Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 18 October 2016

TRUNG CỘNG & MỸ - DÂN CỒN SẺ- NỘI CHIẾN

Saturday, July 23, 2016


NGUYỄN TRỌNG DÂN * TRUNG CỘNG HÙ MỸ

Trung Cộng đem "đồ chơi" nguyên tử ra hù dọa... Hoa Kỳ!

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Vào ngày 12 tháng Bảy, 2016, tòa Trọng tài thường trực PCA đã bác bỏ mọi cơ sở pháp lý về chủ quyền của Trung Cộng tại vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa, và nhất là tại Hoàng Nhan đảo, hay còn gọi là Scarborough Shoal. Ba ngày sau đó, Weibo social media của Trung Cộng loan báo đã cho chiếc máy bay có khả năng ném bom nguyên tử H-6K, bay ngang vùng trời đảo Hoàng Nhan. 
Chiếc phản lực cơ ném bom H-6K được giới phân tích quân sự coi là có khả năng ném bom nguyên tử hay phóng tên lửa có đầu đạn hạch tâm san bằng mọi căn cứ trú đóng của quân đội Mỹ tại vùng biển Hoàng Nhan. H-6K vốn xuất xứ từ chiếc Tupolev Tu-16 của Liên Xô, được chuyển sang cho Trung Cộng từ những năm 1950. Chiếc H-6K này là đời mới nhất có hệ thống tên lửa tầm trung và xa rất tân tiến với hệ thống hướng dẫn tìm mục tiêu bằng điện tử, có tên là CJ-20 với tầm bay xa khoảng 3500 km. 
Hoàng Nhan đảo chỉ cách nơi trú đóng của các căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Philippines hay Singapore khoảng độ 120 km mà thôi cho nên chiếc H-6K của Trung Cộng có thừa sức tiêu diệt toàn bộ các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ về mặt lý thuyết; còn về thực tế, chiếc này không có khả năng tàng hình và dễ dàng bị các phản lực cơ tiêm kích của Hoa Kỳ phát hiện, hủy diệt từ xa.
Việc đem "đồ chơi" nguyên tử ra hù dọa một cách hiếu chiến xưa nay vẫn là điều tối kỵ trong công pháp quốc tế, trong ngoại giao; và thường đem đến những hậu quả bất lợi vì không một quốc gia nào muốn tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao kinh tế đối với những nước đem vũ khí nguyên tử ra hù dọa. Cho nên có thể nói, hành động này của Bắc Kinh là sự leo thang đáng kể trong việc đối đầu quân sự với Hoa Kỳ tại vùng tranh chấp Hoàng Nhan đảo ở biển Đông. Bắc Kinh hy vọng hành động này sẽ là một thông điệp khiến Hoa Kỳ hiểu là họ không nhường bước trước mọi áp lực từ ngoại giao đến quân sự buộc họ phải tuân thủ phán quyết của PCA để rồi mất quyền kiểm soát vùng biển tại đảo Hoàng này. 
Thế nhưng Hoa Kỳ lại không nhìn theo góc cạnh của người ra thông điệp. Dưới ánh mắt của người Mỹ thì rõ ràng Trung Cộng đã phạm phải một điều cấm kỵ không thể tha thứ trong mối quan hệ giữa các siêu cường: đó là đem vũ khí hạch tâm ra hù dọa Hoa Kỳ. Trước đây vào thời Chiến Tranh Lạnh, Liên Xô đã từng lén lút đưa tên lửa hạch tâm, tính đặt vài dàn ở Cuba đã bị Tổng Thống Kennedy của Hoa Kỳ chỉ mặt gọi tên buộc phải tháo gỡ ngay lập tức hay là phải chấp nhận bị tuyên chiến chính thức từ Hoa Kỳ. Vụ này được các báo chí đặt cho cái tên là "Cuban Missile Crisis", vốn làm Liên Xô choáng váng rúng động và phải đồng ý rút lui tháo gỡ toàn bộ hệ thống tên lửa hạch tâm đang lắp ráp tại Cuba. 
Đó là Liên Xô không hề phụ thuộc về kinh
tế vào Mỹ nặng nề như Trung Cộng ngày nay và chỉ đồng ý rút lui sau khi cân nhắc biết rõ Không-quân của Hoa Kỳ dư sức san bằng bình địa Liên Xô trong chớp nhoáng. Mạc Tư Khoa không thể liều lĩnh nông nỗi trong phút giây để rồi hư cả thế cuộc được. Nay thì Trung Cộng về mặt phòng thủ không gian còn yếu quá xa so với không quân Hoa Kỳ, cũng như phụ thuộc nặng nề vào Hoa Kỳ về kinh tế mà lại đem vũ khí hạch tâm ra dọa Hoa Kỳ thì rõ ràng Bắc Kinh đang đánh bài cào nhất chín nhì bù với hy vọng nước Mỹ còn đang lộn xộn bầu cử nên chưa sẵn sàng đối đầu để rồi sẽ nhân nhượng lập trường của mình tại biển Đông. 
Đúng là chưa có tiền lệ một tổng thống gần mãn nhiệm kỳ khởi động một cuộc chiến tranh hay cuộc đối đầu trong nền chính trị Mỹ, nhưng đồng thời, cũng chưa có tiền lệ Hoa Kỳ chịu để yên và nhân nhượng trước một quốc gia dùng vũ khí hạch tâm để làm trò khỉ nhằm đối phó với mình. Điều này khiến giới phân tích gia phân vân không biết lần này, tiền lệ chính trị nào của nước Mỹ sẽ được phá vỡ: nước Mỹ sẽ chịu lùi bước nhìn Trung Cộng ra oai trước mủi mình, hù dọa các nước trong vùng sợ xanh mặt để lo cho xong bầu cử hay là quân lực trú phòng của Hoa Kỳ tại đây lại có hành động phản ứng rõ rệt cảnh cáo Trung Cộng mạnh mẽ hơn theo lệnh của Hoa Thịnh Đốn bất chấp những bận tâm về bầu cử đang hồi quyết liệt gay cấn giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa?
Bất luận là tiền lệ nào sẽ bị phá vỡ, hành động hù dọa hạch tâm của Trung Cộng đã khiến quốc gia này không đường quay trở lại nữa vì nếu Hoa Kỳ thất bại trong việc dạy cho Bắc Kinh một bài học vào lúc này như đã từng dạy dỗ Liên Xô trong thời Chiến Tranh Lạnh thông qua vụ "Cuban Missile Crisis", thì tức là Hoa Kỳ bật đèn xanh cho Trung Cộng tiếp tục coi vũ khí hạch tâm như là một đối sách ngoại giao hữu hiệu để dàn xếp những thỏa hiệp với các nước trong vùng nhằm tiếp tục xây dựng thêm các đường bay quân sự chiến lược trên các đảo san hô gần vùng biển đảo Hoàng Nhan, đe dọa trực tiếp đến các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Singapore và ở Phillippine.
Mặt khác, các nước trong vùng từ lâu vẫn nghi ngờ thật tâm của Hoa Kỳ trong việc ngăn cản sự bành trướng của Trung Cộng do bài học lịch sử về sự phản bội của Hoa Kỳ đối với đồng mình Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Hoa Kỳ đã bỏ mặc quốc gia Việt nam Cộng Hòa nhỏ bé này bị Cộng Sản tấn công bất chấp hiệp định hòa bình Paris 1973 đã được cam kết trước quốc tế. Chính phủ Phi vào tuần rồi cũng đã ra tuyên bố vấn đề hung hãn căng thẳng tại biển Đông do Trung Cộng gây ra có thể giải quyết được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết tâm của Hoa Kỳ và mức độ can dự nhập cuộc nông sâu của quốc gia này mà thôi. 
Từ lâu, Hoa Kỳ đã phải tốn không biết bao công sức để thuyết phục lãnh đạo các nước trong vùng về quyết tâm của mình trong việc bảo vệ an toàn hàng hải tại biển Đông. Ngay cả trước khi PCA ra phán quyết khoảng hơn hai tuần, Hoa Kỳ đã phải đã điều hai hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan và USS USS John C. Stennis với gần hơn 144 máy bay tiêm kích hiện đại cùng với sáu đại chiến hạm hộ tống đến gần vùng biển đảo Hoàng Nhan để trấn an Philippines và các nước trong vùng về thật tâm hợp tác của Hoa Kỳ trong việc duy trì an ninh hàng hải và ngăn cản sự hiếu chiến lấn hiếp của Trung Cộng tại nơi này.
Cho nên nếu Hoa Kỳ lờ đi mà không phản ứng mạnh mẽ trước thái độ đem "đồ chơi" nguyên tử ra để hù dọa của Trung Cộng
vì còn đang rối ren bầu cử thì coi như công sức thuyết phục trấn an của Hoa Kỳ nhằm giải tỏa mối nghi ngờ về quyết tâm can thiệp của mình bấy lâu nay bị trôi sông đổ bể hết. Nguyên giám đốc tình báo Hải-quân tại châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đại úy về hưu James Fanell đã phải thừa nhận hành động của Trung Cộng đem chiếc H-6K ra hù dọa là "cần phải được coi đây như là đe dọa khiêu khích trực tiếp đến Hạm Đội Bảy và đồng minh trong vùng.” Nếu lời nhận định của giới chức quân sự Hoa Kỳ thật sự là như vậy thì rõ ràng Trung Cộng đang nuốt phải trái cấm khi đem chiếc H-6K ra hù dọa, đẩy Hoa Kỳ vào thế buộc phải có phản ứng.
Còn một điểm nữa là các chuyên gia đang phân vân là sự loan báo Weibo của Trung Cộng về chuyến bay H-6K có phải thật sự nhằm hù dọa Washinton hay không hay chỉ lại là sự loan báo có tính cách tuyên truyền chính trị một chiều để lấy le trước cả tỷ dân Trung Quốc đang ngày càng giận dữ trước sự bất lực của Cộng đảng cầm quyền về an sinh xã hội cũng như về kinh tế, đang ngày một suy sụp đến tận cùng.
Trước đây, Cộng Sản Bắc Hàn cũng đã từng cho loan báo sẽ cho bắn tên lửa đến nước Mỹ trên truyền thông nhiều lần dù rằng các tên lửa này chưa chắc bay đến được Tokyo của Nhật Bản gần bên. Tuy nhiên, ở vị thế của Trung Cộng trên trường quốc tế như thế mà lại phải dùng chiêu láo lếu tuyên truyền rẻ tiền như Bắc Hàn để mị dân thì không khỏi làm mọi người ngạc nhiên. 
Nếu đúng là như vậy thì Hoa Thịnh Đốn lại càng phải lấn tới đưa ra thông điệp quân sự mạnh mẽ để làm đổ bể mọi tuyên truyền vờ vịt của Bắc Kinh trước xã hội Trung Quốc. Biết đâu, biển Đông sẽ lặng sóng khi Cộng đảng tại Bắc Kinh sụp đổ?
19.07.2016


NỘI CHIẾN CỘNG SẢN


"Nội chiến" đảng sẽ bùng nổ!?

