Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 26 October 2016

PANAMA PAPERS - KINH TẾ VIỆT CỘNG -TRUYỆN VÕ KỲ ĐIỀN

PANAMA PAPERS


« Panama Papers » : « Choáng, chóng mặt và ghê tởm »

media 
 
 
 
 Vụ bê bối «Panama Papers» chiếm trang nhất nhiều báo MỹREUTERS/Kacper Pempel/Illustration
Cụm từ « Panama Papers » xuất hiện đặc kín trên các trang nhất báo Pháp số ra ngày 05/04/2016. Le Monde trên trang nhất, với hai mầu chủ đạo đen và đỏ, bên dưới hàng tít đậm « Tiền cất giấu của các lãnh đạo Nhà nước ». « Cơn chấn động thế giới vụ Panama Papers » như nhận xét của Le Figaro. Libération cho rằng « Vụ Panama Papers : Đấy còn là cuộc chiến thuế khóa ». Hay như « Để chấm dứt với các thiên đường thuế », tựa của La Croix.
Đây chắc chắn là vụ rò rỉ lớn nhất trong lịch sử, Le Figaro nhận định. Hiện chỉ mới có một phần thông tin được công bố. Le Figaro tin rằng vụ tai tiếng toàn cầu này sẽ gây ra một dư chấn mạnh, và nhiều quốc gia có nguy cơ bị chao đảo.
Trước mắt, tại Iceland, vụ việc đang gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị : Phe đối lập yêu cầu thủ tướng từ chức và thông báo biểu tình. Về phần mình, « Nga tố cáo đó là một âm mưu của tình báo Mỹ », trong khi đó tại Trung Quốc, « Đảng Cộng sản bị vấy bẩn », tựa các bài nhận định của Le Figaro. Trước các tiết lộ tày đình, theo lệnh của chính quyền, truyền thông Nhà nước hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Le Figaro và Les Echos cho biết là trang mạng của ICIJ (Liên minh các phóng viên điều tra) đã bị chặn hoàn toàn tại Trung Quốc.
Đối với Le Monde, nhật báo chính tham gia vào cuộc điều tra với hàng trăm tờ báo khác trên thế giới, vụ « Panama Papers » này đã thật sự gây « choáng, bàng hoàng, và ghê tởm », như tựa đề nhận xét của bài xã luận.
« Choáng » là do các con số đưa ra : Gần 11,5 triệu tài liệu nội bộ của văn phòng luật sư Mossack Fonseca bị rò rỉ ; 107 báo đài tại 76 quốc gia phối hợp điều tra phân tích ; 214.000 công ty bình phong đã được Mossack Fonseca thành lập hay quản lý tại 21 thiên đường thuế và cho các khách hàng đến từ 200 quốc gia khác nhau.
Tiếp đến, « ghê tởm » là do những cái tên được phát hiện. Từ quốc vương Ả Rập Xê Út, tổng thống Achentina, thủ tướng Iceland… và cả những người thân cận các nhà lãnh đạo đã về hưu hay còn đang tại quyền như người thân tổng thống Nga Vladimir Putin, người thân chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tổng cộng danh sách đưa ra có đến 128 các nhân vật chính trị cao cấp trên toàn thế giới (thẩm phán cấp cao, thống đốc ngân hàng trung ương, bộ trưởng, nghị sĩ…) nằm bên cạnh các trùm ma túy, các tỷ phú và danh thủ bóng đá.
Và cuối cùng toàn bộ bức tranh giải mã đã khiến cho các nhà điều tra cảm thấy phải « chóng mặt ». Cuộc điều tra lần này là một cuộc điều tra đầy đủ nhất và cập nhật nhất. « Panama Papers » cho thấy rõ « tiền bẩn » được đặt cạnh « tiền sạch ». Các dòng vốn « xám » đến từ việc lậu thuế lẫn chung cùng với « tiền đen » có từ các hoạt động tội ác, buôn lậu, tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Chống trốn thuế : Cuộc chiến dài hơi
Câu hỏi đặt ra làm thế nào chấm dứt tình trạng lạm dụng các công ty bình phong để trốn thuế ? Le Monde trong bài xã luận cho biết rằng « đấy sẽ là một cuộc chiến dài hơi ».
Một quan điểm cũng được La Croix đồng chia sẻ. Tờ nhật báo công giáo này khẳng định kiểu rò rỉ này cũng không phải là cái đầu tiên. Nhưng sự việc cho thấy đòi hỏi cấp bách một cuộc chiến toàn cầu chống lại các tập đoàn bình phong và các thiên đường trốn thuế. Những thành công đó đã được ghi lại nhưng công việc không dừng lại ở đó. Vấn đề là phải đấu tranh chống nạn biển thủ công quỹ và gian lận trên diện rộng gây thiệt hại cho vô số thường dân.
Phải giảm bớt những vùng xám rộng lớn ở đó mọi thứ không hẳn là bất hợp pháp. Nhưng đây là nơi các doanh nghiệp có cửa hiệu riêng và những cá nhân đơn giản chỉ « dị ứng » với thuế khóa lại cùng đồng hành với những tên tội phạm nguy hiểm nhất : các băng đảng mafia và các tổ chức khủng bố nằm lẫn trong số những khách hàng tốt nhất của mạng lưới tiền đen.
Người Miến Điện miền Bắc mong muốn về nhà
Dù bị vụ « Panama Papers » lấn át, nhưng La Croix cũng dành riêng hai trang báo trong mục Grand Format để bàn về xã hội Miến Điện, với bài viết đề tựa : « Những người đi di tản ở phía bắc Miến Điện mong đợi hòa bình ».
Giải quyết xung đột sắc tộc, một hồ sơ gai góc mà chính phủ thân quân sự mãn nhiệm đã để lại cho tân chính phủ dân sự đầu tiên, vừa lên nắm quyền đầu tháng 4/2016. Bất chấp thỏa thuận hòa bình được ký kết giữa chính phủ cựu quân nhân với tất cả các nhóm sắc tộc vũ trang hồi tháng 10/2015, nhưng việc hồi hương những người di tản sẽ còn dài và nhiều khó khăn.
Nguyên nhân : « Hàng ngàn loại mìn sát thương nằm khắp các ngôi làng và những ai đặt mìn cũng không cho biết chỗ. Thậm chí có nhiều binh sĩ cũng bị trúng ngay chính mìn của mình », theo như giải thích của ông Noel Naw Lat, giám đốc nhánh Caritas tại Miến Điện.
Bên cạnh đó, quân đội Miến Điện còn thường xuyên bị cáo buộc lợi dụng vị thế của mình để đòi hỏi nhiều vùng lãnh thổ hơn với các sắc tộc thiểu số. Nhiều tổ chức phi chính phủ tố cáo tình trạng phân chia nguồn thu có được từ khai thác tài nguyên thiên nhiên, dẫn đến việc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Đi đâu cũng được nhưng không về Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu về việc trả di dân lại về Thổ Nhĩ Kỳ theo nguyên tắc « một đổi một » đã bắt đầu có hiệu lực từ hôm qua. Báo chí Pháp tiếp tục bàn luận về chủ đề này. Le Figaro trên trang nhất thông báo : « Những người tị nạn bị trả về đầu tiên đã đến Thổ Nhĩ Kỳ ».
Cụ thể là « tại Lesbos, việc trục xuất người tị nạn đã bắt đầu ». 202 người bị trục xuất đã được đưa về bên kia bờ biển Egée. « Một sự trở về đượm vẻ lo âu » như một bài nhận định khác của Le Figaro. Theo tinh thần thỏa thuận, trong đợt trục xuất đầu tiên, 750 người sẽ phải hồi hương trong vòng ba ngày.
Đối với nhiều người tị nạn Syria, « Đi đâu cũng được nhưng không về Thổ Nhĩ Kỳ » theo như lời một thanh niên trẻ với phóng viên La Croix. Đối với anh, về lại Thổ Nhĩ Kỳ là « trở về với cái chết ». Một mối lo cũng được bà Gauri Vangulik, phó giám đốc tổ chức Ân Xá Quốc Tế tại Châu Âu đồng chia sẻ trên Le Figaro : « Hy Lạp không thể tiếp nhận thêm người tị nạn, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng chưa hẳn là một nước an toàn cho những người này ».
Bầu cử sơ bộ tại Mỹ : Wisconsin đặt dấu chấm hết cho Trump ?
Một hồ sơ khác cũng thu hút sự chú ý báo chí Pháp là bầu cử sơ bộ tại Hoa Kỳ. Le Figaro nhận thấy : « Trump đang phạm sai lầm tại Wisconsin ». Nhiều người ủng hộ ông Trump nay bắt đầu cảm thấy ngán ngẩm vì những lời nói hớ của ông.
Tuy nhiên, Les Echos lưu ý là bầu sơ bộ tại Wisconsin sẽ là một cuộc « bỏ phiếu quan trọng ». Chính cuộc sơ bộ này có thể chặn đà tiến của ông Donald Trump trong việc giành chức ứng viên tranh cử tổng thống cho đảng Cộng Hòa. Les Echos cho rằng nếu thua tại đây, nhà tỷ phú người Mỹ này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong các bước kế tiếp để có thể thu đủ số phiếu của đại cử tri (1.237 phiếu). Điều này có thể mở ra một hội nghị đảng Cộng Hòa vào tháng 7 này tại Cleveland, và như vậy có thể làm nổi lên một ứng viên khác.
Về phần ông Bernie Senders, Les Echos nhận định Wisconsin có thể sẽ là một bước đệm mới cho ông, vốn được lòng cử tri tại đây, trước khi đến New York, sân nhà của bà Clinton. Có lẽ vì vậy mà Libération đề tựa là « Clinton-Sanders : cuộc chiến dài hơi nhất ».
« Sắc đẹp » nỗi lo muôn thuở
Đây là nhận định của La Croix trên mục Khoa học và Đạo đức. Nếu như những quy ước về sắc đẹp thay đổi theo tuổi tác và các nền văn hóa, những quy ước đó đang áp đặt một chuẩn xã hội mang tính ràng buộc. Một chuẩn mực mà đang có những tác động bất công lên nam và nữ giới.

 http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160405-%C2%AB-panama-papers-%C2%BB-%C2%AB-choang-chong-mat-va-ghe-tom-%C2%BB

 

 Panama Papers : 3 trong số 7 ủy viên thường trực Bộ Chính Trị Trung Quốc bị liên lụy

media 
Chủ 
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thủ tướng Lý Khắc Cường cùng các vị lãnh đạo khác đến dự phiên họp Quốc hội ngày 08/03/2016.REUTERS/Jason Lee

