Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 24 October 2016

THỜI BAO CẤP - TỤC NGỰ CA DAO HIỆN ĐẠI - CÔNG AN

VƯƠNG TRÍ NHÀN * CON NGƯỜI THỜI BAO CẤP

 

 5 thg 4, 2016


 
Con người và tư tưởng thời bao cấp (I)

VƯƠNG TRÍ NHÀN 
 
Từ 5-2015, một cuộc triển lãm dựng lại không gian văn hóa thời bao cấp đã thu hút được nhiều bạn trẻ. Đầu tháng tư 2016, nhà văn hóa Pháp L' Espace có cuộc triển lãm các bức ảnh của một phóng viên thường trú Pháp tại Hà Nội: “Việt Nam những năm 80“.
Nhân đây xin giới thiệu lại bài viết của tôi về một cuộc triển lãm tương tự mang tên Cuộc sống Hà Nội 1975-86 từng được tổ chức tại Bảo tàng dân tộc học 2006. Bài đã in trên blog này ngày 15-7-2011


Một cách làm sử
Mặt nghệt ra như mất sổ gạo. Một yêu anh có may ô -- Hai yêu anh có cá khô để dành -- Ba yêu rửa mặt bằng khăn--- Bốn yêu anh có cái quần đùi hoa. Những câu ca dao tục ngữ ấy được dịch hẳn ra tiếng Anh rồi được kẻ nắn nót cẩn thận trên những bức tường lớn, dưới đó là mấy gian trưng bày các hiện vật theo một cách thức mà trong điều kiện ở Hà Nội này phải gọi là “hoành tráng”.
Đó là một căn hộ thu nhỏ với những vật dụng phổ biến một thời, kể cả cái hố xí được ngăn lại để nuôi lợn.
Đó là một cửa hàng gạo có kèm theo thông báo tháng này bán gạo thế nào.
Rồi một cửa hàng bách hóa với biển hiệu rỉ nát và những bao thuốc cũ mèm, tưởng như sắp mốc đến nơi.

Bộ sưu tập Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp đã trình diện như thế tại bảo tàng có uy tín số một hiện nay, Bảo tàng dân tộc học.
Một định hướng lớn của bộ môn lịch sử - văn hóa thời hiện đại là đi vào những chuyện có vẻ không có gì đặc biệt, nói theo nhà nghiên cứu F. Braudel, “những cấu trúc của sinh hoạt đời thường“.
Một lần tôi đọc tờ báo chuyên về điểm sách của Nga, được biết bên Moskva họ cho dịch cả những cuốn kể chuyện nước Đức thời Hitler, người dân thường đọc sách gì, xem phim gì, đi làm bằng phương tiện gì, học sinh học sử ở trường ra sao, mơ ước về tương lai ra sao. Còn bản thân người Nga cũng làm những cuốn tương tự, trình bày riêng về từng giai đoạn như các thập kỷ sáu mươi, bảy mươi thế kỷ XX. 

Mà chẳng phải đến thế kỷ XX người ta mới làm vậy. Trung quốc, ngoài các bộ chính sử kinh điển, lại sớm có từ lịch sử ăn mày, lịch sử lưu manh, tới lịch sử trò chơi, lịch sử tuyển chọn người đẹp tiến cung (bản tiếng Việt mấy cuốn này đều đã in ra từ mấy năm trước).
Còn ở mình thì sao? Cách hiểu về sử quá cổ lỗ. Lịch sử thường chỉ dành riêng cho những chuyện quen gọi là thiêng liêng, và quá khứ thì cứ bị quấn vào hiện tại, để rồi người viết lúng túng như gà mắc tóc, làm khoa học cũng cũng vật vờ mà làm chính trị cũng nửa vời kiểu ăn theo, chẳng đâu vào đâu.
Giở lại cuốn Từ điển tiếng Việt của Văn Tân do NXB Khoa học xã hội cho in năm 1977, thấy mặc dù đã nói tới hiện tượng móc ngoặc đến những người chuyên nghề phe phẩy, song hai chữ bao cấp vẫn chưa có mặt.
Người ta cũng có thể quan sát thấy tình trạng tương tự ở các từ điển từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài (chẳng hạn từ điển Việt Hán) cùng xuất hiện trong thời gian trên. Mãi đến từ điển Hoàng Phê mới thấy bao cấp được định nghĩa đầy đủ.
Từ nhiều năm nay trong xã hội đang tồn tại một tình trạng sinh hoạt tinh thần có thực -- những vấn đề có ý nghĩa nhận thức như “ta đang là gì ?”, “ở vào tình trạng như thế nào? “ không được xã hội xem trọng; mỗi khi cần thay đổi, các nhà quản lý các cấp chỉ thích bàn nên làm thế này thế nọ mà không chịu nghĩ lại xem bắt đầu từ đâu, dân mình đang có những chỗ hay chỗ dở ra sao.
Nói chung nhiều lúc thích sống về phía trước hơn là quay lại chuyện cũ.
Mà khi người ta không tự hiểu mình, không có sự đánh giá đúng đắn về quá khứ thì mọi hành động lao tới phía trước rất dễ sai lệch.
Xét trên mặt bằng chung đó, phải nói phòng trưng bày Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp là một nỗ lực khai phá mở ra một hướng nhìn lại quá khứ rất có triển vọng. Nhờ sự gợi ý và giúp đỡ của một số tổ chức quốc tế (1), lần đầu tiên có một cách tổng kết lịch sử theo cung cách rất hiện đại. Nhân triển lãm người ta có thể nghĩ lại về cách sống một thời, từ đó liên hệ với sự phát triển của con người trong hoàn cảnh của nền kinh tế thị trường hôm nay.

Mọi chuyện có từ bao giờ
hay là một ít sự kiện “ đã thuộc về lịch sử “
Sẽ là không thừa nếu “chính danh “ một chút, tức tìm cách gọi đúng tên sự vật trước khi bàn về sự vật đó.
Về mặt thời gian, lẽ ra, cuộc trưng bày trên Bảo tàng dân tộc học phải mang cái tên là Cuộc sống Hà Nội thời hậu chiến.
Còn nếu muốn đi vào thực chất kiểu sống những năm ấy, thay cho bao cấp, người ta có thể dùng những chữ khác như thời trì trệ, hoặc nói như tên một tác phẩm của Lê Lựu, thời xa vắng. Bề nào mà xét thì cũng phải có cái nhìn bao quát từ chiến tranh chống Mỹ, và lùi lại cả giai đoạn từ sau 1954 trở đi.
Trong cái mạch chung đó, giai đoạn sau từ 1975 cho tới 1986 chỉ là một phân đoạn --- tuy là phân đoạn chín nhất, bộc lộ một cách đầy đủ nhất bản chất của một giai đoạn phát triển xã hội.
Những ai từng đọc các bộ lịch sử Liên xô cũ hẳn nhớ, chủ nghĩa Cộng sản thời chiến từng được giải thích khá kỹ và tinh thần của nó còn chi phối tới khi nhà nước sụp đổ. Ở Trung quốc, những quan niệm cơ bản đã được thể nghiệm từ thời Diên An để sau 1949 triển khai ra toàn đại lục rộng lớn, kể cả Bắc Kinh Thượng Hải. 

Còn đối với nhiều người dân Hà Nội, thì đó là cả một câu chuyện khá dài.
Trong hồi ký Cát bụi chân ai (1991 ), Tô Hoài từng kể về không khí Thủ đô sau 1954 :
“ Chín năm ở rừng, không có lương, quần áo phát theo mùa, xà phòng tắm và giặt cũng lấy ở kho từng miếng, cơ quan sắm dao kéo húi đầu cho nhau. Trở lại thành phố, khó đâu chưa biết, nhưng thức ăn hàng hóa ê hề. Chiều chiều, uống bia Đức chai lùn bên gốc liễu nhà Thủy tạ. Nhà hàng Phú Gia vang đỏ vang hồng vang trắng vỏ còn dính rơm như vừa lấy ở dưới hầm lên. Áo khoác da lông cừu Mông Cổ ấm rực, người ta mua về phá ra làm đệm ghế. Hàng Trung quốc thôi thì thượng vàng hạ cám. Kim sào, kim khâu, chỉ mầu, củ cải, ca la thầu sắng xấu mỳ chính xe đạp cái xe trâu cao ngồng. Ca xi-rô ngọt pha vào bia cho những người mới tập tọng uống bia. Bắt đầu được lĩnh lương tháng. Không nhớ bao nhiêu, nhưng tối nào cũng la cà hàng quán được. Có cảm tưởng cả loài người tiến bộ đổ của đến mừng Việt Nam Điện Biên Phủ “(2)
Nhưng cái giai đoạn thoải mái mà Tô Hoài tả đó chỉ ngắn ngủi chốc lát. Hàng hóa nhiều không phải vì làm ra mà vì mới tiếp quản thành phố sẵn của kho đem bán. Nguồn hàng không phải tự mình làm ra ấy cạn rất nhanh. Và cái câu mà một tờ báo lấy làm đầu để “ màu thời gian xám ngắt “ ( Tiền phong chủ nhật 17-6-06 ) bắt đầu từ đây (3) 

Trước tiên là sự thiếu thốn.
Nhiều mặt hàng thiết yếu sản xuất ra không đủ, phải bán nhỏ giọt mà là nhỏ giọt theo kiểu người thời nay khó tưởng tượng được. Sách Kinh tế Việt nam 1945-2000 có chụp lại thông báo của Sở thương nghiệp Hà Nội 11-1956, trong đó nói rõ các đại lý diêm được “ nâng mức bán lẻ từ một đến năm bao “, tức là mỗi người được mua năm bao sau một lần xếp hàng. Đây nữa, một ít con số mà tôi “ làm cái sái nhì “ lấy lại từ cuốn sách vừa dẫn.
Trên công báo 1955, có ghi mỗi công nhân viên về nguyên tắc mỗi năm được cấp 5-7 mét vải.
Đầu 1955, sinh đẻ được cấp 5 mét diềm bâu khổ 70mm, 30 kg gạo ; văn phòng phí gồm 1,5 thếp giấy /tháng / người. Bình quân 10 người / tờ báo Nhân dân, một tờ Cứu quốc. Quạt điện cấp cho các vị từ cấp Thường vụ Ban thường trực Quốc Hội, Bộ Thứ trưởng, các chuyên gia nước ngoài, các đoàn ngoại giao.
Cũng diện Bộ Thứ trưởng được dùng điện đèn, điện quạt tùy yêu cầu ( tr.665 ) 

Sự thiếu thốn này kéo theo cả một quy trình sống mà người ta phải thích ứng. Khoảng trước sau 1960, bắt đầu có chế độ sổ gạo áp dụng cho toàn dân. Rồi tiếp sau đó, dường như tất cả nhu yếu phẩm đều có phiếu, như phiếu mua pin cho máy thu thanh – mà hồi đó người Hà Nội quen gọi là đài --, phiếu mua phụ tùng xe đạp. Có hai điều không cần phải nói ai cũng biết 1/ định lượng cung cấp cho đại bộ phận các thành viên xã hội ngày mỗi giảm 2/ chất lượng các nhu yếu phẩm ngày một kém. Điều này đã được một cán bộ thương nghiệp nhẩm thành bài vè Nhất gạo nhì rau – Tam dầu tứ muối – Thịt thì đuôi đuối -- Cá biển mất mùa – Đậu phụ chua chua – Nước chấm nhạt thếch -- Mì chính có đếch – Vải sợi chưa về -- Săm lốp thiếu ghê – Cái gì cũng thiếu ( tr 412). Tất cả cứ thế mà trượt dài cho đến giai đoạn hậu chiến.

Thích hợp nhưng để lại nhiều di lụy
Thời bao cấp (75-86 ) luôn được biết đến như một thời gian khó với cơ chế quản lý kinh tế xã hội không thích hợp.
Trong bản giới thiệu trước khi dẫn vào triển lãm Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp có ghi như vậy. Xét theo lẽ phải thông thường, có thể thấy điều đó là đúng. Làm sao mà quản lý xã hội kiểu đó là thích hợp được ?
Nhưng nên nhớ điểm xuất phát của chính sách này là hoàn cảnh “thời chiến “, một cuộc chiến tranh chúng ta luôn luôn ở thế yếu và phải có những nỗ lực vượt bậc. Tất cả cho tiền tuyến. Thóc không thiếu một cân – quân không thiếu một người. Những khẩu hiệu đó được hiểu chính xác đến từng chữ. Người ở hậu phương lúc này như sống theo ăn theo. Thế thì có thiếu cũng là bình thường !
Vả chăng, để tiến hành chiến tranh, xã hội cần phải kết lại thành một khối rắn chắc, mà muốn thế, cần ghép mọi người vào tổ chức, nói theo một danh từ của lịch sử, là “ đoàn ngũ hóa “ họ. Việc phân phối theo kiểu bao cấp chỉ là kết quả của một quá trình lớn lao hơn : Tất cả những gì thuộc về con người phải được quản lý.
Nếu nhìn nhận liền cả một quá trình như thế thì có thể thấy rằng không phải cái cơ chế quản lý kinh tế mà ta gọi là bao cấp ấy là không thích hợp, mà có thể nói nó là một cái gì hết sức thích hợp mới đúng. Tương tự như câu chuyện hợp tác hóa. Chắc chắn là không có hợp tác hóa không thể đánh Mỹ được.Tại sao vậy ? Bởi có hợp tác hóa thì mới dễ dàng huy động được những sản phẩm mà nông dân sản xuất được để tiếp tế cho chiến trường. Có hợp tác hóa mới dễ đưa người đi bộ đội.
Đó không phải là một kiểu quản lý khôn ngoan và có hiệu quả ư ? Tất nhiên rồi. Nhưng không thể có cách nào khác.
Ra đời trên cơ sở một cơ chế sản xuất bị kìm hãm, quy trình bao cấp sau đó quay trở lại củng cố sự kìm hãm đó, tức làm cho tình trạng trì trệ càng thêm trì trệ.
Cái được rất nhiều, nhưng cái mất còn lớn hơn nữa. Và cái đáng sợ nhất là không ít người coi cách quản lý đó là duy nhất thích hợp nên không nghĩ đến chuyện làm khác đi, thậm chí hủy bỏ, khi hoàn cảnh đã thay đổi. Bởi nó tiếp tục duy trì có tới cả chục năm sau chiến tranh, nên cuộc trưng bày mới được khuôn vào quãng thời gian 75-86 nói trên. Lúc này cái chế độ bao cấp đã đạt đến mức “ cổ điển” của nó.
Người ta sống trong đó như cá trong nước, nghĩa là tự nhiên thuần thục, và đành lòng chấp nhận tất cả.
Chỉ lấy ví dụ về lương, đây là con số đưa ra trong cuốn sách Kinh tế Việt Nam1955-2000 cách tính toán mới phân tích mới (Trần Văn Thọ chủ biên, nhà xuất bản Thống kê 2000) : so với năm 1978, thì mức lương năm1980 chỉ bằng 51,1% và năm 1984 chỉ còn 32,7%. (4).
Sự vô lý đã lên đến mức không cách gì bào chữa được nữa.


