Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 21 October 2016

OBAMA - CÁ CHẾT


Sunday, May 29, 2016
NGUYỄN BÁ CHỔI * THƯ OBAMA
Nàng mặc áo màu vàng
Thư Obama gửi Cu Tèo - Nguyễn Bá Chổi dịch
Cu Tèo quý mến,
Mặc dầu đang lu bu với lịch trình công du Nhật Bản, nhưng vì luôn nhớ tới sự quan tâm của Tèo đã gửi meo góp ý cho trước khi đi Việt Nam, mình rán bớt giờ ngủ nghỉ để ngồi mổ thư này cho cậu biết sơ qua về cảm tưởng của (Ô Ba) Ma này trong ba ngày trên đất nước cậu.
Nói chung là mình gặp rất nhiều điều ngạc nhiên, mặc dầu trước chuyến đi mình đã được cả khối cố vấn báo cáo cho biết tình hình Việt Nam sau nhiều tháng trời điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng về mọi lãnh vực, đủ phương diện.
Điều làm mình ngạc nhiên đầu tiên là ngay từ khi cái Air Force One của mình vừa đáp xuống phi trường Nội Bài. Mình đinh ninh rằng, nếu có cô gái nào đó cầm hoa tặng mình thì thế nào cô ấy cũng mặc áo dài đỏ máu như “truyền thống lâu đời” của nhà nước CSVN, nhưng ra khỏi cửa máy bay, từ cầu thang nhìn xuống, mình thấy nàng mặc áo màu vàng. Bỗng dưng mình nhớ tới hai câu thơ ai đó “lẩy” của một nhà thơ nổi tiếng Việt Nam,” Nàng mặc áo màu vàng, anh về yêu Mỹ Cút”.
Mà quả thật, mình không ngờ người Hà Nội ngày nay quay ngoắt 180 độ, để từ “đánh cho Mỹ cút” chuyển sang yêu Mỹ; chẳng những yêu Mỹ, mà lại còn yêu nhiều yêu, yêu đậm, yêu sâu đến thế. Như Tèo biết, mình và phái đoàn đến Hà Nội giữa đêm khuya. Sỡ dĩ vậy là để tránh bị dân Hà Nội ném đá, như hồi xưa họ ném đá tù binh Mỹ. Mình lo sợ điều này là có cơ sở: chỉ mới đây thôi, trong lễ kỷ niệm lần thứ 41 Ngày 30 Tháng Tư, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn chửi Mỹ một cách đầy căm thù, chửi ngon ơ như thuở ông ấy còn ngâm dái nước phèn U Minh.
Đêm hôm khuya khoắt vậy mà họ vẫn đứng đầy hai bên đường từ phi trường về khách sạn Marriott. Thoạt đầu khi mới thấy họ từ xa mình hú hồn, dù ngồi trong xe Quái Thú, nhưng sợ đến nỗi nhìn vào kiếng chiếu hậu thấy mặt mình đen cỡ đó mà vẫn dậy lên màu tái như dái ngâm giấm. Nghĩ phen này khó thoát, mình lo đọc kinh cáo mình, kinh ăn năn tội, và thầm vĩnh biệt vợ con, rồi phó thách linh hồn trong tay Chúa. Nhưng khi đến gần, rồi đi ngang qua đám đông, mình thấy họ ai cũng mặt mày hớn hở; tươi cười vẫy tay chào mình; lại có những người vẩy vẩy cờ Mỹ, người nâng nâng tấm hình mình phóng lớn. Đó là chưa nói đến ban ngày, người ta đổ xô ra đường reo hò chào đón mình nhiều đến nỗi người cận vệ của mình từng phục vụ nhiều đời tổng thống Mỹ bảo ông chưa bao giờ gặp người nước ngoài chào đón người cầm đầu nước Mỹ đông đúc và nồng nhiệt như thế này.
Một ngạc nhiên khác là khi chứng kiến cách cho cá Ao Bác Hồ ăn của bà Chủ tịch Quốc Hôi Nguyễn Thị Kim Ngân. Mình biết người ta đưa mình đi thăm ao cá bác Hồ là đi thăm ông ấy. Cho cá trong “Ao cá bác Hồ” ăn cũng chính là cho ông ấy ăn, nên mặc dù mình không ưa gì ông Hồ là một trong những tay sát thủ hàng đầu của hàng trăm triệu nạn nhân của CS mà Mỹ đã chính thức lên án bằng tượng đài kỷ niệm giữa thủ đô Hoa Kỳ, nhưng vì phép lịch sự, mình thả một cách rất, trang nghiêm, trân trọng, nhẹ nhàng từ tốn vốc thức ăn trong tay lấy từ cái xô bà Chủ tịch Cơ quan quyền lực cao nhất nước chìa ra mời mình. Nhưng xem kìa: bà Ngân cầm nguyên cả cái xô đổ ào xuống một cái, y như người ta trút cả nồi cháo heo vào máng con ủn. Người Việt Nam có câu tục ngữ, “Của cho không bằng cách cho”; cho cá Ao bác Hồ ăn cũng chính là cho “bác” Hồ ăn. Thế mà bà Ngân cho “bác” ăn kiểu ấy không khác gì quăng vào mặt ông “bác vô vàn kính yêu”, nện vào đầu “cha già dân tộc” Việt Nam. Mình không tài nào hiểu nổi tại sao bà Chủ tịch Quốc hội lại cho “bác” Hồ ăn kiểu thí cô hồn như vậy trước mặt khách. Hay là chính bà Ngân cũng đã vì “yêu Mỹ Cút” quá mà quay ra ghét “bác” ghét cả cá Ao bác?
Mình định kể tiếp cho cậu một số điều ngạc nhiên khác nữa trong ba ngày ở VN, nhưng thôi, vì qua hình ảnh và bài viết tràn ngập trên mạng, có khi cậu còn gặp nhiều ngạc nhiên hơn mình nữa.
Cu Tèo quý mến, mình đã làm theo lời khuyên của cậu, là không đả động gì đến chuyện cá chết tập thể ngoài bờ biển Miền Trung VN. Ấy thế mà mình có được yên thân đâu. Nào là gần một phân nửa khách mình mời họp mặt đã bị bắt trên đường đến tòa Đại sứ Mỹ. Nào là báo đài, cơ quan truyền thông chính thức của nhà nước VN đã cố tình dịch láo, xuyên tạc bài diễn văn của mình gửi nhân dân VN, thậm chí họ còn bịa ra và nhét vào miệng mình câu“Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (*).
Thú thật mình chưa thấy ai đểu như nhà cầm quyền VN của cậu. Mình đã bất chấp khuyến cáo của Quốc hội Mỹ, vừa bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho họ mà không đòi hỏi điều kiện nhân quyền mới ngày hôm trước, thế mà ngày hôm sau họ đã trắng trợn làm mất mặt mình, bố láo với mình như thế. Lớn mạnh như Trung Cộng mà cũng không làm điều tồi tệ như Việt Cộng vừa làm; khi trực tiếp truyền đi diễn văn của mình trước đây, có chỗ nào không thích thì họ cắt đi, chứ không dịch láo, xuyên tạc, nhét vào miệng người ta những điều người ta không nói. Mình có ý định phải làm cho ra lẽ, chuyện này; nếu cần mình sẽ kiện họ ra tòa về tội lưu manh.
Nhân đây mình cũng muốn bày tỏ nỗi ân hận, vì lời mời gặp mặt của mình, mà người mời thì bị mất mặt, còn khách mời (Tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Hà Huy Sơn, nhà báo Đoan Trang và blogger Thảo Teresa) thì bị mất tự do, thậm chí còn suýt bị mất mạng với bọn Côn An trong mấy ngày mình ở Hà Nội, nơi từng được mệnh danh là “Thủ đô của phẩm giá con người”.
Thôi mình phải ngưng đột ngột nơi đây để đi viếng Hiroshima. Xe Quái Thú đã nổ máy, cận vệ và phái đoàn tháp tùng đang chờ mình ngoài kia.
Nhưng mình vẫn lởn vởn trong đầu... “Áo nàng vàng, anh về yêu Mỹ cút”,
Thân ái,
See you later!
OBama
Cu Tèo - Nguyễn Bá Chổi (Danlambao)
danlambaovn.blogspot.com

Ghi chú:
(*) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/05/bao-nha-nuoc-dich-lao-xuyen-tac-dien.html
Posted by sontrung at 2:54 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
TRẦN NGUYÊN THAO * CÁ CHẾT-LÚA CHẾT
Cá chết, lúa chết - Hà Nội khát tiền, tính moi vàng của dân
Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Hà Nội đang nhấn chìm Dân Tộc Việt Nam vào hai hoàn cảnh tàn khốc: (1) Cá và các loại thủy sản chết hàng ngàn tấn vì nhiễm chất độc tại 4 tỉnh Miền Trung, thiệt hại ước tính cho đến nay chưa thể đưa ra con số; hậu họa kéo dài đến nửa thế kỷ [1]; (2) Lúa và nhiều loại nông sản chết khô hàng trăm ngàn mẫu tại 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và tại Tây Nguyên, thiệt hại ước tính 5600 tỷ đồng, ảnh hưởng rất xấu trên nền kinh tế đang kiệt quệ của Việt Nam. Thảm trạng này đưa trực tiếp khoảng 25 triệu người thoi thóp trong cảnh sống “nhìn thấy cái chết đến dần mòn”.
Các thảm trạng từ vụ ĐBSCL ngập mặn, đến cá chết Miền Trung đều có nguồn gốc từ Tầu cộng. Riêng vụ cá chết, dù Hà Nội sẽ không bao giờ nhìn nhận chính thức, nhưng nguyên nhân là lòng ham tiền đút lót, và chủ trương vô cảm đối với đời sống dân chúng, “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Nhiều năm trước, cũng vì bất cần đến đời sống người dân, Hà Nội đã cho công ty Formosa lập nhà máy thép tại Vũng Áng. Formosa từng bị phạt vì xả chất độc gây chết chóc cho dân chúng Campuchia năm 1989, và nhiều nơi khác trước khi Việt cộng cấp giấy phép. [2] Tập đoàn Formosa sẽ sản xuất 2 triệu tấn thép mỗi năm, có số vốn đầu tư đến 28 tỷ Mỹ Kim do đa số người từ Hoa Lục nắm cổ phần.
Tháng 8-2014, tại mục này, đã tường trình cùng độc giả trong bài “Tầu chiếm Vũng Áng, lập tiểu quốc kinh tế”. Trong phạm vi hiểu biết giới hạn, bài báo chỉ trình bầy những liên quan đến kinh tế, tài chánh. Trước đó, Hà Nội ra lệnh “cắt ngắn” mọi thủ tục để “Khu kinh tế đặc thù Vũng Áng” trực thuộc Văn Phòng Chính Phủ, trở thành vùng đất vĩnh viễn để người Tầu làm chủ trên một diện tích to gần bằng hai khu Macao, xấp xỉ 4000 mẫu Tây đất, sát hải cảng nước sâu Sơn Dương, nằm giữa Hà Tĩnh và Đồng Hới. Ngoài khu kỹ nghệ, khu gia cư được xây riêng cho 60 ngàn người gồm công nhân, đa số người Tầu và gia đình. Nơi đây được chính báo đảng mô tả là vùng “đặc biệt” ngoại bất nhập, nếu Formosa không cho phép. Sự kiện này làm dấy lên quan ngại sâu xa: một “tiểu quốc” mới khác đang định hình ngay giữa miền Trung Việt Nam, tạo thêm tiền đồn kinh tế chiến lược mới, sau bao nhiêu vùng, dự án khác của Bắc Kinh, ngay trong nước Việt Nam.

