Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 20 October 2016

VIỆT CỘNG

KINH TẾ CỘNG SẢN

Nợ như chúa chổm đến nỗi không biết chắc nợ bao nhiêu!

CTV Danlambao - Bước vào năm 2016, dưới sự lãnh đạo tài... tiền của bầy sâu-chuột Ba Đình, 90 triệu người dân ôm một núi nợ to to, khoản 2,6 triệu tỷ đồng, tương đương với chừng 110 tỷ đôla, tương ứng với khoản 60% tổng sản sản phẩm quốc gia (GDP). Tuy nhiên, con số này nếu đi hỏi các chúa chổm con cháu bác Hồ rằng có... chắc không thì câu trả lời sẽ là chắc thì... chết liền!
Vào phiên họp thứ 49, sáng 15/6 năm 2016, Ủy ban Thường vụ của Quốc hội cộng sản xem xét báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước, không phải cho năm 2015 hay 2016 mà tận mãi năm 2014. 
Trong buổi họp này, Kiểm toán Nhà nước báo cáo nợ công của 2014 tăng nhanh với con số 17,1% so với năm 2013. Nhưng các "nhà" kiểm toán này bồi thêm rằng Bộ Tài chính đã ghi thu, chi vốn vay nước ngoài chưa kịp thời, chưa phản ánh đầy đủ số liệu của quỹ tích lũy trả nợ, chưa cung cấp đầy đủ bằng bằng chứng để làm cơ sở cho Kiểm toán Nhà nước xác định số nợ công tính đến cuối năm 2014
Bây giờ là giữa năm 2016, tình trạng "chưa kịp thời", "chưa phản ánh" vẫn y nguyên và nợ công càng ngày càng tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc theo con được bác-đi: trong vòng 5 năm dưới tài rúc rỉa của Ba Đình, nợ công đã gia tăng 16,7% mỗi năm - từ con số 1,4 triệu tỉ đồng vọt lên 2,6 triệu tỉ đồng. (*) 
Nhưng sự việc bê bối của các chúa chổm đâu phải mới chỉ xảy ra. Từ năm 2014, khi xem xét báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước cho năm 2012, đương kim Tổng kiểm toán Nhà nước - ông Nguyễn Hữu Vạn cũng đã ca bài con cá: “Do đặc điểm tổ chức quản lý và công tác kế toán, lập báo cáo thông tin về nợ công phân tán, Kiểm toán Nhà nước không đủ cơ sở xác nhận số liệu nợ công năm 2012”. 
Tức là từ 2012 đến 2016 những con số nợ công cao ngút trời của các chúa chổm Ba Đình vẫn không phải là những con số được xác nhận dựa trên cơ sở chính xác
Vậy thì phải thủ cẳng mà nói rằng: con số nợ công 2,6 triệu tỷ đồng = 110 tỷ đôla là con số còn thấp, khai đại để dân nó đừng... có giận. Con số lớn hơn phải được cộng thêm bởi các con số lấy từ các trương mục bí mật từ Thụy Sĩ, Cayman Islands, Bahamas... của các lãnh đạo Ba Đình. 
Trước mắt chỉ biết trung bình mỗi người dân phải trả nợ cho các chúa chổm Ba Đình 1.100 USD. Con số tăng gấp 4 lần trong vòng 2 kế hoạch ngũ niên ăn không chừa một cái gì của bầy đàn sâu chuột CSVN.  
16.06.2016

____________________________________
(*) https://danlambaovn.blogspot.com/2016/06/chua-chom-ba-inh.html

Việt Nam thâm hụt thương mại 177 triệu đôla trong tháng 5


Công nhân làm việc trong một nhà máy sản xuất dây cáp điện tử tại Hà Nội.
Công nhân làm việc trong một nhà máy sản xuất dây cáp điện tử tại Hà Nội.
    Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan hôm thứ Ba, Việt Nam ghi nhận mức thâm hụt thương mại là 177 triệu đôla trong tháng 5, thấp hơn mức 400 triệu đôla mà chính phủ dự báo.
    Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính công bố trên trang web của mình rằng xuất khẩu trong tháng 5 giảm nhẹ 0,1% so với tháng trước, đạt mức 14,37 tỷ đôla, trong khi nhập khẩu tăng 3,4%, đạt 14,55 tỷ đôla.
    Báo cáo cho hay Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá 67,4 tỷ đôla trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 và nhập khẩu 65,8 tỷ đôla, như vậy tính chung cho 5 tháng đầu năm 2016 đã có mức thăng dự thương mại là 1,6 tỷ đôla.
    Năm ngoái, Việt Nam chịu thâm hụt thương mại cả năm là 3,5 tỷ đôla.
    Theo Brecoder, Mof.gov.vn
     http://www.voatiengviet.com/a/vietnam-tham-hut-thuong-mai-mot-tram-bay-bay-trieu-usd-trong-thang-nam/3375281.html

    Vỡ nợ là 'tất yếu Việt Nam'?

    T.D- D.H.L
    clip_image002

    “Tôi có vay đâu mà trả?”

    Một câu hỏi khiến nhiều người dân Việt Nam (và cả một số đại biểu Quốc hội) quan tâm là: Nợ công của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Cùng với nó là các câu hỏi như: Nợ công của Việt Nam được quản lý và sử dụng như thế nào? Phương án trả nợ ra sao? Nếu vỡ nợ thì Chính phủ sẽ giải quyết như thế nào? Cuộc sống của người dân khi đó sẽ đi về đâu?...
    Cho dù các quan chức cao cấp của Việt Nam ra sức trấn an dân chúng rằng, nợ công vẫn ở mức an toàn (50-60% GDP) nhưng theo các chuyên gia kinh tế thì nợ công Việt Nam đã vượt ngưỡng an toàn từ lâu và đã vượt quá 100% GDP. Theo tiến sĩ Phạm Thế Anh, trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội thì “Nợ công Việt Nam nếu tính cả nợ doanh nghiệp Nhà nước với nợ đọng xây dựng cơ bản thì đã trên 100% GDP năm 2012, tương đương khoảng 180 tỉ USD. Số nợ này gấp khoảng bốn lần thu ngân sách của Việt Nam mỗi năm”.
    Những người dân Việt Nam không quan tâm đến chính trị thì cho rằng nợ công nhiều hay ít không ảnh hưởng đến họ và việc trả nợ đã có Đảng và Nhà nước lo (!?). Một tin không mấy vui dành cho họ là trung bình mỗi người dân Việt Nam (từ lúc mới ra đời cho đến lúc nằm thở bằng bình ô-xy ở bệnh viện) đều mang món nợ công là khoảng 30 triệu đồng (theo cách tính của Nhà nước Việt Nam)!
    Những người này sẽ bảo: “Tôi làm gì có tiền mà trả? Tôi có vay đâu mà trả? Mà tôi không trả thì đã sao?”.
    Vậy sự thật là như thế nào? Điều đầu tiên mà những người này cần nhớ là Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam không làm gì ra tiền. Ngay cả lương của họ cũng lấy từ ngân sách quốc gia, tức là từ tiền thuế của người dân mà có. Nhà nước đi vay tiền của nước ngoài, về lý thuyết là để phục vụ cho các nhu cầu phát triển của người dân Việt Nam, họ chỉ là người thay mặt người dân Việt Nam đi vay nợ mà thôi. Vì vậy toàn thể người dân Việt Nam phải có trách nhiệm trả nợ là hoàn toàn đúng và không thể khác được.
    Nếu có người cho rằng tôi không có gì để trả, thì khi đó con cháu họ sẽ phải trả bằng cách phải đóng thuế nhiều hơn và nhận mức lương ít đi so với nhu cầu của cuộc sống. Bạn nói tôi không có tiền để nộp thuế. Không sao, Nhà nước có muôn nghìn cách để móc túi bạn mà cách đơn giản nhất là tạo ra lạm phát, tức là làm cho đồng tiền mất giá đi. Bạn vẫn sẽ nhận lương 3-4 triệu/tháng như trước nhưng giá trị thực của đồng lương đó chỉ còn 1-2 triệu vì giá cả ngoài thị trường đã tăng lên gấp đôi.
    Nếu cuối cùng, vì người dân không còn gì để nộp cho Nhà nước để trả nợ nữa thì vỡ nợ cấp Nhà nước sẽ xảy ra. Chuyện này không có gì mới và lạ. Năm 1997 một loạt các nước vùng Đông Nam Á đã vỡ nợ trong đó có cả Hàn Quốc, Thái Lan. Mới nhất là ngày 31/7/2014, Argentina một quốc gia Nam Mỹ đã vỡ nợ lần thứ hai, sau khi mất khả năng thanh toán 1,5 tỷ USD trái phiếu quốc gia cho cho hai quỹ đầu tư của Mỹ.
    Giả sử Việt Nam rơi vào tình trạng vỡ nợ thì điều gì sẽ xảy ra? Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành thì: “Nếu Việt Nam vỡ nợ, tất nhiên hệ số tín nhiệm của tín dụng đối với Việt Nam sẽ rất là thê thảm, trong trường hợp Nhà nước muốn vay tiền chỉ số tín dụng từ BB sẽ rơi xuống B- và xuống hơn nữa... như thế làm sao Việt Nam có thể tồn tại trên thị trường tài chính quốc tế. Những chuyện ấy sẽ làm cho một nước không thể ngóc đầu lên nổi. Chúng ta đã thấy chuyện đó xảy ra rồi, thí dụ bên Argentina vỡ nợ lần thứ hai kéo theo bao nhiêu hệ lụy của nền kinh tế”.
    Như vậy cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ không thể vay được tiền của ai nữa kể cả từ Quĩ Tiền tệ Quốc tế, cho đến khi khả năng trả nợ được phục hồi. Trái phiếu của Việt Nam khi đó chỉ còn là đống giấy lộn.

    Số phận quỹ hưu trí?

    Chuyện vỡ nợ công của Việt Nam không còn là chuyện giả tưởng nữa mà đang có nguy cơ lớn trong những năm sắp tới. Sự vỡ nợ của các Quĩ bảo hiểm xã hội (tức là Quĩ Hưu trí của người lao động) liên tục được đưa ra và cảnh báo là có thể vỡ sớm hơn so với dự báo. Lý do là có nhiều doanh nghiệp hoạt động èo uột dẫn đến việc nợ đóng tiền cho Quĩ bảo hiểm xã hội. Ông Bùi Sĩ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã bày tỏ sự lo lắng về hoạt động đầu tư, tăng trưởng quỹ BHXH, vì nguồn quỹ này chủ yếu cho ngân sách Nhà nước vay và mua trái phiếu Chính phủ (73,41%), các ngân hàng thương mại Nhà nước vay chỉ chiếm (24,72%).
    Như vậy nếu Nhà nước vỡ nợ công thì các Quĩ Hưu trí này cũng vỡ nợ theo. “Sổ hưu” của các cán bộ và quân nhân ăn lương Nhà nước, khi đó cũng không còn. Không hiểu khi đó đại tá-giáo sư Trần Đăng Thanh sẽ ăn nói thế nào để thuyết phục các Đảng viên yên tâm và tiếp tục đồng lòng cùng Chính phủ chống lại nguy cơ “diễn biến hòa bình” của “các thế lực thù địch”?
    Một bản tin cũng đáng chú ý trên báo Pháp Luật Thành phố là “Bạc Liêu: Nguy cơ không còn tiền để chi lương”. Điều khiến chúng ta giật mình là tỉnh Bạc Liêu, một miền quê trù phú với những cánh đồng cò bay thẳng cánh, có công tử Bạc Liêu ăn chơi nổi tiếng Sài thành thuở trước, mà giờ đây cũng gay go như vậy thử hỏi những nơi khác sẽ như thế nào?
    Nếu không có những thay đổi đột biến và sâu rộng về thể chế chính trị thì sẽ không có cách gì cứu vãn được tình thế. Vì chính trị là quyết định tất cả. Người dân Việt Nam sẽ phải trả giá đắt cho sự bàng quan và thờ ơ của chính họ đối với các hoạt động chính trị của Nhà nước và các tổ chức đối lập, dân chủ. Người dân luôn trông chờ và hy vọng vào sự thay đổi và sự tử tế của chính quyền, đây là một sai lầm nghiêm trọng vì một chế độ độc tài toàn trị chỉ luôn vơ vét và làm giàu cho chính họ và thân tộc họ chứ không bao giờ họ vì dân vì nước.
    Mặt khác vì tâm lý chờ đợi và cam chịu, ngại thay đổi nên người dân Việt Nam đã không dành sự quan tâm cần thiết và đúng mức cho các tổ chức chính trị dân chủ đối lập. Sai lầm của người dân ở đây là họ vẫn cố gắng tưới nước cho một gốc cây đã mục ruỗng thay vì dành một chút thời gian để chăm sóc cho những hạt giống mới đã đâm chồi nảy lộc. Một gốc cây mục không thể nào sống lại được, trong khi những hạt giống đã nảy mầm nếu được nuôi dưỡng tốt thì không mấy chốc sẽ lớn mạnh và khi đó người dân sẽ có quyền lực chọn những giống cây thích hợp và mạnh khỏe nhất để dùng vào việc gây dựng lại cơ đồ.

    Giải pháp tránh vỡ nợ

    - Để tránh vỡ nợ công thì cách tốt nhất là chính quyền cần hạn chế vay mượn nước ngoài tối đa. Vay ít thì trả ít, nguy cơ vỡ nợ vì vậy sẽ được giảm thiểu.
    - Muốn tránh vay nợ nước ngoài nhiều thì chính quyền phải tăng thu ngân sách bằng biện pháp chống thất thu thuế. Muốn chống thất thu thuế thì đầu tiên phải chống được tham nhũng (cứ một đồng bị tham nhũng thì ngân sách Nhà nước sẽ mất đi mười đồng, thậm chí hàng trăm đồng từ tiền thuế). Thứ hai là phải chống được buôn lậu. Thứ ba luật pháp phải nghiêm minh và bình đẳng với mọi thành phần kinh tế. Nhà nước sẽ kiên quyết xóa bỏ mọi ưu đãi và đặc quyền, đặc lợi dành cho các tập đoàn và các doanh nghiệp Nhà nước, kể cả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI). Nhà nước sẽ tư hữu hóa mọi ngành nghề kinh tế và tạo ra một bộ luật kinh tế chung cho tất cả mọi thành phần với tất cả sự ưu đãi và dễ dãi để người kinh doanh yên tâm đầu tư các dự án dài hạn. Nhà nước không có chức năng kinh doanh mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ trọng tài và giữ cho các hoạt động kinh tế và xã hội được ổn định và đảm đảo an sinh xã hội.
    - Chính quyền Việt Nam phải cắt giảm tối đa bộ máy công chức và những người hưởng lưởng từ ngân sách. 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” phải cho nghỉ việc. Trả các hội đoàn ăn lương ngân sách về cho xã hội dân sự như Hội Nhà văn, Hội Nhà báo, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… Các hội này phải tự thân vận động và sống bằng sự đóng góp của các hội viên. Nhà nước không có trách nhiệm và không nên nuôi cơm các hội này. Các đảng phái và tổ chức chính trị cũng phải tự thân vận động, tồn tại và phát triển bằng chính năng lực của mình.
    - Việt Nam là một nước đang phát triển vì vậy rất cần nhiều nguồn vốn để xây dựng hạ tầng cơ sở và phục vụ dân sinh. Việc vay mượn nợ công là điều vẫn phải làm trong nhiều năm tới. Để tránh thất thoát và tham nhũng trong việc đầu tư và giải ngân các nguồn vốn vay này thì tiêu chí minh bạch và công khai cần phải đặt lên hàng đầu. Tất cả các dự án đầu tư công đều phải được thông báo rộng rãi từ trước khi đấu thầu một gian đủ dài để mọi doanh nghiệp có thể nghiên cứu và tham gia. Việc đấu thầu phải diễn ra công khai minh bạch, dưới sự giám sát của người dân và báo chí. Một ủy ban độc lập của Quốc hội sẽ quản lý và giám sát quá trình đầu tư công này.
    - Quĩ Hưu trí (Quĩ bảo hiểm xã hội) là một vấn đề rất quan trọng cho sự ổn định của đất nước vì nó liên quan đến lương hưu của hàng triệu người… hưu trí. Bất cứ sự đổ vỡ nào của Quĩ Hưu trí đều gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho đời sống xã hội. Vì sự quan trọng đó mà không thể để “việc quản lý và sử dụng Quĩ Bảo hiểm Xã hội là trách nhiệm của tổ chức …bảo hiểm xã hội”. Quĩ Hưu trí phải do một ủy ban độc lập của Quốc hội quản lý và giám sát. Việc dùng tiền của Quĩ hưu trí để đầu tư phải rất thận trọng, công khai và đảm bảo an toàn một cao nhất…
    T.D- D.H.L

    PHỤ CHÚ:

    Chính phủ trả nợ hơn 12 tỷ USD năm 2016

    Vinh An
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2016. Theo đó, cơ quan điều hành dự kiến dành 273.300 tỷ đồng (tương đương hơn 12 tỷ USD) để trả nợ năm nay, gồm: trả trực tiếp đã bố trí trong dự toán ngân sách năm (154.000 tỷ đồng), trả nợ vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại (24.000 tỷ), đảo nợ (95.000 tỷ).
    Cũng trong năm nay, Chính phủ có kế hoạch vay 452.000 tỷ đồng, tương đương hơn 20 tỷ USD. Trong đó, khoản vay để bù đắp bội chi là 254.000 tỷ đồng; phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư là 60.000 tỷ đồng; vay ODA, ưu đãi để cho vay lại là 43.000 tỷ đồng…
    Về nguồn huy động vốn, bên cạnh vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu, vay từ quỹ bảo hiểm xã hội và SCIC, vay nước ngoài từ nguồn vốn ODA, ưu đãi..., Chính phủ còn giao Bộ Tài chính theo dõi, xem xét điều kiện thị trường vốn trong nước và quốc tế để linh hoạt thực hiện huy động 17.000 tỷ đồng thông qua các hình thức khác như: Phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước, phát hành trái phiếu quốc tế.
    Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, trong cân đối ngân sách Nhà nước, nhu cầu chi phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chi thường xuyên tiếp tục tăng cao, từ khoảng 50% tổng chi trước đây lên khoảng 65%. Chi đầu tư phát triển bị giảm từ 30% tổng chi, xuống còn 17%. Với khả năng thu hiện nay, tổng thu ngân sách sẽ không đủ để chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn bội chi, vốn vay của Chính phủ.
    Trong khi đó, nguồn ODA sẽ giảm dần, thay vào đó là các khoản vốn vay với mức ưu đãi thấp hơn, thời hạn vay ngắn và lãi suất cao hơn. Nguồn vay trong nước cũng rất khó khăn. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc chủ yếu dựa vào các tổ chức tài chính của nhà nước, như: các ngân hàng thương mại, bảo hiểm xã hội… và cũng đạt kết quả rất thấp.
    V.A.

