Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 31 October 2016

CỐNG PHẨM = CÂY ĐỘC HẠI

CÁC CỐNG PHẨM


 CÁC CỐNG PHẨM DÂNG VUA



1. Cá anh vũ


Trong những đặc sản tiến vua, sang trọng bậc nhất, quý hiếm bậc nhất phải kể đến loài cá "môi dày" có tên anh vũ. Loài cá thuộc họ cá chép là đặc sản của vùng ngã ba sông Việt Trì, Phú Thọ, nơi hội tụ của sông Lô, sông Thao, sông Đà.
Cá ngon nhất ở khối sụn môi, cũng là đặc điểm kì thú nhất của loại cá này. Môi cá phát triển như vậy là do chúng chỉ ăn loại rêu mọc trên đá ở lòng sông, chúng thường dùng môi để gặm, lúc ngủ cũng dùng môi để bám trụ vào đá, chống lại luồng nước chảy.
Thịt cá Anh vũ trắng, chắc và thơm ngon, không những vậy còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, là đặc sản được nhiều đời vua ưa thích.



2. Chim sâm cầm


Chim sâm cầm di cư từ phương Bắc, sống thành đàn ở những nơi có nước như ao, hồ, đầm lầy, sông ngòi có nhiều cây thủy sinh, xưa được bắt gặp ở Hồ Tây là nhiều hơn cả. Tương truyền loài chim có tên sâm cầm bởi chim ăn nhiều sâm quý trên núi, vì đó thịt chim cũng được coi là vị thuốc đại bổ.
Chim sâm cầm là sản vật tiến vua của vùng Hồ Tây từ năm Tự Đức thứ 17 đến năm Tự Đức 24. Thịt chim mềm, màu đỏ tươi, chế biến thành nhiều món cầu kì. Do có sự tích và là sản vật quý dâng vua nên chim sâm cầm bị săn bắt tràn lan, đến nay gần như đã không còn dấu vết.
3. Gà Đông Tảo

Gà Đông Tảo, hay gà "chân voi" là sản vật tiến vua đặc biệt quý hiếm chỉ được nuôi cổ truyền ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên và cũng chỉ có duy nhất ở Việt Nam, không thể tìm thấy ở bất kì nơi nào trên thế giới.
Đặc điểm nổi bật của gà Đông Tảo là hình dáng bệ vệ cùng đội chân lớn sù sì, to cỡ cổ tay trẻ nhỏ. Đây cũng là phần thịt ngon và quý nhất của gà Đông Tảo. Trước đây, gà thường được dùng để cúng tế hoặc tiến Vua. Ngày nay, số lượng gà Đông Tảo thuần chủng còn lại rất ít, trị giá rất cao (hơn 1 cây vàng/ cặp trống và mái).
4. Yến sào




Yến sào là tổ của chim yến, được làm hoàn toàn từ nước bọt chim yến. Tổ yến xưa là sản vật quý dâng vua, và chỉ các nhà vương giả mới đủ tiền mua. Đến ngày nay, đây vẫn là thực phẩm bổi bổ đắt đỏ, không phải ai cũng đủ khả năng mua được.
Yến sào có thể được chế biến thành nhiều món như nước yến, huyết yến, chè yến, súp yến. Tổ yến là món "thập toàn đại bổ", có thể thu hoạch nhiều nhất ở Khánh Hòa, nơi chim yến làm tổ nhiều nhất ở Việt Nam.

