Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 18 October 2016

XUAN VU - THO -PHAN KHOI -FORMOSA

XUÂN VŨ * CÙ LAO RỒNG



Cù Lao Rồng
 
 Xuân Vũ 

Một người đồng hương tìm đến thăm tôi bất ngờ và kể cho tôi nhiều chuyện bất ngờ về quê tôi bây giờ: Mỹ Tho.
Mỹ Tho của Thủ Khoa Huân ngâm thơ lúc lên đoạn đầu đài. Mỹ Tho, vùng đất nghiêng hứng phù sa của những nhánh sông Cửu Long bát ngát. Mỹ Tho có hòn đảo dài nằm phơi nắng giữa sông như con rồng nằm bất động chờ sấm sét sẽ vùng lên bay về trời.


Thị xã Mỹ Tho, một thị xã phồn thịnh lạ lùng, nằm bên ven sông ngày đêm mơ màng trong tiếng còi tàu đến từ Lục Tỉnh. Những cánh buồm trắng no căn, những chuyến bắc khổng lồ chở đầy ấp xe hơi lẫn khách lại qua như mắc cửi. Thị xã lắng nghe tiếng chuông chùa Vĩnh Tràng ngân nga. Thị xã với những xe cà rem lắc chuông vui hơn bất cứ nhạc Tây nhạc Tàu nào. Thị xã với những xe lăn bánh mì pâtê tuyệt vời, ăn ngàn năm còn nhớ. Thị xã với mái trường trang nghiêm, với những ông thầy bản xứ khó tính đáng sợ, và những giáo sư người Pháp thân ái dễ thương hơn. 
Tôi rời Mỹ Tho vào một ngày nào không nhớ nữa, nhưng ngày đó là ngày tôi xa vĩnh viễn ghế nhà trường. Chiếc Bắc khổng lồ bị quân Nhật sung công sau khi đã chiếm thị xã không tốn một phát súng từ tay quân Pháp. Tôi được bố tôi rước về trên chuyến thuyền chèo. Và đó là lần đầu tiên tôi biết thế nào là nhảy sóng. Khi thuyền qua đầu cù lao tôi trông thấy chiến hạm Amiral Charner bị máy bay Nhật đánh chìm hôm trước nằm nhóc mỏm khỏi mặt nước như một chú cá voi khổng lồ trong bài học Cách Trí ở nhà trường. 
Chốc đây mà đã 44 năm... Ngày tháng đi nhanh, tàn nhẫn. Bây giờ cậu học trò Mỹ Tho sau mấy chục năm trôi nổi, đã biến thành dân tị nạn xa nước 15 năm, cho nên lấy làm hạnh phúc khi được nghe một người đồng hương vượt biển kể cho nghe những nơi xưa chính mình đã sống và rất đổi ngạc nhiên khi nghe những chuyện ở quê nhà ngày nay mà tưởng chiêm bao: 
"Buồn lắm anh ạ! Bắc Rạch Miễu đã dời xa bến cũ. Nhà nước giải thích rằng làm như thế sẽ tạo ra công ăn việc làm cho dân. Đúng vậy, bây giờ ở bến Bắc có rất nhiều xe ôm. Trước kia, Honda ôm, bây giờ xe đạp ôm. Trước kia đàn ông chạy, bây giờ đàn bà cũng chạy xe ôm. Anh cứ tưởng tượng đàn bà chở khách đàn ông! Nhiều công ăn việc làm cho cả xe đạp! Bây giờ xe đạp có thể chở thuê sáu cái mái đầm loại lớn ngày xưa mình dùng đựng nước mưa trong nhà. Qua bên này không có lu mái, anh có còn nhớ cái mái bên mình không? 
Anh có tưởng tượng được là sáu cái mái được kiềng vào xe đạp và chở đi từ Mỹ Tho qua bắc Vàm Cống rồi về tận Cần Thơ không? Nhưng chưa lạ đâu! Để tôi kể cho anh nghe về một cái kỳ quan khác. Anh nhớ hồi trước loại bao bố chỉ xanh của chệt phá bao các vựa lúa nhà giàu? Mỗi bao đựng hai giạ rưỡi lúa. Họ kết hai cái làm một để chở cho nhiều. Mỗi người chở bốn bì than, tức là bằng sức chứa của tám chiếc bao chỉ xanh. Chính tôi cũng không tưởng tượng được nhưng đó là sự thực. Nhưng nếu chỉ có vậy thì cũng chưa ghê gớm. Trên đường đi, một chiếc xe bị bể bánh. Để tương trợ, một người gồng luôn bốn bì than của bạn đồng hành. Nhưng vẫn chưa đáng sợ! Anh ta còn kênh luôn chiếc xe bể bánh lên tám bao than. 
Tức là ngang với sức chứa của 16 bao chỉ xanh cộng thêm một chiếc xe đạp cơi trên ngọn. Nhưng lại cũng chưa hết mức. Anh ta để cho ông bạn đồng hành ngồi chồm hỗm trên ngọn đống bì than kia vịn chiếc xe đạp. Và cứ như thế mà đạp boong boong trên đường như một trò xiếc. Đồng bào hai bên đường tha hồ xem khỏi mua vé! Gần mười năm giải phóng miền Nam, người Bắc đã biểu diễn toàn bộ cái ưu việt của miền Bắc xã hội chủ nghĩa anh ạ! Có nhiều nghề kinh hãi vô cùng. Một trong những nghề đó là nghề móc bao! Anh biết không, những bao ni-lông xài hồi thời Việt Nam Cộng Hòa vứt ra đống rác cũng chung số phận của người "dân Ngụy", tức là chúng không được sống yên để hóa thành phân.
 Người dân ngụy bị hành tội đủ bề đủ cách, cũng như những bao ni-lông được những chiếc cù móc lôi ra, đem giặt sạch để dùng lại. Đó là một nghề hèn mọn, nhưng đói thì đầu gối phải bò. Đàn bà còn chạy xe ôm nữa là! Nhưng dù nghề mọn mà lắm khi gặp may. Có người móc gặp xác chết đâu thời Mậu Thân có đeo nhẫn vàng. Thế là người ta ùn ùn thi đua làm nghề "móc bao". Tội nghiệp, có nhà sư trước kia xây ngôi chùa nhỏ trên một cái nền mà tiền kiếp là một bãi rác. Dân làm nghề móc bao ngày nay cứ đến móc. Móc sạch hết bãi rác họ móc vào nền chùa. Họ tìm được những thứ quý giá hơn bao ni-lông cũ như chai lọ, thùng thiếc, sắt vụn, bù loong. Thế là họ cứ móc, móc ngắn không tới họ dùng móc dài. Nền chùa mất chân đứng. Một vài trận mưa đến. Ngôi chùa đổ! Tôn giáo điêu linh vì chánh quyền, chùa sập vì nghề móc bao!" 
... Anh bạn kể rất nhiều chuyện. Càng nghe tôi càng kinh ngạc. Đồng bào tôi bây giờ đã biến thành những người gì rồi?
Nhưng, tất cả những kỳ quan ở trên không làm tôi sững sốt bằng câu chuyện sau đây. Chính những cán bộ cộng sản kỳ cựu ngày nay cũng đã ên ẫm với cái chủ nghĩa tuyệt vời, những lãnh tụ thần thánh của họ rồi. Dân không thể húp mãi mắm kho độc lập, tự do, hạnh phúc, chế tạo từ cái bếp Ba Đình, ngày nay cứ vài năm được hăm lại và được vứt thêm vài mẩu xương da thừa, từ bữa ăn của Bộ Chánh Trị, để đấm mõm thằng dân, càng đói càng bất mãn.
Và chính những cán bộ giải phóng kỳ cựu là những người sốt ruột nhất muốn giải phóng miền Nam lần nữa. Và lần này bằng BÀN TAY NGỤY MIỀN NAM.

