn”. Những tiếng “luôn” dùng kiểu đó không có trong ngôn ngữ các miền ngoài.
Cũng thế, ở ngoài Trung mỗi khi xe đò dừng lại dọc đường, hành khách lên xe xong, anh “ết” hô to cho tài xế nghe: “Chạy!”; ở trong Nam, anh ta hô: “Chạy luôn!”.
Tại sao lại luôn? Những tiếng “luôn” ấy không có nghĩa, nhưng dĩ nhiên không phải không có công dụng. Trái lại, công dụng đó thường khi khiến nó còn được xem trọng hơn những tiếng có nghĩa rõ rệt đứng trước nó. Chẳng hạn trong trường hợp “chạy luôn”: tiếng “chạy” hô phớt qua, tiếng “luôn” được gằn mạnh. Người ta nghe “Ch... luôn!”; có khi chỉ nghe có một tiếng “Luôn!”.
Không chừng đó cũng là trường hợp đã xảy đến cho tiếng “vô”. Mời nhau uống rượu, anh em hô: “Dô!” Có lẽ thoạt tiên là tiếng “nhậu vô”, “uống vô” chăng? Dần dần tiếng trước bị lướt phớt qua rồi bị bỏ rơi. Chỉ còn lại tiếng sau; từ một tiếng trợ từ, nó tiến lên nhận lấy cái nghĩa của các tiếng nhậu, uống.
Trong “chạy luôn”, nghĩa ở tiếng chạy; trong “hết hồn luôn”, nghĩa ở hết hồn; trong “nhậu vô”, nghĩa ở nhậu v.v. Còn tiếng “luôn”? Nó thêm vào một thái độ phát biểu, không thêm gì vào cái ý nghĩa đã phát biểu. Trong “chạy luôn” chẳng hạn, “luôn” là một tiếng kêu hơn là một tiếng nói: nó phát lên để tỏ thái độ thúc giục, nó không nói gì về cái nội dung của sự thúc giục ấy. Nó có công dụng về ngữ khí, chứ không phải về ngữ ý.
Như vậy trong cách nói này cái nội dung, cái cần thiết, đôi khi bị lướt qua; cái phụ, có phần thừa thãi, lại được nhấn mạnh.
Lại cái thừa thãi.
Trong cử chỉ, một chút gì thừa, vượt quá sự cần thiết; trong lời nói, cũng một chút gì thừa, vượt quá sự cần thiết. Cử chỉ và lời nói đều được phóng đại lên...
- Vẫn không có gì rõ rệt.
- Không rõ, về mặt nào?
- Một dấu hiệu để phân biệt bản sắc địa phương như vậy không mấy cụ thể.
- Thực ra ở đây vấn đề không phải là đi tìm một dấu hiệu phân biệt. Cái đó đâu cần tìm kiếm nữa? Ðã có sự khác nhau thật rõ ràng, thật cụ thể, ấy là cái chỉ số sọ của ông Bình Nguyên Lộc: cuộc di cư của nhóm Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Ðịch làm cho đồng bào ta ở miền Nam có xương sọ hơi dài thêm.(2) Kẻ Nam người Bắc tha hồ yên lặng, ông Bình Nguyên Lộc đo đạc là biết ngay.
Vậy ở đây không có chuyện tìm một dấu hiệu phân biệt. Chẳng qua là chộp bắt một nét cá tính phản ảnh trong phong cách, ngôn ngữ. Và hình như sự phản ảnh không dừng lại ở vài tiếng trợ từ, ở mấy điệu bộ. Hình như trên sân khấu cải lương, một bộ môn nghệ thuật của miền Nam, chúng ta có cảm tưởng nhận thấy cá tính ấy xuất lộ ở phong cách diễn xuất...
- Cảm tưởng? Không có gì rõ rệt.
- Quả nhiên.
Võ Phiến
________________
(1)
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Bách Bộc xuất bản, Sài Gòn, 1971, trang 736, 737.
(2) Sđd., trang 453.


SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Đang Lên, Đang Sôi & Đang Rên


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Người ta đang dối trá với chính mình/ trong đói nghèo vẫn hét toáng quang vinh.
Nguyễn Thông
Bông Hồng Tạ Ơn (tập I) là tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình Toàn, T&T tái bản năm 2012, viết về hai trăm ba mươi tư tác giả và nghệ sĩ Việt Nam. Trang bìa cuối có in những dòng giới thiệu ân cần:
Đây không phải là cuốn sách nghiên cứu hay phê bình văn học, nghệ thuật. Mục đích của người viết nhằm chia sẻ chút hiểu biết, những gì còn nhớ về tác phẩm, tác giả mình yêu thích, với những người có cùng cảm nghĩ, như một cách bầy tỏ lòng ngưỡng mộ, lòng biết ơn đối với những người đã dâng hiến những gì tốt đẹp nhất mình có thể làm ra được cho đất nước, nhờ đó, mọi người đã được thừa hưởng ...


Đây rõ ràng là một việc làm ý nghĩa và cao đẹp. Tuy thế, giữa những bông hoa tạ ơn của Nguyễn Đình Toàn – đôi lúc –  người đọc hơi bị bất ngờ khi gặp phải gai. Những gai hồng dù rất nhỏ (và dù đã được chăm chút bởi một ngòi viết tài hoa, thông tuệ lẫn bao dung) vẫn khiến cho độc giả thoáng chút ngỡ ngàng, cùng thương xót.
Nguyễn Tuân: Chuyến ông đi thăm chiến trường miền Nam, thấy một người lính Mỹ chết, ông đã cắm điếu thuốc nhét vào miệng anh ta bảo “hút đi! (S.đ.d trang 494).
Xuân Diệu: Mỗi lần đứng lên nói về thơ Bác, tôi phải khóc để người ta phát cho tôi cái phiếu hai lạng rưỡi thịt heo. (S.đ.d trang 508).
Tương tự, Tô Hoài – cũng đã có lần –  phải diễn một show khó coi không kém:
“Khoảng hai trăm tù binh phi công Mỹ xếp hàng đầy hết lòng đường đi tới. Quần áo bà ba mầu xám khói nhạt. Tôi giật mình: tất cả đoàn người bị trói kia sao quá giống hệt nhau? Ở chiều cao, ở khổ người, ở dáng đi, ở nét mặt, ở tư thế và thần thái. Lầm lũi ngửng đầu nhìn thẳng vào cái không gian bao quanh đằng đằng sát khí và tiếng la ó...
 Dân hai bên đường hò hét, đánh đấm, ném đá. Những cái đầu tù binh quay ngoắt tránh đá, tránh đấm rất nhanh. Những con mắt không một lúc nào cầu van, nao núng...
Ba chúng tôi đứng lặng trên hè. Tương quan sức mạnh quá chênh nhau tự nhiên làm se lòng. Đoàn tù binh đã đến đoạn cuối, chợt Tô Hoài nhào xuống đường, nhảy vội lên đấm một cái trượt vào mặt một người tù binh đi ở ngoài cùng.
Anh trở lại, tôi hỏi khẽ:
 - Đánh người ta làm gì?
- Xung quanh căm thù như thế chả lẽ ba đứa mình đứng yên? ” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập I. Người Việt, Westminster, CA: 2014).
 Diễn là động tác tự giác, gần như một thứ vô thức tập thể, tự phát bởi hầu hết công dân trong chế độ hiện hành. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi ông Hồ Quang Lợi – Trưởng Ban Tuyên Giáo Thành Ủy Hà Nội – vừa múa may một màn (trên báo Nhân Dân) để “biểu diễn lập trường” chính trị của mình:
“Năm 2015 đánh dấu thêm một mốc son rạng rỡ trong chiều dài lịch sử Việt Nam hiện đại: 70 năm Nhà nước Việt Nam mới ra đời; 40 năm giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước; sau gần 30 năm đổi mới đầy cam go và thách đố, đất nước đang đi tới với sức bật mới... Từ bệ phóng 70 năm đất nước độc lập, 40 năm thống nhất đất nước và 30 năm đổi mới, sức đột khởi Việt Nam ngày nay được bồi đắp, nâng cánh từ thế nước đang lên.”
Thế nước đang lên: Ảnh:tuoitrenews
Cái nhìn lạc quan (“thế nước đang lên”) của ông Hồ Quang Lợi, tất nhiên, không được mọi người chia sẻ.
Blogger Dương Hoài Linh chế giễu (thế nước đang sôi) trên trang Dân Luận:
Phải công nhận rằng "Đảng ta" càng ngày càng vui tính. Trên thế giới không thấy một đảng cầm quyền nào có tính trào lộng như "Đảng ta". Hầu hết bọn "giãy chết" đều nghiêm túc, chán bỏ xừ. Người có tính hài hước nhất Đảng lại là đồng chí đứng đầu Đảng mà dân ta quen gọi là"Trọng Lú". Thật ra đồng chí ấy chả "lú" chút nào. Chẳng qua là đồng chí ấy luôn có tinh thần "lạc quan cách mạng", dầu trong hoàn cảnh nào cũng có thể đùa được, trào phúng, tự sướng đến nỗi người ta bảo đồng chí ấy mặt dày, không biết xấu hổ, trơ trẽn, trâng tráo, trắng trợn... cũng chẳng sao.
Trong tất cả những điều về "thế nước" đó, điều khôi hài nhất là Đảng luôn tự nhận mình là "nhân dân". Khổ nỗi nhân dân lại coi Đảng là giặc"nội xâm" nguy hiểm gấp ngàn lần giặc "ngoại xâm". Nhân dân đang muốn dìm Đảng xuống nước mà chưa biết cách nhưng đảng vẫn nhận vơ, nhận bừa như cái thuở"đào hầm nuôi đảng" năm nào.
Suy cho cùng bi kịch lớn nhất của một dân tộc cũng lại chính là hài kịch lớn nhất: Chấp nhận tấn trò đời dối trá như một sự trào lộng bởi chưa thể chuyển hóa chúng được khi chiếc bẫy vô hình cứ siết ngày một chặt hơn. Đó cũng là bi kịch và hài kịch của trò "TREO ĐẦU DÊ BÁN THỊT CHÓ".
Cái này phải gọi là "THẾ NƯỚC ĐANG SÔI" thì có lẽ đúng hơn.
Blogger Mạnh Kim cũng mỉa mai và đắng cay không kém:
Khi vẫn còn mải miết rổn rảng với những “hoa ngôn”, cái gọi là “national identity” của quốc gia tự mãn đó sẽ luôn đóng khung với hình ảnh một đất nước ngập chìm trong vũng lầy hôi thối của lạc hậu và nghèo nàn.
Công luận, xem ra, có vẻ khắt khe. Không ai chịu hiểu cho là ông Trưởng Ban Tuyên Giáo Hà Nội chỉ lên gân (hay lên giây cót) chơi thôi, chứ tự thâm tâm đương sự cũng biết rõ là đất nước đang ...rên. Cũng chả ai chịu đặt mình vào hoàn cảnh, cùng công tác (rất khó khăn) của ông Hồ Quang Lợi.
Ngày 9 tháng 12 năm 2012, nhân vật này long trọng tuyên bố:
“Tổ chức nhóm chuyên gia trực diện bút chiến trên internet trong việc đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.”
Đúng là một tin mừng khiến mọi người mừng hụt. Cái được mệnh danh là “nhóm chuyên gia” này, chỉ sau một thời gian ngăn ngắn, đã hiện nguyên hình là một đám người vô lại, chỉ chuyên “đấu tranh” bằng cái thứ ngôn ngữ bẩn thỉu và hạ cấp:
Do bênh đau dạ dày (bao tử) cộng thêm tuyệt thực trong trại giam lâu ngày sinh ra ung thư?; Nếu như ông Đinh Đăng Định đang là giáo viên sẽ được đi khám bệnh định kỳ hàng năm, thì đã phát hiện bệnh sớm và được chữa kịp thời sẽ không có sự nguy kịch như hôm nay. Đấu tranh = nằm chờ chết...
Kết quả của sự ảo tưởng, chống đối nhà nước nên bản thân Đinh Đăng Định thời gian sống tính từng ngày. Hôm nay được vài nhóm người đến thăm, tung hô nhưng sau 49 ngày chết sẽ hết. Lúc đó “con bị mồ côi, nhà mất trụ cột”. Có thể cái nhà gỗ kia cũng phải bán và con thằng khác sai, vợ thằng khác xài, nhà thằng khác ở. Mai kia những những người con gái của Đinh Đăng Định sẽ ra sao?, có bị thằng khác lừa không?, lại ôm bầu thương nhớ. Ra đi có thanh thản không?
Với “văn phong” và “văn tài” (thượng dẫn) thì kỳ vọng vào chuyện  “trực diện bút chiến trên internet” đã trở thành ảo vọng. Lực lượng dư luận viên của chế độ hiện hành đã tự biến mình thành một đám côn đồ thô lỗ và vô giáo dục. Bọn giá áo túi cơm này, có cố gắng hết sức – may ra – cũng chỉ có thể làm được mỗi việc là tụng ca, hay nói cách khác là ... “đánh bóng chân đèn” thôi.
Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thiện Nhân (Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam) "chân thành" và "tha thiết" ngỏ lời:
“Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về. Đất mẹ luôn sẵn sàng mời tất cả những người con trở về nhìn lại làng xã của mình, chắc chắn sẽ thấy nó phát triển.”
Vậy là ba hôm sau đám lâu la của ông Hồ Quang Lợi đều nhất loạt đồng ca:
“Lời bộc bạch, lời mời tha thiết, chân thành của Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khiến nhiều người xúc động. Xúc động lắm chứ, con người ai cũng hướng về nơi chôn rau cắt rốn, ai cũng hướng về cội nguồn máu thịt, ai chả có lòng tự hào dân tộc!
Ai ở xa mà chẳng sởn da gà, lâng lâng cảm xúc mỗi khi nghe Quốc ca Việt Nam, mỗi khi thấy người Việt Nam được vinh danh!”
Tương tự, sau khi ông CTN Trương Tấn Sang chém gió (“Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ” ) và ông TBT Nguyễn Phú Trọng hãnh diện khoe mẽ (“Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!” ) thì ông Hồ Quang Lợi liền phải hét theo: Việt Nam Thế Nước Đang Lên!
Thế nước đang lên: Ảnh: wikivn.org
Ở vào hoàn cảnh của ông Hồ Quang Lợi thì ai cũng phải “hét toáng” lên như thế, chứ biết làm sao khác?