Trung Quốc tiếp tục bối rối vì vụ tai tiếng Panama Papers. Theo tiết lộ của báo New York Times, 3 trong số 7 ủy viên thường trực Bộ Chính Trị Trung Quốc đương nhiệm bị liên lụy. Thân nhân của những nhân vật này có tên trong danh sách vừa được tiết lộ hôm đầu tuần.
Ba nhân vật đầy uy quyền trong hàng ngũ đảng Cộng Sản Trung Quốc gồm chủ tịch Tập Cận Bình, trưởng ban tuyên giáo Trung ương Lưu vân Sơn, phó thủ tướng Trương Cao Lệ. Bản thân phó thủ tướng Trung Quốc họ Trương là con rể cố chủ tịch Đặng Tiểu Bình.
Theo nhật báo Mỹ, New York Times số ra ngày 06/04/2016, con rể ông Trương Cao Lệ trực tiếp nắm giữ 3 công ty bình phong hoạt động tại thiên đường thuế khóa quần đảo Virgin được đặt dưới quyền kiểm soát của vương quốc Anh. Liên quan đến ông Lưu Vân Sơn, nhân vật đứng thứ 5 trong ban Thường Vụ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc, con dâu của ông làm chủ và điều hành một công ty Trung Quốc cũng trên quần đảo này.
Nhân vật lãnh đạo số 1 Trung Quốc hiện nay, ông Tập Cận Bình, cũng bị liên lụy do ông anh rể Đặng Gia Quý. Ông Đặng là một trong những thân chủ của tổ hợp luật sư Panama, Mossak Fonseca. Theo tiết lộ điều tra năm 2009, khi Tập Cận Bình còn đang ủy viên thường trực Bộ Chính Trị, ông Đặng Gia Quý là cổ đông duy nhất của hai công ty đóng trên quần đảo Virgin. Mối liên hệ này được hãng tin Bloomberg phát hiện từ năm 2012, và phơi bày ra ánh sáng vài tháng trước khi ông Tập lên lãnh đạo đất nước và phát động chiến dịch chống tham nhũng với quy mô lớn.
Bên cạnh ba tên tuổi trong Bộ Chính Trị nói trên, một số cựu lãnh đạo Trung Quốc cũng đang bị tai tiếng. Trong số này phải kể đến phó chủ tịch Trung Quốc trong giai đoạn từ 2002 đến 2007, Tăng Khánh Hồng : Anh trai ông Tăng có tên trong danh sách đen. Nhiều nhân vật khác đã lập công ty bình phong ở hải ngoại, trong số đó phải kể đến con trai cố tổng bí thư Hồ Diệu Bang ; cháu gái của cựu ủy viên Bộ Chính Trị Trung Quốc Giả Khánh Lâm. Về phần cựu thủ tướng Lý Bằng, người được mệnh danh là « tên đồ tể của Thiên An Môn », con gái của vị này, bà Lý Tiểu Lâm, đã ngự trị trên thị trường điện lực Trung Quốc. Cùng chồng, bà lập hãng Cofic Investment năm 1994. Theo lời luật sư đại diện cho bà Lý Tiểu Lâm, công ty của bà đứng ra làm môi giới cho các dịch vụ chuyển trang thiết bị công nghiệp của châu Âu sang thị trường Trung Quốc.


Publicite, fin dans 8 secondes

Ngoài ra 1/3 các công ty bình phong sử dụng dịch vụ của Mossak Fonseca là các tập đoàn Trung Quốc và trong số các chủ nhân của những công ty này, thường xuất hiện tên tuổi là con cháu của hay gia đình của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160407-panama-papers-tq-tai-tieng

CELIA HATTON * TIỀN TRUNG QUỐC

Dòng tiền TQ chảy ra nước ngoài thế nào?

  • 7 tháng 4 2016
Image caption Ít nhất bảy nhà lãnh đạo đương chức và đã nghỉ hưu của Trung Quốc bị đề cập trong Hồ sơ Panama
Dòng tiền của giới lãnh đạo và nhà giàu Trung Quốc đang chảy ra từ Đại lục qua các giao dịch ẩn danh với tốc độ lớn chưa từng có.
Các giao dịch lớn được thực hiện thông qua các đại lý chuyền tiền tại Hong Kong và xa hơn.
Hồ sơ Panama tiết lộ làm thế nào gia đình của các nhà lãnh đạo của Trung Quốc giữ tiền ở nước ngoài.
Và bây giờ, bản phân tích của Hiệp hội Nhà báo điều tra quốc tế cho thấy gần một phần ba thương vụ của hãng luật Mossack Fonseca đến từ văn phòng tại Hong Kong và Trung Quốc - khiến Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất và Hong Kong là văn phòng bận rộn nhất của hãng.
Hồ sơ Panama cũng cho thấy những người giàu nhất Trung Quốc có xu hướng tin tưởng vào việc đầu tư ra nước ngoài.
Khoảng 1.000 tỷ đôla Mỹ được chuyển khỏi Trung Quốc năm ngoái, làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối quốc gia.
Điều này có thể gây bất ổn cho toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.
Và thân nhân của các nhà lãnh đạo của Trung Quốc nằm trong danh sách những người cất giấu tài sản ở nước ngoài.
Image copyright Reuters
Image caption Văn phòng hãng luật Mossack Fonseca đặt tại Hong Kong là 'văn phòng bận rộn nhất'
Ít nhất bảy nhà lãnh đạo đương chức và đã nghỉ hưu của Trung Quốc được tìm thấy có liên hệ với các công ty hải ngoại được hãng luật Panama thành lập, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình cùng hai quan chức cao cấp khác.
Báo chí trước đây từng đề cập đa số trong những cái tên này liên quan đến các ngân hàng ở nước ngoài. Tuy nhiên, Hồ sơ Panama xuất hiện trong thời điểm gay cấn với lãnh đạo Trung Quốc.
Việc sở hữu công ty hải ngoại không phải là bất hợp pháp ở Trung Quốc, nhưng sự tồn tại của các cơ sở tài chính bí mật đặt ra nghi vấn về gia đình của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Các quan chức Cộng sản Trung Quốc được cho có lối sống "trong sạch", không thu lợi từ chức quyền, theo điều lệ đảng. Và quan trọng là gia đình họ cũng không được lạm dụng quyền lực của người thân để thu lợi.

'Thiếu minh bạch'

Willy Lam, nhà phân tích chính trị tại Đại học Hong Kong, cho biết Tập Cận Bình đã tự miêu tả ông là "người theo chủ nghĩa thuần túy về đạo đức và thanh đạm".
Việc cất giữ các khoản tiền lớn trong tài khoản ở nước ngoài "chắc chắn đi ngược lại những lời giáo huấn của ông Tập và điều lệ Đảng Cộng sản", ông nói.
"Rất khó để kết luận con của cán bộ cấp cao làm giàu phi pháp vì pháp luật Trung Quốc thiếu minh bạch."
Image caption Hầu hết nguồn tiền từTrung Quốc được cho là chảy qua ngả Hong Kong
Các tập tin của Hồ sơ Panama bị rò rỉ cũng cho thấy giới thượng lưu Trung Quốc cất giữ tiền ở nước ngoài thế nào. Một loạt email tiết lộ rằng hãng Mossack Fonseca liên tục giúp khách hàng giới chính trị trở thành cổ đông các công ty hải ngoại mà không tìm hiểu lý lịch theo yêu cầu của luật quốc tế.
Chẳng hạn, Mossack Fonseca giúp Đặng Gia Quý, anh rể ông Tập, lập ba công ty tại quần đảo Virgin thuộc Anh.
Tuy nhiên, hãng luật không điều tra cao mối liên hệ chính trị của ông Đặng khi giúp ông lập các công ty trong năm 2004 và 2009.
Hiện chưa rõ những công ty này được dùng để làm gì dù một công ty bị giải thể và hai công ty kia không hoạt động vào thời điểm ông Tập nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản năm 2012.
Nhưng trớ trêu là từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ trong đảng Cộng sản. Hơn 300.000 quan chức bị thanh trừng vì vi phạm luật chống tham nhũng của đảng chỉ tính riêng trong năm 2015.
 
Image caption Khoảng 1.000 tỷ đôla Mỹ được chuyển khỏi Trung Quốc năm ngoái, làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối quốc gia
Giới nhà giàu Trung Quốc đang dùng Hong Kong như cổng kết nối giúp bảo vệ tài sản bằng cách chuyển ra nước ngoài.
"Người ta lo lắng về việc giữ tiền ở Trung Quốc vì hai lý do," Andrew Collier”, nhà phân tích Trung Quốc độc lập có trụ sở tại Hong Kong lý giải.
"Thứ nhất, kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại. Thứ hai, lãnh đạo Đảng đang chống tham nhũng khiến một số người tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài."
Tháng trước, Ủy ban chống tham nhũng Trung Quốc thừa nhận rằng hầu hết dòng tiền chảy qua ngả Hong Kong và cam kết sẽ ngăn chặn việc này, dù đó có thể là nhiệm vụ bất khả.
Luật Trung Quốc quy định công dân nước này chỉ có thể chuyển tối đa 50.000 đôla/năm ra nước ngoài. Bất cứ khoản nào nhiều hơn thế thường được chuyển ngân bất hợp pháp.
 http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160407_how_china_wealth_sneaked

VŨKIM HẠNH * VÌ SAO SANG MỸ

Vì sao doanh nghiệp Việt giải thể ra đi?

  • 5 tháng 4 2016
\
Image copyright Getty
Image caption Ngày càng nhiều người Việt tới Hoa Kỳ và các nước khác tìm cuộc sống dễ chịu hơn
Tôi đến thăm một công ty giày thể thao làm ăn khá ở khu công nghiệp quận T.P, nghe nói đang chuẩn bị tung ra nhiều sản phẩm mới đưa về tận các vùng xa Tây Nguyên và các tỉnh cực nam, cả những vùng xa ở Campuchia.
Cầm trên tay sản phẩm của họ, đôi dép nhựa đen của đàn ông, nhìn như bằng da, láng đẹp, công ty bán cho mối sỉ có 25 ngàn đồng. Cùng loại, hàng Thái đang có giá gấp đôi, thậm chí gấp 3 mà trông xấu hơn.
Tôi hỏi, mở rộng xưởng máy chứ?
Giám đốc, một kỹ sư kinh doanh giỏi, trả lời: "Đúng là cần nhưng cứ phân vân mãi, vì khó. Đang tìm thuê một phân xưởng mới, chừng 1000 mét vuông mà cả khu công nghiệp này, người ta chỉ muốn bán đứt, không muốn cho thuê.
"Họ bán nhà máy, phân xưởng nhiều lắm, bán rần rần, để đi. Cũng có công ty bán để thu hẹp sản xuất lại, chuyển hàng cho các hộ gia đình bên ngoài gia công. Có người bán đứt luôn công ty, chuyển nghề hay đi xa."
Buổi chiều, trời vào tối, trong văn phòng một công ty đang sản xuất mạnh, bán hàng rất tốt mà sao câu chuyện làm ăn buồn vậy?
Khu công nghiệp này cũng không khác gì các nơi khác , doanh nghiệp Việt đang nhỏ dần, teo tóp dần. Chủ các công ty đã lặng lẽ tính, đang lặng lẽ rút lui theo những con đường riêng.
Một khoảng xám lạnh băng, phẳng lì, xám và lạnh buốt. Một lớp khói lạnh che mờ số phận mù mịt của các doanh nghiệp nhỏ. Nhưng bên dưới là sự quẫy đạp để sinh tồn của doanh nghiệp, là sóng ngầm dữ dội.

