Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 24 October 2016

CÁ CHẾT

MẸ NẤM * CỨU BIỂN, CỨU TỔ QUỐC

  VẠN MỘC SƯ SĨ BÌNH

 Đất nước như thế, hoàn cảnh lệ thuộc bi đát như thế, chưa mở mắt mà còn trông cậy và chờ đợi bạn phản quốc hại dân giải quyết ư? Phải đứng lên thôi, lật đổ Việt Cộng và đánh tan Trung Cộng để xây dựng một Việt Nam hùng cường, độc lập và dân chủ.

 

 

Nha Trang: Bạn yêu biển?

Mẹ Nấm - Hãy mang thông điệp ra đường để chính phủ biết cần phải nhanh chóng và minh bạch và có trách nhiệm trước thảm hoạ ô nhiễm môi trường hiện nay.
Tại sao con cái chúng ta phải lựa chọn cá hay nhà máy thép?
Tại sao chúng ta phải sống trong hoang mang và lo sợ vì không biết chuyện gì đã và đang xảy ra trên biển?!
Nếu yêu biển và quan tâm đến tương lai, hãy ra đường mà mang theo thông điệp của bạn. 
Tôi sẽ ra đường và gặp mọi người ở đường Trần Phú, biển Nha Trang.
8h30 sáng ngày 1/5/2016.
Hãy lên tiếng để bảo vệ môi trường biển!

















Mẹ Nấm

NÔ BỘC KÍNH VIẾNG ĐẦY TỚ CHỦ

Tại sao Nguyễn Phú Trọng vẫn đủng đỉnh lại thăm Ban giám đốc Formosa?

Nguyễn Phú Trọng tới thăm công trình cảng Sơn Dương thuộc dự án Formosa - khu công nghiệp Vũng Áng ở Hà Tĩnh hôm 22/4.
Trong khi nhân dân duyên hải miền Trung và cả nước đau buồn và cực kì uất ức trước việc cá chết hàng loạt thì tại sao Nguyễn Phú Trọng vẫn đủng đỉnh lại thăm Ban giám đốc Formosa?
Âu Dương Thệ (Danlambao) - Tại sao Phát ngôn viên Formosa đã dám coi thường nhóm cầm đầu CSVN khi tuyên bố: "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…"?
Gà hóc phải thóc, há miệng mắc quai của các quan đỏ và chống đối lẫn nhau giữa các bộ và ban đảng!
*
Tại sao Nguyễn Phú Trọng lại đủng đỉnh tới thăm ban giám đốc Formosa giữa lúc nạn cá chết hoàng loạt?
Ngay từ đầu tháng 4.16 đại diện Sở Nông nghiệp-phát triển nông thôn (NN-PTNT) Hà Tĩnh cho biết, "hiện tượng cá nuôi ven biển và cá tự nhiên chết bất thường xuất hiện từ ngày 6.4 tại vùng ven biển xã Kỳ Lợi và tại xã Kỳ Hà, Kỳ Ninh (TX.Kỳ Anh) vào ngày 7.4. Ngày 11.4, sau khi Công ty Grobest đóng tại xã Kỳ Phương (TX.Kỳ Anh) cấp nước biển vào ao nuôi khoảng 6 giờ đồng hồ thì xảy ra hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt. Đến ngày 14.4, ngao nuôi tại 2 xã Kỳ Hà và Kỳ Ninh tiếp tục bị chết, gây thiệt hại khoảng 4,71 tỉ đồng…" (1)
Khi ấy Phó phòng Kinh tế và đô thị (TX.Kỳ Anh) Nguyễn Thị Thủy cũng cho biết, "địa bàn xã Kỳ Lợi xuất hiện cá chết đầu tiên nằm cách cảng Sơn Dương của khu kinh tế Vũng Áng khoảng 4 - 5 km, còn các xã Kỳ Ninh, Kỳ Hà cách Vũng Áng khoảng 20 km về phía bắc thì tôm, cá chết sau đó 1 ngày."(2)
Các địa danh này là khu vực nằm cạnh Khu công nghiệp Vũng Áng khổng lồ của công ty Đài loan Formosa Hà Tĩnh (FHS). Đến giữa tháng 4 các tin dồn dập cùng những hình ảnh nhiều loại cá lớn nhỏ chết hàng loạt rất khủng khiếp và kinh hoàng suốt mấy trăm cây số dọc duyên hải từ các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế do chính các báo lề đảng như Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Dân trí, VTV, VN Net… phổ biến đã tràn ngập dư luận các tỉnh ven biển miền Trung làm nhân dân rất hoang mang lo lắng. Hàng chục ngàn ngư dân không dám ra biển đánh cá, người dân cả nước không dám ăn cá, dịch vụ du lịch các bãi biển miền Trung thu hút hàng triệu du khách VN và ngoại quốc lo lắng bị mất khách!
Mãi tới ngày 19.4, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn) mới đến Hà Tĩnh kiểm tra về nguyên nhân cá chết. Từ những mẫu nước biển đã phân tích, Tổng cục này báo cáo, "cá chết là do chất độc gây ra nhưng chưa xác định đó là chất gì."(3) Điều này có nghĩa là phải khẩn trương nghiêm túc điều tra tiếp để tìm ra nguyên nhân gây ra nạn cá chết hàng loạt, tàn phá và hủy hoại môi trường thiên nhiên và de dọa cuộc sống của hàng triệu ngư dân và những người sinh sống bằng dịch vụ du lịch.
Giữa khi ấy tin "Tổng bí thư kiểm tra tiến độ dự án Formosa"(4) bung ra. Nhiều người nghĩ rằng, vì vừa được tái cử làm Tổng bí thư nên Nguyễn Phú Trọng đã nhạy cảm trước sự bất bình của nhân dân về thăm Hà Tĩnh và khu công nghiệp gang thép Formosa để thúc đẩy cuộc điều tra về vụ cá chết hàng loạt. Nhưng thật là thất vọng và sai lầm lớn, ngày 22.4 Nguyễn Phú Trọng cầm đầu phái đoàn cao cấp của đảng và chính phủ gồm Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương và lãnh đạo nhiều Ban, Bộ, ngành Trung ương về thăm Hà Tĩnh. Đặc biệt ông giành cả thời gian tới thăm các khu công nghiệp gang thép và cảng nước sâu Sơn dương Formosa Hà Tĩnh (FHS). Dự án này rất khổng lồ với mức đầu tư giai đoạn 1 lên tới 10,5 tỉ USD.(5) Ban giám đốc của FHS đã báo cáo cho Nguyễn Phú Trọng biết, nhà máy sản xuất thép, nhiệt điện, cầu cảng đã bắt đầu hoạt động. Từ tháng 12.05 FHS đã cho ra lò sản phẩm thép đầu tiên và nay hơn 7.000 tấn thép được tung ra thị trường trong và ngoài nước.
Ban giám đốc FHS còn hãnh diện báo cáo với ông Trọng, đến nay một số hạng mục như: nhà máy sản xuất thép, cầu cảng, nhiệt điện… đã đi vào hoạt động sản xuất, đạt công suất, chất lượng thiết kế. Tháng 12/2015, FHS đã cho ra lò sản phẩm thép cuộn cán nóng đầu tiên và đến nay đã có hơn 7.000 tấn thép cuộn được xuất ra thị trường trong và ngoài nước. "Dự kiến, tháng 6/2016 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động lò cao số 1. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nhà máy luyện gang thép lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện nay."(6)
Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn cao cấp rất chăm chú và ngưỡng mộ thành quả kinh doanh của FHS và tuyệt đối từ Nguyễn Phú Trọng tới các nhân vật cao cấp trong phái đoàn không ai đả động một câu hỏi nào đến thảm khốc cá chết hoàng loạt đang bùng nổ từ đầu tháng 4 khởi đầu từ cảng Sơn dương thuộc khu công nghiệp Vũng Áng của FHS khiến cho nhân dân nước đang lo lắng và bất bình "Cá chết trắng biển miền Trung"(7)! Tại sao người cầm đầu chế độ -tự mệnh danh là bảo vệ quyền lợi người lao động, nhưng lại chẳng thèm ngó tới thảm trạng của ngư dân, trong khi ấy vuốt ve tỉ phú Dollar nước ngoài?
Chỉ một ngày sau Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban bí thư và được coi là kế nghiệp Nguyễn Phú Trọng cũng có mặt tại Quảng Trị, không xa Hà Tĩnh. Ông đã có cuộc họp với lãnh đạo Quảng Trị về tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh và xây dựng đảng, trong đó bàn đến cả việc cho đầu tư tôn tạo, nâng cấp Khu tưởng niệm Lê Duẩn. Ông còn giành thời gian đi thăm Nghĩa trang Trường Sơn. Nhưng tuyệt nhiên người đứng thứ hai trong đảng cũng không nói một câu nào tới "Cá chết trắng biển miền Trung" và cũng chẳng thèm tới thăm hỏi dân chài lao động ở Quảng Trị sinh sống ra làm sao từ khi xẩy ra đại nạn cá chết hàng loạt!(8)
Ngày 17.4 giữa lúc tiếng than và nỗi bất bình của nhân dân về "Cá chết trắng biển miền Trung", tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành chọn ngày thăm Quảng Trị, nhưng đã không có thì giờ đi thăm ngư dân đau buồn, lại chỉ giành toàn thời gian thăm Nghĩa trang Trường Sơn, Nhà lưu niệm Lê Duẩn và Thành cổ Quảng Trị (9). Việc cố tình chọn những địa chỉ trên tới thăm viếng đã cho thấy ông Phúc vẫn chỉ muốn khơi dậy hận thù giữa các tầng lớp nhân dân mặc dầu đã sau 41 năm "chiến thắng", thay vì "hòa giải dân tộc" như những lời ngon ngọt trước đây. Ông Phúc cũng cố quên lời khuyên chân thành và thực tế của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là, kỷ niệm ngày "giải phóng" "có một triệu người vui, nhưng cũng có một triệu người buồn"!
Tại sao Phát ngôn viên Formosa dám tuyên bố: "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…"
Trước nỗi lo âu và bất bình của nhân dân cả nước, vì đâu mà nạn cá chết diễn ra từ cảng Sơn Dương của khu kinh tế Vũng Áng thuộc Formosa suốt gần ba tuần mà vẫn không tìm ra được nguyên nhân; ngày 25.4 tờ Tuổi trẻ đã có cuộc phỏng vấn ông Chu Xuân Phàm, Trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội, về vụ cá chết hàng loạt bắt đầu từ bờ biển Khu công nghiệp Formosa. Ông Phàm đã trả lời thẳng băng:
"Trước khi xây dựng dự án này thì công ty phải xin phép Nhà nước VN. Nhiều khi được cái nọ mất cái kia, đây là tôi nói thật lòng. Hôm nay nhà nước mình muốn cho ngư dân đánh bắt ở đây hay là chọn cái nhà máy thép ở đây, đương nhiên Nhà nước phải có sự cân nhắc.

