Friday, September 9, 2016
NGÔ NHÂN DỤNG * NHỮNG NGƯỜI CHẾT ĐỀU CÓ THẬT
NHỮNG NGƯỜI CHẾT ĐỀU CÓ THẬT
Ngô Nhân Dụng
Một phụ nữ đưa ba con xuống tàu vượt biển sau khi đi thăm chồng trong trại tù cải tạo và nghe chồng nói nhỏ:
Bố không có ngày về. Đưa các con đi đi. Bà mẹ và các con không bao giờ
tới bến. Cả ba đã chết chìm giữa bờ biển VN và các hòn đảo Indonesia.
Bây giờ người cha đang tị nạn ở Mỹ, vẫn tự hỏi mình có trách nhiệm như
thế nào.
Một bà mẹ khác đã an táng chồng sau khi ông tự tử không chết rồi bị bệnh
nặng được đưa từ trại tù cải tạo về nhà chờ chết. Bà cũng quyết định
cho các con đi vì chúng thuộc thành phần khi lớn lên sẽ không được vào
đại học, không được làm cho cơ quan nhà nước, trong một xứ không có tư
doanh. Họ có hai con trai và bốn con gái, đứa con trai lớn tình nguyện
đi trước, cháu đã 16 tuổi. Nhưng một tháng sau thì mẹ và các em biết tin
người anh đã biến mất ngoài biển Đông cùng những bạn đồng thuyền. Bây
giờ gia đình đã ở Mỹ, hình ảnh người cha và người anh một già một trẻ
vẫn có mặt, ở trên bàn thờ. Tôi biết những chuyện đó vì đều là những
người thân thiết.
Một người khác tôi quen đã bắt được mối với chính quyền để tổ chức vượt
biên gọi là "bán chính thức," với sự tiếp tay của các cán bộ ăn hối lộ
bằng "cây." Anh đã thành công nhiều chuyến trước khi quyết định đưa gia
đình mình ra đi, với một chiếc tàu lớn và đầy đủ thực phẩm, nước uống,
thuốc men với cả vũ khí tự vệ. Khi chiếc tàu tới Phi Luật Tân thì bị
lật, vì người ta vội vã chạy về một phía sườn tàu.
Vợ con anh đã chết hết, anh còn sống nhưng trong lòng cũng chết. Tôi vẫn
gặp anh ở đây nhưng không bao giờ dám gợi lại những chuyện bi thương
đó.
Chúng ta ai cũng có những người thân, người quen biết, đã mất tích ngoài
biển Đông. Nhiều người thuyền bị chìm, nhiều người thuyền trôi lạc lõng
cho tới khi hết nước uống, hết thức ăn. Có bao nhiêu người chết đói
chết khát khi giạt lên các hòn đảo nhỏ li ti nằm giữa đại dương sóng cả?
Có bao nhiêu người bị hải tặc tàn sát!
Ở những trại tạm cư như Bidong, Galang, mỗi nơi vẫn còn những nghĩa
trang chôn người VN với mấy trăm ngôi mồ. Có những ngôi mồ tập thể chôn
hàng trăm xác chết từ cùng một chiếc thuyền, thuyền trôi nổi lênh đênh
đã được kéo vào bờ nhưng mọi người trên thuyền đã tắt thở. Vì lý do y
tế, không ai tìm tòi để ghi tên những xác chết đó trên mộ bia. Những xác
chết vô danh nhưng vẫn có mồ yên mả đẹp, dù chôn cất vội vã trên các
hòn đảo, đó vẫn là những người may mắn. Vì còn mấy trăm ngàn người VN đã
chết trên biển Đông, họ chết trong đau đớn, khổ cực, tuyệt vọng, những
xác chết không tên và không mồ. Trước khi chết họ ngẩng mặt lên trời,
miệng không ngừng cầu Chúa, niệm Phật, tụng Nam Mô Bồ Tát Quan Thế Âm
hay đọc kinh Kính Mừng Mariạ Đó là những thuyền nhân chết không mồ mả.
Biển Đông là nấm mồ vĩ đại của họ.
Vì vậy nhưng tấm bia tưởng niệm dựng trên các đảo Galang và Bidong cũng
là những mộ bia tập thể của nửa triệu cho tới một triệu thuyền nhân tử
nạn. Các vị tu sĩ thuộc nhiều tôn giáo đã trở lại đảo làm lễ cầu siêu độ
cho họ, và dựng lên các bia mộ tập thể đó.
Đứng giữa hàng trăm nấm mồ có bia mộ và hàng trăm nấm mồ khác không được
dựng bia, các đài tưởng niệm là bia mộ của những người được thủy táng
trên biển Đông. Đó là những thuyền nhân xuất phát từ Hà Tiên, Vũng Tàu,
Nha Trang hay Thanh Hóa, Móng Cái, nhưng không bao giờ tới bến tự do.
Trên thế giới đã có những mộ bia tập thể dành cho người Do Thái bị Đức
Quốc Xã sát hại. Có những đài kỷ niệm của người Armenia bị quân Thổ Nhĩ
Kỳ giết tập thể trong thời Đại Chiến Thứ Nhất. Tại Washington thủ đô
nước Mỹ cũng có bia tưởng niệm những người Do Thái đã tử nạn, cùng với
một viện bảo tàng. Ở Ottawa, thủ đô Canada và nhiều thành phố khắp thế
giới có dựng đài tưởng niệm các thuyền nhân VN. Nhưng không tấm bia ở
một nơi nào mang ý nghĩa lớn như ở các hòn đảo nơi có hàng triệu người
tị nạn đã tạm trú. Nhiều người chết ở đó, nhiều trẻ em VN cũng ra đời ở
đó. Đó là những dấu tích sẽ được ghi trong lịch sử dân tộc VN, mãi mãi.
Những người còn sống sót để đến được các miền đất tự do phải cảm thấy
một bổn phận linh thiêng đối với những người đã tử nạn trên đường đị Đó
là những bạn đồng hành không may mắn như chúng tạ Họ là những đồng đạo
đã cầu nguyện cùng một đức Phật, cùng một đức Chúa như chúng tạ Hơn nữa,
đó là những bạn đồng ngũ, trong cuộc chiến đấu đi tìm tự do để xây dựng
lại một cuộc sống có nhân phẩm. Không thể nhắm mắt bỏ quên họ, không
thể để cho họ chết một lần nữa trong lãng quên, chỉ còn là những con số
vô danh vô hồn ghi trên trang sách lịch sử dân tộc. Nói như một thi sĩ
của chúng ta: "Những người đã chết đều có thật." Khi nghĩ tới những
người thân thiết đã mất tích trên mặt biển, tôi vẫn thầm nhủ, "Những
người đã chết đều có thật."
Cho nên người Việt tị nạn ở khắp nơi trên thế giới cần vận động để dựng
lại các bia mộ tưởng niệm thuyền nhân tử nạn tại các hòn đảo ở các nước
Indonesia và Mã Lai Á. Cuộc vận động này mang tính chất tín ngưỡng, cần
được các vị lãnh đạo tinh thần dẫn đầu; cũng có tính cách lịch sử, cần
các nhà văn hóa và các cơ sở truyền thông góp tay. Chúng ta cần nhắm vào
tình nhân loại và lòng hào hiệp của các dân tộc ở Indonesia và Mã Lai
Á. Cần vận động giới truyền thông, báo chí, chính quyền và dư luận dân
chúng địa phương, những người đã từng chứng kiến cảnh khổ não của những
người vượt biển tìm tự dọ Họ cũng đã từng tiếp xúc và hiểu biết, thông
cảm tình cảnh người tị nạn hơn các viên chức chính quyền trung ương.
Chúng ta phải trở lại Pulo Bidong, Galang, vân vân. Phải dựng lại những
tấm bia mộ của đồng bào tử nạn. Đó là bổn phận của những người sống sót
đối với những bạn đồng hành không may mắn. Phải chứng minh cho đời nay
và đời sau biết: "Những người đã chết đều có thật."
ĐẶNG ĐÌNH TUÂN. BÌNH MINH
|
---|
Bình Minh Với Hoàng Hôn | |
---|---|
| Đặng Đình Tuân Trong một bữa tiệc ở ngoài trời, lúc mọi người đang vừa ăn vừa trầm trồ nhìn ngắm cảnh mặt trời lặn, chợt có người hỏi tôi giữa bình minh và hoàng hôn tôi chọn cái nào. Không đắn đo, tôi trả lời:
- Làm sao lựa chọn được. Bình minh và hoàng hôn là hai
hiện tượng thiên nhiên, trái ngược nhau, lại bổ-túc cho nhau. Không có
bình minh thì không có hoàng hôn… Xin lỗi, tôi không thể tách ra chọn
riêng được. Nhưng nếu ông muốn biết tôi thích cái nào thì không đắn đo
mà trả lời ngay là tôi thích bình minh hơn.
- Buổi sáng chắc anh thức dậy sớm lắm nhỉ?
- Rất họa hoằn. Đúng ra thì rất hiếm. Khi tôi ra khỏi nhà
trời đã sáng trưng và buổi sáng đã đi được nửa đường rồi. Tại sao ông
đoán chắc vậy?
- Tôi nghĩ người thích bình minh thì phải thích sự yên
tĩnh, thích không khí trong lành, thích cái tịch mịch, thích cảm giác
cô-độc của buổi sáng, thích hướng vào nội tâm và thích thơ thẩn. Muốn
được thế thì phải dậy sớm...
- Những điều đó với tôi không có và không còn nữa.
- Ủa, nghe sao mâu-thuẫn. Nếu có thì mới còn chứ.
- Tôi yêu không khí trong lành. Nhưng không chịu
được cảm giác cô độc. Tôi thích đi thơ thẩn nhưng sợ cái tịch mịch.
Thỉnh thoảng nội tâm có hứng khởi nhưng không bao giờ ghi xuống thành thơ được. Hơn nữa, tôi luôn luôn tìm đủ mọi lý do để buổi sáng được ngủ nướng thêm.
- Phức tạp, khó hiểu.
- Tôi không làm cho ông lầm lẫn đâu. Tôi nói đúng sự thật,
đúng ý nghĩ chân thành của tôi đó thôi. Nhưng mà này, ông đã làm tôi
nhớ lại được nhiều chuyện. Nếu ông cho phép, mình ra góc kia ít người,
tôi sẽ giải thích rõ ràng hơn. Không làm nhàm tai ông đâu.
Hai người mang ly rượu đến góc vườn, xa hẳn mọi người. Chỗ
này có sẵn bàn và ghế nhựa, đặt núp trong bóng mấy cây tùng. Nhìn ra
trước mặt, những ngọn đồi và thung lũng trùng trùng chạy dài xuống,
thấp dần về phía chân trời.
Thành phố nhộn nhịp ồn ào nằm gọn trong thung lũng dưới kia.
Những mái nhà chọc trời, với ánh đèn lấp lánh, nhấp nhô chen lẫn với
những đỉnh đồi. Mặt trời bây giờ đã trốn gần kín sau đỉnh đồi thấp dưới
kia. Ánh sáng dịu hẳn đi. Trên không những gợn mây mỏng giăng vướng
rải rác khắp nơi đã đổi mầu sang vừa vàng cam vừa đỏ huyết dụ lóng lánh
rực rỡ trong vòm trời xanh. Vài cái sao hôm đã đến, lấp lánh xa thăm
thẳm. Hơi ấm ban ngày đã nhường chỗ cho những làn gió chiều gây gây
mát. Sương sớm buổi tối đang kéo đến ôm ấp, che chở những cành cây
những ngọn cỏ là đà rồi tỏa rộng ra hơn như một tấm chăn ấp ủ, phủ kín,
để đưa những thung lũng kia vào giấc ngủ.
Căn nhà nằm trên một đỉnh đồi cao, nên ai cũng nhìn thấy
cảnh hoàng hôn đến, không xót một chi tiết nhỏ. Chủ nhà nói khi nào
sương mù lên tới đây thì trời mới tối hẳn và cũng hãnh diện cho biết họ
đã được cả những cụm mây sáng đến vuốt ve mơn trớn.
- Như mình đang chiêm ngưỡng một bức tranh vẽ.
- Ðẹp quá nhỉ!
Người bạn nâng ly rượu đỏ lên xin được chạm ly, rồi vừa trầm trồ ngắm cảnh vừa nhấp môi uống vừa có vẻ kiên nhẫn chờ đợi.
- Nhiều năm trước đây đời sống của tôi đã phải gắn bó với
bình minh. Không tự ý, không lựa chọn. Khi bị đặt trên một con tàu, bị
đuổi ra giữa đại dương hoang vắng, đi tới đi lui rồi chờ ngày về bến...
- À, thì ra anh làm nghề biển.
Tôi không giữ được bật lên cười nhưng khi thấy mặt người bạn có vẻ ngơ ngác tôi phải ngừng ngay.
-Gần như thế, nhưng chưa tự tay bắt cá bao giờ, mà chỉ đi
xin hoặc mua thôi. Tôi đã là lính hải quân. Và hải quân đã cho tôi cơ
hội đặt chân lên nhiều chỗ mới lạ mà có lẽ không bao giờ tự ý tôi muốn
đến. Từ đại dương thăm thẳm đến sông ngòi sình lầy hoang vu...
-Tôi hiểu rồi ! Ði biển thì được nhìn bình minh hoài.
- Ðúng, nhưng còn nhiều thứ khác nữa. Ông biết không, sau
những buổi tối cô độc vô tận ở giữa trời và nước mênh mông, bình minh
báo hiệu ngày sum họp với người thân sắp đến. Sau những đêm tăm tối dài
dằng dặc không ngủ đi phục kích và bắn giết ở Năm Căn, Ðồng Tháp Mười,
Cửa Cạn, nơi mà chỉ có bẫy rập, sình lầy với muỗi mòng, bình minh là
hy vọng mình còn sống sót. Sau những đêm nằm rạp mình tránh đạn pháo
kích liên tục nổ dồn trên đầu, bên tai, kinh hoàng và khiếp đảm ở Mộc
Hóa, ở Tuyên Nhơn, thấy bình minh đến mới biết mình còn có cơ hội phục
hồi. Mắt tôi đã được nhìn, tay tôi đã vuốt ve, miệng tôi đã phải cầu
nguyện cho nhiều người. Họ đã cố níu kéo, cố chờ đợi mãi mà vẫn không
bao giờ thấy bình minh trở lại thêm một lần nữa.
Tôi nhớ nhất là những lần ở vùng biển ngoài Cửa Cạn
Phú Quốc, Vũng Tàu, Phan Thiết, ở vùng đảo nhỏ cạnh Qui Nhơn, Ðà Nẵng
và cả Thuận An. Lênh đênh trên chiếc tàu nhỏ thả nhấp nhô theo những
lượn sóng. Vừa ngồi chờ sáng. Vừa lẳng lặng làm việc vừa chăm
chú quan sát. Bên ngoài con tàu, tất cả chìm đắm trong bóng tối xâu
thẳm… Vũ trụ bao la mà mình thì quá nhỏ nhoi yếu đuối... Rồi đột nhiên
thấy những thuyền đánh cá từ ngoài khơi tăm tối lũ lượt xuất hiện, kéo
nhau trở về bến. Ðèn đuốc của làng nhỏ ở ven biển trơ trọi nghèo nàn
chợt bừng sáng lên chào đón. Tối tăm tự nhiên tan biến. Tiếng người
cười nói vỡ ra oang oang mừng rỡ. Tiếng trẻ thơ trong trẻo hân hoan
cười đùa, gọi nhau vang vọng ra. Và khói lam nấu bếp bắt đầu tỏa lên từ
khắp mọi mái nhà.
Tôi đã được chứng kiến sự phục sinh. Sự biến đổi từ địa
ngục ra thiên đàng. Sự thua chạy của ma quỷ. Sự khác biệt giữa đêm và
ngày. Tôi đã thấy mặt trời mang những ngày mới tinh khôi đi đến. Cùng
với hào quang rực rỡ, với lễ lạc, với tiếng ca hát xưng tụng tưng bừng.
