Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 20 October 2016

HUẾ- SAIGON - MÔI TRƯỜNG

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA




DỄ CHI QUÊN HUẾ


Ai cùng từ Huế mà ra ...
Thiên di vạn nẻo khó mà quên nhau ...


Trần Quốc Phiệt

Thuở còn là một cậu học trò nhỏ tí teo ở Thành Nội, học trường tiểu học Trần Quốc Toản, cái thông lệ là đi về cùng một vài con đường, năm này qua năm nọ thành thử thuộc lòng từ bụi cỏ, thành vách, ghế đá, hàng cây…

Cùng bạn bè đi sớm hơn giờ vào lớp để vui đùa với nhau, khi thì vào nhà thờ Nguyền Phước Tộc hái đào, cây đào bên hông nhà thờ thật to và cao, phải dùng mẻ ngói mẻ sành liệng cho trái rớt xuống, khi thì đi ngang qua Ngự viên lượm bàng, khi thì leo lên cành nhãn để bứt trái hay nhảy tường hông vào trongTam Tòa hái me …tùy theo từng mùa của cây trái mà thay đổi lộ trình.


Tuổi trẻ với những nghịch ngợm hồn nhiên, vui đùa mà không phải là phá phách thái quá, không bao giờ quá ham chơi để trể học hoặc bỏ bê không làm bài tập ở nhà.

Vào những ngày nghỉ, hẹn nhau ra sân Lửa Hồng đá banh, hai phe, một bên ở trần, một bên mặc áo, cột“mốc”gôn là hai đống áo quần, có khi là hai cái mũ hoặc hai cành lá cây cắm xuống đất, trận banh của trẻ con không cần đến ông trọng tài mặc đồ đen thổi còi, hai bên so tài với nhau tranh thắng thua gay cấn, có lắm khi cãi cọ tùm lum.

Nếu không chơi được ở sân Lửa Hồng thì sáp nhỏ kéo nhau qua sân cỏ dọc bờ hồ đại nội, thường là những cuộc thách đấu giữa đường này đường kia hay phường này phường nọ. Hai sân banh Lửa Hồng và Cột Cờ là địa điểm để chúng tôi tranh tài, những cầu thủ tí hon đó về sau, khi trưởng thành cũng có một số người nổi tiếng trong giới bóng tròn Cố Đô.

Thành phố thân thương cứ âm thầm già dần với thời gian, lớp lớp rêu xanh bám dày trên bệ thềm, trên thành quách, trên mái ngói của các cung điện, tháng năm trầm tư phơi gan cùng tuế nguyệt, tuổi trẻ vô tư lự, mộng ban sơ, mắt ngơ ngác, cửa lòng để ngỏ, cuộc đời trước mắt như một bài thơ, êm đềm như mặt nước hồ thu dưới ánh nắng vàng ruôm không dợn sóng.


Tuổi thơ lớn lên hồn nhiên, những ngôi trường tiểu học Thượng Tứ, Trần Quốc Toản, Trần Cao Vân …rồi trung học Hàm Nghi, Nguyễn Tri Phương, Quốc Học, Kỹ Thuật… hoặc Bồ Đề, Bình Linh, Nguyền Du, Bán Công… loay hoay rồi cũng gặp nhau vào cuối tuần ở sân banh, quán cà phê, hay ngoài phố.


Tuổi thơ lần nhạt phôi pha với thời gian dần dà đi tới, lớn lên từ thể xác tới tri thức, Huế như một gia đình lớn, loanh quanh xóm vắng đưòng gần rồi cũng gặp nhau, cái gì cũng thân thương trìu mến.

Không ngờ, sau những tháng năm thăng trầm đó đây, rồi lưu lạc đất khách quê người lại gặp nhau, anh bạn từng cùng lớp trường tiểu học, nhắc lại từng đứa, nhớ cả tên “cúng cơm” hoặc biệt danh thường gọi nhau, gợi lại những hình ảnh trường xưa thầy cũ, lòng bùi ngùi nhớ nhung.

Tuổi già những khi trà dư tửu hậu, cùng ôn kỷ niệm như dìu nhau về lối xưa, nơi thành phố quanh co thân thuộc. Quên làm sao được những ngày hè nóng bứt, dầm mình bến Thương Bạc, Phú Vân Lâu, Cầu Đông Ba, bến qua Gia Hội.

Những chiều nắng thu vàng vọt nhạt nhòa mưa bụi lâm râm trên những con đường nội thành âm u huyền tích. Những đêm hè nóng bức, học bài thi dưới ánh đèn đường, những mùa thi tìm nơi yên lặng “gạo” bài trong đại nội, nơi những dấu tích ngày nào, bước chân đi đâu cũng còn in vết giày tuổi thơ, một thời yên bình phẵng lặng.


Hình ảnh những con đường nhỏ trãi đá gồ ghề, giữa hai hàng chè tàu cắt xén phẳng phiu, những đêm trăng dạo xe đạp dưới những ngọn đèn đường lờ mờ trong thành, qua đường Âm Hồn những đêm mồng một, rằm khói hương nghi ngút.


Mường tượng khu Viện Bảo Tàng có hai hàng tượng đá văn vỏ đứng chầu, nét mặt nghiêm nghị đăm chiêu. Những khẩu súng thần công bằng đồng to lớn uy nghi, trục bánh xe gỗ chạm trổ công phu, mỹ thuật, những cổ đền với mái lượn tứ linh long lân quy phụng.

Huế với bốn mùa: thanh thản, bốc lửa, trầm ngâm đăm chiêu và ủ dột đìu hiu.

Xuân thanh thản an bình giữa phong cảnh hửu tình đua sắc: hoa mai, hoa đào, hoa sứ…cái thân quen an bình khi ngồi trong quán cà phê, nhìn ra bên ngoài những tà áo phất phơ trong nắng mai, e thẹn dưới “bài thơ nón mỏng che đầu mỹ nhân”, hay lãng mạn hơn thì dìu nhau dạo chơi lăng tẩm đền đài, thưởng lãm những cây cảnh lâu đời, thành cổ rêu phong dày dạn cát bụi thời gian.

Hạ bốc lửa đỏ thắm với hoa phượng rụng rơi trên khắp nẻo đường, tiếng ve sầu thiết tha buồn man mác trong buổi trưa trời oi bức. Ngọn gió Lào hòa ánh nắng như thiêu giữa những ngày tháng Hạ rong chơi, ngồi câu cá dưới tàn cây bên hồ Tịnh Tâm, hồ Mưng…Hoa sen, hoa súng nở rộ trên mặt nước, mê mẩn với vài con chuồn chuồn kim chập chờn trên cánh bèo trôi lững thững, từng cánh bướm vàng bay lượn chập chờn tung tăng, nền trời xanh lơ, lững lờ mây trắng.


Thu đến với Huế qua sóng nước lăn tăn trong cảnh sen tàn nắng nhạt, hoàng hôn buồn chậm buông trên những thảm cỏ công viên, dọc hai bờ sông Hương, mưa bụi nhè nhẹ rơi trên đường phố rộn người, trên những vọng lâu cổ kính của Cố đô.

Đông thì Huế mưa dài mưa dai,“mưa như cầm chỉnh mà đổ, sông Hương từ phẳng lặng trong vắt, có thể nhìn suốt tận đáy thấy cá lội, cọng rong, trở nên cuồn cuôn mênh mông, tràn bờ lênh láng. Nước dâng lên trên những con đường quanh các bờ hồ, cao thấp tùy theo con nước thượng nguồn tuôn về.


Mưa gió lạnh lùng là một đắc thù mùa Đông xứ Huế, những bước chân cao thấp bì bõm trên những con đường nước dâng lên là một thú vui đùa không những cho con trẻ mà cả người lớn. Những ngày dài mưa buồn rả rích, mưa ngày, mưa đêm triền miên không ngớt với gió bấc lạnh lùng.


Quanh năm suốt tháng, những ngày cuối tuần, không hẹn hò, ai cũng tản bộ ra đường phố Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu….như những giờ phút thư giản đôi chân và“luyện thần”đôi mắt.

Trang phục tươm tất, lui tới chừng ấy con đường, chào hỏi nhau một ngày trong tuần như tự trình diện và điểm danh đời xem ai còn hiện hữu trên thành phố đá bạc thành rêu.


Huế….Các bạn ơi, ai đã từng một thời với Huế mà không trải qua những đoạn đường này, tất thảy là những hình bóng đầy ắp kỷ niệm, dù lúc vui khi buồn đều là bóng mát một chặng đời để lại nhiều dấu ấn, như những vần thơ vụng về thuở nào trao nhau, dẫu nét mực có phai nhạt theo thời gian nhưng lời thâm tình đã len vào tâm thức.

Huế là thế đó, gần gũi thân quen. Bây giờ ở nơi xứ người thỉnh thoảng đi vào khu Việt Nam, gặp lại những người thấy quen quen , hỏi ra là Huế, cùng với nhau một thuở một thời, cái xứ ấm cúng xóm ngắn đường gần đi lai gặp nhau, cho nên lưu lạc lâu rồi vẫn còn ghi hoài trong nỗi nhớ.


Khi đã mất đi rồi mới thấy tiếc nuối vọng về, dẫu sao là những con người từng lớn lên từ Huế đã có cái may mắn được trầm minh tận hưởng tuổi hoa niên nơi cố đô văn vật với những điều kiện lịch sử và thiên nhiên phong phú đa dạng một thời.

Quê hương và tuổi thơ là những cái gì thiêng liêng gắn bó liền với một đời người. “Người ta có thể vì một lý do nào đó phải rời xa quê hương, còn trái tim và quê hương thì không bao giờ “câu nói này đã đọc được trong một cuốn sách của một nhà văn nước ngoài nào đó tôi quên tên, nhưng tôi rất tâm đắc với ý tưởng này.

Huế, có muôn vàn lý thú trong kỷ niệm cuộc đời, Huế là nơi giữ gìn được nhiều nhất những di tích văn minh nghệ thuật, truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại qua nhiều thời đại, hồi tưởng về Huế thấy lòng thấm thía da diết đến chừng nào, hồi tưởng về Huế để nhìn thấy quê hương mình, một quê hương chung của Tổ quốc.

Ai cũng có một ký ức tuổi thơ để vọng về, để hoài cảm nỗi nhớ niềm thương, và tôi cũng không nằm ra ngoài cái thường tình ấy, nhưng có cái đặc biệt là tôi có hai mảnh trời tuổi thơ. Nếu tính về gốc gác xuất xứ thì tôi chẵng dính dáng gì với Huế, cố đô văn vật đó.

Quê hương tôi xa Huế về hướng Bắc hơn sáu chục cây số, ở một thôn làng nghèo nàn hẻo lánh, thời buổi tuổi tôi ai dám tính chuyện đi học Huế, nhưng với điều kiện xã hội, một xã hội mang đầy tính nhân ái bao dung, nhờ vậy tôi đã trở thành một cậu học trò giữa nơi đô hội.


Tôi đã trải qua thời thơ ấu rồi trưởng thành với vùng đất trời“con sông không rộng mà dài”… của Huế đẹp như bài thơ, đầy mộng mơ, như những đàn chim bay chập chờn cạnh vòm mây dật dờ giữa khung trời nguyệt bạc.

Huế thân thương, tôi vẫn giữ mãi hình ảnh chú học trò cuả những năm tháng xa xưa, nó đã niú kéo nhắc nhở tôi qua ký ức …không bao giờ phai mờ, dù là chân trời góc bể.


Gần đây, khi nghe anh bạn thuở tuổi tóc xanh gọi từ một tiểu bang xa, cùng ở Hoa kỳ. Anh ấy, và tôi, và chúng ta, ai từng từ đó mà ra làm gì không rung cảm mỗi khi nhắc về ngày tháng cũ, thành phố xưa. Đó là cảm tác bài thơ của tôi, chỉ trích dẩn hai câu sau cùng để mở đầu cho bài viết này.

Huế thân thương, Huế của một thời, Huế của tuổi đời mới chớm, rồi xa Huế, nhớ Huế khôn cùng.
Huế, ở thì buồn, đi thì nhớ. Nhớ lắm, nhớ đáo để, nhớ da diết.

Trần Quốc Phiệt

Thú lội lụt ở Huế


“Tháng 7 nước nhảy lên bờ”. Mà lên bờ thiệt. Mưa. Mưa. Mưa… kéo dài lê thê. Lúc đầu nhỏ sau lớn dần. Nặng hạt. Xối xả. Cây cối trong vườn ngã nghiêng theo mưa và gió. Cây Lựu trước sân nhà tôi tơi tả. Trời tối dần. Mưa càng lúc càng to. Ào ào như thác đổ. Mưa suốt đêm. Sấm đất cuốn vào mưa. Ầm ầm. Ào ào. Âm thanh rộn rã…




Có lẽ lụt - tôi nhủ thầm. Màn đêm bao trùm vạn vật trong mưa. Sáng mai mà lụt thì được nghỉ học, được lội lụt. Lụt?... Lụt?... Giấc ngủ đến với tôi thật nhanh bởi tiếng sấm đất, tiếng mưa đêm dồn dập to, nhỏ đều đều không dứt - mưa lụt.

… 

Thức giấc thì trời đã sáng. Tiếng sấm đất vẫn ì ầm kéo dài như tiếng súng. Tôi vội vàng mở cửa sổ nhìn ra sân tìm lụt. Lụt thật rồi ! Nước lấp xấp trong sân nhà tôi. Khấp khởi mừng thầm trong bụng, tôi khẽ đóng cửa sổ tránh mưa. Trời sáng dần. Trong nhà mọi người xôn xao: “Lụt rồi ! Lụt rồi”. “Nhà mình cao mà có nước như ri là mọi nơi đều có nước lụt rồi”. Em tôi vỗ tay la lên. Mạ tôi mắng yêu: “Cha mi”. Tôi cũng mừng lắm nhưng không la lên như em.




Buổi sáng. Đội mưa đi học. Mưa vẫn rất lớn. Hai bên đường trong thành nội nước ao chảy mạnh… Ngang qua cầu Trường Tiền, gió và mưa chực sẵn đổ nhào vào người tôi. “Thân gái dặm trường”, “Liễu yếu đào tơ”- cải lương dễ sợ. Lạnh, mưa, gió làm cho người tôi và xe chao đảo, nghiêng ngã theo gió. Tôi phải cố sức ghì chặt guidon xe. Nước sông Hương lên. Bình thường trong xanh bây giờ đục lờ. Cuồn cuộn. Hối hả. Đuổi nhau. Đò tấp vào bờ. Cư dân đò xôn xao lên đường…
Ngôi trường màu hồng thấp thoáng trong mưa. Hàng phượng già trong sân đìu hiu, xác xơ. Sân trường nhốn nháo tiếng học trò lẫn vào tiếng mưa ào ạt. Xanh, trắng, vàng, tím di chuyển. “Có học không?” “Chắc được nghỉ học.” “Lụt sắp tới nơi”…

Tiếng chuông điện báo hiệu giờ vào lớp. Sân trường vắng tiếng học trò nhường chỗ cho tiếng mưa và gió ào ào xối xả qua chiếc máng xối ở một góc tường hồng. Con đường đất trước hành lang lớp học ngập nước - nước ứ. Nhìn vẫn cứ thích mắt. Mọi cặp mắt đều hướng về cửa lớp chờ đợi. Theo lệnh của nhà trường, chúng tôi được nghỉ học vì nước sông Hương tràn bờ ở Đập Đá. Cả lớp ồ lên. Gương mặt rạng rỡ. Sắp được “lội lụt”. Về đường nớ, đi tê mới có nước lụt. Các bạn xôn xao lên kế hoạch. Tháng 7 âm lịch nước sông Hương hay nhảy lên bờ nên các bạn thường đi bộ đến trường để thuận tiện cho việc “đi lội lụt”. Không hiểu sao tôi lại đi xe đạp. Khờ quá. Một mình đạp xe về nhà.


 

Bên lề đường Lê Lợi, các anh Quốc Học đang “chần chờ” dưới mưa để “đợi” các nàng Đồng Khánh. Nước sông Hương chỉ mới tràn lên mé công viên chưa ra đường nên nhóm bạn ở khu vực gần trường phải theo các bạn ở Chợ Cống, Đập Đá để lội lụt. Các bạn vẫy gọi tôi. Nước Đập Đá tràn bờ từ sáng sớm nhưng chưa đến nỗi nào, xe và người có thể qua lại và học trò thì vẫn có thể “lội lụt” thoải mái nhưng phải thăm chừng nước lên “đột ngột” - kinh nghiệm lội lụt của các bạn nhà ở Đập Đá và Chợ Cống. Hai nơi có lụt sớm nhất.

