Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 27 October 2016

HỒ CHÍ MINH = LIÊN ÂU = KÝ HUY PHƯƠNG

Tuesday, February 16, 2016

ĐỖ VŨ KỶ HÀ * HỒ CHÍ MINH

Phải lật đổ nó....

Đỗ vũ Kỷ Hà
Khánh Hòa - VN

Nói về tên Hồ chí Minh đúng là không bút giấy nào kể hết "Trúc Nam sơn không ghi hết tội…", khổ nỗi dù căm thù, khinh bỉ, phẫn nộ trước tên đại gian ác này, không mấy người dân dám lên tiếng, vì sẽ bị khép vào đủ thứ tội quái đản cả thế giới không đâu có, như lợi dụng dân chủ, diễn biến hòa bình…, bởi thế, tên đầu sỏ thấy mình được ca ngợi lên tận mây xanh, cho đến nỗi mới ngoài 50 hắn đã tự xưng mình là cha già dân tộc, thì ra…bao nhiêu người dân VN đều là…con cháu hắn hết, thậm chí đến ông bà, cha mẹ hắn cũng là…con cháu hắn luôn. Riêng hắn thì đôi khi hắn cũng tỉnh giấc mơ mà tự hỏi không biết nhân dân đối với hắn thực sự thế nào, có thật lòng tung hô hắn "vĩ đại, sống mãi " như hắn thấy trên màn kịch TV không.

Thế là một ngày kia, hắn quyết định…vi hành một mình để được mắt thấy tai nghe lòng dân đối với "vị lãnh tụ tối cao kính yêu" của dân tộc. Hắn bèn cải trang thành một lão già nghèo khổ. Nhớ ngày nào, cha hắn uống rượu say, đánh chết người hắn phải ra bến tàu Sài gòn đi tha phương cầu thực, mà sau này hắn rêu rao là tìm đường cứu nước nên hắn lại mò ra bến tàu, loay hoay thế nào, hắn rơi tòm xuống sông. may mắn một thủy thủ nhảy xuống, vớt được hắn lên. Ướt sũng và run vì lạnh, hắn nói:

-Cảm ơn chú đã bất chấp nguy hiểm, cứu tôi, tôi muốn đền ơn chú…..

Người thủy thủ nhìn hắn nói:

- Thôi đi ông già ơi, lần sau đi đâu ráng mà cẩn thận…

Già Hồ nói:

- Chú không biết tôi là ai mà sẵn sàng lao xuống nước cứu tôi, thật là quý hóa quá…tôi phải đền ơn chú, chú cứ nói đi, chú muốn tôi đền ơn chú như thế nào…

Người thủy thủ trả lời:

- Thôi ông ơi, ngó ông có cái mạng chành mà đòi đền ơn nỗi gì…

Không biết làm sao, tên già bèn nói thật:

- Nói thật với chú, tôi chính là bác Hồ đây, nào, giờ chú muốn xin điều gì….tôi cũng có thể....

Người thủy thủ hoảng hốt, nhìn trước nhìn sau rồi lật đật quỳ xuống nói nhỏ:

- Ối…vậy cháu chỉ xin bác một điều thôi, bác đừng nói với ai là cháu cứu bác, nếu không dân nó xé xác cháu mất.

Đè nén, áp bức và dối trá dân mãi, một ngày kia, có một người dân chịu hết thấu, anh ta ra giữa đường và la lớn:

- Ta phải nói lên sự thật, Hồ chí Minh là tên tội đồ dân tộc, chính nó tiêu diệt những người yêu nước không chịu theo chủ nghĩa cộng sản quái gở của hắn, chính nó đã giết hàng vạn người trong cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, chính hắn viết bài "Địa chủ ác ghê" ký tên CB hô hào giết bà Cát Hanh Long, ân nhân của hắn và của đảng hắn, hắn…bịt râu coi đấu tố bà với gương mặt hể hả rồi vờ đóng kịch ăn năn, nhỏ vài giọt nước mắt cá sấu, hắn dùng đủ mọi thủ đoạn đê tiện nhất, lừa dối nhân dân, hắn viết sách tự ca ngợi minh dưới tên Trần dân Tiên, hắn….

Và dĩ nhiên, anh ta bị bắt. Dù sao anh ta cũng nói lên được những ấm ức trong lòng anh ta, và cũng là lòng mọi người để bao người nghe được cho hả dạ. Một cuộc họp kín, khẩn cấp được triệu tập. Một tên đảng viên phát biểu:

- Phải kết tội tên phản động này thật nặng….các đồng chí coi ta nên ghép nó vào tội gì?

Một tên trả lời

- Đó là tội nói xấu lãnh tụ…

- Không được, tội ấy chỉ bị tù 10 năm thôi

Hội trường im lặng. Bỗng có tiếng nói dõng dạc

- Đó là tội tiết lộ bí mật quốc gia…..

Toàn dân, không ai là không thấy rõ bộ mặt thật chẳng những của tên Hồ ly này mà còn của cả một bầy lũ chóp bu, đạo đức, kiến thức thì thiếu chứ thủ đoạn và nham hiểm lại có thừa, lịch sử sẽ nêu xú danh của bọn chúng: những tên Phạm văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười.....đã ký tên vào hiệp ước bán nước " Thành đô" để lại hậu quả mất nước ngày nay. Nhữõng tên " Sang, Trọng, Hùng , Dũng....." chỉ lo vơ vét của dân, bán hết tài nguyên tổ quốc, từ rừng vàng biển bạc......những vùng đất trọng điểm biên giới, hết rồi chúng bán cả mặt sông mặt hồ, thậm chí cả cây xanh đường phố, mồm xoen xoét xúi ngư dân ra " bám biển" khi không một tấc sắt trong tay để biết bao oan hồn ngư dân vật vờ bên ngôi mộ gió......

Lần đầu tiên trong lịch sử có một tên thiến heo được đưa lên làm cố vấn. Ta không lạ khi nghe kể câu chuyện về hắn: một đồng chí thiến heo cũ muốn đến thăm hắn mà lính canh không cho gặp, anh ta bèn nghĩ ra một kế, đến trước cổng nhà hắn dõng dạc: " Ta là bạn học đồng chí Đỗ Mười, ta muốn thăm bạn học cũ", nghe tên hầu bẩm báo, hắn đã nói ngay : bắt tên nói láo ấy giao công an cho ta...Người ta phục tài sao hắn biết đó là tên nói láo, hắn bèn cười khà "Tao có đi học ngày nào đâu mà có bạn học..." Bởi....đỉnh cao trí ...tệ như thế nên khi được cử làm cố vấn hắn lo lắm, không biết cố vấn là làm việc gì, hắn bèn đến hỏi kinh nghiệm tên Phạm văn Đồng. Đồng nói "Tôi làm cố vấn khi còn bác, cứ bác nói sao tôi làm vậy nên chẳng có kinh nghiệm nào giúp đồng chí được" . Thất vọng, hắn đến gặp Võ chí Công, Công bảo "tôi làm cố vấn chỉ có mỗi nhiệm vụ là đi gắn huy chương, nhưng cũng có thể cho đồng chí kinh nghiệm này: huy chương luôn được gắn ở ngực trái, mình đứng đối diện người nhận huy chương nên sẽ lẫn lộn lung tung, không biết đâu là trái, đâu là phải cả, gắn lộn thì nguy nên làm cố vấn đồng chí phải luôn nhớ ghi khắc câu này "Phải người trái ta, phải ta trái người, trái ta phải người, trái người phải ta...." Và thời gian làm cố vấn hẳn là hắn thấu đáo câu này lắm. Rồi hắn lại tiếp tục hỏi Nguyễn văn Linh kinh nghiệm, Linh nói: tôi làm cố vấn quả nhiên có viết vài bài lừa dối được..." chúng nó", nhưng nào có dám ký tên thật đâu, chỉ ký tắt NVL rồi ai muốn hiểàu sao thì hiểu ( quả thật, hồi ấy có người hiểu nói và làm, có người hiểu nói và...lờ) nhưng tiếc rằng kinh nghiệm này đông chí không áp dụng được vì tên đồng chí là Đỗ Mười, viết tắt là ĐM. Nguy lắm.
Rồi bằng tất cả mọi thủ đoan gian manh, bọn cs cướp được miền Nam, tên ...ĐM ấy mò vào trước xí phần, choáng ngợp trước sự giàu có, sung túc của người dân, hắn khoái quá, sẵn tiền của cướp được muốn ăn uống cho thỏa thích, bước vào ngồi chễm chệ trong một nhà hàng sang trọng, bồi bàn đưa ra thực đơn toàn bằng ...tiếng lạ, chẳng lẽ nói...thuyết minh thì kỳ quá nên hắn chỉ đại vào một món, bồi bàn bưng ra đĩa cá hấp, hắn ngao ngán nhìn quanh, thấy bàn bên cạnh một thực khách đang ăn con gà quay vàng ươm, thơm lừng, hắn muốn gọi món ấy quá mà không biết gọi làm sao, vốn ma lanh, hắn chờ thực khách kia ăn hết, gọi " one more" và người bồi bàn đưa lên thêm một con gà quay, thế là hắn liền bắt chước, dõng dạc gọi "oan mo...." người phục vụ đủ thông minh để hiểu và bưng thêm cho hắn một con cá hấp nữa.
Than ôi....dù chỉ là những chuyện trà dư, tửu hậu, nhưng hạng vô học ngu dốt ấy lãnh đạo đã đưa đất nước, dân tộc ta đến thảm họa hôm nay, và....chế độ khốn nạn này chỉ có lật đổ nó đi chứ không thể sửa đổi được.

Đỗ vũ kỷ Hà
Khánh Hòa - VN (20-8-2015)


Monday, February 15, 2016

TS.PHANVĂN SONG * LIÊN ÂU



Năm 2016 : Năm Sống Còn Của Liên Âu.
Hay Liên Âu Và Những Mâu Thuẫn Nội Tại

TS Phan Văn Song

Bối Cảnh Liên Âu : Khủng Hoảng Kinh Tế Và Làn Sóng Tỵ Nạn

Trước làn sóng tỵ nạn đang tràn ngập vào Âu Châu, Rộng lượng, Vị Tha, Mở lòng, Nhơn đạo là những lời kêu gọi mở đầu để toàn thể dân chúng Âu Châu mở đôi bàn tay đón nhận những người tỵ nạn đến từ Syrie. Nhơn danh Nhơn đạo là đúng, nhơn danh Nhơn đạo là đạo đức, đó cũng là truyền thống Thiên Chúa Giáo, là truyền thống của nền văn hóa La Hy. Người dân Âu châu đang đáp trả lời kêu gọi nhơn đạo ấy. Tất cả đều nhũn lòng, cảm động, động lòng trắc ẩn, trước hình ảnh em bé chết đuối nằm trên bãi biển, trước hình ảnh cả ngàn nạn nhơn, bồng bế dìu dắt nhau chạy trốn chiến tranh, tránh xa những tên tử đạo, tránh xa những nhà độc tài, tránh xa viễn ảnh nghèo đói, để đi tìm Thiên đàng Địa giới của ngày nay là Âu châu, để đi tìm vùng đất hứa dưới nhãn quan ánh mắt của họ. Âu châu là nơi hiện nay có yên ổn, là nơi có sự trù phú, một nơi để họ làm lại cuộc đời, một nơi đầy hứa hẹn, sẽ một cuộc sống hạnh phúc. Vượt qua những xúc động ban đầu dân chúng Âu châu đã ráng quên nhìn vào thực tế của hiện tình kinh tế bản địa, để mở lòng vị tha tổ chức những tấm lòng thiện nguyện để đón rước những người tỵ nạn. Thế nhưng, vấn đề người tỵ nạn bổng nhiên chẳng mấy chốc biến thành những «đại quốc sự » và cũng bổng nhiên chẳng mấy chốc xuất hiện những trục trặc kỹ thuật. Thoạt đầu trục trặc kỹ thuật bởi kiến trúc vội vàng, thiếu căn bản, đầy bẩm tật, của căn nhà Liên Âu dần dần xuất hiện, rõ nét. Lòng thành, lòng nhơn đạo không đủ, phải có tiền, phải có « thật sự » tổ chức, đằng nầy chỉ có lòng thiện nguyện của các phe phái « cầm quyền âu châu » đứng đầu là Đức với vai trò nổi bật của bà Thủ Tướng Merkel, vài vai trò hoạt náo của ông Tổng Thống Hollande Pháp, phần còn lại các quốc gia khác với nhiều lý do nội tại riêng biệt từ chối nhận người tỵ nạn. Và một cách tự nhiên, trong vội vàng, trong hối hả, cấp bách, những quyết định dĩ nhiên cũng lật đật, vụng về, bất ổn, và rất nhiều cái « mất lòng nhau - thiếu ngoại giao ». Những diễn biến ngày nay là những thử thách cho con đường chánh trị, và tương lai sống còn của Liên Âu. Và đến nay kết quả thấy trước là một sự thất bại.

