Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 1 November 2016

VIỆT CỘNG = BIẺN ĐÔNG

NGƯỜI BUÔN GIÓ * VIỆT CỘNG ĐẠI BẠI

Thất bại toàn diện
Người Buôn Gió – Blog (03 Aug 2015)
l
Trong suốt khoảng 10 năm trở lại đây, mỗi lần Trung Quốc gia tăng xây dựng trên các quần đảo chiếm được ở Biển Đông. Việt Nam lập đi lập lại một phương thức ứng phó là lên án và đối thoại.
Việc lên án gần như là độc diễn, Việt Nam nói cho người dân Việt Nam nghe.
Trong những hội nghị, hội thảo liên quan đến biển Đông như môi trường, dầu khí, hàng hải mà các quốc gia khác tổ chức. Người Trung Quốc luôn có mặt và đưa bằng mọi cách họ khéo léo lái đến việc khẳng định chủ quyền của họ tại biển Đông, qua những bằng chứng họ đưa. Thậm chí họ dịch công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng thành nhiều thứ tiếng theo quốc gia có hội thảo, hội nghị để phân phát cho khách tham dự.

Ở cấp độ lớn hơn, trong các dịp quan hệ ngoại giao với các nước ở tầm quốc gia, chính khách Trung Quốc luôn thò việc Biển Đông vào bàn nghị sự. Họ luôn trình bày họ đang ở thế bị hại, họ yêu chuộng hoà bình quá đỗi cho nên bị các nước khu vực xung quanh biển Đông lấn chiếm biển đảo của họ. Thâm hiểm hơn, họ cho rằng việc lấn chiếm ấy của các nước , đặc biệt có Việt Nam, là nhằm đánh bắt trộm tài nguyên, hút trộm dầu khí của họ.
Người Trung Quốc đưa ra những hình ảnh, clip, bản nhận tội của dân Việt Nam bị bắt giữ, những biên bản xử lý phạt tiền và những biên lai do ngư dân Việt Nam nộp phạt, những lời thú tội của ngư dân Việt Nam cho các chính khách quốc tế xem.


Vì lý do nào đó, như chủ quan coi thường, hoặc vì quan hệ chính trị trao đổi, nhà nước Việt Nam không để ý đến những việc làm này của Trung Quốc.
Thế nhưng mưa dần thấm lâu, một hình ảnh Việt Nam khuất tất, cơ hội, trộm cắp vặt đã hình thành trong đầu những chính khách quốc tế. Nhất là ở châu Âu. Trong một thống kê của toà án Đức thì có 5000 vụ trộm cắp do người Việt gây ra trong tổng số một trăm nghìn người Việt tại Đức. Chả quốc gia nào ở Châu Âu lạ lẫm với việc người Việt trồng cần sa, buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, làm lậu, trộm cắp, thịt chó, thịt mèo, buôn người, làm giấy tờ giả nhận con, kết hôn giả…

Phần đa số người Việt phạm tội này nằm trong nhóm Việt Kiều ra đi từ phía Bắc của vĩ tuyến 17 sau năm 1975.
Với những chứng cứ dàn dựng của Trung Quốc và những lời than thở của họ, thêm những hiện thực về các con số toà án sở tại đưa ra. Việc một chính khách không có nợ nần , tình cảm gì với Việt Nam. Ông ta có nghĩ rằng chuyện Việt Nam đánh cá trộm, hút dầu trộm của Trung Quốc là hoàn toàn có thể. Do đó hành động kêu ca của nhà nước Việt Nam về chủ quyền biển đảo thực ra là nhằm che đậy mục đích trộm cắp mà thôi.
Điều đó dẫn đến khi giàn khoan 981 của Trung Quốc xâm nhập vào lãnh hải Việt Nam. Một số tờ báo Châu Âu gọi đó là cuộc cãi vã do tranh nhau khai thác dầu khí.

Các bạn có tin không, chẳng có quốc gia nào đứng ra nói rằng Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam cả. Các bạn cứ thử tìm xem có phát ngôn chính thức của quốc gia nào khẳng định điều ấy.
May lắm là sự lên án Trung Quốc có hành vi gây căng thẳng, xây dựng này nọ trong khu vực tranh chấp, số lên án đó không là bao nhiêu so với hàng trăm quốc gia trên thế giới.
Nhà nước Việt Nam đưa ra giải pháp đối thoại với Trung Quốc để giữ chủ quyền. Lặp đi lặp lại cụm từ “giải pháp đối thoại” từ năm này sang năm khác, trưng ra hình ảnh cuộc gặp gỡ này nọ, hai bên thống nhất giữ tinh thần nọ kia để giải quyết.
Thực ra là nhà nước Việt Nam lừa dân Việt Nam. Trung Quốc đã nói rất rõ ràng , họ không bao giờ thoả hiệp với lợi ích cốt lõi.
“Trong một bài viết khác, PLA Daily dẫn lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cho biết quân đội nước này cam kết trở thành một lực lượng vì hòa bình, nhưng không bao giờ thỏa hiệp đối với các nguyên tắc cốt lõi.”
Ai cũng biết cái gọi là “lợi ích cốt lõi” mà Trung Quốc gọi ở đây là yêu sách chủ quyền của họ tại Biển Đông. Và họ không nhân nhương nào trong vấn đề này, họ nói không có mâu thuẫn gì với Việt Nam về chủ quyền ở đây để mà đàm phán chuyện này. Chỉ có đàm phán về việc xử lý đánh bắt cá trộm, cứu thương, an ninh biển…những vấn đề nhân đạo, an ninh mà bất cứ nước nào thông thường có biển giáp nhau đều bàn.
Vậy là chẳng có chuyện đối thoại, đàm phán giữ chủ quyền giữa Việt Nam với Trung Quốc cả. 

Bấy lâu nay Việt Nam vẫn che giấu sự thật này, đem những đàm phán tào lao về tuần tra chung, an ninh, cứu trợ ra để lừa dân là đang có tiến triển tốt trong việc đàm phán với Trung Quốc về chủ quyền. Đây là lý giải cho những thắc mắc của người dân Việt tại sao lãnh đạo hai nước Việt Trung thống nhất xử lý mâu thuẫn biển Đông, mà Trung Quốc vẫn gia tăng xây dựng căn cứ quân sự, gia tăng bắt bớ ngư dân Việt Nam.

Cái gọi là “tranh thủ sự ủng hộ quốc tế ” của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam đã thất bại bởi nhiều nguyên nhân. Bởi sự gian manh, vặt vãnh từ người dân Việt Nam khi sinh sống ở nước ngoài, đến sự tráo trở, gian lận của nhà nước Việt Nam trong các cam kết về tôn giáo, nhân quyền, pháp luật. 

Bạn cứ đặt vi trí mình là một chính khách của Đức, Ba Lan, Tiệp, Anh khi đọc hồ sơ về người Việt tại Châu Âu và những nỗi buồn khi làm việc với nhà nước Việt Nam, bạn sẽ hiểu họ nghĩ gì về con người, chế độ Việt Nam ngày nay. Nếu họ có hoài nghi việc Việt Nam gào hét là bị xâm phạm chủ quyền để che đậy hành vi hút dầu trộm, đánh cá trộm có gì là ngạc nhiên.
Cái gọi là tự cường, phát triển kinh tế để tăng sức mạnh quốc phòng cũng thất bại hoàn toàn. Từ khi có cái ý này đến hôm nay, hàng loạt tập đoàn nhà nước nợ đầm đìa, phá sản, giải thể. Tham nhũng, quan liêu, gây thiệt hại, lãng phí tràn lan. Nợ nần ngày càng chồng chất.
]
Cái gọi là đoàn kết nội bộ để giữ chủ quyền cũng thất bại nốt. Hãy nhìn những cuộc thanh trừng nội bộ; hay những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược của người dân trong nước bị đàn áp, những người lên án Trung Quốc bị bắt tù những năm qua thì thấy rõ sự đoàn kết nội bộ của thể chế này có hay không.
Hãy nhìn lại toàn bộ giải pháp giữ chủ quyền mà nhà nước Việt Nam đưa ra từ trước, đến nay rõ ràng đã thất bại hoàn toàn.
Người Buôn Gió

THỰC PHẨM VIỆT NAM

THỰC PHẨM VIỆT  NAM

Chỉ khi chứng kiến quy trình chế biến ra một bát súp cua tẩm bổ mà tôi biết được sự thật "kinh hoàng" nằm ẩn phía trong đó.

Mặc dù trực tiếp chế biến thực phẩm nhưng nhìn qua ngó lại, tôi chẳng hề thấy ai mang găng tay. Một thằng bé chừng 14 tuổi, da đen nhẻm, ở trần, thay vì dùng dao để tách ngoe (chân) ghẹ ra như những người khác thì nó ngậm nguyên cái ngoe vào miệng rồi cắn sát vào đốt ngoe. Tiếp theo, nó kéo mạnh, cái vỏ ngoe tụt ra còn mẩu thịt nằm lại trong miệng nó. Bưng chiếc rổ lên, nó nhổ mẩu thịt vào rổ rồi lại tiếp tục với một cái ngoe khác…
Tôi hỏi nó sao không làm bằng dao thì nó nhe răng cười. Một chị ngồi cạnh nó nói: “Thằng này lười lắm anh ơi. Nó làm vậy cho nhanh”. Thằng bé đáp trả ngay: “Mấy bà làm giỏi, số lượng nhiều, tiền công nhiều. Còn tui, tui làm chậm nên tui phải có cách”(!)

Những chén súp cua

Buổi chiều, tôi trở lại quán ăn của chị - người đã hấp cho ông Tây "balô" hai con cua gạch thật nhưng lại bị chê là cua kém phẩm chất bởi lẽ ông đã quen với cái mùi vị "gạch" làm bằng lòng đỏ trứng vịt muối. Gọi một lon bia, tôi vừa nhâm nhi vừa nghe chị kể về những công đoạn làm giả súp cua.
Thông thường, khi đặt tiệc sinh nhật, thôi nôi, đám cưới hoặc liên hoan, khá nhiều người vẫn chọn món khai vị là súp cua hoặc súp măng tây cua. Tùy theo từng nhà hàng, quán ăn, chén súp cua ấy có giá từ 25.000 đến 100.000 đồng. Trên những vỉa hè ở một số con đường tại TP HCM, cũng có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc xe đẩy chuyên bán món súp cua cho khách mang về. Nhìn vào chén súp này, là một hỗn hợp gồm bột năng được nấu sền sệt cộng với những mẩu thịt "cua" nhỏ tí, nát vụn, lợn cợn mấy nhúm lòng đỏ trứng và vài cọng rau ngò, giá mỗi chén chỉ 10.000 đồng - trong lúc cua biển loại rẻ nhất cũng 100.000 đồng/kg mà 1kg cua khi hấp lên, tối đa cũng chỉ lấy được khoảng 350 gam thịt.
su-that-trong-sup-cua-1

Chén súp với những mẩu thịt bé tí, vụn nát nhưng cũng được gọi là "súp cua".