 

Nhà ở Thành Nội nên tôi đi lội lụt cùng nhóm bạn ở trong thành. Mưa vẫn nặng hạt nhưng gió thì có nhẹ hơn, đang cùng mưa lượn khắp nơi nhìn người lội lụt. Chúng tôi, năm đứa hẹn nhau ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản. Trường ngập nước. Không còn học trò. Mưa bỗng ào ào rất to. Ngang qua Tòa án, một chiếc xe hơi ào tới làm nước vỡ òa trước mặt chúng tôi. Nước trên đường nhấp nhô. Nghiêng qua. Đảo lại. Nước tung đầy mặt. Cả bầy con gái tắm trong nước. May mà có áo mưa che. Năm đứa quây tròn ôm nhau,Tương Ngẫu, Ngọc Khánh, Bích Hà, Ngọc Thạch và tôi. “Bất lịch sự” - Bích Hà nhìn xe phàn nàn. Tôi vuốt vội nước trên mặt rồi hồn nhiên: “Lội lụt mà lịch sự gì. Mặc ai nấy đi. Xe đi. Người lội. Nước vung vẩy. Ấy đừng nhiều chuyện.”

 
Bích Hà nguýt yêu tôi: “Cái con ni.” Thạch, Ngẫu, Khánh nhìn tôi và Bích Hà, cười. Đoạn đường này tương đối cao nên khoảng ở giữa đường nước chỉ qua mắc cá chân một chút. Mặt đường trải nhựa nên nước tương đối trong, thấy rõ đôi chân thon nhỏ, xinh xinh của năm đứa con gái lấp lánh trong nước. Guốc mộc, quai guốc trong hất nước tung tóe. Chúng tôi lội dần đến đường Âm Hồn gần trường Trung học Bồ Đề. Đoạn đường này nước sâu đến đầu gối do thấp vả lại nước ở các Hồ tràn lên đường chảy khắp nơi. Trên đường, con trai, con gái nhởn nhơ lội lụt. Xôn xao. Rộn ràng. Ơi ới gọi nhau. Mưa hát. Mưa reo. Nhạc nước rì rào lẫn vào âm thanh bì bỏm đều đều của những bước chân học trò trong nước đưa lên bỏ xuống, đẩy tới hất lui. Chuyên nghiệp “lội lụt”.


 

Con đường này gần trường Trung học Bồ Đề, Hàm Nghi, Nữ Thành Nội nên học trò lội lụt đông vui. Lội lụt để tìm nhau, để nhìn nhau. Đứa đẹp. Đứa dễ thương. Cứ lội qua, lội lại, lội tới, lội lui … nhìn nhau. Con trai “ngắm” con gái. Con gái “nhìn” con trai. Khen đẹp, chê xấu, được được, dễ thương đủ hết. Lội trước mặt để nhìn, lội sau lưng để hóng chuyện của con gái. Con trai đi lội lụt chỉ có thế. Con gái lội lụt nửa ham vui, nửa ưng làm điệu, lội lụt tà tà với gương mặt “tỉnh tỉnh” nhạt nhòa trong mưa cho các anh say sưa ngắm. Thấy các anh mà “tội”. Thấy các em mà “thương”. Nước trên đường vẫn tuôn. Nhấp nhô thành từng làn sóng nhỏ qua bước chân của người lội lụt. Mưa tạnh. Mọi người trên đường thấy rõ mặt nhau hơn. Chân lội. Mắt nhìn. Con trai rạng rỡ. Con gái làm duyên. Tất cả đều hiền lành, dễ thương. Làm nền cho con đường Âm Hồn lúc này là cảnh “Học trò lội lụt”. Vui ơi là vui !


Trời sáng dần rồi bỗng thay chiếc áo màu lam. Cả một màu lam huyền bao trùm không gian. Mưa lắc rắc, gió lành lạnh. Nước vẫn giữ nguyên không rút cũng không dâng lên tiếp. Trời đẹp chi lạ …


 
Buổi chiều. Trời vẫn mưa nhưng không buồn. Tôi mặc chiếc áo mưa tím, che dù tím - rất điệu. Tôi hẹn ccác bạn lội lụt cuối đường Tôn Nhơn qua Ngô Đức Kế. Chung quanh tôi mọi người đều “điệu”. Lội lụt chỉ có con gái, con trai, còn người lớn tham gia trên đường chỉ do công việc cần đi. Đường Ngô Đức Kế là con đường thường xuyên đón lụt hàng năm. Nước các Hồ trong Thành Nội tràn, nước sông Hương tràn bờ vào cửa Đông Ba nên đường Nguyễn Đức Kế có nước để thiên hạ lội lụt.

Ngoài đường, trong nhà rộn ràng, tấp nập. Gương mặt mọi người bình thản, không lo lắng. Chỉ hơi băn khoăn một chút vì ngày mai nước rút phải làm vệ sinh nhà cửa vất vả - nhưng không sao. Mưa nhỏ hạt nhưng cũng đủ sức cuốn vào nhau thành những cánh hoa nước nhảy múa trên đường. Nước nhấp nhô, rẽ thành đường dài chao đảo khi có xe đạp lướt qua. Nhìn cũng hay hay. Trước mặt, sau lưng chúng tôi, xanh, đỏ, tím, vàng đủ màu sắc lấp lánh dưới mưa. Chúng tôi tranh nhau đi sát vào nhau để tránh mưa dưới những chiếc dù con gái xinh xinh. Cả bầy đều đẹp. Thu hút mọi người trên đường lội lụt. Chúng tôi bì bỏm lội lụt dưới mưa. Lội dần đến đường Mai Thúc Loan ra cửa Đông Ba đến đường Huỳnh Thúc Kháng (Hàng Bè). Đò lên bờ nằm trên đường. Người đi đường và đò san sát nhau. Cư dân đò nhốn nháo. Đò ni, đò nớ gọi nhau.


 
Người lội lụt thản nhiên nghịch nước, trêu mưa bởi những chiếc dù màu đưa lên, đưa xuống, lượn qua, lượn lại trên đường như bươm bướm. Gương mặt mọi người sáng lên vì trời bắt đầu tạnh mưa. Nước sông không lên không xuống. Chỉ dừng ở mức ngang đầu gối chân của người lội lụt. Bên đường, nhà nào cũng mở cửa đứng nhìn thiên hạ lội lụt đồng thời thăm dò con nước. Chúng tôi gặp các chị, các bạn cùng trường, cùng lớp trên đường lội lụt. Con đường Hàng Bè bỗng xôn xao bước chân con gái lội lụt. Đều đặn. Nhịp nhàng. Lội lụt cũng điệu. Chỉ có đi lội lụt, con trai Huế mới có dịp ngắm con gái cận mặt. Ngày bình thường đi học có bao giờ con trai, con gái được nhìn nhau như ri. Vì thế mà lội lụt ở Huế là một “cái thú” rất riêng, rất vui và rất dễ thương của người Huế thuở mới lớn. Ngày ấy, cách đây nửa thế kỷ lụt Huế chỉ là cơ hội một năm có một, hai lần nước sông Hương tràn bờ nhè nhẹ để có một ít nước cho trẻ thơ nghịch nước, cho tuổi trẻ mượn nước trên đường để tìm nhau, âm thầm trao đổi những niềm vui “không tên” thoảng qua. Người lớn thì được lao động nhẹ, vệ sinh nhà cửa sau một, hai ngày (thường là một ngày)


 

Bà Lụt viếng nhà. Còn người già nhìn con trẻ lội lụt mà vui khi nhớ về tuổi trẻ tung tăng lội nước trên đường làng. Thuở ấy, lụt Huế bao giờ cũng là những “cái lụt” thoáng qua. Thoắt đến. Thoắt đi để cho con nít, con gái, con trai phải tiếc “ngần ngơ” mỗi lần nước rút. Bây giờ lụt Huế không phải là những “cái lụt” nhẹ nhàng, dễ thương, thu hút mọi người ra đường lội lụt nữa mà là những “trận lụt”. Những “trận lụt” màn trời, chiếu đất. Mọi người sống trong lo toan, sợ hãi, sợ đói, sợ chết. Trẻ thơ mắt ngơ ngác. Mắt con trai, con gái buồn bã, hoài nghi. Người già mắt buồn lo sợ. Mưa khóc. Tất cả mọi người chuẩn bị và vội vàng “Chống lụt”.



Huế ơi ! Thật buồn khi Huế mất đi những cảnh lội lụt lao xao, rộn rã trên các ngã đường của Huế. “Lội lụt để tìm nhau, để nhìn nhau, để cho mắt long lanh, cho tâm hồn bay bổng”. Đó là niềm vui của con trai, con gái của Huế một thời.

… Ai đó, đã làm mất đi những “cái lụt” thoáng qua vô cùng dễ thương của Huế để cho bây giờ …!!!

Bùi Kim Chi
 (Sông Hương SDB10/09-13)

Những cái cũ & xưa nhất của Saigon



Ngôi trường cổ nhất



Trường Lê Quý Đôn được xây dựng vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), rồi đổi thành Collège Chasseluop Laubat. Năm 1954, trường mang tên Jean Jacques Rousseau. Năm 1967, trường được trả cho người Việt quản lý mang tên Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ năm 1975 đến nay đổi tên là trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn. Hơn một thế kỷ qua trường vẫn giữ được kiến trúc ban đầu.


Nhà máy điện Chợ Quán xây dựng năm 1896, máy phát điện chạy bằng hơi nước có 5 lò hơi với 150m2, cung cấp dòng điện 3 pha, công suất chưa tới 120MW. Máy phát điện chính công suất 1000A/h. Hiện nay, nhà máy đã được trang bị hiện đại với 7 máy phát điện, hòa với lưới điện quốc gia cung ứng phần quan trọng cho lưới điện thành phố. Nhà máy toạ lạc tại số 8 Bến Hàm Tử, quận 5.


Bệnh viện cổ nhất


Bệnh viện Chợ Quán xây dựng năm 1826 do một số nhà hảo tâm đóng góp, sau đó hiến cho nhà nước. Năm 1954-1957 giao cho Quân đội gọi là Viện bài lao Ngô Quyền. Năm 1974, đổi thành Trung tâm Y tế Hàn Việt có 522 giường. Tháng 9/1975, mang tên Bệnh viện Chợ Quán. Đến ngày 5/9/1989 chuyển thành Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Hiện nay có 610 Cán bộ-Công nhân viên và 550 giường bệnh.


Nhà hát cổ nhất


alt

Nhà hát thành phố do kiến trúc sư người Pháp xây dựng hoàn tất vào ngày 17/1/1900. Các phù điêu bên trong được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ XIX. Nhà hát là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều xem. Năm 1956, Nhà hát được dùng làm trụ sở Hạ nghị viện chế độ cũ; tháng 5/1975 trở thành Nhà hát thành phố với 750 chỗ ngồi. Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn toàn bộ phần kiến trúc bên ngoài Nhà hát được phục chế lại như nguyên mẫu ban đầu.
Khách sạn cổ nhất


Khách sạn Continental tọa lạc tại 132-134 Đồng Khởi, xây dựng năm 1880 do Kiến trúc sư người Pháp thiết kế, tên khách sạn có ngay từ những ngày đầu. Sau 30/4/75 đổi thành Hải Âu. Đến năm 1989, khách sạn được nâng cấp, chỉnh trang và lấy lại tên cũ Continental có diện tích 3430m2, cao 3 tầng, nơi đây đã từng đón tiếp các vị tổng thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng. Ngày nay, khách sạn Continental là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế


Nhà thờ cổ nhất





Nhà thờ Chợ Quán tọa lạc tại số 20 Trần Bình Trọng, P.2, Q.5 xây dựng từ năm 1674 là nhà thờ cổ nhất tại Sài Gòn và cổ nhất ở miền Nam. Ngôi thánh đường nằm ở vị trí trung tâm, có kiến trúc kiểu phương Tây, lợp ngói đỏ, có thể chứa khoảng 1000 người. Ngoài việc sinh hoạt tôn giáo, Họ đạo Chợ Quán tích cực tham gia công tác xã hội giúp đỡ người nghèo. Trải qua hơn 3 thế kỷ Nhà thờ Chợ Quán đã được trùng tu nhiều lần. Hiện nay, nơi đây có phòng khám và phát thuốc từ thiện dưới quyền quản lý của Hội Chữ thập đỏ Quận 5.


Ngôi đình cổ nhất



Một trong những ngôi đình cổ nhất của đất Gia Định xưa và xưa nhất Nam Bộ là đình Thông Tây Hội, xây dựng vào khoảng năm 1679, là chứng tích còn nguyên vẹn nhất của thời kỳ dân Ngũ Quảng kéo vào khai khẩn vùng Gò đất có nhiều cây Vắp (từ đó trở thành tên địa phương là Gò Vấp). Đình lúc đầu là của thôn Hạnh Thông–thôn khởi nguyên của Gò Vấp–sau đổi thành Thông Tây Hội (do sự sáp nhập của thôn Hạnh Thông Tây (thôn Mới) và thôn An Hội). Đình Thông Tây Hội có vị Thành Hoàng rất độc đáo. Hai vị thần thờ ở đình là hai hoàng tử con vua Lý Thái Tổ, do tranh ngôi với thái tử Vũ Đức nên bị đày đi khai hoang ở vùng cực Nam tổ quốc và trở thành “Thủy tổ khai hoang” trong lịch sử Việt Nam; hai vị thần đó là: Đông Chinh Vương và Dục Thánh Vương. Ngôi đình còn giữ được khá nguyên vẹn về quy mô và kiến trúc, kết cấu, với những chạm khắc đặc trưng Nam bộ. Đình Thông Tây Hội thuộc P.11, Gò Vấp.


Nhà văn hóa cổ nhất

 


Cung Văn hóa Lao Động. Năm 1866, với tên gọi Cèrcle Spertif Saigonnais được xây dựng làm sân thể thao của quan chức người Pháp với những hồ bơi, sân quần vợt, phòng đấu kiếm và phòng nhảy đầm. Thời Mỹ chiếm đóng, sân chơi được mở rộng hơn phục vụ cho cả giới quý tộc. Tháng 11/1975, Ủy ban Quân quản Sài Gòn–Gia Định trao toàn bộ cơ ngơi này cho Liên đoàn Lao động Thành phố để cải tạo xây dựng thành nơi tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao và vui chơi giải trí cho công nhân lao động, lấy tên là Câu lạc bộ Lao Động, sau đổi thành Nhà văn hóa Lao Động, và rồi là Cung Văn hóa Lao Động. Diện tích 2,8ha, với 132 năm hình thành và phát triển, Cung Văn hóa Lao Động là Nhà văn hóa cổ và lớn nhất của Sài Gòn .



Công viên lâu đời nhất


 

Thảo Cầm Viên do người Pháp xây dựng năm 1864, nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp Louis Pierre làm giám đốc đầu tiên. Mục đích xây dựng Thảo Cầm Viên để ươm cây giống trồng dọc các đại lộ Sài Gòn, đồng thời là nơi nuôi trồng những động thực vật vùng nhiệt đới mà các Thảo Cầm Viên của Pháp chưa có. Năm 1865, chính phủ Nhật đã hỗ trợ khoảng 900 giống cây quý như: Chizgnamat, Goyamtz, Acamatz, Coramatz, Kayanoki, Kayamaki, Enoki, Maiki, Asoumaro, Sengni, Momi, Cashi, Kiaki, Inoki… Động vật của Thảo Cầm Viên khá phong phú như: gà lôi, sếu, cu gáy, hồng hoàng, công, hưu, nai, cọp, khỉ, chồn hương, tắc kè, rùa, cọp xám, đóm đen, gà lôi xanh, chim cú lợn… Đến năm 1989, Thảo Cầm Viên được cải tạo, mở rộng và nhập thêm nhiều giống thú mới, trồng thêm cây quý. Hiện nay, có 600 đầu thú thuộc 120 loài, 1823 cây gỗ thuộc 260 loài và nhiều loại cây kiểng quý trên diện tích 21.352m2. Năm 1990, Thảo Cầm Viên là thành viên chính thức của Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á. Thảo Cầm Viên đã tròn 134 tuổi, số lượng động thực vật ngày càng tăng, nơi đây đã gắn bó với từng bước đi lên của thành phố và là một trong những công viên khoa học lớn nhất Đông Dương.


