Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 3 November 2016

ĐẠI HỘI VĂN KHOA & SƯ PHẠM =TRUYỆN THẾ GIAN=

NGUYỄN TÂM * ĐẠI HỘI VĂN KHOA & SƯ PHẠM




Đại Học Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm Sài Gòn hội ngộ 40 năm viễn xứ 
 Thứ năm, 03 Tháng 9 2015 09:00 AD Santa Ana | Nguyễn Tâm - “ Sau ngày 30-4-1975, chúng ta may mắn ra hải ngoại và tản lạc khắp muôn nơi. 40 năm thời gian đi nhanh quá, nhiều thầy cô và bạn hữu tuổi nay đã cao, biết đến bao giờ mới được gặp lại “trường xưa bạn cũ”, 40 năm viễn xứ chúng ta chưa một lần trùng phùng! Giờ đây thử một lần “tung cánh chim tìm về tổ ấm” để nhớ về ngôi trường xưa, bạn cũ, gặp lại tình thầy trò, tình đồng môn cùng vô vàn kỷ niệm của một thời để yêu, một thời để nhớ. Một buổi tiệc “Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ” do các cựu sinh viên hai trường Đại học Văn Khoa và Đại học Sư Phạm Sài Gòn cùng Thân Hữu đã được tổ chức tại: Majesty Restaurant (Emerald Bay cũ) tọa lạc 5015 W. Edinger Ave, Santa Ana, CA 92704 lú 6giờ chiều ngày Chủ Nhật 30 tháng 8 năm 2015 để gặp gỡ, hàn huyên & 7:00 PM là Khai Mạc Chương trình Hội Ngộ 40 năm Viễn Xứ !” 
Đó là lời mời gọi của Ban Tổ Chức gồm các vị: -Điều Hành Tổng Quát, GS Trần Năng Phùng. Đồng Trưởng Ban Tổ Chức: Đại Học Sư Phạm,Lê Tinh Thông-Đại Học Văn Khoa, Hoàng Văn Thịnh-Tổng Thư Ký, Nguyễn Ngọc Hà-Thủ Qũy,Trần Công Tiến-Phó Thủ Qũy,Đặng Huệ Hoa-Khánh Tiết,Nguyễn Đăng Nam-Tiếp Tân,Trần Minh Ngọc, Cao Hoàng Hoa, Đặng Huệ Hoa-Văn Nghệ, Nguyễn Văn Minh& Phạm Thanh Mai- Liên Lạc Ban Giáo Sư Sư Phạm & Văn Khoa, Phạm Ngọc Thạch- Liên Lạc Sinh Viên Các Bộ Môn Sư Phạm & Văn Khoa, Nguyễn Đăng Nam- Liên Lạc Các Phân Khoa Ban, Nguyễn Mai. Tất cả thành phần BTC đã lên sân khấu ra mắt buổi họp mặt& cám ơn các Thầy Cô Giáo, quan khách, thân hữu, đồng môn, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ & truyền thanh báo chí… tham dự, sau nghi thức chào cờ Việt-Mỹ & phút mặc niệm do Anh Minh điều hợp chương trình. MC: Huệ Hoa, Ngọc Hà lên xướng danh và mời 16 giáo sư hiện diện lên sân khấu để các sinh viên cài hoa gồm: GS Doãn Quốc Sĩ, GS Phạm cao Dương, GS Trần Thị Khánh Vân, GS Đàm Trung Pháp, GS Dương Ngọc Sum, GS/TS Nguyễn Thanh Liêm, GS Nguyễn Văn Sâm,GS Trần Đình Tuấn, GS Nguyễn Hoàng Duyên, GS Mai Thanh Truyết, GS Lê Quang Tiếng, GS Nguyễn Hữu Phước, GS Võ Thị Cẩm Vân, GS Võ Thị Kim Sơn, GS Võ Thị Minh Vân, GS/TS Cao Văn Hở, Học Viện QGHC. Sau đó giới thiệu khách từ phương xa và cám ơn những mạnh thường quân đã bảo trợ mà không tham dự…Và để dành những giây phút của ngày hôm nay cho gặp gỡ chung vui, cho chúng tôi được miễn không giới thiệu từng quí khách, chúng tôi chỉ xin được giới thiệu quí vị truyền thông báo chí.




Mở đầu chương trình, GS Trần Năng Phùng lên chào mừng và cám ơn quan khách có đoạn nói: “Chúng ta đã trải qua cả nửa đời người, trải qua bao nhiêu nghịch cảnh,biết bao bất hạnh do chiến tranh gây ra, và đa số những người hiện diện nơi đạy đã phải trải qua 40 NĂM VIỄN XỨ, và như vậy là chia ly,kẻ mất người còn, phải xa cách biết bao người thân yêu, nỗi buồn tưởng như không biết chia xẻ cùng ai...Nhưng hôm nay, những giọt nước mắt tuôn tràn vì những cuộc trùng phùng, những người trò gặp lại thầy, những người bạn gặp lại bạn xưa, và rồi chắc chắn chúng ta sẽ được liên kết với nhau trong tương lai. Đó có thể là những điều quí giá nhất mà chúng ta vừa tìm được! Chương trình văn nghệ được mở đầu bài hợp ca “Việt Nam Muôn Nam ” NS Lê Quốc Tấn, phổ từ thơ Phạm Trần Anh do Ban Hợp Ca các sinh viên trình bày.




Nối tiếp -Khúc Ca Mùa Hè của Canh Thân- Đơn ca Trần Đắc Đạt: " Người Em Văn Khoa'" của Châu Kỳ- Ca Sĩ Từ Dung (VK&SP) ban Anh Văn: Liên Khúc Trở Về:-Về Mái Nhà Xưa-Trở Về (Châu Kỳ- Phương Thuận (VK ban Việt Văn): Thương Hoài Ngàn Năm của Phạm Mạnh Cương- Anh Phác (ĐHKH) Áo Lụa Hà Đông/ Ngô Thụy Miên -Hồ Ngọc Lan (VK ĐHHuế) Ô Mê Ly- Quang Minh (ĐHSP) Serenata( chiều tà)Torico Tocelli /D/boston hát với Piano Minh Ngọc- Ca Sĩ Connie Kim: Đêm Đô Thị/ Y Vân -Lê Quốc Tấn(ĐHSP) với Bản Tình Ca Cho Trừơng Học Của Tôi Mai Khanh ( Viet Han VK 72-75 / Ngữ Văn ĐHSP 75-77) Tình Tự Mùa Xuân/ Từ Công Phụng-Thanh Nguyên: Giấc Mơ Hồi Hương / Vũ Thành-Piano Minh Ngọc- Tam ca: ThanhMai, Thu Đào, Bích Thủy: Tiếng Hát với Cung Đàn/ Văn Phụng - Vũ Bội Minh Giao (Luật/QGHC): Cô Láng Giềng/ Hoàng Qúy- Chi Kalang: TIENG DUONG CAM/ Văn Phụng -Dương Cầm Minh Ngọc-Nguyễn Đình Sơn với Hương Xưa/ Cung Tiến- Hồng Vân: Cho Em Quên Tuổi Ngọc-C’est Toi/Lam Phương- Tình Nghệ Sĩ (Thân Hữu) Trình Diễn Áo Dài, Ca Diễn: Nhạc Phẩm “Tà Áo Dài”/Nha Nhạc Khoa Cao Minh Hưng- Ca S ĩ Thanh Lan/Tuổi Học Trò của Minh Kỳ và Dạ Cầm- Phạm Đức Thạnh (QGHC) Mộng Dứơi Hoa /Phạm Đình Cương-Piano Minh Ngọc-



Phi Loan, ngâm thơ “ Màu Tim Hoa Sim với tiếng sáo của nghệ Sĩ Ngọc Nôi- Bich Thủy: Suối Mơ/ Văn Cao - Chế Tùng& Minh Hiền: Song Ca - Mưa Chiều Kỷ Niệm/Vy Yên và Quốc Kỳ- Kim Hạnh với Bến Xuân/ Văn Cao - Chu Tất tiến (VK/QGHC) If You Go Away/Piano Minh Ngọc- Ca Sĩ Mạnh Quân: Về Đây Nghe Em /Trần Q. Lộc- Từơng Dung (ĐHVKSG), Nhân Văn (năm 73-75) sau 75 thì học Cao Đẳng SP đơn ca "Những Ngày Thơ Mộng''/ Hoàng Thi Thơ - Chế Tùng: Cô Đơn / Nguyễn Ánh Chín - Thanh Mai (ĐHSP) Thu Vàng - Anh Nghiêm Bảo Thiện (Dựơc Khoa) với Gợi Giấc Mơ Xưa/ Lê Hoàng Long- Chi Dat (HONG TRAN)- Anh Tám Nguyễn: Tôi Muốn Hỏi Tại Sao/ 
Diệu Hương Chúng tôi đến sớm, nên đi quanh nhà hàng chào hỏi một số bạn hữu với quang cảnh nhộn nhịp, người ngồi chật ních 36 bàn để tìm thăm hỏi người quen với lòng cảm thông trước những cái bắt tay, những cái ôm nồng ấm của bạn cũ gặp lại, cũng như nỗi bồi hồi của các cựu sinh viên gặp lại những vị giáo sư xưa… Tôi dừng lại tại bàn NV Tràm Cà Mau ( Anh Thiệp ) & được biết hồi trước anh sinh sống ở San Diego, nay dọn hẳn về Little Sài gòn. Anh rất vui tham dự buổi Hội Ngộ 40 năm Viễn Xứ của ĐH Văn Khoa & Sư Phạm Sài Gòn do Cô Thầy Phạm Cao Dương mời! - Thầy Doãn Quốc Sĩ năm nay 92 tuổi, tuy thích giác không nghe rõ, nhưng sức khỏe tốt, tươi cười nhận ra Ninh Thuận, người từng cộng tác trong nhóm Đồng Tâm & từng viết bài về Thầy trong cuốn “ Viết Về NV Doãn Quốc Sỹ ” & Ninh Thuận có dịp sang thăm Thầy ở gần nhà bạn trước đây…. 
Thầy rất vui khi gặp lại đồng liêu của Thầy!- KS Nguyễn Tấn Thọ, đại diện cho TNS Janet Nguyễn, trên San Diego đi cùng phu nhân là Hồ Ngọc Lan đã hát bài Ô Mê Ly rất hay, sống động, cho biết là bạn của Thầy Phạm Cao Dương. Anh chia sẻ … việc làm hôm nay của BTC rất có ý nghĩa. Đó là gạch nối cho Thầy Trò sau 40 năm xa cách tìm gặp lại nhau trong tay bắt, mặt mừng nơi đất khách quê người. 
Cuộc họp mở rộng, không những ra các tiểu bang xa nước Mỹ, mà khắp các nước xa gần như Canada, Úc Châu… có dịp tới viếng thủ đô tỵ nạn của người Việt tại Nam Calif để thăm viếng nhau, nối rộng vòng tay thân thương trong tuổi già bóng xế tìm về quá khứ mãi ôm ấp ngày nào!… Tiệc tan mọi người bùi ngùi ra về với cái hẹn hàng năm sẽ gặp nhau, chúng tôi cảm thấy rất vui vì được gặp lại một số thân hữu lâu ngày xa nhau & được thưởng thức một chương trình văn nghệ thật đặc sắc phần đông là các ca sĩ cây nhà lá vườn của các trường Đại Học trước 75 mà hát không thua gì ca sĩ nghiệp chuyên nghiệp… 


ẢNH DO PHÙNG NĂNG TRẦN GỬI
https://goo.gl/photos/wzv7bzw67JcLA2ZHA
ẢNH  DO BẢN CHÍ SƯU TẦM


Tuesday, September 1, 2015

TRUYỆN THẾ GIAN


3  Điều Đáng Sợ Nhất Trên Đời




Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?”
Thiền sư đáp: “Dục vọng!”

Người đó lộ vẻ mặt hoài nghi.Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể vài câu chuyện cho ông nghe vậy”.

Bạc vàng đáng sợ
Một vị tăng nhân hốt hốt hoảng hoảng từ trong rừng chạy đến, vừa khéo lại gặp được hai người bạn vô cùng thân thiết đang tản bộ bên rừng. Họ hỏi vị tăng nhân: “Chuyện gì mà ông hốt hoảng quá vậy?”.
Vị tăng nhân nói: “Thật là kinh khủng, tôi đào được một đống vàng ở trong rừng!”.

Hai người bạn, lòng không nhịn được nói: “Thật đúng là tên đại ngốc! Đào được vàng, việc tốt như thế mà ông lại cho là kinh khủng, thật là không thể hiểu nổi!”.
Thế là họ lại hỏi vị tăng nhân kia, “Ông đào được vàng ở đâu? Chỉ cho chúng tôi xem với!”.Vị tăng nhân nói: “Thứ xấu xa như thế, các ông không sợ sao? Nó sẽ nuốt chửng người ta đấy!”.


Hai người gạt phăng đi, hùng hổ nói: “Chúng tôi đây không sợ, ông mau mau chỉ chỗ xem nào!”.
Vị tăng nhân nói: “Chính là bên dưới cái cây ở bìa rừng phía tây”.

Hai người bạn liền lập tức tìm đến chỗ vị tăng nhân vừa chỉ, quả nhiên phát hiện được số vàng đó. Người này liền nói với người kia rằng: “Tên hòa thượng đó đúng là ngốc thật, thứ vàng bạc mà mọi người đều khao khát đang ở ngay trong mắt ông ta, thế mà lại trở thành quái vật ăn thịt người”.


Người kia cũng gật đầu đồng tình.Thế là họ bàn với nhau làm thế nào để chuyển số vàng này về nhà. Một người trong đó nói:“Ban ngày mà đem nó về thật không an toàn cho lắm, hay là đêm đến thì mình mới vận chuyển, vậy sẽ chắc ăn hơn. Tôi ở lại đây canh chừng, ông hãy về mang chút cơm rau trở lại, chúng ta ăn cơm rồi đợi đến trời tối mới chuyển số vàng này về nhà”.

Người kia liền làm theo người bạn nói. Người ở lại nghĩ : “Nếu như số vàng này đều thuộc về sở hữu của riêng ta thì hay biết mấy! Đợi hắn quay lại, ta hãy dùng cây gậy gỗ đánh chết đi, vậy thì toàn bộ số vàng này là của ta hết rồi”.

Thế là khi người bạn đem cơm rau đến khu rừng, người kia liền từ phía sau lưng dùng gậy gỗ đánh mạnh vào đầu khiến ông ta chết ngay tại chỗ, sau còn nói rằng: “Bằng hữu hỡi, chính là số vàng này buộc tôi phải làm như vậy”.

Sau đó ông ta vớ lấy thức ăn mà người bạn mang đến, ăn ngấu nghiến. Chưa được bao lâu, người này cảm thấy rất khó chịu, trong bụng giống như bị ngọn lửa thiêu đốt. Khi đó, ông ta mới biết rằng mình đã bị trúng độc. Trước lúc chết, ông mới nói rằng: “Lời hòa thượng đó nói quả thật không sai!”.

Đây thật là ứng với lời người xưa để lại: Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn. Đều là họa do lòng tham đưa đến, chính dục vọng đã khiến người bạn thân nhất trở thành kẻ thù không đội trời chung.

Người nông dân mua đất

Có một người nông dân muốn mua đất, ông ta nghe nói có người ở vùng nào đó có đất muốn bán, liền quyết định đến đó hỏi thăm. Người bán đất mới với ông ta rằng: “Chỉ cần giao một nghìn lạng bạc, ta sẽ cho ông thời gian một ngày, bắt đầu tính từ lúc mặt trời mọc, đến khi mặt trời lặn xuống núi, ông có thể dùng bước chân khoanh tròn được bao nhiêu đất, thì số đất đó sẽ chính là ông, nhưng nếu ông không trở về nơi khởi điểm, thì ngay cả một tấc đất ông cũng sẽ không có được”.

Người nông dân đó nghĩ thầm: “Nếu như ngày này ta vất vả một chút, đi nhiều đường hơn một chút, há không phải có thể đi được vòng rất lớn, theo đó sẽ có được một mảnh đất rất lớn hay sao? Làm ăn như vậy quả thật là rất có lợi!”.

