Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 21 October 2016

TRUNG CỘNG -

 PHẠM HY SƠN * TRUNG CỘNG

Trung Quốc đi về đâu ? (Phần 1)
Phạm Hy Sơn (Danlambao)
Lời nói đầu: Trung Hoa là một dân tộc kém may mắn.
So với Ai Cập ở bắc châu Phi hay Hy Lạp ở đông nam Châu Âu vào thời đại cổ tuy văn hóa và văn minh Trung Hoa kém xa cả về thời điểm lẫn trình độ, nhưng ở vùng Đông Á và Đông Nam Á Trung Hoa đã phát triển sớm nhất.
Về văn hóa, đó là triết học của Khổng Tử, Lão Tử, Dương vương Minh...; về văn minh, đã chế tạo được giấy và thuốc súng trước cả phương Tây. Nhưng dân tộc này bị tư tưởng tồn cổ và tôn quân của Khổng, Mạnh chế ngự hơn hai ngàn năm nên biến thành một nước chậm tiến. Vừa khi thoát khỏi ách đô hộ của người Mãn Thanh và chế độ quân chủ phong kiến năm 1911 với cuộc cách mạng Tân Hợi thì lại rơi vào sự kiềm chế của chủ thuyết Cộng Sản gần một thế kỷ nay.
Dưới thời Mao, qua Bước Tiến Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa, số người bị giết và chết đói khoảng 57 triệu người. Nếu kể cả số người chết vì Cải Cách Ruộng Đất và thanh trừng, tù tội cũng như đói rét, đau ốm không thuốc men, con số phải trên một 100 triệu!
Chỉ sau khi Trung Quốc đứng bên bờ vực thẳm suy sụp thì một lãnh tụ Cộng Sản khác, sắt máu không kém gì Mao (vụ đàn áp Thiên An Môn và bỏ tù đến chết 2 Tổng Bí Thư là Hồ diệu Bang và Triệu tử Dương) lên cầm quyền chặt bỏ phần kinh tế của Marx để theo chế độ kinh tế Tư Bản nhưng vẫn giữ nguyên phần còn lại của chủ nghĩa Cộng Sản về độc tài chuyên chế (hay độc tài chuyên chính theo lối nói của người Cộng Sản).
Vì thế, sau khi phát triển được hơn 30 năm, nay kinh tế Trung Quốc bị xuống dốc và xã hội Trung Quốc rối bời: đạo đức suy vi, người bóc lột người nên giàu thì giàu quá, nghèo thì nghèo quá, dân chúng bất mãn, oán hận. Khổng và Mao khác nhau ở chỗ một đằng theo chủ nghĩa tôn quân, một đằng theo chủ nghĩa cộng sản nhưng giống nhau ở chỗ tạo ra các chế độ phong kiến: quân chủ phong kiến, cộng sản phong kiến. Mao, Đặng vượt Khổng, Mạnh vì Khổng Mạnh phải mất hàng ngàn năm mới tạo ra tầng lớp cường hào ác bá cướp bóc nhà cửa, ruộng đất của dân chúng trong khi Mao Đặng với chủ nghĩa Cộng Sản, chỉ mất vài chục năm! Không biết bao giờ dân tộc Trung Hoa mới thoát ách Cộng Sản để có đời sống tự do và phát triển, còn hiện nay thì đang gặp nhiều vấn đề nan giải.
I - Kinh Tế Trung Quốc: Một cơn mộng du?
Trước khi ông Tập cận Bình lên thay thế ông Hồ cẩm Đào nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu xuống dốc và xã hội đầy xáo trộn. Ôn Châu là thành phố phát triển nhanh nhất lúc kinh tế đang đà đi lên nhưng cũng là thành phố tiêu biểu lúc kinh tế bắt đầu xuống dốc: Vỡ nợ, thất nghiệp, dân tháo chạy, trong thành phố nhiều khu vực bỏ hoang! Người dân Ô Khảm tỉnh Quảng Đông nổi lên đòi nợ máu "Huyết trái huyết hoàn" và truất phế chính quyền Cộng Sản thay vào chính quyền do dân Ô Khảm bầu lên. Phong trào lan nhanh sang những làng xã lân cận làm Bắc Kinh phải xuống nước chỉ thị cho tỉnh Quảng Đông tìm cách ngăn chặn và hòa giải, xoa dịu dân chúng. Câu nói nổi tiếng mô tả Trung Quốc lúc bấy giờ của ông Chu minh Quốc, Bí Thư thành phố Lục Phong, tỉnh Quảng Đông: "Trung Quốc như một quả táo, vỏ ngoài còn tươi nhưng bên trong đã rũa nát".
Từ khi ông Tập cận Bình thay ông Hồ cẩm Đào đến bây giờ, qua 3 năm, một mặt phải tả xung hữu đột thanh toán phe Giang trạch Dân dưới hình thức diệt trừ tham nhũng để lấy lòng dân, một mặt lo đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế càng ngày càng trầm trọng.
Lúc cao điểm là khoảng từ 2002 – 2008 tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 10,8%. Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 làm tăng trưởng năm 2009 rớt xuống 9,2%. Năm 2010 bùng lên được 10,3% mấy tháng đầu nhờ có 800 tỷ đô la đổ vào kích thích nhưng 3 tháng cuối năm (quý 4) tụt xuống 9,7% để từ từ suy giảm. Năm 2011 mức tăng trưởng lần lượt qua 4 kỳ 3 tháng (quý) là 9,7% - 9,6% - 9,4% - 9,2%, qua năm 2012 sự xuống dốc thật đáng quan ngại: 8,1% - 7,8% - 7,7% - 7,8%... Năm 2015 mức tăng trưởng chỉ còn 6,9%, 3 tháng đầu năm 2016 là 6,5%. Đó là những con số chính thức của nhà nước Trung Quốc công bố. Nhiều cơ quan và các nhà nghiên cứu cho rằng năm 2015 mức tăng trưởng của nước này chỉ từ 3,6 đến 4%, thậm chí có thể là 0% vì những con số thống kê của Trung Quốc “do con người làm ra và vì vậy không đáng tin cậy”, Lý khắc Cường khi còn là Bí Thư Tỉnh Ủy Liêu Ninh năm 2007 nói với đại sứ Mỹ. Tức là nó không phải sự thật, những con số tuyên truyền hay những số liệu “phục vụ cho các mục tiêu chính trị” theo tiến sĩ Tạ Điền. Thời Mao các đài phát thanh ngày nào cũng ra rả nông nghiệp vượt chỉ tiêu, tăng gia năng xuất 20%, 30%... mà dân chết đói như rạ, 37 triệu người thời Bước Tiến Nhảy Vọt.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 làm cho Trung Quốc bắt đầu suy sụp dù đã đổ ra gần 1.000 tỷ USD cứu vãn nhưng không có hiệu quả. Tờ Le Monde ra ngày 29-11-2011 cho rằng tháng 11/2011 là tháng Trung Quốc bị xáo trộn nhất, mở đầu tại Ôn Châu rồi lan ra các thành phố khác ở Quảng Đông, Quảng Tây, Chiết Giang... Các công ty vỡ nợ hàng loạt, chủ bỏ trốn hay tự tử, công nhân biểu tình đòi trả lương. Hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang ngành may mặc giảm 33%, plastic 50%, cao su 60%, các xưởng đóng giày ở Hải Ninh đóng cửa tới 60%, tỉnh Quảng Đông xuất cảng giảm 9%, nhà tại 30 thành phố xuống giá, riêng Bắc Kinh tháng 10-2011 có 120.000 căn nhà không bán được, 177 văn phòng địa ốc đóng cửa.
Theo tờ Kinh Tế Thế Kỷ Thứ 21, từ đầu năm đến tháng 10-2011, riêng tỉnh Chiết Giang có 228 ông chủ bỏ trốn biết tăm, 9 ông tự tử vì thua lỗ, có trường hợp tự tử cả nhà làm chính quyền tỉnh này phải giám sát chặt chẽ 5.000 công ty còn đang hoạt động. (RFI ngày 09-12-2011)
Tập cận Bình hưởng cái di sản không có gì là tốt đẹp của Hồ cẩm Đào để lại. Kinh tế tiếp tục đi xuống, các địa phương, các xí nghiệp nợ nần chồng chất nhất là các xí nghiệp, các tập đoàn quốc doanh, cái đuôi Cộng Sản, mảnh đất màu mỡ ưu ái dành riêng cho con cái các công thần của chế độ. Những xí nghiệp này có quá nhiều ưu tiên về vay vốn Ngân Hàng, thị trường nhưng lại thường thua lỗ, tiền thuế của dân luôn phải bù đắp. Ngày 18-3-2014, Thủ Tướng Lý khắc Cường có cuộc họp báo sau khi kết thúc họp Quốc Hội kỳ 2, khóa 12 cảnh cáo sẽ có nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Tính chung cả nợ của nhà nước và nợ của tư nhân đã lên hơn 200% Tổng Lợi Tức Quốc Gia (GDP).
Theo công ty thẩm định Tài Chánh Standard and Poor’s, các doanh nghiệp Trung Quốc “đang ngồi trên một núi nợ 13.800 tỷ USD”, cao hơn cả khối nợ của Mỹ. Năm 2008 tổng số nợ dưới dạng trái phiếu của 945 tập đoàn tham gia sàn Chứng Khoán Trung Quốc lên tới 1.820 tỷ yuan # 300 tỷ USD, năm 2014 số nợ đó lên gấp hơn 2 lần: 4.700 tỷ yuan (783 tỷ USD).
Vì vậy (năm 2014) báo chí Trung Quốc do nhà nước kiểm soát thổi lên cơn sốt Chứng Khoán làm thị trường này tăng 150% trong khoảng 1 năm tương tự như cơn sốt chim cút ở Sài Gòn năm 1970 do người Hoa trong vùng Chợ Lớn chủ động tạo ra. Chiến dịch này có 2 điều lợi: 1, đánh lạc hướng tình hình bi quan về kinh tế; 2, các xí nghiệp, tập đoàn quốc doanh kiếm được khá nhiều tiền nên nhà nước đỡ phải bù lỗ.
Có lẽ đây là một loại thuốc liều bắt buộc phải uống, vì ngân sách còn phải tăng cho Quốc Phòng do tình hình căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông, nhất là cho ngành mật vụ công an để đề phòng bất ổn xã hội, lại thêm cả gánh nặng nuôi đoàn quân “Dư Luận Viên” đông đảo hơn 2 triệu mới thành lập trải từ thành thị tới nông thôn nhằm tuyên truyền và theo dõi dân chúng trong khi ngành xuất cảng liên tục giảm sút, các công ty, xí nghiệp mất khả năng thanh toán, đóng cửa hoặc thiếu thuế. Chỉ riêng 45 công ty địa ốc trong đó có các tập đoàn như Agile, Soho China, Vanke đáng lẽ phải đóng 4.600 tỷ yuan nhưng chỉ trả được 800 tỷ, còn thiếu 3.800 tỷ hay 623 tỷ USD.
Dù đã hết sức chống chọi che chắn, tất cả những khuyết điểm của nền kinh tế Trung Quốc cuối cùng cũng phải bộc lộ ra. Trước hết và mạnh nhất là thị trường Chứng Khoán được cổ võ, nâng lên trước đây thì kể từ sau ngày 12-6-2015 xẹp xuống và liên tục mất giá làm bao nhiêu người phá sản, nhiều người tự tử. Trong thời gian 2 tuần lễ, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 - 2015 thị trường này sụt gần 30% và mất khoảng 3.800 tỷ USD. Chính quyền vội vã bơm tiền từ Ngân Hàng Trung Ương hay lấy từ quỹ hưu bổng để ngăn chặn nhưng kết quả không đạt mong muốn và tiếp tục tuột dốc. Cuối tháng 7-2015 chỉ số Composite Thượng Hải 3 lần giảm giá, có lần tới hơn 8%, hạ tuần tháng 8/2015 có 6 ngày và ngày 24-8 là Thứ Hai Đen: Composite Thượng Hải giảm 8,5%, nặng nhất trong 8 năm trước đó.
Đến đầu năm 2016 thì những chứng bệnh trầm kha của nền kinh tế Trung Quốc không còn che giấu được nữa: Hơn 70 triệu căn nhà không bán được, 50 thành phố có những khu vực là thành phố ma, ngành sản xuất thép, than dự trù sa thải 8 triệu công nhân (Rueters), hàng trăm nhà máy luyện thép, hàng ngàn mỏ than đóng cửa, ngày 15-3 nhiều ngàn công nhân than tỉnh Hắc Long Giang tràn vào các công sở đòi 6 tháng lương chưa được trả.
Ngành công nghiệp, theo tạp chí Caixin và Market Economics chỉ số sản xuất PMI 10 tháng liền giảm dưới 50, riêng tháng 12-2015 giảm xuống mức 48,5. Xuất cảng tháng 12-2015 giảm 25,4%(so với 12/2014), nhập cảng giảm 13,8%!
Ngành Tài Chánh, nợ xấu (khó đòi) của các ngân hàng Trung Quốc lên tới 1.300 tỷ USD, đồng Nhân Dân Tệ (yuan) năm 2015 phá giá 5 lần.
Ngày 26-2-2016 Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc Chu tiểu Xuân trấn an các nước G20 họp ở Thương Hải rằng trong thời gian tới Trung Quốc không phá giá đồng NDTệ, nhưng 3 ngày sau, 29-2 đồng NDTệ bị phá giá 0,17%, 6,545 NDTệ = 1 USD. Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc không giữ được lời hứa vì quá quẫn bách. Nợ công + nợ tư của Trung Quốc lên tới 236% GDP, Chứng Khoán trong tháng 1-2016 có 6 ngày sụt giá.
Người ta tháo chạy. Các đại công ty nước ngoài như Yahoo, Best Buy đóng cửa chạy trước, các hãng nhỏ chạy sau. Ba tháng đầu năm 2016 các công ty nước ngoài bán cơ sở, xí nghiệp thu khoảng 73 tỷ đô la để chạy (3 tháng đầu năm 2015 là 6,2 tỷ USD). Các đại gia Trung Quốc, các hoàng tử đỏ cũng tháo chạy ào ạt: 30% trong Hồ Sơ Panama mới bị tiết lộ là người Trung Quốc, trong đó có nhiều thân nhân của những lãnh tụ vô sản đã, hay đang tại chức.
Tờ Le Monde, Les Echos, Tỷ phú Soros... từng tiên đoán kinh tế Trung Quốc đang đi đến đoạn kết. Và ngày 14-4-2016, một trong những cơ quan có thẩm quyền nhất về kinh tế trên thế giới là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) dự báo: Kinh tế Trung Quốc "sẽ không hạ cánh nhẹ nhàng" (web RFI 14/4/2016).