Ngôi nhà xưa nhất


 


Ngôi nhà có tuổi thọ lâu đời nhất còn hiện diện tại Sài Gòn nằm trong khuôn viên Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn -180 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3. Năm 1790, Vua Gia Long cho cất ngôi nhà này ở gần Rạch Thị Nghè làm nơi ở cho Linh Mục Bá Đa Lộc và làm nơi dạy học cho Hoàng tử Cảnh. Ngôi nhà được xây dựng bên bờ sông Thị Nghè trong địa phận Thảo Cầm Viên bây giờ. Năm 1799, Bá Đa Lộc chết, ngôi nhà được giao cho linh mục khác. Từ năm 1811 đến năm 1864 ngôi nhà bị đóng cửa vì chính sách cấm đạo của triều đình Huế. Sau khi vua Tự Đức ký hòa ước với Pháp, ngôi nhà được trao lại cho Tòa Giám Mục và được di chuyển về vị trí đường Alexandre de Rhodes hiện nay. Sau đó năm 1900 Tòa Giám Mục được xây cất tại 180 đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) thì ngôi nhà gỗ lại được dời về đây làm nhà thờ của Tòa Giám Mục. Ngôi nhà 3 gian 2 chái, lợp ngói âm dương, sườn, cột bằng gỗ, khung cửa và các khung thờ đều được chạm trỗ công phu hình hoa, lá, chim thú, hoa văn. Trong các di vật còn lại của ngôi nhà có một di vật có giá trị lịch sử lớn, đó là đôi liễn gỗ có tám chữ triện khảm xà cừ là tám chữ vua Gia Long ban tặng giám mục Đá Ba Lộc, một bên là “Tứ Kỳ Thịnh Hy”, một bên là “Thần Chi Cách Tư”. Ngôi nhà được tu sửa vào năm 1980, cách tu sửa có tính chất vá víu, cốt giữ lại những gì có thể giữ được. Trải qua hai thế kỷ ngôi nhà không giữ được nguyên trạng nhưng đây là một di tích kiến trúc mang dấu ấn lịch sử, tôn giáo và văn hóa nghệ thuật. Đây là một tài sản có giá trị mà các bậc tiền nhân đã để lại cho chúng ta, không chỉ là truyền thống- bản sắc dân tộc mà còn là bộ mặt quá khứ mang tính văn hóa kiến trúc, một khía cạnh văn minh tại một vùng đất mới mọc lên từ đầm lầy, kênh rạch.


Ngôi chùa cổ nhất



Ngôi chùa có cảnh trí đẹp nhưng nằm ở địa điểm không tiện đi lại nên được ít người biết đến là chùa Huê Nghiêm, tọa lạc ở 20/8 Đặng Văn Bi, Thủ Đức. Chùa được thành lập năm 1721 do Tổ Thiệt Thùy (Tánh Tường) khai sáng. Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Đây là chùa cổ xưa nhất trong các chùa ở TP. HCM nên còn gọi là Huê Nghiêm Cổ Tự. Những ngày đầu là một ngôi chùa nhỏ được xây cất trên vùng đất thấp cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên pháp danh Liễu Đạo hiến đất để xây lại ngôi chùa rộng rãi khang trang như hiện nay. Qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 mặt tiền chùa ngày nay mang dáng vẻ kiến trúc của chùa hiện đại nhưng các gian phía trong vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ truyền, mái gian mặt tiền được cấu trúc gồm 3 lớp, nhỏ dần về phía trên. Các đường gờ mái chạy dài xuống cuối đầu đăng đều trang trí bằng hoa văn hình cánh sen đối xứng, giữa là hình bánh xe luân pháp, đặt trên hoa sen.

Mái lợp ngói ống màu đỏ, đường viền mái ngói màu xanh. Vườn chùa có nhiều cây xanh bóng mát, có 9 ngôi tháp cổ với nhiều kiểu dáng khác nhau như những cánh sen vươn lên. Những hàng cột gỗ trong chùa được khắc nổi các câu đối bằng chữ Hán màu đen kết hợp với việc chạm khắc mô típ “long ẩn vân” dùng trang trí. Chùa Huê Nghiêm là một di tích Phật giáo quan trọng, là nơi dừng chân, sống đạo và hành đạo của nhiều vị danh tăng uyên thâm Phật pháp, có đạo hạnh và có đạo đức. Chùa cũng là bằng chứng về trình độ kiến trúc và phong tục tập quán của người Việt trên vùng đất mới khai phá, mở ra nền văn minh trên vùng đất hoang sơ.


Đường sắt đầu tiên ở thành phố 





Tuyến đường sắt đầu tiên ở nước ta là đoạn đừơng sắt Sài Gòn–Mỹ Tho dài 71km, xây dựng năm 1881. Ga chính trước chợ Bến Thành, văn phòng đường sắt là tòa nhà 2 tầng chiếm cả khu đất bao bọc bởi 3 đường Hàm Nghi–Huỳnh Thúc Kháng–Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nay là Xí nghiệp Liên hợp đướng sắt khu vực 3. Xe lửa chạy bằng máy hơi nước phải dùng than củi đốt nồi súp-de nên xe chạy khá chậm. Vì không cạnh tranh nổi với xe đò trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách, đường xe lửa Sài Gòn–Mỹ Tho ngưng hoạt động từ lâu. Sau năm 1975, Ga xe lửa Sài Gòn được dời về Ga Hoà Hưng. Trên nền Ga Sài Gòn cũ ngày 8/8/1998, khởi công xây dựng Trung Tâm Văn Hoá Thương Mại Sài Gòn.



Người Việt đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp




Ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Năm 1859, Pháo hạm Pháp bắn vào cửa biển Đà Nẵng và thành cũ Gia Định, triều đình nhà Nguyễn bắt buộc chấp nhận mở cửa đất nước cho tư bản thực dân Pháp xâm nhập. Trong giai đoạn lịch sử mới, người Việt Nam từng bước tiếp xúc với ngôn ngữ và văn minh mới. Trương Vĩnh Ký là một trong những người sớm tiếp xúc và hấp thụ ngôn ngữ văn hoá phương Tây đã trở thành học giả có nhiều sáng tác nhất bằng cả tiếng Pháp và tiếng Hán–Việt. Ông là người Việt Nam đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp. Cuốn “Giáo trình lịch sử An Nam” đã được xuất bản gồm hai tập dày 462 trang. Đây thực sự là một công trình bác học biên soạn công phu dưới ánh sáng của một phương pháp luận khoa học tiến bộ so với đương thời.





Tờ báo bằng chữ Quốc Ngữ đầu tiên






Tờ “Gia Định Báo” là tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta ra đời tháng 4/1865. Tờ báo đăng những thông tin nghị định của nhà nước và những tin kinh tế xã hội, lời bàn về thời cuộc, luân lý, lịch sử. Báo ra hằng tháng. Sau 4 năm phát hành, chính quyền thuộc địa cho phép báo phát hành hàng tuần bằng quyết định số 51 ngày 18/3/1869.



Tờ báo đầu tiên của Phụ nữ Việt Nam 

 

Ngày 1/2/1918 tờ báo chuyên về Phụ nữ đầu tiên ra đời là tờ “Nữ Giới Chung” nhằm nâng cao trí thức, khuyến khích công nông thương, đề cao người Phụ nữ trong xã hội, chú trọng đến việc dạy đức hạnh, nữ công, phê phán những ràng buộc đối với Phụ nữ, đánh đổ mê tính dị đoan, động viên Phụ nữ quan tâm đến việc “Nữ quyền”. Muốn có vị trí ngang hàng với nam giới ngoài việc tề gia nôi trợ phải am hiểu “tình trong thế ngoài”. Chủ bút tờ báo là nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, con gái nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, vốn có lòng yêu nước, yêu thương đồng bào như thân phụ nên khi làm báo Bà có ý muốn làm diễn đàn để tỉnh thức lòng yêu nước trong dân chúng. Tuy chỉ tồn tại được hơn 6 tháng nhưng “Nữ Giới Chung” cũng đã gióng lên một hồi chuông nữ quyền còn vang mãi đến ngày nay.



Cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên 






“Đại Nam Quốc Âm Tự Vị” là cuốn từ điển tiếng Việt quốc ngữ Latinh của Huỳnh Tịnh Của gồm hai tập: Tập I xuất bản năm 1895, tập II xuất bản 1896 tại Sài Gòn. Bộ từ điển chứa nhiều từ ngữ xưa, thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ về thảo mộc, cầm thú của Việt Nam và của miền Nam. Bộ từ điển này trở thành Từ điển Bách khoa toàn thư đầu tiên về Nam Bộ.


Người kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên






Ông Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) người làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Gia đình ông theo đạo Thiên Chúa, ông giỏi chữ Nho, thông hiểu Ngũ Kinh Tứ Thư, học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp với các giáo sĩ. Ông được giám mục Gauthier đưa sang Paris năm 1858. Ông am hiểu chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp luật. Năm 1861 ông trở về nước, tàu ghé Sài Gòn thì nơi đây đã đổi chủ, ông buộc phải làm phiên dịch cho người Pháp. Trong lúc ở Sài Gòn, ông đã đứng ra xây cất tu viện dòng thánh Phao lô (số 4 Tôn Đức Thắng). Đây là công trình xây dựng theo kiến trúc Châu Âu do người Việt Nam thực hiện tại Sài Gòn. Công trình được xây dựng từ tháng 9/1862 đến 18/7/1864 hoàn thành gồm nhà nguyện với ngọn tháp nổi bật trên cao xây theo kiểu Gôtic, một tu viện, một nhà nuôi trẻ mồ côi và một tháp chuông. Công trình xây dựng này là kết quả nghiên cứu kiến trúc châu Âu của Nguyễn Trường Tộ khi ông ở Hồng Kông. Qua nhiều lần sửa chữa trùng tu, ngày nay tu viện thánh Phao Lô vẫn giữ được đường nét kiến trúc xưa, chứng tỏ tài năng kiến trúc của Nguyễn Trường Tộ không thua gì các kiến trúc sư người Pháp.


Người Việt Nam đầu tiên vẽ bản đồ địa lý và đồ họa Sài Gòn theo phương pháp phương Tây
Ông Trần Văn Học, sinh quán ở Bình Dương, giỏi Quốc ngữ, Latinh và tiếng Tây Dương, được giới thiệu làm thông ngôn cho Nguyễn Ánh. Ông phụ trách việc dịch sách kỹ thuật phương Tây, đồng thời kiêm việc chế tạo hỏa xa, địa lôi và các loại binh khí. Năm 1790, Nguyễn Ánh xây thành Bát Quái. Trần Văn Học phụ trách “phác họa đường xá và phân khu phố phường”. Ông rất có tài vẽ địa đồ, họa đồ và kỹ thuật bản đồ như: tỉ lệ, trắc địa, và vẽ gần như chính xác các thành trì và công trình. Ông được coi người đầu tiên vẽ bản đồ Sài Gòn - Gia Định theo phương pháp phương Tây.



HOÀNG TRẦN * TRUNG CỘNG & VIỆT CỘNG

Dương Khiết Trì sang Việt Nam giữa lúc bộ quốc phòng động binh

Hoàng Trần (Danlambao) - Uỷ viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì vừa đến Việt Nam hôm 27/6/2016 giữa lúc Bộ Quốc phòng động binh khiến dư luận dấy lên nhiều câu hỏi về mục đích thật sự của chuyến viếng thăm lần này.

Theo thông báo chính thức, Dương Khiết Trì và phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao CSVN Phạm Bình Minh sẽ đồng chủ trì phiên họp lần thứ 9 của Uỷ ban chỉ đạp hợp tác song phương Việt-Trung.
Tuy vậy, các sự kiện trong quá khứ đều cho thấy rằng, mỗi khi Dương Khiết Trì sang Việt Nam đều mang đến những tín hiệu không mấy tốt lành đối với tiền đồ dân tộc.
Chấp thuận để Trung Cộng lập căn cứ tại Đà Nẵng 
Cũng xin được nhắc lại, vào năm 2014, giữ lúc bộ chính trị CSVN rúng động trước việc Trung Cộng hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, Dương Khiết Trì đã đích thân sang Hà Nội răn đe giới chóp bu Ba Đình. 
Khi ấy, bộ chính trị CSVN do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đã hoảng sợ và chấp nhận đầu hàng vô điều kiện. Truyền thông Trung cộng sau đó tỏ rõ thái độ hả hê khi gọi CSVN là “đứa con hoang đàng” và được Dương Khiết Trì sang “gọi về nhà”.

Lần này, nhiều khả năng một kịch bản cũ sẽ lại tiếp tục được tái diễn khi các tân lãnh đạo CSVN khoá 12 đều đã lộ rõ bộ mặt thân Tàu.
Sau cuộc họp giữa Dương Khiết Trì và Phạm Bình Minh hôm 27/6/2016, Trung Cộng tuyến bố sẽ tài trợ không hoàn lại cho CSVN số tiền 19,5 triệu đô để xây dựng cung hữu nghị Việt-Trung.
Đáp lại, CSVN sẽ phải chấp thuận để cho Trung Cộng thiết lập toà tổng lãnh sự tại Đà Nẵng - nơi những người Tàu giấu mặt đã mua đứt hàng trăm lô đất có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Ngoài ra, một thoả thuận hợp tác giữa bộ tư lệnh Cảnh sát biển CSVN và cục Cảnh sát biển Trung Cộng cũng đã được hai bên ký kết. Hành động này chẳng khác nào việc nạn nhân bị cướp lại đi hợp tác với kẻ ăn cướp. 
Ngoài các chủ đề đã được thông báo chính thức, chuyến đi Hà Nội của Dương Khiết Trì còn liên quan đến những căng thẳng leo thang tại Biển Đông, đặc biệt là sự kiện toà Trọng tài Quốc tế sắp sửa đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Cộng.
Bộ Quốc phòng động binh?
Trước ngày họ Dương đến Hà Nội, người ta chứng kiến hàng loạt các diễn biến bất thường liên quan đến bộ quốc phòng CSVN. 
Theo thông tin loan tải trên các mạng xã hội, ít nhất 50 xe bus chở các sỹ quan hải quân cũng đã được huy động về Hà Tĩnh - nơi có nhà máy Formosa trú đóng.
Tại Sài Gòn, xe thiết giáp quân đội rầm rập di chuyển giữa đêm. Trong khi đó, tại Tây Nguyên, pháo cao xạ và súng phòng không xuất hiện giữa đường phố Đắc Nông.

Pháo cao xạ và các khí tài quân sự xuất hiện hôm 27/6/2016 tại Đắc Nông - nơi có nhà máy bauxite Nhân Cơ của Trung Cộng trú đóng.
Việc động binh một cách công khai như trên không đơn giản chỉ là các cuộc diễn tập quân sự thông thường, vậy Bộ Quốc phòng CSVN đang toan tính điều gì?
Sau sự kiện hai chiếc máy bay Su 30 và CASA 212 tan xác trên biển, dư luận bắt đầu tỏ ra nghi ngờ về sự liên quan của Trung Cộng trong vụ việc dẫn đến cái chết của 10 sỹ quan không quân Việt Nam.
Lời giải thích của bộ quốc phòng CSVN cho rằng hai máy bay bị “tai nạn” do “thời tiết xấu” đã chẳng làm cho bất cứ ai tin tưởng. Hình ảnh những mảnh vỡ CASA 212 thu được tại khu vực đường phân chia Vịnh Bắc Bộ - nơi tiếp giáp với Trung Quốc, càng chứng tỏ rằng chiếc máy bay này đã bị bắn tan xác.
Thêm vào đó, CSVN đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi sắp phải trả lời trước nhân dân về nguyên nhân gây ra thảm hoạ cá chết miền Trung trong tháng 6/2016 - theo như lời cam kết trước đó.
Dự kiến, ngày 29/6/2016, bộ công an CSVN sẽ tổ chức họp báo công bố thủ phạm đầu độc biển miền Trung, mà ai cũng biết rõ là nhà máy Formosa.
Do đó, sự kiện bộ quốc phòng CSVN di chuyển khí tài quân sự là để đe doạ sự phẫn nộ của người dân, đồng thời cũng để bảo vệ cho các thế lực ngoại bang. Chuyến thăm của Dương Khiết Trì nhằm thúc ép CSVN thực hiện đúng những chỉ đạo này từ quan thầy Bắc Kinh.

27.01.2016


NHÀ MÁY GIẤY LEE & MEN

Nhà máy giấy Lee & Man của Tàu cộng - hiểm họa của môi trường trong sự đồng lõa của cán bộ nhà nước CSVN

CTV Danlambao - Từ cao nguyên bùn đỏ Bô xít, tới Formosa Vũng Áng tàn phá biển Đông, sang chất sud Lee & Man, cộng với hàng ngàn công trình khác của Tàu cộng, kết hợp với sự đồng loã của đảng CSVN, tất cả sẽ giúp Bắc Kinh tận diệt đất nước và con người Việt Nam...

