Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 17 October 2016

VŨ ĐÔNG HÀ - FORMOSA

Friday, September 2, 2016


VŨ ĐÔNG HÀ * CỘNG SẢN LỪA ĐẢO

Formosa: Cú lừa vĩ đại của Ba Đình và thủ đoạn thâm độc của Bắc Kinh

Vũ  Đông Hà (Danlambao) - Cho đến ngày hôm nay, đảng và nhà nước CSVN đã cố gắng hướng dư luận về lý do dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt ở biển Đông: hành động tắc trách của Formosa trong quy trình xả thải. Đó là nguyên nhân. Từ nguyên nhân này dẫn đến chủ trương của nhà nước là sẽ gia tăng kiểm soát không để "sự cố" này tái diễn. Tuy nhiên, có phải việc Formosa tắc trách và vi phạm trong việc xả thải thực sự là nguyên nhân? Nếu không thực sự là nguyên nhân thì chủ trương ngăn ngừa dựa vào nguyên nhân đó chỉ là một chủ trương mị dân và đương nhiên - thảm hoạ môi trường sẽ tái diễn.
Đâu là nguyên nhân và đâu là thủ phạm thực sự đã tàn sát tôm cá, môi trường và con người Việt Nam?
*
Trong mấy tháng qua, từ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà cho đến xếp lớn của ông ta là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng với các bộ trưởng khác đã dàn dựng lên một màn kịch vĩ đại để lừa dân. Họ đã cố tình hướng dư luận vào chuyện 70 năm thuê bao dành cho Formosa, lôi đầu Võ Kim Cự ra mà cự; đã đem một đống gạo mốc và số tiền bồi thường ra để xoa bụng đói của dân; đã điều tra, xử lý "sự cố" công ty Đài Loan xả thải độc hại ra biển Đông. 
Trong khi thực chất thì đây chẳng phải là tai nạn, hay tắc trách gì cả. Đây là một âm mưu tàn sát môi trường của các đồng chí lạ nhưng rất quen từ bên kia biên giới là nhà.
Thực chất là:
I. Công trình sản xuất gang thép Formosa Hà Tĩnh chưa ở vào giai đoạn sản xuất để có thể xả ra lượng hoá chất độc hại như đã thấy vào đầu tháng 4, 2016
Chúng ta có thể tóm tắt như sau:
Quá trình luyện thép gồm nhiều giai đoạn, trong đó có 2 giai đoạn chính: 
- Giai đoạn 1: Biến than đá thành than "coke".
- Giai đoạn 2: Nấu than "coke" với sắt để cho ra gang hay thép tuỳ theo tỉ lệ của than "coke". 
Phải đến tận năm 2020 cả hai lò cao này mới thật sự đi vào sản xuất với sản lượng 7,5 triệu tấn/năm gồm 6 triệu tấn thép dẹt, 1,5 triệu tấn thép cây, thép cuộn. (1)
Vào thời điểm đầu tháng 4 cá chết, lò cao số 1 vẫn đang còn ở trong giai đoạn thử nghiệm chứ chưa khánh thành và thật sự đi vào hoạt động. Chính Formosa, vào giữa tháng 6, đã tuyên bố quyết định hoãn làm lễ khánh thành, ngưng đưa lò cao số 1 vào hoạt động chính thức (2). 
Riêng lò cao số 2 thì dự trù cho đến quý 2/2017 mới đi vào hoạt động (3).
Như vậy, cho đến ngày hôm nay, Formosa chưa thực sự đi vào sản xuất. Do đó, lượng nước thải thoát ra trong giai đoạn thử nghiệm không thể nào có đủ lượng hoá chất độc hại để dẫn đến hiện tượng cá chết kéo dài 700km từ Hà Tĩnh đến tận Nha Trang (4). Đoạn đường 700km là một đoạn đường quá dài, một vùng biển bao la để cho "nước thải" chỉ duy nhất phát xuất từ Formosa Hà Tĩnh có thể theo dòng hải lưu xuống tận nơi Nha Trang và vẫn còn đủ nồng độ độc hại giết cá. Bên cạnh đó, trong phạm vi 30 hải lý quanh nhà máy, cá sống ở phần đáy biển sâu, cân nặng trên 10 kg do ngư dân khám phá vào ngày 5/5 cũng đã chết! Phải là một lượng hoá chất độc hại thật lớn đến từ hoạt động sản xuất gang thép toàn diện
Do đó, có thể khẳng định 2 điều:
1. Những hoá chất độc hại được thoát ra từ ống thải Formosa, nhưng chúng không đến từ quy trình sản xuất (vốn chưa có, chỉ trong giai đoạn thử nghiệm) của Formosa.

2. Chất thải không chỉ được đổ ra môi trường từ Formosa Hà Tĩnh mà còn được thải ra từ những "nguồn" khác, ở những địa điểm khác.
Để thấy rõ hơn cho 2 điểm trên, chúng ta phải nhắc đến hiện tượng cá chết nằm ngoài khu vực biển Đông:

II. Cá không chỉ chết trên biển - dọc 4 tỉnh miền Trung, mà ở khắp sông hồ trải dài suốt 3 miền Bắc Trung Nam

Sau khi các quan chức của Bộ Tài nguyên & Môi trường lên đồng tập thể với câu thần chú tảo nở hoa thủy triều đỏ để mong xỏ mũi dân theo hướng Formosa không phải là thủ phạm, thì tôm cá thay nhau phơi bụng khắp nơi trên 4 vùng chiến thuật, và thi đua chết rất đúng... quy trình như sau (5):
- Ngày 04.05.2016, cá chết hàng loạt được phát hiện ở thượng nguồn sông Bưởi, Thanh Hoá;
- Một ngày sau, 05.05.2016, xuống tận phía nam, hàng loạt cá trên sông La Ngà chết tại tỉnh Đồng Nai;
- Cùng ngày, 05.05.2016, 11 tấn cá bị chết trên sông Lạch Bạng, Thanh Hoá;
- Ngày 09.05.2016, hàng ngàn con cá nuôi lồng bè ở huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận, bị chết;
- Ngày 15.05.2016, cá trên sông Bưởi tại Thanh Hoá lại một lần nữa chết hàng loạt;
- Ngày 17.05.2016, từ Thanh Hoá hiện tượng cá chết chạy xuống sông Hinh, Phú Yên;
- Ngày 17.05.2016, cá chuyển sang chết hàng loạt tại kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Sài Gòn;
- Ngày 08.06.2016, 5 tấn cá chết được vớt lên từ hồ Hoàng Cầu, Hà Nội;
- Ngày 10.06.2016, cá chết hàng loạt trên sông Thương, Bắc Giang
- Ngày 13.06.2016, Tôm hùm chết hàng loạt ở khu vực biển ở xã Xuân Phương trên Sông Cầu, Phú Yên;
Tại sao có chuyện lạ vậy?
Sau khi cuốn phim Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền, dân nhận thảm họa được trình chiếu, rõ ràng là cá chết không phải là tảo nở hoa thuỷ triều đỏ gì cả mà do hoá chất độc hại được thải ra từ Formosa Hà Tĩnh. Vậy thì cách gì mà Formosa có thể xả thải từ Vũng Áng xả qua Thanh Hoá, xả về Bắc Giang, xả lên Hà Nội, xả xuống Phú Yên, xả sang Bình Thuận, xuống tận Sài Gòn, qua đến Đồng Nai...?
Quy trình tội ác chỉ có thể rơi vào một hay cả 3 trường hợp sau đây:
Một là: chính Ba Đình chủ trương đi "mượn" chất thải ma dzê in Bắc Kinh để đêm đêm đi đánh du kích sông hồ Việt Nam nhằm chứng minh cho cái thuyết tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liềntrên biển và hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên làm tôm cá... chán không muốn sống;
Hai là: chính Bắc Kinh, sau khi "cúp điện" Formosa, xả thải ma dzê in Bắc Kinh nhưng dán nhãn Formosa Tai-Oan ở Vũng Áng, đã mở chiến dịch đả cá diệt tôm trên bình diện rộng;
Ba là: Một là + Hai là. Các đồng chí "ta" và đồng chí "bạn" hợp đồng tác chiến để đánh cho tôm chết đánh cho cá nhào. Kết quả của cú giao kèo, hợp đồng tác chiến này là Ba Đình ngoan ngoãn nghe theo lệnh của Dương Khiết Trì qua tận Hà Nội vào ngày 27/06/2016 để 3 ngày sau, nhà nước công bố tội phạm Formosa, nhận bồi thường 500 triệu đô - tương đương 11.500 tỷ đồng, sau khi biết trước là Formosa sẽ nhận lại 16.090 tỷ đồng qua cái gọi là bồi hoàn thuế. Và tuyên bố: đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại.

