Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 31 January 2014

ĐẶNG CHÍ HÙNG SẼ ĐƯỢC TỴ NẠN TẠI CANADA

Đặng Chí Hùng sẽ tị nạn chính trị tại Canada?


akris
Tổng trưởng Di trú và Công dân vụ Canada, Chris Alexander
(Thời Báo) Hôm 18/01, trong bài phát biểu trước 6000 người tham dự Hội Chợ Tết ở Toronto, ông Tổng trưởng Di trú và Công dân vụ Canada, Chris Alexander, đã đề cập đến trường hợp blogger Đặng Chí Hùng đồng thời cho biết chính phủ Canada sẽ nỗ lực thực hiện các biện pháp khả thi để ông Hùng được định cư tại Canada. Cũng trong ngày lễ hội truyền thống này, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải xác nhận nếu ông Hùng xin tị nạn chính trị tại Canada, TNS Ngô Thanh Hải và Bộ Di trú Canada sẽ cứu xét đặc biệt trường hợp này để ông Hùng được đến bến bờ Tự do.
ngothanhhai
TNS Ngô Thanh Hải
Theo tin tức của văn phòng TNS Ngô Thanh Hải, blogger Đặng Chí Hùng đã nộp đơn xin tị nạn với Tòa Đại sứ Canada tại Thái Lan. Hy vọng một ngày gần đây, ông Hùng sẽ được định cư tại Canada thay vì bị trục xuất về Việt Nam theo đòi hỏi của nhà cầm quyền Hà Nội. Blogger Đặng Chí Hùng, tên thật là Phạm Mạnh Hùng, là một nhà báo tự do ở Việt Nam, đã từng công bố những bài viết “Những sự thật không thể chối bỏ”, “Những sự thật cần phải biết” và “Chúng ta phải làm gì” trên trang mạng Dân Làm Báo, với những tài liệu và bằng chứng về các lãnh tụ CSVN, tấn công trực diệnvào chế độ cầm quyền hiện nay. Bị Hà Nội truy nã, ông trốn sang Thái Lan. Ngày 11/12/2013, theo yêu cầu của mật vụ CSVN, cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ ông. Sự can thiệp của TNS Ngô Thanh Hải với văn phòng UNHCR để bảo vệ ông Hùng đã có kết quả. Ngày 8 tháng 1, 2014, văn phòng Cao Ủy Tị nạn Liên hiệp quốc (UNHCR) ở Thái Lan đã gửi đến văn phòng của TNS Ngô Thanh Hải một văn thư cho biết họ đã công nhận ông Phạm Mạnh Hùng là một người tị nạn theo quy chế của UNHCR.

NETTO * BÊN LỬA ĐẢO ĐÃ THẮNG

Lá Thư từ Đức Quốc, 28-01-2014 :Phóng viên chiến tranh Việt Nam, Netto ra mắt Hồi Ký “Bên Lừa Đảo Đã Giành Được Chiến Thắng” tại Đức Quốc

rsz_siemon_netto_cover1024  

Lời mở đầu: Trước thềm Năm Mới tôi xin chúc Quý độc giả, Quý báo, Chủ bút và toàn Ban Biên Tập trong năm Giáp Ngọ 2014 “Sức khỏe dồi dào và Vạn Sự Như Ý”.


Chỉ còn vài ngày nữa là Quý Tỵ vẩy tay từ giả chúng ta, và hôm nay lần cuối trong năm Quý Tỵ cũng như chờ đón năm mới Giáp Ngọ 2014, nói theo kiểu văn chương “Tống Cựu Nghinh Tân“  người viết xin được gởi đến độc giả Lá Thư từ Đức Quốc và trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả một phóng viên chiến tranh người Đức dưới thời Việt Nam Cộng Hòa: Uwe Siemon Netto. Điểm son đáng nói là ký giả chiến trường Netto qua hồi ký của ông (xem dưới), là một nhân chứng sống đã nhấn mạnh và không nhầm lẫn ” bên lừa đảo đã giành được chiến thắng!”. Với tài năng tuyệt vời và độ nhạy phóng viên , ông Netto đã dẫn độc giả của mình từ quán cà phê đường phố ở Sài Gòn đến các tiền đồn “Green Berets” ở Tây Nguyên , từ các làng vào ban đêm bị ám ảnh bởi khủng bố đến những cảnh tàn sát đẩm máu và tội ác chiến tranh của cộng sản Bắc Việt tại Huế.


*Như chúng ta biết, ký giả Uwe-Siemon Netto năm 2013 đã ra mắt hồi ký của ông rất thành công tại Hoa Kỳ. Trong Quý I của 2014, ông ta sẽ ra mắt hồi ký bằng Đức Ngữ tại Hội Chợ Sách vào tháng Ba 2014, được tổ chức ngay tại Thành phố Leipzig (DDR cũ), nơi ông ta sinh trưởng.
Qua sự giới thiệu mới đây của anh bạn niên trưởng, Bác sĩ Trần văn Tích tôi hân hạnh được làm quen với nhà phóng viên chiến trường nổi tiếng của nước Đức tại Việt Nam trong thập niên 60. Rất tiếc khi viết Lá Thư từ Đức Quốc này tôi chưa có cuốn hồi ký để đọc nhưng qua emails của ông ta và người đặc trách về truyền thông, Marketing của nhà xuất bản Brunnen/Thuỵ Sĩ thì tôi may mắn đã nhận trực tiếp được một số tài liệu, hình ảnh và tin tức liên quan đến ký giả chuyến đi Âu Châu. Xin chân thành cám ơn ký giả Netto và Bà J. K. (xin lỗi viết tắt tên!) của nhà xuất bản Brunnen tin tưởng cung cấp tài liệu cũng như cho biết là nếu có thêm sinh hoạt hay tổ chức đâu đó sẽ thông báo và bổ túc sau.
Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả, nhất là những độc giả Việt ở Đức và Âu Châu để quý vị biết lịch trình chuyến đi Âu Châu của ông Netto và nếu có cơ hội thuận tiện viếng thăm Hội Chợ Sách tại Leipzig cũng như có dịp trực tiếp trao đổi quan điểm của mình với một nhân chứng sống, với một vị ký giả vốn đã có nhiều kinh nghiệm với chiến tranh Việt Nam, một người Đức thẳng thắng tuyên bố rằng “ông ta dành tình yêu cho người dân miền Nam Việt Nam“!
 Lịch trình chuyến đi Âu Châu của ông Netto (Tiếng Đức, phụ chú tiếng Việt để các bạn thanh thiếu niên nam nữ trẻ sinh sống ở Đức và các quốc gia láng giềng tiện theo dõi. Mong độc giả hoan hỷ cho!). 
  • 11.3.2014: Ankunft in Leipzig (Đến Leipzig)
  • 11.3.-16. 3.2014: Leipzig, Buchmesse (Zeit für Medien usw.)
Hội Chợ Sách tại Thành phố Leipzig (Thời gian dành cho truyền thông …)
  • 17-3.-21.2014: Berlin
  • 22.-26.3.2014: zur Verfügung im westlichen Deutschland
Viếng thăm Tây Đức – Sinh hoạt & Giới thiệu sách
Termin 22-03-2014 : Buchvorstellung in Witten / Ruhrgebiet
Giới thiệu sách tại Witten / Ruhrgebiet do Thanh thiếu niên nam nữ Việt tổ chức.
Điạ điểm  :Giảng đường của một trường Trung học tại Witten từ 15h00 – 18h00
(Vortrag mit Diskussion auf Deutsch ohne Übersetzung und anschließend
eine musikalische Veranstaltung im Hörsaal eines Wittener Gymnasiums)
  • 27.3.2014:  Weiterreise nach Paris  => Tiếp tục hành trình sang Paris
  • Ende Maerz 2014: Rückflug nach USA
2.      Dies sind die Messe-Termine von Herrn Siemon-Netto
  • 13., 14., 16. März .2014 : „Kaffee mit Uwe – Diskussion mit einem Vietnamkrieg-                                            Reporter“ (Halle 3,  Stand A 102)
Café với Uwe – Thảo luận với một phóng viên chiến tranh Việt Nam; Halle 3, Stand A 102
  • Samstag 15. März, 14:00-14:30 „Lesung und Gespräch: 40 Jahre Vietnamkrieg. Siegten                                          die Falschen?“  Halle 3, Leseinsel Religion
Đọc và mạn đàm (Đàm thoại):
40 năm Chiến Tranh Việt Nam. Bên lừa bịp đã chiến thắng?
Tại Phòng (lớn) số 3 – Leseinsel Religion
  • Samstag 15. März 16:00-17:30 Uhr, „Lesung und Gespräch: 40 Jahre Vietnamkrieg. Siegten die Falschen?“ Michaelisgemeinde, Mitte-Nord
Đọc và mạn đàm (Đàm thoại).
40 năm Chiến Tranh Việt Nam. Bên lừa bịp đã chiến thắng?
tại Michalisgemeinde , Mitte Nord

