Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 26 October 2016

PHỞ - LÝ CHÁNH TRUNG

TRẦN THU DUNG * BÊN BÁT PHỞ

Bên Bát Phở
Trần Thu Dung 
Một lần anh bạn Việt kiều Mỹ qua Paris chơi, rủ nhau đi ăn tiệm. Tôi hỏi anh thích nếm hương vị quê hương hay hương vị Pháp. Anh bạn đề nghị ăn đồ Tây với lý do đến đâu phải nếm đặc sản nước đó, đặc sản Việt Nam: nem, phở, bún, bánh cuốn… bên Mỹ bán đầy khắp. Hóa ra đặc sản Việt Nam bây giờ du lịch khắp thế giới, đặc biệt là ở Pháp và Mỹ – hai nước có lịch sử liên quan đến Việt Nam. Nhiều người nước ngoài biết đến nem, phở. Điều ngạc nhiên phở là món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam không nằm trên mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Tết Việt Nam gắn liền với bánh chưng, nem, măng hầm, bóng xào chứ không phải phở. 
Phở là món đặc sản truyền thống của Việt Nam. Truyền thống, theo từ điển Pháp định nghĩa là những vật thể và phi vật thể được truyền từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Bánh chưng, nem là những món ăn truyền thống đã có từ nhiều thế kỷ. Phở cũng là món ăn truyền thống, vì nó đã được nhắc đến trong tùy bút, văn của một số nhà văn thời tiền chiến, như Nguyễn Công Hoan nhắc đến phở từ 1913 *. Nếu tính đến năm nay Phở Việt Nam đã có trên 100 năm, truyền từ đầu thế kỷ 20 sang đến thế kỷ 21. Những món ăn có ghi vào trong từ điển là những món ăn đã nổi tiếng và quen thuộc với dân tộc đó. Phở đã có mặt trong từ điển. 
Bàn về phở người ta thường nói đến phở bò Bắc Kỳ. Tên gọi chứng minh thịt bò là nguyên liệu chính. 
Trâu bò thường xuyên gắn với đời sống nông nghiệp ở Việt Nam. Người nông dân thường tính gia sản không phải bằng tiền vàng, mà số lượng trâu bò tậu được. Khác với trâu, bò hầu như vắng bóng trong văn hóa Việt Nam. Trâu được nhắc rất nhiều trong đời sống văn hóa Việt xưa. Hìnhảnh chú bé chăn trâu đã quen thuộc với người Việt Nam. Đồng tiền Đông Dương do Pháp ấn hành có hình trâu cày. 
Tranh dân gian hay ca dao, tục ngữ thường chỉ nhắc đến con trâu: con trâu là đầu cơ nghiệp, ruộng sâu trâu nái, con trâu đi trước cái cày đi sau. Con bò vắng bóng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, và tranh dân gian. Lễ hội chọi trâu, đâm trâu là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay. Chu kỳ 12 năm trong lịch âm, có năm trâu, không có năm bò, dù bò cũng gắn liền với nghề nông. Truyện cổ tích dân gian kể về sự liên quan mật thiết giữa người và trâu. Cuội đi chăn trâu lừa phú ông. Trí khôn của ta đây ca ngợi sự thông minh của người nông dân điều khiển được trâu cày và lừa được hổ. Sự tích trầu cau để giải thích tục lệ ăn trầu. 
Nhiều món dân tộc đã đi vào thành ngữ ca dao tục ngữ: “Ông ăn chả bà ăn nem ”, “Tay cầm bầu rượu nắm nem… mải vui quên hết lời em dặn dò”; “Ra đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”… Nhiều làng đã gắn với tên tuổi của sản phẩm như bánh cuốn
Thanh Trì, bánh đúc làng Kẻ, tương Cự Đà, cốm làng Vòng, bánh chưng bánh dầy từ thời Văn Lang… Ca dao truyền khẩu dạy chế biến các món dân gian: “con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi, con chó khóc đứng khóc ngồi, mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng”, “Khế xanh nấu với ốc nhồi, Tuy nước nó xám, nhưng mùi nó ngon”. 
Điểm qua văn chương cổ không thấy tả vua chúa ăn phở bò, hay tả về món phở bò. Phở chỉ xuất hiện trong văn thơ thời Pháp thuộc, Tú Mỡ, Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan… Bò, và phở gần như vắng hoàn toàn trong văn hóa dân gian Việt. 
Điều này chứng tỏ bò và phở xa lạ với người Việt Nam trước thế kỷ 20. Các sản phẩm từ sữa bò quen thuộc với người châu Âu, xa lạ với người Việt thời đó: sữa tươi, bơ, phô-ma, sữa chua. Chăn nuôi bò là một ngành phát triển mạnh ở Pháp. Pháp nổi tiếng có hơn 100 loại phô-ma khác nhau, hầu như đều là sản phẩm từ sữa bò. Khi người Pháp chiếm Đông Dương, nhu cầu về sữa bò, và phô-ma bơ, thịt bò là nhu cầu thiết yếu của họ. Cà phê sữa, uống sữa là thói quen của người Pháp. 
Người Việt Nam chỉ uống trà. Quan niệm xưa chung của dân châu Á, ai uống sữa động vật nào là sẽ biến thành con vật đó. Chỉ có tầng lớp nhỏ trung lưu làm việc với Pháp mới biết khẩu vị Tối rượu sâm-panh, sáng sữa bò”.Trong cuốn “Địa lý về sữa, in năm 1940, P. Veyrey đã nhận định 
sữa ở Annam chỉ phục vụ cho một số tầng lớp khá giả. Bò và sản phẩm từ bò không quen thuộc đối với người Đông Dương. Trẻ con ở đây bú mẹ đến 3, 5 tuổi. Dân các nước Đông Nam Á không dùng sữa, bơ. “Dân bơ sữa” là thành ngữ mới, chỉ đám con nhà giàu sang. Việt Nam chỉ nuôi trâu. Trâu khỏe giúp cho cày ruộng. Chỉ khi nào trâu chết, hay già, ốm yếu mới được ăn thịt. Thời trước chỉ có món xáo trâu. Không có món ăn nào của Việt Nam liên quan đến thịt bò được nhắc đến trước thế kỷ 20. Chứng tỏ bò hầu như không có mặt ở Việt Nam. 
Bò châu Á là giống bé nhỏ, có bướu và rất ít do không đem nhiều lợi ích trong cuộc sống như trâu. Trâu to và khỏe, sức chịu đựng dẻo dai. Người nông dân Việt trước kia nuôi trâu. Người Pháp khi đến Đông Dương chê bò có bướu châu Á còi cọc, ốm yếu, gầy giơ xương, túi hai bên sườn rỗng, không có thịt. Người Pháp đã quyết định nhập bò sữa từ Normandie, và một số từ Ấn Độ, bò Thụy Sỹ, bò Bretagne và cho lai tạo với hy vọng tạo ra một giống bò mới, to khỏe chịu đựng được khí hậu nhiệt đới, và cho nhiều sữa, thịt. 
Bác sĩ Yersin đã đệ thư xin chính phủ bảo hộ cho nhập bò, gà Thụy Sỹ. Năm 1898, Pháp đã bắt đầu nhập bò vào Việt Nam. Chuyên gia nuôi bò ở Limousin được gửi sang Đông Dương để hướng dẫn cách nuôi. Do chặng đường vận chuyển bằng tàu thủy từ Marseille đến Đông Dương và khí hậu thay đổi hoàn toàn khác, nhiều con đã chết hay kiệt sức trên đường đi. Một số bò được thử thả nuôi, chết vì hổ, voi rừng. Sau đó bò được giao cho nông dân nuôi (có lẽ từ đó người nông dân Việt Nam mới nuôi bò). Người Pháp dạy cho nông dân bản xứ cách nuôi bò, vắt sữa. 
Sữa và thịt bò chỉ bán trong các thành phố lớn và chỉ có người Pháp tiêu thụ vì giá thành quá cao. 1 cân thịt bò 30 cents. Cũng vì vậy công nghệ làm bơ, phô-ma không thể làm tại địa phương, phải nhập từ mẫu quốc do số lượng người dùng ít. Việc nuôi bò thịt và sữa không đem lại lợi nhuận so với khai thác cà phê, cao xu, mỏ… Chăn nuôi bò gần như không thành công tại Đông Dương. 
Như vậy công nghệ chăn nuôi bò lấy thịt và sữa là do người Pháp đem vào. Điều đó khẳng định phở bò chỉ có đầu thế kỷ 20 vì chuyến bò nhập đầu tiên là năm 1898. 
Bò rất hiếm, đương nhiên quý nên đắt tiền. Mổ bò là ngày hội lớn của làng, phải đem ra bàn bạc ở đình làng vì vậy mới có thành ngữ ồn ào (cãi nhau) như mổ bò là thành ngữ mới. Một vài thành ngữ mới xuất hiện đầu thế kỷ 20: Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết; Ngu như bò, cùng với trò chơi đấu bò, thi cưỡi bò ở miền Tây. Thời nay phở trở nên món ăn hấp dẫn quen thuộc nên được ví như bồ. 
Cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes năm 1651 không có từ phở. Trong bài khảo luận về dân Bắc Kỳ, Tạp chí Đông Dương (15/9/1907), Georges Dumoutier nói về những món ăn phổ biến ở Bắc Kỳ, không điểm danh phở. Khảo sát việc nhập bò, chăn nuôi bò thời Đông Dương chứng minh phở chỉ xuất hiện đầu thế kỷ 20. Phở sớm được ưa thích, nên phở xuất hiện trong văn thơ thời Pháp thuộc, và chỉ hơn chục năm sau, phở có trong từ điển. Từ điển của Gustave Hue (Dictionnaire Annamite – Chinois – Français) xuất bản năm 1937 định nghĩa: “Cháo phở : pot-au-feu”. 
Người Pháp dịch món PHỞ là pot au feu (pô-tô-phơ). Pot au feu – món súp hầm thịt bò là món ăn truyền thống của Pháp. Phở chính là sự sáng tạo của người Việt khi giao lưu với văn hóa ẩm thực Pháp. Xét về nguyên liệu thì nồi nước súp cổ truyền của người Pháp gần giống nồi nước dùng nấu phở trừ rau củ. Thịt bò toàn những thứ cứng và dai : đuôi, gân, sườn, đùi thăn, dạ dày, bạc nhạc. Tất cả hầm chung với hành củ và quế, hoa hồi, hạt tiêu. Nước dùng được lọc 1 lần cho trong, khi thịt gân mềm cho rau, củ (cà rốt, cần tây, khoai tây). Phở có dùng hành tây nướng, bóc vỏ bỏ vào nước dùng cho thơm. Hành Tây củ chỉ có khi Pháp vào Việt Nam, nên gọi là hành Tây. Anis (hoa hồi) cũng không phải là hương vị quen thuộc của người Việt. 
Người Pháp sống ở Đông dương với nỗi nhớ quê hương và các món ăn dân tộc họ. Họ đã bày cho những người đầu bếp Việt Nam nấu món này. Thấy món ăn hấp dẫn dễ ăn, người Việt đã Việt Nam hóa một cách sáng tạo món súp bò của Pháp bằng cách dùng thêm hương liệu Việt Nam có sẵn như gừng nướng, quế và thay thế khoai tây bằng bánh đa tươi thái sợi. Bánh đa, bánh cuốn là bánh có từ lâu đời của người Việt Nam. Nước dùng nấu như pot au feu nhưng không cho rau củ. Người Pháp khi ăn súp này thì vớt thịt miếng to cho vào đĩa sâu, ai ăn thì tự lấy cắt nhỏ ra, rưới thêm nước súp và rau khoai, ăn với bánh mỳ. 
Người Việt không dùng dao nĩa như người Pháp, mà dùng đũa, nên thịt thái nhỏ theo phong tục thói quen người Việt. Hơn nữa, thời đó xã hội Việt Nam còn nghèo, miếng thịt to như thế là một thứ xa xỉ phẩm. Nhiều chuyện kể, bố và bạn ngồi nhấm rượu với thịt, vợ con ngồi chờ dưới bếp thập thò hy vọng còn thừa để ăn. Thái thịt chín mỏng là tài nghệ của người đầu bếp. Thịt chín, thịt gân thái mỏng giơ lên thấy cả ánh sáng mặt trời, nhưng không được rách vỡ, miếng gân, ngầu trong vắt, khi rưới nước phở lên, nước dùng thấm xuyên qua miếng thịt, ăn miếng thịt mới cảm thấy đậm đà. Thịt hầm không nát. Gân phải mềm. 
Người Pháp ăn món súp bò thả hành và rắc rau mùi tây lên trên. Việt Nam, phở bò nguyên gốc Hà Nội cũng chỉ rắc hành và mùi và thịt chín. Thịt bò nạc mềm đắt, nên chỉ dùng nguyên liệu rẻ tiền nhất trong thịt bò. Theo Clotilde Chivas-Baron, Marie-Paule Ha kể các Sơ đầu tiên đến Đông Dương nhận quà tặng là một con bò sữa khi mới thành lập “La Sainte Enfance” ở Sài gòn. Lúc đó ban truyền giáo nghèo, nhà lợp lá, 20/05/1860. Trại có chuồng nuôi gà và một con dê,…”. Bò là món quà tặng quý hiếm lúc đó. Nên mặc dù nguyên liệu nấu phở bò là thứ rẻ tiền nhất, phở thời đó chưa phải là món bình dân như thời nay. Giá một bát phở từ 2 đến 5 xu, tương đương một ngày công lao động vất vả của người công nhân làm cho Pháp. 
Phở xuất hiện đầu thế kỷ 20, do đó không có mặt trong ngày Tết cổ truyền dân tộc. 
Phở là món ăn ảnh hưởng món súp bò của Pháp. Vậy từ phở do chữ Feu / phơ” mà ra. Tiếng Việt đơn âm, người Việt lúc đó đại đa số không biết tiếng Pháp, do tiếp xúc làm việc phục vụ cho người Pháp, họ nói tiếng Tây bồi, họ thường hay rút ngắn từ tiếng Pháp, nhất là khi nghe không rõ, họ có thói quen lấy từ đầu hay từ cuối cùng để gọi. Thí dụ như Galon (phù hiệu quân hàm) gọi đơn giản là lon, biscuit (bánh qui – lấy âm qui đằng sau từ biscuit), chèque (séc), essence (xăng), affaire (phe), démarrer (đề), alcool (cồn), beige (be), dentelle (ren, cartouche (tút)… 
Chỉ có người Pháp thời đó làm việc quen với mấy người phục vụ mới hiểu được tiếng Tây bồi này. Tiếng bồi này thời đó là oai vì làm việc cho Tây và nói Tây hiểu, dần dần lan ra dân chúng, trở nên ngôn ngữ mới. Hầu như là những từ không có ở Việt Nam, như xăng, cồn, tút, đề…. và các món ăn của Pháp như bơ, phô-ma, biscuit… Riêng sữa có từ ở Việt Nam, nên không vay mượn từ của Pháp kiểu đó. Sự biến đổi những từ đa âm thành từ đơn âm là cách Việt hóa các từ Pháp. Người bồi bếp đã đọc chữ cuối FEU thành PHỞ. Từ đó có từ phở. 
Phở là món ăn của Bắc Kỳ (theo từ điển của Pháp sau này họ dịch là soupe tonkinoise – súp Bắc Kỳ). Điều này khẳng định phở xuất hiện ở miền Bắc. 
Người Tàu không có món phở, không có chữ phở. Ở nước ngoài, quán ăn nào của người Tàu có món phở, họ có ghi bằng tiếng Việt: phở bò Việt Nam (Vietnamese Nalle phở noodle soup with sliced rare beef and well done beef brisket). 
Trong khi người Tàu thừa nhận phở là đặc sản của Việt Nam, thì một vài người Việt lại loay hoay chứng minh chữ phở là của gốc tiếng Tàu, và món phở từ món ngưu lục phấn của Tàu (mì trâu). Món phở xuất phát từ món súp bò của Pháp. Phở là sự kết hợp thông minh sáng tạo từ món súp bò Pháp với nguyên liệu cổ truyền của Việt Nam. Từ điển do người Pháp soạn cũng ghi phở: món súp Bắc Kỳ. Spagetti của Ý là do Marco Polo mang mỳ từ Tàu về. Sự sáng tạo thông minh của người đầu bếp Ý đã biến món mỳ Tàu thành món spagetti nổi tiếng thế giới. Sushi Nhật bản là từ cơm nắm – món ăn dân dã của nhiều nước châu Á. Không ai nói Spagetti, Sushi của Tầu… Trong khi đó thật đáng buồn, cuốn từ điển Việt-Pháp do Lê Khả Kế và Nguyễn Lân biên soạn, tái bản lần thứ 4, bên trong đề có chỉnh sửa, do nxb Khoa học Xã hội in năm 1997, dịch Phở là soupe chinoise (súp Tàu). 
Một cuốn từ điển cũng để chứng minh văn hóa dân tộc. Phở là một đặc sản của Việt Nam, vậy mà dịch sang tiếng Pháp là súp Tàu. Nếu người Tàu lấy đó làm bằng chứng phở là đặc sản của họ thì lúc đó ban biên tập nxb Khoa học Xã hội cùng hai tác giả nói gì để tranh cãi. Từ điển là tài liệu sống. Một sự sơ xuất vô tình có khi mất nước. “Bút sa gà chết”. Sự phân chia biên giới Tàu-Việt đã là bài học đau đớn cho sự yếu về quân sự và thiếu tư liệu văn hóa cổ. Một thời kỳ ngớ ngẩn theo Tàu, đã đốt những sách, tư liệu “có hơi chữ Tây” trong đó. Giờ chúng ta lại phải cử người qua Pháp để tìm lại. Ẩm thực cũng là văn hóa của một dân tộc. Khi tranh cãi chủquyền về văn hóa, về đất đai, người ta luôn đem sách vở, văn chương làm bằng chứng. Để bảo vệ giữ gìn văn hóa cũng như giữ gìn bảo vệ đất nước, những người cầm bút phải có trách nhiệm rất lớn và việc đầu tư cho văn hóa là cần thiết và quan trọng. Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn bao hàm cả mọi vấn đề xã hội. Muốn giữ gìn văn hóa trước hết phải quan tâm đến người làm văn hóa và có những chính sách tài trợ thích đáng để họ bỏ công bỏ sức đi sưu tầm tài liệu. 
Phở chính là sự sáng tạo tuyệt vời của những đầu bếp Việt Nam thời đó. Họ đã thả hồn Việt vào trong phở. Giao lưu văn hóa có nhiều cái lợi. Nếu tài giỏi thông minh biết kết hợp cái cổ truyền và cái mới sẽ tạo ra những tuyệt tác mang phong cách và hồn dân tộc. Bắt chước sáng tạo ra cái mới đòi hỏi tài nghệ và thông minh của người sáng tạo. Phở là một vinh danh trong văn hóa ẩm thực Việt trong quá trình giao lưu với văn hóa ẩm thực phương Tây.


VĨNH BIỆT LÝ CHÁNH TRUNG



 

Trường hợp Lý Chánh Trung [1]

TIẾNG QUÊ HƯƠNG


@image 1

Lý Chánh Trung, Tố Hữu, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Thi. Ảnh: internet

Trong một bài biên khảo nhan đề: 20 năm giới trí thức miền Nam, tôi đã có dịp đề cập đến trường hợp Lý Chánh Trung.. như một biểu tượng của trí thức thiên tả miền Nam trước 1975. Nhưng nay ông vào tuổi xế chiều mà thời gian còn lại cho ông không còn bao nhiêu nữa. Vinh danh và quyền lực của đảng cộng sản dành cho ông như chức tước cũng đã đến lúc trắng tay.

Cuộc sống của ông hiện nay lúc cuối đời xem ra thanh bạch, đạm bạc mà nhiều phần là túng thiếu.

Còn nhớ vào những năm tháng ấy, sau 1975- quyền lực trong tay cũng có- vậy mà Lý Chánh Trung cảm động và khoe một cách hãnh diện là vừa có học trò cho một bao gạo.

Bao gạo ấy đượm tình nghĩa thầy trò của người miền Nam, nhưng nó tố cáo một cách gián tiếp chế độ bất nhân ấy.

Cái còn lại như chứng tích duy nhất của nền Đệ Nhất Cộng Hòa để lại cho ông là căn nhà của ông ở làng đại học Thủ Đức, số 17 đường công lý, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, Sài gòn. Chính nơi đây con cái ông lớn lên, được nuôi dưỡng ăn học và nay là cái mái che mưa nắng cho ông lúc tuổi xế chiều[1]

Sự đãi ngộ ấy có thể ông không bao giờ muốn nhìn nhận, có thể ông chỉ coi như một điều đương nhiên là như thế..

Nay được biết ông lại bị bệnh lãng trí nặng, đi lang thang quên cả lối về nhà. Chắc nhiều bạn bè thương cảm và buồn cho ông.

Buồn thì đúng rồi.

Nhưng với tôi, tôi nghĩ nó lại là cơ may, là nguồn hạnh phúc cho riêng ông.

Nếu ông còn trí nhớ, còn biết vui buồn, còn biết phân biệt thị phi nhìn thấy cảnh đất nước như ngày hôm nay- như trường hợp luật sư Lê Hiếu Đằng- thì có khi đến chết ông cũng không nhắm mắt được.