*
Nhà máy giấy Hậu Giang là một dự án có mức đầu tư 1,2 tỷ đô la của Tập đoàn Lee & Man Paper. Tập đoàn này thành lập vào năm 1994 tại Quảng Đông và một năm sau chuyển về Hong Kong. Đây là dự án sản xuất giấy lớn nhất Việt Nam, đứng hàng thứ 5 trên thế giới, nhưng không có hệ thống thanh lọc nước thải chứa 28.500 tấn sud - Sodium Hydroxide (NaOH) rất độc hại đổ thẳng ra sông Hậu mỗi năm.
Đó là một hiểm hoạ to lớn cho môi trường của vùng Cái Cui, Nam sông Hậu, tỉnh Hậu Giang là vùng cây ăn trái trù phú, nuôi hải sản của hạ nguồn sông Cửu Long; và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của hàng triệu cư dân đang sinh sống trong vùng. Nguy hiểm hơn nữa vùng này là vùng trũng với nhiều kênh rạch nối kết sẽ làm cho thảm họa môi trường lan tỏa và khó giải quyết nếu xảy ra.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo vào ngày 23.6.2016, lãnh đạo Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam nói sẽ không sử dụng chất NaOH khi đi vào sản xuất. (1)
Phát biểu này có 3 vấn đề cần được quan tâm:
1. Đây là một phát biểu láo vì cho đến nay mọi quy trình tẩy trắng giấy sử dụng bởi các công ty trên thế giới đều phải sử dụng NaOH. Khi được hỏi nếu không sử dụng NaOH thì nhà máy sẽ sử dụng hóa chất gì để thay thế, lãnh đạo Lee &Man trả lời “Chưa trả lời được vì không nhớ”.
2. Nghiêm trọng hơn, việc phủ nhận không dùng NaOH tức là khẳng định nhà máy không có hệ thống để thanh lọc chất độc hại này. Chính xác hơn: Lee & Man ngay từ đầu đã có ý định xả toàn bộ chất thải ra sông Hậu Giang và không hề dự tính kế hoạch, thiết kế một hệ thống thanh lọc NaOH nào cả.
3. Lee & Man sử dụng 80% nguyên liệu là giấy phế liệu nhập từ nước ngoài. Do đó, nếu không có hệ thống thanh lọc hiệu quả, môi trường sống của vùng sông Hậu sẽ trở thành bãi phế thải của các nước trong khu vực qua bàn tay của tập đoàn doanh nhân Tàu cộng.
Trước tình trạng này, khi được hỏi nếu công ty Lee & Man Việt Nam không sử dụng NaOH thì sử dụng những loại hóa chất nào - Các cán bộ nhà nước cộng sản tận tụy với phương châm 4 vàng 16 tốt đã phản ứng ra sao?
Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) tỉnh Hậu Giang là Hoàng Quốc Cường nói: Vụ việc này do Bộ TNMT có chỉ đạo thanh tra, nên không thể trả lời ngay được. “Sau khi có kết quả thanh, kiểm tra, chúng tôi xin ý kiến rồi trả lời báo chí sau” (2).
Một phó giám đốc sở TNMT của tỉnh, là bộ phận cấp giấy phép hoạt động cho nhà máy giấy mà không thể trả lời ngay được! Phải chăng đối với các lãnh đạo môi trường, loại hoá chất thanh lọc của một nhà máy giấy có thể ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của người dân là một bí mật quốc phòng, an ninh quốc gia?! Chỉ còn 2 tháng nữa là nhà máy này dự trù đi vào giai đoạn thử nghiệm hoạt động mà người dân không được biết những chất thải gì bị tống ra sông ngòi của mình!
Từ chất thải Formosa Vũng Áng đến chất thải Lee & Man vùng sông Hậu, lãnh đạo đảng vẫn là một loa rè quen thuộc: công bố sau; vẫn là chủ trương không minh bạch: bưng bít thông tin.
Lý do gì dẫn đến chuyện che giấu này? Câu trả lời là sự cấu kết giữa cán bộ nhà nước Việt với tài phiệt Tàu cộng trong dự án 1,2 tỷ đô la này. Cũng cần biết là Nhà máy giấy đầu tiên của Lee & Man hoạt động vào năm 2005 tại Quảng Đông chỉ với chi phí đầu tư là 461 triệu đô la, bằng 1/3 số vốn của nhà máy giấy Hậu Giang, nhưng có mức sản xuất 2 triệu tấn giấy/năm tức là gấp 4 lần. Quan trọng hơn, nhà máy hoạt động trên đất Tàu này thì có hệ thống thanh lọc nước thải nhưng tại Việt Nam thì không!
Rõ ràng là từ cao nguyên bùn đỏ Bô xít, tới Formosa Vũng Áng tàn phá biển Đông, sang chất sud Lee & Man, cộng với hàng ngàn công trình khác của Tàu cộng, kết hợp với sự đồng loã của đảng CSVN, tất cả sẽ giúp Bắc Kinh tận diệt đất nước và con người Việt Nam.

28.06.2016

________________________________________
Chú thích: 



TƯ TƯỞNG BORIS YELTSIN

Cựu phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng: Cộng sản không thể sửa đổi mà phải thay thế tận gốc rễ

Communists are incurable, they must be eradicated.
 Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải xóa bỏ đi.
 Russia President Boris Yeltsin (Tổng Thống Nga)


CTV Danlambao - Đó là lời khẳng định của ông Kha Lương Ngãi - cựu phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng sau hơn 43 năm phục vụ cho chế độ cộng sản.

“Lạc đường”
Phát biểu trước 40 nhà hoạt động nhân buổi lễ kỷ niệm Ngày quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn hôm 26/6/2016 tại Sài Gòn, vị cựu đảng viên 70 tuổi này bộc bạch:
“Tôi là một trong những người đã đi theo cộng sản, mặc dù chưa phải là lãnh tụ hay lãnh đạo gì, nhưng vẫn thấy rằng cái chế độ, cái đảng, cái nhà nước này đã gây ra biết bao nhiêu đau khổ và tội lỗi cho nhân dân”. 
Theo ông, chỉ bằng mắt thường cũng có thể thấy được cảnh đời đau khổ của người dân Việt Nam kể từ sau ngày 30/4/1975.
“Khi theo cộng sản, tôi đã nghĩ rằng mình đi theo một cái lý tưởng tốt đẹp. Nhưng dần dần, đến sau ngày 30/4/1975, đầu tiên mình ngạc nhiên hỏi” “Ủa, sao thế?””. 
“Dần dần, qua phong trào đấu tranh của nhân dân, mình càng ngộ ra là đã đi lạc đường”, ông chia sẻ.
Theo đảng năm 15 tuổi
Ông Kha Lương Ngãi năm nay 70 tuổi, từng giữ chức phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng bộ TP.HCM
Năm 15 tuổi, ông theo cộng sản “hoạt động cách mạng” và trở thành đảng viên năm 21 tuổi. 
Trong quá khứ, ông là người yêu lý tưởng cộng sản đến mức “chân thành khờ dại”. Theo lời kể, khi thành trì cộng sản Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, ông đã khóc đến mức “nước mắt đầm đìa”. 
Năm 2004, khi đã bước sang tuổi 58, ông chính thức tuyên bố bỏ đảng với lý do mất niềm tin vào đảng cộng sản – điều mà sau này ông thừa nhận là “đoạn tuyệt tình yêu khờ dại”.
Hiện nay, ông là thành viên của câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – một tổ chức dân sự tại Sài Gòn quy tụ nhiều nhân sỹ và các đảng viên cộng sản phản tỉnh.
Phải thay đổi tận gốc rễ
Phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm hôm 26/6/2016, bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của bác sỹ Nguyễn Đan Quế đưa ra trước đó, ông Kha Lương Ngãi cho rằng chế độ cộng sản không thể sửa, mà phải thay đổi tận gốc rễ.
Nói về quá khứ cộng sản của mình, ông chia sẻ: “Tôi tự thấy mình đã góp phần vào tội lỗi, và tôi cũng tự thấy mình phải góp phần để có sự thay đổi từ căn bản”.
“Vì vậy mà tôi tham gia chuyện này, chuyện kia để góp phần thúc đẩy, làm sao để thay đổi cái chế độ, cái đảng, cái nhà nước này tận gốc rễ”. 
Theo ông, tinh thần đoàn kết đấu tranh trong thời gian vừa qua, như: chống Trung Quốc xâm lược, đòi tự do dân chủ… là một điều tất yếu và cũng là một đòi hỏi chính đáng. “Chúng ta phải đòi mới có, phải đấu tranh mới có”.
Sau cùng, ông nhấn mạnh chủ trương đấu tranh ôn hoà và bất bạo động. Tuy sử dụng sách lược mềm dẻo, ôn hoà nhưng vẫn phải thể hiện lập trường kiên quyết 
“Chúng ta đấu tranh tới cùng, phải thay đổi căn bản tận gốc rễ”, ông khẳng định.


ĐỜI CHIẾN BINH SAU CUỘC CHIẾN TÀN



Cuộc sống thương phế binh VNCH sau chiến tranh

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2016-06-27

000_ARP4061137.jpg
Một người lính Việt Nam Cộng Hòa được di tản bằng trực thăng vào ngày 22 Tháng 2 năm 1971 sau khi bị thương trong cuộc đụng độ với Việt Cộng.
AFP photo


Sau biến cố 1975, nỗi buồn và niềm đau vẫn còn đọng mãi trong tâm trí và xác thịt của những người lính thuộc chế độ cũ, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, những người lính này trở về với cuộc sống thường ngày. Phía những thương binh miền Bắc, họ luôn nhận được sự ưu ái, hỗ trợ từ chính quyền mới, còn bên các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền, nên họ buộc phải bươn chải với đời để tồn tại với cơ thể không còn nguyên vẹn.
Bươn chải giữa dòng đời khắc nghiệt
Từ Cao nguyên Trung phần Việt Nam, ông Hồng – thương phế binh kể về những khó khăn của ông sau biến cố 1975:
“40 năm rồi từ khi ở Huế vào đây kinh tế mới, từng không có miếng ăn, từng phải đi xin để sống qua ngày... Khó khăn bây giờ thì không bằng thời bao cấp, thời bao cấp khổ lắm, thời bao cấp không có cả khoai sắn để ăn chứ đừng nói gì cơm, đừng nói gì gạo.”
Sau biến cố 1975, ông Hồng đã để lại 2 chân của mình trên chiến trường vì nền tự do của VNCH, cho nên ông không thể đi lại được như người bình thường, mà ông phải ngồi xe lăn để di chuyển.
Ông Hồng nói tiếp về cuộc hiện tại:
“Cũng sống tạm qua ngày vậy thôi, ở nhà phụ giúp con cái, có những lúc đau ốm, bệnh hoạn, mình lớn tuổi rồi không còn làm ra tiền, khi hàng xóm, bạn bè, người thân mời đi cưới hỏi, không có tiền thì phải xin con cái.”
Bạn bè… thằng đi bán nhang, thằng ăn mày, thằng thì ăn xin… đủ thứ trò hết à, miễn sao tồn tại qua ngày là được.
- Ông Nhàn
Những thương phế binh phải bươn chải kiếm sống giữa dòng đời xuôi ngược, rất nhiều người đã phải đi bán vé số tại các bến xe, bến tàu ở Sài Gòn. Từ Bình Thạnh, ông Nhàn – thương phế binh bị cụt một chân kể về những khó khăn:
“Khó khăn là không có nhà, có cửa, việc mướn phòng để ở rất khó, còn vợ đang bệnh đau không làm được gì thì khỏi nói rồi. Việc bán vé số thì chỉ được vào mùa nắng thôi, còn mùa mưa thì ế lắm.”
Khi được hỏi về cuộc sống những người bạn thương phế binh của ông hiện nay ra sao? Ông Nhàn cho biết, bạn bè ông phải tìm đủ mọi cách để mưu sinh, họ làm nhiều nghề để tồn tại giữa cái nhìn không mấy thiện cảm của người dân, vì họ từng là sĩ quan của chế độ cũ.
Ông Nhàn nói tiếp:
“Bạn bè…(cười), thằng đi bán nhang, thằng ăn mày, thằng thì ăn xin… đủ thứ trò hết à, miễn sao tồn tại qua ngày là được.”
Không được quan tâm từ phía chính quyền sở tại
Ông Trung – thương phế binh bị cụt một chân đang sống tại Nha Trang khẳng định rằng, chính quyền sở tại không giúp gì cho những người thương phế binh VNCH từ sau biến cố 1975. Việc này không chỉ xảy đối với trường hợp của ông mà tất cả chiến hữu của ông cũng chung tình trạng. Sở dĩ, ông xác nhận được điều này bởi trong những lần gặp gỡ các thương phế binh VNCH tại Chùa Liên Trì hay tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng, họ đều cho ông biết như vậy.
Ông nói tiếp:
“Sự giúp đỡ từ phía chính quyền sở tại là không có. Gần đây nhà nước mới được cấp Bảo hiểm Y tế, tuy nhiên người ta khẳng định rằng, việc cấp thẻ Bảo hiểm Y tế không có tính vào việc ai là thương phế binh hay là không mà dành cho tất cả người khuyết tật, bất kỳ chế độ nào cũng được hưởng hết”.
Ông Trung cho biết thêm, sau mỗi lần gặp gỡ các chiến hữu ở chương trình ‘tri ân thương phế binh VNCH’, phía chính quyền thường sách nhiễu các chiến hữu của ông dưới nhiều hình thức, nặng có, nhẹ có, chủ yếu không muốn các chiến hữu đến với chương trình ‘tri ân thương phế binh VNCH’.
image.jpg-400.jpg

Những thương phế binh VNCH trong một buổi nhận tiền từ thiện tại chùa Liên Trì, TPHCM hôm 9/4/2015. AFP photo

Từ chùa Liên Trì – Sài Gòn, Thượng tọa Thích Không Tánh, một trong những người thực hiện chương trình ‘tri ân thương phế binh VNCH’ trong nhiều năm qua thấy rằng, nhà cầm quyền Hà Nội luôn coi thường các thương phế binh là ngụy quân, ngụy quyền là người xấu, nên họ đối xử với thương phế binh rất tệ.
Thượng tọa Thích Không Tánh tiếp lời:
“Ngày nay người ta đã bị thương tật rồi, tàn phế rồi mà mấy anh em còn kỳ thị, còn không có lòng nhân đạo. Hình như quốc tế người ta giúp những người thương tật tại Việt Nam thì họ chỉ giúp cho thương binh miền bắc Việt Nam thôi, còn anh em thương phế binh Việt Nam Cộng hòa gặp rất nhiều khó khăn.”
Trả lời đài ACTD ngày 31/12/2015, Đại tá Phạm Xuân Phương, một cán bộ cao cấp của quân đội miền Bắc công tác tại Cục Chính trị trong thời gian chiến tranh nhận xét việc phân biệt, kỳ thị của chính quyền đối với thương phế binh VNCH, ông nói:
“Đứng về phương diện nhân đạo của cái khái niệm nhân đạo chung của thế giới thì tôi không ủng hộ cái việc đó đâu. Tôi cho rằng dù sao nữa thì những người thương phế binh mặc dù là họ bên kia chiến tuyến họ chiến đấu cho mục đích của họ nhưng phải thừa nhận rằng họ không đáng chịu chế độ khắc nghiệt như thế. Tôi nghĩ nếu những người thương phế binh của phía bên này nếu mà được hưởng ưu đãi này ưu đãi khác thì phía thương phế binh của phía VNCH có lẽ cũng nên được ăn ở cư xử một cách thỏa đáng hơn chứ không nên có sự phân biệt quá đáng như thế.”
Nguyện ước nhỏ nhoi
Từ khi chương trình ‘tri ân thương phế binh VNCH’ được chùa Liên Trì, dòng Chúa Cứu Thể tổ chức, các anh em thương phế binh VNCH rất vui vì có cơ hội được gặp gỡ nhau, được sống lại không khí đầy tự hào của người lính quân lực VNCH.
Như chia sẻ của ông Hồng, người ta còn quan tâm đến mình, nhớ đến mình thì người ta mới giúp như vậy, chính vì tri ân mình, nên mình cảm thấy trong người rất vui, rất là thoải mái.
Nói về ước nguyện của mình ông Hồng chia sẻ, do bị cụt cả hai chân, phải dùng xe lăn để di chuyển, điều này rất phiền đến con cháu, nên tôi mong muốn có một đôi chân giả để chủ động trong việc di chuyển.
Ông Hồng nói thêm:
“Bây giờ bọn tôi già cả rồi, không có ước mơ gì nhiều, chỉ muốn có một cuộc sống bình yên, bình thường, không muốn phiền phức từ chính quyền, và chỉ cần tạm đủ ngày 3 bữa cơm rau là được rồi.”
Bây giờ bọn tôi già cả rồi, không có ước mơ gì nhiều, chỉ muốn có một cuộc sống bình yên, bình thường, không muốn phiền phức từ chính quyền, và chỉ cần tạm đủ ngày 3 bữa cơm rau là được rồi.
- Ông Hồng
Từ Nha Trang, ông Trung mong muốn rằng, những người Việt ở nước ngoài có điều kiện, có tiền… hãy gửi về giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Vì cuộc sống của những người vượt biên sau biến cố 1975 bây giờ cũng khá hơn, không đến nỗi khổ như các thương phế binh VNCH ở trong nước. Ông Trung tiếp lời:
“Mình muốn họ (cộng đồng người Việt ở hải ngoại) trợ giúp thêm cho thương phế binh VNCH bớt khổ chứ giờ khổ quá rồi. Tôi chỉ nói vậy thôi còn thực hiện được hay không là do ở nước ngoài”.
Khi biết tin cộng đồng hải ngoại đang có chương trình vận động ‘tái định cư cho thương phế binh VNCH’, những thương phế binh chia sẻ với chúng tôi rằng, các thương phế binh là những người chịu rất nhiều thiệt thòi trong quảng thời gian rất dài. Mong rằng chương trình vận động ‘tái định cư cho thương phế binh VNCH’ sớm được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận, để những thương phế binh đang ở VN bớt khổ hơn
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-soldiers-aftermatch-part1-xn-06272016125943.html
 

