Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 24 October 2016

TÀI LIỆU PANAMA -

Tuesday, May 10, 2016



HỒ SƠ PANAMA

 


Hồ sơ Panama được đưa lên mạng

Cảnh sát canh gác bên ngoài văn phòng công ty luật Mossack Fonseca ở thành phố Panama.
Cảnh sát canh gác bên ngoài văn phòng công ty luật Mossack Fonseca ở thành phố Panama.
Hồ sơ Panama được tiết lộ trong tháng trước lại được chú ý đến khi một kho dữ liệu khổng lồ các văn kiện liên hệ đến các chính trị gia giàu có và những nhân vật nổi tiếng với những nơi an toàn về thuế tại nước ngoài được đưa lên mạng. Những tài liệu này xác nhận điều đã được nghi ngờ từ lâu là những nhân vật nổi tiếng trên toàn thế giới đã dùng những công ty vỏ bọc để che giấu của cải và trốn thuế. Kho dữ liệu -- bao gồm thông tin của hơn 200.000 tài khoản ở nước ngoài, do công ty luật Mossack và Fonseca ở Panama điều hành, được Tổ chức các nhà báo Điều tra Quốc tế ICIJ đưa lên mạng ngày hôm qua. Thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA tường thuật.
Công bố những dữ liệu để công chúng có thể tiếp cận được sẽ ra nên những chấn động mạnh mẽ hơn là những tiết lộ trước đây. Mọi người trên toàn thế giới sẽ có thể truy tìm trong kho dữ liệu những tài khoản ở nước ngoài liên hệ đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bà Marina Walker Guevara, Phó giám đốc ICIJ Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế, nói:
“Tôi nghĩ ảnh hưởng lớn nhất là chúng ta có thể đưa quyền lực trở lại vào tay người dân.”
Những tin tức trong tháng qua về những tài khoản ở nước ngoài làm một vài lãnh tụ chính trị lúng túng, trong đó có Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Nga Vladimir Putin và làm cho các giới chức cao cấp ở Iceland và Tây Ban Nha phải từ chức. Các nhà báo điều tra hiện đang thúc đẩy người dân trên toàn thế giới tham gia vào những nỗ lực để cải thiện sự minh bạch tài chánh toàn cầu.
Bà Marina Walker Guevara, phó giám đốc ICIJ nói tiếp:
"Do đó, xin quí vị nói cho chúng tôi biết -- tại những quốc gia chúng tôi không có cơ hội để làm việc - và có nhiều những quốc gia như vậy – xin cho chúng tôi biết chúng tôi đã không biết tới những ai có công ty vỏ bọc ở nước ngoài?"
Tổ hợp luật có trụ sở tại Panama và những thân chủ của tổ hợp này được nêu tên trong tài liệu Panama phủ nhận là họ không có hành động sai trái nào cả. Những nơi an toàn về thuế tuy không bất hợp pháp nhưng rất có hại, vì nó giúp cho người giàu không phải trả thuế và đặt thêm gánh nặng lên vai những công dân có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Ngày hôm qua, 300 kinh tế gia đã ký một bức thư để hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới hủy bỏ những nơi trốn thuế, vì những nơi này làm gia tăng bất bình đẳng và làm hại cho nền kinh tế toàn cầu.
Bà Marina Walker Guevara, phó giám đốc ICIJ nói thêm:
“Bí mật của các nơi an toàn về thuế thường bị lạm dụng, và những công ty vỏ bọc, những công ty vô danh, thường được dùng trong một loạt các tội phạm từ rửa tiền đến buôn lậu ma túy, buôn lậu vũ khí, và những vụ gian lận nghiêm trọng khác…”
Những thông tin trong Hồ sơ Panama có thể được truy tìm theo quốc gia, tên tuổi, địa chỉ... Những thông tin nhạy cảm - như tài khoản ngân hàng và lý lịch cá nhân, không thể tìm được.
 http://www.voatiengviet.com/content/ho-so-panama-len-mang/3323103.html




Tài liệu Panama qua các con số:
Theo ICIJ, tài liệu rò rỉ:
Gồm có 11,5 triệu hồ sơ.
Các tài liệu trải dài từ cách đây 40 năm, khiến nó trở thành vụ rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử các lãnh thổ ngoài biển.
Tiết lộ tài sản tại các lãnh thổ ngoài biển của 140 chính trị gia và các công chức trên khắp thế giới – bao gồm 12 nhà lãnh đạo hiện tại hoặc đã về hưu trên thế giới.
Chứa thông tin chi tiết của hơn 214.000 tổ chức tại các lãnh thổ ngoài biển liên quan đến những người ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tiết lộ con số khoảng 2 tỷ đô la trong các giao dịch bí mật luồn lách qua các ngân hàng và các công ty ảo bởi những người thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nêu tên ít nhất 33 người và các công ty nằm trong danh sách đen của chính phủ Hoa Kỳ vì có bằng chứng cho thấy họ đã tham gia vào các việc làm sai trái, như làm ăn với những tên trùm ma túy, các tổ chức khủng bố như Hezbollah, hoặc các quốc gia như Triều Tiên và Iran.
Hơn 500 ngân hàng: các chia nhánh và bộ phậncủa họ, bao gồm HSBC, UBS, và Société Générale – đã tạo ra hơn 15.000 công ty tại các lãnh thổ ngoài biển cho các khách hàng của mình thông qua công ty luật Mossack Fonseca. 
 Tài liệu Panama mới nhất ám chỉ các chính trị gia hàng đầu Trung Quốc
http://vietdaikynguyen.com/v3/96843-tai-lieu-panama-moi-nhat-chi-cac-chinh-tri-gia-hang-dau-trung-quoc/


Tác giả: Frank Fang, Epoch Times | Dịch giả: X Toàn

10 Tháng Tư, 2016

(Từ trái sang phải) Cựu phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng, và các Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ là ba lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ có các thành viên trong gia đình sở hữu các công ty ma ở nước ngoài, theo một bộ tài liệu khổng lồ bị rò rỉ được gọi là Tài liệu Panama. (Nguồn ảnh: Feng Li / Getty Images)

Tài liệu Panama, một tập hợp hơn 11 triệu tài liệu bị rò rỉ được công bố gần đây, đã tiết lộ mối liên hệ giữa các chính trị gia hàng đầu trên khắp thế giới với những giao dịch thương mại nước ngoài bị nghi là mờ ám. Trong danh sách các nhà lãnh đạo thế giới này có tên của một vài nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Theo một báo cáo của Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) hôm 6 tháng Tư, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, các Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, cựu phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng, và một vài người khác đều có người thân đã mua các công ty nước ngoài thông qua Mossack Fonseca, một công ty luật ở Panama chuyên giúp thiết lập các công ty ma ở nước ngoài cho các khách hàng có nhu cầu. Tổ chức ICIJ là một trong một vài kênh truyền thông nghiên cứu chi tiết các tài liệu bị rò rỉ từ công ty Mossack Fonseca vào năm 2015.

Đặng Gia Quý, anh rể của Tập Cận Bình, dùng chính tên của mình để đăng ký cho ba công ty là Supreme Victory Enterprises Ltd., Best Effect Enterprises Ltd., và Wealth Ming International Ltd.

Supreme Victory Enterprises Ltd đã giải thể trong năm 2007, và hai công ty còn lại đã không hoạt động từ khoảng năm 2012, thời điểm Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ.

Dường như quyết định từ bỏ tài sản ở nước ngoài của Đặng Gia Quý là do bị thúc đẩy bởi những toan tính chính trị, và phù hợp với một động thái tương tự liên quan tới tập đoàn Vạn Đạt, nhà đầu tư bất động sản lớn nhất ở Trung Quốc,.

Trong một bài phát biểu tại Đại học Harvard tháng Mười năm ngoái, Vương Kiện Lâm, chủ tịch của Tập đoàn Vạn Đạt (Wanda Group), nói rằng gia đình ông Đặng Gia Quý từng sở hữu cổ phần của công ty Vạn Đạt trong sáu năm, nhưng đã bán chúng trước khi công ty này được đưa lên sàn chứng khoán và bỏ lỡ cơ hội thu lấy của trời cho.

Sự việc này cũng phù hợp với các báo cáo lưu hành trên báo chí tiếng Trung ở nước ngoài nói rằng khi Tập Cận Bình đang chờ được thăng chức lãnh đạo, ông đã gọi các thành viên trong gia đình lại và bảo họ từ bỏ công việc làm ăn kinh doanh – có lẽ đây là một cách để cách ly chính ông Tập khỏi hậu quả chính trị có thể xảy đến bất ngờ với những ai bị phát hiện có các thành viên gia đình được hưởng lợi từ tham nhũng.

Người thân của ông Lưu, Trương, và Tăng vẫn giữ các tài sản ở nước ngoài trong thời điểm các ông này đang nắm giữ các vị trí chủ chốt.

Ví dụ, Giả Lệ Thanh (贾丽青), con dâu của người đứng đầu hệ thống tuyên truyền ĐCSTQ Lưu Vân Sơn, là một cổ đông và giám đốc của Ultra Time Investment, một công ty ma có tư cách pháp nhân ở quần đảo Virgin của Anh Quốc vào năm 2009.

Cha của Giả Lệ Thanh là Giả Xuân Vượng (贾春旺), đã từng giữ các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan an ninh và pháp luật trong hai thập kỷ – Bộ trưởng An ninh Quốc gia từ 1985-1998, Bộ trưởng Bộ Công an 1998-2002; và Kiểm sát viên trưởng (một chức vụ tương đương với Tổng Chưởng lý ở Hoa Kỳ), từ năm 2003 đến năm 2008.

Lý Thánh Bát (李圣泼), con rể của Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ, là cổ đông của ba công ty đăng ký tại quần đảo Virgin của Anh Quốc là Zennon Capital Management, Sino Reliance Networks, và Glory Top Investments Ltd.