TRẺ RANH * CHUYỆN NƯỚC NON




CHUYỆN NƯỚC NON 
TRẺ RANH



Truyện dài đấu đá trong hang ngũ lãnh đao Đảng CSVN 

Sau khi đi Mỹ về Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng bắt đầu cho lệnh trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa phải làm sao hạ uy thế của phe thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong đai hội 12,thế là ông Rứa con gà  nòi của  nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu ra tay sắp xếp người của mình thay người phe thủ tướng Dũng,nhưng ông Rứa loại người nào thì thủ tướng Dũng lại đưa người đó về chính phủ cho làm thứ trưởng


Coi bộ vụ sắp lại nhân sự của ông Rứa không đi đến đâu,ông bắt đầu làm nhân sự tại đại hội các tỉnh,nhưng càng làm ông càng bị người và tiền của phe thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua mặt cái vù.Tình hình này cầm chắc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ “ẵm” chưc Tổng bí thư Đảng CSVN sau đai hội 12 ,và hội nghị 12 sẽ diễn ra khá ly kỳ và hấp dẫn với nhiều màn đấu đá cụp lạc


Chơi bảnh 


Khởi đầu là 50 trí thức trong đó có cựu bộ trưởng bộ tư pháp Nguyễn Đình Lộc ký một cái kiến nghị đòi nhà nước Việt Nam dẹp chế độ “độc đảng” và,chỉ trong vòng một ngày kiến nghị này có 500 chữ ký hưởng ứng.Cựu bộ trưởng tư pháp Nguyễn Đình Lộc tuyên bố”hệ thống đa đảng sẽ tốt đẹp hơn hệ thống độc đảng”


Nguyễn Sinh Hùng mạnh miệng 


Theo báo Gíao Dục VN  điện tử thì trong khi chủ tọa phiên họp của Uỷ ban thường vụ quốc hội thảo luận về việc sửa đổi bộ luật hình sự chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng người vừa đi Mỹ về và có tin sau đại hội 12 nghỉ hưu đã tuyên bố hùng hồn”tôi nóivề việc sửa đổi bộ luật hình sự chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng người vừa đi Mỹ về và có tin sau đại hội 12 nghỉ hưu đã tuyên bố hùng hồn”tôi nói thật là ta phát biểu nhiều khi cũng vi phạm ,bắt cũng được đấy.Nói như vậy để thấy là không thể để mãi cái tội chống phá nhà nước qui định chung chung như vậy,muốn bắt ai thì bắt đâu có được”

Đi Mỹ ông Hùng đã” tự chuyển biến” hay sắp về hưu ông Hùng muốn” giựt le” nói huych toẹt những chuyện bố láo ra với đời,chỉ biết ông Hùng dám nói thực sự điều 88 bộ luật hình sự là không ngửi được
Điều ly kỳ là bộ trưởng tư pháp Hà Hùng Cường trong phiên họp này đã ủng hộ quan điểm của chủ tịch Hùng là phải sửa luật về tội chống phá nhà nước không thể qui định tội danh này chung chung mà phải nói rõ chi tiết thế nào là chống phá nhà nước. 
Ngồi xổm lên sự thật 
Báo Tuổi Trẻ cơ quan ngôn luận của Thành đoàn Thanh niên cộng sản TPHCM làm kỷ yếu 40 năm ra đời, nhà văn Nguyễn Đông Thức đã viết bài nói về những cộng tác viên từng cộng tác với Tuổi Trẻ nhiều năm như nhà thơ Đỗ Trung Quân,nhưng khi kỷ yếu ra đời thì tên Đỗ Trung Quân bị xóa.Nhà văn Nguyễn Đông Thức bực bội về chuyện này nên đem lên Face book than phiền.Thật bất ngờ không chỉ Đỗ Trung Quân bị bôi tên mà nhà báo Huy Đức,và nhạc
sĩ Tuấn Khanh cũng bị bôi tên.Ngồi xổm lên sự thật vốn là nghề của Cộng Sản mà than phiền làm gì cho tốn nước miếng 

Chiến tranh giữa Nguyễn Tấn Dũng và Lê Thanh Hải 
Nguyễn Tấn Dũng là người từng cứu Lê Thanh Hải khỏi rớt đài khi ông “sui” của  Lê Thanh Hải  là Huỳnh Ngọc Sĩ bị lãnh án tới 8 năm tù vì tội ân hối lộ của nhà thầu Nhật Bản,thế mà nay Nguyễn Tấn Dũng lại chơi Lê Thanh Hải hết cho Bình” ruồi” thống đốc ngân hàng nhà nước hạ đo ván ngân hàng Đông Á của Lê Thanh Hải lại cho thanh tra chính phủ thanh tra thành ủy HCM của Lê ThanhHải, cú chơi mới nhất là điều Lê Trương Hải Hiếu ra khỏi lãnh địa quận nhất thành phố HCM  về quận 12 
Phe ông Dũng chơi con ông Phùng Quang Thanh 
Vũ khí lợi hại nhất của phe ông Nguyễn Tấn Dũng là thanh tra chính  phủ.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa cho lệnh thanh tra chính phủ sờ gáy các công ty
kinh doanh của bộ quốc phòng do đai tá Phùng
Quang Hải làm chủ xị.Ai cũng biết các tổng công ty của bộ quốc phòng là nguồn vú sữa của gia đình đại tướng Phùng Quang Thanh nay nó bị sờ gáy chắc chắn nhiều chuyện bê bối nhiều ngàn tỷ sẽ bị phơi ra
Cuộc đấu đá giữa thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gia đình đại tướng Phùng Quang Thanh hứa hẹn sẽ  tiếp diễn nhiều pha gay cấn nhiều màn cụp lạc


Ca sĩ Từ Dung công bố hồi ký viết về nhà văn Lý Thắng Lê VănTiến 


Ca sĩ Từ Dung là con gái út nhà văn Hoàng Đao đã vừa cho công bố một hồi ký viết về nhà văn Lý Thắng Lê Văn Tiến.Một hồi ký viết rất hay đánh tan những dư luận về cuộc tình giữa Lý Thắng Lê Văn Tiến và quả phụ Hoàng Đạo,nói rõ Lê Văn Tiến là em nuôi nhà văn Hoàng Đao trong trường hợp nào và là con nuôi mẹ vợ nhà văn Hoàng Đao thời điểm nào.Hồi ký cũng tiết lộ mục đích cuối đời ở Mỹ của Lý Thắng Lê Văn Tiến là hoàn thành trường giang tiểu thuyết Khói Sóng nhưng đã không làm được


Hai nhà báo gặp nạn vì văn chương diễu cợt 

 
Nhà báo Đỗ Hùng phó tổng thư ký tòa soan báo Thanh niên điện tử bị mất chức và bị thu hồi thẻ nhà báo vì viết bài diễu cợt Hồ chí Minh  trên Face book
Nhà báo Lê Đức Diễn bị đài phát thanh Á  Châu Tự Do hủy hợp đồng cộng tác vì viết bài diễu cố Đề Đốc hải quân VNCH Hoàng Cơ Minh và quân đội VNCH
Viết văn diễu là quyền của nhà báo sao những người quản lý báo chí lại không chịu hiểu hơi tý là thổi còi quyền tự do ngôn luận bị xâm phạm đấy\


Nguyễn Như Phong tố cáo  lăng Hồ Chí Minh bị lọt tầm nhắm 


Nguyễn Như Phong đại tá công an tổng biên tập báo Năng Lượng Mới của tập đoàn dầu khí VN vừa có bài báo tố cáo việc tập đoàn TC 1 Group xây tòa cao ốc 18 tầng tại số 18 Lê Trực khu Ba Đình làm cho khu Ba Đình  bỗng nhiên bị tòa cao ốc mới xây lấn át mất hết uy thế.Ngài đại tá Nguyễn Như Phong đòi dẹp cái tòa cao ốc 18 tầng vì đã làm khu Ba Dình mất mặt.Nói thật khu Ba Đình làm quái gì có mặt mà mất,đem quách cái sác thiếu tá tình báo Hoa Nam Hồ Quang quăng vào sọt rác,rối dẹp cái lăng nhơ nhuốc may ra khu BaĐình của hoàng thành Thăng Long còn coi được ,chừ để cái lăng như chuồng xí thời La Mã nằm lù lù ở khu Ba Đình thì khu này chỉ thêm dơ dáy thôi 
Qủa bom Trần Phương 
Gíao sư Trần Phương tên khai sinh Vũ Văn Dung từng là đảng viên đảng Cộng Sản Đông Dương trước năm 1945,từng là ủy viên trung ương Đảng Cộng Sản VN Phó chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng từng học về chủ nghĩa Mác Lê ở Bắc Kinh thế mà trong Hội Nghị Khoa Học Xã Hội ông đã tuyên bố thẳng thừng chủ nghĩa Mác Lê là chủ nghĩa lừa bịp,chủ nghĩa cộng sản chỉ là chủ nghĩa ảo tưởng, thế mà quốc hội VN lại đem nó vào hiến pháp2013 để bịp dân đó là hiện  tượng  lố bịch và trắng trợn ngoài sức tưởng tượng của mọi người 
Theo  nhà văn Võ thị Hão Việt Nam cần một quốc khánh khác ngày 2 tháng 9\


Nhà văn Võ Thị Hảo quả quyết ngày 2 tháng 9 là quốc khánh đau thương và lọc lừa,Việt Nam cần phải có một ngày quốc khánh khác.Nói phải củ cải cũng nghe, chúng ta đã bị lừa gạt dối trá bịp bợm đổ bao nhiêu xương máu chịu bao nhiêu đau thương rồi hãy quăng ngày 2 tháng 9 năm 1945 vào sọt rác lich sữ đi là vừa