Vậy thì cua ở đâu ra mà rẻ thế? Chị chủ quán nói: "Bây giờ, chú đi coi trước đi đã. Từ đây - chị đưa tay chỉ qua mé bên trái - chú đi thẳng xuống chừng 1km. Khi thấy có ngã rẽ bên tay phải thì chú rẽ vào, hỏi thăm kho đông lạnh N. Chú cứ giả bộ như người đang tìm mua nguyên liệu để về mở quán bán súp cua. Coi xong, chú về đây tui kể tiếp!".
Uống hết lon bia, tôi đi theo hướng chị chỉ. Cũng chẳng khó khăn gì để tìm ra kho N. bởi nó có tấm bảng nhỏ treo ở phía trước. Bước vào, tôi thấy trên nền xi măng ướt sũng nước là hàng chục người ngồi trên những chiếc ghế gỗ thấp lè tè, hầu hết là phụ nữ và những đứa trẻ chỉ khoảng 13, 14 tuổi. Trước mặt họ là những đống ngoe và những mẩu càng của cả cua lẫn ghẹ đã được hấp chín. Mỗi người một con dao lưỡi nhỏ tựa như dao mổ y khoa, họ cần mẫn tách từng mẩu thịt bé tí trong những chiếc ngoe, mẩu càng ấy ra rồi bỏ vào chiếc rổ đặt ngay bên cạnh.
Cứ mỗi lần có một mẩu thịt bỏ vào rổ là cả đàn ruồi lại bay lên. Chưa bao giờ tôi thấy ruồi nhiều như thế. Nó bu đen kín ở những đống vỏ ngoe, trong những chiếc rổ đựng thành phẩm khiến nhiều rổ chỉ lúc nhúc một màu đen, nó bám cả lên quần áo, đầu tóc của những người ngồi đó. Thỉnh thoảng có người đứng lên đi ra phía sau là đám ruồi lại rùng rùng chuyển động nhưng chỉ trong giây lát, mọi sự đâu lại vào đấy. Hỏi thăm, tôi biết họ chỉ làm thuê cho chủ và số thịt ghẹ sau khi tách ra sẽ được đông lạnh rồi chuyển vào TP HCM, còn ở TP HCM người ta làm thành món ăn gì thì họ không biết!
Mặc dù trực tiếp chế biến thực phẩm nhưng nhìn qua ngó tại, tôi chẳng hề thấy ai mang găng tay. Một thằng bé chừng 14 tuổi, da đen nhẻm, ở trần, thay vì dùng dao tách ngoe ghẹ ra như những người khác thì nó ngậm nguyên cái ngoe vào miệng rồi cắn sát vào đốt ngoe. Tiếp theo, nó kéo mạnh, vỏ ngoe tụt ra còn mẩu thịt nằm lại trong miệng nó. Bưng chiếc rổ lên, nó nhổ mẩu thịt vào rổ rồi lại tiếp tục với một cái ngoe khác.
Tôi hỏi nó sao không làm bằng dao thì nó nhe răng cười. Một chị ngồi cạnh nó nói: "Thằng này lười lắm anh ơi. Nó làm vậy cho nhanh". Thằng bé đáp trả ngay: "Mấy bà làm giỏi, số lượng nhiều, tiền công nhiều. Còn tui, tui làm chậm nên tui phải có cách…".
Theo lời chị bán quán, trong quá trình kéo lưới "giã cào", một số cua, ghẹ bị rụng ngoe, gãy càng. Những người chế biến thu mua số rơi rụng ấy - kể cả những con cua, con ghẹ chết với giá chỉ khoảng 25.000 hoặc 30.000 đồng/kg tùy theo ngoe to hay nhỏ. Sau đó, họ đem về hấp chín rồi thuê người tách ngoe ra để lấy thịt rồi cho vào tủ cấp đông.
Khi đã được 2 hay 3kg, họ đóng gói, chuyển vào TP HCM để đại lý bán cho một số tiệm ăn. Thế nên có những chén súp măng tây cua ngọt lịm do bỏ nhiều bột ngọt mà khách vẫn thường ăn thì chưa chắc đã là cua thật, mà phải gọi là "súp măng tây ngoe ghẹ" mới chính xác!
su-that-trong-sup-cua-2

Cua lột bằng cách ngâm giấm khi ăn sẽ thấy có nhiều nước.

“Cua đẹt” thành cua lột

Tiếp tục tìm hiểu về thực phẩm giả, theo chỉ dẫn của ông Lâm, tôi cùng ông đến quán nhậu nằm ở Bình Trị Đông, quận Bình Tân TP HCM. Quán này nổi tiếng với món "cua lột lăn bột chiên giòn".
Gọi mấy lon bia cùng đĩa cua lột. Đợi chừng nửa tiếng, trước mặt tôi là 4 con cua trong lớp bột đã được chiên vàng, đặt trên lớp rau xà lách xanh mướt cùng mấy lát cà chua đỏ thẫm. Tuy nhiên, khi ăn tôi cảm thấy nó có vẻ hơi dai, thịt cua có khá nhiều nước chứ không mềm và chắc như những con cua lột khác mà tôi đã từng ăn tại Cà Mau. Ông Lâm cười: "Cua lột đểu".
Theo ông Lâm, để làm ra món cua lột lăn bột chiên giòn, thông qua những vựa cua, chủ quán đặt mua những con cua con - gọi là "cua đẹt", kích thước chỉ nhỉnh hơn 2 ngón tay. Về cơ chế sinh lý của loài cua, những con cua ở giai đoạn ấu trùng thì cứ 3 đến 5 ngày, chúng lột xác một lần để phát triển. Sau khoảng 2 tháng, sự lột xác diễn ra chậm hơn: 1 tuần hoặc 10 ngày một lần.
Được 6 tháng, mỗi tháng chúng chỉ lột xác một lần nhưng những con "cua đẹt" vì một lý do nào đó - chủ yếu là do hệ nội tiết - nó thường lột xác rất chậm, lâu lớn trong lúc lượng thức ăn nuôi nó cũng bằng như những con cua bình thường. Loại cua ấy, chủ trại nuôi cua bán với giá chỉ khoảng 40.000 đồng/kg.
Khi mua về, để làm món cua lột, chủ quán sau khi tách bỏ yếm cua cùng "phổi" cua - là những mảng xốp nằm dọc theo hai bên bụng cua, có chức năng lọc lấy ôxy từ nước rồi ngâm nó trong giấm công nghiệp chừng 1 tiếng. Và bởi vì thành phần của giấm chủ yếu là axit axêtic, nồng độ dao động vào khoảng 3% đến 5% nếu là giấm ăn, còn giấm công nghiệp thì axit axêtic chiếm 9,5% hoặc 12%, trong lúc vỏ cua có hai chất chính là kitin và caasi. Dưới tác dụng của axit axêtic, kitin bị phân hủy, dùng tay chà nhẹ lên thân cua là nó sẽ trôi đi hết, chỉ còn lại lớp màng bao bọc thân cua.
Nhưng nếu ngâm trong giấm, thịt cua sẽ có vị chua. Để khử vị chua này, sau khi xả qua bằng nước lạnh, chủ quán sẽ thả nó vào một thau chứa dung dịch kiềm - mà đơn giản là nước sôđa trong khoảng 1 tiếng. Cuối cùng, ngâm lại trong nước lạnh 30 phút nữa là có ngay những con "cua lột".
Ông Lâm nói: "Trước khi chiên, họ ướp cua với bột ngọt và hấp cua cho chín để làm mềm lớp màng rồi mới lăn bột". Chả thế mà khi ăn, con cua có vị ngọt rất đậm đà, cộng với vị béo của dầu chiên, cái giòn tan của lớp bột nên chẳng phải thực khách nào cũng biết rằng mình đang ăn "cua lột" đểu. Chưa kể mỗi kilôgam có chừng 20 con "cua đẹt", giá mua chỉ 40.000 đồng nhưng khi "lăn bột chiên giòn", mỗi đĩa 4 con chủ quán tính 60.000 đồng, lấy tiền dễ như ăn bắp!
Vẫn theo ông Lâm, cách duy nhất để nhận biết con cua đã bị ngâm giấm là khi cắn vào, nước trong thịt cua tiết ra khá nhiều do quá trình ngâm, thịt bị ngậm nước. Và bởi vì bên ngoài con cua có một lớp bột bao phủ nên dù đã chiên sôi trong dầu, nước vẫn không thoát ra được.

Gân heo thành… hải sâm

Cũng vẫn ở những tiệc cưới, tiệc sinh nhật, thôi nôi, tiệc liên hoan, nhiều người thường đặt quán ăn, nhà hàng làm món hải sâm xào cải bẹ xanh. Theo Đông y, hải sâm (hay còn gọi là đồn đột, sâm biển, đỉa biển), vị mặn, tính ấm, có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, dưỡng huyết, nhuận táo, chống lão hóa, giảm ho, tiêu độc, cầm máu...
Về mặt dinh dưỡng, hải sâm là loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm (khoảng 55%), ít chất béo. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều chất khoáng vi lượng hơn các loài thủy, hải sản khác như kẽm, sắt, đồng, i-ốt, crôm...
Theo các tài liệu của ngành thủy hải sản, biển Việt Nam có hơn 50 loài hải sâm sinh sống, trải dài từ Khánh Hòa đến Côn Đảo, trong đó có khoảng 40 loài ăn được như hải sâm vú, hải sâm mít, hải sâm lựu, hải sâm trắng, hải sâm đen, hải sâm gai.... Hiện tại, giá 1kg hải sâm sống dao động từ 1 triệu đến 1.200.000 đồng/kg tùy loại, còn hải sâm khô từ 1.500.000 đến 1.800.000 đồng/kg.
Chính vì đắt, cộng với nhu cầu ngày càng cao trên thị trường nên đã xuất hiện hải sâm giả. Ông Ngọc, một người chuyên bỏ mối mặt hàng thủy hải sản tươi sống cho một số quán nhậu, tiệm ăn ở quận 11, TP HCM cho tôi biết loại hải sâm giả này thường là hàng khô, được đưa về từ Trung Quốc, giá chỉ từ 400.000 đến 500.000 đồng/kg.
Ông nói: "Nếu chỉ nhìn và sờ nắn thì rất khó phân biệt bởi lẽ hình thù, màu sắc, độ cứng của nó giống y như thật. Khi nấu hoặc xào, nó cũng mềm, cũng lầy nhầy nhưng nếu là hải sâm thật thì mặc dù lầy nhầy nhưng miếng hải sâm vẫn giữ nguyên hình dạng. Còn hải sâm giả thì có thể biến dạng…".
su-that-trong-sup-cua-3

Do đúc cùng một khuôn nên hai con hải sâm giả nhìn giống như… sinh đôi!

Vẫn theo ông Ngọc, xác xuất loại hải sâm giả được làm từ gân heo là rất cao. Đưa tôi xem một tấm hình từ máy điện thoại của ông, trong đó là 2 con hải sâm giống y hệt nhau, ông nói: "Họ lấy gân heo đã khử mùi, hầm nhừ, trộn thêm một số hóa chất để vừa chống mốc, vừa bảo quản được dài ngày cùng hương liệu để cho ra mùi hải sâm rồi đổ vào khuôn ép tạo hình, sau đó tạo màu xám đen trên lớp da và sấy khô.
Hồi tháng 4 vừa rồi, có người chào tôi loại hải sâm ấy. Thoạt đầu, họ đòi 1.250.000 đồng/kg. Thấy giá hợp lý, tôi đã định mua nhưng khi quan sát kỹ, tôi nhận thấy trong số những con hải sâm, có 2 con giống nhau như đúc, từ kích thước, màu sắc đến những nếp nhăn trên thân. Hóa ra hai con ấy đều được ép cùng một cái khuôn nên tôi làm bộ trả giá xuống còn 350.000 đồng. Dùng dằng một hồi, thế mà họ vẫn đồng ý bán".
Thực tế cho thấy, thực phẩm giả ngày càng xuất hiện nhiều trong một số quán ăn, quán nhậu bình dân, chủ yếu phục vụ cho những thực khách túi tiền vừa phải. Súp "măng tây ngoe ghẹ" chẳng hạn, nó hoàn toàn có đủ chất dinh dưỡng nếu được chế biến hợp vệ sinh. Hoặc như gân heo giả hải sâm, măng giả khô bò, gạch cua trứng vịt muối, cua "đẹt", xét cho cùng thì nó cũng vẫn là thực phẩm nhưng điều nguy hiểm nằm ở chỗ để làm ra hàng giả, người ta đã không ngần ngại sử dụng những chất phụ gia nguy hiểm cho sức khỏe của người ăn.
Bên cạnh đó, bỏ ra một số tiền để ăn súp măng tây cua nhưng thực tế là thịt lấy từ ngoe con ghẹ, hay đĩa hải sâm gân heo nhưng phải trả tiền như hải sâm thật thì bụng có thể no, nhưng là no bởi tức anh ách vì đã bị lừa…

BÀ GIÀ 93 TUỔI BÁN XÔI

Sài Gòn: Cụ bà 93 tuổi nửa thế kỉ bán xôi vì muốn sống tự trọng

13:41 21/09/2015

(Ấn tượng) - Gánh xôi từ 5h sáng đến quá trưa, bà cụ 93 tuổi chỉ mong SG nắng nhiều hơn mưa để đôi chân không phải gánh gồng qua những con đường trơn trợt.

