Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 20 October 2016

VIỆT CỘNG - THƠ

KÝ SINH TRÙNG CỘNG SẢN

 

Friday, June 10, 2016



DÂN VÔ SẢN ĐÓI MEO, ĐẢNG VÔ SẢN GIẦU NỨT MẮT

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

Phạm Trần

Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhét đầy miệng dân những chiếc bánh vẽ “vô sản” để cho cán bộ làm giầu nứt mắt.

Chuyện này không mới nhưng vì đảng tưởng dân chưa biết nên cứ vẽ voi đánh lừa mãi.
Trước hết, hãy nói về những chuyện không thật ghi trong Điều 2 Hiến pháp năm 2013 :

“ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”

Thực tế không phải như vậy vì nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không có pháp quyền. Nó cũng không phải của dân, do dân và vì dân mà là của riêng đảng, do đảng lập ra để cai trị dân và vì đảng mà phục vụ.

Nếu có thượng tôn pháp luật từ trên xuống dưới trong hệ thống đảng và nhà nước thì xã hội Việt Nam đã tốt đẹp gấp vạn lần hơn bây giờ. Tệ nạn tham nhũng chưa biến thành quốc nạn. Các vụ khiếu kiện đông người cũng bớt xẩy ra thường xuyên. Các nhóm lợi ích đang xâu xé ngân sách, rút rỉa các dự án kinh tế cũng khó mà tồn tại trong guồng máy nhà nước như ngày nay. Anh ninh xã hội và an tòan lưu thông cũng bớt gánh lo cho dân.

Nếu đã có pháp quyền thì làm gì có những vụ mua quan bán tước, chạy chức chạy quyền, mua bằng, bán chỗ như Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã than ?

Ông nói:”Cách đây vài chục năm, lãnh đạo ta đã nói là giặc nội xâm, quốc nạn rồi. Khi có quyền mà không kiểm soát dễ sinh ra hư hỏng. Tham nhũng là một bệnh, lãng phí cũng lớn lắm. Có những con số thống kê lãng phí còn lớn hơn cả tham nhũng” .

“Giờ điều quan trọng là làm sao cho cán bộ công chức phải trong sạch. Nghị quyết Trung ương 4 cũng chính là mong muốn chống cho được lợi ích nhóm cục bộ trong cán bộ Đảng viên. Giờ về nhà đi ra ngoài thấy cái gì cũng phải tiền, không tiền là không trôi, rất là khó chịu. Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng nhỏ cũng nhiều như gãi ghẻ, rất khó chịu. Chạy chỗ nào cũng thấy phải có tiền”
(Trích báo Người Lao Động online, 27/09/2013)

Bà Nguyễn Thị Doan, khi còn là Phó Chủ tịch nước cũng đã phải thốt lên sau chuyến đi công tác địa phương về : “Tôi càng đi càng thấy buồn, người ta ăn của dân không từ một thứ gì”.

Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN đã không thành công khi thi hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4/Khóa đảng XI về : “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, (ban hành ngày 16/01/2012).
Công tác phòng, chống tham nhũng không những dậm chân tại chỗ mà còn được báo cáo “vẫn còn nghiêm trọng” tại nhiều cuộc họp của Ban Thanh tra Chính phủ và của Ủy ban Chỉ đạo phòng, chống Tham nhũng do Tổng Bí thư Trọng đứng đầu. Vì vậy đảng tiếp tục hứa trong Nghị quyết của Khoá đảng XII ngày 28/01/2016 là sẽ :”Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.”

Hứa chung chung như thế cũng đã có từ thời Tổng Bí thư đảng khoá VI Nguyễn Văn Linh (năm 1986), trước những 5 Khóa khi ông Trọng lên cầm quyền từ khoá đảng XI năm 2011. Chuyện xây dựng, chỉnh đốn đảng vì vậy, vẫn xưa như trái đất.

Đến đảng khoá XII tháng 01/2016, Nghị quyết của Đại hội XII lại tiếp tục làm những việc còn bỏ dở từ trước là: “ Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.”Tại Hội nghị Trung ương 2, khóa XII, tháng 03/2016, Ban Chấp hành Trung ương lại tiếp tục cam kết :”Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; giữ vững bản chất cách mạng trong sáng của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng…”

Vì vậy, điều được Hiến pháp 2013 khoe “quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” là không căn cứ.
Hai giai cấp công nhân và nông dân, những người đã cả đời hy sinh, nếu may mắn sống sót cũng chỉ còn da bọc xương, không được hưởng gì trong guồng máy nhà nước và trong tầng lớp cai trị của đảng.

Họ là thành phần đã bị thiệt thòi trong chiến tranh và tiếp tục vớí số phận hẩm hiu trong thời bình. Họ đã bị đảng CSVN lợi dụng xương máu trong 30 năm chinh chiến. Đến khi thành công, thống nhất đất nước, họ lại bị đảng đầy sang lề đường để cho tầng lớp lãnh đạo được thênh thang tận hưởng bổng lộc của những hy sinh xướng máu đó đem lại.

Còn đội ngũ trí thức, ngoại trừ thành phần tay sai ăn cơm đảng, số còn lại đã bị đảng coi thường và xếp ngang hàng với tầng lớp bần cố nông vô học. Tệ hại hơn, nhiều người trong số họ đã bị đảng xếp vào thành phần phản động, phản cách mạng, hay kẻ thù của nhân dân để bị ngồi tù hay bị cô lập.

Sụ lạm dụng này đã thể hiện đầy đủ trong phần chính của Điều 4 Hiến pháp 2013 viết rằng:”Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Có ai cho phép đảng làm “đội tiên phong” đâu. Đảng đã tự khoác chiến áo “đại diện” để tự tung tực tác, tự ý áp đặt chủ nghĩa ngọai lai Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản của ông Hồ lên tòan xã hội.

Thế rồi, đảng còn mị dân khi cả gan tự cho mình quyền “đại diện chủ sở hữu” đất đai của Quốc gia, như ghi trong Điều 53, Hiến pháp 2013:” Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Như thế thì có phải nhân dân, tầng lớp vô sản đã bị sử dụng làm con tốt thí để bảo đảm quyền được “ăn hết” cho đảng không ?
Và cũng là nhân dân, lực lượng lao động rường cột đã và đang xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc có được hưởng gì với mồ hôi và nước mắt của mình đã đổ ra ?

QUỐC HỘI CỦA AI ?

Tiêu biểu cho quyền lợi của dân là Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, mới được bầu lại ngày 22/05/2016. Nhưng cả hai cơ quan này đều do đảng kiểm sóat từ chuẩn bị bầu cử đến việc chọn lựa ứng cử viên qua 3 giai đọan : nơi cư ngụ, chỗ làm việc và cuộc họp cuối cùng gọi là “hiệp thương” do Mặt trận Tồ quốc của đảng ở các cấp trực thuộc tổ chức.
Bằng chứng nhân dân đã không hào hứng tham gia bầu cử bằng việc chịu mưa nắng hàng giờ để đón Phái đòan của Tổng thống Mỹ, Barack Obama đến thăm Việt Nam từ ngày 22 đến 25/05/016. Hàng chục nghìn người dân, có cả các cụ gìa,thiếu nữ và trẻ em đã xếp hàng hai bên đường ở Hà Nội và Sài Gòn để chào đón ông Obama thay vì đến phòng phiếu
Dù vậy, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia vẫn khoe sáng 8/6/2016:” Tổng số cử tri cả nước 67.485.480 cử tri, tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu 67.049.200 cử tri, đạt 99, 35%. Nhìn chung tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu rất cao trên 90%.”

Tất nhiên dân phải đi bầu để bảo vệ miếng cơm manh áo và cuốn sổ Hộ khẩu.
Tuy nhiên sự hụt hẫng của bầu cừ cũng được ông Phúc nói với báo chí:”Về cơ cấu kết hợp, dân tộc thiểu số thiếu 4 người so với dự kiến; phụ nữ thiếu 17 người so với dự kiến; ngoài Đảng giảm 4,2 so với khóa XIII (21 đại biểu ngoài Đảng dắc cử) ; trẻ tuổi cao hơn 21 người so với dự kiến; tái cử bằng số dự kiến, nhưng giảm 1,1 so với khóa XIII; tự ứng cử giảm 0,4% so với khóa XIII.” (VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam), 08/06/2016)

Vẫn theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, số ứng viên tự ứng cử lần này là 317 người, nhưng chỉ có có 2 người trúng cử.
Nhiếu người tự ứng cử nổi tiếng đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền đã bị lọai ngay từ vòng đấu tiên.

