Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday 12 November 2016

BIỂN ĐÔNG * BÀI CHÒI * THƠ * PHẠM QUỲNH

TIN TỨC THẾ GIỚI


  Mỹ tố cáo Trung Quốc bồi đắp thêm 800 ha đảo tại Trường Sa

media 
 
Hoạt động bồi đắp cát tại phía bắc Đá Vành Khăn, ảnh vệ tinh của CSIS;REUTERS/CSIS's Asia Maritime Transparency Initiative/Digital Glo
Hôm qua 08/05/2015, Bộ Quốc phòng Mỹ ra báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong đó nêu rõ Bắc Kinh đã gia tăng thâu tóm bồi đắp các đảo đang tranh chấp trong quần đảo Trường Sa với nhịp độ và quy mô lớn chưa từng có, để biến những đảo đang có tranh chấp tại Biển Đông thành căn cứ hải quân, hiển nhiên thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, với việc bồi đắp đảo từ tháng Giêng năm 2014, Trung Quốc đã « mở rộng diện tích các đảo họ đang chiếm trong Biển Đông lên khoảng 400 lần », tương đương với 800 ha mà 3/4 số này thực hiện từ đầu năm 2015 đến nay.
Báo của Lầu Năm góc chỉ ra bốn vùng trong quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã san lấp xong và đã chuyển qua giai đoạn « xây dựng hạ tầng cơ sở » như cầu cảng, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giám sát và có ít nhất một đường băng sân bay.
Báo cáo còn ghi nhận, trong các công việc cải tạo đảo, Trung Quốc còn khơi sâu các luồng lạch để tàu chiến của họ ra vào những vị trí tiền tiêu trong Trường Sa.
Một quan chức Quốc phòng Mỹ, hôm qua, đã nhận định, cách làm của Trung Quốc nhằm chiếm cứ khu vực Biển Đông đã diễn ra với « tốc độ nhanh và quy mô lớn » hơn nhiều so với các nước có đảo ở Biển Đông.
Hồi đầu tháng Tư, một nhóm nghiên cứu Mỹ đã cho phổ biến những ảnh chụp vệ tinh cho thấy rõ các hoạt động bồi đắp đảo Đá Vành Khăn ( Mischief) và san lấp xây cầu cảng ở nhiều hòn đảo khác trong quần đảo Trường Sa.
Phần lớn các nhà phân tích đều nhận thấy ý đồ Trung Quốc muốn thay đổi thực trạng các đảo đang có tranh chấp để xây dựng cơ sở hạ tầng quốc phòng của họ ở Biển Đông.
Ngay lập tức hôm nay, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã phản ứng với bản báo cáo của Lầu Năm Góc. Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh : « Bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về tình hình quân sự Trung Quốc đã bóp méo sự việc ... không có cơ sở » nhằm tiếp tục tạo hình ảnh Trung Quốc là mối đe dọa quân sự. Ông Cảnh Nhạn Sinh khẳng định « việc tăng cường khả năng quân sự là nhằm bảo đảm giữ gìn an ninh chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và phát triển hòa bình của Trung Quốc » mà không đề cập cụ thể đến hoạt động bồi đắp cải tạo đảo trong Biển Đông.
Hoa Kỳ không khẳng định đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên không ít lần Washington tỏ lo ngại trước « những hoạt động gây bất ổn định » của Bắc Kinh trong các khu vực đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Biển Đông : Việt Nam gởi công hàm đến LHQ phản đối Trung Quốc bồi đắp đảo

media

Trong cuộc họp báo ngày 08/05/2015, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết Việt Nam đã gởi công hàm đến phái đoàn thường trực các nước tại Liên Hiệp Quốc để phản đối việc Trung Quốc bồi đắp đảo ở Biển Đông.
Trong cuộc họp báo, ông Lê Hải Bình trước hết nêu lập trường của Việt Nam, theo đó những hoạt động bồi đắp, mở rộng đảo, đá mà Trung Quốc đang tiến hành “ đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế, trong đó có ASEAN ”. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này.

Gần đây, Phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã có công hàm gửi Phái đoàn thường trực các nước tại Liên Hiệp Quốc, khẳng định các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại các đảo và bãi ở Biển Đông là “hợp pháp, chính đáng và đúng đắn”.
Đáp lại công hàm mà Hà Nội cho là có những quan điểm “sai trái” của phía Trung Quốc, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết là ngày 30/04/2015, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã có công hàm gửi phái đoàn thường trực tất cả các nước tại Liên Hiệp Quốc bác bỏ những quan điểm đó của phía Trung Quốc.
 http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150508-bien-dong-viet-nam-goi-cong-ham-den-lhq-phan-doi-trung-quoc-boi-dap-dao





Biển Đông : Ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam cũng bồi đắp đảo

media Ảnh vệ tinh bãi Sơn Ca chụp trước (trên) và sau năm 2011(dưới) Reuters

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam cũng đã bồi đắp các đảo tranh chấp trên Biển Đông. Quy mô và nhịp độ của các công trình này không thể so sánh với các công trình của Trung Quốc. Đó là thông tin được viện nghiên cứu CSIS của Mỹ loan báo ngày 07/05/2015.\
Các hình ảnh vệ tinh mà hãng tin Reuters nhận được từ Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ( CSIS ), cho thấy Việt Nam đã bồi đắp hai đảo mà nước này đang kiểm soát, đó là đảo Sơn Ca ( Sand Cay ) và đảo Đá Tây ( West London Reef ), thuộc quần đảo Trường Sa. Trên hai đảo này cũng có các tòa nhà được xây thêm. Các hình ảnh vệ tinh nói trên được chụp trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến ngày 30/04/2015.

Theo lời bà Mira Rapp-Hooper, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS, Việt Nam đã bồi đắp thêm 65 ngàn mét vuông cho đảo Đá Tây và 21 ngàn mét vuông cho đảo Sơn Ca. Diện tích bồi đắp này thật ra chẳng thấm vào đâu so với 900 ngàn mét vuông mà Trung Quốc bồi đắp chỉ riêng cho Đá Chữ Thập ( Fiery Cross Reef ). Cũng theo lời bà Rapp-Hooper, công trình bồi đắp đảo của Việt Nam bao gồm cả các cơ sở quân sự và đã được khởi công xây dựng trước khi Trung Quốc bắt đầu tiến hành ồ ạt các công trình cải tạo, bồi đắp đảo vào năm 2014.

Bà Rapp-Hooper cho biết các hình ảnh vệ tinh cho thấy là vào khoảng tháng 03/2014, Bắc Kinh đã tiến hành cải tạo, bồi đắp ở 7 đảo, xây một phi đạo quân sự trên một đảo nhân tạo và có thể đang xây một phi đạo thứ hai. Theo lờ bà Rapp-Hooper, Việt Nam cũng đã xây một phi đạo trên quần đảo Trường Sa.
Tốc độ bồi đắp đảo của Trung Quốc đã gây lo ngại cho các nước láng giềng châu Á và Hoa Kỳ. Washington xem hành động này của Trung Quốc là một mối đe dọa đến nguyên trạng của Biển Đông, tuyến giao thương hàng hải rất quan trọng đối với Mỹ.
Vào cuối tháng 4/2015, sau nhiều tuần bị chỉ trích nặng nề, Trung Quốc đã phản bác, bằng cách tố cáo Việt Nam và Philippines cũng đã tiến hành xây dựng « trái phép » trên các đảo « của Trung Quốc » ở Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150508-bien-dong-anh-ve-tinh-cho-thay-viet-nam-cung-boi-dap-dao/




Trung Quốc tuyên bố có quyền lập vùng phòng không tại Biển Đông

media

Ngày 07/05/2015, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này « có quyền lập ADIZ - vùng nhận dạng phòng không » ở Biển Đông. Động thái này bị nhiều nhà quan sát cho rằng sẽ khiến căng thẳng gia tăng không chỉ với các quốc gia láng giềng đang có các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, mà còn gây quan ngại cho giao thương quốc tế.
Theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo thường kỳ phát ngôn viên Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) khẳng định : « Trung Quốc có quyền lập ADIZ. Quyết định về vấn đề này phụ thuộc vào việc an toàn hàng không có bị thách thức hay không, và bị thách thức đến mức nào ».
Cũng trong phần trả lời này, phát ngôn viên Trung Quốc nói thêm : « Tình hình tại Biển Hoa Nam (tức Biển Đông) nói chung là ổn định, và Trung Quốc phấn khởi về mối quan hệ lành mạnh với các quốc gia Đông Nam Á. Chúng tôi sẽ tìm cách khuyến khích việc hợp tác cùng có lợi giữa các bên, và phối hợp bảo đảm hòa bình và ổn định tại Biển Hoa Nam ». Bà Hoa Xuân Oánh đồng thời chỉ trích « việc đưa tin rầm rộ về cái gọi là ‘‘vùng ADIZ tại Biển Hoa Nam’’ ».
Báo chí Philippines dẫn lời Phó đô đốc Philippines Alexander Lopez, trong buổi làm việc hôm qua với Thượng viện Philippines, theo đó trong thời gian gần đây, có bảy chuyến bay quân sự của Philippines tại khu vực quần đảo Trường Sa (từ đảo Thị Tứ/Pagasa - do Philippines kiểm soát – đến đá Xu bi/Subi Reef, do Trung Quốc kiểm soát, cũng thuộc cụm đảo Thị Tứ) đã bị phía Trung Quốc cảnh cáo bằng thông điệp radio, yêu cầu rời xa khỏi khu vực này. Theo giới chức quân đội Philippines, đây là một can thiệp mới của Trung Quốc nhằm trắc nghiệm khả năng lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ tại vùng Trường Sa, nơi nhiều quốc gia Đông Nam Á phản đối sự chiếm đóng của quân đội Trung Quốc.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời phát biểu của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines, được phát trên truyền hình ngày 08/05/2015 : « Đây là một điều đáng lo ngại, vì Trung Quốc hành xử y như là họ đã thiết lập một vùng ADIZ trên thực tế, trong khi không hề có tuyên bố chính thức nào ». Ian Story, chuyên gia về chính trị quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận xét, nếu Trung Quốc lập một vùng nhận dạng phòng không, « điều này sẽ bị nhiều nước trong khu vực xem như một xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do hàng hải và thổi bùng lên các lo ngại về những ý đồ của Trung Quốc, cũng như cam kết tôn trọng luật pháp quốc tế của nước này ». 
Hồi tháng trước, Tư lệnh Bộ chỉ huy quân đôi Mỹ tại Thái Bình Dương, đô đốc Samuel Locklear tuyên bố tại Quốc hội Mỹ : việc Trung Quốc gia tăng mở rộng và xây dựng các cơ sở trên một số đảo tại Biển Đông nhằm « kiểm soát trên thực tế » vùng biển này. Theo một số quan sát, Philippines là một trong các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất, tàu cá của ngư dân nước này bị tàu Trung Quốc ngăn không cho vào nhiều khu vực tại Trường Sa.
Việc Trung Quốc đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Hoa Đông tháng 11/2013 đã khiến Nhật Bản và các đồng minh, đặc biệt là Hoa Kỳ phản đối dữ dội.

Trang bị tên lửa cho tàu ngầm, Việt Nam khiêu khích Trung Quốc ?

media Tàu ngầm Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh - DR

Theo các nhà phân tích, việc Hà Nội trang bị tên lửa tấn công trên bộ cho đội tàu ngầm của Việt Nam có thể bị xem như là một hành động khiêu khích Trung Quốc.
Theo các dữ liệu được cập nhật hóa trên trang web của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ( SIPRI ), Việt Nam đã mua tên lửa tấn công trên bộ Klub của Nga để trang bị cho các tàu ngầm tấn công hạng Kilo cũng mua của Nga. Nhà nghiên cứu Siemon Wezeman của SIPRI cho biết dữ liệu mới này là dựa trên của bản khai báo các vũ khí quy ước của Việt Nam nộp cho Liên hiệp quốc vào năm ngoái.

Theo nhận định của các tùy viên quân sự trong khu vực và các nhà phân tích, việc trang bị tên lửa nói trên cho các tàu ngầm thể hiện quyết tâm của Việt Nam đối phó với thế lực quân sự ngày càng mạnh của Trung Quốc và nó cũng phản ánh xu thế chung của các nước châu Á hiện nay, gia tăng trang bị vũ khí trong bối cảnh căng thẳng do tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Việt Nam hiện cũng dự tính mua các tên lửa diệt hạm. Nhưng nếu như những tên lửa này chỉ có thể nhắm vào các mục tiêu là tàu trên mặt nước và tàu ngầm của Trung Quốc, thì tên lửa tấn công trên bộ có tầm bắn tới 300 km, tức là có thể bắn tới các thành phố dọc theo các bờ biển Trung Quốc, nếu giữa hai nước nổ ra xung đột. Cũng cần phải ghi nhận rằng Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trang bị tên lửa tấn công trên bộ cho tàu ngầm.
Đối với giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, hành động nói trên là một sự thay đổi đáng kể so với các chiến thuật diệt hạm bình thường. Giáo sư Thayer cho rằng với việc trang bị tên lửa tấn công trên bộ, Việt Nam tự tạo cho mình một khả năng ngăn chận mạnh hơn và điều này khiến cho những tính toán của Trung Quốc phức tạp hơn.
Thật ra, theo giáo sư Thayer, trong trường hợp xảy ra xung đột Việt-Trung, thay vì mạo hiểm oanh kích vào các thành phố như Thượng Hải, chắc là Hà Nội sẽ nhắm vào những mục tiêu như căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, cũng như vào các đảo mà Bắc Kinh đang bồi đắp trên Biển Đông.
Trước khi có tên lửa tấn công nói trên, khả năng tấn công trên bộ của Việt Nam rất giới hạn, vì chỉ dựa vào những tên lửa Scud cũ kỹ và một số vũ khí bắn từ những chiến đấu cơ Su-30 do Nga chế tạo.
Hải quân Việt Nam hiện đã tiếp nhận ba tàu ngầm hạng Kilo của Nga và chờ tiếp nhận chiếc thứ tư trong khuôn khổ hợp đồng 2,6 tỷ euro ký với Matxcơva năm 2009. Chiếc thứ năm hiện đang được cho chạy thử ở ngoài khơi thành phố St Petersburg và chiếc thứ sáu, chiếc cuối cùng, sẽ được hoàn tất vào năm tới.
Nhà phân tích chiến lược tại Matxcơva Vasily Khashin cho biết loại tàu ngầm hạng Kilo bán cho Việt Nam tối tân hơn loại tàu ngầm mà Trung Quốc đang sử dụng và Nga cũng chưa bao giờ bán tên lửa tấn công trên bộ Klub cho Bắc Kinh.
Một giáo sư môn quan hệ quốc tế tại Bắc Kinh cho rằng việc Việt Nam trang bị tên lửa tấn công trên bộ cho tàu ngầm là nằm trong xu hướng tái vũ trang « bình thường » trong khu vực, nhưng theo ông, Hà Nội nên ý thức cái giá phải trả nếu sử dụng vũ khí này chống Trung Quốc.
Còn theo lời ông Trevor Hollingsbee, nguyên là nhà phân tích tin tình báo hải quân của bộ Quốc phòng Anh, thì Việt Nam đang đặt ra cho Trung Quốc một bài toán chiến lược nan giải nhất trên Biển Đông.

Bắc Kinh phản hồi tin tên lửa Việt Nam bắn tới Trung Quốc

Một hợp đồng quân sự lớn nhất của Việt Nam gần đây là việc mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga năm 2009, trị giá khoảng 2 tỷ đôla.
Một hợp đồng quân sự lớn nhất của Việt Nam gần đây là việc mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga năm 2009, trị giá khoảng 2 tỷ đôla.
Hàng nghìn binh sĩ hải quân Việt Nam hôm nay diễu binh đánh dấu 60 năm ngày thành lập, và người đứng đầu lực lượng này nói rằng việc “bảo vệ chủ quyền phức tạp hơn”.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc mới lên tiếng trước tin Việt Nam đang trang bị cho đội tàu ngầm tối tân loại tên lửa có khả năng bắn tới các thành phố ven biển của nước này.
Dữ liệu đăng trên trang web của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI) cho thấy Việt Nam đang mua phiên bản dùng để tấn công đất liền của loại tên lửa Klub do Nga chế tạo.
Khi được hỏi về chuyện này, ông Cảnh Nhạn Sinh, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói rằng “quan hệ giữa hai nhà nước và quân đội giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiến triển bình thường”.
Ông Cảnh nói: “Cách đây không lâu, nhà lãnh đạo của Việt Nam [Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng] đã có chuyến thăm hiệu quả tới Trung Quốc, và lãnh đạo của hai nước đã đạt nhiều đồng thuận về việc phát triển mối quan hệ song phương hữu hảo và hợp tác”.
Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng quốc gia đông dân nhất thế giới nói thêm: “Quân đội Trung Quốc và Việt Nam cũng duy trì các cuộc trao đổi gần gũi. Và chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể giữ cho quan hệ song phương cũng như quan hệ quân sự đi đúng hướng. Liên quan tới kế hoạc trao đổi thường niên giữa quân đội hai nước, quân đội Trung Quốc và Việt Nam sẽ tiến hành các chương trình trao đổi và thăm viếng lẫn nhau”.
Tuy nhiên, ông Cảnh Nhạn Sinh cũng cho rằng Philippines và Việt Nam “đã và đang xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo thuộc quần đảo Nam Sa [Việt Nam gọi là Trường Sa] mà họ đã chiếm giữ bất hợp pháp. Trung Quốc hết sức quan ngại và mạnh mẽ phản đối các hoạt động trái phép này”.
Các nhà quan sát tình hình khu vực nhận định rằng việc Hà Nội mua loại tên lửa của Nga là một dấu hiệu nữa cho thấy quyết tâm của Việt Nam nhằm đương đầu với Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh hải leo thang.
Loại tên lửa Klub có tầm bắn khoảng 300 km và vì thế, các thành phố ven biển của Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu trong bất kỳ cuộc xung đột nào.
Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trang bị tên lửa tấn công các mục tiêu trên bộ cho đội tàu ngầm.
Việt Nam chưa lên tiếng trước các thông tin về tên lửa Klub của Nga nhưng các quan chức nước này từng nói rằng việc mua sắm các loại vũ khí, trong đó có tàu ngầm, chỉ nhằm mục đích phòng thủ, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế.
‘Chạy đua vũ trang’
Một hợp đồng quân sự lớn nhất của Việt Nam gần đây là việc mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga năm 2009, trị giá khoảng 2 tỷ đôla, và dự kiến sẽ được bàn giao tất cả vào năm 2016.
Mới đây, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế nói rằng chính quyền Hà Nội tiếp tục gia tăng chi tiêu quân sự với mức tăng 9,6% trong năm 2014, lên 4,3 tỷ đôla.
Mức tăng chi tiêu này cao hơn so với mức trung bình 5% của khu vực châu Á và châu Đại Dương.
Theo Viện nghiên cứu này, tính từ năm 2005 tới nay, chi tiêu quân sự của Việt Nam tăng nhanh tới 128%, và điều đó xuất phát từ tình hình căng thẳng với Trung Quốc tại biển Đông.
Tôi nghĩ một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay là nhiều quốc gia thấy sự khó lường của Bắc Kinh và tự hỏi Trung Quốc sẽ làm gì với sức mạnh ngày càng lớn của mình. Điều này đã dẫn tới lo ngại, và các quốc gia trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc đang chi nhiều tiền hơn để vũ trang so với nếu họ không cảm thấy bất an vì Trung Quốc.
Năm qua, chính quyền Bắc Kinh, quốc gia hiện có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Việt Nam và một số quốc gia khác trên biển Đông, chi tới 216 tỷ đôla cho quân sự.
Bà Linda Jakobson, một nhà nghiên cứu độc lập và là một học giả tại Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy ở Sydney, Australia, cho rằng các chính sách không đồng nhất của Trung Quốc về vấn đề biển Đông đã làm các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam, lo ngại.
Tác giả của nghiên cứu dài hơn 50 trang về chính sách an ninh hàng hải của Trung Quốc nói với VOA Việt Ngữ: “Tôi nghĩ một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay là nhiều quốc gia thấy sự khó lường của Bắc Kinh và tự hỏi Trung Quốc sẽ làm gì với sức mạnh ngày càng lớn của mình. Điều này đã dẫn tới lo ngại, và các quốc gia trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc đang chi nhiều tiền hơn để vũ trang so với nếu họ không cảm thấy bất an vì Trung Quốc”.
Theo Sách trắng về Quốc phòng của Việt Nam công bố lần gần đây nhất là năm 2009, Việt Nam đã chi hơn 27 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,8% tổng sản phẩm quốc nội, cho ngân sách quốc phòng trong năm 2008.

