Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 18 October 2016

VIỆT CỘNG- VIỆT NAM-TÌNH DỤC-KHỎA THÂN

THỦ TƯỚNG VIỆT CỘNG ĐẠI TIỆN TRÊN LUẬT VIỆT CỘNG






Chuyện đoàn xe thủ tướng trong phố đi bộ

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-08-12vannghecuocsong.com.jpg
Ông Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tuỳ tùng đi xe công vào đường cấm ở phố cổ Hội An.
Ảnh báo chính phủ

Chuyện thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tùy tùng hơn 20 chiếc ô tô  chạy vào con đường chỉ dành cho người đi bộ tại  thành phố du lịch Hội An, đã tạo lời ong tiếng ve râm ran trên các trang mạng trong nước.
Hình ảnh đoàn  xe hộ tống hơn 20 chục chiếc rầm rộ chạy vào con đường dành cho người đi bộ ở phố cổ Hội An khi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến chủ trì hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch hôm thứ Ba  9 tây vừa qua làm dư luận khó chịu.
Anh Trương Minh Tam, thành viên tổ chức xã hội dân sự có tên Con Đường Việt Nam, kể lại:
Thật sự là sửng sốt khi thấy ông Nguyễn Xuân Phúc dẫn theo một đoàn tới hơn 20 chiếc ô tô chạy vào con phố hẹp của Hội An, bề ngang lòng đường chưa đầy 4 mét dành riêng cho người đi bộ. Đoàn xe của ông Nguyễn Xuân Phúc đã ngạo nghễ chiếm lĩnh toàn bộ con đường này. Có một số người dân ra chụp ảnh với ông ta và ông ta còn tự hào nói rằng đang quảng bá cho du lịch Hội An.
Căn cứ theo qui định thì phố cổ Hội An dành riêng cho người đi bộ, việc đi xe của ông Nguyễn Xuân Phúc, dù là một chiếc xe của ông thôi, vào trong phố đi bộ thì cũng đã vi phạm pháp luật chứ chưa nói gì tới cả đoàn xe hơn 20 chiếc. Ông không coi trọng luật pháp và đã thể hiện cái bản chất của một giai cấp thống trị phong kiến, cung vua phủ chúa, quyền lực tập trung vào trong tay những kẻ cầm quyền.
Đi  xe diễu hành trong một phố đi bộ sẽ tạo hình ảnh rất xấu về đất nước Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Thực tế cũng rất nhiều bức ảnh người ta chụp lại cho thấy du khách Phương Tây người ta sững sờ trước hình ảnh ông thủ tướng Việt Nam như thế vậy. Ông đã làm tổn hại đến thanh danh Việt Nam là một đất nước không có luật pháp.
Đoàn xe của ông Nguyễn Xuân Phúc đã ngạo nghễ chiếm lĩnh toàn bộ con đường này. Có một số người dân ra chụp ảnh với ông ta và ông ta còn tự hào nói rằng đang quảng bá cho du lịch Hội An.
- Anh Trương Minh Tam
Nhà thơ Ý Nhi thì nói bà lấy làm tiếc vì giá như mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xuống xe và đi bộ vào thi hay biết mấy:
Ông bà mình bảo “Nhập Gia Tùy Tục”, bất kể anh là ai, khi bước vào một ngôi nhà hay đến một thành phố, một đất nước thì phải theo luật lệ của nơi đó. Cách làm vừa rồi của ông Phúc theo tôi là không hay. Tôi cũng không hiểu, lẽ ra những trợ lý những người tổ chức phải nghĩ đến việc đó trước hết. Tôi nghĩ ông đi bộ vào phố Hội An đó thì nó rất là đẹp, còn nếu đi xe thì đúng là tạo nên một sự phản cảm trong dư luận. 
Tôi nghĩ có thể là một sơ xuất tại vì tôi thấy trong cách ông đến ông nói chuyện với người dân ở đấy thì cũng bình thường thôi, không hiểu tại sao lại để một đoàn xe kinh khủng như thế đi vào phố đi bộ.
Trong lúc thắc mắc của nhà thơ Ý Nhi chưa có giải đáp thì nhiều trang mạng lại đem chuyện ông Nguyễn Xuân Phúc và đoàn xe tiền hô hậu ủng ra so sánh với chuyện thủ tướng Hun Sen bên  Kampuchia, đã  phải nộp phạt vì chạy mô tô không mang mũ bảo hiểm, cách đây không lâu. Theo nhà giáo  Phạm Toàn, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hành xử như  vậy chẳng khác nào coi thường luật lệ cũng như coi thường người dân:
Tôi đọc trên báo  thì thấy người ta đăng tin ông Hun Sen bị phạt vì đi xe máy không đội mũ sắt. Ta thì cũng ông thủ tướng đi vào đấy cả một đoàn mười  mấy xe, nó phản ảnh cái tư duy là luật pháp chả  có nghĩa gì cả, tùy thủ tướng muốn sử dụng thế nào thì sử dụng.
Ông Nguyễn Sự, ngày xưa là bí thư Hội An mà tôi có quen,  ông Sự luôn luôn đi xe đạp, ông nhún nhường, khiêm nhường hơn.  Ông thủ tướng thì không cần đến pháp luật và nó thành thói quen rồi, nói chung là chịu, không còn ai kiểm soát nỗi cái bộ máy  nữa, chán rồi! 
Chỉ là chuyện nhỏ?
Từ Sài Gòn, ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty du lịch Lửa Việt, cho rằng chuyện thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn xe hơn 20 chiếc ngang nhiên chạy và phố cổ rõ ràng không phải vấn đề quá lớn:
Nhưng mà không ngờ chuyện nhỏ như vậy lại gây một tác hại lớn, làm xấu đi hình ảnh của thủ tướng và của đất nước. Điều cần nói lại cho rõ vụ Hun Sen bị phạt vì không đội nón bảo hiểm là dàn cảnh thôi nhưng đó là nghệ thuật chính trị đấy. Tức là luật pháp Kampuchia không nghiêm đến mức mà nó phạt thủ tướng, đố thằng nào dám phạt thủ tướng Hun Sen, nhưng đó là một cách dàn dựng rất khéo để đánh động sức mạnh quần chúng.
Có thể bộ phận tham mưu của Hun Sen rất khôn khéo, còn so sánh thì Việt Nam chả so sánh với ai được cả. Comments thì trên mạng phê bình như thế là quá đủ rồi.
Anh Nguyễn Trọng Thắng, một cư dân Hà Nội, có cái nhìn tương đối đỡ  khắt khe hơn khi nhận định ông Nguyễn Xuân Phúc đã hành động một cách thiếu thận trọng:
Nếu đi trong thời gian cấm, tức là thời gian cấm xe cơ giới, thì kể cả ông thủ tướng và xe của thủ tướng vẫn là không nên. Dĩ nhiên người dân phản đối, vấn đề là người ta thường quen như vậy rồi, ở đất nước như vậy thì lãnh tụ là được bảo vệ rất chặc chẽ.
Tôi nghĩ đây chắc cũng chỉ là tai nạn thôi chứ thực ra thì chắc cũng không đến mức mà ông Nguyễn Xuân Phúc lại không để ý đến vấn đề và cố tình phô trương thanh thế. Ngày trước khi ông làm phó thủ tướng, khi ông còn làm trong quốc hội, thì cũng có lần ông đi xe ngoài đường, xe của ông cũng là xe thường thôi song lại bị cảnh sát giao thông hạnh họe. Cái đấy thì về sau ông cũng không làm lớn chuyện gì cả vì vốn bản chất ông cũng lành, chỉ là tai nạn thôi.
Tôi nghĩ đây chắc cũng chỉ là tai nạn thôi chứ thực ra thì chắc cũng không đến mức mà ông Nguyễn Xuân Phúc lại không để ý đến vấn đề và cố tình phô trương thanh thế.
- Anh Nguyễn Trọng Thắng
Sau những lời chỉ trích liên tục trên mạng xã hội hai hôm nay, đến thứ Năm báo Pháp Luật phát hành trong nước đăng bài với nội dung gọi những phản ứng trên mạng là trái chiều, thậm chí là những lời bình luận suy diễn sai sự thật, thiếu tính xây dựng.
Theo báo Pháp Luật, lẽ ra đoàn xe đón thủ tướng về thẳng khách sạn nhưng trên đường đi vì thủ tướng ngỏ ý muốn tìm hiểu thực tế và thăm hỏi bà con trước, rằng thực tế đoàn công tác của thủ tướng không ngồi trên xe ô tô mà tất cả đều đi bộ gần một cây số trên các tuyến đường.
Trong khi đó, Phòng PA83 Công An tỉnh thì cho rằng vì đường phố Hội An chật hẹp và có nhiều xe cộ, đoàn xe tháp tùng thủ tướng không thể quay đầu lại vì sợ gián đoạn giao thông nên đã phải chạy thẳng vào khu phố cổ để đón thủ tướng ở địa điểm khác.

Đoàn xe của Thủ tướng VN gây ‘sốt’ mạng xã hội




Đoàn xe của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rầm rộ kéo vào phố cổ Hội An, bất chấp bảng cấm xe cơ giới.
Đoàn xe của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rầm rộ kéo vào phố cổ Hội An, bất chấp bảng cấm xe cơ giới.
Video và hình ảnh đoàn xe khoảng 10 chiếc màu đen của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại các tuyến đường được cho là phố đi bộ ở Hội An, Quảng Nam, đang gây ra các phản ứng trái chiều trên mạng xã hội.

Đài tiếng nói Việt Nam đưa tin, ông Phúc chiều tối 8/8 tới thăm khu phố cổ ở miền Trung, trước khi tham dự một hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch.
Các hình ảnh được truyền thông nhà nước đăng tải cho thấy ông Phúc tươi cười nói chuyện với người dân địa phương, du khách và thậm chí còn chụp cả ảnh “selfie” với một số người. VOV dẫn lời ông Phúc nói rằng “tôi quảng bá cho du lịch Hội An đấy nhé”.
Trong khi đó, trên các trang mạng “lề trái”, xuất hiện các hình ảnh và video, mà VOA Việt Ngữ chưa thể kiểm chứng độc lập, cho thấy khoảng một chục chiếc xe tháp tùng ông Phúc lăn bánh trên các con phố nhỏ, hẹp trong khi các du khách vẫn đi lại.

Hình ảnh cho thấy khoảng một chục chiếc xe tháp tùng ông Phúc lăn bánh trên các con phố nhỏ trong khi các du khách vẫn đi lại.
Hình ảnh cho thấy khoảng một chục chiếc xe tháp tùng ông Phúc lăn bánh trên các con phố nhỏ trong khi các du khách vẫn đi lại.
Ông Quang Ba, nhân viên một quán ăn ở Hội An, cho VOA Việt Ngữ biết ông có thấy đoàn xe đi qua khu phố cổ.
Ông nói thêm: “Đoàn xe đi ngang qua đây ra đường Bạch Đằng rồi lên quảng trường Sông Hoài đó. Tuyến đường đó là đường đi bộ. Trong phố cổ thì phải đi bộ, không được đi xe điện. Ôtô phải đậu ở phía ngoài đó rồi thì bắt đầu đi bộ vô phố cổ. Thấy hôm qua đi ngang qua đó thôi, còn mục đích gì thì không biết”. 
Theo truyền thông trong nước, đề án “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” được thực hiện từ năm 2004 trên tất cả các phố nằm trong nội vi đô thị cổ Hội An gồm ba trục đường chính gồm Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng làm trung tâm”.
Tờ Lao Động điện tử đưa tin rằng “ban đầu chủ trương này nhằm giảm thiểu tiếng ồn từ tiếng động cơ của xe máy, đảm bảo an toàn cho du khách, đến nay đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng của Hội An, góp phần rất lớn trong công tác quảng bá văn hoá, du lịch Hội An”.
Ông Nguyễn Duy Tuấn, quản lý nhà hàng Vĩnh Hưng ở Hội An, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông cũng thấy đoàn xe của ông Phúc.
Ông nói tiếp: “Đi tới mười mấy chiếc, tối thui luôn, nhìn vô không thấy ai, không biết là chú Phúc. Đi một vòng quanh phố cổ vẫn là đi xe ôtô. Mặc dù ở đây cấm xe máy, xe ô tô trong thời điểm đó nhưng mà ổng vô thì phải ưu tiên chứ? Sau đó thì đi bộ, đi bộ vô thăm phố cổ”.
Ông Tuấn cho biết thêm rằng người đứng đầu chính phủ Việt Nam “có ghé thăm nhà hàng” của mình, “hỏi tình hình kinh doanh, các món ăn đặc sản rồi khách nào là chính” thì “mấy nhân viên ở đây có nói thực tế rằng khách Trung Quốc dạo này nhiều lắm”.
Báo điện tử của chính phủ Việt Nam dẫn lời phát biểu của Thủ tướng Phúc hôm 9/8 rằng hội nghị quy mô lớn đầu tiên do chính phủ tổ chức sẽ “góp phần vào phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với chính quyền Hội An để hỏi rõ về các thắc mắc của các cư dân mạng liên quan tới đoàn xe của ông Phúc ở phố đi bộ.
Trong khi đó, một số cư dân mạng trích Luật Giao thông Đường bộ về quyền ưu tiên của một số loại xe để chứng minh rằng đoàn xe của ông Phúc “không phạm luật”.
 http://www.voatiengviet.com/a/doan-xe-cua-thu-tuong-vn-gay-sot-mang-xa-hoi/3456934.html

Đoàn xe tang trên đường phố Hội An


Trần Trung Đạo (Danlambao) - Ngày đó, 41 năm trước, những người này hay cha mẹ những người này ngồi trên những chiếc Molotova dơ dáy, phủ những nhánh cây rừng, đội nón tai bèo, tay cầm súng AK, khuôn mặt hầm hầm tiến vào thành phố. 
Ngày này, 41 năm sau, những người đó hay con cái những người đó ngồi trên những chiếc Limousine sạch sẽ, mới nhập màu đen lánh, ăn mặc sang trọng, tay cầm iPhone, khuôn mặt tươi cười, tiến vào thành phố.

