Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 31 October 2016

VIỆT TÂN =VIETTUSAIGON =NGUYÊN THẠCH = LƯU Á CHÂU

Saturday, November 28, 2015


PHUNG NGOC SA * TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH !



TIẾNG CHUÔNG  CẢNH TỈNH   Về ÐẢNG VIỆT TÂN
Phùng Ngọc Sa


Vào đầu năm 2004, nhân dịp cựu đại tá Phạm Văn Liễu (PVL), nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (từ năm1981 đến năm1984), ra mắt phần III quyển hồi ký Trả Ta Sông Núi để tố cáo những việc làm sai trái của Mặt Trận (MT), thì sau đó vào ngày 10-9-04, ông Nguyễn Kim, người thay thế ông PVL trong chức vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại Mặt Trận Quốc GiaThống Nhất Giải Phóng Việt Nam (MTQGTNGPVN) đã có Thư Lên Tiếng, minh xác với đồng bào và thân hữu về một số dữ kiện để phản bác hồi ký của ông PVL, thư được tóm gọn trong 4 điều chính, mà điều đầu tiên đã viết: “Sau nhiều cố gắng chấn chỉnh (?),Hội Ðồng Kháng Chiến Toàn Quốc, cơ quan lãnh đạo tối cao của MTQGTNGPVN, đã phải giải nhiệm ông Phạm Văn Liễu khỏi trách vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại, vào tháng 12 năm 1984, vì lý do kỷ luật.”


Nhờ có Thư Lên Tiếng, qua giấy trắng mực đen chúng tôi mới biết, là ông Phạm Văn Liễu bị loại ra khỏi MT vì lý do kỷ luật.


Câu hỏi được nêu lên, cái được gọi Hội Ðồng Kháng Chiến Toàn Quốc (HÐKCTQ) mà ông Nguyễn Kim nói là cơ quan lãnh đạo tối cao, đã trực tiếp hay qua trung gian của Hội Ðồng Kỷ Luật (HÐKL) để loại ông PVL? Nếu HÐKCTQ trực tiếp giải nhiệm thì xin hỏi, hội đồng đó thành lập từợ lúc nào? Họp tại đâu? Ai chủ tọa hội đồng nầy? Hội đồng dựa theo điều khoản nào trong bản nội quy, và do quyết định số mấy để giải nhiệm ông PVL? Mặt khác, khi áp dụng biện pháp kỷ luật đối với một thành viên cao cấp như ông PVL, MT đã hành xử dưới hình thức dân chủ, hay là một tổ chức phát xít theo lãnh tụ chế? Nếu đã là một tổ chức dân chủ, thì mỗi cấp bộ MT (1) ắt phải có đại biểu được bầu lên để hình thành hội đồng đại biểu (congress) ; thế thì liệu cái được gọi là HÐKCTQ để giải nhiệm ông Liễu có sự tham dự của hội đồng đại biều đó không? Nếu có, thì gồm có các đại diện của cơ sở nào, sao không thấy ông Nguyễn Kim nói đến? Ngoài ra, liệu hội đồng này có đũ tư cách để luận tội một lãnh tụ nòng cốt, đồng sáng lập MT tầm cở như ông Liễu không?


Chắc chắn ông Nguyễn Kim sẽ không trả lời được những câu hỏi của chúng tôi. Lý do cái được gọi là HÐKCTQ, HÐKL hay là “hội đồng chuột” chăng nữa, cũng chỉ là sự tưởng tượng của ông Hoàng Cơ Minh và phe nhóm, vì MT đã từng chủ trương buôn bán kháng chiến; đã có khu chiến giả, trận địa giả, thì tại sao lại không thể phịa ra cái Hội Ðồng Kháng Chiến Toàn Quốc Ma. Việc đó chẵng qua chỉ là một sự dối trá thì ai có thể tin được.


Chẳng cần phải dựa vào quyểản hồi ký Trả Ta Sông Núi (Trtsn) phần III thì chúng tôi mới biết đến tổ chức MT, mà qua nhiều tài liệu sưu tầm, cũng như của những người từng tham gia MT, chúng tôi biết là trước sau MT cũng chỉ có 2 bộ phận: Quốc Nội, tức là Tổng Vụ Quốc Nội do đề đốc Hoàng Cơ Minh (HCM) lãnh đạo, Tổng Vụ Hải Ngoại do cựu đại tá Phạm Văn Liễu phụ trách. Nói chung, cả 2 Tổng Vụ nói trên đều có bổn phận hổ trợ lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu tối hậu là “Giải Phóng Việt Nam” khỏi ách thống trị CSVN. Tổ chức đã minh định rõ như vậy, thì không có việc ai lãnh đạo ai, ngoài ra trong phân nhiệm cũng không đề cập việc ai là người tổng chỉ huy MT, vậy thì ai, hội đồng nào đũ tư cách giải nhiệm ông PVL? Chính vụ việc xảy ra tại Bangkok vào năm 1982 khi ông PVL đi thăm “Khu Chiến” của ông HCM, đã cụ thể chứng minh là 2 ông Tổng Vụ Trưởng Quốc Nội và Hải Ngoại tự coi mình ngang và như nhau, vì thế mới có chuyện ông PVLngang nhiên “sửa lưng” HCM khi ông nầy tự xưng là “Chủ tịch MT” với câu hỏi: “Tại sao ông tự phong làm Chủ tịch Mặt Trận mà không cho tôi biết.? (Trtsn 211). Chủ tịch MT mà còn tự phong ẩu, thì việc đẻ ra những cái khác đâu khó.


Ðiều xác thực và tất cả mọi người đều biết, sở dĩ ông PVL bị đá văng ra khỏi chức Tổng Vụ Hải Ngoại, vì ông PVL đã quyết định cách chức Hoàng Cơ Ðịnh, em ruột của ông HCM do y lem nhem tiền bạc và Nguyễn Xuân Nghĩa (thuộc phe nhóm HCÐ), cháu ruột của Mười Cúc, tức Nguyễn Văn Linh nguyên Tổng Bí Thư đảng CSVN, về những hành vi mờ ám trong quan hệ với VC và muốn qua mặt ông PVL. Tình thế đó buộc phe nhóm họ Hoàng vì quyền lợi mà phải lật ngược thế cờ bằng cách ngụy tạo HÐKCTQ Ma để loại ông PVL. Ðáng buồn, và quá thất vọng cho ông PVL, người từng đãm nhiệm một chức vụ quan trọng như thế, mà không có được một biện pháp đề phòng, chỉ thụ động “nhận tội” rồi ôm đầu máu bỏ cuộc chớ không có được một hành động thích ứng nào để triệt hạ tổ chức tội ác nầy. Hậu họa chắc chắn ông PVL phải lãnh đũ. Ðồng bào hải ngoại đã lên án ông PVL là một tội đồ của dân tộc cũng không sai.


Quả thật, đây đúng là một kinh nghiệm quá đắng cay, đồng thời cũng là bài học đắt giá cho những ai muốn làm chính trị mà thiếu tiên liệu, không có được tầm nhìn chính xác; không biết tiên đoán và ước tính thời cuộc, thì sao có thể lãnh đạo thành công. Thử hỏi, những nhân vật với khả năng và nhãn quan hạn hẹp như ông Liễu mà trước đây từng được giao phó trọng trách “Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Quốc Gia”, tức lãnh đạo guồng máy an ninh để bảo vệ Miền Nam thì làm sao mà Việt Nam Cộng Hòa không bị rơi vào tay cộng sản Bắc Việt?


Nói chung, nhờ Thư Lên Tiếng của ông Nguyễn Kim, mà toàn thể đồng bào mới thấy được khả năng cũng như sự hiểu biết chính trị nông cạn của cái được gọi là cán bộ lãnh đạo MT. Chính diễn biến nói trên chứng minh cung cách hành sử của MT chỉ là hành vi của một tập đoàn phát xít; một tổ chức chính trị ấu trĩ, thiếu đạo đức không có ý thức lãnh đạo. Họỳ chỉ biết lợi dụng cơ hội để “chơi nhau”, hoặc thủ tiêu bất cứ ai mà họ cảm thấy không vừa lòng và đi ngược chủ trương của mình. Như vậy, việc giải nhiệm hay khai trừ một thành viên nào đó, chẳng qua chỉ là một hành động khủng bố với đường lối độc tài rừng rú chứ không phải là một tổ chức dân chủ. Chưa nắm được chính quyền mà đã giở trò độc tài chuyên chế; thử hỏi nếu MT có thực quyền trong tay, ắt còn tác yêu tác quái và thậm tệ hơn bọn CSVN; vì cộng sản dù nó dã man, độc tài chuyên chế, nhưng chúng còn cái gọi là đảng quy, Bộ Chính Trị, Trung Ương Ðảng, Hội Ðồng Kỷ Luật; còn hành xử theo kiểu MT thì người Việt hải ngoại cho rằng, đây chỉ là sinh hoạt của một tổ chức xã hội đen, hay một đám thảo khấu.


Cho phổ biến Thư Lên Tiếng, một tài liệu được coi là quan trọng nhưng lại để lộ nhiều sơ hở mà vẫn được thông qua, thế mà giờ đây đám người nầy lại là cấp lãnh đạo của đảng VT, thử hỏi làm sao họ có đũ khả năng để mà “canh tân cách mạng” đất nước? Vậy xin hỏi, với sự hiểu biết và kinh nghiệm hoạt động chính trị tầm cở như Nguyễn Kim, tức Nguyễn Kim Hườn, Lý Thái Hùng, tức là Bùi Bằng Ðoàn (?)mà tập thể tị nạn gọi đó là hạng “blanc bec” (2) chỉ có thành tích ăn chơi, và lý lịch không rõ thì làm sao có đũ khả năng đối đầu với CSVN, một tổ chức chính trị siêu về kỹ thuật, đệ nhất gian giảo và lừa bịp, chắc chắn hạng người nầy cuối cùng chỉ biết xin làm tay sai. Phải chăng vì thế người ta nghĩ là Nguyễn Kim cũng như Lý Thái Hùng chỉ là những con chốt để làm kiểng, còn thực sự ở đàng sau đã có bàn tay bí mật khác điều khiển?


Nên nhớ, hoạt động chính trị tại các nước chậm tiến và cựu thuộc địa như Việt Nam thì học vị, bằng cấp chưa đũ mà đòi hỏi phải có đạo đức cách mạng. Thiếu đạo đức thì chỉ là một bọn buôn bán xương máu của đồng bào.


Nhắc đến việc thành lập đảng VT cũng đũ chứng tỏ cấp lãnh đạo MT vì không chịu học hỏi; không được trang bị tối thiểu về lý luận chính trị nên đã hành động sai nguyên tắc. Hoạt động chính trị thì phải biết, đảng là một công cụ đấu tranh để dành chính quyền. Do đó đảng là tổ chức chiến lược, mặt trận là một bộ phận chiến thuật: Chiến lược có trước chiến thuật mới theo sau. ” Ðảng đẻ ra mặt trận, chứ không khi nào mặt trận lại sinh ra đảng.” Lịch sử đất nước ở hậu bán thế kỷ thứ 20 đã cụ thể chứng minh: Năm 1960, đảng Lao Ðộng Việt Nam, (tên cũ của CSVN) lập ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, dùng nó làm công cụ phá hoại Việt Nam Cộng Hòa để khỏi bị mang tiếng với quốc tế là cộng sản Bắc Việt xâm lăng Miền Nam; Mặt Trận Tổ Quốc, là cơ quan ngoại vi của đảng CSVN, chúng dựng lên nó hầu khống chế toàn bộ đất nước sau năm 1975 mà được tiếng là toàn dân tham gia ủng hộ chính quyền. MT do không được trang bị căn bản chính trị, nên không những làm chuyện ngược đời; mà còn tiền hậu bất nhứt: Năm 1981, MT giải tán các đảng Người Việt Tự Do (Nhựt), Lực Lượng Dân Quân, Phục Hưng Miền Nam(3) thành lập MTQGTNGPVN, mục tiêu là để Giải Phóng Việt Nam, tức chủ trương triệt hạ đương quyền cộng sản Hà Nội. Nhưng chỉ một năm sau, năm 1982, MT lại thành lập đảng Việt Nam Canh Tân Cách Mạng, nói là làm nòng cốt cho MT để tiến hành công tác Canh Tân đất nước, tức làm ngược lại với chủ trương Giải Phóng chỉ trước đó một năm. Với hành động nầy đảng VT đã xác nhận sự hiện hữu của cộng sản, một chế độ phi nhân và phản tộc; cách nhau chỉ một năm mà MT đã thay đổi như chong chóng, hành động như thế thì dễ mấy ai tin, và xem đó là một sự dối trá lường gạt.


Nếu cho rằng, làm chính trị thì phải nói láo, nói láo liên tục và phải biết kiểm soát việc nói láo của mình. Ðàng nầy MT đã nói láo, nhưng lại dấu đầu hở đuôi. MT nói đảng VT do ông HCM thành lập tại Khu Chiến từ năm 1982, thế mà ông PVL,Tổng Vụ Hải Ngoại, một lãnh đạo cao cấp đồng sáng lập MT, người mà cho đến cuối tháng 12-1984, trước khi bị loại ra khỏi MT vẫn thường xuyên liên lạc và yểm bộ phận quốc nội, thế mà không hay biết gì về đảng VT, do đó trong hồi ký TRTSN, phần III ông PVL lại viết đảng VT là do Nguyễn Xuân Nghĩa bày ra.


Nên nhớ, ngày nay ngoài trình độ dân trí của quần chúng đã cao, họ lại sẵn có phương tiện truyền thông tân tiến, nhờ thếÔ dễ dàng phán đoán sự việc, vì thế không nên bưng bít hay dấu nhẹm sự thực. Dối trá lường gạt sẽ bị khinh rẻ. Và, một sự đã bất khả tín thì vạn sự khác dù có thật cũng không thuyết phục được ai. Do đó phải nên thành thực với nhau. Nếu cần, và do đòi hỏi của tình thế MT có thể nói, đảng VT đã được thành lập tại Hoa Kỳ, tại Âu châu v,v, thậm chí là nó được hình thành tại một khu ăn chơi nào đó tại Thái Lan, miễn sao bảo đảm được yếu tố an ninh và hoạt động cứu nước của nó được hữu hiệu là tốt, cần gì nói dối là được hình thành tại rừng núi Ðông Dương khiến người ta nghi ngờ..


