Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 14 November 2016

TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN * PHẠM QUỲNH * VIỆT CỘNG *

Tuesday, November 18, 2014


TRẦN CÔNG NHUNG * ĐỔI ĐỜI

ĐỔI ĐỜI

Trần Công Nhung(Trích Thăng Trầm của tác giả in 2004)

Thông thường, đổi thay là mong mỏi có một tình trạng khá hơn. Cách mạng là làm thay đổi, phá bỏ cái tệ hại xấu xa, tiến lên cái tốt đẹp hơn. Sau năm 75 toàn Miền Nam, mọi giai tầng xã hội bị đảo lộn vị thế hình thái một cách nhanh không tưởng. Người ta gọi đó là sự Ðổi Ðời.

 Từ một công chức xuống công nhân, từ một bác sĩ thành anh chạy xe thồ, từ một cô giáo trở thành chị bán hàng rong, v.v. Sự đổi đời đã khiến mọi người ngẩn ngơ lo sợ, rồi tìm cách trốn sự đổi đời... thà chết với cuộc đời cũ còn hơn. Vì không chấp nhận sự đổi đời nên bao nhiêu người đã vào tù. Có người bị tù 1 lần, người 2 lần, có người vào tù ra khám như cơm bữa. Tôi cũng lãnh một lần tù.

Ngay đêm hẹn gặp với anh chủ ghe để tìm cách tránh cảnh đổi đời, tôi đã bị bắt đưa thẳng vào Trung Tâm Thẩm Vấn Nha Trang, nói nôm là nhà tù chấp cung. "Ðồng bọn" với tôi có gia đình Vĩnh Phát, Hòa Lạc, Mỹ Hưng… hết thảy chừng 30 người lớn bé. Họ toàn nhà buôn có tiếng ở thành phố Nha Trang, riêng tôi là giáo chức. Ðêm đó đúng là đêm kinh hoàng. Lúc lùa chúng tôi lên xe, một công an xô đẩy chúng tôi như thú vật và bảo: "Nhớ thành thật khai báo để sống thêm vài năm nữa".

Tôi bị nhốt vào xà lim số 2 chung với một can phạm giết người. Tôi không tưởng tượng được cuộc đời lại có giây phút tối tăm đến vậy. Không những thân xác ê ẩm thảm hại mà tinh thần cũng tê liệt đông cứng. Tôi nằm bất động suốt đêm, đến chiều hôm sau mới nghe tiếng người bạn tù:

-    Ráng ăn chút cơm đi. Ðã vào đây là phải cố sống chờ ngày ra.
Thêm một thứ âm thanh văng vẳng không rõ lắm:
-   Cọc, cọc... chú mới vào tên gì, tội gì?
-   Có ăn uống nói năng gì đâu mà biết.
-   Bình tĩnh chú ơi, nếu tội chú rõ ràng thì mau ra lắm.
Tôi suy nghĩ một lúc rồi cho người tù chung phòng biết trường hợp của mình.

Lát sau lại nghe tiếng gõ cọc cọc phía vách bên kia:
-   Khuyên chú ấy ăn uống cho có sức.
-   Vượt biển, nhà giáo.
-  Tưởng gì chớ vượt biển họ hỏi cung xong là cho ra phòng chung (nhiều người). Phòng của chú trước đây giáo sư Trần Văn Tây nằm, Tỉnh Trưởng Lý Bá Phẩm cũng đã ở đó.
Nghe tên Trần Văn Tây tự nhiên tôi thấy tinh thần tỉnh lại. Trần Văn Tây cùng dạy chung trường. Ðây đâu phải dành riêng cho mình. Tôi hỏi vọng sang người tù bên kia vách:
-   Ông Tây nằm đây bao lâu?
-   Chưa đầy tháng, tội chú cao lắm một tháng thôi.
-   Sao anh biết?
-   Ðã ở đây trên gần cả năm, ai ra vào, lâu mau cháu biết hết. Vượt biển chỉ chờ chấp cung xong là cho đi lao động.

Tôi nghĩ bụng, tay này sao rành quá vậy, hay là cò mồi để khai thác tù?
-    Anh tên gì? Sao nằm lâu vậy?
-    Thiên, nghi "giụt" lựu đạn giết cán bộ.
-    Sao nghi anh? Sao nhốt lâu?
-    Cháu là Thủy Quân Lục Chiến, năm ngoái trong Cam Ranh có vụ "giụt" lựu đạn giết cán bộ xã, công an điều tra, lính ngụy nên nghi, họ bắt cháu tại ga Nha Trang.

-   Gia đình biết không?
-   Không.
-   Trời đất! Sao không cho biết?
-   Thêm lo chớ được gì? Chừng nào thả thì thả?
-   Sao lâu vậy?
-   Không nhận tội, nhốt hoài. 
-   Vậy nhận mà ra.
-   Khùng sao chú, không làm mà nhận?

Tôi nghĩ, anh này rất khí khái, đáng mến. Tôi bắt chước gõ vào vách 3 cái:
-   Bao nhiêu tuổi?
-   Hăm lăm.
-   Nói lớn không sợ công an?
-   Giờ này làm gì có công an?
-   Sao biết?
-   Bốn giờ họ ăn cơm, đi chơi, đánh banh cả rồi. Chú dạy trường nào?
-   Võ Tánh.
-   Ði chưa mà bị bắt?
-   Chưa, mới ra bãi.
-   Lường gạt hay bị lộ.
-   Lường gạt.
-   Nhẹ, tháng là cùng.

Không ngờ qua câu chuyện tôi nhanh chóng lấy lại tinh thần, tôi bắt đầu ăn. Ăn ngon lành. Một vắt cơm, một tô canh rau muống lẫn mấy con cá liệt bằng ngón tay, chỉ một nhoáng là sạch bách. Tôi dùng đầu giây nịt, gạch lên vách đánh dấu mỗi ngày qua, một gạch, 2 gạch, 3 gạch....

Người tù chung xà lim cho tôi biết anh đã dùng rựa chém chết một cán bộ xã, vì tên này lợi dụng thế lực ve vãn vợ anh. Theo tôi, anh không phải loại người hung ác, nhưng lắm khi bị thách thức quá đáng, người ta cũng dễ cuồng trí. Mấy hôm sau anh chuyển đi nơi khác.

Còn một mình tôi, Thiên càng nói chuyện nhiều hơn. Tuy không thấy mặt mũi nhau nhưng qua tiếng nói, tôi hình dung anh là một thanh niên lanh lợi, có tinh thần hào hiệp nghĩa khí. Mỗi ngày, sau tiếng kẻng tan sở buổi chiều là Thiên rủ tôi "đi uống cà phê". Anh biết hầu hết các quán cà phê ở Nha Trang.

 Từ Chiều Tím góc Bà Triệu và Yersin, đến cà phê Lá Ða Xóm Mới, hương vị mỗi nơi như thế nào, không khí mỗi chỗ ra làm sao, Thiên mô tả rành mạch. Nhờ vậy, tôi bớt buồn lo và dần dà nhận ra vận số của mình phải thế. Ông Ân Quang đã nói trong Tử Vi của tôi từ năm 72 rằng rồi tôi sẽ thay đổi nghề nghiệp. Ðúng thật, nghề đi dạy thành nghề đi tù.

Hơn tháng nay, ngày nào tôi cũng bị dẫn lên phòng chấp pháp để khai cung. Mỗi khi nghe tiếng giày lộp cộp, tiếng chùm chì khóa leng keng là người cứ muốn nổi da gà. Cảnh nhà tù trong tác phẩm Chín Tầng Ðịa Ngục của nhà văn Liên Sô cũng y hệt như vậy, cũng những âm thanh nghe lạnh người.

Khai cung, tôi chẳng có gì để dấu nhưng họ không tin, họ quyết tôi đã đi nước ngoài, có nhận vàng của nước ngoài để làm gián điệp (chuyện không tưởng), bởi không, sao tôi có nhiều máy ảnh có những bằng nhiếp ảnh ngoại quốc. 
-   Anh khai thật thì được khoan hồng.
-   Thưa cán bộ tôi đã thành thật khai.
-   Anh đã đi nước ngoài mấy lần, và những nước nào?
-   Dạ chưa hề được đi nước nào cả.
-   Sao anh có bằng cấp nước ngoài?
-   Ðó chỉ là những bằng nhiếp ảnh, tôi gởi ảnh đi dự thi, họ cấp. Trong miền Nam không thiếu gì người như vậy.
-   Ai cấp tiền bạc cho anh?
-   Tôi chỉ dạy học, lãnh lương.
-   Lương anh bao nhiêu mà anh sắm nhiều máy móc thế, nói láo. 
-  Thời Mỹ đồ đó bán đầy chợ trời rẻ như cho, Nha Trang chỉ mình tôi chơi ảnh nên tha hồ mua.
Anh cán bộ làm thinh. Cứ vậy mà ngày nào tôi cũng phải trả lời chừng ấy chuyện. Phải công nhận anh chấp pháp rất kiên nhẫn. Anh có khuôn mặt choắt như mặt chuột, tái xanh, hàm răng khít rịt khi nói. Lúc đầu tôi rất ghét phải đối diện với anh, về sau thấy dễ chịu. Ít ra có anh tôi cũng được ra ngoài hít thở khí trời, được thấy những đám mây bay qua, được nhìn mấy con chim sẻ nhảy tung tăng. Dần dà tôi thấy anh có phần mến tôi. Anh không to tiếng, trong lối tra hỏi có vẻ hiểu biết hơn. Tôi chợt nghĩ ra một cách....
-   Tôi khuyên anh khai thật đi.
-   Cán bộ bảo tôi khai thật cái gì, tôi đã khai hết rồi.
-   Anh nhận vàng của nước nào? Ði những nước nào? Làm việc cho nước nào?
-   Tôi đã nói hết sự thật, nếu cán bộ không tin, xin hỏi nhà văn Võ Hồng, tôi là giáo viên trường ổng. Tôi sống ở đây bao nhiêu năm làm gì ổng đều biết.

Không ngờ nhờ câu trả lời đơn giản thế mà chỉ một tuần sau tôi được ra khỏi cát-sô ở chung với nhiều người (1). Tôi không nhớ ngày, ấy là một ngày đẹp trời, có tiếng kêu: “Trần Công Nhung dọn hết tư trang ra ngoài”. Cửa cát sô mở, người công an lạnh lùng nhìn tôi: “Ði”. Tôi vội vàng làm theo như máy, chẳng biết đi đâu, lành hay dữ. Tôi theo anh bộ đội vòng qua một khu nhà dài, anh mở cửa phòng số 10, đẩy tôi vào. Lúc cánh cửa vừa đóng là bao nhiêu người tù trong phòng ùa về phía tôi, hỏi thăm tin tức.

 Họ cứ tưởng tôi là người mới toanh từ ngoài vào cho nên ai cũng muốn biết những tin tức thời sự. Những câu hỏi để lộ tâm trạng mong chờ một thế cờ. Nhưng thấy không có gì mới lạ nên ai nấy giãn ra, chỉ còn hai người ngồi lại với tôi: ông Nguyễn Ðức Giang (Chách sở Giáo Dục), Trần Minh Thanh (giáo viên). Thanh đã nhanh nhẹn làm một tô mì khô đãi tôi: Bánh tráng sống bẻ vụn, rưới nước mềm, cho cám gạo vào rồi trộn đều với xì dầu. Tôi không ngờ tô mì chế biến đơn giản mà ngon. Sau 3 hôm ra nhà tù chung, tôi được gọi  đi lao động. Nhốt trong tù mà được đi lao động là một phúc lớn. Ra ngoài như được về với tự do, được hít thở thoải mái, được ăn no hơn... Cho nên ai cũng ước đi lao động.

Người cán bộ đến nhận tôi đi làm không mặc sắc phục công an. Anh ăn mặc như nhân viên dân chính. Trông anh hiền lành và còn trẻ. Ðối diện trại giam, bên kia đường là Ty Công An. Lúc đưa tôi băng qua đường, người cán bộ nói:
-   Chú xui xẻo, đi được thì sướng, cháu đã đi nước ngoài cháu biết.
Tôi ngạc nhiên, và nghi anh "thả bong bóng" khai thác gì đây. Tôi im lặng. Anh lại tiếp:

-   Hôm bắt chú có cháu. Những tài liệu của chú ở Ty chiếu mấy đêm để nghiên cứu. Chú chuẩn bị tư tưởng chớ lâu đó.
Tôi nghĩ anh này có thể thực tâm, vì đã xem qua tài liệu của tôi và hiểu tôi phần nào. Tuy nhiên tôi vẫn yên lặng thăm dò, lòng bàng hoàng nghĩ đến những ngày sắp tới. Công việc anh giao tôi là kẻ một biểu ngữ: "Tiếp nhận lẵng hoa bác Tôn" (Tôn Ðức Thắng).

Trong lúc tôi lay hoay làm thì người cán bộ lại nói nhỏ:
-   Chú muốn nhắn gì về cho thím thì lát nữa viết ít chữ cháu đem về cho.
Tôi nhìn anh tin tưởng và thầm cảm ơn. Tôi nói:
-   Nếu cán bộ giúp đuợc thì tôi vô cùng biết ơn.
Ðến trưa anh cho tôi miếng giấy, sẵn cây bút chì kẻ bảng tôi ngoáy mấy hàng tin cho nhà tôi. Anh lại bảo:
-   Chú muốn thăm gia đình, cháu sẽ nói thím đứng chỗ nhà đợi, lúc đi làm, qua đường chú sẽ thấy.

Tôi cảm ơn nhiều lần và thật sự tin người công an có lòng tốt này. Hôm sau đi làm, lúc băng qua đường, nhà tôi và các cháu đứng sẵn trong nhà đợi. Bổng tôi nghe: "Phì Phì, Ba kia Phì, chạy ra mau" thằng bé 3 tuổi chạy về phía tôi, tôi ẳm cháu lên và nước mắt dàn giụa. Ngay lúc ấy người bộ đội trên bốt gác cao, lên đạn rắc rắc đồng thời quát: "Bỏ xuống, bỏ xuống". Tôi vội vàng để thằng bé xuống và lẳng lặng đi theo anh công an. Ngày kế tiếp, không ai đến gọi tôi đi làm nữa. Hai tuần sau, vào một buổi sáng sớm, cửa phòng mở, một anh công an đứng hô dõng dạc:
-   Những người có tên sau đây thu dọn tư trang ra xếp hàng ngoài sân:
-   Lê văn T, Nguyễn chí Ð, Trần B...
Tôi hồi hộp chờ tên mình. Ði đâu không cần biết, rời khỏi chỗ đang bị nhốt là mừng.
-  Phan Hòa L, Trần Minh Thanh, Trần Công Nhung...
Tuy vẫn là tù mà sao sung sướng thế, tưởng như vừa được xướng danh đậu Tú Tài. Chúng tôi ôm đồ ra ngồi ngoài sân, chung với số người đã kêu.

Những câu hỏi chuyền tai nhau:
-   Ði đâu?
-   Chuyển trại.
-   Trại nào?
-   Ai biết!
-   Như không.

"Ê không được nói chuyện", anh công an quát về phía có tiếng xầm xì. Lát sau lại có tin: "Ði A 30", "Ði Ðồng Găng". Chắc chắn là đi, nhưng đi đâu thì không ai biết. Cuối cùng đa số chúng tôi được gọi tên lần nữa để lên một xe tải. Toàn bộ đám vượt biên lên chung một xe. Lúc tấm bạt phía sau tủ xuống và ràng cẩn thận thì xe chuyển bánh. Tôi cố tìm một kẽ hở để nhìn ra ngoài. Ðịnh hướng xem đi đâu. Mấy phút sau chiếc xe đi ra hướng Bắc. Có người cả quyết đi A 30.

Bốn giờ chiều, chúng tôi được thả xuống một trại cải tạo giữa rừng núi xa lạ lạnh lẽo: Trại A 30, Tuy Hòa. Quang cảnh nhà tù bây giờ xa hẳn phố thị và khoảng khoát hơn. Nhà từng dãy, những người tù trong bộ đồng phục xanh đi lại thong thả, họ tò mò nhìn chúng tôi mà không dám đến gần. Chúng tôi được dẫn vào hội trường của trại để học bài học  đầu tiên: "Nếp sống văn minh trong tù". Tôi thật sự đổi nơi ăn chốn ở, đổi nếp sống, đổi cách suy nghĩ. Ðổi Ðời.

(1) Sau này anh Võ Hồng cho biết công an có đến điều tra và làm anh một phen hết hồn.

NGUYỄN THỊ NGỌC NHUNG * TRUYỆN VƯỢT BIỂN RÙNG RƠN

 

 TRUYỆN VƯỢT BIỂN RÙNG RƠN  
 NGUYỄN THỊ NGỌC NHUNG
 
Dưới đây là một truyện ngắn giá trị của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Nhung, mô tả những diễn biến rùng rợn của một chuyến vượt biên, trong đó tác giả là nạn nhân. Truyện được viết dưới dạng tự thuật, nên lôi cuốn từ đầu đến cuối, khiến người đọc vô cùng hồi hộp, như được sống lại những kỷ niệm hãi hùng của ngày xưa vượt biên.
Ghe chòng chành giữa dòng nước, tôi sợ hãi ngồi bám chặt mạn thuyền, mắt láo liên nhìn trời đêm sáng lờ mờ ánh trăng mười chín. Chúng tôi ngồi dồn đống trong khoang thuyền. Hai tên đàn ông to người chèo ghe gõ nhẹ trên mui báo hiệu đã đến nơi tạm an toàn, chúng tôi có thể cử động đôi chút. Người chèo mũi vén tấm lá che mui nhìn vào.

"Bây giờ mình phải đi bộ một khoảng, tui dẫn hai người một lần. Chia ra để khỏi lộ. Mấy người khác cứ ngồi đợi đến phiên, nhớ đừng nói chuyện lớn tiếng."

Hắn dẫn hai người đàn bà ngồi sát cửa mui đi trước. Cả đám ngồi đợi ẩn nhẫn. Tim tôi chưa hết hồi hộp đập thình thịch thể như bất cứ người nào ngồi gần cũng đều có thể nghe được nhịp ấy. Phong nắm tay tôi. Tay Phong đẫm mồ hôi và lạnh. Tôi phải ngồi bệt và khom lưng, hai đầu gối co **ng cằm, gọn lỏn trong lòng Phong. Khoang ghe quá chật cho mười người ngồi lèn nhau, phía ngoài còn tấn mấy buồng chuối mùi nhựa nồng chát. Bên trái tôi, cha mẹ Phong dúi sát nhau. Một bé trai độ bốn, năm tuổi, bị uống thuốc ngủ, nằm im lìm trong lòng cha nó. Bà vợ ngồi kế bên, chân trái đạp chân tôi nhưng hình như bà không biết và tôi cũng không thể dời chân đi nơi khác. Đành chịu. Người con gái ngồi kế có lẽ là em gái bà, mặc bà ba đen như gái quê, mặt từa tựa nét.

Khí trời đêm hơi lạnh nhưng bên trong khoang, nóng hầm hơi người. Hình như cái nóng hậm hực ấy tăng gấp bội vì trộn lẫn với nỗi căng thẳng bập bùng ngập ngụa không gian. Tôi lén nhìn đồng hồ giấu trong ngực áo. Khoảng 2g15 sáng. Tôi thì thầm nơi tai Phong "Hơn hai giờ sáng rồi anh." Phong gật nhẹ đầu. Người đàn ông chèo lái ngồi im như pho tượng. Đôi khi ánh mắt của hắn lấp lánh nhẹ dưới ánh trăng khi chớp. Cái mũi dài mang nét khoằm khiến mặt hắn lộ đầy vẻ gian ác nhưng nụ cười nở rộng với hàm răng thưa làm giảm bớt ấn tượng xấu nơi người đối diện. Hắn mặc áo bà ba đen, tay áo xắn quá cùi chỏ.

Người đàn ông đưa hai người đàn bà lội bộ băng qua hàng cây thấp trở lại. Hơi thở của hắn nóng hôi hổi phà ngay mặt tôi khi thò đầu vào khoang kêu người đàn ông ẵm đứa con ngủ mê mệt. Người chồng bò ra đằng lái, vác đứa bé trên vai như vác bị gạo mò mẫm bước lên bờ. Vấp phải vật gì trên bờ đất, ông chúi nhủi suýt té, tay cố giữ thằng bé, người lảo đảo bước quàng xiên lòm khòm rồi mới đứng thẳng lên được.

Tên đàn ông dẫn đường mặc áo sơ mi màu nâu đen, quần tây nhàu nát ống nhỏ túm hơi ngắn trên mắt cá, có chỗ sờn, đôi dép mỏng. Hắn ta tương đối trông được hơn người ngồi lái. Với nước da tái, môi thâm vì thuốc lá nhưng lại vẽ nên một nụ cười thật đẹp với lúm đồng tiền bên trái, kẽ răng đóng nhựa thuốc. Đôi mắt mí to với hàng mi rậm, duy có ánh mắt của hắn là không thẳng thắn, còn ngoài ra hắn dễ dàng lấy cảm tình của người xa lạ với giọng nói trầm và chậm.

Tôi và Phong chưa bao giờ gặp hai người đàn ông này. Chuyến đi này chúng tôi qua trung gian bởi người bạn thân giới thiệu. Người bạn đó đã đến Mã Lai an toàn, chính vì vậy mà tôi và Phong mới tin tưởng nơi người trung gian này. Hơn nữa, chuyến đi có cả gia đình người thân gì đó của người trung gian cùng đi, như vậy thì không có gì để chúng tôi lo ngại. Thường là chắc ăn, người trung gian mới dẫn gia đình đi sau khi đã mối lái nhiều lần có vàng có tiền làm của hoặc manh mối bắt đầu bị lộ. Ba mẹ Phong và tôi phải xuống Cần Thơ, giả đi thăm bà con. Tôi mặc hai bộ đồ trên người, giấu theo ít vàng và nữ trang. Phong mặc quần áo nhăn nhíu không ủi. Mẹ Phong thì mặc bà ba quần thâm. Ba Phong thì vận đồ rách, vá chùm vá **p mấy chỗ, chân mang dép rách quai cột nối bằng cọng kẽm. Tất nhiên là không dễ gì qua mắt người miệt quê đó nhưng hình như họ cảm thông (hay tội nghiệp) trước sự trá hình không mấy chỉnh nên tôi thường bắt gặp ánh mắt ái ngại nhìn mà không dám hỏi vài lần suốt đường đi.

Đến nơi, cả bốn được dẫn đến một căn nhà nằm dựa mé sông chờ đến tối mới xuống ghe nhỏ theo sông ra cửa biển nơi có ghe lớn đợi sẵn. Trong nhà có độ hơn mười người khác đợi sẵn khi chúng tôi đến rồi chia nhóm theo ghe. Tôi dặn Phong tìm cách đi chung với người trung gian, bảo đảm hơn. Phong gật nhưng gia đình người đó cả thảy là tám, thêm hai người thì vừa đủ cho một chuyến. Nhưng tôi lẫn Phong đều không muốn đi tẻ riêng thành ra đành phải chờ chuyến chót, mười người, hơn mười giờ tối.

Thoạt đầu, ngồi chen chúc trong khoang, tôi muốn ngộp thở với hơi người và mùi bùn non lẫn mùi nước đọng hôi hám nơi đáy ghe. Hai người chèo bắt chúng tôi khom lưng gần như nằm mọp xuống, tấn bên ngoài dằn bên trên, mấy buồng chuối xanh ngắt sau khi đậy bao bố tời dơ bẩn lên đầu mọi người. Đường đi may mắn yên tĩnh không có chuyện gì xảy ra tuy rất chậm và kéo dài như không bao giờ đến nơi.
Người đàn ông dẫn đường trở lại, kêu bà vợ và cô em gái của bà cùng đi. Tôi chợt ngửi phải mùi nồng tanh tưởi nơi áo hắn khi hắn nghiêng người khều vai bà vợ. Bỗng dưng tôi nghe lợm giọng không hiểu tại sao. Cái mùi thật lạ lùng. Bóng tối trong khoang không cho phép tôi nhìn rõ mặt hắn. Mùi tanh đến lạ. Hơi thở của hắn cũng nặng nề hơn. Tôi thì thào với Phong sau khi hắn đã đi.

"Anh có nghe mùi gì không?"
"Không. Mùi gì?"
"Có mùi tanh tanh kỳ lắm... "
Phong bâng quơ qua chuyện.

Mùi bùn đó mà."

Cũng khá lâu người đàn ông dẫn đường mới trở lại. Có thể hắn đi không lâu lắm nhưng khi chờ đợi thì năm ba phút dễ biến thành năm ba giờ. Chỉ còn bốn người trong khoang. Hai tên đàn ông bàn tính nho nhỏ trên bờ. Tôi bỗng nghe gai ốc nổi đầy người. Tôi nắm chặt tay Phong. Mồ hôi tươm ướt lưng. Người đàn ông đẹp trai kêu chúng tôi ra khỏi khoang. Hắn nói, giọng khoan thai.

"Bây giờ tui dẫn ông bà đi, hai người một. Để khỏi mất thì giờ, hai người đi với anh Ban, hai người đi với tui. Tụi tui đi hai đường nhưng đường nào cũng dẫn tới chỗ ghe lớn. Đi đông nhiều tiếng động dễ bị lộ. "

Rồi không đợi phản ứng của người nào hết, hắn hất hàm người mũi khoằm tên Ban, đẩy cha mẹ Phong về phía đó. Quay nhìn hai đứa tôi, hắn cười, hàm răng lởn nhởn dưới ánh trăng, bóng đen lúm đồng tiền nổi rõ trên má, rồi hắn quay lui bắt đầu đi về phía rừng cây thấp. Phong nắm tay tôi đi theo hắn. Rừng cây tối mờ dù là rừng thưa, bóng lá đen ngòm trên đường lồi lõm. Tôi vấp té loạng choạng nhiều lần, đi chậm hẳn lại.

Chợt một nhánh cây đập vào mặt đau điếng, tôi khựng lại, giằng tay khỏi tay Phong rồi đỡ nhánh cây cúi người lom khom. Bỗng dưng, tôi nghe thấy... không chắc mình nghe đúng, nhưng tứ chi chai cứng. Thứ âm thanh nhọn như tiếng mèo gào giữa khuya. Tim tôi đập nhịp cuồng. Tôi quờ quạng tìm tay Phong. Chàng đứng sát tôi, chợt tôi cảm thấy cả người mệt mỏi và thỏng dài. Người đàn ông dẫn đường quay nhìn hai đứa tôi. Bóng tối mờ nhưng tôi vẫn thấy được ánh mắt kỳ lạ của hắn. Bỗng nhiên nỗi sợ hãi ùa tới tràn ngập người tôi với sự im lặng kỳ lạ của người dẫn đường không thúc hối khi thấy chúng tôi khựng lại. Hắn không hề kêu chúng tôi nhanh bước. Thời gian đứng khựng và cả ba đứng im như chờ đợi phản ứng của nhau. Chợt Phong kéo ngược tay tôi chạy trở lại hướng vừa rời đi lúc nãy. Tôi chạy cuống cuồng theo tay kéo mù loà. Rừng cây như mê hồn trận, chúng tôi chạy bất kể mọi thứ.

Rồi cả hai cũng trở lại được bờ sông nơi ghe cặp bến. Người đàn ông tên Ban đang cúi khom lục lọi chi nơi bóng đen nằm im bên chân hắn. Tôi đứng sựng kêu không ra tiếng. Miệng lưỡi dính thành một khối nghèn nghẹn. Bóng đen dưới chân hắn là mẹ Phong, nửa trên loã thể, tư thế co quắp, mặt úp xuống bùn. Ban hình như cũng không ngờ sự có mặt của tôi và Phong. Hắn đờ người, tay còn cầm sợi dây chuyền vàng lòng thòng. Trong khoảnh khắc chúng tôi nhìn hắn, nhìn cái búa bửa củi vất bên chân. Tôi không thấy máu vì bóng đêm làm nhoè bẩn mọi thứ. Nỗi sợ hãi dâng lấp trí óc. Ý nghĩ lướt thật nhanh trong đầu. Tôi đã hiểu tại sao chúng muốn dẫn từng hai người một. Tôi sực nhớ đến người dẫn đường. Đầu óc hoảng sợ nhưng vẫn còn sáng suốt để nghe rõ tiếng chân chạy đuổi và tiếng la của hắn đâu đó "Ê Ban, coi chừng tụi nó chạy. Ban! Ban! Tụi nó chạy rồi!" Phong vụt chạy về chỗ neo ghe. Tôi chạy theo tay níu của Phong đến sát mé nước, chân vấp vật gì. Tôi ré lên như đạp phải giòi. Nhìn xuống, ba Phong nằm nửa người vùi dưới nước. Phong khựng lại vì tiếng la của tôi rồi đẩy tôi ra sông. Tôi sặc sục, nước mới ngang ngực. Phong hét vào tai tôi.

"Lội mau lên, lội ra giữa sông."

Tôi bơi hối hả, tay chân nặng chình chịch vì hai bộ đồ ướt nước. Tôi quay cuồng tứ phía, không rõ mình bơi về hướng nào mới đúng. Tiếng người la hét sau lưng nghe chói tai đến độ hãi hùng. Một tràng đạn bắn vãi quanh tôi và Phong. Chàng đè đầu tôi ngụp xuống nước. Không mấy lâu, tôi ngộp thở hất tay Phong trồi lên hớp không khí. Súng nổ liên hồi như sát mang tai. Tôi luýnh quýnh đập tay chân loạn xạ, chưa đầy mấy phút đã mệt lả. Tôi càng ráng trồi lên chừng nào thì lại càng chìm xuống nhanh chừng nấy. Tôi lặn hụp lên xuống như người sắp chết đuối. Có lẽ nhờ vậy mà tôi tránh được đạn bắn xối xả chung quanh. Phong khi lặn kéo tôi hụp xuống, khi nổi đẩy tôi trùi tới. Tôi bơi tới tấp với cảm tưởng mình nổi ì một chỗ. Đầu óc tôi rối loạn nhưng hình như vẫn tỉnh táo, rất tỉnh táo để thấy ánh trăng mờ trên cao, cây cối đứng im nơi bờ, bóng nước lấp lánh quanh mình, hơi thở hào hễn, cơn mệt muốn đứt hơi và mấy bóng đen trên bờ với loạt đạn dữ dội. Tôi bơi như máy, hơi thở dần ngắn với nước tuôn vào mũi mồm sặc sục. Biết mình không đủ sức, tôi thả ngửa để Phong vịn vai đẩy đi. Hình như chúng tôi đã ra được giữa sông. Tôi nhìn vào bờ, chỉ thấy dạng cái ghe, hai bóng đen tàn ác nhoè lẫn trong bóng đêm nhưng ánh lửa nháng với tiếng nổ vẫn hiện hữu. Tôi đạp chân phụ sức với Phong, mắt nhìn thẳng lên lòng đêm có trăng sao đầy đủ. Trời đất có đó nhưng hình như bịt tai im lặng trước hành động dã man. Tôi nhẩm cầu những đấng tối cao mà tôi có thể nghĩ đến trong nhịp tim hỗn loạn.

Tiếng súng bỗng im. Sự im lặng hãi hùng đè chụp lấy tôi. Tiếng đập nước vùng vẫy của chúng tôi bỗng trở thành tiếng động duy nhất rõ mồn một trong đêm. Tôi lật sấp người lại tiếp tục bơi, bờ bên kia vẫn còn xa thăm thẳm. Có bơi mới thấy con sông không nhỏ như tôi tưởng khi còn ngồi trên ghe. Phong nhìn lại rồi nói qua hơi thở đứt quãng.

"Tụi nó chèo theo... bơi lẹ... lên em... May ra mình... thoát."

Câu nói của Phong lại được đệm bằng tiếng súng nhưng rời rạc hơn lúc nãy. Tôi muốn bịt tai để đừng nghe thứ âm thanh dữ dằn chở đầy gai nhọn đâm thẳng tim óc. Tôi nhìn lui, không hiểu sao trong lúc bấn loạn, trí óc vẫn tiếp tục có lúc minh mẫn để thấu suốt những thứ không dính dáng gì hết, quanh mình. Chiếc ghe trôi lừ lừ ra giữa sông thật nhanh. Lửa đỏ loé quanh. Tôi nghe được tiếng giầm quậy nước lẫn với tiếng súng mỗi lúc thưa hơn. Tiếng lủm chủm của đạn rơi không còn nghe gần đâu đây nữa mà vạt xa xa về phía bờ bên phải. Phong kề tai thì thào.

"Tụi nó không thấy mình. Em bơi nhẹ dưới nước trôi lần vào bờ, đừng gây tiếng động mạnh. Khi tụi nó bắn thì mình bơi nhanh hơn một chút."

Đám lục bình nhẩn nha trôi đâu đó làm hai tên đàn ông lầm lẫn. Chúng la hét lẫn nhau.

"Mày bắn lục bình không hà, Ban! Ê. Đ.m. tụi nó trôi hướng này sao mày cứ bắn hướng đó hoài vậy? Đ.m. giết có hai đứa mà cũng không xong, biết làm gì ăn đây mậy?"

"Câm cái miệng của mày lại. Đứa nào để xẩy? Hả? Mẹ cha nó, tao bắn đúng chỗ, chắc tụi nó chìm rồi. Không tin thì thôi. Đ.m, bỏ cho rồi. Sống chết kệ mẹ tụi nó. Về cho xong, trời gần sáng rồi, làm cả đêm, mệt chết mẹ!"

Mọi thứ vụt im. Không có tiếng chèo lẫn tiếng chửi thề. Tay Phong nắm cứng vai tôi trong khoảnh khắc rồi buông. Tôi chúi đầu sát mặt nước, tay chân cố khuẫy thật nhẹ nhưng vẫn mang cảm tưởng nặng chịt lào xào khuyấy nước. Im lặng nặng như tấm màn sũng nước phủ đè lên tâm trí. Tim tôi đập rối rít, mạch máu nhảy theo nhịp tim hào hễn, tai tôi nghe được tiếng bình bịch của tim mình tưởng như ai cũng đều nghe ra. Chợt có người dúi chân tôi xuống. Tôi hơi giật mình khi chân đạp phải lớp sình mềm. Phong đứng, mặt ngửa chừa mũi thở, cả đầu dìm gần hết dưới nước. Tôi bắt chước Phong, đỡ mệt vì chân chạm đáy sông nhưng phải đổi chân chống vì lớp sình mềm khiến chân chuồi nghiêng không vững. Được một lát, tôi ngẩng nhìn vừa lúc bóng đen nơi ghe lên tiếng.

"Đằng kia kìa. Đó. Đ...đ... tụi nó vừa hụp xuống. Chỗ này nè. Mày bắn chỗ đó coi."

Phong nắm tay tôi kéo hụp xuống nước. Nghe được câu nói của người trên ghe nên tôi kịp chuẩn bị để hít một hơi không đến nỗi chịu ngộp lâu. Đạn bắn tung toé sát nơi tôi đứng. Phong dò dẫm bước đi dưới nước. Tôi bước theo mò mẫm, chân đạp sình loạng choạng nhằm nơi trũng sâu làm tôi hốt hoảng bíu chặt tay Phong. Miệng há ra bất ngờ khiến nước ùa vào mồm, tôi ngột ngạt trồi đầu lên thở. Trước mặt, đám lục bình kẹt nhánh cây chết dồn đống bên bờ. Tôi truồi sâu vào đám lá, chỗ nước cạn ngang bụng nên ngồi chồm hỗm dưới nước. Bóng ghe đi ngang thật rõ. Tiếng nói chuyện vang vang.

"Kệ mẹ tụi nó, về cho rồi. Mày cất đồ chưa?"

Giọng trầm khoan thai trả lời như không bị ảnh hưởng chi hết với hỗn loạn máu me vừa rồi.

Rồi, hỏi hoài! Xét hết mấy cái thây rồi. Trừ khi nào họ nuốt vô bụng thì tao chịu chớ... Ờ, hay là mình quay lại mổ mấy cái thây đàn bà. Tụi nó có khi nuốt hột xoàn..."

Giọng kia bẳn gắt hơn. "Sao hồi nãy hổng nói? Mẹ nó. Xì. Đ.m, gì cũng mày. Đợi xong rồi mới nói. Xẩy hết hai đứa... Gần sáng rồi, mổ miết gì nữa. Đ. m.."

Tiếng nói nhỏ dần theo dạng ghe loãng dần trong đêm tối. Phong đứng dậy, lần mò trượt lên trượt xuống với lớp sình nơi bờ rồi mò lên bờ đất. Tôi đạp sình nhão nhoẹt len chảy qua mấy kẽ chân, theo Phong lên chỗ có đất cứng. Bờ đất đầy rễ chằng chịt của thân cây chết, không rõ cây gì. Tôi lại vấp chân đau điếng nhưng cơn đau không đủ nồng độ để tôi nhận biết lâu hơn. Ngồi bệt xuống, tôi lần mò ngực áo tìm đồng hồ. Ánh lân tinh mờ ảo. 4g20 sáng. Tôi nói với Phong, hơi khựng lại khi nhận ra mình lạc giọng.
"Gần bốn rưỡi rồi anh. Giờ tính sao đây?"

Phong cởi áo vắt nước không trả lời. Tôi cởi bớt một bộ đồ bên ngoài cố vắt cho ráo rồi phơi đại trên mấy nhánh cây gần đó. Hơi lạnh thấm qua lần áo ướt còn lại trên người khiến tôi nổi ốc. Cả người tôi run từng cơn theo phản xạ cơ thể. Tôi ngồi bó gối, hai tay ôm chân co ro. Phong choàng tay qua vai tôi cho ấm. Hai đứa chúi vào nhau. Trí óc tôi dần dần tỉnh và tôi cố tránh không nghĩ đến những gì vừa xảy ra.

Rừng cây thưa thớt không một bóng nhà hay bóng đèn. Sao thật sáng và thật nhiều. Tiếng ếch nhái ễnh ương đâu đó nổi lên thật bình yên như không có chuyện gì xảy ra. Nước mắt tôi rơi chầm chậm nhiểu trên tay mới hay. Cơn sợ hãi lắng xuống, giờ chỉ còn lạc lõng khốn cùng sau cơn bão tàn khốc. Tôi mang cảm tưởng vừa rỗng không vừa đầy ắp đến độ muốn nôn. Không biết tôi nên nói gì, làm gì. Sau con giông tàn bạo, sực thấy mình không là gì cả, tay chân dư thừa, đầu óc đầy rẫy những hình ảnh chết chóc và cảm tưởng mình rất mỏng manh dễ bị xúc phạm thì lấp đầy cả người.

Giọt nước mắt đầu rơi xuống, khơi dậy trùng dương trong tôi. Tôi khóc ngon lành như chưa bao giờ được khóc. Trí óc lần mò trở lại xác người vấp phải nơi mé nước, sợi dây chuyền vàng đong đưa nơi tay gã đàn ông cúi mình trên cái xác trần. Hoá ra, tim tôi hụt nhịp, những người chung ghe đã chết. Tôi nhớ đứa bé trai ngủ mê vì thuốc. Cô gái trẻ thì thầm với tôi "Bồ em ở Texas. Ảnh hứa sẽ đón khi em tới đảo. Mấy năm rồi em chỉ đợi có dịp này. Tưởng sẽ không bao giờ gặp rồi chứ. " Giọng cười khẽ vui sướng đầy hy vọng của cô. Giờ thì thật là không bao giờ gặp. Tôi gục đầu ủ rũ với nước mắt. Phong ngồi im lặng lẽ. Chúng tôi đã gặp phải lũ cướp cạn tàn ác. Lũ cướp cùng màu da cùng tiếng nói với mình. Tôi thường nghe nói đến hải tặc Thái lan nhưng chưa nghe nói đến lũ cướp cùng màu da tiếng nói với mình. Giờ thì tôi hiểu, nạn nhân chết cả, lấy ai kể lại câu chuyện thương tâm nơi bờ sông vắng. Biết bao bờ sông vắng đã chứng kiến những cảnh tượng tương tự? Tôi lau nước mắt trên tay áo còn ẩm ướt, nằm lăn ra đất. Phong nằm theo, gối đầu tôi lên tay chàng. Tôi sờ soạng mặt Phong trong đêm tối mờ, ngón tay tôi ướt khi lướt ngang mắt. Tôi vùi mình trong lòng Phong, cảm kích và đau đớn vô vàn.


o O o


Bà ngoại Phong mất khoảng sau hai giờ sáng cùng ngày hôm ấy. Dì Sáu cho chúng tôi hay mấy ngày sau, khi hai đứa mò về đến nhà. Bà mất cùng ngày chúng tôi bị nạn. Lúc hai giờ, bà còn đòi dì Sáu rót cho tách trà. Sau đó, dì Sáu về giường của mình. Đến sáng thì bà đã chết cứng, hai chân thò ra ngoài như sửa soạn xuống giường, tay phải níu chặt thành giường, mắt mở hé.

Phong ngồi ôm đầu nghĩ ngợi. Chập sau Phong hỏi.

"Dì có chắc là sau hai giờ không?"

"Chắc. Dì cho ngoại uống nửa tách trà. Lúc để tách xuống bàn sực thấy đồng hồ gần hai giờ chớ dì có tính coi giờ đâu mà nhớ."

Dì Sáu là em út của mẹ Phong. Dì lớn tuổi nhưng không con. Chồng dì còn ở trại học tập nên dì không đi với chúng tôi, vả lại không ai trông nom bà ngoại, đã hơn bảy mươi lăm già yếu nhiều bệnh tật. Dì giống mẹ Phong nhiều nét nhưng khô khan cằn cỗi hơn. Mặt dì sưng húp vì khóc nhiều.

Lúc mở cửa thấy hai đứa tôi, dì oà khóc như trẻ nhỏ. Thấy trở về, hiểu ngay là không thoát, phần mới chôn mẹ một mình nên dì tủi thân. Đến khi biết cha mẹ Phong tử nạn, dì khóc thảm thiết hơn. Phong chỉ ngồi yên nhìn tôi và dì Sáu, mặt chàng chai cứng với giận dữ và oán hờn.
Tối hôm đó, Phong ngồi nơi giường ngoại, vụt nói một câu lạ.
"Mình thoát được là nhờ ngoại!"
Tôi nhìn Phong không hiểu. Dì Sáu hỏi.
"Sao? Con nói sao?"
Phong chậm rãi kể, mắt nhìn mông lung.

"Lúc Ngà giật tay con đứng lại, tự nhiên con thấy bà ngoại. Thấy như thế nào thì con không biết, chỉ biết là thấy mà trong người không hề thắc mắc tại sao. Bà ngoại xua xua tay nói. Chạy đi con, lội qua bên kia sông. Lẹ lên. Chạy đi con! Con nghe rõ ràng giọng thúc hối nóng lòng của Ngoại. Con đang hoang mang chưa biết làm gì thì lại nghe bà nói. Mẹ mày chết rồi. Chạy mau lên con ơi. Rồi như có gì ám, con lôi tay Ngà chạy về phía bờ sông theo lời Ngoại. "

Tôi nghe lạnh nơi sống lưng. Tôi đã không kéo tay Phong đứng lại vô cớ, rõ ràng có nhánh cây đập nơi mặt đau như trời giáng nên tôi đứng lại không suy nghĩ. Khi mặt trời lên, Phong nhìn và không thấy vết bầm hay trầy trụa nào trên mặt tôi cả. Điều này khiến tôi ngạc nhiên vì cái đau xé da thịt kia không thể nào không để lại dấu vết trên mặt. Còn tiếng gào, thứ tiếng đau đớn của một con thú bị nạn. Thứ âm thanh chỉ có thể tạo được bởi cơn đau tận cùng xương tuỷ. Phong đã không nghe tiếng gào nào hết khi giật tay tôi quay lui chạy ngược về hướng cũ. Không dám suy tưởng nhiều hơn, tôi chỉ giản dị cho rằng mẹ Phong đã tìm cách cứu chúng tôi bằng tiếng gào mà bà đã không kịp thoát thành tiếng. Tôi đã nghe được thứ âm thanh xé rách màn đêm chọc thẳng óc mình, đã ngửi được mùi máu trên áo kẻ giết người. Nếu không có nhánh cây quật mặt, tôi đã không dừng lại và đã tiếp tục ngoan ngoãn đi theo tên dẫn đường gian ác. Nếu không có tiếng gào, có lẽ tôi vẫn tiếp tục đi không chút ngờ vực. 
 
Tiếng gào và cái đau của nhánh cây quật mặt, cả hai đều thật, thật như nỗi hãi hùng của cuộc thảm sát ghê rợn nơi bờ sông vắng. Tôi đã cảm thấy được tất cả mọi thứ bằng mọi giác quan trên người. Có thể, nhánh cây làm tôi đau nhưng không để lại dấu vết, nhưng còn tiếng gào, tôi phải giải thích làm sao khi Phong không hề nghe có tiếng gào nào hết. Hai đứa tôi đã được báo động cùng một lúc bằng hai hình thức khác nhau. 
 
Và nhờ hành động vụt chạy bất thần khiến tên dẫn đường không kịp trở tay. Nếu không, nếu không... tôi vẫn thường tự hỏi, nếu không, nếu không, chuyện gì sẽ xảy ra và tôi sẽ làm gì nếu gã đàn ông không gờm tay với mình giả như tôi và Phong cùng rơi vào tình trạng sống chết dưới tay hắn? Đây là nỗi ám ảnh không biết đến khi nào tôi mới được quên dù đã yên ổn xứ người nhiều năm sau đó.
 

TIN TỨC THẾ GIỚI


Đại biểu Quốc hội, các ông tướng và Hồ Chí Minh

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-11-17

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg10109834.jpg
Đại biểu Quốc hội xếp hàng vào lăng CT Hồ Chí Minh trước phiên họp Quốc Hội hôm 20/10/2014.
AFP photo


Năm hết tháng hết nhưng có lẽ những câu chuyện tiếu lâm về Quốc hội chưa bao giờ hết. Dư luận chưa hết bàng hoàng vì lời đề nghị của một vị Hòa thượng đại biểu quốc hội rằng quân đội Việt Nam phải mạnh như Bắc Triều Tiên, thì lại đến chuyện đại biểu Hoàng Hữu Phước bị cho là có triệu chứng tâm thần nhẹ. Thế cho nên có lời bàn rằng nếu muốn ứng cử đại biểu quốc hội thì nên có một cuộc kiểm tra sức khỏe tâm thần.
Blogger Hiệu Minh không đồng ý chuyện này:
Thiển nghĩ, đây là bình luận và giải pháp có hơi hướng về … tâm thần. Một người được nhân dân giao phó trọng trách, đại diện cho khu vực bầu cử, được MTTQ giới thiệu và đảng duyệt lý lịch, thì khó mà nói, người được chọn qua nhiều vòng sơ tuyển lại có vấn đề về sức khỏe.
Ngoài chuyện tâm thần ra thì trình độ để giải quyết những chuyện trọng đại của quốc gia ở nơi được gọi là có quyền lực cao nhất đất nước ra sao?
Quốc hội Việt Nam vốn có một cơ cấu giống như Mặt Trận Tổ quốc, một cơ cấu thường được gọi là cơ cấu mặt trận, tức là ai cũng có phần. Nhưng quyền lực thì lại nằm ở chổ khác! Nó nằm ở Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, mà nơi chót vót là Bộ chính trị. Và trên thực tế, chính đảng cộng sản Việt Nam đề ra danh sách các ứng cử viên của quốc hội cho dân chúng đi bầu. Người Việt Nam gọi đó là cơ chế đảng cử dân bầu.
Có người thắc mắc là tại sao đảng quyết định mọi thứ thì cứ hãy quyết định, sao lại đặt ra quốc hội làm gì? Mà thành viên Quốc hội cũng là đảng viên đảng cộng sản? Tại sao lại có hai bộ phận, mỗi bộ phận có hàng trăm con người, rất là tốn kém. Blogger Kami là một trong những người có ý kiến như thế:
Quốc hội hiện nay ở Việt Nam không hề có một thực quyền gì, chứ không phải là cơ quan quyền lực cao nhất như Hiến pháp quy định.
- Blogger Kami
Quốc hội hiện nay ở Việt Nam không hề có một thực quyền gì, chứ không phải là cơ quan quyền lực cao nhất như Hiến pháp quy định. Sự có mặt của Quốc hôi ở Việt Nam thực ra có cũng thế mà không có thì cũng vẫn như vậy. Nó chỉ là bình phong, và phương tiện nhằm hợp pháp hóa các chủ trương chính sách của Đảng CSVN và là vật tô điểm cho bức tranh độc đảng toàn trị  ở Việt Nam. Mà ở đó tất cả mọi quyền hành điều khiển đất nước chỉ do một nhóm người nắm quyền lực chi phối.
Vậy thì ở Việt Nam, sao không để Đảng làm hết mọi việc, cần gì phải có Quốc hội cho tốn tiền thuế của dân?
Và thế là tiền thuế của dân được chi ra xuân thu nhị kỳ cho vài trăm đại biểu tập trung tại Hà nội, năm ngoái thì chuyện rau muống, năm nay thì chuyện đặt tên cho trẻ em. Câu chuyện quan trọng nhất liên quan đến việc tồn vong của quốc gia là sự dòm ngó của nước láng giềng phương Bắc thì rất ít khi nào được bàn đến trong tòa nhà Quốc hội mới tinh khôi vừa được đưa ra sử dụng trong năm nay.
Ngay lúc này đây, một địa điểm mệnh danh là yếu huyệt của nước Việt Nam là đèo Hải Vân đang được giao cho nhà thầu Trung Quốc xây dựng khu du lịch. Đây là một địa điểm mà khi có chiến tranh ai kiểm soát được nó thì sẽ chia nước Việt Nam ra làm đôi.
Cho đến giờ này cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa có ý kiến gì cả.
Họ đang bận tâm vì những chuyện khác.
Các ông tướng
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng, và cũng là đại biểu quốc hội đang tha thiết đề nghị Quốc hội Việt Nam chuẩn thuận việc thăng cấp tướng cho nhiều vị có liên quan đến quân đội, trong đó có những vị đang giảng dạy … chủ nghĩa Mác Lê nin.
Blogger Cánh Cò viết
Ông quên xin những điều cần thiết cho người lính là ngân sách để hiện đại hóa quân đội. Ông quên lính để nghĩ tới quan, tới tướng. Ông quên chuyện phòng thủ lãnh thổ mà đem chuyện Mác-Lê Nin ra xin xỏ. Ông làm như Mác-Lê Nin là vũ khí giết được kẻ thù và cố tình không thèm biết cái chủ thuyết ấy nó đã hôi ê từ lâu lắm rồi
Cây bút Thiên Điểu nhận xét:
Phong tướng làm gì khi mà biển đảo, chủ quyền quốc gia liên tục bị xâm hại nhưng không thấy một phát ngôn nào chính danh xứng đáng mặt một tướng lĩnh?
Nói cho công bằng thì các viên chức Việt Nam cao cấp của Chính phủ, kể cả của đảng cộng sản cũng rất tích cực tìm đến những nơi có thể nhờ vả, có thể mua vũ khí hiện đại là châu Âu, là Hoa Kỳ, là Nhật bản,… nhằm chống lại sự đe dọa từ Trung quốc trong một chiến lược gọi là đu dây của họ. Nhưng nếu thế thì lại trở về câu hỏi mà blogger kami đặt ra trong bài viết mới nhất của mình: Đặt ra Quốc hội làm gì cho tốn tiền?
... và Hồ Chí Minh
Ngoài những chuyện vui đùa liên quan tới quốc hội do đảng cộng sản đặt ra, đảng còn tốn nhiều tiền để phong thánh cho các vị tiền hiền của mình nữa, trong đó tốn kém nhất là số lượng tiền của dùng để đánh bóng tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập đảng.
000_Hkg10109836-400.jpg
Từ trái sang: Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch VN Trương Tấn Sang và Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng chụp trước lăng CT HCM hôm 20/10/2014. AFP photo

Blogger Hoàng Ngọc Tuấn đã làm một việc nghiên cứu tài liệu rất công phu để biết rằng Đảng cộng sản Việt Nam tung ra rất nhiều tiền để tạo dựng các bức tượng của ông Hồ Chí Minh ở nước ngoài.
Đảng Cộng Sản đã ra sức đánh bóng tên tuổi Hồ Chí Minh để lừa mị lòng tin của người dân Việt Nam bằng đủ trò dối trá. 
Họ liên tục vác những bức tượng Hồ Chí Minh ra nước ngoài tặng cho những địa phương nghèo đói và dốt nát (như quận Cerro Navia ở Chile, chẳng hạn), hay vác những bức tượng Hồ Chí Minh ra nước ngoài để chơi trò trao đổi chính trị và mua chuộc bằng kinh tế đối với những nước nghèo đói (như Cuba, chẳng hạn), rồi họ về nước chỉ thị cho hệ thống truyền thông Việt Nam tung ra hàng loạt tin láo khoét rằng “nhân dân” của nước nọ, nước kia trên thế giới đã tự ý dựng tượng đài Hồ Chí Minh để bày tỏ sự “thành kính và biết ơn đối với Bác Hồ”. 
Kỳ thực, chẳng có “nhân dân” nước nào mà “thành kính và biết ơn đối với Bác Hồ” cả. Thậm chí ở Cuba, một trong vài nước Cộng Sản còn sót lại trên thế giới, thì nhân dân ở đó chẳng những không cần biết Hồ Chí Minh là ai, mà còn bất bình rằng nhà cầm quyền Cuba đã vì những lợi lộc nhỏ nhặt cấp thời mà chấp nhận đặt bức tượng Hồ Chí Minh một cách thiếu thẩm mỹ và vô lối trên đất nước của họ, tại địa phương của họ, chẳng hề tham khảo ý kiến của nhân dân.
Đảng Cộng Sản đã ra sức đánh bóng tên tuổi Hồ Chí Minh để lừa mị lòng tin của người dân Việt Nam bằng đủ trò dối trá.
- Blogger Hoàng Ngọc Tuấn
Của đáng tội là với thời buổi thông tin điện tử, khi càng ra sức phong thánh cho ông Hồ Chí Minh thì thiên hạ lại ngày càng đàm tiếu. Từ chuyện ông có vợ, cho đến chuyện ông bị các nhân vật đàn em vô hiệu hóa. Từ chuyện ông ra lệnh xử tử ân nhân của mình là bà Nguyễn Thị Năm, cho đến chuyện có thể ông là một điệp viên Trung hoa giả dạng. Tất cả những lời đồn đoán hư hư thực thực đó cũng chính là kết quả truyền thông tô hồng của đảng cộng sản, cho ra một kết quả là người ta không tin những gì họ nói nữa mà lại thích nghe những lời đồn.
Những người điềm tĩnh hơn, như dịch giả Phạm Nguyên Trường thì nói với chúng tôi rằng, ông Hồ là một nhân vật lịch sử, nhưng phải xem là ông có công như thế nào, và từ khi ông lên cầm quyền thì có quá nhiều chết chóc. Còn nhà báo Huy Đức thì nói là đừng xem một nhà lãnh đạo có sức thu hút như thế nào mà hãy nhìn xem ông ta để ại di sản gì?
Đương nhiên những câu chuyện đàm tiếu về những đại biểu quốc hội Việt Nam, về những phát ngôn gây cười của họ cũng là di sản của ông Hồ Chí Minh vì đảng của ông cầm quyền từ hơn nửa thế kỷ nay chứ không ai khác.
Nhiều người nhận xét là sự suy yếu dần của trình độ đại biểu quốc hội, hay sự tham chức danh hảo của các vị tướng, suy cho cùng cũng là do sự tha hóa của quyền lực độc tôn.
Xin mượn lời blogger Hiệu Minh nhận định về cơ cấu đảng cử dân bầu, một di sản chính trị trọng đại của đảng sau mấy mươi năm cầm quyền, để kết thúc chương trình điểm blog của tuần này:
Vấn đề là xem ai tâm thần: người cử, người duyệt, người đi bầu hay người được bầu. “Quá trình tuyển chọn” mà tâm thần thì người được bầu dễ mắc thần kinh, dù trước đó anh ta là người bình thường vì cứ phải nói ngược những gì anh ta nghĩ, với thời gian cũng làm cho cho đầu óc không bình thường.
 http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/congressmen-general-hcm-kh-11172014103522.html

Việt Nam nằm trong top 10 nước có du học sinh đông nhất ở Mỹ

Sinh viên quốc tế chiếm khoảng 4,2% tổng số sinh viên nhập học tại các trường đại học ở Mỹ.
Sinh viên quốc tế chiếm khoảng 4,2% tổng số sinh viên nhập học tại các trường đại học ở Mỹ.
Báo cáo hàng năm của Viện giáo dục quốc tế (IIE) và Bộ Ngoại giao Mỹ công bố cho biết Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 10 nước có đông du học sinh ở Mỹ nhất, xếp ở vị trí thứ tám.
Tổng số sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại các trường của Mỹ trong năm 2014 là 16.579 người, tăng 3% so với 16.098 người năm 2013.
Số lượng sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học của Mỹ đã tăng 75% trong ba năm qua, lên gần 275.000 người trong năm học 2013-2014.

Báo cáo hàng năm của Viện Giáo dục Quốc tế cho biết sinh viên đến từ Trung Quốc chiếm số lượng đông đảo nhất trong số 886.052 du học sinh nước ngoài ở Mỹ vào năm ngoái, ở mức 31%. Ấn Độ đứng thứ hai, chiếm 12% tổng số và thứ ba là Hàn Quốc với 7,7%.
Theo bản báo cáo, sinh viên quốc tế chiếm khoảng 4,2% của tổng số sinh viên nhập học tại các trường đại học của Mỹ.
Các trường có nhiều sinh viên nước ngoài là Đại học New York, Đại học Nam California và Đại học Illinois tại Urbana-Champaign.
Nguồn: IIE, VOA
 http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-nam-trong-top-ten-co-du-hoc-sinh-dong-nhat-o-my/2524469.html

NATO: Nga tăng cường lực lượng 'nghiêm trọng' ở Ukraine

Moscow mô tả các binh sĩ Nga chiến đấu bên cạnh các phần tử ly khai thân Nga là những người tình nguyện.
Moscow mô tả các binh sĩ Nga chiến đấu bên cạnh các phần tử ly khai thân Nga là những người tình nguyện.
Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg nói Nga đã thực hiện một hành động “nghiêm trọng” để tăng cường sức mạnh quân sự cả ở bên trong Ukraine và dọc theo biên giới chung với nước này, bằng cách triển khai quân đội và các thiết bị quân sự tiên tiến, kể cả các hệ thống phòng không.
Phát biểu tại Bruxelles hôm nay, ông Stoltenberg kêu gọi Moscow triệt thoái binh lính Nga và “góp phần để tìm một giải pháp hoà bình” tại Ukraine, nơi các thành phần ly khai thân Nga đã chiến đấu chống các lực lượng Ukraine tại đông bộ nước này.

Quân đội Ukraine hôm thứ Ba nói rằng có ít nhất 5 binh sĩ bị giết chết và 8 binh sĩ khác bị thương trong các cuộc giao tranh, tính từ hôm Chủ nhật.

Moscow liên tục bác bỏ tố cáo cho rằng họ trực tiếp hỗ trợ cuộc nổi dậy ở miền Đông Ukraine. Họ mô tả các binh sĩ Nga chiến đấu bên cạnh các phần tử ly khai thân Nga là những người tình nguyện.
Trong khi đó, Ngoại Trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier kêu gọi tất cả các bên trong cuộc xung đột tuân thủ lệnh ngưng bắn tháng 9 giữa Kyiv và phe nổi dậy.

Tại London, Ngoại Trưởng Anh Philip Hammond nói Nga phải được liên tục nhắc nhở về những nghĩa vụ của họ trong hiệp định ngưng bắn.
 http://www.voatiengviet.com/content/nato-nga-tang-cuong-luc-luong-mot-cach-nghiem-trong-o-ukraine/2524700.html

Sinh viên Trung Quốc du học Mỹ tăng 75% trong ba năm

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (thứ ba từ phải sang) trò chuyện với một trong bốn em học sinh trong buổi lễ trở thành những công dân Trung Quốc đầu tiên được cấp visa Mỹ 10 năm tại đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh, 12/11/2014.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (thứ ba từ phải sang) trò chuyện với một trong bốn em học sinh trong buổi lễ trở thành những công dân Trung Quốc đầu tiên được cấp visa Mỹ 10 năm tại đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh, 12/11/2014.
Số lượng sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học của Mỹ đã tăng 75 phần trăm trong ba năm qua, lên gần 275.000 người trong năm học 2013-2014.
Báo cáo hàng năm của Viện Giáo dục Quốc tế cho biết sinh viên đến từ Trung Quốc chiếm số lượng đông đảo nhất trong số 886.052 du học sinh nước ngoài ở Mỹ vào năm ngoái, ở mức 31 phần trăm. Ấn Độ đứng thứ hai, chiếm 12 phần trăm tổng số và thứ ba là Hàn Quốc với 7,7 phần trăm.
Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 10 nước có đông du học sinh ở Mỹ nhất, xếp ở vị trí thứ tám với hơn 16.500 học sinh.
Các ngành Quản trị Kinh doanh, Kỹ thuật, Toán và Khoa học Máy tính là những ngành học phổ biến nhất với sinh viên quốc tế.
Các trường đại học ở Mỹ rất chú trọng thu hút sinh viên nước ngoài bởi vì họ mang lại sự đa dạng cho các trường và chi trả hoàn toàn học phí.
Theo bản báo cáo, sinh viên quốc tế chiếm khoảng 4,2 phần trăm của tổng số sinh viên nhập học tại các trường đại học của Mỹ. Các trường có nhiều sinh viên nước ngoài là Đại học New York, Đại học Nam California và Đại học Illinois tại Urbana-Champaign.
Cũng theo bản báo cáo, hơn một nửa số sinh viên Mỹ du học ở các nước châu Âu. Anh, Ý, Tây Ban Nha và Pháp là những điểm đến phổ biến nhất.
Nguồn: Bloomberg, IIE.org
http://www.voatiengviet.com/content/sinh-vien-trung-quoc-du-hoc-my-tang-75-phan-tram-trong-ba-nam/2524006.html 



Ấn Độ- Úc thắt chặt quan hệ quốc phòng


media 
Úc - Ấn Độ thắt chặt quan hệ. Ảnh ngày 18/11/2014Reuters
Một ngày sau khi Bắc Kinh và Canbera đạt thỏa thuận về tự do mậu dịch, Úc và Ấn Độ cam kết thắt chặt quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Tiếp Thủ tướng Narendra Modi ông Tony Abbott cam kết hai bên tăng cương hợp tác trong nhiều lĩnh vực kinh tế.
Sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G20, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã lưu lại thăm chính thức Úc. Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký một loạt các hiệp định hợp tác song phương trên các lĩnh vực an ninh, kiểm soát buôn bán ma túy, bảo hiểm xã hội và du lịch.

Sau khi chứng kiến lễ ký các hiệp định hợp tác, Thủ tướng Modi khẳng định hợp tác Úc- Ấn là « quan hệ đối tác tự nhiên, xuất phát từ các giá trị, lợi ích và các vùng hàng hải chiến lược chung của chúng ta ».
Thủ tướng Ấn Độ nói thêm : « An ninh và quốc phòng là những lĩnh vực quan trọng trong mối quan hệ đối tác mới Úc-Ấn nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, đấu tranh chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia ».

Đây là chuyến thăm Úc đầu tiên kể từ 28 năm nay của một thủ tướng Ấn Độ. Gần đây hai nước đã tỏ cho thấy nhiều dấu hiệu xích lại gần nhau. Hai tháng trước, nhân chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Úc Tony Abbott, hai nước đã ký thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự. Thỏa thuận này cho phép New Dehli mua nguyên liệu uranium của Canbera.

Trong lĩnh vực kinh tế, Thủ tướng Ấn Độ bày tỏ mong muốn phát triển mạnh hơn nữa các hợp tác song phương sao cho các doanh nghiệp Ấn Độ có thể thâm nhập thị trường Úc dễ dàng hơn. Ông Modi nói hai nước còn có nhiều cơ hội mở rộng hợp tác trong mọi lĩnh vực như nông nghiệp, khai thác tài nguyên, năng lượng, tài chính, hạ tầng cơ sở và khoa học công nghệ.