Người, cảnh và áng sáng hòa hợp như trong buổi đại lễ tín ngưỡng quan
trọng. Ðêm thì lẫn lộn, nhập nhằng, tàn ác. Nhưng ngày lại minh bạch,
linh động và hiền hòa. Không thể diễn tả được hết cái sống động của
những hình ảnh đó.
Tôi đã hiểu ra được đây mới thực là sự sống. Ðây mới đúng
là phép nhiệm mầu, là sự ra đời của đứa trẻ thơ, là bình minh mà tôi
chờ đợi, tìm tòi và yêu thương. Con người nhỏ bé đơn sơ ở đây đã hăm hở
đón nhận và vinh danh ánh sáng cùng với sự sống. Bình minh này mang
đến ý nghĩ ham muốn và tranh đấu. Bình minh này mang cứu rỗi đến cho
linh hồn và máu tươi hâm nóng cho cơ thể.
Ngay khi đó hình như nguồn sống mới đã tràn đến, thấm vào, rồi
làm cơ thể tôi đổi mới. Tự nhiên tôi không còn có cảm giác lạc lõng,
chán chường, thiếu ngủ nữa. Tinh thần và xác thịt biến đổi hoàn toàn
sang trạng thái háo hức chờ đợi và sẵn sàng đón tiếp bất cứ biến cố gì
sắp xẩy đến.
Không biết tôi có muốn trở lại sống trong những bình minh đó nữa
hay không. Nhưng chỉ cần nhớ đến những hình ảnh đó không thôi thì máu
nóng lại bừng bừng chẩy.
Từ ngày rời bỏ quê hương lưu lạc đến đây, tôi đã trải qua
nhiều bình minh khác. Buổi sáng trời vẫn còn tối đã phải leo lên xe
buýt. Bình minh đến lúc xe đang chở tôi đến chỗ làm và còn ngái ngủ.
Những bình minh này trái ngược hẳn, chỉ mang đến chua xót, bon chen và
nuối tiếc. Chưa có cảnh bình minh nào đẹp, kích thích và cảm động như
bình minh ở quê hương nghèo khổ của mình… Tôi quá chủ quan phải không? Tuy
nhiên mỗi ngày trôi qua, tuổi chất đống thì ngày mới tinh ở đâu đó đối
với tôi cũng là bình minh quý hóa. Thêm một ngày mới, thêm những cảm
giác và kinh nghiệm lạ cho cuộc đời. Thêm một lần được kiểm chứng và áp
dụng lại những kinh nghiệm cũ. Tôi hãnh diện vì còn sống sót cho nên
sẽ phải làm thế nào cho những ngày sống mới đầy đủ trọn vẹn hơn. Tôi
không ngồi yên chờ đợi nữa mà hân hoan tích cực đón nhận. Vừa để hưởng
thụ vừa để làm cho những bình minh chót của cuộc đời phong phú hơn...
Mải mê kể lể tôi không biết người bạn đã bỏ đi từ lúc nào. Rời đi không lời thông báo. Ly rượu cạn không còn
một giọt. Ông ấy có thể đã nghĩ tôi nếu không say thì điên. Thế nào
chăng nữa điều đó không làm tôi bận tâm. Say giữa hoàng hôn mà vẫn tỉnh
táo nói chuyện về bình minh. Tôi đang tận hưởng hoàng hôn hiện tại
nhưng tinh thần đã háo hức sẵn sàng chờ đón bình minh mới của cuộc đời.
Tôi phải cám ơn người bạn đó đã gợi cho tôi cơ hội để nói riêng cho
mình tôi nghe, để biết mình muốn gì…
Trích trong một tạp chí Canada. |
Thursday, September 8, 2016
TRẦN THẾ ĐỨC * THƯỞ BAN ĐẦU
Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy
Trần Thế Đức
(Úc châu)
Thường thì những người có danh, có chức mới viết hồi ký khi về già. Tôi chỉ là một nhà giáo bình thường, chẳng có gì to lớn cả, nên chẳng bao giờ nghĩ đến việc tự viết về mình. Tuy nhiên, qua bao năm sống còn, nghĩ lại mình cũng còn những điều đáng nhớ nên mạo muội ghi lại.
Trong cuộc đời chúng ta, biết bao mốc thời gian, biết bao biến cố xảy ra, nhất là những ai đã sống trong những ngày tàn khốc nhất trên đất nước Việt Nam trong những năm khói lửa (1945-1975). Không nhắc tới những biến cố trên đất nước, trong cuộc đời mình, một mốc thời gian quan trọng là lúc quyết định chọn nghề sau khi rời mái trường trung học.
Thời niên thiếu của tôi (cuối thập niên 1950 và đầu 1960), không có cố vấn học đường, cố vấn nghề nghiệp, và những tài liệu hướng dẫn về các ngành học ở đại học cũng như các trường chuyên nghiệp như ngày nay ở các nước tiên tiến. Tài liệu duy nhất mà chúng tôi biết là cuốn sách nhỏ “Đây Đại Học” do sinh viên công giáo soạn và tái bản nhiều lần. Ở trường, các thày trẻ, mới ra trường, cũng là những người hướng dẫn chúng tôi rất nhiệt tâm. Khi tôi học lớp đệ nhị ở trường trung học Chu Văn An Sài Gòn (1961-1962), thày Phạm Xuân Lương, một thày giáo trẻ, mới tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, coi chúng tôi như những đứa em, và hướng dẫn chúng tôi rất nhiều.
Trần Thế Đức
(Úc châu)
Thường thì những người có danh, có chức mới viết hồi ký khi về già. Tôi chỉ là một nhà giáo bình thường, chẳng có gì to lớn cả, nên chẳng bao giờ nghĩ đến việc tự viết về mình. Tuy nhiên, qua bao năm sống còn, nghĩ lại mình cũng còn những điều đáng nhớ nên mạo muội ghi lại.
Trong cuộc đời chúng ta, biết bao mốc thời gian, biết bao biến cố xảy ra, nhất là những ai đã sống trong những ngày tàn khốc nhất trên đất nước Việt Nam trong những năm khói lửa (1945-1975). Không nhắc tới những biến cố trên đất nước, trong cuộc đời mình, một mốc thời gian quan trọng là lúc quyết định chọn nghề sau khi rời mái trường trung học.
Thời niên thiếu của tôi (cuối thập niên 1950 và đầu 1960), không có cố vấn học đường, cố vấn nghề nghiệp, và những tài liệu hướng dẫn về các ngành học ở đại học cũng như các trường chuyên nghiệp như ngày nay ở các nước tiên tiến. Tài liệu duy nhất mà chúng tôi biết là cuốn sách nhỏ “Đây Đại Học” do sinh viên công giáo soạn và tái bản nhiều lần. Ở trường, các thày trẻ, mới ra trường, cũng là những người hướng dẫn chúng tôi rất nhiệt tâm. Khi tôi học lớp đệ nhị ở trường trung học Chu Văn An Sài Gòn (1961-1962), thày Phạm Xuân Lương, một thày giáo trẻ, mới tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, coi chúng tôi như những đứa em, và hướng dẫn chúng tôi rất nhiều.
Đối với những kẻ con nhà nghèo như tôi, lời khuyên của thày là nên học Đại Học Sư Phạm, vì thời gian học chỉ có ba năm, lại có học bổng (1500 đồng một tháng) có tí tiền tiêu xài, không cần xin cha mẹ. Vào thời đó, đây là một số tiền lớn, vì lương công chức (thư ký phù động) khoảng trên 2000 đồng, lương chuẩn uý 2200 đồng ăn tô phở chỉ tốn 5 đồng, ly cà phê 2 đồng. Từ đó tôi thấy con đường đi trước mắt: Đại Học Sư Phạm. Nhưng học môn gì? Tôi học ban A, khoa học thực nghiệm, nên định học môn vạn vật, theo gót các thày Nguyễn Văn Đỉnh (vị thày chuyên dạy ban A, với phương pháp thật dễ hiểu) và Nguyễn Ngọc Quỳnh (người có hai bàn tay lả lướt thành những hình tuyệt đẹp như những bức tranh của họa sĩ, mà khi thày xóa bảng, chúng tôi cứ tiếc).
Đôi khi thày Quỳnh biểu diễn bằng cả hai bàn tay với đủ lọai phấn màu. Ngoài ra, chúng tôi có thể hỏi các anh chị của bạn bè, những người đi trước. Một người bạn tôi có ông anh học rất giỏi, năm nào cũng lãnh phần thưởng là những chồng sách cao, khi còn học Chu Văn An. Sau khi đậu tú tài, anh thi đậu vào trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc. Tôi rất mê ngành nông nghiệp mà anh đang học. Anh phải đi thực tập hàng tháng trời, khi thì ở các đồn điền cao su Long Khánh, Bình Dương, khi thì ở các đồn điền trà Bảo Lộc – Lâm Đồng. Đọc cuốn luận văn sau khi thực tập của anh (Ngành trồng trà ở Bảo Lộc – Lâm Đồng), tôi rất thích. Nhưng tôi không thể mơ tới trường này được, vì trong kỳ thi tuyển có bài toán ban B, còn bài vạn vật trình độ ban A. Tôi học ban A thì làm sao làm nổi bài toán ban B.
Trường trung học Chu Văn An của tôi gần như là trường ban B. Thế mà tôi lại chọn ban A. Lớp ban A của tôi tập trung những kẻ cùng thân phận như tôi (dốt hoặc sợ môn toán), nhưng lại là nơi khởi đầu của nhiều bạn học giỏi đã chọn con đường thật dài và sáng giá: y khoa đại học, để trở thành bác sĩ. Những người bạn thân của tôi từ thời đệ thất đều khuyên và rủ tôi cùng vào APM (Année Préparatoire de Medecine = dự bị y khoa) với họ. Nhưng hoàn cảnh của gia đình tôi quá eo hẹp, 7 năm học thật quá dài. Tôi đành chọn con đường ngắn hơn chút ít: nha khoa, chỉ học 5 năm. Chó ngáp phải ruồi, tôi đậu (họ tuyển 30 ngưởi trong số 800 thí sinh dự thi). Thế là tôi học dự bị nha khoa (APD = Année Prépatoire Dentaire) ở Đại Học Khoa Học, kế bên Đại Học Sư Phạm.
Đại học Sư Phạm Saigon
Hơn 10 mạng ban A chúng tôi thi vào ban vạn vật Đại Học Sư Phạm, nhưng chỉ có một đứa duy nhất đậu. Học ban A thì phải “tụng” vạn vật cho kỹ. Tôi thuộc cả đến những chỗ xuống hàng và mọi hình vẽ trong cuốn sách dày cộm, thế mà vẫn ăn vỏ chuối. Ban vạn vật thực là khó: khoảng 1000 thí sinh, trường Đại Học Sư Phạm chỉ lấy có 15 người. Người bạn cùng lớp với tôi đậu được là do đâu? Có lẽ do tài khéo tay của anh ta (vẽ thật đẹp như họa sĩ), và cũng do bài Anh văn nữa. Kỳ thi có một bài vạn vật và bài Anh văn (dịch Anh - Việt).
Tôi học dự bị nha khoa, giờ rảnh thì cùng bạn bè lang thang khắp nơi: hầm MPC, Đại Học Sư Phạm,... chờ giờ học sắp tới. Bỗng tôi thấy bên Đại Học Sư Phạm tấp nập với những tà áo thướt tha. Đại Học Sư Phạm đang nhận đơn thi tuyển cho niên khoá sắp tới. Tôi gặp lại bạn bè Chu Văn An cũ, đang học ở những Đại Học không mấy chắc ăn (Khoa Học, Văn Khoa, Luật Khoa) cũng nộp đơn thi vào sư phạm cho yên.
Người ta nộp đơn thì tôi cũng lấy bằng tú tài ra và điền đơn, đâu có mất
mát gì. Nhưng thi vào môn nào? Ban Vạn Vật thì tôi đã tiêu tùng từ năm
trước, không dám đụng đến nữa. Anh Văn và Việt Văn thì làm sao địch nổi
bọn ban C. Thôi thì nộp vào ban Sử Địa vậy, vô thưởng, vô phạt, ai cũng
như ai. Đến ngày thi, tôi cũng đi thi.
Thế mà chó ngáp phải ruồi, tôi đậu, thứ hạng cũng khá cao trong 40 thí sinh trúng tuyển, trong khoảng 1000 người dự thi. Bao nhiêu bạn bè của tôi đều không thấy tên. Năm trước, khi thi vào ban Vạn Vật, tôi còn mở sách ra dò lại bài. Chứ bây giờ, tôi đi chơi chứ có định học đâu mà ôn bài.
Sau này, sau khi học Sử Địa ở Đại Học Sư Phạm , tôi ngẫm nghĩ tại sao mình lại đậu? Tôi nhớ mang máng đề thi lúc đó là: “ Tình hình thế giới giữa hai thế chiến”. Tôi đoán: khi làm bài thi, tôi đã làm đúng phương pháp sử mà sau này tôi được học: phân tích, tổng hợp, giải thích sự kiện. Đó là những ý niệm tôi rút ra khi học sử ở trung học, khác với lối học thuộc lòng ngày, tháng, năm, tên vua này, vua nọ...chán ngấy. Hồi đó, tôi không hài lòng về cách dạy Sử, Địa của vài thày khi còn học ở những lớp dưới. Tôi nghĩ: bài như thế thì phải dạy học sinh thế này, thế kia, chứ bắt học sinh học thuộc lòng thì còn gì hay nữa. Tôi đã nghĩ ra phương pháp phản hồi đối với bài dạy, mà sau này, khi học sư phạm tôi mới được biết.
Trước ngày khai giảng ban Sử Địa, tôi coi thời khóa biểu niêm yết trước văn phòng hành chánh, thấy giờ học cũng nhàn nhạ nên thử vào xem sao. Tôi cứ tưởng sẽ được gặp các vị nổi tiếng trong lãnh vực Sử Địa như ông bà Tăng Xuân An, giáo sư Phan Khoang, sử gia Phạm Văn Sơn,.... Nhưng trên thời khóa biểu chỉ thấy tên các vị giáo sư mà trước kia tôi chưa hề nghe tiếng: Phạm Cao Dương, Phạm Đình Tiếu, Lâm Thanh Liêm, Nguyễn Thế Anh, .... cả mấy ông Tây nữa (Teulières, Flamand). Vị giáo sư đầu tiên mà tôi được gặp là giáo sư
GS. Nguyễn Thế Anh
Phạm Cao Dương. Những giây phút đầu tiên chúng tôi học với thày không phải là bài sử, mà là những lời hướng dẫn cho chúng tôi con đường chúng tôi nên theo, nên làm.
Theo thày, trong lãnh vực Sử, Địa và văn hóa của người Việt Nam, còn
rất nhiều điều mà người Việt Nam chúng ta chưa nghiên cứu, chẳng hạn
lịch sử mỹ thuật Việt Nam chưa có những công trình nghiên cứu sâu xa.
Còn sử Việt Nam, từ trước tới nay, người viết sử chỉ nhìn dưới khía cạnh
lịch sử chính trị, mà không nhìn dưới khía cạnh lịch sử văn minh. Quả
thực thật mới mẻ đối với tôi. Thày đã hé mở cho chúng tôi biết sử là gì.
Thày còn nhắc: mình không làm thì ai làm? Tôi nhớ lại, khi còn học ở
trung học, các thày tôi nhắc tới những công trình nghiên cứu văn hóa
Việt Nam do người Pháp thực hiện. Có những ông tây da trắng, mũi lõ ngồi
hút thuốc lào cùng với các bác nông dân trên bờ ruộng để tìm hiểu văn
hóa Việt Nam. Người Pháp làm đựơc thì tại sao mình không làm được? Vả
lại họ nghiên cứu cách nay mấy chục năm rồi, nước ta, dân ta đã có nhiều
thay đổi.
