Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 28 October 2016

VĂN HÓA & XÃ HỘI VIỆT NAM

Saturday, January 30, 2016


VĂN HÓA & XÃ HỘI VIỆT NAM

 

 

Chợ đêm cuối năm ở miền Trung

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-01-29
EmailÝ kiến của Bạn
  1. 620
Một phụ nữ vừa mang cải đến khu nông sản ở chợ đêm để chuẩn bị bỏ hàng
RFA photo

Cuối năm, những phiên chợ đêm càng thêm đậm đặc bởi tiếng người mua kẻ bán và tiếng thở của người nghèo, tiếng van vỉ của người ăn xin và tiếng kì kèo của người bán mớ rau, ký đậu không đủ mua nửa ký gạo… Đó là không khí chung của chợ đêm, chợ đầu mối ở miền Trung. Đặc biệt, các chợ đêm ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Huế càng cho cảm giác cuối năm mạnh hơn bởi giá thành ở đây đang tuột dốc mà nông dân lại trúng vụ.
Trúng vụ nhưng rớt giá
Bài ca trúng vụ mà rớt giá, được giá lại mất vụ hầu như là bài ca chung của nông dân cả nước. Nhưng nó còn thê thiết hơn nhiều khi được thốt ra từ miệng của người nông dân miền Trung. Ông Ba Hạn, một nông dân Duy Xuyên, Quảng Nam, chia sẻ:
“Thì chừ mức độ đó để tiêu thêm thôi chứ không có nhiều. Phải có phân, có thuốc chứ. Hễ gần đến kì thu hoạch thì cai thuốc. Mình không có điều kiện đễ làm sau sạch. Muốn làm rau sạch phải có vốn để mua lưới, làm nhà lồng thôi. Ở mình nói chung là rau không an toàn vì thời gian cai thuốc cho rau quá ngắn. Người nông dân trồng manh mún trên ruộng và phải bơm thuốc trừ sâu nên khó bán rau lắm…”.
Theo ông Ba Hạn, năm nay thời tiết thuận lợi, không có lụt lội nên việc trồng rau màu, các loại thực phẩm Tết diễn ra khá suông sẻ. Tuy nhiên, vì ai cũng làm được nên rau xanh năm nay rẻ hơn mọi năm và người nông dân phải chịu thua lỗ.
Có một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nông dân miền Trung bị thua lỗ nặng nề đối với rau xanh là vấn đề trồng rau sạch. Công nghệ trồng rau sạch vẫn còn quá xa lạ đối với người nông dân mặc dù với việc chăn nuôi kết hợp ao cá và vườn rau, muốn có một qui trình trồng rau sạch không phải là khó. Nhưng theo ông thì hầu như người nông dân chưa bao giờ được ai giúp đỡ để tự trồng một vườn rau sạch, mọi chuyện vẫn phải dựa vào kinh nghiệm nhà nông.
Mà một khi công nghệ trồng rau sạch còn xa lạ thì người nông dân vẫn phải dùng phân, dùng thuốc để nuôi dưỡng cây rau. Và hệ quả của việc này là hầu hết rau xanh của người nông dân trồng ra đều không an toàn vì dùng phân hóa học và thuốc dưỡng cây quá nhiều.
Và đây là chỗ bế tắc của người nông dân bởi một khi cả hệ thống ruộng đồng đều dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu, nếu như đơn lẻ một gia đình nông dân nào đó không dùng phân hóa học và không dùng thuốc trừ sâu thì đó sẽ là nơi tập trung của sâu bọ và bệnh tật. Chính vì vậy, người nông dân không còn lựa chọn nào khác là phải dùng đến thuốc độc để bơm.
Và lượng rau tiêu thụ của người nông dân trên thị trường bị giảm đáng kể, phần lớn người dân thành phố tự mua thùng xốp, tự trồng rau để ăn. Mặc dù việc tự trồng rau này có thể tốn kém lên gấp vài chục lần mua rau chợ nhưng người ta vẫn chọn giải pháp này nhằm đảm bảo sức khỏe.
Chợ đêm miền Trung chủ yếu là tiêu thụ các loại rau củ quả, đặc biệt, lượng rau xanh đưa ra các thành phố mỗi ngày có thể lên đến hàng trăm tấn. Nhưng rất tiếc là rau được mua với giá hết sức rẻ rúng. Ví dụ như hiện tại, một chục rau cải gồm mười hai kẹp được mua với giá chưa đến mười ngàn đồng, có đêm chỉ còn năm ngàn đồng. Một gánh rau cải nặng muốn gãy vai chứa gần sáu chục, bảy chục kẹp cải phải kẹp từ lúc năm giờ chiều và bán lúc mười hai giờ đêm, số tiền thu được chưa tới ba chục ngàn đồng. Đây là những con số làm cho người nông dân chết đứng giữa chợ nếu như nghĩ đến Tết, nghĩ đến tương lai học hành của con cái.
Và theo ông Hai Hạn, sở dĩ có chuyện thu nhập của người nông dân trở thành nỗi lo và một thứ gì đó tựa như tai ương trong dịp sắp Tết bởi vì hơn bao giờ hết, người nông dân Việt Nam rơi vào thảm cảnh thị trường thành phố bỏ rơi họ và ngay trên đám ruộng, muốn có một đám rau tốt họ phải đối mặt với nhiều thứ dịch vụ.
Như trường hợp rau cải chỉ còn dao động từ bảy ngàn đồng đến mười ngàn đồng, người nông dân vuốt mặt không kịp vì lỗ. Chỉ có một cách duy nhất để họ tồn tại là chấp nhận nhắm mắt xuôi chân, được đến đâu hay đến đó. Và bài ca trúng vụ thì rớt giá, được giá thì mất vụ vẫn mãi là bài ca không bao giờ quên của người nông dân thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tết như một lời nói thách
Ông Hiên, một nông dân lâu năm ở Đại Lộc, Quảng Nam, chia sẻ: “Ô chu choa không ra chi hết trơn, rẻ lắm. Chừ bên bãi họ làm nhiều lắm. Mình làm chừ không ăn đâu. Chủ yếu làm ngò, xà lách, tần ô và họ làm cả một bãi, làm chừ không ăn đâu. Đồ ở Gia La về cũng nhiều lắm!”.
Ông Hiên nói rằng với một nông dân như ông, trong suốt mười lăm năm nay, Tết bao giờ cũng là một lời thách thức. Thay vì vui mừng vì một năm cũ khép lại, năm mới mở ra trước mắt, hình như hầu hết người nông dân đều phải thức trắng đêm với vườn rau và những phiên chợ đêm. Và ở những phiên chợ cuối năm, nếu chịu khó quan sát, căn tính của dân tộc hiện ra rất rõ.
Mọi nỗi lo toan, eo sèo hay tính khờ khạo, mặc cảm của người nhà nông biểu hiện trong từng bó rau, kẹp cải hay trong từng tiếng thở dài khi cầm những đồng bạc lẻ sau khi bán rau. Theo ông Hiên, chính những nhà buôn Việt Nam giết chết người nông dân chứ không ai khác. Nghĩa là hiện tại, trên thành phố không phải người nào cũng trồng được rau xanh ở gia đình để có rau an toàn mà ăn. Phần lớn cư dân thành phố cũng đến chợ và siêu thị.
Trong khi đó, có một số nhà buôn chuyên mua rau của người nông dân đem đi bỏ các siêu thị. Và ở các siêu thị, rau được bán theo giá rau sạch. Ông Hiên nhấn mạnh là chuyện này chỉ có trong dịp Tết, khi mà nhu cầu tăng vọt trong khi đó lượng cung không đáp ứng kịp. Và có một kinh nghiệm dễ thấy nhất là rau của người nông dân dù trồng bằng thuốc hóa học vượt mức cho phép cỡ nào đi nữa thì cũng không gây ra cái chết ngay trước mắt. Chính vì vậy mà một số siêu thị đã qua mặt người tiêu dùng trong dịp Tết.
Nhưng đó cũng là chuyện hãn hữu. Và vấn đề chính mà ông Hiên muốn nói đến là không khí chợ đêm của thời buổi bây giờ khác xa với không khí chợ đêm trước đây chừng mười lăm năm. Nếu như chợ đêm trước đây làm cho người ta cảm thấy yêu cuộc sống, hy vọng vào tương lai và nỗ lực để năm sau khá hơn năm trước thì chợ đêm bây giờ nhiều tiếng thở dài.
Tiếng thở dài của người nông dân không dừng ở giá rau bị rớt mà còn kéo dài ra tận Hà Nội, nơi đang diễn ra đại hội 12 đảng Cộng sản Việt Nam. Tiếng thở dài của lòng hụt hẫng, không còn tin vào ngày mai và nhắm mắt xuôi chân, được tới đâu hay tới đó. Bởi vì người nông dân đã sống quá lâu trong một đất nước mà niềm hy vọng chỉ là thứ xa xỉ, tương lai chưa bao giờ thôi xám xịt và mỗi cái Tết như một lời thách thức.
Tết lại về, những tiếng thở dài và lời bàn ra tán vào về đại hội 12 càng làm cho cái Tết trở nên ngột ngạt, buồn tẻ
Tháng chạp của những người già neo đơn
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-01-22
000_APW2001011058585-620
Một bà cụ bán bánh chưng trong những ngày giáp Tết ở Hà Nội.
AFP photo