Trước chuyến thăm của lãnh đạo Ấn Độ một hôm, Úc và Trung Quốc ngày 17/11/2014 thông báo đã đạt thỏa thuận tự do mậu dịch sau 9 năm thương lượng. Canbera hy vọng thỏa thuận ký với Bắc Kinh sẽ mở ra cho các doanh nghiệp Úc một thị trường rộng lớn với giá trị trao đổi hàng tỷ đô la mỗi năm.
Thủ tướng Úc mong muốn từ nay đến cuối năm cũng sẽ ký được thỏa thuận tương tự về tự do mậu dịch với New Delhi.
  http://vi.rfi.fr/141118-uc-ando/



Miến Điện : Aung San Suu Kyi không thể làmTổng thống


media 
Triển vọng trở thành Tổng thống Miến Điện của bà Aung San Suu Kyi thêm xa vời ? Ảnh ngày 31/10/201REUTERS/Aung Myin Yezaw
Cuối năm 2015, Miến Điện tổ chức bầu cử. Trong tiến trình đấu tranh thúc đẩy cải cách dân chủ, phe đối lập, với nòng cốt là Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đòi phải sửa đổi Hiến pháp, vốn được ban bố từ thời chế độ quân sự độc tài, để lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi, có thể trở thành Tổng thống. Các cuộc thương lượng đang diễn ra. RFI phỏng vấn ông Maël Raynaud nhà phân tích độc lập, chuyên gia về Miến Điện.
RFI : Xin chào ông Mael Raynaud. Một ủy ban sửa đổi Hiến pháp đã được thành lập. Ủy ban này phải có ý kiến về hai điều khoản chính gây vấn đề, đó là điều khoản ngăn cản bà Aung San Suu Kyi trở thành Tổng thống và điều khoản cho phép quân đội nắm quyền kiểm soát chính quyền. Vậy ủy ban này có cơ may tạo được một sự thay đổi nào đó hay không ? 

Maël Raynaud : Rất tiếc là không. Tôi xin thông báo một tin xấu mà tôi vừa nhận được. Tôi nói chuyện qua điện thoại với các đồng nghiệp ở Naypyidaw, thủ đô Miến Điện và được biết : Chính quyền đã ra quyết định và bà Aung San Suu Kyi sẽ không thể trở thành tổng thống Miến Điện.

Lần này, Quốc hội mà người ta gọi Pythu Hluttaw tại Miến Điện, sẽ không thay đổi quyết định. Tôi nghĩ là đã quá muộn. Giờ đây, vấn đề cần biết là đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ - NLD và bà Aung San Suu Kyi sẽ phản ứng như thế nào, liệu họ có quyết định tẩy chay cuộc bầu cử hay vẫn tham gia ? Có lẽ họ sẽ tham gia, nhưng lần này, bà Aung San Suu Kyi không thể trở thành Tổng thống.

RFI : Liệu có thể đạt được một thỏa hiệp trong những điều kiện như vậy hay không ?
Maël Raynaud : Đúng là từ nhiều tháng nay, bà Aung San Suu Kyi thảo luận, đặc biệt là với Chủ tịch Quốc hội, ông Shwe Mann và họ cố gắng cùng nhau tìm cách đạt được một sự dàn xếp nào đó, chỉ liên quan đến Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ. Nếu Liên đoàn thắng cử, và trường hợp này dường như chắc chắn sẽ xẩy ra trong cuộc bầu cử vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2015, thì cần phải dàn xếp ra sao để đảng này có thể chia sẻ quyền lực với các đại diện của quân đội, hiện vẫn là lực lượng chính trị lớn nhất ở Miến Điện, trong lúc Chủ tịch Liên đoàn, bà Aung San Suu Kyi lại không nắm chức Tổng thống. Cần phải tìm được một sự cân bằng và các cuộc thương lượng đang diễn ra. Có nhiều lý do để nghĩ rằng bằng cách này hay cách khác, sẽ có một giải pháp.

RFI : Vậy bà Aung San Suu Kyi có thể chấp nhận chức vụ gì trong tân chính quyền Miến Điện ?
Maël Raynaud : Theo Hiến pháp 2008, có hai Phó Tổng thống và bà Aung San Suu Kyi có thể là một trong hai người này. Bà cũng có thể giữ chức Chủ tịch Quốc hội, thay thế ông Shwe Mann. Đây là hai chức vụ có nhiều khả năng nhất, và theo tôi, chắc chắn sẽ có một sự dàn xếp, thỏa hiệp.

RFI : Điều đó có nghĩa là bà Aung San Suu Kyi vẫn luôn luôn là chính khách dóng vai trò trung tâm trong phe đối lập. Ai có thể thay thế bà ?
Maël Raynaud : Chắc chắn bà Aung San Suu Kyi vẫn là nhân vật trung tâm trong phe đối lập và đương nhiên, đại đa số người dân Miến Điện mong muốn là bà Aung San Suu Kyi trở thành Tổng thống. Tiếc thay, mong muốn của họ không được đáp ứng.

Điều hiển nhiên là bà Aung San Suu Kyi vẫn là nhân vật chính trong phe đối lập Miến Điện. Vậy ai có thể thay thế bà ? Rất tiếc là không. Bản thân bà Aung San Suu Kyi cũng không có năng khiếu đào tạo người thay thế. Bà có vai trò trụ cột và bà duy trì vị trí này. Chắc chắn, đây cũng là một vấn đề đối với tương lại của Miến Điện.

RFI : Các cuộc xung đột với các cộng đồng thiểu số cũng đè nặng lên tương lai Miến Điện. Có một tiến trình tái lập hòa bình đang diễn ra. Mọi việc hiện nay đến đâu rồi ?
Maël Raynaud : Có hai điểm. Trước tiên - và đây là thông tin tốt đẹp – là nhìn chung, chính phủ, quân đội và các cộng đồng thiểu số thảo luận với nhau. Tại Miến Điện hiện nay, không còn có những cuộc xung đột giống như tình hình trong những năm 1970. Rất tiếc là thỉnh thoàng, đâu đó, vẫn diễn ra các cuộc đọ súng. Nhưng nhìn trong tổng thể, chiến sự đã ngưng.

Điểm thứ hai, liên quan đến sự thành công của tiến trình này. Người ta có thể nghi ngại một chút nào đó. Nhưng rõ ràng cả hai bên đều có những nỗ lực thực sự. Vấn đề là chính phủ ngay từ đầu đã quyết định cần tiến xa hơn là việc đạt được một thỏa thuận ngừng bắn đơn giản, bằng cách cố đạt được một hiệp định chính trị. Điều này rất khó thực hiện. Người ta sẽ thấy tiến trình này bị chệch choạng ra sao, nhưng vào lúc này, người ta có thể lạc quan bởi vì chiến sự đã ngưng và đồng thời, người ta cũng hơi bi quan một chút, bởi vì tiến trình này có vẻ không mang lại kết quả.

RFI : Từ khi lên cầm quyền, cách nay 18 tháng, ông Thein Sein đã đóng vai trò như một học sinh giỏi của phương Tây, thực hiện một loạt các cải cách, đến mức là Hoa Kỳ bãi bỏ trừng phạt. Giờ đây, khả năng hành động của ông ra sao ?
Maël Raynaud : Không chỉ Mỹ mà cả Liên Hiệp Châu Âu đều bãi bỏ trừng phạt. Điều thứ nhất mà tôi muốn nói là hãy chấm dứt kiểu nhìn nhận Miến Điện và Tổng thống Thein Sein như là những người tìm mọi cách để làm hài lòng phương Tây.

Miến Điện là một nước có 51 triệu dân và có những vấn đề chính trị nội bộ. Tổng thống Thein Sein phải nghĩ tới người dân, nghĩ tới quân đội đứng sau lưng ông và ông cũng phải nghĩ tới những nhân vật như bà Aung San Suu Kyi. Khi tôi nói, ông Thein Sein nghĩ tới những người này, không có nghĩa là ông nhất thiết đồng ý với họ, nhưng ông phải chú ý tới họ và mối quan tâm của ông còn hơn nhiều người ngoại quốc.

Ông Thein Sein vẫn có khả năng hành động để tiếp tục thực hiện các cải cách. Tiến trình cải cách sẽ còn kéo dài hơn một năm, bởi vì trong một năm nữa, ông có thể rời chức Tổng thống. Nhưng thực ra với mối quan hệ của ông với phương Tây, rất có thể là Miến Điện sẽ tiếp tục có quan hệ tốt đẹp với phương Tây, ít ra là cho tới sang năm.

RFI : Phải chăng Hoa Kỳ đã quá vội vã kỳ vọng vào tiến trình này, theo như nhận định của bà Aung San Suu Kyi ?
Maël Raynaud : Tôi hiểu điều bà Aung San Suu Kyi nói, bởi vì bà nghĩ như vậy và bà cũng có một sự tính toán chính trị nào đó. Nếu bà nói rằng chính phủ đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì bà sẽ không còn lập luận gì nữa để chống lại họ về chính trị trong các cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào năm tới. Điều thứ hai, đối với Hoa Kỳ, tại một nước như Miến Điện, tiến trình chuyển đổi, cải cách rất phức tạp. Hoa Kỳ không có một sự lựa chọn nào khác là phải đi cùng, hỗ trợ tiến trình này.
Ông Mael Raynaud , chuyên gia về Miến Điện 18/11/2014 

LE QUANG VINH * LIỆT NỮ TƯỜNG VY

Chuyện người Liệt nữ “Nam tiến” làng Vĩnh Lộc: Đinh Kế Thị Tường Vi
(Xây dựng) - LTS: Chị Đinh Kế Thị Tường Vi - Làng Vĩnh Lộc, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch (tên mới là Thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình; có lẽ là người phụ nữ trẻ nhất, đầu tiên của của quê hương Quảng Bình tham gia Quân đội nhân dân VN trong thời kỳ chống Pháp. Người con gái mới 16 tuổi, theo truyền thống Bà Trưng, Bà Triệu cùng Lời hiệu triệu cứu nước của Bác Hồ; chị đã "Tòng quân Nam tiến” đợt I, vào cuối năm 1946. Sau gần 5 năm chiến đấu trên mặt trận nóng bỏng và ác liệt nhất ở Thừa Thiên Huế - Chiến khu Ba Lòng (Phân khu Bình Trị Thiên), năm 1951 khi vừa tròn 20 tuổi, chị Tường Vi đã anh dũng hy sinh tại Phong Thu (Phong Điền), dâng trọn tuổi thanh xuân đẹp nhất trong cuộc đời cho non sông đất nước.

 

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập QĐNDVN (22/12/1944 - 22/12/2014), TS trân trọng giới thiệu tấm gương của người Liệt nữ Đinh Kế Thị Tường Vi cùng bạn đọc qua bài viết “Chuyện người Liệt nữ “Nam tiến” làng Vĩnh Lộc Đinh Kế Thị Tường Vi” của Nhà báo Lê Quang Vinh.
Liệt Nữ Tường Vi
Trên Chiến khu Ba Lòng
Người con gái mà Đại tá Lê Phương nói đến trong Hồi ký “Trên Chiến khu Ba Lòng” (Tác phẩm mới công bố gần đây); bị giặc giết trong một trận càn, đó là chị Đinh Kế Thị Tường Vy, con gái cụ Đinh Kế Tác - Người làng Vĩnh Lôc, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn (tên cũ là huyện Quảng Trạch), tỉnh Quảng Bình:
“Tôi cảm phục người bạn gái cùng quê đã anh dũng chống lại bọn lính gian ác khi chúng toan hãm hiếp chị. Chị đã bị bắn chết trên bãi cát, với thân thể lõa lồ, tang thương”. Đoạn hồi ký kể về cuộc càn của giặc Pháp trên vùng rừng núi có tên Phong Thu, thuộc Phân khu Bình Trị Thiên năm 1951, được ông Lê Phương viết bằng cả trái tim yêu thương đồng chí đến nao lòng và hờn căm chất chứa bởi sự dã man của giặc khiến trời xanh cũng phải quặn đau. Hồi ký của người chiến sĩ “trong cuộc”, nóng bỏng đến ngày nay:
“Tôi nhớ đến mùa chiến dịch, cùng cán bộ cơ quan về xuôi đi chiến đấu. Lúc này, tôi không trực tiếp cầm súng nhưng không phải ở mãi sau trận tuyến. Chúng tôi phải “nhanh như điện”, chuyển tải những mệnh lệnh chiến đấu, những lời động viên của cấp trên, những tờ báo theo sau gót người chiến sĩ. Cùng ém quân phục kích đoàn xe lửa trên cầu Mỹ Chánh, đánh ở Liêm Công Tây, Liêm Công Đông. Chiến dịch Lê Lai, Phan Đình Phùng đều có mặt. Trong cuộc chiến đấu đó, tôi đã bị thương, nhỏ giọt máu đào cho Tổ quốc.Tôi nhớ trận địch lùng ở Phong Thu (huyện Phong Điền – Thừa Thiên), vì sơ hở mà của mất người hy sinh. Cả cơ quan bị bao vây như trong một cái túi. Trên Trời máy bay, sau lưng quân bộ, dưới sông ca nô.

Chúng tôi, những người lính văn phòng, không một tấc sắt để chống cự; chỉ kịp tiêu hao tài liệu, công văn. Mở đầu trận lùng, bọn giặc trên máy bay bắn bị thương đồng chí Dung nằm cách tôi một thước. Tiếng Dung gọi: “Phương ơi, tao bị thương rồi”! Trong tay không có một cuộn băng nào, phải mau chóng đưa Dung vào nấp trong bụi rồi xé áo băng bó cho bạn.

Tôi cảm phục người bạn gái cùng quê đã anh dũng chống lại bọn lính gian ác khi chúng toan hãm hiếp chị. Chị đã bị bắn chết trên bãi cát, với thân thể lõa lồ, tang thương. Tôi mến thương người chị gái nuôi quân (lâu ngày quên mất tên), lấy thân mình che đạn cho mẹ con một cháu bé. Chị hy sinh cách tôi không đầy một cánh tay.
Giờ phút nguy cấp, tiếng loa của giặc rõ dần, không còn cách nào khác là vứt hết đồ đạc, chôn tài liệu và bơi qua sông. Sông không rộng, nhưng nước chảy mạnh. Tôi cố lấy hết sức bơi sang đến bờ thì kiệt sức, nằm sóng sượt. Tiếng ca nô của địch ầm ầm, các đồng chí đều phải chạy, hướng thẳng lên rừng, sau lưng đạn bay như mưa.
Sau trận lùng ấy, mỗi người chỉ sót lại chiếc quần đùi mặc trên người, bụng thì đói, cắn răng thoát hiểm tìm về căn cứ. Các đơn vị bạn mở cuộc “lạc quyên” giúp đỡ chúng tôi, cùng nhường cơm xẻ áo. Chúng tôi lại bắt tay xây dựng nhà cửa. Lao động quần quật suốt ngày. Trận lụt năm 1951 phá hoại ghê gớm tài sản của đồng bào. Bình Trị Thiên đã nghèo lại nghèo thêm, đã khổ lại khổ thêm. Bao kho gạo dự trữ cho kháng chiến bị ngập.

 Gạo ngâm nước lụt lâu ngày phơi khô mốc ẩm, lên men. Nấu cơm lên thối đến nỗi cho chó chó chê, cho lợn lợn không ăn. Cơm nấu xong, xới ra trên lá môn quạt hết hơi đến nguội để bớt thối. Thế nhưng, mấy hôm đầu không ai ăn được. Cái đói giày vò, cái bụng bắt phải nuốt, công việc bắt phải ăn, nhắm mắt nhắm mũi mà đút vào mồm. Anh em ăn vào đi lỏng, ra toàn vỏ gạo (vì gạo chưa xát). Dần dần bụng chúng tôi cũng phải quen với loại cơm đáo để này và đành phải “làm bạn” với nó hàng tháng trời.
Ăn uống như thế, nên nhiều đồng chí đã “quỵ xuống” vì mệt nhọc, vì sốt rét... Gạo đã thiếu thuốc càng thiếu hơn. Lên cơn sốt rét thì đắp chăn mà run. Có được viên thuốc quinine vàng liền hoà ra hàng lít nước để chia nhau.
Trong gian nan mới thật thương nhau. Tình đồng chí xây bằng máu. Cứ mỗi lần đồng chí nào về xuôi lên mang theo được lon gạo nếp, không nỡ ăn một mình, mà mượn cái nồi to đổ thật nhiều nước, nấu cháo húp mỗi ngưòi một bát.
Gian khổ, đói rét không làm chúng tôi lung lay, lòng vẫn lạc quan tin tưởng. Những ngày ở chiến trường Bình Trị Thiên thực sự là “trường học” rèn luyện thử thách, đào tạo nên người chiến sĩ. Song cũng có những kẻ hèn nhát, tham sống sợ chết, dao động hoang mang, không chịu nổi đã đầu hàng giặc.”
Chị Đinh Kế Thị Tường Vi trong đoạn văn trích, được kể lại chân thực và vô cùng kiệm lời, nhưng đủ để hiển hiện lên hình ảnh chị là một nữ “Anh hùng Liệt sĩ” khá tiêu biểu: kiên trinh, bất khuất, hy sinh anh dũng đến giọt máu cuối cùng giữa bầy lang sói; chị quyết không thể cho chúng làm nhục nhằm giữ nguyên phẩm tiết của người con gái tuổi xanh, hiến dâng trọn vẹn cuộc sống tươi đẹp nhất cho Tổ quốc lúc lâm nguy.
Ngay sau khi trận càn xẩy ra tại Phong Thu 1951, tổ chức và đoàn thể hồi ấy cũng đã nắm rõ vì sao chị Tường Vi hy sinh. Nhiều vị lão thành tham gia kháng chiến chống Pháp cùng thời Đại tá Lê Phương và chị Tường Vi, hiện vẫn còn nhớ chi tiết về sự hy sinh của người nữ điệp báo này: Chị Đinh Kế Thị Tường Vy là người trực tiếp quản lý và sử dụng điện đài trong đơn vị, nên khi bị giặc vây chặt tứ phía, theo phản ứng nghiệp vụ của công tác (cơ yếu) mà chị đã được huấn luyện (người “đặc trách” điện đài), chị phải mau chóng hủy máy móc cùng mọi tài liệu liên quan (“Tôi nhớ trận địch lùng ở Phong Thu, vì sơ hở mà của mất người hy sinh. Cả cơ quan bị bao vây như trong một cái túi. Trên Trời máy bay, sau lưng quân bộ, dưới sông ca nô.

Chúng tôi - những người lính văn phòng - không một tấc sắt để chống cự; chỉ kịp tiêu hao tài liệu, công văn.”). Vào thời đó (1950 - 1951), phương tiện vô tuyến điện đài quân sự kết cấu còn khá cồng kềnh và rất nặng; vật liệu gần như 100% sắt thép có độ bền chắc cao...Bình thường, người có sức khỏe phá được cỗ điện đài loại này cũng rất khó. Vì thế thời gian để cho chị thực hiện xong nhiệm vụ đương nhiên bị kéo dài hơn so mọi chiến sĩ khác, khiến cơ hội phá vòng vây thoát địch là vô cùng ngặt nghèo.

Chị Tường Vi phải dồn mọi khả năng, sức lực để quyết phá hủy bằng được phương tiện thông tin chỉ huy chỉ trong mươi lăm phút nguy cấp. Đó là chiến công rất có ý nghĩa của công tác bảo mật trên chiến trường. Chiến công này thực sự đặc biệt so với sức lực của một người con gái bé nhỏ trong hoàn cảnh tính mạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Do đó, chị Tường Vi bị sa vào tay giặc là điều cực kỳ khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nhờ có chiến công của chị mà sau trận càn, mọi tài liệu bí mật của cơ quan Phân khu bộ Bình Trị Thiên đã không bị rơi vào tay giặc; thế trận trên toàn tuyến Chiến khu Thừa Thiên - Ba Lòng (Quảng Trị) - Tây Quảng Bình những ngày tiếp theo vẫn được giữ vững.
Là một phụ nữ rất đẹp, tuổi mới 20 – 21, căng phồng nhựa sống; bọn giặc như bầy quỷ dữ, không thể bỏ qua cơn khát thú tính cùng sự hung ác tột độ, chúng đã dùng sức mạnh tập thể cưỡng bức hãm hiếp chị. Chúng lột trần quần áo người con gái ngọc ngà, nhưng rõ ràng không thể nào thực hiện được sự đồi bại vì chị Tường Vi ngoan cường chống trả quyết liệt. Dầu biết sẽ chết, chị quả cảm bảo vệ đến cùng phẩm tiết của mình. Vì thế lũ quỷ cay cú cùng bản chất hung bạo, liền xả súng bắn chết người con gái trung dũng, kiên cường của quê hương Vĩnh Lộc chúng ta.
Theo hồi ký "Trên Chiến khu Ba Lòng" của ông Lê Phương, trận càn phục kích này của giặc Pháp, đơn vị ông hy sing mất 2 nữ đồng chí và 1 chiến sĩ nam bị thương. Rõ ràng gương hy sinh của “người bạn gái cùng quê”,“người chị gái nuôi quân lấy thân mình che đạn cho mẹ con một cháu bé” và của “đồng chí Dung” (bị thương) là vô cùng anh dũng, rất điển hình trong chiến tranh. Ở khía cạnh này, các anh chị đã chiến thắng cả đội quân hung hãn của giặc để hoàn thành sứ mạng của người chiến sĩ vệ quốc “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!”.

Đoạn hồi ký của Đại tá Lê Phương (trích dẫn) ngắn gọn, hàm súc nhưng lột tả được hiện thực bi tráng về cái chết oanh liệt của hai nữ Liệt sĩ trong sự nghiệp cứu nước và cách mạng của nhân dân ta thời kỳ kháng chiến chống Pháp; khiến người đọc hôm nay phải quặn lòng vì quá xot xa...Chắc chắn hai chị sẽ còn sống mãi trong ký ức của nhiều thế hệ con cháu cũng như quê hương xứ sở. “Tôi mến thương người chị gái nuôi quân (lâu ngày quên mất tên), lấy thân mình che đạn cho mẹ con một cháu bé. Chị hy sinh cách tôi không đầy một cánh tay” - Càng đau đớn bội phần, vì Đại tá Lê Phương còn không thể nhớ lại nổi tên người nữ đồng chí ấy (chuyện xẩy ra từ năm 1951, hồi ký được viết năm 1959). Quá đau, quá thương cảm vì sự hy sinh mất mát đến tột cùng! Một Nữ Anh hùng “VÔ DANH”!
Lời kể của cựu Phó chủ nhiệm Việt Minh xã Vĩnh Trạch
Ông Đinh Duyệt, năm nay 95 tuổi – Cán bộ Tiền Khởi nghĩa, Huy hiệu 65 tuổi Đảng (2012), nguyên Chuyên viên Cao cấp công tác tại Toà án Nhân dân Tối cao; hiện nghỉ hưu tại quê nhà là thôn Vĩnh Lộc, xã Quảng Lộc, Thị xã Ba Đồn (huyện Quảng Trạch cũ), tỉnh Quảng Bình; khi được tiếp xúc Hồi ký "Trên chiến khu Ba Lòng" của em trai vợ mình (Bà Lê Thị Toán) là Đại tá Lê Phương, nguyên sĩ quan công tác tại Cục Chính trị Bộ tư lệnh Phòng không – Không quân (thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đến ngày nghỉ hưu), lòng bồi hồi xúc động nhớ lại: Chị Đinh Kế Thị Tường Vi có Thân phụ là cụ Đinh Kế Tác, tục danh “Xu Tác” - Một nhà thầu khoán (Sur veilzan) có tiếng thời Pháp thuộc; rất yêu nước và có nhiều công lao đóng góp đối với quê hương.

Cụ cùng nhà thấu khoán và là bạn thân quê ở làng bên Hoà Ninh (nay là xã Quảng Hoà, Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) tên là Đoàn Phiến, tục danh “Xu Phiến” cùng chung tiền của công sức xây dựng nên Trường tiểu học Élémenter Hoà Ninh cho con em mấy làng vùng Nam phủ Quảng Trạch thời đó: Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Phú Trịch, Vĩnh Phước, Minh Lệ, La Hà...có nơi học tập. Riêng với mảnh đất chôn rau cắt rốn là làng Vĩnh Lộc, cụ Đinh Kế Tác đã bỏ công của vật lực đắp xếp 2 con kè lớn bằng đá hộc lẫn đá sa thạch để ngăn luồng nước xiết chống xói lở giải đất ven sông làng Vĩnh Lộc, làng Phú Trịch (phía Rào Đơờng

 - Nguồn Nậy sông Gianh, nhánh chảy qua các làng Vĩnh Lộc, Cồn Sẻ và Văn Lôi). Hai con kè đá này sau gần cả trăm năm hiện vẫn còn y nguyên tác dụng (đắc dụng). Nếu chiến tranh Pháp - Việt không nổ ra, cụ đã hoàn thành tâm nguyện xây dựng một cây cầu cho cả 2 làng Vĩnh Lộc – Hoà Ninh liền bờ, vị trí định xây dựng gần lối bến sông cạnh nhà ông Đặng Phụng, để đi ra đường “Kiệt Ngang” Hòa Ninh qua chợ Mới (Minh Lệ).
Ông Đinh Duyệt - cán bộ "Tiền Khởi nghĩa", năm nay 95 tuổi.
Chị Đinh Kế Thị Tường Vi là một cô nữ sinh hiếm hoi thời đó ở vùng quê nghèo Vĩnh Lộc, được bọ mạ (cha mẹ) gửi vào Kinh đô Huế cho ăn học và chị đã học thêm một nghề “thời thượng” lúc đó là đánh máy chữ cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt. Thế rồi cuối năm 1946, Pháp núp bóng quân Anh trở lại đánh chiếm Sài Gòn – Gia Định và cả Nam bộ. Hưởng ứng “Lời Hiệu triệu cứu nước” ngày 20 tháng 12 năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đêm hôm trước 19/12/1946, chiến sự bùng nổ - mở đầu Ngày “Toàn quốc kháng chiến”), chỉ trong 2 tháng cuối năm 1946 - đầu năm 1947, nhân dân Thẻ Làng (chỉ riêng Giáp Đông) đã có 3 đợt nam nữ thanh niên xung phong “Nam tiến” để cùng quân dân Nam Bộ đánh giặc.

Đợt “Nam tiến” đầu tiên, có 4 anh chị em, trong đó có chị Đinh Kế Thị Tường Vi. (Thẻ Làng: tục danh; tên chữ là “Thị Lang” có từ thời Nhà hậu Lê, đời sau đổi thành: làng “Vĩnh Khang”, rồi “Vĩnh Lộc”. Riêng Làng Vĩnh Lộc phía Bắc sông Hoà Ninh goị là “Giáp Đông”, không bao gồm “Xóm Vụng”; một phần làng Vĩnh Lộc ở phía Nam sông Hoà Ninh, goị là “Giáp Đoài”).
Ông Đinh Duyệt nhớ lại như in, hình ảnh cô em gái nhỏ nhắn, tóc dài, nước da trắng nõn nà nhưng bặm trợn khi lên vị trí diễn giả để tranh luận với đám thanh niên cũng đang hừng hực khí thế “Nam tiến”. Khi mấy cán bộ Việt Minh thấy rõ mồn một chị Tường Vi là cô gái còn quá nhỏ tuổi (chị là bạn học với anh Lê Phương - sinh năm 1932, so các anh cùng đăng ký “Nam tiến” đợt I này ít hơn ngót chục tuổi), thân hình lại "liễu yếu đào tơ", dứt khoát không tiếp nhận và để chị kê khai lý lịch cũng như viết quyết tâm bày tỏ nguyện vọng lên đường ...; chị Đinh Kế Thị Tường Vi liền “nhảy phốc” lên cướp lời mọi người, với giọng vô cùng dõng dạc, dứt khoát:

“Ông cha ta đã dạy rồi, giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh. Tui (tôi) tuy là “đàn bà con gái” nhỏ tuổi, nhỏ người nhưng ăn thua là ở cái tinh thần đánh giặc cứu nước chứ không phải vì con gái hay tuổi nhỏ, người nhỏ mà bỏ qua”. Thế là không ai còn cản được chị Đinh Kế Thị Tường Vi lên đường “Nam tiến” cùng 3 trai làng khác là anh Đinh Xuân Dật (tên trong Bằng Tổ quốc ghi công: Liệt sĩ Đinh Thụy Sơn), Nguyễn Đăng Khoa và Đinh Như San.

Chị Đinh Kế Thị Tường Vi, hai anh Đinh Xuân Dật và Đinh Như San hy sinh trong những năm đầu và giữa cuộc kháng chiến chống Pháp; còn anh Nguyễn Đăng Khoa (sinh năm Quý Hợi – 1923) may mắn sống sót, tiếp tục chiến đấu suốt gần 30 năm trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ và xây dựng quân đội sau Hoà Bình và đất nước thống nhất, là sĩ quan với cấp bậc “Thiếu tá”. Cụ qua đời cách đây 17 năm (27/11/Đinh Sửu - 1997) khi đã về nghỉ hưu nhiều năm tại quê nhà.
Buổi đăng ký cho thanh niên lên đường “Nam tiến” đợt đầu tiên này diễn ra tại đình làng Vĩnh Lộc (ngôi đình giữa cánh đồng, đã bị triệt phá sau Cải cách ruộng đất mấy năm). Thời điểm này, Cụ Nghè Cơ Nguyễn Bá Ky là Chủ nhiệm Việt Minh xã Vĩnh Trạch (xã Quảng Lộc sau này); ông Đinh Duyệt (cháu gọi Cụ Nghè là “Cậu ruột”) – Cấp Phó của Cụ. Hai cậu cháu chính là hai cán bộ Việt Minh nòng cốt, cao nhất tổ chức các cuộc lên đường “Nam tiến” trên quê hương mình.
Anh Đinh Như San có người anh ruột là Đinh Như Hằng, tham gia lực lượng vũ trang tại địa phương và cũng hy sinh anh dũng trong trận chống càn đầu tiên của quân Pháp vào phía Nam Quảng Trạch đầu năm 1947. Hai anh em Đinh Như Hằng và Đinh Như San là con trai cụ Đinh Thị Vặt - tục danh “Giang Ưa”. Cụ là O ruột (cô ruột) của ông Đinh Duyệt. Hiện địa phương đang làm các thủ tục để đề nghị Chủ tịch nước Truy tặng Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho cụ Giang Ưa.
Mối lương duyên ngày lên đường và bức hình còn lại
Thạc sĩ Nguyễn Bá Sinh, nguyên Phó giám đốc “Công ty Tư vấn – Đầu tư xây dựng Giao thông - Công chính Hà Nội”, con thứ 5 của cụ Nghè Cơ Nguyễn Bá Ky (như đã nói, cụ Nghè Cơ Nguyễn Bá Ky chính là cậu ruột của ông Đinh Duyệt), khi đọc hồi ký “Trên Chiến khu Ba Lòng”, đã chia sẻ những tư liệu rất quý về mối tình đầu và bức ảnh “duy nhất còn lại” mà gia đình đang thờ phụng người nữ anh hùng liệt sĩ này:
“Những ngày sau CM tháng 8, chị Đinh Kế Thị Tường Vy là một nữ sinh trung học; đã tham gia hoạt động phụ nữ cùng chị gái tôi là Nguyễn Thi Ngọc Lan. Chị Nguyễn Thi Ngọc Lan sau này trở thành vợ của người cán bộ Việt Minh - Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên (Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng).
Dạo đó, chị Đinh Kế Thị Tường Vy hay sang nhà tôi ở "bên Xóm" (một phần làng Vĩnh Lộc phía Nam sông Hoà Ninh, người xưa goị là “giáp Đoài”) để cùng chị Lan trù tính công tác đoàn thể. Dáng người chị Tường Vi thanh mảnh, xinh xắn; nước da trắng trẻo, mái tóc tha thướt tôn vẻ đẹp dịu hiền như người con gái xứ Huế.
Ông Nguyễn Văn Phầu và Thạc sĩ Nguyễn Bá Sinh
Tôi có người chú họ tên là Nguyễn Văn Phầu, sinh năm 1925, học trường Khải Định - Huế. Chú tôi vào “Vệ quốc đoàn” năm 1949; sau đó được điều ra Việt Bắc học “Trường Sĩ quan Lục quân”; rồi được giữ lại làm cán bộ “huấn luyện”. Đến năm 1959, với quân hàm “trung úy”, chú chuyển ngành sang công tác tại Bộ Lao động (nay là Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội). Tại đây, ông tiếp tục học lên Đại học Giao thông – Vận tải (chuyên ngành “Cơ khí ô tô”), làm việc suốt mấy chục năm ở Bộ. Trước khi nghỉ hưu, ông là Vụ trưởng “Vụ Định mức & Tổ chức Lao động”.
Ông Nguyễn Văn Phầu, sinh năm 1925, nay đã 90 tuổi.
Chú Phầu tôi cùng làng với chị Đinh Kế Thị Tường Vy nên hai người biết nhau từ tấm bé và khi còn lứa truổi "học sinh", đã rất mến rồi đâm lòng yêu thương chị. Có lẽ do “Duyên Trời” (Thiên duyên) nên hai người dễ dàng có "hẹn ước". Ôông mệ (ông bà) tôi đã có “cơi trầu”, “chai rượu” sang thưa với Ôông mệ bên nhà chị xin được kết giao “thông gia”. Nhưng rồi, còn đâu ! Kháng chiến bùng nổ. Sau khi mặt trân Huế vỡ, quân Pháp đánh lan ra Quảng Trị, Quảng Bình. Khói lửa ngút trời. Những chàng trai cô gái làng tôi như anh Lê Phương, chị Tường Vy, chúPhầu tôi... rời làng lên đường đi chiến đấu. Lúc chia tay, chị Tường Vy tặng chú tôi một tấm ảnh nhỏ (cỡ 3x4 cm ảnh snows ) làm kỷ niệm – như lời "hẹn ước trăm năm" của đôi trai gái.
Chị được tổ chức điều vào Phân khu Bình Trị Thiên làm công tác điện đài (mật mã); còn chú Phầu tôi ra Bắc học Trường sỹ quan lục quân. Rồi một hôm từ Việt Bắc, chú Phầu tôi nhận được tin sét đánh: Trong một trận càn của giặc, chị Tường Vy đã lọt vào tay giặc và anh dũng hy sinh như lời kể của anh Lê Phương trong hồi ký “Trên chiến khu Ba lòng”. Từ đó, bức hình chị Tường Vi đối với chú Phầu tôi là “chứng nhân” của mối tình nồng thắm “thuở ban đầu” và cả quê hương yêu dấu trong ba lô người chiến sỹ trên mỗi bước hành quân suốt cả chiều dài hai cuộc kháng chiến đánh Pháp và đánh Mỹ.
Nhiều năm sau khi đất nước đã hòa bình, anh trai chị là ông Đinh Kế Nhậm đã dày công tìm kiếm được hài cốt chị Tường Vy tại Phong Thu, Phong Điền – Thừa Thiên Huế, đưa về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ quê nhà. Thời điểm này, chú Phầu tôi cũng đã ở tuổi tám mươi, mái tóc bạc phơ, chân đi chầm chậm về thăm quê.

Trước đó, tại Thủ đô Hà Nội, chú tôi thuê hiệu ảnh chụp lại tấm hình của người yêu cũ vô vàn yêu dấu – Di ảnh còn lại duy nhất của chị Tường Vi năm xưa, rồi phóng to lên thành ảnh thờ. Chính trong dịp về quê này, ông đem bức hình đã phóng trao lại cho gia đình chị Tường Vi. Trong giây phút xúc động ngập tràn, ông Đinh Kế Nhậm đón nhận hình em mà gần như “chết lặng” vì quá bất ngờ và đau đớn sau mấy chục năm mới lại được nhìn thấy khuôn mặt người em. Hai anh em liền đặt bức chân dung lên bàn thờ gia tiên thắp hương cho chị rồi cùng con cháu ra nghĩa trang liệt sĩ xã Quảng Lộc, tìm đến bên mộ người yêu - người đồng chí.

Trước nấm mộ có ngôi sao quân hiệu nhỏ nhoi như hiển hiện trái tim người chiến sĩ và dòng tên qúa đỗi thân thương, tất cả đám người ai ai cũng nhói buốt tâm can với hàng hàng nước mắt tuôn trào đẫm má. Cuộc “đoàn viên” đặc biệt ấy, với những bông hoa cúng trắng muốt trong làn khói hương bay não nùng, chú Phầu tôi như khuỵu xuống, bất giác trong tâm linh cảm thấy câu thơ Kiều mà mấy trăm năm trước Thi hào Nguyễn Du đã viết gần như để dành riêng cho mình và người yêu hôm nay:“Minh dương đôi ngả cách rồi, Cõi trần mà lại thấy người cửu nguyên”…”.
Anh trai trưởng trong gia đình chị Đinh Kế Thị Tường Vi - Đinh Kế Nhậm, tiếp bước người em gái vào "Vệ quốc đoàn" năm 1947. Năm 1954, được “phục viên” về quê Vĩnh Lộc tham gia công tác tại địa phương. Rồi ông trở thành cán bộ của Ngành Ngân hàng, công tác suốt mấy chục năm liền trong cuộc kháng chiến chống Mỹ - cứu nước và sau này khi đất nước thống nhất, tại các địa phương tỉnh Quảng Bình.

Những năm tháng về quê Vĩnh Lộc nghỉ chế độ hưu trí, ông cùng ông Đinh Duyệt, hai người bạn từ thời trẻ thơ, lại hăng hái tham gia tích cực công tác xã hội; đóng góp nhiều công sức cùng con em xây dựng “Nông thôn mới” quê nhà như gương sáng và sự hy sinh của cha và em gái. Ông Đinh Kế Nhậm qua đời năm 2005, thọ 78 tuổi.
Ông bà Đinh Kế Nhậm có 7 người con. Tất cả đều được học hành chu đáo và trưởng thành. Trong đó người con trai cả Đinh Vĩnh Hiền, bộ đội kháng chiến chống Mỹ - cứu nước, tham gia đánh bọn Pol Pot xâm lấn biên giới Tây – Nam và giải phóng nhân dân Cam Pu Chia khỏi họa diệt chủng; Thạc sĩ chuyên ngành Ngân hàng Đinh Quang Hiếu – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Bình... Một đại gia đình suốt mấy đời có công với nước và ngày nay con cháu chắt đang tiếp bước truyền thống cha ông, sống gương mẫu phấn đấu cống hiến nhiều hơn nữa xây dựng quê hương.
23 giờ 13’ ngày 17/11/2014

NHẮN TIN CHO PHÙNG CHÂU HÀ

 NHẮN TIN
 
Ngô Minh Thành, con thứ ông bà Ngô Văn Quý muốn liên lạc với PHÙNG CHÂU HÀ, CON CỦA THƠ PHÙNG QUÁN..
Xin gửi thư về:
sontrung@yahoo.com

VĂN QUANG8 * NHỮNG THỨ BỆNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM

NHỮNG THỨ BỆNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM
(VienDongDaily.Com - 14/11/2014)
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Xin thưa ngay đó không phải là Ebola hay ung thư mà đó là loại BỆNH THỜI ĐẠI. Nhưng trước khi tường trình với bạn đọc xin cho tôi nêu lên một tí thắc mắc. Quý bạn đọc có nghe nói đến một cơ quan hay một tổ chức thế giới nào có giá trị bầu chọn Việt Nam là 1 trong 20 nước đáng sống nhất trên thế giới chưa? Thú thật là lần đầu tiên tôi đọc được cái tin này qua nhiều trang báo ở VN khiến tôi phát hoảng và thật sự làm nhiều người VN cười… muốn chảy nước mắt. Nhưng có thể còn nhiều bạn chưa có thì giờ đọc nên tôi nhắc lại nguyên văn nguồn tin đó được loan trên nhiều tờ báo lớn ở VN như báo Tuổi Trẻ, Pháp Luật Xã Hội, Lao Động, Tin Mới, 24h… Tất cả dựa trên nguồn tin của trang Web Business Insider.
Việt Nam đứng trong tốp 20 điểm đến đáng sống nhất thế giới…
Theo các tờ báo trên đưa tin:
“Việc đưa ra một xếp hạng chính xác dựa vào tất cả các tiêu chí trong cuộc sống là điều rất khó, vì vậy Business Insider cho biết họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sống, nền kinh tế, môi trường và mức sống của người dân để đánh giá một quốc gia.

Trung tâm hành chính - chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rộng khoảng 2ha, có mức đầu tư hơn 1,000 tỉ đồng.
Theo đó, “Top 20 quốc gia đáng sống nhất thế giới” là những “miền đất hứa” dành cho những ai đang muốn thay đổi môi trường sống nhàm chán hiện tại mà chưa thể quyết định sẽ di chuyển tới đâu.
Đứng ở vị trí thứ 16, đất nước chúng ta vượt mặt cả những quốc gia nổi tiếng có mức sống cao như Nhật Bản, Nga hay Bỉ. Điểm cộng lớn nhất đưa Việt Nam lên vị trí này là chi phí dịch vụ thấp, từ giao thông vận tải với vui chơi giải trí, mọi thứ đều hợp túi tiền.
Bên cạnh đó, khung cảnh tươi đẹp, thiên nhiên tuyệt hảo và thức ăn ngon, đa dạng, hương vị đặc trưng cũng là những ưu điểm lớn của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Theo cuộc khảo sát của tạp chí này, 87% người nước ngoài tới Việt Nam đều đánh giá tốt và tỏ ra thích thú với những món ăn bản địa, vì vậy về đồ ăn, nước ta đứng ở vị trí thứ 3.
 Trụ sở các cơ quan hành chính Lai Châu.
Ngoài ra, về chế độ ăn uống, Việt Nam đứng thứ sáu trên thế giới theo bảng xếp hạng, đứng thứ nhất về sự thân thiện, dễ kết bạn và đứng thứ tư về mảng đời sống xã hội.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của Việt Nam khiến chúng ta chưa thể vươn lên một vị trí cao hơn theo Business Insider đó là dịch vụ y tế và chất lượng chăm sóc trẻ em thấp. Về hai tiêu chí này, nước ta đứng ở vị trí gần cuối bảng xếp hạng.
Những nước nằm trong Top 20 quốc gia đáng sống nhất thế giới theo xếp hạng của Business Insider bao gồm: Thụy Sĩ, Singapore, Trung Quốc, Đức, Bahrain, New Zealand, Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Hong Kong, Canada, Úc, Qatar, Oman, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Việt Nam, Nga, Nhật Bản, Malaysia, Bỉ.”
Đó là nguyên văn bản tin “kỳ lạ” này.
Vậy là các nước như Mỹ, Anh, Pháp… bị văng ra ngoài và liệt vào loại không đáng sống chăng? Và họ hãnh diện so sánh rằng “đất nước chúng ta vượt mặt cả những quốc gia nổi tiếng có mức sống cao như Nhật Bản, Nga hay Bỉ”.
         Ký túc xá 2,000 chỗ tại Đà Lạt chỉ có 1 sinh viên đến ở.
Nghe “khủng” chưa? Tô hồng vẽ son thì cũng nên tô vừa phải thôi chứ tô màu vẽ son lòe loẹt quá dễ bị ngộ nhận lắm đấy. Cũng như một ông “anh hùng” nói phét với báo chí là ông đã dùng tay quật ngã máy bay trực thăng của địch. Đó là ông Bùi Minh Kiểm hiện sống ở quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, ông kể: “Đôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH - 1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy thì đã bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác”… Ông còn nói dóc nhiều thứ chuyện “phong thần” nữa, tôi đã tường thuật với bạn đọc trong bài “hiệu ứng nói phét” ngày 8 tháng 7, 2013, nên không nhắc lại.
Địch chưa cần chửi thì người dân trong nước đã ào ào chửi ông vua nói phét này và cả anh phóng viên đã tường thuật lại “cứ như thật” cũng bị mắng là ngớ ngẩn, đúng là “tuyên truyền kiểu phản tuyên truyền.”
Tôi chỉ nhắc lại một lời bình của một độc giả: “Câu chuyện thần thoại vô chứng cứ với những chi tiết lố bịch đến mức con nít tiểu học nước ngoài cũng phải thốt lên là “bốc phét thì cũng vừa vừa thôi, còn để dành chỗ cho chữ ký! Thế mà báo nhà nước vẫn đăng mới nản!”
                             Trụ sở hoành tráng của Bình Dương.
Cứ thử về VN sống sẽ biết
Lần này cũng vậy, sau khi một số báo đăng nguồn tin của trang Web Business Insider, trên báo Người Lao Động lại rộ lên những lời mỉa mai cay đắng của chính người Việt ở trong nước.
Trong lúc nước ngoài bình chọn và xếp hạng, người trong nước lại vô cùng bất ngờ, họ ngỡ ngàng tự hỏi: “Vậy mà hồi nào đến giờ mình hoàn toàn không hay biết! Có lẽ, mình phải thông báo cho bà con đang ở nước ngoài về nơi đáng sống thứ 16 trên thế giới mới được!”
- Bạn đọc Ba Bến Tre viết: “Có thể Việt Nam là nơi đáng du lịch nữa đó. Nhưng Việt Nam lại thống kê rằng đa số khách du lịch đến và ... không muốn trở lại. Phải nhìn nhận sự thật may ra tiến bộ được!”
- Bạn đọc Nói Thật Thà bình luận: Đúng là cảnh Việt Nam rất đẹp, muốn rừng có rừng, muốn biển có biển, núi có núi, sông có sông nhưng nhiều nơi bị khai thác du lịch quá đà, tình trạng chặt chém, chèo kéo du khách vẫn còn tồn tại. Các vấn nạn tiêu cực xã hội nhiều từ tệ nạn trộm cướp, tai nạn giao thông... ngày càng gia tăng.
- Một bạn đọc “đau khổ” kể ra: “Đến thành phố còi inh tai nhức óc, sơ suất là ngỏm; Ra vườn hoa dạo chơi gặp ăn xin và có thể bị cướp giật, mất mạng như chơi; Ra bờ sông dạo chơi ư? Dòng nước đen ngòm cuồn cuộn bốc mùi hôi hám. Về quê ư? Đất đai tăng giá người ta dựng nhà phố chật chội, rác bay khắp chốn. Ẩm thực ư? Có ai biết rằng Berberin (thuốc trị tiêu chảy) là loại dược phẩm bán chạy nhất!...Quê hương tôi thật đáng sống!”
- Nguyễn Cao Sơn mỉa mai: Chào mừng đến một trong những nước "đáng sống trên Thế Giới" để tận hưởng cảm giác lạnh khi qua đường, hít khói bụi khi tham gia giao thông, cảm giác máu lên não khi đi ngang công trình cầu đường, cảm giác bơi xuồng khi nước lên, cảm giác đau tim khi bị giựt đồ, lạnh xương sống khi đi ngang công viên, thích thú khi vào quán chặt chém đễ nghe chửi... Cứ về VN chơi biết liền.
Có thể nói đó cũng là một thứ bệnh thời đại xuất hiện ở VN, bệnh khoe khoang thành tích, tô hồng vẽ son lên những bộ mặt mà cả nước ai cũng biết nó thế nào. Không biết cái trang Web Business Insider có “ý đồ” gì trong việc bình chọn vô tội vạ này? Bởi cái bệnh ăn chia hoa hồng ở VN bây giờ rất thịnh hành. Cần phải nói tuột ra rằng ăn hoa hồng khắp nơi khắp chỗ. Nhất là những vụ ra nước ngoài mua bán thuê mướn máy móc, thuốc chữa bệnh đều dính vào vụ này, chỉ khác nhau là lớn hay nhỏ thôi. Có là “thánh” mới lắc đầu khi mình chẳng mất gì mà được chia hoa hồng, nhất là lại đếm USD nữa thì tội gì không gật. Còn nhiều thứ bệnh thời đại khác như bệnh “thích hoành tráng”, bệnh khoe của, bệnh thèm ngân sách, bệnh ăn hối lộ vặt (tức là ăn cắp vặt của dân), bệnh đổ thừa….
Căn biệt thự bề thế của ông Lê Thanh Cung chủ tịch tỉnh Bình Dương.
Bệnh thích ăn hoa hồng
Về thứ bệnh thích “ăn hoa hồng” thì hôm 1/10 vừa qua, Tòa án quận Tokyo (Nhật Bản) chính thức mở phiên xét xử đầu tiên đối với các cựu lãnh đạo Công ty công nghệ giao thông Nhật Bản (JTC) với cáo buộc vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Phiên tòa, do Chánh án Shinji Sugiyama chủ trì, sẽ xem xét các cáo buộc các bị cáo do cựu Giám đốc JTC Tamio Kakinuma, 65 tuổi, đứng đầu đã “lại quả” cho các cựu quan chức một số nước (trong đó có Việt Nam) liên quan đến dự án đường sắt sử dụng nguồn vốn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản.
Tất nhiên trước nguồn tin loan báo trên toàn thế giới đó, VN buộc phải kiểm tra xem quan chức nào, đơn vị nào đã ăn hoa hồng. Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Quyết định thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và một số đơn vị thành viên.
Phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra hôm 1/10, Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh cho biết đây là cuộc thanh tra được tiến hành theo Kế hoạch của TTCP đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, đoàn thanh tra có thêm các thành viên của Thanh tra Bộ GTVT, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhưng chưa biết kết quả sẽ ra sao, tôi sẽ tường thuật sau.
Có một thứ bệnh đã từng lưu cữu nhiều năm, nay lại được các ông đại biểu Quốc Hội mang ra thảo luận. Sự việc tuy không mới nhưng cũng làm nóng nghị trường. Cái thứ bệnh kinh niên mãn tính đã ngốn không biết bao nhiêu ngân sách làm nhân dân điêu đứng, đời sống càng khó khăn, trong khi phải gánh món nợ công quá nặng nề, mỗi người dân gánh nợ tới $800 Mỹ kim! Bao giờ con cháu mới trả hết?
Nói là làm cho dân nhưng thật ra làm cho quan kiếm chác
Sáng 31/10 vừa qua, các đại biểu Quốc Hội tiếp tục thảo luận tại Hội Trường về tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015.
Liên quan đến những gây thiệt hại lớn đối với ngân sách nhà nước, tài sản của nhân dân, do tham nhũng trong khu vực công, đai biểu Lê Như Tiến nêu lên một thực trạng: “Nhiều công trình, dự án là hệ quả của những căn bệnh không có trong từ điển y học, đó là căn bệnh hoành tráng: bệnh thèm ngân sách.”
Ông phân tích thêm: “Nhiều công trình, dự án tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng, song hiệu quả và công năng sử dụng lại rất khiêm tốn, thậm chí có những công trình do "đẻ non, chín ép" nên vừa khai trương đã khai tử, bỏ hoang hóa, hư hỏng, xuống cấp, sử dụng không đúng mục đích, cho thuê làm các dịch vụ phi văn hóa, phi lợi ích công. Người dân không được thụ hưởng như thuyết trình ban đầu của các chủ dự án thường rất hay ho, đó là để phục vụ dân sinh.”
Theo ông Tiến, với những dự án này, chỉ có một số người quyết định đầu tư, chủ quản đầu tư, chủ thầu xây dựng, ban quản lý dự án, công trình là được hưởng lợi nên họ thích “vẽ” ra những dự án hoành tráng vì công trình, dự án càng lớn, phần trăm chảy vào túi cá nhân càng nhiều theo phép tính tỷ lệ thuận. 
Nói thẳng ra là các quan cứ phóng tay vẽ vời hết dự án này đến dự án khác, nói là để phục vụ dân, nhưng dân chưa được hưởng đã hư, chưa được bén mảng tới đã hỏng. Kết quả là mấy anh vẽ ra dự án lãnh đủ thứ từ “hoa hồng” đến việc thực hiện công trình, thay vì phải làm bằng sắt thì cho cái cọc tre vào rối lấp xi măng lên là xong. Tiền chảy vào túi các quan không thể đếm được là bao nhiêu. Nếu tóm được thì cũng chẳng kém gì số tiền ông Wei Pengyuan – Vụ phó Vụ khai thác than Trung Cộng đã tham nhũng, nếu toàn bộ số tiền 33 triệu USD này được quy đổi ra những tờ tiền mệnh giá 100 Nhân dân tệ, người ta phải xếp nó thành chồng tiền cao tới 750 feet ( khoảng 228.6 m) bằng 2/3 tổng chiều cao của tháp Eiffel (Paris, Pháp).
Ông Trương Trọng Nghĩa (đại biểu TP. Sài Gòn) cho rằng cách phát triển kinh tế Việt Nam có ba cái “hao” mà không khắc phục được. Đó là rất hao vốn, rất hao ngoại tệ và rất hao tài nguyên môi trường. Tham nhũng tràn lan ở các cấp độ, nợ công, nợ xấu chồng chất, đầu tư công dàn trải, lãng phí và thất thoát…
Nhắc lại câu chuyện 86,000 tỉ đồng của Vinashin, ông Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cảnh cáo về câu chuyện hiệu quả sử dụng vốn. Bởi theo ông có nhiều nơi đang sử dụng vốn lãng phí, thất thoát rất nhiều. “Trường hợp ký túc xá sinh viên có mức đầu tư hơn 1,000 tỉ đồng ($47 triệu Mỹ kim) ở Đà Lạt nhưng chỉ một sinh viên đến ở. Lý do là vì trường gần nhất cách đó 5 km và đường đi vô cùng gập ghềnh khó khăn. Hơn 1,000 tỉ đồng cho một sinh viên đến ở là điển hình của sự lãng phí.”
Đây là bức ảnh với lời ghi chú của nhiều báo ở VN: Dải đất hình chữ S được xếp thứ 16 là nơi đáng sống nhất trên thế giới.
Đến bệnh thích hoành tráng
Cái thứ bệnh quái quỷ này còn hơn là bệnh thèm ngân sách, nó đã và đang chọc vào mắt người dân nghèo khổ. Điểm qua 63 tỉnh thành trên cả nước, số trụ sở mới được xây mới hoặc đang trên dự án không hề nhỏ. Đây có phải trào lưu theo "mốt" nằm trong thứ bệnh thích hoành tráng. Nó cũng giống như mấy cô gái chân dài đi mua tí danh hoa khôi, hoa hậu, diễn viên ca sĩ cho cái bề ngoài “hoành tráng” để dễ bề bán dâm loại sang vừa bị tóm tại Hải Phòng. Xin kể sơ qua vài cái trụ sở này:
- Đầu tiên phải kể đến là trụ sở hoành tráng của Bình Dương. UBND tỉnh Bình Dương đã xây tòa nhà hành chính cao 20 tầng, gồm hai tòa tháp, sẽ là nơi làm việc tập trung của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và hầu hết sở, ngành. Tổng mức đầu tư hai tòa tháp hơn 1,400 tỉ đồng ($66 triệu Mỹ kim).
Bên cạnh đó phải kể đến vụ Scandal về ông Dũng “lò vôi” đang trong thời kỳ gay cấn. Có thể nguyên nhân bắt nguồn từ việc ông Dũng “lò vôi”, tức ông Huỳnh Uy Dũng đã tuyên bố từ ngày 10/11 sẽ đóng cửa Khu Du Lịch Đại Nam vì cho rằng bị chính quyền Bình Dương o ép… trong dự án Khu Công Nghiệp Sóng Thần. Mấy năm trước ông Dũng lò vôi dám kiện chủ tịch tỉnh Lê Thanh Cung đồng thời báo chí đặt câu hỏi cái biệt thự to đùng của ông Cung cùng mớ gia tài đồ sộ từ đâu mà có.
- Còn Đà Nẵng xây sau Bình Dương thì có 34 tầng nổi (trong đó, khối đế có 4 tầng và khối tháp 30 tầng). Tổng mức đầu tư xây dựng công trình dự tính 1,900 tỷ đồng.
- Tại Đồng Nai, hiện đề nghị của đơn vị tư vấn, trung tâm hành chính mới của tỉnh Đồng Nai dự kiến được xây với quy mô 10-20 ha ở xã Tam Phước, TP Biên Hòa. Theo tính toán, tổng diện tích sàn xây dựng là 122,000 m2 với số vốn đầu tư dự trù hơn 2,200 tỷ đồng ($103 triệu).
- Trong khi đó, theo đề nghị của Bắc Giang, dự án, trụ sở làm việc các đơn vị sự nghiệp của các sở, ngành gồm 1 khối nhà 12 tầng gồm: 10 tầng nổi, 1 tầng trệt, 1 tầng kỹ thuật áp mái với tổng diện tích sàn là 12.355m2, trong đó diện tích sàn tầng trệt là 1,575m2, tổng diện tích các sàn nổi là 10.780m2. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 119 tỷ đồng ($5.6 triệu) từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Dự trù công trình sẽ hoàn thành vào năm 2015.
- Tại Lâm Đồng, trung tâm hành chính tỉnh đang được xây dựng trên diện tích 56,000m2 (trên diện tích đất 3.5ha) thuộc đường Trần Phú (thành phố Đà Lạt), tập trung toàn bộ sở - ngành tỉnh Lâm Đồng, dự trù bàn giao quý I năm 2014. Tổng vốn đầu tư là 1,014 tỉ đồng ($48 triệu), một phần ngân sách lấy từ việc bán và cho thuê 24 biệt thự, nhà phố ở Đà Lạt.
- Tại Vũng Tàu, trung tâm hành chính - chính trị tỉnh rộng khoảng 2ha, tại phường Phước Trung (thành phố Bà Rịa), hoạt động từ tháng 4/2012, có mức tổng đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng, lấy từ ngân sách tỉnh.
- Ở khu vực miền Tây, mặc dù là tỉnh mới được chia tách còn nhiều khó khăn, nhưng công trình trụ sở làm việc và hội trường Tỉnh ủy Hậu Giang tọa lạc tại P.4, TP Vị Thanh, công trình có tổng mức đầu tư xây dựng gần 300 tỉ đồng ($14 triệu), tọa lạc trên khu đất rộng 3,3ha, với sức chứa trên 300 người được thiết kế rất hiện đại.
- Trong đó Tòa án tỉnh Bến Tre sử dụng khu đất rộng tới 14.300m2, nhưng chỉ xây dựng một góc, chừa khoảng sân rộng như sân bóng đá. Năm 2013 tỉnh Bến Tre đã xây dựng tám trụ sở UBND xã với vốn đầu tư 19.2 tỉ đồng. Tính ra mỗi trụ sở chỉ hơn 2 tỉ đồng ($94,000). Trong khi đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho Bến Tre xây dựng 135 trụ sở UBND xã mới đến năm 2015, nhưng không thể làm được vì thiếu vốn.
- Tại Cần Thơ, từ trước năm 2010, HĐND Cần Thơ đã thông qua nghị quyết đầu tư xây dựng nhà khách Thành ủy Cần Thơ đặt tại huyện Phong Điền trên diện tích 12.6ha lấy từ đất nông nghiệp thu hồi của trên 35 gia đình dân, với tổng số vốn lên đến gần 1,000 tỉ đồng. Dự án chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một gồm 12 hạng mục như: san lấp mặt bằng, cổng tường rào, khu biệt thự, khu hội họp... với tổng mức đầu tư từ ngân sách là 113.5 tỉ đồng.
Hiện UBND TP Cần Thơ đang bàn kế hoạch xây dựng một khu hành chính tập trung, rộng khoảng 42ha tại khu vực đường Võ Văn Kiệt để tập trung các sở, ban ngành về một mối. Nguồn vốn dự tính lấy từ đấu giá các trụ sở hiện tại.
Chạy đua với "trào lưu" này có còn rất nhiều địa phương khác cũng có chủ trương xây dựng khu hành chính tập trung như Vĩnh Long, Lào Cai... Ngay cả trụ sở huyện cũng phải “hoành tráng”.
Cứ như thế này thì dân không đói mới là lạ. Các quan “ngự” trong những phòng làm việc oai… như cóc nên dân sợ hết vía là phải. Quan hắt sì hơi một phát là anh dân đen giật thót mình muốn bắn ra ngoài hành lang. Làm sao mà nói chuyện gần dân, thương dân được. Chẳng anh dân nào dám tin vào sự thương yêu của mấy ông quan sang trọng đó. Trái lại mỗi khi đến trụ sở hoành tráng như thế, anh “nhà quê” cứ co rúm người lại. Sợ các ông thật.
Văn Quang (14 tháng 11, 2014)

Nguồn: http://www.viendongdaily.com/nhung-thu-benh-d

Monday, November 17, 2014


BÙI HOÀNG TÂM * THƯ GỪI HAI LÚA

Thư của Blogge Dân trí gửi “tướng quân” Trần Quốc Hải!

Bùi Hoàng Tám/ Dân trí
Tin bố con ông “hai lúa” Trần Quốc Hải được Chính phủ Campuchia tặng thưởng Huân chương Đại tướng, được cấp xe ô tô, biệt thự sang trọng đồng thời được hưởng mọi chế độ cấp tướng đã làm “rúng động” dư luận những ngày qua. Trong nước, ông Hải không phải là nhân vật xa lạ vì ông đã hai lần tự chế tạo máy bay trực thăng nhưng không được chấp thuận.

Là người cùng thế hệ với “tướng quân” Hải (ông Hải sinh năm 1960, Blogge Bùi Hoàng Tám sinh năm 1958), xin mạo muội gửi đến ông bức thư dưới đây.
Ông Trần Quốc Hải kính mến!
Trước hết, tôi xin lỗi ông về sự đường đột này. Nói đường đột bởi tôi với ông ở hai đầu đất nước, vốn lại chẳng quen biết nên viết thư cho nhau là sự đường đột vậy.
Nhưng tôi quyết định viết bức thư này trước hết là để chúc mừng ông, một con người tài trí và đam mê công việc, song không được trọng dụng giờ đây đã tìm được miếng đất dụng võ cho mình.
Tuy nhiên có một điều đáng tiếc là mảnh đất ấy không nằm trong dài đất hình chữ S của Tổ quốc yêu thương như lời ông nói: “”Nước bạn kêu tôi sang làm khoa học. Họ cấp nhà đất, xe cộ bảo đảm kinh tế, mình chỉ cần chuyên tâm sáng tạo… Họ làm tất cả vì muốn gia đình tôi sang hẳn. Nhưng tôi chưa nghĩ đến việc sang đó. Nói thật tôi đi nhiều nước rồi. Mong muốn lớn nhất là phục vụ dân mình, nước mình”.
Đây là lời nói tâm huyết của một người con có tình yêu và trách nhiệm đối với Tổ quốc mình nhưng phải ra đi bởi đơn giản ở quê hương, ông không được trọng dụng.
Mà kẻ sỹ xưa nay đều vậy cả. Hay thì ở, dở thì đi, nơi nào tin dùng thì đến. Cuộc đời vốn ngắn ngủi, chả ai lại cam tâm dài cổ đợi dù ông cũng đã “dài cổ” nhiều năm.
Nhưng suy cho cùng, ông không được trọng dụng là có cái lý của nó, là “phải đạo” thôi ông Hải ạ.
Phải vì ông chỉ là “anh hai lúa”, không bằng cấp chuyên môn, tức là xin lỗi ông, nói theo ngôn ngữ dân gian là “vô học”.
Mà một nông dân “vô học” lại đòi chế tạo máy bay thì khác gì “cái gai” trong mắt các nhà khoa học mũ cao, áo dài, các giáo sư tiến sĩ bằng cao, chức lớn?
Nó càng “cay đắng” hơn, ông làm “ngượng mặt” gần một vạn “nhà khoa học” với đủ mọi phẩm cấp nhưng hàng năm trời không có nổi một vài bài báo in trên các tạp chí khoa học lớn của thế giới?
Khi mà biết bao nhiêu những “đề tài khoa học” cấp Nhà nước với chi phí hàng tỉ đồng ngân sách làm xong chỉ có một việc duy nhất là… nhét vào ngăn kéo. Không, có lẽ số đó đến thời điểm này không còn là “ngăn kéo” mà có thể hàng kho.
Càng xót ruột hơn, khi những tờ giấy đang trắng bị đem “bôi mực” đó lại không thể bán cho đồng nát vì nó “mang danh” là công trình khoa học!
Ông không được trọng dụng cũng phải thôi vì ví dụ nếu ông làm ra cái máy đó chỉ mất 100 triệu đồng (giả sử thế) mà các nhà khoa học kỹ thuật dùng ngân sách nhà nước lại làm ra cỗ máy tương tự hết có… 1 tỉ đồng thì hỏi 900 triệu đồng kia nó đi đâu? Làm thế, khác gì ông làm lộ cái “bí mật” mang tên “xà xẻo” bởi ở ta, đã từng có không ít những dự án coi nguồn ngân sách cấp cho nghiên cứu là “chùm khế ngọt” luôn bị “trèo hai mỗi ngày”…
Có thể còn nhiều, rất nhiều lý do nữa nhưng không thể không kể đến một lý do, việc công nhận ông, tức là xếp ông, một lão hai lúa “vô học” được “cùng chiếu” với các vị mũ cao áo dài là sự xúc phạm không thể tha thứ ở ta hiện nay, khi bằng cấp là vật trang trí, thậm chí ngụy trang để làm điều khuất tất.
Dẫu biết rằng trong lịch sử khoa học kỹ thuật thế giới, Nhà sáng chế lừng danh Eddison cũng là người… “vô học”. Nhưng đó là chuyện bên Mỹ, không phải chuyện ở Việt Nam.
Ông Hải Kính mến!
Đọc những tâm sự của ông mà không khỏi mủi lòng: “Nói thật tôi đi nhiều nước rồi. Mong muốn lớn nhất là phục vụ dân mình, nước mình”.
Vâng, cái ước mơ giản dị mong muốn lớn nhất là ”phục vụ dân mình, nước mình” sao mà khó thế và đến bao giờ mới thành sự thật?
Nền khoa học kỹ thuật Việt Nam rồi sẽ ra sao nếu như những tài năng thực sự không được trọng dụng?
Con người như một cái cây, muốn trở thành “đại thụ” trước hết cần hạt giống tốt, sau đó được gieo trồng trên mảnh đất tốt và cuối cùng là bàn tay chăm sóc tốt. Thiếu dù chỉ một trong ba điều đó đã không thành công. Huống hồ…! Ông Hải nhỉ.
Mấy lời tâm sự đường đột, có gì sơ suất xin lượng thứ.
Một lần nữa, cầu mong cho ông tiếp tục thành công trên con đường khoa học kỹ thuật vốn chông gai này. Còn nếu như không được “phục vụ dân mình, đất nước mình” thì ông cũng có niềm an ủi là cống hiến cho nhân loại bởi khoa học không có biên giới, phải không ông?
Trân trọng!