III. Formosa là phương tiện, Bắc Kinh là thủ phạm, Ba Đình là đồng phạm
Nhìn lại xuyên suốt toàn bộ diễn tiến của sự việc rõ ràng là: 
- Formosa, một công ty của Đài Loan chỉ là phương tiện mà Bắc Kinh dùng để tàn phá môi trường và tiêu diệt dần mòn con người Việt Nam. Chủ động và thủ phạm tại Formosa Hà Tĩnh là Tập đoàn MCC - China Metallurgical Group Corporation (Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc, thuộc sở hữu của nhà nước Trung Cộng và là nhà thầu chính của Dự án xây dựng Nhà máy Thép Tổng hợp Formosa Hà Tĩnh (6) (7).
- Hoá chất độc hại không những chỉ được "xuất quân" tại Hà Tĩnh mà còn được ra quân từ nhiều địa điểm khác trên khắp Việt Nam.
- Chất thải không đến từ quy trình sản xuất của Formosa mà đến từ những "nguồn" khác. Phải chăng chúng đến từ nước xả thải của 150 nhà máy gang thép ở Trung cộng và được lén lún chuyển về Vũng Áng?
- Còn rất nhiều hành vi chuyển chất thải độc hại từ những nhà máy sản xuất gang thép của Trung cộng sang Việt Nam và âm thầm xả xuống biển Đông đang nằm trong tình trạng đảng bám ghế, hải quân bám bờ và ngư dân phải bỏ nghề. Những hành vi này vẫn chưa được phát hiện, trừ một trường hợp mới nhất được người dân khám phá vào ngày 8.8.2016 tại vùng biển Hà Tĩnh-Quảng Bình (8).
Formosa được thuê bao tổng cộng 70 năm để làm "căn cứ địa" tại miền Trung Việt Nam trong đó nhà thầu chính và đa số "công nhân" đến từ Trung cộng. Bên cạnh đó là hàng trăm căn cứ địa khác của Tàu cộng dưới dạng công trình xây dựng, được đảng và nhà nước CSVN chủ trương cho thuê bao dài hạn và trở thành những vùng bất khả xâm đối với người Việt. 
Từ nguyên nhân giả dối là công ty Đài Loan Formosa vi phạm xả thải và chủ trương ngăn chặn, kiểm soát công ty này trong quá trình xử lý chất thải sang đến nguyên nhân thật sự và thủ đoạn thâm độc của Bắc Kinh cho chúng ta thấy thảm hoạ Vũng Áng chỉ là màn khởi đầu. Nếu đảng cộng sản vẫn tiếp tục độc tôn lãnh đạo và cai trị, những cú lừa vĩ đại do Ba Đình dàn dựng sẽ tái diễn; thủ đoạn thâm độc của Bắc Kinh sẽ trở thành một chiến dịch diệt chủng dài hạn. Và đất nước, con người Việt Nam sẽ trở thành những vùng đất chết, biển chết, những con người bệnh tật, ngắc ngoải theo số phận bi đát của dân tộc.
01.09.2016


_______________________________________

VIETTUSAIGON * FORMOSA

Từ Formosa Hà Tĩnh đến HSG Cà Ná

Câu chuyện biển nhiễm độc, hải sản chết hàng loạt ở biển Bắc miền Trung bởi một cú xả nước rửa ống của Formosa Hà Tĩnh dường như chưa hề nguội trong nhân dân thì liền sau đó, biển Nam miền Trung cũng chuẩn bị đón thêm một mối họa bởi tập đoàn Hoa Sen Group chính thức đầu tư xây dựng nhà máy luyện cán thép với công suất 16 triệu tấn mỗi năm. Ngoài ra, bời biển Cà Ná còn gánh thêm 25 cụm cảng và hàng loạt công trình khác. Xem như bờ biển này chính thức bị công nghiệp hóa.
Và chẳng biết chuyện gì xảy ra tiếp theo. Người quan tâm chỉ nhớ một điều là trước đây, bài phát biểu trong buổi khởi công xây dựng Formosa, Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng nói như đinh đóng cột rằng bảo đảm công nghệ xử lý nước thai93 của Formosa hiện đại hàng đầu thế giới. Và cái hiện đại hàng đầu thề giới mà Thủ tướng Dũng nói đó cũng ras6t1 rõ ràng, vì nó quá hiện đại nên xả một phát súc ống thì cả biển miền Trung đi toi! Giờ biết kêu ai, ông Dũng về hưu, bận “làm người tử tế” rồi!
Tới lượt ông Phúc, ông cũng tuyên bố như đinh đóng cột là phải đảm bảo xử lý nước thải để làm sao “cá có thể bơi được trong nước thải”! Hay nói như một lãnh đạo Cộng sản là nước thải có thể múc lên rửa mặt được, rửa rau và luộc rau được. Xin lỗi, đây chỉ là tư duy của các lãnh đạo Cộng sản, kiểu tư duy của Phạm Văn Đồng rằng một ký rau muống có hàm lượng chất bổ ngang với một ký lô thịt bò.
Và cũng kiểu lý luận này, có một thời người ta ác ý với nhau bằng kiểu phân biệt người Bắc, người Nam bằng câu chuyện hai anh em kết nghĩa, một người Bắc, một người Nam, họ thân thiết và quí mến nhau đến mức cùng mặc chung một kiểu áo quần, đ8ể chung một kiểu tóc, ngày Tết thì mặc chungh bộ áo quần màu đỏ, có in hình ngôi sao vàng. Tình bạn của họ tượng trưng cho mối hợp nhất Bắc – Nam chung một nhà. Một tình bạn được xem là mẫu mực và lý tưởng nhất trong lịch sử.
Thế rồi đôi bạn lịch sử này bị tai nạn trên đường sắt Bắc – Nam, vụ tai nạn cũng kinh hoàng ở mức lịch sử. Người ta không tài nào phân biệt đâu là người bắc, đâu là người Nam bởi không còn nhận dạng thân thể được. Cuối cùng, buộc phải làm pháp y, phân tích mẫu gen. Công an đang làm việc thì có một ông mới đi cải tạo về, bán cà rem, đi ngang qua, cũng dừng lại xem. Nhìn một hồi, ổng nói: Cái này dễ như chơi, có chi đâu mà phải phân tích gen cho nó mệt. Nhìn là biết ai Bắc ai Nam liền!”.
Công an nghe vậy quát: “Ông đừng có mà đứng đó nói dóc! Mau đi bán cà rem về nuôi vợ con!”. 
Ông cà rem tỉnh bơ: “Nếu cán bộ mua hết thùng cà rem cho tôi là tôi chỉ ngay ai Bắc ai Nam! Tôi nói thật chứ không có dóc đâu!”. Ông cán bộ công an nói: “Ông mà chỉ được, tôi mua hết thùng cà rem cho ông!”. Ông cà rem bảo, cán bộ chịu khó mở quần của người chết ra xem đi!”. Ông sĩ quan công an mở quần ra. Ông cà rem chỉ: “Cái anh này là Bắc, còn anh kia là Nam”. Tay công an quát: “Ông giỡn ,mặt với tôi hả? Nhìn qua môt cái rồi nói sàm vậy là được à!”. Ông cà rem tỉnh bơ: “Không có nói sàm, nói có cơ sở luận chứng về sinh học và văn hóa hco5 đàng hoàn. Xác ông Bắc còn dính cọng rau muống ngoài sau mông, xác ông Nam có cái gì đó tựa như miếng thịt bò. Vì ngài Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rằng một ký rau muống bổ ngang với một ký thịt bò, giá tiền cũng bằng nhau. Nhưng do thói quen, ông Na,m chọn thịt bò còn ông Bắc chọn rau muống. Thói quen và văn hóa là thứ mang theo cho đến lúc chết!”.
Câu chuyện kết thúc với tình huống ông cà rem bán hết thùng cà rem nhưng không kết luận ông ấy chỉ đúng hay chỉ sai. Và có vẻ như câu chuyện đó kéo dài mãi cho đến bây giờ, nó không còn nguyên vạn câu chuyện thời bao cấp mà biến tấu theo nhịp điệu kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghãi.
Chuyện cán bộ kiểm tra chất thải, nước thải bằng cách las6y1 tay không vốc lên một vốc rồi đưa lên mũi ngửi, khẳng định biển sạch, cá sạch bằng cách cởi áo nhảy xuống biển tắm và cùng nhau ăn cá, chụp hình, quay phim. Hay gần đây là Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng với một đám cán bộ khác cởi áo nhảy xuống biển tắm để khẳng định nước đã sạch, đã an toàn. Tất cả kiểu làm việc, trình diễn của họ đều cho thấy thứ tư duy “trực quan sinh động xã hội chủ nghĩa” vẫn còn chiếm vị trí rất lớn trong hệ thống công quyền.
Và dường như khoa học không có chỗ trong các quyết định của hệ thống cầm quyền Cộng sản Việt nam. Mà vấn đề then chốt trong các quyết định từ đầu tư cho đến cải cách vẫn là cảm tính. Chỗ nào ông lớn thấy có hứng là đưa ra quyết sách, có hứng thì phát biểu, có hứng thì ký cái rụp, cho tiền đầu tư, cho vay vốn, cho làm… Hoàn toàn không cần đến cơ sở khoa học của nó. Bởi nếu có cơ sở khoa học, người ta nhất d9iunh5 phải buộc lòng cần nhắc giữa cái lợi của một tập đoàn với cái lợi của môi trường, của đời sống cả một khu vực.
Bởi muốn nói gì cũng được nhưng có một vấn đề không thể chối cải là kinh tế Việt Nam tuy là kinh tế nông nghiệp nhưng mũi nhọn và tiềm lực phát triễn của nó vẫn là kinh tế biển. Ngư nghiệp chiếm chỉ số thu nhập rất cao. Và những ngành du lịch hay nuôi trồng thủy sản đều [phải dựa lưng vào biển. Một khi biển có vấn đề thì nguyên một dải đất một bên là núi, một bên là biển hình chữ S này sẽ khủng hoảng trầm trọng. Bài học về cú xả thải súc đường ống của Formosa là một bài hco5 xương máu. Tuy nhiên, hình như nó chẳng xi-nhê gì đối với giới lãnh đạo Việt Nam thì phải!

