Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 24 October 2016

THƠ- CÁ CHẾT -

Sunday, May 1, 2016

VƯỜN THƠ

Hãy để bố
TRẦN VĂN LƯƠNG



DẠO: Lòng không muốn sống xa nhà
Nhưng trời bắt tội tuổi già biết sao!
Đêm bệnh-viện, sầu tơi trên tóc trắng,
Người già nằm, bóng hạc lắng chiều sương,
Mắt ngu ngơ như nắng lỡ độ đường,
Nhìn con gái dựa bên giường gà gật.

Đầu ngật ngầy váng vất,
Thương con mình tất bật ngược xuôi,
Mấy ngày qua luôn túc-trực không rời,
Đến tối mịt mới về nơi tổ ấm.

Bàn tay già chầm chậm,
Thờ thẩn nắm tay con.
Từ rãnh mắt xoáy mòn,
Giọt thương cảm lăn tròn theo vết cũ.


Khuya rồi đó, sao con chưa về ngủ,
Chuyện tuổi già, con ủ-rũ làm chi.
Chín mươi rồi, Bố chưa bị cất đi,
Mình may mắn, có gì mà áo-não.

Hãy để Bố vào ở nhà dưỡng lão,
Như mọi người vừa khuyên bảo sáng nay,
Vì một mai khi rời khỏi nơi đây,
Khó khăn sẽ theo tháng ngày dai dẳng.

Bố không muốn mình trở thành gánh nặng,
Để cho con phải lo lắng miệt mài
Đời con còn nhiều trách-nhiệm trên vai,
Đâu có thể chực-chầu hoài sớm tối.

Thân gầy còm yếu đuối,
Sao kham nổi đường xa.
Thêm việc sở, việc nhà,
Chuyện con cái, dễ gì mà vất bỏ.

Người già thường cau-có
Nằm liệt giường, càng khó tính gấp trăm.
Dù cho con chẳng quản ngại nhọc nhằn,
Nhưng chịu đựng tháng năm dài sao thấu.

Bố vẫn muốn sống đời bên con cháu,
Dẫu cơ-hàn, mà rau cháo có nhau.
Bao năm qua mất Mẹ , bấy năm sầu,
Bố gượng sống với niềm đau-lẻ-bạn.

Buồn nhớ lại ngày vượt biên hoạn-nạn,
Bỏ quê nhà, chấp-nhận vạn gian-truân,
Chết trong tay đã nắm chặt chín phần.
Mạng sống chỉ ngàn cân treo sợi nhỏ.

Con thuyền khốn khổ,
Sóng gió tả-tơi,
Phút chót đã kề nơi,
Lối định-mệnh, ai người sống sót.

Tưởng chỉ được nhìn Mẹ, con lần chót,
Nhưng Trời thương cho trót-lọt qua đây,
Trong khi bao người biển cả vùi thây,
Giờ sao nữa, chẳng mảy-may tiếc rẻ.

Bố chỉ hận mình không còn sức khỏe,
Đở đần con việc lẻ-tẻ hôm mai,
Để chiều về, con bớt phải loay-hoay,
Được yên nghỉ sau ngày dài kiệt sức.

Khi bị đẩy vào trong phòng hồi-lực,
Bố biết mình gần tới lúc xuôi tay.
Dù thoát nạn hôm nay,
Đời cũng phải rẽ ngay vào lối ngoặc.

Bố tự biết như ngọn đèn sắp tắt,
Nên cố tình bẳn gắt mấy ngày qua.
Nếu chẳng may phải theo gót ông bà,
Con cũng đở xót xa giờ đưa tiễn.

Mai kia rời bệnh-viện,
Con đừng bịn-rịn xót xa,
Hãy nghe lời y-tá dặn ngày qua,
Mà đưa Bố thẳng ra nhà dưỡng lão.

Cuộc sống mới dù là mưa hay bão,
Bố không buồn,tự bảo vẫn còn may,
Vì biết rằng, chỉ quanh-quẩn đâu đây,
Con cháu Bố đang vui vầy hạnh-phúc.

Rồi sẽ có những buổi chiều hun-hút,
Bố nặn dần từng phút ngóng người thân.
Nhưng rủi con chẳng tới được một lần,
Bố cũng hiểu, đừng bận tâm ray-rứt.

Bố không ngại chặng cuối đời khổ cực,
Nhìn thấy con hạnh-phúc, Bố vui lòng.
Tuổi đã nhiều, phận Bố thế là xong,
Con phải sống cho chồng, cho con cái.

Hứa với Bố, con sẽ không buồn mãi,
Nếu mai này, khi Bố phải ra đi,
Mà con không kịp đến lúc phân-kỳ,
Nói cùng Bố lời chia-ly vĩnh-viễn.



Đêm trơn giấc, người con rời bệnh-viện,
Đôi mắt già quyến-luyến vọng đưa chân.
Trong ký-ức phai dần,
Khuôn mặt những người thân vùng hiển-hiện.


Lòng chợt thoáng bùi-ngùi khi nghĩ đến
Phút lên đường, theo ước-nguyện ba-sinh,
Chân bơ-vơ trong tăm tối một mình,
Mò mẫm lối hành-trình về thiên-cổ.

TRẦN VĂN LƯƠNG





Võ Đại Tôn (Danlambao) - Quốc Hận 2016, cảm xúc viết bài thơ này giữa đêm khuya vùng trời lưu vong vắng lặng khi ngồi nghe lại bản nhạc “Mẹ Việt Nam ơi - Chúng con vẫn còn đây”, phổ thơ tôi viết từ năm 1972 trên quê hương tràn ngập khói lửa chiến chinh, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 phổ nhạc...)


Nỗi lòng dâng Mẹ Việt Nam!

Bốn mươi mốt năm rồi
Con vẫn đi tìm MẸ.
Vết thương mồ côi còn hoen máu lệ
Bao đêm ác mộng bùng lên.
Giữa trùng dương thuyền như lá lênh đênh
Con quỳ lạy khi tầm xa quê cũ.
Trời lưu vong tượng đá đầy rêu phủ
Góc công viên con gọi MẸ, đâu rồi ?
Con trở về - tìm hơi ấm trong nôi
Ôm tay MẸ, sống nguyên đời thơ dại.
Viên gạch lót đường, xuyên rừng đêm biên ải
Phút sa cơ, con thấy MẸ bên mình.
Đời trung niên hằn dấu ấn điêu linh
Trong ngục tối, máu đen thành mực viết.
Xin dâng MẸ, dòng Thơ con tha thiết
Chỉ cầu mong tồn tại, tiếp Lên Đường.
Rồi hôm nay, nhìn lại cảnh quê hương
Con vẫn thấy MẸ cằn khô áo rách.
Tóc bạc cuối đời, con vẫn xin làm gạch
​​Lót đường đi cho thế hệ Em-Con.
Xin MẸ thương con, dù sức yếu mỏi mòn
Nâng con dậy, không quay đầu bỏ cuộc.
Bạn bè con theo tuổi đời bay vút
Bóng cô đơn còn lại giữa đêm trường.
Dù ngày mai theo tiếng gọi Vô Thường
Hồn con vẫn cá Hồi quay tìm MẸ.
Con sẽ về - hòa chung cùng Tuổi Trẻ
Thét vang lên đòi lại Quyền Người.
Đồng hành bên nhau, vang vọng tiếng cười
Quỳ ôm MẸ giữa trời Xuân Dân Tộc.
Tuổi hoàng hôn, con không còn tiếng khóc
Nhưng vẫn còn nguyên vẹn máu hồng tim.
Hơn bốn mươi năm, con còn mãi đi tìm
Hình bóng MẸ nuôi đời con Trung Nghĩa.
Cách không gian nhưng cùng chung tuyến địa
Con nguyện lòng theo bước MẸ ngày đêm.
Con không về - khoe cảnh sống ấm êm
Nơi xứ lạ lãng quên hồn Tổ Quốc.
Không làm khách nhàn du giữa nguồn đau Dân Tộc
Thản nhiên nhìn bao bạo ngược tàn hung.
Đến cuối đời xin tâm nguyện cùng chung
Bao thế hệ lau khô dòng lệ MẸ.
Đất Nước hồi sinh giữa trời Xuân muôn vẻ
Như nghìn xưa theo MẸ lúc lên non.
Hoa Nhân Bản, viết lại Sử vàng son
Dâng lên MẸ - xin vuông tròn Đạo Lý.
Phút tàn hơi chỉ mong lòng toại ý
Được quỳ hôn từng mảnh đất Quê xưa.
Đàn Cháu Con thôi dãi nắng dầm mưa
Trời lại sáng, đường tương lai rộng mở.
Ngẩng cao đầu, nhịp hòa chung hơi thở
Cùng năm Châu sống đẹp với Nhân Quyền.
MẸ VIỆT NAM! Cho con vẹn lời nguyền
Chung góp sức, trọn đời xin dâng MẸ!
Hơn bốn mươi năm, trầm luân dâu bể
Vẫn nguyện tình chung thủy với Quê Hương.