Cuối năm, với những người già neo đơn, thiếu vắng bóng dáng con cái và người thân, thời khắc này bao giờ cũng lạnh và buồn hơn rất nhiều so với những người có đầy đủ con cháu và so với thời gian khác trong năm. Đặc biệt, với những người cao tuổi nghèo khổ, cái Tết đến với họ như những hạt muối rơi chạm vết thương. Sự nghèo khổ của những người già sống trên đất Hướng Hóa, Quảng Trị là một dấu lặng tháng Chạp.
Lo từng bữa ăn, thiếu thốn mọi bề
Cụ bà Hồ Thị Lữ, người xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, chia sẻ: “Năm nay mệ (bà) 79 tuổi, sang năm mới được 80 tuổi. Khi được 80 tuổi thì hàng tháng mệ được cho một trăm mấy ngàn, chừ thì chưa, mệ chưa đủ tuổi, 80 mới đủ tuổi. Mệ chuẩn bị đi hái măng rừng với mấy đứa trong xóm, đi sớm, nó dậy rồi nó đợi mệ cùng đi, mệ hái được nhiều, ra sớm thì mệ lên chợ bán cũng được mấy chục.”
Theo cụ Lữ, suốt nhiều năm không có con cái, cụ sống một mình dưới mái nhà xụp xệ do cha mẹ để lại. Nơi nào dột thì cụ mua tôn về lợp. Số tiền tích lũy được do bán rau rừng cũng đủ để vài năm mua một tấm tôn lợp dặm vào những chỗ nhìn thấy trời, mà che mưa che nắng.
Hằng ngày, cụ thức dậy lúc ba giờ sáng để quét dọn nhà cửa. Nói là quét dọn nhà cửa nhưng thực sự cũng chẳng có gì để quét dọn, chỉ làm việc giết thời gian đợi trời sáng vì không thể nào ngủ được. Đến khi trời hừng sáng, ăn vội miếng cơm nguội để lại từ tối qua với nước mắm kho quẹt hoặc chút cá kho khô để lâu ngày. Ăn xong lại lên đường vào rừng hái rau dại mang xuống chợ bán.
Mưa hay nắng, trừ những khi đau ốm không thể nhấc mình khỏi giường thì ở nhà, những ngày còn lại cụ đều đặn vào rừng hái rau rừng. Hái rau vừa giúp cho cụ có cái để ăn qua ngày, có cái để dành phòng khi đau ốm và giết ngày dài buồn tủi, cô đơn lúc tuổi già.
Trung bình mỗi ngày, đi từ lúc năm giờ sáng và về nhà lúc năm giờ chiều, cụ Lữ kiếm được từ mười ngàn đồng đến ba chục ngàn đồng. Bữa nào kiếm được mười ngàn đồng thì bỏ ra hai ngàn để mua gạo, hai ngàn mua gói mì ăn liền loại rẻ và cất dành sáu ngàn đồng bỏ ống.
Bữa nào kiếm được nhiều rau, kiếm thêm được măng rừng hay bắp chuối rừng, bán được từ hai lăm đến ba chục ngàn đồng, cụ Lữ tự thưởng cho mình một dĩa cơm mười ngàn đồng ở hàng cơm trong chợ. Với cụ, đó là bữa tiệc trọng đại trong tháng bởi vì có khi suốt cả tháng ròng mới có được ngày bán rau thu vào ba chục ngàn đồng.
Khi chúng tôi hỏi thăm về chế độ bảo hiểm dành cho người nghèo cũng như các khoản hỗ trợ người nghèo từ phía nhà nước. Cụ Lữ buồn bã nói rằng các khoản này không phải ai cũng có được, có thể người nghèo không bao giờ có nhưng nhưng người không nghèo lại hưởng được nhiều khoản trợ cấp của người nghèo. Cụ Lữ cho rằng nghèo là cái tội, và cụ mang tội rất lớn với tổ tiên, với đất nước bởi sự nghèo của cụ.
Giải thích về cái tội nghèo, cụ Lữ nói rằng nghèo thì không đóng góp được gì cho bà con, thậm chí làm cho bà con thấy ái ngại mỗi khi mình xuất hiện. Nhưng cái tội lớn nhất là tiếp tay cho tội ác. Bởi nhiều kẻ quyền thế đã lợi dụng cái nghèo để lấy tiền của nhà nước, của nhân dân. Nếu không còn những người nghèo như cụ thì những kẻ kia lấy đâu ra cái cớ để lợi dụng lòng thương, dựa vào nhà nước để ăn tiền.
Nhưng đó chỉ là câu nói đùa của cụ Lữ, cụ nói rằng trong sâu thẳm lòng mình, cụ vẫn thấy nghèo, cô đơn là một vết thương mà mỗi dịp Tết về, nhìn mọi gia đình khác đoàn viên, sum họp, cụ chỉ biết khóc thầm một mình. Ba ngày Tết cụ cũng không dám đến nhà ai vì sợ mình mang cái nghèo, cái neo đơn của mình đến nhà người khác đầu năm. Đã mấy mươi cái Tết như vậy đi qua cuộc đời cụ Lữ và gần như cụ đã quen với nỗi buồn hằng Tết.
Chờ để được già
Cụ Dương, 79 tuổi, làm dâu trên đất Hướng Hóa, Quảng Trị gần sáu chục năm nay, buồn bã chia sẻ: “Chứ cũng ứa nước mắt, mỗi ngày bán ngoài chợ được cỡ tám ngàn thôi, ăn hàng (ăn sáng) hai ngàn bạc cháo, hai ngàn tiền dù che mưa che nắng là bốn ngàn, một ngàn tiền thuế chợ là năm. Mà có ngày bán được chục ngàn, có ngày bán được có năm ngàn, lời không được năm ngàn bạc nữa, khổ ơi!”
Theo cụ, phần đông người cao tuổi neo đơn ở đây không có đủ cơm để ăn và hằng ngày phải bươn bả đủ mọi việc để kiếm sống. Thu nhập trung bình của những người như cụ sẽ dao động từ mười ngàn đồng đến hai mươi ngàn đồng trên mỗi ngày, không thể nhiều hơn. Và hầu như không có ai được hưởng bất kì chế độ đãi ngộ nào từ phía nhà nước.
Bởi nếu muốn hưởng tiêu chuẩn của người cao tuổi, cụ phải đợi thêm sáu năm nữa, khi đó đủ tám mươi lăm tuổi thì sẽ hưởng được mỗi tháng một trăm tám mươi ngàn đồng trợ cấp của nhà nước. Và với số tiền một trăm tám mươi ngàn đồng đó, theo cụ Dương là không đủ để làm bất cứ việc gì. Nếu trong làng có đám cưới, có thiệp mời thì nhận xong một trăm tám mươi ngàn đồng của nhà nước, các cụ phải đi vay thêm hai mươi ngàn đồng nữa để bỏ phong bì tặng quà cưới. Bởi vì mức giá chung cho phong bì quà cưới hiện tại là hai trăm ngàn đồng.
Và cũng theo cụ Dương, với khoản tiền một trăm tám mươi ngàn đồng trên một tháng, cụ vẫn phải bươn bả ra rừng hái rau lên chợ bán hay mua củ quả của nhà vườn ra chợ ngồi bán. Bởi vì số tiền này nếu mua gạo thì thiếu mắm thiếu muối, nếu mua mắm muối thì thiếu gạo. Cụ nói rằng dù có thắt lưng buộc bụng gì đi nữa thì cũng không thể nào sống một tháng với một trăm tám mươi ngàn đồng.
Nhưng đó là chuyện của sáu năm nữa, còn hiện tại, cũng như nhiều người già neo đơn, không con không cháu khác, cụ Dương phải ra chợ eo sèo mua bán hoặc lên rừng lục lọi từng ngọn cỏ, lùm cây để theo mùa mà hái rau rừng về bán dưới chợ. Cũng may rau rừng bây giờ có giá nhưng người hái lại quá nhiều.
Thêm một cái Tết nữa đang về, hoàn cảnh của nhiều người già neo đơn vẫn chưa có gì thay đổi ngoài những bữa cơm hẩm hiu tự mình biết riêng mình. Và mỗi cái Tết như một lời thách thức của cái nghèo, sự cô đơn, cô độc và tuổi già trước thời gian, trước sự hờ hững của cuộc đời!
 

