Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 1 November 2016

CÀFÉ = BIỂN ĐÔNG

Saturday, October 3, 2015


CÀFÉ HANOI

 

Thưởng thức cà phê nhớ Hà Nội xưa

Hà Nội nay đã khác nhiều rồi, hiện đại hơn, tấp nập hơn, song những người con đất Hà Thành và những người yêu Hà Nội vẫn luôn đi tìm hình bóng cũ. Bên cạnh những góc phố, các kiến trúc cổ thì đôi khi họ lại bắt gặp lại nét cũ thân thương trong những quán cà phê mang phong cách hoài niệm.
Cà phê Giảng - 39 Nguyễn Hữu Huân và 106 Yên Phụ\
Nói đến cà phê ở xứ Hà Thành thì không thể không nhắc đến Cà phê Giảng, nơi được cho là khai sinh ra món cà phê trứng thơm ngậy được người dân thủ đô yêu thích, thậm chí còn được lan sang nhiều nước trên thế giới.
Quán Café Giảng do cụ Nguyễn Văn Giảng là một nhân viên pha chế ở khách sạn Metropole thời Pháp thuộc mở ra năm 1946. Ban đầu quán nằm ở 90 phố Cầu Gỗ, sau cải cách năm 1955 thì quán chuyển qua số 7 Hàng Gai. Khi ấy, quán nhỏ và khá đơn sơ với những bộ bàn ghế gỗ nhỏ nhắn, những chiếc tách xinh xắn, nhưng luôn đầy kín khách. Cà phê ở đây đậm sánh và rất thơm. Khi xưa, chưa có nhiều thiết bị giữ nhiệt nên trong những ngày giá rét, quán giữ ấm cho ly cà phê bằng cách ngâm tách cà phê trong bát nước sôi. Và nay, dù đã có nhiều cách hiện đại hơn, song quán vẫn giữ truyền thống này. “Món tủ” của quán chính là cà phê trứng được cụ Giảng biến thể từ đồ uống Capuchino hồi đó.
Nay hai người con của cụ Giảng đã tách ra kinh doanh ở hai địa điểm khác nhau là 39 Nguyễn Hữu Huân và 106 Yên Phụ.\
\
Hương vị cà phê của hai quán giờ đây không giống nhau. Tuy nhiên, sự hòa quyện giữa cái béo của trứng và sữa, mùi thơm của cà phê tạo cho bạn cảm giác thú vị mà không tìm thấy ở bất cứ quán nào khác.

Cà phê Xí nghiệp - 60A-TT11, Văn Quán, Hà Đông
Quán cà phê này nằm trong một con ngõ nhỏ của khu đô thị Văn Quán – Hà Đông. Mọi thứ ở quán đều toát lên vẻ xưa cũ. Quán có hai tầng, nhưng chỉ tầng một là café, còn tầng hai lại là nơi tổ chức các lớp học đàn guitar, mỹ thuật, typography.

Toàn bộ bàn ghế trong quán đều là những bộ bàn ghế học sinh cũ từ rất nhiều năm về trước, những tấm áp phích cùng khẩu hiệu, xe máy cổ, tivi, máy ảnh cũ, những tác phẩm hội họa,…
Trong căn phòng cao rộng, tĩnh lặng, chỉ có ánh sáng thiên nhiên từ bên ngoài rọi qua ô cửa sổ lớn, dường nhưlàm xoa dịu sự mệt mỏi của những vị khách khi tới đây.
Cà phê Hanoi Time – 39 Đinh Tiên Hoàng
Quán nằm trên gác hai của dãy nhà cổ trong hẻm nhỏ ở đường Đinh Tiên Hoàng, được bao phủ bởi tông màu vàng, mang âm hưởng cổ kính cũ kĩ, với những bộ bàn ghế gỗ lót đệm da êm ái.Những ô cửa sổ xanh dài, đèn dầu, máy đánh chữ, quạt bốn cánh bằng đồng, hay những bức tranh nhỏ trên tường chỉ có hai gam màu đen trắng mang đậm dấu ấn lịch sử về 36 phố phường Hà Nội xưa. 
Khách đến quán thích nhất hàng ghế bên cửa sổ và khu vực ngoài ban công. Từ ban công của quán có thể nhìn ngắm nhìn Hồ Gươm hay đường phố, dòng người qua lại.


Đến với quán, những lo toan, đua chen không còn nữa. Mọi người đến đây như tìm lại chút thư thái, lắng đọng trong tâm hồn và hoài niệm về những chuyện xưa cũ.
Ngoài ra, những người ghiền thức uống có vị đắng này và yêu Hà Nội còn có thể tìm đến những quán cà phê “truyền thống” như Café Đinh trên gác hai ở phố Đinh Tiên Hoàng, hay cà phê Lâm trên phố Nguyễn Hữu Huân, cà phê Nhĩ phố Hàng Gà…
 

Hà Nội xưa trong quán cà phê bên bờ hồ

Quán cà phê nhỏ nép mình trên tầng 2 của dãy nhà cổ ven hồ Hoàn Kiếm vẫn ngày ngày là điểm đến yêu thích của nhiều du khách thích ngắm phố phường Hà Nội.

     
     
    Nếu từng rất thích chỗ ngồi ngoài ban công của quán cà phê Đinh nhưng thường xuyên không còn chỗ trống, bạn có thể lựa chọn một địa điểm khác, gần đó nhưng tầm nhìn đẹp không kém, đó là Hanoi Time.
    Quán nằm trên gác hai của dãy nhà cổ ở đường Đinh Tiên Hoàng nên bạn phải đi sâu vào con ngõ hẹp và tối mới lên được đây. Lối đi chỉ vừa cho hai người đi bộ tránh nhau, có chỉ dẫn nên bạn cứ theo bậc cầu thang quét vôi vàng là tới.
Đẩy cánh cửa nhỏ như của một ngôi nhà riêng, bạn bước vào sẽ thấy quán khá nhỏ xinh và thân thuộc. Nơi đây được chia thành nhiều không gian gồm quầy pha chế, phòng chính, gác xép và ban công ngoài trời.  Đẩy cánh cửa nhỏ như của một ngôi nhà riêng, bạn bước vào sẽ thấy quán khá nhỏ xinh và thân thuộc. Nơi đây được chia thành nhiều không gian gồm quầy pha chế, phòng chính, gác xép và ban công ngoài trời.

Với mong muốn đem đến một không gian xưa, quán sử dụng bàn ghế da kết hợp gỗ và các món đồ trang trí với tông màu nâu trầm, cổ điển. Cách sắp xếp chỗ ngồi phù hợp cho khách đi 2-4 người.

 

Chỗ ngồi được yêu thích trong phòng chính là các ghế gần cửa sổ. Tại đây, quán sử dụng ghế sắt tạo nét thanh mảnh cho hai ô cửa lớn, đón ánh sáng mặt trời.
Ngoài những tấm ảnh đen trắng về Hà Nội xưa được đóng khung treo trên bức tường vàng, quán còn tạo điểm nhấn với việc tái hiện phố phường Hà Nội trong quá khứ trên lan can gác xép. Bức tranh nổi với những ngôi nhà hai tầng mái đỏ, cột điện cao, du khách như được trở về miền xưa cũ.
Gác xép là nơi đặt hai bộ salon lớn, dành cho các nhóm đi đông.
Nếu đi một mình, chỗ ngồi ngoài ban công là lựa chọn hợp lý, nhất là vào tiết trời mùa thu mát mẻ như hiện này. Bạn có thể thả hồn vào thiên nhiên và ngắm dòng xe cộ tấp nập ven hồ phía dưới. Tại đây, ghế được sử dụng là loại cao, tạo sự trẻ trung, mới mẻ.
Quán mở cửa từ 7h sáng đến tối khuya, thường khá đông vào dịp cuối tuần. Trà, cà phê khoảng 35.000 đồng, nước hoa quả có giá trung bình 40.000 - 60.000 đồng, cocktail, mocktail giá từ 80.000 đồng trở lên. Ngoài ra, quán còn phục vụ cả đồ ăn như cơm, sandwich, salad, bánh mì...

  10 quán cà phê giới trẻ nô nức check in ở Hà Nội

Bên cạnh những quán cũ như Cộng, The Kafe, Cosa Nostra, các quán mới như Runam, D'alice, hay Nhà 9NKC cũng là chốn quen của nhiều người.

Cộng Tràng Tiền
Nằm trong chuỗi quán cà phê bao cấp nổi tiếng của Hà Nội, Cộng Tràng Tiền luôn là tụ điểm hot nhất thủ đô, từ khi quán mở buổi sáng, tới 22h đêm vẫn có khách mới vào. Đã có thời điểm, muốn có một chỗ ngồi đẹp bên ngoài, khách phải xếp hàng chờ đến lượt.
cf3.jpg
Ban công ngoài trời của Cộng Tràng Tiền được đánh giá là đắt giá nhất Hà Nội. Ảnh: Nguyên Chi
Tọa lạc ở một trong những vị trí đắt giá nhất Hà Nội là lý do khiến cơ sở này luôn đông khách hơn những địa điểm còn lại. Quán nằm trên tầng 2, góc đường Tràng Tiền - Nguyễn Xí, một đầu nhìn ra hồ Gươm, một đầu nhìn ra Nhà hát Lớn.
cf-5.jpg
Địa chỉ: 46 Tràng Tiền.
Runam cafe
"Nhập khẩu" từ Sài Gòn vào Hà Nội cuối năm 2014, Runam cafe từng là địa chỉ hot nhất trong những ngày đầu năm khi mang phong cách sang chảnh, thượng lưu, lại mở xuyên những ngày nghỉ lễ. Quán nằm ngay gần Nhà thờ Lớn, mặt tiền không rộng, nhưng diện tích bên trong cũng kê được kha khá bàn, đủ chỗ cho nhiều vật dụng trang trí.
cf-19.jpg
Ảnh: Nguyên Chi
Runam cafe nổi tiếng nhất với loại cà phê thượng hạng được pha bằng máy chuyên dụng đắt tiền. Các loại trà bánh, đồ ăn trưa, ăn tối cũng luôn được phục vụ với yêu cầu khá khắt khe, so với một nhà hàng không chuyên. Dù vậy, giới trẻ tới đây để check in nhiều hơn là để thưởng thức đồ ăn. Giá cả thuộc mức cao so với mặt bằng chung.
cf30.jpg
Ảnh: Instagram Runam
Địa chỉ: 13 Nhà Thờ.
Cosa Nostra
Nằm ở góc phố được giới trẻ ưu ái gọi là "góc châu Âu trong lòng Hà Nội", Cosa Nostra chưa từng vắng khách suốt thời gian qua, trong đó, không ít khách là những người đam mê chụp ảnh. Có thể nói, quán có view đẹp nhất trong những quán cà phê ở Hà Nội, với tầm nhìn thoáng, rộng xuống vườn hoa xanh mát mắt, nằm bên hông Nhà hát Lớn, không hề có nhà cao tầng chắn tầm mắt.
cf-6_1436955655.jpg
Quán nằm ở ngã ba Tông Đản - Lý Đạo Thành. Ảnh: 5beo