Những lời đầu tiên của giáo sư Phạm Cao Dương khiến tôi suy nghĩ và cảm
thấy hứng khởi. Giáo sư Phạm Cao Dương đã xoáy vào tim bọn sinh viên mới
bước chân vào đại học. Tôi thấy cũng hay. Mình sống, làm được chút gì
cũng vui. Dạy trung học chỉ có 16 giờ mỗi tuần, nghĩa là chỉ có bốn
buổi, còn quá nhiều thời giờ rảnh rỗi, mình có thể làm việc khác, tìm
hiểu về văn hóa, sử, địa của địa phương mình, và rộng ra của nước Việt
Nam chúng ta. Tôi tìm thấy nguồn vui. Những lời nói đầu tiên của Giáo sư
Phạm Cao Dương khi tôi bước chân vào Đại Học Sư Phạm của đã tạo nên
bước ngoặt có tính cách quyết định trong cuộc đời tôi.
Hôm sau, giáo sư Lâm Thanh Liêm cũng khuyến khích chúng tôi nên ghi danh học Sử Địa ở Đại Học Văn Khoa và đi vào con đường nghiên cứu địa lý. Những lời tâm huyết của thày là nguồn khích lệ lớn lao cho 40 lính mới chúng tôi: nửa lớp ghi danh học năm dự bị ở Đại HọcVăn Khoa. Một số bạn không ghi danh ở Đại Học Văn Khoa vì còn học tiếp bên Luật Khoa mà họ đã theo đuổi từ trước, hoặc bận bịu dạy thêm ở trường tư, kiếm cơm nuôi gia đình.
Ngoài giáo sư Phạm Cao Dương, chúng tôi học với giáo sư Phạm Đình Tiếu. Thày Phạm Đình Tiếu lôi cuốn chúng tôi với tính tình cởi mởi, gần gũi với học trò. Phong cách thân mật vớí học trò, làm việc hăng say hết mình của thày đã thấm vào con người chúng tôi. Sau này, khi ra trường, những nhà giáo chuyên về Sử Địa của lớp chúng tôi thường lăn xả vào những sinh hoạt trong trường mà những người chuyên dạy tư thường tránh né: tổ chức những sinh hoạt xã hội, trại du khảo, trại công tác, đảm nhận chức vụ hiệu đoàn phó (hiệu trưởng là hiệu đoàn trưởng). Có những bạn phải nhận chức vụ hiệu trưởng, giám học ngay từ năm đầu tiên nhận nhiệm sở. Những sinh hoạt trong trường khiến đời sống trong trường học không chỉ là phấn trắng, bảng đen, sách vở. Chính những sinh hoạt này tạo nên sự khắng khít giữa thày, trò, trường, lớp mà không sách vở nào tạo nên được. Ngoài Sử Địa và Việt Văn, có thày cô dạy môn nào đào tạo học sinh trở thành những người có tâm hồn Việt Nam? Từ thế hệ chúng tôi, học sinh không còn nhìn ông thày Sử Địa qua môn học hệ số 2, môn phụ. Sử Địa không còn là môn mà bất cứ ai cũng dạy được.
Trước kia, Sử Địa do những giáo chức không chuyên môn đảm nhận vì Đại Học Sư Phạm chưa cung cấp đủ thày cô giáo. Còn chúng tôi do Đại Học Sư Phạm đào tạo vững vàng về kiến thức chuyên môn, tự tin về khả năng sư phạm, lấy lại uy tín cho bộ môn Sử Địa. Có những bạn cùng khóa chúng tôi đã “hớp hồn” học sinh: “Sau này em sẽ học Đại Học Sư Phạm, môn Sử Địa, giống thày”. Không biết các bạn tôi đúng hay sai? Khi “thôi miên” học sinh vào môn học mà nhiều người vẫn coi thường, khiến học sinh không chọn những con đường khác, nghề khác là điều thiệt thòi cho các em. Tương tự như thế, thày giáo trẻ mới ra trường khiến cô nữ sinh nào đó bị say lòng, dù anh ta không tỏ bày hay làm điều gì trái với chức năng của nhà giáo, cũng là điều đáng tiếc, vì nếu không gặp ông thày thần tượng của em, biết đâu em chẳng gặp được chàng trai nào đó có chức, có danh hơn ông thày tỉnh lẻ. Tuy nhiên, ông thày dạy Sử Địa tạo được ảnh hưởng đối với tương lai của học sinh đã chứng tỏ sự thành công của nhà giáo.
Khi học với giáo sư Lâm Thanh Liêm về những môn địa hình thái học
(Géomorphologie) và bản đồ (Cartographie) tôi thấy hay. Khi học ở lớp đệ
tam (1960-1961), tôi thật uể oải với môn địa chất học mà tôi phải chịu
đựng nhiều giờ trong tuần, ban A mà. Nhưng nay, đất đá là những dạng cụ
thể ở các địa hình, trên đất nước Việt Nam và trên thế giới, là thực tế
bên ngoài nhà trường, tôi lại thấy gần gũi. Môn học này nhẹ nhàng đối
với tôi. Giáo sư Lâm Thanh Liêm mới từ Pháp về, sau khi tốt nghiệp tiến
sĩ đệ tam cấp ở đại học Sorbonne, Paris, một trường đại học nổi danh.
Một môn mới lạ đối với những người mới bước chân vào lãnh vực chuyên môn về Sử là môn Bình giảng sử liệu do giáo sư Nguyễn Thế Anh giảng dạy. Tôi thích thú với môn này, vì những dữ kiện của quá khứ nói lên rất nhiều điều sống động, mình khám phá ra biết bao điều đã chìm vào thời gian đã qua: xã hội, kinh tế, chính trị, giải thích những biến cố từ sâu trong quá khứ.... Giáo sư Nguyễn Thế Anh cũng mới từ Pháp về, với bằng thạc sĩ. Theo hệ thống giáo dục Pháp, người có văn bằng thạc sĩ là giáo sư đại học thực thụ, chứ không phải thạc sĩ là tên gọi văn bằng sau cử nhân như trong nước quy định như hiện nay.
Những ngày đầu bước chân vào Đại Học Sư Phạm khiến tôi thơ thới, hân hoan. Tôi cùng các bạn cùng lớp sang ghi danh ở Đại Học Văn Khoa, nằm ở đường Nguyễn Trung Trực (sau này là Giám Sát Viện và thư viện quốc gia). Đây là trung tâm thành phố Sài Gòn, sát bên đường Lê Thánh Tôn, đi bộ vài trăm mét là tới đại lộ Lê Lợi, nhà sách Khai Trí, kem Mai Hương, nước mía Viễn Đông, ... Sau giờ học, chúng tôi có thể đi bát phố hoặc ngồi quán cà phê ngắm các bóng hồng thướt tha trên đường Lê Lợi, hoặc ghé vào rạp xi nê khi có phim hay. Tôi ghi danh với mục đích vui chơi nhiều hơn là học.
Trường Đại Học Văn Khoa không có những đại giảng đường khang trang như
những đại học khác. Phòng học ở đây nằm trong những căn nhà bệ rạc không
thua gì khu “chuồng ngựa” trường Chu Văn An của tôi. Sinh viên dự bị
nhiệm ý Sử Địa phải học chung nhiều môn với các sinh viên chọn nhiệm ý
khác, nên lớp học nào cũng đông nghẹt. Các cô thường đi sớm dành chỗ cho
nhau ở các hàng ghế đầu giống như đi xem kịch vậy. Mặt mũi mình không
thể tranh giành với các bóng hồng, lại lười đi sớm, nên tôi thường ngồi
phía sau lưng các bóng hồng, hoặc đứng ngoài cửa sổ mà ngóng vào trong
nghe giảng. Trường xập xệ như vậy, nhưng thày trò không màng những thứ
vật chất tầm thường trên thế gian và hướng tới những cái hay, cái đẹp.
Tại Đại Học Văn Khoa, tôi thấy những môn học thật nhẹ nhàng, bay bướm. Cũng may, thời khoá biểu ở Đại Học Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm không trùng nhau nhiều nên tôi có thể đi học được và không sợ bị mất bài. Nếu có trùng với Đại Học Sư Phạm thì tôi mượn vở “lấy cua” của bạn bè.
Tôi không chủ đích học văn chương, nhưng những giáo sư văn chương khiến tôi thấy đi học cũng thích thú. Nghe giáo sư Nguyễn Văn Trung nói chuyện về văn chương, về nhà văn (Nhà văn, người là ai?) cũng hấp dẫn.
Còn mỗi buổi học với linh mục Thanh Lãng là một bài nói chuyện lý thú về văn chương, không uổng công đứng mỏi chân ở ngoài cửa sổ ghi chép.Văn chương ở đại học, dù chỉ ở cấp thấp nhất (năm dự bị) cũng khác với văn chương tôi học ở trung học.
GS. Lâm Thanh Liêm
Hôm sau, giáo sư Lâm Thanh Liêm cũng khuyến khích chúng tôi nên ghi danh học Sử Địa ở Đại Học Văn Khoa và đi vào con đường nghiên cứu địa lý. Những lời tâm huyết của thày là nguồn khích lệ lớn lao cho 40 lính mới chúng tôi: nửa lớp ghi danh học năm dự bị ở Đại HọcVăn Khoa. Một số bạn không ghi danh ở Đại Học Văn Khoa vì còn học tiếp bên Luật Khoa mà họ đã theo đuổi từ trước, hoặc bận bịu dạy thêm ở trường tư, kiếm cơm nuôi gia đình.
Ngoài giáo sư Phạm Cao Dương, chúng tôi học với giáo sư Phạm Đình Tiếu. Thày Phạm Đình Tiếu lôi cuốn chúng tôi với tính tình cởi mởi, gần gũi với học trò. Phong cách thân mật vớí học trò, làm việc hăng say hết mình của thày đã thấm vào con người chúng tôi. Sau này, khi ra trường, những nhà giáo chuyên về Sử Địa của lớp chúng tôi thường lăn xả vào những sinh hoạt trong trường mà những người chuyên dạy tư thường tránh né: tổ chức những sinh hoạt xã hội, trại du khảo, trại công tác, đảm nhận chức vụ hiệu đoàn phó (hiệu trưởng là hiệu đoàn trưởng). Có những bạn phải nhận chức vụ hiệu trưởng, giám học ngay từ năm đầu tiên nhận nhiệm sở. Những sinh hoạt trong trường khiến đời sống trong trường học không chỉ là phấn trắng, bảng đen, sách vở. Chính những sinh hoạt này tạo nên sự khắng khít giữa thày, trò, trường, lớp mà không sách vở nào tạo nên được. Ngoài Sử Địa và Việt Văn, có thày cô dạy môn nào đào tạo học sinh trở thành những người có tâm hồn Việt Nam? Từ thế hệ chúng tôi, học sinh không còn nhìn ông thày Sử Địa qua môn học hệ số 2, môn phụ. Sử Địa không còn là môn mà bất cứ ai cũng dạy được.
Trước kia, Sử Địa do những giáo chức không chuyên môn đảm nhận vì Đại Học Sư Phạm chưa cung cấp đủ thày cô giáo. Còn chúng tôi do Đại Học Sư Phạm đào tạo vững vàng về kiến thức chuyên môn, tự tin về khả năng sư phạm, lấy lại uy tín cho bộ môn Sử Địa. Có những bạn cùng khóa chúng tôi đã “hớp hồn” học sinh: “Sau này em sẽ học Đại Học Sư Phạm, môn Sử Địa, giống thày”. Không biết các bạn tôi đúng hay sai? Khi “thôi miên” học sinh vào môn học mà nhiều người vẫn coi thường, khiến học sinh không chọn những con đường khác, nghề khác là điều thiệt thòi cho các em. Tương tự như thế, thày giáo trẻ mới ra trường khiến cô nữ sinh nào đó bị say lòng, dù anh ta không tỏ bày hay làm điều gì trái với chức năng của nhà giáo, cũng là điều đáng tiếc, vì nếu không gặp ông thày thần tượng của em, biết đâu em chẳng gặp được chàng trai nào đó có chức, có danh hơn ông thày tỉnh lẻ. Tuy nhiên, ông thày dạy Sử Địa tạo được ảnh hưởng đối với tương lai của học sinh đã chứng tỏ sự thành công của nhà giáo.
Đại Học Văn Khoa thời ở Nguyễn Trung Trực
Một môn mới lạ đối với những người mới bước chân vào lãnh vực chuyên môn về Sử là môn Bình giảng sử liệu do giáo sư Nguyễn Thế Anh giảng dạy. Tôi thích thú với môn này, vì những dữ kiện của quá khứ nói lên rất nhiều điều sống động, mình khám phá ra biết bao điều đã chìm vào thời gian đã qua: xã hội, kinh tế, chính trị, giải thích những biến cố từ sâu trong quá khứ.... Giáo sư Nguyễn Thế Anh cũng mới từ Pháp về, với bằng thạc sĩ. Theo hệ thống giáo dục Pháp, người có văn bằng thạc sĩ là giáo sư đại học thực thụ, chứ không phải thạc sĩ là tên gọi văn bằng sau cử nhân như trong nước quy định như hiện nay.
Những ngày đầu bước chân vào Đại Học Sư Phạm khiến tôi thơ thới, hân hoan. Tôi cùng các bạn cùng lớp sang ghi danh ở Đại Học Văn Khoa, nằm ở đường Nguyễn Trung Trực (sau này là Giám Sát Viện và thư viện quốc gia). Đây là trung tâm thành phố Sài Gòn, sát bên đường Lê Thánh Tôn, đi bộ vài trăm mét là tới đại lộ Lê Lợi, nhà sách Khai Trí, kem Mai Hương, nước mía Viễn Đông, ... Sau giờ học, chúng tôi có thể đi bát phố hoặc ngồi quán cà phê ngắm các bóng hồng thướt tha trên đường Lê Lợi, hoặc ghé vào rạp xi nê khi có phim hay. Tôi ghi danh với mục đích vui chơi nhiều hơn là học.
Trường Đại Học Văn Khoa ở Cường Để
Linh Mục Thanh Lãng
Tại Đại Học Văn Khoa, tôi thấy những môn học thật nhẹ nhàng, bay bướm. Cũng may, thời khoá biểu ở Đại Học Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm không trùng nhau nhiều nên tôi có thể đi học được và không sợ bị mất bài. Nếu có trùng với Đại Học Sư Phạm thì tôi mượn vở “lấy cua” của bạn bè.
Tôi không chủ đích học văn chương, nhưng những giáo sư văn chương khiến tôi thấy đi học cũng thích thú. Nghe giáo sư Nguyễn Văn Trung nói chuyện về văn chương, về nhà văn (Nhà văn, người là ai?) cũng hấp dẫn.
Còn mỗi buổi học với linh mục Thanh Lãng là một bài nói chuyện lý thú về văn chương, không uổng công đứng mỏi chân ở ngoài cửa sổ ghi chép.Văn chương ở đại học, dù chỉ ở cấp thấp nhất (năm dự bị) cũng khác với văn chương tôi học ở trung học.
Tôi cũng phải học môn chữ Hán. Tưởng rằng thứ chữ này thật khó nuốt,
nhưng giáo sư Lưu Khôn đã thay đổi cách suy nghĩ của tôi. Với cách dạy
của thày, tôi thấy học loại chữ này không khó, nhưng mình phải bỏ thời
gian với nó. Qua những bài học đầu tiên, tôi nhận ra tính thâm thúy của
người Tàu qua lối viết của họ. Sau này tôi sẽ bỏ thời giờ nhiều hơn để
học thứ chữ này để có khả năng đọc được những bản văn cổ viết bằng chữ
Hán.