Bản tin VOV cũng cho biết : “ Có 496 người trúng cử, thiếu 4 đại biểu so với tổng số đại biểu tối đa được bầu, trong đó 95,8% số đại biểu là đảng viên.”
Như vậy thì Quốc hội là của dân hay của đảng ?
Nếu chỉ của đảng như đã chứng minh bấy lâu nay thì nền dân chủ được gọi là “vô sản” của ai, hay chỉ là của riêng đảng đội lốt nhân dân ?

Lập luận trái chiều của báo Quân đội Nhân dân ngày 19/05/2016 là một bằng chứng. Báo này viết:” Nền dân chủ vô sản gắn chặt với cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, cho nên, nó chỉ có thể được thực hiện bằng con đường thiết lập quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản đối với toàn bộ xã hội thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản. Chỉ có giai cấp vô sản và Đảng tiên phong của mình, với cơ sở xã hội rộng lớn là quảng đại quần chúng nhân dân lao động mới có khả năng thiết lập được nền chuyên chính vô sản, vừa bảo đảm dân chủ và lợi ích căn bản của đông đảo quần chúng lao động, vừa triệt tiêu mọi khả năng phục hồi chế độ bóc lột và nô dịch...”Ngặt nỗi, tầng lớp vô sản nhân dân trong chế độ của nhà nước Việt Nam lại không được quyền làm giầu và sống giầu như các đảng viên, nhất là các cấp có chức có quyền.

Người dân Việt Nam sống trong chế độ Cộng sản ở miền Bắc trước 1975 và hiện nay trên cả nước luôn luôn là thành phần bị cai trị bởi những kẻ độc tài đội lốt dân chủ. Người dân tuy có tiếng là chủ nhân của đất nước nhưng mọi thứ quyền đều nằm gọn trong tay đảng cầm quyền. Chủ nhân thật sự đã biến thành đầy tớ cho kẻ đầy tớ nhẩy lên lãnh đạo.
Người dân, chủ nhân của đất nước, muốn có dân chủ phải xin cán bộ đảng, là đầy tớ của mình ban cho nên tình trạng nhiễu nhương này đã đẻ ra nhiều tệ nạn trong hệ thống cầm quyền.

CÁN BỘ HAY QUAN ?

Bằng chứng cán bộ, đảng viên của đảng Cộng sản cầm quyền, bao gồm cả cấp lãnh đạo, đã mất phẩm chất và bị nhân dân xa lánh đã được ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tới trong diễn văn tại Hội nghị bàn về công tác dân vận ngày 27/05/2016.
Ông nói:”Ngoài những khó khăn khách quan, chúng ta cũng phạm phải một số sai lầm, khuyết điểm. Tình trạng quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền khá phổ biến trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý, và cả trong các tổ chức chuyên trách công tác vận động quần chúng. Không ít cơ quan chính quyền không tôn trọng ý kiến của dân, không làm công tác vận động quần chúng, chỉ nặng về biện pháp hành chính, mệnh lệnh. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức có quyền, có những biểu hiện sa sút phẩm chất, sống xa dân, vô trách nhiệm với dân. Nhiều cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành giữ tác phong quan liêu, gia trưởng, độc đoán, thậm chí trù dập, ức hiếp quần chúng. Một số hiện tượng tham nhũng, đặc quyền đặc lợi trong Đảng và trong các cơ quan nhà nước không được đấu tranh kiên quyết và xử lý nghiêm minh. Do đó đã làm tổn thương thanh danh, uy tín của Đảng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng.” (trích trang báo điện tử Danvan.vn)

Những khuyết tật của cán bộ được ông Trọng nêu lên không mới. Tình trạng cán bộ xa dân, coi dân như những con mòng để rút tỉa, là thành phần phải phục vụ nhu cầu của cán bộ đã có từ lâu rồi. Khuyết tật kinh niên này đã được đảng nói tới từ khoá đảng VI thời ông Nguyễn Văn Linh qua đến thời Tổng Bí thư khoá 7 Đỗ Mười rồi qua khoá VIII thời Lê Khả Phiêu, tiếp tục chuyển qua thời ông Nông Đức Mạnh trong hai khoá IX và X. Cho đến bây giờ, chúng lại bò qua tay ông Trọng từ khoá đảng XI.

Có khác chăng là càng ngày càng tinh vi, phức tạp và tráo trợn hơn nên ông Trọng phải nói thẳng:”Trong khi ở nhiều nơi, đời sống nhân dân còn khó khăn, nhiều yêu cầu thiết yếu của quần chúng chưa được bảo đảm, thì có những cán bộ, đảng viên chỉ lo thu vén cá nhân, xoay xở làm giàu, ăn uống chè chén bê tha; thậm chí có người vô trách nhiệm với dân, vô cảm trước những khó khăn, đau khổ của quần chúng. Một số người còn lợi dụng chức quyền để đục khoét, vơ vét của cải của Nhà nước, của tập thể, trở thành những con sâu mọt tệ hại của xã hội. Có lẽ đây là điều mất mát lớn nhất trong tình cảm của nhân dân, là điều người dân cảm thấy xót xa, buồn phiền nhất.
Trong điều kiện ngày nay, nếu không chăm lo một cách cụ thể, thiết thực đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thì dù có nói bao nhiêu về quan điểm quần chúng, về quyền làm chủ của nhân dân cũng đều là vô nghĩa và không có sức thuyết phục.”Ông Trọng đã dám nói ra những sự thật ít khi được công khai dưới thời các Tổng Bí thư tiền nhiệm, nhưng tại sao việc kê khai tài sản của cán bộ, nhất là cấp lãnh đạo lại không tìm ra của cải do tham nhũng mà có ?






Nhân dân đã thường xuyên bàn tán về các trường hợp cán bộ cấp trung mà có tiền tỷ tậu nhà lầu, mua xe hơi và gửi con ra nước ngọai du học. Lại có cả những trường hợp đảng biết phải “làm gì ngoài luồng”, một cán bộ trưởng phòng mới giầu có nứt mắt như thế nhưng vẫn không thể tìm ra manh mối ?





Điều này, chính ông Trọng cũng biết khi ông bảo:”Có người còn ăn chặn của dân, vòi vĩnh đòi quà cáp, biếu xén. Một số người có chức có quyền giữ tác phong quan cách, gia trưởng, phụ trách địa phương nào, đơn vị nào, thì như một "ông vua con" ở đấy. Thậm chí có những cá nhân và tập thể trù dập, ức hiếp quần chúng. Những hành động đó tuy không phải là phổ biến nhưng rất nghiêm trọng, nó làm tổn thương tình cảm và niềm tin của dân đối với Đảng. Chúng ta không thể xem thường những biểu hiện này.”

Nhưng “chúng ta” là ai ? Tất nhiên là có cả ông Tổng Bí thư. Tại sao ông chưa chỉ thị điều tra cho ra trắng đen ?





Ông Trọng còn tiếp tục vạch áo cho dân xem lưng:” Nhiều năm qua, những hiện tượng cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất, thoái hóa có chiều hướng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng. Không ít đảng viên vào Đảng không phải để phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng, cho hạnh phúc của nhân dân, mà là để mưu cầu danh lợi. Một số người chẳng những không gương mẫu mà còn nêu gương xấu trước quần chúng. Một số người vô tổ chức, vô kỷ luật, kéo bè kéo cánh, nịnh bợ cấp trên, chèn ép quần chúng và cấp dưới, cơ hội, thực dụng, gây mất đoàn kết nội bộ.