PHẠM THÀNH * HỘI NHÀ VĂN

18-11-2014


Tôi tố cáo Hội nhà văn

Phạm Thành/ Văn Việt
Cứ nghĩ đến Hội Nhà văn Việt Nam cung cấp tài liệu và có văn bản kiến nghị khởi tố Phạm Thành vì cuốn tiểu thuyết “Cò hồn Xã nghĩa” ở dạng bản thảo gửi cho Hội để dự thi là Phạm Thành cứ muốn phát điên lên. Chẵng lẽ ở thế ký 21 ở Việt Nam lại tái diễn màn đấu tố người viết văn như thời đấu tố Nhân văn Giải phẩm từ những năm 1950s của thế kỷ trước, trong khi Hiến phápViệt Nam năm 2013 đã rành rành ghi quyền tự do ngôn luận, báo chí và tư tưởng là quyền căn bản của con người; đồng thời nhà nước Việt Nam cũng đã long trọng cam kết tôn trọng quyền chính trị, dân sự của công dân Việt Nam được quy định trong Tuyên ngôn nhân quyền mang giá trị phổ quát toàn cầu mà nhà nước Việt Nam đã ký kết; đồng thời mới nhất là từ đầu năm 2014 đến nay thủ tướng nước Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng liên tục phát đi thông điệp về quyền làm người của công dân Viêt Nam, như: Dân chủ là nhu cầu của người dân; người dân có quyền làm những gì pháp luập không cấm, vân vân. 

Nhưng lại nhớ đến mấy bác nhà văn nổi tiếng, có lương tri, luôn luôn tin tưởng rằng, “làm gì có chuyện Hội Nhà văn Việt Nam tố giác Pham Thành” làm Phạm Thành không thể “khuất mắt trông coi” mà được. Hơn thế, một bác còn điện thoại cảnh báo Phạm Thành: “ Phạm Thành cẩn thận đấy không chịu tội vu khống đấy”. Một bác lúc đầu tin từ thông tin của mình liền mắng ngay Hội Nhà văn là “Hội mật thám”, nhưng sau qua điện thoại với một cá nhân nào đó ở Hội và điện thoại cho Phạm Thành thì dỏng dạc lên tiếng đình chính “xin lỗi Hội Nhà văn vì không hề có cái công văn đó”. 
 
Nhưng nay bằng văn bản số 03 của Thủ trưởng Cơ quan an ninh điều tra Công an Hà Nội trả lời khiếu nại của Phạm Thành, xác nhận rõ ràng là Hội Nhà văn đã “cung cấp tài liệu và tố giác” Phạm Thành thì sự thật đã quá rõ ràng, không còn úp úp mở mở hay cầm xem hay chưa cầm xem nữa. Vì văn bản này là văn bản pháp luật của cơ quan pháp luật. Nó là nguyên nhân để cơ quan pháp luật phát ra giấy Triệu tập, điểm khởi đầu cho hành trinh tố tụng, tiến đến bắt giam và tống tù Phạm Thành.
Sư thật phơi bày đã quá rõ rằng. Nhưng tất cả các nhà văn, Hội Nhà văn Việt Nam đế nay vẫn im lặng. Có lẽ tất cả đều đinh ninh rằng, không hề có chuyện có công văn, có chuyện cung cấp tài liệu tố giác Phạm Thành. 
Thưa các bạn, thưa các Hội viên Hội Nhà văn tôn kính. Tôi cũng khó tin như các bạn, các bác. Là vì nó là nhà văn, là Hội nhà văn cơ mà. Hội nào đó có thể làm mật thám chứ Hội Nhà văn thì không thể. Hội là một tập thể các nhà văn hội tụ lại. Mà các nhà văn là những ngươi ưu tú, tinh hoa của dân tộc, chỉ biết nói lên sự thật, bảo vệ sự thật, luôn đem thân mình hiến dâng cho tiến bộ xã hội không chỉ ở trong nước mà còn ở quy mô toàn thế giới kia mà. Mỗi hành vi của họ còn được soi chiếu bởi Điều lệ của Hội kia mà. Họ đâu phải là con ong, cái kiến, thấp cổ bé họng, đâu phải là đám thư lại, đâu phải những con chó giữ nhà cho bất kỳ quyền lực và đồng tiền nào… 
Một FB mang tên nhà văn Hiếu Nguyễn vừa mới viết trên tường FB của ông, rằng: 
“Đáng sợ quá tỉ lệ người Việt mang tính thú ngày càng nhiều. Không ngày nào trên giải đất hình chữ S này lại không có một vụ người thân, người sơ giết nhau. Đang yêu nhau mâu thuẫn một tý là đập chết rồi đốt xác, xong về ngủ như không có chuyện gì xẩy ra. Bắt con người ta đòi 700 triệu đồng, chưa được cũng giết tươi cháu bé. …và đáng sợ hơn ngay những người đọc báo có lương tâm ở xứ ta giờ cũng cảm chai lỳ, không mấy xúc động trước sự khủng khiếp này. Đơn giản vì sự khủng khiếp quá nhiều và trở thành hiện tượng bình thường. Kinh quá, Khiếp quá. Thảo nào những đại gia lắm tiền nhiều của như bầu Đức đã mang cả vợ con sang Sin ga po để sống. Ôi tổ quốc tôi. Thật đau lòng”.
Việc Hội Nhà văn cung cấp tài liệu, tố giác Phạm Thành chỉ là chuyện “nhỏ như con thỏ” so với những gì là khốn nạn đang từng phút, từng giờ xảy ra ở đất nước “ngàn năm văn hiến” này. Phải chăng nó như vậy là xuất phát từ một nền chính trị ràng buộc con người vào điều ác, một nền văn chương nghệ thuật luôn cổ vũ cho sự ràng buộc vào điều ác ấy mà việc Hội Nhà văn cung cấp tài liệu, tố giác Phạm Thành đã trực tiếp góp tạo nền móng tư tưởng, văn hóa cho sư ra đời, tồn tại và phát triển nên một xã hội khốn khổ, khốn nạn như FB nhà văn Nguyễn Hiếu đã chỉ ra? 
Vì vậy: 
Thưa các bạn, 
Thưa các bác Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tôn kính. Các bác cứ tin đầu nảo của các bác không hề làm cái chuyện mật thám ấy, vui vẻ mà cày cuốc trên cánh đồng cỏ dại mọc lên từ hoang tàn chiến tranh đi. Riêng tôi, tôi vẫn cứ phải tố cáo Hội của các bác đã vi phạm hiến pháp, pháp luật Việt Nam và vi phạm ngay Điều lệ của Hội nhà các bác. Vì trong 29 điều của Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam không hề có điều nào quy định Hội Nhà văn được quyền cung cấp tài liệu tố cáo một tác phẩm, một người viết văn cho cơ quan An ninh điều tra. 
Và hôm nay tôi chính thức gửi đơn tố cáo Hội Nhà văn của các bác. 
Mời các bạn, các bác Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam xem toàn văn đơn tố cáo của Phạm Thành:
P.T 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2014
ĐƠN TỐ CÁO
Về việc xâm phạm bí mật cá nhân
Kính gửi: Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam;
Đồng kính gửi: ông Trưởng Ban kiểm tra Ủy ban toàn quốc các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam – Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, P.Hàng Bài, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội;
Đồng kính gửi: Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, ông Khuất Quang Thụy, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam – Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đinh Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
I. Người tố cáo
Tôi là Phạm Chí Thành, sinh năm 1952.
Trú tại 121, ngách 128C/27 Đại La, quận Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội.
II. Người bị tố cáo:
Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.
Địa chỉ: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
III. Nội dung:
Ngày 21/10/2014, tôi đến làm việc với Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội tại số 54 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội về việc giải quyết đơn khiếu nại của tôi. Tại buổi làm việc Cơ quan An ninh điều tra cho tôi biết về việc: Ông Phạm Chí Thành vào khoảng thời gian tháng 6/2014 đã gửi cho Hội nhà văn Việt Nam tác phẩm “Cò hồn xã nghĩa” để tham dự cuộc thi do Hội tổ chức. Hội nhà văn Việt Nam nhận thấy tác phẩm này có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên đã có văn bản kiến nghị khởi tố và kèm vật chứng là cuốn “Cò hồn xã nghĩa” của tác giả Phạm Chí Thành gửi Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội.
Ngày 11/11/2014, tôi nhận được văn bản chính thức Quyết định số 03/QĐ-ANĐT-Đ2 đề ngày 24/10/2014 của Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội “về việc giải quyết khiếu nại”. Nội dung quyết định, trích:
“ – Cơ quan An ninh điều tra – Công an thành phố Hà Nội nhận được…văn bản của Hội nhà văn Việt Nam…cung cấp thông tin, tài liệu về việc ông Phạm Chí Thành trú tại 121 ngách 128C/27 phố Đại La – phường Đồng Tâm – quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội…”.
Như vậy, sau buổi làm việc ngày 21/10/2014 với Cơ quan An ninh điều tra và Quyết định số 03/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 24/10/2014 của Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, tôi có thể khẳng định Hội nhà văn Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hội là người đã sử dụng tác phẩm dự thi của tôi là cuốn “Cò hồn xã nghĩa” để giao nộp cho cơ quan công an thành phố Hà Nội. Hành vi này của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tôi, cụ thể:
1. Quyền bất khả xâm phạm về bí mật cá nhân quy định tại khoản 1 điều 21 Hiến pháp năm 2013:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.”
2. Quyền tự do ý kiến dưới hình thức nghệ thuật, quy định tại khoản 2 điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Việt Nam tham gia năm 1982:
Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.”
- Căn cứ khoản 1 điều 12 Luật tố cáo năm 2011;
- Căn cứ khoản 1 điều 9 Quyết định số 134/2005/QĐ-BNV ngày 15/12/2005 phê duyệt điều lệ (sửa đổi) Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam,
IV. Yêu cầu:
1- Yêu cầu Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam buộc Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam thu hồi cuốn “Cò hồn xã nghĩa” đã giao nộp cho Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội.
2- Yêu cầu Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam buộc Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam có văn bản xin lỗi tôi vì hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tôi.
Trân trọng,
· Tài liệu kèm theo:
1- Giấy triệu tập ngày 21/9/2014 (lần thứ Nhất) và số 115 ngày 28/9/2014 (lần thứ Hai)
2- Giấy mời giải quyết đơn khiếu nại ngày 20/10/2014.
3- Quyết định số 03/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 24/10/2014.
Nơi nhận: Người làm đơn
- Như trên;
- Lưu, 02b.
Phạm Chí Thành
Theo Văn Việt

NGÔ VIỆT * NGUYỄN SINH HÙNG

Đến hẹn lại lên!

Ngô Việt (Danlambao) - Gánh chèo của ông bầu xứ Nghệ Nguyễn Sinh Hùng họp nhau đào kép, trống kèn, rầm rộ diễn trò một tháng nay ở Thăng Long Hà Nội. Thôi thì đủ chuyện hỉ nộ ái ố diễn ra ở rạp chèo mới xây rất hoành tráng. Rạp mới, nhưng gánh cũ, đào già, kép chai, soạn giả lú nên chỉ toàn tuồng xưa hát lại, hóa ra nhàm!
Nhưng phải nói, kỳ này xuất hiện nhiều hề, hát cương, người nghe chịu không nỗi.

Hề Phan Trung Lý, đề nghị dân đóng góp để trả nợ xấu. Eng ơi, eng thì các ông eng, giờ méc nợ thì biểu dân trả, đâu dễ eng như vậy!
Hề rau muống Đổ Văn Đương thì phán rằng: Quyền im lặng không phải là quyền của con người. Rõ khổ, Ông Đương nghe nói là Tiến Sĩ Luật chứ chẳng phải giỡn chơi đâu nhé. Thành ra đừng ai vội kết luận là ông ta không biết nội dung của quyền im lặng ra làm sao! Được trớn ông ta phán tiếp: Giới luật sư chỉ biện hộ vì tiền. Cha mẹ ơi! Hành nghề để kiếm tiền mà xấu à, mà đáng bị lên án à? Xin hỏi nhỏ ông một câu: Thế ông cũng như các đồng chí của ông phấn đấu vào đảng Cộng Sản vì cái gì? Quyền hành, Quyền lợi, Tham nhũng hay cả ba đều đúng?
Rồi ông thầy tu Thượng Tọa Thích Huyết Thanh (đúng ra là Thích Thanh Quyết) nài nỉ chính phủ phải xây dựng quân đội Việt Nam mạnh như quân đội Bắc Triều Tiên! Tu hành mà không nói chuyện về tôn giáo lại đi nói chuyện quân đội súng ống thì đã là một chuyện trái khoáy rồi. Khi ông được đảng Cộng Sản ưu ái đưa ngồi vào ghế đại biểu nhiều khóa liền, tức là họ đã dán mác cho ông là sư quốc doanh rồi đó nghe không sư! Ở đâu có quốc doanh là ở đó có phá hoại!
Và đây, ông Phùng Quang Thanh, vừa là anh hùng vừa là đại tướng vừa là Bộ trưởng Quốc phòng, đáng lẽ phải tỏ ra oai dũng của một võ tướng thì lại ủy mị “tâm tư” trên sân khấu chèo. Ông Thanh sợ không phong hàm tướng thì sẽ có nhiều người "tâm tư". Ôi tướng như ông, khi giặc vào tới nhà, điển hình như vụ giàn khoan HD 981, trong năm nay, không bám thắt lưng địch mà đánh mà lại bám thắt lưng địch mà van xin: “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 01/05/2014, Trung quốc đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sau Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực.” (Trích phát biểu của Phùng Quang Thanh tại hội nghị Shang-ri La).
Giặc đã vào nhà ăn cướp mà vẫn gọi giặc là bạn, vậy ông là tướng gì? Biết lực lượng của mình yếu hơn giặc mà không lo xin ngân sách để trang bị cho quân đội mạnh lên mà chỉ lo đi xin lon xin hàm để làm gì? Ông bảo rằng đi dự hội nghị quốc tế nhìn người ta mang sao này sao kia thấy sao mình yếu quá. Thật nực cười! Mới đây ông dẫn một đoàn gồm mười ba tướng lãnh, toàn đầu ngành, tư lệnh các quân binh chủng đi sang Tàu làm dân chúng thấy lo vô cùng. Tại sao? Đơn giản thôi, theo kinh nghiệm người dân chúng tôi thấy là những lãnh đạo Việt Nam khi đi các nước tư bản thì xin, ngược lại khi đi sang Tàu thì bán. Thành ra dân nghi vấn không biết kỳ đi Tàu vừa rồi các ông đã bán những gì? Việt Nam đã lạm phát đủ thứ giờ thì thấy rõ lạm phát cả tướng lãnh!
Cuối cùng thì màn đồng diễn của gánh chèo bầu Nghệ cũng đã diễn ra: Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do quốc hội phê duyệt. Lúc đầu thì tin cho biết báo chí không được đưa tin kết quả cuộc lấy phiếu tín nhiệm. Sau đó đính chính lại là do nhân viên văn phòng quốc hội hiểu sai nên đã truyền đạt không đúng. Nghĩa là báo chí vẫn đưa tin như thường lệ.
Kết quả đã có rồi, người cao người thấp. Nhưng có điều không ai bị không tín nhiệm. Bởi vì chỉ có ba nội dung trong phiếu bầu là:
- Tín nhiệm cao.
- Tín nhiệm.
- Tín nhiệm thấp.
Lấy phiếu tín nhiệm mà không có mục “Không tín nhiệm” vậy là không trung thực, không can đảm, không đàng hoàng rồi. Nhưng người dân mình vốn dễ dãi xề xòa, giải thích giùm cho quốc hội: Tín nhiệm thấp xem như là không tín nhiệm. Ô hay! Làm sao như vậy được? Giấy trắng mực đen rõ ràng ghi "Tín nhiệm thấp" thì làm sao xem như "Không tín nhiệm" được.
Tất nhiên trò lấy phiếu tín nhiệm như thế này chỉ là trò mị dân, lòe quốc tế. Nhưng đối với quốc hội với đảng Cộng Sản Việt Nam nó không phải là vô ích.
Một ngày nào đó có sự cố gì xảy ra, thì những người lãnh đạo Việt Nam lại to mồm nạt dân: "Quốc hội là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai". Cân này chính ông bầu xứ Nghệ Nguyễn Sinh Hùng đã nói rồi đấy.
Hãy tín nhiệm chị, chị cho xem bướm
Anh có ngầu pín, tín nhiệm anh mau.
Không tín nhiệm thấp thì tín nhiệm cao
Đâu có lá nào là không tín nhiệm
Cá mè một lứa, cá đối bằng đầu
Nếu không là chuột thì cũng là sâu
Đập chuột vỡ bình, diệt sâu hư quả
Có qua có lại mới toại lòng nhau.
Gánh chèo của ông bầu xứ Nghệ Nguyễn Sinh Hùng, một ngày hát nuốt hết của dân hơn một tỷ đồng (tiền VN). Mấy mươi ngày là mấy mươi tỷ, tiền đóng thuế của người dân đốt theo mây khói. Của mất xót lòng nên viết vài giòng xã hơi!


TRUNG CỘNG CHIẾM HẢI VÂN

\
18-11-2014
Trung Quốc trấn đèo Hải Vân: Trách nhiệm Thủ tướng 
 Nam Nguyên/ RFA 
 danang.gov.vn.jpg
Nhà phản biện độc lập TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho rằng, cho dù Thủ tướng chịu trách nhiệm vì đã phê duyệt qui hoạch, thì nay cũng là lúc phải thu hồi ngay lập tức giấy chứng nhận đầu tư cấp cho doanh nghiệp Trung Quốc, trao quyền cho họ thực hiện dự án nghỉ dưỡng nằm ở vị trí chiến lược, có thể khống chế vịnh Đà Nẵng và chia cắt đất nước.

  Từ Hà Nội TS Nguyễn Quang A nhấn mạnh:
“Chắc chắn phải như vậy nếu ông ấy đã ký thì phải có trách nhiệm, về việc không nhìn ra thì có thể có nhiều lý do, một lý do là do sơ xuất vì sơ xuất là chuyện con người. Nếu mà là sơ xuất thì có thể bỏ qua mà chỉ có thể đánh giá là năng lực hơi kém. Còn nếu không phải là sơ xuất mà biết mà vẫn làm như thế thì trách nhiệm càng nặng hơn.” 
Phát biểu gay gắt của TS Nguyễn Quang A được ghi nhận tiếp sau thông tin: ngày 14/11/2014 ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên-Huế khẳng định với VnExpress rằng Thừa Thiên-Huế làm đúng qui định của Nhà nước. Suốt hai tuần qua trên báo chí, Thừa Thiên-Huế đã lập luận rằng, dự án 200 ha ở mũi cửa Khẻm, nơi núi Hải Vân vươn xa nhất ra biển Đà Nẵng là nằm trong Qui hoạch chung về xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1771 ngày 5/12/2008.
Chính quyền Thừa Thiên - Huế không trả lời dư luận về việc Dự án mũi Cửa Khẻm giao cho nhà đầu tư Trung Quốc nằm ở vị trí chiến lược khống chế vùng trời, vùng núi, vùng biển Đà Nẵng và nếu xảy ra chiến tranh sẽ chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 16. Chính quyền Thừa Thiên-Huế chỉ biện giải về khu vực tranh chấp địa giới giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng. Theo các chuyên gia địa phương nào quản lý mũi Cửa Khẻm không phải là điều quan trọng, cốt lõi ở đây Thừa Thiên-Huế đã bỏ qua vấn đề an ninh quốc phòng trao quyền khai thác 200 ha cho nhà đầu tư nước ngoài trong vòng 50 năm, mà cụ thể là doanh nghiệp Trung Quốc.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc hiện nghỉ hưu ở Hà Nội đã phản ứng mạnh mẽ về điều ông là góp phần làm tăng nguy cơ mất nước. Ông nói:
“Những chỗ tốt đẹp có vị trí chiến lược lại cứ bán cứ để cho Trung Quốc làm dự án trong khi mình có thể làm được, như thế là các anh ấy không suy nghĩ và chỉ thấy có tiền thôi. Tôi cho là chỉ thấy có tiền, nhiều tỉnh cũng thế thôi nghĩa là chỉ thấy có tiền mà không thấy cái nguy hiểm cho đất nước.”
Từ đầu tháng 11, chính quyền Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng rút giấy phép đầu tư mà Thừa Thiên-Huế cấp cho Công ty Thế Diệu của Trung Quốc từ năm 2013 để xây dựng một quần thể nghỉ dưỡng du lịch chiếm 200 ha ở mũi Cửa Khẻm, nơi núi Hải Vân vươn ra xa nhất trên biển Đà Nẵng. Hai lý do Đà Nẵng đưa ra là vị trí chiến lược ảnh hưởng an ninh quốc phòng và dự án nằm trên vùng tranh chấp địa giới giữa hai địa phương.
Ngày 17/11/2014, Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5 được VnExpress trích lời khẳng định đèo Hải Vân là khu vực trọng điểm quân sự  cấp độ 1 được Chính phủ quy định. Đất tại khu vực này muốn  làm bất cứ việc gì phải báo cáo và được sự nhất trí của Bộ Quốc Phòng để xin ý kiến của Thủ tướng. Tướng Chiêm nhấn mạnh, Thừa Thiên - Huế tự động cho doanh nghiệp nước ngoài vào xây dựng khu nghỉ dưỡng là “dứt khoát không được”.
Chuyện thu hồi giấy phép 
Đáp câu hỏi của chúng tôi là chính quyền Việt Nam có vẻ không chú ý tới yếu tố an ninh quốc phòng khi kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế và để đến khi dư luận lên tiếng lúc đó mới tính chuyện sửa sai. Nhà phản biện TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Tôi nghĩ cũng không hẳn hoàn toàn như vậy. Nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam rất quan tâm tới vấn đề an ninh quốc gia, người ta có những qui trình rất chặt chẽ về những chuyện như vậy. Nhưng thực tế người ta có thể lách những qui trình ấy một cách rất ngoạn mục, hoàn toàn do ý định của người ta mà thôi. Ngay cả việc hủy một dự án, bất kỳ dự án nào cũng có hàng trăm điều kiện mà tôi tin là không có nhà đầu tư nào không vi phạm đến khoảng 30% các điều kiện qui định trong giấy phép. Nếu người ta muốn thì có thể dẫn chiếu bất kể một cái lỗi nào đấy của nhà đầu tư và người ta có thể hủy cái giấy phép ấy mà chẳng cần phải đền bù gì cả, bởi vì ông đã vi phạm qui định.”
Việt Nam có chính sách trải thảm đỏ mời gọi đầu tư để phát triển kinh tế, người Trung Quốc chọn được nhiều vị trí mà dư luận cho là nhạy cảm về an ninh quốc phòng là vì nhờ các mánh lới đặc biệt. Làm thế nào để giảm bớt tình trạng nguy hiểm này. TS Nguyễn Quang A trả lời câu hỏi này:
“Nếu chúng ta kỳ vọng vào những người cánh hẩu với Trung Quốc để người ta bớt đi thì không bao giờ cả, số người như thế ở Việt Nam không phải là ít. Chỉ có mỗi một cách như vừa rồi là dư luận của công chúng, của các giới khác nhau, kể cả những người đương quyền mà còn thực sự lo lắng cho vận mệnh đất nước. Những người ấy, các thế lực ấy phải lên tiếng và chỉ có như thế mới có thể chặn được những sự móc ngoặc với những thế lực nước ngoài mà để làm tổn hại đến đất nước mà thôi.”  
Được biết, Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và giao 200 ha đất ở mũi Cửa Khẻm cho Công ty Trung Quốc Thế Diệu từ tháng 10/2013 với thời hạn 50 năm. Thế Diệu đã giải ngân 80 tỷ để khởi sự thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng du lịch có tổng vốn đầu tư 250 triệu USD. Tại Cửa Khẻm nơi núi Hải Vân vươn ra biển xa nhất, nhà đầu tư Trung Quốc sẽ xây dựng khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao với 450 phòng, một trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu nhà nghỉ dưỡng năm tầng với 220 căn hộ cao cấp, 350 biệt thự và khu du lịch, nhà hàng bãi tắm. Dự án này được triển khai theo ba giai đoạn từ 2013 đến 2023, Thế Diệu đã xây dựng trụ sở điều hành dự án tại khu vực Cửa Khẻm. Còn tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết đã chi 50 tỷ đồng mở con đường 5 km vào Cửa Khẻm.
Cho tới ngày 17/11/2014 chưa có thông tin về việc thu hồi giấy phép dự án đầu tư trên núi Hải Vân của doanh nghiệp Trung Quốc. Nhưng báo chí phản ứng dư luận hết sức gay gắt đòi dừng ngay dự án vì ảnh hưởng an ninh quốc phòng, đặc biệt có yếu tố Trung Quốc. Theo ý kiến chuyên gia một quyết định hợp lòng dân là điều Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải tính tới trong giai đoạn này.
Tướng quân đội phản đối việc xây khu nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân 

Nguyễn Đông (VnExpress) - Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5, khẳng định đèo Hải Vân là khu vực trọng điểm quân sự cấp độ 1 được Chính phủ quy định. Thừa Thiên - Huế tự động cho doanh nghiệp nước ngoài vào xây khu nghỉ dưỡng là "dứt khoát không được".

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa cấp phép cho Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine nằm ở khu vực Cửa Khẻm - mũi vươn ra biển xa nhất của đèo Hải Vân. Dự kiến khoảng 200 ha đất được giao cho Công ty cổ phần Thế Diệu (thuộc Công ty TNHH World Shine Hong Kong đăng ký đầu tư tại Thừa Thiên - Huế từ tháng 10/2013), thời hạn 50 năm. Đánh giá dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh này đã đầu tư 50 tỷ đồng mở con đường 5 km vào Cửa Khẻm. 
Dự án khu nghỉ dưỡng quốc tế tại Cửa Khẻm (vùng khoanh đỏ) của đèo Hải Vân. 
Trong khi đó, trao đổi với VnExpress ngày 14/11, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ nói ngắn gọn: "Cho đến nay tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định đã làm đúng quy định của Nhà nước. Còn Đà Nẵng đã có ý kiến gửi Thủ tướng thì tôi không bình luận thêm mà chờ ý kiến chính thức của Chính phủ để có hướng xử lý". 
Chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng cho rằng, toàn bộ diện tích cấp cho dự án đều nằm trong quy hoạch Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được Thủ tướng phê duyệt năm 2008.Mọi việc tưởng chừng "suôn sẻ" và trong tương lai không xa tại Cửa Khẻm sẽ có sự hiện diện của một khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao, trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi... thì phía Đà Nẵng phát hiện nơi đất cấp cho Công ty Thế Diệu là vùng chưa được Chính phủ phân định ranh giới rõ ràng giữa hai địa phương. Sau đó, Đà Nẵng gửi công văn đến Thủ tướng đề nghị rút giấy phép dự án với lý do không thể giao đất cho một doanh nghiệp được đại diện bởi các doanh nhân nước ngoài ở khu vực trọng điểm về quân sự. 

Tuyến đường 5 km đã được trải nhựa dẫn từ đèo Hải Vân 
xuống khu vực triển khai dự án. Ảnh: Nguyễn Đông. 
"Đèo Hải Vân là khu vực trọng điểm quân sự cấp độ 1 được Chính phủ quy định. Đất tại khu vực này muốn làm bất cứ việc gì phải báo cáo và được sự nhất trí của Bộ Quốc phòng để xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ mới được làm", Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu V, khẳng định. "Khu vực này cũng chưa phân định rõ ràng, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu dừng lại rồi nhưng phía Thừa Thiên - Huế vẫn tự động cho doanh nghiệp nước ngoài làm dự án là không đúng quy định", ông nói thêm. 
Tướng Chiêm cho hay, khu vực của dự án là trọng yếu về quốc phòng của Đà Nẵng nên Quân khu V đã có ý kiến gửi Bộ Quốc phòng, nêu quan điểm "dứt khoát không được làm", đồng thời đề nghị công an, Bộ chỉ huy quân sự Đà Nẵng tham mưu cho UBND thành phố Đà Nẵng có ý kiến trình Thủ tướng. "Tôi chưa nắm thông tin Chính phủ đã phản hồi hay chưa. Giới truyền thông đang phản ánh đúng tinh thần để giúp bảo toàn vị trí quân sự này", vị Tư lệnh nói.
Đồng quan điểm, trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, cho biết khu vực đèo Hải Vân chính là điểm quân sự then chốt và sẽ chia cắt đất nước trong trường hợp có chiến tranh. Theo phân tích của nhà quân sự này, về vị trí trên đất liền thì ai làm chủ được Hải Vân sẽ thâu tóm luôn Đà Nẵng và Huế. Còn về thế trận trên biển, Cửa Khẻm là điểm vươn xa nhất của đèo Hải Vân và gần nhất với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Có được Hải Vân sẽ nắm quyền kiểm soát cả vùng biển.
Ông bày tỏ sự quan ngại đặc biệt vị trí Cửa Khẻm, bởi đây là nơi gần nhất với bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Một khi doanh nghiệp xây dựng dự án thì mọi bí mật của căn cứ quân sự vùng 3 Hải quân sẽ khó giữ được. Theo tướng Thước, Hải Vân có tầm quan trọng về quân sự nên phải tập trung trấn thủ.
Vị tướng này liên hệ ngay đến Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) và nói rằng nhẽ ra Thừa Thiên - Huế đã phải rút kinh nghiệm. "Hải Vân còn nguy hiểm hơn Vũng Áng với sự chia cắt hai miền Nam - Bắc. Đồng ý là phát triển kinh tế nhưng không thể vì kinh tế mà xem nhẹ quốc phòng. Ở vị trí chiến lược mà không đặt mục tiêu quốc phòng lên trên hết là rất nguy hiểm. Việc cấp phép này không phải là giúp ích mà làm cho kinh tế nước nhà đứng trước nguy cơ bị suy thoái", tướng Thước dự đoán. 

Công ty Thế Diệu đã cho xây dựng một căn nhà 
làm trụ sở tạm thời để triển khai dự án. Ảnh: Nguyễn Đông. 
Từng giữ chức Chỉ huy phó Bộ Chỉ huy Quân sự Đà Nẵng, đại tá Thái Thanh Hùng - Chủ tịch Hội cựu chiến binh Đà Nẵng, nhận định việc cấp phép cho đối tác nước ngoài vào xây dựng ở vị trí trọng yếu nhất của đèo Hải Vân không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phòng thủ ở miền Trung mà còn cho cả nước. Dẫn chứng lịch sử thời điểm đất nước bị xâm lược, cả Pháp và Mỹ đều chọn Hải Vân làm nơi đổ bộ đầu tiên, ông Hùng nói dứt khoát không thể để doanh nghiệp nước ngoài xây dựng dự án ở đây.
Ông Hùng cho rằng việc phân chia địa giới của Đà Nẵng và Huế ở thời điểm hiện tại không quan trọng bằng việc Chính phủ sớm chỉ đạo xử lý để dừng dự án World Shine lại. "Đây là vấn đề của quốc gia, phải kiên quyết phản đối. Về khái niệm thì kinh tế mạnh ắt quốc phòng sẽ mạnh, nhưng chưa chắc. Thời điểm này kinh tế Việt Nam chưa mạnh nhưng quốc phòng phải mạnh", ông nói.
* Nguyên chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ nói: "Đây là câu chuyện chủ quyền, bởi Hải Vân là vị trí quốc phòng của quốc gia, không chỉ những người làm trong lĩnh vực quân sự mà những người dân bình thường đều nhìn nhận được. Tàu quân sự các nước khi đến Việt Nam lại chọn Đà Nẵng không phải là điều ngẫu nhiên. Muốn quản lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam bằng công nghệ ở đất liền thì chỉ cần đặt trên núi Hải Vân.
Đất Cửa Khẻm đang được giao cho doanh nghiệp Hong Kong được ví như cánh cửa của vịnh Đà Nẵng, nhìn thấu bán đảo Sơn Trà - mắt thần Đông Dương nên để doanh nghiệp này hoạt động thì nhất cử nhất động về quân sự ở Đà Nẵng đều bị thâu tóm. Từng chiếc máy bay hay tàu thuyền ra vào đều đếm được hết. Chúng ta mà mất cảnh giác là vô cùng nguy hiểm".
* Theo giấy chứng nhận đầu tư, dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine triển khai từ năm 2013 đến 2023, gồm có khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao công suất 450 phòng, khu nhà nghỉ dưỡng năm tầng với 220 căn hộ cao cấp, 350 căn hộ biệt thự, trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu dịch vụ, nhà hàng, bãi tắm...

TRẦN GIA PHỤNG* PHẠM QUỲNH


Tại sao cộng sản giết Phạm Quỳnh?

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Cộng Sản Việt Nam (CSVN) giết Phạm Quỳnh hai lần: Lần đầu hạ sát, che giấu và phi tang thân xác ông tại Huế ngày 6-9-1945. Lần thứ hai bóp méo lịch sử, hủy diệt luôn sự nghiệp và thanh danh của ông. Một câu hỏi được đặt ra là lúc đó Phạm Quỳnh đã rút lui khỏi chính trường, tại sao CS lại giết Phạm Quỳnh, trong khi không
giết Trần Trọng Kim và toàn bộ nhân viên nội các Trần Trọng Kim, là những người đang còn hoạt động? Câu hỏi nầy cần tách ra làm hai phần để dễ tìm hiểu:

Thứ nhất: Năm 1945, Việt Minh cộng sản (VMCS) cướp chính quyền tại Hà Nội ngày 19-8, nhưng còn yếu, nên rất sợ Pháp trở lui, và rất sợ Pháp tái lập chế độ quân chủ để quy tụ lực lượng chống lại VM. Lúc đó, trên toàn quốc đảng CSĐD chỉ có khoảng 5,000 đảng viên. (Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam de 1940 à1952, Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 182.) 
Tại Huế, VM tìm cách cô lập vua Bảo Đại. Cách tốt nhất là cách ly nhà vua với những người có khả năng và uy tín thân cận chung quanh nhà vua, trong đó hai nhân vật quan trọng là Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi. Do đó, VM ra lệnh bắt Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi cùng con là Ngô Đình Huân ngày 23-8-1945. Đồng thời VM sắp đặt những người của VM như Tạ Quang Bửu, Phạm Khắc Hòe vây quanh rỉ tai, hù dọa nhà vua, phóng đại về VM. Phạm Khắc Hòe lúc đó đang làm tổng lý Ngự tiền văn phòng cho vua Bảo Đại. Ông rất thân thiết và báo cáo với Tôn Quang Phiệt, một đảng viên CS đang dạy tại trường Thuận Hóa (Huế), mọi sinh hoạt của vua Bảo Đại, triều đình và nội các Trần Trọng Kim. (Phạm Khắc Hòe, Những ngày cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn, Huế: Nxb Thuận Hóa, 1994, tt. 18, 52, 53).
Theo David G. Marr trong Vietnam 1945, The Quest for Power, sau khi Phạm Quỳnh và hai cha con Ngô Đình Khôi bị bắt, người Nhật can thiệp một cách yếu ớt và không hiệu quả. Ngày 28-8, sáu người Pháp nhảy dù xuống một địa điểm cách kinh thành Huế khoảng 20 cây số nhắm mục đích bắt liên lạc với vua Bảo Đại và các cựu quan Nam triều. Lúc đầu, VM địa phương tưởng là người của phe Đồng minh, cho họ trú tạm tại một ngôi nhà thờ, nhưng khi biết rằng đây là những người Pháp có ý định tìm cách liên lạc với các quan chức Nam triều cũ, VM liền giết bốn người, và cầm tù hai người đến tháng 6-1946. (David G. Marr, Vietnam 1945, The Quest for Power, University of California Press, tt. 452-453.)
Theo hồi ký của Trần Huy Liệu, sau khi Nhật đầu hàng, người Pháp nhảy dù xuống Huế, liền hỏi ngay đến Bảo Đại, Phạm Quỳnh và những người cộng tác với Pháp trước đó. Việt Minh bắt được toán người Pháp nầy và "xử lý thích đáng" Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh, nghĩa là giết các ông tại phía trước lò dầu tràm, gần ga xe lửa Hiền Sĩ, làng Cổ Bi, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. (Trần Huy Liệu, Hồi ký [Hà Nội, 8-1960], Phạm Khắc Hòe trích đăng trong sđd. tr. 102.) 
Theo một người Huế, lúc đó có mặt tại Phong Điền, thì toán người Pháp có 8 người, nhảy dù xuống làng Phù Ốc, huyện Phong Điền. Trong số 8 người nầy, có một người Pháp lai làm thông ngôn, là chồng của cô Lạc ở Cầu Kho, Huế. (Nói chuyện với ông Phan Văn Dung, tháng 8-1997, tại Houston, Texas.) Nếu theo quốc lộ 1, từ Huế đi Quảng Trị, đến cột cây số 21, theo tay mặt đi vào là ga Hiền Sĩ, làng Cổ Bi.
Trong khi đó vua Bảo Đại cô đơn tại Huế, lại bị Phạm Khắc Hòe xúi giục và hù dọa, nên nhà vua tuyên chiếu thoái vị ngày 25-8, và làm lễ thoái vị tại cửa Ngọ Môn ngày 30-8 với sự hiện diện của đại diện VM là Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, và Cù Huy Cận. 
Việc người Pháp muốn kiếm cách liên lạc với cựu hoàng Bảo Đại và Phạm Quỳnh (vì lý do gì không được rõ) vô tình đã làm cho VM lo ngại, sợ rằng một khi người Pháp trở lui, Pháp sẽ nhờ Phạm Quỳnh và những người đã từng làm việc với Pháp như Ngô Đình Khôi giúp Pháp lật ngược thế cờ, đưa cựu hoàng trở lại cầm quyền. Do đó VM vội vàng "mời" cựu hoàng Bảo Đại rời Huế ngày 4-9, ra Hà Nội làm cố vấn. Hơn nữa, nếu người Pháp có trở lui, cũng không hợp tác với Trần Trọng Kim, vì ông Kim và nội các của ông bị gán cho là thân Nhật. 
Thứ hai: Để độc tôn quyền lực, VM chủ trương “giết tiềm lực”, tức tiêu diệt tất cả những ai có khả năng, có tiềm lực, nhưng không cộng tác với VM, để ngăn chận ngay từ đầu những người về sau có thể đối kháng với VM. Việt Minh nghĩ ngay đến Phạm Quỳnh vì những lý do sau đây: 
* Phạm Quỳnh muốn xây dựng nền quân chủ lập hiến tại nước ta, và cho rằng cộng sản là "nạn dịch" gây bất ổn xã hội, trong khi VM chủ trương độc tài đảng trị. Phạm Quỳnh muốn xây dựng nền quốc học trong khi VM muốn phổ biến chủ nghĩa cộng sản.
* Ở trong nước, Phạm Quỳnh tiêu biểu cho giới trí thức làm văn hóa, theo lập trường quốc gia, bất bạo động, dấn thân hoạt động chính trị. Việt Minh giết Phạm Quỳnh để đe dọa, uy hiếp và khủng bố tinh thần giới trí thức hoạt động văn hóa trên toàn quốc. Đây là lối mà người xưa gọi là "sát nhất nhân, vạn nhân cụ" (Giết một người, mười ngàn người sợ.)
* Đối với nước ngoài, Phạm Quỳnh là người được Pháp ủng hộ. Với đường lối ôn hòa, ông còn có thể được cả Nhật, Trung Hoa (lúc bấy giờ do Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng cầm quyền), Anh, Hoa Kỳ chấp nhận hơn là đường lối cực đoan theo Liên Xô của HCM.
* Hồ Chí Minh (HCM) muốn chụp lấy ngay thời cơ tạo ra do khoảng trống chính trị sau tối hậu thư Potsdam vào cuối tháng 7-1945, nên chủ trương tiêu diệt tất cả những người nào có khả năng tranh quyền với HCM, để cho ở trong cũng như ngoài nước thấy rằng chỉ có một mình HCM mới xứng đáng lãnh đạo đất nước. Phạm Quỳnh đã từng là thượng thư bộ lại, đứng đầu triều đình Huế. Đặc biệt những điều ông viết về tương lai thế giới mà ông đưa ra từ 1930 trong bài "Ce que sera l' Annam dans cinquante ans" [Nước Nam sẽ ra sao năm mươi năm sau?] đều đã diễn ra đúng theo ông tiên liệu, như mối đe dọa của Nhật Bản, nạn dịch cộng sản, xung đột Thái Bình Dương, đại hỏa hoạn ở châu Âu [thế chiến 2]. Nhờ thế, uy tín Phạm Quỳnh lên rất cao. Ông có uy tín và tư thế lớn đối với dư luận trong và ngoài nước, là một trong những người có thể trở thành đối thủ đáng ngại của HCM, nên HCM quyết tiêu diệt Phạm Quỳnh để tránh trở ngại về sau.
* Khi mới nổi dậy năm 1945, để lôi cuốn quần chúng, HCM và Mặt trận VM tuyên truyền rằng HCM là người yêu nước chứ không phải là đảng viên CS, và HCM ra đi để tìm đường cứu nước, đồng thời HCM giấu thật kín chuyện xin vào học trường Thuộc Địa Paris mà bị loại, và nhất là việc HCM xin vào hội Tam Điểm Pháp ngày 14-6-1922. (Jacques Dalloz, “Les Vietnamiens dans la franc-maçonnerie coloniale”, Revue française d’Histoire d’Outre-mer, Tam cá nguyệt 3, 1998, Paris: Société Française d’Histoire d’Outre-mer, tr. 105.)
Khi qua Pháp diễn thuyết năm 1922, Phạm Quỳnh là người biết rõ sinh hoạt của HCM ở Paris. Phạm Quỳnh gặp gỡ Nguyễn Ái Quốc (HCM) hai lần, ngày 13 và 16-7-1922 tại Paris, tức chỉ khoảng một tháng sau khi Nguyễn Ái Quốc gia nhập hội Tam Điểm. Hội Tam Điểm là kẻ thù của đảng CS trên thế giới. Chính vì là người đã lỡ "biết quá nhiều" về HCM mà Phạm Quỳnh bị HCM giết hại. 
Do những lẽ trên, nếu không có những người Pháp nhảy dù xuống Huế như tác giả David G. Marr viết hay Trần Huy Liệu kể, cộng sản cũng vẫn giết Phạm Quỳnh. Phạm Quỳnh và Trần Trọng Kim đều là hai nhà văn hóa, và chính trị nổi tiếng trên toàn quốc. Trần Trọng Kim viết khảo cứu có tính cách hoàn toàn chuyên môn, chứ không có chủ trương chính trị lâu dài. Nội các Trần Trọng Kim gồm những chuyên viên cần thiết cho việc xây dựng cơ sở căn bản trong giai đoạn chuyển tiếp từ chính quyền Pháp qua chính quyền Việt. Ngược lại, Phạm Quỳnh trước tác với một ý hướng chính trị rõ ràng: xây dựng một nền văn hóa dân tộc, bảo tồn quốc túy, nâng cao trình độ văn hóa của dân chúng bằng cách phổ biến văn hóa Âu tây, dịch thuật những tư tưởng dân quyền của Montesquieu, Voltaire, Rousseau.
Phạm Quỳnh tham gia triều đình Huế cũng nhắm đến một chủ đích rõ ràng: tranh đấu ôn hòa, nhưng cương quyết yêu cầu Pháp trả lại chủ quyền cho triều đình, và xây dựng một hiến pháp làm luật lệ căn bản của quốc gia. Ảnh hưởng văn hóa và chính trị của Phạm Quỳnh khá rộng rãi trên các tầng lớp quần chúng, nhất là giới trí thức trung lưu, từ lớp trí thức Nho học đến cả lớp trí thức tân học. Tạp chí Nam Phong được các lớp người ưu tú ở các địa phương lúc bấy giờ trên toàn quốc xem như loại sách báo giáo khoa chỉ đường. Đó là điều mà CS chẳng những không chấp nhận mà cũng không dung thứ, vì CS muốn nắm độc quyền lãnh đạo chính trị, độc quyền yêu nước, độc quyền chân lý. 
Chú ý thêm ngày Phạm Quỳnh bị sát hại. Phạm Quỳnh bị bắt ngày 23-8-1945, và bị giết ngày 6-9, nghĩa là ông không bị nhóm VM địa phương Huế giết liền khi họ bắt ông. Ông bị giam giữ một thời gian, rồi mới bị giết sau khi nhóm Trần Huy Liệu đến Huế dự lễ thoái vị của vua Bảo Đại. Khi đã có sự hiện diện của đại diện trung ương, các cán bộ VM địa phương không dám tự tiện ra tay, mà chắc chắn phải có ý kiến của trung ương. Nhóm Trần Huy Liệu cũng không thể tự quyết định được việc nầy. Như vậy chính nhóm Trần Huy Liệu đã đem lệnh từ Hà Nội vào Huế giết Phạm Quỳnh, và lệnh đó từ đâu, nếu không phải là từ HCM? 
Sau khi Phạm Quỳnh bị giết, hai người con gái đầu của ông là Phạm Thị Giá và Phạm Thị Thức ra Hà Nội gặp HCM. Sau đây là lời kể của bà Thức: "...Tháng 8 năm 1945, Thầy tôi ra đi!... Sau đó, chị tôi [tên Giá] và tôi nhờ một anh bạn là Vũ Đình Huỳnh ngày ấy là garde-corps [cận vệ] cho cụ Hồ, giới thiệu đến thăm cụ và hỏi truyện [tức chuyện Phạm Quỳnh]. Cụ bảo: "Hồi ấy tôi chưa về... Và trong thời kỳ khởi nghĩa quá vội và có thể có nhiều sai sót đáng tiếc..." (Hồi ký viết tại Paris ngày 28-10-1992 của bà Phạm Thị Thức, nhân kỷ niệm 100 năm sinh niên Phạm Quỳnh, tài liệu gia đình do bà Phạm Thị Hoàn thông tin.) Những điều này cho thấy rõ tính ngụy biện của HCM. Lúc Phạm Quỳnh bị giết ngày 6-9-1945, HCM đã về Hà Nội lập chính phủ (2-9-1945). Nếu HCM cho rằng giết Phạm Quỳnh là sai sót của địa phương, HCM giải thích thế nào về chủ trương của đảng CS bôi lọ lâu dài Phạm Quỳnh sau khi Phạm Quỳnh từ trần? Tác giả Bernard Fall, trong quyển Les deux Viet-Nam, Nxb. Payot, Paris, 1967, tr. 102 đã viết: "Người ta biết rằng Hồ là một kịch sĩ có biệt tài đánh lừa kẻ đối thoại."
Giết xong Phạm Quỳnh, CS tính việc hủy diệt luôn hình ảnh sáng chói nhà văn hóa Phạm Quỳnh. Cộng sản liền quy chụp cho Phạm Quỳnh tội "phản quốc, làm tay sai cho Pháp". Gần 40 năm sau, trong Từ điển văn học, gồm 2 tập, mỗi tập trên 600 trang, gồm nhiều người viết, do Ủy ban Khoa học Xã hội xuất bản tại Hà Nội năm 1984, vẫn không có mục "Phạm Quỳnh". Khi viết về các nhóm văn hóa, sách nầy không thể loại nhóm Nam Phong vì nhóm Nam Phong có khá nhiều tác giả nổi tiếng. Nói đến nhóm Nam Phong, trang 121-123, tập 2, tác giả Nguyễn Phương Chi, trong ban biên tập từ điển, vẫn còn gọi Phạm Quỳnh là "bồi bút, phản động". Hơn thế nữa, năm 1997, trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, do nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội ấn hành, Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế biên tập, mục "Phạm Quỳnh", trang 758-759, hai tác giả này viết: "Hoạn lộ của ông [chỉ Phạm Quỳnh] lên nhanh như diều gặp gió vì gắn bó mật thiết với các quan thầy thực dân... Ngày 23-8-1945, Phạm bị các lực lượng yêu nước bắt ở Huế, rồi sau đó bị xử bắn ở l.[làng] Hiền Sĩ, t.[tỉnh] Thừa Thiên, hưởng dương 53 tuổi."
Các tác giả cộng sản thường đưa ra chiêu bài yêu nước và dân tộc để quy chụp những người không theo khuynh hướng của mình là phản động, phản quốc, trong khi chính vì HCM khăng khăng đi theo CS Liên Xô mà Việt Nam không được các nước Đồng Minh thừa nhận sau năm 1945. Cũng chính vì đảng CS chủ trương ý thức hệ quốc tế mà gây ra mâu thuẫn quốc cộng, phá hoại tình đoàn kết dân tộc, là một trong những nguyên nhân chính đưa đến chiến tranh Việt Nam từ 1946 đến 1975, và hậu quả còn kéo dài mãi cho đến ngày nay. Sau năm 1954, rồi 1975, chính đảng CSVN đã nhập cảng và áp dụng một cách máy móc chính sách văn hóa Mác, Mao và kinh tế chỉ huy rập theo khuôn Liên Xô và Trung Cộng đã làm cho Bắc Việt rồi cả Việt Nam suy kiệt về mọi mặt trong một thời gian dài.
Nếu nói rằng: Phạm Quỳnh hợp tác với Pháp để mưu cầu chủ quyền cho Việt Nam, bảo vệ quyền lợi của quốc gia là làm tay sai cho ngoại bang, còn CSVN theo Nga Hoa, bán đứng quyền lợi đất nước thì không phải là tay sai ngoại bang? Phạm Quỳnh hợp tác công khai với Pháp, viết bài trình thuật rõ ràng các hoạt động của ông là phản quốc, còn VM theo CS Nga Hoa, thì không phản quốc? Phạm Quỳnh viết bài quảng bá học thuật Âu tây, đề cao tư tưởng dân quyền của Voltaire, Montesquieu, Rousseau là không có tinh thần dân tộc, còn CSVN phổ biến tư tưởng Marx, Lenin, và nhất là chủ nghĩa Stalin thì gọi là gì? Phạm Quỳnh dịch thơ Corneille, Racine là bồi bút, còn Tố Hữu làm thơ gọi Stalin là ông nội, "thương cha thương mẹ thương chồng / thương mình thương một thương ông thương mười" thì không bồi bút? Không ai quên rằng Tố Hữu là người đã giữ chức chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa của VM tại Huế năm 1945 khi Phạm Quỳnh bị giết, thăng dần lên làm trưởng ban Tuyên Văn Giáo trung ương, ủy viên bộ Chính trị đảng CSVN, phó thủ tướng chính phủ Hà Nội. 
Nói cho cùng, nếu Phạm Quỳnh chỉ là người học trò bình thường của Voltaire, Montesquieu hoặc Rousseau thì cũng đáng mừng cho dân tộc Việt Nam, vì tư tưởng của các nhà học giả Pháp này là ánh sáng soi đường cho nhân loại toàn thế giới xây dựng nền tự do dân chủ phân quyền pháp trị. Trong khi đó HCM là "một người học trò trung thành của Các Mác và V. I. Lê-nin". (Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, in lần thứ tư, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1975, tr. 160) và nhất là người học trò xuất sắc của Stalin, thì thực tế lịch sử đã chứng minh rằng đó là thảm họa độc tài đen tối khốc liệt nhất từ trước đến nay trong lịch sử Việt Nam. 
Dầu sao, việc tuyên truyền của CS một thời gây nhiễu xạ không ít đến dư luận dân chúng, làm nhiều người, kể cả vài kẻ tự mệnh danh là trí thức tiến bộ, hiểu sai về Phạm Quỳnh, và hiểu sai luôn về một số nhân vật chính trị theo khuynh hướng quốc gia dân tộc. Phạm Quỳnh đã từng nói: "Về phần tôi, tôi đã chọn con đường của tôi. Tôi là một người ở buổi giao thời và tôi sẽ chẳng bao giờ được cảm thông...". (Phạm Quỳnh, Hành trình nhật ký, Paris: Nxb. Ý Việt, 1997, trong phần “Dẫn nhập” không đề trang.)
Câu nói nầy làm chúng ta liên tưởng đến tâm sự của Nguyễn Du qua hai câu thơ chữ Nho: "Bất tri tam bách dư niên hậu,/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như". (Không biết hơn ba trăm năm sau,/ Trong thiên hạ có ai khóc Tố Như? " Nguyễn Du (Tố Như), tác giả truyện Kiều, cũng sống trong buổi giao thời giữa hai chế độ nhà Lê và nhà Nguyễn.
Ngày nay, sau những biến động đảo điên của thời sự, mọi người nên công tâm tìm hiểu Phạm Quỳnh và nhìn lại sự nghiệp của ông. Trước ngã ba đường vào đầu thế kỷ 20, giữa cựu học, Tây học, và tân học, Phạm Quỳnh chọn con đường tân học, cải tiến và hoàn chỉnh văn học quốc ngữ để làm phương tiện xây dựng quốc học, vừa bảo vệ quốc hồn quốc túy, vừa bồi đắp thêm bằng cách du nhập những tinh hoa văn hóa nước ngoài. Chủ trương văn hóa của Phạm Quỳnh xét cho cùng rất quý báu và cần thiết cho đất nước, vì nếu chỉ mải mê tranh đấu chính trị và quân sự, mà không xây dựng nền văn hóa dân tộc dựa trên quốc hồn, quốc học và quốc văn, thì người Việt vẫn bị trì trệ trong sự nô lệ tinh thần. 
Những đóng góp của ông trong việc phát triển nền văn chương Quốc ngữ thật lớn lao. Những vấn đề văn chương, triết lý tổng hợp đông tây ông đã viết, những ý kiến do ông đưa ra trong các bài báo, kể cả những ý kiến ông tranh luận về truyện Kiều, về Nho giáo, vẫn còn có giá trị. Giấc mơ của Phạm Quỳnh về quốc học, quốc hồn lại càng cần được cổ xúy làm nền tảng giáo dục tinh thần cho mọi người Việt Nam ngày nay ở trong cũng như ở ngoài nước. Phạm Quỳnh là nhà văn hóa lớn của Việt Nam thời hiện đại.
Về chính trị, Phạm Quỳnh viết nhiều tiểu luận bằng tiếng Việt cũng như bằng tiếng Pháp để tranh đấu thực hiện lý tưởng chính trị của ông. Nhiều người thường đồng nghĩa nền quân chủ với phong kiến hoặc thực dân, nên cho rằng quan niệm quân chủ lập hiến của Phạm Quỳnh là thủ cựu. Cần phải chú ý là Phạm Quỳnh chủ trương bất bạo động. Ông chọn thể chế quân chủ lập hiến với hy vọng thúc đẩy Việt Nam chuyển biến một cách ôn hòa trong trật tự. 
Nhìn ra nước ngoài, hiện nhiều nước trên thế giới vẫn duy trì nền quân chủ lập hiến, nhưng vẫn là những nước hết sức dân chủ như Anh Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển, Bỉ... Riêng hai cường quốc ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam là Trung Hoa và Ấn Độ đều đã từng chống ngoại xâm, và chuyển đổi sang thể chế dân chủ theo hai con đường khác nhau. Trung Hoa tranh đấu bạo động để lật đổ nhà Thanh năm 1911 và từ đó chìm đắm trong những tranh chấp đẫm máu; trong khi Ấn Độ tranh đấu bất bạo động, đạt được nền độc lập trong thể chế quân chủ lập hiến một cách ôn hòa trong Liên Hiệp Anh. 
Ở trong nước, xét trên chiều dài của lịch sử, từ ngày Pháp đặt nền đô hộ năm 1884 đến năm 1945, tuy các vua nhà Nguyễn bị người Pháp khống chế, nhưng vua vẫn là biểu tượng cao cả của đất nước, nên các cuộc nổi dậy kháng Pháp từ Bắc vào Nam đều quy hướng về một mối, đó là triều đình ở kinh đô Huế. Trái lại từ năm 1945 trở đi, khi VMCS cướp chính quyền, người Việt Nam bị chia rẽ trầm trọng thành nhiều phe nhóm khác nhau theo những quan điểm khác nhau. Do đó, trong hoàn cảnh của ông, Phạm Quỳnh cũng có phần hữu lý khi ông chủ trương cải cách ôn hòa, và chọn quân chủ lập hiến theo đại nghị chế thay thế cho nền quân chủ chuyên chế.
Ngày nay, cục diện chính trị Việt Nam đã thay đổi hẳn, quan niệm quân chủ lập hiến của Phạm Quỳnh không còn phù hợp, nhưng không thể vì thế mà phủ nhận tinh thần ái quốc, lòng can đảm và sự tận tình của ông trên con đường phụng sự quê hương. Phạm Quỳnh đã âm thầm tranh đấu bất bạo động để đòi hỏi chủ quyền cho đất nước. Ông đã hết lòng hoạt động vì nước và đã hy sinh vì lý tưởng của mình. Đó là điều thật đáng trân quý nơi Phạm Quỳnh, nhà trí thức dấn thân hoạt động chính trị. 
Một điều đáng ghi nhận cuối cùng trong cách thức hành xử của Phạm Quỳnh, nhờ theo đuổi một lý tưởng chính trị trường kỳ và bất bạo động, nên ông luôn luôn cố gắng làm những gì có lợi cho đất nước và đồng bào, đồng thời tránh không làm bất cứ việc gì có hại cho quốc gia dân tộc. Phạm Quỳnh sống lương thiện, không tham ô nhũng lạm, và không hề gây tội ác giết hại đồng bào. 
Thái độ nầy là điều mà rất ít nhà hoạt động chính trị của mọi khuynh hướng thực hiện được, và là một điểm son sáng chói phân biệt Phạm Quỳnh với những người ra hợp tác với Pháp để trục lợi cầu vinh. Đây là điều cần phải được tách bạch. 
Trong việc hợp tác với Pháp, có hai hạng người. Hạng thứ nhứt là những kẻ hợp tác để mưu cầu danh lợi riêng tư, lợi dụng quyền thế, hống hách bóc lột đồng bào. Hạng thứ hai ra tham chính, làm việc với Pháp, nhưng không dựa vào quyền thế để hiếp đáp dân chúng, mà dùng quyền thế để cứu giúp đồng bào, và vẫn giữ được khí tiết riêng của mình như Nguyễn Trường Tộ, Pétrus Trương Vĩnh Ký, và biết bao nhiêu người vô danh khác... Phải tránh vơ đũa cả nắm, và phải rõ ràng như thế mới hiểu được tâm trạng và sự can đảm của những nhà trí thức, trong hoàn cảnh éo le của đất nước, dấn thân hoạt động chính trị, phụng sự dân tộc, nhất thời đã bị hiểu lầm sau những cơn lốc tranh chấp chính trị kéo dài trên quê hương yêu dấu, trong đó Phạm Quỳnh là trường hợp điển hình nhất.
(Toronto, Canada)
 

TRÒ HỀ QUỐC HỘI BỎ PHIẾU



 Quốc hội VN công bố kết quả 'tín nhiệm'
15-11-2014





Quốc hội Việt Nam
Quốc hội Việt Nam tiến hành xong bỏ phiếu tín nhiệm hôm 15/11/2014.

Quốc hội Việt Nam hoàn tất lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 vị trí quan chức lãnh đạo nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, theo truyền thông trong nước.
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nhận được 380 phiếu tín nhiệm cao (76,46%), 84 phiếu tín nhiệm (16,9%) và 20 phiếu tín nhiệm thấp (9,52%), theo kết quả kiểm phiếu được công bố, tờ Vietnamnet đưa tin hôm 15/11/2014.
Năm ngoái, ông Sang nhận được 330 phiếu tín nhiệm cao, 133 phiếu tín nhiệm và 28 phiếu tín nhiệm thấp trong cuộc lấy phiếu tháng 6/2013 với tổng số 492 đại biểu tham dự.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lần này nhận được 340 phiếu tín nhiệm cao (68,44%), 93 phiếu tín nhiệm (18,71%) và 52 phiếu tín nhiệm thấp (10,4%).



Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhận được 320 phiếu tín nhiệm cao, 96 phiếu tín nhiệm và 68 phiếu tín nhiệm thấp.
Năm 2013, Thủ tướng Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm và 160 phiếu tín nhiệm thấp.
Trong số các chức danh nhận được số phiếu 'tín nhiệm thấp' nhiều nhất lần này có các vị Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (192 phiếu), Bộ trưởng Văn hóa, Du lịch và Thể thao Hoàng Anh Tuấn (157 phiếu), Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình (154 phiếu) và Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận (149 phiếu).
Cũng đã có một số thay đổi về tín nhiệm đối với một số vị trí trong chính phủ trong lần lấy phiếu 2014. Hôm thứ Bảy, tờ VnExpress cho hay:
"Đứng cuối bảng xếp hạng ở lần lấy phiếu trước, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình lội ngược dòng ngoạn mục khi đạt 323 phiếu tín nhiệm cao so với 88 phiếu năm ngoái.
"Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng được 362 đại biểu đánh giá tín nhiệm cao so với 186 phiếu lần đầu."
Ông Thăng có kết quả phiếu tín nhiệm từ cao đến thấp là 362, 91 và 28 phiếu. Bộ trưởng Y tế Kim Tiến có kết quả là 97, 192 và 192 phiếu, Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận có kết quả 133 - 202 và 149 phiếu, theo tờ Tuổi trẻ.



Quốc hội Việt Nam lấy phiếu tín nhiệm
Đây là lần thứ hai Quốc hội Việt Nam lấy phiếu tín nhiệm các chức danh, lãnh đạo.

Kết quả tín nhiệm với Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, là 264, 166 và 50 phiếu. Với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, kết quả là 313, 129 và 41 phiếu.
Bộ trưởng Ngoại giao, kiêm Phó Thủ tướng, ông Phạm Bình Minh có kết quả tín nhiệm là 320, 146 và 19 phiếu.
Người xếp đầu bảng 'xếp hạng' năm ngoái, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, năm nay nhận được 390 phiếu tín nhiệm cao (78,4%), 86 phiếu tín nhiệm (17,5%) và 9 phiếu tín nhiệm thấp (1,84%).

Thành công hay phân tán?Có nhiều phiếu 'tín nhiệm thấp'




Phiên lấy phiếu bắt đầu từ lúc 8:30 phút sáng ngày thứ Bảy, với sự tham gia của 484 đại biểu Quốc hội, và kết quả toàn bộ đánh giá 50 chức danh được công bố lúc 16h23 phút, theo tờ báo điện tử VnExpress.
Trong số 50 vị trí được mang ra lấy phiếu tín nhiệm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
Các lá phiếu được chia làm ba loại: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Các đại biểu Quốc hội đã có thời gian 30 phút để 'suy nghĩ' trước khi đưa ra đánh giá tín nhiệm với các chức danh trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm mà Quốc hội đưa ra.
Năm ngoái, Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với 47 chức danh lãnh đạo được Quốc hội cử và các Hội đồng nhân dân bổ nhiệm.
Cuộc lấy phiếu 6/2013 được truyền thông nhà nước gọi là một "thành công".
Tuy nhiên, cũng ý kiến trong dư luận và giới quan sát cho rằng việc bầu hàng chục chức danh như vậy có thể quá 'phân tán' và các tiêu chí đánh giá là quá phức tạp.



