Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 13 October 2016

ĐỖ XUÂN TÊ * VIÊN TRẠI TRƯỞNG VÀ NGƯỜI TÙ CẢI TẠO

Friday, September 30, 2016



ĐỖ XUÂN TÊ * VIÊN TRẠI TRƯỞNG VÀ NGƯỜI TÙ CẢI TẠO

 

 

VIÊN TRẠI TRƯỞNG VÀ NGƯỜI TÙ CẢI TẠO

ĐỖ XUÂN TÊ
Chuyện tù cải tạo tưởng như mới đây, nay nhìn lại đã hơn ba mươi năm. Mùa hè năm ấy (76), chúng tôi là số sĩ quan cấp tá được ‘tuyển chọn’ đem ra Bắc chuyến đầu tiên. Lênh đênh trên chuyến tàu Sông Hương ăn ngủ tiêu tiểu tại chỗ dưới hầm tàu, đám tù chúng tôi đoán già đoán non tưởng Đảng ta cho ra Phú Quốc hoặc Côn Đảo. Rốt cuộc tầu cập bến Vinh, một thành phố cảng gần quê Bác.
Chưa kịp hoàn hồn sau chuyến hải trình kinh hoàng, xe lửa đưa chúng tôi tiếp con đường từ Vinh ra Yên Bái. Tổn thất đầu tiên trên đất Bắc: hai ông trung tá (mới xuất viện thì có tên đi bắc) đã bị chết ngộp vì không đủ không khí để thở do toa tàu dùng để chở súc vật bị bít bùng, chỉ chừa một lỗ thông hơi phía trên. Nhiều ông cao tuổi đang ngất ngư suýt ghé Diêm vương nhưng may là tàu đã vào ga cuối.
Trại của chúng tôi là những dãy lán xây dựng bằng tre nứa và lợp bằng cỏ tranh, nằm rải rác trong một lòng chảo hẹp bên sườn phía đông của rặng Hoàng Liên Sơn, cách ga Yên Bái chừng 20 cây số. Cán bộ quản lý thuộc đoàn 776 đã từng chiến đấu tại miền Nam. Những tháng đầu họ thả chúng tôi đi từng đội, rồi tẻ ra từng cá nhân, mỗi người một con rựa cán dài, chui vào các khu rừng vầu, bương, mây, nứa tự chặt rồi quẩy về trại theo tiêu chuẩn đã giao để làm vật liệu xây dựng các trại mới cho các đợt tù kế tiếp từ miền Nam ra.
Cũng vì được đi tự giác như vậy, nên có một lần tạm nghỉ bên suối, tình cờ chúng tôi gặp một toán ăn mặc rằn ri đang tải thực phẩm qua suối. Hỏi ra mới biết là anh em ta thuộc đơn vị Dù của đại tá Thọ bị bắt từ chiến dịch Hạ Lào (1971). Vì có cán bộ áp tải nên chuyện liên hệ là điều cấm kỵ, anh em chia tay. Nhưng một chú nhỏ tuổi nhất đám có lẽ là hạ sĩ quan, nói với lại một câu, “các ông Thầy cứ nhớ kỹ lời Tông Tông”. Tôi vốn tinh ý nên hiểu ngay câu nói của ông Thiệu, là đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm. Sau này ngẫm lại mới thấy đây là lời khuyên thấm thía đánh tan mối hoài nghi canh cánh bên lòng vì đa phần chúng tôi vẫn cứ to đầu mà dại tin vào cái chính sách khoan hồng của bên thắng cuộc.
Trở lại cuộc sống lưu đầy, bản thân tôi sau mấy tháng lao động trên rừng, được điều về đội nhà bếp chuyên lo khâu củi. Tình cờ nằm cạnh anh trung tá T., một đàn anh vui tính rất được trọng nể vì cách cư xử với đồng đội bạn bè. Anh làm ở kho dụng cụ, kèm thêm khâu làm đậu hũ bồi dưỡng cho cán bộ Trại một tuần hai lần. Vừa lao động cần mẫn, vừa có lối kể chuyện có duyên, anh có mối quan hệ khá thoải mái với cánh bộ đội. Thậm chí, viên trại trưởng vốn xuất thân nông dân, đã từng chiến đấu đối mặt với anh tại chiến trường Pleiku, có vẻ cũng mến anh. Ông ta hay ngồi hút thuốc lào cùng trò chuyện với anh ngay tại kho dụng cụ trong lúc tù cải tạo chúng tôi đi lao động trên non.
Do nằm cạnh, thỉnh thoảng tôi cũng được anh lén cho loong nước đậu nành mà anh nói tụi nó bồi dưỡng cho tao. Rồi cũng có đêm, tôi dở ra định tu một hơi cho khỏe, bỗng khựng lại vì mãi gần đáy loong có chất gì đặc quánh, hóa ra là mật mía.
Vài tháng sau, đội nhà bếp được lệnh cử một toán bốn người để cáng một tù cải tạo đi nằm viện. Chúng tôi tưởng có anh em mình bị tai nạn lao động hoặc đau ruột thừa, nhưng sang tới nơi mới biết người được cáng lại là anh T. Theo kể lại, anh mới tự tử trong kho, nhưng được cứu kịp và bệnh tình không đến nỗi trầm trọng. Cả trại khá xôn xao về vụ này, chính bản thân tôi cũng không hiểu vì sao anh tính chuyện từ giã cõi đời sớm vậy.
Hai tuần sau, anh xuất viện và lại được điều về đội cũ, nhưng tạm thời chưa lao động vì mất sức. Anh yếu nhiều, đôi mắt buồn, đăm chiêu và ít nói, tôi có cảm tưởng anh không phải là anh. Tôn trọng thái độ u ẩn của anh, tôi không dám hỏi cớ sự mà chỉ khuyên anh cố ăn ít cháo và nghỉ ngơi.
Cho đến một hôm, lựa lúc vắng người, anh gọi tôi lại và tâm sự với tôi rất chân tình như một người bạn vong niên tri kỷ. Anh nói, ‘chuyện này tao cũng chẳng giấu mày làm gì, nhưng nghe rồi để bụng nghe em.’
***
Chuyện xảy ra vào một buổi sáng sau giờ phát dụng cụ lao động. Cả trại im vắng. Anh đóng cửa kho và sửa dụng cụ như thường lệ. Đột nhiên một ý nghĩ thoáng qua, xuất phát từ mùi mật mới nhập kho hai bữa. Kho mật và thực phẩm của cán bộ chỉ cách kho dụng cụ của anh có một hàng liếp chắn cao hơn đầu người. Nhìn trước ngó sau, anh bắc một tấm ván nhỏ rồi lấy đà nhảy qua bên kia tấm liếp. Tay thủ một loong ‘gô’, anh tới thẳng chiếc lu đựng mật, múc đầy một gô. Xong việc, leo trở lại, anh tiếp tục sửa chữa dụng cụ coi như không có chuyện gì xảy ra. (Tới đây tôi chợt hiểu việc anh chia xẻ loại mật này cho người đàn em, một món quí hiếm đối với tù cải tạo khi mới ra Bắc)
Chuyện lậy trộm mật được tái diễn đôi ba lần, anh cảm thấy an tâm vì không bị ai bắt gặp. Có một điều anh vốn cận thị, tầm nhìn rất hạn chế, lại có phần thiếu cảnh giác.
Bẵng đi ít lâu, vào khoảng giờ ăn trưa, viên trại trưởng lại ghé chỗ anh. Sau khi rít xong điếu thuốc lào bằng cái điếu cầy do anh tự chế, viên trại trưởng với nét mặt không bình thường đã thẳng thắn cho anh biết là ông ta tình cờ đã nhìn thấy việc anh lén qua kho mật rồi khuyên anh nên tự kiểm điểm để tránh tái diễn.
Anh chưng hửng, mặt đỏ bừng, không chối mà cũng không nhận, nhưng một cảm giác xấu hổ thoáng qua anh, vì không ngờ nhân chứng bắt gặp lại là viên trại trưởng, người mà anh thường trò chuyện trong tư thế Anh và Tôi với niềm kiêu hãnh về nhân cách của riêng anh. Như đọc được suy nghĩ và thái độ sượng sùng của anh T.,viên trại trưởng rời khỏi kho không quên nhắc anh đưa bản kiểm điểm cho cán bộ quản giáo.
Đêm hôm ấy anh băn khoăn suy nghĩ. Quá nửa đêm anh quyết định không viết kiểm điểm và có sẵn kế hoạch cho ngày mai. Hôm sau, một ngày như mọi ngày. Phát dụng cụ xong anh đóng cửa kho, nhưng lại làm một việc không giống như mọi ngày. Lấy một sợi dây thừng anh cột lên xà ngang như một cái thòng lọng, phía dưới đặt một chiếc ghế đẩu bằng tre. Rồi bằng một động tác hết sức nhanh, anh tự treo cổ, chỉ kịp đá chiếc ghế qua một bên rồi…không còn nhớ gì hết.
Oái oăm thay đoạn kết của bi kịch lại được tiếp nối bằng lần viên trại trưởng xuống thăm anh ngày xuất viện. Ông kể lại là sáng hôm ấy ông linh cảm như có chuyện gì không hay xảy ra. Chợt nhớ thái độ của anh T. ngày hôm trước , ông vội đảo qua kho dụng cụ, nhìn qua kẽ liếp tận mắt chứng kiến cảnh tượng và vội tri hô lên. Ông không ngờ chuyện này xẩy đến, ông tỏ vẻ ân hận nhưng cũng không quên trách anh T, ‘cần gì phải làm như vậy’.
Kể đến đậy, anh ngồi thừ ra có phần mệt mỏi. Phần tôi nghe xong cũng ngồi yên, chẳng dám có ý kiến hay đóan xét gì về lối hành xử của anh, laị còn vụng về chẳng biết làm gì an ủi anh cho không khí bớt nặng nề, nhưng thâm tâm có phần đồng tình với lời trách khéo của viên trại trưởng .
***
Đúng một năm sau, mùa hè 77, rục rịch với tin đồn có động binh ở biên giơi sát Trung quốc, đám tù chúng tôi lại được thanh lọc để chuyển đi trại khác. Tôi được xếp loại ‘ác ôn’ (thuộc cụm tâm lý chiến, an ninh, tình báo, tuyên úy…) được giao ngay cho Công an Vĩnh Phú đợt đầu. Anh tuy hơn cấp nhưng thuộc diện tác chiến ở lại đi đợt sau. Anh em xa nhau từ đấy.
Trên đường chuyển trại tôi bị còng chung một cặp với anh bạn cùng diện. Biết tôi thân với anh T., anh bạn tâm sự là có chịu hàm ơn khi được anh lén cho mật mía để bồi dưỡng sau khi bị kiết lỵ thập tử nhất sinh. Tôi không biết anh có còn chia sẻ hay lén chia cho ai nữa không, nhưng thầm nghĩ nếu chỉ lo bồi dưỡng cho riêng anh, thì chưa chắc có chuyện viên trại trưởng bắt gặp để dẫn đến thái độ tự xử quá vội vàng cao trọng của anh.
Câu chuyện được giữ kín, ba mươi năm sau viết lại. Nếu anh còn sống ở phương trời nào thì cũng mong tha lỗi cho thằng em vì thất hứa.
(*)Viên trại trưởng sau đó phục viên diện thương binh vì ông ta bị thương ở chiến trường B được anh em chúng tôi có lòng tương kính vì lối đối xử nặng tình người với những người lính một thời bên kia chiến tuyến.
Ba mươi năm Tháng tư nhìn lại
(Tác giả gửi)
ĐỖ XUÂN TÊ
Mình hoạ
Mình hoạ
Chuyện tù cải tạo tưởng như mới đây, nay nhìn lại đã hơn ba mươi năm. Mùa hè năm ấy (76), chúng tôi là số sĩ quan cấp tá được ‘tuyển chọn’ đem ra Bắc chuyến đầu tiên. Lênh đênh trên chuyến tàu Sông Hương ăn ngủ tiêu tiểu tại chỗ dưới hầm tàu, đám tù chúng tôi đoán già đoán non tưởng Đảng ta cho ra Phú Quốc hoặc Côn Đảo. Rốt cuộc tầu cập bến Vinh, một thành phố cảng gần quê Bác.
Chưa kịp hoàn hồn sau chuyến hải trình kinh hoàng, xe lửa đưa chúng tôi tiếp con đường từ Vinh ra Yên Bái. Tổn thất đầu tiên trên đất Bắc: hai ông trung tá (mới xuất viện thì có tên đi bắc) đã bị chết ngộp vì không đủ không khí để thở do toa tàu dùng để chở súc vật bị bít bùng, chỉ chừa một lỗ thông hơi phía trên. Nhiều ông cao tuổi đang ngất ngư suýt ghé Diêm vương nhưng may là tàu đã vào ga cuối.
Trại của chúng tôi là những dãy lán xây dựng bằng tre nứa và lợp bằng cỏ tranh, nằm rải rác trong một lòng chảo hẹp bên sườn phía đông của rặng Hoàng Liên Sơn, cách ga Yên Bái chừng 20 cây số. Cán bộ quản lý thuộc đoàn 776 đã từng chiến đấu tại miền Nam. Những tháng đầu họ thả chúng tôi đi từng đội, rồi tẻ ra từng cá nhân, mỗi người một con rựa cán dài, chui vào các khu rừng vầu, bương, mây, nứa tự chặt rồi quẩy về trại theo tiêu chuẩn đã giao để làm vật liệu xây dựng các trại mới cho các đợt tù kế tiếp từ miền Nam ra.
Cũng vì được đi tự giác như vậy, nên có một lần tạm nghỉ bên suối, tình cờ chúng tôi gặp một toán ăn mặc rằn ri đang tải thực phẩm qua suối. Hỏi ra mới biết là anh em ta thuộc đơn vị Dù của đại tá Thọ bị bắt từ chiến dịch Hạ Lào (1971). Vì có cán bộ áp tải nên chuyện liên hệ là điều cấm kỵ, anh em chia tay. Nhưng một chú nhỏ tuổi nhất đám có lẽ là hạ sĩ quan, nói với lại một câu, “các ông Thầy cứ nhớ kỹ lời Tông Tông”. Tôi vốn tinh ý nên hiểu ngay câu nói của ông Thiệu, là đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm. Sau này ngẫm lại mới thấy đây là lời khuyên thấm thía đánh tan mối hoài nghi canh cánh bên lòng vì đa phần chúng tôi vẫn cứ to đầu mà dại tin vào cái chính sách khoan hồng của bên thắng cuộc.
Trở lại cuộc sống lưu đầy, bản thân tôi sau mấy tháng lao động trên rừng, được điều về đội nhà bếp chuyên lo khâu củi. Tình cờ nằm cạnh anh trung tá T., một đàn anh vui tính rất được trọng nể vì cách cư xử với đồng đội bạn bè. Anh làm ở kho dụng cụ, kèm thêm khâu làm đậu hũ bồi dưỡng cho cán bộ Trại một tuần hai lần. Vừa lao động cần mẫn, vừa có lối kể chuyện có duyên, anh có mối quan hệ khá thoải mái với cánh bộ đội. Thậm chí, viên trại trưởng vốn xuất thân nông dân, đã từng chiến đấu đối mặt với anh tại chiến trường Pleiku, có vẻ cũng mến anh. Ông ta hay ngồi hút thuốc lào cùng trò chuyện với anh ngay tại kho dụng cụ trong lúc tù cải tạo chúng tôi đi lao động trên non.
Do nằm cạnh, thỉnh thoảng tôi cũng được anh lén cho loong nước đậu nành mà anh nói tụi nó bồi dưỡng cho tao. Rồi cũng có đêm, tôi dở ra định tu một hơi cho khỏe, bỗng khựng lại vì mãi gần đáy loong có chất gì đặc quánh, hóa ra là mật mía.
Vài tháng sau, đội nhà bếp được lệnh cử một toán bốn người để cáng một tù cải tạo đi nằm viện. Chúng tôi tưởng có anh em mình bị tai nạn lao động hoặc đau ruột thừa, nhưng sang tới nơi mới biết người được cáng lại là anh T. Theo kể lại, anh mới tự tử trong kho, nhưng được cứu kịp và bệnh tình không đến nỗi trầm trọng. Cả trại khá xôn xao về vụ này, chính bản thân tôi cũng không hiểu vì sao anh tính chuyện từ giã cõi đời sớm vậy.
Hai tuần sau, anh xuất viện và lại được điều về đội cũ, nhưng tạm thời chưa lao động vì mất sức. Anh yếu nhiều, đôi mắt buồn, đăm chiêu và ít nói, tôi có cảm tưởng anh không phải là anh. Tôn trọng thái độ u ẩn của anh, tôi không dám hỏi cớ sự mà chỉ khuyên anh cố ăn ít cháo và nghỉ ngơi.
