Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 20 October 2016

VIET NAM - KINH TE

Saturday, July 9, 2016


TIN VIỆT NAM

Quảng Nam: Hơn 1.000 công nhân đình công vì lương thấp

RFA
2016-07-10
images1279781_13649720_1004553132992959_1591623275_n-768x482.jpg
Công nhân nhà máy dệt Panko Tam Thăng tại Quảng Nam.
Courtesy of tamky.com

Tại Quảng Nam, vào hôm qua, thứ bảy ngày 9 tháng 7, hơn 1.000 công nhân nhà máy dệt Panko Tam Thăng lại đình công vì lương thấp.
Đại diện nhóm công nhân đình công cho biết là khi công nhân được tuyển vào làm tại nhà máy thì được hứa là sẽ có lương trung bình là bốn triệu đồng một tháng, ngoài ra còn có sự hỗ trợ về chỗ ở, ăn trưa và các khoản bảo hiểm xã hội, y tế. Tuy nhiên hiện nay, sau khi đã trừ chi phí bảo hiểm xã hội, công nhân chỉ còn lãnh được 2,9 triệu đồng một tháng.

Công nhân cho biết thêm là lãnh đạo công ty đã nhiều lần hứa tăng lương nhưng không có thay đổi gì, ngoài ra công ty cũng trả lương giống nhau, nên những công nhân làm việc tốt rất bất bình.
Tại Việt Nam hiện nay công đoàn độc lập của công nhân chưa được phép thành lập, tuy nhiên vẫn có những đại diện được công nhân bầu lên trong các cuộc biểu tình tự phát đòi quyền lợi của mình.
Báo chí nhà nước Việt Nam cho hay khi cuộc biểu tình tại Quảng Nam nổ ra, lực lượng công an đã đến để giữ trật tự, đồng thời đại diện của phòng lao động, thương binh và xã hội thành phố Tam Kỳ cũng có đến để lắng nghe ý kiến của các bên để bàn cách giải quyết.
Nhà máy Panko Tam Thăng do người Hàn Quốc đầu tư với số vốn là 70 triệu đô la Mỹ, và dự định sẽ sử dụng 15 ngàn công nhân.

 

Người dân Quảng Bình yêu cầu kiểm tra độc tố trong cơ thể

RFA
2016-07-09
000_9Y4W5
Một cậu bé nhìn một con cá chết trên bãi biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình hôm 20/4/2016.
AFP photo
Người dân xã Cảnh Dương huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình đã có những yêu cầu cụ thể liên quan tới tới cuộc sống của họ sau khi chính phủ xác nhận biển bị đầu độc vì nhà máy Formosa.

Trước nhất người dân đòi hỏi họ cần khám sức khỏe xem họ có bị ảnh hưởng tới các chất độc mà nhà nước công bố như phenol hay xianuya. Sau đó họ quan tâm đến việc chữa trị cũng như nguồn chất độc còn trong thiên nhiên ra sao. Nguyện vọng chính đáng này được đưa ra cho chính quyền huyện Quảng Trạch trong bức thư của ngư dân về khắc phục môi trường biển.
Hiện xã Cảnh Dương có 8.600 nhân khẩu trong đó 90% lao động nghề biển và các dịch vụ khai thác hải sản.

Số người không có việc làm đã kéo dài gần ba tháng vì không thể đi biển cũng như không còn cơ hội kiếm sống nào khác. Việc cấp bách nhất là sức khỏe kế đến là tái hòa nhập vào cuộc sống mới với sự trợ giúp cụ thể của nhà nước.
Người dân cho biết việc chuyển đổi nghề nghiệp tuy khó khăn nhưng vẫn phải thực hiện tuy nhiên thành công hay không tùy thuộc vào kế hoạch của nhà nước. Từ công tác dạy nghề tới cho vay dài hạn với phân lời thấp để người dân tự tạo cách sống riêng mình.

'Hội nghị TW3 vẫn xa rời vấn đề cấp bách'

  • 10 tháng 7 2016
Image copyright Reuters
Image caption Hội nghị Trung ương 3 khóa 12 của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN đã không đề cập tới tình hình an ninh Biển Đông và vụ Formosa gây nhiễm độc môi trường Biển của Việt Nam, theo tác giả, nhà văn Phạm Viết Đào.
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nhóm họp bốn ngày từ ngày 4-7 tháng Bảy 2016 theo báo chí Việt Nam đưa tin giống như các hội nghị khác là khẩn trương và nghiêm túc.
Tại hội nghị TW lần này, theo thông tin báo chí có 4 nội dung đưa ra bàn và quyết định:
1-Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII; 2-Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII;-Quy định thi hành Điều lệ Đảng; 3-Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng; và 4-Về tổ chức bộ máy và giới thiệu nhân sự các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021;
Dường như hai vấn đề an ninh liên quan tới Việt Nam đã không được Đảng xem xét.
Trong bốn nội dung của hội nghị TW3 không thấy nêu hai vấn đề liên quan tới an ninh của Việt Nam;
Hai vấn đề này đang làm chấn động dư luận thế giới và liên quan tới đời sống vật chất tinh thần của hàng triệu người dân Việt Nam: đó là vấn đề an ninh Biển Đông và thảm hoa môi trường biển miền trung sau thảm họa Formosa.
Đối với an ninh Biển Đông, chưa bao giờ nóng như hiện nay do các hành động của Trung Quốc. Vấn đề này xảy ra đúng vào thời điểm tổ chức hội nghị TW 3.
Hầu hết các thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và nhiều quốc gia đã vào cuộc, đều lên tiếng như Mỹ, Nga, EU v.v...Trước đó, Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Nga đều đưa các phương tiện quân sự hiện đại nhất vào Biển Đông không phải để triển lãm, chào hàng.
Tòa án quốc tế La Haye cũng đã vào cuộc để phán xử đơn kiện của Philippines. Ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Kimoon cũng đã bay sang Trung Quốc để tìm cách làm dịu bớt tình hình… Trong khi đó, nhiều nhà binh luận quốc tế lo ngại xung đột Biển Đông có thể 'châm ngòi' cho đại chiến thế giới thứ 3…

Không một câu chữ

Trong khi cá thế giới đang lo sợ về một cuộc đại chiến trên biển Đông thì không thấy bóng dáng một câu chữ nào trong 4 nội dung của hội nghị TW lần 3 khóa XII của Đảng CS Việt Nam đặt ra cho các vấn đề.
Trước hết, về an ninh môi trường hậu vụ Formosa, thảm họa môi trường biển miền trung có thể được thấy là hệ lụy của chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư thiếu chặt chẽ của Đảng; khiến hiện đang là tâm điểm nóng của dư luận trong nước và thế giới…
Báo chí trong nước và thế giới hàng ngày đưa tin dày đặc về hệ lụy sau thảm họa Formosa… Tác nhân của hệ lụy là do Việt Nam cho phép nhà đầu tư Đài Loan, vì lợi ích đầu tư đã không tuân thủ các quy chuẩn nghiệm ngặt về bảo vệ môi trường của ngay Luật Biển Việt Nam và Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam;
Thêm vào đó là thái độ và cung cách kiểm tra giám sát tác trách của các cơ quan chức năng Việt Nam, khiến dẫn đến hậu quả làm tổn hại môi trường hàng trăm km bờ biển của Việt Nam, đe dọa sinh kế, tập quán sinh hoạt của hàng triệu người dân ven biển miền trung…
Trong khi nhà đầu tư Tập đoàn Formosa đã 'cúi đầu nhận lỗi' và 'đã chịu bồi thường' một phần thiệt hại; hội nghị TW lần này không thấy một câu, dòng nào liên quan đến vai trò lãnh đạo của đảng, chẳng hạn như lãnh đạo đảng, trung ương (kể cả cũ lẫn mới) có liên quan gì, có trách nhiệm gì, có biện pháp gì để kịp thời ngăn chặn, khắc phục hay để chỉ có một lời an dân thôi, chẳng hạn, rằng "Ban chấp hành Trung ương của Đảng (BCHTƯ) đã biết, đã bàn, sẽ có giải pháp cấp bách?
Phải chăng 2 vấn đề an ninh Biển Đông và an ninh môi trường biển không được coi là quan trọng? Phải chăng những chuyện này là không đáng bàn, không cần bàn, không thuộc phạm vi trách nhiệm của BCHTW khóa XII ?
Hay vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia này thuộc về những quyết sách tối mật, không nên công bố rộng rãi? Rằng mọi công việc này hãy để riêng Đảng và nhà nước lo?
TBT Nguyễn Phú TrọngImage copyright Getty Images
Image caption TBT Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh nhiệm vụ chấn chỉnh bộ máy và công tác nhân sự cao cấp sau Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân khóa mới, tại Hội nghị TƯ3 của Đảng CSVN mới họp từ ngày 4-7/7/2016, theo tác giả.
Trên thực tế, Hội nghị TW 3 không bàn gì đến các vấn đề hệ trọng ấy, nhất là về tranh chấp, bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong tình hình sôi bỏng của Biển Đông và cũng như về môi trường sống của nhân dân, ngư dân, nông dân v.v... kể cả môi trường, sinh thái thiên nhiên đã bị hy sinh, bị để mặc cho tàn phá, nhiễm độc.

Không khỏi ngạc nhiên

Các nhà quan sát không thể không ngạc nhiên về một trong 4 nội dung được nêu trong Thông báo của Hội nghị BCHTW khóa XII, đó là sửa đổi quy chế, lý do để sửa quy chế làm việc của BCHTW:
“Phát huy tốt hơn nữa dân chủ trong sinh hoạt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tạo cơ sở để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng…” (theo Thông báo của BCHTW khóa XII )
Qua những động thái trên, có thể thấy, thứ nhất Đảng CSVN ra đời đã 80 năm rồi, 12 kỳ đại hội như vậy mà bây giờ quy chế, lề lối làm việc vẫn phải bàn thảo sửa đổi lại để “phát huy dân chủ cho BCHTW”?