Lý Chánh Trung hơn ai hết là một giáo sư triết hiểu sự mất trí nhớ đôi khi lại là là con đường giải thoát cho riêng ông.
Mới đây nhất, cậu con trai út Lý Trung Dũng, sinh năm 1970, phóng viên báo Tuổi Trẻ trước đây bị xe ô tô cán, sau nhiều năm chữa trị đã qua đời ngày 22 tháng11-2013.
Cuộc sống vắn vỏi ấy kết thúc một cuộc đời-kết thúc cả cuộc đời tuổi trẻ đến phi lý- phải chăng Lý Trung Dũng như một con chiên làm vật hiến tế thay cho bố?
Tin chắc là ông buồn vô kể. Như một phần đời của ông không còn nữa. Tôi còn nhớ, đến thăm ông, tiếng kêu của Dũng ở trong nhà vọng ra ngoài phòng khách, ông làm như thản nhiên tiếp tục nói chuyện.

Khi buổi chiều ra về, lòng tôi chùng xuống một nỗi buồn. Trên tay cầm cuốn: Một thời bom đạn, một thời Hòa Bình. [2]
Lý Chánh Trung trước 1975, khi viết thường luôn luôn kết án chế độ tư bản bóc lột, đã làm tha hóa con người. Theo ông,con người bị vong thân trở thành những công cụ. Đó là hình ảnh của những con sen, thằng ở, cô vũ nữ, anh bồi, anh tài xế.. những người lao động là nạn nhận nằm trong mối tương quan :ông chủ- thằng ở.
Hoàn cảnh ấy so với người trí thức miền Nam trở thành công cụ cho chế độ cộng sản thì có khác gì? Nghĩ tới hoàn cảnh người trí thức miền Nam, miền Bắc- hoàn cảnh của một Lý Chánh Trung hiện nay thì cũng chỉ là một công cụ của chế độ? Nói huỵch tẹt là một thứ nô lệ tệ hơn nô lệ. Bảo sao thì phải nói vậy.

Có bao giờ Lý Chánh Trung nghĩ rằng chính ông hiện đang vong thân, tự đánh mất phẩm tính, nhân cách con người, trở thành những con vẹt biết nói?
Vì thế, tôi thiết nghĩ cần có một bài viết đầy đủ về ông- như một nhân chứng sáng giá nhất cũng như bi kịch nhất- của một trí thức miền Nam đã tự vong thân cho cộng sản và nếu không nói bây giờ thì còn có dịp nào để nói?
Một lần nữa, tôi muốn đi lại hành trình trí thức cũng như những hoạt động thời VNCH và thời sau 1975 của ông.
Đó là hai thời kỳ, hai chặng đường của một người trí thức tiêu biểu của miền Nam.

Hai thời kỳ ấy, ông đã diễn dịch và phân định bằng hai biểu tượng là: Một Thời đạn bom. Một thời Hòa Bình.[3]

Một thời đạn bom được hiểu là một thời oan trái do bom đạn Mỹ gây ra. Và một thời Hòa Bình, thời sau 1975 mà dân chúng được hưởng tự do, an bình, hạnh phúc, ấm no.

Thật là mỉa mai quá. Thời bom đạn vì ai nên nỗi. Và thời Hòa Bình, hạnh phúc nơi mô? Hòa bình kiển nào, cho ai sau 1975?

Sự phân hai thời kỳ của Lý Chánh Trung đã giản dị hóa đến cùng cực thực tế đau buồn của cả hai thời kỳ. Nó chỉ còn là những tuyên truyền đầy cảm tính.

Cuộc chiến được tô vẽ như một bên thật giầu, thật lớn, thật mạnh, một bên thật nghèo, thật nhỏ, thật yếu. Một bên thả bom, một bên hứng bom. Một bên đi giầy, một bên chân không, một bên mập lù, một bên ốm nhách. Một bên cỡi máy bay, một bên chạy bộ…Và cứ thế, trong năm năm trời, không bên nào thắng bên nào..

Và ông có một giấc mơ được huyễn hoặc:

Trên đỉnh núi Sọ, trơ vơ một cây thập giá. Trên cây Thập giá, có một người bị đóng đinh đang hấp hối.. Chung quanh người bị đóng đinh vần vũ một bầy kên lông trắng, lông vàng với những cái cánh bao la che kín mặt trời..

Tôi đến dưới chân Thập giá, ngước mắt nhìn lên.
Người bị đóng đinh là dân tộc tôi. [4]
Đọc những dòng trên, tôi có cảm tưởng Lý Chánh Trung chả thua gì một Tố Hữu ngoài Bắc.
Tôi không nói oan cho ông đâu. Những Lê Hiếu Đằng, những ông Hồ Ngọc Nhuận, những Lý Quý Chung cũng đã từng là những con vẹt biết nói tiếng người như thế cả. Trách ai bây giờ?
Lý Quý Chung trong một dịp trả lời phỏng vấn của Alain Ruscio nhận xét :

‘ Như phần đông những người bạn tôi ở đây, tôi đã sống nghiệm trải hai chế độ báo chí..Trước đây chúng tôi đã là những người thợ bửa củi, còn bây giờ, chúng tôi là những người thợ mộc. Thái độ đã hoàn toàn khác. Bây giờ chúng tôi lao mình vào việc xây dựng. Bây giờ tôi cảm thấy mình có ích cho xã hội hơn cho Việt Nasm, cho dân tộc tôi, liên hệ gắn bó với dân tộc, trách nhiệm hơn’.[5]
Hãy cứ hỏi 700 tờ báo hiện nay ở VN họ là thợ bửa củi hay họ là thợ mộc?

Chính vì làm báo kiểu thợ mộc Lý Quý Chung mà khi giáo sư Trần Văn Giàu đến thăm tòa báo Tin Sáng lần đâu tiên đã đưa ra lời nhận xét khen mà mỉa mai như sau :
‘ Các anh làm báo cộng sản Như… Cộng sản

Lần sau ông đến khen nhiều hơn :

Các anh làm báo cộng sản Hơn.. cộng sản.[6].

Lời khen này nếu hiểu ra thì quả thực Trần Văn Giàu quá hiểu cộng sản cũng như quá hiểu những kẻ nịnh cộng sản.

Có nghĩa là các anh nịnh giỏi quá.

Vì thế, Hồ Ngọc Nhuận khi viết cuốn Hồi Ký Đời, đã ghi chú thêm : Chuyện về những người tù của tôiNhững người tù ở đây là ai? Là Nguyễn Ngọc Lan, là Lý Chánh Trung, là Lê Hiếu Đằng, là Ngô Công Đức, là Dương Văn Ba, là Nguyễn Hữu Hiệp mặc dầu họ chưa đi tù một ngày nào trong chế độ mới.
Nói chung, đọc hết các sách của Lý Chánh Trung như Tìm Về Dân tộc, Tôn Giáo và Dân Tộc, Những Ngày Buồn Nôn. Tôi chỉ thấy những lời nguyền rủa và xưng tụng.

Nó thiếu vắng một nụ cười .
Để cho việc vẽ lại chân dung và diện mạo cũng như hành trình nhận thức hay hành trạng cuộc đời Lý Chánh Trung được đầy đủ, xin chia bài viết làm hai phần:
– Lý Chánh Trung trước 1975- Thời đạn bom
– Lý Chánh Trung sau 1975- Thời Hòa Bình
1.- Cuộc đời Hoạt động của ông trước 1975
Lý Chánh Trung và những người trí thức công giáo

Ông đã tự vẽ chân dung của mình là khi từ Bỉ về nước, ông đã về quê ở Vĩnh Bình và dạy cho một trường học là cơ sở của Cách mạng. Một thời gian ngắn sau ông lên Sài Gòn..Năm 1955, ông từ bỏ Vĩnh Bình- quê ông- và gia nhập vào trong nhóm trí thức công giáo Pax Romana với các quý ông như bs Nguyễn Văn Ái, lm Nguyễn Bình An( qua đời rất sớm vì bệnh cancer) bs Nguyễn Văn Thơ, luật sư Nguyễn Văn Huyền, các giáo sư Phạm Thị Tự, Phó Bá Long, Trần Long, các chuyên viên như Lâm Võ Hoàng, Anh Tôn Trang, Võ Long Triều, Đoản Thanh Liêm vv

Nhóm này đã tổ chức’ Tuần lễ Hội Học công giáo ‘ và và cho ra ‘ Tủ sách Đạo và Đời »
Đây là giai đoạn hiền lành và trong sáng nhất của một người trí thức như ông. Nó tiêu biểu cho giới trí thức công giáo thành thị mà phần đông du học ở ngoại quốc về.

Sau đó do sáng kiến phần lớn của Nguyễn Đình Đầu để thể hiện tinh thần Công đồng Vatican 2, ông cùng với Nguyễn Văn Trung Nguyễn Đình Đầu, Anh Tôn Trang chủ trương tờ tuần báo Sống Đạo. Trụ sở tờ báo là mượn văn phòng xã hội của linh mục Parrel, trên đường Nguyễn Du, cạnh nhà thờ Đức Bà.

Tổ chức tờ báo có hai bộ phận. Bộ phận viết bài chủ lực là Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Nguyễn Đình Đầu, Anh Tôn Trang., Bộ phận phát hành do các anh em trong phong trào Thanh Sinh Công, do anh Phong trách nhiệm đi các giáo xứ. Anh Phong đã ra đi rất sớm khi còn trẻ . Thật đáng tiếc một con người hoạt động xông xáo, lúc nào cũng vui vẻ nhanh nhẹn. Tinh thần của anh Phong là phục vụ-. phục vụ cho xã hội, cho con người- và cũng là vâng theo Chúa của anh.

Sau đây, xin trích dẫn vài bài báo của Lý Chánh Trung đã được đăng trên Sống Đạo vào các tháng 7,8,9 năm 1962 như :

· Thân Phận tôi đòi
· Ông chủ xe hơi và cô thư ký-
· Hai giới thanh niên
· Những gót chân non
Các bài viết của Lý Chánh Trung trong thời kỳ này đã có những ám ảnh mà chủ yếu đặt nặng vấn đề Công Bằng Xã hội- một đề tải quen thuộc và được ông khai thác nhiều lần-. Nó phản ánh một phần các tư tưởng xã hội của chủ nghĩa Mác Xít trong đó có các vấn đề Cần Lao, vấn đề Vong Thân, vấn đề Bạo động tranh đấu giai câp, vấn đề Bóc lột giữa chủ và thợ ..vv..

Những ý tưởng then chốt về công bằng xã hội sẽ là những bước mở đường cho Lý Chánh Trung một ngày không xa đến thực sự với cộng sản.
Nói như thế chỉ là hoàn cảnh đặc biệt dành cho Lý Chánh Trung thôi.. Những sinh viên nào ngồi trên ghế nhà trường đã bước qua cổng trường của Platon thì không có gì xa lạ với những chủ đề xã hội trên

Tôi còn nhớ, lúc bấy giờ Báo Sống Đạo bán rất chạy, gây được tiếng vang lớn. Ai cũng hăng say tin tưởng từ anh em viết bài chủ lực, đến các sinh viên và đến anh em phụ trách phát báo.. Phản ứng của độc giả thì nhiều- đủ loai khen chê tức giận cũng có, đôi khi cấm bán báo nữa.-

Phần Lý Chánh Trung được đề nghị làm chủ bút. Nhưng ông thừa biết, bọn trí thức Bắc Kỳ công giáo làm hết mọi chuyện:-Từ sáng kiến cũng do họ- tổ chức do họ- phương tiện vật chất do họ tự liệu- viết cũng do họ. Nhưng họ vẫn đẩy ông ra làm người đứng đầu.. Sau này cũng thế khi làm các tờ Hành Trình, ông vẫn giữ vai trò chủ bút. Nguyễn Văn Trung vai chủ nhiệm. Việc thì người khác làm, danh xưng thì ông nhận.[7]

Và nhóm trí thức này cũng đã tổ chức được một tuần lễ Hội học xã hội dưới nhan đề: Lương tâm công giáo và công bằng xã hội vào năm 1963, do nhóm Trí thức công giáo Sài gòn. Điều hành và tổ chức cũng do tụi công giáo Bắc Kỳ làm hết. Nhưng bài thuyết trình khai mạc cũng dành cái vinh dự đó cho ông..Với sự góp mặt của Lý Chánh Trung, Trần Văn Toàn, Trần Long, Anh Tôn Trang, Võ Long Triều, Mai Văn Lễ, Lm Nguyễn Bình An, Nguyễn Văn Trung.

Lý Chánh Trung với bài tham luận khai mạc: Sự phát triển của ý niệm Công Bằng trong lịch sử. Nguyễn Văn Trung là người kết thúc tuần lễ hội thảo với:Trách nhiệm hiện tại của người công giáo. [8]

Xin lưu ý là trong tuần lễ Hội thảo này, ban tổ chức đã chỉ mời giới chưc lãnh đạo tôn giáo như TGM Nguyễn Văn Bình, cả Khâm sứ tòa Thánh.. Nhưng đã không mời đại diện chính quyền như ông Trần Kim Tuyến hay Ngô Đình Nhu..

Điều đó muốn nói lên tính cách độc lập của buổi Hội thảo. Và họ củng thừa biết rằng, dù có mời, ông Ngô Đình Nhu cũng không đi dự vì ông không muốn dính dáng vào sinh hoạt của tôn giáo…

______________________________

[1] Làng Đại Học Thủ Đức được thành lập là do một dự án của ông Ngô Đình Nhu muốn đưa một số phân khoa Đại học lên Thủ Đức như một thứ Campus của Tây Phương. Nhưng chỉ mới xây dựng bước đầu làng Đại Học cho các giáo sư thì ông bị thảm sát năm 1963. Chương trình tốt đẹp ấy giống như nhiều chương trình xã Hội khác bị bỏ dở. Khu đất làng Đại Học là do đất mua lại của nông dân với giá rẻ. Các giáo sư được cho vay một số tiền rồi được tùy ý xây cất theo ý thích của mỗi người.

[2] Lý Chánh Trung, Một thời đạn bom, Một thời Hòa Bình. Nxb Đồng Nai. Đây là cuốn sách được xuất bản sau 1975 được chính quyền cộng sản cho xuất bản cùng với cuốn Hồi Ký của Lý Quý Chung. Các cuốn Hồi Ký khác của Dương Văn Ba và Hồ Ngọc Nhuận bị cấm xuất bản. Nhưng Hồ Ngọc Nhuận vẫn cho in chui, dưới dạng photocopy. Tôi có được một ấn bản này.

[3] Nội dung cuốn sách chắc được xào nấu kỹ càng chỉ có hai mặt : Chê và khen.. Chê miền Nam trước 1975 và khen chế độ XHCN sau 1975 với nhiều phần sai sự thật, lấp liêm, bất công nếu không nói là xuyên tạc.

[4] Lý Chánh Trung, Những ngày buồn nôn, bài : Bầy kên kên và cây thập giá, trang 160

[5] Alain Ruscio, Vivre au Viet Nam, trang 177

[6] Hồ Ngọc Nhuận, Hồi Ký Đời, bản thảo, trang 73

[7] Tở Hành Trình, tuy chỉ xuất bản được mười số, Nhưng lại gây tiếng vang nhiều nhất. Một bản tin của A.F.P, ngày 12-11-1965 đã đưa tin như sau : Son dernier reproduit un article de revue littéraire mensuelle ‘Itinéraire’ qui semble etr le porte-parole des milieux univertsitaires et intellectuels. (Số ra cuối cùng của tờ báo(chỉ tờ sinh viên Huế) đã in lại một bài bài báo Hành Trình, một tờ báo được coi như phát ngôn viên cho giới Đại Học và trí thức)

[8] Trích Tuần Lễ Hội Học 1963. Nhóm Trí thức công giáo sài Gòn. Lương Tâm Công Giáo và Công Bằng Xã Hội, dưới sự bảo trợ của Tổng Giám Mục giáo khu Sài Giòn, nxb Nam

https://tiengquehuong.wordpress.com/2014/11/04/ly-chanh-trung/



|

Trường hợp Lý Chánh Trung [2]

ĐÀN CHIM VIỆT

Đọc: Phần 1 -Phần 2-Phần 3-Phần 4-Phần 5
Giữa ông Diệm, ông Hồ, Lý Chánh Trung chọn ai? Một chọn lựa chính trị?
Ông đặc biệt ác cảm với ông Diệm ngay từ lần đầu gặp gỡ khi còn là sinh viên ở Bỉ. Ông kể lại có gặp ông Diệm một lần khi ông nảy đến thăm sinh viên. Ông tỏ ra thất vọng vì ông Diệm  thân Mỹ và không am hiểu hết về các vấn đề xã hội.
Trong một bài viết, ông còn tỏ ra bất công và miệt thị ông Diệm một cách nặng nề. Mặc dầu khi về Việt Nam, ông cũng đã được trọng dụng hơn ai hết trong guồng máy giáo dục miền Nam. Ông cũng như ông anh ruột Lý Chánh Đức trở thành nhữngcông chức cao cấp trong ngành giáo dục với vị trí giám đốc và Tổng Thư ký bộ giáo dục, rồi giáo sư đại học, có nhà ở khu làng đại học Thủ Đức và đây là những nhận xét đầy miệt thị của ông trước cái chết của ông Diệm:
Nhưng từ đó mà cho rằng chế độ ông Diệm là một thời đại hoàng kim và chỉ cần bắt chước ông Diệm là có thể giải quyết những vấn đề đất nước, như một số tay chân bộ hạ của ông đang tuyên bố rùm beng thì thật là lố bịch và vô liêm sỉ.
Những người đang hò hét khóc lóc chung quanh cái tên ông Diệm như một bầy quạ trên một xác chết..
Và nếu họ không còn chút tự trọng, xin họ dầu sao cũng thương dùm ông Diệm. Tội nghiệp ông! Tôi ứa nước mắt mà viết câu này, xin họ hiểu cho.[15]
Nhưng đối với ông Hồ Chí Minh thì ông tỏ ra cung kính hết mực như trong một bài viết của ông nhan đề: Nói chuyện với người đã khuất, nhân dịp Hồ Chí Minh qua đời.[16] 
Cho nên tôi không tiếc mà cũng không trách cụ Hồ đã lựa chọn con đường cộng sản. Tôi chỉ khâm phục Cụ đã trung thành tuyệt đối với sự lựa chọn của mình. Tôi không thể đi theo con đường của Cụ, nhưng tôi có thể noi gương Cụ để đi tận cùng con đường của tôi, con đường mà tôi đã lựa chọn trước lương tâm tôi, như Cụ đã làm 50 năm trước. 50 năm trước, với sự thành công của Cách Mạng tháng 10, với nhân cách và tài năng vô song của Lê Nin, với cái bầu khí huynh đệ, chí tình, hăng say và tin tưởng trong một đệ tam Quốc tế vừa thành lập với một điểm tựa vững chắc, chủ nghĩa cộng sản đã hiện ra tước mắt Cụ như là con đường duy nhất để giải phóng/ dân tộc và giải phóng con người
Những đoạn văn viết như thế này, nếu có dịp đọc lại thấy ngượng- ngượng cho cả người viết lẫn người đọc-.
Ông viết như thế mà nhiều người không thù oán ông và chính thể của nền Đệ Nhị Công Hòa cũng để ông yên. Ông vẫn được làm đổng lý văn phòng Bộ giáo dục. Đi làm vẫn có tài xế đưa đón.
Ông ăn thóc nhà Chu mà chửi nhà Chu. Hoặc ông rập khuôn cái tinh thần : Nắng được lúc nào thì cứ nắng như trong một bài viết của cụ Phan Khôi chăng?
Nhưng người cộng sản đọc thì đánh giá ông là người cộng sản không có thẻ đảng. Một lời khen hay một lời cảnh cáo?
Thế nhưng, trong cả hai chế độ Đệ Nhất và Đệ Nhị miền Nam, ông đều tạo cho mình một chỗ đứng cao và không phe phái nào oán ghét cả. Và từ chỗ đó, ông là người người miền Nam duy nhất có thể thỏa hiệp, đồng hành với nhiều phía ở ngoài chính quyền. Từ cấp tiến tới khuynh tả rồi cuối cùng tới cộng sản, từ công giáo tới Phật giáo, từ phe cánh miền Nam tới thành phần lực lượng thứ ba thiên tả.
Chỗ nào có chống đối là có ông.