Cuối tuần trước, hàng nghìn binh sĩ hải quân Việt Nam đã tham gia cuộc diễu binh đánh dấu 60 năm ngày thành lập, trong bối cảnh Trung Quốc đang mạnh mẽ khẳng định chủ quyền trên biển Đông bằng việc bồi đắp, xây các đảo nhân tạo mà giới chức Mỹ nói sẽ tạo nên Vạn lý Trường thành bằng cát.
Ngòai ra, các chiến hạm, tàu tuần tra, tàu ngầm Kilo và nhiều biên đội tàu mặt nước của Hải quân Việt Nam đã duyệt đội hình trên biển tại quân cảng Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Hải quân Việt Nam, được báo chí trích lời nói: “Tình hình trên biển Đông, cũng như các vùng biển nước ta đã và đang diễn ra những diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều động thái mới, ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc”.
Ông nói thêm rằng “sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền đã và đang bước vào một giai đoạn mới, nặng nề và phức tạp hơn”.
http://www.voatiengviet.com/content/bac-kinh-phan-hoi-tin-ten-lua-cua-viet-nam-ban-toi-trung-quoc/2752556.html

http://www.voatiengviet.com/content/bac-kinh-phan-hoi-tin-ten-lua-cua-viet-nam-ban-toi-trung-quoc/2752556.html

Trung Quốc 'đẩy mạnh cơi nới đảo'

  • 9 tháng 5 2015







Hoạt động cơi nới đảo của Trung Quốc đã làm nhiều nước láng giềng lo ngại


Hoa Kỳ nói Trung Quốc đang mở rộng chương trình thi công cơi nới đảo trên Biển Đông.
Giới chức nước này cho biết Trung Quốc đã cải tạo 810 ha đất kể từ đầu năm 2014.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông.
Các nước khác cáo buộc hoạt động thi công đảo nhân tạo của Bắc Kinh là bất hợp pháp và có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Trung Quốc nói việc cơi nới đảo là hợp pháp và cần thiết nhằm bảo vệ chủ quyền.
Trong một báo cáo, Ngũ Giác Đài nói Trung Quốc đã cải tạo 200 ha đất tại 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa trong năm 2014.
Giới chức Hoa Kỳ nói 610 ha đất khác đã được cải tạo kể từ đó.
Báo cáo nói "mục đích cuối cùng của kế hoạch cơi nới đảo vẫn chưa được làm rõ", nhưng cũng cho biết Trung Quốc có khả năng muốn "thay đổi thực trạng" bằng cách củng cố hệ thống phòng thủ trên Biển Đông.

Việt Nam nới đảo

Trong khi đó, hôm 7/5, Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) nói với hãng tin Reuters rằng họ có các hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam cũng đã bồi đắp các đảo tranh chấp trên Biển Đông.
Tuy vậy, quy mô và nhịp độ của các công trình này còn nhỏ so với của Trung Quốc, theo CSIS.
Hình ảnh vệ tinh của CSIS cho thấy Việt Nam đã bồi đắp hai đảo mà nước này đang kiểm soát, đó là đảo Sơn Ca (Sand Cay) và đảo Đá Tây (West London Reef), thuộc quần đảo Trường Sa.
Bà Mira Rapp-Hooper, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS, nói công trình bồi đắp đảo của Việt Nam bao gồm cả các cơ sở quân sự và dường như bắt đầu trước khi Trung Quốc tiến hành ồ ạt các công trình vào năm 2014.
Các bức hình của công ty DigitalGlobe chụp từ 2010 đến 30/4 năm nay.
Bà Rapp-Hooper nói Trung Quốc “đúng” khi cáo buộc Việt Nam.
“Nhưng có thể nói rằng quy mô và nhịp độ của Trung Quốc là chưa từng thấy và hơn gấp nhiều lần so với Việt Nam.”
Theo bà, Việt Nam đã bồi đắp thêm 65 ngàn mét vuông cho đảo Đá Tây và 21 ngàn mét vuông cho đảo Sơn Ca.
Trong khi đó, Trung Quốc bồi đắp 900 ngàn mét vuông chỉ riêng cho Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef).
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2015/05/150509_china_island_buildings



VN phản đối TQ về 'xây dựng trên biển'

  • 8 tháng 5 2015







Ông Lê Hải Bình phản đối Trung Quốc

Việt Nam phản đối cáo buộc của Trung Quốc nói Việt Nam đã “mở rộng, bồi đắp lấn biển quy mô lớn tại các đảo, đá” ở Biển Đông.
Hôm 8/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói Việt Nam “có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền”.
Ông Bình lên án Trung Quốc: “Những hoạt động tôn tạo, mở rộng đảo, đá mà Trung Quốc đang tiến hành đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế, trong đó có ASEAN.”
Ông nói: “Một lần nữa Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này, nghiêm túc tuân thủ và thực thi luật pháp quốc tế.”
Hôm 29/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Philippines và Việt Nam “tiến hành hoạt động xây dựng trái phép các đảo ở Nam Sa của Trung Quốc mà họ chiếm đóng trái phép”.
Người phát ngôn Hồng Lỗi cáo buộc Philippines và Việt Nam “tiến hành xây dựng công trình, đào lấp biển quy mô lớn, xây dựng công trình cố định như sân bay, thậm chí bố trí vũ khí tấn công như tên lửa v.v trên chuỗi đảo Nam Sa của Trung Quốc do những nước này chiếm đóng phi pháp”.
Tuyên bố của Việt Nam không bác bỏ cáo buộc “xây dựng công trình” mà Trung Quốc đưa ra.
Một phóng viên cũng đặt câu hỏi về việc Trung Quốc mời Mỹ và các nước khác sử dụng những cơ sở dân sự mà Trung Quốc đang xây dựng trên Biển Đông cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
Ông Lê Hải Bình trả lời: “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi và chúng tôi yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam. Mọi hoạt động của các bên tại hai khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.”

‘Hoạt động của Việt Nam’

Trong khi đó, hôm 7/5, Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) nói với hãng tin Reuters rằng họ có các hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam cũng đã bồi đắp các đảo tranh chấp trên Biển Đông.
Tuy vậy, quy mô và nhịp độ của các công trình này còn nhỏ so với của Trung Quốc, theo CSIS.
Hình ảnh vệ tinh của CSIS cho thấy Việt Nam đã bồi đắp hai đảo mà nước này đang kiểm soát, đó là đảo Sơn Ca (Sand Cay) và đảo Đá Tây (West London Reef), thuộc quần đảo Trường Sa.
Bà Mira Rapp-Hooper, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS, nói công trình bồi đắp đảo của Việt Nam bao gồm cả các cơ sở quân sự và dường như bắt đầu trước khi Trung Quốc tiến hành ồ ạt các công trình vào năm 2014.
Các bức hình của công ty DigitalGlobe chụp từ 2010 đến 30/4 năm nay.
Bà Rapp-Hooper nói Trung Quốc “đúng” khi cáo buộc Việt Nam.
“Nhưng có thể nói rằng quy mô và nhịp độ của Trung Quốc là chưa từng thấy và hơn gấp nhiều lần so với Việt Nam.”
Theo bà, Việt Nam đã bồi đắp thêm 65 ngàn mét vuông cho đảo Đá Tây và 21 ngàn mét vuông cho đảo Sơn Ca.
Trong khi đó, Trung Quốc bồi đắp 900 ngàn mét vuông chỉ riêng cho Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef).

Saturday, March 7, 2015


PHÙNG QUÁN * THẰNG KHÙNG

 

THẰNG KHÙNG TRONG TRẠI TÙ CẢI TẠO


In PDF.



Mặc dầu là một Phật tử, xin mời các hiền huynh và quý bạn đọc bài viết nói về Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, một linh mục Công Giáo Việt Nam can trường, hậu thế kính tôn và ghi ân ngài. 

(viết lại theo lời kể của nhà văn Nguyễn Tuân)



"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.



Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen…Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính.



Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc.



Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng" (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ.



Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài



Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc.



Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:



- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?



Anh ta chấp tay khúm núm thưa:



- Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.



Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc…



Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, "đầu chày, đít thớt, mặt bù loong" cũng phải rơm rớm nước mắt. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?…


Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho dầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:



- Anh Tuân này - không rõ anh ta biết tên mình lúc nào- sống ở đây anh thèm cái gì nhất?



- Thèm được đọc sách - mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.



- Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? - anh ta hỏi.


- Voltaire! - một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong “Tội ác và Trừng phạt”


Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:


- Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?



Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.



Mình trả lời anh ta:


- Tôi thích nhất là Candide.


- Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?


Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:


- Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.



Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…

Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: "Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!".


- Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! - anh nói.


Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:


- Anh là ai vậy?


Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:


- Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.


Rồi anh ta tiếp:


- Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…


Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn - ngu ngơ, đần độn như thường ngày.



Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.


Thằng chuyên gia khâm liệm e đi đong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… - những người tù nói, giọng buồn.
Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.


Giám thị hỏi:


- Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?


 Mình nói:


- Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.



Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…



Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:



- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…


Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rẫm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.



Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.



Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.



Giám thị hỏi:



- Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.

Mình nói



- Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.

Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…



Phùng Quán

________
Ghi Chú:



(*) THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài.



Xin mời đọc thêm (bài kèm theo dưới đây) tiểu sử của Cha Vinh để chúng ta biết thêm nhiều chi tiết về cuộc đời Ngài; và cũng để hiểu thêm gương phụng sự Chúa của Ngài….



Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH,
Cha chính Hà Nội, (1912 – 1971).
 
TẤM GƯƠNG CAN TRƯỜNG

Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH*


Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.



Cậu Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh về âm nhạc, ca hát. Cậu biết kính trên, nhường dưới, trong xứ đạo, ai cũng quý yêu. Cha xứ Ngọc Lũ thời đó là Cố Hương, một cha người Pháp tên là Dépaulis giới thiệu cậu lên học tại trường Puginier Hà Nội. Năm 1928, cậu học Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Phú Xuyên, Hà Tây.



Năm 1930, thầy Vinh được cố Hương dẫn sang Pháp du học. Năm 1935, thầy vào Đại Chủng viện St Sulpice, Paris. Ngày 20-6-1940, thầy được thụ phong linh mục ở Limoges. Chiến tranh thế giới xảy ra, cha Vinh phải ở lại Pháp và tiếp tục học tập.  Ngài học Văn Khoa - Triết tại Đại Học Sorbone, học sáng tác và hòa âm tại Nhạc viện Quốc Gia. Ngài phải vừa học vừa làm. Vóc dáng nhỏ nhắn dễ thương của ngài đã làm cho nhiều người Pháp tưởng lầm ngài là phụ nữ nên cứ chào: “Bonjour Madame!”



Nhưng ẩn trong cái dáng vóc nhỏ bé đó là một tâm hồn rộng lớn, sau đôi mắt sáng là tính cương trực, dưới nụ cười là ý chí sắt son.



Sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn Triết ở Sorbone, ngài gia nhập dòng khổ tu Biển Đức tại Đan Viện Ste Marie.



Sau 17 năm du học, năm 1947 cha Vinh về nước, nhằm góp sức xây dựng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vững mạnh về mọi mặt. Khi ấy, Đức cha François Chaize - Thịnh, Bề trên Giáo phận đã bổ nhiệm ngài làm cha xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Ngài xin Bề trên lập dòng Biển Đức ở Việt Nam, nhưng không thành.



Cha Vinh, dù tu học ở Pháp nhưng luôn có tinh thần yêu nước, độc lập, không nệ Pháp. Năm 1951, Nhà Thờ Lớn Hà Nội tổ chức lễ an táng cho Bernard, con trai tướng De Lattre de Tassigni. Trong thánh lễ, tướng De Lattre kiêu căng đòi đặt ghế của ông trên cung thánh và bắt chuyển ghế của Trần Văn Hữu, Thủ tướng Việt Nam xuống dưới lòng nhà thờ. Vì lòng tự trọng dân tộc, danh dự quốc gia, cha Vinh cương quyết không chịu.



Tướng De Lattre rất tức giận, gọi cha Vinh tới, đập bàn quát tháo, đe dọa. Cha Vinh cũng đập bàn, lớn tiếng đáp lại, quyết không nhượng bộ, nhưng Thủ Tướng ngại khó nên tự nguyện rút lui. Sau vụ đó, để tránh căng thẳng, Đức Cha Khuê đã chuyển cha Vinh làm giáo sư của Tiểu Chủng Viện Piô XII, phụ trách Anh văn, Pháp văn, âm nhạc, triết học; ngài khiêm tốn vâng lời. Ngài cũng giảng dạy Văn Triết ở trường Chu Văn An.


Năm 1954, Đức cha Trịnh Như Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưa chủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dù biết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức Cha Khuê bổ nhiệm ngài làm Cha Chính, kiêm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc.



Ngài tổ chức lớp học giáo lý cho các giới, có những linh mục trẻ thông minh, đạo đức cộng tác, như cha Nguyễn Ngọc Oánh, cha Nguyễn Minh Thông, cha Phạm Hân Quynh. Lúc đầu, lớp học được tổ chức thành nhóm nhỏ tại phòng khách Tòa Giám Mục, về sau, con số người tham dự tăng dần, lớp học được chuyển tới nhà préau, và ngồi ra cả ngoài sân. Lớp học hiệu quả rất lớn, những tín hữu khô khan trở thành đạo đức nhiệt thành, ảnh hưởng lan tới cả giới sinh viên và giáo sư đại học, nhiều người gia nhập đạo. Sau chính quyền ra lệnh ngừng hoạt động vì lý do an ninh.



Khi cha Vinh đang làm Hiệu Trưởng Dũng Lạc, Chính phủ ra chỉ thị phải treo ảnh lãnh tụ thay vào ảnh Thánh Giá ở các lớp học. Ngài không tuyên đọc chỉ thị cũng không tháo bỏ Thánh giá, nên năm 1957, trường bị đóng cửa.



Thời bấy giờ, Đại học Y khoa Hà Nội thiếu giáo sư, nên đã đề nghị Đức Cha Khuê cử cha Vinh đến trường dạy La tinh. Nhiều sinh viên cảm phục ngài. Một hôm, Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc đến thăm trường, thấy bóng dáng chiếc áo chùng thâm linh mục, ông nói với đoàn tháp tùng: “Đến giờ này mà còn có linh mục dạy ở Đại Học quốc gia ư?” Ít lâu sau trường Đại học Y khoa không mời cha dạy nữa.

Biết tài năng và kiến thức âm nhạc của ngài, nhiều nhạc sĩ ở Hà Nội tìm cha Vinh tham khảo ý kiến và nhờ xem lại những bản nhạc, bài ca họ mới viết.



Cha Vinh, một trong những nhạc sĩ tiên phong của Thánh nhạc Việt Nam, và là một nhạc sĩ toàn tài. Ngài chơi vĩ cầm và dương cầm thật tuyệt, chính ngài là người Việt Nam đầu tiên chơi vĩ cầm ở Hà Nội.



Ngài có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, lại được học tập chu đáo nên đã sáng tác và để lại nhiều nhạc phẩm thánh ca tuyệt vời. Cha Vinh trình bày bản hợp tấu “Ở Dưới Vực Sâu” nhân cuộc đón tiếp phái đoàn Việt Nam do ông Hồ Chí Minh dẫn đầu sang dự Hội Nghị Fontainebleau năm 1946.



Ngài cộng tác với Hùng Lân sáng tác “Tôn Giáo Nhạc Kịch Đa-Vít.” Sáng tác nhiều nhạc phẩm lớn: “Mở Đường Phúc Thật,” “Tôn Vinh Thiên Chúa Ba Ngôi,” “Ôi GiaVi,” “Lạy Mừng Thánh Tử Đạo.” Ngài phổ nhạc cho các Ca Vịnh 8 , Ca vịnh 16, Ca vịnh 23, Ca vịnh 41, Ca vịnh 115 và nhiều bài hát khác như Đức Mẹ Vô Nhiễm, Thánh Tâm Giêsu. Ngài còn viết những bài ca sinh hoạt: Sao Mai, Đời Người, phổ nhạc bài “Bước Tới Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.



Hằng tuần ngài đến dạy nhạc, xướng âm và tập hát bên chủng viện Gioan. Cha Vinh có giọng nam cao, âm hưởng thanh thoát, lôi cuốn. Ngài tổ chức và chỉ huy dàn đồng ca trong nhiều cuộc lễ và rước kiệu lớn như cuộc Cung Nghinh Thánh Thể từ Hàm Long về Nhà Thờ Lớn Hà Nội.



Năm 1957, Nhà nước muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là ở Việt Nam đạo Công giáo vẫn được tự do hành đạo và tổ chức được những lễ nghi long trọng, tưng bừng. Dịp Lễ Noel, chính quyền tự động cho người đến chăng dây, kết đèn quanh Nhà Thờ Lớn, sau lễ họ vào đòi nhà xứ Hà Nội phải thanh toán một số tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công.



Năm 1958 cũng thế, gần đến lễ Noel, không hề hỏi han, xin phép, một số người của Nhà nước ngang nhiên đưa xe ô tô chuyển vật liệu, tự động bắc thang, chăng dây treo bóng điện màu trang trí ở mặt tiền và trên hai tháp Nhà Thờ Lớn. Cha xứ thời đó là cha Trịnh Văn Căn bảo vệ chủ quyền Giáo Hội trong khuôn viên cơ sở tôn giáo, không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Để phản đối, cha Căn liền cho kéo chuông nhà thờ cấp báo, giáo dân kéo đến quảng trường nhà thờ rất đông ủng hộ cha xứ, hai bên to tiếng.



Cha Căn gọi Cha Vinh ra can thiệp, sau một hồi tranh luận không kết quả, cha Vinh kéo những người của Nhà nước đang leo thang chăng đèn xuống, rồi chính ngài leo lên thang, hai tay đưa cao trước mặt, hai bàn tay nắm lại, hai cườm tay đặt lên nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn:



“Tự do thế này à!”



 Vụ giằng co lộn xộn kéo dài suốt buổi sáng, công cuộc trang trí không thành. Cha Căn, cha Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem ra xét xử. Tòa án Hà Nội tuyên án: Cha Trịnh Văn Căn, Chính xứ Nhà Thờ Lớn, người chịu trách nhiệm tổ chức lễ Noel năm 1958 chịu án 12 tháng tù treo.



Cha Chính Nguyễn Văn Vinh chịu án 18 tháng tù giam, với tội danh: “Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân” (!).



Sau phiên tòa, cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại “Cổng Trời”, nơi dành riêng cho các tù nhân tử tội.



Khi cha Vinh mới đến trại Yên Bái, ngài còn được ở chung với các tù nhân khác, nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế ngài bị kỷ luật, phải biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy tháng sau được ra, ngài lại ban phép giải tội. Cán bộ hỏi: “Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạm quy?”



Ngài đáp:



“Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải làm bổn phận mình!”


Ở tù đói rét là đương nhiên, lúc nào cũng đói, hằng ngày mỗi bữa một bát sắn độn cơm, ăn với lá bắp cải già nấu muối, khi chia cơm phải cân đong từng chút một... Một lần cha Vinh nhận được gói bưu kiện do cha Cương, quản lý Nhà Chung Hà Nội, gửi lên, trong đó có ít thức ăn, lương khô và vài đồ dùng cá nhân, ngài đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân, ăn chung, dùng chung. Anh em tù hình sự thân thương gọi ngài là “Bố.”



Ngay trong nhà tù, cha Vinh vẫn can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần một tổ trưởng đánh đập tù nhân, ngài lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng này xông đến giang tay đánh, ngài đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó trong trại có tiếng đồn cha Vinh giỏi võ, mọi người phải nể vì.



Một cán bộ cao cấp ở Hà Nội lên Cổng Trời gặp cha Vinh, nói: “Đảng và Chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn Thế Vịnh (Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo). Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi”. Ngài khẳng khái đáp: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi”.



Vì không khuất phục được ngài, nên bản án từ 18 tháng tù giam, không qua một thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim, biệt giam và án tử.



Năm 1971, khi ngài từ trần không ai được biết, một năm sau, chính quyền mới báo cho Đức Cha Khuê và cha Cương quản lý Nhà Chung: “Ông Vinh đã chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh!”



Suốt đời mình, trong mọi tình huống cha Chính Vinh làm tròn trách vụ của mình. Ngài đã mạnh mẽ rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho đức tin, khi thuận tiện cũng như khó khăn. Vượt mọi thử thách gian khó, không chịu khuất phục trước cường quyền, luôn trung kiên với Thiên Chúa và Giáo Hội.



Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, một linh mục Công Giáo Việt Nam can trường, hậu thế kính tôn và ghi ân ngài.



TGP. Hà Nội - 2013

BBT (Theo HĐGMVN)
( Hồ Công Tâm chuyển ).

VÂN HÀ * VƯỢT BIÊN

 

Vượt Biển

Tác giả/Nhân vật: |01-04-2014| 191 lần xem | |
22 tuổi, không kịp từ giã người yêu, người đang mang giọt máu của tôi trong bụng mà tôi không hề biết, bước xuống con tàu định mệnh đưa tôi rời khỏi quê hương để rồi thay đổi cả số phận của cuộc đời mình.
Từ Saigon ngày 11-6-1980 tôi về Rạch Giá cùng với gia đình anh Hai, anh của người chị kết nghĩa LNT, người cùng chung mái trường LVC và 3 người con của anh chị hai.
Hôm sau chúng tôi về Tắc Cậu và lên Tàu ở Bến cây xăng Đại Thành, nhà bác cả của tôi. Chiếc ghe dài khoảng 20m,ngang 5m, trên ghe chứa 92 người, hầu hết là đàn bà và trẻ em, đa số là người Bắc ở Ông Tạ.
Ghe rời bến khoảng 11 giờ khuya, chạy cặp ven sông Lớn để đón người ở vài điểm hẹn, rồi chạy thẳng ra cửa biển sau khi bị vướng lưới đóng đáy, cũng nhờ 10 em nhỏ ngồi thuyền thúng đẩy ra khỏi khu vực có đáy rồi các em xin được lên ghe cùng đi tiếp. Khi gần ra khỏi cửa sông, bên phải là vùng trời sáng rực của thị xã Rạch Giá, nơi tôi chào đời, bên trái là vùng biển trời mênh mông, tôi nghe lòng mình như đau tê tái, có bao giờ tôi được nhìn lại nơi này không, má tôi, em tôi, nguời tôi yêu, tất cả kỷ niệm trong đời chợt thoắt hiện rả
Ba tôi và cô Ní, người em họ của ba, đứng trên mũi ghe dẫn đường, vói qua ghe tôi để thu nhận thư từ của người ra đi nhắn gởi cho nguời ở lại, cũng là bằng chứng để trao số tiền còn lại cho những thân nhân đánh đổi tất cả ra đi tìm lẻ sống. Tôi đứng ở phía bánh lái, ba đưa mắt tìm tôi rồi khoát tay, ý như bảo con đi đi. Tôi ráng cầm nước mắt (con trai mà), dõi theo bóng chiếc ghe của ba lui lại, ghe của tôi rẽ trái, bị nuốt chững vào bóng đêm, bắt đầu cho những thảm cảnh trên biển cả.
Tàu chạy suốt đêm, tới quá trưa thì qua khỏi Hòn Chuối, thấy xa xa có bóng dáng hai chiếc tàu, tưởng sắp tới hải phận, nào ngờ đến gần thấy rõ hàng chữ QUỐC DOANH ĐÁNH CÁ VŨNG TÀU CÔN ĐẢO, ai cũng thất vọng ê chề, thôi rồi chắc là bị bắt lại.
Hai chiếc tàu áp lại bên thuyền vượt biển, bên chiếc thứ nhất, ba người nhảy qua ghe, những người còn lại trên tàu chỉa súng, như sẵn sàng nả đạn bắn nếu có chống cự. Họ đòi tiền và hứa không báo về đất liền. Mọi người gom hết tiền bạc tư trang đưa cho họ. Những người bên tàu thứ nhất vừa rời ghe, tách ra một quãng thì chiếc thứ hai sấn tới. Lần này họ lục soát trên người và lấy đi vàng của những người đi vượt biển cất dấu. Khi họ rời tàu, mọi người như mất tinh thần, nhưng cũng mừng vì không bị bắt, có điều trước khi rời tàu họ đã đập cong bánh lái để không thể điều khiển và lấy đi cái Hải bàn.
Tài công là một vị sĩ quan Hải Quân , tên Tín( tụi tôi gọi lén là Tín mặt rỗ) anh tìm cách xử dụng bánh lái, đầu tiên là đập bỏ ván xung quanh, dạy tôi cách xoay sợi dây xích mỗi khi anh cần bẻ lái. Nhờ vậy chiếc ghe có thể đi đúng hướng và anh cứ lấy sao Bắc Đẩu làm chuẩn mà thôi.
Chủ ghe mua thức ăn dự trử chất trên tàu đầy đủ nhưng vì thiếu kinh nghiệm, để phía trên boong tàu nên khi tàu ra biển khơi, sóng lớn nhồi vài đợt , mọi thứ bị hất tung xuống nuớc, đến chừng nhận ra điều đó thì đã muộn, đồ ăn thức uống đã không còn. Trên ghe lúc này ai có thức ăn mang ra chia xẻ, mỗi người chỉ có một chút ít để ăn tạm cho qua cơn đói mà thôi.
Chiếc tàu thứ ba chúng tôi gặp là tàu của những người ngư phủ đánh cá Thái Lan. Họ cho nước uống và mì gói rồi chỉ hướng cho tài công chạy tới, không ngờ đó là hướng đi định mệnh mà trên tàu ai cũng nghĩ họ đã cấu kết với nhau: Trong sáu ngày sáu đêm, chúng tôi bị tàu Thái Lan chận cuớp 15 lần
Đau lòng nhất là lần cuớp thứ 14, không còn gì để vơ vét, bọn cướp Thái xoay qua hãm hiếp 2 đứa bé gái là hai chị em, đứa 14, đứa 16. Mặc cho những người trên tàu van xin. Chúng chỉa súng vào mọi người và thay phiên nhau thỏa mãn thú tính. Chúng tôi chỉ biết khóc thương cho các em, trên tàu có cha Hiệp, ông đã cùng chúng tôi cầu nguyện xin chúa ban phước lành cho hai em, sau khi bọn cướp rời bỏ con tàu.
Chiếc tàu thứ 15 lại tấp vào để cướp bóc, lần này rõ ràng là chẳng còn gì, và rồi bọn chúng đã nhẫn tâm gỡ cả máy ghe mang đỉ vì nghĩ rằng những con người khốn khổ, không có khả năng tự vệ này sẽ chìm sâu vào lòng biển cả, chon vùi những tội ác tài trời đã xảy ra do chính những bàn tay của họ.
Chúng tôi hoàn toàn tuyệt vọng, không có máy để chạy, đói khát, ai cũng kiệt sức, chỉ còn cầu nguyện ơn trên phù hộ, hy vọng một phép lạ mà thôi. Và điều đó đã xãy ra khi chiếc tàu nhỏ đánh cá ở ven biển xuất hiện. Trên tàu chỉ có hai người đánh cá. Tuyệt nhiên họ không bước qua ghe mà chỉ ra hiệu chúng tôi quăng dây qua, một anh lấy dây neo cột vào đuôi ghe, rồi kéo đi. Họ nấu cháo mực chuyền qua ghe cho chúng tôi, tất cả mọi người trên ghe đều được ăn uống đầy đủ.
Trên ghe chúng tôi có một người phụ nữ rất đẹp có đứa con trai tên Bình. Chồng chị là sĩ quan QLVNCH, bị đi tù cải tạo, chị dắt con đi vượt biên, cha chị vốn làm việc ở Bộ Ngoại Giao đặt ở Thái Lan nên chị nói được tiếng Thái Lan tuy không lưu loát, có lẽ nhờ vậy nên bọn Hải tặc không làm hỗn với chị. Theo chị giải thích sau khi trao đổi với hai người đánh cá vì sao họ không có ý cuớp mà còn giúp mọi nguời, họ cho biết đó là hai cha con, người cha ngày trước đi lính cho Quân đội Đồng Minh có sang đánh trận và bị thương ở Biên Hoà, được người Việt Nam tận tình cứu chữa nên anh rất mang ơn, đây chính là cơ hội để anh trả ơn lại cho người Việt. Chúng tôi bày tỏ sự biết ơn và không biết làm sao để đáp đền, anh chỉ nói rằng vợ anh rất thích vải quần lảnh Mỹ A của người Việt, rất may cũng có một dì còn được cái quần còn nguyên vẹn, gởi tặng vợ của anh.
Anh đã kéo chiếc ghe vào gần bến và cho biết theo luật pháp anh không có quyền kéo chúng tôi vào bến, anh sẽ gọi cho tuần duyên Thái, rồi chặt dây để họ tới cứu. Điều anh dặn tôi còn nhớ như in trong đầu là khi thấy tàu cảnh sát tuần duyên Thái tới gần, phải đục lổ cho tàu vô nước không còn tiếp tục xử dụng được, nếu không, có thể sẽ bị đuổi ra biển sau khi cho lương thực. Đó là ngày 19 tháng 6 năm 1980.
Hơn ba mươi năm, nay đã là công dân Hoa Kỳ, nhưng những kỷ niệm xưa luôn còn sống trong tôi như mới hôm qua. Tôi ra đi mang theo quê hương, mang theo mối tình đầu dang dở, cũng như vẫn mang theo hình bóng đứa con trai mà vì hiểu lầm tôi là kẻ phụ bạc, tôi chưa hề được nó gọi một tiếng…BA.
(Ghi theo lời kể của anh LVT)
Vân Hà


XÃ HỘI VIỆT NAM HÔM NAY


Năm mới, thi nhau đánh bạc, đá gà

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-03-06

Chia sẻ
In trang này

da-ga-622.jpg

Một sới đá gà độ ở Tây Nam Bộ.
RFA

Nếu như Tết Ất Mùi là cái Tết thê thảm của người lao động nghèo, nông dân, người buôn hoa cuối năm và dư âm của nó vẫn còn đâu đó trong những bữa cơm thiếu hụt dinh dưỡng, những đôi mắt thâm quầng vì thức đêm và buồn bã thì Tết Ất Mùi cũng là mùa khởi sự của những ổ cờ bạc, đá gà trên đất Sài Gòn nói riêng và trên cả nước nói chung. Hầu như đi đâu người ta cũng có thể bắt gặp cảnh đá gà, và nếu có tiền, chỉ cần ngoắc một tay xe ôm bất kì nào đó, nhờ họ chở đến tụ điểm đánh bạc, nếu tay xe ôm không cảm thấy nghi ngờ gì, anh hoặc chị ta có thể chở khách đến tụ điểm đánh bạc ngay tức khắc, chuyện cờ bạc, rượu chè ở Việt Nam có thể xếp vào hàng có tên tuổi trên thế giới.

Tháng Giêng là tháng ăn chơi

Một người tên Lam, chuyên chạy xe ôm ở Bà Điểm, Hóc Môn, Sài Gòn, chia sẻ: “Họ đổ về các tỉnh miền Tây, các vùng quê nó đánh, cái quy trường là từ ba triệu rưỡi cho đến năm triệu rưỡi. Đánh bài thì đông nhưng năm nay chỉ cần động một cái là họ chuyển đi chỗ khác liền.”
Họ đổ về các tỉnh miền Tây, các vùng quê nó đánh, cái quy trường là từ ba triệu rưỡi cho đến năm triệu rưỡi. Đánh bài thì đông nhưng năm nay chỉ cần động một cái là họ chuyển đi chỗ khác liền.
-Ông Lam
Theo ông Lam, có ba thứ mà một người xe ôm như ông cần phải rành rõi để tồn tại, để không bị các hãng taxi đè bẹp, đó là tụ điểm cờ bạc, các nhà thổ và những nơi ốp đồng. Thậm chí có nhiều xe ôm còn biết thêm điểm thứ tư, đó là nơi có thể mua bán ma túy một cách dễ dàng. Nhưng ông Lam chỉ chọn biết ba địa điểm trên để hành nghề.
Và thường thì các tụ điểm ăn khách theo mùa, ví dụ như đầu mùa Xuân, các tụ điểm đá gà, cờ bạc sẽ hút khách nhiều nhất, sang tháng Hai thì khách vãng dần, đi vào ổn định bởi những người có nhiều tiền, các đối tượng vợ và con quan chức tới lui thường xuyên, không rầm rộ như tháng Giêng, thời gian này người ta đi đến các điện thờ, đền miếu tăng lên nhiều hơn. Và bắt đầu tháng Ba, các tụ điểm ăn chơi trác tán có gái đi vào hoạt động mạnh hơn, đồng thời với thời, các điểm bán ma túy cũng bắt đầu hoạt động mạnh trở lại.
Nhưng hiện tại đang là tháng Giêng, tháng của cờ bạc nên các xe ôm thỏa sức mà kiếm cơm nhờ việc đưa người đến sòng bài. Ông Lam nói rằng trên đất Sài Gòn, nếu tìm sòng bạc thì thượng vàng hạ cám đều có, từ chỗ chơi với nhau vài chục ngàn đồng cho đến chơi vài triệu, thậm chí vài chục triệu, vài trăm triệu, hàng tỉ đồng đều có. Cứ tùy vào túi tiền và đẳng cấp để mà chơi. Còn chuyện đá gà thì về Gò Vấp, Bà Điểm, Hóc Môn, Quận Tư, Quận 10, những những nơi này, đâu cũng có sới gà đá độ với nhau, nếu độ ít thì vài triệu, độ nhiều cũng lên đến tiền tỉ, không có gì là không thể xảy ra, miễn có tiền là có tất cả.
co-bac-400.jpg
Chen nhau sát phạt bầu cua cá cọp. RFA PHOTO.
Ông Lam kể thêm là mới sáng hôm qua, ông dắt một Việt Kiều Mỹ đi xem đá gà, ban đầu anh ta chỉ xem cho vui, sau đó cũng tham gia cá độ, mức cược ban đầu là vài trăm đô la, sau vài ván có ăn có thua, anh ta cũng say máu gà và cược độ cả ngàn đô la, cuối cùng là cược lên đến cả chục ngàn đô la và sau đó cháy túi, ôm hận ra về với cái túi rỗng không, không còn đủ tiền để trả xe ôm, phải mượn tiền người thân để trả cho ông Lam.
Anh Việt Kiều này kể với ông Lam là anh đã ăn cược với một tay hình như là chủ tịch phường, tay này tỏ ra coi thường anh Việt Kiều, cho rằng Việt Kiều không có đủ tiền để chơi mà ưa tài lanh, anh ta nổi máu khùng chơi tới bến. Chơi xong, thua độ, anh mới chua chát nhận ra là mình đã chọc phải ổ kiến lửa, vì Việt Kiều bây giờ làm sao giàu và đủ tiểu xảo bằng Việt Cộng mà lại lao đầu vào chơi với họ nên thua cũng đúng mà thôi.

Tháng Hai bán nhà ra bụi

Một người tên Khánh, vốn là dân đánh bạc lâu năm và có số có má ở khu đồng hương miền Trung tại Tân Bình, Sài Gòn, chua chát nói: “Không có chỗ chơi cố định, nó đánh lớn thì đâu có chơi một chỗ. Như anh ngày xưa thì đánh toàn 1 tỷ, hai tỷ. Bữa nay thì nó đánh lớn hơn nhiều, nó thuê xe di động, loại 16 chỗ, đánh trên đường đi luôn, nó đi Đồng Nai rồi đánh về, ăn uống cũng phục vụ trên xe luôn. Họ đánh sạt mậu ra đánh...”
Theo ông Khánh, cờ bạc nó cũng giống như quyền lực chính trị, một khi đã say máu ngà với nó thì e rằng khó mà dứt ra nổi. Cho dù có thua tơi tả, có mang nhà ra thế chấp để trả nợ giang hồ thì vài ngày sau cũng đã nổi máu trở lại và bằng mọi giá phải kiếm cho được tiền để gỡ vốn.
Không có chỗ chơi cố định, nó đánh lớn thì đâu có chơi một chỗ. Như anh ngày xưa thì đánh toàn 1 tỷ, hai tỷ. Bữa nay thì nó đánh lớn hơn nhiều, nó thuê xe di động, loại 16 chỗ, đánh trên đường đi luôn, nó đi Đồng Nai rồi đánh về, ăn uống cũng phục vụ trên xe luôn. Họ đánh sạt mậu ra đánh...
-Ông Khánh
Và thường thì khi thua bạc xong, con bạc thường xuýt xoa giá như lúc đó mình đánh theo lối này, đừng đánh theo lối kia thì đã ăn chắc. Chính vì kiểu rút kinh nghiệm đầy ấm ức này mà con bạc càng thua lại càng lao đầu vào đánh để rồi lại rút kinh nghiệm, rút mãi cho đến khi sợi dây kinh nghiệm kéo tất tần tật nhà cửa, vợ con ra đường thì mới tạm thôi, chờ thời cơ khác.
Và thường thì một khi cả nhà kéo ra đường thì thời cơ cũng không còn gì nữa. Mãi cho đến bây giờ, khi mà cả một sở nhà thừa kế của người cha quá cố bay mất theo các ván bài, ông Khánh vẫn không hiểu được cái qui luật thắng thua trong cờ bạc bởi khi ông thắng, ông vẫn không giàu lên được nhưng khi ông thua, ông lại dắt vợ con ra đường. Và mặc dù cuộc sát phạt đôi khi kéo dài từ tháng này sang năm nọ cũng chỉ ngần ấy con bạc với nhau. Nhưng không hiểu vì sao con bạc nào cũng thua, cũng phải bán nhà mà vẫn chưa thấy con bạc nào phất lên nhờ thắng bạc. Vậy mấy căn nhà cùng khối tiền kết sù thua bạc bay đi đâu?
Đó là câu hỏi mà tháng Giêng nào, giới cờ bạc cũng tự hỏi, rồi lại tự trả lời là không biết, rồi lại lao đầu vào các cuộc chơi cho đến tàn mạt lại quay về với vợ con, có khi là cùng nhau ra đường, ra công viên ngủ tạm, nếu may mắn thì giữ được cái nhà.
Hầu như cái vòng luân chuyển từ cờ bạc sang rượu chè, từ rượu chè sang gái gú, từ gái gú sang ma túy để rồi trắng tay và có thể là trộm cướp, giật dọc vốn dĩ là cái vòng lẩn quẩn rất Việt Nam, đặc biệt là với người Sài Gòn. Nhưng ông Khánh cũng phải thừa nhận là những người miền Bắc lúc nào cũng khôn hơn người Nam trong các sòng bạc, họ chỉ đánh cho đến lúc vừa đủ thắng là họ rút quân, không chơi nữa, tiền thắng bạc có thể biến thành mảnh đất, chiếc xe hơi.
Và đương nhiên mảnh đất hay chiếc xe hơi này được mua với giá rẻ mạt do các con bạc khát nước, đang máu me đã bán tháo. Họ thu mua về, đợi khi có giá lại bán lấy lãi. Cách gì họ cũng dễ thắng lợi hơn con bạc miền Nam. Còn người miền Nam thì đánh tới bến, thua thì trắng tay, nhiều người thành xác đồng, kẻ cướp, là nữ thì có thể bán thân nuôi miệng đợi ngày phục thù.
Có thể nói là năm nào cũng như năm nào, cờ bạc phát triển rất mạnh vào tháng Giêng và người dắt díu ra đường, ra công viên trở nên rầm rộ vào tháng Hai trên đất Sài Gòn. Cũng may là đất Sài Gòn có thể dung thân bất kì hoàn cảnh nào, người ta vẫn có thể sống qua ngày bằng mọi công việc chộp được giữa thành phố này!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.


http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/gambling-n-cockfighting-in-new-year-03062015104216.html


 

Giằng xé nhau vì xin lộc đầu năm

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-03-06

Email
xin-loc-622.jpg
Xin lộc đầu năm (ảnh minh họa).
RFA
Chuyện đầu năm, người ta lên các điện, đài, đền, miếu,lăng tẩm, chùa chiền để xin lộc đã thành chuyện rất phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Đặc biệt, tình trạng mê tín dị đoan và diễn trò ốp đồng giữa đường ngày càng nở rộ trên đất Bắc. Nhưng nổi cộm hơn cả vẫn là chuyện xin lộc đầu năm, tranh giành lộc đầu năm đến mức đánh nhau sứt đầu mẻ trán, phải vào bệnh viện cấp cứu và nhà càng giàu có, càng quyền thế thì việc xin lộc càng có uy, táo bạo và nề nếp, bài bản. Chuyện đó chỉ mới xảy ra trong vài năm trở lại đây, đặc biệt nổi cộm trong dịp Tết này.