Thế phải chăng quy chế cũ đã không phát huy được hay sao mà phải sửa? Cái nội hàm của cái mục tiêu phát huy dân chủ trong cơ quan này cũng chỉ để “ tạo cơ sở để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”… nghe cũng rất mờ nhạt?
Nội dung thứ 4 của hội nghị đã bàn và quyết định: ”Về tổ chức bộ máy và giới thiệu nhân sự các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021..”
Với hai nội dung đã nêu, khiến cho nhân dân hiểu rằng: trong tình hình sôi bỏng của đất nước liên quan tới thế giới và Việt Nam, BCHTW Đảng tổ chức cuộc họp để bàn chuyện sắp xếp ghế cho nhau; bàn việc soạn quy chế để quan hệ nội bộ BCHTW phải dân chủ với nhau, không có vị này áp chế vị kia, nhóm này áp chế nhóm kia… Thế thôi!
Còn đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, một bộ phân nhân dân đang bị đè nén, đang bị đe dọa quyền sống, quyền tự do sơ đằng, bị tước đi môi trường làm ăn, sinh sống, thì Đảng tảng lờ, không bàn đến…

Hay dân dự lo?

Tại hội nghị này, trong phiên bế mạc, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định:
“Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, đạt được mức tăng trưởng khá, an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại được tích cực triển khai và đạt nhiều kết quả tốt; chủ động, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…”
Dân thì đang lo Trung Quốc 'đánh sang' thì lấy gì mà chống trả; Quân đội mua được một vài máy bay được cho là hiện đại nhất thì hai chiếc mới bay 'men men' bờ biển đã bị nổ tung;
Một phi công, quan chức bộ Quốc phòng nói và đặt giả thuyết nguyên nhân là do không thạo nhảy dù trên biển, bị dù quấn nên đã hy sinh; Còn chiếc CASA 212 thì do phi công có thể do chưa quen bay thấp trên biển nên xảy ra tại nạn?

Trình độ tác chiến như thế thì làm sao bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ?
Cuối cùng, thêm một điều nữa, nhưng không kém phần quan trọng, đó là về kinh tế, các chuyên gia đánh giá tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2016 có khả năng không đạt chỉ tiêu đã đặt ra vì đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Đảng chỉ lo 'dân chủ' cho quan chức của đảng, quyền lợi, công việc, vị trí của bộ máy cao cấp của Đảng là chính; thế thì ai lo dân chủ cho gần 90 triệu dân còn lại?
Hay là để dân tự lo lấy dân chủ cho mình chăng? Thiết nghĩ, nếu Đảng không lo được thì cho dân biết, bằng không thì nên xem lại điều mà lâu nay Đảng vẫn luôn nói là luôn coi mình là 'lực lượng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối với đất nước, của dân tộc Việt Nam'.

Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà văn, blogger, đang sinh sống tại Hà Nội.

Người Việt Nam ở Mexico

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-06-30
IMG_0219-622.jpg
Ông Larry Nguyễn và nhân viên tại quặng sắt ở Sinaloa.
Hình do ông cung cấp
Mexico, một thời được biết đến với tên Mễ Tây Cơ phiên âm tiếng Việt, là quốc gia rộng thứ năm Mỹ Châu La Tinh với tiếng Spanish (Tây Ban Nha) là ngôn ngữ chính.

Kinh doanh, trồng trọt một cách hợp pháp

Mexico mạn Bắc giáp giới Mỹ, Nam và Tây nhìn ra biển Thái Bình, Đông giáp Vịnh Mễ Tây Cơ, có thời tiết nóng gắt gần như quanh năm và có dân số 120 triệu người.
Do ở quá gần Hoa Kỳ, nhà chức trách tiểu bang gần Mexico nhất là California thường xuyên phải đối phó khá vất vả với những đoàn người vượt biên sang Mỹ tìm việc làm và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong khi đó thì cũng đã có một số ít người Mỹ gốc Việt sang Mexico để kinh doanh, buôn bán, trồng trọt một cách hợp pháp. Họ có thành công và có trụ lại nơi này lâu hay không điều mà Thanh Trúc mời quí vị tìm hiểu trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay.

Người đầu tiên là ông Larry Linh Nguyễn, một cư dân California, từ năm 2005 đã qua tiểu bang Halico của Mexico:
“2005 thì tôi có một vườn làm dừa và trồng cây bên đó, ở dưới tiểu bang Halico, công nhân khoảng 30 người.
Người Mễ bây giờ họ thấy mình làm ăn được cho nên bây giờ tự họ trồng mít và những rau thơm ở bên đó và họ theo đường những giấy phép xin được vào rồi họ mang vào Hoa Kỳ với giá rất rẻ.
-Ô. Chuyên Nguyễn
Trước đây tôi có một công ty IT tại Garden Grove, California.Năm 2007 khi kinh tế Mỹ xuống thì tôi có một nhân viên người Mễ và họ dẫn tôi qua bên Mễ tham quan. Tôi thấy có những cái quặng sắt tôi mới hỏi một vài người bên đó thì họ nói ở đây quặng sát rất nhiều. Sau khi tôi tìm hiểu xong thì người nhân viên của tôi đã giúp tôi và cả hai cùng bắt tay vào làm.”
Nơi ông Nguyễn Duy Linh có ý đinh khai thác quặng mỏ là tiểu bang Sinaloa của Mexico:
“Sinaloa nằm về phí Nam Mexico, là một tiểu bang rất rộng và sống về nông nghiệp, có phố cảng Mazeplan là thành phố du lịch nổi tiếng của Mexico. 

Từ đó tôi và người nhân viên đi tìm những chủ đất mà họ có mỏ, phần đông đất ở bên Mễ là của dân chứ không phải của chính phủ. Cho nên khi mình mua giữa cá nhân với cá nhân, thuận mua vừa bán với giá cả thì chỉ đem ra chính quyền thị thực là xong và họ bán cho mình 100 năm luôn.
Luật bên Mexico là người ngoại quốc không được mua đất cách bờ biển 12 cây số, nhưng nếu mình mua đất dưới dạng công ty thì mình có quyền đứng tên. Nếu mình là chủ công ty đó thì mình có quyền sở hữu miếng đất đó. Vì tôi tên Larry Linh Nguyễn cho nên tôi lấy tên công ty của tôi là L&L Mining International.”
2011-06-10-09.37-400.jpg
Ông Larry Nguyễn tại quặng sắt ở Sinaloa.

Khu mỏ sắt mà ông Larry Linh Nguyễn mua được và đang khai thác dưới tên L&L Mining International có diện tích 4.000 hectares và 120 nhân viên lẫn công nhân bản xứ, nằm trong vùng Culacan là thủ đô của tiểu bang Sinaloa:
“Văn phòng của tôi đóng tại Mazeplan, một thành phố trên biển. Từ văn phòng đi tới khu trung tâm khai thác quặng mỏ khoảng 2 tiếng. Tôi có khoảng 120 nhân viên, người khai thác, người ủi đất, người chở quặng ra để xay cho nó nhỏ, từ đó bỏ lên xe xúc chở đi tùy theo đơn đặt hàng của khách hàng. Nhân viên không nhiều bởi vì hiện tại tôi có 4.000 hectares nhưng tôi mới khai thác chưa được 20 hectares. Người bản xứ họ làm việc rất chuyên cần nhưng có cái là người Mễ mà, sáng chống cối lấy tiền, lấy tiền xong rồi vô bar là hết. Nhiều khi uống say rồi, ngày mai mệt là gọi điện thoại vô nói là nghỉ. 

Tôi bắt đầu thăm dò quặng sắt từ 2007, mua máy khoan , đào lên những quặng trong đó mang đi thử, thấy trong đó có 57% sắt. Trước đây cứ mỗi tháng chúng tôi khai thác 25.000 tấn một tháng, thường thì bán cho Indonesia và Trung Quốc mà Trung Quốc thì mua nhiều hơn.
Đến năm 2013 vì Trung Quốc giảm giá quặng sát từ 156 đô la xuống còn 52 đô la một tấn nên hiện tại chúng tôi chỉ khai thác để cầm chừng thôi chứ không làm với số lượng lớn như ngày xưa nữa. Bây giờ hầu như quặng sắt là Trung Quốc nắm phần chi phối  toàn thế giới luôn, đó là trở ngại cho ngành khai thác quặng mỏ của mình.”


Không dừng lại ở đó, ông Larry Linh Nguyễn mở hai nhà hàng bán thức ăn Việt Nam tại Sinaloa:
“Hai nhà hàng đó thì mục đích của tôi là muốn giúp cho mấy đứa cháu ở bên Việt Nam sang có công ăn việc làm thôi chứ cũng không có lợi nhuận nhiều. Tức là tôi có công ty ở bên đó thì tôi có quyền mướn nhân viên nước ngoài vào.”
Ông Larry Nguyễn không phải là người Việt Nam duy nhất trong những người Việt hiếm hoi sang Mexico để làm ăn:
“Trước tôi thì có một anh đó tên là anh Bảy, người Bạc Liêu, có khoảng 7.000 hectares đất trồng rau quả. Một ngày như vậy có từ 45 cho tới 50 chiếc xe tải di chuyển rau quả từ Sinaloa qua Mỹ và Canada.”