5. Chuối ngự

Chuối ngự là sản vật tiến vua của mảnh đất Nam Định, là thành quả lòng cảm kích của nhân dân trước công lao to lớn của vua quan nhà Trần đánh giặc giỏi, trị nước tài. Và cũng vì cảm kích lòng dân mà vua ban danh cho sản phẩm ấy là chuối ngự, nghĩa là thuộc về nhà vua, chứ không phải sản vật "tiến" vua như nhiều thứ khác.
Chuối ngự Nam Định quả rất nhỏ, khi chín có màu vàng ươm như tơ tằm, mùi thơm ngát, vị ngọt thanh. Trong các loại chuối thì dáng chuối ngự đẹp nhất, từ buồng đến nải lẫn quả, là giống chuối quý cần được giữ gìn.
6. Rau muống Linh Chiểu
Vùng đất cổ Sơn Tây có bốn đặc sản tiến vua, ngoài ba loại động vật quý hiếm có sự xuất hiện duy nhất của một loại rau, ấy là rau muống Linh Chiểu, có nguồn gốc từ làng Linh Chiểu, Phúc Thọ, Hà Nội. Rau muống Linh Chiểu không hề chát, ăn giòn, vị đậm đà, dù luộc, xào hay nhúng lẩu đểu giữ nguyên màu xanh và vị giòn ấy.
Giống rau quý ấy vẫn còn được duy trì đến ngày nay. Với nhiều người dân trong làng, rau muống Linh Chiểu không chỉ đơn thuần là thực phẩm để ăn, để bán mà còn trở thành một thứ quà quý để mang biếu.
 
7.Nhãn lồng Hưng Yên
Nhãn lồng Hưng Yên  là loại quả có vỏ gai, dày và vàng sậm. Cùi nhãn lồng dày xếp hình dẻ quạt, khô mọng căng nước và hạt nhỏ, có vị thơm ngọt sắc sảo như đường phèn. Nhãn ra hoa vào mùa xuân, quả chín đúng vụ vào tháng sáu âm lịch.
Tương truyền, nhãn lồng được trồng ở Kinh kỳ Phố Hiến, ngay trong Đình Hiến và đã được dựng bia ghi danh. Giống nhãn lồng Hưng Yên đã từ lâu đã có tiếng là thơm ngon nên từng được tiến cung dâng vua. Cũng vì vậy mà còn được gọi là "nhãn tiến vua".
 
8. Vải thiều Thanh Hà

Trong các vùng có trồng cây vải ở Việt Nam, vải thiều Thanh Hà, Hải Dương là nổi tiếng hơn cả. Vải thu hoạch từ các cây trong khu vực này thường có vị thơm và ngọt hơn các nơi khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây).
Vải Thanh Hà còn có đặc điểm hạt rất nhỏ, cùi dày, thịt quả chắc vô cùng ngon miệng. Xưa kia, đây là thức quả thường xuyên có trong danh sách là sản vật tiến vua của địa phương.
9. Gà chín cựa
Gà chín cựa ngỡ chỉ có trong truyền thuyết kén rể của vua Hùng thực chất lại có thật, và đang được nhân giống lên hàng vạn con. Hiện nay, giống gà quý được nuôi ở nhiều nơi như Bắc Ninh, Phú Thọ...
Trước kia, gà chín cựa được nuôi để tiến vua. Ngày nay, đây cũng là một loại đặc sản quý chuyên dùng để biếu tặng. Gà có giá bán trên thị trường khoảng 3 triệu đồng/con. Gà cho thịt ngon, các thớ thịt săn chắc, da dày và giòn như gà chọi, thịt ngọt và thơm, bùi.
10. Bánh phu thê

Là nơi phát tích của vương triều nhà Lý, Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) thường được gọi là đất vua. Đây cũng vùng đất của một đặc sản nổi tiếng đã được đưa vào tận kinh đô Huế để tiến vua, đó là bánh phu thê.
Đúng như tên gọi của mình (phu thê nghĩa là vợ chồng), món bánh này không lẻ chiếc mà đi theo cặp. Phía sau những lớp lá chuối, chiếc bánh hiện ra với lớp vỏ làm bằng bột nếp óng ánh màu vàng tươi. Nhân bánh là đỗ xanh giã nhuyễn, nhào đường, có thể cho thêm dừa.
11. Bưởi đỏ Luận Văn