Lời văn thông báo giữ tính lịch sự của một cơ quan quốc tế, sự thực thì phải nói: "Kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh nặng nề".
(Còn tiếp)
Phạm Hy Sơn
danlambaovn.blogspot.com

Trung Quốc đi về đâu? (Phần 2)
Phạm Hy Sơn (Danlambao)
II - Đảng Cộng Sản Trung Quốc: Con đường cùng trước mặt.
Tượng Mao trạch Đông mạ vàng, cao 37 mét, tạo dựng ở tỉnh Hà Nam mất 9 tháng, tốn 3 triệu nhân dân tệ, tương đương 500.000 USD, khánh thành tháng 12/2015, mới mấy ngày đã được lệnh phá hủy. Tượng bị cắt thành 3 khúc, vất trên xe tải chở đi.

Hơn 40 năm trước, Mao là đấng cứu tinh của nhân dân Trung Quốc, là cha già dân tộc, là vị thần linh mà mỗi người dân sau 1 ngày làm việc tới trước bức ảnh Mao treo trên tường cúi đầu, chắp tay ăn năn xám hối về những sai phạm trong ngày để xin được tha thứ. Mao Tuyển là kinh thánh đọc sớm tối, đọc để xin khỏi bệnh, đọc lúc giải phẫu mà không cần thuốc gây mê?
Tại sao đảng Cộng Sản Trung Quốc vội vã ra lệnh phá hủy tượng Mao tốn bao công của xây dựng, trong khi Mao vẫn là vị thần linh bảo trợ cho đảng Cộng Sản Trung Quốc bấy lâu nay?
Đơn giản là kinh tế Trung Quốc đang hồi xuống dốc: than, thép chất đầy trong kho, xuất cảng đình đốn, chứng khoán đổ vỡ làm hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu nông dân ra tỉnh làm việc nay phải trở về quê quán. Tình trạng u ám không khác gì thời Bước Tiến Nhảy Vọt của những năm 1950, 1960 do Mao phát động: kinh tế càng ngày càng đi xuống với kết quả là người dân Trung Hoa phải ăn thịt người, phải chết đói 37 triệu nhân mạng.
Bức tượng vĩ đại của Mao dựng lên ở tỉnh Hà Nam mau chóng gợi lại trong tâm trí người Trung Hoa cảnh chết đói thảm khốc đã qua và tưởng đến tương lai đen tối sắp đến!
Không bám vào Mao thì đảng CSTQ không có lý do để tồn tại mà dựng tượng Mao để tôn thờ thì gặp phản ứng bất lợi trong dân chúng. Đó là lý do giải thích sự lung túng của đảng CSTQ dựng tượng rồi đập tượng trong tháng 12/2015 vừa qua.
Được thành lập năm 1921 trong khung cảnh xã hội suy kiệt, người dân nghèo đói vì bị chế độ phong kiến kìm hãm, cường hào ác bá bóc lột, dùng mọi cách cướp nhà, cướp đất... đảng Cộng Sản Trung Quốc lúc bấy giờ đưa ra khẩu hiệu tuyên truyền lật đổ phong kiến, diệt trừ cường hào ác bá, tịch thu ruộng đất của địa chủ phân phát cho dân nghèo, mọi người đều bình đẳng, tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc... để lôi cuốn dân chúng.
Nhưng khi đã nắm được quyền hành vào năm 1949, những lãnh tụ Cộng Sản còn khắc nghiệt, tàn bạo gấp trăm lần vua chúa thời phong kiến, những cường hào ác bá đỏ của Cộng sản còn thủ đoạn, nham hiểm gấp mấy lần cường hào ác bá thời xưa. Những địa chủ, những người giàu có, những người chống đối không những bị xử bắn mà anh em, họ hàng con cháu bị gạt ra ngoài tất cả các sinh hoạt và đời sống, bị coi như những công dân ghẻ lở trong xã hội Cộng Sản.
Cũng chỉ vì sự độc đoán của Mao mà Bước Tiến Nhảy Vọt đưa đến gần 40 triệu người chết đói, cũng vì bảo vệ địa vị độc tôn của mình bị lung lay sau khi Bước tiến Nhảy Vọt thất bại mà Mao thanh toán các đồng chí của mình và những thành phần có tiềm năng chống đối lên tới 20 triệu người gồm cả Lưu thiếu Kỳ, Bành đức Hoài, Lâm Bưu, Chu Đức, Hạ Long...; trong dân chúng đó là những trí thức, giáo viên, giáo sư, con cháu của những địa chủ, những người chống đối đã bị xử tử. Chiến dịch thanh toán này được ngụy trang dưới chiêu bài Cách Mạng Văn Hóa từ 1966 đến 1976. (Trong lịch sử Trung Hoa không biết có ông vua nào giết dân và làm cho dân chết đói khủng khiếp như vậy không?)
Người dân Trung Hoa trong giai đoạn đó không dám nổi lên chống đối vì bị công an, mật vụ, đảng viên Cộng sản dày đặc kiềm chế, theo dõi và nhất là chế độ hộ khẩu, chế độ sổ lương thực đảng Cộng Sản kiểm soát rất gắt gao, chống đối bị cắt hộ khẩu, cắt lương thực lấy gì mà sống.
Bụng đói nhưng vẫn phải đời đời nhớ ơn Mao chủ tịch, quần áo tả tơi rét mướt nhưng vẫn phải hoan hô Đảng vinh quang. Những sự cưỡng bách tinh thần đó có tiêu diệt hẳn được sự bất mãn của người dân Trung Hoa hay chỉ tạm thời kìm hãm nó khỏi bị bộc phát?
Đất nước Trung Hoa suy bại cùng kiệt, nhưng phải đợi đến khi Mao chết năm 1976 và sau khi diệt được bọn Tứ Nhân Bang do vợ Mao là Giang Thanh cầm đầu, Đặng tiểu Bình và phe cánh phải đổi mới về kinh tế để cứu vãn sự sụp đổ của chế độ và đảng Cộng sản Trung Quốc:
“Không cải cách Trung Quốc chỉ có nước chết mà thôi!” (Đặng tiểu Bình, Nam Tuần Giảng Thoại, 1992)
Cửa mở rộng ra, thảm đỏ trải ra để tư bản các nước đem tiền của đến khai thác một thị trường lớn nhất thế giới mà xưa kia “Bát quốc liên quân” dùng súng đạn để chiếm mà không được.
Người dân Trung Hoa vốn cần cù, khéo tay, đem bán sức lao động kiếm đồng lương rẻ mạt nhưng vẫn khá hơn khi làm lao động cho các hợp tác xã nông nghiệp hay trong các xí nghiệp, nhà máy của Đảng.
Đời sống có khá hơn vì bao nhiêu ngàn tỷ đô-la đổ vào và những đồng bạc cắc rơi rớt vào tay người dân sau khi đã tràn đầy túi các lãnh đạo vô sản. Những nhà máy, những cơ sở kinh doanh mọc lên nhanh chóng, tổng sản lượng gia tăng nhưng không thể phát triển bền vững, lâu dài vì cơ chế xã hội không thay đổi, đảng CSTQ vẫn ngự trị trên xã hội Trung Quốc với tất cả đặc tính của nó như:
- Thứ nhất là tính độc tôn: đảng Cộng Sản giữ địa vị tối thượng, tự tạo ra Hiến Pháp, luật lệ bắt dân tuân phục. Mọi ý kiến khác với ý Đảng đều bị coi là bất tuân, phản động. Dự án đập thủy điện trên sông Dương Tử là 1 thí dụ. Vị kỹ sư đưa ra ý kiến về những bất lợi phải gánh hậu quả, nhưng sau khi nhà máy điện hoạt động được ít năm người ta mới thấy hậu quả tại hại của nó đối với môi trường và nông nghiệp, ngư nghiệp. Tính độc tôn truyền thống của đảng Cộng sản cộng với trình độ rất có giới hạn của những lãnh tụ vô sản “hồng hơn chuyên” này là những người lãnh đạo đất nước không có cái nhìn sâu và xa (viễn kiến), nhất là về các ngành như kinh tế, tài chánh, phát triển đòi hỏi phải có kiến thức cao để nghiên cứu và hoạch định hướng tiến lâu dài.
- Thứ hai là uy quyền tuyệt đối từ trên xuống dưới đối với người dân (trung ương, tỉnh, quận, xã), người dân làm bất cứ công việc gì cũng phải có phép, phải bị kiểm soát nên cách tốt nhất là lo lót, hối lộ. Đó là nguyên nhân của nạn tham nhũng: quyền lực đẻ ra tham nhũng.
- Thứ ba là đặc quyền đặc lợi dành cho giai cấp đảng, chỉ có đảng viên mới được giữ các chức vụ chỉ huy. Sĩ quan công an, quân đội đều là đảng viên. Con cháu các lãnh tụ lần lượt thay thế các lãnh tụ hoặc được “biên chế” vào những cơ quan, xí nghiệp có nhiều bổng lộc dù chẳng có tài cán gì, nắm quyền chỗ nào thì tan hoang chỗ đó.
Kết quả là sau hơn 30 năm phát triển Trung Quốc gặp đủ thứ rối loạn. Hơn 90% sông hồ và nước ngầm bị ô nhiễm, hơn 1/3 diện tích đất đai, phần nhiều là những vùng đất có dân cư, đất trồng trọt bị nhiễm các kim loại nặng và hóa chất độc hại. Các thành phố lớn, nhất là Bác Kinh không khí bị ô nhiễm nặng gây ra bịnh tật như ung thư, viêm phổi - có những làng ung thư ở Trung Quốc.
Về mặt xã hội, hố cách biệt giàu nghèo, nạn tham nhũng, cường hào ác bá, con cái của những cán bộ cao cấp (Lệnh kế Hoạch, tướng công an Lý Cường, tướng quân đội Lý long Giang...) thác loạn, lộng hành làm cho dân chúng bất mãn, những vụ nổi lên chống đối chính quyền càng ngày càng tăng.
Những năm 2010, 2011, 2012 mỗi năm có trên 180.000 vụ biểu tình, đốt phá công sở, lật xe công an, cho nổ bom, đốt lửa tự thiêu... vì bị kéo nhà, cướp đất, sưu thuế nặng, đòi tăng lương, chống ô nhiễm, chống công an đánh chết dân. Những vụ phản đối nhiều nhất là bị cường hào ác bá cướp nhà, cướp đất, khoảng 120.000 vụ /năm.
Khi Tập cận Bình lên cầm quyền thì: "Trung Quốc như một trái táo, vỏ ngoài còn tươi nhưng bên trong đã rũa nát." và: “Trung Quốc sẽ phải đối phó với nhiều cuộc nổi dậy trong tương lai”, lời ông Chu minh Quốc, Bí Thư thành phố Lục Phong, tỉnh Quảng Đông phát biểu cuối tháng 12/2011.
Điều này cả nhân dân Trung Quốc đều biết vì báo Nhân Dân ngày 3-11-2011, Hoàn Cầu Thời Báo ngày 25-9-2011 rồi Thủ Tướng họ Ôn đều kêu lên: nhân dân “bất mãn”, “oán ghét”, “căm thù” chế độ “và người hiểu rõ hơn hết là ông Tập cận Bình.
Đầu tháng 3/2012, Phó Chủ Tịch Trung Quốc Tập cận Bình phát biểu tại Trường Đảng về những tệ nạn trong đảng CSTQ đăng trên báo đảng Cầu Thị ngày 16-3-2012: “Thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc, vô trách nhiệm xâm nhập mọi cấp đảng viên.” và: “Họ vào đảng chỉ vì được hưởng đặc quyền, đặc lợi cá nhân.”
Ai cũng biết ông này, ông nọ, báo này, báo nọ của Đảng nói ra như để xả van an toàn, cho dân hiểu rằng Đảng biết rồi, yên chí chờ Đảng sửa sai!
Nhưng dù sao thì đó cũng là sự thật và sự thật là Trung Quốc như một bãi mìn, bãi bom đụng chỗ nào cũng nổ: Nơi biên cương thì Tân Cương, Tây Tạng, Mông Cổ, bên trong thì Tứ Xuyên, Hà Bắc, Đại Liên, Thẩm Quyến, Long Thủ, Ô Khảm... hoặc tự thiêu, hoặc tấn công đồn bốt công an, hoặc đòi trả nợ máu, “huyết trái huyết hoàn”, lật đổ chính quyền địa phương.... Đối với đảng CSTQ, cách tốt nhất là tạm lùi xa (bãi mìn) để tìm cách tháo gỡ.
Khi lên cầm quyền, Tập cận Bình của Đảng CSTQ thay đổi chiến thuật: Một mặt xoa dịu tập thể dân chúng bằng cách bớt đi những vụ cướp nhà, cướp đất - một mặt mở chiến dịch bài trừ tham nhũng nhưng thực tế là một cuộc thanh trừng nội bộ khốc liệt giữa phe Ôn, Tập và phe Giang trạch Dân, Chu vĩnh Khang, Bạc hy Lai. Nếu Chu, Bạc có 5,10 tỷ USD thì riêng gia đình Ôn đã có hơn 2 tỷ, gia đình Tập 3,4 trăm triệu đô la. Do đó tham nhũng, cường hào ác bá vẫn còn, dân chúng vẫn nổi loạn. Cuộc thanh trừng chưa chấm dứt, Tập càng ngày càng lộng vì quyền hành đã nắm vững làm giới đảng viên, giới thái tử đỏ lo lắng và bắt đầu tỏ thái độ chống đối.
Nhưng điểm quan trọng nhất là Tập không đảo lộn được tình hình kinh tế đang suy thoái trầm trọng. Sự tăng trưởng GDP đều đều giảm sút, chỉ số sản xuất PMI hạ thấp liên tục, xuất cảng trì trệ, thị trường Chứng Khoán mất giá, đồng Nhân Dân Tệ phá giá, giới kinh doanh trong nước và ngoài nước ào ào tháo chạy: năm 2015 có 1.000 tỷ đô la ra khỏi Trung Quốc. Than, thép, cement, hóa chất đầy kho nhưng vẫn phải sản xuất để công nhân không bị thất nghiệp, không nổi loạn. Bảy mươi triệu căn nhà không bán được, nợ Ngân Hàng, nợ nhà nước chồng chất. Sản xuất giảm, xuất nhập cảng giảm nên thuế không thu được trong khi phải tăng ngân sách cho quân đội và công an, hai lực lượng bảo vệ sự sống còn của Đảng.
