Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 31 October 2016

TIN QUỐC TẾ = HỒ TRƯỜNG AN = TIẾNG VIỆT NÔM XƯA

THÔNGTIN & BÌNH LUẬN




Nhật sẽ tham gia chương trình tự do hàng hải của Mỹ tại biển Đông

Việt Hà, phóng viên RFA
2015-11-19
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg10218543
Đô đốc Hải quân Mỹ, Giám đốc Điều hành Naval John Richardson (trái) bắt tay với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trước cuộc đàm phán tại văn phòng của ông Abe tại Tokyo ngày 15 tháng 10 năm 2015
AFP photo

Việt Hà phỏng vấn ông Tetsuo Kotani, chuyên gia cao cấp về an ninh biển thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Nhật bản về vai trò của Nhật ở biển Đông. Trước hết ông Kotani nhận xét về kết quả hội nghị các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN và đối tác vừa diễn ra ở Malaysia vừa qua:
Tôi không có gì ngạc nhiên lắm khi hội nghị quốc phòng ASEAN với các đối tác không đưa ra được tuyên bố chung. Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đối với các nước thành viên ASEAN. Mặt khác ASEAN luôn cố gắng cân bằng trong quan hệ với các cường quốc ở châu Á. Hoa Kỳ mới chỉ bắt đầu thực hiện chương trình tự do hàng hải ở châu Á và sẽ mất vài năm cho Hoa Kỳ để có thể gây ảnh hưởng lên vấn đề này….Tất nhiên tôi thất vọng, nhưng tôi đã nghĩ là ADMM sẽ không ra được thông báo nào cho nên điều này cũng bình thường.
Việt Hà: Ông nghĩ vấn đề này sẽ được các nước đề cập ra sao tại thượng đỉnh Đông Á sắp tới?
Tetsuo Kotani: Tôi không nghĩ thượng đỉnh Đông Á cũng đạt được tiến bộ nào trong vấn đề này. Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước khác sẽ đề cập đến vấn đề tự do hàng hải trong khi Trung Quốc tiếp tục nói nước này có chủ quyền ở biển Đông. Cho nên lập trường của hai bên là đối lập. Nhưng lần này có khác các cuộc gặp trước là bởi vì đây là cuộc gặp cấp cao nhất của nhiều nước không phải là cuộc gặp của những lãnh đạo ASEAN không thôi. Cho nên đây sẽ là cơ hội cho lãnh đạo các nước trong khu vực thảo luận về vấn đề này. Điều này làm cho thượng đỉnh Đông Á quan trọng nhưng tôi không nghĩ sẽ có tiến bộ gì đáng kể.
Việt Hà: Việc Trung Quốc cho xây dựng các đảo nhân tạo ở biển Đông mà nhiều nước lo ngại là để thực hiện việc quân sự hóa khu vực này đã tạo ra mối đe dọa thế nào với Nhật?
Tetsuo Kotani: Tôi không dùng từ đe dọa mà gọi là lo ngại đối với Nhật Bản. Những hoạt động của Trung Quốc tại biển Đông là mối lo ngại lớn đối với Nhật. Nhưng tôi chưa coi đó là những mối đe dọa với Nhật. Những hoạt động gần đây của Trung Quốc tại biển Đông, đặc biệt là việc xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc làm Nhật Bản rất lo ngại. Việc xây dựng các đảo này thiếu những cơ sở pháp lý ở vùng biển quốc tế làm phương hại đến tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế.
Nhật Bản rất lo ngại việc sử dụng những đảo nhân tạo này vào mục đích quân sự. Khi Trung Quốc gia tăng khả năng chiến lược của nước này tại biển Đông thì điều này sẽ có ảnh hưởng về mặt quân sự lên an ninh của Nhật Bản. Đó là mối quan ngại cơ bản của Nhật vào lúc này. Tôi không nghĩ là những đảo nhân tạo đó sẽ làm thay đổi một cách nhanh chóng và mạnh mẽ sự cân bằng quân sự ở Đông Á. Ngay cả sau khi Trung Quốc hoàn tất việc xây dựng những đảo này và quân sự hóa chúng thì Nhật bản và Hoa Kỳ vẫn có vị thế về quân sự tốt hơn trong khu vực. Nhưng rõ ràng là khả năng quân sự của Trung Quốc sẽ được cải thiện qua các đảo này. Trong trường hợp đó thì tất nhiên Nhật Bản phải lo ngại.
Việt Hà: Trong một phân tích mới đây về Trung Quốc, ông có viết rằng chiến lược biển mà Trung Quốc sử dụng ở khu vực là chiến lược phòng ngự. Liệu đến lúc nào thì Trung Quốc sẽ chuyển từ chiến lược phòng ngự sang chủ động tấn công?
Tetsuo Kotani: Các hành động của Trung Quốc là theo kiểu phòng ngự một cách chiến lược, nhưng trên thực tế đôi khi họ lại có hành động gây hấn, hung hăng. Nhìn chung thì cân bằng về quân sự hiện tại vẫn nghiêng về phía Mỹ và Nhật. Trung Quốc biết điều này nên họ không tìm cách thách thức mối liên minh Nhật Mỹ ở mức chiến lược ở mức độ lớn. Nhưng dưới mức đó thì đôi khi họ hung hăng. Phân tích quân sự của Nhật gọi đó là vùng xám giữa thời chiến tranh và hòa bình. Trung Quốc không thực hiện những cuộc tấn công quân sự nhắm vào các nước láng giềng nhưng họ dùng kiểu chiến tranh của họ xâm chiếm dần chủ quyền của các nước khác. Đó là vấn đề lớn trong khu vực. Hiện tại Mỹ và Nhật đang thảo luận để tìm ra cách ứng phó với cái gọi là vùng xám  của Trung Quốc nhưng vẫn chưa đạt được kết luận cuối cùng.
Việt Hà: Liên quan đến hợp tác giữa Mỹ và Nhật trong vấn đề biển Đông. Một số đánh giá cho rằng Mỹ đã hơi chậm và làm chưa đủ, trong khi dư luận ở Nhật không hoàn toàn ủng hộ chiến lược can thiệp ra bên ngoài của Thủ tướng Nhật. Ông có đánh giá thế nào về tương lai hợp tác giữa hai nước trong việc đối phó với Trung Quốc trong khu vực?
Tetsuo Kotani: Khi quốc hội Nhật thảo luận về dự luật an ninh mới, đã có những cuộc biểu tình phản đối diễn ra ở Nhật. Nhưng khi quốc hội Nhật thông qua dự luật này thì sự chống đối đã giảm và tỷ lệ người ủng hộ Thủ tướng Nhật cũng đã hồi phục trở lại. Cho nên bây giờ người Nhật đã chấp nhận luật an ninh mới của Nhật. Theo luật mới và hướng dẫn hợp tác quốc phòng Nhật Mỹ, biển Đông được coi là một trong những điểm chính trong hợp tác hai nước. tôi nghĩ vào lúc này Nhật Bản bị giới  hạn trong khả năng tham gia vào vấn đề biển đông nhưng trong tương lai gần Nhật Bản sẽ cho thấy lá cờ của Nhật ở biển Đông, có thể là Nhật sẽ phối hợp các  hoạt động tập trận. Trong tương lai xa, Nhật Bản có thể cung cấp các thiết bị quân sự để Nhật bản có thể thực hiện tuần tra trên biển Đông. Trong vài năm tới, Nhật Bản có thể tham gia tuần tra với Mỹ ở biển Đông một khi Nhật bản  có đủ năng lực đặc biệt là máy bay tuần tra.
Việt Hà: Trong hội nghị quốc phòng ASEAN cộng vừa qua, bất chấp sức ép từ Nhật bản và Mỹ, các nước đã không đưa ra được tuyên bố chung do chịu sức ép từ Trung Quốc. Điều này nói lên ảnh hưởng của Trung Quốc lên các nước ASEAN. Theo ông liệu Nhật Bản có thể phải xem xét lại cách tiếp cận tạo ảnh hưởng của mình với ASEAN trong tương lai không?
Tetsuo Kotani: Cách tiếp cận ASEAN giữa Nhật và Trung Quốc là khác nhau. Trung Quốc cố gắng có ảnh hưởng lớn tới từng nước thành viên ASEAN. Nhật Bản thì khác. Nhật tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN và sáng kiến ASEAN, mặc dù Nhật bản sẽ tiếp tục kêu gọi giải pháp dựa vào luật quốc tế, chúng tôi không cố gắng làm gia tăng ảnh hưởng của mình lên từng nước, chúng tôi cố gắng làm việc với từng nước. Cách tiếp cận này cần nhiều năm để có thể thuyết phục từng nước ở ASEAN về tự do hàng hải, nhưng Nhật Bản sẽ tiếp tục chiến lược này khác với Trung Quốc.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

ASEAN cần mạnh mẽ hơn với TQ trong vấn đề biển Đông

Việt Hà, phóng viên RFA
2015-11-18
000_Hkg9812263.jpg
Đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014.
AFP PHOTO
Tình hình căng thẳng ở biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN thời gian gần đây lại tiếp tục lên cao sau khi Trung Quốc cho tiến hành xây dựng một loạt đảo nhân tạo. Để đáp trả lại hành động này từ Trung Quốc, Hoa Kỳ mới đây đã bắt đầu thực hiện chương trình tự do hàng hải, theo đó Hoa Kỳ điều tàu tuần tra đến khu vực biển Đông, thách thức khu vực 12 hải lý quanh các đảo Trung Quốc xây dựng. Những diễn biến này sẽ được đề cập ra sao tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á sắp tới tại Malaysia. Các cường quốc tham gia thượng đỉnh như Mỹ, Nhật Bản, Australia sẽ có phản ứng thế nào và họ nhìn nhận thách thức từ Trung Quốc trong tương lai ra sao?

Tại sao không chỉ đích danh TQ?

Việt Hà có cuộc trao đổi cùng chuyên gia cao cấp về Trung Quốc thuộc Viện Chiến Lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington DC, bà Bonnie Glaser về vai trò của Mỹ và các nước ASEAN. Trước hết nói về vấn đề căng thẳng ở biển Đông tại hội nghị Đông Á sắp tới, bà Bonnie Glaser cho biết:
Có nhiều nước là thành viên của thượng đỉnh Đông Á và rất khó để khiến họ có thể có chung một tiếng nói. Do vậy đây là mẫu số chung cho kết quả mà chúng ta thấy.
-Bà Bonnie Glaser
Bonnie Glaser: Tôi nghĩ vấn đề biển Đông đã được nói đến trong khoảng 5 năm trở lại đây tại thượng đỉnh Đông Á. Đã có những thảo luận bởi một số nước. Tôi nghĩ vấn đề này có thể sẽ được đề cập trong tuyên bố chung. Tôi trông đợi là tuyên bố chung có nhắc tới Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS), tới hợp tác để giảm căng thẳng, nhưng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu không thấy có nhắc đến những đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng hoặc bất cứ điều gì dẫn đến việc chỉ đích danh Trung Quốc. Tôi nghĩ là họ sẽ nói tới việc giảm căng thẳng, tuân thủ luật quốc tế. Vào năm ngoái thượng đỉnh cũng nhắc tới tự do hàng hải và thương mại thông thương. Theo tôi thì ngôn ngữ này sẽ được nhắc lại trong thượng đỉnh lần này.
Việt Hà: Bà và nhiều chuyên gia cũng đã từng nói là sẽ không ngạc nhiên nếu các tuyên bố chung không đề cập đến Trung Quốc. Tại sao các nước không thể chỉ đích danh Trung Quốc?
Bonnie Glaser: Tôi nghĩ nhiều nước có những cái nhìn khác nhau về vấn đề này. Trung Quốc cũng là thành viên của thượng đỉnh Đông Á, có một số nước cho rằng việc giải quyết căng thẳng ở biển Đông bằng ngoại giao im lặng là tốt hơn cả, thay vì gọi tên Trung Quốc trên giấy tờ. Có nhiều nước là thành viên của thượng đỉnh Đông Á và rất khó để khiến họ có thể có chung một tiếng nói. Do vậy đây là mẫu số chung cho kết quả mà chúng ta thấy.
Việt Hà: Bà có nghĩ là lãnh đạo các nước sẽ có một cách tiếp cận nào mới với Trung Quốc tại thượng đỉnh này không?
Bonnie Glaser: Vấn đề ở biển Đông rất phức tạp và nó không thể giải quyết bởi một thượng đỉnh Đông Á. Điều xảy ra ở thượng đỉnh phải là một chiến lược toàn bộ nơi mà các nước có cùng quan điểm cố gắng tìm cách gây ảnh hưởng đến thái độ của Trung Quốc. Cho đến lúc này tôi thấy là Trung Quốc không mất gì nhiều khi họ đơn phương thay đổi hiện trạng một cách liên tục nhằm có lợi cho mình. Nhưng thực tế là rất khó để có thể làm tăng những chi phí tổn thất cho Trung Quốc, và đó là điều mà tôi nghĩ Hoa Kỳ cùng một số nước đang cố gắng thực hiện, tức là chỉ ra những hậu quả mà Trung Quốc phải gánh chịu đối với các hành động của họ. Tuy nhiên, vẫn có sự không sẵn sàng của ASEAN và thậm chí nhiều thành viên của nhóm trong việc cho Trung Quốc gánh những hậu quả do hành động của mình. Cho nên vấn đề này rất khó để đề cập đến. Nó cần phải có nỗ lực của rất nhiều nước. Hoa Kỳ không thể làm một mình. Nó phải có sự kết hợp của những biện pháp kinh tế, ngoại giao và quân sự được sử dụng đồng bộ để có thể làm thay đổi những tính toán của Trung Quốc. Tôi nghĩ thượng Đông Á đưa ra một thông cáo chung là một việc có thể làm nhưng cuối cùng đó không phải là biện pháp duy nhất mà còn cần phải làm nhiều hơn nữa.