Thế là ở Đại Học Văn Khoa, tôi cũng thấy học mà vui.
Sau khi ngao du ở cả hai trường Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa, tôi quyết định “xin chọn nơi này làm quê hương”. Lý do là học ở những nơi này rất nhẹ nhàng, không mệt nhọc như học Anatomie, Physique, Chimie, ... Đến trường lại thấy mướt mắt, cuộc đời cũng có niềm vui. Tìm hiểu sâu xa về văn hóa dân tộc, nghiên cứu về đất nước, lịch sử dân tộc mình cũng là nguồn vui. Sau này, khi học ở Đại Học Văn Khoa, được dịp dự những buổi trình tiểu luận cao học (thời đó chưa có tiến sĩ) hoặc tìm hiểu những đề tài nghiên cứu ở bậc cao học, tôi nhận ra đó là những khám phá về đời sống của dân tộc mình.
Thế là ở Đại Học Văn Khoa, tôi cũng thấy học mà vui.
Sau khi ngao du ở cả hai trường Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa, tôi quyết định “xin chọn nơi này làm quê hương”. Lý do là học ở những nơi này rất nhẹ nhàng, không mệt nhọc như học Anatomie, Physique, Chimie, ... Đến trường lại thấy mướt mắt, cuộc đời cũng có niềm vui. Tìm hiểu sâu xa về văn hóa dân tộc, nghiên cứu về đất nước, lịch sử dân tộc mình cũng là nguồn vui. Sau này, khi học ở Đại Học Văn Khoa, được dịp dự những buổi trình tiểu luận cao học (thời đó chưa có tiến sĩ) hoặc tìm hiểu những đề tài nghiên cứu ở bậc cao học, tôi nhận ra đó là những khám phá về đời sống của dân tộc mình.
Còn về vật chất thì ngành giáo được chính phủ ưu đãi hơn các công chức hạng A khác: chỉ số lương của giáo sư trung học đệ nhị cấp mới vào nghề là 470, trong khi tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh hoặc Cao Đẳng Nông Lâm Súc chỉ số lương là 430. Sinh viên Đại Học Sư Phạm được học bổng 1000 đồng mỗi tháng, trong khi sinh viên trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc phải xin học bổng, nếu được chấp thuận thì được 700 đồng mỗi tháng. Với tiền học bổng hàng tháng, tôi không cần phải xin cha mẹ hoặc đi dạy kèm nữa. Bạn tôi ở tỉnh về Sài Gòn học, với số tiền học bổng này, anh ta đủ trang trải tiền trọ và tiền ăn hàng tháng. Lương giáo sư trung học đệ nhị cấp mới ra trường thời đó khoảng 9000 đồng mỗi tháng. Nếu dạy thêm một số giờ (vì thiếu người dạy), lương sẽ trên 10 000 đồng / tháng. Đây là mức lương rất cao (gấp 5 lần lương của thư ký). Với số lương này, tôi nghĩ cuộc sống sẽ đầy đủ. Tôi không mong làm giàu, chỉ mong cuộc sống yên ổn, an nhàn.
Nếu tôi học xong nha khoa, làm sao tôi có được vài trăm ngàn đồng để mua máy làm răng? Dược sĩ không có tiền mở nhà thuốc tây thì cho mướn bằng. Còn nha sĩ thì không thể cho mướn bằng được. Thời đó, người mình chưa có thói quen đi khám răng và điều trị ở nha sĩ. Khi đau răng hoặc làm răng giả thì người ta đến thợ trồng răng.
Tôi đã quyết định bỏ Nha Khoa và theo học Đại Học Sư Phạm song song với Đại Học Văn Khoa.Thế là dạy học là nghề và nghiệp của tôi. Tôi vui với học trò, vui với việc nghiên cứu Sử Địa. Thế hệ chúng tôi chưa làm được việc gì to lớn cho đất nước, nhưng rất vui vì đã đem hết khả năng của mình đào tạo mầm non cho đất nước. Đất nước Việt Nam còn đau thương, còn chiến tranh, nhưng chúng tôi rất tự tin vì đã được đào tạo thành những nhà giáo đầy đủ khả năng chuyên môn, đầy nhiệt huyết để đào tạo thế hệ mai sau thành những người có lòng và có khả năng xây dựng đất nước. Dù các môn Sử, Địa đòi hỏi tinh thần khách quan và khoa học, nhưng qua những dữ kiện đó, lòng yêu nước vẫn nảy mầm trong học sinh và các em không hổ thẹn là người Việt Nam. Song song với nghề nghiệp, một số chúng chúng tôi tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu sâu rộng hơn trong những lãnh vực sử và địa.
Khi chúng tôi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm thì một bạn đã trình tiểu luận cao học Địa Lý và bốn người hoàn tất văn bằng cử nhân giáo khoa Sử Địa. Tới ngày 30-4-1975 thì:
Hai người hoàn tất văn bằng cử nhân giáo khoa Sử Địa. Hai anh này không học tiếp lên cao học vì một anh say mê với các môn kinh tế ở Đại Học Luật Khoa. Còn anh kia thì bận bịu với việc dạy học ở tỉnh nhà.
Một người hoàn tất cao học Sử, do giáo sư Nguyễn Thế Anh bảo trợ.
Hai người đậu cao học Địa Lý, do giáo sư Lâm Thanh Liêm bảo trợ. Hai người này qua được năm thứ nhất chuyên khoa Địa Lý, chuẩn bị luận án tiến sĩ chuyên khoa Địa Lý.
Ngày 30 tháng tư năm 1975 là một biến cố đau thương của toàn dân Việt Nam. Khi nón cối, dép râu, nón tai bèo dẫm nát Sài Gòn, vào chiếm trường học, thì cuộc đời đã chấm dứt. Thân phận chúng tôi là thân phận những kẻ chiến bại, những kẻ được kẻ chiển thắng cho tạm dung. Chúng tôi bám lấy trường chỉ để bám lấy sự sống cho gia đình, để khỏi bị tống ra ngoài thành phố mà người ta gọi là đi kinh tế mới. Bọn con trai chúng tôi trong khóa 7 Đại Học Sư Phạm may mắn không phải đi tù cải tạo, vì chúng tôi chỉ học quân sự 9 tuần, mang cấp bậc khóa sinh dự bị sĩ quan. Các bạn từ khóa 6 trở về trước và khóa 8 trở về sau đều phải nếm mùi tù cải tạo vì mang cấp bậc sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, biệt phái.
Trong xã hội cộng sản, mình chỉ được nói những gì mà đảng cho nói, nói mà chẳng ai tin, ngay cả chính mình. Những nhà giáo tạm dung như chúng tôi muốn yên thân thì chấp nhận thân phận những con vẹt để sống cho qua ngày. Người bạn cùng lớp với tôi dạy ở trường trung học Pétrus Ký (nay là Lê Hồng Phong) vạ mồm vạ miệng nói trước lớp: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Thế là đám học trò đoàn, đảng báo cáo với ban giám hiệu và ngay ngày hôm sau, anh bị đuổi khỏi trường. Khi mới tiếp xúc với cộng sản, anh ta chưa nhận ra được cách sống cho thích hợp.
Bản chất nhà giáo là sống chân thật nên khó xoay sở trong lúc tình thế nhiễu nhương. Một số rất ít người lanh lợi tháo vát thì kiếm sống thêm trên đường phố: buôn bán thuốc tây chui, quần áo cũ... Chúng tôi được đào tạo về cả Sử lẫn Địa, nhưng họ chỉ định dạy một môn Sử, hoặc Địa. Sử của cộng sản là sử đảng, sử bác. Khi Việt Cộng mới chiếm Sài Gòn, tôi muốn biết xem lối viết Sử của họ ra sao, nên tìm cuốn Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam tập I để đọc. Ngay trang đầu là hình Hồ Chí Minh to tổ bố. Vậy là gì? Hồ Chí Minh được đặt trước các bậc tổ tiên của dân Việt , trước cả các vị anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ,... Sau đó là lời nhắn nhủ của thủ tướng Phạm Văn Đồng: “ ... Các đồng chí phải chứng minh cho được thời kỳ chiếm hữu nô lệ....” . Như thế:
Thủ tướng Phạm Văn Đồng là nhà hành chánh, nhà chính trị, mà các người gọi là nhà viết sử của chế độ phải tuân lệnh thì loại văn mà họ viết ra chỉ để vừa lòng xếp, chứ không phải là kết quả của cuộc nghiên cứu khách quan.
Họ đặt cái cày đi trước con trâu, tìm con bò cho vừa cái chuồng. Chưa nghiên cứu mà phải tìm cho được thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam.
Cái gọi là “Sử” của cộng sản chỉ là một loại văn viết theo đơn đặt hàng của đảng. Sau này mới biết những nhân vật lịch sử mà học sinh bị nhồi sọ như Phan Đình Giót, Lê Văn Tám chỉ là những sản phẩm bịp bợm.
Những cuốn sách tái bản sau này của bộ Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam đã bỏ câu nói của Phạm Văn Đồng, nhưng ảnh của Hồ Chí Minh thì vẫn vậy.
Dẫn chứng như trên, tôi muốn nói: đối với cộng sản, không có môn Sử, mà chỉ có những lời tuyên truyền theo họ muốn.
Còn về Địa Lý? Làm sao mà dẫn chứng chủ nghĩa tư bản đang rẫy chết trong khi nền kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật vượt bậc của họ không thể bịp được đứa con nít? Lảm sao mà chứng minh: “Đồng hồ Liên Sô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ”? và phản khoa học như: “Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ”?
Cái khổ của người trí thức không phải vì chầu chực để được nhận những hột bo bo, con cá ươn, mớ rau thối... mà là nỗi nhục cho thân phận của mình, và nỗi đau cho đất nước và dân tộc.
Người ta gọi ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày đứt phim, ngày đổi đời, ngày mất nước, ngày quốc hận. Điều nào cũng đúng. Thân phận của mình mà còn không biết có yên thân không thì còn nghĩ gì tới nghiên cứu. Nghiên cứu làm sao được khi tài liệu không có. Tin tức, số liệu được công bố thì toàn là những bịa đặt. Tất cả mọi thứ trong chế độ “ưu việt nhất của loài người” phải được đảng lãnh đạo. Đảng có cần, có sai bảo thì mới được làm. Bọn nhà giáo gốc nguỵ, lý lịch ba đời đầy rẫy những vết đen thì đảng cho yên thân là tốt lắm rồi, nói gì đến nghiêu cứu. Tinh thần đâu mà nghiên cứu khi gia đình còn nheo nhóc, dạ dày còn lép xẹp.
Còn về mặt hành chánh, trường Đại Học Tổng Hợp (thay cho Đại Học Văn Khoa trước kia) chỉ công nhận văn bằng cử nhân, chứ không công nhận văn bằng cao học. Cuộc đời của nhiều người coi như đã chấm dứt từ cái ngày đen tối đó.
Vài lời ghi lại của một kẻ đã hết lòng với cả hai trường Đại Học Sư Phạm và Văn Khoa Sài Gòn, nhân dịp Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ, mà đường xa vạn dặm không thể tới dự được./
Trần Thế Đức
(Úc, 28-8-2015)
NGƯỜI BUÔN GIÓ * TRỊNH XUÂN THANH
Thứ Hai, ngày 05 tháng 9 năm 2016
Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần.
Phần 1.
Xe biển xanh.
Trong chiến trận giữa hai bên, lúc bắt đầu xuất quân, người ta hay chọn một thành yếu, tướng nhỏ để triệt hạ lấy tinh thần cho quân của mình. Câu chuyện chiếc xe biển xanh ở Hậu Giang cũng tương tự như vậy. Vận mệnh đen đủi đã giáng xuống đầu một tiểu tướng có tên là Trịnh Xuân Thanh quan phó tỉnh Hậu Giang.
Trước tiên hãy nói về phe tấn công.
Phe này đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng liên minh với Trương Tấn Sang. Cặp đôi này trong nhiều năm núp dưới cái danh là diệt tham nhũng, xoá bỏ nhóm lợi ích để thanh toán các đối thủ. Tập trung quyền lực về tay mình nhằm mục đích lập ra các nhóm lợi ích mới để kiếm lợi nhuận cho phe của mình.
Ngày 3 tháng 6 tờ Thanh Niên có bài báo phản ánh về việc Trịnh Xuân Thanh phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang đi xe Lexus trị giá hơn gắn biển xanh, đã gây ra xôn xao dư luận.
Dư luận nào xôn xao về chiếc xe như thế gắn biển xanh. Chả có dư luận nào cả, dư luận từ mồm báo Thanh Niên mà ra. Ngày nay bất cứ lúc nào người ta cũng thấy đầy những chiếc xe biển xanh sang trọng chạy trên các thành phố của đất nước này. Dư luận nào để ý đến một chiếc xe biển xanh sang trọng.?
Báo Thanh Niên nêu ra đây là việc vi phạm pháp luật, những căn cứ này phóng viên đã hỏi một vị đại tá công an thuộc phòng hướng dẫn luật và điều tra tai nạn giao thông. Người đọc một lần nữa không nhận ra một chiêu quen thuộc của Trọng và Sang ở đây, đó là ở chữ '' nguyên''.
Một vị đại tá nghe chừng tưởng là ghê, nhưng thực ra chức vụ chỉ là phó phòng của một cục. Một loại đại tá vô danh trong hằng chục nghìn đại tá về hưu. Sử dụng cán bộ về hưu, chẳng còn gì để mất , thiên hạ quên lãng, thích được người ta chú ý đến là những điểm tâm lý mà Trọng và Sang hay dùng. Những gì ở trước đại hội 12 dạng lá đơn tố cáo của Trịnh Văn Lâu đều là thủ đoạn mà Sang và Trọng đã dùng, lần này lặp lại.
Và lại là tờ báo Thanh Niên, một tờ báo vốn dĩ thân thiết với Trương Tấn Sang. Phải gọi là tờ báo ruột của Sang đưa vụ xe biển xanh này. Trước đó tờ Dân Việt đã đưa tin vào hồi tháng 5. Nhưng không đánh động được dư luận chú ý vì lượng đọc thấp. Trọng buộc phải nhờ đến Sang hợp sức gọi báo Thanh Niên vào cuộc.
Một đấu pháp quen thuộc của cặp đôi Trọng Sang. Tư Sang là cầu thủ mớm bóng và Nguyễn Phú Trọng thực hiện cú sút ghi bàn, báo chí đi theo cổ vũ. Cả thiên hạ bị cuốn theo vào bàn thắng diệt tham nhũng, bắt sâu và không bận tâm đến bàn thắng đó vì dân vì nước hay vì phe phái trong Đảng.
http://thanhnien.vn/thoi-su/xe-tu-nhan-gan-bien-so-xanh-va-di-san-cua-pho-chu-tich-hau-giang-709466.html
Đối với nhân dân thì thằng quan chức nào bị xử họ cũng vui mừng, đảng cs ngày nay đừng lên vội trách vì sao dân chúng reo mừng trước việc ba cán bộ Yên Bái giết nhau. Chẳng phải chính đầu đảng Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang đã lợi dụng tâm lý nhân dân ghét cán bộ, để dành lấy sự ủng hộ qua việc thanh toán các đối thủ của mình đấy sao.?
Sau khi các đệ tử ở báo Thanh Niên thực hiện chỉ đạo của Trương Tấn Sang tâng phát bóng tái khởi động sau đường ban yếu của tờ Dân Việt. Ngay lập tức Nguyễn Phú Trọng vào cuộc với vẻ rất vô tư
'' nghe báo chí phản ánh''
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tong-bi-thu-yeu-cau-kiem-tra-viec-pho-chu-tich-hau-giang-su-dung-xe-lexus-3417283.html
Màn kịch phối hợp rất nhuần nhuyễn đã che mắt được nhiều người. Chẳng ai còn ngẫm nghĩ xem rằng con người của Nguyễn Phú Trọng quan tâm đến báo chí thế ư.? Quan tâm thế thì bao nhiêu vụ đau thương như đứa trẻ 11 tuổi tự vẫn, cán bộ cấp cao giết nhau, máy bay rụng như sung rồi thảm hoạ cá chết, biển nhiễm độc và hàng trăm điều tệ hại khác ông Tổng bí thư có đọc không mà chẳng thấy chỉ đạo gì.