Những sự gậm nhấm thường trực
Tiếu lâm Việt nam nổi tiếng với các loại truyện có liên quan tới miếng ăn, từ thày đồ ăn vụng mật tới anh chàng sang nhà bố vợ, nhờ con gà vướng dây mà gắp lia lịa. Với rất nhiều truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, với Đói của Thạch Lam hoặc Một bữa no của Nam Cao … người ta đã thấy văn chương tiền chiến có nhiều tác phẩm cảm động đi vào miêu tả những liên hệ của con người với miếng ăn. Hồi ký Từ bến sông Thương của Anh Thơ kể hồi kháng chiến chống Pháp, có lần tác giả bắt gặp Xuân Diệu đang trên đường vào Khu Bốn. Hỏi tại sao vào, mới biết ra ở Việt Bắc thiếu cái ăn quá, tác giả Thơ thơ “ du “ Thanh Nghệ để tìm cách cải thiện sức khỏe.
Mối quan hệ giữa con người và miếng ăn vốn đặc trưng cho mỗi thời đại.
Tháng mười 1954, khi Hà Nội mới giải phóng, tôi ở vào tuổi 12. Trong số những kỷ niệm liên quan tới sự kiện này, có việc một hôm chính quyền bán theo giá rẻ gần như cho không mỗi hộ một kg đường. Cả cái xóm nghèo Thụy Khuê chúng tôi háo hức chờ đợi. Và ở tuổi 12, tôi được theo người lớn đi xếp hàng từ bốn giờ sáng. Quý lắm, hể hả lắm, mỗi lần nói tới giải phóng Thủ đô lại nhớ cân đường mua rẻ.
Gần mười năm sau, mùa hè 1963, trong những ngày học Đại học sư phạm Vinh, một lần lớp Văn II B của tôi lên huyện miền núi Nghi Lộc giúp dân thu hoạch lúa. Để động viên, cấp trên phát chúng tôi mỗi người một lạng đường gói vào tờ giấy báo. Xin phép gạt nỗi xấu hổ ra một bên để thú thực là ngay trong buổi họp, nhiều sinh viên, trong đó có tôi, đã giở cái gói mỏng teo đó ra, liếm sạch, vừa liếm vừa nhìn nhau cười, vì không ai bảo ai mà ứng xử giống nhau thế !
Đúng như một trong những câu ghi trên tường cuộc triển lãm này đã xác định, trong suốt cái thời gian khó đó, có những lúc cái sự ăn trở thành tất cả đối với con người. Từ sáng đến tối chỉ nghĩ chuyện ăn. Ăn là thiêng liêng. Ăn là dấu hiệu chứng tỏ mình đang được sống. Thay cho câu “ tôi tư duy vậy tôi tồn tại “, điều tâm niệm của con người lúc này là “tôi còn được ăn, vậy tôi tồn tại “.
Ngoài sự ăn, trong may mặc, đi lại, và cả trong vui chơi giải trí nữa, con người lúc ấy cũng ở vào tình trạng tương tự. Những câu nhại Kiều “ Bắt ở trần phải ở trần --- cho may ô mới được phần may ô “ lan ra như cỏ dại, câu này chết đi, câu khác lại được truyền tụng.
Nói rằng thiếu thốn còn quá đơn giản, phải nói sự thiếu thốn lúc ấy đã lên đến mức vượt ra ngoài sự tưởng tượng. Hơn nữa, sự thiếu thốn triền miên ấy đã in dấu vào tâm lý mọi người và trở nên một cách nghĩ thường trực, nhìn bên ngoài có chút gì kỳ quái, thế mới đáng sợ.
Lại nhớ Ngô Tất Tố có bài tiểu phẩm kể Làm no hay là cái ăn trong những ngày nước ngập. Trong số những người phát biểu cảm tưởng sau khi xem trưng bày Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp, cũng có người có cái ý nghĩ tương tự như nhân vật Ngô Tất Tố, tức là nói đến khả năng vượt lên trên sự đói, với một chút tự hào.
Tuy nhiên, nếu có muốn cười thì thật ra nhiều người chúng ta thường đã phải giấu đi những giọt nước mắt.
Vâng, làm sao khỏi ứa nước mắt, khi nghĩ tới những sáng kiến hồi đó. Nuôi lợn ngay trong các căn hộ 20 mét của các chung cư. Lộn cổ áo sơ mi và “tích kê“ những chỗ ống quần dễ rách. Nhặt mảnh phim về kết thành làn. Thu góp từng cái ruột bút bi viết hết để mang về bơm lại. Lộn trái phong bì để sử dụng thêm lần nữa …
Nhiều chuyện lắm và có những chuyện bây giờ phải diễn giải ngọn ngành mới hiểu nổi. Bảo rằng đó là tiềm năng sáng tạo được bộc lộ thì cũng đúng. Nhưng tôi cứ thấy tủi cho chữ sáng tạo thế nào. Sáng tạo liều, sáng tạo quẩn, sáng tạo lấy được …, chắc còn có thể mệnh danh cho sự sáng tạo ấy bằng nhiều chữ nghĩa xót xa khác.


6 thg 4, 2016

Con người và tư tưởng thời bao cấp (II)

Những thay đổi đã đến với con người


Nói như ngôn ngữ thời nay, cái giá để duy trì sự nhất trí và do đó sự ổn định như vậy “ không rẻ “. Về mặt sản xuất,đã thấy chế độ bao cấp mang lại nhiều tai hại. Nó tước đi của xã hội sự năng động và khả năng điều chỉnh tự nhiên. Nó kìm hãm sức làm việc khiến cho toàn bộ sản xuất ngưng trệ thậm chí thụt lùi. Nhưng không chỉ có thế. Tác động sâu xa mà nó để lại trong đời sống tâm lý và toàn bộ cách sống của con người cũng là điều đáng để day dứt.

Tchekhov là một nhà văn Nga vốn rất nhạy cảm với chủ đề nỗi khổ làm hại tới phẩm chất con người. Qua miệng một nhân vật, ông từng khái quát “những kẻ đang chịu đau khổ thường ích kỷ, ác độc, thiếu tỉnh táo nghiệt ngã, và ít khả năng hiểu người khác hơn cả những người đần độn“.
Ông từng dựng lại một nhân vật suốt đời lo kiếm sống và khi về già lấy việc được ngồi ngắm những trái cây thu hoạch trong vườn mình làm điều mãn nguyện (Quả phúc bồn tử ). Bởi đã có lúc quá thiếu thốn, nên khi no đủ con người vẫn hiện ra bệ rạc đáng thương.


Sự tha hóa con người ở mọi thời đại không ra ngoài hai hướng mà Tchekhov đã khái quát ở trên.
Sau đây là một trường hợp gần với chúng ta hơn, một cách ứng xử bề ngoài có vẻ như không có gì quá đáng mà chỉ thoáng một chút kỳ dị, nhưng không vì thế mà bớt đi vẻ bi thảm. Trong Chơi vơi trời chiều (5), nhà văn Trung quốc Thiết Ngưng từng đưa ra một nhân vật rất lạ: do có thời gian bị đày xuống nông thôn và chịu cảnh rét buốt thấu xương, bà dạy mẫu giáo ở một huyện nọ nảy sinh một thói quen là lúc nào cũng lo rét sợ rét, và không đủ phương tiện chống rét ; thế là đi đâu, tới cửa hàng bách hóa nào, bà cũng lùng sục để mua chăn bông, rồi về “ xếp cao từ nền nhà lên tận trần”.


Những ngày thiếu thốn cũng đã để lại trong tâm lý con người Việt Nam nhiều loại di lụy tương tự. Cái hèn mà ta vốn khinh ghét, cái hèn đó ngấm ngầm ăn vào máu ta. Hèn theo nhiều nghĩa. Lúc nào cũng lo lắng, sợ sệt. Và chỉ có những niềm vui tầm thường. Mua được cân gạo không bị mốc, vui. Cưới cho con trai cô vợ làm ở cửa hàng lương thực nên cả họ mua bán dễ dàng, quá vui. Đi bộ mấy cây để đến nghe nhờ đài ở một nhà bạn, cũng đã vui lắm. Vui đấy rồi thấy mình sự khốn khổ của mình ngay đấy, và ngày mai, lại vẫn tiếp tục cái tầm thường dễ thương đó.


Cũng theo những cách thức rất từ tốn, sự xót xa đã đến, mà chỉ những lúc thật tĩnh trí người ta mới nhận ra, nhưng nó cứ bám vào đầu óc ta mãi. Được giải thích kỹ lưỡng, ai cũng hiểu hy sinh là cần. Nhưng vì sự hy sinh này đã kéo quá dài nên người dân không khỏi sinh ra mệt mỏi. Nhiều sự uể oải diễn ra ngoài ý muốn. Và nguy hiểm nhất, sự ngại ngùng khi nhìn về phía trước. Con người cảm thấy không bao giờ mình có thể vươn tới những cái cao đẹp. Mình đã bị đánh mất. Nhắm mắt buông xuôi, tự cho phép làm bất cứ điều gì khi thấy cần, miễn là tồn tại. Lòng tự trọng kiểu nhân vật lão Hạc của Nam Cao không còn. Mà đến một chút phẫn uất của Chí Phèo cũng không còn nốt.


Theo chỗ tôi biết, trong thời gian gọi là ngưỡng cửa của công cuộc đổi mới (khoảng 1985-86 ), nhà mác - xít Trường Chinh vốn người kiên định bỗng có một sự chuyển biến. Trước đây, ông nghĩ rằng sự chịu đựng của nhân dân là không giới hạn. Tới lúc này thì không phải thế nữa. Sự chịu đựng có thể xói mòn lương tâm và làm thoái hóa con người. Bởi hiểu thế, ông nghiêng hẳn về cải cách.

Những mối quan hệ bị biến dạng
Đồng thời với việc tác động vào tâm tính con người, những ngày bao cấp cũng mang lại cho mối quan hệ giữa người với người những biến dạng. Sự biến dạng này mỗi ngày một ít, đến mức người trong cuộc khó nhận ra, nhưng rồi cuối cùng vẫn hằn lên thành những quy tắc rõ ràng, dù là quy tắc không ghi thành văn bản.


Bảo rằng mục tiêu của cả một thế hệ Việt Nam trong đêm trước đổi mới là “ sống và sống đẹp “ như gần đây một vài tờ báo đã viết thì không ai cãi lại được. Riêng những năm đầu chiến tranh thì quả là một thời kỳ Nghiêu Thuấn. Ở Hà Nội, các nhà đi sơ tán chỉ khóa cửa bằng một cái khóa sơ sài. Ra đường, cánh bộ đội chúng tôi vẫy xe dễ dàng. Người nọ nghĩ về người kia với một niềm tin tự nhiên. Đẹp là đẹp theo nghĩa ấy !


Song có một sự thực là đến đầu những năm bảy mươi, mọi chuyện đã khác và từ sau 1975 thì càng khác. Dễ thấy nhất là chuyện những chiếc xe đạp; ngoài khóa chính lại còn phải khóa thêm cái yên.Tô Hoài kể trong Cát bụi chân ai : Ở một cửa hàng ăn rất sang hồi ấy, những chiếc đĩa đựng bánh ngọt phải bắt vít xuống mặt bàn. Một sự thực nhiều người tuổi tôi còn nhớ: các quán mậu dịch giải khát ( kể cả cà phê) loại tầm tầm cũng “thống nhất” đục một lỗ thủng các thìa nhôm để đánh dấu.
Vì sao ư, đơn giản lắm, vì sợ ăn cắp.Chính sách em học đã thông -- Chỉ vì túng thiếu xin ông ít nhiều: Quả thật, càng ngày nạn ăn cắp càng phổ biến, dù chỉ là ăn cắp vặt. Ăn cắp bởi không có cách nào khác để sống. Và bởi nhiều ăn cắp quá nên không bị coi là việc xấu nữa.


Tương tự như thế là sự dối trá. Hồi ấy báo chí ít lắm, mà từng tờ cũng it trang ít chữ, vậy mà có lần trên báo Nhân dân (tôi nhớ đâu như 1974) có cuộc thảo luận về làm ăn thật thà, điều đó chứng tỏ là lúc đó sự dối trá trong làm ăn đã lan ra rất rộng. Không thật thà trong việc làm ra của cải. Nhất là không thật thà trong chuyện phân phối.