Tăng Khánh Hoài, em trai của Tăng Khánh Hồng, là giám đốc của Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Trung Quốc, một công ty ban đầu được thành lập tại Niue, một quốc đảo ở Thái Bình Dương và sau đó lại được chuyển tới Samoa, một đảo quốc khác ở Thái Bình Dương vào năm 2006.


189 cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bị Hồ sơ Panama "điểm danh"

gồm những ai ?



Vào 2 giờ chiều ngày 9/5/2016 (giờ Mỹ), tức 2 giờ sáng ngày 10/5 (giờ Việt Nam), Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) đã hoàn tất việc công bố Hồ sơ Panama dưới dạng cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm được tại địa chỉ https://offshoreleaks.icij.org.

Như vậy, từ thời điểm hiện tại, bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được với những thông tin "gây sốc" toàn thế giới chỉ với những thao tác tương tự như tìm kiếm thông tin trên Google và biết được những ai đứng sau 320.000 công ty hải ngoại.

Riêng độc giả tại Việt Nam có thể truy cập vào địa chỉ Offshore Leaks như đã nói ở trên để tra cứu những cái tên Việt hoặc công ty do người Việt đứng sau.

Nếu như trong ngày 9/5, dữ liệu tại website cho thấy có 104 cá nhân và tổ chức ở Việt Nam "lọt" vào tài liệu Panama thì đến nay số lượng đã lên tới 189. Phân nửa trong số này là những cái tên "thuần Việt", còn lại có tên ngoại quốc. Trong số đó có những cái tên doanh nhân, doanh nghiệp khá quen thuộc.

Cùng với đó, tài liệu này cũng công khai danh tính 23 cá nhân, tổ chức trung gian; 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài và 185 địa chỉ ở Việt Nam (chủ yếu là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Đây chỉ là một phần trong 200.000 doanh nghiệp ở nước ngoài do các cá nhân giàu có trên thế giới lập ra mà ICIJ công bố.

19 công ty hải ngoại có liên quan đến các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam chủ yếu được đặt tại Quần đảo British Virgin thuộc Anh, chỉ có 1 công ty trong số đó là đặt tại Panama.

Quần đảo British Virgin nằm trong vùng biển Carribe, phía nam Haiti, được xem là thiên đường trốn thuế lớn nhất do luật lệ thành lập doanh nghiệp rất thoáng nên được giới giàu có chọn là nơi tẩu tán tải sản lẫn rửa tiền.

Tại đây, mức thuế 0% áp dụng cho cả doanh nghiệp lẫn lợi nhuận từ các khoản đầu tư hoặc thương mại, quà biếu, tiêu thụ hoặc tài sản thừa kế. Nếu chủ các công ty hoặc nhà đầu tư bất động sản trở thành cư dân bán thời gian (6 tháng trong 1 năm) của British Virgin thì họ chỉ phải đóng mỗi thuế tài sản mang tính danh nghĩa - khoảng 1,5% trên tổng giá trị tài sản hàng năm.

Đáng chú ý là tài liệu Panama cho phép truy cập thông tin cụ thể mỗi cá nhân/tổ chức sẽ có quan hệ với công ty vỏ bọc nào, chức vụ vị trí ra sao, đảm nhiệm từ thời điểm nào và trú ở đâu (địa chỉ rất chi tiết) chỉ thông qua một cú nhấp chuột.

Tuy nhiên, đúng như tuyên bố của đại diện ICIJ, “kho dữ liệu không bao gồm hồ sơ tài khoản ngân hàng, giao dịch tài chính, email và các thông tin liên lạc khác, hộ chiếu, số điện thoại. Thông tin có chọn lọc và hạn chế được công bố vì lợi ích công chúng.”

Hồ sơ Panama gồm 11,5 triệu tài liệu nằm trong 2,6 terabyte dữ liệu liên quan đến chứng từ thuế của công ty luật Mossack Fonseca (ở Panama) trong suốt 40 năm từ năm 1977 đến tháng 12/2015. Những thông tin đầu tiên của tài liệu này đã được công bố vào ngày 4/4 và đã gây chấn động toàn cầu.

Hồ sơ này tiết lộ tài sản ở nước ngoài của khoảng 140 chính trị gia và quan chức trên toàn thế giới, trong đó có liên quan đến 12 người đã hoặc đang là nguyên thủ quốc gia như gia đình và cộng sự. Ngoài ra còn có 29 tỷ phú trong danh sách 500 người giàu có nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes (Mỹ).

Liên quan đến vụ rò rỉ tài liệu này, nhiều chính trị gia đã gặp rắc rối và thậm chí "mất ghế". Có thể kể đến Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson, Bộ trưởng công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria phải từ chức. Thủ tướng Anh David Cameron phải công khai hồ sơ thuế...

Mặc dù thành lập các công ty ở nước ngoài không phạm pháp, nhưng nhiều cá nhân giàu có bị ngờ là đã trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Mossack Fonseca để lập vô số công ty, phần lớn bị nghi ngờ là công ty “ma” với mục tiêu che giấu tài sản, trốn thuế, rửa tiền hoặc che giấu những hành vi phạm tội khác.

Nếu như trong ngày 9/5, dữ liệu tại website cho thấy có 104 cá nhân và tổ chức ở Việt Nam "lọt" vào tài liệu Panama thì đến nay số lượng đã lên tới 189. Phân nửa trong số này là những cái tên "thuần Việt", còn lại có tên ngoại quốc. Trong số đó có những cái tên doanh nhân, doanh nghiệp khá quen thuộc.



7 công ty có tên trong "Hồ sơ Panama" và 12 công ty có trong hồ sơ "Offshore Leaks"
BICH DIỆP



Qua cơ sở dữ liệu này, người truy cập cũng có thể tìm được tên của một số tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có mở công ty vỏ bọc (công ty offshore) ở nước ngoài.
Theo đó, trong mục All countries, bấm chọn Vietnam. Tích chọn tất cả các mục Officers & Master Clients, Offshore Entities, Listed Addresses rồi click vào nút Search. Ngay lập tức, danh sách các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam có liên quan tới các công ty vỏ bọc tại nước ngoài sẽ hiển thị như dưới đây.
http://vietnamfinance.vn/upload/news/homai/2016/5/9/tra%20cuu%20panama%204.png
Chọn quốc gia Việt Nam và sau đó bấm nút "Search".
http://vietnamfinance.vn/upload/news/homai/2016/5/9/tra%20cuu%20panama%205.png
Cơ sở dữ liệu sẽ hiện ra những cái tên, địa chỉ tại Việt Nam.
Bạn đọc cũng thể truy cập đường link: https://offshoreleaks.icij.org/search?country=VM&q=&ppl=on&ent=on&adr=on
 để thấy danh sách dữ liệu của Việt Nam.

Liên quan đến Việt Nam, khi truy cập công cụ tìm kiếm của Hiệp hội các Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ), có 12 công ty bình phong (Offshore Entities), 96 địa chỉ được tìm thấy trong hồ sơ (Listed Addresses), 104 cá nhân hoặc công ty quản lý công ty bình phong/nhà trung gian giúp khách hàng lập công ty bình phong (Officiers & Master Clients), trong đó khoảng 40 người mang tên Việt Nam, số còn lại là người nước ngoài và người Hoa.
Sau khi dữ liệu đã lọc ra những cái tên có liên quan tại Việt Nam, hãy click vào tên của các cá nhân, doanh nghiệp, hoặc địa chỉ được lưu để tìm kiếm thêm thông tin chi tiết.
Ví dụ, trong mục "Officiers & Master Client", chọn tên "Dam Bich Thuy", thông tin chi tiết về cá nhân này hiện ra Dam Bich Thuy là Giám đốc của "ANZ/V-Trac International Leasing Company" từ 15/5/2006, địa chỉ tại "41 Ly Thuong Kiet Street, Hoan Kiem District, Hanoi VIETNAM".
Theo Hiệp hội

Nhà báo điều tra quốc tế, toàn bộ danh sách chi tiết mối quan hệ giữa 368.000 người và 300.000 các công ty ở nước ngoài liên quan tới vụ "Hồ sơ Panama", sẽ được công bố vào lúc 2h ngày 9/5 theo giờ Mỹ, tức khoảng 2h sáng ngày 10/5 theo giờ Việt Nam. ICIJ cũng tiết lộ dữ liệu mới này sẽ bao gồm các thông tin về hơn 100.000 công ty từng có trong danh sách vụ rò rỉ dữ liệu Offshore Leaks năm 2013 cũng do ICIJ điều tra.
VietnamFinance sẽ tiếp tục cập nhật danh sách khi cơ sở dữ liệu này được công bố.
Dưới đây là danh sách (bằng tiếng Anh) các tổ chức, cá nhân Việt Nam có liên quan tới các công ty vỏ bọc ở nước ngoài đang có trong cơ sở dữ liệu của ICJI.