Và người ta vẫn tiếp tục cho đầu tư khu công nghiệp gần bờ biển. Trong khi đó, chỉ cần suiy nghĩ thấu đáo một chút thì chẳng mấy ai tin rằng nhà đầu tư lại đi chọn những diện tích sát bờ biển để mở nah2 máy thép. Bởi giả sử như nhằm mục đích dễ vận chuyển, dễ đưa ra cảng thì cũng không bù nổi khoản khấu haoi máy móc và chất lượng sản phẩm mau xuống nước, hoen gỉ vì hơi muối từ nước biển. Chỉ có một hướng duy nhất để người ta chọn nhà máy gần biển, đó là xả thải. Nếu làm nhà máy trong khu vực đồng bằng, lượng chất thải sẽ bị quan sát rất kĩ do nguồn thải là những chất cực độc như cyanua, asen, phenol… Và khi thải nó ra biển thì chỉ cần một đường ống là coi như xong. Bởi xây dựng một hệ thống xử lý chất thải như vậy tốn kém vô cùng.
Và nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra lượng tiền bằng một phần ba lượng tiền xử lý nước thải để bôi trơn hệ thống công quyền là coi như mọi việc xong xuôi tất. Và họ đã thành công với lối làm việc này tại Việt Nam. Chop dù là nhà đầu tư nước ngoài hay rtong nước gì cũng thế, chỉ cần có tiền bôi trơn là coi như xong mọi việc!
Và, bù vào đó, lối tư duy của lãnh đạo Cộng sản Việt nam là lối tư duy đầy cảm tính, không cần luận chứng khoa học. Một kiểu tư duy làm sao để cá bơi trong nước thải hoặc làm thế nào để nước thải có thể dùng rửa mặt, rửa rau, luộc rau, rồi một ký rau muống bổ ngang với một ký thịt bò… Rất tiếc, vẫn có rất nhiều nah2 khoa học,m tiến sĩ, phó tiến sĩ, thay vì phản biện, thay vì đưa ra những luận cứ để chứng minh rằng một ký rau muống cho dù có hô biến kiểu gì thì cũng không thể bổ bằng một ký thịt bò, hoặc tắm biển và hội nghị thì không thể làm biển sạch… Mà họ chỉ biết ton hót, nịnh bợ và xun xoe giới quan chức để được cho ăn, được vinh thân phì gia.
Đất nước này ngày càng nát bét bởi đám quan chức có lối tư duy thời đồ đá và đám nhà khoa học mang sự thật ra đánh đổi bữa ăn, lấy sự quì gối làm đà thăng tiến. Thực sự, chẳng biết rồi đây sẽ ra sao?!
 VietTuSaiGon's blog
 http://www.rfavietnam.com/node/3424