oOo

- Dạ ở đây là đất Nam, người Nam xưa nay có ai hiểu lầm chiếc "ghe" ra chiếc... gì?
- Anh phải đổi ra nà "Hợp tác xã đóng thuyền" cho đúng với công tác.
- Dạ nếu chúng tôi để hợp tác xã đóng thuyền thì lại bị nghi ngờ là tổ chức vượt biên.
- Anh cứ nghe nời tôi, ai nói gì thì có tôi chịu! - Lần này hắn bỏ đi không nhậm nhầy bới chuyện nữa.
Ông Phó chủ nhiệm hợp tác xã đóng ghe chào hắn rồi trở vào bào gỗ mà tưởng chừng bào ruột gan mình. Đau xót cho dân tộc mình quá đổi truân chuyên. Bốn mươi năm máu lửa. Hòa bình rồi vẫn chẳng được yên thân. Vì cái đám ngợm này. 
Những chuyện trái cựa trở thành chuyện bình thường. Những chuyện đấm đá giữa Bắc Nam trở thành tượng trưng cho sự nhất trí trong ngoài đảng. Chuyện giết nhau rồi đọc diễn văn kể công đức dài nhằng được coi là thời trang xã nghĩa.
Cái hợp tác xã này tiếng rằng hợp tác xã nhưng chỉ có hai nhân công thường trực: Chủ nhiệm và Phó chủ nhiệm. Hai người khác chính kiến bỗng thấy gần nhau trong việc đóng ghe cho dân đi chở lúa, đi câu, đi chài lưới. Hai thằng Nam Kỳ dễ cảm thông trên mảnh đất quê nhà. Họ không nói chánh sách, cũng không gợi chuyện đã qua, họ chỉ lo sả cây, bào gỗ, đóng đinh... ghép những mảnh ván vào nhau.
Chập sau thì ông Chủ nhiệm lọc cọc chõi gậy về tới. Ông đi mua gỗ của một ngôi nhà giàu xưa bị giật sập từ năm 1945 khi Việt Minh cướp chánh quyền, như một bộ xương khủng long nằm chình ình đó mạnh dân xóm dân xóm rút, mạnh du kích du kích lấy.
"Thằng Nanh tới, anh Năm!" Ông phó nói ngay khi ông chánh vừa vào.
Ông chủ nhiệm dựng nạng hỏi ngay:
"Nanh nào? Già hay trẻ? Lâu nay tôi chưa chạm trán đám này lần nào!"
"Nanh trẻ."
"Nó moi móc kiếm chác cái gì hả?"
"Nó bảo sai căn bản cái tên Lam Sơn."
"Nó nói sao?"
"Nó bảo Lam Sơn là phong kiến, xổ toẹc luôn!"
"Hơi nào mà nói với dòi."
Chủ nhiệm Năm Thôn là cán bộ tập kết về Nam, gốc gác tại đây. Theo Việt Minh hồi 19, 20 tuổi. Trở về đầu đã bạc trắng không vợ con gì ráo. Cha mẹ đã qua đời từ lâu, anh chị em thì tứ tán. Mấy thằng em trai ngụy quân thứ dữ đi cải tạo chưa về. Ông nhờ bà con tìm cho một cô gái lỡ thời hay một người đàn bà góa, ngụy cũng được. Ông phó chủ nhiệm thương tình đi tìm dùm nhưng Năm Thôn đã có tuổi lại thương binh nên coi mòi rất khó. Năm Thôn đưa tay cào mớ tóc muối tiêu và nói:
"Chính cuộc cách mạng này mới hỏng từ gốc chú ạ!"
Năm Thôn gọi ông phó bằng chú như em. Năm Thôn ỷ có gốc vững chắc nên nói năng không cẩn thận như người khác. Năm Thôn tiếp:
"Tưởng giải phóng xong mọi cái đều khá, ai dè còn tồi tệ hơn hồi trước. Cái tụi Bắc Kỳ này còn khó chịu hơn đám hội tề của Tây. Tôi có sống với tụi nó tôi biết. Tôi không nói gian đâu. Chú biết tại sao nó bảo mình sửa tên không? Là vì chúng nó thấy mình vừa bán được mấy cái ghe mới, mà sao không đấm mõm chúng nó, nên thằng Nanh già gởi thằng Nanh trẻ xuống khơi mào đó. Được rồi, để tao đấm cho!"
Nanh già là Trưởng Ban Thuế Vụ. Hắn có cái răng chó khểnh lòi bên mép. Hắn lại có tánh đảng phú là ăn bẩn nên đồng bào gọi thẳng hắn là thằng Nanh. Vì dưới trướng hắn có thằng nhãi kia nên đồng bào gọi hắn là Nanh già cho khỏi lầm. Trong vùng này còn có câu hò để tặng đám rắn "trun ươn" thối này.
Công An, Thuế Vụ, Kiểm Lâm
Ba thằng giặc ấy nên đâm thằng nào
Đồng bào ơi hỡi đồng bào
Ba thằng giặc ấy thằng nào cũng đâm.
Ông phó thấy ông chánh nổi nóng thì năn nỉ:
"Thôi anh Năm à! Một câu nhịn chín câu lành. Quyền sanh sát trong tay người ta. Nhỡ có bề gì, bể nồi gạo, nguy lắm!"
"Tụi này tui rành quá chú ơi! Tôi ở ngoài đó gần hai mươi năm mà. Mềm nắn rắn buông. Mình sụt cà lui nó tiến tới. Bữa nay con gà, bữa mai đùi heo đấy! Tôi không có ngán tụi nó đâu!"
Ông phó vẫn nhỏ nhẹ:
"Anh không ngán chớ tui sợ anh Năm à! Tui là chim bị đạn mà anh. Người ta ném truyền đơn phục quốc vô xưởng là tôi trở lại trại mút mùa."
"Có tôi chú đừng sợ. Chế độ này là chế độ dân chủ, không phải chế độ..." Năm Thôn muốn chọn chữ cho đúng nhưng anh lập bập rồi ngưng luôn.
Đúng ngày hẹn, thằng Nanh trẻ lại đến. Hắn nổi cáu ngay khi thấy tấm bảng còn y nguyên như khiêu khích nhà nước. Hắn đi vào xưởng định gặp ông phó mà hắn cho là dễ bóp. Nhưng lại đụng một ông già đang ngồi bào gỗ, hắn chắc là người làm công.
"Ê, phó chủ nhiệm có nhà không?"
"Tôi là nhân công, tôi không biết gì hết."
"Thế còn ông chủ nhiệm đâu, lâu nay không thấy lên sở thuế."
"Tôi cũng không biết! Nhưng hai ông ấy có ủy quyền cho tôi hôm nay giải quyết mọi việc của hợp tác xã. Hai ổng đi mua cây tối mới về."
Ông già vừa bào gỗ vừa đối đáp, không coi ông cán bộ thuế quan trọng. Thằng Nanh bước lại tự kéo ghế ngồi và hất hàm:
"Họ có nói cho ông về vụ tấm bảng tên hợp tác xã không?"
"Dạ có chớ. Hai ổng dặn tôi là bữa nay cán bộ tới."
"Sao họ chưa đổi tên như tôi đã bảo."
Ông già chẫm rãi đáp:
"Cái sự đổi là nhất định phải đổi rồi, nhưng muốn cho hợp với ý của ở trên chúng tôi muốn chọn cái tên nào thật có ý nghĩa, chúng tôi thích mà ở trên cũng hài lòng, một lần chữa một lần tốn tiền, nên chỉ chữa một lần thôi. Vì thế hai ông chánh phó hợp tác có đưa cho tôi mấy cái tên để tôi trình bày với cán bộ xem cán bộ ưng cái nào thì kẻ cái ấy lên bảng."
Thằng Nanh móc sổ tay rút bút máy ra chuẩn bị ghi. Ông già nói:
"Tên thứ nhất là NAM SƠN thay vì LAM SƠN. Chúng tôi chỉ thay có một chữ, chữ L đổi ra chữ N. Như vậy ít tốn tiền mà vẫn có ý nghĩa."
Thằng Nanh không ghi mà trợn mắt, xua tay lia lịa:
"Không được! Không đượ... ợc! Cái tên này nghe có mùi phục quốc."
"Sao có mùi phục quốc ạ?"
"Hiện giờ chúng nó đang chui rúc trong các vùng rừng núi như Thất Sơn, Bà Đen, để chiêu binh mãi mã theo kiểu Nê Nợi chờ ngày khởi nghĩa. Nam Sơn với Lam Sơn thì có khác gì nhau. Vả nại đây là vùng đồng bằng nàm gì có lúi. Đỉnh lúi nhô nên như chọc vào mặt mũi chế độ tức nà chống đối."
"Nam Sơn không được thì Phi Long. Được không?" Ông già cười nói.
Thằng Nanh nheo nheo một chút rồi lắc:
"Tên này cũng không ổn đâu, nghe nó chương chướng thế lào ấy!"
"Chướng thế nào ạ?"
"Nong là rồng. Rồng nà tượng trưng cho phong kiến!"
"Hà Nội xưa kia gọi là Thủ đô Thăng Long lừng lẫy thì sao?"
"Hồi xưa kia! Bây giờ đâu có ai gọi nữa. Cũng như Sàigòn vậy. Bây giờ có ai kêu nà Sàigòn đâu. Sàigòn đế quốc đặt cho. Bây giờ cách mạng thành công,đất nước thống nhất rồi nhân dân gọi nó bằng tên bác kính yêu."
"Vậy sao tôi nghe dân chúng nói "đi Sàigòn" chớ không có ai nói tôi đi "thành phố Hồ Chí Minh" cả vậy?"
"Đó là dân nạc hậu. Nại nữa..." Hắn trở lại "Cái chữ Nong đi cặp với chữ Phi lại càng nguy hiểm cho mấy ông. Phi là bay. Đất nước được độc lập rồi còn bay, bay đi đâu? Vượt biên à? Các ông treo cái bảng đó buổi sáng thì buổi trưa công an tới hỏi thăm. Không được đâu! Chọn tên khác ngay đi! Đừng ngoan cố nữa!"
Ông già nói:
"Tụi tui ít chữ nghĩa nên không biết thế nào cho trúng cái bụng của nhà nước, nên ông chủ nhiệm trước khi ra đi có dặn, nếu cán bộ không chịu mấy tên ấy thì lấy tên "Thủ Khoa Huân" là tên nhà cách mạng ái quốc được dùng cho tỉnh nhà như các tỉnh bạn lấy tên Đồ Chiểu, Nguyễn Trung Trực đặt cho tên tỉnh họ hồi 45."
"Thủ Khoa Huân lên đoạn đầu đài còn ngâm thơ, ông ấy anh hùng thật nhưng so với Nguyễn Văn Trỗi thì thua xa. Ông biết tại sao không? Nà vì Thủ Khoa nhà ta không có hô Hồ Chí Minh muôn năm như Nguyễn Văn Trỗi. Nấy tên đó thì được nhưng sợ nhân dân không mua thuyền của các ông nữa..."
"Vì sao?"
"Vì họ sợ xui, mua thuyền của hợp tác xã mang tên một người chết."
"Vậy thành phố Sàigòn mang tên người sống?"
Thằng Nanh vốn lém lỉnh (bố mẹ hắn biết vậy nên đặt tên nó là Lanh) nên chỉ trong hai ba cái nháy mắt, hắn đã tìm được câu trả lời:
"Ông ấy chỉ nà phiến noạn đâu phải nhà cách mạng như Bác. Nếu các ông chưa nghĩ ra, tôi sẽ chọn cho một cái tên tuyệt đẹp vừa hợp với trào xã nghĩa vừa có tính cách nghệ thuật hấp dẫn khách hàng."
"Dạ cảm ơn, tôi còn có một tên cuối cùng ạ, để cán bộ coi có hạp không. Nó vừa nghệ thuật lại vừa hợp với nồi niêu xã nghĩa mình lắm."
"Trào niêu không phải nà lồi liêu! Ông lói bậy bạ quá! Tên gì?"
"Cù Lao Rồng! Ha!... á!" Ông già phá lên cười.
Thằng Nanh bất ngờ không biết đối phó ra sao cũng không hiểu lý do gì mà ông này lại nêu ra một cái tên kỳ quái vậy? Cù Lao Rồng, hắn có nghe nói, hắn nhìn thấy nó hầu như hằng ngày nằm giữa sông "Kiểu Nong" kia nhưng hắn không hiểu gì về nó cả.
"Ní nịch cái cù nao ra sao?"
"Ní nịch hả?" Ông già cười đắc chí "Kể thì rất dài, nhưng tóm tắt thì thế này. Đó là một cù lao lớn nằm giữa sông Tiền Giang, giống hình con Rồng, cho nên có tên gọi là Cù Lao Rồng, ngày xưa thực dân Pháp đem những người cùi nhốt cách ly ở đó. Nhưng dần dần những người cùi đều chết hết, cù lao trở lại cuộc sống bình thường. Nhờ phù sa bồi đắp cho nên cây vườn xanh tốt bạt ngàn... Nhưng sau 75 thì bọn cùi sống lại."
"Tại sao thế?" Cán Nanh ngạc nhiên hỏi.
"Cùi ngoài Bắc tràn vô." 
"Ở ngoài đó chánh phủ nhốt chung một trại nàm thao chúng vô đây được?"
"Ồ được chứ! Chúng vô hàng đàn, hàng lũ, lớp luồn trong đường kín, lớp đi bằng xe môlôtôva, lớp thì leo tàu hỏa lớp lại đi xe hơi..."
"Trại cùi miền Bắc đã vỡ ra mà sao ta không biết? Nạ thế?
"Biết làm sao được mà biết!" Ông già hứng thú nói thao thao bất tuyệt trước cặp mắt mở tròn xoe của tên cán ngáo "Chúng nó khôn lắm, chúng nó đâu có nói với người khác rằng chúng nó bị cùi! Chúng nó mặc áo, chúng nó đội mũ, chúng nó mang giầy như mọi người. Hơn thế nữa chúng nó mặc áo cán bộ Mao Trạch Đông, chúng nó mặc áo quân đội chánh quy, nhiều tên lại đeo lon đeo gáo."
"Nếu tôi biết, thì tôi cho nhà lước hay để chận nại ngay!" 
"Không tài nào! Không tài nào!" Ông già ngưng tay bào nhìn hắn, cười khảy.
Thằng Nanh lém lỉnh vặt nhưng lại chậm hiểu. Nghe ông già kể chuyện kỳ lạ, hắn cho đây là một cơ hội ngàn năm có một lập công dâng đảng, hắn hỏi phăng xem đám cùi đó là ai.
"Ông biết bọn cùi đó đang trốn ở đâu bây giờ không?"
"Để làm gì chớ?"
"Để bắt gom về Cù Nao Rồng như trước! Ông không biết bệnh cùi nguy hiểm nhất thế giới, chưa thuốc nào trị nổi à?" 
"Tôi biết chớ sao không biết, nhưng mà bây giờ chúng đã lẫn lộn trong dân cả rồi, thằng thì làm chủ tịch thành phố, thằng phó bí thư tỉnh ủy, thằng thì trưởng phòng thuế vụ, trưởng ty, giám đốc sở, nhưng cũng có thằng chuyên môn moi móc trong quần... chúng kiếm ăn."
"Những thằng lào tồi bại vậy?"
"Chính mày, chính chúng mày!" Ông già trỏ mặt thằng Nanh. "Chính bọn cùi chúng mày kéo vào đây cả bầy dẫm nát quê hương tao."
 