Nếu trước đây chính quyền Bắc Kinh đưa ra khẩu hiệu "Ổn định để phát triển" làm lý do đàn áp dân, thì nay không thể nêu khẩu hiệu "Ổn định để thụt lùi" làm lý do giữ cho xã hội ổn định và đảng Cộng Sản thong dong ngồi trên đầu dân.
Những trái bom 1.000 cân nổ chậm Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng bên hông - Dân chúng bất mãn, căm phẫn, đụng đến là biểu tình chống đối - Biển Đông, Biển Bắc tự làm thành chảo dầu sôi, tàu bè súng ống ngợp trời, hoả tiễn tua tủa từ Nhật qua Đài Loan, Phillippines, Indonesia, Mã Lai - Kinh tế sa sút, Tập cận Bình đối phó cách nào để Trung Quốc ổn định, đảng CSTQ khỏi đi theo bước chân của Liên Xô, Ba Lan, Roumanie, Đông Đức?
Thực ra sự sụp đổ của Trung Quốc đã được 1 thái tử Đảng là Trung Tướng Lưu á Châu, con rể Lý tiên Niệm tiên đoán từ 5, 7 năm trước và những tờ báo có uy tín trên thế giới như Le Monde, Wall Street Journal, Les Echos, Le Figaro... đã có những bài viết nói về đề tài này.
Mới đây nhà nghiên cứu nổi tiếng của Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Hoa Kỳ, Robert D. Kaplan trong bài Eurasia’s Coming Anarchy (Sự hỗn loạn vô chính phủ sắp tới của lục địa Âu - Á) đăng trên Tạp Chí Foreign Affairs số tháng 3&4 năm 2016 tiên đoán Nga và Trung Quốc, do sự suy thoái về kinh tế và chế độ độc đoán sẽ tạo ra những hỗn loạn, tan rã trong tương lai gần và đề nghị chính phủ Mỹ nên sửa soạn kế hoạch ứng phó với tình thế mới.
Tình hình Trung Quốc sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến Việt Nam. Những nhà chính trị Việt đã nghĩ đến kế hoạch đáp ứng chưa và những người cầm quyền ở Hà Nội có biết rằng nếu tình hình Trung Quốc xảy ra như dự đoán thì những lời thề nguyền ở Thành Đô năm xưa liệu có còn giữ được đến lúc đầu bạc răng long?
Cách tốt nhất là đảng CSVN hãy quay trở về với dân tộc để chuộc lại những lỗi lầm đã phạm phải từ xưa tới nay.
Bài đã đăng: http://danlambaovn.blogspot.com/2016/05/trung-quoc-i-ve-au.html
Phạm Hy Sơn
danlambaovn.blogspot.com
Posted by sontrung at 12:55 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
BIỂN ĐÔNG


Washington thống lĩnh « liên minh phòng thủ » chống Trung Quốc
Tú Anh Đăng ngày 31-05-2016 Sửa đổi ngày 31-05-2016 17:00
media
President Barack Obama (2nd R) speaks during a bilateral meeting with Vietnam's President Tran Dai Quang (not pictured), accompanied by National Security Advisor Susan Rice, Secretary of State John Kerry (3-R) at the presidential palace in Hanoi, 23/05/16REUTERS/Carlos Barria
Trong khi mối đe dọa hòa bình, theo giới chuyên gia địa chính trị, phải xuất phát từ vòng cung khủng hoảng Hồi giáo võ trang, kéo dài từ Maroc đến Pakistan, thì mầm chiến tranh lại đến từ một vùng kinh tế trù phú, đó là châu Á. Chúng ta không thấy vì chúng ta bị khói lửa khủng bố che mắt. Nhưng một người đã thấy bên trên « cơ xưởng thế giới » là một đám mây mù chiến tranh : tổng thống Mỹ Barack Obama.
Chính phủ xã hội Pháp trước áp lực đình công. Chế độ cánh tả Venezuela trước nguy cơ sụp đổ gần kề.Thánh chiến Daech bị phản công ở Trung Đông. Trung Quốc trong vũng lầy than đá. Chiến lược « xoay trục » xuyên suốt của Barack Obama ngăn chận tham vọng bá quyền của Bắc Kinh là để bảo vệ phồn vinh của Châu Á. Trên đây là một số chủ đề của báo chí Pháp ngày 31/05/2016.
Tình hình xã hội tại Pháp có rối như tơ vò hay không ? Gần đến Cúp bóng đá châu Âu và mùa nghĩ Hè, mùa bãi trường, nhưng phong trào  chống dự luật lao động không giảm áp lực. Nêu đích danh thủ tướng Manuel Valls và tổng thư ký Tổng Liên đoàn Lao động CGT, ông Philippe Martinez,  Libération cho rằng thái độ không khoan nhượng của đôi bên là nguyên do gây bế tắt hiện nay. Với tựa « Lối ra là ở đây » nhật báo cánh tả cảnh báo hai bên coi chừng « ngã về không » : CGT không đòi được gì mà còn mất uy tín. Phía chính quyền cánh tả coi chừng thảm bại trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Trong khi Libération « thăm dò » một số giải pháp để thoát ngõ cụt tránh cho đất nước bị tê liệt vì đình công, thì Le Figaro, cánh hữu, cho biết tổng thống François Hollande sẽ ký một loạt ngân phiếu. Đây là chiến thuật « gỡ ngòi nổ » xoa dịu một số thành phần nghề nghiệp đang tranh đấu đòi tăng lương, như ngành giáo dục ; chống giảm ngân sách như giới nghiên cứu, hay muốn bảo vệ thụ đắc an sinh xã hội như giới nghệ sĩ công nhật.
Nhật báo Công giáo La Croix không bàn luận đến những toan tính chính trị của các phe, nhưng tập trung vào căn nguyên nguồn cội : hai chủ trương, hai logic. Theo La Croix, nếu chỉ nghe tranh cãi giữa chính phủ và các công đoàn với nhau thì không thể hiểu tại sao dự luật lao động lại bị chống đối. Trên thực tế, bất đồng then chốt nằm ở trong điều 2 về thời lượng làm việc.
Dự luật muốn dành ưu tiên cho nghiệp đoàn đàm phán với chủ nhân. Công đoàn CFDT gần quan điểm với đảng Xã hội đã đồng ý sau khi chính phủ thêm vào các chốt chận bảo vệ nhân viên. Ngược lại, CGT, thân với đảng Cộng sản, cương quyết khước từ vì e rằng công nhân một mình không đủ sức đưong đầu với xí nghiệp, cần phải bảo vệ bằng luật nghiêm minh. Nói tóm lại, nước Pháp bị phân chia giữa hai « triết lý lao động đối nghịch ». Một bên là xu hướng nhà nước phải can thiệp, còn bên kia đặt tin tưởng vào giá trị của hợp đồng, tuy bất trắc nếu chủ nhân không tuân thủ, nhưng có thể nẩy sinh ra nhiều mới mẽ, nhật báo Công giáo kết luận.
Còn theo Les Echos, lãnh đạo CGT, trong cuộc tranh luận tối thứ hai với lãnh đạo công đoàn CFDT đã chấp thuận không đòi rút bỏ toàn bộ dự luật lao động nữa. Không rõ đây là lời hứa thật hay chỉ là chiến thuật nước đôi trước cuộc họp với chính phủ. Le Monde thì chọn tuyên bố của chủ tịch nghiệp đoàn chủ nhân lên án lãnh đạo CGT là « kẻ côn đồ », làm tựa trên trang nhất.
Obama kéo Hà Nội vào liên minh chống Trung Quốc
Người đưa ra nhận định này là nhà phân tích địa chính trị Pháp Renaud Girard trên trang « Ý kiến » của Le Figaro.
Trong bài « Khúc quanh châu Á của Washington », tác giả cho rằng an ninh thế giới đụng đầu với sự mâu thuẫn. Trong khi mối đe dọa hòa bình, theo giới chuyên gia địa chính trị, phải xuất phát từ vòng cung khủng hoảng Hồi giáo võ trang, kéo dài từ Maroc đến Pakistan, thì mầm chiến tranh lại đến từ một vùng kinh tế trù phú, đó là châu Á. Chúng ta không thấy vì chúng ta bị khói lửa khủng bố che mắt. Nhưng một người đã thấy bên trên « cơ xưởng thế giới » là một đám mây mù chiến tranh : tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tổng thống Mỹ hiểu rõ nguy cơ này và đã đi công du Việt Nam và Nhật Bản từ 21 đến 28/05. Tại Hà Nội, ông thông báo bỏ cấm bán vũ khí cho Việt Nam, trong khi lệnh cấm này vẫn còn hiệu lực với Trung Quốc. Theo một kết quả thăm dò ý kiến, 78% người Việt mến mộ nước Mỹ. Tại sao ? Tại vì chính sách bá quyền của Trung Quốc làm Việt Nam lo sợ hơn là dư âm của cuộc chiến tranh đẩm máu trong thập niên 1960. Hành động xâm lấn biển đảo của Bắc Kinh làm cho người Việt Nam lo âu, nhất là trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc độ có thể làm cho Tập Cận Bình, vì muốn củng cố quyền lực bên trong, sẽ sử dụng chiến thuật đánh lạc hướng dư luận trong nước bằng hành động hung hăng ở bên ngoài.
Trong tình thế căng thẳng này, Hoa Kỳ được Việt Nam xem là một đồng minh đáng quý. Hà Nội biết rằng Washington không tìm cơ hội gây chiến với Việt Nam, trong khi không có gì bảo đảm là Trung Quốc không đánh Việt Nam một lần nữa như đã tấn công vào năm 1979.
Trong địa chính trị, mối hận thù lịch sử bao giờ cũng sâu đậm hơn xung khắc nhất thời đến từ một lục địa khác.
Thái độ thực tiễn của tổng thống Mỹ đã xóa tan những lời chỉ trích là ông không có chính sách ngoại giao. Đúng là ông đã làm ngơ trước những khó khăn kinh tế của châu Âu. Đúng là ông thất bại trong các hồ sơ Ả Rập. Nhưng tổng thống Mỹ đã gặt hái thành công trong ba hồ sơ quốc tế khác : hoà giải giữa Bắc Mỹ với châu Mỹ la tinh, giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran và kéo cường quốc vùng Ba Tư vào bàn cờ khu vực.
Cuối cùng, ông đã thành công đưa nước Mỹ vào vai trò chủ động tại châu Á. Bằng cách nào ? Tổng thống Obama biết phối hợp cương nhu với Trung Quốc. Đối với quần đảo Senkaku/Điếu ngư, tổng thống Mỹ tuyên bố bảo vệ đồng minh Nhật Bản, nhưng ông cũng tỏ thái độ tôn trọng Trung Quốc, khi cho rằng hãy để cho Toà án trọng tài La Haye phân xử ai là chủ nhân.
Từ nay, các nước châu Á tìm sự trợ giúp của Mỹ. Washington đã thật sự lãnh đạo một liên minh bán chính thức chống Trung Quốc gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Đài Loan, Philippines và Úc (mới mua 12 chiếc tàu ngầm của Pháp), và New Zealand.
Chiến thuật của Việt Nam trong thế liên hoàn
Theo nhà báo Renaud Girard, Việt Nam là cột trụ trong chiến lược đê điều bao vây Trung Quốc. Ở biển Đông giàu tài nguyên, Việt Nam là mục tiêu số một của lòng tham Trung Quốc. Ở thế yếu, Việt Nam chọn chiến lược của kẻ yếu đối với kẻ mạnh. Trong lãnh vực ngoại giao, Việt Nam dựa vào hai cường quốc là Nga và Mỹ. Dựa vào Nga để « giảm nhiệt » Trung Quốc, vì Matxcơva hiện nay là bạn của Bắc Kinh. Hải quân Việt Nam cũng bắt đầu thao dượt chung với Mỹ. Về quân sự Việt Nam tăng cường vũ trang, nhập khẩu vũ khí tăng 700% chỉ trong vòng 4 năm từ 2011 đến 2015.
Trong thế trận này, Việt Nam biết mình không đủ sức tấn công Trung Quốc, nhưng phải chuẩn bị « cơ bắp » để có thể trả đòn và chiến thắng, khi Trung Quốc tấn công như trường hợp 1979.
Trung Quốc, thủ phạm gây ô nhiễm không khí
Trên trang quốc tế, Libération đưa tin quân đội Irak vào được Falloujah thành trì của Daech, cách Bagdad 5 cây số. Cựu tổng thống Tchad, Hisséne Habré trả giá cho chế độ độc tài của ông với bản án chung thân. Liên quan đến môi trường, nhật báo cánh tả dành hai trang để giải thích vì sao Trung Quốc bị tố gây ô nhiễm không chỉ cho nước mình mà còn cả Hàn Quốc.
Vì lời hứa giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, Bắc Kinh buộc đóng cửa hàng loạt mỏ than đá. Chỉ cách nay 10 năm, chủ mỏ than có tiếng là những tay giàu có. Ngày nay, công nghiệp than đá của quốc gia sử dụng năng lượng gây ô nhiễm hàng đầu thế giới xuống dốc thê thảm. Từ 25.000 mỏ xuống 10.000, một con số vẫn còn quá lớn. Dù vậy, hệ quả xã hội được dự báo rất nghiêm trọng theo con số của chính phủ :1,3 triệu người bị sa thải.
Venezuela bên bờ vực thẩm
Thời sự châu Mỹ la-tinh cũng chiếm nhiều trang báo Pháp hôm nay. Xin điểm hai tựa tiêu biểu trên Le Monde : « Văn hóa hãm hiếp » bị tố cáo ở Brazil sau vụ một thiếu nữ bị 30 thanh niên tấn công. « Venezuela trong tình trạng nổ bùng ». Dầu hỏa rớt giá cộng với lạm phát phi mã và khủng hoảng chính trị ở Venezuela, theo nhật báo độc lập, là chuyện tất yếu. Nhân danh xã hội chủ nghĩa, nhà nước tóm thâu tài sản quốc gia . Chính quyền Venezuela áp dụng một chủ nghĩa xã hội cổ lỗ : quốc hữu hóa, kiểm soát siêu thị, kiểm soát giá cả, kiểm soát hối đoái.
Dân chúng đặt hàng loạt câu hỏi gây bối rối cho chế độ : Tiền bán dầu hỏa chạy đi đâu trong mấy năm nay ? Vì sao siêu thị khan hiếm hàng hóa , thực phẩm? Vì sao chợ đen nở rộ và ai là kẻ thủ lợi ?
Theo Le Monde, do quan chức chế độ không phải là những người dậy từ mờ sáng xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm hay ra đường ban đêm, nên chẳng quan tâm gì đến nổi thống khổ của người dân thiếu ăn và bị cướp bóc.