Ngay cả khi ngồi ở tầng 1, khách cũng có thể chọn góc sát cửa sổ, nhìn ra ngã ba đường, để nhâm nhi tách trà, nhìn nắng chiều xiên qua ô cửa sổ trong một buổi chiều thanh thản, bình yên. Giá cả ở Cosa Nostra ở mức hợp lý, có phục vụ đồ ăn.
cf-7.jpg
Ban công thoáng rộng của Cosa Nostra. Ảnh: Hanhchipp
Địa chỉ: 24 Tông Đản, cắt Lý Đạo Thành.
Nhà 9NKC
cf8.jpg


Nhà 9NKC là cách viết tắt của địa chỉ số 9 Nguyễn Khắc Cần. Quán có không gian khá đa dạng: trong nhà, sát cửa sổ, giếng trời, trên sân thượng. Được đầu tư khá kỹ về mặt design, Nhà được đánh giá là một trong những quán cà phê đẹp nhất Hà Nội, dù không có nhiều không gian ngoài trời. 
Cũng chính bởi thiết kế độc đáo mà quán thường xuyên xuất hiện trong hình ảnh check in đẹp mắt của các hotgirl, fashionista.
cf10.jpg
Khu vực giếng trời độc đáo của Nhà 9 NKC. Ảnh: Voldzalla Hahaha
Giá cả ở đây khá đắt so với chất lượng. Quán có cả đồ ăn trưa, ăn tối.
Địa chỉ: 9 Nguyễn Khắc Cần.
The KAfe
Cách đây gần 2 năm, The KAfe trên đường Điện Biên Phủ thuộc hàng hot số một bởi không gian bài trí rất giản tiện nhưng lại hiện đại. Thời điểm đó, The KAfe đi đầu cho phong cách trang trí quán với ô cửa sổ lớn, nội thất gỗ trơn rất Tây.
cf27-changgjerry.jpg
Không gian đã trở nên quen thuộc với giới trẻ Hà Nội. Ảnh: Changgjerry
cf28.jpg
Ảnh: Instagram The Kafe
Hiện nay, The KAfe đã có thêm nhiều chi nhánh như nhà hàng, quán đồ ăn nhanh... nhưng địa chỉ ở Điện Biên Phủ vẫn rất hút khách do vị trí ở ngay trung tâm.
Địa chỉ: 18 Điện Biên Phủ.

CAFÉ SAI GON



Cà phê Sài Gòn xưa


Bạn đã uống cà phê nhiều, bạn biết muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó. Cà phê loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê mít đặc quánh mà vô vị, hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi; muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị rhum, thì rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút bretain vào. Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm gì à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! 

Thì để cho nó đậm đà. Đậm làm sao? Giống như uống coca thì phải có thêm chút muối cho mặn mà đầu lưỡi ấy mà. Uống chanh đường pha thêm chút rhum cho nó ra dáng tay chơi. Như kẻ hảo ngọt nhưng vẫn cắn răng uống cà phê đen không đường cho lập dị. Thèm đá muốn chết nhưng cứ chốn bạn nhậu thì nằng nặc đòi uống chay không đá cho giống khác người, cho đẳng cấp. Tôi không biết, không tả được, mời bạn hãy thử và tự cảm nhận lấy. Bạn đòi phải có tách sứ, thìa bạc; bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan (dộng vài phát hết gần nửa điếu và rít đỏ đầu), Ruby hay Basto xanh mới đã đời, thú vị phải không? Bạn đã có đủ những gì bạn cần, sao lại cứ thích đi uống cà phê tiệm? Tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người tại quán cà phê; “uống” không khí và cảnh sắc cà phê; “uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn cùng tôi trở lại không khí cà phê Sài Gòn những năm cuối 1960 và đầu 1970.

Sài Gòn những năm giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970 tuổi trẻ lớn lên và tự già đi trong chiến tranh. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại; những mơ mộng hoa bướm tự nó thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên; khuôn mặt, dáng vẻ tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không thể vô tư nhởn nhơ được nữa. Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên; những ly cà phê đắng được nhấp vào và quán cà phê trở thành nơi chốn hẹn hò để dàn trải tâm tư, để trầm lắng suy gẫm. 


Có một chút bức thiết, thật lòng; có một chút làm dáng, thời thượng. Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài Gòn lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm. Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đình Phùng đi lên; hai con đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển. Cứ như thế, cái xe cọc cạch, trung thành như một người bạn thân thiết lê la khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định. 

Những ngày này, tôi là khách thường trực của quán Cà phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại hòm Tobia; nơi đây có một căn phòng hẹp vừa đặt quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần còn lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nhìn rõ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp. Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong; cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.

Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương. Hình như với ông, bán cà phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hãnh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó. Bạn là khách uống cà phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó. Cà phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất.


 Ly cà phê như vậy mới là cà phê Thu Hương, đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương. Trong lãnh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh; có người dùng ánh sáng và cảnh trí; có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên; có người dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đã chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đã thành công. Khách đến với Thu Hương là ai? Nhiều lắm, nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa” lắm; “ông”, “bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cộng thêm các tập san Sử địa, Bách khoa, Văn và vân vân... 




Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur; bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may áo dài Thiết Lập, vậy bạn có biết cà phê Hồng ở đâu không? Thì đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó xéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung tâm Thực nghiệm Y khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi vì tôi biết có thể bạn không để ý. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm, chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo hoa kết gì cả.


 Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường khác, với một cái cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại. Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá; một bình hoa tươi; một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than. Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lãng mạng phô bày vừa như thẹn thùng, che giấu.

Cà phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề xòa, bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi; tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. 


Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn đã trở thành một cái “mốt”, một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người. Cà phê Hồng đã tận dụng tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán - những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút (làm như không bụi thì không là trí thức)- đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã rời trong giọng hát của Khánh Ly. Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do tình thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ.


 Lại có cả Time, Newsweek cho những bạn nào khát báo nước ngoài. Quán có ba cô chủ, ba chị em; người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu gì đó. Nói thật lòng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành gì, nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xang lòng người: Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và ít nói, ít cười, trừ cô chị. Những năm 1980, Cà-phê Hồng không còn, tôi đã thường đứng lại rất lâu, nhìn vào chốn xưa và tự hỏi: Những người đã có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi? Còn chị em cô Hồng: những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào? 


Viện Đại học Vạn Hạnh mở cửa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đã thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lý, cùng với những tên tuổi đã giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nhìn vừa như một cơ sở giáo dục khả tín, vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ý thức và dấn thân. Tuy nhiên, dường như cái hồn của Đại Học Vạn Hạnh được đặt tại một tiệm cà phê: Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó xéo về phía chợ Trương Minh Giảng. Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất vì gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thướt, có vẻ chữ nghĩa. Các nhóm làm thơ trẻ đang lên và đang chiếm đều đặn nhiều cột thơ trên báo chí Sài Gòn ngồi đồng từ sáng đến tối để... làm thơ. Nhưng đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau. Nắng Mới đã sống với Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng. Nắng Mới nay không còn. Những con người cũ tứ tán muôn phương.

Có một quán cà phê thân quen nữa không thể không nhắc đến: Quán chị Chi ở gần đầu đường Nguyễn Phi Khanh, kế khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp Casino Đa Kao. Ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè, trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm mà mở cửa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường. Quán chị Chi độ chín mười thước vuông, chỉ đủ chỗ để đặt ba bốn chiếc bàn nhỏ. 



Quán không có nhạc, không trưng bày trang trí gì cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ:


 “Hôm qua con đã đi học rồi mà”. Khách đến với chị Chi không phải coi bảng hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo, mà hoàn toàn do thân hữu truyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chát nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tròn đều, láng mịn, vòi và quai mảnh mai, cân đối. 


Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho hốp nước nhỏ. Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm, nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc, ấm đôi và ấm bự. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh - loại bánh đặc biệt của chị Chi- nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm lừng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất, trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm. Quán chị Chi giờ đã biến tướng ít nhiều nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đã từng ngồi quán chị bày tỏ lòng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ.

Những năm cuối thập niên 60 Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà phê mới, và thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Cà phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng... Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ - Hình như là Đào Duy Từ - gần sân vận động Thống Nhất bây giờ, có một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa La. 


Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giã thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. 


Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướm của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những gốc cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất ... Đa La. Ngày khai trương, Đa La chuẩn bị một chương trình văn nghệ hết sức rôm rả, với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà... Đa La đông vui, chứng kiến sự nở hoa và tàn úa của nhiều mối tình. Nhưng Đa La vắng dần những người khách cũ và đóng cửa lúc nào tôi không nhớ. 


Cà phê Hân ở Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao là quán thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm; nhìn cái cách người ta ăn mặc; trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ gì; có lẽ cả thời sự, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy là xa lạ với dân ngoại đạo cà phê. Nhưng Hân là một nơi hết sức đáng yêu, đáng nhớ của nhiều người, dù ngồi quầy là một ông già đeo kính như bước ra từ một câu chuyện của văn hào Nga Anton Chekov. Về sau, đối diện với Hân có thêm quán cà phê Duyên Anh của hai chị em cô Hà, cô Thanh; cô em xinh hơn cô chị và được nhiều chàng trồng cây si. Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, đã trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Hồng Thập Tự - Cường Để còn nhớ, cũng như nhớ món bánh cuốn ở đình Tây Hồ bên trong chợ Đa Kao thờ cụ Phan, nhớ quán cơm “lúc lắc” trong một con hẻm nhỏ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm mà nữ sinh viên vừa đi lên căn gác gỗ vừa run khi được mấy chàng mời cơm.

Bạn nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kính cận nói chuyện văn chương thì mời đến quán Cái Chùa, anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió; anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối đãi với nhau cũng rất đẹp. Cũng đừng quên nhắc đến quán Chiêu, hẻm Cao Thắng. Rồi còn cà phê hàng me Nguyễn Du, cũng Beatles, cũng Elvis Presley như ai ; và cả pha chút Adamo quyến rũ. Giá ở đây thật bình dân nhưng thường xuyên chứng kiến những pha so găng giữa học sinh hai trường nghề Cao Thắng và Nguyễn Trường Tộ. 