Giải thể hàng loạt

Năm 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết có hơn 80.000 doanh nghiệp đóng cửa và giải thể.
Nhiều ngày tôi trò chuyện về “tương lai” kinh doanh với các chủ doanh nghiệp. Thường, giọng họ ráo hoảnh, không than van, không cảm xúc.
Cũng ráng tính lâu rồi, mà giờ hết sức. Con mình đẻ ra, đâu ai muốn bán hay bóp mũi nó. Nhưng giờ cạn máu. Chi phí vốn quá đắt, 12%/ năm, thuế cao, phí vận hành lớn, mất kênh siêu thị vì chen lấn không nổi lại thanh tra kiểm tra liên miên.
Nghe nói Nhật, Mỹ, doanh nghiệp vay vốn lãi suất có 3%, Việt Nam mình cho vay tới 12%; hàng lậu, hàng giả thì không cần vốn luôn. Nhưng làm ăn thời này, quan trọng nhất là phải có “đường dây” để chạy, để lo, mình không có đường dây, cuối cùng đành gom tiền tính đường khác.

Đổi nửa triệu đô lấy thẻ xanh

Lại có câu chuyện “đường khác” mà không biết có nhiều người biết không.
Ở những công ty đa quốc gia, công ty dịch vụ hay các tập đoàn lớn của nhà nước, trong những bữa ăn trưa chung, hay bữa nhậu chiều tối, mốt thời thượng bây giờ là hỏi nhau, đưa chuyện thân mật, bình thường (mà có hơi...khoe chút, khoe kín đáo một cách khá hở hang): sao, mấy đứa nhỏ xong thẻ xanh rồi chứ, mua nhà xong chưa, nhanh nhanh đi, cân nhắc gì, bờ Đông một cái, bờ Tây một cái, mình xong hết rồi !...
Quả đúng như một chia sẻ của Luật sư Hồ Minh Kính: “Làm việc cho chương trình EB5 mới thấy số người giàu có VN đầu tư vào Mỹ 500.000 USD để đổi lấy thẻ xanh cho gia đình ngày càng tăng, chủ yếu là doanh nhân ở độ tuổi 40-50, sở hữu nhiều triệu đô la.
"Nước Mỹ đang thu hút chất xám và dòng tiền từ VN... Người đã đầu tư 500.000 đô la nhận thẻ xanh sẽ mua nhà, mua xe, mang tiền qua Mỹ thêm vài lần 500.000 đô la nữa.
"Dòng kiều hối chảy về Việt Nam từ Mỹ khoảng 7-8 tỷ đô la, thì dòng đô la chảy ra cũng không ít: du học, chữa bệnh, du lịch...và bây giờ thêm kênh đầu tư, chuyển dịch tài sản. Làm được nhiều hồ sơ, thu nhập tốt hơn nhưng sao trong lòng vẫn man mác buồn."

'Tị nạn giáo dục'

Mốt thịnh hành nữa của 8X, 9X là đi học, đi làm rồi tính chuyện định cư luôn nước ngoài. Nhân lực có học thật, có năng lực thật lặng lẽ ra đi mà nhiều nhất là con cán bộ to.
“Tị nạn giáo dục” là chuyện ai cũng biết.
Nền kinh tế này đi về đâu, nền sản xuất èo uột tiến tới kiểu gì.
Hội nhập sâu, thế tất yếu là các nước phải cạnh tranh với nhau mạnh mẽ về thể chế để thu hút vốn, công nghệ, nhân lực và nhân tài, bằng cải cách môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang làm gì, có mảy may quan tâm về tình thế phải cạnh tranh và cục diện cạnh tranh sống còn (để hành động, hành động thay vì chỉ tuyên ngôn) với các nước về thể chế, cũng là để cho doanh nghiệp Việt Nam tồn tại hầu góp hơi, góp sức cho nền kinh tế?
Khoảng xám lạnh băng trên bề mặt đời sống kinh tế, sẽ có cách gì chuyển sáng dần lên không hay chính sự thờ ơ, thụ động, vô trách nhiệm sẽ khiến sóng ngầm vụt trồi lên thành sóng thần?
Bài đã được đăng trên Facebook của nhà báo Vũ Kim Hạnh hôm 3/4/2016.Đọc thêm bình luận trên Facebook của BBC Tiếng Việt
 
 