    Trung Quốc: Chuyên gia chính phủ báo động về nợ


    media 
    Khu Quang Phúc Lí tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 08/04/2016.REUTERS/Aly Song/File Photo
    Tổng nợ của Trung Quốc vào năm 2015 đã nhiều hơn gấp hai lần GDP của nước này. Đây là báo động của một chuyên gia kinh tế của chính phủ Bắc Kinh.
    Nợ của Trung Quốc đã gia tăng nhanh chóng do chính phủ Bắc Kinh thi hành chính sách tín dụng rẻ trong nỗ lực nhằm kích thích tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới, hiện đang chậm lại.
    Ngày 15/06/2016, một nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc cho báo chí biết rằng tính đến cuối năm 2015, Trung Quốc đã vay tổng cộng hơn 25 ngàn tỷ đôla, tương đương với 249% GDP.
    Thật ra con số nợ khổng lồ này vẫn còn thấp hơn một số thẩm định của quốc tế. Theo công ty tư vấn McKinsey Group, tổng nợ của Trung Quốc đã tăng gấp bốn kể từ năm 2007 và tính đến giữa năm 2014 đã lên đến 28 ngàn tỷ.


    Theo kinh tế gia Trung Quốc nói trên, rủi ro đáng lo ngại nhất là nằm ở khu vực doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực tài chính. Nhiều công ty trong số này là các doanh nghiệp Nhà nước đã vay rất nhiều từ các ngân hàng được Nhà nước hỗ trợ. Các vấn đề của khu vực này có thể gây nên những rủi ro mang tính hệ thống (systemic risks) cho nền kinh tế Trung Quốc.
    Vấn đề này cũng sẽ ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước bởi vì các ngân hàng Trung Quốc có liên hệ rất chặt chẽ với chính phủ. Chính vì vậy mà theo chuyên gia kinh tế của chính phủ, Trung Quốc phải giải quyết vấn đề nợ khẩn cấp hơn là các quốc gia khác, tuy rằng tỷ lệ nợ tính trên GDP của Trung Quốc không phải là thuộc loại cao nhất thế giới (tỷ lệ này của Hoa Kỳ là 331%).

    Vào tuần trước, một lãnh đạo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF cũng đã báo động về món nợ ngày càng tăng của các doanh nghiệp Trung Quốc. Phát biểu trước các kinh tế gia tại Thâm Quyến ngày 11/06, phó tổng giám đốc thứ nhất của IMF David Lipton cho biết nợ của các doanh nghiệp Nhà nước nay đã chiếm đến 145% GDP. Theo ông, mức nợ này là rất đáng quan ngại cho nền kinh tế thứ hai thế giới và chính phủ phải cấp tốc giải quyết vấn đề này để tránh những vấn đề nghiêm trọng khác.
    Những báo động về nợ của Trung Quốc được đưa ra vào lúc tăng trưởng kinh tế của nước này đang chậm lại, năm ngoái chỉ đạt 6,9%, tức là mức thấp nhất từ một phần tư thế kỷ qua. Các số liệu kinh tế yếu kém cho thấy xu hướng tăng trưởng chậm sẽ tiếp diễn năm nay.

    Vấn đề là Trung Quốc đang ở trong một cái vòng lẩn quẩn : Trong năm tháng đầu năm 2016, mức tăng đầu tư của Trung Quốc đã sụt xuống dưới mức 10% lần đầu tiên từ năm 2000. Cho nên, chính phủ Bắc Kinh được dự báo là sẽ lại thi hành những biện pháp mới để kích thích nền kinh tế, với nguy cơ làm tăng hơn nữa mức nợ của Trung Quốc.
     http://vi.rfi.fr/chau-a/20160617-chuyen-gia-kinh-te-cua-chinh-phu-bao-dong-ve-no-cua-trung-quoc

    U ám bao trùm kinh tế Trung Quốc

    14/06/2016 22:25

    Một chiều chủ nhật yên tĩnh ở TP Đông Hoản, thuộc tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc, khung cảnh rất khác so với cách đây ít nhất 2 năm khi đường phố đông đúc và ống khói xả đều.

    Là địa phương sản xuất đồ chơi, đồ nội thất, giày dép, điện thoại di động…, Đông Hoản thu hút 8 triệu người từ các nơi khác đến làm việc. Thời thế đổi thay, nhiều người giờ đây tính chuyện quay trở lại quê nhà.
    “Đây là thời điểm tồi tệ nhất. Các nhà máy chịu thiệt hại trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là những nhà máy nhỏ nhưng giờ, những cơ sở lớn cũng bị ảnh hưởng” - một nữ công nhân họ Vu cám cảnh nói với trang Bloomberg. Vu đang cân nhắc trở về TP Trùng Khánh, nơi cô khăn gói ra đi cách đây 20 năm.

    Công nhân làm việc tại Nhà máy Lyric Robot Ảnh: BLOOMBERG
    Công nhân làm việc tại Nhà máy Lyric Robot Ảnh: BLOOMBERG
    Một ký túc xá tại Đông Hoản từng có đến 2.000 công nhân cách đây 1 năm song hiện chỉ còn khoảng 100 người. Sự sụt giảm này diễn ra sau khi phần lớn hoạt động sản xuất được chuyển sang các nước Đông Nam Á có chi phí lao động thấp hơn. Tình cảnh ảm đạm một phần cũng vì năm 2015, chính quyền Đông Hoản thay thế 43.684 công nhân bằng robot trong nỗ lực cắt giảm chi phí sản xuất. Phó Giám đốc Lư Diểu của Nhà máy Lyric Robot ở TP Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông cho biết nhà chức trách trả đến 50.000 nhân dân tệ (khoảng 169 triệu đồng) cho mỗi robot được sử dụng để thay thế người lao động.

    Việc tự động hóa sản xuất và đóng bớt nhà máy khiến không ít người lao động bất bình. “Tôi bán tuổi trẻ của mình cho Đông Hoản. Hãy xem cách thành phố này đối xử với tôi” - một nhà quản lý dây chuyền sản xuất tuổi tứ tuần phản ứng chuyện công ty ông cắt giảm sản lượng.
    Kinh tế Trung Quốc tiếp tục gây lo lắng sau khi số liệu mới nhất cho thấy đầu tư vào tài sản cố định của nước này từ tháng 1 đến tháng 5-2016 chỉ tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 10,5% trong 4 tháng đầu năm. Tệ hơn, đầu tư của tư nhân chỉ tăng trưởng 3,9% trong 5 tháng đầu năm 2016, giảm so với mức 5,2% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4.

    Báo The Wall Street Journal dẫn lời người phát ngôn Cục Thống kê quốc gia Sanh Lại Vân hôm 13-6 cho rằng tình trạng dư thừa công suất và sự khó khăn trong vay vốn là lý do các công ty tư nhân không muốn đầu tư. Thực trạng này cũng phần nào cho thấy doanh nghiệp tư nhân vẫn còn chưa mấy tin tưởng vào tương lai của nền kinh tế Trung Quốc.
    Huệ Bình

    HỒ CHÍ PHÈO * CHIẾN THẮNG VÀ CHIẾN BẠI

    Thằng Chiến Thắng, ngài Chiến Bại

    Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Vào cuối nhiệm kỳ Tổng Thống Mỹ, ông Obama, không biết vô tình hay hữu ý, đã có cùng chuyến đi thăm hai nước cựu thù: Việt Nam và Nhật Bản. Hai cuộc chiến của Mỹ với hai quốc gia Đông Á, cách nước Mỹ nửa vòng trái đất đã có những hậu quả vô cùng nghịch lý. 
    Bắc Việt với sự yểm trợ của khối cộng sản Đông Âu, Trung Cộng đã trở thành kẻ chiến thắng trong cuộc chiến VN. Người Mỹ đã ngậm ngùi rời Việt Nam sau thất bại trong việc bảo vệ tiền đồn chống Cộng VNCH. Năm 1975 Bắc Việt huyênh hoang ca ngợi chiến thắng vĩ đại của mình. Khác hẳn năm 1945 người Nhật đã đau đớn nhìn lễ ký kết đầu hàng vô điều kiện trên chiến hạm của Mỹ, chấm dứt chiến tranh thế giới thứ hai.
    Thời gian trôi qua nhanh, nước Nhật của những kẻ chiến bại đã trở thành một quốc gia hùng mạnh trên thế giới. Dân Đức vốn nổi tiếng tự hào về dân tộc mình cũng nghiên mình, nể phục người Nhật, một hai xin thưa ngài. Vâng... NGÀI CHIẾN BẠI. 
    Còn Việt Nam, đất nước của kẻ chiến thắng lại trở thành một nước nghèo đói, lạc hậu. Nhiều người Việt tiếp tục bỏ xứ ra đi. Có người qua các nước láng giềng làm các nghề hèn hạ như ăn xin, ăn cắp, buôn đồ cấm, đồ lậu... Người dân bản địa đã không khỏi quay đầu, bĩu môi, khinh bỉ. Vâng đấy là dân từ xứ sở của... THẰNG CHIẾN THẮNG. 
    Tìm hiểu thêm về vấn đề này, nhà báo độc lập NTT đã tổ chức một buổi tọa đàm với hai khách mời. Một từ VN, GS TS Nguyễn Chiến Thắng (tên cúng cơm Nguyễn văn Vẹt) thuộc Học viện NCCTHCM. Một từ Nhật, GS TS Nhật này nói tiếng Việt rất giỏi và đã chọn một tên Việt Nam, GS Nguyễn Chiến Bại. 
    NTT: Thưa GS Chiến Thắng... 
    GS Chiến Thắng (mập mạp, hồng hào, quần áo hợp thời trang, giọng có vẻ bực bội): Tôi học bở hơi tai mới có bằng tiến sĩ. Rồi học, đọc vanh vách ngày đêm như con vẹt chủ nghĩa Mác Lê, mới lên hàm giáo sư. Nghiêm túc đề nghị nhà báo gọi đúng cách: TIẾN SĨ GIÁO SƯ THỰC THỤ NGUYỄN CHIẾN THẮNG. 
    GS Chiến Bại (đầu tóc bù xù như Einstein, quần áo xốc xếch, vui vẻ): Ồ, nhà báo muốn xưng hô như thế nào cũng được. Hay để đơn giản gọi bằng ông cũng được. 
    NTT: Vâng. Trước khi bàn đến hiện tại xin trở lại lịch sử. Khi chấm dứt chiến tranh, nước Nhật lúc ấy ra sao? Và VN tình hình như thế nào? Xin mời GS Chiến Bại. 
    GS Chiến Bại (Trầm ngâm): Tôi sinh ra sau chiến tranh. Những chuyện ngay sau chiến tranh do bố mẹ tôi hay kể lại, tôi vẫn nhớ. Những ngày đó rất đói khổ. Các thành phố không còn nguyên vẹn. Hai thành phố bị bom nguyên tử thì thành bình địa. Bố mẹ tôi phải ngày đêm lo chôn cất người chết, dọn dẹp các căn nhà đổ nát. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, ốn ăn uống bữa đói, bữa no. Nghĩ lại thấy thực kinh khủng. Người Mỹ không có chuyện trả thù, hay học tập cải tạo. Chỉ lãnh đạo chủ chốt, hoặc mổ bụng tự sát hoặc bị bắt ra toà vì các tội ác chiến tranh ở Nam King, Phi Luật Tân, Triều Tiên... Vua Nhật vẫn toạ vì theo đúng hoà ước. Dân Nhật lúc ấy đoàn kết sau lưng nhà vua, các lãnh đạo mới, cùng chung một lòng xây dựng nước Nhật từ đống tro tàn. 
    Ngày đó, các học sinh ngay từ tiểu học, hàng ngày học một buổi, một buổi tham gia dọn dẹp đường phố, trồng nông phẩm. Được sự giúp đỡ của Mỹ, các hãng xưởng hồi phục dần và rồi phát triển mạnh mẽ. Bố tôi làm công nhân cho một hãng nhỏ. Ông đi làm từ sáng sớm, đến gần tối mới về nhà, ăn cơm tối chung với gia đình. Ông có vẻ rất yêu công việc của mình, và xem hãng xưởng như gia đình thứ hai. Tôi còn nhớ, ngày tôi được vài tuổi. Một buổi chiều bố tôi đi làm về, ông đứng trước cửa nhà, hân hoan nhìn mẹ tôi. Tay phải ông dắt một chiếc xe đạp, đơn giản nhưng mới. Đấy là sản phẩm đầu tiên từ hãng ông đang làm việc. Mẹ tôi đứng trước cửa nhà lặng nhìn, đột nhiên bà bật khóc và ôm chặt lấy ông, hai người đều khóc. Bố tôi xoa đầu tôi, nói qua giòng lệ: "Đất nước mình đang hồi sinh đấy con...". Phải nước Nhật đã gượng đứng dậy bằng đôi chân của mình. 
    Và từ đó bao nhiêu mồ hôi, công sức bỏ ra với một tấm lòng, một trái tim hướng về tổ quốc, dân tộc. 20 năm sau chiến tranh thế giới đã biết đến các thương hiệu Toyota, Nissan, Sony, Panasonic... rồi Honda, Suzuki... Nước Nhật vẫn theo chế độ quân chủ lập hiến, vua Nhật chỉ đại diện quốc gia, chính phủ được dân bầu điều hành đất nước. Đảng đối lập gồm thành phần có chính kiến khác được tự do hoạt động. Tất cả thể chế đó cùng sự cần cù của người Nhật đã tạo ra một NHẬT BẢN NGÀY NAY. 
    GS Chiến Thắng (vui vẻ): Ngày 30/4/75 tôi cùng đơn vị tiến vào Sài Gòn. Vui quá. Thành phố còn nguyên vẹn. Đường xá rộng rãi, nhà cao tầng... Bộ đội chúng tôi ai đi cũng ngẫng cao đầu, không phải hãnh diện vì giải phóng Sài Gòn, mà chúng tôi lo ngắm nhìn các ngôi nhà cao đẹp. Có anh quẹo cả cổ đấy. Chúng tôi tìm thấy bao nhiêu kho thịt đông lạnh, đủ cho dân thành phố dùng cả năm. Rồi máy móc đủ loại, nhưng anh em bộ đội chúng tôi chỉ thèm rõ rãi mấy cái đài chạy pin thôi. Ấy trong anh em chúng tôi cứ nói với nhau: "Đi giải phóng thành phố giàu có hơn mình, thích thật. Nếu mà giải phóng thành phố nghèo, chán bỏ mẹ?" 
    Sau đó chúng tôi gọi viên chức, quân đội Miền Nam tập trung học tập cải tạo. Ban ngày cả ngàn người xếp hàng đưa lên xe ra các trại cải tạo mà ngay cả chúng tôi chả biết nó nằm ở đâu. Buổi tôi chúng tôi ôm bụng, lăn ra cười: "Dân miền Nam ngây thơ qúa. Họ nghe lời, chỉ mang theo lương thực đủ ba ngày học tập. Họ đâu có biết ba đây là ba năm hay ba chục năm?". Vui quá đi thôi! 
    Lúc ấy, tôi chỉ là bộ đội trẻ, 18 tuổi, nhưng nhờ chăm chỉ học làu chủ nghĩa Mác Lê, nên được giao nhiệm vụ cán bộ giảng huấn cho thành phần học tập cải tạo tại chỗ. Đứng trước đám đông tôi cứ thao thao bất tuyệt về tư tưởng vĩ đại HCM, thiên đường cộng sản nơi không có người bóc lột người... Tối về phòng, tôi lại ôm bụng cười khi nghĩ lại đám đông trố mắt nhìn tôi giảng thuyết. Họ chắc chả hiểu gì, nhất là thiên đường cộng sản tôi đã cố vẽ vời. Làm sao hiểu được thiên đường khi chưa thấy địa ngục? Chẳng lẽ vừa được giải phóng lên ở ngay trên thiên đường, thế còn gì hiểu vui thú!.
    Còn việc đánh tư sản mại bản ở Miền Nam nữa chứ. Đồng chí Đỗ Mười được trung ương cử vào Nam để lo việc này. Chúng tôi theo đúng y như bản hướng dẫn của đ/c Đ.M cho từng nhà, cửa hàng bị kiểm kê. Đ.M ân cần căn dặn phải nói nhiều đến tên đ/c cho có vẻ giới giang hồ thảo khấu, người dân mới biết sợ. Nếu thấy nhà cửa đẹp, niêm phong và cấp giấy được phép cho đi KINH TẾ MỚI. Đúng đảng là những người thích đùa nên mới đưa Đ.M làm việc như trấn lột người có của như thế này. 
    Một lần tôi kiểm kê nhà của một bà đáng tuổi bà nội tôi. Bà khóc lóc, năn nỉ: "Cháu ơi, dì làm lụng suốt cả đời chỉ xây dựng được cơ sở nhỏ này. Cháu thương tình cho dì xin lại một phần..." Tôi cười to, chỉ vào mặt bà: "Này bà già khốn khổ dại dột kia. Bà này không biết Đ.M đảng cộng sản à. Bà cứ khóc lóc, năn nỉ là Đ.M. không những cho bà, mà cả gia đình đi học tập cải tạo ngút chỉ cho sáng mắt ra!". Vâng vui quá, đ/c Đ.M đúng là một đỉnh cao trí tuệ của đảng. Bây giờ Đ.M già rồi. Chúng tôi đã chọn đường đặt tên Đ.M, gần đường các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh nhưng Đ. M còn ham vui, ham sống, chưa chịu chết.
    Đảng là những người anh hề luôn luôn tìm chính sách để nhân dân vui đùa. Tiền mất giá ư, đổi tiền, 500 tiền cũ còn 1 đồng tiền mới. Ngân sách nhà nước thiếu tiền ư, công an tổ chức vượt biên BÁN CHÍNH THỨC, vượt biên KHÔNG CHÍNH THỨC. Giá cả chỉ tính bằng vàng thôi. Thị trường kinh tế không ổn định, thôi thì NGĂN SÔNG CẤM CHỢ. Bao nhiêu là chuyện vui không sao kể hết được. Vừa làm các chuyện vui này chúng tôi còn bày thêm trò tụt giốc. 
    Thực tế năm tháng sau đó, chúng tôi đã đưa cả nước trượt xuống... Họ được ăn bo bo thế gạo. Kho thịt dự trữ còn ít để dành cho lãnh đạo. Trong cơ quan, bệnh viện, hãng xưởng có ban đời sống chỉ để chia thịt, chia cá, mắm muối cho nhân viên, họ thường cãi nhau dành phần như ở chợ. Mọi người không cần đi chợ ngoài, ở đấy không có gì để bán. Tôi lại cười khi nhìn người dân lo lắng. Họ chẳng vui vẻ tận hưởng cái thú trượt ván xuống dốc gì cả. Khi tuột đến đáy rồi, không còn chổ nào nữa, đảng sẽ mở đường bò lên thôi. Đúng vậy, chủ nghĩa Mác Lê được bẻ cong queo đi một tí: kinh tế thị trường định hướng XHCN. Không ai hiểu gì cả, nhưng không còn đường nào đi thì bò theo đảng thôi! Nhiều người trách móc đảng bắt họ phải bò, tôi cười to: "Hỡi quần chúng khờ dại kia. Nhiều người về già cứ mong ước mình chỉ trẻ lại vài tuổi, tốn kém bao nhiêu cũng được. Nay chỉ nhờ đảng tất cả trở lại bé bỏng, chỉ biết bò, biết lẫy. Thế không biết ơn đảng!". Bây giờ, sau 50 năm chiến tranh chúng tôi vẫn kiên trì tiếp tục bò theo chủ thuyết Mác Lê, bò theo đảng để có VIỆT NAM NGÀY NAY. 
    NTT: Tóm lại, sau chiến tranh hai nước đã có hai hướng đi gần như ngược nhau. Nước Nhật theo chính sách DÂN CHỦ TỰ DO, tương tự như các nước Tây Đức, Nam Hàn sau chiến tranh. Việt Nam vẫn trung thành chủ nghĩa Mác Lê, sao chép lại một nửa của Trung Quốc, một nửa của Pôn Pốt. Bây giờ nhìn lại chặng đường vừa trải qua. Hai GS có nhận xét gì để rút tỉa kinh nghiệm trong thời gian tới. 
    GS Chiến Bại (nghiêm trang): Con người không thể nói là mình không bao giờ có lỗi lầm. Chính phủ Nhật cũng có một số lỗi lầm và chúng tôi can đảm cúi đầu xin lỗi trước nhân dân. Thí dụ trong giao thông, tai nạn đường sắt nghiêm trọng, bộ trưởng giao thông nhanh chóng nhận trách nhiệm, cúi đầu xin lỗi trước mọi người và xin được từ chức. Chúng tôi trọng dạnh dự, nhất là danh dự đã được nhân dân tín nhiệm giao cho trọng trách điều hành đất nước. Tương lai chúng tôi vẫn tiếp tục kiện toàn thể chế tự do, dân chủ cho người dân để mọi người đóng góp tích cực phát triển nước Nhật. 
    GS Chiến Thắng (vẫn tươi cười): Đảng cộng sản Việt Nam nằm ở đỉnh cao trí tuệ loài người nên không bao giờ có lỗi lầm. Chỉ có thiểu số làm sai, nên bị kiểm điểm sơ sơ hay sử lý nội bộ thôi. Đảng sáng tạo bao nhiêu trò đùa cho dân, nên người dân mang ơn đảng. Lãnh đạo đảng nào đi chầu diêm vương đều được chúng tôi lấy tên đặt tên đường! Còn DANH DỰ chỉ là sản phẩm của tư bản, đế quốc. 
    NTT: Về mặt xã hội, môi trường sống hiện tại của hai nước, hai GS có thấy điểm nào?
    GS Chiến Bại: Nói chung người Nhật thấy hạnh phúc trong xã hội hiện tại. Người dân lợi tức chính là tiền lương. Hệ thống thuế khóa được máy tinh hóa. Tham nhũng chỉ ở phạm vi rất nhỏ, gần như không đáng kể. Chúng tôi chỉ sợ nhất thiên tai động đất, núi lửa, sóng thần, thực phẩm, môi trường sống bị ô nhiễm.
    GS Chiến Thắng (cười như chế nhạo): chúng tôi không sợ thiên tai hay môi trường ô nhiễm. Công ty nước ngoài có thải rác độc hại cỡ nào, chúng tôi cũng làm TÌNH LỜ. Do đó các công ty Trung Quốc rất thích vào VN xây dựng nhà máy. Hạnh phúc thì người dân phải chờ khi lên được thiên đàng. Nếu bây giờ người dân được hạnh phúc, họ không chịu bò theo đảng nữa thì còn gì đảng, còn gì học viện NCCTHCM. 
    Ở VN chúng tôi sống chính bằng bổng lộc, bao thơ nên thuế khóa rất đơn giản. Chúng tôi có câu: Không tham nhũng thì không có nghề nghiệp giá trị. Đúng thế các nghề như lo vệ sinh, quét rác thì chả ai tham nhũng. Còn nghề có giá trị như hải quan, công an giao thông, đôi khi phải bỏ vốn lúc đầu rất nhiều mới được tuyển vào. Khó lắm! Thế giới cứ nói VN nhiều tham nhũng vì họ không hiểu những nghề có giá trị ở VN. 
    NTT: Trở lại chuyến thăm ông Obama vừa rồi, xin hai ngài cho biết quan điểm về sự tiếp đón. Ở VN, nhà nước đón tiếp rất đơn giản, nhưng quần chúng lại rất nồng nhiệt. Ở Nhật, sự đón tiếp lại có vẻ ngược lại? Xin mời TS GS NCT... 
    GS Chiến Thắng: Việt Nam gần Trung Quốc về cả địa dư lẫn chính trị. Khổ nổi trong lịch sử như hiện tại, khi Trung Quốc mạnh lên thì nó lại quay nhìn Việt Nam như con thú đói nhìn thấy miếng thịt. Về chủ nghĩa Mác Lê thì nó là thầy, là bố mình. Mình sửa soạn làm gì là nó đã biết trước cả. Nó có đè lên hiếp mình, mình chỉ dám ẩy ra nhè nhẹ thôi! Chả phải chỉ có ngư dân VN bị tàu TQ đánh đuổi, ngay cả TBT nhà mình kia, Tập Cận Bình nó đè, nó hiếp đồng chí tơi bời, đ/c vẫn tươi cười như không có gì. Do đó trong quan hệ với các nước tư bản, đặc biệt là Mỹ thì đảng phải rất dè chừng. Trung Quốc nó giả vờ ho ho lên vài tiếng, mình phải rút tay lại ngay, nếu không nó tát mình vỡ mặt, chả có tình nghĩa Mác Lê gì đâu. 
    Về sự tiếp đón nồng nhiệt của đồng bào từ Bắc vào Nam với ông Obama. Học viện chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề này từ lâu. Khi chúng ta bò theo đảng, người chúng ta không có sinh tố TD và sinh tố DC. Người thiếu sinh tố này, khi đứng gần hay bắt tay người có nhiều sinh tố TD, DC sẽ thấy vui sướng, hạnh phúc. Ông Obama chắc chắn có nhiều sinh tố này, nên người VN ai cũng muốn đi đón mừng ông để được vui, để được sảng khoái, để được hạnh phúc... Có điều khi người có sinh tố TD và CD lại hay chống đối, cười mỉa mai chủ nghĩa Mác Lê, đảng rồi bác Hồ vĩ đại. Vì thế đảng, theo đề nghị của học viện chúng tôi, đã đưa sinh tố này vào loại thuốc cấm. Ai vi phạm sẽ bị nhà nước kết tội phản động, bị trừng trị đích đáng.
    GS Chiến Bại: Về địa dư, dân số, nước Nhật cũng giống như Việt Nam, văn hóa Nhật cũng chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Quốc. Về chính trị nước tôi hoàn toàn khác. Sau chiến tranh với hơn 3 triệu người Nhật chết, chính trị Nhật đổi khác. Chịu nhiều ảnh hưởng của Mỹ, nước Nhật ngày nay tự hào là một nước Tự Do, Dân Chủ. Chúng tôi hiểu người Trung Quốc cũng như người Việt. Thực đáng buồn, khi phải luôn luôn cảnh giác đề phòng người láng giềng hung hãn, nhiều thủ đoạn bẩn thỉu đối với các nước nhỏ hơn. Tây Tạng là trường hợp điển hình.
    Chính phủ Nhật đón tiếp long trọng ông Obama, thể hiện ý chí sắt thép, quyết tâm bảo vệ biển đảo trước bất kỳ uy hiếp, dọa nạt nào từ Trung Quốc. Người Mỹ mặc dù trong quá khứ đã có chiến tranh hai bên xảy ra, nhưng vẫn đáng tin cậy hơn người Trung Quốc nhiều lắm.
    Nước Nhật có thể chế chính trị giống Mỹ, người Nhật xem ông Obama như một người bạn thường gặp gỡ. Ông Obama qua Nhật là chuyện bình thường. Khi ông Obama thăm nơi tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử ở Hiroshima, người Nhật không mong ông ngõ lời xin lỗi. Họ cám ơn ông đã có sự đồng cảm đối với người đã chết trong chiến tranh và chỉ muốn cùng ông nói một lời "Chiến tranh thực đáng sợ". Bản thân người Nhật hiện nay cũng thấy mình đã có nhiều lỗi lầm trong thế chiến thứ hai với các dân tộc khác.
    NTT: Như vậy sự đón tiếp ông Obama đã có hiện diện một ẩn số là Trung Quốc. Điều này hai nước đã có các biểu hiện hoàn toàn khác nhau. Quay trở về quan hệ hai nước Nhật Việt, xin hai giáo sư cho biết nhận xét của mình về nước bạn, có đề nghị gì để sự hợp tác thêm giữa hai nước? Xin mời TS GS Chiến Thắng...
    GS Chiến Thắng (hơi ngập ngừng): Tôi rất ngưỡng mộ người Nhật đã tạo dựng nên đất nước Nhật cường thịnh trên thế giới. Chỉ tiếc người Nhật không được biết, hiểu nhiều về chủ nghĩa Mác Lê, về kinh tế thị trường XHCN, về tư tưởng HCM... Nói quanh co không bằng nói thẳng. Được biết GS Chiến Bại trong buổi tọa đàm ngày hôm nay, xin GS có thể xin cho tôi vài xuất cho tôi và gia đình sang thăm Nhật để có thể trao đổi thêm về chủ nghĩa cộng sản, tư tưởng HCM...
    GS Chiến Bại (mỉm cười): Chủ nghĩa cộng sản dân Nhật có nhiều người biết. Sau sự sụp đổ khối cộng sản Đông Âu, rất ít người Nhật còn để ý đến lý thuyết này nữa. Sợ GS qua Nhật, không có ma nào đến dự buổi nói chuyện. Tuy nhiên, tôi sẽ nói chuyện với đài NHK, có thể mời GS lên một show TV. Chỉ ngại nghe GS giảng thuyết sẽ có quá nhiều người Nhật cười đến bể bụng được đưa cứu cấp, e bệnh viện không đủ chỗ.
    Về đất nước và con người Việt Nam mà tôi đã đến thăm nhiều lần, tôi rất thích. Việt Nam khí hậu ấm áp, nhiều tài nguyên hơn Nhật. Con người cần cù chịu khó không thua gì người Nhật. Tôi thích thức ăn VN, ngày nào tôi cũng ăn một tô phở, không hiểu sao người VN lại tạo ra món ăn quá tuyệt vời!
    Tôi cũng thấy có nhiều điều rất lạ, kỳ quặc ở VN, ngược hẳn ở Nhật rất nhiều. Thí dụ gần đây nhất, vụ cá chết hàng loạt ở miền trung VN. Người dân lo lắng bày tỏ hay đòi làm sáng tỏ sự việc thì bị công an đối xử thô bạo. Nhà nước VN rất chậm chạp giải quyết vấn đề khiến người dân càng đặt nhiều câu hỏi: không biết sự việc đã xảy ra còn tồi tệ hơn sự tưởng tượng của con người? Điều lạ lùng này không phải chỉ đối người Nhật mà các dân tộc khác trên thế giới! 
    Nhật bản cũng như Mỹ muốn gần gũi, giúp VN nhiều hơn, nhưng VN còn xem chừng e dè, sợ sệt như thế nào, không hiểu được. 
    Tôi cũng rất thích văn hóa VN. Tương tự văn hóa Nhật, chịu ảnh hưởng Trung Quốc nhưng không mất bản sắc dân tộc tính. Tôi vừa đọc một bài thơ của một cô giáo VN viết. Bài thơ đơn giản nhưng tôi cảm nhận được nó đã viết bằng một tấm lòng, một tình yêu tổ quốc nồng nàn. Nó làm tôi nhớ đến chiếc xe đạp đơn giản mà bố tôi đã mang về nhà, những giọt lệ diễn tả tình yêu trong sáng với đất nước mình đang sống. Tôi xin đọc lại bài thơ cho các bạn nghe.
    Trong phòng, GS Chiến Bại ngâm bài thơ cô giáo Lan, nhà báo NTT lặng lẽ nghe. GS Chiến Thắng nằm dài trên ghế, miệng há hốc, ông đang ngáy... 
    18/6/2016