Thế là ông ta liền ký kết giao ước cùng người chủ đất đó. Mặt trời vừa mới nhô lên khỏi mặt đất ông ta liền cất bước thật lớn đi nhanh về phía trước; đến giữa trưa, bước chân của ông vẫn không dừng lại giây phút nào, cứ mãi đi về phía trước, trong lòng nghĩ: “Hãy ráng chịu đựng một hôm nay, sau này sẽ có thể hưởng thụ hồi báo của vất vả hôm nay mang đến rồi”.

Ông ta lại đi về phía trước quãng đường rất xa, mắt thấy mặt trời sắp xuống núi rồi mới chịu quay trở về, trong lòng vô cùng lo lắng, bởi vì nếu như không trở về thì một tấc đất cũng không thể có. Thế là ông ta vội trở về theo đường tắt. Tuy nhiên, mặt trời vội vàng sắp xuống núi, ông ta đành phải liều mạng mà chạy, cuối cùng chỉ còn thiếu vài bước thì đến vạch khởi điểm, nhưng sức lực đã cạn kiệt, ông ngã nhào xuống nơi đó.


Dục vọng của con người và ranh giới với hiện thực mãi mãi cũng không cách nào vượt qua được, bởi lòng tham là vô đáy. Con người mãi mãi không biết thỏa mãn, đây chính là khuyết điểm lớn nhất trong nhân cách.


Phật và ma


Có một họa sĩ rất nổi tiếng, ông muốn vẽ Phật và ma, nhưng không tìm được người làm mẫu phù hợp, vì đầu óc ông không tài nào tưởng tượng ra nổi hình dáng của Phật, nên rất lo lắng. Trong một lần tình cờ, ông lên chùa bái lạy, vô tình nhìn thấy một hòa thượng.

Khí chất trên vị hòa thượng này đã thu hút người họa sĩ sâu sắc. Vậy là ông liền đi tìm vị hòa thượng đó, hứa cho anh một số tiền lớn, để anh làm người mẫu cho ông.Về sau, tác phẩm của họa sĩ đã hoàn thành, gây chấn động ở vùng đó.


Nhà họa sĩ nói: “Đó là bức tranh vừa ý nhất mà tôi từng vẽ qua, bởi người làm mẫu cho tôi quả khiến người ta vừa nhìn thấy nhất định cho rằng anh ta chính là Phật, loại khí chất thanh thoát an lành trên người anh có thể cảm động bất kỳ ai”.Người họa sĩ sau đó đã cho vị hòa thượng đó rất nhiều tiền như lời đã hứa. Cũng nhờ bức tranh này, mọi người không còn gọi ông là họa sĩ nữa, mà gọi ông là “họa Thánh”.

Bẵng đi một thời gian, họa sĩ chuẩn bị bắt tay vào việc vẽ ma, nhưng điều này lại trở thành một vấn đề khó của ông, vì chẳng biết tình hình tượng ma quỷ ở đâu. Ông đã hỏi thăm rất nhiều nơi, tìm rất nhiều người có vẻ ngoài hung dữ, nhưng không ai vừa ý cả.Cuối cùng, ông tìm được trong nhà tù một tù nhân rất phù hợp với đối tượng ông cần vẽ. Họa sĩ vô cùng mừng rỡ, nhưng khi ông đối diện phạm nhân đó, người này đột nhiên khóc lóc đau khổ trước mặt ông.


Nhà họa sĩ rất lấy làm kinh ngạc, liền hỏi rõ ngọn ngành. Người phạm nhân đó nói: “Tại sao lần trước khi người mà ông tìm để vẽ Phật là tôi, bây giờ khi vẽ ma quỷ, người ông tìm đến vẫn là tôi!”

Người họa sĩ giật cả mình, thế là ông lại nhìn kỹ người phạm nhân đó, rồi nói: “Sao lại có thể chứ? Người mà tôi tìm để vẽ Phật ấy khí chất phi phàm, còn cậu xem ra chính là một hình tượng ma quỷ thuần túy, sao lại có thể là cùng một người được? Điều này thật kỳ lạ, quả thật khiến người ta không thể nào lý giải được”.

Người kia đau khổ bi ai nói: “Chính là ông đã khiến tôi từ Phật biến thành ma quỷ”.
Họa sĩ nói: “Sao cậu lại nói như vậy, tôi vốn đâu có làm gì đối với cậu đâu”.

Ngươi đó nói: “Kể từ sau khi tôi nhận được số tiền ông cho, liền đi đến những chốn ăn chơi đàng điếm để tìm thú vui, mặc sức tiêu xài. Đến sau này, tiền tiêu sạch hết, mà tôi lại đã quen với cuộc sống đó rồi, dục vọng đã khởi phát mà không thể thu hồi lại được. Thế là tôi liền giật tiền người ta, còn giết người nữa, chỉ cần có được tiền, chuyện xấu gì tôi cũng có thể làm, kết quả đã thành ra bộ dạng này của ngày hôm nay đây”.

Người họa sĩ nghe xong những lời này, cảm khái vạn phần, ông sợ hãi than rằng bản tính con người trước dục vọng lại biến đổi mau chóng đến thế. Con người chính là yếu nhược như vậy đó. Thế là ông áy náy quăng cây bút vẽ xuống đất, từ đó về sau không còn vẽ bức tranh nào nữa.

Con người ta, một khi rơi vào trong cạm bẫy “theo đuổi ham muốn vật chất”, thì rất dễ đánh mất bản thân mình, muốn thoát ra khỏi đã trở thành mục tiêu rất khó khăn, vậy nên bản tính con người không thể đi cùng với lòng tham. Thiền sư kể xong mấy câu chuyện, nhắm nghiền mắt lại không nói gì cả, còn người kia đã biết được đáp án từ trong những câu chuyện này: Thì ra điều đáng sợ nhất trên cõi đời này chính là dục vọng, dục vọng của người ta càng nhiều, thì sẽ càng không thỏa mãn, vậy nên sẽ càng không vui vẻ và phiền não vì thế cũng sẽ càng nhiều hơn.

Câu chuyện mà vị thiền sư đã nói với chúng ta rằng: Tiền tài tựa như gông xiềng, lòng tham tựa như mộ phần, tranh danh đoạt lợi cuối cùng chỉ là công dã tràng. Chỉ có tẩy đi các loại hư vọng trong tâm, buông bỏ tham dục, trở về bản chất chân thật, thì con người mới có thể nhìn thấu rằng tất cả vinh hoa phú quý của thế gian giống như mây khói thoảng qua, rốt cuộc đều là sắc tướng vô thường, cuối cùng mới thể nghiệm được niềm vui vô tận của sinh mệnh, tự tại tiêu dao.

 PHÚ P6NG ĐI TÌM HẠNH PHUC
Có một phú ông vô cùng giàu có. Hễ thứ gì có thể dùng tiền mua được là ông mua về để hưởng thụ. Tuy nhiên, bản thân ông lại cảm thấy không vui, không hề hạnh phúc.

Một hôm, ông ta nảy ra một ý tưởng kỳ quặc, đem tất cả những đồ vật quý giá, vàng bạc, châu báu cho vào một cái bao lớn rồi đi chu du. Ông ta quyết định chỉ cần ai có thể nói cho ông làm thế nào để hạnh phúc thì ông sẽ tặng cả bao của cải cho người đó.

Ông ta đi đến đâu cũng tìm và hỏi, rồi đến một ngôi làng có một người nông dân nói với ông rằng nên đi gặp một vị Đại sư, nếu như Đại sư cũng không có cách nào thì dù có đi khắp chân trời góc bể cũng không ai có thể giúp ông được.

Cuối cùng cũng tìm gặp được vị Đại sư đang ngồi thiền, ông ta vui mừng khôn xiết nói với Đại sư: “Tôi chỉ có một mục đích, tài sản cả đời tôi đều ở trong cái bao này. Chỉ cần ngài nói cho tôi cách nào để được hạnh phúc thì cái bao này sẽ là của ngài”.

Lúc ấy trời đã tối, màn đêm sắp buông xuống, vị Đại sư nhân lúc ấy liền tóm lấy cái túi chạy đi. Phú ông sợ qua, vừa khóc vừa gọi đuổi theo: “Tôi bị lừa rồi, tâm huyết của cả đời tôi”.


Phú ông và hạnh phúc

Sau đó vị Đại sư đã quay lại, trả cái bao lại cho phú ông. Phú ông vừa nhìn thấy cái bao tưởng đã mất quay về thì lập tức ôm nó vào lòng mà nói: “Tốt quá rồi!”. Vị Đại sư điềm tĩnh đứng trước mặt ông ta hỏi: “Ông cảm thấy thế nào? Có hạnh phúc không?” – “Hạnh phúc! Tôi cảm thấy mình quá hạnh phúc rồi!”.

Lúc này, vị Đại sư cười và nói: “Đây cũng không phải là phương pháp gì đặc biệt, chỉ là con người đối với tất cả những thứ mình có đều cho rằng sự tồn tại của nó là đương nhiên cho nên không cảm thấy hạnh phúc, cái mà ông thiếu chính là một cơ hội mất đi. Ông đã biết thứ mình đang có quan trọng thế nào chưa? Kỳ thực cái bao ông đang ôm trong lòng với cái bao trước đó là một, bây giờ ông có còn muốn đem tặng nó cho tôi nữa không?”.

Câu chuyện thú vị này đã khiến tôi chợt nhận ra bản thân mình trong đó. Bạn liệu có phát hiện ra rằng, khi mất đi hoặc thiếu thứ gì đó bạn sẽ luôn nhớ về nó, nhưng khi có được rồi thì lại dễ dàng coi nhẹ, thậm chí nhìn mà không thấy nó?

Nếu từng yêu, bạn sẽ hiểu được điều đó. Mối tình đầu…

Đối phương gọi điện hỏi thăm bạn, tặng quà cho bạn đều khiến bạn vui rất lâu. Tuy nhiên, một khi bạn đã xác lập mối quan hệ hoặc kết hôn thì tất cả sẽ biến mất hoặc tất cả đều biến thành điều hiển nhiên. Và khi đó là chuyện đương nhiên, liệu bạn còn trân trọng nó nữa?

Con người luôn quan tâm, hoài niệm thứ đã mất song lại không biết trân trọng những thứ mình đang có, đang sống trong hạnh phúc mà không biết mình hạnh phúc. Có lẽ, đó chính là bất hạnh lớn nhất của con người và cũng là nguyên do khiến hạnh phúc cứ mãi vô hình.

Ông trời cho ta khả năng nhìn thấy thì sẽ sắp xếp cho ta những bài học về sự mất đi, mất đi để có thể nhìn thấy. Nhìn thấy hạnh phúc mình đang nắm giữ!

Một Người Bình Thường




Một bà cụ nặng nhọc lê bước trên phố. Bà cụ đi chân đất. Trên tuyết.

Một đôi trẻ, tay xách lỉnh kỉnh những túi to – vừa nói chuyện vừa cười đến nỗi không để ý thấy bà cụ. Một người mẹ dẫn hai đứa con nhỏ tới nhà bà ngoại. Họ quá vội nên cũng không để ý. Một viên chức ôm một chồng sách đi qua, mãi suy nghĩ nên cũng không để ý. Bà cụ dùng cả hai tay để khép vạt áo đứt hết khuy, rồi dừng lại, nép vào một góc ở bến xe buýt. Một quý ông ăn mặc lịch lãm cũng đứng đợi xe buýt. Ông cố đứng tránh xa bà cụ một chút. Tất nhiên là bà già rồi, chẳng làm hại được ai, nhưng nhỡ bà ấy bị bệnh lây nhiễm thì sao… Một cô gái cũng đứng đợi xe buýt. Cô liên tục liếc xuống chân bà cụ, nhưng cũng không nói gì.


Xe buýt tới và bà cụ nặng nhọc bước lên xe. Bà ngồi trên chiếc ghế ngay sau người lái xe. Quý ông và cô gái vội vã chạy xuống cuối xe ngồi. Người lái xe liếc nhìn bà cụ và nghĩ: “Mình không thích phải nhìn thấy cảnh nghèo khổ này chút nào!”.


Một cậu bé chỉ vào bà cụ và kêu lên với mẹ:


– Mẹ ơi, bà ấy đi chân đất! Mẹ bảo những ai hư mới đi chân đất, đúng không mẹ?

Người mẹ hơi ngượng ngập kéo tay con xuống:
– Andrew, không được chỉ vào người khác! – Rồi bà mẹ nhìn ra cửa sổ.


– Bà cụ này chắc phải có con cái trưởng thành rồi chứ! – một phụ nữ mặc áo choàng lông thì thầm – Con cái của bà ấy nên cảm thấy xấu hổ mới phải!
Người phụ nữ này bỗng cảm thấy mình quả là người tốt, vì mình luôn quan tâm đầy đủ đến mẹ mình.


– Đấy, ai cũng phải học cách tiết kiệm tiền – một chàng trai ăn mặc bảnh bao thêm vào – Nếu bà ấy biết tiết kiệm từ khi còn trẻ thì bà ấy chẳng nghèo như bây giờ!

Một doanh nhân hào phóng bỗng cảm thấy ái ngại. Ông lấy trong ví ra một tờ mười đô la, ấn vào bàn tay nhăn nheo của bà cụ, nói giọng hãnh diện:


– Đây, biếu bà! Bà nhớ mua đôi giày mà đi!

Rồi ông ta quay về chỗ ngồi, cảm thấy hài lòng và tự hào về mình. Xe buýt dừng lại khi tới bến và một vài người khách bước lên. Trong số đó có một cậu bé khoảng 16, 17 tuổi. Cậu ta mặc chiếc áo khoác to màu xanh và đeo balô cũng to, đang nghe headphone. Cậu trả tiền xe buýt và ngồi ngay vào ghế ngang hàng với bà cụ. Rồi cậu nhìn thấy bà cụ đi chân đất. Cậu tắt nhạc, cảm thấy lạnh người. Cậu nhìn từ chân bà cụ sang chân mình. Cậu đang đi một đôi giày cổ lông dành cho trời tuyết.
Đôi giày mới tinh và và rất ấm chân. Cậu phải tiết kiệm tiền tiêu vặt khá lâu mới mua được. Bạn bè đứa nào cũng khen!


Nhưng cậu cúi xuống và bắt đầu cởi giày, cởi tất, rồi ngồi xuống sàn xe, bên cạnh bà cụ. Cậu nói:– Bà, cháu có giày đây này!
Một cách cẩn thận, cậu ta nhấc bàn chân lạnh cóng, co quắp của bà cụ lên, đi tất và đi giày vào chân bà. Bà cụ sững người, chỉ khe khẽ gật đầu và nói lời cảm ơn rất nhỏ. Lúc đó, xe buýt dừng. Cậu thanh niên chào bà cụ và xuống xe. Đi chân đất trên tuyết. Những người khách trên xe thò đầu ra cửa sổ, nhìn đôi chân cậu thanh niên, xôn xao bình phẩm.


– Cậu ta làm sao thế nhỉ?- Một người hỏi.
– Một thiên thần chăng?
– Hay là con của Chúa?
Nhưng một cậu bé quay sang nói với mẹ:
– Không phải đâu mẹ ạ! Con đã nhìn rõ rồi mà! Anh ấy là người bình thường thôi!


