Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 18 October 2016

OBAMA- SƠN TRUNG - NGA- TRUNG CỘNG

TỔNG THỐNG OBAMA

 

Tổng thống Obama: Cộng sản sẽ luôn thất bại!



CTV Danlambao - Đó là lời khẳng định của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong bài phát biểu trước Đại hội Toàn quốc của đảng Dân chủ hôm 27/7/2016 tại Philadelphia.
Dẫn lại lời dạy của ông bà mình - vốn là những di dân đến Kansas cách đây 200 năm, Obama đã ngợi ca những giá trị cao đẹp như: Trung thực, chăm chỉ, tử tế, trách nhiệm, biết giúp đỡ lẫn nhau… Chính những giá trị ấy đã làm nên nước Mỹ.
“Đó cũng là lý do tại sao bất cứ ai đe dọa các giá trị của chúng ta, bất kể là phát xít, cộng sản, các phần tử thánh chiến hay những kẻ mị dân, cuối cùng sẽ luôn bị thất bại!, vị tổng thống đời thứ 44 của Hoa Kỳ nhấn mạnh.
* Video phụ đề Việt ngữ do CTV Danlambao thực hiện.

MAI THANH TRUYẾT * ÂM MƯU TRUNG CỘNG

Âm mưu của Trung Cộng trong vụ cá chết Vũng Áng và Miền Trung Việt Nam

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Trung Cộng đã lên thế trận toàn diện để tiêu diệt Việt Nam, tiêu diệt từ môi trường đến con người cho mục tiêu chiếm đóng Việt Nam mà không cần khởi động một cuộc chiến tranh vũ trang đối đầu cổ điển. Đó là ngăn nước ngọt đầu nguồn sông Mekong, gây ra cuộc chiến “Nước” ở phía Tây, tiêu diệt toàn bộ mùa lúa Đông Xuân vừa qua ở Tứ Giác Long Xuyên, cùng việc xả độc từ Vũng Áng, Hà Tĩnh để đầu độc Việt Nam ở mặt trận phía Đông, tức biển Đông...
 
*
Ngày 23/4/2016 vừa qua, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, 171 quốc gia, trong đó, có Việt Nam, đã ngồi vào ký kết Công ước bảo vệ môi trường thế giới vì lo ngại hiểm họa môi trường từ sự phát triển công nghiệp.
Từ tháng ba vừa qua, lần đầu tiên miền Nam Việt Nam hạn hán ngập mặn sâu đến hơn 95km vào đất liền, người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) không có nước để uống, tiêu diệt hoàn toàn mùa lúa Đông Xuân, thủy hải sản nước ngọt cũng chết vì nước mặn và hạn hán, con người cũng khô vì hạn, chỉ vì phá rừng, đắp đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, xây dựng đê bao không có điều nghiên kỹ lưỡng, cùng việc hủy hoại rừng tràm rừng đước ở vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau…
Ngay cả Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP-TransPacific Partnership) của 12 quốc gia thành viên vừa ký kết, và đang chờ quốc hội Hoa Kỳ thông qua cũng phải cam kết bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường được thế giới cam kết không phải là chỉ cho riêng bất kỳ quốc gia nào, mà là phải hiểu rằng trái đất là mái nhà chung. Ô nhiễm ở Việt Nam hay ở bất kỳ quốc gia nào cũng là ô nhiễm của toàn cầu. Một quốc gia nào muốn phát triển thì cũng phải cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Nếu quốc gia nào vi phạm vào những cam kết bảo vệ môi trường sẽ bị đưa ra trọng tài tòa án quốc tế phân xử, cấm vận và tẩy chay.
Thảm họa môi trường từ Formosa Hà Tĩnh
Trên lý thuyết, những kim loại nặng có tác hại khôn lường và rất khó chẩn đoán. Các loại hải sản ở khu vực nhiễm độc đều có thể bị nhiễm nặng. Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu dài. Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của dân chúng trên bình diện rộng do dòng hải lưu và phân phối hải sản tiêu thụ trên một vùng rộng lớn chứ không chỉ giới hạn ở Vũng Áng. Lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thương tâm về việc nhiễm kim loại nặng từ môi trường và cuộc đấu tranh pháp lý rất phức tạp, nhứt là khi đảng CSVN mà đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị đã bán linh hồn cho Trung Cộng.
Vũng Áng xả chất thải độc hại gây ô nhiễm biển từ ngày 2 tháng 4/2016 là do âm mưu của Trung Cộng. Đây chỉ là DIỆN. Việc cho tàu cá, tàu quân sự, tàu hải giám đầu độc khắp vùng biển Đông bằng một loại vũ khí sinh học hay vi trùng bí mật mới chính là ĐIỂM.
Rõ ràng, Trung Cộng đã lên thế trận toàn diện để tiêu diệt Việt Nam, tiêu diệt từ môi trường đến con người cho mục tiêu chiếm đóng Việt Nam mà không cần khởi động một cuộc chiến tranh đối đầu cổ điển. Đó là:

(1) Ngăn nước ngọt đầu nguồn sông Mekong, gây ra cuộc chiến “Nước” ở phía Tây, tiêu diệt toàn bộ mùa lúa Đông Xuân vừa qua ở Tứ Giác Long Xuyên;

(2) Xả độc từ Vũng Áng, Hà Tĩnh để đầu độc Việt Nam ở mặt trận phía Đông, tức biển Đông.
Hai hành động nầy, Trung Cộng nhằm mục đích tiêu diệt nguồn lúa gạo và nguồn protein cá, hai nguồn lương thực chính yếu của con dân Việt.
Trong một bài viết, GS-TS Canada gốc Hoa, Khương Văn Nhiên (Wenran Jiang, Đại học Alberta), nhận xét: "Căn cước định tính của dân tộc Việt, nếu không được “cấp” hoặc được sao chép từ Trung Cuốc, thì cũng đang bị chính đất nước này can tâm đốt đi, thiêu rụi cùng với lịch sử ngàn năm từng tự hào không bị đồng hóa bởi giặc phương Bắc."
Vấn đề không chỉ là những con cá chết do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Cái chết của một dân tộc đang mất gốc mới là điều đáng suy nghĩ và lo âu. Rồi sẽ có những “Formosa Hà Tĩnh” khác. Rồi sẽ có những kỳ “Đền Hùng thất thủ” tiếp theo.”
Đây là một thứ vũ khí thật đáng sợ và độc ác.
Qua những trình bày trên đây, chúng ta có thể định hình được tại sao tập đoàn cai trị tại Ba Đình có thái độ bưng bít, hay úp úp mở mở trong vụ cá chết ở Vũng Áng ngày 6/4 và những thành phố phía Nam sau đó.
Phải chăng:
- Vì não trạng đặc sệt của những người đang lãnh đạo đảng?
- Vì đã ngậm “mùi đồng” của TC cho nên... há miệng thì mắc quai?
- Vì sợ tình báo Hoa Nam “xử lý” cho nên phải ngậm “tăm”?
- Và sau cùng, vì tính vô cảm và vô nhân tính của con người cộng sản có trong các nhiễm sắc thể (chromosomes) của họ.
Tất cả câu trả lời ở trên đều đúng. Nó đã được thể hiện rõ rệt từ sau Mật nghị Thành Đô, rõ hơn ở kết quả của đại hội đảng cộng sản 12 sau chuyến công du Ba Đình của Dương Khiết Trì; và không thể chối cãi được với những gì xảy ra từ đầu tháng 4, 2016 khi hàng loạt cá chết ở Biển Đông và khắp sông hồ trong nội địa, cho đến nay.
Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam - Vietnamese Environmental Protection Society-VEPS)

VĂN HÓA & NHÂN VẬT VIỆT NAM


Sống và sáng tác quanh cột mốc 1975

  • 1 giờ trước
BBC Tiếng Việt trích đăng các bài đã đăng trên trang nhà của chúng tôi về một số gương mặt văn nghệ sỹ thuộc thế hệ Việt Nam Cộng Hòa.

Võ Phiến (1925-2015):

"Nói với BBC ngày 29/9/2015, nhà phê bình Đặng Tiến từ Pháp nhận xét tùy bút của Võ Phiến rất đa dạng.
“Tùy bút là thể loại mà Võ Phiến thành công nhất, để lại nhiều tác phẩm và tư liệu hay nhất.”
Image copyright
Phát biểu từ Úc, nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, người viết nhiều về ông Võ Phiến, nói thế hệ cầm bút sau này vẫn còn học được ở Võ Phiến.
Những bài bình luận chính trị của ông trước 1975 chứng tỏ ông rất am hiểu chủ nghĩa cộng sản.Nguyễn Hưng Quốc
“Ông viết nhiều đề tài nhưng lúc nào phong cách của ông luôn là Võ Phiến. Nhà văn chỉ thành công khi anh có phong cách riêng, để khi đọc một câu, một đoạn, độc giả biết ngay là của anh.”
Từ sau 1975 đến nay, hầu hết tác phẩm của Võ Phiến vẫn chưa được xuất bản tại Việt Nam.
Vài năm trước, tại Việt Nam xuất hiện hai cuốn tạp văn của Võ Phiến nhưng in với bút danh Tràng Thiên.
Ông Quốc giải thích: “Những bài bình luận chính trị của ông trước 1975 chứng tỏ ông rất am hiểu chủ nghĩa cộng sản. Ông phê phán nó rất sắc sảo, mới mẻ so với thời đại bấy giờ.”
“Vì vậy ông bị miền Bắc xem là nhà văn ‘biệt kích, phản động’, toàn bộ sách của ông bị tịch thu sau 1975.”
Từ trong nước, nhà phê bình, giáo sư Trần Đình Sử cho biết tại Việt Nam hiện nay, đánh giá về Võ Phiến “rất phân tán”.
“Chủ yếu là do nhìn vào khuynh hướng chính trị của tác giả.”
“Tuy vậy, nhà văn nào cũng có khuynh hướng chính trị của họ. Nếu đặt nó sang bên để nhìn khía cạnh sáng tạo văn học, tôi nghĩ Võ Phiến là người viết tùy bút lớn.”
Trước đây ta cho rằng Nguyễn Tuân viết tùy bút số một, nhưng còn Võ Phiến. Nhiều khi tôi trộm nghĩ tùy bút Võ Phiến không hề thua kém, thậm chí có khi hơn.Trần Đình Sử
Giáo sư Trần Đình Sử đánh giá rất cao các bài tùy bút của Võ Phiến.
“Trước đây ta cho rằng Nguyễn Tuân viết tùy bút số một, nhưng còn Võ Phiến. Nhiều khi tôi trộm nghĩ tùy bút Võ Phiến không hề thua kém, thậm chí có khi hơn.”
Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc nói “ân oán chính trị sẽ ngày càng phôi phai”. (Toàn bài đã đăng tại đây).

Thanh Tâm Tuyền (1936-2006):

Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền (Dzư Văn Tâm) qua đời tại bang Minesota, Hoa Kỳ, sáng thứ Ba, ngày 22 tháng Ba, 2006, hưởng thọ 70 tuổi.
Di cư vào Nam năm 1955, ông được xem là có đóng góp khai phá hàng đầu trong phong trào Thơ Tự Do không vần.
Khoảng năm 1957, ông Thanh Tâm Tuyền chủ trương tạp chí Sáng Tạo cùng với Mai Thảo, Nguyên Sa, Vũ Khắc Khoan, Tô Thùy Yên, Doãn Quốc Sỹ, Quách Thoại, Lý Hoàng Phong, Lữ Hồ, Trần Thanh Hiệp, Thanh Nam... và các họa sĩ Thái Tuấn, Ngọc Dũng, Tạ Tỵ, Duy Thanh.
Năm 1960, tạp chí Sáng Tạo bộ mới ra đời, cũng do Thanh Tâm Tuyền thực hiện cùng các bạn hữu như Cung Trầm Tưởng, Thạch Chương, Dương Nghiễm Mậu.
Theo tiểu sử, năm 1962, Thanh Tâm Tuyền bi động viên, vào học ở Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, rồi về dạy Đại Học Chính Trị Đà Lạt và phụ trách Nguyệt San Quốc Phòng.
Image copyright thanh tam tuyen
Image caption Thanh Tâm Tuyền trên bìa tạp chí Văn
Sau năm 1975, ông bị bắt giam và ở trại cải tạo nhiều năm.
Với cách viết thơ Tự Do, Thanh Tâm Tuyền được xem là một trong những người đưa vào sự cách tân trong thơ Việt Nam vào lúc ảnh hưởng của thơ Tiền chiến còn rất mạnh.
Trong một bài viết về ông của Bùi Vĩnh Phúc, tác giả nói Thanh Tâm Tuyền đã "đẩy thơ tự do của ông, thời ấy, vào những con đường hết sức mới lạ."
Một số tác phẩm đã xuất bản của Thanh Tâm Tuyền: Tôi Không Còn Cô Ðộc (thơ, 1955); Liên, Ðêm, Mặt Trời Tìm Thấy (thơ, 1964); Khuôn Mặt (truyện, 1964); Bếp Lửa (truyện); Dọc Ðường (truyện, 1966); Ba Chị Em (truyện, 1967); Cát Lầy (truyện, 1967); Mù Khơi (truyện, 1970); Tiếng Ðộng (truyện, 1970); Tạp Ghi (1970); Thơ Ở Ðâu Xa (thơ, Hoa Kỳ). Toàn bài đã đăng tại đây.

Nguyễn Mộng Giác (1940-2012):

Đặng Tiến viết năm 2012 để tưởng niệm Nguyễn Mộng Giác và thể loại tiểu thuyết của ông:
"Trường thiên tiểu thuyết là thuật ngữ Nguyễn Mộng Giác đã dùng để gọi thể loại mà ông sử dụng khi viết Mùa biển động: một tiểu thuyết dài nhiều lần hơn mức trung bình, chia thành nhiều tập, đưa ra một tuyến nhiều nhân vật, sống trong một giai đoạn lịch sử dài, và những hoàn cảnh khác nhau.
Image copyright
Có thể nói Nguyễn Mộng Giác là "chuyên gia" về thể loại này. Ông còn là tác giả bộ tiểu thuyết lịch sử, lấy thời kỳ Tây Sơn làm bối cảnh, bộ truyện Sông Côn Mùa Lũ, bốn cuốn, dài khoảng 2000 trang, viết tại Sài Gòn từ tháng 5-1978 đến tháng 3- 1981, tu chính tại Hoa Kỳ 1990, và nhà An Tiêm của Thanh Tuệ xuất bản, cùng năm, tại Cachan- Paris và California.
Sách được tái bản trong nước, tôi không nhớ xuất xứ, vì tôi có một bộ nhưng đã gửi tặng…tác giả! Sách, vì ấn hành trong nước, đã gây tai tiếng và phiền hà cho người viết tại Mỹ.
Như vậy, mấy chữ trường thiên tiểu thuyết đã mất nghĩa đầu tiên của nó: trước kia, nó chỉ là truyện dài, khác với trung thiên tiểu thuyết là truyện vừa, và đoản thiên tiểu thuyết là truyện ngắn. Từ ngày báo Phong Hóa, năm 1932, đưa ra từ truyện ngắn, thì dần dần người ta chỉ còn dùng hai chữ truyện dài, truyện ngắn. Cũng cần thêm rằng, hai chữ truyện ngắn mượn của người Anh, dịch từ short story, chớ người Pháp và người Trung Quốc, thầy ta lúc ấy, không có khái niệm truyện ngắn, hiểu theo quan niệm bây giờ...
...Tiểu thuyết xưa nay vẫn là niềm an ủi của quần hùng chiến bại, là tiếng kèn bi thảm của hiệp sĩ Roland từ đèo Roncevaux đáp lại lời kêu cứu thất thanh của Quan Công khi thất thủ Kinh Châu, là tâm sự của Từ Hải, chết rồi còn đứng giữa trận tiền để đợi chàng Julien Sorel rụng đầu bên máy chém.
Tiểu thuyết, nơi hẹn hò của những Hạng Võ khi biệt Ngu Cơ. Ngược lại lịch sử là triều đình của những người chiến thắng, của Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang, Câu Tiễn, Trần Thủ Độ, Đặng Trần Thường, tiểu thuyết là lối về của người chiến bại, những Kinh Kha, Ngũ Tử Tư hay Ngô Thời Nhậm. Trong đám tàn quân rã ngũ đó, có cả nhân vật Mùa biển động của Nguyễn Mộng Giác – và có lẽ có cả Nguyễn Mộng Giác.
Tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa, ở một chân trời khác, thì lật ngược quy luật: các nhân vật chính và chính diện – con người mới – sau khi chiếm đoạt lịch sử thì chế ngự luôn cả nghệ thuật; họ làm anh hùng hai lần, chỉ với một mũi tên; họ xe duyên với Thúy Vân rồi ép duyên cả Thúy Kiều, họ có cái vẻ vang luộm thuộm lẫn cái hạnh phúc lúng túng của những người đàn ông hai vợ.
Ngày nay, mấy chữ tiểu thuyết trường thiên nghe nó xa xôi quá. Cứ gọi là bộ truyện Cửa biển, Mùa biển động, Sông Côn mùa lũ, nghe gần gũi hơn, và đúng hơn. Vì khái niệm tiểu thuyết, du nhập từ phương Tây, từ thời kỳ này sang thời đại khác, đã nhiều lần biến chất, và hiện nay là một văn loại đang tự hủy hay băng hoại trước nhưng thể loại khác và phương tiện truyền thông mới.
Cái còn lại là cốt lõi, là phần "truyện", hiểu theo nghĩa nôm na: truyện Tam Quốc, truyện Thạch Sanh. Khi mọi người đều nói truyện Mùa Biển Động, thì Nguyễn Mộng Giác có quyền sung sướng."

Hoàng Anh Tuấn (1932-2006):

Đỗ Văn Trọn viết trên trang BBC Tiếng Việt:
"Hoàng Anh Tuấn sinh ngày 7-5-1932 tại Hà Nội. Ngoài làm thơ, viết văn, viết kịch với những vở kịch như: Ly Nước Lọc, Hà Nội 48, ông còn là đạo diễn điện ảnh với những phim: Ngàn Năm Mây Bay, Xa Lộ Không Đèn…
Năm 1949 ông du học bên Pháp và lập gia đình tại đó, vợ ông là bà Ngô Thị Liên.
Hai người có với nhau sáu người con là: Hoàng Hôn Thắm, Hoàng Ánh Thép, Hoàng Thu Thuyền, Hoàng Hương Thao, Hoàng Mạc Tiên, và cô gái út là Hoàng Thái Trang kết duyên cùng anh Trần Văn Học, con trai của cố thi sĩ Nguyên Sa.
Thời gian sau này ông sống chung với bà Khương Thị Phương Trâm.
Suốt thời gian ông bị bệnh bà Trâm là người cận kề chăm sóc ông.
Năm 1958 thi sĩ Hoàng Anh Tuấn về Việt Nam cộng tác với các tạp chí văn nghệ, cùng nhiều tuần báo và nhật báo ở Sàigòn.
Ông là một trong những thi sĩ được cố nhà văn Mai Thảo yêu mến nhất. Trước đó, mặc dù ông chưa có một thi phẩm nào ấn hành nhưng thơ của ông rất được mọi người yêu mến và nhìn nhận ở ông là một tài thơ lớn.
Với Hoàng Anh Tuấn lúc nào cũng là bạn hữu. Tính ông thích bông đùa. Người lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn ông cũng xưng hô với nhau là 'tao-mày'.
Nữ tài tử Kiều Chinh hay gọi đùa ông là đạo diễn 'trẻ mãi không già'. Thi sĩ Du Tử Lê gọi ông là 'Châu Bá Thông'. Còn tôi, thân mến gọi anh là 'Hoàng Công Tử'.
Hoàng Anh Tuấn là một trường hợp vô cùng đặc biệt. Chưa có tác phẩm nhưng lại vô cùng nổi tiếng.
Người ta biết nhiều đến ông qua bản nhạc: 'Mưa Sàigòn, Mưa Hà Nội' viết chung với cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương trên một căn gác ở Sài Gòn.
Những năm gần đây, nhạc sĩ Phan Nguyên Anh phổ nhạc bài thơ 'Yêu Em Hà Nội' của ông được ca sĩ Như Mai trình bày rất xuất sắc.
Năm 1965 ông làm quản đốc đài phát thanh Đà Lạt cho đến năm 1975.
Năm 1979 thì ông được qua Pháp. Năm 1981 ông định cư tại Mỹ..."

Nguyễn Ánh 9 (1940-2016):

Hoàng Nguyên Vũ viết về 'Nhân chứng âm nhạc Sài Gòn':
"...Sau sự kiện tháng 4/1975, ông không đi nước ngoài mà ở lại với Sài Gòn, cũng là một hình thức “quyết liệt nghe theo cảm xúc của mình” như thế.
Sau này, ông có tâm sự, ông muốn ở lại để thử thách cảm xúc của mình có bị mất đi một cách dễ dàng với mọi đổi thay hay không. Và trong dòng người đi, ông lại muốn mình ở lại. Vì ông thuộc về Sài Gòn, lớn lên với Sài Gòn, cuồng yêu với Sài Gòn.
Ở lại với công việc của người chơi nhạc ở một đoàn văn công khi ấy, chẳng bao lâu, vì mưu sinh, người nhạc sĩ, nhạc công này tạm xa cây đàn để làm một công việc không liên quan: nhân viên soát vé tại xa cảng miền Tây trong 2 năm.
Tôi đã từng ái ngại hỏi ông, rằng con người thuộc về âm nhạc, những ngón tay nhỏ nhắn dạo phím một đời thế, thì ông làm việc soát vé như thế nào, ông nói: “Nhà chú còn bỏ để mà đi thì việc soát vé đâu có gì con. Hơn nữa, những nghệ sĩ khi qua Mỹ cũng làm những việc phổ thông, thì mình ở đây, cũng làm việc phổ thông. Như nhau thôi mà.”
Ông cho rằng, ông đã ở lại và nếm trải đủ cảm xúc của mình với Sài Gòn, đủ cảm xúc của mọi kiếp người như ngoài phố, để hiểu Sài Gòn qua những trải nghiệm suốt cuộc đời.
Và ông lại về chỗ của ông, là cây dương cầm. Ông thuộc về nơi đó...
...Và hôm nay, người ngồi đó với cây đàn bao nhiêu năm, đã thành người thiên cổ.
Ừ thì, sinh lão bệnh tử, vòng luân hồi tự nhiên ấy ai cũng phải trải qua. Nhưng tiếc nuối thực sự cho một nhân chứng âm nhạc, là cảm xúc của tôi lúc này.
Lẽ ra, ông nên ngồi đó thêm nhiều năm nữa, để người đời vẫn nghe tiếng đàn ông. Và, một số những câu chuyện, những giai thoại về làng nhạc Sài Gòn năm xưa, khi mà những ca khúc cũ đã được biểu diễn trở lại một cách mạnh mẽ ở Việt Nam, cần nhân chứng xác tín một số giai thoại.
Và tôi thực sự tiếc nuối cho một nhân cách đẹp thực sự của làng nhạc, một người có đời sống lặng lẽ, tận hiến cho những điều tốt đẹp trong số ít những người như thế giữa đời, đã không ở lại với đời lâu hơn."