Cho đến một hôm, lựa lúc vắng người, anh gọi tôi lại và tâm sự với tôi rất chân tình như một người bạn vong niên tri kỷ. Anh nói, ‘chuyện này tao cũng chẳng giấu mày làm gì, nhưng nghe rồi để bụng nghe em.’
***
Chuyện xảy ra vào một buổi sáng sau giờ phát dụng cụ lao động. Cả trại im vắng. Anh đóng cửa kho và sửa dụng cụ như thường lệ. Đột nhiên một ý nghĩ thoáng qua, xuất phát từ mùi mật mới nhập kho hai bữa. Kho mật và thực phẩm của cán bộ chỉ cách kho dụng cụ của anh có một hàng liếp chắn cao hơn đầu người. Nhìn trước ngó sau, anh bắc một tấm ván nhỏ rồi lấy đà nhảy qua bên kia tấm liếp. Tay thủ một loong ‘gô’, anh tới thẳng chiếc lu đựng mật, múc đầy một gô. Xong việc, leo trở lại, anh tiếp tục sửa chữa dụng cụ coi như không có chuyện gì xảy ra. (Tới đây tôi chợt hiểu việc anh chia xẻ loại mật này cho người đàn em, một món quí hiếm đối với tù cải tạo khi mới ra Bắc)
Chuyện lậy trộm mật được tái diễn đôi ba lần, anh cảm thấy an tâm vì không bị ai bắt gặp. Có một điều anh vốn cận thị, tầm nhìn rất hạn chế, lại có phần thiếu cảnh giác.
Bẵng đi ít lâu, vào khoảng giờ ăn trưa, viên trại trưởng lại ghé chỗ anh. Sau khi rít xong điếu thuốc lào bằng cái điếu cầy do anh tự chế, viên trại trưởng với nét mặt không bình thường đã thẳng thắn cho anh biết là ông ta tình cờ đã nhìn thấy việc anh lén qua kho mật rồi khuyên anh nên tự kiểm điểm để tránh tái diễn.
Anh chưng hửng, mặt đỏ bừng, không chối mà cũng không nhận, nhưng một cảm giác xấu hổ thoáng qua anh, vì không ngờ nhân chứng bắt gặp lại là viên trại trưởng, người mà anh thường trò chuyện trong tư thế Anh và Tôi với niềm kiêu hãnh về nhân cách của riêng anh. Như đọc được suy nghĩ và thái độ sượng sùng của anh T.,viên trại trưởng rời khỏi kho không quên nhắc anh đưa bản kiểm điểm cho cán bộ quản giáo.
Đêm hôm ấy anh băn khoăn suy nghĩ. Quá nửa đêm anh quyết định không viết kiểm điểm và có sẵn kế hoạch cho ngày mai. Hôm sau, một ngày như mọi ngày. Phát dụng cụ xong anh đóng cửa kho, nhưng lại làm một việc không giống như mọi ngày. Lấy một sợi dây thừng anh cột lên xà ngang như một cái thòng lọng, phía dưới đặt một chiếc ghế đẩu bằng tre. Rồi bằng một động tác hết sức nhanh, anh tự treo cổ, chỉ kịp đá chiếc ghế qua một bên rồi…không còn nhớ gì hết.
Oái oăm thay đoạn kết của bi kịch lại được tiếp nối bằng lần viên trại trưởng xuống thăm anh ngày xuất viện. Ông kể lại là sáng hôm ấy ông linh cảm như có chuyện gì không hay xảy ra. Chợt nhớ thái độ của anh T. ngày hôm trước , ông vội đảo qua kho dụng cụ, nhìn qua kẽ liếp tận mắt chứng kiến cảnh tượng và vội tri hô lên. Ông không ngờ chuyện này xẩy đến, ông tỏ vẻ ân hận nhưng cũng không quên trách anh T, ‘cần gì phải làm như vậy’.
Kể đến đậy, anh ngồi thừ ra có phần mệt mỏi. Phần tôi nghe xong cũng ngồi yên, chẳng dám có ý kiến hay đóan xét gì về lối hành xử của anh, laị còn vụng về chẳng biết làm gì an ủi anh cho không khí bớt nặng nề, nhưng thâm tâm có phần đồng tình với lời trách khéo của viên trại trưởng .
***
Đúng một năm sau, mùa hè 77, rục rịch với tin đồn có động binh ở biên giơi sát Trung quốc, đám tù chúng tôi lại được thanh lọc để chuyển đi trại khác. Tôi được xếp loại ‘ác ôn’ (thuộc cụm tâm lý chiến, an ninh, tình báo, tuyên úy…) được giao ngay cho Công an Vĩnh Phú đợt đầu. Anh tuy hơn cấp nhưng thuộc diện tác chiến ở lại đi đợt sau. Anh em xa nhau từ đấy.
Trên đường chuyển trại tôi bị còng chung một cặp với anh bạn cùng diện. Biết tôi thân với anh T., anh bạn tâm sự là có chịu hàm ơn khi được anh lén cho mật mía để bồi dưỡng sau khi bị kiết lỵ thập tử nhất sinh. Tôi không biết anh có còn chia sẻ hay lén chia cho ai nữa không, nhưng thầm nghĩ nếu chỉ lo bồi dưỡng cho riêng anh, thì chưa chắc có chuyện viên trại trưởng bắt gặp để dẫn đến thái độ tự xử quá vội vàng cao trọng của anh.
Câu chuyện được giữ kín, ba mươi năm sau viết lại. Nếu anh còn sống ở phương trời nào thì cũng mong tha lỗi cho thằng em vì thất hứa.
(*)Viên trại trưởng sau đó phục viên diện thương binh vì ông ta bị thương ở chiến trường B được anh em chúng tôi có lòng tương kính vì lối đối xử nặng tình người với những người lính một thời bên kia chiến tuyến.
Ba mươi năm Tháng tư nhìn lại
(Tác giả gửi)
ĐỖ XUÂN TÊ
Mình hoạ
Mình hoạ
Chuyện tù cải tạo tưởng như mới đây, nay nhìn lại đã hơn ba mươi năm. Mùa hè năm ấy (76), chúng tôi là số sĩ quan cấp tá được ‘tuyển chọn’ đem ra Bắc chuyến đầu tiên. Lênh đênh trên chuyến tàu Sông Hương ăn ngủ tiêu tiểu tại chỗ dưới hầm tàu, đám tù chúng tôi đoán già đoán non tưởng Đảng ta cho ra Phú Quốc hoặc Côn Đảo. Rốt cuộc tầu cập bến Vinh, một thành phố cảng gần quê Bác.
Chưa kịp hoàn hồn sau chuyến hải trình kinh hoàng, xe lửa đưa chúng tôi tiếp con đường từ Vinh ra Yên Bái. Tổn thất đầu tiên trên đất Bắc: hai ông trung tá (mới xuất viện thì có tên đi bắc) đã bị chết ngộp vì không đủ không khí để thở do toa tàu dùng để chở súc vật bị bít bùng, chỉ chừa một lỗ thông hơi phía trên. Nhiều ông cao tuổi đang ngất ngư suýt ghé Diêm vương nhưng may là tàu đã vào ga cuối.
Trại của chúng tôi là những dãy lán xây dựng bằng tre nứa và lợp bằng cỏ tranh, nằm rải rác trong một lòng chảo hẹp bên sườn phía đông của rặng Hoàng Liên Sơn, cách ga Yên Bái chừng 20 cây số. Cán bộ quản lý thuộc đoàn 776 đã từng chiến đấu tại miền Nam. Những tháng đầu họ thả chúng tôi đi từng đội, rồi tẻ ra từng cá nhân, mỗi người một con rựa cán dài, chui vào các khu rừng vầu, bương, mây, nứa tự chặt rồi quẩy về trại theo tiêu chuẩn đã giao để làm vật liệu xây dựng các trại mới cho các đợt tù kế tiếp từ miền Nam ra.
Cũng vì được đi tự giác như vậy, nên có một lần tạm nghỉ bên suối, tình cờ chúng tôi gặp một toán ăn mặc rằn ri đang tải thực phẩm qua suối. Hỏi ra mới biết là anh em ta thuộc đơn vị Dù của đại tá Thọ bị bắt từ chiến dịch Hạ Lào (1971). Vì có cán bộ áp tải nên chuyện liên hệ là điều cấm kỵ, anh em chia tay. Nhưng một chú nhỏ tuổi nhất đám có lẽ là hạ sĩ quan, nói với lại một câu, “các ông Thầy cứ nhớ kỹ lời Tông Tông”. Tôi vốn tinh ý nên hiểu ngay câu nói của ông Thiệu, là đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm. Sau này ngẫm lại mới thấy đây là lời khuyên thấm thía đánh tan mối hoài nghi canh cánh bên lòng vì đa phần chúng tôi vẫn cứ to đầu mà dại tin vào cái chính sách khoan hồng của bên thắng cuộc.
Trở lại cuộc sống lưu đầy, bản thân tôi sau mấy tháng lao động trên rừng, được điều về đội nhà bếp chuyên lo khâu củi. Tình cờ nằm cạnh anh trung tá T., một đàn anh vui tính rất được trọng nể vì cách cư xử với đồng đội bạn bè. Anh làm ở kho dụng cụ, kèm thêm khâu làm đậu hũ bồi dưỡng cho cán bộ Trại một tuần hai lần. Vừa lao động cần mẫn, vừa có lối kể chuyện có duyên, anh có mối quan hệ khá thoải mái với cánh bộ đội. Thậm chí, viên trại trưởng vốn xuất thân nông dân, đã từng chiến đấu đối mặt với anh tại chiến trường Pleiku, có vẻ cũng mến anh. Ông ta hay ngồi hút thuốc lào cùng trò chuyện với anh ngay tại kho dụng cụ trong lúc tù cải tạo chúng tôi đi lao động trên non.
Do nằm cạnh, thỉnh thoảng tôi cũng được anh lén cho loong nước đậu nành mà anh nói tụi nó bồi dưỡng cho tao. Rồi cũng có đêm, tôi dở ra định tu một hơi cho khỏe, bỗng khựng lại vì mãi gần đáy loong có chất gì đặc quánh, hóa ra là mật mía.
Vài tháng sau, đội nhà bếp được lệnh cử một toán bốn người để cáng một tù cải tạo đi nằm viện. Chúng tôi tưởng có anh em mình bị tai nạn lao động hoặc đau ruột thừa, nhưng sang tới nơi mới biết người được cáng lại là anh T. Theo kể lại, anh mới tự tử trong kho, nhưng được cứu kịp và bệnh tình không đến nỗi trầm trọng. Cả trại khá xôn xao về vụ này, chính bản thân tôi cũng không hiểu vì sao anh tính chuyện từ giã cõi đời sớm vậy.
Hai tuần sau, anh xuất viện và lại được điều về đội cũ, nhưng tạm thời chưa lao động vì mất sức. Anh yếu nhiều, đôi mắt buồn, đăm chiêu và ít nói, tôi có cảm tưởng anh không phải là anh. Tôn trọng thái độ u ẩn của anh, tôi không dám hỏi cớ sự mà chỉ khuyên anh cố ăn ít cháo và nghỉ ngơi.
Cho đến một hôm, lựa lúc vắng người, anh gọi tôi lại và tâm sự với tôi rất chân tình như một người bạn vong niên tri kỷ. Anh nói, ‘chuyện này tao cũng chẳng giấu mày làm gì, nhưng nghe rồi để bụng nghe em.’
***
Chuyện xảy ra vào một buổi sáng sau giờ phát dụng cụ lao động. Cả trại im vắng. Anh đóng cửa kho và sửa dụng cụ như thường lệ. Đột nhiên một ý nghĩ thoáng qua, xuất phát từ mùi mật mới nhập kho hai bữa. Kho mật và thực phẩm của cán bộ chỉ cách kho dụng cụ của anh có một hàng liếp chắn cao hơn đầu người. Nhìn trước ngó sau, anh bắc một tấm ván nhỏ rồi lấy đà nhảy qua bên kia tấm liếp. Tay thủ một loong ‘gô’, anh tới thẳng chiếc lu đựng mật, múc đầy một gô. Xong việc, leo trở lại, anh tiếp tục sửa chữa dụng cụ coi như không có chuyện gì xảy ra. (Tới đây tôi chợt hiểu việc anh chia xẻ loại mật này cho người đàn em, một món quí hiếm đối với tù cải tạo khi mới ra Bắc)
Chuyện lậy trộm mật được tái diễn đôi ba lần, anh cảm thấy an tâm vì không bị ai bắt gặp. Có một điều anh vốn cận thị, tầm nhìn rất hạn chế, lại có phần thiếu cảnh giác.
Bẵng đi ít lâu, vào khoảng giờ ăn trưa, viên trại trưởng lại ghé chỗ anh. Sau khi rít xong điếu thuốc lào bằng cái điếu cầy do anh tự chế, viên trại trưởng với nét mặt không bình thường đã thẳng thắn cho anh biết là ông ta tình cờ đã nhìn thấy việc anh lén qua kho mật rồi khuyên anh nên tự kiểm điểm để tránh tái diễn.
Anh chưng hửng, mặt đỏ bừng, không chối mà cũng không nhận, nhưng một cảm giác xấu hổ thoáng qua anh, vì không ngờ nhân chứng bắt gặp lại là viên trại trưởng, người mà anh thường trò chuyện trong tư thế Anh và Tôi với niềm kiêu hãnh về nhân cách của riêng anh. Như đọc được suy nghĩ và thái độ sượng sùng của anh T.,viên trại trưởng rời khỏi kho không quên nhắc anh đưa bản kiểm điểm cho cán bộ quản giáo.
Đêm hôm ấy anh băn khoăn suy nghĩ. Quá nửa đêm anh quyết định không viết kiểm điểm và có sẵn kế hoạch cho ngày mai. Hôm sau, một ngày như mọi ngày. Phát dụng cụ xong anh đóng cửa kho, nhưng lại làm một việc không giống như mọi ngày. Lấy một sợi dây thừng anh cột lên xà ngang như một cái thòng lọng, phía dưới đặt một chiếc ghế đẩu bằng tre. Rồi bằng một động tác hết sức nhanh, anh tự treo cổ, chỉ kịp đá chiếc ghế qua một bên rồi…không còn nhớ gì hết.
Oái oăm thay đoạn kết của bi kịch lại được tiếp nối bằng lần viên trại trưởng xuống thăm anh ngày xuất viện. Ông kể lại là sáng hôm ấy ông linh cảm như có chuyện gì không hay xảy ra. Chợt nhớ thái độ của anh T. ngày hôm trước , ông vội đảo qua kho dụng cụ, nhìn qua kẽ liếp tận mắt chứng kiến cảnh tượng và vội tri hô lên. Ông không ngờ chuyện này xẩy đến, ông tỏ vẻ ân hận nhưng cũng không quên trách anh T, ‘cần gì phải làm như vậy’.
Kể đến đậy, anh ngồi thừ ra có phần mệt mỏi. Phần tôi nghe xong cũng ngồi yên, chẳng dám có ý kiến hay đóan xét gì về lối hành xử của anh, laị còn vụng về chẳng biết làm gì an ủi anh cho không khí bớt nặng nề, nhưng thâm tâm có phần đồng tình với lời trách khéo của viên trại trưởng .
***
Đúng một năm sau, mùa hè 77, rục rịch với tin đồn có động binh ở biên giơi sát Trung quốc, đám tù chúng tôi lại được thanh lọc để chuyển đi trại khác. Tôi được xếp loại ‘ác ôn’ (thuộc cụm tâm lý chiến, an ninh, tình báo, tuyên úy…) được giao ngay cho Công an Vĩnh Phú đợt đầu. Anh tuy hơn cấp nhưng thuộc diện tác chiến ở lại đi đợt sau. Anh em xa nhau từ đấy.
Trên đường chuyển trại tôi bị còng chung một cặp với anh bạn cùng diện. Biết tôi thân với anh T., anh bạn tâm sự là có chịu hàm ơn khi được anh lén cho mật mía để bồi dưỡng sau khi bị kiết lỵ thập tử nhất sinh. Tôi không biết anh có còn chia sẻ hay lén chia cho ai nữa không, nhưng thầm nghĩ nếu chỉ lo bồi dưỡng cho riêng anh, thì chưa chắc có chuyện viên trại trưởng bắt gặp để dẫn đến thái độ tự xử quá vội vàng cao trọng của anh.
Câu chuyện được giữ kín, ba mươi năm sau viết lại. Nếu anh còn sống ở phương trời nào thì cũng mong tha lỗi cho thằng em vì thất hứa.
(*)Viên trại trưởng sau đó phục viên diện thương binh vì ông ta bị thương ở chiến trường B được anh em chúng tôi có lòng tương kính vì lối đối xử nặng tình người với những người lính một thời bên kia chiến tuyến.
Ba mươi năm Tháng tư nhìn lại

