Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 13 October 2016

CÁNH CÒ * LỊCH SỬ XOAY VẦN

Saturday, September 24, 2016


CÁNH CÒ * LỊCH SỬ XOAY VẦN

Có phải lịch sử xoay vần?

Chưa khi nào chuyện thời sự Việt Nam lại dồn dập bằng lúc này. Từ cung đình cho tới chợ búa, từ con cá Formosa cho tới con ghệ của bí thư Thanh Hóa. Từ kẻ đào tẩu Trịnh Xuân Thanh cho tới tội phạm chính trị lớn nhất lịch sử nước ta là nhóm đương quyền.
Nhưng cái mà người dân có “nhiễm sắc thể dân trí thấp” quan tâm nhất là những gì chung quanh nhà họ chứ không phải chốn hậu cung thâm nghiêm đầy mùi phân bắc.
Chuyện quan trọng nhất là thực phẩm bẩn, là cá chết, là người chết bó chiếu, là phiên tòa xử người nông dân nổi dậy Cấn Thị Thêu.
Phản ứng của hầu hết các bà nội trợ trong hiện tình thực phẩm hôm nay là không biết đâu là sạch đâu là bẩn. Người thì bảo mua cá vạch mang, kẻ lại khuyên mua rau phải xem rau có bị rầy ăn hay không, nếu có là sạch nếu xanh chong là nhuộm thuốc hay ít ra cũng phun trừ sâu đầy lên đấy rồi.
Những mò mẫm ấy của người dân là bức tranh toàn cảnh hiện nay trên khắp các chợ thành phố. Hàng trăm cơ quan dính líu tới an toàn thực phẩm hình như cán bộ còn đang theo học các khóa tại chức về cách nhận diện thực phẩm bẩn chứ khoan nói về phương pháp đối phó.
Trong khi chờ đợi giải pháp hầu như tất cả mọi gia đình đành phải như nhau: ăn và chờ ngày vào nhà thương thử nghiệm về một chứng ung thư nào đó.
Ngay cả ung thư là căn bệnh đáng sợ nhất thì người dân cũng đã quen dần. Ngày nào mà lại không có tin một thân nhân nào đó của mình hay hàng xóm láng giểng vừa phát hiện ung thư? Gia đình nào cũng vậy, lâu dần rổi quen và sống chung với niềm ám ảnh ấy như sống chung với lũ.
Từ ám ảnh ung thư tới ám ảnh về sự nghèo đói không giới hạn. Nghèo đến bó chiếu đem chôn thì chỉ có Việt Nam mới còn trong khi cả thế giới đã tận diệt hình ảnh này từ thế kỷ trước.
Tấm ảnh người đàn bà chết được quấn chiếu và chở trên một chiếc xe ôm xuất hiện trên trang Facebook đã gây căm phẫn và xót xa đến độ có người đã khóc, có người tự hỏi lỗi để cho người dân như vậy là do ai, và nhìn quanh nhìn quất người ta không thấy câu trả lời nào cho thích hợp với tấm ảnh gây sốt trên mạng này.
Bó chiếu tưởng đâu đã trở thành câu chuyện ngụ ngôn bỗng dưng sống lại trong đời sống thực của người dân. Bó chiếu không còn độc quyền cho phong kiến thực dân nữa mà nó đang hiện diện ngay trong chế độ này, một chế độ luôn tự hào rằng đã tận diệt thực dân phong kiến.
Có người đề nghị làm hẳn tượng đài cho cái thân thể bó trong chiếu kia thay vì tượng đài ông Hồ Chí Minh hay bà mẹ anh hùng nào đó.
Ngẫm ra cũng có lý lắm, vì tượng đài là biểu tượng của thời đại, ông Hồ là một biểu tượng chiến thắng, là vinh quang, là có công với đất nước. Vậy thì tượng đài cho người bó chiếu cũng sẽ là biểu trưng tuyệt vời cho cái mà ông Hồ từng lên án. Nếu không có tượng đài bó chiếu lấy gì minh họa cho điều mà ông Hồ hết lòng tranh đấu?
Tượng đài bó chiếu một lần nữa sẽ nhắc cho người Việt nhớ mình có một lãnh tụ tài năng và yêu nước thương dân như thế. Cái thân thể nằm trong manh chiếu kia dù ở thời gian nào cũng sẽ là hình ảnh tuyệt vời khắc họa lại sự tàn ác của chế độ thực dân phong kiến ngày xưa để từ đó người ta càng yêu mến bác hơn nữa, đặc biệt trong lúc vật lộn với thực phẩm bẩn để sống còn.
Người chết không thể ngồi dậy để nói tên tôi là Lò Thị Phanh, 42 tuổi, nguyên quán bản Ít B, xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La chết ngày 14 tháng 9 năm 2016.
Còn người sống khi nhìn tượng đài này thì tự động hiểu rằng đây là biều tượng của một thời mà Pháp lẫn Nhật dày xéo nước ta, một thời mà các chế độ phong kiến đã làm cho người dân bị vùi xuống hàng sâu bọ để kẻ cầm quyền hưởng thụ vinh hoa phú quý.
Bó chiếu lên tượng đài …nằm không chừng sẽ được thế giới lũ lượt kéo đến học tập để làm tài liệu về Việt Nam, nơi từng có một thời tuyên chiến với thực dân phong kiến như thế.
Chiếu chẳng những có công dụng bó người chết mà nó còn theo chân người dân oan trong các lần chờ đợi gửi đơn khiếu nại tới chính quyền các cấp. Họ trải chiếu ra ngồi túm tụm với nhau nhìn về một phía, phía có tên là tuyệt vọng hãi hùng.
Trong thế giới phẳng hiện nay, chuyện dân oan Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh kéo nhau đi đòi công lý đã trở nên phổ biến qua các trang mạng xã hội. Họ đi tới đâu chiếu theo họ tới đó. Mới hôm qua hàng trăm ngàn người đã chứng kiến dân oan Dương Nội chống lại nhà cầm quyền như thế nào và chiếu cũng có mặt cùng với dân oan.
Và trong những người chứng kiến ấy có tôi cùng vài người bạn, khi vô tình xem live trên Facebook cảnh tượng hàng trăm dân oan đến trước khu vực gần tòa án Quận Đống Đa để bảo vệ cho một người dân oan khác đang bị tòa xét xử: Bà Cấn Thị Thêu.
Không biết diễn tả thế nào mới lột được vở bi kịch đang diễn ra trong thời đại rực rỡ Hồ Chí Minh này. Họ là những người nông dân sống không xa Hà Nội bao nhiêu, từ 5 giờ sáng đã lũ lượt kéo nhau về nơi xét xử bà Cấn Thị Thêu, một người luôn đứng phía trước họ trong mọi cuộc biểu tình đòi công lý cho người dân mất đất.
Cấn Thị Thêu là cái tên thân yêu của họ, bà đại diện cho lớp người không những cùng khổ mà còn bị bất công chà đạp. Cấn Thị Thêu hiện nay là hình ảnh của người đàn bà nổi tiếng khác: Aung San Suu Kyi. Không phải ở trí thông minh, nghị lực sắc sảo hay gia thế nổi tiếng và từng đoạt Nobel hòa bình, nhưng Cấn Thị Thêu được người nông dân Dương Nội khẳng định bằng thái độ của họ: sống chết gì cũng đứng phía sau bà Thêu.
Bời bà Cấn Thị Thêu là niềm tin sắt đá của họ. Cũng giống như người dân từng có thời kỳ gửi niềm tin sắt đá vào ông Hồ Chí Minh.
Và bởi họ tin vào bà Thêu như thế nên bà mới bị bắt và khởi tố với một tội danh không khác thời kỳ Cải cách ruộng đất.
Người nông dân Việt Nam không cần biết ai là Aung San Suu Kyi, họ một lòng với bà Thêu vì biết bà cũng là nạn nhân như họ. Cũng xót xa khi nhìn thấy từng vuông đất trên mảnh ruộng thân yêu của gia đình bị chế độ ngấm ngầm chia sớt cho các con hạm đất. Người dân oan ở các nơi khác, kể cả miền Nam, không nệ đường xá xa xôi vạ vật tại Hà Nội để đồng hành cùng với bà. Đó là sự thật và nhà nước do sợ sự thật nên đã tống bà vào tù.
Chế độ quân phiệt Miến Điện cũng do sợ hãi bà Aung San Suu Kyi nên tống bà vào tù cùng hàng chục năm quản chế, nhưng càng nhốt, càng bưng bít thì quốc tế càng chú ý và người dân càng kính trọng bà hơn.
Lịch sử đang lập lại với trường hợp của Cấn Thị Thêu.
Lịch sử đang lập lại với manh chiếu bó thân xác người đàn bà bất hạnh Lò Thị Phanh.
Lịch sử đang chứng kiến sự phân hóa rõ ràng từng ngày trong hậu cung của Đảng và lịch sử thúc đẩy tiến trình thay đổi của nó bằng những căn bệnh ung thư, kể cả ung thư ý nghĩ của hơn bốn triệu đảng viên khi hội chứng bỏ và tố cáo đảng ngày một nhiều hơn.
Đến lúc ấy ai cấm một bà Cấn Thị Thêu được người dân Dương Nội phá ngục tôn vinh bà như cách mạng Pháp 1789?