Phạm Duy (1921-2013):

Tiến sỹ Eric Henry, ĐH North Carolina, cựu binh lục quân Mỹ (Củ Chi - Xuân Lộc - Quảng Trị) trả lời phỏng vấn về Phạm Duy:
"Tôi thấy rằng Phạm Duy là "đại vương" của nhạc phổ thông Việt Nam.
Image copyright BBC World Service
Image caption John Steinbeck và Phạm Duy
Không có một nhà sáng tác nào khác có thể nói là đa dạng, sâu sắc, và đầy sức tưởng tượng bằng ông.
Nhưng tôi nói thế nhất định không có nghĩa là tôi muốn bác bỏ những thành tựu của các người soạn nhạc khác. Trong giới nhạc phổ thông Việt Nam, có rất nhiều nhân vật mà ta chỉ thể nói là "vĩ đại" đến tột độ.
Đối với con người Phạm Duy, thì tôi thấy là ông không những là nhạc sỹ, mà là một vị tư tưởng gia nữa, và rất quan tâm đến tương lai và số mệnh của người Việt Nam.
Điều đó có thể thấy rõ khi đọc bốn quyển Hồi Ký của ông.
Tôi đã được cái may mắn làm quen với nhiều người "không phàm," nhưng chưa hề gặp một ngưởi nào thông minh hơn, hoặc phức tạp hơn, nhạc sỹ Phạm Duy.
Nếp sống của ông đã bận rộn vô cũng và ông lúc nào cũng phải chuyên tâm về nghề nghiệp của mình—tuy vậy ông luôn luôn đối xử với tôi một cách tử tế, đẹp đẽ không thể tả được.
Tôi không khó mà thấy tại sao những người gọi ông bằng "bố" là nhiều như thế.
Ông Phạm Duy được cho là chỉ muốn trung thành với văn hóa dân tộc chứ không phải chính quyền.
Image copyright PD
...Việc dịch Hồi Ký đã giúp tôi hiểu là: suốt đời ông, Phạm Duy đã rất quyết tâm không công nhận là người Việt Nam có một thứ chia lìa nào cả về chính trị, tư tưởng, nếp sống.
Phần đông người khác cảm thế là mình có bổn phận ủng hộ phe nọ phe kia, nhưng Phạm Duy từ chối làm như thế, và trái lại tiếp tục đứng ở trung gian.
Thái độ đó đã khiến nhiều người đâm ra hoài nghi đối với ông.
Họ đều tin tưởng là bổn phận của mỗi con người là có một thứ 'lập trường' chính trị.
Họ đều tin tưởng là 'thiếu lập trường' giống như không có nguyên tắc ăn ở nào cả.
Nhưng đối với Phạm Duy, trên đời này không có gì đáng ghét hơn 'lập trường'.
Theo ông, hai chữ "yêu nước" chỉ thể mang một ý nghĩa thôi; đó là 'trung thành với văn hóa, ngôn ngữ, và cảnh vật của nước mình', tôi thấy là cách suy nghĩ đó rất là có lý..."

Dương Nghiễm Mậu (1936-2016):

Tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh tại làng Mậu Hòa, Ðan Phượng, phủ Hoài Ðức, Hà Ðông. Ông di cư vào Nam năm 1954, là nhà văn, phóng viên quân đội VNCH và làm họa sỹ sơn mài để mưu sinh sau 1975.
Image copyright
Image caption Ảnh của Lý Đợi chụp Dương Nghiễm Mậu
Nhà thơ, blogger Trần Tiến Dũng viết trên Facebook 03/08/2016:
"Tôi không có câu chuyện gì để kể về anh, chưa tặng anh tập thơ nào cũng như anh chưa từng muốn để lại trong tôi vài câu chuyện văn và nghiệp văn chương của anh.
Những gì tôi biết về anh đều qua việc đọc các tác phẩm đã in của anh.
Tôi không muốn đi quá vị trí của một độc giả thế hệ văn nghệ sau biến cố 1975; tôi muốn gìn giữ trạng thái cảm xúc trước một nhà văn lớn đáng kính trọng, rồi thu mình lại giữ ranh giới giữa độc giả và nhà văn.
Có lần đến thăm anh khi anh vừa qua khỏi cơn đột quỵ nhẹ.
Tôi nghe anh Trịnh Cung hỏi:
'Sao toa không viết hồi ký?'
Anh cười; đó là lần đầu tôi thấy từ đôi mắt thấu thị của nhà văn ánh nhìn thanh thản.
Anh nói: 'Lâu nay moa là thợ tranh, hồi ký cái gì!'
...Hôm nay, tôi ngồi đục mưa trong quán cà phê, nhận tin nhắn cho biết anh mất đêm qua.
Sài Gòn mấy ngày nay mưa mù trời, mù người. Bỗng nhiên hình ảnh của anh hiển hiện khiến tôi nhớ bài hài cú của thiền sư Ba-Sô.
"Lữ khách!
Xin gọi tôi là thế
Cơn mưa thu này
 

Vĩnh biệt nhà văn Dương Nghiễm Mậu

  • 4 giờ trước
Image copyright
Image caption Nhà văn Dương Nghiễm Mậu (1936-2016) - ảnh của Lý Đợi
Đôi dòng kính viếng anh Dương Nghiễm Mậu.
Ngày trước, đôi ba lần tôi đến nhà thăm anh Dương Nghiễm Mậu, lần gần nhất, tôi đi với anh Trịnh Cung. Lần nào thăm anh Mậu, tôi cũng có ý ít nói để được lắng nghe hai vị đàn anh.
Câu chuyện giữa một nhà văn lớn và một họa sĩ nổi danh từ thế hệ đáng kính trọng đều mở cho tôi thấy không gian-bất tử của nền văn học nghệ thuật- ý thức miền Nam Việt Nam dưới chính thể VNCH.
Trong ngôi nhà cư xá của gia đình anh Mậu, phòng khách bày trí giản dị.
Tôi ưng ngồi vừa nghe chuyện vừa ngắm vài bức tranh sơn mài của anh. Thật ra anh cho biết mấy bức sơn mài nhỏ đó chỉ là tranh anh làm để bán ở chợ tranh.
Sau biến cố 1975, sau mãn hạn tù cải tạo, qua hàng thập niên dưới chế độ cộng sản, nghề mưu sinh của anh là làm tranh sơn mài.
Anh thích người dưng gọi mình là ông thợ sơn mài.
Lần đầu tôi đến nhà anh, nhìn tấm tranh sơn mài chân dung Đức Chúa Jesus treo trên tường, gần với bàn tiếp khách, tôi ngồi ngó hoài, ngó để tránh thất lễ vì tôi luôn muốn nhìn anh để được cuốn hút vào đôi mắt rất sáng và rất sắc của anh.
Tôi không có câu chuyện gì để kể về anh, chưa tặng anh tập thơ nào cũng như anh chưa từng muốn để lại trong tôi vài câu chuyện văn và nghiệp văn chương của anh.
Những gì tôi biết về anh đều qua việc đọc các tác phẩm đã in của anh.
Tôi không muốn đi quá vị trí của một độc giả thế hệ văn nghệ sau biến cố 1975; tôi muốn gìn giữ trạng thái cảm xúc trước một nhà văn lớn đáng kính trọng, rồi thu mình lại giữ ranh giới giữa độc giả và nhà văn.
Có lần đến thăm anh khi anh vừa qua khỏi cơn đột quỵ nhẹ.
Tôi nghe anh Trịnh Cung hỏi. “Sao toa không viết hồi ký?” Anh cười; đó là lần đầu tôi thấy từ đôi mắt thấu thị của nhà văn ánh nhìn thanh thản.
Anh nói: “ Lâu nay moa là thợ tranh, hồi ký cái gì!”
Lần nào ghé thăm anh, tiễn tôi ra về, anh đều nói:
“Cậu thỉnh thoảng ghé tôi chơi, có gì mới đem cho tôi đọc.”
Hôm nay, tôi ngồi đục mưa trong quán cà phê, nhận tin nhắn cho biết anh mất đêm qua.
Sài Gòn mấy ngày nay mưa mù trời, mù người. Bỗng nhiên hình ảnh của anh hiển hiện khiến tôi nhớ bài hài cú của thiền sư Ba-Sô.
“Lữ khách!
Xin gọi tôi là thế
Cơn mưa thu này.”
3/8/2016
Bài đã đăng trên trang Facebook cá nhân của ông Trần Tiến Dũng, Sài Gòn.Đọc thêm bài về văn nghệ sỹ thế hệ Việt Nam Cộng Hòa: Võ Phiến, Nguyễn Ánh 9, Nguyễn Mộng Giác, Thanh Tâm Tuyền, Hoàng Anh Tuấn
 http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/08/160803_vinh_biet_duong_nghiem_mau
 

VĂN QUANG * SAIGON

Dân Sài Gòn ăn nước heo thối chẳng ai biết, nhà nước cũng mù tịt
(VienDongDaily.Com - 30/07/2016)
Còn bao nhiêu vụ gian lận táng tận lương tâm của các con buôn và chính quyền địa phương toa rập giết hại dân Sài Gòn nữa không khám phá ra. Những tên này chính là những kẻ thù ngầm phá hoại đời sống của người dân Sài Gòn.
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

“Còn đâu những buổi chiều dạo chơi bên bờ sông Sài Gòn thơ mộng. Xin cho tôi được sống lại với Hải Phòng và Sài Gòn của tôi những ngày xa xưa.”

Xe cộ di chuyển trên đại lộ chạy hướng Đông-Tây dọc theo bờ sông Sài Gòn, trong hình chụp năm 2013. (Hoang Dinh Nam/ Getty Images)
Nói đến dòng sông, tôi không thể nào quên có một thời tôi đã sống ở Hải Phòng. Ở đó cũng có một dòng sông, nước trong xanh soi bóng những dãy nhà lầu xuống như có thành phố thứ hai và những hàng cây ven sông thật đẹp. Buổi chiều, tôi thường cùng bạn bè dong chơi trên những khu như công viên chạy dọc theo bờ sông. Những cặp tình nhân cũng nắm tay nhau đi trên những con đường cát mịn trong vườn hoa.

Cuộc hẹn hò đầu tiên trong đời tôi cũng ở đấy. Người con gái trường trung học Ngô Quyền mà tôi theo đuổi mới 17 tuổi, tóa xõa ngang lưng rất hồn nhiên. Tôi chẳng biết cách nào đến gần bởi tôi dạy học ở một trường khác. Đành viết một “lá thư màu xanh” gửi đến nàng. Nàng biết tôi và đón nhận nhưng không dám hồi âm.

Tôi viết lá thư thứ hai “liều mạng” hẹn nàng ra bờ sông hồi đó được gọi là Bến Bính, một nơi ai cũng biết. Trước giờ hẹn tôi đã có mặt và hồi hộp đợi từng phút. Đúng 5 giờ chiều vẫn chưa thấy, tôi ngẩn ngơ. Nhưng bất ngờ không lâu sau đó, nàng xuất hiện và... tôi lúng túng như gà mắc tóc, tiến lại gật đầu chào. Cái nhìn e ấp đáp lại.

Chẳng biết nói lời nào phút ban đầu ấy. Chúng tôi lẳng lặng đi bên nhau, nhìn dòng sông mà chẳng biết nhìn cái gì. Đi một đoạn dài tôi mới bạo dạn cất tiếng. Ôi cái thứ chuyện ban đầu lôi thôi lắm. Chỉ biết rằng cuối cùng rồi chúng tôi cũng nắm tay nhau. Và tình yêu như bắt đầu từ đấy nhưng chẳng ai dám nói “ai yêu ai.” Hiểu ngầm như thế là quá đủ.

Heo được các thương lái bơm nước bẩn rồi vận chuyển về Sài Gòn tiêu thụ.


Tiếc rằng quãng thời gian đó quá ngắn cho đến khi tôi được lệnh động viên vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và rồi cuộc di cư năm 1954 đã chia cắt chúng tôi, chẳng bao giờ còn gặp lại. Thôi thì để một chuyện tình đẹp ngây ngô ấy qua đi.

Tôi ở lại làm việc tại miền Nam và ở mãi cho tới nay gần 60 năm rồi. Ở đây cũng có dòng sông Sài Gòn và cũng có những vườn hoa dọc theo dòng sông với những nhà hàng khá sang khác hẳn bờ sông Hải Phòng. Dòng nước cũng trong xanh soi bóng những dãy nhà được gọi là “cao ốc,” những khu phố cực kỳ “hoành tráng” của dân nhà giàu.

Ở bờ sông Sài Gòn đã ghi dấu trong tôi quá nhiều kỷ niệm. Tình bạn, tình yêu cùng đồng hành ở đấy cho đến cái tuổi già tôi không còn có cái thú đi dạo bên bờ sông như xưa nữa. Nhưng tất nhiên tôi cũng như hàng chục triệu dân Sài Gòn vẫn ăn uống, sinh họat hàng ngày với nước dòng sống ấy và vẫn cứ đinh ninh rằng dòng sông vẫn như xưa.

Nhưng thật bất ngờ khi đọc trên báo thấy cái tít to tướng trên đầu trang – mà dân làm báo gọi là tít vơ đét – báo động: “Dân Sài Gòn ăn nước pha xác heo thối.”

Theo báo Thanh Niên: “Cái sự mù mờ của người dân Sài Gòn có lẽ không hơn gì các vị lãnh đạo tỉnh Bình Phước. Họ cũng có biết gì đâu. Vì đã rất nhiều lần doanh nghiệp Đài Loan (lại Đài Loan) đóng tại xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản vứt xác heo thối xuống sông Sài Gòn, nhưng chỉ khi báo chí khui ra các vị ấy mới chịu chỉ đạo điều tra làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp làm bậy. Mà cũng không hiểu cơ quan chức năng ở tỉnh này làm việc kiểu gì, cứ làm lơ, hay đang bảo vệ doanh nghiệp sai phạm?
“Ông phó chủ tịch tỉnh khi được hỏi đã trả lời rằng không biết gì vì chưa nhận được báo cáo về vụ việc. Chuyện động trời mà lãnh đạo phải chờ báo cáo mới biết? Hay thật!”
Khốn khổ vì xác heo chết vứt dọc đường.
Bà Phó chủ tịch... nghẹt mũi
Hay quá là hay, nhất là khi nghe bà Nguyễn Thị Quý, Chủ tịch UBND xã Minh Tâm thanh minh thanh nga, “Hằng năm, đoàn của phòng, Sở Tài Nguyên - Môi Trường, lãnh đạo huyện Hớn Quản, xã Minh Tâm tổ chức nhiều đợt kiểm tra, nhưng không phát hiện công ty này xả thải ra sông Sài Gòn gây ô nhiễm.”
Tin vào những phát ngôn của bà này chỉ có nước đổ thóc giống ra mà ăn. Dân biết nhưng bà ấy là “phương diện quốc gia” muốn nói gì thì nói, tin thì tin chẳng tin cũng chẳng chết thằng Tây nào, bà chủ tịch vẫn cứ yên vị ngồi đấy. Phát ngôn nữa đi thưa bà chủ tịch. Dân ngửi thấy mùi thôi nhưng bà không ngửi thấy, có lẽ bà bị... nghẹt mũi. Xin thông cảm!
Cái gì cũng đúng quy trình làm mộc đỡ đạn
Thật ra chuyện này người dân khu vực nhiều lần kêu cứu lên chính quyền địa phương vì tình trạng hôi thối kinh khủng khắp vùng do khu chăn nuôi này gây ra thì với chính quyền địa phương nhưng mọi chuyện vẫn êm re.

Có phải đó chính là “điểm tựa” để mấy doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam sẵn sàng coi VN như bãi rác của họ - bãi rác công nghệ, bãi rác xả chất thải, khí thải. Cứ bảo rằng họ làm lén lút, nhưng hàng trăm xác heo thối vứt thẳng ra sông hoặc chất đầy bờ sông thì sao gọi là lén lút được. Trừ khi tiền đã cản mũi thì chẳng ai nhìn ra thứ gì hôi thối trước mặt. Chỉ nhìn thấy nét đẹp của đồng đô la.

Một người bạn của tôi đang ở Mỹ bảo, ở Mỹ, nếu rác thải đựng trong bao rách văng vãi ra ngoài, không để đúng chỗ, đúng giờ, không phân loại sẽ bị phạt mỗi lần ít nhất $35 đô. Nhưng đấy là luật của... thiên hạ. mình chẳng ăn nhậu gì. Luật của mình khác. Luật là do các quan làm, các quan bảo nó là “đúng quy trình” là đúng, bảo sai là sai, anh dân làm gì có quyền xía vô. Đã có các quan “no.”

Việc xử lý chất thải không đúng quy định tưởng chỉ là hành vi vi phạm hành chính nhưng thực ra, đó là hành động đầu độc cộng đồng. Ai dám chắc 10 năm nữa những đứa trẻ mới sinh ở khu vực mà Formosa xả thải độc hại sẽ không mắc những chứng bệnh quái gở vì cha mẹ chúng đã phải sống trong môi trường bị nhiễm độc? Hay việc vứt xác heo chết xuống thượng nguồn sông Sài Gòn khác nào cố tình phá hoại môi trường, hủy diệt nguồn nước và lan truyền dịch bệnh cho hàng chục triệu người dân sống nhờ vào nguồn nước sông Sài gòn?
Chủ doanh nghiệp tàn nhẫn
Chủ các doanh nghiệp biết rất rõ hậu quả việc làm của họ. Nhưng họ lại biết hành động của mình sẽ được lờ đi, được tiếp tay, thậm chí nếu bị khui ra thì cũng chỉ là “giơ cao đánh khẽ,” phạt mấy chục triệu đồng thì ăn thua gì, hà cớ gì họ phải bỏ qua. Tiền họ bỏ túi mang về nước, độc hại, chết chóc, nghèo đói mình chịu. Thế là doanh nghiệp đồng lõa với kẻ thù để đồng bào mình tự giết lẫn nhau. Còn có thứ kẻ thù nào nham hiểm hơn kẻ thù giấu mặt đó.

Bộ Luật Hình Sự của ta trước đây chủ yếu chỉ phạt hành chính các doanh nghiệp gây ô nhiễm, dù là hành vi cố ý và gây hậu quả nghiêm trọng, nên không gây được áp lực với doanh nghiệp vi phạm. Nay Bộ Luật Hình Sự sửa đổi năm 2015 được quốc hội khóa 13 thông qua và có hiệu lực từ 1 tháng 7, 2016 đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tăng nặng hình phạt doanh nghiệp vi phạm. Bộ Luật Hình sự 2015 bổ sung hình phạt đối với pháp nhân là tội phạm môi trường. Theo giới luật sư thì thời gian tới chắc chắn nhiều pháp nhân vi phạm môi trường sẽ bị xử lý hình sự.

Nhiều chuyên gia luật pháp đề nghị thêm, việc xác định hậu quả môi trường không dễ, vì vậy cần xử lý theo hành vi, cách mà thế giới vẫn áp dụng và phải có những hướng dẫn cụ thể hơn nữa để dễ dàng định tội danh và hình thức xử lý.

Người dân đã đặt nhiều hy vọng vào bộ luật hình sự mới như là liều thuốc mạnh chấn chỉnh lại tình trạng lọan xả thải hiện nay. Nhưng một tin không vui từ Quốc Hội vừa cho biết, Bộ Luật Hình Sự được Quốc hội khóa 13 thông qua phải tạm “treo” do phát hiện nhiều sai sót lớn.

Không biết đến bao giờ bộ luật này mới được thông qua đây. Dân dài cổ chờ. Nhưng đợi đến khi luật ban hành rồi, liệu có ai dám bảo đảm các cấp thừa hành sẽ tuân thủ đúng hay lại mập mờ làm ngược lại, khi bị hỏi vẫn cho là “đúng quy trình.”

Cái sự “đúng quy trình” này đang là cái mộc đỡ đạn cho tất cả những việc làm tai quái của các quan tham, không tham thì dốt, không dốt thì đổ vạ lung tung rằng “chưa nghe,” “chưa có báo cáo,” “chưa thể xử lý được,” “khi nào điều tra xong sẽ xử đúng người đúng tội.”

Ôi, câu trả lời nhẹ nhàng ngon ơ như thế người dân vẫn thường nghe, phải chăng đó là con đường chạy tội nhanh nhất, đỡ vất vả nhất? Còn bao giờ xử lý là chuyện nói sau hay chẳng bao giờ nói nữa. Thế là huề cả làng.

