Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 18 October 2016

TIN TỨC - TRANH GIẢ

Saturday, July 23, 2016


THÔNG TIN VÀ BÌNH LUẬN QUỐC TẾ


'Trump sẽ không đổi chính sách với VN'

  • 21 tháng 7 2016
Ông Donald Trump 
Image copyright Reuters
Image caption Ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa, ông Donald Trump, hiểu tầm quan trọng của thương mại với châu Á, trong đó có Việt Nam, theo cố vấn của ông.
Ứng viên Tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa của Mỹ, ông Donald Trump, sẽ không thay đổi chính sách của Hoa Kỳ với Việt Nam, quốc gia được cho là quan trọng trong khu vực châu Á, theo một cố vấn của ông này.
Hôm 20/7, trả lời câu hỏi của BBC về việc liệu dưới chính quyền của ông Trump, mối quan hệ mà Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát triển với Việt Nam có bị thay đổi hay không, ông Peter Navarro, cố vấn chính trị của ông Trump, nói:
"Chúng tôi chưa có một cuộc thảo luận nội bộ về vấn đề đó," ông Navarro nói với phóng viên Vincent Ni, người có mặt tại Cleveland, Hoa Kỳ, để đưa tin về chiến dịch tranh cử của tỷ phú Mỹ.
"Thế nhưng tôi không thể tưởng tượng vì sao lại thay đổi.
"Việt Nam là một quốc gia quan trọng và tôi chờ đợi các mối quan hệ ấm áp với Việt Nam và tốt cả các quốc gia khác ở châu Á với chính quyền của Trump."

'Đang bị bắt nạt'

Và ông Navarro, người đồng thời là một Giáo sư về kinh tế, nói thêm với BBC:
"Ông Trump là một doanh nhân tự do.
"Ông ấy hiểu tầm quan trọng của thương mại với phần còn lại của thế giới về mặt thịnh vượng.
"Chỉ có điều là phải tiến hành việc đó trên cơ sở bình đẳng.
"Việt Nam là một phần của châu Á, quốc gia này đang rời khỏi Trung Quốc vì Trung Quốc đang 'bắt nạt'.
"Và tôi tin là chính quyền của Trump sẽ muốn có các liên minh kinh tế và chiến lược mạnh mẽ vì hòa bình và thịnh vượng," cố vấn của ông Trump nói với BBC trong khuôn khổ một cuộc trao đổi về châu Á hôm thứ Tư, trong đó có liên quan tới an ninh Đông Á, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Bắc Hàn.
Peter Navarro là một chuyên gia kinh tế, gần đây viết cuốn sách về Trung Quốc, Crouching Tiger: What China’s Militarism Means for the World.
 
Image copyright Getty
Image caption Ông Donald Trump đã giành được đủ số phiếu ủng hộ trong Hội nghị đề cử của Đảng Cộng hòa để trở thành ứng viên Tổng thống của Đảng này trong cuộc bầu cử 2016. 
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/07/160721_donald_trump_policy_on_vietnam

Bảo tàng ở Việt Nam xin lỗi vì tranh giả

  • 20 tháng 7 2016
Image copyright Hochiminh City Museum of Fine Arts
Image caption Cuộc triển lãm ‘Những bức tranh trở về từ châu Âu’ tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh gửi lời xin lỗi tới công chúng vì đã chấp thuận để triển lãm một bộ sưu tập toàn tranh giả.
Thông cáo do bảo tàng này gửi đến BBC hôm 20/7 viết: “Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc họp hôm 19/7 với các nhà quản lý, chuyên gia mỹ thuật và đưa ra kết luận:
“15 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung đang triển lãm tại Bảo tàng không phải là bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện”.
“Ngoài ra, hai bức tranh trong bộ sưu tập này mạo danh chữ ký tác giả (họa sĩ Tạ Tỵ và họa sĩ Sỹ Ngọc)”.
“Bảo tàng tạm giữ tất cả 17 bức tranh này để phục vụ công tác điều tra”.
“Bảo tàng gửi lời xin lỗi đến công chúng vì đã chấp thuận để triển lãm diễn ra tại Bảo tàng khi các thông tin chưa đủ tính xác thực”.
Vụ việc được dư luận và truyền thông quan tâm sau khi có nghi vấn tranh của họa sĩ Thành Chương bị ký tên Tạ Tỵ tại triển lãm này.
Họa sĩ dân gian đương đại Thành Chương, người thường được biết đến với Việt Phủ Thành Chương có nhiều tác phẩm tham dự triển lãm tại nước ngoài cũng như từng được in trên tem.
Image copyright Facebook Ngo Huong
Image caption Họa sĩ Thành Chương và bức tranh bị ký tên Tạ Tỵ trong một cuộc triển lãm tại TP. Hồ Chí Minh
Cuộc triển lãm ‘Những bức tranh trở về từ châu Âu’ tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh từ ngày 10/7 đến 21/7 với 17 bức tranh thuộc sở hữu nhà sưu tập Vũ Xuân Chung, được cho là tác phẩm của các danh họa: Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Tiến Chung và Tạ Tỵ.
Trước đó, họa sĩ Thành Chương nói với BBC: “Tôi rất sửng sốt khi phát hiện một bức tranh của mình vẽ khoảng năm 1970, 1971 bỗng nhiên thành tranh ‘Trừu tượng’ ký tên Tạ Tỵ năm 1952 trong cuộc triển lãm này”.

'Có chứng cứ'

Hôm 20/07 bà Ngô Hương, đại diện họa sĩ Thành Chương, nói với BBC:
“Họa sĩ Thành Chương đã công bố phác thảo và ảnh chụp tranh gốc làm bằng chứng ông là người đã vẽ bức tranh 'Trừu tượng' bị ký tên Tạ Tỵ”.
“Lâu nay, vấn nạn tranh giả, mạo danh trong làng hội họa Việt Nam đã có nhiều vụ, nhưng không có chứng cứ rõ ràng. May mà Họa sĩ Thành Chương còn lưu giữ được chứng cứ để làm sáng tỏ vấn đề”.
Bà Hương cũng cáo buộc ông Chung “có lời lẽ thách thức và định hành hung ông Thành Chương trong cuộc họp thẩm định tranh tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh hôm 19/7”.
“Lẽ ra ông nên phản ứng mạnh mẽ với người đã bán cho ông bức tranh mới phải. Ông hoàn toàn có thể khởi kiện người bán để lấy lại tiền bạc và uy tín. Lúc đó có thể ông sẽ cần đến họa sĩ Thành Chương vì đó là cứu cánh của ông”, bà Hương nói.
Hôm 20/7, nhà báo tự do Nguyễn Trọng Chức, người có mặt tại cuộc họp, xác nhận với BBC: “Tôi có chứng kiến tận mắt cảnh ông Chung nhào tới định hành hung ông Chương và thốt ra những lời thô tục”.
Trước đó, ông Jean-François Hubert (người được cho là cựu chuyên gia cao cấp về nghệ thuật Việt Nam và châu Á của Hãng đấu giá Christie’s Hong Kong và cũng là người bán bộ sưu tập cho ông Vũ Xuân Chung) gửi cho một một tờ báo Việt Nam tấm ảnh chụp họa sĩ Bùi Xuân Phái, nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân đứng trước bức tranh Trừu tượng có chữ ký của Tạ Tỵ với chú thích: “Tấm ảnh được chụp ở Hà Nội năm 1972”.
Tấm ảnh này sau đó được xác định là "giả mạo".
“Ảnh ngụy tạo rõ rệt bằng cách ghép thêm bức tranh ‘Trừu tượng’ vào cánh cửa gỗ”, báo Tuổi Trẻ hôm 16/7 viết.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/07/160720_vn_fake_paintings_exhibition

HẢI VÕ * LƯU Á CHÂU


 Bài diễn thuyết khiến cả Trung Quốc chấn động

Hải Võ |
Bài diễn thuyết khiến cả Trung Quốc chấn động
Bài diễn thuyết khiến cả Trung Quốc chấn động
(Ảnh minh họa)

"Lời của Lưu Á Châu có thể làm nhiều người không thoải mái, nhưng con người chỉ nghe lời hay ý đẹp sẽ không thể thức tỉnh được. Bài phát biểu của Lưu chính là một tiếng nói khác."