Và việc làm đó, thật sự, cũng chỉ cần một người bình thường.
Chẳng cần phải là một thế lực cao siêu nào, chúng ta đều có thể là thiên thần của một ai đó…

Cuộc sống đôi khi gặp những hoàn cảnh như vậy, một cử chỉ nhỏ, một hành động nhỏ, và một cách nhìn nhỏ nhưng mang một trái tim thánh thiện, bao dung và chân thật.
(Chuyện không thực. Ở xứ tuyết này, 20-30 độ âm, ra ngoài trời nửa giờ mà không có giày, có áo ấm tất ngã lăn xuống đất thành băng. Từ 15 độ dương  trở xuống là đủ chết cóng rồi!),


CHÓ VÀ MÈO


Một vụ nổ xảy ra tại Donetsk, Ukraine, ngày 20/10/2014
Căn nhà bốc cháy, người chủ trước lúc chạy thoát thân đã nhớ và tháo bỏ dây xích của chú chó trong nhà, hy vọng nó cũng mau theo chủ bỏ chạy ra ngoài. Nhưng không .... con chó này đã không làm như thế mà quay đầu xông vào căn nhà đang cháy.
Đây là điều người chủ không ngờ tới nhưng lửa mỗi lúc một lớn, họ không tài nào quay trở lại để cứu con chó của mình. Khi người chủ còn đang lo âu nôn nóng thì con chó từ trong biển lửa xông ra, miệng đang ngậm một chú mèo con.
Con mèo này cũng là thú nuôi của gia đình, cả hai vẫn đùa giỡn với nhau, vậy nên khi ngọn lửa bùng cháy, phản ứng đầu tiên của chú chó chính là đi cứu bạn.
Hành động dũng cảm của chú chó này đã khiến người chung quanh cảm động. Con mèo con thân thể gầy yếu, bị mắc kẹt trong biển lửa, không biết lối nào mà chạy; nếu chú chó không quay lại cứu, mèo con chắc hẳn sẽ chết trong biển lửa.



Trong lúc nguy cấp đó, chú chó không một chút do dự, lao vào biển lửa để cứu người bạn thân. Tình bạn có hậu của nó rất đáng được chúng ta thán phục và so sánh nó với người cộng sản!
Chính chúng ta đây, ngay tại thời khắc giữa sự sống và sự chết, sẽ có người chỉ lo cho mạng sống của riêng mình, nhưng chú chó này hoàn toàn ngược lại. Chú không ngại tình huống sống hay chết.
Câu chuyện cho chúng ta thấy rằng hãy trân quý cuộc sống, ngay cả của những con vật, và tất cả mọi thứ xung quanh bạn, bởi chúng đều có linh tính và tình cảm.
Xin chuyển cho mọi người để càng nhiều người hơn nữa biết được câu chuyện cảm động này.
Ở đời sinh sự thì sự sinh thôi !


Chi Phí PHẢI Trả Cho Người Ngoại Quốc... Chết Ở VN

Ngăn lạnh trong phòng lạnh, nơi lưu giữ các thi thể trong bệnh viện. Các ngăn giống hệt nhau nhưng giá rất khác nhau giữa người trong nước và người nước ngoài. (Hình: Petro Times)

BÌNH THUẬN (NV) - Các bệnh viện Việt Nam đang dùng thi thể những người nước ngoài chẳng may qua đời tại Việt Nam để “bóp cổ” thân nhân của họ.


Tờ Petro Times vừa có một bài viết cho biết, phí bảo quản thi thể một người nước ngoài chẳng may qua đời tại Việt Nam, trong phòng lạnh, cao gấp ba đến năm lần so với phí bảo quản thi thể của một người trong nước.

Từ thông tin của một người Nga, có thân nhân qua đời tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, tờ Petro Times đã điều tra và phát giác, ở bệnh viện đa khoa Bình Thuận, trong khi phí bảo quản thi thể của một người trong nước chỉ có 200 ngàn đồng/ngày thì phí bảo quản thi thể một người nước ngoài lên đến 720 ngàn đồng/ngày. Mắc hơn nhiều so với việc thuê phòng tại khách sạn loại ba sao.


Thu phí bảo quản thi thể người nước ngoài với giá gần gấp bốn so với người trong nước, như bệnh viện đa khoa Bình Thuận dù sao cũng “nhân đạo” hơn bệnh viện đa khoa Khánh Hòa.

Ở bệnh viện đa khoa Khánh Hòa, phí bảo quản thi thể của một người trong nước là 240 ngàn đồng/ngày, còn phí bảo quản thi thể của một người nước ngoài lên tới 240 USD/ngày (khoảng 5.3 triệu đồng Việt Nam).

Tình trạng này phổ biến trên toàn Việt Nam, kể cả ở những bệnh viện được xem như bộ mặt quốc gia, tọa lạc tại các đô thị lớn. Ví dụ như phí bảo quản thi thể của một người trong nước ở bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn là 200 ngàn đồng/ngày thì thân nhân một người nước ngoài chẳng may qua đời tại Việt Nam, sẽ phải trả phí bảo quản thi thể là 1 triệu đồng/ngày.


Mô tả của Petro Times về biên nhận phí bảo quản thi thể cho thấy, không biết thì rất khó tưởng tượng về cách nhìn việc bảo quản thi thể người nước ngoài của các bệnh viện tại Việt Nam.

Chẳng hạn, nhiều bệnh viện đang dùng biên nhận theo mẫu “Phiếu tính giá điều trị khám chữa bệnh người nước ngoài,” để thu phí bảo quản thi thể. Mục “Khám điều trị và các dịch vụ chuyên môn” trên mẫu này, được bệnh viện đa khoa Khánh Hòa ghi là: “Tủ lạnh.” Mục “Ðơn vị tính,” bệnh viện này ghi là: “1 giờ 5 USD.” Mục “Tiền ăn theo bệnh lý,” Bệnh viện Ða khoa Khánh Hòa ghi: “Phòng mổ tử thi.”


Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận thì dùng “Hóa đơn bán hàng” để làm biên nhận thu phí bảo quản thi thể. Mục “Tên hàng hóa, dịch vụ” trên “Hóa đơn bán hàng,” bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận ghi: “Lưu xác tủ lạnh.”

Nếu là người nước ngoài chẳng may qua đời tại Việt Nam, việc phải bảo quản thi thể trong phòng lạnh là điều không thể tránh khỏi vì cần khám nghiệm tử thi để làm rõ nguyên nhân tử vong. Theo Petro Times, thời gian bảo quản thi thể một người nước ngoài thường phải từ 3 đến 15 ngày, do còn phải chờ thân nhân làm các thủ tục cần thiết, vốn khá phức tạp. Phí bảo quản thi thể rõ ràng là một gánh nặng.

Petro Times gọi lối tính phí bảo quản thi thể người nước ngoài cao hơn nhiều lần so với bảo quản thi thể người trong nước là “phân biệt đối xử” với thi thể. Cách gọi này xem ra chưa chính xác. Nó là một kiểu dùng người chết để bóp cổ người sống - những người sống ở nước ngoài, chẳng may có người thân chết tại Việt Nam. (G.Ð)

HÌNH THỨC LỪA ĐẢO KHÔNG MỚI NHƯNG TINH VI
Đã có nhiều vụ lửa đảo xảy ra đối với cộng đồng bà con ta. Nhưng bọn lừa đảo ngày càng tinh vi đã dùng một hình thức lừa đảo mới mà không phải ai cũng phát hiện được. Mong bà con cộng đồng chú ý và tỉnh táo. Hình thức này xuất hiện ở Ukraine.
Có hai cậu thanh niên người Tây đi mua hàng và thanh toán bằng ngoại tệ USD, (cũng có người gạ gẫm đổi tiền từ đồng nội tệ (Hrivna) sang USD). Họ thường dùng mệnh giá nhỏ, như 10USD à 50 USD để thanh toán tiền hàng. Tiền ở đây hoàn toàn là tiền thật, nhưng họ dán mệnh giá lớn vào đồng tiền mệnh giá nhỏ. Ví dụ 2 đồng 10USD họ sẽ dán vào những con số, dòng chữ thành 50 USD. Sau đây là hình ảnh của những đồng tiền này. Và Video Clip sẽ cho chúng ta thấy mức độ tinh vi của bọn lừa đảo.
https://www.youtube.com/watch?v=oZCEyVINAjw

TIN TỨC VÀ BÌNH LUẬN VỀ VIỆT NAM



Khi đồ tể lâm bệnh nặng


Bảng Đỏ (Danlambao) - Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường – một nhà văn nổi tiếng của chế độ cộng sản hiện đã lâm bệnh nặng do bị tai biến hô hấp.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời gia đình cho hay, tình trạng bệnh của ông Tường hiện nay là rất nặng. 
Cơn tai biến đã xảy ra chỉ 1 tuần sau khi ông này được gia đình đưa từ Sài Gòn về lại Huế - nơi ông Tường bị cáo buộc là thủ phạm gây ra cuộc thảm sát kinh hoàng do quân đội cộng sản gây ra vào dịp tết Mậu Thân năm 1968.
Thảm sát Mậu Thân 1968 tại Huế
Cùng thời điểm này, tạp chí văn chương Da Màu đã cho đăng một bài phỏng vấn đặc biệt, trong đó Hoàng Phủ Ngọc Tường phủ nhận vai trò liên quan trong cuộc thảm sát Mậu Thân 68.
“Mình không có giết ai trong chiến tranh” ông Tường khẳng định trong bài phỏng vấn vừa được công bố sau 7 năm.
Tại thời điểm quân đội cộng sản ra tay thảm sát dân thường vô tội, Hoàng Phủ Ngọc Tường nói rằng ông ta không có mặt tại Huế: 
“Họ dự định sau khi vụ Mậu Thân thành công thì sẽ đưa chúng tôi về ra mắt công chúng. Nhưng cuộc tiến công bị chặn lại vì phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa phản kích dữ dội quá…”

“Vì việc không thành nên tôi không được đưa về Huế để ra mắt quần chúng.”
Đối với người dân Huế, đặc biệt là người nhà của những nạn nhân vô tội, đây chỉ là những lời dối trá và chạy tội của Hoàng Phủ Ngọc Tường lúc cuối đời.

Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đồ tể 
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 29/2/1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại khẳng định đã có mặt tại Huế vào tết Mậu Thân năm 1968.
Video cho thấy, ông này nhiều lần nhấn mạnh vai trò của mình như một ‘chứng nhân’ tham gia công việc ‘thi hành bản án cách mạng’ đối với những thường dân.
Ông này còn kể rõ tường tận như: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu... Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra...”
Sau 25 kinh hoàng, quân đội cộng sản đã dùng nhiều biện pháp man rợ để giết hại khoảng 6 ngàn người dân Huế vô tội.
Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng em trai mình là Hoàng Phủ Ngọc Phan, cùng với Nguyễn Đắc Xuân… bị coi là những đồ tể gây ra vụ thảm sát.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn đăng trên Da Màu, ông Tường lại nói rằng bản thân ông này ‘không chứng kiến’ những vụ giết người tại Huế: 
“Còn những vụ giết người hàng loạt, tôi chỉ nghe nói chứ không chứng kiến, nhưng tôi biết là mình không thể hành động như thế”, Hoàng Phủ Ngọc Tường nói.
Chối tội
Sau năm 1975, cũng như nhiều nhân vật đi theo ‘mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam’, Hoàng Phủ Ngọc Tường gần như bị chế độ CSVN loại bỏ. Đến năm 1987 thì ông này lại làm đơn xin gia nhập đảng.
Trong bài phỏng vấn, ông Tường nói rằng đã ‘thôi sinh hoạt đảng’ 3 năm sau đó – tức năm 1990, nhưng không có giấy tờ chính thức.
Năm 1989, ông này bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người và phải ngồi xe lăn. Sau đó, được gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống.
Trong suốt những năm tháng cuối đời, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã luôn tìm cách chạy tội cho cá nhân và đồng bọn của ông ta trong cuộc thảm sát Mậu Thân 68. Trong khi đó, chế độ CSVN vẫn tiếp tục dùng sự kiện này để ăn mừng trên xác những người dân vô tội, thậm chí chúng còn trơ trẽn dùng cả bộ máy tuyên truyền nhằm đổ lỗi cho ‘Mỹ-Nguỵ’ đã gây ra cuộc thảm sát.
*
Ở đời, con người thì ai cũng có lúc sẽ phải trở về với cát bụi. Tuy nhiên, sẽ thật là một điều bất công nếu Hoàng Phủ Ngọc Tường được chết. 
Không phải vì hận thù hay muốn trả thù, cá nhân tôi cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường và đồng bọn ông ta cần phải sống cho đến ngày công lý được thực thi. 
Ngược lại, muốn được nhắm mắt ra đi, thì đây là cơ hội cuối cùng để Hoàng Phủ Ngọc Tường nói ra sự thật, xem như một lời tạ lỗi cuối cùng trước khi lìa đời. 

 