Lê Thanh Hải gốc “ba  Tầu” 


Báo điện tử Dân Làm báo vừa có một bài cho biết Lê Thanh Hải gốc người Hoa họ Lã,và đang chạy để ở lại bộ chánh trị Đảng CSVN thêm một nhiệm kỳ nữa.Chính Lê Thanh Hải đã chống lưng cho Tất Thanh Cang tham nhũng cả ngàn tỷ ở Thủ Thiêm quận 2.Nhờ có Lê Thanh Hải chống lưng Tất Thành Cang rời quận 2 về làm phó chủ tịch TPHCM  và tương lai nếu Lê Thanh Hải ở lại bộ chánh trị sau đai hội 12,Tất Thành Cang sẽ “ẵm” chức chủ tịch TPCHM


Thượng nghị sĩ Mỹ Bill Cassidy gửi thư  vinh danh tù lương tâm Bùi Minh Hằng 


Ngày 9 tháng 9 vừa rồi thượng nghị sĩ MỹBill Cassidy đã gủi một bức thư vinh danh tù nhân lương tâm Bùi Minh Hằng đang thụ án ba năm tù vì tội gây rối trật tự  công cộng tại trại gian Gia Trung tỉnh Gia Lai Tây Nguyên,bức thư viết”Tôi viết thư cho bà với trái tim trĩu nặng lo lắng vì tình cảnh bà  bị lâm vào hiện nay.Tôi hoan nghênh tinh thần can đảm và mạnh mẽ của bà”Được biết trước đó bà Hằng và cô Tạ Phong Tân đươc LHQ vinh danh cùng 20 phụ nữ Á Phi đang bị tù đầy và đòi VN phải trả tự do cho Bùi Minh Hằng và Tạ Phong Tân


Trung Cộng đã xâm nhập Đà Nẵng từ 2006 


Năm 2006 bộ kế hoach đầu tư đã cho công ty Silver Shores của Trung Cộng vào Đà Nẵng đầu tư và giao cho công ty này 1 km bờ biển Đà Nẵng từ Sơn Trà tới Điện Ngọc ,năm 2009 Trẻ Ranh ra du lich Đà Nẵng hương dẫn viên du lich của công ty Saigon Tourist đã nói với Trẻ Ranh là công ty Silver Shores xây dựng một loạt công trình tại bờ biển Đà nẵng với toàn bộ công nhân và kỹ su Tầu họ đã thiết lập cả một hệ thống quan sát kiểm soát toàn bộ vùng biển Đà nẵng.Sau đó Silver Shores đầu tư tại vùng đèo Hải Vân và xây dựng nhiều công trình khiến giới quốc phòng thắc mắc họ phải ngưng.Tại Đà Nẵng tuy Silver Shores kinh doanh Casino nhưng thật sự là làm công việc do thám vùng trời vùng biển Đà nẵng
Hai câu ca dao hay
Trong dân gian đang lưu truyền hai câu ca dao tuyệt cú sau đây
Bẩy mươi năm quốc khánh nước Rồng
Từ đất nước lớn mà không có gì
Nước Rồng là nước ta đấy,quốc khánh 70 năm thành nước lớn dân gần trăm triệu nhưng tài sản thì toàn nợ với nợ thôi,nơ công sơ sơ 65 phần GDP,dân ta  già trẻ lớn bé mỗi người phải mang gánh nặng


Đồ tể đang ngáp ngáp 


Người ta gọi anh em  Hoàng Phủ NgọcTường Hoàng Phủ Ngọc Phan là những tên đồ tể,vì đã giết  quá nhiều người trong vụ tết Mậu Thân 1968,nhưng cả Hoàng Phủ Ngọc Tường lẫn Hoàng Phủ Ngọc Phan đều chối bai bải.Nay sắp chết Hoàng Phủ Ngọc Tường trở về Huế nằm chờ chết,tướng cướp quăng gươm đầu Phật có thể thành bồ tát ,đồ tể chờ chết sám hối chắc Phật cũng không chấp và tha thứ hết nhưng nhân dân thì không thể nào quên những tên đồ tể


Nhà phê bình chủ tịch Hội nhà văn Hà nội chơi bảnh 


Chủ tịch Hội nhà văn Hà nội nhà phê bình Phạm xuân Nguyên dám tổ chức Hội nghị nhà văn trẻ lần thứ hai sau mấy chục năm gián đoạn, ông đã liên kết với tỉnh Yên Bái làm chuyện này và ông chơi ngon dám dẫn nhà văn trẻ tới viếng mộ liệt sĩ Nguyễn Thái Học.Dám tổ chức hội nghị nhà văn trẻ lại dám dẫn các nhà văn trẻ tới viếng mộ liệt sĩ
Nguyễn Thai Học đúng là Phạm xuân Nguyên chơi trội thật


Hi sinh đời bố củng cố đời con 


Ông Lê Phước Thành bí thư tỉnh Quảng Nam tới tháng 6 năm 2016  mới phải nghỉ hưu nhưng ông đưa cậu quí tử Lê Phước Hoài Bão mới 30 tuổi “ẵm”đươc chức giám đốc sở Kế Hoach Đầu Tư tỉnh Quảng Nam thì ông vội làm đơn xin nghỉ hưu sớm.Ly kỳ là cậu Bão năm 2013 mới làm trưởng phòng quản lý khu kinh tế Chu Lai năm 2014 thăng phó chủ tịch huyện Thăng Bình tháng 4  năm 2015 lên phó giám đốc sở kế hoach đầu tư và nay trước khi bí thư nghỉ hưu cậu Bão lên giám đốc Sở Kế Hoach Đầu Tư ,đúng là hi sinh đời bố củng cố đời con


Hoan nghênh Nguyễn Quốc Trụ 


Nhà văn nhà thơ Nguyễn Quốc Trụ [Sơ Dạ Hương thủa nào]vừa viết trên báo điện tử Tin Văn của ông một bài ngắn nói về tên cớm chìm Việt Cộng
Nguyễn Ngọc Giao vừa bịa ra chuyện bố nhà báo Trần Hạnh đi  tù cải tạo về đã nói với Trần Hạnh rằng”Nếu bên mình thắng,có lẽ đối xử với bên kia còn tệ hơn” ,cớm chìm VC bịa chuyện vô liêm sỉ bị nhà thơ Nguyễn Quốc Trụ vạch mặt chỉ tên đã im như thóc


Đảng Dân Xã ra công khai 


Ngày 21 tháng 9 Đảng Dân Xã tức Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng do Đức Huỳnh giáo chủ sáng lập đã làm lễ ra công khai dưới thời Cộng Sản độc đảng.Trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh Đáp Lời sông núi tại Mỹ ông Trần Nguyên Hưỡn tục Bẩy Hưỡn lãnh tụ Dân Xã tuyên bố Dân Xã  quyết tâm đối trọng với Cộng Sản phá thế xã hội độc đảng ở VN


Bố láo 


Giảng viên môn lịch sử tại trường Đại học khoa học Huế ông Hà Văn Thịnh vừa tuyên bố rằng lich sử hiện đại tại VN chỉ có 30 phần trăm là sự thật ,70 phần trăm là giả dối vì 30 năm đánh nhau với Pháp
rồi Mỹ lịch sử VN ghi VN không thua một trận nào cả là không thể chấp nhận được
Ôi lich sử với Duy vật sử quan là như thế đó,nói làm gì cho tốn nước miếng


Mặc Đỗ Quang Bình không còn nữa


Nhà văn Măc Đỗ Đỗ Quang Bình vừa rời cõi thế tại Mỹ ngày 20 tháng 9,nhà thơ Vương Tân và nhà thơ Nguyễn Thùy Song Thanh có bài thơ “điếu”như sau
Chỉ thiếu một năm ông đi qua cuộc đời này một  thế kỷ
Sao chỉ còn lại mấy cái truyện ngắn dù viết rất nhiều
Đứng Ngồi  Không Yên
Lòng luôn tiếc nuối những tác phẩm ưng ý
Bị thiêu hủy
Bốn chục năm khắc khoải
Xa nước non
Phải làm một cái gì cho quê hương
Lực bất tòng tâm đành xuôi tay nhắm mắt



Nhà văn Võ Phiến cũng đã ra đi



Nhà văn Võ Phiến tên khai sinhĐoàn Thế Nhơn sinh năm 1925 tại Bình Đinh đã rời cõi thế tại Mỹ ngày 28 tháng 9 ông là nhà văn lớn ra đi để nhiều tiếc thương trong bạn đọc,nhà thơ Vương Tân có bài điếu như sau
Quê đất võ  cưới Viễn Phố viết văn thành Võ Phiến
Rời cõi thế sau Tạ Chí Diệp hơn nửa thế kỷ
Lưu vong sang Mỹ vinh  danh Việt ngữ
Viết rất nhiều nhưng chỉ  còn  trong người đọc mấy tập tùy bút
Phê bình văn học thì hỏng hết
Một đời văn bị con “đấu tố” sổ toẹt sạch
Oan nghiệt cuộc đời là như thế đó
Chết không nhắm mắt được dù là nhà văn lớn

TRẺ RANH
                                                                               




NGUYỄN THIÊN THỤ * MỘT NỀN VĂN HỌC HẢI NGOẠI




MỘT NỀN VĂN HỌC HẢI NGOẠI
NGUYỄN THIÊN THỤ

Trước 1975, người Việt Nam đã đi ra nước ngoài. Đời Trần, Trần Ích Tắc bỏ sang Trung Quốc, trong đó có Lê Tắc đã viết quyển An Nam Chí Luợc. Đến nhà Hồ, Hồ Hán Thương đã viết Nam Ông Mộng Lục. Sau khi thực dân Pháp chiếm Việt Nam, một số nhà cách mạng đã sang Trung Quốc hoạt động, như Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Tăng Bạt Hổ đã dùng thi văn kêu gọi lòng yêu nước của nhân dân. Trước và sau 1945, nhiều người Việt Nam đã sang Pháp và đã viết bằng tiếng Việt hay tiếng Pháp như Phan Chu Trinh, Phạm Duy Khiêm, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Trần Huân, Nguyễn Văn Cổn, Hoàng Văn Chí . . .Nhưng họ vẫn là một thiểu số it ỏi, không phải là một quần thể như những lớp người sau 1975. Con số di dân rất cao mà số văn thi sĩ cũng rất lớn.



Dù thế nào đi nữa, người Cộng sản vì chủ quan, kiêu căng và tuyên truyền, cho rằng thơ văn Hồ Chí Minh, Tố Hữu và vài văn nô như Tô Hoài (Truyện Tây Bắc), Nguyễn Thi (Người mẹ cầm súng ), Nguyên Ngọc ( Đất nước đứng lên ) ... là siêu việt, ngoài ra tự cổ chí kim, không có ai nũa. Họ lớn tiếng chỉ trich văn học quốc gia là lạc hậu, phản động, đồi truỵ. Họ mạt sát văn học miền nam và văn học hải ngoại.  Một số \có gốc phản chiến  hoặc ninh hót cũng  chỉ trích văn học miền Nam và văn học hải ngoại. Nguyễn Văn Lục cho rằng văn học hải ngoại èo uôt, lão hóa. Ông cũng dẫn lời anh ông, Nguyễn Văn Trung  trong số Văn Học, tháng 8,1995, xác định rõ ràng Văn học Việt Nam hải ngoại là một hiện thượng bất thường mà chính những người làm ra nó không mong gì hơn là càng chấm dứt nó mau chóng bao nhiêu càng hay bấy nhiêu.[1]


Một nền văn học được thành lập là do ba yếu tố:

-Việc sáng tác có mạnh mẽ hay không
-Nội dung tác phẩm có phong phú hay nghèo nàn.
-Có chánh nghĩa và được nhân dân ủng hộ hay không.