Giàu mới có tiền mà đi xin lộc…

Một người chuyên nghiên cứu về các vấn đề cận tâm linh, yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Tình trạng khủng hoảng về tâm linh đã xảy ra từ vài năm nay rồi, nhưng năm nay thì trơ hơn, lễ hội các thứ. Nó thể hiện sự mất niềm tin của con người, họ phải tin vào những thứ linh tinh. Bản thân con người gọi là chấp, người theo đạo Phật thì gọi là chấp Phật, người theo Đạo thì trông cậy vào Thiên Chúa. Con người như đứa trẻ tựa vào cha mẹ, giờ mất hết chỗ dựa thì họ dựa vào mê tín dị đoan. Như là cầu những điều vật chất, như họ đi cầu sao, dâng sao, ngồi la liệt đầy đường, công an phải dẹp đường cho họ ngồi.”
Tình trạng khủng hoảng về tâm linh đã xảy ra từ vài năm nay rồi, nhưng năm nay thì trơ hơn, lễ hội các thứ. Nó thể hiện sự mất niềm tin của con người, họ phải tin vào những thứ linh tinh.
-Một nhà nghiên cứu
Theo ông này, hiện nay, không riêng gì Hà Nội mà hầu hết các tỉnh khu vực phía Bắc đều có những nơi gọi là trung tâm nghiên cứu tâm linh, vườn tâm linh và vườn cho lộc. Trong đó, đáng nói nhất là vườn tâm linh ở Nghệ An, đây là nơi chuyên cung cấp các nhà ngoại cảm để tìm mộ liệt sĩ Cộng sản và cho lộc, hỗ trợ âm lực cho các bà vợ quan chức cao cấp, các doanh nhân, doanh nghiệp.
Thường thì bắt đầu từ Mồng Mười tháng Giêng trở đi, các bà vợ cán bộ, các doanh nghiệp bắt đầu kéo nhau đến những nơi như thế này để xin lộc, xem quẻ đầu năm và nhương sao giải hạn. Đặt biệt, các chùa bây giờ tổ chức nhương sao giải hạn rất rầm rộ, cứ Mồng Mười tháng Giêng trở đi là các Phật tử bắt đầu kéo đến chùa làm sớ, mua phiếu sớ, dâng sớ nhương sao. Giá mỗi tấm sớ dao động từ hai trăm ngàn đồng đến năm trăm ngàn đồng và mỗi lần nhương sao, ước chừng có khoản hai chục ngàn tấm sớ ở mỗi chùa, vị chi, chỉ riêng chuyện nhương sao giải hạn đầu năm, chùa nhỏ kiếm cũng được ngót nghét vài ba tỉ đồng, chùa lớn có thể kiếm được vài chục tỉ đồng.
Đương nhiên dịch vụ nhương sao giải hạn ở các chùa còn kèm thêm dịch vụ lắc xăm xem bói đầu năm, cho lộc đầu năm và số tiền kiếm được cũng tương đương với số tiền nhương sao giải hạn. Đó là các chùa, ở các điện, nơi đồng bóng và các đền đài, lăng miếu cũng tổ chức nhương sao, cho lộc đầu năm ráo riết. Các lễ hội tâm linh xã hội chủ nghĩa như lễ hội đền Gióng, lễ hội đền Trần là nơi khách thập phương kéo đến nhiều nhất để chờ tranh ấn đầu năm.

xin-loc-400.jpg
Xin lộc đầu năm trong điện Thánh Mẫu. RFA PHOTO.
Ở những nơi này, ấn được cho không nhưng không phải ai cũng được cho ấn bởi các quan chức, các doanh nghiệp đã đặt chỗ, đã thuê mướn giang hồ, mua chuộc người trong đền giật ấn, cướp ấn để bán lại cho họ với giá cao ngất, mỗi mảnh ấn chưa đầy một tấc vải sô có thể bán lên vài chục triệu đồng. Chính vì giá tiền cao ngất ngưởng như vậy mà người tai không ngại đập đầu chảy máu, xông vào giành giật, cấu xé nhau để có được cái thứ gọi là lộc đầu năm ấy.
Ông này nói vui rằng Đức Thánh Trần là người có nhân cách, biết thương dân, đương nhiên khi chết đi, ông chắc chắn sẽ sớm siêu thoát, làm sao lại có chuyện mãi cho đến bây giờ ông còn ngồi trong đền để giữ đền, để chứng kiến đám con cháu giành giật nhau, đánh nhau như vậy. Và nếu như Thánh Trần và Thánh Gióng chưa được siêu thoát, vẫn con quanh quất đâu đó nơi đền thờ, thì chắc chắn các vị ấy phải chau mày đau khổ trước cảnh con cháu cấu xé, giành giật nhau những miếng giẻ ấn như một bầy thú đói ăn. Chuyện này không thể nói khác đi được.

Nghèo ăn còn không đủ lấy tiền đâu mà đi xin lộc?

Một người tên Lộc, hiện sống ở Thường Tín, Hà Nội, chia sẻ: “Dùng kiệu đâm xe, đâm vào vỡ tôn, vỡ kính, các thứ nếu chủ ra xin lỗi, dâng tiền mới tha thứ. Rồi thì xin lộc, xin ấn đâm nhau đánh nhau vào đầy bệnh viện. Mình muốn đi dạo phố cũng không dám. Con nít vào các điện thì bị bóp cổ chết ngay tại chỗ, họ bảo ông mang theo, mà mang theo là mang theo thế nào, toàn mê tín dị đoan.”
Theo bà Lộc, tình trạng xin lộc và tranh lộc đã khiến cho tháng Giêng ở Hà Nội trở nên lộn xộn vô cùng. Hầu như nhà nước không những không ngăn cấm mà còn hậu thuẫn cho vấn đề này. Chính vì sự hậu thuẫn của nhà nước mà các kiệu rước từ các đền mặc sức lộng hành trên các con phố. Ví dụ như kiệu Ông ở một ngôi đền trong thành phố Hà Nội, tuy gần các cơ quan công quyền nhưng đã không ngần ngại thay phiên nhau khiêng kiệu đâm thẳng vào một chiếc xe hơi đang đậu bên hè phố nhiều lần khiến cho chiếc xe này vỡ toác kính sau.
Dùng kiệu đâm xe, đâm vào vỡ tôn, vỡ kính, các thứ nếu chủ ra xin lỗi, dâng tiền mới tha thứ. Rồi thì xin lộc, xin ấn đâm nhau đánh nhau vào đầy bệnh viện. Mình muốn đi dạo phố cũng không dám.
-Bà Lộc
Khi chủ xe lên tiếng thì những người rước kiệu ngang nhiên nói rằng “ông đã phạt” phải xin và nộp phạt, người chủ xe hơi đã cầm một xấp tiền quì trước kiệu để van xin, cho đến lúc đám rước kiệu nhận tiền mới chịu khiêng kiệu đi nơi khác. Và công an, nhà nước cũng chẳng nói gì để bảo vệ người chủ xe. Thậm chí có nhiều cán bộ tai to mặt lớn cũng có mặt, cúng vái trong đám rước kiệu này.
Chưa dừng ở đó, một đám kiệu đã ngang nhiên khiêng kiệu chạy lấy đà tông hàng chục lần vào tấm kính chịu lực ở cửa ra vào một khu văn phòng tại Hà Nội, tông cho đến vỡ kính và cả đám khiêng kiệu và người theo kiệu vỗ tay reo hò, cho rằng chủ tòa nhà bị bề trên phạt.
Như vậy, chủ của xe hơi và chủ tòa nhà bị vỡ kính muốn có lộc làm ăn cho cả một năm phải mang số tiền lớn ra cúng vái, van xin cho đến bao giờ đám rước kiệu chịu nhận tiền, bỏ đi thì mới xong chuyện, mới yên thân. Vô hình trung, tệ nạn mê tín dị đoan được nhà nước bảo kê trở thành một lực lượng khủng bố mới trong thủ đô Hà Nội.
Bà Lộc cho rằng hiện nay, chuyện một người phụ nữ mang con đến điện thờ nhờ chữa bệnh và xin lộc, bị xác đồng bóp cổ cho đến chết và ngang nhiên tuyên bố thần thánh đã mang đứa bé theo, không cho ở lại trần gian nữa hoặc là chuyện đám rước kiệu đến phá nhà, phá tài sản của người dân đã trở nên bình thường trong mắt một bộ phận không nhỏ người Hà Nội. Điều này cho thấy con người đã vô cảm đến mức mất hết tính người, hò reo và a dua. Không có gì đáng sợ và gây bất an hơn chuyện này!
Mùa Xuân còn dài, các cuộc diễu hành theo kiểu tâm linh cũng còn diễn ra nhan nhản khắp nơi, chuyện xin lộc, mua lộc và cướp lộc rồi sẽ còn diễn ra dài dài. Không biết rồi đây chuyện gì sẽ xảy ra khi phong trào xin lộc đã phát triển đến đỉnh cao và đại bộ phận đi xin lộc trở thành một đám đông hò reo, a dua, sẵn sàng cấu xé nhau, hãm hại nhau vì cái thứ gọi là lộc đầu năm này.
Cảm giác như đất nước này đang lên đồng tập thể và con người đang dần trở về với đời sống nguyên thủy, mông muội giữa thế kỉ 21 này!

 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/tearing-each-others-because-of-lucky-buds-03062015092919.html

Bài chòi miền Trung khai hội

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-02-28

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
bai-choi-622.jpg
Hội Bài Chòi ở miền Trung
RFA PHOTO
Hằng năm, cứ đến hẹn lại lên, bắt đầu từ hai mươi ba tháng Chạp trở đi, khi mọi nhà đã đưa ông Táo về trời, mọi việc đồng áng tạm xếp lại để đón mừng năm mới, đón Tết, hô hát bài chòi ở các tỉnh miền Trung lại vào hội. Có thể nói nghệ thuật hô hát bài chòi là một bộ môn có tính hứng khởi, diễn xướng rất cao và đó cũng là môn nghệ thuật phản ánh đời sống, tâm tư của người dân rõ nét nhất. Hội hô hát bài chòi năm nay ở miền Trung đã phản ánh điều gì trong dân gian?

Đảng quản lý hô hát bài chòi

Một nghệ nhân bài chòi yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Bình Định bài chòi nhiều lắm, hô bài chòi bằng thẻ tre. Những ai mà ít tiếp xúc với bài chòi cũng thích thú lắm, nó lạ, không khí mà!”
Bình Định bài chòi nhiều lắm, hô bài chòi bằng thẻ tre. Những ai mà ít tiếp xúc với bài chòi cũng thích thú lắm, nó lạ, không khí mà!
-Một nghệ nhân bài chòi


Theo nghệ nhân này nhận xét, có thể nói rằng hô hát bài chòi là bộ môn nghệ thuật dân gian có tính thời đại cao nhất không chỉ của riêng miền Trung mà cả với Việt Nam. Bởi nó không có kịch bản, không qua kiểm duyệt và nếu có kiểm duyệt nội dung thì chỉ xảy ra sau khi nghệ nhân đã hô hát, sau đêm bài chòi, cán bộ văn hóa vào cuộc, hoặc là yêu cầu nghệ nhân không được hô hát những nội dung cũ, kỉ luật, phạt tiền hoặc dẹp luôn hội bài chòi, nếu nặng nề có thể đi tù vì đã diễn xướng những nội dung nhạy cảm.


Có lẽ chính vì tính trào lộng và tính giễu nhại xã hội với nồng độ nặng nằm giấu mình trong tâm thế diễn xướng của nghệ nhân mà từ rất lâu, trước cả nghệ thuật hát tuồng và hát bội, bộ môn diễn xướng bài chòi bị nhà cầm quyền quản lý rất chặt và mọi cuộc vui bài chòi đầu năm phải thông qua sự đồng ý, quản lý, kiểm duyệt từ nội dung cho đến lợi nhuận của các cơ quan đảng bộ Cộng sản địa phương.
Nhưng đây cũng chỉ là những trường hợp cá biệt, phần phổ biến nhất vẫn là đảng bộ cấp huyện, cấp xã đứng ra tổ chức hô hát bài chòi và nghệ nhân hô hát phải là những cán bộ văn hóa của các cấp này, thậm chí trong hội bài chòi có ít nhất từ một đến hai đảng viên Cộng sản đứng ra tổ chức, quản lý, bán vé cũng như tổng kết lợi tức.
bai-choi-400.jpg
Ảnh minh họa. RFA PHOTO.

Chính vì sự quản lý quá chặt chẽ như vậy mà hầu hết nội dung hô hát bài chòi nhiều năm trước đây đều khô khốc, máy móc, tính ngẫu hứng hoàn toàn bị triệt tiêu, thậm chí trong hội hô hát bài chòi còn có cả những trò ca ngợi đảng Cộng sản, ca ngợi Hồ Chí Minh, ca ngợi các lãnh tụ Cộng sản khác… Và điều này đã làm cho hô hát bài chòi miền Trung một thời bị xếp vào chỗ không chơi được, người già và trẻ em dần thay đổi thói quen ba ngày Tết, họ dành thời gian đi du ngoạn và chơi bầu cua tôm cá.



Mãi cho đến vài năm trở lại đây, khi các hội bài chòi tư nhân hoặc của các hội Người Cao Tuổi mọc lên, kĩ năng diễn xướng và tính ngẫu hứng trong bài chòi lại quay về. Người già trở nên máu lửa với bài chòi, trẻ em háo hức với bài chòi còn thanh niên, nam nữ thì ưa bài chòi bởi diễn ngôn của nó hàm chứa những ẩn ức tuổi trẻ, ẩn ức thời cuộc và ẩn ức chính trị mà lẽ ra họ không cần phải kìm nén những ẩn ức vô lý này.


Những bài hát bài chòi của các hội Người Cao Tuổi thường xoay quanh các vấn đề nổi cộm trong xã hội đương đại, từ tai nạn giao thông, tham nhũng, bán dâm trá hình, hối lộ bằng tình dục, mua quan bán chức, mua bằng giả, thủ đoạn chính trị dơ bẩn… Tất cả được phơi bày trong những diễn ngôn vừa tinh tế lại vừa bộc trực, đánh thẳng vào cái xấu và kêu gọi điều tốt đẹp hãy quay trở về nhân dịp đầu năm.

Bài chòi tan nát cõi lòng

Cụ ông Trần Liệu, người Hội An, Quảng Nam, chia sẻ: “Bài chòi giờ thì được tổ chức nhiều hơn, quay lại với bài chòi xưa. Thì hô hát nhưng cũng bị khuôn khổ rồi.”
Theo cụ Liệu, với ông, bài chòi, hát tuồng hay hát bội là những bộ môn nghệ thuật làm tan nát cõi lòng. Nếu như hát tuồng, hát bội với tính hàn lâm, có kịch bản hẳn hoi và sau khi bị quản lý chặt chẽ, các nghệ nhân đã chuyển sang làm ông công đám tang để giải bày nỗi lòng trước nhân tình thế thái thì hô hát bài chòi, sau nhiều năm im hơi lặng tiếng vì bị quản lý, hiện tại những diễn ngôn đầy tính ngẫu hứng và giễu nhại xã hội đang phát triển mạnh.

Bài chòi giờ thì được tổ chức nhiều hơn, quay lại với bài chòi xưa. Thì hô hát nhưng cũng bị khuôn khổ rồi.
-Cụ Trần Liệu
Không riêng gì các hội bài chòi tự phát trong nhân dân hay các hội bài chòi của Hội Người Cao Tuổi tổ chức với nhau mà ngay cả trong các hội bài chòi do đảng bộ Cộng sản địa phương tổ chức, những diễn ngôn có tính bất mãn xã hội, bất bình thời cuộc ngày càng cất tiếng nói mạnh mẽ, không còn e dè như trước đây.
Những diễn xướng theo kiểu “Ăn gì mà ăn tận cái đáy nồi/ Da trơn mặt trắng đứng ngồi không yên/ Dân hỏi thì nói quàng nói xiên/ Lần này xin lỗi sai liền lần sau/ Dân ngồi chịu cảnh nước đau/ Cái thằng mặt láng làm rầu lê thê… là con bạch huê”. Hay “Bữa nay anh cấm tôi đi/ Vô lăng bỏ lại cũng vì ngực xương/ Dân ta thiếu sữa thiếu đường/ Lấy đâu cho mập ngực không xương thì ngực gì/ Hoan hô các bác chây lì/ Cướp ngày ráo máng cũng vì cái rún… ấy là con năm rún!”.
Có nhiều diễn xướng bài chòi còn nặng nề hơn, đương nhiên là các diễn xướng này thường nằm trong các hội hô hát bài chòi của Hội Người Cao Tuổi tự tổ chức với nhau trong các xóm, các làng. Ví dụ như: “Thằng nào xin lỗi triền miên/ Ăn không biết nhục đảo điên dân lành/ Đất nước nó phá tanh bành/ Nhơn nhơn cái mặt ra vẻ lành với dân/ Tiền dân nó bỏ nhà bân (tức nhà băng)/ Ôm riết cái ghế nổi sần mọc chông/ Dân phát ngông dân phát phiền… ấy là con tam tiền!”.
Nhìn chung, có vẻ như nghệ thuật diễn xướng bài chòi sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng, nhường chỗ cho nghệ thuật tuyên truyền của nhà cầm quyền nay đã trở lại với đầy đủ ý nghĩa và sứ mệnh của nó. Vừa là trò chơi vui, cầu may cho ba ngày Tết, vừa là áp suất kế đo độ căng của xã hội thông qua những diễn ngôn đầy chất ngẫu hứng của các nghệ nhân dân gian. Một năm mới đã bắt đầu khởi sự!
Nhóm phóng viên tường trình từ  Việt Nam.
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/playing-card-under-the-huts-02272015115822.html

 

Saturday, March 7, 2015


NGUYỄN THỊ THÊM * ÔNG NỘI CHÁU NỘI

Image result for ÔNG VÀ CHÁU
Ông Nội và Cháu Nội


Ông nội là cựu đại úy Việt Nam Cộng Hòa, con trai là đại úy không quân Hoa kỳ, mấy người quen thân gọi đùa cháu là Captain junior. Có hôm buổi sáng ông nội ngủ dậy khệnh khạng bước ra phòng khách, thằng con đang ăn điểm tâm đứng phắt lại giơ tay lên chào "Good morning, Sir!". Ông nội giật mình đứng lại, không suy nghĩ ông nghiêm túc giơ tay lên chào. Miệng lẩm bẩm "Morning Sir!". Cả nhà cùng cười, thằng cháu nội cũng cười.

Bước ra xe, con dâu mang cái túi baby có tã, sữa, quần áo. Bà nội dìu ông nội ra, tay mang một cái giỏ. Con dâu hỏi "Mẹ mang theo gì đó?". Bà nội trả lời "Mang tã, nước và quần cho ba". Thằng con cười:


- Hai ông cháu thiệt giống nhau.


Thằng cháu đái ướt tã khóc đòi thay. Ông nội lí nhí: "Tui muốn thay tã". Con dâu vào phòng vệ sinh nữ trước. Ló đầu ra "Mẹ ! Không có ai". Bà nội dẫn ông nội vào, đẩy nhanh vô phòng toilet đóng cửa lại. Một lúc sau, bà nội đưa ông nội ra nói với con dâu: " Coi chừng ba, cho mẹ vào rửa tay". Xong xuôi, ông nội cũng sạch, cháu cũng sạch. Cả nhà lại đi dạo phố. Con trai cười cười:


- Hai ông cháu cùng vào nhà vệ sinh nữ.


*

Chơi chán cả nhà lên xe về nhà. Thằng cháu nội khóc um sùm không chịu nằm vào ghế baby. Thằng con loay hoay lo cho con nó. Bà nội đưa ông nội ngồi vào ghế trước. Ông nội cũng không chịu lên. Bà nội năn nỉ, ông cương quyết phản đối: "Tui muốn nói chuyện với đồng đội của tui, sao bà kéo tui đi". Thằng con trai hỏi lý do. Bà nội nói là đi ngang mấy người lính Mỹ ngồi uống nước, ông nội đòi ngồi lại đó nói chuyện. Thằng con dụ dỗ: ''Mai con mời họ tới nhà nói chuyện chơi với ba" Ông cương quyết bấu chặt cửa không chịu lên xe. Thằng con gỡ tay bồng ông lên, gài dây an toàn. Xe chạy, ông nội cũng ngủ, thằng cháu cũng ngủ.
*

Thằng cháu nội nhễu, nước miếng chảy lòng thòng. Ai cũng la con dâu: "Lúc có bầu bộ nhịn thèm hay sao mà thằng cu nhểu dữ vậy". Con dâu chỉ cười. Ông nội không còn nhỏ nhưng ông nội cũng nhểu. Ông nội bồng cháu, mặt quay ra đàng trước. Hai tay ông bấu thật chặt sợ cháu té. Nước miếng ông nội nhểu lòng thòng rớt từng dây trên đầu cháu. Cháu nhểu lòng thòng rớt từng dây trên tay ông. Bà nội chạy lại lau cho cả hai:

- Ông nội và cháu nhểu giống nhau.
*

Thằng cháu đứng chơi trong trong cái xe đi trẻ em. Chơi chán, nó muốn ra ngoài. Cháu la và khóc. Ông nội đang nằm bật dậy, chạy ra. Ông lại gần bồng cháu lên. Hai tay ông bíu chặt vào nách cháu lôi ra. Cháu vùng vẫy, Ông cố sức nắm. Hai bàn tay ông cuối cùng chỉ còn nắm chặt cái áo, Cháu gần rơi xuống đất. Bà nội chạy lên. Kịp thời chụp cháu. Bà nội hết hồn. Ông phân bua: "Con ai mà bỏ khóc um sùm, thiệt là tội".