Nếu xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh đây. Nhưng bây giờ mà nói tôi không thể xây dựng nhà máy thép ở đây mà không ảnh hưởng đến con cá, con tôm. Đương nhiên mình cố gắng làm một nhà máy đạt được tiêu chuẩn quy định của nhà nước. Có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ."
Rồi ông đưa ra kết luận:
"Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…" (10)
Tại sao Trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội đã có những phát biểu “gây sốc” như vậy khi trả lời phóng viên Tuổi Trẻ vào sáng 25-4? Một số lí do chính là:
- Thái độ rất thờ ơ, không quan tâm tới tai nạn cá chết hàng loạt của Thủ tướng cũng như người thứ 2 trong chế độ, đặc biệt sự ưu ái tới thăm ban giám đốc Formosa ngày 22.4 của Nguyễn Phú Trọng làm họ tin rằng họ có chỗ chống lưng rất vững chắc, không chỉ ở Hà nội mà còn cả Bắc kinh nên chẳng ai có thể làm gì Formosa được. 
Hãy hình dung, người cầm đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng- từ sau trận đánh ngã "Đồng chí X" ông Trọng đang trở thành người hùng- mà cũng không động chạm gì về đại nạn "Cá chết trắng biển miền Trung" thì bọn quan cấp dưới bố bảo không dám nêu đích danh Formosa ra tố. Chính vì thế, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Phạm Khánh Ly cho biết, "đoàn công tác không vào kiểm tra tại khu công nghiệp Vũng Áng được vì đây là khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền"(11). Như vậy Ban giám đốc Formosa đã coi khu công nghiệp của mình giống như sứ quán của một nước bất khả xâm phạm (12). Họ cho ai vào, làm gì, làm đến đâu trong các công xưởng của họ là quyền riêng của họ. Các cơ quan điều tra của VN nếu có vào cũng chỉ dám làm những gì họ cho phép mà thôi! Chính vì thế Formosa đã dám nói công khai "không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can" của công ty trong vụ việc này, và giới chức Việt Nam đã "liên tục vào bên trong công xưởng tiến hành kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, lấy mẫu nước thải" kể từ 22/4 tới nay, tức là sau chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng! 
Chính vì vậy chỉ một ngày sau khi Nguyễn Phú Trọng thăm Formosa Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám thông tin, kết quả kiểm tra bước đầu loại trừ yếu tố dịch bệnh nguy hiểm, nguyên nhân do môi trường nước, qua phân tích mẫu những chỉ số thì không có gì bất thường trừ một số mẫu ở Huế mang tính cục bộ (13). Tuyên bố này hoàn toàn ngược lại với nhận định của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh vào đầu tháng 4 cho biết, "hiện tượng cá nuôi ven biển và cá tự nhiên chết bất thường xuất hiện từ ngày 6.4 tại vùng ven biển xã Kỳ Lợi và tại xã Kỳ Hà, Kỳ Ninh (TX.Kỳ Anh) vào ngày 7.4. Và cũng trái với sự xác nhận của Phó phòng Kinh tế và đô thị (TX.Kỳ Anh) Nguyễn Thị Thủy" địa bàn xã Kỳ Lợi xuất hiện cá chết đầu tiên nằm cách cảng Sơn Dương của khu kinh tế Vũng Áng khoảng 4 - 5 km, còn các xã Kỳ Ninh, Kỳ Hà cách Vũng Áng khoảng 20 km về phía bắc thì tôm, cá chết sau đó 1 ngày -như nói ở phần đầu của bài!
- Lí do quan trọng khác khiến đại diện Formosa tại Hà Nội phát biểu "gây sốc" ngày 25.4 là có lẽ họ tin rằng có Bắc kinh đứng đằng sau. Formosa Hà Tĩnh (FHS) tuy là công ty Đài Loan, nhưng trong những năm gần đây tuyển chọn công nhân nước ngoài phần rất lớn là từ Trung Quốc. Ngoài ra vốn đầu tư của Formosa mẹ từ Đài Loan đang giảm mạnh và nhường cho một số công ty từ Trung Quốc. Về mặt an ninh quốc phòng, khu vực Vũng Áng Hà Tĩnh nằm đối diện không xa đảo Hải Nam của Trung Quốc. Trong kế hoạch bành trướng công khai ngang ngược của Bắc kinh trên biển Đông thì khu công nghiệp Vũng Áng Formosa trở thành tay trong cực kỳ quan trọng khi tình thế cho phép Bắc Kinh ra tay! (14)
*
Sau khi phát ngôn gây chấn động, Chu Xuân Phàm đã bị Formosa sa thải để làm dịu dư luận. Nhưng nội dung lời phát biếu của cựu đại diện Formosa đã tự để lộ những hoạt động của công ty này không thèm đếm xỉa gì tới luật pháp VN. Dùng sức mạnh tiền bạc nhiều tỉ USD trong vài năm vừa qua Formosa có thái độ phách lối và cách hoạt động như kiểu quốc gia trong một quốc gia: "Nếu xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh đây" "Có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ" "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi!" Rõ ràng với tuyên bố trên phát ngôn viên khi ấy của Formosa đã gián tiếp thừa nhận, thời gian qua Formosa đã xả nước thải với những hóa chất có chất độc cực mạnh làm tàn phá môi sinh trên biển. 
Theo cuộc điều tra của báo Tuổi trẻ thì Tổng cục mội trường xác nhận là, "Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh) có vi phạm khi thực hiện việc súc xả đường ống nhưng không thông báo cho địa phương." Ngày 25.4 Tuổi trẻ còn liệt kê 45 loại hóa chất Formosa nhập để súc rửa dường ống và chuyển cho một số nhà khoa học tham khảo. Vẫn theo Tuổi trẻ, "GS.TS Lê Huy Bá (chuyên gia độc học môi trường) cho biết nhận định ban đầu của ông về danh sách các loại hóa chất được sử dụng tại Formosa gồm nhiều chất độc và cực độc. Trong đó có các chất chống gỉ, chất làm sạch bề mặt kim loại, chất tẩy." "Theo quy định, khi súc xả đường ống, Formosa có trách nhiệm phải thông báo cho địa phương việc súc xả đường ống diễn ra từ thời điểm nào tới thời điểm nào, nhưng Formosa không thông báo, cũng không báo cáo các cơ quan ở địa phương về việc súc rửa đường ống." ("Formosa nhập nhiều hóa chất cực độc", Tờ VNNet còn cho biết "1 thợ lặn Formosa tử vong, 5 người nhập viện" khi lặn xuống biển nơi đường ống của Formosa dẫn ra.(16)
Đài BBC cho biết, Tập đoàn Formosa xuất thân từ Đài Loan với vốn đầu tư nhiều tỉ USD cũng đã từng vi phạm pháp luật ở nhiều nơi trên thế giới. Ngay ở Đài Loan Tập đoàn này cũng đã bị phạt vì gây thiệt hại môi trường. "Chẳng hạn hồi tháng 7/2010, Formosa bị cho là "gây ô nhiễm không khí vùng miền Trung Đài Loan" sau một vụ cháy công nghiệp tại nhà máy ở Mai Liao của họ".(17)
Ông nói gà bà nói vịt và tâm trạng gà hóc phải tóc của các quan lớn ở trung ương
Trong khi nhiều cơ quan chính quyền địa phương ngay trong một số ngày đầu đã đưa ra những nhận định khá rõ ràng về nguyên nhân đưa đến đại nạn làm cá chết hàng loạt, nhưng suốt trên ba tuần nhiều bộ trưởng, thứ trưởng không chỉ trốn tránh không thực hiện trách nhiệm điều tra nghiêm túc và minh bạch, mà lại còn tìm cách bao che cho Formosa hoặc đưa ra những tin và lập luận rất mâu thuẫn với nhau, thậm chí cực kì ngớ ngẩn.