Tổng thống Maduro quy cho CIA âm mưu khuynh đảo, nhưng theo Le Monde, Hoa Kỳ và các quốc gia láng giềng của Venezuela tìm cách giúp chính quyền và đối lập đối thoại. Nếu đối thoại không thành công thì Venezuela khó tránh được thảm họa trong những tuần lễ tới.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160531-washington-thong-linh-%C2%AB-lien-minh-phong-thu-%C2%BB-chong-trung-quoc
VTV viết tựa sai về G7 và Biển Đông?
    2 giờ trước



mage copyright Getty
Image caption G7 chỉ 'bày tỏ quan ngại về Biển Đông và biển Hoa Đông'
Một tựa đề trên trang mạng VTV viết về hội nghị G7 tại Nhật Bản và vấn đề Biển Đông bị phê là dịch sai.
Bản tin hôm 26/05/2016 của VTV viết "G7 tuyên bố đóng vai trò lãnh đạo giải quyết vấn đề Biển Đông" dù bản tiếng Anh của thông báo mà G7 đưa ra không nói như thế.
Điều này đã có một số người trong cộng đồng mạng tiếng Việt chỉ ra.
Nội dung trong bài của bản tin VTV cũng viết tương tự rằng:
"Các nhà lãnh đạo G7 đã kết thúc ba phiên thảo luận đầu tiên và sắp bước vào phiên ăn tối kết hợp thảo luận - phiên thảo luận cuối cùng trong Hội nghị Thượng đỉnh G7 ngày 26/5."
"Tới thời điểm này, các nước G7 tuyên bố phải đóng vai trò lãnh đạo các nỗ lực quốc tế để giải quyết vấn đề Biển Đông."
Tuy thế, trong tuyên bố chung của lãnh đạo khối G7 họp ở Ise Shima không có câu nào như thế.
Làm mềm quan điểm
Họ chỉ bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở cả hai vùng biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa (theo tên tiếng Anh của Biển Đông):
"Chúng tôi quan ngại về tình hình ở biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa, và nhấn mạnh tầm quan trọng cơ bản của cách quản trị và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình."

Image copyright VTV
Image caption Bản tin đăng ngày 26/5/2016 trên trang mạng của VTV, tính đến đêm muộn 31/5 vẫn giữ nguyên dòng tựa đề sai
Ngoài ra, G7 cũng nhấn mạnh đến pháp quyền trên biển, các quyền tự do hàng hải, hàng không.
Báo chí Nhật có trích dẫn quan chức nước này nói Thủ tướng Shinzo Abe đã "dẫn cuộc thảo luận" (led discussion) về hai vùng biển trên tại hội nghị G7.
Nhưng điều này không có nghĩa là G7 nhận vai trò "lãnh đạo các nỗ lực quốc tế" để giải quyết vấn đề Biển Đông như VTV đăng tải.
Đây không phải là lần đầu tiên dư luận chú ý đến bản tin quốc tế của VTV.
Hồi tháng 5/2015 bản tin quốc tế của đài này chiếu cả hình Tổng thống Barack Obama đón nhà bất đồng chính kiến Việt Nam, ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại Nhà Trắng.



Image copyright XINHUA
Image caption TQ đã bay ra Trường Sa sau khi xây sân bay lớn
Trên thực tế, theo báo Hong Kong viết, các lãnh đạo cao nhất gồm các tổng thống, thủ tướng những nước trong khối G7 đã chọn quan điểm "mềm mỏng" hơn so với thông cáo của các bộ trưởng G7 trước đó.
Các bộ trưởng G7 nhắc đến "các biện pháp gây sức ép, đe dọa và khiêu khích đơn phương" tại Biển Đông, với ngôn từ mà trang South China Morning Post cho là "ám chỉ Trung Quốc".
Các lãnh đạo G7 cuối cùng chỉ nói là họ "quan ngại" về tình hình căng thẳng nói chung mà không nêu tên quốc gia nào.
Dù vậy, Trung Quốc, qua lời nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng chỉ trích trực tiếp Nhật Bản và G7.
Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) trích lời bà Hoa Xuân Oánh:
"Làm nước đăng cai G7, Nhật Bản đã làm thổi lên vấn đề Biển Nam Hải (là tên mà Trung Quốc dùng để gọi Biển Đông) và làm bùng thêm căng thẳng. Trung Quốc cực lực bày tỏ thái độ bất bình với Nhật Bản và những gì G7 vừa làm."
  http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160531_vtv_current_affairs_g7

Posted by sontrung at 12:43 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
QUÂN TRUNG CỘNG THAM DỰ CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Tài liêu quan trọng: 320.000 lính Trung cộng giả trang Bộ đội tham chiến tại Việt Nam !!!

Năm 1989, Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhân gởi 320.000 quân qua tham chiến ở Việt Nam trong năm 1965-1968 và viện trợ Hà Nội 20 tỷ đô la – Liên Xô viện trợ 11 tỷ đô la Posted by hoangtran204 on 04/01/2014
Thế là đã rõ: Đảng CSVN không phải là lực lượng duy nhất có công lao chống Mỹ như lâu nay vẫn kể công. Ông HCM, Lê Duẩn, và Đảng CSVN đã mời 320.000 quân Trung Quốc đã qua VN trong thập niên 1960s. Đảng CSVN và Nhà Nước chỉ là bọn cõng rắn cắn gà nhà, là bọn mãi quốc cầu vinh; đảng CSVN đã mời TQ qua VN để chúng có cớ chiếm HS, TS, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Móng Cái, Núi Lão Sơn… và nhiều đất đai biên giới phía bắc.
Đảng đã mời 320.000 quân Trung Cộng và một số lượng không rõ lính Bắc Triều Tiên, và Liên Xô đến Miền Bắc trong thời gian 1964-1975 để cùng nhau chống Mỹ. Trung Quốc “đã viện trợ 20 tỷ USD cho quân đội chính quy Bắc Việt của Hà Nội và các đơn vị quân du kích Việt Cộng. “

Đánh Điện Biên Phủ thì đảng CSVN cầu viện quân đội Trung Cộng qua đánh giúp. Quân đội Trung Cộng và các tướng lãnh La Quý Ba, Trần Canh, đã giúp đánh trận Điện Biên Phủ 1954.
Chiếm được Miền Bắc năm 1954 là nhờ Trung Quốc điều đình với Mỹ và Pháp qua Hiệp Định Geneve 20-7-1054

Qua đến cuộc Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975, Đảng CSVN và ông HCM lại cầu viện ngoại quốc qua giúp đỡ đánh chiếm Miền Nam. Lần này, có quân Trung Cộng, quân Liên Xô, và quân lính Bắc Triều Tiên. Trung Quốc viện trợ 20 tỷ Mỹ kim, Liên Xô viện trợ cho VN nhiều hơn TQ nhưng chưa bao giờ tiết lộ, gần đây chỉ nhắc đến 11,5 tỷ Mỹ kim (xem cuối bài).

Tóm lại: Với nhiều sự kiện lịch sử ngày càng nhiều và cho thấy rằng: Đảng CSVN không phải là lực lượng duy nhất chống Mỹ và đánh chiếm Miền Nam VN như lâu nay vẫn kể công nhằm mục đích giành quyền lãnh đạo Việt Nam vô thời hạn!
Mời các bạn đọc các bài báo liên quan đến vấn đề này dưới đây... (tiếp theo)


~~~~~~~~~~~~~~~~~~

CHINA ADMITS IT SENT TROOPS TO FIGHT THE U.S. IN VIETNAM
http://www.deseretnews.com/article/46743/CHINA-ADMITS-IT-SENT-TROOPS-TO-FIGHT-THE-US-IN-VIETNAM.html?pg=all

China has admitted for the first time that it sent more than 300,000 combat troops to Vietnam to fight against U.S. forces and their South Vietnamese allies.
Th semiofficial China News Service said Tuesday in a report monitored in Hong Kong that China sent 320,000 soldiers to Vietnam during the 1960s. It also spent over $20 billion to support Hanoi's regular North Vietnamese Army and Viet Cong guerrilla units.The agency report cited "The History of the People's Republic of China," published by the official State Archives Publishing House, as saying that more than 4,000 Chinese soldiers were killed in the war.

Fighting finally ended when victorious North Vietnamese tanks battered their way into the grounds of Doc Lap Palace in Saigon on April 30, 1975.
During the war China repeatedly denied U.S. allegations that its soldiers were operating in Vietnam.
U.S. intelligence reports at the time spoke of U.S. combat units finding soldiers dressed in Chinese combat gear and wearing Chinese insignia.
During the 10 years of direct U.S. involvement American troop levels reached over 500,000. Estimates of North Vietnamese Army units varied, but Hanoi maintained throughout the war its soldiers went only as volunteers to help the southern Viet Cong guerrilla movement.

Units from South Korea, Australia and New Zealand fought alongside U.S. and South Vietnamese soldiers, with logistical support from Thailand and the Philippines.
Both presidents Lyndon Johnson and Richard Nixon were extremely wary of allowing U.S. aircraft to bomb too close to the Chinese border with North Vietnam for fear of involving the Chinese on a larger scale.

But pressure groups seeking news on Americans listed as missing-in-action in Indochina say a small handful of U.S. pilots bailed out over Chinese territory after their planes were hit by Vietnamese ground fire.
Posted by sontrung at 12:11 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
NGUYỄN THỊ CỎ MAY * CÁ CHẾT
 Hôm nay, cá chết
Nguyễn thị Cỏ May




Theo nhiều tin tức mới thì tới nay, cá chết đã lan rộng tới Đà nẳng . Có tin nói đã tới biển Nha trang . Về mức độ nghiêm trọng thì phải nói đây là một thảm nạn xảy ra lần đầu tiên ở Việt nam . Vì quan hệ « Sông liền sông, Núi liền núi » . Người dân, ai cũng biết đó là do chất độc hóa chất của nhà máy Formosa ở Vũng Áng thải ra qua một ống cống có đường kính khổng lồ. Dân chúng trên cả nước xuống đường biểu tình phản đối với thái độ khẩn trương nhưng nhà cầm quyền cộng sản vẫn giử thái độ ứng xử binh thản . Như không có chuyện gì xảy ra .

Hay thiệt !
Sự trầm tỉnh này còn thấy rỏ khi hiện tượng cá chết đã xảy ra, dân chúng đã la ó, thì hơn hai tuần sau, nhà cầm quyền mới từ từ lên tiếng, nêu lý do xa vời « do tảo nở, dòng thủy triều đỏ » để giải thích trấn an dân chúng .

Cho tới nay, nhà cầm quyền ở Hà nội vẫn chưa nói rỏ thủ phạm cá chết trên biển là gì ? Là ai vào đây ?Nhắc lại khu kỷ nghệ Vũng Áng



Có tin, với cả hình ảnh kèm theo rất thuyết phục, « Vũng Áng là Tô giới Trung quốc » . Tô giới trung quốc ngay trên lãnh thổ Việt nam, một quốc gia độc lập, được sao ? Tô giới là một sự kiện pháp lý . Vậy phải có văn bản qui định lý do tô giới . Ai dã trông thấy tài liệu này ? Chuyện xảy ra lúc nào, ở đâu ? Tầm bảng dựng lên, với cổng lớn vắt qua đường, có ghi rỏ « Tô giới Trung quốc . Cấm người Việt nam lai vảng » là sự thật hay lại thứ sản phẩm của photoshop ?
Đây là chuyện nghiêm trọng, chết sống của dân tộc, chắc không ai dám dựng chuyện lên để khiêu khích hoặc gây thêm căm thù Tàu . Thật ra mọi người Việt Nam, ai cũng đang căm thù Tàu cộng tới tận cổ rồi . Ngoại trừ người cộng sản . Đúng vậy vì tên Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hà Tỉnh, đã có thể nói được với dân chúng « Cứ yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng » .

Mặc dầu Vũng Áng không phải là tô giới trung quốc đi nữa, nhưng số nhà thầu trung quốc và công nhơn trung quốc chiếm đa số thì đây cũng biến thành một vùng lãnh thổ việt nam mất chủ quyền về xã hội và cả chánh trị . Nhưng chưa mất nước hẳn !
Formosa


Tập đoàn Formosa là một đại công ty có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Công ty Formosa đã nhận giải “ Hành tinh đen” năm 2009 . Đây là một giải do Ethecon – tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân hay tổ chức có thành tích “ đóng góp” vào việc phá hủy môi trường .

Tập đoàn Formosa, tên đầy đủ là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan (hóa, dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…).
Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác .
Tại Đài Loan, các nhà khoa học của Đại Học Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin gây ra .

Và hiện tại,Việt Nam có 196 Khu công nghiệp, Khu chế xuất, … mọc rải rác từ Bắc chí Nam, làm ô nhiễm hầu hết các sông ngòi, đất đai chung quanh…vì có thể nói 99% Khu công nghiệp nầy đều không có hệ thống thanh lọc phế thải cho nên phế thải đặc, lỏng, khí đều được thải thẳng vào môi trường (Ts Mai Thanh Truyết, Blog mtt) .
Formosa hoạt động chùa


Theo một thông tin nhận được từ một giới chức cao cấp, Giáo sư và Đại biểu chánh phủ, ở Hà nội, gởi cho người em dâu ở Pháp, thì Formosa đang « hoạt động chùa » ở Vũng Áng !
Qua vụ cá chết hàng loạt, người ta đều quan tâm tới Công ty Formosa nhưng hiểu mối quan hệ, nguồn gốc của Tập đoàn TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh lại là một bí hiểm sâu kín khác .
Chủ Công ty Formosa là ông bà Wang Yung-ching, tỷ phú ở Đài loan . Ông Wang mất năm 2008, hưởng thọ 91 tuổi . Hai người có 2 con trai, 8 con gái . Ông Wang lấy tỳ thiếp, có người con trai lớn tên là Winston Wang, làm Chủ tịch Formosa Plastics Group và là bạn thân của Jiang Mìanheng, con trai của Jiang Zemin (Giang Trạch dân, cựu Chủ tịch đảng cộng sản trung quốc)) .

Hai người cùng sáng lập Công ty Trung quốc Grace Semiconducteur Manufacturing chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho Bộ Quốc phòng trung quốc, đặt cơ sở tại Shanghai .
William Wong, Chủ tịch Formosa Chemicals & Fibre, là cháu của ông Wang Yung-Ching, cùng với cậu là Winston Wang, Chủ tịch Formosa Plastics Group, góp vốn mở Tập đoàn Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa, nghe nói khi chưa được chánh phủ đồng ý (?) .

Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh là một Công Ty Đài Loan, tuy nhiên sự "dây mơ rễ má" lại liên quan ruột thịt với Quốc Phòng Trung Quốc qua người chủ sáng lập . Hay đây chính là hoạt động ẩn danh của Bộ Quốc phòng Bắc kinh ?
Formosa đã được nhà cầm quyền cộng sản Hà Tĩnh cho thuê hơn 33 triệu m2 đất, thời hạn 70 năm, giá thuê đất là 80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm. Khu Công Nghiệp nầy được hưởng chế độ ưu đãi là miễn thuê đất 15 năm đầu và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm về sau .
Như vậy hiện nay Formosa được hoạt động CHÙA, không cần phải trả tiền cho Hà Tĩnh . Hơn nữa, tiền đặt cọc để thuê đất, Formosa đã thiếu nợ 46 tỉ không chịu trả, xù luôn 136,76 tỉ thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Tính đến nay, Formosa đã thiếu Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng và Chánh quyền Hà Tĩnh là 182,76 tỉ đồng .
Hà Tĩnh đã phải bỏ tiền túi ra chi trả gần 33 tỉ đồng cho việc "Giải Phóng Mặt Bằng", bồi thường gần 42 ha đất cũng như chi trả 15,5 tỉ đồng bồi thường di dời các hộ trong khu vực .
Formosa hiện nay khước từ, không chịu trả cho Hà Tĩnh 182,76 tỉ tiền nợ thuê đất và thuế, đồng thời, trước đó, đã bắt Hà Tĩnh phải ứng trước số tiền 48,5 tỉ để đuổi hằng nghìn hộ gia đình ở Vũng Áng đi nơi khác để chiếm đất làm Khu Công Nghiệp .

Formosa không phải trả thuê đất trong vòng 15 năm đầu, không đóng thuế cho Việt Nam, đồng thời hủy hoại môi trường biển trầm trọng..
Vậy mà ngày 25/4/2016, Chu Xuân Phàm, trưởng Văn phòng Formosa tại Hà Nội, đã phát biểu : "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi ! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được ”...
Người Việt nam nên đặc biệt quan tâm hiện tượng cá chết hôm nay để kịp có cái nhìn về môi trường đất nước ở ngày mai .
Theo nhà khoa học người Pháp, ông Jean Hetzel, trả lời Đài RFI của Pháp, thì sự di hại sẽ vô cùng thảm hai và kéo dài ít nhứt 50 năm nữa, trong một phạm vi rộng lớn chưa thể uớc tính được . Ogiải thích :
« Khi nước biển bị ô nhiễm nặng, hậu quả nghiêm trọng là điều khó tránh vì : thứ nhất, khó cô lập vùng ô nhiễm, thứ hai, các phân tích của mẫu được thu thập dễ bị sai lệch, và thứ ba, chuỗi thức ăn tự nhiên trong vùng như chim, động-thực vật dưới biển bị lây nhiễm. Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nhất là ung thư . Nếu có những độc chất không thể hòa tan, quá trình luân chuyển và hậu quả có thể kéo dài đến 50 năm, …. »

Thật tình mà nói, trong quan hệ làm ăn, chưa thấy có thứ chánh quyền nào u mê hơn cộng sản ở Hà nội . Chỉ u mê thiệt hay có cái gì thầm kín khác ?
16 chữ vàng và 4 tốt


Nên thấy trong lịch sử bang giao, chưa có nước nào tự trồng vào cổ mình phương châm hữu nghị « 16 chữ vàng, 4 tốt » . Vàng đâu không thấy, tốt đâu không thấy . Chỉ thấy cá chết, môi sinh chết và người Việt nam đang chết vì bịnh tật do nhiểm độc thực phẩm .
Có người bắt đầu giựt mình, lo sợ, đề nghị yêu cầu Trung quốc cải thiện những hơạt động kỷ nghệ để tránh ô nhiểm môi trường . Trung quốc sẽ làm được không ?

Trong một bài viết, Giáo sư Canada gốc Hoa, Khương Văn Nhiên (Wenran Jiang) của Đại học Alberta, nhận xét : « … Trung Quốc đang tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái nước họ trong quá trình hiện đại hóa cực nhanh, thì làm thế nào có thể hy vọng họ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn phương Tây ở những nơi khác ? » .

Cùng với việc xuất khẩu lực lượng lao động, xuất khẩu hàng hóa, Trung Quốc còn xuất khẩu luôn cả văn hóa bê bối và bất lương trong đầu tư-kinh doanh . Bất cứ nơi nào họ tới, họ cũng tàn phá và hủy diệt môi trường không khác như họ đối xử với con người và môi trường ở đất nước họ . Ở những nước như Việt Nam, nơi có hệ thống luật môi trường lỏng lẻo và nhứt là nhà cầm quyền cộng sản có truyền thống khuất phục « Ông Trung quốc » từ hơn nửa thế kỷ nay, thì khó có thể can thiệp khi họ mang đến những tai họa thảm khốc .
Các nước châu Phi cũng không khá hơn từ khi mở cửa rước giới đầu tư Trung Quốc . Nhưng điều đáng nói là không quốc gia nào giống Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc. Không quốc gia nào bị thảm nạn khủng khiếp do Trung quốc đem tới bằng Việt Nam .
Tại sao vậy ?
Bởi vì xưa nay không có chánh phủ nào tỉnh táo và khôn ngoan lại cúi mình rước chủ thuyết ngoại lai về làm chủ thuyết chính trị cai trị đất nước . Hậu quả của chánh sách vĩ mô về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam nói chung, không phải bây giờ, mà từ thập niên 1940, cuối cùng đã biến Việt Nam thành một phiên bản của Trung Quốc . Bất kỳ cái xấu nào xuất hiện ở Trung Quốc, từ gian lận, buôn bán bằng cấp, buôn gian bán dối, đầu độc con người, bất tín và tàn ác, đạo đức suy bại, tham nhũng có hệ thống, thần thánh hóa lãnh tụ,…, đều có y hệt tại Việt Nam . Trung Quốc xuất khẩu rất nhanh những điều tồi tệ vào Việt Nam và Việt Nam tiếp nhận cũng rất nhanh những điều tồi tệ từ Trung Quốc . Về kinh tế, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc . Về chánh trị, Việt nam cũng nhập siêu cả những thuật ngữ mà Bắc Kinh thường dùng, như “ thế lực thù địch”, “ diễn biến hòa bình ”, …Giờ đây, cái gì còn lại không giống Trung quốc thì đang lần lượt được tiêu hủy. Lịch sử đánh Tàu phải hủy bỏ hoặc sửa lại cho phù hợp vai trò Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam là nước chư hầu . Thậm chí, binh sĩ hy sinh trong mặt trận chống Tàu xâm lược năm 1979, ngày nay, dân chúng không được làm lễ tưởng niệm .

Giáo sư Khương Văn Nhiên nhấn mạnh như để đánh thức lờng yêu nước ở người Việt nam « Vấn đề không chỉ là những con cá chết do Formosa Hà Tĩnh gây ra . Cái chết của một dân tộc đang mất gốc mới là điều đáng suy nghĩ và lo âu . Rồi sẽ có những “Formosa Hà Tĩnh” khác. Rồi sẽ có những kỳ “ Đền Hùng thất thủ ” tiếp theo . Một quốc gia không có « căn cước » luôn đi rất nhanh đến bờ vực sụp đổ mà người ta thấy rõ nhất ở cách mà con người sống và hành xử . Một đất nước đã tự đánh mất định tính dân tộc khi chấp nhận dùng hệ thống định tính khác để quy chiếu và áp dụng thì sự lệ thuộc và ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi . Nếu không đủ dũng khí và can đảm tự cởi nút thòng lọng khỏi cái giá treo cổ lủng lẳng “ 16 chữ vàng và 4 tốt ”, thì Việt nam sẽ còn lại gì, ngoài mớ tro tàn của mảnh căn cước bị thiêu hủy…. »
Nguyễn thị Cỏ May
__,_._,___
Posted by sontrung at 12:01 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
Tuesday, May 31, 2016
THÔNG BÁO

TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG THÔNG BÁO

TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
nay có thêm hai cvhi nhánh tại:

-DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com)
- Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)

Tin tức, thư tín xin gửi về:
-sontrung@yahoo.com
-dienhong2014@gmail.com
Xin cảm ơn quý vị độc giả và bạn hữu

Posted by sontrung at 2:05 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
Monday, May 30, 2016
VIỆT NAM! VIỆT NAM
Vụ ‘đấu tố’ MC: Cá chết nóng trở lại sau cơn sốt Obama
MC Phan Anh.
MC Phan Anh.
Phát biểu của Tổng thống Mỹ trong bài diễn văn với nhân dân Việt Nam bị báo nhà nước xuyên tạc hoặc né tránh tại những đoạn liên quan tới nhân quyền
31.05.2016
Một cuộc tranh luận trên truyền hình Việt Nam về “động cơ” chia sẻ tin cá chết trên Facebook đang “gây sốt” dư luận và bị nhiều người coi là một cuộc “đấu tố” công khai.
Nữ MC kỳ cựu của VTV Tạ Bích Loan dẫn dắt chương trình “60 phút mở” với sự tham gia của MC Phan Anh cùng một số các khách mời khác.
Bà Loan hỏi ông Phan Anh về “động cơ” chia sẻ clip thử nghiệm hai con cá chết được thả vào nước được cho là lấy từ khu công nghiệp Vũng Áng, do kênh VTC thực hiện.
MC này trả lời: “Chúng ta có quyền thể hiện quan điểm của mình. Mọi quan điểm cần được lắng nghe và được tôn trọng. Cái quan trọng tôi muốn toàn xã hội phải có tiếng nói trao đổi cởi mở, dân chủ, và thẳng thắn hơn nữa”.
Bà Loan sau đó tiếp tục dẫn dắt những người tham gia trao đổi và đặt câu hỏi liên quan tới việc chia sẻ trên mạng xã hội, và nhiều lần nhắc tới từ “động cơ”.
Chúng ta có quyền thể hiện quan điểm của mình. Mọi quan điểm cần được lắng nghe và được tôn trọng. Cái quan trọng tôi muốn toàn xã hội phải có tiếng nói trao đổi cởi mở, dân chủ, và thẳng thắn hơn nữa.
MC Phan Anh trả lời.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói rằng vụ việc “cuốn trôi đi dư luận về Obama và về vụ tuyệt thực của anh Trần Huỳnh Duy Thức”.
Blogger Nguyễn Chí Tuyến nhận định với VOA Việt Ngữ rằng cuộc thảo luận có thể được coi là “màn đấu tố” đối với MC Phan Anh và là một phần trong “chiến dịch của nhà cầm quyền”.
Nhà hoạt động từng xuống đường biểu tình vụ cá chết nói tiếp:
“Họ đang muốn bịt thông tin, che đậy thông tin, không cho hệ thống truyền thông của nhà nước đưa tin về chuyện cá chết, biển chết, và thảm họa môi trường nữa. Có nghĩa là họ sẽ lờ đi, theo chiến thuật các cụ hay dùng ‘để lâu cứt trâu hóa bùn’. Người dân đòi minh bạch thông tin, đòi những biện pháp mà chính phủ phải đưa ra để khắc phục hậu quả đỏ thì họ cũng lờ tịt đi. Cho tới nay là ngày 54 đã qua mà họ không có câu trả lời, hay đưa ra nguyên nhân, giải pháp.”
Blogger Tuyến nói thêm rằng “chưa nói chuyện thực nghiệm đúng sai, việc ông Phan Anh dẫn lại clip đó với những bình luận mang tính cá nhân về chuyện xã hội liên quan tới cuộc sống của người dân là chuyện rất bình thường”.
“Người ta lôi ông Phan Anh lên bởi vì ông ấy có một số lượng người theo dõi đông và có một chút ảnh hưởng trong xã hội”, ông Tuyến nói thêm.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với người dẫn chương trình Tạ Bích Loan cũng như VTV để lấy ý kiến.
MC Phan Anh từng nêu chuyện hai mẹ con người phụ nữ “bị đàn áp” trong cuộc biểu tình về vụ cá chết trong tháng này.
Trong một diễn biến khác liên quan tới vụ cá chết, chiều 31/5, luật sư Trần Vũ Hải đã thay mặt hơn 30 chuyên gia và nhà khoa học đến trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi thư liên quan đến thảm hoạ môi trường tại 4 tỉnh miền Trung để “yêu cầu cung cấp thông tin” và nêu ra “một số kiến nghị”.
http://www.voatiengviet.com/content/vu-dau-to-mc-phan-anh-ca-chet-nong-tro-lai-sau-con-sot-obama/3355261.html

Cà Mau đối mặt với nạn đói và trẻ hư hỏng do hạn hán
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-17
CaMau.jpg
Một người đàn ông kéo hàng thuê ở chợ Đất Mũi, Cà Mau.
RFA PHOTO
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Your browser does not support the audio element.
Sụt lở đất, hạn, mặn, tội phạm gia tăng, nạn quỵt hụi, quỵt tiền bán lúa, đó là tất cả những gì mà người dân Cà Mau đang đối mặt trong thời gian này. Có rất nhiều gia đình vùng sâu vùng xa đang lún sâu vào nợ nần, nhiều trẻ em bỏ học đi tìm việc làm và đi bụi đời, kinh tế bấp bênh. Có thể nói rằng trong suốt nhiều năm nay, đây là lần tai ương ập xuống với người dân nghèo miệt Cà Mau nặng nhất và tương lai của người dân càng thêm mờ mịt.
Nguy cơ đói kém và trẻ em bỏ học
    Hạn hán quá nên tôm chết hết, mình thả vào là chết, lúa cũng không lên nổi. Ở đây không trồng lúa được luôn. Bà con nghèo lắm.
    - Chị Út
Chị Út, hiện sống ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, chia sẻ:
“Hạn hán quá nên tôm chết hết, mình thả vào là chết, lúa cũng không lên nổi. Ở đây không trồng lúa được luôn. Bà con nghèo lắm. Nghe đâu ở các tỉnh khác có chính sách gì đó hỗ trợ cho bà con nhưng Cà Mau thì chưa. Nếu tiếp tục thế này chắc nhà nước phải hỗ trợ thôi. Hạn hán giờ không bơm cây nước như ngày xưa đâu, mình phải mồi lâu lắm, hạn hán thế này cứ tiếp tục thì…”
Theo chị Út, tình trạng mất mùa ở một số huyện có canh tác lúa nước và thất thu ở các đầm nuôi tôm đã nhanh chóng đẩy người nông dân đến chỗ thất nghiệp, mất đường sinh sống. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ lúa bị ách tắc do các kênh, lạch khô cạn, không có ghe thuyền vào mua lúa, một số tay lừa đảo đã vào các xã ở huyện U Minh để lừa bà con mua lúa nợ, ghi giấy nợ, chở lúa đi tiêu thụ rồi trốn mất. Người nông dân thêm phần thiếu thốn, khổ nạn.