    VIỆT NAM, & BIỂN ĐÔNG


    MÁY BAY HIỆN ĐẠI CASA 212 CỦA CSVN TÌM KIẾM CỨU NẠN CHIẾN ĐẤU CƠ SU-30MK2 ĐÃ BỊ BẮN VỞ NÁT LÀM CHẾT 9 NGƯỜI TỔ LÁI.

     Máy bay CASA 212 hiện đại của Cảnh Sát Biển, bay thấp sát mặt biển, tại sao bị thời tiết rơi
    xuống biển mà tan nát dẹp dúm như thế nầy? Đây là tình trạng bị "nước lạ" bắn hạ !


    Máy bay hiện đại nhất CASA 212-400 số 8983 của Cảnh Sát Biển CsVN đi tìm chiến đấu cơ
    Su-30MK2 đã hạ cao độ xuống gần mặt biển nhưng bị nổ tung làm mất tích 9 người tổ lái

    Túi cấp cứu còn nguyên nên cho thấy máy bay bị nổ tung bất ngờ.. 

    VietPress USA (16/6/2016): Chính quyền CsVN hôm Thứ Năm 16/6/2016 lại gặp thêm đại nạn khi một chiếc máy bay tuần tra của Cảnh Sát Biển loại hiện đại nhất CASA 212-400 mang số 8983 đã tiếp theo bị "sự cố kỹ thuật" rơi trên Biển Đông gần vịnh Bắc Bộ làm chết 9 người trong phi hành đoàn.
    Chiếc CASA 212-400 mang số hiệu 8983 nầy của Cảnh Sát Biển do Bộ Quốc phòng CsVN quản lý và điều động; nhận nhiệm vụ đi tìm kiếm cứu nạn cho chiếc Chiến đấu cơ Su-30MK2 bị Trung Quốc bắn nổ vào ngày Thứ Ba 14/6/2016 nhưng Hà Nội cho rằng bị "sự cố kỹ thuật" mất tích khi đang thực hiện chuyến bay huấn luyện (Xem tin VietPress USA: http://www.vietpressusa.com/2016/06/chien-au-co-su-30mk2-cua-csvn-bi-hoa.html ).

    Trên chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2 có 2 phi công lúc mất tích là Thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi) Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923 và Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi) Phó phi đội trưởng Phi đội bay Su-30. 

    Địa điểm tìm kiến cách xa nơi Su-30MK2 mất tích
    khiến chiếc CASA 212 bị nước lạ bắn tan xác?
    Hà Nội quả quyết rằng chiến đấu cơ Su-30MK2 mất tích cách bờ 26 hải lý (tương đương 48Km) gần khu vực Đảo Mắt; nhưng bản tin của VietPress USA tường thuật theo tin của Tổ chức R.H. Hoa Kỳ đã ghi rõ rằng "Khi phi cơ nầy bay ra Biển Đông cách bờ khoảng hơn 32 Hải lý (khoảng 60Km) ra khỏi phạm vi của "Đảo Mắt" thì bị hỏa tiễn của tàu ngầm Trung Quốc bắn hạ lúc 7:29am giờ Việt Nam (tức 0029GMT)".
    Nay Thiếu tá Phi công Nguyễn Hữu Cường của chiến đấu cơ Su-30MK2 đã được tàu cá vớt vào lúc 5:00am sáng Thứ Tư 15/6/2016 ở ngoài vùng của Đảo Mắt, cách bờ biển Nghệ An 60Km. Điều nầy đã xác nhận tọa độ mà VietPress USA đưa ra theo bản tin Tổ chức R.H. Hoa Kỳ cho biết chiếc Su-30MK2 bị Trung Quốc bắn hạ cách bờ biển Nghệ An là 60Km.

    Bản tin của VietnamNet (http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quan-su/310284/da-tim-thay-1-phi-cong-tiem-kich-su-30mk2.html) ghi rằng: "Tàu cứu thiếu tá Cường là của ông Phạm Văn Lệ, trú tại xã Thạch Bằng (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Vị trí phát hiện Thiếu tá Cường ở tọa độ 19 độ 14 phút vĩ Bắc và 106 độ 28 phút kinh Đông. Cách đảo Mắt khoảng 70 km về phía Đông Bắc, cách bờ TX Hoàng Mai (Nghệ An) trên 60km” và tiếp rằng“Lúc 5h sáng nay, tàu cá của ngư dân Phạm Văn Lệ (quê tỉnh Hà Tĩnh) tìm thấy Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường ở khu vực giáp ranh Nghệ An - Thanh Hóa”.

    Một bánh và càng chiếc CASA 212 văng ra
    Trước đó, Phóng viên VietnamNet đã phỏng vấn Thiếu tá Phi công Nguyễn Hữu Cường khi ông vừa được vớt lên tàu cá của Ngư dân Phạm Văn Lệ và được Thiếu tá Phi công Nguyễn Hữu Cường xác nhận "Lúc máy bay đang cách mục tiêu 15km, bỗng nghe một tiếng nổ từ trong buồng lái.." Như vậy xác nhận điều VietPress USA tường thuật chiến đấu cơ Su-30MK2 bay có nhiệm vụ đến mục tiêu chứ không phải bay huấn luyện.. Và khi báy cách Mục tiêu 15 Km thì bị bắn nên buồng lái bị nổ bất ngờ.. Sau đây là bản tin của VietNamNet (trích từ: https://www.facebook.com/jimmy.vu.14?fref=ts )

    "PV VietNamNet đã liên lạc với chủ tàu Phạm Văn Lệ, người đã cứu Thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường.
    “Tàu tôi cứu được phi công lúc 4 giờ sáng, bây giờ đang ở Nghệ An chờ tàu cứu hộ. Anh Cường mạnh khỏe”, anh Lệ nói ngắn gọn.
    Tiếp đó, chúng tôi đã nối máy được với Thiếu tá Cường, lúc này đang ở cạnh anh Lệ chờ tàu ra cứu hộ.
    “Lúc máy bay đang cách mục tiêu 15km, bỗng nghe một tiếng nổ từ trong buồng lái. Hai anh em bung dù bay cách nhau khoảng 3km. Lúc rơi xuống biển cách nhau khoảng 6km. Tôi rơi ở gần bờ hơn”, phi công Cường kể lại."

    Vụ "Sự cố Kỹ thuật" đối với Chiếc Máy Bay Thám thính CASA 212-400 số hiệu 8983 của Cảnh Sát Biển CsVN:

    Chiếc máy bay xấu số CASA 212 mang số 8983 đã bị rớt nổ trên Biển Đông gần Vịnh Bắc Bộ
    vào trưa Thứ Năm 16/6/2016 lúc đi tìm chiến đấu cơ Su-30MK2 mất tích
    Báo chí nhà nước CsVN ghi rằng:

    "Tin từ Văn phòng Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn lúc 19h5 phút cho biết:Máy bay Casa-212 (số hiệu 8983) bị mất liên lạc: Lúc 12h30 ngày16/6/2016, tại tọa độ 19o25'40"N-107o19'54"E (cách Nam Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ/Hải Phòng khoảng 44 hải lý), máy bay Casa-212 số hiệu 8983 thuộc Lữ đoàn 918/Quân chủng Phòng không - Không quân trong khi bay tìm kiếm cứu nạn phi công máy bay SU30-MK2 bị mất liên lạc.

    CASA 212 nơi an nghỉ của 9 mạng người tổ lái
    "Ngay sau khi sự cố xảy ra, Bộ Quốc phòng đã có Điện số 132/TK chỉ đạo: Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Quân chủng Hải quân, các BTL: Biên phòng, Cảnh sát biển tập trung tìm mọi biện pháp triển khai các tàu có tốc độ cao đến khu vực xác định máy bay mất liên lạc; đồng thời thông báo cho các tàu, thuyền, ngư dân đang hoạt động trên khu vực vịnh Bắc Bộ, tham gia tìm kiếm cứu nạn.