NGUYỄN TƯỜNG THỤY * KHÔNG THỂ DÙNG BẠO LỰC

Không thể dập tắt phong trào đấu tranh bằng tù đày và bạo lực


NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Tôi dùng từ anh hùng để gọi chị Cấn Thị Thêu mà không phải băn khoăn. Không có gì quá đang khi gọi chị là anh hùng. Với dân oan, chị là đại diện cho quyền lợi, ý chí của họ chứ không phải là đảng, nhà nước nào hết. Ngược lại, đảng, nhà nước chính là kẻ cướp bóc đất đai của họ, đẩy họ vào cảnh cùng quẫn. Với anh em đấu tranh, hoạt động trong các hội nhóm xã hội dân sự độc lập, chị là tấm gương của lòng hy sinh, quả cảm, có uy tín và biết tổ chức quần chúng.
Không có chuyện gây rồi trật tự công cộng, chỉ là muốn thì bỏ tù
Nhà cầm quyền biết rõ vai trò, uy tín của Cấn Thị Thê lắm. Chẳng có chuyện gây rối trật tự gì ở đây hết. Chỉ đơn giản là nhà cầm quyền bỏ tù chị để dễ bề cướp đất đai của nông dân mà thôi.
Một phiên tòa có tới 4 luật sư bào chữa cho bị cáo. Luật sư đã chứng minh chị vô tội. Nhưng những bài bào chữa chắc chắn và mạnh mẽ tuy dồn được quan tòa vào thế bí nhưng việc tuyên như thế nào thì họ cứ tuyên. Bài của họ là lờ đi, "không thèm" tranh luận. Những người quan tâm theo dõi vụ án đều nhận thức vẫn là án bỏ túi mà thôi. Không riêng gì những vụ án mang tính chính trị, ở đất nước này, nhiều vụ án khác cũng được chuẩn bị sẵn lời tuyên án do cấp trên, do đồng tiền hoặc những thế lực khác thao túng.
Hy vọng chị Thêu được thả tại tòa, hy vọng một án treo hay một án biết điều nào đó đều là mong muốn của mọi người dù đó là hy vọng mong manh. Và chỉ đợi thông tin về kết quả phiên tòa, mọi người xô cả đến con đường vào tòa, nơi đoàn xe được huy động đến tòa sẽ đi ra, phẫn nộ hô khẩu hiệu, la hét và cả những tiếng chửi bới. Những người ngồi trên xe đều hiểu, thông điệp của đám đông lúc ấy là gì, họ đang té vào mặt các quan tòa, vào mặt ngành công an, tư pháp, tòa án những gì.
Bên ngoài tòa
Hàng trăm dân oan và những người hoạt động xã hội dân sự độc lập đã đến vì chị Cấn Thị Thêu. Bà con Dương Nội đi từ 5 giờ sáng. Đến nơi còn rất sớm. Nhưng có khoảng 50 người bị bắt ngay từ đầu đường Chùa Láng, phía nối vào đường Nguyễn Chí Thanh, khi còn lâu phiên tòa mới khai mạc. Có một điều oái oăm là, cả hai con trai của chị Thêu là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư cũng bị bắt đi , trong người Phương còn mang theo 3 giấy mời. Nghĩa là mời người ta đến dự tòa nhưng là để bắt.
Vợ chồng tôi đi từ nhà từ sớm nhưng đường kẹt xe, mãi 8 giờ mới đến được 157B phố Chùa Láng. Thấy biển chỉ vào tòa án, tôi rẽ tiếp 100 mét nữa thì gặp một hàng rào chắn, dày đặc công an và dân phòng. Khoảng hơn chục bà con dân oan và anh em khác đang bị chặn trước barie. Một cô phóng viên hãng AFP định vào tham dự phiên tòa cũng bị chặn lại, đang ngơ ngẩn trước chốt canh.
Tôi thản nhiên đi vào nhưng bị hỏi giấy mời. Tất nhiên là không có nên phải quay ra. Tôi đứng giữa đường, hướng thẳng vào đám công an và dân phòng quay video. Được vài phút, một cậu thanh niên đi ngang qua nói nhỏ: “Chú đừng quay, họ cướp máy đấy”. Tôi nghĩ đó là người của công an nhưng kệ, tiếp tục quay thêm 1 lúc nữa.

Trước trạm gác barie. 
Số đứng ở lối rẽ vào tòa, ngoài phố Chùa Láng thì đông hơn. Tôi chợt nghĩ, mọi người tập trung ở đây sẽ tốt hơn vì rất tiện truyền tải thông điệp cho người đi đường. Tôi gọi điện vào bảo mọi người ra hết phía ngoài. Lại nhớ đến phiên xử phúc thẩm Lê Quốc Quân. Khi nghe tin anh bị ngất tại tòa, mọi người phẫn nộ ào vào phá vỡ hàng rào chắn, công an phải chống lại rất vất vả. Cuối cùng, hàng rào công an được củng cố, họ còn điều thêm nhiều xe tải dài chắn mặt đường Nguyễn Chí Thanh thành ra chúng tôi bị cô lập ở giữa. Người đi đường không còn nhìn thấy chúng tôi cũng như không biết chúng tôi hô gì, hát gì, bên trong có chuyện gì?
Vậy là khoảng 100 con người  tập trung ở ngoài phố Chùa Láng. Bây giờ tôi mới nhận ra nhiều gương mặt mới. Người ở các tỉnh thành khác có mặt rất nhiều. Một số anh em ở Sài Gòn ra. Một số bà con ở các tỉnh phía Nam cũng như phía Bắc cũng có mặt như Đồng Nai, Long An, Tuyên Quang, Hải Phòng, Thanh Hóa. Ngoài bà con Dương Nội, có dân oan ba miền đang tá túc xung quanh trụ sở tiếp dân trung ương số 1 Ngô Thì Nhậm nhiều chục năm nay để khiếu kiện.
Quả là ở ngoài phố, hiệu quả truyền tải thông tin rất thuận lợi. Người đi đường qua, đều cho xe chạy chậm lại, thậm chí dừng hẳn tìm hiểu xem có chuyện gì. Mỗi người lại là một tuyên truyền viên giải thích cho họ. Những tiếng hô vang dội cả một đoạn phố. Hô to và khỏe nhất là Trần Phương Yến. Có người đi đường biết chuyện liền chạy đi mua tặng chúng tôi 2 hộp nước uống.