Chỉ vài ngay sau để cho dư luận ồn lên vụ xe biển xanh do báo Thanh Niên khuấy động. Con cáo già Nguyễn Phú Trọng bắt đầu vào cuộc khiến dư luận hân hoan, báo chí được thể ca ngợi sự nhanh nhạy của TBT. Trọng đứng tên chỉ đạo ban kiểm tra trung ương đảng làm rõ vụ này.
Báo chí chỉ nhắc chỉ đạo của Tổng Bí Thư, nhưng không nói rõ công văn đó thế nào. Tiện đây xin nhắc đó là công văn số 1200 -CV/VPTW cho mọi người rõ, nếu cần thiết sẽ đưa toàn bộ công văn này lên cho bạn đọc tham khảo.
Ngay từ đầu Trọng đã áp đặt hướng điều tra và báo chí kết luận Trịnh Xuân Thanh là kẻ phạm tội, trong khi đoàn kiểm tra còn chưa đi đến Hậu Giang.
Nhưng ngày 1 và 2 tháng 8 năm 2016. Tỉnh uỷ Hậu Giang không đồng ý kỷ luật Trịnh Xuân Thanh với đa số phiếu trong cuộc bỏ phiếu kín có mặt đoàn kiểm tra trung ương. Đoàn kiểm tra trung ương lúc đầu đồng ý với việc bỏ phiếu kín, nghĩ rằng sẽ đạt được kết quả như mình trông đợi. Đoàn quân của Trọng sai đi đã nhổ toẹt vào cuộc bỏ phiếu mà họ đã đồng ý, dấu nhẹm việc bỏ phiếu và tự ý kết luận báo cáo về quy kết trách nhiệm sai trái của Trịnh Xuân Thanh.
Liền đó tỉnh uỷ Hậu Giang bị khiển trách việc tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh về địa phương.
Một trò quá hèn hạ của Nguyễn Phú Trọng khi không đạt được mục đích.
Thất bại ngay từ khi mở màn, Nguyễn Phú Trọng sợ mất uy thế, nên đã vội vàng bước qua hành pháp, tư pháp. Làm một điều có một không hai khiến thế giới ngỡ ngàng, một tổng bí thư của một đảng lại chỉ đạo Bộ Công An phải làm thế này, thế kia. Càng trắng trợn hơn là chỉ đạo Ban thường vụ đảng uỷ Bộ Công An chỉ đạo Bộ Công An điều tra.
http://news.zing.vn/tong-bi-thu-chi-dao-tiep-tuc-xu-ly-vu-ong-trinh-xuan-thanh-post666791.html
Sự vội vàng của Trọng đã bộc lộ một nền tư pháp Đảng trị, làm rơi cái mặt nạ nhà nước pháp quyền mà Việt Nam thường rêu rao và hơn cả đã cho dư luận trong và ngoài nước thấy rõ đây là một vụ thanh toán chính trị chứ không phải những sai phạm hình sự. Vì nếu một công chức sai phạm về hình sự sẽ phải chịu sự xem xét của nhà nước pháp quyền, không thể theo lời phán của một ông tổng bí thư đảng.
Để lấp liếm sự vội vã của Trọng, kẻ đầu sai Nguyễn Xuân Phúc đứng ra hợp thức hoá cứu danh từ nhà nước pháp quyền mà Trọng đã dẫm đạp lên. Nhưng cũng phải mất hơn một tháng sau, ngày 31 tháng 8 năm 2016 Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo bộ công an, thanh tra chính phủ vào cuộc điều tra vụ lỗ 3000 tỷ liên quan đến Trịnh Xuân Thanh.
Nhưng tất cả là đã muộn....
Phần 2 Bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh liên quan đến Nguyễn Phú Trọng.
Xe biển xanh.
Trong chiến trận giữa hai bên, lúc bắt đầu xuất quân, người ta hay chọn một thành yếu, tướng nhỏ để triệt hạ lấy tinh thần cho quân của mình. Câu chuyện chiếc xe biển xanh ở Hậu Giang cũng tương tự như vậy. Vận mệnh đen đủi đã giáng xuống đầu một tiểu tướng có tên là Trịnh Xuân Thanh quan phó tỉnh Hậu Giang.
Trước tiên hãy nói về phe tấn công.
Phe này đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng liên minh với Trương Tấn Sang. Cặp đôi này trong nhiều năm núp dưới cái danh là diệt tham nhũng, xoá bỏ nhóm lợi ích để thanh toán các đối thủ. Tập trung quyền lực về tay mình nhằm mục đích lập ra các nhóm lợi ích mới để kiếm lợi nhuận cho phe của mình.
Ngày 3 tháng 6 tờ Thanh Niên có bài báo phản ánh về việc Trịnh Xuân Thanh phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang đi xe Lexus trị giá hơn gắn biển xanh, đã gây ra xôn xao dư luận.
Dư luận nào xôn xao về chiếc xe như thế gắn biển xanh. Chả có dư luận nào cả, dư luận từ mồm báo Thanh Niên mà ra. Ngày nay bất cứ lúc nào người ta cũng thấy đầy những chiếc xe biển xanh sang trọng chạy trên các thành phố của đất nước này. Dư luận nào để ý đến một chiếc xe biển xanh sang trọng.?
Báo Thanh Niên nêu ra đây là việc vi phạm pháp luật, những căn cứ này phóng viên đã hỏi một vị đại tá công an thuộc phòng hướng dẫn luật và điều tra tai nạn giao thông. Người đọc một lần nữa không nhận ra một chiêu quen thuộc của Trọng và Sang ở đây, đó là ở chữ '' nguyên''.
Một vị đại tá nghe chừng tưởng là ghê, nhưng thực ra chức vụ chỉ là phó phòng của một cục. Một loại đại tá vô danh trong hằng chục nghìn đại tá về hưu. Sử dụng cán bộ về hưu, chẳng còn gì để mất , thiên hạ quên lãng, thích được người ta chú ý đến là những điểm tâm lý mà Trọng và Sang hay dùng. Những gì ở trước đại hội 12 dạng lá đơn tố cáo của Trịnh Văn Lâu đều là thủ đoạn mà Sang và Trọng đã dùng, lần này lặp lại.
Và lại là tờ báo Thanh Niên, một tờ báo vốn dĩ thân thiết với Trương Tấn Sang. Phải gọi là tờ báo ruột của Sang đưa vụ xe biển xanh này. Trước đó tờ Dân Việt đã đưa tin vào hồi tháng 5. Nhưng không đánh động được dư luận chú ý vì lượng đọc thấp. Trọng buộc phải nhờ đến Sang hợp sức gọi báo Thanh Niên vào cuộc.
Một đấu pháp quen thuộc của cặp đôi Trọng Sang. Tư Sang là cầu thủ mớm bóng và Nguyễn Phú Trọng thực hiện cú sút ghi bàn, báo chí đi theo cổ vũ. Cả thiên hạ bị cuốn theo vào bàn thắng diệt tham nhũng, bắt sâu và không bận tâm đến bàn thắng đó vì dân vì nước hay vì phe phái trong Đảng.
http://thanhnien.vn/thoi-su/xe-tu-nhan-gan-bien-so-xanh-va-di-san-cua-pho-chu-tich-hau-giang-709466.html
Đối với nhân dân thì thằng quan chức nào bị xử họ cũng vui mừng, đảng cs ngày nay đừng lên vội trách vì sao dân chúng reo mừng trước việc ba cán bộ Yên Bái giết nhau. Chẳng phải chính đầu đảng Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang đã lợi dụng tâm lý nhân dân ghét cán bộ, để dành lấy sự ủng hộ qua việc thanh toán các đối thủ của mình đấy sao.?
Sau khi các đệ tử ở báo Thanh Niên thực hiện chỉ đạo của Trương Tấn Sang tâng phát bóng tái khởi động sau đường ban yếu của tờ Dân Việt. Ngay lập tức Nguyễn Phú Trọng vào cuộc với vẻ rất vô tư
'' nghe báo chí phản ánh''
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tong-bi-thu-yeu-cau-kiem-tra-viec-pho-chu-tich-hau-giang-su-dung-xe-lexus-3417283.html
Màn kịch phối hợp rất nhuần nhuyễn đã che mắt được nhiều người. Chẳng ai còn ngẫm nghĩ xem rằng con người của Nguyễn Phú Trọng quan tâm đến báo chí thế ư.? Quan tâm thế thì bao nhiêu vụ đau thương như đứa trẻ 11 tuổi tự vẫn, cán bộ cấp cao giết nhau, máy bay rụng như sung rồi thảm hoạ cá chết, biển nhiễm độc và hàng trăm điều tệ hại khác ông Tổng bí thư có đọc không mà chẳng thấy chỉ đạo gì.
Chỉ vài ngay sau để cho dư luận ồn lên vụ xe biển xanh do báo Thanh Niên khuấy động. Con cáo già Nguyễn Phú Trọng bắt đầu vào cuộc khiến dư luận hân hoan, báo chí được thể ca ngợi sự nhanh nhạy của TBT. Trọng đứng tên chỉ đạo ban kiểm tra trung ương đảng làm rõ vụ này.
Báo chí chỉ nhắc chỉ đạo của Tổng Bí Thư, nhưng không nói rõ công văn đó thế nào. Tiện đây xin nhắc đó là công văn số 1200 -CV/VPTW cho mọi người rõ, nếu cần thiết sẽ đưa toàn bộ công văn này lên cho bạn đọc tham khảo.
Ngay từ đầu Trọng đã áp đặt hướng điều tra và báo chí kết luận Trịnh Xuân Thanh là kẻ phạm tội, trong khi đoàn kiểm tra còn chưa đi đến Hậu Giang.
Nhưng ngày 1 và 2 tháng 8 năm 2016. Tỉnh uỷ Hậu Giang không đồng ý kỷ luật Trịnh Xuân Thanh với đa số phiếu trong cuộc bỏ phiếu kín có mặt đoàn kiểm tra trung ương. Đoàn kiểm tra trung ương lúc đầu đồng ý với việc bỏ phiếu kín, nghĩ rằng sẽ đạt được kết quả như mình trông đợi. Đoàn quân của Trọng sai đi đã nhổ toẹt vào cuộc bỏ phiếu mà họ đã đồng ý, dấu nhẹm việc bỏ phiếu và tự ý kết luận báo cáo về quy kết trách nhiệm sai trái của Trịnh Xuân Thanh.
Liền đó tỉnh uỷ Hậu Giang bị khiển trách việc tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh về địa phương.
Một trò quá hèn hạ của Nguyễn Phú Trọng khi không đạt được mục đích.
Thất bại ngay từ khi mở màn, Nguyễn Phú Trọng sợ mất uy thế, nên đã vội vàng bước qua hành pháp, tư pháp. Làm một điều có một không hai khiến thế giới ngỡ ngàng, một tổng bí thư của một đảng lại chỉ đạo Bộ Công An phải làm thế này, thế kia. Càng trắng trợn hơn là chỉ đạo Ban thường vụ đảng uỷ Bộ Công An chỉ đạo Bộ Công An điều tra.
http://news.zing.vn/tong-bi-thu-chi-dao-tiep-tuc-xu-ly-vu-ong-trinh-xuan-thanh-post666791.html
Sự vội vàng của Trọng đã bộc lộ một nền tư pháp Đảng trị, làm rơi cái mặt nạ nhà nước pháp quyền mà Việt Nam thường rêu rao và hơn cả đã cho dư luận trong và ngoài nước thấy rõ đây là một vụ thanh toán chính trị chứ không phải những sai phạm hình sự. Vì nếu một công chức sai phạm về hình sự sẽ phải chịu sự xem xét của nhà nước pháp quyền, không thể theo lời phán của một ông tổng bí thư đảng.
Để lấp liếm sự vội vã của Trọng, kẻ đầu sai Nguyễn Xuân Phúc đứng ra hợp thức hoá cứu danh từ nhà nước pháp quyền mà Trọng đã dẫm đạp lên. Nhưng cũng phải mất hơn một tháng sau, ngày 31 tháng 8 năm 2016 Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo bộ công an, thanh tra chính phủ vào cuộc điều tra vụ lỗ 3000 tỷ liên quan đến Trịnh Xuân Thanh.
Nhưng tất cả là đã muộn....
Phần 2 Bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh liên quan đến Nguyễn Phú Trọng.
Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần.- phần 2
Phần 2. Bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh.
Kết luận của Uỷ ban kiểm tra trung ương đảng vụ Trịnh Xuân Thanh làm phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang có đoạn nguyên văn như sau.
'' Biết bản thân không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định nhưng vẫn có ý kiến đề nghị cơ quan chức năng làm quy trình tiếp theo tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh phó chánh văn phòng, Vụ trưởng, quy hoạch chức danh thứ trưởng Bộ Công Thương, Tỉnh Uỷ Viên, tham gia ứng cử đại biểu quốc hội khoá XIV là trung thực, thiếu trách nhiệm và không tự giác ''.
Một nội dung đầy sự cưỡng ép của đoàn kiểm tra trung ương dưới quyền của Trần Quốc Vượng.
Vượng vốn là chánh văn phòng trung ương đảng nhiệm kỳ 2011- 2016, nhiệm kỳ thứ nhất của Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư. Một đệ tử thân tín của Trọng từng được Trọng cất nhắc làm viện trưởng viện kiểm sát tối cao khi Trọng làm chủ tịch quốc hội. Khi làm TBT nhiệm kỳ 2010 Trong lôi Vượng về làm chánh văn phòng trung ương đảng.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vào hồi tháng 4 năm 2015, tờ Oriental Daily ở Hồng Kông cho biết chuyến đi này của Trọng là học hỏi kinh nghiệm của Uỷ ban kiểm tra và kỷ luật trung ương.
Thực chất đây tại cuộc gặp này, Trọng đã trình bày nội tình chính trị ở Việt Nam, đưa ra cho Trung Quốc các nhóm có xu hướng thân Hoa Kỳ tại Việt Nam và xin Trung Quốc có ý kiến chỉ đạo.
Nhờ cuộc gặp này, Trần Quốc Vượng được bầu vào Bộ Chính Trị và giữ chức chức chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trung ương.
Mang nặng ơn sâu nâng đỡ của Trọng. Trần Quốc Vượng đã bất chấp tất cả sự thật để vặn vẹo bằng được hình thức kỷ luật Trịnh Xuân Thanh. Mới đầu Vượng chỉ đạo đoàn Hậu Giang phải kỷ luật Trịnh Xuân Thanh về sai pham thiệt hại 3000 tỷ thời Thanh còn làm ở PVC.
Một đòi hỏi nực cười đi tắt. Làm sao đoàn Hậu Giang lại có thể kỷ luật Trịnh Xuân Thanh một tội mà Thanh đã làm ở một cơ quan khác là Bộ Công Thương. Vì thế cuộc bỏ phiếu kỷ luật bất thành, đoàn Hậu Giang đã thẳng thắn nói.
Kết luận của Uỷ ban kiểm tra trung ương đảng vụ Trịnh Xuân Thanh làm phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang có đoạn nguyên văn như sau.
'' Biết bản thân không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định nhưng vẫn có ý kiến đề nghị cơ quan chức năng làm quy trình tiếp theo tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh phó chánh văn phòng, Vụ trưởng, quy hoạch chức danh thứ trưởng Bộ Công Thương, Tỉnh Uỷ Viên, tham gia ứng cử đại biểu quốc hội khoá XIV là trung thực, thiếu trách nhiệm và không tự giác ''.