  • Tác giả : Uwe Siemon Netto
  • Tiêu đề : Đức, Người Đức .
Sách dày 288 trang, Giá ca. 15,99 € (hay 24,80 SFr)
  • Phụ đề : Việt Nam của tôi . Tại sao “Bên lừa đảo đã thắng!”
  • Tiêu đề (Headline) : Cuốn hồi ký cảm động của một cựu phóng viên Việt Nam
- Mục tiêu cuốn hồi ký nhắm vào
Người Đức – Việt Nam ( có khoảng 125.000 độc giả muốn tìm hiểu rất nhiều về quê hương của họ) ; những người đam mê, thích tìm hiểu lịch sử , địa lý và những người nghiên cứu về Đông Nam Á, chủ nghĩa Mác -Lênin và Truyền thông ; các Kitô hữu  muốn đọc một cái gì đó về một số ít Kitô hữu trong bối cảnh phương tiện truyền thông thế tục và những ai yêu thích hồi ký .
- Mô tả ngắn gọn về Tác giả
Tiến sĩ Uwe Siemon – Netto là một nhà báo hành nghề 57 năm. Từ năm 1965 đến năm 1969, ông  đã viết bài tường thuật cho nhà Ấn Bản “Axel – Springer” (Axel-Springer-Verlag), và sau đó cho báo Stern ( Ngôi Sao) từ Việt Nam . Về sau, Netto, được sinh ra tại thành phố Leipzig (DDR, cộng sản Đông Đức cũ) theo học thần học Lutheran  ở Hoa Kỳ, quản lý như một mục sư các cựu chiến binh Việt Nam, nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Boston và thành lập ” Trung tâm Thần học Lutheran và đời sống công cộng ” ở California.

- Nội dung cuốn hồi ký:
Cuốn hồi ký của Uwe Siemon – Netto là một tuyên bố duy nhất của tình yêu dành cho người dân miền Nam Việt Nam . Người đàn ông truyền thông nổi tiếng và tự nhận là một Kitô hữu ngoan đạo đã tường thuật  trong năm năm với tư cách là phóng viên về những người đã cho ông biệt danh ” Đức ” (der Deutsche) . Bây giờ ông mô tả họ đầy hài hước và với niềm đam mê , kể lại những câu chuyện về tình yêu và đau khổ của họ. Ông dẫn dắt chúng ta để biết đến số phận của tất cả những người đã trở thành nạn nhân của Cộng Sản, nạn nhân của những kẻ mệnh danh là ” giải phóng quân “. Không nản lòng, không sợ hãi ông đặt tít cho cuốn hồi ký : “Die Falschen siegten” (tạm phóng dịch : Bên bịp bợm (đúng hơn: Những tên hay Quân lừa bịp!) đã giành được chiến thắng). Và ông đưa ra câu hỏi dai dẳng dày vò ông liên quan đến Afghanistan : “nền dân chủ phương Tây bất lực về chính trị và tâm lý nên không thể mang lại chiến thắng sau cùng trong cuộc chiến tranh du kích lâu dài ?”.


Hàng ngàn cuốn sách đã được viết trong 40 năm qua về chiến tranh Việt Nam . Nhưng cuốn hồi ký của Uwe Siemon – Netto khác hẳn so với tất cả những người khác : Hồi ký của U. S. Netto là một tuyên bố duy nhất về tình yêu đối với Người Dân Miền Nam Việt Nam.
Ông phác hoạ số phận của trẻ em mồ côi , một số trong đó tìm thấy nơi trú ẩn trong chiếc xa Citroën của ông vào ban đêm, trong khi những trẻ em  khác tìm trú ẩn dưới bụng của con trâu nước. Ông giới thiệu cho chúng ta một người lính, di chuyển với con chim hoàng yến của mình vào trận chiến – tài sản duy nhất của người lính, sau khi Việt Cộng đã giết cha mẹ người lính này và đốt cháy ngôi nhà của họ .
Ông kể những câu chuyện về tình yêu và sự đau khổ , ca ngợi vẻ đẹp và bản chất của phụ nữ Việt Nam cũng như ngạc nhiên về thiên tính kiên nhẫn của họ. Ông mô tả một đêm khủng khiếp trong làng ven rừng. 

Và ông đưa chúng ta đến Huế, đến các ngôi mộ của những người phụ nữ và trẻ em, tất cả là các nạn nhân của “cộng sản và giải phóng quân!”.
Nhiều nhà báo tên tuổi, chính khách đã ngợi khen Hồi Ký của U. S. Netto. Xin trích dẫn:
- Peter R. Kann, cựu phóng viên Việt Nam, sau này là  nhà xuất bản của “Wall Street Journal” đã nói:
” Những cuốn hồi ký của nhà báo Đức nổi tiếng Uwe Siemon Netto trong những năm dài của ông tại Việt Nam là một kiệt tác. Ông mô tả những gì mà vài người khác viết về “Pathos và sự vô lý , về cuộc chiến , những tàn bạo và chi phí nhân lực cao của một cuộc xung đột , mà trong đó – như ông đã nhấn mạnh và không nhầm lẫn ” bên lừa đảo đã giành được chiến thắng!”. Với một tài năng tuyệt vời và độ nhạy phóng viên , ông ta đã dẫn độc giả của mình từ quán cà phê đường phố ở Sài Gòn đến các tiền đồn “Green Berets” ở Tây Nguyên , từ các làng vào ban đêm bị ám ảnh bởi khủng bố đến những cảnh tàn sát đẩm máu và tội ác chiến tranh tại Huế .


Đặc biệt, Uwe đã viết về nhân dân Việt Nam : “những chàng trai đường phố và các trẻ em chăn trâu, cho đến những người lính dũng cảm và nạn nhân không may của chiến tranh, trong ngắn hạn, hay toàn bộ phạm vi của một xã hội có chiến tranh. Là một người Đức , như Uwe đã viết , không có con chó trong cuộc chiến này ” (keinen Hund in diesem Kampf , đó là một câu tục ngữ của Mỹ). Muốn nói rằng đây không phải là một cuộc chiến tranh Đức ) . Nhưng ông hiểu sự tương phản giữa thiện và ác trong cuộc chiến này,  rõ hơn so với hầu hết những người khác , và chứng minh từ đầu đến cuối cuốn hồi ký mạnh mẽ và cảm động với nhịp tim của mình, luôn luôn nhiệt tình dành cho người dân Việt Nam . ”


- Barbara Taylor Bradford đã bình phẩm như sau:
” Hồi ký của Uwe Siemon – Netto về Việt Nam đã làm cho tôi cảm động nhiều hơn so với nhiều cuốn sách mà tôi đã đọc trong một thời gian dài . Đồng thời cũng là một tác phẩm đầy hài hước . Uy tín lâu năm của người phóng viên chiến tranh cho báo chí Đức này làm tôi buồn và vui vẻ, làm tôi khóc và cười . Anh ta đã đưa tôi vào một chuyến “du lịch Splendide”  từ Sài Gòn đến Huế và với phong cách của mình, không những ông đã trình bày cho chúng ta thấy một loạt con số đáng kể đáng kể liên quan đến chính trị, mà còn nhắc đến nạn nhân và những người dũng cảm còn sống sót trong cuộc chiến này – nhưng trên tất cả đơn giản là nhân dân Việt Nam . Sự cảm thông chân chính của Netto dành cho Việt Nam và sự phát hiện của ông về chiến tranh làm tăng thêm sức mạnh cho cho cuốn sách này “.

- Tiến sĩ Alvin J. Schmidt
Nhà thần học và giáo sư danh dự của Xã hội học, Đại học Illinois đã phát biểu :
” Người đọc có thể thu nhận được nhiều từ bức chân dung đầy ám ảnh của vô số thảm trạng mà những người miền Nam Việt Nam yêu chuộng Tự do đã phải chịu đựng trong và sau chiến tranh Việt Nam – một cuộc chiến mà ngày nay vẫn còn quấy rầy nhiều người Mỹ. Tuy nhiên , nhiều người trong số họ, không biết hoặc không thể nhớ rằng họ đã hứa với chính mình và chính phủ của họ cũng đã hứa là trong cuộc chiến này quyết tâm bảo vệ Miền Nam Việt Nam trước hiểm họa cộng sản!.
Phóng viên chiến tranh của Đức Uwe Simon Netto đã làm việc năm năm tại Việt Nam và cho những người Mỹ còn ở tại quê hương – đánh dấu bằng tâm lý “vứt bỏ” thấy rằng họ không giữ lời hứa lời hứa bằng cách tước đoạt những người lính của mình trong việc hỗ trợ chiến tranh kéo dài này. Mỹ đã rút quân quân đội của họ và do đó cho phép những người cộng sản vào ổ , ào ạt tiêu diệt tàn bạo hàng triệu người – dưới cái tên được gọi là ” giải phóng ” . Các nhà báo mới và chủ nghĩa xã hội không bao giờ đặt câu hỏi về sự mơ hồ hai ý của thuật ngữ này!.