3 tuần sau đến lượt cá biển ở khu Thừa Thiên-Huế bị chết, tờ Công an nhân dân ngày 26.4 đưa tít "Nước biển vùng cá chết được xác định nhiễm kim loại nặng": Chiều 26-4, Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên- Huế đã có kết quả phân tích mẫu nước lấy tại khu vực đầm Lập An, cửa biển Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) vào thời điểm xuất hiện cá chết tràn lan.
"Riêng các thông số gồm tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển cũng như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Theo đánh giá ban đầu của cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên- Huế, khả năng chất độc trong môi trường nước gây sự cố cá chết hàng loạt xuất hiện từ vùng biển phía Bắc của tỉnh."(18)
Trong khi cấp địa phương dẫn chứng rất rõ ràng như thế, nhưng trong cuộc họp báo tối 27.4 Thứ trưởng bộ Thiên nhiên và môi trường Võ Tuấn Nhân đã làm trên 200 nhà báo lề phải vừa thất vọng, vừa rất bất bình về thái độ vô trách nhiệm và lấp liếm. Sau cuộc họp kín nhiều tiếng đồng hồ của đại diện nhiều bộ và cơ quan do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà chủ trì, khiến các nhà báo phải chờ đợi đến cả nửa ngày. Nhưng cuối cùng Trần Hồng Hà đã đẩy Thứ trưởng TN&MT Võ Tuấn Nhân mở "Buổi họp báo chỉ diễn ra trong 6 phút"(19). Trong đó ông khẳng định "Formosa vô can" (ld9274).
Sau khi đưa ra 2 giả thuyết về nguyên nhân làm cá biển chết hàng loạt (hóa chất độc và "hiện tượng thủy triều đỏ") ông Nhân khẳng định: "Đến nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt. Qua số liệu quan trắc và đánh giá của cả các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, môi trường nước biển chưa phát hiện các thông số môi trường vượt quy chuẩn quy định"(20). Sau đó ông Nhân chuồn mất!
Trong cuộc gặp riêng Võ Tuấn Nhân, tờ Thanh niên đã tường thuật câu hỏi và trờ lời của Thứ trưởng TN&MT bảo vệ cho Formosa thật là kì lạ: 
Thưa ông, trong 2 nhóm nguyên nhân thì nhóm thứ nhất nói có thể do độc tố thải ra từ hoạt động của con người, vậy cụ thể độc tố là gì? Có độc tố nào trùng với hơn 40 loại hóa chất mà Formosa được phép nhập khẩu vào VN để súc rửa đường ống không?
- Chúng tôi chưa phát hiện ra….
- Tôi xin khẳng định, về mặt pháp luật, họ vẫn hoạt động đúng theo pháp luật nước ta. Về mặt xả ra môi trường, liên quan đến hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung, đến nay chưa đủ căn cứ để kết luận 
Ông có thể cho biết kết quả phân tích mẫu nước và mẫu cá của Bộ?
- Cái này nói ra phải có căn cứ giấy tờ cụ thể, rất dài, rất nhiều thông số.(21)
Trong khi giữ thái độ câm và điếc không thông tin chính xác và nguội lạnh trước những bức xúc của nhân dân cả nước, nhưng Võ Tuấn Nhân lại rất thính tai và năng động trước câu hỏi của một nữ phóng viên về tin không tốt cho chế độ là nguy cơ ngành du lịch có thể bị tê liệt và yêu cầu bà tắt máy ghi âm. Bà hỏi:
"Thưa ông trong cái kiểm nghiệm gần đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế, chỗ có một loạt các bè cá chết, thì họ có nói trong nước kiểm nghiệm ra có kim loại nặng. Vấn đề ở đây là trong thời gian tới, chúng tôi muốn là mình có thể trong một thời gian ngắn, vì mùa du lịch sắp tới rồi, mà cá thì…"
"Nghe tới đây, ông Võ Tuấn Nhân liền khoát tay ra hiệu dừng lại và nói: "Tắt máy. Tắt máy nghe. Xin lỗi. Không, không, để anh nói riêng với em. Đừng hỏi câu đó. Hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình. Nhá. Em hỏi câu đó làm tổn hại cho đất nước của mình".(22)
Không chỉ trên 200 nhà báo lề phải hoàn toàn thất vọng về "cuộc họp báo 6 phút" của Thứ trưởng TN&MT Võ Tuấn Nhân mà nhiều nhà khoa học cũng đã kịch liệt chỉ trích những lời tuyên bố láo lếu của ông. GS-TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, nói thẳng: "Bộ TN-MT là cơ quan chức năng được nhà nước giao nhiệm vụ nhưng kết luận như vậy là không hợp logic diễn biến của vụ việc."
Giả thuyết "thủy triều đỏ" đến ngay trong cuộc họp của Nguyễn Xuân Phúc ngày hôm sau cũng bị bác bỏ. Có lẽ trước sự bất bình ngày càng mãnh liệt của nhân dân về cuộc "họp báo 6 phút" tối trước, nên trong cuộc họp của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã vội vàng để Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà đã phải bay ra Hà Tĩnh thị sát việc xả thải của Formosa ngày 28.4 để nhằm xoa dịu dư luận. Tại đây Trần Hồng Hà đã tuyên bố "pháp luật Việt Nam không chấp nhận việc đặt ống ngầm xả thải". Như thế ông đã phủ nhận lời của người dưới quyền ông là Thứ trưởng TN&MT Võ Tuấn Nhân chỉ vài ngày trước đó. Ngoài ra ông Hà còn nhận khuyết điểm để cuộc điều tra chậm chạp…(23)
*
Tại Hội nghị Cán bộ toàn quốc với sự tham dự của trên 1000 cán bộ cao cấp ngày 27.2.12 Nguyễn Phú Trọng đã than và trách móc:
"Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu - nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không?"
Ông Trọng lên giọng đạo đức tiếp: "Người sống trong lâu đài nghĩ khác người ở trong nhà tranh". Và mỉa mai, đe dọa, "Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai?"(24)
Có lẽ khi ấy vì mới lần đầu nắm chức Tổng bí thư nên Nguyễn Phú Trọng còn có tâm trạng lo lắng như thế. Nhưng nay sau chiến thắng lớn tại ĐH 12 vừa qua để ngồi tiếp trong lâu đài quyền lực và để hưởng thịt, cá loại ngon, sạch không phải trả tiền nên lòng Nguyễn Phú Trọng đã nguội lạnh, thờ ơ. Bây giờ người ngồi trong cung điện, được hưởng thịt, cá loại ngon, sạch làm sao còn biết tới ngư dân thất nghiệp chịu cảnh đói rách vì thảm họa cá biển và nhân dân nhiều nơi có thể bị ăn cá và mắm độc? Đối với ông Trọng những chuyện như thế chẳng đáng quan tâm. Chả thế ông vẫn đủng đỉnh tới thăm Ban giám đốc tỉ phú Dollar Formosa Hà Tĩnh và khen ngợi cách làm ăn của họ, chẳng thèm đoái hoài tới tiếng than ngất trời của dân lành, mặc dầu gần một tháng vẫn không có cơ quan nào của đảng lẫn nhà nước tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt. Thái độ này của ông Trọng cũng không lạ, ngay cả khi “kẻ lạ” đang rình rập để thôn tính biển Đông, nhưng Hè 2010 với tư cách là Chủ tịch Quốc hội khi ấy Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố "Tình hình biển Đông không có gì mới!" và cấm Quốc hội không được bàn! Nay những chất phế thải cực kì độc hại tự do thải ra biển của tập đoàn Formosa không có gì mới, không có gì nguy hiểm, như tình hình biển Đông không có gì mới? Thế mới biết quyền hét ra lửa của vài người cầm đầu chế độ toàn trị, tha hồ tự do nhào lặn biến đen thành trắng, đổi có thành không!
Trong một xã hội pháp trị theo Dân chủ đa nguyên thì khi một cá nhân hay tổ chức đang bị điều tra, người có trách nhiệm trong nhà nước không được phép có những hành động gây cản trở hoặc can thiệp công cuộc điều tra. Trong vụ cá chết hàng loạt ở duyên hải nhiều tỉnh miền Trung từ đầu tháng 4 và tập đoàn Formosa đang trở thành đối tượng điều tra của các cơ quan có thẩm quyền, nhưng người cầm đầu chế độ là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cố tình lại thăm và gặp Ban giám đốc Formosa ngày 22.4 và còn khen ngợi thành quả kinh doanh của công ty Đài loan này. Như thế Nguyễn Phú Trọng đã lợi dụng uy quyền riêng để cản trở, làm đình hoãn cuộc điều tra và còn tạo ra cơ hội tốt để Formosa xóa sạch các tang chứng!
Sau Đại hội 12 một vài nhân vật có quyền lực đang lợi dụng uy quyền để phục vụ lợi ích cá nhân và đánh bóng bộ mặt. Nguyễn Phú Trọng chọn một số tỉnh miền Nam đi thăm để nhằm đánh tan dư luận là kì thị Nam-Bắc. Còn Nguyễn Xuân Phúc thì tung ra một vài chiêu để tạo dư luận chú ý tới mình. Nhưng cả hai đã nguội lạnh, không thèm để ý tới dư luận sôi sục trên cả nước suốt mấy tuần qua trước đại nạn cá chết hàng loạt suốt dọc duyên hải nhiều tỉnh miền Trung. 
Trong những tuần lễ vừa qua nhân đân cả nước, kể cả các đảng viên tiến bộ và ngay cả nhiều báo lề đảng, đã thấy càng rõ sự bất lực, thái độ vô trách nhiệm, nhân nghĩa giả dối và suy thoái đạo đức cùng cực của nhiều người cầm đầu chế độ toàn trị, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng! Họ chỉ lo quyền lợi riêng, nhưng nguội lạnh trước bức xúc của nhân dân và quyền lợi chính đáng của đất nước! 
Nhiều tổ chức, nhân sĩ và chuyên viên đã công khai lên tiếng:
"Đây là một tệ nạn chính trị hết sức kinh tởm. Vụ Formosa bộc lộ rõ ràng thói vô cảm và vô trách nhiệm của nhà cầm quyền CS đối với lợi ích quốc gia, cuộc sống dân lành. Nó cũng cho thấy sự bất lực và chậm chạp của cả một hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trước một quốc nạn có tầm mức to lớn chưa từng thấy. Sự chậm trễ ấy đã tạo điều kiện cho nghi can kịp xóa hết dấu tích tội lỗi. Nó cũng hé lộ nhiều thế lực bảo bọc nghi can, che giấu sự thật, đánh lừa dư luận qua những phát ngôn đầy hàm ý hay cố mập mờ của một số quan chức cấp bộ lẫn tỉnh và nhất là qua hành vi ủy lạo tinh thần hà hơi tiếp sức của người đứng đầu đảng Cộng sản đối với tập đoàn Formosa đầy thành tích bất hảo."(25)
Ngày mai nhân dân các giới -đi đầu là trí thức, thanh niên và đảng viên tiến bộ- sẽ xuống đường ở Hà nội, Sài gòn và nhiều nơi khác đòi “Trả lại biển xanh cho chúng tôi, chúng tôi chọn tôm cá”. Mọi người đang đồng thanh đòi:
+ Nhân dân muốn biết rõ nhanh và công khai thủ phạm đã gây ra thảm trạng cá chết hàng loạt. Phải chấm dứt ngay những nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường!
+ Bồi thường thiệt hại cho ngư dân và các cơ sở du lịch!
+ Công khai các cơ quan và cá nhân nào đã cố tình làm chậm, làm sai, đánh lạc dư luận và phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhân dân!
30.4.16
_____________________________________
Ghi chú:
(1) Thanh niên (TN )21.4, BBC 23.4
(2) TN 21.4
(3) Như trên (nt)
(4) VN Net (VNN) 22.4
(5) Chính phủ (CP), VNN 22.4
(6) VNN 22.4
(7) BBC 234, VOA 244,VNN 2.24, facebook Lang Anh 23.4
(8) VOV 23.4
(9) CP 17.4
(10) Tuổi trẻ (TT) 25.4
(11) VOA 24.4.
(12) Dân trí 24.4
(13) VNN 23.4
(14) LS Đào Tăng Dực
(15) TT 25.4 .
(16) VNN25.4
(17) BBC26.4….
(18) Công an nhân dân (CAND) 26.4
(19) CAND 27.4
(20) TN 28.4
(21) TN 28.4
(22) VOA 28.4
(23) Lao động 28.4
(24) Cộng sản 27.2.12
(25) TUYÊN BỐ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỘC LẬP VỀ THẢM HỌA QUỐC GIA TẠI CÁC TỈNH MIỀN TRUNG, 29.4

MẸ NẤM * NĂNG LỰC VIỆT CỘNG

Ứng phó với thảm hoạ và năng lực lãnh đạo

Mẹ Nấm (Danlambao) -Sáng ngày 29 và 30/4/2016, ngư dân tại Xuân Hòa, Quảng Xuân – Quảng Bình đem cá biển và giăng lưới chặn đường quốc lộ vì bức xúc do không thể bán được cá đánh bắt xa bờ.
Trước đó, ngày 28/4/2016, Chính phủ có công điện do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký về việc nghiêm cấm sử dụng, kinh doanh, tiêu thụ thủy, hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế.
Công điện nêu rõ: “Để bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của người dân, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành thu gom, xử lý hết, kịp thời số lượng thủy, hải sản chết (bao gồm thủy, hải sản nuôi trồng và tự nhiên) bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