Thế mà ngày nay vẫn còn có người tiếp tục ngạc nhiên trước những kết quả nầy ! Ấy là chưa kể những hành động phá rối trị an, phá hoại của giặc ngoài, của thù trong. Phá hoại mặt ngoài của giặc ngoài do nhóm khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo ISIS hay ISIL hay Daesh, tên gọi theo kiểu Mỹ, kiểu Âu Châu hay kiểu Pháp, tiếp tục gieo kinh hoàng khủng bố để tạo chia rẽ. Tạo khủng hoảng, chia rẽ, tạo cuộc chiến tôn giáo ngay tại Âu châu, bởi công dân Âu châu gốc Hồi giáo. Phá hoại do thù trong, do các nhóm cực hữu « dân tộc chủ nghĩa » bản địa, lợi dụng những bất an, sử dụng sự bất an, khủng bố, và họa khủng bố, hay họa di dân làm luận điệu võ khí tuyên truyền để « cướp chánh quyền ».

Không khí ngày nay khác chi không khí của những năm trước hai Thế chiến của thế kỷ XX. Thế chiến thứ nhứt, cách đây đúng 100 năm, nổ bùng bằng sự cạnh tranh của các khối Đế quốc vùng Trung Âu và Trung Đông : đế quốc Áo Hung, đế quốc Nga và đế quốc Hồi giáo Thổ Ottoman. Thế cân bằng giữa các đế quốc bất an đến nỗi chỉ cần một xúc tác nhỏ đã làm nổ bùng cuộc chiến đẩm máu nhứt của thế kỷ XX qua ! Chỉ do một dữ kiện thật nhỏ ! Một vụ « ám sát », một dữ kiện với một nguồn gốc « dân tộc » của một tiểu quốc : cuộc ám sát ngày 28 tháng sáu tại Sarajevo vợ chồng Thái tử François Ferdinand của đế quốc Áo Hung do một anh « dân tộc chủ nghĩa đòøi độc lập xứ Serbie ». Cuộc Đại Chiến thoạt đầu chỉ do phe Tam Đồng - Triple Entente Pháp Anh Nga chống phe Tam Kết - Triple Alliance Đức, Áo Hung- Thổ Ottoman. Ít lâu sau phe trên kéo thêm Nhựt, Ý, Roumanie và cuối cùng năm 1917 Huê Kỳ, và phe sau Bulgarie. 4 năm giết nhau, tàn phá, day dứt. Ý Thức hệ « Dân tộc » tiếp tục giây dưa ò lơ dí dầu. Trật tự mới sau thế Chiến I không thành công, hoạ đen chủ nghĩa dân tộc nổi dậy tiếp theo họa đỏ chủ nghĩa cộng sản dây dưa đến ngày nay chưa dứt ! Thêm 4 năm chiến tranh những bài học cũng vẫn chưa thuộc. Chỉ cần một tý khủng hoảng kinh tế, những giải quyết vụng về của những anh phù thủy chánh trị mỹ âu, các khối đế quốc từ từ họp lại. Những cái họa đen đang từ từ tượng hình. Đế quốc tạo bởi những cá nhơn Jules Ceasar, Thành Cát Tư Hãn, Napoléon, Attila, … nay chuyển qua những đế quốc với các lý thuyết Dân Tộc Nazi với Hitler, Thái Dương Thần Nữ với Nhựt Hoàng, với lý thuyết chánh trị kinh tế giai cấp Cộng Sản Chủ nghĩa với Lenine, Staline, Mao Hồ… Tất cả đều thất bại khi đi đến tổ chức xã hội. Ngày nay tôn giáo nhảy vào thay thế các lý thuyết dân tộc hay kinh tế chánh trị xã hội giai cấp. Và không gian chiến tranh ngày nay cũng là một không gian thế chiến. Tất cả chống khủng bố Daesh. Thật vậy không ? Thế giới từ từ cũng chuyển qua thành các khối đế quốc khác nhau : Khối Hồi Giáo Daesh đã đành, nhưng còn khối Nga, và khối Tàu. Liên Âu và Mỹ cũng là một khối tuy chưa đồng thuận nhau lắm ! Và các nước Châu Á, Bắc Á với Nhựt và Đại Hàn, Nam Á với Indônêxia và Mã Lai. Và Nam Mỹ ? Và Phi Châu ? … Thôi thử chỉ nhin một mình Liên Âu thôi vì đó là đầu đề của bài viết ngày hôm nay :

1/ Liên Âu, Một Dự Án Đồng Sàn Dị Mộng ?

Một Cuộc Tình Của Những Người Đầy Thiện Chí ? :

Chúng ta phải thật tình nhìn nhận là cái « Dự Án Liên Âu » không bao giờ được định nghĩa rõ ràng, không được định hướng rõ ràng, không có sự lựa chọn rõ ràng.

Ngay từ đầu, ngay từ những ngày đầu tiên từ lúc dự định, ngay từ ngày phôi thai, thai nghén, nghiên cứu đến lúc thành hình khai trương thành lập Liên Âu với Hiệp Ước Roma năm 1957, tất cả đều do thiện chí. Nhưng vẫn còn đầy những mâu thuẩn, những nghịch lý không giải quyết, dù có mặt, ai cũng biết, nhưng để đó, hạ hồi phân giải. Những đòi hỏi có tánh cách quốc gia, những thắc mắc mâu thuẩn về tập tục, những dị biệt về quan điểm thuế vụ, tất cả đều được đè nén, để cho thông qua, mục đích chung là cho thành công cái dự án. Và trong suốt thời gian Liên Âu phát triển, cộng đồng từ 6 thành viên thuở ban đầu nay đà 28, với sức lớn mạnh, với các thành viên đến từ những văn hóa tập tục khác nhau, những nhược điểm ban đầu ấy chẳng những vẫn không giải quyết được, những mâu thuẩn ấy chẳng những vẫn tồn tại và lớn dần theo, và ngày hôm nay tất cả đang, chẳng những hiện rõ lại nổ bùng ra!

Thiển ý, cùng ý kiến, cùng quan điểm của một nhóm anh em đồng ngành, Liên Âu có nhiều khuôn mặt, nhưng đặc biệt rõ nét nhứt, chỉ có hai mẫu nhìn, hai quan niệm, hai định nghĩa rất rõ ràng. Xin tạm gọi : Liên Âu A và Liên Âu B.

Biết rằng không chỉ có vậy, nhưng chúng tôi ráng tổng lược để quý thân hữu nắm rõ :

Liên Âu A= Liên Âu A là Liên Âu Chánh trị : Liên Âu của trung ương tập quyền, Liên Âu của độc quyền. Liên Âu bảo vệ Liên Âu : Liên Âu thành trì, Liên Âu kế hoạch, Liên Âu đầy luật lệ, đầy kiểm soát, khắc khe. Tóm lại, Liên Âu mẫu Jean Monnet, Liên Âu mẫu Jacques Delors.

Liên Âu B = Liên Âu B là Liên Âu Kinh tế : Liên Âu của thương mãi, của Tự do đi lại, của trao đổi, Liên Âu mở. Liên Âu của Thương mãi thông thương, của trao đổi Tự do, xí nghiệp tư doanh tự do. Liên Âu theo mẫu của Shuman, của Adenauer, của Gasperi, của Nữ Thủ tướng Margaret Thatcher.

Ngay trong Hiệp Ước Roma, đã không đặt sự lựa chọn rõ ràng rồi, các khái niệm đều rất mù mờ. Những kết quả ngày nay, đã quá lộ rõ. Thí dụ điển hình, là mâu thuẫn giữa hai quan niệm của hai quốc gia láng giềng là Đức và Pháp : một bên có cái nhìn rất quốc gia, đóng cửa, bảo vệ, của anh nông dân Pháp của Liên Âu A Chánh trị với Chánh Sách Nông nghiệp chung - La Politique agricole commune. Khác với cái nhãn quan quốc tế, thông thoáng mở cửa của anh kỹ nghệ gia Đức của Âu Châu B Kinh tế với chánh sách giá thành chung, (vì khó giải quyết nên đã đi đến thất bại). Cái đụng chạm, mâu thuẫn giữa hai quan niệm A và B ấy đã là đầu đề của cuộc tranh cãi nẫy lửa, lúc Trưng cầu Dân Ý năm 1992 để đi đến ký kết Hiệp Ước Maastricht giữa Delors Pháp và Thatcher Anh rồi !

Liên Âu ? Là một Cường quốc ? Hay chỉ là một Không gian ?

Đây cũng là một chứng minh của cái không định nghĩa, không lựa chọn thứ hai : giữa Liên Âu một Cường quốc, và Liên Âu là một Không gian.

Liên Âu Cường quốc : Liên Âu Cường quốc là Liên Bang các Quốc Gia Âu Châu -Les États-Unis d'Europe - United States of Europe. USE. Các chánh thể Quốc gia biến thành những Tiểu bang, tất cà là những Chánh sách chung, từ nông nghiệp, đến kỹ nghệ, giao thông, thuế vụ, điện lực, năng lượng, ngoại giao thương mại hay ngay cả quốc phòng, nội an.

Liên Âu Không gian : Liên Âu của Tự do đi lại, trao đổi, Thông thương : Năm cái Tự do Thông Thương : 1/Thông thương Con người đi lại, 2/Thông thương Hàng hóa, 3/Thông thương Dịch vụ, 4/Thông thương Xí nghiệp - Liberté des Entreprises, 5/Thông thương Vốn Đầu tư - Liberté des Capitaux. Liên Âu chỉ là một siêu thị khổng lồ, một cái làng thế giới !

Quyền lực của Liên Âu ? Đánh đu giữa Độc đoán, và Bất lực.

Độc đoán, khi tất cả các thành viên nghẹt thở dưới các « Luật lệ Âu châu » bất kể những mâu thuẫn, và quyền lợi, các dị biệt của các quốc gia thành viên. Độc đoán khi Liên Âu tạo những cơ chế gây khó khăn, gây mâu thuẫn, vừa tốn tiền, vừa phí của. Thí dụ một Nghị Hội để kiểm soát những « sai phạm hay thiếu thốn của nền dân chủ », nhưng cá nhơn Nghị Hội là cả một hệ thống hoang phí.

Bất lực, khi Liên Âu không đủ tài cán để đề nghị một chánh sách « sống chung » với những luật lệ chung, thuế vụ chung, tài khóa chung, điều hòa xã hội chung như y tế, môi trường, giao thông, lao động. Và càng bất lực hơn khi đứng trước một thử thách lớn như vấn đề Di tản ! Rước dân Di tản do chiến tranh, hay do kinh tế của ngày nay, hay do thiên tai môi trường đã là một nan giải cho một quốc gia rồi. Rước dân tỵ nạn do cuộc sống còn của dân tỵ nạn gốc Thiên Chúa Giáo Đông Phương, do sự dã man tàn ác của khủng bố Daesh Hồi Giáo quá khích, do Bạo lực độc tài của El Sadah, hay do độc tài các bạo chúa Phi châu ? Cả một vấn đề nhứt là cho một Liên Hiệp 28 quốc gia đồng sàn nhưng dị mộng, không đồng nhứt tiếng nói, tập tục, và còn nhiều xa cách giai từng đời sống xã hội với nhiều dự án phát triển điều hành xã hội kinh tế khác nhau !