Số đông tìm lên các thành phố để kiếm việc làm nhưng lượng người thất nghiệp từ miền Trung kéo vào đã khiến cho các thành phố thừa thải lao động phổ thông. Người Cà Mau lên thành phố chỉ đủ khả năng làm việc để kiếm tiền duy trì ba bữa cơm chứ không thể tích lũy được gì bởi làm một ngày mà nghỉ đến ba bốn ngày.

Nhưng đáng sợ nhất vẫn là đề đóm, cờ bạc, rượu chè đã ngấm vào đời sống của những nông dân thất nghiệp. Họ lấy việc nhậu nhẹt như một thú vui giải sầu, cờ bạc như một sự đấu trí có hên xui may rủi để kiếm tiền và đề đóm như một vận may, thần tài gõ cửa. Và những thứ này nhanh chóng làm cho những nông dân vốn dĩ đã nghèo nhanh chóng trắng tay, thậm chí không còn nhà để ở.
Chị Út cho biết thêm là nếu như những gia đình nông dân thất nghiệp chỉ ham mê đánh đề, cờ bạc một cách bình thường thì sẽ không đến mức phải mất nhà mất cửa. Nhưng thời gian hai năm trở lại đây, một số tay cho vay nặng lãi đã tổ chức những đường dây chuyên đưa người sang Campuchia để đánh bạc và nếu thua thì họ sẵn sàng cho vay với số tiền lớn, mức lãi cũng rất cao để gỡ bạc.
000_Hkg10259051.jpg
ột nông dân khoan giếng để lấy nước vào ruộng lúa bị hạn hán. Ảnh chụp ngày 2 tháng 3 năm 2016. AFP PHOTO
Chưa có người dân Cà Mau nói riêng và miệt Tây Nam Bộ nói chung nào khi đi sang các casino đánh bạc mà thắng để mang tiền về. Hầu hết là thua bạc, mất nhà cửa vì khoản tiền vay nhanh chóng phình to do lãi suất quá cao. Người thua bạc chỉ còn một cách duy nhất là giao sổ đỏ cho chủ nợ và viết giấy bán nhà trá hình cho họ. Một căn nhà cấp bốn tọa lạc trong khu vườn rộng vài ngàn mét vuông có khi chỉ bán với giá hai trăm triệu đồng. Trong khi đó, thực giá của căn nhà và mảnh vườn đó có khi lên đến hàng tỉ đồng.
Và đây cũng là lúc nhiều cô gái mới lớn buộc lòng phải bỏ học, lên phố kiếm việc.
Cùng suy nghĩ giống như chị Út, ông Đài, sống ở huyện U Minh chia sẻ thêm:
“Ở đây hạn hán quá. Ở U Minh bây giờ rau, củ, trái, dưa hấu, mía… thua cháy lá hết. Lúa không trồng được. Nước sinh hoạt phải dùng nước giếng hết, hạn quá!”
Trẻ em hư hỏng, hít keo con chó
Ông Nam, hiện đang sống ở Đất Mũi, Cà Mau, chia sẻ:
“Mua cái hũ keo đâu có mấy ngàn bạc đó. Rồi nó bỏ vào cái bọc ni lông mà người ta hay đựng nửa ký đường xong rồi nó hít. Đa số là tụi bụi đời không à. Ít khi trẻ có cha mẹ mà dám làm vậy vì cha mẹ sẽ đánh. Mấy đứa đó nhiều khi gia đình có chuyện nên chúng bỏ đi, tụ tập lại…”
Ông Nam cho biết thêm là hiện nay, số lượng trẻ em dưới mười sáu tuổi ở Cà Mau rơi vào nghiện ngập là khá cao. Đa số trẻ em nghiện ngập đều có hoàn cảnh gần giống nhau là không có nhà cửa ổn định, cha mẹ bươn bả làm ăn trên thành phố hoặc đang ngồi tù, ông bà nội ngoại tuổi cao sức yếu và quá nghèo khổ nên không đủ sức cưu mang các em.
    Mua cái hũ keo đâu có mấy ngàn bạc đó. Rồi nó bỏ vào cái bọc ni lông mà người ta hay đựng nửa ký đường xong rồi nó hít. Đa số là tụi bụi đời không à.
    - Ông Nam
Trong tình cảnh thiếu vắng chỗ dựa, các em rủ nhau lên thành phố xin ăn. Nhưng rồi lại bị những đợt bố ráp của công an và dân phòng trên thành phố trong chiến dịch thành phố xanh, sạch, đẹp, không có người xin ăn, không có trẻ em lang thang cơ nhỡ. Các em lại trốn về quê để tránh phải vào các trại tập trung của thành phố.
Và khi về quê thì cảnh nghèo ở quê chẳng giúp được gì cho các em, xin ăn cũng khó, các em chọn việc bốc vác, làm thuê đủ các công việc. Thường thì mức tiền lương trả cho các em ở quê rất thấp, có khi chưa tới một triệu đồng mỗi tháng bởi tiền công mỗi ngày bưng bê, quét dọn, rửa chén bát có khi chỉ vỏn vẹn ba chục ngàn đồng.
Vừa thiếu người thân, vừa phải bươn bả kiếm sống và thiếu trước hụt sau, các em nhanh chóng kết bè lại với nhau thành từng nhóm bạn để cùng chơi, cùng chia sẻ buồn vui. Và thường thì các em hút thuốc, tìm thuốc lắc để chơi. Nhưng những thứ đó quá đắt đỏ, các em chuyển sang dùng keo con chó hít cho đỡ ghiền bởi keo con chó có giá rất rẻ nhưng lại dùng được nhiều lần.
Hít keo con chó là thú gây nghiện mạnh nhất mà trẻ em sa đọa nhà nghèo thường chọn. Chỉ cần bỏ ra năm ngàn đồng hoặc mười ngàn đồng mua một bình keo con chó. Sau đó ba bốn em tụm lại và đổ keo vào bao nilon rồi thổi hơi vào và bịt kín miệng bao. Chừng hai phút sau, khi hơi keo tỏa ra khắp trong bao, mỗi đứa cầm bao, mở miệng bao he hé đưa lên mũi và hít một hơi thật sâu. Hơi keo con chó xộc vào mũi tạo cảm giác lạ, không ngây ngất, không ảo giác thiên đường nhưng lại cho ảo giác về sự đau đớn cùng cực.
Chính ảo giác đau đớn cùng cực này làm các em thấy nhẹ nhõm, hết còn mặt cảm, sợ sệt bất kì chuyện gì. Và có thể nói rằng hít keo con chó là thứ mau gây nghiện nhất bởi mức độ hoành hành của nó đối với cơ thể con người rất cao.
Ông Nam tỏ ra không vui khi bàn về hiện tại cũng như tương lai của người nông dân Cà Mau quê ông.

 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/ca-mau-in-time-of-hunger-n-crime-ttvn-05172016113147.html

Cá chết hàng loạt ở cửa sông Lạch Bạng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2016-05-11
ca_chet_th1_2mgstnkfppsqc.jpg
Cá chết trong lồng, bè tại Thanh Hóa.
Youtube screenshot
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Your browser does not support the audio element.
Việc cá chết trên sông Bưởi gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng của người nông dân chưa kịp nguôi thì liền sau đó, trên cửa sông Lạch Bạng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa lại xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Theo thống kê sơ bộ của những chủ gia đình nuôi cá lồng, cá bè ở đây thì tổng số thiệt hại có thể lên đến hai tỉ đồng. Đối với người nông dân lấy sức lao động và sự cần mẫn làm phương tiện phát triển kinh tế thì con số thiệt hại vừa nói là quá khủng khiếp.
Chưa tìm ra nguyên nhân
Tuy nhiên, tình trạng hiện tại của người nông dân có lồng và bè cá bị chết hiện nay ở Tĩnh Gia là rất lo lắng và thất vọng bởi phía chính quyền vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt.
Như lời của một nông dân nuôi cá lồng tên Sơn:
    Thiệt hại thì nhiều lắm, chả thằng nào nói cho nó ra hồn cả, thằng thì bảo thế này, thằng thì bảo thế kia. Chúng nó cứ bảo đợi… đợi… đợi... Đợi cho đến bao giờ.
    - Anh Dũng
“Xả các chất thải ra, có nhiều yếu tố nguyên nhân lắm, cho nên mình cũng không khẳng định được. Cần phải có hỗ trợ đền bù chứ! Trong đó có nguyên nhân chất thải và tàu bè ra vào liên tục ở ngay cảng, chỗ có cá bị chết.”
Ông Sơn tỏ ra lo lắng bởi vấn đề sẽ còn đi rất xa nếu như nhà nước không tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết. Chí ít là sắp tới đây, nghề nuôi cá lồng, cá bè ở Thanh Hóa sẽ có chiều hướng xấu đi và không ít người phải phá sản vì cá chết, thất thu.
Điều này đồng nghĩa với chuyện những con sông đang ngày càng thêm ô nhiễm và người dân luôn mù mờ thông tin về những gì diễn ra chung quanh mình. Hoặc đến một lúc nào đó, có một nhà máy xả thải chưa xử lý vào sông và khi phát hiện cá chết, người nông dân khiếu kiện thì phía nhà nước hẹn chờ kết quả điều tra, khi các chuyên gia đến lấy mẫu nước thì mọi việc đã xong bởi dòng nước độc đã chảy ra biển.
Cũng theo ông Sơn, cá chết hàng loạt ở vùng cửa sông Lạch Bạng, xã Hải Thanh xảy ra cách đây bốn ngày. Hiện tượng cá chết nặng nhất vào chiều ngày 7 tháng 5, số lượng cá chết mà các gia đình nông dân vớt lên bờ có thể lên đến hàng chục tấn. Nhiều gia đình đã khóc rất nhiều khi nhìn thành quả lao động của họ bị xóa trắng sau một buổi trưa.

Ông Đặng Văn Tý, ngụ ở thôn Thanh Đình, xã Hải Thanh là một người nuôi cá lâu năm ở xã Hải Thanh, ông có 4 lồng cá, phân ra làm 34 ô nuôi nhỏ. Cá của các ô nuôi nhà ông Tý bắt đầu chết vào khoảng 8h sáng và càng về trưa, cá chết phơi bụng trắng cả mặt nước. Với ông Tý, đây là vụ mùa thất thu có thể đẩy gia đình ông vào nợ nần vì khoản tiền đầu tư mua thức ăn cho cá vẫn chưa thanh toán hết.
Hầu hết chủng loại cá nuôi ở khu vực này đều là cá cao sản, gồm cá bớp, cá mú, cá hồng mỹ và cá vượt. Những đàn cá bị chết ở vào độ cân nặng chuẩn bị thu hoạch, nặng từ 1kg đến 2kg và chúng vẫn khỏe mạnh bình thường trước đó vài giờ đồng hồ.
000_Hkg10130486.jpg-400.jpg
Một bè cá nuôi ở Bình Thuận hôm 12/9/2014. AFP photo
Một nông dân khác tên Dũng, chia sẻ thêm:
“Thiệt hại thì nhiều lắm, chả thằng nào nói cho nó ra hồn cả, thằng thì bảo thế này, thằng thì bảo thế kia. Chúng nó cứ bảo đợi… đợi… đợi... Đợi cho đến bao giờ. Dân làm thì dân chịu thôi.”
Ông Dũng cho biết thêm, hầu hết cá cao sản đều có giá thành dao động từ 150 ngàn đồng đến 250 ngàn đồng. Nhiều gia đình bị chết cả vài tấn cá và thiệt hại vài trăm triệu đồng. Thậm chí có gia đình thiệt hại lên đến 500 triệu đồng bởi lượng cá chết đếm không xuể, hầu như có bao nhiêu cá trong lồng thì chết bấy nhiêu.
Và có một thực tế là hầu hết những lồng đã có cá bị chết, những con còn sống sót sẽ bị tư thương ép giá xuống còn chưa được một nửa so với giá thị trường. Thậm chí có thể chỉ còn 10% giá thị trường, nghĩa là dao động từ 15 ngàn đồng đến 25 ngàn đồng. Cơ hội vớt vát của người nuôi cá là rất thấp.
Theo ông Dũng dự tính sau khi tham khảo và thống kê thiệt hại của gia đình ông và những gia đình bạn nghề thì tổng số thất thu ở Lạch Bạng có thể lên đến gần hai tỉ đồng. Và để bù cho số thiệt hại này, người nông dân tốn ít nhất ba năm mới nuôi cá trong tình trạng không có bất kì rủi ro nào.
Với người dân là vậy, trong khi đó, chiều ngày 7 tháng 5, ông Đỗ Xuân Chung, Chủ tịch xã Hải Thanh lại đưa ra ý kiến cho rằng số lượng cá chết không nhiều như người nông dân khai báo và sắp tới đây nhà nước sẽ tiến hành điều tra nguyên nhân.
Điều này dẫn đến một nỗi lo lắng khác trong giới nuôi cá lồng, cá bè bởi vì nguyên nhân cá chết, theo họ là do nhà máy chết biến thức ăn chăn nuôi Lạch Bạng thải ra. Bây giờ mà không điều tra, thử mẫu thì đến khi các chuyên gia đến lấy mẫu nước có thể mọi chuyện đã khác. Người nông dân như ông Dũng không có hi vọng gì từ lời hứa của ông Chủ tịch xã.
Nguy cơ thất nghiệp của người nông dân
Một người nông dân tên Phụng, hiện đang sống tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa, chia sẻ:
    Làm nghề chăn nuôi này không tài nào nói lên điều gì trước được. Khi nào bán xong rồi nhét tiền vào túi thì mới nói được.
    - Ông Phụng
“Nó bị ô nhiễm thì mấy hôm nay công an có tới. Ô nhiễm từ nhà máy đường của Ninh Bình (đóng ở Thanh Hóa). Cá chỗ đây nuôi chủ yếu là cá lồng, mà cá lồng thì cho thu nhập cao hơn. Mà làm nghề chăn nuôi này không tài nào nói lên điều gì trước được. Khi nào bán xong rồi nhét tiền vào túi thì mới nói được. Như nuôi con lợn con gà, có khi chuẩn bị thu hoạch rồi mà nó lăn đùng ra thì cũng bỏ. Nói chung nghề chăn nuôi bấp bênh khó nói được chuyện gì lắm!”