Chán cà phê thì đi ăn nghêu sò, bò bía, ăn kem trên đường Nguyễn Tri Phương, góc Minh Mạng hoặc bên hông chợ Tân Định. Phá lấu đã có góc Pasteur-Lê Lợi, nhưng chỉ dành cho các bạn có tiền. Rủng rỉnh tí xu dạy kèm cuối tháng có Mai Hương (nay là Bạch Đằng Lê Lợi). Quán Mù U, hẻm Võ Tánh, chỗ thương binh chiếm đất ở gần Ngã tư Bảy Hiền dành cho những bạn muốn mờ mờ ảo ảo. Muốn thưởng thức túp lều tranh mời đến cà phê dựa tường Nguyễn Trung Ngạn gần dòng Kín, đường Cường Để. Rồi quán cà phê Cháo Lú ở chợ Thị Nghè của một tay hoạ sĩ tên Vị Ý. Cao cấp hơn có La Pagode (đổi thành Hương Lan trước khi giải thể), Brodard, Givral. Thích xem phim Pháp xưa, phim Mỹ xưa và ngồi... cả ngày xin mời vào rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi để chung vai với đám đồng tính nam. 


Vào Casino Sài Gòn có thể vào luôn hẻm bên cạnh ăn cơm trưa rất ngon tại một quầy tôi đã quên tên. Nhưng rạp Rex vẫn là nơi chọn lựa nhiều nhất của SV, cả nghèo lẫn giàu. Cuộc sống SV cứ thế mà trôi đi trong nhịp sống Sài Gòn. Nghèo nhưng vui và mơ mộng. Tống Biệt hành, Đôi mắt người Sơn Tây sống chung với Cô hái Mơ. Đại bác ru đêm sánh vai với Thu vàng. Ảo vọng và thực tế lẫn vào nhau. Thi thoảng lại pha thêm chút Tội ác Hình phạt, Zara đã nói như thế! Che Guervara, Garcia Lorca. Tất cả những gì tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, đặc biệt là tặng tất cả những ai tha hương có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở cà phê Hồng, Thu Hương, hay đâu đó ở quê nhà. 
Lương Thái Sỹ - An Dân














































 
Quán cà phê này còn có máy tạo sóng, tạo cho khách cảm giác như ở biển đích thực.

Nằm trong 1 chung cư cũ trên đường Tôn Thất Đạm (Q.1), The Other Person là một trong những quán đầu tiên ở Sài Gòn phục vụ khách theo mô hình "nàng hầu" với những cô gái phục vụ ăn mặc theo phong cách cosplay Nhật Bản gồm đầm lửng, đeo tạp dề ren trắng thậm chí còn đeo cặp tai thỏ trên tóc. Ngay từ khi mới xuất hiện, sự mới lạ của cà phê độc đáo này đã thu hút được nhiều bạn trẻ tìm đến quán.
"Đến quán cà phê này, bạn sẽ được những cô hầu gái phục vụ..


quán cà phê, cà phê Sài Gòn

Đến quán cà phê này, bạn sẽ được những cô hầu gái phục vụ.. Tại quán, ngay từ cửa bạn đã được một "nàng hầu" đứng chờ sẵn, chào đón. Khi khách đã vào đến nơi, các cô "hầu" sẽ cư xử với khách hàng như thế đây là chủ nhân thực sự của mình bằng cách xưng hô "cô chủ, cậu chủ" như "cô chủ dùng gì?", "cậu chủ có cảm thấy vui không?". Theo quy định, họ không chỉ phục vụ đồ uống, đồ ăn mà còn phải nói chuyện với khách khoảng 10, 15 phút nếu các "cô chủ, cậu chủ" muốn trò chuyện. Thậm chí, các "nàng hầu" cũng sẽ bày nhiều trò chơi với khách như chơi bài, bói bài, chơi game...
\
quán cà phê, cà phê Sài Gòn


Khách được được các cô hầu phục vụ như thể họ là chủ nhân đích thực.
Không chỉ ghi điểm bằng phong cách lạ mà không gian nhẹ nhàng, lãng mạn của quán cà phê này cũng hấp dẫn được rất nhiều bạn trẻ. Ngoài những mô hình bánh macaron, bánh kem khổng lồ, trong quán có một cây đàn piano dành cho khách yêu âm nhạc và luôn có sẵn những chiếc tivi mở thể loại amine (hoạt hình) của Nhật, thậm chí quán còn thường xuyên tổ chức những buổi cosplay để đáp ứng nhu cầu của khách đến quán. Đồ uống của quán có giá từ 35 ngàn đến 55 ngàn, được đánh giá là phù hợp với không gian độc đáo, mới mẻ.
"Quán cà phê này được trang trí trẻ trung.

quán cà phê, cà phê Sài Gòn quán cà phê, cà phê Sài Gòn 

Ngoài đồ chơi, ở đây còn có cả đàn cho người yêu nhạc. Địa chỉ: Tôn Thất Đạm, Q.1


Cà phê "toilet"
Nếu lần đầu bước vào quán cà phê mang tên Toilet Kingdom (đường D2, quận Bình Thạnh), bạn có thể sẽ bị "shock" bởi những là những bộ bàn ghế được làm bằng... bồn cầu sứ và hàng loạt món đồ trang trí khác được làm từ bồn cầu, bồn rửa, vòi hoa sen… Chưa dừng lại ở đó, ngay cả những vật dụng được dùng trong "công tác" phục vụ khách như ly, chén, đĩa... cũng được mô phỏng theo các đồ dùng trong toilet với đủ bồn cầu, bồn tắm… nhưng kích thước nhỏ hơn và có màu sắc tươi tắn.
Không gian quán được thiết kế theo hơi hướng... nhà vệ sinh.




quán cà phê, cà phê Sài Gòn


Không gian quán được thiết kế theo hơi hướng... nhà vệ sinh."Bàn ghế của quán được "cải tạo lại từ bồn cầu, bồn rửa mặt.\



quán cà phê, cà phê Sài Gòn


Bàn ghế của quán được "cải tạo lại từ bồn cầu, bồn rửa mặt. Mô hình toilet này khiến nhiều người cảm thấy kì quặc nhưng cũng có rất nhiều người thích thú và muốn trải nghiệm, đặc biệt với các khách hàng trẻ. Tại TP. Hồ Chí Minh, quán Toilet Kingdom hiện là nơi duy nhất kinh doanh theo hình thức táo bạo này, thực đơn của quán khá đa dạng với 30 món nước uống, đồ ăn, giá đồ ở quán từ 25 ngàn đến 65 ngàn đồng/mỗi món.


quán cà phê, cà phê Sài Gòn


Ngay cả đồ ăn, đồ uống cũng được phục vụ trong những vật dụng "tái hiện" lại của bồn cầu. - Ảnh: Zing
Địa chỉ: đường D2, quận Bình Thạnh

Cà phê Kujuz
Quán cà phê Kujuz nằm trên một con đường nhỏ yên ắng của Sài Gòn. Đặc trưng của quán là toàn bộ phần "tường" được tạo nên từ vô số cánh cửa, ô cửa sổ cũ. Những cánh cửa được sắp xếp một cách ngẫu nhiên vừa xưa cũ, vừa dễ thương lại rất yên bình, thế nên khách đến đây, ngay lập tức có thể cảm nhận được những điều rất thân thuộc của nếp nhà ngày xưa. 
Địa chỉ: Trần Quý Khoách, Q.1
Cà phê container
Nằm trên một bãi đất trống ở khu dân cư Trung Sơn, nhìn ra rạch Ông Lớn – một nhánh sông Sài Gòn (H.Bình Chánh, TP.HCM), quán cà phê này khiến nhiều người phải tò mò bởi được tạo nên từ hai chiếc vỏ container cũ.


quán cà phê, cà phê Sài Gòn 

quán cà phê, cà phê Sài Gòn 
Quán tách biệt với không gian với bên ngoài bằng một chiếc cổng luôn đóng nên rất yên tĩnh.

quán cà phê, cà phê Sài Gòn

Sự yên tĩnh và không gian xưa cũ, êm đềm khiến quán cà phê này trở thành địa điểm lý tưởng để bạn thư giãn, đọc sách hay tập trung làm việc giữa Sài Gòn xô bồ, náo nhiệt. Các món thức uống ở đây đều đồng giá 50 ngàn. Tuy nhiên, nếu bạn chi 100 ngàn thì có thể uống bao nhiêu nước tùy thích và có thể đi rồi quay trở lại trong một ngày như thể đây là ngôi nhà của mình vậy. Một điều hay nữa ở quán cà phê độc đáo này là đến đây, bạn có thể... tự phục vụ chính mình. Dưới sự chỉ dẫn của nhân viên, bạn tự chọn nước uống mình thích và tự mày mò cách pha chế và thậm chí có thể tự rửa ly nếu thấy thích. 

quán cà phê, cà phê Sài Gòn
Quán có nhân viên phục vụ nhưng bạn cũng có thể tự pha chế đồ uống theo ý thích của mình...quán cà phê, cà phê Sài Gòn
Hoặc theo công thức được hướng dẫn ở quầy.
Quán cà phê độc đáo làm bằng vỏ container. Khác với vẻ bụi bặm ở bên ngoài, bên trong quán được lắp đặt tấm cách nhiệt, cùng với điều hòa tạo ra không khí mát mẻ, sang trọng. Các ô cửa kính của hai thùng container được bố trí rất hợp lý để ánh sáng tự nhiên lọt vào vừa phải, ấm cúng. Tuy nhiên cùng với bàn ghế gỗ, chủ quán còn tận dụng những phụ tùng bỏ đi của mô tô, xe hơi, xe tải như vỏ xe, mâm, sên cam, vòng bi, bạc đạn... làm thành những chiếc ghế, đồ trang trí độc đáo.

quán cà phê, cà phê Sài Gòn quán cà phê, cà phê Sài Gòn 
Quán cà phê này không chỉ thu hút nhiều người trẻ thích khám phá mà còn điểm hẹn dành cho các câu lạc bộ, nhóm chơi xe, nhiếp ảnh… Vào sáng chủ nhật hàng tuần, quán đều tổ chức các buổi offline cho những người mê chơi xe mô tô, xe jeep, nhiếp ảnh… cùng giao lưu, chia sẻ. Nước uống, đồ ăn của quán rất phong phú với mức giá từ 20 ngàn đến 90 ngàn. 
quán cà phê, cà phê Sài Gòn "image_desc">Ngoài không gian trong nhà, quán còn có không gian ngoài trời khá rộng. Địa chỉ: Huyện Bình Chánh
(Theo Trí thức trẻ)

Quán cà phê dành cho người Sài Gòn xưa ở chung cư cũ

Với tấm biển "người Sài Gòn mến mời" treo ngay cửa, bạn sẽ như có cảm giác bước vào một ngôi nhà ấm áp, tĩnh lặng đủ để thoát khỏi bộn bề bên ngoài. 
1-8792-1441945463.jpg



Nằm trên con đường một chiều Thái Văn Lung, quận 1, quán cà phê Người Sài Gòn được xem như căn nhà quen thuộc chào đón những vị khách tìm đến sự bình yên. Chung cư nhìn bên ngoài khá cũ kỹ và cầu thang lên hơi tối do ánh sáng đèn vàng mang lại cảm giác bí ẩn. Khi bước qua những bậc thang, ngay tại tầng 1 bạn sẽ gặp ngay biển hiệu của quán.