Nhiều người có quan hệ trực tiếp với vật chất, tiền tài, đã lợi dụng chức quyền và điều kiện công tác để tham ô, trục lợi, ăn cắp của công, ăn hối lộ, thông đồng với kẻ xấu để làm giàu bất chính. Điều nghiêm trọng là có không ít cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ cao cấp, bị những ham muốn vật chất cám dỗ, cũng chạy theo tiền tài, địa vị, sống ích kỷ, buông thả, tự do chủ nghĩa, không còn tư cách đảng viên.”





Như vậy thì đảng đã rách chưa ? Tại sao một đảng cầm quyền của công nhân và nhân dân lao động vô sản mà có nhiều kẻ xấu nhưng giầu có đến thế ?





Ai trong dân mà không chảy nước mắt khi nhìn thấy những túp lều xiêu vẹo thiếu mái che mưa nắng ở một đất nước đã có những xa lộ cao tốc và dinh thự sang trọng chọc trời ?





Và đã có mấy lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN biết được những trẻ em và người gìa vô sản đã tìm được của cải gì đáng giá cho một bát cơm giữa bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) ?





Hay đã có mấy cán bộ lãnh đạo đã phải sống với ô nhiễm do các bãi rác lộ thiên gây ra cho người dân Hà Nội (hai xã Phùng Xá và Hữu Bằng (huyện Thạch Thất ), hay tại nhiều nơi ở Thành phố Hồ Chí Minh ?Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những kẻ còn to mồm ca tụng chiếc bánh vẽ vô sản hãy đi thăm dân ở những vùng sâu, vùng cao và vùng hải đảo xem đảng CSVN có còn xứng đáng là đội ngũ tiên phong nữa không ? -/-
Phạm Trần
(06/016)

http://huynhngocchenh.blogspot.ca/2016/06/dan-vo-san-oi-meo-ang-vo-san-giau-nut.html


11 triệu người ăn lương: Ngân sách nào kham nổi?

Không phải bây giờ, gánh nặng ngân sách chi cho bộ máy hành chính ở Việt Nam mới được nhắc đến. Các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo: Không một ngân sách nào có thể kham được một bộ máy hành chính lớn như Việt Nam.



Chi thường xuyên tăng chóng mặtTrả lời phỏng vấn mới đây, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thẳng thắn chỉ ra gánh nặng khổng lồ mà ngân sách phải cáng đáng để chi lương cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
Bà Lan nói: “Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN), con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước.

Ngân sách, chi thường xuyên, bộ máy hành chính, nợ công, công chức viên chức, bà Phạm Chi Lan, VEPR

Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương từ ngân sách thì con số này lên tới 11 triệu người.

Hồi cuối năm 2015, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cũng đã hoàn thành một nghiên cứu tập trung vào vấn đề chi phí kinh tế cho các tổ chức quần chúng công ở Việt Nam.
“Tổ chức quần chúng công” VEPR đề cập bao gồm Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và 5 tổ chức chính trị - xã hội là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, và Hội Cựu chiến binh, cùng 28 hội đặc thù khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí cho hệ thống các tổ chức này hàng năm dao động từ 45,6 nghìn tỷ đồng đến 68,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó chi ngân sách nhà nước ước vào khoảng 14 nghìn tỷ đồng.
Ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên của VEPR cho biết, ở một địa phương, chi thường xuyên của các tổ chức quần chúng công lên đến 90% tổng chi, chỉ 10% là chi cho các hoạt động thực tế. 
Chia sẻ về điều này, ông Vũ Thành Tự Anh - Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright đã chỉ ra một trong những lý do khiến ngân sách “hụt hơi” là do chi thường xuyên tăng với tốc độ chóng mặt, trung bình lên tới 19,6% trong giai đoạn 2003-2015. Tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách (không kể chi trả lãi nợ vay) đã tăng từ 57,4% vào năm 2003 lên đến 80% theo ước tính lần đầu của ngân sách 2015
“Tất cả đều cho thấy chi thường xuyên đang tăng rất nhanh trong 5 năm trở lại đây. Đó là lý do chính khiến cho ngân sách hụt hơi và làm cho tình thế “tiến thoái lưỡng nan” của Chính phủ ngày càng trở nên trầm trọng”, ông Vũ Thành Tự Anh nhận định.
Phải giảm chi quyết liệt
Nhiều năm nghiên cứu về ngân sách, nợ công, PGS.TS Phạm Thế Anh - Đại học Kinh tế quốc dân nhấn mạnh, cần phải nhận thức rõ ràng thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây là do chúng ta chi tiêu quá nhiều chứ không phải do hụt thu.
Đặc biệt, trong vài năm gần đây, chi thường xuyên mỗi năm đã gấp khoảng 4 lần chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Điều này cho thấy các nỗ lực cắt giảm chi tiêu công chủ yếu nhằm vào cắt giảm chi đầu tư phát triển, còn chi thường xuyên – nhân tố được coi là có ít đóng góp hơn cho tăng trưởng kinh tế dài hạn – lại chưa được chú trọng. 
Ngân sách, chi thường xuyên, bộ máy hành chính, nợ công, công chức viên chức, bà Phạm Chi Lan, VEPR

Thực tế, ngân sách quốc gia đang rơi vào tình cảnh khó khăn . Đến nỗi Bộ trưởng Bộ Tài chính từng phải thốt lên: “Mấy năm nay, điều hành ngân sách như kiểu đi trên dây. Năm 2016 tiếp tục đi trên dây. Cứ tình hình này kéo sang năm 2017, dây mà đứt thì chúng ta chết”.
Tuy nhiên, các biện pháp Chính phủ đang thực hiện mới chỉ tập trung tìm kiếm các nguồn thu tạm thời và chưa tập trung nhiều vào các khoản chi tiêu lãng phí ở địa phương. 
PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng, khi chi tiêu công chưa được cắt giảm một cách bền vững thì dù có tăng được nguồn thu trong nước thế nào, bán được bao nhiêu DNNN, và phát hành thành công trái phiếu quốc tế ra sao cũng chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề.
“Không sớm thì muộn, ngân sách nhà nước sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng thâm thủng như trước. Do vậy, chỉ có cải cách tài khóa, đặc biệt là chi tiêu công, mới mong duy trì được an toàn nợ công trong tương lai”, chuyên gia này đánh giá.
Ông Vũ Thành Tự Anh cũng chung quan điểm phải nhanh chóng thiết lập được kỷ luật ngân sách và cải thiện hiệu quả chi tiêu. “Nếu không chấm dứt tình trạng này, khó khăn của nền tài khóa quốc gia là điều không thể tránh khỏi”, chuyên gia Fulbright cảnh báo.
Thế nhưng, cắt giảm chi tiêu công, bất kể là chi đầu tư hay thường xuyên là việc làm rất khó khăn bởi thường gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ các nhóm liên quan. Song, đây là một việc không thể né tránh nếu muốn duy trì an toàn tài khóa trong tương lai.
Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, không một ngân sách nào có thể kham được một bộ máy hành chính lớn như Việt Nam. 
Thực tế, đã có địa phương như Quảng Ninh đi tiên phong trong việc cắt giảm chi thường xuyên. Cụ thể, Quảng Ninh đã sớm tiến hành nhất thể hoá chức danh bí thư đồng thời là chủ tịch HĐND hoặc UBND cấp xã. Quảng Ninh còn mở rộng nhất thể hoá các chức danh Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND đối với huyện Cô Tô và Tiên Yên; Bí thư đồng thời là Chủ tịch HĐND cấp huyện ở 9 địa phương. Ngoài ra, Quảng Ninh còn kiến nghị Bộ Chính trị cho Quảng Ninh hợp nhất Ban Tổ chức với Sở Nội vụ, Ủy ban Kiểm tra với Thanh tra, Ban Tuyên giáo với Sở TT&TT, Văn phòng cấp ủy với Văn phòng HĐND-UBND. Nhờ đó, năm 2015, Quảng Ninh đã tiết kiệm 268 tỷ đồng/năm từ lương và phụ cấp không phải chi nữa, ngoài ra còn tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng từ cơ sở vật chất.
 http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/309704/11-trieu-nguoi-an-luong-ngan-sach-nao-kham-noi.html
Cỡ chữ
6/17/2016 6:00:00 AM

11 triệu người cào cấu ngân sách nhà nước VC.