Đồng thời tăng cường tuyên truyền về việc mất an toàn thực phẩm, hướng dẫn người dân không sử dụng các sản phẩm từ thủy, hải sản chết; nghiêm cấm việc tiêu thụ, thu gom, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thủy, hải sản chết làm thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc, gia cầm” (1)
Ngoài giải pháp cấm cản này, không thấy thêm động thái hỗ trợ các thuyền đánh bắt xa bờ ra sao. Cấm trước cho an toàn cái đã.
Đã có dư luận cho rằng báo chí làm quá, mọi người kêu ầm lên nên bà con không bán được cá. Dư luận có quyền phán xét như vậy bởi ai mà không thương ngư dân? Nhưng nói đi cũng phải nói lại, bạn có dám mạo hiểm cuộc đời của mình hay con cái mình để ăn cá ủng hộ ngư dân khi chưa biết chắc nó có an toàn hay không không?
Nói đến đây phải nói đến trách nhiệm của chính phủ!
Tại sao không có giải pháp đảm bảo nguồn gốc cá để bà con đừng phẫn nộ như ở Quảng Bình?
Tôi xin chia sẻ một bài viết ngắn của một anh bạn, để so sánh một chút với Singapore, qua đó chúng ta có thể thấy năng lực lãnh đạo và tầm nhìn của chính phủ Việt Nam.
Đầu năm 2015, Singapore đã có một thảm họa môi sinh hải dương gây ra bởi HABs (thủy triều đỏ) khiến 77 nhà nuôi cá bè dọc eo biển Johor thiệt hại hàng triệu đô Singapore. Đây là mức thiệt hại cao nhất trong một thập kỷ qua tại các bè nuôi cá của ngư dân Singapore. Có hơn 600 tấn cá nuôi bè đã chết. 
Cục Quản lý Nông sản Thực phẩm và Thú y Singapore (AVA) đã phải vào cuộc cùng các viện nghiên cứu, các trường đại học tại Singapore để nghiên cứu chuyên sâu, có thể phòng ngừa những đợt HABs trong tương lai. Những nghiên cứu này mất ít nhất là 3 năm mới có thể có kết quả và biện pháp phòng ngừa tốt nhất.
Singapore đã xử lý 'khủng hoảng' nghề cá của họ một cách chuyên nghiệp trước thảm họa môi sinh và không hề có khủng hoảng xảy ra và lan rộng. Mọi việc minh bạch, xác định rõ ràng nguyên nhân và triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa, nghiên cứu... 
Sau hơn 1 năm, AVA đã có chính sách đền bù thiệt hại cho các bè nuôi cá bị dịch tảo HABs năm 2015 tàn phá. Chính phủ "đền bù" cho người nuôi cá chứ không hề có thái độ "cứu trợ" vì đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của AVA và chính phủ Singapore trước người dân Singapore nói chung và ngư dân nói riêng.
Sự khác biệt trong hai kiểu gọi tên cách hành xử hậu thảm họa môi trường giữa Singapore và Việt Nam cho thấy còn lâu chúng ta mời theo kịp họ.
Singapore gọi cách họ xử lý với thảm họa môi trường HABs - thủy triều đỏ năm 2015 là "đền bù" thiệt hại cho ngư dân và những người nuôi cá.
Việt Nam đang ra rả rao giảng bài ca đạo đức "cứu trợ" ngư dân miền Trung khi thảm họa môi trường biển xảy ra.
Đó, hai quan điểm, hai cách nhìn và cách xử lý vấn đề gần như cùng một bản chất nhưng nó khác xa nhau lắm bá tánh [lỡ] mang dòng máu Việt ạ!
Sẽ khập khiễng nếu phải so sánh giữa hai quốc gia Việt Nam và Singapore.
Nhưng để thay đổi tình hình hiện nay, Việt Nam chỉ có một lựa chọn là công khai và minh bạch các thông tin bị nghi vấn liên quan đến thảm họa môi trường. 
Tại sao đến bây giờ toàn dân vẫn chưa có câu trả lời chính thức dù trước đó có thông báo rằng Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin truyền thông sẽ có câu trả lời chính thức cho báo chí vào chiều 29/4/2016?


Bài viết có sử dụng tư liệu của anh Bao Thien.

Nguồn hình: Hoàng Đức Thụ & Thảo Shi


NGUYỄN THỊ THANH BÌNH * 30 THÁNG 4

Những tra vấn tháng 4 tự trả lời



Nhà văn Đặng Phùng Quân - Những nước cộng sản hiện hữu là những tàn tích của thử nghiệm một mô hình xã hội, trả một giá xương máu cho nhân loại. Hai đặc điểm cơ bản của những nước mệnh danh xã hội chủ nghĩa này là một guồng máy khủng bố có sách lược và một hệ thống xã hội băng hoại. "Nhà cầm quyền Hà Nội hiện tại" tiêu biểu cho bộ mặt của chế độ quân chủ phong kiến thời đại trong quá trình theo quy luật lịch sử là đang ở giai đoạn suy thoái, tất yếu sụp đổ từ trong nội tạng của nó.
*