Và, Không gian Liên Âu càng ngày càng mở rộng : với hiện tượng toàn cầu hóa, với Hiệp Ước Shengen, càng ngày càng mở rông cho các quốc gia mới, tuy chưa hẳn vào thành viên của Liên Âu, nhưng đã hưởng sự đi lại thông thương của con người dễ dàng hơn. Với làn sóng di dân, do những tấn công của khủng bố Daesh Hồi giáo quá khích, các biên giới đang lần hồi được lập lại, càng ngày các hàng rào giây thép gai đang được căng lại, được lập lại, nhưng được bao lâu ? Và hiệu lực nào ? Và bảo đảm ra sao ?...

2/ Hiện Tượng Di Dân Và Chủ Quyền Quốc Gia :

Liên Âu luôn luôn tôn trọng chủ quyền quốc gia. Do đó, hiện tượng các làn sóng di dân đang nhập vào Âu châu đang phá vỡ những tương đồng, những hòa đồng của Liên Âu. Nhiều quốc gia trước làn sóng dân tỵ nạn đang trên đường vượt biên giới họ, đều nhơn danh chủ quyền quốc gia để từ chối, rào chận, khóa cửa biên giới. Và chẳng mấy chốc thế giới bèn ra một « bảng phong thần », chia các quốc gia âu châu thành hai phía, bên thánh thiện và bên tội ác ; bên đàng hoàng, rộng lượng và và bên hẹp hòi, ích kỷ.

Một bên các quốc gia ông Thiện : Đức, Pháp, Ý, Hy Lạp, các quốc gia Bắc Âu và

Một bên các quốc gia ông Ác : Hung, Ba lan, Tiệp, Slovakie, Slovénie…

Thế nhưng, chẳng mấy chốc, nước Đức vì mở cửa quá rộng, phải nhảy qua phía Ông Ác ! Và cũng, dần dần các quốc gia được giao phó « phân số người di dân để làm bổn phận - quota », cũng đang cùng nhau nhảy qua phía Ông Ác và bắt đầu càm ràm từ chối !

Phải nhìn nhận, và phải lấy công tâm mà nói. Lãnh bổn phận rước người di dân không chỉ là một vấn đề lương tâm, rộâng lượng, chánh trị suông, chỉ mở hầu bao - đã là một cái khó của thời buổi kinh tế khó khăn nầy rồi ! - là xong đâu ! Mà là cả một chánh sách kinh tế, xã hôi rõ ràng, phức tạp cam go : không chỉ nuôi ăn, lo chổ ở thôi, mà phải tổ chức cho một xã hội hài hòa với những hội nhập với nhau giữa những cộng đồng cũ và mới với nhiều khác biệt tập tục - và …tôn giáo, cho được dễ dàng, đã là một chuyệân to lớn khá nhức đầu rồi ! Nay lại phải thêm vào nào phải tạo công ăn việc làm, và phải giải quyết vấn đề công nhơn nghề nghiệp, cho cả cũ và mới lại càng khó khăn hơn.

Những quốc gia Trung Âu hay Đông Âu không có nhu cầu thêm tay thêm chưn lao động nhơn công, trái lại, họ rất sợ những tay nghề mới nầy cạnh tranh họ trong thị trường lao động không chuyên nghiệp của âu châu. Tại các quốc gia nầy (Trung và Đông Âu) công nhơn thường giá rẻ, không cao như ở Tây Âu, nên công nhơn họ có thể đi qua làm việc ở các quốc gia Tây Âu. Ngoài vấn đề qua Tây Âu, ngay ở đất nước họ, công nhơn rẻ cũng là một điểm son để lôi kéo các đầu tư của các quốc gia Tây Âu hay Mỹ - công nhơn Trung và Đông Âu vẫn còn quen với giá cả, tập tục luật lệ của « thị trường nhơn công » cựu « Xã hội Chủ nghĩa » hay cựu khối « Dân chủ Nhơn dân », tuy ngày nay, có bớt bóc lột hay trả lương chết đói, nhưng cũng sẳn sàng làm việc với một đồng lương rẻ hơn, với một hệ thống an sinh xã hội tự túc, thô sơ, kiều bảo hiểm xe hơi, với những đòi hỏi về quỹ hưu trí cũng kiểu ấy, (kiểu mua bảo hiểm tư hữu-système par capitalisation) - nghĩa là tiền nào của đó, tự mình góp để giành tiền vào hưu mình. Vì đồng nào của đó, mua giá nào lãnh giá đó, nên công nhơn các quốc gia ấy rất sợ những lực lượng lao động mới vào cạnh tranh.

Trái hẳn với nước Đức chẳng hạn, một quốc gia ngày nay đang già nua, đang thiếu nhơn lực, đang thiếu công nhơn cho ngày mai, nên có nhu cầu đang cần thợ thuyền, công nhơn - kể cả công nhơn kỹ thuật cao (gần 50 ngàn kỹ sư điện toán Ấn độ đang được Đức tuyển chọn để hội nhập vào thị trường nhơn công Đức). Cũng vì thiếu công nhơn, nên cả hệ thống hưu trí đang bị khủng hoảng (hệ thống hưu trí Đức giống như hệ thống hưu trí Pháp là hệ thống chia đều- système de répartition. Các người đang tuổi đi làm góp tiền vào quỹ chung để trả cho người hưu trí. Phương pháp trẻ nuôi già) Đối với nước Đức, số người Di Dân nầy, là một sự may mắn. Các bàn tay lao động mới nầy sẽ tạo sung mãn cho nước Đức già nua. Các tay thợ tương lai nầy sẽ đóng góp vào quỹ phúc lợi cho người Đức. Nước Đức ngày nay sẽ có tý tốn kém, nhưng đấy là đầu tư cho « con người công dân Đức mới » và ngày mai sẽ được hưởng bù.

3/ Tương lai Nào ?

Ngày hôm nay, đóng cửa biên giới được xem như những biện pháp cấp thời nhưng phải chỉ là tạm thời thôi ! Trước mắt, chỉ để điều hòa làn sóng di dân, giữ trật tự, trước một sự hổn độn và một sức ép do các trại tỵ nạn ở Liban đang bị quá tải, hay do những đối đãi hà khắc của chánh sách đối xử người tỵ nạn của chánh phủ Thổ nhỉ Kỳ. Tuy không có giải pháp tức thời, đóng cửa biên giới cũng đáp ứng cho đòi hỏi an ninh các quốc gia biên thùy và có thể của cả Liên Âu ngày nay. Thế nhưng khi chủ quyền quốc gia, lãnh thổ quốc gia, biên giới các quốc gia đang được lập lại, thì cái Dự Án Liên Âu có còn hiệu lực không ? Chẳng còn một cường quốc Liên Âu mà cũng chả còn Không gian Liên Âu nữa !

Nên nhớ, « di dân tự nhiên » là một điểm lợi lâu dài cho mọi quốc gia. Hằng triệu người Bồ đào Nha, Ý đại Lợi, Tây ba Nha, Ba Lan, đã nhập vào và biến thành người Pháp và làm nên sự sung túc Pháp ngày nay từ suốt nửa thế kỷ qua !

Chúng tôi định nghĩa « di dân tự nhiên » là những giòng người đi tìm mưu sinh ở một vùng đất mới, đì tìm lại một cuộc sống mới, với đôi bàn tay nghề nghiệp, với lòng bền bĩ, sức tạo dựng, sáng tạo mới !

Để đối lại chúng tôi đề nghị từ « di dân nhơn tạo, không tự nhiên », là những cuộc di dân, chỉ để đi tìm những nhu cầu an sinh xã hội, những tổ chức cứu trợ tốt nơi quê hương mới ! Ngày nay những hội đoàn, những xã hội dân sự của thế giới Thiên Chúa La Hy Âu Mỹ đầy lòng vị tha mọc ra như nấm dưới cơn mưa người khổ, do thất nghiệp,do khủng hoảng kinh tế, do di dân chiến tranh, do di dân kinh tế đi tìm đất mới, do cả di dân lậu đi tìm cứu trợ !

Ngày hôm nay, có bao nhiêu « di dân tự nhiên » và « di dân nhơn tạo » ? Dùng từ « Di Dân chung chung » không làm sáng tỏ vấn đề. Các con cái chúng ta muốn đổi chổ làm, qua Mỹ, qua Đức, hai, ba bốn năm hay suốt đời đều là di dân cả. Đó là một Nhơn quyền. Chỉ có các quốc gia độc tài cấm đi lại dễ dàng thôi !

Vì vậy, nhìn vấn đề di dân qua số lượng chỉ là một câu chuyện ngắn, một đầu đề ngắn hạn thôi. Di dân phải là phẩm chất. Lựa chọn phẩm chất người di dân phải là một kế hoạch kinh tế, đem sung mãn tương lai cho một đất nước.

Tuy có khó khăn, nhưng hãy lựa chọn Mở Cửa :

Bài toán ngày nay của Di Dân đối với Âu Châu phải được giải quyết rõ ràng, với một chánh sách lựa chọn rõ ràng. Đừng ẩm ờ, không lựa chọn, ù ơ dí dầu như trước nữa. Liên Âu không thể ở với trạng thái ngày nay, với những Quôc gia tuy là thành viên nhưng độc lập, với những chủ quyền quốc gia, với những biên giới bằng rào kẻm gai, tường kẻm sắt nữa ! Đây chỉ là những giải pháp tạm thời !

Hình ảnh Âu Châu với những biên giới rào khóa là một hình ảnh lỗi thời. Là một sự chối bỏ của những tư tưởng phóng khoáng đã làm ra Liên Âu, đã tạo một đơn vị văn hóa Âu Châu ! Là chối bỏ những thành tựu đã tạo dựng một tương đồng tương ái giữa các cộng đồng khác nhau, giữa những tôn giáo khác nhau, đã dựng nên một sự sống chung trong đoàn kết, tuy tương đối nhưng đã giữ hòa bình và an lành cho Âu Châu từ nửa thế kỷ nay. Là buông tay, là đầu hàng trước bạo lực của Tôn Giáo Quá Khích tối tăm, của Cuồng tín, của Dã man, của Vô Đạo.

Và đây cũng là một dịp để mở cửa đi tìm một hướng quản trị mới cho Liên Âu. Các công dân các quốc gia thành viên ngày nay mất hẳn thiện cảm với quản trị trung ương Bruxelles, thủ đô Liên Âu tập trung quyền lực. Chỉ còn vài anh chánh trị gia thiếu óc sáng tạo, và vài đoàn thể thương mại, vua lobby, mong có Bruxelles trung tâm, để dễ mưu đồ thao túng. Để chứng minh, Anh Quốc ngày nay tiếp tục đe dọa « Brexit - ra đi », và chỉ sẽ trở lại vào trong một không gian tự do kinh thương cũng như Na Uy hay cả Thụy sĩ mặc dù không thành viên. Ấy là chưa kể Hiệp Ước TAP (Hiệp Ước Đối tác Xuyên Đại Tây Dương - TransAtlantique Partnership) sẽ ký kết giữa Huê Kỳ, Canada và Liên Âu. Tất cả chỉ vì Liên Âu Không Gian và Thương mại.

Vì thực tế, vì thực tiển, chúng ta phải đi tới, một Liên Âu mở cửa, bỏ hẳn những thủ tục rườm rà trung ương tập trung quyền lực của Bruxelles, để đi đến một phương pháp quản trị mở rông liên bang, tạo một sự cạnh tranh, tạo một sự tranh đua giữa các thủ đô chánh các quốc gia thành viên thứ yếu. Muốn vậy phải cần những người nhiều thiện chí, nhưng thiệân chí chưa đủ. Phải có những chánh sách, những sách lược, những kế hoạch lựa chọn đúng đắn, những phương pháp khoa học quản trị tốt để điều khiển bộ máy cồng kềnh nầy. Có vậy Di dân mới trở thành một cơ hội tốt để trẻ trung hóa, tân tiến hóa Liên Âu. Và không còn là một cái họa nữa !

Và Việt Nam ?

Việt Nam cũng đang ở trong tình trạng chuyển tiếp, lựa chọn.