Đó là một trong nhiều câu chuyện về một kiếp người mưu sinh trong gian khó giữa Sài Gòn này. Song cụ bà ấy lại khiến những người đến và đi lưu tâm nhiều hơn vì tấm lòng của một người mẹ, một người bà hết mực yêu thương con cháu…
Sai Gon: Cu ba 93 tuoi nua the ki ban xoi vi muon song tu trong
Cụ bà ấy tên là Nguyễn Thị Tư (93 tuổi) hiện đang trú tại chùa Pháp Hoa, quận Phú Nhuận, TP. HCM. Sống ở cái tuổi “gần đất xa trời”, cái tuổi người ta bắt đầu được hưởng phúc phần từ con cháu thì cụ lại phải gồng gánh mưu sinh.
Cụ bán xôi từ năm 17 tuổi. Cuộc đời cụ mất mát nhiều, đau thương nhiều nhưng tất cả đều đã qua và mang nhiều thứ đi để lại mình cụ. Về những đứa con của cụ chúng tha phương nơi nào không rõ, chỉ là lúc nào cụ cũng nói nhớ chúng nhiều và muốn bán xôi dành đủ tiền đi tìm chúng. Đấy là lí do người mẹ già luôn bị hành hạ bởi căn bệnh thấp khớp ở lưng và gối vẫn cứ tiếp tục công việc bán buôn khó nhọc ở cái tuổi “gần đất xa trời”.
Sai Gon: Cu ba 93 tuoi nua the ki ban xoi vi muon song tu trong
Vậy mà trong thân hình còm cõi, ốm yếu của một người già sức mạnh về nghị lực phi thường vẫn được viết tiếp. Một nghị lực sống và niềm yêu đời khiến cụ có thể gánh gồng đủ những thúng xôi to để bán buôn qua ngày.
Sai Gon: Cu ba 93 tuoi nua the ki ban xoi vi muon song tu trong
Ở cái tuổi này, cụ có quyền chỉ ngồi không và sống bằng lòng thương hại của người qua đường hay trợ cấp xã hội, nhưng cụ bà ấy đã không chọn cách sống tẻ nhạt như vậy...
Sai Gon: Cu ba 93 tuoi nua the ki ban xoi vi muon song tu trong
Như một thói quen của tuổi già cụ lọ mọ dậy từ 4h sáng để nấu xôi. Đến khoảng tờ mờ sáng cụ gánh hàng xôi ra góc đường Trần Khắc Chân – Trần Quang Khải để bán.
Sai Gon: Cu ba 93 tuoi nua the ki ban xoi vi muon song tu trong
Cụ đã già yếu nên cụ chỉ còn nấu được ba loại: xôi bắp, đậu xanh và đậu đen với giá 5000 đồng một bịch xôi đầy.
Sai Gon: Cu ba 93 tuoi nua the ki ban xoi vi muon song tu trong
Sai Gon: Cu ba 93 tuoi nua the ki ban xoi vi muon song tu trong
Giữa bao món ngon buổi sáng, một số người vẫn chịu khó đi ngược dòng xe tấp nập giờ cao điểm để ghé gánh hàng xôi của cụ mua vài ba bịch xôi dù thực chất họ không ăn nhiều đến thế.
Sai Gon: Cu ba 93 tuoi nua the ki ban xoi vi muon song tu trong
Chú Nguyễn Văn Biển (ngụ tại Quận 3) cho biết từ lâu chú đã là khách hàng quen của cụ. Dù không phải sáng nào cũng ăn xôi nhưng chú vẫn thích ghé quán cụ để mua vài bịch. Hôm nào không thấy cụ ngồi đó là cả ngày làm việc chú không an tâm.
Chú tâm sự trong nghẹn ngào: “Nếu thật sự có một ngày tôi không còn gặp được cụ nữa thì đó là một mất mát lớn đối với tôi cho dù tôi và cụ chẳng có lên hệ gì. Vậy nên tôi cố gắng mỗi sáng đi làm đều ghé ngang đây, và tôi cứ làm vậy như thể đó là lần cuối cùng tôi gặp cụ. Người mẹ già ấy đã cho tôi sức mạnh trong công việc với nghị lực phi thường ở cái tuổi già mà vẫn chọn lao động chân chính miệt mài để mưu sinh…”.
Sai Gon: Cu ba 93 tuoi nua the ki ban xoi vi muon song tu trong
Cụ bán xôi nhưng vì đã già, lẩm cẩm nên tiền hao hụt khiến cụ bữa đói bữa no...
Sai Gon: Cu ba 93 tuoi nua the ki ban xoi vi muon song tu trong
Không những thế, những hôm Sài Gòn mưa, trong chiếc áo bà ba mỏng tanh, cụ ngồi lom khom trong chiếc dù tạm bợ ké cửa hàng bên đường. Và hôm đó cụ lại về muộn hơn, lạnh hơn, đau khớp hơn…
Cụ bà vẫn cứ bán buôn, vẫn cứ sống một cuộc đời thầm lặng không là gánh nặng cho xã hội nên với những thanh niên khỏe mạnh mà chọn con đường trộm cướp để mưu sinh điều đó thật sự đáng hổ thẹn...
Vậy nên với những ai đang sống trong sự bảo bọc của mẹ cha xin hãy nghĩ về những người này. Không cần phải ra tay giúp đỡ chỉ cần nhìn những kiếp người mưu sinh ấy, hãy gắng sống tốt cho bản thân mình và sống có ích cho xã hội.
Quỳnh Anh

PHẠM GIA ĐẠI * MỸ TÁN CỘNG TRUNG CÔNG VÀ NGA


Đòn Kinh Tế của Mỹ đánh vào Nga và Tầu


SEPTEMBER 24, 2015

Phạm Gia Đại


Tin tức trong hai tuần qua kể từ đầu tháng 9-2015 cho thấy trước tình hình Nga đem quân và trang bị vào Syria gây ra cuộc chiến tranh lạnh mới: Dựng ba dàn Radar tầm xa tại Latakia, Baniyans và Tartuc hầu lật ngược thế cờ tại Trung Đông. Và trước hiểm họa của Trung Cộng xây các căn cứ bành trướng và đe dọa tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, và vùng Á châu Thái Bình Dương, Mỹ đã ra tay về cả Quân Sự, Kinh Tế, và Chính Trị, mà mạnh nhất và hiệu quả nhất là các đòn Kinh Tế.

Về Kinh Tế:
Khi Nga chủ trương chiến tranh lạnh trong thế kỷ 21 thì Mỹ chủ trương một chiến tranh về kinh tế mới chống lại cả Nga và Tầu. Khi lệnh gỡ bỏ cấm vận của Mỹ với Iran hình thành, Iran sẽ cung cấp 100% dầu hỏa và khí đốt cho Châu Âu. Nga sẽ mất độc quyền cung cấp dầu khí cho Châu Âu và 80% kinh tế Nga vì sống nhờ vào bán dầu khí cho Châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Yếu huyệt của Nga là sống còn nhờ bán dầu khí cho Châu Âu. Mỹ sẽ triệt hạ kinh tế Nga bằng cách gia tăng tối đa khai thác dầu khí kể cả bằng phương pháp Shale. Mỹ và Ả Rập Xê Út gia tăng mỗi ngày 10 triệu thùng làm cho giá dầu hỏa từ $120/thùng xuống còn $39.80. Kinh tế Nga coi như bị cào bằng với giá dầu tụt xuống chỉ còn 1/3. Theo các nguồn tin trong hai tuần qua, trừ phi Nga nhả bán đảo Crimea và vùng phía Đông của Ukraine mà quân ly khai thân Nga đã chiếm đóng thì Mỹ mới nới tay với đòn dầu hỏa này.
Mỹ cũng sẽ ngăn cản Iran không bán dầu khí cho Trung Cộng. Hiện nay kỹ nghệ nặng TC vẫn nhờ vào dầu khí của Iran. TC đang rối lọan vì cả bốn thị trường chứng khóan tại Bắc Kinh, Thẩn Quyến, Thượng Hải và Hồng Kông đều sụp đổ không cứu vãn được. Đồng nhân dân tệ từ 1 đồng ăn 14 cents USD chỉ còn ăn có 6 cents. Khỏang 200 triệu dân Hoa Lục chơi stocks phút chốc tan tành cơ nghiệp, đua nhau tự tử. Dân Tầu có tiền phải đem vàng kim cương ra bán với giá rẻ mạt. Trong khi đồng USD mà cả Nga lẫn Tầu âm mưu triệt hạ lại lên giá trên nhiều lục địa khắp thế giới.
Về Chính Trị:
Nếu Mỹ nắm được Iran, TT Assad của Syria có thể bị lật đổ ngay tức khắc (đang được Nga yểm trợ), Syria sẽ hòa bình, Nhà Nước Hồi Giáo ISIS sẽ tan, trên 4 triệu dân Syria sẽ hồi hương và tránh cho Châu Âu bị tràn ngập bởi người tỵ nạn từ Syria qua. Europe đang lo ngại mùa Đông sắp đến và cần sưởi ấm và định cư cho trên 4 triệu dân tỵ nạn sẽ trở thành một vấn nạn.
Quan hệ Ngoại giao giữa Bắc Kinh và Washington đã trở nên băng giá từ năm 2010 khi BK từng tuyên bố ngang ngược là sẽ hạ bệ đồng USD và thay bằng tiền tệ mà TC quy định, và sẽ đánh sập nền kinh tế Mỹ, đã làm cho Hoa Thịnh Đốn nổi giận. Nhiều nguồn tin cho biết 4 trung tâm thị trường chứng khóan tại Hoa Lục bị sụp đổ là có bàn tay của Wall Street. Bắt đầu xâm nhập từ Hồng Kông và lan qua ba thị trường Stocks kia. Âm mưu của TC đánh phá Mỹ bằng kinh tế đã tan ra mây khói, ngược lại còn bị tan hoang khi thị trường Stocks bị sụp đổ gây ảnh hưởng dây chuyền qua quân sự. Oct., 2015 Tập Cận Bình dự tính chuyến công du qua Mỹ để tìm cách gỡ Bắc Kinh ra khỏi đòn kinh tế này nhưng hiện nay có nhiều áp lực với chính phủ TT Obama để hủy bỏ cuộc công du này của họ Tập. Đó là ác giả ác báo vậy.
Về Quân Sự:
Vì Nga đang âm mưu nắm chặt TT Assad trong tay, đưa quân trang bị vào Syria làm tăng thêm di dân tỵ nạn qua Châu Âu, và đang âm mưu thôn tính Ukraine để chiếm vựa lúa này, Mỹ đã phải dùng đòn kinh tế để triệt hạ tiềm năng quân sự của Nga, Nếu mất thị trường bán dầu khí cho Châu Âu, Nga sẽ mất tiềm năng kinh tế. Nga đang lo ngại Ukraine sẽ gia nhập vào Nato và điều này chắc chắn sẽ xẩy ra trong tương lai sắp đến, Nga sẽ nguy ngập nếu Ukraine gia nhập Nato. Mỹ đang bố trí lực lượng quân sự hải lục không quân, qua Nato, ngay chung quanh 4 phía thủ đô Kiev của Ukraine, chỉ cách xa thủ đô Mạc Tư Khoa khoảng 500km, có nguy cơ sẽ đem chiến tranh vào ngay trong nội địa Nga.
Để đối phó với TC tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, chính quyền TT Obama tuyên bố đứng sau lưng các đồng minh HK (kể cả CSVN) chống lại các âm mưu bành trướng và thôn tính của TC đi ngược với công pháp quốc tế về biển. HK không đứng về phe nào trong các tranh chấp này với điều kiện các tranh chấp phải được giải quyết theo công pháp QT. Ngũ Giác Đài của Mỹ đã nắm được toàn bộ kế họach quân sự của TC dự tính bành trướng xuống tận Úc Châu, Mã Lai, Singapore, nên đã bật đèn xanh cho Phòng Vệ Nhật Bản trở thành Quân Đội hùng mạnh có quyền đem quân ra nước ngoài chiến đấu. Hoa Kỳ ký kết thỏa hiệp an ninh hỗ tương quốc phòng với các quốc gia: Nhật bản, Ấn Độ, Úc, Pháp, Indonesia, Malaysia, Phi, Singapore,Thái Lan và cả CSVN. Tháng 8/2015, qua một thỏa hiệp an ninh quốc phòng đã được ký kết với CSVN, Nhật Bản có quyền gửi quân viễn chinh tham gia chiến trường tại Đông Dương nếu ba nước này bị TC xâm lược.
Để phô trương lực lượng, Mỹ đã chuyển 3 hạm đội 4, 5 và 7, một số đơn vị trong 5 sư đòan TQLC, 2 sư đòan oanh tạc cơ chiến lược trang bị hỏa tiễn Cruise mang 8 đầu đạn nguyên tử, 8 tầu ngầm nguyên tử chở hỏa tiễn Cruise liên lục địa, 3 hạm đội tàng hình, 4 sư đòan KQ chiến đấu vào 10 căn cứ hải không quân trên đất Phi, 4 căn cứ trên lãnh thổ Nhật, 3 căn cứ tại Đại Hàn, 2 căn cứ KQ tại M4 Lai, 4 căn cứ HQ và KQ tại Úc và một căn cứ tại Singapore.
(Tóm lược từ New York Times, Guardians (Hong Kong), Reuter, Alazazeera, Kyodo, Morning Stars, AFP, Bloomberg và RFI).


TRUNG CỘNG GIẾT VIỆT CỘNG


Nữ doanh nhân Hà Thúy Linh bị sát hại ở Trung Quốc?




Thứ 6, 12:26, 25/09/2015


Đối chiếu với số hộ chiếu của người phụ nữ bị cướp ở Trung Quốc và tử vong, cơ quan chức năng xác định đó là nữ doanh nhân Hà Thúy Linh.