Lý Chánh Trung- nhà trí thức thiên tả- Hoạt động Cánh tả.
"Những Ngày Buồn Nôn" của tác giả Lý Chánh Trung

“Những Ngày Buồn Nôn” của tác giả Lý Chánh Trung
Sau 1963, tình thế xã hội, chính trị,quân sự có nhiều dấu hiệu xấu đi. Tình thế mỗi ngày mỗi bi quan tỏ ra lúng túng, rối loạn, không đường lối, thiếu cả chính nghĩa đến tính hợp pháp.
Sự bất tài càng rõ nét nơi các nhà lãnh đạo miền Nam. Họ thay đổi chính phủ như cơm bửa tạo ra một tình thế bất ổn chính trị.
Nghĩ là có một khoảng trống chính trị về quyền lực nên một năm thay đổi ba bốn chính quyền.
Tâm trạng giới trẻ và giới trí thức rơi vào tinh trạng chán nản và mất tin tưởng hay trăn trở muốn đi tìm một giải pháp cứu nguy miền Nam.
Khuynh tả với thành phần thứ ba xuất hiện như một giải pháp của không giải pháp.
Kể từ đây, gió đổi chiều. Lý Chánh Trung nổi bật lên như một người trí thức tiêu biểu nhất!!! Trí thức khuynh tả đã ra đời trong hoàn cảnh này và thuộc nhiều dạng, nhiều thành phần, nhiều mức độ.
  • Có loại như Thích Nhất Hạnh, Trí Quang,  Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh, Thiện Cẩm. Hầu hết thuộc giới tu sĩ công giáo hay Phật giáo. Cái lợi điểm của những vị này là bộ áo nhà tu- mầu nâu hay mầu đen không đáng kể- mặc bộ áo nhà tu như một thứ lá chắn chính trị không ai dám đụng tới họ. Phần lớn chỉ sau 1975, họ mới ló dạng và cho biết họ là ai.
  • Có loại trí thức tham gia tích cực như Ngô Bá Thành, Ngô Công Đức, Lý Quý Chung, Trần Ngọc Liễng, Hồ Ngọc Nhuận, Vũ Hạnh, Lý Chánh Trung, Nguyễn Trọng Văn, Lữ Phương, Nguyễn Hữu Hiệp, Trần Hữu Lục, Châu Tâm luân, Ngô Kha, Thế  Nguyên ..Họ được coi là trí thức thiên tả và sau tự nhận là trí thức thuộc lực lượng thứ ba (Troisième force) rồi lần lượt ngả theo cộng sản và chịu sự chỉ huy của cộng sản.
Ở miền Trung có Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên, Mai Văn Lễ, Cao Huy Thuần, Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường mà mức độ ngả theo cộng sản cũng khác nhau. Có theo đậm, có theo một cách chừng mực, nửa chân trong chân ngoài.
Loại đông nhất chiếm đa số chỉ lên tiếng phản kháng- trí thức thiên tả- mà không hẳn ngả theo cộng sản.
Có thể gọi chung là trí thức sa lông chỉ nói mà không dám làm, chỉ viết mà không thực sự dấn thân nhập cuộc. Họ là những trí thức, giáo sư, nhà văn, có cả sĩ quan  trong quân đội VNCH. Đứng đầu là Nguyễn Văn Trung rồi kéo theo Trần Bích Lan tức Nguyên sa, Nguyễn Khắc Ngữ, Diễm Châu, Trịnh Viết Đức, Nguyễn Đông Ngạc, Thảo Trường, Nguyễn Tử Lộc, Đỗ Long Vân, Thái Lãng, Thế Uyên. Và nhiều tên tuổi khác viết cho Đất nước, Hành Trình như Nguyễn Quốc Thái, Du Tử Lê, Bùi Khải Nguyên,Trần Văn Toàn. Huỳnh Kim Khánh, Bùi Tiến, Sầm Thương, Thế Phong. Nguyễn Tử Lộc, Nguyễn Tử Quý, Ngô Thế Vinh, Trần Tuấn Nhậm, Võ Hồng Ngự, Nguyễn Quốc Thái, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Ngọc Lan, Cao Thanh Tùng, Chu Vương Miện, Hương Khê, Thái Lãng, Luân Hoán, Trịnh Viết Đức
Mặc dầu viết cho Hành Trình, Đất Nước hay Trình Bảy, mặc dầu bầy tỏ thái độ băn khoăn có thể bất mãn, họ vẫn có tư thế độc lập.
Nhóm Hành Trình không phải đơn độc. Bên cạnh đó còn có nhiểu nhóm khác như Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng, Phong trào Dân Tộc Tự Quyết, Ủy Ban Vận động Hòa Bình, Phong trào Bảo vệ Hòa Bình, Hạnh Phúc dân tộc và cuối cùng là Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc.
Những phong trào này- dù chỉ là những tên gọi khác nhau- có dấu hiệu cho người ta ngờ vực là con bài của cộng sản như trường hợp Thích Quảng Liên.
Bên cạnh đó còn có những phong trào văn nghệ phản kháng, trở về nguồn như Phong trào Du Ca, Tâm Ca, Da vàng ca.. Những phong trào văn nghệ  này thực chất có thể chỉ là những khát vọng Tuổi trẻ và không có những vận động chính trị hay sự xâm nhập của cộng sản.. Và vì thế, nó được nhiều giới trẻ hưởng ứng tham gia.
Cho nên việc phân định ranh giới rõ rệt các nhóm trí thức khuynh tả không phải là một điều dễ dàng gì.
Nhưng nhìn chung, nhóm Hành Trình được coi là nhóm khuynh tả tiêu biểu ..Đa số những người trong nhóm đã ở tuổi trưởng thành, có sự nghiệp vững vàng và họ tham gia với tính cách tự nguyện.
Sợi dây nối kết họ lại với nhau chỉ vì họ có một số quan điểm khá tương đồng có thể gói trọn trong một số ý tưởng nòng cốt sau đây :
-  Chống mọi hình thức can thiệp của Mỹ  vào miền Nam. Điều mà có thể thời chính ông Diệm, ông Nhu cũng chủ trương như thế.
-  Chống lại cuộc chiến tranh đang diễn ra mà theo họ, đó chỉ là một thứ chiến tranh ủy nhiệm.
-  Gián tiếp chống lại chính quyền miền Nam mà theo họ chỉ là tay sai bản xứ do Mỹ chỉ đạo.
-  Cổ võ cho một quan điểm Cách Mạng Xã Hội không cộng sản được gọi là đường lối thứ ba.
Phải nhìn nhận rằng đa số thành viên chính của tờ Hành Trình đểu là người công giáo, nhưng với chủ điểm và đường lối của họ đã tách rời khỏi đường lối chung của Hội đồng Giám Mục Việt Nam cũng như giáo dân Việt Nam.
Nhất là nó đi ngược với đa số người công giáo nói chung. Trên căn bản, những người công giáo đa số thầm lặng này vẫn khẳng định vị thế đối kháng đến một mất một còn với cộng sản..
Nội dung các bài viết nhất là nhóm Đất Nước, Hành Trình thường bầy tỏ nỗi băn khoăn, trăn trở về thời cuộc, về hiện tình đất nước và muốn tìm ra những giải pháp và hướng đi cho mình.. Đó là các bài viết mang tựa đề như: Cùng nhau cảm thức về một nỗi buồn nhược tiểu, Cách mạng của người nghèo,, Độc tài hay dân chủ, Tìm một hướng đi cụ thể cho cuộc cách mạng Việt Nam, Cách mạng và dân chủ,
Nhưng chỉ đến đây là điểm chung, điểm dừng lại, điểm rẽ ngoặc giữa Lý Chánh Trung và Nguyễn Văn Trung..
Họ khác nhau vì thái độ chọn lựa dấn thân, hành động hay không hành động.
Lý Chánh Trung cũng như Nguyễn Văn Trung và có thể nhiều người khác như giáo sư Châu Tâm Luân, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, luật sư Trần Ngọc Liễng đều nhận được những bức thư lấy danh nghĩa sinh viên học trò. Trong đó, đại diện cộng sản tìm cách thúc dục đặt vấn đề tranh đấu, dấn thân cụ thể thay vì chỉ sống trong môi trường đại học viết bài.
Người thảo ra những bức thư ấy có thể là Trần Bạch Đằng, Phạm Chánh Trực hay Năm Nghị. Sau đó được giao những sinh viên như Trần Thị Lan tiếp xúc các vị trên..
Nhiều người trong số đó đã bị mắc bãy và chính họ – như trường hợp Lý Chánh Trung đã thú nhận..
Lý Chánh Trung viết:
Chính anh em sinh viên đã kéo tôi ra khỏi tình trạng bất động ấy bằng lời mời gọi của họ. Sự dũng cảm ấy đập vào tim óc mọi người và bắt mọi người phải suy nghĩ..
Nhất là trong bài viết: Nói chuyện với người học trò, ông ghi lại như sau:
Theo con nghĩ, cần phải có một hành động cụ thể, kịp thời, không trí thức và hữu hiệu. Hành động cụ thể, kẻ cạn suy xét mới không ngộ nhận hành vi của thầy là một phản ứng nhát thời của lương tâm trí thức, hay một sự hiện diện tượng trưng, coi cho được với lịch sử..
Thầy chỉ suy tư về những nỗi đau khổ, những niềm tuyệt vọng của kẻ khác, mà thầy chưa nằm trong những nỗi đau khổ, những niềm tuyệt vọng đó. Thế đứng của thầy là ở ngoài, ở trên.
Thầy cũng đã suy tư về một cuộc cách mạng theo phương cách nào đó cho một lý tưởng công bằng xã hội mà em biết rằng thầy chỉ đứng ngoải cuộc cách mạng lý tưởng đó thôi..[17]
Đây là những lời lẽ khích động, đánh đòn tâm não, đánh vào tự ái của người trí thức.. Lý Chánh Trung đã bị  kích động và làm theo sự kích động ấy sau nhiều trăn trở..
Và cũng kể từ đây có một Lý Chánh Trung đã lột xác, đã dấn thân, nhập cuộc.
Và cũng kể từ đây chia ngã rẽ với những người như Nguyễn Văn Truug. Một bên rời bỏ tháp ngà suy tưởng, một bên tiếp tục con đường suy tư- nhưng ngại dấn thân, ngại nhập cuộc..
Và dần dần kể từ năm 1968, Lý Chánh Trung đã có thể tự coi mình là người của Đảng- đã tiếp xúc với người của Mặt trận- đã được đưa lên vùng mật khu- đã nhận chỉ thị, đã viết theo đường lối của Mặt trận..
Thay vì được điều động vào mật khu, Lý Chánh Trung được khuyến cáo ở lại thành phố, quấy phá bằng ngòi bút, có mặt trong các cuộc biểu tình, xuống đường của giới sinh viên..
Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu thời bấy giờ cùng lúc phải đối đầu với hai mặt trận.
Ngoài Sài gòn, cuộc chiến được giải quyết bằng bom đạn, bằng những trận mưa pháo ban đêm vọng về thành phố ngủ không yên giấc vì những tiếng ì ầm. Binh lính ngày đêm phải đối đâu trực diện với cái chết từng ngày, từng giờ.
Trong thành phố là một trận chiến bằng hàng rào kẽm gai, bằng lưu đạn cay và những biểu ngữ, hô hào đủ kiểu..
Và Lý Chánh Trung đứng bên ngoài cổ võ:
Khóc đi con, khóc cho quê hương của con đã rách nát như áo ăn mày, cho những cánh đồng loang lổ vỉ bom đan, xơ xác vì thuốc khai quang, cho những thành phố tanh ôi mùi tinh trùng Mỹ, cứt đái Mỹ, rác rến Mỹ, đô la Mỹ..
Khóc đi con, khóc cho các anh các chị con đang bị giam cầm, đánh đập mà không ai biết vì tội gì, và sắp được đưa ra xử trước một tòa án mà không ai tin”.[18]
Có nhiều cách móc nối.  Và cộng sản đã móc nối được nhiều người, trên dưới cả trăm người.
Tôi không biết ai đã móc nối Lý Chánh Trung mà cứ như những điều ông trình bày thì có thể là học trò. Trường họp Nguyễn Trọng Văn cũng vậy. Riêng Nguyễn Văn Trung thì có ông Thanh Nghị (chồng bà Tâm Vấn) rủ Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Đỉnh Đầu, Nguyễn Ngọc Lan vào khu.
Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Đình Đầu từ chối tham gia vào sinh hoạt chính trị. Chỉ có Nguyễn Ngọc Lan nhận lời và đã vào khu.. Những việc móc nối này, theo tôi, ngành mật vụ biết hết, nhưng để yên, chỉ theo dõi..
Năm 1968- Tết Mậu Thân là thời điểm quyết dịnh dứt khoát ai theo, ai không theo cộng sản. Có một lằn ranh rõ rệt, lộ mặt và nhiều khi không còn dấu diếm nữa
Như Lý Chánh Trung tự thú nhận:
Trong những năm đó, nhất là từ sau tết Mạu Thân, tôi đã tham gia hầu hết các phong trào đấu tranh công khai tại thành phố.[19]
Ông xác định rõ hơn:
Nhưng tôi cũng phải vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, và nếu không có sự mời mọc, lôi kéo của những người trẻ tuổi, thì rất có thể tôi đã không tham gia đến mức độ ấy. [20]
Nhưng những cái chung đó không đủ để nối kết họ làm một.. khi tình thế chuyển biến.. Nguyễn Văn Trung dừng lại ở bình diện nhận thức, phân tích, tra hỏi, bới tìm, chứng minh bằng lý luận. Lý Chánh Trung viết ít chú ý đến mặt lý luận với nhiều độ cảm tính, viết bằng cả tâm tình, khơi dậy, đánh động và nhất là nhập cuộc, tham gia gia vào các cuộc biểu tình, xuống đường.. và ở cuối đường gia nhập tổ chức cộng sản..[21]
Rồi đến 1975 thì kết quả một người bị đi tù, một người được trọng vọng, cất nhắc..Nhưng số phận sau cùng dành cho họ ra sao. Đó mới là điều quan trọng.
Sắc thái chung của những trí thức thiên tả
Đó là một sinh hoạt đứng bên lề trái, đứng để phê phán, đứng để chống lại cái chính thống. Đó là thái độ bất mãn thường trực với cái đang có, cái trật tự hiện có còn dở dang, chưa hoàn chỉnh,-cái chính quyền hiện tại-. Chống  bất kể là ai, bất kể là đệ nhất hay đệ nhị cộng hòa, Chống là chống. Hay cũng chống, dở cũng chống, chống một phía.
Người cánh tả thường chỉ nhìn thấy những kẽ hở, những điều xấu, điều tiêu cực-quên đi những điều tốt đẹp- đứng về phía thiểu số hay đứng về phía kẻ bị coi là bị áp bức, người nghèo. Hoặc rộng lớn hơn họ đứng lên bênh vực các nước nghèo, nước bị trị, kém mở mang..
Sau này tạm đủ lớn mạnh, ông đã tự nhận mình là thuộc thành phần lực lượng thứ ba.(Troisième Force). Có nghĩa không phải là quốc gia chống Cộng mà cũng không hẳn là cộng sản. Nhiều chỗ trong những bài báo trên Hành Trình, Đất Nước, Nguyễn Văn Trung và Lý Chánh Trung gọi đó là một thứ Xã Hội chủ nghĩa không cộng sản..
Trong tình thế đất nước chúng ta, lồi hô hào xuông một chủ nghĩa xã hội không cộng sản là một ảo tưởng. Đó là một ước mơ và một đề nghị lơ lửng và còn tin rằng có thể hòa hợp,  hòa giải với cộng sản.
Chính Lý Chánh Trung sau này cũng phải nhìn nhận rằng:
‘ Lực lượng hay Thành phần thứ ba chỉ là một khát vọng hơn là một thực lực thực tế. Tổ chức vỏn vẹn có vài trăm người. Nhóm người đó mở ra mọi phía và đón nhận nhiều ảnh hưởng. Vì thế họ không có một ý thức hệ chính xác nào”.[22]
Chính vì mấy chữ này mà ông bị Nguyễn Trọng Văn viết tham luận tố giác ông và Nguyễn Văn Trung sau 1975. Nguyễn Trọng Văn đóng vai một kẻ đấu tố- một phiên bản của những cuộc đấu tố trong cải cách ruộng đất. Hay là phiên bản của vụ Nhân Văn Giai Phẩm?
Hiện tượng tố giác này, sau 20 năm sống ở miền Nam, tôi chưa hề bao giờ thấy xẩy ra. Tại sao Nguyễn Trọng Văn vốn cũng là một trí thức miền Nam có hạng,  trở thành một tên chỉ điểm, đi tố giác đàn anh. Kẻ đi tố cáo đã tự làm mất bản thân mình trở thành tên đao phủ như Tố Hữu?
Trước những lời tố cáo như thế, Lý Chánh Trung giữ thái độ im lặng.
Trước 1975, ông nghênh ngang ngậm tẩu, đầy phong cách trí thức, đầy tự tin, tham dự các cuộc mít tinh biểu tỉnh như một thứ lãnh tụ sinh viên.
Sau 1975, ông  học làm thinh.
Và để gỡ tội với chế độ, ông đã điều chỉnh cách nhìn, quay 180 độ, đổi giọng. và đây mới là điều đáng trách, đây mới là điều tủi hổ cho trí thức miền Nam.
Thà chạy mẹ ra nước ngoài cho yên. Thà buông súng đầu hàng
Hay thà ngồi trong trại Cải Tạo nó bảo trắng thì mình bảo trắng, nó bảo đen thì mình bảo đen..
Ở đây có ai bắt ông chịu nhục phải viết như thế!!
Trong một bài phỏng vấn của nhà báo Alain Ruscio, ông nói:
Đã từ lâu, tôi vẫn mơ một cuộc cách mạng khoan hòa,  đúng mực và khoan nhượng… Chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã đáp đúng nguyện vọng của tôi.. Chúng tôi đã làm mọi cách để xã hội mới được hình thành với ít đau đớn bao nhiêu hay bấy nhiêu… Ảnh hưởng của Hồ Chí Minh về điều này là một yếu tố quyết định.[23]
Ở chỗ bạn bè, chỗ những người quốc gia, ông lý luận rất khéo léo  để che đậy, rất thuyết phục.
Tôi chỉ đồng hành với họ (cộng sản), nhưng không là đồng chí.
Một lối nói ngụy biện chỉ những tay biện luận triết học có tay nghề mới nói được như thế.  
Bởi vì cũng trong một bài trả lời phỏng vấn Alain Ruscio, ông được coi là dại diện cho thành phần thứ ba, ông lại nói khác. Ông cho rằng:
Người ta không thể nào là người yêu nước, yêu hòa bình, hòa hợp dân tộc mà lại đồng thời có thể chống lại cộng sản.[24]
Ở đây lại là một lối ngụy biện cao đồng hóa tình tự yêu nước và yêu Đảng vào làm một.
Điều này rõ ràng ông học được- không phải từ trường đại học Louvain- mà từ trường Đảng, trường dạy ngụy biện gian dối có đẳng cấp nhất mà tôi thường được nghe từ những nhà trí thức đủ loại ở Hà Nội.
Tôi có thể bỏ qua cho ông tất cả những gì ông đã làm, đã nói trước 1975-. Nhưng thật là khó cho tôi không thể dung nhượng được những điều ông nói và làm sau 1975..
Nói cho cùng, cả Lý Chánh Trung, cả Nguyễn Trọng Văn tiêu biểu cho một bi kịch của trí thức miền Nam sau 1975.
Có lẽ lời nhận đinh của Nguyễn Văn Trung đáng nhẽ trước tiên phải được dành ưu tiên cho Lý Chánh Trung- người bạn đồng hành của ông- mới phải:
Tham gia cách mạng là tham gia vào quá trình tự tiêu diệt chính mình.
Ông chọn một thế đứng chênh vênh như thế ở miền Nam trước 1975 cũng có phần nào hiểu được, nhưng nhiều phần đó chỉ là một ảo tưởng, lãng mạn chính trị. Nhiều phần là không thực tế. Nếu không nói là ngây thơ, khờ khạo vì không hiểu được thực tại chính trị.
Ngay từ thời sinh viên khi còn học triết học ở Louvain vào thập niên 1950 cùng với nhiều sinh viên khác như Trần Văn Toàn, Lê Tôn Nghiêm vv, ông đã ngả theo  khuynh hướng triết học Mác Xít, chống Pháp.
Sự ngả theo như thế hầu như là một cái mốt của giới trí thức trẻ.
Phảỉ tả phái mới được.
Tả khuynh mới được coi là có đầu óc, trí thức. Nó chẳng khác gì cánh trí thức tả của  Pháp như A. Camus, Simone de Beauvoir, J.P. Sartre, André Gide hay các nhà báo như  Bernard B. Fall,  J. Lacouture, Stanley Karnow, Alain Ruscio, David Halberstam, Oriana Fallaci  vv..
Và nếu nói theo khoa học bây giờ, người ta tìm thấy trong đầu con người có những loại Genes đặc biệt như Gène de Dieu, có tên khoa học là VMT, gène về đồng tính vv . Người có gène tôn giáo này có những khuynh hướng thần tính, siêu nhiên khó mà cắt nghĩa được.  Cái Gène tôn giáo  xác định cái căn cước, cái thần linh ngự trị trong cuộc sống của một người.?.[25]
Nếu đã có những gènes về tôn giáo và đồng tính thì cũng có thể có những loại Gènes về chống đối, bất mãn và xung đột..Nếu thực sự  cũng có những gènes như vậy thì có thể lý giải được nhiều điều về cá tính con người cũng như cách hành xử  của những người tả phái.
Họ có cái gene bất mãn nên luôn ở thế đối đầu, chống đối.
Phải chăng Lý Chánh Trung về phạm vi tâm sinh lý có một não trạng bất mãn thường trực  và điều đó làm nên cá tính, nhân cách của ông chăng?
Nhưng nói chung, trong số thành phần trí thức thiên tả ngả theo cộng sản thì theo tôi người tiêu biểu về mọi phương diện là Lý Chánh Trung…Tiêu biểu của ông có thể về mặt nhận thức, trí thức, về mặt dấn thân nhập cuộc, tiêu biểu cả về mặt thành thật hoặc không thành thật, tiêu biểu của việc đón chiều gió, tính cơ hội cũng có, khi nào cần phải lên tiếng và khi nào cần biết im lặng.
Có thể ông không phải là loại người quá khích, hung hăng sốc nổi. Trái lại điềm tĩnh và cân nhắc mỗi khi phát biểu, đôi khi dè dặt cẩn trọng, có tính toán, cân nhắc…
Vì ở thế đối lập, ông luôn tỏ ra thái độ từ bất mãn đến chống đối các chính thể từ Đệ Nhất sang  Đệ Nhị Cộng Hòa.
Ông luôn có việc để làm, để chống đối mà không bao giờ sợ thất nghiệp.
Vậy mà ông đã thất nghiệp sau 1975, vì không có gì để chống đối nữa.
Chống độc tài, chống kỳ thị tôn giáo, chống gia đình trị, chống cá nhân ông Diệm, chống chiến tranh, chống Mỹ Ngụy, chống tham nhũng, chống cá nhân ông Thiệu như tay sai Mỹ.
Nhưng đó là thứ chống một phía.
Không bao giờ dám nhìn nhận sự thật phía cộng sản đang làm gì ?
Chống chán rồi đòi.  Đòi tự do, tự do báo chí, đòi dân chủ, đòi thả tù nhân chính trị, đòi thả những sinh viên theo cộng cộng sản nằm vùng, ngay cả những đặc công cộng sản. đòi quyền cho phụ nữ..
Chống và đòi. Đó là hai công việc đi đôi với nhau của ông Lý Chánh Trung.
(Còn tiếp)
___________________________________________
[15] Lý Chánh Trung, Những ngày buồn nôn, trang 138
[16]  Lý Chánh Trung, Nói chuyện với người đã khuất, ngày 21-9-1969 tạp chí Đất  Nước, số 112, trang 15 chủ nhiệm Nguyễn Văn Trung, chủ bút Lý Chánh Trung, Tổng thư ký tòa soạn, Thế Nguyên, tòa soạn, 291 Lý Thái Tổ, Sài gòn
[17]  Lý Chánh Trung, Những ngày buồn nôn, Nói chuyện với người học trò, trang 80-81
[18]  Lý Chánh Trung, Những ngày buồn nôn, Khóc đi con, trãng
[19] Lý Chánh Trung, Trui rèn trong lửa đỏ, Làm và Tin, trang 239
[20] Lý Chánh Trung, Ibid, 239
[21]  Lý Chánh Trung, Trui rèn trong lửa đỏ,  Ibid, trang 240
[22] Alain Ruscio, Vivre au Viet Nam, trang 178
[23] Alain Ruscio, Ibid, , trang 182
[24] Alain Ruscio, Ibid,  trang 214  Ly Chanh Trung m’a expliqué : On ne pouvait être patriote, partisan de la paix, de la reconciliation nationale, et rester en même temps anticommuniste
[25] Dan Burstein et  Anne De Keijzen,  Les secrets, des Anges&Demons, trang 267
© Nguyễn Văn Lục
© Đàn Chim Việt