bonnie_glaser_csis-400.jpg


Bà Bonnie Glaser, chuyên gia cao cấp về Trung Quốc thuộc Viện Chiến Lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington DC, ảnh minh họa chụp trước đây. Photo courtesy of CSIS.
Việt Hà: Các nước trong khu vực trông đợi vào vai trò đi đầu của Mỹ trong khu vực. Với việc Mỹ gửi tàu chiến đến khu vực 12 hải lý quanh một số đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng được một số chuyên gia đánh giá là tích cực nhưng vẫn có nhận định cho rằng chưa đủ mạnh. Theo bà Hoa Kỳ còn cần phải làm gì để có thuyết phục các nước tham gia tạo sức ép lên Trung Quốc?
Bonnie Glaser: Việt Nam là một ví dụ điển hình khi nước này im lặng ủng hộ việc Mỹ thực hiện chương trình tự do hàng hải ở khu vực 12 hải lý quanh những bãi đá ngầm mà Trung Quốc cho xây dựng thành đảo nhân tạo. Nhưng về mặt công khai thì Việt Nam gần như không nói gì. Việt Nam chỉ nói là các nước phải tuân thủ luật quốc tế. Việt nam không đưa vấn đề ra tòa quốc tế theo UNCLOS như Philippines đã làm. Như các nước khác, Việt Nam muốn có lợi về mặt kinh tế trong quan hệ với Trung Quốc trong khi hy vọng là sẽ dựa vào các nước như Mỹ, Nhật hay các nước khác tạo áp lực lên Trung Quốc. Nhưng thành thực mà nói các nước có đòi hỏi về chủ quyền như Việt Nam cần phải làm hơn nữa. Hoa Kỳ không thể một mình làm hết. Nhật BẢn thì còn bị phân tâm bởi sức ép của Trung Quốc ở biển Hoa Đông nên những gì mà họ có thể làm ở biển Đông là rất giới hạn. Hiện tại chúng ta vẫn còn phải chờ xem là liệu Úc có thể tham gia nhiều hơn vào vấn đề biển Đông hay không. Họ có thể đơn phương thực hiện việc tuần tra trên biển cho mục đích tự do hàng hải nhưng chúng ta vẫn chưa thể biết được. Cho nên theo tôi, về mặt kinh tế, ngoại giao và quân sự, các nước cần phải tích cực hơn , nhất là các nước có đòi hỏi về chủ quyền.

Lý do kinh tế?

Việt Hà: Cũng có nhận định cho rằng vì mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc mà những sức ép từ Mỹ lên Trung Quốc chưa đủ mạnh vì nếu không thì sẽ không có lợi cho Mỹ. Việc Mỹ thực hiện chương trình tự do hàng hải trên biển Đông mới đây cũng là hơi chậm và chưa đủ. Bà có nhận xét gì về điều này?
Một số nước muốn Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc, đưa nền kinh tế của Mỹ vào những rủi ro nhưng chính họ lại không muốn kinh tế nước họ gặp rủi ro.
-Bà Bonnie Galser
Bonnie Galser: Tôi đã nghe một số người ở Việt Nam và một số nước khác nói vậy nhưng tôi không hiểu họ mong Mỹ làm gì thêm nữa. Đây là một ví dụ về một số nước muốn Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc, đưa nền kinh tế của Mỹ vào những rủi ro nhưng chính họ lại không muốn kinh tế nước họ gặp rủi ro. Hoa Kỳ được trông đợi là phải tham gia, phất một chiếc đũa thần còn những nước khác chỉ đi nhờ. Điều này hoàn toàn không thực tế. Tôi nghĩ là họ cũng phải tham gia cuộc chơi. Đây là vấn đề mà một mình nước Mỹ không thể tự giải quyết và tôi nghĩ là Mỹ đang cố gắng làm những gì có thể trong khi vẫn duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, gây sức ép lên Trung Quốc để khiến họ xem xét lại cách tiếp cận của họ để điều tiết những căng thẳng liên quan đến tranh chấp về chủ quyền trong khu vực. Tôi cũng nghĩ là Hoa Kỳ đã nên thực hiện chương trình tự do hàng hải của mình sớm hơn nhưng tôi không nghĩ là 6 hay 8 tháng chậm hơn có thể là một nhân tố chính quyết định việc Mỹ có thành công trong việc khiến Trung Quốc thay đổi những tính toán của mình. Vẫn còn những nhân tố khác cũng quan trọng. Một lần nữa phải nói là thái độ của những nước đòi chủ quyền trong khu vực rất quan trọng.
Việt Hà: Với những diễn biến gần đây ở biển Đông, bà có đánh giá thế nào về triển vọng giải quyết tranh chấp trong khu vực?
Bonnie Glaser: Tôi nghĩ có thể là chúng ta đang ở một bước ngoặt. Sự kết hợp của vụ kiện mà Philippines đưa lên tòa trọng tài quốc tế theo UNCLOS và chương trình tự do hàng hải của Mỹ, theo tôi là một sự khởi đầu của một chiến lược hiệu quả hơn nhưng tôi không nghĩ là chúng ta sẽ có chiến tranh. Tôi không nghĩ là sẽ có những xung đột quân sự. Theo tôi câu hỏi lớn vào lúc này là liệu Trung Quốc có thể bị thuyết phục rằng cách mà họ đang làm nhằm giành quyền kiểm soát đối với các đảo, vùng biển và có thể là vùng trời ở khu vực biển Đông về lâu dài là không có lợi cho họ nếu so với những rủi ro mà họ có thể có trong quan hệ với các nước láng giềng. Nếu những nước láng giềng có thể khiến Trung Quốc lựa chọn giữa sử dụng vũ lực tại biển Đông và mối quan hệ tốt với láng giềng thì tôi sẽ lạc quan hơn. Nhưng vào lúc này tương lai vẫn chưa rõ ràng là lựa chọn nào Trung Quốc sẽ có.
Việt Hà: Xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.


Tổng thống Mỹ kêu gọi ngưng quân sự hóa biển Đông

Tổng thống Mỹ Barack Obama chụp ảnh với các nhà lãnh đạo ASEAN ở Kuala Lumpur, Singapore, hôm 21/11.
Tổng thống Mỹ Barack Obama chụp ảnh với các nhà lãnh đạo ASEAN ở Kuala Lumpur, Singapore, hôm 21/11.
Hoa Kỳ đã củng cố các quan hệ với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tổng thống Barack Obama nói tổ chức này nên đóng một vai trò lãnh đạo tại vùng này trong những năm tới.
Ngày thứ Bảy, tại Kuala Lumpur, Tổng thống Obama nói: “Tôi đã tiến hành hợp tác sâu rộng hơn với ASEAN vì một tổ chức ASEAN hợp nhất và hữu hiệu tại trung tâm châu Á là một lực lượng của ổn định, thịnh vượng và hòa bình.”
Trong một thông cáo chung, các nhà lãnh đạo Tòa Bạch Ốc và ASEAN nói họ đã “nâng cao” các mối quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ với một mục đích chung là thành lập một vùng châu Á-Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng.
Tổng thống Obama nói ASEAN đóng một vai trò then chốt trong việc tiến đến một “trật tự căn cứ trên luật pháp” tại châu Á-Thái Bình Dương và đối tác mới giữa Hoa Kỳ và ASEAN sẽ hướng dẫn các mối liên hệ giữa các bên trong “những thập niên tới.”
Ông khuyến khích kế hoạch của ASEAN thiết lập một bộ qui tắc ứng xử quốc tế tại Biển Đông, chủ thể của những tranh chấp trên biển trong những tháng qua liên hệ đến Trung Quốc và các nước khác trong vùng.
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đã thảo luận về một bộ qui tắc ứng xử với Trung Quốc cách đây hơn một thập niên, nhưng chưa bao giờ có tính cách ràng buộc đối với các bên liên hệ. Kế hoạch mới được loan báo của ASEAN sẽ xây dựng luật quốc tế và những chuẩn mực cho việc giải quyết hòa bình những tranh chấp trong đó có vấn đề tự do hàng hải và tự do hàng không tại biển Đông.
Tòa Bạch Ốc đã nhiều lần nói là thiết lập một “trật tự căn cứ trên luật pháp” đối với Biển Đông, nơi có một số lượng lớn hàng hóa qua lại tại vùng này, là thiết yếu đối với an ninh vùng và thịnh vượng kinh tế, cả hai đều là cốt lõi trong chính sách của Hoa Kỳ về châu Á - Thái Bình Dương.
Việc tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã gây nên căng thẳng với các nước quanh vùng biển này.
Bắc Kinh đã thực hiện nhiều dự án nạo vét tại 7 bãi đá đang tranh chấp trong gần hai năm nay, xây dựng những đảo nhân tạo nhỏ. Hai trong những đảo mới thành lập có đường bay và bến cảng để các máy bay quân sự và chiến hạm có thể sử dụng được.
Các nước láng giềng nghi ngờ về ý định của Bắc Kinh. Tổng thống Obama nói: “Vì sự ổn định trong vùng, các bên đòi chủ quyền phải ngưng việc lấy đất lấn biển, xây dựng mới, và quân sự hóa các khu vực tranh chấp".
Trước đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ hy vọng về “việc sớm chấp thuận một bộ qui tắc ứng xử căn cứ trên đồng thuận” và kêu gọi các bên liên hệ trong cuộc tranh chấp Biển Đông tôn trọng những hướng dẫn được thi hành.
Về Đối tác Chiến lược châu Á-Hoa Kỳ mới, Tòa Bạch Ốc phát họa 5 lãnh vực cam kết ưu tiên. Những lãnh vực này bao gồm tăng cường hợp tác kinh tế, mở rộng hợp tác trên biển, cùng nhau làm việc về những vấn đề xuyên quốc gia như khủng bố, an ninh mạng và biến đổi khí hậu cũng như bồi dưỡng các nhà lãnh đạo đang nổi lên và tạo cơ hội cho phụ nữ.
 http://www.voatiengviet.com/content/ong-thong-hoa-ky-keu-goi-ngung-quan-su-hoa-bien-dong/3068323.html

Tổng thống Barack Obama nói các nước nên ngưng cải tạo đảo và quân sự hóa tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
"Vì ổn định khu vực, các nước tuyên bố chủ quyền nên ngưng cải tạo, xây dựng và quân sự hóa khu vực có tranh chấp," Tổng thống Hoa Kỳ nói tại phiên họp giữa ông và các nhà lãnh đạo 10 nước Asean.
Ông Obama nói ông khuyến nghị Asean làm việc nhằm đưa ra một bộ qui tắc ứng xử tại Biển Đông bao gồm giải quyết các tranh chấp, việc tự do đi lại và tự do bay tại khu vực có tranh chấp một cách hòa bình.
Trung Quốc trước đó nói họ không muốn chủ đề Biển Đông là trọng tâm của các cuộc họp tại Kuala Lumpur.
Reuters đưa tin Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chưa bình luận gì về chủ đề này.
Tổng thống Barack Obama trước đó kêu gọi Trung Quốc ngưng cơi nới và xây thêm đảo nhân tạo tại Biển Đông khi ở Manila dư hội nghị Thượng đỉnh Apec.
Tại đây nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng nói rằng ông mong muốn làm việc với tất cả các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông để giải quyết bất đồng.
Trong khi ông Obama có cuộc họp song phương bên lề với giới lãnh đạo các nước có quan tâm tới chủ đề Biển Đông trong đó có Nhật Bản và Philippines thì nhà lãnh đạo Hoa Kỳ dường như đã không có cuộc gặp nào với Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Philippines và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Malaysia.
"Việc Obama không đến Hà Nội trong dịp kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập bang giao cũng như sự lạnh nhạt bên lề của các hội nghị ở Philippines và Malaysia là thông điệp mạnh mẽ nhất được gửi đến Bộ Chính trị. Đã đến lúc Hà Nội chọn bạn mà chơi," luật sư Vũ Đức Khanh, nhà quan sát chính trị Việt Nam, từ Canada bình luận trên Facebook cá nhân.
Vào giai đoạn cao điểm của căng thẳng Việt Trung do vụ giàn khoan 981, Thủ tướng Dũng từng mô tả về điều ông gọi là "tình hữu nghị viển vông" giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Tuy nhiên trả lời đại biểu quốc hội gần đây Thủ tướng Dũng khẳng định "Chúng ta chân thành, làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển với Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực."
Thủ tướng Dũng cũng khẳng định "Đồng thời, kiên quyết đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo, lợi ích quốc gia theo đúng chủ trương, nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước ta cũng như Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, các cam kết khu vực."
Bộ Ngoại giao Việt Nam gần đây có tuyên bố chính thức phản bác lời nói của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore liên quan chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.