Officers & Master Clients (104)/ 104 cá nhân hoặc công ty quản lý công ty offshore
Abdel-Karim Itum
Adil Ahmad
ADRIANO RINALDI
Alain Mallart
Alexander Egert
Anthony Cox
Batholomew Knaggs
Bowie Ho-tung Leung
Brett Gordon
Brett Sheradon Gordon
Carl August Henrik Wingardh
Charlotte Jane Francis Rollo Walker
Christelle Laure Gabrielle Thomas
Dam Bich Thuy
Dam Khanh Hung
DANH THI TRANG
Dietrich J Doerp
Dirk Salewski
Do Le Quan
Doan Thi Viet Ha
Doan Thi Viet Ha and Ly Hoa Quynh Jusuf
Doan Van An
Dung Chi Nguyen
Dzung Hoang
E. F. Foley
Ernst Moller Jensen Lyth
FONG WAI MUN
Geoffrey Robert Jones
Gil C. Cabarrubia
HA Quoc Huan
Hajo Sauer
Hans-Juergen Braunbach
Hirotami Yanai
HOANG HAI ANH
Hoang Tien Dzung
Ian G. Phillips
Iwasaki Kazu, Iwasaki Mieko and Iwasaki Yukiko
Jean Lee
Johannes Maria Somers
Kenneth Richard CLARK
Kristof L. J. CLAES
Lai Thong
Le Quang Vinh
Le Thi Bich Thuy
Le Thi Hong Van
Le Thi Quyen
Le Vinh Quang
Le Y Linh
Lee Tak Kuen, Kenny
Lo Ka Wo
LUONG Vu Quang
Ly Hoa Quynh Jusuf
Lynda Lim
Mai Thi Quynh Hoa
MARISA VIVANI
Michael Anthony Langrish- Smith
Michael Harald Osswald
Michael John LAWRENCE
Mr. Dang Thanh Phong
Ngo Thanh Hang
Ngo Thanh Hang
Nguyen Bao Nguyen
Nguyen Canh Hong Linh
Nguyen Canh Hong Linh
Nguyen Long Hung
NGUYEN MINH TUONG
Nguyen Nhat Quang
Nguyen Son Ha
Nguyen Thi Bich Thuy
Nguyen Thu Ha
Nguyen Thu Phuong
Nguyen Vinh Son
Nicole Vooijs
PARK JUNGSIK
Pascal Najadi
Per Dalin
Perry Esculier
Peter Dirk Ryan
Peter R. Ryder
Peter Ryder
PHAM Mai Hien
Pham Ngoc Tuan
Pham Thai Linh
Phan Cong Binh
Preben Hjortlund
Quoc Huan HA
Richard James Burrage
Richard James BURRAGE
Richard William, CRANDALL
Robert Weber
Romain David Paul Duval
SGL Capital Investment Management Limited
SONG Moon Gul
Stephen Lam
Thomas Bruce Speeger
Tran Hai Yen
TRUONG THI HUONG
Ulrika Margareta Wingardh
V-TRAC HOLDINGS LTD
V-Trac International Leasing Company.
Vo Thi Hong Thuy
Wieger D. Otter
WONG Kelly Yin Hon
YUEN Suzan

Offshore Entities (12)/ 12 công ty vỏ bọc
Computers, Consultancy & Services Company Lim
DRAGON AGE INVESTMENTS LTD.
SGL Vietnam Asset Limited
SGL Vietnam Development Estate Limited
SGL Vietnam Development Gateway Limited
SGL Vietnam Development Industry Limited
SGL Vietnam Land Limited
SGL Vietnam Real Estate Limited
StratCap International Ltd
V-Trac Holdings Limited
Vietnam Educational Development Company Incorporated
Vietnam International School Investment Company Incorporated

Listed Addresses (96)/ 96 địa chỉ
024 LO B5 C/C,Phuong 03 P.03, District 4 Ho Chi Minh City, Vietnam
1 Area, Thanh Phu Village, Vinh Cuu District Bien Hoa City Dong Nai Province VIETNAM
10 Alexandre de Rhodes District 1, Hochiminh City, Vietnam
107/8 Truong Dinh Street, District 3 Ho Chi Minh City, Socialist Republic of Vietnam
12 A 2-1-13 Panorama Phu My Hung District 7 Ho Chi Minh City Vietnam Republic
13 North, Avalon Apartments 53 Nguyen Thi Minh Khai District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam
14 Le Thai T-Street Hanoi VIETNAM
14 Thuy Khue Hanoi Vietnam
14 Thuy Khue Hanoi, Vietnam
145 Hai Ba Trung District 1 Ho Chi Minh City Vietnam
14B Tran Qcu Khoach P.Tan Dinh Q.1 Ho Chi Minh City Vietnam
15 ngach 135/2 Nui Truc Kim Ma Ba Dinh, Hanoi VIETNAM
16 Bui Thui Xuan Hanei Vietnam
16th Floor, Hoa Binh Tower 106 Hoang Quoc Viet, Cau Giay Dist., Hanoi VIETNAM
17 Tulip Road, An Phu Compound, 36 An Dien Road Thao Dien Ward, District 2, Ho Chi Minh city VIETNAM
18 BIS/41 Nguyen Thi Minh Khai Quan/District 1, Ho Chi Minh city Vietnam
18 Ward 100, Hoang Cau Dong Da District Hanoi Vietnam
186 Nguyen Tri Phuong Phuong 4 Quan 10 TP Ho Chi Minh Vietnam
215 F6 Nguyen Hurng, Thao Dien Ward District 2, Ho Chi Minh City, Vietnam
21A Ton That Tung Dong Da District Hanoi VIETNAM
22 Le Thanh Ton District 1, Ho Chi Minh City Vietnam
230 Nguyen van Huong District 2, Ho Chi Minh City Vietnam
26 Dinh Bo Linh Street, Ward, 24 Binh Chanh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
28 Lau/Floor 9, Miue Noi Dinh Tien Hoang P/ Ward 3, Quan/District Binh Thanh Ho Chi Minh city, Vietnam
28/1/47 Phan Dinh Giot Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
2A, Street 12, Thao Dien, An Phu, District 2, HCMC, Vietnam
3-5A My An St, Tan Phong Ward District 7, Ho Chi Minh City, Vietnam
30 Hang Bun St., Hanoi, Vietnam
304/65 Ho Van Hue St. Phu District Ho Chi Minh City Vietnam
315/6C Le Van Sy, District 3 Ho Chi Minh City, Vietnam
317 Block E1 Trung Tu Diplomatic Qtr Hanoi Vietnam 9999
32-34 Hoa Rang Building #702 Ngo Duc Ke Street, Dist. 1 HCMC, Vietnam
338 Ba Trieu Street Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
343/64 Nguyen Trong Tuyen, Ward 1 Tan Binh District, Ho chi Minh city, Vietnam
34B Tran Phu Street Hanoi SR OF VIETNAM
38 Nguyen Khac Hieu Street, Truc Bach Ward, Hanoi
38/26 Phan Than Tri Street, Ward 2, District 5, Ho Chi Minh City, Vietnam
40A Iam Son Street Ward 6 Binh Thanh District Ho Chi Minh City Vietnam
41 Ly Thuong Kiet Street Hoan Kiem District Hanoi VIETNAM
46 Dang Dung St. District 1 Ho Chi Minh City Vietnam Republic
46 Dang Dung Street, District 1 Ho Chi Minh City, Vietnam Republic
477 Nguyen Tri Phuong F8 Q10, Vietnam
48A Ly Thuong Kiet, Hoan Kiem, Ha Noi Viet Nam
49 Quan Thanh Street Hanoi Vietnam
5/32 Xo Viet Nghe Tinh, Ward 19, Bunh Thanh District, Ho Chi Minh City, Vietnam
56 Nguyen Chi Thanh Hanoi Vietnam
58/13, Ho Thi KY2 Fl., Q10 T/P Ho Chi Minh City Vietnam
6 Yen Thanh Hanoi Vietnam
6B Le Quy Don District 3, Ho Chi Minh City Vietnam
771 Thao Dien Thao Dien Ward, District 2 Ho Chi Minh City Vietnam
8/2 NGUYEN DANG GIAI, DISTRICT 2, HCMC VIETNAM
83C TRAN KE XUONG, PHU NHUAN DISTRICT, Ho Chi Minh City VIETNAM
9 Lê Thánh-Ton, P.B-NghéQ1, T.P. Hò ChíMinh. Vietnam
91/12 Hoa Hung, District 10, HCMC, Vietnam
93-A1 Caugiay Street, Hanoi, Vietnam.
9A Nguyen Du Str., HaiBa Trung Distr., Hanoi City, Vietnam
A3-21 Hung Thai Town, Phu My Hung, District 7, Ho Chi Minh City, Vietnam
A9, Duong D2, Van Thanh Bac quan Binh Thanh, thanh pho Ho Chi Minnh Vietnam
Apartment 1A 27 AB Tran Nhat Duat Tan Dinh Ward, District 1 Ho Chi Minh City Vietnam
App. 501, 1604/3 Hamplet 3 An Phu Dong, Distr. 12 Ho Chi Minh City VIETNAM
B6, Hoang Cau Phuong O Cho Dua Ha Noi Vietnam
B6, Hoang Cau, Phuong O Cho Dua Ha Noi Vietnam
C/- Omni Saigaon Hotel 253 Nguyen Van Troi Str Phu Nhuan District Ho Chi Min City Vietnam
c/o 2 Ngo Duc Ke Street Melinh Point Tower, Room 1404, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam
C/O EMBASSY OF ITALY 9, LE PHUNG HIEU HANOI, VIETNAM
c/o ICCC Smartkids Ltd, 1172 Thao Dien, Q2, Ho Chi Minh City, VIETNAM
c/o Invensys #11-02 Fortuna Tower 6B Lang Ha Street Hanoi, Vietnam
c/o. StratCap International Ltd N29 Nguyen Van Huong Street, Thao Dien 2 Compound, Thao Dien Ward District 2, Ho Chi Minh City Vietnam
Chief Representative Officer (Vietnam) SESA Limited 2C Tran Khanh Du Street, Tan Dinh Ward, District 1, Ho Chi Minh City Vietnam
France Vietnam Architecture, 73B Ly Nam De Street, Hoan Kiem District, Hanoi, Vietnam
Hai Hau Nam Dinh No. 11, Phu Doan Hanoi Vietnam
Hanoi Vietnam,126, Hoang quoc viet Road.
HITC Building, 239 XUAN Thuy Road Cau Giay District, IPO Box 240, Hanoi-Vietnam
Ho Chi Minh City Project Office c/o 81 Phan Ke Binh Dakao, District 1 HCMC, Vietnam
Ho Chi Minh City, United 615A, Melinh Point Tower, Corporate Executive Offices, 2 Ngo Duc Ke Street, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam
House No. 306A Central Commission for Finance and Management 222A, Doi Can Street, Ba Dinh District, Hanoi City, Vietnam
Huyen Kien Luong Sonha 515, Sa Ha Tien Vietnam
Level 7, Me Linh Point Tower, No. 2 Ngo Duc Ke Street District 1, Ho Chi Minh City Vietnam
Morgan Song (in Palace Hotel #305) No.1. Nguyen Trai street. Ward 1. Vung Tau city, Vietnam
Nguyen Huu Canh 91, The Manor, AE A1203 VN-8853, Ho Chi Minh City, Vietnam
No 7B Lane 21 Van Bao Ba Dinh Dist., Hanoi Vietnam
No. 1 Alley 12/70 Dang Tai Mai Street Tay Ho District Hanoi-Vietnam
No. 18B Yen Phu Village Tay Ho District, Hanoi, Vietnam
No. 73E, Hai Ba Trung Hai Phong Vietnam
No.1 Alley 12/70 Dang Thai Mai Street Tay Ho District Hanoi-Vietnam
of 93-A1,Caugiay str.,Hanoi, Vietnam
P.O. Box 950 Saigon Central Post Office HCMC Vietnam
Parkland Serviced Apartments 628A An Binh, An Phu District 2, Ho Chi Minh city VIETNAM
Room 301, A6, Trai Gang Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Room 403, TORSECO Building, Van Phuc, Ba Dinh, Ha Noi, Vietnam.
Shades Apartments. ( Bong Mat Ltd) Khu Pho 1. Ham Tien. Mui Ne. Vietnam
Social Republic of Vietnam
Suite 4004, The Press Club Centre 59 A, Ly Thai To Street, Hanoi, Vietnam
THANG LOH HOTEL YENPHU STREET TAY HO HANOI VIETNAM
trung Doan TW Hai noi
Unit 19, 2nd Floor 63 Ly Thai To Hanoi Vietnam
*****
Liệu có tên chính khách của Việt Nam trong vụ "Panama Papers"?
Ben Ngô
Dự là vụ Panama Papers sẽ còn nóng sốt trong nhiều ngày tới.
Một nhóm những nhà báo quốc tế, làm việc với những tài liệu rò rỉ từ một công ty luật ở Panama, kết luận rằng những cộng sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chuyển tới 2 tỉ đôla qua những tài khoản ngân hàng ở nước ngoài trong khoảng thời gian gần 40 năm.
Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế, liên minh với tờ báo Sueddeutsche Zeitung của Đức và hơn 100 hãng tin khác, cho biết trong một báo cáo hôm Chủ nhật rằng 11,5 triệu tài liệu từ công ty luật Mossack Fonseca của Panama cho thấy hàng chục giao dịch "dính dáng tới những người hoặc những công ty liên kết với Putin" từ năm 1977 đến cuối năm 2015.
Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) là một tổ chức phi lợi nhuận đặt ở thủ đô Washington của Mỹ.
Hồ sơ Panama tiết lộ một số nhà lãnh đạo đã sử dụng những thiên đường thuế ở nước ngoài để che giấu tài sản khổng lồ.
Một trong số đó được tiết lộ là tài khoản của anh rể ông Tập Cận Bình là ông Đặng Gia Quý.
Là chồng bà Tập Kiều Kiều, chị gái ông Tập Cận Bình, ông Đặng Gia Quý thành lập hai công ty tại Quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 2009.
Tại thời điểm đó ông Tập Cận Bình chưa lên làm Chủ tịch nước, mới là Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị.
Báo chí nước ngoài từng cho rằng thân nhân của ông Tập có tài sản gửi ở nước ngoài.
Trong hồ sơ Panama cũng có tên người gửi tiền là bà Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng và bà Jasmine Li, cháu gái của ông Giả Khánh Lâm, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.