Một nội dung đầy sự cưỡng ép của đoàn kiểm tra trung ương dưới quyền của Trần Quốc Vượng.
Vượng vốn là chánh văn phòng trung ương đảng nhiệm kỳ 2011- 2016, nhiệm kỳ thứ nhất của Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư. Một đệ tử thân tín của Trọng từng được Trọng cất nhắc làm viện trưởng viện kiểm sát tối cao khi Trọng làm chủ tịch quốc hội. Khi làm TBT nhiệm kỳ 2010 Trong lôi Vượng về làm chánh văn phòng trung ương đảng.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vào hồi tháng 4 năm 2015, tờ Oriental Daily ở Hồng Kông cho biết chuyến đi này của Trọng là học hỏi kinh nghiệm của Uỷ ban kiểm tra và kỷ luật trung ương.
Thực chất đây tại cuộc gặp này, Trọng đã trình bày nội tình chính trị ở Việt Nam, đưa ra cho Trung Quốc các nhóm có xu hướng thân Hoa Kỳ tại Việt Nam và xin Trung Quốc có ý kiến chỉ đạo.
Nhờ cuộc gặp này, Trần Quốc Vượng được bầu vào Bộ Chính Trị và giữ chức chức chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trung ương.
Mang nặng ơn sâu nâng đỡ của Trọng. Trần Quốc Vượng đã bất chấp tất cả sự thật để vặn vẹo bằng được hình thức kỷ luật Trịnh Xuân Thanh. Mới đầu Vượng chỉ đạo đoàn Hậu Giang phải kỷ luật Trịnh Xuân Thanh về sai pham thiệt hại 3000 tỷ thời Thanh còn làm ở PVC.
Một đòi hỏi nực cười đi tắt. Làm sao đoàn Hậu Giang lại có thể kỷ luật Trịnh Xuân Thanh một tội mà Thanh đã làm ở một cơ quan khác là Bộ Công Thương. Vì thế cuộc bỏ phiếu kỷ luật bất thành, đoàn Hậu Giang đã thẳng thắn nói.
Riêng trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh, qua thảo luận, Ban chấp hành Đảng
bộ tỉnh Hậu Giang nhận thấy việc thua lỗ tại Tổng Công ty xây lắp Dầu
khí Việt Nam từ những năm 2011-2013 do nhiều nguyên nhân. Ban chấp hành
chưa có đầy đủ thông tin, không nắm rõ vụ việc này, do vậy không có cơ
sở để phản biện trong quá trình kiểm điểm ông Thanh. Hậu Giang đề nghị
Đoàn kiểm tra Trung ương nên làm việc cụ thể với Tập Đoàn Dầu khí Việt
Nam, Tổng Công ty xây lắp Dầu khí Việt Nam.
Vì thái độ này mà đoàn Hậu Giang đã bị trả thù một cách nhỏ nhen, nhiều
cán bộ chủ chốt phải chịu nhận kiểm điểm vì tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh
về địa phương.
Con đường của Trọng đi lên chức TBT ngày hôm nay có phần công lao giúp
đỡ của Trịnh Xuân Giới, cha đẻ Trịnh Xuân Thanh. Trong nhiều năm ở trong
tổ chuẩn bị văn kiện đại hội trước kia, Trịnh Xuân Giới đã có nhiều
cống hiến cho kẻ hậu sinh Nguyễn Phú Trọng hoàn thành trách nhiệm soạn
thảo văn kiện. Nhờ đó Trọng có được điểm son để đi những bước sau này.
Ngày 12 tháng 7 năm 2016 bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh dưới sức ép
của Ban bí thư, Bộ Chính Trị, Tổng Bí Thư đã phán xét về con đường quan
lộ của Trịnh Xuân Thanh
''
Sơ bộ thì có thể khẳng định vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh được điều
động, bổ nhiệm có nhiều dấu hiệu cho thấy có sai phạm, vi phạm trong
chính sách cán bộ của Đảng, Nhà nước.''
Việc bổ nhiệm và điều động ở đây là việc luân chuyển Thanh là phó chủ
tịch Hậu Giang. Thế còn những bổ nhiệm trước đó tại sao không ai nhắc
đến, mặc dù những bổ nhiệm đó đều dưới thời Trọng làm tổng bí thư ?
Đến đây chúng ta mới thấy cái sự thật bạc bẽo của tình nghĩa đồng chí
của những người cộng sản với nhau và vì sao Trịnh Xuân Thanh thành con
vật tế thần như vậy.
Mới đầu thì Trịnh Xuân Thanh không phải là lựa chọn của Nguyễn Phú Trọng
làm dê tế thần ghi điểm son cho mình. Với những tình nghĩa với ông
Trịnh Xuân Giới là người anh đã giúp đỡ mình và còn là người đồng hương
thân thiết, Trọng đã không hề ý kiến gì trong quá trình thăng tiến của
Trịnh Xuân Thanh trước kia và cả những sai phạm của Thanh.
Chính vì thế, những người đề cử Thanh cũng nghĩ tới chuyện ân tình của
ông Giới để lại cho Trọng mà bổ nhiệm Thanh không chút ngại ngần.
Nếu Trịnh Xuân Thanh không phải là người từng làm việc dưới quyền của
Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng. Thanh có sai phạm làm thua lỗ cũng không
chắc bj kỷ luật. Bởi những thua lỗ trong kinh doanh này đã được làm rõ ở
những văn bản sau
Báo cáo số 05/BC-XLDK ngày 28 tháng 5 năm 2014
Báo cáo số 18/DKVN-HĐQT ngày 6 tháng 8 năm 2014
ANDREW LÂM * CÕI GIÀ
Con người khi tuổi đời chạm ngưỡng "đáo tuế lục tuần" được xem như là thọ rồi đấy . Qua giới hạn đó là quá thọ !
Trong chúng ta, đa phần đều qua cái ngưỡng "đáo tuế thất tuần: (73), có người chỉ còn vài tháng nữa chạm bát tuần.
Đó là tuổi của Trời ban .
Ngày trở về với Hư Vô là ngày vinh quang .
Xưa đã vậy, nay cũng thế không có gì khác biệt !
Mình không còn điều kiện để đi gặp bạn bè,
người thân ... nhưng ngày nay nhờ cái phương tiện này mà liên lạc được
với họ, âu đó cũng là niềm vui .
Mình
chỉ còn gặp gỡ nhau trong sự giao tiếp này, và nếu cao hơn nữa thì chỉ
một nhóm nào đó thôi họ gặp nhau trong tinh yêu chân lý của lời kinh câu
kệ.
Huynh nghĩ sao ?
2016-09-06 7:54 GMT-07:00 Quach
....
:
Đây là bài viết của bà Thi, bà vợ Tướng Lâm Quang Thi
Đọc thấy hay , nên chuyễn đến các anh chị và các bạn đọc .
Andrew Lâm là con trai của ong bà Thi . Bây giờ cả hai cũng đều ở nhà Dưỡng lảo rồi , buồn cho tuổi già ! " thật tội nghiệp cho tuổi già khi sống cô đơn
Cõi Già Trên Đất Lạ!
Aging in a Foreign Land!
Người
Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới
già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm
thía. Mỹ có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ
chơi, phim ảnh, máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ
đề (theme parks). Còn đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và
nỗi cô đơn.
Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền.
Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.
Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền.
Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.
Tại
Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ,
khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại
kêu. Tôi nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles. Bà
mắc bệnh tiểu đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại
reo nữa: Ông tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn
sống khoảng vài tháng. Ở Việt nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với
cái tuổi đời chồng chất như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi
họ hàng ngàn cây số cách xa? Làm sao ta tưởng tượng được đến việc
gọi điện thoại cho người bạn thân khi họ nằm chờ chết trong bệnh
viện, để nói lời xin lỗi là không thể tận mình đến viếng thăm được
lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm.
Tôi
và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu châu
vào kỳ hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói
lời giã biệt thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi
này, chúng tôi sẽ không đi đây đi đó được nữa vì sức khỏe đã kém,
sẽ không thấy mặt họ nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang
nhà vì đầu gối chân rất đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở
trong một chung cư có thang máy vì đó là điều kiện duy nhất mà
chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ vả đến ai bây giờ.
Điều mà tôi quan tâm nhất là trí nhớ suy sụp rất nhiều. Tôi là người giữ gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu.
Biết ai liên quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt
của tôi, người con gái trưởng trong nhà. Nhưng không một đứa con nào
của tôi biết được những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay
cả đến những người em của chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân
thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố.
Tôi có thể nhớ đến được những bà con cô dì chú bác ba đời của gia
đình bên tôi và của cả bên chồng. Tôi phải viết xuống trước khi
trí nhớ tôi lụt hết.
Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận, nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất tiếng gọi, chúng nhận ra giọng nói của tôi và bổ xua lại. Bây giờ, chúng là những niềm vui nhỏ của tôi. Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm. Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một lúc rồi về, tôi làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó? Mẹ tôi, bà mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi, qua đời lúc 95 tuổi; cả hai người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi xe buýt đến thăm hai bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻ trung mạnh khỏe. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là hai bà có phước lắm, thường có được con cháu đến thăm. Tôi trả lời: “Đó là lối sống của người Việt Nam”. Còn những người già khác, con cháu họ ít đến. Tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai; mỗi ngày bà vẫn ngồi chờ trông mong hình ảnh người con trai bước qua khung cửa. Thật tội nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự cô đơn!
Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời; cả hai đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà lão thì được nể vì nhất, vì họ là
những người chia xẻ túi



The phone rings. I pick it up. It’s Mrs. so-and-so in Los Angeles. She’s got diabetes and had her leg amputated. Then the phone rings again: Mr. so-and-so in Georgia has lung cancer. He’s only got a few months left. Back in Vietnam, we were all good friends. But at my age, how do you visit when they’re thousands of miles away? Can you imagine calling your close friends as they lay dying in a hospital, apologizing for not being able to go see them for one last time? Well, I do that monthly now. It’s very sad.My husband and I, we are planning a trip this summer to Europe. It’s our final trip, to say goodbye to relatives and friends. We know we won’t be able to travel after this, as our strength is failing. We’ll never see them again after that. I can hardly climb down stairs because my knees hurt very badly. We sold our house and live in a condo with an elevator because it’s the only way to


Andrew Lam
AN TIÊM MAI-LÝ-CANG * ĐỒNG THÁP MƯỜI
hương
nhớ quê hương hoa Sen
Đồng-Tháp-Mười
"vùng văn hóa đặc trưng
của miền đầm lầy sông nước phương Nam"
*****
"vùng văn hóa đặc trưng
của miền đầm lầy sông nước phương Nam"
*****
![]() Hoa sen hồng là biểu tượng cho "quốc hoa" Việt-Nam
An-Tiêm
MAI-LÝ-CANG
(Paris) |