2-8322-1441946427.jpg Cách trang trí nhẹ nhàng ở bên ngoài quán.

3-2593-1441946427.jpg Ngay khi bước qua cánh cửa bạn sẽ thấy một không gian tràn ngập ánh sáng từ các cửa sổ. Cách bài trí khá đơn giản nên tuy diện tích nhỏ nhưng vẫn rất riêng tư. Quầy thanh toán được trang trí lạ mắt với bốn màu nổi bật.4-8231-1441946427.jpg

Quán chơi nhạc acoustic vào mỗi tối thứ 5 và thứ 7 hàng tuần. Góc chơi nhạc cũng rất mộc và nhỏ gọn

5-5694-1441946427.jpg


Quán đậm chất Sài Gòn xưa với những mảng tường bong tróc, cửa gỗ, tivi trắng đen và chiếc xe đạp treo trên tường. 
Gu nhạc của quán là nhạc xưa và nhẹ nhàng nên có khá nhiều vị khách trung niên tới thư giãn hay
 đọc sách


.11755746-921942221186229-550773489451603


Bạn có thể thư giãn đầu óc, trốn khỏi bộn bề lo toan với một ấm trà hoa thơm nức ngay ở ban công và ngắm phố xá vào cuối ngày.

mi-quang-nguoi-sai-gon_1441946833.jpg
\
Quán có nhiều món ngon để bạn thưởng thức như cơm tấm, bún bò, bánh ướt, thực đơn gia đình... đặc biệt còn có món mì quảng sẽ được phục vụ vào mỗi thứ 7 hàng tuần. Giá món ăn và thức uống ở đây dao động từ 40.000 đến 80.000 đồng.

Bùi Ngọc Hà


2015

NHỮNG QUÁN CÀ PHÊ NỔI TIẾNG

TOP 10 QUÁN CÀ PHÊ VỈA HÈ Ở PARIS .
                  Nhâm nhi nước uống và thả hồn bên mái hiên quán cà phê vốn là truyền thống của người Paris (Pháp). Dưới đây là một số quán vỉa hè lâu đời và nổi tiếng nhất Paris.


 1. Cafe de Flore (172 đại lộ Saint Germain)

Cafe de Flore

Thưởng thức một tách cà phê và bánh sừng bò ở một chiếc bàn có bóng râm trên vỉa hè bên ngoài Cafe de Flore - một trong những quán cà phê tuyệt vời nhất đại lộ Saint Germain là một trong những trải nghiệm Paris không thể thiếu. Dù giá cả khá cao nhưng nơi đây cũng rất đáng để bạn “phung phí” ít nhất một lần trong đời.

Cafe de Flore luôn thu hút giới trí thức Rive Gauche (khu vực bờ nam sông Seine trong TP Paris) hơn một thế kỷ qua. Đây từng là nơi gặp gỡ của hai nhà văn - nhà triết học nổi tiếng của Pháp Simone de Beauvoir và Jean-Paul Sartre. Ngày nay, Flore vẫn giữ được vẻ quyến rũ kín đáo vốn có.

2. Aux Folies (số 8 phố Belleville)

Quán bar rực rỡ này của khu phố Belleville bar mang đến cho du khách một lát cắt văn hóa đa dạng của đời sống Paris. Bất kể ngày hay đêm, lúc nào cũng có một đám đông ồn ào ngồi chật ngoài mái hiên vỉa hè của quán.



Là quê hương của nữ ca sĩ huyền thoại Edith Piaf và ca sĩ - diễn viên Maurice Chevalier, ngày nay phố Belleville đã trở thành một phố Tàu đích thực cùng với những quầy hàng ăn Bắc Mỹ và những nhà hàng couscous (một món ăn của Bắc Phi, gồm bột mì nấu với thịt hoặc nước thịt).

3. Au Petit Fer a Cheval (số 30 phố cổ Temple)
Quán Au Petit Fer a Cheval nằm trên con phố Temple ở phía tây khu phố Le Marais - phần cổ nhất ở Paris với những cung điện và biệt thự sang trọng có từ thế kỷ 18. Khách du lịch thường lũ lượt kéo đến khu phố này tìm hiểu văn hóa và mua sắm.



Au Petit Fer a Cheval là một nơi thân thiện, rất hấp dẫn những khách hàng kiểu cách. Đặc biệt, du khách đến đây thường “tranh” chỗ ngồi ở những chiếc bàn được kê ngoài vỉa hè để ngắm phố cổ Temple - điểm hấp dẫn chính của khu phố Le Marais.

4. Le Sancerre (35 đường nhà ga Abbesses)

Quán Le Sancerre nổi bật trong số những quán bar hấp dẫn khách du lịch quanh nhà thờ Sacré-Coeur ở khu phố Montmartre. Mở cửa từ 7g-14g vào tất cả các ngày trong tuần, quán Le Sancerre thu hút rất nhiều loại khách, từ những người dân địa phương tự do tự tại đến những người đi xe đạp, từ sinh viên đến khách du lịch. Ngồi ngoài mái hiên vỉa hè, bạn sẽ có một tầm nhìn thông thoáng trong khi thưởng thức một cốc rượu, bia hoặc cocktail.
Top 10 quán cà phê vỉa hè ở Paris

Le Sancerre

5. Chez Prune (36 phố Beaurepaire)

Các quán bar, cà phê, cửa hàng nhỏ và nhà hàng nằm cạnh bờ sông dọc kênh đào Saint-Martin đã làm biến đổi một phần vốn vắng vẻ của TP Paris nằm ẩn mình bên quảng trường République thành một trong những điểm sôi động nhất TP. Quán Chez Prune nhìn ra bờ kênh Saint-Martin, vì vậy bạn nhớ đến sớm nếu muốn “chộp lấy” một bàn bên ngoài.

6. Pause Café (41 phố Charonne)


Pause Café

Có rất nhiều quán cà phê vỉa hè nằm quanh quảng trường Bastille nhưng để thực sự cảm nhận hương vị cà phê vỉa hè, bạn nên đến quán Pause Café nằm cạnh khu phố ồn ã Faubourg-Saint-Antoine. Với mái hiên đầy nắng, đây là một nơi hoàn hảo để nhâm nhi bữa sáng với nước cam vắt, cà phê sữa và bánh sừng bò.

7. Le (99 đại lộ Boulevard du Montparnasse)




Quán cà phê văn học huyền thoại Le từng là nơi lui tới thường xuyên của nhà văn Hemingway, danh họa Picasso và nhà văn Henry Miller nằm ở khu Montparnasse (bờ nam sông Seine). Le thực sự không thay đổi nhiều lắm từ khi được mở cửa năm 1925. Chắc chắn là quán rất đông khách, nhưng đến đây du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống đích thực đầy thú vị ở bờ nam sông Seine.

8. Cafe de la Paix (số 5 quảng trường Place de l'Opera)

Nếu du khách thực sự muốn thấy những tài xế Paris lái xe “điên cuồng” như thế nào, chẳng có chỗ ngồi quan sát nào tốt hơn mái hiên của quán cà phê lịch sử Cafe de la Paix vì ngay trước mặt quán là ngã tư quảng trường Place de l'Opera.


Cafe de la Paix

Đến đây, du khách đừng bỏ lỡ món hàu và rượu vang Chablis. Cafe de la Paix là một phần của khách sạn Le Grand Hotel, được xây dựng năm 1858 bởi kiến trúc sư Charles Garnier - tác giả của nhà hát nguy nga Opera Garnier. Bạn đừng quên ngắm một vòng không gian đẹp đến không thể tin được của quán và khu vườn mùa đông tuyệt đẹp bên trong khách sạn.

9. Cafe Charbon (109 phố Oberkampf)
Oberkampf là một con phố hẹp và dài chạy từ quảng trường Bastille tới phố Belleville. Là một nơi thoải mái và yên tĩnh ban ngày nhưng khi hoàng hôn buông xuống, phố Oberkampf lại biến thành một trong những khu có đời sống về đêm sôi động nhất Paris.


Cafe Charbon

Du khách có thể chọn những điểm đến hiện đại như quán bar Mecano, quán cà phê Chez Justine và phòng hòa nhạc Nouveau Casino, nhưng chính Cafe Charbon mới là nơi ấn tượng nhất. Một chiếc bàn ở mái hiên vỉa hè của quán luôn là nơi mỹ mãn để ngắm cảnh và người qua lại.

10. Cafe Beaubourg (43 phố Saint-Merri)
Anh em nhà Costes là những nhà thiết kế có uy tín lớn, tác giả của nhiều mô hình quán cà phê, bar và khách sạn ở Paris suốt hai thập kỷ qua, ban đầu là những quán cà phê Costes rồi đến những khách sạn Costes sang trọng trên phố St-Honoré. Nhưng Cafe Beaubourg mới là nơi mang đậm dấu ấn phong cách thiết kế của Costes.