CTV Danlambao - Chiến dịch tiêu diệt ruồi muỗi phe địch của Nguyễn Phú Trọng có chỉ dấu sẽ lan rộng ra ngoài phạm vi Vũ Huy Hoàng, Vũ Quang Hải, Trịnh Xuân Thanh. Truyền thông lề đảng đã bắt đầu khua trống gõ mỏ tạo động lượng cho ông Tổng Bí Thư mở rộng mặt trận tiêu diệt quân thù trong nội bộ đảng ra bình diện lớn hơn để trở thành cuộc chiến giữa phe "quyền lực" và phe "lợi ích" trong đảng.
Một bài báo được đăng trên trang nhà "bán chính thức" của truyền thông lề đảng với nhan đề “Nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm của Tổng Bí thư? (*) cho thấy những chỉ dấu này.
Trước hết, phe nhóm Nguyễn Phú Trọng đã dùng một thông tư của Bộ Nội Vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với quy định “số lượng Phó Giám đốc Sở (NN&PTNT) không quá 3 người” để khai mào tấn công “Ban thường vụ Tỉnh ủy” Thanh Hóa khi đã chấp thuận cho Sở NN&PTNT có đến 8 Phó Giám đốc.
Hành động này bi lên án "là một sự thách thức rất ghê gớm với quyết tâm giảm biên chế mà bộ máy của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang hàng ngày hàng giờ đau đáu tìm giải pháp và thực thi”, và "quyền của “Ban thường vụ Tỉnh ủy” to hơn quyền “Liên tịch” của hai Bộ thuộc Chính phủ hoặc là tỉnh Thanh Hóa được “đặc cách” không cần tuân theo quy định của Liên Bộ".
Trước tình trạng Formosa chôn lén chất thải khắp nơi sau khi nhận tội xả hóa chất độc hại ra biển, Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, ông Phan Duy Vĩnh lại công khai lên tiếng: “Báo chí và người dân đều... ‘náo'; Biển nhiễm chất độc... từ cái mồm của các bạn...”.
Phát biểu này của ông Vĩnh được xem là "người này xem thường kết luận của Chính phủ như thế nào."
Bên cạnh ông "phó" Vĩnh, một đồng chí "phó" khác cũng bị trích dẫn lời để đem lên bàn mổ của tổng bí thư. Đó là phát biểu của Phó thanh tra Lê Ngọc Huấn trình bày với truyền thông: “Đây là quan điểm áp đặt, máy móc, không thấu tình đạt lý trong kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ và UBND tỉnh không đồng ý nội dung này”.
Phát biểu trên của ông Huấn cho thấy có sự chống đối ra mặt giữa trung ương và địa phương trong nội tình của đảng cộng sản.
Bên cạnh những nhân vật trên, bài báo trên trang Trần Đại Quang cũng kéo những "cấp phó" Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Tĩnh và xếp vào "nhóm lợi ích" thù địch của tổng bí thư. Những "đồng chí" tội phạm Phí Thái Bình, Nguyễn Văn Tuân, Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm trong vụ ống nước sông Đà vỡ mười mấy lần cũng bị lôi ra hù doạ cho dù đã được tha là vì “có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu”.
Phe Nguyễn Phú Trọng cũng đang gặp "sự cố" trong cuộc đả muỗi diệt ruồi vì mắc nghẹn khúc xương “Liên ngành tư pháp Trung ương”. Lý do là nếu Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Nguyễn Phú Trọng có những kết luận vi phạm của các đồng chí phe địch và chỉ có thể đề xuất kỷ luật về mặt đảng, nhưng "Liên Ngành" của "chúng" không chịu truy tố về mặt pháp luật thì sao? 
Và bài báo này đã cất tiếng than giùm cho Nguyễn Phú Trọng rằng: "Khi mà báo điện tử Vietnamnet phải thốt lên “Những vụ án oan ‘thấu trời xanh’” thì lại vẫn còn đó “những vụ án ‘vui’ đầy trong… túi”, những vụ án không bao giờ được xử theo quyết định của “Liên ngành”."

Xem ra cuộc chiến thanh trừng nội bộ của đảng vẫn còn... phim dài nhiều tập, không phải chỉ tấn công vào vài đồng chí phe địch như bộ ba Hoàng-Hải-Thanh mà sẽ tấn công hàng loạt, trong đó có sự đối đầu giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương của đảng và Liên ngành tư pháp Trung ương của nhóm lợi ích. Đây là cơ hội (không phải nguy cơ) bùng nổ để nhân dân ta có dịp vỗ tay khích lệ, ăn mừng nội bộ của đảng chúng khệnh nhau.
22.07.2016

____________________________

MỸ HIỆP * DÂN CỒN SẺ

Tiếng thở dài của người dân Cồn Sẻ

Mỹ Hiệp (Danlambao) - 500 triệu USD cùng một lời “xin lỗi” chứ chưa nhận tội là cái giá rất bèo so với những hệ quả mà người dân phải gánh chịu từ hành động xả độc tố ra biển của tập đoàn Formsa. Hàng triệu ngư dân, thương nhân kinh doanh thủy hải sản, những người làm dịch vụ nhà hàng, du lịch, khách sạn ở miền Trung sẽ mất kế sinh nhai trong hàng chục năm trời.
Chúng tôi về đến Cồn Sẻ (Quảng Bình), một trong 4 tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu thiệt hại nặng nề trong vụ cá chết dạt trắng bờ vừa đúng nhá nhem tối. Ấn tượng về những người dân tụm năm tụm bảy nhìn xa xăm ra biển, những đứa trẻ nhếch nhác xây lâu đài cát ven bờ có lẽ là những hình ảnh mãi in đậm trong tâm trí chúng tôi.


Kể từ thời điểm cá chết cho đến nay, hàng chục con tàu lớn, nhỏ trong thôn phải nằm phơi nắng, phơi sướng vì số lượng cá đánh bắt được ngày càng ít. Mặt khác người dân không dám mua cá về ăn do sợ cá nhiễm độc. Thậm chí nhiều chuyến đi biển về còn bị thua lỗ. Dù vậy, ngư dân vẫn phải tiếp tục bám biển để kiếm đồng tiền trang trải cho cuộc sống. Những người có sức khoẻ thì đánh cá xa bờ, còn lại một số khác thì phải tiếp túc đánh bắt gần bờ. Việc nuôi cá lồng bè trên Sông của ngư dân thôn Cồn Sẻ cũng gặp nhiều ảnh hưởng sau vụ cá chết.

Một số bà con ngư dân cho biết trước tình trạng cá chết hàng loạt liên tiếp tấp vào bờ khiến tâm lý của bà con nơi đây vô cùng hoang mang, lo lắng. Bởi có lên thuyền ra khơi khai thác thì những loại thủy hải sản đánh bắt được cũng không có ai mua nên bà con đành kéo thuyền lên bờ rồi ngồi thẫn thờ, mắt buồn nhìn hướng biển. Chú Tính một người dân nuôi cá lồng bè tại đây cho biết. "Lúc chưa xảy ra việc cá chết thu hoạch từ việc bán cá lồng lên đến hàng trăm ngàn đồng, nhưng hiện nay thì cá không thể bán được vì người dân sợ cá nhiễm độc nên không dám mua". Cũng theo chú Tính, thời điểm này là vụ chính để bà con đánh bắt các loại thủy hải sản. Những năm trước thời điểm này luôn náo nhiệt, từ sáng đến chiều tấp nập các con thuyền vào ra cùng những thương lái đến thu mua cá thủy hải sản nhưng giờ thì không một bóng dáng người mua, ngư dân làm cá cũng chán nản và lo lắng vì nếu không bán được cá thì không có tiền cho sinh hoạt của gia đình.

Không những thế, một vài nhà hàng hải sản của người dân cũng phải đóng cửa vì vắng tanh khách. "Trước đây thu nhập của cửa hàng mỗi ngày từ 3-5 triệu, nhưng hiện tại thì không một bóng khách, nhà hàng của chú đã phải đóng cửa cả hai tháng nay", chú Quyết chủ nhà hàng Hồng Thủy thở dài ngao ngán khi chia sẻ với chúng tôi.

Hiện tình hình đời sống của bà con ngư dân nơi đây vô cùng khó khăn, mọi sinh hoạt bị đảo lộn hoàn toàn. Trước đây vào thời điểm này, bà con chỉ ra khơi một đêm đến sáng về đưa các loại thủy hải sản đánh bắt được đem bán cho thương lái thu về từ 1 đến 2 triệu đồng để nuôi sống gia đình… nhưng hiện tại, tất cả thuyền nơi đây đều phải neo đậu hoặc kéo lên bờ vì có cá đâu mà khai thác. Mất nguồn thu nhập, cuộc sống của tất cả người dân trong vùng đang gặp rất nhiều khó khăn. Tương lai của các em nhỏ đang tuổi cắp sách đến trường đang là một dấu hỏi lớn được đặt ra.