Đầm lầy muỗi đỉa, lưng trời hạc bay Hoa Sen nào của riêng ai! Quê hương chỉ một, không hai Tháp-Mười* ![]() Nói cách khác, ngày nay cái tên Đồng-Tháp-Mười là một địa danh không còn xa lạ gì đối với hầu hết nhân dân trong nước, mặc dù có người cả đời chưa bao giờ có dịp lãng du đến tận nơi nầy. Dẫu sao, qua các phương tiện truyền thông hiện đại thì người ta cũng từng đã biết rất nhiều về lịch sử của địa phương ở nơi đây nổi tiếng nhất là có nhiều hoa Sen, một loài hoa bình dị tầm thường nhưng lại có mang nhiều ý nghĩa thanh khiết nhất trong các muôn loài hoa dân dã. Vùng đồng lầy Đồng-Tháp-Mười là một khu lòng chảo ngập nước quanh năm có địa hình trũng sâu, về địa thế thì nằm ở đầu nguồn của sông Tiền chảy ngang qua từ nơi biên giới, và được trải rộng ra trên 3 tỉnh Long-An, Tiền-Giang và Đồng-Tháp. Còn cái tên Đồng-Tháp-Mười, thì người ta được biết tới từ hồi đầu thế kỷ 19 trong quá trình khẩn hoang và lưu trú của cư dân ở vào thời kỳ đó. Ngày trước, dưới thời Nam tiến của người Việt thì Đồng-Tháp-Mười được coi như là một vùng đầm lầy hoang dại, giang sơn của muôn loài thú dữ tung hoành trên rừng, dưới nước, và gây rất nhiều trở ngại khó khăn nhất cho công cuộc phát triển dinh điền, khẩn hoang lập ấp của các triều nhà Nguyễn vào lúc bấy giờ. Ở đây, bùn sình lầy bước chân không đi được, muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội lềnh bềnh như bánh canh, dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua. Trăn, rắn rết bò dọc, bò ngang lổn ngổn, chuột đồng to béo nhởn nhơ, từng bầy khỉ vượn nhảy nhót hú vang chuyền cành. Tôm, rùa, cá...bơi lội thư thả dưới đồng lầy, lau lách tha hồ đua nhau vươn mọc um tùm trên gò sâu, gò cạn. Chim chóc tập họp thành từng đàn, cất cánh chao liệng trên toàn cả một cánh đồng thiên nhiên, bao la chứa đầy ngập nước. Cùng chen lẩn sống chung trong môi trường động thực vật đó, còn có sự sinh tồn của nhiều loài phiêu lưu thảo và các loài hoa hoang dã hằng ngày khoe sắc, đổi màu theo thời gian từ hằng thế kỷ đã trôi qua. Tuy nhiên, ngày nay trước ý chí quyết tâm khắc phục và tinh thần khai phá của con người trong cuộc hành trình đi tìm mảnh đất cắm dùi, để mong đổi thay cuộc sống cho bằng được, thì hầu hết cuộc diện cảnh trí ở nơi đây, giờ nầy đã bị hoàn toàn khác lại. ![]() ![]() Đồng-Tháp-Mười ngày nay Với tổng diện tích tự nhiên là 3.238km2, trong đó có tới 2/3 diện tích tự nhiên thuộc khu vực Đồng-Tháp-Mười, điều nầy, là một chứng minh về địa thế cũng như về địa lý của tỉnh Đồng-Tháp được coi như là một vùng văn hóa đặc trưng của miền đầm lầy sông nước phương Nam. Hơn thế nữa, là một tỉnh có đường biên giới giáp ranh với lãnh thổ Campuchia dài khoảng chừng 50km, cho nên ngày xưa thì mọi sự giao lưu, tiếp cận của cư dân ở hai quốc gia thường chủ yếu dùng lộ trình giao thông đường thủy. Còn ngày nay, thì được thuận tiện hơn nhiều là nhờ do có 4 của khẩu đường bộ là Thông-Bình, Dinh-Bà, Mỹ-Cân và Thường-Phước, các địa điểm nầy nằm cách khoảng nhau từ huyện Tân-Hồng cho tới huyện Hồng-Ngự. Do vậy, mặc dù có địa lý nằm chung trong vùng đồng bằng sông Cửu-Long** nhưng Đồng-Tháp lại là một trong những tỉnh có nhiều dáng vẻ mang đậm chất thiên nhiên cá biệt nhất ở miền Tây. ![]() Bản đồ tỉnh Đồng-Tháp Vả lại, từ lâu hình như người ta cũng đã từng được nghe biết về câu ca dao nổi tiếng "Tháp-Mười đẹp nhất bông Sen". Điều nầy, thật không quá đáng chút nào! Thực vậy, trong quá khứ cũng như hiện tại Đồng-Tháp-Mười lúc nào cũng vẫn thuần khiết như hồn sen do nhờ có cảnh quan bao la thiên nhiên, tự bao đời thủy chung hòa quyện hình ảnh của những đầm sen rực nở vào trong cuộc sống của tình người dân dã. Hơn thế nữa, nói cách khác thì từ lâu Đồng-Tháp-Mười cũng đã từng tự hào được mệnh danh chính là quê hương hoa sen, mà hoa Sen thì lại còn là một biểu tượng thanh cao về ý nghĩa tâm linh trong tín ngưỡng của con người. Vì thế, trong tương lai Đồng-Tháp-Mười sẽ có nhiều triển vọng để trở thành một điểm hẹn làm quen cho những thành phần du khách có vốn tâm hồn bình dị, thích trở về gần gũi với phong cảnh đồng quê, miệt vườn. ![]() Thuyền đưa du khách tham quan Thời còn chiến tranh Đông-Dương, thì toàn vùng Đồng-Tháp-Mười có cái tên là Plaine des Joncs (Đồng Cỏ Lác), trong đó có một hình ảnh chốn hoang sơ rùng rợn khác được người dân gọi là Bưng-Sấu-Hì, là nơi có rất nhiều cá sấu từng gieo tại họa cho người dân vào lúc bấy giờ. Còn bây giờ, thì cánh đồng cỏ ma, và cánh đồng lúa ma lớn lao nhất vùng ĐBSCL còn sót lại hiện chính là một cảnh quan bao la khác lạ, hiếm hoi tìm thấy trong bất cứ nơi nào khác ở đất phương Nam. Và dáng đứng của quê hương hoa sen khi xưa tuy từng được gọi là một địa danh cá biệt nổi tiếng ở miền Tây, nhưng trong thực tế vào lúc bấy giờ thì lại có rất ít người dân ở đất phương Nam lưu tâm về một vùng địa lý sâu xa, có đường giao thông trắc trở nầy. Cho dù là: Đầm lầy muỗi đỉa, lưng trời hạc bay Hoa Sen nào của riêng ai! Quê hương chỉ một, không hai Tháp-Mười* ![]() Cảnh quan thanh bình ở Đồng-Tháp-Mười ![]() Đầm sen ở Tháp-Mười Ở đất miền Tây, ai cũng biết đến Thiên-Hộ-Dương là một vị lãnh tụ lừng danh của phong trào khởi nghĩa chống giặc xâm lăng Pháp. Ông tên thật là Võ-Duy-Dương (1827-1866), sinh quán tại Bình-Định. Lớn lên vào Nam lập nghiệp, và sau đó gia nhập vào phong trào kháng chiến dân tộc giải phóng nô lệ ngoại bang, và ông được vua Tự-Đức phong cho chức Thiên-Hộ. Phó tướng của ông là Đốc-Binh-Kiều, tên thật là Nguyễn-Tấn-Kiều sinh ở miền Trung và khi lớn lên thì cũng vào Nam lập nghiệp. Cả hai ông đều là những người lãnh đạo đoàn nghĩa quân kháng chiến chống giặc Pháp ở tại địa bàn vùng Đồng-Tháp-Mười, sau khi đồn Kỳ-Hòa ở Gia-Định bị thất thủ. Vào lúc bấy giờ thì địa thế, địa hình Đồng-Tháp-Mười có đầy muỗi mòng, đỉa, rắn...được coi như là một vùng đầm lầy vô cùng hiểm trở vào bậc nhất ở miền Nam. Vì thế cho nên, các ông đã tận dụng ưu thế cứ địa dể áp dụng chiến thuật du kích làm cho tiêu hao lần mòn sức mạnh của quân thù. Trong bối cảnh lịch sử thành lập chiến khu đó, cho nên mọi công sự như dùng tháp canh dùng để canh chừng bóng dáng quân giặc là không thể không có. Và suốt trong thời kỳ gian khổ chống giặc, nghĩa quân dưới sự chỉ huy của hai ông đã kiên trì quyết tâm cố thủ cứ địa Đồng-Tháp-Mười, biến nơi đây trở thành một chiến khu huyền thoại, vì đây là ở chốn bưng biền, chớ không phải là vùng địa hình có địa thế núi cao, rừng sâu bí hiểm. Vậy mà lực lượng võ trang quân sự thô sơ của du kích quân vào lúc bấy giờ cũng đã làm cho giặc nhiều phen phải khiếp sợ, và bị tổn thất khá nặng nề. Đối với người dân Đồng-Tháp, thì ngày nay hình ảnh của hai ông chính là những vị anh hùng liêt sĩ tiêu biểu đã làm nên trang lịch sử vẻ vang, ngàn đời lưu lại tiếng thơm phảng phất, lan lẫn vào quê hương hoa sen mà hầu hết mọi người đều rất mực một lòng kính trọng, và tôn thờ không dứt khói hương. Và sau đây, là một bài thơ cảm động được lưu truyền của người dân đất phương Nam luôn luôn tưởng nhớ đến công đức của nhị vị tiền hiền. . Thương dân chi sá chốn sình bùn, Mấy năm Đồng-Tháp danh vang dội, Cọp rống ngoài truông, cáo hãi hùng, Hai thước im lìm nơi thạch động, Đồng bào tưởng nhớ đứng thờ chung, Nỗi lòng nghĩ đến nhiều năm trước, Hương lửa đều không cảnh lạnh lùng. ![]() ![]() Tượng Thiên-Hộ-Dương Tượng Đốc-Binh-Kiều trong Bảo-Tàng Đồng-Tháp (Cao-Lãnh) ![]() Đền thờ Thiên-Hộ-Dương và Đốc-Binh-Kiều tại huyện Tháp-Mười ![]() Khu du lịch Đồng-Sen Theo khoa Đông-y từ xưa, thì Sen là một loài cây thuốc phổ thông gồm có bát dược tính được phân tích ra như sau: Ngó sen là vị liên ngẫu. Thân sen là vị liên chi. Lá sen là vị liên diệc. Hoa sen là vị liên hoa. Tua sen là vị liên tu. Đài sen là vị liên phòng. Hạt sen là vị liên nhục. Giữa hạt sen là vị liên tâm. Tất cả vị thuốc tên đây đều được bào chế ra từ cây sen dưới mọi hình thức, dùng để trị những chứng bệnh như nào là mất ngủ, dưỡng da, chống lão hóa, giảm cholestérol, giải nhiệt v.v. Còn trong đời sống văn hóa truyền thống dân gian với nếp sinh hoạt cố hữu, thì họ thường dùng hoa sen để chưng bày trang trí cúng lễ, lá sen thì để gói bánh mang lại mùi thơm. Riêng về ẩm thực, thì hột sen, củ sen, ngó sen, tim sen lại là những món ăn bổ dưỡng quen thuộc sau khi được biến chế thành mức, thành chè, thành gỏi hay ướp hương thành trà sen, ăn uống rất thơm ngon. ![]() Trà ướp sen Sen hồng (Nelumbo nucifera) xuất hiện nhiều nhất ở châu Á. Sen trắng (Nelumbo lutea) xuất hiện nhiều nhất ở tiểu bang Illinois (Hoa-Kỳ). Sen vàng Mỹ (American Lotus) xuất hiện từ tiểu bang Texas và Florida (Hoa-Kỳ). Sen đỏ (Nymphaea rubra) xuất hiện ở các nước như Afghanistan, Bangladesh, Inde, Indonesie, Myanmar, Népal, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thái-Lan và Nouvelle-Guinée). Và Sen xanh (Nymphaea Caerulea) xuất hiện ở Ai-Cập. Mỗi một loại sắc màu hoa sen đều có mang một ý nghĩa đặc trưng cá biệt, cũng như từng đã tạo ra bao nguồn cảm hứng để cho người đời ghi chép đi vào thế giới hồn thơ nhạc. Và cho dù là loại sen nào đi nữa, thì nó cũng được gắn liền vào hình ảnh trang hoàng sắc hương vào cuộc sống hoàn mỹ của con người. ![]() Sen hồng ở Đồng-Tháp-Mười
![]() Lá sen khỏng lồ trong khuôn viên chùa Phước-Kiển Tuy nhiên, không phải vì thế mà Đồng-Tháp không phải là nơi lựa chọn không thích hợp, để cho những thành phần du khách sành điệu tìm đến tận nơi nầy tận hưởng những thú vị và có cảm giác riêng về sắc thái ở địa phương. Thực vậy, ngoài cảnh quan khác lạ quê hương có 1 không 2 Tháp-Mười, thì các đặc sản ẩm thực hấp dẫn miệt đầm lầy ở đây, chắc chắn cũng có thể đem lại cho thực khách những hương vị đậm đà, khoái khẩu. Như nào là cá lóc nướng trui cuốn lá sen non, rượu sen, hủ tiếu Sa-Đéc, bành xèo, vịt nướng Cao-Lãnh, nem Lai-Vung, gà đập đất, ốc nướng tiêu, lẫu mắm, bánh phồng tôm v.v.. Đặc biệt, là món ăn chuột đồng quay lu, chuột nướng mùi rất thơm ngon nhưng có nhiều du khách thấy sợ không bao giờ dám ăn, vì không quen. ![]() Cá lóc cuốn lá sen non ![]() ![]() Chuột quay lu và khô chuột đồng phơi nắng ![]() Chợ Cao-Lãnh ![]() Bảo tàng Đồng-Tháp ![]() Khu di tích Nguyễn-Sinh-Sắc ![]() Cầu Sa-Đéc ngày xưa ![]() Chợ Sa-Đéc ![]() Kiến-An-Cung hay chùa ông Quách là một ngôi chùa cổ nổi tiếng của người Hoa (Phúc-Kiến)
![]() Làng hoa Tân-Quy-Đông ![]() Hoa nở rộ vàng ngập cánh đồng ![]() ![]() Khu di tích lịch sử Xẻo-Quít ![]() ![]() Nền tháp di tích văn hóa Óc-Eo ![]() Các tượng đá biểu trưng cho nền văn hóa Óc-Eo Gò-Tháp có chiều cao so với mặt đất ruộng chung quanh là 3m80, có một diện tích chừng 4.500m2. Và tuy không có vị trí quan trọng tầm cỡ cho bằng khu di tích Óc-Eo ở Ba-Thê, An-Giang (nơi từng được các nhà nghiên cứu khảo cổ cho rằng có thể đấy từng là một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù-Nam từ thế kỷ I cho tới thế kỷ VII), nhưng di tích Gò-Tháp ở đây cũng hãy còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về lịch sử. Năm 1944, một nhà khảo cổ học Pháp tên là Louis Malleret là người tiếp tục đã khám phá thêm ra khu di tích Gò-Tháp có những nền gạch được xây cất lên, cùng với hàng chục khối đá lớn có hình thể như cột, yoni...ghép nối kiến trúc giềng quanh. Và cùng với nhiều hiện vật gồm các mảnh vỡ gốm, đá, khuôn đúc, 2 tượng Vishnu...Tuy nhiên, trước đó vào những năm 1869-1878, thì nhà khảo cổ Silvestre cũng đã từng phát hiện ra được một bánh xe bằng đá và những dấu tích phần móng của một ngôi tháp trong khu vực Gò-Tháp. Tiếp theo đó, là nhà khảo cổ Lunet de Lajonquière cũng đã góp phần nghiên cứu giải mã thêm về các bản văn khắc trên bia đá. Hầu hết các di tích kiến trúc ở Gò-Tháp đều được các nhà khảo cổ nghiên cứu cho biết nghệ nhân có tay nghề trình độ cao, xây dựng công phu và khéo léo, biết làm tường thành bao bọc xung quanh vị trí để đề phòng mọi sự xâm thực bào mòn của gió nước. Nhờ vậy mà các hiện vật tìm thấy được sau hằng thế kỷ tuy bị vùi sâu dưới lòng đất như các tượng Siva, Vishnu bằng đá sa thạch, các phiến đá, cột đá có chạm khắc họa tiết hoa văn còn giữ được ít nhiều dấu vết cổ xưa. Hiện nay, phế tích lịch sử Gò-Tháp gồm có cả hàng ngàn di vật còn sót lại thuộc 3 loại hình di tích quan trọng là di tích cư trú với các di vật như cọc nhà sàn, bếp lửa, mảnh gốm nồi niêu. Di tích mộ táng, với đồ tùy táng chôn theo như đồ gốm, đá quý, mảnh vàng, nhẫn vàng có khắc hoa văn được tìm thấy trong 13 ngôi mộ được khai quật. Và di tích kiến trúc trên các gò cao như Gò Tháp-Mười, Gò Minh-Sư, Chùa Tháp-Linh, và Miếu Bà Chúa Xứ. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu khảo cổ đánh giá, thì hiện nay trong khu di tích Gò-Tháp có hai cổ vật được xem như là quan trọng nhất. Đó là pho tượng Phật bằng gỗ thể hiện ra được những đường nét điêu khắc đơn sơ, tính chất giản dị trong tinh thần sáng tạo phong phú về nghệ thuật của nghệ nhân vào hồi thế kỷ thứ V-VII. Và các bia văn bằng đá mang đậm nét tôn giáo Hindu, hệ phái Vishnu, chính các chứng tích nầy đã giúp cho người ta hiểu được tính cách chủ nhân bản địa của nó từng đã có một thời kỳ văn minh vàng son rực rỡ. rỡ.