Nghề nấu dầu tràm xứ Huế

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-01-23
Email
622
Các tiệm bán dầu trên quốc lộ 1 A, đoạn qua huyện Phú Lộc, Huế.
AFP

Cuối năm, trời se lạnh, mưa nhì nhằng làm cho vài ngày hửng nắng của tháng chạp trở nên xa ngái, đâu đó, không khí mùa Đông ảm đạm phủ xuống mặt đất. Cái ảm đạm càng trở nên thê thiết khi băng xe trên quốc lộ 1 A, đoạn qua huyện Phú Lộc, Huế. Mùi dầu tràm và khói lá từ các lò dầu tràm hai bên đường đôi khi làm ấm lên đôi chút nhưng cũng cái ấm trong chốc lát đó lại làm cho cái lạnh càng thêm thấm vào thịt da, nhất là khi nghe những người nấu dầu tràm kể về đời sống và nỗi thao thức với nghề của họ.

Những cái Tết ấm hương tràm

O Lộc (tức cô Lộc), sống ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ: “Khó lắm, nấu một lít dầu là tốn cả tấn lá tràm lận. Lá thiên nhiên, trên rừng, trên núi và trong các trũng đất. Mình phải mua lá, rồi tự hái lá nữa mới đủ nấu và kiếm lãi được. Mỗi ngày hai vợ chồng kiếm cũng được ba trăm ngàn đồng. Ngày nào người ta mua nhiều thì được năm bảy trăm ngàn hoặc một triệu đồng. Nhưng những ngày khác thì lại không có khách. Nói chung là chia trung bình thì mỗi ngày kiếm được một trăm rưỡi ngàn đồng..”
Khó lắm, nấu một lít dầu là tốn cả tấn lá tràm lận. Lá thiên nhiên, trên rừng, trên núi và trong các trũng đất. Mình phải mua lá, rồi tự hái lá nữa mới đủ nấu và kiếm lãi được.
-O Lộc
Cũng theo o Lộc, nghề nấu dầu tràm ở huyện Phú Lộc có từ rất lâu đời, từ thời vua chúa để lại. Thuở bấy giờ, dầu tràm là thứ dược liệu xức ngoài da duy nhất mà người Việt có được để tiến vua trong những dịp đầu mùa Đông, khi cái lạnh đến. Và vị tổ của nghề dầu tràm không phải là người Đàng Trong và nghề của họ lúc đó là nghề nấu dầu sả. Nhưng họ theo chúa Nguyễn Hoàng trôi dạt vào Thuận Hóa và sau nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu cây cỏ ở đây, họ phát hiện cây tràm có hàm lượng dầu rất cao, tính năng thần dược. Nghề nấu dầu tràm bắt đầu từ đây.
O Lộc giải thích thêm rằng khi nói về tổ nghề mà không xưng bằng Ông hay Bà là có lý do riêng. Bởi những vị tổ của nghề nấu dầu tràm là một nhóm thợ nấu dầu sả phía Bắc. Lúc đó, dầu sả là thứ dược liệu xức ngoài da và dùng như nước hoa bây giờ của giới quí tộc phong kiến. Sau này, khi vào miền Trung, họ không muốn nấu dầu sả nữa vì muốn tìm ra một loại dầu mang đặc trưng của Đàng Trong, họ đã nghiên cứu, nấu ra dầu tràm. Và nếu nấu một cách nghiêm túc, không gian dối thì có thể nói dầu tràm là loại dược liệu xức ngoài da tốt số một. Hiếm có loại dầu nào khá hơn.
Chính vì tính năng thần dược của dầu tràm mà người ta dùng nó cho các sản phụ, trẻ sơ sinh như một thứ biệt dược dành cho người có làn da non nớt, mẫn cảm. Và với người lớn, đàn ông, dầu tràm là một thứ biệt dược có thể làm giảm mọi cơn đau, từ trặc cơ cho đến đau bụng, thậm chí dầu tràm có thể đánh tan những khối hạch lâu năm, thành u thành cục dưới da.
O Lộc khẳng định lại thêm là dâu tràm có công dụng rất mạnh nhưng lại không làm tổn thương da em bé hay da mẫn cảm. Nhưng đó là dầu trạm thật. Hiện tại, dầu tràm giả chiếm trên 90% thị trường. Bởi dầu tràm thật vô cùng hiếm. Muốn có một mẻ dầu tràm, đầu tiên phải hái cho được lá tràm núi. Lá tràm núi rất dài, lá nhỏ bằng một phần ba, một phần tư lá tràm hoa vàng người ta thường trồng lấy gỗ và cây tràm này chỉ mọc trên các đỉnh núi ở dãy Bạch Mã, dường như không có ở nơi khác.

400
Lá tràm để nấu dầu tràm.
Chính vì sự quí hiếm của cây tràm núi, tràm dầu này mà chỉ có xứ Huế mới có được loại dầu tràm với tính năng chữa trị thần diệu của nó. Và mỗi lít dầu tràm chính hiệu, theo o Lộc, nếu tính luôn công đi hái lá, nấu dầu thì có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Bởi mỗi ký lá tràm tươi mua của người đi rừng đã lên đến một trăm rưỡi ngàn đồng. Chính vì nó quá hiếm nên người nấu dầu tự đi hái lá và bỏ công làm lãi.
Thường thì một lít dầu tràm núi thứ thiệt có giá dao động từ một triệu hai trăm ngàn đồng đến một triệu bốn trăm ngàn đồng nếu như chủ lò tự đi rừng hái lá về nấu. Và dầu tràm thật rất dễ nhận biết vì nó trong suốt không màu, có mùi thơm hơi hắc khi thoa lên da nhưng vài phút sau thì không còn hắc mà chỉ nghe thoang thoảng một làn hương rất nhẹ. Đặc biệt, nếu bị đau cơ hay kiến cắn, muỗi đốt, là dầu thật, thoa vào chừng ba phút sau thì vết cắn tự tan, không thấy dấu, cơn đau tự chấm dứt.
Nhưng cũng theo o Lộc, hiện tại, loại dầu tràm thật vô cùng hiếm. Điều này làm cho đời sống của người nấu dầu tràm trở nên khó khăn, đảo lộn mọi thứ.