Cá chết, người đổ máu
Từ ngày 06-04-2016, cá nuôi trong các lồng bè xung quanh khu vực cảng Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bỗng nhiên bị chết hàng loạt. Tiếp theo, cá chết la liệt tại vùng biển khắp 4 tỉnh duyên hải, kéo dài trên 300 cây số, từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, đến Huế và đầu tháng 5 lan cả tới Nha Trang. Các loại cá lớn đến 40 ký lô, sống ở tầng nước sâu 30 đến 40 mét vẫn bị chết hết. Mới đây, thợ lặn cho biết, sau cá là đến lượt từng giải san hô đầy mầu sắc tuyệt đẹp và rong biển các loại nằm chết từng đợt, tạo thành nhiều lớp bùn bầy nhầy bao phủ khắp vùng rộng lớn đáy biển.
Sự việc bị phơi bầy, khi ngư dân phát hiện ra đường ống xả nước thải của Formosa chôn ngầm dưới biển. Đường ống khổng lồ này dài đến 1500 mét, đường kính 1.1 mét, nằm ở độ sâu, cách mặt nước 17 mét, mỗi ngày xả ra 12.000 mét khối nước. Miệng ống bị bắt quả tang đang phun ra một thứ nước màu vàng đục rất bẩn. Các nhà khoa học nhìn nhận, chỉ có chất độc cực mạnh mới có thể khiến hàng loạt cá lớn nhỏ chết bất đắc kỳ tử như thế.
Từ đó, ngư dân 4 tỉnh đã chỉ tay thẳng vào khu kinh tế đặc thù Vũng Áng là tên tội phạm, đang được Hà Nội tìm cách kéo dài thời gian để mong làm phi tang, chạy tội, che chở cho Formosa. Cho đến gần 2 tháng sau ngày cá chết hàng loạt đầu tiên, Hà Nội vẫn nhì nhằng, loanh quanh, không muốn làm minh bạch nguyên nhân thảm họa môi trường gây thiệt hại cho ngư dân và nguy hại cho sức khỏe nhiều thế hệ.
Ngày 24-04 báo Tuổi Trẻ tại Việt Nam đăng danh sách 45 loại hóa chất "độc và cực độc"mà Formosa nhập về để súc xả đường ống. Tổng cục Môi trường khi đó nói việc Formosa súc xả đường ống không thông báo trước là "có vi phạm"

Hiện Formosa còn cả một hệ thống bãi phế thải cực độc gồm có 169 bãi rác chứa chất độc lớn nhỏ trên đất Đài Loan, chỉ chờ dịp là mang đi đổ phi tang xuống sông xuống biển các nước khác. Chất độc gồm hơn 4.000 tấn thủy ngân Mercury cực độc hại, là hàng ngàn tấn Ethylene Dicloride, Vinyl Cloride… hủy hoại các tế bào sống.
Hà Nội nói, dân chúng không nên ăn cá và đưa giải pháp sẽ thu mua hết cá đánh bắt xa bờ của ngư dân. Báo mạng cảnh giác rằng, cá thu mua của ngư dân, được quan đỏ bán giá rẻ cho thương lái Trung cộng, họ dùng sản xuất nước mắm tiêu thụ tại Việt Nam sau này. Trước đó, Hà Nội từng để các quan chức cao cấp địa phương biểu diễn tắm biển và ăn hải sản. Màn trình diễn này bị truyền thông mạng cáo giác là “trò lừa đảo rẻ tiền” chẳng che được mắt thiên hạ.
Kiến nghị (6) điểm của (7) Linh Mục Công Giáo tại vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh viết: “Giáo dân mong muốn được chính phủ Việt Nam "yêu cầu Formosa công khai minh bạch việc sử dụng 296 tấn của 45 loại hóa chất độc và cực độc mà nhà máy này đã nhập khẩu về thời gian vừa qua".
Thư chung của Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục Giáo Phận Vinh công bố hôm 13 tháng 5, trong đó có những đoạn: “chúng ta không thể nào dửng dưng trước thảm họa ô nhiễm môi trường đang phá hủy không những vùng biển Miền Trung mà còn gây thảm họa lâu dài cho cả dân tộc”. “Thực hiện quyền công dân được hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế quy định; thể hiện một cách ôn hòa quyền đòi hỏi sự minh bạch trong việc điều hành đất nước, cũng như xử lý thẩm họa và buộc những kẻ đã gây ra phải bị xét xử đúng với công lý”.
Thiệt hại về kinh tế cũng có thể không bao giờ Hà Nội chịu xác định. Chất độc lan tới đâu, thì hải sản liền bị hủy hoại; ngư dân nơi đó sẽ chết đói. Hàng triệu người, gồm ngư dân, ngành nghề dịch vụ như nhà hàng, nơi chế biến hải sản, các nhà bán lẻ... và những ai sống liên quan đến nghề đánh cá sẽ vô cùng khốn đốn. Nếu bạn có dịp đi dọc bờ biền Miền Trung, sẽ nhận ra khung cảnh của “biển chết”, hiện nguyên hình; tác hại môi sinh sẽ dần lây lan khắp 3.260 cây số duyên hải Việt Nam.
Chắc chắn số ngoại tệ Hà Nội thu về trên 6 tỷ Mỹ Kim hàng năm do xuất cảng hải sản, nay sẽ không còn. Ngoài ra, thiệt hại lớn về xuất cảng gạo, khi 13 tỉnh vùng ĐBSCL đang bị ngập mặn, lúa và hoa mầu chết trắng đồng, ảnh hưởng rất xấu đến đời sống 20 triệu người. Ước tính rất dè dặt thì cũng lên đến 25 triệu người trực tiếp bị thương tổn nghiêm trọng đời sống đối với cả ba vụ: cá chết Miền Trung, Hán hán Tây Nguyên và ngập mặn vùng ĐBSCL hiện đang diễn ra.
Trao đổi với BBC hôm 08-5-2016 từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Viết Khuyến, chuyên gia địa vật lý biển, từng có 17 năm làm việc trong quân đội Việt Nam, nói: “Kinh tế biển, cũng như vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, là những mục tiêu kinh tế chiến lược lớn mà đối phương đã cố tình tác động để cho những mục tiêu đó không đạt được. Thì cái đấy thuộc về chiến tranh địa vật lý. Tôi nghĩ còn một lý do nữa, không loại trừ, đấy là phía đối phương cố tình tác động lên các yếu tố về môi trường của Việt Nam, gồm phần đất liền, phần nước và cả phần khí quyển, có yếu tố cố tình, gây ra những thiệt hại to lớn, có tác động lớn lên phát triển kinh tế, các chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.”
Ông Khuyến không nói “đối Phương” trong trường hợp này là ai, từ đâu. Tổng hợp tin tức từ nhiều phía cho thấy những diễn biến dồn dập trên biển như sau: Ngày 05-04-2016, Biên phòng Quang Bình phát hiện nhiều tàu Trinh sát Trung cộng giả dạng tàu cá vào sâu trong hải phận Việt Nam. Cùng ngày, ngư dân Hà Tĩnh phát hiện 5 tàu đánh cá Trung cộng thả cái gì đó xuống biển rồi bỏ đi. Từ ngày 06-04 cá bắt đầu chết nổi trên biển, sát khu vực Vũng Áng. Tới ngày 21-04-2016 thì cá đã chết trắng một dải 300 km bờ biển miền Trung, từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế, và sau đó đến cả Nha Trang. Ngày 07/04/2016, Biên phòng Quảng Bình bắt 6 chiếc tàu cá Trung cộng đánh bắt trái phép trên vùng biển cách bờ 20 hải lý.

Báo Elitereaders tố cáo đầu tháng 5/2016, Trung cộng đưa tàu đánh cá thả hoá chất độc giết chết cá và xua đuổi ngư dân quanh vùng đảo Thị Tứ (Pagsa) đang do Philipinnes kiểm soát.
Căn cứ vào các sự kiện trên, nghi vấn thủ phạm đứng phía sau vụ cá chết ở Vũng Áng và ngoài khơi vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình có thể là Bộ Chính Trị Tầu cộng đang ngồi ở Trung Nam Hải (?), kẻ thù của dân Tộc Việt Nam, nhưng lại là quan thầy của Hà Nội.
Cho đến nay, riêng vụ cá chết này, Hà Nội vẫn không cư xử minh bạch như tư cách của một nhà nước pháp quyền muốn an dân. Đó chính là lý do dân chúng luân phiên biểu tình từ Hà Nội vào đến Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu, kể cả nhiều nơi tại hải ngoại. Các cuộc biểu tình trong nước dù nơi đâu cũng luân phiên diễn ra tự phát, ôn hòa nhưng đã bị Hà Nội dùng cả công an chìm nổi và công ty Thanh Niên Xung Phong ngăn cản, vây bắt hàng trăm người, đánh đập dã man đến thương tích, đổ máu cho nhiều người, kể cả phụ nữ và trẻ em.
Hà Nội cấm truyền thông thuộc quyền loan tin các cuộc biểu tình của dân chúng. Nhưng gian kế bưng bít thông tin đã bị cách mạng tin học vô hiệu hoàn toàn: Chỉ một vài dây, các bức hình và video quay cảnh đàn áp, bắt bớ, đánh đập dã man phụ nữ, trẻ em đã được các chính trị gia và dân chúng khắp thế giới biết. Bưng bít thông tin chỉ làm nhục cho hệ thống truyền thông phục vụ chính chế độ; đồng thời làm tăng thế giá của hệ thống truyền thông trên mạng. Bởi vì truyền thông quốc tế loan các tin về Việt Nam đã trích thuật các tin tức, hình ảnh từ báo lề dân.