Ngày đó, khá đông các thành phần tò mò, nằm vùng, ngây thơ chào đón họ. Chiếc bánh vẽ “độc lập, tự do, hạnh phúc” còn rực màu sơn nên không ít người tưởng thật. 
Ngày này, gần như không còn ai tò mò, không còn ai ngây thơ, không còn ai nằm vùng ra chào đón họ. Chiếc bánh vẽ được thay bằng chiếc bánh bao Tàu nhưng thịt có tẩm chất salbutamol siêu nạc. 
Đoàn xe màu đen như xe tang đi qua trên đường phố Hội An trong lặng lờ như đoàn xe Đức cũng màu đen trên đường phố Paris tháng Sáu 1940. Dăm bóng người ngơ ngác và không ai vẫy tay chào. 
Để giữ gìn các kiến trúc không thể thay thế, bảo vệ an toàn, kính trọng các giá trị lịch sử và nét đẹp tự nhiên, nhiều thành phố cổ trên thế giới nghiêm cấm xe chạy trong những khu lịch sử. Trung tâm thành phố Vienna ở Áo, Grand Place ở Bỉ, Nuremberg ở Đức, đảo Hydra ở Hy Lạp v.v.. nghiêm cấm xe cộ ra vào. 
Hội An giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử của Đàng Trong vào cuối thế kỷ 16. Trong thế kỷ 17, thành phố là nơi thả neo của nhiều tàu buôn quốc tế, nơi nghiên cứu và ẩn dật của các nhân vật cách mạng, chính khách thế giới sa cơ. 
Hội An có những mái ngói cong, những cột gỗ liêm tròn chạm trổ công phu, những con đường lót sỏi chạy dọc theo bờ sông Thu Bồn thơ mộng chảy từ Trà My tuyệt vời ra Thái Bình Dương bát ngát. 
Thời gian trôi qua, các điều kiện địa lý và kinh tế chính trị thay đổi, trục giao thương chuyển ra Đà Nẵng nhưng các giá trị lịch sử của Hội An vẫn còn nguyên vẹn. 
Sau 1975, Phố Cổ vốn u trầm lại càng buồn hơn. Thành phố già nua trong thời chiến càng cằn cỗi hơn trong thời bình. Con người Hội An, giống như cả nước, sống trong sự an bài của định mệnh hơn là chọn lựa của đời mình. 
Nhưng từ khi được UNESCO công nhận định chế World Heritage Site năm 1999, Hội An ngủ quên suốt mấy trăm năm và may mắn sống sót trong cuộc chiến tranh dài đã thức dậy. Du khách nhiều nơi trên thế giới ồ ạt ghé thăm và thích thú được chiêm ngưỡng một Phố Cổ rêu phong nhưng gần như còn nguyên vẹn trong lòng một miền Nam Việt Nam điêu tàn và đổ nát. 
Những chiếc lồng đèn, những mái ngói cong, những cột gỗ liêm chạm trổ công phu, những tiệm cao lầu, những địa danh nghe rất lạ tai nhưng vô cùng thân thiết trong lòng người dân xứ Quảng như chùa Cầu, chùa Âm Bổn, chùa Ông từ quá khứ lãng quên bỗng hóa thành cơm gạo, bạc tiền giúp nuôi sống người dân của thành phố không có một công nghệ chính nào. 
Sự kiện đoàn xe nhiều chục chiếc của Nguyễn Xuân Phúc chạy trên đường Phố Cổ Hội An cấm chạy xe cho thấy bản chất vô văn hóa, thiếu tư cách của những người lãnh đạo Cộng Sản, sau 41 năm vẫn không thay đổi. 
Không có trường học nào dạy Chủ tịch Quốc hội cách cho cá ăn, một Chủ tịch Nước chọn lời ăn tiếng nói hay một Thủ tướng Chính phủ biết con đường nào nên tránh lái xe qua. Những điều đó thuộc về tư cách. 
Những việc như nhổ một cây đinh, nhặt dăm cộng rác, rải thức ăn xuống hồ cá, mở lời trước công chúng nước ngoài, chọn một lối đi, rất nhỏ nhoi và gần như phản xạ tự nhiên nhưng thường là thước đo trung thực nhất cho tư cách con người. 
Tư cách con người là kết quả của một quá trình sống, học hỏi, trải nghiệm lâu dài trong một môi trường giáo dục khoa học, nhân bản và khai phóng chứ không phải là một món hàng có được qua mua sắm bằng tiền nhất là tiền ăn cướp của kẻ khác. 
Khi ngồi trên xe, Nguyễn Xuân Phúc và đám quan quyền CS có để ý ánh mắt đầy giận dữ của người dân Hội An đứng nhìn đoàn xe nặng nề đang lăn bánh trên con đường mỏng manh sau mấy trăm năm chịu đựng lụt lội, nắng mưa? 
Khi ngồi trên xe, Nguyễn Xuân Phúc và đám quan quyền CS có để ý đôi mắt ngạc nhiên và khinh bỉ của các du khách ngoại quốc đứng bên đường nhìn lãnh đạo cao cấp của một quốc gia đang vi phạm luật lệ do chính các lãnh đạo đó ban hành? 
Dĩ nhiên Nguyễn Xuân Phúc và đám quan quyền CS không thấy, bởi vì, dù ngồi trên Molotova trước đây hay Limousine hôm nay, họ cũng chỉ là một loại người chưa khai hóa. 
10.08.2016

VIỆT NAM HÔM NAY


 

Bi hài "thương hiệu" Bún Bò Huế

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-08-10
bunbohue-620.jpg
Bún bò Huế
RFA photo

Một bát bún bò thơm phưng phức, có một chút sa tế ớt, sa tế sả hành nổi bên trên, màu nâu sậm rất Huế, vài cọng hành tươi chần qua nước lèo, một ít bún sợi to bên dưới, một cục giò heo hay một ít xương bò cộng với một ít chả viên, vài lát bò nạm hay gân bò… Nóng hổi và thơm phưng phức là tô bún bò Huế nằm bên cạnh dĩa rau sống với rau thơm Huế, hành ngò, cải mầm, lá tía tô, bắp chuối xắt… có vẻ đầy hấp dẫn với giá dao động từ hai mươi ngàn đồng đến ba mươi ngàn đồng tùy vào yêu cầu của khách. Và bát bún bò Huế trở nên ý vị hơn nhiều khi bắt gặp một gánh bún bò Huế giữa đất Sài Gòn với tấm bảng nhỏ, khiêm tốn, một người không quá già nhưng cũng không còn trẻ ngồi bên nồi nước nhưn, liên tục chan bún cho khách… Mọi thứ trở nên có ý nghĩa hơn trong mắt người xa nhà. Thế nhưng đây là câu chuyện bi hài sau khi chính quyền Thừa Thiên Huế nhúng tay vào bát bún bò!
Cái bi cúa bát bún bò Huế
Nhà thơ Vũ Trong Quang đã viết những câu thơ trên facebook phản ánh chuyện chính quyền Huế đăng ký thương hiệu Bún Bò Huế: Bún bò nước Huế âu lo/ Bún bò nước Việt về mô bây giờ/ O tôi nặng gánh bún bò/ Mần răng xin phép con bò được đây! Có thể nói rằng câu chuyện chính quyền Huế nhúng tay vào bát bún bò đã dấy lên nhiều nguồn dư luận khác nhau. Nhưng chung qui thì có vẻ như không có mấy người đồng tình với chuyện này.
Nhưng không lẽ nào bắt người ta đi đăng ký? Rồi một quán bán nhiều món của nhiều nơi lẽ nào đi khắp các tỉnh để xin phép à? Em thấy nó vô lý làm sao í!.
- Một chủ quán bún bò Huế ở Hà Nội
Một chủ quán bún bò ở Hà Nội, tên Linh, chia sẻ: “Em thấy thế cũng vô lý, bởi vì có rất nhiều quán cũng nhỏ mà thôi, người ta cũng bán bún bò Huế, buôn bán cũng nhỏ thôi. Nhưng không lẽ nào bắt người ta đi đăng ký? Rồi một quán bán nhiều món của nhiều nơi lẽ nào đi khắp các tỉnh để xin phép à? Em thấy nó vô lý làm sao í!”.
Chị Linh đặt ra câu hỏi rằng hiện tại, có rất nhiều thức quà mà các hàng quán tại Việt Nam đang bán đều mang đặc trưng, hồn vía của vùng miền như: bê thui Cầu Mống, mì Quảng, mì Phú Chiêm, cao lầu Hội An, phở Hà Nội, phở Bắc Hải, phở Bắc, phở Cồ Bá, bún chả cá Lã Vọng, bánh đa cua Hải Phòng, thắng cố Lào Cai, cơm lam Tây Bắc, bún chả cá Qui nHơn, bánh hỏi cháo lòng Bình Định, cháo don Quảng Ngãi, ram don Quảng Ngãi, lẩu mắm miền Tây, hủ tiếu Nam Vang, bún chả cá Đà Nẵng, bánh tráng cuốn thịt heo Trảng Bàng… Nói chung là có vô vàn các món ăn luôn đi kèm với địa danh sản sinh ra nó. Giả sử một cửa hàng bán chừng vài thức quà như vậy, lẽ nào phải chạy đến các tỉnh để xin giấy phép, xin công thức? Và liệu công thức chuẩn do nhà nước đa có phù hợp với khẩu vị của khách từng vùng, từng miền?
Chị Linh cũng đặt thêm câu hỏi là liệu khi nhà cầm quyền Huế nói rằng sẽ đưa ra công thức để đúng khẩu vị của bún bò Huế thì họ có nghiên cứu gì về ẩm thực chưa? Bởi theo chị, nấu ăn là một sự sáng tạo đầy tính giao thoa văn hóa. Ví dụ như bún bò Huế vào miền Nam thì phải ít cay hơn tại Huế và tăng độ ngọt, giảm hương liệu, ngược lại nếu ra Bắc thì phải giữ độ ngọt vừa, tăng hương liệu và trong nước phải có một ít củ su, củ đậu… Theo chị, đưa ra một công thức và yêu cầu món đó thì phải đúng hương vị đó là một sự bóp chết sáng tạo của người nấu ăn, quay trở lại thời mà mọi thứ đều dựa trên công thức và định nghĩa cứng nhắc.
Một chủ quán bún bò ở thành phố Đà Nẵng, tên Trung, tỏ ra bức xúc: “Nó vô lý, mỗi người có một công thức nấu theo gu ẩm thực vùng miền. Không phải cứ nói bún bò Huế là nấu chung một công thức, ngay ở Huế khác, ở Sài Gòn khác, Đà Nẵng cũng khác. Nói chung là đây chỉ là một cái tên ẩm thực vùng miền, không thể nhét cho nó một công thức rồi bắt người ta đi xin phép. Cách tư duy như vậy là tư duy bún bò chứ không có phải Huế khỉ gì hết!”.
400.jpg
Một quán Bún bò Huế ở Huế. RFA photo
 
Ông Trung cho rằng với đà này, hàng loạt tỉnh đứng ra đăng ký thương hiệu ẩm thực và đưa ra những yêu cầu về bảng hiệu, giấy phép, nguyên liệu khi nấu… thì sẽ dẫn đến tình trạng người bán sẽ tìm cách đổi tên quán, đổi tên món để tồn tại hoặc chạy nháo nhào đi xin giấy phép. Và cả hai trường hợp như vậy hoàn toàn không tốt. Bởi khi tên món phải bị đổi trớ đi để tránh tình trạng chạy xin giấy phép sẽ dần làm cho tên gốc của món bị lệch lạc, thậm chí bị xóa hẳn. Trường hợp người ta nháo nhào chạy đi xin giấy phép sẽ dẫn đến tình trạng cửa quyền chỉ vì cái tên một món ăn và giảm đi tính sáng tạo của người nấu, món ăn không còn phong phú.
Ông Trung đặc biệt nhấn mạnh đến những gánh bún bò Huế của những người mẹ Huế đang tha phương cầu thực bằng gánh bún mỗi sáng. Ông cho rằng những gánh bún này rất đặc biệt bởi không nơi nào giống nơi nào. Cũng là bún bò Huế nhưng mệ Hoa sẽ nấu khác với mệ Lan và mệ Lan không bao giờ nấu giống với mệ Phụng… Các mệ Hoa, Lan, Phụng bây giờ kiếm sống khắp Sài Gòn, Đà Nẵng, Cần Thơ, Tây Ninh, thậm chí tận bên trời Tây. Nếu phải đăng ký thì các mệ tính làm sao đây?
Cái hài của bát bún bò Huế
Một chủ quán bún bò Huế tại Sài Gòn, tên Hiệu, chia sẻ: “Cái đó là nó bị điên rồ thì trong này thành phố này ai đi đăng ký bao giờ?! Quán bún bò Huế cũng giống như phở, canh bún, hủ tiếu mì… Nó không thể là của riêng ai. Đó là danh từ chung không thể bắt người ta đăng ký được. Không lẽ anh nói giọng Huế mà anh ra Hà Nội rồi người ta bắt anh phải đăng ký mới được nói à? Tôi thì nhất định không đăng ký rồi, có cho công an bắt tôi cũng không đăng ký, vì nó vô lý và khôi hài!”.
Ông Hiệu cho rằng cách làm của chính quyền Thừa Thiên Huế không hợp lý, thậm chí có chút gì đó khôi hài, tế nhị khó nói.
Không lẽ anh nói giọng Huế mà anh ra Hà Nội rồi người ta bắt anh phải đăng ký mới được nói à? Tôi thì nhất định không đăng ký rồi, có cho công an bắt tôi cũng không đăng ký, vì nó vô lý và khôi hài!
- Một chủ quán bún bò Huế tại Sài Gòn
Chúng tôi liên lạc với Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ để tìm hiểu về vấn đăng ký thương hiệu. Bởi theo thông tin các báo thì ông Thọ là người ký quyết định để đăng ký thương hiệu Bún Bò Huế nhưng không gặp được ông.
Liên lạc với ông Phan Tiến Dũng, giám đốc sở văn hóa thể thao và du lịch Thừa Thiên Huế, bởi thương hiệu này được giao cho Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế quản lý. Ông này nói rằng: “Tui đang họp, cái này bên sở Công thương họ đăng ký nhãn hiệu này và họ tham mưu mà! Ờ… Tui đang họp, anh chịu khó hỏi bên sở Công thương, vì họ chịu trách nhiệm mà!”.
Nhưng khi chúng tôi liên lạc với phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Duy Thành thì ông này nói rằng liên lạc với ông Dũng, bởi hiện ông đã chuyển sang quản lý thị trường.
Cuối cùng, bi hài của bát bún bò Huế có vẻ như đã đến cao trào khi các giới chức tỉnh này không ai chịu nhận trách nhiệm về việc đăng ký thương hiệu Bún Bò Huế. Bát bún bò Huế vô tình trở thành đứa con chưa kịp sinh mà cha nó đã bỏ trốn giữa đất thần kinh Nam Ai Nam Bình đậm đà da diết!