LÝ TUYẾT LÊ * THIÊN THẦN ÁO XANH



Blue Ridge (LCC19) Thiên Thần Áo Xanh
Lý Tuyết Lê

Thay cho lời giới thiệu:

Một số lớn những người Việt tha hương (tỵ nạn) và những người đang lê lết một cuộc đời cùng khổ, đầy bất công, áp bức dưới chế độ CS tại quê nhà đều có những quảng đời - là những cuốn phim mà không một cuốn phim nào dầu chiếm được hàng bao giải thưởng cũng không sao sánh bằng; là những tập truyện mà không một tập truyện nào dầu thuộc loại bán chạy nhất cũng không làm sao qua mặt được.

Những quãng đời đó dầu có thực sự được quay thành phim, viết thành truyện cũng không bao giờ có thể lột tả, nói lên được tất cả những gì đã xảy ra chung quanh họ, và những gì đã diễn ra trong lòng họ. Do đó chỉ có chính họ, là những người trong cuộc, là những chứng nhân, là những nhân vật trong cuốn phim, trong tập truyện của đời mình mới cảm nhận được tất cả những sự âu lo, phiền muộn, những nổi buồn xót xa, câm nín, những niềm hy vọng mong manh, thoáng chốc, những nỗi tuyệt vọng não nề, buông xuôi cho số kiếp, những sự sợ hãi, kinh hoàng đến chết ngất, những cơn đói khát vật vã, rã rời, những nỡi uất nghẹn đắng cay đến tột cùng, những nỗi tủi nhục tối tăm sâu thẳm, những nỡi mừng vui nghẹn ngào đầy nước mắt, những nỡi đớn đau quằn quại có lúc chất ngất trong lòng có lúc ray rức kéo dài như vô tận... Quãng đời họ là những cuốn phim không cần đạo diễn dàn dựng, là những tập truyện không cần hư cấu bởi nhà văn, là những câu chuyện sống thực cùng với nhịp tim, hơi thở và những cảm xúc của một đời người.


---o0o---


Câu chuyện xảy ra cách đây hơn 28 năm, tuy vậy ký ức tôi vẫn còn ghi rõ, vì đó là một kinh nghiệm đau thương, hãi hùng nhất trong cuộc đời tôi.


Trưa hôm đó (10/09/1980/) một buổi trưa gần cuối Thu, trời Đà Nẵng bổng dưng mây kéo về đen kịt, và mưa đổ không ngớt, tôi đang khe khẽ hát những câu ca dao ru con ngủ, nhìn con ngủ mà lòng xót xa, nghĩ rằng tương lai nó sẽ mù mịt như bầu trời ngoài kia, vì nó không may sanh ra trong một đất nước không có tự do. Nhà nội nó thì bị nhà nước trưng dụng, cả gia đình nội phải dồn vào một nhà kho chật hẹp tối tăm ẩm thấp để sinh sống. Không chỗ nương thân ba mẹ nó phải bồng nó chạy về nhà ngoại để tá túc... Thình lình tiếng chuông trước cổng nhà vang lên cắt đứt dòng tư tưởng, tôi nhẹ nhàng xỏ vội đôi dẹp nhựt đi xuống lầu thì đã thấy má tôi mở cửa đón khách vào nhà. Đó là một chàng thanh niên, anh ta là người bà con với ông chủ tàu mà gia đình tôi có dịp bàn tính chuyện vượt biên. Sau khi được trấn an là không có ai khác ngoài má tôi, ông ngoại và tôi, thì người thanh niên này vô đề liền: "Bây giờ mưa to gió lớn và biển đang động, công an biên phòng không nghĩ rằng có ai to gan dám vượt biên trong thời tiết này, nên mình phải nắm lấy cơ hội". Rồi người thanh niên này bắt đầu cho biết giờ giấc, điểm hẹn và cách gặp người dẫn đường, xong anh ta vội vã đội mưa ra về.