Ngập mặn, hạn hán [3]
Tới 15-04-2016 đã có 13/13 tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và Miền Tây công bố tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng: “Hạn hán và xâm nhập mặn đã khiến 338.849 gia đình, 20 triệu người tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL bị thiếu nước sinh hoạt; 240.215 mẫu lúa, 18.335 mẫu hoa màu, 104.106 mẫu cây công nghiệp; 4.641 mẫu thủy sản bị thiệt hại. Ước tính tổng thiệt hại lên đến 5.600 tỷ đồng. Dân phải mua 200,000đ một thước khối nước sông. Chỉ riêng hai tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng đã có hơn 40.000 người bỏ quê đi làm ăn xa trong điều kiện túng quẫn. Tại các tỉnh ĐBSCL, phạm vi xâm nhập mặn vào đất liền sâu nhất lên đến hơn 90 km (chưa từng xuất hiện trong lịch sử xâm nhập mặn), độ mặn lớn nhất tại các khu vực lớn hơn và vào sâu trung bình nhiều năm từ 10-25 km" (Đại Kỷ nguyên tổng hợp).
Tại Tây Nguyên, Miền Trung Việt Nam, báo cáo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, được báo chí đảng trích thuật, tính đến ngày 27-04, riêng tỉnh Đắk Lắk, có hơn 80.000 mẫu cây trồng các loại bị hạn, trong đó gần 15.000 mẫu mất trắng, thiệt hại khoảng 2.100 tỷ đồng, đã có 26.247 gia đình bị thiếu nước sinh hoạt. Tại Kon Tum hiện có 32.500 người thiếu ăn, 2.800 gia đinh với 11.520 nhân khẩu bị thiếu nước sinh hoạt. Tình hình ở các tỉnh Đắc Nông, Gia Lai cũng tương tự.
Ngày 16-03-2016 Hà Nội đã xin Bắc Kinh xả nước hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong từ 15-03 -2016 đến 10-04- 2016 với lưu lượng xả 2.190 m3/giây.
Ông Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu từ Đại học Cần Thơ nhận định: "Lượng nước xả như vậy khi đến ĐBSCL không còn bao nhiêu, và không đủ để đẩy được nước mặn ra ngoài. Tính toán của chúng tôi cho rằng nếu cần đẩy mặn, thì nước tới ĐBSCL cũng ít nhất phải gấp 5 lấn, tức là từ 10.000 m3/giây mới có hiệu quả trong hoàn cảnh này".
Nhiều chuyên gia nói rằng, Bắc Kinh chịu xả nước thượng nguồn, vì nền kinh tế của Trung cộng hiện đang lâm cảnh suy thoái, nhiều nhà máy ngưng hoạt động, hay hoạt động rất yếu; họ không có nhu cầu trữ nước để làm điện cho kỹ nghệ như trước, nên phải xả bớt.
Như vậy, số phận 13 tỉnh ĐBSCL gồm: 47% diện tích lúa, 56% sản lượng lúa cả nước, và 90% lượng gạo xuất khẩu, 60% sản lượng thuỷ hải sản xuất khẩu, trong năm nay sẽ mất trắng, và từ nay về sau sẽ hoàn toàn phụ thuộc lòng tốt cuả Bắc Kinh. Việt Nam sẽ không còn giữ được vị thế đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Dân chúng ĐBSCL trên 20 triệu người sẽ khó vượt qua ngưỡng đói nghèo và cả khốn khổ vì khát nước.
Trang BBC, hôm 16-05 thuật lại một bài phỏng vấn bác sỹ Ngô thế Vinh, từng có nhiều tác phẩm và bút ký với nhiều năm nghiên cứu tìm hiểu về dòng Cửu Long, cho biết: "Đại diện Hà Nội đặt bút ký vào Hiệp định Mekong 1995 là Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm với chấp nhận một thay đổi cơ bản trong hiệp ước mới: thay vì như trước, mỗi hội viên trong Ủy ban sông Mekong (1957) có quyền phủ quyết bất cứ một dự án nào bị coi là có ảnh hưởng tác hại tới dòng chính sông Mekong, nay theo nội quy mới (1995), không một quốc gia nào có quyền phủ quyết. Rõ ràng Việt Nam đã mất cảnh giác và thiếu chuẩn bị trong cuộc chiến môi sinh “không tuyên chiến” của Trung cộng từ nhiều năm trước. Nay lại thêm 9 dự án đập dòng chính hạ lưu của Lào và 2 của Campuchia sẽ khiến bài toán cứu nguy ĐBSCL khó khăn và phức tạp hơn nhiều, mà Việt Nam thì chưa có một chiến lược đối phó."
Khát tiền, moi vàng của dân?
Trước mắt, Hà Nội mất một khoản thu rất lớn về xuất cảng hải sản và các sản phẩm nông nghiệp, ít nhất cũng trên 10 tỷ Mỹ Kim. Hà Nội phát hành trái phiếu để bù đắp, nhưng không đạt mức thu mong muốn, dù lãi 5 năm đến 6.4%, gần gấp đôi các nước khác. Ngân Hàng Thế Giới cảnh báo sang năm 2017, Việt Nam không còn được cấp tín dụng ưu đãi ODA. Sau đó, nếu được cho vay, Hà Nội phải chịu lãi xuất cao hơn nhiều. Khoản chi hàng ngày của Hà Nội rất lớn, trả lương nuôi 4 triệu đảng viên, nhất là công an, côn đồ trấn áp dân chúng thì ngày một gia tăng, không ngừng, các dự án cần được xây cất mới có tiền đút túi...

Lợi dụng lúc dư luận chú ý theo dõi vụ cá chết, Hà Nội xăm xoi hầu bao dân chúng trong nước: ngoại tệ và 500 tấn vàng lá đang nằm trong dân chúng, được Hà Nội nhòm ngó rất kỹ. Có thể bắt đầu bằng việc kiểm soát ngặt nghèo mua bán vàng và ngoại tệ trong nhân dân, rồi đến lãi suất gửi vàng và ngoại tệ ở mức thấp dần đi... Hà Nội sẽ tìm mọi cách để vàng trong tay người dân là vô giá trị, buộc phải chọn cách mua trái phiếu của chính phủ là sinh lời.
Giữa tháng 05, báo chí đảng tung ra đề nghị, được mô tả là “rất cấp bách” của Hiệp Hội Kinh Doanh Vàng Việt Nam (VGTA) yêu cầu thành lập “tổ công tác nghiên cứu xây dựng về đề án huy động vàng trong dân”. Chưa hết, vài ngày sau cũng báo đảng nói là chính phủ ra lệnh cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp, y tế và xã hội, dùng nguồn vốn 435 ngàn 129 tỷ đồng của dân chúng đóng góp để ưu tiên mua trái phiếu của chính phủ, hay là cho ngân sách nhà nước vay.
Các giải pháp trên nhằm giúp Hà Nội có thêm tiền chi tiêu vung vít. Về phía dân thì nghe cứ như là Hà Nội sắp áp dụng đến nơi một chiến dịch đánh “tư sản mại bản kiểu mới”.
May 18-2016
Trần Nguyên Thao
danlambaovn.blogspot.com
Posted by sontrung at 2:51 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
Saturday, May 28, 2016
MỸ , TRUNG CỘNG & BIỂN ĐÔNG
  Thứ hai, 30/05/2016
'Lẽ phải không thuộc về kẻ mạnh trong tranh chấp Biển Đông'
Cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong.
Cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong.
30.05.2016
Review hôm nay dẫn lời cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong nói sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm nghiêng cán cân quyền lực ở châu Á và điều đó thể hiện rõ nhất tại Biển Đông.
Lên tiếng trong một bài phát biểu hôm nay, 30/5 tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 22 về Tương lai Châu Á diễn ra ở Tokyo, ông Goh Chok Tong nói các tranh chấp trên Biển Đông được thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc tại nhiều nước tranh giành lãnh hải, nhưng theo lời ông, không thể nào giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ bằng lập luận "lẽ phải thuộc về kẻ mạnh".
Hội nghị bàn về tương lai của Châu Á, do tờ Nikkei tổ chức, sẽ kéo dài tới ngày mai, thứ ba.
Ông Goh - từng làm thủ Tướng Singapore trong 14 năm, còn đề cập tới các công trình lấp biển xây đảo quy mô do Trung Quốc thực hiện tại Biển Đông, kể cả xây phi đạo, bến cảng, và bố trí các khí tài quân sự. Ông cảnh báo rằng “hậu quả cuối cùng có thể là một Biển Đông bị quân sự hoá nhiều hơn”.
Nhà lãnh đạo lão thành của Singapore khuyến cáo rằng ranh giới giữa các chính sách đối nội và đối ngoại đã bị lu mờ, và cho rằng khích động chủ nghĩa dân tộc có thể tăng khả năng xung đột trên Biển Đông. Ông khẳng định nên giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, gọi tắt là UNCLOS.
Về bức tranh toàn cảnh, ông Goh nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là một tác nhân có ảnh hưởng lớn nhất trên toàn cầu trong tương lai có thể trông thấy được. Nhưng giữa lúc Trung Quốc đang tăng tầm ảnh hưởng và trở nên tự tin hơn, các nước “sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh.”
Ông Goh nói sự cạnh tranh giữa các cường quốc là điều không thể tránh khỏi, nhưng không một nước nào muốn phải chọn ngả về bất cứ bên nào.
Ông kết luận rằng ổn định khu vực tại Á Châu sẽ tuỳ thuộc vào quan hệ Mỹ-Trung. Ông nói khu vực này đủ rộng lớn để tất cả các cường quốc lớn đều có thể sống chung, kể cả Nhật Bản, và do đó tất cả các bên liên hệ nên sống chung hoà bình và giải quyết các vấn đề một cách xây dựng, và đừng để cho căng thẳng leo thang.
Nhưng giữa lúc Toà án trọng tài quốc tế tại La Haye đang chuẩn bị đưa ra phán quyết về vụ án chính phủ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông mà Manila gọi là biển Tây Philippines, có nhiều lo sợ căng thẳng sẽ leo thang trong những tuần lễ sắp tới.
Trung Quốc chưa gì đã tuyên bố sẽ bác bỏ phán quyết của toà án quốc tế, làm dấy lên lo sợ về nguy cơ sẽ có đụng độ giữa máy bay Trung Quốc và Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ do những tính toán sai lầm, và bất chấp phán quyết của toà án La Haye, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc xây dựng thêm trên các đảo và bãi đá trên tuyến hàng hải thương mại quốc tế quan trọng ở khu vực để củng cố yêu sách chủ quyền của nước này.
Theo Nikkei Asian Review, Ibtimes.
http://www.voatiengviet.com/content/le-phai-khong-thuoc-ve-ke-manh-trong-tranh-chap-bien-dong/3351771.html
Việt-Mỹ xích lại gần nhau, Trung Quốc nên tự soi mình
Tú Anh Đăng ngày 30-05-2016 Sửa đổi ngày 30-05-2016 14:58
media
Tàu thuộc hạm đội Nam Hải Trung Quốc trong cuộc tập trận gần bãi cạn James, ở Biển Đông (ảnh chụp ngày 10/05/2016)STR / AFP
Chính sách ỷ mạnh hiếp yếu của Trung Quốc ở Biển Đông tạo cơ hội cho Hoa Kỳ thiết lập liên minh toàn diện từ quân sự đến kinh tế với các nước trong vùng. Hà Nội « bất ngờ » hâm nóng quan hệ quốc phòng với Washington, kẻ thù cũ, càng làm cho Bắc Kinh lo lắng. Theo giới phân tích, Trung Quốc hãy tự xét mình.
Trong chuyến công du Việt Nam đầu tuần trước được dân chúng Việt Nam đón tiếp nồng nhiệt, tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Hà Nội. Theo giải thích của nguyên thủ Hoa Kỳ, Việt Nam cần nâng cao khả năng quốc phòng để bảo vệ chủ quyền và sẽ được Mỹ ủng hộ.