NGUYỄN VŨ BÌNH * NHỮNG BƯỚC NGOẶT MỚI

Những bước ngoặt mới

   
     Trong thời gian vừa qua, có hai sự kiện lớn, gây chấn động đời sống chính trị Việt Nam. Đó là sự kiện ngày 15/8/2016, hơn 30 nghìn giáo dân của ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thuộc giáo phận Vinh, đã hưởng ứng lời kêu gọi của ngài Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp về bảo vệ môi trường, tập hợp nhau nhân ngày Đức Mẹ Lên Trời. Đây là cuộc tập hợp lớn chưa từng có, liên quan tới việc đấu tranh bảo vệ môi trường. Sự kiện thứ hai, cũng gây chấn động không kém, đó là vào sáng 18/8/2016 nghi án Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã sử dụng súng, bắn chết bí thư tỉnh ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân kiêm trưởng ban tổ chức tỉnh ủy, sau đó tự sát. Tính chất của sự việc này đã làm rúng động toàn bộ hệ thống chính trị hiện nay của chế độ cộng sản Việt Nam. Một sự việc có tính chất bước ngoặt thường có hai yếu tố cấu thành, đó là sự việc chưa từng xảy ra, và sau sự việc đó, một số khía cạnh liên quan của sự việc sẽ đi theo một hướng hoàn toàn khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem, bước ngoặt mà hai sự kiện này tạo ra là gì.
     Quá trình đấu tranh bảo vệ môi trường, cụ thể là việc lên tiếng, tập trung, diễu hành, biểu tình yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ ô nhiễm môi trường biển bốn tỉnh miền trung, cụ thể là yêu cầu bồi thường xứng đáng cho ngư dân, làm sạch môi trường và đóng cửa công ty gây ô nhiễm Formosa chưa lúc nào dừng lại. Tuy nhiên, đó chỉ là những tiếng nói phản kháng đơn lẻ của các cá nhân, của các nhóm xã hội dân sự, hoặc của một địa phương, giáo xứ. Ngày 15/8 vừa qua, lần đầu tiên, có sự tập trung của một số đông người, hơn 30 nghìn người công giáo, nghe theo tiếng gọi bảo vệ môi trường của Đức Giám mục, lên tiếng về vấn đề môi trường. Với một số lượng người lớn chưa từng có, được tổ chức bởi các vị chức sắc công giáo của giáo phận Vinh, các giáo xứ, giáo họ khắp ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, người công giáo của giáo phận Vinh nói riêng, Việt Nam nói chung đã làm sững sờ tất cả hệ thống chính trị ở Việt Nam. Sự kiện lần đầu tiên, có một số lượng rất lớn người được tổ chức chặt chẽ, có người thủ lĩnh tinh thần kêu gọi, lên tiếng đấu tranh với nhà cầm quyền Việt Nam là một sự kiện đặc biệt.
     Nhưng chúng ta cũng nên hiểu một điều. Sự dồn nén của người dân về vấn đề cá chết, ô nhiễm môi trường trong cả nước đang sục sôi. Số người bị ảnh hưởng và nhận thức được về tác hại là vô cùng lớn, nhưng họ chưa có, chưa được tổ chức lại để lên tiếng. Vì vậy, nhà cầm quyền dễ dàng bẻ gãy sự phản kháng có tính chất đơn lẻ đó. Nhưng khi giáo phận Vinh đồng lòng lên tiếng, từ những đức cha lãnh đạo giáo phận, cho tới các giáo xứ, giáo họ người giáo dân đồng lòng đứng lên thì nhà cầm quyền Việt Nam đã không dám ra tay đàn áp số lượng người cực lớn như vậy. Ý nghĩa lớn nhất của sự kiện người công giáo đứng lên tại Vinh là sự động viên tinh thần rất lớn cho những người đấu tranh khắp cả nước, cho phong trào dân chủ. Sự kiện này cũng khẳng định, khi người dân đồng lòng, lại có sự tổ chức thì không một thế lực nào có thể ngăn cản nổi sức mạnh của người dân.
     Bước ngoặt dễ thấy nhất sau sự kiện này, đó là từ nay, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ đặt giáo phận Vinh vào tầm ngắm, mục tiêu triệt hạ số một ở Việt Nam. Đồng thời, những nhà lãnh đạo phong trào phản kháng, nếu hiểu rõ về nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì họ cũng sẽ xác định, họ đã cưỡi lên lưng hổ, chỉ có đường tiến, không có đường lui khi thực hiện đối đầu có tổ chức với nhà cầm quyền Việt Nam. Trong quá khứ, đã có nhiều dịp, nhiều sự kiện và phong trào, tuy chưa đạt tới mức như sự kiện ngày 15/8/2016 vừa qua, nhưng cũng đã huy động được số lượng lớn người công giáo lên tiếng phản kháng. Đáng tiếc là nhà cầm quyền Việt Nam đã thực hiện thành công kế sách “rút củi đáy nồi” điều chuyển lãnh đạo tôn giáo, hạ nhiệt và giải tỏa được “cơn sốt” phản kháng của người công giáo. Chúng ta cũng biết được rằng, chỉ một giáo phận trong cả nước đứng lên, với sự đồng lòng từ các vị lãnh đạo tôn giáo tới người dân, đã huy động được sức mạnh như vậy. Trường hợp toàn bộ giáo hội công giáo Việt Nam và tất cả giáo dân cả nước đứng lên, thì sức mạnh sẽ là dời non lấp biển. Đáng tiếc, nhà cầm quyền Việt Nam đã dùng nhiều thủ đoạn phân hóa, chia rẽ đến ngày hôm nay Công giáo Việt Nam không còn là một khối thống nhất. Nguy hại hơn, rất có thể giáo phận Vinh chịu chung số phận, bị điều chuyển lãnh đạo tinh thần bằng kế sách quen thuộc “rút củi đáy nồi”.
     Sự kiện thứ hai, việc mâu thuẫn về lợi ích trong nội bộ lãnh đạo địa phương và trung ương là việc bình thường. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đấu đá và triệt hạ lẫn nhau trong nội bộ vẫn xảy ra quanh năm suốt tháng. Nhưng sự kiện một lãnh đạo ngành (nhỏ) của một tỉnh, ra tay sát hại hai lãnh đạo cao nhất của tỉnh một cách công khai, cùng lúc tự sát đã thể hiện mâu thuẫn khủng khiếp về lợi ích và bế tắc của những kẻ kém thế trong tranh đoạt. Mâu thuẫn và xung đột về lợi ích càng ngày càng gay gắt hơn khi nguồn lực của chế độ đang cạn kiệt. Sự kiện này có hai yếu tố có tính chất bước ngoặt. Đó là lần đầu tiên, một sự kiện chấn động, gây ảnh hưởng nặng nề tới uy tín của đảng cộng sản lại được công khai, họp báo sau một thời gian rất ngắn.
 Chúng ta phải ghi nhận vai trò, ảnh hưởng sâu rộng của hệ thống mạng xã hội đã làm tốt chức năng công khai hóa thông tin, dẫn tới việc nhà cầm quyền Việt Nam đã phải từ bỏ cách thức hành xử truyền thống, giấu nhẹm những tin tức bất lợi cho đảng và nhà nước. Từ nay, bất kể thông tin nào, báo chí lề trái và lề phải sẽ đều được (bị) công khai ngay lập tức. Bước ngoặt thứ hai, thái độ của người dân khi biết được mâu thuẫn nội bộ trong đảng cộng sản, sự triệt hạ lẫn nhau giữa các đồng chí, và cái chết của lãnh đạo. Sự vui mừng không cần che dấu, một sự hả hê không xuất phát từ sự ác ý. Chỉ có thể giải thích được hiện tượng người dân vui mừng bằng việc họ đã đặt những lãnh đạo cộng sản vào tầng lớp thống trị, còn họ tự đặt mình vào vị thế bị trị. Tầng lớp bị trị vui mừng và hả hê khi tầng lớp thống trị điêu đứng, tổn thất. Đây là bước ngoặt rõ ràng nhất về thái độ của người dân đối với đảng cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay./.
Hà Nội, ngày 30/8/2016
N.V.B