Nếu thời gian đầu, giữa người với người có sự chia ngọt sẻ bùi thì càng về sau ( xin nhấn mạnh một lần nữa : đặc biệt nhất từ 1975 trở đi ), một xu thế ngược lại ngày càng nổi lên và đóng vai trò chi phối: trong cảnh nghèo rỗi rãi, người ta rất hay soi mói để ý đồng nghiệp và hàng xóm. Nghi ngờ xen lẫn ghen tị. Nghi ngờ : “đói ăn vụng túng làm càn “, ai cũng một lần da đến ruột, ai cũng sẵn sàng làm bậy như mình thôi. Và ghen tỵ, ghen tị một cách tự nhiên, thậm chí không biết rằng đang làm một hành động độc ác. Cùng cảnh khổ với nhau, không lẽ gì có người hơn kẻ kém. Vậy không ai được phép hơn mình. Không cho ai ngóc đầu lên cả. Cách gì cũng có thể làm, miễn là kéo được nhau xuống.
Trên nét lớn, nhiều người biện hộ : con người phải thay đổi như vậy để thích ứng với hoàn cảnh. Tôi thấy cũng có lý, chỉ nói thêm, quá trình thích ứng này không nên chỉ được xem như một cái gì đáng khen, đáng mừng mà thực ra là một quá trình kép, tích cực có mà tiêu cực cũng có, tiêu cực rất nhiều nữa.


Trong một tài liệu mang tên Xã hội học cá nhân, nhà tâm lý học người Nga I.X.Kon từng nêu mấy nhận xét có tính chất lý luận. Kẻ lo thích nghi là kẻ trí tuệ kém phát triển hơn người độc lập. Họ ít khả năng làm chủ bản thân trong những điều kiện căng thẳng. Họ thường nghe ngóng dao động và rất dễ quay trở về với tình trạng vốn có, nói nôm na là họ rất bảo thủ. Bởi họ không đủ lòng tự tin. So với những nhân cách độc lập, và được phát triển trong điều kiện chính thường, thì quan niệm của họ về bản thân phiến diện hơn hời hợt hơn. Đứng trước thực tế khách quan, năng lực phán đoán của họ rất thấp. Với người chung quanh họ vừa thiếu tin tưởng vừa dễ bị lừa. Nói chung là họ rất thụ động, hay đạo đức hóa các mối quan hệ và sợ xa rời tiêu chuẩn.


Không cần gò ép chút nào, cũng có thể thấy những đăc điểm đó của con người thích ứng cũng là đặc điểm của chính chúng ta thời bao cấp, với cách biểu hiện khi tinh tế hơn khi trắng trợn hơn, song loại nào cũng có.
Những quan niệm thô thiển và những thang bậc chặt chẽ


Từ những hoạt động lặp đi lặp lại, lẽ tự nhiên có sự hình thành những quan niệm.Trở lên, tôi đã nói những tác động của quá trình đoàn ngũ hóa, hợp tác hóa cũng như sự bao cấp nói chung tới quan niệm sống của mọi người dân thường, mọi công dân. Thế còn ảnh hưởng của nó tới ngay người quản lý xã hội ? Đây là cả một câu hỏi lớn, dưới đây chúng tôi chỉ nói tới hai điểm nhỏ.
Thử đọc một cái lệnh về quản lý lạc được ghi lại trong cuốn Kinh tế Việt Nam 1945-2000 :
Không có thị trường tự do về buôn bán cũng như về trao đổi các mặt hàng kể trên, cụ thể như lạc chỉ để lại vừa đủ làm giống cho vụ sau tính toán cho sát. Người sản xuất không tiêu dùng là tốt, người trồng lạc không ăn lạc không dùng lạc để làm kẹo hay luộc để bán … Đối với nông sản dùng để chế biến thực phẩm cho nhân dân thì nhà nước phải quản lý chặt chẽ trên thị trường, không để ai buôn bán kiếm lời.


Đằng sau những lời lẽ cứng nhắc là một quan niệm khá thô thiển : người ta nghĩ rằng mỗi thành viên xã hội không là gì cả, mỗi công dân không thuộc về chính mình mà trước tiên là của cộng đồng. Cái gì cũng có thể và cần phải quản lý -- xã hội và con người chỉ còn là một thứ đất sét, muốn nhào nặn thế nào cũng được. Đây chính là cái tư tưởng làm nền cho sự quản lý.
Để biện hộ cho mình, một thời gian dài, chúng ta khăng khăng cho rằng những biện pháp như trên là duy nhất đúng và giá kể tiếp tục như thế mãi mãi thì làm gì cũng được. Đáng lẽ phải hiểu rằng lối quản lý đó gây ra rất nhiều tai hại trong nếp sống cũng như tư tưởng con người thì người ta lại lầm tưởng nó là cái mẫu lý tưởng nên theo, và sau này chỉ bần cùng bất đắc dĩ mới từ bỏ.


Tư tưởng đó cố nhiên chỉ có thể nảy sinh ở những người ít kinh nghiệm nhưng lại quá tự tin không chịu rút kinh nghiệm. Không tính hết hậu quả các chính sách xã hội của mình. Dễ cứng nhắc, thô bạo.
Còn một vấn đề nhức nhối nữa thường ngự trị trong đầu óc mỗi người mỗi khi nhớ lại thời bao cấp (mà đến nay cũng chưa chấm dứt được là ), đó là cảm tưởng về một xã hội có sự phân chia theo những thang bậc chặt chẽ.
Mọi chuyện cũng bắt đầu từ kinh tế. Sự cung cấp được chia ra theo ngạch bậc. Cán bộ cao ăn cung cấp – cán bộ thấp ăn chợ đen—Cán bộ quen ăn cổng hậu. Phải nói ngay là cũng như toàn bộ chế độ bao cấp nói chung, việc phân chia theo ngạch bậc là hoàn toàn tự nhiên, không thể làm khác.


Thế nhưng không phải vì thế mà làm thế nào cũng được !


Đây là một số số liệu ghi trong cuốn sách Kinh tế Việt nam 1945-2000 . Trong khi người dân thường mỗi tháng chỉ được 150 gram thịt, thì cán bộ cao cấp trên được 6kg, tức là bốn chục lần lớn hơn. Và tính ra chênh lệch là 100 đồng. Ngoài ra còn thuốc lá chè đường sữa len dạ, cũng tạo ra khoản chênh lệch khoảng 100 đồng nữa.


Theo cách nhìn hiện đại thì cái sự hơn kém giữa trên với dưới trên kia mô tả, kể cả những khoản giấu diếm – cũng chả là bao. Nhưng đặt trong mặt bằng chung của thời chiến, đó đã là một sự chênh lệch lớn. Bởi vậy những lời biện hộ cho rằng so với lương tối thiểu là 26 đồng thì lương bộ trưởng chỉ gấp tám lần ( khoảng từ 200 đến 220 đồng ) – lối biện hộ ấy không thuyết phục được ai.


Vốn cũng từ dân nghèo mà ra, người quản lý biết ngay rằng mình hưởng có phần quá. Lại do chỗ muốn an lòng người dân, một khuynh hướng tìm cách che giấu hình thành. Ban đầu là tự nhiên. Về sau là cố ý.


Từ đây nẩy sinh một ấn tượng, thường in đậm trong đầu óc mọi người mỗi khi nhớ tới cái khoảng thời gian gọi là thời bao cấp. Đó là hình ảnh một xã hội mang tính thang bậc chặt chẽ. Cái này thì người dân thường Hà Nội trước sau 1975 cảm thấy rất rõ. Bởi hồi ấy, xe ô-tô ở Hà Nội rất hiếm, nên chỉ cần nhìn một chiếc xe con đi qua, chúng tôi biết ngay là đã có một vị cỡ nào vi hành. Xe Pobeda và sau này là Vonga đen ư? Cố nhiên là bộ trưởng trở lên rồi. Các thứ trưởng và cấp tương đương đi những chiếc nhỏ hơn và ít oai vệ hơn, tức là loại Moskovits. Một nhà văn hay ghi những chuyện vặt là Tô Hoài còn kể ngay cách trang trí sau xe cũng có phân biệt. Như thế đấy, một nếp sống đặc sệt chất quan liêu nảy sinh ngay trong thời buổi khó khăn và con người tưởng là bình đẳng nhất.


Xưa nay nối tiếp


Các nhà kinh tế gần đây hay nói tới cơ chế xin cho, nó là yếu tố cản trở tính năng động của xã hội. Nhưng ngồi thử vân vi thì biết: Tác phong quan liêu cửa quyền.Thói quen luồn lách, chỉ chực phá luật kiếm lợi riêng. Nhịp sống uể oải đến đâu hay đến đấy. Lối suy nghĩ rập khuôn. Những đam mê đen tối. Niềm khao khát thường xuyên muốn được tận hưởng những gì chỉ mới nghe mới thấy từ những xứ sở xa lạ …Bấy nhiêu thói xấu mà hôm nay chúng ta khó chịu (cũng như bao thói khác chưa kể ở đây), chẳng phải đều bắt nguồn từ cái quá khứ mà chúng ta muốn không bao giờ lặp lại đó ?!


Theo Từ điển Hoàng Phê, bao cấp là “cấp phát phân phối, trả công bằng hiện vật và tiền mà không tính toán hoặc không đòi hỏi hiệu quả kinh tế tương ứng“. Cuộc trưng bày Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp là một minh họa đích đáng cho cái định nghĩa phổ thông đó và mở ra cho chúng ta một dịp để nghĩ lại mọi chuyện. Với việc không dùng tiền tệ để thanh toán, và đẩy hoạt động sản xuất về tình trạng tự cấp tự túc, cách phân phối ấy là một bước lùi trong tư duy kinh tế. Còn nhìn rộng ra các mặt khác thì xã hội lúc ấy là xa lạ với khái niệm xã hội dân sự. Bởi về đại thể, đó là một xã hội không bình thường, nên những cố gắng bình thường hóa nó trở lại của chúng ta hai chục năm gần đây mới khó khăn đến thế !
-------
      (1) Cuộc trưng bày này nằm trong chương trình tổng kết 20 năm đổi mới do UNDP và các  quỹ khác như quỹ Ford, quỹ Sida tài trợ. Mở cửa từ tháng sáu tới hết năm 2006.
     (2)   Điều thú vị là đoạn này của Tô Hoài  lại được sử dụng như  là tài liệu minh họa tốt trong một cuốn sách giáo khoa về kinh tế, cuốn Kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập II 1955-1975 – Đặng Phong chủ biên Nhà xuất bản Khoa học xã hội –2005. Đây là một  công trình nghiên cứu có giá trị khoa học thực sự. Một số trích dẫn dưới đây có ghi chú số trang  là lấy từ bản in này  
      (3) Nhại một câu thơ của Đoàn Phú Tứ Màu thời gian tím ngát, bài Hương thời gian
     (4) Dẫn lại từ Phạm Thị Quý chủ biên, Giáo trình lịch sử kinh tế Việt nam, NXB Đại học kinh tế quốc dân,2006,  tr 399.
      (5) Bản  dịch đã in ở NXB Hội nhà văn 2006