Võ Đại TônHải ngoại, 41 năm Quốc Hận – 2016
             DEAR DADDY
In dedication to our beloved Vietnam War Veterans
Mother hurriedly lit my six candles
on the day Saigon fell.
She embraced me and your portrait,
whispering: “Dad used to say war was hell.”

Mother asked if I liked to learn English
“’cause your Dad was a handsome American;
He died bravely in a fierce battle
on the hills or down the valleys on Khe Sanh.

He came to Vietnam from America
where he Statue of Liberty stands,
helping the South stop the North
from stealing the precious piece of lands.”

Mother died in the rain at a labor camp
’cause there was no food or medicine.
She was caught for “escaping to America”
where you, Daddy, were growing.

I was left a living outcast –
tears dried from missing you, Mom, Dad –
holding onto your spirits each day:
That's all your child has had.

I secretly heard on the shortwave
you name is on the Viet Veteran Wall.
Proud of you, Dad!
You had died for Freedom and Justice for all.


                                   
LINH
                      
(from “Offerings at the Wall”)
 
        BỐ THƯƠNG YÊU

Để tưởng niệm các tử sĩ trong Cuộc Chiến Việt Nam

Thắp vội cho con sáu ngọn cầy
(Sài Gòn thất thủ đúng hôm nay!)
Con, và ảnh Bố, ôm vào ngực,
“Giặc!” Mẹ thì thầm: “Bố ghét cay!”
Mẹ hỏi: “Con ưng học tiếng Anh?”
“Bố con là Mỹ, một hùng binh,
Đèo cao, lũng thấp Khe Sanh nọ
Ngang dọc tung hoành, chết liệt oanh!
Từ xứ tôn thờ Thần Tự Do –
Hoa Kỳ – Bố đến Việt Nam ta
Giúp Miền Nam chống quân Miền Bắc
Vào cướp quê mình – đất gấm hoa ...”
Gục dưới mưa dầm, trại khổ lao,
Mẹ qua đời: thiếu thuốc, cơm, rau!
Chỉ vì “vượt biển” mong qua Mỹ –
Nơi Bố sinh thành – thảm biết bao!
Từ đó, đời con sống bạt phiêu
Khóc thương Bố Mẹ, lệ khô triều!
Hằng ngày chỉ biết trong tâm tưởng
Khấn nguyện linh hồn Bố Mẹ yêu.
Lén mở nghe tin tự nước ngoài:
Danh thơm của Bố khắc linh đài .
Tự-hào: con có Cha nằm xuống
Cho Tự-Do Công-Lý mọi người!

      THANH-THANH Việt-hóa
 

Các bạn hiền
Tôi có bài thơ ngẫu hứng làm khi ở VN.
Xin gửi các bạn đọc chơi đỡ buồn.

ĐỨA  TRẺ HỐT RÁC
Ba năm trước gặp em trong con hẻm nảy
em theo mẹ đẩy xe hốt rác
em đứng trên xe ba gác
lượm hộp các tông xếp thành từng bó 
lượm bao ny lông lành gom lại 
mẹ sẽ đem bán để kiếm thêm tiền

Năm nay gặp lại em
đôi vai gầy mặt sạm đen rám nắng
mười lăm tuổi em không đi học
em đẩy xe một mình 
mẹ đã đi xa
Mẹ để cho em chiếc xe hốt rác
em đã lớn rồi tự kiếm nuôi thân.

Đất nước tôi từ khi mở cửa cũng có người kiếm đủ miếng ăn
Nhiều trẻ thơ bị bắt đi  ăn mày, 
những bé gái thơ bị bán đi làm nô lệ dục tình
khốn khổ quê người không ai che chở
Đất nước tôi cũng đang trên đường  phát triển
có nhiều nhà giầu cửa sắt cửa gương 
trên đường phố có ô tô đẹp
Cán bộ, đãng viên, quan chức quyền hành giầu sang cực kỳ
sớm tối tiệc tùng vung tiền không tiếc
xây nhà, xây mộ, làm mới từ đường chiếm hết ruộng vườn 
nông dân không còn đất sống
con cái đi học bằng xe ta xi hay bằng xe nhà có tài xế lái

Quê hương tôi giầu sang đâu bằng, lắm kẻ chơi ngông mua nhà mua xe sang hơn tỷ phú các nước Âu Mỹ, 
đang mơ giấc mơ làm con rồng  Nam Á, đất nước tổ tiên  mất biển, mất sông, mất núi , mất đèo,...có gì đáng kể.
Em hốt rác ơi em còn may chán
Bao nhiêu người khốn khổ bỏ mẹ cha, bỏ vợ, bỏ chồng, bỏ con bỏ cái xuất cảng lao động sang Nga, sang Tầu, Đài Loan , Mã Lai....làm thân nô lệ
bị người hành hạ như trâu, như ngựa....kiếm không đủ tiền trả nợ nhà nước. 
Trên đất nước người bao nhiêu khổ đau, bao nhiêu lo sợ.....vất vả khôn cùng
bị chủ hành hạ oằn cả tấm thân
không biết kêu ai, 
Đại Sứ làm ngơ, lãnh sự bịt tai, bịt mắt ....

Em hốt rác ơi em còn may mắn
gia tài của mẹ để lại cho em chiếc xe hốt rác
kiếm đủ nuôi thân 
Em sống lương thiện
làm người tử tế.
Nhìn đất nước ta giầu sang kể gỉ
khách sạn nhà hàng ra vào tấp nập
building cao ngất 
cửa sắt cửa gương
đường phố đông xe nhiểu ô tô đẹp.