Cũng có các đề xuất cho rằng thay vì khi đo độ tín nhiệm được ghi thành 3 nấc 'tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp', nên chỉ được ghi đơn giản thành hai nấc là "tín nhiệm" và "không tín nhiệm."
Gần đây, có ý kiến từ cựu Đại biểu Quốc hội cho rằng chỉ nên đánh giá tín nhiệm (hay bỏ phiếu bất tín nhiệm) với quan chức nào 'có vấn đề' để tránh gây mất thời gian và làm ảnh hưởng tới những người còn lại mà 'đang làm việc tốt' và 'không có vấn đề'.
Hôm thứ Bảy, một nhà quan sát từng làm tham vấn trong hoạch định chiến lược và chính sách cấp cao của chính phủ nói với BBC:
"Các cuộc đo tín nhiệm là bước đầu, tuy vậy, như cuộc lấy tín nhiệm năm 2013, đã có những dấu hiệu tích cực, một số chức danh, quan chức đã chịu áp lực và họ đã có tiến bộ ít nhiều trong đảm trách công việc được giao của mình, chẳng hạn như vị trí của Thống đốc Ngân hàng, Bộ trưởng Giao thông & Vận tải hay thậm chí trong chừng mực nào đó là Bộ trưởng Y tế," nhà quan sát không muốn tiết lộ danh tính này nói.

Vì sao họp kín về lấy phiếu tín nhiệm?

  • 12 tháng 10 một 2014
Bỏ phiếu tính nhiệm ở Quốc hội Việt Nam
Lấy tín nhiệm lần này sẽ khó đi vào 'thực chất' và 'đạt hiệu quả', theo ý kiến nhà quan sát.

Quốc hội Việt Nam sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn trong một phiên họp kín, sáng 15/11.
Việc Quốc hội quyết định 'họp kín' khi lấy phiếu tín nhiệm có thể do các lãnh đạo muốn 'điều chỉnh nội bộ' và tránh 'ném chuột, vỡ bình' như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đã gợi ý, theo ý kiến bình luận từ trong nước.
Việc họp kín này cũng có thể phản ánh chiều hướng muốn 'dàn xếp nội bộ' trong lúc tình hình quan hệ giữa các phe nhóm lãnh đạo trong chính quyền vẫn 'còn phức tạp', theo nhà văn Phạm Viết Đào từ Hà Nội.
Mặt khác qua cách thức lấy phiếu tín nhiệm được chủ trương, có thể thấy trước việc lấy phiếu kỳ này sẽ 'không đạt được mục tiêu' và 'không đạt được điều gì', theo một nữ cựu Đại biểu Quốc hội khóa XII.

Hôm 12/11/2014 từ Hà Nội, nhà văn Phạm Viết Đào, người mới ra tù hôm 13/9 sau khi bị kết án 15 tháng tù giam vì tội 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ' theo điều 258 của Bộ luật Hình sự của Việt Nam, nói với BBC:
"Tôi nghĩ đấy là một chủ trương thực hiện ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu. Tôi đoán là chắc muốn có những điều chỉnh nội bộ để tránh những việc như ông Trọng nói 'ném chuột sợ vỡ bình'.
"Chủ trương họp kín cũng là có tính chất dàn xếp nội bộ những xung đột, những mâu thuẫn nếu có, thì họ muốn giải quyết vấn đề nội bộ.
"Và tôi thấy làm như thế giống như một con bệnh mình không minh bạch đưa ra ánh sáng, đến khi nó hoại tử, thì chắc là không kịp," cựu blogger và nguyên chánh thanh tra thuộc Bộ Văn hóa của Việt Nam cảnh báo.

'Chẳng để làm gì'


Máy của bạn không hỗ trợ nghe âm thanh
null

Cũng hôm thứ Tư, bà Phạm Thị Loan, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thương mại Đầu tư Việt Á, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa trước, dự đoán với BBC về kết quả và hiệu quả của lần lấy phiếu được Quốc hội Việt Nam ấn định vào ngày thứ Bảy 15/11/2014.
Bà Loan nói: "Theo tôi, cái cách mà các vị đang bỏ phiếu tín nhiệm theo như thế này, tôi thấy không giải quyết được cái gì.
"Và như anh Nguyễn Minh Thuyết nói, bây giờ quan trọng nhất phải là mục tiêu, một là bỏ phiếu tín nhiệm ai, vị trí nào thì tập trung làm về vị trí đấy và thứ hai, bỏ phiếu tín nhiệm phải minh bạch, nghĩa là cho thực chất.
"Chứ không phải theo kiểu làm để lấy lệ. Tức là có vẻ quan tâm, kiểm soát, nhưng mà thực ra cái phiếu nó cũng không chính xác, thứ hai là sau khi bỏ phiếu xong thì cũng chẳng biết để làm cái gì cả."

Gần đây, trong một tọa đàm trực tuyến với BBC, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XII cho rằng Quốc hội không nên lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm tràn lan, mà chỉ nên tiến hành việc này dựa trên thăm dò ý kiến trước về ai cần phải lấy tín nhiệm.
Ông nói: "Ở các nước, người ta chỉ theo kiến nghị của Đại biểu Quốc hội, thì người ta lấy ý kiến Quốc hội về bỏ phiếu tín nhiệm với một người nào đó cụ thể mà người đó theo Đại biểu là làm việc không tốt.
"Theo tôi tốt nhất là như vậy: đầu kỳ họp mình phát cho các đại biểu một tờ giấy thăm dò, đại biểu nào đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nào đối với ai thì ghi vào đấy. Và cuối cùng, Ban Tổ chức thống kê xem từ 20% đại biểu trở lên đề nghị bỏ phiếu đối với ông X, ông Y chẳng hạn, thì lúc ấy chúng ta bỏ phiếu.
"Còn những người khác thì để cho người ta làm việc. Mình lúc nào cũng đem ra làm phiền người ta làm gì, tôi cho rằng cách làm của mình chẳng giống ai cả."

'Khó tạo áp lực'

Lấy tín nhiệm ở Quốc hội
Ý kiến nói cần để cho người dân được biết và truyền thông có tiếng nói về việc lấy tín nhiệm.
Về việc Quốc hội nên mở công khai hay nên họp kín ở phiên họp lấy tín nhiệm 50 chức danh do Quốc hội bầu và Hội đồng nhân dân phê chuẩn, cựu Đại biểu Phạm Thị Loan nói:
"Việc này chẳng việc gì phải họp kín cả, có thể bỏ phiếu kín thì được, chứ nếu mà nói họp kín, quan điểm của tôi là Quốc hội cứ họp mở đàng hoàng và bỏ phiếu kín...
"Lấy phiếu tín nhiệm cần phải công khai. Nếu ai như thế nào thì công khai, để rồi quyết định công khai, còn quan điểm của tôi chẳng việc gì mà phải kín và thứ hai báo chí biết thì cũng càng tốt chứ sao."

Cũng đồng tình với điểm này, nhà văn Phạm Viết Đào từ Hà Nội nói:
"Những vấn đề như thế này mà không để cho người dân tham gia, không để cho truyền thông người ta có một tiếng nói nào đấy thì tôi nghĩ khó mà minh bạch được, khó mà tạo ra những áp lực khách quan, tạo ra một chuyển biến tích cực, khách quan hơn.
"Tôi nghĩ việc không công khai là một điều cũng hơi thất vọng, bản thân tôi là người dân thì tôi cũng muốn chính phủ và các cơ quan lãnh đạo, cơ quan công quyền của nhà nước cố gắng công khai tối đa.
"Tất nhiên nhà nước nào cũng có những 'hộp đen' của họ, thế nhưng mà cái gì cũng cho vào hộp đen cả, tự giải quyết nội bộ, mà giải quyết nội bộ, đôi khi, nhiều khi người dân người ta cũng thất vọng, vì mặc dù mọi cái nói là dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, nhưng dân có biết đâu," ông Đào nói với BBC.
 
 Phe Nguyễn Tấn Dũng thua đậm trong cuộc đấu đá lấy phiếu tín nhiệm 2014 
 
Dân Làm Báo - Kết quả của cuộc lấy phiếu tín nhiệm 2014 tại Quốc Hội cho thấy Nguyễn Tấn Dũng đang bị lép vế và uy tín bị sụt giảm đối với các "đồng chí" đảng viên đang nắm Quốc Hội. 

Với 8 thành viên trong Bộ Chính trị có tên trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm, Nguyễn Tấn Dũng đứng hạng 6 trong số 8 người được tín nhiệm cao, chỉ hơn Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang. Về phần phiếu tín nhiệm thấp (hay đúng hơn là bất tín nhiệm, nếu không theo cách chơi chữ của đảng) thì Nguyễn Tấn Dũng là người bị các ĐBQH xếp cuối sổ.

Trong Bộ Chính trị, người chiến thắng là Trương Tấn Sang với hạng 2 về tín nhiệm cao chỉ sau Nguyễn Thị Kim Ngân và ít phiếu tín nhiệm thấp, thứ nhì sau bà Ngân.
Trường hợp của Nguyễn Sinh Hùng thì khá đặc biệt. Ông xếp hạng 4 trong số các ủy viên BCT về phiếu tín nhiệm cao, nhưng chỉ sau Nguyễn Tấn Dũng về phiếu tín nhiệm thấp. Điều này cho thấy kẻ ưa ông ta cũng nhiều mà người ghét ông ta cũng không ít. 
Số phận của hai người vừa mới sang chầu Bắc Kinh là Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang cũng rất đen tối. Trong Bộ Chính trị, cả hai đều đứng cuối bảng về tín nhiệm cao và có nhiều phiếu tín nhiệm thấp, chỉ sau Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng.
3 ủy viên BCT được xếp hạng cao nhất theo thứ tự là Nguyễn Thị Kim Ngân, Trương Tấn Sang và Nguyễn Xuân Phúc.
Khi so sánh mức độ tín nhiệm giữa phía Lập pháp và Hành pháp thì các "tướng" của Nguyễn Tấn Dũng nói chung lại càng thua đậm. Dĩ nhiên các ĐBQH bỏ phiếu cho "đồng nghiệp/đồng chí" của mình trong Quốc hội vẫn "nhẹ tay" về phần tín nhiệm thấp và "nặng tay" cho tín nhiệm cao, nhưng con số chênh lệnh khá lớn, nói lên vị trí của Quốc hội trong bối cảnh sinh hoạt chính trị của Việt Nam hiện nay khi Quốc hội được dùng làm thước đo... lòng đảng trước kỳ đại hội sắp xếp quyền lực.
"Top 10" số phiếu tín nhiệm thấp trong quốc hội là: 39, 36, 30, 28, 28, 27, 26, 23, 20, 19:
Trong khi đó, "Top 10" số phiếu tín nhiệm thấp phía nhà nước lên đến: 192, 157, 154, 149, 119, 111, 102, 95, 91, 79:
Trung bình số phiếu tín nhiệm thấp dành cho 15 người trong Quốc hội là 23. 
Trong khi đó, trung bình số phiếu tín nhiệm thấp dành cho 23 thành viên phía nhà nước lên đến 77.
Đội sổ tín nhiệm thấp là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Kim Tiến (192 phiếu). Tiếp theo là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh (157 phiếu) và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình (154 phiếu).
Đứng đầu bảng trong nhóm nhà nước là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng với 362 phiếu tín nhiệm cao và là người ít phiếu tín nhiệm thấp thứ 3. Tiếp sau Đinh La Thanh là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là những người đứng đầu bảng của nhóm nhà nước.
Con số tín nhiệm cao này cũng thấp hơn so với phiếu của những thành viên quốc hội: 
Dựa vào kết quả lấy phiếu tín nhiệm 2014 này, Nguyễn Tấn Dũng chắc hẵn phải có một đại kế hoạch vừa PR cho đàn em, vừa tấn công vào phe nhóm đối nghịch. Những nhân vật đứng đầu bảng tín nhiệm cao như Đinh La Thăng, Bùi Quang Vinh, Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Vũ Đức Đam cần được tiếp tục đánh bóng và bảo đảm phải đứng về phe "ta". Riêng con bài đội sổ Nguyễn Thị Kim Tiến chắc hẵn Nguyễn Tấn Dũng phải có kế sách để giải quyết bà Bộ trưởng có thành tích tử vong trong ngành nổi tiếng khắp nước. 
Riêng phần Nguyễn Sinh Hùng thì kết quả phiếu tín nhiệm cũng cho ông ta thấy thực trạng về giấc mơ thủ tướng hay tổng bí thư sẽ còn nhiều chông gai, khi kẻ ủng hộ ông ta cũng nhiều mà tẩy chay ông ta cũng không ít.
Cuối cùng là Trương Tấn Sang. Giữa những màn đấm đá của Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng với nhau, ông ngồi khoanh tay lượm phiếu và tạo cho mình một vị trí thuận lợi trong những cuộc thư hùng từ giờ cho đến giữa năm 2016.
 Hiệp đầu "tín nhiệm 50" trong bàn cờ tranh chấp quyền lực của nội bộ đảng CSVN 
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Sau bao nhiêu chuyện tín nhiệm cao, tín nhiệm vừa vừa, tín nhiệm thấp, phiếu kín, họp kín đổi thành phiếu kính họp hở, cuối cùng thì ngày... ấy đã đến. 50 đảng viên cao cấp được đưa lên bàn mổ-mà-không-xẻ để cùng nhau tín nhiệm cao-vừa-thấp, mở màn cho cuộc tranh giành quyền lực gay gắt kéo dài từ bây giờ cho đến kỳ đại hội xếp ghế quyền lực thứ XII của đảng vào giữa năm 2016.

Trong danh sách 50 này có 8 người từ Bộ Chính trị của đảng được đem ra để bỏ phiếu tín nhiệm cao-vừa-thấp. Đó là:
1. Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước
2. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
3. Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Chính phủ
4. Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội
5. Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội
6. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội
7. Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
8. Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an.
Bộ chính trị có 16 người, một nửa được đảng thu xếp ngồi vào những ghế đứng đầu những bộ phận quan trọng chi phối toàn bộ sinh hoạt chính trị của đất nước. Chủ tịch nước: có Sang. Thủ tướng: có Dũng; Dũng có mệnh hệ gì thì Phúc lên thay. Quốc hội: Có Hùng; Nếu Hùng đột tử thì có Phóng, có Ngân. Tàu cộng xâm lược thì có Thanh sang Bắc Kinh để được "bạn" tiếp đón trọng thị. Nhân dân yêu nước chống Tàu cộng xâm lược thì đã có Quang cùm đầu.
Còn lại trong BCT là: Nguyễn Phú Trọng (TBT), Lê Hồng Anh (thường trực Ban Bí thư kiêm Đặc phái viên của TBT đi sứ sang Tàu), Phạm Quang Nghị - Bí thư Hà Nội), Lê Thanh Hải (Bí thư Thành Hồ), Tô Huy Rứa (Trưởng Ban Tổ chức Trung ương), Ngô Văn Dụ (Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương), Đinh Thế Huynh (Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương), Nguyễn Thiện Nhân (Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc).
Điểm đáng lưu ý là có đến 3 thành viên BCT nằm trong Quốc Hội: Hùng, Phóng, Ngân. Điều này cho thấy các phe phái đã dự phóng trước Quốc hội sẽ là chiến trường sôi động trong cuộc chiến giành quyền lực của nội bộ đảng. Đó là nơi mà cán bộ đảng từ chỗ có quyền bước sang chỗ có-quyền-lẫn-có-tiền qua việc được "cơ cấu" vào chiếc ghế đẻ ra những đại dự án và xât dựng bè phái. Bỏ phiếu tín nhiệm, do đó, là hiệp đầu nhưng quan trọng. Kết quả quyền lực trong đại hội đảng 2016, hiện tượng bỏ phe này, gia nhập phe kia, gió chiều nào ta theo chiều đó sẽ tùy thuộc khá nhiều vào kết quả của những hiệp đầu đấm đá này.
I. Những gì đã xảy ra trước hiệp đầu bỏ phiếu tín nhiệm?
1. Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng
6.10. 2014. Nguyễn Phú Trọng ra quân. Nguyễn Phú Trọng đánh hồi kẻng báo hiệu mở đầu cho cuộc so găng giữa các thế lực quyền và tiền của đảng với tuyên bố chống tham nhũng nhưng đánh chuột phải giữ bình (1). Dư luận chế diễu những phát ngôn có vẻ "lú" và "lẫn" của ông ta nhưng thật ra Nguyễn Phú Trọng đã gửi một thông điệp chính trị rõ ràng cho toàn đảng: tấn công phe cánh Nguyễn Tấn Dũng nhưng không làm tổn hại đến đảng.
Thông điệp này được gửi ra sau khi Nguyễn Phú Trọng cử "đặc phái viên" Lê Hồng Anh sang Bắc Kinh vào cuối tháng 8 để tiếp kiến Tập Cận Bình, người cũng đang ráo riết thực hiện chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" với bình chuột made in China. (2)
Thông điệp đánh chuột nhưng phải giữ bình chính là "luật chơi" mà người đứng đầu đảng định ra cho toàn đảng. Hiệp đầu của "cuộc chơi" này tại võ đài quốc hội không nằm ngoài "luật chơi" ấy. Chỉ được có phiếu tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp nhưng không thể có chuyện bất tín nhiệm.
9.10.2014. Nguyễn Sinh Hùng xuất chiêu: Chỉ 3 ngày sau khi Nguyễn Phú Trọng bắn pháo lệnh lẫn luật chơi, Nguyễn Sinh Hùng tiếp nối bằng cách dùng diễn đàn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tấn công Nguyễn Tấn Dũng, nhồi sóng dư luận và tạo động lựợng chuẩn bị cho hiệp "bỏ phiếu tín nhiệm" trong trận đấu nhiều hiệp kéo dài cho đến đại hội đảng 2016. 
Tại buổi làm việc này, người đứng đầu ngành Lập pháp đã tấn công kẻ đứng đầu phía Hành pháp: ...Dù bối cảnh kinh tế rất khó khăn nhưng ngân sách nhà nước (NSNN) vẫn tăng thu ấn tượng với con số 52.000 tỉ đồng sau 9 tháng đầu năm... Làm được đồng nào xài hết đồng đó; chi thường xuyên tăng liên tục rồi lại phải vay nợ, phát hành trái phiếu để đảo nợ; thậm chí hết cả tiền để chi tăng lương... (3)
24.10.2014. Nguyễn Tấn Dũng phản pháo: Sau cú đấm xuất chiêu của Nguyễn Sinh Hùng, ngay lập tức một cán bộ từng lãnh đạo Văn phòng Chính phủ nhiều năm đã gửi một bài viết đến Danlambao (4) tố cáo Nguyễn Sinh Hùng, cho biết rằng Hùng đã đặt vấn đề với nguyên TBT Lê Khả Phiêu trong việc ủng hộ Hùng đắc cử vào chức vụ Thủ tướng hoặc Tổng Bí thư trong lần đại hội đảng kỳ tới, đồng thời Nguyễn Sinh Hùng cũng đã thảo luận với Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang về những "tin xấu" về kinh tế do Nguyễn Tấn Dũng trách nhiệm.
Cũng theo lời tố cáo của cán bộ cao cấp này thì Phó Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân là người đứng về phe Nguyễn Sinh Hùng. Ngược lại, những người mà Hùng xem là thuộc cánh Nguyễn Tấn Dũng cần phải tấn công là Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.
Tuy nhiên, Nguyễn Sinh Hùng chưa kịp tấn công Trần Đại Quang thì vào ngày 24 tháng 10, 2014, Bộ Công an đã ra lệnh bắt giam Hà Văn Thắm, chủ tịch Ocean Bank, tức Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương. Hà Văn Thắm là người giàu thứ 9 trên thị trường chứng khoán và là đàn em thân tín của Nguyễn Sinh Hùng. (5)
Hiệp đồng tác chiến với Trần Đại Quang, Nguyễn Văn Bình cũng ngay lập tức phát đi thông cáo Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Hà Văn Thắm và đình chỉ công tác, chức vụ chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng đối với Hà Văn Thắm. 
Trên mạng, một clip ghi âm đối thoại của Hà Văn Thắm được phổ biến trong đó Thắm kể chuyện Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo Thắm thực hiện mưu đồ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt và Thắm chỉ trích Nguyễn Sinh Hùng vì quá “điên cuồng” đã làm hỏng kế hoạch thâu tóm này. (6)
Bên cạnh đó một trang web mang tên "Chủ tịch Quốc hội" (7) được thiết lập vào cuối tháng 10, 2014 với các bài viết tập trung tấn công Nguyễn Sinh Hùng và em gái ruột của ông ta là Nguyễn Hồng Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Địa ốc và Xây dựng SSG.
2. Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang sang Tàu
Trong khi Trọng, Hùng, Dũng so găng thì Thanh và Quang thu xếp để sang Tàu.
16.10.2014. Phùng Quang Thanh cùng 13 tướng tùy tùng đi sứ Bắc Kinh. Tại đây ông ta được "bạn đón tiếp ta rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị..." và trước sau như một người nắm đầu QĐND xem và gọi Bắc Kinh xâm lược là bạn, đồng ý với quân xâm lược về "hiện trạng" Biển Đông và chấp nhận việc Tàu cộng khai thác, xây dựng căn cứ "nhiều hơn" Việt Nam và các nước khác là chuyện bình thường. (8)
Lý do giải thích cho thái độ khòm lưng bán nước này của Phùng Quang Thanh là mục tiêu tìm kiếm sự đỡ đầu, che chở của quan thầy Bắc Kinh trước cuộc sinh sát nội bộ đang diễn ra và sẽ tiếp tục kéo dài tại Ba Đình.
Sau khi đi sứ về, Phùng Quang Thanh đã bị phe Nguyễn Tấn Dũng dùng diễn đàn Quốc hội vào ngày 4.11.2014 và truyền thông lề đảng để tấn công việc ông ta đã lạm quyền, sử dụng hàng ngàn lô đất quanh sân bay Tân Sơn Nhất để cắt ra bán, thuê và xây dựng các sân golf (9). Cần nhắc lại, vào tháng 4, 2014, Phùng Quang Thanh đã lộ thái độ đứng vào phe đối đầu với phía Nguyễn Tấn Dũng khi ông ta đặt vấn đề việc Nguyễn Tấn Dũng phong tướng quá nhiều cho ngành công an, và mới đây đã ra sức thuyết phục Quốc hội chấp nhận việc phong thêm tướng cho phía Quân Đội nhằm giúp ông ta củng cố thêm vây cánh.
26.10.2014. Trần Đại Quang đi sứ. 10 ngày sau chuyến đi của Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng công an Trần Đại Quang cũng bay sang Tàu đầu khấu. Theo thông tin chính thức thì mục tiêu của chuyến đi là để đồng chủ trì Hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ 4 giữa Bộ Công an hai nước. (10) Tuy nhiên, cho đến khi Quang đã hội kiến với ủy viên bộ chính trị Trung Quốc là ông Mạnh Kiến Trụ thì truyền thông lề đảng mới đăng tin cho thấy đây là một chuyến đi "đặc biệt" có nhiều mục tiêu khác trong bối cảnh đấu đá nội bộ và sau khi phía Quân Đội sang khấu đầu Bắc Kinh. 
Từ Quân Đội đến Công An, phe này hoặc phái kia, tất cả đều chạy sang Tàu tìm gậy để chống và tấn công nhau.
II. Trở lại danh sách "tín nhiệm 50"
Sau khi tóm tắt những cuộc thư hùng trước hồi tín nhiệm, chúng ta thấy gì khi nhìn lại danh sách 50 người được tín nhiệm cao-vừa-thấp?
Xác xuất là tại diễn đàn Quốc Hội, sân chơi của Nguyễn Sinh Hùng, thì phần thắng thế có thể nghiên về phía Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Sang, Phùng Quang Thanh. Mức độ tín nhiệm dành cho Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Sinh Hùng, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang sẽ định hình cho mối tương quan quyền lực trong Bộ Chính trị và tầm ảnh hưởng của mỗi phe lên các đảng viên trong Quốc Hội cũng như trong Trung ương đảng trong 1 năm rưởi tới.

Bên cạnh 8 thành viên BCT, trong danh sách 50 người có 15 đảng viên nắm giữ những chức vụ trong Quốc hội.

1. Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội
2. Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc hội
3. Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội
4. Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội
5. Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
6. Nguyễn Đức Hiền, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội
7. Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội
8. Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
9. Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội
10. Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
11. Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội
12. Bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội
13. Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
14. Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội
15. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Mức độ tín nhiệm đối với những thành viên này cũng sẽ ảnh hưởng đến tầm thao túng của Nguyễn Sinh Hùng trong bộ phận mà ông ta đang làm Chủ tịch.

Phía các đảng viên đang nắm những chức vụ trong chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng gồm 23 người:
1. Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Chính phủ
2. Hoàng Trung Hải, Phó thủ tướng Chính phủ
3. Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
4. Vũ Văn Ninh, Phó thủ tướng Chính phủ
5. Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
6. Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ
7. Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
8. Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
9. Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp
10. Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng
11. Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính
12. Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương
13. Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
14. Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
15. Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
16. Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
17. Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
18. Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ 
19. Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
20. Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
21. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế
22. Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ
23. Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Còn lại sau cùng trong danh sách là Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao; Nguyễn Hữu Vạn, Tổng kiểm toán Nhà nước.
Kết quả phiếu tín nhiệm cao, vừa, thấp vào chiều 15 tháng 10, 2014 đối với 23 đảng viên nằm trong các bộ phận Hành Pháp sẽ là thước đo về mức độ mênh mông tình đảng của những ĐBQH đối với Nguyễn Tấn Dũng như thế nào. 
III. Kết luận
Thế nào... đi nữa thì việc đấu đá tranh giành quyền lực trong đảng không có gì mới. Ở một đất nước mà khẩu hiệu nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được luôn luôn đem ra để đánh bóng chế độ, người ta không thấy bóng dáng, tiếng nói của người dân trong lá phiếu chính trị về sự tín nhiệm này. Đó là chưa nói đến giờ cuối mới có sự thay đổi về quyết định họp kín, cấm truyền thông báo chí tham dự. 
Với điều 4 hiến pháp cho phép đảng CSVN tự tung tự tác, kết quả sau cùng của mọi sự tranh chấp quyền lực là một thành phần lãnh đạo ma mãnh hơn, gian ác hơn, thâm độc hơn. Đó là thành phần đã được "lọc lựa" và "sống còn" sau một cuộc chiến với nhiều âm mưu, nhiều thủ đoạn. Tiến trình đấu đá nội bộ đảng cũng sẽ làm nhiều tấm lưng đã cong lại càng cong thêm khi đối diện với những đe doạ chính trị đã bằng mọi cách đi tìm kiếm sự đỡ đầu của quan thầy Bắc Kinh, cho dù phải trả bằng những cái giá lớn - những cái giá không phải là của họ mà là của đất nước Việt Nam.





Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng củng cố uy thế qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội


mediaÔng Nguyễn Tấn Dũng được gần 65% phiếu tín nhiệm của các đại biểu Quốc hội - REUTERS /Kham
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm nay 15/11/2014 đã được tăng cường thêm sức mạnh khi nhận được số phiếu tín nhiệm khá cao của các đại biểu Quốc hội. Theo AFP, đây là một sự khởi sắc tương đối ngoạn mục so với năm ngoái, ông chỉ được lượng phiếu tín nhiệm rất thấp.
Khoảng 320/484 đại biểu đã bỏ phiếu « tín nhiệm cao » cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chiếm tỉ lệ 64,39%. Đây là một sự tương phản lớn lao so với năm ngoái, khi đến một phần ba trong Quốc hội chỉ « tín nhiệm thấp » đối với sự lãnh đạo của ông Dũng. Còn lần này, chỉ có 68 đại biểu bỏ phiếu « tín nhiệm thấp » cho Thủ tướng.

Việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo, được tiến hành lần đầu tiên vào năm 2013, là một nỗ lực của các nhà cai trị Việt Nam, nhằm xoa dịu các bất bình ngày càng tăng của dân chúng trước tình trạng thiếu trách nhiệm và tham nhũng. Các đại biểu có thể bỏ phiếu « tín nhiệm thấp » « tín nhiệm » và « tín nhiệm cao » cho 50 chức danh lãnh đạo hàng đầu, trong đó có Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội.

Theo báo chí nhà nước, quan chức nào nhận được trên 50% phiếu « tín nhiệm thấp » trong hai năm liên tiếp có thể bị yêu cầu từ chức. Nhưng cả năm nay lẫn năm ngoái, tất cả các lãnh đạo phải đối mặt với việc bỏ phiếu tín nhiệm đều xoay sở để có được số phiểu ủng hộ cần thiết, nhằm tránh né các biện pháp kỷ luật trong tương lai.

Năm nay, người chiếm được số phiếu cao nhất là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với 380 phiếu « tín nhiệm cao » (76,46%). Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, bị chỉ trích dữ dội do nhiều vụ tai tiếng trong ngành y tế, là quan chức bị mất lòng dân nhất, đã nhận được đến 192 phiếu « tín nhiệm thấp ».

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà uy tín đã bị xói mòn bởi một loạt các xì-căng-đan tham nhũng và các quan ngại về việc lãnh đạo nền kinh tế, dường như đã thu hút được cảm tình hơn so với năm ngoái, nhờ mạnh mẽ lên tiếng đả kích Trung Quốc.

AFP nhắc lại, Hà Nội và Bắc Kinh đang căng thẳng trong vấn đề chủ quyền biển đảo tại Biển Đông. Hồi tháng Năm, Bắc Kinh đã tự tiện đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây hấn với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ, và dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc. Giàn khoan này được rút đi hồi tháng Bảy.

Ông Nguyễn Tấn Dũng không ngừng đả kích thái độ cứng rắn của Bắc Kinh tại Biển Đông, tranh thủ các diễn đàn khu vực trong đó có cả hội nghị ASEAN tại Miến Điện mới đây, để kêu gọi quốc tế có hành động mạnh mẽ hơn nhằm kìm hãm hành động xâm lăng của Trung Quốc tại các vùng biển bị Bắc Kinh yêu sách chủ quyền.
Tuy các nhà quan sát hoan nghênh việc tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm – như một dấu hiệu cho thấy cố gắng của chế độ để làm dịu bớt sự bất mãn của dân chúng - nhưng nhiều người cho rằng kết quả bỏ phiếu là vô nghĩa, bên trong hậu trường các quan chức vẫn sẽ « đóng cửa bảo nhau ».


Còn theo nhận định của Reuters, cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần này diễn ra một năm trước Đại hội Đảng, là dịp để chọn lựa ra những người lãnh đạo, trong nỗ lực tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ của phương Tây. Theo những lời đồn đoán, thì đang có sự rạn nứt sâu sắc trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam, giữa phe bảo thủ và phe được cho là cải cách.
 http://vi.rfi.fr/viet-nam/20141115-ong-nguyen-tan-dung-manh-them-nho-quoc-hoi-tin-nhiem/
 

Thủ tướng qua kỳ 'sát hạch'

  • 16 tháng 11- 2014




Thủ tướng Dũng tại Thượng đỉnh Đông Á ở Myanmar hôm 13/11/2014
Uy tín của ông Dũng tăng trong lần bỏ phiếu tín nhiệm thứ hai



Hai hãng thông tấn lớn Reuters và AFP đều nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã "vượt qua" được kỳ sát hạch ở Quốc hội hôm 15/11.
Tin đầu tiên được Reuters chuyển ra thế giới vào lúc 16:17 phút hôm 15/11 chỉ vỏn vẹn đúng một câu viết hoa: "TT VIỆT NAM QUA ĐƯỢC KỲ KIỂM ĐIỂM CỦA QUỐC HỘI".
Chừng nửa tiếng sau họ có bản tin nguyên văn:
"Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã vượt qua được đợt bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội hôm thứ Bảy với 64% đại biểu bỏ phiếu 'tín nhiệm cao' về khả năng lãnh đạo của ông và 14% bỏ phiếu 'tín nhiệm thấp'.

"Kể từ năm ngoái, Quốc hội bỏ phiếu hàng năm để đánh giá khả năng của các quan chức hàng đầu.
"Có tới 485 đại biểu có mặt tại phiên bỏ phiếu tín nhiệm đối với 50 quan chức chính quyền.
"Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đạt mức 'tín nhiệm cao' 64.9% trong khi Chủ tịch Trương Tấn Sang đạt 76%, theo tuyên bố của Quốc hội tại phiên toàn thể."

'Tăng uy thế'

AFP đưa tin muộn hơn vào lúc 19:00 giờ Việt Nam nhưng viết chi tiết hơn.
Họ mở đầu bằng hai câu:
"Uy thế của Thủ tướng Việt Nam đã tăng lên hôm thứ Bảy khi đa số các nhà lập pháp tại nhà nước độc đảng bỏ phiếu ủng hộ ông trong kỳ bỏ phiếu tín nhiệm lần thứ hai tại đất nước cộng sản, đánh dấu sự đảo ngược so với kết quả thấp kém của ông hồi năm ngoái.
"Khoảng 320 trong số 484 đại biểu nói họ "tín nhiệm cao" đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thể hiện sự tương phản rõ rệt so với năm ngoái khi một phần ba dân biểu trong Quốc hội nghị gật nói họ "tín nhiệm thấp" về khả năng lãnh đạo của ông."





Ông Trương Tấn Sang đón cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton ở Hà Nội hồi tháng Bảy
Ông Sang là một trong những người có nhiều phiếu tín nhiệm cao nhất

AFP cũng dẫn lời báo chí trong nước nói các quan chức nhận được hơn 50% phiếu "tín nhiệm thấp" trong hai năm liên tục có thể bị yêu cầu từ chức.
Hãng tin Pháp đánh giá một trong những quan chức được tin tưởng nhất năm nay với 380 phiếu "tín nhiệm cao" là Chủ tịch Trương Tấn Sang.




Trong khi đó Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được nhiều phiếu "tín nhiệm thấp" nhất với 192 phiếu.
Riêng về Thủ tướng Dũng, AFP nói ông đã cải thiện được uy tín nhờ có những tuyên bố mạnh mẽ phản đối Trung Quốc trong tranh chấp trên Biển Đông.

Mặc dù vậy AFP nói các nhà quan sát chính trị cho rằng kết quả bỏ phiếu "gần như vô nghĩa" cho dù đây cũng là chỉ dấu cho thấy chính quyền đang cố gắng để đáp lại sự chán nản của dân chúng.
Tại một cuộc tọa đàm trực tuyến http://bit.ly/1onwvra của BBC về phiên họp mới nhất của Quốc hội khóa 13, cựu đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói nếu Việt Nam hiện nay đang có một Quốc hội mà người dân 'không hài lòng', thì chính người dân cũng phải 'tự hỏi lại chính mình':

"Người dân như thế nào, thì Quốc hội như thế. Nếu bao giờ người dân của mình mà giác ngộ, mình đi bầu, mình chọn lọc thật cẩn thận, thì lúc ấy mình sẽ có một Quốc hội như ý của mình," Giáo sư Thuyết nói.

Một cử tri cũng nói với BBC trong cuộc tọa đàm rằng ông đã chọn không đi bỏ phiếu để phản đối cách bầu cử thiếu cương lĩnh và chương trình hành động mà thay vào đó chỉ là "bản lý lịch ngắn ngủn treo ở chỗ bầu cử ... không có một tí thông tin gì cả" khiến việc đi bầu thành "vô nghĩa".
Quý vị cũng có thể đăng ký với BBC tại http://bit.ly/1CkBIB5 để được báo trước về các tọa đàm trực tuyến từ 19:30-20:00 thứ Năm hàng tuần. 
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/11/141116_vote_agencies

 

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-11-14

000_Hkg2394941-622.jpg
Một phiên họp Quốc Hội tại Hà Nội, ảnh minh họa.
AFP


Ngày 15/11 tới đây, Quốc hội VN sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh dân cử do Quốc hội bầu và chỉ định trong một phiên họp kín. Dư luận đặt câu hỏi, một Quốc hội của dân sao lại thiếu minh bạch và công khai trong vấn đề giám sát quyền lực nhà nước của cử tri như vậy?

Làm cảnh cho đẹp?

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Cách làm này giúp những người liên quan nhận thấy được mức độ tín nhiệm để có biện pháp phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của mình.
Đồng kết quả tín nhiệm cũng là cơ sở cho việc đánh giá cán bộ của cơ quan có thẩm quyền và việc miễn nhiệm chức vụ đối với người mà Quốc hội không còn tín nhiệm.
Theo nghị quyết của Quốc hội, ngày 15.11.2014 tới đây, Quốc hội VN sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh dân cử do Quốc hội bầu và chỉ định trong một phiên họp kín.
Các chức vụ được lấy phiếu tín nhiệm đó là: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước…
Cái chuyện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là việc làm ngược đời, ở trên thế giới chúng tôi biết rằng không có nước nào họ làm như thế cả.
-GS Nguyễn Minh Thuyết
Nói về ý nghĩa và sự cần thiết của việc bỏ phiếu tín nhiệm lần này, LS.Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội của Việt Nam cho biết:
“Nếu chúng ta không tìm được trách nhiệm của những người đứng đầu, mà để cho đất nước suy đồi như thế này, làm cho người dân bất bình, bất mãn như thế này thì rõ ràng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đó chỉ làm cảnh cho đẹp. Mà lại còn bỏ phiếu bí mật nữa thì thôi đừng bỏ, vì nó lại càng làm phũ phàng cái lòng tin tưởng lần cuối cùng của người dân vào cái cơ quan quyền lực cao nhất. ”
Khi được hỏi, ông có đánh giá thế nào về việc Quốc hội tiến hành tổ chức họp kín để lấy phiếu tín nhiệm?
GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định:
“Cái chuyện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là việc làm ngược đời, ở trên thế giới chúng tôi biết rằng không có nước nào họ làm như thế cả. Tức là chia thành hai bước, lấy phiếu và bỏ phiếu. Lấy phiếu thì lại là 3 mức chứ không phải 2 mức, mà cả 3 mức đều là tín nhiệm, đó là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Và lấy phiếu tín hiệm thì chỉ lấy một lần giữa nhiệm kỳ thôi. Thế thì làm sao thúc đẩy được công việc, làm sao thúc đẩy được người?Mà lại còn bỏ phiếu kín nữa thì bỏ phiếu làm gì? Cái đó nó đi ngược với xu hướng công khai minh bạch hiện nay, vì thế tôi cho rằng tốt nhất là không bỏ phiếu nữa. Bởi vì nếu tổ chức thì mất thì giờ, tốn kém vả lại còn dấu phiếu kín kể cả Đại biểu Quốc hội cũng không biết thì tôi không biết bỏ phiếu để làm gì?”

000_Hkg9116355-305.jpg
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Việt Nam khóa 13 hôm 21 tháng 10 năm 2013 tại Hà Nội.
LS.Trần Quốc Thuận thấy rằng theo Luật tổ chức Quốc hội thì Quốc hội có thể họp kín đối với những vấn đề quan trọng như an ninh, quốc phòng… Theo ông, việc lấy phiếu tín nhiệm là Quốc hội thực hiện vai trò giám sát đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, do đó theo ông không cần thiết phải họp kín.
LS.Trần Quốc Thuận khẳng định:
“Còn bây giờ bỏ phiếu kín thì tôi coi là hoạt động không bình thường, vì các vị đó là do Quốc hội bầu và phê chuẩn, toàn dân đều biết. Bây giờ sự tín nhiệm của các vị ấy cũng là sự tín nhiệm của các cử tri, sao không báo cho cử tri họ biết? Kín là thế nào, như là Hội nghị TW6 trước đây đề xuất kỷ luật người nọ người kia cuối cùng cũng không biết đề xuất ai? Cho nên người ta nói không nên có việc kín, kín rồi kiểu gì người ta cũng biết, vì gần 500 đại biểu Quốc hội họ về họ sẽ nói toang ra hết. Đã là đại biểu Quốc hội, là người công khai và chịu trách nhiệm trước cử tri mà không biết mình được tín nhiệm thế nào, mà còn bỏ phiếu kín thì đó là công việc tôi cho là không bình thường và đi ngược với xu thế chung.”

Thiếu sự cạnh tranh?

Nói về nguyên nhân khiến cho Quốc hội thường có các quyết định không phù hợp với lòng dân, cụ thể là việc tổ chức họp kín khi lấy phiếu tín nhiệm lần này. TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS nhận xét:
Vì không có bất kỳ sự cạnh tranh, không có một sự vận động, không có sự chọn lọc của các nhóm xã hội để đưa ra các ứng cử viên sang giá, thì làm sao chúng ta có thể đòi hỏi một Quốc hội có chất lượng?
-TS Nguyễn Quang A
“Cái Quốc hội này, kể cả cái Quốc hội trước cũng thế là Quốc hội mà đại bộ phận là các đại biểu đảng cử, dân bầu thì không thể nào có chất lượng được. Vì không có bất kỳ sự cạnh tranh, không có một sự vận động, không có sự chọn lọc của các nhóm xã hội để đưa ra các ứng cử viên sang giá, thì làm sao chúng ta có thể đòi hỏi một Quốc hội có chất lượng?”
Khi được hỏi về giải pháp để có thể có một Quốc hội hoạt động thực sự có hiệu quả, GS. Nguyễn Minh Thuyết thấy rằng cơ chế đảng cử dân bầu là điểm cần phải dần dần tháo gỡ để khắc phục. Theo ông quan trọng nhất là sự nhận thức của người dân.
GS. Nguyễn Minh Thuyết nói:
“Chính người dân cũng phải tự trách mình, vì người dân thế nào thì Quốc hội như thế. Nếu bao giờ người dân của mình thật giác ngộ, mình đi bầu với sự chọn lựa cẩn thận thì khi ấy người dân sẽ có một Quốc hội như ý của mình. Còn bây giờ người ta bảo đưa ra 5 người lấy 3 người ông cũng tìm bằng được cho đủ 3 người mặc dù ông không biết mặt 3 người ấy, tài của 3 người ấy thì sẽ bầu vào các đại biểu như thế thôi. Theo tôi quan trọng là giác ngộ của người dân, bây giờ mà cứ một người cầm cả nắm phiếu đi bầu cho cả nhà thì làm sao mà chính xác? Chỉ khi nào người dân giác ngộ được quyền làm chủ của mình thì lúc ấy đất nước sẽ có dân chủ hơn và lá phiếu của người dân sẽ có giá trị hơn.”
Đại biểu Quốc hội là người thay mặt cử tri thực hiện quyền lực nhà nước tại Quốc Hội, do đó Quốc hội phải công khai, minh bạch kết quả bỏ phiếu tín nhiệm cho cử tri biết. Nay việc Quốc hội lại tổ chức họp kín để lấy phiếu tín nhiệm cho các chức danh Quốc hội bầu hoặc chuẩn thuận, điều đó không chỉ đi ngược với xu hướng công khai minh bạch, mà còn gây thất vọng cho đa số dân chúng, vì họ có cảm giác rằng đã bị Quốc hội phản bội họ

15-11-2014


Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc Hội

BT Tài nguyên, Văn hóa, Y tế, Nội vụ cuối bảng tín nhiệm
Hình lấy từ VTC News
QH vừa công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm: Phó chủ tịch QH Kim Ngân dẫn đầu tín nhiệm cao, các Bộ trưởng TN&MT, Văn hóa, Y tế, Nội vụ đứng cuối bảng. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng có số phiếu cải thiện đáng kể so với lần lấy phiếu trước.

Năm nay, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chỉ nhận được 41 phiếu tín nhiệm thấp (so với 209 phiếu của năm 2013). Số phiếu tín nhiệm cao dành cho Thủ tướng năm nay có 320 phiếu (so với năm ngoái 210 phiếu), áp đảo so với số phiếu tín nhiệm thấp chỉ 68 phiếu (so với 160 phiếu tín nhiệm thấp của năm 2013).
lấy phiếu tín nhiệm
lấy phiếu tín nhiệmlấy phiếu tín nhiệm

Phiên bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ sáng nay. Ảnh: MT - XĐ
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cũng có số phiếu tín nhiệm cao áp đảo 326 phiếu so với số phiếu tín nhiệm thấp là 28 (tỉ lệ năm ngoái là 186 phiếu tín nhiệm cao và 99 phiếu tín nhiệm thấp).
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đạt số phiếu tín nhiệm cao 97 phiếu so với 108 phiếu của năm ngoái. Số phiếu tín nhiệm, tín nhiệm thấp đạt 192 phiếu.
Dưới đây là kết quả cụ thể:
S
T
T
Tên
Tín nhiệm cao
(số phiếu/tỷ lệ %)
Tín nhiệm
(số phiếu/tỷ lệ %)
Tín nhiệm thấp
(số phiếu/tỷ lệ%)
1
Trương Tấn Sang
380
84
20
2
Nguyễn Thị Doan
302
168
15
3
Nguyễn Sinh Hùng
340
93
52
4
Uông Chu Lưu
344
124
14
5
Nguyễn Thị Kim Ngân
390
86
9
6
Tòng Thị Phóng
325
127
31
7
Huỳnh Ngọc Sơn
295
159
28
8
Phan Xuân Dũng
212
248
23
9
Nguyễn Văn Giàu
317
155
12
10
Trần Văn Hằng
284
183
13
11
Phùng Quốc Hiển
315
148
20
12
Nguyễn Văn Hiện
203
245
36
13
Nguyễn Đức Hiền
225
228
30
14
Nguyễn Kim Khoa
290
174
19
15
Phan Trung Lý
311
145
27
16
Trương Thị Mai
365
104
13
17
Nguyễn Thị Nương
272
183
28
18
Nguyễn Hạnh Phúc
303
154
26
19
Ksor Phước
302
164
16
20
Đào Trọng Thi
224
220
39
21
Nguyễn Tấn Dũng
320
96
68
22
Vũ Đức Đam
257
196
32
23
Hoàng Trung Hải
225
226
34
24
Phạm Bình Minh
320
146
19
25
Vũ Văn Ninh
202
246
35
26
Nguyễn Xuân Phúc
356
103
26
27
Hoàng Tuấn Anh
93
235
157
28
Nguyễn Thái Bình
98
233
154
29
Nguyễn Văn Bình
323
118
41
30
Phạm Thị Hải Chuyền
108
256
119
31
Hà Hùng Cường
200
234
49
32
Trịnh Đình Dũng
236
201
48
33
Đinh Tiến Dũng
247
197
41
34
Vũ Huy Hoàng
156
224
102
35
Phạm Vũ Luận
133
202
149
36
Nguyễn Văn Nên
200
243
39
37
Cao Đức Phát
206
224
54
38
Giàng Seo Phử
127
262
95
39
Trần Đại Quang
264
166
50
40
Nguyễn Minh Quang
85
287
111
41
Nguyễn Quân
105
313
65
42
Nguyễn Bắc Son
136
267
79
43
Phùng Quang Thanh
313
129
41
44
Đinh La Thăng
362
91
28
45
Nguyễn Thị Kim Tiến
97
192
192
46
Huỳnh  C.Hoàng - H.Nhì - X.Linh - H.Anh - T.Vũ - M.Thăng
 

TIN KHOA HỌC

ALERT: NASA Confirms Earth Will Go Dark For 6 Days In December 2014

CƠ QUAN NASA LOAN BÁO TRÁI ĐẤT SẼ TỐI TĂM TRONG SÁU NGÀY VÀO THÁNG 12 NĂM NAY.

NASA Confirms Earth Will Go Dark
ALERT: NASA Confirms Earth Will Go Dark For 6 Days In December 2014.
NASA put out an alert this last week confirming that the world will experience total darkness between December 16 – December 22, 2014.
NASA Director Charles Bolden released an emergency preparedness speech in the video below. He encourages us all to prepare for any “attacks” may effect our communities during this time.
The world will remain dark for these 6 days, completely void of sunlight, due to a solar storm which will cause dust and space debris to block 90% of the sun.
Bolden urges American’s to remain calm as we experience the largest solar storm our solar system has seen in 250 years.
Reporters interviewed a few people and some of their responses were disturbing. One man said he was ready: “We gonna be purgin’ my n*gga. Six days of darkness means 6 days of turnin’ up fam.”
Despite these 6 days of darkness, officials say they do not expect Earth to experience any major problems. However, they do encourage you to listen to the emergency preparedness video below and be proactive for any possible occurrence.

  Báo động : NASA cơ quan không gian Mỹ xác nhận trái đất sẽ bị tối tăm
6 ngày trong tháng 12 năm 2014./
NASA đưa ra một cảnh báo tuần trước
khẳng định rằng Thế giới sẽ trải qua bóng tối giữa ngày 16-12 đến 22-12-2014 / Giám đốc NASA Charles Bolden phát hành một bài,phát biểu chuẩn bị sẵn sàng cấp cứu theo video dưới đây / Ông khuyến khích tất cả chúngta đều chuẩn bị cho bất kỳ "một cuộc tấn công" có thể ảnh hưởng đến cộng đồng chúng tôi trong thời gian này ./ Thế giới vẫn còn tối tăm không có gía trị của ánh sáng mặt trời, do một cơn bão mặt trời sẽ gây ra bụi và
mảnh vỡ không gian để ngăn chặn 90% của mặt trời./NASA khuyến khích bạn nên nghe video chuẩn bị khẩn cấp cho những thứ cần thiết khi xẩy ra./
Nha khoa học Eari Godoy nói : " Stocking lên trên bóng đèn, đèn pin,nước và thực phẩm sẽ là cách tốt nhật./Vinh Đinh.

ESA: Phi thuyền thăm dò sao chổi là sự kiện làm 'thay đổi cuộc chơi'

Phi thuyền Philae đã đáp an toàn trên bề mặt của sao chổi 67P / Churyumov-Gerasimenko, ngày 13/11/2014.

Phi thuyền Philae đã đáp an toàn trên bề mặt của sao chổi 67P / Churyumov-Gerasimenko, ngày 13/11/2014



  • Phi thuyền thăm dò sao chổi có thể hết pin trước khi kịp gửi kết quả
  • Tàu thăm dò Châu Âu đáp an toàn xuống Sao chổi
  • Tàu thăm dò Châu Âu đáp xuống Sao Chổi


  • Hôm thứ tư, tại một nơi cách trái đất hàng trăm triệu kilomét, một phi thuyền của Âu Châu đã làm nên lịch sử khi đáp xuống bề mặt băng giá của một sao chổi bay nhanh để tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi lớn về vũ trụ.

    Tuy nhiên, đến thứ bảy, Cơ quan Không gian Âu Châu (ESA) cho biết pin của phi thuyền Philae bị hết sau khi gởi về trái đất những khối dữ liệu về tình hình xung quanh phi thuyền.
    ESA cho hay phi thuyền Philae hôm thứ sáu được nâng lên 4 centimét và quay 35 độ trong một cố gắng để đưa nó ra khỏi một bóng râm, ngõ hầu những tấm kính điện mặt trời có thể giúp pin của phi thuyền được xạc lại.

    Ngay cả trong trường hợp vụ quay này thành công thì cũng phải mất nhiều tuần hoặc nhiều tháng trước khi phi thuyền có thể đánh đi những tín hiệu.
    Những cuộc kiểm tra tín hiệu thường xuyên sẽ tiếp tục. Những tín hiệu sau chót đã được nhận hồi sáng thứ bảy.
    Các nhà khoa hy vọng dự án 1 tỉ 600 triệu đô la này sẽ giúp giải đáp những câu hỏi về nguồn gốc vũ trụ và sự sống trên trái đất.
     http://www.voatiengviet.com/content/phi-thuyen-tham-do-sao-choi-thay-doi-cuoc-choi/2522084.html

     Phi thuyền không gian rớt, nhiều nghi vấn xuất hiện
    Đây là một vụ nổ phi thuyền không gian thương mại thứ hai của Mỹ trong tuần này.


    Những kế hoạch đưa du khách ra ngoài lề không gian có thể bị hoãn lại sau khi Phi thuyền không gian II (SpaceShipTwo) của công ty Virgin Galactic bị rơi trong một phi vụ bay thử có người lái. Đây là một vụ nổ phi thuyền không gian thương mại thứ hai của Mỹ trong tuần này.
    Những đoạn phim truyền hình quay từ một máy bay trực thăng cho thấy những mảnh vỡ của phi thuyền không gian nằm rải rác trên sa mạc Mojave, tiểu bang California. Nhà cầm quyền địa phương nói phi công phụ thiệt mạng trong khi phi công chính nhảy dù ra và nhập viện vì bị thương nặng.

    Ông Stuart Witt, giám đốc điều hành phi cảnh hàng không và không gian Mojave, nói: “Đây là một chuyến thử nghiệm thuần túy. Đây không phải là một sự kiện công cộng. Do đó tôi sẽ nói với các bạn từ những gì tôi nghe thấy là tôi không phát hiện được sự bất bình thường nào cả. Tôi được thuyết trình là khói bốc lên lần này khác hơn trong quá khứ. Và quả thật như vậy.”

    Công ty Virgin Galactic nói việc thử nghiệm phi thuyền không gian có người lái đầu tiên gặp “một sự bất thường nghiêm trọng.” Chủ nhân công ty, tỉ phú người Anh Richard Branson hy vọng bắt đầu các chuyến bay du lịch ngoài không gian trong vòng vài tháng tới.
    Ông George Whitesides, giám đốc điều hành công ty Virgin Galactic cho biết:
    “Tôi có thể nói ông Richard Branson đang trên đường đến đây. Chúng tôi hy vọng ông đến đây sáng mai. Không gian rất khó khăn và ngày hôm nay là một ngày gay go.”
    Phi thuyền Không gian II được máy bay Hiệp sĩ Trắng II (WhiteKnightTwo) phóng đi vào sáng thứ Sáu từ một địa điểm trong sa mạc. Ngay sau khi tách rời khỏi máy bay mẹ, Phi thuyền Không gian II rơi xuống đất. Khoảng 800 người đã giữ chỗ bay vào quỹ đạo một thời gian ngắn rồi trở về bầu khí quyển bằng phi thuyền không gian này.
    Trong khi đó, các giới chức thuộc Công ty Khoa học Quỹ đạo đang điều tra nguyên nhân gây nên thất bại của phi thuyền không gian chở hàng vào ngày thứ Ba trên đảo Wallops, tiểu bang Virginia. Theo một hợp đồng trị giá 1,9 tỉ đô la với NASA, phi thuyền không gian Cygnus được hỏa tiễn Antares phóng đi mang theo hơn hai tấn nước, thực phẩm và trang bị cho Trạm không gian Quốc tế. Tất cả đều bị hủy hoại trong vụ nổ hỏa tiễn.
    Hai chuyến bay không gian của công ty Orbital trước đây cho NASA đã thành công và công nghiệp bay ra ngoài không gian không chịu để cho những tai nạn như thế làm chậm bước tiến của ngành này.

    Ông Eric Stallmer, chủ tịch Liên đoàn các Chuyến bay Không gian Thương mại nói: “Đây là một bước lùi, một bước lùi trong đoản kỳ, nhưng công ty Orbital-vẫn còn có 4 chuyến bay nữa lên Trạm không gian Quốc tế và chúng tôi tiên đoán là những chuyến bay này sẽ thành công rực rỡ.”
    Tuy nhiên rõ ràng là Công ty Orbital sẽ phải chịu lỗ về tài chánh. Thêm vào việc mất một phi thuyền không gian, bệ phóng duy nhất của công ty tại Virginia đã bị hư hại.
    NASA cũng có hợp đồng với một công ty tư khác là công ty Space X có trụ sở tại California. Công ty này dự trù sẽ phóng phi thuyền chở hàng lên trạm không gian vào tháng 12 năm nay.
      
    Nhà máy điện mặt trời ở Phi Châu sẽ cung ứng điện cho Châu Âu:



  • EU đạt được tiến bộ về các vấn đề Khí hậu và cuộc chiến chống Ebola
  • Ukraine, Nga, EU không đạt được thỏa thuận về giá khí đốt
  • Nhà máy điện mặt trời đầu tiên ở Ma Rốc bắt đầu hoạt động vào năm tới
  • Dầu rớt giá ảnh hưởng ra sao đến chính trị và kinh tế thế giới?
  • Máy bay sử dụng năng lượng mặt trời sẽ bay vòng quanh thế giới

  • Đến năm 2018, một nhà máy điện mặt trời lớn tọa lạc trên lãnh thổ Tunisia ở sa mạc Sahara, có thể sẽ bắt đầu cung ứng điện cho các nước Tây Âu bị thiếu hụt năng lượng. Công ty điều hành nhà máy này nói rằng một khi hoạt động đầy đủ, sản lượng của nhà máy sẽ cao gấp đôi sản lượng của một nhà máy điện hạt nhân trung bình và cung ứng điện cho hai triệu ngôi nhà ở Châu Âu.


    Theo Viện năng lượng của Ủy hội Châu Âu, chỉ cần 0,3% năng lượng mặt trời của sa mạc Sahara là đủ để thỏa mãn toàn bộ nhu cầu điện lực của Châu Âu.
    Một công ty có tên Nur Energy dự định thu hoạch một phần nhỏ của số năng lượng đó bằng cách dùng những tấm kính heliotropic để xây một nhà máy điện mặt trời tương tự như nhà máy của Israel trong sa mạc Negev. Không giống như pin quang điện, những nhà máy dùng loại công nghệ mới này có thể sản xuất điện vào ban đêm hay khi bầu trời bị che mù.

    Hàng vạn tấm kính đặt trên một vùng đất rộng hơn 100 cây số vuông sẽ tập trung ánh sáng mặt trời tới một tòa tháp để làm tan chảy một loại muối đặc biệt.
    Ông Kevin Sara, Tổng giám đốc công ty Nur Energy, cho biết thêm:
    "Quý vị có thể tồn trữ sức nóng đó một cách rất dễ dàng. Cho nên quý vị có thể tiếp tục sản xuất điện sau khi mặt trời lặn."
    Trong một máy biến đổi sức nóng, khối muối tan chảy sẽ làm cho nước bốc hơi để chạy những tua-bin phát điện.
    Ông Sara nói rằng dự án này sẽ giảm thiểu đáng kể việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Châu Âu.
    Ông Sara cho biết: "Chúng tôi có thể dần dần làm cho mạng lưới điện Châu Âu phi-carbon-hóa với việc sử dụng năng lượng sa mạc, dùng loại năng lượng mặt trời này tại kho chứa ở sa mạc Sahara để nối với Châu Âu bằng những đường giây tải điện cao thế một chiều. Lượng điện thất thoát qua những đường giây này rất là thấp."
    Một điểm lý thú khác của dự án này là đường tải điện.
    Thay vì tải điện xoay chiều như cách thức thông thường, công ty Nur Energy sẽ chuyển điện qua một dây cáp dưới nước chuyên dụng để chuyển điện một chiều. Tỉ lệ điện thất thoát của loại cáp này chỉ có 3% cho mỗi 1.000 kilomét. Bên cạnh ưu điểm là rẻ hơn, kỹ thuật này không đòi hỏi phải có sự đồng bộ hóa giữa các hệ thống chuyển điện xoay chiều.

    Mới đây Tunisia đã tiến hành cuộc bầu cử quốc hội được xem là cuộc bầu cử dân chủ thứ nhì của quốc gia Phi Châu này. Ông Sara nói rằng dự án điện mặt trời ở sa mạc Sahara có thể góp phần mang lại ổn định cho Tunisia.
    Ông Sara nói: "Rất nhiều trang thiết bị của dự án có thể được chế tạo bởi các công ty ở Tunisia và điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội công ăn việc làm cho giới trẻ Tunisia."
    Nhà máy điện mặt trời ở tây nam Tunisia theo dự liệu sẽ được khởi công vào cuối năm 2016 và sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2018

    Hôm nay tôi dành nguyên cái email nầy để gởi đến các bạn một chuyện duy nhất: đó là theo nghiên cứu của trướng Đại Học Harvard Mỹ trên 10 ngàn người thì mì ăn liền rất tai hại, đưa tới nhiều bịnh trầm trọng.
    Do đó nếu các bạn xem video nầy nghe được thì nên gởi cho thân nhân và bạn bè, nhất là những người trong nước, những sinh viên và học sinh.

    Trước tiên tôi gới các bạn tấm ảnh hướng dẫn cách đọc nhãn Nutrition Facts in trên thực phẩm.
    HCD (6-Nov-2014)
     Xin quí bạn hiểu cho rằng bằng hữu tin cậy mà hỏi, tôi biết chi nói nấy, cũng giống như ngày xưa ngồi trước bàn cà phê lề đường tán chuyện trên trời dưới đất cùng bằng hữu.



    Tôi mà có viết sai, các bạn ráng chịu...
    Tôi tin rằng đây là cái video có ích cho một triệu người Việt, các bạn không tin thì xem thử đi.
    Thấy có ích thì xin phổ biến cho bạn bè cùng xem, nhất là người trong nước.
    Và đây là video mới làm:http://youtu.be/-IVdH_b69K4
    Coi thêm video này về mì ăn liền ở VN...
    http://www.youtube.com/watch?v=TwwouVQcdss

    Hãy cẩn thận với mì ăn liền!


    Tags: mì ăn liền, có tác dụng, hãy cẩn thận, Viện Dinh dưỡng, dưa hấu, cung cấp, không nên, chuyên gia, học, viêm, protein, dùng

    Ảnh:



    Theo các chuyên gia tại Viện Dinh dưỡng của Học viện Khoa học Nga, không nên dùng mì ăn liền thay cho các bữa ăn chính hằng ngày vì mì ăn liền thường chỉ cung cấp nhiều calo chứ không cung cấp đủ vitamin hay protein cho cơ thể. Các chất phụ gia trong mì ăn liền chỉ có tác dụng tạo sự ngon miệng.  

    Tuy nhiên, hãy cảnh giác với các chất này vì chúng có thể gây chứng ợ nóng và rối loạn tiêu hóa. Theo các chuyên gia, thường xuyên dùng các sản phẩm ăn liền sẽ tác hại đến gan, tuyến tụy và gây chứng viêm dạ dày. Ngoài ra, mì ăn liền còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, mạch máu, gây tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất. (Pravda)
     


    BS DOÃN CAO TRUNG NÓI VỀ MÓN ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Trích email của thầy H.C.Đẳng)


    Ngoài cái món thường nhựt mà tụi nó bỏ vào "Cao Ly Sâm"(trồng ở Wisconsin) và "Thuốc Bổ tăng cường.... đủ thứ ": Anabolic steroids từ animal feed. Rẽ như bèo, nhưng rất dễ phát hiện.


    Ngón đòn mới nhứt: Thyroid hormone cho thuốc làm xuống cân, tăng cường sinh lực.
    Số lượng qua activation threshold quá nhỏ, tính bằng microgramme nên thật khó phát giác.
    Cho đến giờ, FDA cũng còn chưa có standardized bio- equivalency cho thyroid products từ các hãng khác nhau so với Armour thyroid, huống chi tìm trong adulterations.
    FDA không đủ ngân sách để phát hiện các thứ additives trong thuốc Đông y (it's a jungle out there !), nếu không xảy ra chết chóc tùm lum.

    Khổ nỗi, với feed back mechanism Thyroid gland/Hypothalamus, vô tình uống đậm thyroxine, (có ai thường theo dõi T3 T4 của mình đâu ?). Thyroid gland sẽ đóng cửa rút cầu không làm nữa thì mình sẽ bị "sập tiệm" mà không hay."Từ chết tới bị thương" !!!
    Già rồi, đã về hưu từ lâu, không còn nói ai nghe nữa thì làm sao cảnh giác bà con đây. ?
    Dược sĩ Trọng.


    Người Việt Nam có tập quán cứ độ xuân về Tết đến, là dịp để biếu tặng nhau những món quà của ngon vật lạ hiếm quý, và hảo hạng, để tỏ lòng biết ơn kèm với những điều chúc tụng tốt lành. Những gói quà tặng cao lương mỹ vị nào vi cá, nào yến sào, nào sâm, nhung, thần dược đủ loại, được chiếu cố và trân trọng nhất. Trong những năm gần đây, người ta thấy món quà tặng "thần dược" thật đắt tiền được khá nhiều người chiếu cố, vì được truyền khẩu là môn thuốc đại bổ lục phủ ngũ tạng, và trị được bá bệnh nan y; đó là vị thuốc đông y có tên "Đông Trùng Hạ Thảo".