Tầm vóc của vụ rò rỉ này

Tài liệu Panama là lượng tài liệu bị rò rỉ lớn nhất trong lịch sử. Cuộc điều tra tài liệu này lớn hơn vụ Wikileaks và vụ cựu nhân viên CIA Edward Snowden làm rò rỉ thông tin của NSA. Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế nói rằng họ đã mất một năm để đọc hết 11,5 triệu tập tin này, với sự giúp đỡ của tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung và hơn 100 đối tác truyền thông khác. Các nhà báo đã lên mục lục, sắp xếp, và phân tích 2,6 terabyte dữ liệu, làm việc với các phóng viên đến từ gần 80 quốc gia với 25 ngôn ngữ khác nhau.

Cựu nhân viên CIA, Edward Snowden viết trên Twitter của mình rằng: Vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất trong lịch sử báo chí tài liệu đã xuất hiện, và đó là về tham nhũng



Nhiều người Việt có tên trong hồ sơ Panama

Hình ảnh một số người có tên trong Hồ sơ Panama.
Hình ảnh một số người có tên trong Hồ sơ Panama.
Eric Van Nguyen, 32 tuổi, là người Canada gốc Việt đầu tiên bị tiết lộ trong danh sách vụ rò rỉ tài liệu mật gây chấn động thế giới có tên ‘Hồ sơ Panama’
Hàng trăm người Việt có tên trong hàng triệu tài liệu rò rỉ cho thấy hiện tượng trốn thuế diễn ra ở quy mô lớn.
Dữ liệu của hơn 100.000 công ty bí mật, tài sản ủy thác, và các quỹ được thành lập ở nhiều nơi như quần đảo British Virgin, Cayman, Cook và Singapore đã được trang web offshoreleaks.icij.org cho phép công khai tìm kiếm bắt đầu từ ngày 9 tháng 5.
Eric Van Nguyen, 32 tuổi, là người Canada gốc Việt đầu tiên bị tiết lộ trong danh sách vụ rò rỉ tài liệu có tên 'Hồ sơ Panama'.
Sau khi việc tìm kiếm thông tin được công khai, tên của hàng trăm người Việt đã xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của offshoreleaks.icij.org, trong đó có tên ông Johnathan Hanh Nguyen.
Theo kết quả tìm kiếm, vai trò của ông Johnathan Hanh Nguyen là người có cổ phần trong Imex Asia Pacific International Limited và IMEX PAN PACIFIC GROUP INC.
Cơ sở dữ liệu của công ty vừa kể chứa thông tin về gần 320 thực thể ở nước ngoài nằm trong khuôn khổ các cuộc điều tra về Hồ sơ Panama. Dữ liệu ghi nhận thông tin trong gần 40 năm, tính đến cuối năm 2015, và liên kết với công dân và các công ty tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, ICIJ cũng khuyến cáo người sử dụng rằng có nhiều người và tổ chức có tên tương tự hoặc trùng nhau.
ICIJ đề nghị người sử dụng xác minh danh tính của bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nằm trong cơ sở dữ liệu, nếu phát hiện sai sót có thể liên hệ với ICIJ.
ICIJ cùng với báo Sueddeutsche Zeitung của Đức và hơn 100 tổ chức thông tấn khác cho biết rằng 11,5 triệu tài liệu họ có được từ một công ty luật ở Panama cho thấy những chính trị gia và quan chức công cử, bao gồm 12 nhà lãnh đạo thế giới hiện tại và trước đây, có dính líu tới việc trốn thuế.
Ngoài Thủ tướng Iceland, ICIJ nói những tư liệu từ công ty luật Mossack Fonseca ở Panama cho thấy hàng chục những giao dịch dính dáng đến những người hoặc công ty có liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin từ năm 1977 đến năm 2015.
Những nhân vật cao cấp khác bao gồm thủ tướng Pakistan, Tổng thống Ukraine và Argentina, và quốc vương Ả rập Xê út.
Theo ICIJ, VOA
 http://www.voatiengviet.com/content/nhieu-nguoi-viet-co-ten-trong-ho-so-panama/3323056.html





CON ÔNG HỒ DIỆU BANG DỌA KIỆN VÌ CÁO BUỘC TRONG HỒ SƠ PANAMA

Cố Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang. (Ảnh chụp năm 1987).
Cố Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang. (Ảnh chụp năm 1987).
Con trai của cố Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang phủ nhận những tin tức cho rằng ông đã dùng địa chỉ của cha ông ở Bắc Kinh để đăng ký một công ty vỏ bọc hải ngoại vào năm 2003. Theo tường thuật của thông tín viên Ye Bing của đài VOA tại Bắc Kinh, ông Hồ Đức Hoa còn doạ kiện những cơ quan truyền thông nào tiếp tục tường thuật về những cáo giác được phanh phui trong Hồ Sơ Panama.
Ông Hồ Đức Hoa nói với báo chí ở Hồng Kông rằng ông không có gì để che giấu. Ông cho biết việc đăng ký công ty của ông có tên là Fortalent International Holdings ở Quần đảo Virgin đã được thực hiện “một cách công khai” và ông lập công ty này với tên thật và hộ chiếu của chính ông.