Không khí trong nhà trở nên căng thẳng vì lòng mỗi người đầy những nỗi lo âu: chồng tôi đi làm chưa về, 2 em trai cũng không có mặt tại nhà, không có cách nào liên lạc được, còn ngoài kia trời mưa như thác lủ, vượt biên trong lúc này có nghĩa là đem mạng đi nạp cho thần biển. Trong lúc má tôi và tôi đang rối lên không biết toan tính như thế nào, thì ông ngoại tôi bảo quỳ xuống để ông cầu nguyện. Khi ông ngoại tôi vừa dứt lời cầu nguyện thì hai em trai của tôi về tới, lúc đó gần ba giờ chiều. Và chúng tôi lại thêm một phen sốt ruột chờ chồng tôi nữa, rất may hôm đó chồng tôi về nhà sớm hơn mọi khi vì trời mưa nên bạn bè không rũ đi nhậu, cuối cùng rồi mọi người cũng về đầy đủ, cuộc hành trình của chúng tôi bắt đầu từ đó.


Theo như lời người thanh niên lúc trưa căn dặn, tôi và hai em trai tôi đi phà qua sông Hàn, lúc đó khoảng gần 5:30 giờ chiều, sau khi phà cập vào bến quận Ba, An Hải, chúng tôi phải đảo mắt kiếm người thanh niên nào có mang dây chuyền hình cái neo, trời lúc đó nhá nhem tối và mưa rất lớn nên rất khó cho chúng tôi tìm người mà mình chưa bao giờ biết mặt. Người dẫn đường nhận ra được dáng điệu dáo dác của chúng tôi, nên anh ta tiến tới trước mặt chúng tôi không nói gì hết rồi lặng lẽ bước đi (đó là mật hiệu), chúng tôi thấy nơi cổ của anh có sợi dây chuyền hình cái neo, do đó người này đi đâu chúng tôi cũng phải bám sát theo để không bị lạc. Vì nhằm giờ cao điểm kẻ tan trường, người tan sở nên việc bám sát theo người này cũng rất khó, nhiều lần bị lạc, chúng tôi ngẫn ngơ quýnh quáng không biết mình đang ở đâu, tim chúng tôi đập thình thịch vì sợ công an nghi ngờ đến bắt, nhưng rồi người dẫn đường quay trở lại kiếm được chúng tôi. Sau đó anh đi vào quán bún bò Huế ven đường, chúng tôi cũng vào theo, sau này tôi mới hiểu, thì ra phải chờ thêm một nhóm năm người con của bạn ba tôi nữa. Sợ chủ quán nghi ngờ tôi gọi ba tô bún bò Huế cho ba chị em tôi, nhưng bún đem lên chưa kịp ăn thì người thanh niên dẫn đường đứng dậy rời quán vì đã thấy nhóm năm người kia sắp bước vào, chúng tôi vội vã trả tiền và rời theo làm chủ quán cũng ngơ ngác. Rời quán bún, người dẫn đường đưa chúng tôi đến một khu nghĩa địa, anh bảo chúng tôi phải ở đó chờ người khác dẫn đường tiếp. Ba chị em chúng tôi núp ở một ngôi mộ có tấm bia thật lớn, thình lình người trong xóm cầm đuốc đi kiếm gà của họ bị lạc. Một lần nữa ba chị em chúng tôi lại một phen sợ hãi, tay chân run rẫy, tim hầu như ngưng đập vì thấy người đàn bà đó càng lúc càng tiến về nơi chúng tôi đang núp, ba chị em chúng tôi nhắm nghiền mắt và ôm chặt lấy nhau, hình ảnh nhà tù cộng sản hiện lên trong trí tôi thật kinh khiếp, nước mắt chúng tôi tuôn trào, không ai bảo ai chúng tôi cắn chặt môi cố nén tiếng khóc. Nhưng lạ lùng thay, Chúa đã ngăn trở bước đi của người đàn bà đó, khi tiếng chân của người đàn bà đến gần nơi chúng tôi ẩn núp trong gang tấc thì bà bắt được con gà của bà. Tiếng kêu oang oác của con gà làm chúng tôi bừng tỉnh lại, chúng tôi chỉ biết cúi đầu thầm tạ ơn Chúa.




Bây giờ thì trời đã tối hẳn, có một người thanh niên khác tìm đến nơi chúng tôi ẩn núp, anh ta không nói gì ngoài ba tiếng “đi theo tôi”. Anh dẫn chúng tôi đi qua những con đường đất ngoằn nghèo rồi cuối cùng dẫn chúng tôi vào một căn nhà nào đó mà bây giờ tôi không tài nào nhớ được, vì lúc đó trời tối đen như mực, ngay cả chị em chúng tôi cũng không nhìn thấy mặt nhau. Họ để ba chị em chúng tôi tại đây cho đến khoảng 12 giờ khuya (sau này tìm hiểu tôi mới biết khoảng giờ đó) thì họ dẫn ba chị em tôi ra bờ biển thuộc vùng Thọ Quan, nơi đó có sẵn một cái thúng lớn, người này lật thúng lên thì đã có một người nằm chờ dưới thúng ngồi dậy, và họ đưa chúng tôi ra tàu cá đang chờ sẵn ngoài khơi. Nhưng ra đến nơi thì chúng tôi không thấy bóng dáng chiếc tàu cá đâu hết, chung quanh chúng tôi là vùng biển rộng mênh mông với một màu đen tối rợn người. Chúng tôi ngồi trên thúng chồng chềnh theo làn sóng mà lòng bồn chồn lo lắng, rồi lần lượt những thúng khác chở ăm ắp người cũng chèo đến, gần hai tiếng đồng hồ sau thì tàu mới xuất hiện. Khi lên tàu rồi thì việc đầu tiên là tôi kiếm chồng và con tôi, vì hai người được dẫn đi đường khác. Thấy tôi, chồng tôi lên tiếng để trấn an, chồng tôi khen con tôi rất ngoan, tuy mới hơn ba tuổi nhưng dặn nó không được hỏi, không được nói, không được khóc nếu sợ bóng tối, thì nó rất ngoan ngoãn không lên tiếng trong suốt cuộc hành trình trong bóng đêm, có lẽ nó cũng cảm nhận được sự nguy hiểm vây quanh cha con nó.


Hai giờ sáng tàu bắt đầu chạy ra cửa biển, ra đến cửa biển sóng có phần êm hơn. Tàu chạy một lúc xa thì trời hừng sáng, mọi người thấy an tâm vì thoát được sự kiểm soát của công ban biên phòng. Bắt đầu từ đó tàu chúng tôi lênh đênh không định hướng, vì tài công là một thanh niên trẻ chỉ biết lái tàu đi đánh cá chứ không biết nhắm hướng cũng không biết xem la bàn. Trên tàu ngoài gia đình tôi năm người, năm người con của bạn ba tôi, chín người của gia đình ông chèo thúng đưa khách, ba người anh bà con của tôi và hai con trai của họ, còn có một số thanh niên nam nữ bạn của người tài công trẻ chạy theo. Do đó số người trên tàu lên đến bốn mươi lăm người kể cả mười đứa con nít dưới mười tuổi. Trong khi đó thực phẩm chỉ tính đủ cho hai mươi lăm người chính thức có trong kế hoạch vượt biên này mà thôi. Đã vậy, sau này mới vỡ lẽ ra là trước đó, gần ngày vượt biên một số lương thực bị mất cắp.


Qua đến ngày thứ ba, một cơn bão biển suýt nhận chìm chiếc tàu mỏng manh của chúng tôi giữa lòng biển cả. Tôi không thể nào quên được cơn hãi hùng này, chiều hôm đó mây đen phủ kín cả vòm trời, gió mạnh như cơn lốc, và sóng biển cuồn cuộn trổi lên, vợ chồng tôi và cháu nhỏ cùng hai em trai tôi và vài người nữa đang còn ngoài khoang tàu trong khi hầu hết mọi người khác được ở trong cabin. Cửa cabin lúc ấy bị đóng chặt, chúng tôi đập cửa khóc lóc kêu gào thảm thiết. Có lẽ những người bên trong không dám mở cửa cabin trong lúc này vì sợ nước biển tràn vào, một phần có lẽ tiếng gió và tiếng gầm thét của những đợt sóng khổng lồ át đi tiếng kêu gào của chúng tôi. Mãi đến 10 phút sau, gió càng mãnh liệt và sóng càng dữ dội hơn thì họ mở cửa cho chúng tôi vào ẩn mình. Trong những giờ phút ngoài khoang tàu, tôi vô cùng kinh khiếp khi nhìn thấy từng đợt sóng khổng lồ nâng bổng chiếc tàu nhỏ bé của chúng tôi lên thật cao, rồi ném chiếc tàu nhỏ bé của chúng tôi xuống vực sâu tối ngòm, nhìn lên tôi thấy đợt sóng khác tới nó vươn lên như một bức tường thật cao và đổ ập xuống như muốn nhận chìm chiếc tàu của chúng tôi, nước văng tung toé, tay tôi ôm chặt thanh gỗ nơi cửa vào cabin vừa khóc vừa kêu gào thảm thiết. Nhiều khi nghĩ lại, tôi tự hỏi làm sao chồng tôi có thể vừa giữ chặt con vừa bám chặt vào mạng thuyền, và tất cả chúng tôi ngoài khoang tàu không bị sóng biển ném tung ra khỏi tàu, làm sao chiếc tàu nhỏ bé của chúng tôi có thể sống còn qua cơn bão đó, chắc chắn phải có bàn tay vô hình nào đó che chở chúng tôi, bàn tay vô hình đó chính là bàn tay của Thượng Đế.


Trong những ngày đầu còn dầu, thì tài công không biết định hướng đi đến Hong Kong, anh ta cứ nhắm hướng mặt trời mọc mà chạy cho đến khi cạn không còn dầu để chạy nữa thì lúc đó chúng tôi thấy dãy núi mờ mờ từ đàng xa. Thì ra tàu chúng tôi trôi giạt đến Nha Trang mà tưởng rằng đang ở gần đảo Hải Nam, lương thực và dầu đã cạn, có ba người thanh niên đưa ý kiến, ai có vàng hoặc tiền bạc, đồng hồ đeo tay thi giao cho họ, họ sẽ đi thúng vào dãy núi đó mua dầu và lương thực đem ra để đi tiếp. Đó là niềm hy vọng cuối cùng nên mọi người có vàng đưa vàng, có đồng hồ đưa đồng hồ, tôi cũng cởi chiếc nhẩn cưới đưa cho ba người này (sau này đến được bến bờ tự do, chúng tôi mới hay rằng ba người này đi thúng vào bờ và bị công an bắt tại Nha Trang).


Ngày lại ngày trôi qua, nhưng bóng dáng 3 người đi mua dầu và lương thực vẫn biệt tăm. Chúng tôi chi biết cầu nguyện và phó thác đời sống mình cho Chúa. Không thức ăn, nước uống, chúng tôi phải uống nước tiểu và nước biển có bỏ đường hóa học để sống qua ngày, nhờ năm người con của bạn ba tôi có mang theo đường hóa học. Nói chung, gia đình tôi và năm người con của bạn ba tôi vì tin tưởng chủ tàu chuẩn bị lương thực chu đáo nên chúng tôi không mang theo bất cứ một lương thực nào, ngoài trừ chồng tôi trước khi đi anh có giấu được một lon sữa đặc trong túi quần cho con tôi và năm người kia có giấu theo một gói nhỏ đường hóa học. Hơn nữa, cũng để tránh cặp mắt nghi nghờ của mọi người, chúng tôi không mang theo bất cứ quần áo hay vật dụng cá nhân nào, trên người chúng tôi vỏn vẹn mỗi người chỉ có một bộ áo quần mình đang bận.