- Wolfgang Drautzmann, Cựu Tổng lãnh sự Đức tại Los Angeles :
“Tôi là một phần thuộc phong trào thanh niên nổi loạn của những năm sáu mươi , là một thành viên cái gọi là, ’68 ‘ . Vào thời điểm đó tôi đã thực hiện ý kiến ​​của tôi dựa trên các phương tiện truyền thông . Khi tôi bây giờ đọc qua “Đức” , đã cho tôi thấy rằng chưa đủ để tạo ra cho tôi một hình ảnh thực tế của cuộc xung đột . Tuy nhiên những gì không thay đổi, nhưng khá trầm trọng thêm qua cuốn sách của Uwe Siemon – Netto , là trên cơ bản tôi không thích sự tàn ác và vô lý của chiến tranh !”.
- Tiến sĩ William Lloyd Stearman
Người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia của Toà Bạch Ốc, Bộ phận Đông Dương, 1973-1976
” Trong lời nhắc nhở quyến rũ này liên quan đến thời gian của mình tại Việt Nam, Uwe Siemon -Netto mô tả những sự kiện có thực. Là một nhà ngoại giao Mỹ hiện diện tại đó vào
thời điểm này tôi chỉ có thể xác nhận tính chính xác và đúng đắn qua sự quan sát của ông . Cuốn sách này có đầy đủ các sự kiện bất ngờ : đôi khi hài hước , đôi khi đau lòng, đôi khi bực bội, đôi khi gây sốc, đôi khi đòi hỏi sự suy ngẫm. Uwe đã chấp nhận con đường nguy hiểm và là một nhân chứng của một số xung đột khủng khiếp , đặc biệt là trận chiến đẫm máu tại thung lũng “Ia Drang” trong năm 1965.
Ngoài chuyện tự đặt mình vào vòng nguy hiểm, Netto đã thể hiện sự can đảm trong niềm tin của mình: 


ông đã không ngần ngại lên án tội ác của chế độ cộng sản một cách công khai !. Tội Ác này đặc biệt rất rõ ràng qua vụ thảm sát của cộng sản ở Huế, trong đó ông mô tả rất chi tiết. Trong Tết Mậu Thân (ghi chú thêm 1968), cộng quân đã chiếm đóng thủ đô cổ xưa Huế . Nhiều người lãnh đạo hàng đầu trong xã hội đã bị hành quyết có hệ thống. Người ta dự  tính có đến 6.000 người đã thiệt mạng trong những ngày đó. Sau khi lực lượng đối lập (ý nói cộng quân và tay sai thuộc thành phần phản chiến) đã rút lui thì một ngôi mộ tập thể với 3.000 thi thể đã được tìm thấy, một số nạn nhân dường như bị chôn sống .


Uwe cần được tưởng thưởng là đã chỉ ra những tội ác thường xuyên đã được gạt ra ngoài lề của báo chí phương Tây. Trong hồi ký của mình, phản ảnh một tình cảm sâu sắc đối với người dân Việt Nam. Ông bắt đầu cuốn hồi ký với một sự cống hiến “Tưởng nhớ đến vô số  nạn nhân miền Nam Việt Nam qua cuộc chinh phục của cộng sản ” – và cuối cùng đã dẫn chứng các dữ kiện đó .
Một lưu ý cuối cùng : Nếu bạn bắt đầu đọc cuốn sách này , sẽ khó khăn mà bỏ nó qua một bên !


- H. Joachim Maitre
Cựu trưởng ban biên tập của báo Die Welt/Welt am Sonntag (Đức quốc)_Tháng 3.2013
” Khi tôi viết những dòng này, gần đúng bốn mươi năm sau khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Henry Kissinger cùng với người đồng cấp Bắc Việt đã ký một thỏa thuận hòa bình tại Paris (ghi chú thêm là Hiệp định Paris). Điều này đảm bảo kết thúc cuộc chiến tranh cay đắng và từ đó sẽ bảo đảm cho sự hòa bình chờ đợi từ lâu và một Đông Dương. Trước khi thỏa thuận ký hiệp ước kể trên, Hoa Kỳ đã cố gắng trấn an Nam Việt Nam, hứa hẹn rằng họ (Hoa Kỳ) sẽ trở lại VN và đánh ngay lập tức, không thương tiếc nếu những người Cộng sản không tôn trọng nó “.


Lời hứa này rõ ràng là đã không được đáp ứng !. Hai năm sau, Hà Nội tấn công như đã làm trong tháng 4 năm 1972 với một lực lượng lớn hơn. Lúc đầu, những người lính miền Nam Việt Nam dũng cảm đánh bại các cuộc tấn công của cộng sản, nhưng trong tháng 4 năm 1975 miền Nam rơi vào tay miền Bắc. Hàng trăm ngàn người Việt được gọi là “thuyền nhân ” cố gắng tìm cách vượt đại dương đi tìm Tự Do bằng thuyền và tàu đánh cá. Nhiều người trong số họ đã tìm thấy nơi “trú ẩn” ở Hoa Kỳ, nhưng có nhiều người đã bị chết đuối.


Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, Axel Springer Verlag ở Berlin, nhóm xuất bản lớn nhất của Đức với nhiều báo và tạp chí tin cậy đăng tải các bài tường thuật xuất sắc liên quan đến sự kiện chính trị và chiến tranh của Uwe Siemon – Netto. Người Việt Nam gọi là anh ” Đức , người Đức “. Ông đã chọn tên này như là tiêu đề cho trí nhớ của mình, nói lên một “sự nghiệp nổi bật” trong các chiến hào của thời đại chúng ta .

Mỹ, Thiếu tướng TS H.R. McMaster, Tác giả hư cấu về vấn đề Việt Nam
“Cuốn sách tuyệt vời này nhắc tôi nhớ đến Theodore White , “In Search of History” . ” Đức ” là một cuốn hồi ký quyến rũ và thanh lịch bằng văn bản . Nhưng nó còn nhiều hơn như thế!  Uwe Siemon -Netto đưa ra vấn đề ký ức lịch sử của chúng ta về Việt Nam . Ông tiết lộ các giá trị sai lầm của Cộng sản Việt Nam, đã giết hại tàn nhẫn ( brutal niedermachten ) những người dân vô tội miền Nam Việt Nam, thay mặt cho chiến dịch của họ cho một hệ thống độc tài toàn trị . Và ông đã phải làm sáng tỏ những kinh nghiệm như vậy từ một người chứng kiến ​​sự tàn bạo – một phóng viên chiến tranh quân đội miền Nam Việt Nam , quân đội Mỹ – . Và làm thế nào để những nhóm này hỗ tương nhau !”.


- John O’Sullivan, Điều hành biên tập , Radio Free Europe / Radio Liberty , 2008-2011
Trưởng ban biên tập , UPI , 2001-2004 và Biên tập viên, National Review , 1988-2007
” Siemon – Netto, một phóng viên chiến tranh trẻ của Đức quốc, không cả tin cộng sản và chống lại chủ nghĩa này. Ông đã yêu người Việt Nam. Tại Sài Gòn, ông đã tìm thấy rất nhiều phóng viên ở đó, được trang bị đầy đủ tiện nghi và sự lên án một chiều của họ về chiến tranh. Tuy nhiên bên ngoài nơi làng xã, ông đã nhìn thấy sự thật : sự khủng khiếp của các vụ thảm sát những bà mẹ bởi người Bắc Việt , những nạn nhân với quan niệm hòa bình để ăn mừng Tết ; sự hy sinh của quân đội Mỹ và Nam Việt Nam và bộ phim hài gần như anh hùng về hai cựu chiến binh Thế chiến II – một người Đức và một nhà báo Anh – người vào thời điểm rất quan trọng đã “trật tự hóa” sự  hỗn loạn quốc phòng của miền Nam Việt Nam. Hầu hết các trang sách che đậy tính cách lập dị , dũng cảm, quyến rũ, hèn nhát hay quỷ quyệt (teufelisch), trên cả hai mặt của cuộc tranh luận .