Không thể trông chờ mãi vào 10kg gạo chống đói từ chính phủ, người dân nơi đây đã gửi 55 đơn kiến nghị và 1 đơn chung lên chính quyền các cấp để được giải quyết nhưng cho tới nay vẫn chưa nhận được câu trả lời. Chính quyền bỗng chốc trở nên yếu hèn hơn bao giờ hết. Đấy là chưa nói đến hành động không thể chấp nhận được của chính quyền khi thẳng tay đàn áp, đánh đập dã man khiến nhiều người bị thương nặng khi có khoảng gần 2.000 bà con giáo dân xứ Cồn Sẻ, hạt Hòa Ninh, giáo phận Vinh đã xuống đường biểu tình trên đường quốc lộ đoạn qua thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình để yêu cầu nhà cầm quyền đóng của nhà máy Formosa. Thế nên, có lẽ, sự mong mỏi đó sẽ mòn mỏi theo ngày tháng!
Họ không chấp nhận ngồi trên bờ để ăn, hưởng đền bù. Bởi “ngư dân sống bằng biển, chỉ hỗ trợ, trợ cấp một số mặt khác; còn họ “sinh nghề tử nghiệp”, sống chết với biển. Bây giờ, người dân ngồi trên bờ để ăn, hưởng đền bù. Ngư dân mong muốn dù bám biển, dù có nghèo, có khổ, có chết trên biển thì vẫn cam nhận”! Quan trọng hơn, đánh bắt thủy hải sản là nghề gắn bó với bà con Cồn Sẻ bao đời nay. Nguyện vọng của bà con là Formosa phải bị truy tố trước tòa án và làm sạch môi trường biển, sau đó cuốn xéo ra khỏi Việt Nam để họ lại được quay trở về truyền thống; môi trường biển được trong sạch trở lại; để những ngư dân lại dong thuyền ra khơi dựa vào mẹ biển mưa sinh./.
22/7/2016

TRẦN NHẬT PHONG * TRẢ THÙ RỬA HẬN

Cuộc chơi "trả thù rửa hận" của "phe thắng cuộc"

Trần Nhật Phong (Danlambao) - Cuộc thay triều đổi đại, hay nói một cách đúng bản chất là "thanh trừng" của nội bộ đảng CSVN, hiện đang bộc lộ rõ cuộc "trả thù rữa hận" của phe thắng cuộc trong trận chiến dành quyền lực và quyền lợi, theo đó cơn "hỏa sóng" dư luận do nền báo chí "đâm thuê chém mướn" đang khiến cho người dân nhìn rõ hơn từng chiếc mặt nạ rơi tuột xuống đất, từ vụ chiếc xe bản số "Xanh" của Trịnh Xuân Thanh, cho đến đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường với "quốc tịch" Malta và căn nhà gỗ trị giá hàng triệu Mỹ kim của nữ trung úy công an Đắk Lắk Trần Thị Thúy Hằng, con gái của thiếu tướng kiêm giám đốc công an Đắk Lắk Trần Kỳ Rơi.
"Cả Lú" ra lệnh làm tới nơi tới chốn vụ biển số "Xanh" của Trịnh Xuân Thanh, vốn là phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang, và còn sai khiến tổng cục an ninh và tổng cục cảnh sát mở cuộc điều tra toàn diện, nhưng "Cả Lú" lại không hề có một câu một chữ nào đề cập đến Võ Kim Cự, vốn từng là bí thư tỉnh ủy Hà Tỉnh, cũng là kẻ đã ký giấy cho phép Formosa thuê mướn lên đến 70 năm, và nay còn đắc cử làm đại biểu quốc hội.
Cuộc "tổng thanh trừng" lần này đã có vẻ lộ rõ hơn về sự "trả thù rữa hận" nhắm vào những vây cánh được gọi là "phe nhóm lợi ích" của Ba X, vốn làm mưa làm gió dưới thời Ba X làm thủ tướng. Facebook nay đã trở thành vũ khí lợi hại cho phe thắng cuộc khi muốn "luộc" một nhân vật nào thuộc phe thua cuộc.
Kịch bản luôn luôn được mở đầu bằng dư luận trên Facebook, rồi sau đó những tay viết "đâm thuê chém mướn" trên các tờ báo sẽ... vào cuộc, với những hình ảnh rõ ràng về mức độ tài sản, về tác hại của "nạn nhân" trong môi trường làm việc (từ công ty tư nhân cho đến doanh nghiệp nhà nước), và tiếp đến sẽ là cơ quan pháp luật mở cuộc điều tra.
"Nạn nhân" đến khi đó chỉ còn 2 lựa chọn, một là thỏa hiệp và hai là chuẩn bị "rữa mông" vào tù, tùy theo mức độ "ân oán" trước đó.
Nếu thỏa hiệp, "nạn nhân" sẽ phải "ói" ra hết tất cả những tài sản đang có, hoặc phải "tình nguyện" rút lui khỏi chức vị để nhận bản án " kỷ luật nội bộ", giữ lại một ít tài sản coi như "tiền dưỡng hưu" để "hạ cánh an toàn".
Nhưng nếu mức độ nặng hơn, người ta sẽ nhìn thấy trên mặt báo chí là "bắt khẩn cấp", "có dấu hiệu vi phạm pháp luật", và thế là những hình ảnh "nạn nhân" bị công an còng tay dẫn đi, như trường hợp của Phạm Công Danh, và báo chí lại tha hồ tri trét với những ngôn từ đao to búa lớn như "gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng", "thú chơi ngông... của đại gia XYZ", hay "ngắm nhìn biệt thự ngàn tỉ của... ABC".
Có bao nhiêu đại biểu quốc hội Việt Nam có "song tịch" để chuẩn bị đường... chạy như Nguyễn Thị Nguyệt Hường?
Và con cái của những "lãnh đạo" có bao nhiêu kẻ mang quốc tịch Âu Châu, Hoa kỳ như con cái của đảng viên Nguyễn Công Khế đang sinh sống tại Hoa kỳ?
Sẽ còn bao nhiêu trung úy công an Đắk Lắk Trần Thị Thúy Hằng được báo chí "ưu ái" giới thiệu căn biệt thự gỗ trị giá hàng triệu Mỹ kim?
Và những kẻ "lãnh đạo" như Đinh La Thăng suốt ngày "chém gió" trên báo chí rằng sẽ thế này, sẽ thế kia nhưng đến chung cuộc, Đinh La Thăng đã có "trảm" ai chưa? Hay chỉ "chém gió" xong rồi, thì... im lặng, hoặc kẻ bị đưa lên đoạn đầu đài chỉ bị "kiểm điểm nội bộ".
Tại Sài Gòn, từ những mặt đường bị nức, những ống cống bị lấp không thể thoát nước, những công trình xây dựng lấn áp lòng đường của các "đai gia" con ông nọ, cháu bà kia, là tội của ai? Khi nó được xây dựng dưới thời Đinh La Thăng làm bộ trưởng giao thông vận tải. Khi nghe Đinh La Thăng "chém gió" về tiêu cực thì dân chúng có vẻ hả hê, cho rằng "có quyết tâm", và khi Đinh La Thăng "chửi" nhà thầu Trung Quốc thì bà con "sung sướng", nhưng đến sau cùng thì gần 80% các dự án giao thông đều do Đinh La Thăng ký cho phép nhà thầu Trung Quốc ôm trọn gói xây dựng.
- Cậu không biết à, Đinh La Thăng được chọn là Bí Thư Thành Ủy Thành Phố HCM, không phải là không có lý do, mục tiêu là "lột da" các "tay chơi" gốc miền nam, để lót đường cho "dân bắc kỳ" đa số là những "tay chơi" gốc Việt Kiều Đông Âu, thu tóm những ngành béo bở của miền nam.
Người bạn "vong niên" của tôi từ Sài Gòn khi trò chuyện về tình hình Việt Nam đã "phán" như vậy, tuy chưa biết đúng hay sai, nhưng nhìn vào thực tế thì có vẻ.... hữu lý. Sài Gòn nay có hơn 11 triệu dân sinh sống, đây là thành phố có giá nhà cửa mắc mỏ lớn hàng thứ hai tại Việt Nam chỉ đứng sau Hà Nội. Cho đến thời điểm hiện tại, những kẻ làm chủ những biệt thự ngon lành nhất, sang trọng nhất và "hoành tráng" nhất, đều là dân "Bắc Kỳ" làm chủ, từ những cao ốc ngất ngưởng ở ngay trung tâm thành phố cho đến những khu có giá trị về địa sản, đều nằm dưới tên "chủ quyền" của các "người Bắc có lý luận" hay nhóm Việt Kiều Đông Âu. Còn dân miền nam hay dân Sài Gòn chính hiệu thì đang trở thành "vô sản chân chính".
Cũng theo lời người bạn "vong niên", thì có thể thời gian tới, những "con mồi" sắp sửa bị Đinh La Thăng "luộc" sẽ bao gồm David Dương, người được mệnh danh là "vua rác", rồi đến "Hai Trí" kẻ được xem là "lão đại" ngầm của giới làm ăn địa sản ở Sài Gòn, Cần Thơ, "đại gia" Lê Ân, gốc Quảng Nam nhưng vào Sài Gòn kiếm sống từ trước 75, từng nổi tiếng với trò "cưới vợ còn trinh" ở tuổi sắp sửa... hết hợp đồng với Thượng Đế.
Chưa biết nguồn tin của ông bạn "vong niên" chính xác tới mức độ nào, nhưng rõ ràng Sài Gòn đang trong tình trạng được xem là "dầu sôi lửa bỏng", nhiều "đại gia" gốc miền nam tới tấp gọi điện thoại qua Mỹ, thậm chí đích thân bay qua Mỹ để tìm đường... chạy.
Tờ báo mạng "Một Thế Giới" nay đã trở thành công cụ cho phe thắng cuộc "thanh trừng", "trả thù rữa hận", dưới chiêu bài "chống tham nhũng", "chống tiêu cực", tờ báo này bắt đầu mở ra những cuộc "đấm đá" tưng bừng dưới sự điều khiển của Nguyễn Công Khế, kẻ đang "lấy công chuộc tội" vì đã trót theo phe "miền nam" của cánh Võ Văn Kiệt và Nguyễn Tấn Dũng.
Vụ Trịnh Xuân Thanh sau khi có lệnh của "Cả Lú", Nguyễn Công Khế làm tới bến, hầu như ngày nào cũng có tin tức, bình luận để "chọc" cho dư luận phẫn nộ, mục tiêu là thu tóm những "đại gia" đứng phía sau lưng của Trịnh Xuân Thanh.
Một tin khác chưa kiểm chứng nói rằng, sở dĩ Nguyễn Công Khế "rượt" David Dương bằng mọi cách "thượng duyệt hạ tuyệt" là vì nhân viên của David Dương tố cáo rằng, con cái của Nguyễn Công Khế qua Mỹ làm nghề... cho vay lãi cao lậu, nhiều người ở San Jose đang trở thành "con nợ" của Nguyễn Công Khế. Nếu nguồn tin này đúng, thì câu hỏi đặt ra là "Nguyễn Công Khế có bao nhiêu tài sản thật sự? và tài sản đó đã chuyển qua Mỹ bằng cách nào để biến thành tiền mặt?"
Không giống "nước mẹ" Trung Quốc, cuộc thanh trừng của phe "người Bắc có lý luận" được xem là "bựa" hơn nhiều so với chiến dịch "đả hổ đập ruồi" của Tập Cận Bình. Trong khi Tập Cận Bình 'đả hổ đập ruồi" khiến cho từ Giang Trạch Dân cho đến Chu Vĩnh Khang hay Vương Lập Quân đều "tan xương nát thịt", thì phe "Cả Lú" chỉ "đập ruồi" thuộc phe Ba X, nhưng lại lấp liếm bao che một cách trắng trợn như vụ "nhân thân tốt" của lãnh đạo Vinashin với thành tích 18 lần bễ ống nước Sông Đà, hay vụ Võ Kim Cự, kẻ được xem là thủ phạm thứ hai trong vụ Formosa không hề bị truy tố mà còn được đắc cử vào quốc hội.
Hèn chi với môi trường làm ăn kiểu "nhà sản", việc kêu gọi đầu tư FDI đã rơi vào bế tắc, đến mức phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố HCM Trần Vĩnh Tuyến đến San Francisco hôm giữa tháng 7 vừa qua đã đưa ra hàng loạt những ưu đãi, nhằm chiêu dụ Việt Kiều đầu tư về Việt Nam, nào là giá mướn đến từ 80 cents USD cho đến 1.2 USD cho một thước vuông, rồi miễn thuế đất cho nhà đầu tư, miễn thuế thu nhập 4 năm đầu, miễn thuế nhập khẩu với cái gọi là "phát triển công nghệ" v.v... (xem bài báo được chụp lại).
"Đất nước của những thằng hèn", câu nói của ai đó đến nay không ngờ lại hoàn toàn chính xác với những gì đang xảy ra tại Việt Nam. Kẻ lãnh đạo thì "hèn" với "thiên triều", "đại gia" thì "hèn" với quan chức, nghệ sĩ thì "hèn" với khán giả, còn dân đen thì "hèn" trong khốn khổ, tất cả phải sống một cách thỏa hiệp "dây thung" trong chiếc ao đầy cá chết và rác rưởi, nhưng vẫn to mồm "Việt Nam đứng hàng thứ 5 trong số các quốc gia hạnh phúc nhất toàn cầu".
23.07.2016