Trung Quốc cho rằng mục tiêu thật của Mỹ « là nhắm vào Trung Quốc ». Các phản ứng sau đó của Bắc Kinh bị giới phân tích gọi là « ấm ức » và « tức tối » . Trong bài phân tích ngày 30/05/2016, đến lượt nhật báo có uy tín tại Hồng Kông khuyên Bắc Kinh "tiên trách kỷ hậu trách nhân". Báo South China Morning Post tổng hợp ý kiến của giới chuyên gia cho rằng Bắc Kinh không dự kiến được Hà Nội bất ngờ tung đòn kết thân với Mỹ.
Theo chuyên gia Úc Asley Townshend thuộc đại học Sydney, điều làm cho Trung Quốc lo ngại nhất là viễn ảnh Mỹ-Việt càng ngày càng thắt chặt đối tác chiến lược. Sự kiện tổng thống Barack Obama từ Hà Nội thông báo quyết định bỏ cấm vận vũ khí sát thương là một biểu tượng mạnh mẽ cho thấy quan hệ giữa hai cựu thù đã được cải thiện nhanh chóng đến mức độ nào.
Asley Townshend nghĩ rằng tuy xác xuất Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ không cao, nhưng Trung Quốc bất an vì không biết mức độ quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt cũng như giữa Hoa Kỳ và các nước khác trong vùng tiến đến đâu.
Tuy giữa Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ kinh tế rất chặt chẽ, với 60 tỷ đô la trao đổi thương mại trong những năm gần đây nhưng xung khắc tại biển Đông đã tác hại đến điều được gọi là « tình hữu nghị » Việt- Trung.
Trên báo South China Morning Post, nhà phân tích Phương Nguyễn, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, cũng cho rằng ít có khả năng Việt Nam bỏ Trung Quốc làm đồng minh với Mỹ vì có nhiều khác biệt chính trị và nhân quyền . Tuy nhiên, chế độ Bắc Kinh cần phải xét lại thái độ của họ, phải suy nghĩ nhiều lần về thủ đoạn tranh đoạt tại Biển Đông.
Cụ thể là trong vụ khủng hoảng năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu (Hải Dương 981) vào vùng xung khắc gây ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc thì Hà Nội phát hiện ra rằng các đường dây liên lạc với Bắc Kinh bị tắt nghẹn, không thể đối thoại với Trung Quốc để làm giảm căng thẳng.
Qua kinh nghiệm vụ giàn khoan Trung Quốc, chính quyền Việt Nam ý thức là cần phải cải thiện quan hệ với Mỹ để làm đối trọng.
Cũng theo phân tích của chuyên gia Phương Nguyễn thì Hà Nội đã thấy rõ là không thể trông cậy vào cơ chế quan hệ hữu hảo mà họ đã dầy công vun bồi với Bắc Kinh.
Ngay chuyên gia Trung Quốc cũng có cùng nhận định này. Giáo sư Trương Minh Lượng, đại học Tế Nam, cho là các hành động của Trung Quốc biến các đảo đá ngầm thành căn cứ quân sự ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông) đã đẩy Việt Nam vào vòng tay Hoa Kỳ. Theo ông, đã đến lúc Bắc Kinh xét lại chính sách đối với các lân bang.
Theo chuyên gia Úc Asley Townshend đã trích bên trên, Bắc Kinh không có con đường nào khác, ngoài giải pháp duy nhất là sử dụng đầu tư và lợi nhuận thương mại làm mồi nhử.
Tuy nhiên, trừ phi tự hãm phanh ngưng lại chính sách bá quyền, Trung Quốc ít có hy vọng chận đứng trào lưu hiện tại là các quốc gia trong vùng ngả theo chính sách « xoay trục » của Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền đất nước.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160530-trung-quoc-nen-tu-soi-minh


Trung Quốc ngầm cảnh cáo Mỹ về quan hệ với Việt Nam
Thanh Phương Đăng ngày 23-05-2016 Sửa đổi ngày 23-05-2016 16:38
media
Tổng thống Obama trong cuộc hội đàm với chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, ngày 23/05/2016, tại Hà Nội.Reuters
Sau khi tổng thống Obama chính thức loan báo quyết định bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, mở đường cho Hà Nội mua các thiết bị quân sự của Mỹ, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tuyên bố trong cuộc họp báo hôm nay, 23/05/2016, tại Bắc Kinh : « Là một nước láng giềng với Việt Nam, chúng tôi hoan nghênh việc Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ. Chúng tôi hy vọng là những quan hệ như thế sẽ đóng góp cho hòa bình và an ninh khu vực ».
ảnh cáo Mỹ về quan hệ với Việt Nam. Trong một bài bình luận tối qua, 22/05/2016, tức là vào lúc tổng thống Barack Obama đặt chân đến Việt Nam, Tân Hoa Xã cũng viết rằng Trung Quốc « vẫn hoan nghênh việc Hà Nội cải thiện quan hệ với các nước khác, kể cả với Hoa Kỳ ». Tuy nhiên, hãng tin này cảnh cáo ngay rằng Hoa Kỳ không được sử dụng việc cải thiện quan hệ này như là một công cụ để « đe dọa hoặc gây tổn hại các lợi ích chiến lược của một nước thứ ba ».
Theo các chuyên gia, Bắc Kinh chắc chắn sẽ có phản ứng tiêu cực khi thấy Việt Nam được giúp nâng cao khả năng chống lại những tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Như lời nhà phân tích Murray Hierbert, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS, được đài CNN trích dẫn hôm nay, Bắc Kinh có thể sẽ xem việc Hoa Kỳ giúp Việt Nam nâng cao khả năng phòng thủ ở vùng Biển Đông như là một nỗ lực nhằm ngăn chận những hành động xác quyết chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo đang tranh chấp.
Về phần chuyên gia về quan hệ Mỹ -Trung Orville Schell thì cho rằng việc bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam đối với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ là một biểu tượng cho thấy chính sách xâm lấn Biển Đông của ông đã đẩy xa các nước láng giềng như thế nào.
Việc bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam được loan báo vào lúc căng thẳng Mỹ-Trung ngày càng gia tăng trên vấn đề Biển Đông, đặc biệt là sau khi bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đưa ra báo cáo bày tỏ mối quan ngại về việc Trung Quốc tăng tốc bồi đắp và quân sự hóa các đảo tranh chấp. Trong cuộc họp báo ngày 16/05, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hồng Lỗi khẳng định rằng những hoạt động nói trên của Trung Quốc ở Biển Đông chỉ mang tính phòng thủ và nguyên nhân chính gây ra các căng thẳng đó là do Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện ở Biển Đông, đưa chiến hạm và phi cơ đến vùng này để biểu dương lực lượng với lý do « bảo đảm tự do hàng hải ».
Trong cuộc họp báo hôm nay tại Hà Nội, tổng thống Obama đã nhấn mạnh rằng Mỹ và Việt Nam có mối quan ngại chung về các vấn đề trên biển và cả hai đều thấy tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông. Theo lời ông Obama, tuy vẫn chủ trương không đứng về phe nào trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Washington ủng hộ một giải pháp ngoại giao dựa trên các « chuẩn mực quốc tế », chứ không phải dựa trên việc nước nào mạnh hơn và áp đảo hơn.
Lập trường nói trên không có gì mới, nhưng việc tổng thống Obama nhắc lại ngay trong ngày đầu của viếng thăm Việt Nam chắc sẽ khiến Trung Quốc càng quan ngại về sự thắt chặt quan hệ Mỹ-Việt, cho dù quyết định bãi bỏ cấm vận vũ khí trước mắt chỉ mang tính biểu tượng hơn là làm thay đổi cán cân lực lượng giữa Việt Nam với Trung Quốc.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160523-trung-quoc-ngam-canh-cao-my-ve-quan-he-voi-viet-nam
Hãng bột giặt Trung Quốc "tẩy da đen thành da vàng" xin lỗi


Thu Hằng Đăng ngày 29-05-2016 Sửa đổi ngày 29-05-2016 16:46
media
Công ty Thượng Hải Leishang chính thức xin lỗi về đoạn quảng cáo bị cho là kỳ thị mầu da.Hình chụp từ video quảng cáo.