Hãy nói trước ngày chết

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Trong lịch sử nhân loại, không có một chủ nghĩa nào tàn bạo hơn chủ nghĩa Cộng Sản. Từ khi Tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời năm 1848 cho đến khi bức tường Bá Linh bị đập đổ vào 1989, khoảng gần 100 triệu người từ nhiều quốc gia đã bị giết. Hơn hai mươi năm qua, mặc dù ngọn lửa vô thần đã tắt trên phần lớn quả địa cầu, một góc trời phương đông lửa vẫn còn đỏ rực, nhà tù vẫn còn giam giữ nhiều người bất đồng với chế độ độc tài toàn trị và tự do vẫn là một bóng mây xa.
Người đời có thói quen kết án Stalin đã gây ra tội ác tày trời đối với nhân dân Liên Xô, Mao Trạch Đông đã giết trên 30 triệu nhân dân Trung Quốc và Pol Pot tiêu diệt một phần tư dân tộc Khmer bằng súng và cả bằng dao phay, cán cuốc. Những chuyện đó ngày nay nhân loại đều biết và tội ác của chúng không còn là vấn đề tranh cãi nữa. Tuy nhiên, làm thế nào một nông dân có gốc gác bình thường, nếu không muốn nói là hiền lành như Mao lại có thể trở thành sát nhân của mấy chục triệu dân Trung Quốc? Làm thế nào Pol Pot, con của một điền chủ giàu có, được gởi sang Pháp ăn học, được bạn bè nhớ lại như một người nhã nhặn, lịch sự và được gọi là trí thức trong xã hội Khmer còn chậm tiến lúc bấy giờ, nhưng sau khi nắm chính quyền đã giết hai triệu dân Khmer bằng búa, dao và những cách giết người tàn bạo hơn cả trong thời Trung Cổ?
Bởi vì chủ nghĩa Cộng Sản trang bị cho chúng một quyền lực tuyệt đối, một niềm tin cuối cùng, một lối thoát tinh thần, một chỗ dựa lý luận để giải thích cho hành động bất nhân của chúng. Nuon Chea, người đứng hàng thứ hai của chế độ Khờ Me Đỏ chỉ sau Pol Pot, lạnh lùng trả lời báo chí, những kẻ bị giết chỉ vì “họ là kẻ thù của nhân dân”. Đơn giản vậy thôi. Chúng ăn rất ngon và ngủ rất yên dù sau một ngày ký hàng loạt bản án tử hình.
Giết một vài đối thủ thì không sao nhưng để loại bỏ hàng triệu người là chuyện khác. Stalin không thể lên tận các trại lao động khổ sai ở Siberia để bỏ đói những người chống đối y. Mao Trạch Đông không thể xuống từng trường học để tra tấn các thầy cô trong Cách Mạng Văn Hóa, Hồ Chí Minh không thể đích thân xử bắn bà Nguyễn Thị Năm trong Cải Cách Ruộng Đất. Nhưng họ có khả năng huấn luyện, đầu độc một thế hệ đao phủ thủ trẻ tuổi hăng say và cuồng tín để làm thay. Quyền lực đặt vào tay đám đao thủ phủ trẻ này chẳng khác gì con dao bén để chúng thanh toán những mối thù riêng và lập công dâng Đảng.
Tháng 10 năm 2002, nhà báo Mỹ Amanda Pike đến Campuchia để tìm hiểu nguyên nhân tội ác diệt chủng của Pol Pot đã không được làm sáng tỏ. Amanda Pike phỏng vấn bà Samrith Phum, người có chồng bị Khờ Me Đỏ giết. Theo lời kể của bà Samrith Phum, vào nửa đêm năm 1977 chồng bà bị một Khờ Me Đỏ địa phương bắt đi và giết chết vì bị cho là “gián điệp CIA”. Hung thủ chẳng ai xa lạ mà là người cùng làng với bà Samrith. Hiện nay, kẻ giết người vẫn còn sống nhởn nhơ chung một làng với bà cách thủ đô Nam Vang vài dặm nhưng không một tòa án nào truy tố hay kết án.
Với chủ trương “Dân tộc Khờ Me cần đào hố để chôn đi quá khứ” Hun Sen đã cản trở Liên Hiệp Quốc rất nhiều trong việc điều tra tội diệt chủng của chế độ Pol Pot. Hun Sen cản trở vì bản thân y cũng từng là một sĩ quan Khờ Me Đỏ. Hun Sen nhiệt tình với lý tưởng CS đến mức bỏ học theo Pol Pot khi còn trong tuổi thiếu niên. Nhiều chi tiết trong quảng thời gian từ 1975 đến 1979 của cuộc đời y vẫn còn trong vòng bí mật. Khi chôn quá khứ của Campuchia, Hun Sen muốn chôn đi quá khứ tội lỗi của mình.
Tình trạng kẻ sát nhân và gia đình những người bị sát hại vẫn còn sống chung làng, chung xóm, chung thành phố không chỉ phổ biến tại Campuchia nhưng cũng rất phổ biến tại Huế sau vụ Thảm sát Tết Mậu Thân 1968.
Số người bị giết trong vụ Thảm sát Tết Mậu Thân khác nhau tùy theo nguồn điều tra nhưng phần lớn công nhận số người bị giết lên đến nhiều ngàn người và “kẻ thù nhân dân” không chỉ là công chức chính quyền VNCH mà còn rất đông sinh viên, học sinh, phụ nữ, trẻ em và ngay cả một số giáo sư ngoại quốc. Ông Võ Văn Bằng, Nghị viên tỉnh Thừa Thiên và cũng là Trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, kể lại: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.” 
Tài liệu liên quan đến Thảm sát Tết Mậu Thân rất nhiều, từ điều tra của các nhà nghiên cứu nước ngoài cho đến các nhân chứng sống Việt Nam. Đến nay, thành phần được nghĩ đã gây ra biến cố đầy tang thương cho dân tộc Việt Nam này là những người Huế “nhảy núi”. Họ là những người bỏ trường, bỏ làng xóm, bỏ cố đô lên rừng theo CS và Tết Mậu Thân đã trở lại tàn sát chính đồng bào ruột thịt của mình. Họ là những kẻ vừa được giải thoát khỏi nhà giam Thừa Phủ đưa lên núi huấn luyện vài ngày rồi trở lại giết chết những kẻ bị nghi ngờ đã bỏ tù họ. Không giống quân đội chính quy tấn công Huế, những du kích nằm vùng, những thanh niên, sinh viên, học sinh là những người sinh ra và lớn lên ở Huế, thuộc từng tên phố tên đường, biết tên biết tuổi từng người. Họ lập danh sách và đến từng nhà lừa gạt người dân bằng cách “mời đi trình diện” rồi sẽ trả về nhà ăn Tết. Những người nhẹ dạ đi theo. Mà cho dù không nhẹ dạ cũng chẳng ai nghĩ mình sắp bị chôn sống chỉ vì làm chức liên gia trưởng của năm bảy gia đình, ấp trưởng một ngôi làng nhỏ, xã trưởng của vài trăm dân. Kết quả, từng nhóm, từng đoàn người lần lượt bị đem ra “tòa án nhân dân” và kết án tử hình.
Người “nhảy núi” nổi tiếng nhất là Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Ngày 12 tháng 7 năm 1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời câu hỏi của nhà văn Thụy Khuê về sự liên quan của ông đối với vụ Thảm sát Tết Mậu Thân: “Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966, và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu Thân 1968, tôi không có mặt ở Huế” và ông cũng thừa nhận Thảm sát Tết Mậu Thân là có thật chứ chẳng phải “Mỹ Ngụy” nào dàn dựng “Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng”.
Khi được hỏi ai là những người phải chịu trách nhiệm, Hoàng Phủ Ngọc Tường phát biểu “Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” và tiếp tục nêu thêm chi tiết chính Đại tá Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân thừa nhận trong tạp chí Sông Hương “Dù bởi lý do nào đi nữa, thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi.”
Tóm lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường trong buổi phỏng vấn dành cho nhà văn Thụy Khuê xác nhận ông ta không có mặt ở Huế trong suốt thời gian Huế bị CS chiếm đóng và những kẻ sát hại thường dân vô tội là do các “lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” chủ trương. 
Tuy nhiên 15 năm trước đó, ngày 29 tháng 2 năm 1982, trong buổi phỏng vấn truyền hình dài 15 phút dành cho hệ thống WGBH, Hoàng Phủ Ngọc Tường thừa nhận việc dư luận đang tố cáo ông là đúng, nghĩa là chính ông đã có mặt tại Huế: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu... Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra...” và ông cho rằng một số người dân Huế chết thảm thương là do sự trả thù của chính người Huế với người Huế “chính nhân dân đã căm thù quá lâu, đó là những người đã bị chính nó tra tấn, chính nó đã làm cho tất cả gia đình phải bị đi ở tù ra ngoài đảo v.v... và đến khi cách mạng bùng lên họ được như là lấy lại cái thế của người mạnh thì họ đi tìm những kẻ đó để trừ như là trừ những con rắn độc mà từ lâu nay nếu còn sống thì nó sẽ tiếp tục nó gây tội ác trong chiến tranh.”
Nếu phân tích theo thời gian và diễn biến chính trị thế giới, đặc biệt sự sụp đổ của phong trào CS quốc tế, câu trả lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường vào năm 1982 là thành thật và sát với thực tế Mậu Thân nhất. Trong giai đoạn chuyên chính vô sản vài năm sau 1975, không chỉ ông ta mà cả các lãnh đạo CSVN vẫn nghĩ “con đường tất yếu” là con đường “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Không có một thế lực nào cản trở sức chảy của “ba dòng thác cách mạng”. Vào thời điểm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường chẳng những không sợ gì phải che giấu mà còn xem đó như một thành tích cần được nêu ra. Xem đoạn phim, khuôn mặt Hoàng Phủ Ngọc Tường đằng đằng sát khí khi diễn tả việc giết một viên chức VNCH: “chỉ lấy lại mạng sống của một người, giá đó rất nhẹ và công bằng”.
Thái độ đó hoàn toàn khác với giọng ôn tồn khi ông ta nhắc lại lời của Đại tá CS Lê Minh như thay cho chính mình 15 năm sau “bây giờ, là những người lãnh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chính sách minh oan cho những gia đình nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ”. Thời gian đổi thay, lịch sử đổi thay và con người cũng thay đổi. Không phải chỉ Hoàng Phủ Ngọc Tường mà cả những cựu lãnh đạo CS Đông Âu, một thời giết người không chút xót thương, sau 1990 cũng trả lời báo chí với giọng ngọt ngào như thế.
Nhiều bạn hữu của Hoàng Phủ Ngọc Tường như tác giả Ngô Minh viết trên talawas 2008, cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường “trong suốt những năm lên “xanh” ở A Lưới, Hoàng Phủ Ngọc Tường không được phân công về thành phố hay đồng bằng một chuyến nào cả” mà không biết hay cố tình bỏ qua sự kiện 26 năm trước chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã xác nhận mình ở Huế với những tình tiết mắt thấy tai nghe của một người trong cuộc. 
Hai buổi trả lời phỏng vấn hoàn toàn trái ngược chứng tỏ Hoàng Phủ Ngọc Tường phải có một khó khăn để giải thích sự liên hệ của mình đến vụ Thảm sát Mậu Thân. Lời phát biểu của ông cho thấy một điều, ngoại trừ trẻ em quá nhỏ, những người bị giết chắc chắn biết người giết mình là ai.
Không giống Hoàng Phủ Ngọc Tường mâu thuẫn, hai ông Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Phan từ trên núi theo đoàn quân CS đánh vào Huế. Hai ông không từ chối điều này nhưng đều phủ nhận đã có liên hệ gì với Thảm sát Mậu Thân. Trong bài viết Nhân đọc bài "Trịnh Công Sơn - Những hoạt động nằm vùng” Hoàng Phủ Ngọc Phan khẳng định: “Còn tôi thì có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người.” 
Nhà văn Nhã Ca kết án ông Nguyễn Đắc Xuân trong Giải Khăn Sô Cho Huế vì đã “đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố để xử tử” và ông Nguyễn Đắc Xuân đáp lại trong bài Hậu Quả Của “Cái Chết” của tôi: “Còn tôi, một sinh viên Phật tử mới thoát ly chưa đầy một năm rưởi, không có quyền hành gì, nếu tôi muốn làm những việc như Nhã Ca viết thì cũng không thể làm được. Không ai cho tôi làm. Nếu tôi tự ý làm, làm sao tôi có thể thoát được sự phê phán của đồng chí đồng sự của tôi, đặc biệt là những người sau nầy không còn đứng trong hàng ngũ kháng chiến nữa...”
Chuyện “thoát ly chưa đầy một năm rưỡi” không chứng minh được ông ta không có quyền giết người, trái lại cũng có thể giải thích ngược, càng tham gia trễ càng phải chứng tỏ nhiệt tình cách mạng cao độ, càng phải giết nhiều người, càng phải lập nhiều công. Nói thế không phải để đánh bồi thêm một người đã ngã nhưng cho thấy lời biện bạch của ông không thuyết phục.
Trong tinh thần “Lợi ích của sự ngờ” (Benefit of the doubt), tạm cho những lời người khác kể về các ông chưa đủ bằng chứng kết tội, tuy nhiên, các ông Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân, những thành viên tích cực của phong trào đấu tranh đô thị, hoạt động 26 ngày trong lòng thành phố Huế bị rơi vào tay các ông với nhiều ngàn người dân vô tội bị giết bằng những cách dã man hơn cả bọn diệt chủng Pol Pot mà các ông nói rằng không biết gì, không thấy gì thì trẻ con ngây thơ cũng không tin được.
Và không chỉ ba ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan mà cả thế hệ “nhảy núi” ở Huế trong đó rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ cho đến nay vẫn không biết gì, không thấy gì, không viết gì về Thảm sát Tết Mậu Thân thì quả là chuyện lạ. Hãy thử đặt mình trong vị trí của gia đình các nạn nhân vụ Thảm sát Huế, các ông có nghĩ rằng chính Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân đã giết hoặc biết chắc ai đã giết thân nhân các ông các không? Chắc chắn là có, không thể có lời giải thích thứ ba.
Lẽ ra Thảm sát Tết Mậu Thân phải là nguồn thôi thúc cho nhiều tác phẩm văn học lớn nói lên sự đau khổ, sự chịu đựng tận cùng của đồng bào Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Lẽ ra những người đang bị dư luận kết án, nếu thật sự không tham dự vào cuộc tàn sát, thay vì than mây khóc gió trong văn chương hay lao đầu vào cơm áo, nên dành phần còn lại của đời mình đi tìm cho ra cội nguồn gốc rễ để vừa giải oan cho đồng bào mà cũng minh oan cho chính mình. Gia đình nạn nhân còn đó, nhân chứng còn đó, hầm hố còn đó, bạn bè còn đó, chứng tích còn đó, chế độ còn đó. Có thể người đọc vì sự công phẫn chưa nguôi, sẽ không tin hết các điều các ông các bà viết nhưng nếu đúng rồi lịch sử sẽ tin. Nếu không làm thế, cơ chế độc tài này chắc chắn sẽ tàn lụi nhưng tên tuổi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v... mãi mãi vẫn là những dấu đen ngàn đời không phai.
Dư luận khắt khe nhưng không bất công. Suốt 42 năm, các ông các bà có rất nhiều cơ hội để làm sáng tỏ một sự kiện lịch sử mà các ông các bà từng tham dự, nhưng ngoại trừ việc phải trả lời vài buổi phỏng vấn rải rác đó đây, các ông các bà im lặng. Kết án lại những người kết án không phải là cách trả lời mà nhân dân Việt Nam đang muốn biết. Ông Nguyễn Đắc Xuân được gọi là “nhà Huế học” nhưng Huế không chỉ có sông Hương, núi Ngự, lăng tẩm, đền đài mà còn có Bãi Dâu, Khe Đá Mài, khu Gia Hội và hàng chục ngôi mồ tập thể khác. Đời sống của một dân tộc không chỉ gồm những thời đẹp đẽ, vinh quang mà còn cả những giai đoạn đau buồn, tủi nhục. Tại sao các ông các bà không viết? Phải chăng những người “nhảy núi” ở Huế cũng giống như Hun Sen hay tên Khờ Me Đỏ giết chồng bà Samrith Phum năm 1977, đang cố chôn đi quá khứ? Sự im lặng của các ông các bà không phải là một công án thiền mà là lời tự tố cáo lớn tiếng nhất.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ suy vi và phân hóa nhưng sự kiện một số người dã tâm tàn sát nhiều ngàn người Việt khác trong chỉ vài tuần bằng các phương tiện phi nhân chưa từng có như ở Huế là lần đầu. Vết thương Mậu Thân sẽ không bao giờ lành một khi tội ác chưa được đưa ra ánh sáng. Nền tảng của hòa giải là công lý và sự thật chứ không phải che đậy và lãng quên.
Nhiều tác giả đã viết về Thảm sát Mậu Thân. Những dữ kiện trong bài viết này không có gì mới mà đã được nhắc đi nhắc lại. Dụng ý của kẻ viết bài này chỉ muốn nhấn mạnh một điều rằng, nhiều trong số những người “nhảy núi” còn sống ở Huế hay trong và cả ngoài nước, nhưng chắc không sống bao lâu nữa. Tuổi tác của các ông các bà đều trên dưới bảy mươi. Thời gian còn lại như tiếng chuông ngân đã quá dài. Tất cả sẽ là không. Các ông các bà ra đi không mang theo gì cả nhưng sẽ để lại rất nhiều. Vẫn biết con người khó tự kết án chính mình nhưng các ông, các bà vẫn còn nợ dân tộc Việt Nam, nhất là các thế hệ mai sau, câu trả lời cho cái chết của nhiều ngàn dân Huế vô tội.
Ngọn nến trước khi tắt thường bật sáng, vì tương lai dân tộc, các ông các bà hãy sáng lên sự thật một lần trước ngày chết.




Nguyễn Khắc Mai: Đại hội XII "Phải chăng Ngựa theo đường cũ?!"