Việt Nam dân số 90 triệu nhưng có đến 11 triệu người hưởng lương và mang tính chất lương do ngân sách nhà nước đài thọ. Con số này bao gồm cán bộ, công chức

Nam Nguyên, phóng viên RFA

cong-chuc-622.jpg
Đợt thi tuyển công chức trực tuyến do Bộ Nội Vụ tổ chức trước đây. (ảnh minh họa)
File photo
Việt Nam dân số 90 triệu nhưng có đến 11 triệu người hưởng lương và mang tính chất lương do ngân sách nhà nước đài thọ. Con số này bao gồm cán bộ, công chức, người ăn lương hưu, hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước, kể cả các hội đoàn nhà nước. Câu hỏi đặt ra là nhà nước Việt Nam xoay xở thế nào, để nuôi bộ máy Đảng và Nhà nước quá cồng kềnh như vậy, trong khi nợ công ở mức báo động, bội chi ngân sách lớn.

Cần tinh giảm bộ máy hành chánh

Nam Nguyên phỏng vấn Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về vấn đề liên quan. Từ Sài Gòn, trước hết Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định:
LS Trần Quốc Thuận: Giải pháp thì đã có nhiều người nói và có thể đã thành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước từ nhiều năm về trước rồi. Đó là phải tinh giảm bộ máy hành chánh. Ông Nguyễn Xuân Phúc lúc là Phó Thủ tướng đã từng nói rằng, trong bộ máy Nhà nước chỉ có 1/3 làm việc, còn 2/3 không làm được việc. Bây giờ ở cương vị Thủ tướng ông ấy nên hành xử chuyện đó.


Nhưng mà vấn đề quan trọng hơn, người ta cũng nói các hội, đoàn thể, nên trả về vị trí chính thức của họ. Bà Phạm Chi Lan cũng có nói, những đoàn thể đó nên sống bằng kinh phí do hội viên đóng góp, chứ không đem kinh phí nhà nước ra nuôi bộ máy đó. Rồi xây trụ sở, rồi trang bị như một cơ quan hành chánh, thì ngân sách nào mà chịu nổi. Câu chuyện đó rất rõ và người ta cũng nói rất nhiều lần về chuyện đó.
Ông Nguyễn Xuân Phúc lúc là Phó Thủ tướng đã từng nói rằng, trong bộ máy Nhà nước chỉ có 1/3 làm việc, còn 2/3 không làm được việc. Bây giờ ở cương vị Thủ tướng ông ấy nên hành xử chuyện đó.
-LS Trần Quốc Thuận
Trong thời kỳ tôi làm việc, mười mấy năm về trước người ta cũng đặt vấn đề đó ra rồi. Cũng từng lớn chuyện là cần phải có một cuộc cải cách lớn về thể chế, cơ chế, trong đó người ta muốn nói là cần có cải cách mạnh về thể chế chính trị nữa. Bây giờ vấn đề đó cũng nên đặt ra và Bộ trưởng Lê Doãn Hợp mới vừa trả lời trên báo VietTimes trong nước, ông cũng nói phải cải cách mạnh. Nếu không với một bộ máy như thế này, cồng kềnh và không hiệu quả, thậm chí tham nhũng không trị được, thì uy tín cầm quyền của Đảng và Nhà nước này đã đến hồi lung lay dữ rồi.

Nam Nguyên: Ý kiến nêu ra trên báo chí có nói tới vấn đề bỏ hẳn biên chế suốt đời, đưa vào Luật Công chức thay thế biên chế suốt đời bằng hợp đồng lao động. Điều này có khả thi tại Việt Nam hay không, trên thực tế nhiều nước trên thế giới vẫn tồn tại công chức có lương hưu suốt đời?
LS Trần Quốc Thuận: Ý kiến đó trước đây cũng có nhiều người nói, cá nhân tôi cũng đặt vấn đề như thế, tức là nên có biên chế hợp đồng lao đồng có thời hạn và có thể kéo dài hợp đồng lao động đó bằng nhiều hình thức, từ 6 tháng dài nhất là 5 năm. Bây giờ trong thời gian quá độ như thế này, người ta nói người đi kháng chiến mới tham gia bộ máy nhà nước, còn khó khăn do học tập ít … bây giờ đã 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc, không nên có một biên chế suốt đời… cũng có một số nước duy trì. Nhưng tôi được biết ở Úc, New Zealand họ đâu có biên chế suốt đời đâu. Như vậy tôi cho đó là một giải pháp rất tích cực và trong quyết tâm tinh giảm biên chế cũng cần có hình thức như thế. Chứ còn cứ để như thế thì không bao giờ giải quyết được… Bộ máy ngày càng phình to ra, bắt người dân nuôi thì rõ ràng rất là nguy hiểm cho chế độ.

Phải sửa luật?

Nam Nguyên: Thưa Luật sư, giải pháp thay bằng hợp đồng lao động có thời hạn, có thể giúp xóa tình trạng người ta chạy vào công chức với rất nhiều chuyện linh tinh như báo chí đã nói trong thời gian vừa qua?

ong_tran_quoc_thuan_250.jpg

LS Trần Quốc Thuận, nguyên phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng QH. File photo.

LS Trần Quốc Thuận: Ý kiến đó rất đúng, thực tế người ta chạy vào công chức để kiếm một biên chế suốt đời để sau này người ta sống… Nhưng sự thực nhiều người chạy vào bộ máy nhà nước, họ không sống bằng lương đâu mà bằng những thứ khác… một đại họa. Cho nên phải quyết liệt giảm biên chế có hiệu quả rất mạnh, phải có hợp đồng lao động có thời hạn… nếu giảm được 1/3 thậm chí một nửa biên chế hiện nay thì sau đó có thể tăng lương… Bây giờ cũng có ý kiến tăng lương, nhưng tăng lương trong bộ máy cồng kềnh thế này rất là nguy hiểm. Ngân sách nhà nước dùng trả lương và trả nợ hết 70% rồi, còn tiền đâu để mà đầu tư trở lại… Cách trả lương bộ máy nhà nước này, mặc dầu ở địa phương, dưới phường, xã, ấp, khối dân phố người ta nói không trả lương, nhưng cũng có tiền bồi dưỡng mỗi tháng vài triệu. Rõ ràng cải cách không phải chỉ số ở trong biên chế mà con số có thể lên tới 11 triệu, là số có trong danh sách, còn cách trả lương ở bên ngoài cũng là một số rất là lớn nữa. Điều hành một bộ máy nhà nước như thế thì cần có cải cách mạnh.


Nam Nguyên: Thưa cần có luật pháp về các tổ chức xã hội dân sự, các hội đoàn nhà nước sẽ làm vai trò cũa tổ chức xã hội dân sự tự nguyện và phải tự lo kinh phí hoạt động bằng hội phí, hay gây quĩ bằng hình thức nào đó. Dự Luật về hội trong đó không điều chỉnh đối với một số hội đoàn nhà nước, Luật chưa ra đời nhưng đã có hướng duy trì bao cấp với hội đoàn nhà nước Luật sư nhận định gì?.

LS Trần Quốc Thuận: Hiện nay luật lệ hiện hành có 6 tổ chức gọi là chính trị xã hội gồm có Mặt trận Tổ Quốc, Thanh niên, Công đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân… kể cả Hội người cao tuổi nữa. Chưa nói tới chuyện 6 tổ chức chính trị xã hội nhà nước đưa vào danh sách cấp kinh phí, ngoài ra còn hơn hai mươi tổ chức khác cũng còn được hỗ trợ kinh phí nữa. Rõ ràng việc làm đó là rất không bình thường, trong khi Việt Nam kinh phí còn đang rất ngặt nghèo, rất khó khăn.