Khác với các giống bưởi khác thường có màu xanh hoặc vàng, bưởi Luận Văn có màu đỏ, là đặc sản của vùng Thọ Xuân, Thanh Hóa. Màu đỏ của bưởi cùng là đặc điểm nổi bật biến thứ quả quê này trở thành đặc sản tiến vua thời Hậu Lê.
Khi chín, quả bưởi chuyển dần sang màu đỏ gấc, vỏ quả, cùi quả, vỏ múi, có màu đỏ rất đẹp mắt, múi bưởi đỏ hồng, mọng nước, ngọt, hương thơm đặc trưng. Màu đỏ còn là màu tượng trưng cho sự may mắn, nên loại quả này cũng rất được ưa chuộng trong các dịp lễ tết.
12. Nước mắm Nam Ô


Làng Nam Ô (Hoà Hiệp Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) xưa nay đã lừng danh với nghề làm nước mắm "tiến vua". Thương hiệu nước mắm Nam Ô không lẫn vào các loại nước mắm khác, do hương vị chế biến từ một thứ nguyên liệu độc đáo - con cá cơm than.
Mắm người làng Nam Ô làm ra cho chất lượng nguyên chất, tuyệt hảo, sản phẩm tinh khiết, hợp vệ sinh, chất đạm vừa phải, rất cần thiết cho sức khỏe”...


QUÁN CƠM BÀ CẢ


QUÁN CƠM BÀ CẢ





Hẻm vào quán cơm Bà Cả Ðọi cũ.


Bắt đầu từ trong hẻm nhỏ hoặc vỉa hè không quảng cáo và tô vẽ, nhưng nhiều quán xá, cửa tiệm ở Sài Gòn đã làm nên thương hiệu riêng và lớn mạnh, vững bền cùng năm tháng.

Quán cơm hương vị Bắc ở Sái Gòn bây giờ khá nhiều, nhưng Cơm Bà Cả vẫn không mờ nhạt nhờ vào lời truyền miệng của dân sành ăn.





Bà Đinh Thị Hường cùng nhiều món ăn bắt mắt ở quán cơm Bà Cả


Người ở Sài Gòn sành ăn không hẳn là chọn những món cao lương mỹ vị trong nhà hàng sang trọng mà thường tìm đến những quán ven đường hoặc trong hẻm nhỏ bình dị, chỗ ngồi có khi không tiện nghi nhưng món ăn thì đậm đà, đúng hương vị. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, dù nằm rất khiêm tốn trong một con hẻm nhỏ (ở đường Nguyễn Huệ, quận 1 bây giờ) nhưng quán cơm Bà Cả là một trong những nơi như vậy.



Xếp hàng... ăn cơm gác


Không ai, ngay cả những người con của cụ Cả, nhớ chính xác từ năm nào quán cơm bình dân mang hương vị Bắc có tên “Bà Cả” ra đời. Bà Cả - cụ Hoàng Thị Túc - đã 86 tuổi, nay nhớ - quên lẫn lộn, cũng không thể hồi tưởng điều này, trong khi nhiều khách “ruột” của quán nói chắc như bắp: Bà Cả đã là một thương hiệu được biết đến cách nay hơn nửa thế kỷ.


Hoàng Thị Túc theo chồng vào Sài Gòn từ năm 1948. Ông là người cùng làng Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội ngày nay) sống ở Sài Gòn từ 14 tuổi; đến năm 26 tuổi, vâng lời cha mẹ, ông về Hà Nội cưới vợ cùng làng rồi đưa nhau vào Nam lập nghiệp. Ở với nhau hơn 10 năm, hai người có 6 con gồm 4 gái, 2 trai. Đến năm 33 tuổi, bà Túc lâm vào cảnh góa bụa và từ đó một mình nuôi con bằng hàng cơm Bắc.


Ban đầu, bà Túc bán cơm cùng một người nữa ở đường Tôn Thất Thiệp, sau đó tách ra làm riêng, lấy căn nhà ở hẻm 53 Nguyễn Huệ làm quán. Hồi ấy, cái quán trên căn gác nhỏ không có bảng hiệu gì hết, khách đến ăn cơm cứ gọi là quán Bà Cả (gọi theo chồng cụ Túc).