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Tôi đã phải sống với "con điếm" ấy cả đời ngườiLê Phú Khải
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Tôi thì may mắn không dính dáng gì đến đám ma cô và đĩ điếm nhưng lại phải sống tha phương cầu thực cũng gần cả đời người. Lê la và lê lết rất nhiều nơi nhưng không thấy đâu lại có lắm thứ lễ lạt như ở quê mình:
- Lễ Đón Nhận Danh Hiệu Anh Hùng 
- Lễ Đón Nhận Danh Hiệu Đoạt Chuẩn Quốc Gia 
- Lễ Trao Tặng Vinh Dự Nhà Nước 
- Lễ Trao Tặng Dụng Cụ Cho Học Sinh Nghèo 
- Lễ Trao Tặng Huy Hiệu Đảng 
- Lễ Đón Nhận Bằng Khen 
- Lễ Tôn Vinh Doanh Nghiệp Xuất Sắc & Doanh Nhân Tiêu Biểu 
- Lễ Tôn Vinh Thương Hiệu Phát Triển Bền Vững 
- Lễ Tiếp Nhận Cán Bộ Chuyên Trách Về Công Tác 
- Lễ Tiếp Nhận Thiết Bị Phòng Thí Nghiệm 
- Lễ Vinh Danh Các Doanh Nghiệp Du Lịch Hàng Đầu 
- Lễ Vinh Danh Báo Cáo Thường Niên Tốt. 
Mới đây, L.S Lê Công Định còn cho biết thêm một thứ nghi lễ mới (Lễ Trao Giấy Chứng Nhận Chấp Hành Xong Án Phạt Quản Chế) chưa từng có trong lịch sử nước nhà:
Sáng hôm qua 6/2/2016, tôi đến trụ sở Công an phường lúc 8 giờ, trình diện lần cuối theo án lệnh quản chế từ 3 năm nay... Buổi trình diện diễn ra nhanh chóng rồi chuyển ngay sang phần quan trọng hơn, đó là lễ trao Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt quản chế cho tôi...

Thành phần tham dự, ngoài tôi, còn có ông Chủ tịch phường, ông Chủ tịch Mặt trận tổ quốc phường, hai nhân viên an ninh thuộc Công an TPHCM, một nhân viên an ninh thuộc Công an quận 7 TPHCM, một cảnh sát khu vực và một đại diện Cơ quan thi hành án quận 7. Tại Việt Nam, các cơ quan thi hành án là bộ phận của ngành công an... Buổi lễ được ghi hình trực tiếp bởi nhân viên an ninh thuộc Công an TPHCM...
Thiệt là thầy chạy!
Lễ lạt tuy nhiều nhưng không lắm bằng hội hè, đình đám. Theo nhà văn Võ Thị Hảo thì “cả nước có hơn có hơn 8000 lễ hội” (tám ngàn, tôi ghi thêm cho rõ, tnt) nên “không thể thống kê hết số người bị thương, đổ máu hoặc ngất xỉu ngay trong một mùa hội và qua vài năm gần đây.”
Bữa rộn ràng và hoạt náo nhất (vào hôm 22 tháng 5 năm 2016 vừa qua) may thay không có ai bị thương hay đổ máu. Báo chí nhà nước mệnh danh đây là Ngày Hội Lớn Của Non Sông: 
Riêng tại Bắc Kạn, ngoài cờ, hoa, biểu ngữ, tranh cổ động... Đoàn Nghệ Thuật Dân Tộc Tỉnh còn có một chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt (Như Có Bác Giữa Ngày Hội Non Sông) nữa!
Nguồn ảnh:backantv
Thiệt là tưng bừng, náo nhiệt, hết biết luôn. Sau cái ngày Hội Của Non Sông linh đình này, Báo Công An Nhân Dân hân hoan tường thuật:
“Hội đồng Bầu cử Quốc gia cho biết, theo báo cáo ban đầu của 63 tỉnh, thành phố, đến hết 19h cùng ngày đã có 98,77%, tương đương khoảng 65 triệu cử tri cả nước đã đi bỏ phiếu.”
Cùng lúc, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân long trọng tuyên bố: “Ngày 22/5 thực sự là ngày hội lớn của toàn dân.” Ô, như thế thì cái gọi là ngày hội non sông (“thực sự”) lại là ngày bầu cử. Đúng là “làm xiếc ngôn từ.” Nghe mà ớn chè đậu.!
Té ra Ngày Hội Non Sông vừa qua chỉ là một ngày hội giả, do nhà nước “thiết kế” để tạo ra một cuộc bầu bán giả, và một cái quốc hội cũng giả luôn. Chỉ có khoản chi phí là thật, và vô cùng tốn kém, theo nhận xét của tác giả Mạc Văn Trang - vào hôm 21 tháng 5 năm 2016:
Vậy Đảng công bố luôn danh sách các đại biểu Đảng đã chọn xong, cho dân biết. Thế có phải nhanh, gọn, minh bạch, thật thà, tiết kiệm hơn không! 

Ai cũng biết là vậy, lại còn cứ tuyên truyền giả tạo, đóng kịch làm gì! Nào là Bầu cử là “Ngày Hội non sông”, “Lá phiếu là Trái tim của cử tri”, “Lá phiếu của cử trị sẽ chọn ra người tài đức”, đi bầu là “Quyền và Nghĩa vụ thiêng liêng của công dân”; nào là “toàn dân nô nức”, nào là “cảnh giác các thế lực thù địch phá hoại”; nào là cờ, đèn, kèn trống, loa đài khẩu hiệu rợp trời, nào loa đọc suốt ngày, nào truyền hình trực tiếp...