Em hốt rác ơi
sao tôi muốn khóc.
                    14/4/2016
HẬN SÔNG BA
( cảm thơ TLT – Texas)

Người nặng tình yêu cho đất nước
Bao giờ quên được hận Sông Ba
Chia ly bờ cõi sầu tan tác
Nước Việt nghìn năm thấm lệ nhòa…

Pleiku sương lạnh trời Tây Nguyên
Chiến sĩ hiên ngang chẳng lụy phiền
Cất bước oai hùng theo nhịp trống
Một thời thanh sử dễ nào quên ?…

Ngày ấy xông pha với Tiểu Đoàn
Máu đào loang đỏ dòng Dakpla
Chư Pao lệ nhỏ hờn ai oán
Gởi sóng trùng dương nỗi xót xa…

Ngồi đây mà nhớ mãi Hàm Rồng
Vùng đất cơ đồ rạng núi sông
Thung Lũng Hồng nửa đêm thức giấc
Nghẹn ngào nhìn máu lệ pha hồng !

Lòng dân ngậm nuốt đau hờn tủi
Chỉ phút giây bình địa Củng Sơn
Chiến sĩ gục đầu bên dốc núi
Lòng hờn căm thảm bại đau buồn

Sài Gòn đẹp mãi cho non nước
Một thuở thanh bình ta ấm thân
Cơn gió bạo cường tràn nỗi tức
Mất rồi dòng nước mát trong ngần ?

Địa danh muôn thuở đất Sài Gòn
Xưng bá xưng hùng ngôi Đế Vương
Hòn ngọc viễn đông ngày ấy đã
Ngậm ngùi đưa tiễn kẻ lên đường !

Nỗi đau đã thấu chín từng mây
Buộc phải quy hàng buổi sáng nay
Cả một đời sống cho nghiệp võ
Ðành mang tủi hận tháng năm dài

Máu đào loang đỏ bên dòng nước
Vũ trụ quay cuồng dưới ánh sao
Hàng vạn sanh linh đang nuối tiếc
Còn đâu lựu thắm với hoa đào ?

Quê hương rên xiết lời ai oán
Một dãy sơn hà đẫm khói sương
Tai họa ngày nay, ai biết được
Tại trời cao gieo cảnh tai ương

Uất hờn đôi mắt hằn tia máu
Đêm vắng Sông Ba hiện bóng trơi
Chẳng hẹn cùng nhau ngày gặp lại
Còn may mắn đó … cũng do trời…

Giang san là của người dân Việt
Đừng để ngậm hờn cho cổ nhân
Đừng để Tổ Tiên niềm nuối tiếc
Mấy ngàn năm hùng mạnh dân, quân …

Ly hương nhớ lại thêm buồn tủi
Thương những oan hồn thây chất thây
Bốn chục năm rồi, ai nhớ, hỏi ?
Xường chồng như núi tự xưa rày !

Một lòng mơ ước với quê hương
Một sáng cờ bay ngập phố phường
Nước Việt reo vui mừng phục quốc
Sáng ngời dân tộc, ngát yêu thương …

nguyễn phan ngọc an - 2016
www.trangthongocan.blogspot.com
__._,_.___

Posted by: An Nguyen


TÂM TƯ
NGƯỜI CHIẾN SĨ

Tôi quý trọng anh như bao người lính khác
Bởi giữa căm hờn anh vẫn sống hiên ngang
Máu đổ xương rơi, bầu trời Nam tan tác
Bình địa phủ tràn non nước một màu tang

Tôi trân trọng những tấm lòng vì tổ quốc
Ðã nằm yên nơi lòng đất quê hương
Chiến sĩ vô danh một đời bất khuất
Xác thân vùi quên lãng giữa đau thương !

Chúng ta được gì trong cuộc tương tàn
Nồi da xáo thịt bẽ bàng từng cơn
Hơn bốn mươi năm tha hương đất khách
Nhìn trong mắt người u uẩn nào hơn …

Mùa xuân đến chiến binh ngồi lặng lẽ
Ðếm gian nan trên mái tóc bạc màu
Tự thâm tâm niềm đau đang vọng khẻ
Ðã hết rồi … xuân đến chỉ thêm sầu !

Trời mùa hạ mang mang niềm thống hận
Tháng tư xưa… người chiến sĩ gục đầu
Thảm cảnh xưa xoáy mòn trong vô tận
Thương phận lạc loài cơn lốc bể dâu

Rồi thu đến lá vàng rơi lả tả
Ngập biển trời nỗi buồn đến thiên thu
Mắt mờ lệ xuyên vời dòng biển cả
Thấy gì đâu … trùng điệp khói sương mù !

Tiết đông phong cho lòng thêm giá lạnh
Biết ngày nào thực hiện giấc đoàn viên
Thời gian trôi giết mòn đời bất hạnh
Lớp lớp rồi chiến sĩ đã nằm yên !

Tôi gửi các anh bài thơ từ tim óc
Cùng ly hương cùng cảm nhận niềm đau
Tôi quý các anh một lòng vì tổ quốc
Hãy chung mơ ngày hạnh phúc bên nhau …

nguyen phan ngoc an - 2016
www.trangthongocan.blogspot.com
__._,_.___

Posted by: An Nguyen






THANH PHONG * TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG


Em bé gái trên Đại Lộ Kinh Hoàng của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972




Em bé ngày xưa, nay là Trung Tá Kimberly M. Mitchell
Feb 18, 2014 at 7:56 am


Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.
Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.
Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.
Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:

ông Trần Khắc Báo trong ngày hội ngộ
“Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”
Ông cố nài nỉ:
“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:
“Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”
Người ôm vòng chiếc nón lá nói:
“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”
Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho thiếu úy Báo.
Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:
“Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần ‘Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm’ nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: ‘Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.’”

Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài trả lời:
“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:
“Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”
Ông này nhìn ông Báo cười và nói:
“Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”
Ông Báo thanh minh:
“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo:
“Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:
“Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”
Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.
Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được thả về. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico…
EM BÉ MỒ CÔI GẶP MAY MẮN
Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.
Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.
Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào cuối năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.
Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.
Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:
“Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”
Bố nuôi James giải thích cho cô:
“Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”
Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.
Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương với tư cách một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:
“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”
Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.
GẶP LẠI CỐ NHÂN
Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:
“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”
Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.
Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy người sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.
Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8.2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào Thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.

ông Trần Khắc Báo và Kimberly Mitchell
GIÂY PHÚT XÚC ĐỘNG
Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:
“Cô đến đây tìm ai?”
Cô trả lời:
“Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”
Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:
“Đây là ông Trần Khắc Báo.”
Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:
“Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”
Ông Trần Khắc Báo nói :
“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”
Và Kimberly Mitchell đã gọi “Tía”.
Ông nói với chúng tôi:
“Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”
Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.
Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi. Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”
Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.
Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH, luôn đặt Tổ Quốc – Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết.
THANH PHONG
Nguồn: THỜI BÁO (The Vietnamese Newspaper)
https://daohieu.wordpress.com/2014/02/24/em-be-gai-tren-dai-lo-kinh-hoang-cua-mua-he-do-lua-1972/