    "Theo TTXVN, lúc 19h30 tối 16/6, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì cuộc họp Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cùng các đơn vị liên quan trong toàn quân bàn biện pháp xử lý; mục tiêu là tiếp tục tìm kiếm đồng chí phi công SU-30 MK2 Trần Quang Khải và tìm kiếm máy bay Casa-212 với phương châm, huy động toàn bộ lực lượng cả trong và ngoài Quân đội nỗ lực tìm kiếm cả ngày lẫn đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện.

    "Chỉ đạo Quân chủng Phòng không-Không quân và các đơn vị tập trung ổn định tư tưởng bộ đội, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, tập trung tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn. Đồng thời, qua đường dây nóng, Bộ Quốc phòng đã liên hệ với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc để cùng tìm kiếm, tạo điều kiện cho tàu, máy bay Việt Nam hoạt động ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ".

    Video Vớt mảnh vỡ Máy Bay CASA 212 của Cảnh Sát Biển CsVN ngày 16/6/2016:

    Video Clip trên đây cho thấy phần chính của Máy bay Thám thính CASA 212 đã bị nát dúm, các túi cứu nạn chưa kịp mở ra chứng tỏ là Máy bay bị bắn nổ bất ngờ và không ai kịp mở túi cứu nạn theo nguyên tắc. Máy bay CASA 212 là loại bay chậm và bay sát mặt nước biển, có thể hạ cánh trên Biển nhờ có phao bên dưới. Nếu chiếc CASA 212 số hiệu 8983 bị trục trặc kỹ thuật thì nó có thể đáp xuống nhẹ nhàng trên mặt biển.. Nếu nó bị hư máy bất ngờ mà rơi xuống biển thì cũng sẽ còn nguyên chiếc chứ không phải bị dẹp dúm như hình đính kèm.

    Tổ chức R.H. Hoa Kỳ cho hay rằng, trước khi đưa máy bay CASA 212 đi tìm kiếm, Hà Nội đã xin phép Trung Quốc cho huy động máy bay và tàu thuyền tìm kiếm sát lằn ranh Vịnh Bắc Bộ trước đây là của Việt Nam, sau đó cống nạp bàn giao cho Trung Quốc cùng lúc với Bản Dốc và Ải Nam Quan!

    Tọa độ nơi CASA 212 mất liên lạc Radar
    Tin nói rằng Bắc Kinh cũng như Bộ Quốc phòng Trung Quốc không chính thức đồng ý; nhưng một đại diện của chính quyền Trung Quốc thuộc Đảo Hải Nam đã đồng ý qua điện thoại. Nhưng ngược lại thì phía CsVN cho hay Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã làm việc với quan chức cao cấp Trung Quốc để xin phép và xin hỗ trợ tìm kiếm.

    Ông Vũ Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải khu vực 1 tại Hải Phòng cho báo chí trong nước hay rằng "Trung tâm đã điều 3 tàu cứu nạn SAR đến khu vực máy bay mất tích. Sức gió hiện nay tại khu vực tìm kiếm là cấp 4." Gió cấp 4 tức là biển bình yên.


    Máy bay CASA-212 xuất phát từ sân bay quân sự Gia Lâm (Hà Nội) lúc 9g30. Trên máy bay có 9 người, bao gồm 3 thành viên tổ lái do Đại tá Lê Kiêm Toàn, lữ đoàn trưởng lữ đoàn không quân 918, lái chính.Đến12:30pm ngày 16/6/2016 giờ Việt Nam thì hoàn toàn mất tín hiệu của máy bay CASA 212 số hiệu 8983. 

    Các chuyên viên bên trong máy bay CASA 212
    Ông Lê Văn Thành - bí thư kiêm chủ tịch UBND TP Hải Phòng chobáo Tuổi Trẻ biết "chiều 16-6, huyện đảo Bạch Long Vĩ điều tàu tìm kiếm số 1 ra khu vực cách bờ khoảng 32 hải lý để tìm kiếm máy bay CASA. Hải Phòng đã thành lập nhanh một ủy ban tìm kiếm cứu nạn do phó chủ tịch UBND TP chỉ đạo. Ông Đào Quang Thức, chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng, cũng thông tin đã điều hai tàu tuần tra phối hợp với các lực lượng khác ra khu vực đảo Bạch Long Vĩ để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích. Đồng thời toàn bộ tàu cá trên đảo Bạch Long Vĩ cũng được thông tin về sự cố của máy bay CASA để tích cực tham gia tìm kiếm".
    Tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, ông Đào Trọng Tuệ - phó chủ tịch UBND huyện - cho hay huyện đã huy động ba tàu gồm tàu cá và tàu của biên phòng ra hai vị trí nghi máy bay CASA-212 mất liên lạc và nơi phát hiện có chiếc dù rơi xuống biển.

    CASA 212 bay thấp trên mặt biển với tốc độ
    360Km/giờ nên dù có rơi cũng không nát vụn được
    Ông Nguyễn Xuân Sang - cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - cũng thông tin tất cả các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Cục Hàng hải Việt Nam đang trong tình trạng sẵn sàng, khi có yêu cầu sẽ tham gia ngay việc tìm kiếm máy bay CASA rơi trên vùng biển Bạch Long Vĩ.
    Bạch Long Vĩ gần lằn ranh Vịnh Bắc Bộ do Trung Quốc làm chủ là nơi cách rất xa địa điển mất liên lạc của chiến đấu cơ Su-30MK2 gần Đảo Mắt vủng Biển Đông từ Nghệ An ra. 

    Trong tinh thần ca ngợi tình đồng chí anh em "núi liền núi, sông liền sông, 4 tốt và 16 chử vàng" nên phía Việt Nam cho biết "thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy T.Ư - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã gặp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng, đề nghị phía Trung Quốc phối hợp, tạo điều kiện cho các tàu, máy bay và lực lượng của Việt Nam triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ; đồng thời đề nghị lập tức cung cấp thông tin nếu phát hiện ra vật thể nghi là của máy bay hoặc của các phi công, thành viên phi hành đoàn bị trôi dạt sang phía đông đường phân định".    
    Chiếc anh em CASA 212 số hiệu 8982 nay có lệnh không được bay vì sợ "sự cố kỹ thuật"
    Báo Tuổi Trẻ loan tin "Máy bay Casa bị mất tín hiệu trưa 16-6 khi bay qua khu vực Bạch Long Vĩ đã nhìn thấy vật thể giống thuyền phao mà các phi công Su30-MK2 được trang bị khi gặp sự cố bay trên biển. Ngay sau đó, máy bay CASA xin hạ thấp độ cao để quan sát thì bị mất tín hiệu". 

    Máy bay CASA 212-400 của Hoa Kỳ
    Báo Thanh Niên Online ghi rằng "Tai nạn xảy ra đối với máy bay CASA 212 là một sự việc rất đau lòng”, nguồn tin này nói. Cụ thể, vị trí máy bay được xác định ở phía đông đường phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ở thời điểm xảy ra sự cố, máy bay CASA 212 đang bay ở tầm thấp, để quan sát tìm kiếm phi công của máy bay Su-30MK2 hiện đang mất tích". Báo Thanh Niên loan rằng "ở thời điểm đó, thời tiết diễn biến xấu đột ngột trong thời gian rất ngắn. Vị trí máy bay CASA 212 rơi được xác định nằm ở phía đông gần đường phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong sự cố này, phía Trung Quốc tạo mọi điều kiện cho các phương tiện tàu, thuyền của Việt Nam triển khai công tác tìm kiếm. Phía Trung Quốc cũng đưa tàu đến và sẵn sàng hỗ trợ. Máy bay CASA 212 là một máy bay nhỏ, biển thì rộng lớn mênh mông nên khả năng tìm ra trong một ngày là rất khó. Nhưng trong sự việc này, Quân ủy T.Ư và Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã có chỉ đạo quyết liệt, huy động tối đa các lực lượng đến hiện trường. Đặc biệt là sự vào cuộc của ngư dân trên vùng biển này; ngư dân báo tin cho quân đội rất nhiều. Qua nhiều thông tin khác nhau, quân đội xác minh và kiểm chứng nên sớm tìm ra vị trí của máy bay (CASA 212)."
    Tin Việt Nam loan "Máy bay CASA 212 chìm ở độ sâu khoảng 58 m, gần đảo Bạch Long Vĩ. Các lực lượng quân đội đã lên phương án trục vớt máy bay CASA 212 khi nó được xác định chìm ở vùng biển gần đảo Bạch Long Vĩ ở độ sâu 58 m". 

    CASA 212 của Thụy Điển
    Tin tức CsVN đưa ra rất trái ngược nhau. Máy bay CASA 212 là loại hiện đại và bay chậm, có thể đáp trên mặt biển. Khi Máy Bay CASA 212 xin hạ độ cao để bay xuống thấp rồi chợt nhiên trong phút chốc thời tiết tốt lại thay đổi bất ngờ làm máy bay rơi.. Như vậy nếu máy bay rơi ở cao đậ sát mặt biển thì tại sao các mãnh vở dẹp dúm, càng và bánh gãy văng ra và các nhân viên tổ lái không còn kịp sờ tay vào túi cấp cứu?

    Tin từ Tổ chức R.H. Hoa Kỳ nói rằng "Máy bay CASA 212 cũng đã bị Trung Quốc bắn nổ trong kế hoạch "Giết Gà Dọa Khỉ" để răn đe đàn em đồng chí Việt Nam đồng thời hù dọa Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong các xung đột về Biển Đông hiện nay.

    Thời gian Trung Quốc đưa Giàn Khoan HD-981 đến đặt trên Biển Đông để cướp dầu của Việt Nam, các tàu Cảnh sát Biển của Việt Nam quá cũ kỹ nên bị Tàu Trung Quốc rượt chạy tóe khói. Những tàu đời cũ 100 Tấn nầy do Hải quân VN chuyển giao. Tháng 12/2000 hãng Almaz Central Marine Design Bureau của Nga có giao cho VN 2 chiếc tàu loại 14310 Svetlyak-class để tuần tra sát bờ. Đến năm 2006, CsVN đặt mua thêm 4 chiếc tàu tuần tra Svetlyak-class.
    Tháng 02/2005 Việt Nam đặt mua 4 chiếc Trực thăng tuần tra biển loại PZL Swidnik W-3RM Anakonda giao hàng vào cuối năm 2007. 

    CASA 212 của Argentina
    Tháng 8/2008, một phái đoàn quốc phòng và Cảnh sát Biển CsVN đến Hoa Kỳ đề nghị mua máy bay tuần tra Biển nhưng bị từ chối vì cấm vận vũ khí sát thương và kỹ thuật cao. Thế nên CsVN đã đặt mua 3 chiếc máy bay tuần tra Biển loại hiện đại nhất của hãng Airbus Military của Pháp sản xuất tại nhà máy ở Tây Ban Nha là CASA 212-400. Chiếc đầu tiền đã giao hàng vào tháng 8/2011 và 2 chiếc còn lại đã giao xong vào năm 2012. (http://www.airforce-technology.com/projects/c212/).

    Máy bay CASA 212-400 ban đầu có tên là AVIOCAR hay C-212, sau tăng cường cải tiến kỹ thuật với sự hợp tác đầu tư của BAE (British Aerospace - Hàng Không Vũ trụ Anh quốc) nên đổi tên là CASA 212 và Series mới nhất mà CsVN mua là CASA 212-400.rất hiếm khi trục trặc máy móc hay rơi nổ tanh bành như thế trong vụ rơi vì thay đổi khí tượng trong chốc lát khi máy bay xin lệnh hạ thấp để quan sát!

    Hiện nay trên thế giới có nhiều quốc gia sử dụng máy bay CASA 212-400...

    MỜI ĐỌC TIẾP TẠI LINK:

    Có yếu tố Tàu cộng trong sự kiện rớt máy bay?

     
     
    LeNguyen (Danlambao) - Có lẽ đến thời điểm này, chỉ có những kẻ mù đảng, cuồng Hồ mới không nhìn thấy âm mưu làm suy yếu dần rồi tiến tới thôn tính Việt Nam của bá quyền Đại Hán. Riêng những người Việt Nam nhận ra dã tâm thâm độc, biết rõ tham vọng bành trướng của Tàu Cộng, không chỉ giới hạn trong đại bộ phận quần chúng nhân dân mà có cả những "trí thức" Mác-Lê xã nghĩa, những lãnh đạo trung, cao cấp còn tại chức, sắp về hưu lẫn đã về hưu của đảng CSVN.
    Vài năm gần đây ngày càng có nhiều "trí thức", quan chức, tướng lãnh nguyên là lãnh đạo cơ quan, sở bộ của đảng, nhà nước đã sáng mắt, sáng lòng nên lên tiếng phê phán chính sách thân Tàu, cũng như cùng đứng đơn ký tên tập thể kiến nghị yêu cầu đảng, nhà nước thay đổi chính sách mang tính chiến lược, liên quan đến quan hệ ngoại giao Việt-Trung, có nhiều bất lợi cho Việt Nam. Nói chính xác hơn là phản đối chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước gây nguy hại đến an ninh quốc phòng, xâm hại đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, có cả "trí thức", tướng lãnh lãnh đạo nguyên là... lẫn đang là... tham gia.
    Hiện tượng tập thể cán bộ, quan chức lãnh đạo lên tiếng phê phán gay gắt chủ trương, chính sách cũng như ký tên tập thể gởi lên đảng, nhà nước những bức xúc liên quan đến yếu tố Tàu cộng. Lúc khởi sự chỉ co cụm trong những "trí thức", tướng tá lãnh đạo trung, cao cấp đã về hưu. Gần đây hiện tượng phê phán chủ trương, chính sách “bám váy” đưa Việt Nam ngập sâu vào vòng nô thuộc Tàu cộng của đảng, nhà nước CSVN như hiệu ứng dây chuyền lan sang các quan chức, lãnh đạo sắp về hưu cùng một số đang tại chức và phản ứng “tố cộng bài Trung” của họ đã được sự đồng tình ủng hộ của đại bộ phận quần chúng nhân dân.
    Từ góc độ phản đối chủ trương chính sách của tập thể các quan chức, công thần đã về hưu, sắp về hưu và một số đương chức, giúp cho chúng ta có cơ sở để kết luận, là mọi người Việt Nam ai ai cũng thấy được dã tâm của “đồng chí” 16 vàng, 4 tốt cùng chung ý thức hệ Mác-Lê, cùng theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa, cùng diễn trò thần tượng Mao-Hồ, giữ gìn tài sản quý báu Mao-Hồ!
    Nói cách khác là người Việt Nam, ngoài đảng hay trong đảng, đảng viên quèn hay đảng viên lãnh đạo cao cấp - trừ những kẻ ngu dốt, mù đảng cuồng hồ ra thì ai ai cũng nhận biết tên láng giềng to xác, xấu tính Tàu cộng ngoài miệng thơn thớt nói cười nhưng trong bụng thì chứa một bồ dao găm chờ lóc thịt lột da làm thịt Việt Nam. 
    Chuyện Tàu cộng mần thịt Việt Nam chỉ còn là thời gian đếm ngược từng ngày, không còn là sự mơ hồ hay hiểu lệch lạc như loa đài của đảng, nhà nước cố tình tuyên truyền đánh lạc hướng về quan hệ thấm thiết của hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Việt-Tàu! (sic)
    Sau nhiều chục năm âm thầm thực hiện kế hoạch đầu độc, lùng diệt tinh hoa, trí tuệ Việt nam nhằm làm suy yếu dần tinh thần dân tộc Việt Nam để tiến tới xóa sổ đất nước Việt Nam bằng cách cho quân Tàu nhập Việt ẩn mình trong vỏ bọc dân tộc, thực hiện các vụ việc nổi cộm, làm tiêu hao sức mạnh Việt Nam qua một số sự kiện như: Hô hào cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân; Thực hiện cải cách ruộng đất, triệt hạ nhân văn giai phẩm; Ký công hàm giao nộp Hoàng Sa, Trường Sa; Phát động chiến tranh xâm lược miền Nam; Tổng tấn công Mậu Thân 68; Vi phạm hiệp định Hòa bình Paris năm 73; giết dần mòn quân cán chính VNCH trong trại cải tạo; Đánh tư sản mại bản, cải tạo công thương nghiệp sau cái ngày đảng CSVN gọi là đại thắng mùa xuân năm 1975...
    Những vụ việc nổi cộm vừa nêu là do quân Tàu nhập Việt của Tàu Mao, phối hợp với các tên tay sai bản xứ thực hiện trong âm thầm, kín đáo, tinh vi không dễ để phát hiện chứ không ngang ngược lộ liễu như Tàu Tập ngày nay. 
    Đến thời điểm này, đội quân bí mật của Tàu Mao sau nhiều lần ra tay thanh toán các lãnh đạo cộng sản có tinh thần độc lập dân tộc với ‘tội danh” Việt gian phản động, xét lại chống đảng... Song song với việc xen vào công việc nội bội thay đổi cơ cấu tổ chức đảng, nhà nước làm cho nó phình to, cồng kềnh để cho chúng dễ bề thao túng, can thiệp sắp xếp nhân sự vào bộ máy cai trị của đảng CSVN. 
    Hiện nay với kế hoạch can thiệp sâu vào nội bộ Việt Nam, Tàu cộng đã khống chế, vô hiệu hóa sức đề kháng của lãnh đạo đảng, nhà nước CSVN và chúng đang bước vào giai đoạn cuối của kế hoạch sáp nhập, thôn tính Việt Nam. Thế cho nên ngay thời điểm này Tàu cộng không cần phải ngụy trang dưới vỏ bọc “đồng chí” xã hội chủ nghĩa anh em như trước kia nữa, vì qua các hiệp ước hợp tác toàn diện về văn hóa, kinh tế, chính trị... Tàu cộng đã gián tiếp cai trị Việt Nam qua quyền lực độc tôn, độc tài, độc quyền lãnh đạo của đảng CSVN.
    Về văn hóa, cộng đảng Tàu đã đưa các phim dã sử, lịch sử Tàu công chiếu vào “giờ vàng” trên các kênh truyền hình Việt Nam, cũng như âm thầm mua đứt các quan chức ngu dốt phá bỏ các kiến trúc cổ mang sắc thái đặc thù của dân tộc Việt Nam như đình chùa, miếu mạo, cố đô... trùng tu, xây mới rập khuôn kiến trúc Tàu. Song song đó là chúng lập viện Khổng Tử, tổ chức lễ hội văn hóa sặc mùi mê tín với y phục cổ trang mang màu sắc man di của các sắc tộc thiểu số trong các phim lịch sử của Tàu cho dân Việt diễu hành trong các lễ hội truyền thống dân tộc của Việt Nam.
    Về kinh tế, cộng đảng Tàu sử dụng các hiệp ước kinh tế làm vỏ bọc đưa Việt Nam vào vòng lệ thuộc và chiếm lĩnh các vị trí chiến lược, trọng điểm kinh tế phục vụ mục tiêu quân sự như rừng đầu nguồn, các khu công nghiệp Bauxite Tây Nguyên, đặc khu liên hợp Formosa Vũng Áng... làm thành tô giới nội bất xuất ngoại bất nhập, cùng với các khu làng Tàu, phố Tàu và đội quân thương lái nghênh ngang đi lại khắp mọi miền lãnh thổ Việt Nam, sử dụng đồng nhân dân tệ giao dịch mua bán như trên lãnh thổ của Tàu.
    Về chính trị cộng đảng Tàu cùng với cộng đảng Việt giương cao khẩu hiệu giữ gìn tài sản quý báu của Mao-Hồ nhằm ru ngủ nhân dân Việt Nam cùng với các đảng viên cộng sản chưa bị Hán hóa ngủ mê trong ảo tưởng 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” cùng với 16 vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” để những tay sai Tàu nằm vùng mớm ý cho tập thể lãnh đạo đảng CSVN thống nhất ý kiến ba không về chuyện Biển Đông: “...Không liên minh quân sự với nước này chống nước khác, không quốc tế hóa về vấn đề tranh chấp Biển Đông, không để nước ngoài thiết lập căn cứ quân sự tại Việt Nam để chống nước thứ ba...” 
    Thực chất của chính sách ba không, không đơn thuần là chuyện Biển Đông. Chính sách ba không của đảng CSVN cũng chính là âm mưu thâm độc của Tàu cộng nhằm bao vây cô lập, tách rời Việt Nam khỏi thế liên kết, liên minh khu vực và thế giới nhằm tạo thế mạnh cho Việt Nam bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong thời đại toàn cầu hóa.
    Không còn nghi ngờ gì nữa, chính sách ba không là thỏa thuận ngầm của hai đảng cộng sản Việt-Trung, làm tấm bình phong cho Tàu Cộng tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa, tôn tạo các bãi đá ngầm, xây dựng hải cảng, sân bay đưa nhân lực, khí tài quân cụ tên lửa, chiến hạm, chiến đấu cơ vào các căn cứ quân sự trên các đảo cưỡng chiếm của Việt Nam nhằm xác lập chủ quyền bản đồ hình lưỡi bò tự vẽ dưới biển và thiết lập vùng cấm bay, vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên không của khu vực Biển Đông.