LTS: Những ngày vừa qua, Nga và Pháp ngay lập tức gia tăng cường độ chiến dịch không kích nhằm vào tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria, sau các vụ khủng bố nhằm vào máy bay Nga và các vụ tấn công đẫm máu ở Paris.
Trong khi đó, hành động của Trung Quốc - quốc gia có 1 công dân vừa bị IS hành quyết và 3 công dân khác thiệt mạng trong vụ khủng bố Mali hôm 20/11 vừa qua - vẫn chỉ dừng lại ở tuyên bố "tăng cường hợp tác với quốc tế".
Chính phủ Trung Quốc né tránh trả lời vấn đề này, trong khi truyền thông lý giải nguyên nhân là do sự khác biệt giữa những giá trị cốt lõi về lợi ích quốc gia mà Bắc Kinh cần "cân, đo, đong, đếm" nếu tham chiến.
Nhân đây, chúng tôi xin giới thiệu tới quý độc giả bài diễn thuyết của của Thượng tướng Lưu Á Châu - Chính ủy ĐH Quốc phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc - phân tích cách thức mà xã hội Trung Quốc phản ứng với 1 sự kiện khủng bố phương Tây, cụ thể là vụ 11/9.
Bài diễn thuyết tướng Lưu nói tại căn cứ quân sự Côn Minh ngày 10/5/2010 (thời điểm ông vẫn mang hàm Trung tướng) và được truyền thông Trung Quốc cũng như quốc tế đánh giá là "chấn động".
Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng bài diễn thuyết trên.
---
Tín niệm và đạo đức
Tôi là người kế thừa văn hóa Trung Quốc, cũng là người phê phán văn hóa Trung Quốc. Trong quá khứ, trước hết tôi là người kế thừa văn hóa Trung Quốc, sau đó mới là người phê phán. Hiện tại, tôi là người phê phán, sau mới là người kế thừa văn hóa Trung Quốc.
Lịch sử phương Tây là quá trình "bỏ ác theo thiện". Lịch sử Trung Quốc lại là quá trình "bỏ thiện theo ác".
Phương Tây cổ đại cấm đủ điều, chỉ có bản năng con người là không cấm. Trung Quốc cái gì cũng không cấm, chỉ cấm bản năng của con người.
Người phương Tây dám thể hiện chính mình và tư tưởng cá nhân, cũng dám "khoe" bản thân lõa thể. Người Trung Quốc chỉ biết "mặc quần áo". "Mặc quần áo" cho tư tưởng. Mặc quần áo dù sao cũng dễ hơn cởi quần áo.
Hegel nói: "Trung Quốc không có triết học." Tôi nhận định Trung Quốc hàng ngàn năm qua chưa từng sinh ra tư tưởng gia. Tư tưởng gia mà tôi nói tới, là những người có cống hiến trọng đại cho tiến trình văn minh nhân loại như Hegel, Socrates, Plato...
Lão Đam (Lão Tử) có phải là tư tưởng gia hay không? Chỉ dựa vào cuốn "Đạo đức kinh" 5.000 chữ có thể trở thành tư tưởng gia được không? Chưa kể tới "Đạo đức kinh" có vấn đề.
Khổng Tử có thể xem là tư tưởng gia chăng?
Hậu nhân chúng ta "kiểm duyệt" ông thế nào? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho người Trung Quốc một thể hệ giá trị quan về nội tâm có thể đối kháng được quyền lực thế tục. Cái ông đem lại là "tất cả xoay vòng quanh quyền lực".
Nếu như Nho học là tôn giáo, thì đó là "ngụy tôn giáo"; nếu là tín ngưỡng, thì đó là "ngụy tín ngưỡng"; còn nếu là triết học, thì đó là triết học của xã hội bị "quan trường hóa".
Xét từ ý nghĩa này, Nho học là có tội đối với người Trung Quốc. Trung Quốc không thể có tư tưởng gia mà chỉ có chiến lược gia. Xã hội Trung Quốc là một xã hội binh pháp. Dân tộc của chúng ta chỉ tôn sùng chiến lược gia.
Một nhân vật có sự nghiệp chẳng mấy thành công như Gia Cát Lượng lại được người ta hoài niệm. Ông không có hùng tâm tráng chí, dùng người cũng không đúng đắn. Có tư liệu còn chỉ rõ ông là kẻ lộng quyền.
Nhưng một người như thế lại được nâng lên tầm cao đáng giật mình. Đây cũng là một kiểu phản ánh tâm linh của dân tộc chúng ta.
Trong một hình thái xã hội như thế, có 3 loại hành vi trở nên phổ biến:
1. Ngụy biện
Con trai tôi năm nay (2010-PV) thi đỗ vào khoa báo chí một trường đại học. Khoa này là một trong những khoa báo chí xuất sắc nhất ở Trung Quốc. Tôi bèn bảo con trai đưa giáo trình để tôi xem. Xem xong tôi nói, thứ này không đáng để đọc.
Trong giáo trình có một khẳng định: Trung Quốc phát minh ra thuốc súng. Sau khi thuốc súng truyền tới châu Âu đã "phá vỡ những thành trì phong kiến thời Trung cổ" ở châu Âu.
Thật là nực cười, anh phát minh ra thuốc súng đi phá vỡ "thành trì phong kiến" của người ta, vậy thành trì của chính anh tại sao không bị phá? Ngược lại còn kiên cố hơn?
Khi thảo luận vấn đề Đài Loan tại ĐH Quốc phòng, có một quan điểm khá "ăn khách": Đài Loan là một "chiếc khóa". Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì "chiếc khóa" sẽ chặn "cửa lớn" của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không có đường ra biển lớn.
Quan điểm này là ngụy biện. Tôi có thể phản bác lại trong một câu.
Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc trên biển đã không hề chặn nước láng giềng Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc đại dương.
Eo biển Dover (Calais), Pháp chỉ cách lãnh thổ nước Anh 28 hải lý, Anh có ngăn cản Pháp trở thành cường quốc trên biển hay không?
Mấu chốt khiến Trung Quốc mất đi đại dương chính là các thế hệ thống trị trong lịch sử không có quan niệm "hải quyền".
2. Đối ngoại mềm mỏng, đối nội tàn nhẫn
Văn minh châu Âu và văn minh Trung Quốc gần như cất bước cùng nhau, nhưng châu Âu hình thành nhiều quốc gia nhỏ, trong khi Trung Quốc hình thành một đại đế quốc thống nhất.
Nói tới điều này, chúng ta thường cảm thấy vui mừng. Kỳ thực, việc châu Âu hình thành nhiều quốc gia chính là một cách thể hiện lục địa này có tự do tư tưởng.
Mặc dù bọn họ chia thành nhiều nước nhỏ, nhưng, ít nhiều những gì có liên quan tới văn minh nhân loại đã được sinh ra từ chính những quốc gia tách rời này.
Còn chúng ta làm được gì cho văn minh thế giới?
Thống nhất giang sơn chắc chắn có liên hệ tất yếu với thống nhất tư tưởng. Xã hội chiến lược là xã hội mang tính hướng nội. Tôi từng nghiên cứu kỹ lưỡng những khác biệt giữa Mỹ-Trung: Trung Quốc ở các sự vụ quốc tế về cơ bản là mềm mỏng, đối với sự vụ trong nước thì cứng rắn.
Nước Mỹ ngược lại, cứng rắn trong lĩnh vực sự vụ quốc tế, mềm mỏng ở các vấn đề quốc nội.
Tôi không nhớ tôi đọc được vấn đề này trong cuốn sách nào, nhưng có một kết luận: Đó là do bất đồng văn hóa quyết định. Văn hóa Trung Quốc là khép kín, hướng nội; văn hóa Mỹ là cởi mở, hướng ngoại.
Quan niệm "nhất thống" cũng là một tư tưởng theo kiểu hướng nội. Điều này giải thích vì sao chúng ta là "cừu" trước các thế lực ngoại xâm, nhưng lại là "sói" trước chính đồng bào của mình.
[...]
Người Trung Quốc muốn dân mình đánh mình, đó mới gọi là dũng mãnh!
3. Thấp hèn, thô tục
Tinh thần thấp hèn tất dẫn đến hành vi thấp hèn. Tinh thần cao quý sẽ đưa tới hành vi cao quý.
Khoảng 20 năm trước, ở khu tập thể tôi sống phát sinh một chuyện thế này: Một đôi vợ chồng đòi ly hôn. Ông chồng đưa "tình mới" về nhà, cãi cọ ầm ĩ. Bà vợ chạy lên nóc nhà định nhảy xuống.
Người vây xung quanh đứng xem rất đông. Có người hào hứng hét lên: "Nhảy đi! Nhảy đi!" Sau đó bà vợ được cảnh sát cứu xuống, những người xem thậm chí còn thấy tiếc nuối.
Tôi thở dài trở về nhà, bật tivi xem. Truyền hình đang phát một câu chuyện ở châu Âu. Tại nước nào đó, tôi nhớ mang máng là Hungary, 70 năm trước có một thợ mỏ trẻ tuổi chuẩn bị làm đám cưới.
Lần cuối cùng người này xuống mỏ trước hôn lễ, tai nạn sập hầm xảy ra khiến anh ra đi mãi mãi. Cô dâu không tin người mình yêu đã ra đi nên mỏi mòn chờ đợi suốt 70 năm.
Gần đây người ta tu sửa lại hầm mỏ đã phát hiện ra một thi thể chính là chú rể khi trước. Do trong hầm không có không khí, thi thể chú rể lại ngâm trong nước chứa khoáng chất nên vẫn giữa được sự trẻ trung như 70 năm trước. Còn cô dâu khi ấy đã trở thành một bà lão tóc bạc trắng.
Bà ôm thi thể người yêu khóc thảm thiết và đưa ra quyết định tiếp tục hoàn thành hôn lễ.
Đó là một cảnh tượng chấn động lòng người: Tân nương 80 tuổi trong bộ váy cưới trang trọng màu trắng, tóc bà cũng trắng như tuyết. Người yêu của bà, vẫn trẻ trung như vậy, được đặt nằm trong cỗ xe ngựa.
Hôn lễ và tang lễ cử hành đồng thời, khiến bao người phải rơi nước mắt.
Sự kiện dễ dàng khảo nghiệm tiêu chuẩn đạo đức của dân tộc chúng ta nhất chính là sự kiện 11/9 ở Mỹ. Vụ 11/9 dù không thay đổi thế giới, nhưng đã thay đổi nước Mỹ. Đồng thời, thế giới cũng rất khó quay trở về thời điểm "trước 11/9".
Khi vụ khủng bố trên xảy ra, ở đất nước chúng ta, ít nhất là trong một khoảng thời gian, một bầu không khí "kém lành mạnh" lan tỏa khắp nơi.
Tối 12/9, có người gọi điện cho tôi nói rằng, sinh viên trường ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đang "khua chiêng gõ trống".
Tôi nói đội tuyển bóng đá Trung Quốc ngày 7/10 mới thi đấu. Đó là trận cuối cùng gặp Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE), nếu thắng sẽ lọt vào vòng chung kết World Cup.
Một lúc sau tôi mới biết thì ra các sinh viên Trung Quốc đang ăn mừng tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) tại Manhattan bị máy bay khủng bố đâm vào.
Trung Quốc có một đoàn đại biểu nhà báo, khi ấy đang làm việc tại Mỹ. Khi nhìn thấy tháp đôi bị đâm trúng, nhóm ký giả này không đừng được đã vỗ tay hoan hô.
Đây là một dạng thẩm thấu văn hóa. Không thể chỉ trích bọn họ vì hành động như vậy, bởi bản thân họ đã không thể tự kiểm soát được bản thân nữa. Kết quả nhóm này bị Mỹ tuyên bố "vĩnh viễn không hoan nghênh".
Tôi ở Không quân Bắc Kinh, mấy ngày ấy có nhiều người trong bộ đội tới thăm, tôi đều hỏi cách nhìn của họ về sự kiện 11/9. Tất cả đều nói: "Nổ rất hay".
Về sau tôi mới nói, đó là điều đáng buồn. Nếu những người như thế yêu Trung Quốc, vậy Trung Quốc còn cứu được không? Truyền thông thì không cần nhắc tới, vì nơi không có thời sự nhất ở Trung Quốc chính là trên mặt báo.
Năm 1997, công nương Diana qua đời trong vụ tai nạn giao thông. Bạn không cần biết Diana là người thế nào, Hoàng gia Anh ra sao, nhưng chí ít nhân vật này có "giá trị thời sự". Các tờ báo lớn trên thế giới đều đăng thông tin đó trên trang nhất, chỉ có báo Trung Quốc không đăng.
Ngày hôm đó, dòng tít lớn nhất trên báo chí Trung Quốc là "Các trường trung học, tiểu học ở Bắc Kinh khai giảng". Bài báo này chẳng khác đưa tin "Ngày hôm nay người dân Bắc Kinh ăn cơm" là mấy, giá trị chỉ có vậy.
Tối ngày thứ hai sau vụ 11/9, tôi xem chuyên mục "Phỏng vấn tiêu điểm" trên truyền hình với hy vọng được nghe một số bình luận về sự kiện này. Kết cục, chương trình tối hôm đó nói về... tăng cường tự thân xây dựng chi bộ đảng ở nông thôn như thế nào.
Anh muốn xem gì? Đều không có. Cái anh không muốn nghe thì nhất định nói cho anh nghe. "Những cái miệng quốc gia" (các MC nổi tiếng-PV) đương nhiên không có tội tình gì.
Bao người thiệt mạng trong vụ 11/9 đều là vô tội. Thứ mất đi là sinh mạng, điều tôn nghiêm nhất trên thế giới. Bản thân những sinh mạng này không liên quan gì tới chính phủ Mỹ.
Chúng ta đối đãi với người khác bằng thái độ như vậy, nhưng người ta không dùng thái độ đó đối xử với chúng ta. Đối chiếu rõ ràng nhất chính là vụ thảm án Dover.
Năm đó, một nhóm người Phúc Kiến trốn trong xe chở động vật từ eo biển Dover vượt biên vào Anh. Do bị thiếu không khí vì phải ở trong xe kín vài chục giờ đồng hồ, đa số đều bị ngạt chết, chỉ còn 2 người sống sót.
Sau khi vụ việc bung bét, Đại sứ quán Trung Quốc không có lấy một người ra mặt. Cuối cùng, người dân Anh ở Dover phải đứng ra cử hành đám tang và truy điệu những người thiệt mạng.
Rất nhiều trẻ em đã tới tham gia, trong tay chúng cầm đồ chơi do Trung Quốc sản xuất. Nhân tiện nhắc tới, trên thế giới hiện nay có tới 90% đồ chơi là "Made in China".
Phóng viên hỏi các em nhỏ: "Vì sao tới tham gia lễ truy điệu?", đám trẻ trả lời rằng: "Vì bọn họ cũng là người, đồ chơi mà chúng cháu cầm trong tay có thể do một trong số họ góp phần làm ra". Trong cả lễ truy điệu ấy không có một người Trung Quốc nào.
Thế nào gọi là văn minh, thế nào là không văn minh? Tôi vẫn đang suy nghĩ.