     Vị thuốc này xuất xứ từ xứ Tàu, được đưa vào Việt Nam và được quảng cáo ra rả trên các báo, đài hải ngoại cùng với loài nấm Linh chi, coi như là thần dược quý hơn cả sâm, nhung, vi, yến nữa. Khách quý bạn hiền tới nhà chúc Tết được chủ nhà lấy vài cọng "Đông Trùng Hạ Thảo" bỏ vào bình trà pha mời đãi khách uống để tỏ là thuộc giai cấp quý phái cao sang của thời đại đỉnh cao trí tuệ, khoa học kỹ thuật nguyên tử ngày nay.

     Cordyceps sinensis tự nhiên rất quý hiếm

    Chúng ta không phủ nhận được giá trị bổ dưỡng hay điều trị của Đông y dược mấy ngàn năm xưa nay, đã chứng tỏ khả năng trước cả thời đại phát triển Tây y. Chúng ta cũng không bàn tới óc mê tín vào khả năng "thần dược" của những người đang mắc phải những bệnh kinh niên, hiểm nghèo mà nền Tây y hiện đại đã bó tay. Họ coi thần dược như là chiếc phao cuối cùng để bấu víu. Chúng ta cũng không bàn tới khía cạnh thương mại, đem vị thuốc và khả năng trị bệnh lên màn quảng cáo rầm rộ ngoài đường phố vỉa hè.

    Chúng ta chỉ muốn nói ở đây những kiến thức khoa học để soi sáng câu chuyện về "Đông Trùng Hạ Thảo" đang là tề tài sôi sục khi đã có nhiều người chết, và nhiều người phải khiêng đi bệnh viện, vì đã ăn uống "Đông trùng hạ thảo". Vậy Đông trùng hạ thảo là cái gì? Nó là thức ăn, hay vị thuốc bổ, hay là vị thuốc trị bệnh hay là thuốc độc?


    Xin thưa ngay: nó là cả 4 thứ đó tùy theo sự hiểu biết của mỗi người. Chúng ta nhớ lại câu chuyện trứng chim cút trước năm 1975 ở Sàigòn.
    Thời đó, người Tàu Chợ Lớn bí mật nuôi chim cút trong nhà để lấy trứng cút đóng hộp đem bán rất đắt kèm truyền khẩu quảng cáo rầm rộ trứng cút là vị thuốc đại bổ hơn cả vi, yến, sâm, nhung... Khi việc nuôi chim cút trong nhà bị lộ thì nhiều người Việt Nam bắt chước đua nhau bỏ vốn nuôi chim cút.


    Khi đó ngưòi Tàu đem bán hết chim cút đắt như vàng. Tiếp theo đó, người ta lại truyền khẩu tung tin đăng báo rầm rộ rằng ăn trứng cút sẽ bị bệnh cùi. Thế là mọi người không ai mua trứng cút nữa, và biết bao nhiêu người Việt Nam nuôi chim cút bị sạt nghiệp, mất hết vốn liếng nhà cửa. Còn người Tàu Chợ Lớn thì giàu sụ vì đã bán được hết trứng cút, và chim cút giá đắt. Không ai biết trứng cút là thức ăn, hay thuốc bổ, hay thuốc trị bệnh, hoặc thuốc độc !

    Hiện nay, báo, đài đang quảng cáo rằng: Đông trùng hạ thảo là một loài rất đặc biệt không phải động vật mà cũng không phải là thực vật nên rất hiếm quý, và rất có giá trị dùng trong Đông y dược. Về mùa đông thì nó là động vật thuộc dòng côn trùng dưới đất, về mùa hạ thì nó lại hóa thân mọc thành một cây thực vật thuộc dòng cây thảo. Mùa đông nó là loài côn trùng, mùa hạ là loài cây thảo; do đó phần gốc của nó có hình thù một con sâu mà phần thân ngọn của nó có hình một thân cây mềm nhỏ.

    Do đó, nó mang đủ vật liệu của hai loài động vật, và thực vật nên rất bổ dưỡng và trị được bá bệnh. Của lạ hiếm thường được coi là của quý. Việt Nam sau 1975, những người bị đi tù cải tạo không có đủ thức ăn nên trong trại tù bắt được con gì ăn con nấy, giun, dế, rắn, rít, bọ cạp... ăn hết ráo !!!. Dân chúng thì bắt đầu ăn đủ loại côn trùng như dế, rít, bọ cạp, ấu trùng ve...Các món này hiện nay được bán trong nhiều quán nhậu khắp nước.


    Rồi một hôm, người ta chở vào bệnh viện cấp cứu một nhóm người sau khi họ ăn nhậu món ấu trùng ve chiên bơ, có người lăn ra chết sau khi ăn xong, có người sùi bọt mép tê liệt, suy hô hấp, hôn mê chở vào bệnh viện cấp cứu. Chúng tôi bèn nhập cuộc nghiên cứu xem độc chất gì đã gây ra vụ ngộ độc sau khi ăn ấu trùng ve chiên bơ này. Chúng ta tự hỏi xưa nay người Việt Nam ta vẫn ăn ấu trùng tơ tằm (con nhộng) chiên bơ ngon bổ có sao đâu? Nhiều tiệm nhậu vẫn đang bán ấu trùng chiên bơ ăn có sao đâu?

     Chúng tôi theo chân bệnh nhân sau khi xuất viện về tận miền lục tỉnh nơi họ đã đào đất bắt ấu trùng ve để chiên bơ nhậu. Chúng tôi chứng kiến họ đào được những ấu trùng ve có hình thù khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển, có con chỉ như con sâu, có con có đủ chân râu. Con nào đã già và mạnh khỏe thì còn thấy nhúc nhích. Con nào quá non và yếu thì nằm im re. Đồng bào miền tỉnh rủ nhau đi đào bắt ấu trùng bán cho các tiệm nhậu rất nhộn nhịp. Ấu trùng chiên bơ người ta ăn vẫn ngon lành hằng ngày ở tiệm nhậu như vậy không sao, nay có vụ ngộ độc thì ai cũng cho rằng do vấn đề vệ sinh quán ăn không bảo đảm gây nhiễm trùng thực phẩm mà thôi.


    Nhưng dưới con mắt chuyên khoa nhiễm độc thì vấn đề không đơn giản như vậy, vì triệu chứng ăn xong lăn ra chết vì sùi bọt mép, phù phổi, suy hô hấp, hôn mê không phải là triệu chứng của nhiễm trùng thực phẩm. Họ bị đầu độc bởi độc chất lén bỏ vào ấu trùng chiên bơ chăng? Nhưng ấu trùng đã ăn hết đâu còn dư để đem xét nghiệm tìm độc chất lạ bỏ vào đó! Chỉ còn một cách là chúng tôi theo bệnh nhân tới tận nơi họ đã đào bắt ấu trùng để ăn, chúng tôi chứng kiến họ đào bới nơi mảnh đất ven rừng cách nhà họ không xa lắm. Chúng tôi đem các con ấu trùng này về phòng thí nghiệm của trường Đại học dùng kính hiển vi, cắt mỏng từng con ấu trùng ra để quan sát nội tạng của chúng xem có gì lạ không.

    Một kết quả thật bất ngờ làm chúng tôi ngạc nhiên là có con có đầy đủ nội tạng, có con nội tạng bị dị dạng, có con hoàn toàn không có nội tạng, mà chỉ toàn là một mô đặc đồng nhất. Quan sát kỹ mô đặc đồng nhất này dưới kính hiển vi thì thấy cấu trúc là những mô sợi dài đồng nhất. Chúng tôi nghỉ rằng đây là mô thực vật, và loài thực vật dạng sợi thì chỉ có thể là loài nấm dạng sợi. Quả thật như vậy, chúng ta đã biết rằng nấm là loài thực vật có chu trình phát triển rất đặc biệt. Đơn vị căn bản gốc của loài nấm là bào tử nấm. Bào tử nấm là tế bào gốc của nấm.

     Khi điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp thì bào tử nấm nẩy nở mọc ra thành sợi nấm. Các sợi nấm của nhiều bào tử mọc dài dần thành một mạng sợi, hay bó sợi như một mớ tóc, hoặc bó tóc. Khi lật tảng đá hay thân cây mục lên khỏi mặt đất, chúng ta nhìn thấy ở mặt dưới tảng đá hay thân cây những sợi nhỏ li ti như tóc từng đám dính vào đá, vào thân cây.

    Đó là các mạng nấm dạng sợi. Những mạng sợi nấm này có thể sống dưới đất như vậy vài trăm năm, hoặc ngàn năm. Trên nền tảng mạng nấm sợi đó, nếu có 2 bào tử nấm đực và cái gặp điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp sẽ phối hợp nhau thành một bào tử nấm với 2 nhân và bào tử nấm 2 nhân này sẽ mọc thành một cây nấm con (Xin xem hình vẽ). Đầu thân cây nấm con sẽ phát triển thành nón nấm. Mặt dưới của nón nấm sẽ sinh sản ra các bào tử nấm mới.

    Trung bình một cây nấm sinh ra khoảng 15 tỷ bào tử nấm. Bào tử nấm khi bung ra khỏi nón nấm được gió thổi đi xa khắp bốn phương trời, rơi lại xuống đất, rồi tiếp tục chu trình tạo mạng sợi nấm mới và cây nấm mới. Thông thường về mùa hạ, sau một cơn mưa là độ ẩm, và nhiệt độ đất thích hợp nên nấm mọc lên ào ào trên mặt đất, trên thân cây mục, trên tảng đá phủ mùn thực vật. Chúng mọc rất nhanh, chỉ trong vài giờ đồng hồ thành cây nấm lớn. Nấm mọc rồi chỉ sống vài ngày là tàn lụn.

    Nấm có rất nhiều loại. Có loại ăn rất ngon như nấm rơm, nấm mèo, nấm mối. Có loại ăn rất độc chết người như nấm Phalloid, Muscarina.
    Đến đây thì chúng ta đã thấy tia sáng lóe ra ở cuối đường hầm của cuộc nghiên cứu tìm độc chất trong ấu trùng ve chiên bơ: những con ấu trùng ve đã gây ngộ độc chết ngưòi chính là những con ấu trùng đã bị nhiễm bào tử nấm độc!


    Thật vậy, trong mùa đông xuân, côn trùng ve còn ở dạng ấu trùng non sống dưới đất. Chúng bị nhiễm bào tử nấm từ mạng nấm sợi trong đất. Bào tử nấm xâm nhập vô ấu trùng, và sẽ mọc thành mạng nấm sợi trong cơ thể ấu trùng. Mạng nấm sợi bị giới hạn bởi lớp da của ấu trùng nên phát triển thành một mô sợi đồng nhất khắp cơ thể ấu trùng, giết chết ấu trùng, và biến con ấu trùng ve thành một mô thực vật, có hình thù y nguyên hình thù của con ấu trùng.

    Qua mùa hạ, có mưa, tạo điều kiện độ ẩm, và nhiệt độ thích hợp cho những bào tử nấm đực và cái phối hợp mọc thành sợi cây nấm chui ra bằng lỗ miệng, hốc mắt của xác con ấu trùng rồi phát triển thành cây nấm lớn mọc lên khỏi mặt đất. Cây nấm này có phần gốc rễ nấm mang hình thù của xác ấu trùng, và phần thân nón mang hình dạng cây nấm của chủng loại nấm. Phần gốc là tàn tích của con ấu trùng mùa đông dưới đất nên gọi là ĐÔNG TRÙNG, phần thân ngọn là cây HẠ THẢO (Xin xem hình vẽ). Sản phẩm hóa kiếp nầy gọi là loài "Đông Trùng Hạ Thảo".

    Nếu bào tử nấm là thuộc loại nấm không độc, thì chúng ta có thể ăn được loại Đông trùng hạ thảo này vô hại. Nhưng nếu bào tử nấm thuộc loại nấm độc Phalloid, hay Muscorina thì ăn loại Đông trùng hạ thảo này, chúng ta sẽ bị ngộ độc chết dễ như chơi.


    Triệu chứng lâm sàng của các nạn nhân trong nhóm người ăn ấu trùng chiên bơ bị ngộ độc nhập bệnh viện, có tất cả các triệu chứng của bệnh ngộ độc nấm Muscarina gây: sùi bọt mép, phù phổi, hôn mê, suy hô hấp, rồi chết. Chẩn đoán của chúng tôi do đó có xác định rõ ràng là nhóm người này đã bị ngộ độc nấm Muscarina khi ăn ấu trùng ve, vì cấu trúc của ấu trùng ve này dưới kính hiển vi là một cấu trúc mô sợi nấm, chứ không phải cấu trúc của nội tạng của con ấu trùng ve.

    Chúng tôi đã xác nhận lại chẩn đoán bằng cách quay trở lại nơi đào bắt ấu trùng, sau khi có các cơn mưa hạ thì thấy tại đó mọc lên rất nhiều nấm, mà phần gốc rễ nấm mang hình thù của ấu trùng ve. Khi đào bắt ấu trùng để ăn là mùa xuân chưa mưa, nấm chưa mọc nên còn ở dạng nấm mạng sợi trong cơ thể con ấu trùng, nhưng sự thật nó đã chết, và chỉ còn là cái xác chứa đầy nấm sợi, và bào tử nấm bên trong. Ăn phải tất nhiên chết vì nấm độc.


    Chúng tôi không biết món của người Tàu hiện nay, họ đào nhổ ở đâu hay nuôi trồng cách nào để sản xuất đại trà đem bán làm "thần dược", nhưng chúng ta cần cảnh giác nếu có lẫn bào tử nấm độc, thì tai nạn lăn ra chết vì ăn uống Đông trùng hạ thảo là điều rất dễ hiểu. Bào tử của mọi loại nấm độc lẫn không độc đều sẵn có ở khắp mặt địa cầu, nên cơ hội cho nấm độc mọc khi gặp đúng điều kiện độ ẩm, và nhiệt độ không phải là hiếm khó. Khi bị ngộ độc không dễ gì tìm ra độc chất là gì, nếu không gặp được Bác sĩ chuyên khoa nhiễm độc, có kinh nghiệm để được chẩn đoán, và điều trị chính xác.

    BS DOÃN CAO TRUNG.

    ==================
    Bai nghien cuu Dong Trung Ha Thao (Cua BS Cao Doan Trung).pps


    JOSEPH E. STIGLITZ * KINH TẾ THẤT BẠI

    Bất ổn cá nhân và bất công xã hội làm kinh tế thất bại

    TS Đỗ Kim Thêm dịch, 
    Joseph E. Stiglitz,
    Lại một lần nữa hai công trình nghiên cứu mới nhất chứng tỏ về mức độ quan trọng của vấn đề bất bình đẳng đang gây tác hại cho Hoa Kỳ. Thứ nhất, theo Báo cáo của cơ quan US Census Bureau năm 2014 về tình trạng thu nhập hằng năm và nghèo minh chứng rằng lợi tức của một người Mỹ bình thường vẫn còn tiếp tục trì trệ, cho dù tình trạng kinh tế được suy đoán là hồi phục sau thời kỳ Tổng Suy Trầm. Mức thu nhập trung vị của từng hộ gia đình, sau khi điều chỉnh giá lạm phát, vẫn còn ở dưới mức so với 25 năm trước đây. 
    Người ta thường nghĩ là sức mạnh nhất của Hoa Kỳ không phải là quyền lực quân sự, mà là hệ thống kinh tế làm cho thế giới phải ganh tị. Nhưng tại sao các nước khác cố ganh đua với một mô hình kinh tế mà phần lớn dân chúng, – đúng ra là đa số -, chịu cảnh lợi tức trì trệ, trong khi thu nhập của giới thượng tầng luôn tăng vụt?
    Một công trình nghiên cứu thứ hai là Báo cáo của cơ quan United Nations Development Program´s Human Development năm 2014. Họ chứng thực các phát hiện này. Hàng năm, cơ quan UNDP phổ biến một bảng sắp hạng các quốc gia tính theo chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ số này kết hợp các mức độ khác của sự an lạc ngoài mức thu nhập, còn gồm thêm cả các vấn đề sức khoẻ và giáo dục. (Theo báo cáo này, Việt Nam chiếm hạng 121 trong tổng số 187 quốc gia và lãnh thổ, CTCND).
    Nếu tính theo chỉ số HDI, Hoa Kỳ đứng sau Na Uy, Úc, Thụy Sĩ và Hoà Lan. Nhưng nếu điều chỉnh giá trị này theo điểm về bất quân bình, Hoa Kỳ tụt đến hạng 23, một tình trạng tệ hại nhất đối với một nước phát triển cao độ. Thực vậy, Hoa Kỳ thua cả Hy Lạp và Slovakia, những nước mà thông thường dân chúng không xem như là một mô hình khuôn mẩu hay là người cạnh tranh với Hoa Kỳ trong một bảng phân hạng cao thấp nào.
    Báo cáo của cơ quan UNDP nhấn mạnh đến một khiá cạnh khác của thành tựu xã hội: đó là khả năng bị tổn thương. Báo cáo chỉ ra rằng trong khi một vài nước đã thành công trong việc đưa dân chúng thoát cảnh cùng cực, cuộc sống của một số nơi vẫn còn không ổn đinh. Một biến cố nhỏ, – thí dụ như cơn bạo bệnh trong gia đình -, có thể đẩy họ lại lâm vào cảnh cơ hàn. Cuộc đời bị tụt dốc là một đe dọa đích thực trong khi khả năng thăng tiến bị hạn chế.
    Tại Hoa Kỳ, năng động để thăng tiến là chuyện nhiều về huyền thoại hơn là thực tế, trong khi tụt dốc và tổn thương là kinh nghiệm phổ biến tràn lan. Một phần trong vấn đề này là do hệ thống bảo hiểm sức khoẻ của Hoa Kỳ. Hệ thống này làm cho những người Mỹ nghèo luôn ở trong hoàn cảnh bất ổn, cho dù có biện pháp cải cách của Tổng thống Barack Obama.
    Những thành phần tận cùng trong xã hội chỉ là một bước nhỏ thoát ra khỏi cảnh phá sản mà nó mang theo bao hệ lụy. Bệnh tật, ly dị và thất nghiệp thường đẩy họ đến bên bờ vực thẳm. Dự thảo luật Cải cách Bảo hiểm của Obama, còn gọi là Obamacare năm 2010, có mục tiêu cải thiện những đe doạ này – có nhiều biểu hiện tích cực cho thấy dự luật là một biện pháp giảm thiểu đáng kể cho số lượng người Mỹ không có bảo hiểm. Nhưng một phần do phán quyết của Tối Cao Pháp Viện và sự ngoan cố của các thống đốc và các nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng Hoà trong 24 tiểu bang đã không chịu mở rộng chương trình bảo hiểm cho người nghèo (Medicaid) – cho dù chính quyền liên bang chi trả hầu hết toàn bộ chi phí -, nên trước cũng như sau gì cũng có đến 41 triệu người không được bảo hiểm. Khi bất bình đẳng kinh tế chuyển sang thành bất bình đẳng chính trị – như trong một phần lớn đã xãy ra tại Hoa Kỳ- , chính quyền ít quan tâm đến các nhu cầu của những người thuộc hạ tầng xã hội.
    Không phải chỉ có các chỉ số tính theo TSLQG hay HDI phản ảnh được sự thay đổi qua thời gian hay sự dị biệt giữa các nước về khả năng bị tổn thương. Ngay tại Hoa Kỳ và các nơi khác có một sự tụt hậu rõ rệt về mức an toàn. Ai có công ăn việc làm, thì cũng lo sợ liệu có khả năng còn giữ được việc hay không; ai thất nghiệp cũng mang nỗi lo làm sao tìm được việc.
    Sự suy sụp kinh tế gần đây làm tiêu tan cơ nghiệp của nhiều người. Tại Hoa Kỳ, ngay cả sau khi tình hình thị trường cổ phiếu được hồi phục, tài sản tính theo trung vị đã giảm đi hơn 40% từ năm 2007 đến năm 2013. Điều này có nghĩa là làm cho bậc cao niên và giới đang sắp vào tuổi nghĩ hưu lo âu hơn về mức sống. Hằng triệu người Mỹ mất nhà, hàng triệu người lâm vào cảnh bất ổn không biết mình có thể sẽ bị mất nhà trong tương lai không.
    Những bất an này phụ thêm vào các nổi bất an khác mà người Mỹ đã phải đối phó từ lâu. Tại các nội thành trong nước, hàng triệu giới trẻ người Mỹ gốc Nam Mỹ và châu Phi phải đối đầu với một hệ thống tư pháp và cảnh sát bất công và hoạt động kém; ai mà vượt đường của cảnh sát trong đêm, gặp đúng người khó chịu, có thể lãnh án tù không lý do – hoặc chịu hậu quả trầm trọng hơn.
    Đã từ lâu, châu Âu ý thức được tầm quan trọng để giải quyết vấn đề khả năng bị tổn thương bằng cách cung ứng một hệ thống bảo hiểm xã hội. Người châu Âu công nhận rằng một hệ thống bảo hiểm xã hội tốt đẹp có thể cải thiện toàn bộ thành tựu kinh tế, khi cá nhân càng muốn chấp nhận có nhiều nguy hiểm, thì có thể đưa tới tình trạng tăng trưởng kinh tế cao hơn.
    Những hiện nay tại nhiều nơi trong châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp cao (trung bình là 12% và là 25% tại những nước bị ảnh hưởng nặng nhất), kết hợp với việc cắt giảm mức bảo hiểm xã hội do chính sách tiết kiệm, cả hai làm gia tăng về khả năng tổn thương mà không hề có trước đây. Hậu quả của vấn đề là mức suy giảm về an lạc xã hội của con người có thể tăng cao hơn so với mức đã đề ra theo các biện pháp tính theo TSLQG – những số liệu này vốn dĩ đã là đen tối, nhưng tại hầu hết các nước cho thấy rằng lợi tức thực sự tính theo đầu người, sau khi đã điều chỉnh lại do lạm phát, hiện nay tại nhiều nước thấp hơn so với trước thời khủng hoảng – làm cho nữa thập niên đã phải mất đi.
    Báo cáo của Uỷ Ban Quốc tế về Lượng định Thành quả Kinh tế và Tiến bộ Xã hội (mà tôi là người chủ trì) nhấn mạnh rằng TSLQG không phải là một thước đo phù hợp để đánh giá nền kinh tế phát triển tốt đẹp. Báo cáo của hai cơ quan US Census Bureau và UNDP nhắc chúng ta lại về tầm quan trọng của nhận thức này. Chúng ta đã phí phạm quá nhiều thời gian để suy nghĩ về cách suy tôn khái niệm TSLQG này.
    Cho dù chỉ số TSLQG có tăng nhanh đến đâu, khi nền kinh tế thất bại trong việc cung ứng những thành quả cho phần lớn dân chúng, mà họ phải đương đầu với bất trắc ngày một gia tăng, thì theo ý nghĩa cơ bản nhất, đó là một nền kinh tế thất bại. Và các chính sách, giống như chính sách khắc khổ, làm gia tăng bất an và làm giảm đi mức thu nhập và lối sống cho phần lớn dân chúng, trong ý nghĩa nền tảng, đó là những sách lược thất bại.
     __________
    Joseph E. Stiglitz, đoạt giải Nobel về Kinh tế, Giáo sư Đại học Columbia, Chủ tịch Uỷ Ban Tư Vấn Kinh tế của Tổng Thống Bill Clinton và Phó Chủ Tịch Ngân hàng Thế giới. Tác phẩm mới nhất mà ông viết chung với Bruce Greenwald là Creating a Learning Society: A New Approach to Growth, Development, and Social Progress.
    Nguyên tác: The Age of Vulnerability
    Tựa đề bản dịch là của người dịch
    © Bản tiếng Việt Đỗ Kim Thêm

    JEFFEREY D. SACHS * KINH TẾ VỸ MÔ

    Chiến lược kinh tế vĩ mô mới
    Jefffrey D. Sachs,
    Nguyễn Trung Kiên dịch



    Tôi là một nhà kinh tế vĩ mô, nhưng tôi bất đồng với hai trường phái đang gây ảnh hưởng hàng đầu trong giới chuyên môn của tôi tại Mỹ: phái Keynes mới đang cố gắng làm tăng tổng cầu, và phái Trọng cung đang cố gắng giảm các loại thuế. Cả hai phái này đều đã cố gắng và đã thất bại trong nỗ lực vượt qua hiện trạng yếu kém dai dẳng của các nền kinh tế có thu nhập cao trong những năm gần đây. Bây giờ là lúc cần đến một chiến lược mới, trên nền tảng tăng trưởng bền vững dựa vào đầu tư.

    Thách thức cốt lõi của kinh tế học vĩ mô là phân bổ các nguồn lực xã hội một cách tối ưu. Người tìm việc thì phải có việc, các nhà máy nên phân bổ vốn của họ một cách hiệu quả; và một phần thu nhập tiết kiệm được, thay vì chi tiêu hết, nên được đầu tư để cải thiện phúc lợi trong tương lai.

    Cả phái Keynes mới và phái Trọng cung đều đã hoàn toàn sai lầm đối với thách thức thứ ba này. Phần lớn các quốc gia có thu nhập cao: Mỹ, phần lớn châu Âu và Nhật Bản – đều thất bại trong việc đầu tư một cách thỏa đáng hoặc thông minh cho tương lai. Có hai cách đầu tư: đầu tư trong nước và đầu tư quốc tế – và trên quy mô toàn thế giới thì cả hai cách này đều không đạt tới mức cần thiết.

    Đầu tư trong nước được tiến hành với nhiều hình thức, bao gồm đầu tư của doanh nghiệp vào máy móc và nhà xưởng; đầu tư của hộ gia đình vào nhà cửa; và đầu tư của chính phủ vào con người (giáo dục, các kỹ năng), kiến thức (nghiên cứu & triển khai), và cơ sở hạ tầng (giao thông, năng lượng, nước sạch và phòng chống rủi ro thiên tai).

    Cách tiếp cận của phái Keynes mới là cố gắng thúc đẩy mọi dạng thức của đầu tư trong nước. Do đó, theo quan điểm này thì chi tiêu chỉ là chi tiêu. Vì vậy, phái Keynes mới đã cố gắng thúc đẩy nhiều đầu tư của hộ gia đình hơn thông qua việc hạ lãi suất xuống mức thấp nhất có thể, tăng mua ô-tô dựa trên các khoản vay được chứng khoán hoá, và qua các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sử dụng nhiều lao động mới dựa trên các chương trình kích thích tăng trưởng ngắn hạn. Khi chi cho đầu tư không tăng, họ khuyến nghị rằng chúng ta nên chuyển phần “thặng dư” tiết kiệm sang tiêu dùng “xả láng”.

    Ngược lại, phái Trọng cung muốn thúc đẩy các khoản đầu tư cá nhân (tất nhiên là không phải đầu tư công!) thông qua việc cắt giảm thuế nhiều hơn và giảm bớt sự điều tiết của nhà nước. Họ đã từng thử biện pháp này nhiều lần ở Mỹ, đặc biệt là suốt thời kỳ cầm quyền của George W. Bush. Thật không may, kết quả của sự giảm bớt can thiệp này là tình trạng phát triển bong bóng trên thị trường bất động sản trong ngắn hạn, chứ không phải là sự gia tăng bền vững của các khoản đầu tư cá nhân hiệu quả.

    Mặc dù chính sách được thay đổi luân phiên giữa hai phái Trọng cung và Keynes mới, nhưng có một thực tế dai dẳng là sự suy giảm đáng kể của chi cho đầu tư trong thu nhập quốc dân tại phần lớn các nước có thu nhập cao trong những năm gần đây. Theo số liệu của IMF, tổng chi tiêu cho đầu tư tại các quốc gia này đã giảm từ 24,9% GDP vào năm 1990 xuống chỉ còn 20% vào năm 2013.

    Tại Mỹ, chi cho đầu tư đã giảm từ 23,6% GDP vào năm 1990 xuống 19,3% vào năm 2013, và giảm đáng kể hơn nữa về giá trị tuyệt đối (tổng đầu tư trừ đi khấu hao vốn). Tại châu Âu, tỷ lệ này đã giảm từ 24% GDP xuống còn 18,1% vào năm 2013.

    Cả phái Keynes mới và phái Trọng cung đều không tập trung vào những biện pháp khắc phục một cách hiệu quả sự suy giảm dai dẳng trong khoản chi cho đầu tư này. Các xã hội của chúng ta cần đầu tư nhiều hơn và cấp bách hơn, đặc biệt là đầu tư nhằm chuyển nền sản xuất tạo ra nhiều khí thải carbon, sử dụng nhiều năng lượng và đầy ô nhiễm, sang những nền kinh tế bền vững dựa trên việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn và các nguồn năng lượng có hàm lượng carbon thấp. Những khoản đầu tư này đòi hỏi những bước đi mang tính hỗ trợ lẫn nhau của cả khu vực công và tư.

    Các khoản đầu tư cần thiết bao gồm triển khai các nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các phương tiện giao thông sử dụng điện, cả phương tiện công cộng (xe bus và tàu hỏa) và cá nhân (ô-tô), các tòa nhà sử dụng năng lượng hiệu quả; và các hệ thống truyền tải năng lượng để có thể truyền dẫn năng lượng tái tạo đi xa (ví dụ, từ Biển Bắc và Bắc Phi tới châu Âu lục địa, và từ Sa mạc Mojave ở California tới các trung tâm đông dân cư của Mỹ).

    Nhưng đúng vào lúc các xã hội của chúng ta nên tiến hành các khoản đầu tư này, thì các khu vực công tại Mỹ và châu Âu lại đang trải qua tình trại “thoái lui đầu tư” thực sự. Các chính phủ, nhân danh mục tiêu cân bằng ngân sách, đang cắt giảm đầu tư công. Còn các khu vực tư nhân không thể đầu tư một cách chắc chắn và an toàn vào năng lượng thay thế khi mà các lưới điện được nhà nước điều tiết, các quy tắc xác định trách nhiệm, các công thức định giá và các chính sách năng lượng quốc gia, tất cả đều không chắc chắn và đang bị tranh cãi quyết liệt.

     
    Tại Mỹ, chi cho đầu tư công đã bị giảm bớt, cả chính quyền liên bang lẫn tiểu bang đều không có những ủy nhiệm chính trị, chiến lược tài trợ hay các kế hoạch dài hạn để thúc đẩy đầu tư cho các thế hệ công nghệ mới thông minh và sạch hơn.

    Cả phái Keynes mới lẫn phái Trọng cung đều hiểu sai về tình trạng “tê liệt đầu tư”. Phái Keynes mới nhìn nhận các khoản đầu tư, cả đầu tư công lẫn đầu tư cá nhân, chỉ đơn thuần là một loại tổng cầu. Họ không chú ý tới các quyết định về chính sách công liên quan đến các hệ thống năng lượng và cơ sở hạ tầng (cũng như các khoản Nghiên cứu & Triển khai có định hướng để thúc đẩy các công nghệ mới), vốn cần thiết để thúc đẩy các khoản đầu tư hướng tới sự bền vững về môi trường, cả trong khu vực công lẫn khu vực tư nhân. Do đó, họ thúc đẩy các mánh lới (tỷ lệ lãi suất bằng 0 và các gói kích thích nền kinh tế), hơn là gây sức ép cho các chính sách cụ thể ở tầm quốc gia để phục hồi đầu tư một cách hiệu quả.

    Đến lượt mình, phái Trọng cung dường như làm ngơ đối với sự phụ thuộc của đầu tư cá nhân vào các khoản đầu tư công phụ trợ, cũng như một chính sách rõ ràng cùng với một bộ khung để điều tiết. Họ cổ vũ cho việc giảm chi tiêu chính phủ, tin tưởng một cách ngây thơ rằng khu vực tư nhân sẽ có thể bù đắp các khoản chi tiêu này bằng một phép màu nào đó. Nhưng, thông qua việc cắt giảm đầu tư công, họ đang gây cản trở cho đầu tư cá nhân.

    Ví dụ, các nhà sản xuất điện tư nhân sẽ không đầu tư vào các nhà máy sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn nếu chính phủ không có các chính sách dài hạn về năng lượng và ứng phó với biến đổi hậu, hay các kế hoạch thúc đẩy việc xây dựng các đường truyền tải năng lượng tầm xa dành cho các nguồn năng lượng có hàm lượng carbon thấp tới các khu vực đông dân cư.

    Cũng có lựa chọn khác là sử dụng các khoản tiết kiệm nội địa để thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Ví dụ như nước Mỹ cho các nền kinh tế thu nhập thấp ở châu Phi vay tiền để mua các nhà máy điện mới do các công ty của Mỹ sản xuất. Một chính sách như thế sẽ giúp cho tiết kiệm cá nhân của nước Mỹ được sử dụng hữu ích nhằm chiến đấu với tình trạng nghèo đói toàn cầu, đồng thời giúp cho nền tảng công nghiệp của Mỹ mạnh lên.

    Cũng vậy, ở đây, cả phái Keynes mới lẫn phái Trọng cung đều không nỗ lực nhiều nhằm cải thiện các thiết chế của tài chính phát triển. Thay vì khuyên Nhật Bản và Trung Quốc gia tăng tỷ lệ tiêu dùng của mình, các nhà kinh tế vĩ mô nên thông minh hơn để có thể khuyến khích các nền kinh tế này sử dụng các khoản tiết kiệm dồi dào của mình nhằm tài trợ cho các khoản đầu tư, không chỉ ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài.


    Những cân nhắc này là tương đối rõ cho bất cứ ai quan tâm đến nhu cầu cấp bách phải hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và sự bền vững về môi trường. Thách thức vốn đang tạo ra nhiều áp lực, nhất của thế hệ chúng ta là chuyển đổi các hệ thống năng lượng và cơ sở hạ tầng bẩn, dựa vào carbon sang các hệ thống sạch, thông minh và hiệu quả cho thế kỷ XXI. Đầu tư vào nền kinh tế bền vững sẽ giúp gia tăng nhanh chóng phúc lợi của chúng ta và giúp các khoản tiết kiệm “thừa thãi” của chúng ta được sử dụng vào các mục đích đúng đắn.

    Tuy vậy, điều này sẽ không xảy ra một cách tự động. Chúng ta cần đến các chính sách đầu tư công dài hạn, quy hoạch về môi trường, các lộ trình về công nghệ, các chương trình hợp tác công-tư cho các công nghệ mới và bền vững, và hợp tác toàn cầu quy mô lớn hơn. Những công cụ này sẽ tạo ra một bộ môn kinh tế học vĩ mô mới, mà sức khỏe và sự thịnh vượng của chúng ta sẽ phụ thuộc vào nó.
    _________
    Jefferey D. Sarchs, Giáo sư về Phát triển bền vững, Giáo sư về Chính sách Y tế và quản lý, Giám đốc Viện Trái đất tại Đại học Columbia (Mỹ), đồng thời cũng là Cố vấn đặc biệt cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Các mục tiêu Thiên niên kỷ. Ông là tác giả của các cuốn sách The End of Poverty (Kết thúc đói nghèo) và Common Wealth (Sự thịnh vượng chung).

    JOSEPH S. NYE* KINH TẾ TRUING CỘNG

    Liệu kinh tế Trung Quốc có thể vượt qua Hoa Kỳ được chăng?
    Joseph S. Nye,
    Đỗ Kim Thêm dịch,

    Ngân hàng Thế giới vừa mới công bố gần đây là kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt qua kinh tế của Hoa Kỳ trong năm nay, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP). Nhưng tiên đoán này là không đúng hẳn trong việc mô tả toàn diện về vị thế kinh tế của Trung Quốc trong toàn cầu.
    Joseph S. Nye

    Dù chỉ số sức mua tương đương có thể dùng cho một số mục đích nhằm so sánh mức phúc lợi giữa các quốc gia, chỉ số này bị ảnh hưởng nặng nề do quy mô dân số. Ấn Độ, nếu tính theo tỷ giá của đồng đô la Mỹ và đồng rupee Ấn Độ trên thị trưòng hối đoái, là nền kinh tế lớn đứng hàng thứ mười trên thế giới, nhưng nếu tính theo chỉ số sức mua tương đương, lại là chiếm vào hạng thứ ba. Hơn nữa, những nguồn lực năng lượng, thí dụ như phí tổn của dầu nhập khẩu hoặc động cơ máy bay chiến đấu tiên tiến, được đánh giá là tốt hơn, nếu tính theo theo tỷ giá hối đoái của các tiền tệ này, nó phải được dùng để mua các nguồn lực này.
    Để tính cho chắc, quy mô toàn diện là một khía cạnh quan trọng của sức mạnh kinh tế. Trung Quốc có một thị trường hấp dẫn và là bạn đối tác thương mại lớn nhất cho nhiều quốc gia – là những nguồn quan trọng làm đòn bẩy mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc không ngại vận dụng.
    Nhưng, ngay cả khi TSLQG của Trung Quốc vượt qua TSLQG của Hoa Kỳ (cho dù theo bất cứ cách tính toán nào đi nữa), hai nền kinh tế sẽ duy trì mức độ hoàn toàn khác nhau về cấu trúc và trình độ phát triển phức tạp. Và thu nhập tính theo bình quân cho đầu người của Trung Quốc – một thước đo chính xác hơn về trình độ phát triển phức tạp của kinh tế – chỉ đạt đến 20% của Hoa Kỳ, và ít nhất, Trung Quốc sẽ mất nhiều thập niên để bắt kịp Hoa Kỳ, (nếu Trung Quốc còn bắt kịp được).
    Hơn nữa, như các quan chức và các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thừa nhận, dù Trung Quốc đã vượt qua Đức trong năm 2009 như là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới tính theo khối lượng, Trung Quốc vẫn chưa phát triển thành một cường quốc mậu dịch “có thế mạnh“ đích thực, vì kinh doanh trong các lĩnh vực cung ứng dịch vụ và sản xuất có giá trị gia tăng còn yếu kém. 

    Và Trung Quốc thiếu một loại của các thương hiệu quốc tế có thế mạnh mà các cường quốc thương mại như Hoa Kỳ và Đức tự hào; trên thực tế, Hoa Kỳ chiếm hàng đầu 17 trong số 25 các thương hiệu đằng cấp nhất trên toàn cầu
    Trình độ kém phát triển kinh tế của Trung Quốc cũng được phản ánh trong các thị trường tài chính, Trung Quốc chỉ có một phần tám quy mô so với thị trường của Hoa Kỳ, chỉ có một phần nhỏ người nước ngoài là được phép làm chủ nợ của Trung Quốc. Dù Trung Quốc đã cố gắng để tăng sức mạnh tài chính của mình bằng cách khuyến khích việc sử dụng tiền Trung Quốc trên toàn thế giới, nhưng việc mua bán tính bằng đồng Nhân dân tệ vẫn chỉ chiếm đúng 9 % trong tổng số toàn cầu, so với đồng đô la chiếm 81 %.

    Ngay cả với khối lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc – lớn nhất thế giới với khoảng gần 4 nghìn tỷ đô la – sẽ không phải là điều kiện thích hợp để nâng đòn bẩy tài chính của mình, trừ khi nào chính quyền tạo ra một thị trường trái phiếu sâu rộng và thông thoáng với quyền được tự do định đoạt về mức lãi suất và tiền tệ được chuyển đổi một cách dễ dàng. Các quỹ dự trữ này không cho Trung Quốc nhiều khả năng thương lượng trực tiếp nhiều hơn Hoa Kỳ, dù đứng trước một thực tế là các mối quan hệ tương thuộc tùy vào những tình trạng bất cân xứng.

    Trung Quốc nắm giữ đồng đô la mà Trung Quốc thu được do bán hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ, bằng cách mở cửa thị trường cho các sản phẩm Trung Quốc, giúp tạo cho Trung Quốc tạo ra tăng trưởng, có việc làm và đạt đến tình trạng ổn định. Đúng vậy, Trung Quốc có thể buộc nền kinh tế Hoa Kỳ đầu hàng bằng cách tung bán phá giá đồng đô la Mỹ, nhưng Trung Quốc phải chịu một hậu quả nghiêm trọng cho mình.

    Nếu xét về trình độ phức tạp trong kinh tế, thì sự dị biệt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng còn mở rộng đến lĩnh vực công nghệ. Dù có một số thành tựu quan trọng, nhưng để cho công nghệ của mình tiến bộ, Trung Quốc còn dựa vào việc sao chép các phát minh của nước ngoài nhiều hơn là canh tân trong nước. Dù Trung Quốc đang cấp nhiều bằng sáng chế hơn bao giờ, có ít bằng là biểu hiện cho những phát minh mang tính đột phá. Trung Quốc thường phàn nàn là họ tạo việc làm để sản xuất iPhone cho Steve Jobs, nhưng chưa tạo được một người như Steve Jobs.

    Trong những thập niên tới, mức tăng trưởng của Trung Quốc tính theo TSLQG sẽ chậm lại, đó là vấn đề từng xảy ra trong tất cả các nền kinh tế, một khi đạt đến một trình độ nhất định của sự phát triển – thường là mức thu nhập bình quân tính theo đầu người, tính theo sức mua tương đương, thì Trung Quốc đang đến gần mức này. Rút cục, Trung Quốc không thể dựa vào công nghệ nhập khẩu và lao động giá rẻ để hỗ trợ muôn đời cho tình trạng tăng trưởng. Hai nhà kinh tế học của Đại học Harvard là Lant Pritchett và Lawrence Summers đã kết luận là tình trạng thoái bộ buộc Trung Quốc nằm ở mức tăng trưởng trung bình khoảng 3,9% trong hai thập niên sắp tới.

    Nhưng ước tính thuần theo thống kê này không kể đến những vấn đề nghiêm trọng mà Trung Quốc phải giải quyết trong những năm tới, thí dụ như tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các vùng ven biển và nội địa. Những thách thức lớn khác gồm có một khu vực nhà nước cồng kềnh và không hiệu quả, suy thoái môi trường, luồng di dân ào ạt trong nước, một mạng lưới an ninh cho xã hội không đầy đủ, tham nhũng, và thiếu tinh thần trọng pháp.

    Hơn nữa, Trung Quốc sẽ phải đối phó với một tình trạng dân số ngày càng bất lợi. Sau khi đẩy mạnh chính sách một con trong hơn ba thập niên, lực lượng lao động của Trung Quốc đạt đến cao điểm vào năm 2016, sẽ có nhiều người già neo đơn lệ thuộc hơn là số lượng giới trẻ vào năm 2030. Tình trạng này đã dấy lên nhiều mối quan ngại cho là dân số sẽ già trước khi giàu.

    Hệ thống chính trị độc tài của Trung Quốc đã chứng tỏ một khả năng đầy ấn tượng để đáp ứng các mục tiêu cụ thể, từ việc xây dựng đường sắt cao tốc cho đến việc tạo ra nhiều thành phố hoàn toàn mới. Những gì mà chính phủ Trung Quốc chưa chuẩn bị làm, đó là đáp ứng một cách có hiệu quả trước những đòi hỏi ngày càng ầm ĩ hơn cho việc tham gia trong sinh hoạt chính trị – nếu không phải là dân chủ – mà thay đổi này có xu hướng cùng song hành làm tăng thu nhập tính theo đầu người của TSLQG. Nếu thay đổi chính trị sẽ xảy ra khi mức thu nhập bình quân tính theo đầu người, dù trên danh nghĩa, mà hiện may đang ước khoảng $ 7,000, liệu nó sẽ đạt đến ngưỡng $ 10,000, như đã xảy ra ở hai nước láng giềng là Hàn Quốc và Đài Loan chăng?

    Vấn đề còn tồn động là liệu xem Trung Quốc có thể triển khai một phương sách để quản lý một tầng lớp trung lưu tại đô thị đang mở rộng, bất bình đẳng trong các khu vực, và ở nhiều nơi, có nhiều dân tộc thiểu số không thuần phục. Tinh trạng kinh tế kém phát triển có thể làm phức tạp vấn đề hơn nữa. Trong mọi trường hợp, tình trạng này có nghĩa là việc tăng gộp TSLQG, tuy là được tính ra, nhưng khó mà phù hợp để xác định được khi nào – và có liệu có nên cho rằng – Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ về sức mạnh kinh tế.
    ________
    2014 NOV 11 J.NEYE 300

    Joseph S. Nye, cựu Phụ tá Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Chủ tịch Cơ quan US National Intelligence Council, Giáo sư Đại học Harvard và là thành viên của The World Economic Forum Global Agenda Council on the Future of Government. Tác phẩm mới nhất của ông là “Presidential Leadership and the Creation of the American Era”.
    Nguyên tác: China´s Questionable Economic Power

    Chiến lược kinh tế vĩ mô mới
    Jefffrey D. Sachs,
    Nguyễn Trung Kiên dịch
    Tôi là một nhà kinh tế vĩ mô, nhưng tôi bất đồng với hai trường phái đang gây ảnh hưởng hàng đầu trong giới chuyên môn của tôi tại Mỹ: phái Keynes mới đang cố gắng làm tăng tổng cầu, và phái Trọng cung đang cố gắng giảm các loại thuế. Cả hai phái này đều đã cố gắng và đã thất bại trong nỗ lực vượt qua hiện trạng yếu kém dai dẳng của các nền kinh tế có thu nhập cao trong những năm gần đây. Bây giờ là lúc cần đến một chiến lược mới, trên nền tảng tăng trưởng bền vững dựa vào đầu tư.
    Thách thức cốt lõi của kinh tế học vĩ mô là phân bổ các nguồn lực xã hội một cách tối ưu. Người tìm việc thì phải có việc, các nhà máy nên phân bổ vốn của họ một cách hiệu quả; và một phần thu nhập tiết kiệm được, thay vì chi tiêu hết, nên được đầu tư để cải thiện phúc lợi trong tương lai.
    Cả phái Keynes mới và phái Trọng cung đều đã hoàn toàn sai lầm đối với thách thức thứ ba này. Phần lớn các quốc gia có thu nhập cao: Mỹ, phần lớn châu Âu và Nhật Bản – đều thất bại trong việc đầu tư một cách thỏa đáng hoặc thông minh cho tương lai. Có hai cách đầu tư: đầu tư trong nước và đầu tư quốc tế – và trên quy mô toàn thế giới thì cả hai cách này đều không đạt tới mức cần thiết.
    Đầu tư trong nước được tiến hành với nhiều hình thức, bao gồm đầu tư của doanh nghiệp vào máy móc và nhà xưởng; đầu tư của hộ gia đình vào nhà cửa; và đầu tư của chính phủ vào con người (giáo dục, các kỹ năng), kiến thức (nghiên cứu & triển khai), và cơ sở hạ tầng (giao thông, năng lượng, nước sạch và phòng chống rủi ro thiên tai).
    Cách tiếp cận của phái Keynes mới là cố gắng thúc đẩy mọi dạng thức của đầu tư trong nước. Do đó, theo quan điểm này thì chi tiêu chỉ là chi tiêu. Vì vậy, phái Keynes mới đã cố gắng thúc đẩy nhiều đầu tư của hộ gia đình hơn thông qua việc hạ lãi suất xuống mức thấp nhất có thể, tăng mua ô-tô dựa trên các khoản vay được chứng khoán hoá, và qua các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sử dụng nhiều lao động mới dựa trên các chương trình kích thích tăng trưởng ngắn hạn. Khi chi cho đầu tư không tăng, họ khuyến nghị rằng chúng ta nên chuyển phần “thặng dư” tiết kiệm sang tiêu dùng “xả láng”.
    Ngược lại, phái Trọng cung muốn thúc đẩy các khoản đầu tư cá nhân (tất nhiên là không phải đầu tư công!) thông qua việc cắt giảm thuế nhiều hơn và giảm bớt sự điều tiết của nhà nước. Họ đã từng thử biện pháp này nhiều lần ở Mỹ, đặc biệt là suốt thời kỳ cầm quyền của George W. Bush. Thật không may, kết quả của sự giảm bớt can thiệp này là tình trạng phát triển bong bóng trên thị trường bất động sản trong ngắn hạn, chứ không phải là sự gia tăng bền vững của các khoản đầu tư cá nhân hiệu quả.
    Mặc dù chính sách được thay đổi luân phiên giữa hai phái Trọng cung và Keynes mới, nhưng có một thực tế dai dẳng là sự suy giảm đáng kể của chi cho đầu tư trong thu nhập quốc dân tại phần lớn các nước có thu nhập cao trong những năm gần đây. Theo số liệu của IMF, tổng chi tiêu cho đầu tư tại các quốc gia này đã giảm từ 24,9% GDP vào năm 1990 xuống chỉ còn 20% vào năm 2013.
    Tại Mỹ, chi cho đầu tư đã giảm từ 23,6% GDP vào năm 1990 xuống 19,3% vào năm 2013, và giảm đáng kể hơn nữa về giá trị tuyệt đối (tổng đầu tư trừ đi khấu hao vốn). Tại châu Âu, tỷ lệ này đã giảm từ 24% GDP xuống còn 18,1% vào năm 2013.
    Cả phái Keynes mới và phái Trọng cung đều không tập trung vào những biện pháp khắc phục một cách hiệu quả sự suy giảm dai dẳng trong khoản chi cho đầu tư này. Các xã hội của chúng ta cần đầu tư nhiều hơn và cấp bách hơn, đặc biệt là đầu tư nhằm chuyển nền sản xuất tạo ra nhiều khí thải carbon, sử dụng nhiều năng lượng và đầy ô nhiễm, sang những nền kinh tế bền vững dựa trên việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn và các nguồn năng lượng có hàm lượng carbon thấp. Những khoản đầu tư này đòi hỏi những bước đi mang tính hỗ trợ lẫn nhau của cả khu vực công và tư.
    Các khoản đầu tư cần thiết bao gồm triển khai các nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các phương tiện giao thông sử dụng điện, cả phương tiện công cộng (xe bus và tàu hỏa) và cá nhân (ô-tô), các tòa nhà sử dụng năng lượng hiệu quả; và các hệ thống truyền tải năng lượng để có thể truyền dẫn năng lượng tái tạo đi xa (ví dụ, từ Biển Bắc và Bắc Phi tới châu Âu lục địa, và từ Sa mạc Mojave ở California tới các trung tâm đông dân cư của Mỹ).
    Nhưng đúng vào lúc các xã hội của chúng ta nên tiến hành các khoản đầu tư này, thì các khu vực công tại Mỹ và châu Âu lại đang trải qua tình trại “thoái lui đầu tư” thực sự. Các chính phủ, nhân danh mục tiêu cân bằng ngân sách, đang cắt giảm đầu tư công. Còn các khu vực tư nhân không thể đầu tư một cách chắc chắn và an toàn vào năng lượng thay thế khi mà các lưới điện được nhà nước điều tiết, các quy tắc xác định trách nhiệm, các công thức định giá và các chính sách năng lượng quốc gia, tất cả đều không chắc chắn và đang bị tranh cãi quyết liệt.
    Tại Mỹ, chi cho đầu tư công đã bị giảm bớt, cả chính quyền liên bang lẫn tiểu bang đều không có những ủy nhiệm chính trị, chiến lược tài trợ hay các kế hoạch dài hạn để thúc đẩy đầu tư cho các thế hệ công nghệ mới thông minh và sạch hơn.
    Cả phái Keynes mới lẫn phái Trọng cung đều hiểu sai về tình trạng “tê liệt đầu tư”. Phái Keynes mới nhìn nhận các khoản đầu tư, cả đầu tư công lẫn đầu tư cá nhân, chỉ đơn thuần là một loại tổng cầu. Họ không chú ý tới các quyết định về chính sách công liên quan đến các hệ thống năng lượng và cơ sở hạ tầng (cũng như các khoản Nghiên cứu & Triển khai có định hướng để thúc đẩy các công nghệ mới), vốn cần thiết để thúc đẩy các khoản đầu tư hướng tới sự bền vững về môi trường, cả trong khu vực công lẫn khu vực tư nhân. Do đó, họ thúc đẩy các mánh lới (tỷ lệ lãi suất bằng 0 và các gói kích thích nền kinh tế), hơn là gây sức ép cho các chính sách cụ thể ở tầm quốc gia để phục hồi đầu tư một cách hiệu quả.
    Đến lượt mình, phái Trọng cung dường như làm ngơ đối với sự phụ thuộc của đầu tư cá nhân vào các khoản đầu tư công phụ trợ, cũng như một chính sách rõ ràng cùng với một bộ khung để điều tiết. Họ cổ vũ cho việc giảm chi tiêu chính phủ, tin tưởng một cách ngây thơ rằng khu vực tư nhân sẽ có thể bù đắp các khoản chi tiêu này bằng một phép màu nào đó. Nhưng, thông qua việc cắt giảm đầu tư công, họ đang gây cản trở cho đầu tư cá nhân.
    Ví dụ, các nhà sản xuất điện tư nhân sẽ không đầu tư vào các nhà máy sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn nếu chính phủ không có các chính sách dài hạn về năng lượng và ứng phó với biến đổi hậu, hay các kế hoạch thúc đẩy việc xây dựng các đường truyền tải năng lượng tầm xa dành cho các nguồn năng lượng có hàm lượng carbon thấp tới các khu vực đông dân cư.
    Cũng có lựa chọn khác là sử dụng các khoản tiết kiệm nội địa để thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Ví dụ như nước Mỹ cho các nền kinh tế thu nhập thấp ở châu Phi vay tiền để mua các nhà máy điện mới do các công ty của Mỹ sản xuất. Một chính sách như thế sẽ giúp cho tiết kiệm cá nhân của nước Mỹ được sử dụng hữu ích nhằm chiến đấu với tình trạng nghèo đói toàn cầu, đồng thời giúp cho nền tảng công nghiệp của Mỹ mạnh lên.
    Cũng vậy, ở đây, cả phái Keynes mới lẫn phái Trọng cung đều không nỗ lực nhiều nhằm cải thiện các thiết chế của tài chính phát triển. Thay vì khuyên Nhật Bản và Trung Quốc gia tăng tỷ lệ tiêu dùng của mình, các nhà kinh tế vĩ mô nên thông minh hơn để có thể khuyến khích các nền kinh tế này sử dụng các khoản tiết kiệm dồi dào của mình nhằm tài trợ cho các khoản đầu tư, không chỉ ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài.
    Những cân nhắc này là tương đối rõ cho bất cứ ai quan tâm đến nhu cầu cấp bách phải hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và sự bền vững về môi trường. Thách thức vốn đang tạo ra nhiều áp lực, nhất của thế hệ chúng ta là chuyển đổi các hệ thống năng lượng và cơ sở hạ tầng bẩn, dựa vào carbon sang các hệ thống sạch, thông minh và hiệu quả cho thế kỷ XXI. Đầu tư vào nền kinh tế bền vững sẽ giúp gia tăng nhanh chóng phúc lợi của chúng ta và giúp các khoản tiết kiệm “thừa thãi” của chúng ta được sử dụng vào các mục đích đúng đắn.
    Tuy vậy, điều này sẽ không xảy ra một cách tự động. Chúng ta cần đến các chính sách đầu tư công dài hạn, quy hoạch về môi trường, các lộ trình về công nghệ, các chương trình hợp tác công-tư cho các công nghệ mới và bền vững, và hợp tác toàn cầu quy mô lớn hơn. Những công cụ này sẽ tạo ra một bộ môn kinh tế học vĩ mô mới, mà sức khỏe và sự thịnh vượng của chúng ta sẽ phụ thuộc vào nó.
    _________
    Jefferey D. Sarchs, Giáo sư về Phát triển bền vững, Giáo sư về Chính sách Y tế và quản lý, Giám đốc Viện Trái đất tại Đại học Columbia (Mỹ), đồng thời cũng là Cố vấn đặc biệt cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Các mục tiêu Thiên niên kỷ. Ông là tác giả của các cuốn sách The End of Poverty (Kết thúc đói nghèo) và Common Wealth (Sự thịnh vượng chung).
    Bất ổn cá nhân và bất công xã hội làm kinh tế thất bại

    TS Đỗ Kim Thêm dịch, 
    Joseph E. Stiglitz,
    Lại một lần nữa hai công trình nghiên cứu mới nhất chứng tỏ về mức độ quan trọng của vấn đề bất bình đẳng đang gây tác hại cho Hoa Kỳ. Thứ nhất, theo Báo cáo của cơ quan US Census Bureau năm 2014 về tình trạng thu nhập hằng năm và nghèo minh chứng rằng lợi tức của một người Mỹ bình thường vẫn còn tiếp tục trì trệ, cho dù tình trạng kinh tế được suy đoán là hồi phục sau thời kỳ Tổng Suy Trầm. Mức thu nhập trung vị của từng hộ gia đình, sau khi điều chỉnh giá lạm phát, vẫn còn ở dưới mức so với 25 năm trước đây. 
    Người ta thường nghĩ là sức mạnh nhất của Hoa Kỳ không phải là quyền lực quân sự, mà là hệ thống kinh tế làm cho thế giới phải ganh tị. Nhưng tại sao các nước khác cố ganh đua với một mô hình kinh tế mà phần lớn dân chúng, – đúng ra là đa số -, chịu cảnh lợi tức trì trệ, trong khi thu nhập của giới thượng tầng luôn tăng vụt?
    Một công trình nghiên cứu thứ hai là Báo cáo của cơ quan United Nations Development Program´s Human Development năm 2014. Họ chứng thực các phát hiện này. Hàng năm, cơ quan UNDP phổ biến một bảng sắp hạng các quốc gia tính theo chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ số này kết hợp các mức độ khác của sự an lạc ngoài mức thu nhập, còn gồm thêm cả các vấn đề sức khoẻ và giáo dục. (Theo báo cáo này, Việt Nam chiếm hạng 121 trong tổng số 187 quốc gia và lãnh thổ, CTCND).
    Nếu tính theo chỉ số HDI, Hoa Kỳ đứng sau Na Uy, Úc, Thụy Sĩ và Hoà Lan. Nhưng nếu điều chỉnh giá trị này theo điểm về bất quân bình, Hoa Kỳ tụt đến hạng 23, một tình trạng tệ hại nhất đối với một nước phát triển cao độ. Thực vậy, Hoa Kỳ thua cả Hy Lạp và Slovakia, những nước mà thông thường dân chúng không xem như là một mô hình khuôn mẩu hay là người cạnh tranh với Hoa Kỳ trong một bảng phân hạng cao thấp nào.
    Báo cáo của cơ quan UNDP nhấn mạnh đến một khiá cạnh khác của thành tựu xã hội: đó là khả năng bị tổn thương. Báo cáo chỉ ra rằng trong khi một vài nước đã thành công trong việc đưa dân chúng thoát cảnh cùng cực, cuộc sống của một số nơi vẫn còn không ổn đinh. Một biến cố nhỏ, – thí dụ như cơn bạo bệnh trong gia đình -, có thể đẩy họ lại lâm vào cảnh cơ hàn. Cuộc đời bị tụt dốc là một đe dọa đích thực trong khi khả năng thăng tiến bị hạn chế.
    Tại Hoa Kỳ, năng động để thăng tiến là chuyện nhiều về huyền thoại hơn là thực tế, trong khi tụt dốc và tổn thương là kinh nghiệm phổ biến tràn lan. Một phần trong vấn đề này là do hệ thống bảo hiểm sức khoẻ của Hoa Kỳ. Hệ thống này làm cho những người Mỹ nghèo luôn ở trong hoàn cảnh bất ổn, cho dù có biện pháp cải cách của Tổng thống Barack Obama.
    Những thành phần tận cùng trong xã hội chỉ là một bước nhỏ thoát ra khỏi cảnh phá sản mà nó mang theo bao hệ lụy. Bệnh tật, ly dị và thất nghiệp thường đẩy họ đến bên bờ vực thẳm. Dự thảo luật Cải cách Bảo hiểm của Obama, còn gọi là Obamacare năm 2010, có mục tiêu cải thiện những đe doạ này – có nhiều biểu hiện tích cực cho thấy dự luật là một biện pháp giảm thiểu đáng kể cho số lượng người Mỹ không có bảo hiểm. Nhưng một phần do phán quyết của Tối Cao Pháp Viện và sự ngoan cố của các thống đốc và các nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng Hoà trong 24 tiểu bang đã không chịu mở rộng chương trình bảo hiểm cho người nghèo (Medicaid) – cho dù chính quyền liên bang chi trả hầu hết toàn bộ chi phí -, nên trước cũng như sau gì cũng có đến 41 triệu người không được bảo hiểm. Khi bất bình đẳng kinh tế chuyển sang thành bất bình đẳng chính trị – như trong một phần lớn đã xãy ra tại Hoa Kỳ- , chính quyền ít quan tâm đến các nhu cầu của những người thuộc hạ tầng xã hội.
    Không phải chỉ có các chỉ số tính theo TSLQG hay HDI phản ảnh được sự thay đổi qua thời gian hay sự dị biệt giữa các nước về khả năng bị tổn thương. Ngay tại Hoa Kỳ và các nơi khác có một sự tụt hậu rõ rệt về mức an toàn. Ai có công ăn việc làm, thì cũng lo sợ liệu có khả năng còn giữ được việc hay không; ai thất nghiệp cũng mang nỗi lo làm sao tìm được việc.
    Sự suy sụp kinh tế gần đây làm tiêu tan cơ nghiệp của nhiều người. Tại Hoa Kỳ, ngay cả sau khi tình hình thị trường cổ phiếu được hồi phục, tài sản tính theo trung vị đã giảm đi hơn 40% từ năm 2007 đến năm 2013. Điều này có nghĩa là làm cho bậc cao niên và giới đang sắp vào tuổi nghĩ hưu lo âu hơn về mức sống. Hằng triệu người Mỹ mất nhà, hàng triệu người lâm vào cảnh bất ổn không biết mình có thể sẽ bị mất nhà trong tương lai không.
    Những bất an này phụ thêm vào các nổi bất an khác mà người Mỹ đã phải đối phó từ lâu. Tại các nội thành trong nước, hàng triệu giới trẻ người Mỹ gốc Nam Mỹ và châu Phi phải đối đầu với một hệ thống tư pháp và cảnh sát bất công và hoạt động kém; ai mà vượt đường của cảnh sát trong đêm, gặp đúng người khó chịu, có thể lãnh án tù không lý do – hoặc chịu hậu quả trầm trọng hơn.
    Đã từ lâu, châu Âu ý thức được tầm quan trọng để giải quyết vấn đề khả năng bị tổn thương bằng cách cung ứng một hệ thống bảo hiểm xã hội. Người châu Âu công nhận rằng một hệ thống bảo hiểm xã hội tốt đẹp có thể cải thiện toàn bộ thành tựu kinh tế, khi cá nhân càng muốn chấp nhận có nhiều nguy hiểm, thì có thể đưa tới tình trạng tăng trưởng kinh tế cao hơn.
    Những hiện nay tại nhiều nơi trong châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp cao (trung bình là 12% và là 25% tại những nước bị ảnh hưởng nặng nhất), kết hợp với việc cắt giảm mức bảo hiểm xã hội do chính sách tiết kiệm, cả hai làm gia tăng về khả năng tổn thương mà không hề có trước đây. Hậu quả của vấn đề là mức suy giảm về an lạc xã hội của con người có thể tăng cao hơn so với mức đã đề ra theo các biện pháp tính theo TSLQG – những số liệu này vốn dĩ đã là đen tối, nhưng tại hầu hết các nước cho thấy rằng lợi tức thực sự tính theo đầu người, sau khi đã điều chỉnh lại do lạm phát, hiện nay tại nhiều nước thấp hơn so với trước thời khủng hoảng – làm cho nữa thập niên đã phải mất đi.
    Báo cáo của Uỷ Ban Quốc tế về Lượng định Thành quả Kinh tế và Tiến bộ Xã hội (mà tôi là người chủ trì) nhấn mạnh rằng TSLQG không phải là một thước đo phù hợp để đánh giá nền kinh tế phát triển tốt đẹp. Báo cáo của hai cơ quan US Census Bureau và UNDP nhắc chúng ta lại về tầm quan trọng của nhận thức này. Chúng ta đã phí phạm quá nhiều thời gian để suy nghĩ về cách suy tôn khái niệm TSLQG này.
    Cho dù chỉ số TSLQG có tăng nhanh đến đâu, khi nền kinh tế thất bại trong việc cung ứng những thành quả cho phần lớn dân chúng, mà họ phải đương đầu với bất trắc ngày một gia tăng, thì theo ý nghĩa cơ bản nhất, đó là một nền kinh tế thất bại. Và các chính sách, giống như chính sách khắc khổ, làm gia tăng bất an và làm giảm đi mức thu nhập và lối sống cho phần lớn dân chúng, trong ý nghĩa nền tảng, đó là những sách lược thất bại.
     __________
    Joseph E. Stiglitz, đoạt giải Nobel về Kinh tế, Giáo sư Đại học Columbia, Chủ tịch Uỷ Ban Tư Vấn Kinh tế của Tổng Thống Bill Clinton và Phó Chủ Tịch Ngân hàng Thế giới. Tác phẩm mới nhất mà ông viết chung với Bruce Greenwald là Creating a Learning Society: A New Approach to Growth, Development, and Social Progress.
    Nguyên tác: The Age of Vulnerability
    Tựa đề bản dịch là của người dịch
    © Bản tiếng Việt Đỗ Kim Thêm



    Sunday, November 16, 2014


    LÝ TỐNG * KỶ NIỆM CHIẾN TRƯỜNG XƯA


    KỶ NIỆM CHIẾN TRƯỜNG XƯA


    Mỗi nơi sinh, nơi ở, nơi chôn… đều liên quan đến vận mạng con người. Bởi thế mới có câu: Địa Linh Nhân Kiệt, Đất Lành Chim Đậu, Đất Dữ Chim Bay, Long Mạch, Huyệt Hàm Rồng… Thời ở New Orleans tôi hết Trừ Gian Diệt Bạo đến Phi Vụ Saigon1, Phi Vụ Havana, Phi Vụ Saigon2; thời San Jose thì Tuyệt Thực Little Saigon, Hạ Cờ VC tại USC, Xịt Hình Hồ Tặc tại Triển Lãm VALAA, Phi Vụ Phạm Hữu đến Phi Vụ Xịt Ca Nô Đàm Vĩnh Hưng… và khi move về San Diego, chỉ trong vòng hơn tháng, đã "sáu hưởng" hết viễn dương Hội Ngộ Trùng Dương đến viễn du Đại Hội Phi Công A37.