Trong ba yếu tố trên, yếu tố thứ nhất quan trọng nhất.


Trước 1975, số nhà văn ở Pháp và Mỹ khá đông nhưng không có quần chúng ủng hộ. Hơn nữa, một số nhà văn định cư tại Pháp trước 1975 là thiên cộng. Như về văn học Việt Nam, họ giới thiệu văn học cộng sản, ca tụng Hồ Chí Minh, Tố Hữu mà bỏ quên hoặc nói rất sơ lược về văn học miền Nam. Vi họ không có chánh nghĩa và không được quần chúng ủng hộ. Trái lại, phong trào Duy Tân, Đông Du ở Nhật và Trung Quốc lại được sự đón nhận nồng nhiệt của đồng bào trong nước vì Phan Bội Châu có chánh nghỉa quốc gia.


Nền văn học hải ngoại được thành lập ra sao? Dường như người Trung Quốc ra hải ngoại việc đầu tiên là mở cửa hàng còn người Việt Nam việc đầu tiên là làm báo, sáng tác văn tho và lập chùa chiền.

Bà Thụy Khuê cho biết ngay trong năm 1975, phong trào báo Việt ngữ đã bùng lên như lửa cháy rừng:


Báo chí là hởi điểm cho sự đọc, sự viết, cho một đời sống tinh thần. Ngay từ khi còn ở đảo Guam hoặc mới bước chân lên những trại tỵ nạn đầu tiên trên đất Mỹ, người Việt đã có báo. Minh Đức Hoài Trinh, trên báo Hồn Việt Nam, số 1, phát hành tại Paris ngày 15/10/1975, nhắc đến chuyện đã "đọc báo Chân Trời Mới ở các trại như Pendleton, Guam, Asan vào giai đoạn đầu của cuộc ly hành mùa xuân Ất Mão", và bà còn cho biết "theo báo Đất Mới: Một nhóm các người làm báo ở Hoa Thịnh Đốn đang thành lập một ủy ban để giúp các người làm báo Việt Nam tìm người bảo trợ và công việc làm ăn tại Hoa Kỳ."


Võ Phiến, trong bài Xuất Trại nhắc nhở đến tờ "Đất Lành cuối tháng 8-75, liên tiếp mấy số liền, có những bài đăng ở trang nhất, cố gắng giải thích, khuyên nhủ, dỗ dành, mỉa mai, rồi... hăm dọa, nhằm thúc đẩy dân tỵ nạn mạnh dạn ra đi lập lại cuộc đời mới."

Từ những Chân Trời Mới, những Đất Lành, ... người Việt đã thành lập những tờ báo có tính chất văn học nghệ thuật. Nhìn lại giai đoạn tiên khởi này, những tờ báo có khuynh hướng văn học nghệ thuật xuất hiện sớm nhất ở hải ngoại có thể là:


- Nguyệt san Hồn Việt Nam của Minh Đức Hoài Trinh, số 1 ra ngày 15/10/1975 ở Paris, số chót Xuân Mậu Ngọ 1978.

- Báo Quê Mẹ của Võ Văn Ái ở Paris, số 1 đầu năm 76, chuyên về văn học nghệ thuật. Sau đó ngừng. Tiếp theo là tạp chí Quê Mẹ, chuyên về thời sự, chính trị, đấu tranh, có thêm trang văn học.

- Báo Quê Hương của Du Tử Lê, Đinh Thạch Bích, Võ Văn Hà, Phạm Cao Dương ở Costa Mesa, đầu năm 76, ra được ba số thì đình bản. Sau đó Du Tử Lê chủ thương tờ Nhân Chứng. Nhân Chứng tồn tại được hai năm, ra khoảng 20 số.


- Báo Đất Mới với Huy Quang Vũ Đức Vinh, Nguyễn Văn Giang là một trong những tờ báo đầu tiên xuất bản tại Hoa Kỳ từ tháng 7/75. Đến tháng 4/76, Thanh Nam được mời cộng tác. Rồi từ 79 đến 81 có thêm Mai Thảo.


- Báo Hồn Việt của Nguyễn Hoàng Đoan ở San Diego, ra đời đầu năm 76 mà số Xuân Đinh Tỵ (1977) đã có đầy đủ tư thế của một tờ văn học nghệ thuật với sự đóng góp bài vở của Lê Tất Điều, Võ Phiến, Thanh Nam, Tạ Ký, Nhất Tuấn, Cung Tiến, Nguyên Sa, Túy Hồng...

- Võ Phiến ở Santa Monica và Lê Tất Điều ở San Diego cho xuất bản nguyệt san Văn Học Nghệ Thuật từ tháng 4 năm 1978, ra được 13 số thì đóng cửa vào tháng 9/1979. Tái bản bộ mới số 1, tháng 5/85 đến tháng 12/86 đình bản, trao lại cho Nguyễn Mộng Giác đổi thành Văn Học.

- Tờ Việt Chiến do Giang Hữu Tuyên, Hoàng Xuân Sơn và Ngô Vương Toại chủ trương ở Hoa Thịnh Đốn.


- Cùng thời điểm này, Đỗ Ngọc Yến sáng lập tờ Người Việt, số báo đầu tiên phát hành tháng 12/78 ở quận Cam, California. Người Việt là tờ thông tin nghị luận, mới đầu là báo hàng tuần, sau trở thành báo hàng ngày, có nhiều độc giả nhất trong cộng đồng người Việt ở Mỹ và là cơ sở nuôi sống nhiều nhà văn, nhà báo.[2]


Dù ở trong nhà tù nhỏ, hay trong nhà tù lớn, tất cả đang viết để bày tỏ tâm tư và tỉnh cảm. Nhiều tác giả đã viết về văn học hải ngoại, sưu tập văn học hải ngoại:


- Hoàng Ngọc Ẩn . Tuyển Tập Thơ Văn 90 tác Giả Việt Nam Hải Ngoại, Văn Hữu, CA, 1982. Quyển này có 28 nhà văn viết sau 1975.
-Thi Vũ. Bốn Mươi Năm Thơ Việt Nam. Quê Mẹ, Paris. 1985.
-Thái Tú Hạp. Thơ Văn Việt Nam Hải Ngoại. Sông Thu. USA.1985. Tập 1 đã phát hành có 60 tác giả, trong đó có 12 tác giả mới. Tập 2 chưa phát hành có 44 tác giả, trong đó có 21 tác giả mới.
-Tuyển Tập 23 Người Viết Sau 1975. Văn Nghệ. USA. 1988.
-Trang Châu. Tuyển Tập Văn Bút Quebec. Canada, 1992.
-Nguyễn Văn Sâm. Tuyển Tập Văn Thơ .Văn Bút Nam Hoa Kỳ xb. Houston, 1993.
-Tác giả Tác Phẩm. Thế Giới Lưu Vong Hôm Nay xb. CA. 1989.
- Trần Văn Ngô và Phú Văn Đức. Tuyển Tập Văn Bút Âu Châu I, II., Pháp, 1989, Đức 1993.

-Tập Truyện Ngắn Hai Mươi Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại. Văn Bút VNHN, USA, 1995.
-Văn Học Miền Đông. Văn Bút Miền Đông. USA 1997.
-Võ Đức Trung. Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Việt Nam Hải Ngoại 7 tập. Văn Hóa Pháp Việt , France. 2002- 2007. Bộ này gồm khoảng 326 thi sĩ
-Võ Đức Trung. Ba Mươi Năm Văn Học Niềm Đau Còn Đó. Thi Ca Lưu Vong. Văn Hóa Pháp Việt. France, 2006.
Năm 2013, nhà thơ Thanh Thanh tưc Lê Xuân Nhuận đã xuất bản Tuyển Tập Thi Ca Việt Nam
Vietnamese Choice Poems”, thơ tiếng Anh (ISBN 978-1-4931-2196-0 & 978-1-4931-2197-7 ), Xlibris, 2013. , giới thiệu 80 thi sĩ, trong đó có vài thi sĩ quốc nội.


Hầu hết văn nghệ sĩ hải ngoại là thuyền nhân. Họ là những văn nghệ sĩ chán ghét cộng sản mà bỏ nước ra đi. Một số đã ra đi theo Mỹ hoặc các tàu hải quân và thương thuyền Việt Nam trong những ngày 30-4-1975 như Nguyễn Ngọc Huy, Phan Lạc Tiếp, Cao Tiêu, Cao Thế Dung, Du Tử Lê, Duy Thanh, Nguyên Sa. . .Số lớn đi đường biển như Võ Phiến, Mai Thảo, Võ Kỳ Điền, Nguyễn Văn Sâm, Nguyên Sa, HàThúc Sinh, Lê Xuân Giáo. Một số đi đường bộ như Đặng Phùng Quân, Hàn Song Tường. Một số đi theo diện ODP mà người ta còn gọi là HO. Đây là những cựu sĩ quan miền Nam tự do, đã bị cộng sản giam giữ nhiều năm, nay được Liên Hiệp quốc can thiệp mà đi dịnh cư tại Mỹ như Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Mai Trung Tĩnh.


Một số văn nghệ sĩ được các tổ chức quốc tế can thiệp mà sang Mỹ như Doãn Quốc Sỹ, Uyên Thao, Nhã Ca, Trần Dạ Từ. Những thuyền nhân, và những sĩ quan ra đi theo diện ODP khi ra ngoại quốc lã bảo lãnh gia đình. Vì vậy một số văn nghệ sĩ ra ngoại quốc theo diện bảo lãnh. Hầu hết những người bỏ nước ra đi đều là những nạn nhân của cộng sản, đã bị tù đày trong nhà tù nhỏ và nhà tù lớn của cộng sản. Họ cùng chung một kẻ thù là cộng sản, và chung một niềm đau thất quốc. Ra hải ngoại, nhiều người trở thành văn thi sĩ. Ở hải ngoại, chúng ta có khoảng hai triệu người rải rác khắp nơi trên thế giới, nhưng tỷ lệ số văn thi sĩ rất cao.


Một lực lượng cả cũ lẫn mới thật đông đảo. Những công trình trên đã xác nhận có một nền văn học hải ngoại. Chúng tôi thiết nghĩ sau 1975, văn học nghệ thuật Việt Nam vẫn hiện hữu ở hải ngoại. Chúng ta đã có khoảng bốn trăm văn thi sĩ, và đã có một số thơ văn sáng tác, có nhiều báo chí, có đài phát thanh, có những nhà in, nhà phát hành sách, và một lượng độc giả. Chúng ta có một số nhà văn, nhà thơ cũ sau 1975 vẫn tiếp tục sáng tác như Nguyên Sa, Nguyễn Tất Nhiên, Thanh Nam, Doãn Quốc Sỹ, Nhã Ca, Viên Linh . . . Và chúng ta cũng có một số đông đảo nhà văn mới xuất hiện như Võ Kỳ Điền, Nguyễn Ngọc Ngạn, Kiệt Tấn, Võ Phước Hiếu, , Ngô Minh Hằng, Nguyễn Tấn Hưng, Bùi Bich Hà, Bùi Bảo Trúc. . .

Một số nhà biên khảo trước đây nay cũng bước sang lãnh vực sáng tác như Nguyễn Khắc Hoạch, Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Văn Sâm. Một số nhà giáo nay cầm bút làm thơ viết truyện như Võ Kỳ Điền, Nguyễn Ngọc Ngạn, Ngô Minh Hằng. Đa số là quân nhân. Các tướng, tá Việt Nam nay viết hồi ký như Nguyễn Chánh Thi, Trần Văn Đôn, Võ Đại Tôn, Phạm Ngọc Lũy, Lý Tòng Bá . . . Một số nữa là bác sĩ, kỹ sư. Và một lực lượng đặc biệt là các cựu đảng viên và cán bộ cộng sản nay ra nước ngoài như Vũ Thư Hiên, Bùi Tín, Trần Thư, Phạm Thị Hoài . .