NS. TUẤN KHANH * VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

Việt Nam trước 3 lựa chọn chiến lược để đối phó với Trung Quốc

Ảnh của tuankhanh
Trên tờ Forbes, bài viết mang tên Vietnam's Three Strategic Options của nhà phân tích thời sự Anders Corr đã có một cái nhìn khá rõ ràng về vấn đề biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt làm ảnh hưởng đến các quốc gia chung quanh. Bài viết ​​đáng đọc này, trích từ bài thuyết trình hội nghị 17-08-2016 tại thành phố Nha Trang, Việt Nam. Các hội nghị, được tài trợ bởi Đại học Phạm Văn Đồng và Đại Học Nha Trang, với chủ đề 'Tình trạng pháp lý của đảo và đá Trong Luật Quốc Tế Và Thực hành Trong Biển Đông.
Các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang ngày càng đầy tính quân sự. Còn Việt Nam thì đang trở thành một quốc gia dễ xâm lấn từ Trung Quốc, do cách chọn đứng một mình, thiếu các hiệp ước liên kết chặt chẽ để tạo đồng minh. Trong tình hình an ninh đang xấu đi của Việt Nam, việc đối phó với Trung Quốc có thể  cần lựa chọn một trong ba chiến lược sau: 1) tiếp tục các chiến lược hiện tại đi dây giữa các mối quan hệ Mỹ, Trung Quốc và Nga; 2) Liên kết đồng minh với Mỹ nhằm chống lại Trung Quốc; hoặc 3) phát triển khả năng quân sự của Việt Nam, bao gồm cả tiềm năng về vũ khí hạt nhân.
Hành động của Trung Quốc lúc này, đang nhắm vào lãnh thổ của Việt Nam, và từ cách đối phó của Việt Nam, kết quả của sự đối đầu qua lại này, sẽ tạo ra một hiệu ứng toàn cầu. Nếu giả sử Trung Quốc đánh thắng Việt Nam, hậu quả này sẽ khiến các nước khác lo ngại và nhượng bộ phần nào với Trung Quốc. Về mặt quân sự thì Trung Quốc lúc đó cũng sẽ nổi bật hơn. Vì lẽ này, các quyết định chiến lược của Việt Nam đối phó với Trung Quốc trong những năm tới, cần được xem như mối quan tâm chính trị chung của thế giới.
Mối đe dọa của Trung Quốc đối với Việt Nam, là âm mưu chiếm lấy vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), vốn là quyền sở hữu mà Việt Nam đã được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật dự trữ Biển (UNCLOS) nhìn nhận. Nhưng đến nay, Việt Nam chỉ có khả năng giải quyết các mối đe dọa này, bằng cách điều đình và ngăn cản. Tương lai thì Việt nam chỉ còn có thể chọn lựa một trong ba chiến lược đã nói trên.
Tất cả ba chiến lược này, cái nào cũng buộc phải chịu về chi phí, kèm những theo rủi ro, và rất có thể sẽ gây ra những thay đổi cơ bản trong chính trị và kinh tế của Việt Nam. Sự lựa chọn của Việt Nam sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều diễn biến trong nước và quốc tế, trong tương lai gần, bao gồm việc Trung Quốc sẽ tăng cường sự hiện diện của nước này trên lãnh hải của Việt Nam, ảnh hưởng sự ổn định của lãnh đạo hiện nay của Việt Nam, cũng như các ứng phó của Trung Quốc đối với các nước khác.
Chiến lược hiện nay của Việt Nam, đi dây giữa các mối quan hệ Mỹ, Trung Quốc và Nga, là phức tạp nhất, nhưng ít có khả năng dẫn đến các xung đột ngoại giao, kinh tế, hoặc quân sự. Việt Nam là rất có khả năng đi theo lộ trình này. Vì cách này bao gồm các yếu tố tương đối vô hại: luôn để mở các cuộc đàm phán, nhận tài trợ phát triển và có được các hợp đồng mua bán với tất cả các đồng minh tiềm năng, bao gồm Mỹ. và Trung Quốc. Việt Nam chỉ cần giữ mối hợp tác quốc phòng với Mỹ và các đồng minh một cách vừa phải, có cơ hội mua và mua thêm vũ khí mới như một cách răn đe.
Việc quá nghiêng về một phía của một trong ba chiến lược có thể sẽ dẫn đến những hậu quả ngoài ý muốn. Cách tính quá kỹ của Việt Nam sẽ khiến họ bị xa lánh bởi các đồng minh lớn, và làm mất khả năng thuyết phục Hà Nội có thể là một đồng minh đáng để cam kết. Liên minh quá chặt với Mỹ. chống lại Trung Quốc sẽ dẫn đến các biện pháp trả đũa của Trung Quốc và có lẽ thêm cả Nga. Còn nếu nghĩ đến việc tạo một khả năng răn đe hạt nhân thì ắt sẽ gây ra nhiều phản ứng ngoại giao tiêu cực, ít nhất là từ cả Mỹ.
Chính sách đi dây có thể làm giảm nguy cơ của một cuộc chiến, nhưng khiến Việt Nam yếu đuối và dễ bị tổn thương khi ảnh hưởng từ Trung Quốc gia tăng. Vì lẽ Trung Quốc muốn đẩy mạnh sức mạnh kinh tế và quân sự của nước này ở châu Á, ảnh hưởng của nước này với Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Và khi đó, Việt Nam có thể lại phải nhượng bộ các mặt chính trị, ngoại giao và kinh tế với Trung Quốc trong vòng hai thập kỷ tới.
Nếu Việt Nam lựa chọn chính sách đi dây như một chiến lược chính, thì Hà Nội sẽ phải đối mặt với các đòi hỏi của Trung Quốc, nhượng  Trung Quốc trong đường 9 đoạn. Từ đó sẽ cùng cam kết phát triển chung và chia sẻ doanh thu tài nguyên, hydrocarbon và đánh bắt cá, và thậm chí Bắc Kinh có thể hình thành  kín đáo việc đánh thuế thương mại hàng hải của Việt Nam. Nhưng chịu ảnh hưởng Trung Quốc tại Việt Nam, và các kiểu nhượng bộ sẽ tạo ra sự bất mãn trong dân chúng Việt Nam, thậm chí gây rủi ro ổn định chính trị và nhiệm kỳ của các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Chiến lược thứ hai là giả thuyết về việc đa số lãnh đạo của Việt Nam muốn loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam, và dựng mối quan hệ đồng minh chặt chẽ với Mỹ và các nước khác, bao gồm cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Úc và Ấn Độ. Một phần của chiến lược này, là Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế, thông qua UNCLOS. Chiến lược thứ hai này sẽ giúp duy trì sự độc lập và chủ quyền của Việt Nam. Nhưng các đồng minh mới được gần gũi của Việt Nam sẽ theo thời gian, cũng sẽ có ảnh hưởng của mình đối với Việt Nam về vấn đề cải cách dân chủ hóa và tự do ngôn luận.
Việc cải cách dân chủ có thể dẫn đến các phong trào xã hội, yêu cầu lãnh đạo hiện tại ra đi để ưu tiên cải cách hiến pháp, và cuối cùng là một chính phủ dân chủ bầu. Những người chống lại chiến lược thứ hai này, thường vẽ ra một viễn cảnh về hỗn loạn chính trị, nội chiến, cũng như làm ảnh hưởng mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, vốn được coi là rất ấn tượng.
Chiến lược thứ ba là phát triển khả năng quân sự của Việt Nam đến mức Trung Quốc không muốn tấn công nữa. Hiện Việt Nam đã mua sáu tàu ngầm kilo-class từ Nga trong vài năm qua. Có nhiều loại phi đạn tấn công trên đất liền có thể với tới đảo Hải Nam, thậm chí là các thành phố sát biển như Thượng Hải. Đây là sự đa dạng diesel-điện im lặng, và mang tên lửa hành trình đất tấn công có khả năng đạt các căn cứ hải quân của Trung Quốc trên đảo Hải Nam, thành phố ven biển lớn như Thượng Hải. Việt Nam lần lần có thể mua hoặc phát triển đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa này.
Chiến lược tăng cường quân sự có một điểm lợi cho Hà Nội, là ít có khả năng gây ra sự thay đổi chế độ. Nhưng nó sẽ mất thời gian, kích động một cuộc chạy đua vũ trang, vốn đã có ở châu Á. Và nếu là vũ khí hạt nhân, thì chắc chắn sẽ kéo theo những chi phí rất lớn từ các cuộc phản ứng ngoại giao quốc tế cũng như các đòn trừng phạt kinh tế.
Tuy nhiên, chiến lược này cũng có tính rủi ro cao. Việc xây dựng hệ thống vũ khí hạt nhân của Việt Nam, có thể khiến Trung Quốc nảy sinh việc muốn tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân của Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc có thể sử dụng các chiến thuật đối với Việt Nam như đâm tàu chìm, khiêu khích một cuộc chiến tranh, mà bình thường Trung Quốc cũng chưa tính tới.
Trung Quốc cũng có thể nhấn mạnh ưu thế riêng của mình trong một cuộc chiến tranh toàn diện với Việt Nam, kích động xung đột quân sự cường độ thấp để chứng tỏ quyết tâm của mình. Điều này có thể sẽ khiến Việt Nam phải nhượng bộ, dù có vũ khí hạt nhân hay không. Chạy đua quân sự thì tốn kém và mệt sức về chính trị, nhưng lại không mấy hiệu quả đối với một Trung Quốc đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Thật vậy, Trung Quốc đã chứng minh một sự thèm khát mạnh mẽ đối với rủi ro trong vài năm qua. Do lập trường ngày càng hung hăng của Trung Quốc, Việt Nam khác hơn những nước khác là không may phải đối mặt với các lựa chọn khó khăn. Các lựa chọn tốt nhất cho giới lãnh đạo và nhân dân Việt Nam, theo ý kiến ​​của tôi, là liên minh chặt chẽ với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Úc và Ấn Độ, trong khi vẫn tăng cường khả năng quân sự của mình.
Giới lãnh đạo của Việt Nam hiện nay đang trong tay một cơ hội mang tính lịch sử. Nếu biết nắm bắt đúng lúc, nhân dân Việt Nam chắc chắn dành sự trọng vọng trong bài khải hoàn ca, cho những người xứng là người hùng của tổ quốc
 http://www.rfavietnam.com/node/3422

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thím Ngân

Ảnh của tuongnangtien
Hồi nẳm, không hiểu thi sĩ Bùi Giáng si mê kịch sĩ Kim Cương cái điểm nào; chớ còn bây giờ thì tui chết mê chết mệt chỉ vì nhan sắc khuynh thành của thím Nguyễn Thị Kim Ngân.
Chủ Tịch Quốc Hội ăn mặc cách chi tôi ngó cũng xinh, chụp hình kiểu nào tui coi cũng đặng. Ngay cả cái cách bà ấy đổ (mẹ) nguyên cả sô bắp xuống ao cá bác Hồ tui cũng thấy (sao) nhí nhảnh, ngây thơ và dễ thương hết sức!
Một phụ nữ xinh đẹp và khả ái quá cỡ như vậy, tất nhiên, không thể nào tránh được lòng ghen ghét hay đố kỵ của bàn dân thiên hạ. Chả trách thím Ngân bị nhiều người (trong cũng như ngoài nước) mắng nhiếc và xỉ vả không tiếc lời, dù hổng có làm điều chi sai trật cả.
Coi: Quốc Hội khoá XIV tiếp tục lùi luật biểu tình thì có gì bất ngờ hay mới lạ đâu nào? Cả chục khoá trước cũng đều “bàn lùi” hết trơn hết trọi mà.
Thím Ngân chỉ nói lên là một sự thật hiển nhiên, khi bầy tỏ quan ngại về tình trạng “rối loạn đất nước” thôi. Chớ hơn bẩy mươi năm qua, kể từ khi mà cách mạng cướp được quyền bính, có ngày nào mà xứ sở này được an bình đâu mà không lo “rối loạn” ?