Với TPP, với ASEAN đã biến cải, ngày nay không còn là một « Liên Hội các Quốc Gia Đông Nam Á nữa » mà đã chuyển sang thành một « AC - ASEAN Community - Cộng đồng Chung ASEAN » một « Thị trường chung Đông Nam Á » giống như Liên Âu, nếu biến thêm ASEAN thành một « không gian ASEAN » và đi xa hơn nữa thành một « Liên Bang ASEAN », một « Liên Bang Đông Nam Á ASEAN cường quốc » đối đầu với Tàu, 2016 cũng sẽ là một năm sống còn của Việt Nam. Và rộng hơn của cả Đông Nam Á.

Cũng cố một Liên Bang ASEAN, một Liên Hiệp Đông Nam Á, một Không Gian Liên Đông Nam Á, cộng với một TPP thương mãi trao đổi với các quốc gia bên kia bờ Thái Bình Dương. Và nếu có thể… mở rộng thêm thành một khối quân sự Á Đông với Nhựt, với Phi, với ANZUS… thì những bài toán Tàu, biển Đông, Hải Đảo, …chỉ sẽ còn là những cú tố bài xì phé, hay cao lắm chỉ là những đầu đề để thương thuyết, nói chuyện ngoại giao mà thôi !

Muốn vậy, Việt Nam phải có những người mới, những lãnh đạo mới, hoàn toàn thay đổi, cởi mở, thay tầm nhìn, thay tư duy, thay não trạng và đặc biệt vứt đi những rào cản, những bình phong cũ rích lỗi thời như Đảng Cộng Sản, tư tưởng Hồ Chí Mình, Xã hội Chủ nghĩa… để đem lại những sáng tạo, những tư tưởng mới hầu thay đổi vân mệnh quốc gia, đem lại Hạnh Phúc cho người dân, đem lại Phát Triển, Phú Cường cho đất nước.

Và phải mở cửa lắng tai nghe và nói chuyện với mọi người dân Việt hải ngoại cũng như quốc nội.

Và phải mở cửa tiếp đón mọi thiện chí, mọi người dân Việt hải ngoại cũng như quốc nội.

Và phải làm bạn với mọi người láng giềng, phương Đông, phương Tây, giao hảo ngoại giao.

Phải chấp nhận các đầu tư mọi nước ngoài, đa nguyên trong cái chọn lựa, nhưng cũng chấp nhận các nghiệp đoàn tự do để công nhân Việt Nam có quyền bảo vệ điều kiện công ăn việc làm đời sống lao động của họ và gia đình họ.

Có được như vậy, năm 2016, mới có thể bắt đầu một vận hội mới cho cả Âu Châu cho cả Đông Nam Á và cho cả Thế giới.

Hồi Nhơn Sơn, Đầu Năm 2016

Phan Văn Song





VNI

HOÀNG YÊN LƯU * NGUYỄN TUÂN

Tản Đà và Nguyễn Tuân
Nhà văn Nguyễn Tuân

Tản Đà và Nguyễn Tuân

Hoàng Yên Lưu
Sau “Một cơn gió bụi”, chữ mà học giả Trần Trọng Kim đã dùng, và nhất là sau Hiệp định Genève 1954, một số nhà văn tiền chiến nổi tiếng còn lại ở Hà Nội, vẫn giữ được phẩm cách “tiết trực, tâm hư” và được đời sau kính phục trong đó có Phan Khôi, Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu) và Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân (1910-1987) trước 1945 là một nhà văn tài hoa (thành danh với tác phẩm Vang bóng một thời), ca tụng chủ nghĩa khoái lạc, thích cuộc sống phóng khoáng và vì thế ông gần gũi với Tản Đà và được nhà thơ núi Tản sông Đà coi như bạn vong niên
Viết về Tản Đà bằng những dòng chân thực và tỉ mỉ nhất, khiến hậu thế cảm xúc không bài nào bằng bài Chén Rượu Vĩnh Biệt của Nguyễn Tuân đăng trên Tạp chí Tao Đàn trong số báo đặc biệt kỷ niệm về Tản Đà phát hành ở Hà Nội vào năm 1939.
Cữ thượng tuần tháng tư năm nay, tôi có chút việc phải về Làng Mọc. Tôi nghĩ ngay đến việc ghé thăm ông Tản Đà. Từ chỗ ông ở đến Làng Mọc tôi, cách nhau độ năm trăm thước. Sẵn có bó đóm diêm gỗ bồ đề, tôi gói đi gọi là làm chút quà cho ông bạn già vốn đặt cái thú hút thuốc lào ngang với cái thú uống rưu. Con ngưi ta chơi với nhau, đã mến được nhau, đã kính nhau thường hay có những cái tỉ mỉ như thế. Cái thanh đóm dùng để châm thuốc lào, ở người khác tôi không hiểu nó như thế nào, nhưng giữa ông Tản Đà và tôi, thanh đóm đã là một cái gạch liên lạc nối giữa một trẻ và một già.
Lần đầu tiên tôi giáp mặt ông Tản Đà là ở tòa soạn An Nam tạp chí phố Hàng Da. Đầu năm 1932 gì đó, sau cái hồi rời bỏ phố Hàng Khoai, lúc ông Hiếu còn cộng sự với ông Cử Ngô Thúc Địch. Sau bài thơ trường thiên của tôi gửi đăng ở An Nam tạp chí lấy tên là Tương Tư Hành, Vũ Lang đưa tôi lại giới thiệu cùng ông Tản Đà. Tôi còn nhớ buổi đầu đó, chúng tôi nói rất nhiều về bản dịch bài Tỳ Bà của Bạch Cư Dị, mà nhiều người gán cho Nguyễn Công Trứ và một số người nữa thì bảo là của ông Đỗ Phù Long (?). Những đoạn nhắc đến chữ dịch hay quá, hay đến nỗi hóa được cả chữ nguyên văn như chữ tẩm (biệt thời mang mang giang tẩm nguyệt) mà dịch là dầm (nước mênh mông dầm vẻ trăng trong) chẳng hạn, ông Tản Đà hút một điếu thuốc lào, tôi cũng hút một điếu thuốc lào. Chúng tôi thông điếu lẫn cho nhau và người hút thuốc thường giữ một thanh đóm lúc cháy để chờ người sau kịp dịt một mồi thuốc thứ hai vào nõ điếu. Lẽ cố nhiên, tôi thông điếu và giữ thanh đóm cháy nhiều hơn ông Tn Đà. Tôi rất vui vẻ giữ cái địa vị đàn em như thế có đến nửa giờ đồng hồ vì hai cớ: cớ thứ nhất là trước mặt tôi, tôi có cả cái tài hoa già dặn của thời đại; cớ thứ hai là ông Tản Đà cao hơn tôi những hai chục tuổi đầu. Lúc đứng dậy xin cáo, ông Tản Đà tay sẵn thanh đóm còn cháy dở, nèo tôi hút một điếu thuốc lào nữa và cười khà khà:
– Ngon nhất là cái điếu thuốc lào hút cho được nhất khí.
Thấy bao diêm của tôi đã vơi hết ruột, ông sẻ cho mấy chục que ở cái bao đầy của ông.
– Ngài cầm ít que dùng tạm. Bên đy quá bên vơi quá.
Tôi lĩnh mươi cái que đóm diêm sinh, cảm tình vô hạn cái buổi đầu gặp ông Tản Đà, buổi đó, để lại cho tôi nhiều thiện cảm. Nhớ đến cái tàn lửa đóm của ngày cũ năm 1935, hồi ông Tản Đà thất thế lui về Khê Tợng, tôi có gửi lên cho tiên sinh một bó đóm gỗ bồ đề. Có người bạn quen, bắt gặp tôi ra nhà dây thép gửi cái bưu kin đóm diêm lên tận tỉnh Đoài cho thi nhân, người đó đã đùa nhả một câu:
– Anh định diễn lại cái kịch rau sắng chùa Hương, có phải thế không?
Bó đóm đi không bao lâu thì ông Tản Đà gửi lại một bài thơ lục bát trong đó có hai câu:
Tay cầm bó đóm con con,
Nhớ ngưi xa nưc xa non như gần.
Đã có bao nhiêu đêm đông lạnh, tôi ngồi xổm khoác mảnh chăn bông lên bả vai, châm một thanh đóm, và nhớ đến người xa xa tôi cất tiếng ngâm một bài “Thề non nước” giữa một vùng khói thuốc dầy đặc, như màn đất núi.
Mãi đến đầu năm ngoái, tôi mới có dịp gần ông Tản Đà luôn luôn. Mỗi dịp gần nhau lại là một dịp để say sưa, để hút thuốc lào với thanh đóm cũ để nói chuyện dịch Liêu Trai, dịch Đường thi và phê bình về người và việc trong Đông chu liệt quốc.
Biết là đóm đã hết, cữ này về làng Mọc, tiện đường qua nhà ông Tản Đà ở Cầu Mới, tôi đem về biếu một bó đóm nữa.
Bấy giờ vào quãng chín giờ sớm. Ông Tản Đà đang uống nước trà, thấy tôi vào đã vội mời với một câu: “Cố nhân lai!” Cái mừng rỡ này xiết bao thành thực. Đúng như vậy, đã mấy hôm nay rồi, ông Tản Đà đang khát gp người nói chuyện. Những bạn năng lui tới thường đã rõ ông Tản Đà vì sao phải rời xóm Bạch Mai chạy về vùng Ngã Tư Sở. Mở ngôi hàng xem số Tử Vi-Hà Lạc, không có khách. Mở lớp quốc văn hàm thụ và lớp Hán văn diễn giảng cũng không có học trò nốt. Rốt cùng đến thiếu tiền nhà, chủ nhà đui người thuê và giữ lấy đồ đạc. Chỉ tay vào chồng sách cũ xếp trên cái ghế mọt dài, chỉ tay vào hai chiếc ghế mây đã thành bảy chân choãi, ông Tản Đà vẫn còn hài hước:
– Nhiều lắm mà làm gì. Hai chiếc ghế cũng đủ chán. Chủ ngồi một chiếc, khách ngồi một chiếc.
Tôi bâng khuâng. Tôi cố tìm trong đầu tôi, lục lại trong cái mớ truyện Đông Tây cổ kim, để tìm lấy một thi sĩ giàu có. Thì ra, cái nghèo của thi nhân đã là một nghiệp dĩ. Sự giàu sang người ta chỉ thấy ở một kẻ buôn bán, ở một nhà viết tiểu thuyết. Có bao giờ, có mấy khi, một thi nhân được nằm lên đng vàng mười. Tôi muốn bỏ đi ngay, để đưc phơi những ý nghĩ đen ngòm này ra một chỗ thoáng.
Ông Tản Đà giữ tôi lại:
– Này đi đâu? Lâu lắm không uống với nhau một chén nào cả. Ở đây rồi ta tiểu ẩm.
Rồi ông chỉ cái thẩu rượu có ngâm đôi ba con cáp giới còn nguyên hình:
– Của một ông bạn ngoài Quảng Yên làm quà cho. Để đợi hôm nào khỏe, chúng ta sẽ dùng hết. Cái giống này tráng dương lm. Lai ơi!
Lai là tên một người hầu cận thi nhân, cũng là ngưi Khê Thượng, theo ông từ ngày ông lùi về Bất Bạt. Trước kia Lai thất học, nhưng từ ngày ở với ông Tản Đà, đã biết đọc, biết viết nhiều khi ngồi bên bếp lửa thăm dòm một bát canh, một niêu cơm, còn ngâm nga (!) nữa. Đã từ bốn năm nay, mọi việc chuyên trà, xào nấu món ăn và nhng lúc đêm hôm phải cầm cái hũ đi lấy rượu từ đầu làng đến cuối làng, những lúc có khách, nhất nhất mọi việc đều qua tay Lai cả. Nếu ông Tản Đà ở lùi vào thời trước, thì nhất định Lai phải để hai trái đào như một hề đồng ngày ngày đeo một cái lẵng hoa theo thầy lên núi lau một cái sườn đá cho thầy đề mấy vần thơ. Chiu cho được ông Tản Đà, tôi tưởng chỉ có một mình Lai thôi. Lai lúc nào cũng vui vẻ đứng hầu rượu. Với những phong tục rất êm đềm ấy ở trong một phong cảnh rất thanh bạch ấy, hai thầy trò ông Tản Đà đã gần như chọn lầm thế kỷ.
Lai đã bưng siêu nước ra, đứng vòng tay chờ ông Tản Đà sai bảo:
– Này Lai, con chạy ra đầu phố xem có cái gì mua về uống rượu. Con tùy tiện lấy.
Nghe mà thấy đài quá! Nghe mà thấy sang quá! Ai dám bảo ông Tản Đà luôn luôn túng quẫn. Tôi tủm tỉm cười…
Lai ở chợ đã về và đã nhanh nhảu bày lên bàn những món tửu hào. Trên mặt cái bàn gỗ mộc tròn vốn dùng luôn làm bàn giấy (!) – những lúc dịch thơ Đường bán cho Ngày Nay, những lúc dịch Liêu trai bán cho nhà Tân Dân, những lúc chấm số Hà Lạc bán cho khách bốn phương trời – trên cái bàn gỗ mộc, Lai đã đặt lên đấy một cái hỏa lò than hồng. Một đĩa bún Thanh Trì trắng phau điểm vài ngọn rau húng Láng xanh ngát và mươi gắp thịt lợn ba giọi có bóp riềng mẻ. Cái “tác phẩm” xinh xắn, gọn gàng này là của Lai.
Lai cũng phành phạch quạt nan quạt lửa than hồng vào người chúng tôi. Nếu không yêu và kính chủ nhân, thì có mà phải tội mới ngồi hầu một bữa rưu chín đưc ngưi như thế này. Cũng như bao giờ, ông Tản Đà là người nói nhiều nhất trong những lúc cử tửu.
Giữa cái nóng nực của bữa rượu trời hè, tôi, mồ hôi chảy ròng ròng, ngồi nghe ông Tản Ðà luận bàn về người trong thanh sử. Nói xong cái tâm trạng Khổng Minh lục xuất kỳ sơn, ông quay sang cái cảnh Phạm Lãi chu du Ngũ Hồ. Rồi ông chê người Ðại phu Văn chủng, rút những câu trong sách cũ về đoạn ấy: “Cao điếu tận, lương cung tàng, giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; địch quốc phá, mưu thn vong…”(chim nơi cao đã hết, thì cung cứng cũng xếp xó, thỏ khôn chết, thì chó săn cũng bị phanh thây, nước địch đã bị phá, mưu sĩ giúp chúa cũng vong mạng.)
– Con người ta ở đời, có hai thái độ đáng quý, một là làm thánh hiền, hai là làm hào kiệt. Nhưng đem so sánh thì làm hào kiệt vẫn sưng hơn. Cái cuộc đời ấy mới là ồ ạt.
Rồi không cần câu chuyển, ông Tản Ðà đổi sang một câu chuyện khác.
– Nội trong loài cá, chỉ có con diếc là sạch nhất và khó câu nhất. Giống nó chỉ hay ở chỗc trong và ăn toàn bt nước. Thả cái mồi gì nó cũng chê cả. Ðịnh lấy một cái mồi thơm mà d nó như là ngưi ta thường dử một con rô hay một con chuối, thực cái anh đi câu đã làm một việc tối vụng về.
San sẻ cho tôi một gắp chả sốt, ông Tản Ðà nói đến kế sinh nhai.
– Tôi có lên trên báo Ngày Nay, nói chuyện cùng Trần Giư để lại dịch thơ Ðưng. Nhưng ông ta bảo công việc ấy bây giờ giao cả cho ông Thạch Lam…
Chuyến tầu điện Hà Ðông đã nổi hiệu chuông ra gần tới Ngã Tư Sở. Tôi lặng lẽ cầm tay ông Tản Ðà, hẹn một ngày khác rất gần đây, sẽ xin trở lại.
Cái ngày khác rất gần đấy mà tôi lại trở lại căn nhà 71, Ngã Tư S, là ngày hai mươi tháng tư, tây lịch là ngày 7 tháng 6 năm 1939. Tôi trở lại để không bao giờ gặp lại ông Tản Ðà nữa. Tôi, một kẻ ở, đến để ngắm chủ nhân đã là một người về. Lúc bấy giờ quá giờ Ngọ.
Sớm nay (7-6) ở thư viện ra, Vũ Bằng rủ tôi đi uống một cốc rượu mạnh. Dọc đường phố Hàng Bông, ngưi trưởng nam ông Nguyễn Khắc Hiếu mếu máo tin cho tôi biết rằng ông già cậu vừa mất. Thế là từ phút này làng rượu đất Bắc mất một tửu đồ và Tao đàn mất một vị nguyên soái. Và cái bữa rượu bún chả tôi uống hôm đầu tháng ở Cầu Mới với ông Tản Ðà là bữa rượu vĩnh biệt một thi nhân mà từ bây giờ chúng ta có quyền gọi xách mé là Tản Ðà là Nguyễn Khắc Hiếu không cần chữ đệm.
Ngồi ở một điếm Bờ Hồ tôi vừa quấy cốc rượu Borgia cho nổi bọt lên, tôi vừa nghĩ đến một câu mà ông Tản Ðà đã gở miệng nói giữa bữa rưu hôm trước:
“- Này bác Tuân, làm thế nào mà lúc chết được để mả ở chỗ Hàm Rồng Thanh Hóa, ngay chỗ bên cầu treo, ở đấy mát lắm.”
Rồi nghĩ đến cái việc trợ cấp năm trăm bạc (do em vợ của thi nhân là Nguyễn Tiến Lãng, lúc đó đương làm đổng lý văn phòng cho hoàng hậu Nam Phương, xin với vua Bảo đại trợ cấp cho thi nhân) chỉ một chút nữa là thành sự thực, tôi lại mừng cho cái thơm tho của một thi nhân. Có lẽ ông Trời muốn giữ cho thi nhân được trong sạch nên đã sớm gọi ông Tản Ðà về. Người trích tiên đánh vỡ cái chén ngọc ở Tiên cung đã đến lúc mãn hạn đi đầy! “Cái hạc” đã “bay lên vút tận trời”! Năm mươi mốt tuổi đầu, thế cũng là đến cõi. “Của trời, tham được có ngần ấy thôi!” Tôi nâng cốc rượu còn đầy chỉ định nhớ chứ không thương thi nhân vừa đặt chân vào cõi Bất diệt.
Nhưng lúc tôi vào nhà 71 Cầu Mới, lòng tôi thắt lại. Ông Tản Ðà còn hấp hối và đang thở hắt ra. Cứ đều đều, cứ nhẹ thế cho đến hơi thở cuối cùng. Hai môi mím khít lại, ông Tản Ðà có nét mặt răn rúm của một người chết khó khăn. Phải, chung thân làm một người bất đắc chí, sống đã chẳng được toại lòng, người nằm sóng sưt đây khó mà đi cho nó nhẹ nhõm được. Tôi bắt đầu cảm thấy hơi lạnh. Ở đầu giường bệnh, vẫn bên chồng sách bừa bãi đây đó mấy trang bản thảo. Tập di cảo! Trời! Và lẻ loi ở góc bàn vẫn cái hũ rượu cáp giới ngày nọ. Tất cả, chỉ có thế thôi, với một đoàn thê tử yếu và đuối!”
(Ðăng lần đầu trong Tạp chí Tao Ðàn, số đặc biệt về Tản Ðà, ra ngày 1-7-1939)
Hoàng Yên Lưu