Biểu tình đòi người trước số 6 Quang Trung Hà Đông
Sau khi phiên tòa kết thúc, đón xe xử án để đả đảo, chúng tôi ăn vội chút buổi trưa rồi cùng bà con dân oan đến đồn công an số 6 Quang Trung để đòi người. Mặc dù phiên tòa đã kết thúc lúc 12h15 nhưng chúng vẫn nhốt bà con trong đồn không chịu thả.
Màn đánh người ít khi thiếu trong mỗi cuộc biểu tình hay mỗi phiên tòa mang màu sắc chính trị. Với công an, có lẽ nếu không được đánh, chúng cảm thấy bứt rứt chân tay. Hai con của chị Thêu ít khi thoát trong mỗi lần khủng bố. Lần này thì đến lượt Trịnh Bá Tư. Tư phẫn nộ kể anh bị công an đấm đá vào bụng, vào bộ hạ, siết cổ, dọa giết. Một dân oan khác bị ngất. Mai Phương Thảo bị một tên an ninh dồn vào góc tường định cướp đồ, bắt lột đồ và cướp balô. Chỉ đến khi Thảo tuyên bố sẽ đập đầu vào tường thì nó mới thôi.
Cuối buổi chiều,  ”Sau khi thả hết số bà con bị bắt từ sáng sớm chúng bắt đầu tính tội những người đi đòi người. lúc này khoảng 4 giờ chiều. Chúng xông vào đám đông bắt bớ, xô đẩy, giằng co và đánh đập. Chúng nhằm vào những người mà chúng để ý từ trước và bắt đi 3 người là Trần Phương Yến (facebooker Nam Phương), Phùng Thế Dũng (nick Dung The Phung) và Đặng Phương Bích.
Trần Phương Yến can tội hô khẩu hiệu to và khỏe nhất, chúng gọi cô là "quản ca".
Phùng Thế Dũng anh không hô gì nhưng rất cần mẫn ghi hình. Buổi sáng trại trạm barie, anh đang ghi hình thì bị chúng đến gây sự cấm quay chụp. Dũng bị đánh rất đau.
Đăng Phương Bích "can tội" lớn tiếng phản đối bắt bớ đánh người và không chịu đi theo lênh giải tán của chúng.
Trên mạng, các facebooker đã điểm mặt, đưa hình ảnh kèm theo tên tuổi của ít nhất 5 tên công an tham gia đánh người ở đồn công an số 6 Quang Trung.
Vài mẩu chuyện vụn:
Chiêu mới của công an
Một chiếc xe gắn loa được điều đến. Lái xe cho hú còi rền rĩ để át đi tiếng hô của bà con. Không biết chiêu này, công an Hà Nội đã áp dụng ở đâu chưa hay là lần đầu tiên họ mang ra thử nghiệm. Có điều là bằng thủ đoạn này, chính công an mới là kẻ gây rối trật tự công cộng. Xin ghi lại một đoạn video để bạn đọc dễ hình dung:
Chuyện lạnh người
Hỏi chuyện dân oan Dương Nội, facebooker Lân Tường Thụy nghe được một câu chuyện như sau:
“Trong lúc ngồi chờ nghe bà con Dương nội kể chuyện mà mình cảm thấy lạnh toát cả người. Họ kể rằng sáng hôm cưỡng chế đất Dương nội, có gia đình có cháu bé mới sinh bị chết, họ mới chôn con trên mảnh đất của gia đình. Bố của đứa trẻ quỳ xuống xin cho họ đến chiều để bốc mộ con đưa đi chỗ khác chôn mà chính quyền không nghe vẫn cho máy ủi cày tung mộ và chỉ còn nhìn thấy cái khăn đậy mặt của cháu bé. Tay lái máy ủi hoảng quá liền bỏ chạy”.
Facebooker này chia sẻ: “Thật không thể tưởng tượng nổi. Lúc này mình viết mà vẫn cảm thấy rùng mình kinh sợ. Những kẻ bất chấp lương tâm nhất định sẽ bị quả báo”.
Dư luận viên cao tuổi 
Tại trạm barie chắn lối vào tòa, thấy xuất hiện một bà chừng ngoài 80 tuổi. Thoạt đầu tôi tưởng bà ta là dân oan nhưng thấy lúc sau lại được ngồi ghế cùng với đám dân phòng đang ngồi anh ở đấy. Bà ta luôn giải thích cho mấy bác dân oan rất hăng hái: phải có tội thì người ta mới đem ra xử chứ. Đòi dân chủ phải có bằng chứng chứ không được dân chủ là nói bừa. Mấy bác dân oan nói với nhau không biết bà này có được cái gì không mà đi tuyên truyền những lời trái với lương tâm và đạo đức của một người bình thường.
Cũng không rõ bà ta được giao nhiệm vụ hay là “quần chúng tự phát”.

Dư luận viên cao tuổi
Thấy cảnh bất công này, tôi không chịu được
Lã Việt Dũng gọi cho tôi: Ở đấy có một bác đi xe lăn, anh nhìn thấy chưa? Thấy rồi. Thương binh thật đấy, không phải mật vụ đâu, anh quan tâm đến bác ấy cái nhá.
Tôi đến hỏi chuyện anh mấy câu, vì tình hình lúc ấy phải tính nhiều chuyện không nói được nhiều.
Đặng Phương Bích hỏi:
- Bác là dân oan à?
- Không, tôi chả có gì oan ức cả, nhưng tôi thấy cảnh bất công này thì tôi không chịu được. Chúng nó khốn nạn quá. Dân hy sinh tất cả cho chúng nó giành được quyền lực, để giờ chúng quay ra cướp của dân thế này đây. Không! Chúng còn khốn nạn hơn cả bọn cướp. Tôi xem clip chúng đánh người để cướp đất, khốn nạn quá. Tôi không thể tin rằng đó là sự thật. Mẹ kiếp, tôi mà có súng, tôi bắn chết hết mẹ bọn chúng.

Tôi mà có súng, tôi bắn chết hết mẹ bọn chúng.
Không thể dập tắt phong trào đấu tranh bằng tù đày và bạo lực

Nghe tin chị Thêu bị kết án 20 tháng tù, nhiều người bật khóc


Sau khi nhận được thông tin chị Cấn Thị Thêu bị tòa án cộng sản tuyên án 20 tháng tù, nhiều dân oan bật khóc. Những tiếng nấc nghẹn thương chị, hiểu thấu sự hy sinh của chị. Không còn niềm tin gì ở chế độ này. Tất cả những người đến ủng hộ chị đều khẳng định chị không có tội, dù tội đối so với luật pháp cộng sản và so với lương tâm, công lý. Nhưng chị vẫn bị kết án tù vì hệ thống tư pháp ở Việt Nam đâu có đại diện cho công lý.
Cấn Thị Thêu, người con kiên trung của nông dân bị cướp đất Dương Nội. Nhà cầm quyền biết rõ tầm vóc của chị, biết rõ ảnh hưởng của chị đối với bà con Dương Nội nói riêng và dân oan ba miền nói chung. Vì vậy, chị vừa mới ra tù mới hơn một năm, họ đã phải bắt chị nhốt trở lại. Lần trước, mặc dù cả chị và chồng chị là anh Khiêm đều bị bắt đi tù, sức đấu tranh của nông dân Dương Nội không phải vì thế mà suy giảm. Nhưng họ chỉ còn cách đó. Thay vì sửa sai, họ lại cay cú bắt chị vào tù. Lợi ích từ việc cướp bóc đất đai của nông dân lớn quá nên họ không còn tỉnh táo mà dấn sâu thêm vào tội ác. Họ đang minh chứng cho những hiện tượng đã từng diễn ra trong lịch sử mà người ta gọi là ngày tàn của bạo chúa.
21/9/2016
(Người viết không có tham vọng đề cập tất cả mọi diễn biến ngoài phiên tòa)






  http://www.rfavietnam.com/node/3455

CÁNH CÒ * MỘT BẢN ÁN

Tôi đã thấy từ một bản án


" Một lần nữa, tôi tuyên bố là tôi vô tội.
Tôi tự hào vì những gì mình đã làm từ 9 năm qua, 7 năm làm báo và 2 năm đi tù .
Tôi cảm ơn tấm lòng của mọi người, của những độc giả trong nước và quốc tế. Tôi thực sự bất ngờ với những bài báo, cuốn sách đã viết về tôi.
Tôi cảm kích với Minh Thuý vì sự chia sẻ và những gì mà cô ấy đã gánh chịu. Đề nghị Toà án giảm án và hãy trả tự do ngay cho cô ấy.
Tôi cũng cảm ơn các Luật sư của tôi.
Tất cả những gì đang diễn ra ngày hôm nay trên đất nước chúng ta đã chứng minh rằng, những việc tôi đã làm và những người đi trước đã làm là đúng đắn.
Tôi chấp nhận tất cả, kể cả cái chết cũng không làm tôi phải ân hận"
. . . . .
Tôi tin bà Minh Hà, vợ của người tù nổi tiếng Basam Nguyễn Hữu Vinh đã viết lại lời tuyên bố của chồng bà không sai một chữ nào, bởi Vinh đã ngẫm nghĩ nó hơn hai năm trong nhà giam còn bà Hà không thu nó bằng máy ghi âm mà thu nó bằng trái tim của một người vợ đập bởi sự thao thức của chồng mình.
Những thao thức của Basam không đến từ bản án rừng rú ngày 22 tháng 9 năm 2016 mà là tiếng chuông đêm vọng lên từ những rạn nứt của đất đai dưới chân người nông dân. Những tài nguyên quý giá của đất nước bị đào xới, ăn cắp lạnh lùng. Những bản án oan khuất của hàng ngàn người dân vô tội trên khắp đất nước giống như anh đang nhận lãnh. Những sâu dân mọt nước ngày một lộng hành hơn trên tấm lưng đen đúa của người nông dân, công nhân ngay cả công chức lương thiện. Những hạt gạo trắng tinh bị bọn đầu nậu sang nhượng rồi lấy hết phần lời trên từng gốc lúa được tưới bằng nước mắt. Những con người của thế kỷ 20 gục xuống trong các nhà máy hiện đại được bảo kê bởi cụm từ “nhân công giá rẻ” thời nay. Những bức tranh bẩn thỉu không giới hạn của hậu cung cộng sản, nơi mà rác và tiền nằm lẫn lộn trong các kho bạc cá nhân.
Và hơn hết tất cả, những bằng chứng mới nhất về hiểm họa Trung Quốc.
Basam Nguyễn Hữu Vinh là người không mệt mỏi cùng với đồng sự đưa những cái “những” ấy lên AnhBasam, Dân Quyền và Chép Sử Việt những trang Internet vượt ngưỡng người xem trong nhiều năm, đánh động cho người dân Việt đang mê ngủ hãy bừng tỉnh cơn say ngàn năm Bắc thuộc cũng như vực thẳm mất nước gần kề.
Anh bị tống giam vì đã dám thức tỉnh người dân, phạm trù mà cộng sản xem là tối kỵ. Với họ, chừng nào dân chúng còn u mê, quấn mình trong chiếc chăn ấm mang tên no say thì chừng đó chế độ sẽ tồn tại chung với cảm giác no say tự mãn của dân chúng.
No: bằng những thực phẩm giá rẻ đầy độc chất. Say: những huấn từ êm ái, những show diễn kích dục, những bài báo kích động lòng tự hào không có thật, những tấm gương giàu có đầy máu và lừa đảo, những bay bổng lâng lâng từ thứ rượu hảo hạng được pha chế bằng các chủ thuyết bốc mùi.
Basam Nguyễn Hữu Vinh là người chọn lựa, vận động, làm ấm, kích thích những bài viết soi rọi sự thật để người dân tỉnh thức. Đó là tội của anh. Và có lẽ cộng sản không bắt giữ anh lâu đến thế nếu anh đừng phạm cái tội lớn nhất trong thiên hạ: Phanh phui các thủ đoạn đen tối của Bắc kinh.
Basam Nguyễn Hữu Vinh đã chọn những bài viết bén ngọt đâm sâu vào sự thâm hiểm của Bắc kinh khiến không ít lần đại sứ Tàu tại Hà nội giận điên vì bất lực.
Anh biết trước việc mình làm sẽ dẫn đến ngày hôm nay, trước phiên tòa mang tên “cung hỉ” và chấp nhận nó như chấp nhận một kết quả không thể nào đảo khác khi tìm cho mình con đường khó khăn nhất để đi.
Hãy cố ngủ đi anh dù nhà giam có chật, có hôi hám nhưng đó là nơi duy nhất anh cảm nhận được máu của những người nằm trước anh, “những người đi trước” trong tuyên bố của anh ngày hôm qua. Họ là tiền nhân, cũng như anh sẽ xứng đáng là tiền nhân mở con đường hoan lạc cho dân tộc. Chúng tôi biết đường còn xa lắm, nhưng chúng tôi cũng biết rằng không có con đường nào bền vững được xây dựng trên vật liệu bán nước và ăn cắp niềm tin của dân chúng.
Con đường của anh ngược chiều với Nguyễn Phú Trọng bởi anh càng đi xa thì quan lộ của ông ta càng ngắn lại.
Chúc mừng anh, bởi điều thú vị là: cái quan lộ ấy càng thênh thang thì cái tên Basam Nguyễn Hữu Vinh lại càng sáng chói.