Hồi ký ” Đức ” là “thông điệp giận dữ trên sự phản bội đối với cả một quốc gia !”. Nhưng cũng lồng vào mỗi bên một chút hy vọng cho nhân loại. ”
  • © Lê-Ngọc Châu  (Đức Quốc, Chiều ngày 28. Tháng Chạp Năm Quý Tỵ)
  •  Phóng dịch tin, tài liệu nhận được từ tác giả U.S. Netto và Bà J. K. (Presse & Marketing
- Brunnen Verlag Basel).
Share This Post(Visited 404 times, 40 visits today)

TRẦN QUỐC KHẢI * CỘNG SẢN TRA TẤN

Cựu Tù nhân Lương tâm Trần Tử Thanh: CSVN thi hành chính sách tra tấn thầm lặng trong các tù cải tạo

Nguyễn Quốc Khải (Danlambao) - Vào ngày 16-1-2014 vừa qua, Dân biểu Christopher Smith cùng với BPSOS đã tổ chức một cuộc họp báo trong khuôn khổ của Chiến Dịch Vận Động Xóa Bỏ Chế Độ Tra Tấn Tù Nhân Tại Việt Nam. Mặc dù CSVN đã phê chuẩn Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc (United Nations Convention Against Torture) vào 2013, nhưng việc đánh đập và tra tấn những người bất đồng chánh kiến, bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa và tù nhân vẫn tiếp tục. Ngoài ra CSVN còn dùng thủ đoạn dùng tù trị tù dùng tù xử tù một cách thâm độc như cô Đỗ Thị Minh Hạnh tố cáo. 
Bằng chứng là chỉ cách đây hơn một tuần vào ngày 20-1-2014, nhân dịp Tết sắp đến, một số thành viên của Diễn Đàn Xã Hội Dân SựHội Bầu Bí Thân Thương gồm có Ts. Nguyễn Quang A, các ông Nguyễn Tường Thụy, Vũ Mạnh Hùng, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Kim, Nguyễn Lê Hùng, và cô Thảo đi thăm viếng cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội tại xã Chương Dương, Thường Tín, Hà Nội. Họ đã bị công an mặc thường phục chặn lại và lôi vào Ủy ban Xã rồi lên Văn phòng Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam xã Chương Dương. Tại đây, Ông Nguyễn Kim đã bị công an đánh trọng thương.
Trước đó, vào ngày cuối năm 2013, Ông Huỳnh Ngọc Tuấn cùng một số nhà hoạt động nhân quyền gồm có bà Lê Thị Công Nhân và chồng là ông Ngô Duy Quyền, cùng với ông Phạm Bá Hải đã đến thăm gia đình ông Phạm Văn Trội tại Hà Tây. Ba người bị công an hành hung là ông Huỳnh Ngọc Tuấn và vợ chồng bà Lê Thị Công Nhân. Người bị đánh đập nặng nhất là ông Huỳnh Ngọc Tuấn. Một tuần lễ sau, vào ngày 7-1-2014, ông Tuấn đi khám bệnh vì đau ngực mới biết xương ức bị gãy. 
Buổi họp báo được tổ chức nhằm tố cáo với dư luận quốc tế vế chính sách đánh đập và tra tấn những nhà hoạt động nhân quyền và các tù nhân, đồng thời tạo áp lực với chính quyền Hà Nội để họ bãi bỏ hoàn toàn chính sách này như Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc đã quy định. 
Hình (NQK): Họp báo tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 16-1-2014. 
Ông Trần Tử Thanh ngồi ghế thứ ba từ bên trái.
Tham dự cuộc họp báo này ngoài DB Smith còn có Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS và CAMSA; Ông Trần Tử Thanh, cựu sĩ quan Quân Lực VNCH và cựu tù nhân chính trị; Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, người đang thọ án bẩy năm tù từ năm 2010 vì đã can đảm bênh vực quyền lợi của công nhân và nông dân; Thượng tọa Danh Tol, tu sĩ Phật Giáo Khmer, cựu tù nhân tôn giáo; và Ls. Patrick Griffith thuộc tổ chức phi chánh phủ Freedom Now. 
Bài báo này trình bày kinh nghiệm của cựu tù nhân lương tâm Trần Tử Thanh trong trại tù cải tạo của CSVN trong 15 năm từ tháng 5, 1975 đến tháng 12, 1990. Ông Trần Tử Thanh nói: 
“Trên 800 ngàn quân nhân quân lực VNCH, cán bộ, cảnh sát, các đảng phái đã trở thành nạn nhân của sự trả thù tàn bạo nhất của quân CS xâm lược bằng các cuộc giết hại và ‘tra tấn thầm lặng’... Nhà cầm quyền Hà Nội đã chủ trương và cho áp dụng chính sách trả thù lâu dài bằng các cuộc tra tấn, cả thể xác lẫn tinh thần các tù nhân một cách vô cùng hèn hạ và ác độc chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc Việt Nam... Trên 165 ngàn tù nhân đã chết tức tưởi trong những trại lao tù CSVN dưới nhiều hình thức như bị hành quyết, tra tấn, đánh đập, cưỡng bức lao động khổ sai, bệnh tật... Tuy nhiên cách tra tấn tàn bạo và độc ác nhất là ‘chính sách cố tình bỏ đói’. Không cần sử dụng tới vũ khí hay súng đạn, CSVN đã để cho các tù nhân tự giết mình bằng những loại ‘thức ăn’ dơ bẩn và độc hại.” 
Hình (NQK): Ông Trần Tử Thanh thuyết trình 
tại cuộc họp báo ngày 16-1-2014 tại Quốc Hội Hoa Kỳ. 
Sau đây là nguyên văn bài thuyết trình của Ông Trần Tử Thanh. 
oo0oo 
Thưa: 