  Người mù và nghề tẩm quất

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-08-12
620.jpg
Những người mù tẩm quất trong giờ giải lao ngắn ngủi.
RFA photo

Trong thời gian ba năm trở lại đây, những cửa hiệu tẩm quất của người mù mọc lên càng ngày càng nhiều. Và có vẻ như người ta ưa đi đến đây tẩm quất hơn là đến các dịch vụ massage của người không bị khiếm thị. Khách hàng thường chọn các dịch vụ tẩm quất của người mù bởi họ không những giúp cho khách hàng thư giãn cơ bắp mà khả năng ấn huyệt, sửa khớp và day cơ của những người mù cũng khá hay. Ngược lại, dường như người mù chẳng còn gì khác ngoài sự nhiệt thành trong công việc, tận tâm trong phục vụ. Nhưng, chỉ chừng đó, với người bình thường nghe ra quá đủ, với người mù thì đôi khi cơm chan nước mắt.
Hầu như các dịch vụ tẩm quất người mù ở Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bắc Giang… không mấy ăn khách bởi ở đây chỉ có tẩm quất, không có dịch vụ hậu mãi như các trung tâm massge có các cô chân dài. Hầu hết những người mù trôi dạt lên các tỉnh miền núi Đông Bắc, Tây Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai… Và câu chuyện kiếm cơm của những người khiếm thị ở nơi đây cũng hiu hắt buồn và lạnh lùng như những ngọn gió mùa Đông Bắc nơi biên ải.
Những chén cơm chan nước mắt
Trung, chủ một dịch vụ tẩm quất người mù ở thị trấn Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, chia sẻ: “Nói chung là thu nhập thì cái nghề của bọn em tùy thuộc vào thời gian. Khi nào đông khách thì thu nhập đủ tiền ăn, tiền nhà, không dư bao nhiêu. Còn ít khách thì mình nhịn ăn bớt cũng đủ tàm tạm. Chúng em đi làm như thế này thì đỡ gánh nặng cho gia đình. Như vậy thấy cũng an ủi chúng em lắm rồi!”.
Trung chia sẻ thêm rằng với những người như anh, khái niệm thời gian hoàn toàn mù mờ, ngày và đêm cũng một màu đen giống nhau, giữa ngày và đêm chỉ cách biệt nhau bằng âm thanh, ban ngày ồn ào, chộn rộn và nhộn nhịp, ban đêm tĩnh lặng, những người mù có thể nghe tiếng thở nặng nhọc phát ra nơi sâu thẳm sự sống của mình sau một ngày dài chật vật kiếm cơm.
Việc kiếm cơm đối với vợ chồng Trung, những người khiếm thị cùng cảnh ngộ trở nên khó khăn hơn nhiều kể từ khi anh chị sinh thêm cháu nhỏ. Việc đầu tiên sau khi sinh con, Trung phải nhờ người thân xem thử con của mình có bị mù giống cha mẹ hay không. Và kết quả thử của người thân vẫn chưa bao giờ làm cho vợ chồng Trung thấy an tâm bởi anh luôn hoài nghi rằng người thân sợ vợ chồng anh buồn nên đã nói dối anh. Bởi anh có linh cảm không được tốt cho con của anh. Mỗi khi bỏ đồ chơi để cháu nhặt thì cháu cũng quờ quạng giống như anh chị.
Và với lợi thế cả hai vợ chồng đều từng học qua khóa bấm huyệt, tẩm quất, xông hơi, anh chị luôn tự tin trong công việc, bởi mọi cảm giác anh chị đã dồn lên hết mười đầu ngón tay để day, ấn, xoa… Dường như mỗi đầu ngón tay của anh chị đều có một con mắt để đọc được cảm giác mỏi cơ, đau cơ hay nhức mỏi của khách hàng. Chính nhờ vậy mà anh chị luôn làm hài lòng khách hàng.
Nhưng, bên cạnh lợi thế đó, không nhìn thấy được bao giờ cũng là thiệt thòi lớn của người phụ nữ. Người phụ nữ khiếm thị không thể đọc được ý đồ của những khách hàng nam say rượu hoặc có tâm địa xấu. Không thiếu những trường hợp anh chị phải mời khách ra khỏi dịch vụ vì hành vi sàm sỡ của họ. Nhưng đó là một sự khó khăn, thử thách quá lớn đối với người khiếm thị nếu như khách giở thói côn đồ. Không ít lần dịch vụ tẩm quất của anh Trung bị khách đập phá rồi bỏ chạy. Cuối cùng, anh chị chỉ biết ngậm đắng nuốt cay, vay mượn bạn bè mà đi sắm dụng cụ trở lại.
Tú, một tay tẩm quất người mù ở thành phố Bắc Giang, chia sẻ: “Bọn em hạn chế vì không nhìn được, không bao quát được trong công việc. Khó về trông xe (khi qua đường), không tự đi lại chợ búa một cách bình thường. Hiện tại bọn em rất khó khăn. Xã hội có người này người kia, cũng có người rất tốt, cũng có người kì thị với bọn em. Đôi khi điều đó làm bọn em ức chế và buồn. Cuộc sống nó là vậy…!”.
Tú cho biết là chén cơm của người mù, từ người mù đi bán chổi cho đến người mù đi bán vé số, bán kẹo kéo hay các dịch vụ khác như tẩm quất, hát rong… đều là những chén cơm chứa đầy nước mắt. Nỗi buồn của một người không nhìn thấy ánh sáng chưa bao giờ làm anh đổ gục nhưng đôi khi nỗi buồn của một người bị khi dễ, bị bạt ra khỏi đời sống bình thường làm anh tổn thương.
Chẳng biết tỏ cùng ai
400.jpg
Một người khiếm thị trên đường kiếm cơm ở Đồng Đăng, Lạng Sơn. RFA photo
Nếu như nam giới khiếm thính xem những chuyện bị khách quấy rối là một điều gì đó xúc phạm thì nữ giới khiếm thính lại xem đó là vấn đề mình phải đối phó và chịu đựng mỗi ngày để tồn tại. Huyền, chủ một dịch vụ tẩm quất người mù ở gần chợ Kỳ Lừa, tỉnh Lạng Sơn, chia sẻ: “Thì đó cái khó khăn của một nhân viên nữ chúng em khi làm tẩm quất ấy, người ta có người không tôn trọng, họ trêu ghẹo, nói mồm không quan trọng nhưng có những người người ta sàm sỡ với chúng em…!”.
Huyền cho biết thêm là với cô, chuyện thỉnh thoảng bị khách sàm sỡ hoặc có những lời chọc ghẹo khiếm nhã không còn là chuyện lạ. Những lúc như vậy, cô thường tìm cách bỏ ra ngoài và nhờ người chồng cũng bị khiếm thị giống cô vào thay thế. Vì sợ mất khách, thậm chí sợ khách quỵt tiền nên thường là cả hai vợ chồng ngậm đắng nuốt cay để tiếp tục phục vụ.
Bởi cách đây không lâu, Huyền từng phản ứng, dọa gọi công an khi bị khách có hành vi quấy rối thì khách quay sang tấn công chồng của cô và người chồng khiếm thị của cô bị đánh đến gãy sống mũi. Khi cả hai vợ chồng dắt đến công an thì phía công an yêu cầu phải mô tả đặc điểm nhận dạng, gương mặt của kẻ tấn công. Nghe đến đây, hai vợ chồng nuốt nước mắt ra về.
Như để kết thúc câu chuyện, Trung chia sẻ: “Cái hỗ trợ thì không đâu anh ạ. Về công việc của chúng em tự tạo dựng từ đồ nghề cho đến mọi thứ. Chỉ có người thân trong gia đình hỗ trợ cho chúng em chứ không có hội nào, nhà nước nào hỗ trợ đâu anh ạ!”.
Trung nói rằng hầu hết những người khiếm thị hay khiếm thính đi làm nghề tẩm quất hoặc bán vé số, bán chổi đều rất ngại khi tham gia hội người mù. Bởi cái hội này chẳng giúp ích được gì cho họ ngoài việc bắt họ phải đóng hội phí hằng tháng. Nếu có chăng là những người không biết làm việc gì, đến đó chẻ tre, vót tăm rồi mang ra thị trường bán dạo, sau đó mang tiền về đóng cho hội hoặc có thể bán để ăn hoa hồng. Anh khẳng định là từ khi làm nghề tẩm quất đến nay, anh chưa nhận được bất kì đồng hỗ trợ nào từ Hội người mù Việt Nam.

Nỗi khổ sau lũ ở Lào Cai

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-08-08

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
ttvn-080816.jpg
Nước lũ dâng cao trên sông Hồng, Lào Cai.
Courtesy of Báo Lào Cai

Trong vòng chưa đầy hai giờ đồng hồ, lúc mọi người vẫn còn đang say giấc lúc 2 giờ sáng ngày 5 tháng 8, một trận lũ ống lớn chưa từng thấy đã kéo đến và xóa sạch một ngôi làng, gây ngập úng nhiều làng, xã, nhiều huyện ở tỉnh Lào Cai. Hậu quả của trận lũ này để lại không nhỏ chút nào, và đời sống của bà con hiện nay ra sao?

Thiệt hại

Theo thông tin từ các báo địa phương, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đã làm 11 người bị thiệt mạng; cuốn trôi, vùi lấp nhiều nhà ở, tài sản, gia súc.
Hậu quả thì quá nặng, hiện tại chỉ mới tìm được ba người mất tích. Có 60 gia đình bị cô lập, chỉ tạm thời bắc cầu tre để đưa hàng hóa vào bên trong.
- Nữ cán bộ sở cứu hộ tỉnh Lào Cai
Giới chức tỉnh Lào Cai cho rằng nguyên nhân do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Nida đã gây ra mưa to suốt 4 ngày liền trên địa bàn Lào Cai. Đến sáng ngày 5 tháng 8, lượng mưa đo được tại một số huyện ở mức cao như Bát Xát 152mm, thành phố Lào Cai 63mm, Sapa 60mm, Bảo Yên 72mm. Trong đó, huyện Bát Xát chịu ảnh hưởng nặng nhất, cây cầu treo qua thôn Sủng Hoảng bị cuốn trôi làm cho 16 gia đình bị cô lập.
Các tuyến đường giao thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tuyến đường 4D từ thành phố Lào Cai đi Sapa bị tắc, tuyến đường từ thành phố Lào Cai đến Bát Xát cũng bị chia cắt, nhiều tuyến đường tỉnh lộ cũng bị nước dâng cao, không thể lưu thông.
Một nữ cán bộ thuộc sở cứu hộ cứu nạn tỉnh Lào Cai cho hay:
Vấn đề lương thực thì hiện tại đang có các đoàn cứu trợ gởi vào. Tạm thời cũng ổn rồi. Nhưng phải chờ thời gian để thống kê thiệt hại.”
Tuy nhiên, một cán bộ làm việc tại ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, yêu cầu giấu tên, chia sẻ:
”Bão cũng đã đi qua rồi. Hậu quả thì quá nặng, hiện tại chỉ mới tìm được ba người mất tích. Có 60 gia đình bị cô lập, chỉ tạm thời bắc cầu tre để đưa hàng hóa vào bên trong, vẫn chưa thể nói được gì.”
Vị này nhận xét là mức thiệt hại về người và tài sản là không thể kể xiết, mặc dù số lượng người chết và mất tích đã xác định là 11 người nhưng số người bị khủng hoảng tinh thần về lâu dài và nhiễm các bệnh tật do bị thương, do thiếu lương thực và thiếu vệ sinh sẽ còn là một ẩn số không nhỏ.
Với nguồn sống vốn èo ọp từ trước đến nay, kinh tế của Lào Cai, nhất là các xã bị thiệt hại nặng sẽ khó vực dậy sau trận lũ này. Để làm được điều này có lẽ phải tốn đến cả chục năm.
cu_tro.jpg
Hàng tiếp tế được vận chuyển bằng cáp treo qua chiếc cầu đã bị sập đến hai thôn Sủng Hoảng 1, Sủng Hoảng 2. Courtesy of TTXVN
Một cán bộ tên Phương, làm việc tại huyện Bát Xát, chia sẻ:
“Hiện tại bây giờ chưa có tin gì về sức khỏe. Chỉ có một số người quá mệt do chạy lũ, nhà cửa thì sạt lở hết. Đá tầm ba tấn đến 5 tấn trôi xuống thì còn gì. Cây gỗ trên rừng trôi về hết, lấp sạch mọi thứ.”
Ông Phương cho biết thêm là xã Cốc San, huyện Bát Xát cũng bị ảnh hưởng rất nặng, toàn bộ hệ thống ao hồ trong huyện ngập trắng, cá mất, ruộng trắng xóa bùn lầy. Chính quyền địa phương đã di chuyển được 10 gia đình thuộc vùng núi sạt lở ra khu trường học. Trong đó, thôn Luổng Giang thuộc xã Cốc San, có trường hợp thương tâm là ba chị em ruột gồm hai gái, một trai của một gia đình bị nước sạt đất chèn lấp. Các cháu bé không may mắn đã được mai táng.