VIETTUSAIGON * TÍN HIỆU DÂN CHỦ

Những tín hiệu vui của một nền dân chủ - Khi Cộng sản tự ăn đuôi của họ

Những tín hiệu vui của một nền dân chủ - Khi Cộng sản tự ăn đuôi của họ
Nhiều người cho rằng Việt Nam với mức dân trí không cao và sẽ còn rất lâu mới chạm tay đến dân chủ, cũng như chế độ Cộng sản sẽ còn tồn tại rất lâu tại Việt Nam do dân trí thấp. Nhất là sau vụ Formosa xả độc vào biển, mọi việc vẫn chết lặng, người ta lại thất vọng hơn. Tôi thì lại nghĩ khác, chưa bao giờ tôi thấy tin tưởng và an tâm như hiện tại. Sự tin tưởng và an tâm của tôi không đến từ những phân tích hàn lâm, cũng không phải những thảo luận giấy bút mà là thực tế tương tác, đi từ đầu đường xó chợ cho đến thị thành, tôi cảm nhận được Việt Nam sẽ sớm chạm tay vào nền dân chủ đích thực. Và chưa bao giờ ý thức dân chủ tại Việt Nam lại mạnh như hiện tại. Và tôi cũng rất mừng vì cây dân chủ Việt Nam không bị chết non!
Vì sao tôi lại nói Việt Nam sớm chạm tay vào dân chủ? Và vì sao cây dân chủ Việt Nam chưa bị chết non?
Ở câu hỏi thứ nhất vì sao Việt Nam sẽ sớm chạm tay vào dân chủ, có ba dấu hiệu căn bản để nhìn thấy điều đó: Sự bất tín nhiệm của người dân đối với nhà nước theo chiều kích phân tích, mổ xẻ; Người dân Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn hỗn mang của đám đông và tĩnh tại hơn; Ý thức về bản thân và xã hội mà mình đang sống.
Ở khía cạnh sự bất tín nhiệm của người dân, từ những năm 1990, thậm chí trước đó, người dân cũng đã hiểu rằng mình bị lừa dối bởi chế độ Cộng sản, tuy nhiên tỉ lệ quá thấp và không có độ lan tỏa, thậm chí mỗi người dân tự biến mình thành một thứ công an của chế độ, lề lối và thói quen đấu tố từ những năm giữa thập kỉ 1950 ở miền Bắc không những giảm đi mà còn tăng lên rất mạnh trong thời đoạn này.
Ngược lại, từ những năm 1990 về sau, càng ngày, người dân càng ý thức, càng thấy được sự nguy hiểm và man trá của chế độ cầm quyền nhưng người ta sợ cho an toàn bản thân, mạng sống và chấp nhận im lặng để giữ mạng sống. Và đây là giai đoạn giữa người dân với nhà nước đẩy nhau ra xa, chia hai thái cực, người dân luôn nhận thấy mối nguy hiểm rình rập từ thực thể gọi là nhà cầm quyền. Đồng thời, khi người dân cảm thấy sợ và không còn thân thiện, đẩy nhà nước về một phía thì cũng là lúc mà nhà nước, kẻ cầm quyền cảm thấy đủ an toàn để tác oai tác quái.
Chỉ trong vòng chưa đầy hai mươi năm tác oai tác quái theo đúng nghĩa của khái niệm này, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nhanh chóng đẩy đất nước xuống vực của nợ nần, ô nhiễm và băng hoại đạo đức. Có hàng nhiều thế hệ, tầng lớp bị ảnh hưởng bởi cơn tác oai tác quái của nhà cầm quyền. Có thể nói rằng đây là thời đoạn mà người dân nhận rõ mặt kẻ bán nước, hại dân và tham lam rõ nét nhất. Đương nhiên, sự mất niềm tin được chuyển hóa thành hành động cánh mạng chưa công khai diễn ra khắp hang cùng ngõ hẻm.
Bên cạnh đó, sự tác động không nhỏ của báo chí dân chủ hải ngoại, mô hình xã hội dân sự, các trào lưu dân chủ và khuynh hướng dân chủ trong các tôn giáo đã nhanh chóng tạo hiệu ứng hành động. Từ Giáo Xứ Thái Hòa đến Cồn Dầu, Vinh – Nghệ An hay gia đình anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, nhân dân ở Văn Giang, Hưng Yên cho đến hàng ngàn dân oan ở các vườn hoa trong thủ đô Hà Nội và những cuộc biểu tình đầu tiên là hai đầu đất nước gồm Sài Gòn, Hà Nội, sau đó nhiều thành phố khác cũng đứng lên biểu tình kêu gọi bảo vệ môi trường, kêu gọi dân chủ… Những cuộc biểu tình và tuần hành này chỉ dừng ở mức biểu thị thái độ chứ chưa đi đến cách mạng. Nhưng theo tôi đó mới là tín hiệu đáng mừng.
Bởi lẽ, tâm lý đám đông được giảm thiểu đến mức cuối, dường như mọi hiệu ứng đám đông đã được thay thế bằng hiệu ứng thị giác, người ta thay vì hưởng ứng biểu tình ngay thì lại quan sát biểu tình, phân tích, tìm hiểu và nhận ra được rất nhiều vấn đề. Mà quan trọng nhất là người dân tự chuyển hóa mình trở thành nhà truyền thông, sẵn sàng tuyên truyền dân chủ khi cần thiết mặc dù bản thân chưa hề tham gia biểu tình hoạc hoạt động dân chủ. Điều này hứa hẹn một đại bộ phận nhân dân có tư duy dân chủ thực sự và không bị hớp hồn bởi hiệu ứng đám đông. Và cũng cho thấy khi cây dân chủ Việt Nam đơm bông kết trái sẽ là một mùa trái từ một cái cây đã đủ trưởng thành chứ không phải dạng trái non, trái rượng (nói theo cách của người nông dân).
Và khi mọi thứ đã đủ chín muồi, một cuộc cách mạng dân chủ ghé đến cũng chưa muộn. Nhưng dù sao, hiện tại, các tín hiệu dân chủ đang ngày càng rất mạnh vầ tôi không ngần ngại để nói rằng mỗi người nông dân, ngư dân đã chính thức trở thành nhà dân chủ mà bây giờ, nhà cầm quyền có dùng tiền tấn để đấm họ cũng chẳng xi nhê gì. Họ có thể nhận tiền, có thể gật đầu với nhà cầm quyền nhưng chắc chắc có cơ hội thì họ là người xông lên lật đổ chính quyền đầu tiên. Điều này khác hẳn với kiểu nhận ơn mưa móc của chế độ trong những năm trước thập niên 1990.
Cuộc đấu tranh của những học sinh trung học phổ thông ở Tây Nguyên hay Hà Tĩnh nhằm phản đối học phí cao, tuy nhìn bên ngoài chỉ đơn giản là phản ứng của học sinh về vấn đề chi phí học tập nhưng thực ra sâu xa bên trong của nó chất chứa vấn đề ý thức hệ. Nếu như học sinh ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, đặc biệt là Hà Tĩnh đồng loạt không đến lớp để phản đối học phí cao thì học sinh ở Tây Nguyên, đặc biệt là Buôn Ma Thuộc mạnh mẽ hơn, các học sinh ở Chu Văn An, Cư Jut và nhiều trường khác đã biểu tình ngay trước cổng trường, đã phát tờ rơi kêu gọi phản đối chính sách dạy phụ đạo và học phí cao.
Điều này khiến cho nhà cầm quyền Cộng sản phải vào cuộc, công an phải tổ chức điều tra thừ ai đứng đằng sau các em học sinh để “xúi giục” và “động cơ nào” đã khiến các học sinh dám phản đối mạnh mẽ. Trong khi đó, có một thực tế hết sức buồn cười, khi tìm hiểu, tiếp xúc với các học sinh ở Bắc miền Trung và Tây Nguyên, tiếp xúc với gia đình các em thì tôi có chung kết quả là cha mẹ các em không hề xúi các em, các em hành động tự phát vì chỉ có chính các em mới thấy được sự vô lý và bất cập của nền giáo dục mình đang học. Để có được điều nay, các em đã phân tích từ các mô hình giáo dục dân chủ thông qua phương tiện báo chí nước ngoài, qua internet.
Và đồng hành cùng các học sinh để đấu tranh lại là các cựu học sinh, sinh viên. Như vậy, có thể thấy rằng thay vì cầu toàn, cố gắng học cho xong tấm bằng để kiếm việc làm thì các em đã biết suy tư về thân phận cá nhân cũng như thân phận xã hội, đất nước. Điều này sở dĩ có được là nhờ vào máu tham của người Cộng sản, sự tham nhũng quá mức cũng như tham quyền cố vị và dốt nát của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên Cộng sản đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp tràn lan. Lẽ ra công việc đó phải dành cho một tiến sĩ thực học hay một cử nhân thực học thì đám quan chức này đã chạy chọt, lo lót để có tiến sĩ, cử nhân và tiếp tục ngồi ghế lãnh đạo. Chỗ ngồi chật kín, gây ra thừa ra một khối trí thức thất nghiệp. Và đây là lúc trí thức tự phản tỉnh mạnh nhất.
Sự phản tỉnh của trí thức luôn song hành với sự phản tỉnh của người nông dân. Bởi hơn ai hết, người nông dân, nhà nông là cái nôi của những trí thức, con nhà nông ước mơ học hành đỗ đạt để đổi đời, nhà nông phải chảy máu mắt để theo đuổi ước mơ và tương lai của con cái họ. Khi mọi sự vỡ lẽ, nhà nông thấu hiểu hơn ai hết cái ách đang đè trên cổ mình.
Nhưng có một điểm khác biệt giữa Việt Nam và nhiều nước độc tài khác, đó là hành động cách mạng. Mặc dù cùng chung một xuất phát điểm, nhưng Ai Cập hay Libya, Venezuela… đều đã hoàn tất cuộc cách mạng của họ, Việt Nam thì chưa. Vì dsao? Vì tâm thức của Việt Nam, cho đến thời điểm này vẫn là tâm thức nông nghiệp, khác với tâm thức công nghiệp hay tâm thức thương nghiệp của Hồng Kông chẳng hạn. Cái khác của người nông dân là họ làm việc rất thủng thẳng, chậm rãi nhưng chắc chắn. Trước khi gieo một đám sạ thì làm bờ cỏ cho sạch, làm cỏ xong lại cày đất, rồi chờ nước bệ tới mới ngâm giống, bừa ruộng, làm mặt bằng mà cấy, sạ. Mấu chốt của vấn đề là chờ nước bệ.
Người nông dân có thể cuốc đất trước khi gieo sạ một thời gian dài nhưng chỉ ngâm giống khi có nước bệ. Vấn đề dân chủ Việt nam hiện tại là người ta chưa nhìn thấy nước bệ nên chưa ai chấp nhận ngâm giống để rồi cây lúa nảy mầm, ủ đi ủ lại mà chết non. Vấn đề hiện tại là tư duy dân chủ, não trạng dân chủ hầu như đã chan hòa trong đời sống nhân dân và nhà cầm quyền Cộng sản thì đang mỗi ngày tự ăn đuôi của họ. Một cuộc cách mạng dân chủ diễn ra tại Việt Nam thì ắt hẳn phải là cuộc cách mạng làm thay đổi mọi thứ tận gốc rễ, nó khác xa những gì người ta nghi hoặc!
 VietTuSaiGon's blog
 http://www.rfavietnam.com/node/3452