TỤC NGỮ, CA DAO HIỆN ĐẠI

NHỮNG CÂU NÓI KINH ĐIỂN THỜI BAO CẤP
Bạn nhớ được những câu nói nào? Share về để đọc nhé!
Những câu nói của Hà Nội "một thời đạn bom-một thời hòa bình" đã dần đi vào quên lãng, xin cùng các bạn ghi lại đây để có ai quan tâm thì hoài niệm:
• Hết sẩy con nhà bà Bẩy, hết ý con nhà bà Tí
• Ăn gà bằng kéo
• quần loe tóc dài
• Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi lơ
• Một yêu a có senko ( Seiko )
Hai yêu a có Pơ giô (Peugeot) Cá Vàng
Ba yêu nhà cửa đàng hoàng
Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng thủ đô
• “Sông Cầu” là đầu câu chuyện... (ý nói thuốc lá Sông Cầu mời trước thì “hết sảy con bà Bảy”)- Sa-mit nói ít hiểu nhiều...
• Một yêu anh có may ô
Hai yêu anh có cá khô ăn dần
Ba yêu rửa mặt bằng khăn
Bốn yêu có thuốc đánh răng hàng ngày
• Mất sổ gạo
(Buồn như mất sổ gạo)
• "Mặt trơ như cái thớt"
• "nhảy xếch", "đít cô đít cậu"
• "cụ mượt" (10 đồng, to nhất rồi)!
• "trên từng cây số" (Đây-a-nốp + Bôm bốp)
• Oan ta rà mê la , quần trắng áo đen, đít màu xanh lơ, oằn ta ra mế la , dáng đi lèo khoèo trông như chuột ...trù.
• hồi đó có "nhóm ca khúc chính trị" nào là oách lắm đấy!
• Lực sĩ xì po
Bụng to ngực lép
Cổ bằng giây thép
Đít bằng lò xo
Chân như cổ cò
Ngã lên ngã xuống
• Đói lòi con mắt , đói dắt mang tai , đói trẹo hàm nhai , đói ơi là đói ..
• "đấu tranh-tránh đâu"; "tiền đâu-đầu tiên", "chưa có đảng-đang có chửa"
• 4000 năm ta lại là ta
Từ trong bóng tối chui ra
Vươn vai một cái rồi ta chui vào...
• thằng "quân khu" mặc cả bộ "dõng", đi giày "tá", giắt "xéng" trong người, đến nhà người yêu hỏi thăm bố vợ...
• "một mét vuông có bảy thằng ăn cắp"
• Đầu bồng, chất nghệ... (chỉ dân chơi thời bao cấp)
• "Bùng tiết" - trốn học
"Tăng ca" - đúp lớp
"Khoong" - nhẫn vàng
"Mú" - công an
• Mặc sòn ve, nô xì ka, mê gút ki... đẹp zai như Đi A Nốp...
• "dạt vòm" (trốn nhà), "đá" (ăn cắp), "ông bô, bà bô", ông "cốp" (sếp), đánh cho "ựa mỳ ra"...
• "Chất nghệ" - ăn chơi
• Chiêm ơi , mất mẹ bím rồi , đồng mốt đồng 2 chả tiếc , tiếc mỗi lá chuối kho chùi mít thôi....ôi ( giọng mấy con mẹ Hà Tây bến tàu Bờ Hồ
• "tiền lẻ hơn thẻ thương binh"!
• Chân đi đúc tàu, đầu đội ổi, mặc cả cây ga...
• "mất hút con mẹ hàng lươn" ; "tình cho không biếu không"; "mỗi ngày một chuyện bổ ích và lý thú"; "kể chuyện cảnh giác"
• Từ “tiếng thơ” đến “vươn thở”
• Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi lơ
Mặt rỗ đi lơ không bằng thằng gù đi cúp.
• "tuồng chèo pha cải lương"
• Thích thì chiều chiêu thì mến. Xe đạp Pơ giô để Bồ Hồ không khóa ... Thằng "xúc gạo" .
• "má văn công, mông bộ đội"
• Nửa phỉ nửa hồng quân.
• “Xếp gạch”! (một từ bây giờ ta đang dùng lại)
• “Gái công trường - giường bệnh viện"- "trai trường lái, gái trường y".
• Quân trường Trỗi, văn trường Bộ
• Có vợ mà cho đi Tây
Như xe không khoá để ngay Bờ Hồ
• "cưa gái", "đong", "chăn"...
• Alibaba vào nhà người ta dắt xe đạp ra...
• Một thiên (1000), một binh (100), một sập (10).
• "chẳng có hào nào găm ở đít"
• Bố tướng, mẹ tá, con ông cốp,
• Có mấy từ lóng của dân giang hồ là “bổ tàu”, “chém bom”, “đá mép” ...
• thằng "ôn con", "chíp hôi", "đú"
• Nhẩy tàu huýt sáo
• Cố tình nói L thành N cho "nuýnh"
• Lan "lô cốt" đi với Cường "pháo cối"
• Đầu đường đại úy bơm xe
Cuối đường trung tá bán chè đỗ đen.
• "Sông Cầu" mở đầu câu chuyện
• Dưới đất còn lắm gian truân
Tại sao lại phóng Phạm Tuân lên trời?
• Và đây là lời nhạc chế 2 bài hát của Boney M :
"Bà ha ma. Nhắm mắt sờ ba ba. Sờ cho đúng cái chỗ 33 nó nằm ..."
• "Cộng " bên Nga ,"Xù" bên Séc
• “Sa pa” đứng xa mà nói/ “Sông cầu” còn lâu mới ký/”Ba con năm” vừa nằm vừa ký...
• "lừ lừ như tàu điện", "thằng này bị leng keng rồi", "bổ tàu"...
• Bang KT, “Bang Cò ỉa”, “Bang Hoa quả sơn”. K28, K95, “Quân khu thầu dầu”, “Khu mả”...
• Tôi ở nhà quê mới ra
Tôi nhìn oto nó đi
Tôi tưởng con trâu nó phi ...ì í i
• Ai tên Lý được gọi là Lý toét, Tên Bình thì chắc chắn là Bình boong, Hải là “Hải dớ”...
• "Cắt cơm, bơm xe, nghe thời tiết"
• Giường mô đéc
• Gạo 3 đồng 8
• vở 5 hào 2
• hồi ấy rủ được em gái nào đi chơi chắc là sang nhất thì gọi "sen dừa" và "xin điếu ba số"...
• Mất một tý da đền 3 đồng 6, mất một tý máu đền 6 đồng 3
Mất tý gân , gần chục bạc
Mất tý thịt , suýt một trăm
• "tổng sỉ vả" cũng là từ thời đó, kiểu như "ông già Khốt ta bít" hay "ông Khốt"
• "đánh dậm" , "bùng", "nhìn đểu", "chém".
• hút điếu thuốc lào nâng cao sỹ diện
• cưới nhau gọi là "tổ chức", tán tỉnh gọi là "tìm hiểu", quyết định cưới thì "xây dựng"
• Công an, phòng thuế, kiểm lâm
Trong ba thằng ấy phải đâm thằng nào
Kính thưa toàn thể đồng bào
Cả ba thằng ấy gộp vào rồi đâm
• Mỳ không người lái
• điếu giắt tai điếu sáng mai.
• Ăn cơm nắm, nằm gậm giường
• "ăn cơm trước kẻng"
• "nước sông, công lính"
• "bố con chó xồm"
• Não bộ đang hoạt động trở lại
• Trung Quốc lắm cá rô
Liên xô lắm cá mè....
Việt nam có nhiều tôm he
Hít Le có nhiều tôm càng...
•Sau 75 có câu “l Thanh Hóa, khóa Viro”
• hắc lào, ghẻ lở, bát bê năm hai ...!
• Hà chuồn Nam lủi Thái Bình bay, Hải Phòng anh dũng trốn ban ngày!!!
• "cô phi dê là con chó xồm, đứng bên anh làm anh hết hồn"
Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
Đồng hồ Ponjot tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ...
• "mất điện thì khổ, mất nước thì sướng"
• Cơm canh cháo phở ( CCCP )
• mấy em đi Tây về kiểu đi Tiệp Khắc về, thanh niên hàng phố tấm tắc "người nó thơm toàn xà phòng Táo...", chứ mấy bác Liên Xô về chỉ được cái "ga lăng" thôi...
• CCCP - các chú cứ phá
• thơm như Camay!
• Xà Phòng Táo, nước hoa CD
• Nhất Cost, nhì Fa, thứ ba là Lux
• biết đi Nga bằng 3 đi Đức
• nó sang nhà con kia xách nước cho gái rồi