HUY PHƯƠNG * CHUYỆN PHIẾM NGÀY VALENTINE

Nhân Ngày Valentine, Mấy Ông Ngồi Lại Tán Chuyện... Phiếm





Một ông lính già bắt đầu câu chuyện:
- Bà ngoại con Tép của tôi khó lắm

Bả nói với tui: “Sao tôi thấy ông ở Mỹ mấy chục năm rồi mà không hội nhập đuợc gì hết.”


Tôi tức quá:

- Bà không thấy tôi hội nhập sao? Ai cao máu, tôi cũng cao máu, ai cao mỡ, tôi cũng cao mỡ, ai tiểu đường, tôi cũng tiểu đường, tôi còn hơn nguời ta cái thấp khớp nữa. Bà còn muốn tôi hội nhập gì nữa?

- Bả còn nói: “Ý tôi muốn nói là ông không biết galant như nguời Mỹ, mở cửa xe cho vợ, mua bó hoa tặng vợ ngày Birthday, ngày Valentine.” …


- Trời ơi! Tôi cũng muốn mở cửa xe cho bà lắm chứ, nhưng sợ người ta nhìn vào, người ta nói: “Thân bà một đống, cọp ăn 3 ngày không hết, bộ bà đó bị bịnh bại liệt gì mà không mở cửa xe được". Còn birthday của bà, tôi mua cho bà 1 bó rau muống, 1 bó hành, 1 bó ngò, bà còn muốn gì nữa.

Thế là ông bà ngoại của con Tép bắt đầu cãi.
Một ông nhà binh nhanh chân nhảy dô góp chuyện:

- Các ông có biết không? mỗi cuối tuần tôi chở vợ đi chợ, tôi đẩy xe theo sau bà. Mua đầy xe, tôi hỏi bả “Về chưa?” Bả nói ông chở cho tôi lại chợ khác mua một chai nuớc mắm. Tôi hỏi “Sao bà không mua ở đây luôn.” Bả nói: “Ở đây nuớc mắm tới $2.99, còn chợ kia chỉ có $2.88”. Từ chợ nầy đến chợ kia lái xe 45 phút, bả quên tính tiền xăng. Tôi với bả bắt đầu… cãi.


Ông nhà binh khác chen vô:
- Còn tôi, khi lái xe, tôi quẹo tay phải, bả nói sao ông không quẹo tay trái. Tôi chạy nhanh, bả kêu tôi chạy chậm lại. Tôi chạy chậm, bả nói ông chạy như rùa bò. Tôi nói: “để tôi order hãng xe Toyota chế cho bà xe có 2 tay lái, để bà khỏi lái xe bằng miệng.” Và thế là cãi nhau.

Ông nhà bếp lắc đầu và kể chuyện ông nghe đuợc như sau:


- Có ông kia lái xe chở bà vợ ngoài xa lộ, chạy nhanh, bị cảnh sát quay đèn chận lại. Cảnh sát hỏi “Ông có biết lỗi gì không?” ông chồng chưa kịp trả lời, bà vợ tươm tướp la lên! “Tôi đã nói ông rồi, ông chạy bạt mạng 7, 8 chục miles có ngày bị phạt mà ông không chịu nghe.”
Ông chồng giận dữ la bà vợ:


- Để tôi lo, bà im cái mồm bà lại đi.

Không ngờ ông Cảnh Sát này là người Việt, nghe đuợc tiếng Việt, hỏi bà vợ:

- Bộ ông chồng bà ở nhà cũng nạt nộ bà như vậy phải không?

Bà vợ liền trả lời:

- Đâu có. Bữa nào ổng uống ruợu say, ổng mới la như vậy.

Ông chồng nhận 1 ticket vuợt tốc độ và 1 ticket uống ruợu lái xe. Thế là vợ chồng lại cãi nhau.

Ông nhà văn nãy giờ ngồi trầm ngâm, cuời mím chi, chậm rãi kể:

- Có một ông chồng đi sau xe chở quan tài của vợ đưa ra nghĩa trang. Ông bạn đi gần bên thấy ông này sao cái miệng nhép nhép như đọc kinh. Ông bạn tò mò đến gần hơn, thì nghe ông này không phải đọc kinh, mà ông ấy đang hát. Ông bạn hỏi: “Đám tang vợ vui vẻ gì mà ông hát?”


Ông chồng trả lời:

- Từ ngày cuới bả đến giờ, chỉ có hôm nay tôi đi chung với bả mà không cãi nhau”

Ông nhà bếp chen vô một chuyện khác. Ông kể năm rồi, ông phải mổ van tim. Bà vợ ngồi kế bên than: “Ông ơi, ông chết tôi chết theo”

Ông hoảng hồn: “Thôi bà ơi, để tôi đi một mình cho thanh thản, khỏi phải đi chung, khỏi phải cãi với bà.”