Công ty hóa mỹ phẩm Thượng Hải Leishang đã chính thức xin lỗi về những tổn hại và bất bình mà một đoạn quảng cáo bột giặt Qiaobi, bị cho là mang tính kỳ thị mầu da, của hãng này gây ra. Trong đoạn quảng cáo, người ta thấy một người đàn ông da đen được "tẩy trắng" thành một thanh niên châu Á sau khi được cho vào máy giặt và sử dụng bột giặt Qiaobi.
Theo hãng tin AP ngày 29/05/2016, công ty Leishang khẳng định lên án mạnh mẽ tình trạng phân biệt chủng tộc nhưng đồng thời cũng đổ lỗi cho truyền thông nước ngoài đã khuếch đại đoạn quảng cáo đó.
Video quảng cáo bột giặt Qiaobi xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội của Trung Quốc hồi tháng 03/2016 nhưng đã bị tạm dừng sau khi bị công luận quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ, phản đối dữ dội và cáo buộc mang tính kỳ thị mầu da.
Thông cáo của công ty, được công bố ngày 28/05, cho biết : « Chúng tôi rất lấy làm tiếc rằng đoạn quảng cáo đã gây ra một cuộc tranh luận. Chúng tôi sẽ không trốn tránh trách nhiệm về nội dung gây tranh cãi. Chúng tôi xin lỗi về những tổn hại gây ra cho người dân châu Phi vì sự lan tỏa của quảng cáo này và còn bị các phương tiện truyền thông khuếch đại hơn. Chúng tôi hy vọng công chúng và các phương tiện truyền thông sẽ không xem lại đoạn quảng cáo đó ».
Trước đó, đại diện của công ty từng phát biểu với Hoàn Cầu Thời Báo rằng những lời chỉ trích từ nước ngoài là « quá nhạy cảm » và công ty không có ẩn ý phân biệt chủng tộc trong thời gian thực hiện video quảng cáo.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160529-hang-bot-giat-trung-quoc-tay-da-den-thanh-da-vang-xin-loi
 Mỹ dễ dàng tiêu diệt gọn lực lượng tàu ngầm TQ
    Ngày đăng 28-05-2016
    Theo báo Đất Việt
Với những điểm yếu chết người, lại gặp lực lượng chống ngầm rất mạnh của Mỹ và đồng minh, lực lượng tàu ngầm Trung Quốc sẽ dễ dàng bị tiêu diệt.

Trung Quốc có thể sở hữu 99 tàu ngầm vào năm 2030
Cách đây khoảng 2 tháng, vào ngày 25 tháng 4 năm 2016, hải quân Trung Quốc đã tổ chức một cuộc diễn tập đối kháng tàu ngầm tại một khu vực trên Biển Đông.
Hai chiếc tàu ngầm của một chi đội tàu ngầm thuộc hạm đội Nam Hải đã tự đối kháng nhau liên tục nhiều ngày đêm, tập trung cho khoa mục diễn tập tấn công-phòng thủ với phương pháp tác chiến sát với thực chiến, nâng cao khả năng đánh thắng khi có chiến sự.  
Theo tư liệu của các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ được trích dẫn từ báo cáo “Hiện đại hóa hải quân Trung Quốc: Ảnh hưởng đối với hải quân Mỹ” do Quốc hội Mỹ cung cấp, số lượng tàu ngầm của Trung Quốc hiện nay dao động trong khoảng 66 đến 75 chiếc.
Các chuyên gia Mỹ đưa ra dự đoán, Trung Quốc sẽ sở hữu số lượng tàu ngầm lên tới con số khoảng 69 đến 78 chiếc vào trước năm 2020, và tới năm 2026 nước này có thể sẽ chế tạo được từ 72 đến 81 chiếc.
Theo phân tích của Chủ tịch Tiểu ban sự vụ hải quân thuộc Ủy ban quân sự Hạ viện Mỹ, dự báo số lượng tàu ngầm biên chế cho quân đội Trung Quốc vào trước năm 2030 có thể đạt con số 99 chiếc.
Đối với Mỹ, trong điều kiện các kế hoạch đóng tàu suôn sẻ nhất, dự báo số tàu ngầm được biên chế cho hải quân Hoa Kỳ vào trước năm 2030 là 53 chiếc. Điều đó cho thấy Mỹ có lý do để lo ngại về sức mạnh của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc.
Ngoài số lượng tàu ngầm ra, các chuyên gia Mỹ cũng cho rằng, Trung Quốc đang làm rất nhiều việc nhằm bảo đảm cho lực lượng tàu ngầm nước này có thể ra, vào Thái Bình Dương.
Minh chứng cho điều này là việc Trung Quốc triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 và tên lửa bờ đối hạm Ưng Kích 62 (YJ-62), cùng máy bay chiến đấu J-11 trên đảo Vĩnh Hưng (đảo Phú Lâm của Việt Nam), cùng với các căn cứ trên các đảo ở Nam Hải.
Truyền thông nước ngoài cho rằng, những căn cứ và trang bị quân sự này sẽ làm giảm bớt tổn thất do máy bay chống ngầm của Mỹ triển khai ở Nhật bản và Hàn Quốc hoặc từ căn cứ Guam, gây ra cho tàu ngầm của Trung Quốc, một khi xảy ra chiến sự.
Những nguyên nhân khiến tàu ngầm Trung Quốc dễ bị tiêu diệt
Mặc dù bày tỏ sự lo lắng trước sự lớn mạnh của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc nhưng các chuyên gia Mỹ cũng chỉ rõ, lực lượng tàu ngầm Trung Quốc còn rất nhiều điểm yếu mà nếu khai thác triệt để thì việc tiêu diệt lực lượng này là không quá khó.
My de dang tieu diet gon luc luong tau ngam Trung Quoc
Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc còn rất nhiều điểm yếu, ví dụ như tiếng ồn rất lớn
Vấn đề thứ nhất: Trung Quốc chủ yếu là tàu ngầm thông thường
Tuy hải quân Trung Quốc sở hữu nhiều tàu ngầm nhưng chất lượng mới là yếu tố quan trọng nhất. Toàn bộ tàu ngầm Mỹ đều là tàu ngầm hạt nhân, trong khi hiện nay hải quân nước này mới có khoảng 6 chiếc. Trong đó, chủ yếu là các tàu ngầm hạt nhân cũ.
Nếu tình hình thuận lợi nhất, số lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc vào năm 2030 mới chỉ chiếm một nửa tổng số biến chế tàu ngầm nước này, với số lượng tên lửa mang theo hạn chế, cùng với khả năng tấn công hạt nhân yếu kém. Do đó, thực lực tàu ngầm của Bắc Kinh vẫn còn kém rất xa so với Washington.
Điểm yếu thứ hai của tàu ngầm Trung Quốc là “quá ồn ào”
Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ, các tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo thuộc lớp Tấn (Type 094) của Trung Quốc sẽ không có cách nào xung trận mà không bị phát hiện, bởi vì với mức độ tiếng ồn của chúng như hiện nay, sẽ rất dễ dàng bị phát hiện bởi thiết bị sonar.
Với những điểm yếu chết người, lại gặp lực lượng chống ngầm rất mạnh của Mỹ và đồng minh, lực lượng tàu ngầm Trung Quốc sẽ dễ dàng bị tiêu diệt.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1 Kawasaki của Nhật và P-8A Poseidon của Mỹ
Vấn đề yếu kém thứ ba là hệ thống chỉ huy và thông tin liên lạc
Các chuyên gia Mỹ không hiểu là Trung Quốc làm thế nào để liên lạc với tàu ngầm khi nó đang hành trình, bởi hải quân nước này hiện chưa có loại máy bay đặc chủng, tương tự như E-6 Mercury của Mỹ (chuyên chỉ huy và giữ liên kết với lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo).
Do đó, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc không thể nhận lệnh từ Bộ chỉ huy chiến lược và các số liệu tình báo từ vệ tinh hay các hệ thống chỉ huy-cảnh báo sớm, đồng thời không thể liên kết với các lực lượng răn đe hạt nhân, cùng các lực lượng khác của hải quân.
Thiếu khả năng chỉ huy và liên kết, các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc sẽ phải độc lập tác chiến, vừa không phát huy được hết sức mạnh tấn công của toàn bộ lực lượng, mà còn dễ bị tiêu diệt.
Thứ tư là căn cứ tàu ngầm Trung Quốc dễ bị tấn công
Yếu kém thứ ba đối với lực lượng tàu ngầm Trung Quốc là thiếu căn cứ tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo. Do đó, căn cứ tàu ngầm chiến lược lớn nhất tại đảo Hải Nam là mục tiêu không khó bị tấn công đối với lực lượng chống ngầm của Mỹ và các nước đồng minh.
Tàu đo đạc âm hưởng JDS Hibiki (AOS-5201) của Nhật Bản Với khả năng tinh sát rất tốt của Mỹ, hiện căn cứ này đã nằm trong tầm ngắm của các vũ khí tấn công mặt đất tầm xa như tên lửa hành trình và cả tên lửa đạn đạo. Một khi có biến, căn cứ tàu ngầm ở vịnh Á Long-Tam Á sẽ là mục tiêu bị hủy diệt đầu tiên.
Vấn đề thứ 5 là lực lượng chống ngầm của Mỹ và đồng minh quá mạnh
Mỹ đã bắt đầu khôi phục hệ thống giám sát thiết bị cảm biển tàu ngầm dưới đáy biển xây dựng từ thời chiến tranh lạnh, để đối phó với các tàu ngầm Liên Xô. Mỹ và Nhật còn có các tàu đo đạc âm hưởng có khả năng phát hiện chính xác tàu ngầm của nước nào, thuộc chủng loại nào.
Ngoài ra, chỉ tính riêng Mỹ và Nhật Bản đã có gần 200 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion, P-1 Kawasakivà P-8A Poseidon. Số lượng máy bay này thừa sức giăng thiên la địa võng khắp Biển Đông và Biển Hoa Đông, phong tỏa lối ra vào Thái Bình Dương.
Hơn nữa, Mỹ còn đang xúc tiến bán các máy bay săn ngầm cũ cho các quốc gia Đông Nam Á nhằm bắt chết tàu ngầm Trung Quốc ngay trên Biển Đông. Có thể nói rằng, bất cứ động thái nào của tàu ngầm Trung Quốc đều không thoát được “mắt thần” của Mỹ và đồng minh.
 http://www.biendong.net/bi-n-nong/6863-my-de-dang-tieu-diet-gon-luc-luong-tau-ngam-tq.html