Sự thực từ ba và bốn thập niên trước, Mexico gần như là mãnh đất hứu hẹn đối với những người Việt đến California. Cựu quân nhân Nguyễn Văn Chuyên, cư ngụ tại San Diego, từng có một trang trại trồng mía ngay biên giới Mỹ và Mễ, cho biết:
“Trong những năm đầu tị nạn có nhiều bạn của chúng tôi, đặc biệt những người buôn bán bàn ghế ở San Diego sát với thành phố Tijuana của Mễ, vì có thẻ xanh và có quốc tịch Mỹ nên sang bên Mễ một cách dễ dàng. Đối với mức sinh hoạt thì tiền làm ra ở Mỹ quá cao so với bên Mễ cho nên rất nhiều bạn của chúng tôi, thời gian đó còn độc thân, sang bên đó thuê nhà và thuê người Mễ làm việc nhà cho mình.”

Đây là những người Việt mà sáng đi từ Tijuana bên Mexico sang San Diego của Mỹ để làm việc, chiều lại lái xe trở về Tijuana bên kia biên giới. Ông Chuyên Nguyễn kể tiếp:
“Chiều về thì cơm nước sẵn sàng, có những người hầu người làm ở bên Mễ phục vụ một cách rất đàng hoàng. Những người trai thời đó đại đa số độc thân, họ có một đời sống rất sung túc bên Mễ Tây Cơ.”
 
IMG_0221-400.jpg
Một tiệm bán thức ăn Việt Nam ở Mexico.

Thời điểm đó thì cũng đã có những người Việt sang Mexico thuê đất trồng rau:
“Một trong những người bạn của tôi sang Mễ 30, 35 năm trước, thuê đất để trồng mít và trồng những cây rau thơm húng quế húng nhủi các thứ và nhập từ bên đó vào Hoa Kỳ.
Thời gian đó rất khó khăn để xin giấy phép mang mít vào Hoa Kỳ, tôi thấy rõ ràng họ phải đưa mít vào Hoa Kỳ bằng đường máy bay, mỗi một thùng được mang 2 trái mít mà thôi. Hồi đó ở vùng Little Saigon này mỗi một trái mít mua 100 hoặc 150 đô la là thường, người ta bán cả vỏ thời đó quảng độ 7 đô 99 cents một pound cả vỏ. Bây giờ chỉ còn 50 cents/ pound mà thôi. Cho nên thời kỳ đầu làm ăn được nhưng về sau thì không được nữa bởi vì phí tổn quá cao, đi máy bay mới được vào.
Người Mễ bây giờ họ thấy mình làm ăn được cho nên bây giờ tự họ trồng mít và những rau thơm ở bên đó và họ theo đường những giấy phép xin được vào rồi họ mang vào Hoa Kỳ với giá rất rẻ.”

Khó có thể là nơi đầu tư yên ổn dù

Trước giờ nhiều người cứ nghĩ rằng những loại rau trái củ quả, những cây mía trong các chợ ở California hay những vùng phụ cận bên miền Tây Hoa Kỳ đến từ Mexoco mà trong đó nhiều phần đến từ những trang trại của người Việt ở Mexico. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Chuyên thì thực tế không phải như vậy:
“Nhập cây cối hoặc các loại hột là vấn đề rất khó với Hoa Kỳ, đặc biệt mía là không. Mía ngoài California là không được mang vào. Mía Florida vào California cũng phải có giấy phép đặc biệt, một là đông lạnh, hai là luộc chín mới được mang vào California. Còn mía bên Mexico tuyệt đối cấm không được qua khỏi biên giới.
Tôi bảo đảm 99% là thất bại. Ai cứ nghĩ qua Mễ Tây Cơ là trồng trọt được, đất như ở Việt Nam, thực sự 10 người là 9 người thất bại. Bạn bè tôi qua Mễ mở hãng may là chạy về không, máy móc chở về không được luôn.
-Ô. Kevin Wong
Lý do tôi biết rõ vì có một thời gian vườn mía của tôi bị cháy, tôi xuống gặp vài người Mễ để tôi buôn mía vào. Tôi đi lạc đường vào ngõ kiểm soát biên giới thì tôi bị chặn lại. Vì sang bên đó quay trở lại thì tôi có mang một vài cây mía ở vườn của tôi nhưng nhân viên hải quan nghĩ tôi mang mía từ Mễ vào. Họ nói tôi vi phạm luật cấm mang mía từ Mễ vào. Họ bắt tôi xuống chụp hình lăn tay đàng hoàng. Cho nên nó rất là khó, nếu người nào nói người đó trồng mía bên Mễ để mang vào thì người đó không nói sự thật.”

Rõ ràng Người Việt ở Mỹ có thể qua Mexico thuê đất trồng rau và trái cây nhưng không thể bán qua Mỹ dễ dàng như những sản phẩm cây trái, đặc biệt các loại trái cây miền nhiệt đới từ những khu vườn của người Việt ở Florida chẳng hạn:
“Tôi thấy có một số người sang bên đó, ở những thành phố du lịch, thì còn làm ăn buôn bán được. Bên đó mở những nhà hàng người Việt nhưng lấy tên Tàu thì vẫn còn có thể sống được. Còn làm nông thì tôi nghĩ rằng bây giờ vấn đề rất khó khăn bởi vì trái cây mang vào đây rất khó. Đặc biệt người Mễ bây giờ họ tự trồng tự bán luôn nên mình làm ăn cũng không có khá nữa.”

Định cư tại California từ năm 1980, ông Kevin Wong, người Việt gốc Hoa, trước năm 1975 từng làm cho báo Đại Dân Tộc với bút hiệu Trường Giang, hiện là giám đốc Sunshine Food Industry ở thành phố Rosemead, tiểu bnag California, nói rằng không phải người Việt nào, vốn đã ít ỏi thì chớ, sang Mexico cũng được coi là thành công:
“Qua Mễ Tây Cơ chỉ mở nhà hàng là thành công. Người Mễ thích ăn đồ Tàu và đồ Việt Nam.”
Thế còn qua Mexico mướn đất trồng trọt thì sao. Theo ông Kevin Wong, đừng quên Mexico là đất nước đang bị đè nặng, bị trì trệ vì tệ nạn ma túy và băng đảng :

“Tôi bảo đảm 99% là thất bại. Ai cứ nghĩ qua Mễ Tây Cơ là trồng trọt được, đất như ở Việt Nam, thực sự 10 người là 9 người thất bại. Bạn bè tôi qua Mễ mở hãng may là chạy về không, máy móc chở về không được luôn. Thứ nhất mình qua bển làm thì chính quyền bên đó không bảo vệ mình đâu. Xin lỗi tôi không muốn nói nói đụng chạm tới Mễ Tây Cơ, ở đó có những bang đảng ma túy với tống tiền đủ thứ hết. Tôi không dám nói nhiều quá tại khách hàng của tôi người Mễ Tây Cơ nhiều lắm, mà tất cả 90% nhân viên của tôi là Mễ Tây Cơ. Ở bển du đảng ma túy qua bển chịu không nỗi đâu.”

Vừa rồi là câu chuyện Mexico và người Việt ở Mỹ, nơi mà người Việt có thể coi là vùng đất du lịch chứ khó có thể là nơi đầu tư yên ổn dù ở quá gần nước Mỹ trong lúc chuyện đi lại không khó.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng nơi đây. Thanh Trúc kính chào, xin hẹn quí vị thứ Năm tuần tới.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/vietnamese-in-mexico-tt-06302016132052.html

Cưỡng chế chùa Liên Trì trước ngày 20/7?


 




Image copyright Fb Nguyen Thien Nhan
Image caption Quyết định cưỡng chế do chính quyền dán trước cứa chánh điện chùa Liên Trì
Hôm 9/7, trụ trì chùa Liên Trì ở TP Hồ Chí Minh xác nhận với BBC về việc chính quyền ra thông báo quyết định cưỡng chế thu hồi đất cơ sở này từ ngày 8 đến 20/7.
Chùa Liên Trì tọa lạc tại phường An Khánh, quận 2, là một trong các cơ sở còn sót lại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ trước 1975, giáo hội không được chính phủ thừa nhận.
Hòa thượng Thích Không Tánh, hiện đang trụ trì tại chùa Liên Trì, đã từng bị Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh tuyên phạt hồi năm 1995 cùng Hòa thượng Thích Quảng Độ mỗi người 5 năm tù về tội phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước.
Hôm 9/7, trả lời BBC qua điện thoại, Hòa thượng Thích Không Tánh nói: “Chính quyền đưa quyết định cưỡng chế thu hồi đất nhưng nhà chùa không nhận nên họ dán trước cứa chánh điện. Hiện nhà chùa đã gỡ tờ giấy này đem vô để trong phòng”.
“Về thông tin chính quyền bồi thường cho chùa 9,7 tỷ đồng thì con số này được họ đề cập trong một lá thư riêng”.
“Nhưng quan điểm của nhà chùa là không đồng ý bán chác, di dời chùa đến nơi hẻo lánh, giáp ranh tỉnh Đồng Nai mà ở lại đây phụng sự Phật tử trong khu vực”.
Hòa thượng nói với BBC rằng “Trong trường hợp chính quyền cưỡng chế, các sư thầy ở chùa cũng chỉ biết niệm Phật”.

'Xin tỵ nạn'

Ông cũng cho hay: “Một khi Chùa Liên Trì bị phá bỏ, tôi sẽ tìm một quốc gia có tự do tôn giáo để xin tỵ nạn. Vì hòa thượng mà mất chùa thì không còn lý do gì để ở lại”.
BBC đã liên hệ Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm và Ban Bồi thường Giải phóng Mặt bằng quận 2 nhưng hai số điện thoại này thường xuyên trong tình trạng bận máy.
Hôm 8/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm phát đi thông báo về việc mời người dân liên hệ cơ sở thờ tự chùa Liên Trì để nhận lại các hũ tro cốt, di ảnh của người thân.