GIẢI ĐÁP TÂM TÌNH





LỜI CẦU  XIN CỦA NGUỜI ĐÀN ÔNG

& Phúc đáp của VĂN PHÒNG CẠNH THƯỢNG ĐẾ






Con quỳ lạy Chúa   

Con quỳ lạy Chúa trên trời 
Sao cho con trốn được người con yêu 
Rằng con thiếu nợ đã nhiều 





Nàng còn mua sắm đủ điều Chúa ơi ! 
Con cày hai dzóp hụt hơi 
Người con yêu lại đua đòi chơi xe 
Biểu gì con cũng phải nghe 
Nếu con cãi lại là te tua đời 




 
Trước đây con tưởng gặp thời 
Chúa ban con được tìm người con yêu 
Giờ đây thân xác tiêu điều 
Đời con phải chịu rất nhiều đắng cay 
Thân con chẳng khác trâu cày 
Nợ nàng con trả dài dài chưa xong 
Con giờ như cá lòng tong 
Sụt ba chục ký, ốm nhong, rã rời 
Thế mà đâu hết nợ đời 



 
Nấu cơm, rửa chén, bị đòi... tù ti 
Người đâu gặp gỡ làm chi 
Để cho khổ thế còn gì là Xuân ? 
Chúa ơi ! con khổ vô ngần 
Chúa mà không giúp là thân con tàn 
Con đang thiếu nợ trăm ngàn 





 
Nhìn đồ nàng sắm, hai hàng lệ rơi 
Con quỳ lạy Chúa trên trời 
Giúp cho con trốn được người con yêu.   



 
Lời cầu nguyện trên đây đã tới tai Chúa, nhưng Chúa ở Thượng Giới  bận lắm, vì phải lo giải quyết những nỗi khổ của các nạn nhân chiến tranh, thiên tai ...  Nạn nhân của Vợ chỉ là chuyện nhỏ cá nhân, giao cho phụ tá, cấp dưới  giải quyết.  
   

Ta là Tiểu Thánh trên  Trời, 
Nghe con cầu nguyện, đôi lời với con: 
Tại ngươi ham thích gái non, 
Giá này phải trả, sao còn than van ? 
Việc chi phải trốn xa nàng, 
Nghe ta mách bảo vài hàng khuyên răn, 



 
Nếu nàng mua sắm lăng nhăng, 
Ngươi chôm re-ceipts, re-fund lại tiền. 
Hễ nàng lớn tiếng liên miên, 
Bông gòn tai nhét, ngồi thiền là xong. 
Nồi, niêu, chén, dĩa ... cả chồng, 
Rửa chi cho mệt, bỏ trong free-zer, 
Ngày mai xài tiếp tỉnh bơ, 
Đỡ hao tiền nước, khỏi nhờ sà - bông. 
Nàng mà õng ẹo ... với chồng, 
Mười ngày chẳng tắm, nàng không quấy rầy. 
Nợ nần lỡ đã chất đầy, 
Ngươi khai bank-rupt, chóng chầy cũng qua. 



 
Kiếp sau nhớ chọn gái già, 
Vợ cưng chồng trẻ như là cưng con. 
Thân ngươi nay đã mãi mòn, 
Sống hết xí quách; chết còn Chúa lo. 
Người khôn có vợ được nhờ, 
Kẻ ngu có vợ thành bò, thành trâu. 
Động lòng ngươi đã nguyện cầu, 
Mấy lời khuyên bảo giải sầu cho ngươi. 


 NGƯỜI ĐÀN ÔNG GỬI THƯ LÊN VĂN PHÒNG  TIỂU THÀNH I

Những lời Tiểu thánh dạy răn,
Mà sao con thấy khó khăn trăm bề. 
Hàng mua khó lấy tiền về,
Nàng mà biết được con thì tả tơi!
Miệng nàng nói mãi không thôi,
Bịt tai, bịt mắt nàng thoi mặt mày. 




Ăn xong phải rửa bát ngay,
Nếu mà không rửa, bát bay lên trời!
Con mà không tắm trời ơi,
Nàng cởi quần áo xịt vòi nước sôi!



 Nếu không phục vụ đến nơi
Nàng đi du lịch thì đời con tiêu!
Khai bank- rupt lành ít dữ nhiều,
Hết tiền nàng sẽ bỏ liều thân con.


Gái già chưa hẳn là hơn,
Đã già, đã xấu lại còn dở hơi!
Con quỳ lạy Chúa trên trời,
Sao cho con thoát khỏi người con yêu!

 Ký tên
XYZZ


 

RÁC HỒ CHÍ MINH


Trung tâm thành phố ngập rác sau giao thừa




Dân chúng ờ VNcs "hồ hởi phấn khởi" đón mừng Tềt Bính Thân 'hoành tráng' như thế nầy. Có thức ăn dư thừa nên mới có rác đề ma` xả rác đầy đường.Họ có đầy tự do,.ấm no rồi.... Xem như cái đám dân nầy họ đâu có cần đến sự giải phóng khỏi ách cộng sản.?


­­­­­ Trung tâm thành phố ngập rác sau giao thừa
Sau khi mãn nhãn với màn pháo hoa rực rỡ đón chào năm mới, người dân TP HCM lục đục về nhà, để lại sau lưng giấy, túi nylon, vỏ chai nước ngọt... trắng xóa đường.





Sau màn bắn pháo hoa 15 phút mừng năm mới Bính Thân, khu vực trung tâm TP HCM trước đó có chục nghìn người tụ tập ngập rác.




 
Trên các tuyến đường Tôn Đức Thắng, Hàm Nghi, Võ Văn Kiệt, Bến Bạch Đằng... rác phủ đầy, trắng xóa mặt đường.



\
Ngán ngẩm nhìn bãi rác thải giữa trung tâm thành phố, Chí Cường (quận Thủ Đức) cho biết, các nhóm đến xem pháo hoa mang theo báo hoặc mua những tờ giấy trắng trải xuống đường ngồi chờ. "Khi xem xong, phần lớn thản nhiên bỏ về và quên luôn rác của mình", Cường chia sẻ.






Khi xe máy được chạy ngang quanh, rác bay tung tóe khắc nơi...




Nam thanh niên chạy qua đống rác, cán lên hàng loạt chai nhựa khiến xe trượt bánh, ngã sõng soài. "Cũng may tôi chạy chậm nên không việc gì", anh nói.






Trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, nơi sử dụng làm đường hoa năm nay cũng ngập rác.




Rác đủ các thành phần từ túi thức ăn đến chai nước, khăn giấy đến các tấm bìa carton dùng để ngồi.

(Rồi hơn 40 năm sau, nền văn hóa Trường Sơn đã biến thành phố HCM thành Hòn Ngọc...hành của Đông Nam Á !)

THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ


 TT Obama củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương

Tổng thống Obama đi từ Marine One đến Air Force Once tại sân bay quốc tế Los Angeles, lên đường đến Rancho Mirage ở Sunnylands.
Tổng thống Obama đi từ Marine One đến Air Force Once tại sân bay quốc tế Los Angeles, lên đường đến Rancho Mirage ở Sunnylands.

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tìm cách củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong nhiều năm sắp tới, khi ông chủ trì cuộc họp thượng đỉnh với 10 nước Đông Nam Á ở khu nghỉ mát lịch sử Rancho Mirage ở Sunnylands (bang California) hôm nay và ngày mai. Thông tín viên Tòa Bạch Ốc, Mary Alice Salinas tường trình.
Nghị trình làm việc tại địa điểm thắng cảnh tuyệt đẹp này sẽ không nặng phần nghi thức trịnh trọng, nhưng các nhà lãnh đạo sẽ bàn về một loạt các vấn đề gai góc và quan trọng, tâm điểm của kế hoạch tái cân bằng chiến lược của Mỹ hướng về Châu Á-Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ xem việc chủ động giao tiếp với các nước Đông Nam Á là hết sức quan trọng đối với an ninh, thịnh vượng của nước Mỹ trong tương lai.
ASEAN đang bùng nổ tăng trưởng, cùng lúc với sự gia tăng của những mối căng thẳng. Đó cũng là lý do Tổng thống Mỹ sẽ thúc giục giới lãnh đạo Đông Nam Á thông qua một bộ quy tắc giúp đảm bảo rằng từng nước có thể theo đuổi các lợi ích của mình một cách hòa bình và hợp pháp.
Ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, phát biểu:
‘Một khối ASEAN đoàn kết chặt chẽ sẽ đảm bảo sự tăng trưởng và ổn định được xây dựng trên cam kết chung về luật lệ và công bằng. Điều này cũng tạo điều kiện cho các nước lớn như Mỹ cùng các cường quốc khác tham gia một cách xây dựng trong vai trò đối tác, đồng thời ngăn chặn khu vực Đông Nam Á trở thành một phạm vi ảnh hưởng hoặc trở thành một trận địa.’
Tòa Bạch Ốc mô tả khu vực Đông Nam Á là ‘trái tim’ của Châu Á Thái Bình Dương và xem ASEAN như một diễn đàn tốt để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm xử lý một loạt các vấn đề.
Một vấn đề tạo ra những căng thẳng lớn nhất chính là tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, một trong những hải lộ nhộn nhịp nhất thế giới.
Phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes nhấn mạnh:
‘Hiện đang có các yêu sách chủ quyền khác nhau. Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền tại đây, cho nên, lợi ích quốc gia của Mỹ là nhìn thấy các yêu sách chủ quyền được giải quyết phù hợp với luật quốc tế hiện có, nếu không mọi chuyện sẽ đi theo luật rừng, kiểu nước lớn hiếp đáp nước nhỏ. Và đó là cách dẫn tới cái vòng lẩn quẩn của xung đột, không có lợi cho bên nào cả.’
Tòa Bạch Ốc cho hay sẽ nêu rõ sự phản đối với việc mà Mỹ gọi là Trung Quốc ‘quân sự hóa’ những nơi đang có tranh chấp và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc tuần tra để khẳng định quyền tự do hàng hải trong khu vực.
Mỹ hy vọng sẽ siết chặt quan hệ thương mại, khai thác sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh tại California cũng sẽ bao gồm các cuộc thảo luận về các vấn đề như chủ nghĩa cực đoan bạo động, an ninh mạng và biến đổi khí hậu.
Các quan chức trong chính quyền của Tổng thống Obama cho biết Tổng thống Mỹ hy vọng sẽ hoàn tất một kế hoạch làm việc cho năm cuối nhiệm kỳ của ông để tăng cường hơn nữa các nỗ lực tái cân bằng của Mỹ.
Ông Obama hy vọng việc này sẽ gửi thông điệp tới các chính quyền tương lai của Mỹ rằng Hoa Kỳ cần tham gia với khu vực nhiều như thế để đảm bảo và duy trì vai trò lãnh đạo của mình trong nhiều thập kỷ tới.

Biển Đông: Trọng tâm thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands

Tổng thống Obama sẽ tìm cách củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong nhiều năm sắp tới, khi ông chủ trì cuộc họp thượng đỉnh với 10 nước Đông Nam Á ở khu nghỉ mát lịch sử Rancho Mirage ở Sunnylands.
Tổng thống Obama sẽ tìm cách củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong nhiều năm sắp tới, khi ông chủ trì cuộc họp thượng đỉnh với 10 nước Đông Nam Á ở khu nghỉ mát lịch sử Rancho Mirage ở Sunnylands.