Họ không phải là người quốc gia nhưng ở hải ngoại và có một vài ý hướng tự do cho nên liệt họ vào văn học hải ngoại. Tất cả là những lực lượng mới bổ sung cho lực lượng cũ đã hao mòn. Chúng ta không biết tương lai tiếng Việt tại Canada có giống tiếng Pháp tại Montreal, tiếng Việt tại California sẽ trở thành một thứ tiếng Anh tại Mỹ hay không, nhưng chắc chắn hiện nay chúng ta đang có một nền văn học hải ngoại, dù hay dù dở nó vẫn tồn tại và đang phát triển.


Bài của ông Nguyễn Văn Lục viết tháng ba năm 2015 do Tiếng Quê Hương của Uyên Thao đăng tải còn bài của Nguyễn Văn Trung viết năm 1995. Nguyễn Văn Lục nói đến hai hạng lão hóa. Một là lão hóa do tuổi tác của nhà văn. Ông nói điều này đúng vì khi ra hải ngoại, một số nhà văn đã già yếu, bênh họan như Bình Nguyên Lộc, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Bùi Xuân Bào, Doãn quiốc Sỹ đã ngưng cầm bút hoặc di tản sang một thế giới khác. Nhưng điều đó là chuyện bình thường trong vòng sinh lão bệnh tử. Cổ nhận ta đã nói "tre già măng mọc". Bình Nguyên Lộc, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Bùi Xuân Bào.. . đã ra đi nhưng Võ Phiến, Cao Tần, Doãn Quốc Sỹ... còn đó.


Lớp trẻ hơn nữa có Trần Trung Đạo, Luân Hoán,Trần Mộng Tú, Nguyễn Bá Trạc, Ngu Yên, Hồ Trường An, Kiệt Tấn, Mai Kim Ngọc, Hồ Đình Nghiêm, Phan Thị Trọng Tuyến, Đặng Phùng Quân,Nguyễn Văn Sâm, Võ Kỳ Điền... Sau đó là ai, tương lai sẽ trả lời. Một vài nhà văn trẻ xuất hiện, viết tiếng Anh. Nhưng không nên lấy chuyện già mà bỉ bai. Trong văn nghệ tài năng là chính. Quân đội và đại học thường đông đảo thanh niên nhưng Văn học, nghệ thuật và chính trị, các bậc lão thành thường được kính trọng. Dù họ bệnh tật mà ngưng hoạt động cũng là chuyện thường kháp năm châu, đâu phải là cái nhục cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại!

  Trên kia đã trình bày về số lượng thi văn sĩ hải ngoại,.Con số đó là một minh chứng cho số lượng đông đảo văn nghệ sĩ. Riêng có số thi phẩm đã cho biết sức sáng tác mạnh mẽ của các thi sĩ hải ngoại. Chúng ta thử xem qua:

Du Tử Lê chiếm giải nhất về số lượng thi phẩm.
Trước 1975, ông có 20 tác phẩm, sau 1975, khoảng 30 thi phẩm:

1. Thơ Du Tử Lê, thơ. Tác giả xuất bản, 1964.
2. Tình khúc tháng mười một, thơ. Nhân Văn xb, 1965.
3. Năm sắc diện, năm định mệnh, ký sự nhận định. Tao Đàn xb, 1965.
4. Tay gõ cửa đời, thơ. Nguyễn đình Vượng xb, 1967.
5. Chung cuộc, tập truyện. Trình Bày xb, 1969.
6. Mắt thù, truyện dài. Văn Uyển xb, 1969.
7. Ngửa mặt, truyện dài. Đại Ngã xb, 1969.
8. Vốn liếng, một đời, truyện dài. Đại Ngã xb, 1969.
9. Qua hình bóng khác, truyện dài. Khai Phóng xb, 1970.
10. Mùa thu hoa cúc, truyện thiếu nhi. Mây Hồng xb, 1971.
11. Sân trường mắt biếc, truyện thiếu nhi. Mây Hồng xb, 1971.
12. Chú cuội buồn, truyện thiếu nhi. Mây Hồng xb, 1971.
13. Hoa phượng vàng, truyện thiếu nhi. Mây Hồng xb, 1971.
14. Mắt lệ cho người, truyện dài. Sống Mới xb, 1972.
15. Ở một đời riêng, truyện dài. Tân Văn xb, 1972.
16. Thơ Du Tử Lê (1967-1972,) thơ. Gìn Vàng Giữ Ngọc xb, 1972.
(Giải thưởng văn chương toàn quốc, bộ môn thơ, 1973)
17. Mùa hoa móng tay, tập truyện. Tân Văn xb, 1973.
18. Với nhau, một ngày nào, truyện dài. Ngạn Ngữ xb, 1974.
19. Đời mãi ở phương đông, thơ. Gìn Vàng Giữ Ngọc xb, 1974.
20. Một chỗ cuối sông tương, truyện dài. Mây Hồng xb, 1975.
21. Tan theo ngày nắng vội, tập truyện. Tủ sách Vh Nhân Chứng xb, 1984.
22. Thơ tình, thơ. Tủ sách Vh Nhân Chứng xb, 1984.
23. Ở chỗ nhân gian không thể hiểu, thơ. Tủ sách VH Nhân chứng xb, 1989.
24. Đi với về, cũng một nghĩa như nhau, thơ. Tủ sách VH Nhân Chứng xb, 1991.
25. Du Tử Lê, Tác giả & tác phẩm #1, nhiều tác giả. Đời xb, 1992.
26. Tôi với người, chung một trái tim, truyện vừa. Thiên Nga xb, 1992.
27. Chấm dứt luân hồi: em bước ra, thơ. Tủ sách VH Nhân Chứng xb, 1993.
28. Nhìn nhau chợt thấy ra sông núi, thơ. Tủ sách VH Nhân Chứng xb, 1994.
29. Em và, Mẹ và, Tôi là một nhé, tùy bút. Tủ sách VH Nhân Chứng xb, 1994.
30. Chỗ một đời em vẫn để, dành, tùy bút. Tủ sách VH Nhân Chứng xb, 1995.
31. Sông núi người thơm nỗi nhớ nhà, thơ. Tủ sách Vh Nhân Chứng, xb, 1996.
32. Chỉ như mặt khác tấm gương soi, thơ. Tủ sách Vh Nhân Chứng, xb, 1997
33. Du Tử Lê, Tác giả & tác phẩm # 2, nhiều tác giả. Tủ sách VH Nhân Chứng, xb, 1997.
34. Tiếng kêu nào bên kia thời tiết, tập truyện. Tủ sách VH Nhân Chứng, xb, 1997.
35. K. Khúc của Lê, tuyển tập thơ phổ nhạc. Thân hữu DTL xb, 1998.
36. Du Tử Lê, Tác giả & tác phẩm # 3, nhiều tác giả. Tủ sách VH Nhân Chứng xb, 1998.
37. Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ!!! thơ. Tủ sách VH Nhân Chứng xb, 1999.
38. Tôi, ấu thơ và, mẹ, tùy bút. HT Productions xb, 2000.
39. Vì em, tôi đã làm sa di, thơ thiền tính. Tống Châu xb, 2001.
40. Du Tử Lê, Tác giả & tác phẩm, # 4, nhiều tác giả. HT Productions xb, 2002.
41. Mẹ về biển đông, thơ. HT productions xb, 2002.
42. Toàn tập thơ Du Tử Lê I (1964-1975,) thơ. HT Productions xb, 2002.
(Gồm tất cả những thi phẩm được ấn hành tại Việt Nam. Gần 400 trang.)
43. Người nhón gót, thả điều chưa nói hết, tùy bút. HT Productions xb, 2002.
44. Qua môi em: tôi thở biết bao đời, thơ thiền tính tập 2. HT Productions xb, 2004.
45. Thơ Tình Du Tử Lê (In ở Việt Nam)
46. Giờ điểm danh cuối cùng, của những cậu học trò trên sáu mươi tuổi, tùy bút. HT productions xb, 2006.
47. (Nếu cần,) hãy cho bài thơ một tên gọi!?!, thơ. HT Productions xb, 2006.
48. Toàn tập thơ Du Tử Lê II (1975-1993,) thơ. HT Productions xb, 2007.
(Gồm 5 thi phẩm được ấn hành tại Hoa Kỳ. Gần 500 trang.)
49. Du Tử Lê / 50, nhiều tác giả: Tư liệu, nhận định, đời thường DTL. Hội VHKHVN/ Houston, TX, Xb. 2007,
(nhằm Vinh danh 50 năm thơ Du Tử Lê.)
50. Mất hay còn, chưa hẳn khác nhau đâu!?! (thơ thiền tính tập 3). HT Productions.
(Với 23 bức tranh minh hoạ của họa sĩ Đinh Cường .) HT Productions xb, 2008.
51. Lại chuyện vãn, (lần này, ít thôi,) với bệnh ung thư. thơ. HT Productions xb. 2008.
52. Năm chữ du tử lê và, 9 bài thơ, mới. HT Productions.
(với 31 tranh minh họa của hoạ sĩ Đinh Cường), thơ. HT Productions. 2009
53. Giữ Đời Cho Nhau - Tùy Bút (minh họa Nguyễn Đình Thuần). HT Productions. tháng 9-2010
54. Trên Ngọn Tỉnh Sầu - (minh họa Duy Thanh). HT Productions. tháng 9-201

Hà Huyền Chi.Tính từ năm 1963 đến nay ông đã có 17 tập thơ được xuất bản, mà một số bài thơ được phổ nhạc

Saut Ðêm (1963)
Khu Vườn Chim Sẻ (1970)
Những Nụ Gai Mòn (1970)
Rừng Ái Ân (1970)
Vũng Tối Ðầy (1970)
Còn Gì Cho Anh (1971)
Bước Ðam Mê (1971)
Mưa Ðêm Trong Chiến Hào (1971)
Thằng Thái Bình (1974)
Trên Cánh Ðồng Mây (1975)
Cho Mặt Trời (1975)
Tên Nô Lệ Mới (1979)
Như Ðá Ngàn Năm (1981)
Cõi Buồn Trên Ta (1984)
Ðời Bỗng Dưng Thừa (1987)
Hành Trình 30 Năm Thơ Hà Huyền Chi (1988)
Thơ Ðen (1991)
Thơ Kẽm Gai (1994)
Tháng Một Buồn (1994)
Thơ Trong Da Ngựa (1995)
Một Túi Bình Sinh Một Túi Thơ (1996)
Ðồng Thiếp (1996)
Bão Ðầy (1998)
Bên Trời Mài Kiếm (thơ song ngữ Anh-Việt) (1999)
Sóng Ngầm (2003)

Tiếp theo là Luân Hoán . Từ thập niên 80 cho đến nay ông đã có 8 thi phẩm

-Hơi Thở Việt Nam. Sông Thu, USA, 1986.
-Đưa Nhau Về Đến Đâu, Sông Thu, USA, 1989.
-Ngơ Ngác Cõi Người. Nhân Văn, USA. 1989.
-Cảm Ơn Đất Đã Trổ Thơ. Lòng Ta Hạt Bụi Vu Vơ Bám Hoài. Kinh Đô.USA. 1991.
Mời Em Lên Ngựa. Sông Thu. USA.1994.
Nuôi Thơm Chùm Kỷ Niệm Xanh. Thơ. Canada.1995.
-Cỏ Hoa Gối Đầu. Sóng Văn. USA, 1997.
-SôngNúi Cùng Người Thơm Ngát Thợ Thơ. Canada, 2002.

Dư thị Diễm Buồn có 6 thi phẩm:

-Nỗi lòng Người Em Nhỏ, 1991
- Một Thoáng Hương Xưa, 1996.
-Những Ngày Xưa Thân Ái ,1997.
-Quê hương Ngày Em Lớn 2000.
-Một Thoáng Hương Xưă Cassette ngâm thơ)
-Nỗi Lòng Người Đi , 2001.

Hà BìnhTrung có 6 thi phẩm:

-Khói Lửa, USA, 1987
-Yêu Mãi Ngàn Năm, USA, 1990
Đãu Chân Viễn Khách, USA,1995.
-Cánh Thời Gian,USA, 1997.
-Ngàn Dặm Thương Yêu. USA, 1999.
-Vẫn Mãi Yêu Em, USA,2000.