Trường hợp Lý Chánh Trung [3]

ĐÀN CHIM VIỆT

Đọc: Phần 1-Phần 2 -Phần 3-Phần 4-Phần 5
Ông Lý Chánh Trung và bà Lý Lan Phương, con ông Lý Chánh đức. Ảnh: tatrungtravinh.blogspot.com

Ông Lý Chánh Trung và bà Lý Lan Phương, con ông Lý Chánh đức. Ảnh: tatrungtravinh.blogspot.com
Lý Chánh Trung và nhóm Liên Trường[26]
Nhóm Liên Trường còn được gọi là nhóm Phục Hưng miền Nam. Rất có thể là do những người đứng ra khởi đầu như các ông Nguyễn Văn Lộc, Huỳnh Văn Đạo, Lý Quý Phát. Vả sau đó được sự hỗ trợ của các ông Phan Khắc Sửu, nhất là cụ Trần Văn Hương. Theo giáo sư Lưu Trung Khảo thì do gợi ý của tướng Mai Hữu Xuân với tướng Trần Văn Đôn như một điều chỉnh lại tình trạng lép vế của người miền Nam so với người Bắc.
Sự phục hưng miền Nam thật ra chỉ là đòi quyền lợi, đòi chia ghế, đòi chức vụ mà đăc biệt xảy ra dưới thời cụ Trần Văn Huong- đặc biệt trong ngành giáo dục.
Các trí thức trẻ trong nhóm Liên Trường coi cụ Trần Văn Hương như một mẫu người miền Nam trong sạch, đạo đức, không tỳ vết chính trị.
Họ đã ủng hộ cụ trong việc thành lập chính phủ và chỉ thực sự chán nản khi cụ Hương quyết định đứng chung liên danh với ông Nguyễn Văn Thiệu.
Vấn đề Liên Trường  mặt trái của nó là vấn đề Nam-Bắc.
Mà tiền sử của nó có thể từ thời Đàng Trong và Đàng Ngoài, thời Trinh-Nguyễn..kéo dài gần ba thế kỷ.
Nó bắt đầu từ sự khoanh vùng địa lý, sở hữu đất đai và bảo vệ sở hữu đó nên phải đụng đến binh đao. Nhưng để biện minh cho một thứ chính nghĩa thì người ta phải vận dụng đến vấn đề lịch sử, luân lý và ngay cả một số huyền thoại, vấn đề chính tà để biện minh cho những tham vọng của cả hai phía.
Nhà Nguyễn thống nhất ngôi vua chưa đầy 60 năm chưa đủ thời gian để xóa cào bằng những ranh giới phân biệt địa lý chính trị lịch sử giữa hai miền.
Khi ngưới Pháp chiếm Nam Kỳ, họ đã lợi dụng lá bài Nam- Bắc và chỉ 40 chục năm sau, 1940, họ đã đào tạo được những thành phần tay sai bản xứ có trình độ chuyên môn cho một loại trí thức Nam Kỳ tự trị..Thật sự thành phần này chẳng những kỳ thị Nam-Bắc, còn phân biệt giai cấp giàu- nghèo, giai cấp thống trị- bị trị như một thứ người ngoại quốc trên chính quê hương mình.
Khi người Pháp ra đi thì không có nghĩa là ảnh hưởng văn hóa Pháp không còn nữa. Nó tạo ra một tồn tích mà nay ta gọi là hiện tượng hậu thuộc địa.
Cái chết của Thủ tướng Thinh coi như một lời cảnh cáo cho những ai còn nuối tiếc nó..
Sau 1955, tưởng như vấn đề kỳ thị Nam- Bắc nay nó đã thuộc về lịch sử rồi.
Nhưng cuộc di cư 1955 một cách gián tiếp như một cú sốc về văn hóa, xã hội..Cú sốc ấy hiểu được và không tránh  khỏi được những đụng chạm phải có..
Ông Diệm có thể là người đã dẹp tan và giải mã được những đợt sóng ngầm ấy.
Sau 1963- một thời kỳ nhố nhăng, đầy xáo trộn đã tạo dịp cho những cơ muu chính trị nhó đầu lên.
Cái nhen nhúm ấy thật sự chỉ nhằm một thế đứng chính trị chẳng khác gi cái thế đứng dựa vào các tôn giáo lớn như Phật giáo-công giáo.
Người làm chính trị muốncó cái thế thì phải đi qua cổng nhà chùa hoặc cổng nhà thờ hoặc tính địa phương..
Nhiều dân biểu đắc cử vì dựa vào cái thế địa phương của mình.
Lý Chánh Trung có mặt trong nhóm Liên Trường và được giữ chức Đổng lý văn Phòng bộ giáo dục.. Công việc của ông là dọn dẹp một số chức vụ chỉ huy trong ngành giáo dục và Vụ Học Đường Mới. Việc làm này hết sức đáng trách như những việc sau đây:
  • Thuyên chuyển giáo sư Đàm Xuân Thiều (gốc Bắc) vốn là một nhà giáo gương mẫu, thanh liêm và đạo đức từ Giám Đốc Nha Trung Học đầy lên Ban Mê Thuột.
  • Ông  Đặng Trần Thường, cũng bị mất chức giám đốc Nha khảo thí cũng bị đầy lên cao nguyên
  • Giáo sư Trần Ngọc Ninh nói với tôi rằng chính ông là người đề ra  Chương trình Học Đường Mới, có tên là CPS nhằm đưa giới trẻ vào các sinh hoạt ngoài phạm vi nhà trường. Có khoảng 30 gíáo sư nằm trong chương trình này. Ông đang đi dự một Hội Nghị Quốc tế về Giáo dục do Unesco tổ chức tại Băng Cốc mà lần đầu tiên Nga tham dự. Khi về đến phi trường Tân Sơn Nhất- do áp lực của nhóm Liên Trường áp lực ông Nguyễn Cao Kỳ- buộc giáo sư Trần Ngọc Ninh phải từ chức. Họ đã thay thế Tổng trưởng giáo dục bằng một người khác là ông Nguyễn Văn Trường. Ông Trần Ngọc Ninh sau đó lẳng lặng rút lui. Và những người thay thế  là Nguyễn Văn Trường, Lý Chánh Trung đã xóa sạch toàn bộ các chương trình ấy.
  • Hiệu trưởng các trường trung học gốc Bắc như Hồ Ngọc Cẩn, Trần Lục bị thay thế thế bằng người miền Nam.. Trường hợp ông Lâm Phi Điểu- một người bạn tâm giao của ông Võ Long Triều được điều về làm Hiệu trưởng Hồ Ngọc Cẩn.. Chẳng may ông này bị tai biến mạch máu não phải ngồi xe lăn. Mặc dầu vậy, ông vẫn giữ chức Hiệu trưởng nên các giấy tờ công văn, tùy phái phải đến nhà ông để ông duyệt xét ký.
  • Một số hơn 20 giáo sư trung học nằm trong chương trình Học Đường Mới bị trả về nhiệm sở cũ..như các quý ông Lê Đình Điểu, Hà Tường Cát, Phạm Phú Minh, Đỗ Quý Toàn, Trần Đại Lộc, Phan Văn Phùng…
  • Chính tôi đã hỏi thẳng ông Lý Chánh Trung về việc thuyên chuyển này, nhưng ông chối quanh và không nhận trách nhiệm do chính tay ông ký Sự Vụ Lệnh thuyên chuyển
Nhìn lại việc này, tôi vẫn cảm thấy bực bội về thái độ và cách hành xử của giáo sư Lý Chánh Trung và bao nhiêu những cảm tình tốt dành cho ông từ những năm làm báo Sống Đạo tan ra mây khói..
Những việc tranh đấu, những điều ông viết trở thành những dấu hỏi về tính lương thiện trí thức có hay không?[27]
Từ đó nó cũng đặt câu hỏi phải chăng ông là người có tính xu thời, thứ chủ nghĩa cơ hội, gió chiều nào ngả theo chiều đó.Tôi thật sự không dám dấn sâu hơn những suy nghĩ của mình về vấn đề này..
Cũng may là bác sĩ Nguyễn Văn Thơ, một người cũng miền Nam- một tổng trưởng liêm chính- sau đó thay thế ông Nguyển Văn Trường đã không đồng ý các việc giáng chức,  bổ nhiệm có tính cách trừng phạt ấy.
Lý Chánh Trung với các sinh viên tranh đấu theo cộng sản
Việc từ bỏ tháp ngà của một giáo sư đại học văn khoa cũng như một công chức cấp cao của ngành giáo dục và quyết định dấn thân sát cánh với nhóm sinh viên tranh đấu thân cộng sản là một bước ngoặt trong cuộc đời sinh hoạt chính trị của ông.. Những băn khoăn, thắc mắc của tôi là tại sao ông chọn lựa thái độ dấn thân ấy? Tôi đã thăm dò nơi một hai người bạn thân của ông..Nhưng kết quả không là bao nhiêu..
Tôi cũng không bằng lòng với những bài viết như thú nhận tại sao ông đã nhập cuộc và theo cộng sản vì lý tưởng cộng sản un đúc từ thời sinh viên, vì nghĩ rằng nó có tính cách trang điểm cho những việc làm của ông sau này.trước Đảng..Bài viết của ông nhan đề: Làm Và Tin viết như một thứ Trả Bài làm tôi nghi ngờ tính lương thiện trí thức ở trong đó, bởi vì nó được nhắc nhở đến ngay từ hồi còn sinh viên mà Lý Chánh Trung đã có niềm xác tín như thế với Đảng cộng sản
Ông đã viết như sau:
Lúc còn bên Pháp trong những năm 1950, tôi đã nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ thắng trên toàn thế giới như nó đã thắng tại nước Nga, tại các nước Đông Âu và tại Trung Quốc, như nó đã thắng tại Việt Nam, không những vì đó là hướng đi của lịch sử mà còn vì đảng cộng sản là một tổ chức hữu hiệu nhất đã xuất hiện trong lịch sử từ trước đến nay. Riêng tại Việt Nam, hiệu năng ấy còn tăng lên gấp bội vì ở đây, Đảng cộng sản đã lãnh đạo từ đầu cuộc kháng chiến giành độc lập của dân tộc và đã thu hút được sự ủng hộ của mọi tầng lớp và mọi giới đồng bào.
Tuy không phải là người cộng sản, tôi thành thật mong muốn sự thắng lợi của chủ nghỉa cộng sản trên thế giới và tại Việt Nam, vì tôi chon rằng chỉ chủ nghĩa cộng sản mới tạo dựng được cái xã hội thật sự tự do, bình đẳng và huynh đệ mà tôi hằng mơ ước. Những tin tưởng hoàn toàn nơi thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản như tin một sự thật khoa học, bất kể những điều kiện khách quan có thể biến đổi ra sao, thì thú thật là tôi chưa tin nổi[28]
Tôi đi tìm một lối giải thích khác và tôi nghỉ là nó chính xác hơn..
Ông đã chạy theo những đám thanh niên thiên tả mà một số là cộng sản nằm vùng. Đặc biệt nhất là sinh viên Y khoa Huỳnh Tấn Mẫm.
Đối với tôi thì sinh viên này trước 1975 là thứ phá hoại- một thứ phá làng phá xóm do cộng sản giật giây.
Giá trị của anh ta  là ở chỗ ấy.. Sau 1975, không dùng được vào việc gì cùng lắm dùng làm cảnh..
Từ đó đến nay, gần 40 năm, anh sinh viên nay mang thân phận dư thừa. Không có chỗ đứng.
Có dịp đọc lại hết những hoạt động của Thành Đoàn TNCS của thành phố Hồ Chí Minh mới chính thức được thành lập năm 1966, tôi thấy hết được bối cảnh chính trị miền Nam trong những năm tháng cuối cùng..
Chúng ta biết rằng có một cuộc chiến tranh trực diện, cuộc chiến tranh ở ngoài Sài gòn bằng bom đạn, bằng trực thăng, bằng đại bác 105 ly, bằng đô la để đổi lấy những xác chết- và cũng có một cuộc chiến bằng súng cối, bằng hầm chông, bằng ám sát, thủ tiêu và cuối cùng bằng xe tăng đại pháo với những xác người bị phơi thây bên bờ kinh, bờ rạch.
Nhưng có một cuộc chiến tranh thứ hai ngay giữa lòng Sài Gòn bằng biểu tình, tuyệt thực, xuống đường, bằng hô hào đả đảo, bằng lựu đạn cay và nước mắt và bằng những hàng rào kẽm gai
Cuộc chiến cân não này ít ai nói tới vì không thể đếm những xác người.
Nó cũng không có biên giơi rõ rệt, trộn lẫn Ta và Địch, vì Địch cũng có thể là ta.
Cuộc chiến trên đường phố ở Sài Gòn diễn ra ở hai mặt:
-  Mặt nổi là những cuộc biểu dương lưc lượng của giới sinh viên học sinh như biểu tình, xuống đường, đòi cái này, cái kia, ngay cả việc đòi thả những cán bộ cộng sản như Vũ Hạnh, sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy. Lý Chánh Trung đã có mặt trong nhữ cuộc biểu dương này và ông đã viết như sau trong Một thời đạn bom, một thời Hòa Binh:
‘ Tôi đã đến đây tham dự buổi tuyệt thực của 20 giáo chức Đại, Trung  và Tiểu học tại tỏa Viện trưởng Viện Đại Học Sài Gòn, để yêu cầu nhà cầm quyền trả lại tự do cho các sinh viên, trong đó có anh Huỳnh Tấn Mẫm đã bị giam giữ trái phép đúng một tháng qua và đang tuyệt thực, tuyệt ẩm trong khám Chí Hòa. Trong lúc mấy anh em hát, tôi cảm động không dám nhìn lên, chỉ nhìn xuống..[29]
Thế nào là trái phép? Bắt giam một anh cộng sản nằm vùng là trái phép? Đã không ai đặt ra câu hỏi này cả..Và sau 1975, Đã bao nhiều người đã vào tù một cách oan khuất, đã có lần nào, Lý Chánh Trung dám lên tiếng một lần’?
-  Mặt thứ hai của cuộc chiến tranh đang diễn ra tại thành phố Sài Gòn là công tác được chỉ huy của các đồng chí như Nguễn Văn Linh, Trần Bạch Đằng, Phạm Phương Thảo với vô số tên tuổi như Nguyễn Đông Thức,Hồ Dũng, Anh Ngọc, Lê Văn Nuôi, Hàng Chức Nguyên, Lê Quang Vịnh, Lê Hồng Tư. Phạm Chánh Trực.
Và với nhiều bí danh như Tám Lượng, Hai Nghị, Út Thu, Mười Hương, Ba Hoàng, Tư Kiên, Mười Hải, Mười Dũng,, Ba Liễu, Tư Thanhvv.. Đã có hằng trăm tên như thế.
Công việc của họ là ám sát các nhân vật có uy tín của miền Nam như giáo sư Nguyễn Văn Bông, ký giả Từ Chung, báo Chính Luận, chủ bút Chu Tử, hai giáo sư Y khoa là giáo sư Lê Minh Trí, giáo sư Trần Anh và sinh viên Lê khắc Sinh Nhật..
Những công tác của các tổ ám sát này sau được phép kể lại công khai trên báo chí như một thứ giải trí hay một thứ thành tích giết người đang được tự hào.
Sau nữa là việc  đốt xe Mỹ xảy ra ở nhiều nơi..
Để hỗ trợ cho việc đốt xe Mỹ này, tờ Tin Sáng của nhóm Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Chánh Trung đưa ra một bản tin như sau :
‘ Phong trảo đốt xe Mỹ càng ngày càng vang dội vả được mở rộng, thu hút được nhiều tần lớp nhân dân tham gia. Ở Thủ Đức, vào lúc 10 giờ sáng ngày 10 tháng19 năm 1971,đồng bào đã tự động phóng hỏa đốt  một xe Đại Hàn. Hành động này, đồng bào Thủ Đức nói là hỗ trợ cho chiến dịch đốt xe Mỹ của Ủy Ban đòi Quyền sống đồng bào tổ chức nhằm trả thù cho đồng bào Bình Thạnh và các tỉnh miền Trung bị lính Đại Hàn giở trò man rợ’.[30]
Cũng tờ Tin Sáng số ra ngày 21 tháng 10 nam8n 1971 với hàng tít lớn :
Từ tờ mờ sáng 20-10, sinh viên học sinh mở cuộc săn đốt xe Mỹ trong khu vực tam giác sắt Trần Quốc Toản- Cao Thắng-Kiều Công Hai…
Việc đốt xe Mỹ này là do những tổ trinh sát thi hành. Tờ báo Tin Sang đã tuyên truyền bịp bợm đổ cho đồng bào một cách vô tội vạ.
Ngày nay, họ còn tỏ ra hãnh diện và công khai hóa những vụ ám sát này như một thứ thành tích đáng được biểu dương..
Một tờ báo như Tin Sáng thế mà không ai nghĩ đến việc đóng cửa và bỏ tù bọn họ.
Với hai mặt trận như thế mà chúng ta đành thua người cộng sản.
____________________________________
[26] Nguyễn Văn Lục, Nhìn lại vấn đề kỳ thị Nam-Bắc, dcvonline.net
[27] Hồi ký Võ Long Triều, trang 329
[28] Lý Chánh Trung,  Trui rèn trong lửa đỏ, trang 229
[29]  Lý Chánh Trung, Một thời đạn bom, một thời Hòa Bình. Tr.62
[30] Trui rèn trong lửa đỏ, trang 122-123

< Hiện Tượng Lý Chánh Trung

Nguyễn Quang



LGT: Bài “Hiện tượng Lý Chánh Trung” của anh Nguyễn Quang dưới đây có thể giúp chúng ta hiểu rõ thêm mặt thật của một trí thức miền Nam khi đi theo Cộng Sản.
Lý Chánh Trung sinh ngày 23.12.1928 ở Vĩnh Bình. Ở Bỉ về, ông dạy môn triết học ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Về sinh hoạt, ông tham gia đám Tin Sáng của Ngô Công Đức, gia nhập Phong trào Pax Romano của nhóm trí thức công giáo và nhóm Sống Đạo. Nhóm Sống Đạo do An Tôn Trang đứng tên, nhưng bên trong người lãnh đạo là Nguyễn Đình Đầu, một đảng viên Đảng Cộng Sản. Đây là nhóm công giáo phản chiến ở Bỉ và Pháp về. Nhóm đã dùng tờ Sống Đạo để tuyên truyền phản chiến, kết án chế độ miền Nam và Giáo Hội Công Giáo Miền Nam.