Còn nhiều chuyện vô đạo đức nữa, tôi chỉ nêu một vấn đề tiêu biểu trong thời gian gần đây
Biết heo độc vẫn bán cho dân ăn, chính quyền cũng đồng ý
Hàng loạt lô heo độc lén lút vận chuyển về TP Sài Gòn giết mổ được cơ quan chức năng phát hiện kịp thời nhưng thay vì buộc tiêu hủy thì cơ quan chức năng lại cho thương lái bán ra thị trường.
Ngày 31 tháng Năm vừa qua, Chi Cục Thú Y TP. Sài Gòn cho biết vẫn đang lưu giữ bốn lô (325 con heo) có nguồn gốc từ Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai có dấu hiệu bơm nước bẩn trước khi đưa vào các lò mổ tại thành phố.

Trong đó có ba lô đưa về cơ sở giết mổ Xuyên Á, một lô đưa về lò Tân Thạnh Đông (cùng đóng tại huyện Củ Chi). Sau khi làm việc, các chủ hàng đã thừa nhận số heo trên đã bị bơm nước bẩn trước khi vận chuyển về Sài Gòn.

Trước đó, rạng sáng 14 tháng Năm, Chi Cục Thú Y phối hợp Phòng Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Về Môi Trường (PC49) - công an TP. Sài Gòn kiểm tra, phát hiện tám lô (623 con heo) có dấu hiệu bất thường từ các tỉnh chuẩn bị nhập vào cơ sở Nam Phong (Quận Bình Thạnh) giết mổ. Sau khi xét nghiệm, 623 con heo này đã bị thương lái bơm nước bẩn và tiêm chất acepromazine (thuốc an thần này đã bị cấm tiêm vào heo trước khi giết mổ).

Thế nhưng điều đáng nói là những lô heo độc này rồi cũng sẽ được ưu ái cho sống bảy ngày để “đào thải độc,” sau đó giết mổ bán ra cho người tiêu dùng mua về ăn.

Nếu vi phạm số lượng hàng trăm con heo với khối lượng hàng chục tấn mà chỉ xử phạt hành chính với mức 6 - 7 triệu đồng ($300) là quá nhẹ, không đủ sức răn đe bởi bằng cách này sẽ đem lại cho người giết mổ lợi nhuận lớn hơn nhiều so với số tiền bị phạt. Thêm vào đó, việc cho phép người vi phạm giữ gia súc sau bảy ngày rồi tiếp tục giết mổ để bán ra thị trường cũng là một cách xử lý không thể chấp nhận được, thiếu khoa học và thiếu đạo đức.

Việc này không chỉ có doanh nghiệp vô đạo đức mà chính quyền cũng tiếp tay gây tai họa cho dân, nó có thể đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của cả cộng đồng xã hội với thời gian lâu dài.

Sự việc ghê rợn này đã kéo dài. Năm 2015, Chi Cục Thú Y TP. Sài Gòn cũng đã phát hiện nhiều trường hợp heo bị tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ.

Cụ thể, ngày 6 tháng 7, 2015, trạm thú y quận 12 phát hiện tại nhà không số thuộc tổ 47, KP.7, phường Hiệp Thành của ông Nguyễn Văn Văn đang giết mổ lậu 11 con heo. Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện rất nhiều chai thuốc hiệu combistress (thuốc gây mê an thần) và chính ông Văn cũng thừa nhận mua loại thuốc này ở các tiệm thuốc thú y về tiêm vào heo trước khi giết thịt.

Ngày 22 tháng Bảy, 2015, trạm thú y huyện Hóc Môn phát hiện ông Nguyễn Văn Tiến ngụ tổ 11, ấp 1, xã Đông Thạnh đang giết mổ lậu 25 con heo. Ông Tiến cũng thừa nhận đã tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ...

Còn bao nhiêu vụ gian lận táng tận lương tâm của các con buôn và chính quyền địa phương toa rập giết hại dân Sài Gòn nữa không khám phá ra. Những tên này chính là những kẻ thù ngầm phá hoại đời sống của người dân Sài Gòn.

Thế nên các bệnh viện công cũng như tư ở Sài Gòn cứ mỗi ngày một đông kín chật chội đến nỗi không có chỗ len chân, bệnh nhân phải nằm dưới gầm giường. Mỗi năm nhà nước và người dân phải bỏ ra bao nhiêu tiền khám chữa những thứ bệnh quái lạ thư mà trước đây rất ít. Ôi người Sài Gòn của tôi đáng thương biết chừng nào.

Còn đâu những buổi chiều dạo chơi bên bờ sông Sài Gòn thơ mộng. Xin cho tôi được sống lại với Hải Phòng và Sài Gòn của tôi những ngày xa xưa.
Văn Quang (27-6-2016)

Nguồn: http://www.viendongdaily.com/dan-sai-gon-an-nuoc-heo-thoi-chang-ai-biet-nha-nuoc-cung-mu-tit-oKJ6452M.html

Tuesday, August 2, 2016

AI BẢO PHÂN VÔ GIÁ TRỊ?


 


LTS Bên Kia Bờ Đại Dương
Ông Mao bảo trí thức không bằng cục phân, như thế là cục phân có giá trị hơn con người, nhất là con người trí thức! Ông Lenin, ông Mao bảo trong thế giới cộng sản, vàng chỉ để lót cầu tiêu.

Nay trong chế độ cộng sản, vàng và phân cũng như dollars đều có giá trị! Cộng sản ghét tư bản, thù thực dân đế quốc nhưng thích dollars, vàng và phân tư bản đấy các ông bà ạ!




NỢ CÚT

Phạm Thế Việt


Ngày đó hợp tác xã ra một chiến dịch thu gom phân bắc (cứt người), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người.


Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu. Cầu tiêu phải làm bằng xi măng thì cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy gì mà đóng cho nhà nước.


Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà. Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị tào tháo rượt ở đâu thì cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà mình mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi. Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc ỉa thì chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết. Vậy nên, phải tìm cách, có người làm đại vào bao ni lông, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái càmèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu.

Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết. Khi chiến dịch ra đời thì cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết. Chó chết vì đói, cơm khoai đã không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước giành mất thì lấy gì mà sống. Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi tìm đá sỏi bỏ vào cho đủ. Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm. Họ còn ghi rõ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi.



Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng. Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng. Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước. Họ không cho má tôi phân bua gì hết. Nhưng không đành lòng nhìn cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát. Bà nói: Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nhìn ngược thì cũng phải nhìn xuôi, các người có nhìn vào nhà tôi không, nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, tôi thì suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xã, có cục nào tôi đã ỉa ngoài hợp tác xã hết rồi, còn con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu, nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó thì lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông. Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo thì lấy gì tôi nuôi con, lấy gì ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông.


Nói gì thì nói, la gì thì la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó. Không còn gì khốn nạn hơn thế. Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia thì nhà tôi vẫn còn một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là nợ cứt.


Phạm Thế Việt

CHUYỆN KỂ CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG LẬP.


( Hốt phân bò để “gia tăng trồng trọt, gởi thực phẩm vào Nam, chống Mỹ cứu nước).
“Ở đội trồng trọt, cày cuốc cấy gặt không sợ, sợ nhất là việc nhặt phân bò. Qui định mỗi tuần một đứa phải nôp 30 cân thôi, nhưng trâu bò ba xã quanh trường chắc không đủ ngàn con mà ngày nào cũng có cả ngàn đứa quảy gánh ra đồng nhặt phân bò, kiếm đâu ra? Khắp cánh đồng ba xã ngày ấy, ở đâu cũng thấy học sinh cấp 3 quảy gánh lượn lờ quanh các đàn trâu bò. Hễ thấy con nào cong đuôi, cả chục đứa bưng rổ chạy đến tranh nhau hứng, cãi nhau chí chóe, nói tau thấy trước tau thấy trước- Ê ê đừng có gian, tau thấy trước không phải mi. Lắm khi mất bạn mất bè vì một bãi phân bò.


Nhưng tình yêu cũng nảy nở từ phân bò, hi hi. Con trai thường tinh nhanh hơn con gái, nhiều đứa nhặt phân bò nhanh như chớp, chỉ cần hy sinh một bãi phân bò đôi khi cũng lấy được cảm tình của các “ em”. Các “em” cũng khôn lắm, thấy chú nào hăm hở xăm xăm đi tới nơi có phân là các “ em” đã kêu to, nói ê ê của em của em, em thấy trước. Chú cười cái xoẹt, vội tránh ra cho người đẹp dù biết thừa người đẹp chẳng hề thấy cái “ của em” nằm ở đâu. Có chú đã nhặt phân bỏ vào gánh rồi, nghe các “em” nũng nịu, nói của em… của em mừ, đành ngậm bồ hòn “ nôn” ra cho người đẹp.

Mất bãi phân bò nhưng được các “ em” nhoẻn miệng cười, ném cho cái liếc, thật sướng củ tỉ. Có chú còn nói: các “ em” bảo ăn hết bãi phân bò tao cũng ăn ngay, nói chi việc nhường nhau một bãi phân. Hy sinh phân bò cho các “em”, được các “em” ném cho mấy nụ cười, mấy cái liếc thế là quá hạnh phúc rồi, không dám mơ tưởng gì thêm nữa.

Thằng Cảnh mê gái đẹp nhất hạng, trong lớp chục “em” nó mê 5 em, lại còn mê tràn sang các “em” lớp khác, mê nhất là “em” Thuận lớp 8E xinh nhất trường. Nó làm thơ tặng các em trong lớp: Ước gì anh hóa phân bò/ để em nhặt lấy nộp cho thầy Hiền. Mình chê dở, sửa lại thơ cho nó: Ước gì anh hóa phân bò/ để em nhặt lấy ủ cho thật nồng. Thằng Cảnh gật gù khen hay, nó chép lại tặng cho con Thuận. Chẳng dè con Thuận khóc như cha chết, nói anh Cảnh khinh em, coi em không bằng cục cứt. Thằng Cảnh hãi quá, cầu cứu mình.

Mình bèn trổ tài đấu hót, nỉ non với con Thuận về “giá trị thiêng liêng của phân bò” suốt buổi chiều nó mới hết giận. Từ đó nảy nòi ra “thơ ca trường phái phân bò”, đứa làm thơ, đứa “ phổ nhạc” loạn cả lên. Sáng sáng chủ nhật, đàn con trai quảy gánh ra đồng, vừa đi vừa hát rống lên bài hát nhại theo bài “ Cung đàn mùa xuân”: Em ơi tới đây nhặt phân bò. Kìa bò đã cong đuôi, trâu cày đang dạng háng ơ hơ…
Thằng Thái Bình lớp 8A mê con Châu lớp mình, một hôm nó đứng cửa sổ ném thơ cho con Châu, chẳng may trúng đầu mình. Mình giở ra đọc oang oang: “ Châu ơi giấc mơ học trò/ đêm nào cũng thấy phân bò và em”.
He he có lẽ đó là câu thơ hay nhất thời phân bò…”

Phân Bắc, phân nam, phân trung, phân chuồng, phân xanh, phân đạm?

Một bữa, vác một bó nứa to tổ chảng ở rừng về, tôi bị té xỉu, và được chuyển vào đội Rau Xanh của mấy ông già lụ khụ, ốm yếu ho hen, loại sứt cán gãy gọng, và vì trẻ nhất tôi được chỉ định làm trưởng tổ hốt phân, mỗi bữa ít nhất năm chuyến, đem giao cho một tổ khác chế biến thành nước tưới rau, hoặc ủ thẳng trên... hiển thị thêm Một bữa, vác một bó nứa to tổ chảng ở rừng về, tôi bị té xỉu, và được chuyển vào đội Rau Xanh của mấy ông già lụ khụ, ốm yếu ho hen, loại sứt cán gãy gọng, và vì trẻ nhất tôi được chỉ định làm trưởng tổ hốt phân, mỗi bữa ít nhất năm chuyến, đem giao cho một tổ khác chế biến thành nước tưới rau, hoặc ủ thẳng trên các luống khoai. Trước khi xuất quân, tên “quản giáo” lên lớp:

- Có bốn thứ phân: phân bắc, phân chuồng, phân xanh. Các anh phải lấy ba thứ này cho đầy đủ chất lượng. Còn phân đạm, hay u-rê là phân cao cấp, ta chưa dùng đến.

Phân chuồng (trâu bò) và phân xanh (lá cây ngâm mục) thì ai cũng hiểu. Riêng phân bắc tên quản giáo không cắt nghĩa. Một anh tổ viên, gốc Quảng, giơ tay hỏi:
- Thưa coáng bộ, còn pheng béc là pheng chi?

Tên quản giáo nhìn anh chằm chằm, rồi dằn từng tiếng:
- Có thế mà không hiểu. Phân bắc là phân tươi...
- Pheng tươi là pheng chi, coáng bộ ?
- Là c ứt chứ còn gì nữa. Hỏi mãi.

Sau khi tên “quản giáo” đi, một anh già trong đội lên tiếng cắt nghĩa :
- Mấy cha biết tại sao tụi nó gọi c ứt là phân bắc mà không là phân nam, phân trung không?
- Làm sao biết được!
- Tại vì ở ngoài Bắc, c ứt quý như vàng, cho nên tụi nó giành lấy hết, cả trong chữ nghĩa tụi nó cũng không chừa cho ai.


chuồng người
Lâm Chương

 
Chỉ còn vài ngày nữa là thu hoạch xong vụ mùa. Tôi được miễn đi lao động, vì cái chân đau. Hôm qua lúc chuyển lúa vào bồ, tôi vô ý vấp ngã nơi bậc thềm nhà kho. Mặc dù đã được nắn bóp, sửa trặc, nhưng khớp xương mắc cá chân vẫn sưng đỏ, đau nhức.


Khi các đội đã xuất trại, tôi chống cây gậy ra cửa, đứng nhìn lên sân trại. Giữa sân có đặt ba cái thùng phuy, dùng chứa phân người. Sau một đêm bài tiết của anh em trong trại, phân được xúc từng gánh đem đổ vào thùng. Hàng ngày, người của đội rau xanh sẽ chuyển ba cái thùng này bằng xe cải tiến đến vườn rau. Ðổ phân xuống hố, lấp phủ lên một lớp đất. Ủ phân. Một thời gian sau, phân từ màu vàng như đất sét nhão, biến thành màu xám như bùn, đã tới lúc có thể dùng được, xúc lên làm phân bón rất tốt. Phân được chế biến kiểu này gọi là phân Bắc. Mới đầu, anh em đội rau xanh rất tởm phân Bắc, nhưng thời gian lâu dài, tiếp xúc mãi thành quen, thấy cũng không có gì đáng gớm ghiếc, và khám phá ra cái công dụng tuyệt vời của nó. Chỉ cần rau muống nếm một chút phân Bắc, rau trở nên xanh tốt, tăng trưởng rất nhanh.


Từ trong đội cải tạo hình sự, có hai tên cầm que đi đến thùng phuy. Nó bươi móc thứ gì trong đó. Một trong hai tên này, tôi quen. Hồi mới quen, tôi hỏi nó:
-Mày tên gì?
-Ný!
-Tên ngộ quá! Họ gì?
-Nê !
-Cái gì? Làm gì có họ Nê?
-Có chứ! Rất nhiều!Tên họ của cháu: Nê văn Ný
Tôi chợt hiểu, bật cười:

-Mày nói ngọng. Tên họ của mày là Lê văn Lý.
-Người miền Nam của các chú thường nói thế. Ở đây chúng cháu gọi Nê Văn Ný!
Từ đó trở đi, tôi cũng gọi nó là thằng Ný.
Thấy nó bươi móc trong thùng phuy, tôi kêu lớn:

-Ný! Mày làm cái gì đó?
Nó quay lại nhìn tôi, rồi bỏ cái que, đi lại gặp tôi.
-Hôm nay sao chú được nghỉ?
-Tao bị bong gân chân. Còn mày?
-Cháu chờ để trưa gánh đồ ăn thông tầm cho đội!
-Mày tìm gì trong thùng phân?
-Nhà bếp vừa đổ rác trong ấy. Cháu kiếm chút rau cải vụn. 
-Ăn uống dơ bẩn, có ngày bỏ mạng con ơi!
-Cháu mang về rửa sạch, cho vào ca cống, đun sôi, vi trùng nào chả chết!
Tôi nhìn thân hình gầy gò, cái mặt hốc hác của nó, và nghĩ đến mình. Tôi có khác nó gì đâu. Cùng một hoàn cảnh khốn khó, người ta không cần tỏ lòng trắc ẩn cho nhau.
Ðứng tần ngần một lúc, nó hỏi:
-Chú có thuốc nào, cho cháu xin một bi!

-Vô đây!
Tôi dẫn nó vào lán, ngắt trong cái bọc nhỏ, cho nó một bi thuốc lào. Rít xong hơi thuốc, nó nói:
-Hôm nay, đội cháu có mấy thằng được chỉ định nên khung, mổ nợn cho cán bộ bồi dưỡng. Cháu không được đi. Tiếc thật!
-Mổ lợn đâu có gì thích mà mày tiếc?
-Thích chứ! Ðược xơi thịt!
-Cán bộ cho ăn hả?
-Không. Làm gì có người tốt thế!
-Vậy ăn bằng cách nào?

-Khi được chỉ định đi mổ nợn, thằng nào cũng phải măc hai nớp quần. Nớp trong được bó sát vào bìu dái như cái quần xì của người miền Nam. Ðến núc xẻ thịt thì xén vài cục, nén dấu vào quần, dưới bìu dái. Trước khi về, cán bộ bắt đứng xếp hàng, mò xét khắp ngườii, nhưng không mò dưới bìu dái. Thế nà thoát!

-Tụi mày tài thật!
- Cách này dùng mãi, bị phát giác. Chúng nó bắt cởi đồ, chỉ còn độc cái quần trong, thò tay sờ vào quần, sờ nắn trong háng, nhột bỏ mẹ. Bắt gặp có dấu thịt, chúng nó dần cho nát đòn và cùm vào nhà kỷ nuật.
-Khó khăn, nguy hiểm như vậy, tụi mày không sợ?
-Trong khó khăn nẩy sinh sáng tạo. Chúng cháu nghĩ ra được cách giấu thịt, chỉ có trời biết.
Nó ngừng lại, chỉ tay vào túi tôi:

-Chú cho cháu thêm bi thuốc!
-Mày có tài thật, đang kể chuyện tới hồi gây cấn là ngừng lại, đòi thứ này, thứ nọ.
Dù cằn nhằn nhưng tôi vẫn ngắt cho nó bi thuốc lào thứ hai. Nó cẩn thận cho bi thuốc vào nõ điếu, châm mồi lửa, rít một hơi dài...Tôi giục:

-Kể tiếp đi. Cái mánh lới giấu thịt của mày!
-Thằng nào được chỉ định đi mổ lợn, khi trở về đội cũng phải nạp cho thằng đội trưởng hai cục thịt bằng ngón chân cái.Không có, nó thụi vào bụng cho thổ huyết!
-Tao không muốn nghe chuyện thằng đội trưởng của tụi mày. Hãy kể phương pháp dấu thịt mà mày cho rằng sáng tạo.
-Vâng! Phương pháp này không cần phải chuẩn bị đồ nghề gì cả. Lúc xẻo thịt, nếu cán bộ không để ý, cứ xén từng cục, cho vào mồm xơi tươi!

-Ăn thịt sống hả?
-Vâng! Xơi thịt sống thì đã có sao?
-Tụi mày ăn uống như người tiền sử!
-Người tiền sử nà người xứ nào mà ăn uống như chúng cháu?
-Chẳng phải xứ nào cả! Ðó là tổ tiên của chúng ta nhiều triệu năm về trước. Khi chưa tìm ra lửa, loài người phải ăn thịt sống.

-Ðấy! Họ vẫn khoþe mạnh, sinh tồn đến ngày nay. Cọp beo cũng thế!
-Hãy nói vấn đề lấy thịt. Tụi mày ăn tại chỗ, nhưng làm sao lấy về cho thằng đội trưởng?
-Chúng cháu xén sẳn vài cục, khi có nệnh về nà cho vào mồm nuốt ngay. Bọn cán bộ dù có con mắt thánh cũng không bắt gặp. Xét xong, chúng cháu vội về đội, móc họng, nôn ra niền, nạp đủ số cho thằng đội trưởng.
-Rồi thằng đội trưởng ăn bằng cách nào?
-Hắn rửa cục thịt sạch chất nhớt, cho vào ca cống, đun lên nà có được bữa ăn ngon.


Nói xong, thằng Ný đứng dậy:
-Cháu phải về gánh cơm cho đội thông tầm. Cái chân chú đau, không nên đi đứng nhiều.
Nó quay lưng, ra khỏi lán.
Nhìn đôi vai gầy guộc của nó rút lại như đôi vai cuþa người bệnh ho lao, tôi gọi: -Ný! Mày trở lại lấy vài bi thuốc laòo, đêm nay hút cho đỡ lạnh!


Vào những ngày cuối năm, trời bỗng dưng trở lạnh. Mưa phùn lất phất trên những vòm cây. Ðồi nương ẩm đục. Ngày hai mưới chín tháng Chạp, được phép trại trưởng, các đội khỏi phaþi xuất trại lao động bên ngoài. Thay vào đó, anh em được giao công tác dọn dẹp và làm vệ sinh trong trại, chuẩn bị đón Tết.
Tôi đang ngồi nhổ cỏ dọc theo những chân tường ngăn chia các đội. Thăng Ný đi ra. Hôm nay nó mặc bộ đồ lành lặn, sạch, mặt hiện niềm vui. Tôi nói:

-Chưa Tết mà ngó mày, tao đã thấy mùa xuân!
Nó báo tin: - Cháu được mẹ từ Vĩnh Yên nên thăm. Bộ đồ này cháu mượn của thằng bạn, để mẹ cháu không nhìn thấy cháu rách. Cháu đang chờ cán bộ dẫn ra nhà thăm nuôi.

- Mày ngon rồi! Vừa có đồ ăn của trại, vừa được mẹ tiếp tế thêm. Tết này mày huy hoàng!
-Vâng! Huy hoàng thật! Cháu không ngờ may mắn đến thế!
Khoảng hai giờ chiều, cán bộ dẫn thằng Ný về trại, tay ôm bụng, mặt nhăn nhó, tái nhợt. Ngờ nó bị trúng gió, tôi theo nó vào lán. Nó năm vật lên sạp, lăn lộn, kêu đau bụng và lạnh. Tôi hỏi mượn mấy thằng bạn của nó ve dầu nóng để cạo gió.