    Để biết thêm về xuất xứ và lịch sử 10 Phi Đoàn Phản Lực Cơ A37, mời đọc bài: "Vài Cảm Nghĩ Về Đại Hội Các Hoa Tiêu A37 Tại Houston (TX) 11/2014" của Niên Trưởng Ga Ru tại:
    Nhân dịp Đại Hội Phi Công A37, ngoài dịp gặp hầu hết Phi Công A37, Hội Trưởng Trương Hữu Phúc và Hội Viên Hội Không Quân Houston, các bạn Khóa 65A nói chung, tôi được gặp lại các SẾP và Chiến Hữu cũ Căn Cứ Phan Rang như Đại Tá Không Đoàn Trưởng Lê Văn Thảo, Đại Tá Không Đoàn Phó Võ Văn Ân, Trung Tá Phi Đoàn Trưởng Ó Đen Trần Mạnh Khôi, Thiếu Tá Trưởng Phòng Hành Quân Huỳnh Thanh Minh, Th/úy Trần Tấn Giới, Tr/Úy Trần Trọng Minh; các Phi Công Phi Đoàn 524, 534 thuộc Phan Rang như Thiếu Tá Cửu, Thiếu Tá Tuấn, Th/Úy Giàu... 
    Tôi còn được chiêu đãi tại gia hay tiệm bởi các Phi Công và Thân Hữu: Đào Kinh Doanh, Nguyễn Khoa Lộc, Nguyễn Khoa Hoạt, Phạm Kiến, Cao Linh, chị Hồng Hà-Nguyễn Thái Học, Bùi Ngọc Thăng… và hội ngộ với Trần Văn Bé Tư, người em kết nghĩa cùng Dương Ngọc Cư, Nguyễn Lập Đông, tác giả bài Thơ Rượu Tiễn Ó Đen, Vĩnh Hiếu, tác giả Trên Vòm Trời Lửa Đạn, Trương Sĩ Lương, Chủ Báo Thế Giới Mới, Trường Sơn Lê Xuân Nhị, Tác giả Sếp Al Capone, Ðại tá Nguyễn văn Nam, cựu Chủ Tịch CÐ/NVQG Houston, Đại tá Trương Như Phùng, Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia… và đặc biệt dự buổi chiêu đãi tái thắng cử của Dân Biểu Hubert Võ. (Hình 1)













    Trong dịp nầy,Tr/Úy Trần Trọng Minh đã nói về chuyến "Thăm Lại Chiến Trường Xưa" của hai vợ chồng mình vào ngày 8/7/2013 tại Tam Biên (ngã ba biên giới Việt-Miên-Lào) để kỷ niệm Phi Vụ Cầu Dziên Bình mà chính mình là Phi Công đầu tiên đánh sập cầu. (Xem bài Phi Vụ Cầu Dziên Bình và hình đính kèm) (Hình 2)





    Ngoài ra Phi Công Phạm Kiến, Khóa 66E, PĐ247 cũng kể lại chuyến du lịch Thái Lan năm 2002, trong đó Công Ty Du Lịch Saigon Tourist, khi đi qua Chonburi Flying Club, đã giới thiệu: "Đây là phi trường Phi Công Lý Tống lấy phi cơ cất cánh bay về rải truyền đơn tại VN tháng 11/2000" và anh đã kịp thời chụp hình trường bay kỷ niệm để gửi tặng tôi.

    Nói đúng ra, tôi cất cánh từ Phi trường Bo-Fai và dự trù đáp tại U-Tapao hay Chonburi để Huấn Luyện Viên Thái Thira Sukying thả solo như dự tính, nhưng vì thời tiết xấu, chương trình thay đổi, do đó tôi phải dụ Thira hợp tác bằng cách đề nghị tặng 20 ngàn MK, chi ngay trên máy bay 10 ngàn MK và đáp xuống chi tiếp 10 ngàn MK, nhưng chưa kịp thì bị Cảnh Sát tịch thu. Do chuyến du lịch đi theo hướng Chonburi nên người hướng dẫn đưa Chonburi Flying School vào Danh sách những di tích lịch sử cấp quốc gia Thái Lan thay vì Hua Hin Flying School. Xem Cáo Trạng tội Không Tặc và các hình phi trường liên quan đính kèm. (Hình 3)






    Phi Vụ Tử Thần

    Những năm trước 1965, khi nói đến những chiến công hiển hách của không lực Việt Nam Cộng Hòa, người ta thường nhắc đến những phi vụ oanh tạc miền Bắc. Nhưng từ khi các mặt trận giao tranh đã dần dần bị đẩy lùi về miền Nam, và đặc biệt sau khi phi công Hoa Kỳ và các loại máy bay hiện đại như B52, F4, F105, A7... không còn trực tiếp tham chiến sau ngày Việt Nam hóa chiến tranh, và không lực Việt Nam Cộng Hòa đã trở thành nỗ lực chính duy nhất yểm trợ các đơn vị bạn dưới đất, một trong các trận oanh kích được đánh giá cao và thường được nhắc nhở là kỳ tích đánh sập cầu Dziên Bình của Không Đoàn 92 Chiến Thuật Phan Rang.

    Cầu Dziên Bình là một chiếc cầu chiến lược quan trọng, con đường tiếp tế từ vùng ngã ba biên giới vào mặt trận Kon Tum đã được Hoa Kỳ kiến trúc bằng bê tông cốt sắt thật vững chắc trong những năm trước. Theo nhận xét của các sĩ quan tình báo vùng II, chiến thắng Dziên Bình đã làm trì trệ nặng nề công việc tiến công xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Nếu không có trận Dziên Bình, chắc chắn ngày Quốc Hận được dời về một thời điểm nào đó vào cuối năm 1974 thay vì 30-4-75.

    Phi Vụ Tử Thần bắt đầu từ một buổi sáng mờ sương tại phi trường Pleiku Vùng II Chiến Thuật, Đại Tá Lê Văn Thảo khẩn cấp triệu tập Phi đoàn Ó Đen 548 với những lời giận dữ:

    — Các anh biết rằng, chúng ta đã áp dụng chiến thuật đánh BOBS (Beacon Only Bombing System) suốt hơn nửa năm vẫn chưa hạ được cầu Dziên Bình. Đó không phải là lỗi của ta, mà là lỗi kỹ thuật của trung tâm hướng dẫn BOBS. Điều không thể chấp nhận là sáng hôm nay, buổi sáng xuất quân đầu tiên với kế hoạch tấn công mới, phi hành đoàn cảm tử gồm hai người của đệ nhất phi đoàn phản lực A37 lại quyết định rút lui một người sau một tháng tập luyện ròng rã loại bom mới snack eye. (Một loại bom nổ dùng thả ở độ thấp, sau khi được thả, một hệ thống dù sẽ trì hoãn tốc độ rơi của bom, giúp cho phi công có đủ thì giờ đưa phi cơ ra khỏi vùng sát hại.) Bây giờ các anh, phi đoàn A37 trẻ tuổi nhất Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, các anh có tình nguyện đảm nhận trách nhiệm nặng nề này không?

    Phi công Không Lực Việt Nam Cộng Hòa không thiếu gì lúc phải bốc thăm vì số tình nguyện nhiều hơn số nhu cầu. Hình như chết đến nơi vẫn cười là một đặc tính cố hữu của những người lính mặc áo liền quần. Họ sống thật hồn nhiên, không tính toán, đi vào lửa đạn như đi dạ vũ, không khoác lác, không so bì, không kèn cựa.

    Thế nhưng, đặc biệt với cầu Dziên Bình, người cảm tử quân cầm chắc cái chết. Phi đoàn 524 có lý do chính đáng để rút lui một trong hai chiếc phi cơ, bởi vì yếu tố bất ngờ chỉ dung tha phi cơ đầu tiên, chiếc thứ hai chỉ là một con mồi thiêu thân trong chiến thuật xung kích. Trận địa phòng không với hai trung đoàn pháo cao xạ danh tiếng nhất miền Bắc kết hợp với hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 cùng hàng ngàn súng lớn, nhỏ khác của ba Trung đoàn Bộ binh Cộng Sản bố trí theo chiến thuật đan lưới để giữ vững một đầu cầu chiến lược quan trọng bậc nhất của vùng ba biên giới Việt Miên Lào. Thiếu Uý Bá đã ví von một cách sống động và đầy ấn tượng về sự khủng khiếp của hệ thống phòng không Dziên Bình:

    "Về đêm Dziên Bình bắt đầu khai hỏa trông giống như thành phố San Francisco vừa lên đèn!"
    Ó Đen 548 Trung Tá Trần Mạnh Khôi (Ó Đen 01) chỉ huy là một loại hậu sinh khả úy, đã gây nhiều sóng gió khắp chiến trường. Nhưng sự hi sinh thảm khốc của sáu phi công phi đoàn trong một thời gian ngắn đã làm nhiều bàn tay lưỡng lự, nhiều quyết định đắn đo thận trọng.

    Nào Hỷ bị phòng không 57 ly bắn tử thương trên vùng trời Mộc Hóa không lấy được xác, nào Thức bị gãy cánh bay tại Ban Mê Thuật, chết không toàn thây, nào Kỷ rơi một cách thầm lặng khi hai trái bom vừa rời khỏi cánh trên đỉnh núi Bà Đen, nào Anh cắm mũi phi cơ xuống một hồ nước ở trên vùng phụ cận Đà Lạt, và hai người bạn phi công khác, đâm sầm phi cơ vào núi chết tan xác, chỉ còn lại hai nón bay, sau một phi vụ trở về trong lúc thời tiết xấu cùng cực. Sự im lặng nghiêm trọng bỗng òa vỡ như tiếng xì lớn của một quả bóng quá căng vừa bị đâm thủng khi tôi đứng dậy, xung phong tình nguyện.

    - Lý Tống!

    Tôi nói gọn, đảo mắt nhìn quanh tìm kiếm những đồng minh cảm tử:
    - Ê! Sư phụ chơi chứ!
    Thiếu Tá Nguyễn Tiến Xương (Ó Đen 04) lấp bấp, ấp úng:
    - OK. Sợ gì!
    Tôi hất mặt về phía phải:
    - Ê! Minh chù, mầy còn chờ gì nữa!

    Trung Uý Minh (Ó Đen 08) trọ trẹ giọng Huế:
    - Đâu có ngán. Đồ đất sét!
    Lúng túng chưa biết phải bắt cóc thêm tay độc thân lì lợm nào nữa thì Thiếu úy Hóa, một phi công trẻ vừa du học Hoa Kỳ về, một tay điếc không sợ súng hăng hái đưa tay tình nguyện.

    Phi vụ cảm tử bắt đầu, bốn chiếc A37 cất cánh rời phi trường Phù Cát. Đến không phận Kon Tum, phi cơ xuống cao độ dưới 500 feet, bay vòng, chờ giờ hẹn.
    - Black Eagle combat formation.
    Tiếng leader Xương vang lên ngắn gọn. Bốn phi cơ theo đội hình chiến đấu hướng về cầu Dziên Bình. Trời mù tối vì thời tiết xấu.

    Chúng tôi bay len lỏi giữa các sườn núi thấp mây mù phủ kín bầu trời, thỉnh thoảng giật thót mình kéo mạnh cần lái vì những ngọn cây cao chợt xuất hiện trước mũi phi cơ. Sự phối hợp tác chiến khá chặt chẽ, khi 40 phi cơ do Đại Tá Thảo chỉ huy bay 20.000 feet vừa rải thảm hàng loạt bom xuống khu vực cầu Dziên Bình để đánh phủ đầu trận địa phòng không địch, và khi cột khói cuồn cuộn bốc lên, Thiếu Tá Xương cũng vừa báo cáo: “Số 1 in hot. ” Chiếc phi cơ từ dưới một khe suối bất ngờ phóng lên lấy cao độ rồi đâm bổ nhào xuống thả một loạt sáu trái bom. Bom cày nát con đường nhựa rộng và chấm dứt tại mép đầu cầu.

    - Hơi ngắn. Sô' 2 off left.
    "Hóa nhí" lủi dài theo bờ sông tẩu thoát sau khi ném một loạt bom rơi lỏm bỏm xuống sông, cặp sát mép trái cạnh cầu. Tiếng Không Đoàn Trưởng, gào thét trên tầng số khi số 2 vừa nghiêng cánh vào mục tiêu:

    - Phòng không rát quá. Tất cả ra khỏi vùng, hủy bỏ phi vụ!
    Tiếng hối thúc, tiếng la hét ngập ngụa trong nỗi kinh hoàng sợ hãi, trong nỗi cuống quýt lo âu.

    - Ra hết. Nhanh lên không chết hết.

    Tinh thần trách nhiệm đối với sự an nguy của phi công trong Không Đoàn đã buộc Đại Tá Không Đoàn Trưởng thay đổi ý định trong giờ phút hiểm nghèo nhất. Tôi mím môi, giả điếc, phải chơi đến cùng dù phải gãy cánh tại đây. Tôi ôm mối hận Dziên Bình nửa tháng qua, tôi phải rửa hận, phải phục thù.

    Phục thù chính bản thân mình bởi vì, trong một phi vụ đánh BOBS, phi tuần 12 chiếc A37 do Đại úy Nguyễn Bảy (Ó Đen 05) lead, trong khi đang bay 20.000 feet và thả bom theo tín hiệu radio hướng dẫn, tôi đã tự ý lén bỏ formation, một mình len lỏi qua các tầng cao độ dày đặc đạn phòng không. Đạn 23 ly rải những cánh hoa đen tử thần trên không trung như những bông sen chen chúc trên mặt hồ sen. Những hoa khói 37 ly treo lơ lửng như những chùm lan rừng. Thiếu Tá Huỳnh Thanh Minh (Ó Đen 03) từng theo Tướng Nguyễn Cao Kỳ bay chinh phạt miền Bắc đã phải thú nhận:


    - Suốt cuộc đời bay bổng, tôi chưa từng thấy trận địa nào phòng không kinh khủng như cầu Dziên Binh.
    Tôi len lách giữa các ngón tay bạch tuột nhám nhít độc địa đang líu quíu vồ chụp cánh chim sắt, nghiêng cánh ở turning base, cao độ 4,000 feet, đụng phải một đám mây nằm cản ở điểm quẹo in hot. Bị overshoot, tôi trượt cánh phi cơ vào mục tiêu, cố trườn tâm điểm kính nhắm vào giữa cầu và bấm bom. Vì ảnh hưởng lực ly tâm do đạp ép rudder quá mạnh, tất cả loạt bom chém trượt thành cầu rơi bỏm xuống sông.

     Nếu tôi đừng vội, nếu tôi bình tĩnh làm một dry pass quành lại một vòng khác rồi bấm bom, nếu tôi... Làm sao để tự thắng được cái bản ngã yếu đuối, làm sao để tự chủ trong những giờ phút cô đơn đầy hiểm nghèo đã trở thành người bạn đồng hành của người lính “chết không chiến trường” như những phi công? Tôi đau khổ trằn trọc nhiều đêm vì chữ nếu. Phải phục hận! Tôi bổ nhào phi cơ xuống mục tiêu, khói của loạt bom "Hóa nhí” che lấp chiếc cầu, tay tôi khựng lại khi ngón cái đụng vào nút đỏ bấm bom trên cần lái:

    Số 3 dry pass.
    Tiếng nói khô, sắc, lạnh lùng bất chợt phát qua cổ họng tôi. Tôi gặt mạnh stick về phía phải, tiếng gào của Đại Tá Thảo trên tầng số khàn đặc và thất đảm:
    - Ra ngay, ra ngay, phi vụ hủy bỏ.

    Tôi không còn thấy lưới đạn phòng không vây bọc quanh mình. Phi cơ bị chòng chành mạnh bởi những khối lửa và sức nổ của họng súng phòng không, bởi những khối không khí hỗn loạn do sức đạn phóng đi. Lưới đạn lửa giăng kín hạn chế tầm nhìn xa.

    - Số 4 in hot.
    Nhiều tiếng la lớn trên tầng số:
    - Sập rồi! Sập rồi!


    Trung úy Minh (biệt danh Minh Chù, người được Hà Thúc Sinh nhắc đến trong “Đại Học Máu” không biết đã chết hay bị di chuyển đến một trại tù đặc biệt nào) là số 4 chót, nhưng bất ngờ dứt điểm một cú đẹp đầu tiên. Tôi quành lại, bổ nhào xuống góp những trái bom khiêm nhường đánh bồi vào chiếc cầu vĩ đại đang sụp đổ. Vừa cất mũi phi cơ lên, tôi thót giật mình vì một quả hỏa tiễn Sam phóng lướt qua đầu.
    Không phải! Đại Tá Võ Vãn Ân, Không Đoàn Phó, một sư phụ chịu chơi, vừa chơi bạo một cú low pass trên cầu Dziên Bình để tìm cảm giác. Không Đoàn 92 Chiến Thuật Không Quân Phan Rang được tưởng thưởng gần 100 huy chương có giá trị và một số tiền lớn để tổ chức liên hoan. Trong lúc cụng ly, Thiếu Tá Nguyễn Thượng Tứ cười góp ý:


    - Thằng đánh sập cầu Dziên Bình trái bom đầu tiên thật tuyệt. Nhưng thằng tình nguyện, động viên anh em tình nguyện và dám làm một go around trên cầu Dziên Bình còn đáng phục gấp bội!


    Sau chiến thắng Dziên Bình, Phi đoàn 548 thừa thắng xông lên nện một vố thật mạnh làm tan tác tiểu đoàn chủ lực của Sư Đoàn Sao Vàng Cộng Sản, trong một phi vụ vào một đêm giông gió cuồng loạn. Phi vụ thành công do một lỗi lầm của tôi vì Thiếu Tá Chấn (Ó Đen 02) leader, sau khi cross check, thấy phi đội hầu như đang bay trên vùng phi trường Phù Cát, cho rằng đài BOBS nhầm lẫn nên không bấm bom.
     Tôi vì quen tay, nghe tiếng “tè... ” tín hiệu dài là ấn nút nên tất cả phi công trong đội hình bám theo phía sau đều đồng loạt thả bom theo loạt bom đầu của phi cơ tôi. Tôi bị khiển trách trên đường về thì... tin đại thắng vừa bay đến sáng hôm sau, bởi vì Cộng Quân đã đột nhập đến sát vòng đai phi trường, và chính những trái bom tưởng thả nhầm lại tiêu diệt toàn bộ địch quân. Số tử thi địch quá nhiều không chôn kịp trong một tuần lễ đã sình thối làm nồng nặc cả vùng phi trường Phù Cát.


    LÝ TỐNG















    VĨNH TOÀN * NGƯỜI CỰU CHIẾN BINH GIÀ


    NGƯỜI CỰU CHIẾN BINH GIÀ
    Rồi đêm dài cũng hết, liếc thấy đã gần 11 giờ 30, tôi thu dọn lại những việc riêng của mình để sửa soạn ra bãi đậu, đóng sổ và kiểm tiền cho mấy người sắp hết ca về nghỉ.

    Trời khuya vắng lặng, tất cả chuyến bay đến đều đã đáp xong. Trong bãi đậu, một hai nhóm khách nhận hành lý trễ đang rảo bước tìm về xe của họ với hành lý kéo lê rồn rột theo sau. Áng chừng phải mất 10 phút cho đám khách nầy lấy xe và lái ra cổng trả tiền, tôi thong thả rảo bước vòng quanh mấy trạm xem lại cửa nẻo.


     Mây vần vũ, gió lạnh, thế nào đêm nay cũng mưa to và bên trong booth, tức là cái trạm của người thâu tiền, máy móc và các hộc tiền sẽ ướt sũng nếu cửa để hở, vì khu vực phi trường trống trải, gió lồng lộng, chỉ cần mở hé cửa chừng một ngón tay, nước mưa sẽ vung vãi đầy trên các máy móc tính tiền và hệ thống đó hôm sau ắt gặp đủ thứ trở ngại.

    Sau khi tắt hết các đèn chiếu sáng lối ra, cảnh vật trở nên âm u, chỉ còn đèn trong booth hắt xuống thành vệt dài trên nền xi măng xám xịt. Tôi chợt giật nẩy người khi suýt đụng vào một đống đen thui đang ngồi bệt xuống thềm, dựa lưng vào thành sắt đằng sau cái booth, thở phì phò, " hắn" phải mệt nhọc lắm mới ngồi đại xuống thềm xi măng lạnh lẽo đang ướt đẫm sương đêm. 



    Một người da đen, trong chiếc áo bông bù xù, không rõ đàn ông hay đàn bà, đội chiếc mũ vải có vành nhỏ chung quanh như của mấy người lính biệt kích năm xưa hay đội, trời tối quá không nhìn được rõ mặt, tôi e ngại bước lui lại, hỏi:
    - Sao "you" lại ngồi ở đây? You có cần giúp gì không?



    Hơi thở phì phò đáp lại:
    - Tôi không tìm được xe của mình…
    rồi ngưng một chút như để lấy hơi thêm, hắn cáu kỉnh:
    - Cái phi trường chết tiệt của mấy ông rắc rối quá, làm người ta lẫn lộn lung tung! 



    - Không đâu…
    Tôi nói và chỉ vào hàng xe đang tiến đến gần cổng trả tiền, tôi bảo hắn:
    - You có thấy mấy người kia không, họ tìm ra xe mình rất dễ dàng.
    Hắn nói gần như lẩm bẩm trong miệng:
    - Tôi không giống như họ.
    Dĩ nhiên rồi, tôi thầm nghĩ, và để chấm dứt đôi co, tôi hỏi ngay:
    - Xe you đậu ở đây bao lâu rồi?
    - 7 ngày.



    - OK, nhưng you có chắc là đậu trong bãi nầy không, phi trường còn có nhiều bãi đậu khác nhau nữa đó.


    Hắn im lặng, tỏ vẻ phân vân, tôi hỏi tiếp:
    - Vé gởi xe của you màu gì?
    - Chẳng biết nữa, nó ở trong xe. Cái xe thì màu xanh, dark blue, Chevy 2000.



    Sợ hắn nổi giận tôi không dám nói là ở trong nầy, dark blue Chevy 2000 có cả trăm chiếc như thế.
    - Thôi cho tôi bảng số xe, tôi sẽ tìm ra nó nằm ở đâu rồi chỉ đường cho you đến đó, OK?
    - Bảng số xe ư?
    - Vâng, chúng tôi kiểm kê xe hằng đêm, bằng bảng số. You có vẻ không nhớ số xe mình hả?
    - No way..

    Những ngày đầu mới vào làm ở đây, tôi rất ghét những người chỉ có bảng số xe của mình mà cũng không nhớ được, nhưng sau một thời gian, tôi mới hiểu ra là họ có thể có nhiều xe, và thay đổi xe luôn chứ không phải chỉ đi có một chiếc, và cũng không phải khi nào xe chạy hết nổi mới đổi chiếc khác như mình nên tôi mới hết thấy bực mình về chuyện đó, còn giờ đây, một người mà sức khỏe tàn tệ như thế nầy thì việc không nhớ được số xe mình cũng là điều dễ hiểu, không đáng phải thắc mắc lắm.

    Nhìn đoàn xe ra cổng đã gần hết, tôi sắp phải làm việc nên bảo người da đen:
    - Gọi phone về nhà you xem có ai nhớ được số xe không rồi cho tôi hay, tôi phải đóng sổ cho người cashier nầy ra về đã rồi quay lại với you sau nhé.



    Hắn nhìn tôi lo lắng:
    - Còn ai ở nhà nữa đâu, chỉ có vợ tôi mà cũng đang ở đây với tôi.
    - Thế thì tôi chịu thua luôn, làm sao giúp you được.
    Rồi nhìn hắn ái ngại, tôi nói thêm cầu may:
    - Trước khi đi, you ráng tìm xem có cái thứ giấy gì có thể có số xe ở trong đó không, giấy đăng bộ xe của DMV, giấy mua bảo hiểm xe… cố gắng lên, đó là cách sau cùng để có thể giúp ông được đấy – bây giờ thì tôi biết hắn là đàn ông rồi.

    Hắn lồm cồm đứng dậy, một người đàn ông đen, mặt mày thô kệch, râu bạc lún phún đầy 2 bên má, chắc cũng phải 6, 70 tuổi hoặc hơn nữa, bước chân nặng nề đến bên quầng sáng của ánh đèn, khó khăn lắm mới móc ra được cái ví dày cộm, rồi lần lượt lôi ra các thứ giấy tờ. Tôi vừa làm việc mình vừa liếc nhìn giùm cho hắn, thấy cái giấy in chữ xanh quen thuộc của DMV, tôi thở phào: 


    Nó kìa. Nhưng không phải, đó chỉ là cái giấy chứng nhận người đàn ông là handicap thôi, một người thương tật, thảo nào đi đứng khập khiểng, chậm chạp. Hình như một bàn tay cũng không sử dụng được, chỉ để chận cái ví cho tay kia lục lọi giấy tờ mà thôi. Tôi ái ngại nói với bà cashier người Mễ cũng đang theo dõi câu chuyện:
    - Nầy Rosa, thôi bà đếm tiền đi nhé, tôi phải giúp hắn một tay đây.
    - OK, dĩ nhiên, trông "him" cũng đáng thương quá, nhưng bà níu tay tôi nói nhỏ: mà ông coi chừng trễ giờ của tôi nhé, gần 12 giờ rồi đấy.
    - Không sao đâu Rosa, tôi quay lại với bà ngay.

    Trong cái mớ giấy tờ hỗn độn của gã đàn ông da đen nầy, tôi thoáng thấy được một loại giấy làm tôi rất xúc động, mà nếu không nhìn thấy nó, chưa chắc tôi đã hết sức giúp đỡ ông lúc ấy, loại giấy đó là cái thẻ DAV Goldcard Membership. DAV là Disabled American Veterans, Cựu chiến binh tàn phế Mỹ. 


    Không biết ông ta có phải là một cựu chiến binh hay không, nhưng đã đóng góp giúp đỡ cho hội CCB nầy, đóng góp khá lâu và có thể là khá nhiều nên mới có thẻ Goldcard như thế, chia sẻ tiền trợ cấp tàn phế của mình cho những người tàn phế khác, thật cảm động, ông già da đen nầy cao hơn những gì tôi đã đánh giá về ông, "đừng đánh giá một con người qua bề ngoài của họ", bài học nầy đã được dạy tự bao giờ mà cứ vấp phải hoài. Tôi thấy ngượng, không dám nhìn vào mặt ông trong lúc ông cứ nhìn tôi chờ đợi. 

    Tôi nhẹ nhàng nói :
    -Giữ chặt những thứ nầy ông nhé, không thì gió thổi bay mất.
    Sau khi bà Rosa xong việc và rời khỏi booth, thấy ông già có vẻ tin cậy mình và thân thiện hơn, tôi hỏi:



    - Vợ ông đang đợi ở đâu?
    - Trước cửa thang máy tầng 3, tôi cứ ngỡ là mình đậu xe ở đó.
    - Được rồi, ông có nghĩ là còn loại giấy tờ nào liên quan đến chiếc xe nữa không?
    Ông già lục lọi thêm nữa rồi đưa ra một cái giấy…chỉ có số VIN.
    Thấy ông tìm giấy tờ một cách quá khó khăn và chậm chạp, tôi hỏi:
    - Tôi có thể tìm giúp ông được không?
    - Why not?... please!.

    Cầm lấy cái ví và mớ giấy tờ hỗn độn vào trong cho khỏi bị gió thổi bay, tôi cẩn thận xếp cất lại những giấy tờ không cần thiết, và do đó ngỡ ngàng thấy được thêm một phần trái tim bao la nữa của ông lão tàn tật, đó là một phong bì có in sẵn địa chỉ của PVA, và xuyên qua ánh đèn sáng trắng, tôi thấy đã có một tấm check nằm sẵn ở bên trong. 


    Tấm check ký bao nhiêu tiền thì tôi không biết, nhưng PVA và cái logo có hình người ngồi xe lăn thì với tôi không lạ gì, đó là Paralyzed Veterans of America, Cựu chiến binh bại liệt Hoa Kỳ. Hoá ra ông già đen đúa xấu xí nầy đây là ân nhân của cả 2 hội Cựu chiến binh Mỹ. Tôi không biết rõ lắm những hoạt động của 2 hội nầy vì không bao giờ đọc hết những giấy tờ của họ gởi, nhưng tôi biết họ là những cựu chiến binh, phục vụ giúp đỡ lại cho những cựu chiến binh khác yếu đuối, tàn phế hơn mình, hay nói theo cách những người Việt mình hay nói, tàn nhưng không phế.

    Chúng tôi đứng nhìn nhau, đầy thiện cảm. Tôi nhìn ông, và không giấu diếm sự ngưỡng mộ nhưng không dám nói ra vì mình coi lén giấy tờ riêng tư của người khác, còn ông thì nhìn tôi tin cậy, nghĩ là chắc tôi sẽ tìm ra được chiếc xe của ông, tuy vậy, cuối cùng vẫn không có một chi tiết gì hơn về chiếc xe của ông cả, tôi quyết định phải chở ông đi vòng quanh các bãi đậu để cho ông nhìn từng chiếc một, và như vậy tôi có thể về nhà trễ hơn thường ngày chừng nửa giờ.

    Tôi bảo ông gọi cho bà vợ, dặn cứ chờ tại chỗ và hỏi bả xem có nhớ được gì thêm về việc đậu xe hay không rồi cho biết khi tôi trở lại, vì tôi phải vào văn phòng nộp hết báo cáo của cashier mới chấm dứt nhiệm vụ của mình hôm nay. Hơn 20 phút sau, quay lại với xe riêng của mình thì bà vợ của ông cũng đã đến đó, với mớ hành lý hỗn độn. Bà cũng là một người da đen, nhỏ con, nói năng nhỏ nhẹ dịu dàng thật khác hẳn với anh chồng .


    Họ tự giới thiệu: Paul và Helena, trong lúc chúng tôi đã yên vị trên xe.
    - Gọi tôi là Tony ông bà nhé.
    - Okedo.

    Paul bật ra tiếng OK mà những người lính hay dùng làm tôi nghe mà xúc động, tưởng như nghe bạn mình đang nói trên tần số vô tuyến như những ngày nào.
    Họ có vẻ rất yên tâm, thoải mái hẳn ra, còn tôi rất vui được có dịp giúp đỡ những người có tấm lòng tốt như họ.



    Paul không phải là người vui chuyện kể lể ba hoa như những người da đen khác, ông nói ít giọng trầm trầm có lẽ tại tuổi già, tôi khơi chuyện của mình trước mà cũng có ý ngầm tìm hiểu thêm về Paul :
    - Ở tuổi của ông chắc có nghe nói đến chiến tranh Việt Nam, quê hương của tôi đó Paul, tôi rời quê sang đây đã 15 năm .



    Cả 2 người im lặng hồi lâu, rồi Paul cất giọng khàn khàn.
    - Tôi đã ở đó… đơn vị tôi đóng đâu đó trên vùng cao nguyên, tên là An Khê.
    - Thật thế ư, còn tôi thì ở Pleiku, không xa nơi đó là bao nhiêu, chắc ông cũng thường được yểm trợ từ phi trường Pleiku chứ.
    - Vâng, dĩ nhiên…hầu như mỗi ngày, và rồi một lần… chuyện chết tiệt ấy xảy ra cho tôi, họ mang tôi về Mỹ, cưa cụt chân, và để tôi rời quân đội từ đó, năm 1967.
    Sợ nhắc đến chuyện cũ làm ông không vui, tôi hỏi qua hướng khác :
    - Năm 67, chắc ông còn trẻ lắm, lúc ấy đã có bồ chưa ?
    - Vào ngày giải ngũ, tôi vừa đúng 20. Helena còn ở lại Việt Nam, nàng là một y tá, về Mỹ năm sau rồi lại phải sang Âu châu. Tôi trở lại trường Đại học, nhưng không học hành được gì, chỉ tối ngày biểu tình phản chiến, rồi nghiện ngập, chán chường, suýt tự tử. May sao đó là lúc Helena trở về…

    Paul không biết diễn tả gì hơn nữa, chỉ chậm rãi gật gù, nói thêm nhè nhẹ :
    - Nàng là một thiên thần, đối với tôi.
    - Dĩ nhiên rồi, tôi thấy bà rất dịu dàng đối với ông…
    và muốn nói thêm với Paul : Ông cũng là một thiên thần, tuy rằng đã gãy cánh, nhưng vẫn cứ là một thiên thần đối với những người bất hạnh khác. Nhưng tôi đã yên lặng. Paul chắc là loại người không thích những lời khen.

    Chạy vòng chầm chậm qua các dãy xe, chúng tôi lại nói chuyện, Paul và Helena có vẻ thân mật, tin cậy hơn, họ kể thêm về cuộc sống gia đình, kể về tiểu bang Alabama, nơi ông và Helena lớn lên. Không văn hoa màu mè, Paul thành thực kể lại nỗi đau của những người lính trở về, nhất là những cựu chiến binh da đen như ông, những người nổi loạn bị cảnh sát đánh đập, dân tình cũng hất hủi, đến nỗi ông phải bỏ xe lăn tập đi nạng, rồi phải bỏ nạng đi bằng chân giả, cắn răng nuốt xuống nỗi đau vừa tâm hồn vừa thể xác để đi học, cố kiếm lấy mảnh bằng chỉ để làm giáo viên thôi, vì một bàn tay ông cứ tê liệt dần và rồi thì không còn cử động mấy ngón tay được nữa…

    Tôi cố gắng trở lại cái điều mà tôi muốn hỏi :
    - Là một cựu chiến binh, hẳn ông hiểu họ nhiều lắm nhỉ ?
    - Đương nhiên rồi, tôi hiểu họ lắm ông Tony ạ, vì tôi đã từng là họ. Làm xong bổn phận của một người lính, cho dù có là một anh hùng đi chăng nữa, cụt chân trở về, cởi trả quân phục, họ như những con chim bị vặt trụi hết lông, không có ngay đến lớp áo để tự vệ, mà cũng không thể giấu mình hoài trong tổ được, phải chui ra ngoài để kiếm ăn nữa chứ…


    …giọng ông vẫn trầm trầm như thương cảm cho những người cựu chiến binh nào đó, không hề có ẩn giấu một chút gì cay đắng cho chính số phận của mình …
    - Tôi luôn luôn cố gắng làm một cái gì cho họ, nhưng có làm được gì nhiều đâu, lâu lâu mới giúp được một món quà nhỏ trong cái trợ cấp của mình, thế thôi.
    - Thế là đã nhiều lắm đối với ông rồi, Paul ạ. Càng thiếu thốn sự chia sẻ của ông mới càng cao quí. Thế bây giờ ông có làm một công việc gì thêm nữa không - tôi nói nửa đùa nửa thật - chỗ chúng tôi đang còn cần nhiều cashier lắm đó.

    Paul bình thản trả lời :
    - Làm gì còn thì giờ nữa ông, mẹ của Helena cảm ơn Chúa bà vẫn còn sống, Helena thì dạy học cho lũ trẻ và làm việc ở nhà thờ, tôi phải ở nhà chăm sóc bà cụ một buổi, còn buổi chiều vào Bệnh viện quân đội giúp việc thiện nguyện. Chúng tôi sống tạm đủ, có cần tiền vào việc gì nữa đâu …

    Tìm được chiếc xe của Paul không khó lắm, tôi phụ giúp 2 ông bà chuyển đồ đạc sang xe họ, khi tôi vừa đóng nắp thùng xe thì 2 người đã đứng sát sau lưng. Trong tay cầm sẵn mấy tờ giấy bạc, bà Helena trang trọng nói :
    - Cảm ơn Tony, nếu không có ông giúp thì đêm nay chúng tôi không biết sẽ ra sao trong cái phi trường rộng lớn nầy, chúng tôi hết sức biết ơn sự giúp đỡ của ông mặc dù ông chưa bao giờ biết chúng tôi, Chúa sẽ phù hộ cho ông .

    Hít một hơi dài trấn tĩnh, tôi giữ chặt trong tay mình những bàn tay đen đúa của họ, nói chậm rãi :- Hai người đừng bận tâm, tôi chỉ làm công việc thường ngày của mình thôi. Vâng, tôi chưa hề gặp ông bà lần nào, nhưng ông Paul đây cũng đâu có biết một người Việt Nam nào mà ông vẫn sang chiến đấu cho quê hương chúng tôi, đổ máu trên đất nước chúng tôi, và cuối cùng đã bỏ lại những phần thân thể trên đất nước không phải là của ông mà là của chúng tôi, vì vậy tôi mới là người phải nói lên những lời cảm tạ và biết ơn quí bạn về việc đó…

    Paul hẳn là không thích nghe người khác ca tụng mình, ông lắp bắp :- Thôi…thôi Tony, đó chỉ là làm nhiệm vụ thôi, đã ở trong quân đội thì ông cũng biết rồi.
    - Vâng, cứ cho là như vậy, còn bây giờ thì sao, khi ông vẫn tiếp tục giúp đỡ đồng đội, những cựu chiến binh thương tật khác. Còn có nhiều người như mình nữa, ông Paul ạ, nghĩa là những cựu chiến binh như chúng ta, nhưng họ có làm như ông đâu. 


    Khi nhìn thấy tấm thẻ DAV và PVA của ông, tôi kính phục tấm lòng của ông lắm, mặc cho chuyện gì đã xảy ra, ông vẫn không quên các quân nhân, các đồng đội, ghét chiến tranh nhưng yêu mến chiến binh ông nhỉ. Ông bà rất xứng đáng được Chúa phù hộ và bảo vệ. Số tiền nầy nếu ông bà muốn cho tôi thì cho phép tôi đóng góp vào phần giúp đỡ của ông bà cho họ nhé.

    Thôi đã quá khuya rồi, xin tạm biệt, chúc hai ông bà lên đường bình an. Cả hai người đều xúc động, họ cầm tay tôi khàn khàn nói tiếng cảm ơn, trong cái ôm vai của những người không quen biết nhưng đã hiểu nhau, tôi thấy mắt Paul đẫm ướt, nhưng chỉ một bên thôi, còn con mắt bên kia vẫn trong sáng, vô hồn. Ô, hoá ra những gì mà Paul bỏ lại trên quê hương tôi năm nào, không phải chỉ có một bàn tay, một bàn chân mà còn có thêm một con mắt nữa.

    Ông Paul ơi, cơ thể ông thương tổn như vậy mà tấm lòng thì bao la vô cùng. Xin chân thành cảm ơn ông.

    Vĩnh Toàn

    VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA

     

    Phố cổ Hội An chìm trong lũ, hàng ngàn du khách phải sơ tán

    Ngày 16/11, phố cổ Hội An (Quảng Nam) có nơi ngập sâu đến 3 m khi mực nước sông Hoài vượt mức báo động 3. Hàng ngàn du khách phải sơ tán khỏi các vùng thấp trũng.
    MG-1445-1572-1384607583.jpg
    Phố cổ bên sông Hoài thơ mộng hôm nay chìm trong nước lũ. Dọc các tuyến đường Bạch Đằng, Trần Phú, Nguyễn Thái Học... có nơi ngập sâu đến 3m.
    MG-1633-5993-1384607583.jpg
    Chùa Cầu, biểu tượng của phố cổ Hội An mấp mé nước lũ. Lực lượng cứu hộ, cảnh sát túc trực để nhắc nhở người dân không chèo thuyền vào những nơi có dòng nước xoáy.
    edf-2985-1384607583.jpg
    Người dân trong những ngôi nhà cổ phải di chuyển đồ đạc lên tầng hai lánh lũ. Theo người dân địa phương, tuy sống chung với lũ nhiều đời nay, nhưng lần này lũ lên quá nhanh, nhiều người phải chạy lũ trong đêm.
    MG-1772-4889-1384607583.jpg
    Hàng quán, điểm tham quan trong khu phố cổ phải đóng cửa vì nước lũ tràn vào.
    MG-1368-6997-1384607583.jpg
    Du khách thuê thuyền, ghe để di chuyển trong lũ. Trong khi nhiều người dân băng qua nước lũ bằng cách ở trần.
    eg-1159-1384607583.jpg
    Hàng ngàn du khách thuê khách sạn ở vùng thấp trũng phải thuê thuyền lên khách sạn ở tuyến đường Nguyễn Huệ lánh tạm.
    rt-3946-1384607583.jpg
    Trong khi đó, du khách này chọn cách lội nước lũ để di chuyển.



    image

    t-7708-1384607583.jpg
    Nhiều tuyến phố ngập nước gần quá biển chỉ đường...
    qqd-5430-1384607584.jpg
    Nhiều gia đình phải sinh hoạt trên mái hiên tầng 2. Không ít nhà sống tạm trên mái nhà.
    MG-1497-9456-1384607584.jpg
    Vật dụng, đồ ăn được người nhà chèo ghe qua phố mua về và chuyển qua ô cửa thông gió.
    MG-1577-1643-1384607584.jpg
    MG-1289-7046-1384607584.jpg
    Người già trong những ngôi nhà hư hỏng do những đợt bão trước tiếp tục được di tản đến nơi cao ráo chờ nước rút.
    Nhiều trẻ em lại lấy làm thích thú, nô đùa trên những con đường ngập nước lũ.
      Một chút hoài niệm!



    Huế xưa.
    Thu Phong sưu tầm


    Phần nhạc đệm ~ Hò Mái Nhì ~ Vân Khánh ca
    Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
    ai ngồi ai câu, ai sầu, ai thảm,
    ai thương ai cảm, ai nhớ ai trông,
    thuyền ai thấp thoáng trên sông,
    đã đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non…

    Văn Miếu
    Lăng Khải Định
    Vua Khải Định
    Quan trong triều
    Vua Khải Định đi săn
    Đàn Nam Giao triều Nguyễn,
    nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm
    Từ sáng sớm, lễ đại triều được tổ chức tại điện Thái Hòa
    Với nghi trượng, cờ quạt trang nghiêm, đoàn Ngự đạo rước Nhà Vua đi qua Ngọ Môn trong tiếng nhạc, tiếng chiêng, tiếng trống vang trời. Về đến Phu văn Lâu, chỉ có đoàn Trung đạo có Ngự liễn tiến vào Nghênh Lương Đình. Vua được rước đến tận bến thuyền, các nghi vệ được thiết tại đây để thực hiện lễ tiễn nhà vua lên Ngự thuyền đi lên đàn tế. Đây cũng chính là con đường đi tế Nam Giao của các vua Nguyễn đầu triều.
    Đoàn nhạc công và vũ
    Cầu Clémenceau (Trường Tiền) - 1930
    Chợ Đông Ba - 1927
    Diễn hành Nam Giao trước Grand Hotel de Hue - 1939
    Đường đi đến chùa Thiên Mụ - 1929
    Chùa Thiên Mụ
    Điên Hòn Chén
    Đò chiều Điện Hòn Chén
    Lễ Hội Chầu Văn tại Điện Hòn Chén
    Nhà ga xe lửa Huế - 1938
    Thuyền Hoa với Hoàng Hậu xem đua thuyền trên sông Hương - 1924
    Xe kéo chờ đón khách du lịch về Ks Morin
    Hoàng Đế Bảo Đại - 1949
    Biệt thự của Vua Bảo Đại
    Nằm trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt 2,5 km về phía Nam,
    được xây dựng năm 1933 khi Bảo Đại còn đang làm vua ở triều đình Huế
    Hoàng Đế Bảo Đại và Hoàng Hậu Nam Phương
    Đức Từ Cung, Hoàng Đế Bảo Đại, Hoàng Hậu Nam Phương, Hoàng Tử Bảo Long
    Hoàng Hậu Nam Phương, Hoàng Tử Bảo Long, Công Chúa Phương Mai
    Le Cercle
    Thuyền trên sông
    Trường Đồng Khánh ngày xưa
    Nữ sinh áo tím
    Nét đẹp hoàng cung
    Đồ điêu khắc ngày xưa
    Bến đò - 1966

    Đại Học Sư Phạm - 1965
    Hồ Sen
    Đèo Hải Vân
    Lê Thánh Tôn là vị vua đầu tiên đặt chân đến Hải Vân năm Canh Dần (1741). Từ trên đỉnh cao nhìn xuôi về phương Nam với đồng ruộng phì nhiêu, non sông ngời sáng, vị minh quân này lúc đó đã tiên liệu được tương lainên xúc cảm phong cho nơi này là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Đời Nguyễn - vua Minh Mạng đã cho khắc 6 chữ vàng đó lên đá trên Hải Vân quan.
    Món Ăn Huế
    Bún bò Mụ Rớt
    Cơm Hến
    Bánh canh Nam Phổ
    Bánh Khoái
    Nem Lụi
    Bánh Bèo
    Bánh Nậm
    Bánh lá chả tôm
    Bánh bột Lọc
    Bánh ít ram
    Nem chua
    Mắm tôm chua
    Ốc Huế: Chút cay của ớt, chút nồng của gừng sả
    Mè Xửng
    Chè hột sen nhãn lồng
    Chè bắp Cồn Hến
    Trà Xanh
    Nem Công
    Chả Phụng
    Thanh Trà
    Trái Khế
    Trái vã
    Hà Nội 1940 qua 50 bức ảnh tuyệt đẹp của Harrison Forman

    Những nét đặc trưng của 36 phố phường cùng những dấu ấn của người Pháp ở Hà Nội trong khoảng năm 1940 - 1941 đã được tái hiện sinh động qua ống kính nhiếp ảnh gia Mỹ Harrison Forman.
    alt
    Tàu điện trên phố Hàng Đào.
    Những biển báo ở góc phố Hàng Đào - Cầu Gỗ.
    Góc phố Hàng Gai - Hàng Đào.
    Phố Cầu Gỗ với những pa-nô quảng cáo lớn trước các tòa nhà.
    Phố Hàng Đào với đường xe điện ở giữa.
    Phố Hàng Bạc.
    Rạp phim Trung Quốc ở phố Hàng Bạc, nay là rạp Chuông Vàng.
    Quầy giải khát bên bờ hồ Hoàn Kiếm.
    Nhà hàng Thủy Tạ soi bóng xuống mặt nước hồ.
    Bốt Hàng Trống bên bờ hồ.
    Tháp Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm.
    Quầy bán hoa bên bờ hồ.
    Một phụ nữ ngồi xe kéo đi qua bờ hồ.
    Vườn hoa bên hồ Hoàn Kiếm chằng chịt hệ thống hầm hào quân sự.
    Một hầm tránh bom đang được xây dựng gần bến Cầu Cháy (khu vực chân cầu Chương Dương ngày nay).
    Một hầm tránh bom đang được hoàn thiện.
    Nhân công người Việt, trong đó có cả trẻ em tham gia xây hầm trú ẩn.
    Cổng vào ga Đầu Cầu, ngày nay là ga Long Biên.
    Trạm biến thế và trạm tàu điện tại ngã năm Bờ Hồ.
    Những thùng phuy xăng được vận chuyển trong thành phố bằng xe kéo.
    Đường dẫn lên cầu Long Biên.
    Bảng thông tin về khoảng cách đường bộ từ Hà Nội đến các địa phương ở miền Bắc đặt tại đầu cầu Long Biên.
    Những người phụ nữ từ khu vực ngoại thành vào Hà Nội qua cầu Long Biên.
    Toàn cảnh cầu Long Biên, lúc này vẫn còn nguyên vẹn.
    Gỗ được tập kết bên bờ sông Hồng, gần cầu Long Biên.
    Trạm xăng của hãng Texaco gần cầu Long Biên.
    Phía trước một cửa hàng xăng dầu của hãng Standard Vacuum tại Hà Nội.
    Cửa hàng bách hóa Grands Magasins Reunis, ngày nay là Tràng Tiền Plaza.
    Phố Paul Bert (Tràng Tiền).
    Nhà hát Lớn Hà Nội.
    Góc phố nơi giao giữa phố Paul Bert với đại lộ Francis Garnier (đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay).
    Ngã tư phố Paul Bert (Tràng Tiền) và đại lộ Henri Rivìere (Ngô Quyền) với nhà hát Lớn ở phía cuối.
    Bờ hồ Hoàn Kiếm nhìn từ đầu phố Paul Bert.
    Ngã ba Paul Bert - Fourès (ngày nay là Đinh Lễ).
    Rạp Eden (nay là rạp Công Nhân) trên phố Paul Bert.
    Một quý ông người Pháp ngồi trên xe kéo tay.
    Ông lão hát xẩm mù trên hè phố.
    Một góc phố Huế.
    Tượng đài Thống chế Ferdinand Foch tại vườn hoa Canh Nông (nay là công viên Lê Nin).
    Một khu phố mới của Hà Nội.
    Quầy vé số trên vỉa hè Hà Nội .
    Phố Hàng Khay.
    Trụ sở hãng xe hơi Ford ở Hà Nội.
    Trẻ em làm nhân viên phục vụ tại một trạm xăng.
    Trụ sở ngân hàng Đông Dương ở Hà Nội - nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
    Trụ sở hãng xe hơi Simca (Pháp) ở Hà Nội, ngày nay là vũ trường New Century trên phố Tràng Thi.
    Trụ sở công ty thương mại và hàng hải Viễn Đông ở Hà Nội.
    Phòng khám bệnh của bác sĩ Phạm Văn Phan.
    Phố Hàng Tre.
    Hàng xăng dầu của hãng Texaco giữa phố Hàng Tre và Maréchal Pétain (phố Nguyễn Hữu Huân ngày nay).

     


    NGUYỄN VĂN LỤC * TRẦN ĐỨC THẢO


    Trần Đức Thảo sống và chết như thế nào? [1]