Sau năm 1975, Lý Chánh Trung viết nhiều bài ca tụng Cộng Sản bằng một luận điệu trơ trẽn mà một người có chút liêm sỉ không bao giờ dám viết. Sau đó, ông được làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, Đại biểu Quốc hội 3 khóa VI, VII, VIII. Nhưng cũng như những người khác trong nhóm Sống Đạo, Việt Cộng chỉ xài ông trong giai đoạn chuyển tiếp rồi đạp văng ra. Có người đã gọi “Lý Chánh Trung là một người cộng sản không có thẻ đảng”.
Ông phải sống cuộc đời còn lại rất cơ cực, bị Alzheimer trong những năm cuối cùng và chết vì viêm phổi. Di sản mà ông để lại chỉ là một căn nhà trong Làng Đại Học Thủ Đức, số 17 đường Công Lý, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, Sài gòn. Căn nhà này do chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa cấp cho ông.

Ông đã từng viết:
“Trên đỉnh núi Sọ, trơ vơ một cây thập giá. Trên cây Thập giá, có một người bị đóng đinh đang hấp hối. Chung quanh người bị đóng đinh vần vũ một bầy kên lông trắng, lông vàng với những cái cánh bao la che kín mặt trời.
“Tôi đến dưới chân Thập giá, ngước mắt nhìn lên. Người bị đóng đinh là dân tộc tôi.”
Người bị đóng đinh cũng chính là ông và người đóng đinh chính là Đảng CSVN, tổ chức mà ông đã tôn thờ.
Lữ Giang


Hiện Tượng Lý Chánh Trung

Nguyễn Quang


Miền Nam tự do trước đây có những nhân vật xuất hiện không phải là biểu tượng của sinh viên, trí thức, nhưng là hiện tượng nổi lên vào thời đó như Phạm Công Thiện và ở đây xin ghi lại vài hành vi trong sinh hoạt chính trị của giáo sư Lý Chánh Trung, nếu nói theo duy vật biện chứng, qua hiện tượng để hiểu bản chất, hy vọng với các dấu chỉ nầy có thể hiểu được phần nào bản chất con người thật của Ông Trung.


Tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn, giáo sư Lý Chánh Trung phụ trách môn đạo đức học thuộc Khoa Triết, tôi là sinh viên ban triết học nên thường xuyên gặp giáo sư tại giảng đường. Những bài giảng của Ông không có gì đặc biệt, ngoài trừ trong lối diễn giải của ông khi chiếc ống tẩu thuốc lá từng hơi, nhíu môi, nhịp nhàng với những lời châm biếm về những bạo chúa sau luôn hơn hẳn các bạo chúa trước. Hình ảnh còn lại của Ông với sinh viên, đó là chiếc tẩu luôn trên tay như giúp che lấp phần nào cái mũi hểnh, trống trải của ông.


Bên sau sự trống trải bề ngoài đó ẩn sâu một con người đăm chiêu với nhiều toan tính mà mắt thường chúng ta không mấy ai nhận ra, ông đang có những âm mưu gì, ngoài sự nhận xét chung trong những năm tháng tại Văn Khoa Sài Gòn: Ông chỉ là cái bóng của Giáo sư Nguyễn Văn Trung.


Thời gian Ông Lý xuất hiện tại Phong trào Pax Romano, trụ sở tại Tân Định, Lm Nicôla Huỳnh Văn Nghi làm Cha sở về sau là Giám mục, giáo sư có những phát biểu bênh vực người nghèo, vấn đề Tôn giáo và Dân tộc được đặt lên qua nhiều lần phát biểu của Ông tại đây, nhưng để ý một chút ai cũng nhận ra, sau những bài phát biểu của Ông là cần phải dẹp ngay cái chế độ Miền Nam, thối nát tham nhũng, tay sai của Đế quốc Mỹ.


Thật vậy, cho đến khi cái ngày gọi là “Báo chí đi ăn mày”, Ông Lý xuất hiện nhào ra phía trước như giới văn nghệ sĩ sắp chết đói đến nơi, khi nhìn lại thực tế người dân miền Nam có mấy ai chết đói, nhất là tại các vùng Quốc gia, khiến mọi người suy nghĩ về những âm mưu chính trị của những trí thức như Ông, nhằm lật đổ chế độ tự do miền Nam với sự xuất hiện của thành phần thứ ba mà sau đó Ông rất hãnh diện, nếu tôi không nhầm, đã từng nghe trực tiếp về sự tự nhận của ông ở thành phần thứ ba này.


Sinh viên chúng tôi đọc sách của Ông, đều cảm nhận rất nóng, nhưng chỉ đọc đến lần thứ hai, thế là không muốn đọc thêm nữa vì nó mang tính nhất thời không có các giá trị phổ quát như sách của giáo sư Lê Tôn Nghiêm, Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Duy Cần.


Những khát vọng tìm về dân tộc của Ông như nét đặc thù của Lý Chánh Trung được trả lời sau ngày cộng sản chiếm miền Nam, nó lộ hẳn bản chất dân tộc này, khi Ông là một trong số các nhân vật trí thức miền Nam được tuyển chọn đưa ra miền Bắc đầu tiên và sau chuyến đi khi trở về Ông tường thuật: “Chúng tôi đã ôm nhau thắm thiết khi gặp trí thức miền Bắc và cùng nhau trong nổi vui mừng, nhảy múa đồng ca bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng… Chúng tôi cũng được tặng các bộ sách quý như Mác Lê Nin toàn tập….”


Sinh viên khoa Triết khi nghe lại tường thuật đều rất ngạc nhiên về hình ảnh những vị giáo sư triết học khả kính, mô phạm của mình nay cũng nhảy nhót và hát như khỉ nhại lời. Văn phòng khoa Triết cũng vắng dần từ đây khi các hình ảnh giáo sư, giảng viên của mình phải khệ nệ bưng bê từng thùng mì tôm, thịt, cá… nhu yếu phẩm chia nhau tại phòng Khoa Triết. Tôi còn nhớ hình ảnh Giáo sư Lê Tôn Nghiêm mang thùng mì từ lầu một lên lầu ba và thở hổn hển, thật tội nghiệp và thay vì đi xe hơi như trước kia nay đều dùng xe đạp mi ni.


Một sự kiện khác với giáo sư Lý Chánh Trung, đó là không lâu sau biến cố 1975, trước sự hoang mang của sinh viên miền Nam, Lm Hoàng Sỹ Quý, Dòng Tên, đã mời Ông Lý đến trung tâm Đắc Lộ để nói chuyện, tại đường Yên Đổ, sau đó bị chiếm đoạt thành tòa soạn báo Tuổi trẻ, phần tôi với tư cách là Chủ tịch sinh viên Công Giáo Cư xá Đắc Lộ đã tổ chức cho sinh viên Sài Gòn tham dự. Theo dự định buổi thuyết trình sẽ kéo dài hai giờ, khoảng một ngàn sinh viên tham dự, nội dung nói về chế độ mới và vai trò của giới trẻ. Tất cả mọi người tham dự đều quan tâm, theo dõi một cách nghiêm túc và căng thẳng. Sự kiên nhẫn của sinh viên vì ai cũng kính trọng các Cha Dòng Tên và cố gắng giữ im lặng dù bắt đầu đã có phản ứng khó chịu từ khách tham dự.


Đến phần đặt câu hỏi, sinh viên đã nêu những câu hỏi mà Ông Lý không trả lời được, những câu hỏi tôi còn nhớ, đó hình ảnh thực tế khi việt cộng vào chiếm miền Nam, về lời hứa đi học tập mười ngày sẽ trở về, sinh viên được tiếp tục học hành nhưng chỉ đến ca hát nghe tuyên tryền rồi trở về, cuộc sống vô cùng khó khăn và những người miền Nam bị tước đoạt nhà cửa, bị xô đuổi lên vùng kinh tế mới…. Những câu hỏi như những tiếng nói khiến người trí thức có lương tri phải động lòng. Thế nhưng, giáo sư Lý Chánh Trung như đã leo lưng cọp, Ông ta đỏ mặt, nổi cáu, vì không trả lời được câu hỏi nào dù là biện hộ, Ông đã nổi nóng và dứng dậy đưa tay hô to như các lãnh tụ cộng sản hay làm, Ông nói: “Bây giờ chỉ có hai con đường, một là theo Cách mạng, hai là sẽ bị nghiền nát…”. Đến đây cũng là lúc những vật gì có thể ném, liền tới tấp bay vào người Ông, khiến tôi và Lm Quý mỗi bên kè Ông ta, quần áo tả tơi, đưa nhanh vào phòng riêng. Sinh viên vẫn chạy theo với những lời nguyền rủa không tả xiết về sự vạch mặt một trí thức luôn luôn nói về dân tộc nhưng nay theo cộng sản vô thần, vô tổ quốc….


Dòng Tên Sài Gòn có lẽ bị bao vây cô lập từ ngày ấy, cho đến khi toàn bộ chúng tôi bị chụp mũ, bị bắt về tôi tuyên truyền chống phá cách mạng. Cho đến hôm nay, Dòng Tên Việt Nam vẫn hãnh diện vào thuở đó, không một linh mục, tu sĩ nào thân cộng, cũng không có một sinh viên Dòng Tên nào là nội ứng cho cộng sản. Chúng tôi tự hào vì sống dưới chế độ tự do và cuộc chiến chỉ là một sự tự vệ chính đáng để bảo vệ nền dân chủ còn non trẻ ấy, mới nảy sinh những hiện tượng như Lý Chánh Trung.


Bên dòng lịch sử, khi đất nước thống nhất, Ông Lý trở thành đại biểu, phó chủ tịch quốc hội cộng sản. Tại Ba Đình, ông đã đọc bài diễn văn nói về khoa học kỹ thuật như tiền đề phát triển chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới. Tiếng nói của Họ Lý, như lý thuyết gia của chế độ, được nghị trường dưới sự chứng kiến của Lê Duẩn, bí thư trong số các bí thư, ông vua trong các vua cộng sản, tán thưởng nhiệt liệt. Nhưng cũng sớm như tiếng kêu trên đồng vắng, một nền giáo dục Ki tô giáo mà ông đã được thụ hưởng, được ưu đãi để thành danh và nay lọt vào trong đám vô sản lưu manh.


Tôi biết Ông có nhiều dằn vặt ưu tư vào cuối đời, tuy vậy trong một hoàn cảnh nào đó, cách nay gần chục năm, tôi vẫn còn thấy một lần Ông xuất hiện cùng Trần Văn Giàu trên tivi và ca tụng đạo đức của Hồ Chí Minh. Điều này quả thật là lạ với một giáo sư phụ trách môn đạo đức học vì ngày nay với các con trẻ khi gõ vào Google đều biết ông Hồ dâm dật, giết vợ, từ con và hãm hại bao nhiêu phụ nữ… là kẻ sát nhân nhất nhì của thế kỷ hai mươi. Ông Lý Chánh Trung ca tụng một cách ngọt ngào: Hãy sống và nói gương theo Hồ Chủ Tịch…!


Giáo sư Lý Chánh Trung có gia đình, và theo S. Freud, để hiểu con người, phần ý thức chỉ có ba, bảy phần còn nằm ở tiềm thức. Ông vẫn sống đến cuối đời trong căn biệt thự, trên mảnh đất do nền Đệ Nhất Cộng Hòa cấp cho các giáo sư Đại học miền Nam, gọi là làng đại học Thủ Đức. Ông có người con là đại úy việt cộng, vợ ông là em ruột bà Bùi Thị Mè, một thứ trưởng trong chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, tất nhiên là đảng viên cộng sản, có lẽ chỉ có vợ con Ông, nữ anh hùng cách mệnh Thị Mè là hiểu Ông nhiều nhất.

Nguyễn Quang


TRÍ THỨC THỔ TẢ

 TRẦN VĂN GIANG
(HỘI NÔNG NGHIỆP HẢI NGOẠI)


Thursday, March 17, 2016


1- Nhận định của một đồng môn cư trú tại Hoa Kỳ:

Những người Việt Nam ở ngoại quốc có học vị cao rất nhiều, họ giỏi về chuyên môn, nhưng một số lớn còn rất kém cỏi về trình độ chính trị. Vì thế nên họ dễ bị cộng sản tuyên truyền rồi trở thành mù quáng, quá tin tưởng vào cái thiên đàng bánh vẽ của XHCN và cái lý thuyết trời ơi đất hỡi của đảng cộng sản. Ngày xưa (trước năm 1975) thì không nói làm gì, vì lúc đó lịch sử chưa sang trang, chưa rõ ràng; lại đi du học ngoại quốc với nổi dằn vặt quê hương đang có chiến tranh thì hình ảnh người lính bộ đội bắc Việt hay du kích của MTGPMN dễ làm cho người Việt trí thức ở ngoại quốc suy nghĩ thiên vị, không rõ đâu là chính nghĩa. Có lẽ đó là một phần nguyên nhân đã khiến họ trở thành thiên tả.

Ngay tại Sài gòn vào thờì chiến tranh, sinh viên mà cứ mải, ham đọc những tạp chí như “Đối diện,” “Thức tỉnh” của Linh mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan… là muốn cuốn gói vô Hố Bò, Tam Giác Sắt, Chiến khu Đ rồi; Việt cộng đâu cần phải dùng tới bộ máy tuyên truyền cho hao tốn của.

Nhưng mà… đảng cộng sản đã cai trị đất nước trên 40 năm rồi, hồ sơ sử liệu đã được bạch hóa, cùng với sự lên tiếng của những nhân chứng còn sống từng là nạn nhân của chế độ cộng sản bạo tàn đầy rẫy đây mà.

Mình đâu có sống dai để đủ kiếp học hết bài học đắng cay này đến bài học cay đắng khác từ cộng sản. Hãy nhìn lại nổi đắng cay nghiệt ngã của kẻ đã đi vào quỹ đạo của CS. Họ là “trí thức” chứ không phải là bần nông khố rách ít học. Họ đã được cộng sản Hà nội trả công lao hãn mã của họ cái gì?

Thời xa xưa kia, trong Nam có Nguyễn Văn Trấn (đại gia chợ Đệm) [1], Dương Bạch Mai (đại địa chủ, “parler francais” như gió) Trần Văn Giàu (học trò Việt Nam đầu tiên – trước cả HCM – theo học trường Cộng sản Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Mạc tư khoa, Nga sô) lý thuyết gia số một của cộng sản, bị Tây rượt và bắt nhốt dài dài, công lao với cs quá xá trời… Những người nầy đã cúng dường cho CS không biết bao nhiêu thời giờ, của cải, tim óc, sức lực của mình cho “cách mạng” từ thời Việt minh còn mặc quần xà loỏng, chơi tầm vông vạt nhọn. Năm 1975, khi về miền Nam, ông “khai quốc công thần” Nguyễn Văn Trấn “được” bộ chính trị CS cho công an “hầu hạ” canh gác cửa 24/24 vì thấy thả hổ về rừng nguy hiểm quá. Mấy chục năm công lao mà CS chỉ cho người ta chức “Bật mã ôn” (giữ ngựa) thì lỡ người ta quậy thì sao? Trần Văn Giàu (tham gia phong trào cộng sản trước cả HCM) thì đã bị thất sủng từ lâu lắm rồi. Chủ tịch quốc hội Dương Bạch Mai thì phổi bò và thẳng ruột ngựa Nam kỳ hay “tiêng bố tiêng mẹ” ba trợn làm mích lòng boác và đảng cho nên được đảng cho đi chầu Lenin sớm để vừa tiện sổ sách vừa tiết kiệm ngân quỹ nhà nước. Nên biết Dương Bạch Mai chết trong lúc nghỉ giải lao trong một phiên họp quốc hội CS. Nhiều nguồn tin cho biết Dương Bạch Mai uống chén nước trà bị bỏ thuốc độc (?!) Cay đắng hơn nữa là Dương Bạch Mai còn được chính ngay kẻ đã “trừ khử” mình đến dự tang lễ làm tuồng khóc thống thiết “kính chúc đồng chí chết mạnh giỏi!” Thế mới biết chính trị gian ác là gì!

Gần hơn chút nữa, những tay “trí thức” của “MTGPMN anh hùng, vĩ đại” (không có anh cs nào là tí hon cả) làm được trò trống gì sau ngày 30 tháng 4 năm 1975? Nguyễn Hữu Thọ, “người” được “Bác” giao cho nhiệm vụ lãnh đạo mặt trợn và cũng là “người” đã đi đến cuối con đường… đã hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ mà dân tộc đã giao cho…” Ai có theo dõi tin tức, báo chí cũng biết thân phận của “người” này như thế nào trước khi đi chầu “Boác” rồi. Nguyễn Thị Định (người Giồng Trôm, Bến Tre) suốt đời chưa hề biết sờ (hay bóp) cò súng đến một lần lấy hên mà lại được CS phong là “nữ tướng tóc dài,” “tư lịnh phó lực lương võ trang quân đội Giải phóng,” trong khi kẻ nhắc tuồng cho em Thị Định là đồng chí Nguyễn Chí Thanh – một cánh tay dài của Hà nội. Sau ngày MTGPMN bị xóa sổ, em Định được làm cái giống gì (?) ở chức vụ “thứ truởng bộ thương binh” và “chủ tịt hội liên hiệp phụ nữ?” Nguyễn Thị Bình (tên thật là Nguyễn Châu Sa sinh tại Sa đéc, đổi tên mới là Nguyễn thị Bình vào năm 1962) “được” làm “phó chủ tịch nhà nước,” “phó trưởng ban đối ngoại trung ương đảng.” Mấy cái hàm “phó” và “thứ” đó cũng chỉ lại là những cái chức ngồi chơi xơi nuớc làm kiểng cho đẹp mắt với bà con miền Nam, đâu có ý nghĩa gì trong cái chế độ lúc nào cũng duy trì các Nhiếp Chính Vương (còn gọi là bộ chính trị – nếu thu hẹp hơn thì có Duẩn, Thọ, sau nầy thì thêm Mười, Anh…), khi các Nhiếp Chính Vương nầy phát cân đai áo mão cho ai thì hãy coi như hồng ân từ Boác và đảng. Sống dưới thời buổi “độc lập tự lo hạnh phúc” mà “than vãn” thì sẽ được CS xem như đồng nghĩa với đang chán sống; có thể tiêu tùng sớm hơn “quy trình,” “kế hoạch.”

Còn có ông giám đốc công ty đường thời Tổng thống Ngô Đình Diệm là ông Trương Như Tảng đường mía nữa chứ! Me-xừ này phải chờ đến lúc CS thu hết miền Nam mới biết “đường” nào là đường trắng, đường nào là đường thẻ. May phước cho cái Tảng đường mía này đã gài kịp “số de,” chứ chậm chân một chút nữa có thể thành liệt sĩ, hay bị tai nạn lưu thông chết hết cả nhà (như trường hợp kịch tác gia Lưu Quang Vũ và gia đình). Đề nghị “trí thức” phe ta nên đọc cuốn “memoir” của cái gọi là “một Tảng đường mía chết hụt này” để cho sáng mắt sáng lòng.

Thôi, phải cất công nói chi cho xa xôi, tấm gương sát bên mình là thầy (?) Châu Tâm Luân [2], bà (?) Ngô Bá Thành [3], ông Chu Phạm Ngọc Sơn, Trần Ngọc Liễng, Lý Chánh Trung… bằng cấp treo đầy cả tường, nhìn phải chóng mặt… hay là các ông cố đạo Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín không lo phận sự rao giảng phúc âm của Chúa mà cứ lo nói xa nói gần để ru ngủ người mọi người dân miền Nam bỏ súng hướng về xã hội “thiên đường.” Nhưng ngay chính bản thân của chính họ lại phải đợi được đối diện thật sự với “thiên đường” (?) mới “thức tỉnh” (!)

Đừng mong đợi người cộng sản đang ngồi ghế lãnh đạo hồi tâm (còn được cs gọi cho hoa mỹ mị dân là “đổi mới”). Họ tra thêm son trét thêm phấn vào mặt, thay đổi ngoại hình chút chút để dễ lường gạt người nhẹ dạ, diễn màn (bỉ ổi) khác thôi. Trí thức tay mơ thấy gái bia ôm lên giọng “em đang đổi mới” mà lại dại dột “yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ” là sớm bỏ mẹ hết cả đám (mà đã bỏ mẹ thật rồi!) Cứ thử rước em bia ôm cs về nâng khai sửa tráp (văn chương bình dân giáo dục phe ta gọi là “nâng bi sửa dế”) đi, ba bảy 21 ngày là biết liền hà… Cộng sản là cái quái gì? Bộ chính trị giống cái củ cải gì trong trào lưu dân chủ trên thế giới ngày nay? Các trào lưu dân chủ và nhân quyền đang làm cho họ xanh mặt, toát mồ hôi… trán. Ở ngoài mặt họ vẫn đang khoác cái áo cộng sản chứ thật ra họ là đại tư bản từ lâu rồi. Phải giữ cái áo cộng sản thì họ mới có thể chơi ngang, đàn áp, cầm tù, bịt mồm và cướp giật của người dân đồng thời bảo vệ tài sản đã vơ vét mà không sợ pháp luật! “Organized Crime” ở Mỹ như Mafia chỉ đáng sách dép cho mấy tên CSVN hèn hạ này.