Dĩ nhiên phải dẫn đến sửa luật, còn nếu ở Việt Nam này Đảng mà quyết liệt thì đôi khi Đảng ra một Nghị quyết, thậm trong khi chưa có luật thì Quốc hội ra một Nghị quyết cắt giảm bộ máy, đi từng bước thích hợp, như giảm bộ máy, giảm kinh phí cấp cho bộ máy đó xuống, giảm trang bị. Chứ còn bây giờ cấp trụ sở các hội đoàn thể cũng là cơ ngơi như cơ quan nhà nước, trụ sở hoành tráng, ô tô, phòng làm việc máy điều hòa, lương bổng thang bảng lương như là cán bộ công chức, tương đương như nhau cả. Rõ ràng vấn đề trở thành đại sự, muốn làm thì phải có bước đi thích hợp và phải quyết tâm làm. Đó là câu chuyện cần phải đặt ra, chứ dĩ nhiên là nó vướng luật.
Nam Nguyên: Cảm ơn Luật sư Trần Quốc Thuận đã trả lời phỏng vấn. 
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/11-million-vietnamese-enjoy-national-budget-06162016120627.html 

 

Nguyễn Thiện Nhân: tiền cho MTTQ ít mà!!!

CTV Danlambao - Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc - cánh tay nối dài của đảng cộng sản, vừa tuyên bố số tiền bao cấp dành cho MTTQ cộng với đoàn TNCS HCM, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân và Công đoàn là nhỏ...
Trước tình hình dư luận phản ảnh về sự phung phí tiền thuế của người dân vào những tổ chức hoạt đầu của đảng, ông Nhân đã tuyên bố tại hội nghị đoàn chủ tịch Mặt trận vào ngày 27.06.2016 rằng ông "đã đọc được các thông tin trên báo chí nêu MTTQ và 5 tổ chức đoàn thể xã hội khác tiêu tốn ngân sách nhà nước... Những bài báo này nêu rằng, ngân sách nhà nước phải chi cho 6 tổ chức đoàn thể là 1.503 tỉ. Con số này nhiều hay ít, hiệu quả hay không cần phải bàn thêm..." (1)
Cần phải bàn thêm ngay về con số.
Theo ông thì ngân sách nhà nước dành cho 6 tổ chức là 1.503 tỉ. Tuy nhiên, theo Báo cáo ước lượng chi phí kinh tế cho các tổ chức quần chúng của nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thì tổng ngân sách mỗi năm dành cho các đoàn thể này lên đến 14.000 tỉ đồng, chiếm khoản 1,7% GDP (2).
Sự khác biệt con số lên đến gần 10 lần. Ai đúng ai sai hở ông chủ tịch Mặt trận kiêm ủy viên Bộ Chính trị của đảng?
Dù  với con số nào thì Nguyễn Thiện Nhân cũng đã cho ngân sách nuôi những con bạch tuột của đảng "nhỏ xuống" bằng cách so sánh ngân sách 1.503 tỉ, chỉ chiếm khoảng 0,12% so với tổng ngân sách nhà nước là 1.273,2 ngàn tỉ.
Con số "nhỏ" của Nguyễn Thiện Nhân thực chất chiếm đến 1,7% GDP, cao hơn ngân sách dành cho Bộ Nông nghiệp, gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và gấp 5 lần số tiền dự chi cho lãnh vực Khoa học Công nghệ. (3)
Trong dịp này, Nguyễn Thiện Nhân gián tiếp răn đe giới truyền thông đã đăng tải thông tin về chuyện xài tiền vô tội vạ của các tổ chức lề đảng, bằng cách nêu thí dụ nước Anh rút ra khỏi EU đã dẫn đến những tôn thất tài chánh vì người dân không nắm rõ thông tin:
"Cách đây 3 ngày nước Anh công bố kết quả bỏ phiếu trưng cầu đi hay ở lại EU với việc đa số người dân Anh chọn ra đi. Thế nhưng chỉ sau 24 giờ, 2 triệu người dân Anh đăng ký vào website Quốc hội Anh đề nghị được bỏ phiếu lại vì người dân đã không có đủ thông tin về sự việc trước lúc bỏ phiếu.

“Chỉ trong 8 tiếng sau khi Anh bỏ phiếu ra khỏi EU, nước Anh mất 350 tỉ USD trên sàn chứng khoán, lớn hơn toàn bộ số tiền nước Anh đóng góp cho EU trong 15 năm qua. Tôi nói để nhấn mạnh vai trò của việc thông tin đến người dân về tình hình đất nước là rất quan trọng”.
Hù doạ làm gì khi vấn đề cốt lõi vẫn là: Mặt trận phục vụ cho ai? Ngân sách 1.503 tỉ hay 14.000 tỉ? Hiệu quả của việc sử dụng ngân sách ra sao?
Câu trả lời của Nguyễn Thiện Nhân là: "MTTQ có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền cho nhân dân nắm, hiểu đúng tình tình đất nước, đường lối của Đảng để từ đó họ có chính kiến nên làm gì với bản thân và chế độ này".
Với mục tiêu đó của ĐẢNG thì đương nhiên bao nhiêu tiền của DÂN đảng vẫn cứ thoải mái xài.
28.06.2016

VƯỜN THƠ

 



Anh Lính Cộng Hòa Ơi 
Thuở đó tâm hồn em trắng trong
Như ánh trăng thanh trải ruộng đồng
Như lúa mạ non vờn nắng sớm
Lấp lánh sương mai rực ánh hồng
Én liệng lưng trời xanh, rất xanh
Xuân, hè hoa nắng nở long lanh
Chiếc lá vàng bay, mưa phai phái
Gió thoảng hương thu thoáng qua mành
Rồi ngày Quân Lực đến mỗi năm
Những chàng trai trẻ chốn xa xăm
Bôn ba khắp nẻo đường đất nước
Mừng đón anh về, hội hoa đăng
Thành phố tưng bừng, nhạc trống vang
Lơ lửng Dù hoa gió mây ngàn
Hoa Rừng, hoa Biển, hoa Đồng Nội…
Sắc áo màu cờ quyện giang san
Bến Hải, Cà Mau, Huế, Bình Long…
Anh trai hào kiệt giống Lạc Hồng
Bụi chiến trường xa vương áo lính
Cô bé năm xưa xao xuyến lòng
Từ dạo chúng mình quen biết nhau
Anh chưa thệ ước dưới trăng sao
Chẳng đón đưa em chiều tan học
Chinh nhân ơi! Da ngựa, chiến hào
Làm sao em hờn trách được anh?
Người đi làm rạng rỡ sử xanh
Hiểm trở, giải dầu nơi chiến tuyến
Chỉ mong đất nước sớm an lành
Ba mươi tháng Tư, giặc tràn vào!
Đày anh rừng thẳm, biển, núi cao…
Bao năm vật vã trong tù ngục
Thể xác héo mòn! Dạ chẳng nao
Cờ vàng trong nắng phấp phới bay
Chiến sĩ tấm lòng khó chuyển lay
Dù nay sức yếu, thân chùm gởi
Quyết tâm tôi luyện những người trai
Bản Giốc, Hoàng Sa, đến Trường Sa
Việt Cộng dâng hiến cho Trung Hoa
Tội đồ thiên cổ! Ai bán nước?


Xao xác hồn em! Mắt lệ nhòa
Năm Châu đoàn kết… các thanh niên
Trai Việt Nam ơi, khắp mọi miền
Tị nạn Cộng thù, hay du học…
Cùng đưa đất nước khỏi xích xiềng
Hải ngoại mọi người xiết chặt tay
Trẻ già chung sức dựng tương lai
Cộng Sản tan tành trên cố quốc
Hãy vững lòng tinh, có một ngày…
Đường phố hôm nay rộn nói cười
Mừng Ngày Quân Lực, nắng hồng tươi
Anh lính Cộng Hòa muôn năm đó
Sống mãi trong tim của mọi người
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
Email: dtdbuon@hotmail.com
ĐT: (530) 822 5622

 Nhớ Mùa Quân Lực 19 Tháng 6
 
Em dắt con thăm chồng nơi đất Bắc
Ngày giặc vào cháu chưa được lên hai
Vì sa cơ, cha lâm cảnh tù đày…
Giặc chụp mũ tội: “Ngụy Quân bán nước...”

Trại cải tạo giam những người trí thức
Của miền Nam, mài miệt ghế nhà trường
Ra ngành nghề... làm lính trấn biên cương
Khắp các ái địa đầu vùng tuyến lửa...