Trong diễn văn ra mắt đảng VT vào ngày 19-9-04, ông Chủ Tịch Nguyễn Kim, cũng như Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng đều xác nhận đảng VT xem CSVN là một thực thể, một thành phần của dân tộc. Khẳng định như vậy chắc hẵn đảng VT đãờ có kế hoạch nắm chính quyền. Chúng tôi ước mong đảng VT sớm hoàn thành ý nguyện để Việt Nam sớm được thanh bình. Tuy nhiên, xin hỏi: Ðối với một chế độ độc tài, toàn trị đầy quyền và lực như như CSVN hiện nay, thì đảng VT có kế hoạch gì để cướp được chính quyền trong tay chúng?


Muốn cướp được chính quyền thường có 3 đường lối hành động: Ðánh hay cướp mà lấy; Hòa mà lấy và hạ sách là Luồn mà lấy:


* - Ðánh cướp mà lấy, chắc chắn đảng VT cũng bất cứ một tổ chức nào khác đều không có sức cũng như lực. Hơn nữa, xu thế thời đại chủ trương đối thoại, không chấp nhận đối đầu. Lấy thị trường thay chiến trường. Do đó đường lối hành động nầy bất khả thi.


* - Hòa mà lấy, tức hai bên đánh nhau bất phân thắng bại, đánh tới trầy vi tróc vẩy mà không chiếm được đành phải đưa nhau vào bàn hội nghị, tỉ như Hội Nghị Genève 1954 và Hội Nghị Paris 1973 để tranh luận hơn thua rồi chia chác. Ðảng VT bây giờ cũng như mãi mãi sẽ không bao giờ thực hiện được, vì từ trước đến nay họ chỉ toàn làm giả: Khu Chiến giả, Kháng Chiến Ma, chứ có đánh nhau bao giờ đâu mà nói chuyện hòa. Nhớ rằng, cộng sản chỉ chịu hòa lúc chúng cảm thấy yếu. Lịch sử cận đại chứng minh: Năm 1945-1946, Mặt Trận Việt Minh chấp nhận hòa với Mặt Trận Quốc Dân Ðảng (MTQDÐ), một tập hợp gồm Ðại Việt, Việt Cách và Việt Quốc. MT có một lực lượng mạnh, nổi tiếng và được quần chúng biết từ những năm 1930, trong khi đó thì mấy ai biết được tên tuổi Hồ Chí Minh cũng như đảng cộng sản; trên toàn quốc lúc bấy giờÔ mặt trận Việt Minh (VM) chỉ mới có 5 ngàn cán bộ. Vì yếu thế VM buộc phải hòa và nhường cho MTQDÐ 72 ghế đại biểu quốc hội (khỏi cần tranh cử); trong chính phủ Liên Hiệp, ngoài cụ Nguyễn Hải Thần, là Phó Chủ tịch Nhà Nước đứng ngay sau Hồ Chí Minh còn có 4 ghế do các ông Nguyễn Tường Tam đứng đầu Bộ Ngoại Giao; Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch Quân Ủy Hội, tức Bộ Quốc Phòng và Chu Bá Phượng nắm Bộ Kinh tế; riêng cụ Huỳnh Thúc Kháng, tuy nói là “không đảng phái”, nhưng lại là một nhân sĩ có lập trường quốc gia chân chính và yêu nước làm Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ. Với một lực lượng đông đảo, góp mặt đũ nhân tài ái quốc, đầy kinh nghiệm đấu tranh, thế nhưng vì thiếu cảnh giác, không đề phòng nên bị bọn VM sau khi đã tống khứ được quân Tàu ô hợp củaTưởng Giới Thạch ra khỏi nước, rãnh tay chúng quay lại đánh MTQDÐ tan nát, khiến người thì theo phe Tưởng chạy sang Tàu, kẻ khác phải đầu hàng và trở thành cán bộ cộng sản như Chu Bá Phượng, phần cụ Huỳnh Thúc Kháng đành trở lại quê nhà ở Quảng Ngãi và chết một cách bí mật. Thử hỏi với những nhân tài ái quốc tầm cở như thế mà còn bị bọn cộng sản đánh cho thất điên bát đảo, thì với các cấp lãnh đạo VT hiện nay, hạng người từng bị mang tiếng lừa gạt và dối trá thì làm sao có khả năng đánh nhau với VC rồi hòa mà có chính quyền.


* - Luồn mà lấy: Tức là luồn cúi, giả bộ xin hàng phục cộng sản rồi đợi cơ hội chớp thời cơ; nôm na bắt chước kiểu VM cộng sản cướp chính quyền vào năm 1945. Xin nhắc độc giả, sở dĩ VM chớp được thời cơ là nhờ hoàn cảnh lịch sửÔ đã tạo ra một khoảng trống chính trị tại Việt Nam, nên chúng mới thành công. Bối cảnh lịch sử lúc đó như sau: Nhật đã đầu hàng, Pháp chưa trở lại Ðông Dương, chính phủ của vua Bảo Ðại chỉ làm bù nhìn không có thực quyền, nên VM mới thừa cơ chiếm được. Luồn mà lấy là hạ sách, muốn thực thi điều đó đòi hỏi các cán bộ phải có khả năng và đầy đũ bản lãnh. Thử hỏi đảng VT có được loại cán bộ đó không? Còn như hiện tại họ chỉ có một số quá non yếu, và chủ trương rình để “chôm credit”, thì đảng nầy chỉ biết xin làm tôi tớ.


Nhiều lần đảng VT đã xác định là chấp nhận đương quyền cộng sản, thì việc CSVN chọn VT làm đối lập thì cũng không gì khó hiểu. Theo VC, thà chúng chấp nhận bọn này làm đối lập thì dễ ăn nói với quốc tế hơn: vì trước là có thêm bộ mặt mới, những con nai tơ từng được gắn nhãn hiệu chống cọng ở hải ngoại, còn hơn là để cho các phần tử đối kháng trong nước đóng vai trò đối lập thì quá nguy hiểm. Lý do, một là tụi đối kháng trong nước cũng một lò với mình, đã biết rõ đường đi nước bước của mình quá nhiều, dùng nó thì từ bị thương đến chết; hai là nếu chọn đối kháng cở như mấy tên Bùi Tín, Vũ Thư Hiên v.v. thì người dân trong nước ai mà tin. Hơn nữa chấp nhận một tổ chức mà đã sẵn có người của “phe ta” thì rất có lợi.


Với mưu đồ nói trên, nếu đảng VT, một tổ chức có lắm tiền, từng kiếm được một cách không minh bạch trước đây, tìm cách vận động để đại diện cho hải ngoại tiến tới nói chuyện với CSVN, và được bọn nầy mớm hơi tiếp sức thì sẽ vô cùng tai hại.


Một số người đứng đắn và đầy hiểu biết, tuy rõ MT đã làm nhiều đều xằng bậy, nhưng vẫn phát biểu :”MT chống cộng sản sao mình cứ thắc mắc; tại sao lại không để cho họ thử đi với cộng sản làm đối lập, dù đối lập cuội chăng nữa thì biết đâu sẽ có cơ hội đểợ “lộng giả thành chân.” Mới nghe coi được; không làm thử sao biết. Song, là người từng được huấn luyện từ trong một tổ chức chính trị, chúng tôi xin được dẫn chứng một sự kiện lịch sử để tất cả cùng chung rút kinh nghiệm và dùng đó để làm bài học cho tương lai.


Trong một buổi họp lịch sử của MTQDÐ vào năm 1946, trong đó có mặt đầy đũ cấp lãnh đạo Mặt Trận; từ Chủ tịch Trương Tử Anh, đến các ủy viên khác như Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Chu Bá Phượng v.v. Ông Lê Khang tức Lê Ninh, một ủy viên cao cấp MT, sau phần thuyết trình chứng minh cho hội nghị biết, là cộng sản VM đã lộ diện làm tay sai cho cộng sản quốc tế, chắc chắn thời gian tới chúng sẽ có nhiều hành động thất lợi cho phía quốc gia. Tiếp liền ông đề nghị, MTQDÐ phải vận dụng lực lượng võ trang lật đổ ngay bọn VM. Một số cấp lãnh đạo trong hội nghị góp ý:”VM, họ đang tranh đấu cho nền độc lập đất nước, tại sao chúng ta chống họ; cứ để cho họ làm, nếu họ phản, thì chúng ta dẹp đâu có muộn gì”. Ông Lê Khang quá giận, chỉ vào mặt các lãnh đạo MT có mặt nói:”Các anh không lo diệt chúng bây giờ, tương lai các anh sẽ không có đất để chôn thân.”( 4) Quả thật lịch sử đã chứng minh, chỉ một thời gian ngắn sau, các ông Trưởng Tử Anh, Lê Khang vì do dự, không quyết tâm tiêu diệt VM cộng sản nên đã bị nó thủ tiêu; quý ông Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam phải trốn chạy sang Tàu, còn Chu Bá Phượng đầu hàng và trở thành đảng viên cộng sản. Riêng hạ tầng cở sở của MTQDÐ thì sau vụ Ôn Như Hầu và Cầu Sơn, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tên hung thần khát máu Võ Nguyên Giáp, hắn đã phóng tay tàn sát hằng vạn cán bộ MTQDÐ; bị giết hại quá nhiều nên đã ứng nghiệm lời của ông Lê Khang trước đây “là các anh sẽ không còn có đất chôn thân.”


Bài học lịch sử là câu trả lời cho những ai có tư tưởng nói trên. Với những nhà ái quốc yếu nước của MTQDÐ tài ba như thế, mà còn bị VC tiêu diệt, huống gì đảng VT mà từ trước đến giờ chỉ nói láo; nói láo từ việc tổ chức Khu Chiến Giả đến Kháng Chiến Ma; dấu nhẹm về cái chết của ông HCM, đợi đến 14 năm sau mới dám công khai báo tử. Ngoài ra, mọi việc đều cố bắt chước theo CSVN: từ việc tổ chức Trung Thu cho nhi đồng tại Texas theo kiểu VC; nào là đội nón cối, cầm lồng đèn sao, nói theo lời ”bác Hồ”, thậm chí cấp lãnh đạo MT lại cố tạo sao cho mình giống hình ảnh tên phản quốc Hồ Chí Minh từ cách để râu, mặc bà ba đen, quàng khăn rằn, mang dép cao su râu v.v.. Thử hỏi với chủ trương như thế thì VT đã chống cộng bao giờ đâu? Còn chuyện để cho đảng VT làm thử thì quả thật quá khốn nạn cho đất nước; đã tan nát vì cộng sản rồi còn bị vùi dập bởi đám tay sai thì đúng là trời đày dân tộc Việt Nam. .


Trình bày vài ý kiến trên, không phải để tranh cải với đảng VT, mà chúng tôi chỉ xin lấy nhiệt tình và kinh nghiệm cả một cuộc đời đấu tranh, và thân phận một nạn nhân cộng sản, xin gióng lên một tiếng chuông để cảnh tỉnh đồng bào, đặc biệt là quý bạn trẻ hãy thận trọng, xin đừng tiếp tay với bọn tay sai cọng sản nằm vùng có hại cho sự nghiệp giải phóng đất nước.


Ðảng VT xác định họ công nhận CSVN là một lực lượng chính trị, thì rõ ràng họ muốn Hòa Hợp với Hà Nội, tức tình nguyện theo chúng làm tay sai để kiếm ăn, chứ đời nào CSVN chịu Hòa Giải bao giờ. Chỉ có nhân dân, vì tính mạng và vì quyền bị thiệt thòi được quyền đòi cộng sản Hà Nội phải hòa giải, tức là trả lại những quyền căn bản, quyền làm người mà VC đã ngang nhiên tước đoạt của người dân, đảng phái chính trị trong đó có đảng VT không lấy tư cách gì, hoặc đại diện cho ai đểợ đòi hòa giải.


Trước khi chấm dứt người viết xin nhắn gởi bọn cộng sản và tay sai nằm vùng biết, là trong cuộc bầu cử vào đầu tháng 11-04, cơ quan công lực Hoa Kỳ đã nắm bắt được nhiều tài liệu chứng tỏ là CSVN đã có nhiều hành động được xem là, “can thiệp vào nội bộ Hoa Kỳ”, tức là đã vi phạm công ước quốc tế. Hãy mở mắt để chờ đòn, và đừng tưởng là tiếp tay xúi bọn tay sai, hết làm cuộc tập họp nầy, đến cuộc biểu dương lực lượng kia để tỏ “Ta thực sự đại diện tập thể tị nạn tại Mỹ” thì vô ích, vì người Mỹ đã biết ai là kẻ đứng đàng sau tổ chức đó.






PNS.


1-/ Trên lãnh thổ Hoa Kỳ, Au châu và Uc châu hầu như nơi nào cũng có tổ chức MT.
2-/ Blanc bec (tiếng Pháp), mõ con chim non còn trắng, tức ấu trĩ;
HCM, theo PVL trong Trtsn từng chê Nguyễn Kim Hườn là tay chỉ biết ăn chơi.
3-/ Phong trào Phục Hưng Miền Nam vì thế không gia nhập MT,
4-/ Việt Nam QDÐ của Nguyễn Văn Ðào.