Có xét nét lắm thì cũng chỉ nên phiền trách thím Ngân về một chuyện nhỏ thôi, nhỏ còn hơn con thỏ nữa, đó là việc Quốc Hội khoá XIV đã dùng phiên họp khai mạc để thảo luận về một dự luật mà tôi e là hoàn toàn không cần thiết – Luật Cảnh Vệ.
Dự thảo Luật gồm 5 chương, 29 điều. Xin trích dẫn vài khoản trong điều 10 để rộng đường dư luận:
 Đối với Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận;
b) Bố trí lực lượng Cảnh vệ vũ trang tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc;
c) Kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại, các tác nhân khác; kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng;nắm tình hình, khảo sát xây dựng, triển khai phương án bảo vệ.
Thảo nào mà đã có lúc ông Tôn Đức Thắng la làng là trong nhà toàn là “lính kín” không hà:
"Một người bạn tôi quen thân với cụ, cha anh trước kia là đàn em cụ, kể rằng một hôm anh đến thăm cụ, vào thời gian nghị quyết 9, thì cụ dắt anh vào phòng riêng thì thào: 'mày có thấy lính kín theo mầy tới đây không mầy?' Anh ngạc nhiên quá. Tưởng anh lo lắng cho cụ, cụ mỉm cười hiền hậu:'Là tao lo cho tụi bây, chớ tao hổng lo cho tao .Trong nhà tao nè, lính kín không có thiếu.” (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày. California: Văn Nghệ, 1997).
Bác Tôn (chắc) bị bệnh hoang tưởng? Đảng bố trí lực lượng cảnh vệ vũ trang tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc của lãnh tụ mà ổng lại tưởng “lính kín” đang rình rập nhà mình.  Tổng Bí Thư Đặng Xuân Khu cũng vậy, cũng đa nghi dữ lắm:
“Trường Chinh chết, Hồng Ngọc, vợ Hoàng Minh Chính và Hà, con gái cả đến nhà chia buồn. Hai mẹ con về, Đặng Xuân Kỳ tiễn. Kỳ vừa đi qua sân sỏi vừa nói: ông cụ tôi ngoài không dám ăn uống bất cứ thứ gì. Họp Bộ chính trị với Trung ương cũng uống nước của nhà mang theo và nếu không về nhà ăn trưa được thì ông cụ nhịn.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập II. Người Việt, Westminster, CA: 2014).
Cũng ở tác phẩm dẫn thượng, nơi trang 194, tác giả còn cho biết thêm là Thủ Tướng Phạm Văn Đồng có thói quen “thì thào” với khách quen ở ngoài vườn vì ổng sợ trong nhà ... có rệp!
Coi: Chủ Tịch Nước, Tổng Bí Thư, Thủ Tướng đều không dám ăn, cũng không dám nói, vì sợ bị đầu độc hay nghe lén. Nếu Dự Luật Cảnh Vệ có điều “ngăn cấm các đồng chí không được rình rập và hãm hại lẫn nhau” thì hay biết chừng nào. Hay nhất là qúi ông Dương Bạch Mai, Phạm Quí Ngọ, Nguyễn Bá Thanh, Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn ... đã không uổng mạng!
Luật Cảnh Vệ chỉ chuyên chú vào việc bảo vệ các đồng chí lãnh đạo khỏi bị những thế lực thù địch ám sát thôi hà. Thiệt là suy bụng ta ra bụng người. Rảnh, xem qua vài đoạn trong cuốn hồi ký (Gió Mùa Đông Bắc) của bác sĩ Trần Ngươn Phiêu coi:
Lúc Pháp chưa trở lại chiếm Sài Gòn, ngày 09-09-1945 người của Trần Văn Giàu là Lý Huê Vinh thuộc Quốc gia Tự vệ Cuộc, đã bao vây trụ sở Việt Nam Độc lập Vận động Hội để bắt Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo, Huỳnh Phú Sổ ở biệt thự đường Miche (tức Đường Phùng Khắc Khoan). Ông Huỳnh Phú Sổ đã thoát, nhờ sang được một nhà bên cạnh.
 Quốc gia Tự vệ Cuộc với sự trợ giúp của Mai Văn Bộ, đã dàn cảnh để bêu xấu Ông Huỳnh Phú Sổ bằng cách ngụy tạo chưng bày một rương đầy hình ảnh phụ nữ khỏa thân mà họ phao vu là đã bắt gặp trong khi lục soát nhà.
     
Trong đêm 23 tháng 9 năm 1945, ngày lịch sử mở màn cuộc Kháng chiến Cách mạng Mùa Thu ở Nam bộ, người bị giết đầu tiên, thây phơi trên đường Albert 1er (Đường Đinh Tiên Hoàng) là ông Lê Văn Vững, bí thư vùng Sài Gòn-Chợ Lớn của nhóm Tranh Đấu và cũng là người phụ trách phát hành lại báo Tranh Đấu. Như vậy người Việt Nam đầu tiên đã bỏ mình trong cuộc Kháng chiến chống Pháp không do thực dân giết mà lại do Tự vệ Cuộc miền Nam thanh toán…
Vài ngày sau 23 tháng 09, 1945 nhà giáo Nguyễn Thi Lợi phụ trách báo Tranh Đấu cũng bị thủ tiêu ở Cần Giuộc, Chợ Lớn. Cuộc khủng bố trắng, săn bắt, ám sát các nhân sĩ  ái quốc có uy tín nhưng không thuộc Đảng Cộng sản từ đó đã xảy ra hằng ngày, bắt đầu từ Bùi Quang Chiêu đến Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, Luật sư  Hồ Vĩnh Ký và vợ là Bác sĩ Nguyễn Thị Sương (nguyên Thủ lãnh Phụ Nữ Tiền Phong) v.v...
Đối với bọn tay sai Mỹ/Ngụy, bán nước cầu vinh thì Đảng còn mạnh tay hơn nữa. Báo Dân Việt, số ra hôm 30 tháng 4 năm 2011, có bài viết (“Tôi Ám Sát Người Sắp Làm Thủ Tướng Sài Gòn”) của chiến sĩ đặc công Vũ Quang Hùng. Xin trích dẫn đôi đoạn:
Trưa 10.11.1971. Một tiếng nổ long trời tại ngã tư Cao Thắng - Phan Thanh Giản khiến ông Nguyễn Văn Bông - Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính, người chuẩn bị nắm chức thủ tướng (ngụy) chết tại chỗ...
Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam - Phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Định): “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch.

Ảnh: Blog Sự Đời
Giáo sư Nguyễn Văn Bông không phải là người “trí thức có uy tín” đầu tiên, hay duy nhất, bị cách mạng ... trừ khử bằng chất nổ và lựu đạn. Hai năm trước đó, G.S.  Lê Minh Trí cũng bị giết chết theo cùng một cách.