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong hai ngày 15 và 16 tháng 2 sẽ họp thượng đỉnh với lãnh đạo 10 nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Sunnylands, bang California. Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và những hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc ở đó sẽ là một trong các đề tài chính tại hội nghị này.
Các quan chức Tòa Bạch Ốc mới đây đã nói với báo giới rằng Mỹ sẽ gửi "một thông điệp rất rõ ràng" tới các nhà lãnh đạo ASEAN là Mỹ phản đối Trung Quốc "quân sự hóa" những lãnh thổ đang tranh chấp và bất cứ sự leo thang căng thẳng nào trong khu vực. Philippines, đồng minh của Mỹ, đã đưa vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở vùng biển này ra Tòa trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc (PCA) ở La Haye để giải quyết. Việt Nam, đối tác chiến lược của Mỹ và Philippines, đã củng cố cho vụ kiện của Philippines với văn kiện nêu quan điểm gửi đến tòa hồi cuối năm 2014.
Dự kiến tòa sẽ đưa ra phán quyết vào tháng 6 năm nay. Liệu Việt Nam có nên và khi nào cần thực hiện một vụ kiện tương tự như Philippines?
Ông Hoàng Việt, giảng viên tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết theo luật quốc tế, tất cả các tranh chấp chủ quyền khi đưa ra Tòa Trọng tài (PCA) hay Tòa Công pháp (ICJ) phải có sự đồng ý của các bên tham gia tranh chấp. Song Trung Quốc luôn luôn khước từ việc đưa ra tòa nên việc giải quyết chủ quyền “gần như là không mang ra tòa được”, ông Việt, người đã nghiên cứu chính sách về Biển Đông từ 2007, nói.
Chúng ta không thể chối bỏ vai trò rất quan trọng của Mỹ. Nói không ngoa rằng nếu không có một quốc gia như Mỹ bây giờ, kiềm chế Trung Quốc, khó có quốc gia nào có thể ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông được.
Về kinh nghiệm của Philippines, ông Việt, người cũng là thành viên Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, chỉ ra rằng Philippines đã sử dụng một thủ tục trọng tài theo Công ước về Luật biển không cần sự có mặt của Trung Quốc mà tòa PCA vẫn có thể xem xét và phán quyết được. Ông nói:
“Nhưng với tòa đó, tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với các việc giải thích hoặc áp dụng các điều khoản của Công ước [về] Luật biển mà thôi”.
Vị giảng viên luật cho biết Philippines chứng minh bằng các báo cáo, các nghiên cứu khoa học và kể cả bản đồ cổ trước tòa rằng “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc thể hiện trên bản đồ để đòi chủ quyền ở Biển Đông đã vi phạm Công ước về Luật biển. Philippines cũng chứng minh một số thực thể mà Trung Quốc và Đài Loan kiểm soát trong quần đảo Trường Sa chỉ là đá hay bãi cạn, không đủ điều kiện để có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như một đảo.
“Vụ kiện của Philippines nó giúp cho Việt Nam rất nhiều”, ông Hoàng Việt khẳng định. Ông cũng cho rằng Việt Nam sẽ có những thuận lợi:
“Tôi nghĩ rằng thuận lợi nhiều hơn. Thuận lợi thứ nhất là Philippines là người mở đường. Chưa có một vụ kiện nào nêu tiền lệ như vậy. Với phán quyết ngày 29/10/2015, tòa đã khẳng định tòa có thẩm quyền với vụ tranh chấp này. Với những cái tòa đã phán quyết là có thẩm quyền, nếu phía Việt Nam dựa vào để đưa ra những lập luận tương tự như vậy, thì việc tòa có thẩm quyền là không có gì phải chối bỏ cả”.
Nếu không giữ nguyên được hiện trạng, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới. Mục đích quan trọng nhất của họ là độc chiếm Biển Đông. Cho nên họ cứ lấn tới. Nếu các quốc gia trên thế giới cùng đồng lòng lên tiếng thì ít nhất Trung Quốc phải dừng lại.
Nói về khó khăn của Việt Nam nếu có ý định thực hiện một vụ kiện, ông Việt nhận định: “Khó khăn lớn nhất là các chính khách Việt Nam có đủ quyết tâm để làm các điều đó hay không?”
Ông Việt cũng lưu ý rằng dù tòa có phán quyết thắng cho Philippines “thì ai sẽ là người buộc Trung Quốc chấp thuận, thi hành điều đó”.
Song ông vẫn cho rằng việc kiện Trung Quốc là cần thiết. Ồng nói:
“Chúng ta hiểu luật pháp quốc tế ở đây không chỉ là chuyện thẩm quyền cảnh sát, tức là anh đến dùng vũ lực buộc một chủ thể nào đó thực hiện nó. Mà quốc tế sẽ dựa vào sức mạnh và dư luận của quốc tế. Cái điều này rất quan trọng. Nếu Trung Quốc muốn làm ăn, Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc, để mà có uy tín trên thế giới, Trung Quốc không thể phớt lờ tất cả mọi người, tất cả các quốc gia khác. Các cường quốc khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Âu châu chẳng hạn, họ cũng sẽ tạo sức ép”.
Liệu Việt Nam có thể kỳ vọng gì trong giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, kể cả qua biện pháp pháp lý, ông Hoàng Việt cho rằng “giải pháp thực tế nhất” là giữ nguyên hiện trạng. Ông nói thêm:
“Nếu không giữ nguyên được hiện trạng, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới. Mục đích quan trọng nhất của họ là độc chiếm Biển Đông. Cho nên họ cứ lấn tới. Nếu các quốc gia trên thế giới cùng đồng lòng lên tiếng thì ít nhất Trung Quốc phải dừng lại. Điều đó đã là tiến bộ lắm rồi”.
Nhận xét về Mỹ, một nước không có tuyên bố về chủ quyền ở Biển Đông song luôn ủng hộ tự do hàng hải và kêu gọi các nước giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao và hòa bình, ông Hoàng Việt bình luận:
“Chúng ta không thể chối bỏ vai trò rất quan trọng của Mỹ. Nói không ngoa rằng nếu không có một quốc gia như Mỹ bây giờ, kiềm chế Trung Quốc, khó có quốc gia nào có thể ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông được.”

  Biển Đông và thương mại: Trọng tâm của thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Sunnylands

mediaThượng đỉnh Mỹ-ASEAN ngày 13/11/2014 tại Naypyidaw (Miến Điện). Từ trái sang phải: Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng thống Mỹ B. Obama, Thủ tướng Miến Điện Thein Sein.REUTERS/Damir Sagolj
Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN mở ra trong hai ngày 15 và 16/02/2016 tại Sunnylands, bang California, miền tây Hoa Kỳ. Tổng thống Barack Obama tiếp đón 10 lãnh đạo Hiệp hội các Nước Đông Nam Á tại khu nghỉ dưỡng Rancho Mirage. Đây chính là nơi năm 2013 tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp ông Tập Cận Bình khi ông này vừa được chỉ định vào chức vụ chủ tịch nước Trung Quốc.
Theo các nhà quan sát, việc chọn đúng địa điểm nghỉ dưỡng Rancho Mirage cho thấy Hoa Kỳ muốn tăng cường quan hệ với các nước ASEAN để làm đối trọng với Bắc Kinh. Trong bối cảnh nhiều thành viên của Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia hay Brunei có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, một số tiếng nói cho rằng, Biển Đông sẽ là một trong hai trọng tâm của thượng đỉnh Sunnylands.
Tuần trước, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Barack Obama, ông Ben Rhodes đã nhấn mạnh đến lập trường « rất rõ ràng của Mỹ đó là Hoa Kỳ sẽ ngồi vào bàn để cùng tham gia vào các hoạt động trong vùng châu Á-Thái Bình Dương trong những thập niên tới ». Vẫn theo quan chức này, tại thượng đỉnh Sunnylands, tổng thống Barack Obama sẽ gửi một thông điệp rất rõ đến Bắc Kinh đó là tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình.
Hồ sơ Biển Đông, quyền tự do hàng hảng và an ninh biển sẽ được Hoa Kỳ và 10 thành viên ASEAN thảo luận vào ngày mai 16/02/2016. Giới phân tích nêu lên câu hỏi liệu các bên có mạnh mẽ đưa vấn đề Biển Đông vào bản thông cáo chung kết thúc hội nghị Mỹ -ASEAN hay không. Bởi vì Trung Quốc gia tăng áp lực lên một số thành viên của ASEAN Lào và Cam Bốt để không ra được tuyên bố chung kết thúc hội nghị. Điều này từng xảy ra ở thượng đỉnh ASEAN tổ chức tại Phnom Penh hồi năm 2012.
Trong ngày họp đầu tiên hôm nay 15/02/2016, Hoa Kỳ và ASEAn tập trung vào vế thương mại và kinh tế. Nhiều thành viên của ASEAN, như Việt Nam, Singapore, Brunei và Malaysia là thành viên hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương - TPP.

 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160215-bd-tm-my-asean-sunnylands

 

Dự thảo hé lộ ‘Nguyên tắc Sunnylands’ tại hội nghị Mỹ-ASEAN

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) phát biểu trong cuộc họp Mỹ-ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 21 tháng 11 năm 2015.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) phát biểu trong cuộc họp Mỹ-ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 21 tháng 11 năm 2015.

Một thỏa thuận quan trọng về sự giao tiếp giữa Mỹ và châu Á có thể bao gồm những chi tiết gây tranh cãi đề cập tới hàng hải và quân sự hóa.
Theo một bản dự thảo ban đầu của một tài liệu mà VOA Tiếng Khmer có được, các nhà lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Barack Obama đang thảo luận một tập hợp những điểm được biết tới với tên gọi là "Nguyên tắc Sunnylands," trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại điền trang Sunnylands ở thành phố Rancho Mirage, bang California.
Sự giao tiếp chưa có tiền lệ này với 10 nước thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á được xem là một phần trong nỗ lực của chính quyền Obama chống lại ảnh hưởng của một nước Trung Quốc đang trỗi dậy.
Bản dự thảo ban đầu được một nhà ngoại giao cung cấp cho VOA Khmer dường như là tiền thân của một tuyên bố chung mà có thể được công bố vào cuối hội nghị hai ngày vào ngày thứ Ba.
Chưa rõ mức độ đồng thuận đạt được là bao nhiêu về những nguyên tắc của bản dự thảo. Bản dự thảo mở đầu với tuyên bố Hoa Kỳ và ASEAN "nhân cơ hội này tái khẳng định những nguyên tắc quan trọng mà sẽ hướng dẫn sự hợp tác của chúng ta tiến về trước."
Nó khẳng định cam kết của hai bên đối với tự do thương mại và xây dựng "những nền dân chủ mạnh mẽ hơn, nền quản trị tốt, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do căn bản, và thúc đẩy sự khoan dung và ôn hòa."
Những nguyên tắc trong bản dự thảo dường như ủng hộ phương thức tiếp cận đa phương để giải quyết tranh chấp, bao gồm "sự tôn trọng đối với tính trung lập của ASEAN như một nguyên tắc hướng dẫn trong việc định hình cấu trúc đa phương của khu vực châu Á-Thái Bình Dương," là một trong những nguyên tắc của bản dự thảo.
Có những ngôn từ đề cập đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Khi được hỏi về một tuyên bố chung bao gồm những ngôn từ nhắc tới Biển Đông, Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với những đối tác ASEAN về một vấn đề tiềm năng mà có thể được nêu lên cùng nhau. "Nó sẽ không tập trung chủ yếu vào Biển Đông và trong đó chúng tôi nhất quán nêu bật sự cần thiết phải giải quyết [tranh chấp] thông qua những biện pháp hòa bình và hợp pháp," bà nói thêm.
Trung Quốc và Campuchia, đồng minh của nước này trong khu vực, trước đây đã khước từ những lời kêu gọi từ Việt Nam và Philippines để cho những vụ tranh chấp được giải quyết thông qua ASEAN. Trung Quốc muốn đối phó song phương với từng quốc gia có tranh chấp chủ quyền với nước này về những đảo tranh chấp và những đảo san hô.
Những nguyên tắc chính trong bản dự thảo khẳng định việc "giải quyết hòa bình những tranh chấp, bao gồm cả thông qua trọng tài, phù hợp với luật pháp quốc tế" và "tầm quan trọng của thương mại hợp pháp không bị cản trở, bao gồm quyền tự do hàng hải và bay ngang theo như mô tả trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển, cũng như cam kết phi quân sự hóa."
 http://www.voatiengviet.com/content/du-thao-he-lo-nguyen-tac-sunnylands-tai-hoi-nghi-my-asean/3192128.html

Trung Quốc liên tục gửi thông điệp cho Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN

Hải quân Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc thao dượt ở Biển Đông. Bài viết trên Tân Hoa Xã cảnh cáo rằng ‘đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ những lợi ích cốt lõi sẽ là một sai lầm chết người’.
Hải quân Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc thao dượt ở Biển Đông. Bài viết trên Tân Hoa Xã cảnh cáo rằng ‘đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ những lợi ích cốt lõi sẽ là một sai lầm chết người’.