- Thì ra ông còn ngái ngủ, không biết thằng bé là cháu mình.
*

Thằng cháu nội tắm trong cái bồn tắm nhỏ xíu trẻ em. Nó thích lắm, hai tay đập vào nước cười ngây thơ. Xong xuôi, cháu được lau sạch thay đồ. Con dâu nói: ''Mẹ! con xong rồi". Bà nội đem ông nội vào phòng, kéo cái ghế để vào bathtube cho ông ngồi rồi xối nước tắm rửa, kỳ cọ. Ông đưa tay vuốt mặt nói: "Mát quá! Mát quá". Bà nội tắm ông xong, lau sạch, thoa lotion và thay đồ. Ông ra ngoài, cháu đang nằm ngửa chân đạp lòng còng. Ông được dìu vào giường. Ông nằm yên, hai chân cũng nằm yên;

- Hai ông cháu sau khi tắm giống nhau.
*

Con dâu đút cho cháu nội ăn từng muỗng baby food. Cái yếm đeo trước ngực. Cháu vừa ăn vừa chơi. Thỉnh thoảng lắc đầu không chịu cho đút. Con dâu ngọt ngào: ''Giỏi nè, giỏi nè." Bà nội cũng dìu ông nội lại bàn, kéo cái ghế ngay mông ông rồi kéo ông ngồi xuống. Bà nội lấy cái tạp đề mang vào cổ cho ông rồi đút cơm cho ông ăn. Ông đôi lúc cũng lắc đầu không chịu nuốt. Bà nội năn nỉ: ''Ăn đi ông, còn vài muỗng nữa thôi. Giỏi đi ông".

- Khi ăn, ông và cháu cũng giống nhau.
*

Ông muốn bồng cháu nhưng tay ông bấu chặt quá, cháu đau, cháu khóc. Bà nội đem ông vào phòng, cho ông nằm xuống rồi đặt cháu nằm một bên. Cháu nằm trên tay ông, chân quơ lung tung, tay cầm đồ chơi bỏ vào miệng cạp liên tục. Bà nội ngồi nhìn hai ông cháu. Ông đã ngủ khò, còn cháu cứ ê a.

- Bà nội mắt cay xè, muốn khóc.
*

Thằng con nhận lệnh qua Ý công tác 3 năm. Cả nhà làm tiệc tiển đưa. Vợ chồng thằng con buồn, nước mắt ngân ngấn mi, nghĩ mấy năm xa nhà, nghĩ cha già thế này có chuyện gì không biết có về kịp không? Thằng cháu nội vẫn cười, bi bô những âm thanh không rõ tiếng. Bà nội nắm tay ông nội lại gần con nói: ''Con nó muốn nói với ông trước khi đi nè". Ông cười cười: ''Nói gì! Đi đâu? Ừ đi chơi vui vẻ". Xong ông đi vào phòng ngủ. Chả biết ông có buồn hay không. Chỉ biết khi bà nội vào phòng ông đã ngủ khò. Thằng cháu nội nằm trong ghế cũng ngủ khò.

- Hai ông cháu
ngủ giống nhau.
*

Từ đất Ý, thằng con mở Webcam nói chuyện. Thằng cháu nội đã biết ngồi, đã bập bẹ âm thanh ba ba. Bà nội dẫn ông vào phòng, kéo ghế cho ngồi để nhìn con, dâu và cháu. Hỏi ông: ''Biết ai không ông?". "Biết chớ, người quen". Bà nội chỉ cháu và hỏi: ''Ông biết thằng đó không?". Ông nội trả lời mạnh mẽ: ''Biết chớ sao không. Nó là bà con chú bác của tui mà". Ông đưa tay rờ rờ màn hình. Bên kia thằng cháu cũng đưa tay quơ quơ. Bà nội muốn khóc.

- Hai ông cháu cùng trẻ con như nhau, không ai biết ai.
* * *

Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi. Bà nội nhìn ông mà nhớ cháu. Hạnh phúc của ông bây giờ là sống vô tư như trẻ con. Hạnh phúc của bà bây giờ là không còn giận hờn mà con tim đầy ắp những yêu thương và bổn phận.

Thế là thời gian trôi qua nhanh chóng, thằng cháu nội theo cha mẹ công tác bên Ý đã được 2 tuổi.

Cuối tháng này là sinh nhật cháu tôi. Đứa cháu trai duy nhất trong gia đình. Đứa cháu nội mà tôi thương nhất. Chẳng phải tôi thiên vị vì nó là con trai hay là vì nó là cháu nội. Mà vì nó ở quá xa. Nó lớn lên từng ngày không có tôi bên cạnh. Nhiều khi nhớ quá muốn ôm nó vào lòng mà hai tay trống rỗng. Muốn đi thăm nó thì ông chồng già chẳng biết bỏ cho ai. Thằng con trai cứ năn nỉ, "Má ơi! Qua đây một chuyến. Con sẽ đem má đi khắp Âu Châu cho biết với người ta." Tôi cười cầu tài nói cho con yên lòng. Nhìn ông chồng đau yếu mà thương. Thôi đành thúc thủ.

Nhìn ông chồng ngày càng yếu để thấy sự đào thải của thời gian và thân phận của kiếp con người.

Ngày xưa, lúc cháu được vài tháng tuổi, mỗi lần đi đâu con dâu đem một giỏ tã, sữa cho con, còn bà nội cũng lè kè một túi cho chồng. Mỗi khi cần vào phòng vệ sinh thay tã, bà nội lại nhờ con dâu xem chừng phòng nữ có vắng hay không rồi đem chồng vào làm vệ sinh. Xong xuôi cháu cũng sạch mà ông cũng sạch.

Bây giờ cháu đã bỏ tã, nó mặc quần lót đàng hoàng. Lần đầu tiên bỏ tã, trên webcam con trai bảo nó kéo quần xuống cho nội xem. Nó mừng rỡ chỉ cái quần lót hình Superman bí bô khoe. Bà nội chẳng hiểu cháu nói gì, chỉ cười cười. Thương quá đỗi!

Còn ông nội, ngày xưa chỉ mang tã lúc đi đâu hay những lúc cần. Bây giờ ông phải mang tã cả ngày vì ông cũng không biết lúc nào mình cần giải quyết. Những ngày quan trọng cần thiết, bà nội mang khẩu trang, đeo găng tay làm y tá giải quyết những cục nợ đời hôi tanh mà ông không có sức rặn ra. Những ngày đó tã thay không biết bao nhiêu cái.

Bây giờ cháu đã biết đâu là phòng vệ sinh để vào, còn ông thì phòng vệ sinh ngay trước mặt cũng không biết mà vô, bà nội nắm tay ông lôi vào và làm từ A tới Z.

Cháu bây giờ đã biết bắt ghế đứng lên tự đánh răng. Còn ông nội thì bà nội phải đưa ly vào miệng cho ông từng ngụm nước. Bỏ kem vào bàn chải và giúp ông đánh răng. Xong lau mặt, lau tay đưa ông ra khỏi phòng.

Kết luận bây giờ, hai năm sau cháu đã vượt qua mặt ông cái vù về phương diện vệ sinh cá nhân.

Cháu bây giờ đã biết ngồi ăn chững chạc dù mẹ phải đút, bởi không đút là cháu ham chơi ăn không no. Cháu tự múc ăn khi nào đó là ăn chơi hay cháu thật đói. Còn ông thì bây giờ hoàn toàn không chủ động. Đút gì ông ăn đó, ăn xong thỉnh thoảng càm ràm bà nội, "Sao từ qua tới nay không cho tui ăn."

Cháu bây giờ rất gọn gàng không cần khăn, còn ông nội thì phải một cái khăn lót ở dưới để hứng thức ăn rơi. Một cái khăn nhỏ ở trên để lau miệng.

Ngày xưa cháu đi tắm phải có cái thau riêng, cháu nằm trong đó cho mẹ kỳ cọ. Bây giờ cháu có thể đứng trong bathtub cho cha, mẹ thoa xà bông và xịt nước ấm.

Còn ông nội giờ này vẫn tệ như xưa. Càng tệ hơn sau khi xong xuôi, bà nội bảo giơ chân lên để mặc tã, ông cũng đứng im. Những giọt nước miếng cứ nhểu lòng thòng rơi trên đầu bà nội. Khi bà vỗ vỗ vào chân ông, nói, "Chân này nè ông, giơ chân lên!" thì ông mới giơ chân lên. Có hôm ông giật mình kéo mạnh chân tống vào càm bà nội bầm một cục.

Ờ mà còn cái vụ nhểu nữa. Cháu bây giờ ngon lành hơn ông nhiều. Cháu hết nhểu, đẹp trai ra, biết nhận diện đâu là mắt, mũi, miệng. Còn ông nội thì càng ngày tốc độ nhểu càng trầm trọng. Không có thuốc men hay phương pháp gì chận lại. Bà nội dùng kim gút gài một cái khăn bên áo để bà nội chùi cho ông để khỏi chạy đi tìm. Ông không thích cái khăn lòng thòng nên giựt tét cả áo, đứt kim băng. Bà nội phải mặc ngoài một cái áo che lại. Khi cần bà lôi khăn ra lau, xong nhét lại. Thế nhưng nước miếng ông vẫn nhểu dài theo nền nhà theo mỗi bước chân đi. Bà nội lúc nào cũng chuẩn bị khăn lau nhà. Thỉnh thoảng bà lại đạp khăn dưới chân xóa đi dấu vết cho đỡ trơn trợt và cũng để mấy đứa cháu ngoại khỏi gớm.

Cháu nội hôm nay đã có bạn, biết các trò chơi và tung tăng như chim sáo. Còn ông nội thì càng ngày càng quên, càng lẩm cẩm.

Mỗi khi đi đâu bà nội nắm tay ông tình tứ như một cặp tình nhân. Nhưng thực ra là giữ ông cho khỏi đi lạc. Ông rất thích tự do. Ờ mà tự do ai không thích. Nhưng tự do trong trật tự. Thế nhưng ông nội nào biết trật tự là gì. Buông tay ông ra là ông đi, không cần biết điểm đến và đi đâu. Bà nội lạc ông mấy lần nên sợ lắm. Bà giữ tay ông trong bàn tay già yếu nhăn nheo. Thế nhưng đôi khi ông gặp một người không quen, ông vẫn nhào tới nói không ra lời hay lôi bà nội chạy theo họ. Ông la, "Bạn tui, bạn tui." Bà nội biết tẩy của ông nên ngọt ngào dụ dỗ, ''Biết rồi! Họ ra xe đợi mình đó. Đi chợ xong mình sẽ gặp," có vậy ông mới chịu nghe lời và đi theo bà.
*

Cháu nội bây giờ đã biết nghe lời cha mẹ. Mỗi khi làm điều gì sai, mẹ cháu bắt xin lỗi, nhận được gì cháu biết cám ơn. Cháu đã bắt đầu học để nhận biết đúng, sai. Còn ông nội tháng ngày trôi qua ông nội càng mù mịt đúng sai. Cái gì ông muốn là ông làm, ông không muốn thì đừng hòng ép. Khi cần ông đứng lại thì ông đi. Khi muốn ông đi thì ông đứng yên một chỗ. Kéo ghì không nhúc nhích. Năn nỉ một hồi ông mới chịu cho kéo đi. Khi cần ông nói thì ông làm thinh hoặc tiếng không thoát ra ngoài, chỉ lầu bầu, lịch phịch theo nước miếng. Nhưng khi ông nói chuyện với những gì ông thích hay bạn bè ảo tưởng của ông thì ông nói ra tiếng, mạnh mẽ và đầy sức sống.
*

Cho nên hai ông cháu đã đi ngược chiều với nhau, không còn giống nhau như xưa.

Mỗi khi vào Webcam nói chuyện, cháu chỉ trên màn ảnh "Bà nọi, bà nọi. My bà nọi." Còn ông chỉ nhìn cháu như nhìn một cái gì lờ mờ không quen biết. Cặp mắt lơ đãng, ánh nhìn tỉnh khô, môi xệ xuống, nước miếng lòng thòng chảy ra.

Tuy nhiên hai ông cháu cũng có điểm na ná giống nhau là dỗi hờn.

Khi cháu dỗi cháu lăn xuống đất nằm đạp lòng còng. Cha, mẹ cháu kêu đứng dậy và bảo xin lỗi, nếu không sẽ phạt time out.

Còn ông nội, ông hay hờn mát. Mỗi khi như vậy ông bỏ đi nằm và bỏ ăn.

Cả nhà năn nỉ, dụ ngọt cả buổi trời ông mới ngồi dây ăn uống.

Chỉ hai năm thôi, hai năm trôi qua cho thấy một lực hút cuốn mọi người xoay chóng mặt. Đứa cháu ngày nào mới biết lật giờ đã là một cậu bé dễ thương tinh nghịch, ngây thơ. Cháu đang học mọi thứ để tập sự những ngày bước vào trường mầm non.

Còn ông thì mòn hết mọi thứ để đi vào con số không của cuộc đời. Ông như một cây đã cạn hết nhựa. Sống trong một trạng thái mơ hồ và làm theo quán tính của mình.
*

Thằng con trai vừa sinh thêm một đứa con gái. Đứa con gái đẹp như một con búp bê. Khi đứa con dâu sinh xong, thằng con chụp hình gửi về, rồi vào Webcam nói chuyện. Bà nội vui lắm khi nhìn con bé thật dễ thương nằm gọn trong lớp khăn xinh xắn.


Đứa con trai bồng con giơ giơ trước mặt ông nội:


- Ba biết ai không ba?. Cháu nội ba nè.


Ông nhìn cháu hai mắt lim dim, nước miếng chảy có dây ậm ừ:


- Cái cục gì đen đen vậy bà?


- Cái ông này nói kỳ. Bé Hạnh cháu mình đó. Bà nội vội trả lời


Ông làm thinh dường như mọi sự việc chẳng có gì liên quan đến ông. Đứa cháu gái hay cháu trai cũng không còn quan trọng.


Thỉnh thoảng ông cũng không nhớ bà là ai, ông cũng không phân biệt hai đứa cháu ở chung nhà đứa nào là chị đứa nào là em. Ông cũng không nhớ cháu ông tên gì. Cả đứa con gái đầu lòng ngày xưa ông rất mực yêu thương, thỉnh thoảng ông cũng không nhận ra và gọi là chị.


Thằng cháu nội ngày nào giờ đã được đi học ở thư viện trong base của quân đội. Cháu được dạy và chơi các môn thể thao. Cháu đã biết đếm từ 1 đến 40 bằng tiếng Mỹ và đếm 1 đến 10 bằng tiếng Việt Nam.


Còn ông nội bây giờ nói ông thử đếm xem. Bà nội đưa những ngón tay lên để đố, ông chỉ cười cười không trả lời. Không hiểu ông có biết hay ông chả thèm để ý chi ba cái chuyện đố ai lặt vặt trẻ con của đàn bà con gái.


Thằng cháu nội nhìn ông trong webcam và nói:


- Ông nội, ông nội. Ông nội nhểu giống em bé. Ông nội hư quá.


Ông nội bây giờ hư thật, ông sống trong thế giới của riêng ông và những thói hư tự dưng bây giờ xuất hiện.


Người ta nói đó là những thay đổi tâm tính của người già. Ông lúc nào cũng coi đồng tiền quan trọng lắm. Lúc nào cũng khư khư cái giỏ trong đó có cái ví tiền mà ông giữ thật cẩn thận.


Mỗi sáng ông lấy ra đếm đi đếm lại những đồng tiền mới mà bà nội để vào ví cho ông. Những giọt nước miếng chảy xuống làm ướt nhẹp mấy đồng tiền nằm trên. Ông cẩn thận xăm soi rồi lại bỏ vào. Như đứa bé chơi đồ chơi lấy một nón đồ chơi rồi bỏ vào trong hộp. Lại lôi ra chơi tiếp.


Ông hay sợ mất tiền và hay than hôm nay bị ai đánh cắp mấy trăm. Ông dấu kín dưới gối, kẹt tủ rồi lại hoảng loạn đi tìm vì không biết ở đâu. Ông kêu lên đầy lo lắng.:


- Gói tiền và giấy tờ để làm hồ sơ đi Mỹ đã bị đánh cắp rồi. Mình làm sao lên máy bay?


Vậy đó, ông nội lại trở về quá khứ để sống, còn cháu nhìn về tương lai để lớn lên. Cháu lớn từng ngày và mỗi ngày mỗi hiểu biết thêm một chút để bỏ xa ông nội đằng sau.


Bây giờ ông nội lại sắp hàng giống con em nó là con bé mới sinh được 5 tháng tuổi. Cũng mang tã, cũng ngu ngơ không biết gì như nó mấy năm về trước.


Tôi nhìn ông chồng tội nghiệp của tôi mà suy gẫm ra nhiều thứ.


Trên con đường đời của luật tử sinh vòng xoay bất biến, con người luôn đi theo một vòng tròn.


Khi đứa bé sinh ra bắt đầu bằng tã, sữa. Niềm vui là được bú no, ngủ cho yên giấc. Đứa bé lớn dần học nhiều thứ để trưởng thành. Để biết tham lam muốn cái này cái nọ. Để biết tìm cách lấy phần hơn về cho mình và trưởng thành để tự lập một đời sống riêng tư. Cái tuổi thành niên đến giai đoạn tráng niên là phải vật lộn với đời sống, với mưu sinh. Con người tốt hay xấu, danh vọng hay nghèo nàn, có nhân cách và đạo đức hay không là do mình tạo ra trong giai đoạn này.


Đến lão niên cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống. Tuổi đời chồng chất, đấu tranh mòn mõi, luật đời đào thải, cơ thể đào thải để cuối cùng cũng chỉ trở lại với tã và sữa.


Đứa bé là một sinh vật trong trắng, thơ ngây. Tã và sữa là những thứ cần thiết để đứa bé lớn lên và phát triển.


Người già là một cơ thể đã hết rồi nhựa sống. Trang sách đời đầy những dấu vết đau thương và tội lỗi. Nên ngoài tả sữa còn mang cả một quá khứ ở tâm hồn và đau đớn ở thân xác. Vì vậy đôi khi họ rất khó tính và câu chấp thiệt hơn. Cái vòng tròn khi về điểm cuối bao giờ cũng nhạt nhòa và mất dần đi nét vẻ đẹp ban đầu. Tất cả rồi sẽ nhập lại để hủy diệt. Để trả lại cái thân xác cho đất, nước lửa và không khí. Để sau đó một mầm sống mới vươn lên của vòng sinh tử, tử sinh bắt lại từ đầu.

Con đường nào rồi cũng có đích để đến, Nhưng cái đích để đến của những người lính VNCH bị tù Cộng Sản bao giờ cũng nhiều đau đớn, thương tích về thể xác lẫn tâm hồn. Nó đốt cháy và thiêu rụi nhiều thứ trong ký ức vàng son hay làm khô cằn niềm vui và sức sống.

Rất may ông và cháu đều được sống, được là công dân của một đất nước coi trọng người già và trẻ con. Một nước Mỹ tân tiến có nhiều quyền lợi ưu tiên cho cả ông và cháu. Cháu được xã hội nâng niu vì là mần non của đất nước. Cháu được tạo mọi điều kiện để sức khỏe và trí tuệ phát triển đến mức tối đa. Cháu sẽ trưởng thành để góp phần vào sự phồn vinh của đất nước, một người công dân xứng đáng trong xã hội.