VIETTỪSAIGON * LỊCH SỬ

Lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm

Chuyển đổi môn học lịch sử thành môn “công dân và tổ quốc”. Chuyện này mới nghe tuyên truyền có thể dễ tin rằng đó là cách làm để tránh sự nhàm chán của môn học lịch sử mà lâu nay học sinh đã lạy trời lạy đất với nó. Nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất của sự việc, nó cho thấy một sự đánh tráo và trí trá tiềm ẩn và nó cũng lột trần được kiểu dạy lịch sử lấy tuyên truyền đánh lận với dạy khoa học cũng như nó làm lộ rõ của một thứ lịch sử gồm loa sắt, tượng đài và ống tiêm của đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì sao ở đây chỉ nhắc đến đảng Cộng sản Việt Nam trong vấn đề lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm? Và vì sao người ta buộc phải tiếp tục trí trá để đi từ chỗ đánh tráo môn học sang chỗ không ngần ngại vứt bỏ môn học để đi đến một thứ tuyên truyền bằng thông số lịch sử với cái tên gọi mỹ miều là “công dân và tổ quốc”?
Ở đây, có ba vấn đề cần nêu: Mối liên hệ giữa loa sắt, tượng đài và ống tiêm; Sự đánh tráo môn học lịch sử với tuyên truyền chính trị và; Phá bỏ sự đánh tráo để đi đến một cuộc tẩy não kiểu mới.
Ở vấn đề thứ nhất, mối liên hệ giữa loa sắt, tượng đài và ống tiêm. Có thể nói nhanh rằng không có xứ sở nào lại có nhiều loa sắt để tuyên truyền cho chế độ hơn xứ sở Cộng sản. Và đương nhiên Cộng sản Việt Nam cũng nhiều loa sắt thuộc vào top hàng đầu thế giới. Đi bất kì đâu cũng có thể nghe giọng the thé từ bụi chuối, lùm tre, gốc mít, nóc nhà, thân trụ điện, nóc hợp tác xã… Hình ảnh cái loa sắt trở thành biểu tượng truyền thông của chế độ Cộng sản Việt Nam.
Và, chính những cái loa sắt có lúc ru ngủ, có lúc ma mị, có lúc đe nẹt để người dân sống trọn trong cái chuồng trâu ngựa chỉ biết vâng dạ để tồn tại là cẩm nang giữ mạng của thời đại Cộng sản. Và chính cái loa sắt cũng rêu rao tính ưu việt của chế độ cũng như nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, rót vào tai người dân sự thần thánh của Hồ Chí Minh cũng như thiên tài lãnh đạo của đảng… Trong đó có cả vấn đề thuế giá trị gia tăng là một loại thuế nhân đạo, người dân đỡ phải tốn kém, đỡ phải lo toan.
Và đây là mấu chốt vấn đề giữa cái loa sắt với tượng đài, ống tiêm. Bởi tin vào cái loa sắt, người dân không hề hay biết rằng mọi khoản tiền mà bất kì quan chức nhà nước nào lãnh nhận đều là mồ hôi, xương máu của ngót nghét một trăm triệu dân Việt Nam đóng mà có. Và tiền xây tượng đài cũng lấy từ mồ hôi, xương máu đó mà ra.
Nhưng, theo lý thuyết thì đa phần tượng đài được vận động kinh phí từ tư nhân, doanh nghiệp. Vậy tư nhân Việt Nam những ai có nhiều tiền để đóng góp tỉ này tỉ nọ mà xây tượng đài? Cũng như có bao nhiêu doanh nghiệp giàu có để đóng góp? Xin miễn bàn về đồng tiền mà họ có, bởi nguồn gốc của đồng tiền giàu có tại Việt Nam rất dễ thấy, hoặc là có kiều hối từ nước giàu gởi về hằng tháng, hoặc là làm ăn chân chính (con số này rất hiếm hoi), hoặc là tham nhũng, mở công ty để rửa tiền, hoặc là trộm cắp tài nguyên, đất đai bằng nhiều cách… Và có cả buôn ma túy.
Vấn đề tiền buôn ma túy, có thể nói rằng không có nơi nào mà tiền buôn bán ma túy lại được đóng thuế một cách trọn vẹn như tại Việt Nam. Bởi lẽ, nếu bán được một tỉ đồng tiền ma túy, kẻ buôn ma túy mang một tỉ đồng đó mua một chiếc xe hơi chẳng hạn. Thì anh ta đã đóng thuế đúng nghĩa, đúng tỉ lệ bằng tiền ma túy, nghĩa là đồng tiền đó đã góp phần vào công quĩ quốc gia thông qua thuế giá trị gia tăng. Mua đất, mua nhà, mua bất kì thứ gì bằng đồng tiền buôn bán ma túy hay buôn bán phụ nữ đều có thể vỗ ngực tự hào về khả năng đóng thuế đầy đủ của một công dân.
Và khi tượng đài được xây lên bằng ngân sách nhà nước, có thể nói rằng trong tượng đài chứa gồm cả mồ hôi của dân lành và cả khoản tiền thuế của việc buôn ma túy, buôn hàng lậu, buôn thần bán thánh… Bởi lẽ, kẻ buôn ma túy càng mua sắm được nhiều thứ thì đồng thuế giá trị gia tăng của quốc gia càng dày thêm. Và khi tượng đài càng xây dựng hoành tráng một cách dễ dãi, mặc cho đất nước lộn xộn bao nhiêu thì con nghiện, ống tiêm và giấy hít càng tăng bấy nhiêu.
Có lẽ vì vậy mà không phải ngẫu nhiên, tượng đài xây lên rồi bỏ hoang, tượng đài tốn càng nhiều tiền thì con nghiện càng thích đến những chỗ đó để hút chích, ống tiêm càng dày đặc ở đó bấy nhiêu. Điều này giống như một thứ nhân quả trước mắt, không cần che đậy.
Và tượng đài, loa sắt như một thứ nhân, ống tiêm là hệ quả của cả một quá trình mà đảng Cộng sản đã trắng trợn đánh tráo lịch sử bằng kiểu tuyên truyền hoành tráng và tốn kém, đạp lên sự đói khổ của nhân dân. Và đây cũng là một trong những chiêu bài đánh tráo lịch sử bằng trực quan sinh động. Từ bài học lịch sử ca ngợi chiến thắng, đầu độc lòng thù hận cho đến đi đến bất kì nơi nào cũng gặp những biểu tượng chiến thắng được xây dựng bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu của nhân dân.
Nhưng có vẻ như đến thời điểm hiện tại, kiểu đánh tráo này không còn hợp thời. Đòi hỏi về những mốc lịch sử đồng đại như chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, Gạc Ma 1988, Giàn Khoan HD 981 và những tuyên bố của Bắc Kinh về đường lưỡi bò trên biển Đông… Tất cả những chuyện đó là lịch sử. Nếu còn giữ môn lịch sử thì bắt buộc phải nhắc đến những mốc này. Nghiệt nỗi, hiện tại là thời đại thông tin toàn cầu, nếu không đưa những mốc lịch sử vừa nêu vào giáo khoa thì tự làm lộ sự bưng bít, nói dối và lừa mị của mình.
Chính vì vậy, muốn tiếp tục tồn tại, đảng Cộng sản phải đi từ chỗ đánh tráo lịch sử sang chỗ triệt tiêu lịch sử và bóp méo thành môn học khác không cần đảm bảo tính khoa học nhưng đảm bảo tính tuyên truyền và nhồi sọ, tẩy não để lớp trẻ yêu đảng như yêu dân tộc và không cần biết gì về mối hiểm họa phương Bắc cũng không cần biết gì về quá khứ dân tộc.
Và khi đưa ra cái gọi là “tích hợp các môn học nhằm đảm bảo tính sinh động của lịch sử” để dạy môn “công dân và tổ quốc” thay vì dạy môn lịch sử là một dã tâm xóa bỏ ký ức dân tộc, xóa bỏ mọi giá trị của cha ông, tẩy não những thế hệ sau để con em chúng ta thấy rằng việc đảng Cộng sản theo Tàu, thân Tàu, thậm chí làm trâu ngựa cho Tàu là một việc làm thông minh, sáng suốt…!
Và, cái giá của một nền chính trị mà trong đó ký ức dân tộc, lịch sử dân tộc bị chính trị hóa, sau đó đánh lệch hướng và tẩy não, thay thế bằng cái bóng của chế độ cầm quyền sẽ là sự vong nô của tương lai. Và hiện tại, biểu hiện dễ thấy nhất là một nền lịch sử với sự đồng hành của loa sắt, tượng đài và ống tiêm ma túy. Điều này cũng là một trực quan sinh động về tương lai khô máu của dân tộc Việt Nam này.
Cần phải chặn đứng ngay tội ác này bằng mọi giá. Và kẻ nào đã lỡ tay nhúng chàm thì cũng nên dừng ngay trước khi quá muộn!

TUẦN KHANH * NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Chút nghĩa thầy cô


Đầu tuần này, lớp học tình thương của một nhóm thiện nguyện tại quận 3, Sài Gòn, bắt đầu ngày học của mình bằng giờ tập vẽ, làm thiệp chúc mừng ngày thầy cô giáo 20-11.
Lớp học loi nhoi tiếng hỏi han cách thức, đòi thêm giấy, viết màu của nhau. Khó khăn lớn nhất của những đứa trẻ đó là viết được lời chúc đàng hoàng để tặng cho người dạy mình. Một đứa khều khều, hỏi nhỏ “con chúc cô giáo ăn nhiều có kỳ không?”.
Hầu hết những đứa nhỏ học lớp vẽ đó đến từ những gia đình rất nghèo. Còn lại thì là những những đứa không biết một mái nhà là gì, từ lúc ra đời đến giờ. Cô giáo Sa, một trong những thiện nguyên giáo dục đường phố nói rằng nhiều đứa trẻ như vậy đã thân thuộc với vỉa hè, gầm cầu… vì khi ra đời cho đến khi lớn lên, bầu trời là mái nhà. “Nhà” đôi khi rất khủng khiếp, vì đó là những nơi chúng bị bắt về, bị buộc đóng các loại tiền gì gì đó theo chính sách… sau những đợt thu gom của chính quyền để làm “sạch đường phố”.
Nhưng với thầy cô là một chuyện rất khác. Những gương mặt đầy giận dữ, tinh ranh… ngày thường trên vỉa hè của chúng tức thì dịu lại, khi thấy thấp thoáng bóng dáng thầy hay cô xuất hiện. Có cái gì đó rất kỳ diệu trong nghĩa thầy trò vừa mong manh, vừa vĩ đại này. Những đứa trẻ Việt Nam dù ở hoàn cảnh nào, vẫn thầm lặng mang trong lòng mình một không gian kính ngưỡng dành cho người dạy dỗ mình, thậm chí còn đậm sâu hơn nhiều đứa trẻ đeo khăn quàng và được giáo dục trong mái trường xã hội chủ nghĩa.
Rất nhiều người đau đớn nói rằng thế hệ trẻ hôm nay đã hỏng tất cả, khi mỗi ngày nhìn thấy chuyện trò đánh thầy, trò vây đánh trò… mỗi lúc càng ghê sợ. Nhưng phải đi và đến những điểm tận cùng của cuộc sống, nhìn thấy của những đứa trẻ chơ vơ ấy, chứng kiến chúng khao khát được gọi tiếng “thầy-cô”, khao khát được nhìn nhận như một học trò, có thể mới hiểu rằng mọi vấn nạn đều sinh ra từ nhà trường, từ chính sách, từ xã hội… Chúng chỉ là những nạn nhân. Những nạn nhân mỏng manh của người lớn.
Một thằng bé không chịu nói tên, chăm chút vẽ ngôi trường của nó và tô toàn bộ là một màu đen. Mấy đứa bạn cười ngặt nghẽo, nói nhìn là biết ngay là trường bị cúp điện. Đứa khác nói vì hết màu nên nó tô đại màu đen. Nhưng có thể tác giả của cái thiệp thì biết rõ hơn ai hết, trường của nó chỉ là tưởng tượng, đêm đến, hết làm việc thì nó được học ở ngoài trời, khi các thầy cô thiện nguyện đến.
Những năm cuối thập niên 70, cái đói hoành hành toàn miền Nam. Nơi nơi người ta phải nấu hạt bo bo dành cho ngựa và bò, được viện trợ từ Liên Xô, để ăn ngày hai bữa. Cô giáo tiểu học của tôi, lúc đó đi dạy luôn mang theo chuối nấu và bánh kẹo để bán chịu cho học trò, nhằm có thêm chút tiền sinh sống. Cuối năm, tặng quà tết cho cô, mẹ tôi cứ đắn đo giữa việc tặng quà hay đưa tiền mặt. Cuối cùng nắm chặt bì thư nhét vào tay cô giáo kèm một lời xin lỗi, mẹ tôi về kể lại với ánh mắt buồn buồn rằng cô giáo đã ôm mẹ tôi, nói rằng cô cám ơn vì mẹ tôi đã rất thực tế giữa buổi khốn khó đó. Hôm nay thì chuyện nhét ít tiền vào túi thầy cô đã không còn lạ, rất thông tục – thậm chí không có là không xong. Nhưng tôi thì nhớ mãi phút giây mẹ tôi cứ đau đáu vì sợ làm tổn thương người dạy học, thành phần được vô cùng kính trọng trong nền văn hoá giáo dục của miền Nam cũ.
Trong tập truyện kể Những tâm hồn cao thượng (Les Grands Coeurs) của Edmond De Amicis mà mẹ tôi tặng cho tôi khi vào lớp 3, như một cẩm nang sống, câu chuyện vị tướng quân quay lại ngôi trường cũ, cúi đầu trước người thầy già luôn làm tôi cảm động rơi nước mắt. Tình người và nghĩa thầy trò mới cao đẹp làm sao.
Bơi lặn trong cuộc đời, nhìn thấy những điều quặn lòng trong đời Việt, tôi luôn nhớ câu chuyện nhỏ đó như để ủi an cho mình. Tôi đọc những câu chuyện có thật về trò giết thầy rồi nhơn nhơn tự đắc như chuyện của Vũ Quang Hùng, chuyện hiệu trưởng dụ dỗ học trò vào đường cùng như Sầm Đức Xương… cho đến nhan nhản những chuyện trò nghèo không có kịp tiền đóng học phí, bị thầy cho bêu tên làm nhục dưới cột cờ, cô giáo thẳng tay đuổi học trò vì bị mẹ phê bình… Tôi hiểu cuộc sống hôm nay không đẹp như ngày xưa nữa, nghĩa thầy trò cũng phai nhạt theo thời gian. Tôi luôn nhớ câu chuyện của Edmond De Amicis mà dặn lòng, rồi sẽ có một ngày, người Việt sẽ dựng xây lại đất nước này với những điều tốt đẹp nhất – như thế hệ tôi từng biết.
Trong học vấn kém cõi của mình, tôi chỉ có hai người thầy hiếm hoi, bao dung nổi tính cách ngang ngược của mình. Một là người thầy trong Nhạc Viện, và người thầy môn Anh Văn. Thầy dạy Anh Văn là một người uyên bác lạ kỳ, ông biết năm thứ tiếng và đặc biệt là tiếng Latin, nên thường được chính quyền cậy nhờ làm việc mỗi khi đối thoại, thư từ với Vatican trong thời cố tổng thống Ngô Đình Diệm. Người thầy dạy nhạc với hơn 30 năm tuổi đảng thì dặn tôi phải lớn khôn và đừng bao giờ trở thành người cộng sản. Người thầy dạy chữ thì khó tính và lặng lẽ, nhưng lại dạy cho tôi hiểu biết rất nhiều về thế giới không cộng sản.
Tôi nhớ hoài một cánh tay của ông bị liệt, nên khi dạy luôn phải dùng tay này đỡ tay kia. Sức khoẻ ông yếu nên mỗi ngày cần phải uống một viên multivitamin. Nhưng loại thuốc đó thì rất khó tìm trong thời tôi đi học. Nhiều năm sau khi ra đời, chuyến đầu tiên ra nước ngoài, tôi đã chạy tìm mua mấy hộp multivitamin để mang về cho thầy. Nhưng về, thì thầy đã mất. Sức ông yếu, lại trãi qua nhiều năm trong trại tù – gọi là trại học tập cải tạo nên đột quỵ, gượng phục hồi sau khi bị liệt nửa người, nhưng rồi suy nhược dần.
Ngày 20/11 luôn nhắc tôi nhiều điều. Dịp đến thăm lớp học tình thương của những đứa trẻ nghèo lại càng gợi lên trong tôi nhiều kỷ niệm. Tôi không đo được nghĩa thầy cô trong lòng những đứa trẻ được giáo dục trong mái trường xã hội chủ nghĩa hôm nay như thế nào, nhưng với thế hệ tôi, đó là điều thiêng liêng khôn tả, nó giống như sự kính trọng và thương mến thầy cô mà tôi nhìn thấy ở những lớp học tình thương đó.
Nhìn tấm thiệp tô mái trường đen ngòm của đứa trẻ, tôi chợt nhận ra rằng đời khốn khó không bao giờ có thể giết chết được nghĩa thầy cô. Mà chỉ khi nghĩa thầy cô cao cả ấy bị bóp chết trong một xã hội nhiễu nhương, trong một chính quyền với nền giáo dục nhiễu nhương, ấy mới chính là lúc tất cả chúng ta và mai sau đang có một cuộc sống rất đỗi đen ngòm.
———————-
tranh minh họa: họa sỉ Lê Thiết Cương