Trí thức đã quá kém cỏi về sự gian xảo trong chính trị thì thua là phải rồi… nhưng mà cũng thấy tội nghiệp cho cái đám trí thức loại chồn lùi này, đến giờ phút này vẫn còn muốn thua thêm chút nữa cho nó trọn vẹn, cho nó đầy đủ, hoàn tất cho nó xong phim! Bởi vậy nên anh Ba Bếp (tên gọi của “Boác” Hồ khi lên làm việc đầu bếp trên tầu buôn của Pháp từ hãng nhà Rồng Sài gòn 1910?) đâu cần học hành gì nhiều cho tốn thời giờ! Từ ngày anh Ba (bếp) bị quan Tây bác đơn (1911) xin học trường Hậu bổ (của Tây thuộc địa) để làm quan cho Tây, anh Ba hơi căm, chuyển qua học nghề làm chính trị gian ác nên sai khiến hết đám trí thức nhẹ dạ dễ dàng như lấy đồ trong túi ra. Thấy mà tội nghiệp!!!

________

Phụ Chú:

[1] Nguyễn Văn Trấn đây là Bảy Trấn (chứ không phải là ông Nguyễn Văn Trấn hậu sinh nào đó mới “về thăm Việt Nam sau 32 năm” đâu!) Đây là Trấn “Camel” (dân cậu miệt vườn, chỉ hút thuốc lá hiệu Camel) người chợ Đệm Long An, loại trí thức địa chủ, một đại thụ của cộng sản thời thập niên 30… Đại thụ nầy là tác gỉa cuốn sách “Viết cho mẹ và quốc hội”(để chửi xéo đảng CSVN). Hắn cùng cỡ tuổi với các tên trùm CS khác như Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Ung Văn Khiêm… đã bỏ lúa ruộng không ai thâu, nhà lầu không ai ở để đi theo cộng sản. Nguyễn Văn Trấn đã từng là chính ủy khu 9 (miền Tây nam bộ), chủ nhiệm báo “Le Peuple” đấu tranh công khai với thực dân thời cộng sản miền nam như vịt mới ra ràng. Tập kết ra bắc (cùng lúc với Tô Ký, Đồng Văn Cống, Huỳnh Văn Nghệ…) Sau này Lê Duẩn không cho con chó Nguyễn Văn Trấn đến một cục xương thừa còn dính chút thịt để gặm cho đỡ tủi! Về Nam sau năm 75, chả có chức vụ gì dù đã có 62 tuổi đảng (tính đến năm 1997), ôm nỗi uất ức cho tới ngày chết.

[2] Ông Châu Tâm Luân người Việt gốc “xì dầu củ cải muối,” được đi du học Hoa kỳ bằng học bổng quốc gia của VNCH, tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế (đại học Illinois năm 1966), về Việt Nam cuối thập niên 60, dậy môn “Kinh tế nông thôn” và “Quản trị nông trại” tại Trung tâm quốc gia Nông nghiệp (TTQGNN) Sài gòn (và cũng dậy môn Kinh tế tại đại học Vạn Hạnh). Ông Châu Tâm Luân đã có lần giữ chức vụ “Giám đốc” TTQGNN (gồm cả 3 trường Cao đẳng Canh nông, Cao đẳng Thủy lâm và Cao đẳng Thú y Sài gòn) trong một thời gian ngắn (vào giai đoạn mà các chính trị gia trổ mã dậy thì Hùynh Tấn Mẫm và Lê Văn Nuôi sách động sinh viên, học sinh Sài gòn “xuống đường” biểu tình chống Mỹ và chống chính phủ VNCH mạnh mẽ nhất). Trong các lớp học kinh tế mà ông Luân dậy, ông công khai giảng cho sinh viên là “Xả hội chủ nghĩa là con đường duy nhất (sic) để đưa Việt Nam đến vinh quang (Giỏi nhỉ! Tiến sĩ củ cải này chép y chang lại lời của HCM)” mà không hề thấy ông ta bị công an cảnh sát của chính phủ VNCH đến sờ gáy hỏi thăm sức khỏe (?) – Có lẽ ông ta “too visible!” lúc bấy giờ. Xì thẩu này thường xuyên được truyền thông của Mỹ đến trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn phỏng vấn dài dài (cá hệ thống CBS, NBC, ABC…) Vào những năm, những ngày cuối cùng của VNCH, xì thẩu Châu Tâm Luân đứng cùng danh sách với các nhân vật của “thành phần (lòng thòng ở chính giữa!) gọi là thành phần thứ 3,” rất ồn ào hô hào hòa giải hòa hợp dân tộc… Sau 30 tháng 4 năm 1975, con vẹt ngây thơ này không được CS dùng đến 1 ngày để quét lá đa (không phải đi “cải tạo” vì đã tốt nghiệp Tiến sĩ tại Hoa kỳ là may lắm rồi). Sau đó ông Châu Tâm Luân trốn vượt biên 6 lần, cuối cùng đi lọt và định cư ở ngoại quốc (định cư ở Thụy sĩ?) Chứ Mỹ chắc chắn là họ không chấp nhận con két “thổ tả” rất tội nghiệp này!)

[3] Bà (?) Ngô Bá Thành tên thật là Phạm Thị Thanh Vân (Ngô Bá Thành là tên của chồng). Ông Ngô Bá Thành cũng là công chức của VNCH, dạy học trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn. Kể ra chinh phủ VNCH cũng còn biết tôn trọng dân chủ và dễ dãi thiệt, vẫn trả lương tháng đầy đủ, vẫn cho ông Ngô Bá Thành dạy học như chẳng hề có chuyện gì xẩy ra… Bà Thành tốt nghiệp tiến sĩ Luật tại Pháp và sau đó có học và làm việc trong một thời gian ngắn tại đại học Columbia (New York) Hoa Kỳ. Ở Sài gòn, bà Ngô Bá Láp này tự phong cho mình là “chủ tịt” của “Phong trào phụ nữ đòi quyền sướng;” biểu tình, tuyệt thực chống chính phủ VNCH (và sự hiện diện của đồng minh ở Việt Nam) rất kịch liệt. Sau 30 tháng 4 năm 1975 được CS cho làm đại biểu quốc hội CS trong 3 khóa (6,7 và 8). Đến khóa 9 thì bị gạt ra. Bà chỉ tuyên bố sự tức giận của mình (bà cho là mình bị gian lận bầu cử? Xin nhờ bà một tí: Chế độ CS làm quái gì có bầu cử dân chủ?) qua sự phỏng vấn của đài BBC chứ chả bao giờ dám biểu tình hay tuyệt thực gì cả? (nên biết, CS chỉ chờ bà bá láp này tuyệt thực là tụi nó “cúp” nước luôn thì có mà uống nước tè!)

________


2- Nhận định của một đồng môn cư trú tại Úc:

Về Thành phần thứ ba (còn được bà con miền Nam gọi là “bộ phận nằm ở giữa!”) hay còn gọi là cho oai, cho kêu là “Trí thức thiên tả!”

Đa số họ là những người đi du học thời VNCH (con nhà nghèo đi học bổng quốc gia cũng có; con nhà giàu – đại đa số – đi du học tự túc cũng có…) mà lại theo, hay ít ra cũng thích làm dáng CS!? (cái vụ nầy nghe hơi nghịch lý khó tin nhưng là chuyện có thiệt – còn gọi nôm na là “ăn cơm quốc gia thờ ma CS”).

Tôi có những người bạn thân hồi học đại học ở Sài gòn vô bưng theo CS (giờ thì có ít danh phận, con cái đi du học tự túc ở Mỹ hay Canada) và những người bạn “thiên tả”của lúc tôi qua Nhật du học (bây giờ họ vẫn còn thiên tả một cách thầm lặng – tức là không ồn ào binh vực chính quyền CS như xưa – nhưng hầu như vẫn còn mong mỏi CS đổi mới, hồi tâm y như người vợ đã bị chồng bỏ theo vợ bé nhưng vẫn mong chồng có ngày quay trở về mái gia đình xưa!!!). Ở ngoại quốc, CS Bắc Việt thi hành triệt để chính sách tuyên truyền. Qua hình ảnh (tuyên truyền), CS là “những người đại diện cho một quốc gia nghèo khó nhưng quyết tâm chống lại cuộc chiến tranh ‘xâm lược’ của Mỹ!!!” Thế giới và sinh viên Nhật lúc đó còn mông muội và tin lời dối trá (như vẹm) của họ. Những vụ như Mỹ Lai được thiên hạ biết rất nhiều và hình ảnh người lính VNCH bị xem như là “lính đánh thuê…” lãnh thổ VNCH bị xem như một cái thùng rác để các chính trị gia Mỹ (ngạo mạn) và các ông lãnh đạo Việt Nam (bất xứng) tự tiện phóng uế bừa bãi…

Tôi cũng có những người bạn thân “thiên tả” đã “can đảm” về Việt Nam sau 1975 làm việc (khoảng đầu năm 1980). Đa số bây giờ nếu không nghèo thì cũng không giàu nhưng tạm đủ để gởi con đi du học xứ ngoài. Con cái họ muốn đi học bổng nhà nước thì chắc không được rồi vì lý lịch không nặng cân bằng mấy tay vô bưng hay cán bộ CS ngoài Bắc. Nhưng họ cũng không dám nói gì ngoài chuyện khuyên tôi có về thì “đợi khi già có tiền hưu rồi hãy về sống với tiền hưu của mầy.” Tôi đã có lần hỏi thử họ là “muốn làm cái gì để đóng góp cho quê hương thì phải làm gì?” thì được họ trả lời là “về Việt Nam chơi, đem tiền về xài cũng là đã đóng góp cho quê hương rồi!!!” Tôi nghĩ đây là câu trả lời này nghe thấy nửa chua chát nửa khôi hài nhưng là câu trả lời chân thật nhất của họ.

Tôi cũng đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với những đàn anh, đàn em “thiên tả” hồi học ở Nhật cũng như bây giờ sống và làm việc bên Úc. Tôi dự định trong tương lai sẽ viết về họ một cách khách quan, trình bày những “political psychology,” “paranoia,” “autism…” của họ.

Có điều là “thiên tả trầm lặng ở ngoài” (muốn về Việt Nam) hay “thiên tả im lặng ở trong nước” (muốn trốn ra ngoại quốc) đều có chung một tâm lý: cả hai hình như lúc nào nơm nớp sợ Công an CS bắt (nên nhớ là CS chủ trương “bắt và giết lầm hơn tha lầm!”). CS đã có rất nhiều tuyệt chiêu và sáng kiến về sự bắt bớ này: khi bắt chẳng những họ bắt đương sự mà còn bắt luôn cả gia đình đương sự để khủng bố. Thí dụ như hồi bắt lính đi “Kampuchia” năm 1980, thằng em vợ tôi trốn lính (CS gọi là trốn “nghĩa vụ quân sự!”) công an phường bắt bà mẹ vợ tôi mỗi ngày phải lên phường “làm việc” liên tục trong 3 tháng trời, hăm he sẽ bỏ tù bà cụ nếu em tôi không ra trình diện). Loại “thiên tả” này không bao giờ sợ Cảnh sát tư bản vì họ biết thừa là khi họ bị bắt ít ra còn có luật sư bào chữa, báo chí truyền thông hô hoán là vi phạm “human right” dùm!

Riêng “thiên tả ở ngoài nước” dầu “trầm lặng” hay vẫn còn thỉnh thoảng “ồn ào” ủng hộ CS bằng cách rình rập cơ hội xả rác, phê bình đá giò lái, chọc gậy bánh xe tư bản Mỹ, Anh, Pháp, Úc etc… thì đều có chung một đặc điểm: “Vẫn đi cày lãnh lương ở xứ người cho đến ngày tàn hơi, mà không bao giờ dám về làm việc luôn dưới chính quyền CS để xây dựng CHXHVN độc lập – tự do – hạnh phúc!!!” Bởi vì họ biết là về Việt Nam sẽ bị “thổ tả” đầy quần ngay!!!”

Tôi không biết luật Nhân Quả của nhà Phật sẽ áp dụng như thế nào vào các hoàn cảnh (“thiên tả”) này? Muốn bàn thêm nhưng lại sợ bị đụng chạm!! Thành ra… tốt nhất là im cho được việc thôi! Có điều tôi tin rằng “muốn biết những gì họ có trong tương lai thì hãy nhìn những gì họ làm trong quá khứ và hiện tại.” Đôi khi biết phân tích mà không dám (hay không có cách) giải quyết được cũng là cái khổ của đời sống.

Nghĩ lại đôi khi tôi cũng thấy “thông cảm” cho mấy ông “thiên tả” bạn hay đàn anh của tôi: cái khổ của người bên phe thua cuộc như tôi thì nó quá rõ ràng nên không có gì ấm ức, ít ra còn có đối tượng để “chửi bới” cho đã miệng khi giận; còn cái khổ của “kẻ đứng trong hàng ngũ chiến thắng” sau khi thấy “xã hội chủ nghĩa” lý tưởng của mình không hơn câu nói thực tế của tài phiệt báo chí lá cải Rupert Murdock (người Úc quốc tịch Mỹ):

“Khi còn trẻ mà không có lý tưởng xã hội thì mình là người không có con tim; còn vào tuổi trung niên mà vẫn còn ôm ấp “xã hội chủ nghĩa” thì mình là người không có đầu óc (mindless)(*).”

Mấy cha nội trong bộ chính trị CSVN xem ra biết áp dụng câu nói nầy; còn mấy ông “trí thức thiên tả” mù lòa thì vẫn còn ôm ấp nó; dù đã vào lứa tuổi lục (hay thất) tuần rồi nên đó là nỗi khổ thiên thu của “loài chó hoang” không biết phải trở về với chủng loại nào cho hợp: Loài chó hay loài chồn…??!!


Trần Văn Giang

___________

Phụ Chú:


(*) “Khi còn trẻ mà không có lý tưởng xã hội thì mình là người không có con tim; còn vào tuổi trung niên mà vẫn còn ôm ấp “xã hội chủ nghĩa” thì mình là người không có đầu óc (mindless).”

Câu nói này thực ra có nhiều nguồn khác nhau như sau:

1- “If you’re not a liberal when you’re young, you have no heart. If you’re not a conservative when you’re old, you have no brain.”

– An old Swedish saying.

2- Người đầu tiên phát biểu câu này có ghi trên sử sách là Francois Guisot, một chính trị gia dưới thời vua Louis Philippe của Pháp:

“Not to be a republican at twenty is proof of want of heart; to be one at thirty is proof of want of head.”

– Francois Guisot (1787-1874)

3- Câu này được Thủ tướng Pháp Georges Clemenceau sửa lại (revised) là:

“Not to be a socialist at twenty is proof of want of heart; to be one at thirty is proof of want of head.”

– Georges Clemenceau (1841-1929)

4- Nên biết, rất nhiều người lầm tưởng câu nói (tương tự) này là của Thủ tướng Anh Winston Churchill. Họ cho là Churchill đã nói:

“If you’re not a liberal when you’re young, you have no heart; if you’re not a conservative when you’re old, you have no mind.”

Tuy nhiên rất khó kết là luận câu nói này của Churchill bời vì, đọc qua tiểu sử của Churchill, chúng ta thấy : Churchill đi lính năm 20 tuổi, làm đảng viên đảng Bảo thủ (“Conservative Party”) của quốc hội Anh năm 25 tuổi. Vài năm sau ông đổi qua đảng “cấp tiến” (“Liberal Party”) (nên biết chữ “cấp tiến” – Liberal – thời Churchill khác hẳn với “cấp tiến” bây giờ!); và sau đó lại bỏ đảng “cấp tiến” và trở về với đảng Bảo thủ.

5- Hiện nay, có nhiều báo điện tử Việt ngữ trích câu nói tương tự này và chua là của Tổng thống Nga Vladimir Putin (?):

“If you’re not a Communist when you’re young, you have no heart; if you’re still a Communist when you’re old, you have no mind.”

Nhưng tôi không thể nào “verify” câu nói này là của Putin qua “Googling” trên “Internet search.”

Trần Văn Giang
http://www.nongnghiephaingoai.com/2016/03/17/tri-thuc-tho-ta-tran-van-giang/