Trần Quang Thành (Danlambao) - LGT: Nếu không có gì thay đổi bất ngờ vào giờ chót, Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ khai diễn vào đầu năm 2016. Từ tháng 9/2015, đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố và cấp tương đương trực thuộc trung ương sẽ bắt đầu đại hội để thảo luận, góp ý các văn kiện của đại hội XII, cử đoàn đại biểu đi dự Đại hội XII... Các hội nghị trung ương vừa qua đặc biệt là hội nghị 12 sắp tới là sự tranh giành ảnh hưởng của phe nhóm trong đảng.
Dư luận có nhiều cách nhận định khác nhau về cuộc đấu đá nội bộ này. Có nguồn dư luận cho rằng đấy là đấu trường so găng giữa phe bảo thủ cầm đầu là Nguyễn Phú Trọng và phe cấp tiến cầm đầu là Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cũng có nguồn dư luận phân tích chẳng có phe nhóm bảo thủ hay cấp tiến. Nó chỉ là cuộc tranh giành quyền lực và quyền lợi của các nhóm trong đảng thủ phạm là những người siêu quyền lực trọng Bộ Chính trị.
Lạm bàn về Đại hội XII, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai trong cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành đã đặt câu hỏi “Đại hội XII: Phải chăng ngựa theo đường cũ?!”
Nội dung như sau - Mời quí vị cùng nghe:

(Youtube PV nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai)
*
Trần Quang Thành (TQT): Xin chào nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai.
Nguyễn Khắc Mai (NKM): Xin chào anh Thành
TQT: Chỉ còn vài tháng nữa Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiến hành Đại hội lần thứ XII. Theo nhà nghiên cứu Nguuyễn Khắc Mai, dư luân đang quan tâm nhất những vấn đề gì của Đại hội.?
NKM: Hiện nay dư luận xã hội đang hết sức quan tâm đến 2 điều: 
- Thứ nhất là nội dung của đại hội có đáp ứng được tình hình mới của dân tộc hay không hay là “ngựa vẫn theo đường cũ””?
Người ta mong đợi một sự đổi mới ở vòng 2 tốt hơn, tử tế hơn và nói như Nguyễn Phú Trọng “trí tuệ và khí phách hơn”. Tất nhiên phải nói đến cái chân trí tuệ, cái thật khí phách; chứ không phải cái ngụy trí tuệ, của Tàu hay là cái giả vờ khí phách, nhưng thực chất là đớn hèn. Hiện nay người ta đang mong ước một đại hội thật sự có trí tuệ, có khí phách để dám nhìn thẳng vào sự thật tình hình đất nước hiện nay đang đứng trước nhiều vấn đề lớn nan giải.
Ngay cái chuyện cụ thể trước mất đây kinh tế Tàu sụp đổ, chứng khoán Tàu sụp đổ, đồng tiền Tàu sụp đổ chúng ta sẽ chuẩn bị như thế nào? Đây là một vấn đề rất lớn nó liên quan đến tiến trình chuẩn bị Đại hội XII hiện nay mà nhân dân chờ đợi nó thật tri tuệ, nó thật khí phách.
Đấy là vấn đề số 1. Nhiều ý kiến bàn về vấn đề này lắm.
- Vấn đề thứ hai mà người ta chờ đợi đó là có được những con người tử tế, những con người đàng hoàng, những con người không hư hỏng, không cũ kỹ, những con người đổi mới vòng 2 có chí, có tâm, có khí phách, có chiến lược. Đặc biệt là những con người thật sự yêu nước dám vượt qua mọi hư hỏng, cũ kỹ của Đảng, của Nhà nước, của xã hội để lãnh đạo một tiến trình mới của dân tộc. Người ta đang chờ đợi những con người như thế..
Đó là sự mong ước, chờ đợi của dân tộc Việt Nam có những con người mới xuất hiện. Và thời thế đang tạo ra anh hùng. Và người ta cũng hy vọng có anh hùng để thúc đẩy thời thế phát triển
TQT: Ông vừa nói tới nội dung Đại hội là trí tuệ. Đại hội nào cũng nói tri tuệ cả. Nhưng mà sau mỗi đại hội người dân hình như lại thấy thất vọng. Tại vì những điều người ta nói tại đại hội rất là lớn lao, rất là hay, rất là hấp dẫn. Nhưng mà khi thực thi vào cuộc sống thì hầu như các vấn đề nó ngược lại. Ông có nghĩ rằng đại hội sắp tới đây các vấn đề đưa ra sẽ rất hay, rất mới, nhưng cuối cùng nó lại đi theo con đường cũ không ạ?
NKM: Phải nói thẳng như thế này, 11 Đại hội vừa qua là sự sao chép, học mót hệ thức xô viết, chế độ xã hội chủ nghĩa kiểu xô viết, thuộc Mác – Lê nhưng không có Mác chỉ có Lê thôi. Cho nên 11 cái đại hội vừa qua trí tuệ rất thấp, rất lùn. Nó không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, sự thăng hoa, sự phục hung của dân tộc trong thời kỳ hiện đại.
Tại sao các nước xung quanh họ phục hưng được? Họ cũng bị nô lệ. Họ cũng là những nước bị thực dân xâm chiếm, mất độc lập. Rồi sau họ giành được độc lập bằng cách của họ. Trong thời gian 3, 4 mươi năm họ phục hung dân tộc của họ hết sức ngoạn mục. Hàn Quốc, Singapore, Indonesia,Malaysia, Philippine, Thái Lan khi còn nô lê như nhau chúng ta còn khá hơn họ. Bắt đầu giành được độc lập chúng ta cũng khá hơn họ. Nhưng bây giờ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Việt Nam quang vinh, tài tình nhất thế giới, đỉnh cao muôn trượng thì số phận Việt Nam ở cái tình trạng thu nhập trung bình thấp, năng xuất lao động thua hết tất cả. Thua cả Thái Lan, thua cả Malaysia. Cho nên trí tuệ mà anh nói chúng tôi cho 11 đại hội vừa qua là trí tuệ giả, trí tuệ như giả kim đó. Nó có vẻ lấp lánh nhưng không phải là vàng. Không phải vài cái lấp lánh đều là vàng. Nó không phải là pha lê mà nó chỉ là một loại thủy tinh chất lượng thấp. Đấy là nói về cái gọi là trí tuệ của 11 cái đại hội vừa qua.
Lấy thực tế làm thước đo. Chưa bao giờ dân trí, nhân cách, văn hóa Việt suy đồi như hiện nay. Hôm nay chúng tôi vừa nhận được tin lại có những cuộc sát hại, giết người nhiều ở trên Tây Nguyên. Đây là một vấn đề đáng báo động. Tại sao ở Tây Nguyên lại có những cuộc giết người rất man rợ? Chúng tôi tin rằng phẩm chất của người Tây Nguyên không có như vậy. Ở đây một bàn tay lông lá ở bên ngoài đang thò vào. Ở đây muốn nói tới vấn đề trí tuệ hay không trí tuệ và có khí phách hay không có khí phách.
Nói về khí phách, đại hội tới có dám thuyết phục lẫn nhau từ bỏ cái gọi là chủ nghĩa Mác – Lê. Về mặt lô-gích, về mặt lý luận nó rất lạc hậu, nó đầy mâu thuẫn. Về mặt thực tế nó không đóng góp gì được cho sư phát triển và nó là nhân tố của sự trì trệ, sự lạc hậu, của hư hỏng, cũ kỹ. Chính Hồ Chí Minh trước khi chết trong Di chúc để lại cũng đã nói phải có cuộc chiến tranh chống hư hỏng, cũ kỹ. Đấy cũng là một tiên đoán. Bây giờ thì nó quá rõ rồi. Càng ngày rõ ràng chúng ta càng thụt lùi. Chưa bao giờ chúng ta chiu đựng một chính quyền hành dân, coi dân như cỏ rác như hiện nay. Chưa bao giờ chúng ta đứng trước một tình hình kẻ sĩ mất nhân cách như hiện nay. Chưa bao giờ chúng ta đứng trước tình hình nền kinh tế đầu tư rất ớn, vay nợ rất nhiều. ODA người ta đưa vào, FDI người ta rót vào rất lớn, rất nhiều. Nhiều hơn hẳn so với các nước xung quanh. Thế nhưng mà kết quả của chúng ta hệ thống giao thông tậm tịt. Một cái hạ tầng cơ sở của nền kinh tế, ngành mũi nhọn để làm đầu tầu phát triển kinh tế không có. Một nền kinh tế gia công và lệ thuộc. Thậm chí người ta đưa nhà máy SamSung vào, người ta yêu cầu nội địa sản xuất ôc thôi để bán cho người ta mà cũng không làm nổi con ốc. Đấy là vấn đề về kinh tế. Còn về giáo dục chúng ta đang đứng trước một cuộc khủng hoảng toàn diện không thể nhắm mắt, đưa chân che đậy sự thật cay đắng ấy. Trương Tấn Sang từng nói sẵn sàng nghe lời nói cay đắng của dân. Thế nhưng mà Đại hội Đảng có dám đưa vấn đề xuống để dân thảo luận đâu. Không dám. Vì sao? Họ tiếp tục bưng bít sự thật và đang muốn giữ lại một nhóm người mà dư luận xã hội khẳng định họ là những người có tội, chứ không hề có công, về sự lệ thuộc, về sự điều hành, về nhân cách, về tham nhũng, về đường lối v.v... và vv… Nhóm bảo thủ ấy đang cố tìm cách làm sao bám trụ. Đây là một vấn đề rất lớn của dân, của nước. Chúng ta đang đứng trước vấn đề liệu Đảng có thông minh, sang suốt loại cái bọn cơ hội ấy, cái bọn hủ lậu ấy, cái bọn hư hỏng, cũ kỹ ấy không? Và tìm một con người mới có trí tuệ, có bản lĩnh để mà vươn lên.
Hiện nay có những khuôn mặt lúc đầu có vẻ sáng loáng, có giá lắm vì anh ta có đến 3 cái bằng đại học thứ thiệt, những xuất hiện một hồi thấy nhân cách của anh ta rất lùn, rất thấp không xứng đáng là một chính khách để lãnh đạo quốc dân trong một thời kỳ mới.
Cho nên vấn đề nhân sự của Đại hội đang tiến hành theo một kịch bản hết sức cũ và nhóm bảo thủ chuẩn bị làm sao để giữ cái ghế bảo thủ, lạc hậu, quyền uy, quyền lực. Đã đến lúc ông Vũ Ngọc Hoàng, ông Trương Tấn Sang la làng lên làm sao để kiểm soát được quyền lực. Thế cho nên muốn làm được, giữ được quyền lực phải có những con người lãnh đạo tử tế, có đủ trí tuệ, dựa vào nhân dân, dựa vào luật pháp đẻ quản trị quốc gia.
Hiện nay họ không đi tìm trí tuệ mới, nhưng đang củng cố những lực lượng bạo lực để giữ lấy quyền. Vẫn theo cái tư tưởng hết sức phản động của Mao Trạch Đông là chính quyền trên đầu ngọn súng.
Đấy là vấn đề quốc dân đang trăn trở, đang suy nghĩ. Nhưng vấn đề là liệu nhân dân và xã hội có thể tham gia được bao nhiêu trong tiến trình đại hội hay họ bưng bít và cuối cùng họ ấp đặt cho nhân dân trong thời kỳ mới một đường lối lạc hậu đã bế tắc, đã thất bại và tiếp tục bám giữ quyền lực.
Một vài điều anh Trọng mới tuyên bố gần đây với báo chí, với ngành công an khiến chúng tôi phải hoài nghi trí tuệ của anh ấy. Khi sang Mỹ, anh ấy nói được những cái điều nhân dân hài long, có hy vọng. Nhưng mà khi trở về anh ấy xuất hiện nguyên như là con người cũ kỹ của anh ấy. Đấy là vấn đề đáng lo cho đất nước và xã hội.
TQT: Ông vừa nói các nước năm 1945 họ có thể kém hơn ta, nhưng bây giờ họ vượt lên đầu ta và ta đang đi học họ. Điểm lại các nước như Indonesia, Singapore, Hàn Quốc họ đều không có đảng cộng sản lãnh đạo. Họ không đi theo đường hướng như đảng cộng sản đã đi. Phải chăng đường lối của đảng cộng sản là sai lầm? Phải chăng đảng cộng sản là nguyên nhân đưa đất nước đi xuống?
NKM: Tôi đang ở nhóm trung dung và tôi nghĩ rằng có những người mác-xít, có những nhóm mác-xít đã khôn ngoan, đã biết tìm đưa một vài cái nhân tố hợp lý của Mác, của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa cổ điển để xây dựng nên cái gọi là xã hội dân chủ xã hội; hệ thống các đảng dân chủ xã hội rất cởi mở, rất khai phóng và chấp nhận đa nguyên. Tức là chấp nhận mình là một thành tố của dân tộc mình, của đất nước mình. Không ỷ thế, không cậy quyền, không biến mình thành độc tài, thành ra độc đảng. Khuynh hướng ấy đã tồn tại và đã đóng góp cho nhiều nước châu Âu phục hung, phát triển sau khi bị Thế chiến lần thứ hai làm cho tan tành đất nước. Các nhóm trí tuệ ấy không phải là Quốc tế thứ Ba, họ không theo cái xô viết mà họ đã ứng dụng các tư tưởng xã hội trong một tình thế rất tích cực, rất văn minh của thời đại là kiến tạo một nhà nước văn minh, dân chủ, phát triển, tam quyền phân lập đâu vào đấy. Việt Nam thì không dám chống lại tam quyền phân lập nhưng bịa ra cái khái niệm khác mà chúng tôi gọi là sự đánh tráo trơ trẽn gọi đó là sự phân công giữa 3 cơ quan quyền lực...
Bài học sáng giá và thực tiến trên thế giới đã có. Chúng ta chỉ cần lấy tinh thần ấy, lấy kinh nghiệm ấy đem vào áp dụng kiến thức chúng ta có. Chúng ta có đầy đủ kiến thức của xã hội. Những trí thức trong nước và ngoài nước sẵn sang đáp ứng nhu cầu này. Tạo dựng một tầng lớp tinh hoa mới để quản trị đất nước.
Ông Trương Tấn Sang và ông Vũ Ngọc Hoàng có đặt vấn đề về quản trị quốc gia. Nhưng quản trị quốc gia như thế nào? Nếu cứ với thể chế chính trị Mác – Lê như hiện nay, hủ lậu như hiện nay thì không thể nào có quản trị quốc gia tiên tiến, lành mạnh, đàng hoàng, minh bạch, trong sáng và tiến bộ. Đây là vấn đề chúng ta hết sức đáng lo. Chúng tôi nghĩ nhân dân, trí thức, những thanh niên yêu nước góp vào tiếng nói của mình để làm đỏi thay nhận thức và làm thay đổi đường lối; góp phần tác động lựa chọn được những người tinh hoa trong xã hội, trong dân tộc. Đấy là hy vọng.
TQT: Những người làm nên sự nghiệp cho các nước ở châu Âu mà theo ông vừa nói là họ theo xã hội dân chủ và những người đó không phải là những người cộng sản, là những đảng cộng sản. Phải chăng nếu chúng ta làm như họ thì vai trò của đảng cộng sản sẽ bị xóa bỏ?
NKM: Thực tế Việt Nam từng có điều này. Sau cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thì năm 1946 Việt Nam chúng ta từ Sài Gòn đến Huế đến Hà Nội đã có một cuộc tuyển cử và đã hình thành hiến pháp 1946 cho đến nay nhiều điều vẫn còn rất hợp lý, tiến bộ. So với hiến pháp năm 2013 thì nó hơn hẳn. Hay việc điều hành của chính phủ Việt Nam Cộng hòa trong 20 năm ở miền Nam tôi thấy có rất nhiều kinh nghiệm về dân chủ hóa đất nước; về thúc đẩy nền văn hóa mới của dân tộc; về tạo dựng công ăn việc làm. Thậm chí GDP của họ hơn gấp nhiều lần miền Bắc.
Đấy là bài học của chúng ta chứ không cần phải đi đâu tìm tòi, sao chép. Lấy kinh nghiệm ấy cộng với hiểu biết hiện nay của chúng ta thì chúng ta thừa sức xây dựng được một cái thiết chế chính trị rất dân tộc, rất dân chủ, rất thời đại, văn minh, tiên tiến và thật sự có hạnh phúc, có tự do chơ từng con người, chơ từng cộng đồng.
Cản trở lớn nhất là sự lạc hậu, trì trệ, bám giữ quyền lực vô nguyên tắc và vô pháp của ban lãnh đạo Đảng hiện nay.
Tôi khẳng định phương thức hoạt động hiện nay là phi pháp vì chẳng có điều luật nào giải thích điều 4. Ngoài hiến định để cho đàng hoàng phải có luật định. Hiện nay mọi thể chế hoạt động trong xã hội đều có luật định. Chỉ riêng Đảng Cộng sản Việt Nam đang hoạt động chỉ với điều 4 rất mơ hồ không hề để cho nó thành luật, thành lệ cho nó rõ rang. Đây là tội của Quốc hội. Từng câu, từng chữ trong điều 4 Quốc hội phải giải thích nó là thế nào. Hoạt động của Đảng hiện nay chúng tôi đánh giá là vô danh, vô pháp. Không thể quản trị quốc gia theo kiểu ấy được nữa. Vì thế Đại hội XII đang đứng trước những vấn đề cực kỳ lớn của dân, của nước.
TQT: Chúng ta đang ở trong thời kỳ kỷ niệm 70 năm Cách mạng thánh Tám. Nhiều người nói rằng sau Cách mạng tháng Tám nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không lèo lái Việt Nam đi theo Quốc tế cộng sản nước ta đã khác nhiều rồi. Cái tội lớn nhất là chúng ta đã đi theo Đệ tam quốc tế. Đô có đúng là sự thật không thưa ông Nguyễn Khắc Mai?
NKM: Đây cũng là vấn đề rất thời sự. Vấn đề cực kỳ nóng bỏng và cũng quan trọng không kém gì những vấn đề khác...
Cuộc khởi nghĩa tháng Tám có phải là cách mạng hay không? Cuộc cách mạng tháng Tám xây dựng nên một chính quyền và tuyên bố đấy là chính quyền công nông – nhà nước công nông đầu tiên ở châu Á – Riêng cá nhân tôi, tôi cho rằng cái nhà nước công nông đầu tiên ấy là lừa bịp, là dối trá. Khi nói công – nông thì công nhân và nông dân phải là những người được tôn trọng nhất, được qúi trọng nhất, được chăm lo tử tế nhất thì công nhân và nông dân lại là 2 thành phần bi thảm nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay dưới sự lãnh đạo của tập đoàn Nguyễn Phú Trọng. Bi thảm đến mức cãi nhau như mổ bò về việc có nâng lương cho công nhân 15,16% được không. Hai bên cãi nhau tới mức đến 3/9 tiếp tục họp. Ngay cái chuyện lo miếng ăn cho công nhân lo không nổi. Trong tuyên ngôn cộng sản năm 1848 ông Mác tuyên bố là “Giai cấp vô sản sẽ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”. Nhưng 25 năm sau trước khi chết ông nói với Bakinin rằng “Một khi giai cấp công nhân cướp được chính quyền, họ sẽ thúc đẩy để có một chế độ chính trị ủy nhiệm để cho một số người tự ứng cử và bầu cử nhằm quay lại cai trị họ”, tức là cai trị giai cấp công nhân. Ngay lập tức giai cấp công nhân rơi tõm vào một tình thế bị lừa dối. Sau một hồi hưng phấn cách mạng trong một kiểu nhà nước mới họ thức dậy thấy mình là nô lệ, thấy mình là con rối. Đặc biệt ông Mác nói tiếp mình là một con mồi cho những tham vọng mới. Câu này hoàn toàn nó là hiện thực của nước Nga, nước Tàu, nước Việt, nước Triều Tiên, nước Cuba. Tất cả các nước theo chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tháng Tám phải xem xét lại những tuyên bố hùng hổ của mình nào là nhà nước công – nông đầu tiên thì đâu phải. Hai nữa hiến pháp do chiến tranh đã đành nhưng mà nó chỉ tồn tại từ năm 1946 đến năm 1959
Năm 1959, Hồ Chí Minh học Nga, sao chép hiến pháp của Liên Xô và kiên quyết xóa bỏ Hiến pháp 1946. Thay Hiến pháp 1946 và từ đó đến nay theo tinh thần bản hiến pháp kiểu xô viết ấy Việt Nam ngày càng xa lý tưởng ban đầu của cuộc khởi nghĩa tháng Tám. Độc lập không còn là độc lập. Nước không mất hoàn toàn, nhưng từng bộ phận mất biển đảo, biên giới. Lệ thuộc về chính trị với Trung Hoa là rất rõ ràng. Sự lũng đoạn về kinh tế của Trung Hoa là rất rõ ràng. Cho nên về những vấn đề như thế người ta đã thấy không còn tinh thần, bóng dáng gì của lý tưởng khởi nghĩa tháng Tám nữa.
Kỷ niệm 70 năm, người ta đang rất huyênh hoang và cũng là đánh lừa dư luận cho là nhiều điều hay ho. Thực chất không phải như vậy về cả lý luận, về cả thực tiễn.
Cái mà anh gọi là Cách mạng tháng Tám tôi không bao giờ nghĩ nó là một cuộc cách mạng. Nó là một cuộc cướp chính quyền. Và ban đầu nhờ có sự đoàn tụ của dân tộc, nhiều nhóm, nhiều nhân sĩ, trí thức, nhiều tôn giáo đồng lòng và thành Việt Minh. Đảng Cộng sản Đông Dương lúc ấy chỉ có năm nghìn người thôi kể cả những người cảm tình. Thế nhưng cái phần lớn của Việt Minh là dân tộc nên mới tạo ra được cái kết quả gọi là văn hóa của cuộc khởi nghĩa tháng Tám. Thế nhưng 3 năm sau đó 46, 47, 48 và cho đến 1954, đến năm 1959 là bắt đầu sự phản bội, xóa bỏ tinh thần của cuộc khởi nghĩa tháng Tám và dẫn dắt dân tộc ngày càng chui vào sừng trâu, vào hũ nút làm đồi trụy, làm thấp hèn, làm suy kém dân tộc Việt Nam. Đấy là nhận thức của tôi khi anh đề cập đến cái gọi là Cách mạng tháng Tám.
TQT: Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai.
NKM: Xin chào anh Thành. 
Xin chúc quí độc giả có sự bình an, khỏe mạnh. Chúng ta cố gắng tạo nên một dư luận, trí tuệ, khí phách lành mạnh vì dân, vì nước.