Tốn kém đến 3.500 tỉ đồng và bao nhiêu sức người, sức của; bao nhiêu là long trọng, bao nhiêu là hoa mĩ, bao nhiêu là phô trương... chỉ để làm một việc... không cần thiết.
TX Kỳ Anh lộng lẫy trước ngày hội lớn. Ảnh chú thích: baohatinh
Hơn sáu mươi năm trước, vào ngày 30 tháng 10 năm 1956, tại Hội Nghị Mặt Trận Trung Ương, L.S. Nguyễn Mạnh Tường cũng đã đưa ra một nhận định (gần) tương tự:
“Dư luận quần chúng quan niệm rằng Quốc hội chỉ có quyền thông qua chính sách mà thôi... với vai trò yếu ớt hiện thời quyền dân chủ của quần chúng không được thực hiện.”
Thảo nào mà Lê Phú Khải phải kêu trời: “Tôi đã phải sống với ‘con điếm’ ấy cả đời người.” Sức chịu đựng của nhà văn chúng ta quả là bền bỉ. Và đây là đức tính chung của cả dân tộc Việt, chứ nào có phải riêng ai.
Hơn sáu mươi năm qua, dường như, chỉ có ba công dân Việt Nam không đủ nhẫn nại trước cái trò (“bầu bán”) đĩ điếm này thôi - theo như tường thuật (chắc có thêm hơi nhiều mắm muối) của báo Người Lao Động:
“... năm 2005, Huỳnh Ngọc Tuấn không chịu tham gia Bầu cử Quốc hội khóa XII, khi tổ công tác đến nhà vận động đi bầu cử thì Tuấn và gia đình lăng mạ, chửi bới, xúc phạm. Mới đây, trong đợt bầu cử của năm 2011, Tuấn cùng con gái là Huỳnh Thục Vy và con trai Huỳnh Trọng Hiếu tiếp tục ‘không’ tham gia bầu cử Quốc hội khóa XIII và Bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Ngoài ra, ba cha con Tuấn còn lấy thẻ cử tri ghi vào dòng chữ “NO!”
Ba cha con ông Tuấn ghi chữ “NO” 
vào thẻ cử tri và chụp ảnh đưa lên mạng 
để bôi nhọ cuộc bầu cử Quốc hội. 
Ảnh & chú thích: Báo NLĐ
Nếu vỏn vẹn chỉ có ba chữ “NO” trong số hơn sáu chục triệu thẻ cử tri thì sợ rằng dân tộc Việt còn phải sống với “con điếm” này lâu, phải vài “đời người” (nữa) không chừng!
24.07.2016

VĂN HÓA XÃ HỘI QUỐC TẾ

 

Tám điều thực hư về sex, tính dục và giới

  • 23 tháng 7 2016


 
Image copyright AFP

Tính dục có là bẩm sinh không? Vai trò giới của chúng ta có tiến hóa trong tự nhiên không? Ta có hạnh phúc hơn không nếu ta từ bỏ tư tưởng một vợ một chồng? Qua 8 bài viết, chuỗi bài về cách mạng tình dục đã thăm dò những ý kiến đang thay đổi của chúng ta về tình dục và giới. Cũng như với bất kỳ chủ đề gây tranh cãi nào, hiện còn nhiều quan niệm sai, và vì đã đến hồi kết, xin được nêu một vài thực tế bất ngờ mà chúng tôi thấy.

Hiện vẫn chưa tìm được ‘gen đồng tính’

Mặc dù có các bài trên trang chính bắt mắt nhưng các nhà khoa học đã gặp nhiều khó khăn để khẳng định tính di truyền của sự đồng tính. Như nhà văn Brandon Ambrosino chỉ rõ, một sự giải thích sinh học thuần túy không thể cho thấy sự biến dạng của dục tính bởi lẽ sự thèm muốn của ta biến thể và thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh.

Testosterone không thể hỗ trợ tăng dục tính cho phụ nữ

Có ít bằng chứng là hóoc môn testosterone dục tính nam ở mức thấp có thể là nguyên nhân làm giảm khao khát tình dục của phụ nữ. Tuy nhiên phụ nữ vẫn tiếp tục đề nghị dùng testosterone để điều trị bệnh ít ham muốn tình dục và các bác sỹ tiếp tục kê đơn. Đấy chỉ là một trong những cách làm mà thuốc thang không hiểu về dục tính của phụ nữ.

Trẻ nhỏ thường bị lẫn lộn về giới

Ý thức về giới của chúng ta là không cố định, đặc biệt là khi còn trẻ. Nhiều trẻ nhỏ tự hỏi chúng là trai hay gái, nhưng chỉ khoảng 10% số đó là chuyển giới khi trưởng thành. Chúng ta cần hiểu kỹ hơn quá trình tiến triển này, vì sự sai lệch về cấu tạo giới, đặc biệt ở tuổi dậy thì, có thể có nhiều rủi ro làm đứa trẻ buồn rầu suy sụp, thậm chí tự tử.

Người nghệ sĩ chuyển giới này đã giúp xác định lại giới




 


Image copyright THINKSTOCK

Thế hệ chúng ta không phải là thế hệ đầu tiên làm thử nghiệm ở ranh giới giữa các giới. Nhiều thập kỷ trước Miley Cyrus, David Bowie và Grayson Perry, nghệ sĩ Pháp Claude Cahun đã thách thức vai trò giới trong xã hội. Khi sinh tên là Lucy Schwob (tên con gái) năm 1894, bà đã đổi thành Claude là tên dùng cho cả con trai và con gái ở Pháp. Khi nói về giới của mình, bà nói “Hãy tráo quân bài. Nam? Nữ? Rơi vào nam hay nữ là tùy. Với tôi thì vô giới là thích hợp.”

Nhiều loài có hơn 2 giới

Quan niệm của chúng ta về giới trong thế giới động vật vẫn chủ yếu là đen và trắng, nghĩa là tất cả giống đực của các loài đều trông và hành động theo một cách, tất cả giống cái đều trông và hành động theo cách khác. Trên thực tế, Joan Roughgarden ở Viện Sinh Học Hàng Hải ở Hawai chỉ rõ là nhiều loài có nhiều hơn 2 giới, mà từng giới sẽ trông và hành động khác nhau. Cá thái dương có 3 loại cá đực khác nhau, thí dụ một trong 3 loại này sẽ chủ động gạ gẫm quan hệ tay ba với một con đực khác và một con cái trong việc tỏ tình.

Cần một từ thay thế cho từ ‘chàng’ và ‘nàng’

Tiếng Anh thiếu một đại từ để nói về những người mà họ từ chối quan niệm nhị phân về giới. Có thể bạn nghĩ đây là câu hỏi hoàn toàn mới mẻ, nhưng việc tìm một đại từ vô giới hay đã xảy ra từ hàng trăm năm trước đây (ngay cả nhà thơ Samuel Taylor Coleridge cũng đã trăn trở về vấn đề này) và đó là các đại từ ‘they’, ‘ve’, ‘ze’, or ‘ou’ (trong tiếng Anh).

Phong trào Tự Hào Vô Giới đang phát triển nhanh

Có thể số người vô giới (mà họ có ít hoặc không có đòi hỏi tình dục) cũng nhiều bằng số người đồng tính. Nhưng chỉ mới gần đây tiếng nói của họ mới được chú ý. Năm 2013 Mạng Thể Hiện Và Giáo Dục Vô Giới chỉ vẻn vẹn 391 thành viên; Nay nó đã tập hợp được hơn 80.000 thành viên. Trong thế giới ngày càng đề cao tình dục này của chúng ta, họ muốn chỉnh sửa quan niệm mọi người cần quan hệ tình dục để có cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh.

Cái khó khăn nhất đối với quan hệ đa tình là định kiến của những người khác

Những người đa tình có mối quan hệ lâu dài và tận tâm với nhiều người khác nữa. Lối sống của họ là hoàn toàn chân thật và đồng tâm (không có ‘lừa dối’ sau lưng bạn đời) và ngược với suy nghĩ của nhiều người, họ cũng thỏa mãn như các cặp đôi truyền thống và không còn có sự ghen tình. Mặc dù như vậy, họ thường bị quy kết một cách khắc nghiệt vì vi phạm quy tắc xã hội, và điều này có thể là đặc biệt khó khăn cho những đứa trẻ lớn lên trong gia đình có người đa tình.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future
 http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/07/160723_eight-myths-and-truths-about-sex-sexuality-and-gender_vert_fut

Chàng cao bồi viễn Tây trong đời thực

  • 22 tháng 7 2016


 
Image copyright Marc Dozier
Với Sa mạc Sonoran và những buổi hoàng hôn đỏ rực màu cam, Công viên Quốc gia Saguaro ở ngoại vi Tucson, Arizona, là nơi tuyệt đỉnh để quay những bộ phim cao bồi miền viễn Tây.
"Nếu như bạn chưa biết đến nơi này, thì mỗi khi bạn mơ về một bộ phim cao bồi miền Tây - với cảnh những cây xương rồng hiện lên trong tầm mắt, - thì chính là bạn đang mơ về những bụi xương rồng của Saguaro," Andrew Sanders, một tay cao bồi làm việc tại các khu trang trại ở đây từ hơn 20 năm qua, nói.
"Nếu bạn tới đây, bạn sẽ nghe thấy tiếng gầm [của người thổ dân da đỏ], tiếng vó ngựa tới gần, và rất có thể còn thấy cả tài tử Clint Eastwood bằng xương bằng thịt."
Bị vùng đất hoang sơ này quyến rũ và bắt đầu cưỡi ngựa từ thời rất lâu rồi, Sanders luôn đam mê với phong cảnh sa mạc của Saguaro.
Hầu như chưa bị con người khai phá, Saguaro có diện tích 70.904 acres đất hoang vu, được chia thành hai quận: Rincon Mountain ở phía đông và Tucson Mountain ở phía tây.
Từng được biết đến là nơi có những trang trại và những trại nuôi gia súc, nơi này đã trải qua những thách thức trước khi trở thành công viên quốc gia vào năm 1994.




 
Image copyright Marc Dozier
Sau thời gian chăn thả gia súc sôi động, từ khoảng 1870 cho tới thập niên 1890, được cho là đe doạ tới sự tồn tại của loài xương rồng saguaro, việc nuôi gia súc được hạn chế lại, chỉ diễn ra trong phạm vi các trang trại.
Sau thành công của dòng phim cao bồi miền Tây hồi đầu thập niên 1920, các chủ trang trại nhận ra rằng việc đón du khách có lẽ mang lại thêm được thu nhập bên cạnh việc chăn bò.
Do vậy, có khoảng 10 trang trại tươm tất, trong đó lớn nhất là trại Tanque Verde và trại White Stallion, xuất hiện ở gần công viên.
Tới 1926, Hiệp hội Các Chủ trại Dude Ranchers Association ra đời. Được sự hợp tác từ giới chức hoả xa và giới chức quản lý công viên, lượng thành viên hiệp hội đã tăng lên 47 trại vào năm sau đó.