Thằng đội trưởng hình sự đứng nhìn một lúc, nói:
-Chả phải trúng gió đâu! Nó bị bội thực đấy! Móc họng nôn ra là khỏi ngay!
Nhiều thằng khác lao nhao:

-Nôn ?đi! Nôn đi!
Thằng Ný trườn về bìa sạp, rướn cổ, thò đầu ra ngoài, cho ngón tay vào miệng. Có thăng la lớn:
-Hãy khoan!
Và nó chạy ra ngoài, đem vô một cái thau bằng nhựa, bưng thau kề sát miệng thằng Ný:

-Hãy nôn vào đây!
Thằng Ný móc họng, ụa mữa. Ðồ ăn lẫn nhớt dãi tuôn trào xuống thau. Thằng bưng thau bóc lên những miếng thịt còn dính lòng thòng nhớt dãi, đưa lên miệng ăn. Một thằng khác đang đói cũng ăn.
Có thằng nhăn mặt: - Gớm quá!
Thằng bưng thau nói:
-Gớm gì? Từ bụng kia sang bụng nọ mà thôi!


Sáng mồng một Tết, mọi người quy tụ ra sân trại coi anh em văn nghệ trình diễn. Có đàn và trống xập xình vui tai. Tôi gặp thằng Ný đang lóng ngóng coi hát. Tôi hỏi:
-Mày khỏe hẳn chưa?

-Hôm sau nà khỏe ngay!
-Mẹ mày thăm nuôi, sao tao thấy mày đi vào tay không?
-Nhà cháu nghèo, không có tiền sắm sửa. Thăm nuôi là thăm cho có nệ thế thôi! Mẹ cháu chỉ mang cho cháu một con gà nuộc, và một cân xôi.
-Sao không đem vô trại, để dành ăn từ từ?
-Nếu đem vô trại, mấy thằng đầu gấu, chúng nó giành giựt cả. Thế cháu mới xơi hết tại chỗ!

Tôi trợn mắt:
-Mày ăn hết một lần hết con gà và cân xôi?
-Vâng! Không còn cách nào khác! Lúc thì dư thừa phải nôn ra, bây giờ thì đói.

Nhìn thằng Ný, tôi thấy nó đang tàn tạ, khô héo dần. Nó không có mùa Xuân.



Lâm Chương

LTS Bên Kia Bờ Đại Dương
Ông Mao bảo trí thức không bằng cục phân, như thế là cục phân có giá trị hơn con người, nhất là con người trí thức! Ông Lenin, ông Mao bảo trong thế giới cộng sản, vàng chỉ để lót cầu tiêu.

SƠN TRUNG * HAI NGƯỜI EM



HAI NGƯỜI EM
SƠN TRUNG


Tôi có hai người em họ.Một là em con ông chú và một người em con bà dì. Cả hai là đảng viên. Người em con ông chú là trung tá, người em con bà dì là bác sĩ. Sau ngày Sài gòn thất thủ, hai đứa em đều vào Saigon thăm tôi.
Người em con chú tên là Vĩnh, đẹp trai, cao ráo, sống ở Hà Nội nên nói năng khôn ngoan, khéo léo. Người em con dì tên Hợi, ở cùng làng với tôi, quê mùa, có lẽ y tá lâu năm lên bác sĩ, phục vụ miền núi xa xôi, thích uống rượu.

Hợi vào Saigon đi dự hôi nghị khoa học. Khi đến nhà tôi, anh em nói chuyện. Trên bàn tôi còn có thư cũ của Viện Đại Học Cao Đài, cậu em liền thó lấy và bỏ vào túi ( để báo cáo cơ quan).
Hợi cùng tôi bát phố Catina. Hợi hỏi tôi có an toàn không. Tôi bảo người trong Nam không giật mìn, bắn sẻ, ném lựu đạn như Việt Cộng...
Khi đi qua Pharmacy ở góc Lê Lợi - Chợ Bến Thành, cậu em bảo "Tiệm thuốc trong này to lớn và nhiều thuốc hơn tiệm thuốc quốc doanh ở Hà Nội ".

Cậu em con chú đến nhà tôi nhiều lần.Có lần cậu em bảo cậu em đóng đồn ở Long Khánh, ăn chuối đã đời, đến nay thấy chuối là sợ! Tôi và Vĩnh thường đến thăm đến ông Ba Hoành là cậu của Vĩnh. Ông Hoành là trung uý quân đội nhân dân, gốc dân tập kết nay hồi kết làm việc ở Sai gòn. Hồi đó quân Việt Cộng đóng bên cạnh nhà bà ngoại các cháu vì nhà này bỏ đi vượt biên bị quân Việt Cộng tịch thâu. Khi rút đi họ tháo các cánh cửa, đồng hồ điện, quạt trần và cạy gạch lát nền nhà mang theo.
 Khu nhà các giáo sư Đại học ở Trần Hưng Đạo được lệnh trao trả cho ban Quân Quản, nhưng sau khi các giáo sư bỏ đi thì khu nhà này tan tành như bị bão Tsunami . Tôi hỏi ông Ba tại sao họ lại tháo gở đồ đạc, nhà cửa. Đó là điều cướp phá của công, trái đạo đức và pháp luật. Ông Ba bảo rằng ngày xưa ở rừng khổ đã nhiều. Nay hòa bình, cũng phải có cái va ly đựng quần áo chứ không thể dùng cái ba lô cũ. Và cũng phải có cái gì cho vợ con...Phải biến những cánh cửa, quạt máy, tủ bàn... thành tiền. Tôi công nhận giờ này các ông cộng sản là duy vật chánh tông!

Ông Ba được đảng bán hóa giá cho một cái nhà rất rộng, ông bán trong nháy mắt và được cấp cái thứ hai,thứ ba...
Một hôm tôi và Vĩnh đến thăm ông Ba. Lúc đó ông Ba cùng các đồng chí đang bữa nhậu. Các ông Việt Cộng miền Nam ăn nói tự do. Họ kể chuyện Tôn Thất Tùng, Tôn Thất Đức, Tôn thất Tín, Tôn Thất Thoát... cười nói vui vẻ. Cậu em tôi nghiêm nét mặt tỏ vẻ khó chịu vì đám này ăn nói phản tuyên quyền quá trước mặt một "ngụy quân, ngụy quyền" như tôi. 

Trong lúc bàn luận, cậu em bảo: Quân đội nhân dân có tinh thần cao, phải trung kiên và tài giỏi mới được gia nhập quân đội. Chính phủ và đảng rất tự do. Ai muốn đi lính thì đi, không muốn thì thôi, không ai ép buộc. Tôi hỏi thật hả? Cậu em bảo Thật chứ!anh cứ tìm hiểu thì biết".

Tôi rành cộng sản sáu câu.Tôi biết chiến tranh đã làm miền Bắc tiêu hao nhân lực và tài lực vì họ chuyên dùng chiến thật biển người của bậc thầy Trung Quốc. Họ lấy thịt đè người, lúc nào cũng lấy ba hoặc năm chọi một. Trước khi ra trận ,họ điều nghiên, lập trận địa như hệt và bắn nhau thật tình để lấy kinh nghiệm. Trong đấu tố cũng thế! 
Trong cuộc tuyển binh, họ đưa các ông già bà già lên xung phong nhập ngũ. Ông bà giàxung phong nhập ngũ không lẽ thanh niên ngồi im, thế là xung phong tuốt. Ai không xung phong thì bị phê bình kiểm thảo.. Họ bắt phụ nữ ra chiến trường, bắt trẻ con 14-15 tuổi đi lính . Họ xich lính vào xe tăng, vào cổ pháo. Họ đóng cửa trung học, đại học thế là đi tuốt.Tại thôn quê, ai không thi hành nghĩa vụ quân sự thì bị cắt hộ khẩu, bị tù theo luật chứ đâu có tha! Ai trốn lính hoặc còn chần chờ thì họ bắt cả nhà lên xã huyện học tập một thời gian.Cộng sản làm gì mà dễ dãi và nhân đức! 
Trong khi miền Nam bắt lính theo lứa tuổi và cho hoãn dịch nhiều trường hợp. Miền Nam chưa đóng cửa trung học, đại học để bắt tòng quân. Các giáo sư một số phải vào quân trường vài tháng sau đó biệt phái vể bộ Giáo dục đi dạy học, vì Miền Nam không muốn trẻ bơ vơ không nơi học tập, và nhà trường lâm tình trạng thiếu thầy. Trong khi miền Bắc có quân Trung Cộng nhập Việt mà vẫn vay tuổi tòng quân, chơi trò cạn tàu ráo máng. Ông Hồ là người Hoa cho nên muốn đốt cả Trường Sơn và đánh đến người Việt cuối cùng!

Câu chuyện đã trôi đi gần nửa thế kỷ. Hai cậu em nay đã quá vãng. Tôi buồn và nhớ nhung hai đứa em, mỗt đứa một cá tính, rất quý mến tôi mà tôi cũng thương nhớ hai đứa.

Monday, August 1, 2016

NGA VÀ TRUNG CỘNG

Nga đối diện với một tương lai đen tối. Có cách nào để thoát ra không?

Đây là một đoạn trích ra từ cuốn sách mới của nhà nghiên cứu David Satter, “The Less You Know, the Better You Sleep: Russia’s Road to Terrorism and Dictatorship Under Yeltsin and Putin” (Bạn biết càng ít, bạn ngủ càng ngon:
Con đường đưa nước Nga đến khủng bố và độc tài dưới thời Yeltsin và Putin) Tương lai tốt nhất cho nước Nga là loại bỏ chế độ Putin bằng một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nhưng gần như việc này sẽ không thể xảy ra. Chỉ khi nào có một cuộc nổi dậy rất lớn từ bên dưới, đội ngũ an ninh và quân đội trở nên thờ ơ với việc bảo vệ chế độ, nhóm lãnh đạo đương thời bị phân chia để ít nhất một phần trong số họ đứng về phía quần chúng thì mới lật đổ được chế độ Putin.
[LMN: Do hệ thống chính trị được designed từ ban đầu là không thể thay đổi trừ khi bị sụp đổ, Cộng Sản Việt Nam cũng tương tự, không muốn và không có khả năng thay đổi qua dân chủ pháp trị. Sự thay đổi thực sự nếu có ở VN là do dân chúng đứng lên mà ra, với sự trung lập của lực lượng đàn áp và một mảng của Đảng tách ra đứng cùng quần chúng].


Trong những trường hợp này, điều quan trọng cần được nhấn mạnh đến là những lời hiệu triệu (the banners) mà từ đó một cuộc cách mạng dân chủ sẽ xảy ra. Cái mà nước Nga cần là một ý thức (consciousness) có khả năng hướng dẫn một phong trào quần chúng để tiến đến sự cam kết cho các giá trị phổ quát.

Khuynh hướng của Nga sử dụng con nguời (individual) như vật liệu sổi (raw material) để thực hiện những tham vọng của nhà nước đã ăn sâu bắt rễ vào tâm lý quốc gia, nó đã giúp cho sự chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản và sau đó nó định vị cho chủ nghĩa tư bản không luật pháp, để rồi ngày nay dẫn đến một quốc gia tội phạm.

Để xây dựng việc tôn trọng con người như nền tảng cho một sự bắt đầu mới, nước Nga cần phải có một cái nhìn chân thật vào quá khứ của chính mình. Nga đã thất bại trong việc đối diện với sự thật về các tội ác của chế độ cộng sản, nhưng có lẽ càng cấp bách hơn nữa cho nước Nga là sự đối mặt với những tội ác xảy ra sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Điển hình là thảm sát tại tháp truyền hình Ostankino vào năm 1993, pháo kích vào Nhà Trắng Nga, tình trạng đạo tặc trong quá trình tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh, các cuộc đánh bom những chung cư năm 1999, việc bao vây tấn công Nhà hát Moscow năm 2002, bao vây tấn công trường học Beslan năm 2004, dùng phóng xạ đầu độc Alexander Litvinenko ở London, những vụ ám sát Anna Polikovskaya, Sergei Yuschenkov, Yuri Shchekochikhin, Paul Klebnikov, Natalya Estemirova và Boris Nemtsov.
[LMN: CSVN cũng như Nga, sử dụng con người như đồ vật thí nghiệm cho sự nắm quyền bằng mọi giá của Đảng. Những vụ giết dân tập thể Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968, Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, đầu độc phóng xạ Nguyễn Bá Thanh, ám hại Nguyễn Hữu Thắng (Cục trưởng Cục đường sắt VN), Dương Văn Đầy, ĐS Đinh Bá Thi, tướng Thi Văn Tám, thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên... Hiện nay, tuy giữ Mác-Lê làm bình phong để nắm quyền, CSVN đang theo chủ nghĩa tư bản không luật pháp, cướp ngày là quan của chế độ đạo tặc].
Trong số những tội ác này, quan trọng nhất là những vụ đánh bom các chung cư năm 1999. Những vụ đánh bom ở Moscow, Buinaksk và Volgodonsk là hậu quả của nước Nga tội phạm dưới thời Boris Yeltsin và là chìa khóa để Putin nổi lên nắm quyền. Người ta có thể lập luận rằng không có chứng cớ về tội lỗi của Yeltsin và Putin trong các vụ đánh bom này. Điều này đúng, nhưng chỉ đúng trong ý nghĩa là khi có một toà án công lý (độc lập) xử và công bố ra như vậy cho kẻ bị truy tố phạm tội.

Chế độ Putin đã không bao giờ đối mặt với một tòa án của luật pháp như thế, do bởi chính họ kiểm soát tiến trình pháp lý và ở trong vị trí thu thập rồi giấu diếm các bằng chứng. Toàn bộ các chứng cớ của hoạt cảnh (circumstantial evidence) – nó không giống như chứng cớ trực tiếp (direct evidence) vì không thể nào giả tạo ra được – cho ra một bức tranh tội lỗi của chế độ một cách hết sức thuyết phục, mà nếu đây là một vụ án hình sự cá nhân, kết quả tội lỗi sẽ rất rõ ràng và không thể chối cãi.

Cho đến nay, chế độ đã ngăn chận ba nỗ lực để tiến hành cuộc điều tra độc lập về các vụ đánh bom những chung cư, cũng như ngăn chận điều tra các vụ ám sát những cá nhân đã cố gắng điều tra độc lập các vụ đánh bom trên, điều này cho thấy sự nghi can chạy tội của chế độ. Nếu chính quyền muốn bác bỏ những cáo buộc về việc họ tham gia vào các vụ đánh bom chung cư, họ lẽ ra nên công bố các bằng chứng quan trọng cho các cuộc điều tra độc lập, đặc biệt là những quả bom đã được đặt dưới hầm của tòa nhà Ryazan và bị cơ quan an ninh FSB tịch thu và giấu kín (sequestered), (không cho điều tra) vi phạm trực tiếp pháp luật về bí mật nhà nước.
Nga hiện nay đối mặt với một tương lai đen tối. Ðiều cấp thiết nhất cho nước Nga là một ủy ban điều tra sự thật, giống như Ủy ban về Sự thật và Hòa giải của Nam Phi, ngõ hầu có thể điều tra một cách khách quan những tội ác thời hậu cộng sản và công bố kết quả với nhân dân Nga. Nhiều tội ác thật là khủng khiếp, nên sự nhận thức về bản chất thật sự của chúng sẽ rất quan trọng trong việc xây dựng một xã hội dân chủ mới.

[LMN: VN hiện nay cũng đang đối mặt với một tương lai đen tối, nhiều tội ác thật là khủng khiếp đã xảy ra, chính quyền càng ngày càng có hiện tượng biến VN trở thành một quốc gia tội phạm, văn hoá lành mạnh đã bị phá nát, mua quan bán chức để đạo tặc tài nguyên quốc gia và hút máu đồng bào. Đảng đang đi con đường tội phạm của Nga và dân muốn đi con đường dân chủ của Ukraine].
Trong trường hợp Nga có thể bắt chước được các kinh nghiệm của Ukraine trong việc lật đổ một chế độ tội phạm, thì việc triệu tập một Quốc Hội Lập Hiến mới, có khả năng soạn ra một hiến pháp, cao cả đặc định (enshrining) việc phân chia quyền lực, sẽ là một điều hết sức cần thiết. Nga chưa bao giờ phục hồi lại được từ sự dẹp bỏ Quốc Hội Lập Hiến hồi Tháng Giêng năm 1918; do vậy mà cấu trúc chính trị ở Nga đã luôn luôn được sử dụng như những công cụ cho sự chuyên quyền (arbitrary power).
Người dân Nga có tư tưởng dân chủ có lẽ chiếm không quá 10-15 phần trăm dân số, nhưng kinh nghiệm của thời kỳ Đổi Mới và Tái Cấu Trúc (perestroika) cho thấy rằng họ có thể hướng dẫn hàng
triệu người khác theo cùng. Tuy nhiên, để làm được điều này, họ sẽ cần phải đối mặt với sự thật về kinh nghiệm “dân chủ” hậu Xô Viết tại Nga (dân chủ giả). Có làm như thế thì mới giúp cho đất nước được thực sự trong sáng. Các lực lượng dân chủ mới có thể phá vỡ được lịch sử bi thảm của nước Nga và tạo nền tảng cho tương lai của đất nước. Họ chỉ cần tập trung vào giá trị của con người và để cho sự thật dẫn dắt họ.
Tác giả:
Ông David Satter là nhà báo Mỹ và là chuyên gia về Nga, Liên Xô, Đông Âu. Ông là tác giả các cuốn sách và các bài báo về sự suy tàn và sụp đổ của Liên Xô và sự nổi lên của nước Nga tội phạm hậu Xô viết. Ông Satter bị chính quyền Putin trục xuất khỏi Nga tháng 12/2013. Ông là thành viên cao cấp của Viện Nghiên Cứu Hudson và là thành viên của Viện Chính sách đối ngoại, Trường Nghiên cứu quốc tế cao cấp, Đại học Johns Hopkins (SAIS).
Dịch bởi Phạm Đức Duy & Lê Minh Nguyên
Nguyên bản: Atlantic Counil
© Đàn Chim Việt
 http://www.danchimviet.info/archives/104023/nga-doi-dien-voi-mot-tuong-lai-den-toi-co-cach-nao-de-thoat-ra-khong/2016/07

Trung Cộng- một xã hội không lối thoát!


“Gió lành có biết chữ đâu,
Cớ sao trang sách trước sau lật nhìn?”
Xu Jun, một nhà thơ uyên bác vào thế kỷ thứ 18 của Trung Quốc, đã làm hai câu thơ nổi tiếng trên khi thấy gió thổi lật sách của ông lên. Thật không ngờ, hai câu thơ vô thuởng vô phạt đó lại khiến ông bị triều đình nhà Thanh đem đi xử trảm vào năm 1730 vì cho rằng ông có ý ca ngợi Minh triều văn hiến bởi chữ “lành” đồng âm đồng nghĩa với chữ “minh” trong tiếng Hán.

Triều Thanh dù đã cai trị cả Trung nguyên từ lâu (1645- 1911) nhưng vẫn mang hoài mặc cảm là hoàn toàn nhờ dùng võ lực mọi rợ tàn bạo bức hại tiêu diệt triều Minh mà có thiên hạ nên không muốn ai nhắc đến chữ “Minh” nữa; ngoài ra, Triều Thanh sợ muôn dân nhớ đến nhà Minh vùng lên tạo phản đánh đuổi man di mọi rợ dù rằng nền Hán học của triều trước đã được triều Thanh duy trì để bình ổn phát triển. Những nhà thơ có chung số phận như Xu Jun thì không sao đếm cho hết dưới thời triều nhà Thanh. Nổi ám ảnh sẽ bị dân Hán vùng lên mãi mãi đè nặng lên triều đình Mãn Thanh cho đến ngày sụp đổ.

Triều Mãn Thanh, cũng giống như mọi triều đại phong kiến trung ương tập quyền khác ở Trung Quốc, rất chật vật để duy trì quyền uy tối thuợng của triều đình trên toàn lãnh thổ rộng lớn. Một nhóm nhỏ người Mãn mà lại cố đi cai trị toàn bộ dân Hán chất chứa căm phẩn thì quá rõ là chuyện khó làm. Những cuộc nổi loạn của dân Hán, thuờng là theo lời kiêu gọi của nhân sĩ trí thức lúc nào cũng đe dọa cho quyền uy của triều đình Mãn Thanh trong suốt thể kỷ thứ 19. Và đương nhiên, đến năm 1911, cách mạng của người dân Hán cũng đã xóa bỏ uy quyền của triều đình Mãn Thanh, dẫn đến việc nước Cộng Hòa Trung Hoa ra đời. Chính thể non trẻ này lại nhanh chóng bị chia cắt với nhiều sứ quân cho đến khi Cộng Sản đánh bại Trung Hoa Dân Quốc thiết lập ra Trung Cộng năm 1949.
Ám ảnh bị sụp đổ đang gia tăng mạnh khi Chủ Tịch Tập Cận Bình tăng cường kiểm soát quyền lực trung uơng và diệt trừ hối lộ, vốn đã nảy nở bè phái sâu rộng trong chế độ sau bao năm phát triển kinh tế theo đường lối tư bản. Nhìn bề ngoài, họ Tập dường như đang nắm được tình thế. Giới quan sát thuờng thừa nhận họ Tập có quyền uy không thua gì chủ tịch Mao Trạch Đông. Bằng chứng quá hiển nhiên, họ Tập như một minh quân, đang trừng trị hối lộ quan tham; nhưng trên thực tế, họ Tập đang phải đối phó với một lực lượng kẻ thù đầy thế lực binh quyền ngày một nhiều hơn, đông hơn và ẩn sâu trong chế độ rất khó nhận ra hơn.