Cafe Beaubourg

10 điểm đến lý tưởng nhất dành cho những người yêu cà phê trên thế giới

Cà phê là thức uống phổ biến nhất trên thế giới, chính bởi vậy, không quá bất ngờ khi mà nó có nhiều fan đến như vậy. Khắp mọi nơi đều thấy sự hiện diện của loại hạt này. Tuy nhiên, dưới đây mới thực sự là 10 điểm đến thiên đường cho những người yêu cà phê trên toàn thế giới.
#1 Sacramento, Mỹ
sacramento
Sacramento được mệnh danh là “thành phố cà phê” tại Hoa Kỳ. Thị trường này vốn đã khá sầm uất dưới danh tiếng của California. Hầu hết những người dân địa phương ở đây đều là chủ tiệm cà phê; chẳng mấy ai phải mua ngoài loại thức uống này. Chính bởi vậy, người ta phục vụ chủ yếu những vị khách du lịch trong và ngoài nước. Theo một nghiên cứu gần đây nhất, Sacramento là thành phố có chất lượng các quán cà ohee độc nhất tốt nhất nước Mỹ và có khả năng đứng Top đầu thế giới.
Với nhiều tổ chức, hiệp hội rang xay cà phê dẫn đến cà phê ở đây được đánh giá rất cao như Temple Coffee Roasters, dẫn đầu về chất lượng cà phê hay theo sau đó là Coffee Review, Old Soul Co., Insight Coffee Roasters, Fluid Espresso Bar,…
#2 Manila, Philippin
manila
Thị trường cà phê đang phát triển mạnh ở Manila với những sắc màu rực rỡ, vốn vội vã của Philippines. Duck & Buvette, nằm tại Shangri-La Plaza, là một trong những quán cà phê sóng thứ ba mọc lên khắp thành phố, phục vụ loại cà phê V60 cũng những món ăn đầy sáng tạo như vịt confit và thịt xông khói.
Ở đây, người ta cũng ưa chuộng cà phê Cappuccino truyền thống. Craft Coffee Revolution là cửa hàng dẫn đầu trào lưu này với văn hóa uống cà phê có những thời điểm lên tới 25,5 triệu người ở trung tâm Manila.
#3 Vancouver, Canada
vancouver
Vancouver là trung tâm cà phê của Canada. Ở đây có thể là Starbucks hoặc Tim Hortons, sử dụng những hạt cà phê được nhập trực tiếp từ người dân địa phương.
Bên cạnh đó, ở đây cũng còn một số đại gia lớn trong ngành công nghiệp cà phê rang xay như  Revolver, Prado, Kafka’s Coffee và 49th Parallel. Có một cà phê tại Vancouver – phục vụ chủ yếu Espresso.
#4 Dublin, Ireland
dublin
Dublin là một thành phố nổi tiếng với rượu hơn là cà phê. Tuy nhiên, thành phố sầm uất của Ireland dường như đang trong “cơn say” với loại thức uống này khi mà hầu hết các cửa hàng mở ở trung tâm thành phố phục vụ Espresso như Vic Coffee Inc., The Fixx, Bald Barista,…
#5 Đài Bắc, Đài Loan
taipei
Một người bạn của tôi sống ở Đài Bắc nói rằng giới trẻ ở đây không thích đến những quán bar, họ thích tụ tập ở những quán cà phê hơn. Không giống như những đô thị sầm uất khác, đây là thành phố cà phê ngập tràn – nó dường như có thể trở thành di sản quốc gia và nêu rõ ý thức về bản sắc.
Fong Da là các cửa hàng lâu đời nhất và nổi tiếng nhất trong thành phố. Đài Loan nổi tiếng với loại cà phê đá. GetMoreLab và OKLao Farms là một trong những cửa hàng mới nhập khẩu hạt chất lượng cao từ các nhà sản xuất  cà phê rang xay quốc tế và phục vụ cho những người trẻ tuổi. Sẽ không khó khăn gì để bạn tìm thấy một quán cà phê làm điểm dừng chân trong thành phố này, theo thống kế thì có đến hàng trăm điểm cho bạn lựa chọn.
#6 Oslo, Na Uy
oslo
Những cốc cà phê ở Oslo thật sự đặc biệt. Người ta đổ nước lên những hạt cà phê chất lượng cao chưa được rang và để nhỏ giọt đó vào cốc của bạn. Oliver Strand là quán cà phê tiêu biểu nhất tại đây. Mọi người dẫn những đứa trẻ của họ đến đây, tìm cho chúng những quyển sách và tự thư giãn bên những ly cà phê kinh loại hình trụ thật đặc biệt.
#7 Denver, Mỹ
denver
Theo một cuộc khảo sát, Denver đứng thứ 4 trong những thành phố tiêu thụ nhiều cà phê nhất nước Mỹ. Ở đây hội tụ nhiều chuyên gia pha chế có kinh nghiệm lâu năm, sử dụng loại cà phê của địa phương mà nổi bật trong số đó là cà phê Novo.
Tại đây còn có thương hiệu cà phê rang xay tốt nhất nước Mỹ năm 2014, Coda Coffee Co.
#8 Paris, Pháp
paris
Paris thường sánh đôi với Rome trong bất cứ danh sách nào. Tuy nhiên, đây là một trường hợp ngoài lệ khi văn hóa uống cà phê ở Paris thực sự khiến người ta ngỡ ngàng. Hầu hết các quán cà phê của Paris đều dải những chiếc ghế gỗ tựa dọc vỉa hè thành phố, là nơi mọi người nói chuyện, hút thuốc lá,…
Một số quán cà phê nổi tiếng như Spyglass, Télescope, Coutume Café và Ten Belles mọc lên bên cả hai mặt của dòng sông Seine.
#9 Moscow, Nga
moscow
Văn hóa uống cà phê đến với Moscow quá muộn và dường như nó chưa thực sự phát triển nhanh, nhưng trong vài năm trở lại đây, người ta đã chứng kiến những cửa hàng cà phê đắt tiền mọc lên hàng loạt ở thành phố này – loại cà phê đen đặc biệt.
#10 Bangkok, Thái Lan
bangkok
Thái Lan là đại diện duy nhất của Đông Nam Á trong Top 10 này. Đất nước này mạnh về du lịch hơn bất cứ đất nước nào trên thế giới. Họ chào đón những vị khách bằng cà phê.
Mọi công đoạn để tạo ra cốc cà phê ngon đều được thực hiện gói gọn từ thu hoạch, sấy khô đến rang,…Một số quán cà phê nổi tiếng của Bangkok như Casa Lapin, Tribeca Restobar và Rocket Coffeebar phục vụ chủ yếu Espresso. Do Thái Lan có khí hậu nhiệt đới nên một số phục vụ cà phê đá kèm kem.

VINH DANH NGUYEN DU

 
Đại tác phẩm Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du lần đầu tiên được long trọng vinh danh tại Tây Bắc Mỹ Châu.
Hàng ngàn năm nữa, người Việt trong & ngoài nước Việt xin nhớ câu "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn".
HOA KỲ.- Năm 2000, Tổng Thống Mỹ Bill Clinton đã có mặt tại Hà Nội, và tặng Tổng Bí Thư VC Lê Khả Phiêu 2 câu Kiều:
"Sen tàn cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn trông đà sang xuân".
15 năm sau, tại Washington D.C. Phó Tổng Thống Mỹ Joe Biden cũng tặng Tổng Bí Thư VC Nguyễn Phú Trọng 2 câu Kiều rằng:
"Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời".
Cả hai trường hợp, 2 Tổng Bí Thư VC đều nín thinh không thể nói được một câu Kiều nào để đáp lễ. Lý do dễ hiểu là họ ít học và có bao giờ được đọc những câu thơ bất hủ của Truyện Kiều đâu!
Truyện Kiều tức Đoạn Trường Tân Thanh của đại thi hào Nguyễn Du (1766-1820) gồm 3254 câu thơ lục bát tuyệt tác, được mọi giới đồng bào coi như "Thánh Kinh" của dân tộc Việt Nam. Cố học giả Phạm Quỳnh (1892-1945) đã khẳng định rằng: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn".
Tuy vậy, dưới sự thống trị của Đảng CSVN trong hơn 40 năm qua, hầu hết các em học sinh trong nước rất ít được học đại tác phẩm bất hủ Truyện Kiều. Ngay cả các lớp Việt Ngữ tại hải ngoại, các câu thơ Truyện Kiều cũng ít được giảng dậy.
Trước tình trạng bi đát này, Cơ Sở Văn Hóa Đông Phương (Đông-Phương Foundation, since 1976) đã cùng với một số văn nghệ sĩ Miền Tây Bắc Hoa Kỳ quyết định thực hiện một sinh hoạt văn học nghệ thuật chủ đề "Truyện Kiều với đại thi hào Nguyễn Du" để đốt lên một ngọn lửa cho mọi con dân Việt tìm đọc và nhắc nhở các thế hệ tương lại hãy bảo tồn nền văn hóa Việt-Tộc với Truyện Kiều Nguyễn Du tới hàng ngàn năm nữa. Cụ Nguyễn Du đã  chào đời trên quê hương Việt Nam cách đây 249 nặm, và hưởng dương 54 tuổi.
Kính mong quý vị tiếp tay phổ biến Bản Tin sau đây tới đồng bào chúng ta trong và ngoài nước VN tại Link:
Trân trọng.
NGUYỄN THỊ THANH-VÂN
Chủ Biên Tin Miền Nam Agency (since 1970)
C/o: Global Saigon HD Radio
P.O.Box 18104 Seattle, WA 98118-0104
 Đại tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du được vinh danh ở Tây Bắc Mỹ Châu. PDF Print E-mail Written by Editor    Wednesday, 30 September 2015 19:01
alt
Đoàn văn nghệ dân tộc Hướn g Việt.
Ngày song thập năm thứ 22 của Saigon HD Radio mang chủ đề văn hóa lớn: Chiều thơ nhạc ‘Truyện Kiều với đại thi hào Nguyễn Du’.
 