Hôm 7/11, một ngày sau khi rời Việt Nam, phát biểu ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại.
"Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ chứng cứ pháp lý và cơ sở về chủ quyền không tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
"Chúng tôi yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; không có những lời nói và hành động làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông; đồng thời đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới",người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói vào ngày 12/11.
Trong một thông cáo ngày 17/11, Nhà Trắng cho biết “tăng cường năng lực an ninh hàng hải của các đồng minh và đối tác” nhằm mục đích “đáp trả với những nguy cơ” trên vùng biển ngoài khơi của các nước này và đảm bảo an ninh hàng hải cho cả vùng.
Hoa Kỳ nêu rõ những hợp tác hàng hải với Việt Nam trong thông cáo này, gồm các điểm:
"Tăng hỗ trợ chương trình hàng hải cho Việt Nam lên 19,6 triệu USD trong năm tài khóa 2015 để hỗ trợ phát triển năng lực hàng hải của Đông Nam Á, và có thể mở rộng tài trợ lên đến 20,5 triệu USD trong năm 2016.
"Chúng ta đang giúp Việt Nam phát triển mạnh hơn tình báo hàng hải, giám sát, trinh sát (ISR), chỉ huy và kiểm soát trong nội bộ các cơ quan chấp pháp trên biển của Việt Nam.
Gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương trên biển để lực lượng hàng hải Việt Nam phát triển, và ủng hộ các hoạt động hợp tác với các lực lượng khác trong khu vực.Hai bên mở rộng huấn luyện và tập trận, tập trung vào cứu trợ thiên tai và hỗ trợ nhân đạo."
 http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/11/151122_obama_asean_scs
mediaKhu trục hạm USS Lassen.Reuters
Theo hãng tin Reuters, hôm qua 20/11/2015, một sĩ quan hải quân Mỹ cho biết, hải quân Hoa Kỳ sẽ thực hiện một chuyến tuần tra nữa trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo được Trung Quốc bồi đắp tại Biển Đông.
Quan chức hải quân Mỹ trên cho biết chuyến tuần tra sắp tới trong quần đảo Trường Sa dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 12.
Tháng trước, khu trục hạm mang tên lửa USS Lassen  đã tuần tra áp sát các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Động thái của Hoa Kỳ nhằm khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải trong vùng biển quốc tế và phủ nhận chủ quyền đối với các đảo mà Trung Quốc chiếm giữ và bồi đắp đã khiến Bắc Kinh nổi giận, tuy ở mức độ khá kiềm chế.
Trong tháng này, một quan chức khác của hải quân Mỹ đã thông báo dự kiến sẽ có 2 hoặc nhiều chuyến tuần tra trong vùng Biển Đông. Tuần trước, Mỹ đã đưa hai máy bay ném bom chiến lược B-52 bay vào vùng gần với các đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm giữ.
Cũng trong ngày hôm qua, tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố tranh chấp chủ quyền Biển Đông sẽ phải là chủ đề trọng yếu trong các cuộc họp thượng đỉnh diễn ra tại Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, cuối tuần này.
Trong một thông cáo đăng trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 19/11/2015, Đô đốc hải quân Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli) tuyên bố, Trung Quốc đã « hết sức kiềm chế » trước các hành động khiêu khích của Mỹ trên Biển Đông, đồng thời ông cảnh báo lực lượng hải quân sẵn sàng đáp trả những hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc.
Trong khi đó bên lề hội nghị APEC, trong cuộc gặp tổng thống Mỹ Obama tại Manila hôm thứ Năm (19/11), Thủ tướng Shinzo Abe cho biết Tokyo đang xem xét khả năng đưa lực lượng Phòng vệ Nhật tuần tra trong vùng Biển Đông để bảo đảm an ninh hàng hải quốc tế.








Tổng thống Obama thách thức Trung Quốc ở Đông Nam Á


mediaNgười dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc về tranh chấp biển đảo tại Biển Đông, Manila, ngày 12/11/2015.REUTERS/Ezra Acayan
Bằng những lời lẽ rắn chắc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trấn an các đồng minh Philippines và Malaysia. Giống như Việt Nam, những nước này đang lo ngại trước tham vọng bành trướng biển đảo của Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông.
Trên chiến hạm Gregorio del Pilar của Philippines, trước thuộc hải quân Hoa Kỳ, Tổng thống Obama phát biểu : « Chúng tôi có một thỏa thuận, một cam kết quốc phòng vững chắc với Philippines. Các bạn có thể tin chúng tôi ».
Theo phóng viên của báo Le Figaro tại Thượng Hải, đây là một kịch bản được cố ý giàn dựng chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Mỹ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn kinh tế APEC, một mặt, nhằm khẳng định quyết tâm của Washington trước sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông ; mặt khác, nhằm động viên các đồng minh của Mỹ vững tâm tin vào Washington trong khi Trung Quốc không ngừng bồi đắp các đảo nhân tạo để đòi chủ quyền trong khu vực.
Để bảo vệ "quyền tự do hàng hải" và "an ninh" của vùng Biển Đông, ngoài những lời phát biểu, Tổng thống Mỹ còn đưa ra nhiều hành động, mà gần đây nhất là khoản chi 259 triệu đô la để hiện đại hóa hải quân của các nước đồng minh trong khu vực.
Trước đó, vào tháng 10/2015, với lý do tự do hàng hải, khu trục hạm USS Lassen đã đi vào bên trong vùng 12 hải lý của Đá Xubi (Subi Reef) khiến Bắc Kinh nổi giận. Trung Quốc liên tục bồi đắp bãi đá đang có tranh chấp với Philippines thành một hòn đảo dài 3 km với một phi đạo trên đảo. Tiếp theo là một đợt bay tuần tra của chiến đấu cơ B-52. Chiến lược của người đứng đầu Nhà Trắng là tập trung lực lượng quân sự của Mỹ trên khu vực Thái Bình Dương và để kiềm chế Trung Quốc. Giáo sư Chu Phong (Zhu Feng), thuộc đại học Nam Kinh, đánh giá : « Đây là sự thị uy lực lượng nhắm vào Bắc Kinh. Tự do hàng hải chỉ là cái cớ ».
Sau hàng loạt hành động mạnh tay, Tổng thống Mỹ mở chiến dịch tấn công ngoại giao vào tuần này trong khuôn khổ chuyến công du của ông tại Đông Nam Á, kết thúc hôm nay tại Kuala Lumpur nhân hội nghị Thượng đỉnh ASEAN. Từ Malaysia, một nước cũng có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, một lần nữa, ông Obama kêu gọi Bắc Kinh "chấm dứt" việc xây đảo nhân tạo.
Thế nhưng, những nỗ lực ngoại giao này có vẻ đơn độc vì theo yêu cầu của Bắc Kinh, Diễn đàn APEC không đề cập đến chủ đề nhức nhối này. Bản dự thảo thông cáo chung thượng đỉnh ASEAN với sự tham dự của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng sẽ không nêu lên tranh chấp biển đảo.
Từ vài tuần nay, ngành ngoại giao Trung Quốc đã tung ra chiến dịch "quyến rũ" để trấn an các nước láng giềng ngày càng lo ngại trước những khẳng định chủ quyền lãnh thổ dựa vào các hoạt động bồi đắp đảo nhân đạo. Chủ tịch Tập Cận Bình cố mang lại hình ảnh một Trung Quốc hòa giải trong chuyến công du Việt Nam vào đầu tháng 11, trước khi bắt tay với Đài Loan trong cuộc hội ngộ lịch sử tại Singapore.
Tại thủ đô Manila, người đứng đầu Trung Quốc nở nụ cười thân thiện và thêm vài câu bông đùa khi bắt tay với Tổng thống nước chủ nhà thượng đỉnh APEC Benigno Aquino. Manila vừa ghi một điểm trước Bắc Kinh, sau khi Tòa Trọng tài La Haye tuyên bố có đủ thẩm quyền để xem xét những đòi hỏi chủ quyền của Philippines tại quần đảo Trường Sa (Spratlys).
Vừa nở nụ cười tươi, vừa đưa ra những lời đe dọa, Trung Quốc biết cách lợi dụng những bất đồng sâu sắc giữa các quốc gia thành viên khối ASEAN. Trước thềm hội nghị Apec, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuyên bố : « Trung Quốc có quyền và khả năng » chiếm lại những hòn đảo bị các nước khác chiếm dụng bất hợp pháp, nhưng « chúng tôi đã không làm như vậy. Chúng tôi đã tỏ ra kiềm chế để bảo vệ hòa bình và ổn định ».
Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong khu vực đang được các nước theo dõi chặt chẽ, như một dấu hiệu về tương quan lực lượng giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới trước vấn đề ưu thế trong khu vực. Giáo sư Chu Phong (Zhu Feng) kết luận : « Cả Bắc Kinh lẫn Washington đều không muốn đối đầu. Nhưng Trung Quốc sẽ không lùi bước. Như vậy, nguy cơ đối đầu sẽ nghiêm trọng hơn. Và điều này đáng lo ngại cho tương lai ».
Chống Daech, nước Pháp đơn độc
Trở lại chủ đề loạt khủng bố tại Paris, các nhật báo và tuần báo Pháp vẫn tiếp tục phân tích mọi khía cạnh hậu khủng bố, cũng như những biện pháp an ninh mà Paris đưa ra để chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Thế nhưng, theo bài xã luận của tờ Le Figaro, dường như « Nước Pháp đơn độc » trong cuộc chiến này.
Bị truy đuổi trên khắp mặt trận, thậm chí ngay trên lãnh thổ Pháp, và mới đây là trên vùng đất Châu Phi, nước Pháp đang nhận ra là đang bị lún sâu trong một cuộc chiến toàn diện : từ thô sơ tới phức tạp, từ quân sự tới hệ tư tưởng, trên quy mô thế giới hay ngay trên lãnh thổ. Thế nhưng, nước Pháp đang đơn độc trên cuộc chiến chống lại một kẻ thù "muôn hình vạn trạng", một hiểm họa vượt quá khả năng của nước Pháp về quy mô và bản chất.
Các nước Châu Âu tuyên bố sánh vai cùng với nước Pháp, cùng đưa ra những quyết định hợp lý. Họ hứa kiểm tra đường biên giới bên ngoài, phối hợp các cơ quan tình báo thường bị quá tải, chống tình trạng buôn lậu vũ khí từng bị lơ là và cuối cùng là lập danh sách hành khách đi đường hàng không, dự án này bị ngừng từ bốn năm nay vì những lý do tư pháp…
Song, Le Figaro nhấn mạnh rằng các nước láng giềng hay đối tác của Pháp không ở trong tình trạng chiến tranh. Rất nhiều nước tin là có thể tránh được hành động khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo hay al Qaida nếu can thiệp ít nhất có thể được. Họ không đưa quân tới nước Trung Phi hay khu vực sa mạc Sahel, bất chấp « điều khoản tương trợ » mà Paris kêu gọi.
Sau vụ khủng bố tại thủ đô Bamako, Mali, các nước này sẽ còn nhụt chí hơn. Sau gần ba năm chiến đấu ác liệt, hòa bình vẫn chưa được lập lại tại Mali. Còn nước Pháp, vì tham chiến tại đây, lại trở thành một ác quỷ Satan trong con mắt của lực lượng thánh chiến Hồi giáo trên toàn thế giới. Nước Pháp đang phải trả giá cho việc quân đội Mỹ rút lui tại đây mà chẳng mất mát gì. Ngoài nguy cơ khủng bố, Paris còn đang hứng thêm sự đơn độc trong cuộc chiến này.
Hậu khủng bố : Một nhà nước Pháp với hai ý niệm
Nước Pháp vừa trải qua một tuần kinh hoàng và đau khổ nhất trong lịch sử. « Thế bạn đã ổn hơn chưa ? » là câu hỏi trên trang nhất của nhật báo Libération. Giữa sợ hãi và tức giận, giữa cảnh tang tóc và hy vọng…, tờ báo khuynh tả giành 19 trang để "bắt mạch" một đất nước bị rung chuyển, mong manh nhưng vẫn đứng vững.
Kết quả phân tích những câu trả lời cho câu hỏi trên cho thấy một nước Pháp « đa nghi » đang chiếm ưu thế. Những lời chỉ trích về khối Schengen, kêu gọi lập lại đường biên giới lãnh thổ là ý kiến được đưa ra nhiều nhất, vì với nhiều người Pháp, những kẻ sát nhân đã được tự do đi lại từ nước này sang nước khác. Ngoài ý kiến trên, còn phải kể tới ý kiến phản đối quyền tị nạn và việc tiếp nhận người nhập cư, đồng thời đòi tăng cường các biện pháp kiểm tra và theo dõi, mặc dù nếu thực hiện những biện pháp này, lý do an ninh sẽ lấn át quyền tự do cá nhân. Họ cũng đưa ra nhiều lời chỉ trích về việc từ chối "đánh đồng" tất cả người Hồi giáo như kẻ thù.
Thế nhưng, bên cạnh những lời nhận xét tiêu cực trên, còn có một nước Pháp khác đầy tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước, mà theo Libération cần phải được bảo vệ. Khác hẳn với tinh thần yêu nước trong quá khứ, qua những sự kiện trên, người ta nhận thấy lòng yêu nước của người dân vững chắc hơn. Người dân Pháp không chùn bước trước nỗi sợ mà vẫn tiếp tục cuộc sống cởi mở, thân thiện và bao dung. Họ tiếp tục bảo vệ quyền được tị nạn và những giá trị của nền Cộng hòa, như một nhà nước phi tôn giáo và tôn trọng mọi tôn giáo.
Hiện trong xã hội Pháp đang tồn tại hai ý niệm. Một bên gồm đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN) phản đối các giá trị của nền Cộng hòa, cùng với một số báo chí muốn quay lại "nước Pháp khép kín" và một số trí thức mà từ vài năm gần đây vẫn cho rằng bản sắc quốc gia đang bị đe dọa.
Còn bên kia quy tụ những người tin vào một nhà nước cộng hòa cởi mở, vào một bản ngã tiến bộ. Họ tin tưởng vào bối cảnh Châu Âu và muốn đối mặt với quá trình toàn cầu hóa bằng những nguyên tắc phổ thông mà không dựa trên một sắc tộc hay một vùng lãnh thổ nào.
« Người Paris, dù một ngày hay mãi mãi »
Tuần báo L’Obs giành phần lớn số ra tuần này để tưởng niệm những nạn nhân của loạt khủng bố tại Paris và Saint Denis cách đây một tuần. Mở đầu là danh sách một số các nạn nhân, tờ báo viết « Họ là người Pháp, Bỉ, Bồ Đào Nha, Maroc, Chilê, Tây Ban Nha, Ý, Đức… Họ là tài xế, nghệ sĩ, sinh viên hay nhà báo… 130 người dân Paris, chỉ là một ngày hay mãi mãi, đã bị sát hại trong loạt khủng bố vừa qua ».
Ngoài ra, L’Obs còn đăng 10 điều về nhóm nhạc rock Eagles of Death Metal từ California, cũng là nạn nhân trong vụ khủng bố kinh hoàng nhất tại Bataclan, dù sống sót, nhưng vẫn chưa hoàn hồn. Và âm nhạc của nhóm trở thành liều thuốc chống sự cuồng tín.
Tiếp theo, hồ sơ mang tên : « Làm thế nào để chiến thắng Daech », tuần báo L’Obs phân tích thành năm chủ đề khác nhau : Chiến đấu, phá vỡ mạng lưới, bảo vệ người dân, kháng cự và thảo luận về những kẻ thánh chiến hay ý nghĩa các địa điểm bị tấn công.
Cuối cùng, tờ tuần báo cũng dành nói về lịch sử nhà hát huyền thoại Bataclan, mà theo miêu tả của Daech là « hàng nghìn fan tụ tập trong cuộc truy hoan đồi bại ». Thế nhưng, Bataclan là biểu tượng của 150 năm âm nhạc đại chúng Pháp, là nơi được mệnh danh là « Thánh địa Mecca của giải trí bình dân », nơi mà các ca sĩ nổi tiếng từng biểu diễn, từ Offenbach tới Stromae.
Sau Paris đến Bamako
Một cuối tuần không bình yên, hôm qua một nhóm khủng bố đã tấn công khách sạn Radisson Blu, tại thủ đô Bamako, Mali, khiến gần 20 người bị thiệt mạng.
Nhật báo Libération nhận định vụ tấn công trên thể hiện sự chia rẽ tại Mali và vượt quá khả năng của chính phủ. Từ giờ, người dân Mali lại càng nghi ngờ chính quyền và Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita.
Còn nhật báo Le Monde cho rằng Bamako phải hứng chịu đúng kịch bản vụ khủng bố ngày 07/03 vừa qua khi một nhóm vũ trang tấn công vào quán bar-nhà hàng La Terrasse, nơi có rất nhiều du khách nước ngoài thường lui tới.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20151121-tong-thong-obama-thach-thuc-trung-quoc-o-dong-nam-a