Lộng giả thành chân

Chị Thanh, một kĩ sư nông lâm chuyên nghiên cứu về cây tràm và cũng là đại lý dầu tràm bỏ mối cho cả nước, chia sẻ: “Người sẽ pha hóa chất bằng dầu thông đó… Dầu thông nó độc lắm, tràm giờ hiếm lắm mua không ra. Nếu dầu tràm đặc thì nó có màu xanh trong. Hiện tại bây giờ dầu giả quá nhiều”.
Chị Thanh cho biết thêm là hiện nay rất khó để tìm ra một chai dầu tràm thật. Bởi hầu hết dầu tràm đều được nấu bằng lá của cây keo lá tràm, tức tràm hoa vàng, một loại cây người ta trồng để phù xanh đất trống đồi trọc và lấy gỗ sản xuất giấy. Riêng cây tràm, rất hiếm để hái lá bởi nó chỉ còn trên các ngọn núi cao trên dãy núi Bạch Mã và mọc rải rác ở một số đồi cát gần phá Tam Giang nhưng nó lại mọc chen, giấu mình trong các bụi rậm, khó mà tìm thấy.
Trong thời gian ba năm trở lại đây, loại dầu tràm có màu vàng đục như nước trà xuất hiện khắp thành phố Huế và đến thời điểm hiện tại, có hơn ba trăm lò nấu dầu tràm xuất hiện khắp tỉnh Thừa Thiên Huế. Và những chai dầu tràm mà theo chị Thanh là nó có nguồn gốc từ nước lã pha hương tràm được chuyển từ Lào sang cửa khẩu Lao Bảo do những người Trung Quốc sản xuất đã tràn lan trên đất Huế.
Chị Thanh nói rằng giờ đụng thứ gì vẫn thấy bóng dáng Trung Quốc, nhiều khi chị không muốn nghĩ tới nhưng hễ sáng ra, mở mắt, mang dầu lên bến xe để chuyển đến các đại lý thì chị cảm thấy buồn rầu một cách lạ lùng khi nhìn những chai nước pha hương tràm vàng vọt nằm vắt vẻo trên các kệ dầu của người Huế. Điều này luôn cho chị một cảm giác bất an, khó tả.
Hiện tại, dầu tràm nhà chị Thanh có hai loại, một loại nấu từ tràm hoa vàng có giá bán sáu trăm ngàn đồng một lít, dầu tràm núi bán với giá hai triệu đồng một lít. Nhưng điều đáng ngại nhất là loại dầu giả do Trung Quốc sản xuất được hét với giá năm trăm ngàn đồng một lít và nếu khách trả chác thì họ có thể bán với giá một trăm ngàn đồng một lít mà vẫn có lãi.
Loại dầu giả này không những không có tác dụng chống gió độc, giảm cơn đau và sát trùng như dầu thật mà còn gây nguy hiểm nếu như sản phụ dùng dầu này sẽ dẫn đến đau lưng kinh niên vì hàm lượng độc tố của nó thấm qua da. Rất tiếc là hiện nay nó đã tràn lan trên thị trường.
Mức độ tràn lan của dầu tràm giả mạnh đến độ người ta tin dầu thật phải có màu vàng đục và phải có mùi thơm như dầu giả. Và người nấu dầu tràm nếu không bán loại dầu giả này thì không tài nào trụ nổi bởi không phải ai cũng sẵn sàng bỏ tiền ra mua dầu tràm với giá tiền triệu trong khi đó có một loại dầu rất thơm mà chỉ mua với giá hai chục ngàn đồng trên một chai loại đựng rượu Wall street.
Năm hết Tết tới, cái lạnh se se của xứ Huế pha với mùi khói lá tràm và mùi dầu trong câu chuyện thăng trầm của nghề dầu tràm cũng như mối nguy đang tiềm ẩn trong chai dầu tràm giả… Càng làm cho buổi chiều cuối năm trở nên thê thiết, chơi vơi!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/melaleuca-oil-profession-in-hue-01232016130318.html

 Tết của những người bán hàng rong
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-01-21
Email
hang-rong-622.jpg
Bán trái cây trên đường phố Hà Nội
RFA

Bị lấy đi phần đất sống

Không khí và thanh âm tháng chạp như thúc giục đôi chân của bất kỳ ai sống xa quê muốn thu xếp thật nhanh hành lý để lên đường về nhà. Bởi dù không nói ra, nhưng với người Việt, Tết là một cuộc đại đoàn tụ gia đình, điều đó như một mẫu số chung của xã hội. Với những người bán trái cây dạo, bán hàng rong trên đường phố Hà Nội, tháng Chạp này là một tháng khó khăn bởi đại hội đảng lần thứ 12 đã lấy đi mất phần đất sống của họ. Và đại hội 12 đã lấy phần đất sống của người bán trái cây như thế nào?
Chị Ngãi, người bán trái cây dạo gốc Nghệ An, chia sẻ về những khó khăn của chị trước thềm đại hội 12: “Ở ngoài bắc này thì theo tục lệ, mọi năm thì có tổ chức chứ bây giờ tình hình khó khăn như vậy chắc không chuẩn bị Tết gì đâu. Buôn bán quần áo thì trời nắng quá nên khô ng tiêu thụ đuộc, còn hàng hóa thì quá ế ẩm. Năm nay buôn bán không ra chi bởi vì bán hàng ế ẩm, không có tiêu thụ được hàng nên khó để mà ăn Tết…”
Theo chị Ngãi, thời gian chuẩn bị đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản Việt Nam tương đối dài và hết sức nghiêm cẩn, công phu. Và chính bởi sự nghiêm cẩn, công phu này đã lấy mất một phần không nhỏ đất sống của những người bán hàng dạo, hoa dạo và trái cây dạo như chị. Vì trong những ngày này, các con đường ở trung tâm thành phối Hà Nội đều có công an, dân phòng và quân đội đứng canh gác. Hầu như không chỗ nào là không có an ninh.
Và một khi an ninh đông đúc như vậy, những con đường quen thuộc của một người bán trái cây như chị Ngãi bỗng trở nên xa lạ và nguy hiểm. Nếu dắt xe trái cây hay gánh trái cây qua đây có thể bị bắt, bị tịch thu gánh hàng. May mắn một chút thì người ta nhắc nhỡ để đi tránh. Thường thì được nhắc nhỡ đừng vào khu vực cấm. Nhưng cái chỗ gọi là khu vực cấm ấy lại chính là nơi kiếm sống của rất nhiều người thuộc tầng lớp nghèo khổ, sống tạm bợ, trú ngụ qua ngày của thành phố Hà Nội.
Và chỉ cần bị cấm liên tục vài ngày thì hầu hết những người bán hàng rong, hàng dạo sẽ thất thu, giấc mơ về quê ăn Tết nghe càng lúc càng xa dần. Chị Ngãi nói rằng chỉ còn vài ngày nữa là đại hội 12 của đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc. Chị chỉ cầu mong đại hội này đến thật nhanh và kết thúc thật nhanh để chị còn có chỗ mà bán trái cây.
Trong suốt hai lần hội nghị gồm hội nghị 13, hội nghị 14 và nhiều lần duyệt binh bảo vệ đại hội, gánh xe trái cây của chị Ngãi bị thối hoàn toàn, phải mang đi đi đổ. Tính ra, chị lỗ gần hai triệu đồng. Một triệu đồng đối với người nghèo như chị Ngãi là vô cùng lớn, trong khi đó hai triệu đổ đi vì chờ đại hội, chờ duyệt bình là một nỗi mất mát to lớn của người nghèo.

hang-rong-400.jpg
Bán các loại rau, củ quả để sống qua ngày. RFA PHOTO.
Chị Ngãi chia sẻ thêm là chỉ có một cách duy nhất là để thối trái cây chứ không thể bán được vì khu vực duyệt binh và những khu vực cấm là nơi sinh hoạt, kiếm cơm của rất nhiều người bán hàng rong, bán trái cây dạo. Một khi bị cấm ở đây họ sẽ bủa ra các hướng khác để bán. Và cũng rất dễ có những đụng chạm chẳng đặng đừng giữa những người trôi giạt với những người vốn đã thành thổ địa trên địa bàn họ đã bán bấy lâu nay.
Theo chị Ngãi, có thể Tết năm nay chị không về quê đón Tết, chị sẽ tranh thủ đi rửa chén bát thuê trong những ngày đầu năm để kiếm thêm một ít tiền ra Giêng gửi về cho các con ăn học. Nhưng chị cũng lấy làm lo lắng không biết Tết này có bao nhiều người bán dạo, bán hàng rong sẽ quyết định ở lại thành phố bởi họ đã thất thu trong đại hội 12 này. Chỉ tiếc là đại hội diễn ra trong những ngày cận Tết quá, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến những người bán hàng rong, trái cây dạo. Và sẽ không ít người chọn ở lại làm suốt mùa Tết để bù vào khoản thu nhập bị mất trong thời gian đại hội 12.