Trung Quốc đòi Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí
Trọng Nghĩa Đăng ngày 27-05-2016 Sửa đổi ngày 27-05-2016 14:45
media
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp báo tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/05/2016.REUTER/Luong Thai Linh/Pool
Vài ngày sau khi tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo bãi bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam, Bắc Kinh vào ngày 26/05/2016 đã chỉ trích việc Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm bán vũ khí cho Trung Quốc, và gián tiếp yêu cầu Washington bãi bỏ cấm vận này.
Cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc đã được Mỹ ban hành từ sau vụ đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh) năm 1989. Liên Hiệp Châu Âu cũng có cấm vận tương tự đối với Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo hàng tháng tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân (Yang Yujun) đã cho rằng mọi lệnh cấm vận vũ khí của đều là tàn tích của thời Chiến Tranh Lạnh và cần phải được dỡ bỏ. Phát ngôn viên Trung Quốc biện minh : « Các chính khách tên tuổi của Mỹ đã nhiều lần nói rằng việc thực thi những lệnh cấm vận vũ khí là biểu hiện của tư duy chiến tranh lạnh ».
Đối với bộ Quốc Phòng Trung Quốc, « Mỹ vẫn còn đơn phương cấm vận vũ khí đối với một số quốc gia » do vậy Bắc Kinh cho rằng « Mỹ nên từ bỏ tư duy Chiến Tranh Lạnh và chấm dứt những hành động
không còn hợp thời nữa như vây ».
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã từ chối trả lời thẳng là có phải ông nhắc đến lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ nhắm vào Trung Quốc hay không.
Tuy nhiên, hãng Reuters đã gắn tuyên bố kể trên với sự kiện Mỹ vừa dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, được tổng thống Mỹ Barack Obama đích thân loan báo hôm 23/05/2016 tại Hà Nội.
Theo Reuters, việc Mỹ giải tỏa cấm vận vũ khí cho Việt Nam thể hiện mối quan ngại chung trước tiềm năng quân sự ngày càng mạnh và thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền Biển Đông.
Đối với Reuters, ông Obama đã nâng chiến lược xoay trục - tức là « tái cân bằng lực lượng » - qua châu Á thành một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ, và Việt Nam đã trở thành một nhân tố thiết yếu trong bối cảnh Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hơn 80% Biển Đông.
Sau khi ông Obama loan báo bãi bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, bộ Ngoại Giao Trung Quốc như đã tỏ thái độ ấm ức khi bày tỏ « hy vọng » là sự phát triển của quan hệ Việt-Mỹ sẽ đem lại lợi ích cho hòa bình và ổn định trong khu vực.
Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc ngày 26/05 đã từ chối bình luận xa hơn những gì mà Bộ Ngoại Giao nước này đã nói.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160527-den-luot-trung-quoc-doi-my-do-bo-cam-van-vu-khi

TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
SẼ CÙNG HIỆN HỮU TẠI
DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com

 Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)
Posted by sontrung at 11:57 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
LƯƠNG VI * VẤN ĐỀ LƯƠNG THỰC
Vấn đề lương thực ở Việt Nam
Lương Vi (Danlambao) - Trong tương lai Việt Nam không chỉ đối mặt với tình trạng thiếu lương thực mà thậm chí có thể thiếu cả nước uống. Và nạn đói có thể xảy ra, lịch sử có thể lặp lại.
Toàn bộ hệ sinh thái ở vùng biển miền Trung đã bị phá hủy. Các rạn san hô, tảo, rong đã biến mất. Hàng trăm tấn cá các thương lái đã thu gom, còn bán lại cho ai, ai mua, ai ăn vẫn chưa rõ.
Đồng bằng Tây Nguyên bị hạn hán nặng nề. Do toàn bộ rừng giữ nước đã bị chặt tróc rễ. Và nguồn nước ở thượng nguồn thì bị chánh quyền chặn lại để xây các đập thủy điện.
Nước ở các nhánh sông Tây Nguyên chảy qua các nhánh sông Nam Lào rồi chảy về Cửu Long. Sông ngòi ở Tây Nguyên cũng là một trong những nguồn nước ngọt huyết mạch của Mê Kong.
Sản lượng lúa phía Tây Nam giảm nghiêm trọng, mực nước biển lấn sâu trong đất liền gây hủy hoại mùa màng ở khu vực có 20% dân số cả nước nhưng có sản lượng lương thực cung cấp đạt 56%. Tức là hơn phân nửa người Việt cần ăn lúa miền Tây Nam để sống.
Một đất nước mà sản lượng cây lương thực giảm hơn phân nửa, biển trong cơn hấp hối. Thì hiểm họa gì sẽ xảy ra?
Thái Lan đã xả kho lúa của họ và họ còn dự định cắt giảm sản lượng lúa do hạn hán, nắn dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông để giữ nước. Campuchia cũng đã làm tương tự. Phía xa xa, đất nước Ấn Độ đã từng cứu đói dân Việt thời bao cấp nay đã bị thất thu hàng chục ngàn ha cây lương thực do thiếu nước tưới tiêu khiến nông dân phải tuyệt vọng tự tử.
Các nước lân cận dân họ cũng đang gặp phải vấn đề thực phẩm thì làm sao họ có thể giúp chúng ta?
Không có cách nào dự trữ thức ăn mà tồn tại mãi mãi. Chỉ có môi trường trong xanh mới đem lại sự sống lâu dài.
Tài nguyên và thiên nhiên Việt Nam đã nuôi chúng ta khôn lớn. Không phải sắt thép, không phải những tờ tiền. Vì tiền tạo ra để mua bán chứ đâu phải dùng để ăn. Khi đói ăn làm gì có ai bán đâu mà mua.
Môi sinh cũng là dạ dày chúng ta, tương lai con cháu và kho báu của tổ tiên đã để lại cho dân Việt ngàn đời.
Nếu chúng ta tiếp tục nhìn môi trường hấp hối thì đại họa thiếu ăn có thể gây diệt vong cho một dân tộc là hoàn toàn có thể xảy ra. Và sử sách thế giới sẽ ghi chép chúng ta như một chủng tộc đã từng tồn tại.
Chúng ta ăn nói thế nào với tiền nhân khi họ đã để lại cho ta đất đai màu mỡ ruộng lúa mênh mông khi ta trả lại họ đất đã khai thác đến bạc màu, ruộng đồng nứt nẻ. Một hậu nhân đói và khát cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng!