Chàng yên tâm có em lo nhà cửa
Bốn Quân khu, Bến Hải đến Cà Mau...
Chặn thù, tiếp Miên, chiến đấu Hà Lào…
Cùng đồng đội xông pha lòng đất địch

Lính Cộng Hòa hào hùng xây chiến tích
Chống xâm lăng càn quét lũ bạo tàn
Bọn Cộng nô phải vỡ mật, teo gan
Hải, Lục, không quân, Thiên thần Mũ Đỏ…

Bao thống khổ nước nhà sau bỏ ngỏ!
Tháng Tư Đen! Bức tử phải tan hàng
Những chàng trai đi gìn giữ giang san
Bị giặc bắt ải đày nơi hiểm nghiệt!

Bao nhiêu năm đau lòng dân tộc Việt
Bấy nhiêu năm đất nước phủ màu tang
Giặc cắt chia lãnh thổ hiến ngoại bang
Dẫn Tàu Cộng! Làm tan hoang đất nước

Em dắt con thăm nuôi chồng xuôi ngược
Nam Hà, Hàm Tân, Tiên Lãnh, Vườn Đào...
Chồng em tù ngục lận đận lao đao…
Ngày trở lại, cháu đã tròn đôi chín!

Đó là tuổi mộng mơ yêu màu tím
Thuở ngày xưa, em sung sướng đến trường
Nay con em vì đất nước tan thương!
Cha cải tạo, đói ăn, không lành áo...

Mọi thủ đoạn giặc dối lừa chao đảo
Đảng độc tài nghiền nát tuổi xuân xanh
Nhồi sọ, nhiễu nhương... bóp vỡ mộng lành
Lớp trẻ Việt... tương lai như bọt biển!

Chồng của em tròn đời là lính chiến
Chàng vững lòng dù thời cuộc đổi thay
Vẫn kiên tâm chờ đợi có một ngày
Dân tộc Việt đứng lên giành Chánh nghĩa

Giờ đã điểm! Mọi người đà thấm thía...
Biết khổ đau dưới ách kẻ vô nhân…
Hiểu thế nào lòng dạ bọn vô thần…
Khi nước nhà đấm chìm trong tay giặc!

Mười Chín Tháng Sáu! Là ngày Quân Lực!
Nhớ ngày xưa! Lòng xao xác bâng khuâng!
Xót quê hương! Tàu Cộng chiếm đoạt dần...
Ghét kẻ nối giáo, hận phường bán nước…

Người lính Cộng Hòa bôn ba xuôi ngược
Thân héo mòn như chiếc lá chiều thu
Vẫn kiên tâm bền chí diệt Cộng thù
Tôi luyện lớp trẻ… chờ ngày phục quốc
DƯ THỊ DIỄM BUỒNĐT: (530) 822 5622
Email:dtdbuon@hotmail.com
 



BÀI CA TRĂM TUỔI

Hãy hát cùng tôi bài ca trăm tuổi
Tuổi của đất trời, tuổi cha mẹ cho
Tuổi tình yêu em hùn phân nửa
Còn phân nửa tôi chỉ biết hát hò
Hãy hát cùng tôi bài ca trăm tuổi
Từ khi sinh ra cho đến lìa đời
Từ khi biết bò đến khi về cát bụi
Ba chìm bảy nổi bể khổ khóc cười
Hãy hát với nhau dù khi cùng cực
Để biết đất chết vẫn cố vươn mầm
Tình tự giá băng hay cơn nóng bức
Cũng hát một lần trong cuộc trăm năm
Hãy hát với nhau như thời son trẻ
Hát như dế kêu hay tiếng loa kèn
Hát đến khi nào nhìn trăng và cỏ
Ta vẫn hát thầm từng đêm từng đêm
Hãy hát với nhau bài ca trăm tuổi
Mộng mị đã qua lãng mạn về chiều
Ba vạn sáu ngàn ta còn mấy buổi
Giận hờn chi hỡi người tôi yêu!
Hãy hát với nhau hát trong nước mắt
Hát trong phận hèn một nhược tiểu buồn
Hát như tiền nhân mỗi lần chiến thắng
Và bây giờ, ta hát để đau thương!
NGHIÊU MINH

Tiếng Gầm của Biển Đen
Chu Tất Tiến.

Trong môt phút đất trời thịnh nộ
Cuồng phong mù, ngàn gió lao xao
Ta muốn gầm lên át tiếng sóng gào
Cho phẫn nộ nổ tung ngàn vạn mảnh
Cho thế giới từ muôn phương khí lạnh
Bỗng trở thành nóng rực Plasma
Cho cực Nam từng tảng băng hà
Chẩy lũ lượt xuống biển ta đang chết!
Ta dẫy dụa với thời gian biền biệt
Vì dân ta, bỗng chốc ngất ngư đời
Máu trong ta, từng xanh thẳm trùng khơi
Bỗng tối đậm một mầu đen tang tóc
Ta nghe tiếng dân ta òa khóc
Từ trẻ già, thiếu nữ, thanh xuân
Từ trung niên hay mầu tóc phân vân
Đang chết lịm khi nhìn ra vụng biển
Cá tôm nằm phơi mình hiển hiện
Cùng cánh chim báo bão xác xơ
Ôi! Trời cao bỡ ngỡ đến không ngờ!
Formosa mang Tử Thần đến ngụ!
Nhớ trước đây, Tháng Tư Đen năm cũ
Ta đã từng chẩy máu khóc dân ta
Bế trong tay trăm ngàn mạng trẻ, già
Đã rũ rượi khi tìm đường vượt chết
Những thiếu nữ thơ ngây trinh tiết
Áo xổ tung, thân ngà ngọc nát tan
Những mẹ già, cả đời đã lầm than
Giờ tơi tả, xác bị muôn cá rỉa
Người cha hiền, coi thân mình vô nghĩa
Hứng lưỡi đao, cho con trẻ bình an
Người chồng yêu, nhận cái chết tan hoang
Mong vợ trẻ lành thân, không nhục nhã
Ôi! Trời cao! Sao đang tâm hả dạ
Nhìn con người ruột vỡ, hồn tan
Sử Nam ơi! Sao đành đoạn sang trang?
Để đất Việt ngậm ngùi chôn với biển!
Biển Đen! Biển Đen! Ta nhục nhằn hiện diện!
Nhìn Quỷ Vương, một lũ Vô Cảm kia!
Bán giang sơn cho Tầu Đỏ chia lìa
Dân Việt với giang sơn và Tổ Quốc!
Biển của ta mà Tầu kia bỏ thuốc!
Đất của ta mà chẳng được bước vào!
Ôi! Thương đau! Biển đã thấm máu đào!
Ta muốn thét lên ngàn lời phẫn nộ:
Hỡi con cháu Lạc Hồng, từng hiển dương lồ lộ
Bên biển Đông, từng hùng cứ một phương
Hãy mau mau cùng bè bạn xuống đường
Đòi Độc Lập, Tự Do cho Dân Tộc!
Hãy tiến về Thăng Long Thành thần tốc!
Đuổi bọn Vô Cảm kia về với quỷ Bắc Phương!
Giành lại giang sơn yêu quý vô nhường
Vẽ lịch sử bằng ngàn trang máu đỏ!
Hỡi Việt Nam! Việt Nam! Ta đang chờ người đó!
Chu Tất Tiến, 1 tháng 5 năm 2016.
TRUY ĐIỆU 30-4

30-4
Một phút tưởng nhớ
Đến Tổ Tiên đã dầy công khai mở
Dải giang sơn chữ S hùng anh
Bốn ngàn năm, muôn tử sĩ liều thân
Cho một nước Việt Nam toàn thịnh
Những Dũng Tướng Anh Hùng, Sĩ Quan, binh lính
Chiến Sĩ Cộng Hòa và tất cả dân quân
Viên chức xã ấp, dân vệ, nghĩa quân
Đã chiến đấu dưới lá cờ Tổ Quốc
Và dũng cảm hy sinh vì đất nước
Cho Việt Nam rực rỡ đến muôn đời
Nhưng than ôi! Trời không chiều lòng người
Nên sinh mạng đã vùi sâu chiến địa.
30-4..