Vật giá leo thang và đồng tiền nhỏ lại

Một người tên Hạ, người gốc Thanh Hóa, bán bánh pía ở Hà Nội được trên mười năm nay, chia sẻ: “Mùa này ăn Tết cũng bình thường vậy thôi chứ không có gì khởi sắc. Dân tình cũng nghèo khổ. Ngày xưa có khá hơn, bây giờ khó khăn quá, công ty cũng không ra chi, toàn dân quê lên đây buôn bán kiếm cơm nên chắc là Tết khó khăn. Chủ yếu là tới chúc nhau bà ngày tết vậy thôi chứ cũng chẳng có hội hè gì đâu!”
Theo chị Hạ, chị đã bán bánh pía qua hai mùa đại hội đảng Cộng sản Việt Nam. Và mùa đại hội này khá khó khăn, vất vả đối với chị. So với mùa đại hội đảng 11 năm 2011, đại hội lần này quá căng thẳng và gây tổn thất cho người lao động kiếm sống như chị không ít. Lần đại hội năm 2011, chị chỉ nghỉ bán hàng trong vòng một tuần đại hội, nói là nghỉ nhưng thực tế là chuyển địa điểm bán.
Còn mùa đại hội này, chị phải nghỉ trong vòng ngót nghét một tháng. Bởi vì người bán bánh pía rong bây giờ cũng nhiều hơn trước, mỗi người một khu vực để bán, dù không nói với nhau nhưng ai cũng tự hiểu và tự mặc định khu vực khách hàng quen của mình. Bây giờ, người ta cấm đường, cấm buôn bán rong, cấm khiếu kiện tập thể… Chị buộc phải nghỉ để tránh tình trạng bị tịch thu xe bánh pía và có lẽ sang tháng sau mới bán thoải mái trở lại được.
Với người lao động kiếm sống hằng ngày bằng buôn bán, chỉ cần nghỉ vài ngày là đã khó khăn, bây giờ thời gian nghỉ kéo dài cả tháng, vừa tốn tiền thuê trọ lại vừa tốn tiền ăn. Chị quyết định sẽ về quê ăn Tết sớm với gia đình, sau khi đại hội 12 bế mạc thì chị sẽ lên thành phố bán dạo bánh pía trở lại.
Chị Hạ chia sẻ thêm là hiện tại, mối bận tâm lớn nhất của chị vẫn là mọi thứ đều tăng giá rất nhanh, người thất nghiệp ngày càng nhiều và khả năng mua từ quà vặt đến nhu yếu phẩm của người dân có vẻ thấp đi. Không biết ra Giêng chị có thể trụ nổi với thành phố này được nữa hay không. Khi một cái bánh pía vẫn giữ nguyên giá cũ mà mọi thứ nguyên liệu đều tăng. Và đồng lãi vẫn mỗi ngày một ít đi mà thời giá lại tăng dần về phía Tết.
Như vậy, một cái Tết buồn đang đứng chờ trước cửa nhà của những người lao động nghèo chứ không riêng gì gia đình chị Hạ. Như để kết thúc câu chuyện, chị Hạ đưa ra kết luận rằng người lao động nghèo tuy không quan tâm chính trị nhưng lại bị tác động bởi chính trị nhiều nhất. Ví dụ như đại hội 12 lần này, nếu không có duyệt binh, không có kéo dài thời gian bầu bán gì đó thì thu nhập Tết của người bán hàng rong sẽ khá hơn, cái Tết sẽ ấm áp hơn!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/street-vendors-and-tet-01212016152208.html

Đường sách Sài Gòn và văn hóa đọc

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-01-22
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
duong-sach-622
Ngày 9 tháng 1 năm 2016, Đường sách Sài Gòn khai trương tại đường Nguyễn Văn Bình, trung tâm Sài Gòn.
RFA

Ngày 9 tháng 1 năm 2016, Đường sách Sài Gòn khai trương tại đường Nguyễn Văn Bình, trung tâm Sài Gòn. Để có một gian hàng trưng bày sách, chủ đầu tư bỏ ra từ ba trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng để mua chỗ. Có thể nói đây là sự kiện khá quan trọng đối với người quan tâm đến sách và đồng thời đây cũng là bước khởi đầu có tính đại chúng nhằm kích thích văn hóa đọc của người dân thành phố Sài Gòn. Tuy nhiên, có hai vấn đề mà người đọc quan tâm, đó là Sách gì? Và đọc gì? Bởi hiện tại, vấn đề nhập nhằng giữa tuyên truyền với phổ biến tri thức vẫn là vấn đề đáng quan ngại tại Việt Nam.

Sách gì? Đọc gì?

Nhà thơ Hoàng Thị Ý Nhi, hiện sống tại Sài Gòn, người được mệnh danh nữ quái làng thơ bởi khí phách sống cũng như sự miệt mài đấu tranh cho tiếng nói người phụ nữ bằng những vần thơ, bà đã chia sẻ: “Thực ra văn hóa đọc không phải là chuyện mình bày sách ra trước mắt người ta. Đây không phải là hình thức. Chị từng đi đâu đó và cũng từng bắt gặp con đường sách như vậy nhưng hình như là hiệu quả không cao vì sách không hay lắm. Và ra hiệu sách cũng vậy, sách cũng linh tinh lắm…. Thực ra việc đọc sách phải có chiều sâu của nó. Tuy nhiên việc có một con đường sách như vậy cũng hay nhưng có lẽ là hiệu quả không cao lắm đâu!”
Chị từng đi đâu đó và cũng từng bắt gặp con đường sách như vậy nhưng hình như là hiệu quả không cao vì sách không hay lắm.
-Nhà thơ Hoàng Thị Ý Nhi
Theo nhà thơ Hoàng Thị Ý Nhi, bà không thấy vui mừng khi con đường sách khai trương. Bởi con đường sách thực sự của mọi thế hệ không phải là con đường trải hoa, xếp đặt hay phô trương trong vài ngày vài tháng. Điều đó có vẻ mang tính hình thức và dễ nhập nhằng với tính tuyên truyền.
Mà con đường sách thật sự phải nằm trong con đường ý thức của các thế hệ, con đường được khai hóa từ những ngày đầu bước đến trường cho đến lúc người ta đóng nắp quan tài. Và sự đọc, văn hóa đọc là một sự mở rộng đến những chiều kích vô biên của tự do, không có định hướng, không có bóp nắn mà chỉ có khơi gợi, khai mở những cánh cửa tri thức để qua đó con người tiếp cận với tri thức bằng sự tìm tòi, học hỏi và đam mê hiểu biết, đam mê mở rộng tri thức, đam mê sáng tạo.
Bà cho biết thêm: “Có lẽ bây giờ do có nhiều thứ cho người ta xem quá. Ở đây tôi nói riêng về sách văn học nhé. Nhưng hình như số đông thích sách ngôn tình, số đông thanh niên đọc không có chiều sâu. Cái này không phải do lỗi của thanh niên mà tôi cho rằng do lỗi của giáo dục, lỗi của sự dạy dỗ, hướng dẫn. Nền giáo dục đã làm thành niên không nhận thấy chiều sâu của sách…”.
Cũng trên tinh thần này, câu hỏi cần đặt ra cho con người khi nói về sách là “Sách gì? Đọc gì?” chứ không phải là con đường sách, khu phố sách hay quốc gia sách nếu như trong đó không có đầy đủ những cuốn sách vốn dĩ đã thành phổ thông của nhân loại hoặc những cuốn sách khơi mở tri thức nhân loại, làm thành con đường đưa đến sáng tạo và cống hiến cho đồng loại.