Thái Tú Hạp có 6 thi phẩm:

-Tuyển tập Sông Thu (cùng Thành Tôn, Hoàng Quy)
-Thèm Về (thơ 1970)
-Chim Quyên Lạc Ngàn (thơ 1982)
-Miền Yêu Dấu Phương Ðông (thơ 1987)
-Thơ Văn Phật Giáo (tuyển tập 1993)
-Hạt Bụi Nào Bay Qua (thơ 1995)


Trần Hồng Châu có 4 thi phẩm

-Nửa Khuya Giấy Trắng (thơ Thanh Văn, USA 1992)
-Nhớ Ðất Thương Trời (thơ, Thế Kỷ USA 1995)
-Hạnh Phúc Ðến Từng Giây (thơ, Văn Học, USA 1999)
-Suối Tím. Văn Nghệ, USA , 2003


Vân Nương đã đóng góp 4 thi phẩm :

-Con Đường Lý Tưởng , 1990
-Nhớ Một Người Đi, 1996.
-Mây Viễn Phố, 1996
-Trăng Viễn Phố, 2001.

Lâm Háo Dũng có 4 thi phẩm
-Ngày Đi Thương Sợi Khói Bên Nhà (1985),
- Đi Giữa Thời Tan Nát (1989),
-Tóc em dài em cài bông hoa lý (XB tại Canada, 1989)
-Những bài thơ của tôi (XB tại Australia, 2013)



Hàn Song Tường : 2 thi phẩm:

-Viên Sỏi Quê Hương (1986),
-Trong Nỗi Nhớ Một Ngày (2012)
Và ba tập truyện
- Một Dặm Tương Thân (viết với Ðặng Phùng Quân, 1988),
-Phía Bên Kia Mặt Trời (1995),
-Ở Một Nơi Khác (CA: Van Moi, 2003)

Ngô Minh Hằng có 3 thi phẩm:
- Tiếng Lòng (1996)
-Dư Âm (1998)
-Gọi Đàn (1998)


Những dữ kiện trên chưa phải là đầy đủ, và ghi chép đã lâu có lẽ đã sai lạc vì sau này các tác giả đã sáng tác thêm. Nhưng chừng ấy phác họa cũng cho thấy thi ca hải ngoại, văn học hải ngoại rất phong phú.

Điều thứ nữa là các đề tài của nêền văn học hải ngoại rạt phong phú và mới mẻ. Vượt biên, ngồi tù , xã hội cộng sản, chế độ cộng sàn là những đề tài chưa có trong lịch sủ Việt MNam và thế giới ngoại trừ các văn sĩ Nga, Trung Quốc.

Nguyễn Mộng Giác viết: Cứ thử dở lại những tạp chí văn chương như Văn, Văn Học, Làng Văn, Nhân Văn những năm 1985, 1986, 1987 để so sánh với mấy năm gần đây, chúng ta sẽ thấy điều ấy rất rõ. Hồi đó, sức sáng tác của những nhà văn cũ từng thành danh ở Miền Nam trước 1975 lẫn những nhà văn mới cầm bút ở hải ngoại đều dồi dào. Tình hình xuất bản tuy chưa ổn định như hiện nay, nhưng trên tạp chí văn chương, rõ ràng nhiệt tình tràn đầy trên từng trang giấy. Sau một thời gian chết lịm tuyệt vọng vì cảnh lưu vong bất ngờ, dường như những người cầm bút tìm lại được một niềm tin, một sinh lực. Từ tâm trạng hoài niệm đau đớn, lớp thuyền nhân mới mang qua hải ngoại những kinh nghiệm mới, những cảm thức mới.


 Quê hương không còn là những tấm ảnh kỷ niệm cũ. Quê hương hiện ra trong văn chương rõ nét hơn với những tù ngục, đày đọa, khóc cười, máu, nước mắt, thế thái nhân tình diễn ra từ ngày Cộng sản thôn tính Miền Nam. Cuộc sống lưu vong mang một ý nghĩa mới, khuynh hướng đấu tranh thành hình, mang nhiều lửa nhiệt tình vào từng câu văn, câu thơ. Xin giở lại những số NhânVăn trong thời kỳ ấy. Nếu không có một thứ lửa nóng nồng nhiệt và niềm tin cao độ, Tưởng Năng Tiến, Võ Hoàng, Bắc Phong không thểviết được những bài phóng bút, những truyện ngắn, những vần thơ như vậy. Ngay trên những tạp chí văn chương ít dấn thân vào các hoạt động chính trị (như tờ Nhân Văn), trên Văn, Làng Văn, Văn Học, những tạp chí văn chương chấp nhận đăng tải văn thơ theo tiêu chuẩn rộng rãi hơn, chúng ta vẫn thấy chung chung một không khíhào hứng, nhiệt tình.

Một số đông đảo những cây bút mới xuất hiện vào thời kỳ này, và cho đến nay, những truyện ngắn, những bài thơ hay nhất của họ vẫn là những tác phẩm họ viết hồi đó. Trong vòng có ba bốn năm, một nền văn học định hình, trưởng thành, với đầy đủtác giả, tác phẩm, khuynh hươớng, thể loại, một nền văn học màngười Việt hải ngoại có quyền hãnh diện vì chứng tỏ được sức mạnhcủa tự do tư tưởng.[...]. Những đợt thuyền nhân vượt biển ồ ạt đặt chân lên bến bờ tự do từ 1979 trở về sau, mang theo tin tức về một quê hương nghèo đói, đoạ đày, khốn cùng dưới chế độ cộng sản, đã thay đổi hẳn tâm cảm của người cầm bút. Rõ rang mọi người tìm lại được lẽ sống, tìm lại đượcniềm tin.

Cuộc đời mình, khả năng sáng tạo của mình, không còn vô nghĩa vô ích nữa. Từ tự ti, người cầm bút có mặc cảm tự tôn. Người ta bàn luận, nói nhiều về sứ mệnh, về trách nhiệm của người cầm búttrước hiện tình đất nước. Sự hào hứng nhiệt tình của những năm 1984, 1985, 1986, 1987 trong sinh hoạt văn học hải ngoại xuất phát từ mặc cảm tự tôn này. Rõ nhất là khuynh hướng văn nghệ tranh đấu.Người ta nói nhiều tới mặt trận văn hóa văn nghệ, tiến xa hơn nữa,người ta còn muốn mỗi văn nghệ sĩ là một cán bộ tuyên vận. Những tác phẩm và tác giả nổi bật nhất của giai đoạn này đều có một nét chung: là tố cáo chính sách và hành động phi nhân của chính quyền cộng sản, và mơ ước một cuộc giải phóng. Phần tố cáo đạt được tiêu chuẩn nghệ thuật cao nhờ dựa vào những kinh nghiệm thực tế, còn phần dự tưởng tương lai thì tùy từng tác giả, khi rõ nét khi chỉ là hyvọng chung chung, mơ hồ. [3]


Nếu hai ông viết vào năm 1975-80 thì có lẽ đúng vì buổi đầu khó khăn, tâm trạng hoang mang, nhất là những lớp vượt biên hay theo tàu Mỹ di tản đầu tiên Vạn sự khởi đầu nan. Người Tin Lành sang Mỹ đầu tiên phải chịu trăm cay ngàn đắng vì thời tiết khắc nghiệt ở Mỹ. Dân ta khi theo chúa Nguyễn khai phá đất Đồng Nai cũng chỉ với bàn tay trắng và những túp lều tranh. Các chùa chiền ngày nay nguy nga nhưng khởi đầu thường là nhửng am tranh vách đất. Nhưng từ 1985, hàng trăm ngàn HO đã đến Mỹ trong đó có những nhà văn như Trần Hồng Châu, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng.. thì văn học hải ngoại được tiếp sức. Sau này nó biến chuyển ra sao, nó trở thành văn chương Pháp ở Canada hay chờ ngày dẹp tan cộng sản, văn học quốc nội và hải ngoại trở thành một thể, hoặc thành ra hình thái nào thì cũng là quy luật sinh trụ hoại diệt.. Dầu sao, từ 1985 về sau, văn học hải ngoại đã hình thành và phát triển.


Ngoài hai Nguyễn tiên sinh ra còn có vài ý kiến chỉ trich văn học hải ngoại. Huỳnh Phan Anh, một nhà văn miền Nam đã di tản sang Mỹ nhưng đi về Việt Nam luôn. Ông trả lời phong viên báo Tuổi Trẻ ở Việt Nam: Trước hết, tôi xin khẳng định một điều là cho dù tôi có sống tại Mỹ một vài năm hay trong suốt phần còn lại của cuộc đời thì tôi cũng khó hội nhập được vào nước Mỹ! Tôi không bao giờ là một nhà văn lưu vong. Tôi là một nhà văn VN sinh sống tại Mỹ do hoàn cảnh riêng của gia đình. Tôi biết rằng có một vài người tại Mỹ tự bỏ tiền ra in tác phẩm của mình rồi tự xưng là nhà văn lưu vong... Nhưng tôi đã và vẫn sẽ là một người VN[4]. .


Nói như vậy ông tự xưng ông là giông dơi, phi cầm phi thú Hay nói rõ hơn, ông là Việt kiều yêu nước, không phải là tay sai Mỹ ngụy Ông nhận định về văn học hải ngoại “Đặc điểm lớn nhất của những cây bút hải ngoại, cụ thể ở Mỹ là họ sống ở ngoại quốc nhưng lại viết về tâm trạng Việt Nam. Nhưng họ có hít thở bầu không khí Việt Nam đâu mà viết! Tôi vẫn nhớ lời nhà văn Boris Paternak nói rằng một nhà văn không thể xa rời tổ quốc mình[5]


Nói như vậy là Huỳnh tiên sinh chỉ biết nghệ thuật duy thực và không biết gì về lý thuyết văn học quốc tế. Tiên sinh cũng chẳng biết gì về nghệ thuật sáng tạo. Trường phái nghệ thuật nào đi nữa cũng có một hoặc hai yếu tố là sự thực và tưởng tượng.Trong thư viện ngày nay, người ta chia ra hai hạng tiểu thuyết: Tiểu thuyết tưởng tượng (fiction) và tiểu thuyết không tưởng tượng.( non-fiction) . Cứ theo Huỳnh Phan Anh thì Tô Hoài có phải là dế đâu mà viết Dế Mèn Phiêu Lưu Ký, Nguyễn Tất Thành làm bồi tàu trên biển rồi sang Nga làm tay sai cho đệ tam quốc tế, cho Stalin rồi Mao Trạch Đông   đâu có ở Việt Nam mà khoe mẽ là tìm đường cứu nước!

Nên đem Jules Verne ( Hai vạn dặm dưới đáy biển Vingt mille lieues sous les mers), J. K. Rowling (Harry Porter) và các ông lưu vong như Milan Kundura, như Joseph Brodsky, như Aleksandr Solxhenitsyn,… vào trại cải tạo tư tưởng, hoặc lên dàn hỏa thiêu... Chỉ có các vị ở Việt Nam , nhất là các “đồng chí” thấm nhuần tư tưởng Mác Lê mới có độc quyền viết về Việt Nam, các ông bà hải ngoại đừng hòng! Hơn nữa, Huỳnh Tiên sinh hiểu sai lời văn Boris Paternak. Một nhà văn không thể xa rời tổ quốc mình nghĩa là phải luôn nhớ tổ quốc, nhớ đồng bào đang quằn quại dưới ach thống trị cộng sản, và phải tranh đáu cho tự do dân chủ của nhân dân trong nước. còn khi bạo quyền ra lệnh trục xuất như các trí thức Nga thời Lenin, Stalin, hoặc bị săn đuổi, chém giết và bỏ tù như trường hợp Việt Nam thì nhà văn phải bỏ đi thôi.