Quán nổi danh từ những năm 60 của thế kỷ trước, thu hút rất nhiều nghệ sĩ đến ăn, trong đó có nhạc sĩ Trường Kỳ, hễ vào quán là xoa bụng rồi sửa giọng: “Bà Cả, đói quá, đói quá!” thành “Bà Cả, đọi quá, đọi quá!”. Cụ Túc hễ nghe cái giọng đó là cười nhưng khi ông Trường Kỳ đề nghị lấy tên quán là “Bà Cả Đọi” thì cụ xua tay từ chối ngay. Câu chuyện thế thôi, vậy mà giới văn nghệ sĩ, nhà báo cứ truyền miệng nhau rồi gọi luôn là quán Bà Cả Đọi. Điều này khiến gia đình cụ Túc cứ phải giải thích “cả Sài Gòn chỉ có một Bà Cả bán cơm” vì có khách khi đến đúng quán rồi mà vẫn sợ nhầm.




Ông Lê Minh, một người làm báo lâu năm ở Sài Gòn, nhớ lại: Hồi năm 1971, ông từ Vĩnh Long lên Sài Gòn học đại học, nghe nói quán Bà Cả bán cơm ngon liền cùng bạn bè đến ăn. Quán nhỏ hẹp, khách tới phải vào hẻm, lên cầu thang rồi lách vào nhà tìm chỗ ngồi trên chiếc phản hay mấy bộ bàn ghế con con. Nhiều khi khách đông quá, quán không đủ chỗ phục vụ, mọi người phải xếp hàng nhưng không ai than phiền mà kiên nhẫn chờ để được ăn cơm Bà Cả.




Bất tiện là vậy nhưng quán lúc nào cũng đông khách, từ giới bình dân đến trí thức. Có lẽ do Sài Gòn hồi ấy chưa có quán ăn mang hương vị Bắc nên người gốc Bắc tìm tới để đỡ nhớ quê, còn người Nam thì tìm cái vị lạ. Dù với cảm xúc nào, thực khách đều nhìn nhận điều lôi kéo họ đầu tiên chính là món ăn cụ Túc nấu không chê vào đâu được. Chẳng phải sơn hào hải vị gì, chỉ là những món ăn đơn giản, quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày của người Bắc như canh cua rau đay, cà pháo - mắm tôm - thịt luộc, đậu hũ chiên, giò heo giả cầy, ốc bươu nấu chuối, trứng đúc thịt, thịt đông, dưa chua... nhưng ai đã một lần ăn ở quán Bà Cả thì không thể nào quên.


Nửa thế kỷ không phai hương vị.


Khoảng năm 1990, gia đình cụ Hoàng Thị Túc mua được căn nhà ở số 11 Tôn Thất Thiệp, quận 1 và dời quán cơm về đó rồi đổi tên quán thành Đồng Nhân. Tuy nhiên, dấu ấn cơm Bà Cả đã quá sâu đậm trong lòng thực khách nên gia đình ngoài trương bảng hiệu Đồng Nhân còn phải thêm chữ “Cơm Bà Cả” ngay quầy bày món ăn. Đến năm 2002, gia đình cụ Túc mở thêm chi nhánh ở số 42 Trương Định, quận 1, cũng bảng hiệu “Tiệm ăn Đồng Nhân” và không thể rời danh hiệu Cơm Bà Cả.






Cụ Hoàng Thị Túc (thứ hai, từ phải sang) bên con cháu


Từ nhiều năm nay, do tuổi cao, cụ Túc nghỉ ngơi hoàn toàn, giao việc quán xuyến quán lại cho các con và dĩ nhiên, những bí quyết nấu ăn đã được truyền theo năm tháng nên hương vị riêng của Cơm Bà Cả nửa thế kỷ trôi qua vẫn không nhạt đi chút nào. Tuy nhiên, do thực khách ngày càng đông, ở đủ mọi vùng miền và có cả khách nước ngoài nên các món ăn của quán cũng được bổ sung hoặc thay một chút cho phù hợp.