Hơn mười ngày trôi qua không thức ăn, nước uống, trẻ con khóc lóc kêu gào thảm thiết, con tôi chỉ nước trên biển mà trách chúng tôi tại sao nước trên biển nhiều như vậy mà không cho nó uống, lòng tôi đau như đứt từng đoạn ruột khi nhìn thấy con tôi và những trẻ con khác rã rời, quằn quại, rên xiết vì đói và khát. Rồi 1, 2, 3, 4, đứa con nít dần dần ra đi. Đêm hôm đó là đêm thứ mười sáu trên biển, tôi ôm con tôi vào lòng tuyệt vọng, thình lình một cơn mưa thật lớn đổ xuống, mọi người đều mừng rỡ, chồng tôi mau mắn hứng được một bình nước nhỏ, gắng sức trườn người vào cabin đưa cho tôi để tôi cho con uống, vì quá mừng nên tôi hút một hơi thật mạnh để nước chảy vào một ống nhỏ, xong tôi chuyền ống nhỏ đó vào miệng con tôi với hy vọng con mình sẽ được nuôi sống, nước vào miệng quá nhanh con tôi không kịp nuốt thì tắt thở ngay trên tay của tôi vì sức lực nó không còn nữa. Quá đau khổ, tôi ôm con chặt vào lòng và khóc, khóc thật nhiều nhưng hầu như không có một giọt nước mắt nào tuôn ra. “Khi con người quá đau khổ thì không còn nước mắt để khóc", tôi nghe câu nói này nhiều lần nhưng cứ nghĩ rằng đó chỉ là một câu trong văn chương thôi, bây giờ thì tôi thật sự kinh nghiệm về điều đó. Sáng hôm sau, một tay ẳm xác con, một tay chống đỡ lê lết tấm thân kiệt sức của mình để đem xác con ra ngoài khoang tàu cho chồng và hai người cậu nó thấy mặt lần chót. Vì chồng tôi và hai cậu nó ở cuối mõm thuyền, do đó con tôi được chuyền qua một vài người trước khi đến tay chồng tôi. Khi ở trên tay những kẻ xa lạ tôi không thấy điều gì lạ xảy ra, tuy nhiên khi chồng tôi vừa đưa tay ẳm lấy con tôi, thì tự nhiên môi con tôi sùi bọt nước miếng, và máu thật tươi tuôn ra từ lỗ mũi và hai lỗ tai của nó. Con tôi biết giờ đây nó được nằm trong vòng tay yêu thương của ba nó, một mối liên hệ phụ tử thiêng liêng được bày tỏ qua một thân xác không còn sự sống.


Dầu yêu thương con đến mức nào đi nữa cũng không thể nào giữ được xác con trong vòng tay của mình, chúng tôi đành lòng phải bỏ xác nó xuống lòng biển cả. Đặc biệt cái chết của con tôi được nhiều người thương và lo chu đáo, vài người trên tàu gỡ hai tấm ván nhỏ từ chiếc tàu của chúng tôi, họ đóng lại như hình chữ thập, đặt xác con tôi nằm trên đó, rồi dùng lưới cá quấn quanh thân hình nhỏ bé của con tôi. Họ nói rằng phải đóng ván theo hình chữ thập thì mới thăng bằng không bị sóng đánh lật úp mặt nó xuống biển cá sẽ đến rĩa ăn, họ cho rằng nếu con tôi may mắn gặp một tàu cá nào đó, họ sẽ làm phước vớt đem vào bờ để chôn vì lúc đó chúng tôi vẫn còn thấy dãy núi mờ mờ từ đàng xa, nên chúng tôi chỉ biết hy vọng như vậy, (trong một bản tóm tắt chuyến vượt biên của chúng tôi bằng tiếng Anh có một sơ sót nhỏ là con tôi được cột vào cục đá để bỏ xuống biển thay vì cột vào 2 tấm ván thuyền). Sau đó một người anh bà con của tôi có mang theo quyển Kinh Thánh, anh mở ra đọc vài câu trong Kinh Thánh rồi cầu nguyện trước khi thả xác con tôi xuống biển, lúc đó tôi ngoảnh mặt đi nơi khác vì không muốn chứng kiến cảnh đau lòng này.


Nước mưa hứng được đêm đó đã tạm nuôi sống chúng tôi trong một thời gian ngắn. Rồi một hôm (06/10/1980/) tôi nằm chờ chết trong cabin vì sức tôi đã quá kiệt quệ, 26 ngày không một chút gì trong bao tử ngoại trừ nước tiểu vì nước mưa hứng được hôm trước đã không còn một giọt. Thình lình có tiếng chồng tôi và vài người nữa ngoài cabin “có máy bay, có máy bay”, tôi nhìn ra thấy chồng tôi đang dùng cái áo thun trắng đã cũ mèm để vẩy ra hiệu, nhưng tôi vẫn không một chút hy vọng nào, vì đã bao lần chúng tôi thấy máy bay bay xa thật xa trên bầu trời nhưng họ nào có thấy chúng tôi đâu. Nhưng rồi tiếng máy bay trực thăng dần dần nghe rõ dần, và tiếng mọi người mừng rỡ, hình như có một lực nào thật mạnh trong tôi vực tôi dậy và tự nhiên tôi có sức để bò ra ngoài khoang tàu. Tôi thấy chiếc máy bay trực thăng từ từ hạ thấp xuống, lúc đó một người trên tàu chúng tôi viết hàng chữ bằng tiếng Anh “Don't drop any food, Please rescue us”, thì ngay lập tức một quân nhân Mỹ trên máy bay trực thăng viết hàng chữ bằng tiếng Việt “chờ năm phút sẽ có tàu đến”. Rồi họ bắt đầu bắn những trái khói màu quanh tàu của chúng tôi để định vị trí cho tàu lớn đến cứu. Vài phút sau qua làn khói màu tản mác, từ đàng xa chúng tôi nhìn thấy một vật nhỏ di động rồi từ từ lớn dần, chẳng mấy chốc trước mặt chúng tôi sừng sững một chiếc tàu chiến khổng lồ cách tàu chúng tôi ở một khoảng cách an toàn. Đó là chiếc Soái Hạm (Command Ship) của Đệ Thất Hạm Đội có tên là “Blue Ridge LCC19”. Chúng tôi vô cùng mừng rỡ như được sinh lại lần thứ nhì. Đoàn thuỷ thủ bắt đầu bỏ thang dây xuống và đi ca-nô qua tàu chúng tôi. Trên ca-nô có 4 người lính Hải Quân mang phao cá nhân, và nổi bật hơn hết là lá cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ tung bay trước gió, nhìn lá cờ mà lòng tôi bồi hồi xúc động vì nó biểu tượng cho Tự Do và tình nhân loại. Họ dùng loa yêu cầu chúng tôi giữ bình tỉnh, anh Hải Quân cầm tay lái cố gắng điều khiển chiếc ca-nô cặp sát vào tàu chúng tôi, trẻ em và phụ nữ được ưu tiên di chuyển qua tàu chiến trước, sau cùng là nam giới. Các thuỷ thủ, một tay kẹp chúng tôi và một tay chụp lấy thang dây để leo, hàng chục cánh tay thòng xuống kéo chúng tôi lên. Đối với tôi, đó là giờ phút vô cùng thiêng liêng và vô cùng xúc động, nó cho tôi thấy chỉ có những người của chủ nghĩa Tự Do mới thể hiện được tình yêu thương nhân loại và cảm thông được những đau thương mất mát của những người vì 2 chữ Tự Do mà liều mình vượt biển.


Khi tất cả chúng tôi được an toàn đưa lên chiếc Soái Hạm này rồi, thì điều đầu tiên là họ cho chúng tôi mỗi người 1 ly súp lỏng (clear soup) đang còn nóng hổi và sau đó họ bắt đầu khám tim mạch từng người. Tôi và em tôi cùng một vài phụ nữ khác vì quá yếu nên được chuyển lên Medical Clinic. Tại đây chúng tôi được chăm sóc sức khoẻ thật chu đáo, họ bồng chúng tôi đi tắm, dĩ nhiên là họ rất tôn trọng phụ nữ chúng tôi, nên họ chỉ mở nước điều chỉnh ở độ ấm vừa phải và dạy chúng tôi cách dùng thuốc gội đầu đặc biệt để giết chí, rồi họ đứng canh ngay cửa phòng tắm để đề phòng trường hợp chúng tôi bị té hay bất cẩn gì đó. Chúng tôi vô cùng cảm kích trước tấm lòng nhân ái bao la của những người lính Mỹ khác màu da, họ không màng đến thân hình xơ xác bẩn thỉu hôi hám của chúng tôi, trong khi chí trên đầu rơi rớt đồm độp, nhưng họ ôm chúng tôi vào lòng, bồng ẳm chúng tôi khi chúng tôi cần những phương tiện vệ sinh cá nhân. Sau đó họ phát cho chúng tôi mỗi người 1 áo thun trắng và đồ lót để bỏ đi những áo quần hôi hám mà suốt 26 ngày đêm dầm với mồ hôi, dầu nhớt, nước tiểu và nước biển mặn.





Tôi còn nhớ rõ một kỷ niệm rất buồn cười mà tôi đã làm những người trong đội y tế một phen cười nứt bụng, đó là ngay sau khi uống cạn ly súp đầu tiên khi vừa mới được chuyển lên tàu, một anh y tá hỏi tôi rằng “How do you feel”?, tôi trả lời ngay không chút suy nghĩ “I feel healthy” (ý tôi muốn nói là “tôi cảm thấy Khỏe”) tức thì cả đội y tế ôm bụng cười ngặc nghẻo trong khi đó thân hình tôi không khác nào bộ xương người chết. Thật ra, từ lúc bắt đầu được tàu Mỹ vớt thì bao nhiêu vốn liếng từ ngữ Anh Văn mà tôi học ở những năm trung học chưa có cơ hội thực hành thì giờ đây nó lần lượt kéo đến trong tâm trí tôi, chỉ có điều chữ nào thoáng đến trong đầu là tôi vụt nói liền không cần để ý đến văn phạm. Nhưng rồi sau đó tôi rất ngại nói, nên tôi luôn dùng bút viết xuống những gì tôi cần nói, vì khi viết tôi có thì giờ sắp xếp câu kéo cho đúng văn phạm hơn. 
Nhờ có chút vốn liếng Anh Ngữ nên tôi có cơ hội gần gũi với vị thuyền trưởng, các bác sĩ trong đó có 1 bác sĩ người Nhật, và các y tá, đặc biệt là anh Hải Quân đầu bếp (Mr. Clinton A. Eastwood), anh thường xuyên trò chuyện với tôi, hỏi thăm những món ăn anh nấu có ngon không, tôi có thích không (và anh cũng là người sau này thường xuyên liên lạc thư từ với gia đình tôi khi chúng tôi được đưa vào tạm cư ở trại tỵ nạn Palawan Philippines, nhờ đó mà tôi có được những bài báo và hình ảnh chụp được trong lúc được tàu vớt, và năm 1982 khi chiếc Soái Hạm Blue Rigde LCC19 đến cảng Sydney cách nơi tôi cư ngụ khoảng gần 1 tiếng lái xe, thì anh cũng tìm đến thăm gia đình chúng tôi, khi đó tôi vừa mới sanh được cháu thứ nhì khoảng mười lăm ngày (đứa thứ nhất đã mất trên biển)).













Trở về câu chuyện trên chiếc Soái Hạm, thì một hôm có phái đoàn báo chí bay trực thăng đến thăm người tỵ nạn trên tàu và để phỏng vấn. Trước khi phái đoàn đến, tôi được khuyến khích để được quay một đoạn phim ngắn trong buổi phóng vấn nhỏ này vì tôi cứ lắc đầu từ chối, tôi cứ lấy tay che mặt và nói rằng “Tôi xấu lắm, tôi không muốn người khác thấy tôi trên truyền hình và tôi cũng không biết nói tiếng Anh nhiều”, nhưng anh y tá Hải Quân người luôn kề cận chăm sóc tôi (anh Robin) đưa cho tôi một cái gương và một cái lược, anh chãi đầu cho tôi và bảo tôi nhìn trong gương rồi anh nói “Look! You're beautiful!” (tôi chưa bao giờ thấy Chung Vô Diệm nhưng tôi tự nghỉ rằng mình cũng xấu như vậy) rồi anh nói tiếp “We're going to ask you a very very simple question, so don't worry, OK”. Thế rồi trong phút chốc phái đoàn báo chí đến có luôn vị Tham Mưu Trưởng của Đệ Thất Hạm Đội nữa, và rồi hàng loạt đèn sáng choang chiếu thẳng đến cái giường tôi đang được đỡ ngồi, một anh phóng viên cầm máy nói gì nhiều lắm nhưng tôi không để ý vì tâm trí bận suy nghĩ không biết họ sẽ hỏi tôi điều gì. Thế rồi người phóng viên đó chậm rãi hỏi tôi từng chữ một “Why did you escape from Vietnam”? Tôi chỉ trả lời vỏn vẹn “About freedom” và câu thứ hai là “How do you feel now?” lần này tôi đang tìm chữ nào khác với chữ “healthy” của hôm nọ thì anh y tá Hải Quân này mau mắn cất giọng hỏi khéo “Better”? nên tôi liền nói “Yes, I feel better”.