Bộ Trưởng Giáo Dục Lê Minh Trí bị ám sát năm 1969. Ảnh: Minh Đức
Cách ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông và Lê Minh Trí, tuy thế, “văn minh” hơn thấy rõ nếu so với kiểu “trừ khử” học giả Phạm Quỳnh – theo lời kể của ông Phạm Tuân:
Thầy tôi bị giết trước, bị đánh vào đầu bằng xẻng, cuốc, sau đó còn bị bắn bồi thêm 3 phát đạn… Cụ Khôi cũng bị bắn 3 phát… ông Huân hoảng sợ, vùng chạy thì bị bắt lại và bị bắn một phát ngay vào đầu… Cả 3 thi hài bị xô xuống mương rồi vội vàng lấp đất.”
Cuối bài tiểu luận (Những Cái Chết Tức Tưởi Của Nhà Văn, Chuyện Bây Giờ Mới Kể) nhà nghiên cứu văn học Thái Doãn Hiểu hạ bút:
 “Những người bị giết đều là những tinh hoa, là  danh sĩ đạo cao đức trọng, yêu nước thương dân, có thành tựu văn hóa sáng giá cống hiến cho nền văn hiến nước nhà. Họ chết mỗi người mỗi cách đau xót và hàm oan: Nhà văn Lan Khai bị xô xuống vực, văn hào Ngô Tất Tố bị bức cho treo cổ tự vẫn, Khái Hưng bị bỏ rọ trắn sông, Phạm Quỳnh đối thủ  đáng gờm của thực dân Pháp bị xử tử, Tạ Thu Thâu nhà yêu nước lớn bị tử bắn; nàng thơ  nữ sĩ Thu Hồng bị bắn lén từ sau lưng; Nhượng Tống dịch giả tài hoa số 1 bị ám sát; Dương Quảng Hàm vị giáo sư đáng kính ra khỏi nhà đi  mãi không về; vị bồ tát Thiếu Chửu bị bức hại nhảy xuống sông tự tận...”
Tính gồm luôn mạng sống của những thường dân vô tội bị xử tử trong Cải Cách Ruộng Đất (ở miền Bắc) Chiến Cuộc Mậu (ở miền Trung) và vô số viên chức xã ấp bị lôi ra khỏi nhà bắn chết giữa đêm (ở miền Nam) thì con số nạn nhân của cách mạng dám lên tới hàng triệu mạng. Thay vì bàn thảo về Dự Luật Cảnh Vệ, nếu Quốc Hội khoá XIV khai mạc phiên họp đầu tiên bằng dự luật phục hồi danh dự cho những nạn nhân kể trên thì chắc chắn thím Ngân sẽ để lại một dấu ấn tốt đẹp hơn trong lòng người.
Nói qua nói lại gì chăng nữa thì chuyện cũng dĩ lỡ hết trơn rồi.  Chủ Tịch Quốc Hội cùng các bạn đồng viện, nói nào ngay, cũng đã làm việc hết sức mình theo cái tâm và cái tầm của họ.
Chúng ta không nên khắt khe và kỳ vọng nhiều quá vào một cơ quan lập pháp mà nhà nước hiện hành chỉ đặt ra để làm kiểng, ngó cho nó đẹp mắt thôi. Mà đã nói đến cái đẹp thì nhan sắc của phụ nữa là điều rất đáng quan tâm, mọi thứ khác đều là chuyện nhỏ và là đồ bỏ!

SƠN TRUNG * BÀN TAY CON NGƯỜI



BÀN TAY CON NGƯỜI
SƠN TRUNG

Tạo hóa sinh ra muôn loài hay vụ nổ (big bang) tạo ta muôn loài? Chúng ta không cần đi quá xa mà sinh ra cãi cọ. Chúng ta nhìn trước mắt, loài động vật nào cũng có năm giác quan, và quan trọng nhất là chân tay. Chân để đi, tay để cầm nắm. Ở đây , chúng tôi xin nói về tay.
Ôi bàn tay năm ngón! Đủ mọi cái hay và cái dở. Vòng tay anh ôm anh vào lòng, rồi có ngày bàn tay anh vũ phu đánh em! Cũng với hai bàn tay, chúng ta hái trái, và với đôi chân ta chạy đuổi loài vật , bắt và giết loài vật để ăn thịt. Chúng ta dùng tay để gieo trồng, gặt hái.

Nhưng tay ta quá ngắn. Ta không thể dùng tay để lấy những vật ở xa. Ta phải dùng sào để hái trái trên cao, dùng sợi dây và cái gàu để múc nước giếng sâu.
Ngày nay con người văn minh, khoa học tiến bộ đã dùng cần cẩu là cánh tay nối dài để nâng và di chuyển vật nặng. Người ta dùng máy nước , chỉ vặn, bấm là có nước chảy ra ngay tại nhà, không cần phải ra sông, ra giếng gánh nước. Giặt quần áo, rửa bát chén cũng dùng máy, chúng ta không phải động chân tay. Trước đây, con người khám phá ra hơi nước đã dùng hơi nước cho thuyền bè, nay thì dùng điện, khỏi cần chèo chống cho mệt.Ngày nay, con người tiến lên một bước nữa là chế tạo robot để thay người trong một số công việc.

Chân tay là thợ thuyền,lao động mà chủ nhân chính là bộ óc, Tâm muốn hành động, ý nghĩ chuyển tới óc, óc ra lệnh cho chân tay hành động. Óc là khoa học gia. Khoa học gia có thể là người trí thức, có thể là côbng nhân, nông dân hay người bình thường nhưng có trí tuệ cao. Chính khoa học gia đã làm cho chân tay bớt nặng nhọc và nhiều thành quả tốt.

Thủ túc hay tay chân còn có nghĩa là những bộ hạ, anh em giúp chủ nhân trong các công việc. Chủ nhân thành công là do sự giúp đỡ của các thủ túc tài giỏi. Tục ngữ Việt Nam có câu:" giàu  vì bạn,  sang vì vợ." Bạn bè và vợ là những người giúp đỡ ta trong công việc. Vai trò thủ túc rất quan trọng. Không có tả phù hữu bật thì khó thành công. Sau khi Khrushchev hạ bệ Stalin,  Hồ Chí Minh sợ Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp lật đổ ông nên đã  chặt chân tay  của hai ông thế là hai ông trở thành kẻ tù binh trong tay Hồ Chí Minh.

Marx, Lenin, Stalin, Mao, Hồ căm thù, khinh miệt trí thức, nhưng Đặng Tiểu Bình khôn ngoan hơn. Ông bỏ kinh tế chỉ huy quay sang kinh tế thị trường. Ông chủ trương 4 hiện đại hóa mà quan trọng nhất hiện đại khoa học kỹ thuật. Số kỹ sư ở Mỹ về nhiều gấp mấy kỹ sư do Nga đào tạo. Mao không dùng kỹ thuật Tây phương mà bắt nhân dân lao động chân tay. Còn Đặng Tiểu Bình Hiện Đại hóa tất phải dùng lực lượng trí thức. Ông không phân biệt mèo đen hay mèo trắng nghĩa là ông bỏ phân biệt giai cấp, bỏ chính sách lý lịch ba đời, vì vậy mà ông đã thành công về kinh tế. Nhưng ông chỉ cải cách nửa vời. Về chính trị ông vẫn theo chủ trương sắt máu của cộng sản.


Có người phản đối khoa học, nhất là một số triết gia Đông phương cho rằng máy móc chỉ làm hại cho đời sống tự nhiên. Theo Lão Trang, người hiểu Đạo, sẽ không dùng tiểu trí, tiểu năng của mình mà gàng quải cuộc sống hồn nhiên của muôn vật, đừng đem nhân vi, nhân tạo mà làm loạn thiên vi, thiên tạo.

Trang Tử nói: «Đừng lấy người làm hại Trời» (Vô dĩ nhân diệt thiên – Thu Thủy) chính là vì ý đó.