Xin một phút nhớ những người trung nghĩa
Thà bỏ thây nơi biển cả, rừng xanh
Quyết không chịu một cuộc sống mong manh
Dưới vùi dập của môt bầy quỷ đỏ
Nên chấp nhận rời quê hương ta đó
Mà băng mình vào những chỗ nguy nan
Để bây giờ thịt nát, xương tan
Hồn đau đáu không ngậm cười chín suối
30-4
Lời người xưa: Nước có nguồn, cây có cội
Ngày hôm nay, xin một nén hương lòng
Khấn Tổ Tiên, xin được tạ đôi dòng
Mong chứng giám cho đàn chim xa tổ
Cho chúng tôi được anh linh phù hộ
Môt ngày về thăm quê mẹ hân hoan
Nhìn giang sơn rực rỡ ánh cờ vàng
Xin chứng giám! Xin về đây chứng giám..
Chu Tất Tiến kính bút.



Bài thơ Chuyến Đi Dài Tác giả Trần Huiền Ân viết năm 1960 được đăng trên Tuần báo Tuổi Xanh,

năm 1961 đăng trên Việt Ngữ Tân Thư do Nhà Xuất bản Sống Mới phát hành.
CHUYẾN ĐI DÀI

Thời thiếu niên vốn giàu mơ lắm ước
Ta đã nuôi trong trí chuyến đi dài
Biết bao giờ cho thỏa được lòng trai
Chân bé quá khó mang hài vạn dặm
Để chờ đợi một đôi phần thâm thẩm
Bản đồ đây ta dự ước hành trình
Giữa phương Nam biển gợn sóng thái bình
Ta sẽ lấy Côn Sơn làm khởi điểm
Giữ giây phút để tâm hồn mặc niệm
Lắng không gian nghe tiếng gọi tiền nhân
Đường thênh thang chí quyết cũng xem gần
Đây PHú Quốc mùi quê hương tỏa rộng
Hà Tiên với cảnh non chùa Thạch Động
Kiên Giang còn Nhật Tảo sáng ngàn năm
Mắt cô em Cái Sắn tựa trăng rằm
Bao la quá ruộng Cà Mau xếp gọn
Thuyền Độc Mộc xuôi trên dòng nước lớn
Theo kênh đào về trẩy hội Tây Đô
Lòng Hậu Giang bát ngát tận đôi bờ
Cùng hẹn với sông Tiền trôi chậm rãi
Sen Đồng Tháp phơi màu tươi thắm mãi
Núi Điện Bà che rợp bóng tôn nghiêm
Trăng Sài Thành e thẹn dưới đèn đêm
Hai ngả nước ai Đồng Nai, Gia Định!
Bờ Long Hải êm trôi chiều tĩnh mịch
Bưởi Biên Hòa ngọt giọng khách miền xa
Trà B'lao sưởi ấm nếp môi già
Đà Lạt gió cuộn rừng mây, thác nước
Rừng Ban Mê suối đàn, nai khẽ bước
Buồm lao xao Phan Thiết rộn niềm vui
Ngọn Tháp Chàm cô quạnh tiếc ngày trôi
Tàu vạn quốc về Cam Ranh chen chúc
Thùy dương rủ Nha Trang thêm hiền thục
Đá Bia còn nguyên nét triện người xưa
Bãi Tam Quan cát mịn ấp chân dừa
Guồng xe nước sông Trà gieo bụi sóng
Ngũ Hành ngắm mặt Hàn giang phẳng lặng
Hải Vân đài cao vút tuyệt đường chim
Nửa khuya chuông Thiên Mụ vọng êm đềm
Cả Hương, Ngự la đà theo nhịp trúc
Cầu Hiền Lương…
…sẽ nối tình Nam Bắc
Xóa nhòa đi dòng phân cách thương đau
Từ Nam Quan cho đến mũi Cà Mau
Liền một dải
…và chuyến đi lại tiếp


Tg Trần Huiền Ân

Phần tiếp theo do 2 tác giả Trần Huiền Ân và Vũ Dũng (Yên Hà) viết tiếp bổ sung :


Liền một dải

…và chuyến đi lại tiếp

Men theo bóng dãy Trường Sơn trùng điệp
Sóng Thái Bình reo đón bước phiêu du
Qua Đèo Ngang nghe nhạc gió vi vu
Tới Thanh Hóa lúa vàng đùa trong nắng
Dân hoan lạc nhờ được mùa Nông Cống
Đem nén nhang vào lễ tạ Đền Sòng
Cầu Hàm Rồng chênh chếch bắc ngang sông
Trên dòng Mã nước in màu sông núi
Dìu dịu lúa non bình nguyên Nhị Thái
Tình ngọt ngào như nhãn trại Hưng yên
Gió Đồ Sơn xua sóng bạc dịu hiền
Cửa Nam Triệu nước hai dòng mặn nhạt
Chiều Hạ Long mây vương tình man mác
Với chân trời sắc nước lẫn màu xanh
Sóng nhấp nhô vờn khe đá chông chênh
Thuyền nhẹ lướt, phải đây miền nước nhược?
Động Đầu Gồ ánh chập chờn huyền hoặc
Hang Hanh nghe khoan nhặt nhạc âm vang
Đây Hòn Gai, đây Bái Tử Hạ Long
Mà đâu bóng rồng thiêng sa hạ giới?
Núi Truyền Đăng thơ đề còn in mãi
Ngược sông Thương lên trẩy hội Tam Thanh
Chàng ra đi theo tiếng gọi quân hành
Để thiếp phải tháng năm trong mòn mỏi
Nàng Tô Thị đứng trông về biên ải
Ngàn năm còn chờ đợi bóng chinh phu
Chim Hà Giang buông nhịp hót ” bắt cô”
Trên bến nước sông Lô còn tiếng hát
Nương bóng Hoang Liên cây cao bóng mát
Rồi xuôi về theo sóng nước sông Hồng
May chịu tang Yên Bái có còn không?
Và Yên Thế còn tấm gương Đề Thám?
Bắc Ninh đẹp nhờ cảnh chùa Long Giáng
Sơn Tây buồn vì mây quyện Ba Vì
Đền Hùng mờ sương khói tỏa uy nghi
Non sông Việt nhờ tay ai dựng lập?
Sớm Hòa Bình Chợ Bờ vui vẻ họp
Bến sông Đà dòng nước chảy cong cong
Thàng hai về xem trẩy hội Chùa Hương
Hay trở bước lên thăm đền Thánh Gióng?
Về Hà Nội một ngày thu gió lộng
Cảnh núi Nùng sông Nhị dấu ngàn xưa
Sóng Hồ Tây gợn bởi bước Hai Bà
Hay là bởi trâu vàng xưa nhớ mẹ?
Đống Đa kia mồ chôn muôn vạn kẻ
Hồ Gươm còn thức ngủ bóng rùa thiêng?
Cầu Long Biên mấy nhịp bắc trường giang?
Ô năm cửa mở đón chào lữ khách
Đây cố đô bụi đường ta rủ sạch
Sống với lòng đất Mẹ – với kiêu sa

……………………….

Bàn tay vỗ nhịp ta ca
Ca tình Sông Núi chan hòa lòng Trai

Tháng 7-8 năm 1960
Trần Huiền Ân và Yên Hà

THƠ NGÀY CỦA CHA






 MỘT NGƯỜI CHA    
Ảnh lại mang về thêm một bịch 
Cả đồ ăn lẫn với đồ chơi;
Đàn con ào đến đầy vui thích,  
Ảnh+chúng ôm hôn sướng nhất đời.  
Ảnh nói: “Ngày thơ tôi khổ lắm,         
Thèm búp-bê, thèm gấu nhồi bông;       
Nhà nghèo cha+mẹ khôn mua sắm;
Nuốt nhịn thâu đêm đắng xót lòng.”       
Bởi thế ngày nay tìm được việc,         
Gia-đình vén khéo giữ vuông tròn,  
Tránh xa chiếu bạc, kiêng men tiệc, 
Ảnh sắm thường-xuyên quà cho con.   
Không chỉ cho quà mà cũng dự            
Và đưa đi dự các trò chơi;        
Giảng bài; kể chuyện; trao tâm-sự;     
Khắng-khít cha–con trước ngưỡng đời. 
Đây đó có nhiều em xấu số,                        
Không cha, hoặc có nhưng “trời ơi”;    
Tôi mừng lũ nhỏ vui nhờ bố,               
Khen Ảnh – người cha khá tuyệt-vời.   
            