duong-sach-400
Ngày 9 tháng 1 năm 2016, Đường sách Sài Gòn khai trương tại đường Nguyễn Văn Bình, trung tâm Sài Gòn. RFA PHOTO.
Bà cũng lấy làm quan ngại khi những cuốn sách ngôn tình ngày càng được giới trẻ quan tâm nhiều hơn và trở nên hot. Điều đó vô hình trung bẻ hướng tâm lý thế hệ, làm cho họ bị nhầm lẫn giữa đọc sách, tìm hiểu, mở rộng tri thức, kích hoạt suy tư với đọc giải trí, đọc mua vui. Và điều này dẫn đến tình trạng phần đông lớp trẻ quan tâm đến những câu chuyện tình cảm ủy mị hay chớp nhoáng, trần trụi nhiều hơn là suy tư về thân phận con người, về thế giới chung quanh. Và không có gì đáng sợ hơn khi mà văn hóa đọc bị đánh tráo hoặc là bằng tuyên truyền hoặc là những câu chuyện mua vui vô thưởng vô phạt.
Nhà thơ Hoàng Thị Ý Nhi cho biết thêm là bà không có cảm nhận gì nhiều về con đường sách vì ngay từ đầu nó không tạo được ấn tượng mạnh với bà. Bởi con đường sách thực sự của nhân loại nằm giấu mình trong giáo dục, văn hóa và phông ứng xử chung của xã hội. Và để có một con đường sách theo hướng suy nghĩ này, đòi hỏi phải có những con người từng đọc sách, hiểu biết về sách và tâm huyết với sách để chuyển hóa những cuốn sách trong thư viện thành những cuốn sách đời thường thông qua những qui định trong luật pháp, thông qua sự tôn trọng cá nhân trong đời sống và thông qua lòng yêu thương đích thực giữa người với người. Chúng ta đang thực sự khủng hoảng thiếu một con đường sách như vậy.

Văn hóa đọc bị bóp méo

Một nhà thơ trẻ không muốn nêu tên, chia sẻ cảm nhận của anh về con đường sách Sài Gòn: “Em thì em không cho rằng đường sách này có chiều sâu. Nó mang tính hình thức là nhiều. Các đại gia sách ở Sài Gòn còn rất dè chừng, lượng sách rất dè chừng và có vẻ như họ đang thăm dò thử nhà nước muốn gì trong con đường sách này. Các đầu sách kinh điển rất khó tìm ở đây, nói chung là tính hình thức nhiều hơn là chiều sâu…”
Theo nhà thơ trẻ này, dường như con đường sách Sài Gòn vẫn chưa có gì ấn tượng với anh lắm ngoài nghệ thuật xếp đặt khá bắt mắt, tạo ra một quan cảnh hài hòa, đẹp. Nhưng khi nói về sách, hầu như khó mà tìm được những cuốn sách ưng ý, khó mà tìm được những tác giả kinh điển hay những tác giả đương đại có tầm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ trên thế giới và trong khu vực.
Em không cho rằng đường sách này có chiều sâu. Nó mang tính hình thức là nhiều. Các đại gia sách ở Sài Gòn còn rất dè chừng, lượng sách rất dè chừng và có vẻ như họ đang thăm dò thử nhà nước muốn gì trong con đường sách này.
-Một nhà thơ trẻ
Và điều này vô hình trung nhắc đến những điểm đọc trên toàn đất nước có tên là “không gian đọc”. Bởi xét về mặt tự do tư tưởng và tự do sáng tạo, hầu như những không gian đọc trên toàn đất nước cũng như con đường sách Sài Gòn đều chịu chung số phận, đó là hoạt động theo những qui định của nhà cầm quyền địa phương và trung ương. Kinh phí hoạt động có thể là tự bỏ ra, tự kêu gọi mạnh thường quân nhưng cũng không ngoại trừ nhiều trường hợp dựa vào kinh phí của chính quyền địa phương.
Chính vì phụ thuộc kinh phí của nhà cầm quyền nên cả không gian đọc và con đường sách đều chỉ mang lại hiệu quả thị giác về mặt phổ biến văn hóa đọc nhưng không thể nào mang lại chiều sâu trong văn hóa đọc bởi tính giới hạn từ tuyên truyền đến tri thức. Nghĩa là dù đứng trên khía cạnh nào thì các không gian đọc và con đường sách Sài Gòn đều phải chịu chung số phận phải đảm bảo tính tuyên truyền. Nếu không đảm bảo tiêu chí tuyên truyền, con đường sách hay không gian đọc sẽ không tồn tại.
Bên cạnh đó, những gói đầu tư, kích thích tài chính cho không gian đọc và con đường sách từ phía nhà nước sẽ dễ dàng bẻ lái, làm cho mục tiêu ban đầu (nếu có) sẽ bị chệch hướng, đi từ phổ biến văn hóa đọc sang chỗ thỏa hiệp với tuyên truyền và trở thành một cơ quan tuyên truyền thụ động.
Theo cảm nhận của nhà thơ trẻ này thì anh vừa mừng lại vừa lo khi các không gian đọc xuất hiện khắp vùng miền Việt Nam và sau đó là con đường sách Sài Gòn xuất hiện. Bởi không gian đọc hay con đường sách xuất hiện, điều này nhanh chóng trở thành điểm nhấn trong sinh hoạt văn hóa. Nhưng, điểm nhấn hứa hẹn bạn đọc một nguồn năng lượng dồi dào của tri thức, sự sáng tạo hay là một nơi tuyên truyền theo phong cách mới, đó là điều đáng bàn.
Sách – cánh cửa đưa con người đến với thế giới tự do, thế giới mênh mông ánh sáng của tri thức. Nhưng, cũng có những cuốn sách trở thành dải băng bịt mắt nhân loại, khiến cho con người trở nên hung tợn và thế giới đảo điên. Mọi chuyện vẫn còn đang ở phía trước.
Nhà thơ trẻ bày tỏ niềm hy vọng về một con đường sách và những không gian đọc đích thực, đưa con người đến với chân trời của tri thức và tự do.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
  http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/street-of-books-in-sg-01222016064533.html



NỮ VIỆT KIỀU VỀ ĂN TẾT NHẶT ĐƯỢC USD 122.000,00 MANG NỘP CÔNG AN PHƯỜNG BẾN NGHÉ QUẬN 1 SAIGON NHƯNG ĐƯỢC CẤP BIÊN NHẬN CHỈ USD12.200,00
- VietPress USA





NỮ VIỆT KIỀU VỀ ĂN TẾT NHẶT ĐƯỢC USD 122.000,00 MANG NỘP CÔNG AN PHƯỜNG BẾN NGHÉ QUẬN 1 SAIGON NHƯNG ĐƯỢC CẤP BIÊN NHẬN CHỈ USD12.200,00


Saturday, January 30, 2016



Biên bản ghi nhận tiền chỉ 122 tờ giấy loại 100 Đô-la Mỹ mà thôi..!