Hình ảnh trong vụ khủng bố New York 11/9/2001
Hình ảnh trong vụ khủng bố New York 11/9/2001
Khen ngợi khủng bố mới thực sự là khủng bố
Văn hóa Trung Quốc giáo dục ra người Trung Quốc. Đầu tiên, xem nhẹ tính mạng của bản thân thì mới coi người khác và tính mạng của họ như trò đùa. Tự thân không có quyền lực để quý trọng sinh mạng của mình, cũng không cho phép người khác có.
Lỗ Tấn từng phê phán tâm thái bàng quan cũng được "luyện" thành từ đó. Người Trung Quốc thấy người khác bị giết, không ai không hào hứng kích động.
Giai cấp thống trị cũng cố tình đưa người ra giữa đám đông để hành hình. Giai cấp bị trị thì hưởng thụ cảm giác "hưng phấn" của nhà thống trị trong đám đông.
Đặc biệt là khi phạm nhân bị xử tử bằng lăng trì, người xem đông "như rừng như biển" suốt 3 ngày 3 đêm. Ngay cả quán sá cũng mang ra đó mở hàng, đao phủ tay còn nhuốm máu vẫn cầm bánh bao rao bán.
Ngày nay không còn lăng trì nữa, nhưng thói quen "xét xử giữa công chúng" vẫn còn.
Ngày xưa người dân đi xem xử tử Đàm Tự Đồng và nhóm Lục quân tử (sự kiện Mậu Tuất biến pháp 1898-PV) như trẩy hội thì làm sao trận Giáp Ngọ (1894) không thất bại?
Còn hậu duệ của bọn họ thì thế nào? [...]
Anh thực hiện được "4 hiện đại hóa" thì có tác dụng gì? Buổi sáng tôi thường xem tivi trong khi tập thể dục. Sản phẩm "chạy" nhất trong tiết mục quảng cáo của Thời sự Buổi sáng là gì? Cửa chống trộm.
Đó là bi kịch của một dân tộc. Chúng ta sống như ở trong lồng. Khi tôi sống tại Thành Đô thì ở trong căn hộ của mấy đời Chính ủy Không quân trước đó.
Vừa vào nhà nhìn qua thì, trời ơi, như ở trong ngục vậy! Cửa sổ và ban công đều được lắp các tấm lưới chống trộm. Tôi cho bỏ hết.
Gần đây có một cuốn sách tiêu đề "Trung Quốc có thể nói 'Không'". Tôi nói, đúng là anh có thể nói "không", nhưng anh nói khi đứng sau cánh cửa chống trộm. Đó không phải là dũng cảm, mà là yếu hèn.
Kiều Lương (Thiếu tướng, tác giả quân đội nổi tiếng Trung Quốc-PV) nói rất hay: "Những người ái quốc mà đến trông thấy phường trộm cắp chó gà còn phải tránh đường để đi, lại có hào khí can đảm nói 'không' với các cường quốc phương xa!"
Cần nhìn nhận nước Mỹ khách quan, toàn diện
Mỹ là quốc gia như thế nào?
Trước đây tôi từng nghe một câu mô tả: Những gì tốt nhất và tồi tệ nhất trên thế giới cộng lại chính là New York. Dùng câu này để nói về nước Mỹ ngày nay phải chăng cũng phù hợp?
Thế hệ quân nhân chúng ta là những quân nhân gánh vác hy vọng tương lai của đất nước. Không thể làm "phái thân Mỹ", nhưng cũng không thể đơn giản là "phái chống Mỹ", mà phải là "phái hiểu Mỹ" thành thục.
Biết đối thủ mới chiến thắng được đối thủ. Hạ thấp đối thủ chính là hạ thấp bản thân. Thác Bạt Hoành (Hiếu Văn Đế triều Bắc Ngụy-PV) đổi tên nước Nhu Nhiên thành Nhu Nhu, ý là "sâu bọ", rồi ông bị chính Nhu Nhiên đánh bại, khác nào "không bằng cả sâu bọ".
Mỹ không mong Trung Quốc hùng mạnh, cũng giống như Trung Quốc không hy vọng Mỹ "xưng bá". Quan hệ Mỹ-Trung có xung đột, nhưng cũng có lợi ích chung nhất định.
Làm thế nào để hóa giải xung đột, phát triển lợi ích chung mới là điều mà các nhà ngoại giao Trung Quốc cần phải nỗ lực thực hiện.
Trung Quốc muốn phát triển thì không được đoạn tuyệt giao lưu với thế giới. Thế giới hiện tại vẫn là đơn cực. Chỉ có Mỹ suy yếu mới xuất hiện thế giới đa cực. Chúng ta không thể đoạn tuyệt với Mỹ, cũng không thể ôm kỳ vọng lớn vào Mỹ.
Hiện tại không phải là thời cơ thích hợp nhất để đối đầu với Mỹ. Lợi ích quốc gia phải là chuẩn mực cao nhất cho hành động của chúng ta.
Chúng ta cần nhẫn nại. Nhẫn nại không phải là mềm yếu. Chỉ có khuất phục mới là mềm yếu.
Mỹ đương nhiên không muốn Trung Quốc trỗi dậy, không muốn kinh tế Trung Quốc đi lên. Nhưng chúng ta cần nhớ: Đấu tranh với đối thủ thì anh nhất định phải cho đối phương chứng kiến cục diện mà họ không muốn thấy nhất.
Người Mỹ hy vọng người Trung Quốc nội chiến thì chúng ta đã nội chiến thật. Mỹ không "cười lăn cười bò" mới lạ. Đương nhiên, nếu chỉ "nằm gai nếm mật, nhẫn nại chờ thời" thì cũng không được.
Trung Quốc trong vai trò nước lớn có thể giống như một võ hiệp thời cổ đại, giấu mình trong thâm sơn cùng cốc tu luyện võ công, đợi ngày "quyết chiến" với kẻ địch hay không?
Với nguồn tài nguyên và dân số, cùng với văn hóa của Trung Quốc, Trung Quốc không có khả năng hùng mạnh như Mỹ, chưa kể nước Mỹ vẫn đang tiến lên không ngừng.
Vẫn là Mao Trạch Đông nói đúng: "Đánh vẫn phải đánh, đàm vẫn phải đàm, hòa vẫn phải hòa."
Con người cần phải mưu trí. Đấu tranh về ngoại giao càng cần mưu trí. Phải "dắt mũi" được người khác chứ không phải bị người ta "dắt mũi".
Khrushchyov (cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô-PV) chính là một người mưu trí. Trong một lần đại hội, Khrushchyov "to gan" phê phán Stalin.
Có người đưa vụ việc lên báo chất vấn Khrushchyov rằng ông cũng là một nhân vật trong nhóm quyền lực cốt lõi thời Stalin cầm quyền, vậy tại sao không đứng ra phê phán từ thời đó?
Đáp lại, Khrushchyov đọc to câu hỏi một lần, sau đó hô lên trước đám đông: "Là ai đã gửi câu hỏi này? Hãy đứng ra đây!..." Ở phía dưới xao động một hồi nhưng không có ai bước ra.
Khrushchyov bèn nói: "Các anh xem, trong tình hình dân chủ, không cần e sợ như thế này mà đồng chí gửi câu hỏi còn không dám đứng ra, vậy trong bầu không khí thời kỳ Stalin, có ai dám đứng lên phê phán ông ấy?"
Cả hội trường liền vỗ tay.
Trong cuộc đấu với nước Mỹ, chúng ta cần có mưu trí như Khrushchyov. Khi cần ẩn nhẫn thì ẩn nhẫn. Giống như Đặng Tiểu Bình từng nói với Thủ tướng Canada Pierre Trudeau:
"Taoguangyanghui (chiến lược ngoại giao 'ẩn nhẫn' của ông Đặng-PV) mà chúng tôi nói đến, bao gồm bất chấp thể diện cũng phải duy trì quan hệ với quốc gia phát triển nhất trên thế giới."
Đại ý của Đặng Tiểu Bình là, Trung Quốc nhất định phải "đồng bước" cùng văn minh thế giới, không được xa rời văn minh thế giới. Khi cần đấu tranh thì quyết không nhượng bộ.
Sùng bái Mỹ là không đúng, thân Mỹ không đúng và ghét Mỹ cũng không đúng.
Chính phủ Mỹ, các chính khách và người dân Mỹ có điểm tương đồng, cũng có khác biệt. Anh phải có trí tuệ cao độ để phân biệt điều đó.
Trong quá khứ, nhân dân Mỹ giúp Trung Quốc thoát ách thực dân, cống hiến to lớn đưa xã hội Trung Quốc tiến bộ. Giữa hai nước không có xung đột về lợi ích căn bản.
Ngày nay, lợi ích quốc gia của Mỹ trải khắp toàn cầu, giữa hai nước đã có xung đột nảy sinh. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tâm thế đạo đức để đánh giá sự vật, không được kích động.
[...]