    Mảng vỡ của CASA-212
    Tàu cộng đơn phương tuyên bố chủ quyền bản đồ hình lưỡi bò và xác lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông qua quá trình thực hiện lâu dài, có hơn nửa thế kỷ và âm mưu chiếm trọn Biển Đông có sự tiếp tay của nội tuyến Tàu cài cấm trong nội bộ đảng CSVN. Âm mưu cướp Biển Đông bắt đầu từ câu “đảo hoang chim ỉa...” của Hồ Chí Minh hình thành công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, đến sử dụng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988 và tiến sang tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa năm 2012. 
    Cuối cùng chúng ngang nhiên tôn tạo, xây dựng các đảo chìm, thiết lập hải cảng, phi cảng phục vụ mục tiêu quân sự để làm thành cột mốc chủ quyền hình lưỡi bò trên Biển Đông. Mới đây để hoàn thành kế hoạch xâm lược biển đảo, Tàu cộng xác lập vùng cấm bay không trên cơ sở luật pháp quốc tế đã gặp sự chống đối của cộng đồng quốc tế nhưng Tàu cộng vẫn phớt lờ phản đối tuyên bố chủ quyền vô lý trên Biển Đông của cộng đồng quốc tế.
    Không những phớt lờ, Tàu cộng còn bịa đặt ra “kịch bản” liên minh 60 nước ủng hộ lập trường Biển Đông và đã bị các nước liên quan đến vụ việc Biển Đông lên tiếng bóc mẽ, cải chính như Poland, Slovenia, Bosnia - Herzegovina, Qatar, Lao, Campuchia, Fiji... và cái gọi là liên minh 60 nước ủng hộ lập trường Biển Đông của Tàu. Thật sự chỉ có trên dưới 10 nước nhỏ bé vùng rừng núi phi châu, sa mạc Trung Đông, đảo quốc ngoài khơi biển Thái Bình Dương gồm Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu và Lesotho...(*)
    Chuyện Tàu cộng tuyên bố chủ quyền bản đồ hình lưỡi bò và thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) chỉ có Việt Nam xã nghĩa là bị mất trắng vùng biển, vùng trời Biển Đông mà còn phải năn nỉ, khóc lóc van xin lòng thương hại của đàn anh xã hội chủ nghĩa, môi hở răng lạnh, 16 vàng 4 tốt hổ trợ tìm kiếm hai chiếc máy bay Việt Nam rơi không rõ nguyên nhân trên Biển Đông?!
    Cụ thể vụ việc máy bay SU-30MK2 với CASA-212 rất có khả năng là mục tiêu để cho Tàu Cộng vừa thử nghiệm vũ khí, vừa biểu dương sức mạnh quân sự nhằm nắn gân Hoa Kỳ với các đồng minh của Hoa Kỳ, cũng như nhằm vào mục tiêu đối phó với phán quyết của tòa án quốc tế sắp tuyên về vụ việc Philipines kiện Tàu cộng liên quan đến chủ quyền vùng biển tranh chấp ở bãi cạn Scarborough vào những ngày tới đây.
    Hơn ai hết, Tàu cộng biết không thể sử dụng luật rừng đối với cộng đồng quốc tế nên chúng vừa sử dụng tiền, sử dụng sức mạnh kinh tế mua chuộc các nước nghèo ủng hộ lập trường Biển Đông của chúng. Cùng lúc Tàu cộng sử dụng sức mạnh quân sự lấn áp, khủng bố các nước nhỏ nhu nhược và diễu võ dương oai, gầm gừ với các nước có đủ sức mạnh ngăn chận tham vọng cấm mốc chủ quyền lưỡi bò và thiết lập vùng cấm bay (ADIZ) trên không phận Biển Đông một cách rừng rú vô nguyên tắc, bất chấp luật pháp quốc tế. 
    Qua một chuỗi sự kiện từ quá khá xa xưa đến việc tuyên bố vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông và Biển Đông trong chiêu trò dương đông kích tây, đánh lạc hướng dư luận quốc tế. Không khó để cho chúng ta thấy sự kiện chiến đấu hiện đại SU-30MK2 của Nga và chiếc máy bay tuần thám hiện đại CASA-212 của Hoa Kỳ gặp “sự cố” rơi tự do không rõ nguyên nhân trong hai ngày liên tục cướp đi mạng sống của 10 sĩ quan phòng không, không quân của quân đội nhân dân Việt Nam. Sự kiện máy bay rơi chắc hẳn không phải là do tai nạn thông thường và không loại trừ khả năng có yếu tố Tàu cộng can dự vào. 
    Chuyện Tàu cộng táo tợn can thiệp sâu vào công việc nội bộ đảng CSVN, xem người dân Việt Nam như con nít không biết gì về vụ việc cá chết bất thường trắng bờ biển miền Trung và vụ việc chiến đấu cơ, chiếc máy bay tuần thám hiện đại rơi tự do không rõ nguyên nhân trên vùng biển đảo Việt Nam, là sự bỉ mặt, sỉ nhục dân tộc Việt Nam! 
    Tham vọng xâm lăng của Tàu cộng không còn là bí mật quốc gia, không còn là bí mật của hai đảng cộng sản Việt-Tàu và đại bộ phận người dân đến "trí thức", tướng tá đảng viên lãnh đạo trung, cao cấp nguyên là... lẫn đang là... đều biết! Thế thì tại sao vẫn mũ ni che tai, để yên cho bọn bán nước với quân cướp nước lộng hành trên đất nước Việt Nam?
    _____________________________________
    Chú thích:

    Nhìn lại việc hiện đại hóa không quân Việt Nam sau tai nạn SU-30

    Việt Hà, phóng viên RFA
    2016-06-17
    000_BV1W9-622.jpg
    Máy bay Sukhoi Su-30MK2 của không quân Việt Nam tại sân bay quân sự
    Biên Hòa, Đồng Nai hôm 21/10/2015.

    Vụ tai nạn rơi máy bay chiến đấu SU 30 của không quân Việt Nam gần đây khiến dư luận tại Việt Nam đặt nhiều câu hỏi liên quan đến công nghệ máy bay Việt Nam đang có, nói rộng ra là chương trình hiện đại hóa không quân của Việt Nam trước tình hình Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động quân sự tại khu vực biển Đông đang tranh chấp với các nước, trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này, Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer thuộc học viện quốc phòng Úc, người đã có nhiều nghiên cứu và bài viết về quốc phòng Việt Nam.

    Trung Quốc không thể làm máy bay rơi?

    Việt Hà: Thưa ông, vụ máy bay chiến đấu SU 30 rơi mới đây ở Việt Nam đã khiến dư luận Việt Nam đặt nhiều câu hỏi nghi ngờ về nguyên nhân máy bay rơi vì cho đến lúc này Việt Nam vẫn chưa xác định được nguyên nhân máy bay rơi. Có ý kiến nghi ngờ công nghệ của máy bay, nhưng cũng có ý kiến cho rằng có yếu tố Trung Quốc. Ông nhận định thế nào về những ý kiến này?
    Nó có thể là vấn đề liên quan đến bào trì máy bay, có thể là một vấn đề của bộ phận nào đó. Tôi không nghĩ là Trung Quốc có khả năng làm máy bay rơi. Họ có thể can thiệp điện tử nhưng không thể làm máy bay rơi.
    -GS Carl Thayer
    GS Carl Thayer: Tôi sẽ rất chần chừ đưa ra bất cứ kết luận chắc chắn nào ở giai đoạn sớm này. Nó có thể là vấn đề liên quan đến bào trì máy bay, có thể là một vấn đề của bộ phận nào đó. Tôi không nghĩ là Trung Quốc có khả năng làm máy bay rơi. Họ có thể can thiệp điện tử nhưng không thể làm máy bay rơi. Cho nên có thể có vấn đề về cơ khí, hay vấn đề của bộ phận máy bay do Nga cung cấp hoặc việc bảo trì máy bay, hoặc cũng có thể vấn đề sai sót kỹ thuật liên quan đến phi công. Đây không phải là lần đầu tiên tai nạn này xảy ra và theo tôi vì vậy họ nên xem xét lại quá trình bảo trì máy bay.
    Việt Hà: Sau tai nạn máy bay thì có những ý kiến tỏ ra nghi ngờ về công nghệ máy bay Nga mà Việt Nam mua và nói là có lẽ Việt Nam nên xem xét mua máy bay F 16 của Mỹ. Hai loại máy bay này có tương tự như nhau không thưa ông?
    GS Carl Thayer: Các máy bay này là tương tự nhau. Đây là tranh luận xem là máy bay nào tốt hơn máy bay nào về mặt kỹ thuật nhưng bên cạnh đó còn là kinh nghiệm và khả năng của phi công. Trong các tình huống giả định, cả hai loại máy bay đều hoạt động tốt nhưng vấn đề quan trọng chính là sự huấn luyện và kinh nghiệm của các phi công. Malaysia và Indonesia cũng có SU 30 và họ không có các tai nạn này. Nhìn chung thì công nghệ máy bay của Nga được cho là tốt cũng tương tự như là máy bay F16 của Mỹ. Nếu Việt Nam muốn chuyển sang máy bay Mỹ thì vấn đề là toàn bộ huấn luyện về kỹ thuật và hậu cần cho phi công sẽ phải được chuyển toàn bộ sang công nghệ của Mỹ vốn hoàn toàn khác. Ngay như Malaysia cũng có khó khăn khi họ phải bảo trì cùng lúc các máy bay của Nga bên cạnh những máy bay của phương Tây.
    000_Hkg9604079-622.jpg
    Máy bay CASA do Hãng Airbus chế tạo thuộc cảnh sát biển Việt Nam, ảnh minh họa chụp tại sân bay Tân Sơn Nhất trước đây.
    Khi chuyển như vậy, bạn sẽ có hồ sơ hướng dẫn bằng tiếng Anh, kỹ thuật viên phải biết tiếng Anh, phi công phải được đào tạo ở Mỹ. Cho nên quyết định chuyển sang F16 đối với Việt Nam là không dễ dàng. Indonesia là một ví dụ đã từng bị cấm vận vũ khí sau vấn đề tại Đông Timor. Họ cũng phải mất đến 5 năm sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ để bày tỏ mong muốn mua F16. Khoảng thời gian này còn có thể dài hơn đối với Việt Nam vì những cơ sở hỗ trợ trên mặt đất hiện tại là cho công nghệ của Nga và Ấn Độ. Nếu như những thông tin trên báo chí truyền thông về việc Việt Nam đang tìm mua F16 là đúng thì theo tôi cũng sẽ mất một thời gian dài. Đúng là họ đang xem xét vì họ đã đổi toàn bộ các máy bay Mig 21 vào năm ngoái, theo thông tin mà tôi biết được, nên họ cần máy bay tấn công mặt đất. Nhưng Việt Nam không xâm lược Campuchia nữa, hay dùng máy bay để đánh nhau mặt đất với Trung Quốc. Họ cần máy bay ở vùng biển và SU 30 mà họ có, được chế tạo cho mục đích đó và F16 cũng phải vậy. Cho nên đây là một bước đổi về kỹ thuật lớn cho Việt Nam. Đấy là tôi chưa nói đến chi phí, không chỉ là mua máy bay mà chi phí bảo trì, và các bộ phận thay thế. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào những hạn chế từ phía Mỹ liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

    Cần kinh nghiệm và kết nối các hệ thống

    Việt Hà: Ông đánh giá thế nào về chương trình hiện đại hóa không quân Việt Nam hiện tại?
    GS Carl Thayer: Việt Nam bây giờ đang tiếp nhận những máy bay đời thứ 4 và SU 30 là một trong những máy bay chiến đấu hàng đầu, là loại dùng cho bảo vệ trên không và tuần tra vùng biển hiện đại nhất dùng cho khu vực biển Đông. Không quân và hải quân Việt Nam đã được ưu tiên trong ngân sách quốc phòng trong khoảng 5 đến 8 năm qua. Việt Nam có những kỹ thuật viên có khả năng xử lý các vấn đề với các công nghệ máy bay của Nga và của Xô Viết trước kia. Cho nên đây không phải là lĩnh vực mới với họ. Cho đến giờ họ cũng đã thực hiện các cuộc tuần tra ở biển Đông khá thường xuyên. Tuy nhiên tai nạn xảy ra ngay cả với  lực lượng tinh nhuệ nhất. Trong trường hợp này thì họ cần một cuộc điều tra chu đáo để tìm ra nguyên nhân máy bay rơi. Quyết định ngưng bay các máy bay SU 30 là cẩn thận và điều này cũng xảy ra với các lực lượng không quân hiện đại khác.
    Việt Hà: Theo ông thì Việt Nam có gặp vấn đề gì trong chương trình hiện đại hóa không quân của mình?
    Mua máy bay và có phi công được đào tạo không thôi là chưa đủ, họ còn cần sự kết nối, cải thiện hệ thống vệ tinh, cảnh báo sớm cho máy bay, cần các thiết bị đặc biệt trên mặt đất để nối kết các hệ thống với nhau.
    -GS Carl Thayer
    GS Carl Thayer: Mua máy bay và có phi công được đào tạo không thôi là chưa đủ, họ còn cần sự kết nối, cải thiện hệ thống vệ tinh, cảnh báo sớm cho máy bay, cần các thiết bị đặc biệt trên mặt đất để nối kết các hệ thống với nhau. Dường như đây là một kẽ hở lớn của Việt Nam. Họ không thể chỉ đơn thuần là đưa máy bay lên trời mà còn cần phải biết môi trường mà máy bay hoạt động, chúng cần được kết nói với nhau. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy Việt Nam đã học được các bài học từ những trận chiến trên không với việc sử dụng các máy bay của mình. Việt Nam đã tự đưa ra giới hạn đối với các hoạt động tập trận của mình với các nước ngoài. Làm như vậy là họ tự làm mất đi kinh nghiệm mà đáng ra họ đã học được. Cũng giống như trong thể thao, nếu họ chỉ chơi bóng đá ở Việt Nam thôi thì họ sẽ không bao giờ vào được giải vô địch thế giới. Họ còn cần phải tham gia vào giải vô địch châu Á. Cho đến giờ quân đội Việt Nam chỉ tập trận trong Việt Nam. Họ vẫn chưa tập trận với các nước láng giềng để học thêm kinh nghiệm, xem là các nước hiện đại khác hoạt động như thế nào để họ có thể tự điều chỉnh. Cho nên điều Việt Nam cần kinh nghiệm và kết nối các hệ thống.
    Việt Hà: Có những đồn đoán gần đây về việc Trung Quốc đã thiết lập vùng nhận dạng phòng không AIDZ trên biển Đông. Nếu điều này xảy ra, theo ông việc này sẽ ảnh hưởng thế nào đến máy bay Việt Nam bay qua vùng này?
    GS Carl Thayer: Mục đích của vùng nhận dạng phòng không AIDZ để các máy bay báo cáo với người điều khiển không lưu về chuyến bay của họ. Đó là tất cả yêu cầu ở biển Hoa Đông. ở biển Hoa Đông, về phía bắc, Trung Quốc có máy bay quân sự cất cánh từ đất liền và tên lửa từ đất liền. Họ ở thế mà nếu họ muốn họ có thể ép bất cứ máy bay nào phải hạ cánh nếu không xin phép. Họ đã không làm vậy với máy B 52 của Mỹ và vào lúc này thì Trung Quốc nói là không có mối đe dọa nào nên họ không làm vậy. Nhưng nếu họ tuyên bố vùng ADIZ ở biển Đông thì vào lúc này họ chưa có thể thực hiện được yêu cầu này… Nếu máy bay bay vào vùng nhận dạng phòng không mà không khai báo thì hoặc là họ phải bay lên để yêu cầu máy bay đó khai báo hoặc đưa máy bay hạ cánh xuống mặt đất. Vào lúc này Trung Quốc vẫn chưa có máy bay, hệ thống bảo trì và cơ sở tiếp liệu ở Trường Sa để làm những việc này. Đã có nhiều đồn đoán là Trung Quốc sẽ tuyên bố AIDZ trên biển Đông. Tôi không nói là họ sẽ không làm nhưng nếu họ làm bây giờ thì đó chỉ là hành động vô nghĩa vì họ không thể thực hiện lệnh của mình. Nó chỉ là màn trình diễn cho thấy là họ có quyền về pháp lý để làm vậy mà thôi


    Tìm thấy thi thể phi công lái máy bay Su-30 mất tích

    RFA
    2016-06-17
    000_BV1W9-622.jpg
    Máy bay Sukhoi Su-30MK2 của không quân Việt Nam tại sân bay quân sự Biên Hòa, Đồng Nai hôm 21/10/2015.
    AFP
    Thi thể của phi công Trần Quang Khải, một trong hai phi công lái chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2 bị rơi trên biển sáng 14 tháng 6 đã được tìm thấy vào tối ngày hôm qua.
    Tin từ tờ Thanh Niên cho đăng tải như vừa nêu.
    Thông tin được loan tải nói rằng ngư dân ở Hà Tĩnh phát hiện một thi thể cùng với dù máy bay quấn chặt vào người bị trôi dạt trên biển, cách đảo Hòn Mê, Thanh Hoá khoảng 33 hải lý hướng đông nam.
    Vị trí này cách khu vực xác định máy bay tiêm kích SU-30 rơi khoảng 15 đến 18 hải lý.
    Sau khi thực hiện công tác kiểm nghiệm, lực lượng chức năng xác định đó chính là thi thể của thượng tá, phi công Trần Quang Khải, một trong hai phi công mất tích khi chiếc máy bay tiêm kích Su-30 bay huấn luyện và gặp nạn trên biển.
    Người còn lại là phi công Nguyễn Hữu Cường đã được ngư dân cứu sống.
    Tin cũng cho biết nạn nhân đã tử vong khoảng 2 ngày trước. Khoảng 22 giờ đêm nay, thi thể phi công Trần Quang Khải sẽ được tàu biên phòng đưa về đến đất liền.
    SU-30MK2 là chiến đấu cơ đa năng do Nga sản xuất, được coi là hiện đại nhất hiện nay.
    Việt Nam đã ký 3 hợp đồng mua Su-30MK2 với số lượng tổng cộng 32 chiếc. Sau tai nạn SU-30 Bộ quốc phòng Việt Nam đã công bố lệnh dừng tất cả mọi hoạt động bay của các chiến đấu cơ SU-30MK2.