Trở lại với hình ảnh thiên nhiên, du khách trước khi đến với khu Ramsa Tràm Chim thứ 2000 nổi tiếng của VN, thì nên đừng quên ghé tham quan khu du lịch sinh thái Gáo-Giồng (cách thành phố Cao Lãnh 17km) một lần cho biết. Nơi đây, người dân địa phương quanh vùng hằng ngày thường được tín hiệu thiên nhiên báo thức đến hai lần. Lần đầu tiên, là tiếng gà canh khuya gáy sáng. Và lần thứ nhì, là dành cho những người dậy trễ do sự sinh hoạt nhộn nhịp kêu ríu rít của các loài chim, nhất là của đàn cò trắng khi chúng vừa thấy ánh bình minh vừa hé dạng ở chân trời. Tại đây, có nhiều nhất là hàng chục ngàn con cò trắng sinh sống suốt tháng quanh năm như là hình ảnh quen thuộc của xóm làng, và mỗi lần chúng bay lên thì che bóng mặt trời trong giây lát. Khu du lịch Gáo-Giồng đã được thành lập từ năm 2003, và do nhờ bảo quản tốt (có cả đài quan sát cao 18m) cho nên có rất nhiều loài chim nước chọn làm quê hương trú ẩn thường xuyên như điên-điển, le le, trích mồng đỏ, diệc v.v. Nhiều con tỏ ra rất dạn dĩ, không những chúng dám đến săn mồi gần bên du khách, mà còn nhảy múa hoặc cất lên những tiếng gáy nghe buồn man mát nhưng thơ mộng làm sao! ![]() Đàn cò trắng trong khu du lịch sinh thái Gáo-Giồng ![]() Du hành trên xuồng ba lá ![]() Vườn cò Đồng-Tháp ![]() Con diệc đang ăn thịt con chim nhỏ Vườn quốc gia Tràm-Chim có tổng diện tích là 7.313 ha nằm ở hạ lưu sông Cửu-Long, thuộc huyện Tam-Nông. cách th ành phố Cao-Lãnh 37km về hướng Bắc Nơi đây, có tất cả khoảng hơn 130 loài thực vật bậc cao, hơn 231 loài chim nước, hơn 100 loài động vật, và hơn 150 loài cá đã được tìm thấy có sự sinh sống của chúng. Chẳng hạn như nào là lúa trời, cỏ ma, sen, súng, rong tảo, lau sậy, loài chim vịt trời, cò trắng, bồ nông, diệc, cồng cộc, giang sen, loài bò sát rắn, trăn, rùa...Đặc biệt, nhất là loài chim hạc còn được gọi là sếu đầu đỏ (Grus antigone), thuộc loài chim di cư, di trú theo mùa bên cạnh khu bảo tồn động vật hoang dã Anlung-Pring (Campuchia), và hiện nay nó là một loài chim hiếm hoi còn sót lại trên thế giới. Do vậy, cho nên từ lâu Tràm-Chim Đồng-Tháp từng đã được tổ chức "BirdLife Inernational" *** bình chọn xếp vào vùng chim quan trọng (Important Bird Area) ở VN. ![]() Ramsar thế giới Tràm-Chim Đồng-Tháp ![]() Khu Ramsar Tràm-Chim ![]() Thắng cảnh thiên nhiên tuyệt vời ![]() ![]() Hình ảnh vô cùng ấn tượng về sếu đầu đỏ ở Tràm-Chim
Tuy nhiên, nếu nói đến những hình ảnh sinh hoạt kỷ niệm cảnh cũ người xưa ở quê làng thì ở bất cứ nơi nào cũng đều có cả, và đó cũng chính là trường hợp về hình ảnh đặc biệt của chợ chiếu Âm-Phủ ở Định-Yên, huyện Lấp-Vò, tỉnh Đồng-Tháp. Hồi trước, cư dân ngụ tại xã Định-Yên có truyền thống làm nghề dệt chiếu lâu đời và nổi tiếng đồn xa. Nghệ nhân dệt chiếu ở đây tay nghề khéo léo, có thể thêu lẫy được những hình rồng phượng làm tăng thêm giá trị của chiếc chiếu, và họ đã tạo được cho gia đình một đời sống tương đối khá sung túc, cất xây nhà tường cao ráo. Vì thế, ở miền Tây dạo ấy đã có lưu truyền câu thơ đi vào ca dao: Có chồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm
Nghệ sĩ Năm Sa-Đéc tên thật là Nguyễn-kim-Chung (1907-1988), tác giả ghi đúng trên bia mộ, vì có nhiều tài liệu ghi khác là (1908-1988). Trước khi trở thành kịch sĩ và diễn viên điện ảnh, thì bà là một nghệ sĩ cải lương tuồng cổ. Năm Sa-Đéc là con của ông bầu Tam (Nguyễn-văn-Tam), người thành lập ra gánh hát bội "Thiện-Tiền-Ban" đầu tiên ở tại tỉnh Sa-Đéc. Suốt trong cuộc đời dấn thân vì nghệ thuật, bà đã lần lượt có dịp cộng tác và lưu diễn khắp nơi cùng với các đoàn hát cải lương nhỏ lớn như Phước-Tường, Vân-Hảo, Phụng -Hảo, Thanh-Minh&Thanh-Nga. Từ là nghệ sĩ hát bội chuyển sang nghệ sĩ cải lương, không dừng lại đó bà còn đi sâu vào sân khấu kịch nghệ trước khi trở thành diễn viên điện ảnh, và được rất nhiều người ái mộ. Do vậy, ngày nay mỗi khi nói đến bà Năm Sa-Đéc thì người dân Đồng-Tháp-Mười rất lấy làm vinh dự và hãnh diện về tài năng tỏa sáng của bà đã góp phần làm rạng danh cho mảnh đất quê hương hoa sen. Trong cuộc sống riêng tư, bà đã hạnh phúc làm lại cuộc đời bên cạnh học giả Vương-Hồng-Sển vào lúc bấy gìờ. Và sau đó mấy tháng, thì ông nhận chức Quyền quản thủ Viện Bảo-Tàng Quốc-Gia Việt-Nam tại Sài-Gòn. Sau năm 1975, tuy bà đã già nhưng vẫn còn phong độ nghệ sĩ, đóng tròn vai kịch nghệ cũng như về điện ảnh. Bà qua đời đột ngột, để lại tình cảm cho rất nhiều người sau khi hay biết được hung tin. Xót thương người bạn đường đã mất, cụ Vương-Hồng-Sển lúc bấy giờ đã có làm một bài thơ tiễn biệt vợ hiền, nghệ sĩ Năm Sa-Đéc thật là cảm động. Tắt đèn đời, tìm giấc ngủ thiên thu. Anh chỉ còn trơ mắt nhìn theo Qua giòng lệ viết trang tình nửa đoạn... ![]() Bà Năm Sa Đéc trong phim "Lệ Đá" Ngoài ra, ông cũng còn là người đầu tiên sáng chế ra chiếc đống hồ đá duy nhất của VN, coi giờ bằng ánh sáng mặt trời. Và mặc dù nó không thể nào có thể so sánh được với giá trị của chiếc đồng hồ Thái-Dương khổng lồ lớn nhất trên thế giới ở trong khu Đài-Thiên-Văn Jaipur, Ấn-Độ. (Có nguyên tắc tính thời gian trong ngày, dựa vào sự di chuyển của mặt trời, từng được xây cất lên từ thế kỷ XVIÌI). Nhưng người dân địa phương Sa-Đéc lúc nào cũng biết tự hào rằng quê hương mình từng có nhân tài tạo đã ra báu vật, rất có ý nghĩa theo sự kiện của dòng thời gian lịch sử. Tuy rằng, giờ đây thì di tích còn tồn tại nầy hiện đang nằm trong địa bàn của trung tâm thành phố Bạc-Liêu. ![]() Đồng hồ Thái-Dương VN ![]() Tác giả lưu niệm tại đồng hồ Thái-Dương khổng lồ ở trong khu Đài-Thiên-Văn Jaipur, Ấn-Độ “Tôi quyết định bỏ tiền đầu tư xây dựng ký túc xá miễn phí cho sinh viên nghèo với tâm nguyện muốn góp phần đào tạo họ trở thành người giỏi trên nhiều mặt, đóng góp tích cực cho xã hội. Vun đắp, chăm lo cho những sinh viên nghèo có điều kiện học tập thành tài là việc làm thiện nguyện có hiệu quả lâu dài nhất, giống như mình cho họ cái cần câu để họ tự câu cá, nuôi sống bản thân". ![]() Dự án ký túc xá sinh viên do doanh nghiệp thương hiệu "Cỏ May" tài trợ ![]() Trường Đại-Học Nông-Lâm trao tặng lại cho Ông Phạm-Văn-Bên bức tranh thêu có chữ "Tâm" Ngoài ra, vì vùng đất Đồng-Tháp-Mười ngày xưa vốn từng là một chốn bưng biền, địa hình lầy lội có quá nhiều khó khăn trở ngại với đầy huyền thoại gian nan trong quá trình khẩn hoang tìm đất sinh tồn. Vì thế cho nên, người dân ở địa phương bao giờ cũng luôn luôn biết ý thức tự hào về tinh thần tương thân, tương trợ, để cùng nhau trân quý di sản truyền thống đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Do vậy, mà ngày nay người ta còn thấy thêm có rất nhiều về những hình ảnh cao đẹp khác tự nguyện đem lá lành đùm lá rách, và chia cơm sẻ áo cho nhau cần phải xứng đáng được vinh danh. Đó chính là hình ảnh của những mái nhà tình nghĩa đơn sơ được người dân quyên góp xây cất cấp cho người nghèo, hay được từng cá nhân hảo tâm có trái tim nhân ái bảo trợ hiến tặng. Và điển hình như là về trường hợp đặc biệt khả kính của bà Năm Thiền chăn nuôi vịt kiếm tiền, để dùng vào làm việc phúc thiện như tu bổ đường làng, xây cầu thôn xóm, cất lên những mái nhà tình nghĩa, để giúp đỡ những kẻ khốn cùng ở tại địa phương có được nơi yên ổn, nương náu qua ngày. ![]() Bà Võ-Thị-Thiền chăn nuôi bầy vịt từ thiện ở tại huyện Cao-Lãnh (Đồng-Tháp)
![]() Tự hào Đồng-Tháp Sen hồng Và người ta cũng có thể còn nói thêm rằng, nếu không nhờ có một quyển tiểu thuyết nổi tiếng đoạt giải "Goncourt" và cuốn phim táo bạo "L'Amant" (Người tình) được ghép quay cảnh tại đây, thì ngôi nhà cổ Huỳnh-Thủy-Lê cũng chỉ là một ngôi nhà bình thường. Cho dù, nó có được khoác lên bộ mặt kiến trúc trộn pha khác lạ, cũng không thể tạo thành ra được một sức hút tính hiếu kỳ của nhiều thành phần du khách như lúc bây giờ. Và, hơn thế nữa, là hình ảnh của thành phố Sa-Đéc cũng đã bị lãng quên về một huyền thoại ái tình tâm lý đầy lâm ly, gay cấn, mà hiện nay đã được cả thế giới bên ngoài đều có dịp nghe biết đến. ![]() Nhà cổ Huỳnh-Thủy-Lê ![]() Bên trong ngôi nhà huyền thoại Còn cuốn phim "L'Amant" thì dựa vào nội dung cốt truyện của quyển tiểu thuyết nói trên được quay tại Việt-Nam, và đã được hoàn thành trình chiếu chính thức vào ngày 22-01-1992 tại Pháp. Nhà đạo diễn Jean-Jacques-Annaud đã thực hiện thành công một cuốn phim nổi tiếng (độ dài 115 phút) nầy không những có giá trị về mặt nghệ thuật, mà còn về yếu tố tâm lý thu hút được rất nhiều thành phần khán giả ái mộ thưởng thức các thể loại phim tình cảm sống thực, kích thích rực nồng. Và từng đã được các nhà phê bình quốc tế coi như là vô cùng táo bạo trong lịch sử điện ảnh, về những cảnh nóng...thiệt.
Chung cuộc, cho dù nếu không có đủ yếu tố thời gian để nhận ra mọi sự khác biệt về màu da, phong tục ngay từ phút đầu, thì cặp tình nhân đắm say cuồng nhiệt cũng phải đành đau khổ chấp nhận chào thua trước áp lực và định kiến của gia đình. Để rồi sau đó khi có dịp trùng phùng, hồi tưởng lại từng điệp khúc đam mê không muốn rời bên nhau, thì họ cũng đã thực tế nhận ra rằng ý nghĩa còn lại trong mảnh phần hồn của tình yêu chân thành là bất diệt...
![]() Ngôi sao điện ảnh Jane March đóng vai Marguerite trong phim "L'Amant" Miền Nam từ lâu có tiếng là vùng đất lành chim đậu. Nơi đây, cây trái bốn mùa, đồng lúa mênh mông, cỏ hoa tươi tốt, và riêng góc trời thì lại có một vùng đầm lầy sông nước mênh mông mang đậm nét đặc thù với tính nhân văn, phong cảnh địa hình không giống ở bất cứ nơi nào trong nước. Đồng-Tháp ở đây tuy có cảnh quan sông nước đầm lầy nhưng không có được những hình ảnh linh hoạt như chợ nổi như ở Tiền-Giang, Cần-Thơ...Đồng-Tháp ở đây tuy có di tích lịch sử Óc-Eo, nhưng không có được một hòn núi non huyền bí xinh đẹp nào như ở An-Giang. Và Đồng-Tháp ở đây tuy có những cánh rừng tràm, các đặc sản nổi tiếng địa phương, nhưng không có cảnh quan biển cả để nhìn thấy được mặt trời nhô lên từ đáy bể như ở Cà-Mau, Kiên-Giang...Đồng-Tháp còn lại ở đây, chỉ có hình ảnh của loài hoa sen là biểu tượng cho duyên dáng của địa phương mình. Nói cách khác, thì toàn bộ cảnh quan hoang dã của vùng Đồng-Tháp-Mười khi xưa, nay đã bị biến dạng rất nhiều để nhường chỗ lại cho hình ảnh của một địa phương duyên dáng, màu lục xinh tươi. Và chứa đầy sức sống linh hoạt, năng nổ của người dân lúc nào cũng có ý chí kiên trì mần việc ruộng dâu không quản công khó nhọc, với những ước vọng cải thiện cuộc đời và vững tin nhìn về phía trước. Nhưng tình người ở trên quê hương hoa sen, thì lúc nào cũng luôn luôn tỏ ra thân thiện, hân hoan đón chào từng lớp khách viễn phương. Hơn thế nữa, nếu du khách đến tham quan Đồng-Tháp-Mười tìm dịp trải nghiệm tâm hồn vào cái thú ngắm sen nở nhằm lúc mãn khai dưới cảnh quan thiên nhiên bao la, in hình hoa đồng, cỏ nội, mây ngàn. Lúc ấy, trong phút giây đầy ấn tượng tuyệt vời thưởng thức mùi thơm ngát hương sen, thì biết đâu có người sẽ ngộ ra được đôi điều lý thú về giá trị chân tướng đích thực của cuộc đời; để mà có dịp suy tư sâu lắng về ý nghĩa hình ảnh vạn vật trong kiếp phù sinh của dân gian trong xã hội. Trong thể xác định, thì hoa Sen lúc nào cũng vẫn hãy còn được người đời mãi mãi vinh danh, ca tụng coi như là biểu tượng cho sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên. Tính chất nguyên thủy trong cuộc sống tâm linh của thế nhân cũng vậy, nó vốn là phần hồn vô nhiễm, trong sạch. Hãy có dũng chí gạn đục, lắng trong "tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến", và noi gương Sen để cố gắng tìm bằng mọi cách giữ cho tâm hồn còn được mãi sự thuần khiết, không dính tới mùi bùn... ![]() Đầm sen trước Đại-Tháp Hòa-Bình Lâm-Tỳ-Ni (Lumbini, Népal) Còn đối với khách du lịch nội địa, thì Đồng-Tháp-Mười bây giờ không chỉ là một địa danh của vùng văn hóa đặc trưng của miền đầm lầy sông nước phương Nam, mà nó còn là một dải đất quê hương mến yêu từng có công đóng góp phần quan trọng vào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ xóm làng, phát triển xã hội sau ngày quốc gia thống nhất, tái lập hòa bình. Riêng về hình ảnh của hoa Sen, thì nó chính là một biểu tượng độc đáo cho vùng đồng lầy Đồng-Tháp-Mười, mà từ lâu từng đã được hầu hết mọi người đương nhiên thừa nhận coi như là một vẻ đẹp thanh cao, mang đậm ý nghĩa tâm linh. Hơn thế nữa, vào năm 2011 thì hình ảnh của hoa sen hồng cũng vinh dự được người dân Việt-Nam trong toàn quốc nhất trí chính thức bình chọn là "quốc hoa", do nhờ có vẻ đẹp cao sang, trang trọng, gần gũi dân gian, và mang tính dân tộc được đa số người yêu thích. Tuy nhiên, ngày nay nếu người ta muốn quảng bá về sự thể hiện tính thuần khiết cao đẹp của nó để áp dụng vào hình thức kinh doanh du lịch, thì cần phải có cái tâm cùng với cái tầm nhìn thông thoáng về tâm lý và nghệ thuật. Đây là một công việc không phải dễ dàng, vì nó luôn luôn đòi hỏi ý thức tinh thần trân trọng thừa hưởng của người dân lúc nào cũng phải biết cảnh giác trách nhiệm bằng mọi giá, đề giữ gìn mãi mãi nét đẹp phần hồn duyên dáng của quê hương...
An-Tiêm
MAI-LÝ-CANG
* - Thơ An-Tiêm MAI-LÝ-CANG.
** - ĐBSCL gồm
có thành phố Cần-Thơ và 12 tỉnh là: An-Giang, Bến-Tre, Bạc-Liêu,
Cà-Mau, Hậu-Giang, Kiên-Giang, Long-An, Sóc-Trăng, Tiền-Giang, Trà-Vinh,
Vĩnh-Long và Đồng-Tháp.
(Paris) *** - Tổ chức quốc tế phi chính phủ hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, và môi trường sống của loài chim. **** -World Wide Fund For Nature ***** - Tiểu thuyết "L'Amant" (Người tình) xuất bản năm 1984, và đoạt giải thưởng văn học Goncourt.tại Pháp. Sau đó được dịch ra 43 thứ tiếng với khoảng 2,4 triệu bản in, và khi chuyển qua điện ảnh thì giành được giải thưởng " Giải César cho nhạc phim hay nhất" vào năm 1993. ![]() Trong đầm gì đẹp bằng Sen ******** |
No comments:
Post a Comment