 



Image copyright Fb Pham Le Vuong Cac
Image caption Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì, được cho là nhân vật bất đồng chính kiến
“Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm thông báo cho các hộ gia đình và cá nhân là thân nhân của các hũ tro cốt, di ảnh đang gửi thờ tại cơ sở thờ tự chùa Liên Trì thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm đến liên hệ cơ sở thờ tự chùa Liên Trì để nhận lại các hũ tro cốt, di ảnh”, thông báo được báo Công An TP Hồ Chí Minh đăng tải.
“Trường hợp các hộ gia đình và cá nhân là thân nhân có nhu cầu gửi hũ tro cốt, di ảnh thờ tại các chùa khác trên địa bàn quận 2, đề nghị liên hệ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 2 để được hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể”.
Trước đó, hôm 23/6, hàng chục nhà hoạt động và Phật tử đã đến chùa Liên Trì ở TP Hồ Chí Minh sau khi có tin 'nơi này bị chính quyền cưỡng chế'.
Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, một tập hợp các nhân vật thuộc nhiều tổ chức tôn giáo khác nhau tại Việt Nam, trong thông cáo hôm thứ Năm 23/6 viết:
"Việc giải tỏa Chùa Liên Trì của nhà cầm quyền đã có dự tính từ lâu nhằm triệt hạ những cơ sở tôn giáo độc lập không chịu nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền. Tuy nhiên, do áp lực của công luận của quốc tế, họ đã tạm thời chưa thực hiện chờ cơ hội thuận tiện."
Hôm 22/6, trả lời BBC qua điện thoại, Hòa thượng Thích Không Tánh nói: “Ngay lúc tôi đang nói chuyện điện thoại thì ngoài cổng chùa đang có 3, 4 công an canh gác. Từ mấy năm nay, chính quyền tìm mọi cách cô lập và ngăn cản Phật tử đến chùa và họ nói đây là chùa ‘phản động’.
“Có thể một trong những lý do khiến chính quyền tìm mọi cách cưỡng chế, giải tỏa chùa là vì lâu nay vẫn diễn ra các hoạt động ‘ngoài luồng’ như phát quà cho thương phế binh của chế độ cũ, trợ giúp dân oan mất đất hay họp mặt các cựu tù chính trị hoặc các hội đoàn xã hội dân sự”.
“Phía công an nói là không thích những việc này và nhiều lần đề nghị nhà chùa không tiếp tục làm. Tuy vậy, chúng tôi thấy đây là những việc nhân đạo, ích lợi cho xã hội nên không thể không ủng hộ”.
Trong hai ngày 22 và 23/6 BBC cũng đã tìm cách liên hệ với Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm và Ban Bồi thường Giải phóng Mặt bằng quận 2 để hỏi thêm thông tin về vụ việc nhưng đều không đạt kết quả.
Ngoài Chùa Liên Trì còn có hai cơ sở của Công giáo là Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá cũng nằm trong diện bị giải tỏa ở khu vực này.

Giá vàng tại VN ‘biến động nhất thời’

  • 7 tháng 7 2016




Image copyright Getty

Ngân hàng Nhà nước nói diễn biến giá vàng những ngày qua tại Việt Nam chỉ là “biến động nhất thời” và chưa có "xu hướng rõ ràng".
Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được truyền thông trong nước dẫn lời khuyến nghị người dân và các nhà đầu tư cần thận trọng để “tránh bị thua thiệt”.
“Phía NHNN cũng sẽ theo dõi sát diễn biến của thị trường và sẵn sàng các phương án và có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường vàng khi cần thiết,” ông Cảnh nói thêm.
Giá vàng trong nước vào hôm 07/07 đã “đảo chiều” sau khi tăng tới ngưỡng được cho là kỷ lục từ vài năm trở lại đây.

Một số báo đưa tin những người trót mua vàng ở “đỉnh” 40 triệu đồng/lượng ngày hôm qua 06/07 bị “lỗ ngay” khoảng hơn 2 triệu đồng/lượng nếu bán vào hôm nay 07/07.
Giá vàng trong nước cũng cao hơn giá vàng thế giới cả triệu đồng/lượng.
Thực trạng giá vàng trong nước tăng mạnh hơn thế giới và cao hơn giá vàng thế giới nhiều có dấu hiệu mà báo này gọi là "bong bóng,” báo Đầu tư viết.

Tiến sỹ Nguyễn Thế Hùng, Ủy viên thường trực Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, được báo Zing dẫn lời khuyên người dân nên bình tĩnh trước sự biến động quá mạnh quá giá vàng.
Ông Hùng mô tả điều ông gọi là "có sự khan hiếm giả tạo" để đẩy giá vàng trong nước lên cao hơn so với giá thế giới trong vòng một tuần qua.
"Việc chênh lệch giá vàng giữa mua vào và bán ra lên tới một triệu đồng thể hiện sự bất thường, không hợp lý ở góc độ thị trường. Chênh lệch này cũng giúp các cơ sở kinh doanh vàng kiếm lời," ông Hùng nói.

Chuyên gia này nhắc lại lịch sử giá vàng trong nước lên tới 49 triệu đồng một lượng ở thời điểm năm 2011 thì đã có sự đổ xô đi mua vàng, và sau đó giá vàng đã cắm đầu đi xuống dưới 30 triệu đồng/lượng.
 http://www.bbc.com/vietnamese/business/2016/07/160704_gold_price_vn

 

Xuất khẩu VN ‘lại trượt chỉ tiêu’

  • 4 tháng 7 2016




Image copyright
Bộ Công thương dự báo mức tăng trưởng xuất khẩu cả năm chỉ đạt 8% so với chỉ tiêu 10%.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh được truyền thông trong nước dẫn lời nói sự sụt giảm về giá xuất khẩu và tăng trưởng của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chậm lại là một số nguyên nhân chính.
Chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong cả năm nay và năm ngoái là 10%. Năm 2015 tăng trưởng xuất khẩu đạt 7.9%.

"Nếu chúng ta quyết liệt khai thác thị trường mới và thị trường tiềm năng cũng như thị trường truyền thống thì khả năng mức tăng trưởng xuất khẩu cả năm chỉ đạt 8%, đó là dự báo của Bộ Công Thương," Bộ trưởng Trần Tuấn Anh được truyền thông trong nước dẫn lời tại nói tại buổi họp Chính phủ diễn ra hôm 1/7.
Lãnh đạo Bộ Công Thương dự báo tình trạng “không mấy khả quan” do tình hình kinh tế và thương mại thế giới có tác động gián tiếp và “không nhỏ” tới cán cân thương mại của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được dẫn lời nói xuất khẩu là kênh quan trọng nhất cho tăng trưởng và yêu cầu Bộ Công Thương có chuyên đề riêng để xuất khẩu tăng trưởng hơn nữa trong những tháng cuối năm, theo truyền thông trong nước.

"Bộ Công Thương đang quản lý nhiều ngành hàng, lĩnh vực quan trọng, nếu không chấn chỉnh lại, phát triển mạnh mẽ thì rất khó đạt kế hoạch, nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo bị sụt giảm như vậy thì phải tính toán lại bài bản, hệ thống hơn, bộ máy phải rất giỏi để xốc lại," ông Phúc nói.
Hàng nông sản Việt Nam hiện phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Trong năm tháng đầu năm 2016, 11% nguồn thu xuất khẩu là từ thị trường Trung Quốc.
Vào cuối tháng trước, Tổng cục Thống kê cho biết GDP sáu tháng đầu năm 2016 ước tính tăng 5,52% so với cùng kỳ năm 2015.
Mục tiêu Quốc hội Việt Nam đề ra cho cả năm 2016 là 6,7%.

Các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế gồm "Thương mại và đầu tư chậm lại trên toàn cầu... các biến động khó lường tại các thị trường tài chính tiền tệ trên thế giới đã ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế của chúng ta," AFP dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê.
Các yếu tố khác là nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập niên nay trong khu vực, gây thiệt hại tới 681 triệu đôla cho Việt Nam.
Vụ cá chết ở miền Trung cũng được coi là một nguyên nhân.
Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị báo cáo Quốc hội về vụ cá chết để mang ra bàn thảo trong phiên họp Quốc hội vào tháng Bảy.
 http://www.bbc.com/vietnamese/business/2016/07/160704_vn_export_to_miss_2016_target

VŨ HỮU ĐỊNH CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ

 
 Vũ Hữu Định

Vũ Hữu Định (1942-1981), tên thật Lê Quang Trung, là một nhà thơ người Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với bài thơ Còn chút gì để nhớ, được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc cùng tên.

Lê Quang Trung sinh năm 1942 tại Thừa Thiên - Huế trong 1 gia đình nghèo. Ông từng sống qua nhiều nơi ở Tây Nguyên, Sài Gòn, lập gia đình và định cư ở Đà Nẵng. Ông làm thơ đăng báo từ khoảng thập niên 1960, với bút danh Hàn Phong Lệ, về sau đổi thành Vũ Hữu Định. Tên Vũ Hữu Định bắt đầu phổ biến từ khi bài thơ Còn chút gì để nhớ của ông được Phạm Duy đem phổ thành nhạc vào năm 1970.
Vũ Hữu Định vào đời sớm, lập gia đình sớm và nghèo nàn trong suốt quãng đời ngắn ngủi của mình. Ngoài làm thơ, ông từng làm cán bộ xây dựng nông thôn ở Đà Nẵng. Ông từng trốn quân dịch nhưng rồi bị bắt lại.