Hôm thứ hai, ông nói với đài VOA rằng “Tôi đã kiểm tra lại giấy tờ đăng ký và tôi có thể bảo đảm với quí vị là địa chỉ đăng ký không phải là ‘tư thất của Tổng bí thư Hồ Diệu Bang’ như họ tường thuật.”
Ông nói thêm rằng để bảo vệ cho thanh danh của gia đình, ông sẽ thông qua hành động pháp lý để chống lại những cáo giác không đúng sự thật của giới truyền thông.
Ông nói “Các cơ quan truyền thông và các hãng thông tấn tạo ra điều dối trá này phải trưng ra bằng chứng. Nếu không, tôi sẽ sử dụng quyền hạn pháp lý của mình. Bởi vì tin tức mà họ loan tải đã bôi nhọ cựu Tổng bí thư của đảng Cộng Sản Trung Quốc và cá nhân tôi. Họ phải chịu trách nhiệm đối với những hậu quả nghiêm trọng mà hành động của họ đã gây ra, và họ phải công khai xin lỗi và bồi thường một cách thoả đáng.”
Ông Hồ Đức Hoa cho biết báo chí Hồng Kông gọi ông là “người Trung Quốc đầu tiên và duy nhất dám lớn tiếng phản đối” những tố cáo về những hoạt động đầu tư có thể là bất hợp pháp ở hải ngoại.
Ông nói “Sự thật là mọi người Trung Quốc bình thường, ngay cả người nước ngoài, ai nấy cũng đều có thể đăng ký một công ty ở Hồng Kông. Tôi tin rằng đó là quyền của họ, trong đó có tôi.”
Ông Hồ Đức Hoa sinh sống ở Hồng Kông ông khi thành lập công ty vỏ bọc được tiết lộ trong Hồ Sơ Panama.
Đề tài cấm kỵ
Trung Quốc đã tăng cường kiểm duyệt những tin tức và bình luận trên mạng về Hồ Sơ Panama do Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế tiết lộ.
Trung Quốc đã tăng cường kiểm duyệt những tin tức và bình luận trên mạng về Hồ Sơ Panama do Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế tiết lộ.
Từ những người trong gia đình của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông cho tới đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình, những dữ liệu trong Hồ Sơ Panama cho thấy việc bỏ tiền vào các công ty vỏ bọc hải ngoại là một việc phổ biến trong giới quyền thế ở Trung Quốc. Những thông tin bị tiết lộ cho tới giờ này cho thấy có sự dính líu của thân nhân của ít nhất 9 người đang giữ hoặc từng giữ chức Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan có nhiều quyền hành nhất nước.
Tuy việc sở hữu công ty vỏ bọc hải ngoại không phải là bất hợp pháp, nhưng những công ty đó có thể được dùng để rửa tiền hoặc trốn thuế. Những số của cải khổng lồ mà người thân của các đảng viên đảng Cộng Sản đương quyền tích luỹ là một mối quan tâm lớ n ở Trung Quốc nhưng nó cũng là một đề tài nhạy cảm và bị kiểm soát hết sức nghiêm nhặt.
Trong vài tuần qua, Trung Quốc đã tăng cường việc kiểm duyệt những tin tức và bình luận trên mạng về Hồ Sơ Panama do Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế tiết lộ. Tổ chức này nói rằng hơn 11 triệu hồ sơ mà họ có được từ một công ty luật ở Panama cho thấy các ngân hàng, các công ty luật và những người hoạt động trong lãnh vực đầu tư hải ngoại thường không tuân thủ những đòi hỏi pháp lý là phải bảo đảm rằng khách hàng của họ không dính líu tới các hoạt động tội phạm, trốn thuế hay tham nhũng.
Nhân viên kiểm duyệt Trung Quốc đã xoá những đường dẫn trên mạng xã hội về vụ rò rỉ thông tin này và Panama đã trở thành một trong những chữ bị kiểm duyệt nhiều nhất trên internet ở Trung Quốc.
Trấn áp tham nhũng
Chủ tịch Tập Cận Bình, người chủ trương tiến hành cuộc trấn át tham nhũng ở Trung Quốc, bị cáo buộc có em rể sử dụng công ty luật ở Panama để thành lập 3 công ty ở nước ngoài.
Chủ tịch Tập Cận Bình, người chủ trương tiến hành cuộc trấn át tham nhũng ở Trung Quốc, bị cáo buộc có em rể sử dụng công ty luật ở Panama để thành lập 3 công ty ở nước ngoài.
Vụ Hồ Sơ Panama bùng ra trong lúc Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục chiến dịch chống tham nhũng qui mô lớn, trong đó ông đã công khai một số vụ án của những quan chức cấp cao để tìm cách chứng tỏ là Đảng Cộng Sản có thái độ nghiêm túc trong việc bài trừ tham nhũng. Một số người chỉ trích cho rằng cuộc trấn áp của ông Tập Cận Bình chỉ nhắm tới mục tiêu loại trừ đối thủ chính trị.
Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế cho biết cuộc phân tích của họ cho thấy tính tới cuối năm 2015, công ty luật Mossack Fonseca đã thu phí của hơn 16,300 công ty vỏ bọc từ Trung Quốc và Hồng Kông, chiếm khoảng 29% doanh thu toàn cầu của công ty này. Trong số những văn phòng ở khắp thế giới của công ty này, văn phòng ở Hồng Kông là văn phòng bận rộn nhất.



Mỹ điều tra hình sự vụ Hồ sơ Panama

Giới hữu trách Hoa Kỳ cho hay ưu tiên hàng đầu trong cuộc điều tra là xác định xem có sai trái nào từ các cá nhân hay tập đoàn tại Mỹ hay không.
Giới hữu trách Hoa Kỳ cho hay ưu tiên hàng đầu trong cuộc điều tra là xác định xem có sai trái nào từ các cá nhân hay tập đoàn tại Mỹ hay không.
Hoa Kỳ loan báo mở cuộc điều tra hình sự về các thông tin rò rỉ từ công ty luật Panama tiết lộ các vụ trốn thuế trên toàn thế giới.
Một công tố viên nổi tiếng của Mỹ, ông Preet Bharara từ New York, tiết lộ tin về cuộc điều tra cho một nhóm ký giả điều tra có trụ sở tại Washington.
Trong tháng này, nhóm ký giả vừa kể đã đăng nhiều bài viết về hơn 11 triệu tài liệu bị rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca cho thấy công ty này đã tạo ra hàng trăm công ty nước ngoài do những người giàu có, quyền lực và nổi tiếng làm chủ.
Công tố viên Bharara nói ông muốn gặp đại diện của nhóm ký giả điều tra này, tức Hiệp hội Ký giả Điều tra Quốc tế, để tìm hiểu về hồ sơ Panama.

Nhóm nhà báo xác nhận đã được thư mời của công tố viên Bharara, nhưng chưa đưa ra bình luận.
Giới hữu trách Hoa Kỳ cho hay ưu tiên hàng đầu trong cuộc điều tra là xác định xem có sai trái nào từ các cá nhân hay tập đoàn tại Mỹ hay không. Các nước khác cũng đã mở các cuộc điều tra liên quan tới hồ sơ Panama.
Khi thông tin về các tài khoản ở nước ngoài được tiết lộ đầu tháng 4, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố rằng nạn trốn thuế trên toàn cầu là một vấn đề lớn. Mà vấn đề nằm ở chỗ, theo ông Obama, nhiều vụ trốn thuế lại hợp pháp chứ không phải bất hợp pháp.
Tổng thống Mỹ nói các gia đình trung lưu là nạn nhân gánh chịu hậu quả từ những kẽ hở này vì thất thoát thuế phải được bù trừ bằng cách này hay cách khác.

Cơn bão Hồ sơ Panama tiếp tục càn quét Trung Quốc

Cơn bão Hồ sơ Panama lại vừa quét qua Hồng Kông và Trung Quốc đại lục một lần nữa. Thông tin mới tiết lộ nhiều tên tuổi lớn, trong đó có lãnh đạo cấp cao Trương Cao Lệ của Trung Quốc và ngôi sao điện ảnh quốc tế Thành Long (Jackie Chan).
 >> Nhân vật bí ẩn đứng sau Hồ sơ Panama chính thức lộ diện
 >> Hồ sơ Panama nêu tên hàng loạt quan chức, tỷ phú Hong Kong