Thằng Nanh hốt hoảng lật bật bị vướng cái ghế té ngửa chổng cẳng lên trời, loay hoay mãi mới lồm cồm ngồi dậy được. Hắn vừa thụt lùi, vừa trỏ mặt lão già, quát:
"Tên lày niên hệ phục quốc! Tên lày nàm noạn! Thằng chủ nhiệm của mày sẽ niên nụy với những phát ngôn phản động của mày."
Ông già vỗ ngực:
"Tao là chủ nhiệm đây! Mày muốn gì?"
"Mày niên nạc với tên ngụy phó chủ nhiệm để chống chế độ!" 
Ông già cười xòa:
"Chính mày mới là thằng chống chế độ. Thằng công an nào sáng suốt phải còng đầu mày. Chính mày, dòng họ mày, là những tên cùi xổng ra khỏi cái trại cùi vĩ đại của miền Bắc mang bịnh cùi vào lây ra hại khắp miền Nam tao. Chính lũ mày phá nát cách mạng, chính chúng mày là những tên phải được bắt bỏ vào Cù Lao Rồng sớm ngày nào tốt ngày ấy, chẳng sớm thì muộn nước Việt Nam sẽ trở thành một Cù Lao Rồng." 
Tên Nanh run từng thớ thịt. Từ ngày mang "mác" cán bộ thuế vụ tới nay, hắn hoạnh họe từ cô gái quê bán tép đến bà cụ bán vỏ dừa khô, muốn gì được nấy, ai cãi lại hắn là "chống chế độ", cho nên thằng Nanh trẻ lẫn thằng Nanh già trở thành Thần Nanh đỏ mỏ. Hôm nay là lần thứ nhứt có một ông già chửi hắn là thằng cùi. Lão chống chế độ ác liệt!
Hắn quát để tự trấn tỉnh:
"Tao sẽ kêu công an còng đầu mày!"
"Hề hề!" Lão già đứng dậy tụt quần, nẩy ngửa "Lại đây còng cái này nè!" 
Thằng Nanh đứng sững sốt. Lão già vẫn giữ nguyên vị trí cũ và chậm rãi nói:
"Tao làm cách mạng hồi ông nội mày chưa đẻ tía mày. Cờ búa liềm đầu tiên ở chợ này tao treo đó, nói cho mày hay. Đồ con nít biết gì! May muốn đi dự tiệc chiêu đãi kỷ niệm Nam Kỳ Khởi Nghĩa không? Để tao gọi tỉnh ủy đem xe tới rước, rồi mày đi với tao nghe!"
Lão chủ nhiệm kéo quần lên quơ lấy cặp nạng gỗ chống đi ra khỏi cái bàn bào, đứng một chân vung nạng lên, chỉa vào mặt thằng Nanh, quát tiếp:
"Cút! Cút! Tao không muốn thấy cái mặt của chúng mày ở xứ tao!" 
Ông phó chủ nhiệm được lệnh ông chủ nhiệm lánh mặt ra sau xưởng. Khi thấy cuộc "đối thoại" về cái tên hợp tác xã đã trở thành cuộc xung đột thì ông chạy ra can. Ông vốn quen chịu đựng những chuyện trái cựa quái quắc trong trại, nên ông có tính uyển chuyển hơn ông chánh. Ông vừa can ông chánh, vừa năn nỉ, và xin lỗi "dùm" ông chánh. Nhờ thế ông đại cán gáo có đường rút lui trong danh dự. Ông phó đi theo ra tận ngoài đường, tìm cách vuốt giận ông trung ương. Giả dại qua ải chẳng nhục gì.
Ông phó nói:
"Sớm muộn gì tôi cũng đổi tên hợp tác xã ông ạ."
"Ừ, ông lên niệu mà thay sớm đi, không, không xong với cách mạng đâu!" 
"Tên gì xin ông cho chúng tôi một cái!"
"Quyết Tiến, Quyết Thắng, Cờ Hồng, Sao Vàng... thiếu gì danh từ cách mạng. Ở miền Bắc các hợp tác xã công nghiệp, nông nghiệp nhờ đeo các tên đó mà xây dựng xã hội chủ nghĩa nổi đình, nổi đám đó chớ!" 
"Vâng. Tôi xin bỏ cái hiệu Lam Sơn, Nam Sơn lẫn Phi Long và Cù Lao Rồng ạ!"
Thằng Nanh tiu nghỉu ra về không thuật chuyện mình bị bỉ mặt, chỉ phóng đại việc hợp tác xã đổi tên cho Nanh già nghe. Chúng coi đó là một chiến thắng mới của cách mạng trong hòa bình, hơn nữa chúng đã tiêu diệt được một ổ phục quốc nguy hiểm nhất: cán bộ tập kết hồi hương móc ngoặc với ngụy quân.
Buổi chiều, sau khi đóng cửa xưởng, hai người bắc ghế ra sân nhậu suông. 
Chưa bao giờ ông Năm Thôn buồn như hôm nay. Gần 60 tuổi đầu, với danh hiệu chiến sĩ Nam Kỳ Khởi Nghĩa 40, đảng viên, kháng chiến chống Pháp, vượt Trường Sơn, chống Mỹ kỳ cùng, bây giờ 6 ký gạo mua theo phiếu hàng tháng, kèm vài lạng đường cát khi có khi không, còn vợ con thì hoàn toàn không có.
"Pháp cai trị, chống Pháp; Mỹ vô chống Mỹ, hòa bình rồi, chống nạng! Đúng là tôi theo sát khẩu hiệu "ba chống" của nhà nước!" 
Rồi ông cười nhạt, cặp mắt rưng lệ:
"Tôi không đòi hỏi cách mạng đền bù sự hy sinh của tôi. Cách mạng nào mà không cần sự hy sinh của nhân dân, cán bộ, phải không chú? Nhưng tôi đòi hỏi người ta trả lời cho những hy sinh ấy. Để làm gì? Để Làm gì? Phải chăng để bọn cùi hủi này gieo mầm bệnh khắp đất nước? Chú thấy đó, thằng Nanh nhằm bóp cái hợp tác xã tèng xí này đâu phải vì chúng muốn thay đổi bảng hiệu cho hợp với cách mạng cách mùng gì. Mà vấn đề khác. Một bữa tiệc xoàng thôi sẽ xoay hẳn lập trường cách mạng của đám cách mạng lọc cạch lửa này. Chú hiểu mà chú em!" Với nỗi đau thấu tâm can vị cựu chiến sĩ Nam Kỳ Khởi Nghĩa nói tiếp "Cách mạng xưa là thần thánh vô biên, qua 40 năm, nay trở thành cùi hủi gớm ghiếc. Cách mạng đã mất hết nhân tâm cả với bọn tôi nữa!

Còn cái tên này tên nọ đổi hay không đổi chẳng quan trọng gì! Vấn đề là người ta có gọi nó hay không? Tên nó xuất phát từ lòng người. Nó tên Mít, tên Xoài mà tôi yêu nó, tôi gọi nó. Nó tên Hoàng Quốc nọ, Hoàng Văn kia mà tôi không ưa thì có vẽ nó to bằng con voi trên tường, tôi vẫn không thèm ngó! Sự thực sờ sờ ra đó, chú rõ mà!" Ông chủ nhiệm quệt ngang nước mắt. Hồi lâu, ông thở dài "Tôi không ngờ đất nước đã giải phóng mà lại thế này chú ạ! Tôi thú thực với chú là mỗi lần tôi thấy chú cầm cái bìa phiếu đi cắt hai lạng rưỡi thịt heo, xách toòng teng trên tay, tôi rất hổ thầm. Xứ mình hồi Tây cũng đâu kỳ cục vậy!" Ông Năm Thôn muốn nói gì thêm nhưng bỗng ông ngưng ngang.
Hai người cùng ngó mặt ra sông. Cù Lao Rồng hiện ra xanh đen như con giao long từ đáy sông trồi lên chực bay lên lướt gió tung mây.