LS. NGUYỄN VĂN ĐÀI * NHIỆM VỤ

Ngày thứ Bảy: Nhiệm vụ khả thi và nhiệm vụ bất khả thi.

Trước khi kể lại câu chuyện này, tôi xin lỗi cơ quan an ninh, tôi không có ý chê bai quí vị, bởi vì bất kể ai rơi vào hoàn cảnh này cũng hành động giống như tôi, kể cả là an ninh.
Từ một tháng trước, tôi đã có hẹn gặp ăn sáng và nói chuyện với chị Gisela, đại diện cho chương trình Rule of Law của CHLB Đức vào ngày thứ Bảy 28-11. Vô tình lại trùng lặp với Lễ Đính hôn của Thanh Nghiên và Anh Tú.
An ninh đóng chốt tại sân khu tập thể từ chiều ngày 27-11, suốt đêm cho tới trưa ngày 28-11. Bởi vậy việc đi Hải Phòng dự Lễ Đính hôn trở thành nhiệm vụ bất khả thi.
Vấn đề làm sao để việc đi ăn sáng và nói chuyện với chị người Đức lúc 8 giờ sáng tại Hotel de l’Opera ở phố Tràng Tiền trở nên khả thi. Bởi nếu an ninh biết tôi đi gặp người nước ngoài, họ sẽ chặn tôi tại nhà. Tôi suy nghĩ và quyết định thực hiện kế hoạch của mình.
7.30 sáng, tôi xuống lấy xe máy, một tốp an ninh 6 người ập đến hỏi tôi đi đâu. Tôi cười và nói đi ăn sáng và mua chút bánh cho gia đình. Tôi chủ động mời một cậu an ninh ngồi lên sau xe máy của tôi cho họ yên tâm. Tôi nói hôm nay rảnh nên đi ăn sáng hơi xa, gần Nhà hát lớn. Cậu an ninh vui vẻ ngồi sau xe, những an ninh khác đi xe máy phía sau.
Tôi đến khách sạn Hilton Opera Hotel, tới nơi không tìm thấy người cần gặp, gọi điện thì mới biết là hai KS này tên gần giống nhau, nên tôi đã tới nhầm địa chỉ. Lúc này, những an ninh đi cùng đã phát hiện ra mục đích chính của tôi, họ liên tục gây sức ép kéo tôi về. Tôi đành vào trong nhà hàng, gọi chị Rabea người thiết kế cuộc hẹn tới đón tôi.
Chị Rabea tới, chúng tôi đi bộ từ Hilton Opera Hotel ở Hai Bà Trưng sang Hotel de l’Opera ở Tràng Tiền. Khi cách đích chừng 20m, một an ninh lao tới kéo tay tôi trở lại, nhưng tôi thoát được mấy lần, chị Rabea phải che chở cho tôi cho tới khi vào hẳn bên trong khách sạn.
Tốp an ninh kéo đến vây bên ngoài khách sạn, bên trong chúng tôi ăn sáng và trò chuyện vui vẻ.
Chị Rabea và chị Gisela lo ngại tôi sẽ gặp rắc rối sau khi kết thúc buổi gặp. Tôi nói họ yên tâm, vì nhóm an ninh khá thân thiện, khi ra về tôi sẽ mời họ café để bù đắp.
Kết thúc buổi gặp, tôi ra về, mời mấy an ninh café nhưng họ từ chối. Mọi việc lại vui vẻ, tôi về nhà nghỉ ngơi, an ninh tiếp tục đóng chốt cho tới khoảng 12 giờ thì giải tán.
Chỉ tiếc một điều, việc tới dự Lễ Đính hôn của Thanh Nghiên và Anh Tú là bất khả thi.

NGUYÊN THẠCH * TUỔI TRẺ VIỆT NAM

Đảng CSVN hãy trả lời cho tuổi trẻ chúng tôi - Ai là phản động?

Nguyên Thạch (Danlambao) - Đảng CSVN đã phá vỡ đất nước một cách toàn diện, về mặt vật chất, từ nghèo đói, tụt hậu, nợ nần đến tinh thần toàn dân sa sút, đầy âu lo... nghi ngờ, giành giựt chém giết lẫn nhau, thờ ơ vô cảm mất hẳn niềm tin trong khi nước nhà đang bị giặc ngoại bang Tàu Cộng cướp dần biển đảo, lấn chiếm đất liền ở 6 tỉnh dọc biên thùy. Tuổi trẻ chúng tôi đã bị lừa từ thế hệ này qua thế hệ khác, 80 năm cho tuổi trẻ miền Bắc, 40 năm cho tuổi trẻ Việt Nam cả nước, thế là quá đủ. Thế hệ chúng tôi hôm nay thề quyết không là trâu ngựa để đảng bịt mắt đày đọa, tuổi trẻ chúng tôi sẽ đứng lên hợp quần thành dòng cuộn cách mạng và sẽ đạp đổ mọi tai họa đã gây nên bởi một đảng độc tài khốn nạn này đã mụ mị và lừa dối tuổi trẻ chúng tôi dưới cái mỹ từ giáo dục XHCN ưu việt. Tuổi trẻ VN sẽ không khuất phục đảng CSVN những người đã đưa đất nước và dân tộc đến bờ vực thẳm tuyệt vọng như ngày hôm nay, lúc mà toàn dân khắp 2 miền đang lầm than ta thán trong bối cảnh sơn hà nguy biến, hiểm họa vong nô Tàu Cộng đang đến gần kề. Đả đảo đảng CSVN, một lũ phản quốc và phản động.
*
Tiên sư nhà sản các ông, một lũ già đạo đức giả, mụ mị, gian dối, tham lam và độc tài toàn trị. Đảng các ông mở miệng ra là giáo huấn, là đạo đức cách mạng, đặt đủ điều đủ khoản để áp đặt tuổi trẻ vào khuôn khổ để chỉ biết cúi mặt im lặng, để phấn đấu, nhằm xứng đáng là cháu ngoan của Bác, để xứng tầm với thế hệ Hồ Chí Minh vĩ đại nhưng khi đảng các ông làm thì hoàn toàn ngược lại. Ban tuyên giáo, Bộ giáo dục, các ban ngành đoàn thể của Mặt trận Tổ Quốc lúc nào cũng hô hào nào là đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh, tự do dân chủ gấp vạn lần tư bản giãy chết v.v...và v.v...nhưng các ông vẫn luôn cũng cố chủ trương bưng bít, bịt mồm, bịt miệng. Hở ra là các ông gán cho là PHẢN ĐỘNG nếu ai không chịu cúi đầu răm rắp nghèo theo lời mụ mị của đảng các ông.
Tập thể lãnh đạo? Ông nào, bà nào chịu trách nhiệm trước sự tụt hậu thê thảm của đất nước?. Đạo lý suy đồi, xã hội vô cảm, nhà nước vô trách nhiệm trước hố sâu vực thẳm của nợ nần, của hiểm họa vong nô!. Đùn đẩy cho ai đây khi tầng lớp của cái gọi là lãnh đạo của các ông, thằng nào, con nào cũng tha hóa, cũng tham ô giàu sụ. Các ông đục khoét ngân quỹ nhà nước, cướp của dân, vay mượn nước ngoài 10 phần bỏ túi 7 còn 3. Nhà nước các ông cứ hoang phí tiệc tùng, tiêu xài vô tội vạ, xong cưỡng bách đóng thuế để các ông đập phá tan nát những thứ còn tốt, còn có thể sử dung rồi qui hoạch xây lên những cái mới hầu các ông có dịp để chia nhau liếm láp. Các ông vin vào cái xác chết mà các ông tự tôn hắn là Thánh, là "Cha già dân tộc vĩ đại" rồi các ông xây đúc tượng đài hàng ngàn tỷ khắp nơi để các ông có dịp bỏ túi, hưởng phần trăm!.
Đảng các ông buôn dân bán nước, buôn Thần bán Thánh, cái gì bán được là các ông cứ bán. Lớp lãnh đạo các ông cũng chẳng ngại ngần bán luôn tư cách, phẩm giá tối thiểu của một con người. Góp ý, phê phán thì các ông các bà íu chịu nghe. Vạch mặt chỉ tên, tố giác những tên tham nhũng, đồi bại về đạo đức thì các ông bao che bênh vực cố dìm để "cứt trâu hóa bùn", đã thế các ông còn ghim tâm thù, lưu ý, theo dõi và trả thù biết bao nhiêu tấm gương trung trực, một lòng vì dân vì nước, vì tương lai của bao thế hệ, dám đứng lên tố giác.
Hồi trước 1975 ở miền Nam, ông Nguyễn Văn Thiệu đã nói: "Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm", câu nói để đời thiệt là đúng làm sao. Lớp đảng già của các ông chuyên "nói một đàng, làm một nẻo" vậy mà các ông các bà cứ áp đặt để tuổi trẻ noi gương theo, noi thế íu nào? Là thành phần lãnh đạo mà cứ làm bậy hết việc này đến việc khác một cách lỳ lợm triền miên, không chịu vươn lên chính mình mà cứ muốn tuổi trẻ phải thật thà, phải học tốt, làm tốt là sao?. Chính các ông bà không chịu làm gương tốt cho lớp trẻ noi theo, khi tuổi trẻ bất mãn không đồng thuận thì các ông bà cho là PHẢN ĐỘNG, là nghịch tử là nghĩa gì?.
Này nhé, nếu đảng các ông bà cho rằng tuổi trẻ chúng tôi là PHẢN ĐỘNG, là hư hỏng, là... là... bất cứ từ gì mà mấy ông bà muốn gán cho thì hãy lắng nghe tuổi trẻ chúng tôi nêu ra một số thí dụ trong vô vàn thí dụ như sau:
- Hồ Chí Minh: Là một người có nhiều tên, nhiều tuổi, nhiều ngày sinh tháng đẻ và thậm chí ngày chết cũng gian dối! (Lúc thì 3 tháng 9, lúc thì 2 tháng 9). Tại sao ông ta lại là Thiếu tá Hồ Quang - Hồ Chí Minh trong Bát lộ quân thuộc lực lượng quân đội Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc?. Ông ta đã tàn sát biết bao người vô tội qua cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1953 - 1956?. Hãm hại bao nhiêu nhân sĩ trong "Nhân Văn Giai Phẩm" xét lại chống đảng?. Ai đã chủ trương sẵn sàng sát hại hàng triệu thanh niên miền Bắc dẫu phải đốt cả Trường Sơn để CƯỚP cho được miền Nam đang sống tự do ấm no hạnh phúc?. Ai là tác giả C B của bài đấu tố "Địa chủ ác ghê" để "hào hùng" dùng những viên đạn cách mạng bắn vào đầu một người vừa là phụ nữ, vừa là ân nhân nuôi dưỡng mình cũng như góp công góp của cho cái gọi là "Lời kêu gọi của Bác Hồ".
Ai là người nhiều vợ, nhiều con mà vẫn chối bai bải là ta độc thân một lòng vì dân vì nước?. Vậy Tăng Tuyết Minh là ai? Nông Thị Xuân là ai?. Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tất Trung con của tên nào?.
 
Bài tố giác "Lần gặp Bác Hồ, tôi bị mất trinh" của Huỳnh Thị Thanh Xuân (1) ở Quảng Nam nói gì?. Hình ảnh Bác ôm trẻ con hôn môi nút lưỡi rành rành đã nêu được là hình ảnh của con quỉ dâm dục đến độ báo chí của Nam Dương(Indonesia) cũng đã lên tiếng.
 