    Tìm thấy mảnh vỡ máy bay CASA 212 mất tích

    RFA
    2016-06-17
    casa-622.jpg

    Đội cứu hộ Việt Nam đã tìm thấy một số mảnh vỡ thuộc về chiếc máy bay tuần thám CASA 212 dùng để tìm kiếm chiến đấu cơ mang số hiệu SU30-MK2 bị rơi hôm 14 tháng 6.
    Courtesy zing
    Đội cứu hộ Việt Nam đã tìm thấy một số mảnh vỡ thuộc về chiếc máy bay tuần thám CASA 212 dùng để tìm kiếm chiến đấu cơ mang số hiệu SU30-MK2 bị rơi hôm 14 tháng 6 vừa qua.
    Nguồn tin nhận được từ AP ngày hôm nay còn cho biết thêm các mảnh vỡ bao gồm một lốp xe, một ghế ngồi và những vật dụng cá nhân của phi hành đoàn được phát hiện ở khu vực 20 hải lý.
    Bộ Quốc phòng cho biết vị trí này cách 23 dặm hoặc 37 km về phía đông vùng biển Bạch Long Vỹ và 3 hải lý phía đông đường biên giới biển giữa Việt Nam và Trung Quốc thuộc Vịnh Bắc Bộ.
    Máy bay tuần thám CASA 8983 cùng với 9 người trong phi hành đoàn mất liên lạc với trung tâm chỉ huy vào trưa Thứ Năm, 16 Tháng Sáu khi máy bay ở vị trí khoảng 44 hải lý (81 km) về phía tây nam của đảo Bạch Long Vĩ, ngoài khơi bờ biển của thành phố cảng Hải Phòng.
    Cũng theo nguồn tin từ Bộ quốc phòng cho biết, đây chính là địa điểm phát hiện vật thể của chiến đấu cơ SU-30 MK2 gặp nạn trước đó.
    CASA 212 mang số hiệu 8983 xuất phát từ sân bay Gia Lâm, Hà Nội, khi bay ngang vị trí vừa nói và xin hạ độ cao thì bỗng dưng mất tín hiệu, không còn liên lạc được.
    Trong khi đó, báo chí trong nước dẫn lời Thiếu Tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh cảnh sát hàng hải, cho biết thời tiết xấu có thể đã gây ra tai nạn cho chiếc máy bay. Thiếu tướng Đàm còn nói thêm phi hành đoàn đã yêu cầu hạ độ cao khi bất ngờ gặp thời tiết xấu.
    Báo Thanh Niên trích dẫn lời của chuyên gia dự báo thời tiết Nguyễn Đình Thuật nói rằng đã có mưa và gió mạnh ngay vào lúc chiếc máy bay mất liên lạc.
    Các tuyên bố của Bộ quốc phòng cho biết Trung Quốc đã gửi một đội cứu hộ và hai tàu hải giám để tham gia các hoạt động tìm kiếm.
    Đại tá không quân nghỉ hưu, Trần Liêm, vào chiều ngày 17 tháng 6 phát biểu với Gia Minh Đài Á Châu Tự Do về vụ hai máy bay rơi vừa qua đặc biệt là hai chiếc hộp đen hiện vẫn chưa tìm thấy như sau:
    “Chắc thế nào họ cũng tìm được thôi, họ sẽ tìm được hộp đen của chiếc Su và chiếc máy bay do thám phía trên nữa. Khi có được (hộp đen) họ sẽ kết luận thôi; nhưng có vấn đề rơi là rõ ràng rồi. Lúc ban đầu thì nói mất liên lạc, mất tín hiệu; nhưng nay chiếc máy bay trên phía Bạch Long Vĩ thì đã thấy được những mảnh… của xác máy bay rồi. Chiếc kia cũng rõ ràng rơi rồ vì ông thiếu tá (lái máy bay) đó cũng về rồi.
    Bây giờ để xác định nguyên nhân gì khiến máy bay rơi thì còn đợi hộp đen để nắm thêm thế nào thôi.
    Tôi cho rằng trong tuần này và sang đầu tuần sau tìm ra hộp đen thì có thể kết luận là máy hỏng, người lái kém hay do nguyên nhân gì khác…
    (Tôi) có suy nghĩ hơi bất ngờ một chút: trong phạm vi biển gần và cũng chưa phải bay phức tạp lắm  tại sao lại xảy ra những chuyện đó. Đó là cái làm suy nghĩ, ngờ vực! Tuy nhiên phải đợi thêm khi có hộp đen thì mới có đủ chứng cứ để suy luận.
    Trước đến giờ chưa có trường hợp này.”

    Có phải máy bay CASA 212 rơi do thời tiết xấu?

    Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
    2016-06-17
     
    000_Hkg9604079-622.jpg
    Máy bay CASA do Hãng Airbus chế tạo thuộc cảnh sát biển Việt Nam, ảnh minh họa chụp tại sân bay Tân Sơn Nhất trước đây.
    AFP
    Chiếc máy bay tuần thám CASA 212 số hiệu 8983 bị rơi là do diễn tiến thời tiết xấu bất thường. Đây là kết luận ban đầu do Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đưa ra về nguyên nhân tại nạn máy bay với 9 người trên đó xảy ra vào ngày hôm qua 16 tháng 6.

    Phạm vi bay gần, chưa phức tạp

    Truyền thông trong nước trích phát biểu của thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, rằng đoàn bay trước khi gặp nạn có xin hạ độ cao của máy bay do diễn tiến thời tiết xấu bất ngờ.
    Đại tá không quân nghỉ hưu, Trần Liêm, vào chiều ngày 17 tháng 6 phát biểu với Gia Minh Đài Á Châu Tự Do về vụ hai máy bay rơi vừa qua như sau:
    Trong phạm vi biển gần và cũng chưa phải bay phức tạp lắm tại sao lại xảy ra những chuyện đó. Đó là cái làm suy nghĩ, ngờ vực! Tuy nhiên phải đợi thêm khi có hộp đen thì mới có đủ chứng cứ để suy luận.Trước đến giờ chưa có trường hợp này.
    -Đại tá Trần Liêm
    “Chắc thế nào họ cũng tìm được thôi, họ sẽ tìm được hộp đen của chiếc Su và chiếc máy bay do thám phía trên nữa. Khi có được (hộp đen) họ sẽ kết luận thôi; nhưng có vấn đề rơi là rõ ràng rồi. Lúc ban đầu thì nói mất liên lạc, mất tín hiệu; nhưng nay chiếc máy bay trên phía Bạch Long Vĩ thì đã thấy được những mảnh… của xác máy bay rồi. Chiếc kia cũng rõ ràng rơi rồ vì ông thiếu tá (lái máy bay) đó cũng về rồi.
    Bây giờ để xác định nguyên nhân gì khiến máy bay rơi thì còn đợi hộp đen để nắm thêm thế nào thôi.
    Tôi cho rằng trong tuần này và sang đầu tuần sau tìm ra hộp đen thì có thể kết luận là máy hỏng, người lái kém hay do nguyên nhân gì khác…
    (Tôi) có suy nghĩ hơi bất ngờ một chút: trong phạm vi biển gần và cũng chưa phải bay phức tạp lắm  tại sao lại xảy ra những chuyện đó. Đó là cái làm suy nghĩ, ngờ vực! Tuy nhiên phải đợi thêm khi có hộp đen thì mới có đủ chứng cứ để suy luận.
    Trước đến giờ chưa có trường hợp này.”
    Chiếc CASA vừa nêu gặp nạn khi được điều đi tìm kiếm viên phi công Trần Quang Khải, người hiện vẫn còn mất tích trong vụ rơi chiếc SU-30 MK2 vào ngày 14 tháng 6 trước đó.
    Vị trí chiếc CASA mất liên lạc được thông báo cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 3 hải lý về phía đông.
    Xin được nhắc lại, chiếc SU 30MK2 xuất phát từ Sân Bay Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa sáng ngày 14 tháng 6. Tin nói vào lúc 7:29 phút, chiếc tiêm kích mất liên lạc trên vùng biển Nghệ An, gần đảo Mắt.
    Ngày hôm sau, phi công Nguyễn Hữu Cường được ngư dân Hà Tĩnh cứu.
    Sáng hôm nay 17 tháng 6, phó thủ tướng Trịnh Đình Dụng, chủ tịch Ủy ban Tìm kiếm Cứu nạn Quốc gia Việt Nam đến làm việc với Sở Chỉ huy Công tác Cứu nạn Bộ Quốc Phóng.
    Ông Trịnh Đình Dũng đưa ra ưu tiên phải cứu người mất tích, xác định vị trí máy bay rơi để lên phương án trục vớt.
    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/rescue-plane-crash-because-of-bad-weather-said-vn-air-force-gm-06172016074641.html

    Tai nạn SU30-MK2: Máy bay tìm kiếm cùng phi hành đoàn 9 người mất tích

    RFA
    2016-06-16
    000_Hkg9604079-622.jpg
    Máy bay CASA do Hãng Airbus chế tạo thuộc cảnh sát biển Việt Nam, ảnh minh họa chụp tại sân bay Tân Sơn Nhất trước đây.
    AFP
    Máy bay tìm kiếm chiến đấu cơ SU30-MK2 lại bị mất tích vào chiều tối hôm nay.
    Theo nguồn tin của báo Tuổi Trẻ cho biết chiếc CASA dùng tìm kiếm chiến đấu cơ bị rơi vào hôm 14 tháng 6 bỗng nhiên mất liên lạc khi bay trên vùng biển Bạch Long Vỹ thuộc Hải Phòng.
    Máy bay CASA 212 là thế hệ mới nhất của dòng máy bay C212 do Hãng Airbus chế tạo, có khả năng bay tuần tra dài 7 giờ. Đặc điểm nổi bật của CASA 212 là khả năng bay ở tốc độ thấp và tầm bay thấp, được Việt Nam dùng trong công tác tuần thám ven biển.
    Đại tá Lê Kiêm Toàn lữ đoàn trưởng lữ đoàn không quân 918 là cơ trưởng của chiếc chuyên cơ này. Phi hành đoàn tổng cộng 9 người vẫn chưa rõ tình trạng hiện nay ra sao.
    Theo nguồn tin Bộ quốc phòng cho biết chiếc CASA khi bay ngang vị trí vừa nói thì xin hạ độ cao và bỗng dưng mất tín hiệu rồi không còn liên lạc được nữa. Cho đến tối ngày 16/6 vẫn chưa có tin tức gì từ chiếc CASA này.
     http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/a-rescue-airplane-disappears-during-searching-su-mk2-06162016092121.html

    Một phi công máy bay SU-30 mất tích được ngư dân cứu sống

    RFA
    2016-06-15
    su30-mat-tich-622.jpg
    Máy bay Su-30MK2 mang số hiệu 8585 trong lần bay huấn luyện trước đây.
    Courtesy mt.gov.vn

    Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, 1 trong  2 phi công mất tích khi chiếc máy bay tiêm kích SU-30 bay huấn luyện và gặp nạn trên biển, được ngư dân cứu sáng sớm hôm nay và được đưa về đất liền an toàn.
    Ông Nguyễn Hữu Cường là phó phi đội trưởng phi đội bay SU-30 thuộc Trung Đoàn Không Quân 923, Sư Đoàn 371, được tàu cá của ngư dân Việt tìm thấy trên vùng biển Nghệ An, cách địa điểm nghi ngờ máy bay gặp nạn chừng 28 hải lý phía Đông Bắc đảo Hòn Mắt. Tin nói tàu biên phòng sau đó tiếp cận tàu cá để đón người được cứu.

    Hiện tại tàu hải quân, tàu biên phòng, cảnh  sát biển cũng như tàu cá ngư dân đang cố gắng tìm kiếm phi công thứ nhì là Trần Quang Khải, phó trung đoàn trưởng, tham mưu trưởng Trung Đoàn Không Quân 923.
    Theo lời kể của phi công Nguyễn Hữu Cường, khi máy bay gặp sự cố thì ông và phi công Trần Quang Khải đã bung dù nhảy ra và lúc đáp xuống mặt biển cả hai vẫn nhìn thấy dù của nhau.
    Sau tai nạn SU-30 lần đầu tiên công bố ở Việt Nam, lệnh dừng tất cả mọi hoạt động bay của các chiến đấu cơ SU-30MK2 đã được ban hành.

    Thượng tướng Võ Văn Tuấn, phó tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam cho biết như vừa nói.
    Trong khi đó thiếu tướng Trần Hoài Trung, cục trưởng Cục Trưởng Cục Tuyên Huấn, cho biết ngoài việc  tìm kiếm cứu hộ và ra lệnh dừng bay toàn quân chủng SU-30Mk2, một hội đồng điều tra tai nạn may bay đã được thành lập để tìm hiểu nguyên nhân tai nạn.
    SU-30MK2 là chiến đấu cơ đa năng do Nga sản xuất, được coi là hiện đại nhất hiện nay.
    Việt Nam đã ký 3 hợp đồng mua Su-30MK2  với số lượng tổng cộng 32 chiếc.
     http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-rescues-1-of-2-pilots-missing-on-training-flight-06152016102723.html

    Đưa thi thể phi công Su-30MK2 vào bờ

    • 18 tháng 6 2016
     Tin cho hay, sáng 18/6, thi thể thượng tá phi công Trần Quang Khải đã được đưa vào đất liền tại cảng Hải đội 2 Nghệ An sau gần 4 ngày tìm kiếm.

    Bộ Quốc Phòng cho biết phi công Trần Quang Khải đã được tìm thấy ở khu vực biển giáp ranh Nghệ An - Hà Tĩnh.
    Ông Khải, 43 tuổi, người bị cho là mất tích từ khi chiến đấu cơ Su-30MK2 của ông bị nạn hôm 14/6.
    Trước đó Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam nói "nước Mỹ sẵn sàng hỗ trợ" tìm người mất tích trong hai vụ máy bay rơi "bằng bất cứ cách nào có thể".
    Chiều 17/6, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius thông báo trên mạng xã hội: "Hôm nay, nước Mỹ cùng sát cánh đoàn kết với Việt Nam khi các bạn tìm kiếm một phi công bị mất tích, Thượng tá Trần Quang Khải, và những con người dũng cảm trong đội tìm kiếm và cứu nạn trên máy bay CASA 212 8983. Nước Mỹ sẵn sàng hỗ trợ các bạn bằng bất cứ cách nào mà chúng tôi có thể".
    Phi công Trần Quang Khải, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923, Sư đoàn 371 và Thiếu tá, Phi đội trưởng Nguyễn Hữu Cường đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên chiếc máy bay tiêm kích Su-30MK2 sáng 14/6 thì mất liên lạc.
    Một hôm sau đó, tàu của ngư dân vớt được Thiếu tá Cường và phi công này đã được mang vào bờ an toàn.
    Theo lời kể, ông Cường và ông Khải đã 'bung dù khi nghe có tiếng nổ trong khoang'.
    Vị trí tìm thấy thi thể ông Khải được nói cách khu vực xác định máy bay Su-30MK2 rơi khoảng 15-18 hải lý.

    Vớt mảnh vỡ máy bay tầm thám

    Cùng ngày 17/6, truyền thông Việt Nam cho biết, lực lượng cứu hộ đã vớt được một số mảnh vỡ máy bay CASA 212 số hiệu 8983 của Lữ đoàn không quân 918.


    Image copyright Bo Quoc Phong VN
    Image caption Bộ Quốc Phòng Việt Nam xác định các vật thể, mảnh vỡ thu được trên biển là của máy bay CASA-212
    Máy bay này được điều đi tìm kiếm Thượng tá Khải hôm 16/6 thì mất tích gần đảo Bạch Long Vĩ.
    Trên máy bay có chín người gồm sáu sĩ quan, ba quân nhân.
    Vị trí máy bay rơi tạm xác định ở phía Đông đường phân định vịnh Bắc bộ, cách 3 hải lý.
    VnExpress tường thuật, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển nói lực lượng tìm kiếm chưa tiếp cận được vị trí máy bay rơi cũng như chưa tìm được các thành viên trong tổ bay chiếc CASA mất tích trên vùng biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng, ngày 16/6.
    Hôm 17/6, Trung Quốc triển khai tàu giúp Việt Nam tìm máy bay CASA 212 chở chín người đi tìm kiếm phi công chiếc Su-30MK2 gặp nạn.
    Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918, lái chính chiếc CASA 8983 gặp nạn.

    'Thời tiết xấu'

     "Nguyên nhân ban đầu được xác định do thời tiết diễn biến xấu bất thường nên đoàn đã xin hạ độ cao và gặp nạn", tướng Đạm được báo này dẫn lời.
    Theo Thông tấn xã Việt Nam, lúc 21:30 ngày 16/6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã gặp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng, đề nghị Trung Quốc “phối hợp, tạo điều kiện cho các tàu, máy bay và lực lượng của Việt Nam triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ”; “cung cấp thông tin nếu phát hiện ra vật thể nghi là của máy bay hoặc của các phi công, thành viên phi hành đoàn bị trôi dạt sang phía Đông đường phân định”.
    Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa tin "cùng phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, ngay sau khi nhận được thông tin từ phía Bộ Quốc phòng Việt Nam, đêm 16/6, Trung Quốc đã cử tàu Nam Hải Cứu - 101 có mặt tại hiện trường, phía Đông đường phân định, đối diện với khu vực máy bay CaSa - 212 gặp nạn vào lúc 05h00 sáng 17/6; tiếp đó, 07h00 ngày 17/6, 02 tàu Hải cảnh số hiệu 46021 và 45102 của Trung Quốc đã có mặt tại khu vực nêu trên, để cùng sẵn sàng phối hợp với Cảnh sát biển và các lực lượng chức năng Việt Nam tìm kiếm".

    Báo VNexpress cho biết lực lượng tham gia tìm kiếm máy bay CASA gồm 1.564 người, trong đó có 764 cảnh sát biển và 800 ngư dân. Có 184 phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn, trong đó có 5 máy bay của Binh đoàn 18 (gồm 3 chiếc Mi171, 2 chiếc EC 155) và 155 tàu xuồng các loại cùng hàng trăm phương tiện khác.
    Báo Quân đội Nhân dân cho hay, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Sở chỉ huy cứu hộ cứu nạn tại Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân, Hải Phòng.