    tdthaos

    Tôi đã đọc Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối qua lời ghi chép lại của Tri Vũ- Phan Ngọc Khuê với nhiều trăn trở, nhiều đêm mất ngủ, buồn cũng có và thương tiếc cũng có và cuối cùng chỉ còn biết thở dài với một thứ triết lý bi quan: Quả đúng là một kiếp người-. Quả đúng là một hành trình chữ nghĩa đầy gian lao và khổ cực phải đối đầu với nỗi sợ thường trực hầu như suốt đời. Cái đói no vốn là thiết thân với sự sinh tồn của con người, vậy mà so với nỗi sợ hãi bị theo dõi và ám hại xem ra còn nhẹ nhàng hơn nhiều.
    Đọc từng đoạn, từng trang. Mỗi trang mỗi đoạn là mỗi vấn đề-vấn đề của vấn đề- mà rất khó để tổng kết lại.
    Cuộc đời triết gia Trần Đức Thảo là khổ lụy trăm chiều. Vẫn biết rằng người ta ai cũng khổ, làm sao tránh được. Nhưng nỗi khổ của Trần Đức Thảo là những cặp đối kháng như đen với trắng, giữa lý tưởng và thực tế, giữa nhân cách và quyền lực, giữa bản năng sinh tồn và lý trí, giữa điều thiện và tội ác, giữa dối trá và sự thật, giữa ta và người. Và cuối cùng giữa mình và chính mình.
    Cuộc đời triết gia Trần Đức Thảo phải nói là đầy những năm tháng khốn cùng. Sự khốn cùng ấy bắt đầu từ chính cái nhân cách con người ông. Nếu ông là hạng người chịu uốn lưng, chịu cúi đầu, chịu quỳ gối, chịu uốn lưỡi thì cái khổ chỉ có một phần. Nhưng chết nỗi ông sống thẳng, sống trung thực giữa một xã hội của bầy thú, gian manh, dối trá, lừa bịp, tàn bạo, bất nhân, ác độc, kìm kẹp nên nó đã nghiền nát ông.
    Nó không để cho ông có cơ hội làm người sống trung thực. Nhiều lúc, ông cũng đã bị buộc phải nói tiếng nói của người phi nhân cách, phi ngã.( Impersonnalité).
    Ở đây, tôi chỉ xin đưa ra một nhận xét của ông Hoàng Hoa Khôi phản ánh đúng con người Trần Đức Thảo, trước đó cũng ở trong nhóm Trôskyt vào những năm 1944-1946 khi ông Thảo còn ngụ ở nhà số 10 Sorbonne, quận 5, Paris, ông Khôi viết:
    ‘Những ai quen biết ông đều biết ông là người ‘kiêu hãnh’(fier), tự tin, tự trọng. Ông không kiêng sợ ai và không ai làm ông phải khâm phục. Con người ngang tàng và thông minh ấy đã bị bộ máy Stalinien bẻ gẫy, nghiền nát. Con người ấy đã phải sống khuất phục hàng chục năm, dưới một chế độ đầy quyền lực, tôn ti trật tự, sùng bái lãnh tụ’. [1]
    Chính cái cá tính con người Trần Đức Thảo đã là nguyên cớ cho những hệ lụy cuộc đời ông. Và đó cũng là cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ của riêng ông với chế độ để sống còn.
    Và cuối cùng vào lúc cuối đời, vào lúc mọi hy vọng đều tắc nghẽn, ông đã vượt thắng được tất cả, vật ngã kẻ thù- vật ngã cái trục của điều xấu. Ông đã hối hận vì đã sai lầm, vì đã đồng lõa với điều xấu trong nhiều năm.
    Và để chuộc lỗi lầm, ông đã dùng sự thông minh, tài nhận xét, sự lý luận để xô ngã được thần tượng Hồ Chí Minh và chà đạp dưới chân ông chủ nghĩa Mác xít mà ông từng đeo đuổi trong suốt cuộc hành trình chữ nghĩa của ông.
    Cuộc sống của ông ngoài chuyện cầm bút, có thể chưa chắc ông đã làm được điều gì ích lợi cho bản thân mình, cho gia đình mình. Nhưng chết, ông đã chết xứng đáng, để lại cho đời sau một thông điệp rất rõ ràng: Hồ Chí Minh là một tên đại bịp như Tào Tháo và chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa phi nhân, không có con người.
    Theo tôi, chừng đó đủ rồi. Đừng đòi hỏi thêm nữa.
    Nhưng nhiều lúc tôi tự hỏi một người thông minh trác tuyệt như ông, phải đợi đến cuối đời mới nhận ra mình sai lầm? Ông có bằng một tên thợ nề vô học không? Tôi còn nhớ bản thân tôi khi di cư vào miền Nam, tôi mới chập chững bước vào trung học. Chẳng bị ai tuyên truyền, chẳng bị ai xúi giục, chẳng tôn giáo nào rỉ tai vô Nam.. Vậy mà như một sự thúc đẩy bên trong- không phải bằng sự thông minh- mà bằng một bản năng sinh tồn- thúc dục phải đi thôi. Đi bằng mọi giá. Thầy tôi do dự không muốn đi có thể vì tiếc của. Phần tôi nhủ thầm, nếu gia đình không đi thì tôi sẽ một mình ra đi một mình.
    Điều gì khác biệt giữa một trí thức cỡ Trần Đức Thảo và một thằng nhỏ 12-13 tuổi đầu như tôi. Ai là người sáng suốt, ai là người chọn đúng con đường phải đi?
    Vào những năm 1950 sống ở bên Tây, lẽ nào ông không biết đến những biến cố chính trị xảy ra giữa Đông Đức- Tây Đức?[2]
    Cho đến bây giờ, những câu hỏi ngờ vực này vẫn lẩn quẩn trong đầu chưa có một lời giải đáp thỏa đáng. Phải chăng ông sinh ra nhầm thời đại và chọn nhầm chỗ cư ngụ, nhầm chế độ? Nhiều người cũng hỏi giống như tôi. Tác giả Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê cũng hỏi bác Thảo một câu tương tự. Câu trả lời của ông Thảo thật đơn giản: vì tôi có một lý tường muốn về để phục vụ đất nước.
    Đã bao nhiêu trí thức, nhân tài của đất nước hy sinh và chết cả cuộc đời vì hai chữ yêu nước ?
    Nói cho cùng, đó là cái dại của ông- chỗ đáng sống ông không chọn như Paris hay Saigon- lại chọn Hà Nội. Chọn Hà Nội là tự chọn vào cái chỗ chết.
    Đúng như bố của ông than thở: Về như vậy là mày tự giết mày rồi! Mà cũng là giết cả mẹ mày và tao nữa. Thảo ơi! Phải chi mà mày học được cái nghề như thợ nề, thợ máy, thợ mộc gì.. thì đỡ khổ cho tao biết mấy…(..) Chúng nó đã xúi mày đi vào chỗ chết. Có là điên mới đi theo chúng nó. Mày về đây là mày giết mày giết cả tao đấy Thảo ơi là Thảo ơi! [3]
    Chính cái mà ông gọi là lý tưởng đã hại chẳng những mình ông mà hại cả trăm, cả ngàn, cả vạn người sau này. Họ đã viết lên những lời tự thú tội mà danh sách những người này mỗi ngày mỗi dài. Người chót trong danh sách ấy hiện nay là một ông già 85 tuổi tên Trần Đĩnh trong cuốn Đèn Cù. [4]\
    Giả như ông cứ ở Paris hay về Sài Gòn thì cuộc sống và tương lai chữ nghỉa của ông sẽ như thế nào? Sẽ có 10 cuốn Phénoménologie thay vì chỉ có một cuốn.
    Nếu ông ở lại bên Pháp, ông sẽ được chào đón bởi những người trí thức hàng đầu của Pháp về triết học như J.P Sartre và nhóm Les Temps modernes, hay nhóm chủ thuyết Hiện tượng luận như Merleau Ponty hay nhóm cộng sản trong Les enjeux, Révolution và nhất là người học trò đã nhận ông là bậc thầy duy nhất về triết thuyết cộng sản Althusser.
    Chữ nếu ấy đã không bao giờ xảy ra mà chỉ vì lòng thương tiếc ông mà ta tự đặt ra thôi.
    Và nếu ông về Sài gòn thì sao? Lại nếu. Thật là quá trễ để nói về điều ấy. Nhưng qua vài dòng ông thố lộ sau đây cho thấy Sài Gòn vẫn là mảnh đất dung thân cho đủ loại trí thức của dòng chảy di cư sau 1954.
    Thật vậy, khi được Trần văn Giàu và Trần bạch Đằng thu xếp vận động cho ông Thảo vào sống ở Sài Gòn. Ông đã ngạc nhiên không ít khi nhìn thấy Sài Gòn lần đầu- một Sài gòn đã bị bần cùng hóa và tha hóa sau 1975- mà cái ông nhận ra chỉ là những rớt lại như những mảnh ván trôi bập bềnh trên biển sau khi con thuyền đã chìm:
    ‘Mới đặt chân xuống cái thủ đô của miền Nam này, mọi sự đã làm tôi kinh ngạc. Qua bao nhiêu năm chiến tranh gian khổ mà sao Sài Gòn nó lại khang trang hiện đại như vậy? Tôi cứ ngỡ cả miền Nam đói khổ vì bị Mỹ-Ngụy bóc lột đến nỗi miền Bắc đã phải ‘cắn hạt gạo làm tư’ để cứu giúp miền Nam cơ mà.. Và mọi người ở đây nói năng cởi mở thoải mái như vậy? Ngay những cán bộ Đảng ở đây cũng có thái độ tự do quá. Họ đãi đằng, giễu cợt tôi, coi tôi cứ như anh mán, anh mường ở rừng mới được về thành phố.
     Phải nói thẳng ra là có một điều của Sài Gòn đã làm tôi bàng hoàng đến cùng cực. Đó là những bài hát của một anh chàng nhạc sĩ trẻ của miền Nam, nói đúng ra là của Mỹ-Ngụy chứ không phải của Đảng. Tên anh ta là Trịnh Công Sơn. Các bài hát của anh ta mang nỗi niềm day dứt, oán trách chiến tranh. Cứ như anh ta khóc than thay cho cả dân tộc ở cả hai miền Nam Bắc. Giữa những năm tháng chiến tranh một mất một còn ác liệt như thế mà sao anh ta dám cất lên tiếng kêu than như vậy. Những lời ca của những bản nhạc đã làm tôi xúc động bồi hồi không cầm được nước mắt. . [5]
    Cả một đất nước, cả một dân tộc đã bị nhiễm độc vì những lời tuyên truyền dối trá như thế- trước đây và bây giờ vẫn tiếp tục.- Tội cho con người, tội cho thế hệ mai sau mà chưa biết đến lúc nào, đến bao giờ chúng ta giải trừ được cái nọc độc ấy.
    Có thể nói trong toàn bộ cuốn Những lời trăng trối, đây là lần đầu và cũng là lần duy nhất chỉ một lần thôi, Trần Đức Thảo có những lời khen trân trọng với niềm xúc động đối với miền Nam Việt Nam!!
    Miền bắc cộng sản trong toàn bộ cuốn sách hầu như tuyệt đối không có trong mắt của Trần Đức Thảo.
    Và nếu sự việc xảy ra chỉ khác một chút thôi- cái giây phút chóng vánh gặp Hồ Chí Minh- nếu ông đã nhận ra được cái dã tâm của con người ấy trong lần tiếp xúc đầu tiên- may ra ông sẽ tránh được những nghịch cảnh đau lòng sau này.
    Làm gì sau này ông phải sống cái cảnh giữa chuột và Người. Cả một đàn chuộc đủ loại con lớn con nhỏ đã rúc rỉa ông, sói mòn ông sống như thằng điên, thằng khùng, tiêu tan sự nghiệp, mất cả vợ vào tay ngưới khác.
    Ông nhớ lại như một hồi ức đau thương ở Hà Nội vào những năm ấy, họ nhất loạt tố cáo ông như trường hợp Phạm Huy Thông với bài: Mặt thật của Trần Đức Thảo.
    Ông Trần Đức Thảo với nhân cách cao vời đã không chấp đám học trò. Nhưng được cật vấn về trường hợp Phạm Huy Thông, ông bất đắc dĩ bày tỏ như sau:
    ‘Anh chàng ấy hồi ở Pháp thì tôi có biết, nhưng không thân..Sau này nhân vụ đấu tố nhóm Nhân Văn Giai Phẩm thì Phạm Huy Thông đã ngả theo phe Tố Hữu để tố khổ tôi một cách hằn học thật là tồi tệ bất ngờ. Cách thức tố cáo, buộc tội tôi như thế đã làm cho y sau này bị xấu mặt cả đám văn nghệ sĩ cán bộ. Bởi lúc ấy, những gì mà mỗi trí thức đã viết ra, thì đều phơi bầy cái mặt trái, mặt thật xấu xa, hèn kém của họ’. [6]
    Hay bội bạc hơn nữa, cảnh trò tố cáo thầy như trường hợp nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến. Nguyễn Đình Chú. Và chua chát nhất là bài của của một môn sinh phản thày: ông Khắc Thành trong bài Quét sạch nọc độc Trần Đức Thảo trong việc giảng dạy triết học.
    Cảnh chuột và Người chỉ có thể xảy ra ở Hà Nội. Và chỉ ở Hà Nội. Ai là chuột ai là Người trong những tên tuổi sau đây trong giai đoạn đấu tố Trần Đức Thảo:
    Có cả một chiến dịch nhằm đánh phá vào một mình ông với các tên tuổi như: Bác sĩ Hồ Đắc Di, giáo sư Phạm Hữu Tước, giáo sư Nguyễn Lân, giáo sư Nguyên Hoán. Trường Giang, Thiều Quang, Ngô Vi Luật, Chu Thiên, Lê Dân.
    Cả một danh sách dài biên niên mà Lại Nguyên Ân đã ghi lại. Nay thì những đàn chuột ấy ở đâu?
    Đấy là món nợ của trí thức Hà Nội mà không một ai trả nổi dù đây đó đã gióng lên những lời xin lỗi. Bởi vì ai là kẻ gây ra món nợ này? Cứ hỏi và cứ hỏi đi và câu hỏi cứ ‘ trèo “ lên cao mãi, phải chăng là Tố Hữu? Cũng không phải, Trường Chinh cũng không nốt mà trèo lên đến đỉnh điểm thì còn trơ trọi có một người. Người đó là Hồ Chí Minh- Đẹp mãi tên Người-. Chính con người ấy mới là thủ phạm chính- thủ phạm trù dập Trần Đức Thảo đến tận đất đen-. Hồ Chí Minh có thể tha tội chết cho ông, chứ không tha tội sống. Cũng chính Hồ Chí Minh là người đã dẫn đưa đất nước đến hố sâu của sự bần cùng và tụt hậu, phá sập trật tự pháp luậ, trật tự xã hội và trật tự đạo đức như hiện nay. Sau này, muốn khôi phục lại có thể mất hàng thế kỷ vị tất đã xong.
    Trần Đức Thảo là người đã nhân danh con người tố cáo và vạch trần thủ phạm Hồ Chí Minh ngày hôm nay.
    Vì thế nay chính quyền cộng sản muốn trả món nợ ấy cho Trần Đức Thảo thì thật không đơn giản và nhẹ nhàng thoải mái như khi trả nợ cho Lê Đạt, Trần Dần, ngay cả Nguyễn Hữu Đang hay bất cứ ai khác. Với Lê Đạt, Trần Dần, có khi chỉ cần cho họ trở lại biên chế, trả lương bổng, cấp cho vài cái bằng khen và cho phép cầm bút trở lại thì họ đủ bằng lòng và xóa nợ tất cả.
    Nhưng đối với Trần Đức Thảo khi ông đã nhiều lần gọi tất cả lãnh đạo cộng sản là chúng nó- chúng nó tính từ Hồ Chí Minh trở xuống đến Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn- thì những nhân sĩ, trí thức, nhà văn miền Bắc lấy tư cách gì mà đòi trả nợ cho Trần Đức Thảo? Cho dù nay ông còn sống, ông cũng không cần ai trả vì theo ông những kẻ tố cáo ông thì tự họ làm xấu mặt họ..
    Kẻ tố cáo bỗng nhiên trở thành kẻ bị cáo.
    Nhưng đối với ông chết là để sống trung thực. Và ông đã làm được điều ấy. Vậy thì có đáng gì một cái huân chương để trên nắp quan tài nhà triết học? Một thứ nghi lễ trang trí, dối trá và bịp bợm. Một thứ văn hóa cộng sản theo nghĩa hôm nay nó giết mình, mai nó cho người mang vòng hoa đến phùng điếu!! Hãy đọc đoạn văn sau đây của nhà văn Phùng Quán về tính bi hài kịch của thứ văn hóa cộng sản. Bài viết với nhan đề: Hành trình cuối cùng của một triết gia.
    Lần này triết gia trở về Tổ Quốc trong khoang hành lý máy bay, chiếm một chỗ hết sức khiêm nhường. Triết gia đã hóa thân thành tro nằm trong cái bình bằng kim loại sơn mầu xanh thẫm hơi giống một chiếc cúp bóng đa và cũng to bằng cỡ đó…(..). Về đến Hà Nội vì không có gia đình vợ con, không có cơ quan nào nhận để thờ, hoặc để quàn….nên triết gia phải tạm trú dưới cái gầm cầu thang của nhà tang lễ thành phố 125 , đường Phùng Hưng Hà Nội.
    Tôi được biết triết gia là người chiếm kỷ lục thời gian tạm trú ở đây. Năm mươi ngày đêm.Và mỗi ngày đêm tiền thuê phòng là 5000 đồng..Nhưng Trần Đức Thảo thuê phòng mà diện tích tranh thủ chưa đầy một mét vuông..Khách thuê phòng này lại không dùng đến giường, đệm, chăn màn, tivi, tủ lạnh, điện thoại riêng, máy điều hòa nhiệt độ, toa lét, nhân viên phục vụ.. tính chi li theo tôi còn đắt hơn cả khách sạn 5 sao.
    Triết gia phải tạm trú lâu như vậy là phải chờ quyết định trên, có được đưa vào Mai Dịch hay phải về Văn Điển..
    Sau 50 ngày chờ đợi, tốn mất 250 ngàn tiền phòng, triết gia đã được trên quy định đưa về mai táng tại khu A Văn Điển, khu vĩnh viễn hưởng thụ đúng tiêu chuẩn quy định.
    Mộ của ông khá đặc biệt. Bình tro được đặt trong tiểu sành, tiểu sành được đặt dưới khuôn huyệt bên trên có nắp bê tông đậy kín. Như vậy là ông được mai táng theo quy cách các nhà giàu cổ xưa: trong quan ngoài quách.
    Đây có lẽ là sự xa xỉ độc nhất trong cuộc đời triết gia quá ư thanh bạch của ông, mà nếu biết được, tôi tin chắc ông sẽ kịch liệt phản đối. [9]
    Đoạn văn trên của Phùng Quán nói đến hành trình cuối cùng của triết gia- một hành trình được diễn ra với kịch tính, thô bỉ và không thiếu sự đểu cáng.
    Nhưng sau đây là Hành Trình khởi đầu cho một cuộc đời bất hạnh với đầy gian khổ.
    Con đường Paris-Luân Đôn-Praha-Moscou-Bắc Kinh- Việt bắc là con đường không bằng phẳng-chông gai, gập ghềnh ngay từ đầu- mà Trần Đức Thảo đã tự chọn. Hồ Chí Minh đã từ chối không cho ông về. Ông phải cậy cục đảng cộng sản Pháp đến cả lãnh đạo Liên Xô để được về chiến khu Việt Bắc. Đây là khúc nhạc khởi đầu cho một liên khúc kéo dài trong suốt 40 năm. Chọn ai không chọn lại chọn một người mà sau này chính ông gọi là một thứ gian hùng chẳng khác gì Tào Tháo..
    Ông đã sống như thế- sống vất vưởng, tủi nhục- vì chính những chọn lựa của mình. Khó mà trách ai được. Nhiều lúc tưởng ông như một người đi trên mây, dở khùng, dở dại. Nhiều lúc tưởng chừng bộ máy nghiền cộng sản đã bẻ gẫy ông. Trong vụ Nhân Văn Giai phẩm, rõ ràng đảng sai ông đúng. Vậy mà ông cũng đã có lần cúi đầu thú tội: Ông đã xin lỗi trước đảng và trước nhân dân. Ông cũng đã thú nhận là trong nhiều lần học tập, ông cũng đã phải dơ tay như mọi người hô: Nhất trí, nhất trí.
    Ông cũng biết nhẫn nhục, cũng biết sợ chết và hầu như cả đời ông bị ám ảnh về nỗi sợ hãi bị ám sát.
    Nhưng khi chết, ông đã để lại một di sản tinh thần vô cùng quý báu- không phải những sách như Phénoménologie et matérialisme dialectique(1951)- Sách này đã làm nên danh phận ông- mặc dầu vậy nó có cũng được không có cũng không sao.
    Bời vì, thứ chủ nghĩa mà ông đeo đẳng gần như suốt cả cuộc đời nay ông đã rũ sạch. Nó chỉ còn là một món hàng bị phá sản mà chính chủ nhân của nó đã tìm cách bán tống bán táng đi rồi.
    Cuối cùng một điều tối quan trọng. Sống có thể ông không làm được gì-.
    Ông đã tỏ ra ‘vô ích” khi còn sống.
    Nhưng cái chết của ông chỉ đến lúc ông nằm xuống, người ta mới biết được tất cả sự thật. Đảng tưởng rằng đã loại trừ được một tên cộng sản quấy rầy- un communiste dérangeant. -Đảng mới bật ngửa ra là đã không khai trừ nổi được ông.
    Lúc ông chết mới thật sự là lúc ông sống thật với ván bài lật ngửa.
    Ông đã có thể thất bại suốt cuộc đời dù rất có thể, ngay cả cái cái chết của ông đã bị nghi ngờ là người ta đã ám toán ông bằng thuốc độc. Cứ như đọc diễn tiến mấy ngày cuối đời trong Những lời trăng trối của ông thì phải đi đến kết luận là ông đã bị đầu độc đến thượng thổ, hạ tả và khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu thì ngày hôm sau, ông đã tắt thở.[10]
    Mặc dầu vậy, vượt mọi toan tính đê tiện của những kẻ thù, ông đã để lại được chúc thư cuối đời qua cuốn Những lời trăng trối.
    Đây là sự bất ngờ vượt mọi dự đoán của kẻ thù ông. Ông đã đánh lừa được tất cả mọi người. Đánh lừa bằng cách gỉả điên, giả ngu ngơ, giả khờ dại, giả câm điếc. Từ những kẻ muốn ám hại ông đến những người quý mến ông, những trí thức ở Paris đều tưởng ông đã hết thời, đã ăn nói lẩm cẩm.
    Nhưng mọi người có thể đã lầm. Ông đóng kịch khéo quá, khéo đến như thật.
    Nay tất cả mọi người đều ngỡ ngàng về tập sách Những lời trăng trối…
    Ngỡ ngàng là phải, vì những lời trăng trối chết người này; những lời tâm huyết có thể quyết định sinh mạng Trần Đức Thảo và cũng có thể trở thành lưỡi liềm phạt cỏ dưới chân của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản.
    Đáng nhẽ, những lời trăng trối này phải được trao cho những trí thức thiên tả như Nguyễn Ngọc Giao mới phải. Nguyễn Ngọc Giao là người đã giúp đỡ ông nhiều trong thời gian trước đây ở Sài gòn trong việc in sách. Nguyễn Ngọc Giao cũng là người đã tìm nơi ăn chốn ở và tiền tài trợ mỗi tháng 10.000 fr cho Trần Đức Thảo- một mối giao tình vừa là tình bạn vừa theo nghĩa ‘đồng chí’. Hoặc chị X, cũng thuộc cánh trí thức tả thường đến thăm ông thường xuyên tại phố Le Verrier..
    Tôi tự hỏi tại sao ông không chia sẻ tâm sự với các đồng chí của ông?
    Không!! Trần Đức Thảo không tin ai cả, nhất là những thành phần cùng phe phái như cánh tả, dù có liên hệ bạn bè. Ông sợ họ và sợ lây lan đến những kẻ cầm quyển.
    Trớ trêu và oái ăm thay! Ông lại tin và trút hết tâm sự cho hai người xa lạ, một người kể như chưa hề quen biết ông. Đó là giáo sư Canh và Tri Vũ- Phan Ngọc Khuê.(Tôi không được rõ Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê là hai người hay một người)
    Tôi đã tìm được câu trả lời. Với thói quen quán tính, cả đời ông chỉ gặp những kẻ thù lúc nào cũng sẵn sàng rình mò để sẵn sàng tố cáo ông.
    Còn hai người khách lạ này đến với ông bằng một tấm lòng. Và nhất là họ là người Sài Gòn- người quốc gia-.Xin đọc:
    ‘Canh và tôi –(một người gốc gác ở Quy Nhơn, một người ở Sài Gòn)-đều rất xúc động khi phải chứng kiến cảnh một vị giáo sư từng một thời vang danh ở Paris, mà nay phải hạ mình bàn cách bán tiếng nói, bán chữ để kiếm sống qua ngày(…)Canh cũng bỏ vào túi áo nhà triết học một chút tiền. Chúng tôi rất ngạc nhiên và cũng rất ái ngại khi nhìn thái độ ngượng ngùng của bác Thảo khi tiếp nhận sự trợ giúp ấy. Phải cố cầm nước mắt, để gượng cười với nhau. Những tâm sự u buồn ấy đã làm chúng tôi im lặng khá lâu khi cùng nhau đi ra xe. [11]
    Ở một chỗ khác, ‘Bác Thảo lắc đầu mỉm cười tê tái, mắt ngấn lệ. Chúng tôi nhìn bác thấy thảm thương quá, không cười theo được. [12]
    Chính ở những tình tự con người xuất phát từ những con tim mà có tương giao con người mà có chia sẻ, có tín cẩn và có chỗ giãi bầy tâm sự mà cả cuộc đời 40 năm ở xã hội cộng sản, bác chưa hề một lần bắt gặp.
    Cũng chính ở chỗ đó mà có được tập sách này. Xin cám ơn con người. Cám ơn tác giả gốc gác miền Nam.
    Trong khi đó, phần đông trí thức thiên tả ở Paris chỉ muốn tìm lại ở Trần Đức Thảo – một cái hào quang quá khứ như chỗ dựa cho sự suy tàn của cánh tả- hoặc tìm lại một con người thông minh sắc sảo của thập niên 1950 như một đồng chí, như một niềm vinh hạnh.[13]  Nhưng Trần Đức Thảo đã làm họ thất vọng. Họ lẳng lặng bỏ rơi ông như một thứ món hàng bị phế thải. Sau khi nghe ông Thảo thuyết trình về Triết học của Staline ở trường đại học Denis Diderot thì mọi người đều thất vọng. Ông Lê Thành Khôi bỏ về nửa chừng. Nguyễn Ngọc Giao, một người có lòng muốn giúp đỡ ông Thảo nhiều trong việc tìm chỗ ăn, chỗ ở cho ông Thảo than:
    ‘Ông trình bày xong thì tôi ra về, không ở lại nghe phần hỏi đáp..(…) Nghe ông nói bữa ấy, tôi buồn quá. Dường như tôi không phải là người duy nhất cảm thấy buồn…[14]
    Nay nếu có dịp đọc tập sách Những lời trăng trối thì Nguyễn Ngọc Giao sẽ buồn hay vui?
    Bẽ bàng hơn cả có thể là viên Đại sứ Trịnh Ngọc Thái ở Pháp đã bị Trần Đức Thảo qua mặt sau cái chết có thể do chính y đạo diễn..tưởng rằng đã tịch thu được mọi tài liệu tại ngôi nhà số 2 Le Verrier ngay sau khi ông Thảo chết vào 2 giờ sáng ngày 24 tháng tư năm 1993. [15]
    Y đã nhầm và tính sai một nước cờ. Nước cờ của ông Trần Đức Thảo đi xuất phát từ lòng nhân ái mà y không thể tiên đoán trước được. Y quen thủ đoạn, y quen lừa lọc nên không hiểu thế nào là tình con người.
    Và tại Sài gòn, một nhân vật quyền thế nắm sinh mạng Trần Đức Thảo là Sông Trường, y chính là người đã trục xuất Trần Đức Thảo ra khỏi Việt Nam với một vé máy bay có đi mà không có về. Y bị Trần Đức Thảo lừa một cách tủi nhục. Hãy nghe y nói với Trần Đức Thảo:
    ‘Chúng tôi đã bố trí, đã chuẩn bị cho anh một lối thoát vừa danh dự vừa lý tưởng. Vì anh chưa nghĩ thấu đáo đấy thôi. Tất cả đã sẵn sàng rồi! Nhất định là anh không thể lưu lại cái đất Sài Gòn này như vậy nữa đâu! Đảng đã quyết định, nhất định là anh sẽ phải ra đi thôi!!! [16]
    Sự thật theo lời ghi lại của ông Trần Đức Thảo thì ông đã bị trục xuất ra khỏi Việt Nam như một thứ vật dư thừa, thứ đồ phế thải.
    Nhưng họ lại gọi đây là một chuyến đi công tác.
    Vì thế, mới có bài viết: Về chuyến đi công tác tại Pháp của giáo sư Trần Đức Thảo tháng 3- năm 1991- 24 tháng 4 năm 1993 của ông Cù Huy Chử và Cù Huy Song Hà.[17] Chuyến đi công tác này có nhiệm vụ đi giải độc về những gì Georges Boudarel được coi là đã viết sai về Nhân Văn Giai Phẩm tại Việt Nam. Từ ông Phạm Văn Đồng đến Nguyễn Văn Linh và ông Hồng Hà đều bằng lòng bố trí cho Trần Đức Thảo sang Paris. Chính ông Hồng Hà đã ký công văn số 624-CV-TU cử giáo sư Trần Đức Thảo sang Pháp để nghiên cứu khoa học. Sau đó ông Thảo đã được cấp vé máy bay và ăn ở tại Paris trong thời gian 6 tháng..
    Đọc những thông cáo chính thức trên cho thấy tính cách bịp bợm của lãnh đạo cộng sản. Một mặt gọi là chuyến công tác giải độc những điều viết sai trái của G. Boudarel. Nhưng trong công văn chính thức lại ghi là đi nghiên cứu khoa học!!
    Khôi hài. Ông Trần Đức Thảo là triết gia biết gì về lãnh vực khoa học- khoa học gì mới được- mà nghiên cứu?
    Phần Đức Thảo khi được hỏi về vấn đề này đã giải thích như sau:
    - Thế bác không lo làm công tác vận độn sự ủng hộ cho chính sách của đảng và nhà nước à?
    - Lúc mới qua thì buộc lòng phải nói thế thôi! Chứ có vận động khỉ gì đâu, Hôm ấy cứ bị chất vấn: vận động cái gì, vận động như thế nào, vận động những ai… làm tôi bối rối.(..). Chẳng lẽ lại nói tôi trở qua Paris là không có mục đích gì sao? Hoặc nói là qua đây để ngồi viết sách, để người ta cười cho à? [18]

    Ông tiến sĩ Cù Huy Chử- một cánh tay của đảng-. Ông tự cho mình là người được ông Trần Đức Thảo tín nhiệm và đã trao hết di sản tinh thần cho ông nắm giữ. Và mới đây, vì chưa có cơ hội đọc cuốn Những lời trăng trối, ông đã tổ chức vinh danh Trần Đức Thảo theo kiểu ‘nhổ ra rồi lại liếm’.
    Cho đến ngày hôm nay, cuốn sách của ông Trần Đức Thảo gây được tiếng vang lớn trên thế giới thì ở bên nhà, ông Cù Huy Chữ vẫn giữ im lặng.
    Nội dung cuốn sách Những lời trăng trối bàng bạc từng chi tiết, từng sự việc, dù là chuyện lớn, chuyện nhỏ, dù là chuyện liên quan đến Trần Đức Thảo hay không chỉ tóm tắt vào hai chủ đề lớn: Hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh bằng chứng minh, bằng lý luận, bằng những nhận xét sâu sắc để vạch trần bộ mặt thật của Hồ Chí Minh.
    Về điểm này, từ xưa đến nay, chưa ai có đủ tư cách cũng như can đảm làm được như ông.
    Điểm thứ hai, ông chứng minh và cho thấy rằng Marx sai lầm. Staline sai lầm và trong chuỗi lý luận ấy Hồ Chí Minh chỉ là kẻ ăn theo hiển nhiên là sai lầm.
    Theo tôi, cho dù có theo đuổi chủ thuyết Mác Xít thì qua những trải nghiệm đau thương về Cải cách ruộng đất, về Nhân Văn Giai Phẩm, Trần Đức Thảo nói cho cùng là một triết gia gia Mác Xít nhân bản( Humanisme Marxiste) theo như một số nhận định của nhiều người.
    Với quan điểm nhìn ấy, dù ông không còn nữa, ông đã xóa sổ đảng cộng sản Việt Nam!!
    Nói cho cùng sự trả giá của ông không phải là vô ích.
    (Còn nữa)
    © Đàn Chim Việt
    ————————————————–
    Chú thích:
    [1] Hoàng Hoa Khôi, Một nhận định về Trần Đức Thảo, Paris, tháng 8.1993, Thông Luận 64, tháng 10.93
    [2] Vào những năm 1950, có  khoảng ba triệu người Đông Đức bỏ trốn sang Tây Đức. Bỏ trốn bằng mọi cách như nhảy lầu, chui đường ống cống, đào đường hầm, chui qua hàng rào thép gai. Chả nhẽ Trần Đức Thảo chỉ chúi đầu vào sách?
    [3] Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trang 160
    [4]  Trích Trần Đĩnh,  Đèn Cù: Một hôm Trần Ðức Thảo được thư ký của Lê Duẩn là Nguyễn Ðức Bình đến đón, bằng xe hơi, trong khi nhà triết học đang sống trong cảnh nghèo nàn, túng thiếu, bị cả bạn bè bỏ rơi vì đã tham dự nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, viết những điều ngược lại với chủ trương văn hóa của Ðảng. Nguyễn Ðức Bình nói ông tổng bí thư muốn đọc cho giáo sư nghe để xin ông góp ý kiến về một bài đang viết: “Ðề cương về vấn đề con người.” Ngồi trong phòng khách, chỉ có ba người, Lê Duẩn độc thoại được mấy phút thì Nguyễn Ðức Bình nhắc Trần Ðức Thảo hãy ghi những lời ông tổng bí thư nói. Trần Ðĩnh cho biết một thói quen của các quan chức, cán bộ là khi nghe cấp trên nói gì thì họ cũng ghi chép chăm chú những lời vàng ngọc, chứng tỏ lòng kính cẩn và trung thành. Thấy triết gia cứ ngồi im, Bình chạy đi lấy giấy, bút đến đặt trước mặt. Triết gia vẫn không ghi chép gì cả. Khi Duẩn ngưng, Nguyễn Ðức Bình nhắc: “Tổng bí thư đã nói xong, xin giáo sư góp ý kiến.” Trần Ðức Thảo ngơ ngác một lát, rồi thú thật: “Tôi không hiểu gì cả.”
    Ngay lập tức ông tổng bí thư chạy ra đằng sau Trần Ðức Thảo, hai tay quàng ôm lấy ngực triết gia, xốc lên, dội xuống mấy lần, rồi “buông thịch” xuống một cái cho ông giáo sư rơi xuống ghế ngồi. Lê Duẩn bỏ đi vào phòng trong. Bình trách mắng ông giáo sư tại sao “nói không hiểu gì cả,” rồi cũng đi vào. Trần Ðức Thảo còn một mình, không biết lối ra, phải hỏi mấy người hầu trong nhà đường nào đi ra cổng, rồi về nhà mình.
    Trần Ðức Thảo nói thật lòng. Ông không hiểu Lê Duẩn nói cái gì. Trần Ðĩnh hỏi tại sao không hiểu. Triết gia trả lời: “Khái niệm không chuẩn gì cả!”
    [5] Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê, Trần Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối, trang 210
    [6] Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối, trang 346, Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa Kỳ.
    [7] Hoàng Ngọc Hiến, trong bài viết Cách cho của giáo sư Trần Đức Thảo, phần chót của bài viết, ông thú nhận:Năm 1958, trong đợt  đấu tranh tư tưởng ở trường Đại Học Tổng Hợp, tôi đã phê phán Trần Đức Thảo hết sức gay gắt trong một bài tham luận. Cũng như mọi triết gia, ông Trần Đức Thảo là người độ lượng. Ở nhà trí thức lỗi lạc này, tôi còn cảm nhận một điều gì đó lớn hơn sự độ lượng. Trích trong báo Văn Nghệ, số 1, Bộ mới, tháng 7-1993, trang 2
    [8] Lại Nguyên Ân, Món nợ với giáo sư Trần Đức Thảo, 5-5-2013
    [9] Bút ký của Phùng Quán, Hành trình cuối cùng của một triêt gia, báo Người Hà Nội, trang 1-2 số 32 ( 332), ngày 8-8 đến ngày 14-8-1993.
    [10] Ông Hoàng Hoa khôi viết :Theo lời kể lại của những bạn bè xung quanh ông Thảo, đảng vẫn cảnh giác đề phòng những việc ông làm, những bài ông viết tại quán trọ LeVerrier. Thậm chí nhiều người còn đặt nghi vấn về cái chết bất ngờ và nhanh chóng của ông. Ibid, Thông Luận 64
    [11]  Trần Đức Thảo Ibid, trang 38-40
    [12] Trần Đức Thảo, Ibid, trang 195
    [13] Đám trí thức thiên tả này đã chót bám theo Đảng. Nay biết rõ bộ mặt thật thối tha của Đảng. Bỏ thì không nỡ, chống thì chống nửa vời thành ra một đám người lạc loài, một loại trí thức ‘cánh tả Caviar’ con nhà giàu ngồi nói thánh nói tướng, bất kế thực tại đất nước bên nhà ra sao..
    [14] Nguyễn Ngọc Giao, Với Trần Đức Thảo, một chút duyên nợ, Diễn Đàn Xuân Tân Mão
    [15] Trong bài Mort d’un philosophe militant, Jean-Paul Jouary tiết lộ cho biết Thảo đã kín đáo chuồn tất cả tài liệu viết bằng tiếng Pháp cho họ mà nay chưa có điều kiện để đăng lại tất cả.
    [16] Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trang 236
    [17] Cù Huy Chử, Cù Huy Song Hà: Về chuyến đi công tác tại Pháp của giáo sư Trần Đức Thảo( tháng 3 năm 1991- 24 tháng tư năm 1993). Viet- Studies ngày 18-9-11
    [18] Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trang 31
       http://www.danchimviet.info/archives/90201/tran-duc-thao-song-va-chet-nhu-the-nao-1/2014/09

     
     

    Trần Đức Thảo sống và chết như thế nào [2]


     


    Giải mã bộ mặt thật của Hồ Chí Minh
    Ngày 5 tháng sáu, năm 1946 đánh dấu lần đầu tiên ông Trần Đức Thảo được gặp Hồ Chí Minh tại Paris. Trong buổi chiêu đãi ‘phái bộ cụ Hồ’, ông Thảo đã hồn nhiên vội vã thân mật ra nắm chặt tay Hồ chủ tịch và nói:’ Tôi rất hân hạnh gặp cụ chủ tịch. Cụ Hồ cũng vui vẻ đáp: Chào chú Thảo.. Vào cuối bữa ăn, Hồ chủ tịch kêu gọi anh em Việt kiều về nước tham gia kháng chiến. Trần Đức Thảo hăng hái nhận lời ngay và nói ông Hồ:
     Tôi rất mong ước được về nước cùng cụ xây dựng thành công một mô hình cách mạng tốt đẹp tại quê hương ta. Và để đáp lại lời ông Thảo: ông cụ lúc ấy chỉ mỉm cười nhạt, nhưng nét mặt thì vẫn lạnh lùng khi nhìn tôi. Tới lúc Hồ chủ tịch lần lượt bắt tay từ biệt mọi người. Khi bắt tay tôi thì ông cụ nói với tôi một cách nghiêm nghị:
    - Còn chú Thảo này thì cách mạng chưa cần tới chú lúc này đâu. Chú cứ ở lại Paris thì có lợi cho cách mạng và cho chú hơn. [19]
    Và kết quả là có bốn Việt kiều cùng về với ông Hồ là: ba kỹ sư Phạm Quang Lể, Võ Quý Huân, Võ Đình Quỳnh và bác sĩ Trần Hữu Tước.
    Sự loại trừ ông Trần Đức Thảo của ông Hồ rõ ràng đến như thế mà xem ra ông Thảo vẫn không nhận ra.
    Hồ Chí Minh khi sang Pháp hẳn đã nắm hồ sơ Trần Đức Thảo trong việc ông cộng tác với nhóm Troskyt để thành lập Ủy ban Đại diện Việt kiều( Delégation Générale des Indochinois en France), đại diện cho 20.000 Việt kiều ở Pháp..Và năm 1946, ông cũng là người tuyên bố công khai bất đồng ý kiến với Hiệp Định sơ bộ mà ông Hồ ký. [20]
    Số phận ông Thảo không giống số phận của Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm và Tạ Thu Thâu thuộc nhóm cộng sản đệ tứ được kể là điều may rồi. Tạ Thu Thâu còn dại dột vì câu nói: Ngoài bắc có cụ trong Nam có tôi. Trần Đức Thảo cũng dại dột không kém khi nói với Hồ Chí Minh: Tôi rất mong về nước để cùng cụ xây dựng thành công.
    Nói như thế là tự cho là ngang hàng với Hồ Chí Minh, một xúc phạm đến lãnh tụ đến không tha thứ được. Anh là cái thá gì mà đòi cộng tác, cùng cụ xây dựng!!
    Ông Thảo cũng đã thừa nhận rằng, ông cụ phải là trên tất cả và không cho phép ai tỏ ra ngang hàng với Người.
    Trong khi đó TS Cù Huy Chữ đã viết lại kỷ niệm ngày 27-7-1946 trong buổi gặp gỡ giữa ông Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng có phần khác hẳn[21]. Ông không có dù một chữ nói về cuộc gặp vắn vỏi giửa Hồ Chí Minh và Trần Đức Thảo.
    Sự che giấu ấy nay trở thành sự thật lộ liễu quá. Điều gì các ông ấy không nói ra, điều đó mới là sự thật.
    Sự thật như Trần Đức Thảo tiết lộ là Hồ Chí Minh đã có ác cảm với ông ngay từ buổi gặp gỡ lần đầu tiên với Việt Kiều tại nhà ông Raymond Obrac, người đã có nhã ý cho mượn nhà để làm buổi tiếp tân.
    Trần Đức Thảo cảm thức được rằng kể từ nay, thân phận người trí thức như ông sẽ bị bóng ma Bác Hồ phủ lên. Từ đó, Trần Đức Thảo suy luận thêm rằng trên bác Hồ có bóng ma của Mao Trạch Đông, trên Mao Trạch Đông có bóng ma của cụ tổ Marx.
    Và dân chúng ở ngoài bắc cùng một lúc chịu bị đè bởi hai bóng ma: Bóng ma Liên Xô và bóng maTrung Quốc. Đấy là thảm cảnh đi căng giây cũng là thảm cảnh của cả dân tộc.
    Trần Đức Thảo nói thêm: Vậy mà ông cụ cứ tưởng mình tài giỏi, cứ tưởng mình đã tạo ra những trang sử oai hùng cho dân tộc, cứ tưởng mình có tài khuynh đảo các nước lớn, tưởng mình xoay vần được lịch sử… theo ý mình, nhưng cuối cùng mới nhận ra là nước mình vẫn nằm trong vòng cương tỏa của mấy thế lực nước lớn.[22]
    Mặc dù cả đời Trần Đức Thảo, ông chỉ được gặp Hồ Chí Minh một vài lần. Nhưng ông là một trong những người hiếm hoi nhận ra con người thực của Hồ Chí Minh. Chỉ cần một chút quan sát, một chút trải nghiệm, Trần Đức Thảo đã nhìn ra nhiều mặt trái của con người ấy. Đó là một con người tự tôn mình, tự coi là trên hết biến sự sùng bái cá nhân như một thứ giáo điều.
     Từ cách ăn mặc theo kiểu lãnh tụ áo bốn túi, có cổ, cái mũ đội đầu, chòm râu, cái gậy chống, phong cách đi đứng, nói cười giả lả bề ngoài, mặc cái áo mưa, cách xưng hô bác cháu, cách phát biểu, ngay cả cái phong cách bề ngoài xem ra bình dân đều là có chủ đích, có tính toán rất kỹ càng. Trần Đức Thảo kể lại trong lần gặp ra mắt Hồ Chủ tịch, cán bộ nghi lễ đã dặn kỹ ông, phải đứng cách xa bác ba thước, không được nói, khi nào Bác hỏi mới được nói. Phải xưng hô bác, bác, cháu cháu. Lê Duẩn có thể còn hơn tuổi Hồ Chí Minh cũng không ra ngoại lệ nói chi đến những Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp.
    Đó là cả một màn kịch mà đạo diễn chính là Hồ Chí Minh.
    Ông tạo ra một phong cách của một lãnh tụ duy nhất, không giống ai và ở trên mọi người. Mọi quyết định lớn nhỏ đều do ông cả. Một việc nhỏ như kê khai lý lịch của Trần Đức Thảo, dưới không dám quyết định cũng phải trình lên lãnh tụ. Kiếm một việc làm cho Trần Đức Thảo, người nọ đùn người kia đến Phạm Văn Đồng cũng phải hỏi ý kiến Bác. 
    Một chân thư ký cho Trần Đức Thảo cũng bị Hồ Chí Minh bác không cho. Cứ để cho nó đói rã họng mới hết kiêu căng. Việc cải cách ruộng đất làm chết hàng vạn người cũng do Hồ Chí Minh quyết định cả. Theo Trần Đức Thảo, Hồ Chí Minh đã che bộ râu, giả dạng làm người dân thường và đi dự những buổi đấu tố để xem xét và đưa những chỉ thị cần thiết như chỉ đấu tố vào ban đêm dưới ánh lửa bập bùng tạo ra không khí huyền bí, sợ hãi, gây được sự căm thù giai cấp, biến những nông dân hiền lành chất phác thành thứ côn đồ của đảng. Cho nên việc bắn một người phụ nữ có công với cách mạng như bà Nguyễn Thị Năm không thể không có sự đồng ý của Hồ Chí Minh. Chính Hồ Chí Minh quyết định giết bà Nguyễn Thị Năm, nhưng sau này cứ đổ thừa cho Tầu cộng sản.
    Về điều này, ông Trần Đĩnh trong Đèn cũ cũng đã nói rõ.
    Dự những cảnh đấu tố hãi hùng với tiếng hò hét của đám đông, ánh lửa bập bùng, thân người quằn quại sau một loạt súng cộng với tiếng kêu khóc, tiếng cầu kinh, tiếng than van của nạn nhân, Trần Đức Thảo rụng rời tay chân: Bỗng thân xác Thảo run lên lên lập cập vì xúc động, như một cơn sốt rét mãn tính bất ngờ ập tới, mồ hôi lạnh toát ra từ trán tới chân, nước mắt tuôn trào, hàm răng run lập cập..(…) Thật ra thì những tiếng súng chát chúa hạ sát mấy thân xác đồng bào tội nhân ấy đã như bắn vào chính thân xác Thảo, đã vĩnh viễn đập tan tành giấc mộng trở về góp công sức xây dựng một mô hình cách mạng mà nhân loại trông chờ. [23]
    Nhưng mọi việc làm của Hồ Chí Minh đều được che đậy và nếu cần đổ trách nhiệm cho người khác. Bác đóng vai một người nhân từ, đóng vai một lãnh tụ hết lòng với đất nước. Bác chơi gái như mọi người- chơi nhiều gái mà phải là gái còn trẻ- nhưng vẫn đóng kịch là Cha già dân tộc, hy sinh cả đời, không vợ con. Đám cận thận từ một tên bảo vệ đến ông Tổng bí thư đều biết rõ con người thật của Bác: Một thứ gian manh, quỷ quyệt, độc ác, mất nhân tính. Nhưng bác vẫn dặn đám bầy tôi phải làm thế này, thế kia. Còn Bác làm cái gì thì kệ Bác.
    Rồi tiếp theo từ cách tự đặt tên minh với những ý đồ đầy cao vọng như : Ái Quốc, Tất Thành, Chí Minhvv đến tự viết Hồi ký khen tặng chính mình là một thứ cao ngạo, giả dối cao độ. Khát vọng quyền lực, khát vọng một lãnh tụ được tôn sùng tuyệt đối là có thật noi con người Hồ Chí Minh. Và ông dùng mọi thủ đoạn, nếu cần, để đạt được. Di chúc viết ra thì như thể Bác không muốn bày vẽ tốn kém, xuềnh soàng cho xong. Nhưng trong bụng Bác thì biết rằng chúng nó sẽ làm cho long trọng, ướp xác để đời đời nhân dân nhớ ơn Bác.
    Từng chi tiết một, từng lời ăn tiếng nói, từng việc làm, từng lời tuyên bố của Hồ Chí Minh đã bị Trần Đức Thảo bóc trần. Có thể nói, từ trước tới nay, chưa một ai dám viết lột tả hết mọi mọi điều gian dối, nói lên hết những thối tha, những bi kịch làm người như dưới ngòi bút của Trần Đức Thảo. Người đọc chia xẻ ngầm với những con chữ ấy, cho dù đó là một câu chuyện rất bình thường có thể chẳng liên quan gì đến Hồ Chí Minh như sau đây:
    Thảo đứng nhìn bữa cơm chỉ có một đĩa rau muống duy nhất, bên cạnh nồi cơm trơ trọi y như bơ vơ, như thiếu vắng, nhớ tiếc một cái gì vừa mất. Y như Hà Nội đang nhớ tiếc một thời chưa xa, nhưng nay không còn nữa! Thảo lớn tiếng:
    - Mời bố mẹ dạy xơi cơm.. Ông bố vẫn nằm im không trả lời. Nằm im lặng thêm một lúc, không biết nghĩ sao, ông bố ngồi dậy, từ từ đi sang một góc chiếu trõng che rồi nói:
    - Mẹ ăn cháo chứ chưa ăn được cơm. Lát nữa bố sẽ nấu cháo cho mẹ. [24]
    Câu chuyện bữa cơm trong một gia đình trung lưu như gia đình Trần Đức Thảo, chỉ bằng một vài việc phác họa đã là một lời tố cáo chế độ bất nhân không có cách gì bào chữa được.
    Và để chấm dứt phần này, xin trích một đoạn mô tả cái thực trạng miền Bắc những năm sau 54 và ngày nay còn tồi tệ gấp bội phần. Nơi ấy, không còn ai dám nói tới nhân phẩm, đạo đức nữa. Cứ như thể cả một nền văn hóa đểu giả càng ngày càng phát triển đã tạo ra một xã hội tàn nhẫn đến mức thô bạo mà một Hà Nội mới với cảnh vừa bán, vừa chửi, vừa bán vừa xua đuổi khách hàng. Nói năng thô lỗ, giọng ba que xỏ lá:
    - Chỉ có vậy thôi, mua thì mua không mua thì cút.
    - Ông cút thì ông ‘đ’ mua!
    - Mày về mà ‘đ’ mẹ mày ấy..
    Đọc đoạn này không khỏi sót sa cho ông. Trần Đức Thảo không còn là một triết gia nữa mà là một nhà văn hiện thực phê phán như một Nam Cao!!
    Phần hai: xoá bỏ chủ nghĩa Mac-Xít- Staline
    Cái éo le nhất của cuộc đời cầm bút của Trần Đức Thảo là ông được nhìn nhận nơi xứ người như một nhà tư tưởng lớn. J.P. Sartre coi ông là một trong số hiếm hoi những người Mác Xít không chìm đắm trong tụng niệm mà dám xông pha- một thứ Marxiste combattant- để làm thế nào cuộc đời nhất quán với triết lý. Đem triết lý vào hành động như một thứ dấn thân của một người Mác Xít lý tưởng.
    Paul Mus, trong Sociologie d’une guerre viết: Ngay từ 1946, không một ai nói hay hơn nhà tư tưởng có tương lai lớn này..(..) mà những phân tích tâm lý của ông trong những bài đăng trong Les temps modernes, dưới mắt tôi, là một thu hoạch hoàn tất.
    Sự trở về Việt Nam của ông nằm trong ý nghĩa đó, đem cái hiểu biết, đem cái lý thuyết Mac Xít về áp dụng vào thực tế Việt Nam.
    Nhưng tiếc thay, ông đã không được bất cứ lãnh đạo cộng sản cao cấp nào đón nhận vì nhiều lý do, trong đó có lý do trình độ quá thấp kém của họ. May ra có một người là cụ Cao Xuân Huy có thể chia xẻ về những quan điểm về Hiện tượng học Husserl- một chuyên ngành của Trần Đức Thảo- trong một chương nhan đề: Do lai của ý thức. [25]
    Mặc dầu vậy, tôi khó chia sẻ với những thuật ngữ triết học có tinh chuyên ngành mà cụ dịch và sử dụng như vật thể kiên xác ( Solides), vật tự nó (en soi), có chỗ cụ dùng vật tự thân, nội chấp (Intentionnel)vv Những thuật ngữ này ở miền Nam trước 1975 hầu hết đã trở thành những chuẩn ngữ quen dùng cũa những người dạy và học triết ở miền Nam.
    Thật khó cho Trần Đức Thảo có thể gieo trồng một cây triết học dù là triết học Mác Xít ở một vùng đất mà phần đông giới lãnh đạo đều vừa qua bậc tiểu học.
    Ngay như có đủ vốn triết học và thông thạo tiếng Pháp, vị tất đọc đã hiểu được triết học. Tôi chỉ lấy trường hợp triết gia hàng đầu về chủ thuyết Mác Xít ở Paris như một thí dụ,- ông Louis Althusser tự thú như sau, xin lược dịch: Tôi có đọc chút ít về Hégel, đọc chút ít về Aristote. Kant thì không. Còn những Spinoza, Heidegger, Husserl; tôi đã chẳng hiểu họ viết gì. Freud cũng thế cũng như phần đông độc giả của ông ta. Nếu tôi biết chút ít là do suy đoán, tệ hơn nữa cứ nhận đại là mình biết đi.
    Trần Đức Thảo lạc lõng giữa đám người ít học ấy. Ngay cả khi ngồi trước đám môn sinh sau 1954 ở Hà Nội, liệu có ai hiểu được ông thày muốn nói gì?
    Tuy nhiên, cái khó khăn của Trần Đức Thảo không phải chỉ nằm ở chỗ đọc hiểu hay không hiểu. Một khó khăn đặt ra bây giờ và những thế hệ sau này muốn đọc là ông sử dụng hai thứ tiếng để biểu đạt tư tưởng của mình: Tiếng Pháp và tiếng Việt.
    Chính ở chỗ này, cần phân biệt có hai Trần Đức Thảo.
    Có một con người Trần Đức Thảo viết tiếng Pháp suôi chảy và con người viết tiếng Việt còn thiếu bộ danh từ triết học. Đã thế viết tiếng Việt lại phải qua hàng rào kiểm duyệt. Viết cây dừa có dấu huyền mà nó bỏ dấu huyền thành cây dưa là đời đi đoong rồi. Lại nữa chỗ nào ông viết thật, chỗ nào ông viết nịnh bợ?
    Hai con người ấy phơi bầy hai lối nhìn, nhiều khi hai tư cách trái ngược nhau.
    Viết tiếng Việt, có thể Trần Đức Thảo phải viết theo đơn đặt hàng hoặc viết sao để vừa lòng chế độ như các bài về: Tìm Hiểu giá trị văn chương cũ hay Nội dung xã hội truyện kiều. Cái gọi là Tấm biển chỉ đường của Trí tuệ..Bài Hịch Tướng sĩ của Trần Hưng Đạo và xã hội Việt Nam trong thời kỳ thịnh của chế độ phong kiến.
    Đặc biệt trong đó có bài viết về Thằng Bờm trong Tìm hiểu giá trị văn chương cũ mà ông yêu cầu mọi người từ nay phải gọi Bờm là anh Bờm. Vì Bờm biểu tượng cho giai cấp nông dân chống lại địa chủ phong kiến. Hóa ra tranh đấu giai cấp đã có từ thời thượng cổ thì cần gì đến ông thầy Mác?
    Đọc bài này của ông mà muốn chửi thề!! Hình như đây không phải là Trần Đức Thảo mà là bóng ma Hồ Chí Minh nhập vào Trần Đức Thảo.
    Tuy nhiên, số lượng bài viết này không nhiều, cũng chẳng đáng nói tới so với số lượng các đề tài liên quan đến lãnh vực triết học mà ông để lại.
    Một cái tuy nhiên nữa là trong số những tài liệu tiếng Việt ấy có cuốn Vấn đề con người và Chủ nghĩa ‘Lý luận không có con người’ được in và xuất bản khi ông vào ở trong Nam. Cuốn sách mỏng chỉ khoảng 140 trang này có thể được xuất bản là nhờ cái không khí chính trị miền Nam tương đối khoáng đạt hơn miền Bắc và nhờ có sự yểm trợ tinh thần của những người như Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng. Vậy mà sau này nó cũng bị Hà Nội ra lệnh tịch thu.[27]
    Về phần triết học Tây Phương của Trần Đức Thảo, tôi chỉ xin trích dẫn ý kiến của giáo sư H.L Van Breda, người có trách nhiệm bảo quản các tài liệu của nhà Hiện tượng học Husserl ở đại học Louvain bên Bỉ.. Husserl là người Đức, gốc Do Thái nên ông phải tẩu tán tài liệu của ông sang Bỉ  [28] khi Hitler lên nắm quyền. Có bốn trí thức ở Paris có quan tâm đến triết học Hiện tượng luận là Merleau-Ponty, J.Hyppolite, Lm Geigner và Trần Đức Thảo vào những năm 1942-1946. Vì thế, họ phải liên lạc với giáo sư H.L Van Breda để tiếp cận tài liệu Husserl. Chính vì thế mà Trần Đức Thảo mới có điều kiện viết cuốn triết học làm ông nổi tiếng. Đó là cuốn La Phénoménologie et le Matérialisme dialectique.( (Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng). [29]
    Nội dung cuốn sách này là Trần Đức Thảo có tham vọng muốn trình bày thuyết Hiện tượng luận đem áp dụng vào chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tham vọng này cũng giống như J.P Sartre muốn đem triết thuyết hiện sinh vào thuyết Mác Xít. Và đây cũng là đầu mối việc J.P Sartre mời Trần Đức Thảo trao đổi với J.P Sartre trong năm buổi trao đổi. Việc trao đổi này sau ở miền Bắc nhiều người phóng lên rằng J.P Sartre đã thua Trần Đức Thảo. Đã có mấy ai đủ trình độ và có tài liệu để nói đến chuyện thua được. Vả lại, trao đổi triết học mà nói đến thua được là trẻ con, chưa hiểu gì về tính chất của triết học.
    Theo phần đông các triết gia Pháp cho rằng ông Thảo là người hiểu và trình bầy một cách sâu sắc và tương đối dễ hiểu về Hiện tượng luận hay phương pháp hiện tượng luận của Husserl.
    Tuy nhiên phần hai của cuốn sách- phần áp dụng Hiện tượng luận vào chủ thuyết biện chứng duy vật biện chứng thì thật bất xứng với ông(indigne de lui), Có thể phần hai ông Thảo đã triển khai chưa đúng mức và có phần vội vã.[30]
    Tôi chỉ trích dẫn lại ý kiến của các nhà triết học mà về phần tôi, chưa đủ trình độ để hiểu được đến nơi đến chốn.
    Theo ý kiến thô thiển của tôi trong cái hiểu biết có giới hạn về Trần Đức Thảo, tôi vẫn cảm thấy gần gũi với ông mỗi khi ông cho rằng triết học dù là Mác Xít-Lênin đi nữa thì vẫn là thứ triết học về con người và lấy con người làm đối trọng.
    Đây là một điều mà tôi cho là đáng trân quý nhất so với những luận thuyết trừu tượng với những thuật ngữ quá chuyên biệt ngoài tầm tay của mình.
    Có muốn dựa cột mà nghe cũng không được.
    Và phải chăng tôi tự hỏi vì thế ông viết cuốn Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người, trong đó ông phê phán nặng nề Louis Althusser. Althusser là một trong những triết gia, nhà tư tưởng cộng sản hàng đầu của Paris vào các năm từ 1965-1980. [31]
    Tôi gọi cái phần ưu vượt của triết lý Trần Đức Thảo là một thứ chủ nghĩa nhân bản Mác Xít( Un humanisme marxiste). Một thứ chủ nghĩa hầu như xa lạ và đối nghịch với Staline, với Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh.
    Tôi cũng cảm nhận ông có một bước tới gần với các triết gia nhân bản xã hội Âu Châu mặc dầu còn rất nhiều khoảng cách giữa họ.
    Nhưng tôi cũng không thể đồng tình với tác giả Cù Huy Chử trong một bài viết Tư Duy triết học Trần Đức Thảo và tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
    Đây là một gán ghép có tính áp đặt. Cho đến nay, chưa mấy ai có thể chỉ ra chỗ nào là tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh nếu có chỉ là tư tưởng thuộc loại Luân lý Giáo Khoa thư hay tư tưởng công dân giáo dục dạy cho học sinh trong các trường trung-tiểu học.
    Xin Tiến sĩ Cù Huy Chử nên từ bỏ những điều nghiên cứu ngoài lãnh vực của ông để xứng danh với danh xưng tiến sĩ của ông. Xin tha cho làm phước.
    Nhưng nếu căn cứ vào cuốn sách Những lời trăng trối của ông, tôi nhận thấy Trần Đức Thảo muốn vứt bỏ hầu như toàn cái gia tài triết học của ông- gia tài sùng bái chủ nghĩa Mác Xít. Và Về phần này, xin nhường để ông hiển lộ tất cả những sâu kín đã chôn chặt, đã dấu kín và nỗi lòng của ông. Ông thố lộ :
    ‘Từ lúc tôi khám phá ra là tôi đã sai lầm, đã một thời đứng trong hàng ngũ tội ác, đã mù quáng cả tin vào ý thức đấu tranh giai cấp của Marx, thì sự tỉnh thức ấy làm tôi sung sướng. Bởi như thế là tôi đã tự giải thoát chính tôi, đã tự giải phóng chính tôi. Tôi đã trở thành con người tự do! Tôi đã đạt tới tâm trí thanh thản trong sáng của con người tự do, tư tưởng không còn bị gông cùm của ý thức hệ.
    Và nay dĩ nhiên là tôi phải phủ nhận tất cả những gì đã viết lúc đang sùng bái Marx..
    Xin tiếp tục đọc những lời trăng trối của ông :
    Những gì đã viết mà dựa vào Marx thì vẫn bao hàm một định kiến, một ngộ nhận,một căn bản không tưởng, từ đó có thể dẫn đến những sai lầm khác, có thể phạm vào tội ác. Bởi vì một phần tư tưởng tranh đấu của Marx, lúc nào cũng như cái bóng ma quái, muốn thúc đẩy con người lao vào các hành động quá trớn, quá khích, do hận thù và bạo lực cách mạng, để giải quyết các vấn đề cơ bản của xã hội, của con người.
    Thật sự là trong chiều dài lịch sử nhân loại, bạo lực cách mạng xã hội chủ nghĩa đã không hề giải quyết được vấn đề bất công trong xã hỗi loài người.
    Và cũng chưa hề giải phóng ai![33]
    Ông Trần Đức Thảo vốn là một người cầm bút cẩn thận. Đọc một vài trang bản thảo của ông, tôi thấy ông xóa gạch, sửa nhiều chỗ, thêm bớt từng chữ một. Vậy mà trong những dòng tâm sự cuối đời này, giọng văn như vỡ ra, tuôn trào, không kềm giữ được.. Hình như bao nhiêu nỗi oan ức, nỗi buồn, sự câm nín bấy lâu nay giống như một cái cửa đập nước được mở ra. Nó tuôn trào như một dòng thác nước!! Đúng như nhận xét của Tri Vũ Phan Ngọc Khuê viết :
    Nói tới đó, rồi bác Thảo im lặng hồi lâu. Lúc này, chúng tôi thấy bác Thảo nổi bật như một người, lúc cuối đời, đầu óc nặng trĩu tâm tư, đầy ân hận, hối hận rất u buồn, đau đớn, và đang tìm cách gì đó để giải tỏa thảm kịch của chính mình.[34]
    Rải rác đó đây trong sách, người đọc thấy đầy những giọng điệu bi phẫn như thế!
    Không phải tôi đa mang đâu, sự thật là mình đã tự thân bước vào con đường của sai lầm, bế tắc. Nỗi khổ tâm là mình cũng đã làm cho nhiều người cùng với mình sa vào sai lầm và bế tắc. Nay mình đã tìm ra được lối thoát nên rất ân hận, phải sám hối, phải chuộc tội bằng hành động. Vào lúc hoàng hôn, thấy một ngày bị lãng phí là đáng tiếc, đáng buồn, huống chi bây giờ là hoàng hôn của cả một cuộc đời đã bị lảng phí. Nỗi ân hận, hối hận đang ngùn ngụt thiêu đốt tâm trí tôi… Bây giờ tôi chỉ thấy tội lỗi của cái thời câm nín của mình, đã biến thành một tên trí thức đồng lõa khốn nạn, đáng nguyền rủa..[35]
    Còn tôi, đã bao phen biết mình phải nói một câu trái với lương tâm, làm một cử chỉ a dua, ca ngợi tội ác, lúc đó tôi đã ý thức ngay là mình phạm tội, tội giả dối, tội a dua, hoan hô cái xấu, cái ác, tội hèn nhát đã phản bội lý tưởng của mình, phản bội chính mình. Đã biết là tội như vậy mà vẫn cứ nói, cứ làm..[36]
    Tôi đã chấp nhận ra đi, lúc tuổi già sức yếu, để có cơ hội thét lớn cùng thế giới rằng : Thủ phạm gây ra đại bi kịch này cho nhân loại, chính là Marx.
    Tất cả là do đám trí thức hèn như tôi. Buồn lắm! Hèn lắm! Nhục lắm! Đau lòng lắm.
    Phần tôi, xin được chấm dứt bài viết ở đây. Bài viết của tôi mang tínhcách tìm hiểu về một Con người, một tưởng niệm hơn là nhận thức. Điều mà tôi tâm đắc nhất khi viết về triết gia này, chính là tính cách nhân bản của ông. Ông đã sống xứng đáng một con người có nhân cách và trách nhiệm của một người trí thức.
    Ông sống khổ mà chết đẹp và đã để lại cho mọi người một sứ điệp: chế độ cộng sản và Hồ Chí Minh đã tạo ra một thảm cảnh bất hạnh cho Việt Nam.
    Ta phải tiêu diệt cả hai. Tiêu diệt cách nào? Đó không phải là công việc của Trần Đức Thảo mà của những người hiện nay đang sống dưới chế độ bất nhân và vô đạo ấy!!
    © Nguyễn Văn Lục
    © Đàn Chim Việt
    ——————————————————–
    Chú thích:
    [19]Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trang 280
    [20]Xem Hoàng Khoa Khôi, Một nhận định về Trần Đức Thảo IBId
    [21]TS Cù Huy Chữ: Về mối quan hệ giữa giáo sư Trần Đức Thảo với ông Phạm Văn Đồng, một vài nét chấm phá.
    [22]Trần Đức Thảo IBID, trang 350-352
    [23]Tri Vũ- Phan Ngọc Khuê, Trần Đứ cThảo, Ibid, trang 142
    [24]Tri Vũ- Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trang 162
    [25]Paul Mus: Sociologie d’une guerre, nxb Seuil, Paris, 1951, trang 185.
    [26]Cao Xuân Huy, Tư tưởng phương Đông, Gợi những điểm nhìn tham chiếu, do Nguyễn Huệ Chi soạn và giới thiệu, nxb văn học từ trang 147-174
    [27]Trần Văn Giàu: Trần Đức Thảo, nhà triết học, tạp chí Văn Nghệ nguyệt san, số 1, bộ mới, trang 2
    [28]H.L Van Breda, Maurice Merleau Ponty et les archives de Husserl à Louvain, Revue de Métaphysique et de morale, 1962
    [29]Trần Đức Thảo La phénomologie et le materialisme dialectique, Minh Tan, Paris, 1951
    [30]Nguyễn Văn Trung, đôi điều ghi nhận về ông Trần Đức Thảo.
    [31]Althusser đã giết vợ là Helene bằng cách bóp cổ vào năm 1980. Ong là tiêu biểu thứ tận cùng của thứ điên loạn triết học. Sau khi giết vợ xong, ông ghi lại như sau . Voila ce que j’ai fait, ce que j’ai pense, ce que je fus ( Đó là nhựng cái gì tôi đã làm, cái gì tôi đã suy nghĩ và đó là cái gì là tôi). và năm sau đến lượt ông chết ngồi trên ghế bành về bệnh tim..
    [32]Ts Cù Huy Chử, Tư duy triết học Trần Đức Thảo và tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
    [33]Tri Vủ Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trabg 385
    [34]Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trang 337
    [35]Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, Trần Dức Thảo, Ibid, trang 390
    [36]Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trang 391
     

    Friday, November 14, 2014


    TRẦN ĐỨC THẢO * HỒI KÝ

    HỒI KÝ
    Trần Đức Thảo
     Trong giai đoạn cuối cùng của tôi ngày xưa ở bên Pháp, tôi đã xác nhận chủ nghĩa Marx trong bài từ giã chủ nghĩa hiện sinh: Hiện tượng học của tinh thần và nội dung thực tế của nó. (Les Temps Modernes tháng 9-1948). Trong ấy tôi biện minh cho sự lựa chọn của tôi bằng cách nêu lên những chân trời rộng rãi mà quan điểm duy vật biện chứng và lịch sử xã hội mở ra cho công việc phân tích ý thức sinh thức.
    Đấy là cái mà tôi đã tìm cách giải thích cho Jean-Paul Sartre trong năm buổi trao đổi tiến hành vào mùa đông 1949-1950, theo lời mời của ông ấy. Tuy nhiên buổi nào cũng đi đến kết quả tiêu cực, do sự bất đồng cơ bản ngay từ xuất phát điểm trong thế giới quan của hai bên. Cuối cùng thì chỉ còn có thể ghi nhận rằng không thể nào dung hòa giữa chủ nghĩa hiện sinh với chủ nghĩa Marx.

    Cũng phải nói rằng chủ nghĩa Marx ngày ấy chỉ được quan niệm trong giới hạn hẹp hòi của tình trạng sùng bái cá nhân, trong ấy chủ nghĩa duy vật lịch sử bị thu rút vào vài nét đơn giản hóa, chỉ bao quát một số quan hệ riêng lẻ trong mỗi giai đoạn riêng biệt, tách rời sự vận động phổ cập cụ thể của lịch sử loài người. Một thế giới quan như thế trên thực tế là thuộc phạm vi tình trạng bóp mép theo lối siêu hình của cái phương pháp được chính thức tuyên bố là biện chứng.
    Dĩ nhiên trong cái chân trời thu hẹp như thế, thì tôi không thể nào thực hiện cái dự kiến của tôi từ năm 1948, là đi vào bề sâu quá trình phát sinh và phát triển của ý thức, xuất phát từ sự biện chứng của sản xuất vật chất. Như thế là phần hai cuốn Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng (Phénoménologie et Matérialisme Dialectique, Minh Tân, Paris, 1951) kết thúc trong một ngõ cụt mà tôi hy vọng tìm được lối thoát trong cách mạng Việt Nam, như tôi đã ám chỉ ở cuối cuốn sách, dưới nhan đề “Sự vận động thực tế của phép biện chứng”.
    Đầu năm 1952, khi về tới Việt Bắc, tôi đã trấn an những mối lo lắng lý luận của tôi bằng cách tiếp nhận chủ nghĩa Marx theo những sự kiện biểu hiện trên thực tế, và tôi đã tự nhủ rằng tất cả các vấn đề đã được giải quyết xong cả rồi. Nhưng đến năm 1956, tiếng vang của Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô đã kéo tôi ra khỏi tư tưởng giáo điều.
    Tuy nhiên Khrushchev chỉ phản đối những phương pháp lạm dụng của chủ nghĩa quan liêu trong công tác tổ chức, chính trị chứ không đặt vấn dề phê phán nghiêm chỉnh những quan điểm lý luận liên quan với sự sùng bái cá nhân.

     Mà trên thực tế, thì chính những cuộc khủng hoảng hàng loạt, tùy tiện và phi pháp, cũng như cơ chế mệnh lệnh bao cấp, tất cả những cái gì đã cản trở, bóp méo công trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà Lenin đã chủ trương, và đã lãnh đạo nhân dân thực hiện với tinh thần anh hùng quên mình, là gắn liền với những sai lầm sâu sắc trong phương pháp tư duy và quan điểm triết học.
    Dưới lời tuyên bố biện chứng, phương pháp đã bị bóp méo thành một thứ siêu hình với cái lối nhận định phổ biên: “hoặc là … hoặc là …”. Hoặc là quét sạch đến tận gốc tất cả cái gì xuất phát từ xã hội tư bản, từ hệ thống tư sản với tất cả những yếu tố của nó hoặc là trở lại cái địa ngục tư bản chủ nghĩa.
    Marx nói: “Nhà siêu hình học tư duy bằng những đôi phản đề mà không có trung giới: ông nói có, có, không, không, đi xa hơn thì chẳng có nghĩa gì. Theo ông thì hoặc là một sự vật tồn tại, hoặc là nó không tồn tại. Một sự vật cũng không thể nào là bản thân nó và là cái khác. Cái tích cực với cái tiêu cực loại trừ lẫn nhau một cách tuyệt đối” (Chống Duyring, M.F.Werke, tập 20, tr.21).
    Trên thực tế, sự tư duy theo lối “hoặc là …, hoặc là …” “có, có, không, không”, thì chính là tư duy ngoài thời gian. Như thế là tự đặt mình vào một thứ chốc lát coi như rút ra khỏi thời gian, quan niệm như đứng ngoài sự chuyển biến thời gian. Chống lại cái quan điểm siêu hình cho rằng “hoặc là một sự vật tồn tại, hoặc là nó không tồn tại”, Heraclite đã nói “Mọi sự vật tồn tại và cũng không tồn tại, vì nó chuyển biến”.
    Nhà siêu hình học quan niệm sự chuyển biến không phải như sự chuyển biến của mỗi chốc lát ngay trong chốc lát ấy, mà như sự liên tiếp một tràng chốc lát, mỗi cái là bất động trong bản thân nó, vì cái nó kế tục cái kia, kết quả là ông thấy sự vật trong mỗi chốc lát hoặc tồn tại hoặc không tồn tại: không thể nào có cái thứ ba. Đây là nguyên lý không có cái thứ ba. Hegel đã bác bỏ cái nguyên lý siêu hình ấy trong một đoạn, mà Lenin đã tán thành và bổ sung – Lenin dẫn Hegel:
    “Người ta nói: Một cái gì đấy hoặc 1, hoặc không –1, không có cái thứ ba. Nhưng trên thực tế, chính là có cái thứ ba trong luận điểm như thế. A chính là cái thứ ba, vì A có thể là A vừa –A” Như thế thì chính A là cái thứ ba, mà người ta muốn gạt bỏ”.
    Lenin viết tiếp: “Chí lý và đúng. Bất kỳ sự vật cụ thể nào, bất kỳ một cái gì đấy cụ thể cũng đúng trong những quan hệ đa dạng và nhiều khi là mâu thuẫn với tất cả những cái khác. Do đấy thì nó là bản thân nó và là cái khác” (Bút ký triết học tiếng Nga tr. 123-124).
    Như chủ nghĩa xã hội với tư cách bản thân nó, với tư cách một hệ thống, thì là sự phủ định chủ nghĩa tư bản. Nhưng một xã hội xã hội chủ nghĩa cụ thể, một nước xã hội chủ nghĩa, phát triển trong vô số quan hệ với thiên nhiên và với những nước khác.

    Do những quan hệ như thế, một số yếu tố của xã hội tư sản cũ đã sáp nhập vào hệ thống mới và có vai trò cần thiết cho sự phát triển của hệ thống mới. Tức là cái hệ thống mới xóa bỏ cái hệ thống cũ với tư cách là một hệ thống. Nó xóa bỏ cái cơ cấu thống nhất của hệ thống cũ. Nhưng một số yếu tố của hệ thống cũ được giữ lại trong hệ thống mới., với một hình thái mới, do đấy mà chúng có vai trò tiến bộ và cách mạng trong hệ thống mới. Như thế là chủ nghĩa xã hội “là bản thân nó và là cái khác”, tức là nó sáp nhập trong bản thân nó những yếu tố nào đấy của xã hội cũ, và một số yếu tố như thế trở thành yếu tố của tương lai.
    Ví dụ như một số quyền tự do dân chủ của xã hội tư sản, mà ngày xưa quần chúng nhân dân đã giành được do đấu tranh chống phong kiến và tư sản, thì ngày nay vẫn là cần thiết dưới một hình thái mới trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Chúng là cần thiết cho sự phát triển số lượng và chất lượng của chủ nghĩa xã hội, đối lập với chủ nghĩa quan liêu tiêu cực, và cuối cùng là cần thiết cho tiến trình chuyển hóa lên chủ nghĩa cộng sản.