Saturday, April 30, 2016

NGUYỄN VŨ BÌNH * HIỆU ỨNG CÁNH BƯỚM

Hiệu ứng cánh bướm

     Hiệu ứng cánh bướm là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc. Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian. Câu chuyện một con bướm vỗ cánh ở bán cầu này có thể gây ra một cơn bão ở bán cầu kia là một ví dụ minh họa cho lý thuyết này nhưng sau này lại trở thành tên gọi học thuyết. Những sự kiện bé nhỏ nhưng để lại những hệ quả to lớn về sau, do đó học thuyết này có ý nghĩa nhân văn và khoa học lớn lao.
     Ở Việt Nam gần đây, đã có những sự việc có tính chất rất giống với lý thuyết hiệu ứng cánh bướm diễn ra. Chúng ta có thể kể sơ lược một vài vụ việc như: một bãi nước bọt của trung úy Nguyễn Văn Bắc, công an khu vực phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội đã làm thành một cơn bão dư luận trên các mạng xã hội, đặc biệt là faceboooks. Vụ việc nhỏ như móng tay (lời của một viên tướng công an) khởi tố chủ quán cà phê “Xin Chào” cũng làm nổi sóng dư luận, đến mức Thủ tướng chính phủ phải chỉ đạo xử lý. Gần đây nhất, vụ nghi án công ty Formosa xả thải gây chết hàng loạt cá, tôm bờ biển bốn tỉnh miền trung, giám đốc đối ngoại công ty này phát biểu: chỉ nên chọn một trong hai, cá tôm hoặc nhà máy thép. Câu nói này đã gây ra siêu bão trong dư luận cả nước. Ngoại trừ nội dung vụ công ty Formosa, các sự việc khác, tuy không phải là lớn, nhưng sự quan tâm và khả năng phát tán, chia sẻ, phổ biến cực nhanh và rộng khắp của mạng xã hội, đã trở thành những cơn bão trong dư luận. Có thể coi đó là một biểu hiện của hiệu ứng cánh bướm nổi tiếng nêu trên.
     Nhìn nhận lại các sự việc diễn ra vừa qua, do tính chất sự việc, cũng như nghịch lý, hoặc tính chất phi lý của sự việc mới đẩy tới phản ứng dữ dội của người dân, của dư luận. Trước hết, đó là những ứng xử vô cùng tùy tiện, độc đoán, bất chấp pháp luật, bất chấp các quy định nghề nghiệp và văn hóa giao tiếp tối thiểu. Một công an khu vực, đang trong đêm tối đến nhà người dân yêu cầu khám nhà khi không hề có giấy tờ, chứng cứ. Khi người dân không đồng ý thì ứng xử như côn đồ, thiếu văn hóa. Tương tự như vậy, chủ quán cà phê  “Xin Chào” không hề vi phạm pháp luật, nhưng đã bị công an, viện kiểm sát khởi tố với tội danh kinh doanh trái phép...
     Khi sự việc được công khai hóa, chúng ta còn được chứng kiến nhiều nghịch lý, nhiều phát ngôn rất thiếu trách nhiệm của những người liên quan thuộc hệ thống công quyền. Công khai hóa cũng làm lộ ra những lỗ hổng, góc khuất và sự hỗn loạn trong quản lý của hệ thống công quyền. Việc Viện kiểm sát huyện Bình Chánh, đồng ý phê chuẩn việc khởi tố chủ quán cà phê “Xin Chào’ trong khi biết rõ đối tượng không hề vi phạm pháp luật thể hiện sự đồng lõa với những điều sai trái, độc đoán chuyên quyền.  Vụ nghi vấn công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường làm cá biển chết hàng loạt là điển hình cho sự hỗn loạn trong quản lý. Khi sự việc đã được công khai hóa, nơi thì nói đường ống xả thải không được cấp phép, cơ quan khác thì lại nói được cấp phép. Việc vào thanh tra công ty, có nơi nói không được phép vào thanh tra vì dự án thuộc quyền quản lý của trung ương, trong khi đó, ngày 26/3/2015 báo Hà Nội Mới lại đăng tin, Hà Tĩnh cấp phép 70 năm cho Formosa khi chưa được chính phủ đồng ý (http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/746350/ha-tinh-cap-phep-dau-tu-70-nam-cho-formosa-khi-chua-duoc-chinh-phu-dong-y). Nói chung, có một sự hỗn loạn, không thể hiểu nổi trong quy trình công tác, hoạt động của các cơ quan công quyền ở Việt Nam.
     Hiệu ứng cánh bướm trong các vụ việc vừa qua trong dư luận xã hội Việt Nam còn được tạo ra bởi sự quan tâm của đông đảo người dân vào những vấn đề thời sự nóng bỏng và nhạy cảm. Ngay khi sự việc vừa xảy ra, hàng ngàn, hàng trăm ngàn người quan tâm, đi vào tìm hiểu, phân tích, lý giải, phê phán. Đồng thời, mọi người còn tìm hiểu những thông tin liên quan tới vụ việc, tới  thân nhân những người trong vụ việc. Bởi số lượng người tham gia quá đông, lại đủ các thành phần nên không tránh được những sự xô bồ, cực đoan và thiếu văn hóa. Tuy nhiên, chỉ có những lý giải đúng đắn, hợp tình hợp lý mới thuyết phục được số đông người quan tâm, và đó chính là những điều làm kim chỉ nam cho sự giải quyết các vụ việc.
     Có một câu hỏi đặt ra, một sự việc muốn trở thành hiệu ứng cánh bướm cần phải có những yêu cầu, điều kiện gì? thực hiện ra sao?
     Đầu tiên, sự việc đó phải là những sự việc có tính chất phi lý và oan trái, càng phi lý và oan trái thì càng thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Những sự việc bảo đảm yêu cầu này (phi lý và oan trái) trong bối cảnh hiện nay ở Việt nam là vô cùng lớn, ở bất cứ địa phương nào, ngành nghề nào cũng có thể gọi ra ngay được. Điều kiện tiếp theo, sự việc phi lý, người bị oan trái cần phải có chứng cứ xác đáng, thuyết phục. Chúng ta đều biết, nếu cô gái trẻ ở phường Trung Liệt không có clip quay lại cảnh công an khu vực nói năng thiếu văn hóa và nhổ nước bọt vào người, mà chỉ tố cáo bằng lời nói, thì cô gái chắc chắn sẽ thất bại và còn bị trả thù ngược. Tương tự như vậy, nếu không có một phóng viên đã bỏ công nghiên cứu 300 trang hồ sơ khởi tố chủ quán cà phê “Xin Chào” của tòa án và viện kiểm sát thì sẽ không đủ chứng cứ và lý lẽ về luật pháp để đưa ra công luận. Nếu không đủ chứng cứ, và sự chắc chắn về luật pháp thì những người tố cáo sẽ lãnh đủ hậu quả vô cùng thảm khốc. Điều kiện cuối cùng, người tố cáo phải đủ bản lĩnh và theo đuổi đến cùng sự việc. Chúng ta biết rằng, bao giờ các cơ quan công quyền và cán bộ cũng bao che cho nhau. Họ thường đưa ra những yếu tố gây loãng sự việc, hoặc tung hỏa mù rồi dọa dẫm đương sự. Nếu người tố cáo yếu bóng vía, sẽ thỏa hiệp với họ và sẽ thất bại. Chính vì vậy, khi có đủ bằng chứng xác đáng, cần có bản lĩnh để theo đuổi sự việc tới cùng. Muốn vậy, cần tuyệt đối tin tưởng vào truyền thông “lề dân”, vào sức mạnh của faceboook và dư luận.
     Có một điều đáng mừng trong những sự việc qua. Đó là truyền thông chính thống đã vào cuộc, đứng về phía người dân và kết hợp với truyền thông “lề dân” để tạo sức mạnh công phá. Chúng ta cần khen ngợi những phóng viên của báo Sài Gòn Giải Phóng trong vụ việc chủ quán cà phê “Xin Chào”, cũng như VTC, VTC14 trong vụ việc Formosa đang diễn ra./.