Trần Quang Thành
danlambaovn.blogspot.com

CHUAN BI TRON CHAY khoi VN


Tôi từ Long An đi Hà Nội một tháng, gặp một số chuyện “độc” chỉ có ở thủ đô, mang về làm quà kể cho qúy bạn nghe . Kể từng chuyện nhé.
Chồng chị là đảng viên. Chị cũng đảng viên, cả hai đều là đảng viên thứ gộc. Họ làm ăn rất tài và phất rất nhanh. Hết mua bán đất đến mua bán nhà, rồi mua bán chung cư, rồi đến chơi chứng khoán. Đầu tư quả nào trúng ngay quả đó...
Một hôm, chị nói với tôi rằng, “Chị vừa mua thêm căn hộ ở Singapore, em ạ.” Tôi rất ngạc nhiên khi nghe chị nói như thế. Trước đây, tôi có nghe kể rằng chị đã mua một ngôi nhà ở Australia và một ngôi nhà nữa ở Mỹ, bangCali hẳn hoi. Nghĩa là cho con đi du học ở xứ nào thì chị mua nhà cho chúng ở xứ đó. Trước để khỏi phải tốn tiền thuê nhà, khi học xong thì cũng vừa trả xong tiền nợ, và giá trị căn nhà cũng tăng đủ để sinh lời. Tuy vậy, tôi hỏi thêm cho rõ, “Nhưng chị đã có nhà ở Úc và ở Mỹ rồi thì mua thêm ở Sing làm gì?”
Chị bình thản chia sẻ thật với tôi, “Chị đầu tư mà em. Vả lại vốn vay tại Singapore cực rẻ. Chị sẽ chuyển toàn bộ tài sản ra nước ngoài luôn. Cái quy chế có chừng nửa triệu đô thì được nhập tịch ở Canada rất thoáng, nhà chị ( chồng chị ) đang lo. Như thế sẽ an toàn hơn. Ở nưóc mình, giờ nhìn đâu cũng thấy bóng dáng thần chết... Từ thực phẩm cho đến xe cộ, sơ sảy chút là không toàn mạng ... Rồi dủ thứ diều rác rối , lủng củng , khủng hoảng , lộn xộn , vô luật lệ , vô luật pháp , các phe phái chính trị , các bè dảng thanh toán nhau , giết chóc nhau , chưa biết bị chết , bị mất mạng , mất hết tài sản , sụp dổ hết các co nghiệp lúc nào .... Rồi thì nền kinh tế của Trung quốc và của VN ta qúa bất an , bất ổn , bị sập dổ , tan nát tùm lum ....

 Vì vậy , chị dã rút hết tiền ra khỏi các ngân hàng của nưóc ta và dùng các tiền của ấy dem di dầu tư ỏ các nưóc ngoài ... Các lãnh dạo của Dảng ta , các Cán Bộ và các dại gia kháp cả nưóc ta cũng dã làm như thế cả .... Tháng nào bọn chị cũng bay quaSingapore mua thực phẩm rồi đem về Hà Nội sử dụng dần dần. Mấy cái siêu thị ở đây cũng không thể tin được. Làm sao mà biết chắc rằng chúng không bán hàng đểu cho mình. Ăn bậy vào nếu không ngộ độc thì cũng ung thư ... Bệng tật , ốm dau , liệt nhưọc tùm lum do bỏi an uống thực phẩm dộc hại của Trung quốc tràn ngập kháp mọi noi ỏ nưóc ta từ nhiều nam nay ..... Ôi thôi dủ mọi thứ , mọi diều , mọi chuyện khốn kiếp , khốn nạn ....!!!! Bọn chị thấy kinh khiếp qúa xá ......
Chị lại khuyên, “Mấy đứa nhỏ ở nhà em trong Nam thì bọn em hãy ráng lo cho chúng đi du học hết đi... Hoa Kỳ ( Mỹ ) họ sẽ thâu nhận rất nhiều khoảng hon 50.000 ( hon nam mưoi ngàn ) du học sinh của VN trong các niên học , niên khóa sáp tói .... Ngày xưa thì hết tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị nạn giáo dục nữa.... Mà thật ra thì thời buổi này, ở cái đất nước này, mọi chuyện đều phải tính hết, không thể ù lì chờ nước tới chân mới nhảy. Em cố gắng mà chạy cho được thêm cái quốc tịch ỏ nưóc ngoài như Singapore , Mã Lai , Úc , Á Rập Saudi, Pháp , Bỉ , Dức , Áo , Thụy Sĩ Tiệp , Ba Lan , Hà Lan hay là gì gì dó nữa .....

 Dù sao có hai cái quốc tịch vẫn hơn . Lỡ có chuyện gì... thì... bay hơn 1 tiếng đã đến Singapore hay Mã Lai ..... Việc cần phải làm ngay bây giò là bọn em nên rút hết tiền ra khỏi các ngân hàng trong nưóc vì dồng tiền Nhân Dân tệ của Trung quốc và dồng tiền Việt Nam dã bị phá giá qúa xá ... và chác chán sẽ cỏn nhiều nữa vì nền kinh tế , tài chánh và các thị trưòng của Trung quốc và Việt Nam dã suy thoái , suy sụp , sụp dổ tan nát rồi , dang bị tuột dốc thê thảm ... tuột xuống dến dộ sẽ chỉ có chết mà thôi !!!!!! ......
Tôi tình thật hỏi tiếp luôn, “Vậy anh chị nghĩ sao về cái vụ đảng viên của mình chứ ? -- Đảng viên mà còn tính như thế thì dân đen như bọn em phải làm sao? Niềm tin đặt vào chỗ nào đây?” -- Chị đáp : “Chị dâu có còn sinh hoạt đảng diếc gì nữa đâu, có cái thẻ dảng viên bác hồ thì giữ cho có dấy thôi để khỏi bị chúng hà hiếp , áp bức ... Ngó tới thêm nhục! Còn ông ấy thì phải giữ cái thẻ Dảng viên vì còn phải làm việc trong bộ , trong co sỏ , trong co quan nhà nưóc dể chạy xoay diều nọ , chuyện kia

... Rồi cũng tới lúc phải vất thôi. Chị còn nghe thằng bé nhà chị ở Mỹ nó nói là, ở nước ngoài các chính phủ họ căng với đảng viên bác hồ lắm. Thậm chí khi thi quốc tịch ở Mỹ họ còn hỏi người ta khai ra có phải là đảng viên Phát-xít và dảng viên Cộng sản hay không, nếu có là phăng-teo luôn.” ....
Tôi thầm nghĩ, trời ơi, làm sao mà sống tiếp đây? Các đại gia, các nhà tư sản đỏ mới có điều kiện để trở thành các người tiêu dùng thông thái, các nhà đầu tư thông minh như thế... Ai ai cũng thủ thế và chuẩn bị bài chuồn chạy ra nưóc ngoài để bảo toàn mạng sống và của cải... Thôi thì mình cũng sẽ phài cố gáng học theo , bát chưóc theo họ vậy ...!!!...
*** Chuyện gì , Cái gì , Diều gì cũng Chửi thề , Chửi tục !!
Ngày nay hầu như ở Hà Nội người ta không còn, hay rất hiếm, nói từ “không”, mà thay bằng từ “ D.M nó " ... Ra phố thì cái gì cũng " D.M nó " ... Từ già cho tới trẻ, nam hay nữ gì cũng vậy, cũng nói “ D.M nó ” thay cho “không”. Thậm chí, có khi bạn còn nghe “ D.M nó ” trong các môi trường lẽ ra rất lành mạnh như nhà trường. Cái gì cũng " D.M nó " .... Giả dụ, ở sạp báo, bạn hỏi, “Ông ơi, có báo Nhân Dân không? ” , họ trả lòi :-- “

D.M nó , làm gì có Nhân Dân , chỉ có Công An và Hà Nội Mới thôi! ”. Kinh ! Hay là họ tâm sự vói nhau như thế nầy : -- : D.M nó , bọn Tàu Chệt Trung quốc giết chết toàn thể nhân dân Việt Nam bàng những dồ an , thức uống chứa dầy các chất hóa học dộc hại hoac bàng cách pha trộn , bỏ bột xay nhuyễn của các con dỉa vào thực phẩm rồi dẩy tống hàng nhiều triệu tấn thực phẩm dộc hại dó sang Việt Nam tràn ngập các thị trưòng VN ....!!! D.M nó , bọn nó giết hại dân Việt Nam !!!!

PHAN XUÂN SINH * THỨC TỈNH



THỨC TỈNH
PHAN XUÂN SINH



Luật vượt biển đến Hồng Kông năm 1982, sau khi cải tạo tại Tiên Lãnh được sáu năm. Chuyến đi của anh suông sẻ chỉ mất hai ngày hai đêm trên biển. Điều trước tiên, anh đánh điện tín về nhà báo tin cho vợ con biết anh đã vượt thoát khỏi Việt Nam an toàn để chị mừng. Anh theo chân những người tị nạn vào phố Hồng Kông xin việc làm, anh được một nhà hàng sắp xếp cho anh rửa chén bát, việc làm cũng không đến nỗi khổ cực, lương tương đối khá. Mỗi ngày người ta cho anh mang về trại thức ăn dư thừa để anh chia cho những người không tìm được việc làm. Ở đây anh cảm thấy thoải mái hơn khi ở quê nhà rất nhiều. Không ai quan tâm hoặc theo dõi kẻ khác, không phạm pháp thì không sợ sệt ai. Trong trại ai cũng thân thiện, tận tâm chỉ vẽ nhau những điều người khác không biết. Mọi người chung quanh thương mến anh vì bản tính hiền lành. Ở Hồng Kông gần 1 năm thì anh được phái đoàn Mỹ nhận cho đi định cư.


Thế nhưng có một điều làm anh thắc mắc mãi, tại sao một ông thầy chùa đã giúp đỡ anh tận tình như vậy ? Anh chưa hề quen biết ông. Anh nhớ lại cái đêm vượt biên bị Công An phát giác, anh nhảy xuống sông vừa bơi vừa lặn, trước khi tàu Công An kẹp sát. Lên bờ vì trời tối anh không biết đây là nơi nào. Anh lần mò trong bóng tối chừng ba tiếng đồng hồ vẫn không thấy đường cái. Bỗng nhiên anh trông thấy ánh đèn từ xa, anh đi tới, thì ra đây là ngôi chùa nhỏ. Anh vào chùa gặp vị sư còn trẻ, Sư hỏi anh cần gì ? Anh tình thật thưa rằng anh đang lạc đường và xin được giúp đỡ. Vị Sư đưa anh vào chánh điện rồi đến thưa với thầy trụ trì. Thầy trụ trì chừng trên dưới sáu mươi tuổi, mặc bộ đồ màu lam, nước da ngăm đen, khuôn mặt hiền từ. Khi nhìn thấy anh Thầy có vẻ hơi giật mình. Thầy bảo người Sư trẻ dọn cơm cho anh ăn. Trong lúc nói chuyện để anh an tâm, Thầy cho anh biết sẽ không có ai làm phiền hay quấy rối anh. Anh muốn ở đây bao lâu cũng được. Thầy đích thân dọn phòng cho anh ngủ. Anh tự hỏi giữa lúc khó khăn, gạo châu củi quế, thế mà nhà chùa lại rộng lượng quá vậy.