Năm ngày tạm trú trên chiếc Soái Hạm này rồi cũng phải đến ngày chia tay, ngày cuối trước khi chúng tôi chia tay với vị Hạm Trưởng cùng toàn thể các thuỷ thủ, tôi được vinh dự đi cùng vị Tham Mưu Trưởng đến từng giường bệnh để phát cho họ mỗi người một bản danh dự “Anh Hùng Vượt Biển” và một số tiền là 32 Mỹ Kim cho mỗi đầu người, số tiền này là do sự đóng góp của vị Hạm Trưởng và của toàn thể các thuỷ thủ trên chiếc Soái Hạm này. Tôi cũng được vinh dự đại diện cho nhóm người ty nạn trên phòng y tế này để ngỏ lời tri ân và bày tỏ lòng cảm kích của chúng tôi trước sự chăm sóc không hề mệt mỏi của toàn thể các thuỷ thủ trong các ngành. Chúng tôi luôn nhớ ơn nhân dân Mỹ nói chung và toàn thể mọi người trên chiếc Soái Hạm này nói riêng, lòng nhân đạo của họ là ngọn đuốc, là ánh sáng của thế giới Tự Do, nó sẽ chiếu sáng mãi mãi trong lòng chúng tôi, lòng của những người dân Việt tỵ nạn.













Qua những kinh nghiệm đau thương trong suốt cuộc hành trình vượt biển này, chúng tôi nhận biết rằng mạng sống con người thật quý báu, nhưng Tự Do là điều quý báu hơn hết. Lòng nhân đạo của nhân dân Mỹ đã để lại trong chúng tôi niềm cảm kích và sự tri ân sâu xa, tấm gương sáng này đã chứng minh được chỉ có con người của chủ nghĩa Tự Do mới có được những đức tính đó, chúng tôi đã học được từ quý vị lòng nhân ái, vị tha, và tình thương yêu nhân loại và những hình ảnh cao đẹp này sẽ không bao giờ phai nhạt trong lòng người dân Việt tỵ nạn yêu Tự Do của chúng tôi. Chúng tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu xa đến vị Tham Mưu Trưởng của Đệ Thất Hạm Đội (Chief of Staff for Commander SEVENTH Fleet) ông Lewis W Chatham, vị Hạm Trưởng (Commanding Officer) ông John D Chamberlain, cùng toàn thể thuỷ thủ đoàn của chiếc Soái Hạm Blue Ridge LCC19 (dĩ nhiên trong đó có cả anh Hải Quân đầu bếp Clinton A. Eastwood và anh Robin). Hình ảnh của những vị đó sẽ không bao giờ nhạt nhòa trong ký ức chúng tôi. Chúng tôi luôn ao ước có cơ hội gặp lại những vị ân nhân này bằng xương bằng thịt để một lần nữa ngỏ lời tri ân đến họ và cũng để họ nhìn thấy gia đình chúng tôi - kết quả của việc làm nhân đạo quý báu mà họ đã thực hiện cách đây hơn 28 năm.


Tóm lại, vì quen sống trong một đất nước Tự Do Dân Chủ, vốn thừa hưởng được tất cả những quyền cơ bản của một con người, nên kể từ khi Miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản thì tâm trí chúng tôi không ngừng nghỉ đến việc trốn thoát khỏi chế độ này. Vượt biên là con đường duy nhất và cái giá chúng tôi phải trả có thể là sự chia lìa (kẻ ở người đi, vợ xa chồng, con xa cha, ...), sự tù đày (chính bản thân mình và người thân cũng bị liên luỵ), cái chết (chính mạng sống mình và ngay cả mạng sống của những người thân yêu). Bằng nhiều cách, chồng tôi trước đây đã vượt biên 2 lần, anh đi một mình vì chủ tàu không nhận con nít, tôi đành để chồng ra đi và ở lại với con. Tôi nghĩ thoát được người nào hay người đó, để chồng ra đi một mình là tôi chấp nhận sẽ vĩnh viễn mất chồng vì thời gian đó chính quyền Việt Nam chưa có sự bang giao với các nước ngoài về vấn đề “Đoàn Tụ Nhân Đạo”. Nhưng hai lần vượt biên đó không thành công, lần thứ nhất bị lộ anh chạy thoát được nên không bị tù, còn lần thứ nhì thì đi với người em nhưng khi ra đến bến tàu, người chủ tàu thay đổi ý kiến chỉ nhận một người thôi nên chồng tôi nhường cho người em và người này đã đến được bến bờ Tự Do. Lần này là lần thứ ba chồng tôi được đi với vợ con vì người chủ tàu này nhận con nít, tưởng rằng lần ra đi này trọn vẹn không bỏ lại sau lưng người thân yêu của mình, nhưng cuối cùng chúng tôi vĩnh viễn mất đứa con yêu quí đầu lòng của mình, nỗi đau xót đó mãi theo chúng tôi đến cuối cuộc đời và đó chính là cái giá cho sự Tự Do mà chúng tôi đã chọn.


Hiện nay chúng tôi đang định cư tại Úc Đại Lơi, một quốc gia đầy lòng nhân ái, người dân ở đây đã mở rộng vòng tay yêu thương đón nhận và cưu mang gia đình chúng tôi trong suốt 28 năm qua và còn tiếp tục cho đến đời các con cháu của chúng tôi nữa. Không một lời nào đủ để diễn tả tấm lòng biết ơn sâu xa của gia đình chúng tôi đến với chính phủ và toàn thể nhân dân của đất nước này. Chúng tôi nguyện ghi khắc ơn sâu nghĩa nặng cho đến muôn đời.



Lý Tuyết Lê
(Viết tại Sydney ngày 09/03/09)


---o0o---



Người kể chuyện (tác giả của bài viết này) rất mong mỏi tìm kiếm, liên lạc được với các vị ân nhân đã từng cứu sống cô và gia đình cùng với rất nhiều người vượt biển khác. Vậy kính xin quý vị nào làm việc hoặc quen biết với những ai làm việc trong bộ Quốc Phòng hoặc Hải Quân Hoa Kỳ có được chi tiết của vị Tham Mưu Trưởng của Đệ Thất Hạm Đội (Chief of Staff for Commander SEVENTH Fleet) ông W. Lewis Chatham, vị Hạm Trưởng (Commanding Officer) ông John D. Chamberlain, và các thuỷ thủ đoàn trên chiếc Soái Hạm (Command Ship) USS Blue Ridge LCC19 đặc biệt là anh đầu bếp Clinton A. Eastwood và anh Robin (tất cả những người này đã làm việc trên tàu này trong khoảng thời gian 1980-1982) xin vui lòng gởi về đia chỉ email: tlblueangel@gmail.com tlblueangel@gmail.com This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it . Xin đa tạ!


The rescuee wishes to make contact with those who were the saviors of many Vietnamese boat people, including herself and her family. So she kindly asks those with information or contact details leading to the Chief of Staff for Commander of the SEVENTH Fleet, Captain W. Lewis Chatham, the Commanding Officer John D. Chamberlain, and any of the crew on board the Command Ship USS Blue Ridge LCC19, particularly the chief cook Mr. Clinton A. Eastwood and Robin (on duty during 1980-1982). Please kindly send them to the email address: tlblueangel@gmail.com tlblueangel@gmail.com This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it . Very much appreciated!


Dưới đây là bản tóm tắt cuộc hải trình lên đênh trên biển 26 ngày phong ba, bão táp, đói khát, chết chóc, ... do chính những người sống sót được chiếc Soái Hạm Blue Ridge LCC19 cứu vớt kể lại bằng Anh ngữ. Chắc hẳn quý vị cũng phải hiểu rằng họ mới được cứu sống, chưa hoàn hồn và vẫn còn đang sống trong nỗi kinh hoàng, trong nỗi đớn đau, mất mát người thân, ... và tuy được sự giúp đỡ của thủy thủ đoàn về một số từ ngữ nhưng vốn liếng tiếng Anh của họ rất là it ỏi, hơn nữa lại được viết theo lối nói và cách suy nghĩ của người Việt Nam chúng ta (nghĩ sao nói vậy), do đó lỗi chính tả, văn phạm rất nhiều (nhưng viết được như vậy là khá lắm rồi). Cho nên khi đọc bài này, những người mà Anh văn là ngôn ngữ chính thì sẽ “điên đầu”, nhưng những người lớn (thuộc thế hệ thứ nhất) thì hiểu ngay.


Câu chuyện vượt biến (bằng Anh ngữ) của những người này đã được đánh máy và sao ra để phát cho mỗi người trong chuyến tàu vượt biển đó một bản, và cũng được lưu giữ làm tài liệu cho chiếc Soái Hạm Blue Ridge LCC19. Vì bản sao không được rõ cho nên xin phép được đánh máy lại (nguyên văn) cho dễ đọc.





The following was written by the Vietnamese refugees from the second boat and is quoted in full:


Vietnamese refugees story of terror about 26 days on the sea (10/9 – 6/10)


After the departure of the Americans on 30/4/75, millions of Vietnamese, having given up their properties and heritages have left their country to get freedom. The freedom, they knew, that they must pay by their life or their whole family life. Even with rudimental means, many people, found their way to leave this unfortunate miserable country. During the past 5 years the communism (has given) to the VN people uncountable griefs and sorrows. All liberties were cancelled even the freedom of the press and the freedom of the religions and the economic conditions was at the worst. There we can see anywhere, guns and jails. Used to live in freedom, never we forget to go away. But the importance is to go away safely. We loved the freedom and the peace but we must get assurance for the remaining relatives in VN. We must not be caught by the communists, so the remaining could not get any consequences. At least, we left VN in the night 10/9. It rained but we must wait for the boat during 2 hours. We got numbed. At 2h35 the boat went to the sea without any difficulties with control stations Thanks to God. The wind was against us and our captains was not experienced. Instead of reaching Hai Nam, Hong Kong, we lost the position after 2 days. Our condition became worse because of the lack of fuel, foof and drinking water. On the 3rd day we conducted the boat by the sun. The 3rd night, a cyclone throwed us to the eastern. Our life were placed in the hands of God, we could do nothing. Each person had 1 tea-spoon of rice per day. The children cried because of the lack of food and drinking water. We left sorrow but could do nothing. The provisions were finished on the 6th day and the boat went anywhere God has decided. When the last drop of water vanished, and as it did not rain, the children began to die: one, two, … at the fith child-death it rained. Their corpses were tied to rock and thrown into the sea to avoid deseases. The others drank urinate or sea-water. It was a great pain but we know that, comparing with the freedom, the salty tatste of sea-water and the bad smell of the urinate were nothing. We accepted these griefs without any lamentation because we have wanted to obtain the freedom. After 7 days of sunshine, a rain has helped us to live for one more period. Now, we hoped our boat to be far in the south, so it increased chances of meeting foreign ships of fishing ships. During 26 days we have met many great ships. But they didn’t rescue us or we didn’t have any means to make signals. We were only dry and emaciated bodies because of the lack of nutrition. On 6/10 in the afternoon, suddenly, a navy helicopter saw us. We have tried to ask help and immediately LCC19 of 7th fleet rescued us at 6 o’clock. We were very happy.


The test between life and death was passed. We know that life was precious but the freedom was much more. The humanitarian spirit of the Americans gave us deep emotions. They have rescued us and made we knew that only Man of freedom would respect the dignity and the liberty of their brothers.


In our hearts, the precious and uninterrupted take care and services given by the Americans on LCC19, did not vanished forever. We thank the Amrican people and we have learned from you the generosity and the altruism and the humanitarian lesson.


The present for 33 rescued refugees, express our sincere thanks to the whole Americans in LCC19 and we wish the other loving freedom Vietnamese who have or are leaving VN could get luckyness and chances like us.


Your exemplary altruism and humanitarism will certainly adjoin the Freedom doctrine in the world; we must know that life is precious but the freedom is much more precious.