Tân Hoa Xã, tờ báo chính thức của nhà nước Trung Quốc, hôm thứ Hai (15/2) liên tiếp đăng các bài viết gửi đi những thông điệp từ Bắc Kinh đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, diễn ra trong hai ngày 15/2 – 16/2 tại Sunnylands, bang California, Mỹ.

Bài viết trên Tân Hoa Xã cảnh cáo rằng ‘Washington nên nhớ Trung Quốc sẽ không bao giờ làm ngơ trước bất kỳ mưu toan nào thách thức chủ quyền không thể tranh cãi của mình’ và việc ‘đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ những lợi ích cốt lõi sẽ là một sai lầm chết người’.
Bấm vào để nghe phần âm thanh
Trong bài nhận định có tựa đề ‘Chính sách châu Á ích kỷ của Hoa Kỳ là cội nguồn căng thẳng khu vực’, Tân Hoa Xã nhắc đến phát biểu của Phó cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes nói rằng Mỹ sẽ gửi đi một ‘thông điệp cứng rắn’ đến Trung Quốc, ngụ ý nói Bắc Kinh là kẻ quấy rối, hiếp đáp các láng giềng nhỏ về vấn đề Biển Đông.
Tác giả bài viết nói thay vì là cơ hội để Mỹ và ASEAN tăng cường quan hệ, hội nghị thượng đỉnh ở Sunnylands có thể bị phía Mỹ biến thành một mưu toan nhằm lợi dụng các nước ASEAN để đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
“Mỗi một quốc gia đều có ‘national interests’ tức là quyền lợi quốc gia, mà quyền lợi quốc gia chủ chốt của mỗi nước là lãnh thổ, độc lập, chủ quyền của mình. Vậy thì tại sao ông Tàu lại bắt những nước nhỏ không được đứng về phía này phía kia. Nếu bị Tàu bắt nạt, thì họ phải dựa vào một đế lực, tức là các cường quốc Âu, Mỹ chớ."
Bài báo nói ‘mỉa mai thay, trong khi kêu gọi những nỗ lực nhằm tránh có những hành động quân sự ở Biển Đông’, thì Washington lại gửi tàu khu trục đến gần đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng cũng như những phát biểu của các giới chức Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Trong một bài phỏng vấn khác với chuyên gia Campuchia, Tân Hoa Xã nhắc Mỹ không nên sử dụng thượng đỉnh để chống Trung Quốc. Trước đó, phát biểu trước báo giới, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á Daniel Russel, từng khẳng định thượng đỉnh Mỹ-ASEAN không nhằm bài Trung Quốc.
Giáo sư Tạ Văn Tài của Đại học Harvard, Mỹ, nhận định về vấn đề này:
“Khi Mỹ muốn họp với các nước Đông Nam Á về vấn đề tự do lưu thông trên Biển Đông như vậy là nó chống Trung Quốc, tuy rằng về vấn đề ngoại giao nó không nói rõ, thành ra ông Tàu ông mới nổi nóng lên và nói những luận cứ mà thực sự ông sẽ thua.”
Bài nhận định của Tân Hoa Xã không quên so sánh Trung Quốc, ngược lại với Mỹ, đã luôn luôn ‘cổ xúy cho sự phát triển và ổn định trong khu vực’ qua sáng kiến ‘một vành đai, một con đường’ cũng như việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu. Bắc Kinh, theo tác giả, luôn thúc đẩy cho quy tắc ứng xử Biển Đông và việc xây dựng ‘hạ tầng dân sự’ của Trung Quốc là để đảm bảo tự do hàng hải.
Một bài viết khác cũng của Tân Hoa Xã nhắc nhở các nước thành viên ASEAN không nên đứng về phía nào giữa Mỹ và Trung Quốc trong hội nghị thượng đỉnh. Đòi hỏi này của Bắc Kinh, theo Giáo sư Tạ Văn Tài, là ‘rất chướng’.
“Mỗi một quốc gia đều có ‘national interests’ tức là quyền lợi quốc gia, mà quyền lợi quốc gia chủ chốt của mỗi nước là lãnh thổ, độc lập, chủ quyền của mình. Vậy thì tại sao ông Tàu lại bắt những nước nhỏ không được đứng về phía này phía kia. Nếu bị Tàu bắt nạt, thì họ phải dựa vào một đế lực, tức là các cường quốc Âu, Mỹ chớ."
Cuối bài, Tân Hoa Xã khẳng định ‘Hoa Kỳ không phải và sẽ không bao giờ là phát ngôn viên cho một tổ chức độc lập như ASEAN về bất kỳ vấn đề gì’ và nói ‘đây là thời gian để cho các quốc gia ASEAN tỉnh táo đầu óc để tách ra khỏi sự can thiệp của Hoa Kỳ’.


Đô đốc Mỹ cảnh báo Trung Quốc chớ đưa chiến đấu cơ tới Biển Đông

Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ.
Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ.

Bất kỳ động thái của Trung Quốc nhằm cất cánh máy bay chiến đấu từ các đường băng mới trên đảo nhân tạo ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp sẽ gây mất ổn định và sẽ không ngăn chặn được các chuyến bay của Hoa Kỳ ở khu vực này, một sĩ quan hải quân cấp cao của Mỹ cho biết hôm thứ Hai.
Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ, cũng kêu gọi Bắc Kinh cởi mở hơn về các ý định ở Biển Đông. Ông nói rằng điều này sẽ làm giảm bớt “một số cảm giác lo lắng mà chúng ta đang chứng kiến”.
Ông Aucoin nói về các động thái của Trung Quốc trong một buổi họp báo ở Singapore: “Chúng tôi không chắc chắn về ý định của họ. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục tuần tra trên biển, trên không, hoạt động trên khắp các vùng biển này… như chúng tôi đã làm từ rất lâu”.
Phó Đô đốc nói thêm, điều đó bao gồm cả “bay trên không phận đó”.
Các nhà phân tích an ninh Trung Quốc và khu vực nhận định rằng Bắc Kinh bắt đầu sử dụng đường băng mới tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp cho các hoạt động quân sự trong vài tháng tới.
Tháng trước, Trung Quốc lần đầu tiên cho thử nghiệm các chuyến bay dân dụng trên đường băng dài 3.000m được xây dựng trên Đá Chữ Thập xuất phát từ Đảo Hải Nam.
Ông Aucoin nói, ông không thể đưa ra một ước tính về thời gian các máy bay quân sự của Trung Quốc bắt đầu hoạt động tại quần đảo Trường Sa.

“Đó là một sự không chắc chắn gây bất ổn”, ông Aucoin nói khi được hỏi về tác động của các cuộc tuần tra có thể có của chiến đấu cơ của Trung Quốc. Ông nói, điều này sẽ làm dấy lên những nghi ngờ về mục đích.
Máy bay của hãng hàng không dân dụng China Southern Airlines hạ cánh xuống đường bay Trung Quốc mới xây dựng trên Đá Chữ Thập ở Trường Sa hôm 6/1/2016.
Máy bay của hãng hàng không dân dụng China Southern Airlines hạ cánh xuống đường bay Trung Quốc mới xây dựng trên Đá Chữ Thập ở Trường Sa hôm 6/1/2016.


Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn vùng Biển Đông, trong khi Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này.
Mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đang ngày càng tăng về những căng thẳng trên đường biển, nơi có ước tính khoảng 5 tỉ đôla thương mại qua lại hàng năm, bao gồm cả sản phẩm dầu khí được sử dụng bởi các quốc gia Đông Bắc Á.
Kể từ tháng 10 năm ngoái, hai tàu chiến của Hoa Kỳ đã tuần tra gần khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa với danh nghĩa tự do hoạt động hàng hải mà Bắc Kinh đã cảnh báo là khiêu khích.
Các quan chức Trung Quốc phàn nàn cuối tháng 12 năm ngoái rằng máy bay ném bom B-52 bay gần một trong những hòn đảo nhân tạo của Bắc Kinh.
Các máy bay trinh sát và vận chuyển khác của Hoa Kỳ thường bay khắp vùng Biển Đông.
Các tàu chiến và tàu dân sự của Trung Quốc thường xuyên đe dọa tàu hải quân Hoa Kỳ trong khu vực, nhưng Phó Đô đốc Aucoin cho biết quan hệ giữa hải quân hai nước sẽ tiếp tục, và coi mối quan hệ này là “tích cực”.
“Luật Biển Quốc tế đã giúp (Trung Quốc) trong nhiều năm. Chúng tôi chỉ muốn họ tôn trọng những quyền này để tất cả chúng ta có thể tiếp tục phát triển thịnh vượng”, ông Aucoin nói.

Đô đốc Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi cho biết hồi tháng Một nói rằng Trung Quốc không có kế hoạch quân sự hóa Biển Đông. Tuy nhiên, nước này sẽ “không bao giờ mất khả năng tự vệ”, ông Ngô nói, và cho biết thêm rằng, mức độ phòng thủ cơ bản phụ thuộc vào việc Trung Quốc bị đe dọa nhiều hay ít.
Trung Quốc đã gần hoàn thành một tàu bảo vệ bờ biển khổng lồ và có thể sẽ triển khai trang bị súng máy và đạn pháo ở Biển Đông, tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin vào tháng Giêng, gọi tàu này là “quái thú”.
Đội tàu tuần duyên màu trắng của Trung Quốc hầu hết được trang bị vòi rồng và còi báo động. Con tàu hiện đang được sửa chữa lớn hơn một số tàu hải quân của Hoa Kỳ đang tuần tra tại khu vực.

Theo Reuters, Bloomberg

Kêu gọi 'ngăn chặn' Trung Quốc ở Biển Đông

  • 14 tháng 2 2016
 Image caption Trung Quốc liên tục cải tạo đảo và xây đường băng trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông
Một nhóm có tên SEA Sea United Front vừa gửi thỉnh nguyện thư kêu gọi "ngăn chặn" Trung Quốc trước các hành vi xây đảo nhân tạo và chiếm đóng các đảo trên Biển Đông.
Thư thỉnh nguyện được gửi nhân dịp sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Asean tại Sunnylands, tiểu bang California vào ngày 15 và 16/2/2016.
Tổ chức này gửi thư qua trang web Change.org đến chính quyền Obama, Thượng nghị sĩ John McCain, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Trong nội dung của thư, với bảy nội dung chính, nhóm này yêu cầu Hoa Kỳ "hành động thiết thực hơn" và đòi chính phủ Việt Nam "đưa hồ sơ tranh chấp trên biển Đông" ra Tòa án quốc tế.



Image caption Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy hoạt động của Trung Quốc trên đảo Quang Hòa làm thay đổi, mở rộng bề mặt đáng kể.

Cải tạo, cơi nới

Một bài trên tạp chí The Diplomat hôm 13/2 cho hay Trung Quốc đang cải tạo và xây căn cứ trực thăng ở quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.



Bài của tác giả Victor Robert Lee đi kèm nhiều hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hoạt động cải tạo cơi nới đảo cũng được Trung Quốc thực hiện ở Hoàng Sa chứ không chỉ tại Trường Sa.
Khác với Trường Sa là nơi nhiều quốc gia tham gia tranh chấp, quần đảo Hoàng Sa chỉ có hai nước tuyên bố chủ quyền là Trung Quốc và Việt Nam, tuy nằm hoàn toàn dưới kiểm soát của Trung Quốc.
Bài đăng trên The Diplomat hôm thứ Bảy cho hay Trung Quốc dường như đang nạo vét và bồi đắp ở hai vị trí mới trên hai đảo thuộc nhóm An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa, cách căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất của Hoàng Sa chừng 15km về phía bắc-tây bắc.
Hình ảnh từ vệ tinh cũng cho thấy Trung Quốc đang xây một căn cứ trực thăng trên đảo Quang Hòa (Trung Quốc gọi là Sâm Hàng đảo) thuộc nhóm Lưỡi Liềm.
The Diplomat nhận xét rằng dự án này chỉ dấu rằng Bắc Kinh "có thể phát triển một hệ thống căn cứ ở Biển Đông để hỗ trợ trực thăng săn ngầm như loại Z-18F" mà nước này tự sản xuất.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160214_petition_sunnylands_china

No comments:

Post a Comment