Chiều 24/9, ông Phùng Khắc Đồng, Chánh văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết Tổng lãnh sự VN tại Quảng Châu, Trung Quốc, vừa có văn bản thông báo vụ việc liên quan đến bà Hà Thúy Linh (45 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Hà Linh (trụ sở số 31A Hùng Vương, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng).




Nữ doanh nhân Hà Thúy Linh



Văn bản của Tổng lãnh sự VN cho biết theo thông tin từ Công an Thường Bình, TP.Đông Quán, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), có 1 phụ nữ VN bị cướp, nạn nhân được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê, nhưng không qua khỏi, đã tử vong vào sáng sớm 22/9. Hiện nay thi thể phụ nữ trên đang để tại nhà tang lễ tỉnh Quảng Đông. Về nguyên nhân cái chết phải chờ giải phẫu tử thi. Đối chiếu với số hộ chiếu của người phụ nữ bị cướp, cơ quan chức năng xác định đó là bà Hà Thúy Linh.


Cùng ngày, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản đề nghị Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lâm Đồng và UBND TP.Đà Lạt làm việc với Công ty TNHH Hà Linh để duy trì ổn định sản xuất và bảo vệ tài sản của công ty này. Bà Linh hiện là Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lâm Đồng, là người có nhiều đóng góp phát triển ngành trà ô long cao cấp ở địa phương.


Năm 2002, bà Hà Thúy Linh cùng chồng (người Đài Loan) thành lập Công ty TNHH Hai Yih, trụ sở tại vùng Cầu Đất (Đà Lạt) chuyên trồng và sản xuất chè ô long xuất khẩu qua Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Năm 2008, sau khi chia tay chồng, bà Linh thành lập Công ty TNHH Hà Linh. Những năm qua, bà Linh liên kết với nhiều hộ nông dân Cầu Đất để sản xuất trà ô long cao cấp xuất khẩu với diện tích hơn 200ha. Đây là doanh nghiệp xuất khẩu chè ô long lớn bậc nhất của tỉnh Lâm Đồng.


Theo thông tin từ một đại diện Công ty Hà Linh, nhiều đối tác của công ty tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan hiện đang nợ tiền công ty. Ngày 19/9, bà Linh rời Đà Lạt đi Quảng Đông để tìm thị trường tiêu thụ trà thì bị tử vong./.


Một cán bộ Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng, cho biết từ năm 2010, bà Linh, với tư cách là Phó giám đốc Công ty HaiYil, và sau này là Giám đốc Công ty TNHH Hà Linh, rất tích cực hỗ trợ ngành thuế trong việc chống chuyển giá và hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp Đài Loan đầu tư trồng và chế biến chè tại Lâm Đồng.


Trong năm 2014 và những tháng đầu năm 2015, bà Linh là người tiên phong qua tận Đài Loan yêu cầu các cơ quan chức năng nước sở tại làm rõ nguồn tin trà có xuất xứ từ Lâm Đồng bị nhiễm dioxin và dư lượng thuốc trừ sâu. Sau đó phía Đài Loan đã có thông báo trà Lâm Đồng không bị nhiễm và cho thông quan.


Ngày 24.9, một chủ doanh nghiệp chuyên chế biến trà atiso cho biết gần đây bà Hà Thúy Linh thường than phiền việc làm ăn lúc này khó khăn quá, bị đối tác thiếu nợ nhiều...

HOÀNG HẢI THỦY * DUY TÂM- DUY VẬT

Duy Tâm Duy Vật
 
Giáo Sư Bùi Duy Tâm tiếp phái đoàn CSVN tại tư gia ở San Francisco

Khoảng năm 1991, 1992, một buổi tối trong căn gác lửng vo ve tiếng muỗi, tôi nằm nghe qua cái radio rêu rã đoạn tin về một ông Việt kiều tên là Bùi Duy Tâm. Ông Việt kiều này có liên lạc tình cảm chi đó với Nữ văn sĩ Dương Thu Hương ở Hà Nội.
Trước khi nghe đoạn tin, tôi mù tịt về những hoạt động sau năm 1975 của Bác sĩ Bùi Duy Tâm. Tôi không biết sau Tháng Tư 1975, ông ở Sài Gòn hay ông chạy thoát ra nước ngoài, nên thoạt nghe tin, tôi nghĩ:
“Ông Bùi Duy Tâm này là ông nào đó trùng tên, đâu phải là ông Bác sĩ Bùi Duy Tâm mình được quen?” Tôi cứ tưởng Bác sĩ Bùi Duy Tâm là người hiền lành, tôi không ngờ ông là người quá xá. Ông không chỉ là người “quá xá” thường, ông là tay “quá xá mấu.” Ông quậy phải nói là “tới bến,” là “quá cỡ thợ mộc.” Năm 1967 tôi có nhiều buổi chiều đến rượt bóng bàn trong Nhà Khánh Tiết của Vận Ðộng Trường Cộng Hoà. Quí vị đọc đoạn bài viết dưới đây sẽ thấy những năm từ 1965 Bác sĩ Bùi Duy Tâm có những hoạt động xã hội, ông chủ trương Câu Lạc Bộ Gió Khơi, ông xin Toà Ðại Sứ Tây Ðức cho Gió Khơi 10 chiếc bàn chơi bóng bàn tuyệt đẹp, ông đặt 10 bàn này trong Phòng Khánh Tiết Vận Ðộng Trường Cộng Hoà cho các em đến chơi, đã miễn phí còn được cấp banh Nittakku, ông giữ sân Vận Ðộng được nhờ mỗi chiều nấu một nồi nước trà cho các em uống. Một lần gặp Bác sĩ Tâm ở chỗ chơi Ping Pong này, tôi nghe ông nói:
— Tôi thương các em nhỏ. Các em bố đi lính, nhiều em bố tử trận, mẹ vất vả chợ trời, vỉa kè kiếm sống. Có người phải đi bán bar. Các em vất vưởng. Ðói ăn, không ai dậy dỗ, các em không có trò gì để chơi cả.
Té ra ông Bùi Duy Tâm dzu dzương Sông Ðà với bà Văn sĩ Dương Thu Hương Hà Nội là ông Bác sĩ Bùi Duy Tâm Gió Khơi Sài Gòn những năm 1965 tôi được quen biết. Tháng Năm 2011, ông Bùi Duy Tâm ở San Francisco tiếp một phái đoàn Bắc Việt Cộng tại nhà ông. Mời quí vị đọc 2 bài về chuyện ấy:
Bùi Duy Tâm và Tôi
Người viết: Nguyễn Ðồng Danh, Tháng Sáu 11, 2011 trên Blog “bahaidao.”
Năm 1964 ông Bùi Duy Tâm từ Mỹ trở về Sài gòn, sau khi hoàn tất học vị Tiến sĩ Y khoa và Tiến sĩ Sinh hoá (Biochemistry). Ðầu tiên ông Tâm dạy tại Ðại học Y khoa Sài gòn, sau đó ông ra Huế làm Khoa trưởng Ðại học Y khoa Huế cho đến cuối năm 1972.
Ông rời Huế về Sài gòn để làm Khoa trưởng Ðại học Y khoa Minh Ðức.
Dạo đó tôi làm Hiệu trưởng một trường trung học tại Sài gòn, nên nói về nghề nghiệp, thì tôi với ông là … đồng nghiệp.
Vào năm 1972 ông Tâm mở một Trung tâm huấn luyện Bóng bàn dành cho thiếu nhi trong tòa nhà khánh tiết tại Vận Ðộng Trường Cộng Hòa Sài gòn. Tòa Ðại Sứ Tây Ðức viện trợ 10 bàn đúng tiêu chuẩn quốc tế. Các em thiếu nhi đến tập dượt không phải trả tiền muớn bàn, mà còn được cấp banh, và nước uống. Ông Tâm xin Bộ Thanh Niên biệt phái danh thủ Mai Văn Hòa và Vũ Ðình Nhạc đến chỉ bảo, huấn luyện cho các em.
Nhà tôi ở đường Triệu Ðà. Từ nhà tôi đi bộ đến sân vận động Cộng Hoà chỉ có năm, mười phút, cho nên vào những buổi chiều, tôi thường xách vợt đến đó chơi bóng bàn ké với các em thiếu nhi.
Từ đó tôi có dịp quen biết Giáo sư Tâm, vì thỉnh thoảng sau giờ dạy tại Ðại học Y khoa Sai gòn, ông Tâm cũng thường ghé qua để theo dõi sinh hoạt Trung tâm Bóng bàn.
Xảy ra biến cố 30 Tháng 04, Giáo sư Tâm và tôi không hẹn mà gặp nhu trong trại tù cải tạo Trảng Lớn, Tây Ninh. Chúng tôi ở trong L3/T2 tức là Trung đoàn 3 Tiểu đoàn 2. Bên kia hàng rào là Tiểu đoàn 1, có luật sư kiêm ca sĩ Khuất Duy Trác, mỗi chiều thường chỉ huy đội hợp ca Tiểu đoàn hát bè các bài nhạc cách mạng.
Bên này hàng rào, chúng tôi cũng không thiếu nhân tài. Có Võ sư Ðặng Thông Phong (Chưởng môn Hapkido ở Việt nam), Gs Vũ Ðình Lục (dạy Toán Võ bị Ðà lạt), Gs Bùi Duy Tâm (Khoa trưởng Y khoa Minh Ðức), Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt nam Lê Quang Uyển, hoạ sĩ Trịnh Cung Nguyễn văn Tiến, Phan Hải cháu ruột của Phan Mạch (Chủ nhiệm văn phòng Thủ tướng Phạm văn Ðồng) và người bạn thân của tôi là giáo sư Phan Ðình Hoài (Hoài là cháu ruột của ba ông lớn: Lê Ðức Thọ Phan Ðình Khải, Mai Chí Thọ Phan Ðình Ðống và Ðinh Ðức Thiện Phan Ðình Dinh).
Mấy tháng đầu trong tù, chúng tôi chỉ lo đào giếng, cắt tranh lợp nhà, xây cất hội trường và lao động trồng rau xanh. Dự tính đi học 10 ngày rồi về, mà chẳng thấy học hành gì cả.
Một buổi chiều, sau khi cơm nước xong, giáo sư Bùi Duy Tâm rủ tôi đi dạo như thường lệ. Chúng tôi đi giữa các vườn rau xanh. Khi chỉ có hai đứa, Giáo sư Tâm khẽ nói:
— Moa sẽ về trong một hay hai tuần nữa, moa có vài lời khuyên toa: Thứ nhất, hãy tập nhịn ăn. Trưóc kia ăn ba bát cơm thì nay tập ăn hai bát hoặc ít hơn, bên ngoài người dân cả nước còn đói, huống chi bọn tù như mình.
Thứ hai, hãy tập nhịn nói, vì trong tù đầy rẫy bọn ăn-ten. Càng nói nhiều càng mang hoạ vào thân.
Thứ ba, toa hãy ráng giữ gìn sức khoẻ, giữ vững tinh thần, chờ ngày về với gia đình. Có thể toa sẽ phải học tập trong hai, ba năm hay lâu hơn nữa. Hãy giữ vệ sinh để tránh bệnh tật. Ở đây mắc bệnh thì chỉ có chết.
Tôi ngạc nhiên về những thông báo của anh, làm sao anh biết anh sẽ về, làm sao anh biết tôi sẽ học tập trong vài ba năm?
Giáo sư Tâm cho tôi biết trước ngày mất miền Nam, anh có làm một dự án xin nước Pháp tài trợ và trang bị một phòng thí nghiệm y khoa, một thư viện cho Ðại học Minh Ðức và Pháp đã chấp thuận. Bây giờ “Cách mạng” cần anh về để làm thủ tục nhận lãnh các quà tặng này. Giáo sư Tâm cũng cho biết trong gia đình anh có một người thân làm lớn trong chính quyền mới, người này nói cho anh biết chính sách và thời gian cải tạo “ngụy quân ngụy quyền” và cũng chính người thân này đã “đứng tên” giùm nhà cửa, xe ô tô của anh trước khi anh đi trình diện học tập.
Quả thật, đúng hai tuần sau, Giáo sư Tâm xách hành trang cá nhân lên trình diện Tiểu đoàn. Anh chỉ kịp dúi cho tôi một bao thuốc Tây gồm thuốc cảm, thuốc ho và kiết lỵ là những thứ thuốc tối cần cho người tù cải tạo.


Ba năm sau, tôi được tạm tha trở về thành phố mang tên Hồ tặc. Tôi gặp lại Giáo sư Tâm đi dạy Ðại học Nha Y Dược. Anh mặc áo sơ mi trắng, bỏ bên ngoài chiếc quần tây màu cứt ngựa. Anh cỡi xe đạp đến trường, vai mang xắc-cốt, trông không khác gì một anh Cán Ngố miền Bắc xã hội chủ nghĩa.