(Nguyễn thị Thanh Bình nhận định & thực hiện với Trần Doãn Nho và Đặng Phùng Quân)
1. Sau hơn 20 năm dòng sông Bến Hải ngăn cách chia đôi, và người Việt chúng ta trải qua cuộc nội chiến bắn giết nhau huynh đệ tương tàn, bây giờ nhìn lại ngày 30/4/1975, anh còn nhớ tâm cảm và hình ảnh đậm đặc nào in sâu trong lòng mình nhất? Khi ở Miền Nam lúc ấy, thành phố bấn động xé nát bởi những tiếng gầm rú của chiến xa, khói súng. Với Bắc Việt vẫn được tiếng là đội quân hiếu chiến, giỏi thói xiềng chân cố thủ, và quân đội rầm rầm hung hãn xe tăng thiết giáp, súng ống đâm sập cổng Dinh Độc Lập, nơi có vị Tổng Thống 48 giờ Dương Văn Minh và nội các đã chờ sẵn để “bàn giao lịch sử”, vì cố tránh cho Sài Gòn những cuộc đổ máu không cần thiết. Trong trường hợp xem ra hàng phục thay vì “trung lập” này, kẻ chiến thắng tha hồ hống hách nhìn kẻ chiến bại như chẳng có gì, còn gì để nói chuyện “bàn giao”, ngoài thái độ hả hê mở khóa 16 tấn vàng quốc gia để rồi mang đi cống nộp cho quốc tế C.S. Liên Xô lúc bấy giờ. Cũng từ phút giây ấy, Cộng quân “triệt hạ”, vứt bỏ trước tiên lá Cờ Vàng VNCH, vinh danh và dựng ngay lá Cờ Đỏ Phúc Kiến trên toàn bộ nóc nhà ủ dột của dân tộc VN. Và như thế, liệu khi dùng bạo lực vũ trang xâm chiếm Miền Nam với mục đích “đi cứu nước”, “giải phóng Nam Miền Nam”, và “thống nhất đất nước”, vào thời điểm ấy liệu lính Bắc Việt có thấy một và chỉ một người lính Mỹ nào còn lai vãng? Và sau 41 năm “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào” và “Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…” như Lê Duẩn thú nhận, anh thấy được bài học lịch sử gì ở đây và bản chất của công cuộc “giải phóng” này ra sao?
2. Mới đây ở ngoài nước, những người Việt tỵ nạn đã có thêm một cụm từ “Ngày Hành Trình Tìm Tự Do” để gọi Ngày 30 tháng 4, mặc dù có thể ba chữ “Ngày Quốc Hận” đã là một cách dùng, cách gọi quen thuộc. Theo nhà văn Trần Vũ thì đây là “Ngày Chiến Thắng của Cái Ác”, và như thế cũng không khác gì với tên gọi của Luật Sư đang bị cầm tù Nguyễn Văn Đài là “Ngày của Cái Ác đã Chiến Thắng”. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến cụm từ vẫn không còn xa lạ gì với dân gian: “Ác với dân”, và 3 chữ “hèn với giặc” đi đầu, kể từ Ngày được gọi là Đại Thắng Mùa Xuân, Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước Về Một Mối, Nam Bắc Sum Họp Một Nhà… Do đó, tên gọi có khi không quan trọng vì ai cũng đã thấy rõ sự giả dối, giả tạo, đánh tráo khái niệm của từng tên gọi, và không ai trong chúng ta là không tự hỏi cuộc chiến đã thực sự tàn chưa, hay những người con dân Việt vẫn phải đối đầu từng ngày cho những cuộc chiến khác?
Và thay vì phải loay hoay tranh cãi cho một tên gọi không thực tế, anh định sẽ làm gì trong ngày 30/4, như khui sâm banh cụng ly ăn mừng, khi lòng mở hội vì VN ta còn đánh thắng cả siêu cường Mỹ (thì nhằm nhò gì anh hàng xóm xấu bụng to lớn, sao lại dở trò lấn lướt được?) hoặc nên làm gì như mặc áo đen hay áo trắng đổ xô ra đường, và đi lặng lẽ như một ngày để tang chung cho những anh linh tử sĩ, chiến sĩ, đồng bào vô tội đã đền nợ nước của cả hai bên?
3. Lẽ nào anh chỉ thừ người ra, vọng tưởng đôi chút và không làm gì cả như một ngày nghỉ lễ, hoặc may lắm là viết vội những cảm xúc… thơ tháng 4? Hay với những người con lưu lạc tỵ nạn xứ người, có gắn kết với biến cố, sự kiện lịch sử này, liệu 41 năm sau có còn thấy mình muốn sờ lại hoặc xoa dịu vết thương cũ, để biết rằng chỉ có mình là nên tự trách mình: “Tôi Làm Tôi Mất Nước” như một tựa sách của Lê văn Phúc chăng.
Và bây giờ với mốc điểm vẫn còn lắm tang thương của 30/4, anh nghĩ sao khi Đảng CSVN vẫn tiếp tục ăn mừng kỷ niệm chiến thắng, với những tổ chức rình rang như diễu binh, diễn hành, trưng bày triển lãm di sản chiến tranh, cờ quạt văn nghệ đàn đúm mời gọi đông đảo, cốt giương oai thành quả cách mạng, trong khi biết bao nỗi đau ngút ngàn khác vẫn chưa có cơ may hàn gắn được? Liệu có cách chi để lòng người bớt ly tán, khi nhà cầm quyền này hoàn toàn không thực tâm muốn hòa giải với trước hết là những người trong nước với nhau và giữa những mặc cảm của người Miền Nam cũ thua trận đang có những phân biệt đối xử?
4. Nhiều người cho rằng nhà nước của XHCN này là nhà nước của riêng 4 triệu đảng viên với “còn đảng còn mình” và cho gia đình họ, nên không thể và không phải là nhà nước của 90 triệu dân được quyền chọn lựa. Anh có nghĩ đây là lý do chính đáng khiến đa số những người VN nếu có cơ hội sẽ nhấc bổng đôi chân mình lên để tự bỏ-phiếu-chân cho những thăm dò không thể sống chung được với CS. Bấy lâu nay người ta vẫn thấy “nếu cột đèn biết đi cũng sẽ đi”, nhưng tại sao với cả những du học sinh tràn đầy chất xám cho nước nhà cũng “một đi không trở lại” hoặc chỉ 1, 2 người trong số 13, 14 người buộc trở về nước mà thôi? Nhất là cho đến thời điểm này, những người VN vẫn còn muốn tìm đường bỏ nước ra đi. Đó là chưa kể tình trạng rẻ rúng của những phụ nữ Việt Nam phải bán mình nô lệ tình dục khắp bốn phương, và thanh niên tìm cách đi lao động xứ người để kiếm sống, cùng dành dụm nuôi gia đình. Vậy thử hỏi với 2/3 dân số Việt Nam bây giờ là tuổi trẻ, là những người không hề có quá khứ, ký ức chiến tranh hận thù, nhưng sao họ vẫn không thể gầy dựng nổi một tinh thần yêu nước như người Nhật để mang đất nước đi lên, hoặc phải biết noi gương cha ông mình. Hay lý do không còn ai buồn dạy dỗ, giáo dục, hâm nóng trong họ những bài học công dân lịch sử đáng nhớ, để còn thấy hãnh diện mình là người Việt Nam bất khuất chăng.
Nói với họ điều gì đây trong dịp 30/4 này, khi ngoài kia Biển Đông đang dậy sóng từng ngày và nơi đây nước Việt đang có cuộc “xâm thực” cá chết và biển chết ở Miền Trung, mà thực sự không ai dám đứng lên hỏi cho ra lẽ một nhà nước chỉ biết hãnh tiến với ngoại quốc rằng: “VN chúng tôi tự hào đã đánh thắng tới ba đế quốc sừng sỏ”, khi chính Thủ Tướng Thái Lan đã phải buộc miệng với cố Thủ Tướng VN là Võ Văn Kiệt lúc ấy: “Chúng tôi tự hào đã không phải đánh nhau với đế quốc nào cả”. Lúc ấy là năm 1991, còn lúc này là năm 2016, thử hỏi tuổi trẻ và trí thức VN phải làm gì, để hòng đẩy lùi “Ngày 30/4 Oan Khiên” không còn trở về tra vấn những con người cùng một dòng máu Việt Nam?
Trả lời tổng quát của nhà văn Trần Doãn Nho:
Trước hết, xin được cám ơn phỏng vấn viên, nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình. Bản thân những câu hỏi của cô không chỉ là những tra vấn mà là một nỗi dằn xé, ray rứt. Đọc những câu hỏi mà như đọc nỗi trăn trở của chính mình. Hơn thế nữa, mỗi câu hỏi vừa là nỗi trăn trở lại vừa chứa đựng câu trả lời. 
Mà cũng không chỉ đến ngày 30 tháng 4 mới trăn trở. Với tôi, đó là một trăn trở hàng ngày. Chúng ta sống trong thân phận của những người thua cuộc 30 tháng Tư, đâu có khi nào nguôi ngoai. Ra đi, chúng ta sống một lần hai thế giới: một người Mỹ/Úc/Pháp/Canada… trong tâm thức một người Việt. Một hình thức nhị trùng nhân cách! Vừa hưởng thụ lại vừa đau đớn vì những gì đang có. Một đổi chát nghiệt ngã! Những tranh cãi về tên gọi ngày 30 tháng Tư, thực tế, chỉ là phản ảnh những trăn trở không nguôi của người lưu vong. Nó trở thành một nỗi đau hàng ngày. Tranh cãi chữ nghĩa làm chúng ta đau thêm, nhưng biết làm sao được. Chấp nhận tự do có nghĩa là chấp nhận cả những gì tích cực lẫn những gì tiêu cực. Cứ xem những tranh cãi của các ứng cử viên tổng thống Mỹ hiện nay, ta sẽ thấy đâu chỉ có cộng đồng người Việt là “nhiều chuyện”. Một nước Mỹ hùng cường là thế, văn minh là thế, tiến bộ là thế, dân chủ là thế mà cũng đầy dẫy những vấn nạn, nói gì đến Việt Nam, nhất là Việt Nam của những người mang vết thương 30 tháng Tư!
Dẫu vậy, với tôi, hải ngoại lại chứa đựng mầm mống của tương lai. Hải ngoại là một Việt Nam khác. Một VNCH nối dài, nói như Tạ Chí Đại Trường. Hải ngoại có một nền văn học. Hải ngoại có những tổ chức cộng đồng. Hải ngoại có báo chí, có truyền thông. Hải ngoại bảo tồn truyền thống. Hải ngoại chuyển sức sống của mình vào trong nước. Tuy phân tán và tranh cãi lẫn nhau, nhưng hải ngoại là một thực thể, một thế lực và là là một đối trọng đối với nhà cầm quyền Cộng Sản. Hơn thế nữa, một chỗ dựa vững chắc cho phong trào dân chủ trong nước. Tiếng nói của hải ngoại vẫn có một ảnh hưởng đáng kể vào trong nước. Nhiều người trong nước, khi bị đàn áp, vẫn tìm thấy một chỗ dựa ở hải ngoại. Có thể nói, hải ngoại là một hậu phương lớn, chứa đựng một không gian tích cực để gieo mầm mống của tương lai. Tôi cảm thấy tự hào với cái hải ngoại của mình. Và trong khả năng nhỏ bé của mình, tôi đã và đang đóng góp một chút công sức của mình vào đó. Bằng văn học. 
Vả lại, đâu phải chỉ chúng ta mới đau nỗi đau 30 tháng Tư. Nỗi đau này hiện đang giằng xé cả những người đã từng nằm trong phe chiến thắng. Hãy vào trang Bâu Xít hay những blog của những bloggers hiện đang sống trong nước mà xem. Xu thế đòi dân chủ càng ngày càng lan rộng, từ những người tuổi đảng (CS) đầy mình cho đến giới trẻ lớn lên sau ngày 30 tháng Tư. Những giá trị VNCH âm thầm trở lại trong nhiều sinh hoạt xã hội. Và đôi khi, thâm nhập ngay trong guồng máy nhà nước.
41 năm dằng dặc! Đời thì quá ngắn. Lịch sử lại quá dài và vô tình. Nhưng tôi tin rằng lịch sử luôn luôn chuyển động, hướng về cái văn minh, cái tiến bộ. Hãy góp phần mình trong chuyển động đó của lịch sử. Với những gì mình đang có.
Và đây là những vần thơ tháng 4:
Chiều 29 tháng 4 trên đường Công Lý

thành phố thất thần
bóng tối đến sớm
mây thấp và cửa đóng, đường run
năm giờ chiều, chiếc đồng hồ bứt rứt
tôi đi trong bóng của mình

dinh Ðộc Lập úa
như phế tích âm thầm
góc đường Hồng Thập Tự - Công Lý
toán lính nhảy dù ngồi ăn cơm
lá rơi trên tấm poncho
lá rơi trên ga-men
lá rơi thảng thốt
chiếc áo trận nhòe
ngậm ngùi lịch sử

lá rơi, rơi
mải miết như đùa
như trò chơi
như mơ như thực
cuộc phế hưng bủn rủn phận người.

lính nhảy dù, người ngồi kẻ đứng
súng nghiêng
nhắm vào thành phố vô hồn
những góc đường bối rối
dấu chân chìm

đêm xuống nhanh
cho một ngày mai khác

ngày mai mặt trời vẫn sẽ lên
thành phố khép chặt
lạnh
và quên.

Trả lời của GS nhà văn Đặng Phùng Quân:
1/ Với tư cách là một nhà nghiên cứu chiến đấu (tôi dùng từ ngữ của người Pháp: militant), trong Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít (khởi sự viết đã lâu trong dự án luận về cơ sở tư tưởng thời quá độ, song khi khai triển vấn đề, đã vượt khuôn khổ để trở thành một quyển sách) ở chương 9, khi phê phán thực tiễn chủ nghĩa Mác, trước sự sụp đổ của khối Liên xô và Đông Âu và ý thức hệ cộng sản, hiện tại chỉ còn một số nước như Trung Cộng, Việt nam, Miên, Lào, Cuba vẫn duy trì độc đảng CS, tôi gọi là những nước trầm tích hậu cộng sản.
Đặc điểm của những nước trầm tích này là khoác bộ mặt chủ nghĩa xã hội nhà nước, song thực tế là một chủ nghĩa nhà nước chuyên chính với một giai cấp bóc lột mới từ một đảng gồm những người có đặc lợi, đặc quyền nắm giữ độc quyền cai trị.
2/ Vào thời điểm tôi nhận được Bản luân lưu lên tiếng kháng cáo Trung Cộng âm mưu chiếm đoạt hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa, kêu gọi "chính quyền Việt Nam" phải có "động thái", tôi không ký vì một lý do đơn giản, tôi không nhìn nhận "nhà cầm quyền Hà Nội".
Chế độ Cộng sản (hình thức mới của chế độ quân chủ phong kiến) khởi sự một "triều đại" với những con người đảm lược, "nằm gai nếm mật", "tôi luyện trong lò đào tạo quốc tế" để tiến tới thành công, thắng lợi trong việc nắm được quyền bính, xây dựng thành một khối thống nhất, là đỉnh cao nhất của quyền lực, (song như những Milovan Djilas, Svetozar Stojanovic lớn lên và kinh qua trải nghiệm thực tế trong thế giới cộng sản đó, đã nhận xét) khối quyền lực đó đã sản sinh ra một hệ thống giai cấp bóc lột mới, bắt nguồn từ một độc đảng gồm những người có đặc lợi, đặc quyền vì nắm giữ độc quyền cai trị xã hội, người ta không thừa kế điều gì ngoài việc len lỏi leo lên địa vị cao trên bậc thang quyền lực, đòi hỏi trung thành với đảng, tức là với giai cấp mới này.
Những đặc điểm của giai cấp mới này là độc quyền cai trị, củng cố bằng những tín điều thư lại; về mặt lý luận thì chế độ đó mở ra với mọi người, song thực chất nó tập trung quyền trong tay thiểu số lãnh đạo, nó lại gia tăng đặc quyền đặc lợi cho những kẻ gia nhập tổ chức này. 
Những nước cộng sản hiện hữu là những tàn tích của thử nghiệm một mô hình xã hội, trả một giá xương máu cho nhân loại. Hai đặc điểm cơ bản của những nước mệnh danh xã hội chủ nghĩa này là một guồng máy khủng bố có sách lược và một hệ thống xã hội băng hoại. 
"Nhà cầm quyền Hà Nội hiện tại" tiêu biểu cho bộ mặt của chế độ quân chủ phong kiến thời đại trong quá trình theo quy luật lịch sử là đang ở giai đoạn suy thoái, tất yếu sụp đổ từ trong nội tạng của nó.
3/ Điều kiện ắt có và đủ để chế độ cộng sản tại Việt nam sụp đổ là: toàn dân chán ghét đến độ bất chấp bạo quyền với guồng máy công an cảnh bị đàn áp, trường kỳ nổi dậy chống áp bức; thế hệ 70s, 80s, và 90s thoát bỏ ý thức hệ cộng sản, đi tìm lý tưởng cho mai hậu và đối kháng đám Khuyển Ưng của Hán bang quỉ quyệt; những tranh giành quyền lực trong Đảng gay gắt dẫn tới phân hoá TW tan rã.
Lý ưng, một đất nước xã hội băng hoại như thế không thể tồn tại: một là cao trào dân chủ tất thắng, hai là nó sẽ chuyển hoá thành một nước "chủ nghĩa quân phiệt" hầu như phổ biến trên chính trường vùng Trung Đông và Đông Nam Á, bởi vì cơ bản của nền chính trị này là chế độ cực quyền, độc tài và tham nhũng; danh xưng "đảng CS tiên tiến vô sản", "chủ nghĩa xã hội" chỉ là hư từ chính trị, ba là đất nước sẽ là một phiên bang của khối Trung hoa Đại đạo trước ngưỡng cửa Thế chiến Ba bùng nổ ? 