Theo Hồ sơ Panama, con rể Lý Thánh Bát của ông Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đương nhiệm Trương Cao Lệ từng sở hữu 3 công ty tại “thiên đường thuế” British Virgin Islands (BVI). Trong hình là vợ của ông Lý Thánh Bát, bà Trương Hiểu Yên trả lời phỏng vấn của truyền thông Hồng Kông
Hàng loạt quan chức dính chấu
Ngày 3/4, “Liên minh Phóng viên Điều tra Quốc tế” (ICIJ) tiết lộ thông tin về Hồ sơ Panama liên quan đến 9 quan to Trung Quốc (mãn nhiệm và đương nhiệm) thành lập công ty ở nước ngoài để trốn thuế và giấu của cải, trong đó có ông Tăng Khánh Hoài, em của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Tăng Khánh Hồng; con rể Lý Thánh Bát của ông Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trương Cao Lệ; cháu dâu Giả Lệ Thanh của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn.
Ngày 4/5, tờ Minh Báo của Hồng Kông lại tiếp tục đưa tin, vào ngày 2/5 phóng viên của Minh Báo đã tìm đến nhà riêng con gái Trương Hiểu Yên của ông Trương Cao Lệ ở Palm Springs, Hồng Kông. Bà Trương Hiểu Yên nói tiếng Quảng Đông trôi chảy, cho biết người chồng đang đi giải quyết công việc ở ngoài. Về vấn đề danh phận là người Hồng Kông, bà Trương nói không muốn trả lời. Sau đó bà đã nhận danh thiếp của phóng viên kèm theo thư đặt câu hỏi qua khe cửa nhà.
Hồ sơ Panama đã tiết lộ ông Lý Thánh Bát (con rể Trương Cao Lệ) từng sở hữu 3 công ty tại “thiên đường thuế” BVI, một trong số đó có địa chỉ ở Palm Springs. Tờ báo này còn điều tra và phát hiện bà Trương Hiểu Yên và ông Lý Thánh Bát sở hữu chung căn nhà ở Palm Springs, mua bằng danh phận là người Hồng Kông, tên tiếng Anh viết phiên âm ra tiếng Quảng Đông.
Cũng theo Hồ sơ Panama, ông Lý Thánh Bát đã nhờ Công ty Luật Mossack Fonseca mở 3 công ty ở nước ngoài, bao gồm Công ty Cổ phần Internet Trường Tín Hoa Hạ thành lập năm 2001, Top Glory Investments Limited thành lập 2007, và Công ty Đầu tư Chính Nguyên thành lập năm 2012, trong đó ông Lý Thánh Bát và Ủy viên Chính hiệp Trương Vĩnh Khang của thành phố Thượng Hải cùng là thành viên Hội đồng quản trị Công ty Đầu tư Chính Nguyên, nhưng trách nhiệm nghiệp vụ không rõ ràng.
Theo thông tin, ông Lý Thánh Bát nắm cổ phần của Công ty Internet Trường Tín Hoa Hạ thông qua Công ty Internet Tín Nghĩa (Hồng Kông). Theo hồ sơ Công ty Cổ phần Trường Tín Hoa Hạ, Lý cùng ba người khác ở Trung Quốc Đại Lục hiện nay đã từ nhiệm vai trò thành viên Hội đồng quản trị của công ty này vào năm 2003, bàn giao toàn cổ phần cho Công ty Cleverlearn Inc.
Vào ngày 27/4, Bowenpress đưa tin, vì vấn đề Hồ sơ Panama, ông Tập Cận Bình đã yêu cầu cho thẩm tra hầu hết tài sản giới quan chức (chủ yếu từ cấp tỉnh trở lên), trong đó trọng tâm là vấn đề sở hữu công ty ở nước ngoài, dĩ nhiên phạm vi thẩm tra bao gồm cả vợ chồng, con cái các quan chức.
Mới đây, một người trong nội bộ chính quyền Trung Quốc chia sẻ thông tin cho biết, sau ba tuần bí mật điều tra, ông Vương Kỳ Sơn đã gửi một phần báo cáo điều tra nội bộ tới ông Tập Cận Bình.
Thành Long đang bắt tay Tăng Khánh Hồng
Thành Long đang bắt tay Tăng Khánh Hồng
Thành Long với những người siêu giàu Trung Quốc
Thông tin mới tiết lộ danh sách 18 người có tên tuổi lớn, nổi tiếng ở Hồng Kông và Ma Cao, trong đó có ngôi sao điện ảnh quốc tế Thành Long (Jackie Chan), người được cho là đã thành lập một số công ty phức hợp ở nước ngoài.
Trong danh sách cũng có người đàn ông giàu nhất Hồng Kông là Lý Gia Thành (Li Ka-shing) và Lý Triệu Cơ (Lee Shau Kee) – Chủ tịch công ty bất động sản Henderson Land. Một số nhân vật nổi tiếng, chẳng hạn như phó chủ tịch Đảng Dân chủ mới Michael Tien Puk-sun, đã xin lỗi vì đã không khai báo những lợi lợi ích của mình trong việc đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, Thành Long vẫn im lặng cho đến nay.
Thành Long đã luôn luôn là một nhân vật yêu thích của Ban Công tác Mặt trận Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Hồ sơ Panama đã tiết lộ mạng lưới chính trị và kinh doanh được ĐCSTQ sử dụng để mua chuộc Thành Long. Mạng lưới bao gồm 7 ông trùm Đại lục, hoạt động kinh doanh với Thành Long, trong đó 4 người là những tỷ phú nổi tiếng.
Là thành viên của Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), Thành Long cũng hăng hái hòa đồng với các quan chức chính phủ và doanh nhân hàng đầu ở Trung Quốc đại lục.
Một tài liệu Panama đã nói rằng công ty [luật] Mossack Fonseca đã là một đại diện được ủy quyền của ít nhất 6 công ty nước ngoài thuộc về Thành Long.
Các giám đốc bao gồm Lâm Phụng Kiều (Joan Lin) – vợ Thành Long, và Phòng Tổ Danh – con trai của họ. Một trong những công ty của Thành Long là công ty TNHH Dragon Stream, được thành lập bởi 10 người tại quần đảo Virgin của Anh vào năm 2008.
Trong khi Thành Long là cổ đông lớn nhất, nắm giữ hơn 50 triệu cổ phiếu, 7 trong số 9 cổ đông còn lại là những người Trung Quốc Đại lục giàu có, bao gồm Qi Jianhong – chủ tịch công ty Sparkle Roll Holdings, Yu Mingfang – sáng lập viên của công ty Belle International Holdings, Chen Yihong – chủ tịch tập đoàn China Dongxiang Group, và Shen Guojun, chủ tịch tập đoàn Siêu thị Intime, mỗi người nắm giữ từ 2% đến 9,75% cổ phần của Dragon Stream.
Hai cổ đông khác là Solon So – quản lý kinh doanh của Thành Long và Zhao Xiaodong – cựu giám đốc điều hành của Sparkle Roll Holdings.
Epoch Times đã xem xét nhiều tài liệu [trong Hồ sơ Panama] nhưng không thể tìm thấy bản chất kinh doanh của công ty Dragon Stream. Tuy nhiên, trên [trang mạng] LinkedIn, một sơ yếu lý lịch của một phó tổng giám đốc tự xưng của Công ty TNHH Nước giải khát (Bắc Kinh) Thành Long, đã tiết lộ rằng công ty này được thành lập trước thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 bởi Thành Long và 7 doanh nhân nổi tiếng Đại lục.
Với 200 triệu Nhân dân tệ (30 triệu USD) vốn đầu tư, Công ty Nước giải khát Thành Long đã tham gia vào việc sản xuất và kinh doanh các loại đồ uống cao cấp và nước khoáng ở thị trường trong nước. Thông tin cá nhân của 7 doanh nhân là giống hệt với 7 cổ đông giàu có của công ty Dragon Stream.
Trong số 7 cổ đông giàu có ở Đại lục, Shen Guojun – chủ tịch của công ty Intime, có tài sản ròng cao nhất, trị giá 20,2 tỷ Nhân dân tệ (3 tỷ USD). Ông Shen là một người bạn tốt của chủ tịch Alibaba Jack Ma.
Ông Shen gia nhập Đảng Lợi ích công Trung Quốc (Zhi Gong) trong năm 2009. Đảng Lợi ích công là một trong 8 “đảng dân chủ” được công nhận chính thức bởi ĐCSTQ.
Đảng Lợi ích Công bao gồm khoảng 30.000 thành viên, chủ yếu đến từ tầng lớp trung lưu và thượng lưu của những Hoa kiều trở về Trung Quốc. Mục đích chính của đảng Lợi ích Công là nhằm kiểm soát Hoa kiều ở trong nước và nước ngoài cho ĐCSTQ.
Ông Shen cũng thường xuyên tham gia các hoạt động cùng với các quan chức của Ban Công tác Mặt trận Trung ương. Nhưng vai trò chính trị của ông Shen vẫn chưa được biết.
Cả ông Shen và Thành Long đều là thành viên của Ủy ban Toàn quốc CPPCC của ĐCSTQ. Ngoài việc hợp tác kinh doanh, Thành Long thường xuyên tham dự các hoạt động do công ty Intime tổ chức.
Trong năm 2013, công ty Intime đã liên đới vào một vụ kiện ở Hồng Kông. Công ty Continental Century Investment Management Group Limited – nhà điều hành của khách sạn nổi tiếng của Nhật Inagiku Restaurant – đã nộp đơn kiện [công ty Intime] tại Tòa án Tối cao, cáo buộc rằng công ty Intime và Chủ tịch Shen đã sử dụng báo cáo sai sự thật để lừa dối khiến cho Inagiku mở một chi nhánh tại Trung tâm Anh Đài Bắc Kinh (Beijing Yintai Center).
Ngoài ra, công ty Intime bị cáo buộc là đã gửi một số người đến để lục soát và tịch thu tài sản của Inagiku. Công ty Continental Century đã yêu cầu công ty Intime đền bù 300 triệu Nhân dân tệ.
Ngày 7/4 năm nay là ngày sinh nhật lần thứ 62 của Thành Long. Vào ngày đó, Thành Long, như một cổ đông nổi tiếng, đã tự giới thiệu mình trên Sàn Chứng khoán Thượng Hải khi tham dự nghi lễ đổi tên và tái cơ cấu Công ty TNHH Cultural Investment Holdings (CIH).
Qi Jianhong – chủ tịch của CIH , là một người Đại lục nữa siêu giầu, có tên trong danh sách cổ đồng của công ty Dragon Stream.
Ông Qi, nổi tiếng với mạng lưới rộng lớn của mình với các ông trùm Trung Quốc, đang điều hành câu lạc bộ Sparkle Roll Glory, với 3.000 thành viên là những triệu phú và tỷ phú.
Ông Qi là người sáng lập của Tập đoàn Sparkle Roll Holdings, chủ yếu là tham gia vào các hoạt động như một đại lý của những thương hiệu cao cấp hàng đầu thế giới và trở thành đại lý duy nhất ở Đại lục cho [những hãng sản xuất ô tô] Bentley, Rolls-Royce và Lamborghini. Đây cũng là đại lý độc quyền của thương hiệu Jackie Chan.
Trong năm 2010, Tập đoàn Sparkle Roll Holdings đã hợp tác với Thành Long để thành lập Xưởng phim Jackie Chan Lai Yiu International Studios, quản lý 36 chi nhánh ở Đại lục. Đồng thời, Tập đoàn Sparkle Roll tham gia vào việc sản xuất rượu Thành Long Moutai và những hàng hoá khác ở Đại lục.
Qi Zhenkang, con trai cả của Qi Jianhong, là trợ lý giám đốc kế hoạch của Thành Long tại Trung Quốc. Trong Lễ hội mùa xuân Hồ Nam Gala 2010, Thành Long cũng đã hát một bài hát có tựa đề “Tổ quốc” với Qi Meihe, con gái của Qi Jianhong. “Tổ quốc” là “màu đỏ”, hay cộng sản, đó là bài hát mà Thành Long đã hát trong Lễ kỷ niệm (Gala) 60 năm [ngày thành lập] của ĐCSTQ.