Trong cuốn sổ hải trình của chiếc Soái Hạm Blue Ridge LCC19 cũng có đề cập chuyện cứu vớt chuyến tàu vượt biển kể trên – Blue Ridge LCC-19 Naval Cruise Book
http://www.e-yearbook.com/yearbooks/Blue_Ridge_LCC_19_Cruise_Book/1986/Page_69.html


Dưới đây là một số hình ảnh cảnh các thuyền nhân khi được cứu vớt lên chiếc Soái Hạm Blue Ridge LCC19 –
http://picasaweb.google.com/n.9oo9le/BlueRidgeLCC19#


Ghi chú: Các hình ảnh này là gồm những người trong 2 chiếc tàu vượt biển được cứu vớt trong cùng một ngày (06/10/1980) - tất cả là 92 người. Chiếc đầu tiên phát xuất từ Vũng Tàu (55 người), khi được tàu cứu thì còn khoẻ mạnh, nhưng những người trên chiếc thứ 2 phát xuất từ Đà Nẵng (là chiếc tàu trong câu chuyện này – 37 người) thì đa số đều phải nằm ở Medical Clinic vì 26 ngày đói khát lênh đên trên biển. Chiếc tàu đi từ Vũng Tàu được vớt trước, khi lên tàu họ báo là còn chiếc thứ 2 cùng đi một lần với họ nhưng bây giờ không biết ở đâu. Vì vậy trực thăng đi kiếm chiếc kia thì lại gặp được chiếc đi từ Đà Nẵng. May mắn thay!

HOÀNG NGỌC LIÊN * BẢN TỰ KHAI

 Hoàng Ngọc Liên – Bản tự khai
Hoàng Ngọc Liên
(Tưởng niệm Lê Văn Hóa. Thân tặng quý anh Phương Triều, Nguyên Huy, Phan Lạc Phúc)
Ngày Xuân, nhớ bài “Chúc Tết” của Cụ Tú Xương, viết vui về:
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu!
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu!
(Trần Tế Xương)
Chúng tôi gặp lại nhau trong cảnh ngộ cảm thông thân phận những kẻ thua trận giặc 75.
Người cao lêu nghêu, ánh mắt long lanh, giọng nói rành mạch, chững chạc, đó là những ghi nhận của tôi về cố Trung Tá Lê Văn Hóa, nguyên tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 40 Chiến Tranh Chính Trị đồn trú tại Cần Thơ, một trong nhiều bạn rất thân thiết “Nam Kỳ Quắc” của tôi.
Lần đầu chúng tôi quen nhau trong khu vực tòa hành chánh Sa Ðéc (cũ), trên đường đi Kiến Phong, nơi đặt bản doanh của Tiểu Ðoàn Văn Nghệ Lưu Ðộng (thời kỳ huấn luyện văn nghệ). Anh làm đại đội trưởng Ðại Ðội 3 Văn Nghệ.
Sau này khi vô “tù,” chúng tôi thường nhắc lại thời gian mà Tiểu Ðoàn Văn Nghệ Lưu Ðộng do Ðại Úy Vũ Hoài Ðức làm tiểu đoàn trưởng, Ðại Úy Trần Sĩ Ngọc làm tiểu đoàn phó, hướng dẫn tới Sa Ðéc để thụ huấn chuyên môn.
Tôi được Bộ QP biệt phái làm giám học, có bạn Nguyễn Hải Trù tiếp tay đơn vị trưởng về an ninh trật tự khu vực.
Những khuôn mặt văn nghệ hồi đó trong đơn vị này, tôi còn nhớ được:
– Quý cô: Thúy Liễu, Thanh Nhã, Xuân Dung, Thanh Cầm, Kiều Loan, Tê Cô, Phương Lan, Kiều Nhi…
– Quý anh: Anh Hải tức Hoàng Hải (Lưu Duyên), Vân Sơn, Tuấn Ðăng (AVT sau này) Lữ Liên, Ba Bé, Ngọc Giao (ca sĩ), Hoài Thanh (kịch sĩ)…
Tiểu Ðoàn Văn Nghệ Lưu Ðộng (thụ huấn) được bà con Sa Giang chú tâm theo dõi và nồng nhiệt tán thưởng qua nhiều vở kịch trình diễn, mà vở “Bông Hồng Dại” của Tiền Phong (sau này dịch Kim Dung) là một.
Trong suốt mấy tháng ở Sa Ðéc, tôi và Lê Văn Hóa thường… nghêu ngao tản bộ trên lề đường Phan Thanh Giản, dẫn tới quán giải khát của một người đẹp có tên là Nguyệt.
Cứ mỗi buổi tối, quán cô Nguyệt không còn ghế trống. Thường thường Lê Văn Hóa kéo tôi ra quán sớm, để dành chỗ. Thế mà mấy bạn trẻ hơn đã có mặt trước rồi.
“Cô Nguyệt” cũng là đề tài mà tôi và Lê Văn Hóa thường ôn lại trong thời gian “tái ngộ” trong tù CS. Còn nữa, thêm một quán cô Chín, trên đường Phan Ðình Phùng Cần Thơ, cũng được chúng tôi ôn lại những chuyện đã qua, trong những đêm lạnh quá ngủ không được trong nhà tù trên miền Bắc Việt Nam.
Nhưng câu chuyện hấp dẫn, dai dẳng nhất, vẫn là chuyện… tự khai.
Các bạn tù CS, trên khắp ba miền Nam Trung Bắc VN đâu ai lạ gì chuyện… tự khai.
Vừa tới một trại “cải tạo,” việc đầu tiên là phải mần “Bản Tự Khai.” Không phải chỉ khai một lần cho trại đầu tiên, mà cứ mỗi khi “được” di chuyển qua một trại khác – mà trong tù kêu bằng… chuyển trại, anh em tù phải khai lại lần nữa. Trong đời tù, anh em cựu chiến sĩ quốc gia mấy ai có thể nhớ mình đã… tự khai bao nhiêu lần!
Các trại tù CS, chẳng biết có bàn giao cho nhau, các bản tự khai, các bản “lý lịch trích ngang” hay không, mà đi tới đâu, anh em ta cũng phải viết bản tự khai như đã từng làm trước đó.
Trong một trại tù chia ra nhiều “K.” Làm bản tự khai ở Trại chính, tức “K” trung ương xong, khi được… biên chế đi một “K” khác, người tù phải viết thêm tờ tự khai nạp cho “K” này.
Trong một “K” có nhiều “đội.” Phải viết bản tự khai nạp cho tên “quản giáo” của “đội.” Tên quản giáo này đi, tên khác tới, lại phải nạp cho y một bản tự khai, vì bản nạp cho tên trước không được chuyển cho tên sau!
Có lần đi “nao động nà vinh quang” trên nương khoai, Lê Văn Hóa lượm được một bản tự khai trao cho tôi:
– Cậu coi! Thằng “chèo” này bắt mình tự khai hoài hoài rồi liệng đi, thằng “chèo” khác bắt mình… khai lại!
Nói thì giản dị, nhưng chuyện tự khai đâu phải… “giản đơn”! Người CS thần thông quảng đại về các trò ma giáo, nên việc họ bắt “tù” khai đi, khai lại là nhắm nhiều… “mục đích, yêu cầu,” đại để:
– Khai nhiều lần sẽ lộ sơ hở, những điều… tiền hậu bất nhất sẽ lộ ra.
– Khai nhiều lần có thể tiết lộ thêm những điều mà “cách mạng” muốn biết!
– Khai nhiều lần có thể tự tố cáo mình chưa thành khẩn ở những lần khai trước….
Cho nên, chuyện dài tự khai luôn là đề tài mà tôi và Lê Văn Hóa thường ôn lại, để cười cho đỡ… đói, đỡ lạnh!
Hôm ấy, Hóa hỏi tôi:
– Giục Lìn (tên Tầu Ngọc Liên mà Hóa đặt cho tôi, nghe không hay chút nào, nhưng tôi đã vui vẻ nhận từ lâu), cậu nhớ câu đầu bài: “Lẳng lặng mà nghe nó… tự khai” không?
Tôi gật đầu:
– Nhớ chứ sao không?
Hóa giục:
– Ðọc lại nghe coi!
Tôi lảm nhảm đọc mấy câu đầu trong bài thơ truyền miệng trong tù CSVN. Không nhớ tên tác giả.
…Lẳng lặng mà nghe nó… tự khai,
Khai đi, khai lại vẫn khai hoài
Khai từ cụ cố, qua đời… tía,
Từ trái su su đến… củ khoai!
Lê Văn Hóa không chịu:
– Cậu đọc láo rồi, tôi nhớ: Khai từ cụ nội qua đời bố mới đúng!
Tôi không cãi:
– Ừa. Cũng zậy à!
Hóa giục thêm:
– Tiếp
…Lẳng lặng mà nghe nó khai… ông:
Tên thì không biết, tuổi thì không!
Vì ông đã sớm đi tàu… suốt
Khi cháu còn xài… bi bê rông!
Hóa gật gù:
– Trúng mối! “Ðạt”! Tiếp!
…Lẳng lặng mà nghe nó khai… bà,
Mỗi bận về từ phiên chợ xa
Thấy… tôi thơ thần bên đầu ngõ,
Bà giúi cho vài chiếc bánh đa!
Hóa tán thưởng:
– Hay! Hình như cậu có phịa ra, không đúng nguyên tác. Nhưng cũng “chiếu cố,” “được”! Tiếp….
…Lẳng lặng mà nghe nó khai… cha,
Là chồng của mẹ đẻ ra ta…
….
Không nghe tôi đọc thêm, Hóa la:
– Ủa, sao nín thinh zậy?
Tôi ấp úng:
– Tới đây mình quên mất tiêu rồi! Cậu nhớ giùm mình với!
Hóa lắc đầu:
– Thơ là việc của cậu, kịch mới là việc của mình. Bữa nào nói chuyện về kịch, mình sẽ… phát ngon lành. Còn bi giờ, ráng nhớ đi, cha!
Tôi cũng lắc đầu theo:
– Chịu! Ðoạn này chỉ nhớ 2 câu!
– Còn đoạn nào khác?
– “Báo cáo anh”! Hết!
Hóa tiếc rẻ:
– Uổng quá. Hổng biết có “trự” nào nhớ trọn bài không? (*)
Tôi cười:
– Hy vọng sẽ có bạn ta nhớ đủ thì hay quá.
Trên đây, Hóa nhắc đến kịch. Xin kể thêm về anh, trong một buổi trình diễn vở kịch mà tôi quên tên, anh đóng vai tướng Tầu, Nguyên Huy tức Nguyễn Huy Tiến đóng vai Ðinh Ðề Lĩnh, Phan Lạc Phúc đóng vai Tên Giữ Ngựa, do anh Kỳ Văn Nguyên (Nguyễn Văn Thúy) làm đạo diễn ở trại “cải tạo” Yên Hạ,” huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La, chỉ ít tháng sau khi Trung Cộng xua quân lấn chiếm 6 tỉnh biên giới phía Bắc VN. (*)
Với vai Tướng Tầu, Hóa nói giọng Quảng Ðông, nghe ngồ ngộ khiến anh em ta nhiệt liệt hoan hô.
Hồi đó, “nhà nước” ta đang căm thù “Bọn Bành Trướng Trung Quốc” nên mới có việc diễn vở kịch lịch sử về việc quân Nguyên thua te tua không còn manh giáp, khi chúng xua quân xâm lược nước ta.
Sau đêm diễn, tôi “bồi dưỡng” cho Hóa 1 gói mì ăn liền. Hóa cảm động:
– Cậu kiếm đâu ra đồ quốc cấm này thế?
(Hồi đó, trại “cải tạo” cấm người tù nhận những loại thực phẩm có thể dùng để trốn trại, nên đã có việc phát muối nước cho tù làm thức ăn, thay vì phát muối hạt. Ghi chú của người viết).
Tôi cười:
– Nhà hào phóng Nguyễn Quốc Quỳnh chuyển qua 2 gói nhờ cụ Việt cho phép nhận đó!
Hóa vui vẻ:
– Chánh giám thị CS hầu như chỉ có một mình cụ Việt trại Yên Hạ này là người còn có lòng nhân đạo, không ác ôn như phần đông bọn cai ngục khác. Tiếc rằng cụ Việt sắp về hưu!
– Nghe đồn, vì cụ có lòng nhân với… kẻ thù giai cấp, nên đảng mời cụ nghỉ hưu sớm. Rồi anh em ta sẽ mệt với tên chánh giám thị sắp từ Nghệ Tĩnh ra thay cụ!
Chúng tôi nấu “chui” lon guigoz nước sôi, hì hụp ăn mì ngon lành vào lúc quá nửa đêm.
Chỉ ít tháng sau, Hóa bị phù thũng nặng không có thuốc điều trị.
Một ngày tang tóc đến với chúng tôi: Lê Văn Hóa nằm xuống, sau khi trả món nợ quốc gia của những người thua trận giặc 1975!
Bữa nay, nhân ôn lại câu chuyện Bản Tự Khai, qua bài thơ của một bạn tù nhái kiểu chúc Tết của cụ Tú Xương, tôi nhớ nhiều về Lê văn Hóa.
Chắc rằng hương linh anh đã về miền cực lạc.