 
Image copyright Marc Dozier
"Ngày nay, nói đúng ra thì chúng tôi ưa gọi đó là các trang trại đón khách," Sanders nói.
Ở các trang trại này, các chàng cao bồi như Sanders làm nhiệm vụ bảo vệ, sửa chữa yên ngựa, dồn các đàn gia súc, coi sóc các bãi chăn thả, xúc dọn phân gia súc và làm hướng dẫn viên đưa khách đi tham quan trên lưng ngựa.
Khách tham quan từ khắp nơi trên đổ tới đây. Họ ở vài ngày để thử cưỡi ngựa, học cách quăng thòng lọng và hiếu kỳ tìm hiểu xem cuộc đời cao bồi thực sự thế nào.
Trong những chuyến đi dã ngoại, du khách thường đi bộ, cắm trại và tận hưởng vẻ đẹp ngoài trời.
"Tôi cả đời làm việc ở các trại chăn gia súc, thường là hơn 10 tiếng mỗi ngày ngồi trên lưng ngựa, từ lúc bình minh cho tới hoàng hôn. Nhưng như thế vẫn ít mệt hơn so với việc phải làm hướng dẫn viên cho du khách trong chừng bốn tiếng đồng hồ," Sanders nói đùa khi nhắc tới việc phải tháp tùng những vị khách thường là không mấy kinh nghiệm trên lưng ngựa.


 
Image copyright Marc Dozier



 

Image copyright Marc Dozier
Là chủ sở hữu đầy hãnh diện bộ sưu tập yên cương cổ đầy ấn tượng và cả khẩu súng được dùng trong phim "The Good, the Bad, the Ugly", Sanders đang như sống trong mơ bên cạnh Công viên Quốc gia Saguaro.
"Có nền văn hoá chăn bò thực sự tại đây," ông nói, "bạn có thể sống cả sáu tháng trời trong hoang vu mà chỉ cần đi tới Tucson một lần."



 

Image copyright Marc Dozier

Bạn có biết?

Là công viên quốc gia duy nhất tại Mỹ chuyên bảo tồn một loài thực vật duy nhất, Saguaro là nơi sinh sống của hơn 1,6 triệu cây xương rồng saguaro.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
 http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/07/160723_where-people-become-real-life-cowboys_vert_tra

Trung Quốc và cơn sốt cà phê

  • 9 tháng 7 2016


 
Image copyright Getty
Năm 2005, Richard Chien mở một quán cà phê đông bắc Trung Quốc, nơi phục vụ 900 ly cà phê môt ngày với giá 6 nhân dân tệ - gần 1 đôla - một ly.
Một thập niên sau, ông dạy một lớp pha cà phê cao cấp ở Bắc Kinh, nơi các học viên dành hàng giờ học cách pha và nếm những cốc cà phê trị giá 6 đôla.
Cà phê đang cạnh tranh với văn hoá uống trà tại Trung Quốc và nhiều khả năng sẽ biến một trong những thị trường cà phê nhỏ nhất thế giới trở thành lớn nhất.
Trung Quốc chỉ tiêu thụ 2% lượng cà phê trên thế giới, tuy nhiên họ đang tái định hình nền công nghiệp này.
"Kinh tế nước này đã thay đổi, con người ngày càng hiểu nhiều hơn về một lối sống khác," Chien nói. "Trà không còn chiếm thế độc tôn nữa."
Lượng tiêu thụ cà phê ở Trung Quốc đã tăng gần gấp 3 lần trong 4 năm qua, theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, nhanh hơn bất cứ thị trường lớn nào mà cơ quan này đang theo dõi. Bên cạnh đó, thị trường tiềm năng ở đây là rất lớn, với dân số gần 1,4 tỷ.
Starbucks đã tự tin đến mức lên kế hoạch mở phòng nếm cà phê quốc tế ở Thượng Hải vào năm sau, và tin rằng Trung Quốc sẽ sớm trở thành thị trường hàng đầu của hãng.
Công ty có trụ sở chính tại Seattle, vốn đã mở hơn 2 nghìn cửa hàng ở Trung Quốc, đang lên kế hoạch mở 500 cửa hàng mỗi năm trong 5 năm tới.
Dunkin' Donuts, một chuỗi cửa hàng cà phê có tiếng khác của Hoa Kỳ, hồi năm ngoái cũng công bố kế hoạch mở chi nhánh tại hơn 1.400 địa điểm trong 20 năm nữa - tăng gần 100 lần.
Tăng trưởng chóng mặt đã biến Trung Quốc thành một nền kinh tế dựa trên tiêu thụ - một phần lớn nhờ tầng lớp trung lưu đang ngày càng đông thêm.






Image copyright Tim Graham Getty Images
Ngày càng có nhiều người Trung Quốc ra nước ngoài và nếm espresso ở Nhật hoặc ngồi viết bài trong những quán cà phê ở Mỹ. Khác với những người đi trước, thế hệ trẻ ở Trung Quốc đang bước vào thời đại mà khắp nơi là các tiệm cà phê.
"Giá cà phê phù hợp với túi tiền ở đây," Jeffrey Towson, một giáo sư về đầu tư tại Đại học Bắc Kinh, nói. Món đồ uống này vẫn là thứ tốn kém với nhiều người Trung Quốc, ông nói, nhưng là thứ xa xỉ mà người ta vẫn đủ sức chi trả.
Cà phê cũng không bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế đang nguội dần đà tăng trưởng nóng của Trung Quốc - nơi mà nhu cầu cho các món hàng hoá khác đang giảm dần. Dân số khổng lồ của nước này và thị trường gần như chưa được khai thác mang lại cơ hội lớn chưa từng có.
Một người ở Trung Hoa đại lục uống trung bình ba tách cà phê một năm - điều khiến nước này thuộc hàng tiêu thụ cà phê thấp nhất thế giới, chỉ cao hơn các nước như Sudan và Bắc Hàn.
Trong khi đó, người Mỹ uống trung bình 363 tách cà phê một năm và người Anh 250 tách, theo hãng nghiên cứu Euromonitor International.

Nhu cầu cà phê ở Trung Quốc sẽ 'thay đổi hoàn toàn chuỗi cung ứng toàn cầu', Shaun Rein, giám đốc điều hành của China Market Research Group đặt tại Thượng Hải, nói.
Người trồng cà phê sẽ phải nghĩ cách sản xuất một số lượng lớn để đáp ứng, ông nói, và vị cà phê sẽ phải được điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị của Trung Quốc.
"Điều này đã xảy ra trong quá khứ, khi mà nhu cầu vượt nguồn cung khiến giá cà phê tăng vọt, cho đến khi các nông trại có thể trồng nhiều hơn."

Hãng này ước tính lượng tiêu thụ cà phê ở Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm, và Rein nói phụ nữ dưới 30 tuổi sẽ góp phần quan trọng cho điều này.
"Họ đang chuyển từ việc sở hữu túi Louis Vuitton sang sở hữu những trải nghiệm," ông nói. "Cà phê là một phần của điều đó."




 
Image copyright Reuters
Zhang Zheyuan, một nhà thiết kế 24 tuổi, là minh chứng của sự thay đổi này. Cô mới tốt nghiệp đại học và chuyển đến Thượng Hải, nơi cô bắt đầu tìm kiếm nơi uống cà phê. "Những nơi đó luôn thân thiện và dễ chịu, vì vậy tôi thích ngồi học hoặc gặp gỡ người khác ở đó," Zhang, người mới bắt đầu uống cà phê hồi năm ngoái khi du học ở Úc, nói.
"Vấn đề là khó mà tìm một nơi bán cà phê ngon ở Trung Quốc," cô nói.
Starbucks muốn lấp đầy chỗ trống đó.
"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu một ngày nào đó chúng tôi có nhiều cửa hàng tại Trung Quốc hơn Hoa Kỳ," CEO của Starbucks Howard Schultz nói với CNBC hồi tháng Năm.
Chỉ riêng ở Thượng Hải đã có khoảng 1.000 cửa hàng, biến nơi đây thành một trong những nơi có mật độ Starbucks dày đặc nhất.

Các quán cà phê có wifi và máy lạnh, nơi những người bạn có thể gặp gỡ để tán gẫu, nơi các doanh nhân có thể ngồi họp, vẫn là điều thu hút khách hàng hơn là sản phẩm được bày bán.
Nestle - hãng sản xuất cà phê uống liền Nescafe, hiện đang chiếm lĩnh thị trường tại đây. Nhiều người Trung Quốc chọn uống loại cà phê pha sẵn với giá chỉ dưới một đôla. Các quán cà phê hiếm khi mở cửa trước 9 giờ sáng, và hầu hết khách hàng thường đến uống muộn hơn giờ đó nhiều.

Một chiếc máy rang cà phê màu đỏ được đặt cạnh cửa sổ tại cửa hàng cà phê của Jiang Zhen tại Bắc Kinh. Ông sử dụng chiếc máy này để tạo ra loại hạt cà phê phù hợp với khẩu vị của Trung Quốc - ít đắng và ít cafeine hơn.
Thế nhưng giá cà phê không hề rẻ. Một tách cà phê ở cửa hàng ông được bán với giá cao nhất là 10 đôla, nơi gần với các cửa hàng có bán bánh bao hấp giá 20 cent, hay bát mỳ bò giá 3 đô la.