- Ông Dân biểu Christopher Smith;
- Quý vị đại diện các tổ chức nhân quyền;
- Quý quan khách và quý vị trong giới truyền thông.
Thật là một vinh dự lớn lao cho tôi ngày hôm nay, với tư cách là một cựu tù nhân vì lương tâm, được có cơ hội lên tiếng thay mặt cho hàng trăm ngàn anh em cựu tù nhân cải tạo, dù đã chết hay còn sống, cũng như hàng ngàn tù nhân chính trị hiện tại còn đang mắc vòng lao lý tại Việt Nam, về một đề tài mà hiếm khi có dịp được trình bày trước các buổi hội nghị hay hội thảo chuyên đề. Đó là câu chuyện sống thật, những cảm nghĩ và tiếng nói của một cựu tù nhân chính trị, trên cơ thể hiện còn đang mang nhiều vết thương tra tấn, hậu quả của nhiều năm bị giam giữ trong ngục tù CSVN. 
Vào cuối tháng 4 năm 1975, lúc mà chính quyền Hoa Kỳ chỉ muốn nhanh chóng rút quân cùng toàn bộ nhân sự để khép lại chương sử chiến tranh Việt Nam, họ đã bỏ lại đằng sau hơn 980 ngàn quân đồng minh QLVNCH, với phương tiện thiếu thốn, phải đơn độc đương đầu với quân CSVN được sự hậu thuẫn toàn diện bởi Liên Sô, Trung Quốc và toàn khối Cộng Sản Vac-Sa-Va (Warsaw Bloc). 
Với cái giá quá cao vì sự bội ước này mà nhân dân miền Nam Việt Nam phải trả, là trên 800 ngàn quân nhân quân lực VNCH, cán bộ, cảnh sát, các đảng phái đã trở thành nạn nhân của sự trả thù tàn bạo nhất của quân CS xâm lược bằng các cuộc giết hại và “tra tấn thầm lặng.” 
Hình (TTT): Ông Trần Tử Thanh trước và sau 15 năm tù (1990). 
Cộng sản đã tập trung họ vào hàng trăm trại cưỡng bức lao động, các phân trại lao cải hoặc các nhà tù được vội vã xây dựng trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Thế giới đã hoàn toàn bị đánh lừa vì bề ngoài không thấy có các cuộc tắm máu. Nhưng đằng sau những hàng rào an ninh dầy dặc của cái gọi là “trại cải tạo”, nhà cầm quyền Hà Nội, qua các trại lao cải do quân đội quản lý, sau đến qua đến Bộ Nội Công An, đã chủ trương và cho áp dụng chính sách trả thù lâu dài bằng các cuộc tra tấn, cả thể xác lẫn tinh thần các tù nhân một cách vô cùng hèn hạ và ác độc chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc Việt Nam. 
Theo các tổ chức nghiên cứu về tù nhân và các tài liệu nghiên cứu có giá trị hàn lâm tại Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu, trên 165 ngàn tù nhân đã chết tức tưởi trong những trại lao tù CSVN dưới nhiều hình thức như bị hành quyết, tra tấn, đánh đập, cưỡng bức lao động khổ sai, bệnh tật... Tuy nhiên cách tra tấn tàn bạo và độc ác nhất là “chính sách cố tình bỏ đói.” Trong số người bị bức tử có thân phụ chúng tôi, cố luật sư Trần Văn Tuyên, cựu Phó Thủ Tướng của Việt Nam Cộng Hòa, nhà làm luật, nhà lãnh đạo chính tri, đồng thời cũng là Chủ Tịch, Sáng lập viên của “Hội Bảo Vệ Nhân Quyền và Dân Quyền Việt Nam”, hội viên chính thức của Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền từ năm 1967 (International League for Human Rights). Hai người em họ, con chú bác ruột của tôi là các Thiếu Úy Trần Quang Vinh (Chiến Tranh Chính Trị) và Trần Hoài Hà (Nhảy Dù) cũng đã bị CS hành quyết tại Ban Mê Thuột vào năm 1976. 
Bị giam giữ trong các trại lao tù cộng sản, chúng tôi biết rằng, hy vọng sống còn để trở về với gia đình là điều quá mong manh. Đối với chúng tôi, tra tấn về thể xác không thấm tháp gì nếu đem so sánh với lối “tra tấn” khủng khiếp là “bị bỏ đói”. Những cơn đói triền miên ám ảnh chúng tôi kéo dài lê thê ngày này qua ngày khác. Cơn đói hành hạ chúng tôi 24 giờ mỗi ngày. Cơn đói làm mất đi nghị lực, tinh thần và nhân phẩm. Cơm gạo, củ sắn, củ khoai và ngô bắp đã giày vò sự thèm khát thường xuyên của chúng tôi và không có lúc nào để chúng tôi yên. Nó đã làm cho không hiếm những anh em đồng cảnh của chúng tôi, có đôi lúc, quên đi họ là “con người”, để chỉ còn giữ lại bản năng tự tồn không khác gì những con vật. Tôi cho đây là lối “tra tấn thể xác lẫn tinh thần” độc ác và man rợ nhất mà chỉ những người CSVN mới dám làm. Sau những tháng năm triền miên bị bỏ đói, người tù đã ăn bất cứ con gì biết cử động, từ con chuột cống, sâu bọ, rắn rết, bò cạp, ốc sên, và mọi loại côn trùng mà chúng tôi tìm thấy hoặc bắt được, những thứ mà trong thế giới no đủ, người ta ghê sợ và kinh tởm. Không cần sử dụng tới vũ khí hay súng đạn, CSVN đã để cho các tù nhân tự giết mình bằng những loại “thức ăn” dơ bẩn và độc hại nêu trên. 
Kỹ thuật tra tấn ở các trại lao cải 
Bộ nội vụ CSVN đã đề ra những nội quy, quy định, những điều lệ rất khắt khe và nghiêm khắc nhằm kiểm soát chặt chẽ tư tưởng và hành động của các tù nhân. Bất cứ một tù nhân nào vi phạm nội quy của trại giam như xách động chống đối, tuyên truyền rỉ tai, phổ biến kinh kệ, giáo lý các tôn giáo, nói tiếng ngoại ngữ... khi bị phát hiện qua những tên điềm chỉ (ăng ten) sẽ ngay tức khắc bị đưa giam vào phòng kỷ luật với các biện pháp trừng trị như sau: 
- Khẩu phần ăn, tùy theo mùa, sẽ là một nửa chén cơm gạo mốc nhỏ với vài thìa nước muối, hoặc hai, ba mẩu khoai lang, khoai mì (sắn), hoặc nửa chén nhỏ sắn khô hôi mốc, bo bo chưa xát vỏ, hay ngô hạt rất cứng, loại thức ăn chỉ có ngựa mới có thể ăn và tiêu hóa. 
Có hàng trăm tù nhân đã bị “hành quyết” vì trốn trại như Đại Úy Chu Minh Lộc ở trại 12 thuộc Đoàn 776, Yên Bái, Thiếu Tá Nguyễn Văn Thịnh, trại Suối Máu Biên Hòa hoặc Đại Úy Nguyễn Văn Giàu và Thiếu Tá Lê Đức Thịnh tại trại Long Giao, Long Khánh, Đại Úy Đỗ Văn Mười tại Bình Tuy… Hàng trăm tù nhân đã bị tra tấn đánh đập và cùm chân tay cho đến chết như Linh mục Nguyễn Văn Vàng, Đại Úy Bác sĩ Nguyễn Kim Long... ở trại Phú Yên, Thiếu Tá Cảnh sát Nguyễn Văn Hằng ở trại Hà Nam Ninh, Dân Biểu Đặng Văn Tiếp tại trại Lý Bá Sơ, Linh Mục Hoàng Quỳnh, Đai úy Không Quân Dương Hùng Cường ở trại giam Phan Đăng Lưu, Đại úy Lực Lượng Đặc Biệt Đoàn Văn Xương tại trại số 6 Nghệ Tĩnh... Còn hàng trăm, hàng ngàn người nữa mà tôi không thể liệt kê hết ngày hôm nay. 
Tùy theo mỗi trại giam, công an CS đã được huấn luyện thuần thục hoặc tự sáng chế ra những phương pháp trừng phạt đa dạng và tra tấn man rợ khác nhau như sau trong khi bị biệt giam: 
1. Nhẹ nhất là khóa hai tay ra đằng sau lưng. 
2. Trói ngược hai tay ra sau và xiềng hai chân.
3. Xích một tay bên này vào chân bên kia bằng sợi dây xích ngắn. Cách này làm cho tù nhân không thể cử động hay nằm ngủ được, chỉ ngủ ở thế ngồi. Nếu dang chân hay tay ra thì cổ tay hay mắt cá sẽ bị cứa đứt, chảy máu. 
4. Xiềng hai cánh tay ngược lên đằng sau vai với hai chân gấp ngược lên lưng. Cách này chỉ có thể nằm sấp, một phần của ngực áp xuống sàn xi măng. Cách xiềng này khó ai có thể chịu đựng được quá 3 tiếng đồng hồ. 
5. Cùm hai chân lâu dài trong phòng tối. Tù nhân phải ăn ngủ và vệ sinh tại chỗ. Rất nhiều trường hợp cùm rỉ sét làm cho mắt cá bị nhiễm độc, lở loét. 
6. Riêng tại Miền Nam Việt Nam, CS thường nhốt trừng phạt tù nhân với thế ngồi co gấp trong một thùng sắt nhỏ gọi là conex để ngoài trời nắng như thiêu đốt, miền nhiệt đới. Nhiều tù nhân đã chết vì không chịu nổi sức nóng hay bị ngộp thở bởi cách tra tấn tàn ác này. 