THANH TRÚC * VONG LINH TÙ TRẠI BA SAO

Những vong linh tù cải tạo trại Ba Sao

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-04-07
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Bia-Ba-Sao-ptn
Tấm bia thờ 626 tù cải tạo miền Nam chết ở Ba Sao, Hà Nam.
Photo by Pham Thanh Nghiên
Ba Sao, nhà tù lớn ở Nam Hà, miền Bắc Việt Nam, nơi sau 30 tháng Tư 1975 nhiều sĩ quan và công chức miền Nam, mà chế độ mới gọi là tù cải tạo, đã qua đời trong những ngày tháng kham khổ nhọc nhằn nơi đây.
Một cựu tù chính trị Việt Nam hiện sống tại Pháp, đã nhắn với cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên:
Có một tấm bia thờ những người tù đã chết ở trại Ba Sao, Nam Hà. Nghe nói tấm bia được đặt trong một ngôi chùa ở miền Bắc. Ngoài tấm bia ra còn có một am thờ những người tù này, được dựng ngay khu đất thuộc trại giam. Người làm tấm bia này là một cựu giám thị nhà tù Ba Sao. Em cố gắng đi tìm các anh ấy nhé.
Chính lời nhắn tha thiết “đi tìm các anh ấy nhé” đã thôi thúc cô Phạm Thanh Nghiên lên đường, tìm kiếm, nhìn thấy rồi trở về với cảm xúc thể hiện qua bài Ba Sao Chi Mộ:
Thực ra thì tôi có thông tin này từ mùa hè năm ngoái khi tôi chưa hết án quản chế. Nhưng vì tôi cần tìm hiểu thêm và sau đó hết án tù nhà, đi lại dễ dàng hơn là tôi đi để tìm hiểu sự thực về thông tin mà người anh đồng tù đã cung cấp cho tôi.
Và thực ra bước đường tìm kiếm cũng không quá là vất vả, tôi cũng đi một vài ngày. Đến bây giờ phải cám ơn Chúa cám ơn Phật vì có lẽ tôi là người may mắn để mà tìm đến địa chỉ ngôi chùa không chính xác. Tôi phải xin lỗi là những thông tin cụ thể hơn thì tôi không thể chia sẻ được vì lý do tế nhị cũng như an toàn an ninh cho những người cung cấp tin cho tôi. Điều này tôi cũng đã viết trong phần một của bài Ba Sao Chi Mộ, ngay cả tên của các nhân vật họ cũng yêu cầu tôi phải thay đổi. Họ sợ đến mức độ như thế nhưng trong sự sợ hãi đó thì họ cũng cứ cho mình thông tin, đấy là điều tôi cho rằng rất là đáng quí.
Một điều nữa là ngay như giới tính của viên giám thị cũng như tên chùa và tấm bia thì tôi cũng nói một cách chung chung thôi. Ngay cả điều này cũng để cho thấy mức độ tế nhị, thậm chí là nghiêm trọng, mà một vài người đánh giá rằng đây là chuyện bí mật. Nhưng những thông tin mà tôi đưa ra trong bài Ba Sao Chi Mộ là có thật.
Và cũng thật khó để có thể diễn tả hết tâm trạng, cô Phạm Thanh Nghiên kể tiếp, khi được chỉ cho thấy một tấm bia khiêm nhường tại một góc khuất trong căn  phòng linh của nhà chùa:
Họ sợ đến mức độ như thế nhưng trong sự sợ hãi đó thì họ cũng cứ cho mình thông tin, đấy là điều tôi cho rằng rất là đáng quí.
- Phạm Thanh Nghiên
Khi bước chân vào nhà linh tôi cũng không tránh được cái cảm giác hơi rờn rợn hơi sợ hãi một chút. Ban đầu thì rất khó tìm vì không có hình ảnh. Trong hình dung của tôi chắc tấm bia rất lớn, tôi cứ tìm kiếm tấm bia như trong trí tưởng tượng của mình thôi, nhưng khi vị sư tìm thấy và chỉ cho tôi, khi tôi ngước mắt lên nhìn thì lập tức hai hàng nước mắt của tôi ứa ra. Một tấm bia không có tên, chỉ có giòng chữ 626 người đã tử vong tại Ba Sao giai đoạn 1975-1988. Phải nói một cảm giác như mình vừa tìm thấy một điều gì rất là thiêng liêng. Như tôi nói trong bài viết, đó là những người tôi khẳng định tất cả đều là quân nhân cán chính từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa chứ không dính dáng gì đến những người cộng sản hay những người dân thường cả.
Tôi cảm tưởng như có một mối giao cảm, một mối dây liên hệ nào đó mang tính tâm linh giữa tôi, một con nhóc sinh sau năm ’75, với những người đã bảo vệ một chế độ mình đã từng hiểu lầm rằng đó là một chế độ xấu xa, chế độ gọi là ngụy. Tôi cảm nhận được sự thiêng liêng và sự ấm áp, nói thật tôi chưa bao giờ trải qua cái cảm giác như thế nên diễn tả bằng lời cũng rất là khó.
Lòng tốt vẫn còn...
Bằng những ngón tay run rẩy lập cập vì xúc động, cô Phạm Thanh Nghiên đã chụp được hình ảnh tấm bia rồi cất giữ nó như một bảo vật. Với cô, chuyện càng khó tin hơn nữa khi biết một trùm cai tù, tức quản giáo hoặc giám thị trại giam Ba Sao, Nam Hà, đã dựng tấm bia và một am thờ những người của bên kia chiến tuyến.
400
Những bình tro cốt của 14 tù cải tạo mang từ Ba Sao về một nhà thờ ở Sài Gòn. Hình do VAF cung cấp.
Theo lời vị trụ trì thuật lại với cô Phạm Thanh Nghiên, cách đây vài năm có một Phật tử đưa một cựu giám thị trại tù Ba Sao đến chùa. Người giám thị này trao cho sư một danh sách gồm 626 người tù đã chết trong trại Ba Sao từ 1975 cho đến 1988, ngỏ ý muốn làm một tấm bia đặt trong chùa để 626 vong linh này được hương khói tử tế.
Đây không phải ngôi chùa đầu tiên mà họ đến gõ cửa xin đặt bia. Trước đó, các chùa trước đều tìm cách thoái thác vì sợ. Nỗi sợ của những người tu hành là nếu giữ một danh sách toàn “sĩ quan ngụy” và công khai đặt tấm bia thì e chùa sẽ bị lắm phiền phức.
Được hỏi có cách nào liên lạc với người Phật tử và viên cựu giám thị trại giam Ba Sao, vị sư trả lời là rất khó vì sau khi làm xong tấm bia thì người quản giáo không bao giờ trở lại chùa, ngay cả người đưa viên giám thị đến cũng vắng bóng.
Về cái am thờ 626 người đã chết, vị sư cho cô Phạm Thanh Nghiên biết có nghe nói là nằm trong một khu đất thuộc trại giam Ba Sao nhưng chưa bao giờ đến thăm.
Chỉ người giám thị hoặc người Phật tử mới biết chỗ mà đưa tới, khẳng định của sư khiến cô Phạm Thanh Nghiên hiểu ra sự mịt mù của vấn đề. Cô vẫn gắng xin được xem qua danh sách 626 người tù đã chết nhưng sư nói rằng người trông coi sổ sách đi vắng nên hẹn cô hôm khác trở lại:
Lần khác tôi đến chùa thì sư đi vắng, tôi gọi điện thì thầy nhận ra giọng tôi ngay, thầy thông báo rằng rất tiếc vì chùa đã hóa đã đốt đi trong dịp rằm tháng Bảy lễ Vu Lan vì nghĩ rằng để cũng chẳng làm gì cả.
Vị sư báo tin xong thì vội vàng gác máy, để lại một Thanh Nghiên với cảm giác hụt hẫng cùng cực:
Tôi nghĩ rằng dù như thế nào thì vẫn có phần trăm nào đó của sự hướng thiện trong con người của người cai tù này. Mặc dù cái xã hội cái ác được lên ngôi thì cái thiện vẫn cứ nẩy mầm.
- Phạm Thanh Nghiên
Tôi thấy mọi sự trước mắt mình như tối sầm lại bởi vì tôi đã rất là mong chờ đến ngày hẹn để đến lấy danh sách. Chưa bao giờ tôi có cảm giác thất vọng kinh khủng khi đã không hoàn thành cái mục tiêu, cái nhiệm vụ mà mình đặt ra cho chính mình. Đối với họ thì để chẳng làm gì cả nhưng đối với chúng ta thì nó là vô giá. Tôi tin chắc một điều nó sẽ là một bằng chứng lịch sử sau này về những đau thương mà người dân Việt Nam nói chung cũng như những cựu quân nhân cán chính Việt Nam Cộng Hòa nói riêng bị bách hại. Nói thật là trong phút chốc đó tôi cảm thấy mọi sự trước mắt mình như sụp đổ.
Khi tôi trấn tĩnh lại thì tôi không tin, tôi không tin rằng cái danh sách ấy đã bị đốt đi. Thời gian tới tôi sẽ vẫn cố gắng để có được cái danh sách đó trong khả năng có thể. Nếu như họ cứ khăng khăng thì tôi không làm cách nào được nhưng tôi vẫn cứ hy vọng.
Con số 626 tù cải tạo miền Nam chết vì bệnh tật, đau khổ và đói khát trong trại tập trung Ba Sao ở Nam Hà trên thực tế có thể cao hơn. Cựu quân nhân miền Nam Nguyễn Đạc Thành, năm 1979 từ trại 9 Yên Bái trên biên giới phía Bắc được chuyển xuống trại tù Nam Hà, gọi là Ba Sao:
Trại Ba Sao chia ra nhiều khu, khu A dành cho cấp tướng, cấp bộ trưởng hay tổng trưởng. Khu B dành cho sĩ quan cấp tá, khu C dành cho tù hình sự.
Trại Ba Sao gọi là khó khăn nhất, hắc ám nhất của công an. Nói tới Ba Sao là người miền Bắc đã rất là sợ. Con số 626 có thể còn hơn nữa chứ không ít hơn đâu bởi vì việc quản lý ăn uống rất khó khăn, không được nấu nướng hay là gì cả cho nên anh em kiệt sức rất nhiều, binh hoạn chết chóc đương nhiên xảy ra. Trại này rất lớn, còn có 3 cái nghĩa địa nữa và con số tù chết có lẽ là hơn số 626 đó rất nhiều.
Họ được chôn ở đâu?
Tuy nhiên, vẫn lời ông Nguyễn Đạc Thành, phần đông tù cải tạo không chết trong trại Nam Hà mà chết tại trại Mễ. Trại Mễ nằm trên một khu vực có tên là Cánh Đồng Mễ, chạy từ Nam Định ra Phủ Lý, nơi những tù bị bịnh từ Ba Sao được chuyển ra mà nếu chết thì được chôn tại đây.
400-1
Danh sách 126 người chết tại trại tập trung Ba Sao. Hình do VAF cung cấp
Năm 2007, sau khi đã định cư tại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đạc Thành sáng lập VAF Sáng Hội Việt Mỹ, vận động chính giới Hoa Kỳ cũng như giới chức Việt Nam để xin về bốc mộ đồng đội chết trong những trại tập trung như Làng Đá, Ba Sao và những nơi khác.
Tôi đã đến Cánh Đồng Mễ và đã thấy cảnh hoang tàn ở đó rồi. Người ta cắt một phần của cánh đồng nghĩa địa này bán cho một công ty hóa chất.
Năm 2009, con của ông trung tá Cao Kim Chẩn chết tại Nam Hà, em Cao Kim Minh, đã ra ngoài Nam Hà để bốc mộ cha. Số mộ của ba em là 49, em gởi cho tôi cái danh sách 126 tù cải tạo tại Cánh Đồng Mễ này. Sau đó tôi lập tức ra Nam Hà, đi tìm cái nghĩa địa trên Cánh Đồng Mễ này.
Song song đó thì tôi được quen biết với con của đại tá cảnh sát Tôn Thất Dẫn. Chị Trinh con của đại tá Dẫn đã đi ra ngoài trại Nam Hà để xin bốc mộ cha, trại đã chỉ ra cái nghĩa địa ở Cán Đồng Mễ.
Cô ấy ra ngoài nghĩa địa thì mới thấy chính quyền địa phương đã cắt một phần nghĩa địa để bán cho công ty hóa chất. Tại đây cô hỏi thì ban giám đốc công ty hóa chất cho biết họ đã bốc tất cả những ngôi mộ trong phần đất của họ, mỗi một hài cốt bỏ vào trong một cái hũ sành.
Cần biết vì có cả mộ thường dân trong nghĩa địa của Cánh Đồng Mễ nên những cái tiểu sành đựng hài cốt tù cải tạo được đánh dấu riêng và được chôn trong một ngôi mộ chung.
Từ Sài Gòn, chia sẻ với Thanh Trúc về việc liên quan, con gái cố đại tá cảnh sát Tôn Thất Dẫn cho biết trong hai mươi mấy cái tiểu sành chị tìm thấy trên Cánh Đồng Mễ và đưa qua xét nghiệm thì 14 cái được xác nhận là hài cốt tù cải tạo, trong đó một cái là hài cốt thân phụ của chị.
Chị Trinh đã xin phép đưa tất cả 14 hũ hài cốt này về Nam, an vị trong một nhà thờ ở Sài Gòn.
Đó là những chi tiết về quân dân cán chính miền Nam đã nằm xuống tại trại tù Ba Sao ở miền Bắc sau năm 1975. Không ai rõ con số 126 người xấu số ở Ba Sao mà VAF Sáng Hội Việt Mỹ thu thập được có nằm trong danh sách 626 người tù tử vong Ba sao mà cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên mong muốn tìm ra hay không.
Tại sao một giám thị Ba Sao lại tìm đến một ngôi chùa để lập bia thờ 626 vong hồn tù cải tạo chết trong trại, cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên nói rằng điểm duy nhất cô có thể lý giải là:
Không có lý do gì để người giám thị làm như vậy cả, chưa kể tính chất nhạy cảm và nguy hiểm nữa. Lý giải bằng tâm linh thì tôi cho rằng có thể có một biến cố nào khiến vị cai tù này làm được cái việc như thế. Tôi nghĩ rằng dù như thế nào thì vẫn có phần trăm nào đó của sự hướng thiện trong con người của người cai tù này. Mặc dù cái xã hội cái ác được lên ngôi thì cái thiện vẫn cứ nẩy mầm.
Trả lời câu hỏi tương tự, cựu tù chính trị Nguyễn Đạc Thành, giám đốc VAF Sáng Hội Việt Mỹ, từng về Việt Nam bốc mộ và cải táng hơn 500 bộ hài cốt tù cải tạo miền Nam từ Nam ra Bắc, nêu thí dụ hiếm hoi về một cán bộ mà ông dấu tên, một người có lòng mà ông và bạn đồng tù không thể quên khi còn ở trại 9 Yên Bái:
Tôi cảm nhận được sự thiêng liêng và sự ấm áp, nói thật tôi chưa bao giờ trải qua cái cảm giác như thế nên diễn tả bằng lời cũng rất là khó.
- Phạm Thanh Nghiên
Trong thời gian ở tù thì rất nhiều quản giáo và nhiều vệ binh rất tàn ác nhưng cũng có một vài vị có lương tâm. Tôi nói thí dụ một cán bộ ở trại 9 đã khóc khi thấy chúng tôi bị giam cầm một cách khắc nghiệt như thế này. Ông đã lén cho chúng tôi đào trộm sắn để ăn để có thể hồi sức lại.
Cái thứ hai nữa là khi mà ông chuyển chúng tôi về trại giam Nam Hà thì ông quay mặt vào tường ông khóc. Tôi nói cái này chắc chắn anh em trong trại 9 không ai phản đối hết, ông đã thương và che chở chúng tôi, chúng tôi đã phục hồi lhttp://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/how-many-died-in-the-concentrat-camp-of-ba-sao-tt-04072016133017.htmại được ở trại 9 để về Nam Hà ở tù tiếp.
Theo tôi nghĩ người quản giáo đó đã làm một việc rất nguy hiểm, nếu bị phát giác họ sẽ bị mất việc. Đó là tình cảm của riêng họ đối với anh em tù cải tạo mà thôi, tôi nghĩ là có chứ không phải không có.
Đích xác bao nhiêu người tù cải tạo miền Nam đã bỏ mạng trong trại Ba Sao ở Nam Hà nói riêng là bài toán chưa có đáp số. Chỉ biết thầm lặng cảm ơn những tấm lòng nhân ái từ người quản giáo nào đó ở Ba Sao, của vị sư thầy nào đó ở một ngôi chùa nhỏ ngoài Bắc mà có ngày cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên sẽ đưa quí vị cũng như Thanh Trúc đến như đã hứa.
Xin hãy cùng Thanh Trúc cầu xin mọi điều bình an đến cho những người có trái tim nhân hậu.
 http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/how-many-died-in-the-concentrat-camp-of-ba-sao-tt-04072016133017.html

Wednesday, April 6, 2016

VÕ KỲ ĐIỀN * CON CHÓ ĐI LẠC

CON CHÓ ĐI LẠC



Chú Cân khập khiểng chưn thấp chưn cao đi vô nhà bếp, cặp mắt ngó láo liêng. Căn bếp khá rộng, đồ đạc ngổn ngang. Chú thấy thầy An đương ngồi lặt một thúng rau muống, lá héo vàng bên cạnh hồ nước, vách đầy rêu xanh. Lần nào cũng vậy, khi đi ngang đây chú cũng thấy mấy thầy giáo làm anh nuôi, lặt rau. Hôm nay lại tới phiên thầy An. Cái ông thầy nầy dạy Sử mà lại có ngón đờn thật ngọt. Mấy ngón tay ổng lặt rau, cũng lanh như khi ổng gảy trên dây đờn. Thầy An thấy chú Cân lò dò tới, bèn hỏi:
-Chú muốn kiếm cái gì vậy ?
-Bữa hổm tôi có để một cuộn dây luộc trên đầu tủ, bữa nay sao mất tiêu kiếm hổng ra ?