Ông được xã hội trân trọng vì đã đóng góp ít nhiều cho xứ sở này. Một đất nước nhân bản coi trọng mỗi cá nhân. Những người già được quan tâm và hưởng những phúc lợi cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mình. Để những ngày cuối đời là những ngày hạnh phúc và đáng sống.

Tôi cám ơn nước Mỹ vô cùng đã cho gia đình tôi có cơ hội sống và làm việc. Đã cho chúng tôi có một chỗ thật bình yên và an lành. Cho chúng tôi khi tuổi già không lo cơm áo gạo tiền, vật lộn với đời sống để kiếm miếng ăn. Nếu tôi còn ở VN ông chồng tôi chắc đã ra đi từ lâu lắm... Tôi sẽ không đủ khả năng để lo cho chồng như hiện nay Vì với một sức khỏe cạn kiệt sau bao nhiêu năm trên trại tù Việt Bắc. Bao nhiêu những ám ảnh quá khứ và hiện tại anh sẽ không thể nào đủ sức vượt qua.

Ông trời đã cho chồng tôi sống sót sau bao nhiêu năm tù tội gian lao. Đã cho chàng cùng tôi sang đây để xây lại một mái gia đình hạnh phúc. Và bây giờ đã cho chàng ở bên tôi hàng ngày, hàng giờ như tôi đã từng ước mơ, cầu nguyện.

Ông trời đã đùa với tôi. Ổng háy một bên mắt và cười: "Con ạ! Con xin gì ta đã cho con điều đó. Con ước nguyện cho chồng con sống sót trở về. Con cầu nguyện có chồng một bên không rời xa dù cực khổ bao nhiêu con cũng chịu. Cảm thương con ta cho con toại nguyện. Ta cho nó bên con hàng ngày, hằng giờ không bao giờ chia cắt. Con hãy trân trọng những đặc ân ta ban cho con. Chúc con hạnh phúc."

Và thế, tôi ôm lấy niềm hạnh phúc ơn trên ban cho tôi và giữ lấy nó bằng cả trái tim.

Trái tim của một người phụ nữ Việt Nam yêu chồng.

Nguyễn thị Thêm

Nguyễn thị Thêm





THẾ GIỚI QUANH TA



Cuộc sống của bộ tộc ăn thịt sống ở Bắc Cực
Trong suốt hàng nghìn năm qua, những người thuộc một bộ tộc ở vùng cực thuộc Nga duy trì tập tục ăn thịt sống, uống máu tươi của động vật.
a1
Nenets, hay Samoyeds, là một bộ tộc ở vùng Cực Bắc thuộc Nga. Ảnh: National Geographic
a2

Theo thống kê dân số mới nhất vào năm 2010, hơn 44.000 người Nenets đang sống tại Liên bang Nga. Ảnh: RT
a1
Phần lớn họ sống ở khu tự trị Nenets và Yamal. Ảnh: Steve Morgan
a4

Họ sống chủ yếu bằng công việc đánh cá, nuôi tuần lộc, săn thú. Ảnh: nord-espaces.com
a5

Những cỗ xe do tuần lộc kéo là phương tiện di chuyển chủ yếu của người Nenets. Nhờ những con tuần lộc mà họ có thể vượt qua những khoảng cách xa ở vùng cực bắc. Ảnh: nord-espaces.com
a7

Tập tục nổi bật của tộc người Nenets là ăn thịt sống, uống máu tươi. Ảnh: Alessandra Meniconzi 
a8
Hai phụ nữ chuẩn bị mổ một con thú. Ảnh: Alessandra Meniconzi 
a9

Một bữa ăn ngoài trời của lũ trẻ với thịt sống và máu tươi. Ảnh: Alessandra Meniconzi
a10

Một người đàn ông uống máu tuần lộc. Ảnh: articphoto.co.uk

a11

Bộ trang phục bằng da và lông thú giúp người Nenets chống chọi thời tiết giá lạnh ở vùng cực. Ảnh: Ảnh: Alessandra Meniconzi

NÉT BÌNH DỊ QUYẾN RŨ CỦA MIỀN ĐẤT PHẬT NEPAL

Cảnh vật, văn hóa và con người ở vùng thảo nguyên thanh bình mang đến một nét đẹp rất đỗi dung dị, lay động lòng người.
·        
Anh2-8339-1420612871.jpg
Nepal là một quốc gia nhỏ bé nằm giữa hai nền văn hóa lớn Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng có một nền tảng văn hóa lâu đời cùng cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ khiến cho bất kỳ ai từng một lần đặt chân tới khó lòng quên được.

Anh3-6172-1420612871.jpg
Ấn tượng lớn nhất về Nepal đó là những ngôi nhà đất nung với nét kiến trúc giản dị mà cổ kính, nằm yên bình giữa các thung lũng rộng lớn, khí hậu trong lành. Người dân nơi đây mang vẻ đẹp của những người lao động tần tảo, lam lũ nhưng rất thân thiện và hồn hậu.

Anh1-8954-1420612871.jpg
Vì nguồn nước không có sẵn trong từng gia đình nên hàng ngày các em nhỏ có thói quen đi lấy nước công cộng để sử dụng.

Anh8-5503-1420612871.jpg
Bhaktapur là niềm tự hào của người Nepal, nơi đây được mệnh danh là Thành phố văn hóa với nhiều đền thờ, miếu mạo cùng những bức tượng được chạm trổ, điêu khắc kỳ thú. Ngày nay, du khách đến Nepal sẽ có dịp chiêm ngưỡng những di sản văn hóa còn bảo tồn được giữa lòng Bhaktapur mà tuổi đời của chúng lên tới vài trăm năm có lẻ. Trong ảnh là một góc phố với những con đường đá ở Bhaktapur.

Anh4_1420601220.jpg
Con người cũng giống như cảnh vật ở đô thị cổ Bhaktapur đều chất phác, gần gũi và luôn nở nụ cười rất tươi chào đón những người khách phương xa.

Anh16-8483-1420612871.jpg
Du khách cũng không nên bỏ qua chuyến tham quan tới thủ đô Kathmandu xinh đẹp và cổ kính, nơi được coi là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Nepal. Đặc điểm nổi bật nhất mà du khách có thể thấy được ở thành phố Kathmandu là những công trình chùa chiền, đền thờ và bảo tháp phần lớn được xây dựng từ gỗ với nhiều họa tiết chạm trổ khéo léo, tinh xảo và công phu. Trong vô số những đền chùa, bảo tháp mà du khách có thể viếng thăm ở Kathmandu, các công trình nổi tiếng hơn cả là Pashupatinath, Bouddhanath, Swayambhunath và Basantapur.

Anh7_1420601220.jpg
Quảng trường Durbar ở Bhaktapur nằm ở độ cao hơn 1.400m so với mực nước biển, trải rộng trên diện tích 119km2 trên tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ và Tây Tạng. Được xây dựng từ thế kỷ thứ 12 dưới thời vua Ananda Malla, Bhaktapur trở thành thủ đô của vương quốc Malla trong suốt 3 thế kỷ. Bên trong Bhaktapur là 172 đền thờ và tu viện với 77 bể chứa nước và 152 giếng nước sâu trong vắt với lối kiến trúc hình vỏ ốc xà cừ, biểu tượng thiêng liêng của
Chúa Vishnu.

Anh9_1420601221.jpg
Bảo tháp Boudhanath có màu trắng nổi bật cao 36m có kiến trúc hình bán cầu với đỉnh tháp nhô lên có hình vẽ đôi mắt Phật nhìn ra 4 hướng. Những dây cờ đủ màu sắc đặc trưng cho Phật giáo Tây Tạng giăng từ đỉnh tháp xuống làm cho Boudhanath trông càng lộng lẫy hơn. Thời điểm tốt nhất trong ngày để tới thăm bảo tháp là vào lúc hoàng hôn, khi hàng trăm tín đồ cùng tới đây cầu nguyện. Trong nhiều thế kỷ qua, bảo tháp Boudhanath đã trở thành một điểm đến quan trọng trong lộ trình hành hương của người dân Tây Tạng và Nepal.

Anh10_1420601221.jpg
Pokhara là thành phố có 200.000 dân ở miền trung Nepal, cách thủ đô Kathmandu 198 km về phía tây. Nơi đây nhìn thoáng qua giống như một bức tranh sơn thủy sinh động với những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ. Trong những năm gần đây, Pokhara được du khách biết đến nhiều hơn khi phát triển du lịch qua những môn thể thao mạo hiểm như chơi dù lượn trên hồ, bay qua thung lũng, đạp xe qua mọi địa hình...

Anh11_1420601221.jpg
Ghé thăm nhà ở của người Himalaya bạn sẽ phần nào hiểu được cuộc sống và tập tục của con người ở vùng núi cao quanh năm nắng gió.

Anh12_1420601221.jpg
Annapurna là một phần của dãy Himalaya, nằm ở miền Trung Nepal. Nơi đây luôn thu hút khách du lịch bởi phong cảnh núi non hùng vĩ, làng mạc quanh co dưới chân núi và những cánh đồng hoa Millet phủ kín núi đồi và thung lũng. Annapurna hiện là những đỉnh núi khó chinh phục nhất thế giới, khi mà có vô số những người leo lên đến đỉnh thường phải bỏ mạng nơi đây.

Anh14_1420601221.jpg
Đến Annapurna bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm làng Gurung với những con đường xếp bằng đá rất đỗi công phu và những ngôi nhà truyền thống của người Nepal. Du khách cũng có thể nghỉ chân tại nhà nghỉ Gurung của Công ty Ker & Downey Nepal. Nhà nghỉ có sức chứa khoảng 20 người, tiện nghi đầy đủ.
Trần Quỳnh


CỔ VẬT AI CẬP
Tại bảo tàng nổi tiếng Louvre (Pháp) có một khu vực thu hút sự quan tâm đặc biệt của các du khách đó là nơi trưng bày các cổ vật Ai Cập. Hơn 50nghìn hiện vật"có một không hai"được trưng bày khiến người xem không khỏi ngỡ ngàng về một nền văn minh từ hàng nghìn năm trước.

Cổ vật
Những cổ vật Ai Cập quý giá nhất đang được trưng bày tại bảo tàng Louvre của Pháp trong 30 căn phòng lớn nhỏ. Tại cửa chính, án ngữ là một bức tượng nhân sư khổng lồ còn gần như nguyên vẹn. Có chừng 50.000 cổ vật Ai Cập được trưng bày tại đây và chia thành các khu vực khác nhau như xác ướp, công cụ, đồ trang sức, các trò chơi, tượng, vũ khí...

Cổ vật
Số cổ vật tại đây tăng lên rõ rệt về số lượng sau các chuyến đi viễn chinh vào thời điểm năm 1798 của Napoleon. Nhiều học giả nổi tiếng cũng tham gia góp công sức để làm phong phú khu vực trưng bày cổ vật Ai Cập tại bảo tàng Louvre

Cổ vật
Các cổ vật Ai Cập có mặt rất sớm tại bảo tàng Louvre và được giới thiệu tới người xem lần đầu vào năm 1793

Cổ vật
Học giả, nhà khảo cổ học Auguste Mariette, giám đốc đầu tiên của khu vực trưng bày cổ vật Ai Cập cũng là người tái thiết bảo tàng Ai Cập. Ông là người có công lớn trong việc đưa chừng 6000 cổ vật Ai Cập tới Paris

Cổ vật
Nhà sưu tầm người Mỹ Atherton Curtis cũng là một nhân vật được Louvre yêu mến khi gửi tặng bảo tàng này tới 1500 hiện vật quý của Ai Cập

Cổ vật
Một chiếc thuyền gỗ được chạm khắc tinh vi tại khu vực trưng bày cổ vật Ai Cập

Cổ vật
Những món đồ nữ trang tuyệt đẹp này dường như chỉ dành cho những bậc vua chúa thưở xưa

Cổ vật
Thật khó tin là cách đây hàng nghìn năm, con người đã khéo léo trong việc chế tác nữ trang như thế này!

Cổ vật
Cận cảnh những chiếc vòng đeo tay kim loại

Cổ vật
Vũ khí và cũng là công cụ lao động của người Ai Cập cổ

Cổ vật
Những chiếc quan tài chạm trổ cầu kỳ và hoàn toàn khác nhau được trưng bày tại nhiều nơi

Cổ vật
Thời gian không xóa đi cảm xúc trên gương mặt những người đã khuất được thể hiện trên những chiếc quan tài

Cổ vật
Cỗ quan tài đá nặng hàng tấn

Cổ vật

Cổ vật
Người xem sẽ có chút cảm giác rợn người khi "lang thang" tại khu vực này trong không gian vắng lặng

Cận cảnh các cổ vật Ai Cập vô giá tại bảo tàng Louvre
Một xác ướp Ai Cập và mặt nạ của mình. Những xác ướp từ hàng trăm, hàng nghìn năm trước vẫn giữ được nguyên vẹn cho đến ngày nay luôn được khách tham quan chú ý

Cổ vật
Các cổ vật này là minh chứng rõ ràng cho nền văn minh từng đạt tới đỉnh cao tại Ai Cập từ hàng nghìn năm trước

Cổ vật
Bảo tàng Louvre được hàng chục nghìn khách viếng thăm mỗi ngày và khu vực trưng bày cổ vật Ai Cập là một trong những nơi thu hút nhiều khách tham quan nhất bên cạnh bức tranh nàng Mona Lisa và tượng Thần Vệ Nữ!


Những tập tục kỳ lạ của văn hoá Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia được biết đến nhiều bởi nền văn hoá độc đáo và các lễ nghi nghiêm ngặt. Sau đây là một vài những quy tắc xã hội và những truyền thống của người Nhật mà những du khách nước ngoài nên để ý nếu đi du lịch đến quốc gia này.
alt
 ăn uống ở những nơi công cộng hay trên tàu là thô lỗ. Photo courtesy: Business Insider
- Nhật Bản là một quốc gia được biết đến nhiều bởi nền văn hoá độc đáo và các lễ nghi nghiêm ngặt. Sau đây là một vài những quy tắc xã hội và những truyền thống của người Nhật mà những du khách nước ngoài nên để ý nếu đi du lịch đến quốc gia này.
1. Con số 4 không bao giờ được sử dụng cho giá tiền:
Tại Nhật Bản, số 4 thường được tránh sử dụng vì nó phát âm giống với chữ "tử  - chết". Cũng tương tự như số 13 trong văn hoá phương Tây, số 4 là con số vô cùng xui xẻo và người Nhật hạn chế sử dụng con số này càng ít càng tốt. Vì vậy khi tặng quà cho ai, người Nhật không tặng số lượng 4 món. Trong thang máy cũng thường không có tầng thứ tư. Thậm chí, một số nơi còn không có những tầng từ 40 đến 49. Số 49 là con số đặc biệt không may mắn vì nó phát âm giống với ''đau đến chết''. 
Việc tránh động đến con số 4 không chỉ có ở Nhật Bản mà còn phổ biến ở nhiều quốc gia Đông Á và Đông Nam Á khác.
2. Hỉ mũi nơi công cộng là thô lỗ:
Với người Nhật, hành động hỉ mũi nơi công cộng không chỉ bị xem là thô lỗ mà còn bị xếp vào những hành động đáng kinh tởm. Người Nhật thường khịt mũi ở những nơi kín đáo. Vì vậy nếu bạn cần phải xì mũi, bạn hãy tìm một nơi vắng vẻ và kín đáo chứ đừng vô tư xì mũi nơi công cộng.
3. Cho tiền tip được coi là hành động xúc phạm:
Việc cho tiền tip ở Nhật Bản là thô lỗ và hèn hạ. Nhiều khách du lịch nước ngoài đã rất ngạc nhiên khi nhân viên của một tiệm ăn đuổi theo họ để trả lại tiền tip. Đối với người Nhật, tiền tip không hề có trong từ điển của họ.
alt
Nhiều người Nhật khó tính còn cho rằng ăn uống ở những nơi công cộng hay trên tàu là thô lỗ.Photo courtesy: Business Insider
4. Vừa đi vừa ăn thể hiện bạn là một con người cẩu thả:
Mặc dù việc vừa đi vừa ăn được xem là thuận tiện và được chấp nhận rộng rãi ở nhiều nền văn hoá phương Tây. Tại Nhật Bản, đây lại là một hành động khiến người khác đánh giá về con người của bạn. Nhiều người Nhật khó tính còn cho rằng ăn uống ở những nơi công cộng hay trên tàu là thô lỗ. Tuy vậy vẫn có những ngoại lệ cho quy tắc này, chẳng hạn như bạn vẫn có thể vừa đi bộ vừa nhâm nhi một cây cà rem trên đường phố Nhật mà không sợ bị người khác khó chịu.
5. Tại Nhật có những người chuyên làm việc đẩy bạn lên một chiếc xe điện đông đúc: 
Oshiya là những người làm việc tại các trạm xe điện ngầm. Họ mặc đồng phục, đội mũ đen và đeo găng tay trắng. Các Oshiya làm công việc đẩy người lên các chiếc xe điện đông đúc. Họ được trả tiền để bảo đảm rằng tất cả mọi hành khách đều được lên xe điện và không bị ngã ra khỏi tàu.
6. Mọi người có thể ngủ trên xe lửa và gục đầu trên vai của bạn: 
Nếu ai đó buồn ngủ khi đang ngồi trên tàu điện, họ có thể ngủ gục và ngả đầu lên vai của người kế bên. Những người bị rơi vào tình trạng này thường chọn cách chịu đựng cảnh 'trở thành chiếc gối' bất đắc dĩ trong suốt chuyến hành trình của họ. Người Nhật phải di chuyển những quãng đường rất dài và làm việc chăm chỉ, vì vậy nhiều người thường xuyên ngủ gục trên tàu.
7. Luôn có dép dùng riêng trong khu vực nhà vệ sinh:
Người Nhật có phong tục đổi dép khi bước vào trong nhà của một ai đó. Thậm chí là nhà hàng truyền thống, đền chùa và đôi khi là các bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật. Hay nói cách khác, bất kể khi nào đến Nhật Bản, bạn nhìn thấy những đôi dép (slippers) được xếp thành hàng, bạn hãy cứ mang chúng vào. Đặc biệt bên trong nhà vệ sinh của một ngôi nhà Nhật Bản luôn có sẵn một đôi dép chỉ dùng riêng trong nhà vệ sinh.
8. Khi được mời đến thăm nhà của người Nhật, bạn hãy nhớ mang theo một món quà để tặng chủ nhà:
Tại Nhật Bản khi bạn được mời đến thăm nhà ai đó là một niềm vinh hạnh. Nếu được mời đến nhà ai đó, bạn đừng quên mang theo quà. Món quà cũng cần phải được gói kỹ lưỡng và buộc dây nơ đẹp mắt. Và bạn cũng đừng bao giờ từ chối một món quà khi được tặng.
9. Tự rót rượu vào ly của mình cũng là hành động thô lỗ:
Tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác trên thế giới, bạn thường rót rượu cho những người khác trong bàn rồi mới rót cho mình. Nhưng ở Nhật Bản, bạn đừng khi nào tự rót cho mình. Nếu bạn rót rượu vào ly của những người khác đang ngồi cùng bàn, hãy hy vọng rằng có ai đó sẽ phát hiện ra là ly của bạn đã trống rỗng và sẽ rót thêm vào ly của bạn.

10. Húp sùm sụp mì không chỉ được xem là lịch sự mà còn có nghĩa là bạn rất thích bữa ăn của bạn:
Húp sùm sụp khi ăn mì ở Nhật Bản được xem là lịch sự vì nó chứng tỏ bạn đang thưởng thức một món mì ngon. Trên thực tế, nếu tiếng húp mì của bạn không đủ lớn, người Nhật có thể hiểu rằng bạn không thích món ăn của họ.
Người Nhật húp mì không hoàn toàn vì phép lịch sự, mà còn để tránh lưỡi bị phỏng. Súp và mì của Nhật thường được ăn khi còn nóng, nên húp mì sẽ giúp 'giảm nhiệt' món ăn. Nhưng không giống như một số quốc gia châu Á khác, việc ợ ngay tại bàn ăn đối với người Nhật lại là một hành động thô lỗ.
11. Khách sạn  với những căn phòng chỉ lớn hơn chiếc quan tài không phải là hiếm ở Nhật.
Những khách sạn viên nang có giá rẻ chủ yếu phục vụ những người chỉ đơn thuần tìm một nơi để ngủ. Và thường là nơi nghỉ ngơi phổ biến đối với các doanh nhân đang đi công tác, hoặc những người lỡ tiệc tùng quá đà và đã bỏ lỡ chuyến tàu cuối cùng về nhà. Khái niệm khách sạn viên đã xuất hiện tại Nhật từ những năm 1970, nhưng sau này đã bắt đầu lây lan sang các quốc gia khác trên thế giới. Giá mỗi phòng của loại khách sạn này chỉ khoảng 65 Mỹ Kim/ ngày, rẻ hơn rất nhiều so với giá khách sạn bình thường. Nhưng nơi này không thích hợp cho những ai có chứng sợ nơi chật hẹp. 