Cá nhân tôi, trong một buổi tẩy não mà CS gọi là “học tập chính trị”, đã từ chối dùng tiếng “thằng” thiếu lễ độ để gọi cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chúng lôi tôi ra khỏi lớp, đưa lên ngọn đồi thấp sau trại, nơi đó có 4 tên cai tù bắt đầu đấm đá liên tục vào ngực và vào bụng tôi một cách man rợ. Với phản ứng tự nhiên, phải chống đỡ tự vệ vì quá đau đớn. Một cai tù đã dùng bá súng AK47 đập mạnh vào mặt tôi, làm bể mí mắt bên trái. Mặt tôi máu đầm đìa, chảy thấm ướt sũng bộ áo quần tù. Cú đánh tiếp thứ hai rất mạnh làm gẩy 3 răng hàm bên trái. Vì trận đòn quá đau đớn, lại mất nhiều máu, tôi đã bị ngất xỉu tại chỗ. Kết quả trận đòn này, tôi đã bị ho ra máu nhiều tháng cho đến khi nhờ các anh em tù “biệt kích Nhảy Bắc” cùng trại biết được sự việc, đã tuồn vào cho một mẩu nhỏ mật gấu bằng móng tay, dặn tôi mài ra uống với vài giọt rượu hoặc nước ấm; nhờ vậy bệnh mới thuyên giảm. 
Ngày 16 tháng 12 năm năm 1983, tôi lại bị công an Bộ Nội Vụ bắt giam lần thứ hai về tội âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân qua “Tổ Chức Mặt Trận Dân Tộc Cứu Quốc.” Sau khi bắt, công an bịt mắt chuyển tôi đến trại giam T82 (hiện T82 đã được đổi thành B34 để ngụy trang che giấu). Để ép cung, công an phòng Điều Tra Xét Hỏi cho cùm cổ chân phải vào cườm tay trái của tôi với sợi xích ngắn hầu không cho tôi cử động. Suốt thời gian thẩm vấn tôi, công an đã tận dụng mọi kỹ thuật khai thác như “ép cung”, “mớm cung”, “dụ cung”, ép buộc tôi phải nhận tội “Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” và khai báo theo ý muốn của chúng để chúng có đủ bằng chứng “kết án tôi tử hình”. Chúng dùng đủ mọi hình thức nhục hình để khai thác tin tức, áp dụng các kỹ thuật hỏi cung tinh vi, tra tấn không để lộ dấu vết trên cơ thể tù nhân. Nhiều tối, có lúc bốn, năm tên thẩm vấn viên thay phiên nhau tra hỏi, đánh đập tôi nặng nề, chúng biết tránh chỗ tử huyệt vì chúng muốn tôi sống để khai thác thêm những tin tức mà chúng cần. Một tra tấn viên tên Thanh Sơn dùng dùi cui bọc cao su đánh vào sườn non tôi trong khi hai tên khác (tên Chánh và tên Lê Văn Để) đè tôi xuống ghế dài. Sau đó chúng đánh vào lòng hai bàn chân. Mỗi lần chúng đánh như thế toàn thân tôi, từ đầu óc đến lục phủ ngũ tạng thật đau đớn, thân thể như bị điện giựt. Chúng còn dùng cả cách tra tấn gọi là cho đi “tầu ngầm” bằng cách phủ một bao bố lên mặt rồi bắt đầu đổ nước để cho ngạt thở khi chúng bắt tôi thú nhận là nhân viên tình báo và là gián điệp của cơ quan CIA Hoa Kỳ. Nhiều lần hai thẩm vấn viên dìm đầu tôi vào bể nước trong khi tay tôi bị còng thúc ké ra sau. 
Suốt 14 tháng trời, công an biệt giam tôi để thẩm vấn ở trại T82 dưới sự chỉ huy của hai tên đại tá Lâm Quốc Hùng, trưởng phòng và tên trung tá Trần Hùng Nghiệp (gốc Quảng Ngãi), phó phòng PA 24 (Phòng Điều Tra Xét Hỏi), sáu tên công an trong đó có tên Thanh Sơn và tên Chánh (gốc miền Nam) đã 3 lần dùng loại điện thoại hữu tuyến EE8 của quân đội Hoa Kỳ, nối hàm cá sâu, kẹp vào đùi và bộ phận sinh dục của tôi để quay điện. Thình lình bị điện giật quá mạnh, tôi té bật ngửa xuống sàn và tiểu ra quần. Kiểu ép cung này được CS thường dùng nhất khi thẩm vấn các tù chính trị, đặc biệt là đối với các tù nhân từ hải ngoại xâm nhập vào Việt Nam để hoạt động vào những năm 1984-1985. 
Thỉnh thoảng trong lúc tra tấn, thẩm vấn viên đưa cho tôi xem tấm hình đứa con nhỏ 10 tuổi mà tôi đã xa cháu khi bị bắt vào tháng 5 năm 1975, lúc cháu mới một tuổi. Tên trung tá Trần Hùng Nghiệp nói nếu tôi nhận tội, sẽ cho gặp mặt con. Hắn dùng đòn tâm lý để lung lạc ý chí và tinh thần của tôi trong suốt thời gian dài tôi bị biệt giam tại trại T82 (hiện nay là B34), tại trại giam Phan Đăng Lưu và khu xà lim Kiên Giam khu E-D, lầu ba, khám Chí Hòa. Cuối cùng khi tôi vẫn cương quyết giữ vững lời khai, cộng với sự can thiệp của Thủ Tướng Thụy Điển Olof Palmer, của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và của chánh giới Hoa Kỳ, Bộ Nội Vụ CSVN lúc đó mới tuyên bố đang giam giữ ba anh em chúng tôi và sẽ truy tố chúng tôi về tội “Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” và “Tuyên truyền chống chế độ XHCN.” 
Tính ra trong lần tù thứ hai này, từ lúc bị bắt cho tới khi bị đưa ra tòa 12/83-12/88, tôi đã bị biệt giam suốt 4 năm 6 tháng, hai năm với hai chân bị cùm và hai năm sáu tháng với một chân bị cùm trong xà lim tăm tối, hôi thối và ẩm mốc. Thân xác chẳng khác nào như đã bị tẩm liệm trong quan tài dài 2 mét rưỡi, ngang 90cm với chiều cao 2 mét, và chịu đựng đánh đập tra tấn hàng ngày. Khi ra tù, tôi mang nhiều thứ bệnh, phổi bị tụ máu và xuất huyết bao tử. Công an tra tấn CS đã biến cơ thể tôi trở thành bộ xương chỉ còn hơn 35 kí lô. CS có thể hủy diệt thân thể tôi nhưng chúng đã thất bại trong âm mưu hủy diệt ý chí và tinh thần của một “Tù Nhân vì Lương Tri”. Trong ngục lạnh cô đơn, tôi luôn cố tập luyện thiền định hàng ngày để bồi đắp sức mạnh ý chí và tinh thần hầu có thể vượt qua mọi gian khổ. 
Với bao năm tháng tù đày trong khám tối và bị tra tấn đánh đập sau gần 15 năm tù, mắt tôi rất sợ ánh sáng chói lòa, thường hay bị nhức đầu, chóng mặt, có lẽ do hậu quả bị đánh bằng báng súng AK47 trước đây. 
Cũng vì bị tra tấn đánh đập trong thời gian dài, nên có lúc tôi thấy thường đau nhói bên ngực trái vùng trái tim. Tôi tin đó là hậu quả bị đánh nhiều quá vào bàn chân và ba sườn. Trong những tháng mùa đông giá lạnh, chân cẳng tôi bị đau buốt đến xương tủy như thể bị kim châm. Mặc dù đã thoát chết, thoát tù đầy đã trên 25 năm qua, nhưng đôi lúc vào nửa đêm chợt thức giấc, trong khoảnh khắc, tôi thấy mình còn như đang nằm trên nền xi măng vắng lạnh trong ngục tù CS ngày nào. 
Xương sống tôi đã bị thương nặng khi một tên trong bọn tra tấn dùng một thế võ đá mạnh vào lưng từ phía sau, khiến tôi té xấp xuống nền. Nhờ được giải phẫu tại bệnh viện Fairfax năm 1994, những cơn đau nhức cột sống đã thuyên giảm, chân trái của tôi đã bớt tê nhức. 
Kính thưa Quý vị, 
Là một cựu tù nhân vì lương tâm, thay mặt cho hàng trăm ngàn các anh em cựu tù nhân chính trị đồng cảnh đang lưu vong, và đặc biệt là nhân danh cho những anh chị em tù chính trị và tôn giáo hiện đang bị giam cầm bởi nhà cấm quyền Hà Nội, và đồng thời cũng đại diện cho 90 triệu đồng bào Việt Nam, tôi trân trọng thiết tha kêu gọi tất cả quý vị hiện diện nơi đây ngày hôm nay, hãy nói lên cho giới truyền thông quốc tế và Hoa Kỳ biết rõ sự thật về vấn nạn tra tấn nhục hình, đánh đập, bạo lực của công an CSVN đối với người dân, đồng bào của họ. Tôi cũng xin khẩn cầu quý vị hãy bày tỏ sự quan tâm sâu xa với Quốc Hội, chính giới và chính phủ Hoa Kỳ, cũng như với các lãnh đạo tôn giáo nước này tiếp tục lên tiếng, áp lực nhà cầm quyền Hà Nội phải lập tức xóa bỏ “tệ nạn tra tấn”, và sử dụng bạo lực với người dân Việt Nam. Bạo lực và áp bức mà nhân viên công an của họ vi phạm hàng ngày trên toàn đất nước Việt Nam phải được chấm dứt! Việt Nam phải tôn trọng những điều khoản mà họ vừa ký kết trên văn kiện mới đây với Liên Hiệp Quốc về chống tệ nạn tra tấn. Nhà cầm quyền Hà Nội cũng phải chấm dứt dùng vũ lực giết người để đàn áp đồng bào của mình. Nhân dân Việt Nam phải được bảo vệ bằng một Bộ Luật về chống tra tấn. Giới công nhân, nông dân, các thanh niên, sinh viên Việt Nam yêu nước, quý trọng tự do dân chủ đang bị đán áp cũng chỉ vì họ mơ ước thấy một nước Việt Nam phát triển, với một nền kinh tế giàu mạnh, với một thể chế dân chủ, một nhà nước pháp quyền biết tôn trọng nhân phẩm, một Việt Nam hội nhập hoàn toàn với cộng đồng thế giới. 
Một lần nữa tôi chân thành cám ơn quý vị đã lắng nghe và hết mình hỗ trợ nhân dân Việt Nam hiện đang phải sống trong kềm kẹp và áp bức dưới chế độ phát xít CSVN. 
Trần Tử Thanh, 
Cựu Đại Úy QLVNCH, Cựu Tù Nhân Vì Lương Tâm 
Quốc Hội Hoa kỳ, ngày 16.1.2014 