• Giàu đi Đức .trí thức đi Nga, ba hoa đi Tiệp

• Đấy là CAPSTAN : Cho anh phát súng tim anh nát.. đọc ngược lại: nhưng anh tin số phận anh còn...
Chiếc áo phơi sương tặng anh nhé.....
• Cuối cùng là tình bơ vơ..
• Quần Levis, lần em vào i sỹ là e vẫn i xì
• ...ở "sở lượn" "mòn hết cả lốp", "hỏng hết cả bánh kẹo"...
• thành phố buồn, lắm con buôn, buôn bánh mỳ, 1 cái 2 tỳ
• Cắt cơm, bơm xe, nghe thời tiết, liếc đồng hồ
• thứ bảy máu chảy về tim
• quê anh thì "thường thôi quê Bạc" và "Hà Tĩnh mình ơi trung ương gọi lấy mỳ", Hà Tây thì "Hà Tây cửa ngõ Thủ đô-Lợi dụng sương mù bắn máy bay ta"...
• Hà Tây gọi tép bằng tôm, cô gái Suối Hai, chàng trai Cầu Giẽ
• dép lốp gọi là "Bình Trị Thiên tóe lửa"
• huân chương không lấy đâu, các cụ bảo thịt trâu cho dễ chia, máy bay bay đằng đông, các cụ lại ngắm đằng tây..
• Hồi xưa ở cổng các ĐV Bộ Đội giữa thủ đô yêu dấu mà toàn thấy ghi: Ở đây không tiếp những người đầu bù tóc rối, quần áo loe tóe lố lăng
• ăn như sư, ở như phạm
• Nhất Y, nhì Dược, tạm đựợc Bách khoa
• Bà ngồi bà rung đùi, bà ngồi bà rung chân, bao nhiêu chiến sỹ HQ hót phân cho bà...
• thằng ăn phở bùng, đi mưa không ướt cằm ...
• “mầm non nghĩa địa”
• "đầu đội áp suất, chân đi bàn là, trông xa cứ tưởng là ma, lại gần thì hóa đi Nga mới về"
• "Cho ngày nay, cho ngày mai, cho hai ngày sau"
• Đi xe đạp với 3 mớ rau muống, một mớ trước ghi-đông, một mớ cầm tay, một mớ sau gác-ba-ga.
• "Tôn Đản là chợ vua quan
Đặng Dung là chợ trung gian nịnh thần
Đồng Xuân là chợ thương nhân
Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng"
• "Bụng to trán hói
Hay nói ba hoa
Đi xe Volga
Ăn gà Tôn Đản"
• "Ở nhà sợ vợ, ra đường sợ công an, đến cơ quan sợ sếp"
• "Thái Lọ là đất ăn chơi
Tay gậy tay bị khắp nơi tung hoành"
• "Trai tài đánh dậm cu đen sạm
Gái đảm mò cua bím mốc meo"
• Ruộng sâu trâu nái không bằng gái thương nghiệp
• "Mất mùa bởi tại thiên tai
Được mùa bởi tại thiên tài Đảng ta"
• "Lúc nhỏ thì cậy mẹ cha
Lớn lên nhờ vợ, về già cậy con"
• Một yêu anh có may ô, hai yêu anh có cá khô ăn dần...
• Móc đít 7 ngày không thấy thối.
• Ngày xưa chày nhỏ cối to
Bây giờ đổi mới, cối to hơn chày”
• “Trước cách mạng, bán ngô luộc
Sau cách mạng, luộc ngô bán”
• “Tiền là Tiên là Phật,
Là sức bật của tuổi trẻ,
Là sức khỏe của cụ già
Là cái đà danh vọng
Là cái lọng che thân
Là cán cân của công lý”
• “Tố Hữu tăng lương không bằng Trần Phương tăng giá”
• “Nhân phẩm toàn dân mất sạch rồi
Chỉ còn lương thực giá cao thôi”
• “Đồng tiền hơn đồng chí
Chân giò hơn chân lý”
• “Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho thủ trưởng mua đài sắm xe”
• “Ông Lê nin ở nước Nga,
Mà sao ông đến vườn hoa nước này
Nheo mày, nhăn trán, chỉ tay
Thời kỳ quá độ chúng mày còn lâu”
• Thư gửi con ở Liên Xô
“…Cần gì ghi thật rõ ra:
Đồng hồ áo chấm hay là áo phông?
Áo thiêu ở ngực con công,
Hay là xi-líp có bông hồng cài?
Áo da đểu, xuyến đeo tai,
Nữ hoàng lộng lẫy con xài tiếp không?
Bên ấy gái Cộng khá đông,
Theo cha nên đánh cả vòng tránh thai…”
• Và các kiểu những: Mậu dịch quốc doanh, cửa hàng may đo, hợp tác xã kim khí điện máy, hợp tác xã mua bán, cửa hàng chất đốt phụ nữ, quầy thịt thanh niên, tích kê may vá quần áo, bơm mực bút bi, bơm gas bật lửa, xay bột trẻ em, vá sống/chín xăm lốp, măng-sông, lộn xích, lông gà lông vịt bán đê, tóc rối đổi kẹo, quy gai xốp, kem mút đê...
• Thời đó oánh nhau nổi nhất là "quân khu Lý Nam Đế toàn con ông cớp"!
• Nhất gạo nhì rau
Tam dầu tứ muối
Thịt thì đuôi đuối
Cá biển mất mùa
Đậu phụ chua chua
Nước chấm nhạt thếch
Mì chính có đếch
Vải sợi chưa về
Săm lớp thiếu ghê
Cái gì cũng thiếu...
• Mất tí da đền ba đồng sáu / Mất tí máu đền sáu đồng tư / Mất tí mủ đền đủ một trăm...
• Một giọt máu đào hơn ao nước lã (hay) một giọt máu đào hơn bao thuốc lá
• “đầu gấu chợ Ga” và “mẹ mìn”
• Em không yêu binh nhất
Em không yêu binh nhì
Tình tang tình em yêu trung uý
Trung uý già nhưng mà lắm tiền
Đài đeo hông ,đồng hồ đeo tay.
Đồng hô Poljot, đài Oriontong nhé! (Các bác bây giờ có iphone cũng k bằng ngày xưa!)
• "Mỡ (mật) đấy mà húp"
• Quân mũ lá, bọn thập cẩm, dân 2 ngón, đi cắt bom, đột vòm, nhập nha....
• Lái xe, lái lợn, lái tàu
Trong ba lái ấy đừng yêu lái nào.
• Trai khôn lấy vợ ngân hàng
Gái khôn đến cửa công an tìm chồng.
• " Phở mậu dịch, kịch tivi"; " nhà văn nói láo, nhà báo nói hay"
• chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm!
• Lời Anh Ba - Loa thời tiết!
• Con anh phá sản tại anh ngu (CAPSTAN)
• “Lốp cố vấn” chỉ lốp xe bị hỏng phải dùng sợi cao su quấn vào đi tạm
“Lặn đi cho nước nó trong” có ý đuổi đi
“Mỡ đấy mà húp” có ý đừng tưởng bở
“Nổ” (giang mai)
• “Nhà văn, nhà giáo, nhà báo, nhà đài
Bốn nhà cộng lại, bằng hai nhà nghèo”
• “Chất nghệ gặp trời mưa”
• Trên đè xuống Dưới thúc lên
"Hộp đen" ở giữa cứ rên hừ hừ!
• “Gần nhà ga, xa trường học”
• “Không đi xin gạo xin mì
Mày lên vũ trụ làm gì hở Tuân"
• “Bù đá vào lưng, lấy dân làm guốc”
• “Không nghe đài địch
Không dịch sách Tàu”
• Kính thưa các loại kính
Kính râm đeo trời nắng, kính trắng đeo trời mưa
Kính vừa vừa đeo đi ngủ, kính trong tủ cũng mang ra đeo...
• Giàu thủ kho, no nhà bếp
• “Lux rửa tay, Camay rửa bím”
• “Dìn dìn như xe zin chở gạo
Lạo xạo như cạo râu
Lâu như câu cá
Phá như bom bi
Đi như tên lửa
Đã xx là phải chửa
Không chửa không lấy tiền”
• “Khỉ Bách Khoa, ma Tổng Hợp”
• “Trâu điên chó dại, trai Xây Dựng
Lợn sề chó cái, gái trường Y”
• Ông xe thồ đồng hồ bút máy, vợ ông xe thồ mặc váy kaki
• "Kính bút khăn mùi xoa đồng hồ bật lửa"
• Đầu đường đại tá bơm xe
Cuối đường Trung tá bán chè đỗ đen
Giữa làng thiếu tá bán kem
Trong làng Đại úy thổi kèn đám ma
Thượng úy chăn lợn đuổi gà
Trung úy ở nhà vo gạo rửa rau
Hỏi rằng thiếu úy đi đâu
Ba lô lộn ngược xuôi tàu Bắc Nam...
• Con nhà báo nói láo, con nhà giáo học dốt
• Một yêu anh có may ô
Hai yêu anh có cá khô để dành
Ba yêu rửa mặt bằng khăn
Bốn yêu bàn chải đánh răng hàng ngày
Năm yêu anh có đôi giày
Sáu yêu anh có khăn quàng vắt vai
Bảy yêu có sắn gạc nai
Tám yêu nước mắm cả chai ăn dần
Chín yêu anh rất chuyên cần
Mười yêu anh chỉ để phần cho em.
• Thủ kho to hơn thủ trưởng
• “Du lịch” ngồi xịch vào đây, “Sông Cầu” là đầu câu chuyện
• Ba số nhí nhố cũng xong, pan man ( Palmall) để bàn cũng mất
• Em không ăn cơm cháy/em không ăn cơm mì/ thì em ăn cái gì?
• tình tang tình em đi tìm trung úy/trung úy già nhưng mà lắm tiền tiêu
• "Thứ nhất đi Đức, thứ nhì đi Nga, thứ ba bóc lạc".
• Nhà mặt phố, bố làm to
• Đường sữa từ trên phân (chia) xuống, cuốc xẻng từ dưới phân lên
• Cơm sinh viên: canh toàn quốc, nước chấm đại dương
• Nhanh như kẻ cắp chợ Đồng Xuân
• “Bắt cởi trần, phải cởi trần
Cho may-ô mới được phần may-ô”
• “Cán bộ cao ăn cung cấp
Cán bộ thấp ăn chợ đen
Cán bộ quen ăn cổng hậu”
• Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục cũng là cái ao...vv
Đời có lúc nhục lúc vinh
Lúc đong chịu gạo,lúc ninh chân giò
Trăm năm Kiều vẫn là Kiều
Ăn xong rử bát là điều tất nhiên
• Ba năm du kích nằm kề
Không bằng chủ lực nó về một đêm
• Phân thì phân như kứt mà cái kứt gì cũng phân
• Đoàn kết là chết hết
Chia rẽ là chết lẻ tẻ
• "mặt xanh như đít nhái", "đánh cho ù tai", "cười như Liên Xô", "cười như nông dân được mùa", "cho đi Trâu Quỳ", "nụ cười thu hoạch"...
• "mặt vênh như tủ lệch"
• "trong người toàn dây bảo hiểm" (thời mới có tiền to, có dây bảo hiểm- ý nói "đại gia" trong người toàn tiền mệnh giá to!)
• Đi một ngày đàng...xoàng mất 8 hào cơm bình dân
• "ngu lâu khó đào tạo", "cơm không ăn cứ đòi ăn c...t"
• "cho ăn toàn đặc sản"- chửi cho vuốt mặt không kịp!
• Sông có thể cạn ,núi có thể mòn
Cận thì đeo kính,nhung đi oto ko cần mũ bảo hiểm
• Tội đâu Liên Xô chịu
• Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay
Non nước mây trời...phải ăn khoai tây
Tám mươi phần trăm kèm thêm cả sắn..
• Ô mai sấu rắc cam thảo.
• "tóc xù như chó Nhật", "mũi Thanh Hoa da Ngọc Bé"...
• Có vợ mà cho đi Tây
Như xe không khóa để ngay Bờ Hồ
• Có chí thì nên...gội đầu máy lạnh
• Nếu bạn chịu khó ăn rau trong 80 năm..đảm bảo bạn sẽ chết già
• "áo đỏ chứng tỏ nhà quê"
• Chân đi chữ bát ..dứt khoát xxx to
• Nếu biết ngày mai em lấy chồng
Anh cười vỡ bụng gãy cả răng
Đứa nào lấy em thật vô phúc
Tối nằm cắn lưỡi chết nhe răng
• Hãy tìm tôi nhé A-li-ô-sa!
• Rượu Vang rất có lợi cho sức khỏe, lúc có sức khỏe thì phải uống Vodka
• "gần ga xa trường học", "cô giáo bị bom Mỹ chết rồi", "trèo me trèo sấu"
• "Môi chưa đến Bờ Hồ
Răng đã vồ Bưu điện”
• “Răng tung tăng đi trước
Môi lả lướt theo sau”
• "Chân đi chữ O, xxx to nhất lớp”
• "Từ Nam ra Bắc chưa thằng nào ngán tao", "Nếu cần thì bốn thằng tao chấp mình mày"
• “Cho em miếng cháy, em cho sờ xxx”
• "Quy ra thóc", "Cười như công-nông lên dốc", "Mũm mĩm như thiếu nhi Liên Xô", "Những đứa con của gấu mẹ vĩ đại"
• đẹp trai như mì chính cánh
• Đầu bù ,răng bựa
• “Mặt Thanh Hoa, da Ái Vân, chân Ba Đẻn, đầu Đỗ Mười” hoặc là "mặt Thanh Hoa, da Cẩm Vân, chân Kiều Hưng, lưng Quang Thọ, tóc Đỗ Mười".
• “Ở đây tai vách mạch rừng
Những điều bí mật xin đừng nói ra”
• “Những người hay ăn hay chơi
Sống ba mươi tuổi bằng người một trăm”
• “Tăng xin, giảm mua, tích cực cầm nhầm”
• "Mục tiêu số bốn, cách rốn một gang"
• đi xem tháo khoán
• Đau đầu vì nhà giàu, mệt mỏi vì học giỏi, buồn phiền vì nhiều tiền, ngứa tai vì đẹp giai!
• “Tăng xin, giảm mua, tích cực cầm nhầm”
• Đần như mất sổ gạo.
• “Không giàu thì phải đẹp trai
Không thông kinh sử, phải dài con cu”
• “Thẳng thắn thật thà thường thua thiệt
Lọc lừa luồn lách lại lên lương”
• “Ngồi buồn mở cúc xem chim
Còn hơn vào rạp xem phim nước mình”
• “Sáng nhặt lá, trưa đá ống bơ, chiều làm thơ, đêm thẫn thờ chờ sáng”
• Phong độ là nhất thời
Đẳng cấp là vĩnh viễn
• nhà mặt phố,bố làm to...mẹ giã giò
• “Săm có thể thủng, lốp có thể mòn
Nhưng số khung số máy không bao giờ thay đổi”
• Rải đinh đường làng, bám càng công nông
• Ngày tổ tôm, đêm cửu vạn
• Cổng chùa gặp Lan
• "ngày tàn của bạo chúa" hay "bao giờ cho đến tháng 10"
• Em là búp măng non
Em có con em thành (máy bay) bà già
• Ở Tây thì sống như ta
Đến lúc về nhà, lại sống như Tây
• “Em ơi quần em rách rồi đó
Rách cả quần trong lẫn quần ngoài”
• “Em ơi đừng có bồn chồn
Đến năm mười sáu thì...lưng mọc lông”
• Hai quần có 4 ống chân
Đi vào chỗ tối 4 chân ko quần
• (Italy 1990)
Hoan hô đồng chí Hagi
Cách 30 mét mà ghi được bàn
• Khoa học thời đại lên cao
Anh Ga ga rỉn bay vào vũ tru
• 4 ông chung một đĩa lòng
Lợn ngồi chễm chệ vói thùng bia to
• Ngọt ngào bóc múi em ra
Mời nhau cặp bưởi chút quà Hùng Đoan
• Em thề em chẳng yêu ai
Yêu anh bộ đội có 2 quả mìn
Qủa mìn có cái đèn pin
• Thắng làm vua
Thua cũng chả sao
• Đẹp trai như Đi-a-nốp
• đẹp trai như Đa-sa-ép
• Toàn chỗ anh em với nhau,tiền nong có thì cũng được, ko có thì ....ko xong
• Mỡ đấy mà húp
Cúp (Cub) đấy mà đi
Xi-ti (City) đấy mà phóng
Bóng đấy mà đá
Má đấy mà hôn
• Đẹp trai như Ba Duy
• Uống nước mát sân bay
• "ba que xỏ lá", "ông ba bị", "mẹ mìn"
• Ở giữa có cái đèn pin
Xung quanh những sợi dây mìn tứ tung
• Các loại rau luộc lên ăn đc ,thì ăn sống cũng ...được
• "buôn c...t bán cho chó"
• Buôn bã mía bán cho voi
• Xe máy đời Kim vàng giọt lệ
• "Bật lửa Tàu không dầu cũng cháy
Nửa vòng cháy ngay
Một vòng cháy tay"
• Mũ cối = ổi Tàu
• Xe chạy trên xa lộ
Đã được anh mến mộ
• Mũ này che nắng che mưa
Che đầu quân tử ,sớm trưa dạt nhà
• Phim màu chiến đấu của Liên Xô
• Lazio cửa trên á, cho vào bô
• Quần ga dép gan gà đầu ổi Tầu
• "Zin ba cầu"
• Tăng ca bật bãi
• Chồng người buôn ngược bán xuôi
Chồng em ngồi bếp ...chấm bánh gio
• Đẹp trai như tượng
• Yêu anh đi nhà anh có đài xập xình
Anh chưa to nhà em có...đài truyền hình
• Nhớ vợ thương con thèm nuôi chó
Vợ thì chưa có ... Chó đã nuôi
• Hay nhất gọi xe máy (đời 6x vắt qua đầu 7x) là xe Bình Bịch (do tiếng nổ, đồ rằng toàn loại 2 kỳ). Đi vào thơ văn hẳn hoi nhé: Mồng Một tháng Sáu / Tết của thiếu nhi / Mẹ đưa em đi / Sắm quà mậu dịch / Ô tô, bình bịch / Con vịt biết bơi / Nào các bạn ơi / Ta chơi chung nhé!
• 50 chưa qua dậy thì
55 hết tuổi thiếu nhi
60 là tuổi mới đi vào đời
65 là tuổi ăn chơi
70 là tuổi yêu người yêu Hoa
• Liên Xô, Liên Xổ, Liên Xồ
Thóc lúa đầy bồ là nước Liên Xô
• Tiền vào như nước Sông Đà
Tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin
• Chín bỏ ... vào mồm
• Cầm tiền thì sợ tiền rơi
Cầm tờ trái phiếu đời đời ấm no
• Sống Volga ....Ma Mai Dịch
• Chim khôn chim đậu cành mai
Tiền khôn đậu cuống biên lai ngân hàng.
• Hôm qua hội chợ bán gà / Khối (ngày đó quản lý theo đơn vị hộ khẩu là khối, nhỏ hơn tiểu khu - hay giờ là phường) ta cả sáu mươi nhà cùng đi / Hôm nay hội gửi tiền thi / Sáu mươi hộ lại cùng đi một ngày.
• Đưa tay bóp thử cái xem sao
Thấy nó mềm mềm đút nó vào
Vặn vặn xoay xoay rồi đứng dậy
Nhấp nhổm xuống lên dấn ào ào
Mệt mỏi mồ hôi đầy trên trán
Nữ khách đâm lo nói thì thào
Anh ơi cẩn thận ko chửa đấy !!
Tôi dấn thế này chửa làm sao
• Cười như ...ồn cười xilip tích kê.
• Chân đi chữ bát dứt khoát lò to
Chân đi chữ o lò to phải biết.
• Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn ...gà
• Cá biển mậu dịch ko biết tên: Cá long hội (nghĩa là Lôi Họng)
• Bố tướng
• Quần tích-kê, áo lộn cổ
• Nan hoa cắm vành, lốp bọc ngoài săm, ghi đông cổ phổt.
• Anh yêu e từ chân đến cổ còn cái đầu vứt bố nó đi
• Cầm vàng thì sợ vàng rơi
Cầm tam bát cửu đời đời ấm no
• Tam vạn , tam sách thất văn
Lèo 5 , tôm 4 , đời đời ấm no
• Cửu vạn , bát sách , chi chi
Trong 3 cây ấy , ta đi cây nào
• Đổi bún, đổi bánh cuốn (huhu, toàn phải xúc gạo đi đổi)
• Áo xanh sĩ lâm, quần phíp/xa-tanh/lụa đen
• Không hắc lào, không vào đại học. Không ghẻ, không phát thẻ sinh viên
• Đi đúng luật là bạn đang góp phần làm ách tắc giao thông
• "Một năm đi Pháp bằng một giáp đi Nga"
• Cầm vàng thì sợ vàng rơi
Hộ khẩu Hà Lội, đời đời ấm lo!
• Vào cầu, sập cầu, cháy cầu ...
• Lưng gù đi cúp không bằng con cóc ngồi xập gụ
• Đẹp trai lai chó hiếm có khó tìm
• Đẹp trai đi bộ ko bằng mặt rỗ đi lơ
Mặt rỗ đi lơ không bằng lưng gù đi cúp
• Xinh như diễn viên điện ảnh
• Cà phê đắng thêm ít đường cho ngọt
Tình cay đắng ta biết bỏ gì đây
• Nhất là bét
• Ông Liên xô. Bà trung quốc.
Ông đi guốc bà đi giày
Ông nhẩy dây bà ...đá bóng
• Cháu mà máu thì....Đến cháu cũng ko biết cháu là ai !
• 123 ta là cha thằng địch
456 ta là cháu Bác Hồ
789 ta là lính thủ đô
10 ta là người Xô viết
• Tổ quốc ghi công
Gia đình mất giống
• Chiều nay ăn bữa cơm tù
Cơm khê canh nấu gật gù khen ngon
• Khi ra đi không một lời từ biệt
Khi trở về bảy tám thằng khiêng
"Trên quan tài ghi mấy chữ thiêng
Tổ Quốc ghi công người chiến sỹ"
• "Không phải cháu, thằng máu nó chạy rồi"
• "Vá lốp xe tăng, cân vành tàu hoả"
• "Tiễn anh ra bến ô-tô
Em về em khóc tồ tồ ra chăn"
• "Đang vui thì đứt dây đàn
Khi đang buồn x...thì nàng đến chơi"
• "Anh mất chiếc quần bò
Tích kê hai mông thật to
Anh mất chiếc khăn quàng
Mác ma-đờ-in Chi-na
Anh mất chiếc đồng hồ
Bốn đinh Mỹ còn nguyên tem
Anh mất chiếc áo bò
Levis màu đỏ tươi nguyên"
• Yêu em đi yêu em đi
Em không thích mặc quần Di-Ci (DC)
Trông không to
Mông bé tí đùi thì không căng"
• "Xa lông đệm mút con ngồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhá khoai"
• Rượu hay phải biết chửi thề
Biết đi nửa buổi , biết về nửa đêm
• "An toàn là bạn, tai nạn là thù"
• Sống phức tạp cho đời đơn giản
• "Đời như một bát bún riêu
Bao nhiêu sợi bún, bấy nhiêu...lằng ngoằng"
• "Đời là một cục x dài vô tận
Không cẩn thận bị đứt làm đôi"
• "Anh như cục x trôi sông
Em như con chó ngồi trông trên bờ"
• Văn thơ lai láng tràn ra chiếu
Tỉnh dậy em ơi, kẻo ướt quần
• Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương
• Hai chai 5 chén 5 thằng nhậu
Mà 4 thằng kia chẳng thấy đâu ,
• Thanh niên Hà Nội xin thề
Chưa đầy 2 bị chưa về quê hương ( bị Usd nhé từ Đông Âu )
• "Từ thành túi này, người đã ra đi"
• "Bước chân đi cấm kỳ trở lại
Bước chân lại, chó dại cắn chân"
• "Xuyên phát đờ dao" "xuyên tâm liên"
• Chỉ tay lên trời .. Hận đời vô sinh
• "Thôi đành nhắm mắt xoạc đùi
Để xem con k...ạc nó dùi đến đâu"
• "Ba Đồng Chinh Bằng Tôn"
• Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cầy vợ cấy con trâu .... ăn cỏ
• Khi đi chân Việt Nam, khi về chân Tiệp chân Đức
• Chị tôi lớn tuổi hơn tôi
Mẹ tôi lớn tuổi hơn tôi rất nhiều !
• "Ôm phản lao ra biển
Cay hẳn chua chua hẳn
Đang ỉa lăn ra ngủ
Hắc lào mông chi chít..."
• hàm răng kiểu "đội hình 6-9-0-3" (cái này bộ đội mới biết)
• "Mô-kích"!
• "Ba bét nhè"
• mặt thớt, đít lồng bàn
• Ô mai sấu
• Đầu gấu nhựa
• Tèo rồi
• Oách xà lách
• Trách người tham: " mày định kẹo kéo à"
• Như có ông già đi tàu bay bằng giấy
Quần ống loe bằng cái bánh xe bò
Ông ta đeo kính râm và đồng hồ Seiko
Ông ta đeo huy hiệu Bác Hồ, hút thuốc lá Trường Sơn
• Kẹp săm
• Dán vỏ nilon rách
Bơm mực bút chì bi
Lộn cổ áo sơ mi
Gia công qui gai xốp
• “Bác sỹ Tùng, dạy chúng em
Ăn quả xanh, uống nước lã
Dễ tiêu hóa, diệt vi trùng…
• “Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng, con ở với ba”
• “Ước gì em hóa thành cau
Để anh làm bẹ, ôm nhau suốt ngày”
“Ước gì anh hóa thành chày
Để em làm cối, suốt ngày…giã nhau”
• “Thương em chẳng biết để đâu
Để vào nòng súng, lâu lâu bóp cò”
• “Trở về sau 5 năm
Quân hàm 1 gạch vàng
Thì ôi có sự lỡ làng
Em lỡ bước sang ngang.
Đi theo chàng trai khác…
• Giàu nhà quê, không bằng ngồi lê Hà Nội
• Cơ khí Trần Hưng Đểu, Dệt kim Đông con
• Nhanh như điện, tiện như quần chun
• “Thấp như gián đất chặt chân”
• “Cáo già không bằng gà son”
• “Đời có số, cố làm gì”
• “Dép còn có số nữa là người”
• “Dí b. vào nước sôi”, “Đái vào dây diện cao thế, giật chết lại bảo tại số”
• “Trông xa cứ tưởng Thúy Kiều
Lại gần mới biết người yêu Chí Phèo”
• “Đẹp như Kiều cởi truồng”
• “Xấu nhất bộ đại học”
• “Bé nhưng dé nó to
To nhưng lò-so nó yếu”
• “Đầu óc ngu si, tứ chi phát triển”
• “Thon thon hình vại, thoai thoải hình chum, khum khum hình lòng chảo”
• “Tham thì thâm, đa dâm hại thận”
• “Ngu thì chết, chứ bệnh tật gì”
• “Thôi rồi Lượm ơi”
• “Thằng xx vừa dốt vừa ngu
Nó đi xe đạp hở cu ra ngoài”
• “Sáng nắng chiều mưa, đến trưa báo lại”
• “Yếu lại còn ra gió”
• “Ngu còn đánh đu với thời tiết”
• “Súp von tơ, tivi, bàn là, quạt cháy, máy bơm hỏng…bán đê!