    • VƯỜN THƠ





      MP3


      CÙNG EM


      Cùng em yêu hết kiếp này

      Cùng em đi hết con đường

      Để nghe trong mắt nhớ thương
      Mộng bay bay giữa mộng thường

      Và nghe trong gió hồng

      Từng hơi thở ấm nồng

      Còn bao chiếc lá rơi

      Mang những xa xôi

      Biết bao niềm mơ

      Ngoài sân đang tuyết rơi
      Cùng em bên lửa hồng
      Và nghe bao nhớ thương
      Quyện chung một bóng hình!
      NGHIÊU MINH


        

      MỪNG NĂM MỚI DƯƠNG LỊCH

      Mừng quá, tôi già hơn một tuổi

      Tuổi đòi quà ông đất ông trời

      Tuổi được mấy nhỏ gọi bằng cụ

      Dù trong tim chưa trổ đồi mồi!

      Năm mới cũng xin bạn lì xì

      Bỏ vào phong thư chút sân si
      Tôi đem lên núi ngày nắng đẹp
      Vui cùng bạn thả gió mang đi


      Năm mới mừng bạn ly cà phê

      Cho đắng đời cộng chút đam mê

      Mang theo những nụ cười âm điệu

      Bụi-ta-bụi-bạn hẹn nhau về

      Mừng quá, tôi lớn thêm một tuổi

      Tuổi lấn chen chưa kịp tu hành

      Thôi thì kiếp sau tu sẽ ngộ
      Ngộ tục thiền đi ngoài giới răn!
      NGHIÊU MINH

       





      HOÀI NIỆM CHIỀU 30/12
           (Tặng : Thúy Toàn)
      NGUYỄN LỘC
                       -----
      "Dân tộc có Thi nhân
      là thoát thời Bộ lạc
      Quen sống theo bầy đàn
      cùng ca một điệu hát"
                    *
      15h chiều  30 tháng chạp
      tại Thư viện Thủ đô
      những bạn thơ từng đi Liên Xô
      hội ngộ
      đón Tuyển thơ "Nối hai đầu Thế kỷ"
      155 Thi sĩ / 600 bài thơ
      Hoài niệm nước "Nga - Xô Viết"
      (đã sụp đổ)
      như quê hương thứ hai
      đi suốt chiều dài
      60 năm lịch sử !
                   *
      Ôi Liên Xô, một thời để nhớ
      Mùa thu về rực rỡ hồn ai
      Lénine đúng ngã tư chỉ lối
      Sông Volga cuộn đến chân trời..."
                   *
      Đảng cộng sản Liên Xô giải tán rồi
      Marx - Lénine
                            cờ búa liềm
      đi vào quá khứ
      một Siêu cường tan rã
       còn ánh chút hồi quang
      trong hồn lũ đệ tử ! ?
                   *
      Chao ôi
      bây giờ đang lúc
      Đồng Dollar xanh nhấn chìm đồng Rub
      lại hai đầu đối kháng
      hầm hè "bom hạt nhân"
      cả thế gian ô nhiễm môi trường
      bọn Bá quyền lũng đoạn...
                    *
      Ơi các bạn Thi nhân
      tâm hồn tôi ớn lạnh
      còn một chút cảm xúc
      lắt lay
      Hoài Niệm.
                  ----
      Hà Nội chiều 30/12/2014





      NẮNG TRONG NHƯ NGỌC
      Á NGHI 



      Thì thầm, tình tự điều chi
      Mà hai người ấy đỏ y mặt trời?
      Êm êm, nhè nhẹ từng lời
      Nhìn xem! Hạnh phúc như thời hai mươi
      Cây xanh như ngọc! Xanh ơi!
      Trời xanh như lụa mịn, mời tình yêu
      Họ ngồi suốt cả buổi chiều
      Nói chi nhiều thế? Bao nhiêu ngọt ngào?./.

      Á Nghi**6-3-2015
                                               
         MỘT NỬA                    
            
      Thân ta hai mảnh mà thành                
      Nửa ta với nửa thân hình người yêu               
      Ngày thì nửa sáng nửa chiểu                
      Thương thì nửa có, nửa điều nói không     
      Mây chiều nửa tím nửa hồng                       
      Tình ai nửa nhạt cho lòng ngẩn ngơ        
      Để ai nửa đợi nửa chờ                         
      Nửa ngồi ủ rũ, nửa hờ hững đi                    
      Nửa yêu cay đắng sá gì                        
      Nửa ta cũng chẳng buồn chi cuộc tình          
         
                        ANH ĐỘ ĐỖ CẨM KHÊ     
               THIS HALF OF MINE
            
      My self is composed of two halves; no laugh!
      One's the very mine, the other of my better half.
      Each whole day is half morning, half afternoon.
      In love she would half yes tune, half no croon.
      As the evening clouds are half violet, half rose,
      Her feelings half cold, in a daze my heart to pose,
      Causing me to half wait, half long for, foolish,
      Half staying disconsolate, half straying, coolish,
      Half infatuated bitterly; but I do not care, sure!
      Half of myself, too, would not bemoan this amour.
         
      Translation by THANH-THANH
       




      TRẦN ĐỖ CUNG * CHUYỆN TÙ

      Chuyện tù cải tạo của Phó Tổng Thanh Tra Ngân Hàng Quốc Gia


      Tinh khôn ở đâu ?
       Một bạn thân ở Montréal Canada vừa gửi cho tôi cuốn Pháp Ngữ Souvenirs et Pensées,viết bởi Bà Bác Sỹ Nguyễn Thị Đảnh và được Bác Sỹ Từ Uyên chuyển qua Việt Ngữ. 
      Bạn lại khuyến khích tôi nếu có thì giờ thì chuyển qua Anh Ngữ theo sự mong muốn của tác giả. Sau khi đọc tôi thấy đặc biệt ở chỗ tù cải tạo này là một chuyên viên tài chính ngân hàng, khác hẳn trường hợp thường thấy của các sỹ quan trong quân lực. 
      Ông Thảo bị đầy đọa sáu năm rưỡitrời để hy vọng moi các hiểu biết của ông về tài sản Ngân Hàng Quốc Gia.
           Bà Bác Sỹ Đảnh nay định cư tại Oslo Na Uy là một phụ nữ miền Nam, Tây học. Phu quân Đỗ Văn Thảo cũng là người Nam, sinh ngày 21 tháng 8 năm 1927 tại Gò Công. Sau khi tốt nghiệp Đại Học tại Pháp ông Thảo đã về làm việc tại Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam từ tháng Tư năm 1955. Ông đã giữ chức Giám Đốc Nha Ngoại Viện rồi Phó Tổng Thanh Tra Ngân Hàng  Quốc Gia cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975. 

      Ông bị đi tù cải tạo tháng 6 năm 1975 rồi bị lưu đầy ra Bắc cho đến tháng 9 năm 1980. Đến tỵ nạn chính trịtại Bergen, Na Uy tháng 12 năm 1981, ông tạ thế tháng Giêng năm 2001 tại Oslo, Na Uy vì trụy tim.

           Câu chuyện Bà Bác Sỹ Đảnh kể lại về sự tù tội Việt Cộng của đức lang quân cho thấy đặc biệt có ba khía cạnh. Là người Nam thuần túy, là chuyên viên được huấn luyện công phu và chưa bao giờ liên quan đến quân đội. Nhưng Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam đã hành xử như quân xâm lăng, cầm tù những chuyên viên rồi vơ vét của cải đem về như Phát Xít Đức Quốc Xã khi tiến vào Paris.

       Sự thiển cận của họ đã đưa đến sự kiệt quệ tột cùng cho đến bây giờ vẫn chưa ngóc đầu lên ngang hàng với các nước lân bang. Nay mở miệng mời chào người Việt nước ngoài trở về đem chất xám giúp nước thì thử hỏi có nghe được không?
           Câu chuyện do bà Đảnh kể lại trong thời kỳ gia đình bị kẹt vì lỡ chuyến ra đi của tầu Việt Nam Thương Tín. Những ôn tưởng chỉ được ông Thảo thỉnh thoảng nhắc đến vì ông không muốn trải qua một lần nữa những hình ảnh dã man mà ông đã trải qua. 


      Bà hết sức căm nước Pháp đã hùa theo Việt Cộng chỉ vì thù Mỹ đã không giúp họ xâm chiếm lại xứ Việt Nam trù phú sau khi Thế Chiến II chấm dứt. Bất hạnh cho Việt Nam, trong khi cộng sản Nga Hoa chỉ ngầm giúp Hà Nội thì Mỹ ồn ào đổ quân vào làm mất chính nghĩa của chúng ta đã bị nhóm thiên tả và CS cơ hội bóp méo thành chiến tranh chống Mỹ cứu nước.  

      Bà viết để vinh danh những ai đã trải qua địa ngục trần gian tù cải tạo Việt CộngVà cũng để nói lên lời an ủi tới những ai đã bị phân tán ra bốn phương trời, làm cho không những mất gốc  mà còn mất cả cá tính nữa.

            Bà cùng gia đình bị kẹt lại trong cư xá sang trọng của Ngân Hàng nằm trên đường nhỏ hướng ra cầu xa lộ mới. Bà thấy rõ sự chiến đấu dũng cảm của một Trung Đội Nhẩy Dù với 20 binh sĩ chỉ huy bởi một Thiếu Úy trẻ măng có vẻ mới ra trường. 


      Nhìn các quân nhân rắn chắc, nét mặt kiêu hùng và người chỉ huy Thiếu Úy trẻ nhưng chững chạc, bà đã chia xẻ đồ ăn với họ và có cảm tưởng đã cùng họ chiến đấu. Cuối cùng tất cả quân sỹ đã bị hy sinh một cách tức tưởi. Bà nói: “Ai dám bảo là quân ta không chịu chiến đấu”? Trong khi ấy những phát súng lẻ tẻ của du kích Mặt Trận Giải Phóng quấy rối giữa những tiếng nổ đại pháo. Ngoài đường một sự hỗn loạn không tưởng tượng được khi bọn hôi của nhào vào các nhà vắng
       chủ và du kích Việt Cộng ngày càng hung hăng tàn ác.


           Rồi ông Thảo phải ra trình diện theo lệnh của quân quản Sài Gòn. Ông   thật thà nghĩ rằng vì vợ chồng ông là các chuyên gia thuần túy nên chính thể mới sẽ cần đến những bàn tay xây dựng lại quốc gia. 

      Ông nói với vợ rằng, “Nếu họ không ưa chúng ta thì họ cũng không thể xử tệ với chúng ta. Họ không thể giết hết tất cả”. Một Pol Pot đã làm như vậy, nhưng họ đã thấy là không có lợi gì hết. 

      Tuy nhiên Việt Cộng đã làm những việc tệ hại hơn nhiều. “Chúng tôi không hiểu rõ cái thực tế của cộng sản. Chúng tôi đã nuôi ảo tưởng rằng cộng sản là một xác tín cao đẹp. 

      Song  đem cái xác tín ấy vào đời sống con người bằng võ lực đã làm mất hào quang lý tưởng và thơ mộng. Và như vậy nó trở nên tầm thường, bẩn thỉu, ích kỷ và man rợ”.

           Ngày 15 tháng Sáu năm 1975 bà Đảnh đã chở ông Thảo và các con trên chiếc xe VW Variant đến một ngôi trường bỏ không gần Sở Thú. Ông gập một bạn cũ cùng đi trình diện nên thấy đỡ cô đơn hơn. “Khi chia tay tôi nhìn thấy trong ánh mắt anh ấy sự tiếc nuối, lo âu và tình yêu đằm thắm. 

      Anh chưa biết rằng sự chia tay này kéo giài cả hơn sáu năm rưỡi trời. Ánh mắt sâu thẳm ấy theo tôi mãi mãi ngày đêm và không bao giờ tôi quên được. Hầu hết các gia đình đều chịu hoàn cảnh như vậykhông cha, không chồng.

       Tôi may mắn thuộc thành phần không làm điều gì sai quấy và được đồng sự mến, không phải loại có nợ máu lớn với nhân dân, nên được gọi đi cải tạo trong một tuần lễ”.

            Rồi xẩy ra việc vơ vét toàn diện. Tại Bộ Giáo Dục cũ không một cái gì là bị bỏ sót, cục tẩy, cái bút BIC, giấy, tập vở đều bị thu gom chở về Bắc trên các xe vận tải nhà binh đầy ắp. Những cán bộ miền Nam thấy bất bình, 

      “Chúng ta bây giờ thống nhất vậy của cải miền Nam phải được để lại miền Nam vì ở đây cũng cần các phương tiện để xây dựng lại chớ”? Bà nói: “Khi tôi nghĩ dến những đứa con miền Nam đã gia nhập MTGPMN tôi không khỏi khinh bỉ và tội nghiệp. 

      Một số ít có thể là những người yêu nước thật sự tuy nuôi một lý tưởng ngu đần để bị VC xập bẫy. Họ đã làm gì để giúp đỡ quê cha đất tổ? Hay là giúp tay xa lìa sự trù phú, sự phồn thịnh và cả tự do nữa”?
           Các cán bộ cộng sản thường vào tư gia mượn những thứ cần dùng. Họ được đối xử tử tế nhã nhặn. Nhưng một hôm một cấp chỉ huy vào nhà. Bà lịch sự rót một cốc nước mát mời thì ông ta túm lấy vai đứa con trai nhỏ bắt húp một ngụm trước. 

      “Tôi đâu có ngu gì mà đầu độc họ ngay tại nhà tôi? Họ ra vào nhiều lần và tôi cảm thấy họ muốn cái gì, có lẽ muốn cái nhà của tôi? Ý tưởng đào thoát manh nha trong đầu tôi. Với sự hiện diện của báo chí và những quan sát viên, nên VC còn tỏ ra dè dặt, không dám ra mặt tham lam áp chế dân chúng. Cũng may là chẳng bao lâu sau cả đoàn quân CS bị chuyển qua Cao Mên”.

           Một tháng sau khi trình diện học tập cải tạo không thấy một ai được về nhà. Cậu con trai lớn luôn luôn đạp xe quanh ngôi trường mà cha cậu trình diện thì thấy vắng tanh. 


      Khi đem người trưởng gia đình đi thì tạo ra một không khí bất an và đạt được hai mục đích, vô hiệu hóa người chồng người cha và cùng một lúc kiểm soát được mọi người trong gia đình. Nhiều gia đình chỉ trông cậy vào đồng lương cha chồng đem về hàng tháng thì bây giờ túng quẫn. Và sau hai lần đổi tiền, những người giầu có nay thành nghèo và những ai đã nghèo nay lại càng xơ xác. Sau một tháng quy định chẳng ai được trở về. 

      Thỉnh thoảng có một vài người có lẽ thuộc loại có móc nối hay không nợ máu thấy lẻ tẻ trở về. Một người quen cho biết là chồng bà bị chuyển tới trại Long Thành.

           Một loạt xe vận tải nhà binh đến chở các tù nhân đi. Họ không biết là đi tới đâu. Trong đêm tối đến một khu rừng mà họ không biết là Long Thành và bị lùa vào mấy gian trại bằng tre lá và lèn chặt như cá hộp.

       Ngay sáng hôm sau tù phải bắt tay xây cất các trại giam khác cho những người tới sau. Có cảm tưởng là Việt Cộng không có kế hoạch gì cả, chỉ thực hiện theo nhu cầu xẩy đến và tù nhân phải dựng lấy trại giam cho mình. Mục tiêu quan trọng lúc đó là gom lại và vô hiệu hóa các thành viên của chế độ cũ. Mục đích thứ hai là cách ly quân đội với hành chính. 

      Các cấp hành chính do cán bộ canh giữ còn các quân nhân bị đặt dưới bộ đội và các sỹ quan Việt Cộng canh chừng. Chỗ nào cũng là rừng nên không ai biết được bao nhiêu trại tù rải rác ở đâu.


           Mỗi nhà giam có thể lèn chừng 50 tù, mỗi người có được chừng 80 phân để nằm ngủ ngay trên mặt đất. Về đêm phải chịu hơi lạnh của núi rừng và khi mưa phải chịu ướt át. Bà hỏi chồng có nhớ đến cái mùng mà anh cẩn thận gói theo. 

      Anh nói, “Trong hoàn cảnh ấy mùng đâu có ích gì và một anh bạn khéo tay đã giúp cắt ra may thành một áo trấn thủ dầy dặn với nhiều lớp vải mùng khiến cho anh qua được cảnh rét mướt”! Mỗi đêm có điểm danh trước khi cho vào đi ngủ sau khi cán bộ đã khóa chặt nhà tù.
           Đồ ăn thật đơn sơ nhưng còn có gạo nên không bị đói. Cơm được nấu trong các chảo to nên có nhiều cháy là một món ngon mà đứa bé con cô cán bộ nhà bếp luôn luôn chầu chực. “Nhà tôi sực nhớ đến đứa con nhỏ ở nhà mà lòng bồi hồi xúc động”! Vấn đề nước khó khăn hơn vì chỉ có mỗi một cái giếng và khi lao động về phải sắp hàng tắm rửa. Những người lớn tuổi chậm chân nên đến lượt mình thì đã tới giờ điểm danh trở về phòng nên không bao giờ được dùng nước.
       Tù phải viết bản báo cáo mỗi ngày, nói rõ những gì bản thân họ đã phạm trước kia và những gì cha hay thân nhân họ đã làm. Nay mới thấy sự ích lợi của các cây bút BIC. 

      Các bản báo cáo trở thành ác mộng của tù nhân. Viết ít chừng nào tốt chừng ấy và phải nhớ những gì đã viết để có thể viết lại những báo cáo sau. Ý đồ của quản trại là bắt tù từ bỏ niềm tin, chối bỏ lý tưởng và gia đình, khinh rẻ chế độ cũ và chửi rủa các cấp lãnh đạo cũ. 

      Thật là khó khăn cho những ai thẳng thắn với những nguyên tắc có sẵn hay những người bản chất hiền hòa không biết chửi bậy. Song viết ngắn quá cũng bị nghi ngờ là thiếu thành thật và tù bị gọi lên hạch hỏi đủ điều, chữa đi chữa lại. Kết quả là tù phạm tội nặng hơn để rơi vào bẫy sửa sai không ra thoát.

           Có lệnh cho đi thăm tù. Những người như bà Đảnh là công nhân viên phải có Những người như bà Đảnh là công nhân viên phải có giấy phép của cơ quan ghi rõ lý do nghỉ phép. Và chỉ được đem theo tối đa 5 kí thực phẩm và mỗi gia đình chỉ có ba người được đi thăm. 

      Với bốn đứa con, đem đứa nào đi, để đứa nào lại? Trong khi thăm chồng phải ngồi hai bên bàn dài cùng những người khác, có cán bộ đứng đàu bàn lắng nghe. Phải nói to, không được dùng ngoại ngữ. Vợ chồng trao đổi những vấn đề sức khỏe và kinh tế gia đình, bán chác quần áo cho các bà miền Bắc bây giờ ham chưng diện lắm. Khi hết giờ thăm, tù đứng giậy nhặt gói quà trở về nhà giam. 

      Có người còn bị mắng vì ôm hôn người thân hay căn dặn thêm vài điều. Trong phòng những tiếng òa khóc nổi lên như sóng gió trong cơn mưa bão. “Tôi cố nhịn khóc nhưng khi về đến nhà vào phòng tôi bật khóc lệ tràn như suối”.

       Từ tháng 10/11, 1976 bà Đảnh không nhận được thư nào của chồng nữa và biết là chồng không còn ở Long Thành. Từ nay gửi thư cho anh phải qua một địa chỉ mới tại hòm thư A-40 khám Chí Hòa. 

      Thư từ quà bánh tối đa 3-5 kí phải gửi qua một địa điểm ở một ngôi trường không xử dụng nữa. Hai đứa con lớn phải đi thi hành các nghĩa vụ công ích không lương, tối phải tạm trú tại những chỗ nào tạm che mưa nắng. Đã có dấu hiệu chống đối ngầm trong giới trẻ. 

      Nhưng chúng bị răn đe, phải cố gắng theo chỉ thị thì cha anh mới được mau chóng tha về.Thật là xảo trá, lợi dụng lòng thương xót cha anh để ép chúng phục vụ.