Mấy năm sau, khi đã định cư ở Úc, tôi nghe nhiều tin giật gân về Giáo sư Tâm. Anh đã định cư ở Hoa kỳ. Anh leo lên núi Mont Blanc cao hơn 4800 mét, anh là người Việt nam đầu tiên lên Bắc cực (có giấy chứng nhận của Cơ quan Quản lý Bắc cực). Anh ra vào Việt nam nhiều lần để môi giới bán giúp Việt nam kho đạn Long Bình. Rồi Giáo sư Tâm đi biển Ðồ Sơn chơi với nữ văn sĩ Dương Thu Hương và bà Hương đã thu băng những lời “hàn huyên” của ông Tâm. Chính nhờ những cuồn băng này mà bà Dương Thu Hương không bị CS Việt nam “thủ tiêu”.
Ðến đây tôi xin mời độc giả xem trích đoạn bài văn do chính bà Dương Thu Hương viết:
“Trời đã giúp tôi thành công. Trong chuyến đi chơi Sông Ðà với các ông Bùi Duy Tâm và Bùi Duy Tuấn, tôi đã mất 3 cuốn băng ghi toàn những chuyện ba hoa, hươu vượn. Nhưng vào đoạn chót của cuốn băng thứ 4 ông Tâm đã thú nhận: “Anh đã cho Dương Thông rất nhiều tiền.” (Dương Thông là Trung tướng Công an).
Sau chuyến đi đó chừng vài ngày, họ bắt tôi. Trong thời gian ấy tôi đã kịp sao băng ghi âm ra vài bản, gửi ra 3 nước: Pháp, Tiệp và Mỹ.
Do sự can thiệp của chính phủ Pháp, đặc biệt là bà Daniel Mitterand và phong trào nhân quyền thế giới, ngày 20/11 họ buộc phải thả tôi ra, sau gần 8 tháng giam giữ không xét xử. Lúc đó ông Bùi Thiện Ngộ là Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ông Ngộ cử Thiếu tá Sơn tới gặp tôi :
— Theo đúng pháp luật thì chị có quyền kiện Nhà nước. Nhưng Bộ trưởng muốn tìm một khả năng mềm dẻo hơn có lợi cho cả 2 bên.
Tôi cười. Tôi hiểu cái sự kiện tụng ở xứ sở này ra sao. Tôi yêu cầu cuộc thanh toán với Dương Thông. Bộ Nội vụ chấp thuận.
Vào mùa Xuân năm 1992, đại diện của Bộ Nội vụ là ông Bùi Quốc Huy (tức Năm Huy) – Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh, tiếp tôi có sự tham gia của Ðại tá Nguyễn Công Nhuận, người ký lệnh bắt và phụ trách nhóm người tra hỏi tôi trong nhà giam. Trong cuộc gặp này, tôi nói :
— Tôi biết tôi đang chơi trò trứng chọi đá. Bởi thế, lúc nào tôi cũng chuẩn bị cho cái chết của tôi. Tuy nhiên, tôi lại không ưa chết một mình. Nên tôi cũng trù liệu để sau cái chết của tôi, ít nhất cũng phải có dăm bảy đứa khác phải chết theo để tiếp tục chiến đấu dưới âm phủ, nếu không dưới đó rất buồn. Tôi có vũ khí của tôi. Trong tay tôi có 2 cuộn băng ghi âm. Cuộn thứ nhất liên quan tới một trong những kẻ tạo dựng ra Nhà nướcCSVN này, sư tổ của những người như ông. Nó tố cáo nhân cách một trong các bậc lương đống của triều đình chỉ là loài đểu giả, tâm tính hiểm ác, vô luân. Cuộn thứ 2, chắc ông cũng đoán được, ghi lại cuộc nói chuyện của ông Bùi Duy Tâm với tôi, trong đó ông Tâm khẳng định là đã cho ông Dương Thông rất nhiều tiền. Ðấy hẳn là món thù lao cho việc ông Dương Thông đã 2 lần cứu ông Tâm ra khỏi trại giam, thêm nữa, đón rước ông Tâm đi tới tất cả những lầu cao thềm rộng từ dinh cơ bà Nguyễn Thị Ðịnh tới Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng, từ nhà riêng các vị chóp bu Nhà nước xuống tới đám quan chức kề cận, để bàn định những đại sự như bán kho vũ khí Long Bình, bán dầu thô và những nguyên liệu khác… Như vậy tôi có trong tay bằng chứng về người tiền nhiệm của ông, gương mặt tiêu biểu cho quyền lực của chế độ này.
Hai băng ghi âm đó đã được chuyển tới 3 nước: Pháp, Tiệp, Mỹ. Nếu các ông đủ lực xin cứ việc truy tìm. Nhưng tôi không tin điều ấy. Các ông không có tiền. Nhân viên sứ quán Việt Nam ở nước ngoài đơn thuần là bọn buôn lậu, quay cuồng trong cơn lốc cóp nhặt đô la. Ở nước ngoài, các ông bất lực. Còn ở đây, các ông có thể tổ chức tai nạn xe máy để kẹp chết tôi, có thể đầu độc tôi, có thể làm bất cứ một điều gì khác nữa nhưng vào thời điểm tôi chết, chắc chắn phải có kẻ đồng hành. Không tức thời, nhưng sớm hay muộn cũng sẽ có. Và thêm nữa, những người thân của tôi ngoài biên giới sẽ lần lượt công bố các cuốn băng kia.
Cả 2 người đàn ông lặng thinh rồi một người mở chai nước, một người mời tôi ăn nho . Họ hỏi tôi về sức khoẻ, con cái, nhà cửa … làm như là một cuộc tán gẫu giữa mấy người hàng xóm. Tuy nhiên, tôi chẳng phải là một đứa bé nên tôi hiểu cái thái độ người thường gọi là “đánh trống lảng” ấy . Bất cứ kẻ đạo đức giả nào cũng sợ sự thật. Tất thảy mọi quốc gia, mọi thể chế đều có bọn đạo đức giả. Nhưng chắc chắn, không ở đâu con người buộc phải trở thành đạo đức giả như ở đây, một xứ sở mang xiềng xích của 2 thể chế: Phong kiến và CS.
Trước khi về, tôi nói thêm :
— Xin nhắc lại rằng, tôi đứng trước guồng máy của các ông chỉ là trứng chọi đá. Nhưng vì đã dấn thân vào cuộc chơi này, tôi bắt buộc phải học lấy vài món nghề của các ông. Vậy, các ông theo rõi tôi, tôi cũng theo rõi lại các ông. Tôi biết ông (Năm Huy) thường uống rượu ở đâu, chơi gái ở đâu. Trong hội Quý Mùi (những người sinh năm 1943) ông vẫn tụ họp với những ai và đem theo loại rượu nào. Thành thực mà nói, trên phương diện này, đôi khi trứng còn mạnh hơn đá. Các ông rất nhiều tiền, các ông thèm khát sống, thèm uống rượu Tây, thèm chơi gái, thèm xây nhà lầu … Tôi là kẻ phá sản, tôi không uống rượu, không chơi điếm, tôi có thứ sức mạnh mà sư tổ của các ông thường vẫn gọi “sức mạnh của giai cấp vô sản”. Riêng về luận điểm này, tôi thấy Mác đúng. Bởi vì, nói một cách sòng phẳng, với tất cả những thèm muốn ấy các ông sợ chết hơn tôi.
Ngưng trích.
Ðọc đoạn văn trên của bà Dương thu Hương, tôi quả thật rất nể Giáo sư Tâm. Từ một người tù cải tạo, anh giao du với Bộ Trưởng Công an VC. Anh dùng đô-la Mỹ để mua chuộc và lèo lái cái đám lãnh tụ Bắc Bộ phủ vào quỹ đạo của anh.


Cũng may nhờ cơ duyên gặp gỡ anh, mà bà Dương thu Hương đã có được những cuộn băng ghi âm quý giá. Những cuộn băng này đã giúp bà Hương tránh được cái chết (vì tai nạn giao thông như bà Nông thị Xuân, vợ tên Hồ) và được định cư tại Pháp quốc.