Luật quốc tế có giải quyết được tranh chấp Biển Đông?

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario chỉ vào một bản đồ cổ trên màn hình bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin tại trường đại học Công giáo ở Manila. (Ảnh tư liệu chụp ngày 11/9/2014)
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario chỉ vào một bản đồ cổ trên màn hình bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin tại trường đại học Công giáo ở Manila. (Ảnh tư liệu chụp ngày 11/9/2014)
Tòa trọng tài Liên hiệp quốc tuyên bố có thẩm quyền phân xử trong vụ kiện của Philippines chống lại bản đồ lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là một đòn giáng thêm nữa cho Bắc Kinh sau khi bị tàu chiến và máy bay ném bom của Mỹ thách thức các tuyên bố chủ quyền ở các hòn đảo vừa xây ở Trường Sa.
Kết quả vụ kiện của Philippines sẽ có ý nghĩa pháp lý, ngoại giao, và thực tiễn như thế nào? Hiệu ứng và tác động của vụ kiện này đối với Việt Nam ra sao?
Trà Mi ghi nhận qua cuộc hội luận với 4 chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu vấn đề Biển Đông và luật pháp quốc tế: luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Hoàng Việt, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc từ Việt Nam và luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada.
Luật quốc tế có giải quyết được tranh chấp Biển Đông?
VOA: Về luận cứ giữa Bắc Kinh và Manila:  một bên dựa vào lịch sử, một bên dựa vào Công ước quy định vùng đặc quyền kinh tế. Làm thế nào có thể giải tỏa tranh chấp khi nó không dựa trên cùng một cơ sở đo lường?

TS Hoàng Việt: Trung Quốc có vấn đề rất lớn là muốn diễn giải luật quốc tế theo cách của họ, có lợi cho họ. Điều này rất khó giải quyết. Chúng ta phải chờ sau khi tòa ra phán quyết thì có lẽ sẽ có những vấn đề ràng buộc Trung Quốc nhiều hơn.
VOA: Quý vị dự đoán thế nào về kết cục vụ kiện này?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Philippines sẽ thắng. Khi có phán quyết của tòa trọng tài, Trung Quốc cũng sẽ phản bác lại và sẽ tìm cách chia rẽ các nước có quyền lợi trên Biển Đông.
VOA: Trong trường hợp Manila thắng kiện sẽ ảnh hưởng thế nào đến những nước chung quanh, đặc biệt là Việt Nam?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Nếu Philippines thắng, lý luận của Trung Quốc sẽ bị bẻ gãy trước cộng đồng quốc tế. Việc này cũng có ý nghĩa tích cực với Việt Nam. Dựa vào phán quyết của tòa, Việt Nam sẽ củng cố hệ thống lý luận và dữ kiện của mình trong một phiên xử tương lai nếu khởi kiện Trung Quốc.
TS Hoàng Việt: Thứ nhất, Philippines yêu cầu tòa phán quyết yêu sách lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông có phù hợp Công ước Luật biển hay không. Theo tôi, tòa sẽ bác bỏ đường lưỡi bò này. Trong trường hợp đó, không chỉ Philippines mà cả Việt Nam cũng có lợi. Thứ hai, Philippines yêu cầu tòa phán quyết một số cấu trúc địa lý ở Trường Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước nào. Như vậy điều này cũng ảnh hưởng tới quyền lợi của Việt Nam vì có một số cấu trúc địa lý dù đang trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng Việt Nam đang kiểm soát.  Cho nên cũng có những vấn đề tồn đọng.
VOA: Vậy Việt Nam có thể làm gì để hạn chế một phán quyết bất lợi cho mình?
LS Công Định: Việt Nam ngay từ lúc này phải chuẩn bị xem xét đường đi, cách lập của Philippines và nghiên cứu lập luận của tòa để khi mình đưa ra đơn kiện thì được tòa chấp nhận cả về nội dung lẫn thẩm quyền. Có như vậy, ta mới có được cơ hội thắng tốt hơn cả Philippines.
LS Khanh: Việt Nam đã có tham vấn với một số công ty luật của Mỹ về vấn đề này từ 2010. Khi Philippines đưa vụ án ra tòa năm 2013, cuối năm 2014 Bộ Ngoại giao đã có văn kiện gửi tới tòa thừa nhận quyền tài phán của tòa và bảo lưu tất cả quyền lợi chính đáng của Việt Nam trong vụ kiện này. Cần phải có một ủy ban cấp nhà nước về vấn đề Biển Đông, mời tất cả những chuyên gia trong và ngoài nước cố vấn cho chính phủ. Trong vụ kiện này, Việt Nam có lợi rất nhiều vì là cơ sở cho các cuộc đàm phán, nếu có. Phán quyết của tòa sẽ là thắng lợi lớn cho công pháp quốc tế và các nước liên quan. Tuy nhiên, cần xem kỹ lý do Trung Quốc và Đài Loan phản bác thẩm quyền của tòa.
VOA: Các nhà nghiên cứu trong nước có ý kiến thế nào?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Trước nay Việt Nam tuyên bố ủng hộ giải pháp ‘giữ nguyên trạng’ nhưng theo tôi, ngoài ra Việt Nam cũng nên bắt đầu bàn với Philippines, Malaysia, Brunei để đưa vụ việc ra Tòa Công lý quốc tế phân xử vấn đề chủ quyền của từng nước trên Trường Sa. Theo tôi, nếu tất cả các nước cùng Việt Nam đưa ra tòa công lý quốc tế phân xử chủ quyền thì phán quyết của tòa cũng đi tới yêu cầu giữ nguyên trạng như hiện nay, đạt được mục đích chung cuộc của các nước Đông Nam Á, chúng ta sẽ loại được tham vọng bá quyền của Trung Quốc. 
VOA: Giữ nguyên trạng của thời điểm nào mới là xác đáng nhất?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Theo tôi, nên giữ nguyên trạng Biển Đông tính tới thời điểm trước năm 1975.
LS Công Định: Liên quan đến vấn đề chủ quyền, khái niệm nguyên trạng rất mơ hồ. Do đó,các nước có thế mạnh bao giờ cũng tìm cách xác lập nguyên trạng cho tương lai để khi có phân xử của một cơ quan tài phán quốc tế thì nguyên trạng đó là những gì họ đã đạt được bằng sức mạnh quân sự. Trung Quốc tránh né các cơ quan tài phán quốc tế nhằm thiết lập một nguyên trạng họ muốn. Đài Loan cũng bác bỏ thẩm quyền của tòa vì họ đang chiếm giữ đảo Ba Bình có diện tích to nhất ở Trường Sa, họ muốn giữ nguyên trạng đó.
VOA: Trong khi bác bỏ thẩm quyền của tòa, Trung Quốc vẫn tiếp tục các biện pháp thay đổi nguyên trạng để đặt mọi chuyện đã rồi. Có biện pháp nào để khống chế hoặc chế tài để nguyên trạng được tôn trọng và các bên có thể chờ nhau giải quyết tranh chấp trong ôn hòa?
TS Hoàng Việt:  Trung Quốc, bên mạnh nhất trong tranh chấp Biển Đông, không sẵn sàng cho giải pháp ôn hòa thì có muốn tìm giải pháp ôn hòa cũng rất khó khăn. Có lẽ giải pháp bây giờ giúp giảm căng thẳng và nguy cơ xung đột là các bên ngồi ký Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông. Thế nhưng, cho tới giờ vướng mắc lớn nhất cho Bộ quy tắc này vẫn là Trung Quốc. Vì vậy, biện pháp giải quyết ôn hòa vụ này vẫn còn rất khó khăn.
VOA: Bộ Quy tắc chưa đạt được, Tuyên bố ứng xử không được tuân thủ, Trung Quốc đứng ngoài tất cả, không chấp nhận thẩm quyền của tòa và cũng không tuân thủ phán quyết của tòa. Một phán quyết không có tính cưỡng hành pháp lý có tác dụng thế nào?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Cho dù Trung Quốc không đồng ý, đó cũng là một thắng lợi về mặt chính trị để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Trung Quốc không bao giờ tuân thủ luật pháp quốc tế dù miệng vẫn nói như thế.
VOA: Có thể làm gì nếu Trung Quốc không thực thi phán quyết của tòa?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Lúc đó, các nước trong Đông Nam Á cần phải xem lại thực lực của mình và tính một biện pháp khác: toàn bộ khu vực cần phải làm gì để không mất biển đảo, đó là thời kỳ mới của quan hệ ở Đông Nam Á.
TS Hoàng Việt: Sức mạnh của luật pháp quốc tế không phải lúc nào cũng là sự cưỡng chế. Dư luận quốc tế có một sức ép. Nhìn vụ Nicaragua kiện Mỹ năm 1986. Lúc đó tòa phán Hoa Kỳ thua, phải bồi thường 300 triệu đô cho Nicaragua. Mỹ ban đầu khước từ, nhưng sau đó cũng phải xuống nước trước áp lực của quốc tế và công bố gói viện trợ 500 triệu đô.
VOA: Ví dụ đưa ra từ những nước tuân thủ luật lệ, nhưng đối với Trung Quốc, một trường hợp cá biệt trước nay chưa thấy tuân thủ, chỉ thấy bất chấp, thì làm thế nào?
TS Hoàng Việt: Tôi tin nếu tòa ra phán quyết rõ ràng, hoàn toàn bác bỏ yêu sách lưỡi bò thì áp lực quốc tế cũng sẽ khiến Trung Quốc phải chấp nhận một phần nào đó, chứ không phải phớt lờ là được đâu.
LS Đức Khanh: Không lý gì một nước muốn đóng một vai trò càng lớn mạnh trong cộng đồng quốc tế lại đi từ bỏ vị trí của mình trong khuôn khổ xây dựng nền tảng công pháp quốc tế. Tôi nghĩ, giai đoạn này Trung Quốc đang thử phản ứng quốc tế để có chiến lược sau đó. Tôi tin rằng Trung Quốc từ lâu đã có chuẩn bị hồ sơ gồm các cơ sở pháp lý vững chắc để ra trước Tòa Công lý quốc tế về vấn đề chủ quyền. Cho nên, dù lúc này và trong tương lai họ vẫn tiếp tục phủ nhận, nhưng họ sẽ phải đưa ra những luận cứ. Mặt khác, thời gian gần đây, Mỹ đã tăng áp lực lên Trung Quốc và sẽ càng ngày càng tăng áp lực này, buộc Trung Quốc phải bước vào bàn đàm phán. Những quyết định về pháp lý sẽ là cơ sở cho những quyết định về đàm phán. Vấn đề nguyên trạng sẽ được giải quyết bằng con đường đàm phán chính trị và ngoại giao.
VOA: Vai trò của Việt Nam trong vụ kiện này thế nào? Việt Nam nên tận dụng tình thế hiện nay để đệ đơn kiện cho riêng mình hay chờ đến sau vụ kiện của Philippines ngả ngũ dự kiến được đưa ra vào giữa năm sau? Mời quý vị đón theo dõi phần 2 cuộc hội luận trong chương trình phát thanh tiếp theo.
http://www.voatiengviet.com/content/luat-quoc-te-co-giai-quyet-duoc-tranh-chap-bien-dong/3067862.html