Nói rồi chú định quay đi. Cả người chú choán hết cái khung cửa cây nhỏ xíu. Trong nhà bếp, ngoài nồi nêu, soong chảo, chén dĩa, còn có một đống cuốc xẻng của ban lao động để ngổn ngang bên vách. Thầy An đưa tay chỉ một nùi dây dừa móc trên cây cột đen xám vì khói bếp:
-Phải chú muốn kiếm sợi dây nầy không ?
Chú mừng rỡ vói tay lấy, miệng trả lời:
-Ừa, vậy mà nãy giờ tôi kiếm hoài hổng thấy.
Cầm cuộn dây dài trong tay, dáng vui vẻ chú hỏi:
-Bữa nay thầy trực nhà bếp hả ? Sao hôm qua tôi cũng thấy thầy ở đây ?
-Đáng lẽ bữa nay tới phiên thầy Định. Nhưng tôi không thích dạy, bèn kiếm cách đổi với thẩy... Làm bếp cực nhưng khỏi phải nhức đầu. Nói tới đó thầy bèn so sánh:
-Lẩm rẩm vậy mà tôi thấy chú ngon lành. Cả cái trường nầy có chú là sướng. Trên thì có anh Chín hiệu trưởng, kế đó là chú...
Rồi như sợ bị hiểu lầm, thầy An tiếp:
-Ở thời nầy không dính líu tới ngụy quân ngụy quyền, không nhà cửa, đất đai, tiền bạc mà lại có bà con cách mạng làm lớn thì là hạng nhứt, phải không chú Cân ?
Chú Cân vừa dợm đi, vừa trả lời:
-Trong trường ai cũng nói y như thầy mà tôi thấy có sướng gì đâu. Tháng nào tôi cũng được tuyên dương cá nhân tiên tiến...
Rồi chú hạ thấp giọng, ngập ngừng:
-Tiên tiến mà không có tiền cũng hổng sướng...

Nói xong chú quay ra, cái chưn có tật đi khập khiễng, tay tháo lần cuộn dậy. Sợi dây dừa nhỏ bằng ngón tay út được tuôn ra thẳng dài kéo lệt bệt trên sàn xi măng. Chú thắt một mối ở đằng đầu, lấy tay ướm ướm cho mối thắt chặt lại. Nắng đã bắt đầu nong nóng. Ngoài sân trường ánh sáng chói chang. Căn phòng của chú Cân ở cuối sân, cạnh kho chứa đồ cũ của nhà trường, cách nhà bếp một khoảng đất trống cỏ mọc lan tràn. Chú không có thì giờ để làm cỏ dọn dẹp. Từ sáng sớm phải mở cổng trường, quét lớp quét sân. Công việc bề bộn kéo dài mãi cho đến chiều tối, nhứt là cho đến mấy ngày gần Tết như lúc nầy. Trong lớp ngoài sân chỗ nào cũng rác ngập đầu. Chú lo dọn dẹp hằng mấy chục phòng học vừa đủ hết hơi, còn sức đâu mà lo tới cái phòng riêng nữa. Cái phòng chỉ dành để ngủ, có được một cái giường và một cái bàn còn dùng được. Bên vách để một đống đồ cũ vụn vặt gồm có bàn học trò, ghế ngồi gãy chưn, bảng viết lủng lổ.
Hồi sáng nầy lúc trời còn lờ mờ tối, chú đương ngủ bỗng giựt mình vì nghe tiếng lục đục dưới gầm giường. Cứ tưởng là có ăn trộm, chú nằm im để lắng nghe. Có tiếng quào rột rột ở bên vách, hồi lâu có tiếng gâu gâu nho nhỏ. A, thì ra có con chó đi lạc vô phòng. Đương ngủ bị phá đám đâm bực mình, thuận tay chú vớùi lấy thanh cũi để kế bên quăng mạnh. Khúc củi lớn nặng, trúng cái bịch trên lưng, con chó kêu ẳng ẳng cong đuôi chạy mất.

Chú nằm cố ngủ nướn thêm một chút. Trời còn tối mò mò, giấc ngủ không chịu đến. Nằm trên giường mà đầu óc chú nghĩ ngợi lan man. Còn mấy ngày nữa là hết năm. Làm việc quần quật mà vẫn không dư một đồng một chữ để ăn Tết. Cuộc đời không buồn mà vẫn chưa thấy gì vui. Ngày tháng cứ lần lượt qua, tết nhứt tới hồi nào không hay. Đã trên hai mươi năm giúp việc cho trường nầy, chú quen mặt hầu hết các thầy cô giáo. Có người đổi tới rồi có người đổi đi. Riêng năm nay, mới có mấy tháng mà trường đổi tới ba ông hiệu trưởng. Ông hiệu trưởng cũ người Bắc di cư, dáng nghiêm nghị, nói năng điềm đạm, chững chạt. Tuy vậy có nhiều lần ông nói chú không hiểu. Một hôm ông nhờ chú mua dùm gói thuốc hút. Chú lấy tiền rồi đi vụt ra cửa. Ông nói :
-Không gấp, làm gì mà cuống lên thế ?
Chú nghe xong ngạc nhiên quay trở lại, hỏi :
-Ông nói cái gì tôi không hiểu, cuống lên là cái gì ?
Thấy cái mặt chú ngơ ngác, mấy ông giáo sư ngồi bên cười ầm lên. Một lần khác trong bữa tiệc tất niên, ông hiệu nhờ chú mua thêm một ít lạc rang. Chú ngó quanh ngó quất, cuối cùng khều khều thầy Định hỏi nhỏ:
-Lạc rang là món gì vậy ?
Đến khi được thầy Định giải nghiã cho biết, chú tiu nghỉu:
-Sao ổng hổng chịu nói đậu phọng, tui đâu có hiểu tiếng Bắc !

Dù vậy chú vẫn kính nễ ông hiệu trưởng vì ông học rất giỏi. Các thầy cô giáo sư cùng học sinh cũng kính trọng và thương yêu ông lắm. Riêng đối với chú, ông hiệu rất vui vẻ, dễ chịu. Thỉnh thoảng ông thường cùng chú tâm sự. Chú ít nói mà thích nghe. Có món gì ngon ông thường rủ chú cùng ăn. Tình thầy trò cũng như tình anh em. Rồi ngày cách mạng về, ông hiệu của chú bị bắt đi học tập nơi khỉ ho cò gáy nào cũng không biết nữa. Chú buồn lắm. Ông hiệu mới tới người Nam, nghe nói lúc trước làm giáo viên bên trường tiểu học, có theo Việt Cộng một thời gian. Ông nầy thì quá tốt đối với chú, nói tiếng Việt Nam dễ nghe. Ngày ông mới về trường, trong buổi họp hội đồng giáo viên, ông đã mời chú ngồi ở hàng ghế danh dự rồi ca tụng chú không tiếc lời. Chú cảm động muốn khóc. Đầu óc suy nghĩ hoài mà cũng không hiểu tại sao mấy ông giáo sư học giỏi như vậy mà lại không được khen, trong khi đó sức học của chú còn thua mấy đứa học trò lớp nhỏ. Chú có hỏi thầy An, thầy nầy giải nghiã:
-Nhà trường xã hội chủ nghiã đặt nặng trọng tâm lao động. Người nào lao động giỏi thì người đó được khen. Chú lao động giỏi nhứt, nhiều nhứt ở đây thì được khen là phải rồi, thắc mắc gì nữa...
-Ủa, tôi tưởng là trường dạy đọc sách với làm toán chớ. Ai ngờ bây giờ lại dạy lao động, ngộ quá hả. Mà nói vậy đi học làm chi, dốt như tui coi bộ sướng hơn...
Thầy An gật đầu nói nho nhỏ:
-Bây giờ tụi tôi muốn dốt hết mà không được. Lở học giỏi, khổ muốn chết. Chú thấy ông hiệu của mình không ?

Rồi cũng không bao lâu lại đổi tới ông hiệu mới nữa. Ông nầy cũng người Bắc nhưng là đảng viên, tánh tình lại khó chịu. Tiếng Bắc của ông lại khác xa ông hiệu cũ. Ông nói nhiều chữ khó hiểu quá. Cái gì mà "đại bộ phận" "hạ quyết tâm" "chủ yếu "ø "động viên" "quản lý "... chú hoàn toàn mù tịt . Ông khó tánh nên chú không dám hỏi lại. Phần lớn chú phải đoán mò, nhiều khi lịnh một đàng mà làm một nẻo. Ông lại ưa rầy la nạt nộ nhân viên. Thỉnh thoảng còn đi vô phòng chú ngó từ trên xuống dưới, lấy món nầy món kia đem về phòng riêng để dùng. Tết nầy chắc ông ta ở lại trường chớ làm sao mà về Bắc ăn Tết cho kịp... Nghĩ vẩn nghĩ vơ một lúc chú chợt nhớ tới con chó. Phải chi có được một con như vậy cũng đủ vui với bà con lối xóm ba ngày Tết.

Ừ, mà tại sao chú không bắy lấy con chó đó làm thịt ? Hình dáng con chó hồi nảy hiện rõ trong đầu. Nó đứng gần cái cột vuông, bụng thon lưng dài, bốn cẳng cao cao, lông vàng vàng, cái đuôi chỏng lên trời. Cái loại chó vàng nầy có hạng lắm chớ. Ông già Sáu ở cuối xóm trong những cơn nhậu ba ngù thường ngâm nga câu thiệu "nhứt mực, nhị vàng, tam khoang, tứ đốm". Nó chỉ thua có con mực, còn loại chó đốm, chó vá, chó cò là đồ bỏ. Trời ơi, con chó ngon lành đứng ngay trước miệng, vậy mà chú tính không ra, đầu óc tối tăm thế nào mà lại đánh đuổi nó đi. Thiệt là uổng của trời. Có cái ngu nào lớn hơn cái ngu của chú sáng hôm nay hay không ?

Chú tức mình lấy tay đập xuống giường rồi chỗi dậy. Rửa mặt qua loa, chú cầm lấy cây chổi, bắt đầu công việc của một ngày. Công việc nhàm chán đã hai mươi năm qua không thay đổi. Từ các lớp chú quét lần ra ngoài hành lang. Rác rến đầy khắp. Chú phải đem ra đổ ở hố rác nhiều lần. Mãi cho đến cuối sân, trong ánh sáng mờ mờ, chú chợt thấy con chó đi vẩn vơ xung quanh gốc điệp, cái mình tròn lẳng, cái bụng thon thon. A, nó vẫn còn đây. Chú cố nhớ lại ở cái xóm nầy, gần trường học đâu có ai có con chó giống con nầy. Chắc là ở xa đi lạc, không có gì phải bận tâm. Chú lại gần lấy cây chổi đập đập, đe dọa. Con chó quay đầu lại nhìn, bốn chưn từ từ bước tới. Chú lùa nó lần về phòng. Không ngờ con vật lại dễ thương ngoan ngoản đến như vậy. Nó đi từ từ mà không chạy. Con chó quên mất khúc củi và người quăng. Đến khi nó lọt vô trong phòng chú đóng ập cửa lại, khoá kỹ rồi yên chí trở ra tiếp tục công việc cho xong.

Buổi sáng đó chú quét mấy cái hành lang dài mà không thấy mệt. Xong rồi chú đi lại nhà bếp để kiếm sợi dây cột chó. Khi thắt xong cái mối thì chú đã về tới trước cửa phòng. Bên trong có tiếng chó gâu gâu. Chú mở khoá, đưa tay đẩy nhẹ cửa. Con chó lạ vẫn còn đứng ở đầu giường nhìn chú gừ gừ, mắt ngơ ngác. Con chó dài đòn mà mập, bốn cẳng thon thon cao cao, cái đuôi dựng đứng. Chú làm bộ không ngó tới nó, lo làm một vài công việc khác. Con vật không đề phòng đi đi lại lại bình thản, cái đuôi nghiêng ngả như cái cán cờ. Chú Cân nắm chắc sợi dây, xuất kỳ bất ý vòng vô cổ chó giựt mạnh. Con chó hoảng hốt, tông chạy ra cửa. Cả thân hình nó bị sợi dây ghì mạnh, hai chưn trước bị giựt lên hỏng đất, hai chưn sau khụy xuống, cổ bị xiết chặt. Bốn chưn nó cựa đạp lung tung, miệng kêu ăng ẳng thiệt lớn nhưng tới lúc bị nghẹt thì chỉ nghe tiếng khè khè. Nó đành chịu trận nằm im. Chú Cân lui cui cột đầu dây còn lại vô gốc cột, miệng cười hể hả, trong bụng khoái chí. Đúng là của trời cho. Cái số được ăn ngon thì dẫu nằm nhà đồ ăn cũng tới ngay miệng.