Hà Nội, ngày 27/4/2016
N.V.B

ĐOÀN NHÃ AN * MÔI TRƯỜNG VÀ CHỦ QUYỀN

01/05/2016


Bảo vệ môi trường biển là bảo vệ chủ quyền

Đoàn Nhã An
Nếu Việt Nam không ngăn ngừa ô nhiễm biển và không trừng phạt các thủ phạm, Trung Quốc có thể dùng lý lẽ này để bác bỏ chủ quyền của Việt Nam trên biển.
Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Toà Trọng tài Thường trực Quốc tế, hành vi phá hoại môi sinh và không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường biển trong việc xây dựng đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp của Trung Quốc, đã bị phía Philippines lập luận là hành vi phản chủ quyền. Lý do là vì Trung Quốc đã đi ngược lại các điều khoản của Công ước Luật Biển (UNCLOS) 1982 mà theo đó, các quốc gia phải cam kết thực hiện các luật, cũng như các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển [1]. Vụ kiện lịch sử này sắp có phán quyết trong những ngày sắp tới.
Nếu nhà nước Việt Nam muốn thể hiện chủ quyền trên biển Đông, thì hành vi bảo vệ môi sinh và hệ sinh thái biển chính là một cách trực tiếp chứng tỏ chủ quyền, đặc biệt là khi có các hành động tranh chấp.

Trong những ngày qua, dư luận đang nóng dần lên về vụ việc hàng loạt cá biển chết trôi dạt vào bờ với số lượng lớn dọc theo 4 tỉnh duyên hải vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Tuy nguyên nhân của vụ việc vẫn chưa được chính quyền chính thức công bố, kết quả xét nghiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Thừa Thiên – Huế (1 trong 4 tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp) cho biết: “Nước biển vùng cá chết bị nhiễm kim loại nặng”.
Chi tiết hơn, “hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+ -N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.”[2]
clip_image002


Cá chết có vẻ không chỉ dừng lại ở 4 tỉnh ven biển Việt Nam. Đà Nẵng đã bắt đầu có nhiều tin đồn xuất hiện hiện tượng này. Ảnh minh họa: Tuổi trẻ.
Chất kim loại nặng crôm (Cr) là một trong những chất thải công nghiệp phải bị kiểm soát hàm lượng nếu xả thải vào biển theo Phụ lục số 2 (Annex II) của Công ước London về việc Ngăn ngừa ô nhiễm biển do xả thải rác và các vật thể khác 1972 (The Convention on the Prevention of Marine Pollution by Dumping of Wastes and Other Matter of 1972), gọi tắt là Công ước London 1972, và Bản quy tắc Công ước London 1996 (The London Protocol).
Với tư cách là thành viên của Công Ước Luật Biển 1982, Việt Nam cũng buộc có trách nhiệm phải tuân thủ.
Vì sao Công ước London 1972 ra đời?
Theo Cục Bảo Vệ Môi Trường Mỹ (Environmental Protection Agency – EPA), trong suốt hai thập niên từ 1950 cho đến 1970, các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, ngày càng lo ngại về những hoạt động sản xuất của con người đã gián tiếp hoặc trực tiếp gây nên những hậu quả tai hại cho môi trường nói chung, cũng như hệ sinh thái biển nói riêng, khi thải các các chất thải chưa qua xử lý ra biển. Công ước London 1972 là một trong những hiệp ước quốc tế đầu tiên đã được ký kết nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển do những hoạt động của con người gây ra. Công ước London bắt đầu hiệu lực từ năm 1975 đến nay.
Công ước London được áp dụng cho tất cả các công đoạn xử lý chất thải và các vật thể khác (wastes and other matter) vào nguồn nước biển. Những thành viên của Công ước London đã đồng ý thành lập các chương trình cấp quốc gia nhằm quy định việc xử lý chất thải xuống lòng đại dương trong các vùng biển chủ quyền nhằm đánh giá nhu cầu, cũng như sức ảnh hưởng của việc xả thải.
Một danh sách thường được nhắc đến là danh sách “đen-và xám” (“black-and grey” list), chính là một cách phương pháp tiếp cận để xử lý các chất xả thải dựa theo nội dung của Công ước London. Theo đó, những chất nằm trong danh sách đen (black-list items) sẽ hoàn toàn bị nghiêm cấm xả thải vào lòng biển. Đó là những chất nguy hiểm và độc hại (hazardous materials), ví dụ như thủy ngân (mercury) hay các chất phóng xạ (radioactive materials).
Việc xả thải của những chất nằm trong danh sách xám (grey-listed) chính là các chất mà theo Công ước London, những nước thành viên bắt buộc phải có cơ chế cấp phép cho những hoạt động xử lý xả thải các chất này xuống lòng biển, cũng như xác định hàm lượng cho phép có thể xả thải một cách khắt khe và chặt chẽ với những điều kiện bắt buộc, thông qua một cơ quan chính phủ có thẩm quyền (designated national authority). Chất kim loại nặng Crôm (Cr) là một trong những chất nằm trong danh sách “xám”.
Công ước London và Bản quy tắc Công ước London là hai văn bản luật quốc tế duy nhất về chuẩn mực cũng như quy định về việc xả thải xuống lòng biển. Tính đến năm 2015, đã có 87 quốc gia là thành viên của Công ước London.

Bản quy tắc Công ước 1996 là gì?
Cũng theo EPA, vào năm 1996, các thành viên của Công ước London đã họp và thương thảo, bổ sung một bản quy ước nhằm tiến tới việc thiết lập một hiệp ước mới và hiện đại hơn để dần có thể thay thế được Công ước London 1972. Bản quy tắc London có hiệu lực từ năm 2006.
Bản quy tắc London 1996 không đơn giản chỉ là một bản sửa đổi của Công ước London 1972, mà nó chính là một phiên bản hoàn thiện hơn và mang lại nhiều sự bảo vệ hơn cho môi trường. Bản quy tắc 1996 nghiêm cấm mọi hành vi xử lý chất thải bằng việc thiêu hủy trên biển và cũng nghiêm cấm việc xuất khẩu chất thải và các vật thể khác với mục đích xả thải xuống lòng biển.

Theo Bản quy tắc 1996, ngoại trừ những chất được cho phép trong bản Phụ lục số 1 (Annex 1 of the London Protocol), tất cả chất thải và vật thể khác đều bị nghiêm cấm xả thải xuống lòng biển (reverse list approach). Bản quy tắc 1996 đã được soạn thảo và thông qua nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của các quốc gia trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển. Các nước thành viên của Công ước London 1972 không bị bắt buộc tham gia vào Bản quy tắc London 1996 và ngược lại.
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa là thành viên của Công ước London 1972, và cũng không rõ là Việt Nam đã tham gia Bản quy tắc London 1996 (hay còn gọi là Bản bổ sung Công ước London) hay chưa theo thông tin từ Trung Tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển bền vững [3]. Tuy nhiên, khi tham gia ký kết và thông qua UNCLOS 1982, Việt Nam đã đồng thời có trách nhiệm với việc thực thi các chuẩn mực cũng như quy định về xử lý xả thải xuống lòng biển theo điều kiện mà các công ước quốc tế này đã đặt ra.
UNCLOS 1982 có ảnh hưởng như thế nào đến các công ước quốc tế trên?
Thành viên của Công ước Quốc tế về Luật Biển UNCLOS 1982 bị ràng buộc bởi Điều 210 của công ước này, mà trong đó, các thành viên, về mặt pháp lý, bắt buộc phải ban hành các điều luật ở cấp quốc gia về quy định quản lý ô nhiễm môi trường do xả thải gây ra.
Định nghĩa về xả thải xuống lòng biển (dumping) nằm ở khoản 5 (a), Điều 1 của UNCLOS 1982. Các nước thành viên của UNCLOS 1982 cũng bị bắt buộc phải cấp phép cho tất cả các hoạt động xả thải trong vùng biển chủ quyền (territorial sea), trong khu vực đặc quyền kinh tế (EZZ), và bờ biển thềm lục địa (continental shelf.) Xem thêm UNCLOS 1982, Điều 210, khoản 5.
Trên hết và quan trọng hơn, theo khoản 6 của Điều 210, những điều luật cũng như các quy định cấp quốc gia đó không được thấp hơn chuẩn mực mà các công ước quốc tế về vấn đề xả thải xuống lòng biển đã quy định. (National laws, regulations and measures shall be no less effective in preventing, reducing, and controlling such pollution than the global rules and standards.)[4]
clip_image004