Một lính cứu hỏa sử dụng thiết bị ảnh nhiệt để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trong buổi sáng ngày 12/9/2001, khoảng 24 giờ sau khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC).
Một lính cứu hỏa sử dụng thiết bị ảnh nhiệt để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trong buổi sáng ngày 12/9/2001, khoảng 24 giờ sau khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC).
Điểm đáng sợ thực sự của nước Mỹ ở đâu?
Mặc dù Mỹ có quân đội hùng mạnh nhất thế giới, công nghệ tiên tiến nhất, nhưng tôi cho rằng điều này không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của họ bay qua Trung Quốc rất tự do, nhưng điều đó cũng không có gì đáng ngại.
Những điều đáng sợ của Mỹ không nằm trong số đó.
Năm 1972, tôi theo học ĐH Vũ Hán. Trong tiết chính trị, một thầy giáo giảng rằng: "Mỹ là đại diện cho các nước tư bản chủ nghĩa 'giãy chết', giống như Mặt trời xuống núi, hơi thở đã rất yếu ớt."
Tôi - một sinh viên công-nông-binh trang bị "tận răng" - lập tức phản bác: "Thưa thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng.
Nước Mỹ dù không giống như Trung Quốc - là Mặt trời mọc đằng Đông lúc 8, 9 giờ sáng, nhưng họ cũng không phải là hoàng hôn, mà là Mặt trời giữa trưa."
Câu nói của tôi làm thấy giáo giận tím mặt nói: "Em dám nói những lời như vậy ư!"
Thầy giáo không hỏi tôi vì sao trả lời như vậy, nhưng đã dùng ngay một chữ "dám". Tâm lý ở trong đó rất dễ dàng đoán định.
Chính "quốc gia tư bản chủ nghĩa 'giãy chết'" đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới của thế giới thập niên 1990 của thế kỷ trước.
Khi tôi tốt nghiệp đại học cũng là lúc Trung Quốc cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Mỹ là quốc gia do hàng nghìn hàng vạn người không yêu tổ quốc của chính mình tập hợp thành, nhưng bọn họ đều yêu nước Mỹ.
Vào thời đó rất nhiều lãnh đạo một mặt thì mắng Mỹ, nhưng mặt khác lại đưa con cái sang Mỹ học hành. Sự khác biệt rất lớn!
Vậy, điểm đáng sợ của Mỹ là gì? Cá nhân tôi cảm thấy có 3 điểm:
1. Giới tinh anh của Mỹ không thể xem thường
Chế độ cán bộ và cơ chế tranh cử của Mỹ cho phép bảo đảm những nhà quyết sách của nước này là nhóm tinh anh.
Bi kịch của Trung Quốc, từ lớn như quốc gia cho tới nhỏ như từng cơ quan thì tình trạng phổ biến là, người có tư tưởng không quyết sách, người quyết sách không có tư tưởng. Người có đầu óc thì không có chức quyền, có chức quyền thì không đầu óc.
Mỹ thì ngược lại, hệ thống hình tháp của họ vừa hay phù hợp để "nâng" giới tinh hoa lên cao.
Vì vậy, thứ nhất, Mỹ không phạm sai lầm. Thứ hai, Mỹ ít phạm sai lầm. Thứ ba, nếu phạm sai lầm Mỹ cũng nhanh chóng sửa đổi.
Chúng ta phạm sai lầm, đó là thứ nhất. Thứ hai, thường xuyên phạm sai lầm. Thứ ba, phạm sai lầm rồi rất khó sửa sai.
[...]
Đối với một dân tộc hùng mạnh mà nói, tầm quan trọng của lãnh thổ đã giảm xuống, thay vào đó là theo đuổi "quốc thế" (vị thế quốc gia-PV).
Người Mỹ không có yêu sách về lãnh thổ đối với bất kỳ quốc gia nào. Họ không quan tâm tới lãnh thổ, những gì Mỹ làm trong toàn bộ thế kỷ XX là tạo dựng vị thế.
Thế nào gọi là "tạo thế"? Bên cạnh kinh tế lớn mạnh chính là lòng dân! Có lòng dân thì quốc gia sẽ có sức "ngưng tụ", mất đi lãnh thổ cũng có thể lấy về. Không có lòng dân thì anh có lãnh thổ cũng sẽ để mất.
Nhiều lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn 1 bước. Nước Mỹ hành động thường tính trước 10 bước.
Chính vì như vậy, mỗi một sự kiện trọng đại trên thế giới kể từ sau Thế chiến II đều làm gia tăng vị thế của nước Mỹ. Nếu chúng ta để họ "dắt mũi" thì rất có khả năng sẽ đánh mất tất cả "vốn liếng" chiến lược.
Trọng tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển dịch sang châu Á, nhưng không có nghĩa là họ không bao vây Trung Quốc.
Rất nhiều người chỉ nhìn vào Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như chỉ nhìn thấy chênh lệch giữa Mỹ-Trung về công nghệ và vũ khí mà không thấy được ở tầm chiến lược, đặc biệt là sự mất cân bằng ở bình diện ngoại giao còn nghiêm trọng hơn cả tụt hậu về khí tài.
Việc ngoại giao của Trung Quốc đối với Mỹ, hoặc là có hình thức mà không có giới hạn, hoặc là có chi tiết mà không có toàn cục.
Sau sự kiện 11/9, Mỹ tấn công Afghanistan trong vòng 2 tháng, áp sát Trung Quốc từ phía Tây. Áp lực quân sự từ Nhật Bản,[...], Ấn Độ cũng không giảm.
Nhìn từ bên ngoài, Trung Quốc giành được một số lợi ích từ vụ 11/9, nhưng những lợi ích này có thể sẽ biến mất chỉ sau 1,2 năm nữa.
Tôi nhận định sự bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một dạng khác, không phải quân sự mà vượt qua quân sự.
Những năm gần đây, các quốc gia xung quanh chúng ta đều lần lượt cải cách chế độ xã hội, [...]. Nga, Mông Cổ đã thay đổi; Kazakhstan cũng vậy, bên cạnh các quốc gia đi trước là Hàn Quốc, Philippines, Indonesia...
Mối đe dọa này đối với Trung Quốc còn nguy hiểm hơn đe dọa quân sự. Đe dọa về quân sự chỉ là hiệu ứng trong thời gian ngắn, trong khi sự bao vây bởi các quốc gia "dân chủ" như trên mới là ảnh hưởng dài hạn.
2. Nước Mỹ khoan dung và rộng lượng
Bạn nên tới châu Âu trước rồi qua Mỹ. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt lớn: Buổi sáng tại châu Âu trên phố hầu như không có người, trong khi đường phố ở Mỹ có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày đều như vậy.
Tôi có một nhận định: Rèn luyện là một loại phẩm chất. Rèn luyện thân thể đại diện cho một dạng văn hóa cầu tiến. Muốn biết một quốc gia có mạnh mẽ hay không thì nhìn vào số lượng người tập luyện thể dục là rõ.
Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần để mặc lên người. Tôi cũng mua một chiếc như vậy ở Mỹ và mặc thường xuyên.
Tôi mặc nó là để kỳ thị nó, để trút giận, giống như một dạng giải tỏa và thỏa mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là một kiểu chế giễu, nhưng bản chất khác nhau.
Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ của họ giữa đường phố. Đới Húc (Đại tá không quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu hợp tác và an ninh hải dương Trung Quốc, bạn của tác giả-PV) nói: "Nếu một quốc gia ngay cả quốc kỳ của mình cũng tự đốt được, thì anh còn lý do gì để đốt quốc kỳ của họ?"
3. Sức mạnh vĩ đại của tinh thần và đạo đức
Đây là điều đáng sợ nhất.
Sự kiện 11/9 là một thảm họa. Khi thảm họa ập đến, thứ đầu tiên gục ngã là thân thể, nhưng cái đứng vững là linh hồn. Có những dân tộc khi gặp tai họa, thân thể chưa đổ nhưng linh hồn đã tiêu biến.
Trong sự kiện 11/9 phát sinh 3 sự việc đều cho phép chúng ta nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ.
Thứ nhất, sau khi phần đỉnh tòa nhà WTC bị máy bay đâm vào, khói lửa bốc lên, tình hình vô cùng nguy cấp. Mọi người thông qua lối thoát hiểm để ra ngoài nhưng không quá hoảng loạn.
Mọi người đi xuống, nhân viên cứu hỏa xông lên; đôi bên nhường đường cho nhau, không ai đâm vào ai. Khi có phụ nữ, trẻ em, người mù tới, mọi người tự giác nhường lối cho họ đi trước. Thậm chí một chú chó cũng được nhường lối đi.
Nếu tinh thần của một dân tộc không mạnh mẽ đạt tới trình độ nào đó thì họ tuyệt nhiên không thể có những hành động như thế. Đối diện với tử vong vẫn bình tĩnh như vậy, nếu không phải là thánh nhân thì cũng tiệm cận với thánh nhân rồi.
Chuyện thứ hai, ngày tiếp theo sau vụ 11/9, thế giới đã biết đây là hành động của các phần tử khủng bố Ả-Rập. Rất nhiều siêu thị, nhà hàng của người Ả-Rập bị những người Mỹ phẫn nộ đập phá. Các thương nhân người Ả-Rập cũng bị tấn công.
Trong thời khắc đó, một nhóm người Mỹ đã tập hợp lại và tới các siêu thị, nhà hàng của người Ả-Rập để đứng gác, đến các khu dân cư của người Ả-Rập đi tuần, ngăn chặn bi kịch leo thang.
Đây là một tinh thần như thế nào? Trung Quốc tự cổ đã có truyền thống báo thù. Tôi sống ở Thành Đô. Đặng Ngải (tướng Ngụy thời Tam Quốc-PV) phá Thành Đô xong, con trai Bàng Đức (tướng Ngụy-PV) đem nam phụ lão ấu cả nhà Quan Vũ giết sạch.
Những cuộc báo thù tanh máu không hiếm trong lịch sử Trung Quốc.
Chuyện thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 rơi xuống Pennsylvania vốn dĩ có mục tiêu là Nhà Trắng, sau đó hành khách trên máy bay chống trả bọn khủng bố mới làm máy bay rơi xuống. Bởi thời điểm đó bọn họ đã biết tin tòa nhà WTC và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào.
Các hành khác đã nhanh chóng quyết định, không thể không làm gì mà phải quyết tử với khủng bố. Cho dù là trong tình thế như vậy, họ vẫn làm một việc: Bỏ phiếu thông qua việc "liều chết" với những tên khủng bố.
Vào thời khắc sinh tử cũng không áp đặt ý chí của mình lên người khác. Sau đó tập thể đồng tình, họ mới hành động. Thế nào gọi là dân chủ, đây chính là dân chủ.
Tư tưởng của dân chủ đã ăn sâu vào sinh mạng, huyết mạch, cốt tủy của họ. Một dân tộc như thế, họ không cường thịnh thì ai cường thịnh; một dân tộc như thế, họ không thống trị thế giới thì ai thống trị thế giới.