SEATTLE (TMN News).- Một tin ngắn trên báo chí và đài phát thanh Việt Ngữ trong 2 tuần lễ vừa qua, đã gây xôn xao dư luận quý đồng hương trong các cộng đồng Người Việt tại 2 tiểu bang Washington & Oregon. Một số vị cựu sĩ quan QLVNCH ngỏ ý rất quan tâm tới một sinh hoạt văn hóa đầy mầu sắc về đại thi hào Nguyễn Du & Truyện Kiều. Một nhân vật trong Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tiểu bang Oregon, cựu Thiếu Tá CTCT Trịnh Đình Bội (nguyên Chủ Trương Bộ Biên Tập nguyệt san Tuổi Xanh của Phong Trào Hướng Đạo Sinh Quân Đội VNCH) viết cho Ban Tổ Chức rằng: ‘Buổi thơ nhạc về Truyện Kiều với Đại Thi Hào Nguyễn Du, do quý anh chị sắp tổ chức tại Seattle, lòng tôi phấn khởi đã trào dâng. Và ước thế nào cũng phải có mặt. Tôi rất thích những dẫn chứng độc đáo về món quà lịch sử, dành cho quốc khách từ 2 vị Tổng Thống và Phó Tổng Thống của nước Mỹ, là những câu thơ Kiều bất hủ của Cụ Nguyễn Du, và chỉ tiếc rằng ‘đàn đã gẩy tai trâu’ gửi đến các lãnh tụ VC, như hàm ý của anh Quốc Nam. Quý vị cho tôi ghi danh giữ chỗ trước cho 2 người nhé. Ngàn năm một thủa! Trước đây, tôi quá may mắn đã được dự ngày kỷ niệm 200 năm Đại thi hào Nguyễn Du với siêu tác phầm Truyện Kiều, vào thập niên 1960 tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài-gòn. Diễn giả lúc ấy là Thi Sĩ Bàng Bá Lân, và trong số các nghệ sĩ diễn ngâm, có nữ nghệ sĩ Hồ Điệp. Và đây, Seattle là cơ hội bằng vàng thứ hai, lúc cuối đời’.
alt
Trong khi đó, bản tin của Hãng thông tấn TMN News số 148 phổ biến cuối tuần qua, đăng tải trên 2 tuần báo Seattle Việt Times và Việt Báo Miền Nam, chúng tôi ghi nhận được nguyên văn sau đây:
Miền Tây Bắc Mỹ Châu rực rỡ màu sắc văn hóa Việt qua chương trình ‘Truyện Kiều với đại thi hào Nguyễn Du’.
Nhân dịp kỷ niệm Saigon HD Radio 22 năm phục vụ đồng bào, Cơ Sở Văn Hóa Đông Phương (Đông-Phương Foundation since 1976) sẽ thực hiện Chương Trình thơ nhạc chủ đề ‘Truyện Kiều với đại thi hào Nguyễn Du’ vào ngày 10 tháng 10 năm 2015.
Phát ngôn nhân của Cơ Sở này, nữ ký giả Nguyễn Thị Thanh Vân cho biết như trên, và thêm rằng: Đây là một sinh hoạt văn học nghệ thuật tầm vóc lần đầu tiên được tổ chức tại Miền Tây Bắc Hoa Kỳ & Canada.
Chương trình độc đáo này sẽ diễn ra từ 2:00G tới 6:00G chiều Thứ Bảy ngày 10 tháng 10 năm 2015, tại hội trường của Cổ Lâm Pagoda (ngôi chùa Việt Nam đồ sộ nhất tiểu bang Washington).
Ban Tổ Chức gồm 6 nam nữ văn nghệ sĩ, đã & đang chuẩn bị hình thức và nội dung chương trình rất đặc biệt.
Nhóm Diễn Giả đảm trách bởi 4 thi sĩ thâm cứu Truyện Kiều Nguyễn Du, gồm: Song Xuyên, Lam Nguyên, Trần Thế Phong và Quốc Nam. Trong số này, có 2 diễn giả thông thạo chữ Nho và chữ Nôm.
alt
Nữ ca nhạc sĩ Hoài Trang.
Phần phụ diễn ca nhạc và ngâm thơ, gồm các nữ ca sĩ: Hoài Trang (nhạc sĩ tài sắc), Kim Khuê, Mi Lăng, Thanh Loan; cùng các nghệ sĩ: Chính Tâm, Phương Thu, cây sáo trúc Phan Uy Nghi, danh trống Văn Thịnh; và Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Hướng Việt dẫn đầu bởi nhạc sĩ đàn tranh/bác sĩ Việt Hải.
alt
Đôi nghệ sĩ Phương Thu và Phan Uy Nghi.
Sân khấu và bàn thờ đại thi hào Nguyễn Du được thiết trí bởi Họa sĩ Nguyễn Đại Giang, thi sĩ Song Xuyên và nhà báo Bùi Quốc Hùng.
alt
Nữ ca sĩ Kim Khuê.
Chương trình tổng quát: Phần trình diễn nhạc sẽ gồm 3 nhạc phẩm của nhạc sĩ/tiến sĩ Quách Vĩnh Thiện (Viện sĩ Hàn Lâm Viện Âu Châu) phổ thơ Truyện Kiều và nhạc phẩm Tình Ca của Phạm Duy; phần ngâm thơ sẽ gồm 3 đoạn hấp dẫn nhất trích từ Truyện Kiều 3254 câu thơ lục bát bất hủ của đại thi hào Nguyễn Du.
alt
Nữ ca sĩ My Lăng.
Được biết Cơ Sở Văn Hóa Đông Phương thành lập từ năm 1976, đã phục vụ đồng bào và nền văn hóa dân tộc Việt liên tục hơn 39 năm qua. Vào tháng tư đen năm 2015, Cơ Sở này đã tổ chức thành công rực rỡ ‘Ngày Hội Ngộ Văn Hóa Phụ Nữ Việt Nam Toàn Cầu 40 năm tị nạn’ tại Thủ đô tị nạn Little Saigon (Westminster, miền Nam California).
alt
Danh trống Văn-Thịnh, với hơn nửa thế kỷ trong nghệ thuật "trống" và sáng tạo một số nhạc cụ mới cho âm nhạc cổ truyền, từng biểu diễn trên màn hình Thuý Nga Paris + nhiều nơi khắp nước Việt Nam & 4 châu lục Âu, Úc, Á, Phi trong thời gian qua.
Nay, Cở Sở Văn Hóa Đông Phương cộng tác cùng Nhóm Văn Nghệ Sĩ Miền Tây Bắc Hoa Kỳ thực hiện chương trình thơ nhạc với chủ đề lớn ‘Truyện Kiều với đại thi hào Nguyễn Du’ vào ngày Song Thập năm thứ 22 của Global Saigon HD Radio tại đô thị Seattle.
Ngoài ra, phát ngôn nhân Nguyễn Thị Thanh-Vân cũng tiết lộ: Vào tháng ba năm 2016, Cơ Sở này sẽ thực hiện Chương Trình đánh dấu 40 năm phục vụ (1976-2016) trải dài trong 3 ngày sinh hoạt tại Orange County (CA), với 3 chương trình gồm: 1) Tiếp Tân ân nhân & quan khách tại hội trường một đài truyền hình để trực tiếp phát hình tới đồng bào khắp thế giới; 2) Triển lãm hàng ngàn hình ảnh và tài liệu 40 năm phục vụ của Cơ Sở Văn Hóa Đông Phương; 3) Đại Hội Áo Dài Quê Hương kỳ 2 với rừng áo dài Nam & Nữ tràn đầy màu sắc văn hóa.
Muốn biết thêm chi tiết, quý vị có thể email về: tuong vangvn@gmail.com, hoặc gởi thư đến: Đông-Phương Foundation P.O.Box 18104 Seattle, WA 98118-0104 USA.

THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ

 

 Mỹ không chấp nhận hạn chế ở Biển Đông


1 tháng 10 2015 Cập nhật lúc 18:27 ICT
Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry vừa nhắc lại quan điểm cứng rắn của nước này rằng sẽ không chấp nhận bất cứ giới hạn nào về việc sử dụng hàng hải và không lưu trên Biển Đông.
Phát biểu tại cuộc họp các Ngoại trưởng khối ASEAN hôm 30 tháng 9, bên lề phiên họp lần thứ 70 Đại hội đồng LHQ tại New York, ông Kerry đưa ra một thông điệp nhắm vào Trung Quốc nước đang có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với một số nước trong vùng, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan, Brunei.
Trước đó, hôm 28/9 Chủ tịch Việt Nam ông Trương Tấn Sang trong một phỏng vấn với hãng tin AP đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế khi tiến hành cải tạo một số đảo và bãi đá tại quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc đã ngay lập tức có phản ứng bằng tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao rằng việc xây dựng cơ sở vật chất đó là hợp pháp và chính đáng nhằm làm tốt hơn trách nhiệm của Trung Quốc tại khu vực.
Hàng năm một lượng hàng hóa trị giá 5 ngàn tỉ đô la được chuyên chở qua tuyến đường biển này.
 http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/10/151001_scs_john_kerry_asean

Mỹ sẵn sàng ứng phó nếu chủ quyền Philippines bị thách thức

Chuẩn Tướng Paul Kennedy (giữa), chỉ huy Lữ đoàn 3 Thủy quân lục chiến Mỹ Viễn chinh, Thiếu Tướng Thủy quân lục chiến Philippines Alexander Balutan (phải),  và Đại tá Thủy quân lục chiến Philippines Nathaniel Casem khoác tay sau lễ khai mạc cuộc tập trận Phiblex.
Chuẩn Tướng Paul Kennedy (giữa), chỉ huy Lữ đoàn 3 Thủy quân lục chiến Mỹ Viễn chinh, Thiếu Tướng Thủy quân lục chiến Philippines Alexander Balutan (phải), và Đại tá Thủy quân lục chiến Philippines Nathaniel Casem khoác tay sau lễ khai mạc cuộc tập trận Phiblex.
Mỹ hôm thứ Năm tuyên bố sẽ tiếp ứng Philippines “trong vòng vài tiếng đồng hồ” trong trường hợp chủ quyền của nước này bị thách thức.
Chuẩn Tướng Paul Kennedy, chỉ huy Lữ đoàn 3 Thủy quân lục chiến Mỹ Viễn chinh, bảo đảm với binh sĩ Philippines về cam kết của Mỹ sẵn sàng hỗ trợ nước này khi đối mặt với những mối đe dọa từ bên ngoài, trong khi tiến hành cuộc Diễn tập Đổ bộ Philippine lần thứ 32 (Phiblex).
Ông nói: "Nếu ai đó thách thức chủ quyền của đất nước này, những người bạn tốt nhất của các bạn trong khu vực này sẽ ứng phó trong vòng chỉ vài giờ. Và đây không phải là lời hứa suông."
Ông Kennedy cũng bác bỏ những nghi ngờ rằng binh sĩ Mỹ đang nỗ lực tận dụng những cuộc tập trận chung để có những căn cứ lâu dài tại Philippines.


Thiếu Tướng Alexander Balutan của Thủy quân lục chiến Philippines cho biết cuộc tập trận hàng năm này sẽ tập trung vào huấn luyện trên thực địa và hỗ trợ nhân đạo.
Tổng cộng 748 thủy quân lục chiến Philippine và 868 thủy quân lục chiến Mỹ sẽ tham gia vào cuộc tập trận Phiblex năm nay, bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 cho đến ngày 9 tháng 10.
Philippines hiện đang đối mặt với những tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông với Trung Quốc, nước tuyên bố gần 90% vùng biển có tiềm năng dầu khí lớn ở Đông Nam Á.
(ABS-CBN, The Philippine Star)
 http://www.voatiengviet.com/content/my-san-sang-ung-pho-neu-chu-quyen-philippines-bi-thach-thuc/2989293.html