Thành Long và Bạc Qua Qua
Thành Long và Bạc Qua Qua
Thêm nhiều bí mật được tiết lộ
Việc để lộ Hồ sơ Panama về các mối quan hệ kích thích sự tò mò giữa Thành Long và các quan chức và doanh nhân của ĐCSTQ, không những gây sự chú ý vào Thành Long, mà còn làm nổi lên một làn sóng mới tiết lộ những bí mật của Thành Long tại Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Ngày 5/4, một tài khoản công khai trên trang mạng đại lục WeChat, đã xuất bản một bài báo có tựa đề “Những khía cạnh chưa được biết của Thành Long”, tiếp theo Hồ sơ Panama, tiết lộ những bí mật của Thành Long.
Bài báo nói rằng, bên cạnh một vài doanh nhân đại lục giàu có được đề cập bởi Hồ sơ Panama, những bạn bè giàu có của Thành Long tại Hồng Kông cũng bao gồm Albert Yeung – ông chủ của Tập đoàn Emperor Group.
Bài báo bổ sung rằng Thành Long có thể có tham gia vào việc Tập đoàn Emperor Group mua lại khu đất trên Đại lộ Trường An ở Bắc Kinh.
Trong năm 2006, Tập đoàn Emperor Group đã giành được khu đất để xây dựng Trung tâm Bắc Kinh Emperor Group. Tuy nhiên dự án đã không được triển khai cho đến năm 2015, 9 năm sau khi giành được khu đất.
Trong năm 2014, khi Thành Long tham gia vào các cuộc họp hàng năm của ĐCSTQ, Thành Long nói rằng mình sở hữu một mảnh đất ở Đại lục. Tuy nhiên, dự án trên khu đất đã phải chờ 8 năm để phê duyệt.
Một số cộng đồng internet ở Bắc Kinh nói rằng mảnh đất của Thành Long có thể cũng chính là khu đất Trung tâm Bắc Kinh Emperor Group. Thành Long và ông Yeung đã giành được khu đất vào năm 2006 thông qua Lưu Chí Hoa, phó thị trưởng thành phố Bắc Kinh đã bị sa thải.
Trang mạng truyền thông Đại lục Caixin Net đã báo cáo vào năm 2015 rằng 7 năm sau khi cựu giám đốc Văn phòng Nhà Đất Bắc Kinh An Jiasheng nghỉ hưu, ông An không được phép rời khỏi Trung Quốc vì bị tình nghi nhận hối lộ. Trường hợp của ông An có thể liên quan đến Tập đoàn Bắc Kinh Emperor Group. Lưu Chí Hoa cũng có thể đã tham gia...
Phương tiện truyền thông Hồng Kông cũng báo cáo rằng Thành Long đã có một mối quan hệ chặt chẽ với Bạc Qua Qua, con trai của Bạc Hy Lai – cựu Bí thư thành phố Trùng Khánh đang bị cầm tù. Trước kia Thành Long đã có lần bay sang Anh để hỗ trợ chiến dịch tranh cử của Bạc Qua Qua cho vị trí Chủ tịch Hội sinh viên trường Đại học Oxford...
Vào tháng 1/2015, Phòng Tổ Danh đã bị kết án tù 6 tháng vì sử dụng ma túy... Thành Long được cho là đã nỗ lực hết sức để giải cứu con trai của mình, nhưng đã bị thất bại...
Theo Epoch Times
PetroTimes


Tài liệu Panama: Hơn 33.000 cá nhân Trung Quốc có liên quan

Thủy Thu |
Tài liệu Panama: Hơn 33.000 cá nhân Trung Quốc có liên quan
Tài liệu Panama: Hơn 33.000 cá nhân Trung Quốc có liên quan
Cảnh sát khám xét trụ sở chính của công ty luật Mossack Fonseca hôm 12/4. Ảnh: Reuters

Trong hơn 200.000 tài khoản ngân hàng vừa được công bố trong Tài liệu Panama, xuất hiện hàng loạt nhân vật "trùng tên" với các quan chức cao cấp Trung Quốc.

Hiệp hội phóng viên điều tra quốc tế (ICIJ) ngày 9/5 (theo giờ GMT) đã công bố dữ liệu về hơn 200.000 tài khoản ngân hàng do các cá nhân, tổ chức lập ở nước ngoài, Apple Daily (Đài Loan) đưa tin.
Khi tra cứu kho dữ liệu này thì Trung Quốc có 33.290 cá nhân, 4.188 công ty hải ngoại và 657 công ty trung gian trong danh sách Tài liệu Panama.
Đặc biệt, trong bảng danh sách này xuất hiện nhiều nhân vật "trùng tên" với các quan chức cao cấp của Trung Quốc.
Có phân tích chỉ ra, thời điểm các công dân Trung Quốc thông qua công ty luật Mossack Fonseca để đăng ký trụ sở tại nước ngoài nhiều nhất tập trung vào năm 2006, 2007 với 706 và 610 công ty.
Số liệu về các cá nhân, doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký thành lập công ty ngoại biên ghi nhận từ năm 2004 với 210 công ty.
Trong buổi tọa đàm do Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) tổ chức hôm 15/4, các học giả đánh giá, công khai Tài liệu Panama là một sự kiện hợp tác lớn nhất trong lịch sử của các các cơ quan báo chí quốc tế.
Tài liệu Panama được công bố vào đầu tháng 4 vừa qua đã khiến nhiều nhà lãnh đạo thế giới lao đao.
Có thể kể đến việc Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson phải từ chức, hay Thủ tướng Anh David Cameron phải công khai việc đóng thuế cá nhân trước sức ép về nghi vấn quỹ đen liên quan đến người cha quá cố.
Một nguồn tin dẫn lời nhân vật trực tiếp tiết lộ thông tin Tài liệu Panama nhận định, mục đích của ông này muốn ngăn chặn hành vi trốn thuế của các cá nhân, doanh nghiệp cũng như đề cao cuộc đại cách mạng điện tử hóa.
Ngày 8/4, trả lời phỏng vấn VOA, bà Alexa Olesen - người phụ trách của ICIJ mảng Trung Quốc cho biết, ICIJ hy vọng những thông tin trong Tài liệu Panama sẽ có lợi cho chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình.
"Chúng tôi đã cung cấp đầu mối cho họ", bà nhấn mạnh.
Hiện nhà chức trách Trung Quốc chưa có thông tin phản hồi về vấn đề này.
http://soha.vn/tai-lieu-panama-hon-33000-ca-nhan-trung-quoc-co-lien-quan-20160510135003377.htm
 



Panama Papers: Quý tộc đỏ Trung Quốc lộ diện


mediaMột tấm biển ghi tên công ty Mossack Fonseca, chi nhánh tại Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 05/04/2016.REUTERS / Bobby Yip
Phải chăng « Panama Papers » là một vụ xì căn đan về Trung Quốc ? Theo nhật báo Anh The Guardian ngày 07/04/2016, một phần ba (1/3) số công ty bình phong offshore do công ty luật Mossack Fonseca thiết lập để giúp trốn thuế hay che giấu tài sản đều do đề xuất của gần một chục văn phòng tại Trung Quốc của công ty luật này. Các tiết lộ trong « Hồ Sơ Panama » đang làm rõ hình ảnh của các thành phần gọi là giới quý tộc đỏ tại Trung Quốc.
Theo Stéphane Lagarde, nguyên thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, dựa theo những lời chế diễu trên mạng Trung Quốc hôm thứ Năm tuần qua – Nếu không phải là ngươi, thì là anh vợ ngươi – thì vụ tai tiếng Panama Papers đã tạo ra một nạn nhân đầu tiên ở Trung Quốc : đó là từ ngữ « jie fu », tức là tả phu hay tỷ phu, nghĩa là anh rể.
Hai từ "tỷ phu" và "Panama" : Nạn nhân của kiểm duyệt Trung Quốc !
Từ ngữ này đã hoàn toàn biến mất khỏi các màn hình vi tính dưới nhát kéo của guồng máy kiểm duyệt, nhất là trên mạng Vi Bác, tương đương với mạng Twitter tại Trung Quốc. Cùng số phận với « tỷ phú » là từ ngữ « Panama », tên gọi quốc gia là xuất phát điểm của cơn bão táp. Chỉ trong một sớm một chiều, Panama đã bị các nhà kiểm duyệt gạch bỏ, nếu không phải là trên bản đồ thì ít ra là trên các công cụ tìm kiếm.
Nhưng tại sao từ « anh rể » lại bị kiểm duyệt ? Rất đơn giản : Đó là vì trong danh sách các đại gia bị nêu tên trong « Panama Papers » có ông Đặng Gia Quý (Deng Jiagui), và nhân vật này không ai khác hơn là anh rể của đương kim chủ tịch Tập Cận Bình, tức là chồng của bà Tề Kiều Kiều (Qi Qiao