Ghi nhận về thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển theo UNCLOS. Nguồn: Xem trên ảnh.
Ngoài ra, Điều 216 của UNCLOS 1982 còn đòi hỏi các nước thành viên phải có trách nhiệm thực thi các điều luật và quy định về xả thải xuống lòng biển mà pháp luật của nước họ đã đặt ra, cũng như phải tuân thủ các quy định và chuẩn mực quốc tế.
Vì vậy, cho dù có đến 77 trong 145 nước tham gia UNCLOS 1982 không phải là thành viên của Công ước London 1972, các nước đó vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc của công ước này vì Công ước London và Bản Quy tắc London chính là các văn bản pháp lý của luật pháp quốc tế hiện hành (leading international laws) về các điều khoản quy định và chuẩn mực quốc tế (global rules and standards) trong vấn đề xả thải (dumping) mà khoản 6, điều 210 của UNCLOS quy định như đã nêu ở trên.
Nói đơn giản hơn, các nước thành viên của UNCLOS 1982 phải ban hành điều luật và quy định cũng như cấp phép về vấn đề xả thải xuống lòng biển trong vùng biển chủ quyền, khu vực đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa với mức độ quy định và xử phạt ngang bằng hoặc cao hơn so với các chuẩn mực của Công ước London 1972 và Bản quy tắc London 1996, phải thực thi cũng như chấp hành nghiêm ngặt luật định mà chính họ đã đặt ra theo các chuẩn mực đó.
Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển là bảo vệ chủ quyền biển
Sở dĩ UNCLOS 1982 đòi hỏi các nước thành viên phải chịu trách nhiệm ban hành các đạo luật và quy định về xả thải xuống lòng biển theo cùng một chuẩn mực của Công ước London và Bản quy tắc London để bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển vì đó là trách nhiệm đi cùng với chủ quyền.
Trong vùng biển chủ quyền quốc gia (territorial sea), khu vực Đặc quyền kinh Tế (EEZ), và bờ biển thềm lục địa (continental shelf), một quốc gia có quyền ban hành và thông qua, cũng như thực thi các đạo luật về bảo vệ môi trường và phòng chống ô nhiễm. (Xem thêm UNCLOS 1982, Điều 56, 61-64, 210-211.) Do đó, việc thực thi và xử lý các vi phạm về ô nhiễm môi sinh, ví dụ như các vi phạm về xử lý chất thải và xả thải xuống lòng biển trái luật định hoặc trái với luật pháp quốc tế, là một hành động trực tiếp khẳng định chủ quyền trên biển.
Bản quy tắc 1996 bao quát hai nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc phòng chống (precautionary principle) và nguyên tắc “kẻ phá hoại môi trường phải trả giá” (“the polluter pays” principle.)
Trong Bản quy tắc 1996, nguyên tắc phòng chống đã được nhắc đến hơn 1 lần và các nước thành viên được khuyến nghị nên ngăn ngừa việc xả thải xuống lòng biển nếu như họ tin rằng khả năng gây thiệt hại đến môi trường biển là có thể xảy ra, cho dù một mối quan hệ giữa chất thải và mối hiểm họa tiềm ẩn vẫn chưa được chứng minh bằng khoa học.
Chương 3 (Article 3) của Bản quy tắc cũng khuyến nghị các nhà nước thành viên phải bắt những kẻ phá hoại môi trường chịu trách nhiệm bồi thường cũng như chịu sự trừng phạt của pháp luật khi gây ra thảm họa cho tài nguyên và môi trường biển.
Sự việc cá chết hàng loạt dọc khắp 4 tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ Việt Nam là sự thật. Theo các báo cáo sơ bộ, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để lo ngại về hệ sinh thái biển ở các vùng thiệt hại, cũng như trên khắp vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc công khai các điều luật và quy định về việc xử lý chất thải xuống lòng biển, cũng như tất cả các tài liệu, chỉ số, thống kê có liên quan đến vấn đề này là cần thiết và cấp bách.
clip_image006


Một hành động rõ ràng và quyết liệt của chính phủ Việt Nam trong việc điều tra về ô nhiễm môi trường ở các vùng thiệt hại không chỉ là việc làm để an dân. Quan trọng không kém, đây là một hành động thực thi chủ quyền dứt khoát và mạnh mẽ trong một thời điểm mà chủ quyền trên biển của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức, khi Trung Quốc vốn chưa bao giờ từ bỏ ý định đòi hỏi sự công nhận của quốc tế về đường lưỡi bò trên biển Đông.
Nếu như chúng ta không có thái độ thể hiện chủ quyền trong vùng biển tranh chấp, chẳng hạn như việc thực thi các công ước quốc tế về xả thải xuống lòng biển và bảo vệ môi trường biển, hay truy tìm thủ phạm hủy hoại môi trường, tài nguyên thiên nhiên, thì liệu đó có phải là cơ sở pháp lý để đối phương dùng làm lập luận về chủ quyền trên cơ sở có lợi cho họ?
Đ.N.A.
Chú giải của người viết
Nguồn tài liệu tham khảo