NS. TUẤN KHANH * XIN LÀM NGƯỜI

Chỉ xin được làm Người

Ảnh của tuankhanh
Trong nhiều ngày liền, những lá thư mà tôi nhận được, đến từ nhiều nguồn và nhiều người nhưng tất thảy đều có chung một chủ đề, là kêu gọi ngăn chận việc hình thành một nhà máy cán thép ở Cà Ná, Ninh Thuận. Tôi không biết ai trong số họ - những con người xa lạ ấy, nhưng rõ là họ đang cố tìm mọi cách để đánh động đồng bào mình về một thảm họa chung sẽ đến.
Một bức thư  khác, kêu gọi ký tên phản đối thông qua trang Change.org. Trong đó, nhóm viết thư ngỏ có tên là Green Trees Vietnam hỏi một cách thống thiết rằng “bạn chưa thấy hoảng sợ hay sao?”.
Tôi đọc bức thư này trong một buổi sáng Chủ nhật, trời âm u và đầy mây mù nặng nề. Khung trời Việt Nam thật khắc khoải. Những người thốt lên lời đau đớn ấy, không khác gì những sứ giả của khải huyền miệt mài cảnh báo dấu hiệu chuỗi tận thế Ragnarok đang đến, nhưng tiếng nói của họ yếu ớt và chìm vào thời đại hỗn mang. Nhất là khi tôi đi ngang sân của Nhà Văn hóa Thanh Niên ở Sài Gòn, tiếng micro của người dẫn cuộc vui được đáp lại bằng những tràng hô rất to hoan hỉ. Quả thật, hiện thực của một dân tộc như đang chết sặc, lịm dần trong lịch trình giáo dục thờ ơ và hoan lạc xếp đặt.
Thư ngỏ cùng kêu gọi ký tên chống lại Dự án Khu liên hợp cán thép Hoa Sen chỉ cần có 1500 người tham gia. Thế nhưng các chữ ký đến chậm từng ngày, nó khác biệt làm sao, so với các cuộc vui mông muội mà hàng ngàn người nô nức ghi danh. Khác biệt với một sản phẩm thời thượng đắt tiền ra mắt mà trong tích tắc quá tải đến mức phải khóa sổ.
Tôi ký tên vào thư ngỏ này, với tư cách của một công dân còn tỉnh táo, nhưng lại quá tỉnh táo để tự vấn rằng lá thư này sẽ đến đâu, và ai sẽ đọc nó, hoặc ai sẽ thức tỉnh được phần người trong mình để nhận ra đất nước này đang chuồi dần vào lộ trình tận diệt Ragnarok bởi bọn trọc phú và quan lại điên cuồng trong dục vọng cưỡng đoạt quê hương?
Chưa bao giờ đất nước đang ở chương hồi bi kịch như lúc này. Người dân kêu gào cho sự sống và tồn vong của đất nước, còn những kẻ có quyền thì mê mị đám đông bằng những ngôn từ của rắn, rồi lặng lẽ hành động với âm mưu đã định. Một cuộc thăm dò trên báo Lao Động cho biết có đến 93% bạn đọc đã nói không với Cà Ná, nhưng cũng ngay lúc ấy, nhưng  ông Trương Thanh Hoài - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, đại diện cho Bộ Công Thương vẫn nói như đinh đóng cột “Hoa Sen không làm, Thép Cà Ná vẫn vào quy hoạch”. Điều đó cho thấy dã tâm không chỉ có Tôn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ, mà dã tâm là của cả một hệ thống. Nhân dân tuyệt vọng quẫy đạp phản đối, yếu ớt như những con cá trong làn nước độc nhưng số phận thì đã định rồi. Bản đồ đánh dấu sự lắng nghe và đối thoại của chính quyền với nhân dân, đã được điểm bằng dùi cui, roi điện, lựu đạn cay… ngày càng nhiều ở Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh… Và mai đây, nếu như có mặt của nhà máy thép ở Ninh Thuận, bản đồ này có lẽ sẽ còn phong phú hơn nữa.
Vùng biển Cà Ná, Ninh Thuận chỉ cách Sài Gòn khoảng 300 cây số. Một vụ nhiễm độc từ chất thải, sẽ sớm cô lập toàn bộ vùng lương thực quan yếu của toàn miền Nam và hủy diệt sức sống của một vùng kinh tế - xã hội chỉ trong 2 tuần lễ. Việt Nam chưa bao giờ là một quốc gia đau bệnh như hôm nay. Từ Trung Quốc, các dự án và phương thức hoạt động được tuồn dần vào Việt Nam. Bauxite Tây Nguyên hay Formosa, rồi hóa chất, thực phẩm độc… hôm nay thì cú đánh hiểm hóc vào Cà Ná từ dự án hãnh tiến về luyện thép. Không thể không hình dung đến một thuyết âm mưu quan trọng về một quốc gia suy yếu dần để Trung Quốc dễ bề kiểm soát. Nhưng dĩ nhiên, muốn làm được việc đó, phải có sự tham gia của bọn trọc phú hám lợi, bọn quan lại phản bội tổ quốc và bọn thỏa hiệp.
Phản ứng với báo chí về vụ dự án thép, ông Lê Phước Vũ từng nói rằng “mày đăng tao lên báo, tao chấp mày luôn”. Cách nói của ông Vũ, nhắc người ta nhớ đến giọng điệu trịch thượng của ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường khi đòi rút thẻ nhà báo đưa tin, và gọi bằng “thằng”. Có cái gì đó thật đồng bộ giữa thế lực nhà nước và giới trọc phú khi kề cận nhau. Giai cấp của một hệ thống nằm trên pháp luật - vốn không bao giờ phải chịu trách nhiệm về sự ngu dốt, sai lầm và tội ác của mình nhưng luôn mạnh miệng để chà đạp phía nhân dân.
Ông Vũ có lý do gọi phần xã hội còn lại là “mày”, vì bởi ông tin đã dựa lưng vào khối tiền khổng lồ béo bở của dự án, như chân lý chói rực qua tim. Hơn nữa, ông lại là anh em cột chèo với thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, và luôn được ủng hộ bởi Trường ban thường trực phía Nam của ban Tuyên giáo Trung ương Đào Văn Lừng. Trong giới làm ăn, ông Vũ cũng được nhìn thấy là người “chọn phe đúng” để vận động là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Với danh thế lừng lững như vậy, rõ là ông Vũ còn gì để ngại ngùng gọi phần còn lại của Việt Nam là “mày”?
Tôi chưa bao giờ nghĩ những lời phản biện tâm huyết và những lá thư ngỏ, cùng kêu gọi ký tên phản đối nhà máy cán thép Cà Ná có thể đến được bàn làm việc của ông Lê Phước Vũ. Vì ít nhất, đọc những điều rất Việt Nam, của những trái tim Việt Nam, của nguyên khí Việt Nam, thì một phần người nào đó đã được đánh động trong ông, thay vì luôn quảng bá hảo kim quang của danh xưng một phật tử.