Ai là Trần Dân Tiên tự ca tụng chính mình là khiêm nhường, là đạo đức, là "vị cha già dân tộc" qua quyển sách "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch"?.
Bác đã thế, nối nghiệp bác, Lê Duẩn hoang dâm hung bạo thế nào, Trường Chinh đấu cha tố mẹ thế nào, Lê Đức Thọ tàn ác ra sao, Tố Hữu nịnh bợ ngoại bang cỡ nào, Đỗ Mười phá hoại đất nước khủng không, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng hèn hạ bán nước qua "Công hàm 1958", qua "Mật Nghị Thành Đô 1990" ra sao, Lê Đức Anh mật giao với giặc Tàu sát hại 64 chiến sĩ QĐND ở đâu, Nguyễn Phú Trọng rước voi dày mả tổ trắng trợn và quì lạy Tàu Cộng để chúng ngang nhiên xây dựng căn cứ quân sự kiên cố và nhiều sân bay hiện đại và nuốt trọn 7 đảo thuộc chủ quyền ngàn đời của VN mà không hề hó hé ngay cả việc kiện chúng ra tòa án quốc tế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại tướng Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh, Viện trưởng VKSND Nguyễn Hòa Bình, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc... tất cả biển thủ của công và làm giàu cho cá nhân, cho dòng họ của chúng như thế nào?. Tất cả giờ đã lộ rõ ra nhiều sự thật.
Tuổi trẻ VN giờ đây đã nhận rõ chân tướng của đảng CSVN là loài sâu bọ đục khoét thân thể của mẹ Việt Nam đến tàn tạ mục ruỗng, chúng là bầy thú hoang khỉ đột, dã nhân đã phá hoại đất nước tanh banh, là loài trùng độc đã tàn phá dân tộc một cách tàn nhẫn không thương tiếc.
Nhà thờ họ Nguyễn Tấn Dũng
Hãy nhìn bao cây xanh ở Hà Nội bị chặt phá, môi trường sông lạch bị ô nhiễm, tài nguyên biển đất đang bị hủy hoại tiêu diệt, thực phẩm đầy chất độc không được kiểm soát đúng mức, bệnh tật đầy dẫy mà nhà thương, bệnh viện không hề là nơi để phục vụ dân sinh. Trường học tha hồ thu phí, bóc lột học sinh sinh viên nghèo chúng tôi đến tận xương tủy trong khi con cháu các ông bà trong guồng máy cầm quyền thì du hí nước ngoài, chơi bời hưởng thụ, ăn uống phủ phê, nhà cửa đầy đủ, đồng thời cũng là nơi đáp cánh an toàn cho các ông bà khi đất nước có biến cố.
Đảng CSVN đã phá vỡ đất nước một cách toàn diện, về mặt vật chất, từ nghèo đói, tụt hậu, nợ nần đến tinh thần toàn dân sa sút, đầy âu lo... nghi ngờ, giành giựt chém giết lẫn nhau, thờ ơ vô cảm mất hẳn niềm tin trong khi nước nhà đang bị giặc ngoại bang Tàu Cộng cướp dần biển đảo, lấn chiếm đất liền ở 6 tỉnh dọc biên thùy. Tuổi trẻ chúng tôi đã bị lừa từ thế hệ này qua thế hệ khác, 80 năm cho tuổi trẻ miền Bắc, 40 năm cho tuổi trẻ Việt Nam cả nước, thế là quá đủ. Thế hệ chúng tôi hôm nay thề quyết không là trâu ngựa để đảng bịt mắt đày đọa, tuổi trẻ chúng tôi sẽ đứng lên hợp quần thành dòng cuộn cách mạng và sẽ đạp đổ mọi tai họa đã gây nên bởi một đảng độc tài khốn nạn này đã mụ mị và lừa dối tuổi trẻ chúng tôi dưới cái mỹ từ giáo dục XHCN ưu việt. Tuổi trẻ VN sẽ không khuất phục đảng CSVN những người đã đưa đất nước và dân tộc đến bờ vực thẳm tuyệt vọng như ngày hôm nay, lúc mà toàn dân khắp 2 miền đang lầm than ta thán trong bối cảnh sơn hà nguy biến, hiểm họa vong nô Tàu Cộng đang đến gần kề. Đả đảo đảng CSVN, một lũ phản quốc và phản động.
Dưới bóng màn đêm, ta vẫn trẻ
Hòa nhập tâm tư với dòng đời
Chợt thấy rằng ta không cô lẻ
Nhìn về phía trước, áng rạng ngời.
22/11/2015
______________________________________
Chú thích:

MỘT BÀI LUẬN VỀ TRUNG QUỐC

Bài diễn thuyết khiến cả Trung Quốc chấn động

Hải Võ |
Bài diễn thuyết khiến cả Trung Quốc chấn động
Bài diễn thuyết khiến cả Trung Quốc chấn động
(Ảnh minh họa)

"Lời của Lưu Á Châu có thể làm nhiều người không thoải mái, nhưng con người chỉ nghe lời hay ý đẹp sẽ không thể thức tỉnh được. Bài phát biểu của Lưu chính là một tiếng nói khác."

LTS: Những ngày vừa qua, Nga và Pháp ngay lập tức gia tăng cường độ chiến dịch không kích nhằm vào tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria, sau các vụ khủng bố nhằm vào máy bay Nga và các vụ tấn công đẫm máu ở Paris.
Trong khi đó, hành động của Trung Quốc - quốc gia có 1 công dân vừa bị IS hành quyết và 3 công dân khác thiệt mạng trong vụ khủng bố Mali hôm 20/11 vừa qua - vẫn chỉ dừng lại ở tuyên bố "tăng cường hợp tác với quốc tế".
Chính phủ Trung Quốc né tránh trả lời vấn đề này, trong khi truyền thông lý giải nguyên nhân là do sự khác biệt giữa những giá trị cốt lõi về lợi ích quốc gia mà Bắc Kinh cần "cân, đo, đong, đếm" nếu tham chiến.
Nhân đây, chúng tôi xin giới thiệu tới quý độc giả bài diễn thuyết của của Thượng tướng Lưu Á Châu - Chính ủy ĐH Quốc phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc - phân tích cách thức mà xã hội Trung Quốc phản ứng với 1 sự kiện khủng bố phương Tây, cụ thể là vụ 11/9.
Bài diễn thuyết tướng Lưu nói tại căn cứ quân sự Côn Minh ngày 10/5/2010 (thời điểm ông vẫn mang hàm Trung tướng) và được truyền thông Trung Quốc cũng như quốc tế đánh giá là "chấn động".
Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng bài diễn thuyết trên.
---
Tín niệm và đạo đức
Tôi là người kế thừa văn hóa Trung Quốc, cũng là người phê phán văn hóa Trung Quốc. Trong quá khứ, trước hết tôi là người kế thừa văn hóa Trung Quốc, sau đó mới là người phê phán. Hiện tại, tôi là người phê phán, sau mới là người kế thừa văn hóa Trung Quốc.
Lịch sử phương Tây là quá trình "bỏ ác theo thiện". Lịch sử Trung Quốc lại là quá trình "bỏ thiện theo ác".
Phương Tây cổ đại cấm đủ điều, chỉ có bản năng con người là không cấm. Trung Quốc cái gì cũng không cấm, chỉ cấm bản năng của con người.
Người phương Tây dám thể hiện chính mình và tư tưởng cá nhân, cũng dám "khoe" bản thân lõa thể. Người Trung Quốc chỉ biết "mặc quần áo". "Mặc quần áo" cho tư tưởng. Mặc quần áo dù sao cũng dễ hơn cởi quần áo.
Hegel nói: "Trung Quốc không có triết học." Tôi nhận định Trung Quốc hàng ngàn năm qua chưa từng sinh ra tư tưởng gia. Tư tưởng gia mà tôi nói tới, là những người có cống hiến trọng đại cho tiến trình văn minh nhân loại như Hegel, Socrates, Plato...
Lão Đam (Lão Tử) có phải là tư tưởng gia hay không? Chỉ dựa vào cuốn "Đạo đức kinh" 5.000 chữ có thể trở thành tư tưởng gia được không? Chưa kể tới "Đạo đức kinh" có vấn đề.
Khổng Tử có thể xem là tư tưởng gia chăng?
Hậu nhân chúng ta "kiểm duyệt" ông thế nào? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho người Trung Quốc một thể hệ giá trị quan về nội tâm có thể đối kháng được quyền lực thế tục. Cái ông đem lại là "tất cả xoay vòng quanh quyền lực".
Nếu như Nho học là tôn giáo, thì đó là "ngụy tôn giáo"; nếu là tín ngưỡng, thì đó là "ngụy tín ngưỡng"; còn nếu là triết học, thì đó là triết học của xã hội bị "quan trường hóa".
Xét từ ý nghĩa này, Nho học là có tội đối với người Trung Quốc. Trung Quốc không thể có tư tưởng gia mà chỉ có chiến lược gia. Xã hội Trung Quốc là một xã hội binh pháp. Dân tộc của chúng ta chỉ tôn sùng chiến lược gia.
Một nhân vật có sự nghiệp chẳng mấy thành công như Gia Cát Lượng lại được người ta hoài niệm. Ông không có hùng tâm tráng chí, dùng người cũng không đúng đắn. Có tư liệu còn chỉ rõ ông là kẻ lộng quyền.
Nhưng một người như thế lại được nâng lên tầm cao đáng giật mình. Đây cũng là một kiểu phản ánh tâm linh của dân tộc chúng ta.
Trong một hình thái xã hội như thế, có 3 loại hành vi trở nên phổ biến:
1. Ngụy biện
Con trai tôi năm nay (2010-PV) thi đỗ vào khoa báo chí một trường đại học. Khoa này là một trong những khoa báo chí xuất sắc nhất ở Trung Quốc. Tôi bèn bảo con trai đưa giáo trình để tôi xem. Xem xong tôi nói, thứ này không đáng để đọc.
Trong giáo trình có một khẳng định: Trung Quốc phát minh ra thuốc súng. Sau khi thuốc súng truyền tới châu Âu đã "phá vỡ những thành trì phong kiến thời Trung cổ" ở châu Âu.
Thật là nực cười, anh phát minh ra thuốc súng đi phá vỡ "thành trì phong kiến" của người ta, vậy thành trì của chính anh tại sao không bị phá? Ngược lại còn kiên cố hơn?
Khi thảo luận vấn đề Đài Loan tại ĐH Quốc phòng, có một quan điểm khá "ăn khách": Đài Loan là một "chiếc khóa". Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì "chiếc khóa" sẽ chặn "cửa lớn" của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không có đường ra biển lớn.
Quan điểm này là ngụy biện. Tôi có thể phản bác lại trong một câu.
Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc trên biển đã không hề chặn nước láng giềng Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc đại dương.
Eo biển Dover (Calais), Pháp chỉ cách lãnh thổ nước Anh 28 hải lý, Anh có ngăn cản Pháp trở thành cường quốc trên biển hay không?
Mấu chốt khiến Trung Quốc mất đi đại dương chính là các thế hệ thống trị trong lịch sử không có quan niệm "hải quyền".
2. Đối ngoại mềm mỏng, đối nội tàn nhẫn
Văn minh châu Âu và văn minh Trung Quốc gần như cất bước cùng nhau, nhưng châu Âu hình thành nhiều quốc gia nhỏ, trong khi Trung Quốc hình thành một đại đế quốc thống nhất.
Nói tới điều này, chúng ta thường cảm thấy vui mừng. Kỳ thực, việc châu Âu hình thành nhiều quốc gia chính là một cách thể hiện lục địa này có tự do tư tưởng.
Mặc dù bọn họ chia thành nhiều nước nhỏ, nhưng, ít nhiều những gì có liên quan tới văn minh nhân loại đã được sinh ra từ chính những quốc gia tách rời này.
Còn chúng ta làm được gì cho văn minh thế giới?
Thống nhất giang sơn chắc chắn có liên hệ tất yếu với thống nhất tư tưởng. Xã hội chiến lược là xã hội mang tính hướng nội. Tôi từng nghiên cứu kỹ lưỡng những khác biệt giữa Mỹ-Trung: Trung Quốc ở các sự vụ quốc tế về cơ bản là mềm mỏng, đối với sự vụ trong nước thì cứng rắn.
Nước Mỹ ngược lại, cứng rắn trong lĩnh vực sự vụ quốc tế, mềm mỏng ở các vấn đề quốc nội.
Tôi không nhớ tôi đọc được vấn đề này trong cuốn sách nào, nhưng có một kết luận: Đó là do bất đồng văn hóa quyết định. Văn hóa Trung Quốc là khép kín, hướng nội; văn hóa Mỹ là cởi mở, hướng ngoại.
Quan niệm "nhất thống" cũng là một tư tưởng theo kiểu hướng nội. Điều này giải thích vì sao chúng ta là "cừu" trước các thế lực ngoại xâm, nhưng lại là "sói" trước chính đồng bào của mình.
[...]
Người Trung Quốc muốn dân mình đánh mình, đó mới gọi là dũng mãnh!
3. Thấp hèn, thô tục
Tinh thần thấp hèn tất dẫn đến hành vi thấp hèn. Tinh thần cao quý sẽ đưa tới hành vi cao quý.
Khoảng 20 năm trước, ở khu tập thể tôi sống phát sinh một chuyện thế này: Một đôi vợ chồng đòi ly hôn. Ông chồng đưa "tình mới" về nhà, cãi cọ ầm ĩ. Bà vợ chạy lên nóc nhà định nhảy xuống.
Người vây xung quanh đứng xem rất đông. Có người hào hứng hét lên: "Nhảy đi! Nhảy đi!" Sau đó bà vợ được cảnh sát cứu xuống, những người xem thậm chí còn thấy tiếc nuối.
Tôi thở dài trở về nhà, bật tivi xem. Truyền hình đang phát một câu chuyện ở châu Âu. Tại nước nào đó, tôi nhớ mang máng là Hungary, 70 năm trước có một thợ mỏ trẻ tuổi chuẩn bị làm đám cưới.
Lần cuối cùng người này xuống mỏ trước hôn lễ, tai nạn sập hầm xảy ra khiến anh ra đi mãi mãi. Cô dâu không tin người mình yêu đã ra đi nên mỏi mòn chờ đợi suốt 70 năm.
Gần đây người ta tu sửa lại hầm mỏ đã phát hiện ra một thi thể chính là chú rể khi trước. Do trong hầm không có không khí, thi thể chú rể lại ngâm trong nước chứa khoáng chất nên vẫn giữa được sự trẻ trung như 70 năm trước. Còn cô dâu khi ấy đã trở thành một bà lão tóc bạc trắng.
Bà ôm thi thể người yêu khóc thảm thiết và đưa ra quyết định tiếp tục hoàn thành hôn lễ.
Đó là một cảnh tượng chấn động lòng người: Tân nương 80 tuổi trong bộ váy cưới trang trọng màu trắng, tóc bà cũng trắng như tuyết. Người yêu của bà, vẫn trẻ trung như vậy, được đặt nằm trong cỗ xe ngựa.
Hôn lễ và tang lễ cử hành đồng thời, khiến bao người phải rơi nước mắt.
Sự kiện dễ dàng khảo nghiệm tiêu chuẩn đạo đức của dân tộc chúng ta nhất chính là sự kiện 11/9 ở Mỹ. Vụ 11/9 dù không thay đổi thế giới, nhưng đã thay đổi nước Mỹ. Đồng thời, thế giới cũng rất khó quay trở về thời điểm "trước 11/9".
Khi vụ khủng bố trên xảy ra, ở đất nước chúng ta, ít nhất là trong một khoảng thời gian, một bầu không khí "kém lành mạnh" lan tỏa khắp nơi.
Tối 12/9, có người gọi điện cho tôi nói rằng, sinh viên trường ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đang "khua chiêng gõ trống".
Tôi nói đội tuyển bóng đá Trung Quốc ngày 7/10 mới thi đấu. Đó là trận cuối cùng gặp Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE), nếu thắng sẽ lọt vào vòng chung kết World Cup.
Một lúc sau tôi mới biết thì ra các sinh viên Trung Quốc đang ăn mừng tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) tại Manhattan bị máy bay khủng bố đâm vào.
Trung Quốc có một đoàn đại biểu nhà báo, khi ấy đang làm việc tại Mỹ. Khi nhìn thấy tháp đôi bị đâm trúng, nhóm ký giả này không đừng được đã vỗ tay hoan hô.
Đây là một dạng thẩm thấu văn hóa. Không thể chỉ trích bọn họ vì hành động như vậy, bởi bản thân họ đã không thể tự kiểm soát được bản thân nữa. Kết quả nhóm này bị Mỹ tuyên bố "vĩnh viễn không hoan nghênh".
Tôi ở Không quân Bắc Kinh, mấy ngày ấy có nhiều người trong bộ đội tới thăm, tôi đều hỏi cách nhìn của họ về sự kiện 11/9. Tất cả đều nói: "Nổ rất hay".
Về sau tôi mới nói, đó là điều đáng buồn. Nếu những người như thế yêu Trung Quốc, vậy Trung Quốc còn cứu được không? Truyền thông thì không cần nhắc tới, vì nơi không có thời sự nhất ở Trung Quốc chính là trên mặt báo.
Năm 1997, công nương Diana qua đời trong vụ tai nạn giao thông. Bạn không cần biết Diana là người thế nào, Hoàng gia Anh ra sao, nhưng chí ít nhân vật này có "giá trị thời sự". Các tờ báo lớn trên thế giới đều đăng thông tin đó trên trang nhất, chỉ có báo Trung Quốc không đăng.
Ngày hôm đó, dòng tít lớn nhất trên báo chí Trung Quốc là "Các trường trung học, tiểu học ở Bắc Kinh khai giảng". Bài báo này chẳng khác đưa tin "Ngày hôm nay người dân Bắc Kinh ăn cơm" là mấy, giá trị chỉ có vậy.
Tối ngày thứ hai sau vụ 11/9, tôi xem chuyên mục "Phỏng vấn tiêu điểm" trên truyền hình với hy vọng được nghe một số bình luận về sự kiện này. Kết cục, chương trình tối hôm đó nói về... tăng cường tự thân xây dựng chi bộ đảng ở nông thôn như thế nào.
Anh muốn xem gì? Đều không có. Cái anh không muốn nghe thì nhất định nói cho anh nghe. "Những cái miệng quốc gia" (các MC nổi tiếng-PV) đương nhiên không có tội tình gì.
Bao người thiệt mạng trong vụ 11/9 đều là vô tội. Thứ mất đi là sinh mạng, điều tôn nghiêm nhất trên thế giới. Bản thân những sinh mạng này không liên quan gì tới chính phủ Mỹ.
Chúng ta đối đãi với người khác bằng thái độ như vậy, nhưng người ta không dùng thái độ đó đối xử với chúng ta. Đối chiếu rõ ràng nhất chính là vụ thảm án Dover.
Năm đó, một nhóm người Phúc Kiến trốn trong xe chở động vật từ eo biển Dover vượt biên vào Anh. Do bị thiếu không khí vì phải ở trong xe kín vài chục giờ đồng hồ, đa số đều bị ngạt chết, chỉ còn 2 người sống sót.
Sau khi vụ việc bung bét, Đại sứ quán Trung Quốc không có lấy một người ra mặt. Cuối cùng, người dân Anh ở Dover phải đứng ra cử hành đám tang và truy điệu những người thiệt mạng.
Rất nhiều trẻ em đã tới tham gia, trong tay chúng cầm đồ chơi do Trung Quốc sản xuất. Nhân tiện nhắc tới, trên thế giới hiện nay có tới 90% đồ chơi là "Made in China".
Phóng viên hỏi các em nhỏ: "Vì sao tới tham gia lễ truy điệu?", đám trẻ trả lời rằng: "Vì bọn họ cũng là người, đồ chơi mà chúng cháu cầm trong tay có thể do một trong số họ góp phần làm ra". Trong cả lễ truy điệu ấy không có một người Trung Quốc nào.
Thế nào gọi là văn minh, thế nào là không văn minh? Tôi vẫn đang suy nghĩ.