LÊ QUỲNH * THẢM HỌA CÁ CHẾT

01/05/2016

Thảm họa cá chết miền Trung: Nguồn độc có khả năng lan xuống tận Phú Quốc

Lê Quỳnh – Doãn Mạnh Dũng
Tôi khóc cho ngư dân tôi...
Tôi khóc cho những ngư dân khi con đường sống của họ bỗng nhiên đứt đoạn không còn nữa. Khóc cho những đàn cá chết oan uổng nằm phơi xác bên bờ cát.
Khóc cho dân tôi khi đang bị họa giặc Tàu o ép ở biển Đông, thì giờ thêm họa cá chết không còn nữa, phải sống làm sao đây…
Khóc cho dải miền Trung sao lắm họa chất chồng, khóc cho những đàn cá mênh mông bỗng nhiên bị đầu độc chết giữa ban ngày…
Khóc cho những đoàn tàu đánh cá trống không khi cập bến, khóc cho những bạn chài ngơ ngác không còn muốn ra khơi.
Khóc cho những chàng trai cô gái không dám mở hội nơi bờ cát, khóc cho những em nhỏ không còn được đùa vui nơi ven biển...
Khóc cho biển chết, cho cá chết cùng niềm hy vọng cũng chết.
Khóc khi người dân tôi gào ngàn uất hận, đòi trả lại cho họ biển xanh cùng đàn cá trắng đã ra đi không quay về.
Tôi khóc cho dân tôi khi ánh dương không còn chiếu sáng quê hương, mà vầng trăng cũng đã vội vã đi rồi.
Mẹ cơm chan nước mắt trông tăm cá,
Con đói ngẩn ngơ đợi bóng thuyền về.
Mai Tú Ân
29/04/2016 - 15:36 PM
Qua tính toán dòng chảy đáy biển, KS Doãn Mạnh Dũng, phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế Biển TP.HCM, cảnh báo: nếu không cắt ngay nguồn độc đang gây cá chết tại 4 tỉnh ven biển miền Bắc Trung Bộ, và mới ngày hôm nay 29.4 là Đà Nẵng, thì nguy cơ chất độc sẽ còn lan xuống tận Phú Quốc! Đặc biệt, cần nhìn nhận Sơn Dương – Vũng Áng là một yếu huyệt bảo vệ sự an ninh lãnh thổ Việt Nam từ hướng biển!
clip_image002
Cá chết ở vùng biển Đà nẵng sáng ngày 29.4. Ảnh: Tuổi Trẻ
Phỏng vấn của Người Đô Thị với KS Doãn Mạnh Dũng, phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế Biển TP.HCM, nguyên trưởng ban Cơ sở hạ tầng cảng biển thuộc Cục Hàng hải Việt Nam.
clip_image004
Thưa ông, với thảm họa cá chết hàng loạt trong thời gian dài, chủ yếu là cá tầng đáy, ở 4 tỉnh ven biển miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, và mới hôm nay ngày 29.4 là Đà Nẵng, thì liệu tình trạng cá chết này có khả năng còn lan rộng nữa không?
Trong đặc điểm tự nhiên của bờ biển Việt Nam, do chênh lệnh nhiệt độ giữa Bắc cực và Xích đạo, do trái đất quay từ Tây sang Đông, do bờ biển Trung Quốc khi xuống phía Nam thì lệch về hướng Tây nên trong 365 ngày/năm luôn luôn có dòng hải lưu tầng đáy chạy dọc bờ biển Việt Nam từ Bắc xuống Nam, nhưng mạnh nhất từ Vũng Áng - Sơn Dương, Hà Tĩnh đến mũi Cà Mau.
Tốc độ dòng tầng đáy tính toán được khỏang 0,38 m/s trên hiện tượng di chuyển của các thi thể hành khách trên xe 48K-5868 bị tai nạn ngày 18.10.2010 ở Nghị Xuân - Hà Tĩnh.
Về mùa đông, vào tháng 1, 2, 3, 4, 8, 9, 10, 11, 12 (9/12 tháng), vì ảnh hưởng gió đông bắc nên có dòng chảy mặt theo hướng từ Bắc xuống Nam với tốc độ bình quân 0,757 m/s.
Dòng tầng đáy và tầng mặt cộng hưởng đưa phù sa bờ biển Việt Nam theo hướng từ Bắc xuống Nam. Vùng bờ biển Vũng Áng, Sơn Dương nằm phía nam vĩ tuyến cực Nam của đảo Hải Nam, nên bờ biển miền Trung từ vị trí này hướng về Nam là chịu tác động của dòng chảy tầng đáy và cả tầng mặt.
Bạn nhớ bài hát "Quảng Bình - Quê ta ơi" với những cồn cát trắng? Ở Bắc sông Gianh, các cồn cát đã cao đến 17-18 m, nhưng ở Hà Tĩnh hoàn toàn không có cồn cát. Đó là hiện tượng khác biệt giữa bờ biển Hà Tĩnh và Quảng Bình. Do nguyên lý này mà các vịnh ở bờ biển Đông Việt Nam chỉ sâu khi vịnh chống được dòng hải lưu trên chảy vào vịnh, có nghĩa rằng cửa vịnh phải quay về hướng Nam. Ví dụ như vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, Vũng Rô. Vì là các vịnh ven núi, nên các vịnh chỉ sâu khi không có dòng sông lớn xuất phát từ dãy Trường Sơn. Ví dụ vịnh Dung Quất có sông Trà Bồng nên hạn chế độ sâu. Khi đến mũi Cà Mau, dòng hải lưu bị đẩy về hướng Tây, nên mũi Cà Mau có hình dàng như mũi tàu cong về phía Tây. Chính dòng hải lưu trên làm vịnh Thái Lan bị cạn dần và đang bị ngọt hóa. Chính sự ngọt hóa này mà Phú Quốc có những hải sản khác thường với ngư trường Phan Thiết.
Như vậy sự việc chất độc gây cá chết tại Hà Tĩnh sẽ không giới hạn khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.
Đúng thời điểm này, gió Tây Nam đưa dòng tầng mặt qua đảo Hải Nam, nên hiện tượng cá chết chưa lan tràn xuống Nam Trung Bộ. Hơn nữa hiện tượng cá tầng đáy bị chết chứng tỏ nguyên nhân gây chết cá là độc tố trong nước. Các chất thải ra biển hầu hết có tỷ trọng cao hơn nước biển nên nhanh chóng lắng xuống tầng đáy. Vì vậy sự viện dẫn cá chết do rong tảo trôi nổi trên tầng nước mặt là không logic và không thuyết phục được những người quan tâm.
Như vậy, dòng tầng đáy đã chắc chắn đưa chất độc xuống bờ biển Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nam. Tôi cho rằng, khu vực này chưa thấy cá chết do mật độ chất độc thấp, nhưng tiềm ẩn đem lại bệnh tật trong tương lai là khó tránh khỏi.
Tóm lại, theo tính toán dòng chảy như trên, thì chất độc không chỉ ở 5 tỉnh miền Trung mà còn có nguy cơ lan chảy từ Hà Tĩnh xuống Phú Quốc. Những tính toán này là thuộc về vấn đề khoa học cơ bản, rất rõ ràng.
Tôi cho rằng đây là một hiểm họa cực kì lớn đối với cả đất nước, nó triệt tiêu nguồn tài nguyên để nhiều triệu người có thể duy trì cuộc sống trong nhiều ngàn năm qua dọc theo mảnh đất hình chữ S.
clip_image006
Hệ thống ống dẫn nước xả thải kéo dài từ Formosa đến biển Vũng Áng. Ảnh: T.Hoa/infornet
Là người có nhiều nghiên cứu về biển, theo ông, những “điểm” nào có khả năng gây ra chất độc khiến cá chết hàng loạt và kéo dài như hiện nay?
Không chỉ nghi vấn riêng Formosa, mà tất cả các khu công nghiệp (KCN) trước khi nước thải ra biển đều phải có sự kiểm tra hết. Không kiểm tra được thì đóng cửa. Đó là nguyên tắc. Quyền lợi của một nhóm luôn nhỏ hơn rất nhiều quyền lợi của cả một dân tộc. Vừa rồi trên thế giới có tập đoàn thép của Ấn Độ đã phải từ bỏ thị trường nước Anh, vì chi phí môi trường ở đây quá lớn. Còn ở Việt Nam thì lại chọn chi phí môi trường thấp nhất để kiếm lời. Đó là sự kiếm lời trên cái sống tàn tạ và trên tiền thuốc men, bệnh tật của người Việt Nam. Chúng ta làm việc và chiến đấu để sống, chứ không phải để chết.