Tôi từng thấy hình ảnh ông Vũ mặc áo kasaya quỳ lạy nơi cửa Phật. Có không ít quan chức liên quan đến ông cũng quỳ lạy thành kính như vậy. Ông Vũ và các quan chức đó cầu nguyện gì khi mắt nhắm nghiền và tay chấp hương? Liệu có là lời cầu nguyện cho dân tộc và đất nước này, hay chỉ là nối chấp mê vào dục vọng cuồng điên của quyền lợi riêng mình, bỏ mặc nhân gian oán thán? Tôi đã nhìn rất lâu vào những bức ảnh như vậy, tần ngần với biết bao suy nghĩ không lời giải thuộc về con người.
Trong muôn ngàn sự tích hay về cuộc đời, có chuyện về một nhà tu hành bị bá tánh khinh thường, ngồi khóc ở ven rừng. Quỷ xuất hiện và thỏa thuận sẽ làm nhà tu hành khiến ai ai cũng phải kính sợ. Nhưng bù lại, khi có quyền lợi – thì thầy tu và quỷ sẽ ăn chia đủ với nhau như bạn đời. Quỷ vô hình nâng thầy tu lên vai khiến dân chúng nhìn thấy thầy tu như bay lên, nên từ đó cúng dường, vâng phục. Liên minh người-quỷ đó tồn tại cho đến một ngày bất chợt Quỷ suy yếu quyền lực, không đỡ nổi khiến thầy tu té xuống và chết.
Điều gì đã nâng ông Lê Phước Vũ bay cao, để ông nhìn vào cõi nhân gian và cười cợt, gọi mọi người bằng “mày”? Và ông Vũ nghĩ loại quyền lực vô hình nào, có thể phụng sự cho ông đến cuối cuộc đời? Nhưng dù là ai, liên minh giả Phật-giả Quỷ ấy không thể tồn tại mãi trên đời thực này, không thể nghiễm nhiên mãi dẫm lên sự khổ đau của đồng loại, trong tương lai đi tới.
Tôi không biết mình có quen ai trong số 1500 người, ký tên vào thư ngỏ chống nhà máy thép Tôn Hoa Sen sẽ hủy hoại đất mẹ Việt Nam. Tôi nghĩ về rất nhiều lời tâm tình, phản đối, chia sẻ kêu gọi mà tôi đã đọc được. Tôi cũng không biết họ là Phật tử hay là người Công giáo, có tín ngưỡng hay không. Nhưng tôi biết chắc họ đang chọn hành động cho một ý nghĩa duy nhất, là sống và làm người với lẽ phải.
Là Quỷ hay Phật ngày mai, thì vẫn còn chưa biết được. Nhưng tôi sẽ không mơ màng chọn lựa hình ảnh. Tôi chỉ cố làm người hôm nay. Làm người, để còn đứng trong và đứng cùng đồng loại ở những giây phút nguy nan này, lắng nghe nỗi đau và khát vọng của dân tộc và quê hương mình. Làm người, để phân biệt và chỉ rõ ai là kẻ giả Phật và giả Quỷ đang giày xéo, mua bán đất nước này bằng cường quyền và mỵ ngữ.
Làm người, xin hãy mơ được là người thôi, thầy tu hay ngạ quỷ khi nhận ra, cũng đã là niềm hạnh phúc của dân tộc.

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến 

– Ngoài Một Tờ Đơn

Ảnh của tuongnangtien
Tui hay viết lăng nhăng đủ chuyện nhưng riêng chuyện tình yêu đôi lứa, hay tình cảm lứa đôi thì chưa. Lý do – giản dị – vì không ai chịu yêu tui hết trơn, hết trọi. Tui cũng chả yêu ai cả. Yêu thầm, yêu trộm, yêu lén, yêu mình ên (nghĩa là yêu một chiều, yêu đơn phương, đơn tuyến) cũng miễn có luôn.
Nói tóm lại, và nói cách khác, và nói theo ngôn ngữ đương đại là tôi chưa từng trải nghiệm tình trường nên không đủ tư cách để mà chọc bút vô cái lãnh vực bao la (và mù mịt) mà mình hoàn toàn mù tịt.
Tui cũng hay đọc lung tung đủ thứ nhưng loại thơ văn lãng mạn thì không. Lý do, vẫn giản dị thôi, tôi không cách nào hiểu nổi lý lẽ của một kẻ đang yêu. Có lần, tôi nghe ông Trần Ninh Hồ ngâm nga như vậy đây:
Có gì đâu một lá thư
Giấy như giấy trắng, mực như mực thường
Cũng chưa một chữ rằng thương
Mà tôi đọc cả đêm trường sang mai
Không nhớ nữa ngắn hay dài
Hình như tôi đọc cả ngoài trang thư.

Làm sao mà “đọc cả ngoài trang thư” được cà? Tôi thắc mắc hoài cho tới tuần qua mới tìm ra câu giải đáp. Tuần qua, chính xác là vào ngày 14 tháng 9 năm 2016, báo Dân Việt cho hay:
“Công an tỉnh Sơn La đã làm rõ thông tin, người đàn ông đi xe máy chở người chết cuốn chiếu phía sau nhưng để lộ 2 chân ... là thi thể người đã chết nhưng vụ việc không có dấu hiệu hình sự.

Do không có tiền thuê xe ô tô nên gia đình chị P đã nhờ người quen sử dụng xe máy chở thi thể về mai táng. Ảnh & chú thích: Dân Việt
Theo điều tra, danh tính người chết là chị P, trú ở xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Chị P mắc chứng bệnh lao phổi được gia đình đưa đi điều trị tại Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Sơn La (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La). Do bị bệnh nặng, chị P đã tử vong.
Do không có tiền thuê xe ô tô nên gia đình chị P đã nhờ người quen sử dụng xe máy chở thi thể chị P về huyện Quỳnh Nhai để mai táng.”
Tác giả bài báo cũng không quên kèm theo phóng ảnh tờ đơn (“Đơn Xin Về”) của gia đình nạn nhân.