Kể từ năm 2012, Ủy Ban Nội Chính Trung Ương, cơ quan có quyền hành thanh trừng bài trừ tham nhũng cao nhất của Cộng đảng đã thanh trừng hàng trăm ngàn các viên chức có thế lực. Cuộc thanh trừng sẽ còn tiếp tục diễn ra ở mọi ban ngành của chế độ cho đến kỳ họp đại hội của Cộng đảng lần thứ 19 diễn ra vào năm 2017. Bằng cách này, họ Tập có thể loại bỏ mọi thế lực đe dọa đến quyền uy của ông, và dường như, với bản chất độc tài chuyên chế mà đã có lần thể hiện rõ vào trước năm 1978 (ý nói thời Cách Mạng Văn Hóa của Mao), chế độ chuyên chính của Cộng đảng thuờng thích hợp tạo dựng quyền uy tối thuợng cho một cá nhân để rồi các chính sách đem đến thảm họa sai lầm kinh khiếp từ đó mà phát sinh. 
Ngày nay, thông qua họ Tập, người ta có thể thấy rõ chế độ chuyên chính Cộng sản đó không thể nào có thể đưa Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, trong đó có việc đầu tư quá trớn bừa bãi vào công nghiệp nặng và sự bùng phát nợ nần không thắng lại nổi của các đại công ty quốc doanh hay doanh nghiệp nhà nước. Giới lãnh đạo chóp bu của Trung Cộng chẳng biết làm gì hơn ngoài lúng túng lo lắng hoang mang đến cực độ để rồi cố bưng bít – kể từ tháng Hai năm nay, truyền thông ở Trung Cộng bị kiểm duyệt, kiểm soát gắt gao chưa từng có. Hành động bóp chẹt truyền thông tối đa của Bắc Kinh càng thể hiện rõ đấu đá bên trong nội bộ Trung Cộng hiện nay gay gắt ác liệt hơn bao giờ hết.

Nguyên nhân đàn áp báo chí truyền thông:
Trước kỳ họp đại hội của Cộng đảng định kỳ hàng năm, họ Tập đã viếng thăm ba cơ quan báo chí truyền thông của đảng. Trong thời gian này, Tập được tán dương lên đến mây xanh, báo chí truyền thông thề trung thành với họ Tập. Gần đây, họ Tập đã tự khẳng định: “Tập là đảng, đảng là Tập.” Báo chí phải là công cụ của đảng thì mới đúng lập trường tư tưởng. Chỉ trong vài ngày sau đó, giới lãnh đạo ngành báo chí của Trung Cộng bị điều tra tham nhũng. Ý muốn của họ Tập đã quá rõ, đó là giới truyền thông phải trung thành tuyệt đối đối với ông, cho dù các cơ quan này đã từ lâu cũng chỉ vì đảng mà tuyên truyền viết láo.
Mặc dù vậy, người ta vẫn thấy dấu hiệu phản kháng mạnh mẻ từ giới truyền thông của Nhà-nước. Hàng loạt các tổng ban biên tập, chủ bút của giới truyền thông Nhà nước từ chức để phản đối. Bên lề cuộc họp định kỳ của Cộng đảng, Caixin, một tạp chí chuyên về tài chánh đã bị kiểm duyệt xóa bỏ ấn bản khi cho đăng một cuộc phỏng vấn mà trong đó, một ùy viên kêu gọi nới rộng kiểm soát báo chí. Caixin đã loan báo thừa nhận trong ấn bản kế là ấn bản trước đó đã bị cấm cho đăng.

Bên cạnh những sự kiện hiếm hoi cho thấy báo chí của Cộng đảng phản kháng giới lãnh đạo, Bắc Kinh dường như rất nóng nảy bồn chồn hoang man bực tức trước những lỗi nhỏ tình cờ vô phạt vô thưởng của giới truyền thông Nhà nước. Vào tháng Ba, một tờ báo tại chi bộ của Cộng đảng ở Quảng Đông, đã đăng trên trang nhất với hai tựa đề lớn nổi bật. Một tựa đề lững lơ liên quan đến họ Tập thăm viếng các cơ quan truyền thông của Cộng đảng, tạm dịch như sau: ” Báo chí truyền thông chỉ vì phải biết còn đảng là còn mình”, phía dưới tựa đề này là tấm hình chụp cảnh thân nhân của một chính trị gia đem hài cốt người này ra biển với tựa đề lớn thứ hai, tạm dịch như sau: ” Linh hồn an nghĩ ” –

Thế nhưng do lối viết sắp đặt theo chiều dọc theo thói quen viết chữ Hán thời xưa, hai tựa đề này đọc theo chiều dọc, không phải theo chiều ngang như văn tự Tây phương lại thành câu có nghĩa là : ” Linh hồn báo chí truyền thông chết đi (an nghĩ) chỉ vì phải biết còn đảng là còn mình ( “chết đi” đồng nghĩa với “an nghĩ” nhưng thiếu trịnh trọng lịch sự) Xin coi hình chụp lại dưới đây, đóng trong khung xanh:
datauri-file
Một thí dụ khác chẳng hạn, Tân Hoa Xã có một bài báo đánh máy bị lỗi cho nên thay vì là ca ngợi họ Tập lên tận chân mây với tựa đề: ” Lãnh đạo CAO CẢ của Trung Quốc” lại đánh máy bị trật in ra thành ” lãnh đạo CUỐI CÙNG của Trung Quốc” do “cao cả” và “cuối cùng” đều cùng âm “zui” trong tiếng Hán ( “zuigao” – cao cả thành “zuihou”- cuối cùng.)
Trung Cộng dường như hiểu rõ nguyên tắc bạo lực của Cộng Sản: “Nơi nào có đàn áp, nơi đó có đấu tranh”. Đối với thế giới bên ngoài, thanh trừng đấu đá đang diễn ra ở thuợng tầng lãnh đạo tại Trung Cộng không phải là không có cơ sở. Cả ngàn năm phong kiến, lợi dụng cách chơi chữ đồng âm, các âm mưu lật đổ chính biến dành ngôi đều bắt đầu từ những bài hát du ca trẻ nhỏ ngoài đồng, những câu chuyện ngụ ngôn, châm biếm, hay sấm truyền nhằm ám chỉ sâu xa thế sự. Những mẫu chuyện hay sấm truyền này cũng thường được chiết tự, ghép tự để thông hiểu những điều bí mật khác trong giới sĩ phu hay trong phe tạo phản.

Với sự lập đi lập lại nhiều lần trong lịch sử như vậy, các triều đại phong kiến tại Trung Quốc, nhất là những triều đại đang lung lay, đều ráng chém giết thẳng tay ở bất cứ mọi nơi những ai rao truyền sấm ký, bài hát đồng dao cho con trẻ, có ngầm ý sâu sa báo trước ngày tàn của những triều đại này. Dưới chế độ phong kiến, số nhà văn hay nhà thơ bị tội phạm thuợng khi quân hay kị húy hoặc có ý báo trước điềm gỡ dù chỉ là hiểu lầm hay vô tình rồi đem đi xử chém như Xu Jun chẳng hạn thì nhiều vô kể. Phong kiến tuy đã chết đi nhưng tập quán tàn bạo độc tài thì còn tồn tại. Năm 1965, một bồi bút của Mao viết bài đấu tố một vở kịch nổi tiếng khơi màn cho Cách Mạng Văn Hóa để Mao loại hết các đối thủ chính trị. Đài Loan hai năm sau, Bo Yang, một nhà văn danh tiếng bị bắt giam cầm cả mười năm vì ông này dịch truyện tranh hoạt họa thủy thủ Popeye sau có vẻ giống như chọc quê Tưởng Giới Thạch bị thua phải chạy ra đảo Đài Loan. Cho nên, lý do Họ Tập bóp chặt báo chí vào ngày hôm nay ở Trung Cộng cũng chẳng có lạ lẫm gì nếu nhìn lại lịch sử.
“Giấy thì làm sao giấu được lửa”: Lộ ra phản kháng bất ngờ hiếm thấy:
Đối với giới lãnh đạo Trung Cộng, họ không cách gì có thể nhận ra được lỗi lầm trên truyền thông làm chế độ mất mặt là hoàn toàn tình cờ hay thật sự cố ý. Sự trừng phạt từ Trung Ương trước những sai sót dù rất nhỏ của truyền thông ngày mỗi nặng nề cho thấy giới lãnh đạo Trung Cộng đang muốn đè bẹp những thế lực ngầm nhưng rất mạnh đứng đằng sau chứ không phải cố tình đi bơi móc so đo với một vài ký giả quèn chỉ muốn bày tỏ bực tức phẩn nộ trước nhiểu nhương xã hội.
“Thà là giết lầm hơn bỏ sót”, xét xử oan một người vì lầm tưởng người này là đối thủ chính trị không có nghĩa là người kế khi bị xét xử sẽ bị oan. Trong lúc Cộng đảng đang họp thì một lá thư yêu cầu họ Tập từ chức công khai trên mạng vốn luôn được chế độ kiểm soát chặt chẽ. Những người kêu gọi họ Tập từ chức còn tự nhận mình trung thành với Cộng đảng mới là ghê, lại chỉ trích họ Tập làm Trung Cộng đổ vỡ toàn diện từ kinh tế đến môi trường cũng như khiến nội bộ Cộng đảng bị rối loạn phân liệt. Lá thư này đương nhiên là bị tháo văng ra khỏi mạng thiệt nhanh và cả chục người dây dưa với vụ việc này điều bị bắt để điều tra xét hỏi cho rõ ngọn nguồn – bắt bớ vẫn còn đang tiếp diễn…
Trong lúc cần phải đi hỏi ông trời ai là tác giả thật sự của lá thư kêu gọi họ Tâp từ chức, thì một điều rõ như ban ngày là phải có thế lực hậu thuẫn thì lá thư động trời này mới có thể đăng tải được trên mạng truyền thông của Nhà nước. Lá thư này không hề kêu gọi dân chủ, lại ca ngợi vai trò lãnh đạo tập thể của Bộ Chính Trị Cộng đảng thì đã quá rõ lá thư này phải được những kẻ thật sự nằm trong giới lãnh đạo chóp bu của Cộng đảng, nhưng nay đã mất dần tiếng nói và ảnh huởng bởi do họ Tập giới hạn quyền uy của các ủy viên bộ Chính Trị – vốn rất mạnh sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền vào năm 1978, tạo ra đường lối lãnh đạo tập thể chung trong nội bộ Trung Cộng.
Thế lực tung lá thư này trên mạng dường như thách thức công khai quyền uy của họ Tập và muốn cho mọi người thấy sau khi đã hơn ba năm thanh trừng tơi bời hoa lá nhưng vẫn không bứng được thế lực này ra khỏi quyền lực. Trước khi có lá thư này thì cũng có nhiều sự phản kháng thụ động chống lại họ Tập vì đặc quyền đặc lợi bị xâm phạm, thậm chí có nhiều dấu hiệu ngầm cho thấy có những hoạt động nhằm làm thủ tướng Trung Cộng bị mất mặt. Tuy nhiên, lá thư kêu gọi họ Tập từ chức vẫn là cú đấm thẳng vào uy quyền họ Tập công khai lần đầu tiên, không những chỉ trích lên án các chính sách của bè phái họ Tập mà còn thách thức cho mọi người xem là họ Tập làm gì được bọn người này để từ đó cho thấy quyền uy của họ Tập chẳng có gì đáng để phải sợ hãi cả …. Lá thư đòi họ Tập từ chức cho thấy bè phái chống đối họTập rõ ràng thật sự có tồn tại ở xứ sở này.
Bè phái đấu đá bên trong nội bộ Trung Cộng không bao giờ lộ rõ cho người thấy một cách dễ dàng. Và hiện tại, Bắc Kinh đang có chuẩn bị cho sự chuyển giao quyền lực vào năm tới. Cuộc họp đại hội Cộng đảng lần thứ 19 sẽ hé lộ thế lực kế thừa họ Tập với một danh sách ủy viên thuờng trực Bộ Chính Trị mới thay thế cho những kẻ cũ bị đá văng đi. Kể từ đại hội Cộng đảng lần thứ 9 năm 1969, những đảng viên bị đá té nhào xảy ra ở mọi cấp bậc trong đảng, từ trung ương lẫn địa phương. Các phe nhóm tranh dành tìm đủ cách gài người của mình vào các ghế trống trong bộ Chính Trị càng nhiều càng tốt, khiến họ Tập khó mà đặt để trở lại đàn em theo ý muốn của mình. Những ai muốn dành ghế trong nội bộ Cộng đảng thì cần phải hành động ngay từ bây giờ – và thất bại trong tranh dành quyền lực là một điều cần phải chấp nhận.
Bè phái của họ Tập cũng xuất phát từ chung một “chuồng” sói mưu mẹo đấu đá quyền lực như những bè phái khác bên trong nội bộ của Trung Cộng. Đàn em của Tập, những kẻ leo lên được đỉnh cao của quyền lực cũng nhờ vào đấu đá tranh dành thành công khi sát cánh chung với họ Tập, đương nhiên hiểu quá rõ mánh khóe khi đấu đá tranh dành quyền. Mấu chốt căn bản là làm thế nào để bôi nhọ và đạp văng những kẻ đang có ghế trong Bộ Chính Trị, đồng thời gầy dựng liên minh để hậu thuẩn phe cánh minh hay bản thân mình ngồi vào cài ghế trống đó. Bạc Hy Lai đã cố làm chuyện này trước đó nhưng bất thành. Trải qua kinh nghiệm và lúc nào cũng cảnh giác đề phòng, phe cánh họ Tập muốn bóp nát đối thủ của mình từ trong trứng nước bằng cách siết chặt giới truyền thông để các đối thủ của mình không có cơ hội nào hết trong việc sử dụng truyền thông tấn công bôi nhọ thành tích lãnh đạo giả tạo của phe cánh họ Tập. Thái độ nghi kỵ trù dập rộng khắp nội bộ của lãnh đạo Trung Cộng cho thấy quyền lực họ Tập đang bị đe dọa ngày một tăng lên đáng báo động.
Bối cảnh chính trị thông qua thành trừng giới truyền thông ở Trung Cộng:
Họ Tập không giấu diếm quyết tâm kiểm soát truyền thông tối đa, nhưng bàn tay sắt của ông đè lên báo chí truyền thông chỉ là phần nổi của những thanh trừng đang xảy ra trong nội Trung Cộng. Mục tiêu của họ Tập rất rõ ràng- lồng trong lời tuyên bố của ông:” trung thành tuyệt đối ” vào ông từ mọi ban ngành của chính phủ lẫn quân đội, từ mọi cấp đảng ủy địa phương hay trung ương. Tuy nhiên, sức phản kháng chống đối họ Tập không chỉ đến từ nội bộ chóp bu đấu đá tranh dành quyền lực bên trọng nội bộ Cộng đảng mà còn đến từ giới công nhân thợ thuyền đang và sẽ bị sa thải hàng loạt. Có thể nói “lòng trung thành tuyệt đối” từ mọi tầng lớp xã hội mà họ Tập đòi hỏi phải có cho bằng được quá hết sức cuồng vọng!
Thử hỏi tại sao phản kháng chống đối họ Tập lại nảy nở trong xứ sở Trung Cộng của ông? Đối với giới đảng viên quyền thế thì sự phản kháng chống đối họ Tập đến từ cả những người đang bị mất dần quyền lực cho phe cánh của họ Tập lẫn những kẻ có quyền thế nhờ đứng kế họ Tập nhưng đặc quyền đặc lợi thụ huởng lại không được nhiều như thuở trước nữa, tức là vào cái thời mà họ Tập chưa nắm quyền, còn rất dễ dàng nhiểu nhương hối lộ tham nhũng. Đương nhiên, giới làm báo chí truyền thông thì bực tức họ Tập ra mặt vì nay bị bịt miệng là luôn bị đe dọa . Đối với công nhân, thì chính họ Tập sa thải họ và làm nền kinh tế đời sống ngày một sống khó khăn hơn cho họ. Nói một cách ngắn gọn, một Trung Quốc phồn thịnh như trước kia đã không còn nữa dưới sự lãnh đạo của họ Tập.
Năm 1971, Albert O. Hirschman viết một bài tiểu luận với tựa đề “Exit, Voice, and Loyalty” tạm dịch theo nội dung của bài viết là “Di tản, Cải cách và Trung thành” trong đó đề cập rõ ràng hành động và tâm lý con người khi đối phó với sự suy đồi của xã hội như sau: Một số người sẽ tìm đủ tránh né hoàn cảnh sống đang suy đồi bằng cách đào thoát qua xã hội khác hoặc ngưng mọi hoạt động sinh hoạt kể cả kinh doanh của mình để chờ đợi tình hình xã hội tốt hơn (ở ẩn hay di tản). Một số khác thì lên tiếng chỉ trích và đòi hỏi cải cách thay đổi để cho tương lai đốt đẹp hơn (cải cách). Và nhóm người còn lại thì lại có quan điểm muốn tìm đủ cách loại bỏ mọi nguyên nhân làm cho suy đồi để xã hội quay về lại tốt đẹp giống như xưa trước khi bị suy đồi (trung thành hay bảo thủ)- 
Ngăn cản cấm đoán con người hành động đối phó trước suy đồi của xã hội theo một trong ba cách đã liệt kê trên chỉ khiến con người phải phản ứng ồ ạt mạnh mẽ hơn bằng những cách còn lại. Thí dụ như cấm mọi người lên tiếng chỉ trích đòi hỏi cải cách để xã hội tốt đẹp hơn thì sự đào thoát hay ở ẩn của con người ra khỏi xã hội đó càng gia tăng. Đối với họ Tập thì ông nghĩ rằng tạo ra một thể chế bảo thủ, buộc mọi người phải bảo thủ trung thành và ngăn cấm chỉ trích đòi hỏi cải cách hay đào thoát ở ẩn là điều tốt nhất.
Trung Cộng ngày nay, tìm cách di tản đào thoát ra khỏi xã hội này bị ngăn cấm giới hạn triệt để bởi họ Tập. Họ Tập đã tìm đủ cách khẳng định không ai có thể thoát ra khỏi hệ xã hội và hệ thống chính trị hiện nay tại Trung Cộng. Năm 2014, Bắc Kinh đẩy mạnh hai chiến dịch: “Săn sói” và “Bủa lưới ” – nhằm bắt hết từ con người đến tài sản mọi phần tử muốn đào thoát ra khỏi Trung Cộng. Hai chiến dịch này chỉ có thể thật sự hữu hiệu khi mà Trung Cộng cải cách hệ thống ngân hàng của họ.

Cộng đồng người Hoa tại hải ngoại, vốn là hậu phương quá lớn cho những kẻ tỵ nạn di tản khỏi Trung Cộng nay tràn ngập an ninh mật vụ của Trung Cộng, khiến không ai muốn nói chuyện với ai vì sợ lò rỉ tin tức. An ninh mật vụ của Trung Cộng có mặt khắp Đông Nam Á và thế giới. Hai vụ bắt cóc người Hoa ở Thái Lan chẳng hạn, và nếu như không lầm, một vụ giết một người Hoa đào tỵ ở Hoa Kỳ điều do an ninh mật vụ của trung Cộng tiến hành. Nếu an ninh mật vụ Trung Cộng không thể làm được gì đối với những người đã đào tỵ an toàn, thì Trung Cộng thẳng tay trù dập, bắt bớ hành hạ thân nhân bà con còn sót lại của những người này ở tại quê nhà.
Họ Tập cũng khẳng định cho thấy mọi hình thức phản kháng bất bạo động, vốn rất phổ biến và thành công ở các nước Cộng sản Đông Âu vào thời Xô-viết chiến tranh lạnh, cũng bị chính quyền bóp nát thẳng tay. Nếu các viên chức chính phủ chậm chạp trong việc cho tiến hành điều tra chống tham nhũng vì sợ trả thù, Bắc Kinh cũng thanh tra và thanh trừng tối đa các viên chức này. Tập Cận Bình thật sự thành công trong việc làm cho mọi người nhận ra Trung Cộng là một xã hội không lối thoát- “Thuận Tập thì sống, nghịch Tập thì chết !” Mọi bất mãn đối với chính quyền chỉ dẫn đến họa sát thân mà thôi.
Nói trắng ra, họ Tập đã thắt chặt kiểm soát của chính phủ không những chỉ trên phương tiện truyền thông Nhà nước mà còn khống chế cả bộ máy chính trị tuyên truyền điều khiển hệ thống truyền thông, loại bỏ mọi khả năng phản đối hay khiếu nại chính quyền. Ngoài ra, mọi luật sư đoàn hay các tổ chức phi chính phủ điều bị đình chỉ hoạt động. Đương nhiên, mọi cấp chính quyền, mọi cấp đảng ủy điều bị thanh trừng như đang thấy.
Nếu thật sự là như vậy, có nghĩa là bè phái họ Tập nỗ lực bóp nát mọi đối kháng tối đa, vậy thì tại sao đối kháng vẫn còn?