Yêu tổ quốc, không muốn xa tổ quốc nhưng làm sao được. Nếu ông hiểu Boris Paternak như thế, và nếu ông nặng lòng với đất nước cộng sản, sao ông còn chạy theo” Mỹ ngụy” . Sang Mỹ thấy trái với lý tưởng phục vụ XHCN sao không trở về. Lúc ra đi , ông cũng ở tuổi tam thập nhi lập, đã đi dạy học, có phải trẻ con lên ba mà bị cha mẹ hay vợ nhà cưỡng bách di tản? Tội nghiệp cho hai cụ và cô nàng xinh xinh bị đổ thừa! Ông bảo “Trước khi làm nhà văn, phải học làm người. Có nhiều loại người: người thiện, kẻ ác, người trung, kẻ nịnh. Trước mặt hiện nay có hai loại người người cộng sản và người quốc gia. Ông đã là nhà văn, tất ông đã thành người , vậy ông thuộc hạng người nào?


Nguyễn Duy, một nhà thơ trong nước, thành viên nồng cốt của Hội Nhà Văn VN, người đã được đi xuất ngoại nhiều lần với tư cách là đại biểu của giới cầm bút trong nước, đã nói “người Việt ở hải ngoại không thể đóng góp vào văn học Việt Nam được vì họ đang mất dần sự thuần chất của ngôn ngữ, mất cái tiếng đang được nói và viết ở Việt Nam.”(Ibid).


Các lớp trẻ về sau tất giỏi Anh, Pháp cũng có thể giỏi cả Việt Anh Pháp, ông nhà thơ đừng coi thường! Còn lớp Võ Phiến, Hồ Trường An, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Văn Sâm, Phan Ni Tấn, Trần Mộng Tú, Nguyễn Thị Hoài, Ngô Minh Hằng ..chưa quên tiếng Việt, sao ông nỡ truất quyền viết của người ta? Cũng như Huỳnh Phan Anh và các vị khác, nhà thơ ta có oc cục bộ, địa phương, tuyên bố thẳng thừng là bọn hải ngoại hãy xê ra!

Trong khi các ông đầu gấu bán nước cho Trung Cộng, cướp nhà cướp đất của dân, các ông văn nghệ sĩ quốc nội thì kỳ thị và có óc chuyên chính độc tài , thế thì ai dám tin hòa hợp hòa giải? Các ông văn nghệ sĩ hải ngoại đừng thấy các “đồng chí “ lên tiếng đòi dân chủ, chỉ trích đảng mà vội lân là đến gần làm quen. Niềm kiêu hãnh và óc độc tài vẫn còn ngự trị trong ý thức và tiềm thưc người cộng sản. , Marx hô hào xóa bỏ giai cấp nhưng cuộc đời bao giờ cũng núi cao biển rộng, không phải là bình nguyện, Dưới mắt cộng sản các ông hải ngoại muôn đời vẫn là dân ngụy, tay sai đế quốc, còn họ là anh hùng bách chiến bách thắng. Trừ bọn nịnh hot, các ông văn nghệ sĩ chân chính nên tự hiểu mình:

“ Gối rơm theo phận gối rơm, / Có đâu dưới thấp lại chồm lên cao”.

Thật ra, chỉ một số "cà cuống đến đít còn cay", vẫn tự hào bách chiến bách thắng và đĩnh cao trí tuệ của loài người, còn phe quốc gia là trộm cướp, dĩ điếm, dốt nát, và văn học miền Nam là văn học đồi trụy. Gần thế kỳ trước, Vũ Hoàng Chương đã thấy được người quốc gia bị khinh bỉ, bi giết, bị tống gam phải bỏ nước mà trôi dạt trên sóng đai dương:

Lũ chúng tôi lạc loài dăm bảy đứa,
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh!
Bể vô tận sá gì phương ghướng nữa,
Thuyền ơi thuyền, theo gió hãy lênh đênh. 

Và hơn một thế ky trước, đầu thế kỷ XX, cư sĩ Nguyễn Văn Thới đã thấy dân Bác Kỳ cục kỳ ngạo mạn,  đốt sách, xuyên tạc lịch sử,  ngang ngược tạo ra một nền văn học dối trá, miệt thị văn học miền Nam:
Trách thay Bắc địa lộng tình
Tác thơ kinh sử bất bình trung can
Đêm nằm nát một lá gan
Oán thù nịnh tặc chẳng an trong lòng.
(Thừa nhàn)

Số đó chỉ là số it, còn tuyệt đại đa số nhân dân  tôn trọng người chiến sĩ quốc gia và văn học nghệ thuật quốc gia. Bằng chứng rõ rệt là sau 1975, ngtười Băc vào Nam nhận hàng, trong các món hàng như vải voc, áo quần, xe đạp, radio, TV..., họ cũng mang về kinh Phật, tiểu thuyết, và các sách văn học, triết học. Ngày nay, nhân dân Miền Bắc rất thích nhạc vàng, và say mê nghe các giọng hát Thái Thanh, Thanh Thúy,Thanh Tuyến, Hà Thanh... Rõ rệt nhất lá anh em của Phan Lạc Tiếp đã đón tiếp ông rất nồng hậu và bảo vệ ông trong thời gian ông về Sơn Tây (Quê Nhà 40 Năm Trở Lại). Trong khi một vài anh chàng vẫn thờ Mac, Mao, Stalin, vẫn có nhiều người hoàn toàn đồng tâm, đồng chí với người quốc gia. Chúng ta sẽ cùng họ chiến đấu diệt cộng sản, xây dựng một nền tự do, dân chủ cho Việt Nam.

Dẫu sao, trong giai đoạn nhá nhem tranh tối tranh sáng,  ta vẫn phải thận trọng kẻo bi hố. Đừng  ôm chầm lấy họ, "hồ hởi phấn khởi"  vỗ tay đòm độp , gửi tiền bạc cho họ, tôn họ làm lãnh tụ..Chúng ta không buồn khi nghe bọn vô thần báng bổ thần thánh nhưng cũng chẳng nên híp mắt khi nghe các ông Việt Cộng nói những lời đường mật giả dối. Trong khi thiên hạ xây dựng cung vàng điện ngọc, chúng ta là những nạn nhân chiến tranh, bỏ làng xóm mà đi, đến đất mới lập ra những túp lều tranh để nươngn náu. Ta không nên tự tôn mà cũng chẳng tự ty vì nó là công lao của ta, là kỷ niệm hạnh phuc buổi đầu của người “ di tản buồn”. Khi cái tâm đã thiên lệch thì "yêu nên tốt ghét nên xấu". Cộng sản có thói căm thù quốc gia, nhưng ta là người quốc gia, phải ủng hộ công cuộc xây dựng cộng đồng hải ngoại Sao lại khinh khi, dèm xiểm công cuộc xây dựng văn hóa nghệ thuật và bảo tồn văn hóa dân tộc của các cộng đồng hải ngoại?

Văn học nghệ thuật ngày nay hoàn toàn không nuôi sống ai, trừ rất ít một số có tài kinh doanh. Chúng ta bây giờ xem nghề văn, thơ là nghề tay trái. Ngày nay, chúng ta dường như hiếm thấy những văn chuyên nghiệp. Chúng ta ngày nay viết truyện, làm thơ và ca hát vào những lúc rảnh rang. Còn thì giờ chính chúng ta phải lo sinh kế. Nhiều khi không phải là một nghề. Nhà văn, nhà thơ lại còn phải bỏ tiền ra in, truyện, thơ và sách, báo.

Theo con đường văn học nghệ thuật không có lợi mà chỉ có hao tốn. Nói một cách khác, chúng ta bây giờ làm văn hóa là hoàn toàn bất vụ lợi. Chúng ta bây giờ hy sinh cho lý tưởng như một tín đồ khổ hạnh, như những thánh tử đạo vì con đường chúng ta đi đầy khốn khó đau thương! Chúng ta phải trở lại thời Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú viết mà không nghĩ đến lợi nhuận. Chúng ta ở hải ngoại có mọi thứ tự do, không bị ai ra lệnh, bị ai kiểm soát và bị bỏ tù như trong chế độ cộng sản. Chúng ta cắt da xẻ thịt phục vụ văn học nghệ thuật, chẳng có ai yểm trợ trừ số it được các đại học yểm trợ.


Sự sút giảm này do là chúng ta không có khách hàng và thị trường. Chúng ta ngày nay khác hẳn thời kỳ trong nước. Tại miền Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến 1975, nghề văn thơ dù thanh đạm vẫn kiếm ra tiền. It nhất viết một bài báo cũng được một bát phở! Ngày nay chúng ta không có độc giả, không có thị trường. Chỉ còn những ông già, bà lão biết chữ quốc ngữ là còn đọc thơ văn Việt Nam. Và trừ một vài vùng nhiều người Việt như California, Houston (Mỹ) lớp trẻ còn nói và đọc tiếng Việt, còn các nơi khác, lớp trẻ chỉ học Anh Văn, hoặc rất ít học tiếng Việt. Chúng ta có khoảng hai triệu người Việt rải rác trên thế giới, nhưng số độc giả tiếng Việt không biết được là bao, nhưng chắc chắn là rất khiêm nhường!


Các nhà nghiên cứu Pháp như Albert Camus, J.Paul Sartre đã đặt câu hỏi viết để làm gì? Viết cho ai? Câu hỏi này lại trở thành quan trọng hơn khi nói đến văn học Việt Nam hải ngoại.
Người nghệ sĩ cảm nhận âm thanh, màu sắc và cảm giác khi tiếp xúc với ngoại giới. Cũng có thể tự trong tim mình phát xuất những ý niệm, hình ảnh. Cũng như những phụ nữ mang thai, những vấn đề, những hình ảnh, những cảm xúc càng ngày càng phát triển mạnh, thôi thúc nghệ sĩ phải đem nó ra ngoài cuộc đời. Nhà văn, nhà thơ phải viết, phải ngâm, nhà họa sĩ phải vạch thành đường nét, nhà điêu khắc phải tạo thành hình khối, và các nhạc sĩ phải tạo thành âm thanh. Để làm gì? Có nhiều mục đích. Trước tiên là để tự mình thưởng thức, và khám phá cái đẹp và cái bí mật của vũ trụ. Sau đó là để truyền bá trong đại chúng để đại chúng thưởng thức, và đóng góp phần mình vào kho tàng văn học, nghệ thuật và khoa học của quốc gia và nhân loại.


Những văn nghệ sĩ Liên Xô, Đông Âu, Việt Nam đã cùng chung cảnh ngộ. Họ bị chế độ cộng sản phi nhân bắt bớ, giam cầm và tước đoạt mọi thứ tự do và quyền lợi, trong đó có quyền tự do ngôn luận và quyền sống . Quan trọng hơn hết, họ bị chế độ bạc đãi và đày ải ra khỏi quê hương. Nhân dân và văn nghệ sĩ ta không bị chế độ đuổi ra khỏi nước như Liên Xô, Đông Âu. Ta tự bỏ nước ra đi vượt bao nguy hiểm qua rừng sâu và biển cả để đến bến bờ tự do. Dù khác nhau, các văn nghệ sĩ vẫn giống nhau về một nỗi đau lưu đày biệt xứ.


Tại quốc gia của họ, họ bị cấm viết, nay ra ngoại quốc, họ liền thực hiện quyền tự do thiêng liêng này. Họ phải viết vì viết là sở thích, là nguồn sống, là lý tưởng của họ. Họ cần viết vì viết đã trở thành một nhu cầu. Nếu Pascal nói 'Tôi suy nghĩ vậy tôi hiện hữu'' thì các văn nghệ sĩ cũng có thể nói: Tôi viết, vậy tôi hiện hữu'' hay ''tôi sáng tác, vậy tôi hiện hữu''. Văn nghệ sĩ chỉ hiện hữu, chỉ thực sự là mình khi sáng tác.
Còn mọi sự khác chỉ là tạm bợ. Muốn thực hiện điều này, văn nghệ sĩ phải vượt qua bao khó khăn về vật chất và tinh thần để đứng vững, và ngồi vững trong cuộc đời mà cầm bút. Họ cần viết để ghi nhớ lại cuộc đời họ và đất nước họ. Họ cần viết để tố cáo tội ác cộng sản trước dư luận thế giới. Họ lên tiếng để tranh đấu cho tự do, dân chủ và quyền làm người đang bị chà đạp tại quê nhà. Đồng bào quốc nội đang bị đàn áp, khủng bố, họ mong muốn những người đã đến bến bờ tự do, phải tranh đấu cho tự do, dân chủ ở quê nhà.