    Image copyright Bo Quoc Phong VN
    Image caption Bánh càng sau của máy bay CASA-212 gặp nạn được tìm thấy
    Cho tới nay tín hiệu cấp cứu từ ông Trần Quang Khải bị cho là không còn, có lẽ vì thiết bị báo hiệu đã hết pin.
    CASA 212 là loại máy bay nhỏ, có khả năng hoạt động từ các sân bay dã chiến.
    Loại này chuyên dùng để theo dõi, truy tìm mục tiêu trong các vụ chống đánh bắt trộm cá và hải sản, chống buôn bán ma túy và buôn lậu trên biển.
    CASA 212 được trang bị động cơ turbine cánh quạt cho phép máy bay hoạt động với tốc độ bay thấp và thời gian dài ở trên biển. Tốc độ bay hành trình cao nhất 360km/giờ và tầm bay cao nhất đạt 1.800km.
    http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/06/160617_rescue_plane_missing_update
     




    Mỹ-Nhật-Ấn họp về an ninh hàng hải với trọng tâm là Trung Quốc


    media 
    Quần đảo Senkaku-Điếu Ngư nơi tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc. ( Ảnh chụp 9/2012).REUTERS/Kyodo/File Photo
    Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương Daniel Russel sẽ đến Tokyo để tham gia hội đàm với đại diện hai nước Nhật Bản và Ấn Độ về hợp tác và an ninh hàng hải, với trọng tâm chắc chắn sẽ là Trung Quốc.
    giao Mỹ thông báo là ông Daniel Russel sẽ thăm Tokyo trong 3 ngày kể từ Chủ nhật và sẽ cùng với trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Nam và Trung Á Nisha Biswal hội đàm với các quan chức chính phủ Nhật và Ấn Độ để bàn về hợp tác ba bên và các vấn đề của khu vực.
    Các cuộc thảo luận ba bên này chắc chắn sẽ đề cập đến tình hình Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang ráo riết xây dựng các đảo nhân tạo nhằm áp đặt chủ quyền của họ trên vùng này, gây lo ngại cho các nước trong khu vực. Đại diện ba nước cũng sẽ bàn về tình hình biển Hoa Đông, vùng tranh chấp giữa Bắc Kinh với Tokyo.

    Hôm thứ Năm (16/06), các quan chức bộ Quốc phòng Nhật Bản tố cáo, một tàu do thám của Trung Quốc trước đó một hôm đã xâm nhập hải phận Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Đây là lần thứ hai một tàu chiến của Trung Quốc xâm nhập hải phận Nhật Bản kể từ sau Đệ nhị Thế chiến.
    Theo hãng tin Kyodo, chiếc tàu nói trên của Trung Quốc dường như muốn theo dõi hai chiến hạm của Ấn Độ đã đi vào hải phận Nhật Bản để tham gia cuộc tập trận chung Malabar cùng với Nhật và Mỹ.
     http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160618-hoi-dam-my-nhat-an-ve-an-ninh-hang-hai-se-dat-trong-tam-nham-vao-trung-quoc






    Mỹ, Nhật và Ấn Độ bắt đầu phác họa trật tự mới trên biển châu Á ?


    media 
    Tiêm kíc F/A-18 Hornet trên tàu sân bay Mỹ John C. Stennis trong cuộc tập trận Malabar, với Mỹ, Nhật và Ấn Độ, ở ngoài khơi phía nam Okinawa, Nhật Bản, ngày 15/06/2016REUTERS/Nobuhiro Kubo


    Kể từ ngày 14/06/2016, và liên tiếp trong ba ngày, Hải Quân ba nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ đã tham gia một cuộc tập trận có quy mô thuộc loại rầm rộ và phức tạp nhất từ trước tới nay tại vùng Biển Philippines. Trung Quốc đã không tránh khỏi lo lắng và cho tàu hải quân của mình theo dõi sát sao. Mối quan ngại của Bắc Kinh không phải là không có cơ sở, vì cuộc tập trận hải quân ba bên Mỹ-Nhật-Ấn được xem là bước khởi đầu của việc hình thành một liên minh có khả năng định ra một trật tự mới trên vùng đại dương châu Á nhằm chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết đoán, với sức mạnh quân sự ngày càng tăng.
    Theo một số chuyên gia phân tích được nhật báo Mỹ Wall Street Journal ngày 15/06 trích dẫn, thì việc hình thành liên minh mới này nằm trong một chiến lược lâu dài của Mỹ, dựa trên quan hệ hợp tác chặt chẽ về quốc phòng từ lâu đời giữa Washington và Tokyo, và việc thuyết phục New Delhi nhập cuộc.
    Trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ đã nỗ lực củng cố quan hệ chiến lược với Ấn Độ, và khuyến khích New Delhi đóng một vai trò tích cực hơn, không chỉ ở Ấn Độ Dương mà cả ở Thái Bình Dương. Hoa Kỳ đã tranh thủ tâm lý quan ngại chung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm thay đổi tương quan lực lượng trong khu vực.
    Theo ông C. Raja Mohan, giám đốc trung tâm tại Ấn Độ của Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie Endowment thì « Mỹ đang tìm kiếm những người có thể chia sẻ gánh nặng », và việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ba bên Mỹ-Nhật-Ấn là « một chuyển đổi chiến lược quan trọng » của Washington.
    Trong việc hình thành thế liên kết Mỹ-Nhật- Ấn, khâu khó nhất có lẽ là làm sao tranh thủ được Ấn Độ, một nước rất tự hào với truyền thống phi liên kết của mình, không muốn tham gia vào bất kỳ một liên minh quân sự chính thức nào. Thế nhưng Mỹ đã khéo khai thác thực tế là New Delhi đã bắt đầu tham gia vào một cơ chế đối thoại ba bên với Washington và Tokyo từ năm ngoái.
    Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng không tránh khỏi quan ngại trước nguy cơ Trung Quốc quân sự hóa vùng Biển Đông, đe dọa quyền tự do đi lại trong một khu vực có một phần ba lượng hàng hóa trên thế giới trung chuyển. Mối quan ngại lại càng lớn khi các hành động quyết đoán áp đặt chủ quyền của Trung Quốc làm cho khu vực căng thẳng, và điều đó dĩ nhiên là không có lợi cho Ấn Độ.
    Chính trong bối cảnh đó mà nhân chuyến thăm Mỹ và tuần trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khẳng định rằng « sự thiếu vắng một kiến trúc an ninh được các bên đồng ý, đã tạo ra một tình trạng bấp bênh » ở châu Á và quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Ấn Độ và Mỹ sẽ giúp đảm bảo quyền tự do hàng hải và an ninh cho các tuyến thông thương.
    Nhật Bản cũng ra sức chiêu dụ Ấn Độ. Hai quốc gia đã nâng cấp quan hệ lên hàng « đối tác chiến lược », và nhất trí tăng cường hợp tác an ninh. Nhân chuyến công du Ấn Độ hồi tháng 12 năm ngoái của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hai bên cho biết là sẽ cùng nhau làm việc trên các dự án hạ tầng ở vùng Nam Á, một động thái nhằm hạn chế đà thâm nhập của Trung Quốc.
    Dĩ nhiên là cho dù vẫn tìm cách tăng cường quan hệ với nhau, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản vẫn cố tránh làm khu vực căng thẳng thêm lên. Trong quá khứ, Bắc Kinh đã từng có những phản ứng tiêu cực khi cảm thấy đà vươn lên của mình bị các nước khác liên kết với nhau để ngăn chặn.



    Châu Âu cũng « xoay trục » sang châu Á ?


    media 
    Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 05/06/2016.REUTERS/Edgar Su
    The Economist số ra tuần này trong bài « Lục địa bị mất » nhận định, châu Âu đang lúng túng tìm kiếm một chiến lược an ninh đối với Á châu.
    Tờ báo viết, trước những căng thẳng trên Biển Đông gần đây do Trung Quốc gây ra, khi người Mỹ gởi một nhóm tàu sân bay tác chiến đến và những tàu ngầm của Bắc Kinh lẳng lặng đi qua các căn cứ Mỹ, Liên hiệp Châu Âu (EU) cũng cao giọng chỉ trích…nhưng rốt cuộc chỉ phản ứng bằng cách ra thông cáo.
    Từ nhiều năm qua, trong nhiều hội nghị và vô số tài liệu, Châu Âu vẫn bị than phiền là không quan tâm đến vấn đề an ninh Châu Á. So với kích thước, sức mạnh và mối quan hệ với châu lục này, kể cả việc bán vũ khí, người ta hy vọng EU sẽ đóng vai trò lớn hơn trong an ninh quốc phòng ở Châu Á. Nhưng không rõ là EU có sẵn lòng vào cuộc hay không.

    Tại Đối thoại An ninh thường niên Shangri-La tại Singapore năm ngoái, người đứng đầu ngành ngoại giao EU là bà Federica Mogherini đã yêu cầu đừng coi EU chỉ là một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn. Bà nhấn mạnh, Liên hiệp Châu Âu cũng là « một cộng đồng về chính sách ngoại giao, tham gia vào an ninh và quốc phòng ». Các nhà ngoại giao Châu Âu thích khoe thành công của chiến dịch Atlanta, khi từ năm 1988, Hải quân Châu Âu đã giúp bảo vệ các tàu đi qua vùng Sừng Châu Phi khỏi tay hải tặc.

    Cho đến nay, đó vẫn là một trường hợp cá biệt. Nhưng tại Đối thoại Shangri-La đầu tháng này, bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đề nghị Châu Âu đóng một vai trò trước mối quan ngại lớn nhất trong khu vực : tình trạng căng thẳng do sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Ông Le Drian đề xuất rằng các chiến hạm Châu Âu « phối hợp với nhau để đảm bảo sự hiện diện càng thường xuyên và rõ rệt càng tốt, tại các vùng biển Châu Á ». Tuy nhiên The Economist cho rằng, nếu bộ trưởng Pháp tham khảo các đồng nhiệm Châu Âu khác trước khi phát biểu thì sẽ thuyết phục hơn, kẻo chỉ trở thành lời nói suông.

    Tại Đông Nam Á, các nước thuộc địa cũ của Châu Âu coi những cổ vũ về nhân quyền từ EU như lời lẽ mị dân, coi Châu Âu là một lục địa đang đi xuống với các khủng hoảng kinh tế, nạn nhập cư ồ ạt và nguy cơ Brexit. Châu Âu quá bận bịu với những nỗi lo của chính mình để có thể quan tâm đến một Châu Á đang trỗi dậy.
    Liên hiệp Châu Âu lại còn vắng mặt trong hai cơ chế quan trọng đối với ASEAN : Thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Ngoài mười nước ASEAN còn có tám nước khác trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, nhưng không có EU.

    Bắc Kinh sẽ dụ dỗ, mua chuộc để Châu Âu không can dự ?
    Sự hiện diện quân sự khiêm tốn của EU tại Châu Á lại không nhân danh Liên hiệp, mà là của hai quốc gia thành viên. Pháp có 8.000 binh sĩ tại đây để bảo vệ các lãnh thổ ở Ân Độ Dương và Thái Bình Dương, còn Anh duy trì đội quân trú phòng Gurkha ở Brunei và một số cơ sở ở Singapore.
    Một bộ trưởng Quốc phòng khác của Châu Âu phát biểu tại Shangri-La là Michael Fallon của Anh, đã không nêu vai trò của EU về an ninh Châu Á, mà bày tỏ sự tự hào về « tổ chức quốc phòng đa phương duy nhất ở Đông Nam Á ». Đó là Five Power Defence Arrangements (FPPA), một loạt thỏa thuận quốc phòng giữa Anh, Úc, New Zealand, Malaysia, Singapore ký năm 1971, theo đó năm nước sẽ tham vấn khi hai thành viên Châu Á của FPPA bị tấn công.

    Một điểm khác bị Châu Á phàn nàn là EU bị chia rẽ, không thể nào có tiếng nói chung. Các nhà ngoại giao ASEAN nói đùa là Anh quốc với quyết tâm trở thành « người bạn tốt nhất của Trung Quốc tại Châu Âu », có thể nghe lời Bắc Kinh để cản trở sự đồng thuận của EU, cũng như những nước nhỏ như Lào và Cam Bốt thỉnh thoảng làm như vậy với ASEAN.


    Chẳng hạn ngay trong tuần này, ASEAN đã bối rối rút lại một tuyên bố của các ngoại trưởng chỉ trích sự bành trướng trên biển của Trung Quốc. Tương tự, một số quan chức EU lo ngại tiền bạc và những ưu đãi từ Bắc Kinh dành cho một số thành viên Đông Âu của Liên hiệp, có thể khiến các tuyên bố cứng rằn sẽ trở nên thiếu cương quyết hơn trong tương lai.

    Trung Quốc sẽ tìm cách khuyến dụ EU rời xa chính sách Châu Á của Mỹ, và khai thác những mâu thuẫn trong nội bộ EU, như đã làm với ASEAN. Một tài liệu mới của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Luân Đôn, cơ quan tổ chức Đối thoại Shangri-La đã phê phán sự cạnh tranh giữa các thành viên EU để giành ưu đãi thương mại của Bắc Kinh.
    The Economist kết luận, sự hiện diện quân sự của Châu Âu tại Biển Đông sẽ chứng tỏ điều quan trọng không phải chỉ là sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, mà là tương lai của một hệ thống toàn cầu dựa trên luật pháp. Châu Âu đang quên rằng Châu Á cũng cần mình như EU cần đến Châu Á.

    Bye bye Anh quốc ?
    Cũng tại Châu Âu, « Brexit » đang là vấn đề nóng hổi, khi đã gần đến 23/06/2016, ngày trưng cầu dân ý về việc Anh ở lại hay ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU), thường được gọi tắt là « Brexit » (từ ghép ‘‘Britain’’ và ‘‘exit’’).Tuần báo Courrier International dành hẳn 20 trang cho « Brexit », với dòng chữ lớn trên trang bìa « Bye bye Britain ? », và tấm ảnh một cascadeur hóa trang thành nữ hoàng Anh Elisabeth II nhảy dù xuống buổi lễ khai mạc Thế vận hội Luân Đôn 2012. Tờ báo Anh The Economist nói rõ quan điểm khi chạy tựa « Chia rẽ, chúng ta sẽ chết », với tấm ảnh hai lá cờ châu Âu và Anh quốc quấn chặt lấy nhau.


    Hồ sơ của Courrier International trích dịch các bài viết trên nhiều tờ báo, dành đất cho cả hai phe ủng hộ và chống đối sự kiện lịch sử, diễn ra vào lúc Liên hiệp Châu Âu đang yếu đi hơn bao giờ hết.
    Daily Mirror, tờ báo bình dân duy nhất thuộc cánh tả giận dữ cho biết « Những người muốn ra khỏi EU đã lừa dối bạn ». Con số họ nêu ra : 350 triệu bảng Anh (447 triệu euro) mỗi tuần mà Luân Đôn phải chi cho Bruxelles, là dối trá. Con số tờ báo này đưa ra là 120 triệu bảng, tính ra chỉ có 26 penny mỗi ngày, bằng giá một gói khoai tây chiên ăn vặt. Đổi lại, Anh được hưởng vô số lợi ích kinh tế, có được trọng lượng về chính trị, và sự an ninh.


    Ngược lại, The Sun, tờ báo lá cải có số phát hành lớn nhất nước Anh cho rằng « EU là ung thư giai đoạn cuối ». Khối u này đã di căn, biến thành một siêu Nhà nước hành chính kỹ thuật số, chẳng mang lại cả thịnh vượng, an ninh lẫn tự do. Trên Daily Telegraph, ông Tim Cross, tổng tham mưu trưởng quân đội Anh quả quyết rằng tự thân Anh quốc hiện có nhiều lợi thế, không việc gì phải giao phó tương lai của mình cho Bruxelles. Vị tướng này kết luận, cũng như Titanic, EU sắp chìm đắm và như vậy phải rời con tàu khi mà còn có thể thoát ra được.


    Đi hay ở ?
    Trong bài « Should I stay or should I go ? »,Le Courrier International lược qua những lãnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất đối với người Anh, một khi Anh quốc ra khỏi Liên hiệp Châu Âu.
    Trước hết về nông nghiệp, theo The Guardian, nông dân Anh sẽ bị mất trợ cấp của EU – năm 2015 lên đến 3,8 tỉ euro. Có 73 mặt hàng thực phẩm có thể bị mất chứng nhận chất lượng EU. Lãnh vực nghiên cứu cũng mất 1,2 tỉ euro trợ cấp của EU, theo Digital Science. Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định, đi du lịch Châu Âu sẽ phải tốn thêm 292 euro, còn theo bộ Tài chính, mỗi hộ gia đình sẽ bị thiệt trung bình 5.390 euro từ nay đến năm 2030.


    Về mặt công ăn việc làm, khoảng 1.200 người Anh làm việc cho Ủy ban Châu Âu sẽ bị mất việc (nguồn : The Conversation), và nhìn chung, từ nay đến 2020 có đến 950.000 người Anh bị thất nghiệp (theo nghiệp đoàn giới chủ CBI).
    Ngược lại, phe ủng hộ ra khỏi EU cho rằng Anh sẽ giữ được chủ quyền một khi EU trở thành một Liên hiệp chặt chẽ hơn. Về pháp luật, Anh sẽ chủ động hơn, vì hiện nay 50% luật lệ ở Anh là từ quy định của EU. Và do Tòa án Công lý Châu Âu ngăn trở các thẩm phán Anh trục xuất các tội phạm nguy hiểm sang các nước thành viên khác, « 5.789 tên sát nhân và các tội phạm khác từ khắp Châu Âu đang lảng vảng trên các đường phố của chúng ta » - The Daily Telegraph viết. Còn về di dân, Luân Đôn sẽ nắm lại việc kiểm soát biên giới : 1,5 triệu người nhập cư từ Châu Âu đã định cư tại Anh quốc từ năm 2004 đến 2010.


    Vụ khủng bố Orlando khuấy động cuộc đua Trump-Clinton
    Các vụ khủng bố Hồi giáo vừa xảy ra ở Orlando (Hoa Kỳ) và Magnanville (Pháp) cũng là đề tài lớn tuần này. Trang bìa tuần san L’Obs đăng hình những bóng đen với lá cờ nhiều màu của người đồng tính, với hàng tựa « Những mục tiêu mới của Daech ». Tuần báo Le Point chú ý đến « Người giữ những chiếc chìa khóa của Hồi giáo » - tựa trên trang nhất, bên trong là bài phỏng vấn độc quyền giáo chủ Al Azhar ở Ai Cập, về tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Chỉ có L’Express đăng chân dung bộ trưởng Kinh tế Pháp Emmanuel Macron, ngôi sao đang lên, được coi là ứng viên tiềm năng cho kỳ bầu cử tổng thống 2017, với dòng tựa « Ai muốn làm hại ông ấy ? »
    Riêng về vụ thảm sát mới đây tại một câu lạc bộ người đồng tính ở Orlando, Mỹ, tuần san L’Obs nhận định « Vụ Orlando khuấy động cuộc song đấu giữa Trump và Clinton ». 