TQ: Nước thứ ba không được quyền thăm dò dầu khí ở Biển Đông

Nơi khai thác dầu thô của Ấn Độ ở vịnh Bengal. Mặc dù không nêu đích danh Ấn Độ, nhưng Bắc kinh lâu nay phản đối hợp đồng khai thác dầu khí của New Delhi với Hà Nội.
Nơi khai thác dầu thô của Ấn Độ ở vịnh Bengal. Mặc dù không nêu đích danh Ấn Độ, nhưng Bắc kinh lâu nay phản đối hợp đồng khai thác dầu khí của New Delhi với Hà Nội.
Trung Quốc tuyên bố không một nước thứ ba nào có quyền thăm dò dầu khí trên Biển Đông trong những vùng thuộc quyền tài phán của Bắc Kinh mà không được Bắc Kinh cho phép.
Tờ Hindustan Times dẫn phản hồi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 1/10 đáp các câu hỏi của báo này khẳng định Bắc Kinh có ‘chủ quyền không thể tranh cãi tại Trường Sa và các vùng biển lân cận cũng như chủ quyền và quyền tài phán đối với phần đáy biển và tầng đất liên quan. Trung Quốc phản đối bất kỳ hoạt động thăm dò dầu khí của quốc gia hay tập đoàn nào trong các vùng biển thuộc quyền tài phán Trung Quốc mà không được phép của Trung Quốc”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nêu đích danh Ấn Độ trong bình luận này nhưng Bắc Kinh trước nay nhiều lần phản đối hợp đồng khai thác dầu khí của New Dehli với Hà Nội tại các lô dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam.
Bắc Kinh nói các cơ chế hiện hành đang vận hành tốt để kiềm chế những tranh chấp và Trung Quốc sẽ không cho phép các nước bên ngoài khu vực can thiệp vào chuyện Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định Bắc Kinh theo đuổi nguyên tắc ‘5 kiên trì’ bao gồm kiên trì duy trì hòa bình ổn định Biển Đông, kiên trì giải quyết tranh chấp với các nước liên quan dựa trên luật quốc tế và tôn trọng chứng cứ lịch sử qua các cuộc thương lượng song phương, kiên trì dựa trên hệ thống luật lệ để kiểm soát tranh chấp, kiên trì gìn giữ tự do hàng không-hàng hải ở Biển Đông và kiên trì thực hiện chính sách cùng thắng lợi thông qua hợp tác.
Phản hồi của Trung Quốc được đưa ra sau khi Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ hôm 30/9 nhấn mạnh cần giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế và tuyên bố tăng cường hợp tác để bảo đảm an ninh hàng hải trong khu vực.
Nguồn: Hindustan Times, Maritime Security.
 http://www.voatiengviet.com/content/tq-nuoc-thu-ba-khong-duoc-quyen-tham-do-dau-khi-o-bien-dong/2988863.html

Tàu Hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam

Tàu hải quân Ấn Độ INS Sahyadri. Con tàu lớp Shvalik đang thực hiện nhiệm vụ ‘bố trí vận hành’ ở Biển Đông và Tây Bắc Thái Bình Dương.
Tàu hải quân Ấn Độ INS Sahyadri. Con tàu lớp Shvalik đang thực hiện nhiệm vụ ‘bố trí vận hành’ ở Biển Đông và Tây Bắc Thái Bình Dương.
Tàu hải quân Ấn Độ INS Sahyadri cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày khởi sự từ hôm nay 2/10.
Hải quân Ấn cho hay con tàu lớp Shvalik đang thực hiện nhiệm vụ ‘bố trí vận hành’ ở Biển Đông và Tây Bắc Thái Bình Dương, một phần trong chính sách ‘Hướng Đông’ và ‘Hành động hướng Đông’ của Ấn giữa các động thái bành trướng của Trung Quốc tại khu vực.
Các giới chức Ấn cho hay trong thời gian ghé thăm Việt Nam, thủy thủ đoàn trên tàu sẽ tiến hành các hoạt động nhằm tăng cường hợp tác giữa hải quân hai nước.
Báo nhà nước nói  đây là năm thứ 3 liên tiếp tàu hải quân Ấn Độ thăm hữu nghị Đà Nẵng.
Hai nước Việt - Ấn ký Tuyên bố chung về ‘Thiết lập Đối tác Chiến lược’ năm 2007 và Bản ghi nhớ Hợp tác Quốc phòng năm 2009.
Nguồn: One India.com, newkerala.com
http://www.voatiengviet.com/content/tau-hai-quan-an-do-tham-viet-nam/2988901.html


Các bộ trưởng triển hạn đàm phán, quyết tâm đạt được thỏa thuận TPP

Bộ trưởng Thương mại Mexico Ildefonso Guajardo.
Bộ trưởng Thương mại Mexico Ildefonso Guajardo.
Reuters
Các bộ trưởng thương mại từ một chục nước Thái Bình Dương đang hội họp tại thành phố Atlanta đã triển hạn cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại TPP cho đến ngày thứ Bảy trong một nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận cuối cùng cho hiệp định thương mại tham vọng nhất từng có suốt một thế hệ.
Các quan chức quyết định triển hạn cuộc đàm phán mà lúc đầu dự kiến sẽ kết thúc vào ngày thứ Năm trong một nỗ lực đầy quyết tâm nhằm tạo nên một bước đột phá cho thỏa thuận Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, sẽ khai phóng thương mại ở 40% nền kinh tế thế giới cho một khu vực trải dài từ Việt Nam đến Canada.
“Không ai muốn rời hội nghị mà không có được thỏa thuận,” Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo cho hãng tin Reuters biết sau cuộc họp toàn thể thứ hai của các quan chức đến từ 12 quốc gia. “Tin tốt là chúng tôi sẽ không rời khỏi nơi này mà không có thỏa thuận.”
Các nhà quan sát chỉ ra tiến bộ về vấn đề xe ôtô, cam kết của Canada bồi thường cho những nông dân bị tổn hại vì hàng nhập khẩu và những dấu hiệu của một sự thỏa hiệp khả dĩ về vấn đề bảo vệ bằng sáng chế cho những loại thuốc mới là những bằng chứng cho sự tiến bộ - mặc dù vẫn còn một vấn đề khúc mắc chính yếu.
"Chúng tôi đang bắt đầu thấy một con đường hướng tới một thỏa thuận và đã nhất trí ra sức cuối cùng," Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akira Amari nói với các phóng viên.
Một số quan chức cho biết một thỏa thuận cuối cùng có thể nhanh chóng đạt được tùy thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán song phương về bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với thuốc men và hoạt động buôn bán sữa và xe hơi.
Ông Amari cho biết thời hạn độc quyền đối với những loại thuốc sinh học làm từ tế bào sống là vấn đề khó khăn nhất còn lại. Các nước TPP có thời gian bảo hộ mậu dịch khác nhau, từ 12 năm tại Mỹ cho tới năm năm ở các nước như Úc và Chile.
Đạt được thỏa thuận này sẽ là một thành tích mang tính định hình di sản cho Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhưng thỏa thuận thương mại này bị coi là một mối đe dọa bởi những nhóm lợi ích từ những công nhân ôtô ở Mexico đến những nông dân chăn nuôi bò sữa Québec cho tới những bệnh nhân ung thư lo lắng thỏa thuận này có thể đẩy chi phí của những loại thuốc điều trị mới vọt lên khỏi tầm tay.
 http://www.voatiengviet.com/content/cac-bo-truong-trien-han-dam-phan-quyet-tam-dat-duoc-thoa-thuan-ttp/2989257.html

Yếu tố toàn cầu ngăn đà tạo công ăn việc làm tại Mỹ

Người tìm việc nộp hồ sơ cho các nhà tuyển dụng trong một hội chợ việc làm ở bang California, Mỹ.
Người tìm việc nộp hồ sơ cho các nhà tuyển dụng trong một hội chợ việc làm ở bang California, Mỹ.
Các vấn đề trong nền kinh tế thế giới dường như đã tác động tới đà tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ. Trong tháng 9, giới chủ nhân mướn hàng chục ngàn người ít hơn so với trông đợi của các chuyên gia kinh tế, giữa lúc các số liệu về đà kiến tạo công việc làm ăn của chính phủ cho tháng 8 đã được điều chỉnh lại hôm nay, thấp hơn nhiều so với dự kiến.
Nền kinh tế Mỹ chỉ tạo ra được 142.000 việc làm trong tháng trước, thấp hơn dự báo nhiều. Con số cho tháng 8 đã được điều chỉnh xuống còn 136.000 người, cả hai tháng đều thấp hơn so với mức trung bình trong những tháng trước đây trong năm. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 5,1%, chỉ vì nhiều công nhân viên đã ngưng đi tìm việc làm và rời thị trường nhân dụng.


Các kết quả đáng thất vọng vừa kể có lẽ cho thấy đà tăng trưởng èo uột của nền kinh tế thế giới đã làm giảm mạnh số đơn đặt hàng tại các hãng xưởng ở Hoa Kỳ. Nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại. Châu Âu đang chật vật xoay sở và các nền kinh tế mới xuất hiện tăng trưởng một cách không đáng kể.


Tòa Bạch Ốc nêu ra rằng đây là tháng thứ 67 nền kinh tế Mỹ tăng trưởng liên tiếp, thời gian tăng trưởng kinh tế kéo dài nhất từ khi các số liệu được thu thập. Tuy nhiên ông Jason Furman, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế nói rằng tình trạng bất định trên toàn cầu đòi hỏi các lãnh đạo chính trị phải tránh khoa trương và các biện pháp thắt lưng buộc bụng, ý muốn nhắc tới các cuộc tranh chấp về vấn đề chi tiêu tại quốc hội.
Các chuyên gia tài chính mô tả phúc trình về tình trạng nhân dụng của chính phủ trong tháng 9 là ‘đáng thất vọng’. Họ cho rằng kết quả của phúc trình có thể gây khó khăn cho các kế hoạch của Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Janet Yellen, người hồi tuần trước nói rằng Ngân hàng Trung tương Hoa Kỳ có phần chắc sẽ tăng lãi suất trước cuối năm nay.
http://www.voatiengviet.com/content/yeu-to-toan-cau-ngan-da-tao-cong-an-viec-lam-tai-my/2989099.html