Sai lầm ở chỗ, có lẽ là họ Tập muốn xóa bỏ quyền lực của toàn bộ các nhân vật trong Bộ Chính Trị của Cộng đảng mà gom hết vào trong tay mình thay vì dựa vào sự lãnh đạo của nhóm người này để điều hành xã hội. “Lãnh đạo tập thể” không có nghĩa đơn giản là thỏa hiệp với các bè phái khác trong nội bộ Cộng đảng khi điều hành, mà còn là sự dàn xếp khôn khéo để quyền lực của Đặng Tiểu Bình trong nội bộ được gia tăng củng cố. Họ Đặng, cha đẻ của cải cách ở Trung Cộng, nhận ra rằng để có thể được yên ổn điều hành đất nước, ông ta cần sự ủng hộp từ cả hai phe bảo thủ lẫn phe cải cách. Họ Đặng khéo léo đặt để họ ở những vị trí để họ có tiếng nói khi bàn thảo chính sách, cũng nhưng có thể giúp họ Đặng khi cần hoặc vẫn có thể ngồi ngoài im lặng an toàn nếu tiếng nói bị bất lợi. 
Nói trắng ra, họ Đặng biết cách hợp tác với đối thủ chính trị của mình và tạo ra một sự kính trọng (mình) sâu sắc từ trong lòng các đối thủ- nhưng họ Tập thì không có khả năng đó. Phe chống đối nào cũng chỉ muốn ăn tươi nuốt sống họ Tập cho bằng được. Không có dấu hiệu gì cho thấy sẽ có thoả hiệp hợp tác giữa các phe nhóm trong nội bộ lãnh đạo Trung Cộng hiện nay như thời của họ Đặng và điều này chỉ khiến các bè nhóm đối kháng rắp tâm tạo phản trong nội bộ Trung Cộng ngày càng nhiều thêm ra mà thôi.
Không thể hợp tác để tồn tại, không thể thoát khỏi sự truy đuổi của thể chế, các đảng viên Trung Cộng chỉ còn có cách liên kết nhau chống họ Tập để tìm đường sống. Ngồi đó mà trông chờ vào sự nhân từ của Bắc Kinh thì thì chẳng khác nào ngồi trông chờ cát sẽ hóa ra vàng!
Họ Tập muốn các đảng viên không còn đường lựa chọn ngoại trừ trung thành tuyệt đối vào ông- điều này còn khó cả hơn lên trời vì họ Tập có thể thành công bít đường chắn lối khiến không ai có thể có lối thoát nhưng ông lại thất bại trong việc dàn xếp bất mãn. Điều này chỉ khiến bè phái của ông sẽ phải đương đầu với đối kháng mạnh mẽ vào đại hội Cộng đảng lần thứ 19 sắp tới đây. Những bất mạn dễ thấy ngoài xã hội như công nhân biểu tình, hay giới báo chí phóng viên chỉ trích sẽ không nguy hiểm đối với họ Tập bằng sự phản kháng đang lớn mạnh bên trong nội bộ Cộng đảng- chỉ toàn những kẻ có binh quyền thế lực- lại tình cờ được hậu thuẫn của dư luận xã hội chất chứa quá nhiều bất mãn lên họ Tập bao nhiêu lâu nay.
Thử thách lớn của họ Tập là phải đối phó với nền kinh tế ốm yếu lâm vào khủng hoảng- chính ảo vọng thâu tóm quyền lực vào một mối trong lúc quyết định quốc sách là nguyên do tạo ra đối kháng chia rẽ rạn nứt trong nội bộ ngày một thêm trầm trọng. Những nhóm đối kháng mới hình thành rắp tâm tạo phản sẽ còn hung hiểm hơn những nhóm bè phái có trước khi họ Tập nắm quyền. Và nếu như họ Tập thất bại trong việc “dọn dẹp” sạch sẽ mọi bè nhóm rắp tâm tạo phản chống ông trong nội bộ Cộng đảng, một điều gần như không thể nào thực hiện nổi trước tình thế hiện nay, thì hệ quả chính quyền trung ương bị rối loạn và mất quyền kiểm soát là điều đương nhiên. Rồi cũng sẽ giống như thời nhà Thanh khi mất quyền kiểm soát, Trung Quốc lại phải trải qua cả chục năm loạn lạc mới có thể phục hồi lại chính quyền trung ương.
Tác giả: Thomas Vien 
Nguyễn Trọng Dân lược dịch
—————————————————————–
1. Nguồn: www.stratfor.com
2. Thomas Vien có bằng cử nhân kinh tế và cao học về Chính trị Kinh doanh tại đại học Texas A&M, vốn được thành lập từ những năm 1870 và được coi là đại học lớn đứng hàng thứ tư tại Hoa Kỳ. Ông được coi là một bình luận gia sắc sảo về các đề tài chính trị kinh tế của Đông Nam Á. Ông cũng rất giởi về tiếng Hán và hiện đang làm việc cho Stratfor. Strattfor là một hãng thu thập tin tức tình báo tư nhân có trụ sở tại Austin, Texas và được thành lập từ năm 1996. Cộng sự với Strattfor là hàng loạt các chiến lược gia, bình luận gia rất cứng cựa trên nhiều lãnh vực phức tạp từ kinh tế, chính trị và xã hội.
Lối viết của Thomas Vien rất dễ hiểu, chi tiết nhưng lúc nào cũng ẩn ý sâu xa .
(Theo nguyên thi của nhà thơ Xu Jun (Từ Tuấn) thì chữ “lành” ám chỉ nhà Thanh (thanh phong) nhưng vì người dịch lại thích “Minh” phong xứng với chữ “lật” trong câu thơ lục bát phóng tác thứ hai nên đổi lại là ám chỉ chữ “Minh” cho đúng ý riêng của người dịch )

Nga-Trung đồng sàng chống Mỹ nhưng dị mộng về Biển Đông





Nga-Trung đồng sàng chống Mỹ nhưng dị mộng về Biển Đông
Một tầu tuần duyên Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Ảnh chụp ngày 29/03/2014.REUTERS/Erik De Castro

Vỏn vẹn hai tuần sau phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/07/2016, phủ nhận đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc trên Biển Đông, Bắc Kinh hôm 26/07 đã loan báo một cuộc tập chung của Hải Quân Nga và Trung Quốc tại Biển Đông vào tháng Chín tới đây. Trong bối cảnh Bắc Kinh lớn tiếng bác bỏ phán quyết quốc tế và tái khẳng định chủ quyền Trung Quốc trên vùng biển đang tranh chấp, việc Nga đồng ý tham gia tập trận đã đặt ra câu hỏi về ý định thực thụ của Mátxcơva.

Mục tiêu răn đe quân sự của Trung Quốc khi tung ra cuộc tập trận đã rất hiển nhiên, vì ngay sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực ra phán quyết về Biển Đông, Bắc Kinh đã cho tập trận trong khu vực, thậm chí còn cho oanh tạc cơ chiến lược bay ngang bãi Scarborough đang tranh chấp, chụp hình để thị uy.
Với việc loan báo một cuộc tập trận chung với cường quốc nặng ký duy nhất mà Bắc Kinh đưa vào danh sách các nước ủng hộ lập trường Biển Đông của Trung Quốc, ý đồ hù dọa các đối phương – trong đó có Việt Nam - còn rõ nét hơn nữa, nhất là khi đối tác tập trận lại là Nga, chỗ dựa chủ yếu của Việt Nam về vũ khí.

Tập trận Nga Trung chỉ nhằm phô diễn hình thức
Câu hỏi từng được giới quan sát nêu lên gần đây là phải chăng nước Nga đã thôi không còn trung lập trên vấn đề Biển Đông, mà đã về hùa với Trung Quốc, làm cho so sánh lực lượng quân sự trong vùng thay đổi theo chiều hướng có lợi cho Bắc Kinh ?

Trên vấn đề này, bà Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS ở Washington tỏ ra rất dè dặt. Trả lời nhật báo Mỹ New York Times ngày 29/07, chuyên gia này cho rằng cuộc tập trận hải quân chung Nga-Trung có lẽ nhằm mục tiêu phô trương quan hệ gắn bó giữa hai nước có liên can vào một thời điểm căng thẳng, hơn là một sự thay đổi quân sự đáng kể trong khu vực.

« Còn quá sớm để rút ra một kết luận dứt khoát… Tôi thiên về quan điểm cho rằng cuộc tập trận nằm trong một loạt các phản ứng chống lại phán quyết (của Tòa Trọng Tài Thường Trực) để chứng tỏ quyết tâm của đảng Cộng Sản Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước, và giải tỏa áp lực đến từ công chúng và quân đội. »
Đối với bà Glaser, cuộc tập trận Nga-Trung không nhất thiết là một sự leo thang so với toàn cảnh là một thái độ tự kiềm chế tương đối của Trung Quốc trong phản ứng chống lại phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực.

Tập trận diễn ra gần Trường Sa mới là vấn đề !
Về phần mình, chuyên gia về quân đội Trung Quốc Taylor Fravel, thuộc Học Viện Công nghệ Massachusetts MIT của Mỹ, cũng thận trọng cho rằng cần phải chờ xem hai nước Nga-Trung tập trận ở khu vực nào trên Biển Đông, thì mới rõ được ý nghĩa thực của sự can dự của Mátxcơva vào hồ sơ Biển Đông.
Theo ông Fravel, hai bên có thể tập trận tại vùng biển miền Nam Trung Quốc, như ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, thâm chí ngoài khơi đảo Hải Nam. Đó là những địa điểm « vô hại ». Tuy nhiên, nếu hai bên quyết định tập trận gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, thì đó sẽ là một vấn đề đáng để cho các láng giềng báo động.
Khi loan báo cuộc tập trận vào hôm 26/07 vừa qua, bộ Quốc Phòng Trung Quốc không cho biết ngày giờ hay địa điểm diễn ra cuộc tập trận, trong lúc Nga hoàn toàn im hơi lặng tiếng, chỉ có truyền thông Nga là trích lại thông báo từ phía Trung Quốc để đưa tin mà thôi.
Nga không hoàn toàn theo đuôi Trung Quốc về Biển Đông
Tuy nhiên, có một thực tế mà tất cả các nhà quan sát đều ghi nhận. Đó là nước Nga của ông Vladimir Putin, và nước Trung Quốc của ông Tập Cận Bình đang trên đà xích lại gần nhau hơn, kể cả trên bình diện hợp tác an ninh và quốc phòng. Khởi xướng từ năm 2015, các cuộc tập trận hải quân hỗn hợp Nga-Trung ngày càng thường xuyên hơn, mà gần đây nhất là cuộc thao diễn tại vùng Biển Nhật Bản vào tháng 8 năm 2015.

Đối thủ chung là Mỹ được cho là nhân tố thúc đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn. Thế nhưng trong vấn đề Biển Đông, dù bị Bắc Kinh lôi kéo, nhưng Nga vẫn có dấu hiệu kháng lại.
Tháng 06/2016, tại Bắc Kinh, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Putin đã ra tuyên bố chung về việc « Tăng cường ổn định chiến lược toàn cầu », nhấn mạnh đến các điểm tương đồng giữa hai nước trên nhiều vấn đề quốc tế.
Ông Tập Cận Bình khi ấy không ngần ngại nói rằng « Trung Quốc và Nga sẽ hỗ trợ lẫn nhau về các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của hai bên ». Biển Đông đã được Trung Quốc đưa vào diện lợi ích cốt lõi.

Nga tránh ủng hộ việc Trung Quốc bác bỏ phán quyết quốc tế
Thời điểm của cuộc gặp Tập Cận Bình-Putin rất đáng chú ý vì đó là lúc Bắc Kinh đang cố sức vận động các nước ủng hộ lập trường của Trung Quốc phủ nhận phán quyết về Biển Đông sắp được Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye đưa ra, mà tất cả các chuyên gia đều dự đoán là sẽ rất bất lợi cho Trung Quốc.
Theo ghi nhận của báo New York Times, trước công chúng, các quan chức Nga cho biết họ ủng hộ một giải pháp thương lượng cho các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng không công khai lên tiếng ủng hộ việc Trung Quốc bác bỏ phán quyết quốc tế.

Trả lời ban Việt Ngữ RFI bằng thư điện tử, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về các vấn đề châu Á và Biển Đông thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, đã giải thích thêm về tình trạng đồng sàng dị mộng giữa Bắc Kinh và Mátxcơva hiện nay :
« Nước Nga thời Putin đang tìm cách khôi phục vai trò của mình trong khu vực Đông Á. Đây là cuộc tập trận hải quân chung Nga-Trung lần thứ hai trong năm nay trong vùng Châu Á, lần đầu tiên là gần Nhật Bản.
Cả Trung Quốc lẫn Nga đều chia sẻ cùng một lợi ích là chống lại việc Mỹ thống trị về Hải Quân ở vùng Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Nga vẫn quan ngại trước việc Trung Quốc thâm nhập vào khu vực gọi là Á-Âu (Eurasia) thông qua sáng kiến ‘Một vành đai, một con đường’, đặc biệt là vào vùng Trung Á (vốn nằm trong khu vực ảnh hưởng của Nga). Nga và Trung Quốc có cùng lợi ích trên một số vấn đề, nhưng lại có quan điểm khác nhau về những vấn đề khác. »
Đối với giáo sư Thayer, Biển Đông chính là một trong những vấn đề mà quan điểm của Nga khác với Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh Nga phải chú ý đến nhân tố Việt Nam khi xem xét hồ sơ này.
Giáo sư Thayer đã dẫn chứng bằng phản ứng mới đây của Mátxcơva đối với phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, hoàn toàn không giống như Bắc Kinh mong đợi :
« Nga không trực tiếp giúp Trung Quốc, hoặc hậu thuẫn các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều đó được phản ánh rất rõ trong tuyên bố do Bộ Ngoại Giao Nga ban hành sau khi Tòa Trọng Tài La Haye ra phán quyết về Biển Đông : Nga ủng hộ luật pháp quốc tế và nhấn mạnh rằng Mátxcơva sẽ không can dự vào việc giải quyết các tranh chấp trên biển.
Nga đã bị Việt Nam công khai phản đối vào đầu năm nay sau khi Ngoại trưởng Nga Lavrov lên tiếng chỉ trích sự can thiệp từ bên ngoài vào tranh chấp Biển Đông. Ông đã đưa ra những nhận xét nói trên trước ngày đi thăm Trung Quốc và Mông Cổ. 
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã thẳng thắn lưu ý rằng một số vấn đề ở Biển Đông có liên quan đến bên thứ ba, và lợi ích của họ cần phải được quan tâm. Nga đã phản đối sự can thiệp của Mỹ, trong lúc Việt Nam lại hoan nghênh hành động này. »
Nhân tố Việt Nam trong quan hệ Nga-Trung về Biển Đông
Theo giáo sư Thayer, hợp tác quan hệ quốc phòng chặt chẽ giữa Mátxcơva và Hà Nội, vai trò không thể coi nhẹ của Việt Nam trong khối Đông Nam Á là những nhân tố khiến cho Nga phải cân nhắc khi bị Trung Quốc lôi kéo vào trong vấn đề Biển Đông :
« Nga tìm cách bán vũ khí cho cả Trung Quốc lẫn Việt Nam. Trong bốn năm qua, Việt Nam là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ tám của thế giới. Nga cung cấp hơn 90% lượng vũ khí nhập khẩu của Việt Nam. Hà Nội là một cầu nối cho Mátxcơva vào vùng Đông Nam Á, nhưng Nga lại cần bán năng lượng cho Trung Quốc. 
Mátxcơva rõ ràng là đang phải đối mặt với những căng thẳng nẩy sinh từ những cố gắng để duy trì quan hệ tốt với cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội. Thế nhưng Hà Nội không cố kéo Nga về phía mình mà chỉ tìm cách tận dụng căng thẳng Nga-Trung để giành lợi thế về mình. »
Tóm lại cần phải chờ xem là cuộc tập trận Hải Quân chung với Nga mà Trung Quốc đang quảng cáo sẽ được tiến hành như thế nào thì mới hiểu rõ thêm về sự can dự của Nga vào Biển Đông, trung lập như Mátxcơva luôn tuyên bố, hay đồng tình với Trung Quốc như Bắc Kinh cố cho thấy khi đưa Nga vào danh sách các nước gọi là ủng hộ lập trường Biển Đông của Trung Quốc.
 

Trung Cộng- một xã hội không lối thoát!


“Gió lành có biết chữ đâu,
Cớ sao trang sách trước sau lật nhìn?”
Xu Jun, một nhà thơ uyên bác vào thế kỷ thứ 18 của Trung Quốc, đã làm hai câu thơ nổi tiếng trên khi thấy gió thổi lật sách của ông lên. Thật không ngờ, hai câu thơ vô thuởng vô phạt đó lại khiến ông bị triều đình nhà Thanh đem đi xử trảm vào năm 1730 vì cho rằng ông có ý ca ngợi Minh triều văn hiến bởi chữ “lành” đồng âm đồng nghĩa với chữ “minh” trong tiếng Hán. Triều Thanh dù đã cai trị cả Trung nguyên từ lâu (1645- 1911) nhưng vẫn mang hoài mặc cảm là hoàn toàn nhờ dùng võ lực mọi rợ tàn bạo bức hại tiêu diệt triều Minh mà có thiên hạ nên không muốn ai nhắc đến chữ “Minh” nữa; ngoài ra, Triều Thanh sợ muôn dân nhớ đến nhà Minh vùng lên tạo phản đánh đuổi man di mọi rợ dù rằng nền Hán học của triều trước đã được triều Thanh duy trì để bình ổn phát triển. Những nhà thơ có chung số phận như Xu Jun thì không sao đếm cho hết dưới thời triều nhà Thanh. Nổi ám ảnh sẽ bị dân Hán vùng lên mãi mãi đè nặng lên triều đình Mãn Thanh cho đến ngày sụp đổ.

Triều Mãn Thanh, cũng giống như mọi triều đại phong kiến trung ương tập quyền khác ở Trung Quốc, rất chật vật để duy trì quyền uy tối thuợng của triều đình trên toàn lãnh thổ rộng lớn. Một nhóm nhỏ người Mãn mà lại cố đi cai trị toàn bộ dân Hán chất chứa căm phẩn thì quá rõ là chuyện khó làm. Những cuộc nổi loạn của dân Hán, thuờng là theo lời kiêu gọi của nhân sĩ trí thức lúc nào cũng đe dọa cho quyền uy của triều đình Mãn Thanh trong suốt thể kỷ thứ 19. Và đương nhiên, đến năm 1911, cách mạng của người dân Hán cũng đã xóa bỏ uy quyền của triều đình Mãn Thanh, dẫn đến việc nước Cộng Hòa Trung Hoa ra đời. Chính thể non trẻ này lại nhanh chóng bị chia cắt với nhiều sứ quân cho đến khi Cộng Sản đánh bại Trung Hoa Dân Quốc thiết lập ra Trung Cộng năm 1949.
Ám ảnh bị sụp đổ đang gia tăng mạnh khi Chủ Tịch Tập Cận Bình tăng cường kiểm soát quyền lực trung uơng và diệt trừ hối lộ, vốn đã nảy nở bè phái sâu rộng trong chế độ sau bao năm phát triển kinh tế theo đường lối tư bản. Nhìn bề ngoài, họ Tập dường như đang nắm được tình thế. Giới quan sát thuờng thừa nhận họ Tập có quyền uy không thua gì chủ tịch Mao Trạch Đông. Bằng chứng quá hiển nhiên, họ Tập như một minh quân, đang trừng trị hối lộ quan tham; nhưng trên thực tế, họ Tập đang phải đối phó với một lực lượng kẻ thù đầy thế lực binh quyền ngày một nhiều hơn, đông hơn và ẩn sâu trong chế độ rất khó nhận ra hơn.


Kể từ năm 2012, Ủy Ban Nội Chính Trung Ương, cơ quan có quyền hành thanh trừng bài trừ tham nhũng cao nhất của Cộng đảng đã thanh trừng hàng trăm ngàn các viên chức có thế lực. Cuộc thanh trừng sẽ còn tiếp tục diễn ra ở mọi ban ngành của chế độ cho đến kỳ họp đại hội của Cộng đảng lần thứ 19 diễn ra vào năm 2017. Bằng cách này, họ Tập có thể loại bỏ mọi thế lực đe dọa đến quyền uy của ông, và dường như, với bản chất độc tài chuyên chế mà đã có lần thể hiện rõ vào trước năm 1978 (ý nói thời Cách Mạng Văn Hóa của Mao), chế độ chuyên chính của Cộng đảng thuờng thích hợp tạo dựng quyền uy tối thuợng cho một cá nhân để rồi các chính sách đem đến thảm họa sai lầm kinh khiếp từ đó mà phát sinh. 
Ngày nay, thông qua họ Tập, người ta có thể thấy rõ chế độ chuyên chính Cộng sản đó không thể nào có thể đưa Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, trong đó có việc đầu tư quá trớn bừa bãi vào công nghiệp nặng và sự bùng phát nợ nần không thắng lại nổi của các đại công ty quốc doanh hay doanh nghiệp nhà nước. Giới lãnh đạo chóp bu của Trung Cộng chẳng biết làm gì hơn ngoài lúng túng lo lắng hoang mang đến cực độ để rồi cố bưng bít – kể từ tháng Hai năm nay, truyền thông ở Trung Cộng bị kiểm duyệt, kiểm soát gắt gao chưa từng có. Hành động bóp chẹt truyền thông tối đa của Bắc Kinh càng thể hiện rõ đấu đá bên trong nội bộ Trung Cộng hiện nay gay gắt ác liệt hơn bao giờ hết.