Hình ảnh trong vụ khủng bố New York 11/9/2001
Hình ảnh trong vụ khủng bố New York 11/9/2001
Khen ngợi khủng bố mới thực sự là khủng bố
Văn hóa Trung Quốc giáo dục ra người Trung Quốc. Đầu tiên, xem nhẹ tính mạng của bản thân thì mới coi người khác và tính mạng của họ như trò đùa. Tự thân không có quyền lực để quý trọng sinh mạng của mình, cũng không cho phép người khác có.
Lỗ Tấn từng phê phán tâm thái bàng quan cũng được "luyện" thành từ đó. Người Trung Quốc thấy người khác bị giết, không ai không hào hứng kích động.
Giai cấp thống trị cũng cố tình đưa người ra giữa đám đông để hành hình. Giai cấp bị trị thì hưởng thụ cảm giác "hưng phấn" của nhà thống trị trong đám đông.
Đặc biệt là khi phạm nhân bị xử tử bằng lăng trì, người xem đông "như rừng như biển" suốt 3 ngày 3 đêm. Ngay cả quán sá cũng mang ra đó mở hàng, đao phủ tay còn nhuốm máu vẫn cầm bánh bao rao bán.
Ngày nay không còn lăng trì nữa, nhưng thói quen "xét xử giữa công chúng" vẫn còn.
Ngày xưa người dân đi xem xử tử Đàm Tự Đồng và nhóm Lục quân tử (sự kiện Mậu Tuất biến pháp 1898-PV) như trẩy hội thì làm sao trận Giáp Ngọ (1894) không thất bại?
Còn hậu duệ của bọn họ thì thế nào? [...]
Anh thực hiện được "4 hiện đại hóa" thì có tác dụng gì? Buổi sáng tôi thường xem tivi trong khi tập thể dục. Sản phẩm "chạy" nhất trong tiết mục quảng cáo của Thời sự Buổi sáng là gì? Cửa chống trộm.
Đó là bi kịch của một dân tộc. Chúng ta sống như ở trong lồng. Khi tôi sống tại Thành Đô thì ở trong căn hộ của mấy đời Chính ủy Không quân trước đó.
Vừa vào nhà nhìn qua thì, trời ơi, như ở trong ngục vậy! Cửa sổ và ban công đều được lắp các tấm lưới chống trộm. Tôi cho bỏ hết.
Gần đây có một cuốn sách tiêu đề "Trung Quốc có thể nói 'Không'". Tôi nói, đúng là anh có thể nói "không", nhưng anh nói khi đứng sau cánh cửa chống trộm. Đó không phải là dũng cảm, mà là yếu hèn.
Kiều Lương (Thiếu tướng, tác giả quân đội nổi tiếng Trung Quốc-PV) nói rất hay: "Những người ái quốc mà đến trông thấy phường trộm cắp chó gà còn phải tránh đường để đi, lại có hào khí can đảm nói 'không' với các cường quốc phương xa!"
Cần nhìn nhận nước Mỹ khách quan, toàn diện
Mỹ là quốc gia như thế nào?
Trước đây tôi từng nghe một câu mô tả: Những gì tốt nhất và tồi tệ nhất trên thế giới cộng lại chính là New York. Dùng câu này để nói về nước Mỹ ngày nay phải chăng cũng phù hợp?
Thế hệ quân nhân chúng ta là những quân nhân gánh vác hy vọng tương lai của đất nước. Không thể làm "phái thân Mỹ", nhưng cũng không thể đơn giản là "phái chống Mỹ", mà phải là "phái hiểu Mỹ" thành thục.
Biết đối thủ mới chiến thắng được đối thủ. Hạ thấp đối thủ chính là hạ thấp bản thân. Thác Bạt Hoành (Hiếu Văn Đế triều Bắc Ngụy-PV) đổi tên nước Nhu Nhiên thành Nhu Nhu, ý là "sâu bọ", rồi ông bị chính Nhu Nhiên đánh bại, khác nào "không bằng cả sâu bọ".
Mỹ không mong Trung Quốc hùng mạnh, cũng giống như Trung Quốc không hy vọng Mỹ "xưng bá". Quan hệ Mỹ-Trung có xung đột, nhưng cũng có lợi ích chung nhất định.
Làm thế nào để hóa giải xung đột, phát triển lợi ích chung mới là điều mà các nhà ngoại giao Trung Quốc cần phải nỗ lực thực hiện.
Trung Quốc muốn phát triển thì không được đoạn tuyệt giao lưu với thế giới. Thế giới hiện tại vẫn là đơn cực. Chỉ có Mỹ suy yếu mới xuất hiện thế giới đa cực. Chúng ta không thể đoạn tuyệt với Mỹ, cũng không thể ôm kỳ vọng lớn vào Mỹ.
Hiện tại không phải là thời cơ thích hợp nhất để đối đầu với Mỹ. Lợi ích quốc gia phải là chuẩn mực cao nhất cho hành động của chúng ta.
Chúng ta cần nhẫn nại. Nhẫn nại không phải là mềm yếu. Chỉ có khuất phục mới là mềm yếu.
Mỹ đương nhiên không muốn Trung Quốc trỗi dậy, không muốn kinh tế Trung Quốc đi lên. Nhưng chúng ta cần nhớ: Đấu tranh với đối thủ thì anh nhất định phải cho đối phương chứng kiến cục diện mà họ không muốn thấy nhất.
Người Mỹ hy vọng người Trung Quốc nội chiến thì chúng ta đã nội chiến thật. Mỹ không "cười lăn cười bò" mới lạ. Đương nhiên, nếu chỉ "nằm gai nếm mật, nhẫn nại chờ thời" thì cũng không được.
Trung Quốc trong vai trò nước lớn có thể giống như một võ hiệp thời cổ đại, giấu mình trong thâm sơn cùng cốc tu luyện võ công, đợi ngày "quyết chiến" với kẻ địch hay không?
Với nguồn tài nguyên và dân số, cùng với văn hóa của Trung Quốc, Trung Quốc không có khả năng hùng mạnh như Mỹ, chưa kể nước Mỹ vẫn đang tiến lên không ngừng.
Vẫn là Mao Trạch Đông nói đúng: "Đánh vẫn phải đánh, đàm vẫn phải đàm, hòa vẫn phải hòa."
Con người cần phải mưu trí. Đấu tranh về ngoại giao càng cần mưu trí. Phải "dắt mũi" được người khác chứ không phải bị người ta "dắt mũi".
Khrushchyov (cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô-PV) chính là một người mưu trí. Trong một lần đại hội, Khrushchyov "to gan" phê phán Stalin.
Có người đưa vụ việc lên báo chất vấn Khrushchyov rằng ông cũng là một nhân vật trong nhóm quyền lực cốt lõi thời Stalin cầm quyền, vậy tại sao không đứng ra phê phán từ thời đó?
Đáp lại, Khrushchyov đọc to câu hỏi một lần, sau đó hô lên trước đám đông: "Là ai đã gửi câu hỏi này? Hãy đứng ra đây!..." Ở phía dưới xao động một hồi nhưng không có ai bước ra.
Khrushchyov bèn nói: "Các anh xem, trong tình hình dân chủ, không cần e sợ như thế này mà đồng chí gửi câu hỏi còn không dám đứng ra, vậy trong bầu không khí thời kỳ Stalin, có ai dám đứng lên phê phán ông ấy?"
Cả hội trường liền vỗ tay.
Trong cuộc đấu với nước Mỹ, chúng ta cần có mưu trí như Khrushchyov. Khi cần ẩn nhẫn thì ẩn nhẫn. Giống như Đặng Tiểu Bình từng nói với Thủ tướng Canada Pierre Trudeau:
"Taoguangyanghui (chiến lược ngoại giao 'ẩn nhẫn' của ông Đặng-PV) mà chúng tôi nói đến, bao gồm bất chấp thể diện cũng phải duy trì quan hệ với quốc gia phát triển nhất trên thế giới."
Đại ý của Đặng Tiểu Bình là, Trung Quốc nhất định phải "đồng bước" cùng văn minh thế giới, không được xa rời văn minh thế giới. Khi cần đấu tranh thì quyết không nhượng bộ.
Sùng bái Mỹ là không đúng, thân Mỹ không đúng và ghét Mỹ cũng không đúng.
Chính phủ Mỹ, các chính khách và người dân Mỹ có điểm tương đồng, cũng có khác biệt. Anh phải có trí tuệ cao độ để phân biệt điều đó.
Trong quá khứ, nhân dân Mỹ giúp Trung Quốc thoát ách thực dân, cống hiến to lớn đưa xã hội Trung Quốc tiến bộ. Giữa hai nước không có xung đột về lợi ích căn bản.
Ngày nay, lợi ích quốc gia của Mỹ trải khắp toàn cầu, giữa hai nước đã có xung đột nảy sinh. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tâm thế đạo đức để đánh giá sự vật, không được kích động.
[...]