Sáng dậy, anh bước ra phòng rửa mặt thì đã thấy Thầy ngồi tại bàn ăn đang uống trà. Thầy mời anh cùng uống trà và nói chuyện. Tuyệt đối Thầy không hỏi anh về cuộc sống hiện thời, về gia đình, về nơi ăn chốn ở. Thầy dặn anh có ai hỏi thì bảo anh là bà con ở quê ra thăm thầy. Thầy cũng cho anh biết ngôi chùa nhỏ nghèo nàn nên ăn uống sơ sài, không biết anh có chịu được không ? Anh chắp tay cám ơn Thầy và nói “Được Thầy bảo bọc, chuyện ăn uống không thành vấn đề, tất cả đều tốt với tôi. Xin Thầy đừng bận tâm”. Khi còn ở nhà, anh và vợ con bữa đói bữa no, làm gì được như thế nầy. Trong những ngày ở chùa, Thầy ít khi gặp anh, ít nói chuyện với nhau ngoại trừ vào bữa ăn. Không hiểu sao Thầy cố giữ anh lại, mà không cho biết lý do. Chừng mười ngày sau, khi ăn cơm chiều xong, Thầy bảo anh ngồi lại để Thầy nói chuyện. Chỉ còn lại hai người đối diện nhau, Thầy nói với anh :


- “Khi anh bước chân vào chùa nầy, tôi đã biết anh là người trốn thoát Công An lùng bắt vì tội vượt biên. Ở đây tôi đã gặp vài trường hợp giống anh và tôi đã che chở nên họ về nhà an toàn. Như anh biết chùa là nơi mở rộng vòng tay giúp đỡ cho những người sa cơ thất thế, chúng tôi làm hết sức mình trong điều kiện cho phép. Hơn nữa vượt biên theo tôi không phải là cái tội, họ chỉ trốn thoát chế độ không phù hợp với họ, không chống cự, không phản đối, thì không thể bảo họ mang tội. Trường hợp của anh khác với những người kia, khác như thế nào sau nầy anh sẽ rõ. Đêm nay có một chuyến vượt biên uy tín mà tôi tin tưởng, tôi muốn gửi anh đi trong chuyến nầy, mười một giờ sẽ có người tới dẫn anh đi. Tôi đã chuẩn bị sẵn cho anh mọi thứ, gồm có hai bộ quần áo để anh thay đổi khi tới nơi, và một lượng vàng cho anh tiêu dùng trong thời gian chờ định cư đến nước thứ ba.”


Anh trố mắt nhìn Thầy mà không nói nên lời, anh đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác. Không biết lý do gì mà Thầy tận tình giúp đỡ anh như vậy. Thầy bảo anh về phòng nằm nghỉ, chờ đến giờ có người tới đưa đi. Thầy không cho anh nói một lời nào dù là lời cám ơn. Thầy lên chánh điện tụng kinh. Anh nằm suy nghĩ mãi về sự giúp dỡ nầy của Thầy. Một lượng vàng là một tài sản không nhỏ vào thời điểm đó. Thế mà Thầy lại biếu anh, chưa kể Thầy còn phải đóng tiền cho chủ ghe để được đi, chứ không ai cho đi không. Anh thắc mắc sao lại có một người tốt như vậy. Anh hứa với lòng mình, sau khi An cư Lạc nghiệp ở xứ người, anh trở về thăm thầy, anh hỏi thầy lý do tại sao thầy đã giúp đỡ anh. Anh nghĩ sẽ hoàn trả lại số vàng bằng gấp bao nhiêu lần mà Thầy đã chi phí cho anh. Thầy nói chùa đã từng che chở cho những người vượt biên bị bể, đã đưa họ về nhà, đó là một việc làm tốt, một công đức cao cả mà chỉ có Bồ Tát mới hành xử như vậy.


Vì biết bao nhiêu hệ lụy sẽ gây rắc rối cho chùa và cho Thầy nếu chính quyền biết được. Ấy vậy mà Thầy chẳng sợ gì. Niềm tin nào đã làm cho Thầy hành động một cách liều lĩnh như thế. Sống giữa một xã hội mà người dân chỉ còn cách trốn ra nước ngoài mới yên thân, thì còn sợ chi chuyện bắt bớ. Tuy nhiên ở trường hợp của Thầy lại khác, Thầy đứng ngoài mọi liên hệ với những người chạy trốn, mà lại dang tay ra đỡ cho họ khỏi bị tù tội. Còn hoàn cảnh của anh được Thầy che chở rồi lại tìm cách đưa đi tiếp. Qua sự việc nầy, Thầy đã tạo cho anh một niềm tin vào cuộc đời, vẫn còn có người đầy lòng nhân ái.


Anh nằm trong phòng không nhắm mắt được. Anh nghe tiếng tụng kinh của thầy ngoài chính điện, giọng thầy trầm bổng uy nghi, gieo vào lòng anh một thức tỉnh và suy tư. Anh chưa bao giờ nghe được những lời kinh có uy quyền, thấm đẫm vào lòng anh một cách sâu xa, xoa dịu những nhọc nhằn căng thẳng mà anh đã từng gánh chịu. Anh suy nghĩ, đây mới chính là nơi Phật hiện diện. Không cần chi chùa phải lớn, phải nguy nga. Chính ngôi chùa nhỏ bé nầy, ở một nơi hẻo lánh mà đã chứa lực đại hùng của Phật, sáng tỏa trong lòng anh sự từ bi mà bây giờ anh mới ngộ ra được. Người anh lâng lâng như đang bước vào một cõi tâm thức, tiếng kinh như thinh lặng, đôi lúc dìu dặt, đôi lúc khoan thai, có phải chăng đang dìu anh ra khơi trong êm ả, một chuyến đi mà anh không còn mang nỗi sợ. Rồi anh thiếp đi lúc nào không hay.


Gần mười một giờ đêm, Thầy vào gọi anh dậy. Thầy trao cho anh cái bọc nylon chứa hai bộ quần áo và một lượng vàng. Thầy bảo anh cẩn thận cất vàng vào túi quần sau cài nút lại. Trong bọc nylon có một lá thư, Thầy dặn khi lên ghe lớn hãy đọc. Nếu trường hợp bị Công An phát hiện, bằng mọi cách phải hủy lá thư trước. Thầy đứng ngay cửa nhìn anh ra khỏi chùa. Người dẫn đường đưa anh ra ghe nhỏ cách đó chừng nửa giờ. Trên ghe có khoảng mười người, rồi ghe chạy ra sông cái tấp vào ghe lớn đang chờ sẵn. Khi leo lên ghe anh làm rớt bọc Nylon xuống sông không vớt lên được. Như vậy lá thư và hai bộ áo quần mất từ đó.


Đúng như lời Thầy nói, chuyến đi rất an toàn, hai ngày sau tới Hồng Kông. Anh đổi lượng vàng ra thành 10 chỉ, để tiêu dùng trong những ngày sống ở trại tị nạn. Anh tiện tặn vì không biết chờ đợi đến bao lâu mới đi định cư ở nước thứ ba. Anh may mắn được phái đoàn Mỹ phỏng vấn và cho đi sớm. Một gia đình người Mỹ ở Oakland California làm sponsor cho anh. Lúc đó Oakland chưa có người Việt nhiều, thành phố toàn người Mỹ đen và Mễ. Dần dần những năm sau người Việt tới định cư và những quán Café mọc lên ở đường E.14. Chính ở đây là nơi truyền những tin tức từ Việt Nam qua, chuyện bàn luận Chính trị bắt đầu sôi nổi trên bàn Café của những chính khách không tên tuổi. Đúng, sai không ai cần biết, có cãi vả với nhau khi bất đồng, nhưng tất cả đều bỏ lại bàn, không ai mang trong lòng.


Đó là niềm vui duy nhất của mỗi cuối tuần cho những người Việt tha hương sinh sống trong Thành phố. Anh share phòng với một gia đình Việt Nam, ăn uống anh tự túc nấu lấy, nên tiết kiệm thêm một ít tiền. Anh viết thư bảo vợ thỉnh thoảng qua chùa Mân Thái cúng Phật và thăm Thầy Trụ Trì. Anh cho chị biết, Thầy là ân nhân của anh và gia đình, chị phải thay anh thăm viếng Thầy thường xuyên.


Sau khi có quốc tịch Hoa Kỳ, anh làm hồ sơ bảo lãnh vợ con. Anh thu xếp một chuyến về Việt Nam, để trước hết thăm Thầy, sau đó hỏi về lý do Thầy đã tận tình giúp anh. Một thắc mắc cứ canh cánh trong lòng khiến anh trăn trở mãi. Thầy thường che chở cho những người vượt biên, nhưng Thầy chưa bao giờ nói là đã giúp ai phương tiện và vật chất để họ tiếp tục đi như anh. Thăm viếng gia đình, bà con hang xóm xong, anh đón xe đi Mân Thái thăm Thầy. Chùa vẫn y nguyên như xưa, như những ngày anh sống dưới sự bảo bọc của Thầy.


Anh gặp vị sư trẻ, vị sư nầy nhận ra anh ngay. Thầy nhìn anh, đôi mắt Thầy sáng lên đầy ngạc nhiên và vui mừng. Anh chạy đến ôm Thầy, anh cảm thấy sung sướng, nước mắt ràn rụa. Thầy mời anh ngồi trên chiếc bàn ăn ngày nào. Anh tình thật thưa với Thầy là lúc hối hả leo lên tàu lớn trong đêm tối, anh đánh rơi bọc Nylon có lá thư và hai bộ áo quần Thầy cho, nên đến bây giờ anh vẫn không biết trong thư Thầy viết gì. Thầy cười hiền hòa và nói trong thư căn dặn anh phải giữ gìn sức khỏe, luôn luôn nghĩ tới vợ con, chứ không có gì quan trọng. Thế nhưng anh không nghĩ như vậy, có một điều gì bí mật mà Thầy chưa tiện nói ra.


Anh ở lại chùa vài ngày để trò chuyện với Thầy, luôn tiện anh xin Thầy cho anh quy y. Thầy đồng ý. Thế là mỗi đêm, khi Thầy tụng kinh anh cũng chắp tay ngồi phía sau, vừa nghe câu kinh Thầy tụng vừa thấy lòng mình lắng xuống, như ngộ ra được một cái gì đó rất tâm linh mà không thể nào diễn tả được. Mỗi lần tụng xong câu kinh Thầy gõ một tiếng chuông, rồi cúi xuống lạy. Tiếng chuông ngân vang trong đầu anh, như dẫn dắt anh bước vào sâu thẳm của cõi siêu hình. Dạy cho ta những đạo đức để giữ mình, để sống với tha nhân. Anh cảm thấy những ngày ở chùa tuy ngắn ngủi nhưng anh đã học được nhiều điều quý giá. Một buổi tối sau khi ăn cơm xong, Thầy và anh ngồi uống trà nói chuyện. Thầy nhìn thẳng vào mắt anh, rồi từ từ nói :