Cuộc sống của thương binh miền Bắc Việt Nam

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2016-06-28

000_Hkg8756006.jpg
Cựu bác sĩ Mỹ Sam Axelrad (phải) trao xương cánh tay được bảo tồn của cựu chiến binh Nguyễn Quang Hùng (trái), tại nhà ông Hùng tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai vào ngày 01 tháng 7 năm 2013.
AFP photo

Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, những người lính miền Bắc Việt Nam tưởng rằng sẽ được nghỉ ngơi, nhưng phải đợi đến hội nghị Thành Đô 1990, cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung mới chấm dứt hoàn toàn. Lúc này những người lính miền Bắc mới được buông súng và không còn phải xông pha trên các chiến trường ác liệt.
Cuộc sống hiện nay
Sau khi chiến tranh chấm dứt, người lính miền Bắc trở về với mái ấm gia đình, trong đó có rất nhiều người lính đã trở thành thương binh, vì đã bỏ lại một phần cơ thể trên các chiến trường. Khác với những thương phế binh Việt Nam Cộng hòa, các thương binh miền Bắc nhận nhiều sự hỗ trợ từ phía chính quyền.
Tùy thuộc vào mức độ thương tật mà các thương binh được xếp hạng thương binh để nhận sự hỗ trợ theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều thương binh vẫn gặp khó khăn khi trở về quê hương sinh sống.
Ông Trần Thiên Phụng, một thương binh quê ở Quảng Trị – người tham gia trận chiến Gạc Ma năm 1988, sau đó bị quân đội Trung Quốc bắt giam làm tù binh cho biết, cuộc sống hiện nay của ông còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Các khoản phụ cấp của chính quyền bao gồm phụ cấp thương tật, phụ cấp tù đày, tổng số khoảng 1 triệu 600 ngàn đồng, khó có thể chu cấp được cuộc sống hàng ngày của gia đình. Ông cho biết:
Chúng tôi đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nhưng lại không được chính quyền địa phương cấp ruộng. Đó là điều hết sức vô lý, phi lý và bất công của chế độ cộng sản.
- Ông Trần Duy Thọ
“Tiền tù đày thì tôi mới được nhận mấy tháng nay thôi, còn phía đơn vị, chính quyền địa phương vẫn giúp đỡ tôi, vào những ngày như thương binh 27/7 hàng năm, thì họ chỉ bỏ phong bì được vài trăm thôi, rồi ngày tết cũng có vậy thôi. Số tiền tù đày mỗi tháng được 750 ngàn đồng, tổng số tiền được hỗ trợ là 1 triệu 6 ngàn đồng.”
Từ Hà Tĩnh, ông Lê Hữu Thảo, một thương binh đã từng tham dự trận Gạc Ma 1988 cho biết về cuộc sống hiện nay của những đồng đội của mình:
“Chỉ có một số ít gia đình có cuộc sống đầy đủ, còn hầu hết cuộc sống của anh em tôi hiện nay hết sức khó khăn. Về sức khỏe thì có rất nhiều người bị bệnh tật, có một số đã chết, người còn sống thì một số mắc bệnh hiểm nghèo và số còn lại thì sức khỏe cũng đã yếu. Gia đình các liệt sĩ thì bố mẹ cũng đã rất già yếu, rất là thương.”
Ông Trần Duy Thọ, một thương binh thời chống Mỹ cho biết, bây giờ cuộc sống của gia đình ông rất khó khăn, các chi phí sinh hoạt như tiền điện, tiền nước cũng là một gánh nặng đối với ông khi trên người mang thương tật tới 83% và phải ngồi xe lăn. Theo ông, một số anh em thương binh ở địa phương đã đến Ủy ban huyện Nghĩa Hưng để đòi ruộng đất, thì đã được cấp ngay, còn những người thương tật nặng như ông không thể đi đòi được, thì không được cấp ruộng, riêng vợ con của ông thì được cấp mỗi người 626 m².
Trong một tâm trạng bức xúc, ông Trần Duy Thọ bày tỏ:
“Chúng tôi đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nhưng lại không được chính quyền địa phương cấp ruộng. Đó là điều hết sức vô lý, phi lý và bất công của chế độ cộng sản. Tôi lên án chúng nó, tất cả mọi người đều có ruộng, riêng thương binh hạng 1 chúng tôi không có. Nó bảo rằng chúng tôi ăn lương rồi thì không được chia ruộng.”
Còn nhiều bất cập
Chúng tôi liên lạc với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình để tìm hiểu về chính sách và việc thực hiện chính sách đối với các thương binh hiện nay, một cán bộ yêu cầu dấu tên cho biết, muốn nâng các khoản hỗ trợ là một việc khó, để đảm bảo được mức sống của tất cả các thương binh trên cả nước thì ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng vào lúc này được. Bà cho biết:
“Vướng mắc là trong quá trình áp dụng thực hiện văn bản của nhà nước có những cái khập khiễng, không đồng bộ. Từ văn bản để áp dụng thực tế vào địa phương bị vướng mắc. Muốn nâng phụ cấp lên là điều rất khó, cái này phụ thuộc vào ngân sách chung của cả nước. Hiện tại có rất nhiều đối tượng chưa thể mở rộng được, bởi vì xét về mặt tổng thể thì ngân sách không đủ để đảm bảo.”
Nhận xét về chính sách đãi ngộ của chính quyền đối với những thương binh hiện nay, ông Trần Duy Thọ thấy rằng, về mặt văn bản, chính sách nhà nước cơ bản là đầy đủ, nhưng nó chỉ tốt ở trên văn bản, chứ trên thực tế thì không phải như thế. Ông tiếp lời:
Họ nói thì hay lắm, tốt lắm, đẹp lắm, thế giới ai cũng phải khâm phục những lời nói của chính quyền cộng sản. Nhưng để trả lời bằng thực tế...thì hoàn toàn khác.
- Ông Trần Duy Thọ
“Họ nói thì hay lắm, tốt lắm, đẹp lắm, thế giới ai cũng phải khâm phục những lời nói của chính quyền cộng sản. Nhưng để trả lời bằng thực tế thì mọi chế độ, chính sách ưu tiên, ưu đãi cho con em thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công thì hoàn toàn khác. Tôi rất buồn cái chỗ đó.
Cho nên tôi rất tâm đắc câu nói của ông Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu: Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy xem những gì cộng sản làm.”
Nói về việc đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân và cho các thương binh cùng hoàn cảnh, ông Thọ cho biết, thời còn chiến tranh thì anh em chúng tôi còn được coi trọng, nhưng đến thời bình thì điều đó không còn. Ông Trần Duy Thọ nói thêm:
“Đấu tranh mãi cũng mệt mỏi, anh em cũng chán trường. Tuổi cao sức yếu rồi, tôi sinh năm 1949 đó anh, thương binh chống Mỹ năm nay thấp nhất cũng 60 tuổi rồi.”
Hầu hết các thương binh miền Bắc mà chúng tôi có cơ hội tiếp xúc đều thấy rằng, đa số các thương binh hiện nay đều nhận được sự hỗ trợ từ phía chính quyền nhưng không đủ sống, trên thực tế còn có rất nhiều thương binh luôn gặp nhiều khó khăn. Tất cả đều nói với chúng tôi rằng, những người lính luôn luôn mang theo mình niềm tự hào vì từng một thời cầm súng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, dù phải hy sinh một phần máu thịt của bản thân mình vì lý tưởng thì họ luôn luôn sẵn sàng.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-soldiers-aftermatch-part2-xn-06282016091810.html



Giấc mơ người lính VNCH

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2016-06-28

73a49ac8-146b-4f82-9faf-69a049749fad.png
Lính VNCH trình diện sau ngày 30/4/1975
Files photo


Cuộc chiến nào đi qua đều để lại đau thương và nước mắt, nhưng ước mơ của người lính khi cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc vì lý tưởng sẽ không thể xóa nhòa.
Cuộc chiến tranh Nam – Bắc Việt Nam đã trôi qua hơn 40 năm, nỗi đau thương, niềm nhung nhớ, hay những giọt nước mắt thương tiếc cho những người đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường, của những người lính hai bên chiến tuyến hôm nay vẫn còn đó.
Bây giờ đất nước tưởng chừng như hòa bình, nhưng đây đó vẫn còn tiếng súng trên biển Đông, đó là các hành động kiểu kẻ cướp của chính quyền Bắc Kinh như cố ý đâm vỡ và ăn cướp thuyền của ngư dân Việt Nam. Nhưng tiếc rằng nhà cầm quyền Hà Nội vẫn không có những động thái tương thích, có chăng chỉ là việc phản đối lấy lệ từ phía Bộ Ngoại giao. Cho dù phía chính quyền đã tìm cách hỗ trợ ngư dân, nhưng đối với những người lính đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ Quốc, thì đây là điều khó có thể chấp nhận được. Điều đó nhắc nhở những người thương, phế binh của cả hai phía phải nhớ về vai trò và trách nhiệm của người lính.
Vai trò và trách nhiệm của người lính
Từ Cao nguyên Trung phần, ông Hồng – một thương phế binh, cựu sĩ quan quân lực VNCH cho biết, trước đây khi vừa tròn 19 - 20 tuổi, ông và các bạn bè của ông đã nhận được lệnh tổng động viên và tham gia phục vụ quân đội. Ông cho biết, thú thực lúc đó chúng tôi không đấu tranh vì đảng phải chính trị… mà chúng tôi chỉ cầm súng để bảo vệ cho màu cờ quốc gia, bảo vệ cho nền tự do của VNCH.
Trong cương vị một sĩ quan chỉ huy trong quân đội, ông Hồng nói:
Người lính là người cầm súng bảo vệ cho Quê hương, Tổ quốc của mình. Còn nếu đi lính mà không bảo vệ Quê hương, Tổ quốc thì không được gọi là lính, mà như kiểu lính đánh thuê mà thôi.
- Ông Hồng, thương phế binh VNCH
Thứ nhất là phải trung thành mệnh lệnh của cấp trên; thứ hai, cầm quân là phải biết nghiêm lệnh, biết điều binh, biết chỗ nào xử trí để mà xử trí, chỗ nào cần lên tiếng, chỗ nào nếu cần đổ máu thì đổ máu, cần biết bảo toàn lực lượng và tính mạng của đồng đội là trên hết.”
Khi được hỏi về trách nhiệm của một người lính trong chiến tranh?
Ông Hồng cho biết, cho dù có sự khác biệt về vị trí địa lý, về thể chế chính trị… nhưng ông tin rằng trách nhiệm của một người lính của bất cứ bên nào cũng không bao giờ thay đổi, ông nói tiếp:
“Nói chung là một người lính ở binh chủng nào, bất kể là một chế độ nào, một thể chế nào hay một nước nào, là một người lính thì phải làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của một người lính. Phải biết vâng lệnh cấp trên, chỉ huy cấp dưới. Người lính là người cầm súng bảo vệ cho Quê hương, Tổ quốc của mình. Còn nếu đi lính mà không bảo vệ Quê hương, Tổ quốc thì không được gọi là lính, mà như kiểu lính đánh thuê mà thôi.”
Ông Trung – một thương phế binh ở Nha Trang nói về trách nhiệm của người lính:
“Ngày xưa, mình lúc nào cũng 6 chữ: Tổ quốc, danh dự và trách nhiệm. Chữ đó lúc nào cũng gắn liền với cuộc đời mình rồi. Lúc đó mình làm gì cũng có trách nhiệm hết, chiến đấu cũng có trách nhiệm, thế này, thế nọ hay thế kia cũng có trách nhiệm, luôn có trách nhiệm trong phạm vi quản lý hoặc nơi mình đang sống.”
Từ Quảng Trị, ông Trần Thiên Phụng, một thương binh, người từng tham gia và bị Trung Quốc bắt làm con tin trong trận chiến Gạc Ma năm 1988 cho rằng, đã là người lính thì phải luôn luôn có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc và phải đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Ông khẳng định:
“Mỗi người dân trong đất nước thì mình có cái quyền của mình đứng dậy để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.”
Từ Đà Nẵng, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn có viết trên Facebook cá nhân khẳng định vai trò của quân đội:
“Quân đội Việt Nam chỉ phụng sự và trung thành với Tổ quốc và Nhân dân - những ai đang đóng thuế nuôi họ mà thôi. Sự trung thành này được thể hiện qua việc phục tùng một chính phủ do dân cử - một guồng máy được bầu lên qua một cuộc bầu cử tự do, công bằng và thực sự đại diện cho ý chí của đa số người dân.”
Thông điệp gửi đến những người trẻ
c103adcc-d33e-4bd1-a093-e5daaa7ff57a.jpg-400.jpg
Hai phụ nữ tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa hôm 29/4/1975. AFP photo
Trước tình trạng hiện nay người lính quân đội Việt Nam đang có biểu hiện mất phương hướng, và coi nhẹ vai trò, trách nhiệm của người lính đối với vận mệnh Quốc gia. Mà nguyên nhân của vấn đề này có lẽ vì trong bản Hiến pháp năm 2013 tại điều 65, chương IV: ‘Bảo vệ Tổ quốc’, có quy định thêm về việc ‘lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với đảng và nhà nước, phải bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa…’. Điều đó đã khiến cho người lính quân đội Việt Nam hôm nay sao nhãng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình.


Ông Hồng cho rằng, người lính bây giờ do chỉ đi nghĩa vụ quân sự theo trách nhiệm của một công dân trong thời gian 1 năm rưỡi - 2 năm, chính vì thế họ đã không xác định được rằng phải cầm súng chiến đấu như trước đây. Ông tiếp lời:
“Lính bây giờ họ đi kinh tế, đi nghĩa vụ, họ chỉ lao động sản xuất chứ họ đâu có biết gì đâu, hết nghĩa vụ là họ về. Mình cũng không có trách được, vì ở chế độ nào, thời điểm nào thì cũng là làm nghĩa vụ thôi.”
Ông Trung hy vọng những người lính quân đội Việt Nam hôm nay, hãy noi gương cha anh của mình trước đây để khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, ông Trung không tin rằng những mong ước của ông sẽ được những người lính quân đội Việt Nam quan tâm. Ông thổ lộ:
Lớp trước cha ông mình đã dựng nước và bảo về đất nước thì lớp sau của Tổ quốc, gọi là lớp lớp đứng lên bảo vệ chủ quyền của quốc gia.
- Ông Trần Thiên Phụng
“Bây giờ hai đường hướng khác nhau rồi, mình nói người ta có nghe đâu mà nhắn nhủ với không nhắn nhủ. Mình nói có lúc người ta còn nói mình là lắm chuyện, tôi bị người ta nói lại (la) hoài ấy chứ, nhiều lúc mình nói đúng người ta cũng không có nghe.”
Ông Trần Thiên Phụng cũng muốn nhắn nhủ đến những người lính trẻ rằng, bằng mọi giá không thể để mất đất, mất biển của cha ông vào tay kẻ thù, bởi theo ông những thế hệ trước mọi người lính luôn sẵn sàng hy sinh, để hoàn thành trách nhiệm của một người lính trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Ông nói tiếp:

“Lớp trước cha ông mình đã dựng nước và bảo về đất nước thì lớp sau của Tổ quốc, gọi là lớp lớp đứng lên bảo vệ chủ quyền của quốc gia.”
Những người thương, phế binh của cả hai chế độ mà chúng tôi được tiếp xúc gần đây đều cho rằng, trách nhiệm của mỗi người lính là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biên cương của Tổ quốc, và phục vụ cho lợi ích của toàn dân tộc. Tất cả đều chung một nguyện ước rằng, Tổ quốc Việt Nam luôn được bình yên, người dân có ấm no, tự do và hạnh phúc.