4/ Thử minh họa một cách cụ thể đất nước Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua như sau:
4.1 bọn thống trị là ai ? bộ Chính trị & TW đảng CS: vật tạo sinh quái đản của tập đoàn mệnh danh là đảng cộng sản, phản lại quan niệm của Karl Marx, Chúa Trời của đảng CS/tôn giáo mới thời đại này, bởi quan niệm của Marx rõ rệt là:
- Không tách rời vai trò của người cộng sản như một nhóm cách mạng chuyên nghiệp nhân danh giai cấp công nhân để tranh đấu;
- Không quan niệm Đảng là một bộ phận ở bên trên lãnh đạo quần chúng
Vậy bọn chúng là gì? phản giáo, cơ hội chủ nghĩa, phá hủy thánh tượng Karl-Marx, lãnh chúa phong kiến mới tọa ngự trong những lâu đài hiện đại, biệt lập với quần chúng dân đen (cứ nhìn cánh tượng môi sinh Hà Nội [khu biệt thự sang trọng đối diện với khu dân cư nhà lá] ngày nay phản ảnh sự thực đó)
4.2 Nhân dân là ai? Quần chúng dân đen chịu mọi cảnh ngộ: chính quyền cướp đất của dân, nhà nước dâng đất, biển đảo cho Tàu Cộng, chia rẽ cư dân Nam Bắc, phụ nữ bán mình, làm nô lệ, đồ chơi cho ngoại nhân khắp phương, trai tráng làm công, nô lệ lao động ở xứ người, v.v...
Ngày trước, nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu từng cảnh tỉnh toàn dân:
Năm mươi triệu há ngồi chịu chết?
Cũng có phen kịch liệt một lần
Huống chi 90 triệu dân đen ngày nay, há ngồi chịu chết trước bạo quyền khuyển ưng/đày tớ cho hết Liên xô tới Tàu cộng?

NGUYỄN NGỌC GIÀ * ƠN CỘNG HÒA

Tôi biết ơn Việt Nam Cộng Hòa

* Bài viết đã đăng trên Danlambao vào tháng 4/2014 của Nguyễn Ngọc Già.
Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Một số người trong nước cũng như người Việt hải ngoại cho rằng không nên vực dậy "xác chết" có tên Việt Nam Cộng Hòa.
Tuy nhiên, lịch sử là nguồn cội của bất kỳ dân tộc nào. Lịch sử là khoa học và tính Người được thể hiện cao nhất từ đó. Bất kỳ một giai tầng nào hay một bậc vua chúa hoặc một nhà độc tài nào đi nữa, cũng không thể nào trốn được lịch sử. Lịch sử là Con Người.

Lịch sử dù đau thương như VNCH đã để mất Hoàng Sa, hay đáng tủi hổ như công hàm 1958 của VNDCCH và hội nghị Thành Đô của CHXHCNVN cùng nhiều biến cố sự kiện quan trọng khác không thể không nhắc lại. 
Nhắc lại để hiểu rõ hơn và để cho thế hệ con cháu hôm nay, ngày mai nghiền ngẫm, dọn mình cho một thời đại mới - đang bắt đầu ló dạng. Tôi không biết mình có mơ mộng hão huyền trong tình thế của nước CHXHCNVN hôm nay không, nhưng trong tâm hồn tôi, từ lâu, tôi muốn nói: Cám ơn Việt Nam Cộng Hòa - Nhà Nước mà ở đó, làm cho tôi "Trích Lục Bộ Khai Sanh" [*]. 
Sài Gòn - nơi tôi được sinh ra, lớn lên, chứng kiến một góc nhỏ nhoi những trầm luân của số phận dân tộc Việt Nam. 
Dù VNCH tồn tại ngắn ngủi, nhưng tôi không sao quên được cuộc sống chan hòa nhân ái của tuổi hoa niên, dù ngay trong những ngày chiến tranh lửa khói.
Hôm nay, bỗng nhiên trong tôi bật ra lời thành tâm này. Tôi viết với nỗi xúc động rưng rưng trên khóe mắt, khi xem lại hình ảnh những tử sĩ đã ngã xuống tại Hoàng Sa - Trường Sa ngày xưa. 
Thay mặt gia đình
Như đã viết rải rác trong nhiều bài trước đây, tôi sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, trong một gia đình trung lưu với việc làm ăn phát đạt, dần dẫn đến giàu có hơn. 
Thật ra, sau này tôi mới biết ba tôi là "Việt Cộng nằm vùng", do đó có thể nói, gia đình tôi là gia đình "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản". Cách đây vài chục năm, khi nghe câu này, tôi khá giận dữ và cảm thấy bị sỉ nhục. Cảm giác đó dễ hiểu bởi sự thật chưa được phơi bày như sau này.
Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà tôi tự tìm tòi. Tôi nghĩ, không có cách gì thuyết phục nhất cho mỗi người, nếu như tự thân mình không chủ động tìm hiểu và can đảm nhìn thẳng vào Sự Thật. Nhìn một cách thẳng thắn, không hề né tránh là điều chưa bao giờ dễ dàng, cho bất kỳ ai, cho bất kỳ điều gì, không riêng lãnh vực chính trị.
Ít nhất, cho đến nay, tôi có thể nói, tôi đã nhìn thẳng vào Sự Thật mà tôi biết, tôi tin một cách có căn cứ. 
Từ cảm giác giận dữ, dần dần tôi chuyển qua cảm giác nhục nhã. Nhục nhã vì sự vong ân bội nghĩa của gia đình mình đối với Quốc Gia mà từ đó gia đình tôi làm ăn khá giả một cách chân chính, còn bản thân tôi lớn lên từ đó.
Tôi không có ý định chạy tội cho ba tôi hay những người thân khác. Suy cho cùng, gia đình tôi vừa là đồng phạm, vừa là nạn nhân của cộng sản. Đó là sự thật. Ba tôi chưa bao giờ giết bất kỳ một ai.
Ba tôi đã chết dưới tay người cộng sản. Tôi có căm thù không? Có. Có muốn báo thù không? Đã từng. Điều mỉa mai, ba tôi chết không phải vì người cộng sản trả oán hay trù dập mà cái chết của ba tôi đến từ sự "ân sủng" dành cho ông - một người chưa bao giờ cầm một đồng tiền bất chính nào, cũng như chưa bao giờ nhận bất kỳ sự "ban ơn" nào từ người cộng sản. Một cái chết khá đặc biệt trong muôn vàn cái chết, do người cộng sản gây ra. Có thể đó là một niềm an ủi cho tôi. Cũng có thể đó là một ơn huệ của Ơn Trên, đã sắp đặt cho ba tôi một cái chết không hề nhơ nhuốc mà nhuốm màu thê lương trong một con người thơ ngây và chơn chất. Nhưng đó là câu chuyện quá vãng của gần 20 năm về trước, không phải những gì tôi muốn viết hôm nay.
Tôi có ba người chú ruột đều được "phong liệt sĩ". Cả ba người đều chết thời Pháp. Bà nội tôi được "tặng" "bà mẹ Việt Nam anh hùng". Tôi có hai người cậu ruột, trốn ngoại tôi để đi tập kết năm 1954. Hai người cậu ruột khác lại làm trong chế độ VNCH. Hai người cậu này đều có chức phận vào thời bấy giờ. Tôi có một người chị ruột làm trong nhà thương và "thân cộng" lúc đó. Một người anh ruột là sĩ quan thuộc quân lực VNCH (nhưng thật ra là VC nằm vùng), một người anh ruột khác là hạ sĩ quan cũng thuộc quân lực VNCH (thuần túy là lính, không quan tâm và tham gia vào chính trị, cũng như không phải VC nằm vùng). Tôi có vài người anh, chị ruột nữa, họ là dạng "cách mạng 30/4". Một số bà con thân thuộc nội ngoại khác, người thì ở trong "khu", người lại chống Cộng triệt để. Vài người khác, người thì là quân nhân, người nữa lại là công chức của VNCH v.v...
Hồi trước 1975, đa số gia đình đều đông con. Ít thì ba, bốn; nhiều thì chín, mười. Có gia đình lên đến mười hai - mười bốn người con, đều bình thường trong nếp sống lúc bấy giờ. Một đời sống sung túc, hầu hết gia đình khá giả, đều giống nhau suy nghĩ: nhiều con là phúc lộc Trời cho. Chế độ VNCH cũng không có việc "sinh đẻ có kế hoạch". Mắn đẻ lại là điều tốt mà phụ nữ thời xưa luôn tự hào. Cuộc sống dung dị như thế. Không chỉ riêng những gia đình giàu có mà có thể nói hầu hết đều tương tự như vậy.
Dông dài như thế, để nói rằng giòng tộc nội ngoại của tôi khá phức tạp. Giá như... 
Vâng, chính cái "giá như" nó đã làm hầu hết giòng tộc, anh chị em đại gia đình tôi "tan đàn xẻ nghé" từ dạo ấy. Dạo mà "rầm rập bước chân ta đi rung chuyển đường phố Sài Gòn" với ngày 30/4/1975 (!)
Một giòng tộc như thế mà nói đến "đoàn kết" (như CSVN đang kêu gọi) thì quả là... hài kịch.
Ba tôi và anh chị tôi đã từng đi tù dưới chế độ VNCH. Ba tôi ra tù sớm, chị tôi thì được tha bổng sau vài tuần tạm giam, vì không đủ chứng cớ kết tội. Riêng anh tôi nhận án "20 năm khổ sai" và bị đày đi Côn Đảo cho đến (tất nhiên) 1975.
Điều tôi cám ơn Nhà Nước Việt Nam Cộng Hòa thật giản dị:
- Ngày ba tôi ra tù, ông vẫn mạnh khỏe. Về đến nhà chỉ một tuần sau là ông có thể bắt tay trở lại công việc làm ăn.
- Suốt thời gian ba và anh chị tôi bị điều tra cho đến lúc kết án chính thức, gia đình tôi (những người không liên quan) không hề bị săn đuổi, bắt bớ vô pháp, hành hung, xách nhiễu v.v... Má tôi đã gánh vác mọi việc làm ăn vào lúc đó. Chúng tôi vẫn đi học bình thường và sống trong môi trường không hề bị kỳ thị của bất kỳ thầy cô hay bạn bè nào. Hàng xóm láng giềng cũng không vì thế mà ghẻ lạnh, hắt hủi hay tiếp tay như kiểu bây giờ mà người ta gọi là "đấu tố thời đại mới".
- Anh tôi - người ở tù Côn Đảo, ngày trở về đất liền vẫn mạnh khỏe, dù ốm o đen đúa, nhưng không hề mang thương tật gì cả.[**]
Cá nhân tôi
Tôi cám ơn Việt Nam Cộng Hòa, không chỉ vì tôi được sống trong một xã hội - có thể chưa phải là tốt đẹp nhất - nhưng tốt đẹp hơn chế độ cộng sản 39 năm qua, mà tôi còn biết ơn vì tôi đã hấp thụ được nền giáo dục, có thể nói, cho đến nay 39 năm, dù VNCH không còn, dù CHXHCNVN cố gắng "cải cách" giáo dục nhiều lần rất tốn kém nhưng không hề mang lại chút tiến bộ nào khả dĩ. Và nói cho công bằng, giáo dục hiện nay tính về chất lượng, vẫn không thể nào đạt được như trước 1975 của miền Nam.
Nền giáo dục trước 1975 mà tôi hấp thụ, dù ngắn ngủi, nó thật sự là nền giáo dục nhân bản và khai phóng. Trung thực và hiền lương. Ganh đua nhưng không đố kỵ. Biết phẫn nộ nhưng không tàn ác. Đặc biệt nền giáo dục đó giúp cho hầu hết học trò luôn biết dừng lại đúng lúc trước cái sai với nỗi xấu hổ và tính liêm sỉ - tựa như "hàng rào nhân cách" được kiểm soát kịp thời.
Chính xác hơn, tôi cám ơn Thầy - Cô của tôi, có lẽ bây giờ hầu hết đã qua đời, nếu còn sống chắc cũng đã nghễnh ngãng hay quá già yếu.
Tôi biết ơn các Giáo sư [***]. Tôi muốn nói rõ: Tôi không hề có danh vị, bằng cấp gì cả.
Tôi biết ơn Thầy - Cô của tôi, vì nhiều độc giả thương mến (có lẽ qua những bài viết), họ ngỡ tôi là: giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, nhà văn, nhà giáo v.v... nhưng tôi thưa thật, tôi chỉ là một người "tay ngang" trong viết lách. Qua từng bài viết, tôi rút ra kinh nghiệm. Đặc biệt, tôi luôn cố gắng viết cẩn trọng và khách quan nhất để thuyết phục độc giả. Tính cách này, tôi đã học từ Thầy - Cô tôi, ngày xưa. Dù môn Văn Chương ngày ấy, tôi luôn nhận điểm thấp tệ.
Tôi biết ơn Thầy - Cô của tôi cũng vì, sau 1975, cả nước rơi vào đói kém, làm cho "tính người" trong xã hội cũng mai một dần và tôi không là ngoại lệ. Thảm trạng xã hội lúc đó biến tôi trở nên chai lỳ, mất cảm xúc và lạnh lùng. Đặc biệt "chữ nghĩa" hầu như trôi sạch hết cùng những "tem phiếu", "xếp sổ mua gạo", chầu chực "mua nhu yếu phẩm" v.v... ngày xưa.
Về sau này, khi cuộc sống đỡ hơn, tôi có thời gian hơn cùng với thời cuộc đảo điên, dần dần, tôi cảm nhận tôi "trầm mình" trong nỗi đau của bản thân, gia đình, từ đó tôi mới thấu hiểu những điều ngày xưa tôi học và tôi giật mình vì sự lãng quên đáng trách đó.
Tôi tìm lại được "tính Người" mà bấy lâu nay tôi đánh mất.
Một lần nữa, tôi cám ơn Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa và các Thầy - Cô của ngày xưa.
______________________________________
Chú thích:
[*] Vì những năm loạn lạc, đặc biệt tết Mậu Thân, nhiều nơi cháy nhà và thất lạc giấy tờ. Sau khi tạm bình yên, má tôi đã ra Tòa Hành Chánh Quận 3 thời bấy giờ để làm "Trích Lục Bộ Khai Sanh" cho tôi.
[**] Tôi nhớ khoảng đến cả tháng sau (tức đâu khoảng cuối tháng 5/1975) anh tôi mới về tới SG, nhưng chưa được về nhà ngay mà ở đâu đó (lâu quá rồi tôi không còn nhớ địa điểm, hình như lúc đó ở tại một trường học nào đó thì phải?) đợi thẩm vấn điều tra từ "chính quyền cách mạng lâm thời" lúc bấy giờ, đâu hết cả hai tuần nữa mới được về nhà. Tôi nhớ lúc đó, tôi hỏi anh tôi rất ngây ngô: Ủa! Sao hơn cả tháng trời anh mới về nhà? Anh tôi cười và im lặng không nói. Mãi về sau, tôi mới lò mò tìm hiểu, thì ra, dù là "phe mình", nhưng bản chất người cộng sản là "bản chất Tào Tháo". Họ có tin ai bao giờ đâu! Họ giữ lại tất cả tù chính trị để điều tra xem thử có phải là gián điệp (các loại) được cài lại hay không (để tính chuyện lâu dài).
[***] Trước 1975, từ đệ thất (nghĩa là lớp 6 bây giờ), Thầy - Cô được gọi là Giáo Sư - một cách gọi trân trọng, không phải học hàm như bây giờ nhiều người biết.