Bà Đinh Thị Hường, con gái thứ ba của cụ Túc, năm nay đã 62 tuổi, chia sẻ: “Có những món vẫn giữ đúng cách chế biến, hương vị Bắc như má từng làm; một số món làm theo 2 khẩu vị “nguyên Bắc” và “lai Nam”. Chẳng hạn, cà pháo có loại muối chua và loại muối xổi ăn ngay, còn dưa cải thì người gốc Bắc thích dưa cải có vị hơi hăng, phục vụ thực khách miền Nam dưa cải chua hơi có vị ngọt”.


Tuy nhiên, dù nấu với hương vị nào thì có một nguyên tắc mà quán không hề thay đổi là nguyên liệu phải tươi và ngon nhất. Quán không bao giờ luộc, xào rau củ một lần bán cho cả buổi; khách vào đến đâu thì làm đủ đến đó nên dĩa rau luôn nóng và xanh. Heo quay, vịt quay cũng do tiệm tự chế biến theo cách quay mộc chứ không ướp nhiều gia vị hay phẩm màu.


Bây giờ, mỗi chiều, các cháu đều đưa cụ Hoàng Thị Túc ra tiệm cơm ngồi chơi. Những khách ruột của quán đến dùng cơm, thấy cụ đều gật đầu chào...



CÂY CẢNH ĐỘC HẠI

    Những loại cây cảnh độc hại không nên trồng trong nhà




  1. Các loại cây cảnh độc hại cần tránh trồng trong nhà vì chúng có thể gây cho con người tử vong.

    Hiện nay có 1 số cây cảnh rất độc được người dân trồng trong nhà, mà chúng ta không hề biết về tác hại của chúng. Sau đây thienduongcacanh xin liệt kê đến 1 số loại cây cảnh độc hại để chúng ta cần tránh hoặc cẩn thận khi trồng chúng.

    1. Cây vạn thiên thanh
    Thực chất là cây minh ti, thuộc họ ráy có nhiều chủng loài lai tạo, hình dáng lá rất đẹp nên được ưa chuộng trồng làm cây cảnh trong nhà. Có rất nhiều chủng minh ti với màu lá khác nhau tránh nhầm với các loài vạn niên thanh thuộc giống Aglaonema (Aglaonema modestum, làm cảnh và làm thuốc). Tất cả bộ phận của cây minh ti đều có độc. Do đó phải cẩn thận khi va chạm, di chuyển hay chăm sóc loại cây cảnh này.
    Cá Cảnh

    Nhựa cây minh ti gây ngứa và nếu chẳng may dính vào mắt thì rất khó chịu, ăn phải thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng… Các bé con nếu hái lá, ăn lá, ra hoa, hải quả ăn sẽ bị ngộ độc.
    Nếu bé không may dính nhựa cây minh ti bị ngứa thì không nên gãi mà hơ nóng (ấm) vùng da bị dính sẽ khỏi. Nếu dính nhựa vào miệng, mắt thì súc miệng, rửa mắt bằng nước ấm, rồi dùng máy sấy tóc hơ ấm.

    2. Cây thông thiên hay huỳnh liên :

    Thevetia peruviana, tên khác là Cascabela thevetia), là loài cây thuộc họ Trúc đào có lá hình mác, mọc so le, thân cây cao khoảng 3 đến 4 mét. Thông thiên có xuất xứ từ châu Mỹ, thường gặp ở một số nơi như Kula, Maui, Waihee, Kihei, Kahana Beach, Hawaii …
    Cá Cảnh

    Cây thông liên là cây thân gỗ. Toàn cây có tiết mũ màu trắng. Ở Việt Nam, hoa thông thiên có màu vàng rực, ở một số nơi khác hoa có màu vàng cam, hoa thường có 5 cánh. Trái có hình thoi màu xanh.
    Cây thông liên có chứa nhiều chất độc ở hoa, lá, quả và hạt. Các độc tố bao gồm: thevetin, neriin, glucozid …có thể gây tử vong ở người.