Người lính miền Bắc nghĩ gì về thương phế binh VNCH?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-12-31

000_Hkg9084623-622.jpg
Ảnh minh họa chụp một sĩ quan QĐNDVN tại Hà Nội hôm 11/10/2013.
AFP


Những mất mát của thân thể không thể thay thế

Sau chiến tranh người thương phế binh VNCH bị phân biệt đối xử một cách công khai bởi những người chiến thắng, tuy nhiên đối với gần như hầu hết bộ đội miền Bắc thì cái nhìn của họ đối với người từng cầm súng phía bên kia chiến tuyến không vô cảm và cục bộ như của chính quyền hiện nay.
Cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt đã 40 năm nhưng nỗi buồn vẫn đọng lại trên rất nhiều phần thân thể của những người thương phế binh chế độ cũ. Vết thương trên mình có thể lành nhưng mất mát của thân thể không có gì thay thế được.
Trong những cuộc chiến giữa hai quốc gia thì thương phế binh được đất nước của mình chăm sóc kể cả khi thua cuộc nhưng trường hợp Việt Nam thì khác, cả hai phía cùng một quốc gia nên kẻ thắng cuộc cũng là người thua mặc dù chỉ một một nửa dân số, trong đó có hàng chục ngàn thương phế binh của chế độ cũ.
Tôi cho rằng dù sao nữa thì những người thương phế binh mặc dù là họ bên kia chiến tuyến họ chiến đấu cho mục đích của họ nhưng phải thừa nhận rằng họ không đáng chịu chế độ khắc nghiệt như thế.
-Đại tá Phạm Xuân Phương
Những người lính này không ai có trách nhiệm tới. Họ bị chính quyền mới xem như thành phần ngụy quân ngụy quyền, và cuộc sống có khó khăn cách mấy thì cũng phải tự bươn chải chiến đấu với cuộc sống mới.
Đại tá Phạm Xuân Phương, một cán bộ cao cấp của quân đội miền Bắc công tác tại Cục Chính trị trong thời gian chiến tranh nhận xét việc phân biệt, kỳ thị của chính quyền đối với thương phế binh VNCH mà ông gọi là khắc nghiệt như sau:


“Đứng về phương diện nhân đạo của cái khái niệm nhân đạo chung của thế giới thì tôi không ủng hộ cái việc đó đâu. Tôi cho rằng dù sao nữa thì những người thương phế binh mặc dù là họ bên kia chiến tuyến họ chiến đấu cho mục đích của họ nhưng phải thừa nhận rằng họ không đáng chịu chế độ khắc nghiệt như thế. Tôi nghĩ nếu những người thương phế binh của phía bên này nếu mà được hưởng ưu đãi này ưu đãi khác thì phía thương phế binh của phía VNCH có lẽ cũng nên được ăn ở cư xử một cách thỏa đáng hơn chứ không nên có sự phân biệt quá đáng như thế.”
Mới đây một bức thư chung của nhiều vị dân biểu, nghị sĩ Hoa Kỳ gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị xem xét và nhận số sĩ quan thương phế binh của VNCH sang Mỹ định cư như đã từng có chương trình HO cách đây hơn 30 năm.

Tin vui này lập tức lan rộng và niềm hy vọng cho người thương binh ở quê nhà thêm vững chắc. Nhiều người tin rằng tuy cuộc vận động nhắm vào cấp sĩ quan nhưng trong hoàn cảnh của những mất mát chung thì vết thương của họ hoàn toàn không thể phân biệt giữa người lính và chỉ huy của họ, vì vậy chương trình khi đi vào thực hiện không ai tin quốc hội Mỹ lại phân biệt những thương binh đã bỏ một phần thân thể của họ trong cuộc chiến mà Hoa Kỳ là đồng minh lớn nhất.

000_Hkg10174184-400.jpg
Một thương phế binh VNCH sau buổi nhận tiền từ thiện tại chùa Liên Trì, TPHCM hôm 9/4/2015. AFP PHOTO.

Nhà thơ Bùi Minh Quốc mặc dù không khoác áo bộ đội nhưng ông theo sát người lính miền Bắc qua công tác phóng viên của tạp chí Văn nghệ giải phóng khu V luôn luôn trong tuyến đầu và vì vậy ông quan sát được rất nhiều trận đánh cùng các bi kịch chiến tranh mà cả hai bên chịu đựng. Ông chia sẻ với tin vui này:
“Chính sách của chính quyền Việt Nam lâu nay từ sau 75 tới nay rất tệ. Tức là họ phân biệt đối xử và họ không quan tâm tới cái quyền sống của số anh chị em thương phế binh của phía VNCH này. Cho đến lúc gần đây do những chuyển biến của cục diện, tình hình chính trị thế giới và quốc nội thì họ buộc phải có những chuyển hướng và bây giờ nghe tin chính phủ Mỹ có một chính sách như thế tôi rất mừng rất hoan nghênh.”

Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, cũng là một bộ đội của quân đội Bắc Việt cho biết:
“Khi nghe thông tin này tôi rất ủng hộ. Vừa qua tôi có tiếp xúc với anh em thương phế binh VNCH tại nhà thờ 38 Kỳ Đồng tôi đã gặp rất nhiều anh em và đã phỏng vấn họ. Trong trường hợp này nếu có chương trình như vậy thì tôi rất ủng hộ vì thực ra họ là những người lính đã chịu rất nhiều thiệt thòi bởi vì kết cục của cuộc chiến tranh 55-75 là một kết cục hoàn toàn bất lợi cho anh em binh sĩ VNCH và đặc biệt là những người thương phế binh. Họ không được chăm sóc từ phía chính quyền. Họ không được hưởng một điều gì cả.”

Những người xứng đáng được trả công

Chiến tranh đã qua, người thắng trận tuy không phải ai cũng chia sẻ đồng đều quyền lợi an sinh xã hội nhưng dù sao thì những thương phế binh VNCH ngày ngày ngồi một mình trong bóng tối vì không di chuyển được hay đang phải đấu tranh kiếm sống ngoài chợ đời cũng đều chung một ý tưởng bị bạc đãi vì đã cầm súng chống lại phía bên kia. Đề nghị đưa họ sang định cư ở Mỹ có lẽ sẽ làm cho nguồn hy vọng bừng cháy trở lại không phải cho chính bản thân mà là cho con cái của họ, những người xứng đáng được trả công vì đã bỏ một phần thân thể cho đất nước Việt Nam.
Khi mà tôi phát biểu với anh em thương phế binh VNCH thì câu đầu tiên của tôi là tôi muốn gửi đến tình thương mến của tôi đối với anh em, những người đang thiệt thòi trong cuộc sống bởi vì kết cục cuộc chiến tranh nó là như vậy cho nên họ chịu số phận như vậy.
-Nhà báo Nguyễn Tường Thụy
Trong thời gian gần đây, Dòng Chúa Cứu Thế nằm tại nhà thờ đường Kỳ Đồng Saigon đã có những hoạt động từ thiện giúp đỡ cho anh em thương phế binh. Mặc dù sự chia sẻ của xã hội không nhiều nhưng những gói quà ít ỏi lại chứa rất nhiều tình cảm con người với nhau, khả dĩ vơi bớt những đau đớn mà họ và gia đình gặp phải hàng ngày. Thế nhưng những tấm lòng ấy cũng bị săm soi bởi chính quyền vì họ không tin trong những gói quà ấy không chứa đựng mầm mống bất ổn cho chế độ. Nhà báo Nguyễn Tường Thụy kể lại:

“Tôi được biết khi anh em đi nhận quà của chương trình tri ân thương phế binh VNCH thì họ bị cản trở ở các địa phương cho nên họ rất thiệt thòi và tôi đã tiếp xúc rất nhiều với họ rồi. Chương trình này diễn ra trong 10 ngày mỗi ngày có thể tặng quà cho 200 tới 300 người thôi trong khi đó thì danh sách rất nhiều người. Tôi đã thấy những hoàn cảnh mà vợ đưa chồng đi, những người thương phế binh cụt chân cụt tay…
Khi mà tôi phát biểu với anh em thương phế binh VNCH thì câu đầu tiên của tôi là tôi muốn gửi đến tình thương mến của tôi đối với anh em, những người đang thiệt thòi trong cuộc sống bởi vì kết cục cuộc chiến tranh nó là như vậy cho nên họ chịu số phận như vậy. Tôi là một người lính trong quân đội Bắc Việt trước tình cảnh ấy thì tôi cũng phải nói là rất xúc động, xúc động vô cùng.”

Đại tá Phạm Xuân Phương nhận xét về đề nghị cho chương trình định cư của anh em thương phế binh VNCH:
“Tôi cho rằng nếu nhà nước không đảm đương nỗi thì để cho họ đi là tốt chứ có gì đâu.”
Tất cả hy vọng vẫn còn phía trước và không người Việt Nam nào đành lòng nói không với đồng bào mình nhất là khi họ đáng được có đời sống không chật vật như hôm nay bởi những gì họ đã cống hiến từ chính thân thể của họ.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wounded-warriors-of-south-after-vn-war-under-north-soldiers-view-12302015135529.html





CHIẾN TRANH VIỆT NAM
NHÌN TỪ HAI NGƯỜI LÍNH NAM, BẮC



Trần Viết Đại Hưng


Chiến tranh Việt Nam chấm dứt đã 34 năm. Có nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu chính trị, nhà báo đã đặt nhiều tên cho cuộc chiến Việt Nam. Có người cho đó là cuộc chiến ý thức hệ; kẻ khác gọi là cuộc chiến uỷ nhiệm; lại có dư luận đặt tên cuộc chiến Việt Nam là nội chiến, nồi da xáo thịt. Thật ra tất cả những tên gọi đều đúng. Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến ý thức hệ, uỷ nhiệm, nội chiến. Gọi tên thế nào thì gọi chứ thực chất cuộc chiến là người Việt hai miền đánh nhau, giết nhau bằng những vũ khí hiện đại nhất. Sự căm thù nhau là cũng do ý thức hệ gây ra, bên nào cũng cho mình đang nắm lẽ phải, chính nghĩa.


Bài viết này trình bày 2 bài thơ của hai người lính thi sĩ của hai miền Nam, Bắc nói lên cảm nghĩ của họ khi phải ra trận giết người anh em cùng chung máu đỏ da vàng. Đó là thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn của miền Nam và thi sĩ Lưu quang Vũ của miền Bắc. Hơn xa tất cả những nhà chính trị lãnh đạo của hai miền, hai người lính đã thấy được sự dã man và vô lý cùng cực của cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt. Máu người Việt đổ ra một cách oan uổng, đau đớn cho một trận banh giữa các cường quốc tư bản và Cộng sản trong đó người Việt Nam không nắm phần chủ động mà chỉ làm thân phận tay sai, chiến đấu hung hãn, tàn bạo cho phe phái của mình. Chính nghĩa dân tộc được cả hai bên đề cao với hy vọng mang lại lẽ phải cho phe mình nhưng kết quả là cả triệu người Việt cả hai phe chết oan uổng cho bọn đầu nậu ngoại bang. Nước Việt Nam tan hoang, nhà Việt Nam tan đổ, người Việt nhìn nhau với sự hận thù tưởng như không bao giờ có thể nguôi ngoai.


Sau thế chiến thứ 2, Mỹ và thế giới các nước Cộng sản sống trong không khí chiến tranh lạnh. Mỹ không ký vào Hiệp định Geneve năm 1954 là muốn có tư thế danh chính ngôn thuận để nhảy vào miền Nam Việt Nam làm tiền đồn ngăn làn sóng đỏ. Chuyện đầu tiên Mỹ làm là xúi dục Thủ tướng Ngô đình Diệm “phản chủ" là vua Bảo Đại, qua cái trò hề “Trưng cầu dân ý“ do Mỹ đạo diễn từ đầu đến cuối. Ai cũng biết Ngô đình Diệm phải sang Pháp quỳ dưới chân vua Bảo Đại để nhận chức thủ tướng do vua Bảo Đại ban cho. Mỹ viện trợ và tô bồi cho chính quyền Ngô đình Diệm thành một tiền đồn chống cộng theo ý Mỹ muốn,, Người ta chưa quên câu nói của Tổng thống Ngô đình Diệm tỏ bày ý nguyện trung thành với Mỹ trên mặt trận chống làn sóng đỏ xâm lăng như sau “


Biên giới của thế giới tự do kéo dài từ Alaska đến vĩ tuyến 17”.
Ngô đình Diệm được Mỹ dựng lên và chống Cộng theo yêu cầu của Mỹ để giữ vững miền Nam trước sự xâm lăng của miền Bắc. Nhưng rồi Ngô đình Diệm phạm nhiều khuyết điểm làm cho chuyện chống Cộng thiếu phần kết quả và những giây phút cuối tính chuyện bắt tay với miền Bắc để hoá giải áp lực của Mỹ nên cuối cùng bị các tướng lãnh đứng lên lật đổ với sự nhúng tay của Mỹ vào năm 1963. Sau Ngô đình Diệm, Mỹ đưa Nguyễn văn Thiệu và Nguyễn cao Kỳ lên lãnh đạo miền Nam để tiếp tục công cuộc chống Cộng theo chủ trương của Mỹ cho đến ngày tan hàng 30 tháng 4 năm 1975.


Phải thấy rõ nguyên uỷ sâu xa của lý do Mỹ nhảy vào Việt Nam chống cộng là tạo dựng cho miền Nam một con đê ngăn chặn làn sóng đỏ. Mỹ đổ viện trợ và xương máu của cả lính Mỹ vì quyền lợi chiến lược của nước Mỹ chứ không vì lo bảo vệ tự do cho nhân dân Miền Nam. Trong thời kỳ này Mỹ theo đuổi chủ thuyết Domino, tìm mọi cách để dùng miền Nam Việt Nam ngăn làn sóng đỏ Cộng sản, vì nếu miền Nam sụp đổ thì những nước lân cận như Lào, Kampuchia, Thái Lan sẽ đổ nhào theo như nhưng quân cờ Domino và như thế là làm tổn hại đến chiến lược toàn cầu của Mỹ. Nhưng rồi sau Hiệp Định Paris 1973, Mỹ không cần miền Nam nữa vì đã bắt tay được với Trung Cọng nên quyết định bỏ rơi một cách tàn nhẫn thẳng tay. Trong những ngày miền Nam hấp hối trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Ford xin viện trợ quân sự khẩn cấp 300 triệu để cứu miền Nam khỏi sụp đổ. Quốc hội Mỹ thẳng tay bác bỏ vì lúc ấy Mỹ không cần đến miền Nam Việt Nam nữa nên Mỹ quyết định phủi tay bỏ rơi miền Nam sau những năm đổ bao nhiêu nhân lực, vật lực và cả máu lính Mỹ chiến đấu chống Cộng sản miền Bắc.


Người dân miền Nam thất vọng vì chuyện bị Mỹ bỏ rơi đã đành, thế mà ở miền Bắc có một thi sĩ tỏ bày sự chê trách chuyện Mỹ phủi tay bỏ chạy để cho Cộng sản miền Bắc nhuộm đỏ cả miền Nam. Người thi sĩ đó là Nguyễn chí Thiện, dù ở miền Bắc bị bưng bít mọi thông tin, ông vẫn nhìn ra chuyện cuốn cờ bỏ chạy ô nhục của người Mỹ.


KHI MỸ CHẠY

Khi Mỹ chạy bỏ miền Nam cho Cộng sản
Sức mạnh toàn cầu nhục nhã õ kêu than
Giữa tù lao, bệnh hoạn cơ hàn
Thơ vẫn bắn và thừa dư sức đạn!
Vì thơ biết một ngày mai xa xôi nhưng sáng lạn
Không giành cho thế lực yêu gian
Tuyệt vọng dẫu lan tràn
Hy vọng dẫu tiêu tan
Dân nước dẫu đêm dài ai oán
Thơ vẫn đó, gông cùm trên ván
Âm thầm, thâm tím, kiên gan
Biến trái tim thành “chiếu yêu kính” giúp nhân gian
Nhận rõ nguyên hình Cộng sản
Tất cả suy tàn, sức thơ vô hạn
Thắng không gian và thắng cả thời gian

Sắt thép quân thù năm tháng rỉ han!