Công tác cứu trợ

Ông Phương chia sẻ về tình hình cứu trợ đến bà con:
“Chủ yếu bây giờ hỗ trợ về mì tôm, nhu yếu phẩm, bà con cần nồi niêu, bát đũa, tạm thời là vậy. Nhưng về lâu về dài thì phải mua tấm pro ciment về lợp nhà cho bà con sống chứ chẳng còn gì… Hiện tại chỉ có khả năng cứu trợ một ít nhu yếu phẩm để qua ngày. Nhà nước đang có chính sách cấp mỗi người hai bộ quần áo để khỏi bị lạnh thôi.”
Dường như những suất quà ít ỏi hiện tại cũng chỉ làm ấm bụng người khốn khó vài ba bữa là cao chứ không giải quyết lâu dài được, nói cho cùng là giống như hạt muối bỏ bể trong hoàn cảnh này.
Hiện tại chỉ có khả năng cứu trợ một ít nhu yếu phẩm để qua ngày. Nhà nước đang có chính sách cấp mỗi người hai bộ quần áo để khỏi bị lạnh thôi.
- Ông Phương, cán bộ huyện Bát Xát
Một người dân thôn Sùng Hoảng 2, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, Lào Cai, tên Kính, chia sẻ:
“Đất đá lấp đầy, muốn khôi phục lại chắc mất ít nhất cũng 5 năm. Khó, đời sống sẽ rất khó để mà nói chuyện tồn tại! Vài trăm hecta hoa màu bị mất trắng hoàn toàn. Mưa lũ, nước ở trên rừng đổ xuống…”
Ông Kính vẫn chưa hết kinh hoàng cho biết thêm là có 16 căn nhà trong thôn bị xóa sạch. Ông may mắn hơn những người khác trong thôn do đi buôn hàng chuyến, lẽ ra đêm mùng 4 ông về nhà nhưng lại gặp bạn, ngồi uống mấy chén thì say khướt, phải ngủ lại thành phố Lào Cai. Trong khi đó, chưa bao giờ ông uống vài ba chén rượu mà bị say như hôm tối mùng 4, một đêm mà sau đó vài giờ là nỗi kinh hoàng ập xuống hàng xóm và gia đình ông.
Một cán bộ xã Phìn Ngan cho biết hiện vẫn chưa có thể vào thôn được bởi con nước quá dữ. Nếu vượt được suối đang lũ, lội bộ vào được Sùng Hoảng 2 cũng phải mất ba giờ đồng hồ, bị sạt lở, chẳng biết đâu là đường, đâu là hố sâu. Hiện tại, cả 16 ngôi nhà của người dân đều không còn vết tích.
Ông Chảo Phủ Páo, 60 tuổi, ngậm ngùi cho biết 16 gia đình với 105 người, sau lũ có 3 người mất tích, 102 người còn lại tạm xuôi xuống tá túc nhờ tại thôn Sùng Hoảng 1 - nơi cũng bị cô lập nhưng còn nhà ở. Ông Páo nói rằng suốt mấy mươi năm nay, lần đầu tiên ông thấy một trận lũ lớn đến mức kinh hoàng như vậy!
Ông Páo cho biết thêm là số người dân sống sót sau trận lũ có đến hơn một nửa là trẻ em, hiện tại, mọi người đang đói rét, đói thì chưa đến nỗi quá đói bởi có mì tôm cứu tế. Nhưng rét thì 100% bị rét bởi không có ai mang theo bộ áo quần dự phòng nào khi chạy. Cả thôn rủ nhau chạy sau khi trưởng thôn là con trai ông Páo chạy đi gọi từng nhà dậy để chạy lũ. Khi mọi người chạy đến lưng chừng đồi thì nghe tiếng nước dội vào vách núi như bom nổ chảy xuống thôn. Và sáng hôm sau về thăm thì thấy cả thôn ngập nước, các ngôi nhà trong thôn hoàn toàn bị xóa trắng không còn dấu vết. Có ba người ngủ quên đã bị lũ cuốn mất.
Tình trạng của những người dân vùng lũ ở tỉnh Lào Cai hiện nay có thể nói rằng quá thảm khốc và sự tổn thương, mất mát của người dân nơi đây khó có gì bù đắp nổi. Họ đang mong chờ những bàn tay nhân ái của đồng loại!
 

Mùa hè và dịch bệnh bùng phát

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-08-01
ttvn0801.jpg
Bọ đầu đen tại Bình Phước.
RFA

Thời gian gần đây, thông tin về việc xuất hiện bệnh lạ tại Bình Phước làm ít nhất 3 người tử vong, khiến nhiều người tỏ ra bất an. Trong khi tỉnh Bình Phước công bố bệnh lạ là bạch hầu và công bố dịch bạch hầu tại một số nơi thì nhiều người dân ở Bù Đăng, Bù Đốp lại đang phải đối mặt với nạn bọ đen hoành hành. Có thể nói chưa bao giờ, Bình Phước lại đang đối mặt với nhiều vấn nạn như hiện tại.
Người người bất an
Ông Cà, sống ở Bù Đăng, Bù Đốp chia sẻ:
“Khó chịu lắm, cái hơi nó cay lắm. Có lúc tôi hốt trong nhà ra cả mấy bao, phải dùng dầu hôi mới hết. Bực bội trong người lắm! Mà đâu có ai đến, y tế cũng vậy mà xã cũng vậy, chẳng có ai đến, tự mình mà xử lý thôi chứ!”
Theo ông Cà, đây không phải là lần đầu tiên bọ đen xuất hiện tại khu vực ông sinh sống. Những lần trước, chỉ cần thấy một bầy bọ đen bắt đầu xuất hiện là ông và bà con nơi đây mua thuốc xịt côn trùng về xịt và có vẻ chúng đã bỏ đi. Nhưng lần này thì khác, hơn một tháng nay, mặc cho ông dùng cách gì để diệt, chúng cũng kéo đến càng lúc càng đông. Chúng bay khắp nơi và bám thành lớp đen dày đặc khắp nơi trong nhà như: trần nhà, tường nhà, cột nhà, khe hở của ván hoặc rơi vãi khắp xuống nền nhà và các vật dụng trong nhà, người hàng xóm của ông còn ăn phải bọ đen lúc nó rơi vào bát cơm mà không biết.
Tuy chúng không làm hại gì đến vườn cây trồng của nhà ông, không cắn người nhưng lại tiết ra mùi hôi rất khó chịu, nhiều thanh niên còn kiếm việc đi vùng khác vì không chịu nổi sự lan rộng của loài bọ này.
Trẻ em bây giờ được tiêm chủng hết rồi nên có ai nghĩ sẽ bị bạch hầu. Nó mới bùng phát lại đây, nên nếu trẻ nào bị phải đưa đi bệnh viện. Trước có một lô vắc xin của bộ Y tế bị lỗi, nên có nhiều trẻ không được tiêm.
- Cán bộ y tế tỉnh Bình Phước
Tuần trước, ông Ngà đã phải đưa cháu của mình về lại thành phố với cha mẹ sau khi đưa cháu ông đến trạm y tế để gắp một con bọ đen chui vào tai và điều trị chứng mẩn ngứa do đụng phải chất dịch con bọ này tiết ra lúc đang chơi. Hằng ngày, ông và vợ phải thay phiên nhau quét dọn rồi đem chôn những bầy bọ này chứ không còn cách nào khác. Có hôm, lượng bọ gia đình ông đem chôn lên đến cả bao.
Lý giải về nguyên nhân, ông Cà cho rằng, rất có thể việc biến đổi khí hậu, rừng cũng không còn để có thể tạo ra lớp lọc tự nhiên, thêm vào đó, việc các nhà máy đổ thải, xác heo chết ra các con sông làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm. Chính sự mất cân bằng sinh thái này đã tạo điều kiện cho loài bọ này sinh sôi.
Ông này cho hay, với đà môi trường không được kiểm soát như hiện tại, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, sẽ có một loài côn trùng hay động vật tý hon nào đó còn ghê gớm hơn cả loài bọ đen này, tấn công cuộc sống của con người.
Bà Nương, một người mẹ đang chăm sóc con bị sốt ở bệnh viện Đồng Phú, Bình Phước cho hay, hai tuần trước, con bà bị sốt và hơi đau cổ, tưởng là viêm amidan nên bà đưa con đi nhập viện để điều trị. Nhưng sau đó, bác sĩ thông báo là con bà bị bạch hầu và cần cách ly.
Bà không hiểu lý do vì sao con mình lại có thể bị bạch hầu vì trước đó, bà đã cho con tiêm phòng đầy đủ. Gần đây, xã của bà cũng tổ chức phun thuốc vệ sinh phòng dịch để đề phòng trong mùa hè.
Bà còn đang bận tâm một mối lo khác, đó là có phải con bà đã chích nhầm vắc xin giả?
Cái khàn cơ chế
Một cán bộ y tế tỉnh Bình Phước cho hay:
“Bệnh bạch hầu buộc mình phải theo dõi ở bệnh viện vì sợ biến chứng. Nhìn thì đơn giản vậy nhưng nguy hiểm lắm. Trẻ em bây giờ được tiêm chủng hết rồi nên có ai nghĩ sẽ bị bạch hầu. Nó mới bùng phát lại đây, nên nếu trẻ nào bị phải đưa đi bệnh viện. Trước có một lô vắc xin của bộ Y tế bị lỗi, nên có nhiều trẻ không được tiêm. Vừa rồi có 29 ca bị nhiễm nhưng có 3 ca tử vong.”

ttvn400.jpg

Một bảng tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. RFA


Theo ông này, các dịch bệnh thường bùng phát vào mùa hè. Bởi đây là thời điểm mà nhiệt độ và ẩm độ tăng cao, là mùa sinh sản mạnh của các loại muỗi mòng và côn trùng gây bệnh. Mùa này, cũng là lúc sức đề kháng của con người giảm xuống. Đây cũng là thời gian mà nhiều dịch bệnh có thể bùng phát bởi yếu tố ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh khó có thể kiểm soát được.
Sau khi tỉnh này tuyên bố dịch bạch hầu, các địa phương đều đã sử dụng các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh. Tuy nhiên, theo ông này, điều đó không có nghĩa là mọi thứ vi khuẩn, vi trùng và ấu trùng đều đã bị tiêu diệt. Hơn nữa, kinh phí cho việc này cũng có hạn, nên vấn đề là người dân phải tự cứu lấy mình bằng cách vệ sinh xunh quanh nơi mình ở, cố gắng tránh xa những vùng đang có dịch để tránh lây nhiễm.
Một cán bộ thuộc sở y tế dự phòng tại Bình Phước cho biết thêm, việc tiêm chủng vắc xin có thể ngăn ngừa các dịch bệnh. Nhưng đều đó không có nghĩa là người đã tiêm vắc xin có thể không bị mắc bệnh. Bởi lẽ, trong quá trình vận chuyển và bảo quản vắc xin, nhiều nhân viên không thực hiện đúng qui trình làm ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin, cũng như có vấn đề mù mờ trong việc tiêm vắc xin.
Ông này cũng cho biết thêm, trong một chuyến về quê, ông từng dẫn cháu mình đi tiêm vắc xin dự phòng theo định kỳ của trung tâm y tế. Nhưng vấn đề làm ông ngạc nhiên là các nhân viên y tế ở đây không cho người tiêm kiểm tra hoặc xem vắc xin được tiêm, điều này làm ông nhớ lại nghi vấn trước đây của nhiều người về việc tráo đổi vắc xin trong khi tiêm.
Họ cho rằng, nhân viên y tế đã dùng nước cất tiêm cho con em mình thay vì tiêm vắc xin, bằng chứng là các cháu tiêm xong nhiều mũi lý ra phải có sốt nhẹ để đề kháng, nhưng các cháu vẫn bình thường. Hơn nữa, nếu không có vấn đề bất minh, tại sao nhân viên y tế lại phải giấu vỏ vắc xin và tỏ ra bực tức, cho rằng người dân không có kiến thức chuyên môn nên không cần biết khi được hỏi muốn xem vỏ vắc xin?
Ông này đưa ra kết luận, cần phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ trong vấn đề sử dụng quỹ y tế dự phòng cũng như tiến trình tiêm vắc xin. Ông không muốn tình trạng những con sâu làm rầu nồi canh, ảnh hưởng đến chút uy tín nếu còn của ngành y tế tỉnh này cũng như ngành y tế Việt Nam.
 


Tuesday, August 9, 2016


NGUYỄN VIỆN * LỊCH SỬ VIỆT NAM

41 năm 'ngược dòng lịch sử'

  • 25 tháng 4 2016




 
Image copyright Getty

Trong tháng 4/2016, người dân đón nhận ít nhất hai thông tin chính thức: thứ nhất công an ở Hà Nội nhổ nước bọt vào mặt một cô gái, thứ hai công an ở thành phố Hồ Chí Minh đánh anh bán hàng rong "chấn thương sọ não".Một thông tin không chính thức khác, lực lượng an ninh đánh tơi tả chị Trần Thị Hồng (vợ Mục sư Nguyễn Công Chính đang ở tù) tại Gia Lai.
Trong mấy năm qua, theo báo cáo chính thức, đã có hàng trăm người chết trong đồn công an. Không kể biết bao vụ đàn áp đánh đập những người bất đồng chính kiến.
Có lẽ cũng chẳng cần phải tìm hiểu nguyên nhân lý giải gì về hiện tượng “còn Đảng còn mình” đang trở nên bình thường này.
Tháng 4, dù để vui hay buồn, tung hô hay oán hận, cũng thường là dịp để người dân nhìn lại một mốc lịch sử. Ngày giải phóng, năm 1975.