Qiao), chị lãnh đạo Trung Quốc.
Ông Đặng Gia Quý là người điều hành hai công ty đăng ký ở đảo Virgin thuộc Anh trong một năm rưỡi. Hai công ty bình phong này đã bị dẹp bỏ ngay trước khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012.
8 « hoàng đế đỏ » trong tầm nhắm của Hồ Sơ Panama
Trong những tên tuổi Trung Quốc bị vạch trần trong Panama Papers, có những nhân vật quan trọng trong các gia đình lãnh đạo, phần lớn đều thuộc diện « quý tộc đỏ », trong đó có 8 thành viên của Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc, đương nhiệm và mãn nhiệm. Và đây chính là đỉnh của kim tự tháp quyền lực, những người thường được mệnh danh là các « hoàng đế » của Trung Quốc hiện đại.
Theo Stéphane Lagarde, giới lãnh đạo Trung Quốc rất thận trọng. Họ hiếm khi trực tiếp dính vào những vụ chuyển tiền ra nước ngoài. Những ai cả gan làm việc này như cựu lãnh đạo ngành công an Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) đã phải trả giá đắt.
Thông thường, chính những người thân của các lãnh đạo cao cấp đứng ra làm trung gian. Một ví dụ là người con rể của ông Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli), hiện là nhân vật đứng thứ 7 trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trương Cao Lệ đồng thời là con rể cố lãnh tụ tối cao Trung Quốc Đặng Tiểu Bình. Người con rể này xuất hiện trong hồ sơ của công ty luật Mossack-Fonseca.
Một ví dụ khác là trường hợp của Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan), cũng là thành viên bộ Chính Trị. Tên tuổi nhiều người thân cận của ông đã bị nêu lên trong hồ sơ Panama Papers.
Cả phe cải cách lẫn bảo thủ đều có liên can
Việc các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc bị các « thiên đường thuế » thu hút không có gì mới lạ, và không phe cánh nào thoát khỏi. Những người cho là cởi mở, theo xu hướng tự do, cũng như cánh bảo thủ đều bị liên can trong các tiết lộ tai tiếng.
Trong phe đối nghịch với chủ tịch Trung Quốc, thì một cái tên đã trở đi trở lại : đó là bà Cốc Khai Lai (Gu Kailai), người trước đây là vợ của Bạc Hy Lai, và đã bị kết án tù chung thân do tham nhũng và vụ ám sát một người Anh. Một phần tài sản của gia đình này nằm trong sổ sách của công ty luật Panama, trong đó có một biệt thự ở Pháp mà báo chí Trung Quốc đã nhắc đến nhiều vào thời diễn ra phiên xét xử.
Trong những cái tên bị Panama Papers nêu lên và có tác dụng như sấm nổ trong tai chính quyền Trung Quốc còn có Lý Tiểu Lâm (Li Xiaolin), được mệnh danh là « Nữ hoàng quyền lực » và là con gái của cựu thủ tướng Lý Bằng, người đàn áp phong trào Thiên An Môn năm 1989.
Điều mỉa mai của lịch sử, hay đúng hơn là của thời sự, là bên cạnh bà Lý Tiểu Lâm, Panama Papers cũng nêu tên của con trai ông Hồ Diệu Bang, cựu tổng bí thư đã bị phe bảo thủ mà Lý Bằng là điển hình gạt khỏi chính quyền sau khi ủng hộ đòi hỏi của sinh viên Thiên An Môn.
Kiểm duyệt
Ngay từ đầu vụ việc, guồng máy kiểm duyệt thông tin ở Bắc Kinh như đã chạy hết công suất, không để một chút sơ hở nào. Nếu giới lãnh đạo Trung Quốc nhắc đi nhắc lại là họ không có gì phải che giấu, nhật báo Mỹ Wall Street Journal đã ghi nhận là họ vẫn đang giấu giếm điều gì đó, vì đài CNN bị nhiều lần cắt sóng.
Trung Quốc còn là một trong những quốc gia hiếm hoi mà báo chí không nói về « Panama Papers ». Nếu chính thức mà nói, không có gì cấm cản một người nào đó đầu tư vào các công ty offshore, nhưng những tiết lộ như vừa qua gây ra nhiều phiền phức vì nó được đưa ra ngay giữa chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc, một chiến dịch chưa bao giờ mạnh bạo như thế mà chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động từ khi lên nắm quyền.
Ông Tập Cận Bình luôn nhắc đi nhắc lại là lãnh đạo phải làm gương, phải cho thấy lối sống đơn giản,chừng mực. Nếp sống xa hoa, đồi trụy trong đảng giờ đây đã bị chính thức đàn áp.
Việc giới lãnh đạo Trung Quốc bị các « thiên đường thuế » quyến rũ có thể được giải thích bằng việc đó là cách duy nhất cho phép họ che giấu một khối tài sản quá lộ liễu và không phải lúc nào cũng tích lũy được một cách hợp pháp. Hoa Lục và Hồng Kông đã nổi lên thành thị trường lớn của công ty luật Panama Mossack Fonseca. Ho đã mở không dưới tám văn phòng tại Trung Quốc và các chi nhánh này đã làm việc không ngơi tay trong suốt mười lăm năm qua.
Sắp tới đây, chắc chắn sẽ có nhiều tên tuổi Trung Quốc khác bị Hồ Sơ Panama tiết lộ, và người ta có cảm giác là chế độ Bắc Kinh đang phải chứng kiến thực tế ngày càng được phơi bày và tìm cách đối phó bằng việc kiểm duyệt thông tin.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160413-panama-papers-quy-toc-do-trung-quoc-lo-dien



Tài liệu Panama mới nhất ám chỉ các chính trị gia hàng đầu Trung Quốc
Tác giả: Frank Fang, Epoch Times | Dịch giả: X Toàn
10 Tháng Tư, 2016

(Từ trái sang phải) Cựu phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng, và các Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ là ba lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ có các thành viên trong gia đình sở hữu các công ty ma ở nước ngoài, theo một bộ tài liệu khổng lồ bị rò rỉ được gọi là Tài liệu Panama. (Nguồn ảnh: Feng Li / Getty Images)
Tài liệu Panama, một tập hợp hơn 11 triệu tài liệu bị rò rỉ được công bố gần đây, đã tiết lộ mối liên hệ giữa các chính trị gia hàng đầu trên khắp thế giới với những giao dịch thương mại nước ngoài bị nghi là mờ ám. Trong danh sách các nhà lãnh đạo thế giới này có tên của một vài nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Theo một báo cáo của Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) hôm 6 tháng Tư, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, các Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, cựu phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng, và một vài người khác đều có người thân đã mua các công ty nước ngoài thông qua Mossack Fonseca, một công ty luật ở Panama chuyên giúp thiết lập các công ty ma ở nước ngoài cho các khách hàng có nhu cầu. Tổ chức ICIJ là một trong một vài kênh truyền thông nghiên cứu chi tiết các tài liệu bị rò rỉ từ công ty Mossack Fonseca vào năm 2015.
Đặng Gia Quý, anh rể của Tập Cận Bình, dùng chính tên của mình để đăng ký cho ba công ty là Supreme Victory Enterprises Ltd., Best Effect Enterprises Ltd., và Wealth Ming International Ltd.
Supreme Victory Enterprises Ltd đã giải thể trong năm 2007, và hai công ty còn lại đã không hoạt động từ khoảng năm 2012, thời điểm Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ.
Dường như quyết định từ bỏ tài sản ở nước ngoài của Đặng Gia Quý là do bị thúc đẩy bởi những toan tính chính trị, và phù hợp với một động thái tương tự liên quan tới tập đoàn Vạn Đạt, nhà đầu tư bất động sản lớn nhất ở Trung Quốc,.
Trong một bài phát biểu tại Đại học Harvard tháng Mười năm ngoái, Vương Kiện Lâm, chủ tịch của Tập đoàn Vạn Đạt (Wanda Group), nói rằng gia đình ông Đặng Gia Quý từng sở hữu cổ phần của công ty Vạn Đạt trong sáu năm, nhưng đã bán chúng trước khi công ty này được đưa lên sàn chứng khoán và bỏ lỡ cơ hội thu lấy của trời cho.
Sự việc này cũng phù hợp với các báo cáo lưu hành trên báo chí tiếng Trung ở nước ngoài nói rằng khi Tập Cận Bình đang chờ được thăng chức lãnh đạo, ông đã gọi các thành viên trong gia đình lại và bảo họ từ bỏ công việc làm ăn kinh doanh – có lẽ đây là một cách để cách ly chính ông Tập khỏi hậu quả chính trị có thể xảy đến bất ngờ với những ai bị phát hiện có các thành viên gia đình được hưởng lợi từ tham nhũng.
Người thân của ông Lưu, Trương, và Tăng vẫn giữ các tài sản ở nước ngoài trong thời điểm các ông này đang nắm giữ các vị trí chủ chốt.
Ví dụ, Giả Lệ Thanh (贾丽青), con dâu của người đứng đầu hệ thống tuyên truyền ĐCSTQ Lưu Vân Sơn, là một cổ đông và giám đốc của Ultra Time Investment, một công ty ma có tư cách pháp nhân ở quần đảo Virgin của Anh Quốc vào năm 2009.
Cha của Giả Lệ Thanh là Giả Xuân Vượng (贾春旺), đã từng giữ các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan an ninh và pháp luật trong hai thập kỷ – Bộ trưởng An ninh Quốc gia từ 1985-1998, Bộ trưởng Bộ Công an 1998-2002; và Kiểm sát viên trưởng (một chức vụ tương đương với Tổng Chưởng lý ở Hoa Kỳ), từ năm 2003 đến năm 2008.
Lý Thánh Bát (李圣), con rể của Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ, là cổ đông của ba công ty đăng ký tại quần đảo Virgin của Anh Quốc là Zennon Capital Management, Sino Reliance Networks, và Glory Top Investments Ltd.
Và Tăng Khánh Hoài, em trai của Tăng Khánh Hồng, là giám đốc của Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Trung Quốc, một công ty ban đầu được thành lập tại Niue, một quốc đảo ở Thái Bình Dương và sau đó lại được chuyển tới Samoa, một đảo quốc khác ở Thái Bình Dương vào năm 2006.

No comments:

Post a Comment