 Nhà văn Võ Phiến qua đời tại California
Mặc Lâm, biên tập viên RFA,
2015-09-29
Nhà văn Võ Phiến qua đời tại California, ngày 28 tháng 9, 2015
Nhà văn Võ Phiến qua đời tại California, ngày 28 tháng 9, 2015
Photo Huynh Ngoc Dan/NguoiViet
Nhà văn Võ Phiến vừa qua đời vào chiều hôm qua ngày 28 tháng 9 tại thành phố Santa Ana California hưởng thọ 90 tuổi.
Võ Phiến là cây bút nổi tiếng của văn học Việt Nam từ thập niên 60 khi cuộc chuyển mình giữa hai luồng tư tưởng tự do và cộng sản lên tới đình cao nhất. Tác phẩm của ông để lại cho Văn học Việt Nam đồ sộ không những ở con số của các trang sách mà trong từng trang sách ấy chứa đựng sự sáng tạo, trăn trở với văn học, với con đường đất nước đã lặn lội qua nhiều chế độ.
Để tưởng nhớ ông, Mặc Lâm có cuộc trao đổi với nhà phê bình văn học Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc, người đã theo dõi và viết nhiều chuyên đề về nhà văn Võ Phiến.
Mặc Lâm: Thưa GS, là người theo dõi, viết nhiều về nhà văn Võ Phiến xin ông cho biết ấn tượng nào của ông về văn nghiệp của nhà văn được xem là lớn và nhiều ảnh hưởng nhất của Văn học Việt Nam hiện đại này.
GS Nguyễn Hưng Quốc: Tôi có ấn tượng rất tốt về Võ Phiến, đó là sự quan tâm của ông đối với văn chương. Ông say mê viết lách đã đành, ông còn có niềm say mê đọc những người khác. Mỗi lần thấy người nào viết hay ông trầm trồ, khen ngợi, động viên khuyến khích họ. Ông không hề có một chút gì ghen tỵ hay khó chịu.
Mỗi lần tôi ra một cuốn sách hay viết một bài báo nào đó mà ông đọc được thì ông trầm trồ khen ngợi bằng những bức thư dài 3, 4 trang để bình luận về một bài báo của tôi. Tôi nghĩ là ở Võ Phiến ngoài cái tài của ông thì điều mà người ta không thể phủ nhận được còn cái tâm của ông đối với giới viết lách, văn chương. Tôi nghĩ hiếm có người nào mà vừa say mê văn chương lại vừa rộng lượng với người khác như Võ Phiến.
Mặc Lâm: Nhà văn Võ Phiến từ nhiều chục năm qua được nhiều người cho rằng là ngòi viết chống cộng, dĩ nhiên các quan chức văn nghệ Việt Nam là những người ủng hộ cho ý kiến này nhất. Riêng GS ông có cho rằng Võ Phiến xem việc chống cộng cho mục tiêu viết lách của mình hay không?
GS Nguyễn Hưng Quốc: Tôi hoàn toàn không đồng ý. Trước năm 1975 ở miền Nam Võ Phiến có viết nhiều thể loại khác nhau trong đó ông viết bình luận văn học, bình luận về chính trị. Ngoài ra ông còn viết tùy bút, truyện dài, truyện ngắn. Thành tựu lớn nhất của Võ Phiến là tùy bút, truyện ngắn thế nhưng người ta bị ám ảnh nhiều về những bài bình luận chính trị của Võ Phiến và người ta cho ông là cây bút chống cộng.
Tôi nghĩ điều này thật ra xuất phát từ chỗ không phải Võ Phiến viết bài chống cộng nhiều nhưng mà chủ yếu ở chỗ Võ Phiến viết bài chống cộng hay anh ạ. Sau này tôi đọc lại những bài bình luận chính trị của Võ Phiến viết về chủ nghĩa cộng sản cũng như cộng sản miền Bắc nói chung từ những năm 60-61-62… trong giai đoạn đó Võ Phiến hiểu rất rõ, rất tinh tế những âm mưu, ý đồ của cộng sản miền Bắc.
Tôi nghĩ rằng người ta gán cho Võ Phiến danh xưng nhà văn chống cộng bởi vì người ta sợ ông, sợ sự sắc sảo của ông. Bởi vậy không có gì ngẫu nhiên sau năm 1975 khi chiếm được miền Nam thì Võ Phiến được coi là cây bút đứng đầu trong danh sách chống cộng, những cây bút được coi là phản động là biệt kích chống cộng…và toàn bộ sách của ông bị cấm xuất bản thậm chí bị tịch thu, thiêu hủy.
Mặc Lâm: Giáo sư có quan hệ mật thiết với nhiều nhà văn trong nước ông thấy thái độ của họ thế nào? Họ có đồng thuận với cáo buộc của nhà nước cho rằng tác phẩm của Võ Phiến là tiền đồn chống cộng hay không?
Tôi có ấn tượng rất tốt về Võ Phiến, đó là sự quan tâm của ông đối với văn chương. Ông say mê viết lách đã đành, ông còn có niềm say mê đọc những người khác. Mỗi lần thấy người nào viết hay ông trầm trồ, khen ngợi, động viên khuyến khích họ. Ông không hề có một chút gì ghen tỵ hay khó chịu
GS Nguyễn Hưng Quốc
GS Nguyễn Hưng Quốc: Một cách chính thức trên sách báo xuất phát từ bộ máy tuyên truyền của nhà cầm quyền Việt Nam thì tôi nghĩ là mọi người ai cũng thấy Võ Phiến bị lên án, bị công kích và phê phán rất nhiều, thế nhưng trong những cuộc gặp gỡ riêng tư tôi lại thấy người ta rất nể phục Võ Phiến. Ví dụ trước năm 79 hay 80-81 gì đó tôi có dịp gặp nhà thơ Chế Lan Viên một lần tại Sài Gòn ông có nhắc đến Võ Phiến và rất khen ngợi Võ Phiến. Sau này gặp nhiều người khác tôi cũng nghe người ta rất khen Võ Phiến. Một trong những người khen Võ Phiến nhiệt tình nhất là nhà văn Nguyễn Khải.
Cách đây khoản 10 năm Nguyễn Khải có dịp sang Mỹ thì ông có viết thư cho Võ Phiến và bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với Võ Phiến. Nhà văn Võ Phiến có giao bức thư của nhà văn Nguyễn Khải cho tôi để tôi giữ làm tài liệu. Khá nhiều người cầm bút ở miền Bắc cũng như trong nước sau 1975 bộc lộ niềm ngưỡng mộ đối với Võ Phiến.
Mặc Lâm: Trong sự nghiệp văn chương của Võ Phiến có lẽ thành tựu lớn nhất của ông là tập Văn học Miền Nam Tổng quan, là người nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam Giáo sư đánh giá công trình này như thế nào?
GS Nguyễn Hưng Quốc: Vâng, sau năm 1975 ở hải ngoại Võ Phiến viết nhiều thể loại khác nhau. Ông viết truyện dài, truyện ngắn, tùy bút, tạp bút thậm chí ông làm thơ nữa! Theo tôi thành tựu lớn nhất của Võ Phiến sau năm 1975 ở hải ngoại chính là bộ Văn Học Miền Nam, trong đó bao gồm nhiều tập mà tập anh vừa nêu là tập đầu tiên, giới thiệu toàn bộ bối cảnh sinh hoạt văn học miền Nam trước năm 75 cũng như những thành tựu, những xu hướng, trường phái khác nhau trong 20 năm văn học miền Nam. Tuy nhiên sau đó ông xuất bản thêm khá nhiều tập khác, có mấy tập chuyên về thơ, về tiều thuyết, tùy bút, kịch….
Nói chung đó không những là thành tựu lớn nhất của Võ Phiến sau 1975 mà thậm chí đó là thành tựu lớn nhất của cả hải ngoại nói chung về văn học miền Nam trước 75. Cho tới bây giờ chưa có người nào viết về văn học miền Nam một cách đầy đủ, sắc sảo, tinh tế đến như vậy anh ạ.
Cho đến bây giờ khi đọc lại cuốn Văn học Miền Nam Tổng quan của Võ Phiến cũng như những bài nhận xét của Võ Phiến về một số nhà thơ, nhà văn miền Nam thì tôi nghĩ người ta sẽ hiểu hơn một nền văn học bị trù dập, bị âm mưu xóa bỏ sau 1975.
Sau năm 1975 ở hải ngoại Võ Phiến viết nhiều thể loại khác nhau. Ông viết truyện dài, truyện ngắn, tùy bút, tạp bút thậm chí ông làm thơ nữa! Theo tôi thành tựu lớn nhất của Võ Phiến sau năm 1975 ở hải ngoại chính là bộ Văn Học Miền Nam
GS Nguyễn Hưng Quốc
Mặc Lâm: Riêng tại hải ngoại GS có nghĩ rằng nhiều người theo dõi, đọc và bị ảnh hưởng tác phẩm của nhà văn hay không?
GS Nguyễn Hưng Quốc: Thật ra có lẽ những người chịu ảnh hưởng của Võ Phiến cũng khá nhiều nhưng bàng bạc đây đó rất khó ghi nhận. Võ Phiến vốn là một nhà văn lặng lẽ tuy ông có phong cách xuất sắc riêng rất độc đáo nhưng rất lặng lẽ cho nên ảnh hưởng của Võ Phiến đối với người sáng tác khác ở hải ngoại có lẽ không rõ ràng lắm trừ chuyện ông chuyển lửa cho họ bằng sự đam mê, nồng nhiệt của mình. Khuyến khích họ cầm bút, khuyến khích họ tiếp tục sáng tác.
Mặc Lâm: Riêng về giới viết lách và nghiên cứu văn học trong thế hệ của GS có ai xem Võ Phiến là ngọn nến soi rọi trên sáng tác hay nghiên cứu của họ không?
GS Nguyễn Hưng Quốc: Thế hệ chúng tôi khác hơn Võ Phiến nhiều chỗ bởi vì chúng tôi trưởng thành và ra hải ngoại sớm bởi vậy thành thật mà nói những tác phẩm chúng tôi đọc thì có lẽ của phương Tây nhiều hơn là văn học Việt Nam. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng tôi không chịu ảnh hưởng của Võ Phiến. Chúng tôi chịu ảnh hưởng nhiều từ phong cách viết lách của ông. Chịu ảnh hưởng từ đam mê của ông, từ thái độ nghiêm túc đối với chuyện viết văn, làm thơ. Ảnh hưởng của ông đối với thế hệ chúng tôi có lẽ sâu đậm mà còn cần thời gian chúng ta mới nhận ra nó cụ thể như thế nào.
Mặc Lâm: Xin được một câu hỏi cuối, với tư cách cá nhân là người tiếp xúc thường xuyên với nhà văn Võ Phiến, GS có chia sẻ gì về sự ra đi của ông?
GS Nguyễn Hưng Quốc: Với tư cách cá nhân của tôi do quen biết khá nhiều văn nghệ sĩ ở miền Nam trước 1975 cũng như ở hải ngoại sau 1975 thì người gần gũi nhất với tôi là Võ Phiến. Lý do gần gũi bởi vì từ năm 1996 tôi có xuất bản một chuyên khảo viết về Võ Phiến. Trước đó để cung cấp tài liệu thì Võ Phiến gửi thư cho tôi hầu như hàng tuần hoặc hàng tháng. Tôi nhận được hàng trăm bức thư khác nhau của ông trong đó ông kể về cuộc đời, về quan niệm của ông đối với chuyện sáng tác. Về những kỷ niệm của ông trong sinh hoạt nghệ thuật ở miền Nam trước và sau năm 1975, cho nên qua những thư từ trao đổi như vậy tôi thấy rất gần gũi với Võ Phiến.
Tôi có cảm giác Võ Phiến không phải là nhà văn ở ngoài mà là người thân trong gia đình, bởi vậy khi nghe tin Võ Phiến mất thành thật mà nói tôi rất xúc động, bàng hoàng có cảm giác nghẹn ngào như nghe một người thân của mình vừa mới qua đời.
Đó là chỗ riêng tư còn nói một cách tổng quát tôi cho sự ra đi của Võ Phiến là một mất mát với nền văn học Việt Nam nói chung. Không thể hoài nghi được trong suốt thế kỷ 20 thì Võ Phiến là một nhà văn xuất sắc nhất của chúng ta. Mất ông chúng ta mất đi một đại thụ trong văn học Việt Nam.
Mặc Lâm: Xin cám ơn GS Nguyễn Hưng Quốc.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/great-writ-vophien-pass-awy-09292015110444.html

No comments:

Post a Comment