Theo ông, việc xây dựng và phát triển công nghiệp tại vị trí Vũng Áng – Sơn Dương có phù hợp hay không?
Việc hình thành KCN, tôi cho rằng tùy vào mục tiêu của mình. Mục tiêu của ta là làm giàu bằng mọi giá, hay chúng ta từng bước phát triển, xây dựng quê hương tốt đẹp cho chúng ta? Hai mục tiêu đó khác nhau, mà mục tiêu của một nhóm người bằng mọi giá để lấy tiền và sau đó ra đi định cư ở nước ngoài là khác xa với mục tiêu của đa số người dân Việt Nam này là mơ ước tìm hạnh phúc ngay trên đất nước của mình.
Một khu kinh tế với những ngành công nghiệp nặng như Vũng Áng hiện nay là một nguy cơ rất lớn cho ô nhiễm môi trường vùng biển và nguy cơ cho ngành kinh tế thủy sản biển của mình. Nhất là khi mình vẫn chấp nhận nền công nghiệp lạc hậu của Trung Quốc, đó là điều không chấp nhận được và hậu quả sẽ không lường.
Ông đã từng đánh giá Vũng Áng – Sơn Dương có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng...
Đúng vậy! Sơn Dương là một trong bốn yếu huyệt bảo vệ sự an ninh lãnh thổ Việt Nam từ hướng biển đuợc xếp theo thứ tự: Cam Ranh, Sơn Dương, Nam Du và Côn đảo. Bốn yếu huyệt này được xác định dựa vào những yếu tố địa lý tự nhiên.
Ở vịnh Bắc Bộ, cảng Sơn Dương nằm phía nam Vũng Áng thuộc Hà Tĩnh có vị trí khá đặc biệt. Vị trí này cùng vĩ tuyến với cảng Tam Á, có hạm đội nguyên tử của Trung Quốc. Vị trí cảng Sơn Dương cũng nằm ngay phía bắc đèo Ngang nơi có đường Quốc lộ 1A với đường đèo và hầm qua núi. Độ sâu cảng Sơn Dương sau khi xây đê 3.000 m từ mũi Ròn đến hòn Sơn Dương thì vùng cảng kín sóng gió và đạt độ sâu đến trên -16 m cùng với vùng nước rộng rãi. Vì vậy, cảng Sơn Dương là yếu huyệt của vịnh Bắc Bộ, kiểm soát đường biển và đường bộ từ Nam Bộ và Trung Bộ tiếp tế cho miền Bắc Việt Nam.
Vùng nước Sơn Dương phía Nam Vũng Áng là vị trí duy nhất của cả miền Bắc có thể đón tàu sân bay được, nhưng mình giao cho Trung Quốc là hỏng. Vị trí đó nằm ngay Đèo Ngang, chỉ cần hai trung đội là đủ cắt đôi đất nước ngay, vì ở đây có hầm Đèo Ngang và đường độc đạo, xe lửa đi tới đây phải chạy ngược lên về phía Tây để băng qua, chứ còn vị trí này là đèo, không đi qua được.
Vị trí này là huyệt đạo của cả hải quân Việt Nam. Nó phải dành cho Hải quân Việt Nam chiếm lĩnh để bảo vệ đất nước. Vì với một nước nhỏ, nghèo, mọi việc từ xây dựng đến bảo vệ đất nước phải biết sử dụng những đặc điểm địa lý tự nhiên. Hải quân Việt Nam phải có các căn cứ quân sự đủ sức phòng ngự và tấn công để phòng ngự. Các căn cứ hải quân phải có độ sâu thích hợp, độ rộng mặt nước đủ năng lực tiếp nhận nhiều tàu quân sự, có núi cao để che chắn và thuận lợi trong cung ứng hậu cần. Và sự hợp tác với các đối tác nước ngoài trong xây dựng kinh tế ở các yếu huyệt trên cần gắn chặt với nhu cầu quốc phòng khi xảy ra chiến tranh vệ quốc.
Còn làm kinh tế là từng bước, chúng ta làm để sống chứ không phải làm để chết.
Năm 2003, tôi là người trực tiếp đã báo cáo tiềm năng vịnh Sơn Dương với bí thư Hà Tĩnh hồi đó - Trần Đình Đàn, tiềm năng của cảng Hà Tĩnh không phải ở Vũng Áng phía Bắc mà là phía Nam Vũng Áng, tức là vùng Sơn Dương. Việc đầu tư kinh tế tại đây là một sai lầm. Người Việt Nam mình phải hiểu địa phương mình hơn nước ngoài chứ!
clip_image008
Cá chết bất thường ở vùng biển miền Bắc Trung Bộ. Ảnh: Quang Tiến/zing.vn
Việc kiểm tra của các đoàn cơ quan Nhà nước vẫn đang được tiến hành tại KCN Vũng Áng nói chung và Formosa nói riêng. Trước tính chất nghiêm trọng của thảm họa cá chết hiện nay, ông đánh giá việc kiểm tra như mức độ hiện nay của Nhà nước là đủ chưa? Hành động ngay trong lúc này của Nhà nước cần là gì, thưa ông?
Tốt nhất bây giờ chúng ta cứ giải quyết vấn đề sòng phẳng với các doanh nghiệp kinh doanh, nếu anh gây ra ô nhiễm thì anh phải chịu trách nhiệm với hậu quả của chính anh. Việc chính quyền nhân nhượng doanh nghiệp trong việc kiểm soát chất thải là điều không chấp nhận và là nguyên nhân chính dẩn đến sự hỗn loạn của xã hội, nhất là với các doanh nghiệp nước ngoài.
Vấn đề cần làm hiện nay là phải cắt ngay nguồn độc này! Việc đầu tiên hiện nay là cần cấm đưa chất thải chưa xử lý ở các KCN ra biển. Hệ thống kiểm tra môi trường cần xác định ngay tính hợp pháp của những đường ống chất thải ra biển. Nếu hệ thống ống không hợp pháp thì cần xử lý ngay theo pháp luật, kể cả giải thể doanh nghiệp. Nếu hệ thống ống thải là hợp pháp thì cần thay đổi ngay những cán bộ có chức năng đang kiểm soát môi  trường tại Hà Tĩnh vì họ không hoàn thành nhiệm vụ.
Khi người dân Việt Nam từ Hà Tĩnh đến Phú Quốc không dám ăn cá biển thì  kinh tế và xã hội Việt Nam sẽ ra sao? Thương hiệu hải sản Việt Nam sẽ đi về đâu? Nó là một tai họa không tưởng tượng được, và tôi nghĩ rằng nó sẽ đốt tất cả những thành quả bao nhiêu năm qua của chúng ta. Khi con người ở ven biển mà không dám ăn cá, khi hàng triệu ngư dân không có công việc để  kiếm sống thì đất nước này sẽ hỗn loạn.
Lê Quỳnh (thực hiện)
***
Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng chủ yếu do Trung Quốc thầu và thi công. KKT này được thành lập vào tháng 4.2006, trên cơ sở khu công nghiệp - cảng biển Vũng Áng đã được thành lập từ năm 1997. Đây là một bộ phận của khu đô thị Vũng Áng và vùng kinh tế Bắc Quảng Bình - Nam Hà Tĩnh. KKT Vũng Áng được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 3.4.2006 có diện tích 22.781 ha với mục tiêu xây dựng, phát triển thành khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là:
(1) phát triển các ngành công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu; các ngành công nghiệp gắn với khai thác cảng biển, công nghiệp thép, trung tâm nhiệt điện và lọc hóa dầu,
(2) phát triển đồng bộ khu liên hợp cảng Vũng Áng - Sơn Dương bao gồm việc đầu tư và khai thác có hiệu quả khu liên hợp cảng, phát triển dịch vụ cảng và các dịch vụ vận tải biển để tạo thành một trong những cửa ngõ ra biển quan trọng của Bắc Trung Bộ.
(3) xây dựng khu đô thị mới Vũng Áng, đồng thời ưu tiên phát triển các khu du lịch sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng biển trở thành các điểm du lịch quan trọng trong tuyến du lịch ven biển Bắc Trung Bộ.

No comments:

Post a Comment