Ngày 11/9/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle thăm lại địa điểm mà chuyến bay số hiệu 93 đâm xuống Pennsylvania nhân hoạt động tưởng niệm 10 năm vụ khủng bố.
Ngày 11/9/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle thăm lại địa điểm mà chuyến bay số hiệu 93 đâm xuống Pennsylvania nhân hoạt động tưởng niệm 10 năm vụ khủng bố.
Tôi thường suy tư rằng: Vũ khí tân tiến, công nghệ mới nhất, lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất thế giới nằm trong tay những người như thế rất phù hợp. [...] Cho dù nằm trong tay Trung Quốc, Trung Quốc có thể làm được gì cũng không biết chắc được.
Nước Mỹ có nhiều kinh nghiệm thành công đáng để chúng ta tham khảo, học hỏi. Sau vụ 11/9, Mỹ không thành lập "Ủy ban 11/9", cũng không thành lập bộ chỉ huy khẩn cấp gì đó.
Tôi rất phản đối những điều không thực tế. Sau khi tôi tới Không quân Thành Đô, hoặc là không họp, hoặc là ít họp. Những cuộc họp không thể tránh thì họp nhanh. Việc đầu tiên tôi làm là thay đổi "học tập Thường ủy" thành tự học. Cầm văn bản đọc thì gọi gì là học!
Tôi đấu tranh với thế lực thủ cựu. Sức lực cá nhân tôi có hạn nhưng không thể không đấu tranh, cho dù sứt đầu mẻ trán cũng không nản.
Ví dụ, thường ở trong bộ đội tôi không ăn cơm. Ngày nào về nhà được thì tôi mang theo lương khô chứ không ăn trong quân. Tôi tới sư đoàn 33, ở Không quân Bắc Kinh cũng như vậy. Nếu không thể không ăn thì tôi ăn đơn giản.
Dù nói rằng uống nửa lít rượu không đổ được hồng kỳ, ăn một bữa cơm không sập được giang sơn. Nhưng cái gì nhiều quá, lãng phí quá, để tích tiểu thành đại thì rất khó nói.
Khi nghiên cứu nước Mỹ, chúng ta nên nắm chắc nội hàm của nó. Không được chỉ nhìn những cái nhỏ, mà phải xem cái lớn.
Có một câu nói hay: Thường nghị luận khuyết điểm của người khác thì bạn là kẻ dưới đáy chuẩn mực đạo đức; thường nghị luận khuyết điểm của nhân loại thì bạn chính là tư tưởng gia.
Lời kết
Qua bài diễn thuyết 3 tiếng đồng hồ ngày hôm nay, mục tiêu mà tôi theo đuổi là sự giải phóng con người. Nếu nói rằng tôi đến đây để gặp gỡ mọi người thì không bằng nói rằng mọi người tới để "nhận biết" tôi.
Tôi đã rất phóng khoáng trao gửi "toàn bộ bản thân" cho các bạn, tôi thể hiện tư tưởng cá nhân trước các bạn. Đặc biệt, những điều tôi nói về phương Tây, về nước Mỹ cũng không tách rời chủ đề cuộc thảo luận này.
Có 2 điều tôi muốn bổ sung. Thứ nhất, tôi là một người trung thành với chủ nghĩa dân tộc. Mọi điều tôi nói ra đều vì cái tốt cho quốc gia, dân tộc.
Trong bất cứ tình huống nào, tôi cũng xem lợi ích dân tộc là tối cao. Vì điều đó, tôi chấp nhận đổ máu, sứt đầu mẻ trán. Trong đầu tôi vẫn thường hiện lên cảnh tượng trong chiến tranh Triều Tiên:
Mùa đông năm 1951, đơn vị của cha tôi tấn công quân Mỹ. Do vũ khí thua kém Mỹ nên buộc phải mai phục trong đêm tại vị trí gần quân địch nhất. Một liên đội yên lặng chờ đợi cả một đêm.
Đêm đó trời đổ tuyết lớn, lạnh vô cùng. Lúc trời sáng, còi hiệu xung phong vang lên, nhưng hơn 100 chiến sĩ mai phục ở đó không có một ai đứng dậy. Tất cả bọn họ đã chết vì lạnh.
Cho đến chết họ vẫn giữ đội hình chiến đấu. Về sau Chủ tịch Mao khi nghe báo cáo, ông lập tức bỏ mũ, đứng dậy rất lâu không nói gì.
Chiến tranh biên giới Trung-Ấn 1962, máy bay Trung Quốc tiêu diệt một đơn vị của Ấn Độ. Đơn vị này ngày xưa từng thuộc biên chế quân đội Anh, tham gia cuộc Chiến tranh nha phiến lần thứ 2, hỏa thiêu Viên Minh Viên.
Chủ tịch Mao nhận tin qua điện thoại, đập bàn đứng dậy, nói: "Quốc nhục trăm năm!"
Đồng thời, mọi người cũng nên nhận thấy, tình hình Trung Quốc so với phương Tây không giống nhau.
Có những việc mặc dù nhìn thấy rồi, nhưng lại không thể dễ dàng đạt được. Cũng có những việc còn chưa nhìn thấy. Có những khác biệt về quan niệm chỉ có thời gian qua đi mới rút ngắn khoảng cách được.
Lần đầu tiên gặp gỡ các cán bộ cấp doanh trở lên ở căn cứ Côn Minh, tôi đã vô cùng thẳng thắn, mạnh dạn nói nhiều như vậy. Đó là những thành quả nghiên cứu của tôi. Tôi chịu trách nhiệm với phát biểu của mình.
Chỗ nào nói đúng, các vị hãy ghi nhớ lấy; còn chỗ nào nói sai, mọi người hãy "vào tai này lọt tai kia", xem như chưa nghe thấy.
Mỗi con người là một cá thể, mỗi cá thể đều được tự do. Tôi không thể áp đặt tư tưởng của mình lên mọi người. Tôi cũng không thể yêu cầu tư tưởng của mọi người phải thống nhất đến một tư tưởng nào đó. Đó là điều không thể.
Thế nhưng chúng ta lúc nào cũng muốn theo đuổi mục tiêu này. Đó là điều hết sức mơ hồ, trên thực tế không thể thực hiện được.