(1975)


Mỹ không chống Cộng cũng không thân Cộng, Mỹ lúc nào cũng theo chủ nghĩa “duy lợi“, có nghĩa theo cái lợi mà làm, bất chấp tình nghĩa, liêm sĩ. Trong chiến tranh với Việt Cộng, Mỹ luôn trình bày Việt Cộng là hiện thân của những gì độc ác, xấu xa nhất. Ngày nay Mỹ giung giăng giung giẻ làm ăn buôn bán vui vẻ với Việt Cộng vì chuyện này có lợi cho Mỹ. Cộng sản vẫn tiếp tục đàn áp bách hại tôn giáo và Mỹ vẫn không đưa Cộng sản vào danh sách CPC dành cho những quốc gia đàn áp tôn giáo là chuyện dễ hiểu thôi. Mỹ đang có những mối quan hệ kinh tế quân sự tốt đẹp với Cộng sản Việt Nam thì những chuyện vi phạm nhân quyền của Cộng sản Việt Nam là chuyện nhỏ nhặt Mỹ không muốn để ý tới và có biện pháp chế tài trừng trị. Khi thương thì quả ấu cũng tròn mà! 
Những người Việt quốc gia nên nhớ đến điều này để đừng bao giờ đặt quá nhiều hy vọng vào người bạn Mỹ trên con đường quang phục quê hương. Đừng bao giờ mơ tưởng đến chuyện Mỹ bật “đèn xanh, đèn đỏ“ khai thông đường về lại quê hương. Trong 21 năm tồn tại của miền Nam (1954- 1975) Mỹ hỗ trợ cho chế độ Việt Nam Cộng Hoà chống cộng hung hãn, điên cuồng cũng chỉ để giải quyết nhu cầu chiến lược toàn cầu của Mỹ mà thôi. Người lính miền Nam được Mỹ huấn luyện căm thù sâu sắc để chiến đấu tiêu diệt bọn giặc Cộng miền Bắc xâm lăng miền Nam. Điều này cũng đúng với phe miền Bắc là người lính miền Bắc được Đảng tuyên truyền nhồi sọ phải coi Mỹ là kẻ thù xâm lược và người lính miền Nam là tay sai của Mỹ và là kẻ thù không đội trời chung phải tiêu diệt bằng mọi giá.


Hồ chí Minh khi tìm đến Quốc tế thứ ba và thế giới các nước vô sản để xin vũ khí và viện trợ phục vụ cho chuyện đánh Mỹ, đánh Pháp hầu mang lại độc lập cho dân tộc Việt Nam. Các nước đàn anh Cộng sản như Nga, Tàu viện trợ vũ khí cho Hồ chí Minh đánh Pháp và sau này là đánh Mỹ không với mục đích là mong muốn cho Hồ chí Minh giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam mà với mục đích là trang bị cho miền Bắc phương tiện để chống lại đế quốc theo phương hướng vô sản phải chống lại tư sản đế quốc để làm suy yếu phe tư bản đế quốc trên toàn cầu. Hồ chí Minh chỉ là một tên lính đánh thuê của chủ nghĩa Cộng sản không hơn không kém. 
Trong dịp xuân 1963, Hồ chí Minh có gửi hai cành đào tặng Tổng thống Ngô đình miền kèm theo lá thư mong mỏi hai miền sẽ phát triển theo chiều hướng chính trị riêng của từng miền. Đó là ước mong chung sống hoà bình với miền Nam của Hồ chí Minh. Khi chuyện này lộ ra, Quốc tế Cộng sản cho đàn em tước hết quyền lực của Hồ chí Minh ngay vì chuyện làm này đi ngược với đường lối làm suy yếu và tiêu diệt đế quốc tư bản đứng đầu là Mỹ của Quốc tế Cộng sản. (Xin vào www.nsvietnam.com rồi bấm vào tên Trần Viết Đại Hưng để đọc bài “ Một cách lý giải về chuyện Hồ chí Minh bị mất quyền lực trong nhưng năm cuối đời “ để hiểu rõ thêm về ước muốn bắt tay miền Nam của Hồ chí Minh). Ông Cao xuân Vỹ, vốn là thủ lãnh Thanh niên Cộng Hoà dưới chế độ Ngô đình Diệm mới đây (năm 2009) đã lên đài truyền hình SET (57.4) để xác nhận chuyện Hồ chí Minh gửi cành đào cho Ngô đình Diệm xuân năm 1963 trong chương trình tìm hiểu lịch sử của cô Kim Nhung. Hai miền Nam Bắc phải đánh nhau theo sự điều động của hai thế lực Tư bản và Cộng sản đứng đằng sau hỗ trợ.
 Hai miền Nam Bắc không có quyền nói chuyện sống chung hoà bình,thân ái với nhau. Ngô đình Diệm bị giết và Hồ chí Minh bị thất sủng khi tính chuyện hoà hợp hoà giải với nhau đã cho thấy cái gọng kềm của hai thế lực quốc tế đứng đằng sau hai ông cương quyết và tàn nhẫn như thế nào. Những tên cai thầu chính trị quốc tế gian ác này muốn người dân, người lính hai miền phải căm thù nhau, phải giết nhau bằng những phương tiện dã man nhất để thoả mãn cho nhu cầu chính trị quốc tế của chúng. Cho nên không có chuyện chính nghĩa thuộc về phe nào trong chuyện người Việt giết nhau cả mà anh em cùng dòng máu đỏ da vàng hăng say giết nhau theo sự thúc giục bắt buộc của ngoại bang vì ván cờ chính trị chiến lược của chúng. Thật đau lòng và chua xót cho dân tộc Việt Nam, một dân tộc chưa bao giờ có đủ điều kiện để làm chủ lấy đất nước mình mà luôn chịu sự lệ thuộc và chi phối của nhưng thế lực quốc tế gian ác và xấu xa nhất trên đời.


Không phải tới thời kỳ 1954- 1975 nước Việt Nam mới có nội chiến. Trước đó hàng trăm năm đã có tranh chấp Trịnh – Nguyễn và sau đó là cuộc nội chiến của Nguyễn Ánh và phe Tây Sơn (1771- 1802). Ngay trong phe Tây Sơn thì hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ cũng kình chống nhau rồi. Nếu trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, máu của người Việt Nam đổ ra khi chống ngoại xâm là một sự hy sinh đẹp đẽ và cao quý bao nhiêu thì trong những thời kỳ nội chiến, máu người Việt đổ ra là một sự hoang phí và đáng nguyền rủa bấy nhiêu. Máu người Việt đổ ra trong cuộc nội chiến dĩ nhiên không phải để giữ gìn, bảo vệ giang sơn gấm vóc mà để tranh giành ngôi báu cho dòng họ cá nhân. Những dòng họ cá nhân này không bao giờ biết đặt quyền lợi của dân tộc tổ quốc lên trên dòng họ của mình.
 Riêng về giai đoạn nội chiến 1954 - 1975 thì cuộc nội chiến này đã nhuốm màu ý thức hệ chứ không còn chuyện tranh giành ngôi báu cho gia đình riêng tư như những cuộc nội chiến trong quá khứ. Dù sao, máu người Việt đổ ra trong cuộc nội chiến đấu thế kỷ 20 này cũng phung phí và đau lòng vì chuyện “ gà nhà bôi mặt đá nhau, giết nhau “ một cách tận tình không thương tiếc. Lãnh tụ của cả hai miền đều không đủ sự tỉnh thức để nhìn thấy thân phận tay sai cho các thế lực quốc tế của mình, mà chỉ hăng say, ngu xuẩn, mù quáng theo đuổi con đường thúc đẩy người Việt hai miền chém giết lẫn nhau. Dĩ nhiên chuyện anh em chém giết được hai chế độ đối nghịch của hai miền tô vẽ đẹp đẽ như một chuyện làm cao cả, cứu nước cứu dân, giải phóng, độc lập, tự do.


Và khi bàn cờ chiến tranh đã sắp xếp xong thì người lính miền Bắc Lưu quang Vũ theo lệnh Đảng vào chiến trường miền Nam để bắn giết người lính miền Nam mà chế độ miền Bắc nhục mạ gọi là “lính ngụy“. Và người lính miền Nam Nguyễn bắc Sơn cũng được lệnh ra chiến trường để nả đạn vào người lính miền Bắc bị miền Nam gọi là “quân Cộng sản xâm lăng Bắc Việt”. Giống như nhà văn Phan nhật Nam, nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn có người cha phục vụ cho phía bên kia. Đây là chuyện oan trái xảy ra trong một số gia đình người Việt bị cuộc chiến phân chia thành hai phe đối nghịch nhau. Nhà văn Võ Phiến và Nhật Tiến ở miền Nam đều có em là người cầm bút trong chế độ Cộng sản. Thơ Nguyễn bắc Sơn thường có giọng điệu ngang tàng, bất cần đời, khinh bạc. Trong bài thơ “Chiến tranh Việt Nam và tôi“ được trích dẫn dưới đây, ông đã nói lên nếp sống ăn chơi không nề nếp của ông dù ông đang ở trong quân đội. Đặc biệt là ông nói lên cái tâm trạng khi ra trận phải bắn đối phương vì đứng trong tư thế bất khả kháng “không bắn người thì người bắn mình“. Ông biết người lính đối phương từ miền Bắc cũng là người Việt máu đỏ da vàng như ông.
Ông bắn mà lòng không thù hận, oán thù. Có lẽ trong tâm tư ông dâng lên niềm chua xót khi ông là người Việt mà phải bắn một người Việt vì cuộc chiến oan nghiệt đã phân chia hai miền thành kẻ thù không đội trời chung của nhau. Ông đánh giá chiến tranh này cũng chỉ là một trò chơi chứ không phải là một cuộc chiến bảo vệ chính nghĩa hay giải phóng dân tộc như guồng máy chiến tranh chính trị của hai miền thường rêu rao, tuyên truyền. Cái nhìn của ông về cuộc chiến Việt Nam được đánh giá là tỉnh táo và trung thực. Những nhận xét của ông về chuyện chém giết nói chung là nhân bản và hiểu biết. Một người lính như ông cũng đã nhìn thấy bản chất phi lý và chết chóc lãng nhách của cuộc chiến Việt Nam mà những kẻ lãnh đạo hai miền chưa chắc đã có được. Ông thực sự là một người có trí tuệ và lòng thương bao la đến đồng bào ruột thịt của mình.


CHIẾN TRANH VIỆT NAM VÀ TÔI

Lòng suối cạn phơi một bầy đá cuội
Rừng giáp rừng gió thổi cỏ lông măng
Đoàn quân anh đi những g bóng cọp vằn
Gân mắt đỏ lạnh như tiền sắc mặt
Bốn chuyến di hành một ngày mệt ngất
Dừng chân nơi đây nói chuyện tiếu lâm chơi
Hãy tựa gốc cây hãy ngắm mây trời
Hãy tưởng tượng mình đang đi picnic
Kẻ thù ta ơi các ngài du kích
Hãy tránh xa ra đừng chơi bắn nheo
Hãy tránh xa ra ta xin xí điều
Lúc này đây ta không thèm đánh giặc
Thèm uống chai bia thèm châm điếu thuốc
Thèm ngọt ngào giọng hát em chim xanh
Kẻ thù ta ơi những đứa xăm mình
Ăn muối đá mà hăng say chiến đấu
Ta vốn hiền khô ta là lính cậu
Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo
Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo
Xem cuộc chiến như tai trời ách nước
Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước
Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi
Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi
Suy nghĩ làm gì lao tâm khổ trí
Lũ chúng ta sống một đời vô vị
Nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau
Mượn trời đất làm nơi đốt hoả châu
Những cột khói giả rồng thiêng uốn khúc
Mang bom đạn chơi trò pháo tết
Và máu xương làm phân bón rừng hoang.


NGUYỄN BẮC SƠN (1972)


Từ đầu những năm của thập niên 1960, Miền Bắc phát động cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam, được mệnh danh là cuộc chiến “chống đế quốc Mỹ và nguỵ quyền tay sai“. Đảng và nhà nước đã tô vẽ cuộc chiến tranh xâm lăng bằng những lời lẽ tuyên truyền hào hùng, đẹp đẽ với mục đích làm phấn chấn tinh thần bộ đội trẻ lên đường.


Cộng sản Việt Nam viện dẫn đến lịch sử chống ngoại xâm dài 4000 năm (40 thế kỷ) để khêu gợi tinh thần yêu nước vốn lúc nào cũng tiềm tàng trong con người Việt Nam. Những câu thơ sau có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ tinh thần thanh niên thiếu nữ lên đường ra trận.


Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận
Có Đảng ta đây có Bác Hồ
(Trích trong tập thơ “Theo chân Bác“ xuất bản năm 1970 của Tố Hữu)


Tố Hữu, ngọn cờ đầu của nền thi ca xã hội chủ nghĩa, còn có những vần thơ lạc quan, phấn khởi cho chuyện gửi quân vào Nam như sau:


Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Tố Hữu viết mấy câu thơ sau vào tháng 1 năm 1966, vẽ ra hình ảnh đẹp của những cô gái chống chiến tranh phá hoại của Mỹ:


Ôi những nàng xuân rất dịu dàng
Hát câu quan họ chuyến đò ngang
Nhẹ nhàng tay cấy bên sông ấy
Súng khoác trên lưng chẳng ngỡ ngàng


(Xuân Sớm)


Bài hát nổi tiếng “Trường sơn đông, Trường sơn Tây“ do nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ từ bài thơ của Phạm tiến Duật sáng tác năm 1969 cũng tô hồng, vẽ vời lên cái tâm trạng phơi phới, hăng say của những thanh niên, thiếu nữ miền Bắc ra trận:

...Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường sơn Đông nhớ Trường sơn Tây
Từ nơi em đưa sang bên nơi anh
Những binh đoàn nối nhau ra trận tuyến
Như tình yêu nối lời vô tận
Đông Trường sơn nối Tây Trường sơn.


Nhưng có một người bộ đội trẻ không hăng say nhập cuộc chuyện vào Nam chiến đấu mà lòng anh luôn nặng trĩu ưu tư về chiến tranh. Người bộ đội trẻ đó là nhà thơ Lưu quang Vũ, sinh năm 1948. Anh đã bộc lộ sự bi quan buồn nản về cuộc chiến mà anh là một người lính trực tiếp tham gia chiến đấu. Nên nhớ những lời thơ này anh viết dễ bộc bạch tâm sự và không được nhà nước Cộng sản xuất bản thời bấy giờ vì nó không có lợi cho cuộc chiến đấu. Lưu quang Vũ mỉa mai, dè bỉu gọi những thanh niên nối nhau ra trận tuyến là “Những đứa trẻ buồn ướt lạnh“. Có thể coi những lời thơ này thuộc loại “phản chiến“ không thể in vào thời chiến tranh còn khốc liệt. Lưu quang Vũ viết những lời thơ thống thiết này vì không thể không viết chứ không có hy vọng được xuất bản. Chúng chỉ mới xuất bản gần đây sau khi cuộc chiến đã chấm dứt mấy mươi năm.


Giữa chiến tranh hiểu đời thực hơn nhiều
Rách tan cả những làn sương đẹp phủ
….... Những đứa trẻ buồn ướt lạnh
Lòng chỉ muốn yêu thương
Mà cứ phải suốt đời căm giận
….. Giết xong quân giặc
Chẳng thấy lòng thảnh thơi nhẹ nhõm
Chỉ nỗi buồn trĩu nặng
Dâng như đá trên mồ.


Đã có sẵn trong lòng những ưu tư buồn phiền về cuộc chiến trước khi lên đường, nên khi vào chiến trường chĩa súng bắn vào quân thù mà thực chất là những đồng bào cùng máu đỏ, da vàng, Lưu quang Vũ càng trăn trở, suy nghĩ nhiều hơn về cuộc chiến vô nghĩa lý này. Cũng giống như người lính miền Nam Nguyễn bắc Sơn, Lưu quang Vũ thực sự đau lòng, bức xúc khi nhìn xác những người lính miền Nam mà ông quen gọi là lính Nguỵ. Ông nói lên cái thế “chẳng đặng đừng“ của người lính ngoài mặt trận là phải bắn vào đối phương dù không có một chút mảy may thù hận.