• "Đồng bào chú ý, máy bay địch đã bay xa!"
• “Bố tướng, mẹ tá, con bán rổ rá ở chợ Đồng Xuân"
• “Bố đảng viên, mẹ hiền nhất xóm”
• “Bóng Nhựa Bút Thép”, “là cái dĩ”, “đau hết cả dọi”, “xin tí tiết”, “xúc”, “múc”, “lít”, “sọi”, “tanh tưởi”, “ra bóng đê”, “10 ông cụ”, “mười át cụ”, “mười cửu sừng”, “tứ tứ nhị”..
• Không đi Văn Điển cũng vào Xanh-Pôn
• Ăn kứt sắt ỉa cứt quân cờ
• Mẹ cắm hoa đám cưới, bố thổi kèn đám ma.
• 37A, hai thất cất một lục, B52, tam bát cửng
• Củi khô xuống nước vẫn khô
Số nghèo đi tận Liên Xô vẫn nghèo
• Thằng này quẩy , Thát chơ
• Đông ki sốt vừa dốt vừa ngu
• bướng thì gọi là "Ri gân", giàu thì gọi là "thầu dầu"
• thằng đầu chầy đít thớt
• Cổ viền túi chéo
Khoá kéo vai bồng
Đinh đồng cúc bạc
Tà xoạc Parabol
Vạt lượn đuôi tôm
Mấy hào cũng duyệt!
(Quân khu Khâm Thiên ạ)
• "Tass được quyền tuyên bố..."; "thông tấn xã vỉa hè"; "nói hay như đài"; Trong thể thao có : "bay như Khánh, đánh như Kim...". Bắt đầu xuất hiện từ "xả láng","quậy", "anh hùng xa lộ"...
• "Pha sáng, mic rõ ràng"
• "Chuyện thường ngày ở huyện"
• Ngày xưa ko thích người " cao như cái sào chọc cứt"
• "Quy luật của muôn đời"
• "Hãy đợi đấy"
• "Đến lượt anh đó, Pakito"
• "Lão Pik, lão có mưu kế gì không?"
• "Hợp tác xã toàn cuốc"
• "Được cái lọ, mất cái chai, âu cũng là cái liễn"
• "Trồng răng Thành Lợi" (hay Toàn Lợi)
• "Vàng mộng tưởng"
• (Nói về người) "ăn chơi có mấu ở đít"
• "xe đạp cởi truồng", "zin 3", "phụ tùng xích líp"...
• , " phở ko người lái ", " con bớp, con phò con phạch " . " ổi tầu , ga tầu, đúc tầu ", " gò " - dép nhựa trắng Tiền phong, .. là những vật dụng mà dân " quân khu" đẳng cấp ko thể thiếu. Cắt bom - thời bao cấp, mọi người hay buộc đồ sau booc-ba-ga ( gác đờ đèo ) xe đạp bằng dây cao su, hội " quân khu 2 ngón " thường chạy theo đắng sau, dùng panh xơ lam ( lưỡi dao cạo ) cắt dây buộc lấy mất đồ lúc nào ko biết ...
• Giắc-cu nổi dậy
• quỷ lùn "Trec nơ mo", "đầu như Bút Thép", "đẹp trai lai Pháp, hiếm có khó tìm".
• Hội nghị hôm nay chỉ có 1 vấn đề , thưa các đồng chí ... Đó là chúng ta phải giải quyết rất nhiều vấn đề !!!
• Hết tầm đại bác
• rít điếu thuốc lào, nâng cao sĩ diên, thơm mồm bổ phổi diệt trùng lao. Hít khói vào như Quan công múa kiếm, thở khói ra như Triệu tử múa long đao. Trường sơn một dẫy tám hào, Thủ đô 2 tút cũng tròn một lô.
• "Vâng, tôi nhà quê!" (lời bài hát "One way ticket"), "Xì bô nê, bố châu Phi mẹ cũng châu Phi, đẻ con đen sì..."
• " Va si lô, thằng tây nó vồ bà già, buông tôi ra - vì tôi đã già rồi mà... "
• "đánh nhau tay-bo", "gọi hội", "củ đậu bay", "trấn"
• Gió rét đêm đông
Mấy cô chưa chồng
Ngồi trên ghế đá
Kể chuyện tình yêu
Một cô phát biểu
Lấy chồng sướng ghê
Đêm nằm mân mê
Làm anh mất ngủ
• "Chào em...cô gái Lam Hồng" hoặc "Kính chào anh...con người đẹp nhất!" (làm người không quen giật mình); "xin bát cơm nguội" (võ này thì 9X bay giờ không hiểu rồi), :hội đồng tổng Cốc đề ra..."
• Võ nhẩy đè vai người " để xem đi bộ đội được không"
• “Em ơi nếu mà yeu anh thì về đâm cha giết chú ... Bóp vú dì dâu chặt đầu dì ghẻ và (zà) đào mả bố mẹ em lên đếm đủ cho anh ba mươi sáu cái xương ........sườn !” (cải lương)
• Điếu cày hợp tác xã
• Thời 90 có câu: Đi Đức, Đá đỏ và Đất đai
• Đưa nhau lên tàu về đây ta sống vui hơn
• Đánh cho bục diều
• Điếc thông tin, mù đọc báo, cụt đào hầm, câm gọi điện
• Tiến tùng túng tiền!
• Tạ đường yến sữa km đậu
• Già nhưng xương gà nhai rau ráu
• Hôn nhau như bổ củi!
(là thành quả tập thể của các comments cho một status cách đây mấy tháng, đã bị trôi đi đâu mất rồi, nay phải ghi lại cho đỡ phí...)

BBC * VÔ SẢN BỊ CỘNG SẢN ĐÁNH

Cập nhật vụ người bán hàng rong bị đánh

  • 6 giờ trước

 

Image copyright Facebook
Image caption Cảnh công an Lương Việt Hà quật ngã người bán hàng rong tên Minh Phong tại chợ Bình Tiên qua một clip trên mạng.

Một nhà hoạt động nói đã bị "mời lên làm việc" khi đến bệnh viện thăm nạn nhân là người bán hàng rong bị công an hành hung mới đây được phản ánh trong một clip đăng tải rộng rãi trên mạng ở Việt Nam.
Ngày 17/4, một nhà hoạt động là thành viên của nhóm Con Đường Việt Nam nói với BBC Việt ngữ từ Sài Gòn rằng ông đã vào thăm nạn nhân là Phạm Thiện Minh Phong để "hỏi thăm sức khỏe, xem có cần trợ giúp gì không và có cần trợ giúp pháp lý gì không."
Chuyến viếng thăm diễn ra sau khi ông Phong bị một thượng sỹ công an Việt Nam là ông Lương Việt Hà hành hung khiến bị “xuất huyết màng não bán cầu ở bên phải”.
Ông Trương Minh Tam nói:
"Tôi vừa hỏi đến câu hỏi thứ hai và gia đình nói rằng có cần người trợ giúp pháp lý thì một điều dưỡng viên đã yêu cầu tôi tắt máy và mời tôi về khoa làm việc.
"Tôi cũng theo họ tới khoa làm việc. Họ mời bộ phận bảo vệ tới làm việc với tôi. Sau khi họ lấy lời khai của tôi thì họ cũng không có bất cứ hành vi nào là câu lưu tôi, và trả tôi tự do vào lúc hơn 12 giờ."Theo nhà hoạt động, ông Phong "vẫn còn ê ẩm ở vùng đầu" và "chắc chắn gia đình sẽ tìm kiếm luật sư để có thể tiến hành khởi kiện vụ án này".