    Ông Donald Trump khoe rằng mình đã có lý, cho đây là hậu quả của nạn nhập cư bất hợp pháp, thậm chí còn đổ trách nhiệm trực tiếp cho tổng thống Barack Obama. Nhà tỉ phú luôn vượt lên trên bà Hillary Clinton 10 điểm trong các cuộc thăm dò, về khả năng đấu tranh chống khủng bố, nên chỉ cần nhấn mạnh khía cạnh « Hồi giáo cực đoan » là đã có thể thu phục được 60% người Mỹ. Ông tố cáo tất cả những người Hồi giáo nhập cư, trong khi sát thủ Omar Mateen sinh ra ở cùng thành phố New York quê ông, từ năm 1986 !
    Tờ báo cho rằng một lần nữa ông Trump đã lẫn lộn giữa chiến dịch tranh cử sơ bộ - khi những lời lẽ hùng hồn khơi dậy nhiệt tình trong đám đông, với chiến dịch tranh cử tổng thống – nếu không biết kềm chế trong trạng huống bi thảm như vậy, có thể bị cho là không có đủ phẩm chất của một nguyên thủ.
    Khi Moussoul và Raqqa thất thủ, Daech sẽ sụp đổ theo
    Chuyên gia về đạo Hồi, Gilles Kepel trong bài trả lời phỏng vấn của tuần san L’Obs, cho rằng « Chủ nghĩa khủng bố sẽ làm Daech yếu dần đi ».
    Theo chuyên gia này, khủng bố là con dao hai lưỡi. Ông nhắc lại trường hợp Nhóm Hồi giáo Vũ trang (GIA) ở Algérie năm 1997, dân chúng đã phản ứng trước những vụ khủng bố của tổ chức này. Các vụ thảm sát ngày 13 tháng 11 ở Paris và ngày 22 tháng Ba ở Bruxelles đã góp phần làm cô lập tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech). Và nếu tổ chức này tiếp tục cổ vũ khủng bố, thì cần phải duy trì cho được một lãnh thổ, tức « Nhà nước Hồi giáo ».
    Hiện nay Daech còn giữ được đất vì còn phục vụ được cho một số thế lực trong khu vực. Nhưng đến một ngày, khi hai thành phố Mossoul và Raqqa thất thủ, thì huyền thoại về một « Nhà nước Hồi giáo » không tưởng mà người ta nhìn thấy trong các video, sẽ sụp đổ theo – tuy vẫn có thể tồn tại một « Nhà nước Hồi giáo » trên mạng ảo.
     http://vi.rfi.fr/chau-a/20160618-chau-au-cung-%C2%AB-xoay-truc-%C2%BB-sang-chau-a


    Cá chết hàng loạt tại Việt Nam: Dân biểu Đài Loan đòi điều tra Formosa


    media 
    Biểu tình phản đối tập đoàn Đài Loan Formosa tại Hà Nội ngày 01/05/2016.HOANG DINH NAM / AFP


    Các dân biểu Đài Loan hôm nay 16/06/2016 thúc giục chính phủ điều tra tập đoàn Formosa về vai trò trong vụ cá chết hàng loạt xảy ra tại Việt Nam, vì các nhà hoạt động tin rằng ô nhiễm công nghiệp từ nhà máy thép trị giá nhiều tỉ đô la của tập đoàn có thể là nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường này.
    Cuộc họp báo tại Quốc hội Đài Loan do văn phòng của ba dân biểu Ngô Côn Dụ (Wu Yu Kun), Tô Trị Phân (Su Chih Fen) và Vưu Mỹ Nữ (Yo Mei Nu) bảo trợ, phối hợp với một số tổ chức phi chính phủ. Trong số đó có Liên minh theo dõi và thực thi công ước nhân quyền, Hiệp hội luật sư môi trường, Văn phòng trợ giúp công nhân và cô dâu Việt Nam ở Đài Loan.


    Hãng tin Pháp AFP cho biết, các dân biểu Đài Loan nói rằng nếu Formosa là thủ phạm của hàng tấn cá chết dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam hai tháng trước đây, thì có thể gây tổn hại cho chính sách của tân tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing Wen), muốn xúc tiến đầu tư vào Đông Nam Á, trong nỗ lực giảm lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
    Dân biểu Tô Trị Phân của đảng Dân Tiến cầm quyền nói : « Sẽ là xáo trộn bất tận » cho chính sách Hướng Nam, nếu tân chính phủ không thận trọng giải quyết trước những quan ngại lớn lao của công chúng Việt Nam trước thảm họa.
    Nạn cá chết hàng loạt đã gây thiệt hại nặng nề cho ngư dân địa phương, khiến dân chúng giận dữ xuống đường – sự kiện hiếm khi xảy ra tại Việt Nam. Chính quyền đã trấn áp các cuộc biểu tình, câu lưu nhiều nhà hoạt động.

    Báo chí nhà nước ban đầu tố cáo nhà máy thép của Formosa ở Hà Tĩnh, nhưng sau đó lại quay lui. Chính quyền Việt Nam tiến hành các xét nghiệm nhưng chưa loan báo kết luận chính thức về nguyên nhân cá chết, khiến nhiều nhà đấu tranh quả quyết trong vụ này có việc bao che.
    AFP nhắc nhở, Formosa từng bị nhiều tai tiếng trong các xì-căng-đan môi trường trên toàn cầu, từ Texas cho đến thành phố Shihanoukville của Cam Bốt. Tập đoàn này cũng bị cáo buộc đã gây ô nhiễm ngay tại Đài Loan, trong đó có phức hợp hóa dầu ở quận Vân Lâm (Yunlin) ở miền Nam, nơi trước đây dân biểu Tô Trị Phân làm quận trưởng.

    Ông Trương Dụ Doãn (Chang Yu Yin), chủ tịch Hiệp hội luật gia môi trường tuyên bố, chính phủ Đài Loan cần can thiệp và đảm bảo rằng công ty đạt được « các tiêu chuẩn quốc tế về về môi trường, nhân quyền và lao động ».
    Hãng tin Pháp cũng dẫn lời linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng ở Đài Bắc, đòi hỏi nếu xác định được thủ phạm là Formosa, thì chính quyền bà Thái Anh Văn cần buộc tập đoàn này phải tẩy sạch môi trường và bồi thường toàn bộ cho các nạn nhân. Linh mục nói : « Việt Nam cần đầu tư ngoại quốc, nhưng phải là đôi bên cùng có lợi. Nếu môi trường và nhân dân chúng tôi bị tổn hại, thì sẽ đặt ra những thử thách và những vấn đề lớn lao ».

    Đài Loan và Việt Nam không có quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng thường xuyên buôn bán với nhau. Khoảng 250.000 người Việt đang sống tại Đài Loan, do công ăn việc làm hay do kết hôn.
    Ông Vương Kiếm Bình (David Wang) của cơ quan đầu tư Đài Loan nói rằng Đài Bắc đã đề nghị hỗ trợ cuộc điều tra của chính phủ Việt Nam về hiện tượng cá chết hàng loạt, nhưng bị từ chối. Ông cho biết Hà Nội sẽ công bố kết quả điều tra do các chuyên gia quốc tế tiến hành vào cuối tháng Sáu.
    AFP nhắc lại, mọi nghi ngờ đều hướng về Formosa trong tháng Tư, khi một trong các cán bộ quản lý của tập đoàn tại Việt Nam nói với báo chí nhà nước là Việt Nam « phải chọn lựa, hoặc tôm cá, hoặc nhà máy thép ». Cán bộ này sau đó bị sa thải và đã xin lỗi về phát biểu trên.

    Hãng tin Pháp trích lời Lê Quang Dũng, một ngư dân 29 tuổi nói : « Tôi không đánh bắt được một con cá nào từ tháng Ba, nên phải sang Đài Loan tìm việc. Tôi hy vọng dự án nhà máy của Formosa sẽ bị hủy bỏ, nhờ đó chúng tôi sẽ có được đại dương sạch như trước ».

    Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng : Sẽ có tác động đến chính phủ Đài Loan
    RFI Việt ngữ đã phỏng vấn linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng, giám đốc điều hành Văn phòng trợ giúp công nhân và cô dâu Việt Nam ở Đài Loan về vấn đề này.
    http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160616-ca-chet-hang-loat-tai-viet-nam-dan-bieu-dai-loan-doi-dieu-tra-formosa 

     

    Đả hổ diệt ruồi hay dậu đổ bìm leo

    Nam Nguyên, phóng viên RFA
    2016-06-17
    Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời chất vấn ngày 18/11 trước Quốc hội Việt Nam
    Nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng khi còn tại chức. (ảnh minh họa)
    File photo
    Dư luận vừa bớt nóng về vụ Đại học Fulbright Việt Nam và trong bối cảnh thảm họa cá chết hàng loạt vẫn làm người dân ưu tư, thì báo chí chính thức do nhà nước quản lý đã bùng lên chiến dịch phanh phui những việc bị cho là sai trái của nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Sau 9 năm tại chức, nhân vật này vừa rời chức vụ cách đây mấy tháng, theo chân Thủ tướng hai nhiệm kỳ là Nguyễn Tấn Dũng.

    Đánh bóng việc đấu tranh chống tiêu cực?

    Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị báo chí đồng loạt đưa tin về những vụ bổ nhiệm người đầy nghi vấn, trong đó có con trai của ông là Vũ Quang Hải, một cán bộ trẻ tuổi có thành tích công tác khá xấu, vào chức vụ lãnh đạo ở Tổng công ty Bia-rượu-nước giải khát Saigon (SABECO).
    Trước đó trong vụ bê bối xe tư đắt tiền mang biển số công do báo chí phanh phui, mới lòi ra ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang cũng từng là một cán bộ có thành tích tồi, được núp bóng an toàn ở Bộ Công thương, trước khi điều chuyển về Hậu Giang làm lãnh đạo.
    Nhận định về các vụ việc liên quan đến cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội từ Saigon phát biểu:
    Khơi ra câu chuyện trong tình hình này cũng có cái gọi là hay, nhưng tôi sợ cách làm đó mang tính cách tuyên truyền, nặng về đánh bóng cho rằng khởi động cuộc đấu tranh chống tiêu cực, chống cánh hẩu, chống nhóm lợi ích… rồi không biết làm có dài hơi không.
    -LS Trần Quốc Thuận
    “Khơi ra câu chuyện trong tình hình này cũng có cái gọi là hay, nhưng tôi sợ cách làm đó mang tính cách tuyên truyền, nặng về đánh bóng cho rằng khởi động cuộc đấu tranh chống tiêu cực, chống cánh hẩu, chống nhóm lợi ích… rồi không biết làm có dài hơi không. Ở đất nước này, việc con cháu gia tộc để mà kéo nhau bổ nhiệm chức vụ cho nhau, không phải chỉ có ở Bộ Công thương, mà có thể có tại nhiều cơ quan khác, nhiều địa phương khác. Có địa phương sau Đại hội Đảng bầu trực tiếp bầu phiếu kín, có người không trúng cử, nhưng sau vài tháng lại cử những người vừa thất cử vào trong cấp ủy của địa phương đó. Như vậy cũng không hiểu là nó dựa vào cái gì. Cho nên cách làm như vậy là con ông cháu cha, xây dựng ra một cái tệ không tốt… Nhưng có làm triệt để hay không là một chuyện và có muốn làm triệt để thì cũng không dễ. Tôi thấy báo đăng trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy của Hậu Giang nhận xét ông này rất tốt, nào cán bộ mẫu mực gương mẫu đủ thứ… Một ông cán bộ như thế được nhận xét như thế thì rõ ràng những người nhận xét đó là như thế nào…”


    Theo dõi báo chí trong nước, những ngày qua cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị một lúc hai mũi giáp công, mũi thứ nhất trực tiếp từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người đứng đầu Đảng Cộng sản ra lệnh xem xét vụ ông Trịnh Xuân Thanh phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, dính vào vụ dùng xe tư đắt tiền nhưng mang biển số xe công. Tổng Bí thư cũng đồng thời ra lệnh rà soát quá trình điều chuyển ông Trịnh Xuân Thanh, từ các vị trí lãnh đạo ở doanh nghiệp nhà nước nơi ông này đưa doanh nghiệp vào tình trạng lỗ lã vài ngàn tỷ, nhưng được đưa về núp bóng ở Bộ Công thương và sau cùng được xem như một nguồn nhân lực quí báu, để điều chuyển về giữ trọng trách ở Hậu Giang.


    7_FAHY-400.jpg
    Ông Vũ Quang Hải và quyết định điều động về làm thành viên HĐQT đại diện cho cổ phần nhà nước, đồng thời kiêm chức Phó tổng giám đốc Tổng Cty Bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) hồi đầu năm 2015. Courtesy photo.
    Mũi tấn công thứ hai là từ Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) với thư chất vấn, mang tính cáo giác việc cựu Bộ trưởng bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải mới 28 tuổi làm thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bia-rượu-nước giải khát Saigon (SABECO). Theo các báo điện tử như VietnamNet, Tuổi Trẻ, Infonet, Tiền Phong, Đất Việt, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam còn phanh phui một chuỗi sự kiện trong quá trình công tác của ông Vũ Quang Hải. Chẳng hạn như năm 2011 khi mới 25 tuổi, không có thành tích gì, ông Hải đã được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần tài chính công đoàn dầu khí (PVFI) thuộc ngành công thương, nơi Tập đoàn Dầu khí chiếm 51% vốn điều lệ.

    Theo các báo, hai năm ông Vũ Quang Hải làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần tài chính (PVFI) nơi này đã lỗ hơn 200 tỷ đồng, tuy vậy con trai ông Bộ trưởng đã được điều chuyển về Cục xúc tiến thương mại Bộ Công thương và một năm sau, vào giữa năm 2015, ông Vũ Quang Hải lại được giữ chức vụ cao hơn với lương tiền tỷ trong vai trò thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Bia-rượu-nước giải khát Saigon (SABECO).

    Thanh sạch những đường dây còn lại của ông Nguyễn Tấn Dũng?

    Đối với sự kiện cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng mới rời chức vụ chưa lâu, đã bị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra lệnh điều tra làm rõ nghi án lạm dụng quyền lực. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập từ Saigon nhận định:
    “Tôi đặt một dấu hỏi lớn vào động thái của ông Nguyễn Phú Trọng khi chỉ đạo vụ Trịnh Xuân Thanh ở Hậu Giang và từ vụ Trịnh Xuân Thanh lại dắt dây tới vụ Vũ Huy Hoàng ở Bộ Công thương. Gần như báo chí nhà nước đồng loạt tham gia và có điều lạ là hiệp hội kinh doanh của Việt Nam là VAFI, lại là chủ thể đứng đơn mang tính chất tố cáo ông Vũ Huy Hoàng. Như vậy tội đặt ra dấu hỏi lớn là tại sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại tung ra hành động này vào thời điểm này, muốn nhắm tới cái gì. Phải chăng đó là một chiến dịch đả hổ diệt ruồi và chống tham nhũng, hoặc phải chăng đó là một động thái muốn làm thanh sạch những đường dây còn lại của ông Nguyễn Tấn Dũng, hoặc đây có thể là một động tác chính trị để làm người ta quên lãng quên bớt tới việc Nhà nước và Chính phủ vẫn chưa công bố nguyên nhân cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, sau hai tháng rưỡi từ khi cá chết…”


    TS Phạm Chí Dũng, một trong ba nhà báo tự do của Việt Nam được được Tổ chức Phóng viên không biên giới vinh danh trong danh sách 100 anh hùng thông tin của thế giới, hiện là Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập, một tổ chức xã hội dân sự không được Chính phủ nhìn nhận. Nhà hoạt động này từng là một cán bộ phân tích tin tức an ninh tình báo trước khi bị bắt giữ sáu tháng vào năm 2012. Sau đó vào cuối năm 2013 ông xin ra khỏi Đảng Cộng sản. TS Phạm Chí Dũng nhận xét thêm về điều ông gọi là chiến dịch đồng bộ với sự tham gia của báo chí nhà nước:
    Phải chăng đó là một chiến dịch đả hổ diệt ruồi và chống tham nhũng, hoặc phải chăng đó là một động thái muốn làm thanh sạch những đường dây còn lại của ông Nguyễn Tấn Dũng.
    -TS Phạm Chí Dũng
    “Dư luận đang hướng cả vào vụ ông Trịnh Xuân Thanh và ông Vũ Huy Hoàng và chắc chắn sẽ có dư luận, đặc biệt trong giới cán bộ hưu trí, một số cán bộ công chức đương chức ủng hộ chủ trương làm sạch của ông Nguyễn Phú Trọng, chưa biết có làm sạch hay không nhưng chắc chắn có ủng hộ. Do vậy nguyên nhân cá chết gần như bị quên lãng. Tôi cho rằng việc điều tra ông Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt là ông Vũ Huy Hoàng đã được tổ chức trước, được sự lên tiếng đồng loạt của một số tờ báo, đánh giá về vụ chiếc xe Lexus của ông Trịnh Xuân Thanh, về vụ ông Vũ Quang Hải là con ông Vũ Huy Hoàng và liên quan tới một số vụ việc nữa của ông Vũ Huy Hoàng. Nếu không được chuẩn bị tài liệu từ trước, thì các báo chắc chắn đã không có những tư liệu đó, không có những câu hỏi sắp sẵn. và không có những dàn bài được sắp sẵn được tung ra tại thời điểm này.”


    Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, khi tỏ ý nghi ngờ về một chiến dịch chống tham nhũng dài hơi của Đảng và Nhà nước đang khởi sự, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định:
    “Có cần có một cuộc rà soát toàn diện hay không, coi thử con ông cháu cha, bao nhiêu gia đình gia tộc người ta đưa con cái vào chức này chức kia hay không. Trước Đại hội Đảng người ta cũng nói nhiều về gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng bây giờ là nguyên Thủ tướng, thì con cái cũng chức này chức kia, cuối cùng bây giờ họ vẫn làm những chức đó, có ai làm gì họ đâu. Cho nên những người khác cũng tìm cách đưa con cái họ vào…Đó là sự tệ hại của một thể chế, nếu có một cơ chế mà có luật có cạnh tranh tất cả các nơi, thì rõ ràng ở đây không có.”

    Sau những ngày bị bêu tên trên hầu hết các báo lớn ở Việt Nam, cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và con trai Vũ Quang Hải cũng được báo chí dành cho cơ hội giải thích. Tuy vậy lập luận của ông Vũ Huy Hoàng và ông Vũ Quang Hải được cho là mang tác dụng ngược. Bạn đọc các báo chắc hẳn phì cười khi Cựu Bộ trưởng nói rằng, ông đâu có đề xuất bổ nhiệm con trai mà do Sabeco có công văn tha thiết xin đích danh và Đảng ủy cơ quan bộ đã xem xét theo đúng qui trình… riêng ông Vũ Quang Hải thì bị báo điện tử Tuổi Trẻ đặ tựa khá mỉa mai chúng tôi xin dẫn nguyên văn, Ông Vũ Quang Hải: Tôi được “xin” về Sabeco.

    Câu chuyện đả hổ diệt ruồi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chưa hiểu có thực sự là một chiến dịch mạnh mẽ và quyết tâm hay không. Nhưng có điều, từ những bê bối bị bật mí của ông cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, cũng có những tác dụng phụ không mong muốn cho chế độ. Bởi vì như Luật sư Trần Quốc Thuận nói, tình trạng thu vén cho con cháu các cụ, cho cánh hẩu, lợi ích nhóm đang thể hiện sự tệ hại của thể chế chính trị.
     http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/scandal-of-former-minister-scape-goat-for-propaganda-nn-06172016123420.html

    No comments:

    Post a Comment