Đơn của người anh trai xin đưa bệnh nhân Lò Thị Phanh xuất viện về nhà. Ảnh & chú thích: Vnexpress
Có gì đâu một lá đơn
Giấy như giấy trắng, mực như mực thường
Cũng không một chữ kiện thưa
Mà tôi đọc cả đêm trường sang mai
Không nhớ nữa ngắn hay dài
Hình như tôi đọc cả ngoài
tờ đơn.
Tôi “đọc” ra “cả ngoài tờ đơn” là nỗi khốn cùng của những người dân đói ăn, thất học, ở Sơn La – nơi mà bằng giờ này năm ngoái báo chí nhà nước đều đồng loạt và ái ngại đưa tin:
“Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành Nghị quyết thông qua Đề án xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại TP.Sơn La. Theo  đó, tổng vốn đầu tư của dự án lên đến 1.400 tỷ đồng.
Trao đổi với phóng viên sáng 4.8, ông Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Sơn La cho biết, mục đích chính của Đề án là nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân các dân tộc Sơn La nói riêng đối với Bác Hồ kính yêu.
‘Với tình cảm biết ơn sâu sắc với lãnh tụ, chúng tôi đề xuất với tỉnh, Bộ VH-TT-DL và được Trung ương nhất trí cho phép xây dựng tượng đài tại Sơn La’, ông Quyến nói.
Ông Quyến cũng cho biết, xây dựng tượng đài cũng là một nét văn hóa đặc biệt quan trọng, mang tính lịch sử, tính giáo dục, tính truyền thống và nhân văn sâu sắc, là di sản văn hóa vô giá cho các thế hệ.
Đặc biệt, sau khi xây dựng tượng đài, Sơn La sẽ có cơ hội quảng bá về du lịch. Đây sẽ là điểm đến thú vị cho người dân đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng.”

Ảnh: daikynguyenvn                                Ảnh: Soha News
Dù chưa bao giờ có cơ hội đặt chân đến “Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung” nhưng qua tờ đơn nguyệch ngoạc chưa tới một trăm chữ (gần nửa viết sai lỗi chính tả) của ông Lò Văn Muôn, và qua hình ảnh những đứa bé trần truồng ở vùng đất này thì tôi hiểu tại sao tỉnh Sơn La có thể ban hành nghị quyết thông thông qua đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ – với tốn phí 1.400 tỷ đồng – mà không gặp phải bất cứ sự chống đối nào của dân chúng địa phương. Ở một nơi mà người dân có cơm ăm tạm đủ no, áo mặc tạm đủ ấm, và có sự hiểu biết tối thiểu về hệ thống thuế má thì dễ gì họ để yên cho (cái gọi là) Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh “đáp ứng nguyện vọng và tình cảm” của mình theo cái kiểu khốn nạn và bất nhân như thế!
Và vì thế nên nghèo đói cùng dốt nát không chỉ là tệ trạng của đất nước mà còn là là chủ trương (lớn) và xuyên suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, kể từ khi họ cướp được quyền bính ở đất nước này. Chả phải chỉ riêng qúi vị lãnh đạo tỉnh Sơn La mới có cái kiểu nói (“xây dựng tượng đài … xuất phát từ tình cảm”) lấy được vậy đâu.
Ở bình diện quốc gia, người đứng đầu chính phủ hiện nay, ông T.T. Nguyễn Xuân Phúc cũng có cái thứ miệng lưỡi hồ đồ và hàm hồ (y) như thế.  Ngày 12 tháng 8 vừa qua, tờ Viettimes loan tin:
“Hôm nay, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì...
Nhân dịp này, Thủ tướng bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Chính phủ, nhân dân Liên Xô trước đây, Liên bang Nga hiện nay và các nhà khoa học của Nga đối với nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thủ tướng khẳng định, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đặc biệt mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, giữ gìn, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác ...”
Phải nhờ đến những chuyên gia nước ngoài mới có thể “giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh” thì có gì hay ho mà tổ chức lễ đón nhận huy chương?
Sợ thế lực thù địch, phản động nào phá hoại mà cần phải có cả một Bộ Tư Lệnh Bảo Vệ  “tuyệt đối an toàn thi hài Bác” như thế?
Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hoạt động14/5/1976 (40 năm, 126 ngày)
Quốc gia Việt Nam
Phục vụQuân đội Nhân dân Việt Nam
Chính phủ Việt Nam
Phân loạiBộ Tư lệnh (Nhóm 4)
Chức năngGiữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh
Quy mô10.000 người
Bộ phận củaBộ Quốc phòng (Việt Nam)
Bộ chỉ huySố 2, Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội
Tên khácĐoàn 969
Đặt tên theoQuyết định số 109/QĐ-QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ngày 14/5/1976
Lễ kỷ niệmngày 29 tháng 8 năm 1975
Các tư lệnh
Tư lệnhThiếu tướng Nguyễn Văn Cương
Chính ủyThiếu tướng Phạm Văn Lập
Tư lệnh
đầu tiên
Thiếu tướng Trần Kinh Chi
Huy hiệu
Trang webhttp://www.bqllang.gov.vn/
Hơn mười lăm năm trước, giáo sư Trần Khuê và tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân đã có lần “đề nghị” như sau:
Chúng ta đề nghị Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính thử tính sổ xem 30 năm qua ta đã tiêu tốn vào lăng Người tổng số là bao nhiêu tiền của… Và thử xem riêng ngân sách dự chi cho năm 2000 xem có thể xây được bao nhiêu trường học cho một ngàn xã hãy còn vắng về giáo dục ở miền cao. Có thể xây bao nhiêu căn nhà để nuôi trẻ mồ côi… Có thể xây bao căn nhà dưỡng lão cho người già lão cô đơn, không nơi nương tựa. Có thể xây bao nhiêu nhà thương làm phúc chữa bệnh cho người nghèo…


Mạng xã hội lại xuất hiện thêm hình ảnh một thi thể được bó trong chăn, chiếu, chở về nhà từ một bệnh viện ở Sơn La. Ảnh:Vnexpress
Dân Việt cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, khi đau ốm  phải nằm chất chồng lên nhau trong hành lang bệnh viện, lúc chết thì phải bó chiếu hoặc bó chăn, và số nợ công trên mỗi đầu người mỗi ngày một tăng mà vẫn sẵn sàng hy sinh hàng vạn lực lượng lao động chỉ để “bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài” của một ông bác thổ tả (nào đó) hay sao?
Ông Phúc Nổ nói lấy được như thế mà gần hai tháng qua không thấy ai lên tiếng nói một điều gì phải/quấy với thằng chả hết trơn hết trọi. Cứ nhắc đến “Bác” là cả nước đều xuôi xị, im re (mặt ngẩn tò te) cứ y như dân bán khai nghe đến thần vật (taboo) cấm kỵ của bộ lạc mình vậy.
Bởi vậy nên Việt Nam mãi mãi là một quốc gia nhất định không chịu phát triển vì nếu đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo và dốt nát thì bác sẽ không còn chỗ để nằm, và các chú (chắc chắn) cũng sẽ không còn ghế để ngồi.

SƠN TRUNG * THỜI NGUYÊN THỦY

 

 THỜI NGUYÊN THỦY 

Sơn Trung


Theo Marx, xã hội loài người phải trải qua đủ 5 hình thái kinh tế - xã hội, đó là :
-cộng sản nguyên thủy,
-chiếm hữu nô lệ,
-phong kiến,
-tư bản chủ nghĩa
- xã hội chủ nghĩa.

Lenin cho rằng loài người có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa để nhảy ào  vào xã hội chủ nghĩa.
Thế là hai thầy trò cãi nhau mặc dầu ai cũng cho mình là khoa học, nói gì cũng chắc như đinh đóng cột.
Nếu bỏ qua giai đọan tư bản thì cũng có thể bỏ qua con đường đau khổ của  công sản chủ nghĩa? Cần gì phải theo cộng sản chủ nghĩa cho tốn công sức và xương máu?




Marx cho là công sản chủ nghĩa là giai đoạn cuối, sau đó là không có gì nữa!Ông Marx nói lạ quá. Một mặt ông bảo rằng luật phủ định, cái sau phủ định cái trước và cái sau tôt hơn cái trước, ấy mà đằng khác ông bảo cộng sản trẻ mãi không già trong khi thực tế công sản Nga và Đông Âu đã tan hàng ở cuối thế kỷ XX. Còn Trung Quốc và VIệt Nam, Bắc Hàn chỉ đeo đồng hồ vỏ Thụy Sĩ mà ruột thì  "Ma zề inh Viêt Nôm "!

Ông nói xã hội sau phủ định xã hội trước nhưng tại nhiều quốc gia, quân chủ ,tư bản và bộ lạc vẫn tồn tại bên nhau. Ông lại bảo có hai giai đoạn cộng sản, giai đoạn đầu là xã hội chủ nghĩa, sau đó mới tiến lên thiên đàng Cộng sản, nhưng Triệu Tử Dương nói trăm năm nữa Trung Quốc và các nước theo búa liềm chỉ ăn búa liềm chứ không lên đến thiên đường cộng sản!Nếu chủ nghĩa cộng sản có hai giai đoạn thì xã hội loài người phải trải qua sáu hình thái xã hội chứ không phải năm!