Nỗi khó xử của Giáo sư Lý Chánh Trung 
Đòan Thanh Liêm
Cũng như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung là giáo sư dậy môn Triết học
tại các Đại học ở miền Nam Việt nam trước năm 1975. Vì cả hai người đều
có tên là Trung, nên để phân biệt thì bà con thường gọi là Trung Lý, Trung
Nguyễn. Trung Lý thì viết ít, nhưng các bài nhận định thời sự đày tràn nhiệt
huyết của ông được nhiều giới trẻ hồi đó rất hâm mộ. Còn Trung Nguyễn thì
lại là một nhà biên khảo nổi tiếng với nhiều tác phẩm được phổ biến khá
rộng rãi trước 1975. Cả hai ông đều xuất thân từ trường đại học Louvain nổi
tiếng ở nước Belgique hồi đầu thập niên 1950. Nói chung, thì cả hai ông
giáo sư này là những trí thức có đầu óc cởi mở tiến bộ, chịu ảnh hưởng của
“phe tả, không cộng sản” ở Âu châu sau thế chiến, và không có mấy thiện
cảm với chính sách của người Mỹ ở Việt nam. Cả hai ông còn là thành viên
họat động của Phong trào Trí thức Công giáo Pax Romana, thời Đệ nhất
Cộng hòa, cùng với các Bác sĩ Nguyễn Văn Ái, Nguyễn Văn Thơ, Luật sư
Nguyễn Văn Huyền, các Giáo sư Phạm Thị Tự, Phó Bá Long, Trần Long,
các chuyên gia kinh tế Lâm Võ Hòang, Anh Tôn Trang, kỹ sư Võ Long Triều
v.v…
Lại nữa, có hai Dân biểu trẻ tuổi, năng động, người miền Nam với lập
trường đối lập với phe đa số thân chánh quyền của Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu mà hay được báo chí nhắc đến, thì cũng có tên là Chung, đó là Lý
Quý Chung và Nguyễn Hữu Chung. Đọc lên, thì tên Chung nghe cũng tương
tự như tên Trung, nên nhiều người khó phân biệt được. Cả hai ông Chung
này cũng vừa qua đời cách nay mấy năm rồi : Nguyễn Hữu Chung thì mất ở
Canada, còn Lý Quý Chung thì mất ở Saigon.
Lý Chánh Trung, ngòai việc đi dậy học lại còn làm việc lâu năm tại Bộ Quốc
gia Giáo dục với các chức vụ Công cán Ủy viên, Giám đốc Nha Trung học
và làm cả Đổng Lý Văn Phòng tại bộ này. Vào thời Đệ nhị Cộng hòa, ông
còn hay viết bài cho các nhật báo, tạp chí có khuynh hướng đối lập với
chánh quyền Nguyễn Văn Thiệu. Là người xuất thân từ miền Trà Vinh –
Vĩnh Bình, ông Trung Lý sát cánh gần gũi với “ Nhóm Liên Trường” của
các nhà họat động chính trị xã hội của miền Nam trước năm 1975. Và một
bộ phận không nhỏ của Nhóm Liên Trường này đã vận động cho “giải pháp
Dương Văn Minh” để thay thế cho chánh quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Sau năm 1975, thì Lý Chánh Trung được cử làm Phó chủ tịch Hội Trí thức
Yêu nước và đặc biệt được sắp xếp ra tranh cử chức vụ Đại biểu Quốc hội
· tại một đơn vị bàu cử ở Saigon. Ông còn điều hành một văn phòng thường
trực của Đòan Đại biểu Quốc hội , tọa lạc tại đường Thống Nhất, nơi căn
nhà của vị mục sư phụ trách Nhà Thờ Tin Lành của những người nói tiếng
Pháp (Eglise Réformée de Langue Francaise). Vào hồi đầu thập niên 1980,
ông sát cạnh với cánh miền Nam để đòi hỏi cho có chánh sách phù hợp hơn
với người dân Nam bộ, mà sau này nổi bật nhất là “Nhóm Câu lạc bộ Kháng
chiến” do các đảng viên kỳ cựu như Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng… lãnh đạo.
Và trong những năm tháng cộng tác với chánh quyền cộng sản sau năm
1975, ông Lý Chánh Trung đã gặp phải nhiều điều phiền phức khó xử, mà
điển hình là một số sự việc được mô tả như sau đây.
1/ “Triết học Mác Lênin là môn chẳng ai muốn học, mà cũng chẳng ai muốn
dậy”.
Vào năm 1988, báo Tuổi Trẻ có đăng một bài báo gây chấn động dư luận ở
miền Nam, đó là bài viết của Giáo sư Lý Chánh Trung có nội dung đại khái
như trên. Ông viết đại ý như sau : Là một nhà giáo dậy môn triết học đã lâu,
ông thấy hiện nay cái môn Triết học Mác Lênin đang được giảng dậy ở các
trường Trung cũng như Đại học ở Việt nam thì là điều áp đặt miễn cưỡng,
học trò chẳng ai muốn học, mà thầy giáo cũng chẳng ai thực sự còn muốn
dậy nữa. Lời phát biểu này quả là một trái bom nổ, phủ nhận hòan tòan cái
lối giáo dục “giáo điều, nhồi sọ “ cứng nhắc của người cộng sản.
Một ông cụ ngòai tuổi 70 mà đã rất phấn khởi khi được đọc bài báo này. Cụ
đã trao cho tôi một số tiền nhỏ và nhờ tôi gửi đến vị giáo sư tác giả bài báo.
Cụ nói với tôi : “Tôi chưa bao giờ quen biết với giáo sư Trung, nên phải cậy
nhờ đến ông vốn là chỗ thân quen lâu ngày với giáo sư, để trao đến tay tác
giả món quà nhỏ này, vốn chỉ là tượng trưng cho sự quý mến và khâm phục
của một ông già đã vào tuổi thất thập đối với vị giáo sư đã có sự can đảm nói
lên tiếng nói lương tâm như vậy...” Và tôi đã làm theo lời của vị bô lão này,
để trao tận tay cho giáo sư Trung nơi văn phòng của ông tại đường Thống
Nhất như đã ghi ở trên.
Nghe tôi trình bày, anh Trung đâm nghi ngờ và nói : “Món tiền này là của
chính anh có ý muốn tặng riêng cho tôi. Chứ làm gì mà lại có một ông cụ già
lạ hoắc nào rút bóp đem tặng tiền bạc cho tôi?” Tôi phải trả lời : “Anh
Trung, chúng ta quen biết nhau từ mấy chục năm rồi, việc gì mà tôi phải bày
ra cái trò này đối với một người bạn thân thiết của mình, để làm gì cơ chứ?
Anh không nên đa nghi như Tào Tháo ấy. Ông cụ là người đáng kính, là
người đồng hương đáng bậc vị anh cả của tôi. Cụ tuy chưa bao giờ gặp gỡ
anh, nhưng qua bài báo này, cụ cảm phục và muốn bày tỏ tấm lòng quý mến
đối với anh vậy thôi. Đó là tiêu biểu cho số quần chúng nhân dân tại thành
phố Saigon này, tôi nghĩ anh là một người Đại biểu Quốc hội, anh phải nhận
· ra và trân quý đến cái tình cảm chân thật, sâu sắc như thế này chứ?...”Và rút
cục, anh Trung đã hoan hỉ tiếp nhận món quà và nhờ tôi gứi lời cảm ơn vị ân
nhân.
Ông cụ nay đã quy tiên từ lâu, nên bây giờ tôi có thể nêu danh tánh của
cụ.Đó là cụ Đinh Văn Năm, nguyên trước năm 1954 cụ đã giữ chức vụ Phó
Tỉnh trưởng Tỉnh Bùi chu, mà người dân địa phương đều biết đến và mến
chuộng đức độ và sự tận tâm phục vụ của cụ cả trong việc đời, lẫn việc đạo.
2/ “ May mà bây giờ có sự Đổi mới rồi, nếu không thì mình đã bị mất cái
đầu đi rồi”.
Vào đầu năm 1989, có tin đồn là ông Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có rày
rà, ám chỉ giáo sư Lý Chánh Trung sao đó, ông nói đại ý như : “Có một số
người trước đây là đồng minh với chúng ta trong cuộc chiến đấu chống đế
quốc, thực dân. Nhưng bây giờ họ lại có lập trường khác, làm cản trở sự
nghiệp xây dựng đất nước của ta v.v…” Nghe vậy, tôi có đến gặp anh Trung
và nói ngay : “Tôi nghe thiên hạ đồn rằng bây giờ ông bạn giáo sư đang bị
“rét”, vì bị Tổng bí thư ” xát xà bông” làm sao đó. Sự thực ra sao vậy?” Anh
Trung liền trả lời : “Quả là bây giờ có sự Đổi mới rồi, chứ nếu không, thì
mình bị “ lấy mất cái đầu đi rồi” đấy! Nói xong anh bèn rút từ ngăn kéo ra
bức thư viết tay của ông Nguyễn Van Linh gửi cho anh và trao cho tôi. Bì
thư cũng như giấy viết đều là của một khách sạn ở Ấn Độ, nơi mà Tổng bí
thư mới đi thăm vào năm 1988. Bì thư cũng như lá thư đều được viết bằng
tay, nắn nót cẩn thận, có đề “ Xin gửi Anh Lý Chánh Trung (Nhờ các Anh
Thành Ủy chuyển giao). Nội dung bức thư hòan tòan có tính cách trấn an,
xoa dịu do ông Nguyễn Văn Linh gửi riêng đến với Lý Chánh Trung. Anh
Trung giải thích : “Đây là thư hồi âm của ông Linh gửi cho mình, vì trước đó
mình đã gửi thư cho ông ấy, nêu thắc mắc về sự ám chỉ trong bài nói chuyện
với cán bộ đảng viên, mà có liên hệ đến mình. Sự việc như vậy, kể như đã
tạm yên, thiết nghĩ chẳng cần phải bận tâm thắc mắc gì thêm nữa…”
3/ “Các anh định bắt tôi ư?”
Tháng Tư năm 1990, tôi bị công an bắt và đưa vào trại tạm giam trong khu
Tổng Nha Cảnh sát cũ. Đó là trong vụ càn quét bắt giữ các cán bộ đảng viên
· nòng cốt như Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Đỗ Trung Hiếu …, và bắt quản chế
linh mục Chân Tín, giáo sư Nguyễn Ngọc Lan… Trong suốt 3 tháng điều
tra, người phụ trách thẩm vấn tôi là Đại tá Quang Minh (tên thật là Ngô Văn
Dần). Có lần ông Quang Minh cho tôi biết là ông có đến tận nhà các anh Lý
Chánh Trung, Ngô Công Đức để cật vấn họ về họat động liên quan đến âm
mưu đòi “đa nguyên, đa đảng” sao đó. Ông kể lại : Ông Lý Chánh Trung có
ý thách thức tôi với câu hỏi rằng “Các anh định bắt tôi ư?” Tôi phải trả lời
· rằng :”Nếu cần phải làm điều đó, thì chúng tôi vẫn có thể “rút lại cái quyền
bất khả xâm phạm của người đại biểu Quốc hội như anh đang nắm giữ hiện
nay được lắm chứ”. Ông Quang Minh mô tả là cuộc trao đổi giữa hai người
lúc đầu khá căng thẳng, gay gắt; nhưng về sau thì cũng ổn thỏa êm diụ thôi.
Chỉ có Ngô Công Đức, thì ông ta nói hơi sỗ sàng, đại khái ông Đức nói :
“Tôi có 2 điều không ưa : đó là tôi không ưa thích mấy người công an, và tôi
cũng không ưa thích người Bắc kỳ”. Tôi phải giải thích với ông Đức là “Phải
tốn biết bao xương máu, bây giờ nước nhà mới thống nhất. Thái độ kỳ thị
Nam/Bắc của ông như vậy là đi ngược lại với chiều hướng đòan kết, thống
nhất của tòan thể dân tộc chúng ta…”
4/ “Anh Trung Lý bây giờ bị lẫn mất rồi”
Đó là lời mô tả của anh chị Phó Bá Long nói với tôi vào giữa năm 2008, lúc
tôi đến thăm và ở lại nhà anh chị tại Virginia. Anh Long kể lại là vào năm
2007, anh chị có về Việt nam thăm lại bà con, bạn hữu. Và anh có đến thăm
gia đình Lý Chánh Trung vẫn ở căn nhà cũ tại khu Làng Đại học Thủ Đức
gần với xa lộ Biên hòa. Ban bè lâu ngày mới gặp nhau, nên có dịp tâm sự
nhiều. Thế mà anh Trung đã quên lãng rất nhiều, đến nỗi đi ra khỏi nhà
không xa bao nhiêu, mà anh cũng quên luôn lối trở về nhà nữa. Năm nay anh
Trung mới chỉ cỡ 83-84 tuổi thôi à!
Mấy tháng trước đây, thì Lý Tiến Dũng lại bị mất chức Tổng biên tập báo
Đại Đòan Kết của Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Dũng
chính là con trai trưởng của Lý Chánh Trung. Cháu đã đi bộ đội tham gia
chiến đấu ở Cambodia trên 20 năm trước và sau này gia nhập ngành báo chí
của chánh quyền cộng sản. Nhưng có lẽ cũng vì tiếp nối cái tinh thần khí
phách của cha mình, mà Dũng đã có đường lối thông thóang không phù hợp
với chánh sách “xiết chặt tự do ngôn luận của đảng cộng sản”, cho nên mới
bị lọai bỏ khỏi chức vụ như vậy chăng?
Như vây là về cuối đời, lúc đã về nghỉ hưu rồi, ông bạn giáo sư của chúng
tôi vẫn còn gặp điều khó xử nữa, xuyên qua cái vụ việc bị cất chức của con
trai Lý Tiến Dũng này vậy.
Và để tóm tắt lại, xuyên qua trường hợp của giáo sư Lý Chánh Trung như
đã trình bày sơ lược trong bài này, chúng ta có thể ghi nhận rằng : Con
đường hợp tác với người cộng sản ở Việt nam quả thật vẫn đày dãy chông
gai, trắc trở và bạc bẽo lắm vậy đó !
California, Tháng Chín 2009
Đòan Thanh Liêm





Về nhân vật Lý Chánh Trung

Bạch Diện Thư Sinh


 


GS Lý Chánh Trung vừa qua đời tại VN ngày 13-3-2016. Nhiều người tiễn chân ông bằng những lời ca tụng đẹp đẽ nhất. Chúng tôi thì không, mặc dù chúng tôi từng biết nhiều về ông. Chúng tôi muốn tiễn chân ông bằng một bài viết, trích từ cuốn Mặt Trận Đại Học Thời Việt Nam Cộng Hoà của chúng tôi (sẽ tái bản tại HK vào Tháng 3 - 2016)




Trước 1975, Lý Chánh Trung là một viên chức được hưởng nhiều ưu đãi của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Ông từng làm giám đốc Nha Trung Học, đổng lí văn phòng Bộ Giáo Dục, giảng sư tại Văn Khoa Đại Học Sài Gòn và được chính phủ VNCH cấp đất và phương tiện xây dựng căn biệt thự tại Làng Đại Học Thủ Đức, nơi gia đình ông cư ngụ cho tới nay.



Là một trí thức, hành trình tư tưởng của Lý Chánh Trung đi từ cấp tiến, tới thiên tả, rồi thiên Cộng. Hồi mới du học về nước, ông suy tư, ông băn khoăn về vận mạng dân tộc vừa thoát nạn thực dân Pháp lại đến chiến tranh với “Đế Quốc Mĩ xâm lược”. Ông muốn đất nước được giải phóng, được độc lập. Ông đi tìm giải pháp và ông tỏ ra hớn hở vì đã “khám phá” ra một giải pháp mà ông cho là thần hiệu, vạn năng, đó là hai chữ “Dân Tộc”. Thế là ông ôm ngay lấy hai chữ thiêng liêng ấy. Ông diễn thuyết về “Dân Tộc” (tại Văn Khoa, 1967) và viết sách Tìm Về Dân Tộc (Trình Bày, 1967).



Vấn đề then chốt là Lý Chánh Trung không thấy, không quý cái nội dung căn bản của hai chữ “Dân Tộc” đang được thể hiện, đang được bảo vệ ngay tại Miền Nam tự do. Miền Nam tự do dù đang phải chiến đấu chống Cộng Sản nhưng vẫn hi sinh xương máu để bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ, vẫn tôn trọng tự do của người dân, vẫn bảo vệ những quyền căn bản của người dân, và vẫn gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp mọi mặt trong công cuộc phát triển đất nước... Lý Chánh Trung là một trí thức ảo tưởng, không tỉnh táo để phân biệt trắng đen, cho nên đã đứng núi này trông núi kia cao. Ông quay lưng lại với chế độ tự do ưu đãi ông. Xin đan cử một chi tiết nhỏ là ở Miền Nam thời ấy, khó tìm đâu ra được một vị giáo sư chỉ có bằng Cử Nhân mà được mời làm giảng sư đại học như trường hợp Lý Chánh Trung. Tại Văn Khoa, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt liên quan tới Việt học và Hán học, theo luật lệ trường ốc, nếu không có bằng Cao Học trở lên thì vị giáo sư cần có công trình biên khảo hoặc nghiên cứu thuộc lãnh vực chuyên môn có giá trị và được một ban giám định của Bộ Giáo Dục xét duyệt mới đủ điều kiện được phong cấp giảng sư hay giáo sư đại học. Thế mà Lý Chánh Trung đã vào mật khu để tìm “Dân Tộc”. Khổ nỗi, chỉ cần có kiến thức phổ thông cũng biết Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam là do Cộng Sản Hà Nội dựng nên để đánh lừa dư luận trong và ngoài nước, nó được điều khiển trực tiếp bởi Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R) là đại diện của Cộng Sản Hà Nội. Vậy cho nên tìm “Dân Tộc” mà tìm Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam tức là chọn lựa chủ nghĩa Cộng Sản phi dân tộc.



Thật vậy, năm 1968, cũng giống như LM. Nguyễn Ngọc Lan (lúc ấy Ông Lan còn là linh mục, chưa cởi áo dòng về lấy vợ), Lý Chánh Trung đã vào mật khu Cộng Sản, nhưng Cộng Sản bảo hai ông trở về Sài Gòn để chống VNCH trong vai trò là linh mục (Ông Lan), là giảng sư đại học (Lý Chánh Trung) thì mới hữu hiệu. Sau trận đánh Tết Mậu Thân 1968, LM. Nguyễn Ngọc Lan chạy ra “bưng” gặp Trần Bạch Đằng. Chính Trần Bạch Đằng đã xác nhận việc này trong cuốn hồi kí Cuộc Đời Và Ký Ức (NXB Trẻ, 2006, trang 186). Còn việc Lý Chánh Trung vào mật khu gặp Huỳnh Tấn Phát được GS. Nguyễn Văn Lục kể lại trong bài 20 Năm Giới Trẻ MNVN (Motgoctroi.com). Theo lệnh của Cộng Sản, từ đó, Lý Chánh Trung và Nguyễn Ngọc Lan viết các bài chống chính quyền VNCH đều đặn trên các tờ báo thiên tả như Tin Sáng, Đối Diện, Điện Tín, Đại Dân Tộc. Hồi 1970, khi các sinh viên Việt Cộng bị bắt, trong đó có Huỳnh Tấn Mẫm, và bị đưa ra xét xử, Lý Chánh Trung và LM. Nguyễn Ngọc Lan là hai trí thức hăng hái nhất trong các cuộc biểu tình tuyệt thực chống chính phủ đòi thả các sinh viên Việt Cộng.



Sau 30-4-1975, Lý Chánh Trung hân hoan chào đón thắng lợi của Cộng Sản, ông ra mặt nịnh bợ trơ trẽn Cộng Sản và được Cộng Sản đưa vào quốc hội bù nhìn, kèm theo một vài chức “Phó vớ vẩn”. Xem ra, Cộng Sản có khả năng tác động mạnh mẽ và toàn diện con người Lý Chánh Trung, khiến cho ông ta chẳng những tự nguyện làm “cách mạng” trong hành động, trong tư tưởng mà còn làm cuộc “cách mạng” trong niềm tin tôn giáo của ông ta nữa.



Trong giới chữ nghĩa ở Miền Nam trước 1975, ai cũng biết, trước khi sang Bỉ học tại Đại Học Công Giáo Louvain vào năm 1950, Lý Chánh Trung đã theo đạo Công Giáo. Mấy chục năm sau, khi Cộng Sản thắng lợi thì “Lý Chánh Trung bỏ đạo Chúa theo Mác”. GS. Nguyễn Văn Lục viết: “Điều đáng trách nhất nơi ông- mà điều gì khác cũng có thể xí xoá được- là khi Cộng sản vào một thời gian, trước mặt nhiều người, ông tuyên bố công khai kể từ nay, ông bỏ đạo công giáo. Việc công khai hoá ấy ông muốn chứng tỏ cho mọi người biết mà không cần dấu diếm…Có ai bắt ông phải làm một điều như vậy?” (Nguyễn Văn Lục. Trường hợp Lý Chánh Trung. www.danchimviet.info).



Thế nhưng, sau một thời gian mê muội, thực tế xã hội dưới chế độ Cộng Sản trở nên tồi tệ toàn diện đã làm cho Lý Chánh Trung sáng mắt ra. Ông bắt đầu có phản ứng. Năm 1988, ông viết bài đăng trên Báo Tuối Trẻ chê môn Triết Học Mác – Lênin là môn “chẳng ai muốn học, mà cũng chẳng ai muốn dậy”! Thế là ông bị Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh phát biểu với dụng ý ám chỉ răn đe: “Có một số người trước đây là đồng minh với chúng ta trong cuộc chiến đấu chống đế quốc, thực dân. Nhưng bây giờ họ lại có lập trường khác làm cản trở sự nghiệp xây dựng đất nước của chúng ta” (Đoàn Thanh Liêm. Nỗi Khó Xử Của GS. Lý Chánh Trung. Nhanquyenchovn.blogspot.com). Vốn tính cẩn trọng và biết sợ Cộng Sản, Lý Chánh Trung vội viết thư trần tình và thanh minh cho nên đã được Nguyễn Văn Linh viết thư hồi âm xí xoá, “thoa dịu”. Kết quả là Lý Chánh Trung không bị Cộng Sản bắt bỏ tù hoặc ám hại như trường hợp LM. Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan... Cộng Sản tha cho Lý Chánh Trung nhưng chắc chắn kèm theo điều kiện là ông ta phải chấp nhận sống “ẩn tu” (cũng giống như là chết rồi mà chưa chôn vậy!).



Chung quanh chủ đề Mặt Trận Đại Học với các phong trào sinh viên tranh đấu do Thành Đoàn Cộng Sản chỉ đạo, chúng tôi đã có một bài Về Nhân Vật Nguyễn Ngọc Lan, và hai bài Đối Diện Với LM Chân Tín, là hai nhân vật đã tích cực bênh vực bọn sinh viên Việt Cộng thì chính ra cũng nên có bài Về Nhân Vật Lý Chánh Trung. Chúng tôi đang bắt đầu viết thì được đọc bài Trường hợp Lý Chánh Trung của GS. Nguyễn Văn Lục (http://www.danchimviet.info/). Nhận thấy ít ai có điều kiện thuận lợi hơn GS. Nguyễn Văn Lục để viết về Lý Chánh Trung. Vì thế, thiết tưởng chúng tôi không cần phải viết thêm một bài nữa về nhân vật này.



Thay vì viết bài, chúng tôi dành thì giờ đánh máy nguyên văn một bài viết của Lý Chánh Trung, nhan đề là Làm Và Tin đăng trong cuốn sách của Thành Đoàn Cộng Sản có tên là Trui Rèn Trong Lửa Đỏ (NXB Trẻ, 2005). Đọc bài này, quý độc giả sẽ trực tiếp “nghe” chính Lý Chánh Trung bộc bạch tư tưởng tình cảm của ông ta, để thấy ông ta suy tôn “Cụ Hồ” cũng như Đảng Cộng Sản lên tận mây xanh và gọi miền đất tự do đã ưu đãi ông ta là “kẻ địch” rồi đạp nó xuống đáy bùn đen, đồng thời để thấy cái tư tưởng vong thân, ảo tưởng, cái tư cách phản trắc, xu nịnh hết sức lố bịch của Lý Chánh Trung.



Thật vậy, bài Làm Và Tin của Lý Chánh Trung và tấm hình chụp ông ta hí hửng được đứng cạnh Tố Hữu đính kèm sau đây là bằng chứng không thể chối cãi về quá trình lột xác theo đuôi Cộng Sản của Lý Chánh Trung. Còn cái hậu quả bi thảm cuối cuộc đời của bản thân Lý Chánh Trung và của gia đình ông ta ra sao thì xin mời quý độc giả tìm đọc bài Trường hợp Lý Chánh Trung của GS. Nguyễn Văn Lục mà chúng tôi đã nhắc tới trên đây.
.
 
Images intégrées 2
Lý Chánh Trung, Tố Hữu, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Thi...
 


19/03/2016
Bạch Diện Thư Sinh
_______________________________

​LÀM VÀ TIN
Lý Chánh Trung
 
 

“Cơ quan hữu trách của Nhà nước đã họp báo linh đình hôm thứ bảy để trưng bày những “bằng cớ” chứng tỏ mấy anh sinh viên bị bắt là Cộng sản.

Khác với những kỳ trước, lần này Nhà nước không đưa các phạm nhân ra trình diện làng báo để xác nhận tội trạng của họ mà chỉ cho thấy một lô hình ảnh và tài liệu, nghe đâu nặng tới mấy chục kí lô.
Hình ảnh cũng như tài liệu đều không biết nói cho nên lời nói duy nhất được báo chí ghi lại, là lời nói của Nhà nước.
Và Nhà nước đã dậy rằng mấy anh sinh viên bị bắt nằm trong cái tổ chức gọi là Thành đoàn Thành ngũ gì đó, có nhiệm vụ giựt dây các Ban đại diện sinh viên để hoạt động dưới chiêu bài “dân chủ, dân tộc, hoà bình, bảo vệ quyền lợi của dân chúng”. Hoạt động này gồm những buổi hội thảo, mít tinh, trước tiên là để phản đối các biện pháp kinh tế, giáo dục rất được lòng dân của Nhà nước (như thuế kiệm ước, thuế giấy in, thuế học trò v.v....), hầu lật đổ hai Bộ Kinh tế và Giáo dục, sau đó lật đổ toàn bộ chính phủ để tiến tới một chế độ liên hiệp có lợi cho Cộng sản” (Tin Sáng, 23-3-1970).