           Một ngày đen tối nhất của tháng 10 năm 1976, các tù được lệnh đổi trại giam. Đây là lúc cán bộ lục lọi khám xét thủ tiêu mọi chuyện.“Chồng tôi ghi chép nhật ký trong một cuốn sổ tay nhỏ hầu mong kể lại cho con những điều đã trải qua. Anh đã vội vã thủ tiêu cuốn sổ”

      Tù đươc chất trên các xe vận tải, tay xích người nọ với người kia. Sau hàng giờ đi vòng vo họ bi lùa xuống hầm tầu thủy và chân bắt đầu bị khóa.Tầu đi ngang qua một khu mà nhìn qua lỗ hổng hầm tầu anh nhận ra cây cầu gần nhà, nơi đây vợ con đang ở, rất gần anh nhưng xa, xa lắm. Nước mắt anh dâng trào, không biết đang đi về đâu, xa Sài Gòn vì đây là Tân Cảng.
           Chừng 7 tháng sau cái địa chỉ kỳ quái Chí Hòa, có một người tới gập bà Đảnh nhưng không dám vào nhà. Ngó trước ngó sau, phải trái, rồi anh vội nói, “Chồng chị đang bị giam tại miền cực Bắc. Tôi cũng bị giam ở đó nhưng vì vợ tôi là người Đức nên đã nhờ tòa Đại Sứ Tây Đức can thiệp”. 

      Mắt tràn lệ, anh nói tiếp, “Chị biết chúng bắt tôi và anh làm gì không? Ngày ngày gánh phân bón rau và đó là việc nhẹ dành cho người yếu sức”! 

      Bà bật khóc thảm thiết, ngồi bệt xuống vệ đường rồi anh bạn bỏ đi thật nhanh để khỏi bị nhòm ngó.


           “Chồng tôi chẳng phải là một ông lớn tại miền Nam mà cũng không phải là các Tướng Lãnh uy quyền. Nhưng anh thuộc loại có thể khai thác được. Họ muốn biết vàng, đô la hay các kho tàng của miền Nam chôn dấu ở đâu. Họ hạch hỏi khai thác bắt làm việc đều đều, nhưng cho là không thành khẩn khai báo nên đầy ra miền Bắc cộng sản”.

       Hầm tầu chật chội với các chất thải vệ sinh của tù nên tạo ra một mùi hôi hám khủng khiếp không tả nổi. Hành trình rất dài không ai nhớ rõ. Sau cùng cũng tới hình như Hải Phòng và chuyển lên các xe tải, chân vẫn xiềng xích

       Xe chạy qua một số làng xóm, dân làng đua nhau la ó chửi bới và mọi người biết đây là đất địch. Có các bà chửi, “Đồ Tàu Phù khốn kiếp”! Thì ra họ tưởng là tù binh Trung Quốc.     
           Cán bộ la to, “Đây không phải là tù binh Trung Quốc”. Nhưng họ cũng khônNhưng họ cũng không dám bảo là tù miến Nam vì họ sợ phản ứng của dân quê thật thà, thương hại hay cùng chia xẻ nỗi đau buồn. 


      Đêm tới thì đến một ven rừng bát ngát. Tù được tháo cùm và lùa sâu vào rừng rậm, đi bộ dăm bẩy cây số và đến một hàng rào bao quanh một số trại. 

      Các cán bộ vào trại, để mặc tù lo liệu chỗ ngủ qua đêm. Sáng hôm sau tù bỏ tay vào xây cất lấy trại tù cho chính mình.


           Đúng 31 tháng Chạp Dương Lịch các gia đình tù nhận đưc một món quà chính thức cuối năm, một lá thư của thân nhân đang bị giam tại trại Bắc Thái. 

      Ông Thảo không gập lại những bạn tù Long Thành và phải bắt đầu làm quen với các bạn tù mới. Tù được lệnh trao cho một cán bộ gái tất cả tài sản, đồng hồ, bút máy, nhẫn vòng tay, dây chuyền và tiền mặt để được liệt vào một cuốn sổ ghi tên sở hữu. Ông Thảo nhất định không đưa chiếc nhẫn cưới với lý do vì lâu ngày không kéo ra đượcSau khi dùng xà bông mà cũng không xong thì họ văng tục và thôi không thử tháo nữa

       Ông nói dù họ có cố rút ra nhưng nếu ông cố ý giữ thì cũng vô hiệu vì ông nhất định không rời cái nhẫn cưới mà ông coi là tượng trưng quý báu
       Ban quản trại đều là người Bắc khắc nghiệt và khó tính. Tù thấy luôn luôn bị theo rõi sát nút. Báo cáo hằng ngày bị phân tách kỹ lưỡng, thảo luận và bị phê bình. 


      Các cán bộ hung dữ và lộng quyền, không ngớt tỏ ra là người chiến thắng. Nhưng đừng lầm tưởng họ thèm muốn những gì chúng ta có, họ thấy chúng ta giỏi hơn họ trên mọi phương diện.

       Họ luôn khiêu khích, nói xiên nói xỏ, đả kích chê bai và phê bình. Và đây là tình trạng khủng bố tinh thần kinh khủng.


           Về phương diện vật chất vì quá đông người nên trong phòng một tiếng động nhỏ cũng vang âm. Một tiếng ho, một cái hắt xì cũng khiến một số tù nhân thức giấc. Nhiều bạn tù trong cơn ác mộng đã rên la, gào khóc.

       Không ai quên được một bạn già cỡ sáu chục, góa vợ với đứa con thơ dại nên đêm đêm nức nở khi đi ngủ thương xót đứa con bỏ lại miền Nam không ai săn sóc. Giếng nước duy nhất rất gần trại nên phải nấu sôi để uống. 

       “Chồng tôi làm công tác hôi thối gánh phân nên cần tắm rửa mỗi chiều tối. Nhưng nước lạnh cóng khi xối lên người thi da đỏ ửng. Anh còn đùa rằng, “thật may là da và phổi còn tốt”
       Nhưng cái đói thật là kinh khủng. Khi còn ở miền Nam thì nắm cơm còn thực là nắm cơm đầy đủ gạo. Ở đây, cơm phải trộn những hạt bo bo vỏ thật cứng thường phải xay ra để cho súc vật ăn.

       Một số lớn không muốn hy sinh bộ răng cấm nên phải ngồi nhặt các hột bo bo ra để chỉ còn lại được một muỗng cơm trong bát cơm độn. Nhiều người bị lủng củng tiêu hóa và bị tháo dạ. Cái đói thật khủng khiếp ngày đêm làm cho con người bớt sáng suốt, dảm ý chí và mất óc phán đoán.  

      “May mắn là cả bốn đội trưởng đều là bạn thân của em tôi. Nếu không nhờ các bạn đó và các y sĩ đồng nghiệp của tôi giúp đỡ thì chắc gì anh đã sống đến ngày được thả”!


           “Tôi cố tìm hiểu vì sao mà anh bị giam giữ lâu thế? Phải chăng anh được nhiều bạn tù cảm mến nên anh bị giữ lâu? Anh luôn luôn được gọi lên yêu cầu hợp tác để giúp trại sinh hoạt tốt. Nếu nhận lời thì sẽ được cấp phần ăn như cán bộ, được miễn lao động và hưởng nhiều ưu đãi.Nhưng anh đã từ chối và b giam giữ lâu hơn”.   

           Đầu tháng 9 năm 1978 ông Thảo gửi thư về cho biết quản trại đã phổ biến tin cho thân nhân đi thăm và tù được nhận thực phẩm. Ông cũng dặn nếu muốn ra Bắc thì liên lạc với một bà gốc Bắc có chồng cùng bị giam giữ với ông.


       Bà này biết rành Ha Nội và biết rõ manh mốichạy chọt giấy tờ di chuyển và cũng biết cách xoay xở vé xe lửa khứ hồi. Và từ nay bà Thảo biết các mánh khóe luồn lọt thật mất thì giờ, khó khăn và tế nhị.  

      Tất cả các sự việc đều có thể mua bằng tiền, chạy đúng chỗ và không để lộ ra vì hối lộ là một trọng tội. Đối với bà lại còn khó khăn hơn vì trước kia đã phục vụ ngụy quyền và chồng đang bị tù cải tạo.
           Mãi mới xin được giấ

      y phép nghỉ nhưng chưa biết cách nào đi. May thay có một ông bạn có cô em trước làm tiếp viên phi hành cho Air Vietnam cũ và nay còn được lưu dụng bởi hãng Vietnam Airlines mới chưa có ai đủ khả năng thay thế. Cô này rất tháo vát và đã kiếm cho bà một vé máy bay vào tháng 11. Khi ra máy bay với xách đồ ăn khô cô ta đã giới thiệu là dì ruột và đưa bà lên máy bay, căn dặn là đừng tỏ ra sợ sệt quá.

       “Khi đã lên máy bay, không ai biết được là mình không có quyền xử dụng máy bay và khi về thì đã có người cho phép đi nên không có ai dám cản trở về”.

           Khi đến phi trường Gia Lâm nhỏ xíu bà lên xe quân sự chờ đón khách. Bà gọi một xe xích lô đạp về nhà cán bộ giáo dục trẻ Sơn mà bà được bà thủ trưởng Sâm giới thiệu. Cha mẹ Sơn đều là giáo sư Đại Học tiếp bà ân cần và thông cảm. 

      Họ được ở ngôi biệt thự cũ gần hồ Hoàn Kiếm tuy chỉ dưdược xử dụng có một căn phòng với một cầu tiêu lối cổ. Ông đã cơi lên một gác xép làm chỗ ngủ cho ông và con trai. 

      “Tối đến họ dẹp bàn ghế vào tường và trải một chiếc chiếu rộng dưới sàn cho bà mẹ, cô chị dâu, cháu gái nhỏ và tôi nằm. Trong khi tôi thao thức vì sắp gập chồng sau hơn hai năm xa cách thì ai cũng ngủ ngon lành”.


           Khi đợi người hướng dẫn đến bằng xe lửa phải mất ba tuần lễ, bà Đảnh ra phố quan sát thấy các nhóm người bán đồ lậu. Cái gì họ cũng có, phần nhiều là các gói nhỏ đường, trà, cà phê, bao thuốc lá và các thỏi chocolat nhỏ đựng trong các túi xách. 

      Bà mua các gói kẹo chocolat vì mang từ Sài Gòn ra không tiện. Họ nói mua gì cũng có trữ tại nhà vả trả tiền xong là hôm sau họ sẽ giao. Người hướng dẫn cho bà đến nhập bọn ngủ dêm để sáng hôm sau ra ga lúc 5 giờ cho kịp chuyến xe lửa Đông Bắc. 

       Người đông như kiến, chen lấn lộn xộn và “tôi cùng bà chiếm được hai chỗ trên bực ngoài toa cho đến sau khi qua nhiều ga xép mới mò vào được bên trong để ngồi xệp xuống sàn tầu đầy rác, đỡ nạn bụi khói và mưa phùn giá lạnh”.    

           Từ trạm xe lửa đi đến vùng Bắc Thái phải dùng xe bò. May thay bà hướng dẫn đã nhanh nhẩu quá giang được một xe chở dầu nhà binh với tiền thù lao nhỏ 20 đồng. Đến ven rừng phải thuê một xe bò tới trại giam qua một con đường gập ghềnh với giá 15 đ một người. 

      Tới cổng trại, một căn nhà lợp tranh thì cán bộ xét giấy và cho hai người một vào ngồi đợi ở một cái bàn nhỏ chữ nhật. Hai mưoi phút 
       sau thân nhân được dẫn rayếu ớt, thân hình tiều tụy xác xơ trông thật đau lòng. Cán bộ đứng ở đầu bàn và phải nói to cũng như không được dùng ngoại ngữ.

       “Tôi không biết được gập anh bao lâunhưng mục đích tôi là xin phép anh đưa các con trốn khỏi nước. Tôi có bổn phận báo cho anh biết là phải liều lĩnh như tự sát vì chừng 50% đến được bến tự do”. Nhưng làm sao để không cho cán bộ biết?


           “Tôi nghĩ cách nói là mẹ con muốn đi vùng kinh tế mới”, thi anh xúc động hỏi lại, “Bộ chúng không đủ ăn sao”? Bà chậm rãi trả lời, “Chúng muốn làm lại cuộc đời mới và gập lại hai bà gì đã đến đó trước rồi”

      Ông Thảo suy nghĩ rồi chợt hiểu là chvà em tôi đã định cư ở Âu Châu từ lâu và dặn dò, “Đừng để cho các con bơ vơ, em phải đi với các con còn quá nhỏ”! 

      “Chúng tôi chuyện trò đủ chuyện Sài Gòn trước đây, nhà cửa, tình trạng gia đình thân nhân nội ngoại và anh không thổ lộ gì về hoàn cảnh của anh và số phận hiện tại”.
           Sau một giờ thì cán bộ thổi còi chấm dứt thăm nuôi. Các tù nhân đứng lên lượm gói quà và sắp hàng về phòng giam. “Chồng tôi ôm tôi và thì thầm, em phải đi với các con và như vậy trong tương lai có thể dễ tìm lại nhau”. Lần thăm nuôi chỉ có bốn người đi thăm khốn khổ. Không một lời phản kháng hay thất vọng. Nước mắt có chảy cũng trong thầm lặng. Nơi đây hy vọng còn ít hơn ở Long Thành. “Rã rời tôi có cảm tưởng như sống những giây phút cuối cùng và tôi không còn biết tôi là ai nữa. Nếu tôi ra đi cùng các con thì rồi đây ai săn sóc anh, và biết có gặp lại nữa không”?
           Chiều về tới Hà Nội, tôi e họ sẽ không cho tôi ghi vé trở về. Cha anh Sơn chở tôi bằng xe đạp ra trạm hàng không. Họ hỏi tôi đủ điều, lý do đi thăm, trú ngụ ở đâu, thấy thủ đô ra sao và đã đi thăm lăng Hồ Chủ Tịch chưa?

       “Tôi phải vui vẻ tỏ ra mãn nguyện và phải chấp nhận bất cứ cách giả dối nào để về với các con tôi. Tôi đã thành công và được về trên chuyến bay hai ngày sau”. Còn hơn một ngày tôi mướn một xe xích lô đi một vòng quan

       nh Hồ Gươm. Hồ quá nhỏ, nước đen ngòm mà mùi hôi thối xông lên nồng nặc. Không thấy dấu hiệu hư hại vì oanh tạc chỉ có cây cầu Doumer và đôi chút ở một bệnh viện mặc dầu họ tuyên truyền ầm ĩ là bị phi cơ hủy hoại. 

      Tôi đã nói dối ở trạm hàng không. Tôi đã không đi thăm lăng chủ tịch mà chỉ đi xích lô phớt qua. Không có gì đc sắc, chỉ là một kiến trúc lạc loài bê tông cốt sắt với các cột lạnh lẽo như trong thời cổ.

       Nhưng nếu tôi vào trong để nhìn thấy con người mà họ cho là thần thánh thì tôi đã ớn lnh về sự lc lừa phản bi của ông ta đã đưa nước nhà vào mt cuc chiến tàn khốc,to nên mối chia rẽ toàn dân và cả nước”!

           Hà Nội một thành phố cổ kính thì nay đã tiều tụy, không được coi như một bà già mà là một đứa con nít thiếu dinh dưỡng lâu ngày, bụng ỏng, đít eo, chân tay khẳng khiu mang chứng bệnh còm cõi và già nua sớm không phương cứu chữa. 


      “Tôi không muốn những ai đã rời Hà Nội năm 1954 trở lại để thấy sự điêu tàn khắc
       nghiệt vì tiền của nhân lực đều xung vào chiến tranh. Cha mẹ Sơn cũng như người hướng dẫn tôi đều hình như thổ lộ là họ đã sống qua ngày hướng về miền Nam. 

      Nhưng nay miền Nam đã xụp đổ, thế là hết cả. Cuôc viếng thăm rất có kết quả vì tôi đã nói được với nhà tôi một điều cần thiết. Và tinh thần nhà tôi hình như đã vững hơn, bắt đầu yêu đời hơn và thấy hy vọng”.


           Bà Đảnh đã đưa bốn đứa con vượt biển ngày 1 tháng 5 năm 1979 lợi dụng sơ hở vì mải liên hoan ngày lễ. Cả gia đình lênh đênh trên biển cả thì gp một chiếc tầu chờ dầu Na Uy vớt. 

      Vì vậy khi ông Thảo được thả về thì nhà đã mất và phải tạm trú nhà bà chị. Ông bị các đè ép từ các cơ quan công an phường, quận. Không có hộ khẩu nghĩa là không được phiếu mua thực phẩm và các đồ lặt vặt như thuốc đánh răng. Phải luôn luôn trình diện và đẩy  đi vùng kinh tế mới. Nhưng nếu xa Sài Gòn thì làm sao có được tin tức nên ông đã chán nản nghĩ liều đi trốn. Bà Đảnh phải nhắn về xin yên tâm đừng liều mạng vì đã có chương trình bảo lãnh và Cao Ủy tị nạn đã đặt thêm một văn pBà Đảnh phải nhắn về xin yên tâm đừng liều mạng vì đã có chương trình bảo lãnh và Cao Ủy tị nạn đã đặt thêm một văn phòng ở Sài Gòn. Bà gửi về các giấy tờ cho nhiều nơi để khỏi thất lạc.


           Cuối cùng, sau nhiều lần chạy chọt khó khăn và nhiêu khê, ông Thảo đã được giấy phép xuất cảnh. Bà Đảnh nói, “Không chối cãi việc Việt Cộng đã trả lại người thân cho chúng tôi. Nhưng họ đã ra sao khi được thả? Một số đông đã chết như anh đội trưởng giúp đỡ  tận tình bạn tù. 

      Anh chết tức tưởi trong tuổi hoa niên của cuộc đời. Qua hành hạ thể xác độc địa nhằm triệt tiêu nhân phẩm, Việt Cộng không tàn phá nổi thể xác nhưng đã để lại trong tâm hồn tù nhân nhiều rạn nứt in hằn. Lập trường chính trị, tín ngưỡng, lòng yêu nước không bao giờ xóa tẩy được”. Bà Đảnh kết luận, “Tôi chấm dứt bằng một câu xúc tích của chồng tôi khi anh đặt chân xuxuống đất Na Uy”: 

      “Chúng tôi vẫn sống, hy vọng của chúng tôi đã đạt được. Tôi đã có vợ con quanh tôi, hạnh phúc tôi tràn đầy. Từ nay các con tôi được bảo đảm tương lai trên một đất nước cao đẹp, tự do như Na Uy mà chúng tôi coi là miền đất hứa”.
        
      Vài cảm nghĩ.- Cộng sản Việt Nam sùng bái Hồ Chí Minh như thánh sống. Ai cũng biết là họ Hồ mạo danh nhóm ái quốc ở Paris khi viết báo Le Paria đã dùng tên chung Nguyễn Ái Quốc (Nguyen le Patriot). 

      Hồ đã từng nộp đơn xin làm việc với Bộ Thuộc Địa rồi đi theo cộng sản Nga để được huấn luyện thành cán bộ Đông Dương Cộng Sản. Khi qua Tầu lại lấy danh tính một người chết để thành Hồ Chí Minh. Không có lấy cái bằng sơ học,  chỉ lặp lại những danh từ Sô Viết rồi Tầu Mao, lợ lợi dụng khí thế ái quốc chống Pháp để đổi Việt Minh thành đảng Lao Động Cộng Sản và hãm hi các người yêu nước cũng như nhiều người trong vụ đấu tố.

           Ông ta đã học thuộc lòng câu “Hồng hơn Chuyên” của Mao nên cũng nói “Trí Thức là Cc Phân” cho nên khi chiếm Sài Gòn chính trị bộ Hà Nội đã bỏ tù các chuyên viên của miền Nam mà huấn luyện mất bao nhiêu thời gian và công của. Hệt như “bước nhẩy vọt” của Tầu Mao trong kế hoạch sản xuất thép tiểu công trong các làng xã phí phạm bao nhiêu nhân lực đưa đến phá sản kinh tế và môi trường


      . Cho nên ta thấy các Y Khoa Bác Sỹ phải đi quét chợ và chuyên viên kinh tài như ông Đỗ Văn Thảo bị giam cầm trong nhiều năm.

       Phí phạm chất xám như vậy để cho ba chục năm thống nhất đất nước vẫn lạc hậu. Bây giờ kêu gọi trí thức và chất xám trở về xây dựng lại nước thì thật khôi hài và có tin được chăng?
       Trần Đỗ Cung

      No comments:

      Post a Comment