TRUNG KỲ VÙNG LÊN!

&

Dân Quảng Bình tiếp tục biểu tình

  • 30 tháng 4 2016


Image copyright Tin mung cho nguoi ngheo
Image caption Người dân vùng bị ảnh hưởng bởi cá chết mong muốn chính phủ có giải pháp rốt ráo hơn

Chính phủ chỉ đạo ‘thu mua toàn bộ hải sản đánh bắt xa bờ của ngư dân’ trong lúc người dân Quảng Bình tiếp tục đưa ngư cụ ra đường biểu tình trong ngày 30/4.
Trong cuộc họp với các bộ ngành và lãnh đạo các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu “Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngay đường dây nóng để phối hợp với địa phương thu mua toàn bộ hải sản đánh bắt xa bờ của ngư dân”.
“Không để bất cứ một tàu thuyền nào của ngư dân có hải sản mà không tiêu thụ được,” báo Điện tử Chính phủ tường thuật lời ông Dũng hôm 30/4.
Ông cũng yêu cầu “thành lập ngay đường dây nóng, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trong ngày 30/4, để tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn kịp thời cho ngư dân”.

‘Giảm nhiệt’

Hôm 30/4, từ TP Hồ Chí Minh, luật sư Lê Công Định nói với BBC: “Tôi chưa biết tin này, nhưng nếu có vậy rõ ràng chính phủ muốn giảm nhiệt sự phản đối của ngư dân trước tình trạng thuỷ sản đánh bắt về không ai mua, tuy nhiên liệu ngân sách trung ương và địa phương sẽ gồng gánh được bao lâu?”
Đang có mặt tại Quảng Bình, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn bình luận trên mạng xã hội: “Đây đều là những giải pháp mà hàng trăm người đã kiến nghị suốt ba tuần qua. Giá mà chính phủ thực hiện sớm hơn.”
“Tuy nhiên, muộn còn hơn không. Hy vọng Chính phủ vào cuộc thật quyết liệt, thiếu nhân sự thì kêu gọi tình nguyên viên và các tổ chức xã hội dân sự. Ngay sau đó, hi vọng Thủ tướng quyết liệt có các giải pháp làm sạch môi trường biển và sẽ là người ăn cá đã được kiểm định đầu tiên, phát trực tiếp cho toàn dân xem.”
“Nếu được vậy, ngay sau đó, dù chả là gì, tôi cũng sẽ ăn để góp chút phần nhỏ bé giúp sinh kế ngư dân sớm trở lại bình thường.”


 
Image caption Người dân yêu cầu nhà chức trách “làm rõ nguyên nhân cá chết"
Hôm 30/4, các báo Việt Nam đồng loạt đăng tin “hàng chục cán bộ chủ chốt Đà Nẵng, trong đó có Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng Nguyễn Điểu tắm biển để xóa tan tin đồn nước biển Đà Nẵng bị nhiễm độc”.
“Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đà Nẵng khuyên du khách thưởng thức hải sản tươi sống. Chính quyền vẫn đang giám sát tàu thuyền ra vào âu thuyền Thọ Quang để tránh tình trạng ngư dân đánh bắt từ các vùng đang có cá chết hàng loạt đưa về Đà Nẵng bán,” VnExpress tường thuật.
Cùng ngày, nguồn tin của BBC cho hay, có hai tàu cá của hai ngư dân Quảng Bình cập bến nhưng cá đánh bắt về không ai mua khiến bà con đem số cá này diễu phố và biểu tình.
Trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh người dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, đưa nhiều các ngư cụ như thuyền thúng, lưới… rào quanh trục đường.
Trước đó có tin tiểu thương chợ Đồng Hới biểu tình trước Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình yêu cầu nhà chức trách “làm rõ nguyên nhân cá chết, mức độ biển bị ô nhiễm và thủ phạm gây ra các hậu quả này, yêu cầu nhà máy gây ô nhiễm môi trường phải đóng cửa”.
Trong hôm 29/4, người dân Cảnh Dương, một làng khác cũng thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, đã chăng lều bạt phản đối trên Quốc lộ 1A.

  http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160430_quangbinh_protest_update

Tin tức / Việt Nam

TS Nguyễn Quang A: Chính quyền như ‘gà mắc tóc’ trong xử lý thảm họa

Hàng tấn cá chết đã trôi dạt vào các bờ biển Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, và Huế.