    3. Cây mã tiền
    Quả mã tiền (Strychnos nux-vomica) có hình dáng rất giống quả cam, được biết đến như một thứ độc dược cực mạnh. Hạt của chúng chứa nhiều chất alcaloid, nếu ăn nhầm sẽ bị co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp gây ngạt thở dẫn đến tử vong.
    Cá Cảnh

    4. Cây ba đậu
    Ba đậu là một cây nhỡ cao 3-6m, cành nhẵn. Lá mọc so le, nguyên, hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa nhỏ, dài 6-8cm, rộng 4-5cm, cuống nhỏ, dài 1-2cm. Trông toàn thân cây thường thấy một số lá màu đỏ nâu. Hoa mọc thành chùm dài 10-20cm ở đầu cành, hoa cái ở phía dưới, hoa đực ở đỉnh, cuống nhỏ dài 1-3mm. Quả nang, nhẵn, màu vàng nhạt, cao 2cm, có 3 mảnh vỏ khi chín tách ra. Hạt hình trứng dài 10mm, rộng 4-6mm, ngoài có vỏ cứng, mờ, màu nâu xám (khác hạt thầu dầu bóng và có vân).
    Dầu ba đậu là một chất gây phồng rất mạnh: cho tác dụng trên da, người ta thấy da nóng bỏng và phồng lên, mọng nước, sau đó tạo thành mụn tróc da.
    Uống trong, dầu ba đậu là một loại thuốc tẩy rất mạnh, với liều rất nhỏ (1/2 đến 2 giọt) đã gây tác dụng sau 1/2 đến 1 giờ. Đi ngoài 5-10 lần, lúc đầu đặc, sau lỏng, bụng đau nhiều hay ít, nóng ở hậu môn.

    Với liều cao hơn 2 giọt, gây viêm ruột và có triệu chứng ngộ độc: Nôn mửa, đi ngoài nhiều, toát mồ hôi và có thể dẫn đến tử vong, 10-20 giọt đủ giết một con ngựa.


    5. Cây ngô đồng:
    Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.
    Cá Cảnh

    6. Huệ Lili:

    Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa…
    Cá Cảnh

    7. Trúc đào:

    Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
    Cá Cảnh
    Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước…) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.

    Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.

    8. Thơm ổi:
    Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.
    Cá Cảnh

    9. Cây ngoắt nghẻo:

    Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
    Cá Cảnh

    10. Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly:

    Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.
    Cá Cảnh
    Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.

    11. Đỗ Quyên:

    Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
    Cá Cảnh
    12. Thiên điểu:
    Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
    Cá Cảnh

    13. Môn kiểng:
    Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.
    Cá Cảnh

    14. Hoa loa kèn Arum, Ý lan:
    Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.
    Cá Cảnh

    15. Xương rồng bát tiên:
    Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.
    Cá Cảnh

    16. Cây Anh Thảo:
    Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.
    Cá Cảnh

    17. Chuỗi ngọc:
    Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.
    Cá Cảnh

    18. Môn lá lớn:
    Tên khoa học là Colocasia spp. Tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất Calcium oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.
    Cá Cảnh

    19. Hồng môn:
    Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.
    Cá Cảnh

    20. Cây Dạ lan:
    Tên khoa học là Hyacinth orientalis. Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.
    Cá Cảnh

    21. Cẩm tú cầu:
    Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.
    Cá Cảnh

    22. Xương rồng kiểng:
    Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.
    Cá Cảnh

    23. Cây thủy tiên:
    Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.
    Cá Cảnh

    24. Một số loại trầu (Trầu bà, Trầu ông,…):
    Có tên khoa học là Philodendron spp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.
    Cá Cảnh