NGUYỄN MẠNH TRINH * HỒ TRƯỜNG AN

Hồ Trường An, tác giả tác phẩm

Posted: 10/04/2013 in Nguyễn Mạnh Trinh, Tùy Bút / Tản Mạn
Nguyễn Mạnh Trinh
ho_truong_an_2
Nhà văn Hồ Trường An
Hồ Trường An là một tác giả có sức sáng tác sung mãn và liên tục có mặt trong cả 20 năm văn học miền nam và hơn 30 năm văn học ở hải ngoại. Vừa là nhà văn, nhà thơ, người nhận định văn học và âm nhạc, những tác phẩm phong phú và đa dạng của ông đã tạo thành một vóc dáng tác giả có nhiều cống hiến cho nghệ thuật.
Hơn thế nữa, đời sống thực tế và đời sống văn chương của ông cũng có nhiều chi tiết thú vị. Cũng như giữa tác giả và tác phẩm có nhiều liên hệ đáng chú ý.

Hồ Trường An tên thật là Nguyễn Viết Quang sinh năm 1938 tại Long Ðức Ðông, tỉnh Vĩnh Long và hiện sinh sống từ năm 1977 ở thành phố Troyes, Pháp cho tới bây giờ. Trước năm 1975, ông học Ðại Học Dược khoa nhưng chưa tốt nghiệp và động viên Khóa 26 sĩ quan trừ Bị Thủ Ðức rồi phục vụ tại hai chi khu Trị Tâm và Lái Thiêu thuộc tiểu khu Bình Dương từ năm 1969 đến năm 1971. Sau ông thuyên chuyển về Ban Thông Tin Báo Chí Quân đoàn III tại Biên hòa tới khi mất nước. Trong khoảng thời gian này ông vẫn liên tục tham gia sinh hoạt văn nghệ và là cộng tác viên của nhiều tờ báo xuất bản tại Sài Gòn trước ngày 30 tháng tư năm 1975 như tranh Thủ, Tiền Tuyến, Tin Sách, Bách Khoa, Ttin Văn, Tiểu Thuyết Tuần San, Bút Hoa, Vấn Ðề, Văn Học…
Khi tị nạn tại Pháp, ông từng là Tổng thư ký tòa soạn các tập san Quê Mẹ, Làng Văn và là cộng tác viên của các tạp chí như Văn, Văn học, Thế kỷ 21, Gió Văn, Hợp Lưu, Lửa Việt,…
Ông ký rất nhiều bút hiệu : Ðào Huy Ðán, Ðinh Xuân Thu, Ðông Phương Bảo Ngọc, Hồ Bảo Ngọc, Người Sông Tiền, Nguyễn Thị Cỏ May, Ðoàn Hồng Yến, Ðặng Thị Thanh Nguyệt.
Ông là em ruột của nhà văn Nguyễn ThịThụy Vũ và cha ông là nhà thơ Mặc Khải, tác giả của tập thơ Phấn Nội Hương Ðồng
Ðặc biệt, ông hay tự xưng mình là Bà Già Trầu với những chi tiết khá thú vị. Sau vài tháng khi in truyện dài Lớp Sóng Phế Hưng thì độc giả rất ái mộ vì theo họ, Hồ Trường An đã rất thành công trong việc mô tả đời sống ở nông thôn miền Nam và tặng cho ông cái tên “ Bà Gìa Trầu” Trong bức thư gửi cho nhà văn Trương Anh Thụy, giám đốc Tủ Sách Cành Nam ông viết: “lúc đầu tôi hơi giận nhưng nghĩ lại đó là cái vinh dự cho đời cầm bút. Vì mình đã xây dựng Bà Già Trầu trong tác phẩm bằng cả tâm cơ nay được độc giả chú ý đến rồi trộn lẫn tác giả vào nhân vật, há không phải là điểm thành công hay sao?”
Có người khác thì cho rằng Hồ Trường An dùng cái biệt danh Bà Già Trầu vì ông viết truyện ngắn “Bà Già Trầu Cảm Khái” hay và sống thực quá nên bạn bè gọi đùa ông và riết rồi ông cũng tự nhận mình với cái tên ấy. Bà già trầu là hình ảnh của một bà già quê mùa chất phác kể lại những “vận sự” của một người tị nạn sống ở Pháp.
Ký giả BT (tức ký mục gia Bùi Bảo Trúc) đã xếp hạng Hồ Trường An trong số báo xuân năm 1988 của tờ Diễn Ðàn Tự Do là “bà già trầu nhất”. Nhà văn Võ Ðình cũng đồng ý. Ðúng vậy. Trong những cây bút gốc Nam hiện nay không thiếu các “bà già trầu”. Chơn chất như Võ Kỳ Ðiền, mạnh mẽ như NguyễnVăn Sâm, sôi động như Kiệt Tấn, trẻ trung như Ngô Nguyên Dũng.. không có cây bút Nam Kỳ nào mà không có ít nhiều cái bóng dáng le te của một “bà già trầu”. Nhưng Hồ Trường An: “bà già trầu” nhất, mặn mà nhất, tía lia nhất, thiệt nhất. Chính ông cũng đã khơi khơi khai ra: “bạn bè tôi ưa chế diễu rằng tôi thưởng thức văn nhghệ giống như các bà già trầu, giống các cô sến. Tôi không chối cãi điều đó!”
Hồ Trường An còn có một biệt danh nữa cũng độc đáo không kém là nhà văn miệt vườn. Tác giả Hồ Trường An có văn phong rất đặc biệt của những tác giả miền Nam. Trong văn học Việt Nam có rất nhiều người có văn phong như vậy như bắt đầu bằng Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh rồi đến Phi Vân, Sơn Nam, Lê Xuyên, Bình Nguyên Lộc, Xuân Vũ, Nguyễn Văn Sâm ,.. và sau này ở hải ngoại như Kiệt Tấn, Nguyễn Ðức Lập, Võ Kỳ Ðiền, Nguyễn Tấn Hưng…
Hồ Trường An đã viết nhiều về chân dung nhân vật gốc miền Nam với tính tình và cuộc sống của những người di dân từ vùng ngoài vào khai hoang lập nghiệp. Ông viết tỉ mỉ về lối sống , từ miếng ăn thức uống đến quần áo chưng diện, trong những tiểu thuyết của ông đã phản ánh một cuộc sống với nhiều chi tiết tuy có lúc tỉ mẩn chi ly nhưng thú vị. Nhân vật của ông, từ ngôn ngữ đến vóc dáng, có nét đặc thù khác với các nhà văn miệt vườn khác. Văn phong của ông tràn đầy cảm giác và có người đã nói rằng khi đọc những trang sách của ông người đọc có cảm tưởng đang ăn một miếng mứt me, vừa ngot vừa chua với cái ê răng thú vị…
Từ truyện dài Phấn Bướm xuất bản năm 1986 tới nay, ông đã trình làng gần 60 tác phẩm thuộc nhiều thể loại gồm 22 truyện dài, 12 tập truyện ngắn, 22 tác phẩm biên khảo nhận định văn học, âm nhạc và chân dung tác giả. Ông còn là thi sĩ với hai tập thơ Thiên Ðuờng Tìm Lại (2002) và Vườn cau Quê Ngoại (2003).
Tác phẩm mới nhất mà ông xuất bản trong năm nay là “Núi Cao Vực Thẳm” chân dung của 9 vóc dáng văn học Việt Nam thế kỷ 20 do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương in và phát hành. Mặc dù tháng 11 năm 2008 ông bị stroke đứt mạch máu não bị liệt nửa người mà năm nay vẫn còn cố công in sách. Cầu mong cho ông sớm được bình phục.
Những năm đầu thập niên 80 khi tôi cũng vừa bắt đầu viết lách thì qua tạp chí Làng Văn mà ông là tổng thư ký có liên lạc thư từ với tôi. Thư ông viết khá dài và biểu lộ nhiều tình cảm. Có lần khi nói chuyện bằng điện thoại tôi than là bị thiếu ngủ mà ông lại tưởng tôi bị mất ngủ nên gửi cho tôi những toa thuốc tàu và cả những món dược thảo để trị bệnh. Tôi phải cải chính là tôi không bị bệnh mất ngủ mà bị thiếu ngủ vì thời gian này tôi vừa đi học vừa đi làm nên không có đủ thời giờ để ngủ. Nhưng dù sao tôi cũng cám ơn lòng tốt của ông đối với bạn bè.
Năm 1982 thì tôi và ông cùng cộng tác với tạp chí Việt Chiến của các anh Ngô Vương Toại, Giang Hữu Tuyên và Nguyễn Ðình Hùng. Có một số báo đăng truyện ngắn “Tím Mồng Tơi” của ông và bài thơ “Mầu Tím Mồng Tơi” của anh Giang Hữu Tuyên. Cả hai bài đều làm tôi thích thú vì cũng có nhiều điều để nói về những dậu mồng tơi này lắm. Ông viết thư hỏi tôi có ý nghĩ gì về bài viết của ông không. Tôi trả lời rằng đã có nhiều người viết về dậu mồng tơi thí dụ như trong thơ Nguyễn Bính chẳng hạn. Nhưng chưa thấy có bài nào tạo cho tôi một cảm giác gần gũi và làm sống lại những ký ức của riêng tôi mà từ lâu tôi đã quên như bài viết của Hồ Trường An và bài thơ của Giang Hữu Tuyên. Cả hai nhắc tôi nhớ lại những ngày khốn khó ở quê nhà, ở trong trại tù cải tạo mà lá mồng tơi là món rau “sang trọng” nhất lúc đó. Và tôi hứng lên hứa với ông là sẽ viết để kể lại bằng bút mực. Ông viết sẽ chờ để đọc. Nhưng tôi hay quên và cũng lười nên thất hứa khiến mấy năm sau gặp lại ông còn trách tôi hứa lèo…
Hồ TrườngAn là một chân dung nghệ sĩ đa diện. Như là một thi sĩ, ông đã in hai tập thơ và thơ của ông cũng như văn xuôi đầy ắp những tình cảm và với ngôn ngữ thật bình dị nhất là những bài thơ bảy chữ, tuy có phong vị cổ điển nhưng ý tình đơn sơ thành thật. Trong tập thơ: “Vườn Cau Quê Ngoại” ông viết tặng cho những bằng hữu thân thuộc bằng tất cả những thiết tha của tâm cảm mình. Ông viết “Trại Lá Chầm” để tặng cho chị ruột của mình là nhà văn Thụy Vũ để nhớ lại những ngày sống dưới mái lá chầm ở làng Tân Giai tỉnh Vĩnh Long. Ông cũng viết “Khúc Hát Thương Hồ” để tặng hương hồn nhà văn Nguyễn Văn Ba, một người đã thực hiện tuyển tập những cây bút miền Nam và cũng là một nhà văn miệt vườn như ông….
Thơ của ông đầy những bóng dáng của quê xưa của làng cũ. Và đó là nét riêng biệt của ông. Thí dụ như trong bài “Nhớ đất Tiền Giang” tặng nhà thơ Phương Triều:
“.. năm cùng tháng tận trạm thời gian
đánh dấu từng xâu chuỗi mộng tàn
nhưng ngọn tàn đăng vùng ký ức
đưa tôi về viếng đất Tiền Giang.
Hồi chuông kim cổ Vĩnh Tràng ơi
Chùa đất Mỹ Tho nhạt bóng rồi
Trái mận hồng đào xuân thiếu nữ
Như bình minh sáng rực lòng người
Cồn Phụng Cồn Rồng soi bóng nước
Ai qua Rạch Miễu nhớ con đò?
Thương hồ bao mảnh đời xuôi ngược
Thắm mặn ngày xanh đĩa cá kho
Cá úc cá duồng còn béo lắm?
Hến cồn có ngọt tộ canh rau?
Vĩnh Long quà tặng chàng thi sĩ
Trái mận da người dòn ngọt sao…”
Thơ của ông qua những địa danh và những đặc sản địa phương đã nhắc chúng ta đến một quê hương của đồng bằng sông Cửu Long hiền hòa trù phú. Thơ của ông đẹp nhưng lại có người phê bình rằng những hình ảnh ấy quen thuộc quá và đã thành một khuôn sáo thi ca nên thơ của ông chỉ tha thiết một giọng và không có nhiều mới lạ làm bất ngờ người đọc. Mỗi một nhận định như thế đều có những lý lẽ để chứng minh. Tôi chỉ đọc thơ bằng cái cảm của mình và không thích phân tích tìm tòi cái hay cái dở như một nhà phê bình. Tôi đọc thơ Hồ Trường An để nhớ lại những buổi chiều qua bắc Mỹ Thuận của một chuyến vượt biển, lòng nao nao buồn khi nhìn những bè lục bình trôi phăng phăng theo triều nước xanh in bóng mây trời và thấy mình cô đơn xiết bao trong thiên nhiên. Lúc ấy , thời gian và không gian như lắng đọng vào nhau thành một giao hưởng nào ngân nga không dứt trong lòng tôi. Ðọc thơ Hồ Trường An tôi như nghe lại những giao hưởng ấy.
Thơ của ông không chỉ có toàn về ký ức mà còn có nhắc nhở cho hiện tại và tương lai . Trong bài thơ: “Khai từ cho một quyển sách” HồTrường An viết:
“Bỗng tiếng thổ ngơi xưa nhắn nhủ
trong chiều hoang vắng giữa lòng đêm
Từng phen gục ngã, từng phen chết
xin ngẩng đầu lên hãy đứng lên
Hãy nhớ mảnh ao dòng nước mát
Hãy yêu vườn rộng rẫy xanh tươi
Có nghe vết cháy hồn đau cũ
Ngời vết son trang điểm cuộc đời
Tươi mãi trong lòng bóng khóm tre
Vàng hanh kỷ niệm buổi trưa hè
Ngát thơm ký ức mùa xôi cốm
Sớm nắng còn say lắng tiếng ve.
Nuôi mãi niềm tin qua đất cũ
Ðể còn gốc rễ bám quê hương
Ngẩng đầu thế kỷ huy hoàng đón
Dẫu đã chồn chân mấy chặng đường”
Nuôi mãi niềm tin qua đất cũ/ để còn gốc rễ bám quê hương. Thơ của ông không phải chỉ nhắc mãi những kỷniệm của đời sống đã qua trong qúa khứ. Mà thơ của ông còn hướng về tương lai để tin tưởng vào những chặng đường sắp tới.
Thơ của ông nhắc đến nhiều người thân, gửi đến nhiều thân hữu tâm giao và là những ngôn từ thiết tha thành thật nhất của ông. Hình ảnh gây cho ông nhiều cảm xúc và nhớ thương nhất là hình ảnh của bà ngoại ông, một hình ảnh không bao giớ phai mờ của bài thơ Vườn Cau Quê Mẹ.
Bà ngoại sống lúc thúc trong căn nhà xưa mà hình bóng đã thành quá quen thuộc trong thi ca. Thế mà với tâm cảm đậm đà chứa đựng bên trong, cảnh không còn đơn thuần là cảnh nữa mà gián tiếp phác họa thành môi trường của tình yêu thương của nỗi nhớ mong trong hồn người. Bà quét lá buổi chiều ở hiên ngoài có phải là hành động quét đi ánh trăng trên sân lá như cơn gió quét đi lớp mây giăng của chiều buồn? Vườn cau không phải đáng nhớ từ cái vẻ đẹp và mùi hương mà vườn cau chính là một nhắc nhở đến một cuộc đời của ngoại luôn luôn săn sóc che chở con cháu
“ vườn cau quê mẹ thời niên thiếu
ươm giữa hồn thơ nét đẹp buồn
ký ức tháng ngày rung bóng lá
thơm hương cau tỏa dưới trăng sương
vườn cau hòa tiếng tim châu thổ
dựng mộ bia sau mái miếu đường
có bóng ma người bao thuở trước
suốt đời bám riết đất quê hương”