Thôi bỏ qua năm hình thái đó, ta chỉ chú trọng đến giai đoạn phát triển đầu tiên của nhân loại theo như Marx nói. Đó là giai đoạn cộng sản nguyên thủy.

Giai đoạn đó là giai đoạn nguyên thủy của loài người chứ không phải là cộng sản. Việc loài vật và loài người ăn lông ở lỗ, sống thành đàn bầy không phải là tính chất của cộng sản, mà tính chất chung của muôn loài, muôn thuở.

Khi nào giữa các loài vật không còn ngăn cách như Marx tưởng thì đó là cộng sản. Nhưng ông Marx nói mâu thuẫn . Ông  chủ trương  xóa bất công , phân biệt giai cấp mà ông cũng như Lenin chủ trương xuất khẩu "cách mạng" ra khắp thế giới, tiêu diệt giai cấp tư sản, căm thù tư bản, đánh tư bản khắp nơi ,giết tư bản cho đến người cuối cùng thì làm sao mà an vui hòa bình, mà xóa bỏ biên cương các quốc gia và sự hận thù trong lòng người? Xóa bỏ để làm gì? Hay đó chỉ là cáí vỏ đại đồng che đậy tham vọng đế quốc?

Con người và muôn vật không thể nào sống chung chạ theo cộng sản. Nếu chung chạ là chung chạ từng nhóm, theo giòng giống, theo chủng loại.
Thành ngữ Trung Quốc có câu nhận định rất đúng về bản tính muôn loài đó là sự đoàn tụ theo từng nhóm, từng loại: vật dĩ loại tụ vật theo loài mà họp nhóm.:“物以类聚,人以群分。” vật dĩ loại tụ,nhân dĩ quần phân。”vật họp theo loài, người chia theo bầy. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", "cha nào con nấy" dù có ý nghĩa khác nhưng suy ra cũng có ý nghĩa các giống vật  tụ họp theo chủng loại, giòng giống.
Tuy sống chung trong rừng, nhưng voi sống theo voi, sư tử sống với sư tử, cọp sống với cọp. Và dưới biển cả, các loài sống chung  giữa muôn trùng sóng nước, nhưng cá heo theo đàn cá heo, cá thu theo đàn cá thu, cá trích, cá mòi , cua, rủa rắn loài nào tụ họp theo loại nấy chứ không theo  chủ nghĩa cộng sản xóa mọi biên cương...
Thực vật cũng vậy. Có rừng chen chúc muôn cây, nhưng có khu ruừng toàn một loại độc chiếm như như lau, rừng tre, rừng thông, , rừng sác, rừng đước.  Hươu nai không thể sống chung với sói lang,  chó và mèo, mèo và chụột không theo chủ nghĩa cộng sản, không sống chung hòa bình như kiểu tuyên truyền giả dối của ông Đạo Dừa! Trong chung vẫn có cái riêng, không thể nào bảo rằng mọi thứ  tiến hóa đồng bộ, chịu chung một kỷ luật, một chế độ. .


Tại sao vậy?  Chúng ta đừng quan tâm đến thuyết Thượng Đế và thuyết Big Bang về cấu  tạo vũ trụ và muôn loài. Nhìn trước mắt ta  vũ trụ muôn màu sắc: kìa núi đỏ, nọ biển xanh, kìa đèo cao, nọ sông rộng. Nơi đồng bằng  phẳng lặng cũng có nhiều cảnh khác nhau:
 Sông kia rày đã nên đồng  
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai 

Vũ trụ tạo ra muôn loài. Có loài ở rừng,  có giống ở đồng. Cá sống dưới nước, chim bay trên trời.  Vũ trụ tạo ra sự khác biệt để cho muôn loài có tự do với những môi trường  và sinh hoạt  thích hợp, chứ vũ trụ không tạo ra thế giới này là một trại lính hoặc một trại tù vĩ đại.
Vũ trụ tạo ra những thế giới, những khu vực với những loài khác nhau cho nên nó mang những tính chất khác nhau, trong đó có sự cạnh tranh sinh tồn, có giống mạnh, loài yéu, có  loài  khôn ngoan và  có giống man dã, ngu đần. Trong đó có luật  mạnh được yếu thua, và tham sân si...Jean-Paul Sartre đã nói  Dịa ngục là tha nhân ("L'enfer, c'est les autres"  "Hell is other people")....

Lịch sử cho thấy từ cổ chí kim bao cuộc xâm lăng và bao cuộc tàn sát để thi hành chính sách thực dân, cướp của giết người hoặc băt người làm nô lệ. Người Anh, người Pháp chiếm châu Á, châu Phi và châu Mỹ. NGa chiếnm các nước lân cận và các nước Đông Âu..Diều hâu bắt gà vịt, sư tử, hổ báo ăn thịt hưou nai.. Điều này cho thấy từ lâu dù chưa có chữ viết, chưa có  tự điển, loài người đã phân biệt TA và  THA NHÂN, BẠN và THÙ.

Trong số muôn loài quanh ta, ta chỉ thấy đồng loại là có cùng ta huyết thống, lịch sử và quốc gia cho nên ta đoàn kết với đồng loại để chống kẻ thù chung  dẫu rằng đồng loại cũng có ngưòi hiền kẻ dữ nhưng trong tương đối, đồng loại thì khác dị chủng:
Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
Khi nào xóa bỏ biên cương giai cấp, tôn giáo, nòi giống, chủ nghĩa trên toàn thế giới thì mới tuyên bố là muôn loài theo chủ nghĩa cộng sản, còn khi chỉ có một vài bộ lạc, vài gia đình , vài nhóm người nào đó sống theo đàn bầy, ăn lông ở lỗ, chồng chung vợ chạ thì không phải là toàn thể loài người đã theo chủ nghĩa cộng sản.

Cũng vậy, chủ nghĩa Marx tâm đắc với thuyết vượn thành người. Nếu vượn thành người thì sao nay vượn là vượn, người vẫn là người? Nếu có giống nào đó giống vượn mà thành người dù đó là sự thật cũbng không thể bảo toàn thể giống vượn thành người, vượn là tổ tieên loài người.


Loài vật cần quần tụ để bảo vệ nhau như đàn voi, trâu rừng. Và nếp sống này cũng thể hiện hiện tinh thần tư hữu:  anh em ta, con cháu ta,giống nòi ta,  núi rừng ta, ruộng đồng ta, quê hương ta . Ta phải bảo vệ và kiến tạo nó cho ngày càng tốt đẹp. Sống chung nhưng chúng vẫn có óc tư hữu và đó là nghĩa vụ và quyền lợi, và uy quyền của kẻ mạnh, vẫn có giai cấp, và tư hữu. Những con chim sống thành bầy nhưng chúng vẫn có vợ chồng, con cái, gia đình riêng chứ không phải như Marx nghĩ đó là một trại gái, một khu Khâm Thiên... như Mao thi hành trong Công xã nhân dân của ông. Hãy xem một đàn gà, một đàn bò, đàn trâu, đàn voi... con khoẻ nhất nằm ngoài vòng để chống cự địch quân, còn những con mái và con trẻ thì ở vòng trong.Con đầu đàn chỉ huy, hy sinh bảo vệ tập thể, và nó có quyền chọn những con mái, con cái xinh nhất, và ăn những thức ăn ngon nhất...Như vậy thì làm gì có chủ nghĩa cộng sản ở thời nguyên thủy? Nếu có một bộ tộc nào, xứ sở nào nam nữ sống chung, theo chủ nghĩa đa thê hay đa phu, hay chồng chung vợ chạ thì cũng là riêng bộ lạc đó, xứ sở đó...chứ không phải tất cả người nguyên thủy theo chủ nghĩa cộng thê như Marx nghĩ! Marx đã tổng quát hóa một cách sai lầm.

Marx lấy ý tưởng tam vô, trong đó có vô gia đình là một yếu tố quan trọng để kết luận rằng thời nguyên thủy đã có chủ nghĩa cộng sản. Nhưng thực tế cho thấy một là Marx giả dối, hoang tưởng, hoặc người cộng sản đã bị "phản tác dụng", càng hô hào "bãi bỏ tư hữu "thì họ càng tham mê tư hũu ghê gớm. Marx hô hào chống bóc lột, xóa bỏ giai cấp thì cộng sản lại bóc lột nhiều nhất và gây ra nhiều giai cấp nhất.

Marx , Lenin, Mao chống đế quốc nhưng chính Liên Xô, Trung Cộng là đế quốc hung tàn nhất! Marx vạch ra một thế giới tự do tuyệt đối, không vua, quan, không công an, cảnh sát, không ngục tù, thành ra cộng sản vô chính phủ, nhưng thực tế càng ngày bộ máy công an, mật vụ, và quan đội tăng cường để trấn áp nhân dân. Kết quả, cộng sản lập nhà tù nhiều nhất, và giết trên trăm triệu người.

Nói tóm lại, muôn loài yêu độc lập, tự do, không muốn làm nô lệ. Xã hội cộng sản là một hoang tưởng của Marx và là một thảm họa của nhân loại. 

No comments:

Post a Comment