VƯỜN THƠ



Một thằng đi với một thằng...
Một thằng đi với một thằng
Một thằng du đảng, một thằng lưu manh
Một thằng đi với một thằng
Một thằng hại nước, một thằng xâm lăng
Hai thằng quan hệ nhố nhăng...
Thằng dân lặng lẽ cắn răng... đứng nhìn
Một thằng đi với một thằng
Một thằng điếm thúi, một thằng ma cô
Một thằng đã bán cơ đồ
Một thằng khoác lác "biển trời của ta"
Ngộ cho (hàng không) mẩu hạm chít cha nị liền.....
Đất Nước
Thứ Năm, 16 tháng Sáu năm 2016
Đất nước mình không những “ngộ” đâu em
Mà phải nói là rất “ngầu” mới đúng
Từ Bắc vô Nam dân không ai cầm súng
Nhưng giết đồng bào là số một em ơi
Người ở quê tưới rau bằng thuốc lạ
Kẻ thị thành dùng hóa chất nuôi heo
Miếng thịt đỏ để mười ngày không thối
Và dân ta cứ thoải mái rao mời
Thế cho nên Vũng Áng cá chết tươi
Thì Sài Gòn chạy ra mua bằng hết
Những chiếc xe to chất đầy cá chết
Vào trong Nam làm nước mắm cho dân
Đất nước mình xem ra rất tương thân
Nhưng chuyện ấy chỉ xảy ra trong đảng
Cán bộ chở che nhau vì ăn chung một ảng
Bất kể nhân dân trắng mắt ngồi chờ
Cho tới khi dân nổi dậy bất ngờ
Thì đảng mới giả vờ…xin lỗi
Em tin đi, dân sẽ cười tha tội
Bởi đất nước mình là một lũ mau quên
Đất nước mình lây nhiễm bệnh mau quên
Nên Vũng Áng cũng chỉ là chuyện nhỏ
Hãy nhìn kỹ cả nước mình bỏ ngỏ
Tàu hay Tây bất kể, tự nhiên vào.
Đất nước mình ngầu lắm mới tự hào
Mẹ liệt sĩ ngắm tượng đài quên đói
Trẻ vùng cao ở truồng chân quên mỏi
Chạy tới trường cho kịp trống điểm danh
Đất nước mình đầy một lũ lưu manh
Lấy tiếng loa phường thay cho súng ống
Dân cứ mãi tin vào ngày mai thơ mộng
Chẳng còn bao xa nên tiếp tục chịu đòn
Đất nước mình có một lũ luồn trôn
Quỳ mọp trước cả tập đoàn quỷ đỏ
Đất nước mình cứ mỗi ngày mỗi nhỏ
Vì đất đai bị chia chát trăm lần.
Đất nước mình vậy đó, cứ lâng lâng
Như say thuốc chạy lòng vòng. . . mãi mãi. 
Cánh Cò - RFA
THÊM MỘT CÔ GIÁO ĐÃ TRỞ THÀNH NHÀ THƠ
Tễu Blog đã giới thiệu 3 tác giả nữ là ba cô giáo: Trần Thị Lam, Trịnh Thu Tuyết và Nguyễn Thanh Huyền. Nay, hân hạnh giới thiệu tác giả mới: Cô giáo Cương Biên. Quê quán: Xứ Thanh.
MẸ ƠI !!!
Cương Biên
Biển của mình bị bỏ ngỏ rồi Mẹ ơi
Những con sóng cô đơn không người nô giỡn
Thuyền bè trơ khung dưới trời uất nghẹn
Cá tôm xa rồi cho biển nhớ đến xanh xao
Biển của mình bị bỏ ngỏ rồi Mẹ ơi
Tàu thủy giặc vào gần bờ Đà Nẵng
Chúng cướp giết ngư dân cho thuyền về tay trắng
Mà ngang nhiên cứ như chốn không người
Trời của mình bị bỏ ngỏ rồi Mẹ ơi
Máy bay thù cắt đường bay truyền thống
Ai phá dậu đập bờ cho trời quê trơ trống
Cho lòng người ly tán đau thương
Đất của mình bị bỏ ngỏ rồi Mẹ ơi
Nghênh ngang nơi yết hầu Quốc Gia
Người ngoại bang dày đặc
Có linh thiêng mẹ hãy về Vũng Áng
Hay Nha Trang để tận mắt Mẹ nhìn
Rừng của mình bị bỏ ngỏ rồi mẹ ơi
Lũ lâm tặc đeo huy hiệu đảng
Mỗi mùa mưa về bao miền quê nước trắng
Thủy điện xả, nhấn chìm bao mảnh đất đau thương
Nòi giống ta bị bỏ ngỏ rồi Mẹ ơi
Cho chất độc ngấm sâu vào huyết thống
Kẻ thủ ác khoác áo học cao hiểu rộng
Đang giết chết giống nòi bằng sự bất lương
Lòng người Việt Nam bị bỏ rơi rồi Mẹ ơi
Chẳng mấy ai nghe tiếng ruột gan của người tâm đức
Kẻ nắm trong tay chức danh quyền lực
Bất nhân với đồng bào, hèn với giặc ngoại bang
Trên hết bây giờ là niềm tin bị bỏ hoang
Quốc Hội họp chẳng làm nên cơm cháo
Khẩu hiệu đỏ đường mà du côn lơ láo
Dân đen quay cuồng chuyện giá áo túi cơm
Mẹ Việt Nam ơi mẹ có linh thiêng
Xin thức tỉnh lũ tà quyền bán nước
Giang sơn này nhờ máu xương mà giữ được
Nay nỡ nào nát bởi sự ngu trung !!!




LẠI ĐẾN ĐỀN CUÔNG*

Không thể nhân danh điều gì
Mà trải hoa hồng lên nắm xương tàn
Trọng Thủy
Hắn là ai?
Hãy gọi đúng tên.
Chớ xúc phạm linh hồn Mỵ Châu
Gọi hắn là người tình
Đừng quên mỗi hạt ngọc nơi Biển Đông
Đều từ máu tượng hình
Kẻ phản trắc không bao giờ biết yêu.
Không được mời kẻ cướp vào nhà
Dù chỉ là nửa bước
Bốn nghìn năm đất nước này là thế đó
Mỵ Châu ơi!
Không được mời kẻ cướp vào nhà
Dù chỉ là nửa bước
Bốn nghìn năm đất nước này là thế đó
Việt Nam ơi!


Diễn Châu, 8-2007

HÀ NHẬT
(Lương Duy Cán)


́̃́* Đền Cuông, tức Đền Công theo cách gọi của người xứ Nghệ, ngày xưa thường có nhiều chim công bay về, nằm dưới chân núi Mộ Giạ, nay là đất huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Tương truyền đây là nơi vua An Dương Vương bị giặc đuổi cùng đường, đã rút gươm chém Mỵ Châu trước khi đi xuống biển. Ngày nay, bên cạnh ngôi đền lớn thờ An Dương Vương, nơi thờ Mỵ Châu chỉ là cái am nhỏ nằm khuất khỏi tầm mắt vua cha.



TO PEACOCKS' TEMPLE


One cannot, on behalf of whatever, any flaw,
To lay roses on the foreigner Trọng Thủy's dust.
What was he? not her king-father's son-in-law,
But just a deceptive spy, the cruel crust!
He must be called by his precise name.
Do not mention him as Mỵ Châu's flame
To hurt her spirit: He stole her Dad's state secrets
So that the shed blood out of her meekness
Formed each pearl in the national Eastern Sea.
The betrayer had never known what love is to be.
You should not invite any enemy to your house
Though half a step. Beware of any chouse!
Thru four thousand years, a warn to people's brain,
Oh Mỵ Châu, the Peacocks' Temple is a remain.
We must not welcome any enemy to our home,
Even half a pace, to our Fatherland, our dome.
For four thousand years, our country has been so,
Oh Vietnam, may Your glory forever ever glow!

 
Interpretation by THANH-THANH
 
Biến-Loạn Miền Trung               
LeXuanNhuan
 

VẮNG TÌNH TRI KỶ
 
Ngày không computer, 
Là ngày tôi bơ vơ,
Hôm qua vừa hiện diện,
Hôm nay người tình xa.
 
Ngày không computer,
Là ngày tôi thẫn thờ,
Ra mong vào lại nhớ,
Hay là tôi tương tư?
 
Hàng ngày ở bên nhau,
Chia niềm vui nỗi đau,
Vắng người tình tri kỷ,
Tôi biết gởi về đâu?
 
Đã cùng nhau bình minh,
Ngày mưa hay ngày nắng,
Đi cùng nhau thời gian,
Đêm khuya hay thức trắng.
 
Mỗi khi tôi đi xa,
Tôi nhớ computer,
Nơi góc bàn quen thuộc,
Lòng vui khi trở về.
 
Ngày không computer,
Là ngày tôi vật vờ,
Tôi sợ mình đi lạc,
Nhịp sống cuộc đời kia..
 
Computer lặng thinh,
Không thấy chữ thấy hình,
Khi lòng tôi vẫn mở,
Vẫn muốn trao tâm tình.
 
Chẳng cách nhau sông dài,
Chẳng xa nhau biển rộng,
Chẳng đôi bờ  chia hai,
Mà chúng mình không gặp.
 
Chỉ vắng vài ngày thôi,
Mà sao cần nhau thế,
Computer của tôi,
Hẹn ngày mai tái ngộ.
 
Nguyễn Thị Thanh Dương.
( June 30, 2016)

HOÀNG HẢI THỦY * PHAN KHÔI

Phan Khôi

Nhà Văn Phan Khôi là người bị Tố Hữu và bọn đàn em tay sai – bọn Văn Khuyển Hà Nội – “chửi, vu cáo, bôi bẩn” nặng nhất trong vụ chúng đàn áp nhóm Văn Nghệ Sĩ đòi Tự do cho Văn nghệ những năm 1956, 1957 ở Hà Nội.
Ðây là bài mở đầu Cuộc Bôi Bẩn Nhà Văn Phan Khôi, bài này do Tên Ðầu Xỏ Văn Nghệ Tố Hữu viết:
Chúng là những tên phản trắc, có kẻ như Phan-Khôi một đời đã năm lần phản bội Tổ quốc, kẻ đã từng nhục mạ “người An-nam là chó, và đã là chó thì phải ăn cứt” để “thuyết phục” người khác đầu hàng địch, mà vẫn dương dương tự cho mình là “học giả tiết tháo“, và được kẻ đồng bọn phong cho là “Anh hùng của ba trăm nô lệ” (!).
Chúng là những con buôn “mác-xít”, “cách mạng” đầu lưỡi như Trương-Tửu, Trần-Ðức-Thảo mà thực chất là những tên tơ-rôt-skit vô tổ quốc đã từng nấp dưới nách của địch chống lại cách mạng, suốt đời thù ghét những người cộng sản và tất cả những ai tin yêu Ðảng vẻ vang đã lãnh đạo cách mạng thắng lợi, luôn luôn thù ghét phe xã hội chủ nghĩa và nuôi lòng căm giận tột độ đối với Liên–xô là trung tâm của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là hy vọng tươi sáng nhất của loài người.
Ngưng trích.

Năm 1957 bọn Văn Khuyển Cộng sản Hà Nội viết những lời trên đây về Nhà Văn Phan Khôi.
Năm 2000 cũng bọn Văn Khuyển Cộng ở Hà Nội viết những lời dưới đây về Nhà Văn Phan Khôi:

Nhà Văn Phan Khôi, Ðại Biểu Nhà Văn Việt Nam, sang Bắc Kinh dự Lễ Tưởng Niêm Nhà Văn Lỗ Tấn năm 1956. 
Phan Khôi (1887 – 1959), Nhà Văn mở đầu Thơ Hiện Ðại Việt Nam bằng bài thơ “Tình già” (1932), một cây bút cự phách trên các mặt báo khắp trong Nam ngoài Bắc trong ba chục năm đầu Thế kỷ XX, và là người có một nhân cách cang cường.
Cuốn sách “Phan Khôi, Tác phẩm đăng Báo 1931” in năm 2007 là cuốn thứ tư thuộc loại này đã được xuất bản. Những bài báo của Phan Khôi viết những năm 1928, 1929, 1930, 1931, được tụ tập và in thành sách, mỗi năm một quyển, cuốn nào cũng dày trên dưới nghìn trang, khiến người đọc cầm sách lên có cảm giác trước hết là kinh ngạc khôn xiết trước sức viết của ông.
Phan Khôi viết báo rất cập nhật, rất sắc sảo, rất thẳng thắn và rất hoạt. Ðọc các bài báo của ông người đọc không chỉ biết chuyện thế sự, thời sự thường ngày, nhiều bài tuy cũng chỉ viết để đăng báo hàng ngày nhưng co nội dung cao hơn, có tính chất khảo cứu, nghiên cứu, đề xuất nhiều ý kiến mới mẻ, độc đáo về đủ mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Tại cuộc tọa đàm đầu tiên sau ngót nửa thế kỷ Phan Khôi nằm xuống tổ chức tháng 10/2007 ở Hội Sử Học Việt Nam, nhiều người đã nhắc đến hai từ “học giả” để nói về ông.
Ngưng trích.