Lương Vi
danlambaovn.blogspot.com
Posted by sontrung at 11:50 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
NGUYỄN THỊ THANH BÌNH * HẸN EM SAIGON
Hẹn em Sài Gòn 2016: Chúng ta cũng chính là người mà chúng ta đang chờ
Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao) - Từ trước đến giờ, phải nói có lẽ đây là bài ca chúng tôi hy vọng được gởi gấm, chia sẻ nhiều nhất. Tất cả dường như đã gởi trọn tim mình từ lời thơ, tiếng nhạc, giọng hát và cả những phối hợp hòa âm. Nhưng thật tình điều chúng ta muốn trao gởi với nhau chính là tâm thức hẹn hò ấy ấy thì đúng hơn. Cái tâm thức đau đáu trên cả chữ và lời, trên cả những chuyên chở thần sầu mãnh liệt của thi ca và âm nhạc. Đó cũng bỗng là hình ảnh đấu tranh có tính cách đột phá của một Nancy Nguyễn, một khuôn mặt trẻ hải ngoại vừa về Sài Gòn bị an ninh giam giữ 6 ngày, chỉ vì Nancy viết thẳng trên Facebook là muốn được “thành nhân” mà thôi.
Nghĩ mà coi, Trần Huỳnh Duy Thức bên trong những chấn song còn dũng cảm biết mấy xác quyết vào điều mình tin là đúng, để đến nỗi: “Con yêu ba và gia đình nhiều lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn.”
Và như thế, không lẽ chúng ta còn lại đây rốt cuộc cũng chỉ có những hẹn thề trong cơn mơ? Không phải “Chúng ta cũng chính là những người mà chúng ta đang chờ đợi” như Tổng thống Obama mới đây đã bơm vào đầu chúng ta sao? Ơi, sao tôi yêu kính quá những nhắn nhủ phát biểu đầy cảm xúc chân tình và cực kỳ thâm thúy, gợi mở của vị Tổng thống thứ ba ghé thăm Việt Nam: Bravo Barrack Obama!
Tiếp tục xuống đường đi nói cùng quốc tế
Trên thực tế, tiếng nói của người Việt hải ngoại đặc biệt ở Washington D.C thường được gây ít nhiều chú ý. Do đó, xin gợi lại hôm chủ nhật 15/5 cộng đồng nơi đây cũng đã có tới hai cuộc xuống đường đồng hành với quốc nội trong cùng một ngày. Coi như sự yểm trợ tinh thần trùng lắp này cũng tốt thôi, vì đúng vào thời điểm này, bà con trong nước đã bị đàn áp đánh đập dã man, bóp nghẹt thông tin báo chí và khủng bố mọi tiếng nói. Chủ nhật 22/5 vừa rồi, trời một phen thử lòng những người con xa xứ nên cứ rỉ rả mưa không dứt. Điều khá thú vị là trời mưa thì mặc trời mưa, Cộng Đồng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vẫn tổ chức được rất đông đảo đồng hương xuống đường tuần hành trước Tòa Bạch Ốc, để ủng hộ quyết tâm tuyệt thực đòi quyền tự quyết cho nhân dân của Trần Huỳnh Duy Thức, cũng như sự minh bạch về thảm họa quốc gia cá chết, biển chết và người dân cũng đang rũ chết vì mầm mống ung thư, khát đói, ô nhiễm…
Xin mở một ngoặc đơn ở đây: Một khi nhà cầm quyền này không hề biết lo cho sự an toàn nguy khốn của dân nói chung và tình trạng Miền Trung nói riêng, cũng như đã cố tình chặn đứng mọi liên lạc thông tin nguy cập của đồng bào ở Vũng Áng, Hà Tĩnh…, chúng ta phải bằng mọi cách đứng lên “cứu nước, cứu dân”. Họ không thể tiếp tục lấy vải thưa bịp bợm, toa rập để che mắt thánh của nhân dân đang đến hồi rực sáng.
Đình chỉ hoạt động của Formosa cho đến tháng 9 chỉ là kế hoãn binh, câu giờ ấu trĩ. Liệu quý vị lãnh đạo có đọc thấy những biểu hiện vũ bão như: “Đón Obama, đuổi Formosa” hay “Chào Obama, Cút Tập Cận Bình”?
Một số bạn trẻ có mặt cũng đã đứng ra giương cao tinh thần Trần Huỳnh Duy Thức, mà tôi xin gọi là Tọa Kháng Tuyệt Thực, dĩ nhiên là có thể làm tại nhà, nơi công cộng hoặc trải dài danh sách tham gia như tiếng nói của chung công dân mạng toàn cầu. Đồng hành khít khao với mốc điểm 24/5 đã đành, khởi đi từ cuộc tuyệt thực đến chết đầy bi tráng hào hùng của Trần Huỳnh Duy Thức. Nhưng tận cùng của những bất lực gọi kêu này chính là những tiếp sức của tất cả chúng ta: “Đấu tranh này là trận cuối cùng.” Quyết tâm mà Trần Huỳnh Duy Thức đã nguyện đánh đổi cho tự do hay là chết. Đó là đòi cho được một sự “thượng tôn pháp luật và trưng cầu dân ý trao cho nhân dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước”.
Với tù nhân lương tâm này chính là sự đánh dấu 7 năm của ngày khởi đầu thứ định mệnh khắc nghiệt oan sai. Cho một bản án phi lý đằng đẵng 16 năm vì không hề có tội và không hề thỏa hiệp, khoan nhượng.
Việc anh không chọn ngày của Tổng Thống Obama đến thăm Việt Nam là 22/5 để dấy lên tiếng nói tưởng chừng không còn một chọn lựa nào khác, thì cũng có thể hiểu được nhiều phần một nhân cách như anh chỉ muốn làm theo sự mách bảo của ý chí bất khuất, và luôn tự quyết định bằng chính đôi chân quyết liệt, khẳng khái của mình. Đúng là tính chất của một thủ lãnh, và hơn ai hết Trần Huỳnh Duy Thức đã quá hiểu rõ bản chất Cộng Sản.
Đánh mất thể diện của một nhà nước
Khác xa với phẩm chất hài hòa tử tế xứng đáng cương vị của một người đã được vinh tặng Hòa Bình Thế Giới, tôi ngờ rằng Tổng thống Obama đã khó lòng hình dung nổi thứ văn hóa búa liềm búa tạ của C.S đã “mời” cả Ngài chứng kiến ngay màn trấn áp, hủy bỏ cuộc gặp mặt những đại diện dân sự hôm 24/5, khiến Ngài phải lắc đầu chép miệng: “Tôi cần phải lưu ý rằng đã có một số nhà hoạt động khác được mời, nhưng họ đã bị chặn không thể tới đây vì những lý do khác nhau. Tôi cho rằng đây là một chỉ dấu cho thấy mặc dù đã có ít nhiều tiến bộ, và mặc dù chúng tôi từng hy vọng với việc có một số cải cách tư pháp trong dự thảo được thông qua, thì sẽ có những tiến bộ thêm nữa, nhưng vẫn có những người bị cản trở khi muốn tụ tập ôn hòa để nói về những vấn đề họ quan tâm sâu sắc.” Đã vậy, thật khó mà tin được họ còn dám bắt một công dân Mỹ khi Ngài Obama cũng đang có mặt trực tiếp theo dõi xem xét những giải trình của họ.
Chuyến thăm của Obama lần này dễ làm cho những người chú trọng duy nhất đến vấn đề nhân quyền đâm ra thiếu bình tĩnh, tỏ vẻ thất vọng. Tuy nhiên trong bối cảnh của Việt Nam lúc này, điều hệ trọng dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương và trở thành đối tác toàn diện hầu củng cố lòng tin chiến lược, chắc chắn sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều sức mạnh khí giới tự vệ để bảo vệ độc lập chủ quyền, như Ngài Obama đã ám chỉ không chấp nhận một nước lớn đi ăn hiếp một nước nhỏ hơn. Cứ nhìn phản ứng hậm hực của tờ Hoàn Cầu Thời Báo, Trung Quốc cho rằng Ngài Obama đã không quên “quẩy lưới” trước khi rời Việt Nam là đủ biết tầm khẩn thiết quan trọng và đã khiến Trung Quốc hốt hoảng.
Cách gì đi nữa, chính những người dân Việt Nam trong nước phải tự đứng lên trước hết. Họ càng sử dụng bạo lực, chúng ta càng phải tìm cách nối kết, đoàn kết gây sức mạnh để bảo bọc đường lối đấu tranh ôn hòa, bất tuân dân sự. Tọa Kháng Tuyệt Thực là một hình thức của bất tuân dân sự. Ôn hòa nhưng quyết liệt, và không thể không nuôi dưỡng lòng căm phẫn đau thương, vì sẽ không có thời cơ nào là thời cơ thuận tiện nên cần phải nhanh chân lên đường phấn đấu đến kỳ cùng. Họ đã hết thời rồi!
Những chỉ đạo của chúa tể Sài Gòn Đinh La Thăng
Chắc ông bí thư này chỉ thích làm chúa tể Thành Hồ. Vừa rồi thấy ông ra chỉ đạo cấm lai vãng tham quan nhà thờ Đức Bà vào cuối tuần, nhiều người không biết mình đang trở về với thời kỳ đồ đá đồ đểu nào, mà khi không lại có chuyện cấm đạo, răn đe cấm du lịch thăm viếng ở đây.
Đúng là thành phố đang đầy dẫy những kẽm gai đâm thủng vào tim nhau lẫn cả bầu trời tự do. Hòn Ngọc Viễn Đông khác với lời hứa mị dân của ông, đã không thể bị trầy trụa chảy máu hơn dưới bàn tay ông.
Nhất là với ông chủ của Nhà Trắng vĩ đại đứng đầu thế giới Obama, mà ông Đinh La Thắng cũng còn không biết điều xuống lệnh xem thường ngoại giao, không cho dân treo áp phích có hình bán thân chào đón rõ lớn Tổng thống Obama hôm 23/5 trên đường Đời Cô Lựu (Mai Thị Lựu?) với hàng chữ: “Welcome President Obama to Vietnam”.
Vậy là chuyến này coi như dân chúng Sài Gòn không được đích thân nhiệt liệt chào đón Tổng thống Obama như đồng bào Hà Nội, nên họ chỉ được đứng ngập hai bên đường để vẫy chào tạm biệt Ngài Obama với bao luyến tiếc, ngưỡng mộ.
Điều này càng cho thấy lúc Ngài đến, dân chúng Hà Nội đã háo hức thức trắng cả đêm để được hoan nghênh người đứng đầu một nước có nền văn minh dân chủ nhất thế giới. Thức và lúc nào Việt Nam cũng cần có những đêm Thức, mất ngủ rộn ràng như thế.
Vậy thì nghĩa lý gì tấm lòng biết trọng thị của 21 phát đại bác có hay không cũng chỉ cốt làm đẹp lòng Đại Hán(g). Thêm nữa, tôi không hiểu họ học thói ngoại giao ở đâu, để áp đặt một vị nguyên thủ quốc gia như Ngài Obama phải đứng chịu trận chào quốc ca của XHCN.
Đã bảo lòng dân và ý đảng là hai đường song song chẳng biết bao giờ hội ngộ. Đảng không biết lột xác chuyển mình sớm hơn nên càng ngày càng lún xuống bùn sâu và chừng như quá muộn.
40 năm mà mưa vẫn còn rơi
Khi không bỗng chợt buồn vì một câu trong bản nhạc như thế. Thì đúng là 40 năm hơn chúng ta vẫn còn chờ hoài một ngày nắng đẹp. Lại càng sâu đậm hơn, khi nhớ ra hôm nào xuống đường mưa xứ người vẫn không ngừng rơi, và xuống đường thì cứ phải xuống đường nhưng chỉ trong một ý nghĩa hỗ trợ quê nhà.
Còn thì… có ai sẽ mở lòng hẹn đón cùng nhau ở những phi trường ngập tràn quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài?
Và bây giờ, đâu biết làm gì với những chiếc dù xanh với lia thia cá, sao mà mang đầy hồn những biểu tượng biển không còn xanh và môi trường cũng đã mất hết máu không còn xanh. Gợi nhớ những chiếc dù vàng quá ấn tượng của thủ lãnh phong trào dân chủ Hoàng Chí Phong làm sao đâu… bạn ơi.

Nguyễn Thị Thanh Bình
danlambaovn.blogspot.com

TẠP CHÍ BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG
SẼ CÙNG HIỆN HỮU TẠI
DIÊN HỒNG (dien-hong.blogspot.com