     Cũng như thế, những phương pháp hợp lý hóa tổ chức lao động và quản lý sản xuất, những thành tựu văn hóa khoa học do những người trí thức của thời đại tư sản tạo nên, cũng là có ích và cần thiết cho chủ nghĩa xã hội. Tóm lại sự phủ định chủ nghĩa tư bản trong chủ nghĩa xã hội là gắn liền với sự phủ định, sự phủ định ấy trong sự mâu thuẫn nội bộ của chủ nghĩa xã hội, - chính là sự mâu thuẫn nội bộ này thúc đẩy sự phát triển như thế của sự phủ định chuyển thành phủ định sự phủ định.
    Lenin đã đặt cơ sở cho phạm trù trung giới, là sự liên hệ sự phủ định với sự phủ định sự phủ định, khi dẫn và bình luận văn kiện của Hegel như sau:
    Lenin đã cải thiện lời lẽ và nói chính xác hơn:
    “Không phải sự phủ định đơn thuần, không phải sự phủ định không có phản chiếu, đã đặc trưng cơ bản trong phép biện chứng – không, đặc trưng cơ bản của phép biện chứng chính là sự phủ định với tư cách là cái khâu liên hệ, cái khâu phát triển, mà vẫn giữ lại cái tích cực” (Lenin, Bút ký triết học, tr 207, tiếng Nga).
    Tức là sự vận động biện chứng là sự chuyển hóa từ cái thứ nhất, là cái trực tiếp, lên cái khác, là cái phủ định của cái trực tiếp ấy. Cái phủ định của cái thứ nhất như thế là cái thứ hai, tức lá cái được trung giới hóa, nó vẫn giữ trong nó sự quy định của cái thứ nhất, tức là cái tích cực của cái thứ nhất.
    Tác dụng của sự trung giới như thế là làm cho cái thứ nhất chuyển thành cái thứ hai, tức là phủ định cái thứ nhất trong cái thứ hai. Nhưng cái thứ hai, là cái phủ định của cái thứ nhất, thì vẫn giữ lại cái tích cực của cái thứ nhất. Và chính cái tích cực ấy đi vào mâu thuẫn bên trong của cái thứ hai, do đấy thì nó là sự phủ định./sự phủ định thứ nhất.???
    Như Marx nói: “Sự sở hữu hóa tư bản chủ nghĩa phù hợp với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa – là sự phủ định thứ nhất, nó phủ định cái quyền tư hữu, tư liệu sản xuất xuất phát từ lao động cá thể độc lập. Nhưng sự sản xuất tư bản chủ nghĩa… lại sinh ra sự phủ định bản thân nó. Đấy là sự phủ định sự phủ định. Nó khôi phục không phải là cái quyền tư hữu của người lao động, mà là cái quyền sở hữu cá nhân của anh dựa vào những thành tựu của thời đại tư bản chủ nghĩa, là sự hợp tác và vận dụng chung các tư liệu sản xuất kể cả đất đai” (Marx, tư bản, Marx – Engels Werke, tập 23, tr 791).
    Nếu chúng ta xuất phát từ xã hội trung cổ thì cơ sở của nó trước hết là quyền tư hữu sản xuất của người tiểu nông và thủ công, dựa trên lao động cá thể độc lập. Đấy là cái thứ nhất, sự sở hữu hóa tư bản chủ nghĩa là cái trung giới phủ định cái thứ nhất ấy: đây là sự phủ định thứ nhất, làm cho cái thứ nhất chuyển lên cái thứ hai, là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, xã hội tư bản như thế là cái được trung giới hóa, tức là cái phủ định (le négatif) của quyền tư hữu dựa trên lao động cá thể độc lập của thời trung cổ, nó phủ định xã hội trung cổ.

    Nhưng sự phủ định như thế không có nghĩa là thủ tiêu tất cả,  trái lại nó “vẫn giữ lại cái tích cực” của xã hội trung cổ.
    Cơ sở của xã hội trung cổ, là quyền tư hữu về tư liệu sản xuất của người lao động cá thể độc lập, như thế là đã bị xóa bỏ. Nhưng trong cái ấy có cái tích cực, là quyền sở hữu cá nhân của người lao động, thì vẫn duy trì ở bề sâu  xa của xã hội tư sản, dù có bị bóc lột theo lối bóc lột thặng dư giá trị. Bằng chứng là nhà tư bản phải tạo nên cái ảo ảnh tựa hồ như tiền công là hoàn lại “giá trị lao động” mà trên thực tế thì nó chỉ hoàn lại giá trị của sức lao động. Tức là về nguyên tắc, nhà tư bản vẫn phải công nhận, dù chỉ là trên lời nói, cái quyền sở hữu cá nhân của người lao động.
    Do đấy thì người lao động đòi phải thực hiện nghiêm chỉnh cái lời nói ấy, và sự đấu tranh của anh sáp nhập vào mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sức sản xuất với hình thức tư hữu tư bản chủ nghĩa của sự chiến hữu. Như thế là phát triển đấu tranh giai cấp của quần chúng công nhân chống chủ nghĩa tư bản. Tức là “sự sản xuất tư bản chủ nghĩa lại sinh ra sự phủ định bản thân nó”.

    Mà vì chính bản thân chủ nghĩa tư bản là sự phủ định cái quyền tư hữu dựa trên lao động cá thể độc lập, nên sự phủ định chủ nghĩa tư bản trong đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân có nghĩa là phủ định sự phủ định thứ nhất. Đây là sự phủ định thứ hai, “nó khôi phục không phải là cái quyền tư hữu của người lao động mà là cái quyền sở hữu cá nhân của anh, dựa vào những thành tựu của thời đại tư bản chủ nghĩa, là sự hợp tác và vận dụng chung các tư liệu sản xuất, kể cả đất đai”.
    Quyền sở hữu cá nhân của người lao động chính là cái tích cực trong quyền tư hữu của người lao động trung cổ, cá thể độc lập chuyển lên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, cái tích cực kia vẫn duy trì ở bề sâu xa, vì nó là tích cực, nhưng nó lại bị áp đặt một tầng lớp mơ hồ, do người tư bản chỉ trả tiền công theo giá trị của sức lao động chứ không phải là theo lao động, nhưng vẫn tuyên bố là trả theo lao động. Tức là người tư bản bóc lộc người công nhân bằng cách tạo nên một hình thức thăng bằng mơ hồ giữa tiền công với lao động.

    Đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nhằm xóa bỏ bóc lột, chính là nhằm khôi phục cái tích cực của thời trung cổ trong điều kiện của sự tập trung sản xuất và xã hội hóa lao động hiện đại, và như thế là xác định mục đích tiến lên chủ nghĩa xã hội: làm theo năng lực hưởng theo lao động, trên cơ sở quyền sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất. Đấy là sự phủ định thứ hai, nó phủ định cái thứ hai là sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, tức là nó phủ định sự phủ định cái thứ nhất và như thế là nó khôi phục cái tích cực của cái thứ nhất (là quyền sở hữu cá nhân của người lao động vẫn duy trì ở bề sâu, nhưng bị tha hóa trong cái thứ hai, tức là nó thúc đẩy cái thứ hai (xã hội tư sản) tiến lên cái thứ ba (xã hội xã hội chủ nghĩa).
    Tóm lại, trong sự chuyển hóa từ cái thứ nhất lên cái thứ hai, ví dụ như từ phương thức sản xuất tiểu tư hữu của người lao động trung cổ lên xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại, thì cái thứ hai phủ định cái thứ nhất, nhưng cái tích cực của cái thứ nhất (ở đây là quyền sở hữu cá nhân của người lao động) vẫn được duy trì ở bề sâu xa của cái thứ hai, đồng thời nó bị áp đặt lên một hình thái tha hóa tức là nó vẫn bị phủ định, dù không bị thủ tiêu. Cái tích cực của cái thứ nhất bị tha hóa trong cái thứ hai như thế thì đấu tranh chống tha hóa. Nó sáp nhập vào mâu thuẫn cơ bản của cái thứ hai, tức là nó phủ định cái thứ hai. Do đấy thì nó cũng phủ định thứ nhất, tức là nó phủ định sự phủ định (sự tha hóa) cái tích cực của cái thứ nhất trong cái thứ hai, và như thế là nó đưa cái tích cực ấy theo hướng tiến lên cái thứ ba.
    Sự trung giới trong sự chuyển hóa từ cái thứ nhất lên cái thứ hai như thế là liên hệ sự phủ định cái thứ nhất với sự phủ định tức là với sự tha hóa cái mặt tích cực của cái thứ nhất trong cái thứ hai, do đấy thì thúc đẩy cái thứ hai chuyển lên cái thứ ba. Nội dung của sự trung giới như thế là thống nhất biện chứng sự phủ định với sự phủ định sự phủ định. Đứng về mặt lôgich thì đấy là cái “tính phủ định thuần túy” hay “cái biến chuyển đơn giản”.

    Cái tính phủ định (Negativitat) thì chính là cái tính vận động biến chuyển của mỗi lát thời gian, do đấy mà “sự vật tồn tại”, “sự vật là bản thân nó và là cái khác” ngay trong mỗi lát thời gian. Sự trung giới với tư cách là tính vận động hay tính phủ định, bao hàm sự phủ định và sự phủ định thì thực hiện sự liên tục trong sự gián đoạn giữa ba hệ thống lịch sử tiếp tục nhau tiến lên, tiêu biểu cho sự vận động đồng nhất của dĩ vàng, hiện tại và tương lai. Do đấy thì sự trung giới chính là bảo đảm sự liên tục trong gián đoạn của sự vận động lịch sử của thiên nhiên, xã hội và con người.
    Lenin đã vận dụng phạm trù trung giới, tức là sự phủ định thống nhất với sự phủ định sự phủ định ngay từ buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong quan niệm về chính sách kinh tế mới, cũng như trong quan niệm về cách mạng văn hóa xã hội chủ nghĩa, cuộc cách mạng văn hóa này, trái hẳn với cái gọi là “văn hóa vô sản” (Proletkult), có nhiệm vụ tiếp thu, sáp nhập tất cả nội dung có giá trị của văn hóa truyền thống loài người.
    Nhưng sau Lenin, cái nguyên lý trung giới, bao hàm quy luật phủ định sự phủ định, là nguyên lý khái quát của cả quá trình biện chứng toàn diện của sự phát triển lịch sử, đã bị gạt ra ngoài và coi như không có. Tình trạng bỏ quên như thể biểu hiện một quan điểm hoàn toàn trừu tượng về sự phủ định, với cái lối suy nghĩ rập khuôn “hoặc là …, hoặc là …”, do đấy mà sinh ra một tình trạng bóp méo chủ nghĩa Marx theo kiểu siêu hình, sự bóp méo này được đúc thành giáo điều năm 1938 trong cái triết lý chính quy của sự sùng bái cá nhân.
    Đến năm 1956, khi quy luật phủ định sự phủ định lại được công nhận, thì nội dung bao hàm trong ấy vẫn không được nêu rõ. Tức là sự công nhận còn có tính cách hình thức, do dấy mà đại khái sau hơn mười năm tìm tòi, thì phương pháp tư duy lại sao vào cái vết xe siêu hình bế tắc “Hoặc là…, hoặc là…”. Hoặc là cứ giữ cái cơ chế quản lý mệnh lệnh, quan liêu bao cấp, hoặc là trở lại tình trạng vô chính phủ của xã hội tư bản chủ nghĩa.
    Trên thực tế thì đấy là bỏ quên sự trung giới. Sự trung giới là sự biện chứng của sự chuyển hóa từ một hệ thống lên một hế thống khác cao hơn thông qua sự thống nhất sự phủ định cái hệ thống thứ nhất do cái hệ thống thứ hai, với sự phủ định sự phủ định ấy, sự trung giới như thế là nội dung quyết định sự phát sinh và phát triển cái hệ thống thứ hai xuất phát từ cái hệ thống thứ nhất, quyết định sự bình thường hóa và phát huy cái hệ thống thứ hai tiến lên chuyển hóa thành một hệ thống thứ ba cao hơn nữa (Xem Marx, Le Capital, Editions Sociales, 1, 3, tr.205). Hegel nói: “Sự trung giới là cái tính phủ định thuần túy”, tức là cái vận động thuần túy phủ định, nó là sự phủ định hoàn thành bằng cách lại phủ định bản thân nó, tức là phủ định sự phủ định.
    Như sự trung giới làm cơ sở quyết định sự chuyển hóa từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, là sự thống nhất sự phủ định chủ nghĩa tư bản do chủ nghĩa xã hội, với sự phủ định sự phủ định ấy bằng cách khôi phục những yếu tố vẫn có giá trị của xã hội tư sản cũ, nhằm bảo đảm sự hoạt động bình thường (hợp pháp, không khủng bố) của những quan hệ xã hội chủ nghĩa, và sự phát triển của chúng trong viễn cảnh một ngày kia, dù có xa xôi đến đâu, thì sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
    Theo nghĩa chung nhất của nó thì sự trung giới, với tư cách thống nhất sự phủ định với sự phủ định, biểu hiện là sự biện chứng của sự chuyển hóa từ một hệ thống lịch sử lên một hệ thống cao hơn, mà sự phát triển của hệ thống thứ hai này, khôi phục một số yếu tố của hệ thống thứ nhất, thì lại mở đường cho sự chuyển hóa lên một hệ thống thứ ba cao hơn nữa. Sự biện chứng của sự trung giới như thế thì theo lý luận là tiến hành trên toàn diện sự vận động của vật chất, từ những hình thái dĩ vãng xa xăm vô tận lên cái tương lai vô hạn định của nó. Hegel nói: “Sự trung giới nếu thu rút vào sự trừu tượng thuần túy của nó, là sự biến chuyển thuần túy” (Hiện tượng học của tinh thần – Tựa), tức là sự biến chuyển qua toàn diện thời gian.
    Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô đã khôi phục quy luật phủ định sự phủ định trong công thức triết học, nhưng lại không nói gì đến sự thống nhất cơ bản của nó với cái phủ định thứ nhất. Như thế thì vẫn chưa thấy sự liên hệ lẫn nhau tất yếu: giữa sự đấu tranh chống dân chủ tư bản, tức là giữa sự phủ định dân chủ tư sản do dân chủ xã hội chủ nghĩa với sự phủ định, sự phủ định ấy do xã hội xã hội chủ nghĩa lấy lại dưới một hình thái mới, một số quyền tự do dân chủ và một số yếu tố  của thời đại tư sản, nhằm đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu tiêu cực với mục đích dân chủ hóa nội bộ xã hội xã hội chủ nghĩa. Kết quả là hai quá trình, một là chống hệ thống dân chủ tư sản và thứ hai là lấy lại dưới hình thức cải tạo một số yếu tố dân chủ truyền thống, hai quá trình như thế đã tiến hành song song, rời rạc, mỗi bên tự định lượng một cách tự tiện.
    Tóm lại, người ta đã không kể đến sự trung giới, nó là nội dung cơ bản của sự vận động xã hội chủ nghĩa xuất phát từ dĩ vãng tư bản chủ nghĩa do sự thống nhất biện chứng giữa sự phủ định với sự phủ định sự phủ định.
    Vì bỏ quên sự trung giới như thế nên việc sửa chữa giáo trình triết học mác-xít năm 1956, phục hồi quy luật phủ định sự phủ định, đã không mang lại tất cả kết quả mong muốn. Sau một thời gian 10 năm tìm tòi tiến lên, người ta đã trở lại cái phương pháp lưỡng phần: hoặc là giữ nguyên chủ nghĩa xã hội với tình trạng lề mề tốn kém của cái bộ máy hành chính mệnh lệnh bao cấp, thậm chí còn lại còn có cái gánh nặng của một thứ chủ nghĩa quan liêu tiêu cực, hoặc là trở lại dân chủ tư sản, chủ nghĩa tư bản – không có cái thứ ba. Đây vẫn là phương thức tư duy siêu hình mà Marx đã mô tả: “Nhà siêu hình học tư duy bằng những đôi phản đề, mà không có trung giới: Ông nói có, có, không, không, đi xa hơn thì chẳng có nghĩa gì”.
    Cái gì xa hơn, thì chính là quy luật phủ định sự phủ định bao hàm sự liên hệ cơ bản với sự phủ định thứ nhất. Đấy là sự trung giới sáng lập tổng hợp, nó bảo đảm tính liên tục trong tính gián đoạn của sự biến chuyển, sự trung giới như thế thì chính là cơ sở của sự thống nhất biện chứng của toàn diện lịch sử thế giới với tư cách vật chất dương vận động. Đặc biệt đấy là cơ sở của sự thống nhất biện chứng của lịch sử xã hội loài người, của bản thân con người đương phát triển với sự đa dạng và những sự mâu thuẫn của nó trong lịch sử ấy,
    Do bỏ quên quy luật về sự phủ định sự phủ định rồi đến khi nhắc đến, thì lại không vạch rõ ràng nó là một mặt của sự trung giới không thể tách rời sự phủ định thứ nhất, nên đã sinh ra tình trạng bóp méo phép biện chứng theo lối siêu hình. Như thế là tạo thế mạnh cho một quan điểm tha hóa về con người phủ định tính phổ cập gắn liền với tính đặc thù của con người, một quan điểm gạt bỏ những giá trị phổ cập của con người mà chính những giá trị này là nguồn gốc sâu xa của những giá trị tiến bộ và những giá trị giai cấp cách mạng của mỗi thời đại. Chính sự liên hệ khắng khít giữa những giá trị phổ cập và những giá trị đặc thù tạo nên nội dung ý nghĩa, bề sâu của chủ nghĩa xã hội trong ý thức tự phát của quần chúng vô sản và nhân dân cũng như trong tư duy lý luận của các nhà kinh điển Marx-Lenin.
    Do thiếu công trình phê phán sự sùng bái cá nhân về mặt lý luận, nên sự đấu tranh của Đại hội XX không thể nào xác định một mục đích có tính  chất cơ cấu. Những khẩu hiện của Khrushchev chỉ nhằm một thứ chủ nghĩa dân chủ hình thức, chung chung, do đấy mà phong trào của ông tất nhiên thất bại. Và sự thất bại như thế lại tăng cường tình trạng bóp mép chủ nghĩa Marx-Lenin theo lối siêu hình.
    Tuy nhiên Đại hội XX đã mang lại một sự giải phóng tư tưởng và như thế là làm sao cho tôi có đủ tinh thần để trở lại nghiên cứu triết học. Những bài của tôi đăng trong tạp chí La Pensée bắt đầu từ 1965 đã đi tới cuốn Nghiên cứu nguồn gốc của tiếng nói và ý thức (Editions Sociales, 1973-Paris). Trong ấy tôi nghĩ rằng có thể thực hiện cuốn Phénoménologie et Matérialisme Dialectique ngày xưa, bằng cách tiến hành một công trình hoàn toàn duy vật về nguồn gốc của ý thức xuất phát từ lao động và tiếng nói gạt bỏ tất cả mọi di tích của chủ nghĩa chủ quan hiện tượng học.
    Tuy nhiên trong toàn bộ cuốn Recherches sur l’Origine du Langage et de la Conscience, thì quan niệm và phương pháp vẫn không thoát khỏi những giới hạn hẹp hòi của các di sản lý luận của thời sùng bái cá nhân, bóp méo chủ nghĩa Marx theo lối siêu hình.
    Do bỏ qua sự trung giới và như thế là từ bỏ sự thống nhất biện chứng của lịch sử xã hội loài người, tức là từ bỏ con người với tư cách chủ thể của lịch sử ấy, nên kết quả là làm phai mờ ranh giới giữa tính người với tính động vật. Do đấy mà tôi đã lẫn lộn hai hình thức dấu hiệu căn bản khác nhau, cái chỉ hiệu của tiền nhân, và cái tiếng nói bằng từ của con người, cả hai hòa lẫn trong cùng một biểu tượng mơ hồ về “tiếng nói” chung chung coi như sự sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào.
    Trên thực tế thì chỉ hiệu của khỉ tinh tinh, nói chính xác, không có cái nghĩa từ của con người, vì con tinh tinh có khả năng học hơn 100 chỉ hiệu. Mà trái lại, qua nhiều năm huấn luyện, nó cũng chỉ có thể họa phát âm vài bốn “từ”. Thậm chí cũng không thể nào chứng minh rằng số ít phát âm ra như thể mà đúng cái cơ cấu của ý nghĩa của những từ mà trẻ em người đã biết sử dụng vào tuổi 15 tháng.
    Tóm lại những công trình nghiên cứu của tôi trong những năm 1960-70, cho đến đầu những năm 1980, thì trên thực tế là xây dựng trên sự lẫn lộn giữa chỉ hiệu của Tiền nhân, mà căn bản vẫn là khỉ, với tiếng nói của người đầu tiên. Tức là tôi đã xóa bỏ về mặt dấu hiệu học sự khác biệt cơ bản giữa con vật tiến hóa nhất với con người nguyên thủy nhất. Kết quả là tôi đã thu hút cái đặc tính của tiếng nói con người vào một tổ hợp chỉ hiệu, và phương pháp như thế rõ ràng là một thứ phép siêu hình máy móc.
    Dĩ nhiên ngày ấy tôi vẫn chủ trương vận dụng phép biện chứng, nhưng trên thực tế thì đấy lại không phải là biện chứng mà chỉ là thuộc tình trạng méo mó theo lối siêu hình của thời sùng bái cá nhân và đình đốn.
    Mãi đến năm 1985-1986 tôi mới vượt qua được những giới hạn hẹp hòi như thế, nhờ phong trào cải tổ, đổi mới trong các nước xã hội chủ nghĩa sinh ra một thời đại Phục hưng mới, khôi phục và phát triển tư tưởng nhân bản chân chính của các nhà kinh điển Marx-Lenin, sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa nhân bản Marx-Lenin như thế dĩ nhiên bao hàm một sự phân biệt biện chứng rõ ràng giữa con người với con vật, do đấy mà tôi đã nhận ra rằng cái từ mà trẻ em 15 tháng dùng một cách cô đơn, thì có một ý nghĩa biện chứng tóm tắt cái vận động của tiếng nói đầu tiên của đời sống thực tế của con người, thu lại trong cái từ nguyên thủy của tiếng nói ngôn ngữ đầu tiên, theo như chúng ta có thể hình dung nó, xuất phát từ quá trình thao tác sơ đẳng bao hàm trong sự sản xuất những công cụ đầu tiên của Người khéo (Homo habilis).

    Sự biện chứng như thế được xác nhận về mặt lôgich theo sự vận động đầu tiên của tồn tại, với tư cách là sự chuyển hóa từ sự xung động, tức là từ sự đồng nhất giữa tồn tại và hư vô, là sự biến chuyển tạo nên cái gì đã biến thành tức là thực tại. Sự vận động như thế lắng đọng trong cơ cấu ba nghĩa của cái từ nguyên thủy, như nó tái diễn trong trẻ em bé ngày nay, với tư cách là thống nhất lối mệnh lệnh, lối trình bày, và thể từ.
    Trong những công trình nghiên cứu của tôi vào những năm 1960-70, tôi không thể nào vận dụng lôgich biện chứng để phân tích ý nghĩa của tiếng nói nhi đồng, vì ảnh hưởng cản trở của sự bóp méo siêu hình mà sự sùng bái cá nhân đã áp đặt vào phép biện chứng mác-xít. Sự bóp méo như thế vẫn giữ tất cả cái uy tín của nó trong suốt thời gian đình đốn, với cái gọi là “Đại cách mạng văn hóa vô sản”.
    Thế là trong cuốn Nghiên cứu về nguồn gốc của tiếng nói và ý thức (Recherches sur l’Origine du Langage et de la Conscience, 1973) tôi đã đi vào cái thứ hình thức chủ nghĩa của một tổ hợp vận dụng ba đoạn: cái này (C), vận động (M) và hình thái (F). sự phát triển theo lối mở rộng số lượng của ba đoạn như thế kết hợp theo những hình thù khả dĩ về mặt lý luận và thực tiễn, được coi như sẽ lập lại sự phát triển của mọi cơ cấu của tiếng nói ở thời điểm đầu của giống người và ở tuổi nhi đồng ngày nay.
    Trên thực tế thì tôi đã nhanh chóng nhận thấy rằng những sự kết hợp hoàn toàn máy móc như thế không thể nào xây dựng lại một câu ngữ pháp, dù chỉ là phi ngôi, lại càng không thể nào xây dựng lại một cơ cấu có ngôi. Thế là tôi đã tìm đường bổ sung ức thuyết của tôi bằng cách vận dụng phép phân tâm. Phép phân tâm đặc biệt tăng cường uy tín từ những sự kiện năm 1968, càng ngày càng phát triển ảnh hưởng vào giới trí thức cộng sản phương Tây, ảnh hưởng này lại có âm vang đến Việt Nam. Các tác giả phân tâm hứa hẹn sẽ soi sáng bí hiểm của tiếng nói.
    Tôi đã tìm thử theo phương pháp của họ, nhưng sau khi thử nghiệm, thì rõ ràng rằng phương pháp ấy không giúp được gì trong vấn đề nguồn gốc của câu nói có ngữ pháp.
    Năm 1978, tư tưởng Mao Trạch Đông đã phá sản về mặt đạo lý, do phát hiện ra cái kết quả cuối cùng của chủ nghĩa vô nhân bản của cái gọi là “đại cách mạng văn hóa vô sản”: đấy là sự kiện diệt chủng 3 triệu dân Campuchia do bọn Khơme  đỏ của Pôn Pốt Iêng Xary. Ngày ấy tôi đã viết một công trình phê phán tính chất cực kỳ hẹp hòi, vị kỷ của tư tưởng Mao.
    Đến năm 1983, khi có bài của Andropov kỷ niệm 100 năm ngày mất của Marx, thì tôi tự cảm thấy được giải phóng khỏi những điều kiêng cấm của triết học của thời sùng bái cá nhân và thời đình đốn. Do đấy mà tôi đã vận dụng được một cách nhất quán những lời tuyên bố của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học về vấn đề xoay lại phép biện chứng của Hegel, đặt cho nó đầu lên trên, chân xuống dưới, nhờ thế mà chủ nghĩa Marx đã lấy lại “cái hạt nhân hợp lý’ của Hegel, và tạo nên phép biện chứng duy vật hiện đại. Tôi đã trình bày một cố gắng đầu tiên theo hướng ấy trong bài “Phép biện chứng lôgich trong sự phát sinh “Tư bản” (La Pensée, số 240, tháng 7/1984).
    Rồi cuối cùng phong trào cải tổ đã tới, mang lại một quan niệm đúng đắn cho sự đổi mới là hy vọng lâu năm của quần chúng. Thời Phục Hưng hiện đại đã hoàn lại cái tinh thần nhân bản chân chính của những nhà sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, mở đường vượt khỏi sự tha hóa này đã kéo dài suốt thời đình đốn. Triển vọng của thời Phục hưng này là phát triển nhận thức về con người, và thực hiện trên phạm vi cụ thể phổ cập sự thống nhất biện chứng giữa lý luận với thực tiễn, trong sự hiểu biết toàn diện lịch sử thế giới, bao hàm sự liên hệ khắng khít giữa phong trào đấu tranh giai cấp của quần chúng nhân dân với cái mặt tích cực của những quan hệ xã hội củ và những đòi hỏi của sự tiến bộ của con người.
    Lúc bấy giờ tôi lại cảm thấy cái nhiệt tình của những năm cuối cùng của tôi ngày xưa ở bên Pháp. Sự tấn công bất ngờ của kế hoạch Marshall làm cho các bộ trưởng cộng sản bị gạt ra khỏi các chính phủ Tây Âu, đã đặt giới trí thức bấy giờ trước một sự lựa chọn giữa chủ nghĩa Marx với sự phục hồi hoàn toàn của giai cấp tư sản quốc tế. Trước sự tiến lên của chủ nghĩa đế quốc thực dân, tôi chỉ có thể chọn chủ nghĩa Marx, và tôi đã thực hiện điều ấy trong bài “Hiện tượng học của tinh thần và nội dung thực tế của nó”. Jean-Paul Sartre đã coi như một vấn đề thể diện là cho in bài trong tạp chí Les Temps Modernes (tháng 9/1948).
    Đấy là bài bình luận cuốn sách mới xuất bản của Kojève về Hegel, mà Maurice Merleau-Ponty đã đề nghị tôi viết, để giảm bớt quan điểm hiện sinh quá trắng trợn của Kojève bằng cách hướng sự giải thích của Hegel về phía Marx.
    Tôi đã làm quen cuối năm 1941 với Maurice Merleau-Ponty ngày ấy là phụ giảng ở phố Ulm. Ông ấy đọc một số đoạn trích luận văn của ông đương viết về “hiện tượng học của tri giác” và thường nói rằng tất cả sẽ kết thúc bằng một sự tổng hợp Husserl, Hegel và Marx. Những buổi như thế tiến hành trong phòng làm việc của François Cuzin, còn là sinh viên, những đã sửa soạn đi vào luận văn về sự tự do.
    Xu hướng về phía Marx là tất yếu, vài châu Âu đương bị phát xít chiếm đóng, và hy vọng được giải phóng từ một chiến thắng trong ấy quân đội Liên Xô sẽ có vai trò chủ yếu.
    Tuy nhiên chúng tôi chưa được chuẩn bị về mặt triết học để nghiên cứu những văn kiện của Marx. Jean Desanti, người cộng sản duy nhất của khoa triết trong trường, được mọi người khâm phục vì quen biết rất thân với Platon Kant, Giáo sư Jean Cavaillès, một người đã đi vào tổ chức kháng chiến chống Đức ngay từ đầu, thường xuyên gặp Jean-Paul Sartre trao đổi về triết học. Ông báo tin đương xây dựng một học thuyết về nhận thức khoa học dựa vào hành vi lựa chọn. Ví dụ như cùng một hiện tượng có thể được coi như toán học, lý học v.v… tùy theo sự lựa chọn của nhà khoa học.
    Trong mấy tháng mùa đông 1940-41 mà tôi đã phải tạm thời ở Clermont-Ferrand, tôi đã đi vào văn kiện của Hegel và theo sự khuyến khích cũa GS Jean Cavaillès đi vào Husserl. Năm 1941-42 tôi làm với Cavaillès luận án cao học về phương pháp biện chứng tượng học của Husserl. Merleau-Ponty nhấn mạnh về tầm quan trọng đặc biệt của cuốn Erfahrung und Urtell (kinh nghiệm và phán đoán) và bài Die Krise der europaischen Wissenschaften und die transcendantale Phänomenologie (Cuộc khủng hoảng của các khoa học Âu châu và hiện tượng học tiên nghiệm) trong sự chuyển hướng của Husserl đi từ hiện tượng học của các bản chất tới một học thuyết về lịch sử sáng tạo nên các hình thái.
    Với ánh sáng của kinh nghiệm cuộc chiến tranh đương tiếp diễn, mọi người cảm thấy rằng một xu hướng tư tưởng như thế sẽ được thực hiện trong quan niệm mác-xít. Nhưng quan niệm này mới chỉ xuất hiện trong chân trời mù sương của một thứ chiết trung trí thức chủ nghĩa.
    Sau khi giải tán phát xít, thì vấn đề là lựa chọn giữa chủ nghĩa hiện sinh với chủ nghĩa Marx. Sartre và Merleau-Ponty không thể nào phân xử, hay nói đúng hơn thì họ đã chọn chủ nghĩa hiện sinh.
    Trong năm 1945, là năm đầu thời kỳ giải phóng châu Âu, tôi đã làm phát ngôn viên cho những đòi hỏi dân chủ dân tộc của 25.000 Việt kiều, hầu hết là chiến binh và công binh do chính phủ Pháp gọi sang vào đầu chiến tranh. Khi tôi bị giam ở nhà tù La Santé, vì đã kiên quyết ủng hộ Việt Minh và Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi đã dùng thời gian rỗi trong xà lim để trầm tư mặc tưởng theo lối hiện tượng học. Tôi đã viết bài Sur l’Indochine, còn đứng trong giới hạn chủ nghĩa hiện sinh, nhưng đã biểu hiện một xu hướng mác-xít rõ ràng hơn nhiều so với những bài khác của tạp chí Les Temps Modernes (xem số 5 tháng 2/1946).
    Do tôi đã trải qua tiếp thu phương pháp hiện tượng học, nên sự lựa chon chủ nghĩa Marx tạo nên cho tôi cái đòi hỏi phải cải tạo cả hai hiện tượng luận Hegel và Husserl, xóa bỏ hình thái và những yếu tố duy tâm của họ để lấy lại cái “hạt nhân hợp lý” tức là những yếu tố duy vật, nhằm vận dụng những yếu tố ấy trên cơ sở duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xây dựng một giải pháp khoa học cho vấn đề về tính chủ quan của cái sinh thức.

    Tôi đã chủ trương như thế, xuất phát từ chỗ học thuyết mác-xít cơ bản về cái quan hệ giữa sản xuất và sở hữu coi như cơ sở của sự tiến hóa lịch sử xã hội, gặp rất nhiều điểm khó khăn, mà chỉ có thể phân tích, soi sáng bằng  cách liên hệ với các ý thức sinh thức của sự sản xuất và sở hữu hóa, với tất cả nội dung xã hội và nhân cách của những lo lắng, đòi hỏi và giá trị của con người. Một sự tìm hiểu, liên hệ như thế dĩ nhiên phải tiến hành trên cơ sở mác-xít. Cái gì của Hegel và Husserl mà còn có giá trị, thì cũng chỉ có thể mang lại những yếu tố để xây dựng.
    Tuy nhiên sự méo mó siêu hình học áp đặt vào chủ nghĩa Marx trong thời  sùng bái cá nhân, đã gạt bỏ ngay từ đầu tất cả cái gì trong những trước tác của Marx có thể gọi và hướng tới xây dựng một cơ sở lý luận như thể để liên hệ vấn đề khách quan của xã hội với ý thức sinh thức của con người cá nhân. Kết quả là tôi chỉ có sẵn những dữ kiện hiện tượng học, để tìm hiểu sự chuyển biến từ tính khách quan của những quan hệ vật chất lên tính chủ quan của sự hiện tồn sinh thức.

    Mà cái chân trời rốt cuộc cá nhân của sự phô tả hiện tượng học trong Hegel cũng như trong Husserl chỉ cho phép nhận thấy trong sự sở hữu hóa cái cái mặt chiếm đoạt của nó. Còn cái mặt cộng đồng của nó thì bị bỏ qua và chuyển sang hình thái bên ngoài của một lý tưởng vô hạn định. Như thế là tự nhiên không còn gì để làm trung giới cho cái ý thức xuất phát từ thực tế.
    Tóm lại, cái cách hiểu chủ nghĩa Marx ở thời sùng bái cá nhân đã đưa cuốn Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng mà tôi đã viết năm 1951, đến chỗ sa lầy trong ngõ cụt: tức là đặt kề bên nhau một bên là nội dung hiện tượng học, một bên là nội dung vật chất, thực ra theo lối siêu hình học. Và chính như thế là mở đường trở lại một thứ chủ nghĩa nhị nguyên ít nhiều duy tâm.
    Đến giai đoạn sau, để tránh cái nguy cơ như thế trong công trình nghiên cứu của tôi những năm 1960-1970, tôi chỉ có thể cố gắng giảm bớt phần hiện tượng học, nhưng cũng không khắc phục được sự đặt kề nhau cái chủ quan với cái khách quan như mới nói.
    Phải đến khi gặp bầu không khí đổi mới của phong trào cải tổ, thì tôi mới đi đến chổ tìm ra được ý nghĩa của đoạn mô tả quyết định, mà Marx đã viết trong tập Grundrisse, bàn về sự vận động khởi nguyên của sự sở hữu hóa nguyên thủy, với tư cách là thái độ sinh thức của người sản xuất nguyên thủy đối với cộng đồng xã hội và với đất đai, là cơ sở lao động gồm toàn bộ tư liệu sản xuất của mình, sự sở hữu hóa cộng đồng nguyên thủy là sự trung giới khởi nguyên, ở đấy thực hiện sự chuyển hóa lịch sử từ vật chất lên ý thức từ thiên nhiên lên tinh thần, Marx nói:
    “Quyền sở hữu đầu tiên không có nghĩa gì khác hơn là thái độ của con người đối với những điều kiện tự nhiên của sự sản xuất của mình, coi chúng là thuộc về mình, như là đã có cùng với sự thực tại của mình rồi. Đấy là thái độ của con người coi những điều kiện ấy như những tiền đề tự nhiên của bản thân mình, coi những tiền đề ấy như chỉ là sự kéo dài thân thể bản thân của mình ta ngoài mình… con người như thế là tồn tại bằng đôi cách. Một mặt là chủ quan với tư cách bản thân nó, và một mặt là khách quan trong những điều kiện tự nhiên của sự thực tại của nó ngoài thân thể của nó.
    “Đối với cá nhân đương sống, một điều kiện tự nhiên của sự sản xuất là nó thuộc vào một xã hội tự nhiên, một bộ lạc v.v… sự thực tại chủ quan của nó với tư cách chủ quan bao hàm các điều kiện ấy, cũng như nó có một điều kiện nữa là thái độ của cá nhân đối với đất đai, coi đất đai là cơ sở lao động của mình….
    Trong những âm vang sâu sắc của cái bức tranh sống động và sinh thức mạnh mẽ như thế, mô tả sự sở hữu hóa nguyên thủy, trong ấy biểu hiện ý nghĩa khởi nguyên, vừa xã hội, vừa cá nhân, vừa khách quan, vừa chủ quan của cái quan hệ xã hội với tư cách sở hữu cộng động, chúng ta nhận thấy nội dung cơ bản của sự phát sinh tiếng nói và ý thức, xuất phát từ sự sản xuất vật chất của thời khởi nguyên và từ những liên hệ vật chất mà nó bao trùm.
    Marx nói: “Cái tiền đề đầu tiên của tất cả lịch sử loài người dĩ nhiên là những tồn tại của những cá thể người sinh sống. Cái tình hình thực tế cần phải xác nhận trước hết như thế là cái tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy, và cái quan hệ của họ với thiên nhiên bên ngoài, xuất phát từ cái tổ chức cơ thể ấy….
    “Con người bắt đầu tự phân biệt với động vật ngay khi người ta bắt đầu sản xuất những phương tiện sinh sống của mình, một sự tiến bộ thực hiện trên cơ sở cái tổ chức cơ thể của mình (Hệ tư tưởng Đức, Dietz Verlag, trong 16-17).
    Chúng ta có thể coi những Người khéo (“homo habilis”) đầu tiên như những “cá thể người sinh sống”, có một tổ chức cơ thể người, tức là một bộ óc hơn 700 cm3, một bàn tay có khả năng sử dụng một hòn ghè và một bàn chân thích nghi với việc đi thẳng thường xuyên. Với tổ chức sinh học như thế, xuất phát từ sự tiến hóa của khỉ Nam Phi cao cấp trong điều kiện của một môi trường có tính cách sa mạc, thì ngay từ đầu Người khéo đã có thể dùng một hay hay nhát ghè, để luyện một cái Chopper. Dụng cụ này, vì chưa có hình thù điển hình, nên chỉ xuất phát từ lao động luyện, chứ chưa đòi hỏi phải có lao động sản xuất.
    Theo đấy thì có thể suy đoán rằng người khác đầu tiên như thể có tính tập đoàn cao hơn những đám khỉ tinh tinh ngày nay trong thiên nhiên, nhưng chưa có tính xã hội. Vì nói “xã hội”, thì phải có quan hệ xã hội xuất phát từ lao động sản xuất.
    Cái tính tập đoàn của những người khác đầu tiên có thể là bao hàm việc sử dụng những chỉ hiệu ở trình độ ngang với những chỉ hiệu mà khỉ tinh tinh học tập được ở phòng thí nghiệm ngày nay. Như thế có nghĩa là chưa có tiếng nói theo nghĩa tối thiểu của những từ của trẻ em 15 tháng bấy giờ.
    Đến một mức phát triển nào đấy, Người khéo đã tiến lên sản xuất cái chopping bằng 5 đến 8 phát ghè, tức là đã có một kế hoạch lao động hướng theo một hình mẫu trong đầu óc. Sự vận động sản xuất tập thể có nghĩa là một “tiếng nói của đời sống thực tế”, do đấy mà sinh ra ý thức khởi nguyên với tính cách ý thức sinh thức. Như thể là “những con người bắt đầu tự phân biệt với giới động vật, ngay khi người ta bắt đầu sản xuất những phương tiện sinh sống của mình, tức là do sự vận động của sản xuất vật chất với tư cách tiếng nói của đời sống thực tế, tạo nên ý thức.
    Marx nói “Sự sản xuất những ý kiến, những ý tưởng, sự sản xuất ý thức lúc đầu là trực tiếp quấn quyện trong hoạt động vật chất mà trong những quan hệ vật chất của những con người, trong tiếng nói của đời sống thực tế (Sprache des wirklichen Leben). Ý tưởng, tư duy, những quan hệ tinh thần của người ta ở đấy là còn xuất hiện theo lối như toát ra từ cử chỉ vật chất của họ” (Marx, hệ tư tưởng Đức, Dietz Verlag, tr.22)
    Cái “tiếng nói của đời sống thực tế” mà Marx nêu lên ở đây, coi như cái vận động của vất chất của đời sống xã hội, mà căn bản là sự sản xuất xã hội, thì dĩ nhiên bao hàm hình thái tiếng gọi. Sự hoạt động vật chất và những liên hệ vật chất của mỗi người lao động (trong ấy có những dấu hiệu làm hiệu và chỉ hiệu tự phát kế thừa của thời Tiền nhân) thì tự nó gọi người khác, và sự hoạt động của những người khác ấy cũng có chức năng gọi người này, để hợp tác theo cái hướng mà tình hình lao động chỉ dẫn và đòi hỏi, nhằm cùng nhau thực hiện cái nhiệm vụ chung của sự lao động xã hội đương tiến hành.
    Như thế thì tiếng nói của đời sống thực tế chính là cái chức năng biểu hiện tự phát của những động tác sản xuất và liên hệ của mỗi người và mọi người lao động, theo nghĩa là trong ấy mỗi người gọi các người khác và các người khác gọi mỗi người cùng nhau kết hợp mọi sự tham gia, đóng góp của các cá nhân vào công việc chung. Mà vì chính toàn diện những vận động như thế của sản xuất xã hội thiết định sự thực tại của cái cộng đồng, nên cái thực tại ấy tự nó nổi lên trong cái chức năng biểu hiện tự phát của những vận động đó. Tóm lại, với tư cách là tiếng gọi biểu nghĩa của tiếng nói của đời sống thực tế và của tiếng nói ngôn ngữ phát triển từ đấy thì “bản thân tiếng nói là sự thực tài của cái cộng đồng, và là cái thực tại cộng đồng tự nó nói nên nó” (Marx, Grundrisse, tr 390).
    Tiếng nói của đời sống thực tế, với tư cách là tiếng gọi biểu nghĩa của sự lao động sản xuất và của những khách hàng vật chất (trong ấy có cái di sản dấu hiệu làm  hiệu và chỉ hiệu của thời Tiền nhân) giữa những người sản xuất với nhau, thì dĩ nhiên trước hết là gửi cho người khác, do đấy thì cũng là mỗi người lại tự gửi nó cho bản thân mình, qua sự môi giới của cái hình ảnh xã hội bên trong mà mỗi người có trong bản thân mình. Và chính trong sự vận động tự gởi tiếng nói cho bản thân mình như thế, mà sinh ra ý thức với tư cách một sản phẩm xã hội.
    “Tiếng nói là ý thức thực tế, ý thức thực tiễn, tồn tại cho những người khác, và chính do đấy thì cũng là tồn tại cho bản thân mình… Như thế thì ý thức ngay từ đầu là một sản phẩm xã hội” (Marx, Hệ tư tưởng Đức, Dietz Verlag, tr 27).
    Thật vậy, trong khi lao động tác động vào đối tượng bên ngoài thì mỗi người thực hiện công việc ấy trong cái hình ảnh bên trong của thân thể bản thân. Và cái hình ảnh thân thể bản thân lao động như thế, đương tác động vào đối tượng lao động bên ngoài thì gửi tiếng nói của đời sống thực tế, tức là gửi tiếng gọi biểu nghĩa của nó cho cái hình ảnh xã hội bên trong của nó, cũng như cái hình ảnh xã hội bên trong này gửi tiếng gọi hiểu nghĩa tương ứng của nó cho cái hình ảnh thân thể bản thân: lý do là vì cái hình ảnh xã hội bên trong chính là hình ảnh xã hội của những người khác lao động tác động vào cùng một đối tượng bên ngoài như cái hình ảnh thân thể bản thân đương lao động.

    Tức là với tư cách hình ảnh bên trong, các hình ảnh xã hội thực hiện những vận động lao động xã hội tác động vào cùng cái đối tượng lao động xã hội bên ngoài và những vận động lao động như thế cũng có chức năng tiếng gọi hiểu nghĩa tức là tiếng nói của đời sống thực tế.
    Mà khi ta nói rằng cái hình ảnh bên trong của thân thể bản thân, đương lao động tác động vào đối tượng bên ngoài gởi tiếng gọi hiểu nghĩa, hay tiếng nói của đời sống thực tế của nó, cho cái hình ảnh xã hội bên trong, thì như thế có nghĩa thực tế rằng cái hình ảnh bên trong của thân thể bản thân tự chiếu vào cái hình ảnh xã hội bên trong, tức là nó nói lên nó với cái hình ảnh xã hội bên trong. Và khi ta nói rằng cái hình ảnh xã hội bên trong gửi tiếng gọi biểu nghĩa hay tiếng nói của đời sống thực tế của nó cho cái hình ảnh bên trong của thân thể bản thân, thì như thể có nghĩa thực tế rằng cái hình ảnh xã hội bên trong tự chiếu vào cái hình ảnh bên trong của thân thể bản thân, tức là nó nói lên nó với cái hình ảnh bên trong của thân thể bản thân.
    Kết quả là cái hình ảnh bên trong của thân thể bản thân, khi tự chiếu vào cái hình ảnh xã hội bên trong, thì lại được gửi lại, tức là tự phản chiếu về bản thân nó do cái hình ảnh xã hội bên trong tự chiếu vào nó. Như thế có nghĩa rằng do sự môi giới của cái hình ảnh xã hội bên trong, thì cá nhân lao động trong cái hình ảnh bên trong của thân thể bản thân nó đương lao động tác động vào đối tượng lao động xã hội bên ngoài, thì lại nói lên nó với bản thân nó.
    Trong sự vận động của cái hình ảnh bên trong của thân thể bản thân tự gửi lại, tức là tự phản chiếu về bản thân nó, thì cá nhân đương lao động lại có cái hình ảnh của cái hình ảnh của thân thể bản thân đương lao động tác động vào cái đối tượng lao động xã hội bên ngoài. Điều ấy có nghĩa rằng do sự môi giới của cái hình ảnh xã hội bên trong của nó, nó có trong bản thân nói cái hình ảnh ý tứ (image intentionnelle) của nó nhằm đối tượng, và chính đấy là cái ý thức sinh thức (conscience vécue) của nó – nhằm đối tượng bên ngoài.
    Khi Marx nói “ý thức ngay từ đầu là một sản phẩm xã hội”, thì cái nguyên lý ấy có giá trị toàn diện cho đời sống bên trong của mỗi con người. Trong cái đời sống bên trong như thế, sự biện chứng của những cơ cấu tâm thần khởi nguyên, xây dựng trong xã hội cộng sản nguyên thủy và tái lập trong tuổi trẻ nhi đồng của những thời gian sau do sự giáo dục xã hội của cái cộng đồng gia đình – thì lắng đọng xuống bề sâu vô thức của ý thức, khi lên tuổi thiếu nhi, nhưng cũng không thể nào mất cái bản chất xã hội khởi nguyên của nó trong cái hình thức vô thừa như thế, cái hệ thống ý thức gồm những tầng lớp đương phát triển và những tầng đã trầm tích từ cái sinh thức đến cái hữu thức, đến cái tiềm thức và cái vô thức, là xây dựng trong lịch sử ba triệu năm lao động sản xuất và liên hệ xã hội, tái diễn trong sự giáo dục cá nhân.
    Như thế là chứng tỏ nội dung toàn diện luận cương VI về Feuerbach: “Bản chất con người trong cái thực tế của nó là toàn diện những quan hệ xã hội” – theo nghĩa là toàn diện lịch sử của những quan hệ xã hội trầm tích từ nguồn gốc giống Người trong tâm thần con người, do truyền thống giáo dục tuổi trẻ, và hoạt động dưới sự thống trị của những quan hệ xã hội ngày nay.
    Sự phát sinh ý thức là cơ sở khoa học để giải đáp cụ thể “vấn đề cơ bản lớn của triết học” (Marx) “Giữa vật chất với ý thức, cái nào là cái có trước” (Lenin).
    Thiên nhiên, vật chất, sinh ra ý thức, tâm thần nhờ sự trung giới của tiếng gọi biểu nghĩa trong tiếng nói, mà trước hết là tiếng nói của đời sống thực tế trong lao động sản xuất và quan hệ chiếm hữu. Tiếng nói bên trong với cái tiếng gọi bên trong của nó là hình thái phát triển cao nhất của vận động vật chất với tư cách hoạt động thần kinh cấp trên ở trình độ cao nhất. Đồng thời sự vận động thần kinh ấy tiến hành trong sự qua lại giữa cái hình ảnh bên trong của thân thể bản thân và cái hình ảnh xã hội bên trong.

    Tức là cái hình ảnh thân thể tự chiếu vào cái hình ảnh xã hội bên trong, thì lại được cái hình ảnh này gửi nó lại, về bản thân nó. Điều ấy có nghĩa rằng cái hình ảnh bên trong của thân thể bản thân, đương lao động tác động vào đối tượng lao động xã hội bên ngoài, thì trở lại bản thân nó, do đó tự phản chiếu từ cái hình ảnh xã hội bên trong, và chính đấy là hình thái cơ bản của cái sinh thức, với tư cách là hình ảnh của cái hình ảnh bản thân.

     Như thế là cái hình ảnh bên trong của thân thể bản thân đương lao động tác động vào đối tượng bên ngoài, thì lại tự nó gấp đôi nó. Mà chình vì bản thân nó đã có chức năng của một tiếng gọi biểu nghĩa, nên sự gấp đôi như thế làm cho nó gọi hai lần, tức là kích thích hai lần hệ thần kinh. Tức là nó làm cho sự sản xuất năng lượng thần kinh tăng lên, và cái thặng dư năng lượng thần kinh như thế lại nuôi dưỡng tiếng gọi biểu nghĩa của cái hình ảnh bên trong của thân thể bản thân đương lao động tác động vào đối tượng bên ngoài.

     Kết quả là tạo nên một vận động xoay vòng, trong ấy cái tiếng gọi biểu nghĩa bên trong tự nó gấp đôi nó, do nó tự phản chiếu từ cái hình ảnh xã hội bên trong, và thế là kích thích hai lần hệ thần kinh, tăng cường sự sản xuất năng lượng thần kinh, và cái thặng dư năng lượng thần kinh sinh ra như thế lại làm cho cái tiếng gọi biểu nghĩa của tiếng nói bên trong cứ tiếp tục gấp đôi, với tư cách là hình ảnh bên trong của thân thể bản thân luôn luôn tự gọi mình cùng với tiếng gọi của cái hình ảnh xã hội bên trong để tiến hành lao động xã hội tác động vào đối tượng bên ngoài. Đấy là ý thức sinh thức nhằm đối tượng của lao động xã hội bên ngoài.
    Tóm lại, ở đây đã sinh ra một cấu trúc mới, trong ấy sự vận động gấp đôi của cái tiếng gọi biểu nghĩa bên trong cứ tiếp tục kéo dài vô hạn định bằng cách tự nó kích thích sự sản xuất năng lượng thần kinh thặng dư cần thiết để vận động bản thân nó. Kết quả là sự kéo dài cái vận động gấp đôi như thế của tiếng gọi biểu nghĩa về cái hình ảnh bên trong của thân thể bản thân, ở đây xuất hiện cái sinh thức với tư cách là hình ảnh của hình ảnh ấy, thì lại ấn định cái sinh thức ấy thành một hình thái sinh tồn thường xuyên.

     Trong cái hình thái ấy, cái hình thức biểu hiện như tự nó lại tiến hành nó trong bản thân nó, coi như một vận động hình ảnh tự túc tự phản chiếu, tức là một vận động ý tưởng (idéal). Như thế là tạo nên cái ý tưởng (idéalité) của ý thức sinh thức, nó tự gọi nó hoạt động tác động vào đối tượng bên ngoài, do đấy mà từ cái chủ quan của nó, nó động viên lực lượng thân thể bản thân, phát triển sản xuất xã hội và quan hệ xã hội.
    Tóm lại, ý tưởng của ý thức là sinh ra từ sự vận dụng một năng lượng đặc thù là năng lượng của tiếng gọi biểu nghĩa sinh thức. Đấy là năng lượng tâm thần (énergie psychique) xuất phát từ cái thặng dư năng lượng thần kinh sinh ra và tái sinh theo lối xoáy vòng, do tác động của tiếng gọi sinh thức kích thich hệ thần kinh sản xuất năng lượng thần kính thặng dư.
    Ở đây chúng ta nhận thấy nội dung chân chính của cái bức tranh đầy ý nghĩa sống động và sinh thức của Marx về sự sở hữu hóa cộng đồng nguyên thủy xuất phát từ kinh nghiệm vừa khách quan vừa chủ quan của sự sản xuất nguyên thủy.
    Theo Marx thì con người nguyên thủy, với tư cách vừa là người sản xuất vừa là người sở hữu coi cái cộng đồng xã hội nguyên thủy và thông qua đấy coi địa bàn đất đai cộng đồng “như cái gì thuộc về mình, cái gì của mình…. Như tiền đề tự nhiên của bản thân mình kéo dài ra ngoài mình. Theo nghĩa chính xác thì không phải là con người cư xử với điều kiện của sự sản xuất của nó như thế, mà chính là nó sinh tồn theo hai tư cách: một là chủ quan với tư cách bản thân nó, hai là khách quan trong đôi điều kiện tự nhiên ngoài nó của sự sinh tồn của nó. Đôi điều kiện tự nhiên của sự sản xuất như thế là:
    1- Sự sinh tồn của con người với tư cách thành viên của cộng đồng…
    2- Thái độ của con người với địa bàn đất đai thông qua cộng đồng mà coi đất đai như là của mình, quyền sở hữu đất đai là chung đồng thời có quyền sử dụng riêng cho cá nhân, hoặc chỉ có quả thực là được chia.
    Nói con người nguyên thủy có sự tồn tại khách quan của mình trong cái cộng đồng xã hội nguyên thủy, thì có nghĩa rằng anh thấy cái cộng đồng ấy thông qua cái hình ảnh xã hội trong thống nhất với cái hình ảnh thân thể bản thân, do sự phản chiếu lẫn nhau trong tiếng nói bên trong tức là tiếng gọi biểu nghĩa bên trong xuất phát từ lao động và quan hệ vật chất của sự sản xuất tập thể nguyên thủy. Hai hình ảnh bên trong, hình ảnh bản thân và hình ảnh xã hội, luôn luôn trao đổi với nhau như thế là tạo nên ý thức sinh thức về cái cộng đồng xã hội bên ngoài, nên con người nguyên thủy coi cái cộng đồng của mình “như cái gì thuộc về mình, cái gì của mình….

    , như tiền đề tự nhiên của bản thân mình, giống như thân thể của bản thân mình kéo dài ra ngoài mình”. Do đấy thì trong ý thức sinh thức, con người nguyên thủy nhận thấy mình “sinh tồn theo hai tư cách: một là chủ quan với tư cách bản thân mình, hai là khách quan trong cái cộng đồng xã hội nguyên thủy của mình. Mà vì hai hình ảnh bên trong, là hình ảnh thân thể bản thân và hình ảnh xã hội bên trong luôn luôn liên hệ quấn quyện với nhau trong sự phản chiếu lẫn nhau, nên con người nguyên thủy tự thấy “có sự sinh tồn chủ quan – khách quan của mình trong cái cộng đồng xã hội của mình.
    Tiếng nói, mà trước hết là tiếng nói của đời sống thực tế, xét về bản chất, thì chính là “cái thực tại của cái cộng đồng, nó sẽ tự nó nói lên nó”. Cái thực tại ấy là hoạt động của cái cộng đồng sản xuất những phương tiện sinh sống của nó từ địa bàn đất đai của nó.
    Cái thực tại của cái cộng đồng, biểu hiện trong cái hình ảnh xã hội bên trong của mỗi thành viên của nó, nó tự nó nói lên nó, thì chính là sự chiếm hữu thiên nhiên trong sự sản xuất cộng đồng, cụ thể là sự sở hữu hóa cái địa bàn đất đai trong cộng đồng, tức là cái cộng đồng có thái độ: “coi địa bàn đất đai như là cái thân thể vô cơ của mình”. Và do hai hình ảnh bên trong của mỗi người, hình ảnh thân thể bản thân với hình ảnh xã hội bên trong luôn luôn phản chiếu lẫn nhau, nên cá nhân thông qua cộng đồng “cũng có thái độ đối với đất đai, coi địa bàn đất đai như tiền đề của cá tính của mình, như phương thức tồn tại của cá nhân mình” như tiền đề tự nhiên của bản thân mình giống như thân thể của bản thân mình kéo dài ra ngoài mình.

    Quan điểm của con người sở hữu khởi nguyên thì chính là đồng nhất với cơ cấu của ý thức sinh thức. Tức là từ sản xuất tập thể, ý thức sinh thức đã sinh ra cùng với sự sở hữu hóa cộng đồng khởi nguyên: nó là cái vận động chủ quan của sự sở hữu hóa khởi nguyên. Từ người khéo Homo Habilis lên người khôn, Homo Sapiens, ý thức phát triển trên hai mặt. Theo chức năng biểu nghĩa (fonction sémantique) của nó, với tư cách là nhằm đối tượng bên ngoài, ý thức thành hình nhận thức về thế giới thực tế khách quan. Đồng thời theo chức năng hô hào (fonction vocative) của nó, nó luôn luôn tự gọi hai lần bản thân nó, kích thích hệ thần kinh sinh ra một thặng dư năng lượng thần kinh, chuyển hóa thành năng lượng tâm thần và tinh thần, trong ấy ý thức thành hình cảm tính, ý chí và thiết định giá trị. Trên cơ sở tiếng gọi của cái hình ảnh xã hội bên trong, ý thức cá nhân tự gọi bản thân mình, xác định sự đòi hỏi đạo đức trong hành động, chân lý trong nhận thức, thẩm mỹ trong sự hoàn thành những quá trình sống động và sinh thức.
    Lenin nói: “Ý thức không phải chỉ có phản ánh thế giới thực tế,  mà nó còn tạo nên thế giới ấy” (Bút ký triết học, tiếng Nga, tr. 194) – Ý thức “tạo nên thế giới” theo nghĩa là nó cải tạo chất lượng thế giới, xây dựng một thế giới có tình Người, có giá trị đối với con người.
    Sự biện chứng của ý thức, đúng trong sự biện chứng của con người, dĩ nhiên tiến hành theo quy luật chung của sự biện chứng duy vật, và như thế là giải quyết vấn đề bế tắc trong phép siêu hình: hoặc là vật chất, hoặc là ý thức – hoặc là con vật, hoặc là con người.
    Theo phép siêu hình, thì cái vấn đề cơ bản lớn của triết học chỉ có thể đưa đến hai đường lối mãi mãi mâu thuẫn với nhau tức là không thể nào giải quyết. Hoặc là chủ nghĩa duy tâm: ý thức tinh thần sinh ra vật chất, tức là trên thực tế thì không có vật chất. Vật chất chỉ là một thứ tình trạng sa ngã của tinh thần.
    Hoặc là chủ nghĩa duy vật tầm thường, tức là duy vật siêu hình: ý thức, tinh thần, chỉ là một vận động vật chất, một thứ biến dạng trá hình của cái bản năng sinh vật, tức là hoạt động thần kinh.
    Giữa duy tâm với duy vật siêu hình, thì cái bế tắc không có lối thoát. Vấn đề cơ bản như thế chỉ có thể được giải quyết theo phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Marx-Lenin.
    Vật chất sinh ra tinh thần theo sự trung giới của sự phủ định vật chất, liên hệ với sự phủ định sự phủ định ấy. Vận động vật chất đạt tới trình độ cao nhất của nó trong sự vận động thần kinh của tiếng gọi biểu nghĩa bên trong tức là tiếng nói bên trong của đời sống thực tế. Ở đây tiếng gọi của tiếng nói tiến hành giữa hai hình ảnh: hình ảnh thân thể bản thân và hình ảnh xã hội bên trong, do đấy thì sinh ra ý thức sinh thức, trong ấy cái tính ý tưởng phủ định tính vật chất của sự vận động thần kinh. Dĩ nhiên, vận động ý thức vẫn là một vận động của vật chất: đấy là vận động ý tưởng (không có tính vật chất) của vật chất, Marx nói: “Không thể nào tách rời tư duy khỏi một vật chất tư duy. Vật chất là chủ thể của tất cả mọi sự biến chuyển” (Gia đình thần thánh, Dietz Verlag, tr 259)
    Marx cũng nói “cái bộ óc tư duy của con người” (Biện chứng thiên nhiên, Marx-Engels Werke, tập 20, tr 468).
    Mà vì vật chất vẫn là chủ thể, nên sự phủ định tính sinh vật trong ý thức vẫn duy trì mặt tích cực của cái tính sinh vật bị phủ định như thế. Tức là cái hệ thống ý thức duy trì cái thặng dư năng lượng thần kinh và giữ lại những nhu cầu sinh vật sáp nhập vào quan hệ xã hội. Như thế là sự phủ định có ý nghĩa là gạt bỏ đồng thời vẫn duy trì và vượt lên trên cái mà nó phủ định. Cái gì tích cực bị phủ định thì không mất đi, nhưng trầm tích thành bản chất lớp dưới, và biểu hiện thành xúc cảm trong ý thức.
    Đấy là sự phủ định thứ nhất: nó tạo nên ý thức con người từ sự vận động vật chất cao nhất, là vận động thần kinh trong lao động sản xuất sinh ra tiếng gọi biểu nghĩa của tiếng nói bên trong, tự chiếu và phản chiếu qua lại giữa cái hình ảnh thân thể bản thân với cái hình ảnh xã hội bên trong, cái hệ thống ý thức thành hình như thế là sự thống nhất mâu thuẫn giữa hai hình ảnh bên trong, phản ánh trong trí óc con người sự thống nhất mâu thuẫn giữa sự phát triển của sức sản xuất với cái hình thái của sự sở hữu giữa cá nhân với xã hội trong đời sống thực tế.
    Đồng thời sự phát triển của sức sản xuất có xu hướng đi xa hơn cái hình thái đương thời của sự sở hữu, tạo nên đấu tranh mâu thuẫn trong xã hội, do đấy mà trong cái hệ thống ý thức cũng sinh ra đấu tranh mâu thuẫn giữa cái hình ảnh thân thể bản thân với cái hình ảnh xã hội bên trong. Cái mặt tích cực của tính sinh vật vẫn được duy trì trong ý thức, thì sáp nhập vào mâu thuẫn giữa hai hình ảnh bên trong do đấy mà cái hình ảnh thân thể bản thân trong quần chúng tạo ưu thế cho cái mặt tiến bộ của cái hình ảnh xã hội bên trong, tức là thúc đẩy sự tiến bộ xã hội đưa lên một hình thái xã hội cao hơn, bảo đảm những nhu cầu vật chất đầy đủ hơn, rộng rãi hơn. Như thế là sự phủ định thứ nhất, tức là sự phủ định tính sinh vật lại bị phủ định: đấy là sự phủ định sự phủ định tính sinh vật nó tăng cường cuộc đấu tranh của quần chúng lao động đưa xã hội tiến lên một trình độ cao hơn.
    Tóm lại trong sự chuyển hóa từ hoạt động sinh vật lên hoạt động con người, cái hệ thống ý thức lại thu nhập, đồng hóa trong cảm tính của nó, cái xung lực của nhu cầu sinh vật tiến hóa thành nhu cầu của con người. Sở dĩ là vì sự phủ định tính vật chất có nghĩa vừa gạt bỏ, vừa là duy trì dưới hình thái cảm tính, và nó lại đi với sự phủ định hướng lên một trình độ phức tạp khác xét toàn diện là cao hơn.
    Từ tuổi nhi đồng lên tuổi thiếu nhi ngày nay, cái ý thức sinh thức và hữu thức xây dựng trong công đồng gia đình theo truyền thống giáo dục xuất phát từ sự tiến hóa của xã hội cộng đồng nguyên thủy, khi lắng đọng xuống chiều sâu của ý thức, tức là trở thành một đoàn vô thức và tiềm thức của ý thức. Đây là cái bản chất bề sâu của con người duy trì ở dưới cái bản thân bề trên, là tính tập đoàn, tính giai cấp, tính dân tộc, tính người ngày nay.
    TP. HCM, ngày 20 tháng 4 năm 1989
    Trần Đức Thảo
    http://www.viet-studies.info/TDThao/HoiKy_TDThao.htm
     

     

    No comments:

    Post a Comment