CTHà Ðông: Năm 1957, Nhật Báo CÁCH MẠNG QUỐC GIA ở Sài Gòn, Thủ Ðô Nước Việt Nam Cộng Hòa, đăng một bài về việc Nhà Văn Phan Khôi bị bọn Cộng sản Hà Nội bôi nhọ, kết tội phản động. Bài báo của Nhật Báo Cách Mạng Quốc Gia có lập trường bảo vệ Nhà Văn Phan Khôi và những văn nghệ sĩ bị bọn Cộng đàn áp ở Hà Nội.
Khi ấy bọn Tố Hữu vẫn còn để cho ông Phan Khôi được viết và đây là bài ông Phan Khôi đăng trên báo VĂN ở Hà Nội gọi là để “trả lời những người ở Sài Gòn viết về ông”:
Phan Khôi. Trả lời một tờ báo ở Sài Gòn

Nhà Văn Phan Khôi, ảnh năm 1957 trước khi ông chết ở Hà Nội.
Vâng, tôi chỉ là một tên đầy tớ nhưng mà là đầy tớ của nhân dân chứ khơng phải đầy tớ của đế quốc và địa chủ.
Còn những người cộng sản Việt Nam, họ cũng chỉ là đầy tớ của nhân dân như tôi.
Tờ báo Cách Mạng Quốc Gia ấn hành ở Sài Gòn, trong số ngày 1-9 mới rồi, có một bài nói đến tôi, đề là “Phan Khôi bị chỉnh“.
Trong bài, dựa vào hai mẩu tin vụn ở mục “Sổ Tay” của hai số báo Cứu Quốc 2.772 và 2.774 vừa rồi mà kết luận rằng tôi “làm đầy tớ Việt cọng”. Người viết như lấy làm lạ lắm mà bài hãi than rằng:
Tài ba ấy đáng làm thầy thế mà lại chọn đi làm đầy tớ!”
Các anh viết báo ở Sài Gòn có lạ gì tôi đâu? Thuở nay tôi có chịu làm đầy tớ ai, các anh vẫn biết: nhưng bây giờ các anh nói tôi “chịu làm đầy tớ”, ấy là tự các anh muốn nói thế thì cứ nói. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa phải là chính phủ cọng sản, còn lâu lắm mới đi lên chủ nghĩa cọng sản, nhưng các anh nói là “Việt cọng”, thì riêng phần tôi, tôi lại sợ gì mà không nhận tôi là “Việt cọng”?
Các anh nói hơi sai một chút: Tôi theo “Việt cọng”, tôi đồng ý và hợp tác với “Việt cọng” chứ tôi không “làm đầy tớ cho Việt cọng” như các anh nói.
Tôi viết báo ở Sài Gòn tám, chín năm, các anh há lại không biết tôi luôn luôn phản đối phong kiến Triều Nguyễn và Thực dân Pháp sao? Trong thời kỳ từ 1939 đến 1945, là lúc dân tộc Việt Nam có cơ phục hưng, trông thấy nước Việt Nam Dân chủ Cọng hòa thành lập, tôi được làm một công dân, tôi lấy làm hân hạnh lắm. Ðến khi thực dân Pháp toan xâm chiếm nước ta lần nữa, tôi chạy lên Việt Bắc theo chính phủ chống Pháp để lấy nước lại, sao các anh lại gọi tôi là “làm đầy tớ”?
Các anh dù thế nào cũng có lòng yêu nước nhưng vì lẽ gì đó mà các anh không theo kháng chiến được, mà bây giờ đành phải viết mà sống dưới chính quyền Ngô Ðình Diệm, tôi không nỡ trách. Ðã thế thì các anh nên biết điều một chút mới phải, chứ sao lại đi nói xấu tôi là một người theo chính nghĩa, chống ngoại xâm để mưu độc lập cho nước nhà?
Các anh đều là người có học thức như tôi, hoặc giả lại còn thấy biết rộng hơn tôi, một nhà nho cổ lỗ đã quá thời. Chúng ta đã biết lịch sử thế giới từ dùng đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, tiến đến hơi nước, sức điện và bây giờ đến nguyên tử, xã hội loài người từ chế độ thị tộc, nô lệ đến phong kiến, tư bản, đế quốc, và ngày nay đế quốc sắp suy sụp rồi thì còn tiến đến cái gì? Các anh nếu khơng che giấu cái học thức của mình, thành thật mà nói, thì các anh phải nói như tôi rằng:
Tiến đến Chủ Nghĩa Cọng Sản !”
Sau Ðại Chiến Thứ Hai, cả thế giới có nhiều nước đã trở nên nước dân chủ nhân dân và tiến lên xã hội chủ nghĩa, đó là cái đà tiến lên cọng sản đó. Các anh là người viết báo, nếu các anh phủ nhận điều đó là các anh phản lại trí thức của mình, dối trá với lương tâm mình.
Chẳng sớm thì chầy, nước Mỹ là nuớc quan thầy của Ngô Ðình Diệm rồi cũng phải đi đến Cọng sản. Cứ xem cuộc bãi cơng của 65 vạn thợ gang thép Mỹ vừa rồi thì đủ biết. Ðó là nhân dân Mỹ bắt đầu làm cách mạng vô sản, từ bãi công, rồi đến cuối cùng là cầm võ khí: Công nghiệp nước Mỹ tiến bộ lắm, khi nó đã cách mạng, nó sẽ đi tới xã hội cọng sản nhanh hơn nước Nga.
Chưa biết ngày nào, chứ nước Việt Nam chúng ta cũng sẽ là một nước cọng sản. Không chừng, tôi chỉ sợ nước Việt Nam trở thành cọng sản sau nước Mỹ thì bẽ lắm.
Các anh cũng biết như tôi, mà các anh lại cứ đi nói “Việt cọng”, “Việt cọng”, làm như cọng sản là cái gì ấy, là thế nào ấy: Có kẻ còn hùa với Ngô Ðình Diệm mà “tố cọng”, làm cho tôi buồn cười.
Tôi khuyên các anh viết báo dưới chính quyền Ngô Ðình Diệm thì cứ viết, nhưng cốt nhớ một điều là phải để cái mặt mà nhìn nhau, cái ngày gặp nhau không xa đâu.
Hết bài “Trả lời” của Phan Khôi.


Ðây là Bản Kết Tội Phan Khôi và một số văn nghệ sĩ khác do Tố Hữu công bố trên tờ Học Tập, Tạp chí Lý luận Chính trị của Ðảng Lao Ðộng Việt Nam, Số Tháng 4.1958.
Bọn phá hoại dùng những thủ đoạn thâm độc, phao đồn tin nhảm, gieo hoang mang, gây mâu thuẫn giữa các văn nghệ sĩ. Chúng mua chuộc, phỉnh phờ, thậm chí dọa nạt một số văn nghệ sĩ lạc hậu và cả một số ít đảng viên thiếu trách nhiệm, thiếu kỷ luật, lôi kéo họ vào việc đả kích sự lãnh đạo của Ðảng và đả kích những cán bộ phụ trách, những đảng viên tốt và những người ngoài Ðảng tích cực ủng hộ Ðảng. Chúng truyền bá những tài liệu và những báo chí phản động. Dưới chiêu bài “chống giáo điều, máy móc”, chúng gieo rắc những nọc độc của chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ, nhằm lôi kéo văn nghệ sĩ đi vào con đường nghệ thuật tư sản suy đồi.
Chúng là những ai? Là những tên đã quen nghề “tác động tinh thần” của địch, có tên như Thụy An đến bây giờ vẫn còn nức nở khen những tên Tướng Giặc là “Ðại tướng cao quý thơm tho” (!), khen những thằng bán nước là “lịch duyệt thông thái”(!). Là những tên đã từng làm chó săn cho giặc tham gia những trận càn quét hoặc chỉ huy những hệ thống chỉ điểm giết hại đồng bào và cán bộ.
Chúng là những tên phản trắc, có kẻ như Phan-Khôi một đời đã năm lần phản bội Tổ quốc, kẻ đã từng nhục mạ “người An-nam là chó, và đã là chó thì phải ăn cứt” để “thuyết phục” người khác đầu hàng địch, mà vẫn dương dương tự cho mình là “học giả tiết tháo”, và được kẻ đồng bọn phong cho là “Anh hùng của ba trăm nô lệ” (!).
Ngưng trích.