    25. Hoa Tulip:
    Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.
    Cá Cảnh

    26. Bèo Lục bình:
    Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.
    Cá Cảnh


    27. Cây ngoắt nghẻo
    Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
    Cá Cảnh


    Nguồn: Thiên Đường Cá Cảnh đã sưu tầm tổng hợp nhiều nguồn từ internet ( Cây cảnh - Thiên Đường Cá cảnh )
    Tham khảo thêm: các loại cây cảnh nên trồng trong nhà

    Riêng cá nhân mình ( Mr.Lân ) tìm hiểu thấy bèo lục bình không có hại như trên đã nói, vì có nhiều loài cá và động vật có thể ăn được bèo lục bình, thâm chí tôi đọc 1 số tài liệu thấy bèo lục bình có nhiều lợi ích, thâm chí là làm thuốc.
    Còn về thơm ổi, thì tôi thây nhiều loài chim, đặc biệt là chào mào rất thích ăn, và cả chính bản thân tôi lúc nhỏ cũng hay ăn, mà chả thấy có hại như trên nói.



     Một số loài cây có hình dáng đẹp, hoa và quả bắt mắt nhưng tuyệt đối không được trồng trong nhà bởi chúng là những cây cảnh cực độc hại.
    11 cay canh cuc doc hai tuyet doi khong trong trong nha
    Trúc đào (Nerium oleander)
    Trúc đào là loài cây thân gỗ nhỏ, được trồng phổ biến làm cảnh vì dáng đẹp và hoa mọc quanh năm. Dù đẹp như vậy nhưng trúc đào được xếp là một trong những loài cây cảnh cực độc hại. Tên trúc đào (oleander) trong tiếng Latin ám chỉ chất độc trong cây - oleandrin - một chất kịch độc đặc biệt nguy hiểm với loài vật nếu tiếp xúc phải. Năm 2002, tại nước Mỹ ghi nhận 847 ca ngộ độc vì trúc đào, 3 người trong đó đã tử vong. Triệu chứng ngộ độc trúc đào là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim. Lượng chất độc trong 100g lá trúc đào có thể giết chết một con ngựa lớn. Trẻ em có thể tử vong nếu nhai phải dù chỉ một lá trúc đào. Trên thực tế ở Việt Nam từng ghi nhận một số trường hợp tử vong do tắm nước lá trúc đào vì nghe tin truyền miệng sẽ làm đẹp da.
    11 cay canh cuc doc hai tuyet doi khong trong trong nha
    Cây vạn niên thanh (chi Aglaonema)
    Còn gọi là cây minh ti, có nhiều loại cây vạn niên thanh được lai tạo để làm cây cảnh trong nhà do có lá đẹp. Tuy nhiên đây là loại cây chứa chất kịch độc Calcium Oxalate có thể gây ngộ độc cho động vật và trẻ nhỏ nếu vô tình bứt lá, cho vào miệng. Một loài cây khác cũng rất giống cây vạn niên thanh là cây môn trường sinh (chi Dieffenbachia). Giống cây vạn niên thanh, cây môn trường sinh thuộc họ cây ráy và cũng chứa chất độc Calcium Oxalate. Chất độc này thường gây tê môi, ngứa họng, đỏ lưỡi khi tiếp xúc.
    11 cay canh cuc doc hai tuyet doi khong trong trong nha
    Cây huỳnh liên (Cascabela thevetia/Thevetia peruviana)
    Có xuất xứ từ Trung Mỹ, cây huỳnh liên thuộc họ trúc đào, thường được trồng làm cảnh vì có hoa màu vàng hoặc vàng cam rất đẹp. Tuy nhiên toàn bộ cây huỳnh liên đều chứa chất kịch độc có thể gây chết người. Cây huỳnh liên chứa chất độc Cardiac Glycosides, rất khó phân hủy.
    11 cay canh cuc doc hai tuyet doi khong trong trong nha