Một lính cứu hỏa sử dụng thiết bị ảnh nhiệt để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trong buổi sáng ngày 12/9/2001, khoảng 24 giờ sau khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC).
Một lính cứu hỏa sử dụng thiết bị ảnh nhiệt để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trong buổi sáng ngày 12/9/2001, khoảng 24 giờ sau khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC).
Điểm đáng sợ thực sự của nước Mỹ ở đâu?
Mặc dù Mỹ có quân đội hùng mạnh nhất thế giới, công nghệ tiên tiến nhất, nhưng tôi cho rằng điều này không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của họ bay qua Trung Quốc rất tự do, nhưng điều đó cũng không có gì đáng ngại.
Những điều đáng sợ của Mỹ không nằm trong số đó.
Năm 1972, tôi theo học ĐH Vũ Hán. Trong tiết chính trị, một thầy giáo giảng rằng: "Mỹ là đại diện cho các nước tư bản chủ nghĩa 'giãy chết', giống như Mặt trời xuống núi, hơi thở đã rất yếu ớt."
Tôi - một sinh viên công-nông-binh trang bị "tận răng" - lập tức phản bác: "Thưa thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng.
Nước Mỹ dù không giống như Trung Quốc - là Mặt trời mọc đằng Đông lúc 8, 9 giờ sáng, nhưng họ cũng không phải là hoàng hôn, mà là Mặt trời giữa trưa."
Câu nói của tôi làm thấy giáo giận tím mặt nói: "Em dám nói những lời như vậy ư!"
Thầy giáo không hỏi tôi vì sao trả lời như vậy, nhưng đã dùng ngay một chữ "dám". Tâm lý ở trong đó rất dễ dàng đoán định.
Chính "quốc gia tư bản chủ nghĩa 'giãy chết'" đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới của thế giới thập niên 1990 của thế kỷ trước.
Khi tôi tốt nghiệp đại học cũng là lúc Trung Quốc cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Mỹ là quốc gia do hàng nghìn hàng vạn người không yêu tổ quốc của chính mình tập hợp thành, nhưng bọn họ đều yêu nước Mỹ.
Vào thời đó rất nhiều lãnh đạo một mặt thì mắng Mỹ, nhưng mặt khác lại đưa con cái sang Mỹ học hành. Sự khác biệt rất lớn!
Vậy, điểm đáng sợ của Mỹ là gì? Cá nhân tôi cảm thấy có 3 điểm:
1. Giới tinh anh của Mỹ không thể xem thường
Chế độ cán bộ và cơ chế tranh cử của Mỹ cho phép bảo đảm những nhà quyết sách của nước này là nhóm tinh anh.
Bi kịch của Trung Quốc, từ lớn như quốc gia cho tới nhỏ như từng cơ quan thì tình trạng phổ biến là, người có tư tưởng không quyết sách, người quyết sách không có tư tưởng. Người có đầu óc thì không có chức quyền, có chức quyền thì không đầu óc.
Mỹ thì ngược lại, hệ thống hình tháp của họ vừa hay phù hợp để "nâng" giới tinh hoa lên cao.
Vì vậy, thứ nhất, Mỹ không phạm sai lầm. Thứ hai, Mỹ ít phạm sai lầm. Thứ ba, nếu phạm sai lầm Mỹ cũng nhanh chóng sửa đổi.
Chúng ta phạm sai lầm, đó là thứ nhất. Thứ hai, thường xuyên phạm sai lầm. Thứ ba, phạm sai lầm rồi rất khó sửa sai.
[...]
Đối với một dân tộc hùng mạnh mà nói, tầm quan trọng của lãnh thổ đã giảm xuống, thay vào đó là theo đuổi "quốc thế" (vị thế quốc gia-PV).
Người Mỹ không có yêu sách về lãnh thổ đối với bất kỳ quốc gia nào. Họ không quan tâm tới lãnh thổ, những gì Mỹ làm trong toàn bộ thế kỷ XX là tạo dựng vị thế.
Thế nào gọi là "tạo thế"? Bên cạnh kinh tế lớn mạnh chính là lòng dân! Có lòng dân thì quốc gia sẽ có sức "ngưng tụ", mất đi lãnh thổ cũng có thể lấy về. Không có lòng dân thì anh có lãnh thổ cũng sẽ để mất.
Nhiều lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn 1 bước. Nước Mỹ hành động thường tính trước 10 bước.
Chính vì như vậy, mỗi một sự kiện trọng đại trên thế giới kể từ sau Thế chiến II đều làm gia tăng vị thế của nước Mỹ. Nếu chúng ta để họ "dắt mũi" thì rất có khả năng sẽ đánh mất tất cả "vốn liếng" chiến lược.
Trọng tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển dịch sang châu Á, nhưng không có nghĩa là họ không bao vây Trung Quốc.
Rất nhiều người chỉ nhìn vào Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như chỉ nhìn thấy chênh lệch giữa Mỹ-Trung về công nghệ và vũ khí mà không thấy được ở tầm chiến lược, đặc biệt là sự mất cân bằng ở bình diện ngoại giao còn nghiêm trọng hơn cả tụt hậu về khí tài.
Việc ngoại giao của Trung Quốc đối với Mỹ, hoặc là có hình thức mà không có giới hạn, hoặc là có chi tiết mà không có toàn cục.
Sau sự kiện 11/9, Mỹ tấn công Afghanistan trong vòng 2 tháng, áp sát Trung Quốc từ phía Tây. Áp lực quân sự từ Nhật Bản,[...], Ấn Độ cũng không giảm.
Nhìn từ bên ngoài, Trung Quốc giành được một số lợi ích từ vụ 11/9, nhưng những lợi ích này có thể sẽ biến mất chỉ sau 1,2 năm nữa.
Tôi nhận định sự bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một dạng khác, không phải quân sự mà vượt qua quân sự.
Những năm gần đây, các quốc gia xung quanh chúng ta đều lần lượt cải cách chế độ xã hội, [...]. Nga, Mông Cổ đã thay đổi; Kazakhstan cũng vậy, bên cạnh các quốc gia đi trước là Hàn Quốc, Philippines, Indonesia...
Mối đe dọa này đối với Trung Quốc còn nguy hiểm hơn đe dọa quân sự. Đe dọa về quân sự chỉ là hiệu ứng trong thời gian ngắn, trong khi sự bao vây bởi các quốc gia "dân chủ" như trên mới là ảnh hưởng dài hạn.
2. Nước Mỹ khoan dung và rộng lượng
Bạn nên tới châu Âu trước rồi qua Mỹ. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt lớn: Buổi sáng tại châu Âu trên phố hầu như không có người, trong khi đường phố ở Mỹ có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày đều như vậy.
Tôi có một nhận định: Rèn luyện là một loại phẩm chất. Rèn luyện thân thể đại diện cho một dạng văn hóa cầu tiến. Muốn biết một quốc gia có mạnh mẽ hay không thì nhìn vào số lượng người tập luyện thể dục là rõ.
Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần để mặc lên người. Tôi cũng mua một chiếc như vậy ở Mỹ và mặc thường xuyên.
Tôi mặc nó là để kỳ thị nó, để trút giận, giống như một dạng giải tỏa và thỏa mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là một kiểu chế giễu, nhưng bản chất khác nhau.
Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ của họ giữa đường phố. Đới Húc (Đại tá không quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu hợp tác và an ninh hải dương Trung Quốc, bạn của tác giả-PV) nói: "Nếu một quốc gia ngay cả quốc kỳ của mình cũng tự đốt được, thì anh còn lý do gì để đốt quốc kỳ của họ?"
3. Sức mạnh vĩ đại của tinh thần và đạo đức
Đây là điều đáng sợ nhất.
Sự kiện 11/9 là một thảm họa. Khi thảm họa ập đến, thứ đầu tiên gục ngã là thân thể, nhưng cái đứng vững là linh hồn. Có những dân tộc khi gặp tai họa, thân thể chưa đổ nhưng linh hồn đã tiêu biến.
Trong sự kiện 11/9 phát sinh 3 sự việc đều cho phép chúng ta nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ.
Thứ nhất, sau khi phần đỉnh tòa nhà WTC bị máy bay đâm vào, khói lửa bốc lên, tình hình vô cùng nguy cấp. Mọi người thông qua lối thoát hiểm để ra ngoài nhưng không quá hoảng loạn.
Mọi người đi xuống, nhân viên cứu hỏa xông lên; đôi bên nhường đường cho nhau, không ai đâm vào ai. Khi có phụ nữ, trẻ em, người mù tới, mọi người tự giác nhường lối cho họ đi trước. Thậm chí một chú chó cũng được nhường lối đi.
Nếu tinh thần của một dân tộc không mạnh mẽ đạt tới trình độ nào đó thì họ tuyệt nhiên không thể có những hành động như thế. Đối diện với tử vong vẫn bình tĩnh như vậy, nếu không phải là thánh nhân thì cũng tiệm cận với thánh nhân rồi.
Chuyện thứ hai, ngày tiếp theo sau vụ 11/9, thế giới đã biết đây là hành động của các phần tử khủng bố Ả-Rập. Rất nhiều siêu thị, nhà hàng của người Ả-Rập bị những người Mỹ phẫn nộ đập phá. Các thương nhân người Ả-Rập cũng bị tấn công.
Trong thời khắc đó, một nhóm người Mỹ đã tập hợp lại và tới các siêu thị, nhà hàng của người Ả-Rập để đứng gác, đến các khu dân cư của người Ả-Rập đi tuần, ngăn chặn bi kịch leo thang.
Đây là một tinh thần như thế nào? Trung Quốc tự cổ đã có truyền thống báo thù. Tôi sống ở Thành Đô. Đặng Ngải (tướng Ngụy thời Tam Quốc-PV) phá Thành Đô xong, con trai Bàng Đức (tướng Ngụy-PV) đem nam phụ lão ấu cả nhà Quan Vũ giết sạch.
Những cuộc báo thù tanh máu không hiếm trong lịch sử Trung Quốc.
Chuyện thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 rơi xuống Pennsylvania vốn dĩ có mục tiêu là Nhà Trắng, sau đó hành khách trên máy bay chống trả bọn khủng bố mới làm máy bay rơi xuống. Bởi thời điểm đó bọn họ đã biết tin tòa nhà WTC và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào.
Các hành khác đã nhanh chóng quyết định, không thể không làm gì mà phải quyết tử với khủng bố. Cho dù là trong tình thế như vậy, họ vẫn làm một việc: Bỏ phiếu thông qua việc "liều chết" với những tên khủng bố.
Vào thời khắc sinh tử cũng không áp đặt ý chí của mình lên người khác. Sau đó tập thể đồng tình, họ mới hành động. Thế nào gọi là dân chủ, đây chính là dân chủ.
Tư tưởng của dân chủ đã ăn sâu vào sinh mạng, huyết mạch, cốt tủy của họ. Một dân tộc như thế, họ không cường thịnh thì ai cường thịnh; một dân tộc như thế, họ không thống trị thế giới thì ai thống trị thế giới.

Ngày 11/9/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle thăm lại địa điểm mà chuyến bay số hiệu 93 đâm xuống Pennsylvania nhân hoạt động tưởng niệm 10 năm vụ khủng bố.
Ngày 11/9/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle thăm lại địa điểm mà chuyến bay số hiệu 93 đâm xuống Pennsylvania nhân hoạt động tưởng niệm 10 năm vụ khủng bố.
Tôi thường suy tư rằng: Vũ khí tân tiến, công nghệ mới nhất, lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất thế giới nằm trong tay những người như thế rất phù hợp. [...] Cho dù nằm trong tay Trung Quốc, Trung Quốc có thể làm được gì cũng không biết chắc được.
Nước Mỹ có nhiều kinh nghiệm thành công đáng để chúng ta tham khảo, học hỏi. Sau vụ 11/9, Mỹ không thành lập "Ủy ban 11/9", cũng không thành lập bộ chỉ huy khẩn cấp gì đó.
Tôi rất phản đối những điều không thực tế. Sau khi tôi tới Không quân Thành Đô, hoặc là không họp, hoặc là ít họp. Những cuộc họp không thể tránh thì họp nhanh. Việc đầu tiên tôi làm là thay đổi "học tập Thường ủy" thành tự học. Cầm văn bản đọc thì gọi gì là học!
Tôi đấu tranh với thế lực thủ cựu. Sức lực cá nhân tôi có hạn nhưng không thể không đấu tranh, cho dù sứt đầu mẻ trán cũng không nản.
Ví dụ, thường ở trong bộ đội tôi không ăn cơm. Ngày nào về nhà được thì tôi mang theo lương khô chứ không ăn trong quân. Tôi tới sư đoàn 33, ở Không quân Bắc Kinh cũng như vậy. Nếu không thể không ăn thì tôi ăn đơn giản.
Dù nói rằng uống nửa lít rượu không đổ được hồng kỳ, ăn một bữa cơm không sập được giang sơn. Nhưng cái gì nhiều quá, lãng phí quá, để tích tiểu thành đại thì rất khó nói.
Khi nghiên cứu nước Mỹ, chúng ta nên nắm chắc nội hàm của nó. Không được chỉ nhìn những cái nhỏ, mà phải xem cái lớn.
Có một câu nói hay: Thường nghị luận khuyết điểm của người khác thì bạn là kẻ dưới đáy chuẩn mực đạo đức; thường nghị luận khuyết điểm của nhân loại thì bạn chính là tư tưởng gia.
Lời kết
Qua bài diễn thuyết 3 tiếng đồng hồ ngày hôm nay, mục tiêu mà tôi theo đuổi là sự giải phóng con người. Nếu nói rằng tôi đến đây để gặp gỡ mọi người thì không bằng nói rằng mọi người tới để "nhận biết" tôi.
Tôi đã rất phóng khoáng trao gửi "toàn bộ bản thân" cho các bạn, tôi thể hiện tư tưởng cá nhân trước các bạn. Đặc biệt, những điều tôi nói về phương Tây, về nước Mỹ cũng không tách rời chủ đề cuộc thảo luận này.
Có 2 điều tôi muốn bổ sung. Thứ nhất, tôi là một người trung thành với chủ nghĩa dân tộc. Mọi điều tôi nói ra đều vì cái tốt cho quốc gia, dân tộc.
Trong bất cứ tình huống nào, tôi cũng xem lợi ích dân tộc là tối cao. Vì điều đó, tôi chấp nhận đổ máu, sứt đầu mẻ trán. Trong đầu tôi vẫn thường hiện lên cảnh tượng trong chiến tranh Triều Tiên:
Mùa đông năm 1951, đơn vị của cha tôi tấn công quân Mỹ. Do vũ khí thua kém Mỹ nên buộc phải mai phục trong đêm tại vị trí gần quân địch nhất. Một liên đội yên lặng chờ đợi cả một đêm.
Đêm đó trời đổ tuyết lớn, lạnh vô cùng. Lúc trời sáng, còi hiệu xung phong vang lên, nhưng hơn 100 chiến sĩ mai phục ở đó không có một ai đứng dậy. Tất cả bọn họ đã chết vì lạnh.
Cho đến chết họ vẫn giữ đội hình chiến đấu. Về sau Chủ tịch Mao khi nghe báo cáo, ông lập tức bỏ mũ, đứng dậy rất lâu không nói gì.
Chiến tranh biên giới Trung-Ấn 1962, máy bay Trung Quốc tiêu diệt một đơn vị của Ấn Độ. Đơn vị này ngày xưa từng thuộc biên chế quân đội Anh, tham gia cuộc Chiến tranh nha phiến lần thứ 2, hỏa thiêu Viên Minh Viên.
Chủ tịch Mao nhận tin qua điện thoại, đập bàn đứng dậy, nói: "Quốc nhục trăm năm!"
Đồng thời, mọi người cũng nên nhận thấy, tình hình Trung Quốc so với phương Tây không giống nhau.
Có những việc mặc dù nhìn thấy rồi, nhưng lại không thể dễ dàng đạt được. Cũng có những việc còn chưa nhìn thấy. Có những khác biệt về quan niệm chỉ có thời gian qua đi mới rút ngắn khoảng cách được.
Lần đầu tiên gặp gỡ các cán bộ cấp doanh trở lên ở căn cứ Côn Minh, tôi đã vô cùng thẳng thắn, mạnh dạn nói nhiều như vậy. Đó là những thành quả nghiên cứu của tôi. Tôi chịu trách nhiệm với phát biểu của mình.
Chỗ nào nói đúng, các vị hãy ghi nhớ lấy; còn chỗ nào nói sai, mọi người hãy "vào tai này lọt tai kia", xem như chưa nghe thấy.
Mỗi con người là một cá thể, mỗi cá thể đều được tự do. Tôi không thể áp đặt tư tưởng của mình lên mọi người. Tôi cũng không thể yêu cầu tư tưởng của mọi người phải thống nhất đến một tư tưởng nào đó. Đó là điều không thể.
Thế nhưng chúng ta lúc nào cũng muốn theo đuổi mục tiêu này. Đó là điều hết sức mơ hồ, trên thực tế không thể thực hiện được.
theo Trí Thức Trẻ