Ðây là bài viết “chửi, bôi bẩn” Nhà Văn Phan Khôi của Ðào Vũ, một tên văn nô – đúng ra là “văn khuyển” – đàn em của Tố Hữu.
Ðào Vũ
Tính cách vô lại và
bộ mặt chính trị nhơ nhớp của Phan Khôi.
Nhân dân Quảng Nam quen gọi Phan Khôi là “con cóc già”. Dĩ nhiên không phải vì Phan Khôi đi bằng bốn chân như con cóc, mà là chính vì cả cuộc đời nhơ nhớp của Phan Khôi.
Ðào Vũ, Gã Văn Khuyển điển hình của bọn Văn Nô Bắc Cộng. Sau năm 1975 Ðào Vũ lỉnh vào sống ở Sài Gòn.
Phan Khôi con quan, cháu quan chính tông dòng dõi nhà quan như Phan Khôi tự báo trong truyện “Ông Năm Chuột”. Có điều Phan Khôi chưa tự báo là Phan Khôi còn là một đại địa chủ chiếm đoạt bao nhiêu mẫu nương dâu. Một đồng chí cùng quê với Phan Khôi kể :
“Con sông Thu Bồn cứ lở bên Cu Nhí, Bắc Nhị, Bình Lam, Kỳ Lam, cứ bồi bên Bảo An, làng của Phan Khôi. Bãi bồi ấy cả đến hàng trăm mẫu. Ðất tốt vô cùng. Nhưng nhân dân cả vùng vẫn rất đói khổ. Vì bờ bãi phì nhiêu bị những nhà có thế lực như Phan Khôi chiếm cả, nhất là Phan Khôi. Bãi bồi đến đâu, Phan Khôi có tiền, chống ba-toong về chỏ tay cắm đất đến đấy. Bà con địa phương thường đồn nhà Phan Khôi nuôi tằm thu bạc thước. Sự thật có đúng như lời đồn ấy không, không chắc chắn; nhưng có điều chắc chắn ai cũng biết, đó là chuyện Phan Khôi làm báo lấy tiền về tậu ruộng ở làng, đó là chuyện Phan Khôi cậy thế Tây về đàn áp, bóc lột nhân dân làng Bảo An. Và nhân dân địa phương đối với Phan Khôi có một mối thù không đội trời chung. Chẳng tin Phan Khôi cứ thử về quê mà xem!”
Thực chất tính cách Phan Khôi là úp mặt vào sự thật, úp mặt vào sự thật một cách nhẫn tâm như úp mặt vào bàn đèn thuốc phiện, miễn là làm sao đạt được chút ít gì đấy có lợi cho mình về tiền tài, danh vị… Phan Khôi không những không “trung thực,” không “khảng khái”… gì hết mà y chính là tên tráo trở, xỏ xiên hơn cả mọi người tráo trở xỏ xiên khác. Phan Khôi ngày xưa độc quyền ngón làm báo đập đầu ăn vạ, ngày nay, y cũng định giở lại cái trò lỗi thời ấy. Cái thời mà Phan Khôi kiếm chác được bằng các ngón nghề ấy đã vĩnh viễn qua rồi.
Chỉ có Ngô Ðình Diệm đã phong cho Phan Khôi danh hiệu “Nhà cách mạng lão thành”; thật là chụp cho Phan Khôi cái mũ to quá chính y cũng phải từ chối không nhận được. Thủy chung cả cuộc đời của Phan Khôi, cho tới bây giờ, y chỉ có thành tích phản cách mạng, phản Tổ quốc, chống Cộng sản.
Cho tới rất gần đây, trong dịp sang Trung Quốc dự Lễ Kỷ niệm Lỗ Tấn, tới thăm Hội Nhà Văn Quảng Châu, trong tiệc rượu chiêu đãi, các bạn Trung Hoa đưa giấy bút cho Phan Khôi làm thơ, y lõ mắt nhìn một nữ đồng chí Trung Quốc rồi viết mấy câu thơ ngụ ý y mong xã hội mau tới chủ nghĩa cộng sản để mọi người sẽ được cộng thê.
Tôi không nói tới khía cạnh thô tục đến bỉ ổi của lời thơ ấy, tôi chỉ lấy chuyện đó để chứng minh thêm về con mắt thù hằn của Phan Khôi đối với chủ nghĩa Cộng sản. Ðối với y, cuộc sống sa đọa nằm nhà cô đầu với bàn đèn thuốc phiện của y trong chế độ cũ, cuộc đời y mấy thê, mấy thiếp, tưởng đã là “cộng thê” như y muốn rồi, việc gì y còn phải vu cáo cho chế độ cộng sản?
Phan Khôi, bộ mặt nhơ nhớp của một kẻ năm lần phản quốc, một kẻ “An Nam” miệt thị dân tộc bằng đủ các danh từ xấu nhất (hèn kém, ngu dốt v.v…), bằng cả những hình ảnh xấu nhất như Phan Khôi đã từng dùng:
Ðại phàm là chó thì phải ăn cứt; không ăn cứt hà vị chó? Người An Nam đều là chó, không ăn cứt không phải là người An Nam?”
Vô lại đến nước ấy thì thật không ai bằng Phan Khôi!
Ngưng trích Ðào Vũ

o O o

Năm 1956 Nhà Văn Phan Khôi làm bài thơ tự Mừng Thọ trong có hai câu:
Ðã bẩy mươi rồi, mẹ nó ơi!
Thọ ta ta chúc, chẳng cần ai.
Văn khuyển Nguyễn Công Hoan làm bài thơ chửi ông:
Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi!
Thọ mi, mi chúc chớ hòng ai
Văn chương! Ðù mẹ thằng cha bạc!
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài.
Lô-dích, trước cam làm kiếp chó.
Nhân văn nay lại hít gì voi
Sống dai thêm tuổi cho thêm nhục,
Thêm nhục cơm trời chẳng thấy gai
Quí vị vừa đọc bài viết của Nhà Văn Phan Khôi về việc tờ Nhật báo Cách Mạng Quốc Gia ở Sài Gòn, năm 1956, đăng tin ông bị bọn Cộng Hà Nội đàn áp, mạ lỵ, nhật báo Cách Mạng Quốc Gia ngỏ lời tiếc cho ông, một người tài của đất nước mà đem thân đi phục vụ bọn Cộng sản. Chuyện đau thương là Nhân tài Phan Khôi tự nguyện làm đầy tớ cho bọn Cộng sản mà cũng không được chúng cho làm đầy tớ, bọn Cộng thù ông, chúng chửi ông thê thảm, chúng vu cáo ông bằng những chuyện bẩn thỉu nhất, những việc người Việt nào có chút lương tri đều biết Nhà Văn Phan Khôi không làm. Bọn Cộng Khốn Nạn, Ðểu, đứng đầu là tên Tố Hữu, đã làm cho Nhân tài Phan Khôi phải chết trong uất hận, tủi nhục.

Tôi thương ông Phan Khôi nhưng đọc những lời ông viết :
Chẳng sớm thì chầy, nước Mỹ là nuớc quan thầy của Ngô Ðình Diệm rồi cũng phải đi đến Cọng sản. Cứ xem cuộc bãi công của 65 vạn thợ gang thép Mỹ vừa rồi thì đủ biết. Ðó là nhân dân Mỹ bắt đầu làm cách mạng vô sản, từ bãi công, rồi đến cuối cùng là cầm võ khí: Công nghiệp nước Mỹ tiến bộ lắm, khi nó đã cách mạng, nó sẽ đi tới xã hội cọng sản nhanh hơn nước Nga.
Chưa biết ngày nào, chứ nước Việt Nam chúng ta cũng sẽ là một nước cọng sản. Không chừng, tôi chỉ sợ nước Việt Nam trở thành cọng sản sau nước Mỹ thì bẽ lắm.
Các anh cũng biết như tôi, mà các anh lại cứ đi nói “Việt cọng”, “Việt cọng”, làm như cọng sản là cái gì ấy, là thế nào ấy: Có kẻ còn hùa với Ngô Ðình Diệm mà “tố cọng”, làm cho tôi buồn cười.
Tôi khuyên các anh viết báo dưới chính quyền Ngô Ðình Diệm thì cứ viết, nhưng cốt nhớ một điều là phải để cái mặt mà nhìn nhau, cái ngày gặp nhau không xa đâu.
Ngưng trích Phan Khôi.


CT Hà Ðông: Từ những năm 1930 nhiều người trên thế giới đã thấy bộ mặt ác quỉ của bọn Cộng sản Nga, nhiều người đã nói trước cái gọi là Ðảng Công sản dã man sẽ thối nát, sẽ sup đổ, sẽ tan rã trong thời gian không lâu. Vậy mà đến những năm 1956, 1957, ông Phan Khôi – một “học giả Việt Nam” – vẫn cứ lải nhải nhai lại những lý lụận về “Chủ nghĩa Cộng sản tất thắng”, tôi thấy tôi nhục, tôi đau nhưng tôi vẫn phải viết :
Ông Phan Khôi ngu quá, ngu đến như ông thì ông bị bọn Cộng chúng nó khinh, chúng nó chửi, ông chết thảm trong kìm kẹp của chúng là đúng thôi.”

Bọn Xuân Diệu, Nguyễn đình Thi, Hoài Thanh, Huyền Kiêu, Chế lan Viên ..và nhiều tên cắc ké kỳ nhông, như tên văn nô Ðào Vũ, theo lệnh Tố Hữu, viết chửi các văn nghệ sĩ Nhân Văn Giai Phẩm. Chúng như những con chó hèn gâu gâu sủa theo con chó to mõm nhất.
Tôi gọi chúng là bọn Văn Khuyển.


Tôi vẫn biết bọn Cộng sản chuyên làm cái trò bịa chuyện, vu cáo, bôi xấu những người không chịu ép tim, cúi mặt theo chúng, hay không chịu để mặc cho bọn chúng muốn làm gì thì làm, nhưng tôi thật không ngờ bọn văn nô Công sản lại có thể đểu cáng đến như trong vụ chúng bịa những chuyện bẩn, chuyện láo để vu cáo Nhà Văn Phan Khôi. Ðểu đến như chúng thì “đểu cáng” không còn đúng nữa, mà là “chó đểu.” Như chuyện tên Tố Hữu tố cáo ông Phan Khôi “năm lần phản quốc,” kể tội ông Phan Khôi viết “người A Nam là chó, không ăn cứt không phải là người A Nam” nhưng nó không đưa bằng chứng ông Phan Khôi đã làm gì để phạm tội “phản quốc” đến năm lần, ông Phan Khôi viết “người A Nam là chó” trong bài nào, đăng báo nào, như chuyên Văn khuyển Ðào Vũ kể ông Phan Khôi cậy thế Tây, chống ba-toong về làng quê chiếm đất, chuyện ông sang Bắc Kinh dự lễ tưởng niệm Lỗ Tấn ông lõ mắt già dzê nhìn gái Tầu, ông làm thơ mong chế độ cộng sản mau tới để ông được “cộng thê.” Tức có vợ chung với người khác, hay được ngủ với vợ người khác.

Những mảnh Chuyện Ðời Nhà Văn Phan Khôi tôi tìm thấy trên những trang Internet trong những năm 2000 – như những chuyện tôi viết lại ở đây – làm cho tôi vừa buồn vừa thương ông vừa giận ông. Tôi giận ông vì người như ông – tôi vinh danh ông là “Người Viết Chuyện Phiếm Nhật Báo Xuất Sắc Nhất Báo Việt” –

Với tôi, ông không chỉ là Người viết Phiếm Luận Hay Nhất, ông còn là Người Viết Phiếm trên Nhật Báo Thứ Nhất của Báo Chí Việt Nam. Vậy mà ông không thấy tính cách Ác, Vô Luân của bọn Ðầu Xỏ Cộng sản, ông không thấy bọn Cộng sản Rẫy Chết năm 1956 ở Budapest, ông không chút nao lòng trước việc bọn Bắc Cộng tàn nhẫn giết đồng bào ông trong cái gọi là Cải Cách Ruộng Ðất, ông không thấy Ngày Chết của bọn Cộng sản gần kề, ông không nghe thấy Tiếng Chuông Báo Tử của bọn Cộng sản vang lên khắp nơi trên Trái Ðất. Ðến những năm 1956, 1957 mà ông còn tiên đoán chắc hơn bắp rang rằng cái gọi là “Chủ Nghĩa Cộng Sản sẽ toàn thắng, chế độ Cộng sản sẽ ngự trị trên toàn thế giới.” Tôi hết nước nói.