Xác Nguỵ nằm ruồi muỗi bâu đầy
Những đôi mắt bệch màu hoa dại
Những gương mặt trẻ măng xanh tái
Những bàn tay đen đủi chai dầy
Các anh ơi, đừng trách chúng tôi
Các bà mẹ, tha thứ cho chúng tôi
Chúng tôi chẳng thể làm khác được
Quả đồi cháy như một phần quả đất
Bao đời người ta đã giết nhau
Với các anh tôi oán hận gì đâu
Nhưng còn có cách nào khác được


Những lãnh tụ ở hai miền thường hân hoan loan tin chiến thắng bằng những con số địch quân gục ngã trên trận địa có khi nào băn khoăn ưu tư về những người lính ngã gục trên chiến trường, có bao giờ có cảm giác bất nhẫn của người lính miền Nam Nguyễn bắc Sơn và người lính miền Bắc Lưu quang Vũ khi nhìn thấy xác lính chết trên chiến trường. Phải nhớ một viên đạn M-16 hay một viên AK-47 đốn gục một người lính trên trận địa là nước mắt của một người mẹ Việt Nam chảy ra vì mất con, vành khăn tang sẽ được buộc lên đầu người vợ xấu số và đàn con thơ ngại vẫn ngày đêm trông mong người lính trở về nhà sum hợp với gia đình.
 Chinh chiến đã thực sự cướp đi mạng sống của người lính và đem tang tóc cho gia đình người thân của người lính. Khi lãnh tụ hai miền xua hai quân Nam, Bắc đánh nhau, có bao giờ họ nghĩ cuộc chiến Việt Nam chỉ là trận đấu banh giữa các cường quốc Tư bản và Cộng sản. Việt Nam chỉ là con chốt thí trên bàn cờ quốc tế. Anh em hung hãn hận thù giết nhau chỉ vì thi hành nhiệm vụ do nước ngoài giao phó. Sinh lực của cả dân tộc bị suy kiệt vì hai miền đui mù làm nghĩa vụ lính đánh thuê không hơn không kém. Thật đau lòng và tủi nhục cho con người Việt Nam. Một đất nước có 4000 năm văn hiến sao cứ sống trong u mê thù hận?


Mùa hè 1972, một mùa hè đỏ lửa kinh hoàng với những trận thư hùng đẫm máu của hai quân đội Bắc, Nam. Người lính miền Bắc Lưu quang Vũ có mặt trong mùa hè chiến trận kinh khiếp đó và ghi lại sự chết chóc, đổ vỡ tan hoang do bom đạn gây nên. Cả dân tộc biến thành một lò xay thịt vĩ đại. Mạng người Việt Nam tan tành thành mảnh vụn trên những chiến trường, người Việt hăng say chém giết nhau để thoả mãn cho những tính toán chiến lược của bọn ngoại bang. Lưu quang Vũ nhìn thấy dân tộc Việt Nam đang nướng xác trong một lò sát sinh vĩ đại. Ông ghi lại cảm xúc của mình như sau:


Những siêu nhân vĩ đại
Những tư tưởng lớn lao nghe đến kinh người
Những thần tượng tiêu vong, những đứa trẻ ra đời
Bóng tối nắm tay nhau, tình yêu chưa hợp lại
Thế giới lo âu đầy xấu xa, phản bội
Ngày càng ít những điều đáng để ta tôn trọng
Nền văn minh lạ lùng của những trái bom
Những đám mây gây mưa, những mìn nổ từ trường
Dân tộc mấy mươi năm giết và bị giết
Mỗi phút sống của tôi đều có người đang chết.

(Hồ sơ mùa hạ 1972)


Từ những ưu tư về sự chẳng đặng đừng và vô nghĩa lý chuyện bắn người lính đối phương cùng chung máu đỏ da vàng, Lưu quang Vũ trăn trở, lo âu về thân phận đau thương của nước Việt và tương lai của đất nước không biết sẽ đi về đâu khi tiếp tục ở trong tình trạng nghèo đói và khốn khổ.


Nước Việt thân yêu
Nước Việt của ta
Sao người phải chịu nhiều đau đớn thế
Thân quằn quại mọi tai ương rách xé
….. Tất cả sẽ ra sao
Mảnh đất nghèo máu ứa?
Người sẽ đi đến đâu
Hả Việt Nam khốn khổ?
Đến bao giờ bông lúa
Là tình yêu của người?



Sau 1975, nhà thơ bộ đội Lưu quang Vũ giải ngũ và chuyển sang viết kịch. Ông trở thành một kịch tác giả nổi tiếng viết những vở kịch lừng danh như “Hồn Trương Ba, da hàng thịt“. Kịch của ông nói lên những chuyện tiêu cực xấu xa đầy dẫy trong chế độ Cộng sản sau 1975. Bất thình lình, năm 1988 khi ông vừa tròn 40 tuổi, ông cùng bà vợ là nhà thơ Xuân Quỳnh và một con nhỏ bị tử nạn trong một tai nạn xe cộ có nhiều bí ẩn mà người ta nghi ngờ chế độ Cộng sản dàn dựng ra để giết ông vì những vở kịch do ông viết phê phán xã hội đã có những chấn động sâu xa trong quần chúng. Thật đáng tiếc cho một tài năng thơ ca và kịch đầy hứa hẹn như Lưu quang Vũ đã chấm dứt cuộc đời ở khi tuổi đời mới 40. Nhân dân sẽ nhớ đến Lưu quang Vũ là một người yêu thiết tha con người và đất nước Việt Nam và mạnh dạn nói ra cảm nghĩ của mình trên mực đen giấy trắng những tâm tư đau buồn của mình trước một quê hương đau thương và khốn khổ.
 Ông đã vượt ra ngoài cái nhìn độc đoán một chiều của chế độ Cộng sản về cuộc chiến tranh khi đối diện với những chết chóc trên chiến trường lửa đạn để có những suy tư trăn trở có nhiều tình người về con người đau thương và đất nước Việt Nam tiêu điều trong cảnh chinh chiến điêu linh. Ông sẽ được tưởng nhớ như một người con yêu của đất nước Việt Nam trưởng thành trong khói lửa chiến tranh của thời ly loạn.


Một người nhạc sĩ ở miền Nam đã từng gọi cuộc chiến tranh Việt Nam là “nội chiến“ trong một ca khúc của ông. Đó là Nhạc sĩ Trịnh công Sơn với bài hát “Gia tài của mẹ“. Ông đã viết trong bài hát như sau:


“ Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
‘ Gia tài của mẹ là nước Việt buồn “


Đây là một bài hát trong “Ca khúc da vàng“ của Trịnh công Sơn. Miền Nam cấm những bài hát trong ca khúc da vàng vì nó phản chiến, không có lợi cho cuộc chiến đấu chống Cộng sản của miền Nam. Nhưng miền Bắc cũng không chấp nhận cách đánh giá cuộc chiến Việt Nam là “nội chiến” của Trịnh công Sơn.


Sau 1975 ở Huế có mở ra cuộc hội thảo đấu tố Trịnh công Sơn trong đó có kiểm thảo, phê phán chuyện Trịnh công Sơn làm bài hát “Cho một người nằm xuống“ để tưởng nhớ đến Đại tá miền Nam là Lưu kim Cương tử trận trong trận Mậu Thân 1968, vốn là một ân nhân của Trịnh công Sơn và quan điểm gọi cuộc chiến Việt Nam là “nội chiến“ trong bài hát “Gia tài của mẹ“. Đối với Cộng sản miền Bắc, cuộc chiến tranh Việt Nam phải là cuộc chiến thần thánh chống Mỹ xâm lược và nguỵ quyền tay sai, không thể nói là nội chiến được.


Cho dù có công với Cộng sản trong chuyện vào đài phát thanh Sài gòn hát bài “Nối vòng tay lớn“ vào trưa ngày 30 tháng 4 để cổ võ cho chuyện tiến vào Sài gòn của bộ đội Cộng sản và sáng tác những “ Ca khúc da vàng” làm suy yếu tinh thần chống Cộng của binh sĩ miền Nam nhưng vì phạm những khuyết điểm nói trên nên Trịnh công Sơn bị thất sủng sau 1975. Cộng sản đày Trịnh công Sơn ve à Huế đi trồng sắn trên những bãi đất có chứa mìn còn sót lại. Có chuyện kể lại cho biết có một con trâu dẫm phải mìn nổ chết banh xác trên vùng đất trồng sắn nơi Trịnh công Sơn đang lao động.


Trịnh công Sơn đã nhìn đúng thực chất cuộc chiến tranh Việt Nam là nội chiến, một cuộc chiến nồi da xáo thịt trong đó anh em huynh đệ tàn sát lẫn nhau vì sắc màu chủ nghĩa. Ai cũng nghĩ là chuyện chém giết Bắc Nam sẽ chấm dứt hoàn toàn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 vì chiến tranh đã chấm dứt. Tội nghiệp cho Trịnh công Sơn khi ông viết bài hát mơ ngày trẻ em sẽ hát đồng dao ngoài đường khi quê hương thống nhất. Miền Bắc thắng trận tiếp tục gieo đau thương chết chóc cho miền Nam thua trận sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 bằng những cách trả thù độc ác và đê tiện chứ hoàn toàn không có những cảnh hoà hợp, hoà giải đẹp đẽ thương yêu như nhạc sĩ họ Trịnh đã ngây thơ mơ ước trong nhưng ca khúc da vàng của ông. Miền Bắc không tắm máu những người bại trận miền Nam trong ngày 30 tháng 4 nhưng đã tắm máu họ trong những tháng năm sau đó trong những trại tù cải tạo khắc nghiệt.


Tiếc rằng những cảnh địa ngục trần gian do Cộng sản miền Bắc gây ra cho miền Nam sau 1975 đã không được Trịnh công Sơn ghi lại trong bất cứ bài hát nào của ông sáng tác sau 1975. Trái lại ông còn viết những bài ca ca ngợi thanh niên xung phong (Em ở nông trường, em ra biên giới) hay ca ngợi thủ đô Liên xô (Ánh sáng Mạc tư khoa) sau khi được Cộng sản cho đi tham quan cái nôi của chủ nghĩa Cộng sản. Đó là lý do tại sao người Việt hải ngoại tỵ nạn Cộng sản vẫn có ác cảm với Trịnh công Sơn, một người nghệ sĩ ngây thơ về chính trị và đã làm những chuyện có lợi cho Cộng sản trước và sau 1985. Trịnh công Sơn có cái đau chân thành trước sự đổ vỡ tang thương do chiến tranh mang lại nhưng không có đủ tầm nhìn tỉnh táo và khôn ngoan để nhìn thấy thủ phạm tàn ác gây ra cuộc nội chiến oan trái và tủi nhục này.


Không bao giờ có thể nói chuyện hoà hợp hoà giải với bọn Cộng sản Việt Nam được vì chúng là bọn thú đội lốt người, không có sự tỉnh thức và tình yêu thương đồng loại. Cho nên chúng là thủ phạm gây ra sự chết chóc oán thù giữa những người Việt trong chiến tranh cũng như sau chiến tranh. Một sự hoà hợp hoà giải thật sự giữa hai miền Nam Bắc sẽ có khi chế độ Cộng sản sụp đổ.


Làm sao nói chuyện tha thứ, hoà giải với bọn người độc ác Cộng sản khi cách đây không lâu chúng liên lạc với chính phủ Nam Dương yêu cầu đập phá bức tượng mà thuyền nhân dựng lên ở trại tỵ nạn Galang để tưởng nhớ chuyện vượt biển? Từ trong những trại cải tạo sau 1975 có những câu thơ đưa ra ngoài của người lính miền Nam bại trận đang sống cảnh “cá chậu chim lồng” nói lên sự uất ức của kiếp tù đày dưới chế độ Cộng sản sau 1975: “Bao năm chinh chiến ta gần gũi. Giờ đã thanh bình lại biệt ly.” Trong thời chinh chiến thế mà vợ chồng vẫn có cơ hội sống chung gần gũi nhau. Sau biến cố đổi đời 30 tháng 4 năm 1975 người quân nhân miền Nam phải vào tù để hứng chịu những đòn thù độc ác dã man của Cộng sản và phải xa lìa, cách biệt vợ con. Một số không may rũ xác trong tù và vĩnh viễn không còn ngày trở về đoàn tụ với gia đình vợ con.


Nói chung, Nguyễn bắc Sơn và Lưu quang Vũ đã nhìn thấy cuộc chiến tranh vô nghĩa diễn ra trên quê hương Việt Nam trong đó người Việt tận tình giết người Việt vì chủ nghĩa đã khoác tấm áo ý thức hệ lên hai miền. Máu người Việt Nam đổ xuống, làng xóm Việt Nam nát tan vì bom đạn do lãnh tụ hai miền không ý thức được vai trò tay sai của mình, suốt ngày tìm đủ trăm phương ngàn kế và những phương tiện cùng vũ khí quân sự giết hại anh em đồng bào ruột thịt của mình mà cứ coi đó là chính nghĩa tất thắng. Thật là đau buồn và tủi hổ cho những người mang dòng máu Việt Nam mà không ý thức được thân phận nhược tiểu của đất nước mình, chỉ biết đánh đấm giết hại đồng bào theo chiến lược toàn cầu của ngoại bang.


Máu của người Việt đổ ra trong chiến tranh chống ngoại xâm đẹp đẽ và xứng đáng bao nhiêu thì máu người Việt đổ ra vì nội chiến nồi da xáo thịt oan uổng và đau đớn bấy nhiêu. Hy vọng người Việt từ nay sẽ có sự tỉnh thức để anh em một nhà từ nay không còn chém giết nhau một cách ngu xuẩn và u mê nữa. Cầu mong mẹ Việt Nam sẽ phù hộ cho các con của mẹ có được sự tỉnh thức đó từ nay. Ai là người dân Việt cũng đều nên có nhận thức và lòng yêu thương về con người và đất nước Việt Nam như hai người lính Nam, Bắc Nguyễn bắc Sơn và Lưu quang Vũ.


Xin kết thúc bài viết bằng những lời thơ của Hoà thượng Quảng Độ, một vị cao tăng mấy mươi năm qua đã hết lòng tranh đấu cho đất nước và con người Việt Nam. Những dòng thơ truyền cảm của thầy sẽ là những dòng nước Cam lộ thiêng liêng tưới mát những hận thù, mất mát của một thời kỳ mất mát và đau thương do sự vô minh, thù hận của bọn tay sai ngoại bang gây ra cho đất nước và con người Việt Nam.


TRỜI ĐÃ SÁNG

Vào một buổi chiều mưa
Trời nhà tù buồn thảm
Như ngày ba mươi tháng tư
Năm bảy lăm lịch sử qua rồi
Bên cửa sắt xà lim tăm tối
Tôi đứng nhìn những giọt mưa rơi
Từ mái nhà đổ xuống
Lênh láng chan hoà
Trông như những dòng nước mắt
Của muôn vạn người dân vô tội
Đã chảy ra
Khi trải qua một cuộc đổi đời
Gió rít từng cơn
Mưa tuôn càng mạnh
Lòng trống lạnh bồi hồi
Tôi nhìn quanh tôi
Bốn bức tường dày đặc
Bóng tối phủ đầy
Rồi đưa mắt nhìn ra phía chân trời
Tôi tìm trong tưởng tượng
Một nơ i tru ù ẩn sáng tươi
Nhưng hoàn toàn mờ mịt
Cũng như xà lim tăm tối của tôi
Miền Nam ôi!
Tôi thầm gọi
Đây là Miền Nam trong căn phòng giam chật hẹp âm u
Ngoài kia la Miền Nam trong một nhà tù rộng lớn
Còn có nơi nào yên ổn
Xin chỉ cho tôi lẩn trốn
Hỡi Miền Nam thương mến của tôi ơi!
Đêm xuống rồi và mưa đã ngừng rơi
Sau hồi kiểng hiệu vang lên
Toàn khu nhà tù chìm vào yên lặng
Yên lặng như một nấm mồ hoang vắng
Giữa miền cát trắng bao la
Và nằm trong căn nhà mồ
Tôi không thấy gì nữa cả
Trừ những bóng ma
(vai mang khẩu súng AK)
Thỉnh thoảng chập chờn qua gang cửa gió
Đêm khuya đã đưa tôi vào giấc ngủ
Một giấc ngủ thật ngon
Thời gian lặng lẽ
Trôi theo định luật vô thường
Và mơ màng
Tôi nghe đâu đây tiếng chim hót véo von
Tôi choàng dậy
Ô kìa!
Thì ra trời đã sáng
Từ phương Đông
Vầng thái dương hiện lên chói rạng
Mở đầu một ngày rực rỡ ánh hào quang

(Nhà xuất bản Quê Mẹ - Pháp)


Ánh hào quang rực rỡ phát ra từ những tia nắng chói lọi buổi sớm mai mà Hoà thượng Quảng Độ nhìn thấy sau một đêm tăm tối trong nhà tù chính là tương lai tươi sáng của một nước Việt Nam giàu mạnh, độc lập, hạnh phúc sau bao nhiêu năm hận thù đen tối, giết chóc bạo tàn. Mong sao ngày ấy sẽ tới với bao nhiêu rộn rã vui mừng của người dân Việt trước viễn ảnh một nước Việt Nam thương yêu, no ấm, huy hoàng.


***


Los Angeles, một sớm mai mát mẻ, trong sáng giữa tháng 12 năm 2009

TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG
(Muốn đọc những bài khác của Trần viết Đại Hưng, xin vào www.nsvietnam.com rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng nằm bên trái. Hay vào www.hungviet.org rồi bấm vào hàng chữ Nhân vật – Tác giả nằm bên trái rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng)

No comments:

Post a Comment