Theo ông Phụng, nguy cơ thất nghiệp của người nông dân như ông đang là rất cao. Bởi hầu hết các miền trên đất nước đều có cá chết nên nếu như các nông dân đổ xô đi tìm việc ở các thành phố lớn thì e rằng khó có thành phố nào có thể dung chứa số lượng người thất nghiệp khổng lồ.
Nhưng có một vấn đề chắc chắn là nếu như tình trạng chăn nuôi thất thu kéo dài thì những người nông dân như ông Phụng buộc lòng phải bỏ quê đi tìm việc làm nơi khác. Hiện tại, bài toán đi tìm việc làm nơi khác đang là bài toán không có đáp số của gia đình ông Phụng.
Ông Phụng cho biết thêm là nghề chăn nuôi thất thu, nghề đánh bắt thất thu và nghề trồng trọt cũng chẳng hơn gì. Bởi lúa năm nay bị mất mùa ở một số huyện trong tỉnh Thanh Hóa nói riêng và miền Trung nói chung.
Hiện tại, vấn đề cá chết hàng loạt đã không còn giới hạn ở khu vực biển miền Trung mà hầu hết các miền trên đất nước Việt Nam đã có tình trạng cá chết hàng loạt. Ông Phụng cho rằng nếu như cá chết ở biển miền Trung do độc tố lẫn trong nước biển thì cá chết ở các vùng biển khác cũng rất có thể là do độc tố trong nước. Độc tố đã làm cho các vùng biển, các con sông Việt Nam trở thành môi trường chết chóc ở nhiều nơi!
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/mass-fish-deaths-estuary-lach-bang-river-ttvn-05112016112528.html

Khánh Hòa ngộp thở vì người Trung Quốc
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-13

620.jpg
Người Trung Quốc đổ xô vào Nha Trang.
RFA photo
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Thành phố biển Nha Trang vốn dĩ là điểm du lịch nổi tiếng thơ mộng từ những năm trước 1975. Người dân nơi đây cũng đã quen với công nghiệp du lịch từ rất sớm, dường như khách du lịch mọi quốc gia đều từng ghé đến Nha Trang. Thế nhưng thời gian gần đây, lượng khách du lịch Trung Quốc đổ xô vào Nha Trang đã khiến người dân nơi đây cảm thấy ngộp thở và đời sống trở nên đảo lộn, phức tạp và bất an.
Khách Trung Quốc quá đông và ồn ào
Một tài xế taxi chuyên chở khách du lịch từ sân bay Cam Ranh về thành phố Nha Trang, tên Thiệp, chia sẻ: “Nó xài tiền mặt không à, bọn họ cũng keo kiệt lắm, chở đi hoài chứ ít khi nào nó boa tiền cho mình, không có đâu. Thì nói chung thì Trung Quốc nó nhiều lắm đó, nó ồn ào lắm. vừa rồi nó có quậy trên sân bay nữa. Hễ có người Trung Quốc thì có ồn ào à. Đông lắm, ở đầy Nha Trang à!”.
Ông Thiệp cho biết thêm là tình trạng khách du lịch Trung Quốc đổ xô đến Nha Trang đã diễn ra cách đây gần một năm, các tuyến đường ven thành phố Nha Trang, đặc biệt là đường Trần Phú bao giờ cũng đầy ắp khách Trung Quốc và nơi nào có họ thì nơi đó không có khách Tây trú ngụ.
    Nó xài tiền mặt không à, bọn họ cũng keo kiệt lắm, chở đi hoài chứ ít khi nào nó boa tiền cho mình, không có đâu.
    - Một tài xế taxi
Hầu hết khách du lịch phương Tây đều chọn các khách sạn trung tâm tuy rằng các khách sạn này có giá tương đối đắt đỏ so với vùng ngoại vi. Ngược lại, khách du lịch Trung Quốc thường chọn các khách sạn hạng áp chót và hạng có giá rẻ bèo hoặc nhà trọ và motel để trú. Và khi đến Việt Nam, khách du lịch Trung Quốc không bao giờ đi lẻ loi một vài người, họ thường đi cả một phái đoàn từ vài chục người đến vài trăm người.
Tình trạng lộn xộn ở sân bay Cam Ranh tối ngày 2 tháng 5 cũng một phần do lượng khách Trung Quốc quá tải cộng với sự ồn ào cố hữu của họ. Các nhân viên kiểm soát sân bay không tài nào quản lý hết được số lượng khách quá đông đúc như vậy nên dẫn đến những va chạm giữa nhân viên hải quan Việt Nam với người Trung Quốc.
Cũng theo ông Thiệp, người Trung Quốc đi đông nhưng lại rất thích đến những điểm du lịch gần khu quân sự. Như đảo Bình Ba đã được xếp vào diện khu quân sự nhưng có rất nhiều nhóm khách người Trung Quốc thuê tàu nhỏ hoặc ca nô chở họ đi tham quan đảo. Nếu không vào được đảo thì họ yêu cầu khách chở họ đi lòng vòng bên ngoài đảo để chụp hình, ngắm cảnh.
Một chủ doanh nghiệp ở Nha Trang, không muốn nêu tên, chia sẻ thêm: “Trung Quốc nó trọ nhiều, nó ở khách sạn. Nó ở chủ yếu là đường Trần Phú, nó ở nhiều trên đường Trần Phú. Nó đi tập đoàn không à! Nó không đi một hai người như khách Tây đâu. Nó qua đây đông lắm, chật cả Nha Trang kia!”
Theo vị này, có vẻ như giữa người Việt Nam và người Trung Quốc luôn có một bức tường ngăn cách của sự nghi kị. Khác với khách du lịch phương Tây luôn tỏ ra thân thiện và gần gũi với người Việt Nam.
Tiếp lời của vị này, vợ của ông cho biết thêm: “Đông lắm, toàn khách du lịch Trung Quốc không à. Họ ồn ào, hỗn tạp lắm. Họ không có tế nhị, văn minh bằng Tây. Ăn nói cũng không có tế nhị. Hôm trước em còn thấy họ cãi nhau, trên Tháp Bà cũng thế. Nói chung bây giờ toàn người Trung Quốc với người Nga thôi…”
Nguy cơ ồn ào lâu dài…
400.jpg
Tháp Bà Nha Trang và các đoàn khách Trung Quốc. RFA photo
 Một người dân thành phố Nha Trang, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Trung Quốc thì nó đi lung tung, nó ở khắp ấy mà. Mấy cái khách sạn nhỏ thì nó ở hết. Thì nó cũng đi khắp ấy!”.
Theo anh này cho biết thì hiện nay, một số lô đất ở những khu qui hoạch theo diện mở rộng du lịch tại Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung có vẻ như đã rơi vào tay người Trung Quốc dưới danh nghĩa một người Việt Nam đứng tên.
Anh cũng muốn báo chí phải đào sâu vào vấn đề đất và người Trung Quốc tại Khánh Hòa bởi hầu hết các báo khi phanh phui thì mọi chuyện nghe ra gạo đã thành cơm, không còn hi vọng gì về một sự thay đổi nào đó. Bởi hiện tại, họ chỉ mới du lịch sang Việt Nam không thôi mà mọi chuyện đã đảo lộn, nếu như họ định cư tại Việt Nam thì khó mà lường được chuyện gì sẽ xảy ra. Và thành phố Nha Trang thanh bình, thơ mộng một thuở sẽ nhanh chóng biến mất giống như có một Sài Gòn xưa từng mất dấu.
Hầu hết người Trung Quốc sang Việt Nam mua đất đều nhờ người Việt Nam đứng tên và một khi người Việt Nam đó được họ nhờ đứng tên thì chắc chắn phải là chân rết trong vòng kiềm tỏa của họ. Có thể là họ dùng tiền bạc để mua chuộc nhưng vấn đề này không đáng sợ bằng những đường dây xã hội đen do người Trung Quốc đứng đầu.
Từ đường dây cho vay nóng cho đến đường dây buôn hàng quốc cấm đều có họ dính dự. Một khi họ đã nhúng tay vào thì đương nhiên dưới tay họ phải là một đầu gấu con nhà quyền thế và bên dưới người này phải có tay chân bộ hạ đông đúc.
    Đông lắm, toàn khách du lịch Trung Quốc không à. Họ ồn ào, hỗn tạp lắm. Họ không có tế nhị, văn minh bằng Tây.
    - Một chủ doanh nghiệp
Những người đứng tên mua đất giúp người Trung Quốc chỉ là những con tép trong đường dây này, họ có thể là con nợ của các ông trùm và khi đứng tên mua đất giùm các ông trùm người Trung Quốc này, họ sẽ được xóa nợ. Chính vì luôn đứng ở kèo dưới nên những người Việt đứng tên để mua đất cho người Trung Quốc không bao giờ dám lật kèo. Bởi lật kèo thì họ vừa đụng cả xã hội đen và xã hội đỏ.
Vị này cho biết thêm là hiện tại, vấn đề an ninh tâm lý của người Việt Nam đang rơi vào tình trạng bất an triền miên bởi không có gì đáng sợ hơn sau một đêm, tự dưng sáng ra thấy đất sát sườn nhà mình đã có chủ mới mà không biết chủ của nó là ai, hỏi kĩ thì biết rằng chủ mới của nó là một người Việt Nam nhưng ông hay bà ta chẳng bao giờ đến đây để ở mà đến để chăm sóc, trông nom khu vườn mới hoặc ngôi nhà mới.
Và thi thoảng lại xuất hiện ông chủ hay bà chủ người Trung Quốc đến thăm, họ tuy không đứng tên sổ đỏ nhưng cách hành xử của họ lại cho thấy họ mới là chủ đích thực, những người Việt Nam kia chỉ là osin của họ. Điều đó đã thành nỗi lo chung của người Việt Nam khi người Trung Quốc xuất hiện dày đặc trên đất nước này!
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/cn-swarm-in-nha-trang-ttvn-05132016085232.html

Bí ẩn người Trung Quốc ở Hội An
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-06
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Bờ biển các xã Duy Nghĩa, Duy Hải, Duy Xuyên, nơi đang chuẩn bị trở thành khu du lịch sinh thái của vùng Nam Hội An tỉnh Quảng Nam nhờ vào đường nối cầu Cửa Đại đang dần rơi vào tay người Trung Quốc một cách bí ẩn. Hầu hết những bãi phi lao do bà con nông dân tự trồng và lấn biển cách đây hai mươi, hai mươi lăm năm đã nghiễm nhiên trở thành đất vàng để bán cho những ông chủ “lạ” mà người nông dân không hề hay biết. Câu chuyện bờ biển Quảng Nam đang là một ẩn số đối với người dân.
Khai thác Titan và chiếm trọn
Một cán bộ quản lý địa chính vẫn đương chức ở Quảng Nam, không muốn nêu tên, tỏ ra bức xúc: “Qua bên khỏi cầu Cửa Đại, diện tích cho người ta thuê là gần 1000 hectare. Xây dựng trong vòng 35 năm thành một khu phức hợp giải trí, sòng bạc, và nhiều thứ khác… của tụi Đài Loan và Hồng Kông thì cũng là Trung Quốc thôi. Bây giờ tụi Trung Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ, nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường được tụi nó…”.
Theo vị này, hầu hết vùng bãi biển đẹp, thơ mộng chạy dọc từ Nam Hội An vào đến Quảng Ngãi đã rơi vào tay người Trung Quốc theo nhiều cách. Trong đó có cả chuyện mượn tay người Việt Nam để mua và chính người Trung Quốc thuê lâu dài để khai thác quặng titan rồi sau đó trồng dừa, tiếp tục xây thành bao chia khu và cuối cùng là trở thành biệt địa của họ.
Trước đây vài năm, hầu hết các vùng bãi biển này là của người dân các xã biển Duy Xuyên trồng phi lao để giữ đất và lấn biển. Mỗi năm, sau một mùa mưa lụt, cát biển lại bồi thêm một lớp vào bờ, người nông dân, ngư dân lại ra đó trồng thêm vài cây phi lao để giữ cát, giữ đất. Và theo thời gian, rừng phi lao dọc bờ biển Duy Xuyên thêm mở rộng nhờ vào công trồng cây, chăm sóc, tưới tắm của bà con nhân dân nơi đây.
Thế rồi những năm 2010, đồng thời với hàng loạt dự án khai thác quặng titan ở khắp bờ biển miền Trung, vùng bờ biển Duy Hải, Duy Nghĩa cũng không tránh khỏi tình trạng này. Đất của bà con nông dân lấn biển mấy chục năm nay đã bị nhà nước thu hồi một cách khéo léo. Thay vì nói rõ rằng đất sẽ bị thu hồi, chính quyền địa phương lại mời bà con có rừng phi lao lên họp và nói rằng hiện tại cần khai thác quặng nên tạm thời mượn đất để rút quặng và sẽ đền bù mỗi cây phi lao với giá hai chục ngàn đồng.
Bà con đã đồng ý để nhà nước khai thác quặng với hy vọng sau khi khai thác quặng thì nhà nước sẽ giao lại diện tích cho bà con tiếp tục trồng phi lao chắn sóng, tạo rừng phòng hộ. Bởi vì dù sao đây cũng là đất mà bà con ở đây đã khám phá, khai thác và gìn giữ mấy chục năm nay. Thế nhưng câu chuyện lại lệch sang hướng khác. Thay vì trả đất hoặc giao đất cho bà con nông dân, ngư dân Duy Xuyên thì chính quyền lại âm thầm cho thuê hoặc bán cho các nhà đầu tư mà người dân không hề hay biết.
    Bây giờ tụi Trung Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ, nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường được tụi nó…
    - Một cán bộ ở Quảng Nam
Vị cán bộ địa chính này cho rằng trên phương diện quản lý đất đai và căn cứ theo luật nhà đất thì hành vi này của chính quyền địa phương là hoàn toàn sai luật. Bởi lẽ đất của bà con nông dân, ngư dân bản địa đã khám phá, khai thác và giữ gìn mấy mươi năm nay, trước cả Khoán 10. Lẽ ra đến Khoán 10 năm 1995 thì nhà nước phải phân chia cho người dân theo đúng tính thần Khoán 10 và cấp sổ đỏ cho bà con nông dân tiện bể canh tác, làm ăn.