Chú Cân càng suy nghĩ càng sung sướng. Chú khoái chí xách cái ấm nước bằng nhôm đen thui đi ngay ra nhà bếp để nấu một bình nước trà. Thầy An vẫn còn ngồi đó nhưng đang nấu cơm cho buổi ăn trưa. Cơm đã gần chín. Chú Cân lại gần đặt ấm nước ở bếp kế cận:
-Tết nầy thầy có về Sàigòn không ?
-Về chớ chú. Mai là tôi đi. Mùng sáu mới trở lên.
Chú Cân cười cười:
-Phải thầy không về, ở lại trường ăn Tết với tui. Vui lắm. Tui vừa bắt được con chó ngon lành, định rủ thêm vài người bạn lối xóm với mua vài lít rượu đế là có một cái Tết huy hoàng. Mà thầy có thích ăn thịt chó không ?
-Tiếc quá, tôi chưa được ăn lần nào. Không phải không ăn được nhưng gia đình không cho ăn nên thôi. Chớ rắn rùa, lươn, ếch, chuột, dơi gì tôi cũng làm ráo nạo. Nhiều khi cũng muốn thử một lần cho biết nhưng chưa có cơ hội...
Chú Cân hứng chí:
-Ờ, ờ, có dịp nên thử một lần, ngon lắm. Không có loại thịt nào qua nổi. Thôi Tết nầy ở lại đây đi. Con nầy mười người ăn cũng không hết. Thầy không nghe mấy ông giáo Bắc kỳ nói sao -"sống trên đời không ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không" Tôi cam đoan thầy ăn thử một lần thì mê luôn. Người ta nói như vầy -thịt chó dính vô kẻ răng quên không xỉa, ba ngày miệng vẫn còn thơm !
Thầy An cười ngất:
-Thôi thôi, chú Cân ơi ! Tôi tin rồi, nói nữa nghe phát thèm. Tết nầy tôi dám ở lại lắm à nghen... Thế nào tôi cũng phải ăn một lần cho biết. Mà chú có biết cách làm thịt không?
Chú Cân trợn mắt khoa tay:
-Nghề ruột của tôi mà thầy. Ở xóm nầy ai muốn" hạ cờ tây" là phải nhờ tôi đó. Làm riết rồi đâm quen tay. Nội cái vụ cột bốn chưn cũng phải có cách, không phải dễ đâu. Nè nghe, trước hết mình phải cột chặt miệng nó lại cho khỏi cắn. Rồi cột hai chưn sau lại với nhau. Hai chưn trước mình bẻ ngoặt lên trên lưng rồi mới cột dính lại. Cột như vậy thì nó hết dãy dụa. Rồi mình lựa cái mạch máu lớn ở trên cổ mà cắt. Khi nào nó sùi bọt mép ra là chết...
-Ủa, chớ chú không bỏ vô bao bố dìm xuống sông cho chết sao ?
-Làm như vậy thì dễ hơn nhưng mình không làm món tiết canh được. Tui làm theo cách của người Bắc, thịt nó trắng ngon hơn. Còn nhận nước thì thịt đỏ bầm hết ngon. Còn cái vụ làm lông phải thui bằng rơm thiệt kỹ, nếu không vậy thì hôi, khó ăn. Lúc bắt đầu làm, phải nấu một nồi nước sôi lớn, khi cắt tiết xong, lấy gáo múc nước sôi xối từ từ cho đều. Khi nhổ lông phải cho khéo đừng để tuột da. Nhổ rồi lấy rơm đốt để thui. Không được đốt nóng quá, ngọn lửa phải đều, lấy quạt quạt nhè nhẹ cho lửa táp đều đặn vào thân chó. Bao nhiêu lông còn sót lại đều phải đốt cho cho cháy sạch. Da bắt đầu vàng từ từ. Nhưng phải tránh đừng để ngọn lửa nóng hăng quá, da nứt hết. Khi nào thấy da vàng đều, mỡ bắt đầu chảy ra bốc mùi thơm là được. Hấp dẫn lắm thầy An ơi, lúc đó mình tự nhiên nghe đói bụng rồi lại thèm một ly đế nữa...
-Uả, vậy là chú làm món thịt chó nướng hay thịt chó quay hả ?
Chú Cân cười khoát tay:
-Đâu phải, nãy giờ là tui chỉ mới làm lông thôi. Còn phải rửa lại cho thiệt sạch, rồi để lên trên một cái nia lót lá chuối, lấy dao mổ bụng, cắt đầu, cắt bốn chưn để riêng. Còn bộ đồ lòng phải làm cho thiệt kỹ. Ruột non để dành làm dồi. Đừng có cắt cái bao tử với ruột, để hai thứ dính nguyên như vậy. Cái bao tử cắt phân nửa ở trên, phân nửa dưới dính với ruột phải xát muối, cạo rửa cho thiệt sạch, lộn vô lộn ra cho kỹ. Rồi mình lấy cái bao tử làm cái quặng để nhét huyết, mỡ, đậu xanh, rau thơm vô rồi luộc. Nên nhớ nhét lưng lưng thôi. Vì khi nấu, đậu xanh nó nở ra, dồn cứng quá, khúc dồi nó bể thì hư hết. Nước luộc đó mình bỏ vô vài nắm gạo, một lon đậu xanh, nấu chung với tim, gan, phèo phổi, thì có được một nồi cháo thượng hảo hạng. Cháo bào ngư ở Chợ Lớn cũng không bằng...

Câu chuyện đến hồi gay cấn, cái món thịt chó nghe mà sao hấp dẫn như vậy. Người nói lẫn người nghe, cả hai đều ứa nước miếng, bụng đói cồn cào. Chú Cân định tả tiếp các món khác bỗng thấy anh Chín hiệu trưởng chợt đến, chú ngưng ngang. Các giáo viên khác lục tục kéo vào nhà bếp. Anh Chín đứng ngay ở khung cửa hẹp, hỏi giọng hách dịch:
-Sáng nay chú làm gì mà để một đống rác ngùn ngụn ở giửa sân thế kia ?
Chú Cân bị hỏi bất thần, không kịp chuẫn bị, lính quính trả lời lắp bắp:
-Tại, tại, con chó...
Anh Chín hỏi dồn:
-Con chó nó làm ra được đống rác đấy hả ? Mà chú nói con chó gì đấy ?
Chú Cân thiệt thà khai ra:
-Dạ, dạ, sáng nay tự nhiên có con chó nó chun rào vô trường. Em chờ hoài không thấy ai kiếm nên biết chó đi lạc không có chủ, em mới bắt..
Anh Chín hiệu trưởng nghe tới đây bèn sửa lại điệu bộ nghiêm trọng, ngó lướt qua các giáo viên đứng vây quanh.
-Rồi chú để nó ở đâu, đã làm thịt chưa ?
-Dạ, dạ chưa. Em còn cột nó ở trong phòng.
Anh Chín suy nghĩ thiệt lẹ trong đầu rồi cười gằn, miệng nói trơn tru:
-Chú có biết con chó đó của ai không ? Tôi nói cho biết, nó là của tôi. Tối hôm qua tôi xin được của một người quen.

Chú Cân nghe xong rụng rời. Giấc mơ mới có nửa chừng thì bị sụp đổ. Mồ hôi rịn ra lấm tấm trên mặt. Hình ảnh con chó thui vàng ngậy chập chờn. Mùi mỡ thơm phảng phát đâu đây. Những khúc dồi luộc, những miếng thịt nướng, thịt luộc trong ba ngày Tết lởn vởn trong đầu. Chú biết là anh Chín hiệu trưởng nói láo để giựt cho bằng được con chó, nhưng biết làm sao bây giờ. Chú đành nuốt nước miếng... rồi ngó qua thầy An. Thầy An cũng biết rõ câu chuyện y như chú vậy nhưng đành câm miệng, không dám có ý kiến. Bộ muốn đi học tập bỏ vợ bỏ con chết đói sao mà dám chọc giận xếp lớn. Thầy đành cười cười, dáng tự nhiên, không lộ vẻ binh ai. Tuy trong thâm tâm thầy đứng về phe chú Cân, đồng thời cũng tự thấy tủi nhục. Nhìn sự bất công mà không dám can thiệp thì thiệt là hèn. Ôi, cái nợ cơm áo khiến người ta ích kỷ nhỏ mọn.

Trong cái giây phút căng thẳng đó, tự nhiên chú Cân đâm nổi khùng sẳng giọng:
-Anh Chín nói láo để giựt con chó của tui. Anh nói con chó của anh xin, vậy chớ lông nó màu gì ? Chó mực, chó cò, chó vện hay chó vá, chó bẹc-giê ? Anh nói trúng, tôi trả liền.
Cái phản ứng của chú Cân quá dữ dội, anh Chín hiệu trưởng không ngờ tới. Đám thầy giáo thấy tình hình căng thẳng, đều đổ dồn lại để coi. Họ thấy cái mặt của anh Chín từ màu đỏ đổi sang màu vàng, từ vàng đổi thành xanh, rồi cái môi anh run run. Làm ra dáng thật tự nhiên, anh vổ vai chú Cân:
-Chuyện không có gì, chú đừng có nóng. Tôi đã làm gì nào. Ối dào, con chó ấy hở. Hôm qua trời tối quá, tôi nhìn không rõ lắm... hình như nó màu trăng trắng...
Anh nói xong liếc nhanh qua mặt chú Cân. Thoáng thấy chú nhếch mép vẻ tỉnh táo, anh nghĩ là trật nên tiếp theo:
-Mà cũng hơi vàng vàng.
Rồi anh tiếp luôn cho chắc ăn:
-Cũng có vài đốm đen đen.
Chừng như cảm thấy câu trả lời chưa vững, bên ngoài có tiếng mấy thầy cô giáo xì xào, đối phương có vẻ chưa nao núng, anh Chín tỏ dáng thân thiện:
-Thôi tôi đề nghị với chú Cân thế nầy nhé - mình thịt chung rủ anh em trong trường đánh chén với nhau một bửa bằng thích. Con chó của tôi cũng như của chú... mà cũng là của chung hết cả thẩy anh em ở đây. Ta cùng nhất trí nhé !
Chú Cân lấy lại bình tĩnh, không còn sợ hãi chút gì nữa. Chú gằn giọng:
-Anh nói trật lất. Con chó gì mà màu vàng vàng, đen đen, trắng trắng. Tui không trả. Anh làm gì tui thì làm. Đi tới đâu tui cũng tới...