'Sống như cừu, nói như vẹt'

Tôi chỉ muốn kể những chuyện hài (ra nước mắt).
Trước 30/4/1975 ít ngày, Tướng Nguyễn Cao Kỳ về Xóm Mới (Gò Vấp) đăng đàn nói chuyện với dân chúng “Bắc kỳ di cư Công giáo” tại sân nhà thờ Thái Bình (ngay trước cửa nhà tôi, hồi ấy) về việc ăn mắm tôm chống Cộng đến cùng.
Rút cục ông tướng này chống Cộng đến đâu, chắc ai cũng biết. Người dân nói chung, ở đâu cũng chỉ là đám đông cho các nhà chính trị “xúi trẻ con ăn cứt gà”.
Ông Kỳ chạy kịp, người dân miền Nam ở lại, không ít người bị “phỏng giái”.





Theo Wikipedia: “Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Riêng ở Sài Gòn có 443.360 người ra trình diện, trong số đó có 28 viên tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá, 3.978 thiếu tá, 39.304 sĩ quan cấp uý, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên tình báo, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền, và 9.306 người trong các đảng phái “phản động”.
Theo Phạm Văn Đồng, con số người phải trải qua giam giữ sau ngày 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra trình diện. Tính đến năm 1980 thì chính phủ Việt Nam xác nhận có 26.000 người vẫn còn giam trong trại.
Tuy nhiên một số quan sát viên ngoại quốc được trích dẫn trên Wikipedia, ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam. Ước tính của Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam.”
Bản thân tôi cũng bị học tập cải tạo ba ngày tại cơ quan (vì lúc ấy tôi chỉ là một công chức hạng bét). Điều đáng nói ở đây, cho dù là một y tá, bác sĩ, nhà giáo hay một công nhân lao động chân tay… ai cũng phải nhận mình có tội với cách mạng. Một sự sỉ nhục quá mức cần thiết.Nói chung, tất cả những ai phục vụ trong chế độ cũ, bất kể địa vị, ngành nghề đều là kẻ có tội và phải học tập cải tạo ít nhất từ ba ngày đến trên 10 năm.
Bài học đầu tiên của tôi về cách mạng là hãy sống như cừu và nói như vẹt.

'Kinh tế mới'

Sau học tập cải tạo là đánh “tư sản mại bản”: Tất cả mọi chủ doanh nghiệp sản xuất hay thương mại đều bị cho là có tội với nhân dân. Tài sản của họ vì thế bị tịch thu hoặc trưng mua, tất cả nhà cửa và hàng hóa.
Cùng lúc, nhiều gia đình bị ép buộc đi “kinh tế mới”.
Hậu quả của chính sách triệt tiêu sản xuất và thương mại tư nhân của nhà nước cách mạng là đẩy nền kinh tế quốc gia đến vực thẳm. Dân chúng thiếu đói từ hạt muối đến nắm cơm. Nông thôn hay thành thị, toàn dân phải ăn độn.




 





Image copyright PD
Image caption Nhiều bản nhạc của Phạm Duy hiện vẫn chưa được cấp phép ở Việt Nam

Một bi kịch khác của giải phóng mà tôi cho là điển hình của cái gọi là xã hội chủ nghĩa: ai không đói khổ cũng phải làm ra vẻ nghèo hèn cho phù hợp với cách mạng, từ cái ăn đến cái mặc. Thời ấy, tôi có người bạn đã làm giàu nhanh chóng nhờ buôn bán thuốc nhuộm vải. Tất nhiên khi có tiền, bạn tôi phải vội tìm đường vượt biên, cũng như hàng triệu người khác phải đâm đầu xuống biển tìm tự do, thà chết còn hơn sống với Cộng sản.
Không chỉ quần áo, cuộc sống con người cũng bị nhuộm đen. Từ anh trí thức đến một người thất học, không trừ một ai, đều có một nỗi sợ hãi đến hèn hạ khi làm công dân của chế độ mới.
Để tồn tại, cho đến bây giờ người ta vẫn sống hai mặt. Bởi nói một sự thật đồng nghĩa với “nói xấu chế độ”. Đi tù. Làm gì, nói gì cũng có thể đi tù. Ngay cả ông Tây, nhà thơ Guillaume Apollinaire (1880 – 1918), tác giả của “Mùa Thu Chết” (Phạm Duy phổ nhạc) cũng bị kết án phản động kia mà.

'Ngược đường lịch sử'

Mới đây, tôi được anh Hạ Đình Nguyên kể lại việc anh bị kiểm điểm vì dám tổ chức cho đoàn viên Thanh niên nhảy đầm, trước 1980. Tôi cũng không bao quên cảnh tượng ông cán bộ sếp cơ quan tôi, đặt chiếc xe đạp mới mua lên… giường, rồi đứng nhìn ngắm.
Không thể kể hết chuyện bi hài trong những năm đầu sau giải phóng.
Lúc ấy, tôi thường tự hỏi: Tại sao người ta có thể ngu muội theo đuổi một chủ nghĩa làm bần cùng con người từ kinh tế đến nhân phẩm như thế?
Để tránh sụp đổ, năm 1986, chính sách cai trị được sửa chữa, người ta gọi là “Đổi mới”. Thật ra, “đổi mới” là gì? Có phải nó là cái gì mới có tính sáng tạo hay chỉ là tháo gỡ chính cái rào cản của “giải phóng”, “cách mạng”… mà họ đã dựng nên trói buộc cuộc sống trong giáo điều, rồi lập lại một phần cái rất cũ về kinh tế của xã hội loài người mà chính phủ miền Nam đã từng áp dụng?





Sau hơn 40 năm giải phóng, thống nhất đất nước, tuy xã hội cũng đã có những người rất giàu, nhưng cũng không thiếu người đói rách.
Bên cạnh cái hào nhoáng của những kẻ hãnh tiến khoe của, người dân Việt Nam hiện nay phải mang một gánh nợ công không nhỏ, tiềm ẩn một nguy cơ phá sản toàn bộ nền kinh tế quốc gia, cùng với một nền chính trị hà khắc và một nguy cơ mất nước đang càng ngày càng rõ về tay Trung Quốc.
Tôi học được bài học thứ hai của giải phóng: Mọi chuyện cứ để Đảng và nhà nước lo.
Giờ đây, cái bánh vẽ “giải phóng”, “cách mạng”, “chủ nghĩa Cộng sản” có lẽ đã vỡ vụn, nhưng những kẻ mượn danh nó để trục lợi thì vẫn ngang nhiên ngược đường lịch sử, đi về phía man rợ, bất chấp mọi nguyện vọng chính đáng của người dân về một thể chế tiến bộ hơn cho quyền con người.
Trong mọi thứ danh xưng, tôi không thấy từ nào mỉa mai hơn hai chữ “giải phóng”. Vì chính nó là một loại kim cô “ngụy” nhất, “phản động” nhất trong lịch sử nhân loại. Nó nhốt con người vào “trại súc vật”.
Chắc chắn rằng, cuộc “giải phóng” của chủ nghĩa Cộng sản là con đường lòng vòng tốn kém xương máu nhân dân nhất, chỉ để quay lại điểm trước khi nó bắt đầu.
Đau đớn thay, người Việt Nam vẫn còn tiếp tục phải đi lòng vòng và chưa biết đến bao giờ mới quay lại được với lộ trình chính của nhân loại. Con đường hướng đến phát triển, tự do và nhân phẩm.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang sống tại TP. HCM, Việt Nam.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/04/160425_nguyen_vien_april_comment
 

Monday, August 8, 2016


VĂN HÓA XÃ HỘI THẾ GIỚI



Nhật hoàng ngỏ ý muốn thoái vị

  • 8 giờ trước


 
Image copyright
Image caption Nhật hoàng Akihito năm nay 82 tuổi
Nhật hoàng Akihito nói ông lo sức khỏe suy yếu và tuổi tác có nghĩa rằng ông khó đảm đương được cương vị hiện nay.Thông điệp được Nhật hoàng đưa ra trong bài diễn văn lần thứ hai của mình và được truyền hình toàn quốc.
Trong khi không dùng từ "thoái vị", ông tỏ ý rõ ràng rằng ông muốn bàn giao các trách nhiệm của mình.
Thủ tướng Shinzo Abe nói chính phủ nên bàn thảo sâu rộng về chủ đề này.
Trong thông điệp phát 10 phút được thu hình trước, Nhật hoàng Akihito nói ông hy vọng bổn phận của hoàng đế có tính biểu tượng của dân tộc có thể được duy trì đều đặn mà không có sự gián đoạn nào.
"Tôi lo ngại rằng tôi khó có thể thực hiện được bổn phận của mình như biểu tượng của nhà nước một cách trọn vẹn như tôi đã và đang làm cho tới lúc này," ông nói.


Image copyright Reuters
Nhật hoàng Akihito nói về khả năng là khi một vị vua không thể gánh vác trách nhiệm vì tuổi tác hoặc bệnh tình thì phải hình thành được chức vụ đảm đương trách nhiệm đó. Tuy nhiên, trong trường hợp đó thì hoàng đế vẫn tiếp tục là hoàng đế cho tới cuối đời mình, ông nói.
Tháng trước, truyền thông Nhật Bản đưa tin rằng hoàng đế muốn từ nhiệm trong những năm tới, việc chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản hiện đại.
Không có quy định pháp lý cho việc thoái vị trong luật pháp Nhật Bản, điều đó có nghĩa là cần phải có sự sửa đổi về luật.


Image copyright Reuters
Image caption Người dân đón theo dõi bài phát biểu qua màn hình tại những nơi công cộng.
Theo hiến pháp thì Nhật hoàng không được phép có quyền lực chính trị nên mong muốn thoái vị có thể được xem như là việc ông can thiệp vào chính trị.
Vị hoàng đế 82 tuổi, gặp nhiều bệnh tật những năm gần đây, được cho là không muốn tại vị nếu phải giảm bớt công việc.
Nhật hoàng đã tại vị 27 năm, và Hoàng thái tử Naruhito, 56 tuổi, là người kế vị theo quy tắc.
Nhật hoàng Akihito kế vị cha, Hirohito, năm 1989.
Ngài được kính trọng vì đã tách hoàng gia ra khỏi quá khứ dân tộc chủ nghĩa thời Thế chiến Hai.
Năm 2011, ngài có động thái hiếm xảy ra khi có phát biểu trên truyền hình sau thảm họa động đất sóng thần ở Fukushima.
 http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/08/160808_japan_emperor_speech

Chuyện về những người không có ham muốn tình dục

  • 7 tháng 8 2016


 
Image copyright Aven

Khi 14 tuổi, Michael J Dore cảm thấy mình không giống những bạn đồng học cùng trường nam sinh ở London.
Trong khi bạn bè tán chuyện về những cô gái mà các cậu muốn hôn vào cuối tuần hay túm năm tụm ba xem các tạp chí khiêu dâm, thì Dore chẳng cảm thấy gì và hoàn toàn dửng dưng với những chuyện đó.
"Tôi nghĩ có lẽ là mình dậy thì muộn hoặc đồng tính," cậu nói.
Tuy nhiên, cả hai kết luận đều không hoàn toàn đúng khi mô tả về trạng thái hoàn toàn thiếu vắng ham muốn tình dục hay sự lãng mạn mà Dore cảm thấy.
"Mọi người ai cũng đều cảm thấy mình không hề bị hấp dẫn tình dục trước một số kiểu người nào đó. Nhưng với tôi thì tất cả mọi kiểu người đều không hấp dẫn."

Một năm sau, ở tuổi 15, Dore phát minh ra một cụm từ để tự mô tả bản thân: "vô tính".
Vào thời điểm Dore tiết lộ điều này, hồi giữa thập niên 1990, chưa hề có cộng đồng người vô tính, trong lúc cộng đồng LGBT (người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) lại đang phát triển.
Không có quyển sách nào về vô tính trong thư viện, và chỉ có vài nghiên cứu đơn giản và sơ sài được xuất bản trong giới học thuật về vấn đề này.
Đó thường là những nghiên cứu về các đối tượng côn trùng, thú gặm nhấm và những cá thể cừu không tỏa ra sự hấp dẫn tình dục, và cũng chẳng hề có quan hệ tình dục.


 
Image copyright Getty Images
Image caption Người vô tính có thể vẫn khao khát được yêu thương và ở bên cạnh, dù họ không có ham muốn tình dục

Trong văn học, những trường hợp như vậy thường bị dán nhãn là "bất lực".
Trong khi các nhà nghiên cứu bắt đầu tập hợp ý tưởng rằng có một số người sống cả đời mà không hề trải qua cảm xúc có ham muốn tình dục, chưa ai nghĩ ra một tên gọi nghiêm túc và ít xúc phạm hơn dành cho họ.
"Tôi tự nghĩ ra cụm từ để gọi bản thân mình - hay ít ra đó là cách mọi người thay mặt tôi làm," Dore, một nhà toán học ở London nay đã 33 tuổi nói.
"Từ đó, tôi phát hiện ra rất nhiều người thực ra đã tự phát minh ra cụm từ để gọi bản thân mình."
Mãi đến năm 2004, học giả người Canada Anthony Bogaert mới cho ra một nghiên cứu theo đó nói có khuynh hướng tỷ lệ dân cư không có ham muốn tính dục đang tăng lên.
Nghiên cứu của Bogaert sử dụng dữ liệu từ thập niên 1990 thu thập trên 18.000 người Anh. Nghiên cứu này lập luận rằng khoảng 1% dân số là người vô tính, trong đó 70% là phụ nữ.
Nghiên cứu nhận định có thể số người vô tính cũng nhiều không thua kém gì những người đồng tính. Tuy nhiên, số người được xác định là vô tính lại ít hơn nhiều so với những người đồng tính hay song tính.

Sự thận trọng này hoàn toàn dễ hiểu.
Nhìn lại bối cảnh lịch sử, việc đàn áp tàn nhẫn đã từng xảy ra với người không giống với đa số những người khác trong cộng đồng.
Ngay cả trong nghệ thuật, giải trí và văn học, những khao khát tình dục vẫn là những điều được con người ta hướng tới.