Hàng tấn cá chết đã trôi dạt vào các bờ biển Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, và Huế.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà vận động xã hội dân sự tại Việt Nam, đánh giá việc xử lý thảm họa cá chết hàng loạt của chính quyền Việt Nam là yếu kém, giống như ‘gà mắc tóc’ và ‘đổ thêm dầu vào lửa’.
Sau phản ứng dữ dội của người dân đối với thông báo về nguyên nhân gây ra thảm họa cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung cuộc họp báo hôm qua (27/4) của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ liên quan, tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngay ngày hôm nay đã phải họp với các bộ ngành về vấn đề này.
Báo Dân Trí đưa tin từ Văn phòng Chính phủ Việt Nam cho biết, lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói đã có kết quả xét nghiệm mẫu nước biển ngay trong ngày 28/4 và bước đầu loại trừ nguyên nhân ‘tảo nở hoa’ hay ‘thủy triều đỏ’. Tuy nhiên tin tức này ngay sau đó đã bị gỡ khỏi trang Dân Trí.
Trong cuộc họp báo chóng vánh một ngày trước đó, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân thông báo nói có 2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở Việt Nam, thứ nhất là do tác động của độc tố hóa học của con người trên đất liền và trên biển, thứ hai là do hiện tượng dị thường của thiên nhiên gọi là ‘tảo nở hoa’ hay ‘thủy triều đỏ’. Tuy nhiên, nguyên nhân thứ hai mà giới hữu trách Việt Nam đưa ra đã bị người dân phản bác dữ dội, từ cư dân địa phương cho đến giới khoa học.
Nhiều người đã đưa dẫn chứng bằng hình ảnh lên mạng cho thấy không có chứng cứ có sự xuất hiện của ‘thủy triều đỏ’, thậm chí một số cư dân mạng còn ‘bắt giò’ lỗi kỹ thuật photoshop về hình ảnh về thủy triều đỏ trên một vài cơ quan thông tấn nhà nước.


Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp báo ngày 27/4 công bố nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung.



Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp báo ngày 27/4 công bố nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung.
Trong khi truyền thông quốc tế nói chính quyền Việt Nam ‘chậm chạp’ trong việc xử lý thảm họa, TS. Nguyễn Quang A, một nhà vận động xã hội dân sự ở Việt Nam, nhận xét các lãnh đạo Việt Nam giống như ‘gà mắc tóc’:
“Việc ứng xử với một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng như thế này bộc lộ sự yếu kém của việc quản lý khủng hoảng của các nhà chức trách. Không có một sự thống nhất, người nói thế này, người nói thế kia. Các cơ quan nhà nước rất chậm chạp, như gà mắc tóc. Ngày hôm qua, ông Thứ trưởng lại đổ thêm dầu vào lửa với cuộc họp báo được chờ đợi từ rất lâu và rốt cuộc chỉ kéo dài độ 10 phút. Những phát biểu rất không phù hợp của ông ấy lại đổ thêm dầu vào lửa cho tình hình không rõ ràng về mặt thông tin đối với công chúng.”
 Tại sao lại có sự chậm trễ, lúng túng, ‘ông nói gà, bà nói vịt’ trong việc xử lý một sự việc khẩn cấp hiện nay? Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói ông chỉ có thể đưa ra một giả thuyết dựa trên những hiện tượng thấy được. “Chính quyền thì có nhiều nhóm khác nhau. Mỗi nhóm có lợi ích khác nhau. Chính vì cái lợi ích đó, hay nói một cách thô thiển là trong cuộc đấu đá ở trong các nhóm lẫn nhau ấy, nó dẫn đến người thì hướng theo cách này, người thì hướng theo cách kia. Việc đó làm cho sự quản trị gần như bị tê liệt trong một thời gian khác dài. Lẽ ra, những việc như thế có thể giải quyết một cách chóng vánh, không nhất thiết phải tìm ra một nguyên nhân rất rõ ràng, nhưng mà cái chính là phải có sự minh bạch thông tin. Chẳng hạn vừa rồi, báo Sài Gòn Giải Phóng và báo Dân Trí đăng một bài nội dung giống như nhau về cuộc họp của Thủ tướng chính phủ với các bộ, ngành, thì nêu ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ khả năng về thủy triều đỏ, chỉ tập trung vào chuyện chất độc do con người gây ra. Cái đó khác hoàn toàn với cái ngày hôm qua họp báo của ông Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
 Nhưng mới đưa ít thì thì chắc lại có lệnh của một thế lực khác bắt phải gỡ xuống rồi.” "Việc ứng xử với một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng như thế này bộc lộ sự yếu kém của việc quản lý khủng hoảng của các nhà chức trách. Không có một sự thống nhất, người nói thế này, người nói thế kia. Các cơ quan nhà nước rất chậm chạp, như gà mắc tóc. Ngày hôm qua, ông Thứ trưởng lại đổ thêm dầu vào lửa với cuộc họp báo..." Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói. Thông tin từ người dân trong nước cho VOA biết hiện những khu vực ở miền Trung có cá chết hàng loạt, người dân đang rất hoang mang và giận dữ. 
Khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, nơi xuất hiện cá chết đầu tiên, người dân chưa nhận được bất cứ trợ giúp nào từ chính quyền, trong khi mọi công việc làm ăn, kinh doanh của họ đã bị đình trệ hoàn toàn. Khách du lịch đã đặt tour ra các khu vực này cũng đồng loạt hủy tour. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói nếu chính quyền tiếp tục tình trạng mập mờ, bối rối trong cách xử lý, có thể sẽ có những hậu quả nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra. “Sự nhất quán trong điều hành nhà nước, niềm tin của người dân vào chính quyền là một tài sản rất quan trọng và vai trò của nhà nước là rất quan trọng. Nhưng rất đáng tiếc, những trục trặc như vừa xảy ra báo động một mối nguy hiểm rất lớn tiềm ẩn trong bản thân các nhà chức trách. Tôi nghĩ đấy là điều rất có thể gây ra tổn hại rất lớn đối với sự phát triển của đất nước.” Báo chí trong nước đưa tin, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hôm nay đã đứng ra nhận khuyết điểm vì những xử lý ‘không đáp ứng được kỳ vọng của bà con cũng như giới truyền thông

’. http://www.voatiengviet.com/content/chinh-quyen-nhu-ga-mac-toc-trong-xu-ly-tham-hoa/3306748.html

'Tháng Tư đen' và thủy triều đỏ

  • 29 tháng 4 2016
 
Image copyright Express Newspapers Hulton Archive Getty Images
Image caption Mỗi tháng Tư là dịp gợi nhớ những ký ức 'đỏ' hay 'đen'
Lại một dịp tháng Tư nữa đã đến và chuẩn bị qua đi.'Tháng Tư đen' thường được ghi nhớ với cờ vàng ba sọc đỏ ở nhiều nơi tại hải ngoại, nhất là ở Hoa Kỳ, và ngày 30/4 được kỷ niệm với cờ đỏ sao vàng ở trong nước Việt Nam.
Tháng Tư gợi lại cho hàng triệu người cảnh hoảng loạn tại miền Nam, nhiều gia đình ly tán, dòng người đổ ra biển trong những tháng, năm sau đó lên tới cả triệu. Hàng trăm ngàn người làm mồi cho cá.
Có người hôm trước còn làm tư lệnh hải quân, ít lâu sau tới Hoa Kỳ chỉ còn là người dọn vệ sinh.
Có gia đình, như Đại úy gốc Việt James Văn Thạch nói với tôi dịp 30/4 năm ngoái, có tới hơn 80 người lần lượt tới Hoa Kỳ.
Có những người như Tướng Lê Minh Đảo, người quyết định không ra đi và cũng không để gia đình rời đi, chịu 17 năm giam cầm trong các trại cải tạo khác nhau.
Ở Việt Nam hiện nay người ta chỉ cho phép tồn tại ký ức đỏ với "chiến thắng oanh liệt" và "non sông về một mối". Không hề có cái gọi là 'tháng Tư đen'.
"Cuộc chiến nào cũng diễn ra hai lần, lần đầu trên chiến trường, lần thứ hai trong ký ức," cây viết Phạm Vũ Lửa Hạ dẫn lời ông Nguyễn Thanh Việt, tác giả cuốn 'Cảm tình viên', nguyên tác tiếng Anh 'The Sympathizer' vừa đoạt giải Pulitzer danh tiếng.
Ông Lửa Hạ cũng dẫn Milan Kundera: "Cuộc đấu tranh của con người chống lại quyền lực là cuộc đấu tranh của ký ức chống lại sự quên lãng."

Thủy triều đỏ

Ở thời hiện tại, cuộc đấu tranh của con người chống lại quyền lực có thể hiểu là cuộc đương đầu của những người muốn bóc trần sự thật và các quan chức muốn đưa ra một nửa sự thật hoặc thậm chí những lời nói dối trần như nhộng.
Tháng Tư năm nay một thứ trưởng Việt Nam nói "thủy triều đỏ" có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hải sản chết hàng loạt dọc bờ biển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên - Huế.
Ngay lập tức các nhà khoa học và các nhà bình luận đã chỉ ra rằng đây là điều không thể xảy ra vì cái gọi là "thủy triều đỏ" có thể thấy bằng mắt thường và gần như không thể khiến các loại cá sống ở tầng đáy biển chết hàng loạt như trong hơn ba tuần qua.
Image copyright STR AFP GETTY IMAGES
Image caption Cá chết ở bốn tỉnh xảy ra trong hơn ba tuần qua nhưng chưa có nguyên nhân
Lý do còn lại hiện nay là cá bị nhiễm độc do các hoạt động của con người nhưng chưa có kết luận cụ thể nào về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng đang ảnh hưởng trầm trọng tới cuộc sống của ngư dân đã khiến cả trăm ngàn người ký thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ can thiệp.
Và cũng có thư ngỏ kêu gọi người dân xuống đường ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào Chủ Nhật này để bảo vệ môi trường tự nhiên.
41 năm sau khi có độc lập tự do, người dân vẫn không có quyền xuống đường bày tỏ chính kiến theo tinh thần của Hiến pháp.
Họ cũng không thể lập hội để bảo vệ mình và bảo vệ những người sống ở dưới đáy của xã hội.
Trong cuốn 'Cảm tình viên', nhà văn Nguyễn Thanh Việt dẫn lời Karl Marx nói rằng những người bị áp bức và không thể tự đại diện cho bản thân phải có những người đại diện cho họ.
"Không sở hữu tư liệu sản xuất có thể dẫn đến chết yểu, nhưng không sở hữu cách thức đại diện cũng là một dạng tử thần," ông Việt viết.
Nhiều người giàu sụ ở Việt Nam ngày nay được gọi là "tư bản đỏ" và họ có tiền, có quan hệ và có kiến thức để tiếp tục làm giàu.
Nhưng những người thấp cổ bé họng, vốn chiếm phần đông dân số, lại không có cả ba điều này.
Người dân đã được sở hữu tư liệu sản xuất trong hơn 30 năm qua nhưng họ vẫn không có quyền được đại diện đúng mức qua các tổ chức dân sự và phi chính phủ, các luật sư và các nhà làm luật tại Quốc hội.
Việt Nam vẫn luôn nói muốn trở thành nước công nghiệp giàu có nhưng nếu không có cơ chế để người dân yên ổn làm giàu hợp pháp thì lấy đâu ra nước mạnh?
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160429_april_events

No comments:

Post a Comment