TRẺ RANH * CHUYỆN NƯỚC NON


Trang Chủ

Latest Post

CHUYỆN NƯỚC NON

Trẻ Ranh



Truyện dài đâu đá trong hàng ngũ lãnh đao Đảng CSVN
    Đầu năm 2014 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất tường đọc thông điệp nói rõ rằng xã hội phải có dân chủ và Đảng CSVN phải phất cao ngọn cờ dân chủ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói “Người dân có quyền đươc làm tất cả những gì luật pháp không cấm và xử dụng luật pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ công chức chỉ được làm những gì mà luật pháp cho phép”"

    Nhận định về chuyện này giáo sư tiến sĩ Chu Hảo một người từng làm thứ trưởng trong chánh phủ Nguyễn Tấn Dũng đã viết trên báo mạng rằng “Pháp luật không thể ngăn cấm những gìđươc ghi trong hiến pháp. Vậy thì người dân phải được thưc thi ngay các quyền tự do ngôn luận, biểu tình lập hội không phải đợi các luật cứ bị “treo” mãi.”

    Trong thông điệp thủ tướng nói “phải đăt mối quan hệ giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trong tổng thể các giải pháp bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Phải mở rộng dân chủ trực tiếp và hoàn thiện cơ chế bầu cử quốc hội, phải hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dưng chính sách và lựa chọn cán bộ”.

    Cái chữ phải mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói là nhằm vào Đảng CSVN  nhà nước CHXHCNVN và cả hệ thống chánh trị như vậy là gay lắm, có ngươi nói thông điệp của thủ tướng là thông điệp tự diễn biến tự chuyển hóa, thông điệp nhằm tranh cử trong đai hội 12 của Đảng CSVN với ngọn cờ Xã Hội Dân Chủ.

    Trong khi đó báo mạng lại đăng tin ông thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh  một ông trùm tình báo quân đội tuy là thứ trưởng bộ Quôc Phòng nhưng không thỏa mãn với cái danh phận này vừa bỏ theo Tầu sang ve vãn Mỹ bật đèn xanh cho ông làm chính biến.

Hiện tại có ba nhân vật đã xuất đầu lộ diện chạy đua vào chức Tổng bí thư Đảng Cộng Sản VN nhiệm kỳ 12 đó là chủ tịch nước Trương Tấn Sang, bí thư thành ủy TP Hà nội Phạm Quang Nghị và thủ tướng chánh phủ Nguyễn Tấn Dũng. Không ai dám chắc ba con ngựa đua này con nào thắng cuộc đua. Đó là chưa kể Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa và chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng lăm le nhẩy vô cuộc đua thành ra cuộc đua ngày càng gay cấn.

Ca sĩ Hà Thanh đã về cõi vĩnh hằng
    Ca sĩ Hà Thanh là đệ nhất danh ca xứ Huế người có nhan săc mà nhà văn Mai Thảo từng bay ra Huế cầu hôn. HàThanh tên khai sinh là Trần thị Lục Hà sinh năm 1939 tại Huế nổi danh từ cuối thập niên 1950 đươc coi là danh ca số 1 của đất Huế trong thế kỷ hai mươi. Thập niên 80 thế kỷ hai mươi Hà Thanh sang Mỹ định cư và vừa qua đời lúc 19 giờ 27 phút tối 1 tháng 1 năm 2014 vì bịnh ung thư máu. Cuối đời Hà Thanh chuyên ca những bài ca của đao Phật.

Trần Mạnh Hảo “phạng’” một lúc cả Mã Giang Lân và Thanh Thảo
    Nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết bài đưa lên mạng chê tập thơ Những lớp Sóng Ngôn Từ của nhà thơ Mã Giang vừa đươc giải thưởng thơ của Hội Nhà Văn VN 2013. Theo nhận định của nhà thơ Trần Mạnh Hảo thì dù Mã Giang Lân là bút hiệu của giáo sư tiến sĩ dạy đai học Lê Văn Lân nhưng n 42 bài thơ trong tập thơ này dông dài vớ vẩn dễ dãi ngô nghê tuy nhiên nó không dơ không tục tĩu như Trường Ca Chân Đất của Thanh Thảo.

Viết xong bài chê thơ Mã Giang Lân hạ thơ Thanh Thảo, Trần Mạnh coi bộ vẫn chưa hả nên viết thêm bài thứ hai nói rằng việc Hội Nhà Văn VN trao giải thưởng thơ cho tập thơ dở  là vì Hữu Thỉnh muốn làm vua thơ nên  đã dìm thơ hay như tập Bùa Lá của nhà thơ Nguyễn Thị Đạo Tỉnh rất hay vào tới chung kết nhưng đã bị Hữu Thỉnh dìm đi thành ra thơ trong Hội Nhà Văn chỉ còn thơ Tân con cóc Nguyễn Quang Thiều và thơ Cựu con con cóc Mã Giang Lân.

VNCH thay ngụy
    Thế là báo chi Việt Cộng ở Saigon cũng như  ở Hà nội đã gọi các chiến sĩ Hải quân bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước nạn xâm lươc của hải quân Tầu năm 1974 là Hải quân Việt Nam Cộng  Hòa chứ không còn gọi là Hải Quân ngụy nữa. Cuộc hòa giải dân tộc bằng cách chính danh này coi bộ đẹp đấy. Đẹp hơn nữa là đích thân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho chính phủ của ông phải tổ chức kỷ niệm lần thứ 40 ngày Việt Nam mất quần đảo Hoàng Sa và gọi 74 chiến sĩ VNCH hi sinh trong trận chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa là anh hùng.

Nhà văn Trần Thị Thanh Thủy ly khai Việt Tân
    Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy trong bài viết ly khai Đảng Việt Tân đã nói Đảng này sai nhiều quá cả núi sai lầm nên thành Đảng Việt teo, thành tổ chưc hội họp bù khú với nhau cho vui…chứ canh tân tranh đấu  gì
    Việt Tân bị nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đá giò lái câm như bị bò đá vậy.

Thơ Trần Mạnh Hảo
Nhà thơ Trần Manh Hảo vừa làm một chùm thơ về quần đảo Hoàng Sa và những người anh hùng chiến đâu bảo vệ quần đảo này. Bài thơ hay nhất là bài thơ Người anh hùng họ Ngụy.  Trẻ Ranh xin trích đăng lại để quí vị cùng thưởng lãm.

Người anh hùng họ Ngụy
Người yêu nước không thể nào là Ngụy
Nhưng anh
là Ngụy Văn Thà
Anh-hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo
Lao thẳng vào tầu giặc cướp
Tên anh còn mãi với Hoàng Sa
biển vật mình thét đại bác
giặc bao vây chiến dịch biển người
Lửa dựng trời dìm tầu giặc
Máu anh cùng đồng đội ngời ngời
Ôm chặt tầu
Ôm chặt đảo
Anh hóa thành tổ quốc giữa trùng khơi
Gió mùa Đông Bắc gào khóc
Ngụy Văn Thà
Mãi mãi neo tầu vào quần đảo
Tổ quốc ngoài Hoang Sa
Trận chiến ba mươi phút
Tượng đài anh là phong ba
Đỉnh sóng khói hương nghi ngút
Biển để tang anh bằng sóng bạc đầu
Quần đảo nhấp nhô mộ phần liệt sĩ
Linh hồn anh hú gọi đất liền
Ngụy văn Thà
Tên anh không phải bài ca
Tên anh là lời thề độc
Phải dành lại Hoàng Sa
Sóng vẫn vồ lấy đảo.

Tòa án Hà nội chơi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối Cao
   Sau khi một số nhân viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có đơn thư tố cáo ông Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình qua ông viện phó Viện kiểm  sát nhân dân tối cao Nguyễn Hải Phong  và bà Vụ trưởng Vu  A1 Lê Tuyết Hoa nhận nhiều triệu usd đã ký quyết định đình chỉ điều tra đối với bị cáo Phạm Trung Cang    nguyên Phó chủ tịch Hội Đồng Quản Tri ngân  hàng ACB về hành vi cố ý làm trái qui định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tòa án TP Hanội đã quyết định trả hồ sơ vụ án Bầu Kiên để điều tra bổ xung.