Nguyên nhân đàn áp báo chí truyền thông:
Trước kỳ họp đại hội của Cộng đảng định kỳ hàng năm, họ Tập đã viếng thăm ba cơ quan báo chí truyền thông của đảng. Trong thời gian này, Tập được tán dương lên đến mây xanh, báo chí truyền thông thề trung thành với họ Tập. Gần đây, họ Tập đã tự khẳng định: “Tập là đảng, đảng là Tập.” Báo chí phải là công cụ của đảng thì mới đúng lập trường tư tưởng. Chỉ trong vài ngày sau đó, giới lãnh đạo ngành báo chí của Trung Cộng bị điều tra tham nhũng. Ý muốn của họ Tập đã quá rõ, đó là giới truyền thông phải trung thành tuyệt đối đối với ông, cho dù các cơ quan này đã từ lâu cũng chỉ vì đảng mà tuyên truyền viết láo.
Mặc dù vậy, người ta vẫn thấy dấu hiệu phản kháng mạnh mẻ từ giới truyền thông của Nhà-nước. Hàng loạt các tổng ban biên tập, chủ bút của giới truyền thông Nhà nước từ chức để phản đối. Bên lề cuộc họp định kỳ của Cộng đảng, Caixin, một tạp chí chuyên về tài chánh đã bị kiểm duyệt xóa bỏ ấn bản khi cho đăng một cuộc phỏng vấn mà trong đó, một ùy viên kêu gọi nới rộng kiểm soát báo chí. Caixin đã loan báo thừa nhận trong ấn bản kế là ấn bản trước đó đã bị cấm cho đăng.
Bên cạnh những sự kiện hiếm hoi cho thấy báo chí của Cộng đảng phản kháng giới lãnh đạo, Bắc Kinh dường như rất nóng nảy bồn chồn hoang man bực tức trước những lỗi nhỏ tình cờ vô phạt vô thưởng của giới truyền thông Nhà nước. Vào tháng Ba, một tờ báo tại chi bộ của Cộng đảng ở Quảng Đông, đã đăng trên trang nhất với hai tựa đề lớn nổi bật. Một tựa đề lững lơ liên quan đến họ Tập thăm viếng các cơ quan truyền thông của Cộng đảng, tạm dịch như sau: ” Báo chí truyền thông chỉ vì phải biết còn đảng là còn mình”, phía dưới tựa đề này là tấm hình chụp cảnh thân nhân của một chính trị gia đem hài cốt người này ra biển với tựa đề lớn thứ hai, tạm dịch như sau: ” Linh hồn an nghĩ ” –

Thế nhưng do lối viết sắp đặt theo chiều dọc theo thói quen viết chữ Hán thời xưa, hai tựa đề này đọc theo chiều dọc, không phải theo chiều ngang như văn tự Tây phương lại thành câu có nghĩa là : ” Linh hồn báo chí truyền thông chết đi (an nghĩ) chỉ vì phải biết còn đảng là còn mình ( “chết đi” đồng nghĩa với “an nghĩ” nhưng thiếu trịnh trọng lịch sự) Xin coi hình chụp lại dưới đây, đóng trong khung xanh:
datauri-file
Một thí dụ khác chẳng hạn, Tân Hoa Xã có một bài báo đánh máy bị lỗi cho nên thay vì là ca ngợi họ Tập lên tận chân mây với tựa đề: ” Lãnh đạo CAO CẢ của Trung Quốc” lại đánh máy bị trật in ra thành ” lãnh đạo CUỐI CÙNG của Trung Quốc” do “cao cả” và “cuối cùng” đều cùng âm “zui” trong tiếng Hán ( “zuigao” – cao cả thành “zuihou”- cuối cùng.)
Trung Cộng dường như hiểu rõ nguyên tắc bạo lực của Cộng Sản: “Nơi nào có đàn áp, nơi đó có đấu tranh”. Đối với thế giới bên ngoài, thanh trừng đấu đá đang diễn ra ở thuợng tầng lãnh đạo tại Trung Cộng không phải là không có cơ sở. Cả ngàn năm phong kiến, lợi dụng cách chơi chữ đồng âm, các âm mưu lật đổ chính biến dành ngôi đều bắt đầu từ những bài hát du ca trẻ nhỏ ngoài đồng, những câu chuyện ngụ ngôn, châm biếm, hay sấm truyền nhằm ám chỉ sâu xa thế sự. Những mẫu chuyện hay sấm truyền này cũng thường được chiết tự, ghép tự để thông hiểu những điều bí mật khác trong giới sĩ phu hay trong phe tạo phản.

Với sự lập đi lập lại nhiều lần trong lịch sử như vậy, các triều đại phong kiến tại Trung Quốc, nhất là những triều đại đang lung lay, đều ráng chém giết thẳng tay ở bất cứ mọi nơi những ai rao truyền sấm ký, bài hát đồng dao cho con trẻ, có ngầm ý sâu sa báo trước ngày tàn của những triều đại này. Dưới chế độ phong kiến, số nhà văn hay nhà thơ bị tội phạm thuợng khi quân hay kị húy hoặc có ý báo trước điềm gỡ dù chỉ là hiểu lầm hay vô tình rồi đem đi xử chém như Xu Jun chẳng hạn thì nhiều vô kể. Phong kiến tuy đã chết đi nhưng tập quán tàn bạo độc tài thì còn tồn tại. Năm 1965, một bồi bút của Mao viết bài đấu tố một vở kịch nổi tiếng khơi màn cho Cách Mạng Văn Hóa để Mao loại hết các đối thủ chính trị. Đài Loan hai năm sau, Bo Yang, một nhà văn danh tiếng bị bắt giam cầm cả mười năm vì ông này dịch truyện tranh hoạt họa thủy thủ Popeye sau có vẻ giống như chọc quê Tưởng Giới Thạch bị thua phải chạy ra đảo Đài Loan. Cho nên, lý do Họ Tập bóp chặt báo chí vào ngày hôm nay ở Trung Cộng cũng chẳng có lạ lẫm gì nếu nhìn lại lịch sử.
“Giấy thì làm sao giấu được lửa”: Lộ ra phản kháng bất ngờ hiếm thấy:
Đối với giới lãnh đạo Trung Cộng, họ không cách gì có thể nhận ra được lỗi lầm trên truyền thông làm chế độ mất mặt là hoàn toàn tình cờ hay thật sự cố ý. Sự trừng phạt từ Trung Ương trước những sai sót dù rất nhỏ của truyền thông ngày mỗi nặng nề cho thấy giới lãnh đạo Trung Cộng đang muốn đè bẹp những thế lực ngầm nhưng rất mạnh đứng đằng sau chứ không phải cố tình đi bơi móc so đo với một vài ký giả quèn chỉ muốn bày tỏ bực tức phẩn nộ trước nhiểu nhương xã hội.
“Thà là giết lầm hơn bỏ sót”, xét xử oan một người vì lầm tưởng người này là đối thủ chính trị không có nghĩa là người kế khi bị xét xử sẽ bị oan. Trong lúc Cộng đảng đang họp thì một lá thư yêu cầu họ Tập từ chức công khai trên mạng vốn luôn được chế độ kiểm soát chặt chẽ. Những người kêu gọi họ Tập từ chức còn tự nhận mình trung thành với Cộng đảng mới là ghê, lại chỉ trích họ Tập làm Trung Cộng đổ vỡ toàn diện từ kinh tế đến môi trường cũng như khiến nội bộ Cộng đảng bị rối loạn phân liệt. Lá thư này đương nhiên là bị tháo văng ra khỏi mạng thiệt nhanh và cả chục người dây dưa với vụ việc này điều bị bắt để điều tra xét hỏi cho rõ ngọn nguồn – bắt bớ vẫn còn đang tiếp diễn…
Trong lúc cần phải đi hỏi ông trời ai là tác giả thật sự của lá thư kêu gọi họ Tâp từ chức, thì một điều rõ như ban ngày là phải có thế lực hậu thuẫn thì lá thư động trời này mới có thể đăng tải được trên mạng truyền thông của Nhà nước. Lá thư này không hề kêu gọi dân chủ, lại ca ngợi vai trò lãnh đạo tập thể của Bộ Chính Trị Cộng đảng thì đã quá rõ lá thư này phải được những kẻ thật sự nằm trong giới lãnh đạo chóp bu của Cộng đảng, nhưng nay đã mất dần tiếng nói và ảnh huởng bởi do họ Tập giới hạn quyền uy của các ủy viên bộ Chính Trị – vốn rất mạnh sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền vào năm 1978, tạo ra đường lối lãnh đạo tập thể chung trong nội bộ Trung Cộng.
Thế lực tung lá thư này trên mạng dường như thách thức công khai quyền uy của họ Tập và muốn cho mọi người thấy sau khi đã hơn ba năm thanh trừng tơi bời hoa lá nhưng vẫn không bứng được thế lực này ra khỏi quyền lực. Trước khi có lá thư này thì cũng có nhiều sự phản kháng thụ động chống lại họ Tập vì đặc quyền đặc lợi bị xâm phạm, thậm chí có nhiều dấu hiệu ngầm cho thấy có những hoạt động nhằm làm thủ tướng Trung Cộng bị mất mặt. Tuy nhiên, lá thư kêu gọi họ Tập từ chức vẫn là cú đấm thẳng vào uy quyền họ Tập công khai lần đầu tiên, không những chỉ trích lên án các chính sách của bè phái họ Tập mà còn thách thức cho mọi người xem là họ Tập làm gì được bọn người này để từ đó cho thấy quyền uy của họ Tập chẳng có gì đáng để phải sợ hãi cả …. Lá thư đòi họ Tập từ chức cho thấy bè phái chống đối họTập rõ ràng thật sự có tồn tại ở xứ sở này.
Bè phái đấu đá bên trong nội bộ Trung Cộng không bao giờ lộ rõ cho người thấy một cách dễ dàng. Và hiện tại, Bắc Kinh đang có chuẩn bị cho sự chuyển giao quyền lực vào năm tới. Cuộc họp đại hội Cộng đảng lần thứ 19 sẽ hé lộ thế lực kế thừa họ Tập với một danh sách ủy viên thuờng trực Bộ Chính Trị mới thay thế cho những kẻ cũ bị đá văng đi. Kể từ đại hội Cộng đảng lần thứ 9 năm 1969, những đảng viên bị đá té nhào xảy ra ở mọi cấp bậc trong đảng, từ trung ương lẫn địa phương. Các phe nhóm tranh dành tìm đủ cách gài người của mình vào các ghế trống trong bộ Chính Trị càng nhiều càng tốt, khiến họ Tập khó mà đặt để trở lại đàn em theo ý muốn của mình. Những ai muốn dành ghế trong nội bộ Cộng đảng thì cần phải hành động ngay từ bây giờ – và thất bại trong tranh dành quyền lực là một điều cần phải chấp nhận.
Bè phái của họ Tập cũng xuất phát từ chung một “chuồng” sói mưu mẹo đấu đá quyền lực như những bè phái khác bên trong nội bộ của Trung Cộng. Đàn em của Tập, những kẻ leo lên được đỉnh cao của quyền lực cũng nhờ vào đấu đá tranh dành thành công khi sát cánh chung với họ Tập, đương nhiên hiểu quá rõ mánh khóe khi đấu đá tranh dành quyền. Mấu chốt căn bản là làm thế nào để bôi nhọ và đạp văng những kẻ đang có ghế trong Bộ Chính Trị, đồng thời gầy dựng liên minh để hậu thuẩn phe cánh minh hay bản thân mình ngồi vào cài ghế trống đó. Bạc Hy Lai đã cố làm chuyện này trước đó nhưng bất thành. Trải qua kinh nghiệm và lúc nào cũng cảnh giác đề phòng, phe cánh họ Tập muốn bóp nát đối thủ của mình từ trong trứng nước bằng cách siết chặt giới truyền thông để các đối thủ của mình không có cơ hội nào hết trong việc sử dụng truyền thông tấn công bôi nhọ thành tích lãnh đạo giả tạo của phe cánh họ Tập. Thái độ nghi kỵ trù dập rộng khắp nội bộ của lãnh đạo Trung Cộng cho thấy quyền lực họ Tập đang bị đe dọa ngày một tăng lên đáng báo động.
Bối cảnh chính trị thông qua thành trừng giới truyền thông ở Trung Cộng:
Họ Tập không giấu diếm quyết tâm kiểm soát truyền thông tối đa, nhưng bàn tay sắt của ông đè lên báo chí truyền thông chỉ là phần nổi của những thanh trừng đang xảy ra trong nội Trung Cộng. Mục tiêu của họ Tập rất rõ ràng- lồng trong lời tuyên bố của ông:” trung thành tuyệt đối ” vào ông từ mọi ban ngành của chính phủ lẫn quân đội, từ mọi cấp đảng ủy địa phương hay trung ương. Tuy nhiên, sức phản kháng chống đối họ Tập không chỉ đến từ nội bộ chóp bu đấu đá tranh dành quyền lực bên trọng nội bộ Cộng đảng mà còn đến từ giới công nhân thợ thuyền đang và sẽ bị sa thải hàng loạt. Có thể nói “lòng trung thành tuyệt đối” từ mọi tầng lớp xã hội mà họ Tập đòi hỏi phải có cho bằng được quá hết sức cuồng vọng!
Thử hỏi tại sao phản kháng chống đối họ Tập lại nảy nở trong xứ sở Trung Cộng của ông? Đối với giới đảng viên quyền thế thì sự phản kháng chống đối họ Tập đến từ cả những người đang bị mất dần quyền lực cho phe cánh của họ Tập lẫn những kẻ có quyền thế nhờ đứng kế họ Tập nhưng đặc quyền đặc lợi thụ huởng lại không được nhiều như thuở trước nữa, tức là vào cái thời mà họ Tập chưa nắm quyền, còn rất dễ dàng nhiểu nhương hối lộ tham nhũng. Đương nhiên, giới làm báo chí truyền thông thì bực tức họ Tập ra mặt vì nay bị bịt miệng là luôn bị đe dọa . Đối với công nhân, thì chính họ Tập sa thải họ và làm nền kinh tế đời sống ngày một sống khó khăn hơn cho họ. Nói một cách ngắn gọn, một Trung Quốc phồn thịnh như trước kia đã không còn nữa dưới sự lãnh đạo của họ Tập.
Năm 1971, Albert O. Hirschman viết một bài tiểu luận với tựa đề “Exit, Voice, and Loyalty” tạm dịch theo nội dung của bài viết là “Di tản, Cải cách và Trung thành” trong đó đề cập rõ ràng hành động và tâm lý con người khi đối phó với sự suy đồi của xã hội như sau: Một số người sẽ tìm đủ tránh né hoàn cảnh sống đang suy đồi bằng cách đào thoát qua xã hội khác hoặc ngưng mọi hoạt động sinh hoạt kể cả kinh doanh của mình để chờ đợi tình hình xã hội tốt hơn (ở ẩn hay di tản). Một số khác thì lên tiếng chỉ trích và đòi hỏi cải cách thay đổi để cho tương lai đốt đẹp hơn (cải cách). Và nhóm người còn lại thì lại có quan điểm muốn tìm đủ cách loại bỏ mọi nguyên nhân làm cho suy đồi để xã hội quay về lại tốt đẹp giống như xưa trước khi bị suy đồi (trung thành hay bảo thủ)- 
Ngăn cản cấm đoán con người hành động đối phó trước suy đồi của xã hội theo một trong ba cách đã liệt kê trên chỉ khiến con người phải phản ứng ồ ạt mạnh mẽ hơn bằng những cách còn lại. Thí dụ như cấm mọi người lên tiếng chỉ trích đòi hỏi cải cách để xã hội tốt đẹp hơn thì sự đào thoát hay ở ẩn của con người ra khỏi xã hội đó càng gia tăng. Đối với họ Tập thì ông nghĩ rằng tạo ra một thể chế bảo thủ, buộc mọi người phải bảo thủ trung thành và ngăn cấm chỉ trích đòi hỏi cải cách hay đào thoát ở ẩn là điều tốt nhất.
Trung Cộng ngày nay, tìm cách di tản đào thoát ra khỏi xã hội này bị ngăn cấm giới hạn triệt để bởi họ Tập. Họ Tập đã tìm đủ cách khẳng định không ai có thể thoát ra khỏi hệ xã hội và hệ thống chính trị hiện nay tại Trung Cộng. Năm 2014, Bắc Kinh đẩy mạnh hai chiến dịch: “Săn sói” và “Bủa lưới ” – nhằm bắt hết từ con người đến tài sản mọi phần tử muốn đào thoát ra khỏi Trung Cộng. Hai chiến dịch này chỉ có thể thật sự hữu hiệu khi mà Trung Cộng cải cách hệ thống ngân hàng của họ.
Cộng đồng người Hoa tại hải ngoại, vốn là hậu phương quá lớn cho những kẻ tỵ nạn di tản khỏi Trung Cộng nay tràn ngập an ninh mật vụ của Trung Cộng, khiến không ai muốn nói chuyện với ai vì sợ lò rỉ tin tức. An ninh mật vụ của Trung Cộng có mặt khắp Đông Nam Á và thế giới. Hai vụ bắt cóc người Hoa ở Thái Lan chẳng hạn, và nếu như không lầm, một vụ giết một người Hoa đào tỵ ở Hoa Kỳ điều do an ninh mật vụ của trung Cộng tiến hành. Nếu an ninh mật vụ Trung Cộng không thể làm được gì đối với những người đã đào tỵ an toàn, thì Trung Cộng thẳng tay trù dập, bắt bớ hành hạ thân nhân bà con còn sót lại của những người này ở tại quê nhà.
Họ Tập cũng khẳng định cho thấy mọi hình thức phản kháng bất bạo động, vốn rất phổ biến và thành công ở các nước Cộng sản Đông Âu vào thời Xô-viết chiến tranh lạnh, cũng bị chính quyền bóp nát thẳng tay. Nếu các viên chức chính phủ chậm chạp trong việc cho tiến hành điều tra chống tham nhũng vì sợ trả thù, Bắc Kinh cũng thanh tra và thanh trừng tối đa các viên chức này. Tập Cận Bình thật sự thành công trong việc làm cho mọi người nhận ra Trung Cộng là một xã hội không lối thoát- “Thuận Tập thì sống, nghịch Tập thì chết !” Mọi bất mãn đối với chính quyền chỉ dẫn đến họa sát thân mà thôi.
Nói trắng ra, họ Tập đã thắt chặt kiểm soát của chính phủ không những chỉ trên phương tiện truyền thông Nhà nước mà còn khống chế cả bộ máy chính trị tuyên truyền điều khiển hệ thống truyền thông, loại bỏ mọi khả năng phản đối hay khiếu nại chính quyền. Ngoài ra, mọi luật sư đoàn hay các tổ chức phi chính phủ điều bị đình chỉ hoạt động. Đương nhiên, mọi cấp chính quyền, mọi cấp đảng ủy điều bị thanh trừng như đang thấy.
Nếu thật sự là như vậy, có nghĩa là bè phái họ Tập nỗ lực bóp nát mọi đối kháng tối đa, vậy thì tại sao đối kháng vẫn còn?

Sai lầm ở chỗ, có lẽ là họ Tập muốn xóa bỏ quyền lực của toàn bộ các nhân vật trong Bộ Chính Trị của Cộng đảng mà gom hết vào trong tay mình thay vì dựa vào sự lãnh đạo của nhóm người này để điều hành xã hội. “Lãnh đạo tập thể” không có nghĩa đơn giản là thỏa hiệp với các bè phái khác trong nội bộ Cộng đảng khi điều hành, mà còn là sự dàn xếp khôn khéo để quyền lực của Đặng Tiểu Bình trong nội bộ được gia tăng củng cố. Họ Đặng, cha đẻ của cải cách ở Trung Cộng, nhận ra rằng để có thể được yên ổn điều hành đất nước, ông ta cần sự ủng hộp từ cả hai phe bảo thủ lẫn phe cải cách. Họ Đặng khéo léo đặt để họ ở những vị trí để họ có tiếng nói khi bàn thảo chính sách, cũng nhưng có thể giúp họ Đặng khi cần hoặc vẫn có thể ngồi ngoài im lặng an toàn nếu tiếng nói bị bất lợi. 
Nói trắng ra, họ Đặng biết cách hợp tác với đối thủ chính trị của mình và tạo ra một sự kính trọng (mình) sâu sắc từ trong lòng các đối thủ- nhưng họ Tập thì không có khả năng đó. Phe chống đối nào cũng chỉ muốn ăn tươi nuốt sống họ Tập cho bằng được. Không có dấu hiệu gì cho thấy sẽ có thoả hiệp hợp tác giữa các phe nhóm trong nội bộ lãnh đạo Trung Cộng hiện nay như thời của họ Đặng và điều này chỉ khiến các bè nhóm đối kháng rắp tâm tạo phản trong nội bộ Trung Cộng ngày càng nhiều thêm ra mà thôi.
Không thể hợp tác để tồn tại, không thể thoát khỏi sự truy đuổi của thể chế, các đảng viên Trung Cộng chỉ còn có cách liên kết nhau chống họ Tập để tìm đường sống. Ngồi đó mà trông chờ vào sự nhân từ của Bắc Kinh thì thì chẳng khác nào ngồi trông chờ cát sẽ hóa ra vàng!
Họ Tập muốn các đảng viên không còn đường lựa chọn ngoại trừ trung thành tuyệt đối vào ông- điều này còn khó cả hơn lên trời vì họ Tập có thể thành công bít đường chắn lối khiến không ai có thể có lối thoát nhưng ông lại thất bại trong việc dàn xếp bất mãn. Điều này chỉ khiến bè phái của ông sẽ phải đương đầu với đối kháng mạnh mẽ vào đại hội Cộng đảng lần thứ 19 sắp tới đây. Những bất mạn dễ thấy ngoài xã hội như công nhân biểu tình, hay giới báo chí phóng viên chỉ trích sẽ không nguy hiểm đối với họ Tập bằng sự phản kháng đang lớn mạnh bên trong nội bộ Cộng đảng- chỉ toàn những kẻ có binh quyền thế lực- lại tình cờ được hậu thuẫn của dư luận xã hội chất chứa quá nhiều bất mãn lên họ Tập bao nhiêu lâu nay.
Thử thách lớn của họ Tập là phải đối phó với nền kinh tế ốm yếu lâm vào khủng hoảng- chính ảo vọng thâu tóm quyền lực vào một mối trong lúc quyết định quốc sách là nguyên do tạo ra đối kháng chia rẽ rạn nứt trong nội bộ ngày một thêm trầm trọng. Những nhóm đối kháng mới hình thành rắp tâm tạo phản sẽ còn hung hiểm hơn những nhóm bè phái có trước khi họ Tập nắm quyền. Và nếu như họ Tập thất bại trong việc “dọn dẹp” sạch sẽ mọi bè nhóm rắp tâm tạo phản chống ông trong nội bộ Cộng đảng, một điều gần như không thể nào thực hiện nổi trước tình thế hiện nay, thì hệ quả chính quyền trung ương bị rối loạn và mất quyền kiểm soát là điều đương nhiên. Rồi cũng sẽ giống như thời nhà Thanh khi mất quyền kiểm soát, Trung Quốc lại phải trải qua cả chục năm loạn lạc mới có thể phục hồi lại chính quyền trung ương.
Tác giả: Thomas Vien 
Nguyễn Trọng Dân lược dịch
—————————————————————–
1. Nguồn: www.stratfor.com
2. Thomas Vien có bằng cử nhân kinh tế và cao học về Chính trị Kinh doanh tại đại học Texas A&M, vốn được thành lập từ những năm 1870 và được coi là đại học lớn đứng hàng thứ tư tại Hoa Kỳ. Ông được coi là một bình luận gia sắc sảo về các đề tài chính trị kinh tế của Đông Nam Á. Ông cũng rất giởi về tiếng Hán và hiện đang làm việc cho Stratfor. Strattfor là một hãng thu thập tin tức tình báo tư nhân có trụ sở tại Austin, Texas và được thành lập từ năm 1996. Cộng sự với Strattfor là hàng loạt các chiến lược gia, bình luận gia rất cứng cựa trên nhiều lãnh vực phức tạp từ kinh tế, chính trị và xã hội.
Lối viết của Thomas Vien rất dễ hiểu, chi tiết nhưng lúc nào cũng ẩn ý sâu xa .
(Theo nguyên thi của nhà thơ Xu Jun (Từ Tuấn) thì chữ “lành” ám chỉ nhà Thanh (thanh phong) nhưng vì người dịch lại thích “Minh” phong xứng với chữ “lật” trong câu thơ lục bát phóng tác thứ hai nên đổi lại là ám chỉ chữ “Minh” cho đúng ý riêng của người dịch )

Nga-Trung: Thế lực bên ngoài không được can thiệp vào Biển Đông


media 

Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị họp báo chung tại Matxcơva ngày 18/04/2016.REUTERS/Maxim Zmeyev
Trong chuyến công du Bắc Kinh, ngày 29/04/2016, trước báo giới, ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị đã đồng loạt lên tiếng tố cáo "sự can thiệp" từ bên ngoài vào Biển Đông và bán đảo Triều Tiên.
Theo hãng tin AP, phát biểu về tình hình Biển Đông, nơi mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền trên hầu hết khu vực, ngoại trưởng Lavrov nói rằng các thế lực bên ngoài không nên can thiệp vào, nhằm ám chỉ tới Hoa Kỳ, quốc gia luôn phản đối những đòi hỏi của Bắc Kinh.
Còn ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh : Chỉ có các quốc gia có tranh chấp trực tiếp mới tìm ra được giải pháp hòa bình bằng con đường đàm phán. Một lần nữa, ông khẳng định : « Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những quốc gia nằm ngoài khu vực Biển Đông, nên đóng một vai trò xây dựng trong việc duy trì hòa bình và ổn định, chứ không nên khiến tình hình trở nên hỗn loạn hơn ».
Hiện đang bị lên án vì những hành động gây hấn và những công trình xây dựng đảo nhân tạo, phi đạo, hải cảng và trạm radar tại vùng Biển Đông, Trung Quốc tìm sự ủng hộ của Nga để chống lại Hoa Kỳ cũng như các nước có tranh chấp, đặc biệt là Philippines, khi quốc gia này đã đưa vụ việc lên Tòa Án Trọng Tài quốc tế La Haye.
Tranh thủ sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc còn cố quảng bá về cái mà quốc gia này gọi là một « bản thỏa thuận chung » mới đạt được với Brunei, Cam Bốt và Lào để khẳng định Biển Đông cũng không phải là vấn đề chung của toàn khối ASEAN.