 
Image copyright Joe McNally Getty Images
Năm ngoái, lượng cà phê và nước trái cây được bán ra tại cửa hàng của Jiang là ngang nhau. Năm nay, cà phê được tiêu thụ ở cửa hàng ông đã gấp đôi nước trái cây. Ông cũng bán cà phê giao tận nơi với giá 50 cent một ly đến các văn phòng.
Jiang, một người đàn ông nhanh nhẹn, hiện đang ở tuổi 40, so sánh cà phê với một công ty mới khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. "Chúng tôi đang tìm cách mang lại cà phê ngon và lành mạnh hơn," ông nói.
Cả mùi vị và giá cả có thể là mối nguy cho thị trường cà phê đang phát triển tại Trung Quốc, nhất là bên ngoài các thành phố.
"Nếu bạn so sánh một tiệm cà phê tại Trung Quốc, nhất là những tiệm cao cấp, với các tiệm ở California hay Boston, lượng cà phê họ bán ra mỗi ngày thấp hơn," Peter Radosevich, một thương gia tại Royal Coffee, nói. "Hiện thì lượng tiêu thụ chưa phải là thật cao."
Để món đồ uống này thực sự thành công tại Trung Quốc, các nhà cung cấp phải thuyết phục những vùng ít khách du lịch hơn rằng cà phê có thể được sử dụng bên cạnh hoặc thay thế trà.
Và đó là lý do mà những trường đào tạo như China Barista & Coffee School ra đời.
Jiang Tao, một người đang theo học tại đây, từng làm phóng viên tại đài CCTV, và bà đang hy vọng có thể mang những kỹ năng học được để áp dụng tại quê nhà ở Lan Châu, một thành phố công nghiệp nằm bên hai bờ sông Hoàng Hà ở phía tây bắc Trung Quốc.
"Những người theo truyền thống không hiểu cà phê ngon là như thế nào," Jiang, 38 tuổi, nói. "Tôi có trách nhiệm giới thiệu cho họ."
 http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/07/160709_yuan-more-coffee-chinas-lucrative-caffeine-craze_vert_cap
 

  Nhà vệ sinh cho những nước nghèo

Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ
2016-06-21
IMG_0517.jpg-75.jpg
Họp báo giới thiệu các sản phẩm Tái sáng tạo nhà vệ sinh- Reinventing the Toilet’ tại Bangkok hôm 26/5/2016
RFA photo
Nhà vệ sinh là một yêu cầu tối thiểu giúp cho môi trường sống của con người trong cộng đồng không bị ô nhiễm bởi chính chất thải của bản thân họ. Tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhà vệ sinh vẫn còn thiếu ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; trong khi đó ngay tại các thành thị nhà vệ sinh vẫn chưa đạt chuẩn về môi sinh.
Thực tiễn
‘Tái sáng tạo nhà vệ sinh- Reinventing the Toilet’ là đề tài sáng chế khoa học do Viện Công nghệ Châu Á- AIT tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2011 cho đến cuối tháng 10 năm nay.
Trong thời gian qua, các thành viên nghiên cứu của dự án đi tìm hiểu thực tế tại nhiều quốc gia đang phát triển tại các khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Phi Châu.
Qua nghiên cứu thực tế, các nhà nghiên cứu thuộc dự án đưa ra một số thống kê như sau: có chừng 15% dân số thế giới tương đương khoảng 1 tỷ mốt người đi đại tiện ngoài trời. Đất nước Ấn Độ, nơi 839 triệu dân xứ này có điện thoại di động; thế nhưng có đến 626 triệu người không có được nhà vệ sinh phù hợp. Tại Campuchia chỉ có chừng 31% dân chúng có thể tiếp cận nhà vệ sinh hay hệ thống vệ sinh cái tiến. Ở thành phố Hồ Chí Minh, thống kê cho thấy chỉ có 1/5 các xe hút hầm cầu đưa chất thải đến đổ tại những cơ sở xử lý mà thôi.
Một cư dân sinh sống tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về thực trạng nhà vệ sinh cho người dân ở khu vực này như sau:
“Ở đồng bằng Sông Cửu Long cầu tiêu bắc trên sông. Nhà trên sông thì bắc ngay cầu trên sông. Rồi ao cá tra; vẫn chưa triệt để dùng hố xí, dùng cầu tiêu tự hoại, vẫn chấp nhận ‘cầu tỏm’ trên sông, trên kênh rạch và trong ao hồ.
Có thể nói ghê lắm; bây giờ ‘khuất mắt trông coi ‘ vậy thôi! Ở đây tôi dùng nước máy của Nhà máy nước Sông Hậu, chỉ trông cậy nhà máy nước họ lọc nhiều vòng kỹ thì tốt. Còn nói đến nông thôn thì vẫn cứ tình trạng nước thủy triều, con nước lớn, nước ròng rồi kênh rạch. Cầu tiêu vẫn bắc trên sông, hồ, ao luôn!”
Trong khi đó ở Thái Lan, 100% người dân được tiếp cận nhà vệ sinh; tuy nhiên 85% chất thải hầm cầu lại xả một cách không phân biệt vào hệ thống thoát nước, hay thải ra những khu ngoài trời ở thành thị, đổ vào nguồn nước trong đất liền, xả ra đồng ruộng, nhánh sông, và cả ra biển nữa.
Sản phẩm được sáng chế
Sau thời gian nghiên cứu, sáng chế vào ngày 26 tháng 5 vừa qua, tại thủ đô Bangkok, Thái Lan nhóm nghiên cứu công bố bốn sản phẩm của dự án ‘tái sáng tạo nhà vệ sinh’ do họ nghiên cứu ra.
Sản phẩm thứ nhất được gọi là nhà vệ sinh ống xoáy, tạm dịch theo từ tiếng Anh ‘cyclone toilet’. Dạng ống xoáy này sử dụng lực hấp dẫn và ly tâm để tách chất thải đặc ra khỏi chất thải lỏng. Chất thải đặc được tách ra như thế sẽ được khử trùng bằng sức nóng, trong khi đó chất thải lỏng được khử trùng bằng phương pháp điện hóa. Đây là một dạng công nghệ vệ sinh bảo đảm việc xử lý ngay tại chỗ.
Kỹ thuật làm sạch tại chỗ được nghiên cứu sáng chế nhằm giảm bớt việc phải vận chuyển chất thải từ nhà vệ sinh đến tại những cơ sở xử lý.
Sản phẩm thứ hai có tên gọi theo tiếng Anh là ‘Cess to fit system’. Hệ thống này là một hệ thống khép kín không gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Hệ thống được trang bị với một ống thông hơi giúp thoát biogas (khí sinh học) được hình thành trong quá trình chất thải hữu cơ đặc phân hủy. Thêm vào đó là một hệ thống xả nước thủy lực hòa trộn các chất thải trong hầm.
Sản phẩm thứ ba trong dự án là hệ thống bể phốt tự hoại bổ sung sử dụng máy đun nóng bằng năng lượng mặt trời. Đây là một công nghệ vệ sinh hữu hiệu khi giúp tăng cường tiến trình tiêu diệt các tác nhân gây bệnh; đầy nhanh tiến trình phân hủy các chất hữu cơ. Chất thải đặc được giảm đến phân nửa so với loại bể phốt truyền thống lâu nay.
Sản phẩm thứ tư là xe vệ sinh tiệt trùng. Loại xe được cải tiến này có khoang chân không với hệ thống phân tách chất đặc khỏi chất lỏng và hệ thống khử trùng cho cả hai loại này. Như thế giúp giảm chi phí vận chuyển và xử lý. Nó cũng giúp tăng cường tính hiệu quả quản lý chất thải.
Tất cả 4 sản phẩm vừa nêu là kết quả nghiên cứu sáng chế trong thời gian 5 năm qua. Các chuyên gia của AIT cho rằng bốn loại sản phẩm vê sinh như thế giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân tại các quốc gia Châu Á và Châu Phi.
AIT đã cho tiến hành ứng dụng công nghệ này tại Thái Lan và Việt Nam. Hiện nay AIT đang trong giai đoạn đàm phán tại Ấn Độ để các sản phẩm được sử dụng trong chiến dịch có tên Ấn Độ Sạch (Clean India Campaign). Những người tham gia dự án còn cho biết công nghệ được sáng chế ra sẽ được ứng dụng tại các nước thuộc khối ASEAN và rộng ra nữa.
Ở đồng bằng Sông Cửu Long cầu tiêu bắc trên sông. Nhà trên sông thì bắc ngay cầu trên sông. Rồi ao cá tra; vẫn chưa triệt để dùng hố xí, dùng cầu tiêu tự hoại, vẫn chấp nhận ‘cầu tỏm’ trên sông, trên kênh rạch và trong ao hồ.
- Một cư dân ĐBSCL
Theo tiến sĩ Thammarat Kotatep thì bốn sản phẩm được giới thiệu hôm ngày 26 tháng 5 vừa qua đã có đặt hàng để sản xuất cho người tiêu dùng ở Việt Nam và Thái Lan.
Đối với Việt Nam thì đơn vị đứng ra đặt hàng là Ngân hàng Phát triển Châu Á- ADB thuộc dự án nhằm phục vụ cho một số địa phương được gọi là những thành phố hay thị trấn hạng hai ở Việt Nam. Dù tên của những nơi đó vẫn chưa được thông báo cụ thể nhưng ADB cho biết những thành phố và thị trấn thuộc dự án nằm ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Ông Thammarat Kotatep cũng thông báo cho biết qui cách của những nhà vệ sinh được lắp đặt các hệ thống cải tiến như vừa nêu sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng cho hộ gia đình có 5 người.
Giá cả của một nhà vệ sinh như thế tối thiểu là 250 đô la Mỹ, tuy nhiên mỗi công nghệ có những dạng khác nhau và giá cả cũng thay đổi theo dạng thức công nghệ được áp dụng.  Đắt nhất trong hệ thống là những thiết bị năng lượng mặt trời. Đắt nhất sẽ lên đến 2000 đô la Mỹ cho một nhà vệ sinh với ba hệ thống công nghệ của AIT.
Tiến sĩ Thammarat Kotatep còn cho biết thêm loại bể phốt truyền thống lâu nay thường chỉ có thể giữ chất thải trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 năm; còn loại cải tiến với ba hệ thống công nghệ của AIT sáng chế ra có thể tăng thời gian đó lên chừng 15% nhờ vảo hiệu quả của việc được xử lý tại chỗ; tuy nhiên lợi điểm là có thể giúp trừ khử những loại vi khuẩn gây bệnh, những chất gây ô nhiễm cũng như giảm biogas trong bể phốt.
Ý kiến đánh giá
Giáo sư Vorsak Kanok-Nukulchai, chủ tịch Viện Công nghệ Châu Á- AIT, cho rằng hiện chúng ta đang phải đối diện với vô số những thách thức toàn cầu; đặc biệt những thách thức liên quan đến cuộc sống bền vững của con người trên Trái Đất. Đó là những thách thức và mối liên quan giữa lương thực, năng lượng, nguồn nước và vệ sinh không chỉ tại khu vực Me kong mà ở nhiều khu vực khác ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh.
Vị giáo sư này cũng cho rằng công tác quản trị nước thải và vệ sinh được nâng cao rất thiết yếu đối với vấn đề an ninh nguồn nước và phát triển bền vững. Tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, mặc dù mục tiêu thiên niên kỷ Liên hiệp quốc về nước uống an toàn được đánh giá đã đạt; thế nhưng các mục tiêu vệ sinh vẫn chưa thể. Theo thống kê của Tổ chứ Y tế Thế giới WTO trên toàn thế giới vẫn còn thì có đến 2 tỷ 600 triệu người vẫn chưa tiếp cận được các phương tiện vệ sinh cải tiến. Có 46 quốc gia mà ít hơn phân nửa người dân có được các phương tiện như thế.
Tiến sĩ Subin Pinkayan, chỉ tịch Hội đồng Quản Trị của AIT thì cho rằng việc mỗi công sở, mỗi gia đình hay ở một nơi công cộng đều phải có một nhà vệ sinh vẫn chưa đủ mà vấn đề nếu như chất thải của nhà vệ sinh không được xử lý triệt để thì lại gây nên những mối nguy cho sức khỏe con người, gây ra những vấn nạn môi trường khác.
Tài trợ cho dự án
Dự án “Tái sáng tạo nhà vệ sinh" như vừa nêu nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ của Sáng hội Bill & Melinda Gates.
Giáo sư chủ tịch AIT cho biết Sáng hội Bill & Melinda Gates đưa ra thách thức và AIT chấp nhận thực hiện dự án với mục tiêu xử lý phù hợp chất thải từ nhà vệ sinh ở một mức giá có thể chấp nhận được đối với những cư dân nghèo tại thành phố.
Còn tiến sĩ Doulay Kone, phó giám đốc phân ban Nguồn nước, Vệ sinh (WASH) của Sáng hội Bill $ Melianda Gates trong dịp công bố bốn sản phẩm của dự án ‘Tái Sáng chế Nhà Vệ Sinh’ cho biết hiện nay công nghệ đã sẵn sàng, do vậy vấn đề áp dụng rộng ra ở cả hai châu Á và Phi là điều mà nhà tài trợ rất mong mỏi.
Đại diện nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Thammarat Kootatep cho biết hiện nhóm nghiên cứu cũng đang xem xét khả năng chuyển giao kỹ thuật cho những nơi khác để có thể nhanh chóng ứng dụng các sáng chế được nghiên cứu ra.
Sáng hội Bill & Melinda Gates là quĩ từ thiện do hai vợ chồng tỷ phú Bill Gates góp vốn để thành lập nên. Sáng hội ra đời vào tháng giêng năm 2000 qua sự hợp nhất hai quỹ là Quỹ Khuyến học Gates và Quỹ William H. Gates.
Tôn chỉ trên trang mạng của Sáng hội Bill & Melinda Gates nêu rõ ‘Mọi sinh mạng có giá trị ngang nhau, chúng tôi là những người lạc quan thiếu kiên nhẫn đang làm việc để giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng’