Giấy Khai nhặt được đồ rơi

VietPress USA (30-1-2016): Ngày 27-1-2016, một nữ Việt Kiều ở nước ngoài về Sài-gòn ăn Tết với gia đình. Khoảng 7:00pm cùng ngày, cô đã đưa gia đình đến ăn cơm tối tại một Nhà hàng Korea tên Hoàng Long (nhìn theo tên ghi trong Biên Bản) ở khu Công trường Lam Sơn Square, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Saigon (HCM). Nhà hàng nầy bán các món ăn Hàn Quốc và khá sang trọng. Khi ăn xong, đi thang máy xuống tầng trệt.. mọi người ra khỏi thang máy thì thấy một gói gì đó bọc trong cái túi cũ. Cô Việt Kiều nói nhặt lên xem là gì; nhưng những người thân trong gia đình nói đừng nhặt vì cái túi thấy dơ dáy. Cô Việt Kiều xin miễn nêu tên đã nói với gia đình:
 
- Mình phải mở ra xem, nếu là chất nổ thì chỉ một mình có chết không sao; còn hơn để nó nổ giết chết nhiều người!

Nói thế nên cô Việt Kiều đã nhặt cái túi lên và mở ra thấy một cọc Đô-la Mỹ rất nhiều tiền. Cô Việt Kiều và người nhà mang trở lại vào trong nhà hàng nói cần vào tìm người chủ mất đồ thì nhà hàng không cho vào. Khi cô Việt Kiều nói rằng nhặt được túi tiền dưới tầng trệt ngoài thang máy thì nhà hàng đòi phải trao gói tiền cho nhà hàng nầy với lý do tiền của khách rớt tại khu vực nhà hàng.

Cô Việt Kiều không đồng ý nên đã mở ra và đếm trước sự chứng giám của mọi người, trong đó có chủ nhà hàng là một người Hàn quốc (Nam Hàn) và kiểm kê tổng số tiền mặt bằng USD (Đô-la Mỹ) là 122.000,00 (Một trăm hai mươi hai nghìn Mỹ-kim). Trong túi còn có một sổ Hộ chiếu (Passport) của một phụ nữ Hàn Quốc tên CHOI HEE JUNG số M81684903, Bằng lái xe, 2 Thẻ Tiết kiệm Vietcombank, 1 Thẻ Tiết kiệm Sacombank mang tên Kiều Nguyễn Hoàng Yến, một con dấu để đóng lãnh tiền cho sổ Tiết kiệm đó; một số gồm các Bank Cards, Giấy phép tạm trú tại Saigon, 1 USB và 1 chìa khóa nhỏ.

Một số người tại nhà hàng (không rõ là khách hay ai) đề nghị lấy bớt hoặc chia cho họ; nhưng cô Việt Kiều nầy đã từ chối nói rằng "Người ta mất tiền cũng như tôi mất! Số tiền nầy là quá lớn đối với một người.. Tôi không tham, gia đình thân nhân tôi không tham thì tôi không muốn ai tham lam vào số tiền nầy. Tôi muốn ai giúp gọi Công An cho tôi bàn giao số tiền nầy để Công an giúp tìm người bị mất tiền và giấy tờ!"

Nhà hàng liên lạc và sau đó có 2 anh Công An đến và một trong hai Công an nầy đã móc trong túi ra một tờ giấy có in chữ Biên Bản đã bị nhàu nát để yêu cầu ký tên giao số tiền cho 2 Công an nầy. Cô Việt Kiều không đồng ý vì tở giấy ghi biên bản không có con dấu và cũng chẳng ai biết 2 Công an nầy ở đâu, thật hay giả. Cô Việt Kiều yêu cầu được đi đến Phường Công an Bến Nghé thuộc Quận 1, Tp.HCM. Lúc đó có phóng viên báo chí địa phương đề nghị hỏi tên cô Việt Kiều để đăng báo nhưng cô nói rằng chuyện không có đáng, nhặt được của người mà có tên tuổi của họ thì tìm cách trả cho họ. Cô n1oi cô từng nhặt được số tiền nhiều hơn thế trước đây và cô cũng tìm được đúng người mất của để trả lại. Cô Việt Kiều dấu tên, nói rằng "Có thể tôi nghèo hơn nhiều người; nhưng lương tâm và lòng tự trọng không cho phép mình kém hơn ai cả".

Tại Công an Phường Bến Nghé, có một số Công an hiện diện, kiểm kê lại số tiền và nói người nhà của cô Việt Kiều là công dân Việt Nam XHCN nên mới đứng tên khai báo nhặt được số tiền và các giấy tờ tùy thân của ai đó..

Một người cháu gái của cô Việt Kiều đã đại diện viết tờ khai báo và Công an lập Biên Bản. Khi kiểm kê và lập Biên Bản, một người nhà dùng Smart phone để quay phim và chụp hình thì Công an Phường Bến Nghé bắt phải xóa hết. Công an nói khi tìm ra được người mất tiền đến nhận sẽ báo cho người nhà cô Việt Kiều biết.

Thế nhưng điều đáng tiếc là nay sau khi về nhà, hôm sau 28-1-2016 lấy Biên Bản ra đọc thì thấy chỉ ghi 122 tờ loại giấy 100 Đô-la Mỹ tức tổng số chỉ USD12.200,00 (Mười Hai nghìn Hai trăm Mỹ-kim mà thôi) chứ không phải là USD 122.000,00 (Một Trăn Hai Mươi Hai Nghìn Mỹ-kim) như tổng số tiền đã nhặt được và giao nộp cho Công an. Không biết có sự nhầm lẫn vô tình nào không. Cô Việt Kiều nói mấy chị em run quá nên người cháu gái có thể ghi nhầm chữ số; nhưng Đại úy Trần Hải Đăng đã đọc kỷ và ký tên đóng dấu thì không thể là nhầm lẫn được.


Tổng lãnh sự Hàn Quốc (General Consulate of South Korea in HCM City) rất gần với Phường Công An Bến Nghé, mong rằng Ban Chỉ Huy Công An Phường Bến Nghé, và Công an Quận I Tp.HCM nhanh chóng báo tin cho Tổng Lãnh sự Korea biết để họ báo cho công dân của họ là người mất tiền và giấy tờ đến Phường Công an Bến Nghé Quận 1 ký tên nhận đủ số tiền và Hộ chiếu cũng như các giấy tờ và các Thẻ Ngân hàng khác mà người nầy đã mất.

Dưới đây là địa chỉ của Sứ quán Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại Saigon. Mong quý đọc giả ở Saigon chuyển tiếp tin nầy cho phía Sứ quán Hàn Quốc được biết.

- 107 đường Nguyễn Du, Quận 1, Tp.HCM, Việt Nam.
ĐT. Địa phương 08-3824-8531.
ĐT. Quốc tế: +84-8-3822-5750.
Email: hcm02@mofat.go.kr
http://www.vietpressusa.com/2016/01/nu-viet-kieu-ve-tet-nhat-uoc-usd.html

NGUYỄN CHÍ THIỆP * CHÁY NHÀ RA MẶT CHUỘT





Tác giả kể nhiều chuyện đáng buồn nôn về các chính trị gia quốc gia cao cấp, trong đó có vài vị đã ở trong chính phủ, và các đại trí thức miền Nam sau 1975. Bọn họ kể công , xun xoe nịnh hót mà không thấy nhục! Đúng là cháy nhà ra mặt chuột!\


-I. . Một chiếc xe nhà đỗ lại, bốn năm người bước xuống, tôi nhìn ra là những Dân biểu có tiếng thuộc khối Độc Lập – những Dân biểu mà trước đây tôi rất tôn trọng; là nhân viên chính quyền nhưng tôi ghét các Dân biểu gia nô, biểu gì nghe nấy, biểu quyết lấy tiền; tôi thích những Dân biểu đối lập đúng đắn, vì có đối lập mới có dân chủ, nhưng phần lớn những người đối lập cũng không có tư cách gì hơn những gia nô, họ chống đối bừa bãi, cũng chỉ là gia nô cho một khuynh hướng chính trị khác, hoặc tôn giáo để mong kiếm phiếu bầu vào kỳ sau.