Tôi trích lại bài báo trên đây, viết trong đợt đấu tranh của sinh viên học sinh Sài Gòn năm 1970, một phần là để nhớ lại cái không khí thời đó, phần khác là vì một điều lý thú: lần đầu tiên tôi được nghe nói tới “Thành đoàn”, thì đó là nhờ Tổng nha Cảnh sát của Nguyễn Văn Thiệu!

Thành đoàn, cái tên còn mới tinh, lạ tai và khó hiểu, phải mất mấy phút suy diễn mới đoán ra nó là cái gì! Và cũng như các danh từ có liên hệ với Cách mạng lúc ấy, nó gây một cảm giác rờn rợn do những hình ảnh tù đầy, tra tấn, chết chóc mà cái được gọi là “Nhà nước” tại miền Nam đã gắn chặt vào thân phận những người Cộng sản hoặc có dính líu tới Cộng sản. Nhưng đồng thời nó cũng loé lên ánh hào quang của một lý tưởng diệu kỳ đã lôi cuốn được hàng triệu con người, trong đó có những người trẻ tuổi vửa bị bắt, chấp nhận chết chóc, tra tấn, tù đầy mười mấy năm qua, trong cuộc đọ sức rõ ràng là không cân xứng với cái đế quốc hùng mạnh nhất thế giới.


Thành đoàn, cái tên còn nóng hổi, ngon lành! Nó thoang thoảng mùi lá rừng mật khu, mùi gạo mốc các trại giam, mùi thuốc súng các trận đánh – mà dân sài Gòn vừa thấy tận mắt trong cuộc tổng tấn công Xuân Mậu Thân, mùi khói lựu đạn cay nghênh đón những cuộc xuống đường. Nó mang tất cả sức hút của một nền đạo lý mới, vừa dân tộc, vừa cách mạng, nền đạo lý đã hun đúc được một lòng dũng cảm; một chí hy sinh, một sức chiến đấu chưa từng có, tạo nên những gương mặt thật đẹp cho tuổi trẻ, cho con người Việt Nam.

Tôi được biết Đoàn Thanh niên Cộng sản trước hết là qua một số gương mặt đó, những gương mặt đã góp phần thúc đẩy tôi tham gia ngày càng tích cực hơn vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Và tôi viết bài này để trả phần nào món nợ đối với họ.

Phải nhìn lại bối cảnh lịch sử và xã hội của miền Nam dưới chế độ cũ mới thấy hết những khó khăn của cuộc đấu tranh chính trị tại các đô thị, nhất là tại Sài Gòn, cũng như vai trò xung kích của lực lượng thanh niên, sinh viên học sinh.
Tình trạng phân chia đất nước sau Hiệp định Genève, âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là những sự kiện lịch sử rất phức tạp, đã kéo dài 20 năm, qua nhiều giai đoạn và phương thức khác nhau, giữa một thế giới cũng vô cùng phức tạp và luôn luôn biến động.

Sống giữa bộ máy kìm kẹp và tuyên truyền của địch, người dân thành phố có rất ít điều kiện để nhận thức đúng đắn tình hình, phân biệt bạn thù và thấy được chính nghĩa, trừ những người có liên hệ mật thiết với cách mạng. Lẽ tất nhiên, đại bộ phận nhân dân thành phố, cũng như nhân dân miền Nam nói chung vẫn giữ được niềm kính yêu chung thuỷ với Cụ Hồ và các cán bộ, chiến sĩ cách mạng đã làm rạng danh dân tộc Việt Nam qua cuộc kháng Pháp thắng lợi. Nhờ đó mà các chiến dịch tuyên truyền chống Cộng, dù là thô bạo hay tinh vi, đã không bao giờ lôi cuốn được đông đảo quần chúng. Nhưng thấy rõ sự giống nhau về bản chất giữa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm, cũng như sự liên tục giữa hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thì trong một thời gian dài, ít có người thấy được. Bởi vì Hiêp định Genève đã tạo cho chế độ Sài Gòn một cái thế hợp pháp mà Bảo Đại đã không bao giờ có và thực dân mới khác thực dân cũ ở chỗ nó cải trang rất khéo, không dễ gì bắt nó lộ nguyên hình.

Trong khi đế quốc Mỹ mới chỉ là một danh từ với nội dung chưa rõ rệt thì viện trợ Mỹ ồ ạt đổ vào miền Nam, tạo nên một sự phồn vinh, cơ bản là giả tạo nhưng trong ngắn hạn vẫn có một ý nghĩa thiết thực. Nền kinh tế bước đầu được công nghiệp hoá, những tầng lớp có quyền lợi gắn bó với chế độ Sài Gòn phát triển nhanh: Tư bản, phú nông, sĩ quan, công chức. Giai cấp công nhân cũng phát triển, nhưng bị kìm kẹp hết sức chặt chẽ và mọi cuộc đấu tranh có chút hơi hám chính trị đều bị đàn áp sắt máu. Hàng triệu học sinh được giáo dục từ gốc tới ngọn trong các trường học của chế độ Sài Gòn không được biết gì hết hoặc biết rất sai lệch về Cách mạng Tháng Tám, về cuộc kháng chiến chống Pháp và miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trừ những người có cha anh đi theo cách mạng. Trí thức từ nước ngoài trở về hoặc tốt nghiệp trong nước ngày càng đông đảo và có mức sống tương đối cao, phần đông chỉ làm việc chuyên môn và không mấy quan tâm hoặc không muốn dính líu chính trị.


Rõ ràng những điều kiện khách quan tại Sài Gòn dưới chế độ cũ, đặc biệt thời Ngô Đình Diệm, là rất bất lợi cho cách mạng. Nhưng điều kỳ diệu là ngay trong thời đó, những người cách mạng trẻ tuổi vẫn có mặt tại thành phố và vẫn có được những hành động, như hai cuộc biểu tình nhỏ của học sinh trước Bộ Giáo dục trong những năm 1958 – 59 mà chính tôi đã chứng kiến, hoặc những buổi kỷ niệm Trần Văn Ơn mà năm nào tôi cũng nghe dư luận xầm xì, hoặc vụ ám sát hụt Đại sứ Mỹ Nolting đưa đến bản án tử hình cho một số thanh niên, trong đó có hai anh Lê Hồng Tư và Lê Quang Vịnh, năm 1962. Đó là những hành động nhỏ về kích thước, nhưng trong cái không khí bị bịt đến nghẹt thở của chế độ Diệm, đó là những cơn gió thoảng còn rất ngắn, rất nhẹ, nhưng quý giá vô ngần và có ý nghĩa rất lớn.

Riêng trường hợp anh Lê Quang Vịnh đã gợi lên cho nhiều anh em trí thức những câu hỏi rất cơ bản, bởi vì anh là một trí thức trẻ vừa tốt nghiệp Đại học và được bố trí đầy hứa hẹn, nhưng anh đã bỏ tất cả để đi theo cách mạng, mặc dù cách mạng còn rất yếu và trước mắt, chưa thấy một cơ may thuận lợi nào. Cái gì đã thúc đẩy anh dấn thân dứt khoát như vậy, vào một thời điểm bất lợi như vậy? Những câu hỏi ấy tức thời chưa có giải đáp, nhưng bắt đầu hỏi là bắt đầu rời bỏ thái độ bàng quan trước thời cuộc. Và xưa nay, phong trào nào cũng phát triển từ những câu hỏi mà nó đặt trước lương tâm của mỗi con người, không phải chỉ bằng lời nói và hành động mà bằng cả xương máu của những người đi theo nó.

Chính cái chuỗi dài liên tục những hành động nhỏ và hi sinh lớn nói trên đã chuẩn bị cho những phong trào đấu tranh ngày càng sôi động trong những năm kế tiếp, khi hoàn cảnh trở nên thuận lợi hơn nhiều sau sự sụp đổ của chế độ Diệm.

Năm 1965, Mỹ phải ồ ạt đưa quân tham chiến trực tiếp ở miền Nam và dội bom miền Bắc để cứu nguy chế độ Sài Gòn. Đó là một thử thách lớn về mặt quân sự nhưng cũng là một thuận lợi lớn cho cuộc đấu tranh chính trị tại thành phố, vì nó buộc đế quốc Mỹ phải lòi cái đuôi thực dân.

Chưa cần nói đến chuyện gì ghê gớm, nguyên cái cảnh những tên lính Mỹ nghễu nghện trên các đường phố Sài Gòn cũng đủ để biến cái Dinh Độc lập đồ sộ thành một đề tài tiếu lâm. Từ đó, những mảng lịch sử đang trôi bềnh bồng trên một dòng thời gian đứt quãng đã dần dần móc nối lại với nhau, làm nổi bật sự liên tục giữa hai cuộc xâm lược cũng như giữa hai cuộc kháng chiến. Từ đó báo chí Sài Gòn mới gọi Đại sứ Mỹ là ông Thái thú, ông Toàn quyền, và đêm đêm, các đài phát thanh Hà Nội, Giải Phóng được đón nghe qua những cái máy bán dẫn mới tinh của Nhựt nhập bằng đô la viện trợ Mỹ...

Cũng từ năm 1965, những người sinh viên mà tôi đoán là có dính líu với cách mạng đã dành được nhanh chóng vị trí lãnh đạo trong các tổ chức sinh viên và những mục tiêu tranh đấu đã mang một nội dung cách mạng ngày càng rõ nét. Trong gần 10 năm liên tục, lực lượng thanh niên, sinh viên học sinh đã là mũi nhọn xung kích của những phong trào đấu tranh chính trị nở rộ như hoa mùa xuân trước và sau Tết Mậu Thân. Không có mũi nhọn xung kích của thanh niên thì không thể tạo được những xáo trộn trong những năm 1970, gây được tiếng vang ở nước ngoài và làm cho địch rất lúng túng.


Trong những năm đó, nhất là từ sau Tết Mậu Thân, tôi đã tham gia hầu hết các phong trào đấu tranh công khai tại thành phố.
Sự tham gia của tôi tương đối suông sẻ vì tôi được cái may mắn là đã hướng về cách mạng từ lúc còn du học, do ảnh hưởng của các nhóm trí thức tiến bộ Pháp và cũng do mới cảm tình sâu đậm mà tôi vẫn giữ đối với cách mạng Việt Nam từ những ngày Cách Mạng Tháng Tám. Nhưng tôi cũng phải vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, và nếu không có sự mời mọc, lôi kéo của nững người trẻ tuổi, thì rất có thể tôi đã không tham gia đến mức độ ấy.
 Lúc còn học bên Pháp trong những năm 1950, tôi đã nghĩ rằng chủ nghĩa Cộng sản sẽ thắng trên toàn thế giới như nó đã thắng tại nước Nga, tại các nước Đông Âu và tại Trung Quốc, như nó đang thắng tại Việt Nam, không những vì đó là hướng đi của lịch sử mà còn vì Đảng Cộng sản là một tổ chức hữu hiệu nhất đã xuất hiện trong lịch sử từ trước đến nay. Riêng tại Việt Nam, hiệu năng ấy còn tăng lên gấp bội vì ở đây Đảng Cộng sản đã lãnh đạo từ đầu cuộc kháng chiến dành độc lập của dân tộc và đã thu hút được sự ủng hộ của mọi tầng lớp và mọi giới đồng bào.



Tuy không phải là người Cộng sản, tôi thành thật mong muốn sự thắng lợi của chủ nghĩa Cộng sản trên thế giới và tại Việt Nam, vì tôi cho rằng chỉ chủ nghĩa Cộng sản mới tạo dựng được cái xã hội thật sự tự do, bình đẳng và huynh đệ mà tôi hằng mơ ước. Nhưng tin tưởng hoàn toàn nơi thắng lợi của chủ nghĩa Cộng sản như tin một sự thật khoa học, bất kể những điều kiện khách quan có thể biến đổi ra sao, thì thú thật là tôi chưa tin nổi.



Vì mong muốn cách mạng thắng lợi nên khi về nước năm 1955, tôi đã dậy học cho một trường tư thục, cơ sở của cách mạng ở thị xã Trà Vinh, khởi đầu một mối quan hệ hợp tác thân tình với cách mạng. Nhưng vì chưa tin tưởng hoàn toàn nơi thắng lợi của cách mạng nên khi những khó khăn ùn ùn kéo tới; năm 1957, trường sở bị đóng cửa, anh em phân tán, thì tôi không còn một hành động trực tiếp hỗ trợ cho cách mạng.



Chính anh em sinh viên đã kéo tôi ra khỏi tình trạng bất động ấy bằng lời mời gọi của họ, cũng như bằng tấm gương dũng cảm của họ. Sự dũng cảm ấy đập vào tim óc mọi người và bắt mọi người phải suy nghĩ. Riêng tôi đã suy nghĩ như sau:
“Họ là tôi, 20 năm trước. Nhưng 20 năm trước, tôi được ăn học yên lành nơi hải ngoại; khỏi phải đương đầu với những vấn đề mà bây giờ họ phải đương đầu ngay trong tuổi 20. Và tôi tự hỏi: nếu 20 năm trước, tôi gặp phải một hoàn cảnh như họ bây giờ, liệu tôi có đủ can đảm để dấn thân tranh đấu cho những người anh em bị bắt bớ, như họ đang làm hay không?



Không có ai mà không sợ khi phải đối đầu với một nhà nước đã quá nhiều lần biểu dương uy vũ của mình. Năm 1967, tôi đã thấy nhân viên của Nhà nưóc xách dùi cui đập lên đầu sinh viên như gõ mõ, bất luận gái trai, trong việc biểu tình phản đối bầu cử gian lận ở đường Duy Tân. Mấy ông bà dân biểu đối lập, bất khả xâm phạm cùng mình, mà cũng phát ớn, huống chi mấy chú sinh viên.
Cho nên phải nhận là họ can đảm, ít nữa là can đảm hơn một số cha chú, thầy cô của họ, trong đó có tôi.



Chính vì thế mà tôi phải lấy hết cái can đảm, còn lại của tuổi 40, để thưa với Nhà nước rằng: cuộc tranh đấu của họ hoàn toàn chính đáng và tôi đứng về phía của họ” (Tin Sáng, 29-3-1970).



Nhưng họ không phải chỉ là dũng cảm, họ còn rất dễ thương! Đây là những người thanh niên Cộng sản, tôi đoán như vậy, và thường là đoán đúng. Nhưng đây cũng là những đứa con của thành phố Sài Gòn, với cái phong cách đặc biệt của thanh niên Sài Gòn. Họ hăng say mà không cuồng tín, nghiêm túc mà vẫn vui tươi, họ có bản sắc độc đáo và có khả năng sáng tạo. Chưa có giai đoạn nào mà tuổi trẻ thành phố đã sáng tạo dữ dội như những năm đó, từ thơ văn âm nhạc, lý luận chính trị cho tới các phương pháp đấu tranh. Có lẽ sự kết hợp hài hoà giữa cái “chất” Cộng sản với cái “cách” Sài Gòn, là nét dễ thương nhất của họ...



Tôi đã nhảy vào cuộc đấu tranh, phần lớn, do sự lôi kéo của những người trẻ nói trên và đó là những ngày đẹp nhất mà tôi đã sống, với những lý tưởng đẹp, những tình cảm đẹp, những gương mặt đẹp mãi mãi không quên.



Bây giờ nhớ lại những ngày ấy, nếu có một kinh nghiệm nào đáng ghi nhận thì đó là kinh nghiệm sau đây:



Trong lĩnh vực chính trị, đôi khi hành động lại đi trước niềm tin, khơi nguồn cho niềm tin. Nói cách khác, khi đã thấy được chính nghĩa thì anh cứ nhập cuộc hành động cho chính nghĩa, dù chưa tin tưởng hoàn toàn nơi thắng lợi, và chính những hành động này sẽ tạo cho anh niềm tin. Tôi đã nhập cuộc vì căm thù đế quốc Mỹ và vì mối cảm tình với anh em sinh viên hơn là tin tưởng nơi thắng lợi trước mắt của cách mạng. Nhưng bắt đầu hành động và thấy hành động của mình được hưởng ứng, là cũng bắt đầu tin tưởng hơn, rồi cứ thế mà đi tới, hành động và niềm tin bồi đắp cho nhau.



Tôi mô tả phần nào kinh nghiệm nói trên trong một bài báo thuật lại cuộc tuyệt thực của một số nhà giáo để đòi trả tự do cho các sinh viên học sinh bị bắt, tháng 9-1970, xin trích lại đây vài đoạn để thay lời kết luận.



“Công trường Duy Tân, xe cộ chạy vòng vòng quanh cái mu rùa vĩ đại bợ một tấm bia vĩ đại ghi tên các nước bạn đồng minh vĩ đại của thế giới tự do.
Tôi đã đến đây tham dự ngày tuyệt thực của 20 giáo chức, Đại, Trung và Tiểu học tại Toà viện trưởng Đại học Sài Gòn, đã yêu cầu nhà cầm quyền trả lại tự do cho các SVHS (trong đó lại có anh Huỳnh tấn Mẫm) đã bị giam giữ trái phép đúng một tháng qua và đang tuyệt thực, tuyệt ẩm trong khám Chí Hoà.



Lúc quyết định thì thực là hăng hái. Nhưng thú thật, lúc tấm biểu ngữ được trương lên và chúng tôi bắt đầu ngồi trên những bậc thềm bóng loáng của Toà Viện trưởng, riêng tôi cảm thấy ngại ngùng, ngượng nghịu và cô đơn.



Vài ông công chức thò ra nhìn rồi thụt ngay vào. Ngoài công trường, xe cộ vẫn dập dìu chung quanh cái mu rùa vĩ đại, hình như chẳng ai chú ý đến chúng tôi. 20 nhà giáo cù lần, đi tuyệt thực để đòi tự do cho mấy đứa học trò, thật là ít oi, yếu ớt, nhỏ nhoi, hầu như chẳng có ý nghĩa gì cả!.



Nhưng chỉ vài phút sau, những người bạn đã có mặt: mấy bà mấy cô trong Uỷ ban Phụ nữ Đòi quyền sống, có cả bà mẹ anh Huỳnh Tấn Mẫm, các anh Trần Ngọc Liễng, Nguyễn Long, Nguyễn Văn Cước và khá đông sinh viên học sinh. Đúng vào lúc ấy, những người “bạn dân” cũng ùn ùn kéo tới, phong toả Toà Viện trưởng và không khí bắt đầu căng thẳng.

Nhưng cũng từ lúc ấy, tôi không cảm thấy cô đơn. Tôi có cảm tưởng được đùm bọc bởi một tập thể rộng lớn, ấm cúng, bao gồm những khuôn mặt anh em thân thiết và đông đảo, những đồng bào chưa bao giờ biết mặt quen tên. Cử chỉ của chúng tôi gia nhập vào một hành động lớn và được ý nghĩa của nó trong hành động ấy.

Các em học sinh đã hát tặng chúng tôi một bài hát thật dễ thương mà tôi chỉ còn nhớ hai câu: “Rồi hoà bình sẽ đến, đến cho dân tộc Việt. Đôi chim bồ câu trắng rủ nhau về làng xưa”.

Trong lúc mấy em hát, tôi cảm động không dám nhìn lên, chỉ nhìn xuống. và nhìn tôi, tôi thấy những bàn chân xếp hàng trước mặt, những bàn chân đầy bụi của đường phố Sài Gòn, đang cùng với hàng vạn bàn chân khác, những bàn chân đầy bùn, những bàn chân đầy máu, rầm rập tiến lên, xây dựng hoà bình.
Các em cứ tin đi. Rồi hoà bình sẽ đến và đôi bồ câu trắng sẽ rủ nhau về làng xưa, nơi có luỹ tre xanh, có bà mẹ và có người em nhỏ, có tất cả những gì chúng ta mơ ước.

Các em cứ tin đi. Những kẻ đang hò hét hô hào chiến tranh chỉ vì sợ hoà bình, những kẻ ấy thực sự đã hết thời, dù họ có bao nhiêu đồng minh vĩ đại và có dựng bao nhiêu tấm bia trên bao nhiêu cái mu rùa lom khom như cái lưng của họ để tri ân những đồng minh vĩ đại.

Rồi hoà bình sẽ đến và họ sẽ biến đi như những bóng đêm, như cái bóng đêm dày đặc đã phủ lên quê hương mình suốt một phần tư thế kỷ. Và cái mu rùa khúm núm sẽ nhường chỗ cho bức tượng một người Việt Nam đứng thẳng: bức tượng người chiến sĩ hoà bình” (Tin Sáng 2-10-1970).

Tôi xin tặng những người trẻ tuổi hôm nay cái hình ảnh dễ thương và hào hùng đó của những người trẻ tuổi hôm qua, những người đã giúp tôi có được niềm tin khi lôi kéo tôi đi vào hành động…
Có nhập cuộc rồi mới thấy, có làm rồi mới tin. Kinh nghiệm ấy có thể vẫn còn giá trị, ngày hôm nay.

*Lý Chánh Trung, 3-2-1985
Chúc đồng chí giáo gian quốc doanh Lý Chánh Trung sớm gặp Hù Chó Mèo!


ĐỖ PHAN HẠNH VÀ NGUYỄN PHI HOÀNG

No comments:

Post a Comment