    Cây mã tiền (Strychnos nux-vomica)
    Phổ biến ở Ấn Độ và Đông Nam Á, cây mã tiền thường được trồng làm cảnh vì có lá đẹp. Đặc biệt quả mã tiền có màu vàng cam giống quả quất khi chín. Tuy nhiên nếu ăn phải quả mã tiền coi như cầm chắc cái chết bởi hạt mã tiền chứa chất alcaloid, khi vào cơ thể sẽ gây tử vong vì tê liệt toàn thân, ngạt thở.
    11 cay canh cuc doc hai tuyet doi khong trong trong nha
    Cây ngô đồng (Jatropha podagrica)
    Còn được gọi dưới tên là cây dầu lai có củ, hay sen lục bình, cây ngô đồng có nguồn gốc từ châu Mỹ nhưng được trồng làm cảnh trên khắp thế giới. Không chỉ có hoa đẹp quanh năm , cây ngô đồng còn có khả năng thu hút nhiều loài bướm. Mặc dù rất đẹp nhưng cây ngô đồng lại chứa chất độc curcin, đặc biệt trong hạt và thân củ. Chất độc này khi vào cơ thể người sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.
    11 cay canh cuc doc hai tuyet doi khong trong trong nha
    Cà độc dược (Datura metel)
    Còn gọi là hoa lưu ly, hay loa kèn quỷ, các giống cà độc dược có hoa đủ màu sắc: trắng, vàng, đỏ, tím. Cây cà độc dược chứa hàm lượng cao chất độc alcaloid có thể gây chết người tương tự cây mã tiền.
    11 cay canh cuc doc hai tuyet doi khong trong trong nha
    Cây môn kiểng (chi Caladium)
    Giống cây môn trường sinh và vạn niên thanh, cây môn kiểng cũng nằm trong họ cây ráy, và cũng chứa chất độc Calcium Oxalate ở tất cả các bộ phận của cây. Các nhà khoa học khuyến cáo tuyệt đối không được ăn hay để da trực tiếp chạm phải nhựa cây môn kiểng.
    11 cay canh cuc doc hai tuyet doi khong trong trong nha
    Loa kèn arum (Zantedeschia aethiopica)
    Có nguồn gốc từ châu Phi, hoa loa kèn arum được trồng khắp nơi trên thế giới để làm cảnh. Tương tự cây môn kiểng, loa kèn arum chứa chất độc Calcium Oxalate gây bỏng rát da tay, phá hủy niêm mạc dạ dày, niêm mạc ruột nếu tiếp xúc.
    11 cay canh cuc doc hai tuyet doi khong trong trong nha
    Cây hồng môn (chi Anthurium)
    Gồm khoảng 1.000 loài, hồng môn thường được trồng làm cảnh hoặc dùng để cắm hoa. Tuy nhiên, cũng là một cây thuộc họ ráy như vạn niên thanh và môn kiểng, hoa hồng môn chứa chất độc Calcium Oxalate có thể gây tử vong cho con người.
    11 cay canh cuc doc hai tuyet doi khong trong trong nha
    Cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylla)
    Còn gọi là cây bát tiên, cẩm tú cầu là loài cây có nguồn gốc từ Nhật Bản. Hoa cẩm tú cầu có nhiều màu sắc sặc sỡ tùy thuộc vào nồng độ axit trong đất trồng. Hoa cẩm tú cầu rất đẹp, nhưng cũng rất độc vì có chứa chất Hydrangine. Chất này khi đi vào cơ thể có khả năng gây rối loạn hô hấp, buồn nôn, tiêu chảy.
    11 cay canh cuc doc hai tuyet doi khong trong trong nha
    Hoa thủy tiên (chi Narcissus)
    Thường được trồng ở vườn nhà hoặc các chậu cảnh trong gia đình, hoa thủy tiên thường có màu trắng hoặc vàng. Tuy nhiên nhựa cây thủy tiên lại chứa chất độc alcaloid giống cà độc dược và cây mã tiên.


No comments:

Post a Comment