PUTIN CẤM TRUYỀN ĐẠO

TT PUTIN RA LUẬT MỚI XEM NGƯỜI TIN THỜ CHÚA TẠI NGA NHƯ KHỦNG BỐ, CẤM KHÔNG ĐƯỢC TRUYỀN ĐẠO HAY CHIA SẺ TÍN NGƯỠNG NGOÀI NHÀ THỜ
Wednesday, July 20, 2016:
Các Giám mục Chính Thống Giáo Nga thờ Chúa đang dâng lễ
Nhà thờ Thiên Chúa giáo tại Moscow. TT Putin ra luật từ 20/7/2016, người thờ Chúa
chỉ được nói về Chúa trong nhà thời; ngoài nơi khác sẽ bị trị tội như khủng bố.
Tiên tri  Nostradamus tiên đáon Vladimir Putin là kẻ chống Chúa (Anti-Chist)
VietPress USA  (20/7/2016): Theo tin của Thông tấn Christian Radio vừa loan báo kể từ hôm nay Thứ Tư 20/7, tất cả những người theo Thiên Chúa giáo tại Nga đều bị cấm thảo luận, tuyên truyền hay đề cập đến vấn đề Thiên Chúa ngoài khu vực thánh đường hay tại những nơi quy định thể theo luật chống Khủng bố mới (Link:http://www.premierchristianradio.com/News/World/Russia-Christians-banned-from-discussing-faith-outside-church?).