Nói xong chú đứng dậy bỏ đi ra, mặt hầm hầm. Chú Cân bữa nay ngon lành thiệt. Chỉ độ một lát, cả trường từ thầy đến trò, ai cũng biết cái tin sôi động hấp dẫn là chú Cân dám chơi anh Chín hiệu trưởng. Tất cả đều hả hê sung sướng vì được người thay mình mà trả hận dùm.
Nhưng cái niềm vui đó chỉ kéo dài được cho tới chiều. Gần giờ tan học, người ta thấy chú Cân lôi con chó vàng, cái đuôi chỏng lên trời, tay cầm mảnh giấy lên trình diện trên ty, cái mặt méo xẹo. Mảnh giấy có ghi mấy hàng chữ viết tay nguệch ngoạc: "...có con chó của Ty Giáo Dục đi lạc vô Trường Cấp Ba Thị Xã. Yêu cầu đồng chí hiệu trưởng cho người tìm kiếm và giao hoàn về Ty ngay trong chiều nay...." Cái miếng giấy đáng ghét đó ở bên dưới lại có đóng dấu son đỏ chói với chữ ký của Sáu Việt, trưởng ty, rõ ràng. Chú Cân làm sao dám cãi. Ánh nắng buổi chiều còn vương trên các đọt cây ven đường. Cái khoảng cách từ trường đến Ty bữa nay sao mà xa lơ xa lắc !
°
Chiều ba mươi Tết năm ấy, ở nhà anh Sáu trưởng ty có một bữa tiệc thịt chó. Mọi người đã say ngà ngà. Đầy bàn chén dĩa ly tách ngổn ngang. Trong phòng mùi thịt nướng thơm phức, mùi rượu đế cay nồng. Anh Chín hiệu trưởng với tay lấy một cặp chả, gỡ ra để vào đĩa trước mặt anh Sáu:
-Mời anh Sáu dùng thử một miếng chả nướng. Chả nầy nướng bằng than tàu, quạt liền tay cho mỡ rỏ xuống than rồi nó bốc khói, khói quyện lấy vào miếng chả... Anh để ý nhé, nó thơm quá đi mất anh ạ. Ôi chao, cái mùi thơm phưng phức, thơm quá là thơm !
Sáu Việt miệng hớp một ngụm rượu, tay tuốt gắp chả, gật gù:
-Đúng đấy, con chó béo bở như thế nầy, phải dành cho dân cán bộ Hà Nội chính cống bọn mình bồi dưỡng mới đúng. Chứ để cho bọn Nam bộ ấy mà thịt con cầy nầy thì phí lắm. Tụi nó có làm ra trò trống gì. Giá mà không có mưu kế của chúng mình thì nó đã lọt vào tay cái thằng gì... gì ấy nhĩ, ôi chao hỏng bét ! Cứ kể như là vất đi....

Võ Kỳ Điền
(trích trong Kẻ Đưa Đường, 1986 )

NGUYỄN NGỌC CHÍNH * DANH TỪ GỐC PHÁP

Ngôn ng Sài Gòn xưa:
Vay mượn t tiếng Pháp
Nguyn Ngc Chính
Sang đến thời kỳ “một trăm năm đô hộ giặc Tây”. Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng đã trở thành thuộc địa của Pháp. Cũng vì thế, tiếng Pháp đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa, xã hội của người Việt. Tiếng Pháp được sử dụng trong các văn bản, giấy tờ của Chính phủ Bảo hộ và trong giảng dạy ở nhà trường, bên cạnh đó là các loại sách báo thâm nhập đời sống thường ngày của người dân.

Chữ Quốc ngữ, vốn được tạo ra bởi một số nhà truyền giáo Tây phương, đặc biệt là linh mục Alexandre de Rhodes (tác giả cuốn Từ điển Việt-Bồ-La năm 1651), với mục đích dùng ký tự Latinh làm nền tảng cho tiếng Việt. “Latinh hóa” chữ Việt ngày càng được phổ biến để trở thành Quốc ngữ, chịu ảnh hưởng bởi những thuật ngữ, từ ngữ mới của ngôn ngữ Tây phương, nổi bật nhất là văn hóa Pháp.

Khi chiếm được ba tỉnh Nam Bộ, người Pháp đã nắm trong tay một công cụ vô cùng hữu hiệu để truyền bá văn hoá đồng thời chuyển văn hoá Nho giáo sang văn hoá Phương Tây. Tờ Gia Định Báo là tờ báo đầu tiên được phát hành bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1865, khẳng định sự phát triển và xu hướng của chữ Quốc Ngữ như là chữ viết chính thức của nước Việt Nam sau này.

Đối với người bình dân, việc tiếp nhận tiếng Pháp đến một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nói “Cắt tóc, thui dê” để chỉ ngày Quốc khánh Pháp 14/7, Quatorze Juliet. Người ta có thể dùng tiếng Tây “bồi” nhưng lại không cảm thấy xấu hổ vì vốn liếng tiếng Pháp của mình vốn chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Để tả con cọp, người ta có thể dài dòng văn tự: “tí ti giôn, tí ti noa, lủy xực me-xừ, lủy xực cả moi”. Diễn nôm câu này là một chút màu vàng (jaune), một chút màu đen (noir), nó ăn thịt ông (monsieur), nó ăn thịt cả tôi (moi).

Nhân đây cũng xin nói thêm về những đại danh từ nhân xưng như toa (anh, mày – toi), moa hay mỏa (tôi, tao – moi), en hay ẻn (cô ấy, chị ấy – elle), lúy hay lủy (anh ấy, hắn – lui), xừ hay me-xừ (ông, ngài – monsieur)... Học trò trường Tây, những nhà trí thức khoa bảng hay cả những kẻ tỏ ra “thời thượng” ngày xưa thường dùng những đại từ này. Cũng vì thế có một câu mang tính cách châm chọc: “Hôm qua moa đi xe lửa, buồn tiểu quá nên moa phải đái trên đầu toa” (toa ở đây có 2 nghĩa: toa xe lửa nhưng cũng có ý là toi (anh) trong tiếng Pháp).

Nói thêm về hỏa xa, người Pháp xây dựng đường xe lửa đầu tiên ở Việt Nam tại Sài Gòn từ năm 1881. Đây là đoạn đường ray (rail) từ Cột cờ Thủ Thiêm đến bến xe Chợ Lớn, dài 13km. Mãi đến năm 1885 chuyến xe lửa đầu tiên mới được khởi hành và một năm sau, tuyến đường Sài Gòn-Mỹ Tho dài 71km bắt đầu hoạt động. Sau đó, mạng lưới đường sắt được xây dựng trên khắp lãnh thổ Việt Nam, dùng kỹ thuật của Pháp với khổ đường ray 1 mét. Tính đến năm 1975 miền Nam có khoảng 1.240km đường ray nhưng vì chiến cuộc nên chỉ được sử dụng khoảng 60%.
Nhà ga cũng có xuất xứ từ tiếng Pháp gare. Ga là công trình kiến trúc làm nơi cho tàu hoả, tàu điện hay máy bay đỗ để hành khách lên xuống hoặc để xếp dỡ hàng hoá. Từ sự vay mượn này ta có thêm những từ ngữ như sân ga, trưởng ga, ga chính, ga xép… Nhân nói về ga tưởng cũng nên nhắc lại động từ bẻ ghi (aiguiller) tức là điều khiển ghi (aiguille) cho xe lửa chuyển sang đường khác. Trong tiếng Việt, bẻ ghi còn có nghĩa bóng là thay đổi đề tài, chuyển từ chuyện mình không thích sang một đề tài khác.

Xe lửa ngày xưa

Có những từ ngữ xuất xứ từ tiếng Pháp nhưng vì lâu ngày dùng quen nên người ta cứ tưởng chúng là những từ “thuần Việt”. Chẳng hạn như cao su (caoutchouc), một loại cây công nghiệp được người Pháp du nhập vào Việt Nam qua hình thức những đồn điền tại miền Nam. Ngôn ngữ tiếng Việt rất linh động trong cách dùng từ ngữ cao su qua các biến thể như giờ cao su (giờ giấc co dãn, không đúng giờ), kẹo cao su (chewing-gum), bao cao su (còn gọi là “áo mưa” dùng để tránh thai hoặc tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục)…

Nhà băng (banque) là một chữ quen dùng trong ngôn ngữ hàng ngày còn xà bông cũng là loại chữ dùng lâu ngày thành quen nên ít người để ý xuất xứ của nó là từ tiếng Pháp, savon. Ở miền Bắc, xà bông được cải biên thành xà phòng, là chất dùng để giặt rửa, chế tạo bằng cách cho một chất kiềm tác dụng với một chất béo. Nổi tiếng ở Sài Gòn xưa có xà bông Cô Ba của Trương Văn Bền, dùng dầu dừa làm nguyên liệu chính.

Chúng ta thấy ngôn ngữ Việt vay mượn từ tiếng Pháp trong rất nhiều lãnh vực. Về ẩm thực, tiếng Việt thường mượn cả cách phát âm đến tên của các món ăn có xuất xứ từ phương Tây. Vào nhà hàng, người phục vụ đưa ra mơ-nuy (thực đơn – menu) trong đó có những món như bít-tết (chữ bifteck của Pháp lại mượn từ nguyên thủy tiếng Anh – beefsteak), những thức uống như bia (rượu bia – bière, được chế biến từ cây hốt bố hay còn gọi là hoa bia – houblon), rượu vang (rượu nho – vin)…

Về thịt thì có xúc-xích (saucisse), pa-tê (paté), giăm-bông (jambon), thịt phi-lê (thịt thăn, thịt lườn – filet). Các món ăn thì có ra-gu (ragout), cà-ri (curry)… Khi ăn xong, khách xộp còn cho người phục vụ tiền puộc-boa (tiền thưởng – pourboire). Ngày nay từ boa hay bo được dùng phổ biến với ý nghĩa cho tiền thưởng, hay còn gọi là tiền phong bao hoặc tiền phục vụ.

Từ rất lâu, ở Sài Gòn xuất hiện các loại bánh mì theo kiểu Pháp, miền Bắc lại gọi là bánh tây với hàm ý du nhập từ Pháp. Có nhiều loại bánh đặc biệt như bánh mì ba-ghét (loại bánh mì nhỏ, dài – baguette), bánh pa-tê-sô (một loại bánh nhân thịt, ăn lúc nóng vừa dòn vừa ngon – pathé chaud), bánh croát-xăng (hay còn gọi là bánh sừng bò – croissant).

 

Bánh “pathé chaud”

Người Sài Gòn thường ăn sáng với bánh mì kèm theo nhiều kiểu chế biến trứng gà như ốp-la (trứng chỉ chiên một mặt và để nguyên lòng đỏ – oeuf sur le plat), trứng ốp-lết (trứng tráng – omelette) hoặc trứng la-cóc (trứng chụng nước sôi, khi ăn có người lại thích thêm một chút muối tiêu – oeuf à la coque).

Món không thể thiếu trong bữa ăn sáng là cà phê (café). Cà phê phải được lọc từ cái phin (filtre à café) mới đúng điệu. Người miền Bắc ít uống cà phê nên sau năm 1975 vào Sài Gòn nhiều người đã mô tả cái phin cà phê một cách rất “gợi hình”: “cái nồi ngồi trên cái cốc”.