 Vanhoavn's Blog (Văn Hóa Việt Nam)
Posted by sontrung at 11:43 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418
TRẦN TRUNG ĐẠO * BARACK OBAMA
Bruce Springsteen và Barack Obama, hai cánh én tự do
Trần Trung Đạo (Danlambao) - Nhìn ánh mắt hân hoan, bàn tay dang rộng, nụ cười niềm nở của người dân Sài Gòn khi đón chào TT Mỹ Barack Obma chiều 24 tháng 5 vừa qua, trừ phi lãnh đạo CSVN đui mù câm điếc hết, họ phải biết chế độ độc tài toàn trị CS diễn ra suốt 41 năm trên đất nước Việt Nam đang vào đoạn kết.
Ngày nào, tháng nào hay năm nào chế độ sẽ sụp có thể không ai trả lời chính xác nhưng chắc chắn bức màn tuyên truyền lừa dối sẽ bị xé nát, mọi tội ác của CSVN từ năm 1930 sẽ được phơi bày ra ánh sáng, nước mắt sẽ ngừng rơi và cây tình thương dân tộc sẽ hồi sinh trên quê hương khốn khổ.
Người viết tiên đoán một cách quá lạc quan chăng?
Không phải. Lịch sử nhân loại và lịch sử tranh đấu của nhân dân Việt Nam suốt 41 năm qua đã chứng minh điều đó một cách hùng hồn.
Đông Bá Linh đêm 19 tháng 7, 1988
Bruce Springsteen và E Street Band của ông được phép trình diễn một chương trình nhạc tại Đông Bá Linh. Số người tham dự theo ước lượng chính thức của chính phủ Đông Đức là 160 ngàn người có vé và một số gần tương đương tràn vào không vé. Thay vì dùng chương trình “Bruce Springsteen and E Street Band” như tại Mỹ hay nhiều nơi khác, chính phủ CS Đông Đức lợi dụng cơ hội để tuyên truyền nên đổi tên thành “Concert for Nicaragua” để ủng hộ chế độ CS Sandinista ở Nicaragua, Nam Mỹ.
Bruce Springsteen rất giận khi nghe tin chương trình nhạc của ông bị dán chồng lên bằng một nhãn hiệu tuyên truyền CS nhưng không phản ứng. Vào giữa chương trình, Springsteen bất chấp những hạn chế mà lãnh đạo CS Đông Đức đưa ra trước, đã rút ra một mảnh giấy và đọc lớn bằng tiếng Đức “Tôi đến đây không phải vì chính quyền hay chống chính quyền. Tôi đến để chơi nhạc “rock and roll” tặng các bạn, với niềm hy vọng rằng một ngày mọi rào cản sẽ bị phá bỏ”. Chữ “rào cản” mà Bruce Springsteen muốn nói không gì khác hơn là Bức tường Bá Linh. Chương trình được phép truyền hình sau vài phút kiểm duyệt nên câu nói của Springsteen bị khám phá và cắt bỏ nhưng tiếng vỗ tay của 300 ngàn khán giả, đa số là thanh niên, có mặt tại chỗ vang dội một góc trời.
Có nguồn tin cho rằng chính quyền CS Đông Đức cho phép Bruce Springsteen trình diễn là để đo lường thái độ và lòng tin của người dân vào đảng CS và qua đó có những biện pháp trấn áp cũng như các chính sách tuyên truyền thích nghi.
Chương trình nhạc của Bruce Springsteen là điểm báo cho lãnh đạo CS Đông Đức biết chế độ sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian. Sau những cuộc biểu tình của dân chúng, Egon Krenz lên thay thế Erich Honecker và hứa sẽ đem lại nhiều “đổi mới” từ trung ương đến địa phương nhưng những con cá gỗ “đổi mới” đã không còn lừa gạt được người dân Đông Đức. Chỉ hơn một năm sau, Bức tường Bá Linh sụp đổ.
Sài Gòn chiều 24 tháng 5, 2016
Hàng trăm ngàn dân Sài Gòn đứng dọc hai bên đường từ phi trường Tân Sơn Nhất vào trung tâm thành phố để chào đón TT Barack Obama bằng mắt sáng ngời, nụ cười rạng rỡ và bàn tay vẫy gọi ân cần. Tất cả đều phát xuất từ tấm lòng trong sáng, không hận thù, không sợ hãi.
Eric Schultz, phụ tá báo chí Tòa Bạch Ốc xúc động nhận xét "hàng trăm nghìn người tập trung trên các tuyến phố chào đón TT Hoa Kỳ" và "tôi chưa từng chứng kiến điều này trong 5 năm làm việc tại Tòa Bạch Ốc". Đoạn phim do phóng viên Pete Souza đăng lên Instagram của ông cho thấy hàng hàng lớp lớp người dân chào đón TT Obama. Ben Rhodes, Phụ Tá Cố Vấn An ninh Quốc gia Mỹ ngạc nhiên và cho biết họ sẽ không bao giờ quên sự chào đón mà người dân Sài Gòn đã dành cho họ. Những hiện tượng đó rất hiếm thấy trong những buổi đón tiếp các lãnh đạo ngoại quốc.
Người dân Sài Gòn hiếu khách? Không đúng hẳn. Người dân Sài Gòn hiếu tự do và họ chào mừng TT Hoa Kỳ nồng nhiệt bởi vì ông ta là đại diện của thế giới tự do.
“Bầu cử Quốc Hội” tại Đông Đức và Việt Nam
Giống như tại Việt Nam, sau khi Bruce Springsteen đến, Đông Đức cũng có một cuộc “bầu cử quốc hội” tổ chức vào tháng 5, 1989.
Các nhà phân tích chính trị châu Âu ngày đó cho rằng cuộc” bầu cử quốc hội” tại Đông Đức là một thất bại của đảng CS vì chỉ có 98.5% “cử tri” đi bầu. Trùng hợp một cách thích thú, tháng 5, 2016, Việt Nam cũng có một cuộc “bầu cử quốc hội” và kết quả gần giống như Đông Đức với chỉ có 98.7% “cử tri” đi bầu. Dưới chế độ CS toàn trị, một phần trăm “cử tri” không đi bầu là đã quá nhiều và là một thất bại của đảng.
Mục đích của lãnh đạo CS khi tổ chức bầu cử quốc hội, Đông Đức hay CSVN, không phải để bầu nên một cơ quan lập pháp mới mà là một công việc thuần túy tuyên truyền. Chính sách tuyên truyền thay đổi theo chủ trương của đảng, bằng chứng tại Việt Nam, sau lần “bầu cử” 1946, đảng CSVN không thấy cần có quốc hội nên suốt 14 năm sau đó, họ chẳng màng nghĩ đến chuyện bầu bán làm gì.
Nhưng chính 300 ngàn người dự chương trình nhạc của Bruce Springsteen và mấy trăm ngàn dân Sài Gòn sắp hàng chào đón TT Obama mới thật sự đã đi bầu. Sự có mặt của người dân là một hình thức bỏ phiếu công khai, cụ thể và rõ rệt nhất. Người dân hai nước đã bầu cho tự do dân chủ. Đông Đức bầu cho Bruce Springsteen và Việt Nam bầu cho Barack Obama. Hai đại biểu tự do đắc cử tại Đông Đức và Việt Nam đều là người Mỹ.
Ẩn ý của TT Obama
Trong thời gian thăm viếng Việt Nam tuy ngắn ngủi, TT Obama đã nhiều lần nhấn mạnh đến quan điểm “vận mệnh Việt Nam nằm trong tay người Việt”. Đây không phải là câu nói riêng của TT Obama và chỉ mới nghe được lần đầu. Nhiều người, quốc tế cũng như Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước quan tâm đến Việt Nam đã phát biểu tương tự. Không ai cứu được Việt Nam ngoài chính dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên có một điểm khác. TT Obama muốn nhấn mạnh rằng vai trò của Mỹ thông qua các chính sách hợp tác kinh tế và đối ngoại tại Á Châu là một cách góp phần tạo ra không gian và kéo dài thời gian để người Việt Nam có thêm cơ hội chọn lựa một cơ chế chính trị cho mình.
Trong cương vị tổng thống, TT Obama không thể kêu gọi người dân Việt Nam xuống đường hay đứng lên lật đổ chế độ độc tài nhưng trong ẩn ý, ông mong muốn nhân dân Việt Nam, bằng mọi cách thích nghi, hãy mạnh dạn chọn lựa một tương lai chính trị cho đất nước Việt Nam. TT Obama cam kết “Và trong khi các bạn theo đuổi tương lai mà các bạn muốn, tôi muốn các bạn biết rằng nước Mỹ sẽ ở ngay bên cạnh các bạn, như một đối tác, và một người bạn.”
Hơn bất cứ một quốc gia nào khác, vì lý do lương tâm (58 ngàn người Mỹ đã chết để bảo vệ tự do của miền Nam Việt Nam), chính trị (góp phần tạo dựng cơ chế chính trị đối lập với Trung Cộng) và quân sự (lấp kín nút chặn trên cả đường bộ lẫn đường biển ra Biển Đông và Nam Á Châu của Trung Cộng), chính phủ Mỹ muốn thấy Việt Nam thật sự là nước tự do dân chủ, phát triển, hợp tác chiến lược với Mỹ.
TT Harry Truman đã không gởi chiến hạm lừng danh USS Missouri viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ năm 1946 nếu chính phủ Thổ không cam kết theo đuổi con đường dân chủ và chống lại Liên Xô. Thổ Nhĩ Kỳ dân chủ đã làm cán cân sức mạnh quân sự nghiêng hẳn về phía Tây Phương và quốc gia có lợi nhất cũng chính là Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong Thông Cáo Chung của G7 (Canada, Pháp, Đức, Anh, Ý, Nhật và Mỹ) tại Nhật vừa được công bố hôm 27 tháng 5, Hoa Kỳ và sáu cường quốc đồng minh khẳng định sẽ tiếp tục duy trì các nguyên tắc hàng hải phù hợp với UNCLOS và xác định quyền của các quốc gia phải được dựa trên luật pháp quốc tế thay vì các hành động đơn phương. Thông cáo chung cũng bày tỏ sự quan tâm một cách cụ thể và chi tiết của G7 về tình trạng tại Biển Đông. Thông Cáo Chung còn quá mới nên chưa đọc được phản ứng của Trung Cộng nhưng theo báo chí quốc tế đó là một cái tát vào mặt Tập Cận Bình.
Mặc dù lợi thế quân sự của Mỹ vẫn còn trên rất cao so với Trung Cộng, với quan hệ kinh tế vô cùng phức tạp và tinh tế trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, ngoài việc tạo không gian, điều kiện và kéo dài thời gian như đang làm qua TPP hay tại hội nghị G7 vừa bế mạc, chính phủ Mỹ, trước đây, hiện nay và trong tương lai gần, sẽ không thể can thiệp trực tiếp vào nội bộ chính trị Việt Nam hay đương đầu trực tiếp với Trung Cộng về quân sự. Chỉ có sức mạnh của người dân Việt Nam mới là yếu tố quyết định. Một Việt Nam dân chủ sẽ làm thay đổi hẳn khuôn mặt chính trị tại Á Châu và giống như Thổ Nhĩ Kỳ trước đây, sẽ rất có lợi cho Việt Nam.
Chuyển động xã hội làm thay đổi cơ chế chính trị
Như người viết đã trình bày trong bài “Để thắng được Trung Cộng” chính sự chuyển động đi lên của nhận thức con người là lý do chính dẫn đến sự sụp đổ của chế độ CS.
Sự chuyển hóa tri thức nhanh hay chậm tùy theo điều kiện mỗi nước nhưng là một tiến trình không thể bị ngăn chận bởi bất cứ một cơ chế độc tài nào. Giáo sư Archie Brown thuộc đại học Oxford, Anh quốc, trong tác phẩm Sự vươn lên và sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản (The Rise And Fall Of Communism) nêu ra 8 lý do khiến chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, trong đó lý do hàng đầu không phải là kinh tế hay quân sự mà là sự thay đổi nhận thức xã hội.
Người Việt quan tâm đến vận mệnh đất nước có lý do chính đáng để nóng lòng nhưng nếu nhìn lại sẽ thấy các phong trào xã hội, phong trào dân chủ tại Việt Nam đã lớn lên, tuy chậm nhưng không ngừng lớn lên và mở rộng. Dây chùm gởi CSVN ăn bám quá lâu và quá sâu vào thân cây Việt Nam nên phải cần nhiều thời gian hơn những nước khác để gỡ chúng ra.
Thật vậy, nếu chọn thời điểm Bác sĩ Nguyễn Đan Quế chính thức công bố "Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản" vào năm 1990 làm mốc thời gian, sau 26 năm Việt Nam đã có hàng trăm, hàng ngàn đoàn thể xã hội, từ dân oan, báo chí, phụ nữ, lao động được hình thành. Khu vườn dân chủ ngày đó chỉ có một bông hoa nở ra trong mưa bão. Hôm nay đã khác. Mưa bão chưa qua nhưng khu vườn đã có nhiều bụi hoa thơm nở ra từ hy vọng và niềm tin vào tương lai dân tộc.
Khát vọng của con người dù Đông Đức hay Việt Nam giống như những mạch nước nhỏ chảy một cách khó khăn xuyên qua bao kẽ đá nhưng không hề ngưng chảy. Và các lãnh đạo phong trào dân chủ cũng thế, có người bước xuống nhưng đã có người khác bước lên, chuyến tàu lịch sử vẫn tiếp tục tiến về phía trước.
Lịch sử nhân loại cho thấy không một sức mạnh bạo lực nào có thể ngăn được sự chuyển động đi lên của nhận thức con người. Như người viết đã mở đầu, trừ phi lãnh đạo CSVN đui mù câm điếc hết, họ phải biết chế độ độc tài CSVN diễn ra trên đất nước Việt Nam sắp sửa cáo chung.
Bruce Springsteen và Barack Obama là hai cánh én tự do nhưng mùa xuân không đến từ cánh én ghé qua một đôi ngày mà phải được mang về bằng bầy én Việt Nam. Mùa xuân rồi sẽ đến.

Trần Trung Đạo
danlambaovn.blogspot.com
Posted by sontrung at 11:33 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 418

No comments:

Post a Comment