Sau biến cố 1975, ông ở lại Việt Nam và bị đưa đi học tập cải tạo 1 tháng. Ông được biết đến là một người mê rượu, tuy nghèo khó nhưng có máu giang hồ, tính tình phóng khoáng. Ngày 3 tháng 4 năm 1981, sau 1 chầu nhậu với bạn bè, ông bị té cầu thang (có thông tin cho rằng bị té lầu) và qua đời, hưởng thọ 40 tuổi.

Thường đi kèm với tên tuổi của Vũ Hữu Định, là bài thơ Còn chút gì để nhớ. Tác phẩm gồm 4 khổ, mỗi khổ 4 câu, mỗi câu từ 7-8 chữ , mang theo những hình ảnh nhẹ nhàng, tế nhị của của phố núi Pleiku, từ cảnh vật:
phố núi cao, phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương
Tới con người:
em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
nên em hiền như mây chiều trong
Bài này được viết năm 1970, khi nhà thơ sang thăm 1 người bạn gái ở Pleiku. Cùng năm này, bài thơ được đăng báo Khởi Hành của Viên Linh và được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc, rồi trở nên phổ biến với giọng hát Thái Thanh. Ca khúc được phổ theo nhịp 3/4, điệu Boston, lời thơ vẫn giữ nguyên với khổ thơ cuối được nâng lên thành cao trào.
Sau này nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, bạn thân của ông, cũng có 1 tiểu thuyết lấy tên Còn chút gì để nhớ


Còn một chút gì để nhớ
Phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng
em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong
xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc bên đồi biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên


VHĐ


Bản nhạc và bài thơ được nhiều người ưa thích và sống mãi tới bây giờ. Đã có nhiều nhà văn viết về nó cùng với địa danh Pleiku Phố Núi. Trong số đó có Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Mạnh Trinh, Du Tử Lê.




Nguyễn Đình Toàn


Rất nhiều người yêu bài thơ Còn Một Chút Gì Để Nhớ của Vũ Hữu Định, vì được nghe qua nhạc Phạm Duy (năm 1970). Nghe rồi mới đọc. Nhiều khi cũng không phải là đọc nữa. Người ta nghe và thuộc lời ca của bản nhạc, từ đó nhớ lại rồi khám phá ra cái hay của bài thơ, cái hay của từng chữ trong bài thơ.
 Minh Hoa : Xuan Loc

Trước khi có bài thơ của Vũ Hữu Định, không biết có bao nhiêu người đã ước ao được đến Pleiku. Nhưng sau khi bài thơ được phổ nhạc và hát lên, số người muốn được đặt chân, được nhìn thấy tận mắt cái phố núi ấy, không thua gì số người muốn nhìn thấy Thôn Vỹ Dạ vì đọc thơ Hàn Mặc Tử. Có lẽ người nào đó đã nói đúng khi cho rằng, một thành phố dù đẹp đến đâu, nếu chưa được đưa vào văn thơ, âm nhạc, hội họa… cũng kể như nó chưa có linh hồn vậy. Và một tác phẩm hiện hữu hay tồn tại được hình như cũng có những cơ duyên của nó.




Phạm Duy cho biết, ông gặp Vũ Hữu Định ở Pleiku trong một chuyến đi tìm cảm hứng cho cuộc sống của riêng ông và nhất là tìm hiểu tâm trạng những nhà thơ trẻ, đại đa số khi ấy đang đi lính. Phạm Duy cho biết ông đã chọn và phổ nhạc bài thơ của Vũ Hữu Định không thêm bớt một chữ nào. Ông cũng giữ nguyên vẹn cấu trúc [structure] cũng như vận tiết [prosodie] của bài thơ. Ông chỉ dùng một thanh âm có bán cung của dân ca Jarai hay Bahmar để gợi cái không khí cao nguyên và một chuyển giọng [tonalité] ở đoạn cuối để cho bài ca có thêm màu sắc.
Ca khúc Còn Một Chút Gì Để Nhớ thành công thế nào mọi người đã biết. Có thể nói, không một ca sĩ tên tuổi nào của chúng ta khi ấy lại không có lần trình bày bài hát này. Và, nghe rồi, người ta hẳn cũng có lúc tự hỏi, nếu không có nhạc của Phạm Duy, liệu bài thơ có thể phổ biến mau chóng và rộng rãi như vậy chăng? Câu hỏi ấy, dù có bao nhiêu câu trả lời cũng không ích gì. Ta có một bài thơ hay rồi lại có một bài hát hay, đó chưa đủ là một điều thích thú sao? Thắc mắc nữa mà chi?

Nguyễn Mạnh Trinh

Bài thơ về phố núi Pleiku của Vũ Hữu Định với nhạc Phạm Duy đã tạo một thành phố nhỏ nơi xó rừng thành một nơi chốn đầy huyền thoại, vừa lãng mạn vừa bi tráng. Ở đây, có những chuyện về Bà Chúa Rừng linh thiêng, có những mối tình y như tiểu thuyết của những người lính trận và những cô gái giang hồ. Thời chiến tranh cực độ, phố núi là nơi dưỡng quân của những chàng G.I. từ mặt trận biên giới trở về và cũng là nơi mà các nàng kiều nữ từ khắp nơi đổ về kiếm tiền.Và, cũng chính nơi đây, là nơi nghỉ phép của những chàng lính chiến từ biên trấn. Rượu, ăn chơi, nhảy nhót, cho quên sầu để rồi trở lại chiến trường, ở đó có những mối tình giang hồ nhưng cũng có những mối tình lãng mạn trong trắng.
Ở đó, cũng có con đường Trịnh Minh Thế rợp bóng cây dầu, cây sao, những giờ đi học hay tan học tung tăng những tà áo trắng nữ sinh trong cái mù sương buổi sáng hay nhạt nắng buổi chiều. Pleiku, “phố xá không xa nên phố tình thân. Đi dăm phút đã về chốn cũ…” Con đường Hoàng Diệu từ rạp Diệp Kính đến Bưu Điện, chỉ vài phút đi lên đi xuống để cho đời còn mơ còn mộng, còn thấy hạt nắng dễ thương, hạt mưa tuy buốt lạnh nhưng lại ấm lòng vì đôi mắt em. Dù nơi đây suốt năm là mùa đông tháng giá nhưng má đỏ môi hồng em làm ấm mùa xuân. Và:


”xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc trên đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên.”


Du Tử Lê


Địa danh hay nơi chốn thường chiếm giữ một vị trí đáng kể trong thi ca Việt Nam. Thí dụ như “Thăng Long thành hoài cổ” của bà Huyện Thanh Quan, hay “Đôi mắt người Sơn Tây” của Quang Dũng. Hoặc gần hơn nữa là “Còn chút gì để nhớ” của Vũ Hữu Định, vân vân…
Nhiều người cho rằng, nếu không kể những áng văn chương cổ mà chúng ta phải học, đọc thì số người biết đến “Đôi mắt người Sơn Tây” sẽ không nhiều lắm, nếu nó không được soạn thành ca khúc bởi nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Cũng vậy, số người yêu “Còn chút gì để nhớ” của nhà thơ Vũ Hữu Định sẽ giảm nhiều, nếu không có phần nhạc của Phạm Duy.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quên căn bản những bài thơ được các nhạc sĩ tìm tới, chọn để soạn thành ca khúc, tự thân đã vốn có những đặc điểm mà các bài thơ khác không có.
Hơn thế nữa, khi bài thơ “Còn chút gì để nhớ” của cố thi sĩ Vũ Hữu Định vỏn vẹn chỉ có 4 khổ mà ông đã vẽ được bằng ngôn ngữ “chân dung” rất riêng của Pleiku, một thành phố cao nguyên miền Nam.
By NGUYỄN & BẠN HỮU

http://amvc.fr/Damvc/GioiThieu/DocTrenOep/ConGiDeNho-VHDinh.htm
 https://m.facebook.com/notes/tran-xuan-loc/c%C3%B2n-ch%C3%BAt-g%C3%AC-%C4%91%E1%BB%83-nh%E1%BB%9B-nh%E1%BA%A1c-ph%E1%BA%A1m-duy-th%C6%A1-v%C5%A9-h%E1%BB%AFu-%C4%91%E1%BB%8Bnh/10153525274146468?fref=nf
 Theo Wikipedia và Trần Xuân Lôc

 
 
 
 


VŨ HỮU ĐỊNH và “Còn Một Chút Gì Để Nhớ”
Bác sĩ Lê Trung Ngân 

Vũ Hữu Định tên thật là Lê Quang Trung, sinh năm 1942 tại Thừa Thiên Huế, từng sống nhiều nơi ở Tây Nguyên, lập gia đình và định cư tại Đà Nẵng. Ông làm thơ từ thập niên 1960, đăng báo rải rác. Trước 1975, Vũ Hữu Định là cán bộ xây dựng nông thôn; sau 1975, ông làm công nhân điện lực. Một đêm trăng tháng Giêng năm 1981, tại làng An Hải, bên bờ sông Hàn, Đà Nẵng, Vũ Hữu Định qua đời vì ngã từ trên lầu xuống, trong một cơn say cùng bè bạn.
Địa danh hay nơi chốn thường chiếm giữ một vị trí đáng kể trong thi ca Việt Nam. Thí dụ như “Thăng Long thành hoài cổ” của bà Huyện Thanh Quan, hay “Đôi mắt người Sơn Tây” của Quang Dũng. Hoặc gần hơn nữa là “Còn chút gì để nhớ” của Vũ Hữu Định với vùng đất Pleiku (Gia Lai), vân vân…


Nhiều người cho rằng, nếu không kể những áng văn chương cổ mà chúng ta phải học, đọc thì số người biết đến “Đôi mắt người Sơn Tây” sẽ không nhiều lắm, nếu nó không được soạn thành ca khúc bởi nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Cũng vậy, số người yêu “Còn chút gì để nhớ” của nhà thơ Vũ Hữu Định sẽ giảm nhiều, nếu không có phần nhạc của Phạm Duy.


Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quên căn bản những bài thơ được các nhạc sĩ tìm tới, chọn để soạn thành ca khúc, tự thân đã vốn có những đặc điểm mà các bài thơ khác không có.

Hơn thế nữa, khi bài thơ “Còn chút gì để nhớ” của cố thi sĩ Vũ Hữu Đinh vỏn vẹn chỉ có 4 khổ mà ông đã vẽ được bằng ngôn ngữ “chân dung” rất riêng của Pleiku, một thành phố cao nguyên miền Nam.


Mấy chục năm qua, cả ở trong và ngoài nước, đã có nhiều người viết về Vũ Hữu Định cùng bài thơ Còn một chút gì để nhớ của ông. Tác phẩm của Vũ Hữu Định, đặc biệt là sau khi được âm nhạc Phạm Duy chắp cánh, đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ, vô hình trung trở thành một trong những “lời giới thiệu” nhẹ nhàng mà sâu lắng về Pleiku. Nói cách khác, Vũ Hữu Định (và Phạm Duy) đã đội vương miện cho thành phố Pleiku.



 
Năm 1970, địa bàn công tác của anh lòng vòng ven rìa thành phố như Thanh Khê, Hà Khê, An Hải, Sơn Trà… Anh chợt đi, chợt về. Ðặc biệt là lúc nào cũng có vẻ thong dong, giàu có thời giờ phất phơ phố xá. Anh làm thơ nhiều trong giai đoạn nàỵ. Thơ của anh hầu hết được đăng trên các tạp chí văn chương tại thủ đô Sài gòn. Bài “phố núi cao …phố núi đầy sương…”, một bài thơ viết về thị trấn Pleiku, một phố thị miền núi của cao nguyên Việt Nam, với đầy đủ nét hoang sơ, lạnh lùng, đã được nhìn, được vẽ bởi một nhà thơ hết lòng yêu thiên nhiên, nên vô cùng linh động, thân mật. Trời đất và con người như một khối đồng nhất, thở chung một nhịp. Tất cả đều có thật, ngoại trừ nhân vật chính, người đã khai mở, dẫn dắt thi tứ của chàng thi sĩ dừng chân ở một nơi “đi dăm phút trở về chốn cũ.“
 
Trong cái hạn hẹp của một không gian hoang vắng, trước cái trống lạnh của tâm hồn, Vũ Hữu Ðịnh chợt thấy trên đường anh đang đi “may mà có em đời còn dễ thương.” Và anh đã chân thành “cảm ơn thành phố có em“, một thành phố núi đã ưu ái cho đời anh “còn một chút gì để nhớ, còn một chút gì để thương.” Người em tuyệt vời kia, cái ngôi sao lấp lánh, thắp sáng cho cảnh sắc Pleiku quần tụ chung quanh, trong một cuộc nhúng lời vào rượu, em chỉ là vóc dáng tưởng tượng mà anh đã nhặt ra trong những giờ phút trôi nổi linh hiển nhất của anh: làm thơ.

 Mặc dù người đẹp của Vũ Hữu Ðịnh không hiển hiện bằng xương thịt như anh đã bày tỏ, nhưng nàng đã thở vào thơ anh làn hơi ấm áp tình người đủ để ngôn ngữ anh tác thành bài thơ lộng lẫỵ Và may mắn hơn nữa bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm Duy, một nhạc sĩ tài hoa, chắp thêm cho đôi cánh vàng, nên sức bay của nó càng lên cao, thêm xa, sống còn đến ngày nay trong lòng người thưởng ngoạn.


 

Thơ Vũ Hữu Ðịnh giống như bản tính của anh: yêu đời, thong dong, cởi mở. Ngoài thơ và rượu, giao du với bạn bè cũng là cái thú lớn của anh




Thơ Vũ Hữu Ðịnh giống như bản tính của anh: yêu đời, thong dong, cởi mở. Ngoài thơ và rượu, giao du với bạn bè cũng là cái thú lớn của anh.





https://bacsiletrungngan.wordpress.com/2013/09/27/vu-huu-dinh-v-cn-mot-cht-g-de-nho/







Vũ Hữu Định

Vũ Hữu Định (1942-1981), tên thật Lê Quang Trung, là một nhà thơ nổi tiếng. Tên tuổi của ông gắn liền với bài thơ “Còn chút gì để nhớ”, được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc năm 1970 thành ca khúc cùng tên. Vũ Hữu Định làm thơ đăng báo từ khoảng thập niên 1960, với bút danh Hàn Phong Lệ, về sau đổi thành Vũ Hữu Định. Tên Vũ Hữu Định bắt đầu phổ biến cùng với bài thơ “Còn chút gì để nhớ” của ông.

vu-huu-dinhVũ Hữu Định vào đời sớm, lập gia đình sớm và sống nghèo trong suốt quãng đời ngắn ngủi của mình. Vũ Hữu Định từng làm cán bộ Xây Dựng Nông Thôn ở Đà Nẵng và phiêu bạt đây đó với bè bạn và thơ. Thơ Vũ Hữu Định điển hình nhất cho kiếp thi sĩ giang hồ, lận đận. Lận đận do thời thế, và do cá tính tạo ra. Nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh viết: “Có người nói thơ Vũ hữu Định ít có bóng dáng chiến tranh. Nếu có, chỉ là những nét thoảng mờ không rõ nét.

Nhưng, trong suy nghĩ riêng mình, tôi lại thấy bất cứ bài thơ nào của ông cũng đều thấp thoáng hình ảnh của một thời đại chinh chiến. Cái tâm tư bất an, cái nỗi niềm thời bom đạn, những huyễn mộng và đau xót hòa chung, bàng bạc trong ngôn từ, của một thời đại mà bất hạnh thành quen thuộc và hạnh phúc lại hiếm hoi.”

Sau biến cố 1975, ông ở lại Việt Nam và bị đưa đi học tập cải tạo 1 tháng. Vũ Hữu Định được biết đến là một người mê rượu và bạn bè, tuy nghèo nhưng có máu giang hồ, tính tình phóng khoáng. Ngày 3 tháng 4 năm 1981, sau 1 chầu rượu với các bạn ở Đà Nẵng, ông bị té lầu và qua đời, hưởng dương 40 tuổi.

Về tài năng, Đynh trầm Ca nhận xét, Vũ Hữu Định có thể sử dụng đàn Tây ban cầm và giọng hát rất tốt, đã từng mượn quán của ca sĩ Khánh Ly ở Sài Gòn để ca hát cùng nhạc sĩ Trần Quang Lộc. Đynh Trầm Ca cũng cho biết, Vũ Hữu Định còn có một tập bản thảo thơ, chép tay, lấy tên là Năm Năm. Bản thảo này từng được Vũ Hữu Định bỏ lại tại nhà Đynh Trầm Ca. Nhờ đó bạn bè đọc được nhiều bài thơ hay trong bản thảo Năm Năm, sau đó Đynh Trầm Ca đem giao bản thảo lại cho Lê Quang Tấn, em ruột Vũ Hữu Định. Đynh Trầm Ca cũng không quên ao ước, trong tương lai sẽ có thêm một Trần Từ Duy khác lo liệu tiếp việc in ấn thơ cho Vũ Hữu Định.

Hy vọng của Đynh Trầm Ca trở thành hiện thực khi nhóm Thư Ấn Quán của Phạm Văn Nhàn, Trần Hoài Thư tại Hoa Kỳ cho phát hành thi tập Tình Ca Người Lỡ Vận của Vũ Hữu Định. Cũng như những tác phẩm của Nguyễn Bắc Sơn, Y Uyên, Linh Phương… trước đây, Tình Ca Người Lỡ Vận được nhóm chủ trương gởi tặng bạn đọc trong tinh thần “bảo lưu và truyền bá di sản văn học miền Nam”. Tập thơ được nhà phê bình Đặng Tiến viết lời dẫn nhập. Ông mở đầu bài viết bằng nhận định:
“Văn thơ Miền Nam 1954-1975 được gọi là nền văn học bất hạnh. Vì nó đã bị xuyên tạc, tuyên án, thiêu hủy và bôi xóa ; các tác giả đã bị tù đày, đọa đày và lưu đày. Trong số đó, có nhà thơ Vũ Hữu Định (1941-1981), từ 1972 đã xem mình như một người lỡ vận:

Ta đã hát khúc hát đời lỡ vận
Hát âm u trong đêm tối một mình . (tr. 79)
Về tập “Tình Ca Người Lỡ Vận”, Đặng Tiến nhận định:
“Thơ Vũ Hữu Định lần này gồm 80 bài – chắc là còn thiếu –  là một tập thơ hay, tài hoa, trong sáng, đáp ứng được sở thích đông đảo người đọc; một tác phẩm có giá trị cao về mặt tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật, lưu lại tấm lòng của nhà thơ quá cố, ghi tạc niềm thủy chung của bằng hữu, trong một hoàn cảnh lịch sử, xã hội nghiệt ngã và bạc bẽo.”
SAO KHUÊ
Tiếng dội của sương chiều
lạnh trong rừng thu xanh
anh vô nằm trong cỏ
nơi những ngày xưa kia
em đã ngồi ở đó
anh nằm đây, ngồi đây
nghe rừng thu nhắc nhở
tiếng dội của sương chiều
làm xanh đau sắc cỏ
lạnh trong rừng thu xanh
em là con chim nhỏ
đậu trên nhành hoa leo
hát mấy lời ngẩn ngơ
anh nằm đây, ngồi đây
ngó nước nguồn reo vỡ
nước nguồn chảy bao năm
đá núi mòn dấu nhớ
anh nằm đây, ngồi đây
một mình anh vẫn thở
mười năm trong trắc trở
anh thở khác ngày xưa
nghe dội tiếng rừng mưa
nghe vang lời suối nhớ
anh như còn nặng nợ
với cây cỏ rừng già
anh vẫn còn thiết tha
nơi em nằm buổi nọ
lạnh trong rừng thu vang
lá thu vàng cũng rụng
anh nằm nghe lay động
đau của những nhánh cành
anh ngồi trong lá xanh
trên những hồn lá chết
tay anh cầm tha thiết
những chiếc lá còn tươi
thả xuống suối mà chơi
trôi đi còn tiếng dội
anh nằm đây, ngồi đây
mưa của rừng đã tới
những hạt rơi nhức nhối
trên những lá vàng non
và những lá héo hon
rụng như lòng anh rụng
lạnh trong rừng thu mộng
ôi giấc mộng dài đời
lạnh cả mùa thu tươi.

vu-huu-dinh1
Nhà phê bình Đặng Tiến (Pháp) nói chuyện về thơ Vũ Hữu Định
nguồn nguyenhuuhongminh.com
Cũng có khi nào
Cũng có khi nào anh trở lại
phố xưa, đường cũ, mùa mưa bay
mưa như gió ướt nên lòng lạnh
gió thổi sầu sương đậu tóc mây
Phố không đèn điện con đường lặng
những ánh đèn cây sáng chập chờn
anh gặp em ngồi đang rẽ tóc
mái tóc dài xanh những ngón tay
Anh là một gã giang hồ tới
lòng hoang như con lộ không đèn
ngồi với hồn sầu ly rượu cạn
sao mới vài ly mà đã say?
Gặp nhau, yêu vẻ u sầu lắm
mắt chở bao năm, mấy chuyện tình?
có đợi ai về, mong ai tới?
mà trông hồ như đang đắng cay.
Và anh yêu lấy sầu chẳng nói
mình anh ở lại quán mù mù
tưởng bao năm trước ta là bạn
chỉ nhìn nhau mà cảm được nhau
Chia tay, quán khép đôi lằn sáng
không nói, hình như đã nói rồi
mai lại lên đường, đêm sắp cạn
không hẹn hò chi? đành thế thôi
Cũng có khi nào anh trở lại
mai đây, mốt nọ, biết đâu chừng
và có một lời anh sẽ nói
giữ giùm nhau một chút hồn chung.

KHÁNH BÌNH * HỆ LỤY CÁ CHẾT



Cá biển chết ở Việt Nam: Hệ lụy có thể kéo dài 50 năm


Cá biển chết ở Việt Nam: Hệ lụy có thể kéo dài 50 năm

Khi nước biển bị ô nhiễm nặng, hậu quả nghiêm trọng là điều khó tránh vì: thứ nhất, khó cô lập vùng ô nhiễm, thứ hai,  các phân tích của mẫu được thu thập dễ bị sai lệch, và thứ ba, chuỗi thức ăn tự nhiên trong vùng như chim, động-thực vật dưới biển bị lây nhiễm. Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nhất là ung thư. Nếu có những độc chất không thể hòa tan, quá trình luân chuyển và hậu quả có thể kéo dài đến 50 năm, theo đánh giá của một chuyên gia Pháp, ông Jean Hetzel, khi trả lời phỏng vấn RFI.
Vụ cá biển chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền trung Việt nam cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức, dù đã sau gần một tháng. Giả thuyết được đưa ra nhiều nhất là nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải công nghiệp. Công ty Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh được cho là nghi phạm chính.
Vụ việc có thể coi là một thảm họa môi trường và đã tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân Việt nam, cũng như thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế. Đứng về góc độ chuyên môn, một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực môi trường của Pháp đã có những chia sẻ với RFI Việt ngữ khi được thông tin về vụ việc. Ông Jean HETZEL, hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững, hiện là chủ tịch công ty tư vấn JOHANSON International và đã tham gia xử lý các thảm họa môi trường như vụ Sandoz-sông Rhin năm 1986.

RFI : Xin chào ông Jean Hetzel, trước hết ông đánh giá như thế nào về vụ cá chết hàng loạt bị nghi là do ô nhiễm ở vùng biển miền trung Việt nam ?
Jean Hetzel : Vâng xin chào, tôi thấy đây là một vụ ô nhiễm nghiêm trọng. Đã rất lâu rồi tôi mới biết một vụ ô nhiễm môi trường như vậy, trải dài khoảng 200 km. Vụ việc xảy ra ở vùng biển thì khá hiếm vì hiện tượng này thường xảy ra ở các vùng sông. Rõ ràng đây là một cú sốc vì cá chết phơi bụng nhiều. Cũng không được quên các loài rong, tảo là nguồn thức ăn của cá, khi không chịu nổi chất gây ô nhiễm cũng sẽ chết.
Cú sốc này lớn vì hậu quả có thể là ngắn và trung hạn nhưng cũng có thể là dài hạn, tùy thuộc vào các chất bị thải ra, có thể từ 2 đến 50 năm. Những chất có thể hòa tan trong nước thì 2-3 năm, nhưng những chất kỵ nước thì nó sẽ còn tồn tại và tiếp tục chu trình luân chuyển.
RFI: Đứng ở góc độ chuyên môn, thì theo ông khi vụ việc vừa xảy ra, nên xử lý như thế nào ?
Jean Hetzel : Thường thì với trường hợp như thế này thì lập tức phải thu thập mẫu vật, như là xác loài vật chết, các loài chim trong vùng, tảo biển. Phải thực hiện biện pháp bảo vệ khẩn cấp như là dừng các hoạt động liên quan ngành thủy hải sản, dừng đánh bắt ở những vùng lân cận. Khó khăn lớn đối với Việt nam là vụ việc xảy ra ở biển, rất khó dừng ô nhiễm ở biển vì nó lan nhanh xuống các tầng nước, khi xuống tầng nước sâu thì khó tìm được dấu vết.
RFI : Ông có thể chia sẻ một kinh nghiệm của mình ?
Jean Hetzel : Ở Pháp thì cũng có những vụ ô nhiễm nguồn nước. Tôi đã tham gia xử lý 3 vụ ô nhiễm lớn, nhất là vụ Sandoz ở sông Rhin 1986, vụ ô nhiễm rất lớn, ảnh hưởng đến các kênh trong vùng, lan ra biển phía Bắc, như vậy trải rộng qua Thụy Sỹ, Pháp, Đức và Hà Lan. Người ta đã phải theo dõi hơn 5 năm để chắc rằng ô nhiễm đã được giải quyết, mà các chất ô nhiễm ở đây thuộc nhóm đơn giản. Nếu các chất phức tạp hơn thì thời gian chắc phải nhiều hơn.
RFI: Theo ông vì sao vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn?
Jean Hetzel : Có nhiều lý do. Trước tiên là người dân được giáo dục tốt hơn. Người ta nhận biết rằng vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là các chất nguy hiểm, gây nguy hại cho sức khỏe. Người ta đầu tư hàng tỷ đô la để nâng cao sức khỏe, nhưng ô nhiễm có thể gây ra cái chết, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, tác động đến chuỗi thực phẩm, ung thư v.v.. Những hậu quả do ô nhiễm được biết vì vậy người ta cố gắng hạn chế và giảm ô nhiễm.
Vấn đề ô nhiễm quan trọng vì trong 50 năm qua, chúng ta làm nghiên cứu rất nhiều về môi trường, vì vậy có nhiều bằng chứng khoa học. Những đối thoại/yêu cầu về môi trường ngày càng nhiều, nhất là từ các tổ chức phi chính phủ, đòi các cơ quan nhà nước có những giải pháp phù hợp. Ở Pháp có chính sách riêng về nước (gồm những hoạt động hướng dẫn và kiểm tra nguồn nước, chất lượng nước, những người có trách nhiệm kiểm tra), về môi trường như là cảnh sát môi trường/cảnh sát nước.
RFI: Hiện nay có nhiều chủ đầu tư công nghiệp không muốn tăng chi phí môi trường, họ cho là tốn kém. Theo ông thì điều này có ảnh hưởng như thế nào?
Jean Hetzel : Đương nhiên là có chi phí, nhưng không nhiều so với mạng sống của con người. Chi phí trung bình so với tổng đầu tư nhà máy từ 5%-15% tuỳ trường hợp nhưng hiếm khi đạt mức cao nhất, vì mức cao nhất là dành cho những trường hợp yêu cầu gắt gao, như trong lĩnh vực hạt nhân. Chi phí đầu tư cho môi trường phải được tính là nếu không đầu tư thì sẽ bị mất thị phần, các tập đoàn lớn ngày càng nhạy cảm với vấn đề này nếu bị người tiêu dùng đưa vào danh sách đen. Vì vậy cần đầu tư ngay từ đầu để tránh những thiệt hại về hình ảnh và thị phần.
RFI: Ở những nước phát triển, như Pháp chẳng hạn, vì sao việc bảo vệ môi trường rất được ưu tiên ?
Jean Hetzel : Trước tiên là cần có cảnh sát môi trường, để môi trường được bảo vệ tốt nhất có thể. Đó là về phía chính phủ. Nhưng quan trọng hơn vẫn là hành động của người dân. Cụ thể là hoạt động ở quy mô địa phương của các hội đoàn độc lập, như hội những người đánh cá, hội những người đi săn v.v.., cũng như các tổ chức phi chính phủ, vì các tổ chức này có chuyên môn để thúc đẩy chuyện này. 
Cũng cần sự bổ sung của giới công nghiệp, vì có những công ty chuyên xử lý, giảm ô nhiễm, ví dụ như ở Pháp có những công ty hàng đầu về vấn đề này. Và ngày càng nhiều thông tin được cung cấp bởi giới công nghiệp khi họ tham gia cùng các hội đoàn trong ban điều hành. Phía cơ quan quản lý nhà nước sẽ dễ dàng ban hành các quy định hơn khi có sự đồng thuận giữa người dân, các ngành công nghiệp sản xuất và các hội đoàn, ONG. Cần hành động và cần bảo vệ môi trường.