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Đạo Đức Lãnh Tụ & Tình Dục Nhân Dân

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến



Đảng ta là đạo đức, là văn minh.
Hồ Chí Minh
Chừng ba mươi năm trước, tôi may mắn đọc được bài viết rất công phu của nhà văn Trùng Dương – “Phan Khôi: Ngọn Hải Đăng Giữa Vùng Biển Động.” Trước đó, tôi chỉ nghe danh ông là người mở đường cho phong trào thơ mới ở Việt Nam:
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng ....
Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.
Nhờ chị Trùng Dương, tôi mới biết được thêm Phan Khôi từng được mệnh danh là một Ngự Sử Văn Đàn. Ông đã có những đóng góp lớn lao cho làng báo Việt, vào giai đoạn sơ khai. Gần đây, qua biên khảo (Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932) của Linh Mục Thanh Lãng, tôi lại được dịp xem qua quan niệm về nữ quyền vô cùng phóng khoáng (và rất cách mạng) của ông:  
 “Trong phụ nữ ta có nhiều người chồng chết, ở trong cảnh ngộ rất đáng thương, buồn rầu đủ mọi trăm thứ, vậy mà nói đến truyện cải giá, sợ mang tiếng, nhất định không thì thôi. Có người bóp bụng cắn răng cũng giữ được trót đời ; nhưng có người khôn ba năm dại một giờ, thì ra mang cái xấu lại còn hơn cải giá. Lại thường thấy bà goá nào có máu mặt thì bọn điêu thoa trong làng trong họ lập mưu mà vu hãm cho, để mong đoạt lấy gia tài. Những sự đó đều là chịu ảnh hưởng của cái luật cấm cải giá mà ra ; vậy thì nó chỉ làm hại cho phong hoá thì có chớ có bổ ích gì đâu ? Bởi vậy ta nên phế trừ cái luật ấy đi ; từ rày về sau, trong óc chúng ta, cả đàn bà và đàn ông Việt Nam đừng có cái quan niệm ấy nữa.” (Phụ Nữ Tân Văn số 95,13-8-1931).

Nguồn ảnh: vuisongmoingay



“Cái luật cải giá” khắt khe của thời phong kiến tại Việt Nam – tiếc thay – đã không bị “phế trừ” mà còn trở nên khắt khe hơn,  sau khi cuộc cách mạng vô sản thành công ở xứ sở này:
Ả Định mới hai mươi hai tuổi đã có ba đứa con, nhưng trông còn son lắm. Da trắng, má lúc nào cũng ửng hồng, ngực phây phây như cái thúng. Anh mất, ả nghĩ mình là người của Đoàn thể nên rất giữ gìn. Hơn nữa, gia đình ả có công với cách mạng từ lâu. Bác Hoe Chu, bố chồng, tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội từ năm 1927. Chồng của ả vào Đảng từ khi còn bóng tối. Về làm dâu, ả được bố chồng và chồng giác ngộ, cũng trở thành đảng viên… Không may giữa đường đứt gánh tương tư. Giữ nếp nhà, ả mặc áo sổ gấu, đội nón không vành. Nhưng sức lực càng ngày càng căng ra... Tuy thế, ả vẫn tránh tất cả các trường hợp đàn ông cợt nhả khi gặp riêng trên đường làng… Rồi đến một hôm, trong cuộc họp, anh Cu Kình liếc mắt nhìn ả, ả quay mặt đi. Cứ quay mặt mãi cũng không tránh được cái vòng vây tình ái của anh Cu Kình. Đôi má của ả càng ngày càng đỏ au như con gái dậy thì khiến anh mê như điếu đổ. Anh đón gặp ả trên đường làng, gặp ngoài đồng, gặp ban ngày, gặp ban đêm. Rồi hai người hò hẹn nhau. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Và ả có thai sau bảy năm giữ gìn. Đảng uỷ triệu tập ả lên trụ sở...
 Khi nêu vấn đề khai trừ ả Định, có người gợi ý “chiếu cố quá trình tham gia cách mạng của gia đình”. Nhưng đồng chí bí thư diễn giải một cách kiên quyết: “Tội quan hệ tình ái bất chính là tội rất nặng. Hơn lúc nào hết, trong hoàn cảnh hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, Đảng ta phải thật trong sạch. Đảng viên đi trước làng nước theo sau... (Võ Văn Trực. Cọng Rêu Dưới Đáy Ao. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Công ty Văn Hoá & Truyền Thông Võ Thị, 2007. Bản điện tử do talawas chủ nhật thực hiện).
Cách “diễn giải” của “đồng chí bí thư” về “quan hệ tình ái” , xem ra, có vẻ hơi xa (rời) với cuộc sống của “làng nước.” Sau những lũy tre xanh, người dân Việt vẫn cứ sinh hoạt theo nhịp thở, nhịp tim, và tiếng lòng của họ (thay vì theo ý Đảng) bất kể là vào thời bình hay thời chiến:
Những năm 1965- 1975 nhà mình sơ tán ở làng Đông. Nhớ nhiều người nhưng nhớ nhất anh Đa.
Bây giờ kể chuyện anh Đa thôi, vì anh này hay nhất trong kí ức của mình về cái làng này.
Anh Đa lùn, đen, xấu. Anh Diệu nói cái mặt thằng Đa chành bành giống cái l. trâu.
Anh Đa sống với mẹ già, sau mẹ chết anh ở một mình. Nhà nghèo quá, 24, 25 tuổi rồi hỏi cô nào cũng bị chê.
Anh con liệt sĩ, lại con một, khỏi đi bộ đội. Con trai trong làng ai lớn đều đi bộ đội hết, còn lại dăm ba anh tuổi như anh thôi, chỉ có anh là chưa vợ. Mẹ anh khóc lên khóc xuống, anh vẫn chẳng quan tâm đến chuyện vợ con. Cho đến khi mẹ anh chết anh vẫn độc thân. Mình hỏi anh sao anh không lấy vợ. Anh nói tao để vậy để đàn bà nó thèm...
Anh chỉ làm hai việc: đi đập lúa thuê và nơm cá bán lấy tiền. Cứ mùa lúa là anh đi đập lúa cho các gia đình có chồng con đi bộ đội, một đêm đập lúa được trả vài lon gạo. Thế cũng đủ sống, lại được tiếng giúp đỡ gia đình bộ đội...
Một đêm mình đi thăm túm lươn, hôm đó được nhiều, hơn chục con, mừng lắm hí hửng xách oi về thì gặp anh Đa đi từ nhà chị Thơm ra. Mình hỏi anh đi đâu, anh nói không.
Minh thấy anh mặc cái áo bộ đội dài gần đến gối (anh lùn mà). Nghi nghi, mình kéo vạt áo anh lên, chim cò phơi ra cả, hoá ra anh không mặc quần. Mình ngạc nhiên nói sao vào nhà người ta lại không mặc quần, anh cười phì một tiếng rồi bỏ đi.
Nguồn ảnh minh họa:trannhuong
Nhà chị Thơm một mẹ một con, chồng đi bộ đội, thằng cu con chị mới hơn 4 tuổi. Mình nghi lắm. Mình lẻn theo anh Đa.
Anh Đa lại vào nhà chị Hà. Chị Hà có chồng hy sinh, vừa báo tử năm ngoái. Chị vẫn say sưa sinh hoạt đoàn, biến đau thương thành hành động cách mạng, hăng hái phát biểu lý tưởng, hoài bão, tiên tiến, thi đua, quyết tâm, căm thù, phấn đấu...v.v. Bà con làng xóm khen lắm, vẫn nói với con gái con dâu: đó, sang nhà con Hà mà coi.
Mình vào sau hồi nhà chị Hà Tối quá không thấy gì, chỉ nghe chị kêu hệt như mèo kêu. Mình chặn anh Đa ở cổng nhà chị Hà nói em biết rồi nha. Anh Đa túm cổ áo mình nói mày nói tao giết.
Về sau, lần nào đi nơm anh vừa nơm suất của anh, vừa nơm suất của mình. Mạ mình toàn khen thằng Lập dạo này nơm cá giỏi. Hi hi.
Làng Đông có chừng 4-5 trăm nóc nhà, hơn 1 trăm nóc là nhà hoặc là vợ bộ đội hoặc là vợ liệt sĩ. Không biết anh Đa chui vào bao nhiêu nhà trong số 100 nóc nhà ấy, chỉ biết suốt cuộc chiến tranh 1965-1975, tối nào cứ đến 3-4 giờ sáng anh Đa lại mặc cái áo bộ đội dài đến đầu gối, không thèm mặc quần, đi hết nhà này đến nhà kia, 5 giờ sáng thì về.
Mình hỏi sao anh không mặc quần. Anh nói mặc mần chi, cởi vô cởi ra mệt. ( “Anh Cu Đa” –  Nguyễn Quang Lập).
Một anh trai làng “lùn, đen, xấu” và “mặt  chành bành giống cái l. trâu” mà còn “bận” đến cỡ đó thì anh Ba Duẩn (“ngọn đèn cháy sáng 200 nến”, soi khắp Bắc/Nam) làm sao mà rảnh rang cho được:
Tháng 7-1986 Duẩn chết, dân đứng hai bên đường đếm mấy bà tổng goá. Chúng khẩu đồng từ bảo nhau cái bà tre trẻ mặc áo dài đen dắt đứa con be bé kia đứt đuôi là vợ tư! Ấy, chưa kể những bà bị gạt xuống nữa chứ. Cho lên cả thì khéo phải một hai xe nữa...
 Ngày ấy nếu blogger nhiều như ba chục năm sau thì trên mạng cử là lũ lụt lời bình về sức mạnh tính dục của Lê Duẩn.
Rõ ràng là có nỗi sự riêng tư thầm kín của thân thích ông, sau cái chết của ông, vị hoàng đế đỏ từng làm run sợ và đau khổ biết bao con người. (Trần Đĩnh. Đèn Cù II, Westminster, CA: Người Việt, 2014).
Những vị “hoàng đế đỏ” kế tiếp (Đỗ Mười, Lê Khả , Nông Đức Mạnh) cũng đều là những nhân vật mà sinh hoạt tình dục của họ khiến cư dân mạng phải tốn không ít thời giờ. Điều may mắn là đất nước  bước vào “thời mở cửa” (chả còn phải giấu diếm gì, và muốn dấu cũng không thể được) nên không có tình nhân nào bị biến thành nạn nhân – bị xe tông bể sọ – như bà Nông Thị Xuân ngày trước nữa.


Ảnh: vietnamnet
Cũng từ thời đổi mới, quan niệm về sinh hoạt tình dục của toàn dân rất nới (và rất mới) – theo thông tin của tờ Việt Báo: “Việt Nam Tỷ lệ nạo phá thai cao hàng đầu thế giới.”
Tờ Vietnamnet thì đưa ra một con số khiêm tốn và nhẹ nhàng hơn, chút xíu: “Hiện Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới.”
Tại sao Việt Nam lại đứng đầu thế giới, hay toàn khu vực về tỷ lệ nạo/phá thai như thế? Tôi trộm nghĩ thế này, đúng sai xin được công luận quan tâm để vấn đề thêm được tỏ tường: chắc tại ở những quốc gia khác không có một vị lãnh tụ đạo đức như Hồ Chí Minh nên dân chúng không phải học tập và làm theo tấm gương của Bác.

No comments:

Post a Comment