 



Image copyright Getty Images
Image caption Ý nghĩ tình dục rất quan trọng để có đời sống hạnh phúc đã cố thủ quá lâu trong văn hóa con người
Trong vở kịch Medea, nhà soạn kịch Hy Lạp cổ đại Euripides viết rằng nếu có một đời sống tình dục viên mãn, thì "bạn sẽ thấy là mình có tất cả". Nhưng nếu mọi thứ không đâu vào đâu, "bạn sẽ chỉ cảm thấy tràn ngập cảm giác căm ghét".
Ý tưởng cho rằng đời sống tình dục quyết định sức khoẻ và hạnh phúc của con người đã tồn tại qua thời Trung Cổ, qua thời Khai Sáng và thậm chí đến cách mạng tình dục hồi thập niên 1960.
Chẳng hạn như vào năm 1942, Philip Wylie viết rằng bản năng tính dục là "một trong ba hoặc bốn động lực căn bản nhất mà tất cả mà chúng ta có, tận hưởng và khát khao". Từ đó có thể suy ra là nếu một người không có khao khát tình dục thì người đó cũng sẽ không có những đam mê, hành động, hoặc thậm chí cả sự tồn tại.
Một bài báo xuất bản năm 2002 trên một tạp chí thường niên ở Hoa Kỳ làm rõ quan điểm về vấn đề này.
'Bạn gọi một người vô tính là gì?' tác giả bài báo đăng trên tạp chí của National Religious Vocation Conference đặt câu hỏi. "Câu trả lời: Đó không phải người. Người vô tính không tồn tại. Tình dục là món quà của Thượng đế và vì thế là một phần căn bản định danh loài người."
Sự dè dặt với sự vô tính là hoàn toàn có thể hiểu được.
Một nghiên cứu gần đây của các tác giả từ Đại học Yale yêu cầu 169 người tự nhận mình là vô tính hãy viết một tường thuật với kết thúc mở về sự phát triển của vô tính trong họ và việc họ tiết lộ điều đó với người khác.

Trong nhiều trường hợp, người được phỏng vấn kể rằng khi họ tiết lộ, người thân và bạn bè không tin.
Một phản ứng được kể lại là: "Bạn đâu phải một cái cây."
Một người khác nói đó "chỉ là một giai đoạn" và rằng họ sẽ cảm thấy khác khi họ gặp "đúng người". Đây cũng tranh luận dài và dễ gây tổn thương thường được dùng để thuyết phục người đồng tính rằng họ thực ra là những người dị tính bị thất tình.
Một người từng gọi đến tổng đài người đồng tính địa phương và nghĩ rằng mình sẽ được thấu hiểu, được chấp nhận bởi nhóm người trong hàng chục năm vốn từng bị coi là có xu hướng tình dục vô đạo đức hoặc bất hợp pháp.
Thế nhưng cô cảm thấy hoang mang khi người bên kia đầu dây điện thoại nói với cô, "người vô tính không tồn tại".


 



Image copyright Getty Images
Image caption Cộng đồng LGBT không phải lúc nào cũng cởi mở với người vô tính, nhưng thái độ này đang dần thay đổi
Người sống độc thân thường là do họ lựa chọn đời sống đó thay vì sống chung với người khác, và thường là họ theo đuổi cuộc sống độc thân bằng một lời thề. Người vô tính thì không thế.
Người bị rối loạn chức năng tính dục có những triệu chứng, và đó là những triệu chứng có thể chữa khỏi. Người vô tính là do bẩm sinh và không thể thay đổi. Người vô tính không vô dụng hay hỏng hóc bộ phận nào cả.
"Đó không phải sự độc thân," Dore nói. "Đó không phải là xu hướng tiêu cực về tình dục. Đó cũng không phải là chọn lựa không quan hệ tình dục."
Bogaert, giáo sư về khoa học sức khoẻ và tâm thần tại Đại học Brock, đã giành cả sự nghiệp để nghiên cứu, tìm hiểu về sự vô tính.
Tuy đã ra một cuốn sách về đề tài này hồi năm 2012, nhưng Bogaert vẫn duy trì quan điểm rằng hiểu biết của chúng ta cho đến nay vẫn còn rất hạn hẹp, và đây là lĩnh vực cần phải được nghiên cứu sâu hơn.
"Cần thêm nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu nguồn gốc của sự vô tính," ông nói.
"Có các nghiên cứu cho thấy sự vô tính chịu tác độc của một số nhân tố sinh học ban đầu như gene, hormone trước khi chào đời tác động đến sự phát triển của não từ sớm."
Một trong những phỏng đoán về sự vô tính cho rằng rất có thể sự thiếu ham muốn tính dục bắt nguồn từ việc thiếu hụt nội tiết tố.
Điều này dẫn đến ý tưởng cho rằng sự thiếu ham muốn ở người vô tính vượt ra ngoài giới hạn tính dục, giống như sự thiếu hụt testosterone, dẫn đến sự nhạt nhẽo trong các lĩnh vực khác của đời sống.
"Tôi nghĩ chúng ta cần để ngỏ khả năng rằng một số người vô tính có một loại hormone điển hình nào đó, nhưng không có mấy bằng chứng cho thấy đây là tình trạng chung của hầu hết người vô tính," Bogaert nói.
"Ngoài ra, một số người vô tính vẫn còn một trạng thái ham muốn nào đó - nhưng là ham muốn không phải gắn bó với người khác."
Dore đồng ý rằng có rất nhiều sự khác biệt. "Vô tính không phải trạng thái nước đôi," anh nói.
"Đó là một thể độc lập. Một người có thể được xác định là người nửa vô tính nếu họ có ham muốn tình dục thấp hơn so với những người khác, thế nhưng họ vẫn có những lúc cảm thấy ham muốn."
Cũng có các xu hướng khác của mỗi quan hệ lãng mạn, anh nói.
Một người vô tính có thể yêu một người khác giới, yêu một người đồng giới, yêu người ở cả hai giới hoặc yêu bất cứ ai thuộc giới tính nào, ví dụ vậy.
Một số có thể thích thú với sự gần gũi về thể chất như vuốt ve nhưng không dẫn tới quan hệ tình dục - trong khi số khác cảm thấy khó chịu.
Để diễn tả một loạt trải nghiệm của người vô tính, một nghiên cứu do Mạng lưới giáo dục và Tầm nhìn Người Vô tính (Aven), một nhóm hỗ trợ được sáng lập từ năm 2001 ở San Francisco, đã tiến hành khảo sát đối với nhóm người thừa nhận mình là người vô tính


 



Image copyright Getty Images
Image caption Một người vô tính vẫn có thể được xác nhận là đồng tính hoặc dị tính, tìm kiếm tình yêu với người đồng giới hay khác giới
Kết quả cho thấy 70% nói họ còn trinh, 11% nói họ không còn trinh tiết nhưng hiện tại không hoạt động tình dục, 7% nói họ có hoạt động tình dục, 17% nói họ "hoàn toàn lãnh đạm" trước tình dục. 38% người nói họ "ít nhiều lãnh đạm" trước tình dục. 27% nói họ không có nhu cầu rõ rệt đối với tình dục, nhưng 4% có lẽ hơi nhầm lẫn, nói họ có ham muốn tình dục.

Khó sống trong thế giới tính dục

Dù có nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu nhóm người phức tạp và có nhiều mặt như vậy, Bogaert bảo lưu quan điểm rằng công trình nghiên cứu sẽ có ích cho tất cả các lĩnh vực nghiên cứu tính dục.
"Hiểu sự vô tính tốt hơn, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về tính dục," ông nói. "Điều này quan trọng ở nhiều cấp độ khác nhau."

Mặc dù ông hứng khởi với việc nghiên cứu về người vô tính, Bogaert vẫn quan tâm sâu sắc tới những thách thức mà một người vô tính phải đối mặt trong đời sống.
"Câu hỏi lớn nhất mà người vô tính phải đối mặt là làm sao có thể sống trong một thế giới được tính dục hóa quá mức," ông nhận định.
"Họ có thể gặp phải sự kỳ thị, hoặc ít nhất là mất kết nối ở mức độ nào đó với thế giới tình dục ngoài kia. Họ có thể phải đối mặt với khó khăn khi tìm người yêu, vì một số người vô tính vẫn lãng mạn và muốn yêu thương người khác dù họ không thích tình dục."
Người ta nói mục các câu hỏi thường gặp nhất tên website của nhóm Aven có một câu hỏi khá đáng buồn: "Liệu tôi sẽ luôn luôn cô đơn phải không?"

Năm 2009, Dore gia nhập nhóm Aven sau khi anh thấy một số sinh viên từ trường đại học của anh cũng là thành viên và anh muốn gặp họ.
"Trước đó, tôi có xu hướng tránh nói về đề tài tình dục và việc có các mối quan hệ tình cảm," anh nói.
Điều đó thay đổi khi Dore nhận ra sự quan trọng của việc công khai.
"Nếu chúng tôi không nói về sự vô tính thì mọi người sẽ đơn giản cho rằng người vô tính không tồn tại hoặc có gì đó sai xảy ra với những người như vậy," anh nói.
Năm sau đó, khi Dore tham gia một cuộc tuần hành lần đầu tiên ở London, anh công khai với cha mẹ rằng anh vô tính.
"Tôi nghĩ việc đó khiến mọi thứ rõ ràng hơn với họ," anh nói.


Image copyright Aven
Image caption Những nhà hoạt động vô tính giờ đây đã xuất hiện nhiều trong các cuộc diễu hành
Hai năm sau đó, Dore giúp tổ chức một hội nghị toàn cầu về người vô tính ở London.
Tổ chức Aven đã phát triển rất nhanh trong thập niên vừa qua, từ 391 thành viên năm 2003, đến 82.979 thành viên trong năm nay. Các hoạt động cũng tăng lên. Rất nhiều nhóm hoạt động trong trường giờ đã thêm vào người vô tính.
Tuy nhiên, vẫn còn thiếu cơ sở dữ liệu tốt để có con số thật sự. Vấn đề cần được làm rõ thêm. Văn phòng Thống kê Quốc gia hiện đang xem xét bổ sung "vô tính" vào danh sách các xu hướng tính dục trong bảng câu hỏi điều tra dân số Anh Quốc 2021.
"Với cộng đồng vô tính, việc được chấp nhận là điều vô cùng quan trọng," Dore nói.
"Trong nhiều năm, người ta đã tranh luận về tính phổ biến của khuynh hướng này, và chúng tôi không có mấy thông tin để đấu tranh."
"Con số 1% của Bogaert đưa ra lại đi kèm với rất nhiều lời chối từ trách nhiệm, và con số thực sự về số người vô tính nói chung có thể cao hơn. Điều tra dân số Anh Quốc sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu lớn nhất cho chúng tôi. Nó sẽ đưa người vô tính lên bản đồ."
Ngoài sự phổ biến, với Dore và những người như anh, quan trọng là phải tranh đấu với ý tưởng rằng người vô tính về mặt nào đó không trọn vẹn và kèm hoàn hảo so với những người khác.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
 http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/08/160807_i-have-never-felt-sexual-desire_vert_fut

Bạn có đời sống tình dục ‘bình thường’?

  • 27 tháng 2 2016

 
Image copyright Think Stock

Hãy đối mặt với điều này đi, tình dục của con người là phức tạp. Có thể cũng có nhiều sở thích khác nhau trong tình dục giống như đối với sở thích ăn uống, ý thích của chúng ta thay đổi tùy theo nước, theo cá nhân con người, theo từng ngày.
Vì vậy việc cố gắng mô tả đời sống tình dục “bình thường” là điều ngốc nghếch; sự đa dạng là hết sức lớn mà một sự thống kê đơn thuần không bao giờ nắm bắt được cảm giác của đa số người. BBC Future đã xem xét số liệu và cố gắng có được một ý niệm về biên độ rộng của sắc màu tình dục, đi từ việc thực tế ta thích tình dục đến mức nào cho tới việc ta thực sự làm gì trong chăn.

Image copyright Other
Image caption CHÚNG TA THÍCH QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐẾN MỨC NÀO? KHÔNG PHẢI AI CŨNG CÓ HAM MUỐN TÌNH DỤC. TỪ 0.4% ĐẾN 3% ĐÀN ÔNG VÀ ĐÀN BÀ CÓ THỂ LÀ VÔ TÍNH.
Khảo sát về hành vi tình dục là không đáng tin cậy vì nói về tình dục vẫn còn là điều né tránh, những người tham gia trả lời có thể không nói hết sự thật, hoặc ngược lại họ có thể cảm thấy cần huênh hoang ra vẻ ta đây. Những số liệu thống kê này không phải sự thật đáng tin tưởng, nhưng được coi như là một điểm tham chiếu chung với những bằng chứng cho tới lúc này và với đời sống tình dục của thế kỷ 21.