(*) Những điều tôi ghi lại chuyện trong tù, theo “Bộ Nhớ” đã quá mòn, hổng “chắc ăn.”
Xin bạn tù nào nhớ đúng, vui lòng cho tôi được nhận thư qua địa chỉ:
Hoàng Ngọc Liên
5414 Sky Pkwy 206, Sacto, CA 95823
ÐT: (916) 427-3049
Email:
hoangngoclien@gmail.com
(HNL)

Quảng cáo/Rao vặt


Góp ý, Thảo luận


Tưởng niệm Lê Văn Hóa. Thân tặng quý anh Phương Triều, Nguyên Huy, Phan Lạc Phúc)
Ngày Xuân, nhớ bài “Chúc Tết” của Cụ Tú Xương, viết vui về:
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu!
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu!
(Trần Tế Xương)
Chúng tôi gặp lại nhau trong cảnh ngộ cảm thông thân phận những kẻ thua trận giặc 75.
Người cao lêu nghêu, ánh mắt long lanh, giọng nói rành mạch, chững chạc, đó là những ghi nhận của tôi về cố Trung Tá Lê Văn Hóa, nguyên tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 40 Chiến Tranh Chính Trị đồn trú tại Cần Thơ, một trong nhiều bạn rất thân thiết “Nam Kỳ Quắc” của tôi.
Lần đầu chúng tôi quen nhau trong khu vực tòa hành chánh Sa Ðéc (cũ), trên đường đi Kiến Phong, nơi đặt bản doanh của Tiểu Ðoàn Văn Nghệ Lưu Ðộng (thời kỳ huấn luyện văn nghệ). Anh làm đại đội trưởng Ðại Ðội 3 Văn Nghệ.
Sau này khi vô “tù,” chúng tôi thường nhắc lại thời gian mà Tiểu Ðoàn Văn Nghệ Lưu Ðộng do Ðại Úy Vũ Hoài Ðức làm tiểu đoàn trưởng, Ðại Úy Trần Sĩ Ngọc làm tiểu đoàn phó, hướng dẫn tới Sa Ðéc để thụ huấn chuyên môn.
Tôi được Bộ QP biệt phái làm giám học, có bạn Nguyễn Hải Trù tiếp tay đơn vị trưởng về an ninh trật tự khu vực.
Những khuôn mặt văn nghệ hồi đó trong đơn vị này, tôi còn nhớ được:
– Quý cô: Thúy Liễu, Thanh Nhã, Xuân Dung, Thanh Cầm, Kiều Loan, Tê Cô, Phương Lan, Kiều Nhi…
– Quý anh: Anh Hải tức Hoàng Hải (Lưu Duyên), Vân Sơn, Tuấn Ðăng (AVT sau này) Lữ Liên, Ba Bé, Ngọc Giao (ca sĩ), Hoài Thanh (kịch sĩ)…
Tiểu Ðoàn Văn Nghệ Lưu Ðộng (thụ huấn) được bà con Sa Giang chú tâm theo dõi và nồng nhiệt tán thưởng qua nhiều vở kịch trình diễn, mà vở “Bông Hồng Dại” của Tiền Phong (sau này dịch Kim Dung) là một.
Trong suốt mấy tháng ở Sa Ðéc, tôi và Lê Văn Hóa thường… nghêu ngao tản bộ trên lề đường Phan Thanh Giản, dẫn tới quán giải khát của một người đẹp có tên là Nguyệt.
Cứ mỗi buổi tối, quán cô Nguyệt không còn ghế trống. Thường thường Lê Văn Hóa kéo tôi ra quán sớm, để dành chỗ. Thế mà mấy bạn trẻ hơn đã có mặt trước rồi.
“Cô Nguyệt” cũng là đề tài mà tôi và Lê Văn Hóa thường ôn lại trong thời gian “tái ngộ” trong tù CS. Còn nữa, thêm một quán cô Chín, trên đường Phan Ðình Phùng Cần Thơ, cũng được chúng tôi ôn lại những chuyện đã qua, trong những đêm lạnh quá ngủ không được trong nhà tù trên miền Bắc Việt Nam.
Nhưng câu chuyện hấp dẫn, dai dẳng nhất, vẫn là chuyện… tự khai.
Các bạn tù CS, trên khắp ba miền Nam Trung Bắc VN đâu ai lạ gì chuyện… tự khai.
Vừa tới một trại “cải tạo,” việc đầu tiên là phải mần “Bản Tự Khai.” Không phải chỉ khai một lần cho trại đầu tiên, mà cứ mỗi khi “được” di chuyển qua một trại khác – mà trong tù kêu bằng… chuyển trại, anh em tù phải khai lại lần nữa. Trong đời tù, anh em cựu chiến sĩ quốc gia mấy ai có thể nhớ mình đã… tự khai bao nhiêu lần!
Các trại tù CS, chẳng biết có bàn giao cho nhau, các bản tự khai, các bản “lý lịch trích ngang” hay không, mà đi tới đâu, anh em ta cũng phải viết bản tự khai như đã từng làm trước đó.
Trong một trại tù chia ra nhiều “K.” Làm bản tự khai ở Trại chính, tức “K” trung ương xong, khi được… biên chế đi một “K” khác, người tù phải viết thêm tờ tự khai nạp cho “K” này.
Trong một “K” có nhiều “đội.” Phải viết bản tự khai nạp cho tên “quản giáo” của “đội.” Tên quản giáo này đi, tên khác tới, lại phải nạp cho y một bản tự khai, vì bản nạp cho tên trước không được chuyển cho tên sau!
Có lần đi “nao động nà vinh quang” trên nương khoai, Lê Văn Hóa lượm được một bản tự khai trao cho tôi:
– Cậu coi! Thằng “chèo” này bắt mình tự khai hoài hoài rồi liệng đi, thằng “chèo” khác bắt mình… khai lại!
Nói thì giản dị, nhưng chuyện tự khai đâu phải… “giản đơn”! Người CS thần thông quảng đại về các trò ma giáo, nên việc họ bắt “tù” khai đi, khai lại là nhắm nhiều… “mục đích, yêu cầu,” đại để:
– Khai nhiều lần sẽ lộ sơ hở, những điều… tiền hậu bất nhất sẽ lộ ra.
– Khai nhiều lần có thể tiết lộ thêm những điều mà “cách mạng” muốn biết!
– Khai nhiều lần có thể tự tố cáo mình chưa thành khẩn ở những lần khai trước….
Cho nên, chuyện dài tự khai luôn là đề tài mà tôi và Lê Văn Hóa thường ôn lại, để cười cho đỡ… đói, đỡ lạnh!
Hôm ấy, Hóa hỏi tôi:
– Giục Lìn (tên Tầu Ngọc Liên mà Hóa đặt cho tôi, nghe không hay chút nào, nhưng tôi đã vui vẻ nhận từ lâu), cậu nhớ câu đầu bài: “Lẳng lặng mà nghe nó… tự khai” không?
Tôi gật đầu:
– Nhớ chứ sao không?
Hóa giục:
– Ðọc lại nghe coi!
Tôi lảm nhảm đọc mấy câu đầu trong bài thơ truyền miệng trong tù CSVN. Không nhớ tên tác giả.
…Lẳng lặng mà nghe nó… tự khai,
Khai đi, khai lại vẫn khai hoài
Khai từ cụ cố, qua đời… tía,
Từ trái su su đến… củ khoai!
Lê Văn Hóa không chịu:
– Cậu đọc láo rồi, tôi nhớ: Khai từ cụ nội qua đời bố mới đúng!
Tôi không cãi:
– Ừa. Cũng zậy à!
Hóa giục thêm:
– Tiếp
…Lẳng lặng mà nghe nó khai… ông:
Tên thì không biết, tuổi thì không!
Vì ông đã sớm đi tàu… suốt
Khi cháu còn xài… bi bê rông!
Hóa gật gù:
– Trúng mối! “Ðạt”! Tiếp!
…Lẳng lặng mà nghe nó khai… bà,
Mỗi bận về từ phiên chợ xa
Thấy… tôi thơ thần bên đầu ngõ,
Bà giúi cho vài chiếc bánh đa!
Hóa tán thưởng:
– Hay! Hình như cậu có phịa ra, không đúng nguyên tác. Nhưng cũng “chiếu cố,” “được”! Tiếp….
…Lẳng lặng mà nghe nó khai… cha,
Là chồng của mẹ đẻ ra ta…
….
Không nghe tôi đọc thêm, Hóa la:
– Ủa, sao nín thinh zậy?
Tôi ấp úng:
– Tới đây mình quên mất tiêu rồi! Cậu nhớ giùm mình với!
Hóa lắc đầu:
– Thơ là việc của cậu, kịch mới là việc của mình. Bữa nào nói chuyện về kịch, mình sẽ… phát ngon lành. Còn bi giờ, ráng nhớ đi, cha!
Tôi cũng lắc đầu theo:
– Chịu! Ðoạn này chỉ nhớ 2 câu!
– Còn đoạn nào khác?
– “Báo cáo anh”! Hết!
Hóa tiếc rẻ:
– Uổng quá. Hổng biết có “trự” nào nhớ trọn bài không? (*)
Tôi cười:
– Hy vọng sẽ có bạn ta nhớ đủ thì hay quá.
Trên đây, Hóa nhắc đến kịch. Xin kể thêm về anh, trong một buổi trình diễn vở kịch mà tôi quên tên, anh đóng vai tướng Tầu, Nguyên Huy tức Nguyễn Huy Tiến đóng vai Ðinh Ðề Lĩnh, Phan Lạc Phúc đóng vai Tên Giữ Ngựa, do anh Kỳ Văn Nguyên (Nguyễn Văn Thúy) làm đạo diễn ở trại “cải tạo” Yên Hạ,” huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La, chỉ ít tháng sau khi Trung Cộng xua quân lấn chiếm 6 tỉnh biên giới phía Bắc VN. (*)
Với vai Tướng Tầu, Hóa nói giọng Quảng Ðông, nghe ngồ ngộ khiến anh em ta nhiệt liệt hoan hô.
Hồi đó, “nhà nước” ta đang căm thù “Bọn Bành Trướng Trung Quốc” nên mới có việc diễn vở kịch lịch sử về việc quân Nguyên thua te tua không còn manh giáp, khi chúng xua quân xâm lược nước ta.
Sau đêm diễn, tôi “bồi dưỡng” cho Hóa 1 gói mì ăn liền. Hóa cảm động:
– Cậu kiếm đâu ra đồ quốc cấm này thế?
(Hồi đó, trại “cải tạo” cấm người tù nhận những loại thực phẩm có thể dùng để trốn trại, nên đã có việc phát muối nước cho tù làm thức ăn, thay vì phát muối hạt. Ghi chú của người viết).
Tôi cười:
– Nhà hào phóng Nguyễn Quốc Quỳnh chuyển qua 2 gói nhờ cụ Việt cho phép nhận đó!
Hóa vui vẻ:
– Chánh giám thị CS hầu như chỉ có một mình cụ Việt trại Yên Hạ này là người còn có lòng nhân đạo, không ác ôn như phần đông bọn cai ngục khác. Tiếc rằng cụ Việt sắp về hưu!
– Nghe đồn, vì cụ có lòng nhân với… kẻ thù giai cấp, nên đảng mời cụ nghỉ hưu sớm. Rồi anh em ta sẽ mệt với tên chánh giám thị sắp từ Nghệ Tĩnh ra thay cụ!
Chúng tôi nấu “chui” lon guigoz nước sôi, hì hụp ăn mì ngon lành vào lúc quá nửa đêm.
Chỉ ít tháng sau, Hóa bị phù thũng nặng không có thuốc điều trị.
Một ngày tang tóc đến với chúng tôi: Lê Văn Hóa nằm xuống, sau khi trả món nợ quốc gia của những người thua trận giặc 1975!
Bữa nay, nhân ôn lại câu chuyện Bản Tự Khai, qua bài thơ của một bạn tù nhái kiểu chúc Tết của cụ Tú Xương, tôi nhớ nhiều về Lê văn Hóa.
Chắc rằng hương linh anh đã về miền cực lạc.

(*) Những điều tôi ghi lại chuyện trong tù, theo “Bộ Nhớ” đã quá mòn, hổng “chắc ăn.”
Xin bạn tù nào nhớ đúng, vui lòng cho tôi được nhận thư qua địa chỉ:
Hoàng Ngọc Liên
5414 Sky Pkwy 206, Sacto, CA 95823
ÐT: (916) 427-3049
Email:
hoangngoclien@gmail.com
(HNL)

No comments:

Post a Comment