Từ tác phẩm đầu tiên in ở hải ngoại, chúng ta có một Hồ Trường An, nhà văn miệt vườn. Thực ra, tôi không thích lắm cái tên “miệt vườn” nghe quê quê làm sao ấy… Nhưng đó lại là một đặc tính rất rõ nét của văn chương Việt Nam ở hải ngoại cũng như một đặc tính khác cũng nổi bật là văn chương nữ giới mà các nhà ghi chép lại văn học sử không thể nào bỏ qua. Có rất nhiều tác giả tự nhận mình là nhà văn miệt vườn và đọc tác phẩm của họ quả thực đã có nhiều tính chất của một đời sống và sinh hoạt khởi đi từ những người di dân đến những nơi đất đai còn hoang vu để xây dựng cuộc sống mới. Tính chất ấy biểu lộ trong nếp sống, trong phong tục, trong ngôn ngữ và cả trong tình cảm, trong tính tình nữa.
Chúng ta hãy bước vào thế giới miệt vườn của nhà văn Hồ Trường An. Trong tất cả các tác phẩm của ông, tác phẩm nào cũng bàng bạc chân dung của một nhà văn miệt vườn.
Tác phẩm đầu tiên mà Hồ Trường An viết và in ở hải ngoại và được tái bản nhiều lần. Ðó là truyện dài Lớp Sóng Phế Hưng. Ông viết truyện này khi văn học Việt Nam ở hải ngoại bắt đầu khởi sắc với sự góp mặt của các cây bút mới thành danh hợp cùng các nhà văn kỳ cựu của 20 năm văn học miền Nam. Hồ Trường An tuy đã làm báo viết thơ truyện từ trước năm 1975 nhưng những tác phẩm đáng chú ý của ông đều là những tác phẩm mà ông viết sau này.
Truyện dài này có bố cục thật đơn sơ. Nhân vật chính là bà Bếp Luông và các con của bà gồm ba gái hai trai. Gia đình này là một gia đình trung lưu sinh sống ở vùng đất Hóc Hỏa, quận Hỏa Lựu, tỉnh Rạch Giá. Mấy người con với danh tính Hai Cường, Ba Kiểm, Tư Diễm, Năm Nhan, Út Biên đều ở tuổi phải dựng vợ gả chồng và bố cục câu chuyện xoay quanh việc gầy dựng hôn nhân của các chàng trai và các cô gái ấy. Họ sống, họ yêu, họ buồn vui, họ thất vọng và họ hy vọng, tất cả chỉ là những chi tiết đời thường nhưng Hồ Trường An đã làm sinh động với bút pháp đặc thù miền Nam. Tả người hay tả cảnh, cái địa phương tính từ ngôn ngữ đến câu chuyện chuyên chở đã làm rõ ràng hơn cái chân chất của người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ðời sống dân quê đơn điệu như vậy chắc khó có những chi tiết hấp dẫn người đọc? Nhưng tại sao tác phẩm này lại được hâm mộ đến như thế để cúng xôi chè cho cái tên Bà Già Trầu của Hồ TrườngAn?
Có một người rất mê văn Hồ TrườngAn sẽ trả lời cho câu hỏi ấy. Ðó là giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Ông viết: “Muốn đọc Hồ Trường An, ít nhất trong Lớp Sóng Phế Hưng, ta không thể chỉ đọc bằng mắt. Ta còn phải nghe được giọng miền Nam với cách phát âm đặc biệt của nó, với những hình ảnh, những ẩn dụ, ngoa ngôn của nó, mới nghe thì tưởng độc địa ác ôn lắm nhưng đích thực, đôi khi lại bao bọc một tình thương vô bờ. Nói cách khác, đọc Hồ TrườngAn, ta phải đọc thực sự – từ “đọc” theo nghĩa là có phát âm lên cho đến “đọc” theo nghĩa là đọc giữa hai hàng chữ, đọc được ra cái tâm lý cái tâm cảnh của người đang phát ngôn, đang nói chuyện, đọc được ra cái tình yêu trong lối chửi đổng của người mẹ” Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đã từ những câu chửi với đầy tính ngoa ngôn nhưng ẩn tàng nhiều tình thương của Bà Bếp Luông khi đề cập đến cậu con trai trưởng của bà là Hai Cường tính tình hay đam mê chuyện gió trăng tình dục,..
Hình như trong tất cả các tác phẩm của ông ông đã xử dụng đối thoại như một phương cách tả tình tả cảnh gián tiếp. Ðối thoại chuyên chở tâm ý của nhân vật và tạo ra nhiều ấn tượng cho người đọc. Những câu chửi, những lời bóng gió, như là gia vị cho một món ăn ngon đã làm đậm đà hơn cho câu chuyện kể. Ðối thoại của ông không có những chữ nghĩa rắc rối mà có khi chỉ là những câu nói thường ngày hay những câu ca dao, những câu tân nhạc , những điệu vọng cổ chen vào. Ðối thoại làm sinh động hơn cái sinh hoạt vốn đã thầm lặng của đời sống dân quê
Hồ Trường An tả người với con mắt quan sát của người thích cái đẹp và tìm sự sắc sảo trong cái tỉ mỉ nhỏ nhặt. Tả cô gái đang yêu, ông tả luôn cả cách trang sức, cả cách ăn mặc, cách đi đứng, cách nói chuyện. Và như thế vô tình ông đã phác họa một cách gián tiếp tình yêu của nhân vật này. Tả cảnh, ông đã mang tấm lòng của ông để nhìn vào thiên nhiên để cảnh vật vô tình mang theo những tình ý của người. Tôi nghĩ Hồ Trường An là người lạc quan nên ông nhìn cuộc đời bằng sự bình hòa xuề xòa trong phong cách văn chương. Ông rất khác với nhà văn Nguyễn Bá Trạc: uống nước mưa ở Mỹ đắng cả mồm”. Ông ở Pháp nên bằng lòng với giọt mưa châu Âu rơi xuống thành phố Troyes nơi ông cư ngụ một chút mát lòng..
Ông tả cảnh tả người đẹp qúa như vậy có làm cho người đọc thấy sự đơn điệu không trong nghệthuật của ông?
Tôi nghĩ không có sự đơn điệu, mà trái lại. Thí dụ như về giới tính và ông đã đề cập đến trong truyện dài Hợp Lưu mà nhà văn Võ Phiến đã viết trong bài tựa cho tác phẩm này. Ông viết rất bóng gió nhẹ nhàng:
“ Trong Hợp Lưu thỉnh thoảng gặp một cảnh ái ân, đôi khi là một cảnh ái ân nồng nàn, tôi sắp sửa ngại ngùng thì đã nghe đâu đó lời chị Liên ôn tồn bảo Quế: “Em hãy tìm cái Chân trong Vọng đi (..) Em Chấp trước rồi em ạ,,” Tôi bẽn lẽn trở về chỗ nhát gan của mình.
Hồ Trường An không Chấp trước. Anh không ngại các bộ phận thân thể, các hoạt động sinh lý mà người đời kêu là bẩn thỉu. Anh viết về những cái ấy rất tự nhiên, khơi khơi, như viết về chuyện hò hát trên sông, trên rạch, về bướm bay chim hót trong vườn. Anh không xem cái gì là bẩn thỉu, cái gì là trong sạch cao quí. Ðã chấp nhận được cái xấu lẫn cái tốt, cái ác lẫn cái thiện, chấp nhận đồng hóa ta với người, cởi mở vui vẻ.. thì nghiệt ngã làm chi với chính thân xác của mình? Dù cho cái thân xác ấy có những lúc nhiễu sự đòi hỏi lắm trò..”
Có phải Hồ Trường An là người đồng giới tính? Trong cuộc phỏng vấn của nhà văn Lưu Diệu Vân trên trang mạng Da Màu, Hồ Trường An đã trả lời rất thành thực về giới tính của mình. Ông tâm sự:
“Cô Vân, tôi chấp nhận cuộc phỏng vấn này là một lời tự thú trong buổi tàn thu của cuộc đời. Tôi đã vào tuổi thất tuần rồi, cô ơi! Mỗi đêm, trước khi đi ngủ tôi luôn luôn tự hỏi: sáng mai mình có thức dậy được không đây? Hay là mình phải làm một chuyến đi tàu suốt vào giấc ngủ miên viễn? Vậy tại sao mình lại giấu diếm cái bí mật trong cuộc sống tình cảm lẫn tình dục của mình? Chấp nhận cuộc phỏng vấn của cô, tôi muốn cho lớp thế hệ bọn gay sau tôi một vài kiến thức hay một vài kinh nghiệm nho nhỏ nào chăng?
Vào những năm đầu của thập niên 80, tiết lộ giới tính và khuynh hướng tình dục của mình là một hành động can đảm. Hồi đầu thập niên 60, tôi chỉ tiết lộ thân phận mình cho chị Thụy Vũ của tôi cùng một số bạn thân. Bắt đầu năm 1980 tôi có người yêu là dân Pháp chính gốc, tôi ngang nhiên sống chung với đương sự tới nay kể ra cũng đã 30 năm.. Một phần là tôi tức giận tên Thi Vũ Võ VănÁi (nhà báo/ nhà thơ) nó nỡ đem tâm sự của tôi đi bán rao tùm lum tà la. Cho nên từ đó, khi đi dự các cuộc tiếp tân nào trong giới văn nghệ sĩ kiều bào ở Paris tôi cũng dắt người bạn lòng của tôi theo. Ðương sự nhỏ hơn tôi 9 tuổi nhưng cái tác của hắn lớn hơn tôi khá nhiều.”
Tác phẩm Hợp Lưu có phải là tác phẩm viết về những người đồng tính? Ông viết: “Năm 1983, tôi tung ra quyển Hợp Lưu trong đó có nhân vật gay tên Quế phản ảnh đôi chút tâm trạng của tôi. Trước tôi vào năm 1967, bạn tôi tên Ðỗ Quế Lâm có viết tiểu thuyết tự truyện có tựa là “Vết Hằn Rướm Máu” do chính chị Thụy Vũ tôi viết lời tựa. Sau đó ở hải ngoại vào năm 1979 thằng bạn khác của tôi tên Lucien Trọng, một kỹ sư thủy lâm có viết quyển “L’Enfer Rouge, Mon Amour” do Seuil xuất bản. Sau đó nó dịch ra “Hỏa Ngục Ðỏ, Mối Tình Tôi” kể lại mối tình của nó với một chàng trai bụi đời tên Hải trong thời gian hai đứa bịCộng Sản giam cầm. Ðúng như cô Vân nghĩ, hình như những cây bút gay như Ðỗ Quế Lâm và Lucien Trọng không dám diễn tả huỵch tẹt như Hồ Trường An, không mô tả cuộc làm tình tỉ mỉ và tới nơi tới chốn như Hồ Trường An. Tôi diễn tả chuyện giao hợp giữa cậu trai Việt và anh chàng gay quý tộc Pháp khá táo bạo và khá đậm đà. Chính nữ ca sĩ Quỳnh Giao thuở thập niên 1980 bảo rằng đây là quyển sách mà Quỳnh Giao thích. Song song cũng có nhiều độc giả chửi tôi khá nặng. Họ gọi điện thoại xài xể anh Mai Thảo vốn là người chủ trương tờ tập san văn chương Văn tại sao có thể đăng từng kỳ những chương sách dơ dáy nhớp nhúa của quyển Hợp Lưu?”
Không những Hồ Trường An ngoài viết truyện làm thơ còn viết nhận định về văn học và những ký sự phác họa chân dung các tác giả trong văn học Việt Nam rất sinh động đầy chất sống thực. Ông đã phác họa những chân dung văn học như một cách thế làm sống lại một thời kỳ văn học đã qua nhưng để lại nhiều giai thoại nhiều kỷ niệm. Thí dụ như đã viết Giai Thoại Hồng để kể cho những người không biết tò mò đọc và tìm kiếm một cách thích thú những điều sẽ biết về những nhà văn nữ thí dụ như cách ăn quà vặt và đấu láo với nhà thơ Hoàng Hương Trang hay tổ ấm tình yêu một thời của nữ thi sĩ Tuệ Mai và “ôngđạo” Phạm Thiên Thư hay phong cách nho phong sang cả của nhà thơ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội và nhà văn Ðông Hồ. Dù là người ở trong văn giới hay không nhưng cảm giác làm người khách lạ sẽ có khi giở những trang sách. Một thế giới có nhiều mới lạ.
Tâm tư của ông thế nào khi viết ký sự văn học Giai Thoại Hồng?
Ông viết: “Trong lứa tuổi mùa thu cuộcđời tôi sẽ vẽ từng tấm chân dung các nhà văn nhà thơ nữ kèm theo những cuộc hôn nhân, những giai thoại của họ. Ðó là những điều mà tự thuở hoa niên tươi thắm của tôi thêm phì nhiêu, trái tim tôi chan hòa những cảm hứng trong mát kỳ diệu.
Theo ngón tay lật, từng trang hai quyển album phơi bày những tấm ảnh của nhiều nhà văn nữ. Tôi thấy rồi, qua khóe mắt qua nụ cười qua nét môi họ những giai thoại đẹp của họ đã được tôi đưa lên một vài trang sách báo, đã gợi óc tò mò cho độc giả và đã đóng góp vào tư liệu, tài liệu văn học dù nhỏ nhoi ít ỏi vẫn là một đóng góp chân thành vào các giai đoạn văn chương nào phải buổi bình thời này”
Năm nay , 2011, nhà văn Hồ TrườngAn có xuất bản một tác phẩm mới
Ðó là tác phẩm nhan đề Núi Cao Vực Thẳm do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương của nhà văn Uyên Thao và Trần Phong Vũ chủ trương.
Nội dung là viết về tác giả và tác phẩm của 9 khuôn mặt văn học: Nguyễn Ngọc Bích, Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Khắc Khoan, Thụy Khuê, Vũ Tiến Lập, Võ Phiến, Ðặng Phùng Quân, Trương Anh Thụy và Thanh Tâm Tuyền.
Nhà phê bình UyênThao trong bài tựa viết:
“Từ đây, khoảng trống đáng buồn trong sinh hoạt văn học nghệ thuật và cuộc sống Việt Nam càng như mỗi lúc một càng mở lớn hơn để sẽ mang thêm về nhiều nỗi đau đớn theo ngày tháng. Khi viết tác phẩm Núi Cao Vực Thẳm có thể chính Hồ Trường An không hề nghĩ về khoảng trống bi thảm trên của sinh hoạt văn học nghệ thuật cũng như thực tế đời sống Việt Nam. Hồ Trường An chỉ đến với một số tác giả đã hoặc đang góp mặt trong sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam, chính xác hơn là chỉ dừng lại với một số tác phẩm của 9 tác giả Việt Nam và ghi lại những cảm xúc cùng phát kiến khởi từ các tác phẩm đối diện. Hồ Trường An không phác họa chân dung cho những tác giả được nhắc tới không làm công việc của nhà phê bình văn học hay của người ghi chép văn học sử kể cả khi tán thưởng hay bất bình vớiđiều bắt gặp nơi một tác phẩm nào đó. Sẽ không lầm khi nói rằng Hồ Trường An chỉ diễn tả cảm nghĩ của người thưởng ngoạn và đôi khi bước xa một chút bày tỏ nhận định hoàn toàn chủ quan đối với tác giả qua tác phẩm đang đối diện..”
Riêng cảm nghĩ của tôi. Tôi nghĩ mỗi một người đọc sẽ soi bóng chính mình qua những trang sách đang giở. Ðọc được những lời chủ quan mà thành thực của tác giả, tôi dễ dàng có những liên tưởng xa hơn khởi đi từ trang sách….
Nguyễn Mạnh Trinh
Nguồn: Tác giả gửi