Đằng này không những không cấp sổ đỏ mà chính quyền địa phương còn tìm cách lấy đất của bà con với lý lẽ ban đầu là khai thác Titan dể rồi sau đó cho thuê, bán mà người dân không hề hay biết. Thậm chí người ta xây dựng ngay sau lưng khu dân cư của người dân mà người dân vẫn không biết rằng ai đang xây dựng, ai đang trồng dừa và xây dựng, trồng dừa để làm gì. Bởi đúng nguyên tắc thì người dân phải có một cuộc trưng cầu dân ý để được đưa ra những nguyện vọng của mình cũng như được đặt ra những câu hỏi, bày tỏ thắc mắc khi các khu du lịch hay khu nghỉ mát mọc lên thì có gây ảnh hưởng gì đến bà con nhân dân? Hơn nữa, vấn đề bán cho ai và cho ai thuê vẫn vô cùng quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con nông dân, ngư dân.
Và chắc chắn một điều nếu như người Trung Quốc thuê hoặc mua đất ở khu vực này thì chẳng khác nào cõng rắn cắn gà nhà bởi ngư dân vùng biển Duy Xuyên từng nhiều lần bị Trung Quốc rượt đuổi trên biển Đông và những người câu mực muốn được yên thân phải mua phiếu đánh bắt của họ với giá cả mấy ngàn đô la mỗi năm. Bây giờ nếu người Trung Quốc đặt chân đến đất Duy Xuyên, làm mưa làm gió thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với người dân nơi đây.
Người dân muốn minh bạch
Một người từng là chủ của vườn phi lao đang bị trưng thu và đất rừng của chị đã bị giao cho một người ẩn danh ở Duy Hải, chia sẻ: “Dân địa phương mình ví dụ như trồng dương liễu thì nó đền từ mười đến mười lăm ngàn đồng một cây dương liễu. Một lô họ được bù cao nhất là ba chục triệu đồng. Làm xong thì nó trồng dừa và được nhà nước cấp sổ đỏ. Bây giờ bà con thua rồi, mất thế rồi vì nó được nhà nước cấp bìa đỏ rồi. Giờ nó làm chi thì làm sao mình biết được. Khổ lắm…!”
Chị này cho biết thêm là theo chỗ chị tìm hiểu, có cả hàng ngàn hecta đất kéo dài dọc bờ biển từ khu nam Hội An vào đến Núi Thành, Quảng Ngãi đã bị cho thuê hoặc bán mà người dân sống gần đó không hề hay biết. Chủ của những khu đất này cũng rất bí ẩn, thỉnh thoảng có người Trung Quốc đi xe hơi đến và được những người đang giữ đất chào một cách cung kính. Ông ta hoặc bà ta sẽ chỉ đạo người này làm việc này, người kia làm việc nọ. Sau đó móc tiền túi ra thưởng hay trả lương gì đó rồi đi một cách bí ẩn.
    Bây giờ bà con thua rồi, mất thế rồi vì nó được nhà nước cấp bìa đỏ rồi. Giờ nó làm chi thì làm sao mình biết được. Khổ lắm…!
    - Một ngườidân địa phương
Chị này cho biết thêm là khu vực bờ biển Quảng Nam cũng như rừng dừa nước ở đây vốn là căn cứ địa của người lính Cộng sản trong những năm chiến tranh. Chính địa hình eo óc và rừng dừa nước bao phủ, rừng phi lao che chở nên hầu hết cán bộ Cộng sản nằm vùng cũng như lực lượng đặc công tăng cường đều chọn nơi đây làm căn cứ.
Và cũng chính vì căn cứ từ Quảng Lăng, Cổ Lưu kéo dài xuống Duy Hải, Duy Nghĩa rồi đảo ngược lên Duy Trung, Mỹ Sơn, chuyển qua vùng B Đại Lộc, Quảng Nam. Vành đai nằm vùng của cán bộ Cộng sản dày đặc ở đây nhờ vào rừng phi lao, rừng dừa nước tự nhiên và rừng cây nồi tiếp Trường Sơn đã biến vùng Hội An, Duy Xuyên Quảng Nam thành vùng xôi đậu, ban ngày Quốc Gia, ban đêm Cộng sản.
Chị này tỏ ra lo lắng bởi người Trung Quốc đã chọn ngay vành đai chiến lược trong kế hoạch nằm vùng của người Cộng sản trước đây để mua, thuê và kinh doanh. Chị bày tỏ mong muốn chính quyền tỉnh và trung ương khẩn cấp điều tra và làm rõ danh tánh cũng như mục đích của những người mua và thuê đất tại vùng bờ biển Quảng Nam. Bởi đó là chuyện sinh tử và hơn ai hết, đảng và nhà nước phải có trách nhiệm làm sáng tỏ để an dân!
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/mysterious-cn-owner-of-coastal-land-in-hoian-05062016092621.html

Quần áo từ thiện” tại Sài Gòn17/05/16

Những người lao động nghèo có thể chọn cho mình vài chiếc quần, áo tại quầy “ Quần áo từ thiện”
Với hàng loạt các nghĩa cử hào hiệp của người Sài Gòn như miễn phí ổ bánh mì, nước trà đá, tiệm sách, bơm vá xe, đổi và tặng mũ bảo hiểm… thì quầy “Quần áo từ thiện” tại đường Nguyễn Hoàng (Q.2 – TP.HCM) của chú Ba như càng tô thêm nét đẹp và sự thân thiện của người Sài Gòn trong nhịp sống xô bồ, ồn ào và náo nhiệt của thành phố công nghiệp này.
Cứ 6h sáng thứ 4 và thứ 7 hằng tuần, vợ chồng chú Ba lại đẩy quầy quần áo từ thiện ra đặt trước cửa hàng kinh doanh về chậu hoa, cây cảnh của mình. Khi tiếp xúc và hỏi chuyện, xin chụp hình, chú Ba từ chối “Chuyện này nhỏ như hạt cát, có gì đâu mà, mình thấy việc tốt cho mọi người thì nên làm”.

Những bộ quần, áo... vẫn còn mới được mọi người đóng góp tại quầy
Chú Ba quê gốc ở Quế Sơn – Quảng Nam nhưng lớn lên và sinh sống tại Sài Gòn. Sau một lần theo một đoàn từ thiện về vùng sâu xa ở Quảng Nam, chú mang mong muốn được làm gì đó giúp đỡ những người khó khăn hơn mình trong lòng. “Nhìn đất nước ngày càng phát triển cũng mừng, nhưng bà con ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn lắm. Cái ăn, cái mặc còn thiếu thốn lắm. Nhìn mấy đứa trẻ ở đó, ăn mặc rách rứa, mình nhìn chạnh lòng lắm” , chú Ba tâm sự.
Về lại thành phố, thấy anh chị công nhân, bà bán vé số, bác chạy xe ôm… cuộc sống còn khó khăn, vợ chồng chú Ba quyết định việc mở cái quầy áo này, có thể góp phần giúp được những người lao động nghèo có thể sở hữu một vài bộ quần áo mà họ cần thiết trong cuộc sống.
Khi mới mở quầy quần áo từ thiện, chú Ba lựa chọn trong những bộ quần áo không dùng nữa đem ra quầy. Về sau, tranh thủ các mối quan hệ bạn bè, người thân đóng góp nên “bộ sưu tập” của quầy ngày càng trở nên phong phú, đủ chủng loại, lứa tuổi, màu sắc… Đến nay quầy quần áo từ thiện được nhiều người biết tới và ủng hộ. Kể cả những người nước ngoài ở các khu chưng cư ở khu vực Thảo Điền (Q.2) cũng tới đóng góp.


Chị Duyên – quê ở Vĩnh Long , làm phụ hồ tại một công trình ở Q.2 tranh thủ kiếm bộ quần áo lao động.
Quầy quần áo từ thiện của chú Ba thường đông đúc vào buổi sáng. Trên đường đi làm hay tan ca mọi người đi làm về, họ ghé qua quầy này có thể lựa chọn cho mình hoặc người thân một vài cái quần, áo phù hợp với thân hình. Đối tượng chủ yếu là những người lao động nghèo, anh chị công nhân, bà bán vé số, bác chạy xem ôm…có thu nhập thấp. Sau hơn hai tháng mở, quầy “Quần áo từ thiện” ít nhiều cũng mang đến niềm vui mọi người. Chị Duyên quê ở Vĩnh Long lên TP. Hồ Chí Minh làm nghề phụ hồ, đang hí hoáy tìm vài bộ đồ cho mấy đứa trẻ ở nhà, thấy phóng viên hỏi chuyện, cười xởi lởi “cũ người mới ta, có sao đâu, nó còn đẹp lắm”.
Trò chuyện với chú Ba, chú bảo: “Nếu như quầy quần áo từ thiện này được mọi người ủng hộ và nhu cầu lao động nghèo càng nhiều, chú sẽ bỏ ra một ít vốn, xây cái tiệm cho nó đoàng hoàng, rồi trưng bày chúng (quần áo) cho đẹp mắt và sạch sẽ, kết hợp luôn phát bánh mì và trà đá miễn phí.”

Chú Ba đang giúp hai vợ chồng mới từ công trường về chọn quần áo. “Có hợp không, nếu không chú vào lấy mấy cái quần jean ra cho mà lựa

Nườm nượp người lao động nghèo đến quầy "Quần áo từ thiện" của chú Ba
Không những chỉ mở quầy quần áo từ thiện tại Sài Gòn, vợ chồng chú Ba cũng là địa chỉ tiếp nhận những đóng góp quần áo từ những người hào hiệp. Tranh thủ về đêm, hai vợ chú Ba lại phân loại, tuyển ra, xếp lại ngay ngắn, đóng thùng và khi liên hệ được đoàn thiện nguyện nào, lại gửi tới vùng sâu vùng xa.
 Sỹ Đồng
 

VIỆT CỘNG VÀ TIẾN SĨ DỎM
TƯ KIÊN

Cách nay vài năm tôi được đọc một bài phê bình của Nhạc Sĩ Lê Dinh phê bình nền âm nhạc của CSVN hiện nay, nhận xét của nhạc sĩ Lê Dinh (theo tôi) là khá chính xác, trong đó ông thẳng thắn phê phán một nền âm nhạc què quặt của bọn CSVN ngày nay, suốt gần 40 năm không có lấy một bản nhạc nào cho ra hồn, không có được 1 bài Nhạc Xuân đi vào lòng người, thật đau lòng cho cả dân tộc đang sống dưới ách cai trị của bọn ngu xuẩn, đang tìm mọi cách để làm cho dân trí ngày một xuống dốc, ngày một man rợ để chúng dễ bề bóp hầu bóp cổ, để chúng dễ bề thao túng.
Qua những nhận xét của nhạc sĩ Lê Dinh, thử điểm lại nền Tân Nhạc của Miền Nam trong 21 năm tồn tại chúng ta thấy rõ cái mà bọn VC chê bai, khinh bỉ, ra sức cấm đoán, thậm chí bỏ tù những ai hát loại nhạc đó, loại nhạc mà bọn chúng gọi là Nhạc Vàng, ấy vậy mà ngày nay chúng đành chịu thua vì dân chúng Việt Nam không chỉ Miền Nam mà cả nước đề thích Nhạc Vàng, nhất là những bản nhạc trước 1975 và những bản nhạc tại Hải Ngoại sau 1975. Tại sao?
- Có phải các Nhạc sĩ ở Miền Nam trước nay toàn là những trí thức có bằng cao, học rộng, có danh hiệu vĩ đại như "nghệ sĩ ưu tú", nghệ sĩ nhân dân" không?
- Thế nào là "nghệ sĩ ưu tú"? thế nào là "nghệ sĩ nhân dân"? thật không hiểu nổi nếu so sánh những người này với những nghê sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ ở Miền Nam trước 1975 và tại Hải Ngoại bây giờ? tài năng, sức thu hút?
Điểm lại những khuôn mặt nghệ sĩ của Miền Nam trước 1975, từ những bậc lão thành tới những người thành danh sau 1954 không thấy nói ai có bằng cấp học vị TS hoặc Thạc Sĩ, chẳng ai được phong là nghệ sĩ ưu tú hoặc là nghệ sĩ nhân dân cả, thế nhưng sự mến mộ những người này suốt hơn nửa Thế Kỷ qua vẫn không bị giảm sút và ngược lại tên tuổi của họ vẫn sống mãi trong nền văn hóa Việt Nam và vang dội đến cả một phần của Thế Giới qua một số Nhạc Phẩm như:
* Hang Belem của nhạc sĩ Hải Linh
* Cao Cung Lên của LM Hoài Đức
* Ly Rượu Mừng của Nhạc sĩ Phạm Đình Chương
* Rất nhiều nhạc phẩm của Phạm Duy
* Khá nhiều nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn như Diễm Xưa, Hạ Trắng đã được dịch qua Tiếng Nhựt
* Nhạc phẩm Không của Nhạc Sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng được dịch qua tiếng Nhựt, tiếng Tàu
Và còn rất nhiều Nhạc Sĩ tên tuổi sống mãi với người Việt như Trần Thiện Thanh, Lê Dinh, Anh Bằng, Từ Công Phụng, Trầm Tử Thiêng, Ngô Thụy Miên, các ca sĩ như Thái Thanh, Khánh Ly, Mai Hương, Kim Tước, Thanh Thúy, Hà Thanh, Nhật Trường, Sĩ Phú, Jo Marcel, AVT...
Có ai trong những người này có học vị TS, PTS hoặc Cử Nhân không?
Có ai trong những người này được phong danh hiệu nghệ sĩ ưu tú hoặc nghệ sĩ nhân dân không?
Còn những TS, ThS âm nhạc của VNCS hiện nay thì sao? có ai biết đến họ không? họ nổi danh vì những nhạc phẩm gì hoặc công trình nghiên cứu âm nhạc gì, có ích gì cho dân tộc, cho thế hệ mai sau không?
Các nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân mà bọn VC phong tặng bao nhiêu người trong số gần 90 triệu người Việt biết đến? ở Hải Ngoại và trên Thế Giới có ai biết đến họ không?
Có cái nhục nào bằng những cái nhục mà người CSVN hiện nay đang bôi lọ cả 1 dân tộc, thí dụ bài diễn văn mà ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết phát biểu khi qua thăm Cuba vẫn còn là trò cười cho người người đàm tiếu vì tư tưởng ấu trĩ dốt nát của hắn, những trò ăn cắp của MC Kiều Trinh với các giấy tờ chứng minh cô ta bị tâm thần cho mỗi lần phạm pháp vẫn còn hằn trong trí óc mọi người hơn hẳn những bằng cấp mà bọn VC khoa trương.
Tư Kiên

TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
SẼ CÙNG HIỆN HỮU TẠI
DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com

 Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)
Posted by sontrung at 12:48 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418

No comments:

Post a Comment