Hoan nghênh, khuyến khích

Ông Trương Minh Tam nói đã trao đổi với Khoa ngoại Thần kinh Bệnh viện 115 và được biết là bệnh viện "rất hoan nghênh, khuyến khích hỗ trợ bệnh nhân".
Nhưng "vấn đề sức khỏe của anh Phong cũng rất nhạy cảm hiện nay", và "nên có giấy xin phép hỏi ý kiến khoa và ban giám đốc bệnh viện 115 rồi hãy quay phim chụp hình", giới chức ở bệnh viên nói với nhà hoạt động.
Ông Tam nói với BBC:
"Tôi là một công dân đến thăm một công dân và muốn hỗ trợ, cũng như trợ giúp pháp lý là điều hoàn toàn hợp pháp và cần phải được khuyến khích,"
"Nếu bệnh viện e ngại các thông tin về chuyên môn thì tôi không quan tâm đến vấn đề về tình hình chuyên môn.
"Bản thân nhân viên công an đánh anh Phong là đúng hay sai, tôi cũng không thể thay mặt tòa án để phán xét được. Tuy nhiên tôi muốn được hỗ trợ anh ấy," ông Tam cho biết.

Image copyright AFP
Image caption Gần đây truyền thông Việt Nam phản ánh nhiều vụ xô xát xảy ra giữa công an với người bán hàng rong ở các địa phương.
Nhà hoạt động nói thêm:
"Thái độ tích cực của bộ phận bảo vệ của bệnh viện. Họ ghi nhận toàn bộ ý kiến của tôi, sao chụp chứng minh nhân dân của tôi và trả lại, không ràng buộc tôi với bất cứ điều khoản gì cả."

'Công an đóng tiền'

Hôm 16/4, vợ của người bán hàng rong bị công an hành hung tại quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh nói với BBC rằng vụ việc xảy ra do chồng bà ‘không chịu nộp 700.000 đồng tiền bảo kê mỗi tháng’. Thượng sỹ Lương Việt Hà là người xuất hiện trong video clip đánh ông Phạm Thiện Minh Phong, 28 tuổi, người bán hàng rong tại khu vực chợ Bình Tiên, (đường Phạm Phú Thứ, phường 4, quận 6) khiến nạn nhân phải nhập viện vì “xuất huyết màng não bán cầu ở bên phải”.
Hôm 15/4, truyền thông Việt Nam đưa tin ông Hà “đã bị tạm đình chỉ công tác để xác minh”.
Trong ngày 17/4, bà Nguyễn Ngọc Thúy cho BBC Tiếng Việt hay bệnh viện có thể sẽ cho chồng bà xuất viện vào tuần sau.
Bà nói: "Thứ Ba sẽ cho xuất viện, nhưng chưa biết sao vì ảnh còn đau". Bà Thúy cũng nói: "Anh công an đóng tiền" và "chắc cũng phân nửa số tiền".
"Chúng tôi cũng ít nói chuyện gì. Không nói gì với nhau," bà Thúy mô tả lại cuộc gặp với Thượng sỹ Lương Việt Hà tại bệnh viện.
Khi được hỏi về những ngày sắp tới, bà Thúy cho biết chồng của bà cũng đã "khỏe lại chút", và "phải đợi ảnh khỏe lại mình mới tính được, chứ ảnh còn nằm trong đây sao biết được."
"Họ cũng có xin lỗi. Chồng em cũng không bỏ qua được, bởi cái này, nếu mà bỏ qua thì anh công an đó cũng đánh người khác, cũng vậy thôi.
"Nếu mà mình bỏ qua thì người khác cũng sẽ bị làm vậy, không có bỏ qua được."
Tuy nhiên, khi hỏi về việc có ai đến xin hỗ trợ, giúp đỡ trong buổi sáng 17/4, bà Thúy trả lời "sáng giờ không có ai đến hết, không thấy ai đến hết", bà nói với BBC.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160417_vn_police_beat_street_vendor_update

RFA * VIỆT NAM KINH DOANH

 

Vì sao gần nửa triệu doanh nghiệp ngừng hoạt động?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
000_Hkg10113116.jpg
Một cửa hàng quần áo bán các sản phẩm sản xuất trong nước ở trung tâm thành phố Hà Nội ngày 29 tháng 10 năm 2014.
AFP PHOTO

Khó có nền kinh tế nào có thể cất cánh trong tình trạng doanh nghiệp chết hàng loạt, giải thể hay ngừng hoạt động. Giới chuyên gia mô tả tình trạng bất bình thường, qua sự kiện 46% doanh nghiệp ngừng hoạt động trong vòng 10 năm qua. Nam Nguyên trình bày một số khía cạnh liên quan.
Theo các số liệu chính thức của các cơ quan chuyên môn như Tổng cục Thống kê, Cục Quản lý kinh doanh, Bộ Kế hoạch Đầu tư, riêng trong năm 2015, số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động là hơn 71.000 đơn vị, tăng hơn 22% so với năm trước. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động gia tăng hàng năm, đến nỗi có sự ví von là một doanh nghiệp ra đời chưa kịp tham gia thị trường, thì lại có một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, gặp khó khăn, lâm cảnh nợ nần và phải ngừng hoạt động.
Việt Nam nên nghiên cứu một tổ chức giúp đỡ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì đây thể hiện hơn 90% tổng số doanh nghiệp.
- Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành
Có nhiều nguyên do để doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phải rời sân chơi thị trường, thứ nhất là cạn vốn mà không có chỗ để vay thêm. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì giá thành cao, phẩm chất hàng hóa chưa tốt vì công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp. Ngoài thuế và phí theo qui định, tất cả doanh nghiệp ở Việt Nam dù công hay tư đều phải chấp nhận những khoản chi tiêu không chính thức, không biết kê vào mục nào.
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, một Việt Kiều về nước làm việc ở Hà Nội từ hơn 20 năm qua, nhận xét về nguyên nhân mà ông cho là lớn nhất khiến các doanh nghiệp tư nhân chết hàng loạt.
“Khó khăn lớn nhất là các doanh nghiệp ấy chưa có được sự hỗ trợ của nhà nước để phát triển từ nhiều mặt. Thí dụ doanh nghiệp chưa tiếp cận được nguồn vốn, nếu tiếp cận được thì lãi suất vẫn còn quá cao. Vì vậy trong thời gian tới cần có chính sách tiền tệ như thế nào để cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất hợp lý. Ngoài ra Việt Nam nên nghiên cứu một tổ chức giúp đỡ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì đây thể hiện hơn 90% tổng số doanh nghiệp. Nhà nước nói là tạo mọi điều kiện để cho doanh nghiệp phát triển, thế thì mọi điều kiện đó là cái gì…Nhà nước cần ngồi lại với các doanh nghiệp để đưa ra những quyết sách mới…”
Trò chuyện với chúng tôi, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nguyên thành viên Ban Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Phan Văn Khải, từng phân tích là về nguyên tắc, nguồn tín dụng trên thị trường mà các doanh nghiệp tư nhân trông chờ có thể bị giảm đi khá nhiều, vì các nhà đầu tư đi tìm lợi nhuận cao hơn và chắc chắn hơn, thông qua việc mua trái phiếu chính phủ được phát hành rất nhiều trong thời gian qua. Trong dịp đề cập tới những vấn đề bất ổn đang giăng bẫy nền kinh tế Việt Nam, chuyên gia Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:
“Về khu vực tư nhân trong nước thì rất nhiều doanh nghiệp bị ngừng hoạt động, số ngừng hoạt động cứ tiếp tục tăng lên. Nhiều doanh nghiệp lớn hơn không phải ngừng hoạt động, tình trạng hoạt động khá hơn thì lại đi bán cho các công ty khác qua các thương vụ mua lại sáp nhập… Chính sách của nhà nước vẫn thiên về hỗ trợ nhiều hơn cho khu vực đầu tư nước ngoài, thay vì khu vực tư nhân trong nước…”

000_Hkg10237188.jpg
Một cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc ở trung tâm thành phố Hà Nội, ảnh chụp ngày 08 tháng 12 năm 2015.
Theo báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2015 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phổ biến, tổng số doanh nghiệp đã đăng ký thành lập vào khoảng 941.000 đơn vị, tính từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực năm 2000. Riêng trong giai đoạn từ 2007 đến 2015 tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động lên tới 428.000 đơn vị tương đương 45,5% tổng số doanh nghiệp. Như vậy tính đến cuối năm 2015 Việt Nam đang có khoảng 513.000 doanh nghiệp, đại đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bên cạnh các vấn đề thuộc về chính sách như thuế, phí và tỷ giá, doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi thủ tục hành chính nhiêu khê và bất hợp lý. Vấn đề này vô hình chung góp phần tăng thời gian và chi tiêu của doanh nghiệp. Báo chí Việt Nam thường ví von thủ tục hành chính: hành là chính, còn nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì từng cám cảnh, thủ tục bây giờ ác độc lắm không có tiền là không xong.
Trong xu hướng cải cách ở Việt Nam, chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng việc cần làm ngay là cải cách một cách thực chất về thủ tục hành chính. Ông nói:
“Lãnh đạo nhà nước đã nói bế tắc lớn nhất của chúng ta là vấn đề thủ tục hành chính chưa được khai thông. Cho nên cải cách hành chính là vấn đề ưu tiên hàng đầu đối với việc quản lý nhà nước. Như vậy đã biết hướng đi rồi còn lại là cải cách hành chính như thế nào. Ở cấp Trung ương phải làm gì, ở cấp địa phương thực hiện ra sao, đi đến chỗ những người tiếp cận với nhân dân có thái độ như thế nào để được nhân dân ủng hộ. Việc này không chỉ thay đổi tư duy mà còn là phong cách xử lý trong quan hệ với dân, để cho nhà nước và nhân dân gần nhau hơn, có được sự hợp tác chặt chẽ giữa nhân dân và nhà nước để có thể vươn lên, việc này là ưu tiên hàng đầu…”
Được biết Chính phủ Việt Nam đã tiến hành cải cách hành chính theo nghị quyết 30 năm 2011. Cho đến nay, kế hoạch này đã đi nửa đoạn đường 2011-2020 nhưng kết quả đạt được không đáng kể. Tình trạng này đã được các đại biểu Quốc hội khóa 13 nhận xét nặng nề, trong kỳ họp cuối cùng trước khi mãn nhiệm.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành tiếp lời:
Chính sách của nhà nước vẫn thiên về hỗ trợ nhiều hơn cho khu vực đầu tư nước ngoài, thay vì khu vực tư nhân trong nước.
- chuyên gia Phạm Chi Lan
“Muốn cải cách hành chính thì cải cách thể chế như thế nào. Cái gì cần cải cách trong thể chế, cái gì cần phải đưa ra trong những qui định mới, trong việc xử lý công việc của các bộ các ngành như thế nào, tổ chức ra những cơ chế gì để ủng hộ doanh nghiệp phát triển, cơ chế gì để cho nhân dân có thể tham gia phát triển, không chỉ kinh tế mà thôi mà còn về vấn đề tự do, phát huy dân chủ, làm chủ đất nước...”
Tệ nạn tham nhũng làm suy yếu hệ thống công quyền và mất niềm tin của nhân dân. Trong các cuộc hội thảo, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp phản ánh rất nhiều về tình trạng phải thực hiện các khoản chi không chính thức. Riêng ông Bùi Kiến Thành mô tả tham nhũng ở Việt Nam là một quốc nạn, mà đã đến lúc phải có các nỗ lực quyết liệt để giảm bớt tình trạng này. Ông nói:
“Phòng chống tham nhũng cần phải làm quyết liệt hơn các thời trước, phải có phương pháp nào để trên bảo dưới phải nghe…phải có kỷ cương phép nước như thế nào, để cho các công chức nhà nước thực sự phục vụ nhân dân chứ không phải là lãng quên trách nhiệm của mình là người phục vụ nhân dân…”
Vấn đề doanh nghiệp chết hàng loạt có xu thế gia tăng trong thời gian tới. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thông báo, tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp tư nhân dự kiến vào cuối tháng 4/2016 sắp tới tại Dinh Thống Nhất Saigon. Tân Thủ tướng mong muốn lắng nghe cộng đồng doanh nghiệp để tìm giải pháp phát triển, trong bối cảnh đã có tới 428.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động vì khó khăn trong 10 năm qua.



Vì sao hàng loạt doanh nhân bị bắt?