Họ cũng mong muốn các văn nghệ sĩ khi ở trong nuớc không được viết, không đuợc phát biểu tư tưởng và tình cảm của mình, nay ra nước ngoài, phải hoạt động trở lại, phải làm một cái gì cho dân tộc và văn học. Do đó, lớp văn nghệ sĩ đầu tiên mang bao tâm trạng uất ức, mang theo trong tim bao hoài niệm quê hương cho nên ai cũng muốn viết ra, nói lên trong những trang sách. Vì vậy mà dậy lên một phong trào sáng tác. Nhà nhà làm thơ, người người làm văn. Ai cũng tự nhiên thành thi văn sĩ. 
Văn học nghệ thuật hải ngoại là đồng khởi, là đột xuất, là tự biên, tự diễn, không do ai lãnh đạo, không do ai bỏ tiền ra yểm trợ như một số người suy nghĩ theo thói quen vu vạ và chụp mũ, như những người xã hội chủ nghĩa trên báo chí cho rằng Võ Phiến là người lãnh đạo văn học hải ngoại ( cũng như Tố Hữu là trùm văn học và tư tưởng cộng sản trước đây), mà thế lực đàng sau là đế quốc Mỹ bỏ tiền ra để chống phá chế độ cộng sản.
Họ nghĩ sai. Bao thập niên qua, Mỹ không còn coi cộng sản là kẻ thù. Hồi giáo mới là kẻ thù của họ. Họ đã đưa tài sản, máy móc, hãng xưởng qua Trung Quốc, Việt Nam . Chỉ có người quốc gia chân chính mới thù ghét chế độ tàn ác và độc tài cộng sản. Khi đã coi cộng sản nếu không là bạn thì cũng là công cụ cho việc sản xuất và kinh doanh của họ, họ sẽ không có kế họạch nào cần thiết để bỏ tiển ra cho những công việc chống cộng. Sau hiệp định Paris 1973, mọi kế hoạch chống cộng đã xếp lại rồi. Chỉ riêng người quốc gia vẫn tiếp tục ý chí đấu tranh của mình dù không có Pháp hay Mỹ viện trợ. Nói tóm lại, với các văn nghệ sĩ lưu vong, sáng tác là :


-phản kháng chính sách nô dịch văn hóa của cộng sản
-phản kháng sự ngăn chận tự do ngôn luận, tự do sáng tác của cộng sản.
-trình bày sự thật của lịch sử, tố cáo tội ác của cộng sản trước đồng bào và nhân dân thế giới, đồng thời chống lại chủ trương bóp méo và xuyên tạc sự thật của cộng sản.
-tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại quê hương.


Ở lời nói đầu trong tập truyện Miền Thương Uyển Xưa, Đặng Phùng Quân viết:
Hành trạng của viết phác lên tiếng thương đau cho những người cầm bút giờ đây còn đang bị đầy đọa trong cái thế giới 'cơm,áo, gạo, tiền' rất hiện thực, cũng rất phi nhân, giờ đây không thể biết đến viết là gì.


Nhân vật nữ tại Việt Nam trong Ngày Tháng Bồng Bềnh của Nguyễn Văn Sâm đã nói:
Ở đây có quá nhiều chuyện bất công, quá nhiều điều xấu. Qua được bên đó, anh hãy viết thế nào cho mọi người nhận chân được lẽ chính tà, khơi dậy được suy nghĩ về số phận bi thảm của dân tộc mình (11).
Khi ở trong tù, Hà Thúc Sinh tự nhủ rằng nếu được sống trở về sẽ làm'' một đời thằng mõ không công'' . Cũng trong Lời nói đầu của Đại Học Máu, Hà Thúc Sinh viết rằng tác phẩm của ông là một bản phúc trình của một người lính Việt Nam Cộng Hòa bị bỏ rơi, bị ở tù cộng sản rồi được thoát ra ngoài . . .


Mở đầu quyển Hỏa Ngục Đỏ, Mối Tình Tôi, Lucien Trong viết:
…Tôi không viết quyển sách này để thỏa mãn sự căm giận. Đã bị đẩy đến tận cùng của tuyệt vọng, giờ không còn gì hơn ngoài sự mệt mỏi chán chường. Quyển “Enfer Rouge, mon amour” tôi viết bằng tiếng Pháp là để bày tỏ cùng Quốc tế tiếng nói uất nghẹn của một dân tộc đang bị kềm kẹp, còn quyển sách viết ra tiếng Việt nầy mới là lời tâm sự với những người đồng hương hiện cùng mang chung với tôi tâm trạng đau thương của người dân mất nước, nay đã trở thành hỏa ngục Đỏ, mối tình tôi….


Bàn về văn học hải ngoại, người cộng sản quốc nội hay thiên cộng, bợ đỡ cộng sản ở hải ngoại đã cho rằng không có một nền văn học hải ngoại, và họ cũng bắt chước Marx mà bảo văn học hải ngoại đang dẫy chết. Họ không biết rằng hiện nay tại quốc nội, tình trạng văn học nghệ thuật đang xuống dốc. Văn nghệ sĩ không muốn sáng tác và độc giả đã và đang lìa bỏ họ.


Sau ngày bỏ chính sách bao cấp, theo đường lối kinh tế thị trường, các nhà xuất bản (tất cả là quốc doanh) phải tính lời lỗ, chứ không như trước. Nhà xuất bản chỉ in những sách do đảng quyết định mặc dầu những sách này không ai mua như Lenin Toàn Tập, Hồ Chí Minh Toàn Tập. . .Những cá nhân bình thường muốn in sách thì phải bỏ tiền in và nộp tiền cho nhà xuất bản ( nhà xuất bản Quân Đội, Thông Tin, Văn Hóa, Phụ Nữ, Lao Động ) để mua lấy giấy phép. Khi xin được phép, dở bản thảo ra, người ta mới té ngữa ra là từ nhan đề cho đến nội dung đã đổi khác vì nhà xuất bản có quyền kiểm duyệt, và người kiểm duyệt muốn chứng tỏ họ có học vấn cao, có tài văn chương trác tuyệt và nhất là có trình độ chính trị Mác Lê Nin cao ngất ngọn tre! Sau khi in, tác giả phải lo việc phát hành mà chắc chắn là lỗ.
Nên biết rằng trong chế độ cộng sản, người ta đề ở bìa số in là hàng chục ngàn nhưng thực tế được là bao thì khó biết. Nghề dạy học nói chung, đặc biệt là nghề dạy và học văn học đã suy đồi thê thảm, vì không ai muốn làm những cán bộ tuyên vận, làm những kẻ đánh đĩ mồm, ca tụng đảng trong khi thực tế quá rách nát! Còn sinh viên, học sinh coi giờ văn là giờ tra tấn. Người ta không còn thích đọc sách nữa. Không bao giờ còn cái cảnh văn học thịnh trị của miền Nam trước 1975. Không bao giờ ta thấy cảnh nhà xuất bản, nhà in mọc như nấm, và nhà xuất bản trả tác quyền cho nhà văn. Và một nhà văn viết một lần mười cái feuilletons.
Không bao giờ ta thấy cảnh mấy bác xích lô trưa hè dừng xe dưới gốc cây đọc báo hay ngủ trưa, hoặc bàn luận những tin tức thời sự! Dân ta bây giờ tám mươi triệu, đuợc mấy người mua sách báo? Ông Khai Trí trở về Việt Nam là muốn chờ ngày thay đổi để ông có thể sống lại với cơn đam mê xuất bản của ông. Cái thị trường to lớn với tám mươi triệu dân là một niềm mơ ước và là những tính toán lớn lao! Khoảng 1980, cộng sản cho tái bản sách Tự Lực Văn Đoàn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng để kiếm tiền, và dân chúng cũng đã mua nhiều bởi vì người ta chán cộng sản, đi tìm quá khứ. Trong quyển Hồi Ức 40 Năm Làm Báo, Nguyễn Thụy Long viết về tình hình văn nghệ tại Việt Nam hiện nay:


Tiẻu thuyết truyện ngắn, truyện dài, thơ văn thời bây giờ thật khó tiêu thụ, chẳng nhà in nào chịu in ấn, nếu nhà văn, nhà thơ nào đó có mộng bán tác quyền cho nhà xuất bản, hoặc đầu nậu bỏ tiền ra in để kiếm lời, không còn chuyện đó đâu, hết rồi thuở người ta tìm tiểu thuyết của những nhà văn để xin in, trả tiền tác quyền cho tác giả ( Thời Báo số 1109, 16-9-2004,132. Toronto).

Nhìn chung, vạn sự khởi đầu nan, công việc xậy dựng văn học hải ngoại ở buổi đầu khá vất vả. Có nhiều nguyên nhân :
-Các nhà văn đã già nua, bệnh họan.
-Họ đau khổ vì cuộc sống tạm dung ở đất khách quê người.
-Một số bận mưu sinh
-Kinh tế yếu kém, không có hoặc it có Mạnh Thường Quân yểm trợ.


Ấy thế mà các văn nghệ sĩ đã làm được nhiều việc, quả là thần kỳ !
Bởi vì nhiều lý do. Ở trong nước, chúng ta bị kìm kẹp, nay ra hải ngoại, có quyền tự do, chúng ta viết để hưởng thụ quyền tự do trong một thế giới nhân bản và văn minh. Chúng ta mang trong tim tình yêu quê hương, và bao kỷ niệm êm đềm và đắng cay, nay những cái đó thôi thúc chúng ta viết lên trang giấy. Chúng ta phải viết để nói với thế giới bên ngoài về thực trạng bưng bít trong nước. Và cuối cùng, chúng ta cần viết để xây dựng một nền văn hóa mới, vì ở đâu, con người cần phải có thi ca, tiểu thuyết, âm nhạc, báo chí và thông tin. Dân tộc Việt Nam đã ồ ạt bỏ nước đi tìm tự do, và nay, chúng ta đồng lòng viết để nói lên tiếng nói của tình yêu, tự do và dân chủ.
  
Ngày nay văn học quốc nội và quốc ngoại đều đình trệ. Sau này không biết sẽ chuyển vần như thế nào nhưng văn học hải ngoại đã có một thời  phát triển  từ 1980 đến nay dù mấy năm nay việc xuất bản khó khăn...
_____
CHÚ THICH
[1] Nguyễn Văn Lục . Tình trạng lão hóa của văn học Hải Ngoại. https://tiengquehuong.wordpress.com/2015/03/07/van-hoc-hai-ngoai-2/
[2]Thụy Khuê. Thử tìm một lối tiếp cận văn sử học về Hai mươi nhăm năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975-2000  http://thuykhue.free.fr/tk99/tiepcan.html
[3] Nguyễn Mộng Giác. Nghĩ về văn học hải ngoại. Văn Mới, California USA, 30-32
[4]http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/van-hoc-sach/20040113/nha-van---dich-gia-huynh-phan-anh-toi-da-va-van-se-la-mot-nguoi-vn/16150.html
[5] Nguyễn Mạnh Trinh. Những cái nhìn Văn Học Việt Nam Hải Ngoại từ trong Nước.
https://nguoitinhhuvo.wordpress.com/2015/03/22/nhung-cai-nhin-van-hoc-viet-nam-hai-ngoai-tu-trong-nuoc-nguyen-manh-trinh/

(Trich NGUYỄN THIÊN THỤ * VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ TOÀN THƯ-
6   tập - 5000 trang- sẽ xuất bản nay mai)

No comments:

Post a Comment