«Một người nước Tống lấy ngọc chạm trổ thành một lá dó, để dâng vua, ba năm mới xong. Đầu nhọn, chỗ mỏng, sống, cuống, lông, gai đều tinh vi, láng bóng, để chung với cái lá dó thật, không sao phân biệt được. Người đó nhờ tài khéo mà được vua Tống khen, cấp lương bổng cho. Liệt Tử nghe nói bảo: «Trời đất khi sinh vạn vật này mà phải mất ba năm mới thành một cái lá, thì ít cây có lá lắm! Cho nên thánh nhân trông vào cái Đạo mà cải hóa chứ không trông vào trí xảo.» (Liệt Tử VIII. – Nguyễn Hiến Lê, Liệt Tử và Dương tử, tr.126)

Có người than phiền rằng sáng chế khoa học làm cho dân lao động thất nghiệp. Riêng Marx, ông tổ của giai cấp vô sản bảo rằng khoa học làm cho con người lười biếng. "machinery has greatly increased the number of well-to-do idlers."Marx, Capital, Volume I, Chapter 15 (1867)

Tuy nhiên Lenin nói:"We want to achieve a new and better order of society.In this new and better society there must be neither rich no poor; all will have to work. Not a handful of rich people but all the working people must enjoy the fruits of their common labor. Machine and other must serve to ease the work of all and not to enable a few to grow rich at the expense of millions and ten of millions of people. This new and better society is called Socialism society!
(Lenin, Vladimir Ilich, "To the Rural Poor", Collected Works, 6, Marxists, p. 366.)
Chúng tôi muốn đạt được một trật tự xã hội mới và tốt hơn . Trong xã hội mới và tốt hơn này không có kẻ giàu người nghèo ; tất cả sẽ phải làm việc. Không phải là một số ít người giàu có nhưng tất cả những người làm việc phải được hưởng những thành quả của lao động chung của họ. Máy và các dụng cụ khác phải phục vụ để cho công việc trở nên thuận tiện hơn, không cho phép một số ít để trở nên giàu có . Xã hội mới và tốt hơn này được gọi là xã hội chủ nghĩa xã hội!

Chúng ta thử mạn đàm về hai ông Marx -Lenin.

Khoa học tiến bộ, kỹ thuật cao sẽ làm cho sản xuất nhiều của cải, vừa đạt lượng và phẩm, làm cho dân lao động đỡ mệt nhọc, và mọi người được sống thoải mái hơn. Tuy nhiên kỹ thuật biến đổi thì thợ thuyền cũng phải biến đổi, không thể giữ cái quạt gió mà mà không dùng máy điện. Với đầu óc cổ lổ như thế, các ông tướng thầy ba chỉ đi đến thất bại và khổ dân.


Ông Marx đả phá khoa học trong khi ông ca tụng những khám phá của Darwin, và tự xưng triết lý của ông là khoa học. Ghét Mỹ, chống tư bản, nhưng thâm tâm ông cộng sản nào cũng ganh tị với Mỹ kinh tế hùng mạnh, khoa học tiến bộ. Nhưng làm sao mà khoa học tiến bộ khi các ông chỉ ca tụng lao động chân tay mà căm thù trí thức? Cũng như Liên Xô, Việt Nam cũng đuổi trí thức mà phải thuê khoa học gia nước ngoài. Sau 1975, mấy ông kỹ sư điện Danhim bị đuổi phải vượt biên, sau Việt Cộng phải sang  Nhật rước họ về và phải trả tiền lương cao hơn lương 60 đồng mỗi tháng tiền Việt Cộng khoảng 1980 cho những "ngụy quân ngụy quyền" có bằng đại học.

Lenin khoe khoang cái thiên đường cộng sản tốt đẹp nhưng cái Thiên đường đó đã bị dân Nga và Đông Âu đập nát rồi sau bao năm sống trong khốn khổ tù đày!
Ông Lenin nói rằng thiên đường cộng sản không có kẻ giàu người nghèo nhưng thực tế lại khác. Các ông đầu gấu Việt Nam  luơng hàng tháng năm sáu triệu, giáo viên một triệu, nhưng thầy giáo phải đạp xich lô, cô giáo phải bán quà trong lớp, trong khi bọn họ có tiền triệu, tiền tỷ đô la gửi ngân hàng ngoại quốc!

Richard Pipes viết như sau về giai cấp mới (Nomenclatura ) ở Liên Xô:
Các viên chức cao cấp của Đảng và chính phủ, vẫn thường được gọi là tầng lớp Nomenclatura, xuất phát từ đây; họ không chỉ độc chiếm các chức vụ có nhiều quyền lực mà còn có những đặc lợi không thể tưởng tượng nổi, đấy chính là một giai cấp bóc lột mới. Có chân trong tầng lớp này là được đảm bảo một địa vị xã hội vững chắc và trên thực tế địa vị của họ cũng mang tính cha truyền con nối. Khi Liên Xô sụp đổ, Nomenclatura có 750 ngàn người, nếu tính cả giai đình thì giai cấp này có tổng cộng 3 triệu người, nghĩa là 1,5% dân số, gần tương đương thành phần quí tộc phục vụ dưới thời các Sa hoàng thế kỉ XVIII. Họ cũng có bổng lộc y như các lãnh chúa thời xưa. Đây là lời của một người trong tầng lớp tinh hoa đó:

“… Nomenclatura sống như trên một hành tinh khác. Như trên sao hoả. Vấn đề không chỉ là những chiếc ô tô hay các căn hộ cao cấp. Đây là sự đáp ứng ngay lập tức những ước muốn đỏng đảnh của bạn, lúc nào cũng có một lũ nịnh thần, chúng tạo cho bạn khả năng làm việc mà chẳng phải lo nghĩ gì. Những viên chức cấp thấp trong bộ máy sẵn sàng làm bất cứ những gì bạn muốn. Tất cả các ước muốn của bạn đều được thực hiện. Bạn có thể vào rạp hát bất cứ lúc nào, có thể bay thẳng từ các khu săn bắn của bạn đến Nhật Bản. Cái gì cũng có mà lại chẳng phải khó nhọc gì… Giống như một vị hoàng đế: bạn chỉ cần giơ ngón tay lên là xong.Các đảng viên thường, “bọn nịnh thần”, ngay dưới thời Stalin cũng đã đông lắm, trở thành đầy tớ cho tầng lớp ưu tú. (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN III ,5)

Milovan Djilas viết:

Chính nó tạo ra đặc quyền đặc lợi. A. Uralov viết rằng lương trung bình của người công nhân Liên Xô vào năm 1935 chỉ có một ngàn tám trăm rub, trong khi bí thư huyện uỷ lĩnh tổng cộng khoảng 45 ngàn rub.( GIAI CẤP MỚI III, 3)

Ngoài việc tôn trọng trí óc, nhà nước phải tôn trọng con người.
Lenin, Hồ Chí Minh nói " Con người là vốn quý" nhưng thực tế cộng sản coi nhân dân như nô lệ, như những loài vật, dụng cụ trong tay họ nhằm bóc lột sức lao động con người, tồi tệ hơn ngàn lần tư bản.
Nhân dân ta đối với người và vật rất đầy tình nghĩa. Người chủ phải tốt với thợ, với khách hàng phải thành thực và khéo léo, không có cái kiểu vô sản vô văn hóa "bún mắng, phở chửi". Chiều đãi khách, tôn trọng khách là biết lễ nghĩa, là thuật đắc nhân tâm, và cũng là mối lợi cho mình theo câu tục ngữ:" chiều chồng lấy con, chiều người lấy của". Dân ta yêu loài vật. Con trâu, con bò là cộng tác viên của gia đình trong canh tác.Loài vật và người tương thân tương ái:
Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công,
Khi nao lúa tốt đầy đồng,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

Người Nam thương heo nấu cơm cho heo ăn, giăng mùng cho ngủ. Hành động này vừa nhân nghĩa vừa ich lợi. Bắt thợ làm việc quá sức và cho ăn đói, tất nhiên họ không thể làmn việc tich cực. Bắt trâu bò làm việc quá sức thì trâu bỏ bệnh, không thể tiếp tục cày bừa. Lý do đơn giản đó mà cộng sản gộc cũng không hiểu, chẳng qua họ tham sân si, dục tốc bất đạt, con nhái Nga và Trung Cộng muốn to bằng con bò Mỹ!

Cái xe có tốc độ 400 km/ giờ không thể bắt nó chạy 1000 km/ giờ. Con người cũng vậy, không thể bắt nhân công làm ngày làm đêm, bắt họ phải tăng năng suất gấp hai gấp ba như Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông! Đánh đàn là niềm vui của nhạc sĩ nhưng bắt nhạc sĩ đánh đàn suốt ngày đêm thì đó là hình phạt.
Cộng sản kết tội phong kiến,và tư bản bóc lột, nhưng ông cha ta kinh doanh, quân chủ,và tư bản  làm giàu đâu có tàn ác và thiếu hiểu biết như mấy ông  cộng sản tham tàn!

No comments:

Post a Comment