NGUYỄN KHẮC KHAM * TIẾNG VIỆT NÔM XƯA


NGUYỄN KHẮC KHAM

TIẾNG VIỆT NÔM XƯA

biên khảo
;
 
Vài hàng về bài viết và Cố Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham
 
 Cố Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa, nơi bài Đôi Nét Về Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham trên tập san Dòng Việt số 2 tập 1, ấn hành tại Hoa Kỳ trong năm 1994, đã viết như sau: “… Đại lão Giáo Sư họ Nguyễn có một sự nghiệp văn hóa thật vẻ vang cả trong nước lẫn ngoài nước.  Cụ là một nhà mô phạm đúng nghĩa của danh từ này, và đã từng tận tụy đào tạo nhiều thế hệ học sinh, sinh viên người Việt tại các trường Gia Long, Thăng Long, Hoài Đức, Văn Lang, Minh Tân, Văn Hóa, Chu Văn An tại Hà Nội, Petrus Ký tại Sàigòn …, Đại Học Văn Khoa Hà Nội và Sàigòn, Đại Học Sư Phạm Sàigòn, Đại Học Vạn Hạnh, Đại Học Huế) và người nước ngoài (Đại Học Ngoại Ngữ Đông Kinh bên Nhật Bản với tư cách “Khách Viên Giáo Thụ”).  Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham cũng đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong ngành văn hóa giáo dục của ta (chẳng hạn, Giám Đốc Nha Văn Hóa, Tổng Thư Ký Ủy Hội Quốc Gia UNESCO, Giám Đốc Sở Tu Thư, Giám Đốc Nha Văn Hóa và Thư Viện Quốc Gia v.v..) và đã từng đại diện cho Việt Nam tại nhiều hội nghị quốc tế về văn hóa và giáo dục …” 
 
    

Là một học giả uyên bác về nhièu lãnh vực, cố Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham đã để lại một di sản văn hóa phong phú do Giáo Sư trước tác, bằng Việt, Anh, Pháp và Nhật Ngữ. Gió O rất hân hạnh đăng tải nơi đây bản scan từ nguyên bản bài Tiếng Việt Nôm Xưa của Giáo Sư. Nguyên thủy đây là một bài giảng tại Đại Học Văn Khoa Sàigòn năm 1964, và chúng tôi xin hết lòng cảm tạ sự ưu ái của Cố Giáo Sư khi đã trao tặng cho chúng tôi nguyên bản bài viết này lúc còn sinh tiền.


Cố Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham sinh ngày 23 Tháng 12 năm 1906 tại Hà Nội, và mất ngày 08 Tháng 3 năm 2008 tại San Jose, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ hơn 100 tuổi./-































CÁNH CÒ * NHÂN QUYỀN

Cái giá của dân chủ nhân quyền.