Ngôn ngữ về trang phục cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tiếng Pháp. Bình thường hàng ngày người ta mặc áo sơ-mi (chemise), cổ tay có cài khuy măng-sét (manchette). Khi đi tiệc tùng hoặc hội họp thì mặc áo vét (vest) hay bộ vét-tông (veston) kèm theo chiếc cà-vạt (cravate) trên cổ áo sơ mi. Trời hơi lạnh có thể mặc bên trong áo vét một chiếc gi-lê (gilet) và hai tay mang găng (gants) cho ấm.

Ngay cả quần áo lót bên trong cũng mượn từ tiếng Pháp. Phụ nữ trên thì mang xú-chiêng (nịt ngực – soutien-gorge) dưới thì có xì-líp (slip). Nam giới thì mặc áo may-ô (maillot) bên trong áo sơ-mi. Mặc quần thì phải có xanh-tuya (dây nịt – ceinture) và khi trời nóng thì mặc quần sóc (quần ngắn, tiếng Pháp là short được mượn từ tiếng Anh shorts).

Trang phục có thể được may từ các loại cô-tông (vải bông – coton) hoặc bằng len (làm từ lông cừu – laine). Trên đầu có mũ phớt (feutre, một loại mũ dạ), mũ be-rê (béret, một loại mũ nồi)… dưới chân là đôi dép săng-đan (sandales), sau này người Sài Gòn lại chế thêm dép sa-bô (sabot nguyên thủy tiếng Pháp là guốc).

 

Mũ phớt

Đi lính cho Tây thì được phát đôi giày săng-đá (giày của lính – soldat). Loại lính nhảy dù, biệt kích (ngày nay là đặc công) gọi là còm-măng-đô (commando). Một đoàn xe quân sự có hộ tống được gọi là công-voa (convoi, trông cứ như con voi trong tiếng Việt!). Thuật ngữ quân sự chỉ những công sự xây đắp thành khối vững chắc, dùng để phòng ngự, cố thủ một nơi nào đó được gọi là lô-cốt có xuất xứ từ blockhaus. Ngày nay, chữ lô cốt còn được dùng chỉ những nơi đào đường, thường được rào chắn, vây kín mặt đường, cản trở lưu thông.

Xưa kia cảnh sát được gọi qua nhiều tên: mã-tà (xuất xứ từ tiếng Pháp matraque, có nghĩa là dùi cui), sen đầm (gendarme), phú-lít (police), ông cò (commissaire)… Lực lượng thuế quan (ngày nay gọi là hải quan) được gọi là đoan (douane), lính đoan còn có nhiệm vụ đi bắt rượu lậu là một mặt hàng quốc cấm thời Pháp thuộc.

Nông phẩm thì có đậu cô-ve (còn gọi tắt là đậu ve – haricot vert), đậu pơ-tí-poa (đậu Hòa Lan có hột tròn màu xanh – petits-pois), bắp sú (bắp cải – chou), súp-lơ (bông cải – chou-fleur), xà lách (salade), cải xoong (còn gọi là xà lách xoong – cresson), cà-rốt (carotte), ác-ti-sô (artichaut)…

Tiếng Tây cũng đi vào âm nhạc. Từ điệu valse, tango… đến đàn piano (dương cầm), violon ( cầm), kèn harmonica (khẩu cầm)... Ở các đăng-xinh (khiêu vũ trường – dancing) luôn có ọc-két (ban nhạc – orchestre) chơi nhạc và xuất hiện một nghề mới gọi là ca-ve (gái nhẩy – cavalière). Ngày nay người ta dùng từ ngữ ca-ve với ý chỉ tất cả những cô gái làm tiền, khác hẳn với ý nghĩa nguyên thủy của nó.

Người phương Tây dùng nhiều sữa và các sản phẩm của sữa nên đã đưa vào ngôn ngữ tiếng Việt những từ ngữ như (beurre), pho-mát (fromage), kem (crème)... Nổi tiếng ở Sài Gòn có hai nhãn hiệu sữa Ông Thọ (Longevity) và Con Chim (Nestlé) như đã nói ở phần trên.

Có người cắc cớ thắc mắc, đàn ông mà lại là ông già thì làm sao có sữa? Xin thưa, hình tượng “Ông Thọ chống gậy” trên hộp sữa chỉ muốn nói lên tuổi thọ (longévité) của người dùng sữa. Trường hợp của Nestlé cũng vậy. Con Chim thì làm gì có sữa? Thực ra thì logo của Nestlé là một tổ chim (gồm chim mẹ và 2 chim con) nhưng người Việt mình cứ gọi là sữa Con Chim cho tiện.


 
Logo của Nestlé

Cũng vì thế mới có nhiều câu chuyện khôi hài về sữa Con Chim. Chú Ba Tàu, chủ tiệm “chạp phô”, giải thích vì sao sữa Con Chim lại bán với giá mắc hơn những sữa khác: “Sữa con bò vì có nhiều vú nên rẻ, sữa mẹ chỉ có 2 vú nên đắt nhưng Con Chim nhỏ chút xíu, vắt được 1 lon sữa là quý lắm thì phải mắc tiền nhất chớ!”.

Các ông lại giải thích một cách hóm hỉnh khi các bà thắc mắc Con Chim làm gì có sữa: “Tại mấy bà không để ý đấy thôi, con chim khi hứng chí cũng tiết ra một thứ sữa màu trắng đục, đó không phải là sữa thì là gì?”.

Thế mạnh của Nestlé là các sản phẩm sữa bò khác như Núi Trắng (Lait Mont-Blanc) và sữa bột Guigoz. Ngày xưa, những gia đình trung lưu đều nuôi con bằng sữa bột Guigoz. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác khi ăn vụng một thìa Guigoz của em út: vừa bùi, vừa béo, những hạt sữa nhỏ ly ty như tan ngay trong miệng.

Sữa bột Guigoz được chứa trong một cái lon bằng nhôm, cao 15cm, có sọc ngang, bên trong lại có sẵn thìa để giúp người pha dễ đo lường. Khi dùng hết bột, các bà nội trợ không vứt lon như những loại sữa khác vì lon Guigoz có nắp đậy rất kín nên được “tái sử dụng” trong việc đựng đường, muối, tiêu, bột ngọt…

Những người thiết kế lon Guigoz chắc hẳn chưa bao giờ nghĩ cái lon lại có nhiều công dụng sau khi sữa bột ở bên trong đã dùng hết. Lon Guigoz đã theo chân những tù nhân cải tạo như một vật “bất ly thân”. Những người “tưởng đi học có 10 ngày” mang theo lon Guigoz để đựng các vật dụng linh tinh như bàn chải, kem đánh răng, vài loại thuốc cảm cúm, nhức đầu để phòng khi cần đến.

Lon Guigoz thường được chúng tôi gọi tắt là “lon gô”. Học tập càng lâu lon gô càng tỏ ra “đa năng, đa hiệu”. Muốn múc nước từ giếng lên thì dùng gô làm gàu, buổi sáng thức dậy dùng gô làm ly đựng nước súc miệng, nhưng gô còn tỏ ra đặc biệt hữu ích khi dùng như một cái nồi để nấu nước, thổi cơm, luộc măng (lấy ở trên rừng), luộc rau, luộc khoai mỳ (“chôm chỉa” khi đi “tăng gia sản xuất”)… nghĩa là làm được tất cả mọi công việc bếp núc.

Chúng tôi ở trong một căn cứ cũ của Sư đoàn 25 tại Trảng Lớn (Tây Ninh) nên có cái may là còn rất nhiều vỏ đạn 105 ly. Người cải tạo săn nhặt những vỏ đạn về và chế thành một cái lò “dã chiến” và lon gô để vào trong lò vừa khít, tưởng như 2 nhà thiết kế vỏ đạn và lon gô đã ăn ý với nhau “từng centimét” ngay từ khâu thiết kế ban đầu! Ai chưa có lon gô thì nhắn gia đình tìm để đựng đồ ăn mỗi khi được vào trại “thăm nuôi”.

Sau 30/4/75 lon gô trở nên hữu dụng vì công nhân, sinh viên, học sinh dùng lon gô để đựng cơm và thức ăn cho bữa trưa. Người Sài Gòn thường đeo một cái túi đựng lon gô khi đi làm, một hình ảnh không thể nào quên của “thời điêu linh” sau 1975.
Tình cờ tôi bắt gặp trang web
(http://www.teslogos.com/ancienne_boite_de_lait_guigoz_collector_collection .html) của Pháp quảng cáo bán lon sữa Guigoz cho những người sưu tầm, giá lên tới 15 euro cho một lon Guigoz xưa, dĩ nhiên là chỉ có lon không, không có sữa!

 
Sữa bột Guigoz

Người Pháp khi đến Việt Nam mang theo cả chiếc ô-tô (xe hơi – auto, automobile). Xe xưa thì khởi động bằng cách quay ma-ni-ven (manivelle) đặt ở đầu xe, sau này tân tiến hơn có bộ phận đề-ma-rơ (khởi động – démarreur). Sau khi đề (demarrer), xe sẽ nổ máy, sốp-phơ (người lái xe - chauffeur) sẽ cầm lấy vô-lăng (bánh lái – volant) để điều khiển xe… Về cơ khí thì người Sài Gòn dùng các từ ngữ như cờ-lê (chìa vặn – clé), mỏ-lết (molete), đinh vít (vis), tuốc-nơ-vít (cái vặn vít – tournevis), công-tơ (thiết bị đồng hồ – compteur), công tắc (cầu dao – contact)…

Bây giờ nói qua chuyện xe đạp cũng có nhiều điều lý thú. Chiếc xe đạp trong ngôn ngữ Việt mượn rất nhiều từ tiếng Pháp. Trước hết, phía trước có guy-đông (thanh tay lái – guidon), dưới chân có pê-đan (bàn đạp – pedale), săm (ruột bánh xe – chambre à air) và phía sau là bọc-ba-ga (để chở hàng hóa – porte-bagages).

Chi tiết các bộ phận trong xe đạp cũng… Tây rặc. Có dây sên (dây xích – chaine), có líp (bộ phận của xe đạp gồm hai vành tròn kim loại lồng vào nhau, chỉ quay tự do được theo một chiều – roue libre), rồi phanh (thắng – frein) ở cả bánh trước lẫn bánh sau. Thêm vào đó còn có các bộ phận bảo vệ như gạc-đờ-bu (thanh chắn bùn – garde-boue) và gạc-đờ-sên (thanh che dây xích – garde-chaine).

Mỗi chiếc xe đạp xưa còn trang bị một ống bơm (pompe) để phòng khi lốp xe xuống hơi. Bên cạnh đó người ta gắn một chiếc đy-na-mô (dynamo – bộ phận phát điện làm sáng đèn để đi vào ban đêm). Tôi còn nhớ khi tháo tung một cái dynamo cũ thấy có một cục man châm gắn vào một trục để khi trục quay sẽ sinh ra điện.

Hồi xửa hồi xưa, đi xe đạp không đèn vào ban đêm rất dễ bị phú-lít thổi phạt nên nếu xe không đèn, người lái phải cầm bó nhang thay đèn! Sài Gòn xưa có các nhãn hiệu xe đạp mổi tiếng như Peugoet, Mercier, Marila, Follis, Sterling… Đó là những chiếc xe đã tạo nên nền “văn minh xe đạp” của những thế hệ trước và một nền “văn hóa xe đạp” còn lưu lại trong ngôn ngữ tiếng Việt của người Sài Gòn xưa
Nguyễn Ngọc Chính

No comments:

Post a Comment