Anh Vũ - Thông tín viên RFA
2015-02-06
nguyen-quang-a
Ts. Nguyễn Quang A
RFA photo
Vài năm trở lại đây, hiện tượng các quan chức lãnh đạo cao cấp nhà nước VN dấu mặt, đứng sau các nhóm lợi ích là hiện tượng hết sức phổ biến.
Các doanh nhân thuộc các nhóm lợi ích đó có thể chi phối, thao túng, điều khiển cán bộ quản lý, để từ đó có những quyết định, chủ trương tạo ra siêu lợi nhuận cho nhóm của mình mà bất chấp thiệt hại của Nhà nước và nhân dân.
Theo Thời báo KTSG, một quan chức Quốc hội cho biết: “Các đại gia là hiện thân của chủ nghĩa tư bản thân hữu. Họ tận dụng được thời cơ, mối quan hệ, sự khiếm khuyết trong hệ thống pháp luật, tận dụng được thời điểm lịch sử, và Nhà nước thì buông lỏng quản lý. Dù có trở nên giàu có, những doanh nhân như thế “không phải tài ba gì”.
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 30.1.2015 vừa qua, nói về tình trạng “có khá nhiều doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp lớn bị bắt giữ trong thời gian vừa qua”. Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho rằng “Mặc dù không muốn, nhưng chúng ta không còn cách nào khác”
TS. Phạm Chí Dũng cho rằng, phát biểu này có liên quan đến việc gần đây cơ quan CA đã bắt giữ ông Hà Văn Thắm và ĐBQH Châu Thị Thu Nga, và theo ông việc tổ chức họp báo để thông báo việc này là điều hết sức bất thường.
Từ Sài gòn, TS. Phạm Chí Dũng cho biết:
“Việc bắt các doanh nhân, chủ doanh nghiệp vì họ liên quan đến vấn đề tội phạm kinh tế thì Bộ CA đã tiến hành bắt thường xuyên. Nhưng chỉ có điều cho tới gần đây, thì mới xuất hiện lời thanh minh  của một quan chức cấp cao, cho rằng “Phải bắt doanh nhân vì không còn cách khác”. Thì đấy là điều đặc biệt, có nghĩa là đến bây giờ thì họ mới nói ra, họ mới thanh minh. Tại sao họ không thanh minh từ trước đây? Và tại sao chỉ thanh minh đối với các trường hợp của ông Hà Văn Thắm hay bà Châu Thị Thu Nga mà không phải là những trường hợp khác? Hay là vì do ông Hà Văn Thắm bị đồn đoán là có liên quan đến một quan chức cấp cao, còn bà Châu Thị Thu Nga cũng liên quan đến một quan chức cấp cao khác?
Đây là một việc mang đậm tính chính trị nhằm biện minh cho việc làm của chính phủ, song cũng là cách để họ thông báo tới các ông “kễnh” đứng đằng sau các nhân vật vừa bị bắt một cách chính thức. TS. Nguyễn Quang A, Nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS khẳng định:
“Những vụ án đối với doanh nhân như thế cho thấy đấy là bàn tay của chính trị, bởi vì những doanh nghiệp của các đại gia thì đằng sau nó bao giờ cũng có một ông “kễnh” nào đó bảo kê. Và trong các cuộc đánh nhau về chính trị, thì người ta thường dùng các con tốt như thế, theo kiểu rung cây dọa khỉ. Để cho các ông “kễnh”đứng đằng sau đó biết mặt để mà chùn các hành động này, hành động kia”
Người bên này bắt người của bên kia để tạo ra một cái sức ép, sau đó là một sự dàn xếp trước mắt về nhân sự trong nội bộ. Tới khi không thể dàn xếp với nhau được nữa thì lúc đó họ sẽ làm tung tóe lên, khi đó sẽ là một cuộc chiến công khai.
TS Phạm Chí Dũng
Việc bắt bớ các doanh nhân không nhằm mục đích trừng trị và các đại gia chỉ là nạn nhân trong cuộc chiến phe phái mà thôi, TS. Nguyễn Quang A nhận định:
“Tôi nghĩ rằng việc gọi là triệt hạ sân sau thì cũng có một cái lý của nó, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là một lý do phụ mà thôi. Mà lý do thực sự là họ muốn đánh thẳng vào các ông “kễnh”đứng đằng sau đó. Chứ còn các đại gia đó họ chỉ là những kẻ theo đóm ăn tàn bị vạ lây thôi.”
Trước các sự kiện quan trọng của Đảng, đặc biệt là vấn đề có liên quan đến vấn đề nhân sự, thì sẽ xảy ra tình trạng bắt một số doanh nhân là sân sau thuộc phe ông nọ ông kia. TS. Phạm Chí Dũng nói:
“Việc bắt các doanh nhân không phải là một đòn của Đảng và Nhà nước nhắm vào khối doanh nhân, tại vì chẳng ai đi làm cái trò như thế cả. Mà ở đây, họ chỉ xoáy vào một số ít các doanh nhân nào đó, mà các doanh nhân đó theo dư luận đồn đoán thì họ là sân sau, sân trước của một số chính khách nào đó. Việc đó nó liên quan đến sự kiện về nhân sự, vỉ chỉ có nhân sự mới có thể xảy ra tình trạng bắt bớ như thế này, nếu không vì nhân sự thì chưa chắc có chuyện này. Cho nên dư luận đồn đoán hay các chuyên gia đánh giá thì tôi thấy cũng có lý. Người bên này bắt người của bên kia để tạo ra một cái sức ép, sau đó là một sự dàn xếp trước mắt về nhân sự trong nội bộ. Tới khi không thể dàn xếp với nhau được nữa thì lúc đó họ sẽ làm tung tóe lên, khi đó sẽ là một cuộc chiến công khai.”
Trả lời câu hỏi, việc bắt các doanh nhân vào những thời điểm nhạy cảm như thế là sự vô tình hay chủ ý và nhằm mục đích gì?
Đây thực chất là việc đấu đá, là vấn đề đã trở thành quy luật và thường xảy ra vào những thời điểm được coi là nhạy cảm. TS. Nguyễn Quang A cho biết:
“Việc này tôi nghĩ rằng là hoàn toàn có chủ ý và đã diễn ra khá thường xuyên, lặp đi lặp lại ở VN nhiều lần rồi chứ không phải chỉ đến bây giờ. Chúng ta hãy nhớ lại kể từ vụ MPU18 cũng là đấu đá trên thượng đỉnh, rồi đến các vụ gọi là xôn xao dư luận thí dụ như vụ Bầu Kiên hay vụ ông (Hà Văn) Thắm chẳng hạn. Tất cả đều theo một hình mẫu khá là dễ hiểu.”

pham-chi-dung
TS. Phạm Chí Dũng
Tình trạng trên sẽ xảy ra liên tiếp từ nay cho tới khi công tác nhân sự của Đại hội Đảng XII được các phe phái trong Đảng thỏa thuận ngã ngũ xong xuôi, và đây là điều nguy hiểm. TS. Phạm Chí Dũng ghi nhận:
“Các trường hợp Ngân hàng Xây dựng, bà Châu Thị Thu Nga hay ông Hà Văn Thắm… đều liên quan đến thời gian trước các HN quan trọng về nhân sự. Tôi cho rằng đây là một hiện tượng đặc thù về chính trị mới xuất hiện ở VN từ năm 2012 tới nay, với một tần suất tương đối dày đặc. Đây có lẽ là một chiêu thức chính trị mà các chính khách, những người được coi là cầm cân nảy mực và những nhà kỹ trị ở VN sẽ áp dụng từ nay đến Đại hội XII, để họ thanh toán nốt những gì mà họ cần phải thanh toán. Nhưng điều đó hoàn toàn không có lợi gì cho dân chúng cả.”
Theo UB Kiểm tra TƯ Đảng cho biết, xung quanh một số nhân vật chủ chốt có vai trò quan trọng trong các quyết sách về kinh tế của Nhà nước hiện nay, đã thấp thoáng sự hiện diện của các doanh nhân. Sự hoạt động của các nhóm lợi ích là sự cấu kết giữa những Doanh nhân với các quan chức trong bộ máy Đảng và  Nhà nước là nguyên nhân làm cho kinh tế đất nước suy kiệt.

 


NHẬT TUẤN * HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG


CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN: HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Thứ Bảy, ngày 21 tháng 1 năm 2012
Blog Nhật Tuấn


NHÀ VĂN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
        

Hồi năm 1978, ông bạn họa sĩ Trịnh Tú, lúc đó là thư ký bác sĩ Tôn Thất Tùng, GĐ bệnh viện Phủ Doãn một hôm rủ tôi :
“ Tới thăm vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường đi !”
Tôi ngần ngại :

“ Có việc gì cần không ? Nếu không thì ngồi quán bà Dậu làm chén rượu chẳng hơn à ?’

Hồi đó tôi ở phố Ấu Triệu sát ngay bệnh viện Phủ Doãn nên Trịnh Tú thưởng lẻn sang rủ tôi uống rượu ở quán bà Dậu ngay đầu phố tôi. Nguyên là ông bạn vàng này mới nhờ tôi đưa bồ hắn từ Sàigòn ra đi thăm nuôi chồng vốn là sĩ quan  quân đội cộng hòa đang cải tạo mãi tại vùng rừng núi heo hút Thanh Hóa. Vì không phải thân nhân nên tôi không được vào trại, phải ngủ rừng một đêm muỗi cắn gần chết. Sợ ông bạn lại “sai” việc nữa, tôi giao hẹn trước :“Tới chơi thôi, còn có việc thì thôi nhé !”

Trinh Tú cười cười :

“Tới giúp bà Mỹ Dạ, vợ ông Tường đi khám bệnh…”

Tôi gật gật:

“Vậy thì được…”



Tôi tưởng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phải ở một căn hộ nào đó ở khu hồ Tây hoặc khu nghỉ dưỡng Quảng Bá, không ngờ Trịnh Tú đưa tôi lên đường đê La Thành vào trường viết văn Nguyễn Du tới một căn buồng mái tranh, vách đất, trống huếch trống hoác, giữa nhà trải chiếc chiếu, một người đàn ông gày guộc, ngồi xệp, hai đầu gối quá tai. Chắc đã hẹn trước, nhà văn vồn vã mời ngồi, còn chị vợ - nhà thơ Lâm thị Mỹ Dạ thì xin phép vào bếp rang… lạc đãi khách. Trịnh Tú vội xua tay :
“Thôi thôi… tôi tới coi sức khỏe chị sao? Liệu có giúp được gì rồi phải về ngay…”
Trong lúc Trịnh Tú hỏi chuyện chị vợ thì tôi ngắm nhà văn. Ôi chao ôi , người đàn ông gày gò, ốm đói kia lại là người viết ra bút ký “Rất nhiều ánh lửa” đăng trang nhất báo Văn Nghệ ư? Điều kiện sống tối tăm và ẩm thấp thế này ông lấy đâu ra lửa ?
Trên đường về tôi la oai oái. Thật không thể tưởng tượng được, một “nhà văn viết bút ký hay nhất của văn học ta hiện nay” ( Nguyên Ngọc), hồi Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 ở Huế là tổng thư ký Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà bình Thành phố Huế , soạn “Lời hiệu triệu” kêu gọi quần chúng nổi dậy, thu băng phát đi khắp các nẻo đường, phố phường Huế Tết Mậu Thân, có thành tích lớn trong phong trào “diệt ác, trừ gian”, theo đồn đại đã từng ngồi ghế Chủ tọa Tòa án Nhân dân tại trường Gia Hội. Năm 1972 được điều ra làm Trưởng Ty Văn hoá tỉnh Quảng Trị ở Đông Hà (vùng mới giải phóng của Mặt trận Giải phóng), 17 năm kiên trì làm “đối tượng Đảng” rồi được kết nạp…

Một người đã bỏ đô thị “lên xanh” theo cách mạng với thành tích lớn thế sao ra Bắc lại bị “đãi ngộ” nghèo nàn đến vậy.

Ra khỏi nhà Hoàng phủ Ngọc Tường, tôi lo lắng hỏi bệnh tật chị Mỹ Dạ, Trịnh Tú gạt đi:

“Bệnh tật gì đâu… bệnh thiếu… protide ấy mà… ăn uống thiếu thốn, kham khổ nên sinh bệnh thế thôi.”

Tôi nổi cáu :

“ Một cặp nhà văn –nhà thơ có nhiều đóng góp cho cách mạng sao giờ lại đối xử vậy?”

Trịnh Tú cười hề hề:

“Cậu đi hỏi mấy ông trên, sao hỏi tớ ? Thôi, ghé quán bà Dậu làm chén “cuốc lủi”, mặc mẹ sự đời.”


Sau này vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường rời Hà Nội trở về Huế và nghe nói được “đãi ngộ” khá hơn. Ở Đại hội Nhà văn lần thứ V (1995), văn phòng Tổng Bí thư Đỗ Mười đưa xe đến mời nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tới gặp riêng Tổng bí thư. Dịp tết Ất Dậu, ông Đinh La Thăng, giờ là Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải nổi tiếng vụ “trảm tướng” sân bay Đà Nẵng, đòi đánh thuế cả xe máy dân nghèo, lúc đó là Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy đến tận nhà, tặng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường một dàn máy tính xịn.

Năm 1980-1981, được Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam với tập “Rất nhiều ánh lửa” (1979).
Năm 2007, được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Ông từng làm Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương và Tạp chí Cửa Việt.



Tháng 7-1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường sang thăm Paris. Khi được bà Thụy Khuê (RFI) hỏi :“Nhìn từ phía những dữ kiện lịch sử mà anh nắm bắt được, diễn biến Mậu Thân đã xẩy ra trong một trình tự như thế nào?"

Ông đã trả lời :

“ Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng…”


Phải chăng vì những oan hồn đó, sau này trên giường bệnh, ông làm những câu thơ đậm chất “tâm linh” :


Những chiều Bến Ngự dâng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang.


Hoặc :


“Nợ người một khối u sầu
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi...”


Cũng trên giường bệnh, trả lời nhà báo, Hoàng Phủ Ngọc Tường thành thực:


“Nhà văn phải nói lên sự thật…”


Quá đúng, với ông, có lẽ trước hết là sự thật về cuộc Tổng tiến công nổi dậy năm Mậu Thân ở Huế.


Nhà thơ Xuân Sách có lẽ hiểu khá thấu đáo Hoàng Phủ Ngọc Tường nên đã hạ bút :


Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi
Cái nợ lên xanh giũ sạch rồi
Cửa Việt tung hoành con sóng vỗ
Sông Hương lặng lẽ chiếc thuyền trôi
Sử thi thành cổ buồn nao dạ
Chuyện mới Đông hà tái nhợt môi
Từ biệt chốn xưa nhiều ánh lửa
Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi!”

No comments:

Post a Comment