                       THANH-THANH  

 
           A FATHER
There He brought home a bag again
Regularly of foods and toys as main;
The children gladly rushed to Him;
They embraced one another full of vim.
He said, “When a kid, not happy at all,
I craved for each teddy bear, each doll; 
My parents were too poor, could not buy; 
I endured thru nights for dole to multiply.”
Therefore now that He has a job found,
Deftly managed His family life to round,
Not to alcoholism, drug, gambling cling,
He can buy toys, gifts for his offspring.
But, further, playthings being not bounds,
He also participates, leads to playgrounds;
Explaining lessons, telling stories, all told,
Dad and kids attached on life's threshold.
While there are many an ill-fated child,
Without or with a father but the wild;
Pleased to see with Him the kids are glad,
I praise Him for being a wonderful Dad.
            
Translation by THANH-THANH
TIẾNG CÒI XE LỬA
Có đường xe lửa nơi tôi ở,
Văng vẳng còi tàu hú mỗi đêm,
Tôi lại ngậm ngùi liên tưởng đến
Giấc mơ thân phụ lúc sanh tiền.
 
Người đã một lần tỏ ước ao:
Sau này đất nước hết binh đao,
Người đi tàu suốt Nam ra Bắc
Ngắm lại non sông đẹp thuở nào.
 
Thế rồi thân phụ biệt trời xanh,
Ước nguyện đơn sơ chửa đạt thành!
Ví phỏng ngày nay còn tuổi hạc,
Người càng đau xót lúc đêm thanh.
 
Còn gì mai mỉa nhất trần gian:
Khi lửa can qua đã lụi tàn,
Thiên hạ đổ xô tìm đất sống,
Trùng dương bất chấp vạn nguy nan!
 
Tôi vẫn chờ mong, vẫn đợi mong
Ngày về chấm dứt kiếp lưu vong,
Thay ai thực hiện điều mơ ước,
Ngắm lại non sông dưới nắng hồng.
 
Ngắm lại non sông đẹp tuyệt trần,
Nơi từng lấp lánh kiếm tiền nhân,
Nơi từng sáng chói gương khôi phục
Một dải sơn hà bất khả phân!
                     *
Có đường xe lửa nơi tôi ở,
Văng vẳng còi tàu hú mỗi đêm;
Nghe bánh xe lăn đường sắt lạnh,
Lòng sầu viễn xứ xót xa thêm...
                 HỒ MỘNG THIỆP

    THE TRAIN WHISTLE
There is a railroad not far from where I dwell;
The night train wails within listening distance.
Its whistle in my remembrance recalls well
My dad’s eager dream throughout his existence.
 
At least once he yearned, by his ardor urged,
To ride an express train from South to North
Right after the country from hostilities emerged,
To revisit old beautiful sceneries henceforth.
 
Alas, one day he deceased, still discontent,
Leaving behind the modest wish yet not come true.
But, were he to live unto this day of no consent,
He would feel each night more grief so undue.
 
What of the world that exceeds the irony bitter,
If not that upon the end of all firing and dying
The crowds had to rush and seek refuge hither,
Crossing the risky oceans, any dangers defying?
 
Here, I have been longing and will still wait
For a glorious return from this exile line,
For his sake to realize his reverie, though late,
To contemplate again the landscapes in the shine.
 
Yes, to admire the divinely splendid country
Where ancestors had drawn swords since foundation,
Setting bright examples of national recovery
To dutiful heirs of that inseverable nation.
                                  *
But there each night the train whistles and wails
Since the railroad is close to where I reside.
As steel wheels are rolling on chill steel rails,
Its whistle rends my heart with nostalgia inside.
 
 
             Translation by THANH-THANH


Saturday, June 18, 2016

NS.TUẤN KHANH * GƯƠNG MẶT TỬ TÙ

19/06/2016

Gương mặt tử tù

Tuấn Khanh
clip_image002
Nhiều năm trước, khi nhìn ảnh ông Hàn Đức Long đứng trước vành móng ngựa (ông bị giam từ năm 2005), tôi vẫn tự hỏi người đan ông nhỏ thó, xanh xao ấy, liệu có thể là thủ phạm của một vụ hiếp dâm và giết người không? Một tấm ảnh khác vẫn ám ảnh trong đầu tôi, là cảnh ông Hàn Đức Long bị công an Bắc Giang giải đi. Chung quanh là những gương mặt công an viên lạnh lùng, ra vẻ nghiêm trọng đến hung dữ. Người đàn ông ốm yếu hai tay bị còng đó, không có một sức phản kháng nào trên mặt, dù có chống trả cũng không thể đương cự lại nỗi một người trong số đó. 
Dĩ nhiên, nhìn và cảm giác là một điều rất chủ quan, không thể chứng minh gì được. Nhưng ít nhất nó cũng cho chúng ta – con người – những cảm giác bất an, dấy lên được một suy nghĩ về số phận con người. Cũng giống như với bức hình ông Huỳnh Văn Nén được giải oan, trả tự do sau 17 năm, khi trở về và nhìn ngôi nhà của mình, ông nở nụ cười nhăn nheo. Nụ cười không giống một nụ cười – nụ cười như tiếng khóc im lặng, khiến bất kỳ ai nhìn thấy cũng rùng mình cho đời người. 
Công an Bắc Giang, nơi kết tội ông Hàn Đức Long, cũng là nơi lừng danh về áp đặt tội trạng bừa bãi, nhục hình bức cung trong suốt nhiều thập niên qua. Bắc Giang cũng là nơi có vụ án lừng danh kinh hãi về nỗi oan của ông Nguyễn Thanh Chấn. bên cạnh đó, không kể xiết về chuyện nhục hình, trấn áp cho ra tội như một cách báo công của nơi này, phủ chụp lên phụ nữ, nhà sư… 
Thế mới biết, một nền tư pháp công chính trên đất nước này đang cần thiết biết bao. Ngày 1/7/2016 tới đây, luật về Quyền Im Lặng của công dân Việt Nam chính thức được áp dụng, ắt sẽ phải giảm thiểu được những cái chết vô cớ trong đồng công an, giảm thiểu được những nỗi đau đang giáng xuống từng gia đình, giảm thiểu được những giọt nước mắt đau căm thấu trời xanh của những người cha, người mẹ. 
Không có thượng tôn pháp luật, không có quyền con người, thì không bao giờ có thể trông cậy vào sự thống nhất của lòng yêu nước, của sự thương tiếc con người vì bất kỳ chuyện gì. Đất nước oằn mình với bất công và vô pháp thì chỉ có thể bị phân hóa trầm trọng và chia rẽ một cách tồi tệ suy nghĩ con người trước mọi biến cố chung. 
Một đất nước chịu ngang trái bởi bị đô hộ bằng tính vô pháp và không thượng tôn quyền con người, thì chính bạn và tôi cũng có thể là nạn nhân trong ngày mai. Và lúc đó, chính chúng ta cũng khó mà gìn giữ được sự trong sáng trong suy nghĩ, khó mà níu kéo được sự nhân ái trong tim mình để trung dung chia sớt với bất kỳ ai, bất kỳ chuyện gì. Mọi thứ đều có vội rễ sâu xa của nó. 
Hãy sống bằng trách nhiệm của mình hôm nay, để cổ vũ cho một nền tư pháp vững mạnh, độc lập và minh bạch, sống với ý thức về con người cho mình và cho người chung quanh, thì lúc đó, Việt Nam mới có thể tồn tại chung một trái tim, chung một dòng máu.
Tôi đã bắt đầu từ hôm qua, và bạn cũng nên bắt đầu từ hôm nay. Chúng ta hãy nói Việt Nam cần được bắt đầu lúc này, cho ngày mai.
-------------------------------------
Bài viết này, cũng như một lời cảm ơn gửi đến luật sư Ngô Ngọc Trai, người đã đứng ra nhận bào chữa (miễn phí) thành công cho ông Hàn Đức Long.
T. K.
Nguồn: FB Tuấn Khanh

No comments:

Post a Comment