Ngày xưa trong tù, Giáo sư Tâm khuyên tôi ba điều: “Nhịn ăn, nhịn nói và giữ gìn sức khoẻ.” Ngày nay, tôi chỉ dám nhắc nhở ông Tâm một điều:
“Tên anh là Duy Tâm, xin anh hãy cẩn trọng khi giao du với những con người Duy Vật”.
Nguyễn Ðồng Danh
o O o
Báo Thời Luận, ở Cali, phỏng vấn Bác sĩ Bùi Duy Tâm, Cựu Khoa Trưởng Ðại Học Y Khoa Huế
Thời Luận Hỏi: Mấy hôm nay, Bác sĩ có nghe những gì nói về ông không ? Ông nghĩ sao về những lời chỉ trích, phê phán, cũng có thể gọi là chửi bới nữa ?
Bùi Duy Tâm Ðáp: Tôi đã phải trả một giá rất đắt bằng mạng sống của mình và gia đình để vượt biển đến nước này tìm TỰ DO. Tôi phải sống tự do, làm cái gì tôi cho là phải trong pháp luật của nước Hoa Kỳ dù điều đó không làm vừa lòng một số người. Khen Chê là những bài học miễn phí nên tôi vẫn lắng nghe để sửa mình. Khen Chê là quyền của mọi người nhưng đã đánh giá chính cái trình độ,cái tư cách của người khen chê trước cái việc được khen hay bị chê.
Hỏi: Hình như có một số học trò cũ của bác sĩ phản đối cuộc viếng thăm này với lời lẽ bất kính bất nhã. Bác sĩ nghĩ sao?
Ðáp: Ngày xưa các ông ấy là học trò, tôi là Hiệu Trưởng. Khi tốt nghiệp xong, các ông ấy là đồng nghiệp của tôi. Bây giờ các ông ây giỏi dang rồi đáng bậc thày tôi thì các ông ấy mắng chửi sao thì tôi chịu vậy. Bỗng chạnh nhớ đến chuyện bên Tàu: Chu ân Lai đại diện cho phe Cộng đi phó hội với Tưởng giới Thạch. Một điều hai điều Chu Ân Lai đều chắp tay thưa “Thày Hiệu Trưởng” vì Tưởng giới Thạch là Hiệu trưởng lúc Chu Ân Lai còn là sinh viên trường Võ Bị Hoàng Phố. Sau này khi Lâm Bưu trở thành nhân vật số 2 sau Mao Trạch Ðông, lúc đến gặp Tưởng để điều đình về việc quân, suốt buổi họp Lâm Bưu chắp tay đứng trong khi Tưởng vẫn ngồi để giữ lễ Thày Trò.. Nhưng thôi,đó là chuyện bên Tàu.
Hỏi: Xin được hỏi cho rõ câu chuyện: Bác sĩ có tiếp phái đoàn cộng sản Việt Nam do ông Phó Thủ tướng dẫn đầu. Ðó là do Bác sĩ mời hay họ đề nghị ?
Ðáp: Khi Tòa Tổng Lãnh Sự VNXHCN ngỏ ý đưa phái đoàn Phó Thủ Tướng tới thăm tôi, gia đình và bạn hữu.. Tôi đã nhắc nhở họ: “Tôi không thích Cộng sản, tôi đã đi tù Cộng sản 2 lần, đã vượt biên và đã viết nhiều bài chống Cộng sản đăng báo.” Họ nói: “Chúng tôi biết hết nhưng Nhà nước CSVN muốn tỏ lòng trân trọng với một Nhà Văn Hóa lớn”. Họ nói như thế nếu tôi còn từ chối thì tôi là người thiếu văn hóa sao..
Hỏi: Họ không đề nghị mời Bác sĩ lên tòa Tổng Lãnh sự của họ, hay tới tòa Thị chính San Francisco, nơi họ tổ chức hội thảo, như một số Việt kiều khác ?
Ðáp: Họ đến nhà tôi. Ông Phó Thủ Tướng và đoàn gồm nhiều bộ trưởng, thứ trưởng, tổng lãnh sự tới nhà tôi cũng như trước đây Thủ Tướng Võ Văn Kiệt sang Pháp tới thăm giáo sư Hoàng Xuân Hãn.
Hỏi: Bác sĩ nhận tiếp họ tại nhà riêng của Bác sĩ, có còn lý do nào không ?
Ðáp: Hồi Mẹ tôi mất, anh chị em trong nhà tranh luận với nhau có cho người yêu của em gái chúng tôi để tang không. Tôi lấy quyền Anh Cả quát lên: “Thằng ăn mày ngoài đường xin để tang Mẹ tao, tao cũng lấy làm hân hạnh huống chi nó sắp lấy em mình”. Nếu tôi đi đạo Phật mà Ðức Giáo Hoàng muốn đến thăm tôi thì tôi còn hân hạnh hơn là được Ðức Ðạt Lai Lạt Ma tới thăm.
Hỏi: Bác sĩ bị Cộng sản bỏ tù 2 lần mà bác sĩ chưa quên cái hận thù đó sao?
Ðáp: Hai bên đánh nhau, mình thua thì bị đi tù hồi tháng Tư, 1975. Sau này (1991) họ cho về để thăm thân nhân lại mưu mô phá họ thì họ bỏ tù là phải rồi chứ còn oán hận nỗi gì.
Hỏi: Họ có cho biết mục đích tới gặp Bác sĩ để làm gì không?
Ðáp: Tôi và gia đình tôi làm văn hóa. Cái nhà của tôi cứ như cái Viện Bảo tàng Văn hóa VN, đủ cả Trống Ðồng, Chiêng Cồng, Ðàn Ðá, Mai Lan Cúc Trúc, Ðàn Tây Ðàn Ta, Tác Phẩm Nghệ Thuật Ðông Tây Kim Cổ Ðạo Ðời, Sách Cộng Sản, Sách Chống Cộng, đọc tuốt. Cái gì hay thì nuốt, cái gì dở thì nhả ra. Không kỳ thị, không thành kiến và nhất là không phải giữ cái LẬP TRƯỜNG áp đặt nào hết. Tôi không sợ ai hết đâu nhé. Các ông ấy đến để xem cái Văn Hóa của nhà tôi, để nghe các con cháu tôi biểu diễn đàn Tây, đàn Ta và tôi chính là đạo diễn cái SHOW văn hóa hôm đó.
Hỏi: Khi Bác sĩ nhận tiếp họ tại nhà, Bác sĩ đã làm gì và đã nói gì?
Ðáp: Bất cứ khi nào tôi gặp người Việt Nam bên này hay bên kia, tôi đều cố nói cho họ hiểu rằng chỉ khi nào cả hai bên đều mặc cái áo của ông bà cha mẹ ta thì mới đoàn kết với nhau được còn nếu chừng nào cứ mặc cái áo của ông Tây, ông Tàu ủy nhiệm thì còn đánh nhau hoài.Và chia rẽ là chết, không chết ngay bây giờ thì cũng sẽ chết thôi.
Hỏi: Bác sĩ mặc áo dài khăn đóng khi tiếp họ là cố ý mặc cái áo của ông cha ?
Ðáp: Ðấy, vì cớ vừa nói xong. Tôi mặc quốc phục hơn một nửa thế kỷ nay rồi, từ khi làm Khoa trưởng Ðại Học Y Khoa Huế đề dạy các trò của tôi. Chẳng nhẽ sau này để người ngoài nó dạy cho à. Như bọn APEC đến nước mình họp nó bắt cả làng phải mặc quốc phục VN.. Tôi mà không mặc quốc phục thì nói suông cái Tinh Thần VN ai nghe nhỉ !
Hỏi: Nếu tiện, xin Bác sĩ cho biết diễn tiến của buổi Bác sĩ đón họ tại tư gia.
Ðáp: Có gì mà không tiện. Thoạt đầu đứng chắp tay chào nhau. Tôi chắp tay trước thì mọi người cả Tây lẫn Ta cũng chắp tay theo. Ðưa đoàn đi thăm nhà Văn Hóa, vườn Văn Hóa, nghe các cháu tôi chơi nhạc Ðông và Tây và nói câu chuyện Văn Hóa Xã Hội Lịch Sử với nhau. Ðề cập tới cả Hoàng Sa, Trường Sa, thác Bản giốc, Tự Do Dân Chủ. Con nít cũng được tham gia nói chuyện người lớn.Vui lắm!
Hỏi: Bác sĩ vừa nói, “con nít cũng được tham gia nói chuyện với người lớn, vui lắm”. Bác sĩ nghĩ sao mà mang con nít ra nói chuyện với những ông khách có bề thế tới nhà mình ? Vậy “con nít” là ai, bao nhiêu tuổi, và nói những chuyện gì?
Ðáp: Con nít là các cháu nội ngoại của tôi từ 11 đến 26 tuổi. Trước khi các cháu biểu diễn âm nhạc thì ông cháu tôi có một màn biểu diễn “Ðố vui để học” để khoe với khách các kiến thức văn hóa lịch sử mà tôi dạy chúng hàng cuối tuần. Ðại khái tôi hỏi chúng: “Các con có hãnh diện làm người VN không?” Các cháu trả lời :”Chúng con rất hãnh diện vì người VN là con Rồng cháu Tiên. Cháu Tiên, là trong thời bình người VN hiền lành, lễ phép, đẹp đẽ như Tiên. Nhưng nếu ai xâm lăng, ăn hiếp mình thì nổi giận vùng dậy oai hùng như Rồng.”
Hỏi: Thế hiện giờ có ai lấn áp, ăn hiếp mình không”.
Ðáp: Tàu đương chiếm cứ Hoàng Sa và Trường Sa của mình..”
Hỏi: Thế bây giờ mình phải làm sao?”
Ðáp: Mình phải giữ đất giữ biển.
Hỏi: “Thế nước yếu lấy gì mà chiến chinh”. Chúng đồng thanh: “Hy Sinh, Hy Sinh”. Tôi xoa đầu các cháu, khen ngoan và hỏi câu chót: “Bây giờ các con là công dân Hoa Kỳ, các con có thích không”.
Ðáp: “Chúng con thích vì Hoa Kỳ có TỰ DO và DÂN CHỦ”. Rồi chuyển ngay qua phần biểu diễn âm nhạc cho không khí đỡ căng thẳng. Ðã nói là ông cháu tôi làm Show mà chứ đâu dám mang con nít ra nói chuyện với các ông lớn.
Hỏi: Bác sĩ vừa nói “có đề cập tới cả Hoàng Sa Trường Sa, thác Bản Giốc, Tự do Dân chủ”. Tôi nghĩ, hẳn là những “món” này phải do Bác sĩ đề cập. Vậy phản ứng của họ thế nào ?
Ðáp : Tôi không hỏi câu nào hết. Khách đến nhà thăm mình chứ đâu phải buổi họp báo. Tuy nhiên ông Phó Thủ Tướng cũng ôn tồn giảng giải dài dòng cho con bé 13 tuổi và quan khách Việt Mỹ (có người của đoàn thông dịch) rằng: “Thác Bản Giốc chia đôi như vậy là có lợi cho mình (?) còn tại vùng Trường Sa, ta được thêm 23 hòn đảo ngầm dưới mặt biển như vậy coi như một thắng lợi (?)…”.
Tôi là chủ nhà nên luôn giữ buổi viếng thăm được thật hòa nhã lễ độ đúng gia phong văn hóa Việt Nam. Sau đó Tòa Tổng Lãnh Sự nói lại cho biết cụ Phó Thủ Tướng rất ngạc nhiên, hài lòng và khen tôi biết dạy dỗ con cháu hơn nhiều gia đình tại VN.
Hỏi: Họ có đề nghị với Bác sĩ điều gì không ? Nếu có thì Bác sĩ có nhận lời không ?
Ðáp: Ông Phó Thủ Tướng (thỉnh thoảng tôi gọi là Ngài vì họ đề trên giấy là His Excellency, lễ phép một tí có mất gì đâu) đề nghị: “Chuyện buồn xin để thành bùn, chuyện vui xin giữ trong lòng cho vui”. Tôi trả lời ngay: “Các ngài cứ dang tay ra trước, tôi sẽ đón nhận”. Phó Thủ Tướng rất lịch sự tặng quà lưu niệm cho tôi. Mọi người vỗ tay hoan hỷ ra về.
Hỏi: Bác sĩ có đề nghị với họ điều gì không ?
Ðáp: Tôi là công dân Mỹ chẳng cần gì ở Việt Nam cả mà đề nghị.
Hỏi: Trong số hình chụp buổi tiếp đón phái đoàn cộng sản, tôi thấy Bác sĩ có cầm giấy để đọc. Vậy Bác sĩ nói gì ?
Ðáp: Tôi nói rất ngắn gọn có những câu như sau: “Cuộc chiến dài 30 năm vừa qua mà chiến tuyến hết sức phức tạp đan xen lẫn lộn lý tưởng chống ngọai xâm giành độc lập, chống nô lệ đòi tự do, chống độc tài đòi dân chủ. Bao oan khiên xảy ra giữa con người với con người, giữa đồng bào với nhau, có khi ngay trong gia đình ruột thịt: cha con anh em đối mặt nhau, đối họng súng trên bãi chiến trường. Sau cuộc chiến đáng nhẽ toàn dân VN phải được vui mừng vì đất nước đã thống nhất nhưng lòng người lại thêm phân hóa vì tù đầy cải tạo, mất tài sản nghề nghiệp bởi kỳ thị lý lịch. Những oan khiên giết nhau trong chiến tranh chưa phai mầu thì lại tiếp nối những oan khiên hậu chiến: hành hạ nhau, phá nhau, chửi nhau để đáng nhẽ là tiếng hoan hô vui mừng lại là tiếng hò la đả đảo.
Hôm nay một sự kiện rất đặc biệt hiếm xảy ra trên thế giới ở VN cũng như ngay trên đất Hoa Kỳ là một đoàn đại biểu cao cấp Nhà nước VN gồm Phó Thủ Tướng, ủy viên Bộ Chính Trị, các Thứ Bộ Trưởng, Tổng Lãnh Sự chiếu cố tới thăm một lão già thường dân đã từng đứng bên kia chiến tuyến, đã từng là đối tượng của Nhà nước. Nhà nước ở thế thượng phong đã dang tay ra trước lẽ nào tôi không đón nhận và xin thưa lại vài lời: ngày xưa khi Ðức Trần Hưng Ðạo đến tuổi 70 lâm bệnh gần mất, vua nhà Trần đến thăm hỏi vị lão thần kế sách trị nước và giữ nước. Ðức Trần Hưng Ðạo tâu rằng: “Kế sách trị nước và giữ nước cốt ở chỗ AN DÂN, lòng dân được AN, vua tôi một lòng, bệ hạ còn lo gì nữa,còn sợ ai nữa”.
Mong rằng những việc sửa đổi, những cử chỉ hòa hợp sẽ thay thế tiếng hò la đả đảo bằng tiếng hoan hô đón mừng. Gia đình bạn hữu chúng tôi xin quý ngài nhận nơi đây lòng trân trọng.”
Trong khi tôi nói, Phó Thủ Tướng đứng lên cạnh tôi chắp tay chăm chú nghe.
Hỏi: Khi bản tin đầu tiên của báo trong nước đưa ra, Bác sĩ phản ứng ngay: “Bản tin đúng 90%”. Thế 10% không đúng nằm ở đâu?
Ðáp: Vâng. Tôi phản ứng ngay là “đúng 90%”. Một bài báo dài 16 dòng có hơn 2 dòng nhắc lại lời nói của tôi mà mất 1.6 dòng không đúng thì bắt đền ai đây. Chưa kể cả một đoạn dài tôi vừa nói trên đâu có được nhắc lại. Mình đã chường mặt ra thì ráng chịu báo chí nào cũng vậy thôi.
Hỏi: Khi nhận tiếp phái đoàn Phó Thủ tướng cộng sản Hà nội tại tư gia, Bác sĩ có lường trước phản ứng của cộng đồng không ? Tại sao Bác sĩ không yêu cầu với họ là không phổ biến buổi gặp gỡ, vì đây không phải là buổi “thăm dân cho biết sự tình” của Nhà nước CS để tuyên truyền, mà muốn buổi họp này có tính riêng tư để cả hai bên nói thẳng nói thật câu chuyện về đất nước?


Ðáp: Một tuần lễ trước, tòa Tổng Lãnh Sự rất tế nhị hỏi tôi có ngại ngùng gì không nếu có báo chí truyền hình lại? Tôi chẳng ngại và chẳng sợ gì ai cả. Cứ việc đến và muốn diễn đạt ra sao cũng được. Người nhạc sĩ viết một bản nhạc. Thiên hạ muốn hát hay dở, đúng nốt sai nốt thì mình cũng đành vui thôi vì ít ra cũng có người hát nhạc của mình. Thế mới là NGHỆ SĨ, nghệ sĩ của cuộc đời. Còn phản ứng của người khác thì ai chơi thì chơi, không chơi thì đi ra chỗ khác. Ðến ngay vợ con tôi không muốn chơi với tôi thì tôi chơi một mình. Hôm đó không có mặt bà vợ tôi, 8 con trai gái dâu rể thì chỉ có 2 đứa đến, 12 cháu nội ngoại thì chỉ có 4 đứa đến. TỰ DO mà. Ðổi cả mạng sống để lấy TỰ DO thì phải hưởng nó chứ. Hai vợ chồng Mỹ đi coi football:vợ về phe Cowboy, chồng vỗ tay cho 49er. Tối về vẫn ôm nhau ngủ. Mình là người Mỹ gốc Việt: cái hay thì giữ lấy, cái dở thì liệng đi. Tôi tiếp các ông ấy vì cái Văn Hóa của tôi chứ có chuyện chính trị bí mật gì đâu nên cứ quang minh chính đại. Tôi không thích là thằng HÈN.
Hết bài Phỏng vấn.