 

GIẤY VỆ SINH CỔ ĐẠI

Những loại “giấy vệ sinh cổ đại” được sử dụng bởi thương lái trên Con Đường Tơ Lụa và những thương lái ấy đã giúp phát tán bệnh truyền nhiễm trong quá khứ.

Con Đường Tơ Lụa là mạng lưới đường xá nổi tiếng, luân chuyển những xa xỉ phẩm hàng đầu giữa phương Đông và phương Tây, xuyên qua trung Á nối liền Trung Quốc với Địa Trung Hải.
Thời đầu, dưới Hán triều, con đường này chủ yếu để vận chuyển tơ lụa và từ đó mới có cái tên đầy tính biểu tượng như vậy. Nhanh chóng phát triển, Con Đường Tơ Lụa mở rộng mặt hàng vận chuyển lên những thứ quý giá hơn như đá quý, vàng bạc và nhiều loại gia vị nổi tiếng. Điểm đến của con đường này là Ai Cập, rồi tới Hy Lạp cổ đại, thành Rome và dần dần tới toàn bộ châu Âu thời Trung Cổ.
Nhưng một nghiên cứu về một cái toa lét 2.000 tuổi ở sa mạc bắc Đông Bắc Trung Quốc đã chỉ ra rằng Con Đường Tơ Lụa còn vận chuyển một thứ khác: đó là bệnh truyền nhiễm.

Que vệ sinh cá nhân được sử dụng khi mà người ta chưa có giấy vệ sinh.

Que vệ sinh cá nhân được sử dụng khi mà người ta chưa có giấy vệ sinh.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng về dịch bệnh lan truyền trên Con Đường Tơ Lụa nổi tiếng, gây ra bởi chính những thương lái đi trên con đường này. Họ tìm thấy trứng của giun kí sinh trong những phần phân còn vương lại trên những “công cụ” mà họ dùng để chùi mỗi khi đi vệ sinh xong, “que chùi cá nhân” là cách các nhà khảo cổ gọi loại “giấy vệ sinh cổ đại” này.
Các nhà khảo cổ đã tiến hành phân tích những mẫu phân cổ và phát hiện ra trứng của bốn loài giun sán kí sinh vẫn còn tồn tại trên những “cây gậy vệ sinh này”. Và các nghiên cứu cho thấy rằng có ít nhất một loài kí sinh trùng đã phát tán rộng rãi trên Con Đường Tơ Lụa, từ một địa điểm xa nơi đây hơn 1.600 km.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng việc người ta, ở đây cụ thể là các thương lái, di chuyển vòng quanh thế giới, tốt cho nền kinh tế nhưng lại đi kèm với một “tác dụng phụ không mong muốn”, đó là phát tán dịch bệnh toàn cầu.
Nhưng cũng không thể đổ tội hoàn toàn cho họ được. Như lời giáo sư Piers Mitchell, nhà nhân loại học tại Đại học Cambridge, người đứng đầu nghiên cứu này nói: “Cho tới trước thời điểm này, không có bằng chứng nào chỉ ra rằng Con Đường Tơ Lụa là nguồn căn của việc phát tán bệnh truyền nhiễm toàn cầu. Con đường lây lan từ châu Á sang châu Âu rất có thể là qua miền Nam Ấn, qua Mông Cổ hay thậm chí cả những con đường phía Bắc nước Nga“.
Một nhà vệ sinh cổ đại được tìm thấy tại di tích của Xuanquanzhi, nằm trong lòng chảo Tamrin phía Đông Bắc Trung Quốc. Di tích này được cho là một trạm nghỉ trên Con Đường Tơ Lụa, trở nên hưng thịnh vào triều đại nhà Hán.

Trứng của loài sán sông Trung Quốc, có thể đã đi tới gần 2.000 km để tới được đây.
Trứng của loài sán sông Trung Quốc, có thể đã đi tới gần 2.000 km để tới được đây.
Khi khai quật khu vực Xuanquanzhi, giáo sư Mitchell và đồng nghiệp phát hiện ra những que vệ sinh cá nhân trong khu vực nhà vệ sinh. Đầu que được gắn một tấm vải, và người ta sử dụng que vải đó để chùi hậu môn sau khi đi vệ sinh.
Sử dụng kính hiển vi, các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu phân còn sót lại và tìm ra giun tròn, giun tóc, giun dẹp và loài sán sông Trung Hoa (một loài sán gây đau bụng dữ dội, tiêu chảy, vàng da và ung thư gan, loài sán này cần những khu vực ẩm ướt nhiều sông hồ để có thể hoàn tất được vòng đời của mình).
Ở bên rìa sa mạc thì những loài sán Trung Quốc này khó có cơ hội sinh nở và phát tán. Những địa điểm tồn tại các loài sán này cách địa điểm Xuanquanzhi ít nhất 1.500 km và nơi đông đảo chủng loài này nhất là tỉnh Quảng Đông, cách nơi đây gần 2.000 km.

Khu khai quật Xuanquanzhi.

Khu khai quật Xuanquanzhi.

Giáo sư Mitchell nói: “Việc tìm thấy bằng chứng của những loài sán này chứng tỏ rằng người ta đã tới từ khu vực nào đó của Trung Quốc có rất nhiều nước, nơi có đông đảo những mầm bệnh này. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy lữ khách trên Con Đường Tơ Lụa chịu trách nhiệm cho việc phán tán bệnh dịch trong quá khứ”.
Giáo sư còn nói thêm, sau 2.000 năm dài, đa số mẫu phân đã phân hủy hết nhưng họ vẫn còn tìm thấy được những mẫu phân khô còn vương lại trên mảnh vải cuốn ở đầu “gậy vệ sinh cá nhân”.
Có vẻ như trong quá khứ, thương lái trên con đường nổi tiếng này mang nhiều thứ hơn là hàng hóa trao đổi quý giá và chính Con Đường Tơ Lụa nổi tiếng cũng là con đường phát tán bệnh truyền nhiễm.
Mặc dù loài sán sông Trung Quốc kia không thể phát tán tại đất châu Âu, do chúng cần những điều kiện khí hậu nhất định để sinh sôi nhưng những loài sán này sinh sôi. Nhưng không thể phủ nhận rằng những bệnh truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người khác đã xảy ra và những thương lái trên Con Đường Tơ Lụa đã giúp phát tán chúng.

Que buộc vải ở một đầu là công cụ chùi hậu môn của người xưa.

Que buộc vải ở một đầu là công cụ chùi hậu môn của người xưa.

Trong quá khứ, các nhà khoa học đã đặt nhiều nghi ngờ rằng chính tuyến đường giao thương nổi tiếng này là công cụ phát tán bệnh dịch trong quá khứ và với những bằng chứng chắc nịch của những nghiên cứu mới này, thủ phạm phát tán bệnh trên diện rộng đã cuối cùng phải bước ra ánh sáng.
Như giáo sư Hui-Yuan Yeh, nhà khảo cổ học Trung Quốc tại Viện Văn hóa và Khảo cổ tại tỉnh Lan Châu, nói: “Khi lần đầu tiên tôi nhìn thấy những con sán sông Trung Quốc dưới kính hiển vi, tôi biết ngay rằng đây là một khám phá cực kì lớn trong lịch sử ngành khảo cổ”.
Tham khảo DailyMail
 http://bbcviet.com/truoc-khi-co-giay-ve-sinh-nguoi-ta-da-dung-cai-gi-de-chui.html

No comments:

Post a Comment