Theo điều luật chống khủng bố mới nầy được ban hành thì kể từ Thứ Tư hôm nay, 20/7/2016, trở về sau, sẽ coi là phạm pháp nếu ai rao giảng, truyền dạy hay chia sẽ về tín ngưỡng đạo Chúa ngoài các nơi được chính quyền Nga ấn định.

Lãnh đạo cao cấp của Hội thánh Tin Lành Thệ Phản (Protestant Church) tại Nga là Sergei Ryakhovsky lên tiếng rằng "Luật nầy tạo ra căn bản để giết hằng loạt những tín hữu".
Các quan chức chính phủ Nga giải thích rằng luật nầy nhắm vào chống khủng bố và ngăn chận việc tuyên truyền ghét Hồi giáo.

TT Putin Nga (trái) và TT Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ nay cấu kết với nhau sau vụ đảo chính hụt 15/7/2016
Luật mới nầy đã được nhất trí thông qua bởi các đại biểu Quốc hội Nga và nó mang ý nghĩa rằng nếu ai bị bắt đang chia sẻ niềm tin tôn giáo về thờ phượng Chúa bên ngoài các thánh đường thì bị phạt ít nhất là 600 tiền Bảng Anh (£600.).

Các giáo dân tin thờ Chúa sợ rằng đây là cách mà chính quyền Nga của TT Vladimir Putin muốn hạ giảm số lượng các thánh đường đang được xây dựng ngày càng nhiều tại Nga; chỉ riêng trong thủ đơ Moscow đã có hơn 1000 thánh đường lớn nhỏ.

Luật nầy sẽ ảnh hưởng tới các người thờ Chúa mà theo thống kê chiếm tới 50% tổng dân số của Nga; mà trong số đó đông nhất là đạo Công giáo Orthodox chiếm tới 68% những người Christians. Có 68 Giáo phận Đông phương của Orthodox tại Nga.

Sergey Vdovin từ Liên Minh Thánh Kinh Nga (Russia Evangelical Alliance) nói rằng ông muốn rời bỏ nước Nga vì luật mới nầy. Tuyên bố trên chương trình "Premier's News Hour" (Giờ tin chính) ông nói "Tôi đã nghĩ đến luật nầy và cầu nguyện suốt 3 ngày và tôi nói "Ôi, ai có thể sống và cầu nguyện và rao giảng về đạo ở đây được nữa?"

Nhưng rồi ông nói thêm "Vậy tôi sẽ tiếp tục ở đây dù hoàn cảnh có thế nào thì Thiên Chúa vẫn tối cao hơn bất cứ gì con người có thể làm; do đó nếu quý vị đang ở dưới sự quan phòng của Thiên Chúa thì người ta đâu có làm gì được để hại quý vị"?

"Tại sao luật nầy ban hành để chống những người chân chính thờ phượng Thiên Chúa? Không gì cả.  Chúng chỉ để tiếp tục cùng nhau phụng sự, thanh sạch hơn, đoàn kết hơn và hiến dâng nhiều hơn", ông Sergey Vdoyin nghĩ rằng Chúa thử thách thôi.
Wikimedia Commons
Nhà thời Thiên Chúa giáo Orthodox tại Nga mà TT Putin cũng theo đạo nầy nhưng không đi nhà thời.
Paul Robinson, Giám đốc tổ chức từ thiện "Release International" (Phóng thích Quốc tế) chống đàn áp đã nói rằng "Hãy đặt quý vị vào hoàn cảnh những người tin thờ Chúa bình thường ở Nga đi.. Quý vị mời người bạn láng giềng đến nhà với một nhóm tin hữu thờ Chúa. Bạn gởi một Email để xác nhận lời mời đó. Như vậy bạn đã vi phạm pháp luật tới 2 lần! Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016 luật pháp mới của Nga đối xử với những người tin thờ Chúa (Christians) như đối xử với tụi khủng bố!".

"Luật mới nầy ấn định phạm vi nơi nào những người Thiên Chúa giáo được phép gặp nhau và quy định những gì người Thiên Chúa giáo được phép nói cho người khác về tín ngưỡng của mình. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội đã được thông báo sẽ quay lại thời đại cũ trước đây dưới chính quyền Xô-Viết Cộng Sản là thời gian mà Giáo hội phải trốn chui xuống lòng đất"; Ông Paul Robinson nói.

TT Mỹ Obama và TT Nga Putin gặp nhau trong lạnh lùng
"Lời bày tỏ của chúng tôi gởi đến Tổng thống Nga Putin là xin đừng nhầm lẫn xem những người Thiên Chúa giáo như là thành phần khủng bố. Hãy suy nghĩ lại, thưa Tổng thống, về Luật mới nầy và các hậu quả sẽ xảy ra đối với những người bình thường tin thờ Thiên Chúa tại nước Nga".

Tin nầy cho biết một nhóm các Luật sư Thiên Chúa Giáo đang chuẩn bị thách thức với Luật mới bắt đạo Thiên Chúa nầy của TT Vladimir Putin tại Tòa án Hiến Pháp Nga. Vụ cấm đạo Thiên Chúa giáo nầy làm người ta liên tưởng đến lời Tiên tri của Nostradamus nói và viết ra trước khi ông chết vào năm 1566 tại Pháp.

Lời Tiên tri của Nostradamus nói Vladimir Putin sẽ là người thứ 3 chống Chúa Giêsu Kitô  (Anti-Christ) nay đã thành sự thật ?
Một người Pháp tên là Michel de Nostredame sinh ngày 14 hoặc 21 tháng 12 năm 1503 và đã mất ngày 02/7/1566; khi lớn lên trở thành một dược sĩ Pháp thời bấy giờ; nhưng ông đã bước qua lãnh vực tiên tri và trở thành nhà tiên tri lừng danh thế giới cho đến ngày nay với tên gọi được đổi qua tiếng Latin là NOSTRADAMUS.
Ông được biết tiếng qua cuốn sách ông viết về các sự tiên đoán xuất bản năm 1555 mang tên "Les Propheties". Kể từ đó, sau khi ông chết thì các báo chí đưa ra những điều ông tiên đoán cho các sự kiện xảy ra trên thế giới. (Xem tiểu sử của Nhà tiên tri Nostradamus tại Link:https://en.wikipedia.org/wiki/Nostradamus ).
Một trong những tiên đoán của ông được thế giới đặc biệt chú ý hiện nay đó là ông nói nước Nga sẽ có một người lãnh đạo tên là Mamus, được giải mã là Vladimir Putin và ông Putin sẽ là một người thứ 3 chống Chúa Jesus Christ (Anti-Christ).

John Hogue là một nhà nghiên cứu về Tiên tri Nostradamus đã có một công bố nói về Nostradamus có những đoạn thơ 4 câu mang ẩn dụ được giải mã rằng "Các hàng liên quan đến người thứ 3 chống Chúa Jesus Christ (Anti-Christ) khi phân tích thấy rõ ràng là nói tới Vladimir Putin. Theo đó Nostradamus nói "Từ Phương Đông sẽ có một tên gian ác sẽ tân công người thừa kế của Romulus từ biển Adriatic, với hạm đội Libya của hắn. Những cư dân của Malta và các đảo lân cận phải run sợ.

Tiên tri Pháp Nostradamus đoán Vladimir Putin 
sẽ là kẻ Chống Chúa (Anti-Chist)?
Theo John Hogue thì "Thật không còn gì rõ ràng hơn! Những người thừa kế của Romulus là nói về các cựu đế quốc La Mã tức là phương Tây. Thuật ngữ "Libya" chỉ đơn giản đề cập đến khái niệm "phương Đông". Một tên nguy hiểm nhắc tới là một tên an ninh điệp viên hay nó là đại gian ác và tên nầy sẽ tấn công phương Tây từ biển Adriatic và rõ ràng đó là Vladimir Putin!"