Về tình hình bán đảo Triều Tiên, cả Nga và Trung Quốc đều yêu cầu Hoa Kỳ từ bỏ việc triển khai hệ thống phòng chống tên lửa THAAD tại Hàn Quốc, nhằm đối phó với những động thái ngày một hung hăng của Bắc Triều Tiên, thông qua những vụ thử tên lửa và hạt nhân trong thời gian gần đây.
Ngoại trưởng Vương Nghị cảnh cáo : « Dự án này vượt quá những nhu cầu đảm bảo an ninh của các nước có liên quan. Nếu như hệ thống này vẫn được triển khai, điều đó sẽ gây những hậu quả trực tiếp đến các chiến lược an ninh của Trung Quốc và Nga. Ngoài ra, quyết định (triển khai hệ thống THAAD) không chỉ gây hại tới nghị quyết về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, mà còn đổ thêm dầu vào lửa, trong khi tình hình đã đủ căng thẳng tại đó ». Cuối cùng, đại diện ngoại giao của Trung Quốc yêu cầu Washington phải cân nhắc « những quan ngại chính đáng » của Bắc Kinh và Matxcơva.

Làm ăn với TQ: 'lòng tham và nỗi sợ'

  • 1 tháng 8 2016


 
Image copyright AFP
Image caption Bà Theresa May và chồng, ông Philip May trước cổng Phủ Thủ tướng Anh
Nhà báo kỳ cựu của BBC News, bà Carrie Gracie nhắc lại bài học 'lòng tham và nỗi sợ' trong quan hệ với Trung Quốc của Úc nhân việc Anh xét lại đầu tư của Trung Quốc vào điện nguyên tử.Được biết tân thủ tướng Anh, bà Theresa May, khi còn làm Bộ trưởng Nội vụ, từng bày tỏ ý kiến quan ngại về vấn đề an ninh khi Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne hồi năm 2015 mời Trung Quốc tham gia dự án Hinkley Point C.

An ninh và an toàn nguyên tử

Cố vấn cho bà May, ông Nick Timothy, người nay là Chánh văn phòng Phủ thủ tướng, đã lên tiếng trước chuyến thăm Anh của ông Tập Cận Bình (10/2015), chất vấn chuyện để Trung Quốc đặt chân vào ngành điện nguyên tử Anh.
Theo bà Carrie Gracie trong bài viết hôm 31/07, thì "mới tháng 10 năm ngoái, khi Thủ tướng David Cameron và Bộ trưởng Tài chính George Osborne chuẩn bị công bố hợp đồng Hinkley nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, ông Timothy đã lên tiếng phê phán mạnh thoả thuận này,"
Ông viết trên trang Conservativehome:

"Khi ông Tập đến London, hai chính phủ sẽ ký các thỏa thuận cho những tập đoàn nhà nước Trung Quốc cổ phần trong các nhà máy điện nguyên tử Anh, ở Hinkley Point, vùng Somerset và ở Sizewell, vùng Suffolk. Người ta tin rằng những thoả thuận này sẽ cho phép người Trung Quốc thiết kế và xây dựng cả lò phản ứng nguyên tử thứ ba tại Bradwell ở Essex.

"Các chuyên gia an ninh, mà ta hiểu là ở trong các cơ quan chính phủ cũng như bên ngoài, đang lo ngại rằng người Trung Quốc sẽ dùng vai trò của họ để gắn các điểm yếu vào hệ thống computer cho phép họ sau này có thể đóng sập cả nguồn sản xuất năng lượng Anh tùy theo ý thích.
"Những ai vốn nghĩ khả năng đó khó xảy ra thì nên biết tập đoàn năng lượng hạt nhân Trung Quốc (Chinese National Nuclear Corporation), một trong số các công ty liên quan đến các kế hoạch xây cất tại Anh, nói rõ trên trang web của họ rằng họ không chỉ có trách nhiệm 'tăng giá trị của tài sản quốc gia và phát triển xã hội', mà còn 'tăng cường quốc phòng'.




Image copyright PA
Image caption Anh sẽ quyết định về nhà đầu tư của Trung Quốc vào dự án Hinkley Point vào mùa thu năm nay
"Cơ quan phản gián MI5 tin rằng tình báo Trung Quốc tiếp tục hoạt động chống lại quyền lợi Anh Quốc ở trong và ngoài nước."
Bà Carrie Gracie cũng so sánh thái độ quá 'cởi mở' của chính phủ tiền nhiệm tại Anh với cách tiếp cận Trung Quốc cẩn trọng hơn của Đức.
Với Thủ tướng Anh vừa lên nhậm chức, bà Theresa May, câu hỏi là các lãnh đạo quốc tế khác "xử lý khó khăn ra sao" trong quan hệ với Trung Quốc.
Vì không có tầm vóc và vị thế như Hoa Kỳ, ví dụ gần hơn cho Anh học tập là các nước ngay gần.
Ví dụ như Thủ tướng Angela Merkel có các chuyến thăm Trung Quốc để giành hợp đồng lớn cho các tập đoàn Đức.



 
Image copyright Leon Neal WPA PoolGetty Images
Image caption Thủ tướng tiền nhiệm Cameron đón Chủ tịch Tập tại London tháng 10/2015 để 'tạo ra kỷ nguyên vàng Anh - Trung'
Tại Trung Quốc, bà Merkel vẫn đọc diễn văn công khai nhắn đến nhân quyền và nhà nước pháp quyền.
"Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa đạt được việc có quan hệ gần gũi, nhiều lợi ích kinh tế với Bắc Kinh và cùng lúc lên tiếng mạnh lẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của Đức, và cũng mạch lạc hơn khi đề cập đến các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, việc Trung Quốc đàn áp nhân quyền và tự do ngôn luận."
"Còn với hai ông Cameron và Osborne, lãnh đạo Trung Quốc như đã quen rằng đối tác Anh luôn giữ kín khác biệt hai bên ở hậu trường, dù đó là chuyện Trung Quốc bán phá giá thép, chuyện Hong Kong, chuyện giam cầm các luật sư hay chuyện Biển Nam Trung Hoa."

'Tham lam và sợ hãi'

Nhà báo BBC cũng nhắc lại vấn đề lớn hơn trong quan hệ với Trung Quốc mà các nước Phương Tây và Úc phải giải quyết.
Nhắc lại cuộc nói chuyện giữa Angela Merkel và Thủ tướng Úc khi đó, ông Tony Abbott hồi 2015, quan hệ với Trung Quốc được lãnh đạo Úc mô tả là "do lòng tham và nỗi sợ điều khiển".


 
Image copyright Andrew Taylor G20 Australia
Image caption Ông Tony Abbott đã nói thẳng với bà Angela Merkel về 'lòng tham và nỗi sợ' trước TQ
Bà Merkel hỏi ông Abbott "chính sách Trung Hoa của Úc vận hành theo tiêu chí gì?", và đã nhận được câu trả lời hết sức thẳng thắn như vậy.
Một mặt, Úc cần thị trường Trung Quốc, cần đầu tư Trung Quốc (lòng tham - greed), để có tăng trưởng kinh tế, cân bằng ngân sách.
Mặt khác, Úc cũng có nỗi sợ (fear) trước các thách thức an ninh từ Trung Quốc, theo Bộ Ngoại giao, cơ quan tình báo Úc nói với ông Abbott.
Công an Trung Quốc sang cả Úc để "săn cáo", tức là bắt mang về những người đào tẩu bị chính quyền truy nã.
Thái độ hung hăng của Trung Quốc trên các tuyến hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa, nơi Trung Quốc xây các đảo nhân tạo để đòi chủ quyền lãnh hải, cũng làm Úc lo ngại.
Nhưng theo nhà báo BBC, vấn đề nói chung không chỉ của Úc là các nước làm ăn với Bắc Kinh sẽ phải nghiêng về bên 'lòng tham', hay 'nỗi sợ' nhiều hơn, hoặc tùy lúc nào, đối với Trung Quốc.
Được biết chính phủ của bà Theresa May cho hay họ sẽ đánh giá mọi góc độ trong dự án đầu tư của Trung Quốc vào nhà máy điện nguyên tử thông qua một đối tác Pháp và ra kết luận đầu mùa thu năm nay.
Xem thêm video:Nữ hoàng Anh đón Chủ tịch Tập.Video:Vì sao Anh - Trung nay hữu hảo?


Trung Quốc: Nạn ăn thịt người và tội ác của Nhà nước ở Quảng Tây


media 

Hồng vệ binh tấn công những "phần tử phản cách mạng" trong Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc.DR

Theo kết quả một cuộc điều tra tuyệt mật, chưa từng được công bố của một số lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành từ năm 1983 đến năm 1988 về các vụ tàn sát và nạn ăn thịt người, chỉ tính riêng ở tỉnh Quảng Tây vào năm 1968, đã có 302 vụ và khoảng 150.000 cái chết bất thường.
Trong bài viết có tiêu đề « Cách Mạng Văn Hóa : nạn ăn thịt người và tội ác của Nhà nước Trung Quốc ở tỉnh Quảng Tây », Le Monde nhận định đặc trưng của Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc là « bạo lực trên diện rộng ».
Le Monde cho biết nhà sử học người Trung Quốc Tống Ủng Di (Song Yongyi), của Đại học California ở Los Angeles đang giám sát công tác xuất bản 36 tập các tài liệu lưu trữ nhà nước tuyệt mật chưa từng được công bố tại Trung Quốc về Cách mạng Văn Hóa ở tỉnh tự trị Quảng Tây. 13.000 trang tài liệu bằng tiếng Trung là kết quả cuộc điều tra mật của các lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc giai đoạn 1983-1988. Trong vòng 5 năm, 100.000 quan chức nhà nước các cấp đã được huy động để làm sáng tỏ các vụ tàn sát, đặc biệt là nạn ăn thịt đồng loại xảy ra tại tỉnh tự trị Quảng Tây năm 1968.
Trước đó, năm 1981, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết, lên án Cách Mạng Văn Hóa, gọi đó là một một thảm họa, quy trách nhiệm cho Mao Trạch Đông và « bè lũ bốn tên ». Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, nhiều lãnh đạo bị cáo buộc là thành phần xét lại, bị cách chức và bị bắt.
Cuộc điều tra được Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành ở 40% khu vực nông thôn và 2/3 số các thành phố lớn nhất của tỉnh Quảng Tây. Theo kết luận cuộc điều tra này, có tổng cộng 302 vụ ăn thịt đồng loại và khoảng 150.000 cái chết bất thường tại Quảng Tây vào năm 1968.

Publicite, fin dans 13 secondes

Còn bản thân nhà nghiên cứu Tống Ủng Di, dựa trên cả kết quả của một nhà nghiên cứu khác, thì cho rằng của Đại học California ở Los Angeles đang giám sát công tác xuất bản 36 tập các tài liệu lưu trữ nhà nước tuyệt mật chưa từng được công bố tại Trung Quốc về Cách mạng Văn Hóa ở tỉnh tự trị Quảng Tây. 13.000 trang tài liệu bằng tiếng Trung là kết quả cuộc điều tra mật của các lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc giai đoạn 1983-1988. Trong vòng 5 năm, 100.000 quan chức nhà nước các cấp đã được huy động để làm sáng tỏ các vụ tàn sát, đặc biệt là nạn ăn thịt đồng loại xảy ra tại tỉnh tự trị Quảng Tây năm 1968.
Trước đó, năm 1981, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết, lên án Cách Mạng Văn Hóa, gọi đó là một một thảm họa, quy trách nhiệm cho Mao Trạch Đông và « bè lũ bốn tên ». Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, nhiều lãnh đạo bị cáo buộc là thành phần xét lại, bị cách chức và bị bắt.
Cuộc điều tra được Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành ở 40% khu vực nông thôn và 2/3 số các thành phố lớn nhất của tỉnh Quảng Tây. Theo kết luận cuộc điều tra này, có tổng cộng 302 vụ ăn thịt đồng loại và khoảng 150.000 cái chết bất thường tại Quảng Tây vào năm 1968.

Publicite, fin dans 0 secondes
Còn bản thân nhà nghiên cứu Tống Ủng Di, dựa trên cả kết quả của một nhà nghiên cứu khác, thì cho rằng có tới 415 vụ ăn thịt đồng loại. Ông cho biết : « Các vụ ăn thịt đồng loại trong nạn đói nghiêm trọng 1958-1961 xuất phát từ các hành vi cá nhân, do người dân bị đói quá. Còn trong Cách Mạng Văn Hóa, nạn ăn thịt đồng loại là hệ quả trực tiếp của các phong trào diện rộng do nhà chức trách khơi dậy. Nhiều người bị giết hại một cách có chủ ý, tim, gan họ bị moi ra cho đám đông ăn. Một số người ăn vì tin là kẻ thù đáng bị vậy, còn một số người khác thì ăn vì tin là có thể kéo dài tuổi thọ.»
Cuộc điều tra còn cho thấy, ở một số quận, huyện, có những ngày, vài ngàn người dân được mời gọi tới tham gia vào các sự kiện chết chóc, rùng rợn quen thuộc kiểu này. Một người nào đó tên là Bàng, bị coi là « kẻ thù của giai cấp » đã bị chặt ra thành từng miếng nhỏ và vài trăm người đã ăn thịt ông này.
Ông Tống Ủng Di đánh giá là đây là tội ác của cả bộ máy nhà nước Trung Quốc vì nó được các ủy ban Cách Mạng, tức là bộ máy quyền lực mới được triển khai ở tất cả các cấp vào năm 1968 cổ vũ, khích lệ. Đây là năm đẫm máu nhất của cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Các Ủy ban này phát động, tổ chức nhưng sau đó lại giấu nhẹm thông tin về các vụ ăn thịt đồng loại. Những kẻ xúi giục trực tiếp là những người đứng đầu các đơn vị dân quân tự vệ và thành viên của các đơn vị này.
Cuộc điều tra đã khiến 10 kẻ xúi giục trực tiếp các vụ ăn thịt đồng loại bị kết án tử hình nhưng nhà sử học Tống Ủng Di khẳng định các lãnh đạo Đảng và các sĩ quan quân đội thời đó vẫn được tự do, thậm chí còn được thăng chức. Ông gọi đó là chính sách « chuyển sang các việc khác, và không trừng phạt quá nhiều người ».
Ông Tống Ủng Di cho biết chính các quan chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc hoặc gia đình họ khi đi sang phương Tây đã phổ biến các tài liệu liên quan đến cuộc điều tra vì họ không muốn quá khứ bị xóa nhòa, và giải pháp là gửi các tài liệu đó cho các thư viện phương Tây.
Le Monde nhận định là câu chuyện về Cách Mạng Văn Hóa là « câu chuyện lưu vong » mà tác giả là các nhà sử học Trung Quốc và nước ngoài viết nên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, dựa trên các tư liệu được phát tán một cách bấp bênh qua các kẽ hở tạm thời của cơ quan lưu trữ Trung Quốc, và dựa trên các nghiên cứu thực địa với nhiều nhân chứng lịch sử của một số nhà nghiên cứu, phóng viên và các nhà dựng phim tài liệu Trung Quốc. Những người này thường bị cấm xuất bản tại Trung Quốc và ở cả nước ngoài.
Mặc dù cha của Tập Cận Bình đã từng là thành viên bộ Chính Trị, một trong những nhà lãnh đạo theo đường lối cải cách và chủ trương tiến hành điều tra ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình lại không cởi mở về chủ đề Cách Mạng Văn Hóa. Le Monde nhận định rằng dưới một chế độ mà lịch sử bị xuyên tạc một cách vô liêm sỉ thì sự thật lịch sử là một thứ vũ khí mà Trung Quốc muốn kiểm soát. Tin rằng Đảng Cộng sản đang gặp nguy hiểm nên khi lên nhậm chức vào năm 2013, Tập Cận Bình đã xếp « sai lầm của Đảng » về Cách Mạng Văn Hóa vào danh sách « bảy chủ đề không được nhắc tới » và tuyên chiến với những cáo buộc về lịch sử, hay còn gọi « thuyết hư vô lịch sử ».
Và 50 năm sau khi nổ ra Cách Mạng Văn Hóa, dưới nhiều sức ép mạnh mẽ, báo chí Trung Quốc hầu như vẫn không nhắc nhở gì đến cuộc Cách Mạng này.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160801-nan-an-thit-dong-loai-va-toi-ac-cua-nha-nuoc-o-quang-tay
 

Truyền thông Trung Quốc phớt lờ Cách mạng Văn hóa


Công nhân quét dọn trước lăng Mao Trạch Đông tại Quảng trường Thiên An Môn, ngày 16/5/2016.
Công nhân quét dọn trước lăng Mao Trạch Đông tại Quảng trường Thiên An Môn, ngày 16/5/2016.
Báo chí nhà nước Trung Quốc gần như phớt lờ sự kiện 50 năm ngày xảy ra Cách mạng Văn hóa, trong khi các trao đổi trên mạng xã hội về ngày này đã bị xóa.
Khoảng 1,5 tới 1,8 triệu người đã thiệt mạng trong 10 năm sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông hồi năm 1966 huy động đội Hồng vệ Binh đi trấn áp các phần tử “tư sản” đã xâm nhập vào chính phủ và xã hội.

Ngoài ra, còn có khoảng 36 triệu người là nạn nhân của đợt thanh trừng chính trị cho tới khi ông Mao qua đời năm 1976.
Chính phủ hiện vẫn không cho thảo luận công khai về các sự kiện, dù Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi năm 1981 từng đề cập tới giai đoạn này là “10 năm thảm họa”.
Tin cho hay, một số cuộc thảo luận về Cách mạng Văn hóa trên trang vi blog Weibo đã bị xóa.
Nhiều người bày tỏ quan ngại rằng một cuộc cách mạng tương tự có thể lại xảy ra trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục trấn áp các quan chức tham nhũng và tiếng nói bất đồng từ xã hội dân sự.

Một bình luận bị xóa viết: “Máu của Cách mạng Văn hóa vẫn chưa phai mờ; các thi thể vẫn còn ấm nóng. Phản bác những gì xảy ra trong Cách mạng Văn hóa vẫn là trách nhiệm của mọi công dân”.
Tờ Globe and Mail của Canada hôm nay đưa tin rằng các giáo sư và các tạp chí học thuật của Trung Quốc đầu tháng này đã nhận được thông báo cấm mọi cuộc thảo luận về Cách mạng Văn hóa.
Tuy nhiên, một số cơ quan truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã đăng tải các bài viết đánh dấu ngày này.
Kênh truyền hình Pheonix hôm nay phát các cuộc phỏng vấn, trong đó hỏi các thanh niên họ sẽ dùng những từ gì để miêu tả Cách mạng Văn hóa.
Một số đã dùng những từ như “điên rồ”, “tai họa lớn”, “lý tưởng” và “xáo trộn”.
Theo AAP, SBS
 http://www.voatiengviet.com/a/truyen-thong-trung-quoc-phot-lo-cach-mang-van-hoa/3332201.html

No comments:

Post a Comment