- “Chắc anh thắc mắc trong lòng bấy lâu nay, là tại sao tôi tận tình giúp anh, tiếp tay làm tròn ước nguyện mong muốn của anh là vượt thoát ra khỏi đất nước. Chẳng qua đó là cái ơn mà tôi phải trả cho anh trong thời kỳ chinh chiến. Có lần anh đã giúp tôi mà anh tuyệt nhiên không hay biết. Bây giờ tôi xin kể đầu dây mối nhợ của câu chuyện. Anh không còn nhớ, nhưng với tôi chuyện gặp anh lúc đó tôi không bao giờ quên được. Trước khi nhắc lại chuyện cũ, Tôi xin nói về tôi. Tôi có vợ và hai con, hồi đó gia đình chúng tôi sống trong vùng mất an ninh. Tôi hoạt động Cách mạng và làm đến chức Huyện Ủy Viên. Vợ con tôi chết trên chuyến đò tiếp tế bị máy bay phát hiện, từ đó tôi là người không có gia đình. Tôi được cấp trên giao cho nhiệm vụ hoạt động trong vùng Hòa Vang và Điện Bàn. Để dễ dàng đi lại, tôi giả làm một nhà sư mặc áo nâu sòng, trên vai luôn luôn mang cái bị chuông mõ, nhưng thực tế trong đó chứa những tài liệu hoạt động và một khẩu súng ngắn. Tôi tránh đi lại ban ngày vì sợ dễ bị phát giác. Thường di chuyển vào lúc mặt trời sụp tối và Du kích địa phương báo trước cho tôi biết đoạn đường nào an toàn để đi.
Buổi chiều tôi nhận được lệnh là sáng hôm sau tôi có một cuộc họp với thượng cấp tại xã Thanh Trường, huyện Điện Bàn. Tôi và hai cận vệ yên tâm ra đi, người cận vệ đi đầu bi đau bụng nên ngồi lại đi cầu, như vậy tôi trở thành người đi đầu. Đi được một đoạn thì tôi bị một toán lính Quốc Gia phát hiện, người đi phía sau tôi núp vào bụi cây nên thoát được. Tôi được dẫn vào trình diện ông Trung úy Đại đội trưởng, người Chỉ huy cuộc hành quân đó. Tôi nghĩ trong bụng, tôi không thể nào thoát được lần nầy, thế nào họ cũng xét người và chiếc bị mang trên vai, đầy tài liệu và cây súng ngắn trong đó... Dưới ánh đèn nho nhỏ, ông Trung úy ngước lên nhìn tôi với khuôn mặt hiền từ, hỏi tôi một câu cho lấy lệ : “Thầy đi đâu trong đêm tối ? Thầy có biết vùng nầy nguy hiểm lắm không ?” Tôi thưa với ông rằng : “Xóm trên có người mới mất, tôi đến tụng kinh rồi ra về. Không ngờ trời sụp tối mau vậy.” Người lính đứng gần hỏi ông Trung úy có cần xét ông thầy nầy không ? Ông Trung úy nói khỏi cần, rồi sai người lính trải Poncho cho thầy ngủ lại, sáng mai hãy về, chứ đi trong đêm thế nào cũng bị bắn. Tôi nghĩ lúc đó có người khuất mặt che chở cho tôi nên họ không xét người tôi. Sáng hôm sau thức dậy, ông Trung úy đưa cho tôi một ca nước trà, rồi tôi lên đường. Suốt trên đoạn đường đi, tôi suy nghĩ mãi về ông Trung úy. Điều gì đã làm cho ông cư xử với tôi như vậy ? Ông có biết rằng trong đêm đó tôi có thể giết ông rồi bỏ chạy, giữa đêm khuya tối mịt làm sao bắn trúng tôi ? Ai đã khiến tôi, ngăn cản tôi không làm điều đó. Trong chiến tranh không từ nan bất cứ thủ đoạn nào, giết người không một chút cắn rứt. Nhưng giữa anh và tôi, hai kẻ thù gặp nhau ở điểm “lòng nhân ái”, không biết nó đã tiềm ẩn trong người tự lúc nào mà khi nó tỉnh dậy lại vào lúc đúng nhất. Từ đêm đó, tôi bắt đầu suy nghĩ về tâm linh, chiếc áo nâu sòng tôi đang mặc, phải có cái duyên tôi mới khoác nó lên người. Trong những năm cuối cùng chiến tranh chiếc áo như đã che chở cho tôi tránh những lằn tên mũi đạn. Tôi nguyện trong lòng, sau khi cuộc chiến chấm dứt, thế nào tôi cũng tìm gặp anh. Ánh mắt và khuôn mặt anh không làm sao tôi quên được. Anh đã cứu tôi không những tại mặt trận, mà còn cứu tôi ra khỏi vũng lầy của sự hận thù. Tôi luôn luôn âm thầm cầu nguyện cho anh thoát khỏi mọi tai ương. Cái đêm anh bước vào chùa, khi anh ngước lên nhìn tôi, cũng ánh mắt ấy cách đây hơn mười năm giống hệt nhau. Tôi giật mình, ân nhân năm xưa bây giờ đã đến, tôi có bổn phận phải giúp anh, phải đưa anh thoát khỏi nghịch cảnh mà anh và gia đình gánh chịu. Bây giờ anh đã hiểu rồi chứ ? Đây là cơ hội cho tôi trả lại anh món nợ cũ. Điểu làm tôi suy nghĩ mãi là cơ duyên nào đưa anh tới đây ? Có phải chăng ơn trên đã dẫn dắt anh. Trong cuộc sống thiên hình vạn trạng, rất hiếm có trường hợp giống nhau. Thế mà chúng ta lại rơi đúng vào sự trùng hợp nầy một cách bất ngờ."
Anh sững sờ nhìn Thầy, một câu chuyện mà anh không hề nghĩ đến, cho đến bây giờ Thầy nhắc. Đúng là trường hợp hi hữu, tất cả đều có sự sắp xếp của ơn trên. Ký ức anh bắt đầu quay về khoảng không gian mười năm trước đây :
“Hồi đó đơn vị anh hành quân ở khu vực Miếu Bông, sát Quốc lộ 1, giữa đường từ Đà Nẵng vào Vĩnh Điện. Gần 6 giờ chiều, anh được lệnh di chuyển vào khu vực xã Hòa Lân gần một con lộ đá từ Non Nước vào Hội An. Chính sự di chuyển nầy đánh lạc hướng du kích địa phương và những liên lạc viên, vì họ không ngờ đơn vị của anh di chuyển ban đêm. Ông Huyện ủy viên tưởng rằng không có lính Quốc gia hành quân, nên ông mới đi trên lộ trình nầy. Khi ông bị lính chận lại, ông rất ngạc nhiên tại sao một cuộc hành quân như vậy mà du kích không phát giác được. Chỉ huy Đại đội đóng gần cái miểu, anh treo chiếc võng bên ngoài, định nằm nghỉ thì người lính gác dẫn một ông thầy chùa vào trình diện. Anh ngước nhìn thấy ông thầy chùa cũng lớn tuổi, con người khắc khổ tội nghiệp. Anh không nghi ngờ gì cả, bảo ông nghỉ lại đây cho an toàn rồi ngày mai về sớm. Đi trong đêm nguy hiểm vì có thể gặp đơn vị Quốc gia khác đi kích, lúc đó khó tránh khỏi rắc rối. Đơn giản là như vậy, chứ anh hoàn toàn không có ý nghĩ gì khác, hoặc nghi ngờ ông thầy chùa là Việt Cộng. Sáng hôm sau khi ông thầy chùa đi rồi, thì anh mới tự hỏi tại sao mình không lục xét ông thầy, biết đâu ông là Việt Cộng thì sao ? Giữa thời buổi chiến tranh bất cứ ai cũng có thể nghi ngờ. Nghĩ như vậy, nhưng anh không cho lính chạy theo gọi ông trở lại. Chuyện nầy anh cũng lãng quên, bây giờ Thầy nhắc anh mới nhớ lại.”
Anh nhìn Thầy, nhưng hoàn toàn không còn nhớ khuôn mặt. Càng nghĩ anh càng cảm thấy sự màu nhiệm của đức tin, có thể biến đổi được con người, xoa dịu những vết thương tưởng chừng như không bao giờ xóa đi được. Anh lặng người để tâm hồn lắng xuống, nhìn Thầy như cảm nhận có được một luồng hùng lực tỏa sáng. Khuôn mặt Thầy hiền từ, ăn nói chậm rãi, từ tốn. Anh thấy, Thầy hoàn toàn lột xác. Thường thường chính trị viên nào cũng ăn nói lưu loát, cứng rắn, họ là những người nắm sinh mạng của đơn vị, đẩy những chiến binh dưới quyền mình vào chỗ dầu sôi lửa bỏng. Bây giờ lời Thầy có một hấp lực mang đến sự an lành cho mọi người. Ôi, tất cả đều nằm trong nghiệp số.
- Thưa Thầy, thế thì lúc nào Thầy mới chính thức bước vào đường tu hành ?
Thầy nhìn anh cười. Bây giờ anh mới để ý nụ cười của Thầy hiền lành, đúng là một bậc chân tu :
- Sau 30 tháng 4 năm 1975, khi quân Cách mạng hoàn toàn chiếm Miền Nam, cũng vào ngày đó tôi chính thức đi tu. Những bạn bè cũ cùng chiến đấu với tôi rất ngạc nhiên. Lúc được hưởng những sung sướng nhất, giàu sang nhất, tôi lại chọn lấy con đường cực khổ nhất. Tôi trả lại tất cả những chức vụ, đảng viên, những quyền hành v.v... chỉ xin một điều, hãy để cho tôi yên, đừng quấy phá làm phiền tôi. Những ai đến thăm chùa, những ai ngụ trong chùa xin các người đừng gây rắc rối cho họ. Những ngày tôi theo Cách mạng, hy sinh cả vợ con, sự cống hiến của tôi đã đủ. Bây giờ cho tôi yên phận trong tuổi già. Tôi nghĩ chỉ có con đường nầy mới giải thoát được tôi, vợ con tôi dưới suối vàng cũng mĩm cười. Lúc đầu họ không chịu, nhưng tôi quyết liệt quá, họ đành phải chìu ý tôi. Họ bảo tôi lãnh đạo Phật Giáo tỉnh, tôi từ chối. Tôi muốn làm một người tu hành đúng nghĩa nhất. Không lợi dụng chiếc áo cà-sa nữa, vì tôi đã lợi dụng nó quá nhiều trong thời chiến tranh để che đỡ mình.
Lúc đầu khi về chùa tôi thỉnh một bộ kinh và sắm chuông mõ, tôi tự trồng trọt để nuôi thân. Dân địa phương họ biết tôi trước đây hoạt động cho quân Giải Phóng nên họ rất e dè, ít người lui tới. Dần dần người nầy truyền đạt cho người kia về tôi, họ thấy tôi không nguy hiểm mà trái lại rất dễ thương. Từ đó chùa có một sinh khí mới, buổi tối ai rãnh thì đến chùa tụng kinh với tôi. Đạo hữu họ cũng biết chùa che chở cho nhiều người trốn thoát Công An, họ cho đó là việc làm đúng. Công An họ tin rằng tôi là một đảng viên, không thể chấp chứa những thành phần phản động. Nhưng họ không ngờ rằng tôi bây giờ đã hoàn toàn lột xác, tất cả đều là anh em, không thù không oán. Chính vì vậy chùa đã bao che cho những người vượt biển trốn tại đây.
- Thưa Thầy, chùa nầy đã có trước đây hay mới làm và người đệ tử theo Thầy từ lúc nào ?
- Chùa nầy trước đây là chùa hoang, nằm trong vùng oanh kích tự do nên không ai dám lui tới. Làng mạc tiêu điều, dân làng ra Thành phố tỵ nạn tránh bom đạn, chùa không còn ai hương khói. Chỉ có tượng Phật lành lặn, còn tất cả đều bị đạn bắn phá. Chính điều nầy cũng làm cho tôi bao nhiêu đêm suy nghĩ, tượng Phật không hề hấn gì cũng lạ thật. Những năm cuối cuộc chiến, tôi ngủ dưới bệ tượng Phật, tôi cảm thấy an tâm, hình như có một cái gì đó che chở cho tôi. Tôi nguyện trong lòng, sau khi đất nước hòa bình, tôi sẽ về đây tu bổ lại ngôi chùa và sinh sống. Nếu gặp được phước duyên tôi sẽ đi tu, gia đình vợ con không còn nữa, chẳng còn chỗ nào làm nơi nương tựa. Trong thời chiến tôi lấy nơi đây làm nơi cư ngụ và hoạt động. Sau nầy, như mong ước, tôi tu bổ dần dần trở thành một ngôi chùa tuy không lớn, nhưng đạo hữu đến cũng khá đông. Tôi dự định sang năm đủ tiền, sẽ xây lại lớn hơn, để những người con Phật có nơi khang trang hành lễ trong những ngày Vía lớn. Người Thầy trẻ phụ giúp tôi trong chùa, lúc thầy đến mới 10 tuổi, cha mẹ thất lạc lúc chạy loạn. Thấy tội nghiệp tôi nuôi nấng cho ăn học. Bây giờ thầy đã là Kỹ sư công nghệ. Tôi bảo thầy có thể ra đời lấy vợ, vì chuyện ở chùa chỉ là hoàn cảnh bức bách lúc đó. Thầy bảo là con quyết tâm tu hành theo chân sư phụ. Thôi biết đâu cũng là cơ duyên. Tôi không bao giờ sai bảo thầy nhỏ những gì mà tôi có thể làm được, thầy thấy tôi làm việc nầy thì thầy làm việc khác, từ xưa đến giờ trở thành một nề nếp. Cách đây hai năm cha mẹ của thầy trẻ từ nước ngoài về tìm thầy. Khi họ lạc nhau thầy đã 10 tuổi nên thầy dễ dàng nhận ra cha mẹ. Cha mẹ sẽ bảo lãnh cho thầy đi, nhưng thầy vẫn chưa quyết định. Tôi có khuyên thầy nên đi, dù sao tình ruột thịt cũng cần thiết hơn. Tôi nghĩ thế nào thầy trẻ cũng rời khỏi chùa, nên tôi đang tìm một người sau nầy sẽ thay tôi. Cái khó không phải là không có người, mà người thay thế tôi có được lòng bà con, có siêng năng tu tập, có đủ nghị lực để quán xuyến ngôi chùa không. Và điều quan trọng nhất là đừng để chùa biến thành công cụ phụng sự Chính trị. Nhiều đêm suy nghĩ nhưng chưa tìm được người như vậy. Thật tình thì có lo lắng cũng không được. Thôi thì cứ để mọi chuyện từ từ, người nào có Phật duyên tự nhiên sẽ đến.
Bây giờ tôi già rồi, những việc nặng nhọc không làm được, người đệ tử của tôi quán xuyến hết. Hơn nữa đạo hữu cũng khá nhiều, mỗi ngày có vài người đến chùa làm công quả, nên tôi có thì giờ nghỉ ngơi, chỉ lo Phật sự. Tôi tự tu hành, học trong kinh sách của Phật dạy. Phần nhiều kinh sách viết bằng chữ Hán nên đã gây cho tôi khó khăn lúc ban đầu.
Mặc dù Thầy không đi tu từ nhỏ, nhưng quyết tâm cố gắng của Thầy, kiên trì học hỏi của Thầy, đã tạo cho Thầy một con người thông hiểu giáo lý nhà Phật, có một kiến thức rộng. Thầy không có một vị sư đỡ đầu, trong Phật Giáo gọi người nầy là Thầy Bổn Sư, nên khi gặp những rắc rối liên quan đến sự tu hành, Thầy tìm đến những cao tăng xin chỉ dạy. Mỗi tháng hai lần, ngày mồng Một và ngày Rằm, Thầy thuyết giảng để đạo hữu hiểu những điều Phật dạy, để sửa mình, để tu thân. Chính quyền tại đây biết rõ về Thầy nên không ai đến quấy rầy. Vì vậy Thầy yên tâm tu hành. Từ khi chính thức bước vào cửa chùa, Thầy không quan tâm đến sự việc bên ngoài. Tiếng tăm của Thầy dần dần được những Phật tử quanh vùng biết đến và từ đó sinh hoạt Phật sự trong chùa trở nên nhộn nhịp hơn. Có người đề nghị với Thầy nên trùng tu lại ngôi chùa cho phù hợp với số đạo hữu ngày càng gia tăng. Thầy nhận biết điều nầy, nhưng Thầy không dám kêu gọi đóng góp. Thầy cố tiện tặn để dành nhưng vẫn chưa đủ tiền thực hiện.
Một buổi sáng trong lúc uống trà, anh đặt một bọc tiền trên cái khay nhỏ, rồi thưa với Thầy :
- Thưa Thầy, đây là số tiền con dành dụm từ lâu, con hứa khi về quê nhà con sẽ nhờ Thầy dùng nó để làm việc gì mà Thầy cảm thấy cần thiết phải làm. Con không nghĩ là trả lại cái ơn mà Thầy đã giúp, vì ơn nầy to lớn quá con không trả nỗi. Con thấy Chùa hư hại quá nhiều, Thầy cho con góp một tay với Thầy xây dựng lại tốt hơn. Nếu có thiếu hụt trong lúc trùng tu, con sẽ gửi về thêm để Thầy trang trải.
Thầy nhìn anh, Thầy cảm thấy như anh trả lại món nợ trước đây Thầy đã giúp anh vượt biên, nhưng khi nghe anh trình bày thành thật. Thầy trầm tư, đắn đo có nên nhận của anh hay không ? Cuối cùng Thầy quyết định :
- Lòng tốt của anh Thầy ghi nhận. Tuy chùa cũng rất cần, nhưng nhận số tiền nầy của anh Thầy cảm thấy áy náy quá. Thôi thì thay mặt chùa, Thầy cám ơn anh. Thầy sẽ nhờ người vẽ kiểu rồi từ từ thực hiện theo đó. Làm cho đến khi nào hết tiền thì ngưng, có tiền làm tiếp. Ngày xưa các vị sư tổ xây chùa từ đời nầy qua đời khác, không có ai xây chùa chỉ một đời. Lấy kinh nghiệm nầy, Thầy sẽ thực hiện cho đến khi nào Thầy không còn khả năng.
Thầy và anh bàn nhiều chuyện, trong đó để tiết kiệm tiền bạc, Thầy định làm một lò nung gạch, đào đất trước sân chùa để làm gạch. Cái hố lấy đất sau nầy sẽ trồng sen, trở thành một hồ sen. Thấy những dự tính của Thầy hợp lý, anh cũng vui thích.
Trở lại Mỹ, mỗi đêm anh ngồi trước bàn thờ tụng kinh. Lúc đầu anh không biết tụng kinh như vậy để làm gì, sau vài tháng anh ngộ ra được một điều cái “quả” mà anh nhận được bây giờ, gia đình yên vui, vợ con sẽ đoàn tụ, công việc trôi chảy, chính nhờ vào cái “nhân” mà anh đã gieo. Anh tụng kinh là nhắc nhở mình phải luôn luôn gìn giữ cái tâm ngay thẳng. Anh không nghĩ đến những chuyện cao siêu, chỉ biết đơn giản là tu thân tích đức. Anh cảm thấy tâm hồn anh thanh thản hơn, bỏ ra ngoài những hệ lụy rắc rối không mang tới niềm vui cho mình, cho mọi người. Câu kinh anh tụng trở nên nhiệm màu.



Vợ con anh sau vài năm tới Mỹ theo diện đoàn tụ. Anh có hỏi vợ về ngôi chùa ở Mân Thái.Vợ anh cho biết ngôi chùa đã xây xong, không lớn lắm nhưng khang trang. Thầy có làm một tấm đá gắn trên tường khắc tên những người đóng góp xây dựng nên ngôi chùa như một lời tri ân. Nhiều đêm không ngủ được anh lại nghĩ tới ngôi chùa, nghĩ tới Thầy. Ngôi chùa nhỏ nhưng chứa một tấm lòng quá lớn. Đối với gia đình anh đây cũng là thánh địa, đã cứu giúp anh vượt qua những khó khăn. Trong chiến tranh, chỉ một lần ngẫu nhiên gặp gỡ mà người Thầy đã giác ngộ, đã từ bỏ hết những danh vọng, những quyền thế, xóa sạch những hận thù, những dĩ vãng đen tối. Chấp nhận một cuộc sống thanh bần khổ cực. Mấy ai trên đời nầy làm được như Thầy ? Công đức của Thầy theo anh, đó là một ngọn Thái-sơn mấy ai leo tới. Năm nay Thầy đã bát tuần, như một quyển kinh đã đọc đến những trang gần cuối. Thầy không có gì phải vướng bận khi ra đi, chắc Thầy cũng đã sẵn sàng đi theo Phật. Cuộc đời, mọi vật rồi cũng sẽ trở thành cát bụi, chỉ còn chăng là một tấm lòng. Anh viết thư cho quý đạo hữu hãy báo tin cho anh biết khi Thầy viên tịch, anh sẽ thu xếp về ngay để tiễn đưa Thầy lần cuối.



Phan Xuân Sinh

No comments:

Post a Comment