Tôi tối tăm mắt mũi khi tôi đọc những chuyện tên văn khuyển Ðào Vũ bịa ra để bôi bẩn ông Phan Khôi. Ông Phan có 9 năm kháng chiến ở Việt Bắc, năm 1956 bọn Cộng Hà Nội cử ông làm Ðại Biểu Nhà Văn Việt Nam sang Bắc Kinh dự Lễ Tưởng Niệm Văn Hào Lỗ Tấn. Năm 1957 chúng chửi ông tàn mạt. Ông chết ở Hà Nội trong uất ức. Nghe nói năm 1980 nghĩa trang trong có mộ ông Phan Khôi bị dời đi, con cháu ông không đến lấy cốt của ông nên xương cốt của ông đã mất. Những năm 2000 một ngôi mộ ông Phan Khôi được xây lên ở làng quê ông nhưng trong mộ không có hài cốt của ông.
Những năm 1940 ông Phan Khôi có bài thơ vịnh Mộ Ông Lê Chất, một công thần của Vua Gia Long bị Vua Gia Long hạch tội:
Bình Tây, trấn Bắc sử nghìn thu,
Áy cỏ, mờ rêu đất một u!
Ấy dũng, ấy trung là thế thế!
Mà ân, mà nghĩa ở mô mô?
Chim gào hờn sót xuân ầm ỹ;
Hùm thét oai lưa gió vụt vù,
Cái chuyện anh hùng ai giở đến,
Hồ Tây còn vẳng tiếng chuông bu.
Tôi xót ông Phan Khôi, tôi có mấy câu thơ khóc ông:
Ấy bút, ấy văn là thế thế.
Mà xương, mà thịt ở mô mô!
Và:
Một đi từ biệt Sông Hàn,
Có về đâu nữa Ðiên Bàn ngàn năm!
Cả bọn Cộng và bọn Ðầy Tớ Cộng ở Hà Nội – từ tên Ðầu Xỏ Tố Hữu đến những tên Văn Khuyển Nguyễn Công Hoan, Ðào Vũ – không tên nào ra cái giống gì cả. Thật tởm!

NGUYỄN KHÔI * BA LẦN ĐỌC VUA QUỶ



BA LẦN ĐỌC VUA QUỶ


(Về cuốn TTLS “Quỷ Vương” của Vũ Ngọc Tiến Nxb HNV 6/2016)


Nguyễn Khôi Hội viên Hội nhà văn Hà Nội
Nguyên Chuyên viên cao cấp, Phó Vụ trưởng VPQH



Trước hết cần định nghĩa lại: Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử- chính trị thời sự bởi những vấn đề chính trị ngày xưa qua các “bài giảng” về lịch sử (lời tác giả VNT) và chính trị thời nay thông qua các hình tượng văn chương xuất lộ, đan quyện vào nhau. Bởi thế thiết nghĩ, đọc “Quỷ Vương” không thể chỉ qua một lần là có thể tìm ra hết những mạch ngầm tư tưởng trong đó. Người viết đã bị hút hồn đọc đi đọc lại 3 lần mới chỉ viết ra vài nhận xét nhỏ, nói văn vẻ khôi hài như Nguyễn Quang Lập là những “ý nghĩ vụn” mà thôi…


Lần 1 (7/7/2016): Đây là tiểu thuyết lịch sử viết theo lối hiện đại (không theo chương hồi, lớp lang sự kiện như thông lệ). Về đại thể, tác phẩm dựng lên được lịch sử thời Lê mạt đan cài với “Vương quốc Bil- Kel” thời nay ở tỉnh K heo hút vùng biên.


Phần đầu đậm chất tiểu thuyết (có văn)


Phần giữa tái hiện cổ sử có cảm tưởng như “Đại Việt thông sử” tân biên, nặng về sự kiện “khứ” sử, hơi nghèo về chất tiểu thuyết. Vẫn biết tác giả muốn thử nghiệm loại hình tiểu thuyết giáo trình nên phải trần thuật lại lịch sử nguyên vẹn như nó vốn có, song đã là văn chương vẫn cần sự uyển chuyển, hư cấu thêm vào. Ở đây thiếu tả cảnh, tả tình, độc thoại nội tâm nhân vật, kể cả thiếu đan cài lý số, định mệnh luân hồi của các nhân vật xưa và nay… tạo nên sự cuốn hút.


“Xuân Tây Thi xuất ngoại” là chương đọc thích thú, khá hấp dẫn, cổ- kim đan cài, nhân vật miêu tả sinh động, có nội tâm sâu sắc lại khéo lồng vào việc phê phán một xu hướng đua nhau xây đền- chùa thật to, hao tài tốn lực rất thời sự hiện nay.


Chương “Quỷ quan tranh bá” khá sinh động, tái hiện được sự thật bi thảm của lịch sử trong 30 năm sau khi Lê Thánh Tông băng hà.


Chương “Triết gia trong chùa Sùng Miên” cũng là một chương khá hấp dẫn, thuyết pháp về “Tam giáo đồng nguyên”, chỉ tiếc có 2 chỗ viện dẫn lời của triết gia Kim Định chưa thật thuyết phục- thực chất đây phải là thời mạt pháp kéo dài sự tao loạn từ Lê mạt đến tận thời hiện đại. Dẫu sao đọc chương này ta cũng lờ mờ nhận ra cái thực trạng đất nước hôm nay: Về tư tưởng độc tôn, căn cốt vẫn là một mớ hổ lốn giữa Khổng giáo giai đoạn suy đồi với chủ nghĩa Mác xít- Lê nin nít cũng biến tướng dần qua Staline, Mao Trạch Đông, Pôn Pốt mà thôi.

Cái gọi là ‘người người bình đẳng” thực chất vẫn là quan hệ quân/thần, quan/dân nặng nề còn hơn cả thời phong kiến… Về Phật giáo nhìn bề ngoài cứ ngỡ là đang được phục hưng, nhưng thật ra rất hời hợt về đạo pháp, nặng nề nghi thức, ham hố xây chùa to để cầu tài cầu lộc… Về Lão giáo chưa vươn tới cái lẽ vi huyền của Lão Tử trong “Bản thể luận”. Tóm lại dường như ta đang sống trong một xã hội không có tư tưởng. Tất cả chỉ là lũ lưu manh cũ/mới. Một xã hội chỉ sùng bái quyền lực và tiền bạc, ích kỷ, tư lợi. Một đất nước không có tình thương con người, nặng về tàn sát kể cả tàn sát môi trường vì lợi ích nhóm. Ta như cảm nhận được một ốc đảo giữa hành tinh này chìm đắm trong ly loạn, chiến tranh, lọc lừa, tham nhũng triền miên suốt mấy trăm năm lịch sử. Ngẫm mà đau!... Đọc “Quỷ Vương” làm ta nhớ Mac-két trong “Trăm năm cô đơn”


Vài đính chính nhỏ giúp tác giả:


- Bài thơ của Đỗ Mục là “Tặng biệt”, không phải “Tống biệt”

- Huyện Đông Ngàn thuộc phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc

- Vua Khải Định khi chưa lên ngôi gọi là Bửu Đảo


Tóm lại, Với “Quỷ Vương” Vũ Ngọc Tiến đã tạo sự đột phá về cách viết tiểu thuyết lịch sử đan xen xưa- nay, hình tượng nhân vật sống động, ăn nhập, ẩn/hiện- hóa thân của nhân vật cổ/kim liền mạch. Tác giả có những cống hiến độc đáo như khẳng định xã hội Việt Nam từ thời Lê đến nay không tư tưởng (mất đạo), chỉ còn lại một thứ đạo Khổng biến tướng, hủ lậu kéo dài suốt mấy trăm năm, e còn lâu mới khá lên được nếu không thoát Trung. Thành công của “Quỷ Vương” ở chỗ có nhân vật, sự kiện xưa/nay đều cuốn hút, khiến ta đọc một mạch chưa hả, lại muốn đọc thêm nữa, trăn trở thêm nữa…


Lần 2 (17/7/2016)- Tồn tại và bày tỏ:


Tôi cứ lăn tăn, ấm ức rằng, tác giả dùng “Quỷ Vương” cấp quốc gia đối xứng soi chiếu với “quỷ quan”cấp địa phương tỉnh K heo hút miền biên viễn như vậy là hơi vênh, chưa tương xứng? Tác giả e ngại điều gì thế nhỉ, hay vì viết thì phải lách như lẽ thường tình ở xứ An Nam ta ư?


Nếu Nguyễn Huy Thiệp tập trung đả kích chế độ phụ quyền, bạo hành gia đình của những đứa con giết cha… thì Vũ Ngọc Tiến lại phơi bầy cái loạn kỷ cương phép nước kết tinh ở “Quỷ Vương” xưa, “quỷ quan” nay đã tàn phá non sông đất nước, gây loạn ly, xáo động xã hội triền miên. Như vậy, tác phẩm vô hình chung như một hồi chuông cảnh báo (SOS) cái nguy cơ tụt hậu trước sự bành trướng xâm lước của các thế lực thù địch đang lăm le ngày đêm với Tổ quốc ta.


Xin cảm ơn nhà văn rất đáng trân trọng!


Lần 3 (25/7/2016)- Nhưng chưa phải lần cuối:


Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam xưa nay chưa có tác phẩm nào sánh với “Tứ đại danh tác” của Trung Quốc. (Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Hồng lâu mộng). Trước năm 1945 có 2 cuốn đáng đọc:


“Hoàng Lê nhất thống chí” viết theo lối tiểu thuyết chương hồi (Kiểu tiểu thuyết “Chí” của Trung Hoa). Gọi là thứ “cây nhà lá vườn” thì phải đọc chứ đọc hẳn “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn có khi còn thích hơn!...


Cuốn “Tiêu sơn tráng sĩ” của Khái Hưng viết theo lối tiểu thuyết hiện đại đầu thế kỷ 20 lãng mạn, thi vị hóa mối tình Phạm Thái với nàng Trương Quỳnh Như là tác phẩm văn chương đọc khá cuốn hút.