MỸ QUAN NGẠI BIỂN ĐÔNG



Mỹ lập lại quan ngại về Biển Đông





Tổng thống Obama đọc diễn văn trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, ngày 28/9/2015.


29.09.2015


Trong một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Trung Quốc, Hoa Kỳ ngày 28/9 nhấn mạnh duy trì các tiêu chí căn bản về quyền tự do hàng hải ở Biển Đông là một lợi ích của Washington.


Trong bài diễn văn trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, Tổng thống Barack Obama một lần nữa đề nghị Trung Quốc và các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.


Tổng thống Obama tuyên bố "Ở Biển Đông, Mỹ không có tuyên bố chủ quyền. Chúng tôi không phân xử các tuyên bố chủ quyền của các nước, nhưng như tất cả các nước tề tựu về đây hôm nay, chúng tôi có lợi ích trong việc gìn giữ các tiêu chí căn bản về tự do hàng hải, tự do vận chuyển thương mại, cũng như trong việc giải quyết các tranh chấp bằng luật quốc tế chứ không phải bằng võ lực".


Tổng thống Mỹ khẳng định Hoa Kỳ ‘sẽ bảo vệ các tiêu chí này trong lúc khuyến khích Trung Quốc và các nước khác giải quyết bất đồng trong ôn hòa.


Ông Obama nói ông đưa ra những lời phát biểu này về Biển Đông vì nhận thấy đường hướng ngoại giao rất khó khăn mà kết quả nhiều khi không được như mong muốn và rằng các nước lớn đủ mạnh để bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phương sách ngoại giao không đạt hiệu quả.


Trung Quốc đang bị quốc tế kịch liệt chỉ trích về các hành động lấn lướt, đơn phương thay đổi nguyên trạng Biển Đông để khẳng định chủ quyền qua việc bồi đắp đất và xây dựng các công trình dân sự-quân sự trên các đảo nhân tạo.


Trong phần diễn thuyết của mình trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc hôm qua, Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh cam kết phát triển một cách hòa bình.


Ông Tập Cận Bình nói bất kể tình hình quốc tế có ra sao và Bắc Kinh có trở nên hùng mạnh như thế nào đi chăng nữa, Trung Quốc cũng sẽ không bao giờ theo đuổi chủ nghĩa bá quyền hay bành trướng.


Các hình ảnh vệ tinh của Airbus Defence and Space chụp được hôm 20/9 cho thấy Trung Quốc đã hoàn tất đường băng trên Đá Chữ Thập ở Biển Đông và đang tiến gần tới việc đưa vào hoạt động.


Dựa trên phân tích hình ảnh, hoàn tất đường băng này sẽ tạo điều kiện cho Bắc Kinh gia tốc xây dựng cơ sở hạ tầng và có thể khởi sự các tuyến tuần tra trên quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.


Đội ngũ thi công Trung Quốc đang tiếp tục xây nhiều công trình trên đảo này, hoàn tất đê chắn sóng, và xây dựng đường sá. Hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy dường như Trung Quốc đang cho đổ đất dọc theo hai bên đường băng. Có thể đây là nỗ lực đầu tiên gieo trồng lương thực trên hòn đảo này hoặc có thể chỉ là khởi sự trồng cây che chắn để chống tình trạng nước biển làm xói mòn.


Theo PTI, AFP


http://www.voatiengviet.com/content/my-lap-lai-quan-ngai-ve-bien-dong/2984011.html














Biển Đông: Đấu khẩu gián tiếp Obama-Tập Cận Bình trên diễn đàn LHQ


Trọng Nghĩa Đăng ngày 29-09-2015 Sửa đổi ngày 29-09-2015 17:28


Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama tại một diễn đàn Liên Hiệp Quốc ngày 28/09/2015.REUTERS/Andrew Kelly


Hồ sơ Biển Đông quả là mối bất đồng quan trọng hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung thành với chiến lược được triển khai trong thời gian gần đây, giới lãnh đạo Hoa Kỳ như đã tranh thủ mọi cơ hội để đề cập đến các hành vi bị cho là quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông trước công luận thế giới.


Trong bài phát biểu hôm qua 28/09/2015 trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không ngần ngại hàm ý chỉ trích Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, điều đã bị Chủ tịch Trung Quốc phản bác lại một cách bóng gió ngay sau đó.


Theo Tổng thống Mỹ Barack Obama, Hoa Kỳ không có bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào ở Biển Đông, và cũng không phán xét bên nào về yêu sách biển đảo trong khu vực. Thế nhưng, theo ông Obama : « Tương tự như mọi quốc gia tập trung tại đây (tức là tại Liên Hiệp Quốc), chúng tôi có lợi ích trong việc duy trì các nguyên tắc cơ bản của tự do hàng hải và tự do thương mại, và trong việc giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế chứ không phải là luật lệ của sức mạnh».


Và Tổng thống Mỹ kết luận : « Do vậy, chúng tôi sẽ bảo vệ những nguyên tắc đó, đồng thời khuyến khích Trung Quốc và các bên tranh chấp khác giải quyết bất đồng của mình một cách hòa bình ».


Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, phát biểu không lâu sau Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dù không trả lời trực tiếp, những đã đả kích Mỹ một cách bóng gió, khi lên án điều ông gọi là « tâm lý Chiến tranh Lạnh », và việc các đại cường sử dụng võ lực.


Đối với với ông Tập Cận Bình : « Luật rừng đã làm cho số phận kẻ yếu nằm trong tay kẻ mạnh. Đó không phải là cách thức mà các nước nên dùng trong bang giao ». Chủ tịch Trung Quốc cảnh báo : « Những ai đã chọn cách tiếp cận nặng tay khi dùng vũ lực sẽ thấy rằng họ đã chỉ nâng một tảng đá lên để thả xuống chính chân của mình ».


Đấu khẩu Obama-Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh cho đến nay, Trung Quốc luôn luôn bị tố cáo là ỷ mạnh hiếp yếu trên vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.


http://vi.rfi.fr/chau-a/20150929-bien-dong-dau-khau-gian-tiep-obama-tap-can-binh-tren-dien-dan-lhq

AI CÒN MÊ CỘNG SẢN?

Sau 40 năm, Việt Nam còn mấy phần cộng sản?

  • 15 tháng 4 2015


Image caption Việt Nam một thời theo mô hình kinh tế và xã hội Liên Xô

Việt Nam, cùng với Trung Quốc và một vài nước nhỏ hơn được biết đến như những thành trì cuối cùng của chủ nghĩa Cộng sản trên thế giới.
Kể từ sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết, chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam đã phải thay đổi rất nhiều để tồn tại trong hoàn cảnh mới.
Sự quay lưng lại nền kinh tế tập trung bao cấp để hướng tới tư bản thị trường đã đưa một quốc gia nghèo đói lạc hậu chuyển mình thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh bậc nhất thế giới.

Từ nền kinh tế tư bản hóa

Nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thực sự ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến một đất nước Cộng sản hoàn toàn khác xa với những gì họ tưởng tượng.
Trên những đường phố tấp nập xe cộ là hình ảnh của đồ ăn nhanh, hàng hiệu và đồ điện tử Apple, nhứng biểu tượng của chủ nghĩa tư bản.
Truyền thông thì ngày càng trở nên thực dụng tranh cãi nhau xem cô người mẫu anh diễn viên nào diện áo quần đắt hơn, hoặc đại gia nào giàu hơn trên sàn chứng khoán.
Chủ nghĩa tiêu dùng như đang cuốn tất cả mọi người vào cơn kích động mạnh chưa từng có, để rồi bất chợt nhiều người tự hỏi, Việt Nam còn mấy phần Cộng sản.
Trong một khảo sát của trung tâm nghiên cứu Pew Research đặt tại Washington DC, có đến tận 95% người Việt được khảo sát đặt niềm tin vào sự dẫn dắt của thị trường tự do, cao hơn hẳn các quốc gia tư bản như Mỹ hay Hàn Quốc, hoặc thậm chí là Trung Quốc, đất nước có nhiều tương đồng về kinh tế và chính trị.
Điều này minh chứng rằng không còn mấy người Việt Nam còn tin tưởng vào định hướng xã hội chủ nghĩa.
Triết học Mác Lê Nin giờ đây không còn được dùng như kim chỉ nam cho các nhà hoạch định chính sách.


Image caption Dân TPHCM đến ăn quán Mỹ McDonald's
Nếu ai đó còn nhắc đến học thuyết Mác xít thì có lẽ chỉ là trên những giảng đường thiếu sinh viên, hoặc ngoài quán nước như những câu chuyện cười cợt siêu thực về một thời quá đỗi lãng mạn mà không ai còn muốn kể nữa.

Cho đến các Chính sách an sinh xã hội mất cân bằng

Có một sự hiểu lầm rất lớn của nhiều người phương Tây về Việt Nam, một trong những nước xã hội chủ nghĩa cuối cùng, đó là các nước XHCN hướng trọng tâm lớn vào các Chính sách an sinh như giáo dục, y tế, hưu trí và thất nghiệp.
Đây là nền tảng cơ bản của CNXH để giải thích cho tính chính danh của Đảng Cộng sản.
Nhưng cuộc đình công lớn gần đây ở khu công nghiệp ngoại ô Sài Gòn như một cú tát phủ nhận tất cả. Người lao động đứng trước nguy cơ mất trắng tiền trợ cấp khi quỹ Bảo hiểm có nguy cơ tan vỡ.
Cần phải nhấn mạnh là đây là số tiền do các doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp cho người lao động, hay nói cách khác là được trích ra từ lương làm công của chính họ, không phải là từ tiền thuế do Nhà nước trợ cấp.
Bản thân các Tổ chức Công đoàn, với được đặc cấp cho quyền lực lớn trong chế độ XHCN với vai trò bảo vệ người lao động, thì nay gần như trở thành một hình thức vô tích sự mà thực chất là bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp hơn là người lao động.
Có nhiều nghi ngờ rằng Công đoàn trong các Khu chế xuất còn tiếp tay cho lực lượng an ninh trấn áp các cuộc đình công tự phát.
Điều này hoàn toàn trái ngược với vai trò của Công đoàn ở các quốc gia tư bản phát triển.
Cần phải hiểu theo đúng nghĩa, không có đất nước nào là tuyệt đối “tư bản” hay “XHCN”.
Những quốc gia tư bản phát triển Tây Âu thực tế chịu ảnh
hưởng lớn từ phe cánh tả, vốn luôn trọng tâm vào các chính sách ngăn chặn bất bình đẳng để hướng tới xã hội nhân văn hơn.
Ví dụ như ở Đức, tất cả mọi người được đảm bảo được tận hưởng một nền giáo dục miễn phí cho tới tận Đại học.
Nhà nước cũng cung cấp y tế miễn phí cho tất cả người dân với yêu cầu là tất cả mọt người phải có bảo hiểm.
Bảo hiểm y tế được chi trả dựa vào mức thu nhập, nghĩa là người thu nhập thấp đóng ít hơn người có thu nhập cao và phù hợp với khả năng chi trả của mình.
Người già được hưởng lương hưu, người thất nghiệp cũng được hưởng trợ cấp, không nhiều nhưng đủ chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản
Trong trường hợp của Việt Nam, chi phí cho giáo dục và y tế là gánh nặng thường trực cho nhiều hộ gia đình.
Cấp tiểu học là cấp học duy nhất Nhà nước chia sẻ một nửa học phí, nửa còn lại phụ huynh phải tự đóng.
Các chi phí phát sinh trên thực tế như phí xây dựng, vệ sinh, thậm chí quà bánh cho giáo viên còn lớn hơn rất nhiều.
Nếu cộng tất cả những chi phí này lại, các hộ gia đình Việt Nam chắc hẳn chi cho giáo dục trên thu nhập đầu người nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Chi phí y tế cũng thực sự là một gánh nặng vô cùng lớn ở Việt Nam. Theo một thống kê trên báo nhân dân, tỷ lệ chi từ tiền túi bệnh nhân ở Việt Nam là 50%, quá cao so với 13.1% ở Thái Lan, 35% ở Malaysia hay 20% mức trung bình chung của thế giới.
Cũng như giáo dục, khi đến bệnh viện người bệnh ngoài viện phí còn phải chi nhiều khoản khác mà tựu chung là “phong bì”.