Image copyright Other
Image caption CHÚNG TA QUAN HỆ TÌNH DỤC VỚI AI? 2% GÁI LÀNG CHƠI. 53% MỘT QUAN HỆ LÂU DÀI. 9% NGƯỜI LẠ MỚI GẶP. 12% NGƯỜI BẠN VÌ VỤ LỢI. 24% ĐỐI TÁC TÌNH CỜ.
Rất khó để đưa ra một con số về xu thế tình dục: Tỷ lệ ước tính của đồng tính thay đổi từ 1% đến 15% tùy thuộc vào việc bạn hỏi ai, bạn hỏi thế nào, và có phải bạn đang tìm sự hấp dẫn, hành vi hoặc xác định danh tính. Tuy nhiên một vài điều tra mới đây trên khắp thế giới cho thấy một số người hoàn toàn không có ham muốn tình dục (nhưng không phải là họ chưa bao giờ có quan hệ). Còn đối với các khuynh hướng tình dục khác, tỉ lệ chính xác là không có (thường cho là khoảng 1%) nhưng hiện có một xu thế vô tính đang tăng lên đối với những người không có ham muốn tình dục. Tài liệu tham khảo:Psychology and Sexuality

Image copyright Other
Image caption TA CÓ QUAN HỆ TÌNH DỤC THƯỜNG XUYÊN KHÔNG? 18% KHÔNG LẦN NÀO TRONG NĂM QUA 8% MỘT LẦN MỘT NĂM. 28% 1-2 LẦN MỘT THÁNG 40% 1-3 LẦN MỘT TUẦN. 6,5% 4 LẦN HOẶC HƠN TRONG MỘT TUẦN.
Một quan niệm sai là phần lớn quan hệ tình dục tình cờ là đối với người mà ta chỉ vừa mới gặp; thực tế cho thấy tình dục xảy ra ở rất nhiều hình thái không chính thức và việc qua một đêm với người không quen biết là tương đối hiếm, như điều tra của Mỹ năm 2009 cho biết. (Mặc dù điều này có thể bị sai lệch ít nhiều đối với thanh thiếu niên và người ngoài 20, số liệu cũng không khác nhiều đối với những người tuổi dưới 60). Nói cách khác, “điều này là phức tạp” với khoảng gần 50% dân số. Tài liệu tham khảo:Journal of Sexual Medicine

Image copyright Other
Image caption TA QUAN HỆ NHƯ THẾ NÀO? ĐỐI VỚI NGƯỜI TỪ 18-59- Ở LẦN QUAN HỆ CUỐI CÙNG. 86% PHỤ NỮ 80% ĐÀN ÔNG THEO ĐƯỜNG ÂM ĐẠO. 67% PHỤ NỮ 80% ĐÀN ÔNG DÙNG ĐƯỜNG MIỆNG. 3,5% PHỤ NỮ 9% ĐÀN ÔNG THEO ĐƯỜNG HẬU MÔN.
Số liệu này là dựa trên Điều Tra Tình Dục Thế Giới ở Mỹ với hơn 50.000 người trả lời ở tuổi trên 18. Và mặc dù tần số quan hệ tình dục giảm dần theo tuổi nhưng nó không thấp như bạn nghĩ. Một cuộc điều tra mới đây đối với người có tuổi (trung bình là 70) cho thấy ít nhất 50% có quan hệ tình dục hơn 2 lần một tháng, và 11% có quan hệ hàng tuần. Tài liệu tham khảo:Social Indicators Research and Archives of Sexual Behaviour

 


Image copyright Other
Image caption LÀM TÌNH BAO LÂU? 30-45 PHÚT ĐỒNG TÍNH NỮ. 15-30 PHÚT VỚI CẶP NAM NỮ THÔNG THƯỜNG. 15-30 PHÚT VỚI ĐỒNG TÍNH NAM
Những con số này là dựa trên một điều tra giấu tên với 2.000 người trả lời, tuổi từ 18-59 ở Mỹ, họ được hỏi về hành vi quan hệ tình dục cuối cùng như thế nào. Tài liệu tham khảo:The Journal of Sexual Medicine
Mặc dù người đồng tính nữ cho biết tần số quan hệ tình dục là ít hơn đồng tính nam hoặc những cặp dị tính, có vẻ như có thực trạng ít lại là nhiều, theo điều tra trên mạng của Canada và Hoa Kỳ. Tài liệu tham khảo: Canadian Journal of Human Sexuality.

Image copyright Other
Image caption TỶ LỆ GIẢ VỜ ĐẠT CỰC ĐIỂM? 25% ĐÀN ÔNG 50% PHỤ NỮ
Thường thì người ta cho rằng chỉ có phụ nữ là hay giả vờ đạt cực khoái, nhưng trong một nghiên cứu mới đây ở Mỹ cho hay có tương đối nhiều số đàn ông cũng giả vờ đạt điểm cực khoái tại một lúc nào đó trong các hoạt động tình dục.. Lý do, có thể bạn cũng đoán được, là họ không thấy thích nhưng không muốn làm đối tác mất hứng. Mặc dù thực tế chính họ giả vờ nhưng chỉ 20% nghĩ rằng đối tác của họ cũng sẽ làm như vậy. Tài liệu tham khảo:Journal of Sex Research.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future. 

Vì sao thua bạc mà vẫn say?

  • 6 tháng 8 2016

Image copyright Getty Images
Image caption Có thể việc trong đánh bạc cảm giác phấn chấn cũng quan trọng như việc thắng (Ảnh: Getty Images)

Không ai là thích thua, ngay cả các con bạc bệnh hoạn. Nếu như nhà cái luôn thắng, vì sao lại cứ đánh bạc? Những người cờ bạc cho hay là mặc dù thua liểng xiểng, cảm hứng say sưa vẫn lôi họ đến đánh bài.
“Lúc nào tôi cũng muốn đánh bạc” Một người từng cờ bạc kể lại với báo Scientific American năm 2013. “Tôi thích cái cảm giác say bạc.”
Mới đây, một chuyên viên Wall Street thú nhận đã lừa đảo gia đình, bạn bè và các người khác 100 triệu USD để đánh bạc.
“Đó là một cách để tôi có tiền thỏa mãn thú đánh bạc,” ông nói trước tòa.
Nhưng nếu ai đó cuối cùng mất tiền (thậm chí mất việc hoặc mất nhà do đánh bạc) thì làm sao cái thú say bạc đó lại có thể chiến thắng những mất mát?
Điều đầu tiên phải ghi nhận là người ta không chỉ đánh bạc để hòng thắng. Mark Griffiths, một nhà tâm lý học ở đại học Nottingham Trent chuyên về nghiện cờ bạc, chỉ rõ rằng người cờ bạc có một loạt động lực của thói xấu này.
Trong một cuộc điều tra 5.500 người cờ bạc thì triển vọng “thắng một khoản tiền lớn” là yếu tố mạnh nhất. Nhưng tiếp ngay theo sau là “vì để cho vui” và “vì nó rất lý thú”.
“Ngay cả khi khi bạn thua bạc thì cơ thể bạn cũng sản sinh ra chất adrenalin và endorphins,” ông nói. “Người ta bỏ tiền ra để tiêu khiển.”

Image copyright Getty Images
Image caption Cảm giác phấn chấn của việc thắng bạc có thể sẽ còn mạnh hơn sau khi thua liên tiếp (Ảnh: Getty Images)
Điều này cũng được một nghiên cứu năm 2009 của chuyên gia đại học Stanford ở California ủng hộ, họ thấy rằng khoảng 92% người chơi bị “mất ngưỡng” (mà dưới ngưỡng đó thì họ sẽ không chơi). Tuy nhiên, thực tế xét tổng thể có thể là họ mất tiền sau khi vào sòng bạc nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến sự thích thú nói chung của việc đánh bạc.
“Người ta cảm thấy thỏa mãn với việc thắng nho nhỏ, và sẽ chấp nhận những mất mát nhỏ,” đồng tác giả Sridhar Narayanan nói. “Họ có ý thức là về lâu dài họ dễ bị thua hơn là thắng.”
Và việc thua bài thực tế có thể, ít nhất là trong giây lát, thúc đẩy phản ứng để thắng. Đó là vì những mong đợi thắng của con bạc thay đổi trong vận thua liên tục.
Robb Rutledge, một nhà thần kinh học ở University College, London, cùng đồng nghiệp đã thực hiện một thí nghiệm với 26 người, não họ được quét khi họ thực hiện một loạt lựa chọn, mỗi lựa chọn có thể ra một kết quả chắc chắn hoặc một kết quả không chắc chắn (tức là một trò may rủi). Người tham gia cũng sẽ cho biết mức độ thích thú sau mỗi 2 lần hoặc 3 lần chọn. Ngoài ra, một thí nghiệm tương tự (nhưng không quét não) được tiến hành ở hơn 18.000 người qua một ứng dụng của điện thoại thông minh.
Trong nhiều phát hiện lý thú, đội ngũ nghiên cứu thấy rằng khi những người tham gia có mức hy vọng thắng thấp thì phản ứng với phần thưởng được nâng cao. Điều này có được bằng chứng ở cả lời khai của chính đối tượng về mức vui sướng cũng như ở số liệu của mày quét não cộng hưởng từ fMRI. Số liệu này cho thấy có hoạt động tăng cường ở vùng não liên quan đến các nơ ron dopamine. Dopamine (một chất truyền dẫn thần kinh phức tạp) có thể trong trường hợp này có liên quan đến những thay đổi trạng thái cảm xúc.
“Nếu người ta thua bạc một bó tiền và vì thế hy vọng suy giảm, thì mức vui sướng của họ sẽ dâng cao khi cuối cùng họ thắng,” Rutledge nói.
Chỉ điều này thôi cũng là rất hấp dẫn rồi. “Mặc dù vậy bạn nên rời khỏi canh bạc vào lúc này.”

Image copyright Getty Images
Image caption Một số máy đánh bạc có thể được thiết kế để cám dỗ chúng ta lao vào đánh bạc bằng các màu sắc sử dụng (Ảnh: Getty Images)
Nhưng các thiết bị như máy đánh bạc có lôi cuốn hay không? Griffiths viết về các ám hiệu mà máy cờ bạc điện tử tác động đến người chơi. Hiện còn nhiều điều chưa rõ về tác động, nhưng nhiều máy và casino sử dụng màu đỏ và các màu tương tự được coi là gây khuấy động. Rồi còn tiếng động nữa. Griffiths không biết các lời trêu chọc của máy The Simpsons có tác động tiêu cực thế nào đối với người chơi.
Thí dụ khi một người chơi bị thua thì nhân vật Mr Smithers của máy có thể tuyên bố “Bạn bị đuổi rồi!”
“Theo giả thuyết của lý thuyết về bực tức và hối tiếc thì điều này làm cho máy chơi cờ bạc lý thú hơn,” Griffiths viết trong một bài nghiên cứu.
Một yếu tố chính về mức say mê của bất kỳ trò chơi nào là mức thường xuyên mà người chơi đặt cược. Bởi vì việc có cơ hội chơi bạc có liên quan đến mức độ đánh bạc trong một cộng đồng nào đó, Griffiths lập luận rằng đó là số lượng phần thưởng có thể có (không phải phần thưởng thực tế hoặc cách thức đánh bạc) mà nó lôi cuốn người nghiện cờ bạc.

Image copyright Getty Images
Image caption Xét cho cùng có lẽ quá trình đánh bạc là sự lôi cuốn mạnh nhất (Ảnh: Getty Images)
Cờ bạc và máy đánh bạc trường cũng được thiết kế để đảm bảo người chơi quan tâm bằng cách cho những phần thưởng thay thế, như tín dụng bổ sung hoặc (sau khi thua) khả năng thắng lớn hơn thường lệ trong lần tiếp theo.
“Nếu bạn đưa vào những lô có thưởng nhỏ không nhất thiết phải là tài chính thì điều đó sẽ duy trì được sự hưởng ứng của người chơi,” Griffiths nói.
Và điều thú vị là có những trường hợp mà người chơi cố gắng xây dựng một “kỹ năng giả tạo” là một cách để bào chữa cho việc săn tìm phần thưởng tiềm năng này. Griffiths đưa ra một thí dụ của máy đánh bạc ở Anh được thiết kế với logic thích nghi, nghĩa là nó có thể trả nhiều tiền hơn là số tiền họ lấy được của khách hàng trong một giai đoạn nào đó, sau đó nó máy quay trở lại với chế độ kém hào phóng hơn. Như vậy có nghĩa là một số người chơi tìm cách mò những máy nào cho đến nay đang giữ hầu bao để rồi họ sẽ tới máy đó khi nó “xả phần thưởng”.

Tất cả những điều này bổ sung cho ý kiến là chủ yếu cờ bạc hoàn toàn không phải là việc thắng. Đó là quá trình đỏ đen và tất cả các yếu tố kèm theo làm nó thú vị. Trong khi việc cờ bạc bệnh lý không thể giải thích một cách đơn giản (thường có nhiều lý do vì sao việc mê đánh bạc lại xảy ra ở một người) chắc chắn sẽ thú vị để tìm hiểu làm sao mà sự xao xuyến bối rối có thể gắn bó với kiểu và cơ chế của loại đánh bạc nào đó.
Và ngay cả khi không phải là một sự ám ảnh khó hiểu thì cờ bạc hình như vẫn còn là điều vui chơi tiêu khiển cho những người khi về đến nhà là hết sạch tiền. Bạn có nên đặt cọc tất cả vào đỏ hoặc đen không? Có thể cũng chẳng quan trọng.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future
 http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/08/160806_the-buzz-that-keeps-people-gambling_vert_fut

Con gái Obama làm thêm ở nhà hàng

  • 5 tháng 8 2016
Sasha Obama, con gái Tổng thống Obama mặc đồng phục khi làm thêm hè 
Image copyright
Image caption Sasha Obama được nhân viên an ninh mật đưa lên xe sau khi hết ca làm thêm hè

Sasha Obama, con gái của Tổng thống Mỹ, ông Barrack Obama, vừa hoán đổi sự êm ấm tại Tòa Bạch Ốc với quầy hàng một quán ăn bán đồ biển, truyền thông Mỹ đưa tin.
Cô gái 15 tuổi vừa nhận công việc làm khi nghỉ hè bán đồ ăn tại một cơ sở kinh doanh ở Martha's Vineyard, bang Massachusetts.
Sasha, dùng tên đầy đủ là Natasha, được sáu nhân viên an ninh mật đi kèm tới nhà hàng này, tờ Boston Herald đưa tin.
Thị xã này là địa điểm được gia đình Obama yêu thích cho các kỳ nghỉ mùa hè.
Ảnh cho thấy con gái út của Tổng thống Mỹ mặc đồng phục của nhà hàng với áo phông xanh và đội mũ làm việc tại quầy.
Một người làm việc cùng nói với tờ Herald: "Cô làm việc ở dưới nhà, khu mua đồ ăn mang đi. Chúng tôi tự hỏi tại sao lại có tới sáu người giúp cô bé này như vậy, nhưng rồi chúng tôi phát hiện ra cô bé là ai."
Tòa Bạch Ốc không có bình luận gì về tin này nhưng Đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã nói về việc cố nuôi dậy hai cô con gái làm sao có cuộc sống bình thường nhất có thể có được.
Ngoài việc làm ở quầy bán đồ ăn mang đi, Sasha Obama còn được nói là làm các việc khác như lau dọn bàn và giúp chuẩn bị nhà hàng trước khi mở cửa bán đồ ăn trưa.
Toán an ninh bảo vệ cô được thấy đứng đợi ở gần một chiếc xe hơi lớn hoặc ngồi trên các ghế băng trong khi con gái Tổng thống phục vụ bữa ăn cho khách hàng.
Image copyright EPA
Image caption Ông Obama và hai con gái Malia (trái) và Sasha (phải) trong một cửa hàng ở Washington hồi 2015

Con cái của các nhân vật nổi tiếng khác từng làm thêm kiếm tiền

  • Con gái lớn của Tổng thống Obama, Malia, chị gái của Sasha Obama, đã có hai đợt thực tập làm việc tại nơi quay phim
  • Brooklyn Beckham, con trai của David và Victoria Beckham, từng làm việc tại văn phòng của nhà làm phim người Anh Guy Ritchie ở London
  • Khi còn là một thiếu niên, con trai ông Donald Trump, Donald Trump Jr, từng làm việc tại cảng của cha mình ở Trump Castle tại Thành phố Atlantic.