Đồng thời với việc trả hồ sơ về  cơ quan điều tra, tòa án TP Hànội còn kiến nghị Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà nội phải làm rõ vai trò đồng phạm của ông Phạm Trung Cang trong vụ án bầu Kiên. Theo tòa án TP Hà nội thìcáo trạng ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ truy tố Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên [bầu Kiên ] là bỏ lọt hành vi có dấu hiệu phạm tội của các bị can Trần Xuân Gía, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải và Phạm Trung Cang.
Quyết định của tòa án TP Hà nội làm cho Viện trưởng viện kiềm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình  chới với luôn


    Cái ly kỳ là khi tòa án TP Hà nội vào cuộc thì bị cáo Phạm Trung Cang sau khi được  đình chỉ điều tra đã xuất cảnh mất tiêu rồi. Như vậy là tòa án TP Hànội đã bị hụt giò khi trả hồ sơ về Viện kiểm sát nhân  dân TP Hànội vì bị cáo quan trọng đã thất tung nhưng các bị cáo Trần Xuân Gía, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hài thì vẫn còn sờ sờ ra đó chắc chắn Việt trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình và “bộ sậu” sẽ “kẹt” khó ăn khó nói về vụ này.

Thế Phong đăng lại hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh ca Hữu Thỉnh
    Trang nhà của nhà văn Thế Phong vừa trích đăng hồi ký của nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh trong đó có đoạn nguyên văn như sau “Từ Nguyễn Đình Thi, Vũ    Tú Nam, Nguyễn Khoa Điềm đều là một lũ vô tích sư như nhau cả thôi. Riêng Hữu Thỉnh xây được trụ sở mới Hội Nhà văn trại sáng tác mới….

Chuyện tiếu lâm biên tập
Nhà văn Hà Khánh Linh vừa khóc thét về chuyện biên tập cuốn tiểu thuyết mới của  bà tựa đề Những Dấu Chân Của Mẹ do nhà xuất bản Văn Học in và phát hành tất cả chữ vô trong tiểu thuyết này đươc biên tập viên sửa thành vào như vô tình thành vào tình, vô tích sự thành vào tích sự, vô ý thành vào ý, vô thiên lủng thành vào thiên lủng. Trang blog của nhà văn Ngô Minh đem chuyện biên tập viên cuốn tiểu thuyết của  Hà Khánh Linh làm chuyện khôi hài nhà xuất bản Văn Học đã có văn thư gửi nhà văn Ngô Minh cho biềt sẽ thu hồi cuốn tiểu thuyết Nhưng Dấu Chân Của Mẹ sửa lại nhưng chữ vô bị đổi thành vào sẽ trở lại nguyên vị trí cũ.

Châu Sơn Thái Vị Thủy ra đi về cõi vĩnh hằng
    Nhà văn nhà thơ chiến sĩ cách mạng Châu Sơn Thái Vị Thủy sinh năm 1933 tại Băc Ninh Bắc Việt tên khai sinh Nguyễn Văn Thuận, thủa niên thiếu ông từng là tiểu đồng của nhà cách mạng Nguyễn Hải Thần lớn lên ông từng đươc lãnh tụ Đai Việt Quốc Xã Nguyễn Xuân Tiếu chọn làm truyền nhân. Châu Sơn Thái Vị Thủy từng cùng Nguyễn Phan Châu [Tạ Chí Diệp ], Thái Quang Hoàng lập chiến khu Đông ở Phan Rang ủng hộ thủ tướng Ngô Đình Diệm khi ông Diệm bị tướng Nguyễn Văn Hinh làm khó đễ.  Sau      ngày 1 tháng 11 năm 1963 Châu Sơn Thái Vị Thủy từng làm công cán ủy viên bộ Chiêu Hồi rồi chánh văn phòng bộ Thông Tin dưới thời bộ trưởng Trần Văn Ân.

Sau  ngày 30   tháng tư năm 1975 Châu Sơn Thái Vị Thủy từng tác động tướng Võ Nguyên Gíap phất ngọn cờ đòi Đảng Cộng Sản VN trở về với dân tộc và trả lại dân quyền dân chủ.cho nhân dân VN. Quan trọng hơm cả là đầu thập niên 90 thế kỷ hai mươi Châu Sơn Thái Vị Thủy đã tham gia vào hàng ngũ lãnh đao hai tổ chưc Diễn Đàn VN của giáo sư Đoàn Viết Hoạt và Cao Trào Nhân Bản VN của bác sĩ Nguyễn Đan Quế kết quả là Châu Sơn Thái Vị Thủy bị Việt Cộng đưa ra tòa kết án hơn hai mươi năm tù.
    Cuộc đời hoạt động chánh trị của Châu Sơn Thái Vị Thủy khá sôi động nhưng cuộc đời làm văn nghệ của Châu Sơn Thái vị Thủy cũng không kém phần tích cưc.Châu Sơn  Thái Vị Thủy từng cùng Lý Đại Nguyên chủ trương tuần báo Nhân Loại rồi Dân Chủcùng  Mai Trung Tĩnh, Vương Đưc Lê chủ trương một nhà xuất bản.
    Châu Sơn Thái Vị Thủy qua đời lúc 19 giờ 15 chiều 25 tháng 1 năm 2014 sau nhiều ngày bệnh tật trầm kha, xác được quàn tại chùa Long Hoa sau đó hỏa thiêu tại Bình Hưng Hòa sáng ngày 26 tháng 1 năm 2014.

Cái chết Lê Hiếu Đằng một hiện tượng hòa giải dân tộc
Lê Hiêu Đằng một sinh viên trường luật Saigon năm 1968 “nhẩy núi”" theo Mặt Trận Dân Tộc Gỉai Phóng Miền Nam một tổ chức ngoại vi của Việt Cộng làm tới Phó Chủ Tịch MTDTGPMN TPHCM rồi giảng viên chủ nghĩa Mác Lê Nin và phó chủ tich Mặt Trận Tổ QuốcVN TPHCM. Năm 2013 Lê Hiếu Đằng mắc bệnh hiểm nghèo và trong lúc ngặt nghèo này ông  đã phát giác ra sư sai lầm của chủ nghĩa Mác Lê và  tuyên bố ly khai Đảng Cộng Sản VN. Chuyện Lê Hiếu Đằng phất ngọn cờ ly khai Đảng CS VN rồi sau đó qua đời đã làm lay động nhiều lãnh tụ Việt cộng tầm cỡ.

Người  ta thấy vơ chồng ông Lê Thanh Hải Uỷ viên bộ chánh trị ĐCSVN  bí thư thành ủy Đảng cộng sản TPHCM, rồi phó bí thư thường trưc đảng CSVNTPHCM Nguyễn văn Đua, rồi vợ chồng ông Nguyễn Minh Triết nguyên ủy viên bộ chánh trị ĐCSVN nguyên chũ tịch nước, rối phu nhân chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Như vậy rõ ràng có nhiều lãnh tụ Đảng CSVN đã muốn hòa giải dân tộc và chấp nhận sư bất đồng chánh kiến nên mới kéo tới viếng đám tang ngươi phất ngọn cờ đầu ly khai Đảng CSVN. Thien hạ đồn rằng hiện Đảng CSVN đang phân hóa nặng nhiều ngươi đã theo ông Lê Hiếu Đằng tự động nộp đơn ra  Đảng.
Con trai ông Lê Duẩn lên tiếng
    Tap chí mạng Một Thế Giới vừa có cuôc phỏng vấn với ông Lê Kiên Thành con trai của ông Lê Duẩn  cố Tổng bí thư Đảng Cộng Sản VN với bà vợ bé tên Bẩy Vân là em nhà văn Phạm Thái Nguyễn ngọc Tân một lãnh tụ Tân Đai Việt. Bài phỏng vấn đươc mạng Quê Choa phổ biến lại. Ông Thành hiện là một doanh nhân nhưng rất mê chánh trị. Trong cuộc phỏng vấn này ông Thành đã nói một ông bạn ông chỉ là vụ trưởng nghĩa là không cao cấp lắm nói với ông rằng ngày xưa ông ta nghĩ một triệu Đô la là nhiều lắm, tôi nghe và hiểu rằng vậy bây giờ với họ một triệu Đô là rất bình thường.

Như tôi làm doanh nhân thìtôi thấy một triệu Đô vẫn ghê gớm rất ghê gớm. Để kiếm tiền trong sạch đó là số tiền không dễ kiếm. Đây là chứng cớ để chúng ta hiểu góc tối trong cuộc sống của một số quan chức chúng ta hiện nay như thế nào.
    Trong năm vừa qua điều rõ nhất tôi cảm nhận được là chưa bao giờ cái xấu cái ác đến với chúng ta bình thản như thế này. Có những ngươi dùng cái xấu để sinh tồn. Nếu chúng ta tự thay đổi được để chọn con đường sống thì đó là phúc may cho dân tộc.
Ông Lê Kiên Thành dám nói thẳng dám nhìn vào sự thật, nhưng lại chẳng chịu làm gìdù ông ở trong cái ” lò” của cái ác cái xấu nhưng cũng chẳng dám bỏ cái “lò‘” này như Lê Hiếu Đằng.
TRẺ RANH
(1.2.2014)