NAM NGUYÊN * CÁI GIÁ CỦA PHÁT TRIỂN

Mặt trái của phát triển bằng mọi giá

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-07-01
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_9Y4WA.jpg
Một phần nhà máy thép Formosa của Đài Loan tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hôm 4/12/2015.
AFP PHOTO
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam tăng gấp 30 lần sau gần 3 thập niên, từ mức chỉ có 6,3 tỷ USD năm 1989 lên mức 186 tỷ USD năm 2014. Tuy nhiên mặt trái của phát triển bằng mọi giá, đã đặt Việt Nam vào câu chuyện thảm họa ô nhiễm môi trường không còn là nguy cơ mà đã thực sự xảy ra.

Phớt lờ ý kiến người dân

Làm thế nào vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường là một câu chuyện khó. Nhưng ở một đất nước mà chính quyền sáng suốt và người dân có nhận thức tốt, thì vẫn có khả năng giảm thiểu những tác động xấu đến một giới hạn nào đó.
TS Nguyễn Quang A, nhà phản biện xã hội dân sự, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS từ Hà Nội phát biểu:
Trên thế giới vẫn có những nhà máy thép và người ta vẫn bảo vệ được môi trường. Vấn đề là bây giờ phải đòi Formosa tuân thủ đầy đủ việc bảo vệ môi trường…
-TS Lê Đăng Doanh
“Nhà nước có những nhiệm vụ không phải là quá nhiều, thí dụ như là có những biện pháp bảo vệ môi trường, đấy là việc quan trọng bậc nhất, rồi giữ niềm tin của người dân vào hệ thống nhà nước, nhiều dịch vụ khác nữa… rất đáng tiếc là nhà nước VN đã không làm được những nhiệm vụ cơ bản đấy. Và việc đánh đổi tăng trưởng với môi trường, thì thực sự các chuyên gia trong ngoài nước cũng đã nhắc đến từ lâu, cảnh báo với họ từ lâu, ít nhất từ đợt lấy kiến nghị phản đối bauxite Tây Nguyên và liên tục sau đó đã có rất nhiều tiếng nói. Rất đáng tiếc, bởi vì không phải một chế độ dân chủ nên người ta phớt lờ những ý kiến đó của người dân…”
Giữa lúc thảm họa cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung chưa khắc phục được, lại là lúc có thêm báo động về dự án nhà máy giấy Lee & Man của Hong Kong Trung Quốc sắp hoạt động vào tháng 8/2016. Nhà máy này có thể bức tử sông Hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thiết lập ở tỉnh Hậu Giang, nhà máy giấy Lee & Man có công suất 330.000 tấn bột giấy/năm và 420.000 tấn giấy cứng làm bao bì mỗi năm. Với sản lượng dự kiến vừa nói, nhà máy sẽ phải thải ra 28.500 tấn xút một năm, xút là hóa chất cần thiết trong quá trình tẩy rửa nguyên liệu làm bột giấy, đặc biệt từ rác thải tái chế. Vấn đề xử lý chất thải, nước thải sẽ là những câu hỏi lớn đối với nhà máy Lee & Man. Đây là một dự án nhiều nghi vấn, vì về nguyên tắc trong qui hoạch tổng thể do Thủ tướng phê duyệt, thì không qui hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang, ngoài ra Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại Đồng bằng sông Cửu Long.
20160507235100-anh-2.jpg
Cá nuôi lồng chết hàng loạt trên sông Bưởi, Thanh Hóa.
Nhiều sự kiện ô nhiễm môi trường đã xảy ra ở Việt Nam điển hình như vụ nhà máy bột ngọt Vedan bức tử sông Thị Vải, gây sôi nổi dư luận năm 2008. Một thí dụ khác là cuộc biểu tình tạo tường lửa, chặn Quốc lộ 1 ngang qua huyện Tuy Phong Bình Thuận vào tháng 4 năm 2015. Người dân địa phương đã mạnh mẽ phản ứng việc nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, xả bụi xỉ tro làm ô nhiễm không khí ở địa phương. Đâu đó là thông tin cá chết trắng sông ở những vùng nuôi lồng bè, bởi vì hai bên bờ sông có nhà máy sản xuất đường, nhà máy dệt nhuộm. Những nơi này đã xả thải chưa qua xử lý ra sông làm ô nhiễm môi trường…Thí dụ như chuyện làng cá trên sông La Ngà Đồng Nai hay sông Bưởi Thanh Hóa chẳng hạn.
Làm thế nào để có thể giảm thiểu những vi phạm ô nhiễm môi trường trong hoạt động động sản xuất kinh tế. Khi thảm họa cá chết xảy ra với xuất phát ban đầu từ khu vực nhà máy luyện thép Formosa Vũng Áng Hà Tĩnh, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ở Hà Nội từng nhận định:
“Trên thế giới vẫn có những nhà máy thép và người ta vẫn bảo vệ được môi trường. Vấn đề là bây giờ phải đòi Formosa tuân thủ đầy đủ việc bảo vệ môi trường…”

Tham nhũng tạo kẽ hở

Được biết những dự án của nhà đầu tư nước ngoài thường nổi bật về vốn đầu tư lớn, sản xuất lớn, thu dụng nhiều lao động. Thí dụ khu liên hợp gang thép Formosa công suất 22 triệu tấn năm cùng nhà máy nhiệt địện và Cảng nước sâu Sơn Dương Hà Tĩnh có vốn giai đoạn đầu đã hơn 10 tỷ USD. Hà Tĩnh được sự chấp thuận của Trung ương đã dành rất nhiều ưu đãi cho tập đoàn Đài Loan, như quyền sử dụng 3.300 ha diện tích đất và mặt nước trong thời hạn 70 năm, vượt thông lệ qui định không quá 50 năm. Sự ưu đãi quá mức dẫn tới những dễ dãi hoặc quản lý tắc trách về vấn đề giám sát hệ thống xử lý nước thải và hoạt động thực tế.
Đây là câu chuyện phổ biến ở Việt Nam, khi các tỉnh thành trải thảm đỏ ưu đãi đầu tư nước ngoài. Mục đích để tăng GDP cho địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Bên cạnh đó là chuyện lại quả phần trăm, vấn đề tham nhũng có thể tạo ra những kẽ hở trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Việt Nam muốn phát triển, muốn sự hỗ trợ của các nước để phát triển nhanh hơn nhưng không thể bằng cách hủy hoại môi trường. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, ảnh hưởng giống nòi người Việt Nam.
-Hồ Uy Liêm
Qua vụ cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung, nhà phản biện TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Tai họa môi trường này phải là một bài học cảnh tỉnh đối với các nhà chức trách Việt Nam, phải cân nhắc rất là kỹ. Các chuyên gia thực sự đã cảnh báo về vấn đề phát triển bền vững, về vấn đề hủy hoại môi trường, về những dự án nhất là dự án công nghiệp nặng. Từ lâu lắm rồi từ vụ bauxite Tây nguyên… hoặc ở IDS chúng tôi 8-9 năm trước thì anh Trần Vĩnh Nguyên đã đặt ra khái niệm GDP bẩn, việc chỉ chú trọng tăng trưởng mà không chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường thì có thể được một cái trước mắt, nhưng mà hại một cái vô cùng lâu dài và sẽ rất tốn kém để sửa lại những lỗi lầm đó… rất đáng tiếc những hậu quả ấy nay đã hiển hiện lên rồi.”
Không cần là chuyên gia kinh tế hay giới chức chính quyền, những người bình thường, sinh viên học sinh cũng có thể nhận thức được rằng, là nước nghèo đang phát triển, Việt Nam có chủ trương mở rộng cửa đầu tư. Ngoài giá lao động rẻ, chính quyền dành cho nhà đầu tư nước ngoài nhiều ưu đãi, như đất đai, miễn giảm thuế trong thời gian nhất định và đặc biệt sự dễ dãi để nhà đầu tư giảm bớt chi phí xử lý môi trường.
Ngay khi sự kiện cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung diễn ra trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, đã từ Hà Nội phát biểu:
“Việt Nam muốn phát triển, muốn sự hỗ trợ của các nước để phát triển nhanh hơn nhưng không thể bằng cách hủy hoại môi trường. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, ảnh hưởng giống nòi người Việt Nam.”
Theo giới phản biện, hậu quả ô nhiễm môi trường qua những vụ điển hình như Vedan bức tử sông Thị Vải năm 2008, hay thảm họa môi trường 4 tỉnh miền Trung xuất phát từ khu kinh tế Vũng Áng Hà Tĩnh 2016, hoặc từ vô vàn các dự án kinh tế khác, chính là hệ quả của chính sách phát triển kinh tế nóng vội thiếu bền vững trong 30 năm qua tại Việt Nam.

No comments:

Post a Comment