Biểu diễn khoả thân giữa London gây sốc

  • 5 tháng 8 2016
Image caption Nhóm nghệ sĩ Tân Tự Nhiên toả sáng bằng màn trình diễn khoả thân đầy ấn tượng vào thập niên 1980. Ảnh: Từ kho lưu trữ của nghệ sĩ Tân Tự Nhiên

"Lặng người choáng ngợp" là phản ứng của khán giả trước buổi trình diễn của những nghệ sĩ theo trào lưu Tân tự Nhiên ở Nhà hát Opera Hoàng gia ở London, nghệ sĩ Wilma Johnson, một trong những thành viên sáng lập của nhóm này nói.
Nhóm thể hiện một màn cổ vũ, trong tư thế hoàn toàn khoả thân nhưng trên mình được trang điểm bằng những hình vẽ, và trên tay họ là những trái cầu bông đặc trưng của màn cổ vũ. Họ đã khiến cả khán phòng thấy sốc.
Nhóm nghệ sĩ được diễn viên và biên đạo múa đồng thời là một vũ công ballet, Michael Clark, mời đến tham gia trong một sự kiện gây quỹ.
Sự kiện này đã trở thành ký ức thú vị nhất của Johnson. "Khi còn bé, tôi bị loại khỏi trường múa ballet vì quá vụng về," bà nói với BBC Culture. "Vì thế, sự im lặng sững sờ trong Nhà hát Opera Hoàng gia thật tuyệt vời."
Nhóm nghệ sĩ Tân Tự Nhiên toả sáng bằng màn trình diễn khoả thân mô tả sự gián đoạn, đối đầu, sự hỗn loạn và nhầm lẫn của dòng nghệ thuật ngầm tại London suốt thập niên 1980.
Những màn trình diễn khoả thân của họ làm khán giả kinh ngạc tại các câu lạc bộ, phòng triển lãm và rất nhiều nơi công cộng, nơi nhóm thường bất ngờ xuất hiện và ngay lập tức trình diễn theo kiểu "du kích".
Hoang dại, phá cách và đầy khiêu khích, nhưng các nghệ sĩ này từng sớm bị rơi vào quên lãng.
Giờ đây, nghệ thuật của họ đang được khám phá lại, và họ đã tái hiện buổi diễn ở Studio Voltaire, London.
Cuộc trình diễn lồng phim và ảnh chụp vào phần biểu diễn trực tiếp, dù rằng lần này họ không khoả thân hoàn toàn.
Nói chung, cuộc trình diễn của nhóm hài hước một cách kỳ lạ.
Image caption Vào năm 1984, nhóm biểu diễn tác phẩm thể nghiệm "Bơi và đi dạo" ngay trước Toà nhà Centrepoint ở trung tâm London. Ảnh: Từ kho lưu trữ của nghệ sĩ Tân Tự Nhiên
Christine Binnie cùng với chị gái Jennifer, và Wilma Johnson, là những người sáng lập nhóm, tái hiện cảnh "ngư phủ và nàng tiên cá" bên ngoài toà nhà Centrepoint nổi tiếng ở ngay trung tâm London.
Bà nhớ lại cuộc trình diễn thu hút rất nhiều sự quan tâm, và trong số khán giả có cả cảnh sát: "Chúng tôi trò chuyện với một cảnh sát trong vòng 10 phút, cuối cùng viên cảnh sát đó đã không bắt giữ mà chỉ yêu cầu chúng tôi mặc áo khoác vào."
Theo một luật định có từ thời Victoria đến nay vẫn còn hiệu lực tại Anh, thì chỉ có đàn ông bị cấm phô diễn thân thể ở nơi công cộng còn phụ nữ thì không.
Ba phụ nữ này cộng tác với một cộng đồng sáng tạo rộng lớn ở London, trong đó có một số người đạt được thành công đáng chú ý - như Michael Clark, nghệ sĩ Grayson Perry, ca sĩ Boy George, và các nhà làm phim Derek Jarman và John Maybury.
Toả sáng có thể là một từ chưa tương xứng lắm với nhóm các nghệ sĩ này, gồm các sinh viên trường nghệ thuật, người từ các câu lạc bộ, nghệ sĩ trình diễn và những nam nghệ sĩ giả gái nằm trong nhóm sáng tạo ra phong trào Tân Lãng mạn.
Jennifer Binnie nói: "Chúng tôi thuộc về cuộc sống phóng khoáng, và việc mở toang cuộc sống đó ra đã cho phép chúng tôi làm được những gì chúng tôi từng biểu diễn. Đó là cách chúng tôi thể hiện nữ tính của mình."
Image caption Sử dụng hình vẽ cơ thể và đạo cụ là bông cổ vũ, các nghệ sĩ biểu diễn hài hước ngay cả với những chủ đề nghiêm túc nhất trong kỷ nguyên của nữ quyền. Ảnh: Từ kho lưu trữ các nghệ sĩ Tân Tự Nhiên
Khoả thân hoàn toàn nhưng lại vẽ trên cơ thể là phong cách ba nữ nghệ sĩ theo đuổi đến mức cực đoan, gây sốc và quyết liệt.
Đặc biệt Grayson Perry là thành viên chủ chốt của nhóm thời đó, và tham gia vào rất nhiều buổi trình diễn của phụ nữ, sau này đã mô tả các nghệ sĩ Tân Tự nhiên là "những người Bohemia thực thụ".

Ngôn ngữ cơ thể

Tất nhiên, ba nghệ sĩ theo đuổi lý tưởng của người Bohemia từ sớm.
Với Christine, chuyến thăm Đức vào cuối thập niên 1970 là một trong những tia sáng ban đầu của nguồn cảm hứng.
"Những cô gái Đức giang hồ tắm nắng khỏa thân quanh hồ, trong khi đám dân chơi ở Anh lúc nào trông cũng xanh đớt, mặc đồ đen và ru rú trong nhà."
Chị em Binnie được cha mẹ là nghệ sĩ giáo dục từ bé và luôn tin vào phong cách "sống tự nhiên". Ở nhà, tự do thể hiện luôn được khuyến khích, với đồ thủ công và thức ăn trồng tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày.
"Tất cả chúng tôi đều yêu thích hoạt động ngoài trời," Christine kể lại.
Thời ấu thơ, hai chị em họ cũng tham gia hoạt động hướng đạo sinh, và niềm đam mê cắm trại ban đầu sau đã theo họ đi vào những cuộc trình diễn theo trường phái Tân Tự nhiên, khi họ khỏa thân biểu diễn một nghi thức nấu ăn với một cái bếp gas du lịch.
Image caption Christine Binnie, nghệ sĩ đồng sáng lập của nhóm, được Wilma Johnson chụp ảnh trong cuộc biểu diễn trước Bảo tàng Anh Quốc năm 1982. Ảnh: Từ kho lưu trữ các nghệ sĩ Tân Tự nhiên
Mặc dù được thực hiện một cách vui vẻ và hài hước, có một điểm thực sự nghiêm túc trong các cuộc trình diễn của những người phụ nữ này.
"Đó là vấn đề tự do và thể hiện cơ thể phụ nữ theo cách thật tự nhiên," Christine nói.
"Nhìn tổng quan, ba chúng tôi không phù hợp lắm vì tất cả các cô gái khác trong buổi diễn được trang điểm rất kỹ càng, ăn mặc đẹp, và những người đàn ông ăn mặc rất thời trang và cực kỳ đẹp. Chúng tôi thì theo phong cách lộn xộn, cảm xúc hơn. Chúng tôi không cố làm vừa lòng ai cả, và chúng tôi không tỏ ra gợi tình. Đây là sự tự do thể hiện."
Nhóm nghệ sĩ cũng đối diện với một số khía cạnh không mấy dễ chịu của kỷ nguyên phong trào nữ quyền.
"Chúng tôi đặt câu hỏi liệu những nhà nữ quyền có thực sự khiến phụ nữ có thêm sức mạnh hay không," Jennifer nói. "Trong thời cuối thập niên 1970 tới đầu thập niên 1980, chúng tôi không phù hợp với những hình mẫu lý tưởng về nữ quyền - chúng tôi choàng khăn lông, sơn vẽ lên cơ thể và chúng tôi vui vẻ."
Chị em nhà Binnie kể từ đó đã trở thành thợ gốm, và Wilma Johnson giờ là "một người tập lướt ván" tại một bãi biển tự nhiên ở Pháp và đã viết một quyển sách tên Surf Mama, nói về cuộc đời của bà.
Cả ba vẫn là bạn bè thân thiết của nhau qua nhiều thập niên. "Sức mạnh lớn nhất từ những việc chúng tôi làm, đó là chúng tôi chưa bao giờ trình diễn đơn độc," Christine nói.
"Chúng tôi luôn trình diễn cùng nhóm, việc này khiến chúng tôi dám mạnh dạn hơn và trở thành một nhóm đầy sức mạnh, và đó là một phần lý do khiến chúng tôi trở lại cùng nhau trong buổi biểu diễn này."
"Khi bạn là phụ nữ đến độ tuổi nào đó, bạn bắt đầu cảm thấy mình trở nên vô hình. Mọi người chẳng ai thèm chú ý đến bạn."
 
Image caption Spencer Tunick với tác phẩm do 3.000 người tình nguyện khoả thân tạo ra. Ảnh: PA

Đam mê khoả thân

Khoả thân luôn gây sốc, khêu gợi hoặc khiến ta bật cười - như những người bị rách quần khi chơi thể thao hay các sự kiện công cộng từng gặp phải suốt nhiều thập niên qua.
Những người theo chủ nghĩa tự nhiên và nghệ sĩ khoả thân cũng thường bị coi là đối tượng chọc cười.
Nhưng ngày càng có nhiều chủ đề khoả thân được sử dụng trong những bối cảnh khác nhau.
Nghệ sĩ Spencer Tunick đã xây dựng những tác phẩm phi thường và sống động bằng cách sử dụng hàng ngàn người mẫu khoả thân.
Tác phẩm gần đây nhất của ông là với 3.000 người tình nguyện khoả thân với màu sơn xanh trên cơ thể - trong một tác phẩm nghệ thuật quy mô lớn trình diễn tại Hull khi chào đón năm Thành phố Văn hoá 2017 của nơi này.
Trong khi đó, một chương trình truyền hình và thể nghiệm xã hội trên kênh Channel 4 của Anh, có tên "Life Stripped Bare" (Cuộc sống trần truồng), khám phá cách một nhóm người cởi bỏ quần áo, đồ đạc trong suốt ba tuần.
 

Image copyright AFP
Ngoài ra, biểu tình khoả thân hay bán khoả thân vẫn là hình thức thể hiện mạnh mẽ.
Chẳng hạn như, cuộc đạp xe khoả thân toàn thế giới World Naked Bike Ride là một trong những cuộc biểu tình "ăn mặc tuỳ thích" chống lại việc thiếu các tuyến đường an toàn cho người đạp xe.
Và dĩ nhiên, ta có thể nhắc tới nhóm các nhà hoạt động người Ukraine, nhóm Femen, và nhóm nhạc punk Pussy Riot của Nga, là những nhóm đều nổi danh với phong cách để ngực trần.
Jessica Vaughan, người giới thiệu cho buổi trình diễn Tân Tự Nhiên, nói rằng những gì mà chị em Binnies và Johnson thực hiện vào thập niên 1980 đã đi trước thời đại và thật không công bằng khi không được lịch sử đề cập đến.

"Có nhóm Femen và nhóm Pussy Riot, nhưng những nghệ sĩ Tân Tự nhiên hoàn toàn khoả thân, họ chính là những người bứt phá giới hạn," bà nói với BBC Culture.
"Và họ không được đại diện đủ mức trong những năm 1980, có thể vì tại trong những bối cảnh mà họ xuất hiện thì đàn ông luôn đóng vai trò quan trọng hơn. Họ hành động cùng với những nhân vật này nhưng theo cách hoàn toàn đối nghịch. Họ lộn xộn hơn, hỗn loạn hơn những người thường được gọi hài hước là Trường phái Tân Lãng mạn."

Những người theo trường phái Tân Tự nhiên giờ đã phù hợp xu thế hơn, nếu không muốn nói là vẫn hơn, Jessica Vaughan nói.
"Tôi nghĩ giờ đây còn có nhiều áp lực hơn lên phụ nữ, buộc họ phải tuân theo những hình ảnh cơ thể nhất định, trông có vẻ trơn mịn, mượt mà và cạo sạch lông. Những người theo Tân Tự nhiên hoàn toàn đối nghịch."
“Tôi không thể tưởng tượng thấy một phụ nữ khoả thân theo cách khiêu khích đến vậy ở nơi công cộng. Mọi thứ đều bị truyền thông và mạng xã hội thao túng và chỉnh sửa cho hoàn hảo."
"Thật hài hước khi được xem sự nguyên bản và ngẫu hứng khi họ đi ra ngoài kia và chứng kiến những phản ứng mà họ gặp phải giữa đám đông. Đó là sự hồn nhiên và vui vẻ của họ.”
Bản tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.



No comments:

Post a Comment