Biển Adriatic là vùng biển cuối phía bắc của Địa Trung Hải, nối ra từ eo biển Otranto (nơi nối với biển Ionian) chạy dài đến tây bắc và vùng Pro-Valley. Bờ biển Adriatic gồm Italy, Croatia, Albania, Montenegro, Bosnia-Herzegovina và Slovenia.
 Trong các tiên đoán của Nostradamus nói người chống Chúa Jesus Christ thứ 1 là PAU NAY LORON = NAPAULON ROY được giải mã là vua Napoleon Bonaparte của Pháp.
Người chống Chúa thứ nhì là Hitler của Đức Quốc xã. Và nay Mabus được giải mã theo cuốn sách dày 498 trang mang tựa đề "Russian Anti-Christ", đó là Vladimir Putin (Xem Link:http://www.hogueprophecy.com/mabus/)

Các nghiên cứu khác cũng nói về Nostradamus tiên đoán rằng Vladimir Putin của nước Nga sẽ là Anti-Chist (http://worldnewsdailyreport.com/nostradamus-expert-claims-putin-could-be-third-antichrist/).
Bà tiên tri mù Baba Vanga
Nếu tham khảo từ Website về các tiên tri từ Kinh thánh đến các nhà tiên tri cận đại như bà thấy mù Baba vanga (Tại Link:http://www.alamongordo.com/ezekiel-bible-prophecy-and-world-war-iii/); chúng ta sẽ thấy các tiên đoán đều nói rằng Thế chiến Thứ III về nguyên tử sẽ khởi từ Trung Đông và bắt nguồn từ Syria. Theo các tiên tri nầy cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ là người Chống Chúa (Anti-Christ) sẽ bảo trợ cho Syria, Iran, Iraq và các nước Hồi giáo để tấn công người theo Thiên Chúa giáo tức nhắm vào Tây Phương và Hoa Kỳ.

Cuộc đảo chánh quân sự dù thật hay giả vừa xảy ra và thất bại tại nước Cộng hòa Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ đang là dấu chấm của bang giao Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Lâu nay Nga và Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng và Mỹ đỡ đầu cho Thổ Nhĩ Kỳ; nhưng nay Thổ Nhĩ Kỳ lấy cớ cho rằng Mỹ xúi dục Giáo sĩ Hồi giáo thân Mỹ là Fetullah Gulen hiện đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ để tổ chức đảo chánh quân sự để lật đổ chế độ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ nay đe dọa chiến tranh chống Mỹ, sẽ không chống khủng bố Hồi giáo ISIS nữa, sẽ bắt tay với Nga thành một mặt trận chống Mỹ và Tây Phương.
Bà Tiên tri mù Baba Vanga tiên đoán vụ 911 sụp đổ tòa tháp đôi WTC của Hoa Kỳ, vụ chiến tranh với ISIS, và bà tiên đoán Hồi giáo sẽ tấn công chiếm Âu Châu và sau đó sẽ chiến luôn Vatican (https://www.yahoo.com/news/heres-what-baba-vanga-predicted-for-2016-and-the-192833607.html?ref=gs).  Những chuẩn bị của TT Nga Putin và TT Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ và muốn liên kết với khối Hồi giáo cực đoan. 

Hai nước đồng minh Hồi giáo mạnh nhất của Hoa Kỳ để chống khủng bố Hồi giáo là Thổ Nhĩ Kỳ thì nay Thổ Nhĩ Kỳ đang cho thấy là quay mặt và Ngoại trưởng Pháp nói rằng sau vụ đảo chánh hụt nầy thì chắc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không còn trong liên minh chống khủng bố Hồi giáo ISIS nữa.

Nước Hồi giáo thứ nhì bạn thân thiết của Mỹ là Ả-Rập Saudi. Thế nhưng vừa qua đã có những công bố của an ninh Hoa Kỳ giải mã rằng vụ khủng bố 911 là do Ả-Rập Saud9i chủ trương và mọi chỉ huy do Tòa Đại sứ của Ả-Rập Saudi tại Hoa Kỳ lên kế hoạch. Công bố nầy đang làm cho tình bạn nồng ấm giữa Mỹ và nước Cộng hòa Hồi giáo giàu có và hùng mạnh nầy đang trong thời nhìn nhau khó nói nên lời!

Lâu nay TT Vladimir Putin giúp chế độ độc tài của Tổng thống Syria là al-Assad bằng cách mượn cớ dội bom chống khủng bố Hồi giáo ISIS; nhưng thật ra chỉ dội bom tiêu diệt các lực lượng dân quân Tự do chống al-Assad và chống ISIS do Mỹ huấn luyện và tài trợ nên Mỹ đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo Nga về vấn đề nầy.

TT Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (trái) và TT Mỹ Obama
hết rồi thời yêu nhau sớ môi nựng má?
Các tin tức và bằng chứng tình báo đưa ra khi Nga tố TT Erdogan bán xăng dầu và vũ khí cho ISIS; thì ngược lại Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tố cáo ISIS mua xăng dầu và vũ khí của Nga thông qua chế độ al-Assad.. Và như vậy cho thấy cả Nga lẫn Thổ Nhĩ Kỳ đều liên kết với ISIS để kinh doanh và tạo quyền lực tại Trung Đông và vùng bắc Âu.Hiện nay Hoa Kỳ và Liên Âu đang tiêu diệt ISIS và lấy lại gần 2/3 lãnh thổ của ISIS tại Syria và Iraq thì sẽ làm cho Nga và Thổ Nhĩ Kỳ mất đi bạn hàng quan trọng. Ngoại trưởng Nga và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp nhau thương thuyết các điều kiện hợp tác trước đó ít lâu rồi mới xảy ra vụ đảo chánh hụt theo tiết lộ của báo The National Interest (http://nationalinterest.org/feature/putin-may-be-turkeys-new-buddy-after-the-failed-coup-17037)

Hoa Kỳ là một nước hùng mạnh, nhưng chế độ tự do không kiểm soát được của Mỹ khiến hai đảng Dân chủ và Cộng hòa kình chống nhau làm cho đất nước gần như tả tơi và mất hết sức mạnh để chống đỡ các mặt trận từ bên ngoài. 8 năm cầm quyền của TT Barack Obama đã đưa nước Mỹ trở lại vị thế siêu cường; nhưng trong nội địa thì đảng Cộng Hòa luôn tìm cách phá cho hôi.. như những vụ đóng cửa chính phủ..Vì thế dù bị Nga hay Trung Quốc chèn ép, hù dọa trên Biển Đông; nhưng Hoa Kỳ sẽ không có quyết tâm chung để chống lại vì Quốc Hội do Cộng Hòa nắm sẽ không bao giờ cho phép Tổng thống Barack Obama hành động gì. Hơn thế nữa Hoa Kỳ đang giai đoạn tranh cử.. Bên nào đắc cử sẽ còn cả vài năm mới kiện toàn sức mạnh để đối đầu được áp lực tranh chấp quyền lực và thị trường do Nga và Trung Quốc tấn công!

TT Erdogan kết án Giáo sĩ Fethullah Gulen thân Mỹ hiện tỵ nạn tại Hoa Kỳ là kẻ tổ chức 
đảo chánh quân sự đên Thứ Sáu 15/7/2016 để lấy cớ thay đổi chế độ chống lại Mỹ
Chính vì sự khó khăn bị bó tay của Mỹ nên TT Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi chính sách và chiến lược sẽ tìm cách cầu kết với Nga để tạo quyền lực thâu tóm thế giới Hồi giáo. TT Erdogan lấy cớ đảo chánh hụt để dẹp bỏ tất cả guồng máy tư pháp, luật pháp, giáo dục, Cảnh sát thuộc chính quyền "thế tục" để lập ra chế độ Hồi giáo chuyên chính, xây dựng một chế độ độc tài theo Luật Hồi giáo khắt khe. Luật nầy xem những người theo Thiên Chúa giáo dú là Công giáo, Tin Lành, Tin lành Thệ Phản, Orthodox (Chánh thống giáo của Nga) đều là những tôn giáo tin thờ Chúa sẽ là kẻ thù số một của Hồi giáo quá khích nên cần phải tiêu diệt. Nga muốn vào liê minh nầy thì buộc TT Vladimir Putin phải ra luật mới là cấm người theo đạo Thiên Chúa không còn tự do tín ngưỡng, tự do hành đạo hay bày tỏ niền tin nữa vì Luật pháp Nga kể từ hôm nay xem Thiên Chúa giáo như là khủng bố! 

Với luật mới nầy, Nga sẽ vào liên minh với Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq, Syria, Yemen và có thể các quốc gia Hồi giáo Vùng Vịnh lập một linh minh với Khủng bố ISIS và các tổ chức khủng bố khác. TT Nga Vladimir Putin hôm nay ban hành luật xem người theo đâo Thiên Chúa như là khủng bố tức là một tuyên chiến với Vatican và các nước Phương Tay, kể cả Hoa Kỳ. 


No comments:

Post a Comment