Nhưng bốn người Dân biểu đối lập trước mặt tôi là những người đối lập đúng đắn. Ông Tr. V. T. (1) hướng dẫn bốn người đến bàn trình diện, ông nói:
– Chúng tôi là những Dân biểu đối lập chính quyền Thiệu, chúng tôi xin vào học tập trước.
Giọng nói người sĩ quan Việt Cộng rất rõ:
– Anh đối lập hả, miền Nam không thằng nào đối lập với thằng Thiệu bằng thằng Kỳ, mà thằng Kỳ đâu có yêu nước. Các anh tranh quyền với nhau, heo trắng, heo đen cũng là heo thôi.
Tôi nghe lùng bùng lỗ tai, tôi như chợt nóng lên rồi lạnh đi vì xấu hổ. Vừa buồn cho những người mình kính trọng mà có lời nói hớ hênh để thằng Việt Cộng mất dạy nó xỉ vả.


Một toán người đi bộ thành hàng từ hướng Thống Nhất đi lại. Tôi nhìn ra vài người bạn làm Bộ Xã Hội cũ.


– Chúng tôi là nhân viên Bộ Xã Hội, có giấy của bà Bộ trưởng Dương Quỳnh Hoa giới thiệu xin vào học tập trước.
Người bộ đội nhận giấy kiểm điểm nhân số và mọi người tuần tự đi vào.
Tôi buột miệng: – Đ.M. đi tù mà cũng tranh giành, xin xỏ, ưu tiên. (Ch.III)


-II. .Có nhiều người có trình độ học vấn, có công trình nghiên cứu khoa học, nhưng thiếu tâm hồn thiết tha với sự tồn vong của dân tộc, thiếu lòng yêu nước, thiếu một niềm tin, họ đã đầu hàng và làm công một cách rẻ tiền cho chế độ, đem hiểu biết của mình phục vụ cho nhu cầu trấn áp của bạo quyền. Trong suốt bao nhiêu năm tháng đầu tiên Cộng Sản xâm chiếm miền Nam, nhà khoa học – nhà giáo Phạm Hoàng Hộ – đã viết hàng loạt bài ca tụng rau muống là bíp-tết xanh, khoai mì là một thức ăn quý, cần phải ăn từ củ cho tới lá mới hợp cách; hạt bột khoai mì là hạt trân châu cả thế giới tư bản đang làm giả mạo để bán ở các tiệm ăn lớn..v..v..
Nhà báo Lý Quý Chung kiên trì phân tích “tính ưu việt của xã hội chủ nghĩa”, cứ mỗi huy chương vàng của các lực sĩ Liên Xô, Đông Đức, Ba Lan từ Thế Vận Hội Montréal đều được nhà báo Lý Quý Chung phân tích thành những giá trị siêu việt của tư tưởng, phong cách thể thao Mác-Lê. Không biết khi “đặt hàng” Việt Cộng có đủ khả năng để đi vào các điểm chi tiết hay không, nhưng những nhà trí thức miền Nam đầu hàng giai cấp muộn màng đó (nếu đầu hàng giai cấp sớm đã trở thành đảng viên Cộng Sản) ra sức dùng ngòi bút ca tụng và tô hồng chế độ đến người đọc phải ngượng ngùng cho giá trị của chữ nghĩa.


Nhưng người dân Việt Nam thực tế, người ta hiểu rõ giá trị của thịt bò là thịt bò, rau muống là rau muống, rau muống không thể là thịt bò xanh (bíp-tết xanh). Có người ao ước một lúc nào đó có dịp để đói với nhà trí thức Phạm Hoàng Hộ dăm ba ngày, rồi dọn mâm cơm với thịt bò và mâm khoai mì với rau muống để nhà trí thức chọn lựa món ăn. (Ch.V)


III. Sau khi miền Nam sụp đổ, nhận diện một người phản bội rất dễ. Cộng sản là một tổ chức chặt chẽ và có tính thư lại. Một cá nhân dù là cao cấp không thể tự ý có quyết định ngoài quy tắc, không thể tự ý ban phát một ân huệ cho người khác. Những người được hưởng ân huệ phải nằm trong chính sách, hoặc phải được sự bảo đảm của thân nhân, Kỹ sư Dương Kích Nhưỡng,
Tổng trưởng Công Chánh, Phó Thủ tướng chỉ ở bốn tháng tại Long Thành được về tiếp tục làm trong Ủy Ban Sông Cửu Long, cựu Phó Chủ Tịch Quốc Hội, Đổng lý văn phòng Bộ Thông Tin, tức Đổng Lân chồng đào cải lương Thanh Nga được miễn học tập vì có công nuôi đám nghệ sĩ cải lương Việt Cộng trong nhà, Nguyễn Xuân Oánh Phó thủ tướng có cha là bạn của Hồ Chí Minh, và Thẩm Thúy Hằng là cháu của Tôn Đức Thắng, Phạm Hoàng Hộ, Tổng Trưởng Giáo Dục có công phá hoại kinh tế miền Nam. ...


Ông Phạm Hoàng Hộ viết báo kể công rằng chính ông đã viết bài về sự nguy hại của chất độc khai quang, nên tôm cá ở khu vực sông Cửu Long và bờ biển Việt Nam có nhiễm chất dioxine. Sau bài viết của ông Phạm Hoàng Hộ các khế ước xuất cảng tôm cá qua Nhật và Tân Gia Ba bị bãi bỏ, ông Hộ tiếp tục làm công tác tuyên truyền bằng cách đưa ra lý luận “một nước đã bị Cộng sản hóa rồi không quay trở lại!”.


Ông còn viết những bài chứng minh khoai mì, rau muống là những chất bổ dưỡng – ba ký rau muống bằng một ký thịt bò – rau muống là bíp tết xanh. Trần Kim Thạch kể công đã viết bài báo chứng minh thềm lục địa Việt Nam không có dầu hỏa để đánh tan hy vọng của người miền Nam về một nguồn tài nguyên mới trong khi Mỹ giảm viện trợ. (Ch. IX)

(Trich TRẠI KIÊN GIAM)


_____

CHÚ THÍCH 

(1). Ông luật sư này trước 1975 đã nhận thư và người của Võ Nguyên Giáp tại Saigon  LS Tuyên hi-vọng một ngày nào đó sẽ được tiếp Tướng Giáp tại căn biệt-thự trắng thuê tại 198 đường Hồng-Thập-Tự, trước vườn hoa Tao-Đàn, Saigon. Ước mong đó không bao-giờ thành. Tướng Giáp không bao giờ bước chân tới căn nhà trắng của LS Tuyên. Nhưng ông đã nhờ người tới địa chỉ đó để liên-lạc với LS Tuyên. Trong những năm 1954-1956, sau khi Việt-Nam bị chia cắt ra làm hai miền, Tướng Giáp vẫn liên-lạc với LS Tuyên qua một vài sĩ-quan trong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Đình-Chiến. Có lần LS Tuyên nhận được cành đào của Tướng Giáp gửi từ Hà-Nội vào tặng gia-đình ông nhân một dịp tết. Sau khi Miền Nam thất thủ, Tướng Giáp cử một sĩ-quan cao cấp vào Saigon đưa thư đề nghị LS Tuyên viết thư cho Bộ Chính-Trị tại Hà-Nội để khỏi đi học tập cải tạo. LS Tuyên đã cám ơn Tướng Giáp nhưng không chấp thuận đề nghị của ông. Ít lâu sau, theo lệnh của nhà nước LS Tuiyên đi trình diện để học tập cải tạo và không bao giờ trở lại căn nhà 198 đường Hồng-Thập-Tự nữa.  Nguyễn Quốc Khải.  Viet Nam Quoc Dan Dang - Luat su Tran van Tuyen - Tin Paris .  http://www.tinparis.net/chanhtri/vnqd_lsTuyen.html

 

No comments:

Post a Comment