Nước Pháp và cả thế giới một lần nữa chấn động bởi bọn khủng bố không biết tanh máu người. Một trăm hai mươi chín thân xác gục xuống dưới những viên AK47 tàn bạo nhắc nhở loài người một sự thật luôn đi kèm với đời sống bất cứ ở nước nào trên thế giới này: không bao giờ có hòa bình vĩnh cửu cho nhân loại.
Những viên đạn làm cháy lên các viên đạn khác khắp nơi, từ Iraq tới Yemen cho tới Syria hay Afganistan. Chiến dịch săn đuổi khủng bố tổng lực của Pháp và Mỹ không làm cho người ta yên tâm hơn mà trái lại câu hỏi bén như dao vẫn làm cho chính phủ các nước dân chủ mất ăn mất ngủ: liệu chính sách mở cửa cho người tỵ nạn có giúp làm cho bọn khủng bố thêm đất đai để tiếp tục giết hại chính người mở cửa cho chúng tràn vào?
Phương Tây vẫn không ngừng lớn tiếng tranh đấu cho những con người khốn khổ vì chiến tranh, vì bất công đày đọa. Phương Tây không mở cửa sẽ bị chính người dân của họ phản đối và những phản đối ấy kéo theo các phản ứng dây chuyền khác của kẻ chống người bênh. Ngay cả việc nghe lén điện thoại vì lý do an ninh cũng bị phản ứng dữ dội và sinh ra con quái vật Snowden, đẩy sự chống đối việc nghe lén lên tới đỉnh điểm.
Người Pháp có thể đặt câu hỏi: Còn bao nhiêu vụ bắn giết nữa xảy ra trên đất nước này khi mà sự căm thù của bọn Nhà nước Hồi giáo ngày một tăng cao tỷ lệ thuận với những chuyến không kích vào sào huyệt của chúng.
Chúng ở ngay nước Pháp, dưới chân tháp Eiffel, dưới những trạm xe điện ngầm và ngay cả trong Vương cung thánh đường Notredam de Paris. Người dân Paris nếu được hỏi có nên cô lập tất cả các sắc dân từ các vùng có quân khủng bố đang sinh sống tại Pháp hay không thì chắc chắn câu trả lời sẽ là không. Bởi, bọn chúng không đại diện cho tất cả các sắc dân mang cùng tôn giáo hay quốc tịch với chúng. Nạn nhân của chúng là những tấm lòng đã mở ra gói chúng vào trong và họ không hề tin rằng một hôm nào đó những con rắn cõng kinh Coran trên lưng ngoác rộng miệng ra cắn vào chính người nuôi dưỡng chúng.
Đặc điểm của sự mâu thuẩn này không bao giờ có lời giải đáp toàn vẹn cũng như bất cứ giải pháp nào nhằm chống lại những con người đang tỵ nạn trong lòng nước Pháp đều sẽ làm dấy lên hỗn loạn. Nhân quyền sẽ được mang ra và đấy cũng là cái cớ cho bọn khủng bố tận dụng chống lại hệ thống dân chủ của Tây phương: Nhân quyền bị chà đạp vì nhân danh bảo vệ cho người dân chính quốc, sẽ là câu slogan khiến giới tả khuynh nắm chặt trong tay như bùa, và lá bùa ấy vừa làm cho nước Pháp được vinh danh vừa tưới thêm máu người dân lên dân chủ, nhân quyền vốn là ánh sáng dẫn đường cho dân tộc Pháp.
Nhân quyền càng thắm máu thì giá trị của nó lại càng tăng cao.
Ý thức nhân quyền của công dân trong các nước dân chủ thực sự có vượt qua được cuộc chiến với khủng bố IS hay không cón phải chờ thời gian trả lời. Sự mệt mỏi vì bị tấn công trường kỳ có thể làm biến dạng cách mà các chính phủ tôn trọng nhân quyền nhưng chắc chắn sẽ không vì vậy mà biến thái hay méo mó như những chính phủ độc tài vẫn áp dụng cho người dân của họ. Nhân quyền vẫn sẽ là thước đo cho từng biện pháp đối phó với khủng bố kể cả phải cô lập một cộng đồng, một khuynh hướng cũng phải không được bất cẩn với hai chữ nhân quyền.
Thế giới phương Tây có lúng túng cách nào vẫn có thể đối phó với khủng bố được bởi ý thức của từng người dân và sự tôn trọng sự đóng góp của họ trong tinh thần dân chủ. Lo ngại việc khủng bố trà trộn vào dân chúng, vào các cộng đồng hồi giáo dù có làm cho dân chúng sợ hãi nhưng sẽ không làm cho họ phản ứng như đối với kẻ thù. Lý do là họ đang sống chung với những cộng đồng có cùng lo âu như họ và không ai nỡ mang xiềng xích vây bủa làng xóm mà mình biết chắc là lương thiện như mình.
Chỉ có độc tài mới cho rằng mọi biện pháp đều cần thiết, kể cả việc chà đạp nhân quyền hay dân chủ cũng tốt miễn là đạt được mục đích cuối cùng.
Khủng bố tại các nước cộng sản như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hay Việt Nam đều mang dạng thức chà đạp nhân quyền để đạt mục đích được rêu rao là giữ gìn an ninh công cộng. Những cái chết âm thầm trong trại giam, những con người bị lôi sềnh sệch tại Tây Tạng, Tân Cương hay Hà Nội đều giống nhau vì họ tranh đấu cho nhân quyền, cho quyền làm người phổ quát mà ai cũng được quyền hưởng. Họ tập trung vì bất cứ lý do gì cũng được xem như chống lại nhà nước và vì vậy nhà nước dùng biện pháp khủng bố lên tinh thần họ để gìn giữ an ninh cho đám đông mà nhà nước cho là cần phải được bảo vệ.
Đám đông mỗi nơi một khác nhưng tại Việt Nam mọi đám đông đều được nhìn như nhau, được định nghĩa là tụ tập với hàm ý xấu và do đó cách đối phó không khác gì nhau.
Anh đi biểu tình chống Trung Quốc hay chỉ là dự định đi biểu tình chống lại công an không công bằng với những luật sư nạn nhân của côn đồ đều giống nhau. Luật Sư Trần Vũ Hải không khác với kỹ sư Trần Bang, một người bị khủng bố bê bết máu trên mặt một người bị khủng bố bê bết vết nhơ giả dối trên hồ sơ hành nghề. Hai cách khủng bố không chết ai ấy nhưng lại có tác dụng như IS trong lòng Paris: làm cho người dân Việt Nam tê cứng trong sợ hãi.
Cái giá của dân chủ nhân quyền không bao giờ là nhỏ và cách ứng xử của người dân mỗi nước vì vậy cũng khác nhau. Pháp thừa hưởng dân chủ nhân quyền đầy đủ và công dân của Xanh Trắng Đỏ sẽ tỉnh táo nhưng không khoan nhượng với IS. Trong khi đó, người dân Việt sẵn lòng im lặng khi bị khủng bố bởi họ  nằm trong chiếc kén kiên cố của những chú nhộng không bao giờ thành bướm, và những con nhộng ấy không hề có cảm giác chiếc kén của mình ngày một nhỏ hơn bởi chính sách đàn áp của chính quyền mỗi ngày một căng phồng ra.

VIETTỪSAIGON * BẠO LỰC

Nỗi mặc cảm và bạo lực tràn lan

Con người trở nên dữ tợn bởi con người đã quá sợ hãi. Con người trở nên bạo lực và man rợ bởi chưa bao giờ con người trở nên mặc cảm như hiện tại. Chính nỗi mặc cảm và sợ hãi đã làm cho con người không còn nghĩ được gì khác ngoài bạo lực.
Và đáng sợ nhất là chúng ta đang sống trong một đất nước mà nỗi mặc cảm và sự sợ hãi đã chi phối từng tế bào, chi phối từ người dân thấp cổ bé miệng cho đến hệ thống chóp bu chính trị. Và đằng sau sự mặc cảm, nỗi sợ hãi này sẽ là gì?
Để giải quyết câu hỏi trên, thiết nghĩ cũng nên đặt lại câu hỏi: Vì sao người Việt, nhất là giới trẻ trở nên dữ tợn? Vì sao người Việt sống mặc cảm nặng nề? Và vì sao nói rằng hệ thống công quyền Việt Nam là một hệ thống mặc cảm?



Trước tiên, phải nhìn thấy vấn đề tuổi trẻ Việt Nam trở nên dữ tợn là vấn đề có thật. Tuổi trẻ Việt Nam ở đây xin hiểu là đa phần, là xu hướng chung của giới trẻ chứ không phải là toàn bộ tuổi trẻ Việt Nam đều dữ tợn. Nhưng số đông với tính hiếu chiến, sẵn sàng xông vào đánh nhau vì một lý do thậm chí không phải là lý do đang là chuyện khá hot của tuổi trẻ bây giờ.
Và phải nói cho chính xác chuyện này nữa, phần đông, rất đông tuổi trẻ Việt Nam sợ công an. Sợ chứ không phải nể, bởi họ luôn biết rằng đụng phải công an thì nguy cơ chết chóc, nguy hiểm cho tính mạng là thấy trước mắt, chính vì vậy họ sợ phải đụng đến công an.
Và hầu như số đông tuổi trẻ không bao giờ quan tâm đến chính trị, thậm chí không quan  tâm cả nghệ thuật, văn chương. Vấn đề quan tâm lớn nhất của họ là làm sao để có tiền, dể mua chiếc điện thoại xịn, mua chiếc xe xịn, khá nữa thì mua miếng đất để dành. Chỉ có tuổi trẻ mới dám bất chấp luân lý, đạo đức để đứng ra cho vay nặng lãi, làm cò, bảo kê quán xá…
Điều này, dù muốn hay không muốn thì nó vẫn lột tả được cái xã hội mà những người trẻ đang sống. Một xã hội mang đậm bản chất mông muội, không có phương hướng bởi xã hội không tôn trọng pháp luật, không có pháp luật để tôn trọng, mạnh ai nấy lấn, mạnh ai nấy thắng, cá lớn nuốt cá bé.
Gần thì ông hàng xóm đông con uy hiếp bà hàng xóm góa bụa bằng cách này hay cách khác, lấn ông hàng xóm yếu thế hơn mình bằng kiểu này kiểu nọ. Xa hơn một chút thì chính cái kẻ mạnh trong xóm đó lại bị một kẻ khác mạnh hơn uy hiếp.
Những tay bảo kê, cho vay nặng lãi, sa tặc, lâm tặc và các loại tặc khác chỉ uy hiếp được những kẻ yếu để kiếm ăn, bù vào, bọn họ lại bị công an uy hiếp để kiếm ăn trên chính sự liều lĩnh của họ.
Trên một chút, các sếp công an lại uy hiếp đám lính lác, hằng năm cấp dưới phải chung chi, quà cáp cho cấp trên… Thế rồi cấp trên lại chunbg chi, quà cáp cho cấp trên nữa, cứ thế mà chung lên, chung mãi đến chóng mặt.
Bởi chung qui không có một điểm chung để nhìn, không có một hệ thống nguyên tắc chung để tuân thủ. Ví dụ như khi con người biết tôn trọng pháp luật bởi trên đất nước của họ có một hệ thống pháp luật chặt chẽ, có những qui chuẩn đạo đức đã được luật hóa và có những nguyên tắc hành xử  nhằm giữ những giá định đạo đức thông qua pháp luật…
Co` như vậy thì người ta sẽ không hành xử tùy tiện bởi người ta tin vào đạo đức, pháp luật và căn cứ trên đó để hành xử. Giả sử một người nào đó bị xâm hại bản thân, họ tin rằng pháp luật sẽ mang lại sự công bằng cho họ và họ nhờ đến tòa án, công an, chính quyền, bởi đây là những người mang lại sự công bằng và an ninh cho họ.
Nhưng, ở Việt Nam, nhờ đến chính quyền bất kì việc gì còn khổ hơn nhờ những kẻ ăn vạ. Chuyện bé xé cho to để vòi vĩnh. Chuyện cần gấp nhưng gọi điện thoại báo khẩn từ thứ bảy mà đến thứ hai mới thấy ló mặt đến để phán vài câu không đâu vào đâu. Riêng chủ nhật thì bọn họ đã tính toán để mà ăn phía nào cho dày, đè phía nào cho nặng.




Công an cũng vậy, đụng đến họ thì tốn tiền gấp bội so với thuê giang hồ đến giải quyết, giang hồ giải quyết vừa nhanh, vừa gọn mà lại không mè nheo lâu dài như công an. Ví dụ như có người bị kẻ khác uy hiếp, anh/chị ta chỉ cần nhờ một tay giang hồ đủ máu mặt đến để hoặc là cho kẻ ăn hiếp kia một bài học, hoặc là đe nạt kẻ cậy mạnh hiếp yếu. Gã giang hồ này làm rất nhanh gọn, nói rõ giá tiền trước khi làm hoặc trong trường hợp gấp quá thì gã làm trước tính tiền sau nhưng giá cũng không bao giờ bằng nửa giá phải chung chi cho công an. Đó là sự thật.
Với kiểu sống không có pháp luật, kẻ mạnh hiếp người yếu, quan chức hiếp dân đen đã tồn tại quá lâu trên đất nước này đã đẩy người dân đến chỗ sợ hãi tột cùng và mặc cảm tột cùng. Khi con người rơi vào trạng thái mặc cảm và sợ hãi tột cùng, phản ứng rất tự nhiên sẽ là tự phát huy bản năng cắn xé để tồn tại. Bất kì chuyện gì cũng đều được nói chuyện bằng bạo lực, bởi chỉ có bạo lực mạnh nhất mới tồn tại được trong xã hội đầy rẫy bạo lực.
Và hình ảnh những đứa trẻ bạo lực đường phố, học sinh bạo lực học đường, người lớn bạo lực với bất chấp chung quanh dòm ngó, công an bạo lực với người biểu tình… Mọi thứ đều có nguy cơ biến thành bạo lực và chết chóc… Điều này chỉ cho thấy rằng xã hội Việt Nam đã rơi vào trạng thái mặc cảm đến tận gốc rễ.
Kẻ mặc cảm nặng nề nhất trong xã hội này không phải là người dân thấp cổ bé miệng mà chính là hệ thống chóp bu quyền lực trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu nhìn bề ngoài họ sang trọng, hùng dũng bao nhiêu thì bên trong của họ lại chứa nỗi sợ hãi và mặc cảm từ nhiều phía. Họ thừa mặc cảm bởi tự thấy khả năng cũng như kiến thức của họ đã quá lạc hậu, không đuổi kịp thế giới tiến bộ, đặc biệt là không đuổi kịp tuổi trẻ.
Họ sợ hãi bởi vì xét về căn để, họ không có gì đủ mạnh để lãnh đạo đất nước ngoài sự cố chấp và khư khư những thứ lý thuyết mù mờ mà bản thân họ cũng không đủ tin cậy, khư khư ôm một cái xác chết để thần thánh hóa, để tự ma mị lẫn nhau mà cùng hưởng lộc, chia chác quyền lực. Nhưng họ cũng quá biết là họ không hề có quyền lực thực sự trong lòng nhân dân, quyền lực là do họ tự dựng lên và tự ép nhân dân vào chỗ phải nghe, phải tin, phải sùng bái họ.
Và trên hết là họ vẫn là những con người nhược tiểu so với đàn anh Cộng sản Trung Quốc, họ vừa phải trí trá với phương Tây để tồn tại, lại vừa phải khúm núm với đàn anh Trung Quốc để giữ độc tài, họ chưa bao giờ là một chủ thể độc lập. Chính vì không bao giờ có được độc lập nên họ chưa bao giờ đối xử một cách độc lập cũng như để cho ai đó có được độc lập. Đó là một thứ hiệu ứng dây chuyền trong tâm  lý mặc cảm. Càng mặc cảm, người ta càng đối xử lạnh nhạt, tệ hại và tàn nhẫn với nhau!
Với một đất nước luôn nặng tâm lý nhược tiểu và mặc cảm, từ hệ thống lãnh đạo trung ương xuống địa phương, từ quan chức cho đến thường dân, từ kẻ giang hồ cho đến trí thức đều mang nặng nỗi mặc cảm như vậy thì e rằng khó mà tiến bộ được. Nếu không muốn nói đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ tự hủy hoại lẫn nhau, kẻ ngoại xâm không cần tốn viên đạn nào vẫn có được một lãnh thổ trống trơn, lạnh lùng và chết chóc.
Đây là chuyện chắc chắn phải xảy ra nếu như chế độ Cộng sản độc tài tiếp tục tồn tại và con người tiếp tục quằn quại trong vũng lầy bạo lực, mặc cảm và nhược tiểu như đang thấy!

No comments:

Post a Comment