Image caption Cuộc biểu tình ở Tân Tạo cho thấy Công đoàn của Đảng Cộng sản không vì công nhân
Song hành với viện phí là giá thuốc cũng cao bậc nhất khu vực.
Các khoản phí này tác động mạnh nhất lên nhóm có thu nhập dưới đáy. Có tới gần 60% số hộ gia đình nghèo mắc nợ do chi phí khám chữa bệnh và 67% phải vay mượn tiền để chi trả điều trị nội trú.
So sánh với Cuba, đất nước còn ở giai đoạn “Cộng sản thuần khiết”, dù thu nhập đầu người thấp hơn nhưng hệ thống y tế ở đây hoàn toàn miễn phí đối với tất cả các thành phần xã hội.
Thành tựu y tế của Cuba đáng nể đến mức nhiều quốc gia phát triển hơn cũng phải ngưỡng mộ.

Chi tiêu Công thiếu minh bạch

Việt Nam sử dụng tới 20% ngân sách cho giáo dục, cao hàng đầu thế giới. Dù chi tiêu nhiều nhưng tiến bộ của ngành giáo dục không mấy khả quan.
Điều này là không đáng ngạc nhiên khi nhìn vào công cuộc cải cách giáo dục càng chi càng trì trệ.
Năm 2014, Bộ GDDT trình lên đề án đổi mới sách giáo khoa sau năm 2015 dự toàn hơn 34000 tỷ đồng. Gần 1.5 tỷ USD chỉ để thay sách khiến dư luận không khỏi kinh ngạc.
Chắc hẳn người được lợi nhiều nhất không phải là học sinh sinh viên, nhân tố trung tâm của ngành giáo dục.
Các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở Việt Nam được dự báo là sẽ vỡ từ nhiều năm trước.
Đây là hệ quả trực tiếp từ việc sử dụng nguồn vốn từ thuế và đóng góp của người lao động để đầu tư thiếu minh bạch.
Những cuộc đình công lớn gần đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh khi nguy cơ các quỹ này mất khả năng chi trả càng lúc càng lớn.
Dù Chính phủ đã có phương án xoa dịu bằng việc đảm bảo người lao động sẽ được nhận đủ tiền, vấn đề là tính khả thi như thế nào khi nợ công càng lúc càng lớn.

Một Việt Nam thị trường chủ nghĩa

Việt Nam có lẽ là nước duy nhất trên thế giới trực tiếp công khai “Xã hội Chủ nghĩa” trên Quốc hiệu, nhưng là quốc gia có rất ít chính sách để đảm bảo bình đẳng xã hội.
Thực tế, ranh giới giàu nghèo và quyền lợi tầng lớp trên và dưới được hưởng đang ngày càng phân cấp dữ dội.
Một trong những di sản lớn nhất mà Chủ nghĩa Cộng sản để lại là các Tổng công ty, Tập đoàn Nhà nước vốn có đặc ân đặc biệt để tiếp cận các nguồn tài nguyên của quốc gia, hoặc ưu tiên về Pháp luật.


Image caption Việt Nam là 'xã hội chủ nghĩa' trên quốc hiệu và trong lợi ích các tập đoàn đặc quyền
Những Tổng công ty, tập đoàn này về nguyên tắc phải sử dụng những đặc ân này làm động lực cho kinh tế đất nước, nhưng trên thực tế đang tạo lực cản phát triển.
Tôi còn nhớ những năm 90 khi đất nước mới mở của, mọi người còn hỏi nhau “hàng Nhà nước hay gia công”, ý nói hàng hóa do Nhà nước sản xuất luôn được ưu tiên hơn tư nhân.
Bây giờ thì hoàn toàn khác, nhiều tập đoàn nhà nước do quản lý kém và tham nhũng tràn lan làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào nỗ lực dẫn dắt của Chính phủ.
Những vấn đề này thách thức trực tiếp vào tính chính đáng của giới lãnh đạo, cũng như đặt một dấu hỏi lớn lên đường lối XHCN mà Chính phủ Việt Nam vẫn một mực cho là “đúng đắn”.
Việt Nam của ngày hôm nay chắc chắc không còn là một Việt Nam Cộng sản của những năm tháng mới giải phóng.
Thời gian này có trào lưu nhiều quán cà phê mới mở chọn phong cách như thời bao cấp.
Có lẽ đâu đó còn có ít nhiều nuối tiếc về những ngày tháng thiếu thốn nhưng công bằng, nhưng chắc hẳn không ai còn muốn quay lại nữa.
Bài của Thanh Doan được gửi tới BBC sau khi BBC mời độc giả tham gia viết bài vở, đóng góp tư liệu, chia sẻ thông tin, cảm nghĩ về sự kiện 30/04/1975. Cho đến ngày 15/04 riêng bài này đã đến được trên 155 nghìn bạn đọc trên Facebook
 http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/04/150415_vietnam_40yrs_not_so_communist

HUY PHƯƠNG * KHUC RUỘT NGOÀI DA

Theo định nghĩa chữ “kiều” là “ở nhờ, đi ở nhờ làng khác hay nước khác” nên những người này thường được gọi là kiều cư, kiều dân. Chế độ Cộng Sản ở trong nước dùng chữ Việt kiều hay kiều bào để chỉ chung những người Việt hiện đang sống ở hải ngoại. Đây không phải là kiểu dốt chữ nhưng họ có thâm ý “nhận vơ” cho rằng những người Việt này là công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang sinh sống, làm ăn ở nước ngoài. Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh ở Hà Nội, cơ quan phụ trách ra vào Việt Nam của “Việt Kiều.” (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images) Do sự “nhận vơ” đó mà ông Trương Tấn Sang trong dịp được Tổng Thống Mỹ Barack Obama tiếp kiến ở Tòa Bạch Ốc hồi Tháng Bảy, 2013, đã cám ơn chính phủ Mỹ đã chăm lo cho các người Việt ở Hoa Kỳ. Đây là lời cám ơn vô duyên, khá trơ trẽn, có lẽ trong thâm tâm hay cố tình, ông Sang cho tất cả những người Việt ở Mỹ đều là con dân của chế độ Cộng Sản Việt Nam, trong khi thực chất Việt kiều của ông chỉ là những người Việt du học tạm thời, nhân viên ngoại giao, mang thông hành Việt Nam đang ở Mỹ. Trong một bài viết về Học Viện Quân Sự West Point của Hoa Kỳ bằng tiếng Việt, một tác gỉa trong nước đã hạ bút rằng: “Sinh viên người Việt ở West Point khá đông, nhưng đều là Việt kiều...” thật tình tôi không hiểu hết ý của tác giả, và đây là một câu khá ngớ ngẩn. Tại Trung Quốc, khái niệm “Hoa Kiều” mang tính cách đứng đắn hơn, vì “Hoa Kiều” chỉ để nói đến những người còn mang quốc tịch Trung Quốc đang “ở nhờ” bên ngoài đất nước của họ. Còn nếu như muốn nói đến tất cả mọi người gốc Hoa tại nước ngoài, không kể họ đang tạm trú hay là thường trú nhân, có quốc tịch hay không có quốc tịch, thì các cơ quan truyền thông nước này dùng danh từ “Hải Ngoại Hoa Nhân” (người Hoa ở hải ngoại). Chúng ta, nhất là những người trong nước, phải dùng danh từ “người Việt hải ngoại” để gọi những người Việt đang sinh sống ở nước ngoài mà không thể cá mè một lứa, hễ cứ người Việt ở ngoại quốc, ai cũng là... “Việt Kiều.” Những ai đã sống dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa hẳn đã không quên “Hoa Kiều” tập trung ở Chợ Lớn, họ di cư sang Việt Nam từ mấy đời trước, làm ăn buôn bán, sinh con đẻ cái, nhưng không chịu vào quốc tịch Việt Nam. Chính phủ Ngô Đình Diệm, không những đã ra sắc luật cấm ngoại kiều, bất cứ Chà Và hay Tàu Chợ Lớn, đang sinh sống tại Việt Nam làm tám nghề chính liên quan đến huyết mạch kinh tế, mà còn bắt buộc những người cư trú lâu đời phải nhập tịch Việt Nam, từ đó, họ không còn là “ngoại kiều” nữa, mà trở thành “người Việt gốc Hoa” tồn tại cho đến ngày nay. Vậy thì ngày nay chúng ta nhận là “người Mỹ gốc Việt” hay “người Úc gốc Việt” là chính danh. Vậy thì chính phủ Cộng Sản cũng đừng bao giờ nhận vơ những Dương Nguyệt Ánh, Lương Xuân Việt, Alan Phan là Việt Kiều. Có điều lạ là chỉ thị số 45-CT/TW ngày 19 Tháng Năm của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam “về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới” có 2,199 chữ, nhưng không hề có một chữ “Việt kiều” nào. Tuy vậy trong Bách Khoa Toàn Thư tiếng Việt, người ta vẫn còn dùng chữ một cách lơ lửng: “Việt kiều hay người Việt hải ngoại...” Nói chung toàn bộ người Việt hiện nay ở ngoại quốc, có khoảng 4 triệu người Việt sinh sống trên hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có gần 2 triệu người ở Mỹ là những người Việt ở hải ngoại, phần lớn là người tị nạn, không mang quốc tịch Việt Nam (khi ra đi đã bị “cắt” hộ khẩu) không thể gọi đây là Việt kiều! Nếu nhắm vào các sinh hoạt của người Việt ở ngoại quốc, chúng ta sẽ khẳng định ai là Việt kiều, ai là không. Việt kiều là những người mang cờ đỏ sao vàng, thường tụ tập tại các sứ quán Việt Nam Cộng Sản trong các dịp lễ, Tết, sắp hàng đón tiếp các quan chức Cộng Sản sang thăm nước họ đang sinh sống hoặc “hồ hởi” về nước tham gia các buổi hội nghị hay đón tiếp để được mang thêm hai chữ “yêu nước!” Nghĩa tốt xấu của mỗi Việt kiều tùy theo hoàn cảnh, được báo chí trong nước loan tin. Nếu một Việt Kiều Mỹ hay Úc về nước lường gạt thì đó là một người Việt tha phương cầu thực đang sinh sống ở nước ngoài, nhưng nếu là một Việt kiều tiếng tăm, thành công vượt bực thì đó chính là một người gốc gác Việt Nam, khúc ruột ngàn dặm thương yêu trìu mến của chúng ta. Cộng Sản là bậc thầy của chuyện đổi giọng và đổi trắng thay đen, cho nên Việt Kiều nguyên xưa kia, chỉ là “những kẻ chạy theo bơ thừa sữa cặn của Đế Quốc Mỹ” nay đã hóa thân thành “khúc ruột ngàn dặm, một thành phần không thể thiếu của tổ quốc.” Và chúng lên mặt kẻ cả dạy dỗ: “Ủng hộ và khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài tôn trọng pháp luật và hội nhập vào xã hội nước sở tại, nơi bà con sinh sống,” cũng như sẽ “phối hợp chặt chẽ với các nước có người Việt Nam sinh sống nhằm hỗ trợ bà con có địa vị pháp lý vững chắc, bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú.” Trước kia những nhà đại trí thức như Nguyễn Khắc Viện, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường cũng nghĩ lầm là Việt Cộng yêu nước mà trở về, mới sống trong tai ương, chết trong vùi dập. Ngày nay, bài học của những Việt Kiều cỡ lớn như Nguyễn Trung Trực (Úc), Trịnh Vĩnh Bình, (Hòa Lan), Nguyễn Gia Thiều (Pháp), Nguyễn An Trung (Nhật), Nguyễn Đình Hoan (Mỹ)... đến Việt kiều “tép” như Trần Trường đã cho chúng ta hiểu rõ hơn thế nào là Cộng Sản. Gần đây việc một “Việt Kiều” tên Bùi Văn Tánh, nguyên dân Nha Trang, năm 1980 vượt biển đến Mỹ, định cư tại Mỹ đã 25 năm, trở về cố quốc bị công an bắt giữ về tội vượt biên trước đây. Tị nạn ở hải ngoại hiện nay có bao nhiêu người mang tội vượt biển, vượt biên trái phép, trốn trại, cướp tàu, trốn thuế, hối lộ chính quyền địa phương, mua bãi, “sở hữu hai bao cao su đã dùng rồi,” tội còn sờ sờ ra đó! Chúng ta “được gọi” là “khúc ruột ngàn dặm” nhưng 40 năm qua chúng ta đã chịu bao cảnh “ruột héo, gan bầm,” đoạn trường (đứt ruột!) khi phải bỏ nước ra đi.

CHỦ CÔNG TY BỎ TRỐN

No comments:

Post a Comment