Có thể nói sau hai tác phẩm nói trên, cuốn “Quỷ Vương” của Vũ Ngọc Tiến được tạm xếp sánh ngang tầm bởi có đậm chất sử, lóng lánh chất văn chương, có tính thời sự cấp báo. “Quỷ Vương” như Trần Mạnh Hảo nói trên FB không ngoa rằng, nó là kính chiếu yêu giúp ta soi thấy bóng dáng lũ vua quỷ, quan quỷ thời hiện đại mà vẫn sống động, hấp dẫn, có tính tư tưởng. Nó là một tác phẩm đậm chất chính trị- thời sự có tính phúng dụ cao…


(P/S: Phúng dụ theo từ điển tiếng Việt là mượn một chuyện khác, thơ hoặc văn để nói thác, khiến cho người tỉnh ngộ, biết sửa đổi cái sai lầm…)


Hà Nội 7/2016

FORMOSA



Đà Nẵng: Các bạn trẻ nói không với Formosa, đường lưỡi bò của Trung cộng

CTV Danlambao - Chiều ngày 5/8, hai bạn trẻ Võ Văn Trung và Tường Vy đã biểu tình tại bãi biển Vũng Thùng (quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng) để phản đối đường lưỡi bò của Trung cộng và yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam.
Hai bạn trẻ mặc đồng phục với điểm nhấn hình con cá, hóa trang khuôn mặt với “đường lưỡi bò” cắt chéo và No Formosa, tay giơ cao biểu ngữ: “Formosa Get out Việt Nam”, “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”.
Photo: Facebook Dương Đại Triều Lâm
Nhiều người dân và du khách có mặt tại bãi biển rất bất ngờ và cảm thấy thú vị với sự xuất hiện của 2 bạn trẻ. Nhiều người đứng lại và dành thời gian để đọc biểu ngữ và trò chuyện cùng 2 bạn trẻ.
Bạn Võ Văn Trung

Khi CTV Danlambao đặt câu hỏi "Bạn có sợ bị chính quyền nhũng nhiễu, gây khó dễ đến công việc, đến gia đình không khi công khai bày tỏ quan điểm như thế?" Trung cười hiền trả lời: “Em cũng có nghĩ là lên tiếng công khai quan điểm như thế này có thể sẽ bị gây phiền nhiễu cho công việc và với gia đình em. 

Nhưng nếu ai cũng im lặng và tiếp tục chịu đựng hậu quả của nhà máy Formosa thì không chỉ biển chết mà tương lai tất cả đất nước, dân tộc này đều chết. Chúng ta chấp nhận điều đó không?

Em yêu Việt Nam lắm nên em công khai quan điểm như thế để nhiều người hơn nữa, cùng nhau chúng ta đòi đóng cửa nhà máy Formosa. Phải ngăn ngừa những thảm họa tương lai cho đất nước này”.

Bạn Tường Vy

6.8.2016

 Biểu tình du kích nói không với Formosa tiếp tục diễn ra tại Sài Gòn


CTV Danlambao - Sáng hôm nay, 6/8/2016, “biểu tình du kích” quy mô nhỏ đã diễn ra ngay trước Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao - Đại Diện Văn Phòng Tại Sài Gòn (199 Hoàng Văn Thụ, 8, Phú Nhuận). Những người biểu tình này tiếp tục giơ cao biểu ngữ yêu cầu đóng cửa nhà máy Formosa tại Việt Nam.
clip_image006
Anh Nguyễn Mạnh Hiền, một người tham gia biểu tình đã cho CTV Danlambao biết lý do anh công khai biểu tình đòi đóng cửa nhà máy Formosa: “Tôi muốn có sự chú ý, sự quan tâm của nhiều người trong xã hội… Tôi nghĩ chỉ có công khai mới có nhiều người biết đến để cùng chung tay với nhau để xoá bỏ cái hiểm hoạ của dân tộc, của đất nước”.



Gạo hỗ trợ ngư dân mốc xanh, gà chó cũng không thèm ăn



Vì Dân (Danlambao) - Đó là lời khẳng định của chị Trần Thị Xoan - vợ một ngư dân Vũng Áng khi nói về số gạo mà nhà nước hỗ trợ, đền bù cho gia đình chị sau thảm hoạ cá chết tại 4 tỉnh miền Trung trong thời gian qua.
Trả lời phỏng vấn blogger Vì Dân, chị Xoan cho biết:
“Nhà nước có chủ trương đền bù, hỗ trợ cho dân trong 6 tháng, một khẩu được 22 ký gạo. Nhưng mà tôi thấy gạo đền bù toàn là bị mốc.

“Không biết trên nhà nước họ hỗ trợ thế nào, nhưng về chính quyền địa phương thì toàn là gạo mốc. Nói thật với anh, gạo khi nấu lên cho gà thì gà cũng không ăn, chó cũng không ăn được. Nó nghe mùi mốc không ăn. Thậm chí có bao gạo bị mốc xanh hết.

Như tôi đây này, nhà nước hỗ trợ cho một bao gạo 50 ký, mở ra mốc xanh như thế này thì ăn sao được? Chó gà cũng không ăn thì sao người dân ăn được?”
Quyết định hỗ trợ gạo cho người dân do thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành hồi cuối tháng 6 sau thảm hoạ cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung. Theo đó, mức hỗ trợ là 15 kg gạo/tháng cho mỗi người dân trong vòng tối đa 6 tháng.
Sau khi Formosa nhận tội và can kết bồi thường, một nửa trong tổng số tiền 500 triệu đô-la Mỹ đã được chuyển cho chính phủ Việt Nam. Số tiền này được chuyển từ trung ương chuyển đến địa phương, nhưng khi đến được tay người dân thì chỉ còn gạo mốc.
Đoạn clip có thời lượng chưa đầy một phút nhưng đủ dài để khiến nhiều kẻ phải cúi đầu. Khi người xem phẫn nội một thì người quay phẫn nộ gấp mười, còn người dân phẫn nộ gấp trăm lần.
 

Ban Công lý & Hòa bình Giáo phận Vinh: Thông báo về việc tổ chức "ngày môi trường" trong toàn giáo phận

"...Trước thảm cảnh hiện tại, nhớ lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thông điệp Laudato Si', chúng ta cần hành động để cải thiện môi trường sống của chính mình cũng như nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng..." - Đức Giám mục Giáo Phận, Phaolô Nguyễn Thái Hợp.

Ban Công Lý và Hoà bình mời gọi toàn Giáo phận thực hiện "Một ngày vì môi trường" vào Chúa Nhật ngày 07 tháng 8, năm 2016.





Đừng động đến các Cha và Giáo dân...

Mai Tú Ân (Danlambao) - Việc cha Đặng Hữu Nam, một linh mục đã có những bài giảng Đạo yêu nước bị CA HN câu lưu một cách phi pháp khi cha đi chữa bệnh là một hành động không thể chấp nhận được. Kèm theo đó là cung cách đối xử tệ hại, mang tính côn đồ với ngài, như bịa đặt ra chuyện một người nào đó vu khống ngài nhận 50.000 đô la của Việt Tân để phát cho đồng bào đi biểu tình.
Chỉ cần nghe qua thôi là cũng đủ biết đây là một chiêu trò cũ kỹ và quen thuộc để đổ vạ của ngành CA khi muốn hại ai đó. Điều đó cho thấy đến tận bây giờ, nhà cầm quyền Việt Nam qua bộ máy CA, AN vẫn tiếp tục sử dụng những trò bẩn thỉu như thế vào những việc đen tối để hãm hại người ngay. Và đối với một linh mục tôn giáo khả kính như cha Nam họ cũng không từ... Rồi nhìn lại nữa thì ngay cả Đức Cha Nguyễn Thái Hợp cũng bị bộ máy tuyên truyền, mà ở đây cụ thể là VTV Trung Ương đã bôi nhọ, vu cáo ngài những tội tương tự khiến giáo dân địa phận Vinh phẫn nộ đòi hỏi VTV phải xin lỗi người chủ chăn của mình.
Rõ ràng là cùng với việc đè nén, áp bức các tôn giáo phi quốc doanh như Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành... thì các cha xứ cùng các xóm đạo, nhà thờ và giáo dân đều là những đối tượng để nhà cầm quyền và CA theo dõi triệt để, làm khó khăn cho cuộc sống và sẵn sàng đàn áp thẳng tay. Bóng dáng đen tối của những ngày tháng truy bách Đạo thời sau năm 1975 đã trở lại rõ ràng hơn bao giờ hết. 
Nguy hiểm hơn cả là trong khi một số giáo xứ thuộc giáo phận Vinh đã bắt đầu thực hiện việc dọn dẹp môi trường hưởng ứng ngày môi trường do Ban Công Lý và Hòa Bình phát động vào ngày mai Chủ Nhật ngày 7/8/2016 thì nhà cầm quyền, qua giới truyền thông lại vu khống rằng giáo xứ đang âm mưu biểu tình chống đối do Việt Tân kích động và trả tiền. Cũng như nhà cầm quyền đang chuẩn bị lực lượng CA đàn áp thẳng tay...
Đây vẫn là những lời vu vạ hèn hạ nhắm vào các cha và giáo dân trong những ngày sinh hoạt cộng đồng bình thường, nhưng dường như ở cấp độ cao hơn, độc ác hơn nhắm vào nơi đã xuất phát những cuộc biểu tình đòi một môi trường sạch. Sự vu khống trắng trợn của nhà cầm quyền không làm cho ai sợ mà chỉ khiến cho giáo dân tại các xứ Đạo trên đoàn kết hơn với các vị chủ chăn của mình, cương quyết bảo vệ danh dự cũng như xóm Đạo của mình.
Những giáo dân ở đâu cũng vậy, đều là những người dân hiền lành, chất chất với cuộc sống tốt đời đẹp Đạo. Các cha xứ dẫn dắt họ cũng là những con người đáng kính, kính Đạo nhưng cũng là những con người yêu nước, thương dân nên không thể không lên tiếng trước thảm cảnh cá chết miền Trung, không thể không hành động, xuống đường đồng hành cùng toàn dân phản đối sự thiếu minh bạch của chính quyền trong vụ Formosa. Các cha xứ đã lãnh đạo các giáo dân xuống đường trong trật tự, hòa bình. Và hơn ai hết các cha là những người mong mỏi cho một xã hội yên bình, tốt đời đẹp đạo hơn cả.
Nhà cầm quyền CSVN hãy nhớ rằng động đến các cha hay giáo dân tức là động đến cả cộng đồng Thiên Chúa Giáo lớn mạnh và đoàn kết hơn trong đấu tranh. Trước khi hành động vu vạ hay đen tối nào đó với các cha và giáo dân các giáo phận trên thì các lực lượng CA, AN hãy kiểm tra xem còn có lương tâm không? Rồi hãy nghĩ đến cái mạng của mình nữa trước khi làm những gì bức Đạo và báng bổ thần thánh. 
Thời mà các chế độ CS truy bức Đạo đã qua rồi, thời mà muốn bắt ai thì bắt đã qua rồi, thời mà tập đoàn cai trị chiếm đất đai sung công vô lý tài sản của Giáo Hội cũng đã qua rồi. Vĩnh viễn qua rồi...
Các giáo dân sẽ đoàn kết xung quanh các cha, bảo vệ những người dẫn dắt tinh thần của mình, bảo vệ Nhà Thờ cũng như bảo vệ các xóm đạo được bằng an trước mọi bão tố. Nếu cần thì mỗi xóm Đạo sẽ biến thành một pháo đài vững chắc để bảo vệ Đức Tin cùng các con chiên sống ở trong đó.
Đừng động đến các cha, giáo dân và đức tin của chúng tôi.
06.08.2016

No comments:

Post a Comment